SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG
--------
NGHIÊN CỨU THUYẾT TRÌNH
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
GVGD : PGS TS NGUYỄN THIỆN TỐNG
Lớp : GT11HK
Họ và tên : Bùi Sơn Tâm
MSSV : G1103016
Nhóm : Autogyro
Nội dung đảm nhận: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo autogyro
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2015
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 2
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ẢNH................................................................................................................................3
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOGYRO..................................................................................................4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển autogyro..................................................................4
1.2 Giới thiệu về autogyro................................................................................................5
1.3 Cấu tạo........................................................................................................................8
2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA AUTOGYRO .................................................................................11
2.1 Các thành phần lực trên autogyro.............................................................................12
2.2 Nguyên lý tự quay Autorotation...............................................................................14
2.2.1 Bay thẳng đứng.........................................................................................................................14
2.2.2 Trường hợp bay tới...................................................................................................................17
2.3 Lý thuyết phần tử cánh.............................................................................................18
2.3.1 Trường hợp bay thẳng đứng.....................................................................................................18
3 NHU CẦU SỬ DỤNG AUTOGYRO TẠI VIỆT NAM..........................................................................21
4 TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ..................................................................................................22
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 3
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình vẽ 2D của autogyro đơn giản...........................................................................5
Hình 1.2 Autogyro loại kéo .....................................................................................................6
Hình 1.3 Autogyro loại đẩy được sử dụng thông dụng ngày nay............................................6
Hình 1.4 Autogyro ...................................................................................................................7
Hình 1.5 Helicopter..................................................................................................................7
Hình 1.6 Cấu tạo autogyro hiện đại ngày nay..........................................................................8
Hình 1.7 Hệ thống rotor Semirigid ..........................................................................................8
Hình 1.8 Hệ thống rotor Fully articulated................................................................................9
Hình 1.9 Aurtogyro với hệ thống đuôi đứng và ngang..........................................................10
Hình 2.1 Quá trình cất và hạ cánh của autogyro....................................................................11
Hình 2.2 Các lực tác dụng lên Autogyro ...............................................................................12
Hình 2.3 Dòng khí đi qua airfoil............................................................................................13
Hình 2.4 Lực nâng tạo ra trên autogyro.................................................................................13
Hình 2.5 Lực tác dụng trên các phương chiếu Autogyro.......................................................14
Hình 2.6 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation .......................................15
Hình 2.7 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation thẳng đứng....................16
Hình 2.8 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation đi tới..............................17
Hình 2.9 Góc và phương vị cánh trong mặt phẳng quay.......................................................18
Hình 2.10 Lực tác dụng lên một phần tử cánh khi autorotation thẳng đứng.........................19
Hình 3.1 Diện tích rừng, sự phân bố và độ che phủ rừng ở Việt Nam..................................21
Hình 4.1 Biểu đồ công suất bay bằng theo góc đặt cánh.......................................................24
Hình 4.2 Biểu đồ công suất cất cánh theo góc đặt cánh ........................................................24
Hình 4.3 Biểu đồ công suất động cơ theo góc đặt cánh.........................................................25
Hình 4.4 Công suất động cơ theo vận tốc bay tới..................................................................25
Hình 4.5 Động cơ Rotax 447 UL SCDI 40 HP......................................................................26
Hình 4.6 Đồ thị công suất- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL.........................................26
Hình 4.7 Đồ thị moment xoắn- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL..................................27
Hình 4.8 Đồ thị suất tiêu hao nhiên liệu- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL...................27
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 4
1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOGYRO
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển autogyro
Tóm tắt các mốc phát triển quan trọng:
˗ Năm 1923, kỹ sư xây dựng người Tây Ban Nha, Juan de la Cierva đã thiết kế thành
công Autogiro có tốc độ bay thấp và an toàn hơn máy bay thông thường sau tai nạn của
chiếc máy bay ném bom(C1, C2, C3) được ông thiết kế trước đó.
˗ Năm 1929, Engelbert Zaschka, một kỹ sư tiên phong của Đức đã kết hợp cánh bằng vào
autogyro, giải quyết vấn đề ổn định, điều khiển, tuy nhiên không hiệu quả trong việc
chạy đà, cất cánh thẳng đứng.
˗ Trong thế chiến thứ II, một số máy bay thiết kế dựa trên nguyên lý của autogyro được
sử dụng trong mục đích hiệu chỉnh các đài radar ven biển sau mỗi trận đánh như chiếc
Avro Rota autogyro của hoàng gia Anh. Hoặc được phát triển bởi đế quốc Nhật cho các
mục đích trinh sát, săn ngầm, tiêu diệt mục tiêu như chiếc Ka-1, ngoài ra autogyro đã
từng được trang bị cho tàu sân bay của quân đội Nhật.
˗ Phát triển sau chiến tranh, một số autogyro đã được cấp chứng chỉ khai thác hành khách
bởi FAA như chiếc: U-18/Air & Space 18A năm 1965, the Avian 2-180
Gyroplane năm 1967, and the McCulloch J-2 năm 1972 tuy nhiên tất cả đều thất bại
trong việc dân sự hóa vì kinh tế.
˗ Bensen Gyrocopter, một loại autogyro đơn giản hạng nhẹ, một chỗ ngồi nhưng được sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chính vì tính an toàn, tải nhẹ, giá thành thấp nên
loại này được ưa chuộng và phát triển đến ngày nay thay cho các mục đích quân sự như
ngày xưa.
˗ Ngày nay, autogyro chủ yếu được sử dụng nhiều trong mục đích thể thao, và nguyên lý
của nó được nghiên cứu và tích hợp trong trực thăng để tăng tính an toàn hơn. Một số
mẫu autogyro ưu việt trong mục đích thể thao đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới như mẫu GBA’s Hawk 4, Eurocopter EC 120 B…
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 5
Bảng 1.1 Một số kỷ lục thú vị của Autogyro
Năm Phi công Tên kỷ lục Kỷ lục Tên máy bay
1998 Ken Wallis(UK) Time to climb, 3000m 7mn 20s
Wallis Type WA-121/Mc (G-
BAHH)
2002 Ken Wallis(UK) Speed over a 3 km course 207.7 km/h
Wallis Type WA-121/Mc
(GBAHH)
2004 Andrew Keech (USA) Altitude without payload 8049 m Little Wing LW-5 (N100MK)
2007 Andrew Keech (USA) Distance without landing 1414.64 km Little Wing LW-5 (N100MK)
1.2 Giới thiệu về autogyro
Autogyro là loại máy bay sử dụng một rotor tự xoay quanh trục của nó mà không cần
động cơ truyền dẫn để tạo ra lực nâng, và một động cơ chong chóng đẩy giúp máy bay đi
tới.
Khác với trực thăng, autogyro tận dụng dòng khí đi tới nhờ lực đẩy của của động cơ
đẩy, dòng khí đi từ dưới lên giúp rotor không chỉ tạo ra lực nâng mà còn làm tăng tốc độ
quay của rotor.
Một đặc điểm đặc biệt của autogyro đó là không cần dùng chong chóng đuôi để triệt tiêu
moment vì rotor tự quay quanh trục nên không tạo ra moment xoắn.
Hình 1.1 Hình vẽ 2D của autogyro đơn giản
Autogyro còn có những tên gọi khác như gyroplane, gyrocopter, rotoplane...đó cũng
chính là nhiều phiên bản khác nhau của autogyro để đáp ứng cho từng mục đích.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 6
Khi xét về các đặt động cơ đẩy thì autogyro được chia ra làm hai loại:
˗ Autogyro loại kéo, động cơ được đặt phía trước được gắn thêm cánh ngắn hai bên
như một máy bay bình thường để giúp autogyro ổn định hơn. Tuy nhiên ngày nay,
loại kéo ít được phát triển và đưa vào sử dụng nhiều vì dòng khí của rotor và chong
chóng kéo ảnh hưởng quá nhiều gây mất ổn định trên máy bay.
Hình 1.2 Autogyro loại kéo
