SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
CÁC BẢN DỊCH QUỐC NGỮ
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
NGUYỄN DỮ
1. Truyện Lạ Nước Nam Diễn Nghĩa - Dịch giả: Cát Thành Trần Thúy
(Hà Nội, 1914)
2. Truyền kỳ mạn lục - Dịch giả: Phan Kế Bính
3. Sử Nam Chí Dị
4. Tình Sử Việt Nam - Dịch giả: Trúc Khê Ngô Văn Triện
5. Tân biên Truyền kỳ Mạn lục - Dịch giả: Thứ Lang Bùi Xuân Trang
6. Truyền Kỳ Mạn Lục - Dịch giả: Cao Thiện Khánh
NGUYỄN NAM sưu tuyển và giới thiệu
«Các bản dịch quốc ngữ Truyền Kỳ Mạn Lục» giới thiệu các bản
dịch và ưu tiên giới thiệu mười hai truyện do Phan Kế Bính dịch, sau đó
chọn rộng ra các truyện khác từ các bản dịch còn lại, để có thể giới thiệu
đến bạn đọc trọn vẹn hai mươi truyện của Truyền Kỳ Mạn Lục.
Khi giới thiệu, chúng tôi cố gắng bảo lưu hình thức vốn có của các
bản dịch, từ quy cách chính tả (các hiệu chỉnh chính tả được đặt trong
ngoặc vuông [...]) cho đến thi từ Hán văn đính kèm. Bản dịch các truyện
của Cát Thành Trần Thúy có kèm theo lời bình của chính dịch giả. Các
lời bình vốn có của Truyền Kỳ Mạn Lục được Trúc Khê và Thứ Lang dịch
cũng được đính kèm theo truyện được chọn.
Phần giới thiệu không đi sâu phân tích những điều bất cập trong
các bản dịch. Ví như, khi đọc câu “Viện giao dung-thiếp tảo – Liêm hứa
tiểu-đồng khuy,” rồi so với bản dịch của Thứ Lang Bùi Xuân Trang “Nhà
để cô hầu quét – Rèm để bà vợ ngấp-ngó trông,” người đọc dễ dàng
thấy được dịch tiểu-đồng thành bà vợ là không ổn (xem truyện “Na-Sơn
Tiều Đối Lục”). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không khảo sát và hiệu đính
cách phiên dịch như trường hợp vừa nêu, mà chỉ xin cung cấp văn bản
như nó vốn có.●
Truyện Lạ Nước Nam Diễn Nghĩa
Dịch giả: Cát Thành Trần Thúy
Hà Nội – 1914
NGUYỄN NAM sưu tuyển
1. Tử-Hư lên chơi Thiên-đình
Xưa ở huyện Cẩm-giàng, tỉnh Hải-dương, có một người tên là Phạm-
tử-Hư, là người hào-mại thông minh, không chịu kiểm-thúc. Thờ ông
Sử [Xử]-sĩ Dương-Trạm làm thầy. Thầy thường răn về sự kiêu ngạo;
người ấy cố sửa tính lại, rồi được thành nhân. Ðến khi Trạm mất, học
trò tan cả, chỉ có Tử-Hư làm nhà gần bên mả ở ba năm rồi mới về,
tuổi đã bốn mươi mà chưa đỗ.
Thời nhà Trần mới ra kinh học, ở trọ nhà dân Tây-hồ. Thường
thường đi sớm, một hôm kia, trông thấy ở trong sương mờ, có xe báu
cờ phướn đi trước, lại có một cái xe nữa theo sau, người đi hầu cũng
đông. Tử-Hư đứng dừng lại xem, thì hóa ra là thầy mình là Dương-
Trạm.
Tử-Hư đi thẳng ra trước mặt vái chào. Dương-Trạm vẫy tay bảo
rằng:
- Ở dữa [giữa] đường không phải chỗ nói truyện. Tối hôm nay đến
đền Trấn-võ cửa bắc, trò chuyện tiện hơn.
Tử-Hư mua rượu với đồ nhắm, y hẹn đến chỗ ấy, thấy thầy đã đến
rồi, mừng lắm, mới hỏi rằng:
- Tiên-sinh mới bỏ chỗ hàm-trượng, bây giờ dong-nghi hách dịch
lắm, không như khi trước, xin tiên-sinh tỏ bảo duyên-do cho tôi đành
giạ [dạ].
Thầy nói rằng:
- Ta lúc bình sinh, không có đều [điều] gì đáng khen; chỉ bởi ta kính
mến nghĩa thầy bạn, quí trọng đạo thánh hiền, phàm đọc sách không
điều gì không dìn dữ [gìn giữ], cho nên đức thánh Văn-Xương khen là
người có lương-tâm, tâu cho làm kẻ chực [trực]-lại ở cửa Tử-đồng.
Trước đi hầu Linh-giá, lên yết Thiên-cung, mà lại gặp ngươi ấy cũng là
thầy trò có duyên với nhau lắm.
Tử-Hư nói rằng:
- Đứng [Đấng] Tiên-sinh đã trải chốn thanh-yếu, đường đường
dùng việc, thì tôi thọ yểu có biết được chăng?
Trạm nói rằng:
- Không phải việc ta.
Tử-Hư lại hỏi rằng:
- Thế thì Tiên-sinh làm việc gì?
Trạm nói rằng:
- Phàm những học trò thiên-hạ, văn chương thi-cử khoa-danh, đỗ
trước đỗ sau, thì phận ta giữ cả.
Tử-Hư mừng, nói rằng:
- Như thế thì tôi về sau cùng hay là đạt? Chắc Tiên-sinh biết trước.
Trạm nói rằng:
- Cứ như văn-chương tài nghệ của ngươi, đời bây giờ không ai
bằng được, lại thêm trung-hậu thực thà. Chỉ vì lúc trước hay lấy văn-
chương kiêu ngạo người ta, cho nên giời [trời] bắt ngươi đỗ muộn, để
cho tỏa trí kiêu bạc của ngươi; không thế thì chiếm khoa bảng dễ như
nhổ râu cằm, cướp mũ áo như nhặt hạt cải, có khó gì đâu. Xưa nay
bàn kẻ sĩ phải lấy đức hạnh làm đầu. Than ôi! Học trò đời bây giờ ít kẻ
có đức hạnh, thường có người đổi họ để theo thầy, đổi tên để đi thi;
hễ không đỗ thì trách lại quan trường không minh, thành danh rồi thì
khinh tiền-bối không bằng mình. Trí khí kiêu ngạo, lấy thầy nghèo làm
sấu [xấu] hổ, bỏ bạn hèn mà không thân; không biết rằng ngày thường
mài dũa, đều là công của thầy bạn. Ta khi trước dạy học trò đến và
[vài] nghìn, giao-giu [du] khắp trốn [chốn] kinh sư, từ khi ta tạ thế rồi,
nghe nhiều người làm quan ngoài nhậm phủ huyện, mà chưa thấy ai
có chút lòng thành nhớ tưởng đến ta như ngươi, cho nên ta chỉ yêu
mến bụng ngươi mà thôi.
Tử-Hư mới kể các quan đương chức bây giờ, hỏi rằng ông ấy ở
chốn thanh-yếu mà bụng tham lam; ông ấy làm giáo sư mà không đủ
tư cách; ông ấy ở chỗ điển-lễ mà nhiều điều nhầm-lỗi; ông ấy làm
quan cai-trị mà lắm việc hại dân; ông ấy làm quan Trường mà nhiều
đều thiên vị; ông ấy làm việc hình ngục mà không công bằng; lúc bình
thường nghị-luận thì mồm mép như nước chảy, đến khi tính việc nhớn
[lớn] nhà nước, thì lờ mờ như ngồi trong đám mây mù. Còn những
người che dối bề trên, đè nén kẻ dưới; cúi luồn lúc tối, vênh váo ban
ngày, thì có hưởng mãi phú quí được chăng?
Trạm cười nói rằng:
- Giồng [Trồng] dưa được dưa, giồng [trồng] đậu được đậu, lưới
giời [trời] mênh mông thưa mà không lọt. Bây giờ được thế là tại thời
vận chưa đến đấy mà thôi. Nay ta kể cho ngươi nghe: Ở trong giời
[trời] đất báo ứng luân hồi, chỉ có thiện ác hai đường mà thôi; ngươi
cố sức làm thiện, tuy rằng còn ở trên đời mà tên đã chép ở Thiên-
đình, ngươi tích ác đã nhiều, thì không đợi đến lúc chết, ngục đã
thành ở nơi địa phủ. Cho nên ông Nhan-Hồi lúc sống khó nghèo; mà
lúc chết làm quan Tư-Văn, ngươi Vương-Vu lúc sống kiêu ngoan; mà
lúc chết phải tội gông chói [trói]. Thiên-đình không như trên đời, nhiều
kẻ cậy thế được quan, lấy của khỏi tội. Những người nịnh nọt thì tuy
rằng hèn hạ mà cũng được dùng; những người gian-tham muốn lấy
của đút lót cũng được không thoát. Ngươi phải răn mình đừng gây
nghiệp báo kiếp sau.
Tử-Hư nói rằng:
- Những đường họa phúc tôi đã nghe qua, nhưng mà học trò bây
giờ, thường đến đền đức thánh Văn nằm chiêm-bao, thì sự nghiệp
ngày sau hiển báo cho biết trước, việc đó nên tin hay không?
Trạm cười nói rằng:
- Đứng [Đấng] đế-quân hồn toàn nguyên khí, quanh khắp bốn cõi,
ngày xem tờ tấu, tối đến chầu giời [trời], có rỗi đâu mà theo người ta
để hiểu-dụ làm việc nhỏ mọn luôn luôn như thế, nhưng mà nếu ai có
một lòng chay giới thanh tĩnh không tạp điều gì, thời trong khi hoảng
hốt, như là trông thấy thực, người đời không biết ý ấy, cho làm có
thực thì cũng là buồn cười lắm.
Tử-Hư nói rằng:
- Thế thì truyện cheo [treo] bảng thiên-môn cũng là truyền ngoa ư?
Trạm nói rằng:
- Việc ấy thời không sai, liền đưa ra một cuộn thư gói buộc kín lắm,
bảo Tử-Hư rằng: “Ấy là bảng xuân sang năm đây, ta vâng lời đứng
[đấng] đế-quân, tường tra xét để giao cho chốn thiên-môn viết bảng; vì
có ngươi tại đây cho nên khí chậm chưa đi ngay được.[”]
Trạm lại bảo Tử-Hư rằng:
- Chốn Thiên-tào vui hơn chốn trần-gian lắm lắm, ngươi cố tu mình
xửa [sửa] nết, tất đến được nơi thế-giới cực lạc ấy. Như ta bây giờ
cũng thực là phúc lắm.
Tử-Hư nói rằng:
- Gót trần giáng tục đâu giám mong thế, chỉ mong được theo hầu xe,
chơi xem một nhát, không biết giấu [dấu] phàm có mon men được
chăng?
Trạm nói rằng:
- Việc ấy không khó gì, nhưng mà phải bẩm với đế-quân viết tên họ
vào thì mới được.
Nói rồi liền lấy son viết vào cuối giấy độ hơn mười chữ, rồi sai quấn
[cuốn] chiếu đi. Bấy giờ Tử-Hư được ngồi bên tả trong xe, bôn đằng
thẳng lên, thì thấy lầu bạc từng-từng, gác báu san-sát, hai bên giặt
[rặt] những châu-cung ngọc-điện sáng như ban ngày, sông thiên-hà
bến sao quanh dễu trước sau, gió thơm đưa lại ngào ngạt thềm lơn
[lan], bóng sáng choáng mắt, khí lạnh ghê mình, trông xuống dưới trần
như là chén trồng [chồng] bát úp.
Trạm hỏi rằng:
- Ngươi có biết đây không? Đây là nơi người đời bảo là tinh bạch-
ngọc trên giời [trời] đấy, một đóa mây hồng ở trong nhất là ngôi sao
Tử-vi. Ngươi hãy đứng đợi cửa thành để ta tâu xin.
Liền cầm tờ đi vào, một nhát mới ra, nghe tiếng trên thành reo rằng:
“Bảng đầu sang năm đã được trạng nguyên họ Phạm rồi.”
Trạm dẫn Tử-Hư đi khắp các tòa; đến một chỗ kia có một cái biển đề
chữ “Mỹ đức chi môn.” Trong ấy có hơn nghìn người đội mũ-hoa giải-
huệ, hoặc ngồi hoặc đứng.
Tử-Hư thưa hỏi, Trạm nói rằng:
- Các ông tiên này đều là lúc trước có nhân đức, tuy rằng không phải
dốc của chẩn thí, như mà cũng tùy thời chu cấp, đã không có lòng
tiếc, lại không sắc khoe; vua khen là người nhân cho làm quan chốn
thanh-yếu, cho nên được ở chỗ này.
Lại đi qua một sở khác thấy đề “Thuận hạnh chi môn”, trong ấy có
chừng hơn nghìn người, mặc áo dáng siêm [xiêm]-mây, người hát
người múa vui vẻ lắm.
Tử-Hư lại hỏi, Trạm nói rằng:
- Các vị tiên này đều là lúc trước hiếu hữu; hoặc trong lúc lưu ly giữ
nhau, hoặc lấy tiền của giúp nhau, cùng ở với nhau không nỡ ly tán,
vua khen là người khá, cho thuộc vào chốn Vân-cung, cho nên được
ở chỗ này.
Lại đến một sở khác nữa thấy đề “Nho thần chi môn”, ở trong ấy có
chừng một trăm người đều là mặc áo rộng áo giài [dài], lại có hai ông
mặc áo bào xanh đội mũ-sa. Trạm chỏ [trỏ] bảo rằng:
- Hai ông ấy tức là Tô-hiến-Thành nhà Lý, Chu-văn-An nhà Trần, còn
thì dặt [rặt] những danh thần nhà Hán, nhà Đường, không có quan vị,
không có chức sự, chỉ ngày rằm, mồng một, chầu chực đứng [đấng]
đế-quân; như là Tản-quan bây giờ chỉ phụng lễ Triều lễ thỉnh, hễ được
năm trăm năm lại cho giáng sinh; bực cao thì làm quan khanh quan
tướng, còn thì làm sĩ-phu, làm hiệu-doãn. Còn các tòa, các bộ khác,
đến hơn trăm sở, nhưng mà sắc giời [trời] gần sáng, không kịp xem
đến hết, vội vàng cưỡi gió từ từ bay xuống, đến cửa bắc thì các quan
đã đi chầu rồi.
Tử-Hư cáo về, sang năm đi thi qủa nhiên đỗ tiến-sĩ. Phàm những việc
nhà ngươi Tử-Hư hoặc lành hoặc dữ; Dương-Trạm cũng hiển báo
luôn luôn.
Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy
Khoa cử là đường phẳng của học-trò, bước ra để giao tiệp [thiệp] với
đời. Bởi vì phép tuyển-cử của nhà Chu đã bỏ, thì không có khoa cử
không lấy gì mà phân biệt được nhân-tài. Cho nên nhà nước phải lấy
khoa-mục mà kén tài, học trò phảI lấy khoa cử mà xuất thân. Nhưng
mà khoa-cử không nên chỉ lấy một đường văn-học, mà văn-học không
nên chỉ lấy một cách từ-chương; hoặc là lấy về kinh luân, hoặc là lấy
về võ-nghệ, hoặc là phát minh được lý-học để dạy dân, hoặc là nghiên
cứu được trí xảo để lợi dân, thì nhà nước phải tôn lấy ngôi cao, hậu
cho bổng lộc, thế thì quốc dân cũng được nhờ về bọn khoa-cử ấy.
Nhược bằng chỉ vùi đầu từng chữ từng câu, lại lên mặt rằng tài rằng
rỏi [giỏi]; thì tuy rằng thở hơi ra chữ, ích gì đến ai; bảy bước thành thơ,
lợi gì cho nước, thế mà cậy mình hay chữ kiêu ngạo khinh người,
được câu hơi khá thì đắc ý dung [rung] đùi, thấy người không bằng thì
bịt mũi. Than ôi! Những kẻ chỉ được nghề văn chương vô dụng như
thế mà cũng kiêu căng với đời; thì chẳng biết kiêu căng về nỗi gì?
Khi thi không đỗ thì người bảo rằng “học tài thi phận”, người bảo
rằng: “tại giời [trời]”, người bảo rằng: “tại đất.” Cũng có kẻ phẫn trí mà
sinh nát rượu nát chè; biến tính mà hoá gàn hóa giở [dở]. Chẳng biết
rằng khí mình kiêu, thì văn mình ngông. Khi trước tự-phụ lắm thì lúc
hỏng táng trí nhiều. Được hỏng cũng bởi tại mình, chứ giời [trời] là
một vùng cao xanh, đất là một quả cầu tròn; giời [trời] đất biết đâu câu
hay câu giở [dở] mà lấy đỗ được mà đánh hỏng được.
Xem như Tử-Hư lúc tuổi trẻ hay lấy văn-chương tự kiêu, cho nên
đỗ muộn, thì thực là đáng kiếp lắm, thực hợp nhẽ [lẽ] lắm. May vì có
bụng hiếu nghiã thờ thầy, nên thầy hiển hiện trỏ bảo khuyên răn.
Chính là trong dức [giấc] ngủ mơ mà có người gọi hồn tỉnh dậy.
Truyện này là một cái gương chuyền [truyền] lại cho học trò đời
sau noi để sửa sang tính nết. Chẳng nên cậy chữ khinh người. Còn
như sự “xem bảng thiên-đình” thì nên xét nhẽ [lẽ] hư thực mới biết.
2. Huyện Đông-triều có chùa Bụt đói
Xưa triều nhà Trần tục hay chuộng việc Quỉ-thần, Thần-từ Phật-
tự không chỗ nào là không có, như là chùa Hoàng-giang, chùa Đông-
cổ, chùa An-sinh, chùa An-tử, chùa Phổ-minh và quán Ngọc-thanh
trông thấy san sát, sư-nam, sư-nữ thì nhiều đến một phần dân, về
huyện Đông-triều sùng thượng càng lắm. Dựng đặt chùa chiền, xã
nhớn [lớn] nhiều đến hơn mười sở, xã nhỏ không kém năm sáu sở,
đều là lâu đài nguy-nga, vàng son nhấp nhoáng; hễ ai có tật bệnh gì
cũng chỉ nghe nhời [lời] Quỉ-thần, mỗi khi tết nhất, rằm, mồng một thì
cúng những đồ rượu thịt, dưng [dâng] những đồ cờ phướn. Thần Phật
cũng được chỗ nương tựa, cầu gì cũng được, linh ứng như là vàng
treo, cho nên ai cũng càng kính sợ mà không dám nhờn.
Đến đời vua Dản [Giản]-Định nhà hậu Trần, liền năm phải việc
binh hỏa, đốt cháy gần hết, mười cái còn độ một, mà còn cái nào thì
cũng gió lay mưa hắt, cột chống xiêu vẹo, mặt phất mình sơn, bỏ lấp
ở khoảng dây cỏ leo quấn. Đến khi quân Ngô đã lui rồi, thì dân mới về
làm ăn.
Người thổ-quan tên là Văn-tư-Lập làm quan huyện ấy, thương
rằng đình chùa đổ nát, mới bắt dân phu, giùm lều lợp cỏ, sửa sang lại
dần dần được một năm. Dân cư trong huyện ấy khốn khổ về nỗi mất
trộm: chó, lợn, gà, vịt, cùng là cá dưới ao, quả trong vườn, thường
thường bất kỳ thứ gì ăn được cũng mất trộm cả.
Tư-Lập than rằng:
- Ta may được nhậm chức huyện này, không biết minh để soi xét
kẻ gian, nghiêm để răn kẻ ác, thực bởi tại ta nhân nhu.
Nhưng mà chỉ tưởng rằng đứa gian-phi đói khát, không lấy làm lo
lắm, chỉ sức cho chốn hương thôn, đêm phải tuần phòng cho cẩn.
Trong một tuần nhật, chẳng bắt được gì mà vẫn mất trộm như trước;
rồi sau những quân trộm cắp nó càng không sợ gì, đến nỗi vào bếp
nhà người ta mà bưng cả lọ mắm, vào buồng người ta mà ghẹo cả
con gái, đến ngay vây bắt thì chẳng thấy gì cả.
Tư-Lập cười nói rằng:
- Đã lâu nay kẻ trộm mang tiếng oan, chắc là ma quỉ nó trêu quấy.
Rồi mới đi hỏi danh sư, rộng tìm tay giỏi, làm bùa bèn để trấn yêu,
cúng thuyền bè để tiễn đi; nhưng mà càng cầu cúng thì càng thấy
quấy đảo.
Tư-Lập sợ lắm, họp người làng bảo rằng:
- Chúng bay ngày thường chỉ hay thờ Phật, đến khi gặp phải binh
biến, nhang lạnh khói tàn, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật
không cứu, sao chẳng đi kêu đi?
Mọi người thắp hương khấn rằng:
- Chúng sinh tôi quí đã lâu, ngưỡng vọng đạo Phật thiết lắm; bây
giờ ma quỉ càng dậy, trêu quở kẻ bình dân, vạ đến giống súc vật; Phật
lại nín lặng ngồi xem, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Xin nhủ lòng nhân
thương xót, ra sức khu trừ để cho Thần với người không lẫn lộn, dân
với vật đều yên, nhất thiết những loài hữu hình, đều có bụng nghĩ để
đền ơn. Nhưng mà loạn lạc mới yên, làm ăn chưa được như trước,
mảnh rui, phiến ngói không lấy đâu được; đợi sau này giàu có, xin sẽ
sửa sang chùa chiền để báo công đức ấy.
Đêm hôm ấy lại càng tệ hơn. Tư-Lâp không biết lo liệu làm sao,
mới nghe người ta nói ở huyện Kim-thành có ông thầy họ Vương tài
bói dịch, mới đến xem bói.
Ông thầy bảo rằng:
- Có người cưỡi ngựa mặc áo ngắn, túi cung da, tên bịt thiếc, đích
là thần sư đó.
Và lại dặn rằng:
- Các ông muốn xong việc ấy, thì sáng mai ra cửa tả huyện đi về
phía nam, hễ thấy người nào mặc áo cầm đồ như thế, thì người ấy
quyết trừ hại được, nên gượng ép cố mời, tuy rằng từ chối cũng
không nghe.
Tư-Lập nghe nhời [lời], mới cùng các phụ lão cứ y kì đến chực;
thấy kẻ đi người lại đường cái như mắc cửi không có ai giống thế. Mãi
đến gần tối, ngần ngại muốn giở [trở] về; chợt thấy một người từ trong
núi mặc áo ngắn đeo cung, cưỡi ngựa đi ra; người ấy ngợ hỏi, các cụ
tỏ ý lại như thế.
Người ấy cười rằng:
- Các ông nghe nhầm, ta từ lúc bé chỉ nghề nghiệp đi săn, mình
không lìa yên ngựa, tay không bỏ cung tên, ta nghe thấy núi Yên-phu
ở huyện Giáp-sơn có nhiều con hươu nai cầy cáo, cho nên ta ra săn
bắn, há biết bắt con ma vô hình là việc gì đâu?
Tư-Lập nghĩ thầm rằng:
- Người này chắc là tay giỏi pháp tài, nhưng mà không muốn lộ
tiếng bùa bèn, để vu hoặc người ta, cho nên chỉ chơi bời núi khe, lẩn
giấu ở khoảng cung tên.
Cố mời không thôi; người ấy không thể chối được, phải gượng
theo nhời [lời]. Vậy về nghỉ ở nhà khách, màn đũng giường chiếu rất
trang trọng, ra vào kính cẩn như là thần minh.
Người ấy nghĩ thầm rằng:
- Dân kia nó cùng kính đón rước ta, ý nó tưởng ta trừ được ma
quỉ, song ta không có phép gì cả, mà chúng nó cúng cấp mỗi ngày
một hậu hơn, há phải là ý người đời xưa. Nếu mà không đi thì chắc
mang tiếng.
Một hôm gần nửa đêm nhân dịp mọi người ngủ say, mới mặc áo
khinh-cừu lẻn ra. Khi đi đến mé tây cầu ván kia thì sắc giời [trời] mù
mịt, mặt giăng [trăng] nhạt chưa mọc lên, thấy vài người hình mạo to
nhớn [lớn], sênh sang [xênh xang] đi từ ngoài nội vào; ông ấy nép vào
một nơi, dòm xem chúng nó làm gì.
Một nhát thấy dắt tay nhau xuống vũng ao, mò bắt cá sống, không
cứ nhớn [lớn] nhỏ đều nuốt chửng nhai ngấu, lại trông nhau cười
rằng:
- Cá con phong vị ngon lắm phải nên nhai kĩ; thực ngon hơn cỗ
chay; chỉ tiếc rằng bây giờ ta mới lại đây thì khí chậm.
Một người cười nói rằng:
- Chúng ta đầu mắt to nhớn [lớn], lâu nay bị người đời nó khinh
nhờn, sao lấy lưng gạo lẻ cháo đầy được bụng nghìn cân để làm đứa
giữ cửa cho nó, không được bữa hôm nay mà cứ đánh chay mãi
chẳng hoá ra uổng một đời ư?
Một người nói rằng:
- Ta lúc bình sinh huyết thực cùng với các ông ăn khác mùi, nhưng
mà bây giờ dân nghèo vật xấu, không ai cầu cúng, miệng khát dạ đói,
không chịu được, không biết mùi thịt đã mấy năm rồi, há những tuần
chay ba tháng mà thôi đâu. Nhưng mà hôm nay giời [trời] lạnh giá rét,
khó đứng lâu được, không bằng lên chơi vườn mía, bắt chước quan
tướng quân đầu hổ.
Mới dắt nhau lên, thấy mía liền bẻ mà nhai; hít như húp chè.
Người dị-nhân uốn cung nắn tên ngắm bắn, liền trúng hai người.
Quân kia bị tên bắn hầm hè rền rẫm, tập tễnh chạy mất; cách độ vài
mươi bước chân, không trông thấy hút nữa; nhưng mà còn nghe tiếng
chúng nó mắng nhau rằng:
- Đã bảo mà! Thì giờ bất lợi, ta đã không muốn đi, nói chẳng nghe
nhời [lời], rõ thật tham thực cực thân!
Người dị-nhân ấy vội vàng kêu la, xa gần làng xóm nghe biết tranh
nhau lấy đuốc đuổi theo các nẻo, thấy vết máu từng giọt rỏ [nhỏ] giọc
[dọc] đường đi về phía tây, được hơn nửa dặm vào trong chùa đổ,
trông thấy sau lưng ông Hộ-pháp có một cái tên cắm xâu [sâu] ngập
cánh. Các người tắc lưỡi than thở lấy làm việc lạ xưa nay, mới đập
phá tượng đi, còn nghe có tiếng kêu rằng:
- Mô Phật! Cầu cho no bụng không ngờ lại phải tai ương. Mô Phật!
Tôi là kẻ tùy tùng mà mang họa, còn thần sông kia là đưá thủ xướng
lại không việc gì sao?
Mọi người đều tức cười, rồi đi ra miếu thờ thần sông, thấy tượng
thần sơn, thình lình biến sắc, mặt xanh như chàm đổ, mà mép còn
dính vảy cá. Dân ta mới kéo nhau lại đạp nát tượng ấy đi.
Tư-Lập lấy hết của nhà đem lễ tạ, người dị-nhân được nặng túi
cáo đi, yêu tà tự bấy giờ tuyệt mất.
Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy
Nước ta thường hay sùng phụng Phật, hay lễ bái Phật, mà không tỏ
được tâm tích của Phật, đạo giáo của Phật là thế nào?
Phật cũng là một tôn giáo ở bên Ấn-độ, cũng là một vị thánh nhân
châu Á-đông; thấy người đời gian giảo, ma quỉ, lừa đảo, tranh dành,
có ân nghĩa mà phải bỏ ân nghĩa, có cương thường mà loạn cương
thường, cho nên Phật chán đời mà xuất-gia, lập riêng môn-giáo tu lấy
một mình, quảng-đại từ bi mong người sám hối; muốn lấy cành
dương-liễu, rảy nước cam-lồ, cứu tất cả chúng sinh ở trong trầm luân
bể khổ. Thế thì Phật chỉ muốn cứu dân độ thế để về cả cõi cực lạc.
Người ta mới lập chùa tô tượng để ngưỡng vọng linh quang sắc
tướng của Phật. Tuần rằm, mùng một, ngọn đèn nén nhang; tiếng mõ
tiếng chuông, đập thành niệm tục; câu kinh câu kệ gọi tỉnh giấc mê.
Nếu mà ai cũng hiểu được nhẽ [lẽ] sùng bái Phật, qui y đạo Phật, tu trì
lấy tâm Phật, thời lập bao nhiêu chùa cũng phải; nhưng mà người ta
biết sùng bái mà không hiểu được đạo Phật tâm Phật. Tô tượng đúc
chuông cầu phúc cho bản mịnh [mệnh]; lập đàn phá ngục cầu phúc
cho tổ tiên; lấy phẩm oản quả quả chuối mà cầu phúc đẳng-hà-sa, thời
miệng tụng nam-mô tay lần tràng hạt, dập đầu sây trán Phật cũng ngồi
trơ chứ Phật biết làm sao.
Huống chi hòn đất nặn nên ông Bụt, đặt tĩnh thì dễ, giữ lễ thì khó,
hoặc nói gọi Phật bằng anh, hoặc nói cúng bằng oản chiêm, thời cái
tội tiết mạn ấy Phật dẫu lành, có nhẽ [lẽ] đâu lành với ma. Như cái
truyện Đông-triều lúc trước chùa quán rất nhiều, cúng tế luôn luôn;
sau khi phải loạn lạc kém đói, chùa đổ tượng nát, nhang lạnh khói tàn,
thời no nên Bụt, đói nên ma, không trách phải ra tay trêu của. Thế thời
những người hay niệm Phật tâm xà, thời Phật nên phù hộ cho bằng
con bò.
3. Văn-Thành làm chúa ôn hạt Bắc-hà
Xưa làng Thượng-hội, huyện Từ-liêm, tỉnh Hà-đông, có một
người Kỳ-sĩ tên là Văn-dĩ-Thành, tính-khí cương-trực, không sợ ma-
quỉ. Phàm những yêu quái mà không được dự vào tự-điển, thì coi
thường không sợ gì.
Năm cuối đời Trùng-quang nhà Trần, rịch [dịch]-lệ chết nhiều; oan
hồn không kêu đâu được. Thường thường họp nhau, hoặc gõ cửa
nhà hàng cơm đòi ăn, hoặc đón bắt con gái làm vui, giọc [dọc] ngang
đường xá không kiêng kị gì cả. Ai mà mắc phải thì đau nặng, thầy bà
cũng chịu phép không thể trừ được.
Dĩ-Thành nhân khi say rượu đi thẳng tới nơi, lũ quỉ sợ hãi chạy tan
mỗi đứa mỗi đường. Ông ấy mới gọi lại bảo rằng:
- Chúng mày là kẻ tráng-sĩ, không may mà phải thế, ta lại hỏi
thăm, muốn nói truyện hay truyện dở, không can gì mà phải tránh.
Lũ quỉ dủ [rủ] nhau giở [trở] lại dần dần, rồi mời Dĩ-Thành ngồi
trên.
Dĩ-Thành hỏi rằng:
- Lũ ngươi làm cho người ta bị hại mà mừng, làm cho người ta
phải chết mà vui, là ý gì vậy?
Quỷ đáp rằng:
- Y chỉ muốn để thêm vào số binh chúng tôi đó mà thôi.
Ông ấy lại nói rằng:
- Muốn thêm binh cho các ngươi, nhưng mà tổn hại sinh linh thì
làm sao? Binh thêm thì không đủ lương ăn, sinh-linh tổn thì ít người
cúng cấp, các ngươi có lợi gì đâu, mà cam tâm làm thế. Sinh bụng
dục, như khe lạch, không bao giờ ñaày, buông lòng độc như hổ-lang,
không chừng nào cùng. Hễ mà lợi mình, thì một mảnh áo, một gang
giấy cũng không từ, quí hồ đầy giạ [dạ] thì dẫu mâm nan, bát mẻ cũng
không cần; chỉ quen quấy dối [rối] chêu [trêu] người chêu [trêu] của,
đòi ăn đòi uống. Trộm quyền tạo-hoá thổi tay [tai]-bay, quạt vạ gió,
dòm ngoài cửa kêu trên xà, làm hoặc dân ngu. Việc bay lấy làm vui,
thì bụng ta lấy làm hổ. Vả lại giời [trời] dụng đức, không dụng uy,
người muốn sống, không muốn chết; mà các ngươi làm ra họa-phúc,
quá sinh bụng kiêu dâm, phép giời [trời] nhiệm nhặt, bắt tội đến nơi,
các ngươi chạy đâu cho khỏi!
Lũ quỉ ngùi ngùi nói rằng:
- Ấy chúng tôi cũng là bất-đắc-dĩ, chứ có muốn thế đâu. Bởi vì
chúng tôi sinh không gặp thời, chết không phải mạng; đói không ai chu
cấp, không nương tựa vào đâu được. Cỏ sầu quấn quít trong đám
xương trắng, gió thu hiu hắt nơi bãi cát vàng, cho nên phải tụm năm,
tụm ba, doanh cầu từng bữa. Vả chăng vận đời đã suy, sắp sửa biến
đổi, nhân-sinh hao tổn, cho nên Minh-vương không cấm chúng tôi mới
dám như thế, chỉ sợ sang năm lại tệ hơn năm nay.
Một lát, thấy nhà bếp bưng cỗ ra, la liệt rượu thịt; hỏi rượu thì của
thôn này, hỏi thịt thì của làng kia. Dĩ-Thành ăn như nước chẩy, thế tợn
hơn vũ-bão.
Lũ quỉ mừng, bảo nhau rằng: “Thực đáng là thầy ta”. Liền nói với
Dĩ-Thành rằng:
- Chúng tôi ô-hợp, ai cũng như ai, không có người chủ-chương
[trương], thế tất không lâu. Nay sứ-quân sẵn lòng đến đây, thực là giời
[trời] lấy sứ-quân làm tướng cho lũ tôi.
Dĩ-Thành nói rằng:
- Ta văn vũ kiêm toàn, tuy hèn cũng làm tướng được, nhưng mà
âm dương hai đàng cách nhau, còn mẹ già thì làm sao?
Lũ quỉ nói rằng:
- Xin sứ-quân chỉnh đốn uy nghiêm, giãi bầy phép tắc, ngày thì sai
ở từng khu, đêm thì cắt người bẩm báo, không dám phiền người về
nơi suối vàng.
Dĩ-Thành nói rằng:
- Nếu bất-đắc-dĩ mà phải dùng ta, thì ta lấy sáu điều làm việc phải
thề mới được.
Lũ quỉ đều vâng nhời [lời], xin đến đêm thứ ba thì đến chỗ ấy lập
đàn. Y kỳ họp cả, có một lão quỉ già đến sau, ông ấy sai lôi ra chém
ngay. Các quân đều sợ hãi. Ông ấy ra lịnh rằng:
- Các ngươi không được khinh mạng ta, không được quen thói
càn, không được làm hại dân, không được làm hại mạng dân, không
được cướp của dân, không được kết bè đảng ban đêm, không được
hiện hình ban ngày, nghe lịnh ta thì ta làm tướng cho các ngươi, trái
lịnh ta thì ta bắt tội các ngươi, phải nghe lời ta, chớ để hối hận về sau.
Bởi thế rồi mới chia ra từng bộ-ngũ. Phàm có việc gì thì phải đến tâu
trình.
Được hơn một tháng, một hôm đương ngồi không, bỗng thấy có
một người tự xưng là sứ-giả dưới âm-ty, đưa tờ xin mời đi. Dĩ-Thành
toan từ trối [chối], người sứ-giả nói rằng:
- Đấy là mịnh [mệnh] vua Diêm-vương thấy ngươi là người cương
trực, muốn cho làm quan to, không phải có việc gì khó, xin đừng từ
trối [chối], chỉ nên xin thư trình-hạn ít lâu, đợi ngươi đi xuống. Tôi xin
đợi ông ở dữa [giữa] đường.
Nói rồi biến mất.
Ông ấy liền đòi các tướng đến hỏi, đều nói rằng:
- Thực có việc ấy, nhưng mà chúng tôi chưa kịp bẩm. Nguyên
ngày trước, vua Diêm thấy thời không yên, đặt ra bốn bộ giạ [dạ]-thoa,
mỗi một bộ có một quan súy, được quyền sát phạt, coi mạng sinh-linh;
