SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
Download to read offline
3
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 3
Bài 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT
CƠ LÝ CỦA ĐÁ, CÁT DÙNG TRONG XÂY DỰNG
4
1.1 Khối lượng riêng của đá dăm 4
1.2 Khối lượng thể tích của đá dăm nguyên khai (đá gốc) 5
1.3 Khối lượng thể tích xốp của đá dăm 6
1.4 Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc) và độ hổng của đá 6
1.5 Thành phần hạt của Cát, đá dăm 7
1.6 Hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm 9
1.7 Cường độ chịu nén của đá dăm 10
1.8 Độ hao mòn của đá dăm 11
Bài 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CỦA XI MĂNG
14
2.1 Khối lượng riêng của Xi măng 14
2.2 Khối lượng thể tích xốp của Xi măng 14
2.3 Độ dẻo tiêu chuẩn (Lượng nước tiêu chuẩn) của Xi măng 15
2.4 Thời gian đông đặc (Thời gian ninh kết) của xi măng 16
2.5 Cường độ (Mác) của xi măng Poóc lăng 17
Bài 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CỦA BÊ TÔNG
19
3.1 Độ dẻo của hỗn hợp vữa bê tông 19
3.2 Cường độ, Mác của Bê tông 21
Bài 4
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CỦA VỮA XÂY DỰNG
23
4.1 Độ dẻo (lưu động) của hỗn hợp vữa xây dựng 23
4.2 Cường độ của vữa xây dựng 23
Bài 5
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CỦA BI TUM, BÊ TÔNG ÁT PHAN
25
5.1 Độ kim lún của Bi tum loại quánh 25
5.2 Độ kéo dài (giãn dài) của Bi tum 25
5.3 Nhiệt độ hóa mềm của Bi tum 27
5.4 Nhiệt độ bắt lửa và nhiệt độ bốc cháy của bi tum 28
5.5 Tính dính bám với bề mặt cốt liệu 28
5.6 Khối lượng thể tích của Bê tông át phan 29
5.7 Cường độ chịu nén của Bê tông 30
5.8
Xác định độ bền, độ dẻo và độ cứng của Bê tông át phan
theo phương pháp Mác san
31
CÁC PHỤ LỤC 32
4
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD ” là một trong những nội dung
thực hành cơ bản trong chương trình đào tạo Trung cấp Cầu đường. Nội dung bao gồm
giới thiệu Định nghĩa, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp tiến hành, sử lý kết quả và các
mẫu biểu báo cáo thí nghiệm về các chỉ tiêu Cơ, Lý của VLXD. Để đáp ứng yêu cầu cho
công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thực hành thực tập của Học viên thì việc biên
soạn, chỉnh lý, bổ sung cuốn tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD” mới là
vấn đề rất cần thiết để đáp ứng kịp thời cho công tác Dạy - Học trong Nhà trường.
Tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD ” gồm 5 bài:
Bài 1: Các phương pháp thí nghiệm xác định tính chất cơ lý của Đá, Cát dùng
trong xây dựng
Bài 2: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của Xi măng
Bài 3: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của Bê tông xi măng
Bài 4: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của vữa xây dựng
Bài 5: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của Bi tum dầu mỏ và
Bê tông át phan
Trong quá trình biên soạn và chỉnh lý tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm
VLXD ” lần này chúng tôi đã cố gắng lược bỏ và bổ sung những nội dung cần thiết, cô
đọng, vận dụng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất vào các bài để có
cuốn tài liệu mới sát với thực tế nhất.
Quá trình biên soạn và chỉnh lý tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD”
chúng tôi đã được sự tham gia đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ giáo
viên và các đồng nghiệp trong Nhà trường
Dù được chỉnh lý và biên soạn lại nhưng chắc không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc trong và ngoài
Nhà trường.
TÁC GIẢ
5
18
19
20
21
22
23
24
35810101060151020
65
90
65
243
50
Bài 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐÁ,CÁT DÙNG TRONG XÂY DỰNG
1.1. Khối lượng riêng của đá dăm
1.1.1. Định nghĩa
Là khối lượng của một đơn vị thể tích đá dăm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc
(không có lỗ rỗng). Ký hiệu: aĐ
Công thức xác định:
a§
a§
V
G
 (kg/cm3
, g/cm3
..) (1.1)
Trong đó:
G :là khối lượng mẫu đá dăm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (kg, tấn...)
VaĐ: Là thể tích mẫu thí nghiệm của đá dăm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc
(m3
, cm3
..)
1.1.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm:
Cân kỹ thuật, Tủ sấy, Bình tỷ trọng kế và các dụng cụ thông thường khác
Hình 1.2: Lắp đặt dụng cụ Bình tỷ trọng kế
Hình 1.1: Bình tỷ trọng kế
b, Phương pháp tiến hành
- Mẫu đá dăm lấy tại mỏ đá được sấy khô đem cân xác định được G.
6
- Sau đó nghiền mịn phá vỡ kết cấu lỗ rỗng và cho vào bình tỷ trọng kế (có chứa
nước) ta xác định được Va bằng thể tích nước dời đi khi cho bột đá dăm vào.
- Sau khi xác định được G và Va áp dụng công thức (1.1) để tính aĐ
- Ta tiến hành thí nghiệm trên ba mẫu đặc trưng kết quả lấy trung bình của ba mẫu
1.2. Khối lượng thể tích của đá dăm nguyên khai (đá gốc)
1.2.1.Định nghĩa
Là khối lượng của một đơn vị thể tích đá dăm ở trạng thái tự nhiên có cả lỗ rỗng.
Ký hiệu: 0Đ
Công thức xác định:
0§
0§
V
G
γ (kg/cm3
, g/cm3
) (1.2)
Trong đó:
G :là khối lượng mẫu đá dăm ở trạng thái tự nhiên có cả lỗ rỗng (kg, tấn...)
V0Đ:là thể tích mẫu đá dăm ở trạng thái tự nhiên (m3
, cm3
..)
1.2.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm:
Cân kỹ thuật, Tủ sấy, Thước kẹp, Dụng cụ ngâm bão hòa mẫu, Bình dựng nước
có khắc vạch, các dụng cụ thông thường khác
b, Phương pháp tiến hành:
Tuỳ theo kích thước hình học của đá dăm mà ta có cách xác định khác nhau:
- Đối với đá dăm có thể gia công kích thước hình học rõ ràng (như khối lập
phương, khối lăng trụ..) ta sấy khô đá dăm rồi cân xác định được G và dùng thước kẹp
đo chính xác kích thước xác định được V0Đ. Sau đó áp dụng công thức (1.2) để xác định
khối lượng thể tích.
- Đối với đá dăm không có kích thước hình học rõ ràng (kích thước bất kỳ) ta tiến
hành như sau:
+ Mẫu được sấy khô cân xác định được G
+ Bọc một lớp Paraphin cách nước và ta lại tiếp tục cân xác định được G1
+ Sau đó cho mẫu đá dăm đã bọc Paraphin vào bình chứa nước, ban đầu bình có
thể tích nước là V1, sau khi cho mẫu vào bình có thể tích nước là V2 ta xác định được
V0Đ như sau:
V0Đ = V2 - V1 - VParaphin ; VParaphin =
Paraphin
1
γ
GG 
; (Paraphin = 0.9)
Trong đó:
V1: là thể tích nước ban đầu trong bình.
V2: Là thể tích nước sau khi cho mẫu vào.
G1: Là khối lượng của mẫu đã bọc Paraphin.
G : Là khối lượng mẫu ở trạng thái khô.
7
- Ta tiến hành thí nghiệm trên ba mẫu đặc trưng, kết quả lấy trung bình của ba
mẫu.
1.3. Khối lượng thể tích xốp của đá dăm
1.3.1. Định nghĩa
Là khối lượng của một đơn vị thể tích đá dăm ở trạng thái xốp (đá dăm ở trạng
thái rời rạc)
Ký hiệu: xĐ
Công thức xác định:
x§
x§
V
G
γ (kg/cm3
, g/cm3
…) (1.3)
Trong đó:
G :là khối lượng mẫu đá dăm ở trạng thái khô (kg, tấn...)
VxĐ:là thể tích mẫu đá dăm ở trạng thái xốp (m3
, cm3
..)
1.3.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm:
Cân thương nghiệp có thể cân đựơc 50 kg, Tủ sấy, thùng đong có thể tích xác
định 2, 5, 10, 20 lít, phễu chứa vật liệu.
b, Phương pháp tiến hành:
- Sấy khô mẫu thí nghiệm (khối lượng của mẫu đem sấy tùy thuộc vào kích cỡ
hạt, kích cỡ hạt càng lớn thì khối lượng càng nhiều khoảng 15 -50kg)
- Đổ mẫu đã sấy khô vào trong phễu chứa. Đặt thùng đong dưới miệng phễu, mở
cửa phễu để vật liệu rơi vào thùng đong đến lúc đầy. Dùng thanh gỗ hoặc sắt gạt ngang
bằng bề mặt thùng (tùy theo đường kích hạt mà dùng loại thùng đong phù hợp)
- Cân xác định khối lượng của mẫu ở trong thùng và tính theo công thức (1.3)
- Ta tiến hành thí nghiệm trên ba mẫu đặc trưng, kết quả lấy trung bình của ba
mẫu
1.4. Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc) và độ hổng của đá
1.4.1. Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc)
Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc). Ký hiệu (rĐ) là tỉ số giữa thể tích lỗ rỗng
của đá dăm (VrĐ) với thể tích tự nhiên (VoĐ). Đây là chỉ tiêu tính toán từ chỉ tiêu khối
lượng thể tích của đá nguyên khai (đá gốc) và được xác định theo công thức
r = 100%
V
V
0
r
 đ Vr = V0 -Va đ r = 100%
γ
γ
-1100%
V
VV
a
0
0
ar








(1.4)
1.4.2. Độ hổng đá dăm (đá rời rạc)
8
Độ hổng của đá dăm ( đá rời rạc). Ký hiệu (HĐ) là tỉ số giữa thể tích xốp của đá
dăm (VxĐ) với thể tích tự nhiên (VoĐ). Đây là chỉ tiêu tính toán từ chỉ tiêu khối lượng
thể tích xốp của đá dăm và được xác định theo công thức
HĐ = 100%
V
V
0
x
 (1.5)
* Hai chỉ tiêu trên ta chỉ cần áp dụng công thức tính toán trên cơ sở đã biết VrĐ,
VoĐ, VxĐ.
1.5. Thành phần hạt của Cát, đá dăm
1.5.1. Định nghĩa
Thành phần hạt của Cát, đá dăm là hàm lượng các nhóm hạt Cát, đá dăm có trong
vật liệu. Phân tích thành phần hạt Cát, đá dăm là tiến hành phân loại các nhóm hạt và đi
xác định hàm lượng của chúng.
1.5.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Bộ sàng tiêu chuẩn: mỗi loại vật liệu dùng bộ sàng tiêu chuẩn khác nhau ví dụ:
+ Đá dùng cho kết cấu bê tông xi măng thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 70; 40; 20;
10; 5 mm.
+ Đá dùng cho kết cấu bê tông át phan thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 40; 25; 20;
10; 5 và 2.5 mm.
+ Vật liệu là Cát thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 5; 2.5; 1.25; 0.63; 0.315; 0.14
mm.
+ Vật liệu là Bột khoáng thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 1.25; 0.63; 0.31 ; 0.14 và
0.074 mm.
- Cân kỹ thuật
- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ
- Máy lắc sàng (hoặc sàng bằng tay)
b, Phương pháp tiến hành
- Lấy mẫu thí nghiệm thật đại diện cho sản phẩm cần kiểm tra. Sấy khô mẫu đến
khối lượng không đổi, cân lấy một khối lượng đủ để làm thí nghiệm. Khối lượng mẫu
thử phụ thuộc vào kích cỡ hạt lớn nhất có trong đó. Kích cỡ càng lớn, khối lượng càng
nhiều. Theo quy định hiện hành thì khối lượng mẫu thử như sau
+ Đối với đá dăm khối lượng từ 3000 – 5000 gam
+ Đối với Cát khối lượng từ 500 – 1000 gam.
+ Đối với bột khoáng khối lượng khoảng 200 gam.
- Làm tơi vụn các kết cấu, để các hạt rời nhau ra bằng chày cao su hoặc gỗ. Sau
đó lần lượt cho qua các sàng từ lớn đến nhỏ (cho khởi động máy lắc hoặc lắc bằng tay)
cho đến khi không còn hạt nào lọt qua từng các cỡ sàng nữa thì mới thôi.
9
- Cân xác định khối lượng còn sót lại trên từng cỡ sàng và xác định lượng sót
riêng biệt trên từng cỡ sàng bằng công thức
Ai = 100%
G
Gi
 (1.6)
- Từ kết quả lượng sót riêng biệt ta xác định được lượng sót tích luỹ trên từng cỡ
sàng bằng công thức
Bi =  Ai = A +... + Ai+1 + Ai (1.7)
Trong đó:
Ai: lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng thứ i
Ai: lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng thứ i +1
A: lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng lớn nhất (đối với đá dăm A70 ; đối với
Cát A5; đối với bột khoáng A1.25)
Gi: khối lượng mẫu còn sót lại trên sàng thứ i
G: khối lượng mẫu thí nghiệm
Bi: Lượng sót tích luỹ trên cỡ sàng thứ i
- Từ kết quả lượng sót tích luỹ ta xác định lượng lọt sàng bằng công thức
Ci = 100 -Bi (1.8)
- Từ kết quả tính được căn cứ vào lượng sót tích luỹ, lượng lọt sàng và đường
kính lỗ sàng ta vẽ được biểu đồ phân tích thành phần hạt. Đối chiếu với bảng quy định
thành phần hạt hợp lý và phạm vi cho phép trên biểu đồ thành phần hạt để nhận xét về
chất lượng theo tiêu chuẩn thành phần hạt.
Bảng 1.1: Bảng quy định thành phần hạt hợp lý của Cát
Kính thước lỗ sàng (mm) 5 2.5 1.25 0.63 0.315 0.14
Lượng sót tích luỹ (%) 0 0-20 15-45 35-70 70-90 90-100
Bảng 1.2: Bảng quy định thành phần hạt hợp lý của đá dăm
Đường kính hạt (mm) Dmin 1/2(Dmin + Dmax) Dmax 1.25 Dmax
Lương sót tích luỹ(%) 95 - 100 40 - 70 0 - 5 0
* Chú ý:
- Khi thí nghiệm đá dăm dùng cho bê tông xi măng để đánh giá chất lượng về
thành phần hạt thì phải xác định được cỡ hạt lớn nhất (Dmax) cỡ hạt nhỏ nhất (Dmin) và cỡ
hạt 1/2 (Dmax+ Dmin)
10
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
52.51.250.63
0.315
0.14
KÝch thuíc lç sµng (mm)
Ph¹m
vi cho phÐp
Luîng sãt tÝch luü (%)
KÝch thuíc lç sµng (mm)
80
100
90
70
60
Ph¹m
vichophÐp
30
50
40
20
10
0
Dmin 1/2( Dmax +Dmin) Dmax 1.25Dmax
Luîng sãt tÝch luü (%)
+ Cỡ hạt Dmax lấy theo cỡ sàng nhỏ nhất trong các cỡ sàng có lượng sót tích luỹ
không lớn hơn 10 %. Ví dụ có hai cỡ sàng 40mm và 70mm có lượng sót tích luỹ trên
sàng 40mm là 9% và trên sàng 70mm là 5% thì cỡ sàng Dmax = 40mm.
+ Cỡ hạt Dmin lấy theo cỡ sàng lớn nhất trong các cỡ sàng có lượng lọt sàng không
lớn hơn 10 %. Ví dụ có hai cỡ sàng 10mm và 5mm có lượng lọt sàng trên sàng 10mm là
8.5% và trên sàng 5mm là 4% thì cỡ sàng Dmin = 10mm.
+ Giá trị 1/2 (Dmax+ Dmin) lấy theo cỡ sàng gần nhất.
- Khi tính toán cần điều chỉnh lại kết quả sao cho tổng hàm lượng của tất cả các
nhóm hạt phải bằng 100%.
Biểu đồ thành phần hạt của Cát Biểu đồ thành phần hạt của Đá dăm
Hình 1.3: Biểu đồ thành phần hạt của Cát, Đá dăm
1.6. Hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm
1.6.1. Định nghĩa`
Hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm là chỉ tiêu đánh giá độ bẩn của Cát, đắ
dăm. Được xác định bằng tỷ số giữa khối lượng các hạt bụi và hạt sét bám trên bề mặt
các hạt Cát, đá dăm với khối lượng toàn bộ mẫu thí nghiệm và được tính bằng phần
trăm.
1.6.2. Cách xác định
Để xác định hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm ta dùng phương pháp rửa
hoặc là hút Pipet. Nhưng thông dụng vẫn bằng phương pháp rửa và cách xác định như
sau:
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Thùng rửa hoặc Chậu rửa.
- Cân kỹ thuật hoặc cân thương nghiệp có độ chính xác 1 gam.
11
- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ
b, Phương pháp tiến hành
- Sấy khô mẫu thí nghiệm đến khối lượng không đổi, cân lấy khối lượng khoảng
3000 - 5000 gam (tuỳ theo kích thước hạt lớn hay nhỏ mà lấy nhiều hay ít).
- Cho mẫu vào thùng rửa hoặc chậu rửa đổ nước ngập quá 2cm ngâm mẫu trong
1/2 giờ sau đó dùng que khuấy đều cho các hạt bụi sét long ra.
- Để yên trong vòng 2 phút để cho các hạt Cát, đá dăm chìm lắng xuống, mở nút
xả hoặc gạn phần nước đục ra ngoài chú ý không để các hạt Cát, đá dăm bị nước cuốn ra
ngoài). Tiếp tục đổ nước vào để rửa cho đến khi nước trong thì thôi.
- Vớt mẫu ra đem sấy khô hoàn toàn sau đó cân xác định khối lượng mẫu sau khi
rửa.
- Tính hàm lượng bụi sét theo công thức
100%
G
GG
B 1