˗ Autogyro loại đẩy, động cơ được đặt phía sau máy bay, hướng của dòng khí đi
ngược lại hoàn toàn so với động cơ kéo, đặc điểm này giúp dòng khí đẩy hạn chế
nhiễu loạn nhất với dòng khí của rotor, tác động trực tiếp lên đuôi, điều khiển ổn
định hơn rất nhiều, hầu hết những mẫu autogyro hiện đại đều sử dụng cấu hình loại
đẩy vì nó cung cấp vận tốc lớn, ổn định và linh hoạt hơn rất nhiều.
Hình 1.3 Autogyro loại đẩy được sử dụng thông dụng ngày nay
Autogyro có thiết kế và cơ cấu hoạt động nhìn bề ngoài khá giống với máy bay trực
thăng nhưng giữa hai loại máy bay này có nhiều sự khác biệt, sau đây là những so sánh
gữa hai loại máy bay này:
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 7
Autogyro, lực đẩy tới được tạo ra bởi một động cơ đẩy, rotor nghiêng một góc nhỏ về
phía sau khi autogyro di chuyển về trước, dòng khí đến qua rotor làm nó quay và tạo lực
nâng đưa máy bay bay lên, không sử dụng rotor đuôi vì không có moment sinh ra trên trục,
có thể bay an toàn ở độ cao thấp và vận tốc thấp, khả năng bay hover kém và payload nhỏ.
Kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ nên tiêu hao ít nhiên liệu và giá thành rẻ khi chế tạo,
có thể hạ xuống từ từ nếu trường hợp động cơ cháy, hỏng tuy nhiên ít được sử dụng rộng rãi
một phần vì tâm lý người sử dụng không tin tưởng khả năng hạ cánh an toàn của autogyro
và không hiệu quả khi tải nhiều người.
Hình 1.4 Autogyro
Helicopter, có một rotor chính tạo ra cả lực đẩy và lực nâng cho máy bay, rotor hoặc
máy bay sẽ nghiêng về trước nếu di chuyển về phía trước và ngược lại, khả năng bay hover
tốt sử dụng một rotor nhỏ ở đuôi để triệt tiêu moment cho chong chóng chính gây ra.
Có nhiều biến thể khác nhau tùy cho từng mục đích, nhưng đa số là tải lớn nên kết cấu
phức tạp, công suất lớn tiêu hao nhiều nhiên liệu, giá thành cao và tính năng hạ cánh an toàn
như autogyro hạn chế hơn rất nhiều, chỉ làm được khi có vận tốc và độ cao phù hợp.
Hình 1.5 Helicopter
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 8
1.3 Cấu tạo
Autogyro gồm các bộ phận chính là: rotor, cột đỡ, động cơ đẩy, đuôi, thân, càng đáp,
ngoài ra một số loại autogyro có cánh ngắn để tăng lực nâng cho những máy bay sử dụng
mục đích riêng.
Hình 1.6 Cấu tạo autogyro hiện đại ngày nay
 Rotor là bộ phận chính giúp máy bay cất cánh được và hoạt động gần như độc lập
không cần động cơ, rotor thường có hai loại chính là Semirigid và Fully articulated.
Hình 1.7 Hệ thống rotor Semirigid
Hệ thống Semirigid có cơ cấu đơn giản mà lá cánh chỉ có thể vẫy lên-xuống
(horizontal) và lắc trước-sau (vertical), loại rotor này thường được sử dụng cho các
autogyro đơn giản, không yêu cầu các chuyển động, thay đổi phức tạp trên lá cánh.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 9
Hình 1.8 Hệ thống rotor Fully articulated
Hệ thông Full articulated thì phức tạp hơn với khả năng thay đổi được góc pitch lá
cánh, giúp máy bay thay đổi lực nâng phù hợp với từng nhiệm vụ thực hiện, loại này được
sử dụng cho các thiết kế thương mại, thể thao hiện đại.
Rotor thường có hai lá cánh hoặc có thể nhiều hơn tùy vào yêu cầu của thiết kế, các lá
cánh được nối trục bằng khớp bản lề, có nhiều loại bản lề như flapping, bản lề lead-lag,
bản lề feathring.
Bản lề lead-lag cho phép lá cánh rotor quay trong cùng mặt phẳng quay của rotor, và
cho phép bất cứ sự thay đổi nào về vận tốc quay của rotor dựa vào bản lề flapping.
Bản lề fearing cho phép góc pitch của lá cánh điều chỉnh được tùy thuộc vào lực nâng
cần thiết cho từng trường hợp.
Ngoài ra một số autogyro hiện đại ngày nay, chong chóng sẽ được kết nối với động cơ,
điều này giúp rotor quay trong khi nó vẫn đứng yên trên mặt đất, máy bay gần như có thể
cất cánh thẳng đứng. Bên cạnh đó góc pitch của lá cánh cũng được thay đổi để tăng lực
nâng lúc cất cánh.
 Cột đỡ, thân, càng đáp autogyro
Cột đỡ là phần kết nối thân máy bay với đĩa rotor
Thân có nhiệm vụ là kết nối các bộ phận của gyroplane lại, được thiết kế sao cho khối
lượng nhẹ nhất, chắc chắn, và lực cản thấp
Càng đáp bao gồm cả bánh xe cho phép autogyro có thể di chuyển trên địa hình mặt
đất, thường những chiếc autogyro sau này được thiết kế chỉ có 3 bánh, hai bánh sau và 1
bánh trước.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 10
 Đuôi là bề mặt điều khiển chính của gyroplane,vì không có cánh như máy bay nên
phần đuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc ổn đinh của máy bay gồm đuôi ngang và đuôi
đứng.
Đuôi đứng cho phép điều khiển hướng máy bay và ổn định thân, động cơ đẩy cũng sẽ
cần rudder để bù đắp ảnh hưởng yawing
Đuôi ngang giúp máy bay ổn định khi bay nhanh, lực cản và lực đảy lớn, khi đó máy
bay sẽ dễ bị mất ổn định khi có gió giật.
Hình 1.9 Aurtogyro với hệ thống đuôi đứng và ngang
 Động cơ đẩy có thể sử dụng động cơ đốt trong hoặc động cơ phản lực, cung cấp lực
đẩy cần thiết để autogyro di chuyển về phía trước. Ngoài ra động cơ cũng có thể liên kết
với chong chóng, cung cấp vận tốc đầu để chong chóng quay lúc di chuyển trên mặt đất,
khả năng cất cánh thẳng đứng tốt hơn.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 11
2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA AUTOGYRO
Quá trình cất cánh và hạ cánh của autogyro gồm các bước:
Hình 2.1 Quá trình cất và hạ cánh của autogyro
˗ (1-2) Di chuyển tới nhờ động cơ đẩy, tạo ra dòng khí làm quay rotor blades và tăng lực
nâng khi vận tốc tăng lên
˗ (2-3) Lực nâng thắng trọng lượng máy bay, máy bay cất cánh
˗ (3-4-5) Phi công giảm công suất động cơ hoặc nếu gặp trường hợp khẩn cấp, vận tốc
giảm, máy bay hạ cánh từ từ xuống mặt đất nhờ chong chóng tự quay vẫn tạo ra lực
nâng.
Để hiểu được tại sao autogyro có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, và hạ cánh
an toàn nếu động cơ hỏng, nguyên lý hoạt động thì phần tiếp theo của báo cáo sẽ giới thiệu
nội dung phân tích các thành phần lực, lý thuyết autogyro giúp nội dung được rõ hơn.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 12
2.1 Các thành phần lực trên autogyro
Hình 2.2 Các lực tác dụng lên Autogyro
Autogyro có đầy đủ các lực cơ bản tác dụng lên máy bay như lực đẩy từ động cơ, lực
cản, trọng lực, và lực nâng từ chong chóng.
Lực nâng vuông góc với hướng vận tốc dòng và ngược với trọng lực để nâng máy bay
lên khỏi mặt đất. Tuy nhiên, không giống với trực thăng, rotor tự quay, nó không được
cung cấp năng lượng từ động cơ mà được cung cấp qua quá trình tự quay của các lá cánh
do lực đẩy tới của máy bay. Sự tự quay là kết quả từ chuyển động tới với dòng khí đi lên
qua rotor với góc nghiêng rất nhỏ để tạo ra lực đẩy thẳng đứng.
Hiệu quả tự quay đạt được nhờ lá cánh rotor có một góc tới nhỏ, khi gyroplane di
chuyển tới, do góc tấn và biên dạng cánh của airfoil, dòng tới U làm các lá cánh quay theo
phương ngang với đĩa 𝑈 𝑇 và bắt đầu tạo ra một dòng khí downwash thẳng đứng hướng lên
𝑈 𝑃, một phần nhờ vào biên dạng của cánh theo nguyên lý Bernouli.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 13
Hình 2.3 Dòng khí đi qua airfoil
Quá trình tự quay xảy ra khi tâm áp suất của airfoil dịch về trước trục quay của nó.
Một động cơ chong chóng đẩy cung cấp lực đẩy cần thiết để giữ chuyển động tới cho quá
trình tự quay. Vấn tốc tới yêu cầu để giữ trạng thái bay bằng thì thấp hơn để giữ máy bay
khỏi bị stall, vì vậy chúng có thể cất cánh ở quãng đường rất ngắn và bay ở vận tốc rất
thấp.
Khi dòng khí đi qua rotor và lá cánh rotor tạo ra một dòng khí tương ứng tổng hợp tác
động như hình 2.4. Vì vậy tạo ra một góc tới giữa hướng dòng khí và lá cánh rotor, tạo ra
một lực nâng tác dụng theo hướng trục quay. Lực nâng này tỉ lệ với vận tốc rotor nhưng
cũng tăng lực cản cảm ứng.
Hình 2.4 Lực nâng tạo ra trên autogyro
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 14
Lực đẩy là nguồn năng lượng chính của autogyro, được định nghĩa là thành phần lực
của chong chóng đẩy song song với dòng khí tới. Giống như các thành phần lực khác, lực
đẩy có tác dụng do với trọng tâm của máy bay. Trong khi bay, lực đẩy của rotor được tạo
ra do chong chóng quay với vận tốc cao, điều này tạo ra một moment có xu hướng làm
quay thân máy bay lệch khỏi phương thẳng đứng vài độ. Khi đang bay thì không có cơ cấu
nào kết hợp giữa động cơ đẩy và rotor, thường thì khi giảm công suất động cơ sẽ làm tăng
tốc độ của rotor khi giảm công suất thì máy bay đi xuống làm tăng góc tới.
Hình 2.5 Lực tác dụng trên các phương chiếu Autogyro
Việc đĩa chong chóng được đặt nghiêng 1 góc 𝛽 so với phương ngang là giúp hứng
dòng tới, đưa dòng tới từ dưới lên, nếu ta phân tích thì sẽ là dòng ngang và thẳng đứng
hướng lên giúp chong chóng có thể tự quay và tạo lực nâng đó chính là Autorotation.
2.2 Nguyên lý tự quay Autorotation
2.2.1 Bay thẳng đứng
Khi động cơ bị hỏng, hoặc được ngắt ra do phi công thì hệ thống phải có thành phần
lực nào đó khác được sử dụng để duy trì số vòng quay rotor để phi công tiếp tục điều khiển
máy bay an toàn cho đến khi hạ cánh xuống mặt đất. Lực này được tạo ra bởi việc điều
chỉnh góc tới của đĩa rotor giúp hạ cánh an toàn, khi trực thăng “rớt” thẳng đứng, dòng khí
đi qua đĩa rotor sẽ cung cấp năng lượng để làm nó quay, tạo ra lực nâng và giảm tốc độ rơi
xuống khi số vòng quay đạt yêu cầu. Nói cách khác, khi rơi xuống, nội năng của gió được
chuyển thành động năng và làm quay rotor đó chính là chế độ autorotation.
Các thành phần lực là khác nhau trong mỗi vùng do vận tốc dài tại vùng gốc cánh thì
