SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
PHẨN 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ LÁNG HẠ
• 2.1. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Đầu tư Láng
Hạ.
2.1.1. Tổng quan và cơ cấu lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng
Hạ.
2.1.1.1. Tổng quan về lợi nhuận của Công ty.
Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu được nhiều
lợi nhất. Để đạt được, một doanh nghiệp phải nhìn thấy những cơ hội mà
người khác bỏ qua. Cơ hội khi phát hiện ra sản phẩm mới có giá trị sử dụng
tốt hơn, chi phí thấp hơn phải liều lĩnh hơn mức bình thường. Thực tế thì lợi
nhuận được xem như phần thưởng đối với những doanh nghiệp sẵn sàng tiến
hành các hoạt động sáng tạo đổi mới và mạo hiểm để tổ chức kinh doanh,
những thứ mà xã hội mong muốn và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh đều mong muốn giành được phần thưởng cao quý
đó. Vậy lợi nhuận doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Lợi nhuận của doanh nghiệp về nguồn gốc chính là hình thức biểu
hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử
dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. Tận dụng các điều
kiện của môi trường kinh doanh. Về mặt lượng, lợi nhuận là phần chênh lệch
giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó.
Lợi nhuận phản ánh toàn bộ hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường,
chuẩn bị sản xuất kinh doanh, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức
cung cấp hàng hoá dịch vụ. Trong một kỳ hoạch toán ( thường là một năm )
lợi nhuận được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
2.1.1.2. Cơ cấu lợi nhuận của Công ty
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp không
chỉ đơn thuần thực hiện duy nhất hoạt động sản xuất- kinh doanh mà mở
rộng ra thêm nhiều hoạt động khác. Để phục vụ cho quá trình quản lý doanh
nghiệp, người ta thường chia lợi nhuận thành 3 bộ phần đó là: Lợi nhuận
hoạt động sản xuất kinh doanh; Lợi nhuận của hoạt động tài chính và Lợi
nhuận khác.
* Lợi nhuận hoạt động sản xuất- kinh doanh: Là khoản chênh lệch
giữa doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh.
LN hoạt động = Doanh - Giá vốn - Chi phí - Chi phí
quản lý
SXKD thu thuần hàng bán bán hàng doanh
nghiệp
Trong đó :
- Doanh thu = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Các khoản giảm
thuần hàng hoá trừ
+ Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
+ Giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ.
Giá vốn + Chi phí + Chi phí quản lý = Giá thành toàn bộ
hàng bán bán hàng doanh nghiệp sản phẩm tiêu thụ
* Lợi nhuận của hoạt động tài chính: phản ánh chênh lệch giữa số thu
và số chi của các nghiệp vụ tài chính như cho thuê tài sản, mua bán chứng
khoán, ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, hoạt động liên
doanh.
* Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí
khác, bao gồm các khoản phải trả không xác định được chủ, khoản thu hồi
lại các khoản nợ khó đòi đã được phê duyệt bỏ, các khoản vật tư thừa sau
khi đã bù trừ hao hụt mất mát, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định.
Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Tổng
các bộ phận lợi nhuận này gọi là tổng lợi nhuận trước thuế. Phần còn lại cuối
cùng sau khi lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Để đánh giá quá trình của doanh nghiệp, ta không thể coi lợi nhuận là chỉ
tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh và
cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất – kinh
doanh của các doanh nghiệp khác nhau bởi vì:
- Lợi nhuận là kết quả cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhân tố
khách quan và chủ quan, chúng đã bị bù trừ lẫn nhau.
- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường
tiêu thụ nhưng cụ thể không thể tính được bằng tiền cũng làm cho lợi nhuận
giữa các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô cũng không giống nhau.
- Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô khác nhau thì lợi nhuận thu
được cũng khác nhau, ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém,
nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ nhưng công tác quản lý tốt hơn. Cho nên để đánh giá đúng chất
lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận
tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận (mức doanh
lợi).
Vì lợi nhuận là biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động tạo ra sau
một thời kỳ tổ chức hoạt đống sản xuất kinh doanh nên nó có ý nghĩa rất
quan trọng không chỉ với doanh nghiệp, người lao động mà còn có ý nghĩa
quan trọng với nền sản xuất xã hội.
2.1.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty.
2.1.2.1. Tình hình tài chính của Công ty trong năm 2011.
Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty là:
Số đầu kỳ 9.351.773.352đ trong đó nợ phải trả chiếm 45,83%, nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm 22,09%. Nghĩa là cứ trong 1 đồng vốn kinh doanh của
Công ty thì có 10.358.764.526đ . Như vậy ta có thể thấy hệ số nợ của Công
ty là cao, nó có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu và các nhà
quản lý có thể sử dụng nó như một chính sách tài chính để có phần tăng lợi
nhuận của Công ty.
Bảng 2: Tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng
Hạ năm 2010 và năm 2011
Đơn vị tính: đồng
Tài sản Năm 2010 Năm 2011
A. TSLĐ và ĐTNH 102.394.017.207 149.166.366.880
1. Tiền mặt tại qũy 30.673.973 42.718.155
2. Tiền gửi ngân hàng 9.970.324.395 15.184.783.514
3. Đầu tư ngắn hạn - 20.814.100.000
5. Phải thu của khách hàng -2.522.892.121 18.990.473.981
6. Phải thu nội bộ 54.841.419.512 38.925.247.063
7. Các khoản phải thu khác 1.027.290.668 324.067.526
8. Thuế GTGT được khấu trừ 3.959.116.654 4.960.432.891
9. Hàng tồn kho 33.094.980.721 47.105.009.176
10. Tài sản lưu động khác 1.993.103.405 2.819.534.573
B. Tài sản cố định, ĐTDH 50.207.400.666 74.411.185.053
1. Tài sản cố định, ĐTDH 49.108.796.593 68.760.406.576
- Nguyên giá 73.507.491.158 105.575.798.525
- Gía trị hao mòn luỹ kế 24.398.694.565 36.815.391.949
2. Các khoản đầu tư TCDH - 2.000.000.000
3. Chi phí XDCBDD 906.203.536 404.049.047
4. Chi phí trả trước dài hạn 192.400.537 1.246.729.430
Cộng Tài sản 152.601.417.874 221.577.551.934
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 142.769.195.397 208.202.815.562
I. Nợ ngắn hạn 98.536.866.449 151.667.869.368
- Vay ngắn hạn 82.664.856.854 130.153.096.179
- Phải trả cho người bán 2.718.997.108 14.001.233.662
- Thuế và CKPN NN -241.228.672 -480.010.592
- Phải trả CNV 34.345.000 30.756.517
- Các khoản phải trả NH khác 2.459.224.712 1.932.564.152
- Phải trả cho các đơn vị NB 10.900.671.452 6.030.229.450
- Nợ dài hạn 44.232.328.948 56.534.946.194
- Vay dài hạn 44.232.328.948 56.534.946.194
II Nguồn vốn chủ sở hữu 9.832.222.477 13.374.736.372
1. Nguồn vốn kinh doanh 9.351.773.352 11.365.755.700
- Vốn góp 8.500.000.000 9.785.000.000
- Thặng dư vốn góp 257.000.000
- Vốn khác 809.344.655 809.344.655
- Quỹ phát triển kinh doanh 22.428.697 514.411.045
2. Các quỹ của DN 300.499.125 603.838.528
Trong đó: QKTPL 221.081.614 207.209.620
3. Lợi nhuận chưa phân phối 2.529.202.049 4.391.069.201
Cộng Nguồn vốn 152.601.417.874 221.577.551.934
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011)
Vậy để biết được tình hình tài chính của Công ty, ta phải phân tích
qua các chỉ số sau: Để biết đến khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần
Đầu tư Láng Hạ
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Nợ phải trả
152.601.417.874
Hệ số khả thanh toán tổng quát năm 2010
142.769.195.397
== = 1,068 >1
221.577.551.934
Hệ số khả thanh toán tổng quát năm 2011
208.202.815.562
= = 1,064 >1
Qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát của cả hai năm cho chúng ta
thấy, trong năm 2010, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn và dài hạn thì được đảm bảo
bằng 1,068 đồng Tổng tài sản, con số này trong năm 2011 là 1,064 đồng đã
giảm 0,004 giá trị tài sản đảm bảo với tỷ giảm là 0,37%. Nhưng sự sụt giảm
đôi chút giữa chỉ số này trong hai năm là do trong năm khoản Nợ phải trả
tăng gần với sự gia tăng của Tổng tài sản. Điều này cũng chứng tỏ Tổng tài
sản của Công ty là hình thành từ nguồn vốn bên ngoài, việc này có thể ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán đến hạn đặc biệt là khoản Vay ngắn hạn.
Vậy Công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc quản lý các khoản
này. Song ta có thể thấy khả năng thanh toán của Công ty là chưa an toàn
nhưng cũng có thể chấp nhận được.
Hệ số khả thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2010
102.394.017.207
98.536.866.449
= = 1,03 >1
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011
149.166.366.880
151.667.869.368
= = 0,98 <1
Hệ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2010
là 1,03 tức là cứ một đồng Nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,03 đồng
Tài sản lưu động và con số này ở trong năm 2011 là 0,98 nghĩa là cứ 1 đồng
Nợ ngắn hạn thì chỉ được đảm bảo bằng 0,98 đồng Tài sản lưu động tức là
đã giảm 0,05 lần so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là 4,85%. Hệ số này là
thấp, cho thấy Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty chủ yếu
được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Nguyên nhân của việc giảm hệ số này là do trong năm, Tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn tăng với số tuyệt đối là 46.772.349.673 đồng với tỷ
lệ tăng là 45,28% trong khi đó khoản Nợ ngắn hạn đã tăng là
53.130.982.919 đồng với tỷ lệ tăng tương đương là 54%. Chúng ta cũng có
thể dễ dàng nhận thấy cả số tuyệt đối và tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn đều
lớn hơn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, cho nên việc đảm bảo Nợ ngắn
hạn của Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm trong năm 2011. Nếu
trong năm 2010 Công ty chỉ cần giải phóng 1/1,03 = 0,97 giá trị tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn là có đủ khả năng thanh toán nợ. Còn trong năm
2011 Công ty phải cần 1/0,98 = 1,02 giá trị Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn mới có thể giải phóng được 1 đồng nợ.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả
năng thanh toán Nợ ngắn hạn so với Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và
Hệ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh tốc độ thanh
toán ngay đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Hệ số này trả lời cho câu
hỏi khi các khoản Nợ ngắn hạn đến hạn trả thì với tình hình tài chính của
doanh nghiệp hiện tại thì doanh nghiệp có trả được ngay và trả hết được hay
không?
Hệ số thanh toán nhanh = TSNH – HTK / Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2010
102.394.017.207 - 33.094.980.721
98.536.866.449
= = 0,7
<1
149.166.366.880 - 47.105.009.176
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2011
151.667.869.368
= = 0,68
<1
Ở Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ, hệ số khả năng thanh toán
nhanh đầu năm 2010 là 0,7, hệ số này trong năm 2011 là 0,68 tức là đã giảm
0,02 lần với tỷ lệ giảm là 2,94%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng
14.010.028.455 đồng với tỷ lệ tăng là 42,3% và cũng trong năm 2011 Tổng
số nợ ngắn hạn đã tăng khá lớn là 53.130.982.919 đồng với tỷ lệ tăng 54%.
Như vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh khá thấp và có xu hướng
giảm trong năm 2011, điều này Công ty phải nhanh chóng tìm biện pháp đưa
hệ số này lên cao hơn nhằm tạo uy tín đối với các nhà đầu tư, giúp họ yên
tâm hơn khi ra quyết định đầu tư vào Công ty.
Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Chỉ số cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư này được sử dụng để đo
lường phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các
nhà đầu tư sẽ xem xét số vốn để đánh giá mức độ an toàn cho đồng vốn của
họ. Nếu chủ sở hữu đóng góp phần nhỏ trong tổng vốn thì rủi ro trong sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu
Hệ số nợ
Chỉ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với
chủ nợ trong việc góp vốn. Xét trên quan điểm của đơn vị đi vay thì họ thích
hệ số nợ cao bởi vì lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát
doanh nghiệp. Song nếu hệ số nợ quá cao thì công ty dễ rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán.
Chúng ta xem xét cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
142.769.195.397
Hệ số nợ năm 2010
152.601.417.874
= = 0,93 hay 93%
208.202.815.562
Hệ số nợ năm 2011
221.577.551.934
= = 0,94 hay 94%
Trong năm 2010, hệ số nợ của Công ty chiếm trong tổng nguồn vốn là
93% con số này trong năm 2011 là 94% tức là đã tăng lên 1%. Nguyên nhân
chủ yếu là do trong năm 2011 Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ tăng
3.542.513.895 đồng với tỷ lệ tăng là 36% và chiếm tỷ trọng 6% tăng 1% so
với năm 2010, trong khi đó Nợ phải trả lại tăng quá lớn. Trong năm 2011
khoản Nợ phải trả là 65.433.620.165 đồng với tỷ lệ tăng là 45,83% và chiếm
tỷ trọng 94% tăng 1% so với năm 2010. Mặt khác, Công ty Cổ phần Đầu tư
Láng Hạ là một Công ty Cổ phần lớn thuộc ngành xây dựng vậy việc Công
ty có hệ số nợ tương đối cao đó là điều dễ hiểu. Sở dĩ như vậy là vì thời gian
thi công các công trình thường kéo dài và khoản tạm ứng hay chi trả theo
từng giai đoạn chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu vốn. Vì vậy, bên cạnh vốn chủ
sở hữu, doanh nghiệp thường phải huy động vốn dưới các hình thức tín dụng
khác như vay ngân hàng hay trả chậm người bán.
