SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Download to read offline
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
1
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƢ
I. Tổng quan về danh mục đầu tƣ ..............................................................................3
1. Khái niệm..................................................................................................... 3
2. Các loại tài sản trong danh mục đầu tƣ...................................................... 3
II.Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tƣ............................................................4
1. Lợi nhuận của danh mục đầu tƣ................................................................. 4
2. Rủi ro của danh mục đầu tƣ........................................................................ 5
2.1 Khái niệm...................................................................................................5
2.2 Đo lƣờng rủi ro ......................................................................................... 5
2.2.1 Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn: ...................................................5
2.2.2 Hệ số biến đổi (coefficient of variation) ................................................7
2.2.3 Đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ...................................................8
2.2.4 Một số rủi ro của danh mục đầu tƣ chứng khoán: ............................9
3. Đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro............................................... 11
CHƢƠNG 2: ĐA DẠNG HÓA VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐẦU TƢ
I. Đa dạng hóa đầu tƣ..................................................................................................12
II. Các mô hình lý thuyết đầu tƣ ...............................................................................13
1. Xác lập danh mục đầu tƣ thông qua mô hình Markowitz ......................... 13
1.1 Các bƣớc để thiết lập một danh mục đầu tƣ hiệu quả theo mô hình
Markowitz: 14
1.2 Mô hình Fama-French............................................................................. 20
2.Mô hình 4 nhân tố của Carhart (1997):..............................................................23
3. Mô hình 3 nhân tố của Lu Zhang (2010) ...........................................................25
CHƢƠNG 3 CUNG CẦU VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
I. Định nghĩa vể tài sản tài chính .............................................................................27
II.Cung cầu và định giá tài sản tài chính................................................................27
1. Cung cầu và định giá trái phiếu .................................................................... 27
1.1 Định nghĩa trái phiếu ....................................................................................27
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
2
1.2 Phân loại trái phiếu .......................................................................................27
1.3 Cung và cầu trên thị trƣờng trái phiếu......................................................28
1.3.1 Đƣờng cầu trái phiếu ...................................................................... 28
1.3.2 Đƣờng cung trái phiếu ..................................................................... 30
1.4 Định giá trái phiếu.......................................................................................31
1.4.1 Trái phiếu không có thời hạn.......................................................... 31
1.4.2 Trái phiếu có kỳ hạn đƣợc hƣởng lãi định kỳ ............................... 32
1.4.3 Trái phiếu có kỳ hạn không hƣởng lãi định kỳ .............................. 33
2. Định giá cổ phiếu ..................................................................................... 34
2.1 Định nghĩa cổ phiếu......................................................................................34
2.2 Phân loại cổ phiếu: ........................................................................................34
2.3 Định giá cổ phiếu ...........................................................................................35
2.3.1 Phƣơng pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) ........................... 35
2.3.2 Phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức............................................ 36
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
3
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƢ
I. Tổng quan về danh mục đầu tƣ
1. Khái niệm
Danh mục đầu tư (Investment Portfolio) là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng
khoán, hàng hóa, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khác
bởi một cá nhân hay một nhà đầu tư thuộc tổ chức.
Như vậy một danh mục đầu tư (DMĐT) đơn giản bao gồm một hoặc nhiều tài sản
đầu tư khác nhau. Tài sản đầu tư (Investment Assets) là các tài sản được các nhà đầu tư
nắm giữ chủ yếu với mục đích đầu tư. Ngược lại tài sản tiêu dùng (Consumption Assets)
là các tài sản được nắm giữ chủ yếu với mục đích tiêu dùng như xe cộ, quần áo, nhà ở,
thiết bị gia đình, trang sức, thực phẩm…
2. Các loại tài sản trong danh mục đầu tƣ
Theo cách phân loại của CFA Instiue các loại tài sản đầu tư chủ yếu thường được
nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân bao gồm:
- Cổ phiếu (Equity Investment)
+ Cổ phiếu nội địa (Domestic equities)
+ Cổ phiếu quốc tế (International equities)
- Các công cụ đầu tư có lợi suất cố định (fix-Income Investment)
+ Cổ phiếu ưu đãi (Prefered Stock)
+ Trái phiếu
+ Các công cụ có nguồn gốc từ các tài sản được chứng khoán: chứng khoán có
nguồn gốc từ các khoản vay bất động sản và các nghĩa vụ nợ có đảm bảo.
+ Các công cụ thị trường tiền tệ (Money market Instruments): tín phiếu kho bạc,
chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu…
- Các công cụ tài chính phái sinh (Derivatives): hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương
lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
4
- Các hình thức đầu tư khác: bao gồm các hình thức đầu tư như bất động sản, vốn
cổ phần riêng lẻ, vốn đầu tư mạo hiểm, quỹ phòng hộ, các loại hàng hóa ngoại tệ.
II. Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tƣ
1. Lợi nhuận của danh mục đầu tƣ.
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là trung bình có trọng số của các lợi
nhuận kỳ vọng của từng tài sản hay chứng khoán cá biệt trong danh mục đầu tư.
Trọng số ở đây chính là tỷ trọng của từng loại tài sản hay chứng khoán cá biệt
trong danh mục đầu tư. Gọi Ep(R) là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư, công thức
tính lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư như sau:
Ep(R) =
Trong đó: Wj là tỷ trọng của chứng khoán j,
Ej(R) là lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán j,
n là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư.
Ví dụ 2: Minh họa cách tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chứng
khoán.
Giả sử bạn xem xét đầu tư vào danh mục bao gồm hai chứng khoán A và B có tỷ
suất lợi nhuận kỳ vọng như sau:
Chứng khoán A Chứng khoán B
Lợi nhuận kỳvọng 14,0% 11,5%
Hỏi tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là bao nhiêu nếu bạn đầu tư 40% trị
giá vào chứng khoán A và phần còn lại vào chứng khoán B?
Trả lời:
Tỷ trọng đầu tư của bạn vào chứng khoán A và B lần lượt là 0,4 và 1 – 0,4 = 0,6.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
5
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư sẽ là: (0,4)14,0 + (0,6)11,5 =
12,5%.
2. Rủi ro của danh mục đầu tƣ
2.1 Khái niệm
Rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng.
Giả sử bạn mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận là 8%.Nếu bạn giữ trái
phiếu này đến cuối năm bạn sẽ được lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình.Nếu bạn
không mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn có thể
có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng. Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể
lên và bạn được lời cũng có thể xuống khiến bạn bị lỗ. Kết quả là lợi nhuận thực tế bạn
nhận được có thể khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng.
Nếu rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem như không có rủi
ro trong khi đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt giữa
lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn
trong trường hợp mua cổ phiếu.
Rủi ro của danh mục đầu tư là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
kỳ vọng của một danh mục đầu tư và được đo lường bởi độlệch chuẩn của danh mục đầu
tư.
2.2 Đo lƣờng rủi ro
Rủi ro như vừa nói là một sự không chắc chắn, một biến cố có khảnăng xảy ra và
cũng có khả năng không xảy ra. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với
hai tham số đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
2.2.1 Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn:
Về mặt thống kê, lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R), được định nghĩa nhưsau:
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
6
Trong đó: Ri lợi nhuận ứng với biến cố i,
Pi là xác suất xảy ra biến cố i
n là số biến cố có thể xảy ra.
Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi nhuận
có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra. Về ý nghĩa, lợi nhuận kỳ vọng chưa
xảy ra, do đó, nó là lợi nhuận không chắc chắn hay lợi nhuận có kèm theo rủi ro.
Ví dụ 3: Minh họa cách tính lợi nhuận kỳ vọng
Lợi nhuận (Ri) Xác suất
(Pi)
(Ri)(Pi) [Ri– E(R)]2
(Pi)
- 0,10 0,05 - 0,0050 (-0,10–0,09)2
(0,05)
- 0,02 0,10 - 0,0020 (-0,02–0,09)2
(0,10)
0,04 0,20 0,0080 (0,04–0,09)2
(0,20)
0,09 0,30 0,0270 (0,09–0,09)2
(0,30)
0,14 0,20 0,0280 (0,14–0,09)2
(0,20)
0,20 0,10 0,0200 (0,20–0,09)2
(0,10)
0,28 0,05 0,0140 (0,28–0,09)2
(0,05)
Tổng =
1,00
Lợi nhuận kỳ vọng
E(R) = 0,090
Phương sai σ2
=0,00703
Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng, người ta dùng phương sai (σ2
) hoặc độ lệch chuẩn (σ). Về mặt thống kê, phương sai
được định nghĩa như sau:
Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai:
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
7
Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2
= 0,00703 thì sẽ có
được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều này cóý nghĩa là sai biệt giữa
lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là 8,38%. Lợi nhuận kỳ vọng là 9% với độ
lệch chuẩn là 8,38% có nghĩa là thực tế lợi nhuận có thể biến động trong khoảng từ 9 –
8,38 = 0,62% đến 9 + 8,38 = 17,38%.
2.2.2 Hệ số biến đổi (coefficient of variation)
Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh
rủi ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô. Ví dụ xem xét hai dự án đầu
tư A và B có phân phối xác suất như sau:
Dự án A Dự án B
Lợi nhuận kỳ vọng, E(R) 0,08 0,24
Độ lệch chuẩn, σ 0,06 0,08
Hệ số biến đổi, CV 0,75 0,33
Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của dự án B lớn hơn
A. Liệu có thể kết luận rằng dự án B rủi ro hơn A hay không? Nếu chỉ đơn thuần nhìn
vào độ lệch chuẩn có thể kết luận như vậy, nhưng vấn đề ở đây là cần so sánh xem quy
mô lợi nhuận kỳ vọng của hai dự án này như thế nào. Dự án B có độ lệch chuẩn là 8%
trong khi dự án A chỉ có 6% nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$ sẽ
rất nhỏ so với lệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng 1 triệu $. Để khắc phục tình trạng
này chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi CV (coefficient of variation). Về thống kê, hệ
số biến đổi được định nghĩa như sau :
CV=
Trong ví dụ trên, dự án A có CV(A) = 0,06/0,08 = 0,75 trong khi dự án B có
CV(B) = 0,08/0,24 = 0,33. Có thể nói dự án A rủi ro hơn dự án B. Tóm lại rủi ro là sự
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
8
không chắc chắn, nó chính là sai biệt giữa giá trị thực tế hay giá trị quan sát so với giá trị
kỳ vọng. Trong phạm vi bài này chúng ta quan sát lợi nhuận. Rủi ro ở đây chính là sai
biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường được rủi ro trước hết
chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng, kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi
nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng. Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố qui
mô bằng cách sử dụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô
lợi nhuận kỳ vọng khác nhau đáng kể.
2.2.3 Đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ
Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi độ lệch chuẩn của danh mục đầu
tư. Khi kết hợp nhiều chứng khoán trong một danh mục đầu tư chứng khoán, lợi nhuận
của các chứng khoán cá biệt có quan hệ với nhau. Đồng phương sai (covariance) là đại
lượng thống kê dùng để đo lường mức độ tác động qua lại lẫn nhau giữa tỷsuất lợi nhuận
của hai tài sản cá biệt. Nói cách khác, độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư phụ thuộc vào
mức độ quan hệ hay mức độ tương quan giữa các chứng khoán trong danh mục đầu tư.
Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức:
σp =
Trong đó: m là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư,
Wj là tỷ trọng của chứng khoán j trong danh mục,
Wk là tỷ trọng của chứng khoán k trong danh mục,
j,k là đồng phương sai giữa lợi nhuận của chứng khoán j và k.
Đồng phương sai lợi nhuận của hai chứng khoán là chỉ tiêu đo lường mức độ quan
hệ tuyến tính giữa hai chứng khoán. Đồng phương sai được xác định bởi công thức:
σj,k = rj,kσj σk
Trong đó rj,k(đôi khi ký hiệu ρj,k) là hệ số tương quan kỳ vọng giữa lợi nhuận của
chứng khoán j và chứng khoán k, σj là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán j, và σk
là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán k. Khi j = k thì hệ số tương quan rj,k= 1 và rj,k
σj σj = σj
2
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
9
Ví dụ 4: Minh họa cách tính lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của một danh
mục đầu tư chứng khoán bao gồm hai cổ phiếu.
Cổ phiếu 1 có lợi nhuận kỳ vọng hàng năm là 16% với độ lệch chuẩn 15%.Cổ
phiếu 2 có lợi nhuận kỳ vọng là 14% với độ lệch chuẩn là 12%. Hệ số tương quan giữa
hai cổphiếu này là 0,4. Nếu bạn đầu tư tiền bằng nhau vào hai cổ phiếu này thì tỷ suất lợi
nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư là bao nhiêu?
Cổphiếu 1 Cổphiếu 2
Cổphiếu 1 W1W1σ1,1 = W1W1r1,1
σ1σ1
W1W2σ1,2 = W1W2r1,2
σ1σ2
Cổphiếu 2 W2W1σ2,1 = W2W1r2,1
σ2σ1
W2W2σ2,2 = W2W2r2,2σ2σ2
Cổ phiếu 1 Cổ phiếu 2
Cổphiếu 1 (0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15) (0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)
Cổphiếu 2 (0,5)(0,5)(0,4)(0,12)(0,15) (0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)
σp = [(0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15)] + [(0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)] +
[(0,5)(0,5)(0,4)(0,12)(0,15)] + [(0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)] = 11,3%
2.2.4 Một số rủi ro của danh mục đầu tƣ chứng khoán
- Rủi ro hệ thống (systematic risk): rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán
hay của danh mục đầu tưdo sựthay đổi lợi nhuận trên thịtrường nói chung. Bao gồm các
loại rủi ro sau:
+ Rủi ro thị trường: Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại
cổ phiếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường
xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình về
kinh tế, chính trị, xã hội hay các sự kiện vô hình do yếu tố tâm lý của thị trường.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
10
+ Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là khả năng biếnđộng của lợi nhuận do thay đổi
lãi suất trên thị trường. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và
số tiền thu nhập trong tương lai. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống
của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của
các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty.
+ Rủi ro sức mua: rủi ro sức mua là biến cố của sức mua củađồng tiền thu được, là
tácđộng của lạm phát đối với các khoản đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một khỏan tiêu dùng
ngay, khi bạn mua cổ phiếu bạn đã bỏ mất cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong thời
gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu giá cả hàng h óa tăng nhà đầu tư đã mất đi một phần sức
mua, điều đó đòi hỏi thu nhập đối với chứng khoán cũng phải tăng lênvà nó tác động lên
giá của chứng khoán.
-Rủi ro phi hệ thống: (unsystematic risk) rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một
ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tốnhưtình hình kinh tế, chính trịhay
những yếu tốmang tính chất hệthống có ảnh hưởng đến toàn bộcác chứng khoán có trên
thịtrường. Gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính:
+ Rủi ro kinh doanh: rủi ro kinh doanh là do tình trạng hoạt động của công ty, khi
có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể bị giảm sút lợi nhuận và cổ tức.
Mức độ thay đổi so với xu hướng dự kiếnđược gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh
doanh cònđược chia làm 2 loại bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh
trong quá trình vận hành hoạtđộng của công ty. Rủi ro kinh doanh bên ngoài là những
trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làmảnh hưởngđến tình trạng
hoạtđộng của công ty.
+ Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt
động của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn
của một công ty. Một công ty không vay nợ sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đi vay
công ty đã thay đổi dòngthu nhậpđối với cổ phiếu thường. Cụ thể việc sử dụngđòn bẩy
vay nợ có 3 hệ quả quan trọngđối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, ảnh
hưởngđến dự kiến của họ vềthu nhập và làm tăng rủi ro của họ.
Tổng rủi ro= Rủi ro hệ thống + Rủi ro không hệ thống
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
11
3. Đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro.
Trong phần này chúng ta xem xét chiến lược đầu tư đa dạng hoá nhằm cắt giảm
rủi ro. Phương châm ở đây dựa vào câu phương ngôn “Đừng bỏ tất cảcác quả trứng của
bạn vào cùng một giỏ” (Don’t put all your eggs in one basket). Đa dạng hóa danh mục
đầu tưnhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán
mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo,
nhờvậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến
động tăng lợi nhuận của chứng khoán kia. Ngoài ra, người ta còn đa dạng hóa nhằm cắt
giảm rủi ro bằng cách đầu tưvào thị trường chứng khoán quốc tếthay vì chỉ tập trung đầu
tư vào thịtrường chứng khoán của một quốc gia nào đó.
Cụ thể hơn, giả sử bạn đang xem xét đầu tư vào một đảo quốc, ở đó có hai mùa
mưa và nắng, và có hai công ty hoạt động: một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh áo
đi mưa và một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh kem chống nắng. Hệ số tương
quan lợi nhuận của hai công ty này là = - 1, vì sáu tháng mùa nắng công ty sản xuất
kem chống nắng thu được lợi nhuận cao trong khi công ty sản xuất áo đi mưa không có
lợi nhuận. Ngược lại, sáu tháng mùa mưa, công ty sản xuất áo đi mưa thu được lợi nhuận
cao trong khi công ty sản xuất kem chống nắng không có lợi nhuận.
Là nhà đầu tư khôn ngoan, thay vì dồn toàn bộ vốn đầu tư vào một trong hai công
ty, bạn nên đầu tư vào một danh mục gồm 50% cổ phiếu công ty sản xuất kem chống
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
12
nắng và 50% cổ phiếu công ty sản xuất áo đi mưa. Như vậy, quanh năm dù mùa mưa hay
mùa nắng bạn đều cócơ hội kiếm được lợi nhuận từ danh mục đầu tư trên.
CHƢƠNG 2: ĐA DẠNG HÓA VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐẦU TƢ
I. Đa dạng hóa đầu tƣ
Chúng ta có thể đo lường các yếu tố không ổn định cho một chứng khoán riêng lẻ
hay cho cả một danh mục các chứng khoán. Đương nhiên là mức độ biến động của một
chứng khoán riêng lẻ có thể cao hơn một danh mục đầu tư trên thị trường.
Để đo lường được mức độ rủi ro của chứng khoán, chúng ta dùng độ lệch chuẩn để
đánh giá mức độ biến động của chứng khoán đó. Để làm rõ quan điểm đa dạng hóa đầu
tư làm giảm rủi ro ra sao, chúng ta lấy số liệu về độ lệch chuẩn của cổ phiếu các công ty
nổi tiếng thế giới (từ năm 1973 đến năm 1998), cụ thể như sau:
Cổ phần Độ lệch chuẩn Cổ phần Độ lệch chuẩn
AT&T 22,6 General Electric 18,8
Cocacola 19,7 Mac Donald’s 20,8
Compaq 42,2 Microsoft 29,4
Điều dễ dàng nhận ra ở đây là cổ phiếu của các công ty có độ biến động rất cao,
bởi độ lệch chuẩn của danh mục thị trường trong giai đoạn này chỉ vào khoảng 14%,
trong khi đó hầu hết các cổ phiếu trên đều có độ lệch chuẩn cao hơn rất nhiều.
Điều này thể hiện rõ khi ta so sánh độ lệch chuẩn của cổ phiếu với các chỉ số thị
trường tương ứng (Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998)
Cổ phiếu Độ lệch chuẩn Chỉ số thị trường Độ lệch chuẩn
Bp 16,2 Anh 12,2
Duetche Bank 23,2 Đức 11,3
Nestlé 18,9 Thụy sỹ 14,6
Hudson Bay 26,3 Canada 11,7
Ta có thể thấy được rằng độ lệch chuẩn của các cổ phiếu riêng biệt luôn luôn lớn
hơn độ lệch chuẩn của các chỉ số thị trường. Vậy một danh mục được thiết lập từ các cổ
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
13
phiếu riêng biệt nhưng tại sao độ biến động của nó lại không được phản ánh đúng bằng
độ biến động bình quân của các cổ phần thành phần. Lý do được đưa ra ở đây là do tác
động của đa dạng hóa đã làm giảm đi độ biến động
Đa dạng hóa sẽ làm giảm thiểu rủi ro nhanh chóng ở những cổ phần đầu tiên sau
đó giảm dần khi số cổ phần tăng lên.Việc giảm thiểu sự biến động của cổ phần được thể
hiện rõ khi số lượng cổ phần đủ lớn .
Đa dạng hóa phát huy tác dụng làm giảm thiểu rủi ro bởi giá của các cổ phần khác
nhau thì không thay đổi giống nhau. Thực tế cho thấy hiếm khi giá các cổ phần khác
nhau lại có sự tương quan với nhau về mặt biên động . Giá cổ phần của các công ty luôn
có sự biến động lên xuống thất thường và đôi khi sự lên giá của cổ phiếu công ty này lại
là sự giảm giá của cổ phần công ty khác.Thông qua đó, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro
bằng cách đa dạng hóa đầu tư.
Để đánh giá được một cách chính xác tác động của đa dạng hóa đối với việc giảm
thiểu rủi ro thi ta cần tính toán được rủi ro của danh mục.
II. Các mô hình lý thuyết đầu tƣ
1. Xác lập danh mục đầu tƣ thông qua mô hình Markowitz
Chúng ta thấy rằng ngay cả khi danh mục đầu tư được tạo thành từ các tài sản
ngẫu nhiên thì việc đa dạng hóa như thế cũng đã góp phần giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên,
Markowitz đã phát triển lý thuyết danh mục đầu tư một cách khoa học hơn bằng cách
định lượng hóa việc đa dạng danh mục đầu tư.
Mô hình của Markowitz dựa trên những giả thuyết chính nhƣ sau:
- Đầu tư trong khoảng thời gian đơn (ví dụ: 1 năm).
- Quy định đầu tư dựa trên tỷ suất lợi tức kỳ vọng và rủi ro đầu tư (được đo
lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức).
- Ở một mức rủi ro xác định, NĐT thích khoản đầu tư mang lại lợi tức kỳ vọng
cao hơn. Tương tự, ở mức lợi tức kỳ vọng được xác định, NĐT sẽ chọn khỏan
đầu tư có mức rủi ro thấp hơn.
Vậy, một tài sản đầu tư hoặc danh mục đầu tư được xem là hiệu quả khi không có
bất kỳ tài sản hoặc danh mục đầu tư nào khác cùng mức rủi ro nhưng có tỷ suất lợi tức
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
14
kỳ vong cao hơn hoặc có dùng tỷ suất lợi tức kỳ vọng nhưng lại có rủi ro thấp hơn.
Danh mục đầu tư hiệu quả là danh mục có rủi ro thấp nhất ở bất kỳ một mức tỷ
suất lợi tức kỳ vọng xác định trước hoặc có tỷ suất lợi tức kỳ vọng cao nhất ở bất kỳ một
mức rủi ro được xác định trước.
1.1 Các bƣớc để thiết lập một danh mục đầu tƣ hiệu quả theo mô hình
Markowitz
Bƣớc 1: Trên cơ sở tỷ suất lợi tức kỳ vọng nào đó trên danh mục đầu tư, giải bài
toán tối ưu hóa để tìm tỷ trọng của mỗi chứng khoán trong danh mục (Mục tiêu là tối
thiểu hóa độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư)
Bƣớc 2: Sau đó lần lượt thay đổi giá trị được xác định trước đối với tỷ suất lợi tức
kỳ vọng trên danh mục, chúng ta sẽ tập hợp danh mục đầu tư có độ lệch chuẩn nhỏ nhất.
Tóm lại, môi hình Markowitz xoay quanh vấn đề xác định tỷ trọng của mỗi tài sản
trong danh mục đầu tư. Bởi vì tỷ suất lợi tức kỳ vọng, độ lệch chuẩn của mỗi tài sản, hệ
số tương quan giữa các tài sản được xem là đầu vào của mô hình Markowitz, tỷ trọng của
mỗi tài sản trong danh mục đầu tư là biến số cần phải giải quyết để tìm ra danh mục đầu
tư hiệu quả.
Bƣớc 3: NĐT lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp với đặc điểm ngại rủi ro của
mình.
Đƣờng cong hữu dụng: Trong phần đầu, chúng ta đã đề cập đến nội dung là thực
thế các NĐT đều có xu hướng ngại rủi ro.NĐT chỉ sẵn sàng chấp nhận rủi ro với điều
kiện được đền bù xứng đáng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào các NĐT định
lượng cân bằng rủi ro – lợi tức của mình, trong khi đó có tính đến đặc điểm ngại rủi ro, để
trên cơ sở đó vận dụng nhằm lựa chọn kết hợp rủi ro – lợi tức mong muốn từ các cơ hội
sẵn có. Để giải quyết vấn
đề này, Lý thuyết đưa ra
khái niệm về giá trị hữu
dụng.
NĐT xác định giá
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
15
trị hữu dụng của một cơ hội đầu tư bằng cách điều chỉnh giảm tỷ suất lợi nhận kỳ vọng
của cơ hội đầu tư đó một tỷ lệ % nhất định, nhằm tính đến rủi ro của bản thân đầu tư đó
và đặc điểm ngại rủi ro của NĐT. Rủi ro càng lớn, tỷ lệ điều chỉnh giảm càng lớn. Tương
tự, NĐT càng ngại rủi ro, tỷ lệ điều chỉnh giảm càng lớn. Một trong những hàm hữu dụng
sử dụng phổ biến là dạng
 