 (1.9)
Trong đó:
G : Là khối lượng ban đầu của mẫu thí nghiệm.
G1: Khối lượng của mẫuứau khi rửa
1.7. Cường độ chịu nén của đá dăm
1.7.1. Định nghĩa
Cường độ chịu nén của đá dăm là chỉ tiêu biểu thị cho khả năng chống lại lực chịu
nén vỡ của đá nguyên khai (đá gốc), được xác định bằng phương pháp nén cho đến khi
vỡ mẫu đá đã được gia công đúng quy định về đường kính và chiều cao mẫu. Cường độ
chịu nén được xác định theo công thức:
F
P
Rn  (daN/cm2
) (1.10)
Trong đó:
Rn: Cường độ chịu nén của đá dăm
P: Lực nén vỡ mẫu
F : Diện tích bề mặt chịu nén (mặt cắt ngang mẫu)
1.7.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Dụng cụ khoan cắt, tạo mẫu thí nghiệm (máy khoan lấy mẫu nguyên dạng, máy
cắt)
- Máy nén thuỷ lực 100 - 200 tấn
- Thước kẹp
b, Phương pháp tiến hành
12
- Tạo mẫu thí nghiệm: Dùng máy khoan tạo mẫu thí nghiệm hình trụ đường kính
40-50mm, cắt phẳng hai đầu mặt cắt song song, nhẵn. Mẫu có chiều cao bằng đường
kính. Trường hợp không có máy khoan thì dùng máy cắt để tạo mẫu hình lập phương
kích thước mỗi cạnh 40-50mm. Khi khoan lấy mẫu phải chú ý để sao cho mặt chịu nén
song song với mặt phân lớp (hướng lực tác dụng phải vuông góc với mặt phân lớp).
- Sấy khô mẫu trong vòng 1 giờ (nếu xác định cường độ khi khô) hoặc ngâm trong
nước trong vòng 12 giờ (nếu xác định cường độ của mẫu khi bão hoà nước).
- Nén mẫu bằng máy nén thuỷ lực với tốc độ khống chế trong khoảng 5-10
daN/cm2
- giây. Cho đến khi mẫu bị vỡ, ghi giá trị lực tác dụng khi mẫu bị vỡ.
- Tính cường độ chịu nén theo công thức (1.10) nếu thí nghiệm bằng mẫu khi khô
thì đó là cường độ chịu nén khô, nếu là mẫu ngâm nước đó là cường độ chịu nén của
mẫu bão hoà.
1.8. Độ hao mòn của đá dăm
1.8.1. Định nghĩa
Độ hao mòn của đá dăm là sự hao hụt về khối lượng của đá dăm khi bị va chạm.
Độ hao mòn của đá dăm theo thùng quay Đờ van là mức độ vỡ hạt của các hạt
viên đá dăm do sự va chạm của các hòn đá với nhau.
Độ hao mòn của đá dăm theo thùng quay Lốt ăng giơ lét là mức độ vỡ hạt của các
hạt viên đá dăm do sự va chạm của các hòn đá với nhau cộng thêm tác dụng va đập của
các hòn bi thép lên các hòn đá.
Độ hao mòn của đá dăm theo thùng quay Lốt ăng giơ lét khác theo thùng quay
Đờ van ở chỗ là sự vỡ hạt của các hòn đá do sự va đập của các hòn bi sắt.
1.8.2. Các xác định
1, Theo thùng quay Đờ van
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Thùng quay Đờ van có tốc độ quay 30 vòng/phút.
- Cân kỹ thuật
- Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ
b, Phương pháp tiến hành
- Chọn khoảng 50 viên đá dăm có kích thước 40 -60mm có nhiều cạnh, khối
lượng tùy thuộc vào từng loại đá (bảng 1.3)
- Sấy khô đến khối lượng không đổi, cân xác định được khối lượng ban đầu là G
- Cho mẫu đá dăm vào trong thùng quay Đờ van và cho máy quay 10.000 vòng
với tốc độ quay 30 vòng/phút.
Bảng 1.3: Khối lượng mẫu đá dăm thí nghiệm theo các nhóm hạt
Cỡ sàng (mm) Khối lượng các nhóm hạt theo loại đá dăm
Lọt sàng Trên sàng A (gam) B (gam) C (gam) D (gam)
13
37.5 25.4 1250  10
25.4 19.0 1250  10
19.0 12.5 1250  25 2500  10
12.5 9.5 1250  25 2500  10
9.5 6.3 2500  10
6.3 4.75 2500  10
4.75 2.38 5000  10
Tổng cộng 5000  10 5000  10 5000  10 5000  10
- Khi quay đủ số vòng, lấy mẫu ra dùng sàng 5mm để sàng các hạt mảnh vỡ lọt
qua.
- Rửa sạch các hòn đá còn sót lại trên sàng 5mm.
- Sấy khô đến khối lượng không đổi và cân xác định được khối lượng là G1
- Độ hao mòn Đờ van tính theo công thức
100
G
G-G
D 1
 % (1.11)
Trong đó:
G : là khối lượng mẫu đá dăm ban đầu.
G1: Khối lượng còn sót lại trên sàng 5mm sau khi thí nghiệm.
2, Theo thùng quay Lốt ăng giơ lét (L.A)
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Thùng quay Lốt ăng giơ lét có đường kính trong 28” (711mm) có tốc độ quay
30-33 vòng/phút.
- Cân kỹ thuật có độ chính xác dến 1 gam
- Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ.
- Bộ sàng tiêu chuẩn gồm có đường kính lỗ sàng như sau: 37.5mm; 25.4mm;
19mm; 12.5mm; 9.5mm; 6.3mm; 4.75mm; 2.38; 1.7mm.
- Các viên bi sắt (số lượng theo bảng 1.4)
Bảng 1.4: Số viên bi sắt theo thùng quay Lốt Ăng giơ lét
Loại đá dăm Số viên bi Tổng khối lượng bi
A 12 5000  25 gam
B 11 4584  25 gam
C 8 3330  20 gam
D 6 2500  15 gam
b, Phương pháp tiến hành
14
- Chuẩn bị mẫu đá dăm đem thí nghiệm tuỳ thuộc vào kích cỡ hạt được phân
thành từng nhóm cỡ hạt. đem sấy khô và cân một khối lượng như ở bảng 1.1
- Cho mẫu đá dăm vào trong thùng quay cùng với các viên bi thép đường kính
khoảng 47mm. Khối lượng mỗi viên bi thép khoảng 390-445 gam số lượng các viên bi
thép được quy định như trong bảng 1.2
- Cho thùng quay với tốc độ 30 - 33 vòng/phút quay đủ 500 vòng
- Lây mẫu ra cho sàng qua sàng 1.7mm, sau đó rửa sạch phần còn lại trên sàng
1.7mm rồi đem sấy khô đến khối lượng không đổi.
- Cân xác định được khối lượng lag G1 sau đó xác định độ hao mòn LA theo công
thức
100
G
G-G
L.A 1
 % (1.12)
Trong đó:
G : là khối lượng mẫu đá dăm ban đầu .
G1: Khối lượng còn sót lại trên sàng 1.7mm sau khi thí nghiệm
15
Bài 2:
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CỦA XI MĂNG
2.1. Khối lượng riêng của Xi măng
2.1.1. Định nghĩa:
Khối lượng riêng của xi măng là khối lượng khô của một đơn vị
thể tích xi măng ở trạng thái hoàn toàn đặc.
2.1.2. Cách xác định:
a, Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình định mức chuyên dụng
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1 gam
- Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ.
16
- Phễu, bình giữ khô, dầu hoả.
b, Phương pháp tiến hành:
- Đổ dầu hoả đến vạch 00 của bình định mức. đặt
bình vào chậu nước có nhiệt độ 252 o
C, nhiệt độ này
được duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm.
- Cân 65 gam xi măng đã được sấy khô trong suốt
thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 110 – 115 o
C. Cho lượng xi măng
này vào bình định mức có chứa dầu hoả đến vạch chuẩn “00” Hình 2.1:Bình định mức
- Sau 10 phút để cho bọt khí thoát ra hết và nhiệt độ
cân bằng thì đọc phần thể tích nước dềnh lên. Đó chính là thể tích đặc của mẫu
a
Xa
V
G
γ  (gam/cm3
) (2.1)
Trong đó:
G : là khối lượng xi măng .
Va : Thể tích đặc của xi măng
2.2. Khối lượng thể tích xốp của Xi măng
2.2.1. Định nghĩa:
Khối lượng thể tích xốp của xi măng là khối lượng khô của một đơn vị thể tích xi
măng ở trạng thái tơi xỗp tự nhiên được biểu thị bằng tỷ số giữa khối lượng xi măng ở
trạng thái tơi xốp với thể tích của bình chứa lượng xi măng đó.
2.2.2. Cách xác định:
a, Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình đựng hoặc ống đong có thể tích xác định (1000cm3
)
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1 gam
- Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ.
- Phễu rót tiêu chuẩn
b, Phương pháp tiến hành:
- Sấy khô xi măng ở nhiệt độ 110 - 115 o
C trong 2 giờ và để nguội đến nhiệt độ
trong phòng.
- Đặt ống đong dưới phễu rót tiêu chuẩn
- Đổ xi măng đã sấy vào trong phễu đầy có ngọn.
- Dùng thước thép gạt phẳng bề mặt chú ý không làm chặt hạt xi măng,
- Cân xác định được khối lượng
o
Xo
V
G
γ  (gam/cm3
) (2.2)
Trong đó:
G : là khối lượng xi măng .
17
1
2
3
4
5
Vo: Thể tích của ống đong.
2.3. Độ dẻo tiêu chuẩn (Lượng nước tiêu chuẩn) của xi măng
2.3.1. Khái niệm
Khi nhào trộn xi măng dạng bột với nước ta được hỗn hợp vữa xi măng ở dạng
dẻo. Độ dẻo của hỗn hợp vữa xi măng chính là lượng nước vừa đủ để thuỷ hoá hạt xi
măng và tạo độ dẻo trong thi công. Nó được biểu thị bằng % tỷ số giữa lượng nước để
nhào trộn với khối lượng xi măng. Đây là căn cứ để trộn mẫu thí nghiệm xác định thời
gian bắt đầu và kết thúc đông kết của xi măng.
2.3.2. Cách xác định:
Độ dẻo tiêu chuẩn (Lượng nước tiêu chuẩn) được xác định bằng dụng cụ kim Vi
ca
a, Dụng cụ thí nghiệm:
- Dụng cụ kim Vi ca (bao gồm khuôn
đựng mẫu có kích thước dtrên= 65mm,
ddưới =75mm; h =40mm; kim d = 10mm;
giá lắp kim, thước đo)
- Chảo trộn, bay thép
- Cân kỹ thuật có độ chính xác
0,1gam
- Ống đong 100ml và 50 ml có khắc
vạch.
Hình 2.2: Dụng cụ kim Vi ca
1- Thanh chạy; 2- Bảng đo: 3- Ốc cố định
4- Kim; 5- Côn đựng mẫu; 6- Gia trọng phụ
b, Các bước tiến hành:
- Cân 400 gam xi măng đổ vào chảo kim loại đã lau sạch nước bằng giẻ ẩm, bới hốc,
sau đó ước tính lượng nước cho vào chảo ngâm trong vòng 30 giây, sau đó bắt đầu trộn
đều và cho vào khuôn đựng mẫu (khuôn đựng mẫu được đặt trên 1 tấm kính ), dập tấm
kính và khuôn đựng mẫu trên mặt bàn khoảng 5-7 cái để cho vữa nèn chặt trong khuôn,
làm phẳng và lau sạch bề mặt mẫu.
- Đưa mẫu vữa vào dụng cụ kim Vica, điều chỉnh kim Vica sát với mặt mẫu và điều
chỉnh kim trên đồng hồ về 00. Sau đó nới ốc hãm cho thanh chạy đi xuống (trong vòng
35 giây) làm cho kim cắm sâu vào trong mẫu vữa lúc này ta đọc trị số trên đồng hồ đo.
- Nếu kim Vi ca cách đáy từ 5-7mm (kim cắm sâu vào trong mẫu từ 33-35mm) thì
lượng nước giả định ban đầu chính là lượng nước tiêu chuẩn của xi măng.
18
- Nếu kim Vica cách đáy ít hơn 5mm hoặc nhiều hơn 7mm thì phải điều chỉnh lại
lượng nước đến khi nào đạt yêu cầu mới thôi.
- Thông thường lượng tiêu chuẩn của xi măng dao động trong khoảng 23 – 32%
2.4. Thời gian đông đặc (thời gian ninh kết) của xi măng
2.4.1. Khái niệm:
Khi nhào trộn với nước xi măng mất dần tính dẻo ngày càng đông đặc lại nhưng
chưa có khả năng chịu lực thòi gian này được gọi là thời gian đông đặc của xi măng và
thời gian này được chia làm 2 thời kỳ:
* Thời gian bắt đầu đông đặc: là thời gian kể từ khi bắt đầu nhào trộn xi măng
với nước tới khi vữa xi măng mất dần tính dẻo. Trong thí nghiệm ứng với thời gian kim
Vica cách đáy 1-2mm(thời gian này không nhỏ hơn 45’)
* Thời gian kết thúc đông đặc: Là thời gian kể từ khi nhào trộn xi măng với nước
đến khi kim Vica cắm sâu vào trong vữa xi măng từ 1- 2mm lúc này xi măng bắt đầu có
cường độ (thời gian này không lớn hơn12 giờ)
Việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đông đặc của xi măng nhằm phục vụ
cho thi công, đề ra biện pháp tổ chức thi công phù hợp để kết thúc việc đầm lèn trước
khi xi măng bắt đầu đông kết.
2.4.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm:
- Giống như cách xác định lượng nước tiêu chuẩn, chỉ khác kim có d = 1,1mm.
b, Các bước tiến hành:
*Đối với thời gian bắt đầu đông đặc:
Trộn vữa xi măng (vữa xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn) cho vào khuôn đựng mẫu
và để trong vòng 30 phút (kể từ khi nhào trộn xi măng với nước) cho vào dụng cụ kim
Vica và tháo ốc hãm cho kim Vica dơi tự do trong vòng 30’’vào trong mẫu vưa xi măng
nếu kim cách đáy 1-2mm tức là cắm sâu vào trong mẫu 38-39mm. Ta tính thời gian bắt
đầu nhào trộn đến thời gian này là thời gian bắt đầu đông kết của xi măng. Nếu ta tiến
hành chưa bảo đảm tức là kim Vi ca cách đáy từ 1-2mm thì cứ 5 phút ta lại tiến hành thí
nghiệm lại một lần và đến khi nào đạt thì mới thôi.
* Đối với thời gian kết thúc đông đặc:
Ta trộn vữa xi măng (vữa xi măng đã đạt yêu cầu về độ dẻo) cho vào khuôn đựng
mẫu và để trong vòng 9 tiếng sau đó ta tiến hành thí nghiệm đến khi nào kim Vica cách
mặt từ 1-2mm thì thời gian tính từ khi nhào trộn xi măng với nước đến thời gian này là
thời gian kết thúc đông đặc của xi măng. Nếu thí nghiệm chưa bảo đảm yêu cầu thì cứ
15 phút sau ta tiến hành thí nghiệm lại 1 lần đến khi nào đạt yêu cầu mới thôi.
2.5. Cường độ (Mác) của xi măng Poóc lăng
2.5.1. Khái niệm:
19
+ Cường độ của xi măng là khả năng chịu nén của hỗn hợp xi măng cát theo điều
kiện tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn được quy định như sau:
- Tỷ lệ phối hợp Xi măng: Cát = 1:3 tính theo khối lượng (theo quy trình AASHTO
tỷ lệ pha trộn 1: 2.75)
- Cát nhào trộn phải là cát tiêu chuẩn (theo quy định của TCVN 139.64) phải thoả
mãn yêu cầu sau: Hàm lượng SiO2 > 96%; đường kính hạt từ 0.5-0.9mm’ lượng bẩn tạp
chất (bụi, sét) không quá 1%.
- Kích thước mẫu 5x5x5 cm mẫu chịu nén; 4x4x16cm mẫu chịu uốn; điều kiện bảo
dưỡng về độ ẩm w= 90 –100%; nhiệt độ = 20  50
C. thời gian bảo dưỡng 28 ngày.
+ Mác của Xi măng chính là cường độ chịu nén của mẫu thử tiêu chuần (mẫu thủ
có kích thước tiêud chuẩn và được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày)
2.5.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Máy trộn vữa xi măng
- Bàn dằn để xác định lượng nước tiêu chuẩn.
- Khuôn tạo mẫu; chày đầm; bay trộn.
- Máy thí nghiệm kéo uốn.
- Máy nén thuỷ lực
- Các dụng cụ thông thường khác như cân; ống đong..
b, Các bước tiến hành
- Nhào trộn Xi măng, nước theo tỷ lệ đã quy định. Khối lượng mỗi loại tuỳ thuộc
vào số lượng và kích thước mẫu thử cần đúc, sau đó nhào trộn với lượng nước tiêu
chuần.
- Cho vữa vào khuôn làm 2 lớp cho đầm dung hoạt động để đầm chặt mẫu vữa
trong thời gian 3 phút.
- Dùng dao xén bỏ phần thừa trên mặt.
- Đem bảo dưỡng mẫu và khuôn trong môi trường tiêu chuẩn trong vòng 24 tiếng
sau đó tháo mẫu khỏi khuôn, cho vào ngâm trong nước. Mặt nước ngập trên mặt mẫu từ
2-3cm.
- Mẫu thử đã bảo dưỡng đủ thời gian quy định 28 ngày vớt ra, lau khô bề mặt và
đem thử (mẫu lấy ra khỏi buồng dưỡng hộ phải thử ngay không chậm quá 10 phút).
- Đặt mẫu vào đúng vị trí của máy, cho gia tải với tốc độ phù hợp tuỳ theo chỉ tiêu
thí nghiệm. Nếu thí nghiệm chịu nén thì gia tải với tốc độ 2 daN/cm2
/giây, Nếu thí
nghiệm chịu kéo uốn thì gia tải với tốc độ 5 daN/cm2
/giây cho tới khi mẫu bị phá hoại..
- Trong trường hợp kết hợp xác định cường độ chịu nén trong mẫu kéo uốn thì lấy
nửa mẫu uốn để thí nghiệm. Dùng bàn ép có diện tích chịu nén 25 cm2
đặt lên mẫu, và
nén với tốc độ như trên khi mẫu bị phá hoại.
20
- Tính toán cường độ chịu nén theo công thức
F
P
Rn  (daN/cm2
) (2.4)
Trong đó P : lực nén phá hoại mẫu
F : là diện tích mặt chịu nén của mẫu
- Tính tóan cường độ chịu kéo uốn
2ku
2b.h
3.P.L
R  (daN/cm2
) (2.5)
Trong đó P : Lực tác dụng phá hoại mẫu (daN)
L : Khoảng cách giữa hai gối đỡ (cm)
b, h: Chiều rộng, chiều cao mặt cắt ngang (mặt bị uốn gãy) (cm)
- Mỗi chỉ tiêu ta thí nghiệm ba mẫu sau đó lấy kết quả trung bình của ba mẫu thí
nghiệm đó.
Bài 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CỦA BÊ TÔNG
3.1. Độ dẻo của hỗn hợp vữa bê tông
3.1.1. Khái niệm
21
300
108
100
Sn
Độ dẻo của hỗn hợp bê tông là tính chất đặc trưng cho tính lưu động của hỗn hợp
vữa bê tông trong thi công và được biểu thị bằng độ sụt của bê tông trong khuôn tiêu
chuẩn và được tính bằng cm.
Trong thi công phải thường xuyên kiểm tra độ dẻo để có sự điều chỉnh kịp thời
lượng nước và xi măng nhằm bảo đảm cho bê tông đạt yêu cầu về chất lượng.
3.1.2. Cách xác định:
Tuỳ thuộc vào mức độ dẻo của bê tông ta có 2 loại bê tông dẻo, bê tông cứng
1, Đối với bê tông dẻo:
Có đặc điểm dễ tạo hình, đỡ công đầm nèn và tính dẻo của nó được xác định bằng
dụng cụ nón cụt tiêu chuẩn:
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Nón cụt tiêu chuẩn: có 2 loại nón cụt là N1 và N2.
+ Chày đầm (thanh sắt 16.2mm, dài 64cm, tròn đầu), xẻng xúc, khay trộn…
Bảng 3.1: Kích thước của nón cụt tiêu chuẩn
Loại côn nón cụt Dtrên (mm) Ddưới (mm) h (mm)
N1 100 200 300
N2. 150 300 450
Tuỳ theo kích thước đường kính dmax của vật liệu mà ta chọn loại công cho phù
hợp:
Đối với dmax  40 mm ta dùng côn N1
Đối với dmax > 40 mm ta dùng côn N2
b, Các bước tiến hành
+ Mẫu bê tông đã trộn xong lấy ch o vào khay trộn lại cho đều, đặt côn đã lau
sạch trên sàn cứng, phẳng.
+ Cho bê tông vào côn làm ba lần, mỗi lần bằng 1/3 chiều cao của côn và đầm 25
cái bằng đầm tiêu chuẩn có chiều dài là 64 cmm đường kính là 16.2mm, theo hình soáy
chôn ốc từ ngoài vào trong. Yêu cầu lớp sau đầm sâu vào lớp trước từ 1-2 cm. Sau khi
đầm xong lớp thứ ba dùng bàn xoa san phẳng mặt ngang với thành của côn.
+ Nhấc côn nón cụt theo phương thẳng đứng và đặt côn ngay bên cạnh, dưới tác
dụng của trọng lượng bản thân bê tông sụt xuống, đặt một thước cứng thẳng ngang lên
đáy trên của côn và dùng thước thép đo khoảng cách từ thước nằm ngang đến đỉnh của
khối bê tông đó chính là độ sụt ký hiệu là Sn.
+ Nếu thí nghiệm bằng côn N1 thí lấy giá trị là Sn ; còn thí nghiệm côn N2 thì lấy
kết quả N1x 0,67
22
9
87
6 5
4
3 2
1
Hình 3.1: Dụng cụ nón cụt tiêu chuẩn
2, Đối với bê tông cứng:
Khi độ sụt của bê tông bằng 0 thì ta xác định bằng phương pháp rung và được tính
bằng thời gian (giây)
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Nón cụt tiêu chuẩn N1
+ Bộ khuôn hình lập phương có
kích thước (200x200x200)mm
+ Bàn chấn động (hình vẽ 3.2)
b, Phương pháp tiến hành
+ Đặt và kẹp khuôn trên bàn chấn động,
đặt hình nón cụt vào trong, cho hỗn hợp bê
tông sau khi đã trộn đều vào trong nón cụt
như phần xác định Sn. Rút nón cụt 1 cách nhẹ
nhàng và cho bàn chấn động rung đồng thời
bấm đồng hồ để tính thời gian, mắt quan sát đến khi nào bê tông chảy đều ở các góc và
tạo Hình 3.2: Bàn chấn động
thành mặt nằm ngang. Lấy thời gian này x 1,5
thời gian đó sẽ được đặc trưng cho độ cứng của
bê tông.
+ Căn cứ vào độ dẻo, độ cứng của bê tông ta có bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng xác định chỉ tiêu độ dẻo, độ cứng của hỗn hợp vữa bê tông
Loại hỗn hợp bê Sn (cm) Độ Loại hỗn hợp bê Sn (cm) Độ cứng
23
tông cứng
(s)
tông (s)
Đặc biệt cứng - 300 ít dẻo 1- 4 15-20
Cứng cao - 150-200 Dẻo 5-8 0-10
Cứng - 60-100 Rất dẻo 10-12 -
Cứng vừa - 30-45 Dẻo chảy 15-18 -
3.2. Cường độ, Mác của Bê tông
3.2.1. Khái niệm:
* Cường độ của bê tông: Là khả năng chịu lực của bê tông trên 1 đơn vị diện tích
mẫu, Bao gồm có cường độ chịu nén, uốn, cắt… Nhưng khả năng chịu nén của bê tông
là tốt nhất và đó cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cường độ của bê tông.
Cường độ của bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố; cường độ đá xi măng; chất
lượng cốt liệu; cấu tạo của bê tông; điều kiện bảo dưỡng; hình dạng kích thước mẫu thử.
* Mác của bê tông: là cường độ chịu nén giới hạn của mẫu thử tiêu chuẩn bê tông
hình lập phương kích thước (15 x 15 x 15)cm và hình trụ kích thước (d x h = 15 x
30)cm, chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm.
Trong trường hợp mẫu thử có kích thước không tiêu chuẩn thì phải quy về mẫu thử tiêu
chuẩn như sau.
Bảng 3-3: Hệ số của các loại kích thước mẫu thử
Mẫu lập phương Hệ số K Mẫu hình trụ Hệ số K
10 x 10 x10 cm 0.91 10 x 20 cm 1.17
15 x 15 x 15 cm 1.00 15 x 30 cm 1.20
20 x 20 x 20 cm 1.05 20 x 40 cm 1.24
3.2.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm:
+ Khuôn đúc mẫu
+ Các dụng cụ tạo mẫu (khay trộn, bay sắt, que đầm)
+ Máy nén thủy lực 100-200 Tấn
b, Phương pháp tiến hành
- Đúc mẫu thí nghiệm: Lấy mẫu bê tông đã được trộn đều (lấy ở giữa thùng trộn
hoặc mẻ bê tông vừa chuyển đến) đổ vào khuôn đã chuẩn bị trước (khuôn đúc mẫu phải
sạch, không xộc xệch) làm 2 hoặc 3 lớp bằng nhau.
- Dùng máy đầm hoặc đầm tay để đầm bê tông. Yêu cầu chung của việc đầm bê
tông là phải đều khắp trên toàn bộ diện tích mặt mẫu. Khi đầm bằng tay số lầm đầm quy
định là 1 chày /1cm2
bề mặt. Khi đầm chọc đều từ xung quanh vào giữa, lớp đầu chọc
sâu tới đáy, lớp sau chọc sâu xuống lớp dưới 2-3cm. Không để xẩy ra hiện tượng phân
24
tầng, không kéo dài thời gian đúc mẫu. Số lần đầm tay và thời gian rung phải đúng theo
quy định.
- San phẳng bề mặt, đem bảo dưỡng mẫu cả khuôn trong môi trường có độ ẩm từ
95-100%, nhiệt độ 20-25o
C trong thời gian 24 giờ (nếu bê tông mác thấp thì thời gian
bảo dưỡng gấp đôi)
- Sau thời gian bảo dưỡng sơ bộ, tháo mẫu khỏi khuôn đem bảo dưỡng tiếp cho đủ
số ngày (28 ngày)
- Mẫu thử đã bảo dưỡng đủ thời gian được đem thí nghiệm trên máy nén một trục.
Đặt từng viên lên máy. Nén mẫu với tốc độ gia tải 6 daN/cm2/giây cho đến khi mẫu bị
phá hoại.
- Tính cường độ chịu nén của mẫu bê tông theo công thức
F
P
.Rn k (daN/cm2
) (3.1)
Trong đó:
Rn: Cường độ chịu nén của bê tông (daN/cm2
)
P : Lực nén vỡ mẫu (daN)
F : Diện tích bề mặt mẫu (cm2
)
k: Hệ số chuyển đổi từ mẫu không tiêu chuẩn về mẫu tiêu chuẩn.
- Khi thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của mẫu bê tông nào thì đó chính là
cường độ của mẫu thử đó.
- Còn khi xác định một tổ mẫu thử để xác định mác của bê tông thì cường độ chịu
nén của các mẫu thử được ghi theo thứ tự tăng dần VD: Rn1 ; Rn2 ; Rn3 … và độ chênh
lệch giữa Rn1 ; Rn2 là 1 và Rn2 ; Rn3 là 2 nếu độ chênh lệch giữa 1 và 2 không quá
15% thì ta lấy RnTB của các mẫu thử trên còn nếu độ chênh lệch 1 và 2 lớn hơn 15%
thì ta lấy cường độ chịu nén của mẫu ở vị trí trung gian (Rn2) làm Mác của bê tông.
25
Bài 4
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG VỮA XÂY DỰNG
4.1. Độ dẻo (lưu động) của hỗn hợp vữa xây dựng
4.1.1. Khái niệm
Độ lưu động đặc trưng cho khả năng của hỗn hợp vữa dễ dàn chải thành lớp mỏng
lên bề mặt xây và lèn đầy vào các chỗ không bằng phẳng của bề mặt này.
Độ lưu động của hỗn hợp Vữa có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm năng suất lao
động, tiết kiệm thời gian thi công đồng thời bảo đảm chất lượng khối xây.
4.1.2. Cách xác định:
Độ lưu động của hỗn hợp vữa được xác định bằng thực
nghiệm nó được đo bằng độ cắm sâu của quả chùy tiêu chuẩn
bằng kim loại dạng nón có góc ở đỉnh là 300
, nặng 300 gam
(hình vẽ 4.1) vào trong mẫu vữa khi thí nghiệm.
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Quả chùy tiêu chuẩn bằng kim loại dạng nón có góc
ở đỉnh là 300
,nặng 300 gam
- Thanh trượt gắn quả chùy
- Thước có chia vạch
- Giá đỡ
- Thùng đựng mẫu vữa
b, Phương pháp tiến hành
- Lấy một ít hỗn hợp vữa tại công trường cho vào
thùng đựng mẫu vữa trộn lại cho đều sau đó cho thùng đựng
mẫu vữa vào trong dụng cụ đo độ lưu động.
- Giải phóng cho quả chùy rơi tự do vào trong mẫu
vữa trong thời gian….. và đọc độ cắm sâu của quả chùy vào
vữa ký hiệu ( S) tính bằng cm độ cắm sâu này là chỉ tiêu
đánh giá độ lưu động của hỗn hợp vữa xây dựng.
Hình 4.1: Dụng cụ
thử độ dẻo của
vữa
1 - Chùy hình nón
2 - Chậu đựng
vữa
3 - Bảng đo; 4- vít
- Độ cắm sâu (S) càng lớn thì độ lưu động của hỗn hợp vữa càng lớn và ngược lại.
4.2- Cường độ của vữa xây dựng
4.2.1. Khái niệm
3
4
1
2
26
Cường độ của vữa xây dựng là tính chất đặc trưng cho khả năng chịu lực khi chịu
tác dụng của tải trọng phá hoại, đây là chỉ tiêu quan trọng biểu thị khả năng của nó cùng
tham gia làm việc với các thành phần khác trong kết cấu khối xây lắp.
4.2.2. Cách xác định
Cường độ chịu nén của vữa được xác định bằng thực nghiệm theo phương pháp
nén phá hoại trực tiếp trên mẫu vữa hình lập phương kích thước 7.07x7.07x7.07 cm
hoặc các nửa mẫu dạng dầm kích thước 40x40x160 cm ở tuổi tiêu chuẩn.
a, Dụng cụ thí nghiệm:
- Bộ khuôn đúc mẫu vữa có kích thước 7.07x7.07x7.07 cm loại có đáy và loại
không có đáy.
- Các dụng cụ khác như khay trộn, bay sắt, bàn xoa gỗ…
b, Các bước tiến hành
- Lấy mẫu vữa đã bảo đảm các yếu tố kỹ thuật trộn lại cho đều, sau đó cho vào
khuôn đúc mẫu bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn đủ 28 ngày sau đó đem đi thí
nghiệm nén mẫu cho đến khi mẫu bị phá hoại.
- Tính cường độ chịu nén của mẫu vữa theo công thức
F
P
.Rn k (daN/cm2
) (4.1)
Trong đó: Rn: Cường độ chịu nén của vữa (daN/cm2
)
P : Lực nén vỡ mẫu (daN)
F : Diện tích bề mặt mẫu (cm2
)
-Ta thí nghiệm một tổ gồm 3 mẫu kết quả lấy giá trị trung bình
27
Bài 5
CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG CỦA BI TUM, BÊ TÔNG ÁT PHAN
5.1. Độ kim lún của bi tum loại quánh
5.1.1. Khái niệm:
Độ kim lún là chiều sâu xuyên của kim tiêu chuẩn vào trong bi tum ở nhiệt độ
250
C trong thời gian 5 giây. Đây là chỉ tiêu biểu thị cho tính quánh của Bi tum, làm cơ
sở để đánh giá chất lượng và phân loại bi tum.
5.1.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Dụng cụ đo độ kim lún (hình vẽ),
kim xuyên tiêu chuẩn có khối lượng
100gam, đường kính kim 1.01 mm mũi nhọn
đường kính 0.15 mm.
- Nhiệt kế 500
C đo chính xác đến
0.10
C
- Hộp đựng mẫu
- Đồng hồ bấm giây
- Các dụng cụ tạo mẫu và dụng cụ, vật
liêụ để duy trì điều chỉnh nhiệt độ…
b, Các bước tiến hành
- Chuẩn bị mẫu bi tum: ta lấy ba
thùng bi tum bất kỳ thùng thứa nhất ta lấy 1
ít ở 1/3 thùng phía trên, thùng thứ hai ta lấy
một ít ở chính giữa thùng và thùng thức ba ta lấy một ít ở 1/3 thùng phía dưới sau đó ta
đun Hình 5.1: Dụng cụ đo độ kim lún
thành một mẫu ở nhiệt độ 110 - 1500
C lọc bỏ 1- Đồng hồ; 2- Kim; 3- Vít
tạp chất qua sàng 0.5mm và cho vào chén 4- Đầu kim; 5- Mẫu nhựa; 6- Nước
nhôm để nguội ở nhiệt độ không khí.
- Ta cho mẫu bi tum vào trong nước có nhiệt độ 250
C chú ý nước phải ngập trên
mặt mẫu là 2cm trong vòng 1 tiếng sau đó ta cho vào dụng cụ kim lún điều chỉnh kim
sát với mặt mẫu, điều chỉnh thước đo trên đồng hồ về 0.
6
5
4
3
2
1
6.3550,826
28
1
24
3
13
- Ấn nút cho kim rơi tự do cắm sâu vào mặt mẫu bi tum sau đúng 5 giây thì ta
khoá kim lại và đọc giá trị kim xuyên mào mẫu trên đồng hồ cứ một độ trên đồng hồ
ứng với 0,1 mm ngoài thực tế ta lấy theo trị số trung bình của ba lần đo ở ba vị trí khác
nhau.
5.2. Độ kéo dài (giãn dài) của Bi tum
5.2.1. Khái niệm
Độ kéo dài của Bi tum là chiều dài kéo đứt của mẫu bi tum ở trong nước có nhiệt
độ 250
C. Độ kéo dài là chỉ tiêu biểu thị cho tính dẻo của bi tum, độ kéo dài càng lớn thì
tính dẻo càng cao.
5.2.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
- Máy kéo bi tum có tốc độ khống chế là 5cm/1phút
- Khuôn tạo mẫu bằng đồng (khuôn hình số 8)
- Nhiệt kế 500
C đo chính xác đến 0.10
C
- Các dụng cụ tạo mẫu và dụng cụ ngâm mẫu có bộ
phận điều chỉnh nhiệt độ…
Hình 5.2: Khuôn tạo mẫu
b, Các bước tiến hành
- Chuẩn bị mẫu bi tum giống như phần xác định độ kim lún.
- Sau khi chuẩn bị xong mẫu bi tum thì đổ bi tum (đã đun ở nhiệt độ 110-1150
C,
lọc bỏ tạp chất) vào trong khuôn đựng mẫu hình số 8 và đẻ nguội ở nhiệt độ không khí
- Ngâm mẫu bi tum trong nước có nhiệt độ 250
C trong vòng 1 giờ.
- Lắp mẫu vào máy kéo dài chú ý mẫu ngập mặt nước 4cm nhiệt độ của nước vẫn
duy trì 250
C trong suốt quá trình thí nghiệm và nước = Bitum.
Hình 5.3: Dụng cụ đo độ giãn dài (khi mẫu chưa kéo)
1- Thước đo; 2,3- Mẫu kéo; 4- Vít cố định
- Cho máy hoạt động với tốc độ 5cm/1phút chú ý mắt quan sát đến khi mẫu bị đứt,
kết quả lấy trung bình của ba mẫu và được ký hiệu là L đo bằng cm. Nếu L càng lớn thì
bi tum có độ dẻo càng cao và ngược lại.
29
Hình 5.4: Dụng cụ đo độ giãn dài (khi mẫu đang kéo)
1- Thước đo; 2,3 - Mẫu kéo; 4- Vít cố định
5.3.Nhiệt độ hóa mềm của bi tum
5.3.1. Khái niệm
Nhiệt độ hóa mềm của Bi tum là nhiệt độ làm cho bi tum chuyển từ trạng thái
quánh sang trạng thái lỏng, thể hiện sự nhạy cảm của Bi tum với nhiệt độ. Nhiệt độ hóa
mền được xác định dụng cụ vòng và hòn bi. Đó là nhiệt độ ứng với thời điểm viên bi
nằm trên mẫu bi tum đặt trong vòng bi nung nóng rơi xuống đáy dụng cụ.
5.3.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Vòng xuyến đựng mẫu Bi tum có
đường kính trong 12.5mm dày 8mm
+ Bi trong có đường kính 9,5mm nặng
3,5gam
+ Khung treo mẫu, bình thuỷ tinh
+ Nhiệt kế 2000
C có độ chính xác
0,50
C
+ Đèn cồn có bộ phậm điều chỉnh
nhiệt độ
+ Nước cất hoặc glyxêrin và các dụng
cụ khác.
b, Phương pháp tiến hành
+ Chuẩn bị mẫu : như khi ta tiến hành
chuẩn bị xác định tính quánh sau đó ta đổ
mẫu bi tum vào khuôn, gạt bằng và để nguội
ở nhiệt độ không khí trong thời gian là 1
giờ.
+ Lắp mẫu vào khung treo và dặt vào bình thuỷ tinh, đỏ nước cất vào bình thuỷ
tinh chú ý nước phải ngập quá mặt mẫu là Hình 5.5: Dụng cụ vòng và hòn bi
5 cm nước có nhiệt độ ban đầu là 50
C. Ngâm 1- Viên bi; 2- Vòng
mẫu ở nhiệt độ này là 15 phút. 3- Giá trên; 4- Giá dưới
150
R35
25,4kh«ngnháh¬n75
kh«ngnháh¬n50
400
65
1
2
3
4
30
+ Đốt đèn cồn để gia nhiệt cho nước
trong bình thuỷ tinh, tốc độ gia nhiệt 50
C/1phút,
theo dõi nhiệt độ khi viên bi rơi chạm đáy giá treo và ghi nhiệt độ chính xác đến 0,50
C,
Và nhiệt độ ghi được chính là nhiệt độ hoá mềm của bi tum.
+ Ta lấy kết quả của hai mẫu thử và lấy giá trị trung bình, thông thường nhiệt độ
hoá mềm của bi bum không vượt quá 800
C. Nếu nhiệt độ hóa mềm vượt quá 800
C thì
phải làm lại thí nghiệm bằng cách thay nước bằng Glyêrin ở nhiệt độ 350
C với cách làm
tương tự.
6.4. Nhiệt độ bắt lửa và nhiệt độ bốc cháy của bi tum
6.4.1. Khái niệm
Khi đun bi tum đến nhiệt độ nào đó, khi đó ta huơ ngọn lửa vào bề mặt của bi tum
thì sẽ thấy có ngọn lửa xanh, đưa mồi lửa ra khỏi mặt mẫu bi tum thì ngọn lửa đó tắt và
nhiệt độ đó ngưới ta gọilà nhiệt độ bắt lửa của bi tum.
Nếu tiếp tục đun bi tum đến nhiệt độ cao hơn lúc này ta đưa ngọn lửa lên trên bề
mặt mẫu bi tum thì có ngọn lửa xanh, rút mồi lửa ra ngọn lửa xanh vẫn tồn tại trên 5
giây, thì ta gọi nhiệt độ khi này là nhiệt độ bốc cháy của bi tum và cạc xác định hai chỉ
tiêu này như sau:
6.4.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Cốc đựng mẫu bi tum và cốc lớn để chứa cốc
đựng mẫu và cát.
+ Đèn cồn có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ
+ Dụng cụ đánh lửa và nhiệt kế đo 4000
C
+ Đồng hồ bấm giây và một số dụng cụ khác.
* Các bước tiến hành
+ Chuẩn bị mẫu: Giống như cách xác định tính
quánh sau đó ta cho bi tum đã lọc bỏ tạp chất và cho vào
cốc đựng mẫu và để nguội ở nhiệt độ không khí.
+ Đặt cốc đựng mẫu vào cốc lớn hơn, cho cát vào
giữa hai cốc (mục đích để cho nhiệt độ xung quanh, trên
và dưới đáy mẫu được đồng đều ) cắm nhiệt kế vào chính
giữa mẫu bi tum cố định nhiệt kế và cốc đựng mẫu bằng
các thanh giá
+ Châm lửa vào đèn cồn để đun nóng mẫu bi tum, Hình 5.6: Dụng cụ xác định
thời gian đầu tốc độ gia nhiệt là 100
C/1phút khi nhiệt độ nhiệt độ bốc cháy cuar Bi
tum
1
2
3
31
lên tới 1000
C thì giảm bớt nhiệt độ xuống còn 40
C/1phút. 1- Cát; 2-Nhiệt kế; 3-Mẫu
+ Khi gần đến nhiệt độ bắt lửa (cách hiệt độ bắt
lửa khoảng 300
C) thì cứ 30 giây ta cho mồi lửa qua lại trên mặt mẫu một lần. Cứ như thế
cho đến khi thấy ngọn lửa xanh trên mặt mẫu bi tum ta đọc nhiệt độ trên nhiệt kế, nhiệt
độ lúc này là nhiệt độ bắt lửa của bi tum.
+ Tiếp tục gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn và lại thử mồi lửa như trên cho đến khi
thấy ngọn lửa xanh, đều trên khắp mặt mẫu Bi tum và tồn tại trên 5 giây, thì ta lại đọc
nhiệt độ trên nhiệt kế. Nhiệt độ lúc này là nhiệt độ bốc cháy của Bi tum.
6.5. Tính dính bám với bề mặt cốt liệu
6.5.1. Khái niệm
Độ dính bám với bề mặt cốt liệu (đá dăm) được đánh giá theo độ bền của màng bi
tum bám trên bề mặt cốt liệu khi nhúng vào nước sôi. Sự dính bám tốt thì màng Bi tum
không bị bong hoặc bị bong ít, dính bám kém thì màng Bi tum bong nhiều.
6.5.2. Cách xác định
- Chọn 10 viên đá có kích thước đồng đều đường kính 4-5cm sấy khô.
- Buộc chỉ vào tường viên đá, nhúng từng viên đá vào bi tum đã và đang đun ở
nhiệt độ 1600
C trong vòng 15 giây, nhấc mẫu bi tum ra để nguội ở nhiệt độ không khí.
- Nhúng từng viên đá đã bọc bi tum vào trong nước đang sôi trong vòng 3 phút.
- Nhấc mẫu ra quan sát bằng mắt thường và đánh giá độ dính bám theo cấp lấy kết
quả theo cách đánh giá của toàn bộ viên đá theo các cấp sau:
+ Cấp 1: Độ dính bám rất kém là màng nhựa tách khỏi mặt đá hoàn toàn
+ Cấp 2: Độ dính bám kém màng hựa tách khỏi mặt đá gần hoàn toàn khoảng 70-
80%.
+ Cấp 3: Độ dính bám trung bình màng nhựa tách ra khỏi mặt đá trung bình, độ
dày màng nhựa giảm nhưng vẫn còn khả năng dính bám dược.
+ Cấp 4: độ dính bám tốt là màng nhựa tách khỏi mặt đá không đáng kể, độ dày
màng nhựa giảm nhưng vẫn còn dính bám đều, tốt với mặt đá.
+ Cấp 5: Độ dính bám rất tốt là màng nhựa vẫn còn bao bọc kín toàn bộ bề mặt
của viên đá.
6.6. Khối lượng thể tích của Bê tông át phan
6.6.1. Khái niệm
Khối lượng thể tích là khối lượng của một đơn vị thể tích bê tông át phan, để xác
được nó cần xác định được hai thông số đó là khối lượng và thể mẫu.
6.6.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Cân kỹ thuật và cân thủy tĩnh có độ chính xác tới 0,1 gam và các phụ kiện để
cân bằng trong nước, châuk thủy tĩnh hoặc chậu men.
+ Các dụng cụ thông thường khác
32
b, Các bước tiến hành
+ Cân xác định khối lượng chính xác đến 0,1 gam
+ Ngâm mẫu đã cân vào trong nước coa nhiệt độ 20-250
C trong thời gian 30 phút.
+ Vớt mẫu ra, lau khô bề mặt cân trong không khí xong đem cân trong nước ở
nhiệt độ20-250
C.
* Tính toán để xác định khối lượng thể tích của Bê tông át phan
21
n0
0
GG
.γG
γ

