SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ KẾ
TOÁN THUẾ
1.1 Những vấn đề chung về thuế
1.1.1 Thuế và đặc điểm của thuế
Khái niệm về thuế
Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật định qui định cho tổ chức và cá
nhân trong xã hội nộp cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình nhằm tập trung
một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội.
Thuế có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp.
Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên
phạm vi toàn xã hội. Do vậy, trốn thuế hay lậu thuế đều bị coi là những hành vi
phạm pháp
- Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã được
pháp luật quy định.
1.1.2 Vai trò của thuế
- Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước. Thuế luôn
được coi là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước.
- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân
phối.
- Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
a. Tên gọi của các sắc thuế: tên gọi của các sắc thuế thường phản ánh nội dung chính
của nó để phân biệt với những loại thuế khác. Để đặt tên cho các sắc thuế người ta
thường sử dụng một số cách đặt tên như sau:
- Đặt tên theo nội dung: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
2
- Đặt tên theo đối tượng đánh thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế tài
sản,…
b. Đối tượng tính thuế: là những căn cứ để xác định số tiền phải nộp. Có 3 đối
tượng tính thuế: Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hoạt động kinh tế; giá trị
tài sản; thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân.
c. Đối tượng nộp thuế: Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng tính thuế.
Cần chú ý phân biệt giữa người nộp thuế và người chịu thuế. Người nộp thuế là người
mang tiền đi nộp thuế cho nhà nước. Người chịu thuế là người có thu thập bị thuế điều
tiết. Khi đó, sắc thuế mà người chịu thuế trực tiếp mang tiền đến nộp cho nhà nước
gọi là thuế trực thu, còn sắc thuế mà chịu thuế không trực tiếp mang tiền đến nộp cho
nhà nước gọi là thuế gián thu.
d. Thuế suất: trong một luật thuế, thuế suất là linh hồn của sắc thuế. Thuế suất thể
hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách kinh tế xã hội của
nhà nước trong từng thời kỳ phát triển kinh tế. Đồng thời thuế suất cũng là mối quan
tâm hàng đầu của người nộp thuế.
- Thuế suất có hai loại cơ bản là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tương đối.
+ Thuế suất tuyệt đối: là mức thuế suất tính bằng con số tuyệt đối cho đối
tượng tính thuế. Ví dụ thuế môn bài.
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
Bậc 2 Từ 10 tỷ trở xuống 2.000.000
Ưu điểm: minh bạch, rõ ràng, nhà nước dự toán trước được số thuế cần thu và đối
tượng nộp thuế biết trước được số thuế phải nộp hàng năm.
Nhược điểm: không phản ánh chính xác diễn biến hoạt động kinh tế của đất nước và
của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ, do vậy có thể gây khó khăn cho nhà nước
hoặc doanh nghiệp nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng hoặc bị thu hẹp.
+ Thuế suất tương đối (tỷ lệ): là mức thuế được đánh bằng tỷ lệ phần trăm quy định
cho mỗi đối tượng tính thuế. Loại thuế này được sử dụng phổ biến trong nhiều sắc
thuế: GTGT, XNK, TTĐB,…
Ưu điểm: Linh hoạt, phù hợp với nền kinh tế nhiều biến động
3
Nhược điểm: Nhà nước và doanh nghiệp không biết trước được số thuế cần phải thu
và nộp hàng năm. Đặc biệt nhà nước có thể gặp khó khăn để quản lý tốt số thuế cần
thu.
e. Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế
Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế xác định nhiệm vụ, trách nhiệm kê khai và
cách thức, thời hạn thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước và các cơ quan hữu quan.
1.1.4 Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành
- Thuế GTGT
- Thuế TTĐB
- Thuế XNK
- Thuế TNDN
- Thuế TNC
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất
- Các loại thuế khác: Thuế môn bài, thuế trước bạ
- Các loại phí, lệ phí khác
1.2 Những vấn đề chung về kế toán thuế
1.2.1 Nguyên tắc kế toán thuế
- Tính, kê khai đúng và nộp đủ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp
khác cho nhà nước theo quy định hiện hành.
- Phản ánh kịp thời các khoản thuế phải nộp, đã nộp trên hệ thống bảng kê khai,
sổ chi tiết và các sổ kế toán khác.
- Mở sổ chi tiết cho từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải
nộp.
- Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá quy
định.
1.2.2 Chứng từ hạch toán
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hóa đơn đặc thù
- Tờ khai hải quan
4
- Tờ khai thuế
- …
1.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 333 “ thuế và các khoản phải nộp nhà nước” để phản ánh
mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các
khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”. TK cấp 2 này có 2 tiểu khoản:
+ TK 33311 – thuế GTGT đầu ra
+ TK 33312 – thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB”
- Tài khoản 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu”
- Tài khoản 3334 “Thuế TNDN”
- Tài khoản 3335 “ Thuế TNCN”
- Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên”
- Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất”
- Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác”
- Tài khoản 3339 “ Phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước khác”
5
CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU
2.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế xuất nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế XNK
2.1.1.1. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào những mặt
hàng được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế XNK là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất
khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong
nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.
2.1.1.2. Đặc điểm
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác
động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương.
Giá tính thuế là giá trị cuối cùng của hàng hoá tại cửa khẩu xuất đối với hàng xuất,
cửa khẩu đầu tiên với hàng nhập.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc
tế như sự biến động kinh tế quốc tế, xu hướng thương mại quốc tế...
2.1.2 Nội dung thuế XNK hiện nay ở Việt nam
2.1.2.1. Đối tượng chịu thuế:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm:
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng
hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải
quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo
thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại -
công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu:
1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam
theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính
phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc
6
các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa
hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ
khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng
hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
2.1.2.3. Ðối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế XNK, bao gồm:
a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi
hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy
quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc
tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;
c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ
chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo
quy định của pháp luật quản lý thuế.
2.1.2.4 Căn cứ tính thuế
Thuế
XK, NK
phải
nộp
=
Số lượng
hàng hoá
XK, NK
X
Giá tính
thuế đơn vị
từng mặt
hàng
X
Tỷ
giá
X
Thuế suất thuế
XK, NK từng
mặt hàng
(1). Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập
khẩu nộp cho cơ quan hải quan .
(2). Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
a/ Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu
Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất
(Giá FOB hoặc giá DAF ), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp
đồng bán hàng.
DAF (Delivered At Frontier- Giao tại biên giới)
FOB (Free on Board - Giao hàng trên phương tiện vận chuyển)
b/ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu
+ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu
nhập,
bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá
CIF.
CIF- (Cost Insurance and Freight- giá thành cộng bảo hiểm và cước phí vận chuyển )
7
+ Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các
chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định
theo hợp đồng.
+ Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá
ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá
tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
Giá tính thuế được áp dụng tuần tự một trong 6 cách sau:
- Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
- Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu của hàng hóa giống hệt.
- Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự.
- Phương pháp trị giá khấu trừ.
- Phương pháp trị giá tính toán.
- Phương pháp suy luận.
(3) Tỷ giá tính thuế:
Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo
tỷ giá giao dịch liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính
thuế.
Đối với những ngoại tệ chưa được ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá giao dịch thì
xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ
đó do NHNN công bố.
(4). Thuế suất:
*Thuế suất đối với hàng xuất khẩu phần lớn bằng 0%, còn một số hàng hóa không
khuyến khích xuất khẩu mới chịu đánh thuế xuất khẩu.
*Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và
thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không
có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất
thông thường được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng
tương ứng.
- Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận
đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà
Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.
2.2 Kế toán thuế xuất nhập khẩu
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu kế toán sử dụng Tài khoản 3333 - Thuế xuất
khẩu,
nhập khẩu.
2.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình và xác định thuế xuất nhập khẩu phải nộp,
đã
8
nộp và còn phải nộp vào NSNN. Nội dung kết cấu tài khoản này như sau.
Bên Nợ:
- Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp vào NSNN
- Số thuế XNK được NSNN hoàn lại, được miễn, giảm
Bên Có:
- Số thuế XNK phải nộp vào NSNN
Số dư Bên Có:
- Số thuế XNK còn phải nộp vào NSNN
Số dư Bên Nợ:
- Số thuế XNK đã nộp thừa vào NSNN
Chứng từ sử dụng
Để hạch toán thuế nhập khẩu, kế toán sử dụng các hoá đơn chứng từ sau:
- Hợp đồng Ngoại thương
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu K. hiệu: HQ/2002-NK
- Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch
- Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá NK
- Hoá đơn GTGT, biên lai nộp thuế, vận đơn
- Sổ theo dõi thuế NK
- Báo cáo thuế NK
2.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nhập khẩu
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá
nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải
nộp và các chi phí thu mua (nếu có), ghi.
Nợ TK 152, 156, 211,...
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Đối với thuế GTGT của hang nhập khẩu thi sẽ được khấu trừ, ghi.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
9
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá dịch vụ
không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán
phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp của hàng
hoá nhập khẩu.
Nợ TK 152, 156, 211,... Giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331,...
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112,...
- Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu
kho, lưu bãi dưới sự kiểm soát của Hải quan, được phép tái xuất khẩu thì số thuế nhập
khẩu được hoàn
lại, ghi.
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Có TK 152, 153, 156,...
- Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập
khẩu nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo thì số thuế nhập khẩu đã nộp
thừa được hoàn lại, ghi.
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Có TK 152, 153, 156, 211,...
- Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì được hoàn thuế
tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Khi nhận được thông báo thuế chính thức
của cơ quan Hải quan về số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi.
Nợ TK 152, 153, 156,...
Có TK 3333 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
10
+ Trong thời hạn quy định, nếu doanh nghiệp đã thực xuất số sản phẩm thì không
phải nộp thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu đã nhập khẩu tương ứng với số sản
phẩm đã thực xuất.
Nếu doanh nghiệp chưa nộp thuế nhập khẩu thì số thuế nhập khẩu không phải nộp đối
với số nguyên liệu đã nhập khẩu tương ứng với số sản phẩm đã thực xuất, ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 711 - Thu nhập khác
+ Nếu ngoài thời hạn quy định mà doanh nghiệp chưa thực xuất số sản phẩm hoặc
chưa xuất khẩu hết số sản phẩm tương ứng phải xuất khẩu thì DN phải nộp thuế nhập
khẩu đối với số nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm chưa xuất khẩu. Nếu số sản
phẩm đã xuất khẩu hết thì
DN sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu nhận lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 711 - Thu nhập khác
- Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập để tái xuất khẩu theo
phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, ghi.
+ Khi tạm nhập khẩu, phản ánh giá trị hàng nhập khẩu, số thuế nhập khẩu, thuế GTGT
hàng nhập khẩu phải nộp, ghi.
Nợ TK 152, 153, 156,...
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
+ Khi tái xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu, ghi.
- Phản ánh giá vốn hang xuất khẩu, ghi.
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng xuất khẩu
Có TK 152, 155, 156,...
- Phản ánh doanh thu bán hang, ghi.
Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
11
+ Khi được hoàn lại số thuế nhập khẩu, ghi.
Nợ TK 111, 112,...
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 711 - Thu nhập khác
- Trường hợp nhập khẩu hàng hoá vì lí do nào đó buộc phải xuất trả lại chủ hàng hoặc
tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp
thuế xuất khẩu.
+ Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu xuất trả lại chủ hàng, ghi.
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 152,1 56, 211,...
+ Phản ánh số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi.
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 152, 156, 211,... Số thuế nhập khẩu đ. nộp
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá nhập khẩu (thực tế
nhập khẩu ít hơn kê khai) th. sẽ được hoàn trả số thuế nộp quá trong thời hạn một năm
trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Số thuế nộp qua được hoàn trả do nhầm lẫn
trong kê khai, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 152, 156, 211,...
Có TK 632, 711
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn và gian lận trong kê khai hàng hoá nhập
khẩu
(thực tế nhập khẩu nhiều hơn so với kê khai) th. bị truy thu tiền thuế nhập khẩu trong
thời hạn một năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Số thuế nhập khẩu bị
truy thu phải nộp, ghi.
Nợ TK 152, 156, 211,...
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
12
- Trường hợp nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế nhập khẩu
theo
chế độ quy định, nhưng nếu sử dụng khác với mục đích được miễn giảm th. bị truy thu
đủ số thuế được miễn giảm, ghi.
Nợ TK 152, 156, 211,...
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
2.2.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu
* Để hạch toán thuế xuất khẩu, kế toán sử dụng các hoá đơn chứng từ sau:
- Hợp đồng Ngoại thương
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
- Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu phi mậu dịch
- Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá xuất
- Hoá đơn GTGT, biên lai nộp thuế xuất khẩu, vận đơn
- Sổ theo d.i thuế xuất khẩu
