SlideShare a Scribd company logo
1 of 2
Download to read offline
Vietnamese - Number 12b
September 2013
Các Sự Kiện về Cúm (Flu)
Facts about Influenza (the Flu)
Cúm là gì?
Cúm, thường được gọi là flu, là nhiễm trùng đường hô
hấp phía trên do siêu vi khuẩn cúm gây ra.
Người bị cúm cũng dễ bị các tình trạng nhiễm trùng khác.
Những tình trạng này gồm cả sưng phổi do siêu vi khuẩn
hoặc vi trùng gây ra ảnh hưởng đến phổi. Những người
cao niên từ 65 tuổi trở lên, trẻ thơ, và những người bị
bệnh phổi hoặc tim, bị một số bệnh kinh niên nào đó,
hoặc hệ thống miễn nhiễm suy yếu có nhiều rủi ro bị biến
chứng hơn.
Phụ nữ có thai khỏe mạnh trong nửa thai kỳ sau có nhiều
rủi ro phải vào bệnh viện hơn sau khi bị nhiễm siêu vi
khuẩn cúm.
Tại Canada, hàng năm ước tính có hàng ngàn người phải
vào bệnh viện và có thể chết vì cúm và các biến chứng
trong những năm có nhiều người bị cúm hoặc dịch cúm.
Làm thế nào để ngừa cúm?
Quý vị có thể giảm bớt rủi ro bị nhiễm cúm hoặc lây sang
người khác bằng cách:
rửa tay thường xuyên;
vất ngay khăn giấy đã dùng vào thùng rác;
ho và nhảy mũi vào cánh tay áo thay vì vào bàn tay;
ở nhà khi bị bệnh; và
chủng ngừa cúm.
Thuốc chủng ngừa cúm có thể giúp quý vị không bị bệnh
cúm hoặc lây sang người khác.
Cúm lây như thế nào?
Cúm lây dễ dàng từ người này sang người khác khi ho,
nhảy mũi, hoặc tiếp xúc tận mặt.
Siêu vi khuẩn này cũng có thể lan truyền khi một người
sờ vào những hạt li ti từ ho hoặc nhảy mũi dính trên một
người khác hoặc một vật nào đó rồi sờ vào mắt, miệng
hoặc mũi mình trước khi rửa tay.
Người bị nhiễm có thể lây siêu vi khuẩn cúm sang người
khác ngay cả trước khi họ cảm thấy bị bệnh. Người lớn
có thể truyền nhiễm siêu vi khuẩn này từ khoảng 1 ngày
trước khi bắt đầu thấy có các triệu chứng cho đến 5 ngày
sau đó. Trẻ em có thể truyền nhiễm siêu vi khuẩn này lâu
hơn.
Có các triệu chứng gì?
Các triệu chứng cúm có thể gồm sốt, nhức đầu, nhức mỏi
bắp thịt, xổ mũi, đau cổ họng, hết sức mệt mỏi, và ho.
Trẻ em cũng có thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu
chảy. Tuy nhiễm các loại siêu vi khuẩn khác có thể gây ra
các triệu chứng tương tự, các triệu chứng do siêu vi
khuẩn cúm gây ra thường nặng hơn.
Các triệu chứng có thể bắt đầu khoảng 1 đến 4 ngày, hoặc
trung bình là 2 ngày, sau khi bị nhiễm siêu vi khuẩn cúm.
Sốt và các triệu chứng khác có thể kéo dài 7 đến 10 ngày,
nhưng vẫn có thể bị ho và yếu người thêm 1 đến 2 tuần
nữa.
Điều trị ở nhà như thế nào?
Nếu quý vị bị bệnh cúm, điều trị ở nhà có thể giúp giảm
bớt các triệu chứng. Hãy áp dụng cách tự chăm sóc dưới
đây:
Nghỉ ngơi nhiều.
Uống thêm chất lỏng để bù đắp số chất lỏng bị mất đi
vì sốt.
Tránh hút thuốc và yêu cầu người khác không hút
thuốc trong nhà.
Hít thở không khí ẩm từ vòi sen nước nóng hoặc bồn
đựng đầy nước nóng để giúp thông mũi nghẹt.
Có các loại thuốc theo toa để chống cúm hoặc chống
siêu vi khuẩn, nhưng phải bắt đầu dùng thuốc trong
vòng 48 tiếng sau khi bắt đầu có các triệu chứng. Những
loại thuốc này có thể giảm bớt thời gian bị các triệu
chứng chừng 3 ngày nếu dùng trong vòng 12 tiếng và
bớt được khoảng 1.5 ngày nếu dùng trong vòng 2 ngày
sau khi bắt đầu có các triệu chứng.
Các loại thuốc ho và thuốc cảm không cần toa bác sĩ
có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cúm nhưng không
nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng các loại thuốc này.
Có thể cho dùng Acetaminophen hoặc Tylenol®
để trị
sốt hoặc đau nhức. KHÔNG nên cho bất cứ người nào
dưới 20 tuổi dùng ASA hoặc Aspirin®
vì rủi ro bị Hội
Chứng Reye. Muốn biết thêm chi tiết về Hội Chứng
Reye, hãy đọc HealthLinkBC File #84 Hội Chứng
Reye.
Khi nào tôi nên đến một chuyên viên chăm
sóc sức khỏe?
Hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe sớm nếu quý vị
có các triệu chứng như cúm và quý vị bị một bệnh trạng
khiến mình dễ bị các biến chứng hơn.
Quý vị cũng nên gọi cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe
nếu các triệu chứng trở nặng hơn, chẳng hạn như hụt hơi
hoặc khó thở, đau ngực, hoặc có các dấu hiệu người khô
nước (như chóng mặt khi đứng dậy hoặc đi tiểu ít nước).
Cúm hay cảm?
Bảng sau đây có thể giúp quý vị biết được mình đang bị
cúm hay cảm.
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Muốn biết thêm chi tiết, hãy đọc các HealthLinkBC Files
sau đây:
#12a Tại Sao Người Cao Niên Nên Chủng Ngừa Cúm
(Flu) Khử Hoạt Tính
#12c Chủng Ngừa Cúm (Flu): Các Sai Lầm và Sự Thật
#12d Thuốc Chủng Ngừa Cúm (Flu) Khử Hoạt Tính
#12e Thuốc Chủng Ngừa Cúm Có Siêu Vi Khuẩn Sống
Làm Yếu Đi
#85 Rửa Tay cho Cha Mẹ và Trẻ Em
Các Triệu Chứng Cảm Cúm (flu)
Sốt Hiếm khi
Thông thường, thân nhiệt đột ngột lên 39º-40º, kéo dài
từ 7 đến 10 ngày
Nhức đầu Hiếm khi Thông thường, có thể nặng
Nhức mỏi và đau đớn Đôi khi nhẹ Thông thường, thường là nặng
Mệt mỏi và yếu người Đôi khi nhẹ Thông thường, có thể kéo dài 2-3 tuần trở lên
Quá mệt mỏi Bất thường Thông thường, phát sớm, có thể nặng
Xổ mũi, nghẹt mũi Thông thường Đôi khi
Nhảy mũi Thông thường Đôi khi
Đau cổ họng Thông thường Đôi khi
Tức ngực, ho Đôi khi nhẹ đến trung bình Thông thường, có thể nặng
Các biến chứng
Có thể đưa đến nghẹt xoang
hoặc đau tai
Có thể đưa đến sưng phổi, không thở được, và gây
thêm biến chứng ở những người bị các bệnh kinh niên
Phòng ngừa Rửa tay thường xuyên Chủng ngừa cúm hàng năm và rửa tay thường xuyên
Điều trị
Không có cách điều trị cụ thể;
chỉ giúp bớt triệu chứng
Các loại thuốc theo toa chống siêu vi khuẩn, có thể
giảm bớt các triệu chứng
Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào
www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến
phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị.
Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-
1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không
cấp thiết tại B.C.
Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.
Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị.