nhỏ và tăng dần cho đến mũi cánh. Khi dòng khí bên dưới qua rotor kết hợp với vận tốc
dài này sẽ sinh ra sự kết hợp lực khí động khác nhau tại từng điểm dọc trên cánh.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 15
Hình 2.6 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation
Vector lực trên mỗi vùng là khác nhau vì quan hệ vận tốc quay tương đối là nhỏ ở gần
gốc cánh và tăng dần đến đỉnh cánh, do góc xoắn sẽ tạo ra góc tới lớn hơn ở vùng driving
so với vùng driven. Khi đó kết hợp với vận tốc đi lên qua rotor với vận tốc quay tương đối
sẽ tạo ra 1 vận tốc gió tương đối khác nhau ở mỗi vị trí trên cánh làm làm cho lực khí động
vì thế cũng khác nhau.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 16
Hình 2.7 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation thẳng đứng
Vùng A là driven region, vùng B và D là những điểm cân bằng, vùng C là driving
region và vùng E là stall region.
Driven region (A) là vùng cản ở gần ngoài đỉnh cánh, chiếm khoảng 30% bán kính.
Trong vùng driven tổng lực khí động tác dụng về phía sau của trục quay. Vùng này chủ
yếu tao ra lực nâng dùng để bù lại phần lực cản sinh ra. Kết quả là lực này làm giảm tốc độ
quay của lá cánh, kích thước của vùng này thay đổi phụ thuộc vào góc pitch lá cánh, tốc độ
rơi và vận tốc quay của rotor.
Driving region (C) là vùng quay nằm khoảng 25 đến 70% bán kính, tổng lực khí động
tạo ra nằm về phía trước của trục quay , tạo ra lực tăng tốc làm lá cánh quay. Kích thước
vùng thay đổi phụ thuộc vào góc pitch và vận tốc quay của rotor. Điều khiển kích thước
vùng thì có thể thay đổi tốc độ quay rotor, ví dụ điều khiển góc pitch tăng lên trong tất cả
các vùng dẫn đến điểm cân bằng di chuyển vào trong dọc theo sải lá cánh làm tăng kích
thước vùng driven, vùng stall nhưng vùng driving thì nhỏ lại làm lực tăng tốc vùng này và
vận tốc quay giảm.
Stall region nằm khoảng 25% bán kính, vùng vận hành với góc tới lớn nhất. Tạo ra
lực cản làm giảm tốc độ quay của rotor. Một tốc độ quay không đổi đạt được bằng cách
điều chỉnh “collective pitch” sao cho lực tăng tốc trên lá cánh ở vùng driving cân bằng với
lực giảm tốc trên vùng driven và vùng stall
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 17
Hai điểm cân bằng B,D có tổng lực tác dụng lên lá cánh trùng với trục quay. Lực nâng
và lực cản được tạo ra nhưng không có thành phần nào làm cho lá cánh tăng tốc hoặc giảm
tốc.
Phi công sẽ điều chỉnh kích thước của ba vùng này để thay đổi số vòng quay rotor,
điều này dẫn đến điểm cân bằng sẽ di chuyển ra phía trước mũi cánh, và làm giảm vùng
cản. Vùng quay và vùng stall đều di chuyển tạo ra lực cản hơn hơn làm cho số vòng quay
giảm lại. Do đó rotor đạt được số vòng quay cố định, phải điều chỉnh góc dòng khí tới lá
cánh để lực tăng tốc từ vùng quay và lực giảm tốc từ vùng cản và stall là cân bằng nhau.
2.2.2 Trường hợp bay tới
Tương tự như trường hợp bay thẳng đứng, tuy nhiên vận tốc bay tới thay đổi dòng khí
đi lên qua đĩa rotor nên vùng quay và vùng stall di chuyển lệch sang lá cánh quay ngược so
với phương bay tới, nơi mà góc tới của dòng khí lớn hơn.
Vì bên lá cánh quay cùng chiều với phương đi tới nên có góc tới nhỏ hơn, bên kia là
vùng quay lùi, các lá cánh có vung stall lớn, và một phần nhỏ gần gốc cánh rơi vào vùng
“đảo ngược dòng” do đó kích thước của vùng cản lại được giảm xuống.
Hình 2.8 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation đi tới
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 18
2.3 Lý thuyết phần tử cánh
2.3.1 Trường hợp bay thẳng đứng
Ta xét một biên dạng ở vị trí bán kính r tình từ trục quay, tại thời điểm đang xét, cánh
đang có góc 𝝍 so với trục sau. Biên dạng cánh này là bất kỳ, trước tiên ta xem xét khí động
học cảu phần tử cánh này, sau đó tích phân lên toàn bộ cánh.
Trước tiên ta xét trạng thái bay steady vertical descent. Trong trường hợp này không cso
vận tốc tới, động cơ không được cung cấp lực đẩy (tắt động cơ), rotor lúc này đóng vai trò
như một chiếc dù.
Hình 2.9 Góc và phương vị cánh trong mặt phẳng quay
Với các góc tới nhỏ, các trạng thái không đổi (vận tốc quay, vận tốc tới), rotor chịu tất cả
các tải lực khí động, ảnh hưởng của lá cánh (blade flapping được bỏ qua)
Góc tới khí động được tính theo công thức:
𝜶 𝒂 = 𝒂𝒓𝒄𝒕𝒂𝒏
𝒗∞−𝒗 𝒊
𝛀𝒓
Trong đó 𝒗∞ là vận tốc descent, 𝒗𝒊 là vận tốc cảm ứng, 𝛀𝒓 là vận tốc do chong chóng
quay
Vì góc tới nhỏ nên 𝜶 𝒂 =
𝒗∞−𝒗 𝒊
𝛀𝒓
Kết hợp góc đặt cánh và góc khí động ta tìm được góc tới cục bộ
𝜶𝒍𝒐𝒄 =
𝒗∞ − 𝒗𝒊
𝛀𝒓
+ 𝜽
Vận tốc tới cánh cục bộ là
𝒗𝒍𝒐𝒄 = 𝒄𝒍𝒍𝒐𝒄.
𝟏
𝟐
. 𝝆. 𝒗𝒍𝒐𝒄
𝟐
. 𝒄
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 19
Nếu giả sử chord cánh là hằng số dọc theo bán kính, thì với biên dạng cánh đối xứng
và góc tới nhỏ ta có thể tính hệ số lực nâng theo công thức:
𝒄𝒍𝒍𝒐𝒄 = 𝟐𝝅𝜶𝒍𝒐𝒄
Và khi đó lực cục bộ là:
𝒍𝒍𝒐𝒄 =
𝒑. 𝒄
𝟐
. 𝟐𝝅. 𝛀𝒓. (𝜽. 𝛀𝒓 + 𝒗∞ − 𝒗𝒊)
Tương tự ta tính lực cản trên một đơn vị chiều dài
𝑑𝒍𝒐𝒄 = 𝑐𝑑.
1
2
𝜌𝑣𝑙𝑜𝑐
2
. 𝑐
𝑐𝑑𝒍𝒐𝒄 là hệ số lực cản cục bộ, chỉ phụ thuộc vào biên dạng cánh và góc tới, tuy nhiên
nếu góc tới nhỏ thì hệ số lực cản không thay đổi nhiều và có thể thay bằng hệ số lực cản
toàn thể cd. Công thức tính lực cản cục bộ bây giờ trở thành
𝑑𝒍𝒐𝒄 = 𝑐𝑑.
1
2
𝜌Ω2
. 𝑟2
. 𝑐
Lực nâng và lực cản phía trên là những lực cục bộ, không phải là của toàn rotor, chúng
ta sẽ xác định lực trên trục quay cửa rotor và moment xung quanh trục rotor.
Hình 2.10 Lực tác dụng lên một phần tử cánh khi autorotation thẳng đứng
𝑝𝑢𝑙𝑙𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 cos( 𝛼 𝑎) + 𝑑𝑙𝑜𝑐 sin( 𝛼 𝑎)
𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 sin( 𝛼 𝑎) + 𝑑𝑙𝑜𝑐 cos( 𝛼 𝑎)
Nếu góc tới nhỏ thì các phương trình trên được rút ngắn như sau:
𝑝𝑢𝑙𝑙𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 + 𝑑𝑙𝑜𝑐 𝛼 𝑎
𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 𝛼 𝑎 + 𝑑𝑙𝑜𝑐
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 20
Trong phương trình trên ta thấy rằng lực nâng làm quay rotor, còn lực cản làm nó quay
chậm lại. Ở trạng thái bay steady vertical autorotation thì tổng của các lực drive trên một
cánh bằng không. Tổng lực blade drive tìm được bằng cách tích phân từ gốc đến bán kính
hiệu dụng- Re. Bán kinh này thường bằng 97% bán kính thực.
∫ 𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 𝑑𝑟 = 0
𝑅𝑒
0
Thế biểu thức 𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 vào phương trình
𝑝𝑐
2
∫ 𝑟. (
𝒗∞ − 𝒗𝒊
Ω𝑟
(2𝜋. Ω. ( 𝜃. Ω𝑟 + 𝒗∞ − 𝒗𝒊)) − 𝑐𝑑. Ω2
𝑟2
) 𝑑𝑟 = 0
𝑅𝑒
0
Tích phân phương trình trên ta có kết quả
(𝒗∞ − 𝒗𝒊)2
.
𝑅𝑒2
2
+ 𝜃. Ω.
𝑅𝑒3
3
( 𝒗∞ − 𝒗𝒊) −
𝑐𝑑
2𝜋
. Ω2
.
𝑅𝑒2
4
= 0
Ta tìm được nghiệm
𝒗∞ − 𝒗𝒊 = −
1
3
𝜃. Ω. 𝑅𝑒 ± √
4
9
𝜃2. Ω2. 𝑅𝑒2 +
𝑐𝑑
2𝜋
Ω2. 𝑅𝑒2
Kho rotor quay có N số cánh thì tổng lực nâng sẽ là
𝐿𝐼𝐹𝑇 = 𝑁 ∫ 𝑙 𝑜𝑐 𝑑𝑟
𝑅𝑒
0
 𝐿𝐼𝐹𝑇 = 𝜋. 𝑁. 𝜌. 𝑐 ∫ ( 𝜃. Ω2
. 𝑟2
+ ( 𝒗∞ − 𝒗𝒊). Ω𝑟) 𝑑𝑟
𝑅𝑒
0
 𝐿𝐼𝐹𝑇 = 𝜋. 𝑁. 𝜌. 𝑐. Ω2
. 𝑅𝑒3
(
𝜃
6
+
1
2
√(
𝜃
3
)
2
+
𝐶 𝐷
4𝜋
)
Như ta thấy phương trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vận tốc mũi của
rotor Ω𝑟𝑛 và bán kính rotor R. Nếu ta loại bỏ được hai thành phần phụ thuộc này ra khỏi
công thức trên thì lực nâng sẽ chỉ phụ thuộc vào hình dạng của rotor mà không còn phụ
thuộc tốc độ và kích thước của nó. Khi đó ta có thể làm các mô hình nhỏ để thí nghiệm
trong hầm gió mà sẽ cho kết quả y như trên rotor thực. Hệ số lực đẩy:
𝐶 𝑇 =
𝐿𝐼𝐹𝑇
1
2
𝜌. Ω2. 𝜋. 𝑅4
Thế phương trình lực nâng vào ta sẽ được:
𝐶 𝑇 = 2𝜋.
𝑁. 𝑐
𝜋𝑅
(
𝑅𝑒
𝑅
)
3
(
𝜃
6
+
1
2
√
𝜃
3
2
+
𝐶𝑑
4𝜋
)
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 21
3 NHU CẦU SỬ DỤNG AUTOGYRO TẠI VIỆT NAM
Hiện nay nước ta chưa có 1 chiếc autogyro nào được chế tạo ứng dụng và đưa vào thực
tiễn, vì vậy việc xác định nhu cầu là rất cần thiết
Y tế, tiếp tế lương lực thực phẩm, thuộc men ở những vùng xa xôi trong trường hợp
khẩn cấp, bão lũ
Nông lâm ngư nghiệp, nhu cầu tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng, tiết
kiệm nhiên liệu hơn helicopter và linh hoạt hơn cánh bằng
Tìm kiếm cứu nạn, mặc dù tính năng linh hoạt cũng như tải đều kém hơn helicopter
tuy nhiên một phần nào đó có thể chia sẻ công việc để hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất
Du lịch thể thao, nhu cầu và tiềm năng cao nhất, phục vụ mục đích tham quan từ trên
cao các thung lũng, đảo nổi tiếng, kéo ván lướt…chi phí đầu tư thấp.
An ninh tuần tra, tính năng bay an toàn, linh hoạt, nhỏ gọn hơn so với các máy bay
khác đáp ứng tốt các mục đích an toàn tuần tra biên giới, biển đảo, do thám. Đặc biệt là
Việt Nam là nước có diện tích rừng lớn, cháy rừng xảy ra thường xuyên vào mùa khô hạn,
việc cấp thiết là cần các máy bay nhỏ nhẹ chở được người như Autogyro để tuần tra phát
hiện cháy rừng ở những vùng có địa hình hiểm trở, không thể xây dựng sân bay lớn, và
điều kiện kinh tế chưa cho phép để mua trực thăng.
Hình 3.1 Diện tích rừng, sự phân bố và độ che phủ rừng ở Việt Nam
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 22
4 TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ
Nội dung do bạn Trương Đình Quế đảm nhận chính, em có tham gia tính toán
Thông số Kết quả
Đường kính chong chóng D=6,6 m
Chord cánh c=0,2 m
Số lá cánh chong chóng n=2
Tỷ số vận tốc mũi μ=0,2
Hệ số solidity σ= 0,04
Số Reynolds Re=460000
Biên dạng cánh NACA 8-H-12
Tip loss factor B=0,97
Moment quán tính khối lượng I=18 kgm
2
Gia tốc góc γ=10,37 rad/s
2
Vận tốc bay bằng Vcruise
= 120 km/h
Vận tốc lớn nhất Vmax
= 145 km/h
Bảng 4.1 Tổng hợp các thông số của máy bay Autogyro
Lực cản trên rotor:
W 2943 *0,065 191r r
r r
D D
D L N N
L L
   