 (gam/cm3
) (6.1)
Trong đó:
0: Khối lượng thể tích của Bê tông át phan (gam/cm3
)
G0: Khối lượng mẫu khô khi cân trong không khí (gam)
G1: Khối lượng mẫu ngâm khi cân trong không khí (gam)
G2: Khối lượng mẫu ngâm khi cân trong nước (gam)
n: Khối lượng riêng của nước ứng với nhiệt độ đã cho (gam/cm3
)
Chú ý: Đối với mẫu bê tông át phan có kích thước xác định (mẫu hình trụ, hình
lập phương) ta có thể xác định thể tích bằng phương pháp hình học.
6.7. Cường độ chịu nén của Bê tông
6.7.1. Khái niệm
Cường độ chịu nén là chỉ tiêu biểu thị khả năng chống lại tác dụng của lực nén
đơn (nén dọc trục) tính cho một đơn vị diện tích xác định bằng tỷ số giữa lực tác dụng
nén vỏ mẫu và diện tích mặt chịu nén, tính bằng (daN/cm2
)
6.7.2. Các xác định :
Xác định cường độ chịu nén của bê tông át phan theo các điều kiện sau:
- Ở nhiệt độ 200
C mẫu khô
- Ở nhiệt độ 200
C mẫu bão hòa nước
- Ở nhiệt độ 500
C mẫu khô
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Máy nén truyền động cơ học nén được 5-10 tấn
+ Bình để ổn định nhiệt độ
+ Chậu nước
+ Nhiệt kế đo độ chính xác đến 1)
C và Các dụng cụ thông thường khác
b, Các bước tiến hành
- Chuẩn bị mẫu: có thể gi công mẫu theo kích thước hình học nhất định hoặc dùng
máy khoan ta khoan mẫu tạ các công trường. Sau đó ngâm mẫu ở các nhiệt độ tương
ứng (độ chênh lệch không quá 2)
C) trong vòng 1 giờ trước khi đem đi thí nghiệm.
33
- Vớt mẫu ra lau khô bề mặt đưa lên máy nén, nén với tốc độ 3-5 mm/phút, Cho
đến khi mẫu bị phá hoại.
- Tùy theo khả năng chịu lực của bê tông át phan mà ta dùng loại đồng hồ có độ
chính xác phù hợp (chính xác đến 0,5 daN/cm2
)
- Tính cường độ chịu nén của Bê tông át phan theo công thức
F
P
Rn  (daN/cm2
) (6.2)
Trong đó: Rn: Cường độ chịu nén của Bê tông át phan (daN/cm2
)
P : Lực nén phá hoại mẫu (daN)
F : Diện tích mặt chịu nén (cm2
)
- Từ kết quả thí nghiệm cường độ ta xác định được hệ số ổn định nhiệt, ổn định
nước theo công thức:
R
R
20
K
20
BH
nK  ;
R
R
20
K
50
BH
TK 
Trong đó:
Kn; KT : Hệ số ổn định nước, nhiệt độ của bê tông át phan
R20
BH : Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 20)
C mẫu bão hòa
R20
K : Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 20)
C mẫu khô
R50
K : Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 50)
C mẫu khô
- Kết quả lấy trung bình của 3 mẫu thí nghiệm.
5.8. Xác định độ bền, độ dẻo và độ cứng của Bê tông át phan theo phương pháp Mác san
5.8.1. Khái niệm
Độ bền mác san là giá trị lực nén phá hoại mẫu có kích thước tiêu chuẩn thí
nghiệm theo phương pháp Macsan (nén mẫu theo mặt bên mặtnén cong- Mẫu hình trụ
đường kính 101.6mm; chiều cao 63.5mm)
5.8.2. Cách xác định
a, Dụng cụ thí nghiệm
+ Máy nén thí nghiệm Mác san (máy nén, bàn ép, các đồng hồ đo lực, đo biến
dạng)
+ Khuôn đúc mẫu đường kính 101.6mm và chiều cao tiêu chuẩn 63.5mm
+ Các dụng cụ để trộn, đúc tạo mẫu
+ Các dụng cụ để ngâm mẫu duy trì nhiệt độ
+ Nhiệt kế 1000
C
b, Phương pháp tiến hành
- Chuẩn bị vật liệu, tạo mẫu tương tự như thông thường, mẫu thí nghiệm Mác san
có kích thước đường kính 101.6mm và chiều cao tiêu chuẩn 63.5mm
- Mẫu thí nghiệm có thể là mẫu khoan từ mặt đường đường kính 101mm chiều
cao tùy thuộc vào chiều dày lướp mặt đường.
34
- Mẫu đã chuẩn bị xong dem ngâm mẫu vòa trong nước có nhiệt độ 601)
C trong
vòng 1 tiếng, mực nước ngập mặt mẫu 3 cm.
- Lắp đặt mẫu vào khuôn, giá, lắp đồng hồ đo biến dạng
- Cho tác dụng lực nén với tốc độ 50mm/phút.
- Ghi giá trị lực lúc mẫu phá hoại, và trị số biến dạng của mẫu ứng với thời điểm
mẫu bị phá hoại.
- Quá trình làm thí nghiệm phải làm nhanh, để két thúc công việc không quá 90
giây kể từ khi vớt mẫu ra khỏi thùng ngâm mẫu. Giá trị lực phá hoại mẫu ghi chính xác
10 daN. Giá trị lực phá hoại chính là độ bền Mác san.
Trường hợp mẫu bê tông át phan có chiều cao khác chiều cao tiêu chuẩn 63.5mm
thì kết quả cuối cùng là giá trị thí nghiệm nhân với hệ số hiệu chỉnh trong bảng 5.1
- Độ dẻo Mác san được tính bằng đơn vị 1/10mm trị số bị nén dẹt lại
- Độ quy ước được biểu thị như sau
L
10.P
A  (5.3)
Trong đó
A: Độ cứng quy ước
P : Độ bền Mác san (daN)
L : Độ dẻo
Chú ý: Độ bền và độ dẻo Mác san lấy theo giá trị trung bình của 3 mẫu thí
nghiệm. Độ chênh lệch giữa các mẫu không quá 10%.
Bảng 5.1: Bảng hệ số điều chỉnh
Chiều cao
mẫu (mm)
58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68
Hệ số hiệu
chỉnh
1.16 1.13 1.10 1.07 1.04 1.01 0.98 0.96 0.94 0.92 0.90
35
Phụ lục 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MẪU ĐÁ DĂM
Cơ quan yêu cầu thí nghiệm:……………………………………………………….
Cơ quan lấy mẫu:…………………………………………………………………...
Vị trí lấy mẫu:………………………………………………………………………
Yêu cầu thí nghiệm:………………………………………………………………..
Ngày nhận mẫu:…………….. Ngày thí nghiệm ……………….
TT Các chỉ tiêu thí nghiệm Kết quả Ghi chú
1 Khối lượng riêng (g/cm3
)
2 Khối lượng thể tích (g/cm3
)
3 Độ rỗng của đá (%)
4 Cường độ chịu nén của mẫu
đá tiêu chuẩn (KG/cm2
)
Khi khô
Khi bão hoà nước
5 Độ hấp thu nước (%)
6 Tỷ lệ hao mòn Deval (%)
36
7
Tỷ lệ hao mòn Los Angeles
(%)
Nhóm mẫu
Nhóm mẫu
Nhóm mẫu
8 Hàm lượng thoi dẹt (%)
9 Hàm lượng lẫn tạp chất Vô cơ (Bùn, đất)
10 Hàm lượng lẫn tạp chất Hữu cơ (so với màu
chuẩn)
11
Tỷ lệ hao mòn Los Angeles
(%)
Cỡ hạt
Cỡ hạt
12 Tỷ lệ kẽ hổng của đá dăm (%)
13 Độ dính bám nhựa (Cấp)
Nhậnxét:…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Ngày ……Tháng……..năm……..
Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm
Phụ lục 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MẪU CÁT
Cơ quan yêu cầu thí nghiệm:……………………………………………………….
Cơ quan lấy mẫu:…………………………………………………………………...
Vị trí lấy mẫu:………………………………………………………………………
Yêu cầu thí nghiệm:………………………………………………………………..
Dùng cho:…………………………………………………………………………...
Ngày nhận mẫu:………………………Ngày thí nghiệm ………………………….
CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ
Các chỉ tiêu K.Quả Các chỉ tiêu K.Quả
Khối lượng riêng (g/cm3
) Hàm lượng cỡ hạt > 5mm (%)
Khối lượng riêng (g/cm3
) Lượng ngậm chất bẩn Vô cơ (%)
Độ hổng (%) Lượng ngậm chất bẩn Hữu
37
cơ(%)
Mô đun độ lớn Lượng ngậm chất bẩn SO3(%)
THÀNH PHẦN HẠT
Đường
kính lỗ
sàng
(mm)
Lượng sót
tích luỹ
trên sàng
(%)
Tỷ lệ số
lọt qua
sàng (%)
5.0
2.5
1.25
0.63
0.315
0.14
Nhậnxét:…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
Ngày ……Tháng……..năm……
..
Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm
Phụ lục 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XI MĂNG
Cơ quan yêu cầu thí
nghiệm:………………………………………………………..
Loại xi măng:……………………………………………………………………….
Nơi sử dụng:………………………………………………………………………...
Ngày nhận mẫu:…………….. Ngày thí nghiệm ……………….
LuîngsãttÝchluü(%)
100
KÝch thuíc lç sµng (mm)
2.50.3150.14 0.63 1.25 5
60
80
90
70
50
40
30
20
10
0
38
TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Ghi chú
1 Lượng nước tiêu chuẩn (%)
2 Thời gian bắt đầu ninh kết ( đông đặc) Phút
3 Thời gian kết thúc ninh kết (đông đặc) Phút
4 Cường độ daN/cm3
5 Nhiệt độ lúc thí nghiệm 0
C
Nhậnxét:…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Ngày ……Tháng……..năm……
..
Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm
Phụ lục 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BÊ TÔNG
Cơ quan yêu cầu thí
nghiệm:………………………………………………………..
Nội dung thí nghiệm: Cường độ chịu nén hoặc Cường độ kéo uốn
Công trình:………………………………………………………………………….
Kích thước mẫu thí nghiệm:………………………………………………………..
Phương pháp thí
nghiệm:……………………………………………………………
Ngày thí nghiệm:……………………
39
Ngày đúc
mẫu
Phạm vi thi
công
Cường độ chịu nén (kéo uốn) (daN/cm2
)
Mẫu 1 Mẫu 1 Mẫu 1 Trung bình
Nhậnxét:…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Ngày ……Tháng……..năm……
..
Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm
Phụ lục 5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o----------
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BI TUM QUÁNH
Cơ quan gửi mẫu:………….………………………………………………………..
Ký hiệu mẫu:……………………………………………………………………….
Ngày gửi mẫu:………………………………………………………..…………….
Ngày thí nghiệm:……………………………………………………….…………..
Chứng từ kèm theo…..:……………………………………………………………
40
TT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị tính Kết quả
1 Độ kim lún ở 250
C 1/10mm
2 Độ kéo dài (giãn dài) ở 250
C Cm
3
Nhiệt độ hoá mềm (Phương pháp Vòng
và Bi)
0
C
4 Nhiệt độ bắt lửa 0
C
5
Tỷ lệ độ kim lún của Bi tum trước và
sau khi đun
%
6
Lượng tổn thất sau khi đun ở nhiệt độ
1650
C trong 5 giờ
%
7 Lượng hoà tan trongTrichloroethylene %
8 Khối lượng riêng ở 250
C g/cm3
Kết luận: Mẫu Bi tum thuộc mác:……………………………….………………….
……………………………………………………………………………………………..
(theo tiêu chuẩn phân loại Bi tum quánh 22TCN-227-1995)
Ngày ……Tháng……..năm……
..
Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm

More Related Content

What's hot

Bài giảng vlxd
Bài giảng vlxdBài giảng vlxd
Bài giảng vlxdtLPht2
 
107 tn duong o to
107  tn duong o to107  tn duong o to
107 tn duong o totranchinhc
 
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG nataliej4
 
CSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinhCSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinhtgu_violet
 
Tcxdvn239 2006 900663
Tcxdvn239 2006 900663Tcxdvn239 2006 900663
Tcxdvn239 2006 900663Love Vinh
 
Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.
Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.
Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.Đôn Kihôtê
 
tính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệutính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệuNguyễn Tấn Khởi
 
bao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo co
bao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo cobao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo co
bao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo conataliej4
 
Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018
Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018
Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axit
Nghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axitNghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axit
Nghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axithttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Cohocdat hung new15
Cohocdat hung new15Cohocdat hung new15
Cohocdat hung new15Nhu Nguyen
 
08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu
08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu
08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thujerrychem02
 
Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...
Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...
Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (15)

Bài giảng vlxd
Bài giảng vlxdBài giảng vlxd
Bài giảng vlxd
 
On tap vlxd
On tap vlxdOn tap vlxd
On tap vlxd
 
107 tn duong o to
107  tn duong o to107  tn duong o to
107 tn duong o to
 
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
 
CSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinhCSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinh
 
Tcxdvn239 2006 900663
Tcxdvn239 2006 900663Tcxdvn239 2006 900663
Tcxdvn239 2006 900663
 
Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.
Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.
Tính co ngót và từ biến của bê tông xi măng - Đại học giao thông vận tải.
 
tính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệutính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệu
 
hoa-keo
hoa-keohoa-keo
hoa-keo
 
bao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo co
bao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo cobao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo co
bao cao chuyen nganh thuc hanh cong nghe hoa vo co
 
Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018
Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018
Lecture note hoa ly duoc hoa hoc he phan tan 2018
 
Nghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axit
Nghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axitNghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axit
Nghiên cứu tách xeri đioxit từ quặng monazite phan thiết bằng phương pháp axit
 
Cohocdat hung new15
Cohocdat hung new15Cohocdat hung new15
Cohocdat hung new15
 
08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu
08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu
08 co so hoa hoc phan tich lam ngoc thu
 
Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...
Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...
Cac he thong keo doi tuong cua hoa hoc chat keo tinh chat co hoc cau the cua ...
 