2
005,0 AEU R

Trong đó: U là giá trị hữu dụng
E(R) là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng (%)
A là Hệ số ngại rủi ro của NĐT
 là Độ lệch chuẩn (tính theo %)
Ví dụ 7: Có 2 cơ hội đầu tư:
1. Cổ phiếu với lãi suất kỳ vọng 22%, độ lệch chuẩn 34%;
2. Tín phiếu kho bạc với lãi suất 5%.
Giả sử, NĐT có hệ số ngại rủi ro là 3 thì U=22-0,005*3*342
=4,66%<5%.
Vậy, NĐT sẽ chọn đầu tư vào trái phiếu thay vì cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu A=2
thì U=22-0,005*2*342
=10,44%>5%, NĐT sẽ lựa chọn đầu tư cổ phiếu.
Chú ý: Đường cong hữu dụng cũng có thể gọi là đường cong bàng quang
(indifference curve) với hàm ý trên đường cong này, NĐT có thể chọn bất kỳ danh mục
đầu tư nào vì không có danh mục nào hấp dẫn hơn danh mục nào.
- Hệ số ngại rủi ro càng lớn, độ
dốc của đường cong hữu dụng càng lớn.
Với cùng hệ số ngại rủi ro thì các đường
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
16
cong hữu dụng không cắt nhau. Tuy nhiên, hai đường cong hữu dụng của 2 NĐT khác
nhau sẽ giao nhau (Trường hợp hệ số ngại rủi ro khác nhau). Mỗi NĐT có vố số đường
công hữu dụng. Bởi vì NĐT muốn tối đa hóa giá trị hữu dụng nếu có cơ hội nên các
đường cong hữu dụng cao hơn luôn được mong muốn hơn các đường cong hữu dụng
thấp.
Bƣớc 4: Về lựa chọn danh mục đầu tối ưu:
a. Trƣờng hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro:
Chúng ta thấy rằng đường biên hiệu quả bao gồm tập hợp các danh mục đầu tư hiệu
quả mà NĐT có thể tiến hành thực hiện. Việc lựa chọn danh mục đầu tư từ đường biên
hiệu quả phụ thuộc vào hệ số ngại rủi ro của NĐT. Bên cạnh đó, NĐT cũng luôn muốn
tối đa hóa hữu dụng có thể có từ cơ hội đầu tư. Hay nói cách khác, các đường cong hữu
dụng cao hơn luôn được mong muốn hơn đường cong hữu dụng thấp. Kết hợp hai yếu tố
này, NĐT sẽ chọn được danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả và tại đó đường
biên hiệu quả tiếp xúc với đường cong hữu dụng.
Trong đó: X là danh mục đầu tư tối ưu mà NĐT có hệ số ngại rủi ro A2 lựa chọn;
Y là danh mục đầu tư tối ưu mà NĐT có hệ số ngại rủi o A1 lựa chọn.
Ví dụ : Xác định tỷ trọng danh mục đầu tư tối ưu mà NĐT có thể thực hiện trong
phương án đầu tư sau:
Tài sản Trọng số Tỷ suất lợi tức kỳ vọng Độ lệch chuẩn
Bất động sản W1 (?) E(r1) = 0,2 1

= 0,4
Chứng khoán W2 (?) E(r2) = 0,12 2

= 0,25
Hệ số tương quan r1,2 = 0,2; Hiệp phương sai 2,1

= r1,2* 1

* 2

= 0,02
Tỷ suất lợi tức kỳ vọng là EP = w1E(r1) + w2E(r2)=w1E(r1)+(1-w1)E(r2)
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
17
=> )2()1(
)2(
1
rr
rP
EE
EE
W



và )2()1(
)1(
2
rr
Pr
EE
EE
W



(1)
Ta có Hiệp phương sai 2,121
2
2
2
2
2
1
2
1
2
2,1
2  wwww 
(2)
Thay (1) vào (2) ta có :
2,1
)2()1(
)1(
)2()1(
)2(2
2
2
)2()1(
)1(2
1
2
)2()1(
)2(2
2,1
2 











































rr
Pr
rr
rp
rr
Pr
rr
rp
EE
EE
EE
EE
EE
EE
EE
EE
      
 2
)2()1(
2,1)1()2(
2
2
2
)1(
2
1
2
)2(2
2,1
2
rr
PrrpPrrp
EE
EEEEEEEE





      
 2
)2()1(
2,1)2()1(
2
1
2
)2(
2
2
2
)1(2,1)2()1(
2
1)2(
2
2)1(
2
2,1
2
2
2
12
2,1
222
rr
rrrrPrrrrP
EE
EEEEEEEEEE





Đặt
 
 2
)2()1(
2,1
2
2
2
1
2
rr
EE 




;
 
 2
)2()1(
2,1)2()1(
2
1)2(
2
2)1(
rr
rrrr
EE
EEEE





 
 2
)2()1(
2,1)2()1(
2
1
2
)2(
2
2
2
)1(
2
rr
rrrr
EE
EEEE





Ta có
  PP
EE 2
22
2,1
(4) Thay số ta có :
60,091,752,28
22
2,1
 PP
EE
(5)
Biểu diễn 5 trên đồ thị trục tọa độ tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn ta
được đường cong IOS.
Với P
 2,1
; PP
rE 
;
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
18
Danh mục đầu tư tối ưu khi đường biên hiệu quả (IOS) tiếp xúc với đường
cong hữu dụng cao nhất. Tại tiếp điểm, độ dốc của đường cong hữu dụng và
đường biên hiệu quả (IOS) là bằng nhau. Do vậy :
Độ dốc của IOS :


 

p
P
EIOSd
dE 2,1
2,1
Tại tiếp điểm
2,1
2,1



A
E P









A
E P
11


Độ dốc của đường đẳng dụng
2,1
2,1


A
Ud
dE P

Thay số ta có : EP=16,79% ; 2,1

= 27,74% ; và W1=59,8% và W2=40,2%.
Biểu diễn trên đồ thị :
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
19
b. Trƣờng hợp có cả tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro
Tài sản phi rủi ro là tài sản mang lại tỷ suất lợi nhuận chắc chắn. Do vậy, độ lệch
chuẩn của tỷ suất lợi nhuận của tài sản phi rủi ro là bằng không ( 0 ). Tương tự,
phương sai, hiệp phương sai của tài sản phi rủi ro với các tài sản rủi ro khác hoặc danh
mục đầu tư bất kỳ đều bằng không.
Tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư được tính như sau :
fP
RyyEE )1(1

(9)
Trong đó :
EP là tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư.
y: tỷ trọng tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư.
E1 : tỷ suất lợi tức kỳ vọng của các tài sản rủi ro trong DMĐT
Rf : tỷ suất lợi tức tài sản phi rủi ro.
Từ đây, ta có :
 
P
fR
CfR
RE
RE
P
C




)(
)(
Chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn và tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục kết hợp
giữa tài sản rủi ro và phi rủi ro có mối quan hệ tuyến tính với nhau.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
20
Phụ lục 1: Đầu tƣ bằng cách sử dụng đòn bẩy
Có thể đạt được tỷ suất lợi
tức kỳ vọng cao hơn tỷ suất lợi
tức kỳ vọng ở tại điểm M hay
không nếu như NĐT sẵn sàng
chấp nhận rủi ro cao hơn ? Câu
trả lời là : Có. Có hai lựa chọn. 1
là đầu tư toàn bộ vốn vào một
danh mục nào đó trên đường
biên Markowitz và nằm phí bên phải của điểm M (điểm D chẳng hạn). 2. Vay theo lãi
suất phi rủi ro và đầu tư tất cả vào danh mục tài sản rủi ro M.
Giả sử NĐT vay theo lãi suất phi rủi ro một số lượng bằng 50% so với số vốn mà
ông ta hiện có. Bây giờ tỷ trọng đầu tư vào M là 150% (y=1,5) và tỷ trọng đầu tư vào tài
sản phi rủi ro là -50%. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư kết
hợp giữa danh mục M và việc vay mượn sẽ là :
E(Rc)=1,5E(RM)+(-0,5)Rf ;
MC
 5,1
Trên đô thị, danh mục này nằm trên đường thẳng đi qua Rf và M, về phía bên
phải của điểm M. Một cách tổng quát, tất cả các danh mục nằm trên đường thẳng đi qua
Rf và M, đồng thời nằm bên phải điểm M là các danh mục hiệu quả mà NĐT có thể lựa
chọn trong trường hợp có sử dụng đòn bẩy. Tương tự như vậy các trường hợp trên, việc
lựa chọn danh mục đầu tư tối tư cụ thể là tùy thuộc vào hệ số ngại rủi ro của NĐT.
1.2 Mô hình Fama-French
Năm 1992, Eugene Fama một giáo sư tài chính người Mỹ, cùng với Kenneth French
khám phá ra rằng beta của CAPM không giải thích được suất sinh lợi kỳ vọng của chứng
khoán Mỹ thời kỳ 1963-1990. Fama-French bắt đầu quan sát hai lớp cổ phiếu có khuynh
hướng tốt hơn so với toàn bộ thị trường. Thứ nhất là cổ phiếu có vốn hóa nhỏ (small
caps) hay còn gọi là qui mô nhỏ. Thứ hai là cổ phiếu có tỷ số giá sổ sách trên giá thị
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
21
trường BE/ME (Book to Market Equity) cao. Họ đưa thêm hai nhân tố này vào CAPM để
phản ánh sự nhạy cảm của danh mục đối với hai loại cổ phiếu này. Sau khi được giới
thiệu vào năm 1993, mô hình ba nhân tố của hai tác giả Fama-French để lượng hóa mối
quan hệ giữa rủi ro và suất sinh lợi đã được kiểm định là có hiệu quả tại các thị trường
chứng khoán phát triển cũng như mới nổi.
Mô hình ba nhân tố Fama-French (1993) cho rằng suất sinh lợi của một danh mục đầu
tư hoặc một cổ phiếu riêng biệt phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: yếu tố thị trường, yếu tố qui
mô công ty và yếu tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường BE/ME
Mô hình được mô tả như sau:
E(Ri) - Rf = c + βi [(E(RM) – Rf ] + si (SMB) + hi (HML)
Trong đó:
- E(Ri) : Mức lợi nhuận kỳ vọng cho danh mục i
- Rf : Mức lợi nhuận không rủi ro.
- E(RM) :Mức lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ thị trường.
- SMB : Bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu
công ty nhỏ so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty lớn.
- HML : Bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu
công ty có tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cao so với công ty có giá trị này
thấp.
- bi: Hệ số hồi qui cho nhân tố thị trường.
- si: Hệ số hồi qui cho nhân tố SMB.
- hi: Hệ số hồi qui cho nhân tố HML.
Mô hình Fama-French 3 nhân tố vẫn cho rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng
cho sự chấp nhận rủi ro cao. Hệ số si và hi lần lượt đo lường mức độ ảnh hưởng của hai
nhân tố SMB và HML đến tỷ suất sinh lợi của danh mục i. Danh mục i bao gồm những
cổ phiếu giá trị sẽ có hệ số hi cao và ngược lại đối với danh mục bao gồm những cổ phiếu
tăng trưởng sẽ có hi thấp. Tương tự, danh mục i bao gồm những cổ phiếu có vốn hóa thị
trường cao thì sẽ có hệ số si thấp và ngược lại đối với những danh mục bao gồm những
cổ phiếu có vốn hóa thị trường thấp thì hệ số si cao.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
22
Mô hình trên mẫu của Fama-French ở thị trường Mỹ thời gian 1963-1991 đã cho
thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và TSSL trung bình, và một mối tương
quan cùng chiều mạnh hơn của BE/ME với TSSL trung bình, có nghĩa là BE/ME có tác
dụng giải thích TSSL chứng khoán nhất quán hơn so với nhân tố quy mô. Với cùng một
nhóm danh mục con BE/ME (ngoại trừ nhóm danh mục con có BE/ME thấp nhất), TSSL
giảm khi quy mô tăng, điều này cũng có nghĩa là hệ số của nhân tố SMB là dương. Với
cùng một nhóm danh mục con theo quy mô, TSSL trung bình có xu hướng tăng cùng với
BE/ME, tức hệ số của nhân tố HML là dương.
Fama-French giải thích hệ số của SMB dương là do những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ thường chứa đựng rủi ro cao, hoạt động kém hiệu quả hơn, chi phí đại diện cao
hơn, do đó NĐT đòi hòi một phần bù rủi ro > 0.
Cũng theo Fama-French, những công ty có BE/ME cao thường rơi vào kiệt quệ tài
chính nhiều hơn, gây rủi ro cho NĐT, do đó NĐT được phần bù giá trị dương.
Tóm lại, một số lƣu ý quan trong về lý thuyết danh mục đầu tƣ của
Markowitz :
- Lý thuyết danh mục đầu tư được đề cập đến như một mô hình chỉ có hai tham số,
bởi vì nó giả thiết rằng quyết định đầu tư chỉ xem xét dựa trên 2 tham số : Tỷ suất lợi tức
kỳ vọng và độ lệch chuẩn (thể hiện cho rủi ro).
- Mô hình Markowitz tạo ra một tập hợp danh mục đầu tư hiệu quả. Trên đường
biên hiệu quả, không danh mục nào tốt hơn danh mục nào. Lựa chọn danh mục đầu tư
hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi NĐT cụ thể (hệ số ngại rủi ro).
- Mô hình Markowitz không giải quyết vấn đề đầu tư hoặc vay theo lãi suất phí rủi
ro được bổ sung thêm vào danh mục các tài sản rủi ro. Trong phần trên, chúng ta đã thấy
rằng kết hợp tài sản phi rủi ro vào danh mục rủi ro, giá trị hữu dụng của đầu tư tăng lên,
đường biên hiệu quả cũng thay đổi (trở thành đường thẳng tiếp xúc với đường biên
Markowitz).
- Vì mỗi NĐT có bộ các tham số đầu vào cho mô hình Markowitz ước lượng khác
nhau (Tỷ suất lợi nhuận, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan), đường biên hiệu quả của mỗi
NĐT cũng khác nhau. Đây là vấn đề liên quan đến thực tế là thành công của việc lựa
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
23
chọn danh mục đầu tư phụ thuộc vào chất lượng của các tham số đầu vào.
- Mô hình Markowitz đòi hỏi phải ước lượng lớn các tham số đầu vào. Ví dụ :
muốn xây dựng đường biên hiệu quả của danh mục đầu tư với m=50 chứng khoán, chúng
ta phải có 50 giá tỷ suất lợi nhuận, 50 giá trị phương sai, 1.225 giá trị hiệp phương sai.
Đây là khối lượng công việc nặng nề trong khi thực tế đòi hỏi đa dạng hóa rất sâu danh
mục đầu tư. Bên cạnh đó, khả năng sai số rất lớn khi thực hiện nhiều các phép tính như
vậy. Do đó cũng làm giảm tính chính xác của việc xây dựng đừơng biên hiệu quả. Xuất
phát từ lý do này mà nhiều nghiên cứu để đơn giản hóa việc ứng dụng mô hình
Markowitz. Có hai cách đơn giản hóa là : 1. Đơn giản hóa số lượng và loại dữ liệu cần
thiết để phân tích. 2. Đơn giản hóa thủ tục tính toán để xác định danh mục đầu tư hiệu
quả./.
2. Mô hình 4 nhân tố của Carhart (1997)
Carhart nghiên cứu hai mô hình đo lường hiệu quả hoạt động của quỹ là mô hình
CAPM của Sharpe (1964) và Litner (1965) và mô hình 4 nhân tố Carhart (1995). Carhart
nhận thấy rằng mô hình 3 nhân tố Fama-French không giải thích được biến động trong
TSSL khi phân loại danh mục theo TSSL kỳ trước (theo xu hướng/đà tăng trưởng). Chan
Jegadessh và Lakonishok cho rằng sự bất thường của nhân tố xu hướng chính là một yếu
tố của thị trường không hiệu quả do phản ứng chậm với thông tin. Mẫu mà Carhart sử
dụng là mẫu không loại trừ những công ty ngưng hoạt động tính tới thời điểm kết thúc
khảo sát, đồng thời là mẫu có kích thước lớn nhất tính cho đến thời điểm 1997, do đó có
tính tổng quát cao hơn những mô hình trước đó. Mẫu bao gồm dữ liệu tháng của tất cả
những quỹ từ tháng 1-1962 đến tháng 12-1993, tổng cộng 1892 quỹ và 16109 tổng số
năm hoạt động. Grinbatt và Titman (1989) và Wermers (1996) thì sử dụng số liệu quý,
còn Brown và Goetzmann (1995) đã nghiên cứu mẫu gồm các quỹ rất giống của Carhart,
từ 1976 đến 1988, nhưng lại bỏ qua năm đầu tiên của quỹ mới thành lập và năm cuối của
quỹ ngưng hoạt động.
Carhart xây dựng mô hình 4 nhân tố dựa trên mô hình 3 nhân tố của Fama và
French (1993) và thêm một nhân tố nữa được đưa ra bởi Jegadeesh và Titman (1993) là
yếu tố xu hướng bất thường trong một năm.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
24
Ri(t) – RF(t) = αi + bi.[RM(t) – RF(t)] + si.SMB(t) + hi.HML(t) + piPR1YR(t)
+ e(t)
t = 1,2,…, T
Trong đó:
- RF: Lãi suất phi rủi ro ( theo kỳ quan sát tháng)
- RM: TSSL của thị trường
- SMB và HML: Các nhân tố mô phỏng quy mô và giá trị, được tính như trong mô
hình ba nhân tố Fama-French (chia 6 danh mục theo các điểm gãy 50%-50% với quy mô
và 30%-40%-30% cho BE/ME)
- PR1YR (High minus Low prior-year return, hay Winners minus Losers): Yếu tố
xu hướng một năm, được tính bằng TSSL bình quân của các chứng khoán cao giá năm
trước trừ cho TSSL bình quân của các chứng khoán thấp giá năm trước, đo lường lợi
nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi tiếp tục nắm giữ những chứng khoán cao giá của năm
trước do thực hiện chiến lược đầu tư theo xu hướng. Cụ thể, PR1YR là chênh lệch được
tính bằng TSSL bình quân tháng năm sau của 30% chứng khoán có TSSL năm trước cao
nhất trừ cho TSSL bình quân tháng năm sau của 30% chứng khoán có TSSL năm trước
thấp nhất. Tỷ suất sinh lợi mà Carhart sử dụng để phân loại chứng khoán là tỷ suất sinh
lợi 11 tháng năm trước với độ trễ 1 tháng, tức là bỏ qua tháng liền trước đó.
Carhart xây dựng hệ số cho PR1YR trên cơ sở tạo 6 danh mục do phân loại các chứng
khoán theo quy mô (Small,Big – S,B với các điểm gãy 50%-50%) và theo chứng khoán
cao giá/mất giá năm trước (Winners, Neutral, Losers – W,N,L với các điểm gãy 30%-
40%-30%). Điều này khác với cách làm của Brav, Gezcy và Gompers (2000) là chia các
chứng khoán theo xu hướng thành 2 nhóm Winners-Losers với điểm gãy 50%-50%. Hệ
số PR1YR hàng tháng được tính:
PR1YR = [(S/W – S/L)+ (B/W - B/L)]/2
Ý nghĩa: không nên đầu tư vào những quỹ có TSSL âm thường xuyên; những quỹ có
TSSL cao năm trước thì năm sau sẽ có TSSL cao hơn TSSL mong đợi trung bình, nhưng
những năm sau đó thì chưa chắc; tỷ số chi phí quản lý/Tổng tài sản ròng, chi phí giao
dịch, chi phí đầu tư có tác động trực tiếp và ngược chiều đến TSSL của quỹ, những chi
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
25
phí này sẽ lấy đi phần TSSL vượt trội của nhữngngười nắm giữ quỹ có TSSL cao năm
trước trong dài hạn.
3. Mô hình 3 nhân tố của Lu Zhang (2010)
Xây dựng mô hình, ý nghĩa các nhân tố và hệ số:
Long Chen và Lu Zhang cho rằng mô hình ba nhân tố Fama-French không giải thích
được mối tương quan thuận giữa TSSL trung bình với TSSL kỳ trước trong ngắn hạn và
mối tương quan nghịch giữa TSSL trung bình với tình trạng kiệt quệ tài chính, phát hành
cổ phần mới và tăng trưởng tài sản.
Hai ông đã xây dựng mô hình trên NYSE, Amex và NASDAQ từ tháng 1-1972 đến
tháng 12-2006, mô hình gồm ba nhân tố là phần bù thị trường, phần bù đầu tư và phần bù
TSSL trên tổng tài sản ROA. Nền tảng cho việc xây dựng này là thuyết Q của James
Tobin về quyết định đầu tư, theo đó q = giá trị thị trường/giá trị vốn góp của công ty,nhay
q = ME/BE. Nói cách khác, q chính là hiện giá thuần của dòng tiền tương lai tạo ra từ
một đồng vốn tăng thêm. Nếu q >1, công ty nên đầu tư thêm vì việc đầu tư sẽ mang lại
lợi nhuận cao hơn chi phí bỏ ra, nếu q <1 thì công ty nên bán bớt tài sản vì chúng không
tạo ra lợi nhuận và không đạt đến mức hữu dụng tối đa. Trong cả hai trường hợp thì q sẽ
tiến về 1, là trạng thái cân bằng đầu tư và công ty không cần phải thay đổi gì nữa.
Nếu lãi suất dùng để chiết khấu cao thì làm giảm q, do đó giảm đầu tư. Điều này
có nghĩa đầu tư thấp thì TSSL mong đợi cao. Nếu lãi suất dùng để chiết khấu thấp thì q
tăng, công ty tăng đầu tư, cũng có nghĩa là đầu tư cao thì TSSL mong đợi thấp.
ROA cũng dự báo TSSL vì một ROA mong đợi cao phải tương ứng với một
lãisuất chiết khấu cao. Nếu lãi suất chiết khấu (tức TSSL) không cao tương ứng thì nhà
đầu tư sẽ nhận thấy rằng giá trị hiện tại của vốn mới cao và sẽ đầu tư nhiều hơn.
Trườnghợp ROA thấp thì ngược lại.
Mô hình có dạng:
E(ri) – rf = αi + βiMKT E(rMKT) + βiINV E(rINV) + βiROA E(rROA) + ei
Trong đó:
- Rf: TSSL phi rủi ro
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
26
- βiMKT, βiINV, βiROA: là các hệ số nhân tố đo lường độ nhạy cảm nhân tố đối
với TSSL chứng khoán
- E(rMKT): phần bù rủi ro thị trường
- E(rINV): phần bù đầu tư.
Đầu tư trên tài sản I/A (Investment on Asset) theo cách tính của Lu Zhang là tổng
thay đổi hàng năm trong tài sản cố định và hàng tồn kho chia cho giá trị sổ sách tổng tài
sản năm trước. Cách tính này cho thấy được đầu tư trong dài hạn vào tài sản cố định và
trong ngắn hạn vào hàng tồn kho.
Nhân tố đầu tư được tính dựa trên các danh mục mô phỏng đầu tư. Cách tính này
cũng giống như Fama và French. Vào tháng 6 mỗi năm, Long Chen và Lu Zhang chia các
chứng khoán thành 3 nhóm theo I/A với các điểm gãy là 30%-40%-30% (low-middle-
high) và chia theo quy mô (vốn hoá thị trường) thành 2 nhóm với điểm gãy 50%-50%
(small-big). Điều này dựa trên kết quả của Fama-French năm 2008 rằng độ lớn của tăng
trưởng tài sản thay đổi nhiều với các quy mô khác nhau: tăng trưởng mạnh đối với chứng
khoán vốn hoá nhỏ và hầu như không tăng trưởng đối với chứng khoán vốn hoá lớn, do
đó cần xét đến yếu tố quy mô trong nhân tố đầu tư. Với 6 danh mục này, TSSL hàng
tháng của mỗi danh mục được tính với trọng số là % vốn hoá mỗi chứng khoán trong
danh mục. RINV được tính là TSSL của hai danh mục có I/A thấp (S/L và B/L) trừ cho
TSSL của hai danh mục có I/A cao (S/H và B/H).
E(rROA): Phần bù TSSL trên tổng tài sản.
Long Chen và Lu Zhang chia chứng khoán thành 3 nhóm với các điểm gãy 30%-
40%-30% (low-middle-high) theo ROA quý của 4 tháng trước. Chứng khoán cũng được
chia thành 2 nhóm theo quy mô, điểm gãy 50%-50%. 6 danh mục được hình thành và
TSSL hàng tháng mỗi danh mục được tính. RROA được tính là TSSL của hai danh mục
có ROA cao (S/H và B/H) trừ cho TSSL của hai danh mục có ROA thấp (S/L và B/L).
Ý nghĩa: Lu Zhang đã đưa ra được mối quan hệ ngược chiều giữa TSSL mong đợi
với đầu tư trên tài sản I/A, đầu tư trên tài sản Lu Zhang tính đến là phát hành cổ phần
mới, tăng trưởng tài sản, tỷ số giá trị ME/BE, tăng trưởng doanh thu dài hạn trong quá
khứ, TSSL dài hạn trong quá khứ. Điều này cũng phù hợp với mô hình của Fama French
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
27
về mối quan hệ BE/ME với TSSL: những công ty có BE/ME cao đòi hỏi một TSSL cao
hơn những công ty BE/ME thấp. Theo lý giải của Lu Zhang dựa trên thuyết Q thì công ty
có BE/ME cao cho thấy q<1, công ty đầu tư ít và đạt TSSL trung bình cao hơn những
công ty có BE/ME thấp (lãi suất dùng chiết khấu cao hơn, làm cho q thấp). Đồng thời Lu
Zhang cũng đã đưa ra mối quan hệ cùng chiều của ROA mong đợi với TSSL mong đợi.
CHƢƠNG 3 CUNG CẦU VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
I. Định nghĩa vể tài sản tài chính
Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của
nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị
trường. Nó bao gồm các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân
hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác.
Người chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai gọi là người phát
hành (thường là chính phủ, các tổ chức và công ty). Người sở hữu các tài sản tài chính
gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính.
II. Cung cầu của tài sản tài chính
Trong giới hạn chuyên đề này, chúng tôi chỉ xem xét về việc định giá trái phiếu, cổ
phiếu, hai sản phẩm phổ biến trong hoạt động của thị trường tài chính.
1. Cung cầu và định giá trái phiếu
1.1 Định nghĩa trái phiếu
Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do chính phủ hoặc công ty phát hành
nhằm huy động vốn dài hạn. Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền nhất định,
gọi là mệnh giá của trái phiếu. Ngoài việc công bố mệnh giá, người ta còn công bố lãi
suất của trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu (coupon rate) tức là lãi suất mà trái phiếu
được hưởng, nó bằng lãi được hưởng chia cho mệnh giá của trái phiếu.
1.2 Phân loại trái phiếu
Căn cứ vào chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu thành 2 loại: trái phiếu
chính phủ và trái phiếu công ty.
Thông thường trái phiếu chính phủ được phân chia thành các loại sau đây:
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
28
• Trái phiếu kho bạc, phát hành bởi kho bạc để tài trợ cho thiếu hụt ngân sách
của chính phủ
• Trái phiếu đô thị, phát hành bởi chính quyền địa phương nhằm mục đích huy
động vốn tài trợ cho ngân sách của chính quyền địa phương.
Trái phiếu công ty có thể chia thành hai loại sau đây:
• Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu sau khi phát hành bán cho nhà
đầu tư, đến một điểm thời gian nào đó nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu có thể
chuyển đổi nó thành một số cổ phiếu của công ty.
1.3 Cung và cầu trên thị trƣờng trái phiếu
Thực tế thường thấy trên thị trường tài chính là các loại lãi suất khác nhau tuy mức
độ biến động khác nhau, nhưng thường biến động cùng nhau. Chính vì vậy, chúng ta
có thể đơn giản hóa việc phân tích cung cầu trên thị trường trái phiếu bằng cách giả
định trên thị trường chỉ có một loại trái phiếu và một loại lãi suất duy nhất. Cụ thể
là chúng ta sử dụng trái phiếu chiết khấu thời hạn một năm do trái phiếu này có nhiều
đặc điểm tiện lợi: lợi suất đáo hạn của trái phiếu này bằng tỷ suất lợi nhuận dự kiến và
bằng lãi suất.
Chúng ta gọi việc phân tích cung cầu trái phiếu là phân tích trong khuôn mẫu tiền
vay do trên thị trường tài chính, việc phát hành (bán) trái phiếu ra thị trường tương
đương với việc đi vay tiền và việc mua trái phiếu đồng nghĩa với việc cho vay tiền.
1.3.1 Đường cầu trái phiếu
Chúng ta sử dụng một trái phiếu chiết khấu thời hạn một năm, mệnh giá 1.000
đôla. Với loại trái phiếu này chúng ta có:
Trong đó: i : lãi suất, lợi suất đáo hạn của trái phiếu
Re
: tỷ suất lợi nhuận dự tính
F : mệnh giá của trái phiếu chiết khấu
Pdb : giá mua ban đầu của trái phiếu chiết khấu
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
29
Những yếu tố làm dịch chuyển đƣờng cầu trái phiếu :
- Của cải
Khi nền kinh tế trong chu kỳ phát triển, của cải của xã hội tăng lên làm cho đường
cầu trái phiếu dịch chuyển sang phải. Trên đường cầu mới, tại mỗi mức lãi suất hay
mức giá nhất định, lượng cầu trái phiếu tăng so với đường cầu cũ.
Kết luận: trong chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế, của cải của xã hội tăng lên, nhu
cầu trái phiếu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang bên phải. Khi nền kinh tế
trong giai đoạn suy thoái với sự giảm đi của thu nhập và của cải, nhu cầu trái phiếu
giảm đi làm đường cầu dịch chuyển sang trái.
- Tỷ suất lợi nhuận dự tính
- Đối với trái phiếu chiết khấu thời hạn một năm, lãi suất và tỷ suất lợi nhuận dự
tính là giống nhau. Bởi vậy, bất cứ một sự thay đổi nào của lãi suất dự tính cũng làm tỷ
suất lợi nhuận thay đổi tương tự.
Đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn nhiều hơn một năm, lãi suất và tỷ suất lợi
nhuận dự tính có thể khác nhau. Vì vậy, khi mọi người nghĩ rằng lãi suất trong tương
lai sẽ tăng lên thì họ cũng dự đoán rằng tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu dài hạn
sẽ giảm đi, vì vậy, tại mỗi mức lãi suất nhất định nhu cầu về trái phiếu dài hạn sẽ giảm
đi.
Dự tính về sự tăng lên của lãi suất trong tương lai làm giảm lợi nhuận dự tính của
trái phiếu, làm giảm lượng cầu trái phiếu và dịch chuyển đường cầu sang trái. Ngược
lại, dự tính về sự giảm đi của lãi suất trong tương lai làm tăng lợi nhuận dự tính của
trái phiếu, nhu cầu về trái phiếu tăng lên và đường cầu dịch chuyển sang phải.
- Rủi ro thị trƣờng
Nếu rủi ro trên thị trường trái phiếu tăng lên, ví dụ do khả năng biến động sắp tới
của lãi suất tăng lên hay rủi ro phá sản tăng lên làm cho trái phiếu trở nên kém hấp
dẫn, lượng cầu trái phiếu giảm và đường cầu dịch chuyển sang trái.
Ngược lại, nếu như các tài sản khác trở nên rủi ro hơn so với trái phiếu hay nói
cách khác là rủi ro tương đối của trái phiếu giảm đi, nhu cầu về trái phiếu tăng lên và
đường cầu trái phiếu dịch sang phải.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
30
- Tính thanh khoản:
Tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên làm tăng lượng cầu trái phiếu tại mỗi
mức giá (lãi suất), đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang phải. Tương tự như vậy, sự
tăng tính thanh khoản của các loại tài sản khác làm giảm tính thanh khoản tương đối
của trái phiếu và làm đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang trái.
1.3.2 Đƣờng cung trái phiếu
Giả thiết quan trọng trong việc phân tích đường cung trái phiếu là các yếu tố
khác ảnh hưởng tới cung và cầu trái phiếu luôn giữ nguyên khi lãi suất và giá trái
phiếu thay đổi. Chúng ta sẽ thấy khi lãi suất (tỷ suất lợi nhuận dự tính) giảm đi hay giá
trái phiếu tăng lên, lượng cung trái phiếu tăng lên làm cho đường cung trái phiếu dốc
lên.
Trong khuôn khổ phân tích cơ cấu tiền vay, chúng ta có thể giả thích như sau:
khi lãi suất giảm đi (giá trái phiếu tăng lên) làm cho nhu cầu đi vay tiền tăng lên (do
việc đi vay trở nên rẻ hơn), những người đi vay tiền sẽ có mong muốn bán ra (phát
hành) nhiều trái phiếu hơn để vay tiền, vì vậy lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên làm
cho đường cung trái phiếu dốc lên trên.
Những yếu tố làm dịch chuyển đƣờng cung trái phiếu
- Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tƣ
Khi nhận thấy có nhiều cơ hội đầu tư có lợi, các doanh nghiệp sẽ có khuynh
hướng vay mượn tiền nhiều hơn để đầu tư, doanh nghiệp sẽ phát hành nhiều trái phiếu
hơn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của mình.
Vì vậy, khi nền kinh tế trong chu kỳ tăng trưởng, cung trái phiếu tăng lên,
đường cung trái phiếu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong
chu kỳ suy thoái, các cơ hội đầu tư không hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận, lượng
cung trái phiếu giảm đi, đường cung trái phiếu dịch chuyển sang trái.
- Lạm phát dự tính
Khi lạm phát dự tính tăng lên, lãi suất thực giảm đi làm chi phí thực của việc
vay mượn giảm đi. Các doanh nghiệp và cá nhân có khuynh hướng vay mượn nhiều
hơn. Lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên tại mỗi mức giá hay lãi suất nhất định. Lạm
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
31
phát dự tính tăng lên làm tăng lượng cung trái phiếu, đường cung trái phiếu dịch
chuyển sang phải.
- Các chính sách của Chính phủ
Các chính sách của Chính phủ có thể ảnh hưởng tới lượng cung trái phiếu theo
nhiều cách. Phổ biến nhất là khi ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ phải vay mượn để
bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Hành động này làm tăng
lượng cung trái phiếu trên thị trường và làm dịch chuyển đường cung trái phiếu sang
phải.
Trong khuôn khổ của việc thực hiện chính sách tiền tệ, các hoạt động mua bán
trái phiếu trên thị trường mở cửa Chính phủ cũng làm ảnh hưởng đến lượng cung trái
phiếu.
1.4 Định giá trái phiếu
Định giá trái phiếu tức là quyết định giá trị lý thuyết của trái phiếu một cách
chính xác và công bằng. Giá trị của trái phiếu được xác định bằng cách xác định hiện
giá của toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu.
Chúng ta sử dụng các ký hiệu:
• I là lãi cố định được hưởng từ trái phiếu
• V là giá của trái phiếu
• kc là lãi suất của trái phiếu
• kd là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư
• MV là mệnh giá trái phiếu
• n là số năm cho đến khi đáo hạn
1.4.1 Trái phiếu không có thời hạn
Trái phiếu không có thời hạn (perpetual bond or consol) là trái phiếu chẳng
bao giờ đáo hạn. Giá của trái phiếu vĩnh cửu chính là tổng hiện giá của toàn bộ lãi
thu được từ trái phiếu. Trong bài 2 chúng ta đã biết cách xác định hiện giá của
dòng tiền vô hạn. Vận dụng công thức xác định hiện giá chúng ta có thể định giá trái
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
32
d
phiếu không có thời hạn như sau:
Giả sử bạn mua một trái phiếu được hưởng lãi $50 một năm trong thời gian vô
hạn và bạn đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 12%. Hiện giá của trái phiếu này sẽ là:
V = I/kd = 50/0,12 = 416,67$.
Tại sao nhà đầu tư chịu bỏ tiền ra mua một trái phiếu chẳng bao giờ đáo hạn,
nghĩa là chẳng bao giờ thu hồi lại được tiền gốc bỏ ra? Lý do, như đã chỉ ra trong
mô hình định giá, là số tiền bỏ ra đó được bù đắp bằng số lãi hàng năm nhà đầu tư
nhận được mãi mãi.
1.4.2 Trái phiếu có kỳ hạn đƣợc hƣởng lãi định kỳ
Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) là loại trái
phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất
định. Khi mua loại trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi định kỳ, thường là hàng
năm, theo lãi suất công bố (coupon rate) trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại
vốn gốc bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
Chúng ta có giá của trái phiếu, bằng hiện giá toàn bộ dòng tiền thu nhập từ
trái phiếu trong tương lai, được xác định như sau:
Ví dụ: Giả sử bạn cần quyết định giá của một trái phiếu có mệnh giá là 1 triệu
đồng hay 1000 nghìn đồng, được hưởng lãi suất 10% trong thời hạn 9 năm trong khi
nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 12%/năm. Giá của trái phiếu này xác định như
sau:
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
33
⎦
Trong đó lãi của trái phiếu là I = MV(kc) = 1000(10%) = 100, tỷ suất lợi nhuận
nhà đầu tư yêu cầu là kd = 12% và thời hạn của trái phiếu là n = 9 năm. Sử dụng
công thức tính hiện giá của một số tiền và công thức tính hiện giá của dòng tiền
đều (đã học trong bài 2), bạn xác định được:
Từ đó xác định V= 100(5,328) + 1000(0,361) = 893,8 nghìn đồng.
Đây là giá trị lý thuyết của trái phiếu, tức là giá trị mà bạn có được khi áp dụng
mô hình định giá. Nếu trên thị trường, trái phiếu được giao dịch ở mức giá trên mức
giá này, điều đó có nghĩa là trái phiếu đang giao dịch trên mức giá trị lý thuyết của
nó, bạn nên bán trái phiếu. Ngược lại, nếu trên thị trường trái phiếu đang giao dịch
dưới mức giá bạn định ra, có nghĩa là trái phiếu đang giao dịch dưới mức giá trị lý
thuyết của nó, bạn nên mua trái phiếu này. Nhiều người cũng định giá và quyết định
như bạn, kết quả là trái phiếu sẽ lên giá và khi đó bạn lại bán trái phiếu ra và kiếm lợi
nhuận như kỳ vọng.
1.4.3 Trái phiếu có kỳ hạn không hƣởng lãi định kỳ
Trái phiếu kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ (zero-coupon bond) là loại trái phiếu
không có trả lãi định kỳ mà được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá. Tại sao
nhà đầu tư lại mua trái phiếu không được hưởng lãi? Lý do là khi mua loại trái phiếu
này họ vẫn nhận được lợi tức, chính là phần chênh lệch giữa giá mua gốc của trái phiếu
với mệnh giá của nó.
Phương pháp định giá loại trái phiếu này cũng tương tự như cách định giá
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
34
loại trái phiếu kỳ hạn được hưởng lãi, chỉ khác ở chỗ lãi suất ở đây bằng không nên
toàn bộ hiện giá của phần lãi định kỳ bằng không. Do vậy, giá cả của trái phiếu
không hưởng lãi được định giá như là hiện giá của mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
Ví dụ:
Giả sử NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam phát hành trái phiếu không trả lãi
có thời hạn 10 năm và mệnh giá là 1000 nghìn đồng. Nếu tỷ suất lợi nhuận
đòi hỏi của nhà đầu tư là 12%, giá bán của trái phiếu này sẽ là:
Nhà đầu tư bỏ ra 322.000 đồng để mua trái phiếu này và không được hưởng lãi
định kỳ trong suốt 10 năm nhưng bù lại khi đáo hạn nhà đầu tư thu về được
1000 nghìn đồng hay 1 triệu đồng.
2. Định giá cổ phiếu
2.1 Định nghĩa cổ phiếu
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng
nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy
chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ
phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ
đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
2.2 Phân loại cổ phiếu:
Phân chia theo cách nhận cổ tức và vốn sau khi giải thể, phá sản, cổ phiếu được
chia làm hai loại:
- Cổ phiếu thường : Là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tuỳ
theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường,
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
35
không chỉ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty mà còn rất nhiều yếu tố khác
như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, quan hệ cung cầu.
- Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ lệ
lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Thị giá của cổ phiếu này
phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty.
2.3 Định giá cổ phiếu
Thị giá của cổ phiếu trên thị trường biến động hàng ngày. Có những loại cổ phiếu
tăng giá mạnh so với giá ban đầu niêm yết, nhưng cũng có những cổ phiếu liên tục giảm
giá. Sự biến động về giá cổ phiếu tạo ra các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt
động đầu tư. Giá trị thực của cổ phiếu là một khái niệm tương đối và đó cũng chính là đối
tượng của các phương pháp định giá. Khi cổ phiếu bắt đầu được phát hành và tham gia
giao dịch trên thị trường thì việc định giá mua ( bán) là hết sức quan trọng. Chính vì vậy
nhu cầu định giá cổ phiếu trở thành một nhu cầu thiết yếu và quan trọng.
Có nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, mỗi phương pháp có những ưu nhược
điểm khác nhau. Trong đó có hai phương pháp chiết khấu để định giá cổ phiếu thường
được sử dụng như sau
2.3.1 Phƣơng pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
Nguyên lý cơ bản của phƣơng pháp
Chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên nguyên lý cơ bản, đó là giá trị của
cổ phiếu được xác định bằng các luồng thu nhập mà cổ phiếu đó thu được trong tương lai
được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu
phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp
Ta có công thức :
1 (1 )
n
i
o n
i i
C F
P
r