Nhưng xét tổng thể thì chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của
Công ty đang thiếu sự vững chắc, không tự chủ về mặt tài chính và với hệ số
nợ như vậy sẽ làm Công ty khó có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài bởi
vì bất cứ người cho vay nào cũng muốn doanh nghiệp mà họ cho vay có hệ
số nợ vừa phải từ đó có thể giúp cho đồng vốn của họ được đảm bảo hơn.
Vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có biện pháp để làm tăng nguồn
vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ thấp hơn nữa, từ đó giảm rủi ro tài chính cho
Công ty.
Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
9.832.222.477
Tỷ suất tự tài trợ năm 2010
152.601.417.874
= = 0,07 hay 7%
Tỷ suất tự tài trợ năm 2011
13.374.736.372
221.577.551.934
= = 0,06 hay 6%
Trong năm 2010 Tỷ suất tự tài trợ là 7 % và trong năm 2011 là 6%
giảm 1%. Chứng tỏ rằng trong tổng Nguồn vốn của cả hai năm Công ty phần
lớn huy động vốn từ bên ngoài. Hơn nữa Nguồn vốn kinh doanh chỉ chiếm
tỷ trọng nhỏ trong Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ là 6,12% trong năm 2010 và
5,12% trong 2011. Như vậy Công ty cần phải gia tăng lượng vốn chủ sở
hữu và từng bước nâng cao hơn nữa tỷ suất tự tài trợ do các nhà đầu tư
thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng tốt vì nhìn vào đó cho thấy
các khoản nợ vay sẽ được đảm bảo hoàn trả đúng hạn, đồng thời giảm hệ số
nợ xuống thấp nếu không thì rủi ro về tài chính sẽ càng cao.
Tỷ suất đầu tư
Chỉ tiêu này cho này phản ánh trình độ sử dụng vốn của Công ty. Nó
cho biết trong tổng tài sản của Công ty thì có bao nhiêu đồng được đầu tư
vào Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này còn cho biết tình hình
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng đầu tư của
Công ty.
Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản cố định / Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư năm 2010
50.207.400.666
152.601.417.874
= = 0,329 hay 32,9%
Tỷ suất đầu tư năm 2011
72.411.185.054
221.577.551.934
= = 0,3267 hay 32,67%
Năm 2010, cứ 1 đồng tài sản thì có 0,329 đầu tư vào Tài sản cố định
và đầu tư dài hạn, đến năm 2011, 1 đồng tài sản thì đầu tư 0,3267 đồng vào
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Mặc dù con số chưa phải là cao song có
xu hướng giảm đôi chút vào năm 2011, điều này chứng tỏ Công ty luôn cố
gắng đầu tư mua sắm, đổi mới Tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh. Cụ thể là Tài sản cố định trong năm 2011 đã tăng so với
năm 2010 là 24.203.784.387 đồng với tỷ tăng tương đương là 48,2%. Chứng
tỏ Công ty đã tập trung chiều sâu hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng
lực đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã sử vốn chủ sở hữu để trang bị
Tài sản cố định với tỷ lệ như sau:
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản cố
định
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định năm 2010
9.832.222.477
50.207.400.666
= = 0,1958 hay 19,58%
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định năm 2011
13.374.736.372
72.411.185.054
= = 0,1847 hay 18,47%
Tỷ suất tự tài trợ Tài sản cố định năm 2010 là 0,195 tức là 1 đồng giá
trị Tài sản cố định thì được tài trợ bởi Nguồn vốn chủ sở hữu là 0,1958. Chỉ
tiêu này trong năm 2011 là 0,179 nghĩa là 1 đồng giá trị Tài sản thì được tài
trợ 0,1847 đồng Nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu còn giảm chút ít so với năm
2010 là 0,011 tương đương với 5,66%. Như vậy trong nguồn vốn để hình
thành nên Tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì chỉ có gần 20% được tài trợ
bằng Nguồn vốn chủ sở hữu. Phần lớn Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn
hiện có là do Nguồn vốn vay mà có, một phần trong đó là Nợ ngắn hạn và
dài hại. Trong đó, trong năm 2011 Công ty có Vay ngắn hạn là
130.153.096.179 đồng tăng 47.488.239.325 đồng với tỷ lệ tăng là 57,44%,
còn Vay dài hạn trong năm 2011 là 56.534.946.194 đồng tăng 27,81% với số
tuyệt đối là 12.302.617.246 đồng. Vậy tốc độ tăng của Vay dài hạn lại thấp
hơn tốc độ tăng của khoản Vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ Công ty sử
dụng vốn trong việc tài trợ Tài sản cố định là không hợp lý. Bởi theo nguyên
tắc thì không nên sử dụng Vốn ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu dài hạn.
2.1.2.2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp xây dựng
hoạt động của công ty mang những nét đặc thù riêng của mình. Song lợi
nhuận của công ty cũng được hình thành từ ba bộ phận: lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.
Trong các hoạt động của công ty không phải hoạt động nào cũng cho kết quả
dương ( lãi) mà có hoạt động đem lại kết quả âm (lỗ). Vì vậy trong những
năm vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư
Láng Hạ vẫn đạt được lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của mình. Nó
thật sự là một thành tích đáng kể.
• A. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Những ảnh hưởng quan trọng dẫn đến tình hình kinh doanh trong
năm báo cáo:
Kết quả hoạt động năm 2011 là điểm mốc quan trọng đối với Công ty
Cổ phần Đầu tư Láng Hạ, với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên
Công ty đã đạt giá trị sản lượng khoảng 1,24 lần so với năm 2010 và thu
nhập bình quân của người lao động tăng gấp 1,15 lần so với năm 2010, giải
quyết đủ việc làm cho người lao động. Kết quả này đánh giá ở những mặt
chủ động tích cực của Công ty như sau:
- Về định hướng phát triển: Công ty đã nâng cấp cải tạo toàn bộ thiết
bị sẵn có đưa vào sản xuất, đầu tư mới nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ cho
các thi công loại trung, loại nhỏ, dây chuyền đúc ống liên tục được cải tiến.
Chủ động đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động lành
nghề do đó sản xuất đã tăng trưởng rõ rệt.
- Về tổ chức thực hiện: Với quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật cao của
các dự án xây dựng, địa bàn hoạt động rất rộng, mở thêm nhiều ngành nghề
mới… Công ty đã có các biện pháp chỉ đạo trực tiếp tới từng công trường,
quản lý tốt vật tư tiền vốn, phát huy sự năng động sáng tạo tại các công
trường. Vì thế trên các công trường đều hoạt động có hiệu quả đạt chất
lượng tốt, mang lại uy tín cho Công ty đối với chủ đầu tư. Tư vấn giám sát
và các đơn vị bạn.
B. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính:
đồng
Chỉ tiêu 2010 2011
So sánh 2011/2010
Số tiền
tăng giảm ±
TL tăng
giảm
(± %)
1.Tổng doanh thu 112.993.008.609 173.391.936.399 +60.398.927.790 +53.4
2.Các khoản giảm trừ 0 0 0 -
3.Doanh thu thuần
(3=1-2)
112.993.008.609 173.391.936.399 +60.398.927.790 +53.4
4.Giá vốn hàng bán 96.815.757.952 148.553.821.101 +51.738.063.149 +53.4
5.Lợi nhuận gộp (5=3-
4)
16.177.250.657 24.838.115.298 +8.660.864.641 +53.5
6.Chi phí Tài chính 7.454.712.797 13.059.898.410 +5.605.185.613 +75.1
7.Chi phí QLDN 6.406.541.274 7.557.315.062 +1.150.773.788 +18
8.Lợi nhuận từ HĐKD
(8=5-6-7)
2.315.996.566 4.220.901.826 +1.904.905.260 +82.2
9.Lợi nhuận từ hoạt
động khác
1.194.460.165 1.821.545.168 +627.085.003 +52.5
10.Chi phí khác 981.254.682 1.651.377.793 +670.123.111 +0.68
11.Tổng lợi nhuận
trước thuế (11=8+9-10)
2.529.202.049 4.391.069.201 +1.861.867.152 +73.6
12.Thuế lợi tức phải
nộp
0 0 0 -
13.Lợi nhuận sau thuế
(13=11-12)
2.529.202.049 4.391.069.201 +1.861.867.152 +73.6
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011)
Qua những bảng trên, ta có thể rút ra một số nhận xét về tình hình
thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2011 như sau: Tổng doanh thu năm
2011 đã tăng so với năm 2010 là 60.398.927.790 đồng với tỷ lệ tăng là
53,45% và doanh thuần cũng tăng với tỷ lệ tăng tương đương bởi Công ty
không có các khoản giảm trừ, khoản Giá vốn hàng bán tăng 51.738.063.149
đồng với tỷ lệ tăng là 53,43%,Việc Công ty không có các khoản giảm trừ
phần nào đã giúp cho Công ty tăng được Lợi nhuận gộp là 8.660.864.641
đồng với tỷ lệ tăng 53,53%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự phấn đấu
đáng khích lệ trong việc ký kết hợp đồng mới về ngành xây dựng cũng như
việc tìm thêm đối tác làm ăn mới trong một số ngành kinh doanh khác của
Công ty.
Trong năm 2011 Công ty đã phấn đấu trong kinh doanh và làm cho
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên rõ nét với tỷ lệ tăng là 82,22%
tương đương với số tiền là 1.904.905.260 đồng, đó là do doanh nghiệp
không có khoản Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh ngiệp tăng khá
nhỏ so với doanh thu thuần là chỉ 1.150.773.788 đồng, tỷ lệ tăng là 18%.
Việc tăng lên của khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp là điều tất yếu.
Nhưng sự gia tăng của Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là thật
lớn, vậy trong những năm tới Công ty cũng cần phải tăng cường các biện
pháp quản lý khoản này cho hợp lý nhất như đưa ra các định mức chi phí,
kiểm soát chặt chẽ lý do, địa điểm, thời gian phát sinh chi phí… vì những
khoản chi phí này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, để từ đó
giảm giá vốn hàng bán và có thể góp phần vào việc làm tăng thêm khỏan
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Cũng trong năm 2011 Tổng lợi nhuận trước thuế đã tăng là
1.861.867.152 đồng với tỷ lệ tăng là 73,61%
Qua việc phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh giúp cho chúng ta nhận thấy được rằng công việc kinh doanh của
Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ ngày càng có lãi và đang phát triển tốt thể
hiện năng lực quản lý của các phòng ban trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, điều này càng giúp cho Công ty ngày càng lớn mạnh
trên thị trường đầy khắc nghiệt.
Nhưng việc phân tích bảng trên chỉ cho chúng ta có cái nhìn khái
quát, chưa thật rõ ràng về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư
Láng Hạ mà thôi bởi việc xem xét chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh chưa mô tả
được hết thực trạng tình hình tài chính của Công ty. Vậy để tìm hiểu rõ hơn
về từng mặt mạnh yếu của Công ty, cần phải đi sâu vào phân tích những hệ
số tài chính của doanh nghiệp.
• 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần
Đẩu tư Láng Hạ.
Bảng 4: Đánh giá tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty năm 2010-2011
Đơn vị tính:đồng
T
T Chi tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2010/2011
Số tiền tăng
giảm
Tỷ lệ
(±%)
1 Doanh thu thuần 112.993.008.609 173.391.936.399 +60.398.927.790 +53,4
2 Giá thành toàn bộ sản phẩm
tiêu thụ:
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí QLDN
103.222.299.226
96.815757952
6.406.541274
156.111.136.163
148.553.821.101
7.557.315.062
+52.888.836.937
+51.738.063.149
+1.150.773.788
+51,2
+53,4
+18
3 Lãi vay vốn
4 Lợi nhuận trước thuế 2.529.202.049 4.391.069.201 +1.861.857.152 +73,6
5 Vốn SXKD bình quân 1.251.901.316.65
5
187.089.484.904 +61.899.353.238 +4,94
6 Vốn CSH bình quân 95.038.164.525 116.034.794.245 +2.099.662.972 +22,09
7 Tỷ suất lợi nhuận:
-TSLN Vốn KD
-TSLN Doanh thu
-TSLN giá thành
-TSLN vốn chủ sở hữu
13,18%
11,89%
10,87%
2,66%
16,13%
14,95%
13,46%
3,78%
+2,95
+3,06
+2,59
+1,12
Từ số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: các tỷ suất lợi
nhuận năm 2011 đều tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận trước thuế của
Công ty cũng tăng cụ thể là:
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Năm vừa qua, tỷ suất này của Công ty
là 16,13% cao hơn so với năm 2010 là 13,18%, nghĩa là cứ bỏ một 100đ vốn
kinh doanh thì Công ty thu được 295tr.đ lợi nhuận thuần.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Về tỷ suất này, năm 2011, Công ty đạt
14,95% cao hơn năm 2010 là 11,89%, tức là trong 100đ doanh thu thuần
Công ty chỉ thu được 306tr.đ lợi nhuận thuần
- Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Năm 2011, Công ty đạt 13,46% cao hơn năm
2010 là 10,87%, tức là trong 100đ chi phí sản xuất kinh doanh tính vào giá
thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ thu được 259tr.đ lợi nhuận thuần.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: trong năm 2011, tỷ suất này chỉ đạt
3,78% cao hơn năm 2010 là 2,66%, tức là trong 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra
chỉ thu được 112tr.đ lợi nhuận thuần.
Nói chung các tỷ suất lợi nhuận năm 2011 đều tăng so với năm 2010.
Để hiệu rõ hơn các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới
sự biến động của lợi nhuận, chung ta cần xem xét và phân tích những nhân
tố tác động đến tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty.
• 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty
Cổ Phần Đầu tư Láng Hạ.
Chúng ta đã biết, lợi nhuận của doanh
nghiệp có thể thu được từ nhiều hoạt động khác nhau (hoạt động sản xuất
kinh doanh và hoạt động khác). Tuy nhiên, trong đó hoạt động sản xuất kinh
doanh là chủ yếu, quyết định đến sự tồn tại và tăng trưởng của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, việc tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.
- Môi trường kinh tế (lạm phát, tỷ giá,
lãi suất…) những biến động trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh và lợi nhuận của Công ty. Như đã thấy trong năm 2010, năm
2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp tới tất cả các ngành nghề
kinh doanh nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Làm cho cầu nhỏ hơn
cung dẫn tới khả năng tăng lợi nhuận không cao. Nhưng với khả năng quản
lý, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã giúp Công ty đứng
vững qua thời kỳ khó khăn và vẫn giữ mức tăng lợi nhuận.
- Nhân tố khối lượng, giá bán sản