quyền to chức trọng, không phải như quan khác đâu.
Nay triệu sứ-quân cho làm chức ấy, bởi Diêm-vương nghe tiếng
sứ-quân đã lâu, mà chúng tôi cố sức tiến cử, cho nên mới được.
Dĩ-Thành nói rằng:
- Cứ như nhời các người nói thì là phúc cho ta, hay là họa cho ta?
Các quỉ nói rằng:
- Dưới Diêm-la kén người không khác gì kén phật, không đút lót
được, không cầu may được, ai mà cầm lòng cương chính, thì dẫu hèn
mọn cũng tất được dùng, hễ ai ăn ở gian tham, thì dẫu vinh-hiển cũng
không kể đến, không giao chức phận súy-thần cho ông thì giao cho ai
được? Nếu mà quyến luyến vợ con, chậm chễ [trễ] năm tháng tất có
người tranh mất, mà chúng tôi cũng mất trông cậy.
Dĩ-Thành đổi buồn làm vui mà nói rằng:
- Chết dẫu không muốn, nhưng mà tiếng cũng khó mua, huống chi
bút bởi nhọn cho nên chóng cùn, cây thông vị cành mà phải đẵn,
chim-trĩ không vị lông thì không đến họa, con voi không vị răng, thì
không phải đốt. Cây gạo, cây sung sống lâu vị gỗ không tốt. Ông
Nhan-hồi 32 tuổi xuống làm Tư-văn dưới đất, Tràng-Cát 20 tuổi phải
lên ứng triệu trên giời [trời]. Kẻ trượng-phu ở đời, mà không thể ngang
giời [trời] dọc đất được thì cũng phải nên lưu danh muôn đời sao chịu
vào luồn ra cúi trong vòng loạn thế. Nhẽ [Lẽ] đâu khư khư so sánh tuổi
tác làm gì?
Mới xếp đặt việc nhà ổn thỏa vài ngày thì mất.
Bấy giờ ở làng Xan-long [?] có người tên là Lê-Ngộ, vốn xưa làm
bạn với Gĩ [Dĩ]-Thành, lưu lạc đến ở làng Quế-Dương, huyện Đoan-
Phượng. Có một tối kia ước chừng canh một, đương ở nhà chọ [trọ],
chợt thấy một người cỡi ngựa sám [xám], hầu hạ đi theo cũng nhiều,
gõ cửa xin vào ngủ chọ [trọ]. Chủ nhà mở mành ra đón rước. Lê-Ngộ
nghe tiếng giống Gĩ [Dĩ]-Thành mà uy-nghi thì khác lắm. Toan tránh
mặt. Người ấy nói rằng:
- Bạn cũ nhớ ngươi, làm sao ngươi không biết bạn cũ? Mới kể quê
quán tên họ và nói rằng, đã về dưới âm làm quan to, vị rằng bạn cũ
với ngươi cho nên lại hỏi thăm.
Nói rồi liền cởi áo cừu đem cầm mua rượu làm vui. Uống được vài
tuần, Ngộ nói rằng:
- Tôi bình sinh ở đời có ý làm việc âm-công, không có bụng riêng
để ích mình không hề hãm người vào chỗ hiểm; dạy thì tùy tài nhủ
bảo, học thì cố sức nghiền nghĩ, không manh bụng cầu phi phận,
không làm việc tệ quá, thế mà phải ăn nhờ phương ấy phương khác,
chiếc bóng dựa người, vợ con không khỏi đói rét, nhà cửa không che
được mưa gió, chạy ngược chạy suôi [xuôi], hết ngày ấy sang ngày
khác, anh em quen biết nhiều người làm quan, so bề tài nghệ thì suýt
soát như nhau, nhưng mà gặp nước thì cách nhau xa lắm, là làm sao?
Ông ấy nói:
- Giầu sang không có thể cầu được, nghèo hèn tự có mịnh [mệnh]
giời [trời], cho nên Đặng-Thông phải chết đói, Chu-Thư vẫn cứ nghèo,
có duyên thì gió đưa gác Đằng-vương, không phận thì sét đánh bia
tiến-phúc, nếu không thế thì ông Nhan ông Mẫn sao chịu an-bần, hay
chữ như họ Lạc họ Lư vẫn chịu vất vạ. Thế mới biết hoặc sang hoặc
hèn, một may một rủi chỉ quí rằng học-trò nghèo cũng không nịnh ai,
gặp lúc cùng cũng kiên trí, cho nên biết yên bần thuận thụ mệnh giời
[trời] mà thôi. Lúc cùng, lúc thông, lúc bĩ, lúc thái, ta có cưỡng giời
[trời] thế nào được!
Rượu xong rồi, mới tắt đèn nói truyện, ràn rạt cả đêm, ngày mai
sắp cáo biệt. Dĩ-Thành lựa lúc vắng người mới nói rằng:
- Ta mới vâng mệnh giời [trời] chủ giữ việc ôn rịch [dịch] đi khắp
các châu quận mà lại bắt thêm đói khát. Binh cách nhiễu nhương số
dân điêu háo mười phần chỉ còn bốn năm. Nếu không có phúc to chỉ
sợ ngọc với đá cũng phải cháy cả. Nhà anh phúc bạc chưa chắc đã
khỏi, nên phải sớm về quê làng không nên ở mãi đất khách làm chi.
Ngộ nói:
- Nhờ có anh đây.
Dĩ-Thành nói:
- Giới phận khác nhau không dám việt quá. Từ sông Tràng-giang
về phía bắc thì ta làm việc, từ sông Tràng-giang về phía tây thì quan
Đinh súy làm việc. Nhưng mà ta coi quân áo đen còn có nhân từ, ông
kia coi quân áo trắng thì dữ tợn lắm. Ngươi phải liệu trước đi.
Ngộ nói rằng:
- Thế thì làm thế nào?
Dĩ-Thành nói rằng:
- Mỗi một bộ quan súy đêm sai hơn nghìn người đi làm rịch [dịch]
từng khu. Ngươi phải mua sắm nhiều rượu thịt, đặt cúng dữa [giữa]
sân, bọn kia đi xa đến, thì hẳn đói khát, hễ thấy thì ăn ngay không có
nghĩ gì. Ngươi ròm [dòm] thấy ăn uống xong thì ra trước mặt mà lạy
đừng có nói gì, may ra thì cũng được đỡ.
Nói rồi liền gạt nước mắt mà bái biệt.
Lê-Ngộ về đến quê nhà rịch [dịch]-lệ nặng lắm, vợ con phải bệnh
không biết gì. Người ấy sắm sửa ngay cỗ bàn cứ theo nhời [lời] ngươi
Dĩ-Thành dặn đem ra để cúng, quả nhiên thấy hơn mười người quỉ từ
trên giời [trời] xuống, ngảnh mặt bảo nhau rằng:
- Chúng ta đói lắm, bỏ đây thì đi đâu? Chưa nghe ai lấy vài chén
rượu mà không giảm tội cho nguời ta.
Mới dủ [rủ] nhau ngồi quây lại uống. Có người mặc áo tím ngồi
giữa, còn các người thì điều đứng hầu, hoặc người cầm giao [dao]
búa, hoặc người cầm sổ sách, uống gần xong, Ngộ chạy ra thụp lậy
không thôi.
Người áo tím nói:
- Chúng ta đương ăn uống, người này đến làm chi đấy?
Các quỉ nói rằng:
- Đây hẳn là người có cỗ cúng, người nhà nó bịnh nặng lắm, thì
xin châm chước cho.
Người áo tím giận cầm quyển sổ vứt xuống đất nói rằng:
- Có nhẽ đâu lấy một mâm cỗ xoàng mà đổi năm mạng người.
Các quỉ nói:
- Đã ăn của người ta, sao nên làm ngơ, nếu bởi thế mà phải lỗi thì
cũng đành lòng.
Người áo tím ngẫm nghĩ giờ lâu, mới lấy bút son xóa sổ hơn mười
chữ rồi kéo đi.
Vài hôm nữa, cả nhà Lê-Ngộ được khỏi cả, Ngộ ơn Dĩ-Thành cứu
mình, mới bảo dân lập đền thờ ngay ở nhà ông ấy. Bây giờ làng ấy
còn có đền thờ, vẫn linh ứng lắm.
Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy
Xưa nay nước nào mà dân trí chưa mở thì cũng hay mê tin quỉ thần,
sống chết cũng chắc cậy quỉ thần, mà việc người không biết sửa
sang, mưa gió cũng bảo là thần làm, sấm sét cũng bảo là thần làm,
mà rịch [dịch] lệ cũng bảo là có các quan âm làm. Bởi vì bụng mình
vẫn yên đặt một lòng tin, vẫn sắp sẵn một bụng sợ.
Cho nên cũng hình như có thật, xem như những người ngu dát
[nhát] hay sợ ma, khi đi đêm bước chân ra cửa, trông ra đằng trước
cũng lù-lù như là ở trước, ngảnh lại đằng sau, thì sình-sịch như là
theo sau. Người có trí thức mà bụng vững vàng thì có thấy gì đâu.
Ngày xưa có người tu thiện không dám sát sinh, một hôm đi chơi
về tối, đến ngõ nhà mình, séo [xéo] phải vật chi nát bẹp, tưởng rằng
séo [xéo] phải con nhái, trong lòng thương hại mà sợ hãi lắm. Vừa về
nhà đi ngủ thì thấy nó báo mộng liền, đòi xin làm chay giải oan để
được xiêu [siêu] sinh tịnh độ. Người ấy nhoàng thức dậy ngay, lấy đèn
đuốc ra soi vật ấy để mà mai táng, thì chỉ thấy một quả sung séo [xéo]
nát bét ra mà thôi.
Lại có một người nằm mơ thấy nuốt phải con dện [nhện] mắc ở
trong họng, giở [trở] dậy khạc nhổ luôn luôn, đến nỗi đau họng sưng
lên không ăn uống được, gặp được thầy thuốc hay, hỏi truyện đầu
đuôi, biết được gốc bệnh ấy, mới nghĩ mẹo để chữa, bảo rằng ta có
phép thuật tài rỏi [giỏi]. Sai lấy một chậu nước để xuống dưới, người
có bệnh phải nhắm mắt há miệng, mà cúi đầu xuống dưới chậu. Ông
thầy vỗ đầu người có bệnh ba cái, bảo rằng khạc ra, ông thầy liền bỏ
con dện [nhện] ở trong tay áo xuống dưới chậu nước, mà deo [reo]
rằng con nhện đã ra rồi, người có bệnh từ bấy giờ mừng giỡ [rỡ] tỉnh
tang, không khạc nhổ nữa, họng liền bớt khỏi, ăn uống được ngay.
Xem thế thì quỉ-thần có hay không, chỉ ở bụng mình mà thôi. Bây
giờ học cách-trí học vệ-sinh mỗi ngày một tỏ, thì biét rằng chứng dịch
lệ ấy, một là bởi tại khí giời [trời], gió mưa trái tiết. Cho nên người ta
dễ cảm nhiễm mà thành ra chứng ấy. Hai là tại chỗ ở ẩm thấp, nước
rãnh tù hãm, sinh ra con vi-chùng [trùng]. Nhân dịp thời khí mà thành
ra chứng ấy. Ba là lúc phải bệnh mà không biết phòng dữ [giữ], để cho
truyền nhiễm sang nhau, nhà nào mắc phải thì thường đến hai ba
người, xứ nào có thì lây đến cả xứ. Cho nên phép phòng dịch hễ tầu
từ xứ khác đến, thì quan thầy thuốc phải ra khám xét, hễ người nào có
phải chứng ấy, thì đem để riêng một chỗ. Xứ nào có người phải chứng
ấy thì cũng bắt ở nhà thương riêng. Người nào bất hạnh mà chết về
chứng ấy, thì phải chôn sâu đổ vôi, nhà ở phải hun rửa, đồ dùng phải
đốt đi hay là bỏ vào nước sôi. Như thế thì chứng ấy khỏi truyền nhiễm
cho người khác. Vả lại lúc bình thường thì phải giữ gìn từ trước, chỗ ở
phải cao ráo sạch sẽ, nhà nên mở nhiều cửa để thông khí giời [trời],
quanh nhà thì giồng [trồng] nhiều cây để lấy bóng mát, ăn uống cho có
tiết độ, không ăn đồ sống rau sống, nước uống phải lọc cho kỹ. Thế
thì thân thể mới được khoẻ mạnh, nếu gặp phải thời chứng thì cũng
không cảm được, không truyền nhiễm được, sự thực như thế mà
không biết vệ sinh. Lại cứ đổ cho việc giời [trời]. Này giời [trời] đất là
hai khí âm dương hợp lại mà sinh ra muôn vật, cũng chỉ tùy hình chất
mà phó mặc tự nhiên, như loài cây cỏ, thì cái gai ai bứt, chái [trái] quả
ai vò, khi khai khi tạ, khi héo khi tươi, hễ tài thì bồi, siêu [xiêu] thì đổ,
hoá-công nào có ý riêng gì. Như loài cầm thú, hoặc sinh, hoặc hoá,
hoặc đẻ, hoặc nuôi, hễ khỏe thì sống, hèn thì xa, giới bầy thường có
lệ công sẵn. Vậy thì cây cỏ cũng có thiên tai, nào sâu khoai, sâu ngô,
bọt suýt [xít], áp bông, hoàng trùng cắn nõn. Cầm thú cũng thường có
thiên tai nào dây gà, dây lợn, dịch châu [trâu], dịch bò, ấy khí tiết tự
nhiên như thế, chứ có quỉ thần nào làm việc ấy đâu.
Truyện ông Văn-Thành làm chúa-ôn, sự tích còn truyền, hãi [hãy]
còn đền thờ, nhưng mà xét ra từ nhà Trần đến bây giờ mới hơn bốn
trăm năm nay, đời hãi [hãy] còn gần không phải là thượng cổ lắm.
Đâu có nhẽ ôn quỉ hiển hiện ra mà bưng rượu cướp thịt chêu [trêu]
người ghẹo gái như là kẻ cướp trên trần-gian. Nếu mà có thực thì
chính-trực như ông Văn-Thành thì quỉ cũng phải sợ thần cũng phải
kiêng mà tôn lên làm chuá.
Người ta lúc còn trẻ nên học cách-trí học vệ-sinh, đừng cứ thơ giại
[dại] như lúc trẻ con mãi mãi. Nghiã là lúc trẻ con thơ giại [dại] thì
người nhớn [lớn] thường hay doạ rằng: “Ấy ông ba bị chín quai mười
hai con mắt bắt trẻ con đó”, thì trẻ con phải sợ hãi nghĩ rằng có thực.
Người phải học thì mỗi ngày một nhớn [lớn] khôn lên, chớ chịu cam
một bề thơ giại [dại] cả đời.
Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy về các truyện trong Truyền Kỳ
Mạn Lục
Lời bàn truyện
“Trọng-Quì đánh bạc bán vợ”
Quái lạ lắm! người ta sao mà hay đánh bạc? Bảo là vị-danh ư? thì vào
đám bạc ông cũng như thằng, người ta ai cũng khinh bỉ. Bảo là vị-lợi
ư? thì cờ bạc là bác thằng bần, ai cũng phải thua. Thế mà cứ hay
đánh, là bởi vì bụng tham đấy thôi, thấy bạc thì tối mắt lại. Tiền bạc
hay che được trí khôn, cho nên người ăn trộm cướp, chỉ vị tham tiền
mà đến nỗi mất đầu; người làm quan lại, chỉ vị tham tiền mà đến nỗi
mất quan; người đánh bạc thì cũng vị bụng tham tiền mà đến nỗi
ruộng nương bán hết, sỏ [xỏ] chân vào cùm; không biết rằng trong
thế-gian ai chẳng cần dùng về đồng tiền, như mà cần dùng bao nhiêu,
thì phải tìm cách sinh ra tiền bấy nhiêu: như là làm ruộng, làm thợ, đi
học, đi buôn.
Trong bốn nghề ấy, đều là cách sinh lợi, mà sinh lợi như thế mới lâu
bền được. Nhược bằng nghĩ tham lợi mà trong tay không có nghề gì, thì
mới nghĩ ra một cách muốn ăn không, trong một phút, chốc may ra được
năm ba chục, năm ba trăm, không phải khó nhọc gì; nằm ngửa được
sung, miệng ngáp được ruồi, chẳng hoá ra sung sướng lắm ư! Vậy mới
dủ [rủ] nhau, bắt chước nhau dong [rong] chơi về nghề cờ bạc. Nhưng
không biết tiền bạc ấy, cũng là của chung góp lại với nhau, không phải là
của bề ngoài đâu! Nay người này được, mai người khác được; một
người được trăm người thua, một bận được mười bận thua; đánh mãi
mãi thì người nào cũng phải thua cả. Được thì vui vui mừng mừng, ăn
chơi phung phá, không chắc gì tiền ấy để nuôi vợ con được; không chắc
gì tiền ấy để tậu ruộng, tậu nhà được. Nhời tục ngữ nói rằng: “Tiền cờ
bạc để ngoài sân, của phù-vân để ngoài ngõ.” Không những rằng mất
đấy mà thôi, lại còn dủ [rủ] mồi cho thua bằng năm, bằng mười nữa!
Quen mui đánh mãi, thua một đánh hai, thua hai đánh ba, cay có gỡ
gạc, đi đêm về hôm, ăn không ngon, ngủ không yên, mặt võ mình gầy,
ruột khô gan héo; tiền lãi mười phân, hai ba mươi phân cũng nhắm mắt
mà vay liều; cầm bán hết cả, người thì sinh ra ăn trộm cướp mà phải
chết; người thì nghĩ uất mà chết, người thì tự-tử mà chết. Ấy là bụng lợi
nó làm hại người, mà người tham lợi thì hay mắc.
Xem như Trọng-Quì cũng là một vị phong lưu công-tử, ăn chơi
quen nết đi rồi. Gập [gặp] phải vận nhà suy đốn, càng nên giữ gìn tu
tỉnh để nối nghiệp ông cha thì mới phải. Thế mà chỉ vị máu-mê cờ bạc,
cho nên Đỗ-Tam nó mới lấy tiền bạc mà dỗ mồi. Thiết gì bằng vợ! thế
mà chỉ tham về trăm vạn, mà không biết rằng mất vợ.
Chao ôi! Đánh bặc [bạc] mà bán vợ, thì cũng ngán nỗi cho đời qúa!
Nhưng không những một Trọng-Quì. Phàm những người đánh bạc tuy
rằng không bán vợ thật, như mà mất cửa mất nhà, vợ con nghèo đói, thì
cũng chẳng khác gì bán vợ, bán con.
Lời bàn truyện
“Trung-Ngộ mê gái mà hại thân”
Người ta không phải là gỗ là đá, thời ai chẳng có tình dục, nhưng mà
bụng nghĩa lý như là ông Chủ-suý, bụng tình dục như là quân lính,
quan Chủ-suý lấy nhân-nghĩa liêm-sỉ làm dào [rào] giậu, mà ngăn giữ
cấm chấp, thì quân lính phải lui rẹp [dẹp]; nếu mà quan Chủ-suý
không vững vàng, thì nó làm nghiêng nước, nghiêng thành, đổ quán
siêu [xiêu] đình như chơi.
Xưa nay vô số anh-hùng hào-kiệt ngang giời [trời] dọc đất, mà
chết về tay con gái. Như là: Đắc-Kỷ làm mất nhà Thương; Bao-Tự làm
mất nhà Chu; Đổng-Trác chết về tay Điêu-Thuyền; Từ-Hải chết về tay
Thuý-Kiều. Một vũng sóng tình, chìm đắm không biết bao nhiêu người
bợm bãi.
Trung-Ngộ là một người đi buôn, không có học thức, thấy gái thì
ngảnh cổ lại, cho nên chết về con mắt đưa tình, thoáng thấy hơi
hương, hồn bướm đã mê man trên gối; khi tình riêng dan-díu [gian
díu] (chết thời cùng chôn một chỗ), trong ý thơ lại gắn bó hết đều; đến
khi đến chơi nhà trông thấy quan-tài, ngửi thấy hơi thối, mới vùng té
chạy ra, thời đầu đã chui vào trong tròng, tay đã bỏ vào hom-đó, còn
thoát làm sao được nữa! Chơi gái đến nỗi ôm mả mà chết thì đáng
lắm! Còn oán hận gì! Than ôi! mê gái mà chết, thì chết cũng uổng
mạng, mà tiếng nhơ nhuốc còn mãi về sau.
Những người thấy gái mà hay chấp chới thì đi đêm chắc rằng có
ngày gặp ma!
Lời bàn truyện
“Ma tựa vào cây đào cây lý
chêu [trêu] cợt Hà-nhân-Giả”
Đất Thăng-long là chỗ trung-tâm điểm sứ [xứ] Bắc-kỳ, người hay sum
[xum] họp, của quí đua bầy, buôn bán thời hàng Tầu hàng Tây, đồ rừng
đồ bể, dưới thời tầu bè như lá, trên thời phố sá [xá] như nêm, đường
buôn một ngày một rộng, cách buôn một ngày một khôn, buôn mà không
ở đại phụ-đầu này, thì buôn không rộng. Nghề thợ thì hàng thêu hàng
khảm, đồ trạm đồ sơn, kiểu mẫu đã nhiều cách khéo, công phu lại rất
tinh truyền, thợ mà không ở đại đô-hội này, thời thợ còn quê. Dậy học
thì thường có thày hay, tràng nhớn [trường lớn], sách vở đã nhiều tra
cứu, bè bạn lại rộng giao-giu [du], học mà không ở đại kinh-thành này thì
học cũng còn hẹp; lại có một cách tự do sung sướng, để riêng cho dân
thành phố, là phu phen tạp-dịch, không phải tần phiền, mà rán sành ra
mỡ, đánh chét lấy tiền, những quân lính-lệ mặt quỉ đầu châu [trâu],
không dám ra tay độc ác; ngôi dân lệ làng không phải phiền luỵ; nợ
miệng nào ai chê trách, áo rách không chịu khó hèn, các mọ Kỳ-hào, giơ
tay mắm miệng, cũng không dám rở [giở] giọng đàn anh, ấy ở kẻ chợ có
những cách lợi cho mình như thế. Còn như phố phường quen thói phù-
hoa, ở cóp hay sinh kiêu bạc, ăn mặc xa sỉ, cờ bạc giong [rong] chơi,
của thì có một tiêu mười, người thì có mười chơi chín, khinh người ra
giác [rác], nói khoác thành thần; hay lừa hay đảo, nói giối như ma; ghen
nhau thù nhau giết người như nhái; quen đường giăng [trăng] gió mà
chẳng nghĩ đến vợ con; nặng bề nhân tình, mà quên đường cha mẹ; ấy
ở kẻ chợ có những cách hại như thế.
Than ôi! trong đời không cái gì lợi cả, cũng không cái gì hại cả,
nhưng mà mình phải cân nhắc lợi hại, cái gì hay thì theo, cái gì giở
[dở] thì bỏ, thời mới hưởng được ích lợi trong khi cảm nhiễm. Nhân-
Giả theo thầy ra học kinh-đô, cũng là biết đường học tập, nếu biết
phòng dữ [giữ] lòng dục, răn bỏ thói tà, thời con yêu Hồ-ly sao siêu
[xiêu] được lòng Tiết-Giao; con yêu Hoa-nguyệt sao hoặc được bụng
Lương-Công; như mà tuổi sanh [xanh] còn giại [dại] thấy gái dễ mê,
may gặp được con yêu Đào, Lý hãi [hãy] còn trung-hậu, hết mùa
chăn-gối, vẹn nghĩa đá-vàng, Nhân-Giả không phải làm con ma ôm
cây mà chết thời cũng may lắm.
Nếu người ta mà bỏ lợi theo hại, thì chẳng nên bảo rằng tại mình
ở chốn phồn hoa.
Lời bàn truyện
“Con tinh hoá ra họ Hồ họ Viên
để ngăn trở Hồ Quý Ly”
Người ta thiêng hơn vạn vật, cho nên thành tín thì thần minh còn
hay cảm động được; chính trực thì ma quỉ cũng phải xa tránh; dù tinh
dù yêu, có nanh có mỏ, có nhẽ nào người lại phải thua ma. Bởi vì Quí-
Ly tâm thuật gian-dảo, trí những tranh vua, cướp nước, hại thế hại
dân, bụng thì như ma như quỉ, không biết đâu mà dò. Ngoài miệng tuy
rằng nói chính, nhưng trong lòng vẫn có lý dan [gian].
Con Hồ con Viên nó mới được lấy nhẽ chính mà tranh biện với
mình, chả có chính-trực như Nguỵ-nguyên-Trung thì con Vượn phải đun
bếp hộ; học thức như ngươi Trương-Hoa thời con Hồ phải hiện hình,
đâu còn dám ngồi cùng nói truyện, mình phải đói nhẽ, mà lại phải thua.
Nhời ngạn nói rằng: “Tinh lại gặp ma.” Quí-Ly sao chẳng sờ xuống đuôi
mà hỏi truyện kiếp trước?
Lời bàn truyện
“Núi Tống-sơn có hang tiên tu”
Thần tiên xưa nay vẫn cho là hoang đường, nhưng mà cổ-nhân thường
nói rằng: “Bảo rằng có, thời không hẳn là có, bảo là không chưa chắc là
không.” Nói phân mang [minh] như thế thì người đời sau biết thế nào là
nhẽ đích đáng, mà định được phương hướng cho người ta? Nay tôi xin
lấy nhẽ mà xuy [suy] ra, thì Tiên cũng là người, mà chỉ khác nhau cái
bụng đấy thôi; như là ông Thánh không phải bốn tai, bốn mắt, chỉ vị
Thánh thì giữ toàn tính giời [trời], phàm thì mê đắm tình dục; cho nên
Thánh mới siêu phàm mà thành Thánh. Phật không phải là nghìn tai,
nghìn mắt, chỉ vì Phật thì từ bi quảng đại, người thì gian-giảo tham-si, cho
nên Phật mới hơn đời mà thành Phật. Tiên cũng không phải uống thuốc
luyện-đàn để mình sinh lông, mọc cánh đâu, chỉ vì cõi đời tham bỉ tranh
đua, vòng danh lợi lại gây nên phiền não; mà Tiên thời biệt nơi thanh tĩnh
riêng thú yên-hà, chính sự nhân dân không phiền luỵ tục, công-danh phú-
quí rũ sạch bụi trần; thế thời Tiên so với tục xa biết chừng nào? Cho nên
ta mới hâm mộ về Tiên, ao ước về Tiên, nghĩ rằng Tiên có một thế-giới
riêng, không biết rằng thanh-nhàn thời là Tiên. Có câu thơ rằng: “Nhất
nhật thanh nhàn nhất nhật tiên.”
Xem như Từ-Thức là một vị phong-lưu công-tử nhà thế-gia, ra làm
quan huyện đường đường sở tại, thấy gái bẻ hoa bị sư bắt trói, nếu
mà nặng tình xót liễu vì hoa, thì đòi sư trách hỏi. Sư chắc rằng phải lễ
tạ mà xin tha, can gì phải cổi [cởi] áo cừu để chuộc người, là bởi vì
thấy người hoạn nạn khốn khổ, thời bụng nhân-từ đã thổn thức sinh ra
ngay, mà giọng cả vú lấp miệng, lại quên mất cả quyền thế của mình.
Khi chuộc được rồi không từng hỏi lại một nhời [lời], thời thiệt phân
minh, làm ơn không cầu báo, thực là sẵn lòng cứu người, chứ không
phải là có lòng vị gái; xuy [suy] một cái bụng ấy, thì đã khác người
thường rồi. Khi bị quan trên trách mắng thì tủi giận về đường vinh
nhục, không vị giăm [dăm] đấu gạo lương mà buộc mình ở trong vòng
danh lợi; rượu một bầu, thơ một túi, để tiêu sái với nước biếc non
xanh, thì cái bụng ấy lạ hơn người tục rồi. Đến khi phóng đãng giang
hồ, bơ vơ bên giời [trời] góc bể, lại gặp nàng Giáng-Hương là duyên
xưa nghĩa cũ; giai-nhân tài-tử đạo-khách tiên-lưu, đôi lứa thực là xứng
đáng, tuy rằng duyên giời [trời] gặp gỡ, mà thực là đạo giời [trời] báo
ứng không sai. Những người mà muốn gặp tiên thì phải tu luyện lấy
tâm, không thiết tình sắc, ân nghĩa như là Từ-Thức, thời cũng chắc
như là Từ-Thức gặp tiên; nhược bằng bảo rằng núi tiên rơi xuống, non
thần mọc ra, thì là hoang đường lắm.
Lời bàn truyện
“Trịnh-Quân xuống kiện dưới Thủy-phủ”
Quỉ-thần hai chữ đã xuất hiện ra ở trong thế-giới, thời quỉ-thần chắc
hẳn cũng có, không phải là không. Đức thánh Khổng nói rằng: “Đức
quỉ-thần to lắm,” nhưng mà lý quỉ-thần tinh vi, sự quỉ-thần huyền diệu,
tai không nghe tiếng, mắt không thấy hình, người không biết mà đem
sự yêu cầu, mê dường vu-hoặc, thời phúc lộc chỉ chắc Thần cho, làm
ăn bỏ đường nhân-sự, ăn ở không biết cách vệ-sinh, nếu có chậm đẻ
khó nuôi thời bán khoán tắm thai, chỉ mong Thần đưa con lại, tật bệnh
không biết đường thang thuốc, hơi có se mình khó ở, thời tàn hương
nước lã, chỉ mong Thần cất bệnh đi, như thế thì kì-dị lắm! ngu dại lắm!
mà tiếc-mạn lắm! ý giáng nghĩ quỉ-thần là kho chứa của lò đúc người,
là máy tự-lai, mà cầu gì được nấy, muốn sao được vậy à!
Thế thì quỉ-thần chẳng hoá ra một người sai-phái của mình ư?
Than ôi! lúc nhà Thương sắp loạn thời tục thượng quỉ, nước sắp mất
thời dân nghe thần, đức thánh Khổng có nói rằng: “Quỉ thần không
hưởng đồ phi lễ.” Quỉ-thần phải kính mà xa ra, thực cũng lấy quỉ-thần
là tinh-vi huyền diệu! Người ta khó biết, dễ nhầm, cho nên Ngài ít nói
việc quỉ-thần. Tôi thiết tưởng rằng: người ta cái gì cũng phải nên biết
nhẽ [lẽ] làm sao, rồi mới biết đường phải trái, đến như việc quỉ-thần thì
phải xuy [suy] nhẽ [lẽ] quỉ-thần, thời mới biết mà kính tín.
Quỉ là gì? - Quỉ là khí oan uổng uất kết mà không tiêu đi được; như là
Bảnh-Sinh hiện ra con lợn, để báo Tề-tướng-Công, Tô-Văn hoá làm con
trâu để báo Tiết-nhân-Quí, Vu-Cát báo Tôn-Sách.
Thần là gì? - Thần là khí tinh-anh ngưng tụ không tan đi được;
như là bên Tầu thần Thái-Sơn, thần Đỗng [Động?]-Đình. Ta thì thần
Tản-Viên, thần Bạch-Hạc, Tầu thì Quan Vân-Trường, Nhạc Vũ-Mục.
Ta thời Phù-đổng-Thánh, Hưng-đạo-Vương. Đại để chính thì là thần,
tà thì là quỉ, ta cứ gọi trung [chung] là quỉ-thần nhưng mà hai nghĩa
khác nhau. Kinh Lễ nói rằng: “Quỉ-thần có công-đức thì thờ,” một là
nghĩa để báo đền, hai là muốn cho tỏ dệt [rệt], ba là khuyên bảo người
sau, nhược bằng đem mà cầu cúng, thì không phải ý người lập ra tự-
điển; như thần Giao kia làm vua Thủy mà lấy hiếp con gái dương-gian,
Trịnh-Quân xuống kiện dưới thần bể mới được; thì không kể rằng phải
tội dưới âm là sự huyền, nhưng cứ nhẽ [lẽ] dâm tà như thế, thì cũng
nên mượn bó đuốc của Địch-lương-Công, mà đốt ra than gio [tro], súc
[xúc] đổ xuống ròng [giòng] nước chảy.
Lời bàn truyện
“Tử-Văn làm Phán-sự đền Tản-viên”
Trong Tự-điển, Quỉ-thần có công đức với dân thời thờ: Một là báo đền
ơn nghĩa , hai là để khuyên bảo đời sau. Thánh-hiền đặt ra thờ tự không
phải là không có ý, đức thánh Khổng-tử nói rằng: “Phi kỳ quỉ nhi tế chi
siểm dã,” nghĩa là không phải Quỉ-thần đáng thờ mà thờ thì là siểm-mị.
Người nước ta tính hay sùng phụng Quỉ-thần, cho nên thấy thờ thì
thờ, chứ không biết tại làm sao mà thờ? không biết thờ có ích gì cho
mình không? có hệ gì với mình không? Kìa như: voi cũng thờ, gọi
kiêng là ông vâm; hổ cũng thờ, gọi kiêng là quan tướng; rắn cũng thờ,
gọi kiêng là ông dài; thậm chí đến đống đất gốc cây cũng có thờ cả.
Nay kêu mai cầu, nay khấn mai vái, đất nặn nên bụt, thờ mãi hoá
thiêng, chỗ thì ma cây, yêu đá nhập vào, chỗ thì bà cô ông mãnh dáng
[giáng] vào, thường thường làm người đau ốm, cầu người cúng cấp.
Điện nọ tĩnh kia lên miệng giả tá, ông thầy bà cốt khéo vẽ quàng xiên,
làm hại người ta lắm lắm.
Như con ma Ngô là Thôi Bách-hộ đoạt thần Cư-Sĩ đi mà hưng yêu
tắc [tác] quái, xách nhiễu lương dân. Thần Cư-Sĩ phải xiêu dạt mà lên
ở nhờ trên đền Tản-viên, không biết tố giác đâu được, thì con ma Ngô
ấy cũng thiêng dữ lắm ư!
Than ôi! kiếm đức thánh Hưng-đạo không còn, lấy gì mà chém
giặc nịnh; đuốc ông Địch-nhân-Kiệt đã tắt, lấy gì mà đốt dâm từ.
Người trung thường có học thức thì không tin không lễ bái cũng đã là
bậc giỏi, còn ai dám cả gan bắt cọp, thi sức với ma, một trận ra tay,
mà hốc rắn hang beo đã phải tan tành ra gio [tro] nát. Như Tử-Văn đã
đốt đền rồi thì dẫu con ma ấy hiện vào hét nạt dọa dậm, lại kêu van
xin làm đền lại, ông ấy cũng quyết không nghe, là bởi ông ấy có lòng
nhân đức, cho nên thấy dân hại thì thương; có bụng chính chực [trực],
cho nên thấy ma không sợ; thực là học biết nhẽ đích đáng, thấy việc
phải dám làm. Thế mới biết rằng Chân-nho vô địch.
Ngày sau, thần Cư-Sĩ cảm nghĩa mà tiến cử làm Phán-sự đền
Tản-viên, nghìn năm hương hoả phụng thờ, hưởng phúc của thần của
dân thì cũng đáng lắm.
Lời bàn truyện
“Giai [trai] ghen tuông, vợ phải thác oan”
Nhà có vợ hiền cũng như nước có quan tướng giỏi: quan tướng giỏi
thì giúp vua mà sếp [xếp] yên việc nước. Vợ hiền thì giúp chồng liệu
yên việc nhà. Cho nên có câu rằng: “Thê hiền phu nội chợ [trợ].” Nghĩa
là vợ hiền thì giúp được việc trong nhà cho chồng.
Vua mà gặp được trung-thần, nếu ai gièm báng sự chi, cũng quyết
không nghe, như ông Hán-Quang-Vũ đưa tờ cáo-thư cho Phùng-Dị
xem, thì người trung-thần mới thành công được. Nhược bằng thấy
hình tích sinh nghi, mà không hết lòng minh sát, để cho trung-thần
mắc phải tiếng oan, thì trước là không thành việc nhớn [lớn], sau lại
mất người hiền.
Ông Nguyễn-công-Chứ [Trứ] cũng là bực danh-thần nước ta,
chiều- [triều] đình bấy giờ nghi có lòng bạn nghịch, ông ấy thường làm
thi ca để tỏ ý mình; ca cái phản ngồi rằng: “Đem thân cho thế gian
ngồi, mà người không biết đổ nhời [lời] bất trung.” Ca cái máng nước
rằng: “Ngay lòng vì nước vì nhà, mắt người không biết giời đà biết