      
   
W 2943 *0,065 191r r
r r
D D
D L N N
L L
   
      
   
W 2943 *0,065 191r r
r r
D D
D L N N
L L
   
      
   
W 2943 *0,065 191r r
r r
D D
D L N N
L L
   
      
   
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 23
2 2 3 2 2
191
0,0057
1 1
*1,225 / *(40 / ) * *(3,3 )
2 2
r
r
D
D N
C
V R kg m m s m  
   
Chọn CDf
= 0,3 và diện tích mặt cắt ngang của thân Sf
= 1 m*1,3 m= 1,3 m
2
Hệ số lực cản quy về trên rotor
2 2
2
2 2
1 1
2 2
1,3 *0,3
0,011
*(3,3m)
f Df r Df rotor
f Df
Df rotor
V S C V S C
S C m
C
R
 
 

   
Hệ số lực cản tổng
0,0057 0,011 0,017D Dr Df rotorC C C    
Công suất bay bằng
2 2
3 2 2
1
2
1
*1,225 / *(33,3m/ s) * *(3,3 ) *0,017*33,3m/ s
2
13154 17,6
cruise cruise cruise c D cruiseP D V V R C V
kg m m
W hp
 

 

 
Công suất cất cánh
2 2
3 2 2
1
2
1
*1,225 / *(40m/ s) * *(3,3 ) *0,017*40m/ s
2
22800 30,6
TO TO TO TO D TOP D V V R C V
kg m m
W hp
 

 

 
Công suất động cơ
30,6
38
0,8
TO
engine
engine
P hp
P hp

  
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 24
Hình 4.1 Biểu đồ công suất bay bằng theo góc đặt cánh
Hình 4.2 Biểu đồ công suất cất cánh theo góc đặt cánh
0
5
10
15
20
25
30
35
-6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12
CruisePower-HP
Blade pitch- deg
Cruise power- Blade pitch
0
10
20
30
40
50
60
-5 0 5 10 15
TakeoffPower-HP
Blade pitch- deg
Take off power- Blade pitch
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 25
Hình 4.3 Biểu đồ công suất động cơ theo góc đặt cánh
Hình 4.4 Công suất động cơ theo vận tốc bay tới
0
10
20
30
40
50
60
70
80
-6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12
EnginePower-HP
Blade pitch- deg
Engine power- Blade pitch
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Enginepower-HP
Flight speed- m/s
Engine power- Flight speed
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 26
Lựa chọn động cơ
Hình 4.5 Động cơ Rotax 447 UL SCDI 40 HP
Hình 4.6 Đồ thị công suất- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 27
Hình 4.7 Đồ thị moment xoắn- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL
Hình 4.8 Đồ thị suất tiêu hao nhiên liệu- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 28
Ta có : max80%* 80%*40 32 24engineP P hp hp kW   
Tra đồ thị “Công suất- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL” có:
5300engine rpm 
Tra đồ thị “Suất tiêu hao nhiên liệu- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL” có:
Fuel Consumption =11 lít/giờ
Nhiên liệu dùng cho động cơ là dầu Jet- A1 có ρ= 0,804 kg/l
50
W 62
0,804 / l
fuel fuel fuel fuel
kg
V V l
kg
   
Thời gian bay cần thiết là
62
5,5
11 /
fuelV l
t h
FC l h
  
5 TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ
Bài báo cáo của em bao gồm những nội dung cá nhân đã thực hiện được trong học kỳ
vừa qua, chưa bao gồm những nội dung đầy đủ mà nhóm đã thực hiện. Vì phần báo cáo
thiên về nội dung trình bày, lý thuyết nên chưa có nhiều nội dung khoa học như yêu cầu,
các phần thực hiện còn rời rạc, chưa thống nhất.
Sau một học kỳ học môn Nghiên Cứu & Thuyết Trình, em đã học được nhiều kỹ năng
thuyết trình trước đám đông, mặc dù chưa đạt về phần diễn đạt và trình bày từ đó rút ra
được nhiều kinh nghiệm cho sau này. Ngoài ra, cũng học được nhiều kỹ năng soạn thảo
văn bản, phục vụ cho mục đích luận văn sau này.
Em xin cám ơn Thầy đã luôn theo sát, và giúp đỡ tụi em đến hết học kỳ
Chúc Thầy và gia đình nhiều sức khỏe.
THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI
BÙI SƠN TÂM- G1103016 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Holger Duda,Insa Pruter, "FLIGHT PERFORMANCE OF LIGHTWEIGHT," Berlin,
2006.
[2] N. P. Quy, "THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI," HCM, 2013.
[3] R. Engine, "http://www.rotaxservice.com/rotax_engines/rotax_447ULs.htm," [Online].
[4] "http://www.copters.com/aero/planforms.html," [Online].
[5] "http://en.wikipedia.org/wiki/Helicopter_rotor," [Online].
[6] "http://www.autogyro-professional.com," [Online].
[7] Sigitas Rimkus,Tuhin Das, "AN APPLICATION OF THE AUTOGYRO THEORY,"
California, 2013.
[8] M. N. Tiến, "Tính toán ổn định và điều khiển của Gyroplane," HCM, 2010.

More Related Content

What's hot

chương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tínhchương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tínhQuyên Nguyễn Tố
 
Erlang b table 1000 trunks
Erlang b table  1000 trunksErlang b table  1000 trunks
Erlang b table 1000 trunksHuynh MVT
 
Chương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di độngChương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di độngviendongcomputer
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệuThe Nguyen Manh
 
Báo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADA
Báo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADABáo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADA
Báo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADAFPT Telecom
 
Động cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptxĐộng cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptxLamTran170
 
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhđề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhHải Dương
 
CCNA LAB - Cisco Packet Tracer
CCNA LAB - Cisco Packet TracerCCNA LAB - Cisco Packet Tracer
CCNA LAB - Cisco Packet TracerLeDinh16
 
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGPHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGThùy Linh
 
Bài giảng xử lý ảnh xử lý và nâng cao chất lượng ảnh
Bài giảng xử lý ảnh   xử lý và nâng cao chất lượng ảnhBài giảng xử lý ảnh   xử lý và nâng cao chất lượng ảnh
Bài giảng xử lý ảnh xử lý và nâng cao chất lượng ảnhjackjohn45
 
Chapter 3 gsm - part 1
Chapter 3   gsm - part 1Chapter 3   gsm - part 1
Chapter 3 gsm - part 1Đá Tảng
 
Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019
Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019
Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019hanhha12
 
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]bookbooming1
 
XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG
XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG
XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG nataliej4
 
Giáo trình thí nghiệm điện tử công suất
Giáo trình thí nghiệm điện tử công suấtGiáo trình thí nghiệm điện tử công suất
Giáo trình thí nghiệm điện tử công suấthanoipost
 

What's hot (20)

chương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tínhchương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
 
Erlang b table 1000 trunks
Erlang b table  1000 trunksErlang b table  1000 trunks
Erlang b table 1000 trunks
 
Chương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di độngChương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di động
 
Chuong 2 he thong di dong plmn
Chuong 2 he thong di dong plmnChuong 2 he thong di dong plmn
Chuong 2 he thong di dong plmn
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
 
Báo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADA
Báo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADABáo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADA
Báo cáo TTTN lập trình S7300 và hệ thống SCADA
 
Động cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptxĐộng cơ AC servo.pptx
Động cơ AC servo.pptx
 
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhđề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
 
Đề tài: Xây dựng điểm kiểm soát truy cập mạng không dây, HAY
Đề tài: Xây dựng điểm kiểm soát truy cập mạng không dây, HAYĐề tài: Xây dựng điểm kiểm soát truy cập mạng không dây, HAY
Đề tài: Xây dựng điểm kiểm soát truy cập mạng không dây, HAY
 
Chuong 2 152
Chuong 2 152Chuong 2 152
Chuong 2 152
 
CCNA LAB - Cisco Packet Tracer
CCNA LAB - Cisco Packet TracerCCNA LAB - Cisco Packet Tracer
CCNA LAB - Cisco Packet Tracer
 
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNGPHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁN HÀNG QUA MẠNG
 
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự độngNguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong hộp số tự động
 
Bài giảng xử lý ảnh xử lý và nâng cao chất lượng ảnh
Bài giảng xử lý ảnh   xử lý và nâng cao chất lượng ảnhBài giảng xử lý ảnh   xử lý và nâng cao chất lượng ảnh
Bài giảng xử lý ảnh xử lý và nâng cao chất lượng ảnh
 
Chapter 3 gsm - part 1
Chapter 3   gsm - part 1Chapter 3   gsm - part 1
Chapter 3 gsm - part 1
 
Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019
Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019
Dự Đoán Lỗ Hổng Phần Mềm Dựa Trên Kỹ Thuật Khai Phá Dữ Liệu _08300812092019
 
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
 
He thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDHHe thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDH
 
XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG
XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG
XÂY DỰNG GAME CỜ VUA CHƠI QUA MẠNG
 
Giáo trình thí nghiệm điện tử công suất
Giáo trình thí nghiệm điện tử công suấtGiáo trình thí nghiệm điện tử công suất
Giáo trình thí nghiệm điện tử công suất
 

Viewers also liked

компьютер в работе воп аркадий иллюстрации
компьютер в работе воп аркадий иллюстрациикомпьютер в работе воп аркадий иллюстрации
компьютер в работе воп аркадий иллюстрацииirinaisaeva12
 
Analysis of student blogs
Analysis of student blogsAnalysis of student blogs
Analysis of student blogsBrettMooreG321
 
Biochimie métabolique
Biochimie métaboliqueBiochimie métabolique
Biochimie métaboliqueabdesselam2015
 
Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...
Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...
Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...vidyasagar555
 
2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit
2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit
2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship KitAdriana Vargas
 
Monikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne Nystedt
Monikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne NystedtMonikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne Nystedt
Monikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne NystedtBisnode Finland
 
Basavarajeem text book dr khalid.b.m
Basavarajeem text book   dr khalid.b.mBasavarajeem text book   dr khalid.b.m
Basavarajeem text book dr khalid.b.mDr KHALID B.M
 

Viewers also liked (9)

компьютер в работе воп аркадий иллюстрации
компьютер в работе воп аркадий иллюстрациикомпьютер в работе воп аркадий иллюстрации
компьютер в работе воп аркадий иллюстрации
 
Via Lucis Parroquia S Juan Bautista de Ureña
Via Lucis Parroquia S Juan Bautista de UreñaVia Lucis Parroquia S Juan Bautista de Ureña
Via Lucis Parroquia S Juan Bautista de Ureña
 
Analysis of student blogs
Analysis of student blogsAnalysis of student blogs
Analysis of student blogs
 
Biochimie métabolique
Biochimie métaboliqueBiochimie métabolique
Biochimie métabolique
 
Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...
Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...
Video production supply, lighting rental, generators, grip equipment and film...
 