Similar to Huong dan thuc_hanh_thi_nghiem_vat_lieu_xay_dung

Bai3 cotlieuchetaobetong
Bai3 cotlieuchetaobetongBai3 cotlieuchetaobetong
Bai3 cotlieuchetaobetongbuomdem186
 
Bang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datBang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datNoi Nguyen
 
TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...
TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...
TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...Đỗ Thành
 
Báo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhânBáo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhânDanh Tran
 
VLXD.Silicat.BK.HCM.pdf
VLXD.Silicat.BK.HCM.pdfVLXD.Silicat.BK.HCM.pdf
VLXD.Silicat.BK.HCM.pdfNguynThinAn2
 
Vuaxaydung
VuaxaydungVuaxaydung
VuaxaydungChinh Vu
 
7570 2006 yckt cot lieu
7570  2006 yckt cot lieu7570  2006 yckt cot lieu
7570 2006 yckt cot lieuTung Nguyen
 
TCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữa
TCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữaTCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữa
TCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữaCông ty TNHH TM và Đầu Tư Thành An
 
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạBiochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạNhuoc Tran
 
Than hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vang
Than hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vangThan hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vang
Than hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vangNguyen Thanh Tu Collection
 
POWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdf
POWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdfPOWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdf
POWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
7572 2 thanh phan hat
7572 2 thanh phan hat7572 2 thanh phan hat
7572 2 thanh phan hatthai lehong
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfNhuoc Tran
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đAtc thi công
đAtc thi côngđAtc thi công
đAtc thi côngSang Doan
 
Mot so ket cau chinh tri moi
Mot so ket cau chinh tri moiMot so ket cau chinh tri moi
Mot so ket cau chinh tri moinguyenngocnamtl
 
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...Man_Ebook
 

Similar to Huong dan thuc_hanh_thi_nghiem_vat_lieu_xay_dung (20)

Bai3 cotlieuchetaobetong
Bai3 cotlieuchetaobetongBai3 cotlieuchetaobetong
Bai3 cotlieuchetaobetong
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
Bang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datBang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k dat
 
TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...
TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...
TCVN 3105-2022 Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu...
 
Báo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhânBáo cáo thực tập công nhân
Báo cáo thực tập công nhân
 
VLXD.Silicat.BK.HCM.pdf
VLXD.Silicat.BK.HCM.pdfVLXD.Silicat.BK.HCM.pdf
VLXD.Silicat.BK.HCM.pdf
 
Vuaxaydung
VuaxaydungVuaxaydung
Vuaxaydung
 
7570 2006 yckt cot lieu
7570  2006 yckt cot lieu7570  2006 yckt cot lieu
7570 2006 yckt cot lieu
 
TCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữa
TCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữaTCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữa
TCVN 7570 : 2006 Yêu cầu Kỹ thuật - Cốt liệu cho bê tông và vữa
 
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạBiochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
 
Tcvn4201 2012 do_chat
Tcvn4201 2012 do_chatTcvn4201 2012 do_chat
Tcvn4201 2012 do_chat
 
Than hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vang
Than hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vangThan hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vang
Than hoat tinh tu vo trau ung dung lam chat mang trong xuc tac nano vang
 
POWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdf
POWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdfPOWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdf
POWERPOINT VẬT LÝ 8 KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2023-2024.pdf
 
7572 2 thanh phan hat
7572 2 thanh phan hat7572 2 thanh phan hat
7572 2 thanh phan hat
 
Đề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựng
Đề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựngĐề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựng
Đề tài: Trang bị điện điện tử trạm chộn bê tông công ty xây dựng
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
 
đAtc thi công
đAtc thi côngđAtc thi công
đAtc thi công
 
Mot so ket cau chinh tri moi
Mot so ket cau chinh tri moiMot so ket cau chinh tri moi
Mot so ket cau chinh tri moi
 
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng - Nguyễn Thị Thúy Hằng, Mai...
 