Trong đó : CF : luồng thu nhập công ty trong tương lai
r : lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó.
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
36
Xác định luồng thu nhập, tỷ lệ chiết khấu.
* Dòng tiền tự do thuộc về vốn chủ sở hữu ( FCFE )
Các nhà đầu tư khi đóng góp vào cổ phần hoá một công ty sẽ nhận được luồng thu
nhập cuối cùng còn lại sau khi công ty thanh toán mọi nghĩa vụ tài chính và sau khi sử
dụng cho nhu cầu tái đầu tư của công ty. Do vậy luồng thu nhập tự do của vốn cổ phần
chính là luồng thu nhập còn lại sau khi thanh toán mọi chi phí cho hoạt động, chi trả lãi
và gốc, và mọi chi phí vốn cần thiết để duy trì tỷ lệ tăng trưởng của luồng thu nhập dự
tính.
Dòng tiền đối với vốn cổ phần = Thu nhập ròng – ( chi tiêu vốn – khấu hao ) –
thay đổi trong vốn lưu thông không bằng tiền mặt + ( Nợ phát sinh mới – Nợ đã trả ).
Công thức tính toán này có thể được làm đơn giản hoá nếu giả định rằng chi tiêu vốn
ròng và sự thay đổi vốn lưu động được tài trợ bởi một nguồn hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ
phần. Với  là tỉ lệ giữa chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi của vốn lưu động được huy
động từ nguồn nợ nó tác động đến dòng tiền như sau :
Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu chi tiêu vốn
= - ( Chi tiêu vốn – Khấu hao ) ( 1 - )
Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu vốn lưu động
= - ( Thay đổi vốn lưu động ) ( 1- )
Như vậy ta có:
Dòng tiền vốn cổ phần = Thu nhập ròng – ( Chi tiêu vốn – Khấu hao )* (1- ) - (thay đổi
vốn lưu động )* (1 - )
2.3.2 Phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức.
Phương pháp đơn giản nhất để định giá vốn cổ phần là phương phấp chiết khấu cổ
tức - giá trị của cổ phiếu là giá trị hiện tại của cổ tức mong đợi của nó.
Giá cổ phiếu = Giá trị quy về hiện tại cảu các dòng thu nhập trong tương lai
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
37
Ta có công thức tổng quát
0
1 (1 )
t
t
t
D
P
r




 (1)
Trong đó : P0 : giá trị cổ phiếu
Dt : là cổ tức trên mỗi cổ phiếu năm t
r : Lãi sất chiết khấu hay chi phí vốn cổ phần.
Vấn đề quan trọng nhất trong công thức này là giá trị hiện tại được chiết khấu bởi
tỉ lệ phù hợp đối với rủi ro của dòng tiền đó.
Hai dữ liệu đầu vào rất quan trọng của công thức này, đó là tỉ lệ cổ tức mong đợi
và chi phí vốn. Để đạt được tỉ lệ cổ tức mong đợi, chúng ta giả định về tỉ lệ tăng trưởng
tương lai và tỉ lệ chi trả cổ tức. Tỉ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với cổ phiếu được quyết định
bởi tỉ lệ rủi ro của nó, được đo lường khác nhau dựa trên những phương pháp khác nhau.
Nhịp tăng trưởng của cổ tức
1
1
1
(1 ) *
t t
t
t
t t t
D D
g
D
D g D





 
* Mô hình cổ tức không đổi ( zero growth )
Khi đó : D1 = D2 =D3 = .. … = D
(1) trở thành : 0
0
D
P
r
 (2)
* Mô hình tăng trưởng đều (Gordon).
Mô hình này được sử dụng để định giá những công ty đang trong giai đoạn ổn định và
với cổ tức tăng trưởng ở một tỉ lệ cố định vĩnh viễn.
Khi đó : 1
0
D
P
r g


(3)
Trong đó: r : chi phí vốn cổ phần.
g : Là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức vĩnh viễn
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
38
* Mô hình tăng trưởng cổ tức nhiều giai đoạn.
Đầu tiên ta phải chia quá trình phát triển của công ty ra làm các giai đoạn phát
triển khác nhau chủ yếu là 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng không
ổn định, được xác định trong một khoảng thời gian nào đó. Trong giai đoạn này ta cần
căn cứ vào ước tính về thu nhập và chính sách trả cổ tức của công ty để xác định mức cổ
tức hàng năm. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển lâu dài được giả định là xu thế
phát triển không đổi của công ty với mức tăng trưởng không đổi.
Khi đó công thức (1) trở thành :
0 1
0
1
(1 )
(1 ) ( )(1 )
tn
t t
t n
t
D g D
P
r r g r



 
  

Trong đó : n là số năm trong giai đoạn đầu
gt: tốc độ tăng trưởng cổ tức năm t trong giai đoạn đầu ( n năm)
g: tốc độ tăng trưởng lâu dài của công ty, kể từ năm n+1 trở đi.
D : mức chi trả cổ tức.
r : lãi suất chiết khấu.
Một trong những đặc điểm của mô hình tăng trưởng hai giai đoạn là tỉ lệ cổ tức
của các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh thường nhỏ hơn so với công ty đã
đi vào hoạt động ổn định, khi đó có thể tỉ lệ tăng trưởng giảm đi nhiều nhưng tỉ lệ chi trả
cổ tức lại cao.
Ví dụ minh họa: Công ty JVC hiện có mức tăng trưởng 20%/năm trong vài năm
nay, dự đoán sẽ duy trì tốc độ này trong 3 năm nữa. Sau đó, mức độ tăng sẽ chậm lại
và ổn định ở mức7%/năm.
Giả sử cổ tức hiện được chia 150.000 đồng/cổ phần và tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu
là 16%/năm.
a. Tính hiện giá của cổ phiếu trên thị trường?
Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật
39
b. Tính giá trị cổ phiếu 1 và 2 năm sau?
Bài giải
a.Ta lần lượt tính được hiện giá cổ phiếu trên thị trường như sau:
D1= 150.000(1+20%)=180.000
D2= 180.000(1+20%)= 216.000
D3= 216.000(1+20%)= 259.200
D4= 259.200(1+7%) = 277.344
P3= 277.344/(16% - 7%) = 3.081.600
P0= (D1/(1+16%)) + (D2/(1+16%)^2) + (D3/(1+16%)^3) + (P3/(1+16%)^3)=
2.456.005
b. Giá cổ phiếu sau 1 năm:
P1= (P0 -(D1/(1+16%)))x(1+16%)= 2.668.965.8
Giá cổ phiếu sau hai năm
P2= (P0-(D1/(1+^%))-(D2/(1+16%)^2))x(1+16%)^2 =3.166.560.38