2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit
2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit
2015 GovConNet Procurement Conference Sponsorship Kit
 
Monikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne Nystedt
Monikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne NystedtMonikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne Nystedt
Monikanavaisen asiakaspalvelun laadunseuranta - Hanne Nystedt
 
Los valores
Los valoresLos valores
Los valores
 
Basavarajeem text book dr khalid.b.m
Basavarajeem text book   dr khalid.b.mBasavarajeem text book   dr khalid.b.m
Basavarajeem text book dr khalid.b.m
 

Similar to Autogyro bui son tam

Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máy
Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máyĐề tài Thiết kế giảm xóc xe máy
Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máyMan_Ebook
 
Bai giang tien nghi o to
Bai giang tien nghi o toBai giang tien nghi o to
Bai giang tien nghi o toĐông Đỗ
 
Hệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngược
Hệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngượcHệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngược
Hệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngượcHung Anh Nguyen
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfNguyninhVit
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...
Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...
Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...Rosie Altenwerth
 
Khai quat ve khung gam va hệ thống truyền lực
Khai quat ve khung gam va hệ thống truyền lựcKhai quat ve khung gam va hệ thống truyền lực
Khai quat ve khung gam va hệ thống truyền lựcPhLc10
 
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchỨng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchMan_Ebook
 
Thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn Cường
Thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn CườngThiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn Cường
Thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn CườngEvans Schoen
 

Similar to Autogyro bui son tam (18)

Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máy
Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máyĐề tài Thiết kế giảm xóc xe máy
Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máy
 
Bai giang tien nghi o to
Bai giang tien nghi o toBai giang tien nghi o to
Bai giang tien nghi o to
 
Nguyên lý làm việc của các phần tử điều khiển trong các hộp số
Nguyên lý làm việc của các phần tử điều khiển trong các hộp sốNguyên lý làm việc của các phần tử điều khiển trong các hộp số
Nguyên lý làm việc của các phần tử điều khiển trong các hộp số
 
Btl cơ điện tử 1
Btl cơ điện tử 1 Btl cơ điện tử 1
Btl cơ điện tử 1
 
Hệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngược
Hệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngượcHệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngược
Hệ thống truyền dẫn thủy lực trong máy ép song động đứng, ngược
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
 
Đề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay may
Đề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay mayĐề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay may
Đề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay may
 
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đĐề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữ...
 
Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...
Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...
Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp ...
 
Chuyen de ong an 1
Chuyen de ong an 1Chuyen de ong an 1
Chuyen de ong an 1
 
Canghangkhong
CanghangkhongCanghangkhong
Canghangkhong
 
Khai quat ve khung gam va hệ thống truyền lực
Khai quat ve khung gam va hệ thống truyền lựcKhai quat ve khung gam va hệ thống truyền lực
Khai quat ve khung gam va hệ thống truyền lực
 
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
Đề tài: Lắp đặt cẩu tự hành và thùng hàng lên ô tô tải hyundai hd320
 
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchỨng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống ly hợp xe ô tô con 7 chỗ ngồi, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tảiĐề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
Đề tài: Thiết kế hộp giảm tốc bánh răng côn dùng cho băng tải
 
Thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn Cường
Thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn CườngThiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn Cường
Thiết kế hệ dẫn động cơ khí - Võ Văn Cường
 