Huong dan thuc_hanh_thi_nghiem_vat_lieu_xay_dung

  • 1. 3 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 Bài 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐÁ, CÁT DÙNG TRONG XÂY DỰNG 4 1.1 Khối lượng riêng của đá dăm 4 1.2 Khối lượng thể tích của đá dăm nguyên khai (đá gốc) 5 1.3 Khối lượng thể tích xốp của đá dăm 6 1.4 Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc) và độ hổng của đá 6 1.5 Thành phần hạt của Cát, đá dăm 7 1.6 Hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm 9 1.7 Cường độ chịu nén của đá dăm 10 1.8 Độ hao mòn của đá dăm 11 Bài 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA XI MĂNG 14 2.1 Khối lượng riêng của Xi măng 14 2.2 Khối lượng thể tích xốp của Xi măng 14 2.3 Độ dẻo tiêu chuẩn (Lượng nước tiêu chuẩn) của Xi măng 15 2.4 Thời gian đông đặc (Thời gian ninh kết) của xi măng 16 2.5 Cường độ (Mác) của xi măng Poóc lăng 17 Bài 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA BÊ TÔNG 19 3.1 Độ dẻo của hỗn hợp vữa bê tông 19 3.2 Cường độ, Mác của Bê tông 21 Bài 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA VỮA XÂY DỰNG 23 4.1 Độ dẻo (lưu động) của hỗn hợp vữa xây dựng 23 4.2 Cường độ của vữa xây dựng 23 Bài 5 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA BI TUM, BÊ TÔNG ÁT PHAN 25 5.1 Độ kim lún của Bi tum loại quánh 25 5.2 Độ kéo dài (giãn dài) của Bi tum 25 5.3 Nhiệt độ hóa mềm của Bi tum 27 5.4 Nhiệt độ bắt lửa và nhiệt độ bốc cháy của bi tum 28 5.5 Tính dính bám với bề mặt cốt liệu 28 5.6 Khối lượng thể tích của Bê tông át phan 29 5.7 Cường độ chịu nén của Bê tông 30 5.8 Xác định độ bền, độ dẻo và độ cứng của Bê tông át phan theo phương pháp Mác san 31 CÁC PHỤ LỤC 32
  • 2. 4 LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD ” là một trong những nội dung thực hành cơ bản trong chương trình đào tạo Trung cấp Cầu đường. Nội dung bao gồm giới thiệu Định nghĩa, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp tiến hành, sử lý kết quả và các mẫu biểu báo cáo thí nghiệm về các chỉ tiêu Cơ, Lý của VLXD. Để đáp ứng yêu cầu cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thực hành thực tập của Học viên thì việc biên soạn, chỉnh lý, bổ sung cuốn tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD” mới là vấn đề rất cần thiết để đáp ứng kịp thời cho công tác Dạy - Học trong Nhà trường. Tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD ” gồm 5 bài: Bài 1: Các phương pháp thí nghiệm xác định tính chất cơ lý của Đá, Cát dùng trong xây dựng Bài 2: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của Xi măng Bài 3: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của Bê tông xi măng Bài 4: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của vữa xây dựng Bài 5: Các phương pháp thí nghiệm để đánh giá chất lượng của Bi tum dầu mỏ và Bê tông át phan Trong quá trình biên soạn và chỉnh lý tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD ” lần này chúng tôi đã cố gắng lược bỏ và bổ sung những nội dung cần thiết, cô đọng, vận dụng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất vào các bài để có cuốn tài liệu mới sát với thực tế nhất. Quá trình biên soạn và chỉnh lý tài liệu “Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD” chúng tôi đã được sự tham gia đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ giáo viên và các đồng nghiệp trong Nhà trường Dù được chỉnh lý và biên soạn lại nhưng chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc trong và ngoài Nhà trường. TÁC GIẢ
  • 3. 5 18 19 20 21 22 23 24 35810101060151020 65 90 65 243 50 Bài 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐÁ,CÁT DÙNG TRONG XÂY DỰNG 1.1. Khối lượng riêng của đá dăm 1.1.1. Định nghĩa Là khối lượng của một đơn vị thể tích đá dăm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (không có lỗ rỗng). Ký hiệu: aĐ Công thức xác định: a§ a§ V G  (kg/cm3 , g/cm3 ..) (1.1) Trong đó: G :là khối lượng mẫu đá dăm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (kg, tấn...) VaĐ: Là thể tích mẫu thí nghiệm của đá dăm ở trạng thái hoàn toàn đặc chắc (m3 , cm3 ..) 1.1.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm: Cân kỹ thuật, Tủ sấy, Bình tỷ trọng kế và các dụng cụ thông thường khác Hình 1.2: Lắp đặt dụng cụ Bình tỷ trọng kế Hình 1.1: Bình tỷ trọng kế b, Phương pháp tiến hành - Mẫu đá dăm lấy tại mỏ đá được sấy khô đem cân xác định được G.
  • 4. 6 - Sau đó nghiền mịn phá vỡ kết cấu lỗ rỗng và cho vào bình tỷ trọng kế (có chứa nước) ta xác định được Va bằng thể tích nước dời đi khi cho bột đá dăm vào. - Sau khi xác định được G và Va áp dụng công thức (1.1) để tính aĐ - Ta tiến hành thí nghiệm trên ba mẫu đặc trưng kết quả lấy trung bình của ba mẫu 1.2. Khối lượng thể tích của đá dăm nguyên khai (đá gốc) 1.2.1.Định nghĩa Là khối lượng của một đơn vị thể tích đá dăm ở trạng thái tự nhiên có cả lỗ rỗng. Ký hiệu: 0Đ Công thức xác định: 0§ 0§ V G γ (kg/cm3 , g/cm3 ) (1.2) Trong đó: G :là khối lượng mẫu đá dăm ở trạng thái tự nhiên có cả lỗ rỗng (kg, tấn...) V0Đ:là thể tích mẫu đá dăm ở trạng thái tự nhiên (m3 , cm3 ..) 1.2.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm: Cân kỹ thuật, Tủ sấy, Thước kẹp, Dụng cụ ngâm bão hòa mẫu, Bình dựng nước có khắc vạch, các dụng cụ thông thường khác b, Phương pháp tiến hành: Tuỳ theo kích thước hình học của đá dăm mà ta có cách xác định khác nhau: - Đối với đá dăm có thể gia công kích thước hình học rõ ràng (như khối lập phương, khối lăng trụ..) ta sấy khô đá dăm rồi cân xác định được G và dùng thước kẹp đo chính xác kích thước xác định được V0Đ. Sau đó áp dụng công thức (1.2) để xác định khối lượng thể tích. - Đối với đá dăm không có kích thước hình học rõ ràng (kích thước bất kỳ) ta tiến hành như sau: + Mẫu được sấy khô cân xác định được G + Bọc một lớp Paraphin cách nước và ta lại tiếp tục cân xác định được G1 + Sau đó cho mẫu đá dăm đã bọc Paraphin vào bình chứa nước, ban đầu bình có thể tích nước là V1, sau khi cho mẫu vào bình có thể tích nước là V2 ta xác định được V0Đ như sau: V0Đ = V2 - V1 - VParaphin ; VParaphin = Paraphin 1 γ GG  ; (Paraphin = 0.9) Trong đó: V1: là thể tích nước ban đầu trong bình. V2: Là thể tích nước sau khi cho mẫu vào. G1: Là khối lượng của mẫu đã bọc Paraphin. G : Là khối lượng mẫu ở trạng thái khô.
  • 5. 7 - Ta tiến hành thí nghiệm trên ba mẫu đặc trưng, kết quả lấy trung bình của ba mẫu. 1.3. Khối lượng thể tích xốp của đá dăm 1.3.1. Định nghĩa Là khối lượng của một đơn vị thể tích đá dăm ở trạng thái xốp (đá dăm ở trạng thái rời rạc) Ký hiệu: xĐ Công thức xác định: x§ x§ V G γ (kg/cm3 , g/cm3 …) (1.3) Trong đó: G :là khối lượng mẫu đá dăm ở trạng thái khô (kg, tấn...) VxĐ:là thể tích mẫu đá dăm ở trạng thái xốp (m3 , cm3 ..) 1.3.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm: Cân thương nghiệp có thể cân đựơc 50 kg, Tủ sấy, thùng đong có thể tích xác định 2, 5, 10, 20 lít, phễu chứa vật liệu. b, Phương pháp tiến hành: - Sấy khô mẫu thí nghiệm (khối lượng của mẫu đem sấy tùy thuộc vào kích cỡ hạt, kích cỡ hạt càng lớn thì khối lượng càng nhiều khoảng 15 -50kg) - Đổ mẫu đã sấy khô vào trong phễu chứa. Đặt thùng đong dưới miệng phễu, mở cửa phễu để vật liệu rơi vào thùng đong đến lúc đầy. Dùng thanh gỗ hoặc sắt gạt ngang bằng bề mặt thùng (tùy theo đường kích hạt mà dùng loại thùng đong phù hợp) - Cân xác định khối lượng của mẫu ở trong thùng và tính theo công thức (1.3) - Ta tiến hành thí nghiệm trên ba mẫu đặc trưng, kết quả lấy trung bình của ba mẫu 1.4. Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc) và độ hổng của đá 1.4.1. Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc) Độ rỗng của đá nguyên khai (đá gốc). Ký hiệu (rĐ) là tỉ số giữa thể tích lỗ rỗng của đá dăm (VrĐ) với thể tích tự nhiên (VoĐ). Đây là chỉ tiêu tính toán từ chỉ tiêu khối lượng thể tích của đá nguyên khai (đá gốc) và được xác định theo công thức r = 100% V V 0 r  đ Vr = V0 -Va đ r = 100% γ γ -1100% V VV a 0 0 ar         (1.4) 1.4.2. Độ hổng đá dăm (đá rời rạc)
  • 6. 8 Độ hổng của đá dăm ( đá rời rạc). Ký hiệu (HĐ) là tỉ số giữa thể tích xốp của đá dăm (VxĐ) với thể tích tự nhiên (VoĐ). Đây là chỉ tiêu tính toán từ chỉ tiêu khối lượng thể tích xốp của đá dăm và được xác định theo công thức HĐ = 100% V V 0 x  (1.5) * Hai chỉ tiêu trên ta chỉ cần áp dụng công thức tính toán trên cơ sở đã biết VrĐ, VoĐ, VxĐ. 1.5. Thành phần hạt của Cát, đá dăm 1.5.1. Định nghĩa Thành phần hạt của Cát, đá dăm là hàm lượng các nhóm hạt Cát, đá dăm có trong vật liệu. Phân tích thành phần hạt Cát, đá dăm là tiến hành phân loại các nhóm hạt và đi xác định hàm lượng của chúng. 1.5.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm - Bộ sàng tiêu chuẩn: mỗi loại vật liệu dùng bộ sàng tiêu chuẩn khác nhau ví dụ: + Đá dùng cho kết cấu bê tông xi măng thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 70; 40; 20; 10; 5 mm. + Đá dùng cho kết cấu bê tông át phan thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 40; 25; 20; 10; 5 và 2.5 mm. + Vật liệu là Cát thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 5; 2.5; 1.25; 0.63; 0.315; 0.14 mm. + Vật liệu là Bột khoáng thì dùng bộ sàng có kích cỡ là: 1.25; 0.63; 0.31 ; 0.14 và 0.074 mm. - Cân kỹ thuật - Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ - Máy lắc sàng (hoặc sàng bằng tay) b, Phương pháp tiến hành - Lấy mẫu thí nghiệm thật đại diện cho sản phẩm cần kiểm tra. Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi, cân lấy một khối lượng đủ để làm thí nghiệm. Khối lượng mẫu thử phụ thuộc vào kích cỡ hạt lớn nhất có trong đó. Kích cỡ càng lớn, khối lượng càng nhiều. Theo quy định hiện hành thì khối lượng mẫu thử như sau + Đối với đá dăm khối lượng từ 3000 – 5000 gam + Đối với Cát khối lượng từ 500 – 1000 gam. + Đối với bột khoáng khối lượng khoảng 200 gam. - Làm tơi vụn các kết cấu, để các hạt rời nhau ra bằng chày cao su hoặc gỗ. Sau đó lần lượt cho qua các sàng từ lớn đến nhỏ (cho khởi động máy lắc hoặc lắc bằng tay) cho đến khi không còn hạt nào lọt qua từng các cỡ sàng nữa thì mới thôi.
  • 7. 9 - Cân xác định khối lượng còn sót lại trên từng cỡ sàng và xác định lượng sót riêng biệt trên từng cỡ sàng bằng công thức Ai = 100% G Gi  (1.6) - Từ kết quả lượng sót riêng biệt ta xác định được lượng sót tích luỹ trên từng cỡ sàng bằng công thức Bi =  Ai = A +... + Ai+1 + Ai (1.7) Trong đó: Ai: lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng thứ i Ai: lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng thứ i +1 A: lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng lớn nhất (đối với đá dăm A70 ; đối với Cát A5; đối với bột khoáng A1.25) Gi: khối lượng mẫu còn sót lại trên sàng thứ i G: khối lượng mẫu thí nghiệm Bi: Lượng sót tích luỹ trên cỡ sàng thứ i - Từ kết quả lượng sót tích luỹ ta xác định lượng lọt sàng bằng công thức Ci = 100 -Bi (1.8) - Từ kết quả tính được căn cứ vào lượng sót tích luỹ, lượng lọt sàng và đường kính lỗ sàng ta vẽ được biểu đồ phân tích thành phần hạt. Đối chiếu với bảng quy định thành phần hạt hợp lý và phạm vi cho phép trên biểu đồ thành phần hạt để nhận xét về chất lượng theo tiêu chuẩn thành phần hạt. Bảng 1.1: Bảng quy định thành phần hạt hợp lý của Cát Kính thước lỗ sàng (mm) 5 2.5 1.25 0.63 0.315 0.14 Lượng sót tích luỹ (%) 0 0-20 15-45 35-70 70-90 90-100 Bảng 1.2: Bảng quy định thành phần hạt hợp lý của đá dăm Đường kính hạt (mm) Dmin 1/2(Dmin + Dmax) Dmax 1.25 Dmax Lương sót tích luỹ(%) 95 - 100 40 - 70 0 - 5 0 * Chú ý: - Khi thí nghiệm đá dăm dùng cho bê tông xi măng để đánh giá chất lượng về thành phần hạt thì phải xác định được cỡ hạt lớn nhất (Dmax) cỡ hạt nhỏ nhất (Dmin) và cỡ hạt 1/2 (Dmax+ Dmin)
  • 8. 10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 52.51.250.63 0.315 0.14 KÝch thuíc lç sµng (mm) Ph¹m vi cho phÐp Luîng sãt tÝch luü (%) KÝch thuíc lç sµng (mm) 80 100 90 70 60 Ph¹m vichophÐp 30 50 40 20 10 0 Dmin 1/2( Dmax +Dmin) Dmax 1.25Dmax Luîng sãt tÝch luü (%) + Cỡ hạt Dmax lấy theo cỡ sàng nhỏ nhất trong các cỡ sàng có lượng sót tích luỹ không lớn hơn 10 %. Ví dụ có hai cỡ sàng 40mm và 70mm có lượng sót tích luỹ trên sàng 40mm là 9% và trên sàng 70mm là 5% thì cỡ sàng Dmax = 40mm. + Cỡ hạt Dmin lấy theo cỡ sàng lớn nhất trong các cỡ sàng có lượng lọt sàng không lớn hơn 10 %. Ví dụ có hai cỡ sàng 10mm và 5mm có lượng lọt sàng trên sàng 10mm là 8.5% và trên sàng 5mm là 4% thì cỡ sàng Dmin = 10mm. + Giá trị 1/2 (Dmax+ Dmin) lấy theo cỡ sàng gần nhất. - Khi tính toán cần điều chỉnh lại kết quả sao cho tổng hàm lượng của tất cả các nhóm hạt phải bằng 100%. Biểu đồ thành phần hạt của Cát Biểu đồ thành phần hạt của Đá dăm Hình 1.3: Biểu đồ thành phần hạt của Cát, Đá dăm 1.6. Hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm 1.6.1. Định nghĩa` Hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm là chỉ tiêu đánh giá độ bẩn của Cát, đắ dăm. Được xác định bằng tỷ số giữa khối lượng các hạt bụi và hạt sét bám trên bề mặt các hạt Cát, đá dăm với khối lượng toàn bộ mẫu thí nghiệm và được tính bằng phần trăm. 1.6.2. Cách xác định Để xác định hàm lượng bụi sét có trong Cát, đá dăm ta dùng phương pháp rửa hoặc là hút Pipet. Nhưng thông dụng vẫn bằng phương pháp rửa và cách xác định như sau: a, Dụng cụ thí nghiệm - Thùng rửa hoặc Chậu rửa. - Cân kỹ thuật hoặc cân thương nghiệp có độ chính xác 1 gam.
  • 9. 11 - Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ b, Phương pháp tiến hành - Sấy khô mẫu thí nghiệm đến khối lượng không đổi, cân lấy khối lượng khoảng 3000 - 5000 gam (tuỳ theo kích thước hạt lớn hay nhỏ mà lấy nhiều hay ít). - Cho mẫu vào thùng rửa hoặc chậu rửa đổ nước ngập quá 2cm ngâm mẫu trong 1/2 giờ sau đó dùng que khuấy đều cho các hạt bụi sét long ra. - Để yên trong vòng 2 phút để cho các hạt Cát, đá dăm chìm lắng xuống, mở nút xả hoặc gạn phần nước đục ra ngoài chú ý không để các hạt Cát, đá dăm bị nước cuốn ra ngoài). Tiếp tục đổ nước vào để rửa cho đến khi nước trong thì thôi. - Vớt mẫu ra đem sấy khô hoàn toàn sau đó cân xác định khối lượng mẫu sau khi rửa. - Tính hàm lượng bụi sét theo công thức 100% G GG B 1    (1.9) Trong đó: G : Là khối lượng ban đầu của mẫu thí nghiệm. G1: Khối lượng của mẫuứau khi rửa 1.7. Cường độ chịu nén của đá dăm 1.7.1. Định nghĩa Cường độ chịu nén của đá dăm là chỉ tiêu biểu thị cho khả năng chống lại lực chịu nén vỡ của đá nguyên khai (đá gốc), được xác định bằng phương pháp nén cho đến khi vỡ mẫu đá đã được gia công đúng quy định về đường kính và chiều cao mẫu. Cường độ chịu nén được xác định theo công thức: F P Rn  (daN/cm2 ) (1.10) Trong đó: Rn: Cường độ chịu nén của đá dăm P: Lực nén vỡ mẫu F : Diện tích bề mặt chịu nén (mặt cắt ngang mẫu) 1.7.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm - Dụng cụ khoan cắt, tạo mẫu thí nghiệm (máy khoan lấy mẫu nguyên dạng, máy cắt) - Máy nén thuỷ lực 100 - 200 tấn - Thước kẹp b, Phương pháp tiến hành
  • 10. 12 - Tạo mẫu thí nghiệm: Dùng máy khoan tạo mẫu thí nghiệm hình trụ đường kính 40-50mm, cắt phẳng hai đầu mặt cắt song song, nhẵn. Mẫu có chiều cao bằng đường kính. Trường hợp không có máy khoan thì dùng máy cắt để tạo mẫu hình lập phương kích thước mỗi cạnh 40-50mm. Khi khoan lấy mẫu phải chú ý để sao cho mặt chịu nén song song với mặt phân lớp (hướng lực tác dụng phải vuông góc với mặt phân lớp). - Sấy khô mẫu trong vòng 1 giờ (nếu xác định cường độ khi khô) hoặc ngâm trong nước trong vòng 12 giờ (nếu xác định cường độ của mẫu khi bão hoà nước). - Nén mẫu bằng máy nén thuỷ lực với tốc độ khống chế trong khoảng 5-10 daN/cm2 - giây. Cho đến khi mẫu bị vỡ, ghi giá trị lực tác dụng khi mẫu bị vỡ. - Tính cường độ chịu nén theo công thức (1.10) nếu thí nghiệm bằng mẫu khi khô thì đó là cường độ chịu nén khô, nếu là mẫu ngâm nước đó là cường độ chịu nén của mẫu bão hoà. 1.8. Độ hao mòn của đá dăm 1.8.1. Định nghĩa Độ hao mòn của đá dăm là sự hao hụt về khối lượng của đá dăm khi bị va chạm. Độ hao mòn của đá dăm theo thùng quay Đờ van là mức độ vỡ hạt của các hạt viên đá dăm do sự va chạm của các hòn đá với nhau. Độ hao mòn của đá dăm theo thùng quay Lốt ăng giơ lét là mức độ vỡ hạt của các hạt viên đá dăm do sự va chạm của các hòn đá với nhau cộng thêm tác dụng va đập của các hòn bi thép lên các hòn đá. Độ hao mòn của đá dăm theo thùng quay Lốt ăng giơ lét khác theo thùng quay Đờ van ở chỗ là sự vỡ hạt của các hòn đá do sự va đập của các hòn bi sắt. 1.8.2. Các xác định 1, Theo thùng quay Đờ van a, Dụng cụ thí nghiệm - Thùng quay Đờ van có tốc độ quay 30 vòng/phút. - Cân kỹ thuật - Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ b, Phương pháp tiến hành - Chọn khoảng 50 viên đá dăm có kích thước 40 -60mm có nhiều cạnh, khối lượng tùy thuộc vào từng loại đá (bảng 1.3) - Sấy khô đến khối lượng không đổi, cân xác định được khối lượng ban đầu là G - Cho mẫu đá dăm vào trong thùng quay Đờ van và cho máy quay 10.000 vòng với tốc độ quay 30 vòng/phút. Bảng 1.3: Khối lượng mẫu đá dăm thí nghiệm theo các nhóm hạt Cỡ sàng (mm) Khối lượng các nhóm hạt theo loại đá dăm Lọt sàng Trên sàng A (gam) B (gam) C (gam) D (gam)
  • 11. 13 37.5 25.4 1250  10 25.4 19.0 1250  10 19.0 12.5 1250  25 2500  10 12.5 9.5 1250  25 2500  10 9.5 6.3 2500  10 6.3 4.75 2500  10 4.75 2.38 5000  10 Tổng cộng 5000  10 5000  10 5000  10 5000  10 - Khi quay đủ số vòng, lấy mẫu ra dùng sàng 5mm để sàng các hạt mảnh vỡ lọt qua. - Rửa sạch các hòn đá còn sót lại trên sàng 5mm. - Sấy khô đến khối lượng không đổi và cân xác định được khối lượng là G1 - Độ hao mòn Đờ van tính theo công thức 100 G G-G D 1  % (1.11) Trong đó: G : là khối lượng mẫu đá dăm ban đầu. G1: Khối lượng còn sót lại trên sàng 5mm sau khi thí nghiệm. 2, Theo thùng quay Lốt ăng giơ lét (L.A) a, Dụng cụ thí nghiệm - Thùng quay Lốt ăng giơ lét có đường kính trong 28” (711mm) có tốc độ quay 30-33 vòng/phút. - Cân kỹ thuật có độ chính xác dến 1 gam - Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ. - Bộ sàng tiêu chuẩn gồm có đường kính lỗ sàng như sau: 37.5mm; 25.4mm; 19mm; 12.5mm; 9.5mm; 6.3mm; 4.75mm; 2.38; 1.7mm. - Các viên bi sắt (số lượng theo bảng 1.4) Bảng 1.4: Số viên bi sắt theo thùng quay Lốt Ăng giơ lét Loại đá dăm Số viên bi Tổng khối lượng bi A 12 5000  25 gam B 11 4584  25 gam C 8 3330  20 gam D 6 2500  15 gam b, Phương pháp tiến hành