cho.”
Xem thế thì những người có bụng trung chính, nhà nước cần sét
[xét] lắm, kẻo người trung lại bảo là dặc [giặc] thì chính sự nhầm lỗi,
nước sao thành ra nước được.
Những đứa vợ hư, thì chỉ đợi chồng ra khỏi cửa, để dắt tay giai
[trai] vào. Nếu có vợ như thế, thì nên tra xét đích xác, rồi chiếu luật
đuổi đi là phải. Còn như vợ hiền thì cách ăn nết ở, mười phần cũng đã
tin nhau cả mười, nếu có sự chi hình-tích đáng ngờ, thì phải dò xem
gốc ngọn, sao nên vội buộc tiếng xấu cho vợ hiền. Tục ngữ nói: “Kim
vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng nhời [lời].”
Như Trương-Sinh lấy được Vũ-Thị nết na thế nào, cũng đã biết nhau
rồi. Khi bước chân đi lính, nàng ấy khuyên nhủ hết nhời [lời], ở nhà thì
thân với họ mạc, hoà với anh em, thờ mẹ chồng hết đạo, đêm thanh
cảnh vắng chiếc bóng ngọn đèn, muôn hộc chung chung-tình, hồn khuê-
thát đã vẩn vơ ở bên cạnh mình trinh-[chinh] phu, đằng đẵng mấy năm
không biết bao nhiêu tình tưởng vọng, đến khi được chồng về, như rồng
có vây, như cây có dễ [rễ], chắc rằng đã thoả lòng ao ước xưa nay, thế
mà chỉ thấy những điều eo óc, những tiếng thị phi, hễ hỏi đến nhời [lời]
nói tự đâu mà ra thì chồng lại gạt đi không nói, dạ trung trinh lòng uất ức
không phải là cái bánh bóc cho xem. Ngậm đắng nuốt cay, mà tiết sạch
giá trong, cam phó cho ròng [giòng] nước biếc.
Lạ thay! Trương-Sinh về đã bao nhiêu tối, mà con không chỉ bóng
nhận cha, đến khi xuống sông rồi thì con mới tỏ ra sự ấy, chả hoá ra
giời [trời] cố chêu [trêu] ngươi ư!
Ngày xưa Thị-Kính thành phật, bây giờ Vũ-Thị thành thần cũng là
đáng lắm. Còn Thiện-Sĩ giáng sinh làm kiếp vẹt, thì Trương-Sinh cũng
nên hoá làm kiếp vờ ở bờ sông.
Lời bàn truyện
“Gái ác nghiệp, con sinh báo oán”
Đàn bà cốt có hiền hạnh, trước là để lo liệu giúp chồng, sau là để phúc
đức cho con, sách có câu rằng: “phong hoá khởi tự chốn khuê môn” lại có
chữ “phúc đức tại mẫu.”
Cho nên bà Hậu-phi nhà Tru [Chu] có đức hiền không ghen ghét, mà
sinh được con hiền chắu [cháu] thánh, gây dựng được cơ nghiệp tám
trăm năm. Lã-hậu ghen tuông gần khuyênh [khuynh] nghiệp Hán, Vũ-hậu
ác nghiệp suýt [xuýt] mất nhà Đường, rồi său [sau] gà gắy [gáy] gở tan
hoang, con đầu lừa [1] bị chết. Xem như thế thì đàn bà hay ghen cũng là
hại lắm. Tuy rằng ớt nào là ớt chẳng căy [cay], nhưng mà ghen thì hay
sinh ác nghiệp, ác nghiệp thì chồng phải bó tay chịu ngồi, con không mở
mặt ra được.
Người châu Âu châu Mỹ bây giờ thường hay lấy một chồng một vợ,
không như ta lấy năm thiếp bẩy thê, cũng không hay ghen tuông chi lắm,
nhưng mà chồng đường vợ sá [xá] cũng hay kết hợp tự do, chưa chắc đã
khỏi giọng Hà-đông [2]
sư tử được.
Như vợ cả Nhược-Chân kia ghen Hàn-Nan quá tay roi vọt, lúc sống
thuê thích-khách báo cừu không được, đến lúc chết lại dủ [rủ] người khác
mượn cửa để báo oán, nếu không gập [gặp] Pháp-Vân thì tính mịnh
[mệnh] cả nhà Nhược-Chân khó tránh khỏi được oan gia nghiệp trướng
[chướng].
[1] Con đầu lừa là con riêng của Vũ hậu, tên là lư Đầu Thái Tử.
[2] Hà Đông sư tử (sư tử xứ Hà Đông): giống cái dữ tợn, hễ nó hét lên thì
con đực phải sợ.
Truyền kỳ mạn lục
(Variété littéraire)
Recueil d’annecdotes extraordinaires
Dịch giả: Phan Kế Bính
NGUYỄN NAM sưu tuyển
1. Truyện Hồ-tôn-Thốc qua miễu Hạng-vương
Quan thừa-chỉ là Hồ-tôn [tông]-Thốc người làng Thổ-thành, tỉnh Nghệ-
an, đời vua Phế-đế nhà Trần, làm đến Hàn-lâm-học-sĩ, Thừa-chỉ kiêm
Thẩm-hình viện sứ. Giỏi về nghề làm thơ, lại hay dễu [diễu] cợt truyện
đời.
Cuối đời nhà Trần, phụng mạng sang sứ bên Tầu. Đi qua miễu vua
Hạng-vương, đề một bài thơ như sau nầy:
Bách nhị sơn hà khởi chiến phong,
Huề tương tử đệ nhập Quan-trung.
Yên tiêu Hàm-cốc châu-cung lãnh,
Tuyết tán Hồng-môn ngọc-đẩu không.
Nhứt bại hữu thiên vong Trạch tả,
Trùng lai vô địa đáo Giang-đông.
Kinh dinh ngũ tải thành hà sự,
Tiêu đắc khu khu táng Lỗ-công.
Bài dịch
Non nước trăm hai [1] nổi bụi hồng,
Dắt diù em trẻ tới Quan-trung.
Cung châu lạnh lẽo gio (tro) thềm Lộc,
Chén ngọc tanh tành tuyết cửa Hồng.
Vận rủi đã cam về Trạch-tả,
Mặt nào còn nỡ ngó Giang-đông?
Năm năm vùng vẩy nên chi đó,
Mai táng còn may chút lễ [Lỗ] Công.
Đề xong, về nhà quán, đánh chén say buồn ngủ, sực mơ thấy một người
đến mời đi, nói rằng: “Phụng mạng vua tôi, cho mời ông đến nói truyện.”
Hồ-công lật đật chỉnh đốn khăn áo, rồi thì người ấy dẫn đường đưa đi.
Một lát đến nơi cung điện to lớn, đã thấy Hạng-vương ngự trên điện rồi.
Bên cạnh đặt một tấm giường lưu-ly, rồi Hạng-vương mời Hồ-công ngồi
trên giường và hỏi rằng:
- Câu thơ của thầy đề ban ngày, sao kinh [khinh] ta lắm mấy? Kìa như
nhà Hán là một vì vua, ta đây cũng là một vì vua, nhà Hán phong thế nào
được cho ta? Vả như Điền-Hoành là một đưá con trẻ, còn chẳng thèm
tham danh tước của nhà Hán, huống chi ta đường đường là một nước
Sở, há lại thèm chịu lễ Lỗ-công sao? Ta xin kể rõ cho Sứ-quân được
biết: Ngày xưa nhà Tần mất quyền, bốn phương nổi lên tranh nhau, ta
nhân dịp đó cất quân, đánh đâu được đó, đức nghĩa ta dùng ra thì nước
nào cũng phải phục, oai lịnh ta thi hành thì người nào cũng phải làm tôi,
ta coi thiên hạ, chỉ ngồi một chỗ cũng có lẽ địch nổi. Xem thế thì giời
(trời) giúp nhà Hán, dẫu bọn thổi kèn dệt vải[2]
cũng đủ nên công; giời
(trời) hại nhà Sở, dầu có sức nhắc vạc nhổ núi, cũng không thể cưỡng
cầu. Huống chi sức Chung-Ly không kém gì Hàn-Tín, mưu A-phụ lại hơn
Trần-Bình, nếu ta biết tín nhời [lời] các người ấy, nhân thua gắng sức,
quất ngựa ô-chuy, thâu quân Bành-thành, há chẳng hay đạp bằng cung
điện Phong-bài [bái], mà đào được tôn xã nhà Lưu hay sao? Chỉ vì ta
thương dân mắc phải tai nạn, cho nên đem thân đường đường tám
thước, mà phó cho bọn Vương-Ê. Thế thì nhà Hán nhà Sở, một nên một
thua, cũng là việc may rủi mà thôi, có lấy sự thành bại mà luận anh hùng
thế nào được!!!
Trong đời những kẻ hay phẩm bình nhân vật, có kẻ đổ cho là giời (trời),
có kẻ cho không phải là giời [trời], thường thường làm ra thơ từ có đến
ngàn bài, nhưng chỉ có một câu của Đỗ-Mục nói rằng:
Giang-đông tử đệ đa tài tuấn,
Quyển thổ trùng lai vị khả tri.
Dịch nôm:
Giang-đông em trẻ nhiều tay giỏi,
Dậy đất quay về chửa biết chừng!
Câu thơ ấy còn có ý trung hậu, hợp cách làm thơ, đọc lên còn cứng cỏi
được ý người. Còn các bài khác đại để toàn là nhời (lời) phù bạc cả, ta
thật là không bằng lòng, nên ta than thở với Sứ quân như vậy.
Hồ-công nghe đoạn, cười nói rằng:
- Lẽ giời [trời] việc người, đôi đường cùng quan hệ với nhau, nếu đổ cho
số giời, mà không kể đến việc người, thì vua vẫn còn chưa nghĩ cho
cùng lẽ thật. Nay vua đã cho gọi tôi đến đây, tôi xin cứ thẳng mà nó có
đặng không?
Hạng-vương nói:
- Phải, phải! Sứ quân cứ việc thẳng mà nói.
Hồ-công mới nói rằng:
- Vận thế thiên-hạ, cốt bởi mưu chớ không bởi sức; thâu bụng thiên-hạ
cốt tại nhân chớ không tại bạo. Vua tánh hay quát tháo hung hăng, giết
Tống-Nghĩa[3] thì là tội vô quân, giết Tử-Anh[4] thì là sự bất võ. Ngươi
Hàn-Sinh[5] tội gì mà bị mổ, cung A-phòng[6] cớ gì mà đốt đi? Vua làm
những sự ấy, được bụng người hay là mất bụng người?
Hạng-vương nói:
- Sứ-quân nói vậy chưa nhầm. Việc đất Hàm-đan, cơ thành bại chỉ ở
trong chớp mắt, mà Tống-Nghiã thì rụt rè không dám tiến quân. Nếu để
chậm mà quân nhà Tần sang qua sông, thì nhân dân nước Triệu hại hết,
cho nên ta giết một Tống-Nghiã mà cứu cho trăm vạn mạng người, thì có
lỗi gì? Vua trong các nước cũng là chư-hầu, mà nhà Tần cũng là chư-
hầu, lại đi tham đất các nước, đánh lấn không còn để nước nào cho nên
ta giết moät Töû-Anh ñeå baùo thuø cho saùu nöôùc, thì coù haïi gì?
Coøn nhö Hàn-Sinh chê bai quân thân, là tội bất trung, nên ta giết để răn
kẻ khác. Thủy-hoàng xa xỉ tàn ác, vét của dân để lập cung A-phòng, nên
ta đốt đi để cho vua khác phải cần kiệm. Sứ quân bẻ ta những sự ấy, ta
thiệt không chịu.
Hồ-công nói:
- Thế thì vua đốt lục-kinh, để cho ân trạch của thánh-nhân mất đi, và vua
sai giết Nghĩa-đế ở trong sông, thì vua sao lại nỡ làm thế? Sao cho bằng
nhà Hán nghe lời Đổng-Công, mà lập nên việc nhân nghĩa; tế đền Khúc-
phụ,[7] mà đem lại lối đạo học. Cho nên có câu rằng: Nhà Hán được
thiên-hạ, không phải bởi dùng được Tiêu-Hà, Trương-Lương, mà cốt về
ba quân để tang cho Nghĩa-đế, được vui lòng trung-phẩm cho bọn hào-
kiệt; Nhà Hán giữ thiên hạ không phải bởi điều lệ rộng rãi, mà cốt về thân
tế đền Khúc-phụ, dựng được nề niếp [nếp] cho người đời sau. Vua sánh
cùng với nhà Hán làm sao cho đặng?
Hạng-vương thấy nói vậy, ngồi ngẩn mặt không biết nói lại làm sao.
Khi ấy có Phạm-Tăng đứng bên tiến lên nói rằng:
- Tôi nghe: Làm người chẳng ai ra khỏi vòng giời [trời] đất, dựng nước
chẳng ai vượt khỏi đạo cương thường. Nhà vua có bày tôi quần thần tên
là Tào Cữu, lòng đá vàng mà tiết tòng bách (bá), thà rằng chết mà không
chịu nhục, há chẳng phải bởi vua dùng phải đạo mà khiến cho tận trung
đó rư? Kià như nhà Hán sai Ứng-Xỉ giữ đất Phong mà Ứng-Xỉ hàng
người khác; sai Trần-Hỉ coi đất Triệu mà Trần-Hỉ làm phản, thì đạo vua
tôi đằng nào hơn? Vua có người cơ-thiếp họ Ngu, mình nhẹ lá sương,
hồn theo lưỡi kiếm, giữ tấm lòng ở nơi tịch mịch, chôn khúc giận ở đám
hoang vu, há chẳng phải bởi vua ở hết đạo mà khiến cho tận tiết đó rư?
Kià như nhà Hán mụ Lữ-Trĩ thì kiêu mà sinh dâm, nàng Thích-cơ thì yêu
mà mắc hoạ, thì đạo vợ chồng đằng nào phải? Huống chi nỡ bỏ cha là
Thái-công mà bỏ mất đạo giới, đắm yêu con thứ là Triệu-vương mà
khinh thị quốc-bổn[8] thì trong đạo cha con ở đâu? Kẻ nghị luận không
xét rõ phải trái, chỉ khen nhà Hán mà chê nhà Sở để cho vua ta mang
tiếng xấu ở dưới cửu tuyền. Nhờ ông bỏ bớt những nhời nhảm nhuốc ấy
đi, thì cũng là may cho trong lúc gặp gỡ lắm.
Hồ-công nghe nói phải lẽ; gật đầu hai ba lần. Canh khuya tan cuộc chè,
đứng dậy từ về, Hạng-vương tiễn ra khỏi cửa thì giời [trời] đã sáng. Tỉnh
dậy, mới biết là một giấc chiêm bao.
2. Truyện người đàn bà có nghĩa
Về cuối đời nhà Trần, ở phủ Khoái Châu,[9] một người tên là Từ Đạt,
làm quan ở thành Đông quan,[10] gần nhau với nhà quan Thiêm-thư là
Phùng-lập-Ngôn.
Hai người đi lại chơi bời, thân ái nhau như anh em ruột. Phùng có
con giai (trai) tên là Trọng-Quì. Từ có con gái tên là Nhị Khanh. Giai [trai]
tài, gái sắc, trạc tuổi lại vừa ngang nhau. Thường khi qua lại gặp nhau,
đôi bên tình đầu ý hiệp. Cha mẹ hai đàng cũng đẹp ý cả, mới dùng đủ lễ
mối lái cưới xin, (mai mối cưới gả) rồi thành gia thất.
Nàng Nhị-Khanh tuy còn trẻ tuổi nhưng khi về nhà chồng đã có nết
ăn ở hiền hậu, ai ai cũng khen là được nội trợ giỏi.
Chàng Trọng-Quì tới khi khôn lớn, chỉ chăm sự du đãng, nàng nầy
thường thường can gián, chàng kia tuy không nghe nhời (lời), nhưng
cũng có bụng kính sợ. Gặp khi đó ở xứ Nghệ-an lắm giặc cướp, trào-
đình muốn cầu một người giỏi cho làm quan đó để dẹp giặc. Đình thần
ghét Phùng là người nói thẳng, có ý muốn hại Phùng, mới cử lên để
sung bổ vào chức ấy.
Phùng sắp phó lị, bảo với nàng dâu là Nhị-Khanh rằng:
- Đường xá xa xôi, cha không muốn cho con đi theo. Vậy con hãy ở
tạm lại đây, đợi khi nào giặc giã yên ổn rồi cha sẽ cho đón rước con vào
trong nầy ở với chồng con.
Chàng Trọng-Quì thấy vợ mình không đi, có ý ngần ngại (dụ dự)
cũng muốn ở nhà.
Nàng kia can nói rằng:
- Nay cha vì tánh [tính] nói thẳng mà người ta ghét, tuy giả tiếng cho
giữ chốn hùng phiên, mà thiệt thì đưa vào đất chết. Chàng anh Lang-
quân nỡ nào để song thân đi một mình, sóng gió muôn dặm, sớm tối một
thân, đem vào cõi nước độc ma thiêng (nguồn cao nước độc) ai là kẻ
sớm thăm chiều viếng. Vậy thì chàng anh phải theo cha mà đi, chớ vì
thiếp mà trái hiếu đạo.
Chàng kia bất đắc dĩ, mở tiệc tiễn biệt cùng vợ, rồi theo cha và cả
nhà về Nghệ An.
Nàng Nhị-Khanh từ bữa đó ở lại với cha mẹ ruột, không ngờ con tạo
trêu ngươi, việc người lắm lỗi. Chẳng bao lâu, cha mẹ nàng Nhị-Khanh
kế theo nhau mà thác. Nàng ấy đem ma về táng ở Khoái-châu là chỗ quê
nhà, rồi ở cùng với một người bà cô là họ Lưu.
Khi ấy trong đồng ấp có một viên võ-quan họ Bạch, nguyên là cháu
ngoại họ Lưu. Viên ấy thấy nàng Nhị Khanh nhan sắc xinh tốt, muốn
cưới làm vợ, mới dùng của lót khấn cầu họ Lưu, nhờ dỗ dành nàng kia
cho mình.
Lưu-thị dỗ bảo nàng Nhị-Khanh rằng:
- Nhà nước tự khi nhà Nhuận-Hồ chịu ngôi đến nay, chăm việc dong
chơi, chính sự lầm lỗi, sanh sự cơ loạn trong nước khắp nơi. Vả lại
chàng Phùng kia đi biệt sáu năm nay, không có tin tức gì chưa biết là
còn hay mất. Nếu mà gặp cơn loạn lạc, phải tay hung dữ, thì ta e rằng
bóng liễu Chương-đài chưa biết rụng vào đâu? Chi bằng kiếm một nơi
tốt, kết mối duyên lành, bịt miệng người cười hoa cợt liễu, yên phận
nàng dây sắn bóng tùng (cát đằng tùng bá), chẳng hơn là quạnh quẻ
[quẽ] một mình như người đàn bà goá rư?
Nàng Nhị-Khanh nghe lời kinh hãi, suốt tháng không ăn ngủ chi
đặng. Lưu-thị biết vậy, muốn ép uổng bắt phải lấy chồng, và bảo Viên-
võ-quan kia cứ việc định sẵn ngày cưới.
Nàng Nhị-Khanh lo lắm, kêu một người lão-bộc mà dạy rằng:
- Lão ở nhà ta đã lâu, có lòng mà báo ơn đức tiên nhân ta được
chăng? Ta sở dĩ còn nhẫn nhục đến rầy, là vì cớ chồng ta còn sống. Nếu
chồng ta thác rồi thì ta cũng thác theo, chớ không khi nào ta chịu mặc áo
xiêm của chồng ta mà đi làm đỏm cho người khác (đi dởn [giỡn] với
người khác). Vậy thì lão chớ quản bao khó nhọc, nên vào Nghệ-an kiếm
cho đặng chồng ta về đây.
Khi đó đang cơn loạn lạc, đường xá gập gềnh, lão kia đi mười hôm
mới đến Nghệ-an. Hỏi thăm thì người ta nói rằng: “Ông Phùng-lập-Ngôn
mất rồi, gặp nhằm con không ra gì, cửa nhà sa sút hết cả.” Lão kia nghe
nói vậy buồn rầu lắm, bỏ thuyền lên bờ, đi dẻo ven (dọc theo) sông, xảy
gặp chàng Phùng-trọng-Quì ở trong chợ. Chàng ta đưa lão-bộc về ở nơi
ngụ, thì thấy cửa nhà tiêu điều, bốn bề vách nát, trong nhà có một tấm
giường, và chỉ có bộ bàn cờ, đồ uống rượu, chó săn và gà chọi mà thôi,
chớ không có chi nữa cả.
Chàng ấy nói với lão-bộc rằng:
- Tiên-nhơn [nhân] ta chẳng may mất đã bốn năm nay. Ta vì có binh
qua trở ngại, muốn về không được, tuy ở tha hương, nhưng lúc nào
cũng nhớ đến quê nhà.
Vì đó nên mới sắm sửa định ngày về, khi về đến nhà, vợ chồng trông
nhau than khóc. Bởi cớ cách biệt lâu năm, tình lân ái bội phần đằm thắm.
Không bao lâu, chàng kia lại cứ giữ thói dong chơi, ngày ngày cùng
với kẻ lái buôn là Đỗ-Tam đi lại. Chàng Trọng-Quì thì tham của nhà Đỗ-
Tam. Đỗ-Tam thì mến nhan sắc của vợ Trọng-Quì, nhân thế cùng nhau
đánh bạc. Đỗ-Tam thả nhiều của để dử [nhử] Trọng-Quì. Trọng-Quì
thường thường đánh được bạc, coi lấy tiền như lấy của trong túi.
Nàng Nhị-Khanh răn bảo chồng rằng:
- Lái buôn lắm kế giảo quyệt, xin chớ chơi bời, trước tuy được của nó, về
sau ắt thua hết về nó mà thôi.
Trọng-Quì không nghe. Một hôm, hội đóng bầu bạn đánh bạc. Đỗ-Tam
bỏ ra trăm muôn quan tiền, mà xin Trọng-Quì phải lấy nàng Nhị-Khanh
làm cược (vi chi). Trọng-Quì quen thói thường được, không nghĩ chi đến
sự khác, liền thuận tình viết giấy giao kèo, rồi vừa uống rượu vừa đánh
bạc.
Trọng-Quì đánh ba tiếng thua cả ba, mặt mũi tái mét, cả đám ngồi ai nấy
đều kinh.
Trọng-Quì vì đã viết giấy, không sao chối được, phải gọi Nhị-Khanh đến,
nói hết thiệt [thật] tình cho Nhị-Khanh nghe, và đưa tờ giấy giao-kèo để
vợ xem, rồi bảo rằng:
- Tôi vì cớ nghèo ngặt, phải lụy đến nàng. Nay việc đã thế nầy, dẫu hối
lại cũng không kịp. Vả lại sự đời khi hợp tan, khi mừng thương, cũng là
sự thường, vậy thì nàng hãy đành lòng ở với tân-nhân, chẳng mấy bữa
tôi sẽ đem tiền chuộc lại.
Nàng Nhị-Khanh biết thân không tránh được nào, mới giả đều tử-tế mà
nói rằng:
- Bỏ nơi nghèo sang nơi giàu, thiếp còn ngại gì, âu cũng là số giời [trời]
tiền định chăng? Nếu tân lang không hiềm thiếp xấu xa, thiếp xin ráng
sức nâng khăn sửa túi, cũng như thiếp thờ chồng cũ khi xưa. Nhưng
thiếp hãy xin một chén rượu, để biệt nhau với chồng cũ, và xin về hối
(dặn) con một lời.
Đỗ-Tam mừng lắm, sai rót một cốc (ly) rượu to đưa nàng ấy uống, nàng
ấy uống rồi, về nhà dắt hai con nhỏ ra, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
- Con ơi! Cha con bạc tình, không thể nương nhờ được. Mẹ chẳng lo chi
sự chết, nhưng chỉ thương đến chúng bây mà thôi.
Nói đoạn rồi, lấy dây thắt cổ tự tận. Đỗ-Tam thấy nàng ấy về lâu chưa
đến, sai người đến giục, thì thác đã lâu rồi.
Trọng-Quì thương xót vô cùng, đủ lễ làm ma tống táng.
Trọng-Quì tự khi đó thất ngẫu, ăn năn vô chừng, nhưng sanh [sinh] nhai
mỗi ngày một kém, sớm tối vay mượn nhờ người. Nhân nhờ có một
người bạn cũ làm quan ở châu Qui-hoá (nay thuộc về tỉnh Hưng-hoá)
mới đi lên đó để kiếm chốn nương nhờ. Đi được nửa đường mỏi mệt lắm
muốn ngủ, nhân ngồi nghỉ ở dưới gốc cây bàng. Sực nghe trên không có
tiếng gọi rằng:
- Ai đó, có phải là Phùng-lang chăng? Nếu chàng còn nhớ đến tình cũ thì
cứ đến ngày ấy giờ ấy, đến miễu bà Trưng-vương đợi tôi. Ân tình chi
thiết, xin chớ coi u minh khác nhau.
Trọng-Quì nghe văng vẳng như tiếng nàng Nhị-Khanh, ngẩng mắt lên
trông, chỉ thấy một đám mây dâm đen bay về phía tây-bắc. Trọng-Quì lấy
làm quái lạ, muốn nghiệm xem ra làm sao, mới y lời hẹn đến miễu bà
Trưng-vương. Khi đến đó thì mặt trời đã xế bóng vào cửa song, trông ra
cỏ rặm rêu xanh, phong cảnh hắt hiu, thỉnh thoảng lại nghe tiếng chim
chóc kêu trong bụi cây cối. Chàng ta buồn rầu muốn trở về thì trời đã tối,
mới nằm nghỉ trên tấm phản ở nơi nhà cầu.
Cuối canh ba, nghe có tiếng khóc văng vẳng tự đằng xa dần dần tới gần.
Cách chừng nửa trượng, trông ra mập mờ qủa nhiên là nàng Nhị-Khanh.
Nàng ấy bảo Trọng-Quì rằng:
- Thiếp từ sau khi mất đi, Thượng-đế thương thiếp thác oan, gia ơn cho
phụ vào đền Nghiêm,[11] chức coi việc tờ bồi (từ chương) không lúc nào
rỗi rảnh mà thăm được chàng. Bữa trước nhân đi làm mưa, gặp chàng
mà gọi, nếu không có dịp ấy thì thiên cổ không bao giờ được gặp nhau.
Trọng-Quì hỏi:
- Nương tử lại đây sao chậm làm vậy?
Nàng Nhị-Khanh nói:
- Thiếp vừa cưỡi xe mây lên chầu Thượng-đế, vì có chàng lại đây, phải
xin phép về trước, cho nên hơi chậm một chút.
Nói đoạn, dắt nhau nằm nghỉ, nói truyện thời sự.
Nàng Nhị-Khanh nói rằng:
- Thiếp thường hầu hạ bên cạnh Thượng-đế, nghe vụng các tiên nói
truyện với nhau rằng
: Vận nhà Hồ suy vi, đến năm Bính-tuất thì có việc
binh cách dậy to, hơn 20 muôn người chết hại về loạn lạc, mà những
người bị bắt không kể. Nếu ai không có âm đức, thì chỉ e đến lúc đó khó
toàn. Khi ấy có chân nhân họ Lê tự phía Tây-nam khởi lên. Chàng nên
ráng sức dạy hai con, khiến con vững một niềm tin theo giúp vua Lê, thì
thiếp dẫu thác cũng được thỏa lòng.
Trời gần sáng, vội vã đứng dậy từ biệt, vừa đi vừa ngảnh lại, một nhát
(lát) thì biến mất.
Trọng-Quì từ đó trở về, cũng không lấy vợ chi nữa. Nuôi dạy hai con cho
đến khi nên người. Về sau, vua Thái-tổ nhà Lê khởi nghiã ở Lam-sơn,
hai con mộ quân đi theo, trải làm quan đến chức Thị-nội.
Đến nay ở Khoái-châu, con cháu nhà ấy vẫn còn.
3. Truyện cây gạo (gòn)
Người phủ Bắc-hà (thuộc tỉnh Nghệ-an) tên là Trình-trung-Ngộ, tuấn tú
đẹp giai (trai), mà nhà rất nên cự phú. Khi chàng ta mướn thuyền đi buôn
xứ Nam, đỗ thuyền dưới cầu Liễu-khê,[12] qua chơi trong chợ Nam-xang
(xương). Mỗi khi đi đến nửa đường, thì thấy một người con gái ở trong
làng Đông-thôn đi ra, có một con hầu đi theo sau. Chàng ta liếc mắt trộm
trông (lên xem) quả nhiên một người nhan sắc tuyệt trần, chỉ vì mình là
người tha hương lữ thứ, hỏi ra không tiện, cho nên phải ngậm ngùi bực
tức trong mình mà chịu.
Bữa khác đi qua, lại gặp người con gái ấy. Chàng ta muốn ỏn ẻn, nói
khêu, thì thấy nàng kia đi mau lắm, rồi bảo với con hầu rằng:
- Ta lâu nay mê đắm giấc xuân, tham ngủ nghê không hề đi đến đâu, biệt
tích chốn Khê-kiều, đã nửa năm nay; không biết phong cảnh chỗ đó, nay
ra làm sao? Đêm nay ta nên qua thăm chốn cũ, đặng giải u tình ta một
chút, mầy có khứng theo ta chăng?
Con hầu xin vâng lời.
Chàng Trung-Ngộ nghe vậy mừng rỡ lắm. Chiều hôm ấy đến nơi Khê-
kiều núp một nơi chờ đợi. Đến nửa đêm vắng người qua lại, qủa nhiên
thấy con gái và đứa hầu cắp một cái đờn [đàn] tì-bà đến đó.
Khi đến đầu cầu, người con gái than rằng:
- Khe núi rành rành, phong cảnh như xưa: chỉ giận vì thân gái thẩn thơ
một mình, không được chơi với chị em như trước, khiến người mang
bụng cảm thương.
Nói đoạn, ngồi dựa câu-lơn [lan], ôm tì-bà, gảy mấy tiếng cung nam, lại
đánh một bài thứ tứ. Một hồi lâu, bỏ đờn [đàn] đứng dậy, nói rằng:
- Ta muốn mượn ngón đờn [đàn] cho giải chút tình riêng, nhưng điệu cao
ý xa, trong đời ai là kẻ tri-âm, chi bằng ta về quách cho rảnh.
Trung-Ngộ nghe vậy, vội vàng bước rảo ra bái một bái rồi nói rằng:
- Tôi là tri-âm đây, xin thử cho nghe một chút.
Ả kia thất kinh, nói rằng:
- Chàng cũng có ở đây đó sao? Thiếp trước nhiều khi đội ơn chàng có
lòng yêu đến, thiếp vẫn tạc dạ ghi lòng, nhưng hiềm vì đường xá vội
vàng, khó tỏ được tình gắn bó (vó). Nay nhân buổi đêm thanh gió mát,
không ngờ gặp chàng lại đây. Ví không duyên giời [trời], sao có gặp
nhau mãi vậy? Nhưng ngắm người châu ngọc, nghĩ phận xấu xa, thì
thiếp lấy làm e lệ lắm.
Chàng Trung-Ngộ hỏi đến tên họ quê hương ở đâu, thì người con gái nói
rằng:
- Thiếp họ Nhị tên Khanh cũng là một họ to trong làng, cháu gái ông Hối-
Ông đây. Cha mẹ thiếp chẳng may thác sớm, cửa nhà sa sút (sụp). Bưã
nọ lại bị chồng đuổi, thiên ra ở ngoài thành. Mới biết rằng người ta ở đời,
ví như một giấc chiêm bao, chi bằng trong lúc sanh thì, tạm kiếm sự vui
mà chơi, kẻo một mai xuống đất, thì thành ra người suối vàng, dẫu muốn
vui thì đã muộn rồi.
Nói đoạn, hai người cùng nhau về nơi thuyền.
Người con gái lại nói nhỏ bảo với chàng kia rằng:
- Thiếp nay mặt mũi hao mòn, ở gần nghĩa địa, không ai thăm viếng, coi
ngày dài như năm. Xin quân tử quạt hơi dương vào chốn hang sâu, thổi
khí ấm vùng cỏ héo, để cho cánh huê [hoa] tàn lại được ấm áp khí xuân,
thì trọn đời thiếp được nhờ ơn lắm đó!
Hai người dắt nhau đùa bỡn, tình rất vui vẻ. Người con gái khẩu chiếm
hai bài thơ để ký sự vui:
1. Cùng diêm cửu khốn ngọ miên chi,
Tu đối tân-lang ngữ biệt ly.
Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử,
Hương la thoát hoán tú hài nhi.
Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp,
Xuân tận tam canh oán tử-qui.
Thử khứ vị thù đồng huyệt ước,
Kháo tương nhứt tử vị tâm tri.
Dịch nôm:
Ngõ hẻm liên miên giấc ngủ trưa,
Thẹn thùng buổi mới chuyện sau xưa.
Nhẫn tay sáng lộn vành châu nhỏ,
Hài gót hương thay chiếc giải thừa.
Nửa gối mơ màng hồn điệp quẩn,
Ba canh văng vẳng tiếng quyên đưa.
Chút nguyền đồng huyệt dầu chưa thỏa,
Cùng với tri-âm dám hững hờ.
2. Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu,
Túy bảo ngân tranh bát phục khiêu.
Ngọc yến nhiệm dong trâm chụy cợt,
Kim thiền cơ phụ khúc tiêm yêu.
Yên thư dường ngạc hồng do thấp,
Hãn thoát mai trang bạch vị tiêu.
Tảo văn kết thành loan phụng hữu,
Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu.
Dịch nôm:
Cuộc vui sao nỡ phụ đêm nầy?
Dạo khúc đờn [đàn] tranh lúc hứng say.
Mái tóc biếng cài xoa én ngả,
Khôn [khuôn] lưng dường ngại cánh ve bay.
Mây tuôn đoá hạnh mầu hồng đượm,
Nước thấm bông mai vẻ trắng bày.
Loan phụng sẽ nên duyên bạn lứa,
Đêm trăng ngày gió thỏa vui vầy.
Trình-trung-Ngộ vốn là người đi buôn, không biết chữ nghĩa, ả kia phải
cắt nghĩa từng câu cho nghe.
Trung-Ngộ nức nở khen rằng:
- Tài của nàng, không kém gì Dịch-An khi xưa![13] Chắc là nổi tiếng văn
chương ở đời.
Ả kia cười nói rằng:
- Người ta sanh [sinh] ở đời, quí hồ thích chí là hơn, văn chương chẳng
qua là bã giả một nắm đất vàng mà thôi, kìa như nàng Ban ả Sái,[14] bây
giờ còn đâu? Sao bằng mượn ngay cảnh vui trước mắt, chơi lên xuân
một thời, cho qua đời mình chẳng hay sao?
Bữa ấy giời [trời] sắp sáng thì người con gái từ đi, chiều hôm sau lại đến,
gần đầy một tháng hôm nào cũng vậy.
Khi đó có người bạn buôn bảo với Trung-Ngộ rằng:
- Ngô-tử ở nơi lữ thứ, nên phải giữ gìn, lánh sự hiềm nghi, sao nên manh
lòng dâm giục, theo gái vu vơ, không biết còn do làm sao, ví bằng ả kia
là vợ con nhà phú quí, một mai vôõ chuyện ra ngoài trên có phép nước,
dưới không thân bằng, ngô tử nghĩ làm sao bấy giờ? Vậy nên hỏi cho
cặn kẽ, rồi nên từ đi, mà không từ được thì đem nhau trốn đi nơi khác
như thế mới êm được việc.
Trung-Ngộ nghĩ nhời [lời] ấy là phải, bữa sau bảo với đứa con gái rằng:
- Tôi vốn là khách xa, xảy kết duyên lành, nhưng chưa được tường nhà
nàng ở đâu, tôi chưa đành lòng.
Đứa con gái ấy nói:
- Nhà thiếp cũng gần đây chẳng xa, nhưng việc gặp gỡ khi nay, là một
sự riêng mà thôi, nếu lộ truyện ra thì e rằng tai mắt sinh ngờ, thuyền
quyên ghen ghét, cho nên thiếp phải đi khuya về sớm, kẻo để lụy đến
lang-quân đó thôi.
Trung-Ngộ cố xin cho biết nhà, người con gái cười rằng:
- Thiếp nguyên hiềm vì cửa nhà quê lậu, nay chàng đã không tin, thì
thiếp tiếc gì mà chẳng mời chàng về chơi.
Bởi vậy canh ba đêm hôm ấy, nhân khi dâm tối, đưa nhau về đến Đông-
thôn. Đến đó, thấy chung quanh tứ vi có hàng rào tre, lại có vài khóm lau
sậy xen vào. Trong có một khu nhà ranh hẹp nhỏ, bốn phía toàn dây leo
rễ máng.
Người con gái trỏ vào chỗ ấy nói rằng:
- Đó là nơi thiếp rồi rảnh công việc an thân đó! Chàng hãy đẩy cửa vào
ngồi tạm một chút, để thiếp đi lấy lửa lại đốt đèn.
Chàng kia lúm khúm đi vào, đứng chờ ngoài ngăn cửa. Thỉnh thoảng có
hơi gió phảy qua, thì thấy có mùi tanh hôi. Đang khi ngần ngại trông
trước nhìn sau, xảy có bóng lửa sáng lòa ra, ngó thấy mé bên có một
tấm gương nhỏ; trên gương có một cỗ áo-quan (hòm) sơn son; lưng áo-
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục

More Related Content

What's hot

Thoduongvatranhtau a
Thoduongvatranhtau aThoduongvatranhtau a
Thoduongvatranhtau aSophie Song
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhDam Nguyen
 
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phaiHoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phainhatthai1969
 
Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18truyentranh
 
Tứ đại danh bộ tẩu long xà 7 viên hầu nguyệt
Tứ đại danh bộ tẩu long xà 7   viên hầu nguyệtTứ đại danh bộ tẩu long xà 7   viên hầu nguyệt
Tứ đại danh bộ tẩu long xà 7 viên hầu nguyệtLe Viet
 
Luoc su duc phat thich nu hue ngan core- da chuyen
Luoc su duc phat   thich nu hue ngan core- da chuyenLuoc su duc phat   thich nu hue ngan core- da chuyen
Luoc su duc phat thich nu hue ngan core- da chuyenナム-Nam Nguyễn
 
Nguoideptrunghoa
NguoideptrunghoaNguoideptrunghoa
Nguoideptrunghoaconguyendk
 
Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5longvanhien
 
Thơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchThơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchDam Nguyen
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
ôI i_u v_ ch_ nôm-1
 ôI  i_u v_ ch_ nôm-1 ôI  i_u v_ ch_ nôm-1
ôI i_u v_ ch_ nôm-1sangpx
 
Đêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắn
Đêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắnĐêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắn
Đêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắnvinhbinh2010
 

What's hot (19)

Thoduongvatranhtau a
Thoduongvatranhtau aThoduongvatranhtau a
Thoduongvatranhtau a
 
Kieu nguyen du
Kieu nguyen duKieu nguyen du
Kieu nguyen du
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
 
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phaiHoang le nhat thong chi ngo gia van phai
Hoang le nhat thong chi ngo gia van phai
 
Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18Truyen nhuc bo doan hoi 18
Truyen nhuc bo doan hoi 18
 
Lamson Thucluc
Lamson ThuclucLamson Thucluc
Lamson Thucluc
 
Lam son thuc luc
Lam son thuc lucLam son thuc luc
Lam son thuc luc
 
Tứ đại danh bộ tẩu long xà 7 viên hầu nguyệt
Tứ đại danh bộ tẩu long xà 7   viên hầu nguyệtTứ đại danh bộ tẩu long xà 7   viên hầu nguyệt
Tứ đại danh bộ tẩu long xà 7 viên hầu nguyệt
 
Luoc su duc phat thich nu hue ngan core- da chuyen
Luoc su duc phat   thich nu hue ngan core- da chuyenLuoc su duc phat   thich nu hue ngan core- da chuyen
Luoc su duc phat thich nu hue ngan core- da chuyen
 
Nguoideptrunghoa
NguoideptrunghoaNguoideptrunghoa
Nguoideptrunghoa
 
Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5
 
Nhị Độ Mai
Nhị Độ MaiNhị Độ Mai
Nhị Độ Mai
 
Thơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchThơ Lý Bạch
Thơ Lý Bạch
 
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Nhị thập tứ hiếu.
Nhị thập tứ hiếu.Nhị thập tứ hiếu.
Nhị thập tứ hiếu.
 
ôI i_u v_ ch_ nôm-1
 ôI  i_u v_ ch_ nôm-1 ôI  i_u v_ ch_ nôm-1
ôI i_u v_ ch_ nôm-1
 
Đêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắn
Đêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắnĐêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắn
Đêm qua sân trước một cành mai - NGUYỆN TƯỜNG BÁCH -truyện ngắn
 

Viewers also liked

Informe Rural - 03/07/13
Informe Rural - 03/07/13Informe Rural - 03/07/13
Informe Rural - 03/07/13Informe Rural
 
Intro to Semantic Web
Intro to Semantic WebIntro to Semantic Web
Intro to Semantic WebTimea Turdean
 
Slides fin de transfo champagne ardenne
Slides fin de transfo champagne ardenneSlides fin de transfo champagne ardenne
Slides fin de transfo champagne ardenneStéphane VINCENT
 
2 backlash simulation
2 backlash simulation2 backlash simulation
2 backlash simulationSolo Hermelin
 
Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01
Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01
Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01Rishabh Swami
 
Elizamar[1] Power Point Presentation
Elizamar[1] Power Point PresentationElizamar[1] Power Point Presentation
Elizamar[1] Power Point PresentationElizamard
 
SCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketing
SCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketingSCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketing
SCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketingSCCI-CU
 
Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1
Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1
Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1wilsonpaez
 

Viewers also liked (13)

12867 komau nexpressppg_preso
12867 komau nexpressppg_preso12867 komau nexpressppg_preso
12867 komau nexpressppg_preso
 
VICTORIA/TOMAS
VICTORIA/TOMASVICTORIA/TOMAS
VICTORIA/TOMAS
 
Informe Rural - 03/07/13
Informe Rural - 03/07/13Informe Rural - 03/07/13
Informe Rural - 03/07/13
 
Intro to Semantic Web
Intro to Semantic WebIntro to Semantic Web
Intro to Semantic Web
 
Slides fin de transfo champagne ardenne
Slides fin de transfo champagne ardenneSlides fin de transfo champagne ardenne
Slides fin de transfo champagne ardenne
 
2 backlash simulation
2 backlash simulation2 backlash simulation
2 backlash simulation
 
Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01
Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01
Electoralpolitics2007 130729085259-phpapp01
 
Elizamar[1] Power Point Presentation
Elizamar[1] Power Point PresentationElizamar[1] Power Point Presentation
Elizamar[1] Power Point Presentation
 
SCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketing
SCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketingSCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketing
SCCI'15 - Markative - session 5 - Inbound marketing
 
P D F Cuento Franco Facundo
P D F Cuento Franco FacundoP D F Cuento Franco Facundo
P D F Cuento Franco Facundo
 
Advanced Accountancy 29 Sept
Advanced Accountancy 29 SeptAdvanced Accountancy 29 Sept
Advanced Accountancy 29 Sept
 
Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1
Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1
Basílica de nuestra señora del rosario de chiquinquira1
 
Real transparent logo
Real transparent logoReal transparent logo
Real transparent logo
 

Similar to Truyền kỳ mạn lục

Ngư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đápNgư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đápLong Nguyen
 
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANHtung truong
 
CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40
CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40
CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40vinhbinh2010
 
Doc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamDoc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamhangnguyenhn
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sểnvinhbinh2010
 
Ngư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đápNgư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đápBác sĩ Thạch
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờizerouse18
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2
 HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2 HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2
HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2vinhbinh2010
 
Lược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ Ngạn
Lược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ NgạnLược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ Ngạn
Lược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ NgạnThủy Nguyễn
 
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP II
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP IITHANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP II
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP IIvinhbinh2010
 

Similar to Truyền kỳ mạn lục (20)

Ngư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đápNgư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đáp
 
Bốn chúng vãng sanh
Bốn chúng vãng sanhBốn chúng vãng sanh
Bốn chúng vãng sanh
 
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
 
CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40
CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40
CÀN LONG DU GIANG NAM_Phần 2-hồi 21_hồi 40
 
Doc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tamDoc thu-dac-nhan-tam
Doc thu-dac-nhan-tam
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
 
Ngư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đápNgư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đáp
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Hien ngukinh
Hien ngukinhHien ngukinh
Hien ngukinh
 
Tam to thuc luc
Tam to thuc lucTam to thuc luc
Tam to thuc luc
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2
 HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2 HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2
HƠN NỬA ĐỜI HƯ-Vương Hồng Sển-v2
 
Lược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ Ngạn
Lược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ NgạnLược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ Ngạn
Lược Sử Đức Phật _ TKN Thích Nữ Huệ Ngạn
 
Namhoakinh
NamhoakinhNamhoakinh
Namhoakinh
 
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP II
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP IITHANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP II
THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - TẬP II
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ai Tư Vãn
Ai Tư VãnAi Tư Vãn
Ai Tư Vãn
 
Tap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha okTap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha ok
 

Recently uploaded

CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.pptCrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.pptHngV926321
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Recently uploaded (7)

CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.pptCrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 