Autogyro bui son tam

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BỘ MÔN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG -------- NGHIÊN CỨU THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO ĐỀ TÀI THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI GVGD : PGS TS NGUYỄN THIỆN TỐNG Lớp : GT11HK Họ và tên : Bùi Sơn Tâm MSSV : G1103016 Nhóm : Autogyro Nội dung đảm nhận: Nguyên lý hoạt động và cấu tạo autogyro TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2015
  • 2. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 2 MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH ẢNH................................................................................................................................3 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOGYRO..................................................................................................4 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển autogyro..................................................................4 1.2 Giới thiệu về autogyro................................................................................................5 1.3 Cấu tạo........................................................................................................................8 2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA AUTOGYRO .................................................................................11 2.1 Các thành phần lực trên autogyro.............................................................................12 2.2 Nguyên lý tự quay Autorotation...............................................................................14 2.2.1 Bay thẳng đứng.........................................................................................................................14 2.2.2 Trường hợp bay tới...................................................................................................................17 2.3 Lý thuyết phần tử cánh.............................................................................................18 2.3.1 Trường hợp bay thẳng đứng.....................................................................................................18 3 NHU CẦU SỬ DỤNG AUTOGYRO TẠI VIỆT NAM..........................................................................21 4 TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ..................................................................................................22
  • 3. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 3 DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hình vẽ 2D của autogyro đơn giản...........................................................................5 Hình 1.2 Autogyro loại kéo .....................................................................................................6 Hình 1.3 Autogyro loại đẩy được sử dụng thông dụng ngày nay............................................6 Hình 1.4 Autogyro ...................................................................................................................7 Hình 1.5 Helicopter..................................................................................................................7 Hình 1.6 Cấu tạo autogyro hiện đại ngày nay..........................................................................8 Hình 1.7 Hệ thống rotor Semirigid ..........................................................................................8 Hình 1.8 Hệ thống rotor Fully articulated................................................................................9 Hình 1.9 Aurtogyro với hệ thống đuôi đứng và ngang..........................................................10 Hình 2.1 Quá trình cất và hạ cánh của autogyro....................................................................11 Hình 2.2 Các lực tác dụng lên Autogyro ...............................................................................12 Hình 2.3 Dòng khí đi qua airfoil............................................................................................13 Hình 2.4 Lực nâng tạo ra trên autogyro.................................................................................13 Hình 2.5 Lực tác dụng trên các phương chiếu Autogyro.......................................................14 Hình 2.6 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation .......................................15 Hình 2.7 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation thẳng đứng....................16 Hình 2.8 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation đi tới..............................17 Hình 2.9 Góc và phương vị cánh trong mặt phẳng quay.......................................................18 Hình 2.10 Lực tác dụng lên một phần tử cánh khi autorotation thẳng đứng.........................19 Hình 3.1 Diện tích rừng, sự phân bố và độ che phủ rừng ở Việt Nam..................................21 Hình 4.1 Biểu đồ công suất bay bằng theo góc đặt cánh.......................................................24 Hình 4.2 Biểu đồ công suất cất cánh theo góc đặt cánh ........................................................24 Hình 4.3 Biểu đồ công suất động cơ theo góc đặt cánh.........................................................25 Hình 4.4 Công suất động cơ theo vận tốc bay tới..................................................................25 Hình 4.5 Động cơ Rotax 447 UL SCDI 40 HP......................................................................26 Hình 4.6 Đồ thị công suất- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL.........................................26 Hình 4.7 Đồ thị moment xoắn- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL..................................27 Hình 4.8 Đồ thị suất tiêu hao nhiên liệu- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL...................27
  • 4. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 4 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AUTOGYRO 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển autogyro Tóm tắt các mốc phát triển quan trọng: ˗ Năm 1923, kỹ sư xây dựng người Tây Ban Nha, Juan de la Cierva đã thiết kế thành công Autogiro có tốc độ bay thấp và an toàn hơn máy bay thông thường sau tai nạn của chiếc máy bay ném bom(C1, C2, C3) được ông thiết kế trước đó. ˗ Năm 1929, Engelbert Zaschka, một kỹ sư tiên phong của Đức đã kết hợp cánh bằng vào autogyro, giải quyết vấn đề ổn định, điều khiển, tuy nhiên không hiệu quả trong việc chạy đà, cất cánh thẳng đứng. ˗ Trong thế chiến thứ II, một số máy bay thiết kế dựa trên nguyên lý của autogyro được sử dụng trong mục đích hiệu chỉnh các đài radar ven biển sau mỗi trận đánh như chiếc Avro Rota autogyro của hoàng gia Anh. Hoặc được phát triển bởi đế quốc Nhật cho các mục đích trinh sát, săn ngầm, tiêu diệt mục tiêu như chiếc Ka-1, ngoài ra autogyro đã từng được trang bị cho tàu sân bay của quân đội Nhật. ˗ Phát triển sau chiến tranh, một số autogyro đã được cấp chứng chỉ khai thác hành khách bởi FAA như chiếc: U-18/Air & Space 18A năm 1965, the Avian 2-180 Gyroplane năm 1967, and the McCulloch J-2 năm 1972 tuy nhiên tất cả đều thất bại trong việc dân sự hóa vì kinh tế. ˗ Bensen Gyrocopter, một loại autogyro đơn giản hạng nhẹ, một chỗ ngồi nhưng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chính vì tính an toàn, tải nhẹ, giá thành thấp nên loại này được ưa chuộng và phát triển đến ngày nay thay cho các mục đích quân sự như ngày xưa. ˗ Ngày nay, autogyro chủ yếu được sử dụng nhiều trong mục đích thể thao, và nguyên lý của nó được nghiên cứu và tích hợp trong trực thăng để tăng tính an toàn hơn. Một số mẫu autogyro ưu việt trong mục đích thể thao đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như mẫu GBA’s Hawk 4, Eurocopter EC 120 B…
  • 5. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 5 Bảng 1.1 Một số kỷ lục thú vị của Autogyro Năm Phi công Tên kỷ lục Kỷ lục Tên máy bay 1998 Ken Wallis(UK) Time to climb, 3000m 7mn 20s Wallis Type WA-121/Mc (G- BAHH) 2002 Ken Wallis(UK) Speed over a 3 km course 207.7 km/h Wallis Type WA-121/Mc (GBAHH) 2004 Andrew Keech (USA) Altitude without payload 8049 m Little Wing LW-5 (N100MK) 2007 Andrew Keech (USA) Distance without landing 1414.64 km Little Wing LW-5 (N100MK) 1.2 Giới thiệu về autogyro Autogyro là loại máy bay sử dụng một rotor tự xoay quanh trục của nó mà không cần động cơ truyền dẫn để tạo ra lực nâng, và một động cơ chong chóng đẩy giúp máy bay đi tới. Khác với trực thăng, autogyro tận dụng dòng khí đi tới nhờ lực đẩy của của động cơ đẩy, dòng khí đi từ dưới lên giúp rotor không chỉ tạo ra lực nâng mà còn làm tăng tốc độ quay của rotor. Một đặc điểm đặc biệt của autogyro đó là không cần dùng chong chóng đuôi để triệt tiêu moment vì rotor tự quay quanh trục nên không tạo ra moment xoắn. Hình 1.1 Hình vẽ 2D của autogyro đơn giản Autogyro còn có những tên gọi khác như gyroplane, gyrocopter, rotoplane...đó cũng chính là nhiều phiên bản khác nhau của autogyro để đáp ứng cho từng mục đích.
  • 6. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 6 Khi xét về các đặt động cơ đẩy thì autogyro được chia ra làm hai loại: ˗ Autogyro loại kéo, động cơ được đặt phía trước được gắn thêm cánh ngắn hai bên như một máy bay bình thường để giúp autogyro ổn định hơn. Tuy nhiên ngày nay, loại kéo ít được phát triển và đưa vào sử dụng nhiều vì dòng khí của rotor và chong chóng kéo ảnh hưởng quá nhiều gây mất ổn định trên máy bay. Hình 1.2 Autogyro loại kéo ˗ Autogyro loại đẩy, động cơ được đặt phía sau máy bay, hướng của dòng khí đi ngược lại hoàn toàn so với động cơ kéo, đặc điểm này giúp dòng khí đẩy hạn chế nhiễu loạn nhất với dòng khí của rotor, tác động trực tiếp lên đuôi, điều khiển ổn định hơn rất nhiều, hầu hết những mẫu autogyro hiện đại đều sử dụng cấu hình loại đẩy vì nó cung cấp vận tốc lớn, ổn định và linh hoạt hơn rất nhiều. Hình 1.3 Autogyro loại đẩy được sử dụng thông dụng ngày nay Autogyro có thiết kế và cơ cấu hoạt động nhìn bề ngoài khá giống với máy bay trực thăng nhưng giữa hai loại máy bay này có nhiều sự khác biệt, sau đây là những so sánh gữa hai loại máy bay này:
  • 7. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 7 Autogyro, lực đẩy tới được tạo ra bởi một động cơ đẩy, rotor nghiêng một góc nhỏ về phía sau khi autogyro di chuyển về trước, dòng khí đến qua rotor làm nó quay và tạo lực nâng đưa máy bay bay lên, không sử dụng rotor đuôi vì không có moment sinh ra trên trục, có thể bay an toàn ở độ cao thấp và vận tốc thấp, khả năng bay hover kém và payload nhỏ. Kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ nên tiêu hao ít nhiên liệu và giá thành rẻ khi chế tạo, có thể hạ xuống từ từ nếu trường hợp động cơ cháy, hỏng tuy nhiên ít được sử dụng rộng rãi một phần vì tâm lý người sử dụng không tin tưởng khả năng hạ cánh an toàn của autogyro và không hiệu quả khi tải nhiều người. Hình 1.4 Autogyro Helicopter, có một rotor chính tạo ra cả lực đẩy và lực nâng cho máy bay, rotor hoặc máy bay sẽ nghiêng về trước nếu di chuyển về phía trước và ngược lại, khả năng bay hover tốt sử dụng một rotor nhỏ ở đuôi để triệt tiêu moment cho chong chóng chính gây ra. Có nhiều biến thể khác nhau tùy cho từng mục đích, nhưng đa số là tải lớn nên kết cấu phức tạp, công suất lớn tiêu hao nhiều nhiên liệu, giá thành cao và tính năng hạ cánh an toàn như autogyro hạn chế hơn rất nhiều, chỉ làm được khi có vận tốc và độ cao phù hợp. Hình 1.5 Helicopter