More Related Content

Similar to Các sự kiện về cúm

bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptxbài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
nguyenlehao331
 
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞTIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
SoM
 

Similar to Các sự kiện về cúm (20)

Viêm phế quản ở trẻ em.docx
Viêm phế quản ở trẻ em.docxViêm phế quản ở trẻ em.docx
Viêm phế quản ở trẻ em.docx
 
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptxbài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
 
Pneumonia viet dich thuat phien dich cnn
Pneumonia viet dich thuat phien dich cnnPneumonia viet dich thuat phien dich cnn
Pneumonia viet dich thuat phien dich cnn
 
VIÊM-TIỂU-PHẾ-QUẢN-CẤP-cô-Nguyên.docx.pdf
VIÊM-TIỂU-PHẾ-QUẢN-CẤP-cô-Nguyên.docx.pdfVIÊM-TIỂU-PHẾ-QUẢN-CẤP-cô-Nguyên.docx.pdf
VIÊM-TIỂU-PHẾ-QUẢN-CẤP-cô-Nguyên.docx.pdf
 
Bệnh sởi
Bệnh sởiBệnh sởi
Bệnh sởi
 
Quai bị
Quai bịQuai bị
Quai bị
 
tre bi viem phe quan kho tho.docx
tre bi viem phe quan kho tho.docxtre bi viem phe quan kho tho.docx
tre bi viem phe quan kho tho.docx
 
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docx
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docxTriệu chứng viêm phế quản phổi.docx
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docx
 