- Báo cáo thuế XK.
* Khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản
ánh doanh
thu xuất khẩu là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế xuất khẩu). ghi.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ
- Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi.
Nợ TK 511, 512
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Thuế xuất khẩu)
- Khi thực nộp thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Thuế xuất khẩu)
Có TK 111, 112,...
- Trường hợp được NSNN hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu đ. nộp
thuế
13
xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn so với khai báo,
ghi.
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng đưa ra nước ngoài tạm xuất khẩu
và
tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành.
+ Khi xuất khẩu nguyên liệu, hàng hoá đưa đi gia công, ghi.
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Có TK 152, 156,...
+ Các chi phí phát sinh trong quá tr.nh đưa hàng đi gia công, ghi.
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Có TK 111, 112, 331,...
+ Số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng tạm xuất tái nhập, ghi.
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
+ Khi thực nộp thuế xuất khẩu vào NSNN đối với hàng tạm xuất tái nhập, ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112,..
+ Khi tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành, ghi.
Nợ TK 152, 156,...
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
+ Số thuế xuất khẩu đ. nộp được NSNN hoàn lại đối với hàng tạm xuất tái nhập, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu được trừ vào số phải nộp
Có TK 152, 156,... Nếu hàng gia công chưa bán
Có TK 632 - Nếu hàng gia công đã bán
- Trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng vì lí do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại
thì
được hoàn lại thuế xuất khẩu đã nộp, ghi.
14
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá xuất khẩu)
Có TK 111, 112, 131,...
+ Phản ánh giá trị hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại, ghi.
Nợ TK 152, 156,...
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
+ Phản ánh số thuế xuất khẩu được hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế phải nộp
kỳ
sau, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu (thực tế
xuất khẩu ít hơn so với kê khai) thì được hoàn trả số thuế xuất khẩu nộp quá đó trong
thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện nhầm lẫn. Số thuế xuất
khẩu nộp quá đó được hoàn trả, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 711 - Thu nhập khác
- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu thì bị
truy thu tiền thuế trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có
sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu bị truy thu phải nộp, ghi.
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
2.3. Kế toán ủy thác xuất nhập khẩu.
2.3.1 Kế toán tại đơn vị ủy thác nhập khẩu.
- Khi chuyển tiền nhờ nhập khẩu bao gồm tiền hàng và các khoản thuế, phí nhập khẩu
phải nộp cho bên nhận nhập khẩu, kế toán ghi.
Nợ TK 1388 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 111, 112, 3111.
15
- Khi nhận hàng hàng từ đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác, căn cứ vào hóa đơn thanh
toán tiền hàng, biên lai nộp thuế GTGT, thuế NK của bên nhận nhập khẩu ủy thác, kế
toán phản ánh.
Nợ TK 1561,152,153,...
Có TK 1388 - Giá trị hàng chưa có thuế nhập khẩu
Có TK 3333 - Chi tiết thuế nhập khẩu.
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
+ Thuế GTGT hàng nhập khẩu nếu được khấu trừ, kế tán phản ánh.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
+ Thuế GTGT hàng nhập hkẩu không được khấu trừ, kế toán phản ánh.
Nợ y TK 1561, 152, 153,....
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Khi thanh toán tiền hoa hồng (phí ủy thác) cho bên nhận ủy thác nhập khẩu, kế toán
ghi.
Nợ TK 1562, 152, 153,...
Có TK 1388 (Chi tiết cho từng đối tượng)
- Căn cứ vào biên lai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB
(nếu có) của bên nhận ủy thác nhập khẩu, kế toán phản ánh.
Nợ TK 3333 - Thuế nhập khẩu
Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Có TK 1388 (Chi tiết cho từng đối tượng)
2.3.2 Kế toán tại đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác.
- Khi nhận tiền để nhập khẩu bao gồm tiền hàng và tièn thuế, phí, lệ phí,... kế toán
phản
ánh.
Nợ TK 111,112,...
Có TK 3388 (Chi tiết cho từng đối tượng)
-Khi trả tiền hàng, nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu,
kế toán phản ánh.
16
Nợ TK 3388 (Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 111,112
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa,..,kế toán căn cứ vào tờ khai hải quan phản ánh.
Nợ Tk 002 - Trị giá hàng nhập khẩu
- Khi trả hàng cho bên nhờ nhập khẩu, kế toán phản ánh
Có TK 002 - Trị giá hàng nhập khẩu
- Căn cứ vào hóa đơn thanh toán hoa hồng ủy thác (phí ủy thác) của bên nhờ nhập
khẩu, kế toán phản ánh.
+ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112, 1388
Có TK 511- Hoa hồng được hưởng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 111, 112, 1388
Có TK 511- Hoa hồng được hưởng (tổng giá thanh toán).
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT của hoa hồng được hưởng.
Nợ TK 511
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
2.3.3 Kế toán tại tại đơn vị ủy thác xuất khẩu.
- Khi xuất kho vật tư, hàng hóa, thành phẩm nhờ xuất khẩu ủy thác, kế toán phản ánh.
Nợ TK 157 - Giá xuất kho
Có TK 152,156,155,...
- Khi đơn vị nhận xuất khẩu báo cáo hàng đ. xuất khẩu, kế toán phản ánh.
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi bán
- Căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền hàng của bên nhận xuất khẩu ủy thác, kế toán
phản ánh.
Nợ TK 111, 112, 1388
Có TK 511 - Doanh thu xuất khẩu
- Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi.
Nợ TK 511 - Doanh thu xuất khẩu
17
Có TK 3333 - Chi tiết thuế xuất khẩu
- Khi chuyển tiền để nhờ nộp thuế, phí xủa hàng xuất khẩu, kế toán phản ánh.
Nợ TK 1388
Có TK 111,112,...
- Khi thanh toán tiền hoa hồng nhờ xuất khẩu ủy thác cho bên nhận xuất khẩu ủy thác,
kế
toán phản ánh.
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Có TK 1388, 111, 112 - Tổng giá thanh toán.
2.3.4 Kế toán tại tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu.
- Khi nhận hàng để xuất khẩu, căn cứ vào hóa đơn xuất kho của bên nhờ xuất khẩu, ké
toán phản ánh.
Nợ TK 003 - Trị giá hàng nhận
- Khi thực xuất được hàng, kế toán phản ánh.
Có TK 003
- Căn cứ vào tờ khai hải quan và hóa đơn thanh toán tiền hàng của người mua, kế toán
phản ánh.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3388 - Chi tiết cho từng đối tượng
- Khi nhận tiền của bên nhờ xuất khẩu thác để nộp thuế xuất khẩu, phí xuất khẩu,... kế
toán phẩn ánh.
Nợ TK 111,112
Có TK 3388 - Chi tiết cho từng đối tượng
- Nộp thuế hộ thuế xuất khẩu, phí ủy thác, kế toán phản ánh.
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
- Căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền hoa hồng của bên nhờ xuất khẩu ủy thác, kế toán
phản ánh.
+ Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh.
Nợ TK 111,112, 3388, 1388
18
Có TK 511 - Hoa hồng được hưởng (Giá chưa thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh.
Nợ TK 111,112, 3388, 1388
Có TK 511 - Hoa hồng được hưởng (tổng giá thanh toán)
Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của số tiền hoa hồng được hưởng.
Nợ TK 511- Hoa hồng được hưởng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
19
CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
3.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt
3.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt
3.1.1.1. Khái niệm:
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hóa,
dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.
Thuế TTĐB được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng
chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ ở mỗi quốc gia thùy
thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống và mức thu nhập bình quân dầu người của
quốc gia đó. Nhìn chung các hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn để thu thuế TTĐB có
các tính chất sau:
- Hàng hóa dịch vụ cao cấp vượt trên nhu cầu phổ thông của đời sống xã hội. Các loại
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB được pháp luật thuế các nước qui định hầu như
giống nhau gồm : rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, xăng...; kinh doanh cá cược, đua ngựa,
đua xe, sòng bạc...
- Các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, môi trường gây lãng
phí cho xã hội và cá thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa xã hội.
- Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ này thường biến động theo thu nhập nhưng ít biến
động theo mức giá cả.
Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng trong hệ thống thuế, do các loại hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế TTĐB có khối lượng tiêu thụ lớn, lượng cầu ít biến động theo giá cả, dễ
xác định và ít có khả năng thay thế. Mức sống và thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ đặc biệt càng lớn. Trong khi đó, thuế TTĐB lại đòi hỏi rất ít về
nguồn lực quản lý. Vì vậy, thuế TTĐB thường tạo ra số thu đáng kể cho NSNN và là
loại thuế thường có năng suất cao hơn các sắc thuế khác.
Thuế TTĐB còn được coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục
tiêu này, tư tưởng chung là hạn chế những hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu
dùng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã
hội.
Thuế TTĐB còn góp phần quan trọng trong việc tái tạo phân phối thu nhập của người
có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
3.1.1.2. Đặc điểm
Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng đặc biệt
nên ngoài tính chất gián thu, thuế TTĐB còn có những đặc điểm riêng biệt sau:
- Thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, hoặc
kinh doanh dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự
trùng lắp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hóa vì vậy có tác dụng giảm
chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo
hạn chế việc gian lận về số lượng hành hóa sản xuất và tiêu thụ.
- Mức thuế suất thuế TTĐB được pháp luật thuế các nước quy định rất cao vì
thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho
nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều
20
người trong xã hội. Cách thu thuế TTĐB ở các nước cũng giống nhau, tức là nhà nước
chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ
thuộc diện chịu thuế TTĐB.
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tùy
thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư. Với diện thu
thuế TTĐB tương đối hẹp cho nên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu
dùng và phân phối thu nhập. Do đó thuế TTĐB là công cụ rất hiệu quả nhằm thực
hiện các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu nguồn thu.
3.1.2 Nội dung cơ bản thuế TTĐB hiện nay ở Việt Nam
3.1.2.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ sau đây:
- Hàng hóa chịu thuế gồm 10 mặt hàng:
(1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít,
nhai, ngửi, ngậm;
(2) Rượu;
(3) Bia;
(4) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ
hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang
chở hàng;
(5) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3
;
(6) Tàu bay, du thuyền;
(7) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component)
và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
(8) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
(9) Bài lá;
(10) Vàng mã, hàng mã.
- Đối với dịch vụ TTĐB gồm 6 nhóm:
(1) Kinh doanh vũ trường;
(2) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
(3) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi
bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
(4) Kinh doanh đặt cược;
(5) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
(6) Kinh doanh xổ số.
3.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế:
Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống như thuế GTGT, vì vậy, các hàng hóa,
dịch vụ không tiêu dùng ở Việt nam sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Theo quy
định hiện hành các hàng hóa không thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác
cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
21
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà
biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không
phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại
giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để
bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách, khách du lịch;
4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế
vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong
khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa
bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua
bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống như thuế GTGT, vì vậy, các hàng hóa,
dịch vụ không tiêu dùng ở Việt nam sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Theo quy
định hiện hành các hàng hóa không thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm:
- Hàng hóa có cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả cho
các doanh nghiệp chế xuất (trừ ô tô dưới 24 chỗ bán cho doanh nghiệp chế xuất).
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để
xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
- Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
- Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: Hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ
nhân đạo; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã
hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức cá
nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong
tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
- Hàng hóa chuyển khẩu,vận chuyển quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu biên giới
Việt Nam trên cơ sở hiệp định đã kí kết giữa hai chính phủ hoặc ngành, điạ phương
được Thủ tướng Chính phủ cho phép và đã làm đầy đủ thủ tục hải quan.
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu kể cả hàng dự
hội chợ triển lãm trong thời hạn chưa phải nộp thuế theo quy định thì không phải nộp
thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu,tái nhập khẩu. Nếu quá thời hạn
trên thì phải nộp thuế TTĐB cho số lượng hàng hoá đó và được hoàn lại thuế TTĐB
tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất khẩu,tái nhập khẩu.
- Hàng hoá là vật tư nhập khẩu thuộc diện chiụ thuế TTĐB dùng để sản xuất hàng
xuất khẩu, nếu thực tế có hàng xuất khẩu trong thời hạn 90 ngày thì không phải nộp
thuế TTĐB đối với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tế
xuất khẩu. Nếu quá thời hạn 90 ngày thì phải nộp thuế TTĐB. Khi có hàng thực tế
xuất khẩu thì sẽ được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp cho số vật tư, nguyên liệu tương
ứng với số hàng thực tế xuất khẩu.
- Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo chế độ quy định.
22
Trường hợp các cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chiụ thuế TTĐB bằng
nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi kê khai nộp thuế TTĐB ở khâu sản xuất,các cơ
sở này được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với phần nguyên liệu nếu có chứng từ
hợp pháp.
3.1.2.3. Đối tượng nộp thuế TTĐB
Là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội; các
doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có sản
xuất, nhập khẩu, sản xuất hàng hoá hay kinh doanh các dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế TTĐB.
3.1.2.4 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB và
thuế suất. Từ các căn cứ trên, thuế TTĐB được xác định như sau:
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
a. Giá tính thuế:
1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất,
cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán
ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn
định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác
định như sau:
Giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt =
Giá bán chưa có thuế giá
trị gia tăng
-
Thuế bảo vệ môi trường
(nếu có)
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp
luật về thuế giá trị gia tăng.
a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế
tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở
nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu
quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh
thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong
cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương
mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở kinh
doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra. Trường hợp cơ
sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ
công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối
quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không
được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở thương mại này bán cho cơ
sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công
23
ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở
nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại
để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà
cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.
Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên
kết theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp
ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản
xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với
giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác
định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập
khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
3. Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế không loại trừ giá trị vỏ
bao bì, vỏ chai.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản
xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt cược
tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế
tiêu thụ đặc biệt.
4. Đối với hàng hóa gia công thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán hàng hóa
của cơ sở giao gia công bán ra hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương
tại thời điểm bán.
5. Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và
cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì
giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu
hàng hóa, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng
quyền và chuyển giao hàng hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài
tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của
chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt là giá bán của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm
khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
7. Đối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở
kinh doanh dịch vụ bán ra.
a) Đối với kinh doanh gôn là doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng về bán thẻ hội
viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt
động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký
quỹ (nếu có) và các khoản thu khác do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh
24
doanh gôn. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch
vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: Khách sạn, ăn uống,
bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt;
b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng trừ (-) đi số tiền
trả thưởng cho khách hàng;
c) Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé đặt
cược đã trừ tiền trả thưởng;
d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm
cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm;
đ) Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loại
hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho,
khuyến mại giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng
hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi,
tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại các hàng hóa, dịch vụ này.
9. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao
gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà
cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuế
tiêu thụ đặc biệt bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền; đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay
chưa thu được tiền.
b./Thuế suất:
Thuế suất thuế TTĐB áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng
hoá,dịch vụ và giữa các hàng hoá, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính
sách điều tiết sản sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng xã hội cuả nhà nước và được quy
định cụ thể tại biểu thuế TTĐB như sau:
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT Hàng hóa, dịch vụ
Thuế suất
(%)
I Hàng hóa
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 70
2 Rượu
25
- Rượu từ 20 độ trở lên 65
- Rượu dưới 20 độ 35
3 Bia 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại
các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35
- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định
tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
15
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định
tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
10
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại
các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này
- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá
70% số năng lượng sử dụng
Bằng 70%
mức thuế
suất áp dụng
cho xe cùng
loại quy định
tại các Điểm
4a, 4b, 4c và
4d của Biểu
thuế quy
định tại Điều
này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50%
26
mức thuế
suất áp dụng
cho xe cùng
loại quy định
tại các Điểm
4a, 4b, 4c và
4d của Biểu
thuế quy
định tại Điều
này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi
lanh
75
3.2 Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt
3.2.1 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản sử dụng: 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”
3.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản
- Kết cấu:
Bên Nợ:
- Thuế TTĐB đã nộp vào NSNN
- Thuế TTĐB được miễn giảm, được hoàn
Bên Có:
- Thuế TTĐB phải nộp
Số dư bên Nợ:
- Số thuế TTĐB đã nộp thừa
Số dư bên Có:
- Thuế TTĐB còn phải nộp
3.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
27
1. Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế TTĐB nhưng chưa có thuế
GTGT, ghi.
Nợ TK 111, 112, 131,... Tổng giá thanh toán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Khi phản ánh số thuế TTĐB phải nộp vào NSNN, ghi.
Nợ TK 511
Có TK 3332 - Thuế TTĐB
Khi nộp thuế TTĐB vào NSNN, ghi.
Nợ TK 3332 - Thuế TTĐB
Có TK 111, 112, 311
2. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, kế toán
căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao
gồm cả thuế nhập
khẩu và thuế TTĐB , ghi.
Nợ TK 152, 156, 211,...
Có TK 111, 112, 331,...
Có TK 3332 - Thuế TTĐB phải nộp
Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Thuế nhập khẩu)
Nếu hàng hoá nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế
GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Khi nộp thuế TTĐB, thuế nhập khẩu vào NSNN, ghi.
Nợ TK 3333 - Thuế nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
Nợ TK 3332 - Thuế TTĐB phải nộp
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
28
3. Nếu hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số
thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng xuất khẩu. Số thuế TTĐB được NSNN
hoàn lại, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3332 - Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 711 - Thu nhập khác
4. Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập
khẩu ít hơn so với khai báo, trong quá trình nhập khẩu hàng bị hư hỏng, mất có lí do
xác đáng, đã nộp thuế TTĐB thì số thuế TTĐB nộp thừa đó được NSNN hoàn lại, ghi.
Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3332 - Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp kỳ sau
Có TK 152, 156, 211,... Nếu hàng hoá chưa xuất bán
Có TK 632 - Nếu hàng hoá đã bán
5. Cơ sở sản xuất kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản
có số thuế TTĐB nộp thừa. Số thuế TTĐB nộp thừa được NSNN hoàn lại bằng tiền,
ghi.
Nợ TK 111, 112
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Nếu cơ sở SXKD hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai,
địch hoạ, tai nạn bất ngờ bị lỗ thì được xét miễn giảm thuế TTĐB. Số thuế TTĐB
được miễn giảm được trừ vào số thuế TTĐB phải nộp của kỳ sau, ghi.
Nợ TK 3332 - Thuế TTĐB
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 711 - Thu nhập khác
5. Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng vì lí do nào đó buộc phải
xuất trả lại nước ngoài thì số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng xuất trả lại nước ngoài,
ghi.
+ Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu trả lại người bán, ghi.
Nợ TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 152, 156, 211,...
29
+ Số thuế TTĐB được NSNN hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế TTĐB phải nộp
kỳ sau, ghi.
Nợ TK 111,112
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 152, 156, 211,...
3.3 Mẫu tờ khai, báo cáo thuế TTĐB
Mẫu tờ khai và báo cáo được kết xuất từ hệ thống kê khai do Tổng cục thuế phát
hành, cóthể thay đổi và nâng cấp theo thời gian. Tuy nhiên mẫu tờ khai bao gồm các
nội dung cơ bản sau
30
31
CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
4.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng
4.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT
4.1.1.1 Khái niệm:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào
ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản
phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và
cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu
có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá
bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
4.1.1.2. Đặc điểm
- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Nhưng chỉ tính trên phần
giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn
đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.
Thuế GTGT không phải là các yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài
giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các
chu kỳ kinh tế sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế
GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Mục tiêu của thuế GTGT
không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản, vì vậy thuế
GTGT thường có ít mức thuế suất, ít đặt ra vấn đề miễn giảm, đảm bảo đơn giản, ít
gây ra sự méo mó về giá.
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế
GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối
cùng.
Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ cộng số thuế GTGT vào
giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ. Tiền thuế
GTGT ẩn trong giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh
nộp vào NSNN thay cho người tiêu dùng.
- Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập.
Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ là người
phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế
như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì người nào có
thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.
4.1.2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam
4.1.2.1.Đối tượng chịu thuế
Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu
thuế theo quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn
thi hành.
32
Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá
nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa,
trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định cuả pháp
luật .
4.1.2.2. Ðối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của điều 5 của luật thuế GTGT, được hướng dẫn cụ thể tại điều 3 của
Nghị định 123/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành thì có 25 nhóm hàng
hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Nhìn chung các hàng hóa dịch vụ
này thường có một trong các tính chất cơ bản sau:
- Là hàng hóa, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất
cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục,
đạo tạo; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus;…
- Là hàng hóa, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo,
không mang tính chất kinh doanh như hàng nhập khẩu trong các trường hợp hàng viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng từ nước ngoài; phát sóng truyền thanh,
truyền hình theo chương trình, bằng nguồn ngân sách Nhà nước cấp,…
- Các hàng hóa, dịch vụ của một số hàng cần khuyến khích như sản phẩm trồng trọt,
chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác
hoặc mới sơ chế thông thường của tổ chức cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở
khâu nhập khẩu; sản phẩm muối; thiết bị, máy móc nhập khẩu thuộc loại trong nước
chưa sản xuất được, …
- Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng ở Việt
Nam như hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập,
tái xuất; hàng tạm xuất, tái nhập…
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại bao gồm: hàng viện trợ cuả các tổ
chức quốc tế, Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài viện
trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội cuả Việt Nam.
- Một số hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng, quỹ
đầu tư.
Các nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì cũng không được khấu trừ
hoặc hoàn thuế đầu vào.
4.1.2.3. Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối
tượng nộp thuế giá trị gia tăng.
Là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức
cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.
4.1.2.4 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
4.1.2.4.1 Giá tính thuế giá trị gia tăng
33
Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng
của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên chứng từ nhập khẩu, được xác
định như sau:
- Ðối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho
các đối tượng khác là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Ðối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt
Nam, giá chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng; trường hợp hợp
đồng không xác định cụ thể số thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế giá trị gia tăng là
giá dịch vụ phải thanh toán trả cho phía nước ngoài.
- Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính
thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh các hoạt động này.
- Ðối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi,
phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị...không phân biệt loại tài sản và hình thức
cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền
thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế giá trị gia tăng tính
trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước bao gồm cả chi phí dưới hình thức khác
như cho thuê nhà có thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu
cầu cuả bên thuê. Giá cho thuê tài sản do các bên thoả thuận được xác định theo hợp
đồng.Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định
trong phạm vi khung giá quy định.
- Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp tính theo giá bán chưa có thuế cuả
hàng hoá đó bán trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số
tiền trả góp từng kỳ.
- Ðối với hoạt động gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền
công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
- Ðối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: giá tính thuế được quy định như sau:
+ Ðối với hoạt động xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
không phân biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, nguyên liệu thì giá tính
thuế giá trị gia tăng là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế cuả công trình, hạng mục
công trình hay phần công việc thực hiện.
+ Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến
độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế giá trị gia tăng
tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
+ Ðối với hoạt động xây dựng một công trình, hạng mục công trình có nhiều đơn vị
tham gia xây dựng, theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp với chủ công trình hoặc nhận
thầu lại thông qua nhà thầu chính thì từng nhà thầu phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng
đối với phần giá trị công trình nhận thầu.
- Ðối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá
thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng như tem bưu chính, vé xem phim…, thì giá
chưa có thuế làm căn cứ tính thuế được xác:
Giá chưa có thuế
giá trị gia tăng =
Giá thanh toán
[1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)]
- Ðối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng
thì giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí
34
tổn nào mà cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này. Hàng hóa do đại lý
bán ra vẫn phải tính thuế giá trị gia tăng trên giá bán ra.
- Ðối với hoạt động vận tải, bốc xếp thì giá tính thuế giá trị gia tăng là cước vận tải,
bốc xếp chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí
thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Các khoản phụ thu cơ sở kinh doanh thu theo chế độ cuả Nhà nước không tính vào
doanh thu cuả cơ sở kinh doanh thì thuế giá trị gia tăng không tính đối với các khoản
phụ thu này.
+ Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa
khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
+ Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn thì giá tính
thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là giá xác định để tính thuế nhập khẩu.
+ Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn một phần thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế được xác định như đã xác định giá tính thuế nhập
khẩu và cộng với phần thuế nhập khẩu phải nộp (sau khi đã trứ phần được giảm thuế
nhập khẩu).
4.1.2.4.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 3 mức thuế suất là:
0% ,5% , 10% áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó mức thuế suất 0%
áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế suất 5 % áp dụng đối với hàng hoá,
dịch vụ quy định tại khoản 2 điều 8 của luật, còn lại các hàng hóa và dịch vụ khác
chịu chung mức thuế suất 10%.
4.1.2.5. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
4.1.2.5.1. Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá
trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán
ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ đó.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp này phải tính và thu
thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, cung
cấp dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế giá trị gia tăng và
số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không
ghi giá chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch
vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
* Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá
trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá
nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được tính khấu trừ quy định như sau:
- Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ.
- Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được
kê khai khấu trừ khi xác định thuế phải nộp cuả tháng đó không phân biệt đã xuất
dùng hay còn để trong kho.
35
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng chung cho các tổ chức kinh doanh trừ các đối
tượng áp dụng tinh thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được
khấu trừ số thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được
khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%)
giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổ số doanh số bán ra.
Riêng thuế đầu vào cuả tài sản cố định được khấu trừ lớn thì thực hiện khấu trừ dần
hoặc được hoàn thuế.
Việc tính khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế đầu vào đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản
mua vào quy định trên đây không áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được
làm nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
4.1.2.5.2 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả loại hàng hoá, dịch vụ đó.
Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán
cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
- Giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi
trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các
khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
- Giá thanh toán cuả hàng hoá , dịch vụ mua vào tương ứng cuả hàng hoá, dịch vụ bán
ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào mà cơ sở kinh doanh đã dùng
cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ
có hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định giá trị gia tăng theo quy định trên đây thì
giá trị gia tăng được xác định như sau:
+ Ðối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn,
chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ nhưng
không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác định bằng
doanh thu nhân với tỷ lệ phần trăm(%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.
+ Ðối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn
mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh cuả từng
cá nhân để ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh
thu nhân với tỷ lê (%) giá trị gia tăng trên doanh thu.
+ Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng do
cơ quan thuế ấn định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng
sau:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ờ Việt
Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều
36
kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế.
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
4.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
4.2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”. Tài khoản này chỉ sử dụng cho những
đối tượng khấu trừ thuế.
4.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản
Kết cấu tài khoản 133.
Nợ TK 133 Có
Số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
SD: số thuế GTGT đầu vào hiện
còn được khấu trừ và chưa được
xử lý
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã được
hoàn lại
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp hai:
Tài khoản 1331 “Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ”
Tài khoản 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”
Khi hạch toán tài khoản 133 cần tuân theo một số qui định:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho SXKD hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ hạch toán vào tài khoản 133 khoản
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
37
Trường hợp không xác định được khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì hạch
toán toàn bộ vào TK 133, cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo
tỷ lệ % doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ hạch toán vào chi phí SXKD hoặc giá
vốn hàng bán. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ lớn liên quan đến hàng
đã bán và chưa bán thì phân bổ vào giá vốn hàng bán trong kỳ tương ứng với doanh
thu trong kỳ, số còn lại tính vào giá vốn của kỳ kế toán sau.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng hóa đơn, chứng từ đặc thù thì CSKD căn cứ vào
giá hàng hóa, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ.
- thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì kê khai khấu trừ khi xác định số
thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu váo được khấu trừ lớn hơn
số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu
ra của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế
sau hoặc được xét hoàn thuế theo qui định.
4.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Nhập kho vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hoá, …
Nợ TK 152, 153, 156: giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
(2) Mua vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa dùng ngay cho hoạt động sản xuất hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 621, 627, 641, 642: giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
(3) Hàng hóa mua được gửi bán hoặc bán ngay cho khách hàng và chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 157, 632: giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
38
(4) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa sử dụng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 152, 153, 156: giá chưa thuế GTGT
Có TK 112, 331: số tiền thanh toán cho bên xuất khẩu
Có TK 3333: thuế xuất nhập khẩu
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
(5) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc giảm giá
Nợ TK 111, 112, 331: tổng số thanh toán
Có TK 152, 153, 156,…: giá mua chưa thuế
Có TK 133: thuế GTGT ĐV được KT của hảng trả lại,
giảm giá
(6) Đối với vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua về dùng đồng thời cho hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT
nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
khi đó doanh nghiệp hạch toán toàn bộ thuế GTGT đầu vào vào TK 133
Nợ TK 152, 153, 156,...: giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được
khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ (nếu nhỏ) và hạch toán vào chi
phí trả trước (nếu lớn)
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 133: số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Hoặc:
Nợ TK 142, 242:
Có TK 133
Định kỳ phân bổ
Nợ TK 632
39
Có TK 142, 242
(7) Vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua về bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất
thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 1381
Nợ TK 111, 334,…
Có TK 133
(8) Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế
GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Nợ TK 3331
Có TK 133
(9) Khi được hoàn thuế
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
4.3 Kế toán thuế GTGT phải nộp cho nhà nước
4.3.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế
GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp.
4.3.2 Nội dung và kết cấu tài khoản
Tài khoản này áp dụng cho các cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phừng
pháp khấu trừ thuế và cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính
trực tiếp trên GTGT.
Kết cấu tài khoản.
Nợ TK 3331 Có
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu
trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ
vào số thuế GTGT phải nộp
-Số thuế GTGT của hàng bán bị
trả lại, giảm giá
-Số thế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của
hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
- số thuế GTGT đầu ra phải nộp của
hàng hóa, dịch vụ dùng để trao
đổi,biếu tặng, sử dụng nội bộ
- số thuế GTGT phải nộp của doanh
thu hoạt động TC, hoạt động khác
40
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng
hóa nhập khẩu.
SD: Số thuế GTGT còn phải nộp
Tài khoản 3331 có 2 tiểu khoản:
33311 “ Thuế GTGT đầu ra”
33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu”
4.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp
dịch vụ:
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu BH & CCDV (giá bán chưa thuế)
Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp (33311)
(2) Theo phương thức bán hàng trả góp. Kế toán ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387: chênh lệch giữa giá bán trả ngay và giá bán
trả góp
(3) Phát sinh cho thuê tài sản là thuê hoạt động
- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:
Nợ TK 111, 112, 131: tổng số tiền phải thu của khách hàng
Có TK 511: tiền thuê chưa có thuế GTGT (5117)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ
Nợ TK 111, 112 : tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa
thuế)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
41
Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 3387
Có Tk 511
Số tiền trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp,
hoặc thời gian ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước:
Nợ TK 3387
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
(4) Phát sinh hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán:
Nợ TK 531, 532
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
(5) Cuối kỳ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trừ vào số thuế GTGT phải
nộp Nợ TK 3331
Có TK 133
(6) Khi nộp thuế GTGT vào NSNN
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
* Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Tài khoản sử dụng 3331
(1) Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu đã bao gồm thuế GTGT
Cuối kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 3331
(2) Phát sinh bán hàng trả chậm, trả góp
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511: giá bán trả tiền ngay có thuế
Có TK 3387: chênh lệch giữa giá bán trả tiền ngay và giá
bán trả chậm có thuế GTGT
42
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm từng kỳ
Nợ TK 3387
Có T 515
Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 3331
(3) Phát sinh cho thuê tài sản là thuê hoạt động
- Thu tiền cho thuê định kỳ
Nợ TK 111, 112, 131
Có Tk 511: tổng giá thanh toán
- Thu tiền trước
Nợ TK 111, 112
Có TK 3387: tổng giá thanh toán
Định kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Số tiền trả lại khách hàng vì hợp đồng cho thuê không được thực hiện hết:
Nợ TK 3387
Có TK 111, 112: tổng số tiền trả lại khách hàng (có thuế GTGT)
Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 3331
4.4 Mẫu tờ khai, báo cáo thuế GTGT
43
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Dành cho người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)
[01] Kỳ tính thuế: Tháng ……….. năm ….. hoặc quý…… năm…..
[02] Lần đầu [ ] [03] Bổ sung lần thứ [ ] [04] Tên người nộp thuế:
[05] Mã số thuế:
[06] Địa chỉ:
[07] Quận/huyện: [08] Tỉnh/thành phố:
[09] Điện thoại: [10]
Fax: [11] E-mail:
[12] Tên đại lý thuế (nếu có):
[13] Mã số thuế:
[14] Địa chỉ:
[15] Quận/ huyện: [16] Tỉnh/thành phố
[17] Điện thoại: [18] Fax:
[19] E-mail:
[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số Ngày:
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
ST
T
Chỉ tiêu
Giá trị HHDV
(chưa có thuế
GTGT)
Thuế
GTGT
A
Không phát sinh hoạt động mua, bán trong
kỳ (đánh dấu “X”)
[21
]
B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]
C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước
I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào trong kỳ
1
Giá trị và thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua
vào
[23] [24]
2 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [25]
II Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ
44
1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26]
2
Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
([27]=[29]+[30]+[32]+[32a]; [28]=[31]+[33])
[27] [28]
a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29]
b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] [31]
c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] [33]
d Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế [32a]
3
Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra
([34]=[26]+[27]; [35]=[28])
[34] [35]
III Thuế GTGT phát sinh trong kỳ ([36]=[35]-[25]) [36]
IV Điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước
1 Điều chỉnh giảm [37]
2 Điều chỉnh tăng [38]
V
Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh
xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh
[39]
VI Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
1
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ ([40a]=[36]-[22]+[37]-[38] – [39]≥ 0)
[40a]
2
Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT
còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế
[40b]
3 Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) [40]
4
Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này (nếu [41]=[36]-[22]+[37]-
[38]-[39]< 0)
[41]
4.1 Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn [42]
4.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]=[41]-[42]) [43]
45
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc
De cuong bai giang kế toán thuế.doc

More Related Content

Similar to De cuong bai giang kế toán thuế.doc

thuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tếthuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tếQuyết Nguyễn
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcDzung Phan Tran Trung
 
Thực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quanThực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quanLii Han
 
Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếVitHong102712
 
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010
TANET - Luat thue TNDN -  07.2010TANET - Luat thue TNDN -  07.2010
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010Pham Ngoc Quang
 
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuxác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuHae Mon
 
Tài liệu thuế 8
Tài liệu thuế 8Tài liệu thuế 8
Tài liệu thuế 8DHTax Tax
 
2. Luat thue TNDN.12.10 CCT
2. Luat thue TNDN.12.10 CCT2. Luat thue TNDN.12.10 CCT
2. Luat thue TNDN.12.10 CCTPham Ngoc Quang
 
12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...Ngoc Tran
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co banLii Han
 
foijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfks
foijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfksfoijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfks
foijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfksssuser0fae04
 

Similar to De cuong bai giang kế toán thuế.doc (20)

thuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tếthuế trong thương mại quốc tế
thuế trong thương mại quốc tế
 
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nướcChương 7: Ngân sách Nhà nước
Chương 7: Ngân sách Nhà nước
 
Thực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quanThực hiện thu thuế hải quan
Thực hiện thu thuế hải quan
 
ND4 Luật thuế XK,NK.pptx
ND4 Luật thuế XK,NK.pptxND4 Luật thuế XK,NK.pptx
ND4 Luật thuế XK,NK.pptx
 
No phai tra 2
No phai tra   2No phai tra   2
No phai tra 2
 
Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về Thuế
 
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010
TANET - Luat thue TNDN -  07.2010TANET - Luat thue TNDN -  07.2010
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010
 
Bài 8
Bài 8Bài 8
Bài 8
 
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAYLuận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
 
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptxND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
 
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩuxác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
xác định trị giá tính thuế xuất nhập khẩu
 
Tài liệu thuế 8
Tài liệu thuế 8Tài liệu thuế 8
Tài liệu thuế 8
 
2. Luat thue TNDN.12.10 CCT
2. Luat thue TNDN.12.10 CCT2. Luat thue TNDN.12.10 CCT
2. Luat thue TNDN.12.10 CCT
 
Bài 7
Bài 7Bài 7
Bài 7
 
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017 Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
 
12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...
 
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu.
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu.Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu.
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu.
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co ban
 
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
 
foijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfks
foijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfksfoijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfks
foijeksfjkenfksnfcuiasejfciusndfjksnfsknfks
 

Recently uploaded

Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 

De cuong bai giang kế toán thuế.doc

  • 1. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ 1.1 Những vấn đề chung về thuế 1.1.1 Thuế và đặc điểm của thuế Khái niệm về thuế Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật định qui định cho tổ chức và cá nhân trong xã hội nộp cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình nhằm tập trung một bộ phận quyền lực, của cải xã hội vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Thuế có những đặc điểm cơ bản sau: - Thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân. - Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội. Do vậy, trốn thuế hay lậu thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp - Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định. 1.1.2 Vai trò của thuế - Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước. Thuế luôn được coi là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước. - Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. - Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. - Thuế là công cụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.3 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế a. Tên gọi của các sắc thuế: tên gọi của các sắc thuế thường phản ánh nội dung chính của nó để phân biệt với những loại thuế khác. Để đặt tên cho các sắc thuế người ta thường sử dụng một số cách đặt tên như sau: - Đặt tên theo nội dung: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
  • 2. 2 - Đặt tên theo đối tượng đánh thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế tài sản,… b. Đối tượng tính thuế: là những căn cứ để xác định số tiền phải nộp. Có 3 đối tượng tính thuế: Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hoạt động kinh tế; giá trị tài sản; thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân. c. Đối tượng nộp thuế: Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng tính thuế. Cần chú ý phân biệt giữa người nộp thuế và người chịu thuế. Người nộp thuế là người mang tiền đi nộp thuế cho nhà nước. Người chịu thuế là người có thu thập bị thuế điều tiết. Khi đó, sắc thuế mà người chịu thuế trực tiếp mang tiền đến nộp cho nhà nước gọi là thuế trực thu, còn sắc thuế mà chịu thuế không trực tiếp mang tiền đến nộp cho nhà nước gọi là thuế gián thu. d. Thuế suất: trong một luật thuế, thuế suất là linh hồn của sắc thuế. Thuế suất thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ phát triển kinh tế. Đồng thời thuế suất cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. - Thuế suất có hai loại cơ bản là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tương đối. + Thuế suất tuyệt đối: là mức thuế suất tính bằng con số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Ví dụ thuế môn bài. Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000 Bậc 2 Từ 10 tỷ trở xuống 2.000.000 Ưu điểm: minh bạch, rõ ràng, nhà nước dự toán trước được số thuế cần thu và đối tượng nộp thuế biết trước được số thuế phải nộp hàng năm. Nhược điểm: không phản ánh chính xác diễn biến hoạt động kinh tế của đất nước và của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ, do vậy có thể gây khó khăn cho nhà nước hoặc doanh nghiệp nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng hoặc bị thu hẹp. + Thuế suất tương đối (tỷ lệ): là mức thuế được đánh bằng tỷ lệ phần trăm quy định cho mỗi đối tượng tính thuế. Loại thuế này được sử dụng phổ biến trong nhiều sắc thuế: GTGT, XNK, TTĐB,… Ưu điểm: Linh hoạt, phù hợp với nền kinh tế nhiều biến động
  • 3. 3 Nhược điểm: Nhà nước và doanh nghiệp không biết trước được số thuế cần phải thu và nộp hàng năm. Đặc biệt nhà nước có thể gặp khó khăn để quản lý tốt số thuế cần thu. e. Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế xác định nhiệm vụ, trách nhiệm kê khai và cách thức, thời hạn thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước và các cơ quan hữu quan. 1.1.4 Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành - Thuế GTGT - Thuế TTĐB - Thuế XNK - Thuế TNDN - Thuế TNC - Thuế tài nguyên - Thuế nhà đất - Các loại thuế khác: Thuế môn bài, thuế trước bạ - Các loại phí, lệ phí khác 1.2 Những vấn đề chung về kế toán thuế 1.2.1 Nguyên tắc kế toán thuế - Tính, kê khai đúng và nộp đủ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác cho nhà nước theo quy định hiện hành. - Phản ánh kịp thời các khoản thuế phải nộp, đã nộp trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết và các sổ kế toán khác. - Mở sổ chi tiết cho từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp. - Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá quy định. 1.2.2 Chứng từ hạch toán - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn bán hàng thông thường - Hóa đơn đặc thù - Tờ khai hải quan
  • 4. 4 - Tờ khai thuế - … 1.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 333 “ thuế và các khoản phải nộp nhà nước” để phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”. TK cấp 2 này có 2 tiểu khoản: + TK 33311 – thuế GTGT đầu ra + TK 33312 – thuế GTGT hàng nhập khẩu - Tài khoản 3332 “Thuế TTĐB” - Tài khoản 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu” - Tài khoản 3334 “Thuế TNDN” - Tài khoản 3335 “ Thuế TNCN” - Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên” - Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” - Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” - Tài khoản 3339 “ Phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước khác”
  • 5. 5 CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU 2.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế xuất nhập khẩu 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế XNK 2.1.1.1. Khái niệm Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật. Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế XNK là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. 2.1.1.2. Đặc điểm - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. - Thuế xuất khẩu, thuế nhập là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Giá tính thuế là giá trị cuối cùng của hàng hoá tại cửa khẩu xuất đối với hàng xuất, cửa khẩu đầu tiên với hàng nhập. - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như sự biến động kinh tế quốc tế, xu hướng thương mại quốc tế... 2.1.2 Nội dung thuế XNK hiện nay ở Việt nam 2.1.2.1. Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 2.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc
  • 6. 6 các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. 2.1.2.3. Ðối tượng nộp thuế 1. Đối tượng nộp thuế XNK, bao gồm: a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; c. Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 2. Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm: a. Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; b. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế; c. Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. 2.1.2.4 Căn cứ tính thuế Thuế XK, NK phải nộp = Số lượng hàng hoá XK, NK X Giá tính thuế đơn vị từng mặt hàng X Tỷ giá X Thuế suất thuế XK, NK từng mặt hàng (1). Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Là số lượng hàng hoá thực tế ghi trên tờ khai mà cơ sở có hàng xuất khẩu, nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan . (2). Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu a/ Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (Giá FOB hoặc giá DAF ), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng. DAF (Delivered At Frontier- Giao tại biên giới) FOB (Free on Board - Giao hàng trên phương tiện vận chuyển) b/ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu + Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF. CIF- (Cost Insurance and Freight- giá thành cộng bảo hiểm và cước phí vận chuyển )
  • 7. 7 + Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng. + Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Giá tính thuế được áp dụng tuần tự một trong 6 cách sau: - Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. - Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu của hàng hóa giống hệt. - Phương pháp giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự. - Phương pháp trị giá khấu trừ. - Phương pháp trị giá tính toán. - Phương pháp suy luận. (3) Tỷ giá tính thuế: Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế. Đối với những ngoại tệ chưa được ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá giao dịch thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do NHNN công bố. (4). Thuế suất: *Thuế suất đối với hàng xuất khẩu phần lớn bằng 0%, còn một số hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu mới chịu đánh thuế xuất khẩu. *Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt: - Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. - Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. 2.2 Kế toán thuế xuất nhập khẩu 2.2.1. Tài khoản sử dụng Để hạch toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu kế toán sử dụng Tài khoản 3333 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 2.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình và xác định thuế xuất nhập khẩu phải nộp, đã
  • 8. 8 nộp và còn phải nộp vào NSNN. Nội dung kết cấu tài khoản này như sau. Bên Nợ: - Số thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp vào NSNN - Số thuế XNK được NSNN hoàn lại, được miễn, giảm Bên Có: - Số thuế XNK phải nộp vào NSNN Số dư Bên Có: - Số thuế XNK còn phải nộp vào NSNN Số dư Bên Nợ: - Số thuế XNK đã nộp thừa vào NSNN Chứng từ sử dụng Để hạch toán thuế nhập khẩu, kế toán sử dụng các hoá đơn chứng từ sau: - Hợp đồng Ngoại thương - Tờ khai hàng hoá nhập khẩu K. hiệu: HQ/2002-NK - Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu - Tờ khai hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch - Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá NK - Hoá đơn GTGT, biên lai nộp thuế, vận đơn - Sổ theo dõi thuế NK - Báo cáo thuế NK 2.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nhập khẩu - Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp và các chi phí thu mua (nếu có), ghi. Nợ TK 152, 156, 211,... Có TK 111, 112, 331 Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) Đối với thuế GTGT của hang nhập khẩu thi sẽ được khấu trừ, ghi. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • 9. 9 - Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu. Nợ TK 152, 156, 211,... Giá mua có cả thuế GTGT Có TK 111, 112, 331,... Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu - Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi. Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 111, 112,... - Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp đối với hàng nhập khẩu mà còn lưu kho, lưu bãi dưới sự kiểm soát của Hải quan, được phép tái xuất khẩu thì số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi. Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Có TK 152, 153, 156,... - Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo thì số thuế nhập khẩu đã nộp thừa được hoàn lại, ghi. Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Có TK 152, 153, 156, 211,... - Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Khi nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi. Nợ TK 152, 153, 156,... Có TK 3333 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • 10. 10 + Trong thời hạn quy định, nếu doanh nghiệp đã thực xuất số sản phẩm thì không phải nộp thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu đã nhập khẩu tương ứng với số sản phẩm đã thực xuất. Nếu doanh nghiệp chưa nộp thuế nhập khẩu thì số thuế nhập khẩu không phải nộp đối với số nguyên liệu đã nhập khẩu tương ứng với số sản phẩm đã thực xuất, ghi. Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 711 - Thu nhập khác + Nếu ngoài thời hạn quy định mà doanh nghiệp chưa thực xuất số sản phẩm hoặc chưa xuất khẩu hết số sản phẩm tương ứng phải xuất khẩu thì DN phải nộp thuế nhập khẩu đối với số nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm chưa xuất khẩu. Nếu số sản phẩm đã xuất khẩu hết thì DN sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu nhận lại bằng tiền Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 711 - Thu nhập khác - Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất, ghi. + Khi tạm nhập khẩu, phản ánh giá trị hàng nhập khẩu, số thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi. Nợ TK 152, 153, 156,... Có TK 111, 112, 331 Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) + Khi tái xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu, ghi. - Phản ánh giá vốn hang xuất khẩu, ghi. Nợ TK 632 - Giá vốn hàng xuất khẩu Có TK 152, 155, 156,... - Phản ánh doanh thu bán hang, ghi. Nợ TK 111, 112, 131,... Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • 11. 11 + Khi được hoàn lại số thuế nhập khẩu, ghi. Nợ TK 111, 112,... Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 711 - Thu nhập khác - Trường hợp nhập khẩu hàng hoá vì lí do nào đó buộc phải xuất trả lại chủ hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu. + Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu xuất trả lại chủ hàng, ghi. Nợ TK 331 - Phải trả người bán Có TK 152,1 56, 211,... + Phản ánh số thuế nhập khẩu được hoàn lại, ghi. Nợ TK 111, 112 Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau Có TK 152, 156, 211,... Số thuế nhập khẩu đ. nộp - Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá nhập khẩu (thực tế nhập khẩu ít hơn kê khai) th. sẽ được hoàn trả số thuế nộp quá trong thời hạn một năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Số thuế nộp qua được hoàn trả do nhầm lẫn trong kê khai, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau Có TK 152, 156, 211,... Có TK 632, 711 - Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn và gian lận trong kê khai hàng hoá nhập khẩu (thực tế nhập khẩu nhiều hơn so với kê khai) th. bị truy thu tiền thuế nhập khẩu trong thời hạn một năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện. Số thuế nhập khẩu bị truy thu phải nộp, ghi. Nợ TK 152, 156, 211,... Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)
  • 12. 12 - Trường hợp nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo chế độ quy định, nhưng nếu sử dụng khác với mục đích được miễn giảm th. bị truy thu đủ số thuế được miễn giảm, ghi. Nợ TK 152, 156, 211,... Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) 2.2.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu * Để hạch toán thuế xuất khẩu, kế toán sử dụng các hoá đơn chứng từ sau: - Hợp đồng Ngoại thương - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu - Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu phi mậu dịch - Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá xuất - Hoá đơn GTGT, biên lai nộp thuế xuất khẩu, vận đơn - Sổ theo d.i thuế xuất khẩu - Báo cáo thuế XK. * Khi xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu xuất khẩu là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế xuất khẩu). ghi. Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 512 - Doanh thu nội bộ - Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi. Nợ TK 511, 512 Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Thuế xuất khẩu) - Khi thực nộp thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi. Nợ TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Thuế xuất khẩu) Có TK 111, 112,... - Trường hợp được NSNN hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu đ. nộp thuế
  • 13. 13 xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn so với khai báo, ghi. Nợ TK 111, 112 Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu đối với hàng đưa ra nước ngoài tạm xuất khẩu và tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành. + Khi xuất khẩu nguyên liệu, hàng hoá đưa đi gia công, ghi. Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 152, 156,... + Các chi phí phát sinh trong quá tr.nh đưa hàng đi gia công, ghi. Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 111, 112, 331,... + Số thuế xuất khẩu phải nộp của hàng tạm xuất tái nhập, ghi. Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu + Khi thực nộp thuế xuất khẩu vào NSNN đối với hàng tạm xuất tái nhập, ghi. Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112,.. + Khi tái nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá gia công hoàn thành, ghi. Nợ TK 152, 156,... Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang + Số thuế xuất khẩu đ. nộp được NSNN hoàn lại đối với hàng tạm xuất tái nhập, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333 - Nếu được trừ vào số phải nộp Có TK 152, 156,... Nếu hàng gia công chưa bán Có TK 632 - Nếu hàng gia công đã bán - Trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng vì lí do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại thì được hoàn lại thuế xuất khẩu đã nộp, ghi.
  • 14. 14 Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá xuất khẩu) Có TK 111, 112, 131,... + Phản ánh giá trị hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại, ghi. Nợ TK 152, 156,... Có TK 632 - Giá vốn hàng bán + Phản ánh số thuế xuất khẩu được hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu (thực tế xuất khẩu ít hơn so với kê khai) thì được hoàn trả số thuế xuất khẩu nộp quá đó trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện nhầm lẫn. Số thuế xuất khẩu nộp quá đó được hoàn trả, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333 - Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 711 - Thu nhập khác - Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất khẩu thì bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu bị truy thu phải nộp, ghi. Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu 2.3. Kế toán ủy thác xuất nhập khẩu. 2.3.1 Kế toán tại đơn vị ủy thác nhập khẩu. - Khi chuyển tiền nhờ nhập khẩu bao gồm tiền hàng và các khoản thuế, phí nhập khẩu phải nộp cho bên nhận nhập khẩu, kế toán ghi. Nợ TK 1388 - Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 111, 112, 3111.
  • 15. 15 - Khi nhận hàng hàng từ đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác, căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền hàng, biên lai nộp thuế GTGT, thuế NK của bên nhận nhập khẩu ủy thác, kế toán phản ánh. Nợ TK 1561,152,153,... Có TK 1388 - Giá trị hàng chưa có thuế nhập khẩu Có TK 3333 - Chi tiết thuế nhập khẩu. Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế GTGT hàng nhập khẩu nếu được khấu trừ, kế tán phản ánh. Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào. Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu + Thuế GTGT hàng nhập hkẩu không được khấu trừ, kế toán phản ánh. Nợ y TK 1561, 152, 153,.... Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu - Khi thanh toán tiền hoa hồng (phí ủy thác) cho bên nhận ủy thác nhập khẩu, kế toán ghi. Nợ TK 1562, 152, 153,... Có TK 1388 (Chi tiết cho từng đối tượng) - Căn cứ vào biên lai nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có) của bên nhận ủy thác nhập khẩu, kế toán phản ánh. Nợ TK 3333 - Thuế nhập khẩu Nợ TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Có TK 1388 (Chi tiết cho từng đối tượng) 2.3.2 Kế toán tại đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác. - Khi nhận tiền để nhập khẩu bao gồm tiền hàng và tièn thuế, phí, lệ phí,... kế toán phản ánh. Nợ TK 111,112,... Có TK 3388 (Chi tiết cho từng đối tượng) -Khi trả tiền hàng, nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán phản ánh.
  • 16. 16 Nợ TK 3388 (Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 111,112 - Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa,..,kế toán căn cứ vào tờ khai hải quan phản ánh. Nợ Tk 002 - Trị giá hàng nhập khẩu - Khi trả hàng cho bên nhờ nhập khẩu, kế toán phản ánh Có TK 002 - Trị giá hàng nhập khẩu - Căn cứ vào hóa đơn thanh toán hoa hồng ủy thác (phí ủy thác) của bên nhờ nhập khẩu, kế toán phản ánh. + Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112, 1388 Có TK 511- Hoa hồng được hưởng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 111, 112, 1388 Có TK 511- Hoa hồng được hưởng (tổng giá thanh toán). Đồng thời phản ánh số thuế GTGT của hoa hồng được hưởng. Nợ TK 511 Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp 2.3.3 Kế toán tại tại đơn vị ủy thác xuất khẩu. - Khi xuất kho vật tư, hàng hóa, thành phẩm nhờ xuất khẩu ủy thác, kế toán phản ánh. Nợ TK 157 - Giá xuất kho Có TK 152,156,155,... - Khi đơn vị nhận xuất khẩu báo cáo hàng đ. xuất khẩu, kế toán phản ánh. Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi bán - Căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền hàng của bên nhận xuất khẩu ủy thác, kế toán phản ánh. Nợ TK 111, 112, 1388 Có TK 511 - Doanh thu xuất khẩu - Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi. Nợ TK 511 - Doanh thu xuất khẩu
  • 17. 17 Có TK 3333 - Chi tiết thuế xuất khẩu - Khi chuyển tiền để nhờ nộp thuế, phí xủa hàng xuất khẩu, kế toán phản ánh. Nợ TK 1388 Có TK 111,112,... - Khi thanh toán tiền hoa hồng nhờ xuất khẩu ủy thác cho bên nhận xuất khẩu ủy thác, kế toán phản ánh. Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào Có TK 1388, 111, 112 - Tổng giá thanh toán. 2.3.4 Kế toán tại tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu. - Khi nhận hàng để xuất khẩu, căn cứ vào hóa đơn xuất kho của bên nhờ xuất khẩu, ké toán phản ánh. Nợ TK 003 - Trị giá hàng nhận - Khi thực xuất được hàng, kế toán phản ánh. Có TK 003 - Căn cứ vào tờ khai hải quan và hóa đơn thanh toán tiền hàng của người mua, kế toán phản ánh. Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 3388 - Chi tiết cho từng đối tượng - Khi nhận tiền của bên nhờ xuất khẩu thác để nộp thuế xuất khẩu, phí xuất khẩu,... kế toán phẩn ánh. Nợ TK 111,112 Có TK 3388 - Chi tiết cho từng đối tượng - Nộp thuế hộ thuế xuất khẩu, phí ủy thác, kế toán phản ánh. Nợ TK 3388 Có TK 111, 112 - Căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền hoa hồng của bên nhờ xuất khẩu ủy thác, kế toán phản ánh. + Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh. Nợ TK 111,112, 3388, 1388
  • 18. 18 Có TK 511 - Hoa hồng được hưởng (Giá chưa thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp + Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh. Nợ TK 111,112, 3388, 1388 Có TK 511 - Hoa hồng được hưởng (tổng giá thanh toán) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của số tiền hoa hồng được hưởng. Nợ TK 511- Hoa hồng được hưởng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
  • 19. 19 CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 3.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt 3.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt 3.1.1.1. Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định. Thuế TTĐB được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ ở mỗi quốc gia thùy thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống và mức thu nhập bình quân dầu người của quốc gia đó. Nhìn chung các hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn để thu thuế TTĐB có các tính chất sau: - Hàng hóa dịch vụ cao cấp vượt trên nhu cầu phổ thông của đời sống xã hội. Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB được pháp luật thuế các nước qui định hầu như giống nhau gồm : rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, xăng...; kinh doanh cá cược, đua ngựa, đua xe, sòng bạc... - Các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, môi trường gây lãng phí cho xã hội và cá thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa xã hội. - Lượng cầu hàng hóa, dịch vụ này thường biến động theo thu nhập nhưng ít biến động theo mức giá cả. Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng trong hệ thống thuế, do các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB có khối lượng tiêu thụ lớn, lượng cầu ít biến động theo giá cả, dễ xác định và ít có khả năng thay thế. Mức sống và thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đặc biệt càng lớn. Trong khi đó, thuế TTĐB lại đòi hỏi rất ít về nguồn lực quản lý. Vì vậy, thuế TTĐB thường tạo ra số thu đáng kể cho NSNN và là loại thuế thường có năng suất cao hơn các sắc thuế khác. Thuế TTĐB còn được coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục tiêu này, tư tưởng chung là hạn chế những hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội. Thuế TTĐB còn góp phần quan trọng trong việc tái tạo phân phối thu nhập của người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. 3.1.1.2. Đặc điểm Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng đặc biệt nên ngoài tính chất gián thu, thuế TTĐB còn có những đặc điểm riêng biệt sau: - Thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây là loại thuế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hóa vì vậy có tác dụng giảm chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế việc gian lận về số lượng hành hóa sản xuất và tiêu thụ. - Mức thuế suất thuế TTĐB được pháp luật thuế các nước quy định rất cao vì thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều
  • 20. 20 người trong xã hội. Cách thu thuế TTĐB ở các nước cũng giống nhau, tức là nhà nước chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. - Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư. Với diện thu thuế TTĐB tương đối hẹp cho nên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phối thu nhập. Do đó thuế TTĐB là công cụ rất hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu nguồn thu. 3.1.2 Nội dung cơ bản thuế TTĐB hiện nay ở Việt Nam 3.1.2.1. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ sau đây: - Hàng hóa chịu thuế gồm 10 mặt hàng: (1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; (2) Rượu; (3) Bia; (4) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; (5) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 ; (6) Tàu bay, du thuyền; (7) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; (8) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; (9) Bài lá; (10) Vàng mã, hàng mã. - Đối với dịch vụ TTĐB gồm 6 nhóm: (1) Kinh doanh vũ trường; (2) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); (3) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; (4) Kinh doanh đặt cược; (5) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; (6) Kinh doanh xổ số. 3.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế: Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống như thuế GTGT, vì vậy, các hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt nam sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Theo quy định hiện hành các hàng hóa không thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm: 1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu; 2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm: a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
  • 21. 21 nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ; c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật; 3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch; 4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông; 5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ. Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống như thuế GTGT, vì vậy, các hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt nam sẽ không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Theo quy định hiện hành các hàng hóa không thuộc diện chịu thuế TTĐB bao gồm: - Hàng hóa có cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả cho các doanh nghiệp chế xuất (trừ ô tô dưới 24 chỗ bán cho doanh nghiệp chế xuất). - Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. - Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài. - Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: Hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. - Hàng hóa chuyển khẩu,vận chuyển quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu biên giới Việt Nam trên cơ sở hiệp định đã kí kết giữa hai chính phủ hoặc ngành, điạ phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép và đã làm đầy đủ thủ tục hải quan. - Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu kể cả hàng dự hội chợ triển lãm trong thời hạn chưa phải nộp thuế theo quy định thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu,tái nhập khẩu. Nếu quá thời hạn trên thì phải nộp thuế TTĐB cho số lượng hàng hoá đó và được hoàn lại thuế TTĐB tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất khẩu,tái nhập khẩu. - Hàng hoá là vật tư nhập khẩu thuộc diện chiụ thuế TTĐB dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, nếu thực tế có hàng xuất khẩu trong thời hạn 90 ngày thì không phải nộp thuế TTĐB đối với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu. Nếu quá thời hạn 90 ngày thì phải nộp thuế TTĐB. Khi có hàng thực tế xuất khẩu thì sẽ được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp cho số vật tư, nguyên liệu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu. - Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo chế độ quy định.
  • 22. 22 Trường hợp các cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chiụ thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi kê khai nộp thuế TTĐB ở khâu sản xuất,các cơ sở này được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với phần nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. 3.1.2.3. Đối tượng nộp thuế TTĐB Là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội; các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có sản xuất, nhập khẩu, sản xuất hàng hoá hay kinh doanh các dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. 3.1.2.4 Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất. Từ các căn cứ trên, thuế TTĐB được xác định như sau: Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB a. Giá tính thuế: 1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng - Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) 1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. a) Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu quy định chưa trừ hoa hồng. b) Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra. Trường hợp cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của các cơ sở thương mại này bán cho cơ sở kinh doanh thương mại không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công
  • 23. 23 ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ liên kết với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở kinh doanh thương mại có mối quan hệ liên kết theo quy định tại điểm này khi: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia. Trường hợp giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn tỷ lệ 7% so với giá bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. 3. Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế không loại trừ giá trị vỏ bao bì, vỏ chai. Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt cược tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt. 4. Đối với hàng hóa gia công thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán hàng hóa của cơ sở giao gia công bán ra hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán. 5. Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. 6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. 7. Đối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ bán ra. a) Đối với kinh doanh gôn là doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh
  • 24. 24 doanh gôn. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: Khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng trừ (-) đi số tiền trả thưởng cho khách hàng; c) Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé đặt cược đã trừ tiền trả thưởng; d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm; đ) Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. 8. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại các hàng hóa, dịch vụ này. 9. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí hỗ trợ quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền; đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. b./Thuế suất: Thuế suất thuế TTĐB áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng hoá,dịch vụ và giữa các hàng hoá, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính sách điều tiết sản sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng xã hội cuả nhà nước và được quy định cụ thể tại biểu thuế TTĐB như sau: BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%) I Hàng hóa 1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 70 2 Rượu
  • 25. 25 - Rượu từ 20 độ trở lên 65 - Rượu dưới 20 độ 35 3 Bia 65 4 Xe ô tô dưới 24 chỗ a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này - Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35 - Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40 - Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50 - Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60 - Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90 - Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110 - Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130 - Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150 b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 15 c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 10 d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này - Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15 - Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20 - Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25 đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50%
  • 26. 26 mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này g) Xe ô tô chạy bằng điện - Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15 - Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10 - Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5 - Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10 h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh 75 3.2 Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt 3.2.1 Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt” 3.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản - Kết cấu: Bên Nợ: - Thuế TTĐB đã nộp vào NSNN - Thuế TTĐB được miễn giảm, được hoàn Bên Có: - Thuế TTĐB phải nộp Số dư bên Nợ: - Số thuế TTĐB đã nộp thừa Số dư bên Có: - Thuế TTĐB còn phải nộp 3.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • 27. 27 1. Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT, ghi. Nợ TK 111, 112, 131,... Tổng giá thanh toán Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Khi phản ánh số thuế TTĐB phải nộp vào NSNN, ghi. Nợ TK 511 Có TK 3332 - Thuế TTĐB Khi nộp thuế TTĐB vào NSNN, ghi. Nợ TK 3332 - Thuế TTĐB Có TK 111, 112, 311 2. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế nhập khẩu và thuế TTĐB , ghi. Nợ TK 152, 156, 211,... Có TK 111, 112, 331,... Có TK 3332 - Thuế TTĐB phải nộp Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Thuế nhập khẩu) Nếu hàng hoá nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu Khi nộp thuế TTĐB, thuế nhập khẩu vào NSNN, ghi. Nợ TK 3333 - Thuế nhập khẩu (Chi tiết thuế NK) Nợ TK 3332 - Thuế TTĐB phải nộp Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
  • 28. 28 3. Nếu hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng xuất khẩu. Số thuế TTĐB được NSNN hoàn lại, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3332 - Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 711 - Thu nhập khác 4. Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo, trong quá trình nhập khẩu hàng bị hư hỏng, mất có lí do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB thì số thuế TTĐB nộp thừa đó được NSNN hoàn lại, ghi. Nợ TK 111, 112 - Nếu được hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3332 - Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp kỳ sau Có TK 152, 156, 211,... Nếu hàng hoá chưa xuất bán Có TK 632 - Nếu hàng hoá đã bán 5. Cơ sở sản xuất kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế TTĐB nộp thừa. Số thuế TTĐB nộp thừa được NSNN hoàn lại bằng tiền, ghi. Nợ TK 111, 112 Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 4. Nếu cơ sở SXKD hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ bị lỗ thì được xét miễn giảm thuế TTĐB. Số thuế TTĐB được miễn giảm được trừ vào số thuế TTĐB phải nộp của kỳ sau, ghi. Nợ TK 3332 - Thuế TTĐB Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 711 - Thu nhập khác 5. Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng vì lí do nào đó buộc phải xuất trả lại nước ngoài thì số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng xuất trả lại nước ngoài, ghi. + Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu trả lại người bán, ghi. Nợ TK 331 - Phải trả người bán Có TK 152, 156, 211,...
  • 29. 29 + Số thuế TTĐB được NSNN hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế TTĐB phải nộp kỳ sau, ghi. Nợ TK 111,112 Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 152, 156, 211,... 3.3 Mẫu tờ khai, báo cáo thuế TTĐB Mẫu tờ khai và báo cáo được kết xuất từ hệ thống kê khai do Tổng cục thuế phát hành, cóthể thay đổi và nâng cấp theo thời gian. Tuy nhiên mẫu tờ khai bao gồm các nội dung cơ bản sau
  • 30. 30
