SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TRẦN THIÊN THANH
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
MẠNG TRUYỀN THÔNG CHUYỂN TIẾP TRÊN NỀN
VÔ TUYẾN NHẬN THỨC
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số chuyên ngành: 62527001
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
2
Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Vũ Đình Thành
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Tuấn Đức
Phản biện độc lập 1: PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng
Phản biện độc lập 2: PGS. TS. Trần Thu Hà
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Khang
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Công Hùng
Phản biện 3: TS. Hà Hoàng Kha
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
vào lúc giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM
- Thư viện Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
3
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
[1] T.-T. Tran, V. D. Thanh, and V. N. Q. Bao, "Impact of CSI
Imperfection on Underlay Decode-and-Forward Multihop Networks over
Nakagami-m Channels," in International Conference on Green and Human
Information Technology (ICGHIT), Vietnam, 2014, pp. 342-347.
[2] V. N. Q. Bao, T. T. Thanh, N. T. Duc, and V. D. Thanh, "Spectrum
Sharing-based Multihop Decode-and-Forward Relay Networks under
Interference Constraints: Performance Analysis and Relay Position
Optimization," Journal of Communications and Networks, vol. 15, pp. 266-275,
Jun. 2013.
[3] T.-T. Tran, V. N. Quoc Bao, V. Dinh Thanh, and T. Q. Duong,
"Performance analysis and optimal relay position of cognitive spectrum-sharing
dual-hop decode-and-forward networks," in 2013 International Conference on
Computing, Management and Telecommunications (ComManTel), Vietnam,
2013, pp. 269-273.
[4] T. T. Tran, V. N. Q. Bao, V. D. Thanh, and T. D. Nguyen,
"Performance analysis of spectrum sharing-based multi-hop decode-and-
forward relay networks under interference constraints," in 2012 Fourth
International Conference on Communications and Electronics (ICCE),
Vietnam, 2012, pp. 200-205.
1
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích
Trong những năm gần đây, công nghệ vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio –
CR) được xem như là một giải pháp tiềm năng để cải thiện độ chiếm dụng phổ
tần, bị giới hạn bởi chính sách phân bố phổ tần cố định. Ý tưởng cơ bản của vô
tuyến nhận thức là cho phép các người dùng không đăng ký sử dụng tần số
(người dùng thứ cấp - SU) tận dụng các băng tần đã được cấp phép miễn là nó
không gây ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu của các người dùng đã đăng ký
tần số (người dùng sơ cấp - PU). Do đó, CR được xem là chìa khóa để giải
quyết vấn đề khan hiếm phổ tần.
Xét về khía cạnh hiệu suất sử dụng phổ, mô hình dạng nền cho kết quả tốt hơn
so với mô hình còn lại vì đặc tính cho phép hai hệ thống hoạt động đồng thời tại
một thời điểm. Tuy nhiên, do tính chất của mô hình dạng nền, công suất phát
của các thiết bị thuộc hệ thống thứ cấp bị giới hạn dưới một ngưỡng cho trước,
dẫn đến phạm vi vùng phủ sóng bị giới hạn.
Để giải quyết bài toán mở rộng vùng phủ sóng cho hệ thống SU, hướng nghiên
cứu phối hợp công nghệ truyền thông chuyển tiếp vào trong mạng CR đã và
đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong những năm gần đây.
Điểm chuyển tiếp sử dụng hoặc kỹ thuật Khuếch đại và chuyển tiếp (AF) hoặc
Giải mã và chuyển tiếp (DF) để chuyển dữ liệu. Nhược điểm chính của công
nghệ truyền thông chuyển tiếp là dữ liệu được truyền trong ít nhất là hai khe
thời gian. Kết quả là tốc độ truyền dữ liệu trong hệ thống thứ cấp bị giảm.
Theo các phân tích trên, mục đích của luận văn là tìm giải pháp thỏa mãn cho
bài toán đồng thời vừa mở rộng vùng phủ sóng, vừa tăng hiệu suất sử dụng phổ
trong hệ thống thứ cấp thông qua việc thiết kế mô hình mạng và phân tích hiệu
năng của mô hình đề xuất.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Một cách cụ thể, luận văn sẽ tập trung thiết kế các mạng truyền thông đa
chặng trong điều kiện ràng buộc mức can nhiễu ở nút sơ cấp với các tiêu chí:
- Giảm ảnh hưởng can nhiễu gây ra bởi hệ thống thứ cấp tại máy thu sơ
cấp,
- Cải thiện chất lượng hệ thống thứ cấp,
- Cải thiện hiệu suất sử dụng phổ tần hệ thống thứ cấp.
Luận văn này, với mục đích khảo sát và tìm giải pháp nhằm tăng hiệu
suất sử dụng phổ và chất lượng hoạt động của hệ thống SU, đề xuất áp dụng kỹ
thuật truyền thích nghi biến đổi chòm sao điều chế vào hệ thống mạng chuyển
tiếp nhận thức.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Luận văn thực hiện trước hết ở mô hình toán xác suất cho các kênh
fading Rayleigh hoặc Nakagami-m, sau đó thực hiện mô phỏng kiểm chứng
thông qua phần mềm Matlab. Các thông số ảnh hưởng đến chất lượng mạng sẽ
được khảo sát, bao gồm: số chặng, vị trí thiết bị chuyển tiếp, kỹ thuật điều chế
thích nghi đa tốc độ. Hiệu năng của hệ thống thứ cấp được phân tích và khảo
sát trong từng mô hình đề xuất.
1.4 Phạm vi thực hiện đề tài
Các nghiên cứu tập trung vào thông tin vô tuyến, mạng truyền thông hợp
tác/đa chặng, kỹ thuật vô tuyến nhận thức, phương pháp truy nhập phổ dạng
nền, kỹ thuật điều chế thích nghi.
Trong luận văn này, các giả sử được áp dụng cho tất cả các mô hình
nghiên cứu bao gồm:
- Chế độ truyền trong hệ thống thứ cấp là bán song công.
- Mỗi thiết bị trong hệ thống thứ cấp được trang bị một ăng-ten.
3
- Công suất phát của các thiết bị thứ cấp được điều chỉnh thay đổi theo
chất lượng kênh truyền tức thời, cụ thể là theo giá trị thông tin kênh truyền can
nhiễu tức thời (Channel State Information – CSI), thay vì cố định giá trị công
suất phát là một hằng số như hệ thống truyền thống.
