SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC AN TOÀN THÔNG TIN
THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
“CÔNGNGHỆ THÔNGTIN – CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN – HƯỚNG DẪN
CHO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH BẰNG CHỨNG SỐ”
(Information technology – Security techniques – Guidelinesfor the analysis and
interpretation of digital evidence)
Hà Nội, 2020
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
1. TÊN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA........................................2
2. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................2
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin (Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC
27XXX)................................................................................................................................................................................2
2.2 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin trên thế giới..................................2
2.3 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin tại Việt Nam ...............................11
2.4 Vai trò và mối quan hệ của ISO/IEC 27042trong họ tiêu chuẩn
ISO/IEC 27xxx...........................................................................................................................................................17
2.5 Vai trò của ISO/IEC 27042 trong bộ tiêu chuẩn 27xxx...................17
2.6 Mối quan hệ giữa ISO/IEC 27042 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu
chuẩn về hướng dẫn kiểm soát cụ thể.........................................................19
3. Lý do xây dựng tiêu chuẩn.................................................................................................................25
3.1 Mục tiêu................................................................................................................................................................25
3.2 Lý do........................................................................................................................................................................25
4. Phạm vi và khả năng áp dụng tại Việt Nam.....................................................................27
4.1 Phạm vi áp dụng...........................................................................................................................................27
4. 2 Khả năng áp dụng........................................................................................................................................27
5. SỞ CỨ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN...................................................28
5.1 Lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu.....................................................................................................28
5.2 Lựa chọn phương pháp xây dựng tiêu chuẩn....................................................................28
6. NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT CÁC VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ ..................28
7. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TẠI VIỆT NAM
29
8. NỘI DUNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ..............................................31
8.1 Giới thiệu ISO/IEC 27042:2015.......................................................................................................31
8.2 Cấu trúc nội dung Dự thảo tiêu chuẩn....................................................................................31
8.3 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn............................................................................................32
9. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TƯƠNG ỨNG............................34
10. KẾT LUẬN .........................................................................................35
11. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 37
2
Mở đầu
1. Tên Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
"Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn cho việc
phân tích và giải thích bằng chứng số".
Kí hiệu: TCVN XXXX:XXXX
Mục tiêu của việc xây dựng tiêu chuẩn:
Cung cấp hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số cho
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đặc biệt là các tổ chức ứng cứu sự cố và các
đơn vị cung cấp dịch vụ ứng cứu sự cố nhằm bảo đảm quá trình phân tích và giải
thích bằng chứng số có tính ứng dụng cao, phù hợp với tổng thể các bộ Tiêu
chuẩn đã ban hành về lĩnh vực điều tra số.
Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thông tin 27xxx và đặc biệt là
nhóm các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực điều tra số.
2. Đặt vấn đề
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin (Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC
27XXX)
2.2 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin trên thế giới
Vấn đề an toàn thông tin ngày càng trở nên cấp bách trên toàn thế giới. Đặc
biệt, các sựcố tấncôngmạng có chủđíchnhắmvào các hệ thống công nghệ thông
tin trong các lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, thương mại, cơ quan chính phủ ngày
càng gia tăng về quy mô và mức độ thiệt hại gây ra làm cho việc phân tích và điều
tra nguyên nhân sự cố gặp rất nhiều khó khăn… Để khắc phục được những khó
khắn này, bêncạnh việc liên tục cảitiến các côngnghệbảo mật, vấn đề áp dụng hệ
thống tiêu chuẩn an toàn thông tin đã được các quốc gia trên thế giới đặc biệt chú
trọng.
Hàng năm, các tổ chức tiêu chuẩnquốc tế vẫn liên tục cập nhật và xây dựng
mới các tiêu chuẩn về công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn thông tin. Trong
các tiêu chuẩn an toàn thông tin liên quan đến vấn đề quản lý an toàn thông tin có
bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx. Bộ tiêu chuẩn27xxx là một phần của hệ thống quản
lý chung trong tổ chức, đượcthực hiện dựa trên nguyên tắc tiếp cậncác rủi ro trong
3
hoạt động, để thiết lập, áp dụng, thực hiện, theo dõi, xem xét, duy trì và cải tiến
đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức.
Cho tới nay, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin phù hợp với
ISO 27000 đã được triển khai rộng khắp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cơ quan chính phủ...
Mục đích nhằm thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý thông tin, sử
dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình, thực hiện theo những nguyên tắc của
Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD). Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là
một phần của hệ thống quản lý chung của các tổ chức, doanh nghiệp, do vậy có
thể xây dựng độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9000,
ISO 14000...
Lợi ích của việc áp dụng:
 Chứng tỏ sự cam kết đảm bảo sự an toàn về thông tin ở mọi mức độ.
 Đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của phần cứng và các cơ sở dữ liệu.
 Bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng.
 Giảm giá thành và các chi phí bảo hiểm.
 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên về an toàn thông
tin.
Họ các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin bao gồm các tiêu
chuẩn:
a) Xác định các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thông tin và cho các
yêu cầu chứng nhận các hệ thống như vậy;
b) Cung cấp hỗ trợ trực tiếp, hướng dẫn chi tiết và/hoặc chuyển đổi cho
toàn bộ các quá trình và yêu cầu Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động
(PDCA- Plant, Do, Check, Act);
c) Chỉ ra hướng dẫn cụ thể cho từng giai đoạn trong quy trình;
d) Đưa ra tính phù hợp đánh giá cho Hệ thống quản lý an toàn thông tin.
Hình 1 dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong họ ISO 27000
4
Hình 1. Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong họ ISO/IEC 27000
Họ tiêu chuẩn ISMS bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến nhau, đã được
côngbố, đangđược phát triển và có chứa một số thành phần cấu trúc quan trọng.
Các thành phần này tập trung vào tiêu chuẩn quy định mô tả các yêu cầu hệ thống
ISMS (TCVNISO/IEC 27001:2009) và yêu cầucủa cơ quan chứngnhận (ISO/IEC
27006) về việc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001:2009.
Các tiêu chuẩn khác cung cấp hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau khi thực
thi một hệ thống ISMS, đề cập một quy trình chung, các hướng dẫn liên quan đến
việc kiểm soát cũng như hướng dẫn trong các lĩnh vực cụ thể. Mỗi tiêu chuẩn
thuộc họ ISMS được mô tả bởicác kiểu (hoặc vai trò)trong họ tiêu chuẩn ISMS và
được tham chiếu bởi các số. Ví dụ tiêu chuẩn 27000 - Tiêu chuẩn mô tả về tổng
quan và từ vựng…
Các tiêu chuẩn về an toànthông tin thuộc họ 27000 dưới đây đã được công
bố hoặc đang dự thảo.
5
Bảng 1. Bảng danh mục các tiêu chuẩn đã được công bố và đang dự thảo
STT
Ký hiệu tiêu
chuẩn ISO/IEC
Tên tiêu chuẩn
1
ISO/IEC
27000:2018
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - ISMS
- Tổng quan và từ vựng
2
ISO/IEC
27001:2013
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hệ
thống quản lý an toàn thông tin - Các yêu cầu
3
ISO/IEC
27002:2013
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy
tắc thực hành quản lý an toàn thông tin
4
ISO/IEC
27003:2017
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn triển khai hệ thống quản lý an toàn thông tin
5
ISO/IEC
27004:2016
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản
lý an toàn thông tin - Đo lường đánh giá
6
ISO/IEC
27005:2018
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản
lý rủi ro an toàn thông tin
7
ISO/IEC
27006:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các
yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá và cấp chứng
nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin
8
ISO/IEC
27007:2017
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn -
Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý an toàn thông
tin
9
ISO/IEC TR
27008:2019
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn đánh giá viên đánh giá các biện pháp kiểm soát
của hệ thống quản lý an toàn thông tin
10
ISO/IEC
27009:2016
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Ứng
dụng ISO/IEC 27001 cho ngành cụ thể - Các yêu
cầu
6
11
ISO/IEC
27010:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản
lý an toàn thông tin cho truyền thông liên ngành và
liên tổ chức
12
ISO/IEC
27011:2016
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn quản lý an toàn thông tin cho các tổ chức viễn
thông dựa trên ISO/IEC 27002
13
ISO/IEC
27013:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn triển khai tích hợp ISO/IEC 27001 và ISO/IEC
20000-1
14
ISO/IEC
27014:2013
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản
trị an toàn thông tin
15
ISO/IEC TR
27016:2014
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản
lý an toàn thông tin - Tổ chức kinh tế
16
ISO/IEC
27017:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy
tắc thực hành các biện pháp kiểm soát ATTT dựa
trên ISO/IEC 27002 đối với các dịch vụ đám mây
17
ISO/IEC
27018:2019
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy
tắc thực hành bảo vệ thông tin định danh cá nhân
(PII) trong đám mây công cộng hoạt động có vai trò
là các bộ vi xử lý PII
18
ISO/IEC TR
27019:2017
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn quản lý ATTT dựa trên ISO/IEC 27002 đối với
các hệ thống kiểm soát xử lý dành cho công nghiệp
năng lượng
19
ISO/IEC
27021:2017
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các
yêu cầu năng lực đối với các chuyên gia quản lý an
toàn thông tin
20
ISO/IEC 27022
(dự thảo)
Quy trình ISMS
7
21
ISO/IEC 27030
(dự thảo)
Hướng dẫn an toàn và quyền riêng tư trong IoT
22
ISO/IEC
27031:2011
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn về sự sẵn sàng của ICT để đạt được sự liên tục
về nghiệp vụ
23
ISO/IEC
27032:2012
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn an toàn không gian mạng
24
ISO/IEC 27033-
1:2015
Tổng quan và khái niệm an toàn mạng
25
ISO/IEC 27033-
2:2012
Hướng dẫn thiết kế và triển khai an toàn mạng
26
ISO/IEC 27033-
3:2010
Các kịch bản kết nối mạng tham chiếu - Nguy cơ,
kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát
27
ISO/IEC 27033-
4:2014
An toàn truyền thông giữa các mạng sử dụng cổng
an toàn
28
ISO/IEC 27033-
5:2013
An toàn truyền thông giữa các mạng sử dụng mạng
riêng ảo
29
ISO/IEC 27033-
6:2016
An toàn truy cập mạng IP không dây
30
ISO/IEC 27034-
1:2011
An toàn ứng dụng - Tổng quan và khái niệm
31
ISO/IEC 27034-
2:2015
Khuôn dạng chuẩn về tổ chức (FDIS)
32
ISO/IEC 27034-
3:2018
Quy trình quản lý an toàn ứng dụng
33
ISO/IEC 27034-
4 (dự thảo)
Công nhận an toàn ứng dụng
34
ISO/IEC 27034-
5:2017
Các giao thức và cấu trúc dữ liệu kiểm soát an toàn
ứng dụng
8
35
ISO/IEC 27034-
5-1:2018
Các giao thức và cấu trúc dữ liệu kiểm soát an toàn
ứng dụng, lược đồ XML
36
ISO/IEC 27034-
6: 2016
Các tình huống
37
ISO/IEC 27034-
7:2018
Khung dự đoán đảm bảo an toàn ứng dụng
38
ISO/IEC 27035-
1:2016
Quy tắc quản lý sự cố an toàn thông tin
39
ISO/IEC 27035-
2:2016
Hướng dẫn lập kế hoạch và chuẩn bị ứng cứu sự cố
40
ISO/IEC 27035-
3 (dự thảo)
Hướng dẫn cho các hoạt động ứng cứu sự cố ICT
(Công nghệ thông tin và truyền thông – Dự thảo)
41
ISO/IEC 27036-
1: 2014
An toànthông tin cho mối quan hệ cung ứng - Tổng
quan và khái niệm.
42
ISO/IEC 27036-
2: 2014
Yêu cầu chung
43
ISO/IEC 27036-
3:2013
Hướng dẫn an toàn chuỗi cung ứng ICT
44
ISO/IEC
27036–4:2016
Hướng dẫn an toàn thông tin cho dịch vụ đám mây
45
ISO/IEC
27037:2012
Hướng dẫn xác định, thu thập, sao chép và bảo
quản bằng chứng số
46
ISO/IEC
27038:2014
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Công
nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - Chỉ dẫn kỹ thuật
biên soạn kỹ thuật số
47
ISO/IEC
27039:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Lựa
chọn, triển khai và vận hành hệ thống phát hiện và
ngăn chặn xâm nhập (IDPS)
9
48
ISO/IEC
27040:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - An
toàn lưu trữ
49
ISO/IEC
27041:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn -
Hướng dẫn đảm bảo sự phù hợp và đầy đủ theo
phương pháp điều tra sự cố
50
ISO/IEC
27042:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn -
Hướng dẫn phân tích và làm sáng tỏ bằng chứng số
51
ISO/IEC
27043:2015
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy
trình và nguyên tắc điều tra số
52
ISO/IEC 27045
(dự thảo)
Tính riêng tư và an toàn dữ liệu lớn
53
ISO/IEC 27050
-1:2016
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Phát
hiện điện tử - Tổng quan và khái niệm
54
ISO/IEC 27050
-2:2018
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn -
Hướng dẫn quản trị và quản lý phát hiện điện tử
55
ISO/IEC 27050-
3 : 2017
Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy
tắc thực hành cho phát hiện điện tử
56
ISO/IEC 27050-
4
(bản dự thảo)
Tính sẵn sàng ICT cho phát hiện điện tử
57 ISO/IEC 27070
(bản dự thảo)
Yêu cầu an toàn để thiết lập gốc (nguồn) ảo hóa
58 ISO/IEC 27071
(bản dự thảo)
Kết nối tin cậy giữa các thiết bị và dịch vụ (nền
tảng đám mây)
59 ISO/IEC 27099
(bản dự thảo)
Hạ tầng khóa công khai - Khung chính sách và
thực hành
60 ISO/IEC 27100
(bản dự thảo)
Không gian mạng - Tổng quan và khái niệm
61 ISO/IEC 27101
(bản dự thảo)
Hướng dẫn phát triển khung an toàn không gian
10
mạng
62 ISO/IEC 27102:
2019
Quản lý an toàn thông tin - Hướng bảo hiểm không
gian mạng
63 ISO/IEC TR
27103: 2018
Không gian mạng và tiêu chuẩn IEC và ISO
64 ISO/IEC 27550
(bản dự thảo)
Kỹ thuật riêng tư
65 ISO/IEC 27551
(bản dự thảo)
Các yêu cầu để xác thực thực thể không liên kết
dựa trên thuộc tính
66 ISO/IEC 27553
(bản dự thảo)
Yêu cầu an toàn cho xác thực bằng sinh trắc học
trên thiết bị di động
67
ISO/IEC 27554
(bản dự thảo)
Áp dụng ISO 31000 để đánh giá rủi ro liên quan
đến quản lý định danh
68
ISO/IEC 27555
(bản dự thảo)
Thiết lập khái niệm xóa PII trong các tổ chức
69
ISO/IEC 27556
(bản dự thảo)
Khung cho người dùng để xử lý PII dựa trên các
tùy chọn riêng tư.
70
ISO/IEC 27570
(bản dự thảo)
Hướng dẫn bảo mật cho thành phố thông minh
71
ISO/IEC
27701:2019
Mở rộng ISO/IEC 27001 và ISO/IEC 27002 để
quản lý tính riêng tư - Hướng dẫn và yêu cầu.
72 ISO 27799:2008
Thông tin sức khỏe - Quản lý an toàn thông tin
trong lĩnh vực y tế khi áp dung ISO/IEC 27002.
Việc áp dụng bộ tiêu chuẩnISO/IEC 27xxx, hiện nay có 4 nước dẫn đầu về
số lượng chứng chỉ ISO/IEC 27001được cấp (trên 1000 chứng chỉ) là: Nhật, Anh,
Ấn độ, Trung Quốc. Tuy nhiên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này trên thực tế gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa có quy định cụ thể về việc lựa chọn các biện
pháp quản lý; các tiêu chuẩn hướng dẫn về biện pháp bảo vệ cũng còn mang tính
phương pháp luận và chưa cụ thể. Một số nước (như Mỹ, Trung Quốc) đã xây
11
dựng các bộ tiêu chuẩn riêng để áp dụng cho quản lý an toàn hệ thống thông tin.
Các tiêu chuẩn này có ưu điểm: cụthể hóavà dễtriển khai, áp dụng. Tuy nhiên các
hệ thống thông tin quan trọng(như các Trung tâm dữ liệu) vẫn được triển khai trên
cơ sở ISO/IEC 27xxx dướidạnglấy chứng chỉ. Trong quá trình triển khai có tham
khảo các yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể trong các tiêu chuẩn riêng của nước này.
2.3 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện áp dụng các
tiêu chuẩn về an toàn thông tin (bộ tiêu chuẩn về quản lý an toàn thông tin
ISO/IEC 27000, tiêu chuẩn về đánh giá an toàn thông tin TCVN 8709:2011
(ISO/IEC 15408) để xây dựng quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong
hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin.
Tổ chức ISO thếgiới có trên 100 chuẩnvề an toàn thông tin, trong khi số tiêu
chuẩn củaViệt Nam ban hành còn hạn chế. Việc thiếu các tiêu chuẩn này dẫn đến
việc người sử dụng, nhà phát triển và các tổ chức kiểm định chưa có cơ sở để thực
hiện đánh giá về độ an toàn của sản phẩm và hệ thống công nghệ thông tin. Trước
tình hình này, việc xây dựng các tiêu chí thống nhất để đánh giá an toàn cho các
sản phẩm và hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết.
Qua thực tiễn triển khai tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số công ty tư
vấn về bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx cho thấy, đây là bộ tiêu chuẩn có tính chất
toàn diện, bao quát các khía cạnh: chính sách quản lý, quy trình quản lý, đưa ra
các biện pháp quản lý an toàn, cũng như các hướng dẫn khác như đo lường hiệu
năng, yêu cầu kiểm toán, biện pháp bảo vệ… đồng thời bộ tiêu chuẩn này cũng
được tổ chức ISO/IEC định kỳ cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh theo kịp với các
vấn đề phát triển công nghệ, mạng lưới. Tuy nhiên, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn
này trên thực tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa có quy định cụ thể về việc
lựa chọn các biện pháp quản lý; các tiêu chuẩn hướng dẫn về biện pháp bảo vệ
cũng còn mang tính phương pháp luận và chưa cụ thể.
Trong những năm gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều biện
pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu
chuẩn về an toàn thông tin như: dự án xây dựng 31 tiêu chuẩn về an toàn thông
tin dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học năm 2014; hay hằng năm vẫn giao cho
một số đơn vị trong Bộ thực hiện nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn như:
12
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Học
viện Công nghệ Bưu chính viễn thông… Trong năm 2017, Bộ Thông tin và
Truyền thông cũng giao một số nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện xây dựng các
tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn thông tin trong dự án “Nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm hàng hóa nghành Thông tin và Truyền thông”.
Bên cạnh đó, Luật an toàn thông tin mạng có hiệu lực năm 2015 cũng quy
định, định hướng tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin (thực hiện quản lý an toàn
thông tin theo cấp độ, áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật).
Hiện nay, Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu
chuẩn ISO/IEC 27xxx đã xây dựng, đã công bố 16 TCVN và đang hoàn thiện 02
dự thảo TCVN trên tổng số 36 tiêu chuẩn trong họ này theo bảng dưới đây:
Bảng 2. Bảng các tiêu chuẩn đã được công bố làm tiêu chuẩn quốc gia
STT Tên tiêu chuẩn
Tài liệu
tham khảo
Đã công bố Ghi chú
I Tiêu chuẩn từ vựng
1
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Các hệ
thống quản lý an toàn thông
tin - Tổng quan và từ vựng
ISO/IEC
27000:2014
TCVN
11238:2015
Đang hoàn
thiện cập
nhật phiên
bản mới
(Viện
KHKTBĐ)
II Các tiêu chuẩn yêu cầu
1
Công nghệ thông tin - Hệ
thống quản lý an toàn thông
tin - Các yêu cầu
ISO/IEC
27001:2013
TCVN
ISO/IEC
27001:2019
2
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Yêu cầu
đối với tổ chức đánh giá và
chứng nhận hệ thống quản
lý an toàn thông tin
ISO/IEC
27006:2015
TCVN
ISO/IEC
27006:2017
13
3
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Ứng dụng
tiêu chuẩn ISO/IEC
27001theo lĩnh vực cụ thể -
Các yêu cầu.
ISO/IEC
27009:2016
Đang hoàn
thiện dự thảo
năm 2020
III Các tiêu chuẩn hướng dẫn
1
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Quy tắc
thực hành quản lý an toàn
thông tin.
ISO/IEC
27002:2005
TCVN
ISO/IEC
27002:2011
Đang cập
nhật
ISO/IEC
27002:2013
2
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn triển khai hệ thống quản
lý an toàn thông tin
ISO/IEC
27003:2010
TCVN
10541:2014
3
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Quản lý
an toàn thông tin - Đo lường
ISO/IEC
27004:2009
TCVN
10542:2014
4
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Quản lý
rủi ro an toàn thông tin
ISO/IEC
27005:2011
TCVN
10295:2014
5
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn đánh giá hệ thống quản
lý an toàn thông tin
ISO/IEC
27007:2011
TCVN
11779:2017
6
Hướng dẫn kiểm toán các
biện pháp kiểm soát ISMS
ISO/IEC TR
27008 :2011
TCVN
27008:2018
7
Quy phạm thực hành bảo vệ
thông tin có thể định danh
cá nhân (PII) trên đám mây
công cộng có chức năng xử
ISO/IEC
27018
Đang hoàn
thiện năm
2020
14
lý PII
8
Hướng dẫn các biện pháp an
toàn thông tin cho sử dụng
dịch vụ điện toán đám mây
dựa trên ISO/IEC 27002
ISO/IEC
27017
Đang hoàn
thiện năm
2020
9
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Quản trị
về an toàn thông tin
ISO/IEC
27014
Đang hoàn
thiện
IV
Các tiêu chuẩn hướng dẫn
lĩnh vực cụ thể
1
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Quản lý
an toàn trao đổithông tin
liên tổ chức, liên ngành
ISO/IEC
27010:2012
TCVN
10543:2014
2
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn quản lý an toàn thông
tin cho các tổ chức viễn
thông dựa trên ISO/IEC
27002
ISO/IEC
27011:2008
Đã hủy (do
ISO/IEC
27002 đã cập
nhật phiên
bản mới)
3
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn quản lý an toàn thông
tin cho dịch vụ tài chính
ISO/IEC
27015:2012
TCVN
ISO/IEC
27015:2017
V
Các tiêu chuẩn hướng dẫn
kiểm soátcụ thể (ISO/IEC
2703x, ISO/IEC 2704x)
1
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn xác định, tập hợp, thu
ISO/IEC
27037:2012
TCVN
ISO/IEC
27037:2019
15
thập và bảo quản bằng
chứng số
2
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn bảo đảm sự phù hợp và
đầy đủ theo phương pháp
điều tra sự cố
ISO/IEC
27041:2015
TCVN
ISO/IEC
27041:2019
3
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Nguyên
tắc và quy trình điều tra sự
cố
ISO/IEC
27043:2015
TCVN
ISO/IEC
27043:2019
4
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn cho phân tích, giải thích
bằng chứng số.
ISO/IEC
27042:2015
Dự thảo
TCVN theo
bản thuyết
minh này
5
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn đảm bảo sự sẵn sàng về
công nghệ thông tin và
truyền thông cho tính liên
tục của hoạt động
ISO/IEC
27031:2011
TCVN
ISO/IEC
27031:2017
6
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Hướng
dẫn về an toàn không gian
mạng
ISO/IEC
27032:2012
TCVN
11780:2017
7
Công nghệ thông tin - Kỹ
thuật an ninh - An ninh
mạng. Phần 1: Tổng quan và
khái niệm
ISO/IEC
27033-
1:2009
TCVN 9801-
1:2013
8
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - An toàn
ISO/IEC
27033-
TCVN 9801-
2:2015
16
mạng - Phần 2: Hướng dẫn
thiết kế và triển khai an toàn
mạng
2:2012
9
Công nghệ thông tin - Kỹ
thuật an toàn - An toàn
mạng - Phần 3: Các kịch
bản kết nối mạng tham
chiếu - Nguy cơ, kỹ thuật
thiết kế và các vấn đề kiểm
soát
ISO/IEC
27033-
3:2010
TCVN 9801-
3:2014
10
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Quản lý
sự cố an toàn thông tin
ISO/IEC
27035:2011
TCVN
11239:2015
11
Công nghệ thông tin - Các
kỹ thuật an toàn - Chọn lựa,
triển khai và vận hành các
hệ thống phát hiện xâm
nhập
ISO/IEC
27039:2015
Đã hủy do có
Phiên bản
mới
Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin đã được công bố thì
bộ tiêu chuẩn về tiêu chí chung cũng đã được công bố như bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Các tiêu chuẩn quốc gia về tiêu chí chung
STT Tên tiêu chuẩn
Tài liệu
tham khảo
Đã công bố
1 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn
- Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT -
Phần 1: Giới thiệu và mô hình tổng quát
ISO/IEC
15408-
1:2009
TCVN
8709-
1:2011
2 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn
- Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT -
Phần 2: Các thành phần chức năng an toàn
ISO/IEC
15408-
2:2008
TCVN
8709-
2:2011
3 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn
- Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT -
ISO/IEC
15408-
TCVN
8709-
17
Phần 3: Các thành phần đảm bảo an toàn 3:2008 3:2011
2.4 Vai trò và mối quan hệ của ISO/IEC 27042 trong họ tiêu chuẩn
ISO/IEC 27xxx
2.5 Vai trò của ISO/IEC 27042 trong bộ tiêu chuẩn 27xxx
Về cơ bản các bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx được chia thành 5 nhóm sau
như hình 2 dưới đây:
Hình 2. Phân loại nhóm cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx
Từ sơ đồ phân nhóm tại hình 2 có thể thấy được tổ chức và phân chia nhóm
chức năng trong bộ tiêu chuẩn 27000 như sau:
18
Nhóm 1: Tiêu chuẩn về tổng quan và từ vựng: ISO/IEC 27000.
Nhóm 2: Các tiêu chuẩn yêu cầu: ISO/IEC 27001; ISO/IEC 27006.
Nhóm 3: Các tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ hệ thống quản lý an
toàn thông tin ISMS: ISO/IEC 27002; ISO/IEC 27003; ISO/IEC 27004;
ISO/IEC 27005; ISO/IEC 27007; ISO/IEC TR 27008, ISO/IEC 27013, ISO/IEC
27014, ISO/IEC 27016.
Nhóm 4: Các tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn cho các lĩnh vực cụ thể:
ISO/IEC 27010; ISO/IEC 27011; ISO/IEC 27014; ISO/IEC 27015; ISO/IEC
27017; 27018;
Nhóm 5: Các tiêu chuẩn hướng dẫn kiểm soát cụ thể: ISO/IEC 2703x và
2704x.
Như vậy có thể thấy rõ, xuất phát từ bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là bộ
tiêu chuẩn tổng quan và tư vựng về các hệ thống quản lý an toàn thông tin, trong
đó Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 đưa ra các yêu cầu chung cho các hệ thống
quản lý an toàn thông tin, trong phần Biện pháp kiểm soát, Phụ lục A, bao gồm
14 lĩnh vực với 35 mục tiêu kiểm soát (ứng với 114 biện pháp kiểm soát). Các tổ
chức sẽ lựa chọn những biện pháp kiểm soát trong số nêu trên phù hợp với tổ
chức mình để áp dụng, trong đó có Bộ tiêu chuẩn về Điều tra số (bao gồm các
Tiêu chuẩn: ISO/IEC 27037; ISO/IEC 270138; ISO/IEC 27040; ISO/IEC 27041;
ISO/IEC 27042; 27043, 27050). Trong đó Tiêu chuẩn TCVN 27043:2019/ ISO/
IEC 27043:2015 quy định đưa ra các nguyên tắc và quy trình chung về hoạt
động điều tra số, tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27041:2019 Hướng dẫn bảo đảm sự
phù hợp và đầy đủ của phương pháp điều tra số, Tiêu chuẩn TCVN 27037:2019/
ISO/IEC 27037:2012 Hướng dẫn xác định, tâp hợp, thu nhận và bảo quản bằng
chứng số.
Kết luận:
Như vậy có thể thấy rõ được ISO/IEC 27042 thuộc nhóm số 5 (nhóm các
tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn kiểm soát cụ thể) và dự thảo tiêu chuẩn này
nhằm bổ sung và làm rõ hướng dẫn cụ thể cho việc phân tích và giải thích bằng
chứngsố, trongquytrình chung về điều tra số và có quan hệ bổ sung mật thiết với
bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000.
19
2.6 Mối quan hệ giữa ISO/IEC 27042 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn
về hướng dẫn kiểm soát cụ thể
Tiêu chuẩn ISO/IEC 27042 nhằm bổ sung cho các tiêu chuẩn và tài liệu
khác về hướng dẫn điều tra và chuẩn bị điều tra các sự cố an toàn thông tin. Đây
không phải là một hướng dẫn toàn diện, nhưng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản
nhằm bảo đảm các công cụ, kỹ thuật và phương pháp có thể được lựa chọn thích
hợp và được chỉ ra phù hợp với mục đích khi cần.
Tiêu chuẩn này cũng nhằm mục đích thông báo cho những người ra quyết
định cần xác định độ tin cậy của bằng chứng số được trình bày với họ. Được áp
dụng cho các tổ chức cần bảo vệ, phân tích và trình bày bằng chứng số tiềm
năng. Thích hợp cho các cơ quan hoạch định chính sách tạo ra và đánh giá các
thủ tục liên quan đến bằng chứng số, thường là một phần của một bằng chứng
lớn hơn.
Tiêu chuẩn này mô tả một phần của quy trình điều tra toàn diện, bao gồm,
nhưng không giới hạn với các chủ đề lĩnh vực sau đây:
- Quản lý sự cố bao gồm việc chuẩn bị và lập kế hoạch điều tra;
- Xử lý bằng chứng số;
- Việc sử dụng, và các vấn đề gây ra, bởi, biên tập số;
- Hệ thống phát hiện và ngăn chặn chặn xâm nhập, bao gồm cả thông tin có
thể thu được từ các hệ thống này;
- An toàn lưu trữ, bao gồm cả việc làm sạch dữ liệu hệ thống lưu trữ;
- Bảo đảm các phương pháp điều tra phù hợp với mục đích;
- Tiến hành phân tích và giải thích bằng chứng số;
- Hiểu được các nguyên tắc và quy trình về điều tra bằng chứng số;
- Quản lý sự kiện sự cố an toàn thông tin bao gồm việc thu thập bằng chứng
từ các hệ thống liên quan đến việc quản lý sự cố sự kiện an toàn thông tin;
20
- Mối quan hệ giữa phương pháp phát hiện điện tử và các phương pháp điều
tra khác, cũng như việc sử dụng kỹ thuật phát hiện điện tử trong các cuộc điều
tra khác;
- Quản trị điều tra bao gồm điều tra pháp lý.
Các lĩnh vực này được đề cập từng phần trong các tiêu chuẩn ISO/IEC sau:
- TCVN ISO/IEC 27037:2019
Tiêu chuẩn này mô tả các phương tiện mà những phương tiện này tham gia
vào các giai đoạn đầu của cuộc điều tra bao gồm ứng phó ban đầu có thể bảo
đảm bằng chứng số tiềm năng được thu thập đầy đủ để cho phép điều tra được
tiến một cách thích hợp.
- ISO/IEC 27038
Một số tài liệu có thể chứa thông tin không được tiết lộ cho một số cộng
đồng. Các tài liệu đã được sửa đổi có thể được phát hành cho các cộng đồng
này sau khi xử lý thích hợp tài liệu gốc. Quá trình loại bỏ thông tin không được
tiết lộ được gọi là “biên tập”.
Việc biên tập các tài liệu kỹ thuật số là một lĩnh vực tương đối mới đối với
việc quản lý tài liệu thực tế, gây ra các vấn đề nhất định và những rủi ro tiềm
ẩn. Khi các tài liệu số được biên tập, các thông tin được loại bỏ phải đảm bảo
không thể phục hồi được. Do đó cần phải chú ý đảm bảo rằng thông tin được
biên tập lại phải được xóa vĩnh viễn khỏi tài liệu số (ví dụ: không được ẩn một
cách đơn giản trong các phần không thể hiển thị của tài liệu).
ISO/IEC 27038 xác định các phương pháp cho biên tập đối với các tài liệu
số. Nó cũng xác định các yêu cầu đối với phần mềm được sử dụng để biên tập.
- ISO/IEC 27040:2015
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về cách thức các tổ
chức có thể xác định mức độ giảm thiểu rủi ro phù hợp bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận đã được chứng minh và nhất quán cho việc lập kế hoạch,
thiết kế, hệ thống tài liệu và thực hiện bảo đảm an toàn lưu trữ dữ liệu. An toàn
hệ thống lưu trữ áp dụng để việc bảo vệ (an toàn) thông tin được lưu trữ và để
21
bảo vệ thông tin được chuyển qua các liên kết truyền thông liên quan đến lưu
trữ. An toàn lưu trữ bao gồm an toàn thiết bị và phương tiện, an toàn các hoạt
động quản lý liên quan đến thiết bị và phương tiện, an toàn của ứng dụng và
dịch vụ, và an toàn liên quan đến các người dùng cuối trong suốt thời gian tồn
tại của các thiết bị và phương tiện, và sau khi kết thúc sử dụng.
Các cơ chế an toàn như mã hóa và xóa sạch dữ liệu có thể ảnh hưởng đến
khả năng điều tra của điều tra viên bằng cách dùng cơ chế che dấu thông tin.
Chúng phải được xem xét trước và trong qua trình thực hiện cuộc điều tra.
Chúng cũng có thể đóng vai trò quan trọng để bảo đảm rằng việc lưu trữ tài liệu
bằng chứng trong và sau cuộc điều tra đã được chuẩn bị đầy đủ và an toàn.
- TCVN ISO/IEC 27041:2019
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về cách thức để cung cấp bảo đảm
rằng các phương pháp và quy trình đáp ứng các yêu cầu của cuộc điều tra và đã
được kiểm tra phù hợp.
- TCVN ISO/IEC 27043:2019
Tiêu chuẩn này xác định các nguyên tắc và quy trình cốt lõi chung căn bản
việc điều tra sự cố và cung cấp mô hình khung cho tất cả các giai đoạn điều tra.
Các tiêu chuẩn của ISO/IEC sau đây cũng đề cập đến từng phần, các chủ đề
lĩnh vực được xác định ở trên và có thể dẫn đến việc xuất bản các tiêu chuẩn có
liên quan tại một thời điểm sau khi xuất bản tiêu chuẩn này.
- ISO/IEC 27035 (tất cả các phần)
Tiêu chuẩn này gồm ba phần cung cấp cho các tổ chức một cách tiếp cận có
cấu trúc và có kế hoạch để quản lý sự cố an toàn thông tin. Tiêu chuẩn này bao
gồm:
- ISO/IEC 27035-1
Phần này trình bày các khái niệm cơ bản và các bước quản lý sự cố an toàn
thông tin. Nó kết hợp các khái niệm với nguyên tắc trong một cách tiếp cận có
cấu trúc để phát hiện, báo cáo, đánh giá, ứng phó và áp dụng các bài học kinh
nghiệm.
22
- ISO/IEC 27035-2
Phần này cung cấp các khái niệm để chuẩn bị và lập kế hoạch ứng phó sự
cố. Các khái niệm bao gồm chính sách quản lý sự cố và kế hoạch, thành lập đội
ứng phó sự cố, đào tạo và giao ban nâng cao nhận thức, được dựa trên kế hoạch
và giai đoạn chuẩn bị theo mô hình được trình bày trong ISO/IEC 27035-1. Phần
này cũng bao gồm pha "Bài học kinh nghiệm" của mô hình.
- ISO/IEC 27035-3
Phần này bao gồm trách nhiệm của nhân viên và các hoạt động thực hành
ứng phó sự cố của toàn tổ chức. Tập trung đặc biệt dành cho các hoạt động của
đội ứng cứu sự cố như bao gồm các hoạt động giám sát, phát hiện, phân tích và
ứng phó để tập hợp dữ liệu hoặc sự kiện an toàn thông tin.
- ISO/IEC 27044
Tiêu chuẩn này hướng dẫn cho các tổ chức trong việc chuẩn bị triển khai
quy trình/hệ thống quản lý thông tin và sự kiện an toàn thông tin. Cụ thể, tiêu
chuẩn đề cập đến việc lựa chọn, triển khai và vận hành SIEM. Tiêu chuẩn này
cung cấp hỗ trợ trong việc đáp ứng các yêu cầu của ISO/IEC 27001 liên quan
đến việc thực hiện các quy trình và các biện pháp kiểm soát khác có khả năng
cho phép phát hiện và ứng phó kịp thời với các sự cố an toàn thông tin, để thực
hiện giám sát và rà soát các quy trình nhằm xác định đúng các lỗi vi phạm và sự
cố an toàn.
- ISO/IEC 27050 (tất cả các phần)
Tiêu chuẩn này đề cập đến các hoạt động trong khám phá điện tử, bao gồm,
nhưng không giới hạn, việc xác định, bảo quản, tập hợp, xử lý, soát xét, phân
tích, và tạo ra các thông tin lưu trữ điện tử (ESI). Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này
cung cấp hướng dẫn về các biện pháp, trải rộng từ sự khởi tạo ESI đến việc sắp
đặt cuối cùng của chúng, mà tổ chức có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro và chi
phí khám phá điện tử. Tiêu chuẩn này thích hợp cho cả nhân viên kỹ thuật và phi
kỹ thuật có liên quan đến một số hoặc tất cả hoạt động khám phá điện tử. Điều
quan trọng cần lưu ý là hướng dẫn này không được mâu thuẫn hoặc vi phạm các
quy định pháp lý hoặc quy định nội bộ.
23
Khám phá điện tử thường phục vụ như là người chỉ lối cho các cuộc điều
tra, cũng như các hoạt động thu thập bằng chứng và xử lý. Bên cạnh đó, tính
nhạy cảm và quan trọng của dữ liệu đôi khi đòi hỏi bắt buộc bảo vệ như an toàn
lưu trữ để chống lại sự vi phạm dữ liệu.
- ISO/IEC 30121:2015
Tiêu chuẩn này cung cấp khung mẫu cho các bộ phận quản trị của tổ chức
(bao gồm cả chủ sở hữu, hội đồng thành viên, giám đốc, đối tác, giám đốc điều
hành hoặc tương tự) cách tốt nhất để chuẩn bị một tổ chức cho việc điều tra số
trước khi nó xảy ra. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phát triển các quy trình
chiến lược (các quyết định) liên quan đến việc duy trì, tính sẵn sàng, truy cập, sự
hiệu quả về chi phí của việc tiết lộ bằng chứng số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho
tất cả các loại hình và các quy mô tổ chức. Sự sẵn sàng về pháp lý bảo đảm rằng
một tổ chức đã thực hiện chiến lược chuẩn bị thỏa đáng và phù hợp cho việc
chấp nhận các sự kiện tiềm năng của bản chất chứng cứ. Các hành động có thể
xảy ra như kết quả của các hành vi xâm phạm an toàn, giả mạo và ảnh hưởng uy
tín. Trong mọi tình huống, công nghệ thông tin (IT) phải được triển khai một
cách chiến lược để tối đa hóa hiệu quả của tính sẵn sàng, khả năng tiếp cận và
hiệu quả chi phí.
Hình 3 mô tả các hoạt động điển hình xung quanh một sự cố và việc điều
tra sự cố. Những consố được hiển thị trong biểu đồ này (ví dụ: 27037) chỉ ra các
tiêu chuẩn được liệt kê ở trên và các thanh bóng mờ hiển thị nơi có khả năng áp
dụng trực tiếp hoặc có một số ảnh hưởng đối với quá trình điều tra (ví dụ: bằng
cách thiết lập chính sách hoặc tạo ra các ràng buộc). Việc này là khuyến khích,
tuy nhiên tất cả nên được xem xét trong các giai đoạn trước, trong và trong quá
trình lập kế hoạch và chuẩn bị. Các lớp quy trình được trình bày đã được xác
định đầy đủ trong tiêu chuẩn này và các hoạt động xác định phù hợp với chúng
được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27035-2, TCVN ISO/IEC
27037:2019.
24
Hình 3 - Khả năng áp dụng các tiêu chuẩn đối với các lớp và hoạt động của quy trình
điều tra sự cố
25
3. Lý do xây dựng tiêu chuẩn
3.1 Mục tiêu
Tại Việt Nam các tiêu chuẩn liên quan tới hoạt động điều tra số, xử lý sự cố
an toàn thông tin đã được xây dựng và ban hành còn khá hạn chế, chưa bắt kịp
với các nước trong khu vực và trên thế giới về việc xây dựng và áp dụng các tiêu
chuẩn về sự cố an toàn thông tin.
Nhìn chung các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
An toàn thông tin và cung cấp các dịch vụ ứng cứu sự cố ngày càng được quan
tâm, trong đó việc phân tích và điều tra chứng cứ số là một nội dung quan trọng
trong đó. Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành một số tiêu chuẩn liên quan
đến quy trình điều tra, xử lý sự cố; một số quy tắc cơ bản trong điều tra số, tuy
nhiên chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể nào về phân tích và giải thích bằng
chứng số. Vì vậy dẫn tới việc điều tra, xử lý sự cố còn gặp nhiều khó khăn.
Tiêu chuẩnnày cungcấp hướng dẫn về hướng dẫn cho việc phân tích và giải
thíchbằngchứng số, bổ sungvào Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVNvề điều tra số, góp
phần phát triển hoạt động cụ thể trong ngành, lĩnh vực An toàn thông tin.
Viêc ban hành tiêu chuẩn này trong Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về
Điều tra số giúp các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm thực thi bảo đảm an toàn
không gian mạng Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng
cứu sự cố và các nhà quản lý dễ dàng triển khai các hoạt động nghiệp vụ của
mình.
3.2 Lý do
Về mặt kỹ thuật:
Trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin, cùng với việc đảm bảo an toàn
vận hành hệ thống là khả năng ứng phó và giải quyết sự cố xảy ra để đưa hệ
thống trở về trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian nhanh nhất, giảm
thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.
Không có bất cứ sự đảm bảo nào cho hệ thống mạng máy tính được tuyệt
đối an toàn trước những nguy cơ, rủi ro, tấn công ác ý của tội phạm mạng. Quá
trình xử lý sự cố, phục hồi chứng cứ và truy tìm dấu vết tội phạm cần phải được