Truyền kỳ mạn lục

  • 1. CÁC BẢN DỊCH QUỐC NGỮ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC NGUYỄN DỮ 1. Truyện Lạ Nước Nam Diễn Nghĩa - Dịch giả: Cát Thành Trần Thúy (Hà Nội, 1914) 2. Truyền kỳ mạn lục - Dịch giả: Phan Kế Bính 3. Sử Nam Chí Dị 4. Tình Sử Việt Nam - Dịch giả: Trúc Khê Ngô Văn Triện 5. Tân biên Truyền kỳ Mạn lục - Dịch giả: Thứ Lang Bùi Xuân Trang 6. Truyền Kỳ Mạn Lục - Dịch giả: Cao Thiện Khánh NGUYỄN NAM sưu tuyển và giới thiệu «Các bản dịch quốc ngữ Truyền Kỳ Mạn Lục» giới thiệu các bản dịch và ưu tiên giới thiệu mười hai truyện do Phan Kế Bính dịch, sau đó chọn rộng ra các truyện khác từ các bản dịch còn lại, để có thể giới thiệu đến bạn đọc trọn vẹn hai mươi truyện của Truyền Kỳ Mạn Lục. Khi giới thiệu, chúng tôi cố gắng bảo lưu hình thức vốn có của các bản dịch, từ quy cách chính tả (các hiệu chỉnh chính tả được đặt trong ngoặc vuông [...]) cho đến thi từ Hán văn đính kèm. Bản dịch các truyện của Cát Thành Trần Thúy có kèm theo lời bình của chính dịch giả. Các lời bình vốn có của Truyền Kỳ Mạn Lục được Trúc Khê và Thứ Lang dịch cũng được đính kèm theo truyện được chọn. Phần giới thiệu không đi sâu phân tích những điều bất cập trong các bản dịch. Ví như, khi đọc câu “Viện giao dung-thiếp tảo – Liêm hứa tiểu-đồng khuy,” rồi so với bản dịch của Thứ Lang Bùi Xuân Trang “Nhà để cô hầu quét – Rèm để bà vợ ngấp-ngó trông,” người đọc dễ dàng thấy được dịch tiểu-đồng thành bà vợ là không ổn (xem truyện “Na-Sơn Tiều Đối Lục”). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không khảo sát và hiệu đính cách phiên dịch như trường hợp vừa nêu, mà chỉ xin cung cấp văn bản như nó vốn có.● Truyện Lạ Nước Nam Diễn Nghĩa Dịch giả: Cát Thành Trần Thúy
  • 2. Hà Nội – 1914 NGUYỄN NAM sưu tuyển 1. Tử-Hư lên chơi Thiên-đình Xưa ở huyện Cẩm-giàng, tỉnh Hải-dương, có một người tên là Phạm- tử-Hư, là người hào-mại thông minh, không chịu kiểm-thúc. Thờ ông Sử [Xử]-sĩ Dương-Trạm làm thầy. Thầy thường răn về sự kiêu ngạo; người ấy cố sửa tính lại, rồi được thành nhân. Ðến khi Trạm mất, học trò tan cả, chỉ có Tử-Hư làm nhà gần bên mả ở ba năm rồi mới về, tuổi đã bốn mươi mà chưa đỗ. Thời nhà Trần mới ra kinh học, ở trọ nhà dân Tây-hồ. Thường thường đi sớm, một hôm kia, trông thấy ở trong sương mờ, có xe báu cờ phướn đi trước, lại có một cái xe nữa theo sau, người đi hầu cũng đông. Tử-Hư đứng dừng lại xem, thì hóa ra là thầy mình là Dương- Trạm. Tử-Hư đi thẳng ra trước mặt vái chào. Dương-Trạm vẫy tay bảo rằng: - Ở dữa [giữa] đường không phải chỗ nói truyện. Tối hôm nay đến đền Trấn-võ cửa bắc, trò chuyện tiện hơn. Tử-Hư mua rượu với đồ nhắm, y hẹn đến chỗ ấy, thấy thầy đã đến rồi, mừng lắm, mới hỏi rằng: - Tiên-sinh mới bỏ chỗ hàm-trượng, bây giờ dong-nghi hách dịch lắm, không như khi trước, xin tiên-sinh tỏ bảo duyên-do cho tôi đành giạ [dạ]. Thầy nói rằng: - Ta lúc bình sinh, không có đều [điều] gì đáng khen; chỉ bởi ta kính mến nghĩa thầy bạn, quí trọng đạo thánh hiền, phàm đọc sách không điều gì không dìn dữ [gìn giữ], cho nên đức thánh Văn-Xương khen là người có lương-tâm, tâu cho làm kẻ chực [trực]-lại ở cửa Tử-đồng. Trước đi hầu Linh-giá, lên yết Thiên-cung, mà lại gặp ngươi ấy cũng là thầy trò có duyên với nhau lắm.
  • 3. Tử-Hư nói rằng: - Đứng [Đấng] Tiên-sinh đã trải chốn thanh-yếu, đường đường dùng việc, thì tôi thọ yểu có biết được chăng? Trạm nói rằng: - Không phải việc ta. Tử-Hư lại hỏi rằng: - Thế thì Tiên-sinh làm việc gì? Trạm nói rằng: - Phàm những học trò thiên-hạ, văn chương thi-cử khoa-danh, đỗ trước đỗ sau, thì phận ta giữ cả. Tử-Hư mừng, nói rằng: - Như thế thì tôi về sau cùng hay là đạt? Chắc Tiên-sinh biết trước. Trạm nói rằng: - Cứ như văn-chương tài nghệ của ngươi, đời bây giờ không ai bằng được, lại thêm trung-hậu thực thà. Chỉ vì lúc trước hay lấy văn- chương kiêu ngạo người ta, cho nên giời [trời] bắt ngươi đỗ muộn, để cho tỏa trí kiêu bạc của ngươi; không thế thì chiếm khoa bảng dễ như nhổ râu cằm, cướp mũ áo như nhặt hạt cải, có khó gì đâu. Xưa nay bàn kẻ sĩ phải lấy đức hạnh làm đầu. Than ôi! Học trò đời bây giờ ít kẻ có đức hạnh, thường có người đổi họ để theo thầy, đổi tên để đi thi; hễ không đỗ thì trách lại quan trường không minh, thành danh rồi thì khinh tiền-bối không bằng mình. Trí khí kiêu ngạo, lấy thầy nghèo làm sấu [xấu] hổ, bỏ bạn hèn mà không thân; không biết rằng ngày thường mài dũa, đều là công của thầy bạn. Ta khi trước dạy học trò đến và [vài] nghìn, giao-giu [du] khắp trốn [chốn] kinh sư, từ khi ta tạ thế rồi, nghe nhiều người làm quan ngoài nhậm phủ huyện, mà chưa thấy ai có chút lòng thành nhớ tưởng đến ta như ngươi, cho nên ta chỉ yêu mến bụng ngươi mà thôi. Tử-Hư mới kể các quan đương chức bây giờ, hỏi rằng ông ấy ở chốn thanh-yếu mà bụng tham lam; ông ấy làm giáo sư mà không đủ tư cách; ông ấy ở chỗ điển-lễ mà nhiều điều nhầm-lỗi; ông ấy làm quan cai-trị mà lắm việc hại dân; ông ấy làm quan Trường mà nhiều đều thiên vị; ông ấy làm việc hình ngục mà không công bằng; lúc bình thường nghị-luận thì mồm mép như nước chảy, đến khi tính việc nhớn
  • 4. [lớn] nhà nước, thì lờ mờ như ngồi trong đám mây mù. Còn những người che dối bề trên, đè nén kẻ dưới; cúi luồn lúc tối, vênh váo ban ngày, thì có hưởng mãi phú quí được chăng? Trạm cười nói rằng: - Giồng [Trồng] dưa được dưa, giồng [trồng] đậu được đậu, lưới giời [trời] mênh mông thưa mà không lọt. Bây giờ được thế là tại thời vận chưa đến đấy mà thôi. Nay ta kể cho ngươi nghe: Ở trong giời [trời] đất báo ứng luân hồi, chỉ có thiện ác hai đường mà thôi; ngươi cố sức làm thiện, tuy rằng còn ở trên đời mà tên đã chép ở Thiên- đình, ngươi tích ác đã nhiều, thì không đợi đến lúc chết, ngục đã thành ở nơi địa phủ. Cho nên ông Nhan-Hồi lúc sống khó nghèo; mà lúc chết làm quan Tư-Văn, ngươi Vương-Vu lúc sống kiêu ngoan; mà lúc chết phải tội gông chói [trói]. Thiên-đình không như trên đời, nhiều kẻ cậy thế được quan, lấy của khỏi tội. Những người nịnh nọt thì tuy rằng hèn hạ mà cũng được dùng; những người gian-tham muốn lấy của đút lót cũng được không thoát. Ngươi phải răn mình đừng gây nghiệp báo kiếp sau. Tử-Hư nói rằng: - Những đường họa phúc tôi đã nghe qua, nhưng mà học trò bây giờ, thường đến đền đức thánh Văn nằm chiêm-bao, thì sự nghiệp ngày sau hiển báo cho biết trước, việc đó nên tin hay không? Trạm cười nói rằng: - Đứng [Đấng] đế-quân hồn toàn nguyên khí, quanh khắp bốn cõi, ngày xem tờ tấu, tối đến chầu giời [trời], có rỗi đâu mà theo người ta để hiểu-dụ làm việc nhỏ mọn luôn luôn như thế, nhưng mà nếu ai có một lòng chay giới thanh tĩnh không tạp điều gì, thời trong khi hoảng hốt, như là trông thấy thực, người đời không biết ý ấy, cho làm có thực thì cũng là buồn cười lắm. Tử-Hư nói rằng: - Thế thì truyện cheo [treo] bảng thiên-môn cũng là truyền ngoa ư? Trạm nói rằng:
  • 5. - Việc ấy thời không sai, liền đưa ra một cuộn thư gói buộc kín lắm, bảo Tử-Hư rằng: “Ấy là bảng xuân sang năm đây, ta vâng lời đứng [đấng] đế-quân, tường tra xét để giao cho chốn thiên-môn viết bảng; vì có ngươi tại đây cho nên khí chậm chưa đi ngay được.[”] Trạm lại bảo Tử-Hư rằng: - Chốn Thiên-tào vui hơn chốn trần-gian lắm lắm, ngươi cố tu mình xửa [sửa] nết, tất đến được nơi thế-giới cực lạc ấy. Như ta bây giờ cũng thực là phúc lắm. Tử-Hư nói rằng: - Gót trần giáng tục đâu giám mong thế, chỉ mong được theo hầu xe, chơi xem một nhát, không biết giấu [dấu] phàm có mon men được chăng? Trạm nói rằng: - Việc ấy không khó gì, nhưng mà phải bẩm với đế-quân viết tên họ vào thì mới được. Nói rồi liền lấy son viết vào cuối giấy độ hơn mười chữ, rồi sai quấn [cuốn] chiếu đi. Bấy giờ Tử-Hư được ngồi bên tả trong xe, bôn đằng thẳng lên, thì thấy lầu bạc từng-từng, gác báu san-sát, hai bên giặt [rặt] những châu-cung ngọc-điện sáng như ban ngày, sông thiên-hà bến sao quanh dễu trước sau, gió thơm đưa lại ngào ngạt thềm lơn [lan], bóng sáng choáng mắt, khí lạnh ghê mình, trông xuống dưới trần như là chén trồng [chồng] bát úp. Trạm hỏi rằng: - Ngươi có biết đây không? Đây là nơi người đời bảo là tinh bạch- ngọc trên giời [trời] đấy, một đóa mây hồng ở trong nhất là ngôi sao Tử-vi. Ngươi hãy đứng đợi cửa thành để ta tâu xin. Liền cầm tờ đi vào, một nhát mới ra, nghe tiếng trên thành reo rằng: “Bảng đầu sang năm đã được trạng nguyên họ Phạm rồi.” Trạm dẫn Tử-Hư đi khắp các tòa; đến một chỗ kia có một cái biển đề chữ “Mỹ đức chi môn.” Trong ấy có hơn nghìn người đội mũ-hoa giải- huệ, hoặc ngồi hoặc đứng. Tử-Hư thưa hỏi, Trạm nói rằng:
  • 6. - Các ông tiên này đều là lúc trước có nhân đức, tuy rằng không phải dốc của chẩn thí, như mà cũng tùy thời chu cấp, đã không có lòng tiếc, lại không sắc khoe; vua khen là người nhân cho làm quan chốn thanh-yếu, cho nên được ở chỗ này. Lại đi qua một sở khác thấy đề “Thuận hạnh chi môn”, trong ấy có chừng hơn nghìn người, mặc áo dáng siêm [xiêm]-mây, người hát người múa vui vẻ lắm. Tử-Hư lại hỏi, Trạm nói rằng: - Các vị tiên này đều là lúc trước hiếu hữu; hoặc trong lúc lưu ly giữ nhau, hoặc lấy tiền của giúp nhau, cùng ở với nhau không nỡ ly tán, vua khen là người khá, cho thuộc vào chốn Vân-cung, cho nên được ở chỗ này. Lại đến một sở khác nữa thấy đề “Nho thần chi môn”, ở trong ấy có chừng một trăm người đều là mặc áo rộng áo giài [dài], lại có hai ông mặc áo bào xanh đội mũ-sa. Trạm chỏ [trỏ] bảo rằng: - Hai ông ấy tức là Tô-hiến-Thành nhà Lý, Chu-văn-An nhà Trần, còn thì dặt [rặt] những danh thần nhà Hán, nhà Đường, không có quan vị, không có chức sự, chỉ ngày rằm, mồng một, chầu chực đứng [đấng] đế-quân; như là Tản-quan bây giờ chỉ phụng lễ Triều lễ thỉnh, hễ được năm trăm năm lại cho giáng sinh; bực cao thì làm quan khanh quan tướng, còn thì làm sĩ-phu, làm hiệu-doãn. Còn các tòa, các bộ khác, đến hơn trăm sở, nhưng mà sắc giời [trời] gần sáng, không kịp xem đến hết, vội vàng cưỡi gió từ từ bay xuống, đến cửa bắc thì các quan đã đi chầu rồi. Tử-Hư cáo về, sang năm đi thi qủa nhiên đỗ tiến-sĩ. Phàm những việc nhà ngươi Tử-Hư hoặc lành hoặc dữ; Dương-Trạm cũng hiển báo luôn luôn. Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy Khoa cử là đường phẳng của học-trò, bước ra để giao tiệp [thiệp] với đời. Bởi vì phép tuyển-cử của nhà Chu đã bỏ, thì không có khoa cử không lấy gì mà phân biệt được nhân-tài. Cho nên nhà nước phải lấy
  • 7. khoa-mục mà kén tài, học trò phảI lấy khoa cử mà xuất thân. Nhưng mà khoa-cử không nên chỉ lấy một đường văn-học, mà văn-học không nên chỉ lấy một cách từ-chương; hoặc là lấy về kinh luân, hoặc là lấy về võ-nghệ, hoặc là phát minh được lý-học để dạy dân, hoặc là nghiên cứu được trí xảo để lợi dân, thì nhà nước phải tôn lấy ngôi cao, hậu cho bổng lộc, thế thì quốc dân cũng được nhờ về bọn khoa-cử ấy. Nhược bằng chỉ vùi đầu từng chữ từng câu, lại lên mặt rằng tài rằng rỏi [giỏi]; thì tuy rằng thở hơi ra chữ, ích gì đến ai; bảy bước thành thơ, lợi gì cho nước, thế mà cậy mình hay chữ kiêu ngạo khinh người, được câu hơi khá thì đắc ý dung [rung] đùi, thấy người không bằng thì bịt mũi. Than ôi! Những kẻ chỉ được nghề văn chương vô dụng như thế mà cũng kiêu căng với đời; thì chẳng biết kiêu căng về nỗi gì? Khi thi không đỗ thì người bảo rằng “học tài thi phận”, người bảo rằng: “tại giời [trời]”, người bảo rằng: “tại đất.” Cũng có kẻ phẫn trí mà sinh nát rượu nát chè; biến tính mà hoá gàn hóa giở [dở]. Chẳng biết rằng khí mình kiêu, thì văn mình ngông. Khi trước tự-phụ lắm thì lúc hỏng táng trí nhiều. Được hỏng cũng bởi tại mình, chứ giời [trời] là một vùng cao xanh, đất là một quả cầu tròn; giời [trời] đất biết đâu câu hay câu giở [dở] mà lấy đỗ được mà đánh hỏng được. Xem như Tử-Hư lúc tuổi trẻ hay lấy văn-chương tự kiêu, cho nên đỗ muộn, thì thực là đáng kiếp lắm, thực hợp nhẽ [lẽ] lắm. May vì có bụng hiếu nghiã thờ thầy, nên thầy hiển hiện trỏ bảo khuyên răn. Chính là trong dức [giấc] ngủ mơ mà có người gọi hồn tỉnh dậy. Truyện này là một cái gương chuyền [truyền] lại cho học trò đời sau noi để sửa sang tính nết. Chẳng nên cậy chữ khinh người. Còn như sự “xem bảng thiên-đình” thì nên xét nhẽ [lẽ] hư thực mới biết. 2. Huyện Đông-triều có chùa Bụt đói Xưa triều nhà Trần tục hay chuộng việc Quỉ-thần, Thần-từ Phật- tự không chỗ nào là không có, như là chùa Hoàng-giang, chùa Đông-
  • 8. cổ, chùa An-sinh, chùa An-tử, chùa Phổ-minh và quán Ngọc-thanh trông thấy san sát, sư-nam, sư-nữ thì nhiều đến một phần dân, về huyện Đông-triều sùng thượng càng lắm. Dựng đặt chùa chiền, xã nhớn [lớn] nhiều đến hơn mười sở, xã nhỏ không kém năm sáu sở, đều là lâu đài nguy-nga, vàng son nhấp nhoáng; hễ ai có tật bệnh gì cũng chỉ nghe nhời [lời] Quỉ-thần, mỗi khi tết nhất, rằm, mồng một thì cúng những đồ rượu thịt, dưng [dâng] những đồ cờ phướn. Thần Phật cũng được chỗ nương tựa, cầu gì cũng được, linh ứng như là vàng treo, cho nên ai cũng càng kính sợ mà không dám nhờn. Đến đời vua Dản [Giản]-Định nhà hậu Trần, liền năm phải việc binh hỏa, đốt cháy gần hết, mười cái còn độ một, mà còn cái nào thì cũng gió lay mưa hắt, cột chống xiêu vẹo, mặt phất mình sơn, bỏ lấp ở khoảng dây cỏ leo quấn. Đến khi quân Ngô đã lui rồi, thì dân mới về làm ăn. Người thổ-quan tên là Văn-tư-Lập làm quan huyện ấy, thương rằng đình chùa đổ nát, mới bắt dân phu, giùm lều lợp cỏ, sửa sang lại dần dần được một năm. Dân cư trong huyện ấy khốn khổ về nỗi mất trộm: chó, lợn, gà, vịt, cùng là cá dưới ao, quả trong vườn, thường thường bất kỳ thứ gì ăn được cũng mất trộm cả. Tư-Lập than rằng: - Ta may được nhậm chức huyện này, không biết minh để soi xét kẻ gian, nghiêm để răn kẻ ác, thực bởi tại ta nhân nhu. Nhưng mà chỉ tưởng rằng đứa gian-phi đói khát, không lấy làm lo lắm, chỉ sức cho chốn hương thôn, đêm phải tuần phòng cho cẩn. Trong một tuần nhật, chẳng bắt được gì mà vẫn mất trộm như trước; rồi sau những quân trộm cắp nó càng không sợ gì, đến nỗi vào bếp nhà người ta mà bưng cả lọ mắm, vào buồng người ta mà ghẹo cả con gái, đến ngay vây bắt thì chẳng thấy gì cả. Tư-Lập cười nói rằng: - Đã lâu nay kẻ trộm mang tiếng oan, chắc là ma quỉ nó trêu quấy.
  • 9. Rồi mới đi hỏi danh sư, rộng tìm tay giỏi, làm bùa bèn để trấn yêu, cúng thuyền bè để tiễn đi; nhưng mà càng cầu cúng thì càng thấy quấy đảo. Tư-Lập sợ lắm, họp người làng bảo rằng: - Chúng bay ngày thường chỉ hay thờ Phật, đến khi gặp phải binh biến, nhang lạnh khói tàn, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu, sao chẳng đi kêu đi? Mọi người thắp hương khấn rằng: - Chúng sinh tôi quí đã lâu, ngưỡng vọng đạo Phật thiết lắm; bây giờ ma quỉ càng dậy, trêu quở kẻ bình dân, vạ đến giống súc vật; Phật lại nín lặng ngồi xem, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Xin nhủ lòng nhân thương xót, ra sức khu trừ để cho Thần với người không lẫn lộn, dân với vật đều yên, nhất thiết những loài hữu hình, đều có bụng nghĩ để đền ơn. Nhưng mà loạn lạc mới yên, làm ăn chưa được như trước, mảnh rui, phiến ngói không lấy đâu được; đợi sau này giàu có, xin sẽ sửa sang chùa chiền để báo công đức ấy. Đêm hôm ấy lại càng tệ hơn. Tư-Lâp không biết lo liệu làm sao, mới nghe người ta nói ở huyện Kim-thành có ông thầy họ Vương tài bói dịch, mới đến xem bói. Ông thầy bảo rằng: - Có người cưỡi ngựa mặc áo ngắn, túi cung da, tên bịt thiếc, đích là thần sư đó. Và lại dặn rằng: - Các ông muốn xong việc ấy, thì sáng mai ra cửa tả huyện đi về phía nam, hễ thấy người nào mặc áo cầm đồ như thế, thì người ấy quyết trừ hại được, nên gượng ép cố mời, tuy rằng từ chối cũng không nghe. Tư-Lập nghe nhời [lời], mới cùng các phụ lão cứ y kì đến chực; thấy kẻ đi người lại đường cái như mắc cửi không có ai giống thế. Mãi đến gần tối, ngần ngại muốn giở [trở] về; chợt thấy một người từ trong núi mặc áo ngắn đeo cung, cưỡi ngựa đi ra; người ấy ngợ hỏi, các cụ tỏ ý lại như thế.
  • 10. Người ấy cười rằng: - Các ông nghe nhầm, ta từ lúc bé chỉ nghề nghiệp đi săn, mình không lìa yên ngựa, tay không bỏ cung tên, ta nghe thấy núi Yên-phu ở huyện Giáp-sơn có nhiều con hươu nai cầy cáo, cho nên ta ra săn bắn, há biết bắt con ma vô hình là việc gì đâu? Tư-Lập nghĩ thầm rằng: - Người này chắc là tay giỏi pháp tài, nhưng mà không muốn lộ tiếng bùa bèn, để vu hoặc người ta, cho nên chỉ chơi bời núi khe, lẩn giấu ở khoảng cung tên. Cố mời không thôi; người ấy không thể chối được, phải gượng theo nhời [lời]. Vậy về nghỉ ở nhà khách, màn đũng giường chiếu rất trang trọng, ra vào kính cẩn như là thần minh. Người ấy nghĩ thầm rằng: - Dân kia nó cùng kính đón rước ta, ý nó tưởng ta trừ được ma quỉ, song ta không có phép gì cả, mà chúng nó cúng cấp mỗi ngày một hậu hơn, há phải là ý người đời xưa. Nếu mà không đi thì chắc mang tiếng. Một hôm gần nửa đêm nhân dịp mọi người ngủ say, mới mặc áo khinh-cừu lẻn ra. Khi đi đến mé tây cầu ván kia thì sắc giời [trời] mù mịt, mặt giăng [trăng] nhạt chưa mọc lên, thấy vài người hình mạo to nhớn [lớn], sênh sang [xênh xang] đi từ ngoài nội vào; ông ấy nép vào một nơi, dòm xem chúng nó làm gì. Một nhát thấy dắt tay nhau xuống vũng ao, mò bắt cá sống, không cứ nhớn [lớn] nhỏ đều nuốt chửng nhai ngấu, lại trông nhau cười rằng: - Cá con phong vị ngon lắm phải nên nhai kĩ; thực ngon hơn cỗ chay; chỉ tiếc rằng bây giờ ta mới lại đây thì khí chậm. Một người cười nói rằng: - Chúng ta đầu mắt to nhớn [lớn], lâu nay bị người đời nó khinh nhờn, sao lấy lưng gạo lẻ cháo đầy được bụng nghìn cân để làm đứa giữ cửa cho nó, không được bữa hôm nay mà cứ đánh chay mãi chẳng hoá ra uổng một đời ư? Một người nói rằng:
  • 11. - Ta lúc bình sinh huyết thực cùng với các ông ăn khác mùi, nhưng mà bây giờ dân nghèo vật xấu, không ai cầu cúng, miệng khát dạ đói, không chịu được, không biết mùi thịt đã mấy năm rồi, há những tuần chay ba tháng mà thôi đâu. Nhưng mà hôm nay giời [trời] lạnh giá rét, khó đứng lâu được, không bằng lên chơi vườn mía, bắt chước quan tướng quân đầu hổ. Mới dắt nhau lên, thấy mía liền bẻ mà nhai; hít như húp chè. Người dị-nhân uốn cung nắn tên ngắm bắn, liền trúng hai người. Quân kia bị tên bắn hầm hè rền rẫm, tập tễnh chạy mất; cách độ vài mươi bước chân, không trông thấy hút nữa; nhưng mà còn nghe tiếng chúng nó mắng nhau rằng: - Đã bảo mà! Thì giờ bất lợi, ta đã không muốn đi, nói chẳng nghe nhời [lời], rõ thật tham thực cực thân! Người dị-nhân ấy vội vàng kêu la, xa gần làng xóm nghe biết tranh nhau lấy đuốc đuổi theo các nẻo, thấy vết máu từng giọt rỏ [nhỏ] giọc [dọc] đường đi về phía tây, được hơn nửa dặm vào trong chùa đổ, trông thấy sau lưng ông Hộ-pháp có một cái tên cắm xâu [sâu] ngập cánh. Các người tắc lưỡi than thở lấy làm việc lạ xưa nay, mới đập phá tượng đi, còn nghe có tiếng kêu rằng: - Mô Phật! Cầu cho no bụng không ngờ lại phải tai ương. Mô Phật! Tôi là kẻ tùy tùng mà mang họa, còn thần sông kia là đưá thủ xướng lại không việc gì sao? Mọi người đều tức cười, rồi đi ra miếu thờ thần sông, thấy tượng thần sơn, thình lình biến sắc, mặt xanh như chàm đổ, mà mép còn dính vảy cá. Dân ta mới kéo nhau lại đạp nát tượng ấy đi. Tư-Lập lấy hết của nhà đem lễ tạ, người dị-nhân được nặng túi cáo đi, yêu tà tự bấy giờ tuyệt mất. Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy Nước ta thường hay sùng phụng Phật, hay lễ bái Phật, mà không tỏ được tâm tích của Phật, đạo giáo của Phật là thế nào?
  • 12. Phật cũng là một tôn giáo ở bên Ấn-độ, cũng là một vị thánh nhân châu Á-đông; thấy người đời gian giảo, ma quỉ, lừa đảo, tranh dành, có ân nghĩa mà phải bỏ ân nghĩa, có cương thường mà loạn cương thường, cho nên Phật chán đời mà xuất-gia, lập riêng môn-giáo tu lấy một mình, quảng-đại từ bi mong người sám hối; muốn lấy cành dương-liễu, rảy nước cam-lồ, cứu tất cả chúng sinh ở trong trầm luân bể khổ. Thế thì Phật chỉ muốn cứu dân độ thế để về cả cõi cực lạc. Người ta mới lập chùa tô tượng để ngưỡng vọng linh quang sắc tướng của Phật. Tuần rằm, mùng một, ngọn đèn nén nhang; tiếng mõ tiếng chuông, đập thành niệm tục; câu kinh câu kệ gọi tỉnh giấc mê. Nếu mà ai cũng hiểu được nhẽ [lẽ] sùng bái Phật, qui y đạo Phật, tu trì lấy tâm Phật, thời lập bao nhiêu chùa cũng phải; nhưng mà người ta biết sùng bái mà không hiểu được đạo Phật tâm Phật. Tô tượng đúc chuông cầu phúc cho bản mịnh [mệnh]; lập đàn phá ngục cầu phúc cho tổ tiên; lấy phẩm oản quả quả chuối mà cầu phúc đẳng-hà-sa, thời miệng tụng nam-mô tay lần tràng hạt, dập đầu sây trán Phật cũng ngồi trơ chứ Phật biết làm sao. Huống chi hòn đất nặn nên ông Bụt, đặt tĩnh thì dễ, giữ lễ thì khó, hoặc nói gọi Phật bằng anh, hoặc nói cúng bằng oản chiêm, thời cái tội tiết mạn ấy Phật dẫu lành, có nhẽ [lẽ] đâu lành với ma. Như cái truyện Đông-triều lúc trước chùa quán rất nhiều, cúng tế luôn luôn; sau khi phải loạn lạc kém đói, chùa đổ tượng nát, nhang lạnh khói tàn, thời no nên Bụt, đói nên ma, không trách phải ra tay trêu của. Thế thời những người hay niệm Phật tâm xà, thời Phật nên phù hộ cho bằng con bò. 3. Văn-Thành làm chúa ôn hạt Bắc-hà Xưa làng Thượng-hội, huyện Từ-liêm, tỉnh Hà-đông, có một người Kỳ-sĩ tên là Văn-dĩ-Thành, tính-khí cương-trực, không sợ ma-
  • 13. quỉ. Phàm những yêu quái mà không được dự vào tự-điển, thì coi thường không sợ gì. Năm cuối đời Trùng-quang nhà Trần, rịch [dịch]-lệ chết nhiều; oan hồn không kêu đâu được. Thường thường họp nhau, hoặc gõ cửa nhà hàng cơm đòi ăn, hoặc đón bắt con gái làm vui, giọc [dọc] ngang đường xá không kiêng kị gì cả. Ai mà mắc phải thì đau nặng, thầy bà cũng chịu phép không thể trừ được. Dĩ-Thành nhân khi say rượu đi thẳng tới nơi, lũ quỉ sợ hãi chạy tan mỗi đứa mỗi đường. Ông ấy mới gọi lại bảo rằng: - Chúng mày là kẻ tráng-sĩ, không may mà phải thế, ta lại hỏi thăm, muốn nói truyện hay truyện dở, không can gì mà phải tránh. Lũ quỉ dủ [rủ] nhau giở [trở] lại dần dần, rồi mời Dĩ-Thành ngồi trên. Dĩ-Thành hỏi rằng: - Lũ ngươi làm cho người ta bị hại mà mừng, làm cho người ta phải chết mà vui, là ý gì vậy? Quỷ đáp rằng: - Y chỉ muốn để thêm vào số binh chúng tôi đó mà thôi. Ông ấy lại nói rằng: - Muốn thêm binh cho các ngươi, nhưng mà tổn hại sinh linh thì làm sao? Binh thêm thì không đủ lương ăn, sinh-linh tổn thì ít người cúng cấp, các ngươi có lợi gì đâu, mà cam tâm làm thế. Sinh bụng dục, như khe lạch, không bao giờ ñaày, buông lòng độc như hổ-lang, không chừng nào cùng. Hễ mà lợi mình, thì một mảnh áo, một gang giấy cũng không từ, quí hồ đầy giạ [dạ] thì dẫu mâm nan, bát mẻ cũng không cần; chỉ quen quấy dối [rối] chêu [trêu] người chêu [trêu] của, đòi ăn đòi uống. Trộm quyền tạo-hoá thổi tay [tai]-bay, quạt vạ gió, dòm ngoài cửa kêu trên xà, làm hoặc dân ngu. Việc bay lấy làm vui, thì bụng ta lấy làm hổ. Vả lại giời [trời] dụng đức, không dụng uy, người muốn sống, không muốn chết; mà các ngươi làm ra họa-phúc, quá sinh bụng kiêu dâm, phép giời [trời] nhiệm nhặt, bắt tội đến nơi, các ngươi chạy đâu cho khỏi! Lũ quỉ ngùi ngùi nói rằng:
  • 14. - Ấy chúng tôi cũng là bất-đắc-dĩ, chứ có muốn thế đâu. Bởi vì chúng tôi sinh không gặp thời, chết không phải mạng; đói không ai chu cấp, không nương tựa vào đâu được. Cỏ sầu quấn quít trong đám xương trắng, gió thu hiu hắt nơi bãi cát vàng, cho nên phải tụm năm, tụm ba, doanh cầu từng bữa. Vả chăng vận đời đã suy, sắp sửa biến đổi, nhân-sinh hao tổn, cho nên Minh-vương không cấm chúng tôi mới dám như thế, chỉ sợ sang năm lại tệ hơn năm nay. Một lát, thấy nhà bếp bưng cỗ ra, la liệt rượu thịt; hỏi rượu thì của thôn này, hỏi thịt thì của làng kia. Dĩ-Thành ăn như nước chẩy, thế tợn hơn vũ-bão. Lũ quỉ mừng, bảo nhau rằng: “Thực đáng là thầy ta”. Liền nói với Dĩ-Thành rằng: - Chúng tôi ô-hợp, ai cũng như ai, không có người chủ-chương [trương], thế tất không lâu. Nay sứ-quân sẵn lòng đến đây, thực là giời [trời] lấy sứ-quân làm tướng cho lũ tôi. Dĩ-Thành nói rằng: - Ta văn vũ kiêm toàn, tuy hèn cũng làm tướng được, nhưng mà âm dương hai đàng cách nhau, còn mẹ già thì làm sao? Lũ quỉ nói rằng: - Xin sứ-quân chỉnh đốn uy nghiêm, giãi bầy phép tắc, ngày thì sai ở từng khu, đêm thì cắt người bẩm báo, không dám phiền người về nơi suối vàng. Dĩ-Thành nói rằng: - Nếu bất-đắc-dĩ mà phải dùng ta, thì ta lấy sáu điều làm việc phải thề mới được. Lũ quỉ đều vâng nhời [lời], xin đến đêm thứ ba thì đến chỗ ấy lập đàn. Y kỳ họp cả, có một lão quỉ già đến sau, ông ấy sai lôi ra chém ngay. Các quân đều sợ hãi. Ông ấy ra lịnh rằng: - Các ngươi không được khinh mạng ta, không được quen thói càn, không được làm hại dân, không được làm hại mạng dân, không được cướp của dân, không được kết bè đảng ban đêm, không được hiện hình ban ngày, nghe lịnh ta thì ta làm tướng cho các ngươi, trái
  • 15. lịnh ta thì ta bắt tội các ngươi, phải nghe lời ta, chớ để hối hận về sau. Bởi thế rồi mới chia ra từng bộ-ngũ. Phàm có việc gì thì phải đến tâu trình. Được hơn một tháng, một hôm đương ngồi không, bỗng thấy có một người tự xưng là sứ-giả dưới âm-ty, đưa tờ xin mời đi. Dĩ-Thành toan từ trối [chối], người sứ-giả nói rằng: - Đấy là mịnh [mệnh] vua Diêm-vương thấy ngươi là người cương trực, muốn cho làm quan to, không phải có việc gì khó, xin đừng từ trối [chối], chỉ nên xin thư trình-hạn ít lâu, đợi ngươi đi xuống. Tôi xin đợi ông ở dữa [giữa] đường. Nói rồi biến mất. Ông ấy liền đòi các tướng đến hỏi, đều nói rằng: - Thực có việc ấy, nhưng mà chúng tôi chưa kịp bẩm. Nguyên ngày trước, vua Diêm thấy thời không yên, đặt ra bốn bộ giạ [dạ]-thoa, mỗi một bộ có một quan súy, được quyền sát phạt, coi mạng sinh-linh; quyền to chức trọng, không phải như quan khác đâu. Nay triệu sứ-quân cho làm chức ấy, bởi Diêm-vương nghe tiếng sứ-quân đã lâu, mà chúng tôi cố sức tiến cử, cho nên mới được. Dĩ-Thành nói rằng: - Cứ như nhời các người nói thì là phúc cho ta, hay là họa cho ta? Các quỉ nói rằng: - Dưới Diêm-la kén người không khác gì kén phật, không đút lót được, không cầu may được, ai mà cầm lòng cương chính, thì dẫu hèn mọn cũng tất được dùng, hễ ai ăn ở gian tham, thì dẫu vinh-hiển cũng không kể đến, không giao chức phận súy-thần cho ông thì giao cho ai được? Nếu mà quyến luyến vợ con, chậm chễ [trễ] năm tháng tất có người tranh mất, mà chúng tôi cũng mất trông cậy. Dĩ-Thành đổi buồn làm vui mà nói rằng: - Chết dẫu không muốn, nhưng mà tiếng cũng khó mua, huống chi bút bởi nhọn cho nên chóng cùn, cây thông vị cành mà phải đẵn, chim-trĩ không vị lông thì không đến họa, con voi không vị răng, thì không phải đốt. Cây gạo, cây sung sống lâu vị gỗ không tốt. Ông
  • 16. Nhan-hồi 32 tuổi xuống làm Tư-văn dưới đất, Tràng-Cát 20 tuổi phải lên ứng triệu trên giời [trời]. Kẻ trượng-phu ở đời, mà không thể ngang giời [trời] dọc đất được thì cũng phải nên lưu danh muôn đời sao chịu vào luồn ra cúi trong vòng loạn thế. Nhẽ [Lẽ] đâu khư khư so sánh tuổi tác làm gì? Mới xếp đặt việc nhà ổn thỏa vài ngày thì mất. Bấy giờ ở làng Xan-long [?] có người tên là Lê-Ngộ, vốn xưa làm bạn với Gĩ [Dĩ]-Thành, lưu lạc đến ở làng Quế-Dương, huyện Đoan- Phượng. Có một tối kia ước chừng canh một, đương ở nhà chọ [trọ], chợt thấy một người cỡi ngựa sám [xám], hầu hạ đi theo cũng nhiều, gõ cửa xin vào ngủ chọ [trọ]. Chủ nhà mở mành ra đón rước. Lê-Ngộ nghe tiếng giống Gĩ [Dĩ]-Thành mà uy-nghi thì khác lắm. Toan tránh mặt. Người ấy nói rằng: - Bạn cũ nhớ ngươi, làm sao ngươi không biết bạn cũ? Mới kể quê quán tên họ và nói rằng, đã về dưới âm làm quan to, vị rằng bạn cũ với ngươi cho nên lại hỏi thăm. Nói rồi liền cởi áo cừu đem cầm mua rượu làm vui. Uống được vài tuần, Ngộ nói rằng: - Tôi bình sinh ở đời có ý làm việc âm-công, không có bụng riêng để ích mình không hề hãm người vào chỗ hiểm; dạy thì tùy tài nhủ bảo, học thì cố sức nghiền nghĩ, không manh bụng cầu phi phận, không làm việc tệ quá, thế mà phải ăn nhờ phương ấy phương khác, chiếc bóng dựa người, vợ con không khỏi đói rét, nhà cửa không che được mưa gió, chạy ngược chạy suôi [xuôi], hết ngày ấy sang ngày khác, anh em quen biết nhiều người làm quan, so bề tài nghệ thì suýt soát như nhau, nhưng mà gặp nước thì cách nhau xa lắm, là làm sao? Ông ấy nói: - Giầu sang không có thể cầu được, nghèo hèn tự có mịnh [mệnh] giời [trời], cho nên Đặng-Thông phải chết đói, Chu-Thư vẫn cứ nghèo, có duyên thì gió đưa gác Đằng-vương, không phận thì sét đánh bia tiến-phúc, nếu không thế thì ông Nhan ông Mẫn sao chịu an-bần, hay chữ như họ Lạc họ Lư vẫn chịu vất vạ. Thế mới biết hoặc sang hoặc hèn, một may một rủi chỉ quí rằng học-trò nghèo cũng không nịnh ai,
  • 17. gặp lúc cùng cũng kiên trí, cho nên biết yên bần thuận thụ mệnh giời [trời] mà thôi. Lúc cùng, lúc thông, lúc bĩ, lúc thái, ta có cưỡng giời [trời] thế nào được! Rượu xong rồi, mới tắt đèn nói truyện, ràn rạt cả đêm, ngày mai sắp cáo biệt. Dĩ-Thành lựa lúc vắng người mới nói rằng: - Ta mới vâng mệnh giời [trời] chủ giữ việc ôn rịch [dịch] đi khắp các châu quận mà lại bắt thêm đói khát. Binh cách nhiễu nhương số dân điêu háo mười phần chỉ còn bốn năm. Nếu không có phúc to chỉ sợ ngọc với đá cũng phải cháy cả. Nhà anh phúc bạc chưa chắc đã khỏi, nên phải sớm về quê làng không nên ở mãi đất khách làm chi. Ngộ nói: - Nhờ có anh đây. Dĩ-Thành nói: - Giới phận khác nhau không dám việt quá. Từ sông Tràng-giang về phía bắc thì ta làm việc, từ sông Tràng-giang về phía tây thì quan Đinh súy làm việc. Nhưng mà ta coi quân áo đen còn có nhân từ, ông kia coi quân áo trắng thì dữ tợn lắm. Ngươi phải liệu trước đi. Ngộ nói rằng: - Thế thì làm thế nào? Dĩ-Thành nói rằng: - Mỗi một bộ quan súy đêm sai hơn nghìn người đi làm rịch [dịch] từng khu. Ngươi phải mua sắm nhiều rượu thịt, đặt cúng dữa [giữa] sân, bọn kia đi xa đến, thì hẳn đói khát, hễ thấy thì ăn ngay không có nghĩ gì. Ngươi ròm [dòm] thấy ăn uống xong thì ra trước mặt mà lạy đừng có nói gì, may ra thì cũng được đỡ. Nói rồi liền gạt nước mắt mà bái biệt. Lê-Ngộ về đến quê nhà rịch [dịch]-lệ nặng lắm, vợ con phải bệnh không biết gì. Người ấy sắm sửa ngay cỗ bàn cứ theo nhời [lời] ngươi Dĩ-Thành dặn đem ra để cúng, quả nhiên thấy hơn mười người quỉ từ trên giời [trời] xuống, ngảnh mặt bảo nhau rằng: - Chúng ta đói lắm, bỏ đây thì đi đâu? Chưa nghe ai lấy vài chén rượu mà không giảm tội cho nguời ta. Mới dủ [rủ] nhau ngồi quây lại uống. Có người mặc áo tím ngồi giữa, còn các người thì điều đứng hầu, hoặc người cầm giao [dao]
  • 18. búa, hoặc người cầm sổ sách, uống gần xong, Ngộ chạy ra thụp lậy không thôi. Người áo tím nói: - Chúng ta đương ăn uống, người này đến làm chi đấy? Các quỉ nói rằng: - Đây hẳn là người có cỗ cúng, người nhà nó bịnh nặng lắm, thì xin châm chước cho. Người áo tím giận cầm quyển sổ vứt xuống đất nói rằng: - Có nhẽ đâu lấy một mâm cỗ xoàng mà đổi năm mạng người. Các quỉ nói: - Đã ăn của người ta, sao nên làm ngơ, nếu bởi thế mà phải lỗi thì cũng đành lòng. Người áo tím ngẫm nghĩ giờ lâu, mới lấy bút son xóa sổ hơn mười chữ rồi kéo đi. Vài hôm nữa, cả nhà Lê-Ngộ được khỏi cả, Ngộ ơn Dĩ-Thành cứu mình, mới bảo dân lập đền thờ ngay ở nhà ông ấy. Bây giờ làng ấy còn có đền thờ, vẫn linh ứng lắm. Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy Xưa nay nước nào mà dân trí chưa mở thì cũng hay mê tin quỉ thần, sống chết cũng chắc cậy quỉ thần, mà việc người không biết sửa sang, mưa gió cũng bảo là thần làm, sấm sét cũng bảo là thần làm, mà rịch [dịch] lệ cũng bảo là có các quan âm làm. Bởi vì bụng mình vẫn yên đặt một lòng tin, vẫn sắp sẵn một bụng sợ. Cho nên cũng hình như có thật, xem như những người ngu dát [nhát] hay sợ ma, khi đi đêm bước chân ra cửa, trông ra đằng trước cũng lù-lù như là ở trước, ngảnh lại đằng sau, thì sình-sịch như là theo sau. Người có trí thức mà bụng vững vàng thì có thấy gì đâu. Ngày xưa có người tu thiện không dám sát sinh, một hôm đi chơi về tối, đến ngõ nhà mình, séo [xéo] phải vật chi nát bẹp, tưởng rằng séo [xéo] phải con nhái, trong lòng thương hại mà sợ hãi lắm. Vừa về nhà đi ngủ thì thấy nó báo mộng liền, đòi xin làm chay giải oan để được xiêu [siêu] sinh tịnh độ. Người ấy nhoàng thức dậy ngay, lấy đèn
  • 19. đuốc ra soi vật ấy để mà mai táng, thì chỉ thấy một quả sung séo [xéo] nát bét ra mà thôi. Lại có một người nằm mơ thấy nuốt phải con dện [nhện] mắc ở trong họng, giở [trở] dậy khạc nhổ luôn luôn, đến nỗi đau họng sưng lên không ăn uống được, gặp được thầy thuốc hay, hỏi truyện đầu đuôi, biết được gốc bệnh ấy, mới nghĩ mẹo để chữa, bảo rằng ta có phép thuật tài rỏi [giỏi]. Sai lấy một chậu nước để xuống dưới, người có bệnh phải nhắm mắt há miệng, mà cúi đầu xuống dưới chậu. Ông thầy vỗ đầu người có bệnh ba cái, bảo rằng khạc ra, ông thầy liền bỏ con dện [nhện] ở trong tay áo xuống dưới chậu nước, mà deo [reo] rằng con nhện đã ra rồi, người có bệnh từ bấy giờ mừng giỡ [rỡ] tỉnh tang, không khạc nhổ nữa, họng liền bớt khỏi, ăn uống được ngay. Xem thế thì quỉ-thần có hay không, chỉ ở bụng mình mà thôi. Bây giờ học cách-trí học vệ-sinh mỗi ngày một tỏ, thì biét rằng chứng dịch lệ ấy, một là bởi tại khí giời [trời], gió mưa trái tiết. Cho nên người ta dễ cảm nhiễm mà thành ra chứng ấy. Hai là tại chỗ ở ẩm thấp, nước rãnh tù hãm, sinh ra con vi-chùng [trùng]. Nhân dịp thời khí mà thành ra chứng ấy. Ba là lúc phải bệnh mà không biết phòng dữ [giữ], để cho truyền nhiễm sang nhau, nhà nào mắc phải thì thường đến hai ba người, xứ nào có thì lây đến cả xứ. Cho nên phép phòng dịch hễ tầu từ xứ khác đến, thì quan thầy thuốc phải ra khám xét, hễ người nào có phải chứng ấy, thì đem để riêng một chỗ. Xứ nào có người phải chứng ấy thì cũng bắt ở nhà thương riêng. Người nào bất hạnh mà chết về chứng ấy, thì phải chôn sâu đổ vôi, nhà ở phải hun rửa, đồ dùng phải đốt đi hay là bỏ vào nước sôi. Như thế thì chứng ấy khỏi truyền nhiễm cho người khác. Vả lại lúc bình thường thì phải giữ gìn từ trước, chỗ ở phải cao ráo sạch sẽ, nhà nên mở nhiều cửa để thông khí giời [trời], quanh nhà thì giồng [trồng] nhiều cây để lấy bóng mát, ăn uống cho có tiết độ, không ăn đồ sống rau sống, nước uống phải lọc cho kỹ. Thế thì thân thể mới được khoẻ mạnh, nếu gặp phải thời chứng thì cũng không cảm được, không truyền nhiễm được, sự thực như thế mà không biết vệ sinh. Lại cứ đổ cho việc giời [trời]. Này giời [trời] đất là
  • 20. hai khí âm dương hợp lại mà sinh ra muôn vật, cũng chỉ tùy hình chất mà phó mặc tự nhiên, như loài cây cỏ, thì cái gai ai bứt, chái [trái] quả ai vò, khi khai khi tạ, khi héo khi tươi, hễ tài thì bồi, siêu [xiêu] thì đổ, hoá-công nào có ý riêng gì. Như loài cầm thú, hoặc sinh, hoặc hoá, hoặc đẻ, hoặc nuôi, hễ khỏe thì sống, hèn thì xa, giới bầy thường có lệ công sẵn. Vậy thì cây cỏ cũng có thiên tai, nào sâu khoai, sâu ngô, bọt suýt [xít], áp bông, hoàng trùng cắn nõn. Cầm thú cũng thường có thiên tai nào dây gà, dây lợn, dịch châu [trâu], dịch bò, ấy khí tiết tự nhiên như thế, chứ có quỉ thần nào làm việc ấy đâu. Truyện ông Văn-Thành làm chúa-ôn, sự tích còn truyền, hãi [hãy] còn đền thờ, nhưng mà xét ra từ nhà Trần đến bây giờ mới hơn bốn trăm năm nay, đời hãi [hãy] còn gần không phải là thượng cổ lắm. Đâu có nhẽ ôn quỉ hiển hiện ra mà bưng rượu cướp thịt chêu [trêu] người ghẹo gái như là kẻ cướp trên trần-gian. Nếu mà có thực thì chính-trực như ông Văn-Thành thì quỉ cũng phải sợ thần cũng phải kiêng mà tôn lên làm chuá. Người ta lúc còn trẻ nên học cách-trí học vệ-sinh, đừng cứ thơ giại [dại] như lúc trẻ con mãi mãi. Nghiã là lúc trẻ con thơ giại [dại] thì người nhớn [lớn] thường hay doạ rằng: “Ấy ông ba bị chín quai mười hai con mắt bắt trẻ con đó”, thì trẻ con phải sợ hãi nghĩ rằng có thực. Người phải học thì mỗi ngày một nhớn [lớn] khôn lên, chớ chịu cam một bề thơ giại [dại] cả đời. Lời bàn của Cát Thành Trần Thúy về các truyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục Lời bàn truyện “Trọng-Quì đánh bạc bán vợ” Quái lạ lắm! người ta sao mà hay đánh bạc? Bảo là vị-danh ư? thì vào đám bạc ông cũng như thằng, người ta ai cũng khinh bỉ. Bảo là vị-lợi ư? thì cờ bạc là bác thằng bần, ai cũng phải thua. Thế mà cứ hay đánh, là bởi vì bụng tham đấy thôi, thấy bạc thì tối mắt lại. Tiền bạc hay che được trí khôn, cho nên người ăn trộm cướp, chỉ vị tham tiền mà đến nỗi mất đầu; người làm quan lại, chỉ vị tham tiền mà đến nỗi mất quan; người đánh bạc thì cũng vị bụng tham tiền mà đến nỗi ruộng nương bán hết, sỏ [xỏ] chân vào cùm; không biết rằng trong
  • 21. thế-gian ai chẳng cần dùng về đồng tiền, như mà cần dùng bao nhiêu, thì phải tìm cách sinh ra tiền bấy nhiêu: như là làm ruộng, làm thợ, đi học, đi buôn. Trong bốn nghề ấy, đều là cách sinh lợi, mà sinh lợi như thế mới lâu bền được. Nhược bằng nghĩ tham lợi mà trong tay không có nghề gì, thì mới nghĩ ra một cách muốn ăn không, trong một phút, chốc may ra được năm ba chục, năm ba trăm, không phải khó nhọc gì; nằm ngửa được sung, miệng ngáp được ruồi, chẳng hoá ra sung sướng lắm ư! Vậy mới dủ [rủ] nhau, bắt chước nhau dong [rong] chơi về nghề cờ bạc. Nhưng không biết tiền bạc ấy, cũng là của chung góp lại với nhau, không phải là của bề ngoài đâu! Nay người này được, mai người khác được; một người được trăm người thua, một bận được mười bận thua; đánh mãi mãi thì người nào cũng phải thua cả. Được thì vui vui mừng mừng, ăn chơi phung phá, không chắc gì tiền ấy để nuôi vợ con được; không chắc gì tiền ấy để tậu ruộng, tậu nhà được. Nhời tục ngữ nói rằng: “Tiền cờ bạc để ngoài sân, của phù-vân để ngoài ngõ.” Không những rằng mất đấy mà thôi, lại còn dủ [rủ] mồi cho thua bằng năm, bằng mười nữa! Quen mui đánh mãi, thua một đánh hai, thua hai đánh ba, cay có gỡ gạc, đi đêm về hôm, ăn không ngon, ngủ không yên, mặt võ mình gầy, ruột khô gan héo; tiền lãi mười phân, hai ba mươi phân cũng nhắm mắt mà vay liều; cầm bán hết cả, người thì sinh ra ăn trộm cướp mà phải chết; người thì nghĩ uất mà chết, người thì tự-tử mà chết. Ấy là bụng lợi nó làm hại người, mà người tham lợi thì hay mắc. Xem như Trọng-Quì cũng là một vị phong lưu công-tử, ăn chơi quen nết đi rồi. Gập [gặp] phải vận nhà suy đốn, càng nên giữ gìn tu tỉnh để nối nghiệp ông cha thì mới phải. Thế mà chỉ vị máu-mê cờ bạc, cho nên Đỗ-Tam nó mới lấy tiền bạc mà dỗ mồi. Thiết gì bằng vợ! thế mà chỉ tham về trăm vạn, mà không biết rằng mất vợ. Chao ôi! Đánh bặc [bạc] mà bán vợ, thì cũng ngán nỗi cho đời qúa! Nhưng không những một Trọng-Quì. Phàm những người đánh bạc tuy rằng không bán vợ thật, như mà mất cửa mất nhà, vợ con nghèo đói, thì cũng chẳng khác gì bán vợ, bán con. Lời bàn truyện “Trung-Ngộ mê gái mà hại thân” Người ta không phải là gỗ là đá, thời ai chẳng có tình dục, nhưng mà bụng nghĩa lý như là ông Chủ-suý, bụng tình dục như là quân lính, quan Chủ-suý lấy nhân-nghĩa liêm-sỉ làm dào [rào] giậu, mà ngăn giữ cấm chấp, thì quân lính phải lui rẹp [dẹp]; nếu mà quan Chủ-suý không vững vàng, thì nó làm nghiêng nước, nghiêng thành, đổ quán siêu [xiêu] đình như chơi.
  • 22. Xưa nay vô số anh-hùng hào-kiệt ngang giời [trời] dọc đất, mà chết về tay con gái. Như là: Đắc-Kỷ làm mất nhà Thương; Bao-Tự làm mất nhà Chu; Đổng-Trác chết về tay Điêu-Thuyền; Từ-Hải chết về tay Thuý-Kiều. Một vũng sóng tình, chìm đắm không biết bao nhiêu người bợm bãi. Trung-Ngộ là một người đi buôn, không có học thức, thấy gái thì ngảnh cổ lại, cho nên chết về con mắt đưa tình, thoáng thấy hơi hương, hồn bướm đã mê man trên gối; khi tình riêng dan-díu [gian díu] (chết thời cùng chôn một chỗ), trong ý thơ lại gắn bó hết đều; đến khi đến chơi nhà trông thấy quan-tài, ngửi thấy hơi thối, mới vùng té chạy ra, thời đầu đã chui vào trong tròng, tay đã bỏ vào hom-đó, còn thoát làm sao được nữa! Chơi gái đến nỗi ôm mả mà chết thì đáng lắm! Còn oán hận gì! Than ôi! mê gái mà chết, thì chết cũng uổng mạng, mà tiếng nhơ nhuốc còn mãi về sau. Những người thấy gái mà hay chấp chới thì đi đêm chắc rằng có ngày gặp ma! Lời bàn truyện “Ma tựa vào cây đào cây lý chêu [trêu] cợt Hà-nhân-Giả” Đất Thăng-long là chỗ trung-tâm điểm sứ [xứ] Bắc-kỳ, người hay sum [xum] họp, của quí đua bầy, buôn bán thời hàng Tầu hàng Tây, đồ rừng đồ bể, dưới thời tầu bè như lá, trên thời phố sá [xá] như nêm, đường buôn một ngày một rộng, cách buôn một ngày một khôn, buôn mà không ở đại phụ-đầu này, thì buôn không rộng. Nghề thợ thì hàng thêu hàng khảm, đồ trạm đồ sơn, kiểu mẫu đã nhiều cách khéo, công phu lại rất tinh truyền, thợ mà không ở đại đô-hội này, thời thợ còn quê. Dậy học thì thường có thày hay, tràng nhớn [trường lớn], sách vở đã nhiều tra cứu, bè bạn lại rộng giao-giu [du], học mà không ở đại kinh-thành này thì học cũng còn hẹp; lại có một cách tự do sung sướng, để riêng cho dân thành phố, là phu phen tạp-dịch, không phải tần phiền, mà rán sành ra mỡ, đánh chét lấy tiền, những quân lính-lệ mặt quỉ đầu châu [trâu], không dám ra tay độc ác; ngôi dân lệ làng không phải phiền luỵ; nợ miệng nào ai chê trách, áo rách không chịu khó hèn, các mọ Kỳ-hào, giơ tay mắm miệng, cũng không dám rở [giở] giọng đàn anh, ấy ở kẻ chợ có những cách lợi cho mình như thế. Còn như phố phường quen thói phù- hoa, ở cóp hay sinh kiêu bạc, ăn mặc xa sỉ, cờ bạc giong [rong] chơi, của thì có một tiêu mười, người thì có mười chơi chín, khinh người ra giác [rác], nói khoác thành thần; hay lừa hay đảo, nói giối như ma; ghen nhau thù nhau giết người như nhái; quen đường giăng [trăng] gió mà
  • 23. chẳng nghĩ đến vợ con; nặng bề nhân tình, mà quên đường cha mẹ; ấy ở kẻ chợ có những cách hại như thế. Than ôi! trong đời không cái gì lợi cả, cũng không cái gì hại cả, nhưng mà mình phải cân nhắc lợi hại, cái gì hay thì theo, cái gì giở [dở] thì bỏ, thời mới hưởng được ích lợi trong khi cảm nhiễm. Nhân- Giả theo thầy ra học kinh-đô, cũng là biết đường học tập, nếu biết phòng dữ [giữ] lòng dục, răn bỏ thói tà, thời con yêu Hồ-ly sao siêu [xiêu] được lòng Tiết-Giao; con yêu Hoa-nguyệt sao hoặc được bụng Lương-Công; như mà tuổi sanh [xanh] còn giại [dại] thấy gái dễ mê, may gặp được con yêu Đào, Lý hãi [hãy] còn trung-hậu, hết mùa chăn-gối, vẹn nghĩa đá-vàng, Nhân-Giả không phải làm con ma ôm cây mà chết thời cũng may lắm. Nếu người ta mà bỏ lợi theo hại, thì chẳng nên bảo rằng tại mình ở chốn phồn hoa. Lời bàn truyện “Con tinh hoá ra họ Hồ họ Viên để ngăn trở Hồ Quý Ly” Người ta thiêng hơn vạn vật, cho nên thành tín thì thần minh còn hay cảm động được; chính trực thì ma quỉ cũng phải xa tránh; dù tinh dù yêu, có nanh có mỏ, có nhẽ nào người lại phải thua ma. Bởi vì Quí- Ly tâm thuật gian-dảo, trí những tranh vua, cướp nước, hại thế hại dân, bụng thì như ma như quỉ, không biết đâu mà dò. Ngoài miệng tuy rằng nói chính, nhưng trong lòng vẫn có lý dan [gian]. Con Hồ con Viên nó mới được lấy nhẽ chính mà tranh biện với mình, chả có chính-trực như Nguỵ-nguyên-Trung thì con Vượn phải đun bếp hộ; học thức như ngươi Trương-Hoa thời con Hồ phải hiện hình, đâu còn dám ngồi cùng nói truyện, mình phải đói nhẽ, mà lại phải thua. Nhời ngạn nói rằng: “Tinh lại gặp ma.” Quí-Ly sao chẳng sờ xuống đuôi mà hỏi truyện kiếp trước? Lời bàn truyện “Núi Tống-sơn có hang tiên tu” Thần tiên xưa nay vẫn cho là hoang đường, nhưng mà cổ-nhân thường nói rằng: “Bảo rằng có, thời không hẳn là có, bảo là không chưa chắc là không.” Nói phân mang [minh] như thế thì người đời sau biết thế nào là nhẽ đích đáng, mà định được phương hướng cho người ta? Nay tôi xin lấy nhẽ mà xuy [suy] ra, thì Tiên cũng là người, mà chỉ khác nhau cái bụng đấy thôi; như là ông Thánh không phải bốn tai, bốn mắt, chỉ vị Thánh thì giữ toàn tính giời [trời], phàm thì mê đắm tình dục; cho nên Thánh mới siêu phàm mà thành Thánh. Phật không phải là nghìn tai, nghìn mắt, chỉ vì Phật thì từ bi quảng đại, người thì gian-giảo tham-si, cho
  • 24. nên Phật mới hơn đời mà thành Phật. Tiên cũng không phải uống thuốc luyện-đàn để mình sinh lông, mọc cánh đâu, chỉ vì cõi đời tham bỉ tranh đua, vòng danh lợi lại gây nên phiền não; mà Tiên thời biệt nơi thanh tĩnh riêng thú yên-hà, chính sự nhân dân không phiền luỵ tục, công-danh phú- quí rũ sạch bụi trần; thế thời Tiên so với tục xa biết chừng nào? Cho nên ta mới hâm mộ về Tiên, ao ước về Tiên, nghĩ rằng Tiên có một thế-giới riêng, không biết rằng thanh-nhàn thời là Tiên. Có câu thơ rằng: “Nhất nhật thanh nhàn nhất nhật tiên.” Xem như Từ-Thức là một vị phong-lưu công-tử nhà thế-gia, ra làm quan huyện đường đường sở tại, thấy gái bẻ hoa bị sư bắt trói, nếu mà nặng tình xót liễu vì hoa, thì đòi sư trách hỏi. Sư chắc rằng phải lễ tạ mà xin tha, can gì phải cổi [cởi] áo cừu để chuộc người, là bởi vì thấy người hoạn nạn khốn khổ, thời bụng nhân-từ đã thổn thức sinh ra ngay, mà giọng cả vú lấp miệng, lại quên mất cả quyền thế của mình. Khi chuộc được rồi không từng hỏi lại một nhời [lời], thời thiệt phân minh, làm ơn không cầu báo, thực là sẵn lòng cứu người, chứ không phải là có lòng vị gái; xuy [suy] một cái bụng ấy, thì đã khác người thường rồi. Khi bị quan trên trách mắng thì tủi giận về đường vinh nhục, không vị giăm [dăm] đấu gạo lương mà buộc mình ở trong vòng danh lợi; rượu một bầu, thơ một túi, để tiêu sái với nước biếc non xanh, thì cái bụng ấy lạ hơn người tục rồi. Đến khi phóng đãng giang hồ, bơ vơ bên giời [trời] góc bể, lại gặp nàng Giáng-Hương là duyên xưa nghĩa cũ; giai-nhân tài-tử đạo-khách tiên-lưu, đôi lứa thực là xứng đáng, tuy rằng duyên giời [trời] gặp gỡ, mà thực là đạo giời [trời] báo ứng không sai. Những người mà muốn gặp tiên thì phải tu luyện lấy tâm, không thiết tình sắc, ân nghĩa như là Từ-Thức, thời cũng chắc như là Từ-Thức gặp tiên; nhược bằng bảo rằng núi tiên rơi xuống, non thần mọc ra, thì là hoang đường lắm. Lời bàn truyện “Trịnh-Quân xuống kiện dưới Thủy-phủ” Quỉ-thần hai chữ đã xuất hiện ra ở trong thế-giới, thời quỉ-thần chắc hẳn cũng có, không phải là không. Đức thánh Khổng nói rằng: “Đức quỉ-thần to lắm,” nhưng mà lý quỉ-thần tinh vi, sự quỉ-thần huyền diệu, tai không nghe tiếng, mắt không thấy hình, người không biết mà đem sự yêu cầu, mê dường vu-hoặc, thời phúc lộc chỉ chắc Thần cho, làm ăn bỏ đường nhân-sự, ăn ở không biết cách vệ-sinh, nếu có chậm đẻ khó nuôi thời bán khoán tắm thai, chỉ mong Thần đưa con lại, tật bệnh không biết đường thang thuốc, hơi có se mình khó ở, thời tàn hương nước lã, chỉ mong Thần cất bệnh đi, như thế thì kì-dị lắm! ngu dại lắm! mà tiếc-mạn lắm! ý giáng nghĩ quỉ-thần là kho chứa của lò đúc người, là máy tự-lai, mà cầu gì được nấy, muốn sao được vậy à!
  • 25. Thế thì quỉ-thần chẳng hoá ra một người sai-phái của mình ư? Than ôi! lúc nhà Thương sắp loạn thời tục thượng quỉ, nước sắp mất thời dân nghe thần, đức thánh Khổng có nói rằng: “Quỉ thần không hưởng đồ phi lễ.” Quỉ-thần phải kính mà xa ra, thực cũng lấy quỉ-thần là tinh-vi huyền diệu! Người ta khó biết, dễ nhầm, cho nên Ngài ít nói việc quỉ-thần. Tôi thiết tưởng rằng: người ta cái gì cũng phải nên biết nhẽ [lẽ] làm sao, rồi mới biết đường phải trái, đến như việc quỉ-thần thì phải xuy [suy] nhẽ [lẽ] quỉ-thần, thời mới biết mà kính tín. Quỉ là gì? - Quỉ là khí oan uổng uất kết mà không tiêu đi được; như là Bảnh-Sinh hiện ra con lợn, để báo Tề-tướng-Công, Tô-Văn hoá làm con trâu để báo Tiết-nhân-Quí, Vu-Cát báo Tôn-Sách. Thần là gì? - Thần là khí tinh-anh ngưng tụ không tan đi được; như là bên Tầu thần Thái-Sơn, thần Đỗng [Động?]-Đình. Ta thì thần Tản-Viên, thần Bạch-Hạc, Tầu thì Quan Vân-Trường, Nhạc Vũ-Mục. Ta thời Phù-đổng-Thánh, Hưng-đạo-Vương. Đại để chính thì là thần, tà thì là quỉ, ta cứ gọi trung [chung] là quỉ-thần nhưng mà hai nghĩa khác nhau. Kinh Lễ nói rằng: “Quỉ-thần có công-đức thì thờ,” một là nghĩa để báo đền, hai là muốn cho tỏ dệt [rệt], ba là khuyên bảo người sau, nhược bằng đem mà cầu cúng, thì không phải ý người lập ra tự- điển; như thần Giao kia làm vua Thủy mà lấy hiếp con gái dương-gian, Trịnh-Quân xuống kiện dưới thần bể mới được; thì không kể rằng phải tội dưới âm là sự huyền, nhưng cứ nhẽ [lẽ] dâm tà như thế, thì cũng nên mượn bó đuốc của Địch-lương-Công, mà đốt ra than gio [tro], súc [xúc] đổ xuống ròng [giòng] nước chảy. Lời bàn truyện “Tử-Văn làm Phán-sự đền Tản-viên” Trong Tự-điển, Quỉ-thần có công đức với dân thời thờ: Một là báo đền ơn nghĩa , hai là để khuyên bảo đời sau. Thánh-hiền đặt ra thờ tự không phải là không có ý, đức thánh Khổng-tử nói rằng: “Phi kỳ quỉ nhi tế chi siểm dã,” nghĩa là không phải Quỉ-thần đáng thờ mà thờ thì là siểm-mị. Người nước ta tính hay sùng phụng Quỉ-thần, cho nên thấy thờ thì thờ, chứ không biết tại làm sao mà thờ? không biết thờ có ích gì cho mình không? có hệ gì với mình không? Kìa như: voi cũng thờ, gọi kiêng là ông vâm; hổ cũng thờ, gọi kiêng là quan tướng; rắn cũng thờ, gọi kiêng là ông dài; thậm chí đến đống đất gốc cây cũng có thờ cả. Nay kêu mai cầu, nay khấn mai vái, đất nặn nên bụt, thờ mãi hoá thiêng, chỗ thì ma cây, yêu đá nhập vào, chỗ thì bà cô ông mãnh dáng [giáng] vào, thường thường làm người đau ốm, cầu người cúng cấp. Điện nọ tĩnh kia lên miệng giả tá, ông thầy bà cốt khéo vẽ quàng xiên, làm hại người ta lắm lắm.
  • 26. Như con ma Ngô là Thôi Bách-hộ đoạt thần Cư-Sĩ đi mà hưng yêu tắc [tác] quái, xách nhiễu lương dân. Thần Cư-Sĩ phải xiêu dạt mà lên ở nhờ trên đền Tản-viên, không biết tố giác đâu được, thì con ma Ngô ấy cũng thiêng dữ lắm ư! Than ôi! kiếm đức thánh Hưng-đạo không còn, lấy gì mà chém giặc nịnh; đuốc ông Địch-nhân-Kiệt đã tắt, lấy gì mà đốt dâm từ. Người trung thường có học thức thì không tin không lễ bái cũng đã là bậc giỏi, còn ai dám cả gan bắt cọp, thi sức với ma, một trận ra tay, mà hốc rắn hang beo đã phải tan tành ra gio [tro] nát. Như Tử-Văn đã đốt đền rồi thì dẫu con ma ấy hiện vào hét nạt dọa dậm, lại kêu van xin làm đền lại, ông ấy cũng quyết không nghe, là bởi ông ấy có lòng nhân đức, cho nên thấy dân hại thì thương; có bụng chính chực [trực], cho nên thấy ma không sợ; thực là học biết nhẽ đích đáng, thấy việc phải dám làm. Thế mới biết rằng Chân-nho vô địch. Ngày sau, thần Cư-Sĩ cảm nghĩa mà tiến cử làm Phán-sự đền Tản-viên, nghìn năm hương hoả phụng thờ, hưởng phúc của thần của dân thì cũng đáng lắm. Lời bàn truyện “Giai [trai] ghen tuông, vợ phải thác oan” Nhà có vợ hiền cũng như nước có quan tướng giỏi: quan tướng giỏi thì giúp vua mà sếp [xếp] yên việc nước. Vợ hiền thì giúp chồng liệu yên việc nhà. Cho nên có câu rằng: “Thê hiền phu nội chợ [trợ].” Nghĩa là vợ hiền thì giúp được việc trong nhà cho chồng. Vua mà gặp được trung-thần, nếu ai gièm báng sự chi, cũng quyết không nghe, như ông Hán-Quang-Vũ đưa tờ cáo-thư cho Phùng-Dị xem, thì người trung-thần mới thành công được. Nhược bằng thấy hình tích sinh nghi, mà không hết lòng minh sát, để cho trung-thần mắc phải tiếng oan, thì trước là không thành việc nhớn [lớn], sau lại mất người hiền. Ông Nguyễn-công-Chứ [Trứ] cũng là bực danh-thần nước ta, chiều- [triều] đình bấy giờ nghi có lòng bạn nghịch, ông ấy thường làm thi ca để tỏ ý mình; ca cái phản ngồi rằng: “Đem thân cho thế gian ngồi, mà người không biết đổ nhời [lời] bất trung.” Ca cái máng nước rằng: “Ngay lòng vì nước vì nhà, mắt người không biết giời đà biết cho.” Xem thế thì những người có bụng trung chính, nhà nước cần sét [xét] lắm, kẻo người trung lại bảo là dặc [giặc] thì chính sự nhầm lỗi, nước sao thành ra nước được. Những đứa vợ hư, thì chỉ đợi chồng ra khỏi cửa, để dắt tay giai [trai] vào. Nếu có vợ như thế, thì nên tra xét đích xác, rồi chiếu luật