phẩm: Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh, giá bán sản phẩm chủ yếu là doanh nghiệp tự xác định. Khi số lượng
sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, giá thành toàn bộ, thuế của sản phẩm tiêu thụ
là không đổi, nếu giá sản phẩm tăng lên sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng lên
và ngược lại. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, giá bán các
mặt hàng thường được hình thành một cách khách quan do quan hệ cung-
cầu trên thị trường quyết định. Do đó Công ty khó có thể tự tăng giá bán cao
hơn các mặt hàng khác cùng loại trên thị trường mà vẫn thu được lợi nhuận.
Cụ thể là, năm 2011 khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng so với năm nhưng lợi
nhuận tăng không đáng kể là do trong điều kiện kinh tế, xã hội đã tác động
buộc giá bán không cao hơn năm 2010 làm lợi nhuận năm 2011 tăng ở vừa
phải.
- Công tác tổ chức bán hàng: Đây
cũng là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến kết quả doanh thu tiêu thụ sản
phẩm. Trong công tác này, có 2 nhân tố chính cần xem xét:
+ Hình thức bán hàng: Hình thức bán
hàng của các doanh nghiệp rất đa dạng như bán buôn , bán lẻ, đại lý… Vì
vậy, nếu biết kết hợp linh hoạt các hình thức bán hàng và làm tốt công tác
quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ nâng cao được khối
lượng tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
+ Phương thức thanh toán: Nếu khối
lượng tiêu thụ hàng hoá lớn, thì doanh nghiệp không chỉ thanh toán bằng
tiền mặt mà còn áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như chuyển
khoản, séc, ngân phiếu… Ngoài ra, để khuyến khích khách hàng mua khối
lượng lớn. Nhờ đó, tạo nên một cơ chế thanh toán mềm dẻo, linh hoạt, thúc
đẩy doanh số bán ra, vì vậy doanh nghiệp phải tăng doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể năm 2011 khối lượng “ Tiền gửi ngân hàng” tăng 5.214.459.115
đồng so với năm 2010, cho thấy doanh nghiệp đã có những thay đổi cách
thức trong công tác quản lý nhằm thu hồi nợ tăng làm lợi nhuận Công ty
năm 2011 tăng hơn so với năm 2010.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của
từng ngành nghề: Đây cũng là nhân tố khách quan, có ảnh hưởng lớn đến
công tác tiêu thụ sản phẩm. Vì các ngành có đặc điểm sản xuất kinh doanh
khác nhau nên quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Như vậy đối với
ngành xây lắp, sản phẩm có tính đơn chiếc và việc tiêu thụ tuỳ thuộc vào
phương thức bàn giao công trình.
- Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công
nghệ sản xuất: Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc, thiết bị công nghệ
hiện đại được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, tạo khả năng lớn cho
việc tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản
xuất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các
thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ được nhiều lợi thế trong
cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
- Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý
sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp: Thực tế cho thấy tổ chức quản lý
sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý có tác động mạnh mẽ đến việc
tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn, việc lựa
chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp
lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng liên
tục, hạn chế tối đa các thiệt hại về ngành sản xuất, tận dụng được thời gian,
công suất lao động máy móc, thiết bị. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo
điều kiện nâng cao được năng suất lao động, khơi dậy tiềm năng sáng tạo
của con người lao động, loại trừ các nguyên nhân gây lãng phí sức lao động,
từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành…
Việc phát huy được vai trò quản lý tài
chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành
sản phẩm. Việc tổ chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời, với chi phí sử dụng tiết
kiệm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh
doanh có hiệu quả. Việc phân phối sử dụng hợp lý, tăng cường kiểm tra
giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và
có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó có tác động tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá sản
phẩm của doanh nghiệp.
- Các nhân tố thuộc điều kiện tự
nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nhiều trường hợp,
điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó
khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành.
Trong nền kinh tế thị trường việc tăng
giá bán là rất khó, bởi thế các doanh nghiệp cần phải tính toán làm sao tiết
kiệm được chi phí, hạ giá thành làm tăng khoản chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí. Đây phải là vấn đề then chốt của doanh nghiệp, nó phản ánh trình
độ quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mặc dù năm 2011 các khoản chi phí bỏ ra
là tăng so với mức chi phí bỏ ra năm 2010 nhưng do năm 2011 khối lượng
tiêu thụ là tăng nên buộc chi phí tăng và mức tăng đó vẫn đảm bảo lợi nhuận
năm 2011 tăng so với năm 2010 là1.861.857.152 đồng.
PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI
NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LÁNG HẠ
• 3.1. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu
tư Láng Hạ.
3.1.1. Thành tựu đạt được.
Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ là một doanh nghiệp lớn, tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành xây dựng. Dưới
sự lãnh đạo tài tình của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty đã và
đang từng bước khẳng định vị thế của mình bằng những bước phát triển
mạnh mẽ và vững chắc.
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tư Láng
Hạ đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo
nàn, máy móc thiết bị lạc hậu, đến nay Công ty đã có một hệ thống máy móc
và cơ sở vật chất, nhà xưởng, văn phòng khang trang hiện đại. Công ty đã
trang bị máy tính cho các phòng ban, hoàn thành việc triển khai phần mềm
máy tính. Công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng lao động cải thiện
điều kiện làm việc và ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng dần đi vào ổn định.
Để có được kết quả như trên là do có sự kết hợp giữa đội ngũ lãnh đạo
năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi
công việc của Công ty. Với tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, có ý
thức và trách nhiệm cao đã tạo ra cho Công ty được sự tin tưởng từ phía
khách hàng và số lượng hợp đồng được ký kết giữa Công ty với đối tác ngày
càng tăng. Đồng thời sự kết hợp đó đã tạo động lực mạnh mẽ giúp cho Công
ty vượt qua được khó khăn từ khi thành lập. Cũng chính nhờ đó mà số lượng
các công trình, hạng mục công trình do Công ty tiến hành thi công toàn bộ
hoặc chỉ tham gia thi công một phần luôn được nâng cao, công tác nghiệm
thu kỹ thuật công trình được tiến hành tốt, tiến độ thi công và hoàn thành
bàn giao công trình hạng mục công trình luôn được Công ty đảm bảo như
trong các Hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ có tính linh
hoạt cao thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với thực tế của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Các chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành đều
được Công ty thông báo cụ thể cho cán bộ công nhân viên và được vân dụng
cho thích hợp với sự hoạt động của Công ty. Đồng thời Công ty cũng chú
trọng tới công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
Bên cạnh đó, doanh thu của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Doanh
thu của Công ty tăng chứng tỏ Công ty đã có một kế hoạch kinh doanh, một
phương án sản xuất kinh doanh tương đối phù hợp. Trong năm 2011, doanh
thu của Công ty tăng nhanh so với năm trước, so với năm 2010 tăng là
1.861.867.152 đồng với tỷ lệ tăng là 73,61%. Để có được kết quả đó Công ty
Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã có rất nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh.
Song song với việc xây dựng phương án kinh doanh hợp lý, Công ty còn đề
ra nhiều biện pháp để khuyến khích công nhân viên hăng say hơn, tích cực
hơn trong công việc thông qua việc quan tâm về vật chất lẫn tinh thần đối
với người lao động. Doanh thu tăng cũng tạo điều kiện để Công ty hoàn
thành tốt nghĩa vụ đóng góp đối với Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm ổn
định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong Công ty. Đối với những công trình, hạng mục công trình mà còn cả về
mặt xã hội, nó góp phần tạo ra cảnh quan chung làm đẹp cho đất nước, góp
phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ ngày
càng có hiệu quả điều đó được thể hiện ở lợi nhuận thu về cho Công ty ngày
càng cao. Công ty có điều kiện tái sản xuất theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
3.1.2. Những mặt hạn chế.
Mặc dù Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã đạt được những thành tựu đáng
khả quan đáng ghi nhận trong những năm gần đây, song vẫn còn không ít
những tồn tại và vướng mắc mà Công ty cần phân tích rõ nguyên nhân và
tìm giải pháp khắc phục. Cụ thể là :
- Công tác tổ chức lao động còn chưa đi kịp với tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty còn cồng kềnh
chưa thực sự gọn nhẹ. Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin và
thị trường chưa cao, khiến Công ty chưa có khả năng đưa ra các quyết định
lớn có lợi ích lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công
ty trong tương lai.
- Chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ thích
hợp với cơ chế thị trường. Chưa tạo được nguồn cán bộ cần thiết, khi bổ
nhiệm cán bộ vào các nhiệm vụ chủ chốt để thực hiện các công việc đó còn
gượng ép như cán bộ nhân sự… làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
- Chưa có nội quy lao động toàn Công ty nên các vấn đề như : đi làm muộn,
nghỉ không có lý do chính đáng vẫn còn tồn tại…
- Có nhiều công việc mà người cán bộ làm không đúng chuyên môn và chức
năng của mình, làm cho kết quả của công việc đó không cao.
- Chưa có chiến lược rõ nét về nghiên cứu, mở rộng thị trường.
- Nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng được hoạt
động kinh doanh.
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
* Về công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường còn
nhiều hạn chế gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do vậy Công ty chưa tiếp cận nghiên cứu được các thị trường tiềm năng ở
các nước có nền công nghiệp phát triển về máy móc thiết bị phát triển như
Mỹ, Pháp, Úc…
* Về vấn đề chi phí : Khi tiết kiệm được các khoản chi phí trong hoạt động
kinh doanh góp phần làm tăng đáng kể lợi nhuận của Công ty. Thực tế các
chi phí của Công ty bỏ ra tương đối cao. Do vậy Công ty cần có biện pháp
làm giảm chi phí.
* Về bộ máy quản lý và nguồn lao động:
- Mặc dù đã có đất nước đã có rất nhiều đổi mới nhưng thực chất nước ta
vẫn là một nước nông nghiệp. Người dân vẫn chưa có tác phong công
nghiệp cao, thêm nữa cơ cấu tổ chức bộ máy của các công ty xí nghiệp vẫn
còn ảnh hưởng của chế độ bao cấp.
- Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên chưa được chú trọng, mở rộng và
chuyên sâu mà chỉ chú ý vào một số cán bộ quản lý. Nguồn kinh phí cần
dùng cho công tác này còn eo hẹp, chưa thực sự được đầu tư thích đáng.
* Chiến lược kinh doanh : Chiến lược kinh doanh của Công ty chưa thực sự
hoàn thiện mới chỉ chú ý một số mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Các mục
tiêu dài hạn như phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và lĩnh vực
kinh doanh còn chưa được quan tâm.
• 3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của
Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ.
3.2.1. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường năng động,
trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp nào cũng
đều phải tự tìm hướng đi đúng đắn cho mình để có được hiệu quả cao nhất
cho mình.
Bước sang năm 2012 trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay nhu
cầu tiêu dùng của mỗi người ngày càng cao đối với Công ty Cổ phần Đầu tư
Láng Hạ hạnh phúc nhất là nhìn thấy mỗi người sống trong sự vui vẻ mà
chính là lấy công việc xây dựng để phục vụ cho người tiêu dùng và nhà đầu
tư nhằm hoàn thiện phát triển đất nước ngày càng tươi đẹp.
Trong những năm qua công ty đã đạt được những kết quả nhất định
như việc xây dựng càng nhiều sự quan tâm đối với nhà đầu tư, hoạt động
kinh doanh liên tục và có lãi, thu nhập bình quân của công nhân lao động
không ngừng tăng lên… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn mà công ty chỉ cố
gắng vượt lên theo phương châm của Công ty là cải tiến liên tục, đổi mới
thương xuyên, ngày càng hoàn thiện và phát triển không ngừng.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm qua Công ty Cổ phần
Đầu tư Láng Hạ đã vạch ra những kế hoạch năm 2012 như sau:
-Thứ nhất: Là không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng
mới, giữ được các khách hàng truyền thống của mình nâng cao thương hiệu
gây sự chú ý đến nhà đầu tư và người tiêu dùng.
-Thứ hai: Là nâng cao thu nhập của người lao động trên cơ sở hiệu
quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý mới.
-Thứ ba: Là phấn đấu tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và
thuận lợi cho quá trình xây dựng công trình của Công ty.
-Thứ tư: Là thực hiện dự án đổi mới thiết bị công nghệ theo kịp với
nhu cầu của thị trường, nâng cấp hệ thống nhà xưởng và điều kiện làm việc
cho cán bộ công nhân viên.
-Thứ năm: Là chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ để nắm