- Khoảng cách giữa thiết bị thứ cấp nguồn và thứ cấp đích luôn được
chuẩn hóa bằng một, và thiết bị thứ cấp nguồn luôn được đặt tại gốc tọa độ 0xy.
1.5 Các đóng góp chính
luận án thực hiện nghiên cứu hiệu năng bốn mô hình hệ thống. Trong cả
bốn mô hình được đề xuất, công suất phát của các thiết bị phát trong hệ thống
thứ cấp luôn được điều chỉnh sao cho đạt giá trị tối đa có thể có dựa trên thông
tin kênh truyền tức thời nhận được từ các kênh hồi tiếp, đồng thời đảm bảo ràng
buộc can nhiễu gây ra bởi chúng ảnh hưởng lên thiết bị sơ cấp thu không vượt
quá một giá trị ngưỡng cho trước. Việc cho phép thay đổi công suất phát theo
từng ký tự truyền thay vì cố định công suất phát của các thiết bị trong hệ thống
thứ cấp giúp tăng chất lượng kênh thứ cấp. Nhằm cải thiện hơn nữa hiệu suất
sử dụng phổ tần, luận án tập trung nghiên cứu mô hình nhận thức với phương
pháp truy nhập phổ dạng nền. Cụ thể:
1. Mô hình 1- Hình 3.1: luận án đề xuất khảo sát mô hình hai
chặng có phân bố kênh tổng quát không đồng đều Nakagami-m, kỹ thuật sử
dụng chuyển tiếp dữ liệu là DF. Mô hình 1 có mô hình hoạt động tương tự [10].
Kết quả phân tích hiệu năng hệ thống thông qua xây dựng lại thông số xác suất
dừng hệ thống chính xác trong [10], đề xuất công thức OP xấp xỉ. Dựa vào
công thức xấp xỉ, chúng ta có được kết luận quan trọng là khi hệ thống hoạt
động ở chế độ SNR cao, độ lợi phân tập hệ thống phụ thuộc vào mức độ chịu
ảnh hưởng fading của kênh có chất lượng kém hơn. Ngoài ra, bài toán khảo sát
vị trí điểm chuyển tiếp trong hệ thống thứ cấp nhằm tối ưu hiệu năng hệ thống
cũng được giải quyết. Các kết quả nghiên cứu mô hình này được đề cập trong
[11]. Kết quả nghiên cứu [11] cho thấy mô hình đề xuất cho hiệu suất tốt hơn so
4
với mô hình tương đương nhưng các thiết bị chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật AF
thay vì DF [12].
2. Mô hình 2- : Mô hình khảo sát là mô hình hệ thống nhận thức
với kênh thứ cấp số chặng tổng quát hoạt động dưới tác động của kênh n.i.i.d.
Rayleigh. Tương tự mô hình 1, kỹ thuật chuyển tiếp DF được sử dụng bởi các
thiết bị trung gian. Hiệu năng hệ thống được phân tích ở cả ba thông số: xác
suất dừng hệ thống, tỉ lệ lỗi bit hệ thống và dung lượng ergodic. Trong đó OP
chính xác được xây dựng lại từ [13], OP xấp xỉ, BER và C là công thức toán
học mới được đề xuất trong luận văn. Luận án cũng thực hiện chứng minh rằng
với cùng thông số thiết kế ngoại trừ kỹ thuật chuyển tiếp, rằng hệ thống sử dụng
kỹ thuật DF cho dung lượng ergodic hệ thống cao hơn so với hệ thống sử dụng
AF. Các phân tích hiệu năng hệ thống được trình bày trong [14]. Bài toán tổng
quát tìm vị trí các điểm chuyển tiếp sao cho cực tiểu theo xác suất dừng hoặc
cực tiểu tỉ lệ lỗi bit hệ thống được trình bày trong bài báo [15]. Bên cạnh đó, bài
báo [16] khảo sát hiệu suất thông qua thông số BER với mô hình tương tự Mô
hình 2 với phân bố kênh Nakagami-m; và khảo sát ràng buộc công suất phần
cứng [17]. Kết quả nghiên cứu trong các bài báo này có cùng các kết luận như
đã trình bày trong luận án.
3. Mô hình 3 - Hình 5.1: Mô hình đề xuất sử dụng kỹ thuật đa chế
độ điều chế. Tùy thuộc vào chất lượng môi trường truyền mà hệ thống thứ cấp
tự điều chỉnh thông số điều chế phù hợp với hàm mục tiêu là tỉ lệ lỗi bit truyền
ứng với từng ký tự (symbol) truyền nhỏ hơn một giá trị định trước. Vì lý do
giảm thiểu độ phức tạp phần cứng khi hệ thống thứ cấp sử dụng bộ điều chế và
giải điều chế đa chế độ, kỹ thuật AF được đề xuất thay vì kỹ thuật DF. Thông
số đo lường chất lượng hệ thống thứ cấp được đề xuất bao gồm xác suất dừng
hệ thống, hiệu suất phổ tần và tỉ lệ lỗi bit trung bình. Mô hình thứ ba được
nghiên cứu khảo sát trong luận án này cũng chính là mô hình đầu tiên thực hiện
nghiên cứu kết hợp cả ba công nghệ gồm công nghệ vô tuyến nhận thức, công
nghệ truyền thông hợp tác và kỹ thuật điều chế thích nghi với đa chế độ điều
chế. Đây cũng là mô hình đầu tiên xem xét kênh truyền can nhiễu trong việc
5
điều chỉnh các mức điều chế thích hợp. Các kết quả đạt được của mô hình
nghiên cứu này là cơ sở phát triển cho các nghiên cứu trong tương lai.
4. Mô hình 4 - Hình 6.1: Trong cả ba mô hình trước, kênh hồi
tiếp được giả sử là hoàn hảo, có nghĩa là không lỗi và không trễ. Nhằm nghiên
cứu sự ảnh hưởng của kênh truyền có lỗi, luận án thực hiện khảo sát hệ thống
đa chặng DF với phân bố kênh Nakagami-m tổng quát dạng nền, được phát
triển từ bài báo [18] với phân bố kênh Rayleigh, trong đó xác suất can nhiễu
gây ra bởi hệ thống thứ cấp ảnh hưởng đến thiết bị sơ cấp thu được khảo sát
theo các thông số như số chặng, hệ số tương quan giữa hệ số kênh truyền và
ước lượng của nó. Hiệu suất kênh thứ cấp cũng được khảo sát thông qua xác
suất dừng hệ thống [19]. Mô hình 4 là mô hình mở rộng (đa chặng) so với mô
hình được trình bày trong bài báo [20] (hai chặng).
1.6 Nhận xét và các ứng dụng của nghiên cứu
Với mục tiêu giải quyết bài toán khan hiếm phổ tần của luận án, ứng
dụng chính của việc sử dụng công nghệ vô tuyến nhận thức là cho phép hai hệ
thống sử dụng đồng thời một vùng phổ tần được cấp phép. Cụ thể, giả sử vùng
phổ tần đã cấp phép cho các công ty khai thác dịch vụ viễn thông không còn
trống. Việc một công ty mới muốn kinh doanh viễn thông là điều khó đáp ứng
được nếu không sử dụng công nghệ nhận thức. Việc quản lý phổ tần sẽ cho biết
thông tin vùng phổ nào có hiệu suất sử dụng thấp tại từng thời điểm nào. Nếu
vùng phổ có hiệu suất thấp phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty này, việc
hợp tác giữa công ty đã được cấp vùng phổ (hệ thống người dùng sơ cấp) và
công ty mới (hệ thống người dùng thứ cấp) sẽ giúp công ty đã được cấp phổ
giải quyết bài toán kinh tế giảm chi phí mua vùng băng tần, đồng thời công ty