More Related Content

Similar to Tieuluantctt lythuyetvedanhmucdautu-121112214400-phpapp02

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...Thanh Vân
 
Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5
Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5
Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5Nghĩa Trương Trung
 
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán luanvantrust
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015Hung Thinh
 
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdfBài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdfNguyễn Minh
 
Dinhgiatraiphieu
DinhgiatraiphieuDinhgiatraiphieu
Dinhgiatraiphieuchuot_ktt
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.TtckVinh
 
Chương 1.docx
Chương 1.docxChương 1.docx
Chương 1.docxTam Nguyen
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...BeriDang
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmĐinh Hiep
 

Similar to Tieuluantctt lythuyetvedanhmucdautu-121112214400-phpapp02 (20)

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số khuy...
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5
Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5
Trương Trung Nghĩa X0510.kttc.nhom5
 
Đề tài: Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu, HOT, 2019
Đề tài: Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu, HOT, 2019Đề tài: Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu, HOT, 2019
Đề tài: Lợi nhuận bất thường và cung cầu của cổ phiếu, HOT, 2019
 
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
 
Trai phieu la gi
Trai phieu la giTrai phieu la gi
Trai phieu la gi
 
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoánĐề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
 
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI (HNX)
 
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
 
Đề tài: Sự phản ứng của nhà đầu tư tại Sở giao dịch chứng khoán
Đề tài: Sự phản ứng của nhà đầu tư tại Sở giao dịch chứng khoánĐề tài: Sự phản ứng của nhà đầu tư tại Sở giao dịch chứng khoán
Đề tài: Sự phản ứng của nhà đầu tư tại Sở giao dịch chứng khoán
 
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdfBài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
Bài 7 Cổ phiếu và định giá cổ phiếu.pdf
 
Dinhgiatraiphieu
DinhgiatraiphieuDinhgiatraiphieu
Dinhgiatraiphieu
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Chuong3.Ttck
Chuong3.TtckChuong3.Ttck
Chuong3.Ttck
 
Chương 1.docx
Chương 1.docxChương 1.docx
Chương 1.docx
 
Quan ly quy dau tu chung khoan.docx
Quan ly quy dau tu chung khoan.docxQuan ly quy dau tu chung khoan.docx
Quan ly quy dau tu chung khoan.docx
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
 
Quản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tmQuản trị ngân hàng tm
Quản trị ngân hàng tm
 

Recently uploaded

Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdfCatalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdftuvanwebsite1
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làmNghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làmTBiAnh7
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdfPhcCaoVn
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 

Recently uploaded (10)

Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdfCatalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
Catalogue Inox Gia Anh ban xem truoc final.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làmNghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp có việc làm
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
5. Phân tích đầu tư và đinh giá Trái phiếu.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 

Tieuluantctt lythuyetvedanhmucdautu-121112214400-phpapp02

  • 1. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 1 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƢ I. Tổng quan về danh mục đầu tƣ ..............................................................................3 1. Khái niệm..................................................................................................... 3 2. Các loại tài sản trong danh mục đầu tƣ...................................................... 3 II.Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tƣ............................................................4 1. Lợi nhuận của danh mục đầu tƣ................................................................. 4 2. Rủi ro của danh mục đầu tƣ........................................................................ 5 2.1 Khái niệm...................................................................................................5 2.2 Đo lƣờng rủi ro ......................................................................................... 5 2.2.1 Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn: ...................................................5 2.2.2 Hệ số biến đổi (coefficient of variation) ................................................7 2.2.3 Đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ...................................................8 2.2.4 Một số rủi ro của danh mục đầu tƣ chứng khoán: ............................9 3. Đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro............................................... 11 CHƢƠNG 2: ĐA DẠNG HÓA VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐẦU TƢ I. Đa dạng hóa đầu tƣ..................................................................................................12 II. Các mô hình lý thuyết đầu tƣ ...............................................................................13 1. Xác lập danh mục đầu tƣ thông qua mô hình Markowitz ......................... 13 1.1 Các bƣớc để thiết lập một danh mục đầu tƣ hiệu quả theo mô hình Markowitz: 14 1.2 Mô hình Fama-French............................................................................. 20 2.Mô hình 4 nhân tố của Carhart (1997):..............................................................23 3. Mô hình 3 nhân tố của Lu Zhang (2010) ...........................................................25 CHƢƠNG 3 CUNG CẦU VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH I. Định nghĩa vể tài sản tài chính .............................................................................27 II.Cung cầu và định giá tài sản tài chính................................................................27 1. Cung cầu và định giá trái phiếu .................................................................... 27 1.1 Định nghĩa trái phiếu ....................................................................................27
  • 2. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 2 1.2 Phân loại trái phiếu .......................................................................................27 1.3 Cung và cầu trên thị trƣờng trái phiếu......................................................28 1.3.1 Đƣờng cầu trái phiếu ...................................................................... 28 1.3.2 Đƣờng cung trái phiếu ..................................................................... 30 1.4 Định giá trái phiếu.......................................................................................31 1.4.1 Trái phiếu không có thời hạn.......................................................... 31 1.4.2 Trái phiếu có kỳ hạn đƣợc hƣởng lãi định kỳ ............................... 32 1.4.3 Trái phiếu có kỳ hạn không hƣởng lãi định kỳ .............................. 33 2. Định giá cổ phiếu ..................................................................................... 34 2.1 Định nghĩa cổ phiếu......................................................................................34 2.2 Phân loại cổ phiếu: ........................................................................................34 2.3 Định giá cổ phiếu ...........................................................................................35 2.3.1 Phƣơng pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) ........................... 35 2.3.2 Phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức............................................ 36
  • 3. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 3 CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DANH MỤC ĐẦU TƢ I. Tổng quan về danh mục đầu tƣ 1. Khái niệm Danh mục đầu tư (Investment Portfolio) là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng khoán, hàng hóa, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khác bởi một cá nhân hay một nhà đầu tư thuộc tổ chức. Như vậy một danh mục đầu tư (DMĐT) đơn giản bao gồm một hoặc nhiều tài sản đầu tư khác nhau. Tài sản đầu tư (Investment Assets) là các tài sản được các nhà đầu tư nắm giữ chủ yếu với mục đích đầu tư. Ngược lại tài sản tiêu dùng (Consumption Assets) là các tài sản được nắm giữ chủ yếu với mục đích tiêu dùng như xe cộ, quần áo, nhà ở, thiết bị gia đình, trang sức, thực phẩm… 2. Các loại tài sản trong danh mục đầu tƣ Theo cách phân loại của CFA Instiue các loại tài sản đầu tư chủ yếu thường được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân bao gồm: - Cổ phiếu (Equity Investment) + Cổ phiếu nội địa (Domestic equities) + Cổ phiếu quốc tế (International equities) - Các công cụ đầu tư có lợi suất cố định (fix-Income Investment) + Cổ phiếu ưu đãi (Prefered Stock) + Trái phiếu + Các công cụ có nguồn gốc từ các tài sản được chứng khoán: chứng khoán có nguồn gốc từ các khoản vay bất động sản và các nghĩa vụ nợ có đảm bảo. + Các công cụ thị trường tiền tệ (Money market Instruments): tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu… - Các công cụ tài chính phái sinh (Derivatives): hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.
  • 4. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 4 - Các hình thức đầu tư khác: bao gồm các hình thức đầu tư như bất động sản, vốn cổ phần riêng lẻ, vốn đầu tư mạo hiểm, quỹ phòng hộ, các loại hàng hóa ngoại tệ. II. Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tƣ 1. Lợi nhuận của danh mục đầu tƣ. Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là trung bình có trọng số của các lợi nhuận kỳ vọng của từng tài sản hay chứng khoán cá biệt trong danh mục đầu tư. Trọng số ở đây chính là tỷ trọng của từng loại tài sản hay chứng khoán cá biệt trong danh mục đầu tư. Gọi Ep(R) là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư, công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư như sau: Ep(R) = Trong đó: Wj là tỷ trọng của chứng khoán j, Ej(R) là lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán j, n là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư. Ví dụ 2: Minh họa cách tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chứng khoán. Giả sử bạn xem xét đầu tư vào danh mục bao gồm hai chứng khoán A và B có tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng như sau: Chứng khoán A Chứng khoán B Lợi nhuận kỳvọng 14,0% 11,5% Hỏi tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là bao nhiêu nếu bạn đầu tư 40% trị giá vào chứng khoán A và phần còn lại vào chứng khoán B? Trả lời: Tỷ trọng đầu tư của bạn vào chứng khoán A và B lần lượt là 0,4 và 1 – 0,4 = 0,6.
  • 5. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 5 Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư sẽ là: (0,4)14,0 + (0,6)11,5 = 12,5%. 2. Rủi ro của danh mục đầu tƣ 2.1 Khái niệm Rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Giả sử bạn mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận là 8%.Nếu bạn giữ trái phiếu này đến cuối năm bạn sẽ được lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình.Nếu bạn không mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng. Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn được lời cũng có thể xuống khiến bạn bị lỗ. Kết quả là lợi nhuận thực tế bạn nhận được có thể khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng. Nếu rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem như không có rủi ro trong khi đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu. Rủi ro của danh mục đầu tư là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư và được đo lường bởi độlệch chuẩn của danh mục đầu tư. 2.2 Đo lƣờng rủi ro Rủi ro như vừa nói là một sự không chắc chắn, một biến cố có khảnăng xảy ra và cũng có khả năng không xảy ra. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn. 2.2.1 Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn: Về mặt thống kê, lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R), được định nghĩa nhưsau:
  • 6. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 6 Trong đó: Ri lợi nhuận ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến cố i n là số biến cố có thể xảy ra. Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra. Về ý nghĩa, lợi nhuận kỳ vọng chưa xảy ra, do đó, nó là lợi nhuận không chắc chắn hay lợi nhuận có kèm theo rủi ro. Ví dụ 3: Minh họa cách tính lợi nhuận kỳ vọng Lợi nhuận (Ri) Xác suất (Pi) (Ri)(Pi) [Ri– E(R)]2 (Pi) - 0,10 0,05 - 0,0050 (-0,10–0,09)2 (0,05) - 0,02 0,10 - 0,0020 (-0,02–0,09)2 (0,10) 0,04 0,20 0,0080 (0,04–0,09)2 (0,20) 0,09 0,30 0,0270 (0,09–0,09)2 (0,30) 0,14 0,20 0,0280 (0,14–0,09)2 (0,20) 0,20 0,10 0,0200 (0,20–0,09)2 (0,10) 0,28 0,05 0,0140 (0,28–0,09)2 (0,05) Tổng = 1,00 Lợi nhuận kỳ vọng E(R) = 0,090 Phương sai σ2 =0,00703 Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng, người ta dùng phương sai (σ2 ) hoặc độ lệch chuẩn (σ). Về mặt thống kê, phương sai được định nghĩa như sau: Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai:
  • 7. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 7 Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2 = 0,00703 thì sẽ có được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều này cóý nghĩa là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là 8,38%. Lợi nhuận kỳ vọng là 9% với độ lệch chuẩn là 8,38% có nghĩa là thực tế lợi nhuận có thể biến động trong khoảng từ 9 – 8,38 = 0,62% đến 9 + 8,38 = 17,38%. 2.2.2 Hệ số biến đổi (coefficient of variation) Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô. Ví dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có phân phối xác suất như sau: Dự án A Dự án B Lợi nhuận kỳ vọng, E(R) 0,08 0,24 Độ lệch chuẩn, σ 0,06 0,08 Hệ số biến đổi, CV 0,75 0,33 Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của dự án B lớn hơn A. Liệu có thể kết luận rằng dự án B rủi ro hơn A hay không? Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào độ lệch chuẩn có thể kết luận như vậy, nhưng vấn đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận kỳ vọng của hai dự án này như thế nào. Dự án B có độ lệch chuẩn là 8% trong khi dự án A chỉ có 6% nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$ sẽ rất nhỏ so với lệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng 1 triệu $. Để khắc phục tình trạng này chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi CV (coefficient of variation). Về thống kê, hệ số biến đổi được định nghĩa như sau : CV= Trong ví dụ trên, dự án A có CV(A) = 0,06/0,08 = 0,75 trong khi dự án B có CV(B) = 0,08/0,24 = 0,33. Có thể nói dự án A rủi ro hơn dự án B. Tóm lại rủi ro là sự
  • 8. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 8 không chắc chắn, nó chính là sai biệt giữa giá trị thực tế hay giá trị quan sát so với giá trị kỳ vọng. Trong phạm vi bài này chúng ta quan sát lợi nhuận. Rủi ro ở đây chính là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường được rủi ro trước hết chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng, kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng. Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố qui mô bằng cách sử dụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau đáng kể. 2.2.3 Đo lƣờng rủi ro của danh mục đầu tƣ Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Khi kết hợp nhiều chứng khoán trong một danh mục đầu tư chứng khoán, lợi nhuận của các chứng khoán cá biệt có quan hệ với nhau. Đồng phương sai (covariance) là đại lượng thống kê dùng để đo lường mức độ tác động qua lại lẫn nhau giữa tỷsuất lợi nhuận của hai tài sản cá biệt. Nói cách khác, độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư phụ thuộc vào mức độ quan hệ hay mức độ tương quan giữa các chứng khoán trong danh mục đầu tư. Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức: σp = Trong đó: m là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư, Wj là tỷ trọng của chứng khoán j trong danh mục, Wk là tỷ trọng của chứng khoán k trong danh mục, j,k là đồng phương sai giữa lợi nhuận của chứng khoán j và k. Đồng phương sai lợi nhuận của hai chứng khoán là chỉ tiêu đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai chứng khoán. Đồng phương sai được xác định bởi công thức: σj,k = rj,kσj σk Trong đó rj,k(đôi khi ký hiệu ρj,k) là hệ số tương quan kỳ vọng giữa lợi nhuận của chứng khoán j và chứng khoán k, σj là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán j, và σk là độ lệch chuẩn lợi nhuận của chứng khoán k. Khi j = k thì hệ số tương quan rj,k= 1 và rj,k σj σj = σj 2
  • 9. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 9 Ví dụ 4: Minh họa cách tính lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của một danh mục đầu tư chứng khoán bao gồm hai cổ phiếu. Cổ phiếu 1 có lợi nhuận kỳ vọng hàng năm là 16% với độ lệch chuẩn 15%.Cổ phiếu 2 có lợi nhuận kỳ vọng là 14% với độ lệch chuẩn là 12%. Hệ số tương quan giữa hai cổphiếu này là 0,4. Nếu bạn đầu tư tiền bằng nhau vào hai cổ phiếu này thì tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư là bao nhiêu? Cổphiếu 1 Cổphiếu 2 Cổphiếu 1 W1W1σ1,1 = W1W1r1,1 σ1σ1 W1W2σ1,2 = W1W2r1,2 σ1σ2 Cổphiếu 2 W2W1σ2,1 = W2W1r2,1 σ2σ1 W2W2σ2,2 = W2W2r2,2σ2σ2 Cổ phiếu 1 Cổ phiếu 2 Cổphiếu 1 (0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15) (0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12) Cổphiếu 2 (0,5)(0,5)(0,4)(0,12)(0,15) (0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12) σp = [(0,5)(0,5)(1)(0,15)(0,15)] + [(0,5)(0,5)(0,4)(0,15)(0,12)] + [(0,5)(0,5)(0,4)(0,12)(0,15)] + [(0,5)(0,5)(1)(0,12)(0,12)] = 11,3% 2.2.4 Một số rủi ro của danh mục đầu tƣ chứng khoán - Rủi ro hệ thống (systematic risk): rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán hay của danh mục đầu tưdo sựthay đổi lợi nhuận trên thịtrường nói chung. Bao gồm các loại rủi ro sau: + Rủi ro thị trường: Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình về kinh tế, chính trị, xã hội hay các sự kiện vô hình do yếu tố tâm lý của thị trường.
  • 10. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 10 + Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là khả năng biếnđộng của lợi nhuận do thay đổi lãi suất trên thị trường. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. + Rủi ro sức mua: rủi ro sức mua là biến cố của sức mua củađồng tiền thu được, là tácđộng của lạm phát đối với các khoản đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một khỏan tiêu dùng ngay, khi bạn mua cổ phiếu bạn đã bỏ mất cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu giá cả hàng h óa tăng nhà đầu tư đã mất đi một phần sức mua, điều đó đòi hỏi thu nhập đối với chứng khoán cũng phải tăng lênvà nó tác động lên giá của chứng khoán. -Rủi ro phi hệ thống: (unsystematic risk) rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tốnhưtình hình kinh tế, chính trịhay những yếu tốmang tính chất hệthống có ảnh hưởng đến toàn bộcác chứng khoán có trên thịtrường. Gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính: + Rủi ro kinh doanh: rủi ro kinh doanh là do tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể bị giảm sút lợi nhuận và cổ tức. Mức độ thay đổi so với xu hướng dự kiếnđược gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh cònđược chia làm 2 loại bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạtđộng của công ty. Rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làmảnh hưởngđến tình trạng hoạtđộng của công ty. + Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty. Một công ty không vay nợ sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đi vay công ty đã thay đổi dòngthu nhậpđối với cổ phiếu thường. Cụ thể việc sử dụngđòn bẩy vay nợ có 3 hệ quả quan trọngđối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, ảnh hưởngđến dự kiến của họ vềthu nhập và làm tăng rủi ro của họ. Tổng rủi ro= Rủi ro hệ thống + Rủi ro không hệ thống
  • 11. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 11 3. Đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro. Trong phần này chúng ta xem xét chiến lược đầu tư đa dạng hoá nhằm cắt giảm rủi ro. Phương châm ở đây dựa vào câu phương ngôn “Đừng bỏ tất cảcác quả trứng của bạn vào cùng một giỏ” (Don’t put all your eggs in one basket). Đa dạng hóa danh mục đầu tưnhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờvậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận của chứng khoán kia. Ngoài ra, người ta còn đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro bằng cách đầu tưvào thị trường chứng khoán quốc tếthay vì chỉ tập trung đầu tư vào thịtrường chứng khoán của một quốc gia nào đó. Cụ thể hơn, giả sử bạn đang xem xét đầu tư vào một đảo quốc, ở đó có hai mùa mưa và nắng, và có hai công ty hoạt động: một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh áo đi mưa và một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh kem chống nắng. Hệ số tương quan lợi nhuận của hai công ty này là = - 1, vì sáu tháng mùa nắng công ty sản xuất kem chống nắng thu được lợi nhuận cao trong khi công ty sản xuất áo đi mưa không có lợi nhuận. Ngược lại, sáu tháng mùa mưa, công ty sản xuất áo đi mưa thu được lợi nhuận cao trong khi công ty sản xuất kem chống nắng không có lợi nhuận. Là nhà đầu tư khôn ngoan, thay vì dồn toàn bộ vốn đầu tư vào một trong hai công ty, bạn nên đầu tư vào một danh mục gồm 50% cổ phiếu công ty sản xuất kem chống
  • 12. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 12 nắng và 50% cổ phiếu công ty sản xuất áo đi mưa. Như vậy, quanh năm dù mùa mưa hay mùa nắng bạn đều cócơ hội kiếm được lợi nhuận từ danh mục đầu tư trên. CHƢƠNG 2: ĐA DẠNG HÓA VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐẦU TƢ I. Đa dạng hóa đầu tƣ Chúng ta có thể đo lường các yếu tố không ổn định cho một chứng khoán riêng lẻ hay cho cả một danh mục các chứng khoán. Đương nhiên là mức độ biến động của một chứng khoán riêng lẻ có thể cao hơn một danh mục đầu tư trên thị trường. Để đo lường được mức độ rủi ro của chứng khoán, chúng ta dùng độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ biến động của chứng khoán đó. Để làm rõ quan điểm đa dạng hóa đầu tư làm giảm rủi ro ra sao, chúng ta lấy số liệu về độ lệch chuẩn của cổ phiếu các công ty nổi tiếng thế giới (từ năm 1973 đến năm 1998), cụ thể như sau: Cổ phần Độ lệch chuẩn Cổ phần Độ lệch chuẩn AT&T 22,6 General Electric 18,8 Cocacola 19,7 Mac Donald’s 20,8 Compaq 42,2 Microsoft 29,4 Điều dễ dàng nhận ra ở đây là cổ phiếu của các công ty có độ biến động rất cao, bởi độ lệch chuẩn của danh mục thị trường trong giai đoạn này chỉ vào khoảng 14%, trong khi đó hầu hết các cổ phiếu trên đều có độ lệch chuẩn cao hơn rất nhiều. Điều này thể hiện rõ khi ta so sánh độ lệch chuẩn của cổ phiếu với các chỉ số thị trường tương ứng (Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998) Cổ phiếu Độ lệch chuẩn Chỉ số thị trường Độ lệch chuẩn Bp 16,2 Anh 12,2 Duetche Bank 23,2 Đức 11,3 Nestlé 18,9 Thụy sỹ 14,6 Hudson Bay 26,3 Canada 11,7 Ta có thể thấy được rằng độ lệch chuẩn của các cổ phiếu riêng biệt luôn luôn lớn hơn độ lệch chuẩn của các chỉ số thị trường. Vậy một danh mục được thiết lập từ các cổ
  • 13. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 13 phiếu riêng biệt nhưng tại sao độ biến động của nó lại không được phản ánh đúng bằng độ biến động bình quân của các cổ phần thành phần. Lý do được đưa ra ở đây là do tác động của đa dạng hóa đã làm giảm đi độ biến động Đa dạng hóa sẽ làm giảm thiểu rủi ro nhanh chóng ở những cổ phần đầu tiên sau đó giảm dần khi số cổ phần tăng lên.Việc giảm thiểu sự biến động của cổ phần được thể hiện rõ khi số lượng cổ phần đủ lớn . Đa dạng hóa phát huy tác dụng làm giảm thiểu rủi ro bởi giá của các cổ phần khác nhau thì không thay đổi giống nhau. Thực tế cho thấy hiếm khi giá các cổ phần khác nhau lại có sự tương quan với nhau về mặt biên động . Giá cổ phần của các công ty luôn có sự biến động lên xuống thất thường và đôi khi sự lên giá của cổ phiếu công ty này lại là sự giảm giá của cổ phần công ty khác.Thông qua đó, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư. Để đánh giá được một cách chính xác tác động của đa dạng hóa đối với việc giảm thiểu rủi ro thi ta cần tính toán được rủi ro của danh mục. II. Các mô hình lý thuyết đầu tƣ 1. Xác lập danh mục đầu tƣ thông qua mô hình Markowitz Chúng ta thấy rằng ngay cả khi danh mục đầu tư được tạo thành từ các tài sản ngẫu nhiên thì việc đa dạng hóa như thế cũng đã góp phần giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, Markowitz đã phát triển lý thuyết danh mục đầu tư một cách khoa học hơn bằng cách định lượng hóa việc đa dạng danh mục đầu tư. Mô hình của Markowitz dựa trên những giả thuyết chính nhƣ sau: - Đầu tư trong khoảng thời gian đơn (ví dụ: 1 năm). - Quy định đầu tư dựa trên tỷ suất lợi tức kỳ vọng và rủi ro đầu tư (được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức). - Ở một mức rủi ro xác định, NĐT thích khoản đầu tư mang lại lợi tức kỳ vọng cao hơn. Tương tự, ở mức lợi tức kỳ vọng được xác định, NĐT sẽ chọn khỏan đầu tư có mức rủi ro thấp hơn. Vậy, một tài sản đầu tư hoặc danh mục đầu tư được xem là hiệu quả khi không có bất kỳ tài sản hoặc danh mục đầu tư nào khác cùng mức rủi ro nhưng có tỷ suất lợi tức
  • 14. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 14 kỳ vong cao hơn hoặc có dùng tỷ suất lợi tức kỳ vọng nhưng lại có rủi ro thấp hơn. Danh mục đầu tư hiệu quả là danh mục có rủi ro thấp nhất ở bất kỳ một mức tỷ suất lợi tức kỳ vọng xác định trước hoặc có tỷ suất lợi tức kỳ vọng cao nhất ở bất kỳ một mức rủi ro được xác định trước. 1.1 Các bƣớc để thiết lập một danh mục đầu tƣ hiệu quả theo mô hình Markowitz Bƣớc 1: Trên cơ sở tỷ suất lợi tức kỳ vọng nào đó trên danh mục đầu tư, giải bài toán tối ưu hóa để tìm tỷ trọng của mỗi chứng khoán trong danh mục (Mục tiêu là tối thiểu hóa độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư) Bƣớc 2: Sau đó lần lượt thay đổi giá trị được xác định trước đối với tỷ suất lợi tức kỳ vọng trên danh mục, chúng ta sẽ tập hợp danh mục đầu tư có độ lệch chuẩn nhỏ nhất. Tóm lại, môi hình Markowitz xoay quanh vấn đề xác định tỷ trọng của mỗi tài sản trong danh mục đầu tư. Bởi vì tỷ suất lợi tức kỳ vọng, độ lệch chuẩn của mỗi tài sản, hệ số tương quan giữa các tài sản được xem là đầu vào của mô hình Markowitz, tỷ trọng của mỗi tài sản trong danh mục đầu tư là biến số cần phải giải quyết để tìm ra danh mục đầu tư hiệu quả. Bƣớc 3: NĐT lựa chọn danh mục đầu tư phù hợp với đặc điểm ngại rủi ro của mình. Đƣờng cong hữu dụng: Trong phần đầu, chúng ta đã đề cập đến nội dung là thực thế các NĐT đều có xu hướng ngại rủi ro.NĐT chỉ sẵn sàng chấp nhận rủi ro với điều kiện được đền bù xứng đáng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào các NĐT định lượng cân bằng rủi ro – lợi tức của mình, trong khi đó có tính đến đặc điểm ngại rủi ro, để trên cơ sở đó vận dụng nhằm lựa chọn kết hợp rủi ro – lợi tức mong muốn từ các cơ hội sẵn có. Để giải quyết vấn đề này, Lý thuyết đưa ra khái niệm về giá trị hữu dụng. NĐT xác định giá
  • 15. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 15 trị hữu dụng của một cơ hội đầu tư bằng cách điều chỉnh giảm tỷ suất lợi nhận kỳ vọng của cơ hội đầu tư đó một tỷ lệ % nhất định, nhằm tính đến rủi ro của bản thân đầu tư đó và đặc điểm ngại rủi ro của NĐT. Rủi ro càng lớn, tỷ lệ điều chỉnh giảm càng lớn. Tương tự, NĐT càng ngại rủi ro, tỷ lệ điều chỉnh giảm càng lớn. Một trong những hàm hữu dụng sử dụng phổ biến là dạng   2 005,0 AEU R  Trong đó: U là giá trị hữu dụng E(R) là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng (%) A là Hệ số ngại rủi ro của NĐT  là Độ lệch chuẩn (tính theo %) Ví dụ 7: Có 2 cơ hội đầu tư: 1. Cổ phiếu với lãi suất kỳ vọng 22%, độ lệch chuẩn 34%; 2. Tín phiếu kho bạc với lãi suất 5%. Giả sử, NĐT có hệ số ngại rủi ro là 3 thì U=22-0,005*3*342 =4,66%<5%. Vậy, NĐT sẽ chọn đầu tư vào trái phiếu thay vì cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu A=2 thì U=22-0,005*2*342 =10,44%>5%, NĐT sẽ lựa chọn đầu tư cổ phiếu. Chú ý: Đường cong hữu dụng cũng có thể gọi là đường cong bàng quang (indifference curve) với hàm ý trên đường cong này, NĐT có thể chọn bất kỳ danh mục đầu tư nào vì không có danh mục nào hấp dẫn hơn danh mục nào. - Hệ số ngại rủi ro càng lớn, độ dốc của đường cong hữu dụng càng lớn. Với cùng hệ số ngại rủi ro thì các đường
  • 16. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 16 cong hữu dụng không cắt nhau. Tuy nhiên, hai đường cong hữu dụng của 2 NĐT khác nhau sẽ giao nhau (Trường hợp hệ số ngại rủi ro khác nhau). Mỗi NĐT có vố số đường công hữu dụng. Bởi vì NĐT muốn tối đa hóa giá trị hữu dụng nếu có cơ hội nên các đường cong hữu dụng cao hơn luôn được mong muốn hơn các đường cong hữu dụng thấp. Bƣớc 4: Về lựa chọn danh mục đầu tối ưu: a. Trƣờng hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro: Chúng ta thấy rằng đường biên hiệu quả bao gồm tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả mà NĐT có thể tiến hành thực hiện. Việc lựa chọn danh mục đầu tư từ đường biên hiệu quả phụ thuộc vào hệ số ngại rủi ro của NĐT. Bên cạnh đó, NĐT cũng luôn muốn tối đa hóa hữu dụng có thể có từ cơ hội đầu tư. Hay nói cách khác, các đường cong hữu dụng cao hơn luôn được mong muốn hơn đường cong hữu dụng thấp. Kết hợp hai yếu tố này, NĐT sẽ chọn được danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả và tại đó đường biên hiệu quả tiếp xúc với đường cong hữu dụng. Trong đó: X là danh mục đầu tư tối ưu mà NĐT có hệ số ngại rủi ro A2 lựa chọn; Y là danh mục đầu tư tối ưu mà NĐT có hệ số ngại rủi o A1 lựa chọn. Ví dụ : Xác định tỷ trọng danh mục đầu tư tối ưu mà NĐT có thể thực hiện trong phương án đầu tư sau: Tài sản Trọng số Tỷ suất lợi tức kỳ vọng Độ lệch chuẩn Bất động sản W1 (?) E(r1) = 0,2 1  = 0,4 Chứng khoán W2 (?) E(r2) = 0,12 2  = 0,25 Hệ số tương quan r1,2 = 0,2; Hiệp phương sai 2,1  = r1,2* 1  * 2  = 0,02 Tỷ suất lợi tức kỳ vọng là EP = w1E(r1) + w2E(r2)=w1E(r1)+(1-w1)E(r2)
  • 17. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 17 => )2()1( )2( 1 rr rP EE EE W    và )2()1( )1( 2 rr Pr EE EE W    (1) Ta có Hiệp phương sai 2,121 2 2 2 2 2 1 2 1 2 2,1 2  wwww  (2) Thay (1) vào (2) ta có : 2,1 )2()1( )1( )2()1( )2(2 2 2 )2()1( )1(2 1 2 )2()1( )2(2 2,1 2                                             rr Pr rr rp rr Pr rr rp EE EE EE EE EE EE EE EE         2 )2()1( 2,1)1()2( 2 2 2 )1( 2 1 2 )2(2 2,1 2 rr PrrpPrrp EE EEEEEEEE              2 )2()1( 2,1)2()1( 2 1 2 )2( 2 2 2 )1(2,1)2()1( 2 1)2( 2 2)1( 2 2,1 2 2 2 12 2,1 222 rr rrrrPrrrrP EE EEEEEEEEEE      Đặt    2 )2()1( 2,1 2 2 2 1 2 rr EE      ;    2 )2()1( 2,1)2()1( 2 1)2( 2 2)1( rr rrrr EE EEEE         2 )2()1( 2,1)2()1( 2 1 2 )2( 2 2 2 )1( 2 rr rrrr EE EEEE      Ta có   PP EE 2 22 2,1 (4) Thay số ta có : 60,091,752,28 22 2,1  PP EE (5) Biểu diễn 5 trên đồ thị trục tọa độ tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn ta được đường cong IOS. Với P  2,1 ; PP rE  ;
  • 18. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 18 Danh mục đầu tư tối ưu khi đường biên hiệu quả (IOS) tiếp xúc với đường cong hữu dụng cao nhất. Tại tiếp điểm, độ dốc của đường cong hữu dụng và đường biên hiệu quả (IOS) là bằng nhau. Do vậy : Độ dốc của IOS :      p P EIOSd dE 2,1 2,1 Tại tiếp điểm 2,1 2,1    A E P          A E P 11   Độ dốc của đường đẳng dụng 2,1 2,1   A Ud dE P  Thay số ta có : EP=16,79% ; 2,1  = 27,74% ; và W1=59,8% và W2=40,2%. Biểu diễn trên đồ thị :
  • 19. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 19 b. Trƣờng hợp có cả tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro Tài sản phi rủi ro là tài sản mang lại tỷ suất lợi nhuận chắc chắn. Do vậy, độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận của tài sản phi rủi ro là bằng không ( 0 ). Tương tự, phương sai, hiệp phương sai của tài sản phi rủi ro với các tài sản rủi ro khác hoặc danh mục đầu tư bất kỳ đều bằng không. Tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư được tính như sau : fP RyyEE )1(1  (9) Trong đó : EP là tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư. y: tỷ trọng tài sản rủi ro trong danh mục đầu tư. E1 : tỷ suất lợi tức kỳ vọng của các tài sản rủi ro trong DMĐT Rf : tỷ suất lợi tức tài sản phi rủi ro. Từ đây, ta có :   P fR CfR RE RE P C     )( )( Chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn và tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục kết hợp giữa tài sản rủi ro và phi rủi ro có mối quan hệ tuyến tính với nhau.
  • 20. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 20 Phụ lục 1: Đầu tƣ bằng cách sử dụng đòn bẩy Có thể đạt được tỷ suất lợi tức kỳ vọng cao hơn tỷ suất lợi tức kỳ vọng ở tại điểm M hay không nếu như NĐT sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn ? Câu trả lời là : Có. Có hai lựa chọn. 1 là đầu tư toàn bộ vốn vào một danh mục nào đó trên đường biên Markowitz và nằm phí bên phải của điểm M (điểm D chẳng hạn). 2. Vay theo lãi suất phi rủi ro và đầu tư tất cả vào danh mục tài sản rủi ro M. Giả sử NĐT vay theo lãi suất phi rủi ro một số lượng bằng 50% so với số vốn mà ông ta hiện có. Bây giờ tỷ trọng đầu tư vào M là 150% (y=1,5) và tỷ trọng đầu tư vào tài sản phi rủi ro là -50%. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư kết hợp giữa danh mục M và việc vay mượn sẽ là : E(Rc)=1,5E(RM)+(-0,5)Rf ; MC  5,1 Trên đô thị, danh mục này nằm trên đường thẳng đi qua Rf và M, về phía bên phải của điểm M. Một cách tổng quát, tất cả các danh mục nằm trên đường thẳng đi qua Rf và M, đồng thời nằm bên phải điểm M là các danh mục hiệu quả mà NĐT có thể lựa chọn trong trường hợp có sử dụng đòn bẩy. Tương tự như vậy các trường hợp trên, việc lựa chọn danh mục đầu tư tối tư cụ thể là tùy thuộc vào hệ số ngại rủi ro của NĐT. 1.2 Mô hình Fama-French Năm 1992, Eugene Fama một giáo sư tài chính người Mỹ, cùng với Kenneth French khám phá ra rằng beta của CAPM không giải thích được suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán Mỹ thời kỳ 1963-1990. Fama-French bắt đầu quan sát hai lớp cổ phiếu có khuynh hướng tốt hơn so với toàn bộ thị trường. Thứ nhất là cổ phiếu có vốn hóa nhỏ (small caps) hay còn gọi là qui mô nhỏ. Thứ hai là cổ phiếu có tỷ số giá sổ sách trên giá thị
  • 21. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 21 trường BE/ME (Book to Market Equity) cao. Họ đưa thêm hai nhân tố này vào CAPM để phản ánh sự nhạy cảm của danh mục đối với hai loại cổ phiếu này. Sau khi được giới thiệu vào năm 1993, mô hình ba nhân tố của hai tác giả Fama-French để lượng hóa mối quan hệ giữa rủi ro và suất sinh lợi đã được kiểm định là có hiệu quả tại các thị trường chứng khoán phát triển cũng như mới nổi. Mô hình ba nhân tố Fama-French (1993) cho rằng suất sinh lợi của một danh mục đầu tư hoặc một cổ phiếu riêng biệt phụ thuộc vào 3 yếu tố đó là: yếu tố thị trường, yếu tố qui mô công ty và yếu tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường BE/ME Mô hình được mô tả như sau: E(Ri) - Rf = c + βi [(E(RM) – Rf ] + si (SMB) + hi (HML) Trong đó: - E(Ri) : Mức lợi nhuận kỳ vọng cho danh mục i - Rf : Mức lợi nhuận không rủi ro. - E(RM) :Mức lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ thị trường. - SMB : Bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty nhỏ so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty lớn. - HML : Bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cao so với công ty có giá trị này thấp. - bi: Hệ số hồi qui cho nhân tố thị trường. - si: Hệ số hồi qui cho nhân tố SMB. - hi: Hệ số hồi qui cho nhân tố HML. Mô hình Fama-French 3 nhân tố vẫn cho rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro cao. Hệ số si và hi lần lượt đo lường mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố SMB và HML đến tỷ suất sinh lợi của danh mục i. Danh mục i bao gồm những cổ phiếu giá trị sẽ có hệ số hi cao và ngược lại đối với danh mục bao gồm những cổ phiếu tăng trưởng sẽ có hi thấp. Tương tự, danh mục i bao gồm những cổ phiếu có vốn hóa thị trường cao thì sẽ có hệ số si thấp và ngược lại đối với những danh mục bao gồm những cổ phiếu có vốn hóa thị trường thấp thì hệ số si cao.
  • 22. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 22 Mô hình trên mẫu của Fama-French ở thị trường Mỹ thời gian 1963-1991 đã cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và TSSL trung bình, và một mối tương quan cùng chiều mạnh hơn của BE/ME với TSSL trung bình, có nghĩa là BE/ME có tác dụng giải thích TSSL chứng khoán nhất quán hơn so với nhân tố quy mô. Với cùng một nhóm danh mục con BE/ME (ngoại trừ nhóm danh mục con có BE/ME thấp nhất), TSSL giảm khi quy mô tăng, điều này cũng có nghĩa là hệ số của nhân tố SMB là dương. Với cùng một nhóm danh mục con theo quy mô, TSSL trung bình có xu hướng tăng cùng với BE/ME, tức hệ số của nhân tố HML là dương. Fama-French giải thích hệ số của SMB dương là do những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chứa đựng rủi ro cao, hoạt động kém hiệu quả hơn, chi phí đại diện cao hơn, do đó NĐT đòi hòi một phần bù rủi ro > 0. Cũng theo Fama-French, những công ty có BE/ME cao thường rơi vào kiệt quệ tài chính nhiều hơn, gây rủi ro cho NĐT, do đó NĐT được phần bù giá trị dương. Tóm lại, một số lƣu ý quan trong về lý thuyết danh mục đầu tƣ của Markowitz : - Lý thuyết danh mục đầu tư được đề cập đến như một mô hình chỉ có hai tham số, bởi vì nó giả thiết rằng quyết định đầu tư chỉ xem xét dựa trên 2 tham số : Tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn (thể hiện cho rủi ro). - Mô hình Markowitz tạo ra một tập hợp danh mục đầu tư hiệu quả. Trên đường biên hiệu quả, không danh mục nào tốt hơn danh mục nào. Lựa chọn danh mục đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi NĐT cụ thể (hệ số ngại rủi ro). - Mô hình Markowitz không giải quyết vấn đề đầu tư hoặc vay theo lãi suất phí rủi ro được bổ sung thêm vào danh mục các tài sản rủi ro. Trong phần trên, chúng ta đã thấy rằng kết hợp tài sản phi rủi ro vào danh mục rủi ro, giá trị hữu dụng của đầu tư tăng lên, đường biên hiệu quả cũng thay đổi (trở thành đường thẳng tiếp xúc với đường biên Markowitz). - Vì mỗi NĐT có bộ các tham số đầu vào cho mô hình Markowitz ước lượng khác nhau (Tỷ suất lợi nhuận, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan), đường biên hiệu quả của mỗi NĐT cũng khác nhau. Đây là vấn đề liên quan đến thực tế là thành công của việc lựa
  • 23. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 23 chọn danh mục đầu tư phụ thuộc vào chất lượng của các tham số đầu vào. - Mô hình Markowitz đòi hỏi phải ước lượng lớn các tham số đầu vào. Ví dụ : muốn xây dựng đường biên hiệu quả của danh mục đầu tư với m=50 chứng khoán, chúng ta phải có 50 giá tỷ suất lợi nhuận, 50 giá trị phương sai, 1.225 giá trị hiệp phương sai. Đây là khối lượng công việc nặng nề trong khi thực tế đòi hỏi đa dạng hóa rất sâu danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, khả năng sai số rất lớn khi thực hiện nhiều các phép tính như vậy. Do đó cũng làm giảm tính chính xác của việc xây dựng đừơng biên hiệu quả. Xuất phát từ lý do này mà nhiều nghiên cứu để đơn giản hóa việc ứng dụng mô hình Markowitz. Có hai cách đơn giản hóa là : 1. Đơn giản hóa số lượng và loại dữ liệu cần thiết để phân tích. 2. Đơn giản hóa thủ tục tính toán để xác định danh mục đầu tư hiệu quả./. 2. Mô hình 4 nhân tố của Carhart (1997) Carhart nghiên cứu hai mô hình đo lường hiệu quả hoạt động của quỹ là mô hình CAPM của Sharpe (1964) và Litner (1965) và mô hình 4 nhân tố Carhart (1995). Carhart nhận thấy rằng mô hình 3 nhân tố Fama-French không giải thích được biến động trong TSSL khi phân loại danh mục theo TSSL kỳ trước (theo xu hướng/đà tăng trưởng). Chan Jegadessh và Lakonishok cho rằng sự bất thường của nhân tố xu hướng chính là một yếu tố của thị trường không hiệu quả do phản ứng chậm với thông tin. Mẫu mà Carhart sử dụng là mẫu không loại trừ những công ty ngưng hoạt động tính tới thời điểm kết thúc khảo sát, đồng thời là mẫu có kích thước lớn nhất tính cho đến thời điểm 1997, do đó có tính tổng quát cao hơn những mô hình trước đó. Mẫu bao gồm dữ liệu tháng của tất cả những quỹ từ tháng 1-1962 đến tháng 12-1993, tổng cộng 1892 quỹ và 16109 tổng số năm hoạt động. Grinbatt và Titman (1989) và Wermers (1996) thì sử dụng số liệu quý, còn Brown và Goetzmann (1995) đã nghiên cứu mẫu gồm các quỹ rất giống của Carhart, từ 1976 đến 1988, nhưng lại bỏ qua năm đầu tiên của quỹ mới thành lập và năm cuối của quỹ ngưng hoạt động. Carhart xây dựng mô hình 4 nhân tố dựa trên mô hình 3 nhân tố của Fama và French (1993) và thêm một nhân tố nữa được đưa ra bởi Jegadeesh và Titman (1993) là yếu tố xu hướng bất thường trong một năm.
  • 24. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 24 Ri(t) – RF(t) = αi + bi.[RM(t) – RF(t)] + si.SMB(t) + hi.HML(t) + piPR1YR(t) + e(t) t = 1,2,…, T Trong đó: - RF: Lãi suất phi rủi ro ( theo kỳ quan sát tháng) - RM: TSSL của thị trường - SMB và HML: Các nhân tố mô phỏng quy mô và giá trị, được tính như trong mô hình ba nhân tố Fama-French (chia 6 danh mục theo các điểm gãy 50%-50% với quy mô và 30%-40%-30% cho BE/ME) - PR1YR (High minus Low prior-year return, hay Winners minus Losers): Yếu tố xu hướng một năm, được tính bằng TSSL bình quân của các chứng khoán cao giá năm trước trừ cho TSSL bình quân của các chứng khoán thấp giá năm trước, đo lường lợi nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi tiếp tục nắm giữ những chứng khoán cao giá của năm trước do thực hiện chiến lược đầu tư theo xu hướng. Cụ thể, PR1YR là chênh lệch được tính bằng TSSL bình quân tháng năm sau của 30% chứng khoán có TSSL năm trước cao nhất trừ cho TSSL bình quân tháng năm sau của 30% chứng khoán có TSSL năm trước thấp nhất. Tỷ suất sinh lợi mà Carhart sử dụng để phân loại chứng khoán là tỷ suất sinh lợi 11 tháng năm trước với độ trễ 1 tháng, tức là bỏ qua tháng liền trước đó. Carhart xây dựng hệ số cho PR1YR trên cơ sở tạo 6 danh mục do phân loại các chứng khoán theo quy mô (Small,Big – S,B với các điểm gãy 50%-50%) và theo chứng khoán cao giá/mất giá năm trước (Winners, Neutral, Losers – W,N,L với các điểm gãy 30%- 40%-30%). Điều này khác với cách làm của Brav, Gezcy và Gompers (2000) là chia các chứng khoán theo xu hướng thành 2 nhóm Winners-Losers với điểm gãy 50%-50%. Hệ số PR1YR hàng tháng được tính: PR1YR = [(S/W – S/L)+ (B/W - B/L)]/2 Ý nghĩa: không nên đầu tư vào những quỹ có TSSL âm thường xuyên; những quỹ có TSSL cao năm trước thì năm sau sẽ có TSSL cao hơn TSSL mong đợi trung bình, nhưng những năm sau đó thì chưa chắc; tỷ số chi phí quản lý/Tổng tài sản ròng, chi phí giao dịch, chi phí đầu tư có tác động trực tiếp và ngược chiều đến TSSL của quỹ, những chi
  • 25. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 25 phí này sẽ lấy đi phần TSSL vượt trội của nhữngngười nắm giữ quỹ có TSSL cao năm trước trong dài hạn. 3. Mô hình 3 nhân tố của Lu Zhang (2010) Xây dựng mô hình, ý nghĩa các nhân tố và hệ số: Long Chen và Lu Zhang cho rằng mô hình ba nhân tố Fama-French không giải thích được mối tương quan thuận giữa TSSL trung bình với TSSL kỳ trước trong ngắn hạn và mối tương quan nghịch giữa TSSL trung bình với tình trạng kiệt quệ tài chính, phát hành cổ phần mới và tăng trưởng tài sản. Hai ông đã xây dựng mô hình trên NYSE, Amex và NASDAQ từ tháng 1-1972 đến tháng 12-2006, mô hình gồm ba nhân tố là phần bù thị trường, phần bù đầu tư và phần bù TSSL trên tổng tài sản ROA. Nền tảng cho việc xây dựng này là thuyết Q của James Tobin về quyết định đầu tư, theo đó q = giá trị thị trường/giá trị vốn góp của công ty,nhay q = ME/BE. Nói cách khác, q chính là hiện giá thuần của dòng tiền tương lai tạo ra từ một đồng vốn tăng thêm. Nếu q >1, công ty nên đầu tư thêm vì việc đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn chi phí bỏ ra, nếu q <1 thì công ty nên bán bớt tài sản vì chúng không tạo ra lợi nhuận và không đạt đến mức hữu dụng tối đa. Trong cả hai trường hợp thì q sẽ tiến về 1, là trạng thái cân bằng đầu tư và công ty không cần phải thay đổi gì nữa. Nếu lãi suất dùng để chiết khấu cao thì làm giảm q, do đó giảm đầu tư. Điều này có nghĩa đầu tư thấp thì TSSL mong đợi cao. Nếu lãi suất dùng để chiết khấu thấp thì q tăng, công ty tăng đầu tư, cũng có nghĩa là đầu tư cao thì TSSL mong đợi thấp. ROA cũng dự báo TSSL vì một ROA mong đợi cao phải tương ứng với một lãisuất chiết khấu cao. Nếu lãi suất chiết khấu (tức TSSL) không cao tương ứng thì nhà đầu tư sẽ nhận thấy rằng giá trị hiện tại của vốn mới cao và sẽ đầu tư nhiều hơn. Trườnghợp ROA thấp thì ngược lại. Mô hình có dạng: E(ri) – rf = αi + βiMKT E(rMKT) + βiINV E(rINV) + βiROA E(rROA) + ei Trong đó: - Rf: TSSL phi rủi ro
  • 26. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 26 - βiMKT, βiINV, βiROA: là các hệ số nhân tố đo lường độ nhạy cảm nhân tố đối với TSSL chứng khoán - E(rMKT): phần bù rủi ro thị trường - E(rINV): phần bù đầu tư. Đầu tư trên tài sản I/A (Investment on Asset) theo cách tính của Lu Zhang là tổng thay đổi hàng năm trong tài sản cố định và hàng tồn kho chia cho giá trị sổ sách tổng tài sản năm trước. Cách tính này cho thấy được đầu tư trong dài hạn vào tài sản cố định và trong ngắn hạn vào hàng tồn kho. Nhân tố đầu tư được tính dựa trên các danh mục mô phỏng đầu tư. Cách tính này cũng giống như Fama và French. Vào tháng 6 mỗi năm, Long Chen và Lu Zhang chia các chứng khoán thành 3 nhóm theo I/A với các điểm gãy là 30%-40%-30% (low-middle- high) và chia theo quy mô (vốn hoá thị trường) thành 2 nhóm với điểm gãy 50%-50% (small-big). Điều này dựa trên kết quả của Fama-French năm 2008 rằng độ lớn của tăng trưởng tài sản thay đổi nhiều với các quy mô khác nhau: tăng trưởng mạnh đối với chứng khoán vốn hoá nhỏ và hầu như không tăng trưởng đối với chứng khoán vốn hoá lớn, do đó cần xét đến yếu tố quy mô trong nhân tố đầu tư. Với 6 danh mục này, TSSL hàng tháng của mỗi danh mục được tính với trọng số là % vốn hoá mỗi chứng khoán trong danh mục. RINV được tính là TSSL của hai danh mục có I/A thấp (S/L và B/L) trừ cho TSSL của hai danh mục có I/A cao (S/H và B/H). E(rROA): Phần bù TSSL trên tổng tài sản. Long Chen và Lu Zhang chia chứng khoán thành 3 nhóm với các điểm gãy 30%- 40%-30% (low-middle-high) theo ROA quý của 4 tháng trước. Chứng khoán cũng được chia thành 2 nhóm theo quy mô, điểm gãy 50%-50%. 6 danh mục được hình thành và TSSL hàng tháng mỗi danh mục được tính. RROA được tính là TSSL của hai danh mục có ROA cao (S/H và B/H) trừ cho TSSL của hai danh mục có ROA thấp (S/L và B/L). Ý nghĩa: Lu Zhang đã đưa ra được mối quan hệ ngược chiều giữa TSSL mong đợi với đầu tư trên tài sản I/A, đầu tư trên tài sản Lu Zhang tính đến là phát hành cổ phần mới, tăng trưởng tài sản, tỷ số giá trị ME/BE, tăng trưởng doanh thu dài hạn trong quá khứ, TSSL dài hạn trong quá khứ. Điều này cũng phù hợp với mô hình của Fama French
  • 27. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 27 về mối quan hệ BE/ME với TSSL: những công ty có BE/ME cao đòi hỏi một TSSL cao hơn những công ty BE/ME thấp. Theo lý giải của Lu Zhang dựa trên thuyết Q thì công ty có BE/ME cao cho thấy q<1, công ty đầu tư ít và đạt TSSL trung bình cao hơn những công ty có BE/ME thấp (lãi suất dùng chiết khấu cao hơn, làm cho q thấp). Đồng thời Lu Zhang cũng đã đưa ra mối quan hệ cùng chiều của ROA mong đợi với TSSL mong đợi. CHƢƠNG 3 CUNG CẦU VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TÀI CHÍNH I. Định nghĩa vể tài sản tài chính Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị trường. Nó bao gồm các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác. Người chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai gọi là người phát hành (thường là chính phủ, các tổ chức và công ty). Người sở hữu các tài sản tài chính gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính. II. Cung cầu của tài sản tài chính Trong giới hạn chuyên đề này, chúng tôi chỉ xem xét về việc định giá trái phiếu, cổ phiếu, hai sản phẩm phổ biến trong hoạt động của thị trường tài chính. 1. Cung cầu và định giá trái phiếu 1.1 Định nghĩa trái phiếu Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do chính phủ hoặc công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn. Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Ngoài việc công bố mệnh giá, người ta còn công bố lãi suất của trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu (coupon rate) tức là lãi suất mà trái phiếu được hưởng, nó bằng lãi được hưởng chia cho mệnh giá của trái phiếu. 1.2 Phân loại trái phiếu Căn cứ vào chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu thành 2 loại: trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Thông thường trái phiếu chính phủ được phân chia thành các loại sau đây:
  • 28. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 28 • Trái phiếu kho bạc, phát hành bởi kho bạc để tài trợ cho thiếu hụt ngân sách của chính phủ • Trái phiếu đô thị, phát hành bởi chính quyền địa phương nhằm mục đích huy động vốn tài trợ cho ngân sách của chính quyền địa phương. Trái phiếu công ty có thể chia thành hai loại sau đây: • Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu sau khi phát hành bán cho nhà đầu tư, đến một điểm thời gian nào đó nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu có thể chuyển đổi nó thành một số cổ phiếu của công ty. 1.3 Cung và cầu trên thị trƣờng trái phiếu Thực tế thường thấy trên thị trường tài chính là các loại lãi suất khác nhau tuy mức độ biến động khác nhau, nhưng thường biến động cùng nhau. Chính vì vậy, chúng ta có thể đơn giản hóa việc phân tích cung cầu trên thị trường trái phiếu bằng cách giả định trên thị trường chỉ có một loại trái phiếu và một loại lãi suất duy nhất. Cụ thể là chúng ta sử dụng trái phiếu chiết khấu thời hạn một năm do trái phiếu này có nhiều đặc điểm tiện lợi: lợi suất đáo hạn của trái phiếu này bằng tỷ suất lợi nhuận dự kiến và bằng lãi suất. Chúng ta gọi việc phân tích cung cầu trái phiếu là phân tích trong khuôn mẫu tiền vay do trên thị trường tài chính, việc phát hành (bán) trái phiếu ra thị trường tương đương với việc đi vay tiền và việc mua trái phiếu đồng nghĩa với việc cho vay tiền. 1.3.1 Đường cầu trái phiếu Chúng ta sử dụng một trái phiếu chiết khấu thời hạn một năm, mệnh giá 1.000 đôla. Với loại trái phiếu này chúng ta có: Trong đó: i : lãi suất, lợi suất đáo hạn của trái phiếu Re : tỷ suất lợi nhuận dự tính F : mệnh giá của trái phiếu chiết khấu Pdb : giá mua ban đầu của trái phiếu chiết khấu
  • 29. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 29 Những yếu tố làm dịch chuyển đƣờng cầu trái phiếu : - Của cải Khi nền kinh tế trong chu kỳ phát triển, của cải của xã hội tăng lên làm cho đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang phải. Trên đường cầu mới, tại mỗi mức lãi suất hay mức giá nhất định, lượng cầu trái phiếu tăng so với đường cầu cũ. Kết luận: trong chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế, của cải của xã hội tăng lên, nhu cầu trái phiếu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang bên phải. Khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái với sự giảm đi của thu nhập và của cải, nhu cầu trái phiếu giảm đi làm đường cầu dịch chuyển sang trái. - Tỷ suất lợi nhuận dự tính - Đối với trái phiếu chiết khấu thời hạn một năm, lãi suất và tỷ suất lợi nhuận dự tính là giống nhau. Bởi vậy, bất cứ một sự thay đổi nào của lãi suất dự tính cũng làm tỷ suất lợi nhuận thay đổi tương tự. Đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn nhiều hơn một năm, lãi suất và tỷ suất lợi nhuận dự tính có thể khác nhau. Vì vậy, khi mọi người nghĩ rằng lãi suất trong tương lai sẽ tăng lên thì họ cũng dự đoán rằng tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu dài hạn sẽ giảm đi, vì vậy, tại mỗi mức lãi suất nhất định nhu cầu về trái phiếu dài hạn sẽ giảm đi. Dự tính về sự tăng lên của lãi suất trong tương lai làm giảm lợi nhuận dự tính của trái phiếu, làm giảm lượng cầu trái phiếu và dịch chuyển đường cầu sang trái. Ngược lại, dự tính về sự giảm đi của lãi suất trong tương lai làm tăng lợi nhuận dự tính của trái phiếu, nhu cầu về trái phiếu tăng lên và đường cầu dịch chuyển sang phải. - Rủi ro thị trƣờng Nếu rủi ro trên thị trường trái phiếu tăng lên, ví dụ do khả năng biến động sắp tới của lãi suất tăng lên hay rủi ro phá sản tăng lên làm cho trái phiếu trở nên kém hấp dẫn, lượng cầu trái phiếu giảm và đường cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, nếu như các tài sản khác trở nên rủi ro hơn so với trái phiếu hay nói cách khác là rủi ro tương đối của trái phiếu giảm đi, nhu cầu về trái phiếu tăng lên và đường cầu trái phiếu dịch sang phải.
  • 30. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 30 - Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên làm tăng lượng cầu trái phiếu tại mỗi mức giá (lãi suất), đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang phải. Tương tự như vậy, sự tăng tính thanh khoản của các loại tài sản khác làm giảm tính thanh khoản tương đối của trái phiếu và làm đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang trái. 1.3.2 Đƣờng cung trái phiếu Giả thiết quan trọng trong việc phân tích đường cung trái phiếu là các yếu tố khác ảnh hưởng tới cung và cầu trái phiếu luôn giữ nguyên khi lãi suất và giá trái phiếu thay đổi. Chúng ta sẽ thấy khi lãi suất (tỷ suất lợi nhuận dự tính) giảm đi hay giá trái phiếu tăng lên, lượng cung trái phiếu tăng lên làm cho đường cung trái phiếu dốc lên. Trong khuôn khổ phân tích cơ cấu tiền vay, chúng ta có thể giả thích như sau: khi lãi suất giảm đi (giá trái phiếu tăng lên) làm cho nhu cầu đi vay tiền tăng lên (do việc đi vay trở nên rẻ hơn), những người đi vay tiền sẽ có mong muốn bán ra (phát hành) nhiều trái phiếu hơn để vay tiền, vì vậy lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên làm cho đường cung trái phiếu dốc lên trên. Những yếu tố làm dịch chuyển đƣờng cung trái phiếu - Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tƣ Khi nhận thấy có nhiều cơ hội đầu tư có lợi, các doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng vay mượn tiền nhiều hơn để đầu tư, doanh nghiệp sẽ phát hành nhiều trái phiếu hơn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của mình. Vì vậy, khi nền kinh tế trong chu kỳ tăng trưởng, cung trái phiếu tăng lên, đường cung trái phiếu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong chu kỳ suy thoái, các cơ hội đầu tư không hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận, lượng cung trái phiếu giảm đi, đường cung trái phiếu dịch chuyển sang trái. - Lạm phát dự tính Khi lạm phát dự tính tăng lên, lãi suất thực giảm đi làm chi phí thực của việc vay mượn giảm đi. Các doanh nghiệp và cá nhân có khuynh hướng vay mượn nhiều hơn. Lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên tại mỗi mức giá hay lãi suất nhất định. Lạm
  • 31. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 31 phát dự tính tăng lên làm tăng lượng cung trái phiếu, đường cung trái phiếu dịch chuyển sang phải. - Các chính sách của Chính phủ Các chính sách của Chính phủ có thể ảnh hưởng tới lượng cung trái phiếu theo nhiều cách. Phổ biến nhất là khi ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ phải vay mượn để bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Hành động này làm tăng lượng cung trái phiếu trên thị trường và làm dịch chuyển đường cung trái phiếu sang phải. Trong khuôn khổ của việc thực hiện chính sách tiền tệ, các hoạt động mua bán trái phiếu trên thị trường mở cửa Chính phủ cũng làm ảnh hưởng đến lượng cung trái phiếu. 1.4 Định giá trái phiếu Định giá trái phiếu tức là quyết định giá trị lý thuyết của trái phiếu một cách chính xác và công bằng. Giá trị của trái phiếu được xác định bằng cách xác định hiện giá của toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu. Chúng ta sử dụng các ký hiệu: • I là lãi cố định được hưởng từ trái phiếu • V là giá của trái phiếu • kc là lãi suất của trái phiếu • kd là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư • MV là mệnh giá trái phiếu • n là số năm cho đến khi đáo hạn 1.4.1 Trái phiếu không có thời hạn Trái phiếu không có thời hạn (perpetual bond or consol) là trái phiếu chẳng bao giờ đáo hạn. Giá của trái phiếu vĩnh cửu chính là tổng hiện giá của toàn bộ lãi thu được từ trái phiếu. Trong bài 2 chúng ta đã biết cách xác định hiện giá của dòng tiền vô hạn. Vận dụng công thức xác định hiện giá chúng ta có thể định giá trái
  • 32. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 32 d phiếu không có thời hạn như sau: Giả sử bạn mua một trái phiếu được hưởng lãi $50 một năm trong thời gian vô hạn và bạn đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 12%. Hiện giá của trái phiếu này sẽ là: V = I/kd = 50/0,12 = 416,67$. Tại sao nhà đầu tư chịu bỏ tiền ra mua một trái phiếu chẳng bao giờ đáo hạn, nghĩa là chẳng bao giờ thu hồi lại được tiền gốc bỏ ra? Lý do, như đã chỉ ra trong mô hình định giá, là số tiền bỏ ra đó được bù đắp bằng số lãi hàng năm nhà đầu tư nhận được mãi mãi. 1.4.2 Trái phiếu có kỳ hạn đƣợc hƣởng lãi định kỳ Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định. Khi mua loại trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi định kỳ, thường là hàng năm, theo lãi suất công bố (coupon rate) trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn. Chúng ta có giá của trái phiếu, bằng hiện giá toàn bộ dòng tiền thu nhập từ trái phiếu trong tương lai, được xác định như sau: Ví dụ: Giả sử bạn cần quyết định giá của một trái phiếu có mệnh giá là 1 triệu đồng hay 1000 nghìn đồng, được hưởng lãi suất 10% trong thời hạn 9 năm trong khi nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 12%/năm. Giá của trái phiếu này xác định như sau:
  • 33. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 33 ⎦ Trong đó lãi của trái phiếu là I = MV(kc) = 1000(10%) = 100, tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu là kd = 12% và thời hạn của trái phiếu là n = 9 năm. Sử dụng công thức tính hiện giá của một số tiền và công thức tính hiện giá của dòng tiền đều (đã học trong bài 2), bạn xác định được: Từ đó xác định V= 100(5,328) + 1000(0,361) = 893,8 nghìn đồng. Đây là giá trị lý thuyết của trái phiếu, tức là giá trị mà bạn có được khi áp dụng mô hình định giá. Nếu trên thị trường, trái phiếu được giao dịch ở mức giá trên mức giá này, điều đó có nghĩa là trái phiếu đang giao dịch trên mức giá trị lý thuyết của nó, bạn nên bán trái phiếu. Ngược lại, nếu trên thị trường trái phiếu đang giao dịch dưới mức giá bạn định ra, có nghĩa là trái phiếu đang giao dịch dưới mức giá trị lý thuyết của nó, bạn nên mua trái phiếu này. Nhiều người cũng định giá và quyết định như bạn, kết quả là trái phiếu sẽ lên giá và khi đó bạn lại bán trái phiếu ra và kiếm lợi nhuận như kỳ vọng. 1.4.3 Trái phiếu có kỳ hạn không hƣởng lãi định kỳ Trái phiếu kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ (zero-coupon bond) là loại trái phiếu không có trả lãi định kỳ mà được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá. Tại sao nhà đầu tư lại mua trái phiếu không được hưởng lãi? Lý do là khi mua loại trái phiếu này họ vẫn nhận được lợi tức, chính là phần chênh lệch giữa giá mua gốc của trái phiếu với mệnh giá của nó. Phương pháp định giá loại trái phiếu này cũng tương tự như cách định giá
  • 34. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 34 loại trái phiếu kỳ hạn được hưởng lãi, chỉ khác ở chỗ lãi suất ở đây bằng không nên toàn bộ hiện giá của phần lãi định kỳ bằng không. Do vậy, giá cả của trái phiếu không hưởng lãi được định giá như là hiện giá của mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn. Ví dụ: Giả sử NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn 10 năm và mệnh giá là 1000 nghìn đồng. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư là 12%, giá bán của trái phiếu này sẽ là: Nhà đầu tư bỏ ra 322.000 đồng để mua trái phiếu này và không được hưởng lãi định kỳ trong suốt 10 năm nhưng bù lại khi đáo hạn nhà đầu tư thu về được 1000 nghìn đồng hay 1 triệu đồng. 2. Định giá cổ phiếu 2.1 Định nghĩa cổ phiếu Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. 2.2 Phân loại cổ phiếu: Phân chia theo cách nhận cổ tức và vốn sau khi giải thể, phá sản, cổ phiếu được chia làm hai loại: - Cổ phiếu thường : Là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tuỳ theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường,
  • 35. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 35 không chỉ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty mà còn rất nhiều yếu tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, quan hệ cung cầu. - Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty. 2.3 Định giá cổ phiếu Thị giá của cổ phiếu trên thị trường biến động hàng ngày. Có những loại cổ phiếu tăng giá mạnh so với giá ban đầu niêm yết, nhưng cũng có những cổ phiếu liên tục giảm giá. Sự biến động về giá cổ phiếu tạo ra các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động đầu tư. Giá trị thực của cổ phiếu là một khái niệm tương đối và đó cũng chính là đối tượng của các phương pháp định giá. Khi cổ phiếu bắt đầu được phát hành và tham gia giao dịch trên thị trường thì việc định giá mua ( bán) là hết sức quan trọng. Chính vì vậy nhu cầu định giá cổ phiếu trở thành một nhu cầu thiết yếu và quan trọng. Có nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Trong đó có hai phương pháp chiết khấu để định giá cổ phiếu thường được sử dụng như sau 2.3.1 Phƣơng pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF) Nguyên lý cơ bản của phƣơng pháp Chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên nguyên lý cơ bản, đó là giá trị của cổ phiếu được xác định bằng các luồng thu nhập mà cổ phiếu đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp Ta có công thức : 1 (1 ) n i o n i i C F P r    Trong đó : CF : luồng thu nhập công ty trong tương lai r : lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó.
  • 36. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 36 Xác định luồng thu nhập, tỷ lệ chiết khấu. * Dòng tiền tự do thuộc về vốn chủ sở hữu ( FCFE ) Các nhà đầu tư khi đóng góp vào cổ phần hoá một công ty sẽ nhận được luồng thu nhập cuối cùng còn lại sau khi công ty thanh toán mọi nghĩa vụ tài chính và sau khi sử dụng cho nhu cầu tái đầu tư của công ty. Do vậy luồng thu nhập tự do của vốn cổ phần chính là luồng thu nhập còn lại sau khi thanh toán mọi chi phí cho hoạt động, chi trả lãi và gốc, và mọi chi phí vốn cần thiết để duy trì tỷ lệ tăng trưởng của luồng thu nhập dự tính. Dòng tiền đối với vốn cổ phần = Thu nhập ròng – ( chi tiêu vốn – khấu hao ) – thay đổi trong vốn lưu thông không bằng tiền mặt + ( Nợ phát sinh mới – Nợ đã trả ). Công thức tính toán này có thể được làm đơn giản hoá nếu giả định rằng chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi vốn lưu động được tài trợ bởi một nguồn hỗn hợp giữa nợ và vốn cổ phần. Với  là tỉ lệ giữa chi tiêu vốn ròng và sự thay đổi của vốn lưu động được huy động từ nguồn nợ nó tác động đến dòng tiền như sau : Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu chi tiêu vốn = - ( Chi tiêu vốn – Khấu hao ) ( 1 - ) Dòng tiền vốn cổ phần liên quan đến đáp ứng nhu cầu vốn lưu động = - ( Thay đổi vốn lưu động ) ( 1- ) Như vậy ta có: Dòng tiền vốn cổ phần = Thu nhập ròng – ( Chi tiêu vốn – Khấu hao )* (1- ) - (thay đổi vốn lưu động )* (1 - ) 2.3.2 Phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức. Phương pháp đơn giản nhất để định giá vốn cổ phần là phương phấp chiết khấu cổ tức - giá trị của cổ phiếu là giá trị hiện tại của cổ tức mong đợi của nó. Giá cổ phiếu = Giá trị quy về hiện tại cảu các dòng thu nhập trong tương lai
  • 37. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 37 Ta có công thức tổng quát 0 1 (1 ) t t t D P r      (1) Trong đó : P0 : giá trị cổ phiếu Dt : là cổ tức trên mỗi cổ phiếu năm t r : Lãi sất chiết khấu hay chi phí vốn cổ phần. Vấn đề quan trọng nhất trong công thức này là giá trị hiện tại được chiết khấu bởi tỉ lệ phù hợp đối với rủi ro của dòng tiền đó. Hai dữ liệu đầu vào rất quan trọng của công thức này, đó là tỉ lệ cổ tức mong đợi và chi phí vốn. Để đạt được tỉ lệ cổ tức mong đợi, chúng ta giả định về tỉ lệ tăng trưởng tương lai và tỉ lệ chi trả cổ tức. Tỉ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với cổ phiếu được quyết định bởi tỉ lệ rủi ro của nó, được đo lường khác nhau dựa trên những phương pháp khác nhau. Nhịp tăng trưởng của cổ tức 1 1 1 (1 ) * t t t t t t t D D g D D g D        * Mô hình cổ tức không đổi ( zero growth ) Khi đó : D1 = D2 =D3 = .. … = D (1) trở thành : 0 0 D P r  (2) * Mô hình tăng trưởng đều (Gordon). Mô hình này được sử dụng để định giá những công ty đang trong giai đoạn ổn định và với cổ tức tăng trưởng ở một tỉ lệ cố định vĩnh viễn. Khi đó : 1 0 D P r g   (3) Trong đó: r : chi phí vốn cổ phần. g : Là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức vĩnh viễn
  • 38. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 38 * Mô hình tăng trưởng cổ tức nhiều giai đoạn. Đầu tiên ta phải chia quá trình phát triển của công ty ra làm các giai đoạn phát triển khác nhau chủ yếu là 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tăng trưởng không ổn định, được xác định trong một khoảng thời gian nào đó. Trong giai đoạn này ta cần căn cứ vào ước tính về thu nhập và chính sách trả cổ tức của công ty để xác định mức cổ tức hàng năm. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển lâu dài được giả định là xu thế phát triển không đổi của công ty với mức tăng trưởng không đổi. Khi đó công thức (1) trở thành : 0 1 0 1 (1 ) (1 ) ( )(1 ) tn t t t n t D g D P r r g r          Trong đó : n là số năm trong giai đoạn đầu gt: tốc độ tăng trưởng cổ tức năm t trong giai đoạn đầu ( n năm) g: tốc độ tăng trưởng lâu dài của công ty, kể từ năm n+1 trở đi. D : mức chi trả cổ tức. r : lãi suất chiết khấu. Một trong những đặc điểm của mô hình tăng trưởng hai giai đoạn là tỉ lệ cổ tức của các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh thường nhỏ hơn so với công ty đã đi vào hoạt động ổn định, khi đó có thể tỉ lệ tăng trưởng giảm đi nhiều nhưng tỉ lệ chi trả cổ tức lại cao. Ví dụ minh họa: Công ty JVC hiện có mức tăng trưởng 20%/năm trong vài năm nay, dự đoán sẽ duy trì tốc độ này trong 3 năm nữa. Sau đó, mức độ tăng sẽ chậm lại và ổn định ở mức7%/năm. Giả sử cổ tức hiện được chia 150.000 đồng/cổ phần và tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu là 16%/năm. a. Tính hiện giá của cổ phiếu trên thị trường?
  • 39. Nhóm 4 – Lý Thuyết Về Danh Mục Đầu Tư GVHD: TS Diệp Gia Luật 39 b. Tính giá trị cổ phiếu 1 và 2 năm sau? Bài giải a.Ta lần lượt tính được hiện giá cổ phiếu trên thị trường như sau: D1= 150.000(1+20%)=180.000 D2= 180.000(1+20%)= 216.000 D3= 216.000(1+20%)= 259.200 D4= 259.200(1+7%) = 277.344 P3= 277.344/(16% - 7%) = 3.081.600 P0= (D1/(1+16%)) + (D2/(1+16%)^2) + (D3/(1+16%)^3) + (P3/(1+16%)^3)= 2.456.005 b. Giá cổ phiếu sau 1 năm: P1= (P0 -(D1/(1+16%)))x(1+16%)= 2.668.965.8 Giá cổ phiếu sau hai năm P2= (P0-(D1/(1+^%))-(D2/(1+16%)^2))x(1+16%)^2 =3.166.560.38