bắt công nghệ mới, tăng cường cải tiến bộ máy quản lý, kiện toàn bộ phận
kỹ thuật. Nâng cao thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trí
hiệu quả quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
3.2.2. Giải pháp gia tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ
Nói đến vấn đề gia tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng
Hạ cần phải có những biện pháp tốt nhất, khả thi để thực hiện được các mục
tiêu mà Công ty đề ra. Dựa trên tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty
trong những năm qua, cụ thể trong năm 2012, sau đây em xin được đưa ra
một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm các giải pháp nhằm gia
tăng lợi nhuận tại Công ty trong thời gian tới.
3.2.2.1. Chú trọng đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay
thì máy móc thiết bị càng giữ được một vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết trình độ
trang bị kỹ thuật quyết định phần lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Do vậy trong số các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề thì nếu doanh
nghiệp nào có khả năng nhanh chóng hiện đại hoá thiết bị, áp dụng những
thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm được
ưu thế trong cạnh tranh. Đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản thì máy móc,
thiết bị càng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh
nghiệp trong đấu thầu.
Trong những năm qua, tài sản cố định của Công ty khá lớn trong tổng
tài sản (thường khoảng 32% đến 36%), điều này làm cho Công ty thực sự
yên tâm trong việc cạnh tranh. Xuất phát từ thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh, ta thấy việc đầu tư đổi mới tài sản cố định ở Công ty Cổ phần
Đầu tư Láng Hạ là vô cùng cần thiết vì:
- Khi máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất đáp ứng đầy đủ hơn,
Công ty có thể hạn chế việc thuê ngoài, tạo điều kiện định mức chi phí máy
thi công, hạ giá thành sản phẩm (do chi phí máy thuê ngoài thường cao hơn
so với chi phí công tự làm). Hơn nữa Nhà nước, nếu có đầy đủ mấy móc,
công trình sẽ đảm bảo thi công hoàn thành bàn giao đúng tiến độ, tránh mọi
lãng phí không cần thiết do không phụ thuộc vào bên ngoài.
- Mức tăng trưởng của Công ty hiện nay tương đối cao, các công trình
do Công ty thi công đều có uy tín với các chủ đầu tư, Công ty cần tận dụng
cơ hội này để không ngừng nâng cao chất lượng công trình, năng lực sản
xuất, từ đó tăng doanh thu , làm cơ sở để tăng lợi nhuận. Để làm được điều
này, Công ty phải đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Từ đó Công ty có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao do thị trường
tiêu thụ ngày càng mở rộng.
- Các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao,
yêu cầu phải có máy móc, thiết bị hiện đại mới đáp ứng được. Bên cạnh đó,
mỗi công trình xây dựng đều được đưa ra đấu thầu công khai, bên cạnh giá
bỏ thầu thấp thì máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho thi công công trình cũng là
điều vô cùng quan trọng.
Vì vậy trong thời gian tới, nếu Công ty không chú trọng hơn nữa vào
việc đầu tư, hiện đại hoá máy móc thiết bị thì khả năng thắng trong cạnh
tranh rất khó. Đây là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài, đòi hỏi Công ty
phải có phương hướng đầu tư một cách đúng đắn. Công ty cần nghiên cứu
một cách kỹ lưỡng, hiệu quả của sự đầu tư mang lại. Công ty có thể sử dụng
các nguồn vốn sau để mua sắm đổi mới tài sản cố định.
- Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được Nhà nước cho phép để lại
để đầu tư đổi mới tài sản cố định.
- Nguồn thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần
dùng, hư hỏng, hiệu quả sử dụng thấp.
- Nguồn vay dài hạn ngân hàng, đây là một nguồn vốn cố định ổn
định, do vậy Công ty nên lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, giải trình mục
đích và hiệu kinh tế của việc sử dụng vốn vay.
Như chúng ta đã biết, toàn bộ số máy móc, thiết bị mua sắm mới của
Công ty trong năm qua chủ yếu bằng nguồn vốn tín dụng. Do vậy nếu Công
ty càng đầu tư thêm vào máy móc thiết bị thì cũng có nghĩa là nguồn vốn
vay sẽ càng tăng và Công ty cũng phải trả thêm chi phí lãi vay đáng kể. Mặt
khác, đầu tư mua sắm mới máy móc, thiết bị thì càng phải khấu hao nhiều,
nếu hết thời gian hoạt động mà Công ty chưa thu hồi được vốn qua phương
pháp khấu hao thì khả năng thâm hụt tài chính là rất có thể.
Vậy để khắc phục tình trạng trên, Công ty nên có chính sách đầu tư
hợp lý, nghĩa là máy móc, trang thiết bị chỉ vừa đủ hoạt động, không thiếu
cũng không thừa, tránh lãng phí Tài sản cố định. Hơn nữa khi đầu tư, Công
ty nên chú trọng trang bị những loại máy móc, thiết bị hiện đại và công nghệ
mới để vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất lại vừa
đạt công suất lớn hơn và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, Công ty cần tận
dụng tối đa số máy móc đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng được và phải
bảo đảm an toàn lao động. Vì chúng vẫn có thể tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm mà lại không phải trích khấu hao tiếp, nhờ
đó Công ty có thể giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và đẩy mạnh công tác đầu tư tìm
kiếm thị trường, tăng khối lượng công trình nhận thầu.
Trong kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
thì phải hoà nhập với thị trường. Làm tốt hoạt động phân tích nghiên cứu thị
trường sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không những được
tiến hành thường xuyên liên tục mà còn được mở rộng. Bởi thông qua hoạt
động nghiên cứu thị trường, Công ty không những có thể giữ vững thị
trường truyền thống mà còn có thể khai thác các thị trường tiềm năng. Như
vậy sẽ tạo điều kiện cho chúng ta ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng,
tăng doanh thu, tạo cơ sở tăng lợi nhuận. Để thực hiện được điều đó, Công
ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Phấn đấu nâng cao chất lượng công trình: Do sản phẩm tiêu thụ của
Công ty bao gồm các công trình công nghiệp, công trình xây dựng dân dụng,
công trình hạ tầng và chủ yếu là công trình có giá trị lớn. Do đó, chất lượng
của mỗi công trình là mục tiêu hàng đầu của Công ty. Các công trình này
không chỉ là sản phẩm tiêu dùng đơn thuần như những hàng hoá khác, mà nó
là tài sản cố định của chủ đầu tư và được sử dụng cho mục đích lâu dài. Mặt
khác vấn đề nâng cao chất lượng để tăng số lượng sản phẩmtiêu thụ còn là
một biện pháp quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phấn đấu tăng lợi nhuận. Hơn nữa,
việc đảm bảo chất lượng công trình là lời quảng cáo hữu hiệu nhất đến hình
ảnh và uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư, từ đó góp phần nâng
caokhả năng cạnh tranh của Công ty, mở rộng thị trường.
Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu: Trong những năm qua, công
tác tiếp thị đấu thầu chưa được lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Trong
khi đó công tác lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì thế trong thời
gian tới, Công ty cần thực hiện:
+ Thu thập và tổng hợp thông tin về thị trường xây dựng, căn cứ vào
kế hoạch xây dựng của Nhà nước, của ban ngành địa phương và căn cứ vào
nhu cầu xây dựng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc
biệt chú ý đến các dự án sắp được tiến hành.
+ Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của Công ty, đánh giá được
những mặt mạnh yếu của họ để từ đó có chiến lựa và kế hoạch cạnh tranh
cho phù hợp.
+ Tìm hiểu các thông tin về chủ đầu tư, về sở thích, về uy tín và tiềm
lực tài chính của họ.
+ Sử dụng các hình thức đẻ giới thiệu, quảng cáo hình ảnh của Công
ty đến các chủ đầu tư.
3.2.2.3. Lựa chọn khai thác nguồn vốn hợp lý đáp ứng yêu cầu kinh
doanh.
Như chúng ta đã biết, trong năm qua Công ty đã sử dụng nguồn vốn
vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Nếu Công ty càng đầu tư
thêm vào máy móc thiết bị thì cũng có nghĩa là nguồn vốn vay sẽ càng tăng
và Công ty cũng phải trả thêm chi phí lãi vay đáng kể. Điều đó sẽ ảnh hưởng
tới việc phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty. Do vậy, Công ty cần lựa chọn
và khai thác các nguồn vốn khác để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh
của mình. Công ty có thể khai thác từ các nguồn vốn sau:
- Nguồn trích khấu hao tài sản cố định, nguồn thu từ việc thanh lý
nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, hiệu quả sử dụng thấp.
- Nguồn khai thác tạm thời các quỹ của Công ty.
- Nguồn huy động vốn từ bên ngoài.
- Công ty nên chủ động khai thác nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng,
đây là một nguồn vốn có tính ổn định và có lãi suất thấp.
3.2.2.4. Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ phải thu.
Như phân tích ở trên, tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty
chưa được tốt, công tác thanh toán công nợ, thu hồi vốn của Công ty còn
nhiều hạn chế, số vốn mà Công ty bị chiếm dụng lớn. Do vậy công tác
thanh toán và thu hồi công nợ sẽ là vấn đề cần đặt ra cho Công ty trong thời
gian tới. Cùng với đó là giá trị sản phẩm dở dang thường xuyên duy trì ở
mức cao. Vì thế cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để nghiệm thu bàn
giao công trình, tránh thi công dàn trải dẫn đến giá trị sản phẩm dở dang lớn.
Trong năm vừa qua, xem xét công tác thu hồi tại Công ty ta thấy tỷ
trọng của khoản phải thu 10,28% trong tổng số vốn lưu động, chứng tỏ số
vốn bị chiếm dụng lớn. Trong khi đó Công ty phải vay vốn để đầu tư cho
hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Để giải quyết những vướng mắc trên trong thời gian tới, Công ty cần
áp dụng các biện pháp sau:
- Khi ký hợp đồng xây dựng Công ty phải ghi rõ thời gian thanh toán,
hình thức thanh toán tiền hàng trên hợp động và các bên phải có trách nhiệm
tuân thủ một cách đầy đủ nghiêm túc các khoản đã quy định.
- Trong thời gian cần chú trọng công tác phân kỳ nguồn vốn và lập hồ
sơ xác định khối lượng xây lắp bên A ngay sau khi hoàn thành từng hạng
mục công trình để làm cơ sở cho chủ đầu tư ứng vốn đối với từng công trình
để đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính, tránh tình trạng ngừng trệ do thiếu vốn
gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đồng thời giảm chi phí lãi vay ngân
hàng. Công tác này đặc biệt quan trọng đối với các công trình có quy mô
lớn, thời gian thi công dài.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích hàng thanh toán
tiền hàng sớm như sử dụng chiết khấu cho khách hàng.
- Tổ chức đôn đốc khách hàng thanh toán, thu hồi nợ, nhanh chóng
đưa đồng vốn vào sản xuất nhằm đảm bảo đồng vốn luôn quay vòng.
3.2.2.5. Tổ chức tốt công tác sản xuất, đầy nhanh tiến độ công trình hoàn
thành bàn giao nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Đây luôn là yếu tố gắn liên với công trình từ khâu thiết kế, lập dự án
khả thi đến thi công và hoàn thành bàn giao. Để tổ chức tốt công tác sản
xuất, đẩy nhanh tiến độ công trình hoàn thành bàn giao, Công ty cần thực
hiện các biện pháp sau:
- Tiếp tục hoàn thiện công tác khảo sát thi công đảm bảo thiết kế phù
hợp với địa hình công trình để tránh tối đa các rủi ro trong thi công làm giá
thành tăng dẫn đến lợi nhuận giảm.
- Nghiên cứu lại các quy trình công nghệ thi công, các biện pháp kỹ
thuật phù trợ để bổ sung vào quy trình trong thiết kế nhằm lựa chọn quy
trình công nghệ có chất lượng cao và chi phí thấp nhất giúp đầy nhanh tiến
độ thi công, để bàn giao công trình, hạng mục công trình sớm.
- Giám sát thi công tại công trường, đồng thời tổ chức cho kỹ thuật
bên A, kỹ thuật của cơ quan giám sát, kỹ thuật của cơ quan tư vấn thiết kế
thực hiện công tác giám sát. Công tác này thực hiện tốt các tác dụng chỉ đạo
thi công nhịp nhàng hàng ngày trên công trường, kịp thời phát hiện và giải
quyết những sai sót của thiết kế và thi công. Góp phần đầy nhanh tiến độ
công trình hoàn thành bàn giao.
3.2.2.6. Tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.
Cùng với việc tăng năng lực máy móc kỹ thuật hiện đại và trước sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ luôn xác
định con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty.
Vì vậy để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra
trong giai đoạn tới thì Công ty cần:
- Củng cố đội ngũ cán bộ kỹ thuật và điều hành kỹ thuật. Đặc biệt cần
quan tâm bồi dưỡng phát triển số cán bộ làm chủ nhiệm công trình.
- Đối với công tác đào tạo : Lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch đào
tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ thường
xuyên hàng năm. Nâng cao tay nghề lao động có chính sách hợp lý để
khuyến khích và thu hút cán bộ kỹ thuật đầu ngành, có tổ chức lao động tay
nghề cao….Để từ đó góp phần hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận của Công
ty.
- Ngoài ra do tính chất công việc, Công ty chủ yếu đi thuê lao động
bên ngoài, khi thuê Công ty cũng cần dựa vào nhiệm vụ và đặc điểm của
công việc để từ đó đưa ra các tiêu chuẩn tuyển dụng cho phù hợp. Có như
vậy mới tuyển được những người có khả năng làm việc ngay, giảm bớt chi
phí đào tạo, năng suất lao động được đảm bảo, tiến độ thi công được thực
hiện đúng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
Trên đây là một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận mà em đã đưa ra
trên cơ sở phân tích tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ.
Để có thể đạt được tốt nhất mục tiêu ‘‘Lợi nhuận’’ thì cần có sự nghiên cứu
tìm hiểu sâu hơn nữa để có thể kết hợp hài hoà các biện pháp trên.