tiến hành một cách chuyên nghiệp nhằm đem lại chứng cứ chính xác.
26
Đặc điểm của bằng chứng số:
 Lượng dữ liệu cần phân tích thường rất lớn, nếu dữ liệu chỉ ở dạng text
thôi thì với dung lượng vài MB, chúng ta cũng có một lượng thông tin rất lớn
rồi. Trong thực tế thì còn khổng lồ hơn.
 Dữ liệu thường không còn nguyên vẹn, bị thay đổi, phân mảnh, và có
thể bị lỗi.
 Bảo quản dữ liệu khó khăn, dữ liệu thu được có thể có tính toàn vẹn
cao, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến tất cả.
 Dữ liệu phục vụ điều tra có thể gồm nhiều loại khác nhau: file hệ thống,
ứng dụng, …
 Chủ thể cần cần điều tra là khá trừu tượng: mã máy, dump file, network
packet…
 Dữ liệu dễ dàng bị giả mạo.
 Xác định tội phạm khó khăn, có thể bạn tìm ra được thông tin về tội
phạm (địa chỉ IP, địa chỉ email, thong tin profile…) nhưng để xác định được
được đối tượng thật ngoài đời thì cũng không hề đơn giản.
Sự phục hồi của các chứng cứ số ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ
về mặt kỹ thuật, điều tra số xác định chính xác những gì đang xảy ra, nguyên
nhân hệ thống bị tấn công và đưa ra chứng cứ thuyết phục về vấn đề cần làm
sáng tỏ. Nó còn cung cấp chứng cứ về mặt pháp lý giúp cho việc điều tra tố tụng
và áp dụng chế tài xử phạt đối với hành vi phạm pháp của tội phạm mạng máy
tính.
Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn “Hướng dẫn cho việc phân tích và giải
thích bằng chứng số” là cần thiết.
Về mặt quản lý:
Hiện nay, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về Điều tra số đã gần như hoàn thiện,
việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về hướng dẫn cho việc phân tích
và giải thích bằng chứng số nhằm bổ sung đầy đủ vào Bộ tiêu chuẩn về lĩnh vực
này.
27
4. Phạm vi và khả năng áp dụng tại Việt Nam
4.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về phân tích và giải thích bằng chứng
số theo cách giải quyết các vấn đề về tính liên tục, hiệu lực, tái tạo và lặp lại
nhằm đưa ra các bằng chứng số thỏa mãn các yêu cầu. Tiêu chuẩn bao quát thực
tế để lựa chọn, thiết kế, thực hiện các quy trình phân tích và ghi lại đầy đủ thông
tin để cho phép các quy trình đó chịu sự giám sát độc lập khi được yêu cầu. Tiêu
chuẩn cung cấp hướng dẫn về các cơ chế phù hợp để chứng minh trình độ và
năng lực của đội điều tra.
Phân tích và giải thích bằng chứng số có thể là một quá trình phức tạp.
Trong một số trường hợp, có thể có một số phương pháp được áp dụng và các
thành viên của nhóm điều tra sẽ được yêu cầu chứng minh sự lựa chọn của họ về
một quy trình cụ thể và cho thấy nó tương đương với quy trình khác được sử
dụng bởi các nhà điều tra khác. Trong các trường hợp khác, các nhà điều tra có
thể phải nghĩ ra các phương pháp mới để kiểm tra bằng chứng số chưa được
xem xét trước đây và có thể chỉ ra rằng phương pháp được tạo ra là phù hợp với
mục đích.
Áp dụng một phương pháp cụ thể có thể ảnh hưởng đến việc giải thích
bằng chứng số được xử lý bằng phương pháp đó. Bằng chứng số tiềm năng có
sẵn có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp để phân tích sâu hơn
về bằng chứng số đã được thu thập.
Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn mẫu chung, cho các yếu tố phân tích
và giải thích về xử lý sự cố an toàn hệ thống thông tin.
4. 2 Khả năng áp dụng
Dự thảo tiêu chuẩn này có khả năng áp dụng cho các cơ quan đơn vị, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin (trong đó ứng cứu sự cố là một nội
dung quan trọng). Cụ thể như sau:
+ Khối các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và thực thi nhằm bảo
đảm an toàn không gian mạng Việt Nam: Bộ Tư lệnh 86- Bộ quốc Phòng, Ban
cơ yếu chính Phủ, Cục phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công
An, Cục An toàn thông tin- Bộ Thông tin và Truyền thông…
28
+ Khối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ An toàn thông tin, trong đó có
nội dung ứng cứu sự cố: Tập đoàn viễn thông quân đội – Viettel, Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam- VNPT, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần
BKAV, công ty cổ phần an toàn an toàn an ninh thông tin….
+ Khối các cơ quan thi hành pháp luật: sử dụng bằng chứng số trong việc tố
tụng, áp dụng chế tài xử phạt tội phạm mạng.
5. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn
5.1 Lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu
Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên ISO/IEC 27042:2015 “Information
technology – Security techniques – Guidelines for the analysis and
interpretation of digital evidence” được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành
năm 2015. Đây cũng là tài liệu đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm
tài liệu gốc để tham chiếu và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tương đương.
5.2 Lựa chọn phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Dự thảo của tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27042:xxxx (xxxx:dự kiến năm
công bố TCVN) được xây dựng từ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27042:2015 trên
cơ sở rà soát các tiêu chuẩn Việt nam liên quan và quốc tế về hệ thống quản lý
an toàn thông tin, cũng như tham khảo các phương pháp xây dựng các tiêu
chuẩn/ quy chuẩn,nhóm chủ trì đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC
27042:xxxx theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế
ISO/IEC 27042:2015 (có chỉnh sửa về thể thức trình bày theo quy định hiện
hành về trình bày Tiêu chuẩn quốc gia).
6. Nghiên cứu rà soát các vấn đề công nghệ
Dự thảo tiêu chuẩn về Hướng dẫn việc phân tích và giải thích bằng chứng
số nằm trong nhóm 5 các tiêu chuẩn hướng dẫn kiểm soát cụ thể của Bộ tiêu
chuẩn ISO/IEC 27xx. Do đó mỗi một một giai đoạn trong tiêu chuẩn đều có sự
bổ trợ của các công cụ, giải pháp kỹ thuật bổ trợ. Cụ thể, trong dự thảo tiêu
chuẩn này trong giai đoạn Phân tích(Mục 6, và Mục 7 trong Dự thảo tiêu chuẩn
này)
29
Phân tích: Trong bộ quy trình chung về Điều tra số thì Phân tích là giai
đoạn quan trọng với các mẫu vật kỹ thuật số để thấy được điều tiềm ẩn trong
mẫu ví dụ (Các dấu vết còn sót lại của một thư mục đã bị xóa trong ổ đĩa trống
phải được đưa ra khỏi ổ đĩa và tái tạo), giai đoạn này gần như đóng vai trò quyết
định để đưa ra các bằng chứng số cụ thể. Phân tích bằng chứng số được chia làm
02 loại chính: phân tích tĩnh và phân tích động (Phân tích trực tiếp). Do đó để có
thể đưa ra các kết quả hợp pháp, không vi phạm các nguyên tắc chung của tiêu
chuẩn TCVN ISO/IEC 27041:2019 có thể sử dụng các công cụ (sự kết hợp của
phần cứng, phần mềm, phần sụn). Các công cụ này dựa trên sự thỏa thuận và
đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 27041:2019; trong trường hợp kỹ thuật
viên sử dụng các công cụ mới sẽ có khả năng vượt qua sự hợp lệ và xác nhận
trước khi triển khai. Chuyên viên kĩ thuật nên tính đến điều này trước khi áp
dụng các công cụ mới. Để lựa chọn sử dụng các công cụ trong các quá trình
được xác thực cần tuân thủ quy trình đã chỉ định trong TCVN ISO/IEC
27041:2019.
Các công cụ, giải pháp trên thị trường có thể tham khảo như sau: Phần
mềm PC 3000 - khôi phục dữ liệu, Phát hiện Packer với PEiD, các phần mềm
phân tích và phát hiện mã độc, Sử dụng Sanboxes để phân tích mã độc, các hệ
thống phần mềm Monitor để giám sát các tiến trình…..
Như vậy, việc áp dụng các vấn đề kỹ thuật hay ko áp dụng các vần đề kỹ
thuật của dự thảo tiêu chuẩn nên được xem xét cẩn trọng để đáp ứng được các
yêu cầu kỹ thuật trong TCVN ISO/IEC 27041:2019, TCVN ISO/IEC
27037:2019 nhằm đưa ra các kết quả chứng cứ số hợp pháp, đủ điều kiện sử
dụng trong việc cung cấp bằng chứng số theo luật tố tụng.
7. Đánh giá sự phù hợp áp dụng tiêu chuẩn tại Việt Nam
Như đã báo cáo, tình trạng xâm phạm an ninh, an toàn mạng máy tính diễn
ra rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội. Những năm qua, hệ thống mạng tại Việt Nam luôn được đặt trong tình
trạng báo động với rất nhiều vụ tấn công, cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng Internet; phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc
hại với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều tra số đóng vai quan
trọng để xác định chính xác những vấn đề đang xảy ra trong hệ thống và đưa ra
chứng cứ thuyết phục về nguyên nhân gây ra sự cố. Phục hồi chứng cứ giúp
30
cung cấp chứng cứ về mặt pháp lý góp phần tích cực việc điều tra, xử phạt đối
với hành vi phạm pháp của tội phạm mạng máy tính. Việc đẩy mạnh nghiên cứu
về điều tra số để cung cấp các căn cứ cho việc khắc phục sự cố cho hệ thống,
máy chủ cũng như đưa ra các chứng cứ số phục vụ quá trình điều tra tội phạm
mạng là một vấn đề hết sức cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, Việt Nam đã thúc đẩy các chương trình nghiên cứu tiêu
chuẩn quốc tế nhằm áp dụng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về cho các
hoạt động An toàn thông tin: Ngày 08/10/2019 Bộ Khoa học Công nghệ đã công
bố TCVN ISO/IEC 27043:2019 để hướng dẫn xác định các quy trình và nguyên
tắc cốt lõi trong điều tra sự cố và cung cấp mô hình khung cho tất cả các bước
điều tra; TCVN ISO/IEC 27041:2019 bổ sung cho các tiêu chuẩn và tài liệu
khác hướng dẫn việc điều tra và chuẩn bị điều tra sự cố an toàn thông tin. Đây
không phải là hướng dẫn toàn diện nhưng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm
đảm bảo rằng các công cụ, kỹ thuật và phương pháp có thể được lựa chọn phù
hợp và được thể hiện đúng với mục đích cần thiết hay TCVN ISO/IEC
27037:2019 mô tả các phương tiện lưu trữ bằng chứng số mà nhờ các phương
tiện này những người tham gia vào các giai đoạn đầu của cuộc điều tra, bao gồm
cả ứng phó ban đầu, có thể đảm bảo rằng bằng chứng số tiềm năng được thu
thập đầy đủ để cho phép tiến hành điều tra một cách thích hợp.
Do đó, về công tác quản lý việc ban hành tiêu chuẩn dự thảo TCVN
27042:XXXX dựa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27042:2015 là hết sức cần thiết
nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình khép kín và đầy đủ để có cái nhìn tổng quát
nhất về công tác ứng dụng điều tra số trong quản lý các hoạt động an toàn thông
tin.
Về mặt kỹ thuật: Ban hành và áp dụng dự thảo tiêu chuẩn TCVN
27042:XXXX dựa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27042:2015 cung cấp các hướng
dẫn cụ thể về phân tích và giải thích bằng chứng số trong quy trình xử lý sự cố
bắt đầu từ lập kế hoạch; chuẩn bị; ứng phó; xác định, thu thập, sao chép, bảo
quản; quá trình làm rõ; báo cáo, kết thúc. Dự thảo tiêu chuẩn hướng dẫn chi tiết
nhất cho đội ngũ kỹ thuật, các nhà điều tra, phân tích sự cố an toàn thông tin…
xác định được các công việc cần trong công tác điều tra, phân tích và giải thích
bằng chứng số.
31
8. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn
8.1 Giới thiệu ISO/IEC 27042:2015
Dự thảo tiêu chuẩn đã được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC
27042:2015 “Information technology – Security techniques – Guidelines for the
analysis and interpretation of digital evidence” được công bố năm 2015 là phiên
bản mới nhất của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về việc tiến hành phân tích và giải
thích các bằng chứng số tiềm năng để xác định và đánh giá bằng chứng số có thể
được sử dụng để hỗ trợ thông tin về sự cố. Bản chất của dữ liệu, thông tin tạo
nên bằng chứng số sẽ phụ thuộc vào bản chất của vụ việc và các nguồn bằng
chứng số liên quan đến vụ việc đó
Khi dùng tiêu chuẩn này có nghĩa là đã ngầm định rằng đã tuân thủ các
hướng dẫn đã đưa ra trong ISO/IEC 27035-2, TCVN ISO/IEC 27037:2019 và
tương thích với hướng dẫn của TCVN ISO/IEC 27043:2019, TCVN ISO/IEC
27041:2019 ISO/IEC
8.2 Cấu trúc nội dung Dự thảo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn này bao gồm 11 điều và 01 phụ lục được bố trí cụ thể như sau:
- Điều 1 đến Điều 4 bao gồm những quy định chung của tiêu chuẩn:
+ Điều 1: Phạm vi áp dụng
+ Điều 2: Tài liệu viện dẫn
+ Điều 3: Thuật ngữ và định nghĩa
+ Điều 4: Ký hiệu và từ ngữ viết tắt
- Điều 5: Điều tra số.
- Điều 6: Phân tích.
- Điều 7:Mô hình phân tích.
- Điều 8: Thuyết minh.
- Điều 9: Báo cáo.
- Điều 10: Năng lực.
32
- Điều 11: Khả năng.
Phụ lục A: Ví dụ về những đặc điểm năng lực và trình độ
8.3 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN ISO/IEC xxxx
Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO/IEC 27042
Sửa đổi, bổ sung
1. Phạm vi áp dụng 1. Scope Chấp nhận nguyên vẹn
2. Tàiliệu viện dẫn 2. Normative references Chấp nhận nguyên vẹn
3. Thuật ngữ và định
nghĩa
3. Terms and definitions Chấp nhận nguyên vẹn
4. Ký hiệu và từ ngữ viết
tắt
4. Symbols and
abbreviated
Chấp nhận nguyên vẹn
5. Điều tra số 5. Investigation Chấp nhận nguyên vẹn
5.1 Tổng quan 5.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn
5.2 Tính liên tục 5.2 Continuity Chấp nhận nguyên vẹn
5.3 Lặp lại và tái tạo 5.3 Repeatability and
reproducibility
Chấp nhận nguyên vẹn
5.4 Mô hình tiếp cận 5.4 Structured approach Chấp nhận nguyên vẹn
5.5 Độ không bảo đảm 5.5 Uncertainty Chấp nhận nguyên vẹn
6. Phân tích 6. Analysis Chấp nhận nguyên vẹn
33
6.1 Tổng quan 6.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn
6.2 Các nguyên tắc chung 6.2 General principles Chấp nhận nguyên vẹn
6.3 Sử dụng công cụ Use of tool Chấp nhận nguyên vẹn
6.4 Lưu trữ hồ sơ Record keeping Chấp nhận nguyên vẹn
7. Mô hình phân tích 7. Analytical models Chấp nhận nguyên vẹn
7.1 Phân tích tĩnh 7.1 Static analysis Chấp nhận nguyên vẹn
7.2 Phân tích trực tiếp 7.2 Live analysis Chấp nhận nguyên vẹn
8. Thuyết minh 8. Interpretation Chấp nhận nguyên vẹn
8.1 Tổng quan 8.1 General Chấp nhận nguyên vẹn
8.2 Công nhận thực tế 8.2 Accreditation of fact Chấp nhận nguyên vẹn
8.3 Yếu tố ảnh hưởng việc
giải thích
8.3 Factors affecting
interpretation
Chấp nhận nguyên vẹn
9. Báo cáo 9 Reporting Chấp nhận nguyên vẹn
9.1 Chuẩn bị 9.1 Preparation Chấp nhận nguyên vẹn
9.2 Đề xuất nội dung báo
cáo
9.2 Suggested report
content
Chấp nhận nguyên vẹn
10. Năng lực 10. Competence Chấp nhận nguyên vẹn
10.1 Tổng quan 10.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn
34
10.2 Chứng minh năng lực 10.2 Demonstration of
competence
Chấp nhận nguyên vẹn
10.3 Năng lực báo cáo Recording competence Chấp nhận nguyên vẹn
11. Khả năng 11.Proficiency Chấp nhận nguyên vẹn
11.1 Tổng quan 11.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn
11.2 Cơ chế chứng minh
khả năng
11.2 Mechanisms for
demonstration of
proficiency
Chấp nhận nguyên vẹn
Phụ lục A Annex A
Examples of Conpetence
and Proficiency
Specifications
Chấp nhận nguyên vẹn
9. Đề xuất biện pháp quản lý tương ứng
Việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn dựa trên ISO/IEC 27042:2015 để đề xuất
ban hành thành TCVN hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số
nhằm mục đích áp dụng cho ngành, lĩnh vực liên quan nhằm cải tiến và phát
triển ngành an toàn thông tin.
Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 thông tin và các hệ thống, quy trình, cán
bộ liên quan đều là tài sản của tổ chức. Tất cả các tài sản đều có giá trị quan
trọng trong hoạt động của tổ chức và cần được bảo vệ thích hợp. Do thông tin
tồn tại và được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau, nên tổ chức phải có các
biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế rủi ro.
Việc rủi ro về an toàn thông tin do bị tấn công phá hoại có chủ đích, tổ
chức hay những vấn đề gặp phải để mất an toàn thông tin đặc biệt là trên các
thiết bị công nghệ số thì việc quản lý theo quy trình là chưa đủ.
35
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khả năng sáng tạo của
con người là vô hạn điển hình là sự lớn mạnh nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo
AI. Chính vì vậy, một số hãng, tổ chức doanh nghiệp đã xây dựng và đưa vào
ứng dụng nhiều mô hình, hệ thống thu thập thông tin, công cụ phân tích dữ liệu
tự động cho ra các kết quả chính xác, rút ngắn thời gian phân tích thủ công
nhưng vẫn bảo đảm được các tiêu chí tiêu chuẩn yêu cầu.
Do đó, ngoài các biện pháp xây dựng quy trình quản lý hệ thống, phân tích
điều tra sự cố an toàn thông tin, tổ chức cần xây dựng và áp dụng các biện pháp
kỹ thuật, hệ thống phân tích để hỗ trợ công tác phân tích điều tra, giải thích bằng
chứng số cũng rất quan trọng.
10. Kết luận
Như các nội dung đã trình bày trong phần lý do xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia về “Hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số” chúng ta có
thể thấy rằng hiện nay tại Việt Nam tình hình tấn công mạng hết sức phức tạp và
hậu quả của các cuộc tấn công mạng ngày càng hiện hữu, không chỉ gây ra các
thiệt hại về kinh tế cho các cơ quan, tổ chức mà còn gây tổn hại về mặt uy tín,
thương hiệu trên lãnh thổ Việt Nam cũng như quốc tế. Tại Việt Nam đã có nhiều
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức rõ được hậu quả của các sự cố mạng
có thể sảy ra, tuy nhiên vẫn còn ở mức độ tự phát chưa có hướng dẫn cho việc
phân tích và giải thích bằng chứng số.
Hiện nay một số tiêu chuẩn về xử lý sự cố hay điều tra số đã được xây
dựng và ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia như: TCVN 11239:2015 (ISO/IEC
27035) về quản lý sự cố an toàn thông tin; TCVN ISO/IEC 27037:2019 Công
nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn xác định, tập hợp, thu nhận
và bảo quản các bằng chứng số; TCVN ISO/IEC 27041:2019 Công nghệ thông
tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ của
phương pháp điều tra sự cố; TCVN ISO/IEC 27043:2019 Công nghệ thông tin –
Các kỹ thuật an toàn – Nguyên tắc và Quy trình điều tra sự cố
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chưa xây dựng và ban hành tiêu chuẩn
quốc gia nào về hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số. Vì
vậy việc xây dựng tiêu chuẩn “Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn –
hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số” là cần thiết, qua đó
36
hỗ trợ các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có hê thống thông tin khi gặp phải sự
cố an toàn thông tin. Ngoài ra nó cũng giúp các cơ quan nhà nước quản lý, thực
thi đảm bảo an toàn thông tin.
37
11. Tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO/TR 10013:2003 (ISO/TR 10013:2001), Hướng dẫn về tài liệu
của Hệ thống quản lý chất lượng
[2] ISO/IEC 17024:2003, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với các cơ
quan chứng nhận hoạt động của mọi người.
[3] TCVN ISO/IEC 17025: 2007, Yêu cầu chung về năng lực của các phòng
thử nghiệm và hiệu chuẩn
[4] TCVN ISO/IEC 17021:2011, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ
chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý.
[5] TCVN ISO/IEC 17043:2011, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với
thành thạo.
[6] TCVN ISO/IEC 10542:2014, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn -
Quản lý an toàn thông tin - Đo lường.
[7] TCVN ISO/IEC 11239:2015, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn -
Quản lý sự cố an toàn thông tin.
[8] TCVN ISO/IEC 10542:2014 Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn –
Quản lý an toàn thông tin – Đo lường.
[9] ISO/IEC 27040:2015, Công nghệ thông tin- Kỹ thuật bảo mật- Bảo mật
lưu trữ.
[10] ISO/ IEC 27035 (All Part), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật bảo mật- quản
lý sự cố bảo mật thông tin.
[11] TCVN ISO/IEC 27037:2019, Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn-
Hướng dẫn xác định, tập hợp, thu nhận và bảo quản bằng chứng số.
[12] TCVN ISO/IEC 27043:2019, Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn –
Nguyên tắc và quy trình điều tra sự cố.
[13] TCVN ISO/IEC 27041:2019, Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn –
Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ của phương pháp điều tra sự
cố.
[14] Casey E. Digital Evidence and Computer Crime: Forensic Science,
Computers and the Internet, 3ed. New York: Academic Press, 2011.

More Related Content

What's hot

Giáo trình đánh giá nội bộ
Giáo trình đánh giá nội bộGiáo trình đánh giá nội bộ
Giáo trình đánh giá nội bộSon Pham
 
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPTBài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001 2018
So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001   2018So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001   2018
So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001 2018Chu Quy Hoang
 
iso17025 140724024938-phpapp02
iso17025 140724024938-phpapp02iso17025 140724024938-phpapp02
iso17025 140724024938-phpapp02Phan Cang
 
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdfISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdfNguyenTho50
 
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016hung le
 
Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015style tshirt
 
Giáo trình bảo mật thông tin
Giáo trình bảo mật thông tinGiáo trình bảo mật thông tin
Giáo trình bảo mật thông tinjackjohn45
 
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửThương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửShare Tài Liệu Đại Học
 
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượngChương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...
đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...
đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...nataliej4
 
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...Share Tài Liệu Đại Học
 
So taymoitruong iso 14001 2015
So taymoitruong iso 14001   2015So taymoitruong iso 14001   2015
So taymoitruong iso 14001 2015Chu Quy Hoang
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)likebida
 

What's hot (20)

Giáo trình đánh giá nội bộ
Giáo trình đánh giá nội bộGiáo trình đánh giá nội bộ
Giáo trình đánh giá nội bộ
 
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPTBài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
Bài 6: Kiến thức cơ sở về điều khiển truy cập - Giáo trình FPT
 
So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001 2018
So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001   2018So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001   2018
So tay an toan suc khoe nghe nghiep iso 45001 2018
 
iso17025 140724024938-phpapp02
iso17025 140724024938-phpapp02iso17025 140724024938-phpapp02
iso17025 140724024938-phpapp02
 
GT AT BMTT .docx
GT AT BMTT .docxGT AT BMTT .docx
GT AT BMTT .docx
 
Luận văn: Xây dựng quy trình bảo đảm thông tin cho doanh nghiệp
Luận văn: Xây dựng quy trình bảo đảm thông tin cho doanh nghiệpLuận văn: Xây dựng quy trình bảo đảm thông tin cho doanh nghiệp
Luận văn: Xây dựng quy trình bảo đảm thông tin cho doanh nghiệp
 
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdfISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
 
Iso 9001 awareness
Iso 9001 awarenessIso 9001 awareness
Iso 9001 awareness
 
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
Bài giảng hệ thống thông tin quản lý 2016
 
Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
Đào tạo nhận thức đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
 
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAYLuận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
 
Giáo trình bảo mật thông tin
Giáo trình bảo mật thông tinGiáo trình bảo mật thông tin
Giáo trình bảo mật thông tin
 
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tửThương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
 
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượngChương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
 
đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...
đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...
đóNg góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên trong sự tăng trưởng và phát ...
 
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
 
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptx
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptxQUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptx
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT.pptx
 
Đề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAYĐề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - ems, HAY
 
So taymoitruong iso 14001 2015
So taymoitruong iso 14001   2015So taymoitruong iso 14001   2015
So taymoitruong iso 14001 2015
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)
 

Similar to Thuyet minhtcvn-27042-giai-thich-bang-chung-so

An toàn thông tin cho ngành hàng không
An toàn thông tin cho ngành hàng khôngAn toàn thông tin cho ngành hàng không
An toàn thông tin cho ngành hàng khôngAnh Dam
 
C03 chuan iso vebao mat
C03 chuan iso vebao matC03 chuan iso vebao mat
C03 chuan iso vebao matdlmonline24h
 
1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m
1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m
1206 gioi thieu iso27001 2005-b&mNguyen Minh Thu
 
ISO-27001-Certification-Checklist.pdf
ISO-27001-Certification-Checklist.pdfISO-27001-Certification-Checklist.pdf
ISO-27001-Certification-Checklist.pdfTriLe786508
 
jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...
jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...
jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...HHiu32
 
Dam bao an toan ha tang thong tin
Dam bao an toan ha tang thong tinDam bao an toan ha tang thong tin
Dam bao an toan ha tang thong tinCat Van Khoi
 
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo isoTom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo isoxuanduong92
 
Mạng máy tính nâng cao
Mạng máy tính nâng caoMạng máy tính nâng cao
Mạng máy tính nâng caossuserd16c49
 
Luận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tử
Luận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tửLuận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tử
Luận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tửViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2
Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2
Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2INFOCHIEF institute
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFLan Anh Ngô
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFHuyTrng87
 
Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)
Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)
Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)Kien Nguyen
 

Similar to Thuyet minhtcvn-27042-giai-thich-bang-chung-so (20)

An toàn thông tin cho ngành hàng không
An toàn thông tin cho ngành hàng khôngAn toàn thông tin cho ngành hàng không
An toàn thông tin cho ngành hàng không
 
C03 chuan iso vebao mat
C03 chuan iso vebao matC03 chuan iso vebao mat
C03 chuan iso vebao mat
 
1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m
1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m
1206 gioi thieu iso27001 2005-b&m
 
An toanthongtin end
An toanthongtin endAn toanthongtin end
An toanthongtin end
 
an toàn thông tin
an toàn thông tinan toàn thông tin
an toàn thông tin
 
ISO-27001-Certification-Checklist.pdf
ISO-27001-Certification-Checklist.pdfISO-27001-Certification-Checklist.pdf
ISO-27001-Certification-Checklist.pdf
 
Chuong08 chuan attt
Chuong08 chuan atttChuong08 chuan attt
Chuong08 chuan attt
 
Luận văn: Quy trình bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Luận văn: Quy trình bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệpLuận văn: Quy trình bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Luận văn: Quy trình bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
 
Xây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Xây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệpXây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
Xây dựng khung kiến trúc bảo đảm an toàn thông tin cho doanh nghiệp
 
jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...
jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...
jiang-2018-an-improved-cyber-physical-systems-architecture-for-industry-4-0-s...
 
Dam bao an toan ha tang thong tin
Dam bao an toan ha tang thong tinDam bao an toan ha tang thong tin
Dam bao an toan ha tang thong tin
 
GT Co so mat ma .pdf
GT Co so mat ma .pdfGT Co so mat ma .pdf
GT Co so mat ma .pdf
 
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo isoTom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
 
Mạng máy tính nâng cao
Mạng máy tính nâng caoMạng máy tính nâng cao
Mạng máy tính nâng cao
 
Luận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tử
Luận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tửLuận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tử
Luận văn: Bảo mật và an toàn Thông tin trong Thương mại Điện tử
 
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt NamGiải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
Giải pháp về phát triển nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam
 
Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2
Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2
Infochief - KỸ NĂNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG IT THỰC HÀNH - IT Administrator v2
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
 
Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)
Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)
Isms iso27001 2013 introduction (v2.2)
 

Thuyet minhtcvn-27042-giai-thich-bang-chung-so

  • 1. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC AN TOÀN THÔNG TIN THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN “CÔNGNGHỆ THÔNGTIN – CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN – HƯỚNG DẪN CHO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH BẰNG CHỨNG SỐ” (Information technology – Security techniques – Guidelinesfor the analysis and interpretation of digital evidence) Hà Nội, 2020
  • 2. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................2 1. TÊN DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA........................................2 2. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................2 2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin (Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27XXX)................................................................................................................................................................................2 2.2 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin trên thế giới..................................2 2.3 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin tại Việt Nam ...............................11 2.4 Vai trò và mối quan hệ của ISO/IEC 27042trong họ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx...........................................................................................................................................................17 2.5 Vai trò của ISO/IEC 27042 trong bộ tiêu chuẩn 27xxx...................17 2.6 Mối quan hệ giữa ISO/IEC 27042 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn về hướng dẫn kiểm soát cụ thể.........................................................19 3. Lý do xây dựng tiêu chuẩn.................................................................................................................25 3.1 Mục tiêu................................................................................................................................................................25 3.2 Lý do........................................................................................................................................................................25 4. Phạm vi và khả năng áp dụng tại Việt Nam.....................................................................27 4.1 Phạm vi áp dụng...........................................................................................................................................27 4. 2 Khả năng áp dụng........................................................................................................................................27 5. SỞ CỨ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN...................................................28 5.1 Lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu.....................................................................................................28 5.2 Lựa chọn phương pháp xây dựng tiêu chuẩn....................................................................28 6. NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT CÁC VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ ..................28 7. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TẠI VIỆT NAM 29 8. NỘI DUNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ..............................................31 8.1 Giới thiệu ISO/IEC 27042:2015.......................................................................................................31 8.2 Cấu trúc nội dung Dự thảo tiêu chuẩn....................................................................................31 8.3 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn............................................................................................32 9. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TƯƠNG ỨNG............................34 10. KẾT LUẬN .........................................................................................35 11. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 37
  • 3. 2 Mở đầu 1. Tên Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia "Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số". Kí hiệu: TCVN XXXX:XXXX Mục tiêu của việc xây dựng tiêu chuẩn: Cung cấp hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đặc biệt là các tổ chức ứng cứu sự cố và các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng cứu sự cố nhằm bảo đảm quá trình phân tích và giải thích bằng chứng số có tính ứng dụng cao, phù hợp với tổng thể các bộ Tiêu chuẩn đã ban hành về lĩnh vực điều tra số. Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thông tin 27xxx và đặc biệt là nhóm các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực điều tra số. 2. Đặt vấn đề 2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin (Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27XXX) 2.2 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin trên thế giới Vấn đề an toàn thông tin ngày càng trở nên cấp bách trên toàn thế giới. Đặc biệt, các sựcố tấncôngmạng có chủđíchnhắmvào các hệ thống công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, thương mại, cơ quan chính phủ ngày càng gia tăng về quy mô và mức độ thiệt hại gây ra làm cho việc phân tích và điều tra nguyên nhân sự cố gặp rất nhiều khó khăn… Để khắc phục được những khó khắn này, bêncạnh việc liên tục cảitiến các côngnghệbảo mật, vấn đề áp dụng hệ thống tiêu chuẩn an toàn thông tin đã được các quốc gia trên thế giới đặc biệt chú trọng. Hàng năm, các tổ chức tiêu chuẩnquốc tế vẫn liên tục cập nhật và xây dựng mới các tiêu chuẩn về công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn thông tin. Trong các tiêu chuẩn an toàn thông tin liên quan đến vấn đề quản lý an toàn thông tin có bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx. Bộ tiêu chuẩn27xxx là một phần của hệ thống quản lý chung trong tổ chức, đượcthực hiện dựa trên nguyên tắc tiếp cậncác rủi ro trong
  • 4. 3 hoạt động, để thiết lập, áp dụng, thực hiện, theo dõi, xem xét, duy trì và cải tiến đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức. Cho tới nay, việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin phù hợp với ISO 27000 đã được triển khai rộng khắp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cơ quan chính phủ... Mục đích nhằm thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý thông tin, sử dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình, thực hiện theo những nguyên tắc của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD). Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là một phần của hệ thống quản lý chung của các tổ chức, doanh nghiệp, do vậy có thể xây dựng độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9000, ISO 14000... Lợi ích của việc áp dụng:  Chứng tỏ sự cam kết đảm bảo sự an toàn về thông tin ở mọi mức độ.  Đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của phần cứng và các cơ sở dữ liệu.  Bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng.  Giảm giá thành và các chi phí bảo hiểm.  Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên về an toàn thông tin. Họ các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin bao gồm các tiêu chuẩn: a) Xác định các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thông tin và cho các yêu cầu chứng nhận các hệ thống như vậy; b) Cung cấp hỗ trợ trực tiếp, hướng dẫn chi tiết và/hoặc chuyển đổi cho toàn bộ các quá trình và yêu cầu Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA- Plant, Do, Check, Act); c) Chỉ ra hướng dẫn cụ thể cho từng giai đoạn trong quy trình; d) Đưa ra tính phù hợp đánh giá cho Hệ thống quản lý an toàn thông tin. Hình 1 dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong họ ISO 27000
  • 5. 4 Hình 1. Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong họ ISO/IEC 27000 Họ tiêu chuẩn ISMS bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến nhau, đã được côngbố, đangđược phát triển và có chứa một số thành phần cấu trúc quan trọng. Các thành phần này tập trung vào tiêu chuẩn quy định mô tả các yêu cầu hệ thống ISMS (TCVNISO/IEC 27001:2009) và yêu cầucủa cơ quan chứngnhận (ISO/IEC 27006) về việc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001:2009. Các tiêu chuẩn khác cung cấp hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau khi thực thi một hệ thống ISMS, đề cập một quy trình chung, các hướng dẫn liên quan đến việc kiểm soát cũng như hướng dẫn trong các lĩnh vực cụ thể. Mỗi tiêu chuẩn thuộc họ ISMS được mô tả bởicác kiểu (hoặc vai trò)trong họ tiêu chuẩn ISMS và được tham chiếu bởi các số. Ví dụ tiêu chuẩn 27000 - Tiêu chuẩn mô tả về tổng quan và từ vựng… Các tiêu chuẩn về an toànthông tin thuộc họ 27000 dưới đây đã được công bố hoặc đang dự thảo.
  • 6. 5 Bảng 1. Bảng danh mục các tiêu chuẩn đã được công bố và đang dự thảo STT Ký hiệu tiêu chuẩn ISO/IEC Tên tiêu chuẩn 1 ISO/IEC 27000:2018 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - ISMS - Tổng quan và từ vựng 2 ISO/IEC 27001:2013 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hệ thống quản lý an toàn thông tin - Các yêu cầu 3 ISO/IEC 27002:2013 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy tắc thực hành quản lý an toàn thông tin 4 ISO/IEC 27003:2017 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý an toàn thông tin 5 ISO/IEC 27004:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn thông tin - Đo lường đánh giá 6 ISO/IEC 27005:2018 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý rủi ro an toàn thông tin 7 ISO/IEC 27006:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin 8 ISO/IEC 27007:2017 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý an toàn thông tin 9 ISO/IEC TR 27008:2019 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn đánh giá viên đánh giá các biện pháp kiểm soát của hệ thống quản lý an toàn thông tin 10 ISO/IEC 27009:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Ứng dụng ISO/IEC 27001 cho ngành cụ thể - Các yêu cầu
  • 7. 6 11 ISO/IEC 27010:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn thông tin cho truyền thông liên ngành và liên tổ chức 12 ISO/IEC 27011:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn quản lý an toàn thông tin cho các tổ chức viễn thông dựa trên ISO/IEC 27002 13 ISO/IEC 27013:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn triển khai tích hợp ISO/IEC 27001 và ISO/IEC 20000-1 14 ISO/IEC 27014:2013 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản trị an toàn thông tin 15 ISO/IEC TR 27016:2014 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn thông tin - Tổ chức kinh tế 16 ISO/IEC 27017:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy tắc thực hành các biện pháp kiểm soát ATTT dựa trên ISO/IEC 27002 đối với các dịch vụ đám mây 17 ISO/IEC 27018:2019 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy tắc thực hành bảo vệ thông tin định danh cá nhân (PII) trong đám mây công cộng hoạt động có vai trò là các bộ vi xử lý PII 18 ISO/IEC TR 27019:2017 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn quản lý ATTT dựa trên ISO/IEC 27002 đối với các hệ thống kiểm soát xử lý dành cho công nghiệp năng lượng 19 ISO/IEC 27021:2017 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các yêu cầu năng lực đối với các chuyên gia quản lý an toàn thông tin 20 ISO/IEC 27022 (dự thảo) Quy trình ISMS
  • 8. 7 21 ISO/IEC 27030 (dự thảo) Hướng dẫn an toàn và quyền riêng tư trong IoT 22 ISO/IEC 27031:2011 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn về sự sẵn sàng của ICT để đạt được sự liên tục về nghiệp vụ 23 ISO/IEC 27032:2012 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn an toàn không gian mạng 24 ISO/IEC 27033- 1:2015 Tổng quan và khái niệm an toàn mạng 25 ISO/IEC 27033- 2:2012 Hướng dẫn thiết kế và triển khai an toàn mạng 26 ISO/IEC 27033- 3:2010 Các kịch bản kết nối mạng tham chiếu - Nguy cơ, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát 27 ISO/IEC 27033- 4:2014 An toàn truyền thông giữa các mạng sử dụng cổng an toàn 28 ISO/IEC 27033- 5:2013 An toàn truyền thông giữa các mạng sử dụng mạng riêng ảo 29 ISO/IEC 27033- 6:2016 An toàn truy cập mạng IP không dây 30 ISO/IEC 27034- 1:2011 An toàn ứng dụng - Tổng quan và khái niệm 31 ISO/IEC 27034- 2:2015 Khuôn dạng chuẩn về tổ chức (FDIS) 32 ISO/IEC 27034- 3:2018 Quy trình quản lý an toàn ứng dụng 33 ISO/IEC 27034- 4 (dự thảo) Công nhận an toàn ứng dụng 34 ISO/IEC 27034- 5:2017 Các giao thức và cấu trúc dữ liệu kiểm soát an toàn ứng dụng
  • 9. 8 35 ISO/IEC 27034- 5-1:2018 Các giao thức và cấu trúc dữ liệu kiểm soát an toàn ứng dụng, lược đồ XML 36 ISO/IEC 27034- 6: 2016 Các tình huống 37 ISO/IEC 27034- 7:2018 Khung dự đoán đảm bảo an toàn ứng dụng 38 ISO/IEC 27035- 1:2016 Quy tắc quản lý sự cố an toàn thông tin 39 ISO/IEC 27035- 2:2016 Hướng dẫn lập kế hoạch và chuẩn bị ứng cứu sự cố 40 ISO/IEC 27035- 3 (dự thảo) Hướng dẫn cho các hoạt động ứng cứu sự cố ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông – Dự thảo) 41 ISO/IEC 27036- 1: 2014 An toànthông tin cho mối quan hệ cung ứng - Tổng quan và khái niệm. 42 ISO/IEC 27036- 2: 2014 Yêu cầu chung 43 ISO/IEC 27036- 3:2013 Hướng dẫn an toàn chuỗi cung ứng ICT 44 ISO/IEC 27036–4:2016 Hướng dẫn an toàn thông tin cho dịch vụ đám mây 45 ISO/IEC 27037:2012 Hướng dẫn xác định, thu thập, sao chép và bảo quản bằng chứng số 46 ISO/IEC 27038:2014 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - Chỉ dẫn kỹ thuật biên soạn kỹ thuật số 47 ISO/IEC 27039:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Lựa chọn, triển khai và vận hành hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDPS)
  • 10. 9 48 ISO/IEC 27040:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - An toàn lưu trữ 49 ISO/IEC 27041:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn đảm bảo sự phù hợp và đầy đủ theo phương pháp điều tra sự cố 50 ISO/IEC 27042:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn phân tích và làm sáng tỏ bằng chứng số 51 ISO/IEC 27043:2015 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy trình và nguyên tắc điều tra số 52 ISO/IEC 27045 (dự thảo) Tính riêng tư và an toàn dữ liệu lớn 53 ISO/IEC 27050 -1:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Phát hiện điện tử - Tổng quan và khái niệm 54 ISO/IEC 27050 -2:2018 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn quản trị và quản lý phát hiện điện tử 55 ISO/IEC 27050- 3 : 2017 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy tắc thực hành cho phát hiện điện tử 56 ISO/IEC 27050- 4 (bản dự thảo) Tính sẵn sàng ICT cho phát hiện điện tử 57 ISO/IEC 27070 (bản dự thảo) Yêu cầu an toàn để thiết lập gốc (nguồn) ảo hóa 58 ISO/IEC 27071 (bản dự thảo) Kết nối tin cậy giữa các thiết bị và dịch vụ (nền tảng đám mây) 59 ISO/IEC 27099 (bản dự thảo) Hạ tầng khóa công khai - Khung chính sách và thực hành 60 ISO/IEC 27100 (bản dự thảo) Không gian mạng - Tổng quan và khái niệm 61 ISO/IEC 27101 (bản dự thảo) Hướng dẫn phát triển khung an toàn không gian
  • 11. 10 mạng 62 ISO/IEC 27102: 2019 Quản lý an toàn thông tin - Hướng bảo hiểm không gian mạng 63 ISO/IEC TR 27103: 2018 Không gian mạng và tiêu chuẩn IEC và ISO 64 ISO/IEC 27550 (bản dự thảo) Kỹ thuật riêng tư 65 ISO/IEC 27551 (bản dự thảo) Các yêu cầu để xác thực thực thể không liên kết dựa trên thuộc tính 66 ISO/IEC 27553 (bản dự thảo) Yêu cầu an toàn cho xác thực bằng sinh trắc học trên thiết bị di động 67 ISO/IEC 27554 (bản dự thảo) Áp dụng ISO 31000 để đánh giá rủi ro liên quan đến quản lý định danh 68 ISO/IEC 27555 (bản dự thảo) Thiết lập khái niệm xóa PII trong các tổ chức 69 ISO/IEC 27556 (bản dự thảo) Khung cho người dùng để xử lý PII dựa trên các tùy chọn riêng tư. 70 ISO/IEC 27570 (bản dự thảo) Hướng dẫn bảo mật cho thành phố thông minh 71 ISO/IEC 27701:2019 Mở rộng ISO/IEC 27001 và ISO/IEC 27002 để quản lý tính riêng tư - Hướng dẫn và yêu cầu. 72 ISO 27799:2008 Thông tin sức khỏe - Quản lý an toàn thông tin trong lĩnh vực y tế khi áp dung ISO/IEC 27002. Việc áp dụng bộ tiêu chuẩnISO/IEC 27xxx, hiện nay có 4 nước dẫn đầu về số lượng chứng chỉ ISO/IEC 27001được cấp (trên 1000 chứng chỉ) là: Nhật, Anh, Ấn độ, Trung Quốc. Tuy nhiên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này trên thực tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa có quy định cụ thể về việc lựa chọn các biện pháp quản lý; các tiêu chuẩn hướng dẫn về biện pháp bảo vệ cũng còn mang tính phương pháp luận và chưa cụ thể. Một số nước (như Mỹ, Trung Quốc) đã xây
  • 12. 11 dựng các bộ tiêu chuẩn riêng để áp dụng cho quản lý an toàn hệ thống thông tin. Các tiêu chuẩn này có ưu điểm: cụthể hóavà dễtriển khai, áp dụng. Tuy nhiên các hệ thống thông tin quan trọng(như các Trung tâm dữ liệu) vẫn được triển khai trên cơ sở ISO/IEC 27xxx dướidạnglấy chứng chỉ. Trong quá trình triển khai có tham khảo các yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể trong các tiêu chuẩn riêng của nước này. 2.3 Các tiêu chuẩn an toàn thông tin tại Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thông tin (bộ tiêu chuẩn về quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27000, tiêu chuẩn về đánh giá an toàn thông tin TCVN 8709:2011 (ISO/IEC 15408) để xây dựng quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Tổ chức ISO thếgiới có trên 100 chuẩnvề an toàn thông tin, trong khi số tiêu chuẩn củaViệt Nam ban hành còn hạn chế. Việc thiếu các tiêu chuẩn này dẫn đến việc người sử dụng, nhà phát triển và các tổ chức kiểm định chưa có cơ sở để thực hiện đánh giá về độ an toàn của sản phẩm và hệ thống công nghệ thông tin. Trước tình hình này, việc xây dựng các tiêu chí thống nhất để đánh giá an toàn cho các sản phẩm và hệ thống công nghệ thông tin là rất cần thiết. Qua thực tiễn triển khai tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số công ty tư vấn về bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx cho thấy, đây là bộ tiêu chuẩn có tính chất toàn diện, bao quát các khía cạnh: chính sách quản lý, quy trình quản lý, đưa ra các biện pháp quản lý an toàn, cũng như các hướng dẫn khác như đo lường hiệu năng, yêu cầu kiểm toán, biện pháp bảo vệ… đồng thời bộ tiêu chuẩn này cũng được tổ chức ISO/IEC định kỳ cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh theo kịp với các vấn đề phát triển công nghệ, mạng lưới. Tuy nhiên, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này trên thực tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa có quy định cụ thể về việc lựa chọn các biện pháp quản lý; các tiêu chuẩn hướng dẫn về biện pháp bảo vệ cũng còn mang tính phương pháp luận và chưa cụ thể. Trong những năm gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn thông tin như: dự án xây dựng 31 tiêu chuẩn về an toàn thông tin dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học năm 2014; hay hằng năm vẫn giao cho một số đơn vị trong Bộ thực hiện nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn như:
  • 13. 12 Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông… Trong năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng giao một số nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện xây dựng các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn thông tin trong dự án “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa nghành Thông tin và Truyền thông”. Bên cạnh đó, Luật an toàn thông tin mạng có hiệu lực năm 2015 cũng quy định, định hướng tiêu chuẩn hóa về an toàn thông tin (thực hiện quản lý an toàn thông tin theo cấp độ, áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật). Hiện nay, Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx đã xây dựng, đã công bố 16 TCVN và đang hoàn thiện 02 dự thảo TCVN trên tổng số 36 tiêu chuẩn trong họ này theo bảng dưới đây: Bảng 2. Bảng các tiêu chuẩn đã được công bố làm tiêu chuẩn quốc gia STT Tên tiêu chuẩn Tài liệu tham khảo Đã công bố Ghi chú I Tiêu chuẩn từ vựng 1 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các hệ thống quản lý an toàn thông tin - Tổng quan và từ vựng ISO/IEC 27000:2014 TCVN 11238:2015 Đang hoàn thiện cập nhật phiên bản mới (Viện KHKTBĐ) II Các tiêu chuẩn yêu cầu 1 Công nghệ thông tin - Hệ thống quản lý an toàn thông tin - Các yêu cầu ISO/IEC 27001:2013 TCVN ISO/IEC 27001:2019 2 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27006:2015 TCVN ISO/IEC 27006:2017
  • 14. 13 3 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Ứng dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 27001theo lĩnh vực cụ thể - Các yêu cầu. ISO/IEC 27009:2016 Đang hoàn thiện dự thảo năm 2020 III Các tiêu chuẩn hướng dẫn 1 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quy tắc thực hành quản lý an toàn thông tin. ISO/IEC 27002:2005 TCVN ISO/IEC 27002:2011 Đang cập nhật ISO/IEC 27002:2013 2 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn triển khai hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27003:2010 TCVN 10541:2014 3 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn thông tin - Đo lường ISO/IEC 27004:2009 TCVN 10542:2014 4 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý rủi ro an toàn thông tin ISO/IEC 27005:2011 TCVN 10295:2014 5 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27007:2011 TCVN 11779:2017 6 Hướng dẫn kiểm toán các biện pháp kiểm soát ISMS ISO/IEC TR 27008 :2011 TCVN 27008:2018 7 Quy phạm thực hành bảo vệ thông tin có thể định danh cá nhân (PII) trên đám mây công cộng có chức năng xử ISO/IEC 27018 Đang hoàn thiện năm 2020
  • 15. 14 lý PII 8 Hướng dẫn các biện pháp an toàn thông tin cho sử dụng dịch vụ điện toán đám mây dựa trên ISO/IEC 27002 ISO/IEC 27017 Đang hoàn thiện năm 2020 9 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản trị về an toàn thông tin ISO/IEC 27014 Đang hoàn thiện IV Các tiêu chuẩn hướng dẫn lĩnh vực cụ thể 1 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn trao đổithông tin liên tổ chức, liên ngành ISO/IEC 27010:2012 TCVN 10543:2014 2 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn quản lý an toàn thông tin cho các tổ chức viễn thông dựa trên ISO/IEC 27002 ISO/IEC 27011:2008 Đã hủy (do ISO/IEC 27002 đã cập nhật phiên bản mới) 3 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn quản lý an toàn thông tin cho dịch vụ tài chính ISO/IEC 27015:2012 TCVN ISO/IEC 27015:2017 V Các tiêu chuẩn hướng dẫn kiểm soátcụ thể (ISO/IEC 2703x, ISO/IEC 2704x) 1 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn xác định, tập hợp, thu ISO/IEC 27037:2012 TCVN ISO/IEC 27037:2019
  • 16. 15 thập và bảo quản bằng chứng số 2 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ theo phương pháp điều tra sự cố ISO/IEC 27041:2015 TCVN ISO/IEC 27041:2019 3 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Nguyên tắc và quy trình điều tra sự cố ISO/IEC 27043:2015 TCVN ISO/IEC 27043:2019 4 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn cho phân tích, giải thích bằng chứng số. ISO/IEC 27042:2015 Dự thảo TCVN theo bản thuyết minh này 5 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn đảm bảo sự sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông cho tính liên tục của hoạt động ISO/IEC 27031:2011 TCVN ISO/IEC 27031:2017 6 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Hướng dẫn về an toàn không gian mạng ISO/IEC 27032:2012 TCVN 11780:2017 7 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - An ninh mạng. Phần 1: Tổng quan và khái niệm ISO/IEC 27033- 1:2009 TCVN 9801- 1:2013 8 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - An toàn ISO/IEC 27033- TCVN 9801- 2:2015
  • 17. 16 mạng - Phần 2: Hướng dẫn thiết kế và triển khai an toàn mạng 2:2012 9 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - An toàn mạng - Phần 3: Các kịch bản kết nối mạng tham chiếu - Nguy cơ, kỹ thuật thiết kế và các vấn đề kiểm soát ISO/IEC 27033- 3:2010 TCVN 9801- 3:2014 10 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Quản lý sự cố an toàn thông tin ISO/IEC 27035:2011 TCVN 11239:2015 11 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Chọn lựa, triển khai và vận hành các hệ thống phát hiện xâm nhập ISO/IEC 27039:2015 Đã hủy do có Phiên bản mới Các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin đã được công bố thì bộ tiêu chuẩn về tiêu chí chung cũng đã được công bố như bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Các tiêu chuẩn quốc gia về tiêu chí chung STT Tên tiêu chuẩn Tài liệu tham khảo Đã công bố 1 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT - Phần 1: Giới thiệu và mô hình tổng quát ISO/IEC 15408- 1:2009 TCVN 8709- 1:2011 2 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT - Phần 2: Các thành phần chức năng an toàn ISO/IEC 15408- 2:2008 TCVN 8709- 2:2011 3 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các tiêu chí đánh giá an toàn CNTT - ISO/IEC 15408- TCVN 8709-
  • 18. 17 Phần 3: Các thành phần đảm bảo an toàn 3:2008 3:2011 2.4 Vai trò và mối quan hệ của ISO/IEC 27042 trong họ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx 2.5 Vai trò của ISO/IEC 27042 trong bộ tiêu chuẩn 27xxx Về cơ bản các bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx được chia thành 5 nhóm sau như hình 2 dưới đây: Hình 2. Phân loại nhóm cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xxx Từ sơ đồ phân nhóm tại hình 2 có thể thấy được tổ chức và phân chia nhóm chức năng trong bộ tiêu chuẩn 27000 như sau:
  • 19. 18 Nhóm 1: Tiêu chuẩn về tổng quan và từ vựng: ISO/IEC 27000. Nhóm 2: Các tiêu chuẩn yêu cầu: ISO/IEC 27001; ISO/IEC 27006. Nhóm 3: Các tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ hệ thống quản lý an toàn thông tin ISMS: ISO/IEC 27002; ISO/IEC 27003; ISO/IEC 27004; ISO/IEC 27005; ISO/IEC 27007; ISO/IEC TR 27008, ISO/IEC 27013, ISO/IEC 27014, ISO/IEC 27016. Nhóm 4: Các tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn cho các lĩnh vực cụ thể: ISO/IEC 27010; ISO/IEC 27011; ISO/IEC 27014; ISO/IEC 27015; ISO/IEC 27017; 27018; Nhóm 5: Các tiêu chuẩn hướng dẫn kiểm soát cụ thể: ISO/IEC 2703x và 2704x. Như vậy có thể thấy rõ, xuất phát từ bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là bộ tiêu chuẩn tổng quan và tư vựng về các hệ thống quản lý an toàn thông tin, trong đó Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 đưa ra các yêu cầu chung cho các hệ thống quản lý an toàn thông tin, trong phần Biện pháp kiểm soát, Phụ lục A, bao gồm 14 lĩnh vực với 35 mục tiêu kiểm soát (ứng với 114 biện pháp kiểm soát). Các tổ chức sẽ lựa chọn những biện pháp kiểm soát trong số nêu trên phù hợp với tổ chức mình để áp dụng, trong đó có Bộ tiêu chuẩn về Điều tra số (bao gồm các Tiêu chuẩn: ISO/IEC 27037; ISO/IEC 270138; ISO/IEC 27040; ISO/IEC 27041; ISO/IEC 27042; 27043, 27050). Trong đó Tiêu chuẩn TCVN 27043:2019/ ISO/ IEC 27043:2015 quy định đưa ra các nguyên tắc và quy trình chung về hoạt động điều tra số, tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27041:2019 Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ của phương pháp điều tra số, Tiêu chuẩn TCVN 27037:2019/ ISO/IEC 27037:2012 Hướng dẫn xác định, tâp hợp, thu nhận và bảo quản bằng chứng số. Kết luận: Như vậy có thể thấy rõ được ISO/IEC 27042 thuộc nhóm số 5 (nhóm các tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn kiểm soát cụ thể) và dự thảo tiêu chuẩn này nhằm bổ sung và làm rõ hướng dẫn cụ thể cho việc phân tích và giải thích bằng chứngsố, trongquytrình chung về điều tra số và có quan hệ bổ sung mật thiết với bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000.
  • 20. 19 2.6 Mối quan hệ giữa ISO/IEC 27042 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn về hướng dẫn kiểm soát cụ thể Tiêu chuẩn ISO/IEC 27042 nhằm bổ sung cho các tiêu chuẩn và tài liệu khác về hướng dẫn điều tra và chuẩn bị điều tra các sự cố an toàn thông tin. Đây không phải là một hướng dẫn toàn diện, nhưng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm các công cụ, kỹ thuật và phương pháp có thể được lựa chọn thích hợp và được chỉ ra phù hợp với mục đích khi cần. Tiêu chuẩn này cũng nhằm mục đích thông báo cho những người ra quyết định cần xác định độ tin cậy của bằng chứng số được trình bày với họ. Được áp dụng cho các tổ chức cần bảo vệ, phân tích và trình bày bằng chứng số tiềm năng. Thích hợp cho các cơ quan hoạch định chính sách tạo ra và đánh giá các thủ tục liên quan đến bằng chứng số, thường là một phần của một bằng chứng lớn hơn. Tiêu chuẩn này mô tả một phần của quy trình điều tra toàn diện, bao gồm, nhưng không giới hạn với các chủ đề lĩnh vực sau đây: - Quản lý sự cố bao gồm việc chuẩn bị và lập kế hoạch điều tra; - Xử lý bằng chứng số; - Việc sử dụng, và các vấn đề gây ra, bởi, biên tập số; - Hệ thống phát hiện và ngăn chặn chặn xâm nhập, bao gồm cả thông tin có thể thu được từ các hệ thống này; - An toàn lưu trữ, bao gồm cả việc làm sạch dữ liệu hệ thống lưu trữ; - Bảo đảm các phương pháp điều tra phù hợp với mục đích; - Tiến hành phân tích và giải thích bằng chứng số; - Hiểu được các nguyên tắc và quy trình về điều tra bằng chứng số; - Quản lý sự kiện sự cố an toàn thông tin bao gồm việc thu thập bằng chứng từ các hệ thống liên quan đến việc quản lý sự cố sự kiện an toàn thông tin;
  • 21. 20 - Mối quan hệ giữa phương pháp phát hiện điện tử và các phương pháp điều tra khác, cũng như việc sử dụng kỹ thuật phát hiện điện tử trong các cuộc điều tra khác; - Quản trị điều tra bao gồm điều tra pháp lý. Các lĩnh vực này được đề cập từng phần trong các tiêu chuẩn ISO/IEC sau: - TCVN ISO/IEC 27037:2019 Tiêu chuẩn này mô tả các phương tiện mà những phương tiện này tham gia vào các giai đoạn đầu của cuộc điều tra bao gồm ứng phó ban đầu có thể bảo đảm bằng chứng số tiềm năng được thu thập đầy đủ để cho phép điều tra được tiến một cách thích hợp. - ISO/IEC 27038 Một số tài liệu có thể chứa thông tin không được tiết lộ cho một số cộng đồng. Các tài liệu đã được sửa đổi có thể được phát hành cho các cộng đồng này sau khi xử lý thích hợp tài liệu gốc. Quá trình loại bỏ thông tin không được tiết lộ được gọi là “biên tập”. Việc biên tập các tài liệu kỹ thuật số là một lĩnh vực tương đối mới đối với việc quản lý tài liệu thực tế, gây ra các vấn đề nhất định và những rủi ro tiềm ẩn. Khi các tài liệu số được biên tập, các thông tin được loại bỏ phải đảm bảo không thể phục hồi được. Do đó cần phải chú ý đảm bảo rằng thông tin được biên tập lại phải được xóa vĩnh viễn khỏi tài liệu số (ví dụ: không được ẩn một cách đơn giản trong các phần không thể hiển thị của tài liệu). ISO/IEC 27038 xác định các phương pháp cho biên tập đối với các tài liệu số. Nó cũng xác định các yêu cầu đối với phần mềm được sử dụng để biên tập. - ISO/IEC 27040:2015 Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về cách thức các tổ chức có thể xác định mức độ giảm thiểu rủi ro phù hợp bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận đã được chứng minh và nhất quán cho việc lập kế hoạch, thiết kế, hệ thống tài liệu và thực hiện bảo đảm an toàn lưu trữ dữ liệu. An toàn hệ thống lưu trữ áp dụng để việc bảo vệ (an toàn) thông tin được lưu trữ và để
  • 22. 21 bảo vệ thông tin được chuyển qua các liên kết truyền thông liên quan đến lưu trữ. An toàn lưu trữ bao gồm an toàn thiết bị và phương tiện, an toàn các hoạt động quản lý liên quan đến thiết bị và phương tiện, an toàn của ứng dụng và dịch vụ, và an toàn liên quan đến các người dùng cuối trong suốt thời gian tồn tại của các thiết bị và phương tiện, và sau khi kết thúc sử dụng. Các cơ chế an toàn như mã hóa và xóa sạch dữ liệu có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tra của điều tra viên bằng cách dùng cơ chế che dấu thông tin. Chúng phải được xem xét trước và trong qua trình thực hiện cuộc điều tra. Chúng cũng có thể đóng vai trò quan trọng để bảo đảm rằng việc lưu trữ tài liệu bằng chứng trong và sau cuộc điều tra đã được chuẩn bị đầy đủ và an toàn. - TCVN ISO/IEC 27041:2019 Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về cách thức để cung cấp bảo đảm rằng các phương pháp và quy trình đáp ứng các yêu cầu của cuộc điều tra và đã được kiểm tra phù hợp. - TCVN ISO/IEC 27043:2019 Tiêu chuẩn này xác định các nguyên tắc và quy trình cốt lõi chung căn bản việc điều tra sự cố và cung cấp mô hình khung cho tất cả các giai đoạn điều tra. Các tiêu chuẩn của ISO/IEC sau đây cũng đề cập đến từng phần, các chủ đề lĩnh vực được xác định ở trên và có thể dẫn đến việc xuất bản các tiêu chuẩn có liên quan tại một thời điểm sau khi xuất bản tiêu chuẩn này. - ISO/IEC 27035 (tất cả các phần) Tiêu chuẩn này gồm ba phần cung cấp cho các tổ chức một cách tiếp cận có cấu trúc và có kế hoạch để quản lý sự cố an toàn thông tin. Tiêu chuẩn này bao gồm: - ISO/IEC 27035-1 Phần này trình bày các khái niệm cơ bản và các bước quản lý sự cố an toàn thông tin. Nó kết hợp các khái niệm với nguyên tắc trong một cách tiếp cận có cấu trúc để phát hiện, báo cáo, đánh giá, ứng phó và áp dụng các bài học kinh nghiệm.
  • 23. 22 - ISO/IEC 27035-2 Phần này cung cấp các khái niệm để chuẩn bị và lập kế hoạch ứng phó sự cố. Các khái niệm bao gồm chính sách quản lý sự cố và kế hoạch, thành lập đội ứng phó sự cố, đào tạo và giao ban nâng cao nhận thức, được dựa trên kế hoạch và giai đoạn chuẩn bị theo mô hình được trình bày trong ISO/IEC 27035-1. Phần này cũng bao gồm pha "Bài học kinh nghiệm" của mô hình. - ISO/IEC 27035-3 Phần này bao gồm trách nhiệm của nhân viên và các hoạt động thực hành ứng phó sự cố của toàn tổ chức. Tập trung đặc biệt dành cho các hoạt động của đội ứng cứu sự cố như bao gồm các hoạt động giám sát, phát hiện, phân tích và ứng phó để tập hợp dữ liệu hoặc sự kiện an toàn thông tin. - ISO/IEC 27044 Tiêu chuẩn này hướng dẫn cho các tổ chức trong việc chuẩn bị triển khai quy trình/hệ thống quản lý thông tin và sự kiện an toàn thông tin. Cụ thể, tiêu chuẩn đề cập đến việc lựa chọn, triển khai và vận hành SIEM. Tiêu chuẩn này cung cấp hỗ trợ trong việc đáp ứng các yêu cầu của ISO/IEC 27001 liên quan đến việc thực hiện các quy trình và các biện pháp kiểm soát khác có khả năng cho phép phát hiện và ứng phó kịp thời với các sự cố an toàn thông tin, để thực hiện giám sát và rà soát các quy trình nhằm xác định đúng các lỗi vi phạm và sự cố an toàn. - ISO/IEC 27050 (tất cả các phần) Tiêu chuẩn này đề cập đến các hoạt động trong khám phá điện tử, bao gồm, nhưng không giới hạn, việc xác định, bảo quản, tập hợp, xử lý, soát xét, phân tích, và tạo ra các thông tin lưu trữ điện tử (ESI). Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về các biện pháp, trải rộng từ sự khởi tạo ESI đến việc sắp đặt cuối cùng của chúng, mà tổ chức có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro và chi phí khám phá điện tử. Tiêu chuẩn này thích hợp cho cả nhân viên kỹ thuật và phi kỹ thuật có liên quan đến một số hoặc tất cả hoạt động khám phá điện tử. Điều quan trọng cần lưu ý là hướng dẫn này không được mâu thuẫn hoặc vi phạm các quy định pháp lý hoặc quy định nội bộ.
  • 24. 23 Khám phá điện tử thường phục vụ như là người chỉ lối cho các cuộc điều tra, cũng như các hoạt động thu thập bằng chứng và xử lý. Bên cạnh đó, tính nhạy cảm và quan trọng của dữ liệu đôi khi đòi hỏi bắt buộc bảo vệ như an toàn lưu trữ để chống lại sự vi phạm dữ liệu. - ISO/IEC 30121:2015 Tiêu chuẩn này cung cấp khung mẫu cho các bộ phận quản trị của tổ chức (bao gồm cả chủ sở hữu, hội đồng thành viên, giám đốc, đối tác, giám đốc điều hành hoặc tương tự) cách tốt nhất để chuẩn bị một tổ chức cho việc điều tra số trước khi nó xảy ra. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phát triển các quy trình chiến lược (các quyết định) liên quan đến việc duy trì, tính sẵn sàng, truy cập, sự hiệu quả về chi phí của việc tiết lộ bằng chứng số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại hình và các quy mô tổ chức. Sự sẵn sàng về pháp lý bảo đảm rằng một tổ chức đã thực hiện chiến lược chuẩn bị thỏa đáng và phù hợp cho việc chấp nhận các sự kiện tiềm năng của bản chất chứng cứ. Các hành động có thể xảy ra như kết quả của các hành vi xâm phạm an toàn, giả mạo và ảnh hưởng uy tín. Trong mọi tình huống, công nghệ thông tin (IT) phải được triển khai một cách chiến lược để tối đa hóa hiệu quả của tính sẵn sàng, khả năng tiếp cận và hiệu quả chi phí. Hình 3 mô tả các hoạt động điển hình xung quanh một sự cố và việc điều tra sự cố. Những consố được hiển thị trong biểu đồ này (ví dụ: 27037) chỉ ra các tiêu chuẩn được liệt kê ở trên và các thanh bóng mờ hiển thị nơi có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc có một số ảnh hưởng đối với quá trình điều tra (ví dụ: bằng cách thiết lập chính sách hoặc tạo ra các ràng buộc). Việc này là khuyến khích, tuy nhiên tất cả nên được xem xét trong các giai đoạn trước, trong và trong quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị. Các lớp quy trình được trình bày đã được xác định đầy đủ trong tiêu chuẩn này và các hoạt động xác định phù hợp với chúng được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn ISO/IEC 27035-2, TCVN ISO/IEC 27037:2019.
  • 25. 24 Hình 3 - Khả năng áp dụng các tiêu chuẩn đối với các lớp và hoạt động của quy trình điều tra sự cố
  • 26. 25 3. Lý do xây dựng tiêu chuẩn 3.1 Mục tiêu Tại Việt Nam các tiêu chuẩn liên quan tới hoạt động điều tra số, xử lý sự cố an toàn thông tin đã được xây dựng và ban hành còn khá hạn chế, chưa bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới về việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về sự cố an toàn thông tin. Nhìn chung các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực An toàn thông tin và cung cấp các dịch vụ ứng cứu sự cố ngày càng được quan tâm, trong đó việc phân tích và điều tra chứng cứ số là một nội dung quan trọng trong đó. Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành một số tiêu chuẩn liên quan đến quy trình điều tra, xử lý sự cố; một số quy tắc cơ bản trong điều tra số, tuy nhiên chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể nào về phân tích và giải thích bằng chứng số. Vì vậy dẫn tới việc điều tra, xử lý sự cố còn gặp nhiều khó khăn. Tiêu chuẩnnày cungcấp hướng dẫn về hướng dẫn cho việc phân tích và giải thíchbằngchứng số, bổ sungvào Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVNvề điều tra số, góp phần phát triển hoạt động cụ thể trong ngành, lĩnh vực An toàn thông tin. Viêc ban hành tiêu chuẩn này trong Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về Điều tra số giúp các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm thực thi bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng cứu sự cố và các nhà quản lý dễ dàng triển khai các hoạt động nghiệp vụ của mình. 3.2 Lý do Về mặt kỹ thuật: Trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin, cùng với việc đảm bảo an toàn vận hành hệ thống là khả năng ứng phó và giải quyết sự cố xảy ra để đưa hệ thống trở về trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian nhanh nhất, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Không có bất cứ sự đảm bảo nào cho hệ thống mạng máy tính được tuyệt đối an toàn trước những nguy cơ, rủi ro, tấn công ác ý của tội phạm mạng. Quá trình xử lý sự cố, phục hồi chứng cứ và truy tìm dấu vết tội phạm cần phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp nhằm đem lại chứng cứ chính xác.
  • 27. 26 Đặc điểm của bằng chứng số:  Lượng dữ liệu cần phân tích thường rất lớn, nếu dữ liệu chỉ ở dạng text thôi thì với dung lượng vài MB, chúng ta cũng có một lượng thông tin rất lớn rồi. Trong thực tế thì còn khổng lồ hơn.  Dữ liệu thường không còn nguyên vẹn, bị thay đổi, phân mảnh, và có thể bị lỗi.  Bảo quản dữ liệu khó khăn, dữ liệu thu được có thể có tính toàn vẹn cao, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến tất cả.  Dữ liệu phục vụ điều tra có thể gồm nhiều loại khác nhau: file hệ thống, ứng dụng, …  Chủ thể cần cần điều tra là khá trừu tượng: mã máy, dump file, network packet…  Dữ liệu dễ dàng bị giả mạo.  Xác định tội phạm khó khăn, có thể bạn tìm ra được thông tin về tội phạm (địa chỉ IP, địa chỉ email, thong tin profile…) nhưng để xác định được được đối tượng thật ngoài đời thì cũng không hề đơn giản. Sự phục hồi của các chứng cứ số ngày càng trở nên quan trọng. Không chỉ về mặt kỹ thuật, điều tra số xác định chính xác những gì đang xảy ra, nguyên nhân hệ thống bị tấn công và đưa ra chứng cứ thuyết phục về vấn đề cần làm sáng tỏ. Nó còn cung cấp chứng cứ về mặt pháp lý giúp cho việc điều tra tố tụng và áp dụng chế tài xử phạt đối với hành vi phạm pháp của tội phạm mạng máy tính. Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn “Hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số” là cần thiết. Về mặt quản lý: Hiện nay, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về Điều tra số đã gần như hoàn thiện, việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số nhằm bổ sung đầy đủ vào Bộ tiêu chuẩn về lĩnh vực này.
  • 28. 27 4. Phạm vi và khả năng áp dụng tại Việt Nam 4.1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về phân tích và giải thích bằng chứng số theo cách giải quyết các vấn đề về tính liên tục, hiệu lực, tái tạo và lặp lại nhằm đưa ra các bằng chứng số thỏa mãn các yêu cầu. Tiêu chuẩn bao quát thực tế để lựa chọn, thiết kế, thực hiện các quy trình phân tích và ghi lại đầy đủ thông tin để cho phép các quy trình đó chịu sự giám sát độc lập khi được yêu cầu. Tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn về các cơ chế phù hợp để chứng minh trình độ và năng lực của đội điều tra. Phân tích và giải thích bằng chứng số có thể là một quá trình phức tạp. Trong một số trường hợp, có thể có một số phương pháp được áp dụng và các thành viên của nhóm điều tra sẽ được yêu cầu chứng minh sự lựa chọn của họ về một quy trình cụ thể và cho thấy nó tương đương với quy trình khác được sử dụng bởi các nhà điều tra khác. Trong các trường hợp khác, các nhà điều tra có thể phải nghĩ ra các phương pháp mới để kiểm tra bằng chứng số chưa được xem xét trước đây và có thể chỉ ra rằng phương pháp được tạo ra là phù hợp với mục đích. Áp dụng một phương pháp cụ thể có thể ảnh hưởng đến việc giải thích bằng chứng số được xử lý bằng phương pháp đó. Bằng chứng số tiềm năng có sẵn có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp để phân tích sâu hơn về bằng chứng số đã được thu thập. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn mẫu chung, cho các yếu tố phân tích và giải thích về xử lý sự cố an toàn hệ thống thông tin. 4. 2 Khả năng áp dụng Dự thảo tiêu chuẩn này có khả năng áp dụng cho các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin (trong đó ứng cứu sự cố là một nội dung quan trọng). Cụ thể như sau: + Khối các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và thực thi nhằm bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam: Bộ Tư lệnh 86- Bộ quốc Phòng, Ban cơ yếu chính Phủ, Cục phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công An, Cục An toàn thông tin- Bộ Thông tin và Truyền thông…
  • 29. 28 + Khối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ An toàn thông tin, trong đó có nội dung ứng cứu sự cố: Tập đoàn viễn thông quân đội – Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam- VNPT, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần BKAV, công ty cổ phần an toàn an toàn an ninh thông tin…. + Khối các cơ quan thi hành pháp luật: sử dụng bằng chứng số trong việc tố tụng, áp dụng chế tài xử phạt tội phạm mạng. 5. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn 5.1 Lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên ISO/IEC 27042:2015 “Information technology – Security techniques – Guidelines for the analysis and interpretation of digital evidence” được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 2015. Đây cũng là tài liệu đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm tài liệu gốc để tham chiếu và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia tương đương. 5.2 Lựa chọn phương pháp xây dựng tiêu chuẩn Dự thảo của tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27042:xxxx (xxxx:dự kiến năm công bố TCVN) được xây dựng từ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27042:2015 trên cơ sở rà soát các tiêu chuẩn Việt nam liên quan và quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin, cũng như tham khảo các phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn/ quy chuẩn,nhóm chủ trì đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27042:xxxx theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27042:2015 (có chỉnh sửa về thể thức trình bày theo quy định hiện hành về trình bày Tiêu chuẩn quốc gia). 6. Nghiên cứu rà soát các vấn đề công nghệ Dự thảo tiêu chuẩn về Hướng dẫn việc phân tích và giải thích bằng chứng số nằm trong nhóm 5 các tiêu chuẩn hướng dẫn kiểm soát cụ thể của Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27xx. Do đó mỗi một một giai đoạn trong tiêu chuẩn đều có sự bổ trợ của các công cụ, giải pháp kỹ thuật bổ trợ. Cụ thể, trong dự thảo tiêu chuẩn này trong giai đoạn Phân tích(Mục 6, và Mục 7 trong Dự thảo tiêu chuẩn này)
  • 30. 29 Phân tích: Trong bộ quy trình chung về Điều tra số thì Phân tích là giai đoạn quan trọng với các mẫu vật kỹ thuật số để thấy được điều tiềm ẩn trong mẫu ví dụ (Các dấu vết còn sót lại của một thư mục đã bị xóa trong ổ đĩa trống phải được đưa ra khỏi ổ đĩa và tái tạo), giai đoạn này gần như đóng vai trò quyết định để đưa ra các bằng chứng số cụ thể. Phân tích bằng chứng số được chia làm 02 loại chính: phân tích tĩnh và phân tích động (Phân tích trực tiếp). Do đó để có thể đưa ra các kết quả hợp pháp, không vi phạm các nguyên tắc chung của tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27041:2019 có thể sử dụng các công cụ (sự kết hợp của phần cứng, phần mềm, phần sụn). Các công cụ này dựa trên sự thỏa thuận và đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 27041:2019; trong trường hợp kỹ thuật viên sử dụng các công cụ mới sẽ có khả năng vượt qua sự hợp lệ và xác nhận trước khi triển khai. Chuyên viên kĩ thuật nên tính đến điều này trước khi áp dụng các công cụ mới. Để lựa chọn sử dụng các công cụ trong các quá trình được xác thực cần tuân thủ quy trình đã chỉ định trong TCVN ISO/IEC 27041:2019. Các công cụ, giải pháp trên thị trường có thể tham khảo như sau: Phần mềm PC 3000 - khôi phục dữ liệu, Phát hiện Packer với PEiD, các phần mềm phân tích và phát hiện mã độc, Sử dụng Sanboxes để phân tích mã độc, các hệ thống phần mềm Monitor để giám sát các tiến trình….. Như vậy, việc áp dụng các vấn đề kỹ thuật hay ko áp dụng các vần đề kỹ thuật của dự thảo tiêu chuẩn nên được xem xét cẩn trọng để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong TCVN ISO/IEC 27041:2019, TCVN ISO/IEC 27037:2019 nhằm đưa ra các kết quả chứng cứ số hợp pháp, đủ điều kiện sử dụng trong việc cung cấp bằng chứng số theo luật tố tụng. 7. Đánh giá sự phù hợp áp dụng tiêu chuẩn tại Việt Nam Như đã báo cáo, tình trạng xâm phạm an ninh, an toàn mạng máy tính diễn ra rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Những năm qua, hệ thống mạng tại Việt Nam luôn được đặt trong tình trạng báo động với rất nhiều vụ tấn công, cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng Internet; phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc hại với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều tra số đóng vai quan trọng để xác định chính xác những vấn đề đang xảy ra trong hệ thống và đưa ra chứng cứ thuyết phục về nguyên nhân gây ra sự cố. Phục hồi chứng cứ giúp
  • 31. 30 cung cấp chứng cứ về mặt pháp lý góp phần tích cực việc điều tra, xử phạt đối với hành vi phạm pháp của tội phạm mạng máy tính. Việc đẩy mạnh nghiên cứu về điều tra số để cung cấp các căn cứ cho việc khắc phục sự cố cho hệ thống, máy chủ cũng như đưa ra các chứng cứ số phục vụ quá trình điều tra tội phạm mạng là một vấn đề hết sức cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, Việt Nam đã thúc đẩy các chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế nhằm áp dụng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về cho các hoạt động An toàn thông tin: Ngày 08/10/2019 Bộ Khoa học Công nghệ đã công bố TCVN ISO/IEC 27043:2019 để hướng dẫn xác định các quy trình và nguyên tắc cốt lõi trong điều tra sự cố và cung cấp mô hình khung cho tất cả các bước điều tra; TCVN ISO/IEC 27041:2019 bổ sung cho các tiêu chuẩn và tài liệu khác hướng dẫn việc điều tra và chuẩn bị điều tra sự cố an toàn thông tin. Đây không phải là hướng dẫn toàn diện nhưng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo rằng các công cụ, kỹ thuật và phương pháp có thể được lựa chọn phù hợp và được thể hiện đúng với mục đích cần thiết hay TCVN ISO/IEC 27037:2019 mô tả các phương tiện lưu trữ bằng chứng số mà nhờ các phương tiện này những người tham gia vào các giai đoạn đầu của cuộc điều tra, bao gồm cả ứng phó ban đầu, có thể đảm bảo rằng bằng chứng số tiềm năng được thu thập đầy đủ để cho phép tiến hành điều tra một cách thích hợp. Do đó, về công tác quản lý việc ban hành tiêu chuẩn dự thảo TCVN 27042:XXXX dựa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27042:2015 là hết sức cần thiết nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình khép kín và đầy đủ để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác ứng dụng điều tra số trong quản lý các hoạt động an toàn thông tin. Về mặt kỹ thuật: Ban hành và áp dụng dự thảo tiêu chuẩn TCVN 27042:XXXX dựa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27042:2015 cung cấp các hướng dẫn cụ thể về phân tích và giải thích bằng chứng số trong quy trình xử lý sự cố bắt đầu từ lập kế hoạch; chuẩn bị; ứng phó; xác định, thu thập, sao chép, bảo quản; quá trình làm rõ; báo cáo, kết thúc. Dự thảo tiêu chuẩn hướng dẫn chi tiết nhất cho đội ngũ kỹ thuật, các nhà điều tra, phân tích sự cố an toàn thông tin… xác định được các công việc cần trong công tác điều tra, phân tích và giải thích bằng chứng số.
  • 32. 31 8. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn 8.1 Giới thiệu ISO/IEC 27042:2015 Dự thảo tiêu chuẩn đã được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27042:2015 “Information technology – Security techniques – Guidelines for the analysis and interpretation of digital evidence” được công bố năm 2015 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về việc tiến hành phân tích và giải thích các bằng chứng số tiềm năng để xác định và đánh giá bằng chứng số có thể được sử dụng để hỗ trợ thông tin về sự cố. Bản chất của dữ liệu, thông tin tạo nên bằng chứng số sẽ phụ thuộc vào bản chất của vụ việc và các nguồn bằng chứng số liên quan đến vụ việc đó Khi dùng tiêu chuẩn này có nghĩa là đã ngầm định rằng đã tuân thủ các hướng dẫn đã đưa ra trong ISO/IEC 27035-2, TCVN ISO/IEC 27037:2019 và tương thích với hướng dẫn của TCVN ISO/IEC 27043:2019, TCVN ISO/IEC 27041:2019 ISO/IEC 8.2 Cấu trúc nội dung Dự thảo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn này bao gồm 11 điều và 01 phụ lục được bố trí cụ thể như sau: - Điều 1 đến Điều 4 bao gồm những quy định chung của tiêu chuẩn: + Điều 1: Phạm vi áp dụng + Điều 2: Tài liệu viện dẫn + Điều 3: Thuật ngữ và định nghĩa + Điều 4: Ký hiệu và từ ngữ viết tắt - Điều 5: Điều tra số. - Điều 6: Phân tích. - Điều 7:Mô hình phân tích. - Điều 8: Thuyết minh. - Điều 9: Báo cáo. - Điều 10: Năng lực.
  • 33. 32 - Điều 11: Khả năng. Phụ lục A: Ví dụ về những đặc điểm năng lực và trình độ 8.3 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC xxxx Tiêu chuẩn viện dẫn ISO/IEC 27042 Sửa đổi, bổ sung 1. Phạm vi áp dụng 1. Scope Chấp nhận nguyên vẹn 2. Tàiliệu viện dẫn 2. Normative references Chấp nhận nguyên vẹn 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3. Terms and definitions Chấp nhận nguyên vẹn 4. Ký hiệu và từ ngữ viết tắt 4. Symbols and abbreviated Chấp nhận nguyên vẹn 5. Điều tra số 5. Investigation Chấp nhận nguyên vẹn 5.1 Tổng quan 5.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn 5.2 Tính liên tục 5.2 Continuity Chấp nhận nguyên vẹn 5.3 Lặp lại và tái tạo 5.3 Repeatability and reproducibility Chấp nhận nguyên vẹn 5.4 Mô hình tiếp cận 5.4 Structured approach Chấp nhận nguyên vẹn 5.5 Độ không bảo đảm 5.5 Uncertainty Chấp nhận nguyên vẹn 6. Phân tích 6. Analysis Chấp nhận nguyên vẹn
  • 34. 33 6.1 Tổng quan 6.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn 6.2 Các nguyên tắc chung 6.2 General principles Chấp nhận nguyên vẹn 6.3 Sử dụng công cụ Use of tool Chấp nhận nguyên vẹn 6.4 Lưu trữ hồ sơ Record keeping Chấp nhận nguyên vẹn 7. Mô hình phân tích 7. Analytical models Chấp nhận nguyên vẹn 7.1 Phân tích tĩnh 7.1 Static analysis Chấp nhận nguyên vẹn 7.2 Phân tích trực tiếp 7.2 Live analysis Chấp nhận nguyên vẹn 8. Thuyết minh 8. Interpretation Chấp nhận nguyên vẹn 8.1 Tổng quan 8.1 General Chấp nhận nguyên vẹn 8.2 Công nhận thực tế 8.2 Accreditation of fact Chấp nhận nguyên vẹn 8.3 Yếu tố ảnh hưởng việc giải thích 8.3 Factors affecting interpretation Chấp nhận nguyên vẹn 9. Báo cáo 9 Reporting Chấp nhận nguyên vẹn 9.1 Chuẩn bị 9.1 Preparation Chấp nhận nguyên vẹn 9.2 Đề xuất nội dung báo cáo 9.2 Suggested report content Chấp nhận nguyên vẹn 10. Năng lực 10. Competence Chấp nhận nguyên vẹn 10.1 Tổng quan 10.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn
  • 35. 34 10.2 Chứng minh năng lực 10.2 Demonstration of competence Chấp nhận nguyên vẹn 10.3 Năng lực báo cáo Recording competence Chấp nhận nguyên vẹn 11. Khả năng 11.Proficiency Chấp nhận nguyên vẹn 11.1 Tổng quan 11.1 Overview Chấp nhận nguyên vẹn 11.2 Cơ chế chứng minh khả năng 11.2 Mechanisms for demonstration of proficiency Chấp nhận nguyên vẹn Phụ lục A Annex A Examples of Conpetence and Proficiency Specifications Chấp nhận nguyên vẹn 9. Đề xuất biện pháp quản lý tương ứng Việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn dựa trên ISO/IEC 27042:2015 để đề xuất ban hành thành TCVN hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số nhằm mục đích áp dụng cho ngành, lĩnh vực liên quan nhằm cải tiến và phát triển ngành an toàn thông tin. Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 thông tin và các hệ thống, quy trình, cán bộ liên quan đều là tài sản của tổ chức. Tất cả các tài sản đều có giá trị quan trọng trong hoạt động của tổ chức và cần được bảo vệ thích hợp. Do thông tin tồn tại và được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau, nên tổ chức phải có các biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế rủi ro. Việc rủi ro về an toàn thông tin do bị tấn công phá hoại có chủ đích, tổ chức hay những vấn đề gặp phải để mất an toàn thông tin đặc biệt là trên các thiết bị công nghệ số thì việc quản lý theo quy trình là chưa đủ.
  • 36. 35 Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khả năng sáng tạo của con người là vô hạn điển hình là sự lớn mạnh nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo AI. Chính vì vậy, một số hãng, tổ chức doanh nghiệp đã xây dựng và đưa vào ứng dụng nhiều mô hình, hệ thống thu thập thông tin, công cụ phân tích dữ liệu tự động cho ra các kết quả chính xác, rút ngắn thời gian phân tích thủ công nhưng vẫn bảo đảm được các tiêu chí tiêu chuẩn yêu cầu. Do đó, ngoài các biện pháp xây dựng quy trình quản lý hệ thống, phân tích điều tra sự cố an toàn thông tin, tổ chức cần xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, hệ thống phân tích để hỗ trợ công tác phân tích điều tra, giải thích bằng chứng số cũng rất quan trọng. 10. Kết luận Như các nội dung đã trình bày trong phần lý do xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về “Hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số” chúng ta có thể thấy rằng hiện nay tại Việt Nam tình hình tấn công mạng hết sức phức tạp và hậu quả của các cuộc tấn công mạng ngày càng hiện hữu, không chỉ gây ra các thiệt hại về kinh tế cho các cơ quan, tổ chức mà còn gây tổn hại về mặt uy tín, thương hiệu trên lãnh thổ Việt Nam cũng như quốc tế. Tại Việt Nam đã có nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức rõ được hậu quả của các sự cố mạng có thể sảy ra, tuy nhiên vẫn còn ở mức độ tự phát chưa có hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số. Hiện nay một số tiêu chuẩn về xử lý sự cố hay điều tra số đã được xây dựng và ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia như: TCVN 11239:2015 (ISO/IEC 27035) về quản lý sự cố an toàn thông tin; TCVN ISO/IEC 27037:2019 Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn xác định, tập hợp, thu nhận và bảo quản các bằng chứng số; TCVN ISO/IEC 27041:2019 Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ của phương pháp điều tra sự cố; TCVN ISO/IEC 27043:2019 Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Nguyên tắc và Quy trình điều tra sự cố Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chưa xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia nào về hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số. Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn “Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – hướng dẫn cho việc phân tích và giải thích bằng chứng số” là cần thiết, qua đó
  • 37. 36 hỗ trợ các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp có hê thống thông tin khi gặp phải sự cố an toàn thông tin. Ngoài ra nó cũng giúp các cơ quan nhà nước quản lý, thực thi đảm bảo an toàn thông tin.
  • 38. 37 11. Tài liệu tham khảo [1] TCVN ISO/TR 10013:2003 (ISO/TR 10013:2001), Hướng dẫn về tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng [2] ISO/IEC 17024:2003, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với các cơ quan chứng nhận hoạt động của mọi người. [3] TCVN ISO/IEC 17025: 2007, Yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn [4] TCVN ISO/IEC 17021:2011, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý. [5] TCVN ISO/IEC 17043:2011, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với thành thạo. [6] TCVN ISO/IEC 10542:2014, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - Quản lý an toàn thông tin - Đo lường. [7] TCVN ISO/IEC 11239:2015, Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an toàn - Quản lý sự cố an toàn thông tin. [8] TCVN ISO/IEC 10542:2014 Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Quản lý an toàn thông tin – Đo lường. [9] ISO/IEC 27040:2015, Công nghệ thông tin- Kỹ thuật bảo mật- Bảo mật lưu trữ. [10] ISO/ IEC 27035 (All Part), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật bảo mật- quản lý sự cố bảo mật thông tin. [11] TCVN ISO/IEC 27037:2019, Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn- Hướng dẫn xác định, tập hợp, thu nhận và bảo quản bằng chứng số. [12] TCVN ISO/IEC 27043:2019, Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Nguyên tắc và quy trình điều tra sự cố. [13] TCVN ISO/IEC 27041:2019, Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Hướng dẫn bảo đảm sự phù hợp và đầy đủ của phương pháp điều tra sự cố. [14] Casey E. Digital Evidence and Computer Crime: Forensic Science, Computers and the Internet, 3ed. New York: Academic Press, 2011.