  • 12. 14 - Chuẩn bị mẫu đá dăm đem thí nghiệm tuỳ thuộc vào kích cỡ hạt được phân thành từng nhóm cỡ hạt. đem sấy khô và cân một khối lượng như ở bảng 1.1 - Cho mẫu đá dăm vào trong thùng quay cùng với các viên bi thép đường kính khoảng 47mm. Khối lượng mỗi viên bi thép khoảng 390-445 gam số lượng các viên bi thép được quy định như trong bảng 1.2 - Cho thùng quay với tốc độ 30 - 33 vòng/phút quay đủ 500 vòng - Lây mẫu ra cho sàng qua sàng 1.7mm, sau đó rửa sạch phần còn lại trên sàng 1.7mm rồi đem sấy khô đến khối lượng không đổi. - Cân xác định được khối lượng lag G1 sau đó xác định độ hao mòn LA theo công thức 100 G G-G L.A 1  % (1.12) Trong đó: G : là khối lượng mẫu đá dăm ban đầu . G1: Khối lượng còn sót lại trên sàng 1.7mm sau khi thí nghiệm
  • 13. 15 Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA XI MĂNG 2.1. Khối lượng riêng của Xi măng 2.1.1. Định nghĩa: Khối lượng riêng của xi măng là khối lượng khô của một đơn vị thể tích xi măng ở trạng thái hoàn toàn đặc. 2.1.2. Cách xác định: a, Dụng cụ thí nghiệm: - Bình định mức chuyên dụng - Cân kỹ thuật có độ chính xác 1 gam - Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ.
  • 14. 16 - Phễu, bình giữ khô, dầu hoả. b, Phương pháp tiến hành: - Đổ dầu hoả đến vạch 00 của bình định mức. đặt bình vào chậu nước có nhiệt độ 252 o C, nhiệt độ này được duy trì trong suốt thời gian thí nghiệm. - Cân 65 gam xi măng đã được sấy khô trong suốt thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 110 – 115 o C. Cho lượng xi măng này vào bình định mức có chứa dầu hoả đến vạch chuẩn “00” Hình 2.1:Bình định mức - Sau 10 phút để cho bọt khí thoát ra hết và nhiệt độ cân bằng thì đọc phần thể tích nước dềnh lên. Đó chính là thể tích đặc của mẫu a Xa V G γ  (gam/cm3 ) (2.1) Trong đó: G : là khối lượng xi măng . Va : Thể tích đặc của xi măng 2.2. Khối lượng thể tích xốp của Xi măng 2.2.1. Định nghĩa: Khối lượng thể tích xốp của xi măng là khối lượng khô của một đơn vị thể tích xi măng ở trạng thái tơi xỗp tự nhiên được biểu thị bằng tỷ số giữa khối lượng xi măng ở trạng thái tơi xốp với thể tích của bình chứa lượng xi măng đó. 2.2.2. Cách xác định: a, Dụng cụ thí nghiệm: - Bình đựng hoặc ống đong có thể tích xác định (1000cm3 ) - Cân kỹ thuật có độ chính xác 1 gam - Tủ sấy có bộ phận khống chế nhiệt độ. - Phễu rót tiêu chuẩn b, Phương pháp tiến hành: - Sấy khô xi măng ở nhiệt độ 110 - 115 o C trong 2 giờ và để nguội đến nhiệt độ trong phòng. - Đặt ống đong dưới phễu rót tiêu chuẩn - Đổ xi măng đã sấy vào trong phễu đầy có ngọn. - Dùng thước thép gạt phẳng bề mặt chú ý không làm chặt hạt xi măng, - Cân xác định được khối lượng o Xo V G γ  (gam/cm3 ) (2.2) Trong đó: G : là khối lượng xi măng .
  • 15. 17 1 2 3 4 5 Vo: Thể tích của ống đong. 2.3. Độ dẻo tiêu chuẩn (Lượng nước tiêu chuẩn) của xi măng 2.3.1. Khái niệm Khi nhào trộn xi măng dạng bột với nước ta được hỗn hợp vữa xi măng ở dạng dẻo. Độ dẻo của hỗn hợp vữa xi măng chính là lượng nước vừa đủ để thuỷ hoá hạt xi măng và tạo độ dẻo trong thi công. Nó được biểu thị bằng % tỷ số giữa lượng nước để nhào trộn với khối lượng xi măng. Đây là căn cứ để trộn mẫu thí nghiệm xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết của xi măng. 2.3.2. Cách xác định: Độ dẻo tiêu chuẩn (Lượng nước tiêu chuẩn) được xác định bằng dụng cụ kim Vi ca a, Dụng cụ thí nghiệm: - Dụng cụ kim Vi ca (bao gồm khuôn đựng mẫu có kích thước dtrên= 65mm, ddưới =75mm; h =40mm; kim d = 10mm; giá lắp kim, thước đo) - Chảo trộn, bay thép - Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1gam - Ống đong 100ml và 50 ml có khắc vạch. Hình 2.2: Dụng cụ kim Vi ca 1- Thanh chạy; 2- Bảng đo: 3- Ốc cố định 4- Kim; 5- Côn đựng mẫu; 6- Gia trọng phụ b, Các bước tiến hành: - Cân 400 gam xi măng đổ vào chảo kim loại đã lau sạch nước bằng giẻ ẩm, bới hốc, sau đó ước tính lượng nước cho vào chảo ngâm trong vòng 30 giây, sau đó bắt đầu trộn đều và cho vào khuôn đựng mẫu (khuôn đựng mẫu được đặt trên 1 tấm kính ), dập tấm kính và khuôn đựng mẫu trên mặt bàn khoảng 5-7 cái để cho vữa nèn chặt trong khuôn, làm phẳng và lau sạch bề mặt mẫu. - Đưa mẫu vữa vào dụng cụ kim Vica, điều chỉnh kim Vica sát với mặt mẫu và điều chỉnh kim trên đồng hồ về 00. Sau đó nới ốc hãm cho thanh chạy đi xuống (trong vòng 35 giây) làm cho kim cắm sâu vào trong mẫu vữa lúc này ta đọc trị số trên đồng hồ đo. - Nếu kim Vi ca cách đáy từ 5-7mm (kim cắm sâu vào trong mẫu từ 33-35mm) thì lượng nước giả định ban đầu chính là lượng nước tiêu chuẩn của xi măng.
  • 16. 18 - Nếu kim Vica cách đáy ít hơn 5mm hoặc nhiều hơn 7mm thì phải điều chỉnh lại lượng nước đến khi nào đạt yêu cầu mới thôi. - Thông thường lượng tiêu chuẩn của xi măng dao động trong khoảng 23 – 32% 2.4. Thời gian đông đặc (thời gian ninh kết) của xi măng 2.4.1. Khái niệm: Khi nhào trộn với nước xi măng mất dần tính dẻo ngày càng đông đặc lại nhưng chưa có khả năng chịu lực thòi gian này được gọi là thời gian đông đặc của xi măng và thời gian này được chia làm 2 thời kỳ: * Thời gian bắt đầu đông đặc: là thời gian kể từ khi bắt đầu nhào trộn xi măng với nước tới khi vữa xi măng mất dần tính dẻo. Trong thí nghiệm ứng với thời gian kim Vica cách đáy 1-2mm(thời gian này không nhỏ hơn 45’) * Thời gian kết thúc đông đặc: Là thời gian kể từ khi nhào trộn xi măng với nước đến khi kim Vica cắm sâu vào trong vữa xi măng từ 1- 2mm lúc này xi măng bắt đầu có cường độ (thời gian này không lớn hơn12 giờ) Việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đông đặc của xi măng nhằm phục vụ cho thi công, đề ra biện pháp tổ chức thi công phù hợp để kết thúc việc đầm lèn trước khi xi măng bắt đầu đông kết. 2.4.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm: - Giống như cách xác định lượng nước tiêu chuẩn, chỉ khác kim có d = 1,1mm. b, Các bước tiến hành: *Đối với thời gian bắt đầu đông đặc: Trộn vữa xi măng (vữa xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn) cho vào khuôn đựng mẫu và để trong vòng 30 phút (kể từ khi nhào trộn xi măng với nước) cho vào dụng cụ kim Vica và tháo ốc hãm cho kim Vica dơi tự do trong vòng 30’’vào trong mẫu vưa xi măng nếu kim cách đáy 1-2mm tức là cắm sâu vào trong mẫu 38-39mm. Ta tính thời gian bắt đầu nhào trộn đến thời gian này là thời gian bắt đầu đông kết của xi măng. Nếu ta tiến hành chưa bảo đảm tức là kim Vi ca cách đáy từ 1-2mm thì cứ 5 phút ta lại tiến hành thí nghiệm lại một lần và đến khi nào đạt thì mới thôi. * Đối với thời gian kết thúc đông đặc: Ta trộn vữa xi măng (vữa xi măng đã đạt yêu cầu về độ dẻo) cho vào khuôn đựng mẫu và để trong vòng 9 tiếng sau đó ta tiến hành thí nghiệm đến khi nào kim Vica cách mặt từ 1-2mm thì thời gian tính từ khi nhào trộn xi măng với nước đến thời gian này là thời gian kết thúc đông đặc của xi măng. Nếu thí nghiệm chưa bảo đảm yêu cầu thì cứ 15 phút sau ta tiến hành thí nghiệm lại 1 lần đến khi nào đạt yêu cầu mới thôi. 2.5. Cường độ (Mác) của xi măng Poóc lăng 2.5.1. Khái niệm:
  • 17. 19 + Cường độ của xi măng là khả năng chịu nén của hỗn hợp xi măng cát theo điều kiện tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn được quy định như sau: - Tỷ lệ phối hợp Xi măng: Cát = 1:3 tính theo khối lượng (theo quy trình AASHTO tỷ lệ pha trộn 1: 2.75) - Cát nhào trộn phải là cát tiêu chuẩn (theo quy định của TCVN 139.64) phải thoả mãn yêu cầu sau: Hàm lượng SiO2 > 96%; đường kính hạt từ 0.5-0.9mm’ lượng bẩn tạp chất (bụi, sét) không quá 1%. - Kích thước mẫu 5x5x5 cm mẫu chịu nén; 4x4x16cm mẫu chịu uốn; điều kiện bảo dưỡng về độ ẩm w= 90 –100%; nhiệt độ = 20  50 C. thời gian bảo dưỡng 28 ngày. + Mác của Xi măng chính là cường độ chịu nén của mẫu thử tiêu chuần (mẫu thủ có kích thước tiêud chuẩn và được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày) 2.5.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm - Máy trộn vữa xi măng - Bàn dằn để xác định lượng nước tiêu chuẩn. - Khuôn tạo mẫu; chày đầm; bay trộn. - Máy thí nghiệm kéo uốn. - Máy nén thuỷ lực - Các dụng cụ thông thường khác như cân; ống đong.. b, Các bước tiến hành - Nhào trộn Xi măng, nước theo tỷ lệ đã quy định. Khối lượng mỗi loại tuỳ thuộc vào số lượng và kích thước mẫu thử cần đúc, sau đó nhào trộn với lượng nước tiêu chuần. - Cho vữa vào khuôn làm 2 lớp cho đầm dung hoạt động để đầm chặt mẫu vữa trong thời gian 3 phút. - Dùng dao xén bỏ phần thừa trên mặt. - Đem bảo dưỡng mẫu và khuôn trong môi trường tiêu chuẩn trong vòng 24 tiếng sau đó tháo mẫu khỏi khuôn, cho vào ngâm trong nước. Mặt nước ngập trên mặt mẫu từ 2-3cm. - Mẫu thử đã bảo dưỡng đủ thời gian quy định 28 ngày vớt ra, lau khô bề mặt và đem thử (mẫu lấy ra khỏi buồng dưỡng hộ phải thử ngay không chậm quá 10 phút). - Đặt mẫu vào đúng vị trí của máy, cho gia tải với tốc độ phù hợp tuỳ theo chỉ tiêu thí nghiệm. Nếu thí nghiệm chịu nén thì gia tải với tốc độ 2 daN/cm2 /giây, Nếu thí nghiệm chịu kéo uốn thì gia tải với tốc độ 5 daN/cm2 /giây cho tới khi mẫu bị phá hoại.. - Trong trường hợp kết hợp xác định cường độ chịu nén trong mẫu kéo uốn thì lấy nửa mẫu uốn để thí nghiệm. Dùng bàn ép có diện tích chịu nén 25 cm2 đặt lên mẫu, và nén với tốc độ như trên khi mẫu bị phá hoại.
  • 18. 20 - Tính toán cường độ chịu nén theo công thức F P Rn  (daN/cm2 ) (2.4) Trong đó P : lực nén phá hoại mẫu F : là diện tích mặt chịu nén của mẫu - Tính tóan cường độ chịu kéo uốn 2ku 2b.h 3.P.L R  (daN/cm2 ) (2.5) Trong đó P : Lực tác dụng phá hoại mẫu (daN) L : Khoảng cách giữa hai gối đỡ (cm) b, h: Chiều rộng, chiều cao mặt cắt ngang (mặt bị uốn gãy) (cm) - Mỗi chỉ tiêu ta thí nghiệm ba mẫu sau đó lấy kết quả trung bình của ba mẫu thí nghiệm đó. Bài 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA BÊ TÔNG 3.1. Độ dẻo của hỗn hợp vữa bê tông 3.1.1. Khái niệm
  • 19. 21 300 108 100 Sn Độ dẻo của hỗn hợp bê tông là tính chất đặc trưng cho tính lưu động của hỗn hợp vữa bê tông trong thi công và được biểu thị bằng độ sụt của bê tông trong khuôn tiêu chuẩn và được tính bằng cm. Trong thi công phải thường xuyên kiểm tra độ dẻo để có sự điều chỉnh kịp thời lượng nước và xi măng nhằm bảo đảm cho bê tông đạt yêu cầu về chất lượng. 3.1.2. Cách xác định: Tuỳ thuộc vào mức độ dẻo của bê tông ta có 2 loại bê tông dẻo, bê tông cứng 1, Đối với bê tông dẻo: Có đặc điểm dễ tạo hình, đỡ công đầm nèn và tính dẻo của nó được xác định bằng dụng cụ nón cụt tiêu chuẩn: a, Dụng cụ thí nghiệm + Nón cụt tiêu chuẩn: có 2 loại nón cụt là N1 và N2. + Chày đầm (thanh sắt 16.2mm, dài 64cm, tròn đầu), xẻng xúc, khay trộn… Bảng 3.1: Kích thước của nón cụt tiêu chuẩn Loại côn nón cụt Dtrên (mm) Ddưới (mm) h (mm) N1 100 200 300 N2. 150 300 450 Tuỳ theo kích thước đường kính dmax của vật liệu mà ta chọn loại công cho phù hợp: Đối với dmax  40 mm ta dùng côn N1 Đối với dmax > 40 mm ta dùng côn N2 b, Các bước tiến hành + Mẫu bê tông đã trộn xong lấy ch o vào khay trộn lại cho đều, đặt côn đã lau sạch trên sàn cứng, phẳng. + Cho bê tông vào côn làm ba lần, mỗi lần bằng 1/3 chiều cao của côn và đầm 25 cái bằng đầm tiêu chuẩn có chiều dài là 64 cmm đường kính là 16.2mm, theo hình soáy chôn ốc từ ngoài vào trong. Yêu cầu lớp sau đầm sâu vào lớp trước từ 1-2 cm. Sau khi đầm xong lớp thứ ba dùng bàn xoa san phẳng mặt ngang với thành của côn. + Nhấc côn nón cụt theo phương thẳng đứng và đặt côn ngay bên cạnh, dưới tác dụng của trọng lượng bản thân bê tông sụt xuống, đặt một thước cứng thẳng ngang lên đáy trên của côn và dùng thước thép đo khoảng cách từ thước nằm ngang đến đỉnh của khối bê tông đó chính là độ sụt ký hiệu là Sn. + Nếu thí nghiệm bằng côn N1 thí lấy giá trị là Sn ; còn thí nghiệm côn N2 thì lấy kết quả N1x 0,67
  • 20. 22 9 87 6 5 4 3 2 1 Hình 3.1: Dụng cụ nón cụt tiêu chuẩn 2, Đối với bê tông cứng: Khi độ sụt của bê tông bằng 0 thì ta xác định bằng phương pháp rung và được tính bằng thời gian (giây) a, Dụng cụ thí nghiệm + Nón cụt tiêu chuẩn N1 + Bộ khuôn hình lập phương có kích thước (200x200x200)mm + Bàn chấn động (hình vẽ 3.2) b, Phương pháp tiến hành + Đặt và kẹp khuôn trên bàn chấn động, đặt hình nón cụt vào trong, cho hỗn hợp bê tông sau khi đã trộn đều vào trong nón cụt như phần xác định Sn. Rút nón cụt 1 cách nhẹ nhàng và cho bàn chấn động rung đồng thời bấm đồng hồ để tính thời gian, mắt quan sát đến khi nào bê tông chảy đều ở các góc và tạo Hình 3.2: Bàn chấn động thành mặt nằm ngang. Lấy thời gian này x 1,5 thời gian đó sẽ được đặc trưng cho độ cứng của bê tông. + Căn cứ vào độ dẻo, độ cứng của bê tông ta có bảng sau: Bảng 3.2: Bảng xác định chỉ tiêu độ dẻo, độ cứng của hỗn hợp vữa bê tông Loại hỗn hợp bê Sn (cm) Độ Loại hỗn hợp bê Sn (cm) Độ cứng
  • 21. 23 tông cứng (s) tông (s) Đặc biệt cứng - 300 ít dẻo 1- 4 15-20 Cứng cao - 150-200 Dẻo 5-8 0-10 Cứng - 60-100 Rất dẻo 10-12 - Cứng vừa - 30-45 Dẻo chảy 15-18 - 3.2. Cường độ, Mác của Bê tông 3.2.1. Khái niệm: * Cường độ của bê tông: Là khả năng chịu lực của bê tông trên 1 đơn vị diện tích mẫu, Bao gồm có cường độ chịu nén, uốn, cắt… Nhưng khả năng chịu nén của bê tông là tốt nhất và đó cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cường độ của bê tông. Cường độ của bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố; cường độ đá xi măng; chất lượng cốt liệu; cấu tạo của bê tông; điều kiện bảo dưỡng; hình dạng kích thước mẫu thử. * Mác của bê tông: là cường độ chịu nén giới hạn của mẫu thử tiêu chuẩn bê tông hình lập phương kích thước (15 x 15 x 15)cm và hình trụ kích thước (d x h = 15 x 30)cm, chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm. Trong trường hợp mẫu thử có kích thước không tiêu chuẩn thì phải quy về mẫu thử tiêu chuẩn như sau. Bảng 3-3: Hệ số của các loại kích thước mẫu thử Mẫu lập phương Hệ số K Mẫu hình trụ Hệ số K 10 x 10 x10 cm 0.91 10 x 20 cm 1.17 15 x 15 x 15 cm 1.00 15 x 30 cm 1.20 20 x 20 x 20 cm 1.05 20 x 40 cm 1.24 3.2.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm: + Khuôn đúc mẫu + Các dụng cụ tạo mẫu (khay trộn, bay sắt, que đầm) + Máy nén thủy lực 100-200 Tấn b, Phương pháp tiến hành - Đúc mẫu thí nghiệm: Lấy mẫu bê tông đã được trộn đều (lấy ở giữa thùng trộn hoặc mẻ bê tông vừa chuyển đến) đổ vào khuôn đã chuẩn bị trước (khuôn đúc mẫu phải sạch, không xộc xệch) làm 2 hoặc 3 lớp bằng nhau. - Dùng máy đầm hoặc đầm tay để đầm bê tông. Yêu cầu chung của việc đầm bê tông là phải đều khắp trên toàn bộ diện tích mặt mẫu. Khi đầm bằng tay số lầm đầm quy định là 1 chày /1cm2 bề mặt. Khi đầm chọc đều từ xung quanh vào giữa, lớp đầu chọc sâu tới đáy, lớp sau chọc sâu xuống lớp dưới 2-3cm. Không để xẩy ra hiện tượng phân
  • 22. 24 tầng, không kéo dài thời gian đúc mẫu. Số lần đầm tay và thời gian rung phải đúng theo quy định. - San phẳng bề mặt, đem bảo dưỡng mẫu cả khuôn trong môi trường có độ ẩm từ 95-100%, nhiệt độ 20-25o C trong thời gian 24 giờ (nếu bê tông mác thấp thì thời gian bảo dưỡng gấp đôi) - Sau thời gian bảo dưỡng sơ bộ, tháo mẫu khỏi khuôn đem bảo dưỡng tiếp cho đủ số ngày (28 ngày) - Mẫu thử đã bảo dưỡng đủ thời gian được đem thí nghiệm trên máy nén một trục. Đặt từng viên lên máy. Nén mẫu với tốc độ gia tải 6 daN/cm2/giây cho đến khi mẫu bị phá hoại. - Tính cường độ chịu nén của mẫu bê tông theo công thức F P .Rn k (daN/cm2 ) (3.1) Trong đó: Rn: Cường độ chịu nén của bê tông (daN/cm2 ) P : Lực nén vỡ mẫu (daN) F : Diện tích bề mặt mẫu (cm2 ) k: Hệ số chuyển đổi từ mẫu không tiêu chuẩn về mẫu tiêu chuẩn. - Khi thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của mẫu bê tông nào thì đó chính là cường độ của mẫu thử đó. - Còn khi xác định một tổ mẫu thử để xác định mác của bê tông thì cường độ chịu nén của các mẫu thử được ghi theo thứ tự tăng dần VD: Rn1 ; Rn2 ; Rn3 … và độ chênh lệch giữa Rn1 ; Rn2 là 1 và Rn2 ; Rn3 là 2 nếu độ chênh lệch giữa 1 và 2 không quá 15% thì ta lấy RnTB của các mẫu thử trên còn nếu độ chênh lệch 1 và 2 lớn hơn 15% thì ta lấy cường độ chịu nén của mẫu ở vị trí trung gian (Rn2) làm Mác của bê tông.
  • 23. 25 Bài 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VỮA XÂY DỰNG 4.1. Độ dẻo (lưu động) của hỗn hợp vữa xây dựng 4.1.1. Khái niệm Độ lưu động đặc trưng cho khả năng của hỗn hợp vữa dễ dàn chải thành lớp mỏng lên bề mặt xây và lèn đầy vào các chỗ không bằng phẳng của bề mặt này. Độ lưu động của hỗn hợp Vữa có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm năng suất lao động, tiết kiệm thời gian thi công đồng thời bảo đảm chất lượng khối xây. 4.1.2. Cách xác định: Độ lưu động của hỗn hợp vữa được xác định bằng thực nghiệm nó được đo bằng độ cắm sâu của quả chùy tiêu chuẩn bằng kim loại dạng nón có góc ở đỉnh là 300 , nặng 300 gam (hình vẽ 4.1) vào trong mẫu vữa khi thí nghiệm. a, Dụng cụ thí nghiệm - Quả chùy tiêu chuẩn bằng kim loại dạng nón có góc ở đỉnh là 300 ,nặng 300 gam - Thanh trượt gắn quả chùy - Thước có chia vạch - Giá đỡ - Thùng đựng mẫu vữa b, Phương pháp tiến hành - Lấy một ít hỗn hợp vữa tại công trường cho vào thùng đựng mẫu vữa trộn lại cho đều sau đó cho thùng đựng mẫu vữa vào trong dụng cụ đo độ lưu động. - Giải phóng cho quả chùy rơi tự do vào trong mẫu vữa trong thời gian….. và đọc độ cắm sâu của quả chùy vào vữa ký hiệu ( S) tính bằng cm độ cắm sâu này là chỉ tiêu đánh giá độ lưu động của hỗn hợp vữa xây dựng. Hình 4.1: Dụng cụ thử độ dẻo của vữa 1 - Chùy hình nón 2 - Chậu đựng vữa 3 - Bảng đo; 4- vít - Độ cắm sâu (S) càng lớn thì độ lưu động của hỗn hợp vữa càng lớn và ngược lại. 4.2- Cường độ của vữa xây dựng 4.2.1. Khái niệm 3 4 1 2
  • 24. 26 Cường độ của vữa xây dựng là tính chất đặc trưng cho khả năng chịu lực khi chịu tác dụng của tải trọng phá hoại, đây là chỉ tiêu quan trọng biểu thị khả năng của nó cùng tham gia làm việc với các thành phần khác trong kết cấu khối xây lắp. 4.2.2. Cách xác định Cường độ chịu nén của vữa được xác định bằng thực nghiệm theo phương pháp nén phá hoại trực tiếp trên mẫu vữa hình lập phương kích thước 7.07x7.07x7.07 cm hoặc các nửa mẫu dạng dầm kích thước 40x40x160 cm ở tuổi tiêu chuẩn. a, Dụng cụ thí nghiệm: - Bộ khuôn đúc mẫu vữa có kích thước 7.07x7.07x7.07 cm loại có đáy và loại không có đáy. - Các dụng cụ khác như khay trộn, bay sắt, bàn xoa gỗ… b, Các bước tiến hành - Lấy mẫu vữa đã bảo đảm các yếu tố kỹ thuật trộn lại cho đều, sau đó cho vào khuôn đúc mẫu bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn đủ 28 ngày sau đó đem đi thí nghiệm nén mẫu cho đến khi mẫu bị phá hoại. - Tính cường độ chịu nén của mẫu vữa theo công thức F P .Rn k (daN/cm2 ) (4.1) Trong đó: Rn: Cường độ chịu nén của vữa (daN/cm2 ) P : Lực nén vỡ mẫu (daN) F : Diện tích bề mặt mẫu (cm2 ) -Ta thí nghiệm một tổ gồm 3 mẫu kết quả lấy giá trị trung bình