More Related Content

What's hot

Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)gamaham3
 
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữuNguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữuSon Lã
 
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - CatcomBáo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - CatcomCatcom VN
 
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khácCác khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khácHồng Mận
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Tuấn Anh
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)希夢 坂井
 
Kế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh NghiệpKế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh NghiệpSi Thinh Hoang
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Tuấn Anh
 
Kế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thuKế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thuPhương Thảo Vũ
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...nataliej4
 

What's hot (15)

Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
 
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữuNguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu
 
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - CatcomBáo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
 
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khácCác khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
 
Kế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh NghiệpKế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
Kế hoạch Tài chính Doanh Nghiệp
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
 
đáP án tcdn
đáP án tcdnđáP án tcdn
đáP án tcdn
 
Kế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thuKế toán các khoản phải thu
Kế toán các khoản phải thu
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
 
Lv (25)
Lv (25)Lv (25)
Lv (25)
 

Viewers also liked

Βιοκαλλιέργεια
ΒιοκαλλιέργειαΒιοκαλλιέργεια
Βιοκαλλιέργειαnickmariostories
 
Bai bao cao thuc tap svhoa 2
Bai bao cao thuc tap  svhoa 2Bai bao cao thuc tap  svhoa 2
Bai bao cao thuc tap svhoa 2Minhthuan Hoang
 
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minh
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minhCông ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minh
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minhMinhthuan Hoang
 
Công ty tnhh thương mại và dịch vụ song việt
Công ty tnhh thương mại và dịch vụ song việtCông ty tnhh thương mại và dịch vụ song việt
Công ty tnhh thương mại và dịch vụ song việtMinhthuan Hoang
 
Chương 1 bao cao cua sen
Chương 1 bao cao cua senChương 1 bao cao cua sen
Chương 1 bao cao cua senMinhthuan Hoang
 

Viewers also liked (6)

Βιοκαλλιέργεια
ΒιοκαλλιέργειαΒιοκαλλιέργεια
Βιοκαλλιέργεια
 
Bai bao cao thuc tap svhoa 2
Bai bao cao thuc tap  svhoa 2Bai bao cao thuc tap  svhoa 2
Bai bao cao thuc tap svhoa 2
 
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minh
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minhCông ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minh
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng hải bình minh
 
Tnhh quảng điền
Tnhh quảng điềnTnhh quảng điền
Tnhh quảng điền
 
Công ty tnhh thương mại và dịch vụ song việt
Công ty tnhh thương mại và dịch vụ song việtCông ty tnhh thương mại và dịch vụ song việt
Công ty tnhh thương mại và dịch vụ song việt
 
Chương 1 bao cao cua sen
Chương 1 bao cao cua senChương 1 bao cao cua sen
Chương 1 bao cao cua sen
 

Similar to Phẩn 2 bao cao hoan chinh

Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọcKhoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọcTuyển Ngọc
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...luanvantrust
 
26125dvnqjsughp2014072101465365671 160313024757
26125dvnqjsughp2014072101465365671 16031302475726125dvnqjsughp2014072101465365671 160313024757
26125dvnqjsughp2014072101465365671 160313024757Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khLinh Heo
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệpChương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệpDzung Phan Tran Trung
 
Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1tahongthaihp
 

Similar to Phẩn 2 bao cao hoan chinh (20)

Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty Cơ khí hóa chất, 9đ - Gửi miễn p...
 
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọcKhoa luan tot nghiep. phùng ngọc
Khoa luan tot nghiep. phùng ngọc
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
 
26125dvnqjsughp2014072101465365671 160313024757
26125dvnqjsughp2014072101465365671 16031302475726125dvnqjsughp2014072101465365671 160313024757
26125dvnqjsughp2014072101465365671 160313024757
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh kh
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công TyBáo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công Ty
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công TyBáo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tài Chính Công Ty
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
TK.docx
TK.docxTK.docx
TK.docx
 
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệpChương 8: Tài chính doanh nghiệp
Chương 8: Tài chính doanh nghiệp
 
Đề Án Môn Học Tài Chính Doanh Nghiệp
Đề Án Môn Học Tài Chính Doanh NghiệpĐề Án Môn Học Tài Chính Doanh Nghiệp
Đề Án Môn Học Tài Chính Doanh Nghiệp
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Tài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần iTài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần i
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1Do an tot nghiep phan 1
Do an tot nghiep phan 1
 
Công tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đ
Công tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đCông tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đ
Công tác Kế toán bán hàng tại công ty Công nghiệp Thái Dương, 9đ
 

More from Minhthuan Hoang

More from Minhthuan Hoang (12)

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng lý nhân
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng lý nhânCông ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng lý nhân
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng lý nhân
 
Cty cp van tai
Cty cp van taiCty cp van tai
Cty cp van tai
 
Minh.2
Minh.2Minh.2
Minh.2
 
Anh 9 gốm xd yên thọ
Anh 9 gốm xd yên thọAnh 9 gốm xd yên thọ
Anh 9 gốm xd yên thọ
 
Báo cáo hoàn chỉnh ktm(2003) khách sạn
Báo cáo hoàn chỉnh ktm(2003) khách sạnBáo cáo hoàn chỉnh ktm(2003) khách sạn
Báo cáo hoàn chỉnh ktm(2003) khách sạn
 
Bui thi b phuong 9
Bui thi b phuong 9Bui thi b phuong 9
Bui thi b phuong 9
 
Bao cao hoan chinh
Bao cao hoan chinhBao cao hoan chinh
Bao cao hoan chinh
 
Mục lục bctt##
Mục lục bctt##Mục lục bctt##
Mục lục bctt##
 
Chg 3 sen ok
Chg 3 sen okChg 3 sen ok
Chg 3 sen ok
 
Kết luận bctt của sen
Kết luận bctt của senKết luận bctt của sen
Kết luận bctt của sen
 
Chương 3 bao cao cua sen
Chương 3 bao cao cua senChương 3 bao cao cua sen
Chương 3 bao cao cua sen
 
Bìa bctt
Bìa bcttBìa bctt
Bìa bctt
 

Phẩn 2 bao cao hoan chinh

  • 1. PHẨN 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LÁNG HẠ • 2.1. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Đầu tư Láng Hạ. 2.1.1. Tổng quan và cơ cấu lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ. 2.1.1.1. Tổng quan về lợi nhuận của Công ty. Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu được nhiều lợi nhất. Để đạt được, một doanh nghiệp phải nhìn thấy những cơ hội mà người khác bỏ qua. Cơ hội khi phát hiện ra sản phẩm mới có giá trị sử dụng tốt hơn, chi phí thấp hơn phải liều lĩnh hơn mức bình thường. Thực tế thì lợi nhuận được xem như phần thưởng đối với những doanh nghiệp sẵn sàng tiến hành các hoạt động sáng tạo đổi mới và mạo hiểm để tổ chức kinh doanh, những thứ mà xã hội mong muốn và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều mong muốn giành được phần thưởng cao quý đó. Vậy lợi nhuận doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Lợi nhuận của doanh nghiệp về nguồn gốc chính là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. Tận dụng các điều kiện của môi trường kinh doanh. Về mặt lượng, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó. Lợi nhuận phản ánh toàn bộ hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị sản xuất kinh doanh, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung cấp hàng hoá dịch vụ. Trong một kỳ hoạch toán ( thường là một năm ) lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
  • 2. 2.1.1.2. Cơ cấu lợi nhuận của Công ty Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp không chỉ đơn thuần thực hiện duy nhất hoạt động sản xuất- kinh doanh mà mở rộng ra thêm nhiều hoạt động khác. Để phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp, người ta thường chia lợi nhuận thành 3 bộ phần đó là: Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh; Lợi nhuận của hoạt động tài chính và Lợi nhuận khác. * Lợi nhuận hoạt động sản xuất- kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh. LN hoạt động = Doanh - Giá vốn - Chi phí - Chi phí quản lý SXKD thu thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp Trong đó : - Doanh thu = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Các khoản giảm thuần hàng hoá trừ + Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. + Giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ. Giá vốn + Chi phí + Chi phí quản lý = Giá thành toàn bộ hàng bán bán hàng doanh nghiệp sản phẩm tiêu thụ * Lợi nhuận của hoạt động tài chính: phản ánh chênh lệch giữa số thu và số chi của các nghiệp vụ tài chính như cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, hoạt động liên doanh.
  • 3. * Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không xác định được chủ, khoản thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được phê duyệt bỏ, các khoản vật tư thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Tổng các bộ phận lợi nhuận này gọi là tổng lợi nhuận trước thuế. Phần còn lại cuối cùng sau khi lấy tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Để đánh giá quá trình của doanh nghiệp, ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau bởi vì: - Lợi nhuận là kết quả cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng bởi nhân tố khách quan và chủ quan, chúng đã bị bù trừ lẫn nhau. - Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ nhưng cụ thể không thể tính được bằng tiền cũng làm cho lợi nhuận giữa các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô cũng không giống nhau. - Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau, ở những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém, nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý tốt hơn. Cho nên để đánh giá đúng chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi).
  • 4. Vì lợi nhuận là biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động tạo ra sau một thời kỳ tổ chức hoạt đống sản xuất kinh doanh nên nó có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với doanh nghiệp, người lao động mà còn có ý nghĩa quan trọng với nền sản xuất xã hội. 2.1.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty. 2.1.2.1. Tình hình tài chính của Công ty trong năm 2011. Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty là: Số đầu kỳ 9.351.773.352đ trong đó nợ phải trả chiếm 45,83%, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 22,09%. Nghĩa là cứ trong 1 đồng vốn kinh doanh của Công ty thì có 10.358.764.526đ . Như vậy ta có thể thấy hệ số nợ của Công ty là cao, nó có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu và các nhà quản lý có thể sử dụng nó như một chính sách tài chính để có phần tăng lợi nhuận của Công ty. Bảng 2: Tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ năm 2010 và năm 2011 Đơn vị tính: đồng Tài sản Năm 2010 Năm 2011 A. TSLĐ và ĐTNH 102.394.017.207 149.166.366.880 1. Tiền mặt tại qũy 30.673.973 42.718.155 2. Tiền gửi ngân hàng 9.970.324.395 15.184.783.514 3. Đầu tư ngắn hạn - 20.814.100.000 5. Phải thu của khách hàng -2.522.892.121 18.990.473.981 6. Phải thu nội bộ 54.841.419.512 38.925.247.063 7. Các khoản phải thu khác 1.027.290.668 324.067.526 8. Thuế GTGT được khấu trừ 3.959.116.654 4.960.432.891 9. Hàng tồn kho 33.094.980.721 47.105.009.176
  • 5. 10. Tài sản lưu động khác 1.993.103.405 2.819.534.573 B. Tài sản cố định, ĐTDH 50.207.400.666 74.411.185.053 1. Tài sản cố định, ĐTDH 49.108.796.593 68.760.406.576 - Nguyên giá 73.507.491.158 105.575.798.525 - Gía trị hao mòn luỹ kế 24.398.694.565 36.815.391.949 2. Các khoản đầu tư TCDH - 2.000.000.000 3. Chi phí XDCBDD 906.203.536 404.049.047 4. Chi phí trả trước dài hạn 192.400.537 1.246.729.430 Cộng Tài sản 152.601.417.874 221.577.551.934 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 142.769.195.397 208.202.815.562 I. Nợ ngắn hạn 98.536.866.449 151.667.869.368 - Vay ngắn hạn 82.664.856.854 130.153.096.179 - Phải trả cho người bán 2.718.997.108 14.001.233.662 - Thuế và CKPN NN -241.228.672 -480.010.592 - Phải trả CNV 34.345.000 30.756.517 - Các khoản phải trả NH khác 2.459.224.712 1.932.564.152 - Phải trả cho các đơn vị NB 10.900.671.452 6.030.229.450 - Nợ dài hạn 44.232.328.948 56.534.946.194 - Vay dài hạn 44.232.328.948 56.534.946.194 II Nguồn vốn chủ sở hữu 9.832.222.477 13.374.736.372 1. Nguồn vốn kinh doanh 9.351.773.352 11.365.755.700 - Vốn góp 8.500.000.000 9.785.000.000 - Thặng dư vốn góp 257.000.000 - Vốn khác 809.344.655 809.344.655 - Quỹ phát triển kinh doanh 22.428.697 514.411.045 2. Các quỹ của DN 300.499.125 603.838.528 Trong đó: QKTPL 221.081.614 207.209.620
  • 6. 3. Lợi nhuận chưa phân phối 2.529.202.049 4.391.069.201 Cộng Nguồn vốn 152.601.417.874 221.577.551.934 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011) Vậy để biết được tình hình tài chính của Công ty, ta phải phân tích qua các chỉ số sau: Để biết đến khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Nợ phải trả 152.601.417.874 Hệ số khả thanh toán tổng quát năm 2010 142.769.195.397 == = 1,068 >1 221.577.551.934 Hệ số khả thanh toán tổng quát năm 2011 208.202.815.562 = = 1,064 >1 Qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát của cả hai năm cho chúng ta thấy, trong năm 2010, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn và dài hạn thì được đảm bảo bằng 1,068 đồng Tổng tài sản, con số này trong năm 2011 là 1,064 đồng đã giảm 0,004 giá trị tài sản đảm bảo với tỷ giảm là 0,37%. Nhưng sự sụt giảm đôi chút giữa chỉ số này trong hai năm là do trong năm khoản Nợ phải trả tăng gần với sự gia tăng của Tổng tài sản. Điều này cũng chứng tỏ Tổng tài sản của Công ty là hình thành từ nguồn vốn bên ngoài, việc này có thể ảnh
  • 7. hưởng đến khả năng thanh toán đến hạn đặc biệt là khoản Vay ngắn hạn. Vậy Công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc quản lý các khoản này. Song ta có thể thấy khả năng thanh toán của Công ty là chưa an toàn nhưng cũng có thể chấp nhận được. Hệ số khả thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2010 102.394.017.207 98.536.866.449 = = 1,03 >1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 149.166.366.880 151.667.869.368 = = 0,98 <1 Hệ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2010 là 1,03 tức là cứ một đồng Nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,03 đồng Tài sản lưu động và con số này ở trong năm 2011 là 0,98 nghĩa là cứ 1 đồng Nợ ngắn hạn thì chỉ được đảm bảo bằng 0,98 đồng Tài sản lưu động tức là đã giảm 0,05 lần so với năm 2010 với tỷ lệ giảm là 4,85%. Hệ số này là thấp, cho thấy Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nguyên nhân của việc giảm hệ số này là do trong năm, Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng với số tuyệt đối là 46.772.349.673 đồng với tỷ lệ tăng là 45,28% trong khi đó khoản Nợ ngắn hạn đã tăng là
  • 8. 53.130.982.919 đồng với tỷ lệ tăng tương đương là 54%. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy cả số tuyệt đối và tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn đều lớn hơn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, cho nên việc đảm bảo Nợ ngắn hạn của Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm trong năm 2011. Nếu trong năm 2010 Công ty chỉ cần giải phóng 1/1,03 = 0,97 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là có đủ khả năng thanh toán nợ. Còn trong năm 2011 Công ty phải cần 1/0,98 = 1,02 giá trị Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mới có thể giải phóng được 1 đồng nợ. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn so với Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và Hệ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh tốc độ thanh toán ngay đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Hệ số này trả lời cho câu hỏi khi các khoản Nợ ngắn hạn đến hạn trả thì với tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại thì doanh nghiệp có trả được ngay và trả hết được hay không? Hệ số thanh toán nhanh = TSNH – HTK / Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2010 102.394.017.207 - 33.094.980.721 98.536.866.449 = = 0,7 <1 149.166.366.880 - 47.105.009.176 Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2011
  • 9. 151.667.869.368 = = 0,68 <1 Ở Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ, hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm 2010 là 0,7, hệ số này trong năm 2011 là 0,68 tức là đã giảm 0,02 lần với tỷ lệ giảm là 2,94%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng 14.010.028.455 đồng với tỷ lệ tăng là 42,3% và cũng trong năm 2011 Tổng số nợ ngắn hạn đã tăng khá lớn là 53.130.982.919 đồng với tỷ lệ tăng 54%. Như vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh khá thấp và có xu hướng giảm trong năm 2011, điều này Công ty phải nhanh chóng tìm biện pháp đưa hệ số này lên cao hơn nhằm tạo uy tín đối với các nhà đầu tư, giúp họ yên tâm hơn khi ra quyết định đầu tư vào Công ty. Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Chỉ số cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư này được sử dụng để đo lường phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ xem xét số vốn để đánh giá mức độ an toàn cho đồng vốn của họ. Nếu chủ sở hữu đóng góp phần nhỏ trong tổng vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu Hệ số nợ Chỉ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với chủ nợ trong việc góp vốn. Xét trên quan điểm của đơn vị đi vay thì họ thích hệ số nợ cao bởi vì lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát
  • 10. doanh nghiệp. Song nếu hệ số nợ quá cao thì công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Chúng ta xem xét cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 142.769.195.397 Hệ số nợ năm 2010 152.601.417.874 = = 0,93 hay 93% 208.202.815.562 Hệ số nợ năm 2011 221.577.551.934 = = 0,94 hay 94% Trong năm 2010, hệ số nợ của Công ty chiếm trong tổng nguồn vốn là 93% con số này trong năm 2011 là 94% tức là đã tăng lên 1%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ tăng 3.542.513.895 đồng với tỷ lệ tăng là 36% và chiếm tỷ trọng 6% tăng 1% so với năm 2010, trong khi đó Nợ phải trả lại tăng quá lớn. Trong năm 2011 khoản Nợ phải trả là 65.433.620.165 đồng với tỷ lệ tăng là 45,83% và chiếm tỷ trọng 94% tăng 1% so với năm 2010. Mặt khác, Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ là một Công ty Cổ phần lớn thuộc ngành xây dựng vậy việc Công ty có hệ số nợ tương đối cao đó là điều dễ hiểu. Sở dĩ như vậy là vì thời gian thi công các công trình thường kéo dài và khoản tạm ứng hay chi trả theo từng giai đoạn chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu vốn. Vì vậy, bên cạnh vốn chủ
  • 11. sở hữu, doanh nghiệp thường phải huy động vốn dưới các hình thức tín dụng khác như vay ngân hàng hay trả chậm người bán. Nhưng xét tổng thể thì chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của Công ty đang thiếu sự vững chắc, không tự chủ về mặt tài chính và với hệ số nợ như vậy sẽ làm Công ty khó có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài bởi vì bất cứ người cho vay nào cũng muốn doanh nghiệp mà họ cho vay có hệ số nợ vừa phải từ đó có thể giúp cho đồng vốn của họ được đảm bảo hơn. Vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có biện pháp để làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ thấp hơn nữa, từ đó giảm rủi ro tài chính cho Công ty. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 9.832.222.477 Tỷ suất tự tài trợ năm 2010 152.601.417.874 = = 0,07 hay 7% Tỷ suất tự tài trợ năm 2011 13.374.736.372 221.577.551.934 = = 0,06 hay 6% Trong năm 2010 Tỷ suất tự tài trợ là 7 % và trong năm 2011 là 6% giảm 1%. Chứng tỏ rằng trong tổng Nguồn vốn của cả hai năm Công ty phần lớn huy động vốn từ bên ngoài. Hơn nữa Nguồn vốn kinh doanh chỉ chiếm
  • 12. tỷ trọng nhỏ trong Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ là 6,12% trong năm 2010 và 5,12% trong 2011. Như vậy Công ty cần phải gia tăng lượng vốn chủ sở hữu và từng bước nâng cao hơn nữa tỷ suất tự tài trợ do các nhà đầu tư thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng tốt vì nhìn vào đó cho thấy các khoản nợ vay sẽ được đảm bảo hoàn trả đúng hạn, đồng thời giảm hệ số nợ xuống thấp nếu không thì rủi ro về tài chính sẽ càng cao. Tỷ suất đầu tư Chỉ tiêu này cho này phản ánh trình độ sử dụng vốn của Công ty. Nó cho biết trong tổng tài sản của Công ty thì có bao nhiêu đồng được đầu tư vào Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này còn cho biết tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng đầu tư của Công ty. Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản cố định / Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư năm 2010 50.207.400.666 152.601.417.874 = = 0,329 hay 32,9% Tỷ suất đầu tư năm 2011 72.411.185.054 221.577.551.934 = = 0,3267 hay 32,67% Năm 2010, cứ 1 đồng tài sản thì có 0,329 đầu tư vào Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, đến năm 2011, 1 đồng tài sản thì đầu tư 0,3267 đồng vào Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Mặc dù con số chưa phải là cao song có
  • 13. xu hướng giảm đôi chút vào năm 2011, điều này chứng tỏ Công ty luôn cố gắng đầu tư mua sắm, đổi mới Tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là Tài sản cố định trong năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 24.203.784.387 đồng với tỷ tăng tương đương là 48,2%. Chứng tỏ Công ty đã tập trung chiều sâu hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng lực đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã sử vốn chủ sở hữu để trang bị Tài sản cố định với tỷ lệ như sau: Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản cố định Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định năm 2010 9.832.222.477 50.207.400.666 = = 0,1958 hay 19,58% Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định năm 2011 13.374.736.372 72.411.185.054 = = 0,1847 hay 18,47% Tỷ suất tự tài trợ Tài sản cố định năm 2010 là 0,195 tức là 1 đồng giá trị Tài sản cố định thì được tài trợ bởi Nguồn vốn chủ sở hữu là 0,1958. Chỉ tiêu này trong năm 2011 là 0,179 nghĩa là 1 đồng giá trị Tài sản thì được tài trợ 0,1847 đồng Nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu còn giảm chút ít so với năm 2010 là 0,011 tương đương với 5,66%. Như vậy trong nguồn vốn để hình
  • 14. thành nên Tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì chỉ có gần 20% được tài trợ bằng Nguồn vốn chủ sở hữu. Phần lớn Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn hiện có là do Nguồn vốn vay mà có, một phần trong đó là Nợ ngắn hạn và dài hại. Trong đó, trong năm 2011 Công ty có Vay ngắn hạn là 130.153.096.179 đồng tăng 47.488.239.325 đồng với tỷ lệ tăng là 57,44%, còn Vay dài hạn trong năm 2011 là 56.534.946.194 đồng tăng 27,81% với số tuyệt đối là 12.302.617.246 đồng. Vậy tốc độ tăng của Vay dài hạn lại thấp hơn tốc độ tăng của khoản Vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn trong việc tài trợ Tài sản cố định là không hợp lý. Bởi theo nguyên tắc thì không nên sử dụng Vốn ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu dài hạn. 2.1.2.2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ. Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp xây dựng hoạt động của công ty mang những nét đặc thù riêng của mình. Song lợi nhuận của công ty cũng được hình thành từ ba bộ phận: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Trong các hoạt động của công ty không phải hoạt động nào cũng cho kết quả dương ( lãi) mà có hoạt động đem lại kết quả âm (lỗ). Vì vậy trong những năm vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ vẫn đạt được lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của mình. Nó thật sự là một thành tích đáng kể. • A. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Những ảnh hưởng quan trọng dẫn đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo: Kết quả hoạt động năm 2011 là điểm mốc quan trọng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ, với nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên
  • 15. Công ty đã đạt giá trị sản lượng khoảng 1,24 lần so với năm 2010 và thu nhập bình quân của người lao động tăng gấp 1,15 lần so với năm 2010, giải quyết đủ việc làm cho người lao động. Kết quả này đánh giá ở những mặt chủ động tích cực của Công ty như sau: - Về định hướng phát triển: Công ty đã nâng cấp cải tạo toàn bộ thiết bị sẵn có đưa vào sản xuất, đầu tư mới nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ cho các thi công loại trung, loại nhỏ, dây chuyền đúc ống liên tục được cải tiến. Chủ động đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động lành nghề do đó sản xuất đã tăng trưởng rõ rệt. - Về tổ chức thực hiện: Với quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật cao của các dự án xây dựng, địa bàn hoạt động rất rộng, mở thêm nhiều ngành nghề mới… Công ty đã có các biện pháp chỉ đạo trực tiếp tới từng công trường, quản lý tốt vật tư tiền vốn, phát huy sự năng động sáng tạo tại các công trường. Vì thế trên các công trường đều hoạt động có hiệu quả đạt chất lượng tốt, mang lại uy tín cho Công ty đối với chủ đầu tư. Tư vấn giám sát và các đơn vị bạn. B. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh 2011/2010 Số tiền tăng giảm ± TL tăng giảm (± %) 1.Tổng doanh thu 112.993.008.609 173.391.936.399 +60.398.927.790 +53.4 2.Các khoản giảm trừ 0 0 0 -
  • 16. 3.Doanh thu thuần (3=1-2) 112.993.008.609 173.391.936.399 +60.398.927.790 +53.4 4.Giá vốn hàng bán 96.815.757.952 148.553.821.101 +51.738.063.149 +53.4 5.Lợi nhuận gộp (5=3- 4) 16.177.250.657 24.838.115.298 +8.660.864.641 +53.5 6.Chi phí Tài chính 7.454.712.797 13.059.898.410 +5.605.185.613 +75.1 7.Chi phí QLDN 6.406.541.274 7.557.315.062 +1.150.773.788 +18 8.Lợi nhuận từ HĐKD (8=5-6-7) 2.315.996.566 4.220.901.826 +1.904.905.260 +82.2 9.Lợi nhuận từ hoạt động khác 1.194.460.165 1.821.545.168 +627.085.003 +52.5 10.Chi phí khác 981.254.682 1.651.377.793 +670.123.111 +0.68 11.Tổng lợi nhuận trước thuế (11=8+9-10) 2.529.202.049 4.391.069.201 +1.861.867.152 +73.6 12.Thuế lợi tức phải nộp 0 0 0 - 13.Lợi nhuận sau thuế (13=11-12) 2.529.202.049 4.391.069.201 +1.861.867.152 +73.6 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011) Qua những bảng trên, ta có thể rút ra một số nhận xét về tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty năm 2011 như sau: Tổng doanh thu năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 60.398.927.790 đồng với tỷ lệ tăng là 53,45% và doanh thuần cũng tăng với tỷ lệ tăng tương đương bởi Công ty không có các khoản giảm trừ, khoản Giá vốn hàng bán tăng 51.738.063.149 đồng với tỷ lệ tăng là 53,43%,Việc Công ty không có các khoản giảm trừ phần nào đã giúp cho Công ty tăng được Lợi nhuận gộp là 8.660.864.641 đồng với tỷ lệ tăng 53,53%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có sự phấn đấu
  • 17. đáng khích lệ trong việc ký kết hợp đồng mới về ngành xây dựng cũng như việc tìm thêm đối tác làm ăn mới trong một số ngành kinh doanh khác của Công ty. Trong năm 2011 Công ty đã phấn đấu trong kinh doanh và làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên rõ nét với tỷ lệ tăng là 82,22% tương đương với số tiền là 1.904.905.260 đồng, đó là do doanh nghiệp không có khoản Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh ngiệp tăng khá nhỏ so với doanh thu thuần là chỉ 1.150.773.788 đồng, tỷ lệ tăng là 18%. Việc tăng lên của khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp là điều tất yếu. Nhưng sự gia tăng của Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là thật lớn, vậy trong những năm tới Công ty cũng cần phải tăng cường các biện pháp quản lý khoản này cho hợp lý nhất như đưa ra các định mức chi phí, kiểm soát chặt chẽ lý do, địa điểm, thời gian phát sinh chi phí… vì những khoản chi phí này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, để từ đó giảm giá vốn hàng bán và có thể góp phần vào việc làm tăng thêm khỏan Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Cũng trong năm 2011 Tổng lợi nhuận trước thuế đã tăng là 1.861.867.152 đồng với tỷ lệ tăng là 73,61% Qua việc phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho chúng ta nhận thấy được rằng công việc kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ ngày càng có lãi và đang phát triển tốt thể hiện năng lực quản lý của các phòng ban trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, điều này càng giúp cho Công ty ngày càng lớn mạnh trên thị trường đầy khắc nghiệt. Nhưng việc phân tích bảng trên chỉ cho chúng ta có cái nhìn khái quát, chưa thật rõ ràng về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư
  • 18. Láng Hạ mà thôi bởi việc xem xét chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh chưa mô tả được hết thực trạng tình hình tài chính của Công ty. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về từng mặt mạnh yếu của Công ty, cần phải đi sâu vào phân tích những hệ số tài chính của doanh nghiệp. • 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đẩu tư Láng Hạ. Bảng 4: Đánh giá tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010-2011 Đơn vị tính:đồng T T Chi tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2011 Số tiền tăng giảm Tỷ lệ (±%) 1 Doanh thu thuần 112.993.008.609 173.391.936.399 +60.398.927.790 +53,4 2 Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: - Giá vốn hàng bán - Chi phí QLDN 103.222.299.226 96.815757952 6.406.541274 156.111.136.163 148.553.821.101 7.557.315.062 +52.888.836.937 +51.738.063.149 +1.150.773.788 +51,2 +53,4 +18 3 Lãi vay vốn 4 Lợi nhuận trước thuế 2.529.202.049 4.391.069.201 +1.861.857.152 +73,6 5 Vốn SXKD bình quân 1.251.901.316.65 5 187.089.484.904 +61.899.353.238 +4,94 6 Vốn CSH bình quân 95.038.164.525 116.034.794.245 +2.099.662.972 +22,09 7 Tỷ suất lợi nhuận: -TSLN Vốn KD -TSLN Doanh thu -TSLN giá thành -TSLN vốn chủ sở hữu 13,18% 11,89% 10,87% 2,66% 16,13% 14,95% 13,46% 3,78% +2,95 +3,06 +2,59 +1,12
  • 19. Từ số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: các tỷ suất lợi nhuận năm 2011 đều tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng tăng cụ thể là: - Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Năm vừa qua, tỷ suất này của Công ty là 16,13% cao hơn so với năm 2010 là 13,18%, nghĩa là cứ bỏ một 100đ vốn kinh doanh thì Công ty thu được 295tr.đ lợi nhuận thuần. - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Về tỷ suất này, năm 2011, Công ty đạt 14,95% cao hơn năm 2010 là 11,89%, tức là trong 100đ doanh thu thuần Công ty chỉ thu được 306tr.đ lợi nhuận thuần - Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Năm 2011, Công ty đạt 13,46% cao hơn năm 2010 là 10,87%, tức là trong 100đ chi phí sản xuất kinh doanh tính vào giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ thu được 259tr.đ lợi nhuận thuần. - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: trong năm 2011, tỷ suất này chỉ đạt 3,78% cao hơn năm 2010 là 2,66%, tức là trong 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu được 112tr.đ lợi nhuận thuần. Nói chung các tỷ suất lợi nhuận năm 2011 đều tăng so với năm 2010. Để hiệu rõ hơn các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của lợi nhuận, chung ta cần xem xét và phân tích những nhân tố tác động đến tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty. • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Đầu tư Láng Hạ. Chúng ta đã biết, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể thu được từ nhiều hoạt động khác nhau (hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác). Tuy nhiên, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu, quyết định đến sự tồn tại và tăng trưởng của doanh
  • 20. nghiệp. Chính vì vậy, việc tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. - Môi trường kinh tế (lạm phát, tỷ giá, lãi suất…) những biến động trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của Công ty. Như đã thấy trong năm 2010, năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp tới tất cả các ngành nghề kinh doanh nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Làm cho cầu nhỏ hơn cung dẫn tới khả năng tăng lợi nhuận không cao. Nhưng với khả năng quản lý, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã giúp Công ty đứng vững qua thời kỳ khó khăn và vẫn giữ mức tăng lợi nhuận. - Nhân tố khối lượng, giá bán sản phẩm: Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá bán sản phẩm chủ yếu là doanh nghiệp tự xác định. Khi số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, giá thành toàn bộ, thuế của sản phẩm tiêu thụ là không đổi, nếu giá sản phẩm tăng lên sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, giá bán các mặt hàng thường được hình thành một cách khách quan do quan hệ cung- cầu trên thị trường quyết định. Do đó Công ty khó có thể tự tăng giá bán cao hơn các mặt hàng khác cùng loại trên thị trường mà vẫn thu được lợi nhuận. Cụ thể là, năm 2011 khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng so với năm nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể là do trong điều kiện kinh tế, xã hội đã tác động buộc giá bán không cao hơn năm 2010 làm lợi nhuận năm 2011 tăng ở vừa phải. - Công tác tổ chức bán hàng: Đây cũng là một khâu quan trọng ảnh hưởng đến kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Trong công tác này, có 2 nhân tố chính cần xem xét:
  • 21. + Hình thức bán hàng: Hình thức bán hàng của các doanh nghiệp rất đa dạng như bán buôn , bán lẻ, đại lý… Vì vậy, nếu biết kết hợp linh hoạt các hình thức bán hàng và làm tốt công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ nâng cao được khối lượng tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. + Phương thức thanh toán: Nếu khối lượng tiêu thụ hàng hoá lớn, thì doanh nghiệp không chỉ thanh toán bằng tiền mặt mà còn áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như chuyển khoản, séc, ngân phiếu… Ngoài ra, để khuyến khích khách hàng mua khối lượng lớn. Nhờ đó, tạo nên một cơ chế thanh toán mềm dẻo, linh hoạt, thúc đẩy doanh số bán ra, vì vậy doanh nghiệp phải tăng doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể năm 2011 khối lượng “ Tiền gửi ngân hàng” tăng 5.214.459.115 đồng so với năm 2010, cho thấy doanh nghiệp đã có những thay đổi cách thức trong công tác quản lý nhằm thu hồi nợ tăng làm lợi nhuận Công ty năm 2011 tăng hơn so với năm 2010. - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề: Đây cũng là nhân tố khách quan, có ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Vì các ngành có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Như vậy đối với ngành xây lắp, sản phẩm có tính đơn chiếc và việc tiêu thụ tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao công trình. - Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất: Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản
  • 22. xuất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp: Thực tế cho thấy tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý có tác động mạnh mẽ đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn, việc lựa chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng liên tục, hạn chế tối đa các thiệt hại về ngành sản xuất, tận dụng được thời gian, công suất lao động máy móc, thiết bị. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo điều kiện nâng cao được năng suất lao động, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người lao động, loại trừ các nguyên nhân gây lãng phí sức lao động, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành… Việc phát huy được vai trò quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời, với chi phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Việc phân phối sử dụng hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có tác động tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá sản phẩm của doanh nghiệp. - Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nhiều trường hợp,
  • 23. điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Trong nền kinh tế thị trường việc tăng giá bán là rất khó, bởi thế các doanh nghiệp cần phải tính toán làm sao tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành làm tăng khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Đây phải là vấn đề then chốt của doanh nghiệp, nó phản ánh trình độ quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mặc dù năm 2011 các khoản chi phí bỏ ra là tăng so với mức chi phí bỏ ra năm 2010 nhưng do năm 2011 khối lượng tiêu thụ là tăng nên buộc chi phí tăng và mức tăng đó vẫn đảm bảo lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 là1.861.857.152 đồng.
  • 24. PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LÁNG HẠ • 3.1. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ. 3.1.1. Thành tựu đạt được. Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ là một doanh nghiệp lớn, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành xây dựng. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình bằng những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc thiết bị lạc hậu, đến nay Công ty đã có một hệ thống máy móc và cơ sở vật chất, nhà xưởng, văn phòng khang trang hiện đại. Công ty đã trang bị máy tính cho các phòng ban, hoàn thành việc triển khai phần mềm máy tính. Công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng lao động cải thiện điều kiện làm việc và ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng dần đi vào ổn định. Để có được kết quả như trên là do có sự kết hợp giữa đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi công việc của Công ty. Với tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, có ý thức và trách nhiệm cao đã tạo ra cho Công ty được sự tin tưởng từ phía
  • 25. khách hàng và số lượng hợp đồng được ký kết giữa Công ty với đối tác ngày càng tăng. Đồng thời sự kết hợp đó đã tạo động lực mạnh mẽ giúp cho Công ty vượt qua được khó khăn từ khi thành lập. Cũng chính nhờ đó mà số lượng các công trình, hạng mục công trình do Công ty tiến hành thi công toàn bộ hoặc chỉ tham gia thi công một phần luôn được nâng cao, công tác nghiệm thu kỹ thuật công trình được tiến hành tốt, tiến độ thi công và hoàn thành bàn giao công trình hạng mục công trình luôn được Công ty đảm bảo như trong các Hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ có tính linh hoạt cao thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành đều được Công ty thông báo cụ thể cho cán bộ công nhân viên và được vân dụng cho thích hợp với sự hoạt động của Công ty. Đồng thời Công ty cũng chú trọng tới công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bên cạnh đó, doanh thu của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Doanh thu của Công ty tăng chứng tỏ Công ty đã có một kế hoạch kinh doanh, một phương án sản xuất kinh doanh tương đối phù hợp. Trong năm 2011, doanh thu của Công ty tăng nhanh so với năm trước, so với năm 2010 tăng là 1.861.867.152 đồng với tỷ lệ tăng là 73,61%. Để có được kết quả đó Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã có rất nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh. Song song với việc xây dựng phương án kinh doanh hợp lý, Công ty còn đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích công nhân viên hăng say hơn, tích cực hơn trong công việc thông qua việc quan tâm về vật chất lẫn tinh thần đối với người lao động. Doanh thu tăng cũng tạo điều kiện để Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng góp đối với Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm ổn
  • 26. định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đối với những công trình, hạng mục công trình mà còn cả về mặt xã hội, nó góp phần tạo ra cảnh quan chung làm đẹp cho đất nước, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ ngày càng có hiệu quả điều đó được thể hiện ở lợi nhuận thu về cho Công ty ngày càng cao. Công ty có điều kiện tái sản xuất theo chiều rộng lẫn chiều sâu. 3.1.2. Những mặt hạn chế. Mặc dù Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã đạt được những thành tựu đáng khả quan đáng ghi nhận trong những năm gần đây, song vẫn còn không ít những tồn tại và vướng mắc mà Công ty cần phân tích rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Cụ thể là : - Công tác tổ chức lao động còn chưa đi kịp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty còn cồng kềnh chưa thực sự gọn nhẹ. Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin và thị trường chưa cao, khiến Công ty chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi ích lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. - Chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ thích hợp với cơ chế thị trường. Chưa tạo được nguồn cán bộ cần thiết, khi bổ nhiệm cán bộ vào các nhiệm vụ chủ chốt để thực hiện các công việc đó còn gượng ép như cán bộ nhân sự… làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Chưa có nội quy lao động toàn Công ty nên các vấn đề như : đi làm muộn, nghỉ không có lý do chính đáng vẫn còn tồn tại…