  • 8. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 8 1.3 Cấu tạo Autogyro gồm các bộ phận chính là: rotor, cột đỡ, động cơ đẩy, đuôi, thân, càng đáp, ngoài ra một số loại autogyro có cánh ngắn để tăng lực nâng cho những máy bay sử dụng mục đích riêng. Hình 1.6 Cấu tạo autogyro hiện đại ngày nay  Rotor là bộ phận chính giúp máy bay cất cánh được và hoạt động gần như độc lập không cần động cơ, rotor thường có hai loại chính là Semirigid và Fully articulated. Hình 1.7 Hệ thống rotor Semirigid Hệ thống Semirigid có cơ cấu đơn giản mà lá cánh chỉ có thể vẫy lên-xuống (horizontal) và lắc trước-sau (vertical), loại rotor này thường được sử dụng cho các autogyro đơn giản, không yêu cầu các chuyển động, thay đổi phức tạp trên lá cánh.
  • 9. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 9 Hình 1.8 Hệ thống rotor Fully articulated Hệ thông Full articulated thì phức tạp hơn với khả năng thay đổi được góc pitch lá cánh, giúp máy bay thay đổi lực nâng phù hợp với từng nhiệm vụ thực hiện, loại này được sử dụng cho các thiết kế thương mại, thể thao hiện đại. Rotor thường có hai lá cánh hoặc có thể nhiều hơn tùy vào yêu cầu của thiết kế, các lá cánh được nối trục bằng khớp bản lề, có nhiều loại bản lề như flapping, bản lề lead-lag, bản lề feathring. Bản lề lead-lag cho phép lá cánh rotor quay trong cùng mặt phẳng quay của rotor, và cho phép bất cứ sự thay đổi nào về vận tốc quay của rotor dựa vào bản lề flapping. Bản lề fearing cho phép góc pitch của lá cánh điều chỉnh được tùy thuộc vào lực nâng cần thiết cho từng trường hợp. Ngoài ra một số autogyro hiện đại ngày nay, chong chóng sẽ được kết nối với động cơ, điều này giúp rotor quay trong khi nó vẫn đứng yên trên mặt đất, máy bay gần như có thể cất cánh thẳng đứng. Bên cạnh đó góc pitch của lá cánh cũng được thay đổi để tăng lực nâng lúc cất cánh.  Cột đỡ, thân, càng đáp autogyro Cột đỡ là phần kết nối thân máy bay với đĩa rotor Thân có nhiệm vụ là kết nối các bộ phận của gyroplane lại, được thiết kế sao cho khối lượng nhẹ nhất, chắc chắn, và lực cản thấp Càng đáp bao gồm cả bánh xe cho phép autogyro có thể di chuyển trên địa hình mặt đất, thường những chiếc autogyro sau này được thiết kế chỉ có 3 bánh, hai bánh sau và 1 bánh trước.
  • 10. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 10  Đuôi là bề mặt điều khiển chính của gyroplane,vì không có cánh như máy bay nên phần đuôi có ảnh hưởng rất lớn đến việc ổn đinh của máy bay gồm đuôi ngang và đuôi đứng. Đuôi đứng cho phép điều khiển hướng máy bay và ổn định thân, động cơ đẩy cũng sẽ cần rudder để bù đắp ảnh hưởng yawing Đuôi ngang giúp máy bay ổn định khi bay nhanh, lực cản và lực đảy lớn, khi đó máy bay sẽ dễ bị mất ổn định khi có gió giật. Hình 1.9 Aurtogyro với hệ thống đuôi đứng và ngang  Động cơ đẩy có thể sử dụng động cơ đốt trong hoặc động cơ phản lực, cung cấp lực đẩy cần thiết để autogyro di chuyển về phía trước. Ngoài ra động cơ cũng có thể liên kết với chong chóng, cung cấp vận tốc đầu để chong chóng quay lúc di chuyển trên mặt đất, khả năng cất cánh thẳng đứng tốt hơn.
  • 11. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 11 2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA AUTOGYRO Quá trình cất cánh và hạ cánh của autogyro gồm các bước: Hình 2.1 Quá trình cất và hạ cánh của autogyro ˗ (1-2) Di chuyển tới nhờ động cơ đẩy, tạo ra dòng khí làm quay rotor blades và tăng lực nâng khi vận tốc tăng lên ˗ (2-3) Lực nâng thắng trọng lượng máy bay, máy bay cất cánh ˗ (3-4-5) Phi công giảm công suất động cơ hoặc nếu gặp trường hợp khẩn cấp, vận tốc giảm, máy bay hạ cánh từ từ xuống mặt đất nhờ chong chóng tự quay vẫn tạo ra lực nâng. Để hiểu được tại sao autogyro có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, và hạ cánh an toàn nếu động cơ hỏng, nguyên lý hoạt động thì phần tiếp theo của báo cáo sẽ giới thiệu nội dung phân tích các thành phần lực, lý thuyết autogyro giúp nội dung được rõ hơn.
  • 12. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 12 2.1 Các thành phần lực trên autogyro Hình 2.2 Các lực tác dụng lên Autogyro Autogyro có đầy đủ các lực cơ bản tác dụng lên máy bay như lực đẩy từ động cơ, lực cản, trọng lực, và lực nâng từ chong chóng. Lực nâng vuông góc với hướng vận tốc dòng và ngược với trọng lực để nâng máy bay lên khỏi mặt đất. Tuy nhiên, không giống với trực thăng, rotor tự quay, nó không được cung cấp năng lượng từ động cơ mà được cung cấp qua quá trình tự quay của các lá cánh do lực đẩy tới của máy bay. Sự tự quay là kết quả từ chuyển động tới với dòng khí đi lên qua rotor với góc nghiêng rất nhỏ để tạo ra lực đẩy thẳng đứng. Hiệu quả tự quay đạt được nhờ lá cánh rotor có một góc tới nhỏ, khi gyroplane di chuyển tới, do góc tấn và biên dạng cánh của airfoil, dòng tới U làm các lá cánh quay theo phương ngang với đĩa 𝑈 𝑇 và bắt đầu tạo ra một dòng khí downwash thẳng đứng hướng lên 𝑈 𝑃, một phần nhờ vào biên dạng của cánh theo nguyên lý Bernouli.
  • 13. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 13 Hình 2.3 Dòng khí đi qua airfoil Quá trình tự quay xảy ra khi tâm áp suất của airfoil dịch về trước trục quay của nó. Một động cơ chong chóng đẩy cung cấp lực đẩy cần thiết để giữ chuyển động tới cho quá trình tự quay. Vấn tốc tới yêu cầu để giữ trạng thái bay bằng thì thấp hơn để giữ máy bay khỏi bị stall, vì vậy chúng có thể cất cánh ở quãng đường rất ngắn và bay ở vận tốc rất thấp. Khi dòng khí đi qua rotor và lá cánh rotor tạo ra một dòng khí tương ứng tổng hợp tác động như hình 2.4. Vì vậy tạo ra một góc tới giữa hướng dòng khí và lá cánh rotor, tạo ra một lực nâng tác dụng theo hướng trục quay. Lực nâng này tỉ lệ với vận tốc rotor nhưng cũng tăng lực cản cảm ứng. Hình 2.4 Lực nâng tạo ra trên autogyro
  • 14. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 14 Lực đẩy là nguồn năng lượng chính của autogyro, được định nghĩa là thành phần lực của chong chóng đẩy song song với dòng khí tới. Giống như các thành phần lực khác, lực đẩy có tác dụng do với trọng tâm của máy bay. Trong khi bay, lực đẩy của rotor được tạo ra do chong chóng quay với vận tốc cao, điều này tạo ra một moment có xu hướng làm quay thân máy bay lệch khỏi phương thẳng đứng vài độ. Khi đang bay thì không có cơ cấu nào kết hợp giữa động cơ đẩy và rotor, thường thì khi giảm công suất động cơ sẽ làm tăng tốc độ của rotor khi giảm công suất thì máy bay đi xuống làm tăng góc tới. Hình 2.5 Lực tác dụng trên các phương chiếu Autogyro Việc đĩa chong chóng được đặt nghiêng 1 góc 𝛽 so với phương ngang là giúp hứng dòng tới, đưa dòng tới từ dưới lên, nếu ta phân tích thì sẽ là dòng ngang và thẳng đứng hướng lên giúp chong chóng có thể tự quay và tạo lực nâng đó chính là Autorotation. 2.2 Nguyên lý tự quay Autorotation 2.2.1 Bay thẳng đứng Khi động cơ bị hỏng, hoặc được ngắt ra do phi công thì hệ thống phải có thành phần lực nào đó khác được sử dụng để duy trì số vòng quay rotor để phi công tiếp tục điều khiển máy bay an toàn cho đến khi hạ cánh xuống mặt đất. Lực này được tạo ra bởi việc điều chỉnh góc tới của đĩa rotor giúp hạ cánh an toàn, khi trực thăng “rớt” thẳng đứng, dòng khí đi qua đĩa rotor sẽ cung cấp năng lượng để làm nó quay, tạo ra lực nâng và giảm tốc độ rơi xuống khi số vòng quay đạt yêu cầu. Nói cách khác, khi rơi xuống, nội năng của gió được chuyển thành động năng và làm quay rotor đó chính là chế độ autorotation. Các thành phần lực là khác nhau trong mỗi vùng do vận tốc dài tại vùng gốc cánh thì nhỏ và tăng dần cho đến mũi cánh. Khi dòng khí bên dưới qua rotor kết hợp với vận tốc dài này sẽ sinh ra sự kết hợp lực khí động khác nhau tại từng điểm dọc trên cánh.
  • 15. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 15 Hình 2.6 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation Vector lực trên mỗi vùng là khác nhau vì quan hệ vận tốc quay tương đối là nhỏ ở gần gốc cánh và tăng dần đến đỉnh cánh, do góc xoắn sẽ tạo ra góc tới lớn hơn ở vùng driving so với vùng driven. Khi đó kết hợp với vận tốc đi lên qua rotor với vận tốc quay tương đối sẽ tạo ra 1 vận tốc gió tương đối khác nhau ở mỗi vị trí trên cánh làm làm cho lực khí động vì thế cũng khác nhau.
  • 16. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 16 Hình 2.7 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation thẳng đứng Vùng A là driven region, vùng B và D là những điểm cân bằng, vùng C là driving region và vùng E là stall region. Driven region (A) là vùng cản ở gần ngoài đỉnh cánh, chiếm khoảng 30% bán kính. Trong vùng driven tổng lực khí động tác dụng về phía sau của trục quay. Vùng này chủ yếu tao ra lực nâng dùng để bù lại phần lực cản sinh ra. Kết quả là lực này làm giảm tốc độ quay của lá cánh, kích thước của vùng này thay đổi phụ thuộc vào góc pitch lá cánh, tốc độ rơi và vận tốc quay của rotor. Driving region (C) là vùng quay nằm khoảng 25 đến 70% bán kính, tổng lực khí động tạo ra nằm về phía trước của trục quay , tạo ra lực tăng tốc làm lá cánh quay. Kích thước vùng thay đổi phụ thuộc vào góc pitch và vận tốc quay của rotor. Điều khiển kích thước vùng thì có thể thay đổi tốc độ quay rotor, ví dụ điều khiển góc pitch tăng lên trong tất cả các vùng dẫn đến điểm cân bằng di chuyển vào trong dọc theo sải lá cánh làm tăng kích thước vùng driven, vùng stall nhưng vùng driving thì nhỏ lại làm lực tăng tốc vùng này và vận tốc quay giảm. Stall region nằm khoảng 25% bán kính, vùng vận hành với góc tới lớn nhất. Tạo ra lực cản làm giảm tốc độ quay của rotor. Một tốc độ quay không đổi đạt được bằng cách điều chỉnh “collective pitch” sao cho lực tăng tốc trên lá cánh ở vùng driving cân bằng với lực giảm tốc trên vùng driven và vùng stall