mới cũng thực hiện được việc kinh doanh của mình. Kết quả là giá thành dịch
vụ của các công ty viễn thông giảm và người hưởng lợi chính là cơ quan quản
lý tài nguyên phổ và người sử dụng dịch vụ.
Trong trường hợp hệ thống thứ cấp đầu tư mới, thông thường trong giai
đoạn đầu triển khai cơ sở hạ tầng, kinh phí đầu tư mua sắm và vận hành thiết bị
6
khá lớn với mục đích đảm bảo vùng phủ sóng rộng lớn. Với số chặng bằng hai,
mô hình phù hợp với các dịch vụ viễn thông di động. Trong đó, dữ liệu giữa các
trạm gốc thu phát sóng (Base Station - BS) thay vì được truyền trực tiếp, công
nghệ hợp tác cho phép người sử dụng dịch vụ là các trạm trung chuyển. Trong
khi đó, mô hình đa chặng phù hợp hơn với mạng cảm biến không dây (Wireless
Sensor Network - WSN). Trong hệ thống WSN, các thiết bị hoạt động chủ yếu
thông qua kết nối đa chặng vì lý do giới hạn khoảng cách giữa các thiết bị, giới
hạn nguồn điện/công suất phát, cũng như không yêu cầu sự lưu động cao của
các thiết bị mạng.
Một vài tài liệu đề cập đến các sản phẩm hoặc các chuẩn có thể tích hợp
công nghệ vô tuyến nhận thức vào dịch vụ thực tiễn. Năm 2008, FCC đã thực
hiện dự án kiểm tra tỉ suất sử dụng của các vùng phổ trắng bằng các thiết bị đo
đạc của các hãng Motorola, Philips, Adaptrum và I2R [1]. Năm 2009, Đại học
Linköping (Thụy Điển) nghiên cứu sản xuất các bộ xử lý có thể lập trình được
chuyên dụng cho các ứng dụng vô tuyến tái cấu hình với mức chi phí thấp [21].
1.7 Hƣớng mở rộng
Trong các giả thiết đầu tiên khi phát biểu mô hình hệ thống, đặc điểm
chung của các mô hình được đề xuất trong phần 1.5 đều có giả sử chung là các
thiết bị thu phát đều được trang bị một ăng-ten, mô hình kênh truyền phân tích
áp dụng mô hình toán học đơn ngõ vào – đơn ngõ ra (Single Input Single
Output – SISO). Hệ thống có thể được nghiên cứu mở rộng thông qua việc tăng
cường số lượng ăng-ten trên từng thiết bị thông qua phân tích toán học với mô
hình toán học một ăng-ten phát và đa ăng-ten thu (Single Input Multi Output –
SIMO), đa ăng-ten phát và đơn ăng-ten thu (Multi Input Single Output – MISO)
hoặc trường hợp tổng quát khi cả thiết bị phát và thu đều được trang bị nhiều
ăng-ten (Multi Input Multi Output – MIMO).
Kế đến, kỹ thuật điều chế áp dụng cho các mô hình là kỹ thuật M-QAM.
Phương pháp phân tích toán học thông qua tính toán các hàm mật độ xác suất
7
có thể được áp dụng cho các hệ thống sử dụng kỹ thuật điều chế khác như
MPSK, M-PAM… mà không làm mất tính tổng quát.
Ngoài ra, trong các mô hình đề xuất, công suất phát ở từng khe thời gian
chỉ được khảo sát phụ thuộc vào ràng buộc can nhiễu quy định bởi hệ thống sơ
cấp và hệ số kênh truyền tức thời nhận được của khe thời gian đó. Trong thực
tế, công suất phát còn phụ thuộc ràng buộc điều kiện phần cứng như giới hạn
nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống, giảm mức độ can nhiễu ảnh hưởng
lên các thiết bị khác khi hệ số kênh truyền đủ bé.
1.8 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 6 chương. Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về luận văn.
Chƣơng 2 trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến các công nghệ gồm:
công nghệ vô tuyến nhận thức, công nghệ truyền thông chuyển tiếp và kỹ thuật
truyền thích nghi. Từ Chƣơng 3 đến Chƣơng 6 trình bày phân tích toán học và
các kết quả mô phỏng nhằm khảo sát hiệu năng hoạt động của hệ thống thứ cấp
tương ứng với từng mô hình đề xuất. Trong đó, kênh truyền hồi tiếp từ Chương
3 đến Chương 5 được giả sử là không lỗi, không trễ và Chương 6 thực hiện
khảo sát sự thay đổi số lượng chặng K trong hệ thống thứ cấp ảnh hưởng lên
thiết bị thu sơ cấp khi kênh truyền hồi tiếp không hoàn hảo..
1.9
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN
Trong chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu của ba công nghệ:
công nghệ vô tuyến nhận thức, công nghệ truyền thông chuyển tiếp và kỹ thuật
truyền thích nghi. Từ đó, rút ra các vấn đề còn tồn tại nhằm đưa ra định hướng
nghiên cứu các mô hình được khảo sát trong các Chương từ Chương 3 đến
Chương 6.
8
CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG VÀ VỊ TRÍ TỐI ƢU ĐIỂM
CHUYỂN TIẾP TRONG MÔ HÌNH HAI CHẶNG DF NAKAGAMI-m
TRONG MÔI TRƢỜNG RÀNG BUỘC CAN NHIỄU
Luận văn đề xuất mô hình hai chặng có phân bố kênh tổng quát không đồng
đều Nakagami-m, kỹ thuật sử dụng chuyển tiếp dữ liệu là DF (Hình 3.1).
s dr
Chú thích:
{k}: dữ liệu được truyền ở khe thời gian thứ k
s: thiết bị nguồn thứ cấp
d: thiết bị đích thứ cấp
r: thiết bị chuyển tiếp thứ cấp
p: thiết bị thu sơ cấp
: kênh dữ liệu
p
{1}
: kênh can nhiễu
{1}
{2}
{2}
Hình 3.1 Mô hình kênh truyền hai chặng DF Nakagami-m
Kết quả phân tích hiệu năng hệ thống thông qua thông số xác suất dừng hệ
thống (OP) ở cả hai dạng công thức tường minh và công thức xấp xỉ.
Kết quả mô phỏng cho kết quả tương tự như trong phân tích toán học, với hiệu
năng hệ thống thứ cấp được khảo sát như trong Bảng 3.1 thể hiện ba trường hợp
được khảo sát khi kênh truyền dữ liệu thứ cấp và kênh can nhiễu ảnh hưởng bởi
hệ thống thứ cấp lên hệ thống sơ cấp. Dựa vào công thức xấp xỉ và kết quả mô
phỏng trong Hình 3.3, chúng ta có được kết luận quan trọng là khi hệ thống
hoạt động ở chế độ SNR cao, độ lợi phân tập hệ thống phụ thuộc vào mức độ
chịu ảnh hưởng fading của kênh có chất lượng kém hơn
Bảng 3.2 Bảng thông số mức độ ảnh hưởng fading
Trường hợp ,1Dm ,2Dm ,1Im ,2Im
Profile A 1 2 2 2
Profile B 2 2 1 1
Profile C 3 3 3 3
9
Hình 3.3 Khảo sát OP theo Ip
Hình 3.4 Khảo sát các vị trí điểm chuyển tiếp mô hình hai chặng DF
Ngoài ra, bài toán khảo sát vị trí điểm chuyển tiếp trong hệ thống thứ cấp nhằm
tối ưu hiệu năng hệ thống cũng được giải quyết (Hình 3.4). Kết quả nghiên cứu