  • 27. - Có nhiều công việc mà người cán bộ làm không đúng chuyên môn và chức năng của mình, làm cho kết quả của công việc đó không cao. - Chưa có chiến lược rõ nét về nghiên cứu, mở rộng thị trường. - Nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế chưa đáp ứng được hoạt động kinh doanh. 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế. * Về công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy Công ty chưa tiếp cận nghiên cứu được các thị trường tiềm năng ở các nước có nền công nghiệp phát triển về máy móc thiết bị phát triển như Mỹ, Pháp, Úc… * Về vấn đề chi phí : Khi tiết kiệm được các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh góp phần làm tăng đáng kể lợi nhuận của Công ty. Thực tế các chi phí của Công ty bỏ ra tương đối cao. Do vậy Công ty cần có biện pháp làm giảm chi phí. * Về bộ máy quản lý và nguồn lao động: - Mặc dù đã có đất nước đã có rất nhiều đổi mới nhưng thực chất nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Người dân vẫn chưa có tác phong công nghiệp cao, thêm nữa cơ cấu tổ chức bộ máy của các công ty xí nghiệp vẫn còn ảnh hưởng của chế độ bao cấp. - Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên chưa được chú trọng, mở rộng và chuyên sâu mà chỉ chú ý vào một số cán bộ quản lý. Nguồn kinh phí cần dùng cho công tác này còn eo hẹp, chưa thực sự được đầu tư thích đáng. * Chiến lược kinh doanh : Chiến lược kinh doanh của Công ty chưa thực sự hoàn thiện mới chỉ chú ý một số mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Các mục
  • 28. tiêu dài hạn như phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh còn chưa được quan tâm. • 3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ. 3.2.1. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường năng động, trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp nào cũng đều phải tự tìm hướng đi đúng đắn cho mình để có được hiệu quả cao nhất cho mình. Bước sang năm 2012 trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay nhu cầu tiêu dùng của mỗi người ngày càng cao đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ hạnh phúc nhất là nhìn thấy mỗi người sống trong sự vui vẻ mà chính là lấy công việc xây dựng để phục vụ cho người tiêu dùng và nhà đầu tư nhằm hoàn thiện phát triển đất nước ngày càng tươi đẹp. Trong những năm qua công ty đã đạt được những kết quả nhất định như việc xây dựng càng nhiều sự quan tâm đối với nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh liên tục và có lãi, thu nhập bình quân của công nhân lao động không ngừng tăng lên… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn mà công ty chỉ cố gắng vượt lên theo phương châm của Công ty là cải tiến liên tục, đổi mới thương xuyên, ngày càng hoàn thiện và phát triển không ngừng. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm qua Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ đã vạch ra những kế hoạch năm 2012 như sau: -Thứ nhất: Là không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, giữ được các khách hàng truyền thống của mình nâng cao thương hiệu gây sự chú ý đến nhà đầu tư và người tiêu dùng. -Thứ hai: Là nâng cao thu nhập của người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý mới.
  • 29. -Thứ ba: Là phấn đấu tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định và thuận lợi cho quá trình xây dựng công trình của Công ty. -Thứ tư: Là thực hiện dự án đổi mới thiết bị công nghệ theo kịp với nhu cầu của thị trường, nâng cấp hệ thống nhà xưởng và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. -Thứ năm: Là chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ để nắm bắt công nghệ mới, tăng cường cải tiến bộ máy quản lý, kiện toàn bộ phận kỹ thuật. Nâng cao thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trí hiệu quả quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. 3.2.2. Giải pháp gia tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ Nói đến vấn đề gia tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ cần phải có những biện pháp tốt nhất, khả thi để thực hiện được các mục tiêu mà Công ty đề ra. Dựa trên tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong những năm qua, cụ thể trong năm 2012, sau đây em xin được đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại Công ty trong thời gian tới. 3.2.2.1. Chú trọng đầu tư đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì máy móc thiết bị càng giữ được một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết trình độ trang bị kỹ thuật quyết định phần lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Do vậy trong số các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề thì nếu doanh nghiệp nào có khả năng nhanh chóng hiện đại hoá thiết bị, áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm được ưu thế trong cạnh tranh. Đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản thì máy móc,
  • 30. thiết bị càng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh nghiệp trong đấu thầu. Trong những năm qua, tài sản cố định của Công ty khá lớn trong tổng tài sản (thường khoảng 32% đến 36%), điều này làm cho Công ty thực sự yên tâm trong việc cạnh tranh. Xuất phát từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy việc đầu tư đổi mới tài sản cố định ở Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ là vô cùng cần thiết vì: - Khi máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất đáp ứng đầy đủ hơn, Công ty có thể hạn chế việc thuê ngoài, tạo điều kiện định mức chi phí máy thi công, hạ giá thành sản phẩm (do chi phí máy thuê ngoài thường cao hơn so với chi phí công tự làm). Hơn nữa Nhà nước, nếu có đầy đủ mấy móc, công trình sẽ đảm bảo thi công hoàn thành bàn giao đúng tiến độ, tránh mọi lãng phí không cần thiết do không phụ thuộc vào bên ngoài. - Mức tăng trưởng của Công ty hiện nay tương đối cao, các công trình do Công ty thi công đều có uy tín với các chủ đầu tư, Công ty cần tận dụng cơ hội này để không ngừng nâng cao chất lượng công trình, năng lực sản xuất, từ đó tăng doanh thu , làm cơ sở để tăng lợi nhuận. Để làm được điều này, Công ty phải đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Từ đó Công ty có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao do thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. - Các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, yêu cầu phải có máy móc, thiết bị hiện đại mới đáp ứng được. Bên cạnh đó, mỗi công trình xây dựng đều được đưa ra đấu thầu công khai, bên cạnh giá bỏ thầu thấp thì máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho thi công công trình cũng là điều vô cùng quan trọng.
  • 31. Vì vậy trong thời gian tới, nếu Công ty không chú trọng hơn nữa vào việc đầu tư, hiện đại hoá máy móc thiết bị thì khả năng thắng trong cạnh tranh rất khó. Đây là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài, đòi hỏi Công ty phải có phương hướng đầu tư một cách đúng đắn. Công ty cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, hiệu quả của sự đầu tư mang lại. Công ty có thể sử dụng các nguồn vốn sau để mua sắm đổi mới tài sản cố định. - Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được Nhà nước cho phép để lại để đầu tư đổi mới tài sản cố định. - Nguồn thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, hiệu quả sử dụng thấp. - Nguồn vay dài hạn ngân hàng, đây là một nguồn vốn cố định ổn định, do vậy Công ty nên lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, giải trình mục đích và hiệu kinh tế của việc sử dụng vốn vay. Như chúng ta đã biết, toàn bộ số máy móc, thiết bị mua sắm mới của Công ty trong năm qua chủ yếu bằng nguồn vốn tín dụng. Do vậy nếu Công ty càng đầu tư thêm vào máy móc thiết bị thì cũng có nghĩa là nguồn vốn vay sẽ càng tăng và Công ty cũng phải trả thêm chi phí lãi vay đáng kể. Mặt khác, đầu tư mua sắm mới máy móc, thiết bị thì càng phải khấu hao nhiều, nếu hết thời gian hoạt động mà Công ty chưa thu hồi được vốn qua phương pháp khấu hao thì khả năng thâm hụt tài chính là rất có thể. Vậy để khắc phục tình trạng trên, Công ty nên có chính sách đầu tư hợp lý, nghĩa là máy móc, trang thiết bị chỉ vừa đủ hoạt động, không thiếu cũng không thừa, tránh lãng phí Tài sản cố định. Hơn nữa khi đầu tư, Công ty nên chú trọng trang bị những loại máy móc, thiết bị hiện đại và công nghệ mới để vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất lại vừa đạt công suất lớn hơn và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, Công ty cần tận
  • 32. dụng tối đa số máy móc đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng được và phải bảo đảm an toàn lao động. Vì chúng vẫn có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm mà lại không phải trích khấu hao tiếp, nhờ đó Công ty có thể giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và đẩy mạnh công tác đầu tư tìm kiếm thị trường, tăng khối lượng công trình nhận thầu. Trong kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoà nhập với thị trường. Làm tốt hoạt động phân tích nghiên cứu thị trường sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không những được tiến hành thường xuyên liên tục mà còn được mở rộng. Bởi thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, Công ty không những có thể giữ vững thị trường truyền thống mà còn có thể khai thác các thị trường tiềm năng. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chúng ta ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng, tăng doanh thu, tạo cơ sở tăng lợi nhuận. Để thực hiện được điều đó, Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau: - Phấn đấu nâng cao chất lượng công trình: Do sản phẩm tiêu thụ của Công ty bao gồm các công trình công nghiệp, công trình xây dựng dân dụng, công trình hạ tầng và chủ yếu là công trình có giá trị lớn. Do đó, chất lượng của mỗi công trình là mục tiêu hàng đầu của Công ty. Các công trình này không chỉ là sản phẩm tiêu dùng đơn thuần như những hàng hoá khác, mà nó là tài sản cố định của chủ đầu tư và được sử dụng cho mục đích lâu dài. Mặt khác vấn đề nâng cao chất lượng để tăng số lượng sản phẩmtiêu thụ còn là một biện pháp quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phấn đấu tăng lợi nhuận. Hơn nữa, việc đảm bảo chất lượng công trình là lời quảng cáo hữu hiệu nhất đến hình ảnh và uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư, từ đó góp phần nâng caokhả năng cạnh tranh của Công ty, mở rộng thị trường.
  • 33. Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu: Trong những năm qua, công tác tiếp thị đấu thầu chưa được lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Trong khi đó công tác lại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì thế trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện: + Thu thập và tổng hợp thông tin về thị trường xây dựng, căn cứ vào kế hoạch xây dựng của Nhà nước, của ban ngành địa phương và căn cứ vào nhu cầu xây dựng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú ý đến các dự án sắp được tiến hành. + Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của Công ty, đánh giá được những mặt mạnh yếu của họ để từ đó có chiến lựa và kế hoạch cạnh tranh cho phù hợp. + Tìm hiểu các thông tin về chủ đầu tư, về sở thích, về uy tín và tiềm lực tài chính của họ. + Sử dụng các hình thức đẻ giới thiệu, quảng cáo hình ảnh của Công ty đến các chủ đầu tư. 3.2.2.3. Lựa chọn khai thác nguồn vốn hợp lý đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Như chúng ta đã biết, trong năm qua Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Nếu Công ty càng đầu tư thêm vào máy móc thiết bị thì cũng có nghĩa là nguồn vốn vay sẽ càng tăng và Công ty cũng phải trả thêm chi phí lãi vay đáng kể. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới việc phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty. Do vậy, Công ty cần lựa chọn và khai thác các nguồn vốn khác để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Công ty có thể khai thác từ các nguồn vốn sau: - Nguồn trích khấu hao tài sản cố định, nguồn thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, hiệu quả sử dụng thấp.
  • 34. - Nguồn khai thác tạm thời các quỹ của Công ty. - Nguồn huy động vốn từ bên ngoài. - Công ty nên chủ động khai thác nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng, đây là một nguồn vốn có tính ổn định và có lãi suất thấp. 3.2.2.4. Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ phải thu. Như phân tích ở trên, tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa được tốt, công tác thanh toán công nợ, thu hồi vốn của Công ty còn nhiều hạn chế, số vốn mà Công ty bị chiếm dụng lớn. Do vậy công tác thanh toán và thu hồi công nợ sẽ là vấn đề cần đặt ra cho Công ty trong thời gian tới. Cùng với đó là giá trị sản phẩm dở dang thường xuyên duy trì ở mức cao. Vì thế cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để nghiệm thu bàn giao công trình, tránh thi công dàn trải dẫn đến giá trị sản phẩm dở dang lớn. Trong năm vừa qua, xem xét công tác thu hồi tại Công ty ta thấy tỷ trọng của khoản phải thu 10,28% trong tổng số vốn lưu động, chứng tỏ số vốn bị chiếm dụng lớn. Trong khi đó Công ty phải vay vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để giải quyết những vướng mắc trên trong thời gian tới, Công ty cần áp dụng các biện pháp sau: - Khi ký hợp đồng xây dựng Công ty phải ghi rõ thời gian thanh toán, hình thức thanh toán tiền hàng trên hợp động và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ nghiêm túc các khoản đã quy định. - Trong thời gian cần chú trọng công tác phân kỳ nguồn vốn và lập hồ sơ xác định khối lượng xây lắp bên A ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục công trình để làm cơ sở cho chủ đầu tư ứng vốn đối với từng công trình để đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính, tránh tình trạng ngừng trệ do thiếu vốn
  • 35. gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đồng thời giảm chi phí lãi vay ngân hàng. Công tác này đặc biệt quan trọng đối với các công trình có quy mô lớn, thời gian thi công dài. - Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích hàng thanh toán tiền hàng sớm như sử dụng chiết khấu cho khách hàng. - Tổ chức đôn đốc khách hàng thanh toán, thu hồi nợ, nhanh chóng đưa đồng vốn vào sản xuất nhằm đảm bảo đồng vốn luôn quay vòng. 3.2.2.5. Tổ chức tốt công tác sản xuất, đầy nhanh tiến độ công trình hoàn thành bàn giao nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Đây luôn là yếu tố gắn liên với công trình từ khâu thiết kế, lập dự án khả thi đến thi công và hoàn thành bàn giao. Để tổ chức tốt công tác sản xuất, đẩy nhanh tiến độ công trình hoàn thành bàn giao, Công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Tiếp tục hoàn thiện công tác khảo sát thi công đảm bảo thiết kế phù hợp với địa hình công trình để tránh tối đa các rủi ro trong thi công làm giá thành tăng dẫn đến lợi nhuận giảm. - Nghiên cứu lại các quy trình công nghệ thi công, các biện pháp kỹ thuật phù trợ để bổ sung vào quy trình trong thiết kế nhằm lựa chọn quy trình công nghệ có chất lượng cao và chi phí thấp nhất giúp đầy nhanh tiến độ thi công, để bàn giao công trình, hạng mục công trình sớm. - Giám sát thi công tại công trường, đồng thời tổ chức cho kỹ thuật bên A, kỹ thuật của cơ quan giám sát, kỹ thuật của cơ quan tư vấn thiết kế thực hiện công tác giám sát. Công tác này thực hiện tốt các tác dụng chỉ đạo thi công nhịp nhàng hàng ngày trên công trường, kịp thời phát hiện và giải quyết những sai sót của thiết kế và thi công. Góp phần đầy nhanh tiến độ công trình hoàn thành bàn giao.
  • 36. 3.2.2.6. Tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với việc tăng năng lực máy móc kỹ thuật hiện đại và trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ luôn xác định con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty. Vì vậy để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra trong giai đoạn tới thì Công ty cần: - Củng cố đội ngũ cán bộ kỹ thuật và điều hành kỹ thuật. Đặc biệt cần quan tâm bồi dưỡng phát triển số cán bộ làm chủ nhiệm công trình. - Đối với công tác đào tạo : Lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên hàng năm. Nâng cao tay nghề lao động có chính sách hợp lý để khuyến khích và thu hút cán bộ kỹ thuật đầu ngành, có tổ chức lao động tay nghề cao….Để từ đó góp phần hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận của Công ty. - Ngoài ra do tính chất công việc, Công ty chủ yếu đi thuê lao động bên ngoài, khi thuê Công ty cũng cần dựa vào nhiệm vụ và đặc điểm của công việc để từ đó đưa ra các tiêu chuẩn tuyển dụng cho phù hợp. Có như vậy mới tuyển được những người có khả năng làm việc ngay, giảm bớt chi phí đào tạo, năng suất lao động được đảm bảo, tiến độ thi công được thực hiện đúng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Trên đây là một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận mà em đã đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Láng Hạ. Để có thể đạt được tốt nhất mục tiêu ‘‘Lợi nhuận’’ thì cần có sự nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nữa để có thể kết hợp hài hoà các biện pháp trên.