  • 25. 27 Bài 5 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA BI TUM, BÊ TÔNG ÁT PHAN 5.1. Độ kim lún của bi tum loại quánh 5.1.1. Khái niệm: Độ kim lún là chiều sâu xuyên của kim tiêu chuẩn vào trong bi tum ở nhiệt độ 250 C trong thời gian 5 giây. Đây là chỉ tiêu biểu thị cho tính quánh của Bi tum, làm cơ sở để đánh giá chất lượng và phân loại bi tum. 5.1.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm - Dụng cụ đo độ kim lún (hình vẽ), kim xuyên tiêu chuẩn có khối lượng 100gam, đường kính kim 1.01 mm mũi nhọn đường kính 0.15 mm. - Nhiệt kế 500 C đo chính xác đến 0.10 C - Hộp đựng mẫu - Đồng hồ bấm giây - Các dụng cụ tạo mẫu và dụng cụ, vật liêụ để duy trì điều chỉnh nhiệt độ… b, Các bước tiến hành - Chuẩn bị mẫu bi tum: ta lấy ba thùng bi tum bất kỳ thùng thứa nhất ta lấy 1 ít ở 1/3 thùng phía trên, thùng thứ hai ta lấy một ít ở chính giữa thùng và thùng thức ba ta lấy một ít ở 1/3 thùng phía dưới sau đó ta đun Hình 5.1: Dụng cụ đo độ kim lún thành một mẫu ở nhiệt độ 110 - 1500 C lọc bỏ 1- Đồng hồ; 2- Kim; 3- Vít tạp chất qua sàng 0.5mm và cho vào chén 4- Đầu kim; 5- Mẫu nhựa; 6- Nước nhôm để nguội ở nhiệt độ không khí. - Ta cho mẫu bi tum vào trong nước có nhiệt độ 250 C chú ý nước phải ngập trên mặt mẫu là 2cm trong vòng 1 tiếng sau đó ta cho vào dụng cụ kim lún điều chỉnh kim sát với mặt mẫu, điều chỉnh thước đo trên đồng hồ về 0. 6 5 4 3 2 1 6.3550,826
  • 26. 28 1 24 3 13 - Ấn nút cho kim rơi tự do cắm sâu vào mặt mẫu bi tum sau đúng 5 giây thì ta khoá kim lại và đọc giá trị kim xuyên mào mẫu trên đồng hồ cứ một độ trên đồng hồ ứng với 0,1 mm ngoài thực tế ta lấy theo trị số trung bình của ba lần đo ở ba vị trí khác nhau. 5.2. Độ kéo dài (giãn dài) của Bi tum 5.2.1. Khái niệm Độ kéo dài của Bi tum là chiều dài kéo đứt của mẫu bi tum ở trong nước có nhiệt độ 250 C. Độ kéo dài là chỉ tiêu biểu thị cho tính dẻo của bi tum, độ kéo dài càng lớn thì tính dẻo càng cao. 5.2.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm - Máy kéo bi tum có tốc độ khống chế là 5cm/1phút - Khuôn tạo mẫu bằng đồng (khuôn hình số 8) - Nhiệt kế 500 C đo chính xác đến 0.10 C - Các dụng cụ tạo mẫu và dụng cụ ngâm mẫu có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ… Hình 5.2: Khuôn tạo mẫu b, Các bước tiến hành - Chuẩn bị mẫu bi tum giống như phần xác định độ kim lún. - Sau khi chuẩn bị xong mẫu bi tum thì đổ bi tum (đã đun ở nhiệt độ 110-1150 C, lọc bỏ tạp chất) vào trong khuôn đựng mẫu hình số 8 và đẻ nguội ở nhiệt độ không khí - Ngâm mẫu bi tum trong nước có nhiệt độ 250 C trong vòng 1 giờ. - Lắp mẫu vào máy kéo dài chú ý mẫu ngập mặt nước 4cm nhiệt độ của nước vẫn duy trì 250 C trong suốt quá trình thí nghiệm và nước = Bitum. Hình 5.3: Dụng cụ đo độ giãn dài (khi mẫu chưa kéo) 1- Thước đo; 2,3- Mẫu kéo; 4- Vít cố định - Cho máy hoạt động với tốc độ 5cm/1phút chú ý mắt quan sát đến khi mẫu bị đứt, kết quả lấy trung bình của ba mẫu và được ký hiệu là L đo bằng cm. Nếu L càng lớn thì bi tum có độ dẻo càng cao và ngược lại.
  • 27. 29 Hình 5.4: Dụng cụ đo độ giãn dài (khi mẫu đang kéo) 1- Thước đo; 2,3 - Mẫu kéo; 4- Vít cố định 5.3.Nhiệt độ hóa mềm của bi tum 5.3.1. Khái niệm Nhiệt độ hóa mềm của Bi tum là nhiệt độ làm cho bi tum chuyển từ trạng thái quánh sang trạng thái lỏng, thể hiện sự nhạy cảm của Bi tum với nhiệt độ. Nhiệt độ hóa mền được xác định dụng cụ vòng và hòn bi. Đó là nhiệt độ ứng với thời điểm viên bi nằm trên mẫu bi tum đặt trong vòng bi nung nóng rơi xuống đáy dụng cụ. 5.3.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm + Vòng xuyến đựng mẫu Bi tum có đường kính trong 12.5mm dày 8mm + Bi trong có đường kính 9,5mm nặng 3,5gam + Khung treo mẫu, bình thuỷ tinh + Nhiệt kế 2000 C có độ chính xác 0,50 C + Đèn cồn có bộ phậm điều chỉnh nhiệt độ + Nước cất hoặc glyxêrin và các dụng cụ khác. b, Phương pháp tiến hành + Chuẩn bị mẫu : như khi ta tiến hành chuẩn bị xác định tính quánh sau đó ta đổ mẫu bi tum vào khuôn, gạt bằng và để nguội ở nhiệt độ không khí trong thời gian là 1 giờ. + Lắp mẫu vào khung treo và dặt vào bình thuỷ tinh, đỏ nước cất vào bình thuỷ tinh chú ý nước phải ngập quá mặt mẫu là Hình 5.5: Dụng cụ vòng và hòn bi 5 cm nước có nhiệt độ ban đầu là 50 C. Ngâm 1- Viên bi; 2- Vòng mẫu ở nhiệt độ này là 15 phút. 3- Giá trên; 4- Giá dưới 150 R35 25,4kh«ngnháh¬n75 kh«ngnháh¬n50 400 65 1 2 3 4
  • 28. 30 + Đốt đèn cồn để gia nhiệt cho nước trong bình thuỷ tinh, tốc độ gia nhiệt 50 C/1phút, theo dõi nhiệt độ khi viên bi rơi chạm đáy giá treo và ghi nhiệt độ chính xác đến 0,50 C, Và nhiệt độ ghi được chính là nhiệt độ hoá mềm của bi tum. + Ta lấy kết quả của hai mẫu thử và lấy giá trị trung bình, thông thường nhiệt độ hoá mềm của bi bum không vượt quá 800 C. Nếu nhiệt độ hóa mềm vượt quá 800 C thì phải làm lại thí nghiệm bằng cách thay nước bằng Glyêrin ở nhiệt độ 350 C với cách làm tương tự. 6.4. Nhiệt độ bắt lửa và nhiệt độ bốc cháy của bi tum 6.4.1. Khái niệm Khi đun bi tum đến nhiệt độ nào đó, khi đó ta huơ ngọn lửa vào bề mặt của bi tum thì sẽ thấy có ngọn lửa xanh, đưa mồi lửa ra khỏi mặt mẫu bi tum thì ngọn lửa đó tắt và nhiệt độ đó ngưới ta gọilà nhiệt độ bắt lửa của bi tum. Nếu tiếp tục đun bi tum đến nhiệt độ cao hơn lúc này ta đưa ngọn lửa lên trên bề mặt mẫu bi tum thì có ngọn lửa xanh, rút mồi lửa ra ngọn lửa xanh vẫn tồn tại trên 5 giây, thì ta gọi nhiệt độ khi này là nhiệt độ bốc cháy của bi tum và cạc xác định hai chỉ tiêu này như sau: 6.4.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm + Cốc đựng mẫu bi tum và cốc lớn để chứa cốc đựng mẫu và cát. + Đèn cồn có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ + Dụng cụ đánh lửa và nhiệt kế đo 4000 C + Đồng hồ bấm giây và một số dụng cụ khác. * Các bước tiến hành + Chuẩn bị mẫu: Giống như cách xác định tính quánh sau đó ta cho bi tum đã lọc bỏ tạp chất và cho vào cốc đựng mẫu và để nguội ở nhiệt độ không khí. + Đặt cốc đựng mẫu vào cốc lớn hơn, cho cát vào giữa hai cốc (mục đích để cho nhiệt độ xung quanh, trên và dưới đáy mẫu được đồng đều ) cắm nhiệt kế vào chính giữa mẫu bi tum cố định nhiệt kế và cốc đựng mẫu bằng các thanh giá + Châm lửa vào đèn cồn để đun nóng mẫu bi tum, Hình 5.6: Dụng cụ xác định thời gian đầu tốc độ gia nhiệt là 100 C/1phút khi nhiệt độ nhiệt độ bốc cháy cuar Bi tum 1 2 3
  • 29. 31 lên tới 1000 C thì giảm bớt nhiệt độ xuống còn 40 C/1phút. 1- Cát; 2-Nhiệt kế; 3-Mẫu + Khi gần đến nhiệt độ bắt lửa (cách hiệt độ bắt lửa khoảng 300 C) thì cứ 30 giây ta cho mồi lửa qua lại trên mặt mẫu một lần. Cứ như thế cho đến khi thấy ngọn lửa xanh trên mặt mẫu bi tum ta đọc nhiệt độ trên nhiệt kế, nhiệt độ lúc này là nhiệt độ bắt lửa của bi tum. + Tiếp tục gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn và lại thử mồi lửa như trên cho đến khi thấy ngọn lửa xanh, đều trên khắp mặt mẫu Bi tum và tồn tại trên 5 giây, thì ta lại đọc nhiệt độ trên nhiệt kế. Nhiệt độ lúc này là nhiệt độ bốc cháy của Bi tum. 6.5. Tính dính bám với bề mặt cốt liệu 6.5.1. Khái niệm Độ dính bám với bề mặt cốt liệu (đá dăm) được đánh giá theo độ bền của màng bi tum bám trên bề mặt cốt liệu khi nhúng vào nước sôi. Sự dính bám tốt thì màng Bi tum không bị bong hoặc bị bong ít, dính bám kém thì màng Bi tum bong nhiều. 6.5.2. Cách xác định - Chọn 10 viên đá có kích thước đồng đều đường kính 4-5cm sấy khô. - Buộc chỉ vào tường viên đá, nhúng từng viên đá vào bi tum đã và đang đun ở nhiệt độ 1600 C trong vòng 15 giây, nhấc mẫu bi tum ra để nguội ở nhiệt độ không khí. - Nhúng từng viên đá đã bọc bi tum vào trong nước đang sôi trong vòng 3 phút. - Nhấc mẫu ra quan sát bằng mắt thường và đánh giá độ dính bám theo cấp lấy kết quả theo cách đánh giá của toàn bộ viên đá theo các cấp sau: + Cấp 1: Độ dính bám rất kém là màng nhựa tách khỏi mặt đá hoàn toàn + Cấp 2: Độ dính bám kém màng hựa tách khỏi mặt đá gần hoàn toàn khoảng 70- 80%. + Cấp 3: Độ dính bám trung bình màng nhựa tách ra khỏi mặt đá trung bình, độ dày màng nhựa giảm nhưng vẫn còn khả năng dính bám dược. + Cấp 4: độ dính bám tốt là màng nhựa tách khỏi mặt đá không đáng kể, độ dày màng nhựa giảm nhưng vẫn còn dính bám đều, tốt với mặt đá. + Cấp 5: Độ dính bám rất tốt là màng nhựa vẫn còn bao bọc kín toàn bộ bề mặt của viên đá. 6.6. Khối lượng thể tích của Bê tông át phan 6.6.1. Khái niệm Khối lượng thể tích là khối lượng của một đơn vị thể tích bê tông át phan, để xác được nó cần xác định được hai thông số đó là khối lượng và thể mẫu. 6.6.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm + Cân kỹ thuật và cân thủy tĩnh có độ chính xác tới 0,1 gam và các phụ kiện để cân bằng trong nước, châuk thủy tĩnh hoặc chậu men. + Các dụng cụ thông thường khác
  • 30. 32 b, Các bước tiến hành + Cân xác định khối lượng chính xác đến 0,1 gam + Ngâm mẫu đã cân vào trong nước coa nhiệt độ 20-250 C trong thời gian 30 phút. + Vớt mẫu ra, lau khô bề mặt cân trong không khí xong đem cân trong nước ở nhiệt độ20-250 C. * Tính toán để xác định khối lượng thể tích của Bê tông át phan 21 n0 0 GG .γG γ   (gam/cm3 ) (6.1) Trong đó: 0: Khối lượng thể tích của Bê tông át phan (gam/cm3 ) G0: Khối lượng mẫu khô khi cân trong không khí (gam) G1: Khối lượng mẫu ngâm khi cân trong không khí (gam) G2: Khối lượng mẫu ngâm khi cân trong nước (gam) n: Khối lượng riêng của nước ứng với nhiệt độ đã cho (gam/cm3 ) Chú ý: Đối với mẫu bê tông át phan có kích thước xác định (mẫu hình trụ, hình lập phương) ta có thể xác định thể tích bằng phương pháp hình học. 6.7. Cường độ chịu nén của Bê tông 6.7.1. Khái niệm Cường độ chịu nén là chỉ tiêu biểu thị khả năng chống lại tác dụng của lực nén đơn (nén dọc trục) tính cho một đơn vị diện tích xác định bằng tỷ số giữa lực tác dụng nén vỏ mẫu và diện tích mặt chịu nén, tính bằng (daN/cm2 ) 6.7.2. Các xác định : Xác định cường độ chịu nén của bê tông át phan theo các điều kiện sau: - Ở nhiệt độ 200 C mẫu khô - Ở nhiệt độ 200 C mẫu bão hòa nước - Ở nhiệt độ 500 C mẫu khô a, Dụng cụ thí nghiệm + Máy nén truyền động cơ học nén được 5-10 tấn + Bình để ổn định nhiệt độ + Chậu nước + Nhiệt kế đo độ chính xác đến 1) C và Các dụng cụ thông thường khác b, Các bước tiến hành - Chuẩn bị mẫu: có thể gi công mẫu theo kích thước hình học nhất định hoặc dùng máy khoan ta khoan mẫu tạ các công trường. Sau đó ngâm mẫu ở các nhiệt độ tương ứng (độ chênh lệch không quá 2) C) trong vòng 1 giờ trước khi đem đi thí nghiệm.
  • 31. 33 - Vớt mẫu ra lau khô bề mặt đưa lên máy nén, nén với tốc độ 3-5 mm/phút, Cho đến khi mẫu bị phá hoại. - Tùy theo khả năng chịu lực của bê tông át phan mà ta dùng loại đồng hồ có độ chính xác phù hợp (chính xác đến 0,5 daN/cm2 ) - Tính cường độ chịu nén của Bê tông át phan theo công thức F P Rn  (daN/cm2 ) (6.2) Trong đó: Rn: Cường độ chịu nén của Bê tông át phan (daN/cm2 ) P : Lực nén phá hoại mẫu (daN) F : Diện tích mặt chịu nén (cm2 ) - Từ kết quả thí nghiệm cường độ ta xác định được hệ số ổn định nhiệt, ổn định nước theo công thức: R R 20 K 20 BH nK  ; R R 20 K 50 BH TK  Trong đó: Kn; KT : Hệ số ổn định nước, nhiệt độ của bê tông át phan R20 BH : Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 20) C mẫu bão hòa R20 K : Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 20) C mẫu khô R50 K : Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 50) C mẫu khô - Kết quả lấy trung bình của 3 mẫu thí nghiệm. 5.8. Xác định độ bền, độ dẻo và độ cứng của Bê tông át phan theo phương pháp Mác san 5.8.1. Khái niệm Độ bền mác san là giá trị lực nén phá hoại mẫu có kích thước tiêu chuẩn thí nghiệm theo phương pháp Macsan (nén mẫu theo mặt bên mặtnén cong- Mẫu hình trụ đường kính 101.6mm; chiều cao 63.5mm) 5.8.2. Cách xác định a, Dụng cụ thí nghiệm + Máy nén thí nghiệm Mác san (máy nén, bàn ép, các đồng hồ đo lực, đo biến dạng) + Khuôn đúc mẫu đường kính 101.6mm và chiều cao tiêu chuẩn 63.5mm + Các dụng cụ để trộn, đúc tạo mẫu + Các dụng cụ để ngâm mẫu duy trì nhiệt độ + Nhiệt kế 1000 C b, Phương pháp tiến hành - Chuẩn bị vật liệu, tạo mẫu tương tự như thông thường, mẫu thí nghiệm Mác san có kích thước đường kính 101.6mm và chiều cao tiêu chuẩn 63.5mm - Mẫu thí nghiệm có thể là mẫu khoan từ mặt đường đường kính 101mm chiều cao tùy thuộc vào chiều dày lướp mặt đường.
  • 32. 34 - Mẫu đã chuẩn bị xong dem ngâm mẫu vòa trong nước có nhiệt độ 601) C trong vòng 1 tiếng, mực nước ngập mặt mẫu 3 cm. - Lắp đặt mẫu vào khuôn, giá, lắp đồng hồ đo biến dạng - Cho tác dụng lực nén với tốc độ 50mm/phút. - Ghi giá trị lực lúc mẫu phá hoại, và trị số biến dạng của mẫu ứng với thời điểm mẫu bị phá hoại. - Quá trình làm thí nghiệm phải làm nhanh, để két thúc công việc không quá 90 giây kể từ khi vớt mẫu ra khỏi thùng ngâm mẫu. Giá trị lực phá hoại mẫu ghi chính xác 10 daN. Giá trị lực phá hoại chính là độ bền Mác san. Trường hợp mẫu bê tông át phan có chiều cao khác chiều cao tiêu chuẩn 63.5mm thì kết quả cuối cùng là giá trị thí nghiệm nhân với hệ số hiệu chỉnh trong bảng 5.1 - Độ dẻo Mác san được tính bằng đơn vị 1/10mm trị số bị nén dẹt lại - Độ quy ước được biểu thị như sau L 10.P A  (5.3) Trong đó A: Độ cứng quy ước P : Độ bền Mác san (daN) L : Độ dẻo Chú ý: Độ bền và độ dẻo Mác san lấy theo giá trị trung bình của 3 mẫu thí nghiệm. Độ chênh lệch giữa các mẫu không quá 10%. Bảng 5.1: Bảng hệ số điều chỉnh Chiều cao mẫu (mm) 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 Hệ số hiệu chỉnh 1.16 1.13 1.10 1.07 1.04 1.01 0.98 0.96 0.94 0.92 0.90
  • 33. 35 Phụ lục 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MẪU ĐÁ DĂM Cơ quan yêu cầu thí nghiệm:………………………………………………………. Cơ quan lấy mẫu:…………………………………………………………………... Vị trí lấy mẫu:……………………………………………………………………… Yêu cầu thí nghiệm:……………………………………………………………….. Ngày nhận mẫu:…………….. Ngày thí nghiệm ………………. TT Các chỉ tiêu thí nghiệm Kết quả Ghi chú 1 Khối lượng riêng (g/cm3 ) 2 Khối lượng thể tích (g/cm3 ) 3 Độ rỗng của đá (%) 4 Cường độ chịu nén của mẫu đá tiêu chuẩn (KG/cm2 ) Khi khô Khi bão hoà nước 5 Độ hấp thu nước (%) 6 Tỷ lệ hao mòn Deval (%)
  • 34. 36 7 Tỷ lệ hao mòn Los Angeles (%) Nhóm mẫu Nhóm mẫu Nhóm mẫu 8 Hàm lượng thoi dẹt (%) 9 Hàm lượng lẫn tạp chất Vô cơ (Bùn, đất) 10 Hàm lượng lẫn tạp chất Hữu cơ (so với màu chuẩn) 11 Tỷ lệ hao mòn Los Angeles (%) Cỡ hạt Cỡ hạt 12 Tỷ lệ kẽ hổng của đá dăm (%) 13 Độ dính bám nhựa (Cấp) Nhậnxét:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. Ngày ……Tháng……..năm…….. Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm Phụ lục 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MẪU CÁT Cơ quan yêu cầu thí nghiệm:………………………………………………………. Cơ quan lấy mẫu:…………………………………………………………………... Vị trí lấy mẫu:……………………………………………………………………… Yêu cầu thí nghiệm:……………………………………………………………….. Dùng cho:…………………………………………………………………………... Ngày nhận mẫu:………………………Ngày thí nghiệm …………………………. CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ Các chỉ tiêu K.Quả Các chỉ tiêu K.Quả Khối lượng riêng (g/cm3 ) Hàm lượng cỡ hạt > 5mm (%) Khối lượng riêng (g/cm3 ) Lượng ngậm chất bẩn Vô cơ (%) Độ hổng (%) Lượng ngậm chất bẩn Hữu
  • 35. 37 cơ(%) Mô đun độ lớn Lượng ngậm chất bẩn SO3(%) THÀNH PHẦN HẠT Đường kính lỗ sàng (mm) Lượng sót tích luỹ trên sàng (%) Tỷ lệ số lọt qua sàng (%) 5.0 2.5 1.25 0.63 0.315 0.14 Nhậnxét:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. Ngày ……Tháng……..năm…… .. Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm Phụ lục 3 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XI MĂNG Cơ quan yêu cầu thí nghiệm:……………………………………………………….. Loại xi măng:………………………………………………………………………. Nơi sử dụng:………………………………………………………………………... Ngày nhận mẫu:…………….. Ngày thí nghiệm ………………. LuîngsãttÝchluü(%) 100 KÝch thuíc lç sµng (mm) 2.50.3150.14 0.63 1.25 5 60 80 90 70 50 40 30 20 10 0
  • 36. 38 TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Ghi chú 1 Lượng nước tiêu chuẩn (%) 2 Thời gian bắt đầu ninh kết ( đông đặc) Phút 3 Thời gian kết thúc ninh kết (đông đặc) Phút 4 Cường độ daN/cm3 5 Nhiệt độ lúc thí nghiệm 0 C Nhậnxét:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. Ngày ……Tháng……..năm…… .. Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm Phụ lục 4 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BÊ TÔNG Cơ quan yêu cầu thí nghiệm:……………………………………………………….. Nội dung thí nghiệm: Cường độ chịu nén hoặc Cường độ kéo uốn Công trình:…………………………………………………………………………. Kích thước mẫu thí nghiệm:……………………………………………………….. Phương pháp thí nghiệm:…………………………………………………………… Ngày thí nghiệm:……………………
  • 37. 39 Ngày đúc mẫu Phạm vi thi công Cường độ chịu nén (kéo uốn) (daN/cm2 ) Mẫu 1 Mẫu 1 Mẫu 1 Trung bình Nhậnxét:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. Ngày ……Tháng……..năm…… .. Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm Phụ lục 5 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BI TUM QUÁNH Cơ quan gửi mẫu:………….……………………………………………………….. Ký hiệu mẫu:………………………………………………………………………. Ngày gửi mẫu:………………………………………………………..……………. Ngày thí nghiệm:……………………………………………………….………….. Chứng từ kèm theo…..:……………………………………………………………
  • 38. 40 TT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị tính Kết quả 1 Độ kim lún ở 250 C 1/10mm 2 Độ kéo dài (giãn dài) ở 250 C Cm 3 Nhiệt độ hoá mềm (Phương pháp Vòng và Bi) 0 C 4 Nhiệt độ bắt lửa 0 C 5 Tỷ lệ độ kim lún của Bi tum trước và sau khi đun % 6 Lượng tổn thất sau khi đun ở nhiệt độ 1650 C trong 5 giờ % 7 Lượng hoà tan trongTrichloroethylene % 8 Khối lượng riêng ở 250 C g/cm3 Kết luận: Mẫu Bi tum thuộc mác:……………………………….…………………. …………………………………………………………………………………………….. (theo tiêu chuẩn phân loại Bi tum quánh 22TCN-227-1995) Ngày ……Tháng……..năm…… .. Thủ trưởng cơ quan Người kiểm tra Người thí nghiệm