cho thấy mô hình đề xuất cho hiệu suất tốt hơn so với mô hình tương đương
nhưng các thiết bị chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật AF thay vì DF.
Lưu đồ mô phỏng đa chặng áp dụng cho cả ba Chương: Chương 2, Chương 4,
và Chương 6 cho kênh truyền đa chặng, với mô tả các biến trong Bảng 3.1.
10
Hình 3.2 Lưu đồ mô phỏng kênh truyền đa chặng.
Symbol_Num; S=1
ERB=0; C=0
Less_gammath =0
S Symbol_Num
S
k=1
Data_k
k K
Tx=Điều chế(Data_k)
Thu thập h(I,k) và h(D,k)
P_k=Ip/|h(I,k)|2
Rx=h(D,k)*Tx + nk
Data_k+1=Giải điều chế(Rx)
Tính gammamin
k=k+1
Error=(Data_1, Data_K+1)
ERB=ERB+Error
Less_gammath =Less_gammath
+sum(gammamin/log2M)<gammath
C=C+sum(1/K*log2(1+gammamin/log2M)
S=S+1
S Đ
BER=ERB/(log2M*Symbol_Num)
OP=Less_gammath /Symbol_Num
C=C/Symbol_Num
Đ
Bắt đầu
Kết thúc
11
Bảng 3.1 Mô tả lưu đồ mô phỏng kênh truyền đa chặng
Tên biến Mô tả
Symbol_Num Tổng số lượng symbol cần truyền.
S Symbol truyền thứ S.
ERB Tổng số lượng bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num
.
C Dung lượng hệ thống.
Less_gammath Số lần SNR hệ thống nhỏ hơn giá trị ngưỡng chất
lượng th .
k Chặng thứ k.
K Tổng số lượng chặng trong hệ thống.
Data_k Giá trị của symbol truyền ở chặng thứ k, có giá trị
thuộc  0; 1M  .
M Điều chế M-QAM.
Tx Tín hiệu sau khi điều chế dữ liệu Data_k.
h(I,k) Hệ số kênh truyền can nhiễu chặng thứ k ảnh
hưởng lên PU thu.
h(D,k) Hệ số kênh truyền kênh dữ liệu thứ cấp chặng thứ
k.
Ip Ngưỡng công suất can nhiễu tối đa, được quy định
bởi thiết bị thu sơ cấp.
P_k Công suất phát của chặng thứ k.
Rx Tín hiệu thu được tại thiết bị thu của chặng thứ k.
nk Nhiễu AWGN kênh thứ k
Data_k+1 Dữ liệu thu được sau khi giải điều chế từ tín hiệu
Rx, có giá trị thuộc  0; 1M  .
gammamin Giá trị nhỏ nhất của các giá trị SNR của K chặng,
có giá trị bằng
 1 2min , ,..., K   .
Error Số lượng bit sai lệch giữa hai symbol: symbol
phát từ thiết bị nguồn thứ cấp và symbol thu tại
thiết bị đích thứ cấp.
BER Số bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num.
OP Tổng số lần giá trị SNR của hệ thống thứ cấp nhỏ
hơn th khi truyền hết Symbol_Num.
12
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG VÀ VỊ TRÍ TỐI ƢU ĐIỂM
CHUYỂN TIẾP TRONG MÔ HÌNH ĐA CHẶNG DF RAYLEIGH
TRONG MÔI TRƢỜNG RÀNG BUỘC CAN NHIỄU
Trong trường hợp thiết bị nguồn thứ cấp có vị trí khá xa so với thiết bị đích thứ
cấp, khoảng cách giữa hai thiết bị này được chia thành K chặng (Hình 4.1) thay
vì hai chặng như trong Chương 3.
PU-Tx
{1} hI,1
CR1 CR2 CR3 CR4
{1} hD,1
PU-Rx
{2} hD,2 {3} hD,3
{2} hI,2
{3} hI,3
Kênh dữ liệu
Kênh can nhiễu
{k}: khe thời gian thứ k
Hình 4.1 Mô hình hệ thống đa chặng Rayleigh trong môi trường CR
Mô hình đề xuất trong Chương này là mô hình hệ thống nhận thức với kênh thứ
cấp số chặng tổng quát hoạt động dưới tác động của kênh phân bố độc lập và
không đồng nhất (n.i.i.d.) Rayleigh với các hệ số kênh dữ liệu hD,k và hệ số
kênh can nhiễu hI,k. Tương tự mô hình trong Chương 3, kỹ thuật chuyển tiếp DF
được sử dụng bởi các thiết bị trung gian. Bài toán vị trí điểm chuyển tiếp tối ưu
được mô hình hóa bởi Hình 4.2
dI,1
dD,1
dD,2
dD,3
dI,2
dI,3
CR1(0, 0) CR4(1, 0)
1
PU-Rx(xp, yp)
Hình 4.2 Mô hình vô tuyến nhận thức dạng nền ba chặng sử dụng mô hình
mạng đa chặng tuyến tính (các nút thứ cấp sắp xếp trên một đường thẳng).
Trong đó, dD,k là khoảng cách của hai thiết bị thu phát thuộc chặng thứ K. Bài
toán tổng quát tìm vị trí các điểm chuyển tiếp sao cho cực tiểu theo xác suất
dừng hoặc cực tiểu tỉ lệ lỗi bit hệ thống được giải quyết.
13
Hiệu năng hệ thống được phân tích ở cả ba thông số: xác suất dừng hệ thống, tỉ
lệ lỗi bit hệ thống và dung lượng ergodic. Hiệu năng hệ thống được cải thiện
đáng kể so với mô hình không sử dụng công nghệ truyền thông chuyển tiếp
(ứng với K bằng 1) khi được khảo sát bởi xác suất dừng hệ thống (Hình 4.3)
hoặc bởi tỉ lệ lỗi bit trung bình (Hình 4.4) khi tăng số chặng.
Hình 4.3 Xác suất dừng hệ thống theo
trung bình
Hình 4.4 Tỉ lệ lỗi bit đầu cuối hệ
thống theo trung bình
Hình 4.5 Dung lượng Shannon theo
trung bình Ip/No
Hình 4.6 Khảo sát ảnh hưởng của vị
trí PU-Rx lên dung lượng ergodic
 0p N dB  0p N dB
14
Trong khi đó, khi khảo sát hiệu năng hệ thống thứ cấp bởi dung lượng Shannon,
khi hệ thống yêu cầu chặt chẽ về ngưỡng cho phép công suất can nhiễu ảnh
hưởng đến hệ thống sơ cấp (thấp), hệ thống với số chặng lớn cho hiệu suất cao
hơn so với hệ thống với số chặng ít hơn và ngược lại (Hình 4.5).
Hình 4.6 thực hiện so sánh dung lượng ergodic của hệ thống đa chặng với các
vị trí khác nhau của thiết bị sơ cấp thu với cùng số chặng như nhau (K=3) với
PU(x,y) là tọa độ của thiết bị sơ cấp thu (PU-Rx) với ba vị trí (0.3,0.3), (0.6,
0.6), (0.9, 0.9).
Từ kết quả đạt được, chúng ta nhận thấy khi vị trí của PU-Rx càng xa hệ thống
thứ cấp, dung lượng ergodic của hệ thống thứ cấp càng được cải thiện. Điều này
có thể giải thích rằng khi vị trí PU-Rx ở xa các thiết bị thứ cấp, can nhiễu của
hệ thống thứ cấp ảnh hưởng lên PU-Rx sẽ thấp hơn so với trường hợp ở gần, do
đó xác suất dừng truyền tín hiệu trong hệ thống thứ cấp giảm, dẫn đến dung
lượng hệ thống tăng.
Hình 4.7 thực hiện so sánh hiệu năng hệ thống thứ cấp trong bài toán phân bố vị
trí nút chuyển tiếp tối ưu, tương ứng với ba trường hợp (Bảng 4.2) tương ứng
với K = 2 và K = 4. Profile A với đặc điểm vị trí của các nút chuyển tiếp được
phân bố một cách ngẫu nhiên; Profile B với vị trí các nút chuyển tiếp có khoảng
cách bằng nhau là 1/K và Profile C là trường hợp vị trí nút chuyển tiếp tối ưu.
Vị trí điểm tối ưu này đều là nghiệm của bài toán tối ưu theo xác suất dừng hệ
thống hoặc tối ưu theo tỉ lệ lỗi bit trung bình.
Bảng 4.2 So sánh ba Profile quy định vị trí nút chuyển tiếp
Profile A Profile B Profile C
2K 
,1
,2
0.1767
0.8333
D
D
d
d