Lao
LaoLao
Lao
 
Bệnh truyền nhiễm theo mùa & Cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinh
Bệnh truyền nhiễm theo mùa & Cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinhBệnh truyền nhiễm theo mùa & Cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinh
Bệnh truyền nhiễm theo mùa & Cách phòng tránh nhờn thuốc kháng sinh
 
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞTIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ HO VÀ KHÓ THỞ
 
Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)
Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)
Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)
 
Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)
Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)
Thuốc Chủng Ngừa Bạch Hầu, Sài Uốn Ván, Ho Gà, Sốt Tê Liệt (DTaP-IPV)
 
tre bi viem phe quan ra nhieu mo hoi.docx
tre bi viem phe quan ra nhieu mo hoi.docxtre bi viem phe quan ra nhieu mo hoi.docx
tre bi viem phe quan ra nhieu mo hoi.docx
 
Sởi đức
Sởi đứcSởi đức
Sởi đức
 
chua-ho-cho-nguoi-lon.docx
chua-ho-cho-nguoi-lon.docxchua-ho-cho-nguoi-lon.docx
chua-ho-cho-nguoi-lon.docx
 
cach chua ho hen phe quan cho tre.docx
cach chua ho hen phe quan cho tre.docxcach chua ho hen phe quan cho tre.docx
cach chua ho hen phe quan cho tre.docx
 
Tracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
Tracuuthuoctay viem-hong |TracuuthuoctayTracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
Tracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
 
Home carepandemicflu viet dich thuat phien dich cnn
Home carepandemicflu viet dich thuat phien dich cnnHome carepandemicflu viet dich thuat phien dich cnn
Home carepandemicflu viet dich thuat phien dich cnn
 
cach chua viem phe quan co that.docx
cach chua viem phe quan co that.docxcach chua viem phe quan co that.docx
cach chua viem phe quan co that.docx
 

More from Yhoccongdong.com

More from Yhoccongdong.com (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
 
Loét tì đè
Loét tì đè Loét tì đè
Loét tì đè
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
 
Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ
 

Các sự kiện về cúm

  • 1. Vietnamese - Number 12b September 2013 Các Sự Kiện về Cúm (Flu) Facts about Influenza (the Flu) Cúm là gì? Cúm, thường được gọi là flu, là nhiễm trùng đường hô hấp phía trên do siêu vi khuẩn cúm gây ra. Người bị cúm cũng dễ bị các tình trạng nhiễm trùng khác. Những tình trạng này gồm cả sưng phổi do siêu vi khuẩn hoặc vi trùng gây ra ảnh hưởng đến phổi. Những người cao niên từ 65 tuổi trở lên, trẻ thơ, và những người bị bệnh phổi hoặc tim, bị một số bệnh kinh niên nào đó, hoặc hệ thống miễn nhiễm suy yếu có nhiều rủi ro bị biến chứng hơn. Phụ nữ có thai khỏe mạnh trong nửa thai kỳ sau có nhiều rủi ro phải vào bệnh viện hơn sau khi bị nhiễm siêu vi khuẩn cúm. Tại Canada, hàng năm ước tính có hàng ngàn người phải vào bệnh viện và có thể chết vì cúm và các biến chứng trong những năm có nhiều người bị cúm hoặc dịch cúm. Làm thế nào để ngừa cúm? Quý vị có thể giảm bớt rủi ro bị nhiễm cúm hoặc lây sang người khác bằng cách: rửa tay thường xuyên; vất ngay khăn giấy đã dùng vào thùng rác; ho và nhảy mũi vào cánh tay áo thay vì vào bàn tay; ở nhà khi bị bệnh; và chủng ngừa cúm. Thuốc chủng ngừa cúm có thể giúp quý vị không bị bệnh cúm hoặc lây sang người khác. Cúm lây như thế nào? Cúm lây dễ dàng từ người này sang người khác khi ho, nhảy mũi, hoặc tiếp xúc tận mặt. Siêu vi khuẩn này cũng có thể lan truyền khi một người sờ vào những hạt li ti từ ho hoặc nhảy mũi dính trên một người khác hoặc một vật nào đó rồi sờ vào mắt, miệng hoặc mũi mình trước khi rửa tay. Người bị nhiễm có thể lây siêu vi khuẩn cúm sang người khác ngay cả trước khi họ cảm thấy bị bệnh. Người lớn có thể truyền nhiễm siêu vi khuẩn này từ khoảng 1 ngày trước khi bắt đầu thấy có các triệu chứng cho đến 5 ngày sau đó. Trẻ em có thể truyền nhiễm siêu vi khuẩn này lâu hơn. Có các triệu chứng gì? Các triệu chứng cúm có thể gồm sốt, nhức đầu, nhức mỏi bắp thịt, xổ mũi, đau cổ họng, hết sức mệt mỏi, và ho. Trẻ em cũng có thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy. Tuy nhiễm các loại siêu vi khuẩn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, các triệu chứng do siêu vi khuẩn cúm gây ra thường nặng hơn. Các triệu chứng có thể bắt đầu khoảng 1 đến 4 ngày, hoặc trung bình là 2 ngày, sau khi bị nhiễm siêu vi khuẩn cúm. Sốt và các triệu chứng khác có thể kéo dài 7 đến 10 ngày, nhưng vẫn có thể bị ho và yếu người thêm 1 đến 2 tuần nữa. Điều trị ở nhà như thế nào? Nếu quý vị bị bệnh cúm, điều trị ở nhà có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Hãy áp dụng cách tự chăm sóc dưới đây: Nghỉ ngơi nhiều. Uống thêm chất lỏng để bù đắp số chất lỏng bị mất đi vì sốt. Tránh hút thuốc và yêu cầu người khác không hút thuốc trong nhà. Hít thở không khí ẩm từ vòi sen nước nóng hoặc bồn đựng đầy nước nóng để giúp thông mũi nghẹt. Có các loại thuốc theo toa để chống cúm hoặc chống siêu vi khuẩn, nhưng phải bắt đầu dùng thuốc trong vòng 48 tiếng sau khi bắt đầu có các triệu chứng. Những loại thuốc này có thể giảm bớt thời gian bị các triệu chứng chừng 3 ngày nếu dùng trong vòng 12 tiếng và bớt được khoảng 1.5 ngày nếu dùng trong vòng 2 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng. Các loại thuốc ho và thuốc cảm không cần toa bác sĩ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cúm nhưng không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng các loại thuốc này.
  • 2. Có thể cho dùng Acetaminophen hoặc Tylenol® để trị sốt hoặc đau nhức. KHÔNG nên cho bất cứ người nào dưới 20 tuổi dùng ASA hoặc Aspirin® vì rủi ro bị Hội Chứng Reye. Muốn biết thêm chi tiết về Hội Chứng Reye, hãy đọc HealthLinkBC File #84 Hội Chứng Reye. Khi nào tôi nên đến một chuyên viên chăm sóc sức khỏe? Hãy hỏi chuyên viên chăm sóc sức khỏe sớm nếu quý vị có các triệu chứng như cúm và quý vị bị một bệnh trạng khiến mình dễ bị các biến chứng hơn. Quý vị cũng nên gọi cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe nếu các triệu chứng trở nặng hơn, chẳng hạn như hụt hơi hoặc khó thở, đau ngực, hoặc có các dấu hiệu người khô nước (như chóng mặt khi đứng dậy hoặc đi tiểu ít nước). Cúm hay cảm? Bảng sau đây có thể giúp quý vị biết được mình đang bị cúm hay cảm. Muốn Biết Thêm Chi Tiết Muốn biết thêm chi tiết, hãy đọc các HealthLinkBC Files sau đây: #12a Tại Sao Người Cao Niên Nên Chủng Ngừa Cúm (Flu) Khử Hoạt Tính #12c Chủng Ngừa Cúm (Flu): Các Sai Lầm và Sự Thật #12d Thuốc Chủng Ngừa Cúm (Flu) Khử Hoạt Tính #12e Thuốc Chủng Ngừa Cúm Có Siêu Vi Khuẩn Sống Làm Yếu Đi #85 Rửa Tay cho Cha Mẹ và Trẻ Em Các Triệu Chứng Cảm Cúm (flu) Sốt Hiếm khi Thông thường, thân nhiệt đột ngột lên 39º-40º, kéo dài từ 7 đến 10 ngày Nhức đầu Hiếm khi Thông thường, có thể nặng Nhức mỏi và đau đớn Đôi khi nhẹ Thông thường, thường là nặng Mệt mỏi và yếu người Đôi khi nhẹ Thông thường, có thể kéo dài 2-3 tuần trở lên Quá mệt mỏi Bất thường Thông thường, phát sớm, có thể nặng Xổ mũi, nghẹt mũi Thông thường Đôi khi Nhảy mũi Thông thường Đôi khi Đau cổ họng Thông thường Đôi khi Tức ngực, ho Đôi khi nhẹ đến trung bình Thông thường, có thể nặng Các biến chứng Có thể đưa đến nghẹt xoang hoặc đau tai Có thể đưa đến sưng phổi, không thở được, và gây thêm biến chứng ở những người bị các bệnh kinh niên Phòng ngừa Rửa tay thường xuyên Chủng ngừa cúm hàng năm và rửa tay thường xuyên Điều trị Không có cách điều trị cụ thể; chỉ giúp bớt triệu chứng Các loại thuốc theo toa chống siêu vi khuẩn, có thể giảm bớt các triệu chứng Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1- 1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị.