SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
TaiLieuDaiHoc.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THẾ HIỀN
ðIỀU TRA VÀ XÂY DỰNG BẢN ðỒ DỊCH TỄ HỘI CHỨNG
HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM NUÔI
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THẾ HIỀN
ðIỀU TRA VÀ XÂY DỰNG BẢN ðỒ DỊCH TỄ HỘI CHỨNG
HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM NUÔI
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. VŨ NHƯ QUÁN
TS. BÙI QUANG TỀ
Hà Nội – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn ngốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn Nguyễn Thế Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các giảng
viên Khoa Thú y - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giảng dạy tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường và các Phòng, Ban của trường đã hỗ trợ cho tôi trong
thời gian học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn: TS. Vũ Như
Quán – Khoa Thú y – Đại học Nông nghiệp Hà Nội, TS. Bùi Quang Tề - Viện
nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong toàn bộ
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi Cục Thú y tỉnh Sóc
Trăng, Cơ quan Thú y vùng VI, VII – Cục Thú y, Phòng Thú y thủy sản Cục Thú y
cùng các hộ và cơ sở nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả Nguyễn Thế Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục chữ viết tắt ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Khái quát tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 4
1.1.1 Khái quát địa bàn tỉnh Sóc Trăng 4
1.1.2 Tình hình nuôi tôm tại Sóc Trăng 5
1.2 Đặc tính sinh học của tôm thẻ và tôm sú 6
1.2.1 Tôm thẻ chân trắng 6
1.2.2 Tôm sú 7
1.3 Khái quát tình hình Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm
sú và tôm thẻ chân trắng 8
1.3.1 Lịch sử tên bệnh 8
1.3.2 Diễn biến AHPNS trên thế giới và Việt Nam 8
1.4 Một số nghiên cứu trong nước về Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính
trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng và một số bệnh có liên quan. 10
1.4.1 Khái quát quá trình nghiên cứu AHPNS tại Việt Nam và thế giới 10
1.4.2 Nghiên cứu trong và ngoài nước về hội chứng AHPNS 11
1.5 Một số bệnh tác động lên gan tụy tôm nuôi 13
1.5.1 Bệnh còi trên tôm do Baculovirus (MBV). 13
1.5.2 Bệnh gan tụy tôm he do Hepatopancreatic Parvorius – HPV 14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
iv
1.5.3 Bệnh hoại tử tuyến ruột giữa tôm he do Baculoviral Midgut
gland Necrosis virus - BMN 15
1.5.4 Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm 16
1.5.5 Bệnh do Vibrio 17
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
2.1.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
2.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.2.1 Nội dung nghiên cứu trong năm 2011 22
2.2.2 Nội dung nghiên cứu trong năm 2012. 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Phương pháp dịch tễ học phân tích 23
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra 23
2.3.3 Phương pháp điều tra 24
2.3.4 Phương pháp thu thập thông tin dịch bệnh trong năm 2012 25
2.4 Vật liệu nghiên cứu 25
2.4.1 Bảng tương liên 2x2, OR và RR 25
2.4.2 Ước lượng khoảng tin cậy của xác suất với độ tin cây 95% 28
2.4.3 Kiểm định sự sai khác giữa hai tỷ lệ với cặp giả thiết: 28
2.4.4 Các công thức khác 29
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Khái quát chung về kết quả điều tra dịch tễ của Hội chứng hoại
tử gan tuỵ cấp tính trên tôm thẻ và tôm sú trong năm 2011 30
3.2 Đặc điểm dịch tễ của Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính
(AHPNS) 31
3.2.1 Khái quát tình hình Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
v
3.2.2 Tình dịch bệnh theo số lượng hộ xuất hiện AHPNS theo từng
vùng nuôi tôm 32
3.2.3 Tính hình AHPNS theo đối tượng thả nuôi 34
3.2.4 Tình hình dịch AHPNS theo hình thức nuôi 37
3.2.5 Diễn biến dịch AHPNS theo thời gian 41
3.2.6 Diễn biến dịch AHPNS theo ngày tuổi tôm sau khi thả 45
3.3 Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh
AHPNS 50
3.4 Bản đồ dịch tễ AHPNS trên tôm nuôi trong năm 2011 54
3.5 Tình hình dịch bệnh AHPNS và bản đồ dịch tễ năm 1012 58
3.5.1 Tình hình dịch bệnh chung tại 3 huyện nghiên cứu. 58
3.5.2 Diễn biến bệnh theo thời gian, bản đồ dịch tễ AHPNS năm 2012 59
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 64
I Kết luận 64
II. Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 71 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Bảng tương liên 2 x 2 25
3.1 Tổng hợp số liệu điều tra tại các huyện nghiên cứu 30
3.2 Tổng hợp tình hình nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu 31
3.3 Tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị AHPNS theo vùng nuôi 31
3.4 Tỷ lệ hộ xuất hiện (AHPNS) tại các vùng nuôi 33
3.5 Tỷ lệ diện tích bị AHPNS trên tôm sú 35
3.6 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS trên tôm thẻ theo vùng nuôi 36
3.7 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS theo đối tượng thả nuôi 36
3.8 Tỷ lệ diện tích nuôi tôm mắc AHPNS theo hình thức nuôi tôm 37
3.9 Tỷ lệ hộ nuôi tôm xuất hiện AHPNS theo hình thức nuôi 40
3.10 Diễn biến AHPNS theo các tháng trong năm 44
3.11 Diễn biến AHPNS theo ngày tuổi sau khi thả giống 46
3.12 Diễn biến số hộ nuôi tôm bị AHPNS theo ngày sau thả giống 48
3.13 Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến AHPNS 51
3.14 Tình hình xử lý nước trước khi thả tại các hộ có tôm bị AHPNS 57
3.15 Tình hình AHPNS trong năm 2012 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Bản đồ Hành chính tỉnh Sóc Trăng 4
1.2 Tôm phát sáng do nhiễm khuẩn Vibrio 18
2.1 Gan - tụy tôm thẻ chân trắng (26 ngày sau thả) bị AHPNS, gan - tụy
bị teo, dai và nhạt màu, vỏ mềm (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO 6) 20
2.2 Gan tôm thẻ chân trắng (26 ngày sau thả) bị AHPNS, gan - tụy nhạt
màu, teo nhỏ (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO 6) 20
2.3 Tôm thẻ chân trắng bị AHPNS, gan - tụy sưng to (16 ngày sau thả) tại
Trần Đề - Sóc Trăng 20
2.4 Tôm thẻ chân trắng bị AHPNS yếu, lờ đờ, bỏ ăn (16 ngày sau thả) tại
Trần Đề - Sóc Trăng 20
2.5 Tôm sú bị AHPNS, gan - tụy bị teo, dai và nhạt màu (Đào Thanh Huê
– RAHO6). 21
2.7 Mô gan - tụy tôm khỏe mạnh (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO VI) 21
2.6 Tôm sú bị AHPNS, gan - tụy bị teo, dai và nhạt màu (Đào Thanh Huê
– RAHO 6) 21
2.8 Mô gan - tụy tôm bị AHPNS – giai đoạn cuôi không thấy tế bào B, F, R và
nhiễm khuẩn – Vật kính 40x (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO VI) 21
2.9 Gan - tụy tôm sú khỏe mạnh 22
2.11 Mô gan - tụy tôm bị AHPNS giai đoạn cấp tính, tế bào bị bong tróc, không
thấy tế bào B,R,F Thành ống gan - tụy teo - vật kính 40x 22
2.10 Tôm sú khỏe mạnh 21
2.12 Mô gan - tụy tôm bị AHPNS bị nhiểm khuẩn – Vật kính 10x (nguồn:
Đào Thanh Huê – RAHO VI) 22
3.1 Tỷ lệ diện tích nuôi tôm bị AHPNS theo vùng nuôi 32
3.2 Tỷ lệ hộ có tôm mắc AHPNS theo vùng nuôi 33
3.3 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS trên tôm sú theo vùng nuôi 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
viii
3.4 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS theo đối tượng nuôi. 37
3.5 Tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị AHPNS theo hình thức nuôi 38
3.6 Tỷ lệ hộ có tôm bị mắc AHPNS theo hình thức nuôi 40
3.7 Diễn biến diện tích nuôi bị AHPNS theo thời gian (ngày) 42
3.8 Diễn biến bệnh AHPNS theo các tháng trong năm 44
3.9 Tỷ lệ diện tích bị AHPNS theo ngày tuổi sau khi thả nuôi 47
3.10 Diễn biến hộ nuôi tôm bị AHPNS theo ngày tuổi sau khi thả nuôi 50
3.11 Bản đồ dịch tễ AHPNS tại 3 huyện nghiên cứu trong năm 2011 theo
mức độ diện tích bị bệnh. 56
3.12 Diễn biến diện tích nuôi tôm bị AHPNS theo thời gian. 60
3.13 Bản đồ dịch tễ AHPNS tại 3 huyện nghiên cứu trong năm 2012 theo
mức độ diện tích bị bệnh 62Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông
nghiệp
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHPNS : Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi
(Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome)
BMN : Baculoviral Midgut gland Necrosisvirus
CI : Khoảng tin cậy (Confidence Interval)
EMS : Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome)
HPV : Vi rút Hepatopancreatic Parvovirus
MBV : Vi rút Monodo-type Baculovirus
NACA : Trung tâm liên kết nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á Thái Bình
Dương (Network of Aquaculture Centres in Asia – Pacific)
NHP : Bệnh hoại tử gan tụy (Necrotising Hepatopancreatitis)
OR : Tỷ suất chênh (Odd ratio)
OIE : Tổ chức Thú y thế giới (World Organization For Animal Health)
P_value : Giá trị xác suất (probability value)
PCR : Polymerase Chain Reaction
RAHO VI : Cơ quan Thú y vùng VI – Cục Thú y
(Regional Animal Health Office Number VI)
RR : Nguy cơ tương đối (Risk Ratio)
SPF : Sạch bệnh (Specific Pathogen Free)
V. : Vibrio
95%CI : Ước lượng khoảng tin cậy 95%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1
MỞ ðẦU
I. ðặt vấn ñề
Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu tôm, đầu thế giới (tập trung chủ
yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long). Hiện nay, hai đối tượng tôm nuôi chủ yếu
của nước ta là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopanaeus
vannamei) đang mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất cho Việt Nam. Cụ thể, sản
lượng tôm qua các năm: 2009, 2010, 2011 lần lượt là 352.000 tấn, 469.893 tấn và
240.000 tấn (Trung Mai, 2012). Xét về mặt giá trị kinh tế, xuất khẩu tôm đem lại
một lượng ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam, năm 2009 khoảng 1,5 tỷ USD, 2010 ước
khoảng 1,9 tỷ USD và khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2011, tính tổng 6 tháng đầu
năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam ước đạt 1.015,299 triệu USD với các thị
trường chủ yếu là: Mỹ, Châu Âu, Úc (Australia), Nhật Bản và một số các nước khác
(Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, 2012). Vùng nuôi
tôm chủ yếu của nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh: Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang với diện tích khoảng
565.000 ha nuôi tôm, tương đương 92% diện tích nuôi tôm của cả nước.
Trong năm 2011, sản lượng nuôi tôm của Việt Nam sút giảm nghiêm trọng
(giảm gần 50% sản lượng so với năm 2010). Nguyên nhân không phải do thị trường
khó khăn làm giảm diện tích nuôi tôm mà chủ yếu do thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh.
Các năm trước đây, bệnh Đốm trắng là bệnh gây thiệt hại chủ yếu trên tôm nuôi.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 tại Việt Nam và thế giới xuất hiện bệnh mới không rõ
nguyên nhân (đã xét nghiệm các bệnh như: Đốm trắng, Đầu vàng, Taura, Hoại tử
dưới vỏ và cơ quan tạo máu, … nhưng đều cho kết quả âm tính). Bệnh ban đầu
được đặt tên là Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome: EMS), sau này
được đặt tên là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic
Necrosis Syndrome: AHPNS).
Đến tháng 6/2013 các nhà khoa học mới công nhận tác nhân gây bệnh là do
Vibrio parahaemolyticus có mang thể thực khuẩn (phage) gây bệnh nhưng cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 2
chưa xác định được chính xác phage đó. Ngoài ra, các nhà khoa học còn nghi ngờ
một số tác nhân khác gây bệnh và đang được nghiên cứu. Theo báo cáo của Tổ chức
Thú y thế giới (OIE), Trung tâm liên kết nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á Thái
Bình Dương (NACA) và Tổ chức nông lương thế giới (FAO), bệnh được ghi nhận
tại các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Mexico. Chính phủ Việt
Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế (OIE và FAO)
đang khẩn trương nghiên cứu tìm tác nhân gây bệnh này
Hội chứng hoại tử gạn tụy cấp tính trên tôm nuôi là bệnh xuất hiện ở Việt
Nam vào cuối năm 2010 tại Sóc Trăng với các đặc điểm tôm có gan sưng hoặc teo,
tế bào gan hoại tử, tôm chết rất nhanh và mắc ở giai đoạn rất sớm. Sau đó, Hội chứng
AHPNS lan rộng ra các vùng xung quanh, kết quả làm hết các vùng nuôi tôm tại Vùng
đồng bằng sông Cửu Long bị bệnh. Bệnh xảy ra trên cả hai đối tượng nuôi chính là tôm
thẻ chân trắng và tôm sú. Hội chứng AHPNS đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người
nuôi tôm và ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2011, 2012. Đặc biệt, trong năm
2011, dịch AHPNS đã gây thiệt hại lớn, trên diện rộng cũng ở các tỉnh phía Nam, trong
đó Sóc Trăng là tỉnh bị thiệt hại lớn nhất. Tính đến đầu tháng 6/2011 diện tích nuôi tôm
của cả nước là 566.189 ha, trong đó diện tích tôm chết ước tính là 53.048 ha (chiếm
9,3% diện tích đã thả giống). Riêng 7 tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang), diện tích tôm
nuôi bị chết là 51.928 ha (chiếm 97% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước).
Trong đó, diện tích bị bệnh Đốm trắng là 621 ha (chiếm 1,18% diện tích thiệt hại), còn
lại tôm chủ yếu bị chết do Hội chứng AHPNS và bệnh khác (chiếm tỷ lệ ít). Chỉ tính
riêng Sóc Trăng đã có 19.349 ha tôm chết/25.447 ha đã thả giống (chiếm 76% diện tích
thả nuôi), trong đó chủ yếu là do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây ra (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).
Một vấn đề đặt ra với các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước về thú
y thủy sản năm 2011- 2012 là: Làm thế nào có thể mô tả được bệnh một cách nhanh,
chính xác và toàn diện? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến bệnh (yếu tố nguy cơ)? Để từ
đó để đưa ra biện pháp phòng bệnh nhanh, kịp thời làm giảm thiệt hại cho người nuôi
tôm trong giai đoạn chưa thể xác định chính xác tác nhân gây bệnh do việc nghiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 3
cứu luôn mất rất nhiều thời gian. Để giải quyết việc này, điều tra dịch tễ theo phương
pháp cắt ngang kết hợp với phương pháp bệnh chứng là một lựa chọn đúng đã được
áp dụng cho nhiều nghiên cứu trước đây kể cả nhân y và thú y.
Xuất phát từ yêu cầu đó, Chi cục Thú y tiến hành điều tra dịch tễ Hội chứng
hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi dưới sự hướng dẫn của Cục Thú y, nhằm đưa
ra định hướng ban đầu và biện pháp phòng chống bệnh khẩn cấp. Trong quá trình
đó, tôi là một trong những người trực tiếp tham gia xây dựng phiếu điều tra, hướng
dẫn điều tra, điều tra, thu mẫu, thu thập số liệu. Trong báo cáo này, tôi sử dụng số
liệu điều tra tra dịch tễ với sự cho phép của Lãnh đạo Chi cục Thú y Sóc Trăng và
tiến hành thu thập thông tin dịch bệnh tại tỉnh trong năm 2012 để phân tích, đối
chiếu, mô tả diễn biến bệnh cũng như bản đồ dịch tễ của bệnh từ năm 2011-2012
với đề tài: “ ðiều tra và xây dựng bản ñồ dịch tễ Hội chứng hoại tử gan tụy cấp
tính trên tôm nuôi tại tỉnh Sóc Trăng”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính
trên tôm nuôi.
- Phân tích một số yếu tố nguy cơ và vẽ bản đồ dịch tễ
Từ đó, đưa ra một số biện pháp phòng chống Hội chứng hoại tử gan tụy cấp
tính nhằm làm giảm thiệt hại cho người nuôi tôm trên địa bàn trong giai đoạn chưa
xác định được chính xác tác nhân gây bệnh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ
Khoa học Nông nghiệp 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát tình hình nuôi tôm trên ñịa bàn tỉnh Sóc Trăng
1.1.1. Khái quát ñịa bàn tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng với điều kiện địa lý, thời tiết thích hợp cho sự phát triển nuôi trồng
thủy sản với tổng diện tích: 331.164,25ha; dân số: 1.302.562 người. Sóc Trăng bao
gồm: 109 xã, phường, thị trấn; 10 huyện và 01 thành phố. Tỉnh nằm ở cuối và cửa nam
Sông Hậu đổ ra biển, với đường biển dài 72km, 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề,
Mỹ Thanh. Sóc Trăng giáp các tỉnh: Bạc Liêu, Trà Vinh và Cần Thơ. Sóc Trăng cũng
như các tỉnh phía nam khác có đặc tính của vùng nhiệt đới gió mùa (một năm 02 mùa:
mùa khô và mùa mưa). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, Sóc Trăng phát triển chủ
yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi tôm là ngành chủ lực của tỉnh. Đối
tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Hình 1.1. Bản ñồ Hành chính tỉnh Sóc Trăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 51.1.2. Tình hình
nuôi tôm tại Sóc Trăng
Theo Tổng cục Thống kê (2012, 2013), Sóc Trăng có 64.400 ha diện tích
nuôi trồng thủy sản, trong đó đóng góp một phần rất lớn cho sản lượng nuôi tôm cả
nước. Cụ thể, năm 2007: Sóc Trăng thu hoạch được 58.495 tấn tôm thương phẩm
(sản lượng cả nước thu hoạch được: 384.519 tấn tôm thương phẩm) tương đương
15,21% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước; 2008: 58.790 tấn tôm thương phẩm (sản
lượng cả nước thu hoạch được: 388.359 tấn tôm thương phẩm), tương đương:
15,14% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước. Đến năm 2010 sản lượng tăng lên là
60.830 tấn tôm thương phẩm (sản lượng cả nước thu hoạch được 449.652 tấn tôm
thương phẩm) tương đượng 13,53% sản lượng tôm nuôi cả nước; năm 2011 là
47.753 tấn tôm thương phẩm (cả nước thu hoạch được 482.193 tấn tôm thương
phẩm) tương đương 9,9% sản lượng tôm của cả nước.
Các huyện nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao
Dung, Vĩnh Châu, Mỹ Tú. Con giống chủ yếu nhập từ các tỉnh chuyên sản xuất tôm
giống như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và một số công ty sản xuất giống
lớn như: Uni-President, CP. Ngoài ra, một phần nguồn giống được sản xuất tại tỉnh
nhưng thị phần không đáng kể.
Tôm nuôi tại Sóc Trăng gồm hai đối tượng nuôi chính: Tôm sú và tôm thẻ
chân trắng (năm 2011 chỉ có rất ít hộ nuôi do chưa được sự cho phép nuôi tôm thẻ
chân trắng) trong đó tôm sú chiếm phần lớn. Tuy nhiện từ năm 2012, với sự cho
phép của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng diện tích nuôi tôm chân
trắng ngày càng được mở rộng do khả năng quay vòng vốn ngắn hơn (khoảng 3
tháng) so với tôm sú (khoảng 4-6 tháng) và sản lượng cao. Do vậy, hiện tại trong
vùng nuôi nuôi cả hai đối tượng này.
Do điều kiện tự nhiên ưu đãi và có quy hoạch tốt, nghề nuôi tôm tập trung tại
một số vùng nuôi cụ thể với hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là
chính. Cụ thể, tại Sóc Trăng có các hình thức nuôi sau: Nuôi tôm công nghiệp (thâm
canh) và bán thâm canh (bán công nghiệp) tập trung tại các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh
Châu, Trần Đề, bên cạnh các hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và một lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 6
nhỏ nuôi tôm lúa, tôm sinh thái tại các huyện Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Long Phú. Nhờ
việc nuôi tôm tập trung nên việc kiểm tra giám sát dịch bệnh dễ hơn so với các tỉnh
khác như tại Cà Mau (nuôi xen kẽ các hình thức nuôi trong cùng khu vực, không có
vùng nuôi cụ thể nên rất khó kiểm soát dịch bệnh).
Mùa vụ thả nuôi: Hiện nay tôm được thả gần như quanh năm với 2 mùa vụ:
mùa vụ chính là thả tôm sau tết âm lịch (khoảng từ tháng 2 dương lịch) cho đến
khoảng tháng 10 cùng năm, thời gian còn lại là mùa vụ phụ và phải được sự đồng ý
của cơ quan chuyên ngành tại đia phương mới được thả nuôi.
Trình độ của các hộ nuôi tôm: Các hộ nuôi tôm nhìn chung là nắm bắt được
các kỹ thuật nuôi tôm căn bản, tuy nhiên không đồng đều. Người nuôi tôm có trình
độ tỷ lệ thuận với mức đâu tư: người nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp nhìn
chung có trình độ kỹ thuật cao hơn so với các hình thức nuôi khác (quảng canh cải
tiến và quảng canh). Nguyên nhân một phần là do hình thức nuôi công nghiệp và
bán công nghiệp thường do những người có trình độ chuyên môn hoặc có điều kiện
kinh tế tốt. Các chủ cơ sở này đầu tư số lượng tiền rất lớn để đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng (hệ thống cấp thoát nước, làm ao, quạt nước, kho bãi, máy móc), con giống,
thức ăn. Do sức ép về kinh tế lớn, vì vậy họ cũng đầu tư bài bản hơn về kỹ thuật,
con người để tự bảo vệ mình, giảm rủi ro, tăng năng suất. Đặc biệt các cơ sở/hộ
nuôi đầu tư cho công tác phòng chống dịch bệnh, do đây là yếu tố chính quyết định
sự thành công hay thất bại trong nuôi tôm hiện nay tại Sóc Trăng nói riêng, trên cả
nước nói chung. Ngược lại, những người nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và
tôm lúa, mức đầu tư hạn chế, kinh phí hạn hẹp. Do vậy, các cơ sở/hộ nuôi này
không có điều kiện đầu tư trang thiết bị, máy móc, thuê kỹ thuật viên tham gia vào
công tác nuôi trồng như các cơ sở nuôi tôm công nghiệp. Việc nuôi tôm tại các cơ
sở/ hộ nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, theo phong trào và yếu tố may rủi còn
lớn, khả năng quản lý sức khỏe tôm còn một số hạn chế.
1.2. ðặc tính sinh học của tôm thẻ và tôm sú
1.2.1. Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là: Lipopenaeus Vannamei, tên tiếng anh
là: White Shrimp. Ngoài ra nó còn được gọi với một số tên là: tôm bạc Thái Bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 7
Dương, tôm bạc Tây Châu Mỹ. Tôm có một số đặc điểm hình thái sau: dưới chủy
có từ 2-6 răng, gờ và rãnh bên chủy ngắn, không có gai mắt và gai đuôi. Tôm có
màu trắng đục, kích cỡ tôm trưởng thành khoảng 23 cm (Trung tâm Khuyến ngư
Quốc gia, 2004). Mỗi lần tôm đẻ khoảng 100.000-250.000 trứng
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ phát triển nhanh hơn so với tôm sú (khoảng 3 –
4 tháng có thể đạt kích cỡ 15 g/con). Trong điều kiện tự nhiên tôm thích sống nơi có
đáy bùn, độ sâu khoảng 72m, độ mặn giao đổng từ: 5-50%
0
trong đó thích hợp nhất
ở 28-34%
0
. pH khoảng 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp: 25-32
0
C tuy nhiên có thể phát
triển ở điều kiện 12-28
0
C.
Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phí đông Thái
Bình Dương, từ biển bắc Peru đến mam Mehico, vùng biển Equado. Hiện nay tôm
thẻ chân trắng được nuôi, cho sinh sản ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á và Đông
Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine, Việt Nam.
1.2.2. Tôm sú
Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon, tên tiếng anh là: Tiger
Shrimp, ngoài ra còn được gọi là tôm cỏ, tôm nương, tôm sú rằn, tôm hổ. Tôm
có một số đặc điểm hình thái sau: có chủy răng cưa, phía trên chủy có 7-8 răng,
dưới chủy có 3 răng. Tôm có vỏ màu xám, vỏ cứng hơn tôm thẻ, có vằn. Tôm
trưởng thành có kích cỡ khoảng 16-25cm, trọng lượng 80-300g, mỗi lần đẻ
khoảng 300.000 – 1.200.000 trứng.
Tôm sú có tập tích tự nhiên: khi còn nhỏ thích sống gần bờ, tại các vùng
rừng ngập mặn. Khi trưởng thành di chuyển xa bờ và sống ở vùng nước sâu hơn.
Tôm nhỏ thích sống vùng đáy là bùn pha cát còn khi lớn thích sống ở vùng cát
pha bùn. Chúng có thể sống ở vùng ven bờ đến vùng biển có độ sâu khoảng 40m.
Nhiệt độ thích hợp từ 22-300C có thể giao động từ 10-380C, độ nặm từ 2-45%0
nhưng thích hợp ở 5-34%0 . pH giao động từ 6-10 nhưng tốt nhất ở 7,8-8,5 (Đào
Mạnh Sơn và cộng sự, 2003).
Tôm phân bố rất rộng trên thế giới tại các vùng thủy vực thuộc vùng nhiệt
đới, tập trung ở vùng Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam
Châu Phi, Từ Pakistan đến Nhật Bản, từ phía bắc Úc đến quấn đảo Malaysia, Vùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 8
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (Trung tâm Khuyến ngư Trung ương, 2000).
1.3. Khái quát tình hình Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm
thẻ chân trắng
1.3.1. Lịch sử tên bệnh
Hiện nay (tháng 6/2013) Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính đã bước đầu xác
định tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có mang thực khuẩn
thể (phage) gây ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào xác định
được có phải chỉ do vi khuẩn này gây ra hay có sự kết hợp với tác nhân khác? Do đây
là loài vi khuẩn rất phổ biến trong nước, nó được ví về mức độ phổ biến giống như vi
khuẩn E.coli đối với môi trường trên cạn. Cho tới thời điểm hiện tại (tháng 10/2013),
các nhà khoa học trong nước và quốc tế chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác
thực khuẩn thể (phage) trong Vibrio parahaemolyticus gây bệnh.
Tại thời điểm chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu (tháng 6/2011), bệnh
được xác định là bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh ban đầu
được gọi là Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome) trên tôm hay thường gọi
là Hội chứng tôm chết dưới 30 ngày tuổi. Việc đặt tên dựa trên đặc điểm: Hội chứng
EMS xảy ra cấp tính trong thời gian ngắn và tập trung ở tôm nuôi giai đoạn dưới 30
ngày tuổi tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó đến năm 2012, bệnh được đặt lại
tên là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome:
AHPNS) trên tôm nuôi. Người ta đặt tên này dựa trên đặc điểm bệnh tích điển hình của
bệnh là hiện tượng hoại tử cấp tính trên gan tụy tôm nuôi. Tôm bệnh có ở giai đoạn đầu
có hiện tượng gan bị sưng hoặc vỡ vụn và biến đổi màu sắc, với những con tôm còn
sống sau dịch có hiện tượng gan teo nhỏ và cứng. Đến tháng 6/2013, bước đầu đã xác
định được tác nhân gây bệnh là do Vibrio parahaemolyticus song chưa xác định được
phage gây bệnh và đang tiếp tục nghiên cứu.
1.3.2. Diễn biến AHPNS trên thế giới và Việt Nam
Bệnh xảy ra tại Trung Quốc năm 2009, tuy nhiên ban đầu các cơ sở nuôi tôm
không để ý. Đến năm 2011, bệnh xảy ra nghiêm trọng tại các cơ sở nuôi tôm, đặc
biệt tại các cơ sở nuôi tôm được trên 5 năm và gần bờ biển Hải Nam, Quảng Đông,
Phúc Kiến và Quảng Tây. Đến giữa năm 2011 tỷ lệ thiệt hại lên đến 80% các hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 9
nuôi. Bệnh cũng được ghi nhận tại Thái Lan trong năm 2012, Malaysia năm 2010.
Theo báo cáo, tại Malaysia bệnh xuất hiện vào giữa năm 2010 tại bở biển phía đông
bang Pahang và Johor. Tháng 4/2012 bệnh tiếp tục xảy ra tại bang Sabah và
Sarawark. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng trên tôm thẻ chân trắng, ước tính tổng
thiệt hại hại khoảng 70.000 tấn tôm: trong đó từ năm 2010 đến năm 2011: khoảng
40 tấn và 30 tấn tôm trong năm 2012 (tính đến tháng 5/2012). Tại Thái Lan bệnh
xuất hiện năm 2012 đến nay (Eduardo M. Leaño and C.V. Mohan, 2013).
Tại Việt Nam bệnh xuất hiện từ cuối năm 2010, đến năm 2011 bệnh xuất
hiện và lây lan ra diện rộng gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm và ngành thủy
sản Việt Nam. Bệnh xuất hiện và được các Hiệp hội nuôi tôm tại Sóc Trăng thông
báo có hiện tượng tôm chết với dấu hiệu bệnh trên gan. Ban đầu chỉ xảy ra tại một số
vùng nuôi, sau đó hiện tượng tôm chết với cùng dấu hiệu lan ra diện rộng vào cuối
năm 2010. Bệnh sau đó xuất hiện tại các tỉnh nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang trên diện
rộng, tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6/2011 tổng thiệt hại ước tính khoảng 27.037
ha nuôi công nghiệp và bán thâm canh với tỷ lệ tôm chết rất cao (có thể lên đến 90%
). Bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho
người nuôi. Bệnh tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh miền trung (Ninh Thuận) từ tháng 7-
9/2011 với tổng diện tích thiệt hại lên đến khoảng 9.000 ha nuôi tôm. Đến cuối năm
2011, các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh gồm: Sóc Trăng (1.719 ha), Cà
Mau (3.493 ha), Bạc Liêu (346 ha), Ninh Thuận (16 ha) (OIE, 2011).
Năm 2012 bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và lan ra toàn bộ khu vực nuôi
tôm tại Việt Nam. Cũng như năm 2011, các tỉnh nuôi tôm trọng điểm tại Việt
Nam vẫn là các tỉnh chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất là: Sóc Trăng (2.100 ha),
Trà Vinh (1.642 ha), Bạc Liêu (2.000 ha), Cà Mau (4.007 ha), Bến Tre (133
ha), Tiền Giang. Đồng thời bệnh bắt đầu bùng phát, lây lan tại các tỉnh miền
trung: Bình Định (39 ha), Ninh Thuận (6,2 ha), Bà Rịa – Vũng Tàu (13 ha). Sau
đó bệnh tiếp tục xảy ra tại các tỉnh miền trung khác: Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận (82,6ha), Bình Thuận, Khánh Hòa (10,7
ha) và Phú Yên (OIE, 2012). Như vậy, toàn bộ vùng nuôi tôm chính tại Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 10
Nam đều bị bệnh.
1.4. Một số nghiên cứu trong nước về Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên
tôm sú và tôm thẻ chân trắng và một số bệnh có liên quan.
1.4.1. Khái quát quá trình nghiên cứu AHPNS tại Việt Nam và thế giới
Đây là hội chứng bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam và trên thế giới (Bệnh
xuất hiện cuối năm 2010, đến đầu năm 2011 bệnh mới được ghi nhận và nghiên
cứu). Do đó, nguồn tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về AHPNS là rất ít
(gần như không có), các nước bị nhiễm bệnh cũng không có báo cáo chính thức về
bệnh. Các nghiên cứu bệnh trước đây có liên quan đến hiện tượng gan tụy tôm bị
hoại tử hay tác động đều được xem xét. Tuy nhiên, khi xét nghiệm các bệnh đó
(được giới thiệu phần sau) đều cho kết quả âm tính hoặc không rõ ràng. Do vậy,
việc nghiên cứu là hoàn toàn cần thiết và gặp một số khó khăn nhất định.
Tại Việt Nam, các đề tài dự án nghiên cứu liên quan đến bệnh nêu trên cũng
bắt đầu từ năm 2011 đến nay. Thời điểm đề tài này được nghiên cứu trùng với thời
điểm các nghiên cứu khác được triển khai. Việc nghiên cứu chủ yếu theo yêu cầu của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số trường đại học trong và ngoài
nước phối hợp nghiên cứu. Các nghiên cứu này được chỉ đạo theo các hướng khác
nhau. Cụ thể, các viện nghiên cứu phối hợp với hệ thống thú y tiến hành nghiên cứu
tìm tác nhân gây bệnh, xác định chính xác bệnh do yếu tố môi trường hay do vi sinh
vật gây ra. Sau đây là một số hướng nghiên cứu chính đã được triển khai:
- Gây cảm nhiễm bằng nhiều phương pháp như: nghiền tôm bệnh cho tôm
khỏe ăn; bắt thả tôm bệnh vào tôm khỏe để kiểm tra sự lây lan
- Kiểm tra độc tố: Tiến hành lấy mẫu thức ăn; kiểm tra sự ảnh hưởng của một
số độc tố phát sinh trong quá trình nuôi như thuốc bảo vệ thực vật (tập trung vào
chất Cypermethrine, một chất phổ biến và có độc lực trong thuốc trừ sâu).
- Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai điều tra dịch tễ,
thu mẫu xét nghiệm nhằm xác định các yếu tố nguy cơ để đưa ra biện pháp ngăn
chặn trước mắt và là căn cứ để đề xuất các nghiên cứu tiếp theo, kêu gọi sự giúp đỡ
và phối hợp với các tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam tìm nguyên nhân gây bệnh
như OIE; FAO. Trong đó FAO đã hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện dự án:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 11
TCP/VIE/3304: Hỗ trợ khẩn cấp nhằm kiểm soát sự lây lan của bệnh chưa rõ
nguyên nhân trên tôm (Emergency assistance to control the spread of an unknow
disease affecting shrimps), dự án triển khai từ tháng 1/2012 – 06/2013 nhằm xác
định tác nhân gây bệnh và tìm giải pháp ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Dự án kết hợp
và mời các chuyên gia thủy sản hàng đầu thế giới giúp đỡ, nghiên cứu tìm tác nhân
gây bệnh như: giáo sư Donald Lightner – Đại Học Anizona, Mỹ; giáo sư Timothy
William Flegel – Đại học Mahidol, Thái Lan; cùng các chuyên gia, giáo sư Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III; Trường Đại học Cần Thơ; Viện Môi
trường nông nghiệp; các đơn vị thuộc Cục Thú y, các tỉnh Vùng đồng bằng sông
Cửu Long triển khai thực hiện. Đây là dự án được triển khai sau khi Cục Thú y tiến
hành điều tra dịch tễ bệnh tôm và đưa ra một số kết quả định hướng ban đầu. Đề tài
nghiên cứu của tôi thuộc một phần của điều tra dịch tễ của Cục Thú y đã triển khai
trong năm 2011 tại 28 tỉnh ven biển có nuôi tôm.
1.4.2. Nghiên cứu trong và ngoài nước về hội chứng AHPNS
1.4.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Trong giai đoạn đầu tiên khi dịch bệnh mới xảy ra, có rất nhiều các nhà
nghiên cứu tham gia và bước đầu đưa ra các định hướng sau:
Bùi Quang Tề và cộng sự (2011) cho thấy, mẫu gan tụy tôm bị bệnh có
biểu hiện: Gan tuỵ bị hoại tử (rỗng) và có thể chứa các giọt mỡ. Một số tế bào
mô gan bị trương to, chứa đầy các hạt nhỏ, nhân phân hoá. Các mô gan qua sát
được tỷ lệ nhiễm vi bào tử Enterocytonzoon sp. khá cao 92,77%), ngoài ra có sự
xuất hiện vi khuẩn vibrio spp trong các mẫu bệnh (Bùi Quang Tề và cộng sự, 2011)
Lê Hồng Phước và cộng sự (2012) nghiên cứu thực hiện trên tôm thẻ và tôm
sú với thiết kế 52 mẫu tôm thu định kỳ 10 ngày/lần, quan sát thấy dấu hiệu bệnh lý
trên tôm xuất hiện từ ngày thứ 17 sau khi thả và muộn nhất vào ngày thứ 77, bệnh
xảy ra tập trung vào tôm sau khi thả từ 20-45 ngày, tôm chết tập trung ở giai đoạn
19-31 ngày với các dấu hiệu hoại tử gan tụy và không có khả năng phục hồi chức
năng gan tụy.
Lê Hữu Tài và cộng sự (2012) quan sát thấy: tế bào ống gan tụy bị thoái hóa
hoàn toàn và bong tróc vào trong lòng ống, không tìm thấy sự hiện diện của các tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 12
nhân gây bệnh hữu sinh, không có những biến đổi bệnh lý đặc trưng trên tế bào gan
tụy khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Ngoài ra quan sát thấy có hiện tượng
melanin hóa, viêm quanh các ống gan tụy với sự xuất hiện của vô số tế bào máu và
sự hiện diện của trực khuẩn Gram âm trong vùng hoại tử.
Theo Nguyễn Thị Hiền và cộng sự (2012)
khi nghiên cứu sự liên quan giữa
cypermethrine (thuốc diệt giáp xác thuộc nhóm perythroid, thường được sử dụng tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long). Thí nghiệm thực hiện thử nghiệm với
cypermethrine với 4 nồng độ: 0,05 ppb, 0,01 ppb, 0,001 ppb và 0,0001 ppb, thực
hiện trong 35 ngày và tiến hành thu mẫu phân tích mô học định kỳ. Kết quả cho
thấy cypermethrine nồng độ 0,05 ppb gây chết 100% tôm sau 10 ngày. Các nồng độ
cypermethrine còn lại là 0,01, 0,001 và 0,0001 ppb gây tỉ lệ chết sau 35 ngày lần
lượt là 76,2, 45,2 và 30,6%, tôm chết có dấu hiệu hoại tử cơ quan gan tụy.
Trần Lộc và cộng sự (2013) đã tiến hành thí nghiệm được thực hiện với 05
nghiệm thức: Bơm dịch chiết tôm qua đường hậu môn tôm; Tiêm cơ dịch chiết
tôm được lọc qua màng lọc Whatman 0,45µm và 0,25 µm; Tiêm cơ dịch chiết
tôm không qua màng lọc; Cho tôm sạch bệnh (Specific Pathogen Free: SPF) ăn
mô tươi tôm bệnh; Nuôi chung tôm SPF và tôm bệnh, với 03 lần lặp. Nhóm tác
giả kết luận: EMS/AHPNS có bản chất là bệnh lây và có khả năng lây nhiễm
bằng phương pháp cho ăn nuôi chung giữa tôm khoẻ và tôm bệnh và cho tôm
khoẻ ăn mô tươi của tôm bệnh.
Trần Lộc và cộng sự (2013) cũng nghiên cứu nghiên cứu xác định tính lây
lan của Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi. Các mẫu tôm bệnh được
thu thập tại Việt Nam và tiến hành phân lập, tách và tạo hỗn dịch vi khuẩn, tách các
nhóm vi khuẩn riêng rẽ rồi tiến hành gây bệnh thực nghiệm và đưa ra kết luận bệnh
có liên quan đến Vibrio parahaemolyticus.
1.4.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Theo nghiên cứu của Donald Lightner cũng như theo các báo cáo dịch bệnh của
NACA năm 2011-2012 thì: Tôm sú và tôm thẻ chân trắng đều mắc bệnh sau khi thả
giống được từ khoảng 20-30 ngày với tỷ lệ chết có thể nên đến 100%.
Đặc điểm của bệnh: Tôm bệnh có biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ, chết đáy. Bệnh tích
đặc trưng nhất tập trung tại vùng gan tụy: Màu sắc nhợt nhạt, sưng to hoặc teo nhỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 13
Ngoài ra còn thấy hiện tượng mềm vỏ hoặc có đốm nhỏ trên vỏ đầu -ngực.
Bệnh tích: Theo nghiên cứu của Lightner và các cộng sự (2012) cho thấy:
quan sát mô trên tôm bệnh quan sát được sự thoái hóa của gan tụy cấp tính, giảm
sự hoạt động phân bào trong tế bào E (tế bào phôi) của tổ chức gan tụy, rối loạn
chức năng ở giữa ngoại biên của tế bào B (tế bào men tiêu hóa), F (tế bào chuyển
tiếp) và R (tế bào dự trữ). Quan sát cho thấy nhân các tế bào vùng tổn thương
trương to, tế bào biểu mô bong tróc. Ngoài ra còn qua sát thấy sự có mặt của vi
khuẩn. Các nghiên cứu khác của các nhà khoa học khác cũng cho thấy kết bệnh
tích tương tự như: T.W. Flegel, Prachumwat, Eduado và Mohan đã công bố
trong năm 2012 và 2013.
Đến tháng 6/2013, dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học và các
nghiên cứu trong khuôn khổ dự án TCP/VIE/3304 nêu trên, tại cuộc họp tổng kết dự
án tại Hà Nội ngày 26/6/2013, các nhà khoa học đã chính thức xác nhận tác nhân
gây AHPNS là do Vibrio parahaemolyticus có mang thể thực khuẩn (phage) gây ra
tuy nhiên chưa xác định được chính xác phage (FAO, 2013).
1.5. Một số bệnh tác ñộng lên gan tụy tôm nuôi
1.5.1. Bệnh còi trên tôm do Baculovirus (MBV).
Tác nhân gây bệnh: Monodo-type Baculovirus (MBV) là vi rút gây bệnh còi
có hình gậy (que), nhân ds_DNA (douple – stranded DNA), có thể ẩn (occlusion
body), kích thước 327 ± 29 nm x 87 ± 12 nm. Tại Đài Loan năm 1980, vi rút gây ra
dịch làm chết hoàng loạt tôm nuôi, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm sú. Ngoài ra
còn có bệnh còi trên tôm chân trắng do Baculovirus penaei (BP) gây ra (Bùi Quang
Tề, 2006)
Phân bố, lan truyền: Baculovirus phân bố rộng tại trên 16 quốc gia trên thế
giới. Bệnh MBV hiện nay đã có mặt ở hầu hết các nước nuôi tôm trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phillippin,
Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ; Sri Lanka, Singapore, Úc, Israel, Kuwait, Oman, Ý,
Kenya, Gambia, Nam Phi. Ngoài ra người ta cũng đã thấy bệnh này trên tôm nuôi
tại một số quốc gia Châu Mỹ: Mỹ (Tahiti, Hawaii), Brazil, Ecuador, Mexico, Puerto
Rico, và nhiều khu vực đông nam nước Mỹ (Bộ Thủy sản và đại dương Canada,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 14
2009). Vi rút được tìm thấy trên nhiều loài tôm he khác nhau như: Penaeus
monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus semisulcatus, Penaeus kerathurus,
Penaeus vannamei, Penaeus esculentus, Penaeus penicillatus, Penaeus plebejus,
Metapenaeus ensis.
Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện yếu, giảm ăn, quan sát thấy
tôm tối màu, tôm trong đàn phát triển không đều, còi cọc chậm lớn có nhiều sinh
vật bám. Khi kiểm tra vùng gan - tụy có thể quan sát thấy hiện tượng hoại tử, gan
- tụy teo, màu nhợt nhạt hoặc hơi vàng do vi rút tác động vùng gan - tụy làm suy
giảm chức năng của hệ thống gan - tụy, làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn
và trao đổi chất gây hiện tượng còi cọc trong đàn. Bệnh phát triển và gây thành
dịch hay không còn phụ thuộc vào cường độ nhiễm và sự biến động của môi
trường và các tác nhân gây bệnh cơ hội. Trong điều kiện môi trường ao nuôi bị ô
nhiễm, vỏ kitin bị tổn thương và nhiễm khuẩn thì tỷ lệ nhiễm MBV sẽ cao hơn
(Natividad và Lightner, 1992). Bệnh lây truyền qua cả hai phương thức là truyền
ngang và truyền dọc. Vi rút hình thành các thể ẩn và theo phân của tôm bị bệnh
ra ngoài môi trường, thể ẩn (occlusion body) có thể tồn tại ngoài môi trường
trong thời gian dài và nhiễm bệnh cho tôm khỏe thông qua đường tiêu hóa. Tôm
bố mẹ bị bệnh truyền bệnh cho tôm con trong giai đoạn ấu trùng và giai đoạn
tôm giống (Chen và cộng sự, 1992). Bệnh có thể được chẩn đoán bằng nhiều
phương pháp khác nhau, hiện nay chủ yếu là dùng phương pháp PCR
(Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán. Để giảm thiểu, phòng ngừa bệnh tại
các trại giống thường áp dụng biện pháp tắm trứng với formalin nồng độ 300
ppm hoặc iodine 50 ppm.
1.5.2. Bệnh gan tụy tôm he do Hepatopancreatic Parvorius – HPV
Tác nhân gây bệnh: Hepatopancreatic parvovirus (HPV) là vi rút có nhân
DNA, đường kính 22-
- tụy và biểu bì ruột trước của tôm. HPV không có thể ẩn nhưng có thể vùi
(inclusion body). Cơ quan đích của HPV là khối gan - tụy. Bệnh được ghi nhận đầu
tiên tại Trung Quốc trên tôm Penaeus chinensis (Lightner D.V., 1996). Chúng
TaiLieuDaiHoc.com

More Related Content

Similar to Bản đồ dịch tễ

Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếđáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buDac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co vanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co vanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre emNghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre emLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...jackjohn45
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêThực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Bản đồ dịch tễ (20)

Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
 
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huếđáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
đáNh giá khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở thừa thiên huế
 
Luận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở Huế
Luận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở HuếLuận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở Huế
Luận án: Khả năng thích ứng của giống cừu phan rang nuôi ở Huế
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
 
Kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hại
Kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hạiKỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hại
Kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang nhằm xác định loài tảo độc hại
 
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buDac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
 
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAYLuận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
 
Đề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporin
Đề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporinĐề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporin
Đề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporin
 
Đề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporin
Đề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporinĐề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporin
Đề tài: Phân tích mô hình dược động học quần thể của ciclosporin
 
Luận án: Thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người, HAY
Luận án: Thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người, HAYLuận án: Thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người, HAY
Luận án: Thực trạng nhiễm sán lá truyền qua cá trên người, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tạo sinh khối giàu astaxanthin của l...
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co vanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri tieu co van
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre emNghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
 
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêThực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
 

Recently uploaded

SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf2151010465
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfPhngKhmaKhoaTnBnh495
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 

Bản đồ dịch tễ

  • 1. TaiLieuDaiHoc.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THẾ HIỀN ðIỀU TRA VÀ XÂY DỰNG BẢN ðỒ DỊCH TỄ HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM NUÔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THẾ HIỀN ðIỀU TRA VÀ XÂY DỰNG BẢN ðỒ DỊCH TỄ HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM NUÔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y Mà NGÀNH : 60.64.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. VŨ NHƯ QUÁN TS. BÙI QUANG TỀ Hà Nội – 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn ngốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thế Hiền
  • 2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các giảng viên Khoa Thú y - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và các Phòng, Ban của trường đã hỗ trợ cho tôi trong thời gian học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn: TS. Vũ Như Quán – Khoa Thú y – Đại học Nông nghiệp Hà Nội, TS. Bùi Quang Tề - Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi Cục Thú y tỉnh Sóc Trăng, Cơ quan Thú y vùng VI, VII – Cục Thú y, Phòng Thú y thủy sản Cục Thú y cùng các hộ và cơ sở nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Thế Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục hình vii Danh mục chữ viết tắt ix MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Khái quát tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 4 1.1.1 Khái quát địa bàn tỉnh Sóc Trăng 4 1.1.2 Tình hình nuôi tôm tại Sóc Trăng 5 1.2 Đặc tính sinh học của tôm thẻ và tôm sú 6
  • 3. 1.2.1 Tôm thẻ chân trắng 6 1.2.2 Tôm sú 7 1.3 Khái quát tình hình Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng 8 1.3.1 Lịch sử tên bệnh 8 1.3.2 Diễn biến AHPNS trên thế giới và Việt Nam 8 1.4 Một số nghiên cứu trong nước về Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng và một số bệnh có liên quan. 10 1.4.1 Khái quát quá trình nghiên cứu AHPNS tại Việt Nam và thế giới 10 1.4.2 Nghiên cứu trong và ngoài nước về hội chứng AHPNS 11 1.5 Một số bệnh tác động lên gan tụy tôm nuôi 13 1.5.1 Bệnh còi trên tôm do Baculovirus (MBV). 13 1.5.2 Bệnh gan tụy tôm he do Hepatopancreatic Parvorius – HPV 14 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp iv 1.5.3 Bệnh hoại tử tuyến ruột giữa tôm he do Baculoviral Midgut gland Necrosis virus - BMN 15 1.5.4 Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm 16 1.5.5 Bệnh do Vibrio 17 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 2.1.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19 2.2 Nội dung nghiên cứu 22 2.2.1 Nội dung nghiên cứu trong năm 2011 22 2.2.2 Nội dung nghiên cứu trong năm 2012. 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1 Phương pháp dịch tễ học phân tích 23 2.3.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra 23 2.3.3 Phương pháp điều tra 24 2.3.4 Phương pháp thu thập thông tin dịch bệnh trong năm 2012 25 2.4 Vật liệu nghiên cứu 25 2.4.1 Bảng tương liên 2x2, OR và RR 25 2.4.2 Ước lượng khoảng tin cậy của xác suất với độ tin cây 95% 28 2.4.3 Kiểm định sự sai khác giữa hai tỷ lệ với cặp giả thiết: 28 2.4.4 Các công thức khác 29 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 3.1 Khái quát chung về kết quả điều tra dịch tễ của Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính trên tôm thẻ và tôm sú trong năm 2011 30 3.2 Đặc điểm dịch tễ của Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) 31 3.2.1 Khái quát tình hình Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính 31
  • 4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp v 3.2.2 Tình dịch bệnh theo số lượng hộ xuất hiện AHPNS theo từng vùng nuôi tôm 32 3.2.3 Tính hình AHPNS theo đối tượng thả nuôi 34 3.2.4 Tình hình dịch AHPNS theo hình thức nuôi 37 3.2.5 Diễn biến dịch AHPNS theo thời gian 41 3.2.6 Diễn biến dịch AHPNS theo ngày tuổi tôm sau khi thả 45 3.3 Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh AHPNS 50 3.4 Bản đồ dịch tễ AHPNS trên tôm nuôi trong năm 2011 54 3.5 Tình hình dịch bệnh AHPNS và bản đồ dịch tễ năm 1012 58 3.5.1 Tình hình dịch bệnh chung tại 3 huyện nghiên cứu. 58 3.5.2 Diễn biến bệnh theo thời gian, bản đồ dịch tễ AHPNS năm 2012 59 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 64 I Kết luận 64 II. Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC 71 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Bảng tương liên 2 x 2 25 3.1 Tổng hợp số liệu điều tra tại các huyện nghiên cứu 30 3.2 Tổng hợp tình hình nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu 31 3.3 Tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị AHPNS theo vùng nuôi 31 3.4 Tỷ lệ hộ xuất hiện (AHPNS) tại các vùng nuôi 33 3.5 Tỷ lệ diện tích bị AHPNS trên tôm sú 35 3.6 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS trên tôm thẻ theo vùng nuôi 36 3.7 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS theo đối tượng thả nuôi 36 3.8 Tỷ lệ diện tích nuôi tôm mắc AHPNS theo hình thức nuôi tôm 37 3.9 Tỷ lệ hộ nuôi tôm xuất hiện AHPNS theo hình thức nuôi 40 3.10 Diễn biến AHPNS theo các tháng trong năm 44 3.11 Diễn biến AHPNS theo ngày tuổi sau khi thả giống 46 3.12 Diễn biến số hộ nuôi tôm bị AHPNS theo ngày sau thả giống 48 3.13 Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến AHPNS 51 3.14 Tình hình xử lý nước trước khi thả tại các hộ có tôm bị AHPNS 57 3.15 Tình hình AHPNS trong năm 2012 59 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
  • 5. vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Bản đồ Hành chính tỉnh Sóc Trăng 4 1.2 Tôm phát sáng do nhiễm khuẩn Vibrio 18 2.1 Gan - tụy tôm thẻ chân trắng (26 ngày sau thả) bị AHPNS, gan - tụy bị teo, dai và nhạt màu, vỏ mềm (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO 6) 20 2.2 Gan tôm thẻ chân trắng (26 ngày sau thả) bị AHPNS, gan - tụy nhạt màu, teo nhỏ (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO 6) 20 2.3 Tôm thẻ chân trắng bị AHPNS, gan - tụy sưng to (16 ngày sau thả) tại Trần Đề - Sóc Trăng 20 2.4 Tôm thẻ chân trắng bị AHPNS yếu, lờ đờ, bỏ ăn (16 ngày sau thả) tại Trần Đề - Sóc Trăng 20 2.5 Tôm sú bị AHPNS, gan - tụy bị teo, dai và nhạt màu (Đào Thanh Huê – RAHO6). 21 2.7 Mô gan - tụy tôm khỏe mạnh (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO VI) 21 2.6 Tôm sú bị AHPNS, gan - tụy bị teo, dai và nhạt màu (Đào Thanh Huê – RAHO 6) 21 2.8 Mô gan - tụy tôm bị AHPNS – giai đoạn cuôi không thấy tế bào B, F, R và nhiễm khuẩn – Vật kính 40x (Nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO VI) 21 2.9 Gan - tụy tôm sú khỏe mạnh 22 2.11 Mô gan - tụy tôm bị AHPNS giai đoạn cấp tính, tế bào bị bong tróc, không thấy tế bào B,R,F Thành ống gan - tụy teo - vật kính 40x 22 2.10 Tôm sú khỏe mạnh 21 2.12 Mô gan - tụy tôm bị AHPNS bị nhiểm khuẩn – Vật kính 10x (nguồn: Đào Thanh Huê – RAHO VI) 22 3.1 Tỷ lệ diện tích nuôi tôm bị AHPNS theo vùng nuôi 32 3.2 Tỷ lệ hộ có tôm mắc AHPNS theo vùng nuôi 33 3.3 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS trên tôm sú theo vùng nuôi 35 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp viii 3.4 Tỷ lệ diện tích mắc AHPNS theo đối tượng nuôi. 37 3.5 Tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị AHPNS theo hình thức nuôi 38 3.6 Tỷ lệ hộ có tôm bị mắc AHPNS theo hình thức nuôi 40 3.7 Diễn biến diện tích nuôi bị AHPNS theo thời gian (ngày) 42 3.8 Diễn biến bệnh AHPNS theo các tháng trong năm 44 3.9 Tỷ lệ diện tích bị AHPNS theo ngày tuổi sau khi thả nuôi 47 3.10 Diễn biến hộ nuôi tôm bị AHPNS theo ngày tuổi sau khi thả nuôi 50 3.11 Bản đồ dịch tễ AHPNS tại 3 huyện nghiên cứu trong năm 2011 theo
  • 6. mức độ diện tích bị bệnh. 56 3.12 Diễn biến diện tích nuôi tôm bị AHPNS theo thời gian. 60 3.13 Bản đồ dịch tễ AHPNS tại 3 huyện nghiên cứu trong năm 2012 theo mức độ diện tích bị bệnh 62Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHPNS : Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome) BMN : Baculoviral Midgut gland Necrosisvirus CI : Khoảng tin cậy (Confidence Interval) EMS : Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome) HPV : Vi rút Hepatopancreatic Parvovirus MBV : Vi rút Monodo-type Baculovirus NACA : Trung tâm liên kết nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Network of Aquaculture Centres in Asia – Pacific) NHP : Bệnh hoại tử gan tụy (Necrotising Hepatopancreatitis) OR : Tỷ suất chênh (Odd ratio) OIE : Tổ chức Thú y thế giới (World Organization For Animal Health) P_value : Giá trị xác suất (probability value) PCR : Polymerase Chain Reaction RAHO VI : Cơ quan Thú y vùng VI – Cục Thú y (Regional Animal Health Office Number VI) RR : Nguy cơ tương đối (Risk Ratio) SPF : Sạch bệnh (Specific Pathogen Free) V. : Vibrio 95%CI : Ước lượng khoảng tin cậy 95% Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 1 MỞ ðẦU I. ðặt vấn ñề Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu tôm, đầu thế giới (tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long). Hiện nay, hai đối tượng tôm nuôi chủ yếu của nước ta là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopanaeus vannamei) đang mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất cho Việt Nam. Cụ thể, sản lượng tôm qua các năm: 2009, 2010, 2011 lần lượt là 352.000 tấn, 469.893 tấn và 240.000 tấn (Trung Mai, 2012). Xét về mặt giá trị kinh tế, xuất khẩu tôm đem lại một lượng ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam, năm 2009 khoảng 1,5 tỷ USD, 2010 ước khoảng 1,9 tỷ USD và khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2011, tính tổng 6 tháng đầu năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam ước đạt 1.015,299 triệu USD với các thị trường chủ yếu là: Mỹ, Châu Âu, Úc (Australia), Nhật Bản và một số các nước khác (Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, 2012). Vùng nuôi
  • 7. tôm chủ yếu của nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang với diện tích khoảng 565.000 ha nuôi tôm, tương đương 92% diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong năm 2011, sản lượng nuôi tôm của Việt Nam sút giảm nghiêm trọng (giảm gần 50% sản lượng so với năm 2010). Nguyên nhân không phải do thị trường khó khăn làm giảm diện tích nuôi tôm mà chủ yếu do thiệt hại nặng nề từ dịch bệnh. Các năm trước đây, bệnh Đốm trắng là bệnh gây thiệt hại chủ yếu trên tôm nuôi. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 tại Việt Nam và thế giới xuất hiện bệnh mới không rõ nguyên nhân (đã xét nghiệm các bệnh như: Đốm trắng, Đầu vàng, Taura, Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, … nhưng đều cho kết quả âm tính). Bệnh ban đầu được đặt tên là Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome: EMS), sau này được đặt tên là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome: AHPNS). Đến tháng 6/2013 các nhà khoa học mới công nhận tác nhân gây bệnh là do Vibrio parahaemolyticus có mang thể thực khuẩn (phage) gây bệnh nhưng cũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 2 chưa xác định được chính xác phage đó. Ngoài ra, các nhà khoa học còn nghi ngờ một số tác nhân khác gây bệnh và đang được nghiên cứu. Theo báo cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Trung tâm liên kết nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương (NACA) và Tổ chức nông lương thế giới (FAO), bệnh được ghi nhận tại các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Mexico. Chính phủ Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế (OIE và FAO) đang khẩn trương nghiên cứu tìm tác nhân gây bệnh này Hội chứng hoại tử gạn tụy cấp tính trên tôm nuôi là bệnh xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2010 tại Sóc Trăng với các đặc điểm tôm có gan sưng hoặc teo, tế bào gan hoại tử, tôm chết rất nhanh và mắc ở giai đoạn rất sớm. Sau đó, Hội chứng AHPNS lan rộng ra các vùng xung quanh, kết quả làm hết các vùng nuôi tôm tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long bị bệnh. Bệnh xảy ra trên cả hai đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Hội chứng AHPNS đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm và ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2011, 2012. Đặc biệt, trong năm 2011, dịch AHPNS đã gây thiệt hại lớn, trên diện rộng cũng ở các tỉnh phía Nam, trong đó Sóc Trăng là tỉnh bị thiệt hại lớn nhất. Tính đến đầu tháng 6/2011 diện tích nuôi tôm của cả nước là 566.189 ha, trong đó diện tích tôm chết ước tính là 53.048 ha (chiếm 9,3% diện tích đã thả giống). Riêng 7 tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang), diện tích tôm nuôi bị chết là 51.928 ha (chiếm 97% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước). Trong đó, diện tích bị bệnh Đốm trắng là 621 ha (chiếm 1,18% diện tích thiệt hại), còn lại tôm chủ yếu bị chết do Hội chứng AHPNS và bệnh khác (chiếm tỷ lệ ít). Chỉ tính riêng Sóc Trăng đã có 19.349 ha tôm chết/25.447 ha đã thả giống (chiếm 76% diện tích thả nuôi), trong đó chủ yếu là do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính gây ra (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Một vấn đề đặt ra với các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản năm 2011- 2012 là: Làm thế nào có thể mô tả được bệnh một cách nhanh, chính xác và toàn diện? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến bệnh (yếu tố nguy cơ)? Để từ đó để đưa ra biện pháp phòng bệnh nhanh, kịp thời làm giảm thiệt hại cho người nuôi
  • 8. tôm trong giai đoạn chưa thể xác định chính xác tác nhân gây bệnh do việc nghiên Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 3 cứu luôn mất rất nhiều thời gian. Để giải quyết việc này, điều tra dịch tễ theo phương pháp cắt ngang kết hợp với phương pháp bệnh chứng là một lựa chọn đúng đã được áp dụng cho nhiều nghiên cứu trước đây kể cả nhân y và thú y. Xuất phát từ yêu cầu đó, Chi cục Thú y tiến hành điều tra dịch tễ Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi dưới sự hướng dẫn của Cục Thú y, nhằm đưa ra định hướng ban đầu và biện pháp phòng chống bệnh khẩn cấp. Trong quá trình đó, tôi là một trong những người trực tiếp tham gia xây dựng phiếu điều tra, hướng dẫn điều tra, điều tra, thu mẫu, thu thập số liệu. Trong báo cáo này, tôi sử dụng số liệu điều tra tra dịch tễ với sự cho phép của Lãnh đạo Chi cục Thú y Sóc Trăng và tiến hành thu thập thông tin dịch bệnh tại tỉnh trong năm 2012 để phân tích, đối chiếu, mô tả diễn biến bệnh cũng như bản đồ dịch tễ của bệnh từ năm 2011-2012 với đề tài: “ ðiều tra và xây dựng bản ñồ dịch tễ Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại tỉnh Sóc Trăng”. II. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi. - Phân tích một số yếu tố nguy cơ và vẽ bản đồ dịch tễ Từ đó, đưa ra một số biện pháp phòng chống Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính nhằm làm giảm thiệt hại cho người nuôi tôm trên địa bàn trong giai đoạn chưa xác định được chính xác tác nhân gây bệnh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát tình hình nuôi tôm trên ñịa bàn tỉnh Sóc Trăng 1.1.1. Khái quát ñịa bàn tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng với điều kiện địa lý, thời tiết thích hợp cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích: 331.164,25ha; dân số: 1.302.562 người. Sóc Trăng bao gồm: 109 xã, phường, thị trấn; 10 huyện và 01 thành phố. Tỉnh nằm ở cuối và cửa nam Sông Hậu đổ ra biển, với đường biển dài 72km, 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh. Sóc Trăng giáp các tỉnh: Bạc Liêu, Trà Vinh và Cần Thơ. Sóc Trăng cũng như các tỉnh phía nam khác có đặc tính của vùng nhiệt đới gió mùa (một năm 02 mùa: mùa khô và mùa mưa). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, Sóc Trăng phát triển chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi tôm là ngành chủ lực của tỉnh. Đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hình 1.1. Bản ñồ Hành chính tỉnh Sóc Trăng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 51.1.2. Tình hình nuôi tôm tại Sóc Trăng Theo Tổng cục Thống kê (2012, 2013), Sóc Trăng có 64.400 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó đóng góp một phần rất lớn cho sản lượng nuôi tôm cả nước. Cụ thể, năm 2007: Sóc Trăng thu hoạch được 58.495 tấn tôm thương phẩm (sản lượng cả nước thu hoạch được: 384.519 tấn tôm thương phẩm) tương đương
  • 9. 15,21% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước; 2008: 58.790 tấn tôm thương phẩm (sản lượng cả nước thu hoạch được: 388.359 tấn tôm thương phẩm), tương đương: 15,14% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước. Đến năm 2010 sản lượng tăng lên là 60.830 tấn tôm thương phẩm (sản lượng cả nước thu hoạch được 449.652 tấn tôm thương phẩm) tương đượng 13,53% sản lượng tôm nuôi cả nước; năm 2011 là 47.753 tấn tôm thương phẩm (cả nước thu hoạch được 482.193 tấn tôm thương phẩm) tương đương 9,9% sản lượng tôm của cả nước. Các huyện nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Mỹ Tú. Con giống chủ yếu nhập từ các tỉnh chuyên sản xuất tôm giống như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và một số công ty sản xuất giống lớn như: Uni-President, CP. Ngoài ra, một phần nguồn giống được sản xuất tại tỉnh nhưng thị phần không đáng kể. Tôm nuôi tại Sóc Trăng gồm hai đối tượng nuôi chính: Tôm sú và tôm thẻ chân trắng (năm 2011 chỉ có rất ít hộ nuôi do chưa được sự cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng) trong đó tôm sú chiếm phần lớn. Tuy nhiện từ năm 2012, với sự cho phép của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng diện tích nuôi tôm chân trắng ngày càng được mở rộng do khả năng quay vòng vốn ngắn hơn (khoảng 3 tháng) so với tôm sú (khoảng 4-6 tháng) và sản lượng cao. Do vậy, hiện tại trong vùng nuôi nuôi cả hai đối tượng này. Do điều kiện tự nhiên ưu đãi và có quy hoạch tốt, nghề nuôi tôm tập trung tại một số vùng nuôi cụ thể với hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là chính. Cụ thể, tại Sóc Trăng có các hình thức nuôi sau: Nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) và bán thâm canh (bán công nghiệp) tập trung tại các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Trần Đề, bên cạnh các hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và một lượng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 6 nhỏ nuôi tôm lúa, tôm sinh thái tại các huyện Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Long Phú. Nhờ việc nuôi tôm tập trung nên việc kiểm tra giám sát dịch bệnh dễ hơn so với các tỉnh khác như tại Cà Mau (nuôi xen kẽ các hình thức nuôi trong cùng khu vực, không có vùng nuôi cụ thể nên rất khó kiểm soát dịch bệnh). Mùa vụ thả nuôi: Hiện nay tôm được thả gần như quanh năm với 2 mùa vụ: mùa vụ chính là thả tôm sau tết âm lịch (khoảng từ tháng 2 dương lịch) cho đến khoảng tháng 10 cùng năm, thời gian còn lại là mùa vụ phụ và phải được sự đồng ý của cơ quan chuyên ngành tại đia phương mới được thả nuôi. Trình độ của các hộ nuôi tôm: Các hộ nuôi tôm nhìn chung là nắm bắt được các kỹ thuật nuôi tôm căn bản, tuy nhiên không đồng đều. Người nuôi tôm có trình độ tỷ lệ thuận với mức đâu tư: người nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp nhìn chung có trình độ kỹ thuật cao hơn so với các hình thức nuôi khác (quảng canh cải tiến và quảng canh). Nguyên nhân một phần là do hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thường do những người có trình độ chuyên môn hoặc có điều kiện kinh tế tốt. Các chủ cơ sở này đầu tư số lượng tiền rất lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp thoát nước, làm ao, quạt nước, kho bãi, máy móc), con giống, thức ăn. Do sức ép về kinh tế lớn, vì vậy họ cũng đầu tư bài bản hơn về kỹ thuật, con người để tự bảo vệ mình, giảm rủi ro, tăng năng suất. Đặc biệt các cơ sở/hộ nuôi đầu tư cho công tác phòng chống dịch bệnh, do đây là yếu tố chính quyết định sự thành công hay thất bại trong nuôi tôm hiện nay tại Sóc Trăng nói riêng, trên cả
  • 10. nước nói chung. Ngược lại, những người nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa, mức đầu tư hạn chế, kinh phí hạn hẹp. Do vậy, các cơ sở/hộ nuôi này không có điều kiện đầu tư trang thiết bị, máy móc, thuê kỹ thuật viên tham gia vào công tác nuôi trồng như các cơ sở nuôi tôm công nghiệp. Việc nuôi tôm tại các cơ sở/ hộ nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, theo phong trào và yếu tố may rủi còn lớn, khả năng quản lý sức khỏe tôm còn một số hạn chế. 1.2. ðặc tính sinh học của tôm thẻ và tôm sú 1.2.1. Tôm thẻ chân trắng Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là: Lipopenaeus Vannamei, tên tiếng anh là: White Shrimp. Ngoài ra nó còn được gọi với một số tên là: tôm bạc Thái Bình Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 7 Dương, tôm bạc Tây Châu Mỹ. Tôm có một số đặc điểm hình thái sau: dưới chủy có từ 2-6 răng, gờ và rãnh bên chủy ngắn, không có gai mắt và gai đuôi. Tôm có màu trắng đục, kích cỡ tôm trưởng thành khoảng 23 cm (Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2004). Mỗi lần tôm đẻ khoảng 100.000-250.000 trứng Tôm thẻ chân trắng có tốc độ phát triển nhanh hơn so với tôm sú (khoảng 3 – 4 tháng có thể đạt kích cỡ 15 g/con). Trong điều kiện tự nhiên tôm thích sống nơi có đáy bùn, độ sâu khoảng 72m, độ mặn giao đổng từ: 5-50% 0 trong đó thích hợp nhất ở 28-34% 0 . pH khoảng 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp: 25-32 0 C tuy nhiên có thể phát triển ở điều kiện 12-28 0 C. Tôm thẻ chân trắng là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phí đông Thái Bình Dương, từ biển bắc Peru đến mam Mehico, vùng biển Equado. Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi, cho sinh sản ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á và Đông Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine, Việt Nam. 1.2.2. Tôm sú Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon, tên tiếng anh là: Tiger Shrimp, ngoài ra còn được gọi là tôm cỏ, tôm nương, tôm sú rằn, tôm hổ. Tôm có một số đặc điểm hình thái sau: có chủy răng cưa, phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng. Tôm có vỏ màu xám, vỏ cứng hơn tôm thẻ, có vằn. Tôm trưởng thành có kích cỡ khoảng 16-25cm, trọng lượng 80-300g, mỗi lần đẻ khoảng 300.000 – 1.200.000 trứng. Tôm sú có tập tích tự nhiên: khi còn nhỏ thích sống gần bờ, tại các vùng rừng ngập mặn. Khi trưởng thành di chuyển xa bờ và sống ở vùng nước sâu hơn. Tôm nhỏ thích sống vùng đáy là bùn pha cát còn khi lớn thích sống ở vùng cát pha bùn. Chúng có thể sống ở vùng ven bờ đến vùng biển có độ sâu khoảng 40m. Nhiệt độ thích hợp từ 22-300C có thể giao động từ 10-380C, độ nặm từ 2-45%0
  • 11. nhưng thích hợp ở 5-34%0 . pH giao động từ 6-10 nhưng tốt nhất ở 7,8-8,5 (Đào Mạnh Sơn và cộng sự, 2003). Tôm phân bố rất rộng trên thế giới tại các vùng thủy vực thuộc vùng nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, Từ Pakistan đến Nhật Bản, từ phía bắc Úc đến quấn đảo Malaysia, Vùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 8 Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (Trung tâm Khuyến ngư Trung ương, 2000). 1.3. Khái quát tình hình Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng 1.3.1. Lịch sử tên bệnh Hiện nay (tháng 6/2013) Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính đã bước đầu xác định tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có mang thực khuẩn thể (phage) gây ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào xác định được có phải chỉ do vi khuẩn này gây ra hay có sự kết hợp với tác nhân khác? Do đây là loài vi khuẩn rất phổ biến trong nước, nó được ví về mức độ phổ biến giống như vi khuẩn E.coli đối với môi trường trên cạn. Cho tới thời điểm hiện tại (tháng 10/2013), các nhà khoa học trong nước và quốc tế chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác thực khuẩn thể (phage) trong Vibrio parahaemolyticus gây bệnh. Tại thời điểm chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu (tháng 6/2011), bệnh được xác định là bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh ban đầu được gọi là Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome) trên tôm hay thường gọi là Hội chứng tôm chết dưới 30 ngày tuổi. Việc đặt tên dựa trên đặc điểm: Hội chứng EMS xảy ra cấp tính trong thời gian ngắn và tập trung ở tôm nuôi giai đoạn dưới 30 ngày tuổi tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó đến năm 2012, bệnh được đặt lại tên là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome: AHPNS) trên tôm nuôi. Người ta đặt tên này dựa trên đặc điểm bệnh tích điển hình của bệnh là hiện tượng hoại tử cấp tính trên gan tụy tôm nuôi. Tôm bệnh có ở giai đoạn đầu có hiện tượng gan bị sưng hoặc vỡ vụn và biến đổi màu sắc, với những con tôm còn sống sau dịch có hiện tượng gan teo nhỏ và cứng. Đến tháng 6/2013, bước đầu đã xác định được tác nhân gây bệnh là do Vibrio parahaemolyticus song chưa xác định được phage gây bệnh và đang tiếp tục nghiên cứu. 1.3.2. Diễn biến AHPNS trên thế giới và Việt Nam Bệnh xảy ra tại Trung Quốc năm 2009, tuy nhiên ban đầu các cơ sở nuôi tôm không để ý. Đến năm 2011, bệnh xảy ra nghiêm trọng tại các cơ sở nuôi tôm, đặc biệt tại các cơ sở nuôi tôm được trên 5 năm và gần bờ biển Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây. Đến giữa năm 2011 tỷ lệ thiệt hại lên đến 80% các hộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 9 nuôi. Bệnh cũng được ghi nhận tại Thái Lan trong năm 2012, Malaysia năm 2010. Theo báo cáo, tại Malaysia bệnh xuất hiện vào giữa năm 2010 tại bở biển phía đông bang Pahang và Johor. Tháng 4/2012 bệnh tiếp tục xảy ra tại bang Sabah và Sarawark. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng trên tôm thẻ chân trắng, ước tính tổng thiệt hại hại khoảng 70.000 tấn tôm: trong đó từ năm 2010 đến năm 2011: khoảng 40 tấn và 30 tấn tôm trong năm 2012 (tính đến tháng 5/2012). Tại Thái Lan bệnh
  • 12. xuất hiện năm 2012 đến nay (Eduardo M. Leaño and C.V. Mohan, 2013). Tại Việt Nam bệnh xuất hiện từ cuối năm 2010, đến năm 2011 bệnh xuất hiện và lây lan ra diện rộng gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm và ngành thủy sản Việt Nam. Bệnh xuất hiện và được các Hiệp hội nuôi tôm tại Sóc Trăng thông báo có hiện tượng tôm chết với dấu hiệu bệnh trên gan. Ban đầu chỉ xảy ra tại một số vùng nuôi, sau đó hiện tượng tôm chết với cùng dấu hiệu lan ra diện rộng vào cuối năm 2010. Bệnh sau đó xuất hiện tại các tỉnh nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang trên diện rộng, tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6/2011 tổng thiệt hại ước tính khoảng 27.037 ha nuôi công nghiệp và bán thâm canh với tỷ lệ tôm chết rất cao (có thể lên đến 90% ). Bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh miền trung (Ninh Thuận) từ tháng 7- 9/2011 với tổng diện tích thiệt hại lên đến khoảng 9.000 ha nuôi tôm. Đến cuối năm 2011, các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh gồm: Sóc Trăng (1.719 ha), Cà Mau (3.493 ha), Bạc Liêu (346 ha), Ninh Thuận (16 ha) (OIE, 2011). Năm 2012 bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và lan ra toàn bộ khu vực nuôi tôm tại Việt Nam. Cũng như năm 2011, các tỉnh nuôi tôm trọng điểm tại Việt Nam vẫn là các tỉnh chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất là: Sóc Trăng (2.100 ha), Trà Vinh (1.642 ha), Bạc Liêu (2.000 ha), Cà Mau (4.007 ha), Bến Tre (133 ha), Tiền Giang. Đồng thời bệnh bắt đầu bùng phát, lây lan tại các tỉnh miền trung: Bình Định (39 ha), Ninh Thuận (6,2 ha), Bà Rịa – Vũng Tàu (13 ha). Sau đó bệnh tiếp tục xảy ra tại các tỉnh miền trung khác: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận (82,6ha), Bình Thuận, Khánh Hòa (10,7 ha) và Phú Yên (OIE, 2012). Như vậy, toàn bộ vùng nuôi tôm chính tại Việt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 10 Nam đều bị bệnh. 1.4. Một số nghiên cứu trong nước về Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng và một số bệnh có liên quan. 1.4.1. Khái quát quá trình nghiên cứu AHPNS tại Việt Nam và thế giới Đây là hội chứng bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam và trên thế giới (Bệnh xuất hiện cuối năm 2010, đến đầu năm 2011 bệnh mới được ghi nhận và nghiên cứu). Do đó, nguồn tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về AHPNS là rất ít (gần như không có), các nước bị nhiễm bệnh cũng không có báo cáo chính thức về bệnh. Các nghiên cứu bệnh trước đây có liên quan đến hiện tượng gan tụy tôm bị hoại tử hay tác động đều được xem xét. Tuy nhiên, khi xét nghiệm các bệnh đó (được giới thiệu phần sau) đều cho kết quả âm tính hoặc không rõ ràng. Do vậy, việc nghiên cứu là hoàn toàn cần thiết và gặp một số khó khăn nhất định. Tại Việt Nam, các đề tài dự án nghiên cứu liên quan đến bệnh nêu trên cũng bắt đầu từ năm 2011 đến nay. Thời điểm đề tài này được nghiên cứu trùng với thời điểm các nghiên cứu khác được triển khai. Việc nghiên cứu chủ yếu theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số trường đại học trong và ngoài nước phối hợp nghiên cứu. Các nghiên cứu này được chỉ đạo theo các hướng khác nhau. Cụ thể, các viện nghiên cứu phối hợp với hệ thống thú y tiến hành nghiên cứu tìm tác nhân gây bệnh, xác định chính xác bệnh do yếu tố môi trường hay do vi sinh vật gây ra. Sau đây là một số hướng nghiên cứu chính đã được triển khai:
  • 13. - Gây cảm nhiễm bằng nhiều phương pháp như: nghiền tôm bệnh cho tôm khỏe ăn; bắt thả tôm bệnh vào tôm khỏe để kiểm tra sự lây lan - Kiểm tra độc tố: Tiến hành lấy mẫu thức ăn; kiểm tra sự ảnh hưởng của một số độc tố phát sinh trong quá trình nuôi như thuốc bảo vệ thực vật (tập trung vào chất Cypermethrine, một chất phổ biến và có độc lực trong thuốc trừ sâu). - Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai điều tra dịch tễ, thu mẫu xét nghiệm nhằm xác định các yếu tố nguy cơ để đưa ra biện pháp ngăn chặn trước mắt và là căn cứ để đề xuất các nghiên cứu tiếp theo, kêu gọi sự giúp đỡ và phối hợp với các tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam tìm nguyên nhân gây bệnh như OIE; FAO. Trong đó FAO đã hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện dự án: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 11 TCP/VIE/3304: Hỗ trợ khẩn cấp nhằm kiểm soát sự lây lan của bệnh chưa rõ nguyên nhân trên tôm (Emergency assistance to control the spread of an unknow disease affecting shrimps), dự án triển khai từ tháng 1/2012 – 06/2013 nhằm xác định tác nhân gây bệnh và tìm giải pháp ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Dự án kết hợp và mời các chuyên gia thủy sản hàng đầu thế giới giúp đỡ, nghiên cứu tìm tác nhân gây bệnh như: giáo sư Donald Lightner – Đại Học Anizona, Mỹ; giáo sư Timothy William Flegel – Đại học Mahidol, Thái Lan; cùng các chuyên gia, giáo sư Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, II, III; Trường Đại học Cần Thơ; Viện Môi trường nông nghiệp; các đơn vị thuộc Cục Thú y, các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện. Đây là dự án được triển khai sau khi Cục Thú y tiến hành điều tra dịch tễ bệnh tôm và đưa ra một số kết quả định hướng ban đầu. Đề tài nghiên cứu của tôi thuộc một phần của điều tra dịch tễ của Cục Thú y đã triển khai trong năm 2011 tại 28 tỉnh ven biển có nuôi tôm. 1.4.2. Nghiên cứu trong và ngoài nước về hội chứng AHPNS 1.4.2.1. Các nghiên cứu trong nước Trong giai đoạn đầu tiên khi dịch bệnh mới xảy ra, có rất nhiều các nhà nghiên cứu tham gia và bước đầu đưa ra các định hướng sau: Bùi Quang Tề và cộng sự (2011) cho thấy, mẫu gan tụy tôm bị bệnh có biểu hiện: Gan tuỵ bị hoại tử (rỗng) và có thể chứa các giọt mỡ. Một số tế bào mô gan bị trương to, chứa đầy các hạt nhỏ, nhân phân hoá. Các mô gan qua sát được tỷ lệ nhiễm vi bào tử Enterocytonzoon sp. khá cao 92,77%), ngoài ra có sự xuất hiện vi khuẩn vibrio spp trong các mẫu bệnh (Bùi Quang Tề và cộng sự, 2011) Lê Hồng Phước và cộng sự (2012) nghiên cứu thực hiện trên tôm thẻ và tôm sú với thiết kế 52 mẫu tôm thu định kỳ 10 ngày/lần, quan sát thấy dấu hiệu bệnh lý trên tôm xuất hiện từ ngày thứ 17 sau khi thả và muộn nhất vào ngày thứ 77, bệnh xảy ra tập trung vào tôm sau khi thả từ 20-45 ngày, tôm chết tập trung ở giai đoạn 19-31 ngày với các dấu hiệu hoại tử gan tụy và không có khả năng phục hồi chức năng gan tụy. Lê Hữu Tài và cộng sự (2012) quan sát thấy: tế bào ống gan tụy bị thoái hóa hoàn toàn và bong tróc vào trong lòng ống, không tìm thấy sự hiện diện của các tác Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 12 nhân gây bệnh hữu sinh, không có những biến đổi bệnh lý đặc trưng trên tế bào gan tụy khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Ngoài ra quan sát thấy có hiện tượng
  • 14. melanin hóa, viêm quanh các ống gan tụy với sự xuất hiện của vô số tế bào máu và sự hiện diện của trực khuẩn Gram âm trong vùng hoại tử. Theo Nguyễn Thị Hiền và cộng sự (2012) khi nghiên cứu sự liên quan giữa cypermethrine (thuốc diệt giáp xác thuộc nhóm perythroid, thường được sử dụng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long). Thí nghiệm thực hiện thử nghiệm với cypermethrine với 4 nồng độ: 0,05 ppb, 0,01 ppb, 0,001 ppb và 0,0001 ppb, thực hiện trong 35 ngày và tiến hành thu mẫu phân tích mô học định kỳ. Kết quả cho thấy cypermethrine nồng độ 0,05 ppb gây chết 100% tôm sau 10 ngày. Các nồng độ cypermethrine còn lại là 0,01, 0,001 và 0,0001 ppb gây tỉ lệ chết sau 35 ngày lần lượt là 76,2, 45,2 và 30,6%, tôm chết có dấu hiệu hoại tử cơ quan gan tụy. Trần Lộc và cộng sự (2013) đã tiến hành thí nghiệm được thực hiện với 05 nghiệm thức: Bơm dịch chiết tôm qua đường hậu môn tôm; Tiêm cơ dịch chiết tôm được lọc qua màng lọc Whatman 0,45µm và 0,25 µm; Tiêm cơ dịch chiết tôm không qua màng lọc; Cho tôm sạch bệnh (Specific Pathogen Free: SPF) ăn mô tươi tôm bệnh; Nuôi chung tôm SPF và tôm bệnh, với 03 lần lặp. Nhóm tác giả kết luận: EMS/AHPNS có bản chất là bệnh lây và có khả năng lây nhiễm bằng phương pháp cho ăn nuôi chung giữa tôm khoẻ và tôm bệnh và cho tôm khoẻ ăn mô tươi của tôm bệnh. Trần Lộc và cộng sự (2013) cũng nghiên cứu nghiên cứu xác định tính lây lan của Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi. Các mẫu tôm bệnh được thu thập tại Việt Nam và tiến hành phân lập, tách và tạo hỗn dịch vi khuẩn, tách các nhóm vi khuẩn riêng rẽ rồi tiến hành gây bệnh thực nghiệm và đưa ra kết luận bệnh có liên quan đến Vibrio parahaemolyticus. 1.4.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài Theo nghiên cứu của Donald Lightner cũng như theo các báo cáo dịch bệnh của NACA năm 2011-2012 thì: Tôm sú và tôm thẻ chân trắng đều mắc bệnh sau khi thả giống được từ khoảng 20-30 ngày với tỷ lệ chết có thể nên đến 100%. Đặc điểm của bệnh: Tôm bệnh có biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ, chết đáy. Bệnh tích đặc trưng nhất tập trung tại vùng gan tụy: Màu sắc nhợt nhạt, sưng to hoặc teo nhỏ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 13 Ngoài ra còn thấy hiện tượng mềm vỏ hoặc có đốm nhỏ trên vỏ đầu -ngực. Bệnh tích: Theo nghiên cứu của Lightner và các cộng sự (2012) cho thấy: quan sát mô trên tôm bệnh quan sát được sự thoái hóa của gan tụy cấp tính, giảm sự hoạt động phân bào trong tế bào E (tế bào phôi) của tổ chức gan tụy, rối loạn chức năng ở giữa ngoại biên của tế bào B (tế bào men tiêu hóa), F (tế bào chuyển tiếp) và R (tế bào dự trữ). Quan sát cho thấy nhân các tế bào vùng tổn thương trương to, tế bào biểu mô bong tróc. Ngoài ra còn qua sát thấy sự có mặt của vi khuẩn. Các nghiên cứu khác của các nhà khoa học khác cũng cho thấy kết bệnh tích tương tự như: T.W. Flegel, Prachumwat, Eduado và Mohan đã công bố trong năm 2012 và 2013. Đến tháng 6/2013, dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học và các nghiên cứu trong khuôn khổ dự án TCP/VIE/3304 nêu trên, tại cuộc họp tổng kết dự án tại Hà Nội ngày 26/6/2013, các nhà khoa học đã chính thức xác nhận tác nhân
  • 15. gây AHPNS là do Vibrio parahaemolyticus có mang thể thực khuẩn (phage) gây ra tuy nhiên chưa xác định được chính xác phage (FAO, 2013). 1.5. Một số bệnh tác ñộng lên gan tụy tôm nuôi 1.5.1. Bệnh còi trên tôm do Baculovirus (MBV). Tác nhân gây bệnh: Monodo-type Baculovirus (MBV) là vi rút gây bệnh còi có hình gậy (que), nhân ds_DNA (douple – stranded DNA), có thể ẩn (occlusion body), kích thước 327 ± 29 nm x 87 ± 12 nm. Tại Đài Loan năm 1980, vi rút gây ra dịch làm chết hoàng loạt tôm nuôi, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm sú. Ngoài ra còn có bệnh còi trên tôm chân trắng do Baculovirus penaei (BP) gây ra (Bùi Quang Tề, 2006) Phân bố, lan truyền: Baculovirus phân bố rộng tại trên 16 quốc gia trên thế giới. Bệnh MBV hiện nay đã có mặt ở hầu hết các nước nuôi tôm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phillippin, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ; Sri Lanka, Singapore, Úc, Israel, Kuwait, Oman, Ý, Kenya, Gambia, Nam Phi. Ngoài ra người ta cũng đã thấy bệnh này trên tôm nuôi tại một số quốc gia Châu Mỹ: Mỹ (Tahiti, Hawaii), Brazil, Ecuador, Mexico, Puerto Rico, và nhiều khu vực đông nam nước Mỹ (Bộ Thủy sản và đại dương Canada, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 14 2009). Vi rút được tìm thấy trên nhiều loài tôm he khác nhau như: Penaeus monodon, Penaeus merguiensis, Penaeus semisulcatus, Penaeus kerathurus, Penaeus vannamei, Penaeus esculentus, Penaeus penicillatus, Penaeus plebejus, Metapenaeus ensis. Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện yếu, giảm ăn, quan sát thấy tôm tối màu, tôm trong đàn phát triển không đều, còi cọc chậm lớn có nhiều sinh vật bám. Khi kiểm tra vùng gan - tụy có thể quan sát thấy hiện tượng hoại tử, gan - tụy teo, màu nhợt nhạt hoặc hơi vàng do vi rút tác động vùng gan - tụy làm suy giảm chức năng của hệ thống gan - tụy, làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn và trao đổi chất gây hiện tượng còi cọc trong đàn. Bệnh phát triển và gây thành dịch hay không còn phụ thuộc vào cường độ nhiễm và sự biến động của môi trường và các tác nhân gây bệnh cơ hội. Trong điều kiện môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, vỏ kitin bị tổn thương và nhiễm khuẩn thì tỷ lệ nhiễm MBV sẽ cao hơn (Natividad và Lightner, 1992). Bệnh lây truyền qua cả hai phương thức là truyền ngang và truyền dọc. Vi rút hình thành các thể ẩn và theo phân của tôm bị bệnh ra ngoài môi trường, thể ẩn (occlusion body) có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài và nhiễm bệnh cho tôm khỏe thông qua đường tiêu hóa. Tôm bố mẹ bị bệnh truyền bệnh cho tôm con trong giai đoạn ấu trùng và giai đoạn tôm giống (Chen và cộng sự, 1992). Bệnh có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau, hiện nay chủ yếu là dùng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) để chẩn đoán. Để giảm thiểu, phòng ngừa bệnh tại các trại giống thường áp dụng biện pháp tắm trứng với formalin nồng độ 300 ppm hoặc iodine 50 ppm. 1.5.2. Bệnh gan tụy tôm he do Hepatopancreatic Parvorius – HPV Tác nhân gây bệnh: Hepatopancreatic parvovirus (HPV) là vi rút có nhân DNA, đường kính 22- - tụy và biểu bì ruột trước của tôm. HPV không có thể ẩn nhưng có thể vùi
  • 16. (inclusion body). Cơ quan đích của HPV là khối gan - tụy. Bệnh được ghi nhận đầu tiên tại Trung Quốc trên tôm Penaeus chinensis (Lightner D.V., 1996). Chúng TaiLieuDaiHoc.com