,1
,2
0.5
0.5
D
D
d
d


,1
,2
0.4192
0.5808
D
D
d
d


4K 
,1
,2
,3
,4
0.20
0.28
0.36
0.16
D
D
D
D
d
d
d
d




,1
,2
,3
,4
0.25
0.25
0.25
0.25
D
D
D
D
d
d
d
d




,1
,2
,3
,4
0.1915
0.1900
0.2492
0.3693
D
D
D
D
d
d
d
d




15
Hình 4.7 So sánh ba Profile quy
định vị trí relay
Hình 4.8 Ảnh hưởng hệ số suy hao
lên dung lượng ergodic
Thực hiện quan sát tương tự như trong Hình 4.8 khảo sát dung lượng ergodic
với hệ số suy hao đường truyền ( ) thay đổi và số chặng thay đổi. Từ Hình 4.8,
ta có thể nhận thấy ưu điểm của Profile C với đường gấp càng lớn khi  tăng.
Với  nhỏ, số lượng chặng tỉ lệ nghịch với dung lượng ergodic. Tuy nhiên với
 lớn, tồn tại một giá trị K sao cho dung lượng ergodic đạt giá trị cực đại.
Điều này có thể giải thích khi  nhỏ, lợi ích của độ lợi suy hao đường truyền
không bù đắp được cho việc mất nhiều khe thời gian trực giao để truyền dữ liệu
trong truyền thông đa chặng.
Luận văn cũng thực hiện chứng minh rằng với cùng thông số thiết kế ngoại trừ
kỹ thuật chuyển tiếp, rằng hệ thống sử dụng kỹ thuật DF cho dung lượng
ergodic hệ thống cao hơn so với hệ thống sử dụng AF.
CHƢƠNG 5 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ
THÍCH NGHI HAI CHẶNG AF PHÂN BỐ RAYLEIGH TRONG MÔI
TRƢỜNG RÀNG BUỘC CAN NHIỄU
Mô hình đề xuất sử dụng kỹ thuật đa chế độ điều chế với giả sử thiết bị đích
thứ cấp có thể nhận dữ liệu trực tiếp từ thiết bị nguồn thứ cấp và từ thiết bị
chuyển tiếp. Thiết bị đích sử dụng kỹ thuật lựa chọn kết hợp (SC) để kết hợp
hai tín hiệu nhận được (Hình 5.1).
16
PU-Tx PU-Rx
Kênh hồi tiếp
S
R
D
Hình 5.1 Mô hình hệ thống hai chặng AF điều chế thích nghi
Tùy thuộc vào chất lượng môi trường truyền mà hệ thống thứ cấp tự điều chỉnh
thông số điều chế phù hợp với hàm mục tiêu là tỉ lệ lỗi bit truyền ứng với từng
ký tự (symbol) truyền nhỏ hơn một giá trị định trước. Giả sử hệ thống thứ cấp
sử dụng hệ thống điều chế thích nghi K chế độ với 1K  mức điều chế QAM,
cụ thể BPSK, QPSK, 8QAM, …, KM QAM1
. Khi đó, hệ thống sẽ có 1K 
ngưỡng chuyển, ký hiệu lần lượt là 10
, , , K
T T T   với 0
0T  và K
T   . Cụ
thể, hệ thống thứ cấp sử dụng điều chế thích nghi thay đổi các chế độ truyền khi
tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu toàn hệ thống có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị
ngưỡng chuyển 1
T
k
 
thì hệ thống sẽ quyết định truyền chế độ thứ k. Các giá trị
ngưỡng chuyển này được xác định dựa vào ràng buộc chất lượng QoS của hệ
thống thứ cấp: tỉ lệ lỗi bit tức thời của hệ thống thứ cấp sẽ không vượt quá giá
trị cho trước BERT .
Vì lý do giảm thiểu độ phức tạp phần cứng khi hệ thống thứ cấp sử dụng bộ
điều chế và giải điều chế đa chế độ, kỹ thuật AF được đề xuất thay vì kỹ thuật
DF. Thông số đo lường chất lượng hệ thống thứ cấp được đề xuất bao gồm xác
suất dừng hệ thống, hiệu suất phổ tần và tỉ lệ lỗi bit trung bình. Trong phân tích
toán học, luận văn đề xuất sử dụng xấp xỉ hàm Q(.) theo phương pháp Chiani.
Lưu đồ giải thuật mô hình kênh truyền sử dụng kỹ thuật thích nghi được trình
bày trong Hình 5.2 với các chú thích trong Bảng 5.1.
1
Có thể áp dụng cho các phương pháp điều chế khác như MPSK, MPAM, v.v
17
Bảng 5.1 Mô tả lưu đồ mô phỏng kênh truyền sử dụng kỹ thuật điều chế thích nghi
Tên biến Chú thích
Symbol_Num Tổng số lượng symbol cần truyền.
S Symbol truyền thứ S.
ERB Tổng số lượng bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num .
ASE Hiệu suất phổ tần.
PI(i) Xác suất truyền của chế độ thứ i
Less_gammath Số lần SNR hệ thống nhỏ hơn giá trị ngưỡng chất lượng
gT(1).
gT(i) Các ngưỡng truyền của các chế độ truyền
gammasum SNR đầu cuối hệ thống thứ cấp.
Data Giá trị của symbol phát từ thiết bị nguồn thứ cấp, có giá trị
thuộc  0; 1M  .
M Điều chế M-QAM ứng với symbol truyền thứ S.
Tx Tín hiệu sau khi điều chế dữ liệu Data.
h(I,1) Hệ số kênh truyền can nhiễu chặng thứ 1 ảnh hưởng lên PU
thu.
Ip Ngưỡng công suất can nhiễu tối đa, được quy định bởi thiết
bị thu sơ cấp.
P_k Công suất phát của chặng thứ k.
Rx0,Rx1 Tín hiệu thu được tại thiết bị thu thứ cấp, thiết bị chuyển
tiếp thứ cấp khi Tx được phát.
h(0), h(1), h(2) Hệ số kênh truyền từ SD, SR và RD.
nk (k=0,1,2) Nhiễu AWGN kênh SD, SR và RD.
Rx2 Tín hiệu thu được tại thiết bị thu thứ cấp khi Rx1 được phát
từ thiết bị chuyển tiếp với kỹ thuật AF
Rx Tín hiệu sau khi sử dụng kỹ thuật kết hợp SC
Data1 Dữ liệu thu được sau khi giải điều chế từ tín hiệu Rx, có giá
trị thuộc  0; 1M  .
Error Số lượng bit sai lệch giữa hai symbol: symbol phát từ thiết
bị nguồn thứ cấp và symbol thu tại thiết bị đích thứ cấp.
ERB Số bit lỗi được cộng dồn tính đến symbol thứ S.
Number_of_bits Tổng số lượng bit truyền.
BER Số bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num.
OP Tổng số lần giá trị SNR của hệ thống thứ cấp nhỏ hơn th
khi truyền hết Symbol_Num.
18
Hình 5.2 Lưu đồ giải thuật kênh truyền điều chế thích nghi
Symbol_Num; S=1
ERB=0; ASE=0;PI(i)=0;Number_of_bits=0;
Less_gammath =0
Xác định các ngưỡng gT(i)
S Symbol_Num
S
Tính gammasum, Xác định M
Data
KÊNH TRUYỀN
Tx=Điều chế(Data)
P_1=Ip/|h(I,1)|2
Rx0=h(0)*Tx + n0
Data0=Giải điều chế(Rx0)
Rx1=h(1)*Tx + n1
Chuyển tiếp khuếch đại AF
Rx2=h(2)*AG.Rx1 + n2
Kết hợp SC , Rx =max( Rx0, Rx2)
Data1=Giải điều chế(Rx)
CẬP NHẬT
Error=(Data, Data1)
ERB=ERB+Error
Less_gammath =Less_gammath +sum(gammasum<gT(1))
PI(i)
Number_of_bits=Number_of_bits+ log2M
S=S+1
BER=ERB/(log2M*Number_of_bits)
OP=Less_gammath /Symbol_Num
ASE=Number_of_bits/Symbol_Num
PI(i)=PI(i)/Symbol_Num
Đ
Bắt đầu
Kết thúc
19
Trong Hình 5.3, hiệu suất phổ tần của hệ thống được xem xét với hai mức chất
lượng dịch vụ tương ứng với mức tỷ lệ lỗi bit mong muốn, đó là giá trị
2
BER 10T

 và 3
BER 10T

 . Hệ thống hoạt động với thông số yêu cầu
BERT nhỏ hơn đồng nghĩa với việc chất lượng truyền trong hệ thống đó được
yêu cầu cao hơn so với hệ thống còn lại. Ứng với một giá trị BERT cụ thể (
BERT được thiết lập là hằng số), thông số ASE của hệ thống được khảo sát
khi ta thay đổi ràng buộc ảnh hưởng can nhiễu tại thiết bị sơ cấp thu 0pI N với
tầm giá trị từ 0dB đến 40dB.
Quan sát trên Hình 5.3, chúng ta nhận thấy rằng hiệu suất phổ tần của hệ thống
sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lỗi bit mong muốn. Điều này có nghĩa là hiệu suất phổ
tần của hệ thống sẽ cao hơn nếu ta chọn giá trị của tỷ lệ lỗi bit mong muốn thấp
hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, ở vùng
tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, hiệu suất phổ tần của hệ thống sẽ tiến về 5 bps/Hz,
tương ứng với mức điều chế lớn nhất mà hệ thống sử dụng, đó là 32 QAM. Kết
quả mô phỏng và kết quả lý thuyết quan sát trên hình không hoàn toàn trùng
khít với nhau do kết quả phân tích có được là do chúng ta sử dụng phương pháp
xấp xỉ.
Hình 5.3 Hiệu suất phổ tần của hệ
thống
Hình 5.4 Tỷ lệ lỗi bit trung bình của
hệ thống
Hình 5.4 so sánh tỷ lệ lỗi bit trung bình của hệ thống với hai trường hợp của
BERT với các thông số mạng được thiết lập tương tự trong Hình 5.3. Với
ngưỡng chuyển cố định, tỷ lệ lỗi bit trung bình của hệ thống luôn đảm bảo nhỏ
20
hơn giá trị BERT . Ở vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, tỷ lệ lỗi bit của hệ
thống có xu hướng hội tụ bằng tỷ lệ lỗi bit của hệ thống khi sử dụng mức điều
chế cao nhất.
Hình 5.5 Xác suất dừng của hệ thống Hình 5.6 Ảnh hưởng của vị trí nút thu
sơ cấp đến xác suất dừng hệ thống
Hình 5.5 trình bày xác suất dừng của hệ thống, được định nghĩa là xác suất mà
hệ thống không đảm bảo chất lượng dịch vụ quy đổi ở BERT . Trong cùng một
điều kiện kênh truyền, hệ thống sẽ có xác suất dừng tăng khi chúng ta giảm giá
trị BERT . So sánh Hình 5.5 với Hình 5.4 và Hình 5.3, chúng ta thấy rằng hệ
thống được thiết lập với BERT thấp hơn sẽ cho giá trị ASE và BER trung
bình thấp hơn so với trường hợp BERT cao hơn. Tuy nhiên, xác suất dừng hệ
thống OP cho giá trị tỉ lệ nghịch với BERT . Ta có thể lý giải hiện tượng này
bằng cách xem xét khi giá trị BERT giảm sẽ làm cho giá trị 1
T tăng. Điều này
dẫn đến giá trị OP tăng vì lý do trong hệ thống đề xuất, chúng ta định nghĩa hệ
thống dừng truyền khi chất lượng kênh nhỏ hơn 1
T . Hay nói cách khác, chúng
ta không thể cùng lúc giảm xác suất dừng và giảm BERT . Trong thực tế, với
những ứng dụng có tính thời gian thực, ví dụ các ứng dụng tải luồng video như
các ứng dụng game online, xem truyền hình theo yêu cầu …, để đảm bảo luồng
video được truyền liên tục thì giá trị OP phải nhỏ, do đó chúng ta cần phải cân
nhắc giữa BERT và OP tương ứng.
21
Hình 5.7 Ảnh hưởng của vị trí nút thu
sơ cấp đến hiệu suất phổ tần
Hình 5.8 Ảnh hưởng của vị trí nút
SU-R lên xác suất dừng hệ thống
Hình 5.6 và Hình 5.7 khảo sát ảnh hưởng của hệ thống sơ cấp lên hệ thống thứ
cấp dưới dạng xác suất dừng và hiệu suất phổ tần. Ta cố định các nút thứ cấp và
thay đổi vị trí của nút thu sơ cấp từ tọa độ (0.3, 0.3), (0.6,0.6) và (0.9, 0.9),
nghĩa là ngày càng xa các nút phát thứ cấp. Từ Hình 5.6 và Hình 5.7, ta dễ dàng
thấy rằng khi khoảng cách giữa hai mạng càng lớn thì hiệu năng của hệ thống
thứ cấp càng được cải thiện: hiệu suất phổ tần tăng và xác suất dừng giảm. Các
hiệu ứng này gần như là tương tự như với mạng truyền thông nhận thức không
sử dụng truyền thích nghi.
Tiếp theo, chúng ta khảo sát ảnh hưởng của vị trí nút chuyển tiếp lên hiệu năng
(xác suất dừng và hiệu suất phổ tần) của hệ thống bằng cách khảo sát ba trường
hợp tiêu biểu của nút chuyển tiếp. Cụ thể, khoảng cách giữa thiết bị nguồn thứ
cấp và thiết bị chuyển tiếp thứ cấp srx lần lượt là 0.25, 0.5 và 0.75 tương ứng
với trường hợp 1, 2 và 3. Ta thấy rằng khi khoảng cách sr 0.5x  thì hiệu năng
của hệ thống là tốt nhất so với hai trường hợp còn lại.
Việc này có thể lý giải vì hệ thống sử dụng kỹ thuật khuếch đại và chuyển tiếp.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng vị trí sr 0.5x  không phải là vị trí tối ưu
vì vị trí tối ưu của hệ thống thứ cấp thông thường phụ thuộc không những vào
22
hệ số suy hao đường truyền mà còn vị trí của nút thu sơ cấp. Để tìm vị trí tối
ưu, chúng ta cần thực hiện giải bài toán tối ưu tương tự như trong Chương 3.
Hình 5.9 Ảnh hưởng của vị trí nút
Relay thứ cấp lên hiệu suất phổ tần
Hình 5.10 Ảnh hưởng của K lên ASE
của hệ thống SU
Hình 5.10 trình bày ảnh hưởng của số lượng chế độ truyền lên hiệu suất phổ tần
của hệ thống. Ta dễ dàng nhận thấy rằng ở vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu thấp,
hiệu suất phổ tần của cả ba trường hợp gần như là không khác biệt. Tuy nhiên ở
vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, hiệu suất phổ tần của trường hợp 6K  là
cao nhất trong khi trường hợp 4K  là thấp nhất. Do đó, có thể nói rằng kỹ
thuật truyền thích nghi sẽ hiệu quả khi hệ thống thứ cấp hoạt động ở vùng tỷ lệ
nhiễu trung bình đến cao.
Hình 5.11 So sánh xác suất dừng với
hệ thống truyền trực tiếp
Hình 5.12 So sánh hiệu suất phổ tần
với hệ thống truyền trực tiếp
23
Trong hai hình cuối cùng, Hình 5.11 và Hình 5.12, chúng ta so sánh hiệu năng
của hệ thống đề xuất với hiệu năng của hệ thống không sử dụng kỹ thuật truyền
thông chuyển tiếp, tương ứng với hệ thống truyền trực tiếp (không có nút
chuyển tiếp) trong cùng điều kiện kênh truyền. Chúng ta dễ dàng thấy rằng xác
suất dừng và hiệu suất phổ tần của hệ thống xem xét đều tốt hơn của hệ thống
truyền trực tiếp. Khi xem xét xác suất dừng hệ thống tại mức 2
10
, hệ thống có
sử dụng truyền thông hợp tác đạt được độ lợi công suất so với hệ thống truyền
trực tiếp là 10 dB. Với hiệu suất phổ tần, mặc dù tại vùng tỷ số tín hiệu trên
nhiễu cao, cả hai hệ thống đều hội tụ đến mức 5bps/Hz, tuy nhiên hệ thống
truyền thông hợp tác tốt hơn hệ thống truyền trực tiếp khoảng xấp xỉ 4dB ở
vùng tỷ số trung bình.
CHƢƠNG 6 KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CÚA CAN NHIỄU HỆ
THỐNG ĐA CHẶNG DF LÊN HỆ THỐNG SƠ CẤP SỬ DỤNG TRUY
NHẬP PHỔ DẠNG NỀN VỚI KÊNH HỒI TIẾP KHÔNG HOÀN HẢO
Trong cả ba mô hình trước, kênh hồi tiếp được giả sử là hoàn hảo, có nghĩa là
không lỗi và không trễ. Nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của kênh truyền có lỗi,
luận văn thực hiện khảo sát hệ thống đa chặng DF với phân bố kênh Nakagami-
m tổng quát dạng nền, trong đó xác suất can nhiễu gây ra bởi hệ thống thứ cấp
ảnh hưởng đến thiết bị sơ cấp thu được khảo sát theo các thông số như số
chặng, hệ số tương quan giữa hệ số kênh truyền và ước lượng của nó. Trong đó,
mối liên hệ giữa thông số kênh truyền can nhiễu của chặng thứ K và giá trị ước
lượng của nó được biểu diễn thông qua hệ số tương quan  . Mô hình khảo sát
tương tự như mô hình trong hình 4.1.
Để giải quyết bài toán phân tích hiệu năng hệ thống, chúng ta sử dụng khái
niệm xác suất can nhiễu của hệ thống sơ cấp được định nghĩa là xác suất công
suất can nhiễu ảnh hưởng lên thiết bị sơ cấp thu bởi thiết bị phát hoặc chuyển
24
tiếp thứ cấp vượt quá giá trị định trước. Qua phân tích, xác suất can nhiễu phụ
thuộc vào ba thông số của hệ thống: mức độ ảnh hưởng fading m, K và  . Hiệu
năng hệ thống thứ cấp cũng được khảo sát thông qua xác suất dừng hệ thống.
Hình 6.3 Xác suất dừng hệ thống DF đa chặng Nakagami-m
Một lần nữa, ta nhận thấy hệ thống đa chặng với số chặng tăng sẽ cải thiện rõ
rệt hiệu năng hệ thống thứ cấp so với hệ thống không sử dụng kỹ thuật truyền
trực tiếp (Hình 6.3). Tuy nhiên, theo phân tích toán học, xác suất can nhiễu tăng
khi số chặng tăng. Do đó, thông số chặng K tối ưu trong bài toán thiết kế cần
được khảo sát trong bài toán mở rộng. Đây là một hướng nghiên cứu sâu hơn
nữa của kỹ thuật này, tuy không thuộc vào phạm vi của luận văn, nhưng có
nhiều tiềm năng phát triển nghiên cứu trong tương lai.

More Related Content

What's hot

Chapter7 transport layer
Chapter7 transport layerChapter7 transport layer
Chapter7 transport layerNghia Simon
 
Chapter1 overview
Chapter1 overviewChapter1 overview
Chapter1 overviewNghia Simon
 
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyenDinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyenTâm hồn Sáng
 
Chapter2 b osi-model
Chapter2 b osi-modelChapter2 b osi-model
Chapter2 b osi-modelNghia Simon
 
Ky thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcm
Ky thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcmKy thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcm
Ky thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcmTrần Đức Anh
 
Chapter4 data linklayer
Chapter4 data linklayerChapter4 data linklayer
Chapter4 data linklayerNghia Simon
 
Các giao thức định tuyến trong mạng AD-HOC
Các giao thức định tuyến trong mạng  AD-HOCCác giao thức định tuyến trong mạng  AD-HOC
Các giao thức định tuyến trong mạng AD-HOCPhú Lâm college
 
Ky thuat-truyen-so-lieu
Ky thuat-truyen-so-lieuKy thuat-truyen-so-lieu
Ky thuat-truyen-so-lieuNguyen Vong
 
Ttlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhTtlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhvanliemtb
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệuThe Nguyen Manh
 
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietĐô GiẢn
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số LiệuBáo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số LiệuNguyễn Đức Quý
 
Giai ma mang
Giai ma mangGiai ma mang
Giai ma mangHà nội
 
thi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trịthi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trịchauminhtricntt
 

What's hot (17)

Chapter7 transport layer
Chapter7 transport layerChapter7 transport layer
Chapter7 transport layer
 
Chapter1 overview
Chapter1 overviewChapter1 overview
Chapter1 overview
 
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyenDinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
Dinh tuyen va_cac_giao_thuc_dinh_tuyen
 
Chapter2 b osi-model
Chapter2 b osi-modelChapter2 b osi-model
Chapter2 b osi-model
 
Ky thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcm
Ky thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcmKy thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcm
Ky thuat tryen so lieu dh su pham ky thuat hcm
 
Chapter4 data linklayer
Chapter4 data linklayerChapter4 data linklayer
Chapter4 data linklayer
 
Các giao thức định tuyến trong mạng AD-HOC
Các giao thức định tuyến trong mạng  AD-HOCCác giao thức định tuyến trong mạng  AD-HOC
Các giao thức định tuyến trong mạng AD-HOC
 
Ky thuat-truyen-so-lieu
Ky thuat-truyen-so-lieuKy thuat-truyen-so-lieu
Ky thuat-truyen-so-lieu
 
Chap5
Chap5Chap5
Chap5
 
Ttlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhTtlv chu chi linh
Ttlv chu chi linh
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
[Báo cáo] Bài tập lớn Cơ sở truyền số liệu
 
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng vietEx 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
Ex 1 chapter04-transport-layer-tony_chen - tieng viet
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số LiệuBáo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
Báo Cáo Cơ Sở Truyền Số Liệu
 
Giảm độ trễ End-To-End và tổng năng lượng tiêu thụ trong mạng cảm biến
Giảm độ trễ End-To-End và tổng năng lượng tiêu thụ trong mạng cảm biếnGiảm độ trễ End-To-End và tổng năng lượng tiêu thụ trong mạng cảm biến
Giảm độ trễ End-To-End và tổng năng lượng tiêu thụ trong mạng cảm biến
 