  • 27. đuổi đi là phải. Còn như vợ hiền thì cách ăn nết ở, mười phần cũng đã tin nhau cả mười, nếu có sự chi hình-tích đáng ngờ, thì phải dò xem gốc ngọn, sao nên vội buộc tiếng xấu cho vợ hiền. Tục ngữ nói: “Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng nhời [lời].” Như Trương-Sinh lấy được Vũ-Thị nết na thế nào, cũng đã biết nhau rồi. Khi bước chân đi lính, nàng ấy khuyên nhủ hết nhời [lời], ở nhà thì thân với họ mạc, hoà với anh em, thờ mẹ chồng hết đạo, đêm thanh cảnh vắng chiếc bóng ngọn đèn, muôn hộc chung chung-tình, hồn khuê- thát đã vẩn vơ ở bên cạnh mình trinh-[chinh] phu, đằng đẵng mấy năm không biết bao nhiêu tình tưởng vọng, đến khi được chồng về, như rồng có vây, như cây có dễ [rễ], chắc rằng đã thoả lòng ao ước xưa nay, thế mà chỉ thấy những điều eo óc, những tiếng thị phi, hễ hỏi đến nhời [lời] nói tự đâu mà ra thì chồng lại gạt đi không nói, dạ trung trinh lòng uất ức không phải là cái bánh bóc cho xem. Ngậm đắng nuốt cay, mà tiết sạch giá trong, cam phó cho ròng [giòng] nước biếc. Lạ thay! Trương-Sinh về đã bao nhiêu tối, mà con không chỉ bóng nhận cha, đến khi xuống sông rồi thì con mới tỏ ra sự ấy, chả hoá ra giời [trời] cố chêu [trêu] ngươi ư! Ngày xưa Thị-Kính thành phật, bây giờ Vũ-Thị thành thần cũng là đáng lắm. Còn Thiện-Sĩ giáng sinh làm kiếp vẹt, thì Trương-Sinh cũng nên hoá làm kiếp vờ ở bờ sông. Lời bàn truyện “Gái ác nghiệp, con sinh báo oán” Đàn bà cốt có hiền hạnh, trước là để lo liệu giúp chồng, sau là để phúc đức cho con, sách có câu rằng: “phong hoá khởi tự chốn khuê môn” lại có chữ “phúc đức tại mẫu.” Cho nên bà Hậu-phi nhà Tru [Chu] có đức hiền không ghen ghét, mà sinh được con hiền chắu [cháu] thánh, gây dựng được cơ nghiệp tám trăm năm. Lã-hậu ghen tuông gần khuyênh [khuynh] nghiệp Hán, Vũ-hậu ác nghiệp suýt [xuýt] mất nhà Đường, rồi său [sau] gà gắy [gáy] gở tan hoang, con đầu lừa [1] bị chết. Xem như thế thì đàn bà hay ghen cũng là hại lắm. Tuy rằng ớt nào là ớt chẳng căy [cay], nhưng mà ghen thì hay sinh ác nghiệp, ác nghiệp thì chồng phải bó tay chịu ngồi, con không mở mặt ra được. Người châu Âu châu Mỹ bây giờ thường hay lấy một chồng một vợ, không như ta lấy năm thiếp bẩy thê, cũng không hay ghen tuông chi lắm, nhưng mà chồng đường vợ sá [xá] cũng hay kết hợp tự do, chưa chắc đã khỏi giọng Hà-đông [2] sư tử được. Như vợ cả Nhược-Chân kia ghen Hàn-Nan quá tay roi vọt, lúc sống thuê thích-khách báo cừu không được, đến lúc chết lại dủ [rủ] người khác
  • 28. mượn cửa để báo oán, nếu không gập [gặp] Pháp-Vân thì tính mịnh [mệnh] cả nhà Nhược-Chân khó tránh khỏi được oan gia nghiệp trướng [chướng]. [1] Con đầu lừa là con riêng của Vũ hậu, tên là lư Đầu Thái Tử. [2] Hà Đông sư tử (sư tử xứ Hà Đông): giống cái dữ tợn, hễ nó hét lên thì con đực phải sợ. Truyền kỳ mạn lục (Variété littéraire) Recueil d’annecdotes extraordinaires Dịch giả: Phan Kế Bính NGUYỄN NAM sưu tuyển 1. Truyện Hồ-tôn-Thốc qua miễu Hạng-vương Quan thừa-chỉ là Hồ-tôn [tông]-Thốc người làng Thổ-thành, tỉnh Nghệ- an, đời vua Phế-đế nhà Trần, làm đến Hàn-lâm-học-sĩ, Thừa-chỉ kiêm Thẩm-hình viện sứ. Giỏi về nghề làm thơ, lại hay dễu [diễu] cợt truyện đời. Cuối đời nhà Trần, phụng mạng sang sứ bên Tầu. Đi qua miễu vua Hạng-vương, đề một bài thơ như sau nầy: Bách nhị sơn hà khởi chiến phong, Huề tương tử đệ nhập Quan-trung. Yên tiêu Hàm-cốc châu-cung lãnh, Tuyết tán Hồng-môn ngọc-đẩu không. Nhứt bại hữu thiên vong Trạch tả, Trùng lai vô địa đáo Giang-đông. Kinh dinh ngũ tải thành hà sự, Tiêu đắc khu khu táng Lỗ-công. Bài dịch Non nước trăm hai [1] nổi bụi hồng, Dắt diù em trẻ tới Quan-trung. Cung châu lạnh lẽo gio (tro) thềm Lộc, Chén ngọc tanh tành tuyết cửa Hồng. Vận rủi đã cam về Trạch-tả,
  • 29. Mặt nào còn nỡ ngó Giang-đông? Năm năm vùng vẩy nên chi đó, Mai táng còn may chút lễ [Lỗ] Công. Đề xong, về nhà quán, đánh chén say buồn ngủ, sực mơ thấy một người đến mời đi, nói rằng: “Phụng mạng vua tôi, cho mời ông đến nói truyện.” Hồ-công lật đật chỉnh đốn khăn áo, rồi thì người ấy dẫn đường đưa đi. Một lát đến nơi cung điện to lớn, đã thấy Hạng-vương ngự trên điện rồi. Bên cạnh đặt một tấm giường lưu-ly, rồi Hạng-vương mời Hồ-công ngồi trên giường và hỏi rằng: - Câu thơ của thầy đề ban ngày, sao kinh [khinh] ta lắm mấy? Kìa như nhà Hán là một vì vua, ta đây cũng là một vì vua, nhà Hán phong thế nào được cho ta? Vả như Điền-Hoành là một đưá con trẻ, còn chẳng thèm tham danh tước của nhà Hán, huống chi ta đường đường là một nước Sở, há lại thèm chịu lễ Lỗ-công sao? Ta xin kể rõ cho Sứ-quân được biết: Ngày xưa nhà Tần mất quyền, bốn phương nổi lên tranh nhau, ta nhân dịp đó cất quân, đánh đâu được đó, đức nghĩa ta dùng ra thì nước nào cũng phải phục, oai lịnh ta thi hành thì người nào cũng phải làm tôi, ta coi thiên hạ, chỉ ngồi một chỗ cũng có lẽ địch nổi. Xem thế thì giời (trời) giúp nhà Hán, dẫu bọn thổi kèn dệt vải[2] cũng đủ nên công; giời (trời) hại nhà Sở, dầu có sức nhắc vạc nhổ núi, cũng không thể cưỡng cầu. Huống chi sức Chung-Ly không kém gì Hàn-Tín, mưu A-phụ lại hơn Trần-Bình, nếu ta biết tín nhời [lời] các người ấy, nhân thua gắng sức, quất ngựa ô-chuy, thâu quân Bành-thành, há chẳng hay đạp bằng cung điện Phong-bài [bái], mà đào được tôn xã nhà Lưu hay sao? Chỉ vì ta thương dân mắc phải tai nạn, cho nên đem thân đường đường tám thước, mà phó cho bọn Vương-Ê. Thế thì nhà Hán nhà Sở, một nên một thua, cũng là việc may rủi mà thôi, có lấy sự thành bại mà luận anh hùng thế nào được!!! Trong đời những kẻ hay phẩm bình nhân vật, có kẻ đổ cho là giời (trời), có kẻ cho không phải là giời [trời], thường thường làm ra thơ từ có đến ngàn bài, nhưng chỉ có một câu của Đỗ-Mục nói rằng: Giang-đông tử đệ đa tài tuấn, Quyển thổ trùng lai vị khả tri. Dịch nôm: Giang-đông em trẻ nhiều tay giỏi, Dậy đất quay về chửa biết chừng! Câu thơ ấy còn có ý trung hậu, hợp cách làm thơ, đọc lên còn cứng cỏi được ý người. Còn các bài khác đại để toàn là nhời (lời) phù bạc cả, ta thật là không bằng lòng, nên ta than thở với Sứ quân như vậy. Hồ-công nghe đoạn, cười nói rằng: - Lẽ giời [trời] việc người, đôi đường cùng quan hệ với nhau, nếu đổ cho số giời, mà không kể đến việc người, thì vua vẫn còn chưa nghĩ cho
  • 30. cùng lẽ thật. Nay vua đã cho gọi tôi đến đây, tôi xin cứ thẳng mà nó có đặng không? Hạng-vương nói: - Phải, phải! Sứ quân cứ việc thẳng mà nói. Hồ-công mới nói rằng: - Vận thế thiên-hạ, cốt bởi mưu chớ không bởi sức; thâu bụng thiên-hạ cốt tại nhân chớ không tại bạo. Vua tánh hay quát tháo hung hăng, giết Tống-Nghĩa[3] thì là tội vô quân, giết Tử-Anh[4] thì là sự bất võ. Ngươi Hàn-Sinh[5] tội gì mà bị mổ, cung A-phòng[6] cớ gì mà đốt đi? Vua làm những sự ấy, được bụng người hay là mất bụng người? Hạng-vương nói: - Sứ-quân nói vậy chưa nhầm. Việc đất Hàm-đan, cơ thành bại chỉ ở trong chớp mắt, mà Tống-Nghiã thì rụt rè không dám tiến quân. Nếu để chậm mà quân nhà Tần sang qua sông, thì nhân dân nước Triệu hại hết, cho nên ta giết một Tống-Nghiã mà cứu cho trăm vạn mạng người, thì có lỗi gì? Vua trong các nước cũng là chư-hầu, mà nhà Tần cũng là chư- hầu, lại đi tham đất các nước, đánh lấn không còn để nước nào cho nên ta giết moät Töû-Anh ñeå baùo thuø cho saùu nöôùc, thì coù haïi gì? Coøn nhö Hàn-Sinh chê bai quân thân, là tội bất trung, nên ta giết để răn kẻ khác. Thủy-hoàng xa xỉ tàn ác, vét của dân để lập cung A-phòng, nên ta đốt đi để cho vua khác phải cần kiệm. Sứ quân bẻ ta những sự ấy, ta thiệt không chịu. Hồ-công nói: - Thế thì vua đốt lục-kinh, để cho ân trạch của thánh-nhân mất đi, và vua sai giết Nghĩa-đế ở trong sông, thì vua sao lại nỡ làm thế? Sao cho bằng nhà Hán nghe lời Đổng-Công, mà lập nên việc nhân nghĩa; tế đền Khúc- phụ,[7] mà đem lại lối đạo học. Cho nên có câu rằng: Nhà Hán được thiên-hạ, không phải bởi dùng được Tiêu-Hà, Trương-Lương, mà cốt về ba quân để tang cho Nghĩa-đế, được vui lòng trung-phẩm cho bọn hào- kiệt; Nhà Hán giữ thiên hạ không phải bởi điều lệ rộng rãi, mà cốt về thân tế đền Khúc-phụ, dựng được nề niếp [nếp] cho người đời sau. Vua sánh cùng với nhà Hán làm sao cho đặng? Hạng-vương thấy nói vậy, ngồi ngẩn mặt không biết nói lại làm sao. Khi ấy có Phạm-Tăng đứng bên tiến lên nói rằng: - Tôi nghe: Làm người chẳng ai ra khỏi vòng giời [trời] đất, dựng nước chẳng ai vượt khỏi đạo cương thường. Nhà vua có bày tôi quần thần tên là Tào Cữu, lòng đá vàng mà tiết tòng bách (bá), thà rằng chết mà không chịu nhục, há chẳng phải bởi vua dùng phải đạo mà khiến cho tận trung đó rư? Kià như nhà Hán sai Ứng-Xỉ giữ đất Phong mà Ứng-Xỉ hàng người khác; sai Trần-Hỉ coi đất Triệu mà Trần-Hỉ làm phản, thì đạo vua tôi đằng nào hơn? Vua có người cơ-thiếp họ Ngu, mình nhẹ lá sương, hồn theo lưỡi kiếm, giữ tấm lòng ở nơi tịch mịch, chôn khúc giận ở đám hoang vu, há chẳng phải bởi vua ở hết đạo mà khiến cho tận tiết đó rư?
  • 31. Kià như nhà Hán mụ Lữ-Trĩ thì kiêu mà sinh dâm, nàng Thích-cơ thì yêu mà mắc hoạ, thì đạo vợ chồng đằng nào phải? Huống chi nỡ bỏ cha là Thái-công mà bỏ mất đạo giới, đắm yêu con thứ là Triệu-vương mà khinh thị quốc-bổn[8] thì trong đạo cha con ở đâu? Kẻ nghị luận không xét rõ phải trái, chỉ khen nhà Hán mà chê nhà Sở để cho vua ta mang tiếng xấu ở dưới cửu tuyền. Nhờ ông bỏ bớt những nhời nhảm nhuốc ấy đi, thì cũng là may cho trong lúc gặp gỡ lắm. Hồ-công nghe nói phải lẽ; gật đầu hai ba lần. Canh khuya tan cuộc chè, đứng dậy từ về, Hạng-vương tiễn ra khỏi cửa thì giời [trời] đã sáng. Tỉnh dậy, mới biết là một giấc chiêm bao. 2. Truyện người đàn bà có nghĩa Về cuối đời nhà Trần, ở phủ Khoái Châu,[9] một người tên là Từ Đạt, làm quan ở thành Đông quan,[10] gần nhau với nhà quan Thiêm-thư là Phùng-lập-Ngôn. Hai người đi lại chơi bời, thân ái nhau như anh em ruột. Phùng có con giai (trai) tên là Trọng-Quì. Từ có con gái tên là Nhị Khanh. Giai [trai] tài, gái sắc, trạc tuổi lại vừa ngang nhau. Thường khi qua lại gặp nhau, đôi bên tình đầu ý hiệp. Cha mẹ hai đàng cũng đẹp ý cả, mới dùng đủ lễ mối lái cưới xin, (mai mối cưới gả) rồi thành gia thất. Nàng Nhị-Khanh tuy còn trẻ tuổi nhưng khi về nhà chồng đã có nết ăn ở hiền hậu, ai ai cũng khen là được nội trợ giỏi. Chàng Trọng-Quì tới khi khôn lớn, chỉ chăm sự du đãng, nàng nầy thường thường can gián, chàng kia tuy không nghe nhời (lời), nhưng cũng có bụng kính sợ. Gặp khi đó ở xứ Nghệ-an lắm giặc cướp, trào- đình muốn cầu một người giỏi cho làm quan đó để dẹp giặc. Đình thần ghét Phùng là người nói thẳng, có ý muốn hại Phùng, mới cử lên để sung bổ vào chức ấy. Phùng sắp phó lị, bảo với nàng dâu là Nhị-Khanh rằng: - Đường xá xa xôi, cha không muốn cho con đi theo. Vậy con hãy ở tạm lại đây, đợi khi nào giặc giã yên ổn rồi cha sẽ cho đón rước con vào trong nầy ở với chồng con. Chàng Trọng-Quì thấy vợ mình không đi, có ý ngần ngại (dụ dự) cũng muốn ở nhà. Nàng kia can nói rằng: - Nay cha vì tánh [tính] nói thẳng mà người ta ghét, tuy giả tiếng cho giữ chốn hùng phiên, mà thiệt thì đưa vào đất chết. Chàng anh Lang- quân nỡ nào để song thân đi một mình, sóng gió muôn dặm, sớm tối một thân, đem vào cõi nước độc ma thiêng (nguồn cao nước độc) ai là kẻ sớm thăm chiều viếng. Vậy thì chàng anh phải theo cha mà đi, chớ vì thiếp mà trái hiếu đạo. Chàng kia bất đắc dĩ, mở tiệc tiễn biệt cùng vợ, rồi theo cha và cả nhà về Nghệ An.
  • 32. Nàng Nhị-Khanh từ bữa đó ở lại với cha mẹ ruột, không ngờ con tạo trêu ngươi, việc người lắm lỗi. Chẳng bao lâu, cha mẹ nàng Nhị-Khanh kế theo nhau mà thác. Nàng ấy đem ma về táng ở Khoái-châu là chỗ quê nhà, rồi ở cùng với một người bà cô là họ Lưu. Khi ấy trong đồng ấp có một viên võ-quan họ Bạch, nguyên là cháu ngoại họ Lưu. Viên ấy thấy nàng Nhị Khanh nhan sắc xinh tốt, muốn cưới làm vợ, mới dùng của lót khấn cầu họ Lưu, nhờ dỗ dành nàng kia cho mình. Lưu-thị dỗ bảo nàng Nhị-Khanh rằng: - Nhà nước tự khi nhà Nhuận-Hồ chịu ngôi đến nay, chăm việc dong chơi, chính sự lầm lỗi, sanh sự cơ loạn trong nước khắp nơi. Vả lại chàng Phùng kia đi biệt sáu năm nay, không có tin tức gì chưa biết là còn hay mất. Nếu mà gặp cơn loạn lạc, phải tay hung dữ, thì ta e rằng bóng liễu Chương-đài chưa biết rụng vào đâu? Chi bằng kiếm một nơi tốt, kết mối duyên lành, bịt miệng người cười hoa cợt liễu, yên phận nàng dây sắn bóng tùng (cát đằng tùng bá), chẳng hơn là quạnh quẻ [quẽ] một mình như người đàn bà goá rư? Nàng Nhị-Khanh nghe lời kinh hãi, suốt tháng không ăn ngủ chi đặng. Lưu-thị biết vậy, muốn ép uổng bắt phải lấy chồng, và bảo Viên- võ-quan kia cứ việc định sẵn ngày cưới. Nàng Nhị-Khanh lo lắm, kêu một người lão-bộc mà dạy rằng: - Lão ở nhà ta đã lâu, có lòng mà báo ơn đức tiên nhân ta được chăng? Ta sở dĩ còn nhẫn nhục đến rầy, là vì cớ chồng ta còn sống. Nếu chồng ta thác rồi thì ta cũng thác theo, chớ không khi nào ta chịu mặc áo xiêm của chồng ta mà đi làm đỏm cho người khác (đi dởn [giỡn] với người khác). Vậy thì lão chớ quản bao khó nhọc, nên vào Nghệ-an kiếm cho đặng chồng ta về đây. Khi đó đang cơn loạn lạc, đường xá gập gềnh, lão kia đi mười hôm mới đến Nghệ-an. Hỏi thăm thì người ta nói rằng: “Ông Phùng-lập-Ngôn mất rồi, gặp nhằm con không ra gì, cửa nhà sa sút hết cả.” Lão kia nghe nói vậy buồn rầu lắm, bỏ thuyền lên bờ, đi dẻo ven (dọc theo) sông, xảy gặp chàng Phùng-trọng-Quì ở trong chợ. Chàng ta đưa lão-bộc về ở nơi ngụ, thì thấy cửa nhà tiêu điều, bốn bề vách nát, trong nhà có một tấm giường, và chỉ có bộ bàn cờ, đồ uống rượu, chó săn và gà chọi mà thôi, chớ không có chi nữa cả. Chàng ấy nói với lão-bộc rằng: - Tiên-nhơn [nhân] ta chẳng may mất đã bốn năm nay. Ta vì có binh qua trở ngại, muốn về không được, tuy ở tha hương, nhưng lúc nào cũng nhớ đến quê nhà. Vì đó nên mới sắm sửa định ngày về, khi về đến nhà, vợ chồng trông nhau than khóc. Bởi cớ cách biệt lâu năm, tình lân ái bội phần đằm thắm. Không bao lâu, chàng kia lại cứ giữ thói dong chơi, ngày ngày cùng với kẻ lái buôn là Đỗ-Tam đi lại. Chàng Trọng-Quì thì tham của nhà Đỗ-
  • 33. Tam. Đỗ-Tam thì mến nhan sắc của vợ Trọng-Quì, nhân thế cùng nhau đánh bạc. Đỗ-Tam thả nhiều của để dử [nhử] Trọng-Quì. Trọng-Quì thường thường đánh được bạc, coi lấy tiền như lấy của trong túi. Nàng Nhị-Khanh răn bảo chồng rằng: - Lái buôn lắm kế giảo quyệt, xin chớ chơi bời, trước tuy được của nó, về sau ắt thua hết về nó mà thôi. Trọng-Quì không nghe. Một hôm, hội đóng bầu bạn đánh bạc. Đỗ-Tam bỏ ra trăm muôn quan tiền, mà xin Trọng-Quì phải lấy nàng Nhị-Khanh làm cược (vi chi). Trọng-Quì quen thói thường được, không nghĩ chi đến sự khác, liền thuận tình viết giấy giao kèo, rồi vừa uống rượu vừa đánh bạc. Trọng-Quì đánh ba tiếng thua cả ba, mặt mũi tái mét, cả đám ngồi ai nấy đều kinh. Trọng-Quì vì đã viết giấy, không sao chối được, phải gọi Nhị-Khanh đến, nói hết thiệt [thật] tình cho Nhị-Khanh nghe, và đưa tờ giấy giao-kèo để vợ xem, rồi bảo rằng: - Tôi vì cớ nghèo ngặt, phải lụy đến nàng. Nay việc đã thế nầy, dẫu hối lại cũng không kịp. Vả lại sự đời khi hợp tan, khi mừng thương, cũng là sự thường, vậy thì nàng hãy đành lòng ở với tân-nhân, chẳng mấy bữa tôi sẽ đem tiền chuộc lại. Nàng Nhị-Khanh biết thân không tránh được nào, mới giả đều tử-tế mà nói rằng: - Bỏ nơi nghèo sang nơi giàu, thiếp còn ngại gì, âu cũng là số giời [trời] tiền định chăng? Nếu tân lang không hiềm thiếp xấu xa, thiếp xin ráng sức nâng khăn sửa túi, cũng như thiếp thờ chồng cũ khi xưa. Nhưng thiếp hãy xin một chén rượu, để biệt nhau với chồng cũ, và xin về hối (dặn) con một lời. Đỗ-Tam mừng lắm, sai rót một cốc (ly) rượu to đưa nàng ấy uống, nàng ấy uống rồi, về nhà dắt hai con nhỏ ra, vỗ vào lưng mà bảo rằng: - Con ơi! Cha con bạc tình, không thể nương nhờ được. Mẹ chẳng lo chi sự chết, nhưng chỉ thương đến chúng bây mà thôi. Nói đoạn rồi, lấy dây thắt cổ tự tận. Đỗ-Tam thấy nàng ấy về lâu chưa đến, sai người đến giục, thì thác đã lâu rồi. Trọng-Quì thương xót vô cùng, đủ lễ làm ma tống táng. Trọng-Quì tự khi đó thất ngẫu, ăn năn vô chừng, nhưng sanh [sinh] nhai mỗi ngày một kém, sớm tối vay mượn nhờ người. Nhân nhờ có một người bạn cũ làm quan ở châu Qui-hoá (nay thuộc về tỉnh Hưng-hoá) mới đi lên đó để kiếm chốn nương nhờ. Đi được nửa đường mỏi mệt lắm muốn ngủ, nhân ngồi nghỉ ở dưới gốc cây bàng. Sực nghe trên không có tiếng gọi rằng: - Ai đó, có phải là Phùng-lang chăng? Nếu chàng còn nhớ đến tình cũ thì cứ đến ngày ấy giờ ấy, đến miễu bà Trưng-vương đợi tôi. Ân tình chi thiết, xin chớ coi u minh khác nhau.
  • 34. Trọng-Quì nghe văng vẳng như tiếng nàng Nhị-Khanh, ngẩng mắt lên trông, chỉ thấy một đám mây dâm đen bay về phía tây-bắc. Trọng-Quì lấy làm quái lạ, muốn nghiệm xem ra làm sao, mới y lời hẹn đến miễu bà Trưng-vương. Khi đến đó thì mặt trời đã xế bóng vào cửa song, trông ra cỏ rặm rêu xanh, phong cảnh hắt hiu, thỉnh thoảng lại nghe tiếng chim chóc kêu trong bụi cây cối. Chàng ta buồn rầu muốn trở về thì trời đã tối, mới nằm nghỉ trên tấm phản ở nơi nhà cầu. Cuối canh ba, nghe có tiếng khóc văng vẳng tự đằng xa dần dần tới gần. Cách chừng nửa trượng, trông ra mập mờ qủa nhiên là nàng Nhị-Khanh. Nàng ấy bảo Trọng-Quì rằng: - Thiếp từ sau khi mất đi, Thượng-đế thương thiếp thác oan, gia ơn cho phụ vào đền Nghiêm,[11] chức coi việc tờ bồi (từ chương) không lúc nào rỗi rảnh mà thăm được chàng. Bữa trước nhân đi làm mưa, gặp chàng mà gọi, nếu không có dịp ấy thì thiên cổ không bao giờ được gặp nhau. Trọng-Quì hỏi: - Nương tử lại đây sao chậm làm vậy? Nàng Nhị-Khanh nói: - Thiếp vừa cưỡi xe mây lên chầu Thượng-đế, vì có chàng lại đây, phải xin phép về trước, cho nên hơi chậm một chút. Nói đoạn, dắt nhau nằm nghỉ, nói truyện thời sự. Nàng Nhị-Khanh nói rằng: - Thiếp thường hầu hạ bên cạnh Thượng-đế, nghe vụng các tiên nói truyện với nhau rằng : Vận nhà Hồ suy vi, đến năm Bính-tuất thì có việc binh cách dậy to, hơn 20 muôn người chết hại về loạn lạc, mà những người bị bắt không kể. Nếu ai không có âm đức, thì chỉ e đến lúc đó khó toàn. Khi ấy có chân nhân họ Lê tự phía Tây-nam khởi lên. Chàng nên ráng sức dạy hai con, khiến con vững một niềm tin theo giúp vua Lê, thì thiếp dẫu thác cũng được thỏa lòng. Trời gần sáng, vội vã đứng dậy từ biệt, vừa đi vừa ngảnh lại, một nhát (lát) thì biến mất. Trọng-Quì từ đó trở về, cũng không lấy vợ chi nữa. Nuôi dạy hai con cho đến khi nên người. Về sau, vua Thái-tổ nhà Lê khởi nghiã ở Lam-sơn, hai con mộ quân đi theo, trải làm quan đến chức Thị-nội. Đến nay ở Khoái-châu, con cháu nhà ấy vẫn còn. 3. Truyện cây gạo (gòn) Người phủ Bắc-hà (thuộc tỉnh Nghệ-an) tên là Trình-trung-Ngộ, tuấn tú đẹp giai (trai), mà nhà rất nên cự phú. Khi chàng ta mướn thuyền đi buôn xứ Nam, đỗ thuyền dưới cầu Liễu-khê,[12] qua chơi trong chợ Nam-xang (xương). Mỗi khi đi đến nửa đường, thì thấy một người con gái ở trong làng Đông-thôn đi ra, có một con hầu đi theo sau. Chàng ta liếc mắt trộm trông (lên xem) quả nhiên một người nhan sắc tuyệt trần, chỉ vì mình là
  • 35. người tha hương lữ thứ, hỏi ra không tiện, cho nên phải ngậm ngùi bực tức trong mình mà chịu. Bữa khác đi qua, lại gặp người con gái ấy. Chàng ta muốn ỏn ẻn, nói khêu, thì thấy nàng kia đi mau lắm, rồi bảo với con hầu rằng: - Ta lâu nay mê đắm giấc xuân, tham ngủ nghê không hề đi đến đâu, biệt tích chốn Khê-kiều, đã nửa năm nay; không biết phong cảnh chỗ đó, nay ra làm sao? Đêm nay ta nên qua thăm chốn cũ, đặng giải u tình ta một chút, mầy có khứng theo ta chăng? Con hầu xin vâng lời. Chàng Trung-Ngộ nghe vậy mừng rỡ lắm. Chiều hôm ấy đến nơi Khê- kiều núp một nơi chờ đợi. Đến nửa đêm vắng người qua lại, qủa nhiên thấy con gái và đứa hầu cắp một cái đờn [đàn] tì-bà đến đó. Khi đến đầu cầu, người con gái than rằng: - Khe núi rành rành, phong cảnh như xưa: chỉ giận vì thân gái thẩn thơ một mình, không được chơi với chị em như trước, khiến người mang bụng cảm thương. Nói đoạn, ngồi dựa câu-lơn [lan], ôm tì-bà, gảy mấy tiếng cung nam, lại đánh một bài thứ tứ. Một hồi lâu, bỏ đờn [đàn] đứng dậy, nói rằng: - Ta muốn mượn ngón đờn [đàn] cho giải chút tình riêng, nhưng điệu cao ý xa, trong đời ai là kẻ tri-âm, chi bằng ta về quách cho rảnh. Trung-Ngộ nghe vậy, vội vàng bước rảo ra bái một bái rồi nói rằng: - Tôi là tri-âm đây, xin thử cho nghe một chút. Ả kia thất kinh, nói rằng: - Chàng cũng có ở đây đó sao? Thiếp trước nhiều khi đội ơn chàng có lòng yêu đến, thiếp vẫn tạc dạ ghi lòng, nhưng hiềm vì đường xá vội vàng, khó tỏ được tình gắn bó (vó). Nay nhân buổi đêm thanh gió mát, không ngờ gặp chàng lại đây. Ví không duyên giời [trời], sao có gặp nhau mãi vậy? Nhưng ngắm người châu ngọc, nghĩ phận xấu xa, thì thiếp lấy làm e lệ lắm. Chàng Trung-Ngộ hỏi đến tên họ quê hương ở đâu, thì người con gái nói rằng: - Thiếp họ Nhị tên Khanh cũng là một họ to trong làng, cháu gái ông Hối- Ông đây. Cha mẹ thiếp chẳng may thác sớm, cửa nhà sa sút (sụp). Bưã nọ lại bị chồng đuổi, thiên ra ở ngoài thành. Mới biết rằng người ta ở đời, ví như một giấc chiêm bao, chi bằng trong lúc sanh thì, tạm kiếm sự vui mà chơi, kẻo một mai xuống đất, thì thành ra người suối vàng, dẫu muốn vui thì đã muộn rồi. Nói đoạn, hai người cùng nhau về nơi thuyền. Người con gái lại nói nhỏ bảo với chàng kia rằng: - Thiếp nay mặt mũi hao mòn, ở gần nghĩa địa, không ai thăm viếng, coi ngày dài như năm. Xin quân tử quạt hơi dương vào chốn hang sâu, thổi
  • 36. khí ấm vùng cỏ héo, để cho cánh huê [hoa] tàn lại được ấm áp khí xuân, thì trọn đời thiếp được nhờ ơn lắm đó! Hai người dắt nhau đùa bỡn, tình rất vui vẻ. Người con gái khẩu chiếm hai bài thơ để ký sự vui: 1. Cùng diêm cửu khốn ngọ miên chi, Tu đối tân-lang ngữ biệt ly. Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú hài nhi. Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử-qui. Thử khứ vị thù đồng huyệt ước, Kháo tương nhứt tử vị tâm tri. Dịch nôm: Ngõ hẻm liên miên giấc ngủ trưa, Thẹn thùng buổi mới chuyện sau xưa. Nhẫn tay sáng lộn vành châu nhỏ, Hài gót hương thay chiếc giải thừa. Nửa gối mơ màng hồn điệp quẩn, Ba canh văng vẳng tiếng quyên đưa. Chút nguyền đồng huyệt dầu chưa thỏa, Cùng với tri-âm dám hững hờ. 2. Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu, Túy bảo ngân tranh bát phục khiêu. Ngọc yến nhiệm dong trâm chụy cợt, Kim thiền cơ phụ khúc tiêm yêu. Yên thư dường ngạc hồng do thấp, Hãn thoát mai trang bạch vị tiêu. Tảo văn kết thành loan phụng hữu, Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu. Dịch nôm: Cuộc vui sao nỡ phụ đêm nầy? Dạo khúc đờn [đàn] tranh lúc hứng say. Mái tóc biếng cài xoa én ngả, Khôn [khuôn] lưng dường ngại cánh ve bay. Mây tuôn đoá hạnh mầu hồng đượm, Nước thấm bông mai vẻ trắng bày. Loan phụng sẽ nên duyên bạn lứa, Đêm trăng ngày gió thỏa vui vầy.
  • 37. Trình-trung-Ngộ vốn là người đi buôn, không biết chữ nghĩa, ả kia phải cắt nghĩa từng câu cho nghe. Trung-Ngộ nức nở khen rằng: - Tài của nàng, không kém gì Dịch-An khi xưa![13] Chắc là nổi tiếng văn chương ở đời. Ả kia cười nói rằng: - Người ta sanh [sinh] ở đời, quí hồ thích chí là hơn, văn chương chẳng qua là bã giả một nắm đất vàng mà thôi, kìa như nàng Ban ả Sái,[14] bây giờ còn đâu? Sao bằng mượn ngay cảnh vui trước mắt, chơi lên xuân một thời, cho qua đời mình chẳng hay sao? Bữa ấy giời [trời] sắp sáng thì người con gái từ đi, chiều hôm sau lại đến, gần đầy một tháng hôm nào cũng vậy. Khi đó có người bạn buôn bảo với Trung-Ngộ rằng: - Ngô-tử ở nơi lữ thứ, nên phải giữ gìn, lánh sự hiềm nghi, sao nên manh lòng dâm giục, theo gái vu vơ, không biết còn do làm sao, ví bằng ả kia là vợ con nhà phú quí, một mai vôõ chuyện ra ngoài trên có phép nước, dưới không thân bằng, ngô tử nghĩ làm sao bấy giờ? Vậy nên hỏi cho cặn kẽ, rồi nên từ đi, mà không từ được thì đem nhau trốn đi nơi khác như thế mới êm được việc. Trung-Ngộ nghĩ nhời [lời] ấy là phải, bữa sau bảo với đứa con gái rằng: - Tôi vốn là khách xa, xảy kết duyên lành, nhưng chưa được tường nhà nàng ở đâu, tôi chưa đành lòng. Đứa con gái ấy nói: - Nhà thiếp cũng gần đây chẳng xa, nhưng việc gặp gỡ khi nay, là một sự riêng mà thôi, nếu lộ truyện ra thì e rằng tai mắt sinh ngờ, thuyền quyên ghen ghét, cho nên thiếp phải đi khuya về sớm, kẻo để lụy đến lang-quân đó thôi. Trung-Ngộ cố xin cho biết nhà, người con gái cười rằng: - Thiếp nguyên hiềm vì cửa nhà quê lậu, nay chàng đã không tin, thì thiếp tiếc gì mà chẳng mời chàng về chơi. Bởi vậy canh ba đêm hôm ấy, nhân khi dâm tối, đưa nhau về đến Đông- thôn. Đến đó, thấy chung quanh tứ vi có hàng rào tre, lại có vài khóm lau sậy xen vào. Trong có một khu nhà ranh hẹp nhỏ, bốn phía toàn dây leo rễ máng. Người con gái trỏ vào chỗ ấy nói rằng: - Đó là nơi thiếp rồi rảnh công việc an thân đó! Chàng hãy đẩy cửa vào ngồi tạm một chút, để thiếp đi lấy lửa lại đốt đèn. Chàng kia lúm khúm đi vào, đứng chờ ngoài ngăn cửa. Thỉnh thoảng có hơi gió phảy qua, thì thấy có mùi tanh hôi. Đang khi ngần ngại trông trước nhìn sau, xảy có bóng lửa sáng lòa ra, ngó thấy mé bên có một tấm gương nhỏ; trên gương có một cỗ áo-quan (hòm) sơn son; lưng áo-