  • 17. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 17 Hai điểm cân bằng B,D có tổng lực tác dụng lên lá cánh trùng với trục quay. Lực nâng và lực cản được tạo ra nhưng không có thành phần nào làm cho lá cánh tăng tốc hoặc giảm tốc. Phi công sẽ điều chỉnh kích thước của ba vùng này để thay đổi số vòng quay rotor, điều này dẫn đến điểm cân bằng sẽ di chuyển ra phía trước mũi cánh, và làm giảm vùng cản. Vùng quay và vùng stall đều di chuyển tạo ra lực cản hơn hơn làm cho số vòng quay giảm lại. Do đó rotor đạt được số vòng quay cố định, phải điều chỉnh góc dòng khí tới lá cánh để lực tăng tốc từ vùng quay và lực giảm tốc từ vùng cản và stall là cân bằng nhau. 2.2.2 Trường hợp bay tới Tương tự như trường hợp bay thẳng đứng, tuy nhiên vận tốc bay tới thay đổi dòng khí đi lên qua đĩa rotor nên vùng quay và vùng stall di chuyển lệch sang lá cánh quay ngược so với phương bay tới, nơi mà góc tới của dòng khí lớn hơn. Vì bên lá cánh quay cùng chiều với phương đi tới nên có góc tới nhỏ hơn, bên kia là vùng quay lùi, các lá cánh có vung stall lớn, và một phần nhỏ gần gốc cánh rơi vào vùng “đảo ngược dòng” do đó kích thước của vùng cản lại được giảm xuống. Hình 2.8 Các vùng trên rotor khi hoạt động ở chế độ autorotation đi tới
  • 18. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 18 2.3 Lý thuyết phần tử cánh 2.3.1 Trường hợp bay thẳng đứng Ta xét một biên dạng ở vị trí bán kính r tình từ trục quay, tại thời điểm đang xét, cánh đang có góc 𝝍 so với trục sau. Biên dạng cánh này là bất kỳ, trước tiên ta xem xét khí động học cảu phần tử cánh này, sau đó tích phân lên toàn bộ cánh. Trước tiên ta xét trạng thái bay steady vertical descent. Trong trường hợp này không cso vận tốc tới, động cơ không được cung cấp lực đẩy (tắt động cơ), rotor lúc này đóng vai trò như một chiếc dù. Hình 2.9 Góc và phương vị cánh trong mặt phẳng quay Với các góc tới nhỏ, các trạng thái không đổi (vận tốc quay, vận tốc tới), rotor chịu tất cả các tải lực khí động, ảnh hưởng của lá cánh (blade flapping được bỏ qua) Góc tới khí động được tính theo công thức: 𝜶 𝒂 = 𝒂𝒓𝒄𝒕𝒂𝒏 𝒗∞−𝒗 𝒊 𝛀𝒓 Trong đó 𝒗∞ là vận tốc descent, 𝒗𝒊 là vận tốc cảm ứng, 𝛀𝒓 là vận tốc do chong chóng quay Vì góc tới nhỏ nên 𝜶 𝒂 = 𝒗∞−𝒗 𝒊 𝛀𝒓 Kết hợp góc đặt cánh và góc khí động ta tìm được góc tới cục bộ 𝜶𝒍𝒐𝒄 = 𝒗∞ − 𝒗𝒊 𝛀𝒓 + 𝜽 Vận tốc tới cánh cục bộ là 𝒗𝒍𝒐𝒄 = 𝒄𝒍𝒍𝒐𝒄. 𝟏 𝟐 . 𝝆. 𝒗𝒍𝒐𝒄 𝟐 . 𝒄
  • 19. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 19 Nếu giả sử chord cánh là hằng số dọc theo bán kính, thì với biên dạng cánh đối xứng và góc tới nhỏ ta có thể tính hệ số lực nâng theo công thức: 𝒄𝒍𝒍𝒐𝒄 = 𝟐𝝅𝜶𝒍𝒐𝒄 Và khi đó lực cục bộ là: 𝒍𝒍𝒐𝒄 = 𝒑. 𝒄 𝟐 . 𝟐𝝅. 𝛀𝒓. (𝜽. 𝛀𝒓 + 𝒗∞ − 𝒗𝒊) Tương tự ta tính lực cản trên một đơn vị chiều dài 𝑑𝒍𝒐𝒄 = 𝑐𝑑. 1 2 𝜌𝑣𝑙𝑜𝑐 2 . 𝑐 𝑐𝑑𝒍𝒐𝒄 là hệ số lực cản cục bộ, chỉ phụ thuộc vào biên dạng cánh và góc tới, tuy nhiên nếu góc tới nhỏ thì hệ số lực cản không thay đổi nhiều và có thể thay bằng hệ số lực cản toàn thể cd. Công thức tính lực cản cục bộ bây giờ trở thành 𝑑𝒍𝒐𝒄 = 𝑐𝑑. 1 2 𝜌Ω2 . 𝑟2 . 𝑐 Lực nâng và lực cản phía trên là những lực cục bộ, không phải là của toàn rotor, chúng ta sẽ xác định lực trên trục quay cửa rotor và moment xung quanh trục rotor. Hình 2.10 Lực tác dụng lên một phần tử cánh khi autorotation thẳng đứng 𝑝𝑢𝑙𝑙𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 cos( 𝛼 𝑎) + 𝑑𝑙𝑜𝑐 sin( 𝛼 𝑎) 𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 sin( 𝛼 𝑎) + 𝑑𝑙𝑜𝑐 cos( 𝛼 𝑎) Nếu góc tới nhỏ thì các phương trình trên được rút ngắn như sau: 𝑝𝑢𝑙𝑙𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 + 𝑑𝑙𝑜𝑐 𝛼 𝑎 𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 = 𝑙𝑙𝑜𝑐 𝛼 𝑎 + 𝑑𝑙𝑜𝑐
  • 20. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 20 Trong phương trình trên ta thấy rằng lực nâng làm quay rotor, còn lực cản làm nó quay chậm lại. Ở trạng thái bay steady vertical autorotation thì tổng của các lực drive trên một cánh bằng không. Tổng lực blade drive tìm được bằng cách tích phân từ gốc đến bán kính hiệu dụng- Re. Bán kinh này thường bằng 97% bán kính thực. ∫ 𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 𝑑𝑟 = 0 𝑅𝑒 0 Thế biểu thức 𝑑𝑟𝑖𝑣𝑒𝑙𝑜𝑐 vào phương trình 𝑝𝑐 2 ∫ 𝑟. ( 𝒗∞ − 𝒗𝒊 Ω𝑟 (2𝜋. Ω. ( 𝜃. Ω𝑟 + 𝒗∞ − 𝒗𝒊)) − 𝑐𝑑. Ω2 𝑟2 ) 𝑑𝑟 = 0 𝑅𝑒 0 Tích phân phương trình trên ta có kết quả (𝒗∞ − 𝒗𝒊)2 . 𝑅𝑒2 2 + 𝜃. Ω. 𝑅𝑒3 3 ( 𝒗∞ − 𝒗𝒊) − 𝑐𝑑 2𝜋 . Ω2 . 𝑅𝑒2 4 = 0 Ta tìm được nghiệm 𝒗∞ − 𝒗𝒊 = − 1 3 𝜃. Ω. 𝑅𝑒 ± √ 4 9 𝜃2. Ω2. 𝑅𝑒2 + 𝑐𝑑 2𝜋 Ω2. 𝑅𝑒2 Kho rotor quay có N số cánh thì tổng lực nâng sẽ là 𝐿𝐼𝐹𝑇 = 𝑁 ∫ 𝑙 𝑜𝑐 𝑑𝑟 𝑅𝑒 0  𝐿𝐼𝐹𝑇 = 𝜋. 𝑁. 𝜌. 𝑐 ∫ ( 𝜃. Ω2 . 𝑟2 + ( 𝒗∞ − 𝒗𝒊). Ω𝑟) 𝑑𝑟 𝑅𝑒 0  𝐿𝐼𝐹𝑇 = 𝜋. 𝑁. 𝜌. 𝑐. Ω2 . 𝑅𝑒3 ( 𝜃 6 + 1 2 √( 𝜃 3 ) 2 + 𝐶 𝐷 4𝜋 ) Như ta thấy phương trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vận tốc mũi của rotor Ω𝑟𝑛 và bán kính rotor R. Nếu ta loại bỏ được hai thành phần phụ thuộc này ra khỏi công thức trên thì lực nâng sẽ chỉ phụ thuộc vào hình dạng của rotor mà không còn phụ thuộc tốc độ và kích thước của nó. Khi đó ta có thể làm các mô hình nhỏ để thí nghiệm trong hầm gió mà sẽ cho kết quả y như trên rotor thực. Hệ số lực đẩy: 𝐶 𝑇 = 𝐿𝐼𝐹𝑇 1 2 𝜌. Ω2. 𝜋. 𝑅4 Thế phương trình lực nâng vào ta sẽ được: 𝐶 𝑇 = 2𝜋. 𝑁. 𝑐 𝜋𝑅 ( 𝑅𝑒 𝑅 ) 3 ( 𝜃 6 + 1 2 √ 𝜃 3 2 + 𝐶𝑑 4𝜋 )
  • 21. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 21 3 NHU CẦU SỬ DỤNG AUTOGYRO TẠI VIỆT NAM Hiện nay nước ta chưa có 1 chiếc autogyro nào được chế tạo ứng dụng và đưa vào thực tiễn, vì vậy việc xác định nhu cầu là rất cần thiết Y tế, tiếp tế lương lực thực phẩm, thuộc men ở những vùng xa xôi trong trường hợp khẩn cấp, bão lũ Nông lâm ngư nghiệp, nhu cầu tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng, tiết kiệm nhiên liệu hơn helicopter và linh hoạt hơn cánh bằng Tìm kiếm cứu nạn, mặc dù tính năng linh hoạt cũng như tải đều kém hơn helicopter tuy nhiên một phần nào đó có thể chia sẻ công việc để hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất Du lịch thể thao, nhu cầu và tiềm năng cao nhất, phục vụ mục đích tham quan từ trên cao các thung lũng, đảo nổi tiếng, kéo ván lướt…chi phí đầu tư thấp. An ninh tuần tra, tính năng bay an toàn, linh hoạt, nhỏ gọn hơn so với các máy bay khác đáp ứng tốt các mục đích an toàn tuần tra biên giới, biển đảo, do thám. Đặc biệt là Việt Nam là nước có diện tích rừng lớn, cháy rừng xảy ra thường xuyên vào mùa khô hạn, việc cấp thiết là cần các máy bay nhỏ nhẹ chở được người như Autogyro để tuần tra phát hiện cháy rừng ở những vùng có địa hình hiểm trở, không thể xây dựng sân bay lớn, và điều kiện kinh tế chưa cho phép để mua trực thăng. Hình 3.1 Diện tích rừng, sự phân bố và độ che phủ rừng ở Việt Nam
  • 22. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 22 4 TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ Nội dung do bạn Trương Đình Quế đảm nhận chính, em có tham gia tính toán Thông số Kết quả Đường kính chong chóng D=6,6 m Chord cánh c=0,2 m Số lá cánh chong chóng n=2 Tỷ số vận tốc mũi μ=0,2 Hệ số solidity σ= 0,04 Số Reynolds Re=460000 Biên dạng cánh NACA 8-H-12 Tip loss factor B=0,97 Moment quán tính khối lượng I=18 kgm 2 Gia tốc góc γ=10,37 rad/s 2 Vận tốc bay bằng Vcruise = 120 km/h Vận tốc lớn nhất Vmax = 145 km/h Bảng 4.1 Tổng hợp các thông số của máy bay Autogyro Lực cản trên rotor: W 2943 *0,065 191r r r r D D D L N N L L                W 2943 *0,065 191r r r r D D D L N N L L                W 2943 *0,065 191r r r r D D D L N N L L                W 2943 *0,065 191r r r r D D D L N N L L               
  • 23. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 23 2 2 3 2 2 191 0,0057 1 1 *1,225 / *(40 / ) * *(3,3 ) 2 2 r r D D N C V R kg m m s m       Chọn CDf = 0,3 và diện tích mặt cắt ngang của thân Sf = 1 m*1,3 m= 1,3 m 2 Hệ số lực cản quy về trên rotor 2 2 2 2 2 1 1 2 2 1,3 *0,3 0,011 *(3,3m) f Df r Df rotor f Df Df rotor V S C V S C S C m C R          Hệ số lực cản tổng 0,0057 0,011 0,017D Dr Df rotorC C C     Công suất bay bằng 2 2 3 2 2 1 2 1 *1,225 / *(33,3m/ s) * *(3,3 ) *0,017*33,3m/ s 2 13154 17,6 cruise cruise cruise c D cruiseP D V V R C V kg m m W hp         Công suất cất cánh 2 2 3 2 2 1 2 1 *1,225 / *(40m/ s) * *(3,3 ) *0,017*40m/ s 2 22800 30,6 TO TO TO TO D TOP D V V R C V kg m m W hp         Công suất động cơ 30,6 38 0,8 TO engine engine P hp P hp    
  • 24. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 24 Hình 4.1 Biểu đồ công suất bay bằng theo góc đặt cánh Hình 4.2 Biểu đồ công suất cất cánh theo góc đặt cánh 0 5 10 15 20 25 30 35 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 CruisePower-HP Blade pitch- deg Cruise power- Blade pitch 0 10 20 30 40 50 60 -5 0 5 10 15 TakeoffPower-HP Blade pitch- deg Take off power- Blade pitch
  • 25. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 25 Hình 4.3 Biểu đồ công suất động cơ theo góc đặt cánh Hình 4.4 Công suất động cơ theo vận tốc bay tới 0 10 20 30 40 50 60 70 80 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 EnginePower-HP Blade pitch- deg Engine power- Blade pitch 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Enginepower-HP Flight speed- m/s Engine power- Flight speed
  • 26. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 26 Lựa chọn động cơ Hình 4.5 Động cơ Rotax 447 UL SCDI 40 HP Hình 4.6 Đồ thị công suất- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL
  • 27. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 27 Hình 4.7 Đồ thị moment xoắn- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL Hình 4.8 Đồ thị suất tiêu hao nhiên liệu- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL
  • 28. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 28 Ta có : max80%* 80%*40 32 24engineP P hp hp kW    Tra đồ thị “Công suất- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL” có: 5300engine rpm  Tra đồ thị “Suất tiêu hao nhiên liệu- số vòng quay động cơ Rotax 447 UL” có: Fuel Consumption =11 lít/giờ Nhiên liệu dùng cho động cơ là dầu Jet- A1 có ρ= 0,804 kg/l 50 W 62 0,804 / l fuel fuel fuel fuel kg V V l kg     Thời gian bay cần thiết là 62 5,5 11 / fuelV l t h FC l h    5 TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ Bài báo cáo của em bao gồm những nội dung cá nhân đã thực hiện được trong học kỳ vừa qua, chưa bao gồm những nội dung đầy đủ mà nhóm đã thực hiện. Vì phần báo cáo thiên về nội dung trình bày, lý thuyết nên chưa có nhiều nội dung khoa học như yêu cầu, các phần thực hiện còn rời rạc, chưa thống nhất. Sau một học kỳ học môn Nghiên Cứu & Thuyết Trình, em đã học được nhiều kỹ năng thuyết trình trước đám đông, mặc dù chưa đạt về phần diễn đạt và trình bày từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm cho sau này. Ngoài ra, cũng học được nhiều kỹ năng soạn thảo văn bản, phục vụ cho mục đích luận văn sau này. Em xin cám ơn Thầy đã luôn theo sát, và giúp đỡ tụi em đến hết học kỳ Chúc Thầy và gia đình nhiều sức khỏe.
  • 29. THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI BÙI SƠN TÂM- G1103016 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Holger Duda,Insa Pruter, "FLIGHT PERFORMANCE OF LIGHTWEIGHT," Berlin, 2006. [2] N. P. Quy, "THIẾT KẾ AUTOGYRO MỘT CHỖ NGỒI," HCM, 2013. [3] R. Engine, "http://www.rotaxservice.com/rotax_engines/rotax_447ULs.htm," [Online]. [4] "http://www.copters.com/aero/planforms.html," [Online]. [5] "http://en.wikipedia.org/wiki/Helicopter_rotor," [Online]. [6] "http://www.autogyro-professional.com," [Online]. [7] Sigitas Rimkus,Tuhin Das, "AN APPLICATION OF THE AUTOGYRO THEORY," California, 2013. [8] M. N. Tiến, "Tính toán ổn định và điều khiển của Gyroplane," HCM, 2010.