  • 31. 31 CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng 4.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT 4.1.1.1 Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. 4.1.1.2. Đặc điểm - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn. Nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là các yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Mục tiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản, vì vậy thuế GTGT thường có ít mức thuế suất, ít đặt ra vấn đề miễn giảm, đảm bảo đơn giản, ít gây ra sự méo mó về giá. - Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ cộng số thuế GTGT vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ. Tiền thuế GTGT ẩn trong giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào NSNN thay cho người tiêu dùng. - Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại. 4.1.2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam 4.1.2.1.Đối tượng chịu thuế Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
  • 32. 32 Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định cuả pháp luật . 4.1.2.2. Ðối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng Theo quy định của điều 5 của luật thuế GTGT, được hướng dẫn cụ thể tại điều 3 của Nghị định 123/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành thì có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Nhìn chung các hàng hóa dịch vụ này thường có một trong các tính chất cơ bản sau: - Là hàng hóa, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, đạo tạo; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus;… - Là hàng hóa, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh như hàng nhập khẩu trong các trường hợp hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng từ nước ngoài; phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình, bằng nguồn ngân sách Nhà nước cấp,… - Các hàng hóa, dịch vụ của một số hàng cần khuyến khích như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới sơ chế thông thường của tổ chức cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; sản phẩm muối; thiết bị, máy móc nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, … - Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng ở Việt Nam như hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập, tái xuất; hàng tạm xuất, tái nhập… - Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại bao gồm: hàng viện trợ cuả các tổ chức quốc tế, Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài viện trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội cuả Việt Nam. - Một số hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư. Các nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì cũng không được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào. 4.1.2.3. Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. Là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế. 4.1.2.4 Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. 4.1.2.4.1 Giá tính thuế giá trị gia tăng
  • 33. 33 Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên chứng từ nhập khẩu, được xác định như sau: - Ðối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho các đối tượng khác là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. - Ðối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam, giá chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng; trường hợp hợp đồng không xác định cụ thể số thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá dịch vụ phải thanh toán trả cho phía nước ngoài. - Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Ðối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị...không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế giá trị gia tăng tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước bao gồm cả chi phí dưới hình thức khác như cho thuê nhà có thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu cuả bên thuê. Giá cho thuê tài sản do các bên thoả thuận được xác định theo hợp đồng.Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định. - Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp tính theo giá bán chưa có thuế cuả hàng hoá đó bán trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. - Ðối với hoạt động gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công). - Ðối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: giá tính thuế được quy định như sau: + Ðối với hoạt động xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng không phân biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, nguyên liệu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế cuả công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn giá và tiến độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao. + Ðối với hoạt động xây dựng một công trình, hạng mục công trình có nhiều đơn vị tham gia xây dựng, theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp với chủ công trình hoặc nhận thầu lại thông qua nhà thầu chính thì từng nhà thầu phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị công trình nhận thầu. - Ðối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng như tem bưu chính, vé xem phim…, thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế được xác: Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán [1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)] - Ðối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí
  • 34. 34 tổn nào mà cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này. Hàng hóa do đại lý bán ra vẫn phải tính thuế giá trị gia tăng trên giá bán ra. - Ðối với hoạt động vận tải, bốc xếp thì giá tính thuế giá trị gia tăng là cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế giá trị gia tăng. + Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. + Các khoản phụ thu cơ sở kinh doanh thu theo chế độ cuả Nhà nước không tính vào doanh thu cuả cơ sở kinh doanh thì thuế giá trị gia tăng không tính đối với các khoản phụ thu này. + Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. + Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn thì giá tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là giá xác định để tính thuế nhập khẩu. + Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn một phần thuế nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế được xác định như đã xác định giá tính thuế nhập khẩu và cộng với phần thuế nhập khẩu phải nộp (sau khi đã trứ phần được giảm thuế nhập khẩu). 4.1.2.4.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 3 mức thuế suất là: 0% ,5% , 10% áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế suất 5 % áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 2 điều 8 của luật, còn lại các hàng hóa và dịch vụ khác chịu chung mức thuế suất 10%. 4.1.2.5. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 4.1.2.5.1. Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp này phải tính và thu thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế giá trị gia tăng và số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. * Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được tính khấu trừ quy định như sau: - Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ. - Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định thuế phải nộp cuả tháng đó không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
  • 35. 35 Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng chung cho các tổ chức kinh doanh trừ các đối tượng áp dụng tinh thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau: Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ. Thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào cuả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổ số doanh số bán ra. Riêng thuế đầu vào cuả tài sản cố định được khấu trừ lớn thì thực hiện khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế. Việc tính khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế đầu vào đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản mua vào quy định trên đây không áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được làm nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. 4.1.2.5.2 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị gia tăng cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả loại hàng hoá, dịch vụ đó. Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. - Giá thanh toán cuả hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả. - Giá thanh toán cuả hàng hoá , dịch vụ mua vào tương ứng cuả hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào mà cơ sở kinh doanh đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra. Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định giá trị gia tăng theo quy định trên đây thì giá trị gia tăng được xác định như sau: + Ðối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ phần trăm(%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. + Ðối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh cuả từng cá nhân để ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lê (%) giá trị gia tăng trên doanh thu. + Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng do cơ quan thuế ấn định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: - Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ờ Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều
  • 36. 36 kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. 4.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 4.2.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”. Tài khoản này chỉ sử dụng cho những đối tượng khấu trừ thuế. 4.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản Kết cấu tài khoản 133. Nợ TK 133 Có Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ SD: số thuế GTGT đầu vào hiện còn được khấu trừ và chưa được xử lý - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp hai: Tài khoản 1331 “Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ” Tài khoản 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” Khi hạch toán tài khoản 133 cần tuân theo một số qui định: - Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ hạch toán vào tài khoản 133 khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
  • 37. 37 Trường hợp không xác định được khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì hạch toán toàn bộ vào TK 133, cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ hạch toán vào chi phí SXKD hoặc giá vốn hàng bán. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ lớn liên quan đến hàng đã bán và chưa bán thì phân bổ vào giá vốn hàng bán trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại tính vào giá vốn của kỳ kế toán sau. - Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng hóa đơn, chứng từ đặc thù thì CSKD căn cứ vào giá hàng hóa, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu váo được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo qui định. 4.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh (1) Nhập kho vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hoá, … Nợ TK 152, 153, 156: giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán (2) Mua vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa dùng ngay cho hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 621, 627, 641, 642: giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán (3) Hàng hóa mua được gửi bán hoặc bán ngay cho khách hàng và chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 157, 632: giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán
  • 38. 38 (4) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa sử dụng cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153, 156: giá chưa thuế GTGT Có TK 112, 331: số tiền thanh toán cho bên xuất khẩu Có TK 3333: thuế xuất nhập khẩu Đồng thời phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu (5) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc giảm giá Nợ TK 111, 112, 331: tổng số thanh toán Có TK 152, 153, 156,…: giá mua chưa thuế Có TK 133: thuế GTGT ĐV được KT của hảng trả lại, giảm giá (6) Đối với vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua về dùng đồng thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, khi đó doanh nghiệp hạch toán toàn bộ thuế GTGT đầu vào vào TK 133 Nợ TK 152, 153, 156,...: giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ (nếu nhỏ) và hạch toán vào chi phí trả trước (nếu lớn) Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 133: số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Hoặc: Nợ TK 142, 242: Có TK 133 Định kỳ phân bổ Nợ TK 632
  • 39. 39 Có TK 142, 242 (7) Vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua về bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp: Nợ TK 1381 Nợ TK 111, 334,… Có TK 133 (8) Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ Nợ TK 3331 Có TK 133 (9) Khi được hoàn thuế Nợ TK 111, 112 Có TK 133 4.3 Kế toán thuế GTGT phải nộp cho nhà nước 4.3.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp. 4.3.2 Nội dung và kết cấu tài khoản Tài khoản này áp dụng cho các cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phừng pháp khấu trừ thuế và cơ sở SXKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Kết cấu tài khoản. Nợ TK 3331 Có - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp -Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá -Số thế GTGT đã nộp vào NSNN - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ - số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi,biếu tặng, sử dụng nội bộ - số thuế GTGT phải nộp của doanh thu hoạt động TC, hoạt động khác
  • 40. 40 - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu. SD: Số thuế GTGT còn phải nộp Tài khoản 3331 có 2 tiểu khoản: 33311 “ Thuế GTGT đầu ra” 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu” 4.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh (1) Xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ: Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán Có TK 511: doanh thu BH & CCDV (giá bán chưa thuế) Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp (33311) (2) Theo phương thức bán hàng trả góp. Kế toán ghi nhận doanh thu Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán Có TK 511: giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp Có TK 3387: chênh lệch giữa giá bán trả ngay và giá bán trả góp (3) Phát sinh cho thuê tài sản là thuê hoạt động - Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ: Nợ TK 111, 112, 131: tổng số tiền phải thu của khách hàng Có TK 511: tiền thuê chưa có thuế GTGT (5117) Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp - Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ Nợ TK 111, 112 : tổng số tiền nhận trước Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa thuế) Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
  • 41. 41 Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu: Nợ TK 3387 Có Tk 511 Số tiền trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp, hoặc thời gian ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước: Nợ TK 3387 Nợ TK 3331 Có TK 111, 112 (4) Phát sinh hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán: Nợ TK 531, 532 Nợ TK 3331 Có TK 111, 112, 131 (5) Cuối kỳ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trừ vào số thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3331 Có TK 133 (6) Khi nộp thuế GTGT vào NSNN Nợ TK 3331 Có TK 111, 112 * Kế toán thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Tài khoản sử dụng 3331 (1) Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán Có TK 511: doanh thu đã bao gồm thuế GTGT Cuối kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp Nợ TK 511 Có TK 3331 (2) Phát sinh bán hàng trả chậm, trả góp Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511: giá bán trả tiền ngay có thuế Có TK 3387: chênh lệch giữa giá bán trả tiền ngay và giá bán trả chậm có thuế GTGT
  • 42. 42 Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm từng kỳ Nợ TK 3387 Có T 515 Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp Nợ TK 511 Có TK 3331 (3) Phát sinh cho thuê tài sản là thuê hoạt động - Thu tiền cho thuê định kỳ Nợ TK 111, 112, 131 Có Tk 511: tổng giá thanh toán - Thu tiền trước Nợ TK 111, 112 Có TK 3387: tổng giá thanh toán Định kỳ: Nợ TK 3387 Có TK 511 Số tiền trả lại khách hàng vì hợp đồng cho thuê không được thực hiện hết: Nợ TK 3387 Có TK 111, 112: tổng số tiền trả lại khách hàng (có thuế GTGT) Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp Nợ TK 511 Có TK 3331 4.4 Mẫu tờ khai, báo cáo thuế GTGT
  • 43. 43 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (Dành cho người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ) [01] Kỳ tính thuế: Tháng ……….. năm ….. hoặc quý…… năm….. [02] Lần đầu [ ] [03] Bổ sung lần thứ [ ] [04] Tên người nộp thuế: [05] Mã số thuế: [06] Địa chỉ: [07] Quận/huyện: [08] Tỉnh/thành phố: [09] Điện thoại: [10] Fax: [11] E-mail: [12] Tên đại lý thuế (nếu có): [13] Mã số thuế: [14] Địa chỉ: [15] Quận/ huyện: [16] Tỉnh/thành phố [17] Điện thoại: [18] Fax: [19] E-mail: [20] Hợp đồng đại lý thuế: Số Ngày: Đơn vị tiền: đồng Việt Nam ST T Chỉ tiêu Giá trị HHDV (chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu “X”) [21 ] B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22] C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào trong kỳ 1 Giá trị và thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào [23] [24] 2 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [25] II Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ
  • 44. 44 1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 2 Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ([27]=[29]+[30]+[32]+[32a]; [28]=[31]+[33]) [27] [28] a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] [31] c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] [33] d Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế [32a] 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ([34]=[26]+[27]; [35]=[28]) [34] [35] III Thuế GTGT phát sinh trong kỳ ([36]=[35]-[25]) [36] IV Điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước 1 Điều chỉnh giảm [37] 2 Điều chỉnh tăng [38] V Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh [39] VI Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1 Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ ([40a]=[36]-[22]+[37]-[38] – [39]≥ 0) [40a] 2 Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế [40b] 3 Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) [40] 4 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này (nếu [41]=[36]-[22]+[37]- [38]-[39]< 0) [41] 4.1 Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn [42] 4.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43]=[41]-[42]) [43]
  • 45. 45