Giai ma mang
Giai ma mangGiai ma mang
Giai ma mang
 
thi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trịthi tốt nghiệp môn chính trị
thi tốt nghiệp môn chính trị
 

Similar to Luận án: Đánh giá chất lượng mạng truyền thông chuyển tiếp

Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...Man_Ebook
 
NOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mangNOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mangHuynh MVT
 
Giải nh mvt
Giải nh mvtGiải nh mvt
Giải nh mvtbuzzbb37
 
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdfĐiều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdfMan_Ebook
 
ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdf
ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdfĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdf
ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdfMan_Ebook
 
001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf
001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf
001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdfTrngXunNguyn3
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...
Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...
Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...Man_Ebook
 
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCSKỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCSStudentCity
 
Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...
Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...
Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...Man_Ebook
 
Tái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdf
Tái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdfTái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdf
Tái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdfMan_Ebook
 
4 ds07 10 15 bai anh huy da sua
4 ds07 10 15 bai anh huy  da sua4 ds07 10 15 bai anh huy  da sua
4 ds07 10 15 bai anh huy da suagaquaysieugion
 

Similar to Luận án: Đánh giá chất lượng mạng truyền thông chuyển tiếp (20)

Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
Nghiên cứu hiệu năng mạng truyền thông vô tuyến đa chặng trong điều kiện công...
 
NOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mangNOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mang
 
Đề tài: Kỹ thuật ước lượng kênh truyền trong hệ thống OFDM
Đề tài: Kỹ thuật ước lượng kênh truyền trong hệ thống OFDMĐề tài: Kỹ thuật ước lượng kênh truyền trong hệ thống OFDM
Đề tài: Kỹ thuật ước lượng kênh truyền trong hệ thống OFDM
 
Giải nh mvt
Giải nh mvtGiải nh mvt
Giải nh mvt
 
Đề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyền
Đề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyềnĐề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyền
Đề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyền
 
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdfĐiều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
Điều khiển bộ nghịch lưu nối lưới trong mạng điện phân phối.pdf
 
ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdf
ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdfĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdf
ĐIỀU KHIỂN BỘ NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI.pdf
 
001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf
001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf
001 Sim_FWC_MA_UWB_28_01_2018.pdf
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống kết nối Bus điều khiển đa kênh, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống kết nối Bus điều khiển đa kênh, 9đĐề tài: Xây dựng hệ thống kết nối Bus điều khiển đa kênh, 9đ
Đề tài: Xây dựng hệ thống kết nối Bus điều khiển đa kênh, 9đ
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...
Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...
Nghiên cứu giải pháp giảm ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử anten dàn trong...
 
Luận án: Xây dựng thuật toán điều khiển dự báo theo mô hình, HAY
Luận án: Xây dựng thuật toán điều khiển dự báo theo mô hình, HAYLuận án: Xây dựng thuật toán điều khiển dự báo theo mô hình, HAY
Luận án: Xây dựng thuật toán điều khiển dự báo theo mô hình, HAY
 
Vu thi mai
Vu thi maiVu thi mai
Vu thi mai
 
Luận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOT
Luận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOTLuận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOT
Luận văn: Tìm hiểu kỹ thuật lập trình Network Service, HOT
 
Luận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rôn
Luận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rônLuận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rôn
Luận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rôn
 
BTL nhom 8.pptx
BTL nhom 8.pptxBTL nhom 8.pptx
BTL nhom 8.pptx
 
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCSKỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
Kỹ thuật dùng trong hệ thống VCCS
 
Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...
Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...
Nghiên cứu kỹ thuật đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ch...
 
Tái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdf
Tái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdfTái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdf
Tái cấu hình lưới điện phân phối sử dụng các giải thuật tìm kiếm tối ưu.pdf
 
4 ds07 10 15 bai anh huy da sua
4 ds07 10 15 bai anh huy  da sua4 ds07 10 15 bai anh huy  da sua
4 ds07 10 15 bai anh huy da sua
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận án: Đánh giá chất lượng mạng truyền thông chuyển tiếp

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN THIÊN THANH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MẠNG TRUYỀN THÔNG CHUYỂN TIẾP TRÊN NỀN VÔ TUYẾN NHẬN THỨC Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử Mã số chuyên ngành: 62527001 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
  • 2. 2 Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Vũ Đình Thành Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Tuấn Đức Phản biện độc lập 1: PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng Phản biện độc lập 2: PGS. TS. Trần Thu Hà Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 2: PGS. TS. Trần Công Hùng Phản biện 3: TS. Hà Hoàng Kha Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... vào lúc giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM - Thư viện Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
  • 3. 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ [1] T.-T. Tran, V. D. Thanh, and V. N. Q. Bao, "Impact of CSI Imperfection on Underlay Decode-and-Forward Multihop Networks over Nakagami-m Channels," in International Conference on Green and Human Information Technology (ICGHIT), Vietnam, 2014, pp. 342-347. [2] V. N. Q. Bao, T. T. Thanh, N. T. Duc, and V. D. Thanh, "Spectrum Sharing-based Multihop Decode-and-Forward Relay Networks under Interference Constraints: Performance Analysis and Relay Position Optimization," Journal of Communications and Networks, vol. 15, pp. 266-275, Jun. 2013. [3] T.-T. Tran, V. N. Quoc Bao, V. Dinh Thanh, and T. Q. Duong, "Performance analysis and optimal relay position of cognitive spectrum-sharing dual-hop decode-and-forward networks," in 2013 International Conference on Computing, Management and Telecommunications (ComManTel), Vietnam, 2013, pp. 269-273. [4] T. T. Tran, V. N. Q. Bao, V. D. Thanh, and T. D. Nguyen, "Performance analysis of spectrum sharing-based multi-hop decode-and- forward relay networks under interference constraints," in 2012 Fourth International Conference on Communications and Electronics (ICCE), Vietnam, 2012, pp. 200-205.
  • 4. 1 CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích Trong những năm gần đây, công nghệ vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio – CR) được xem như là một giải pháp tiềm năng để cải thiện độ chiếm dụng phổ tần, bị giới hạn bởi chính sách phân bố phổ tần cố định. Ý tưởng cơ bản của vô tuyến nhận thức là cho phép các người dùng không đăng ký sử dụng tần số (người dùng thứ cấp - SU) tận dụng các băng tần đã được cấp phép miễn là nó không gây ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu của các người dùng đã đăng ký tần số (người dùng sơ cấp - PU). Do đó, CR được xem là chìa khóa để giải quyết vấn đề khan hiếm phổ tần. Xét về khía cạnh hiệu suất sử dụng phổ, mô hình dạng nền cho kết quả tốt hơn so với mô hình còn lại vì đặc tính cho phép hai hệ thống hoạt động đồng thời tại một thời điểm. Tuy nhiên, do tính chất của mô hình dạng nền, công suất phát của các thiết bị thuộc hệ thống thứ cấp bị giới hạn dưới một ngưỡng cho trước, dẫn đến phạm vi vùng phủ sóng bị giới hạn. Để giải quyết bài toán mở rộng vùng phủ sóng cho hệ thống SU, hướng nghiên cứu phối hợp công nghệ truyền thông chuyển tiếp vào trong mạng CR đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Điểm chuyển tiếp sử dụng hoặc kỹ thuật Khuếch đại và chuyển tiếp (AF) hoặc Giải mã và chuyển tiếp (DF) để chuyển dữ liệu. Nhược điểm chính của công nghệ truyền thông chuyển tiếp là dữ liệu được truyền trong ít nhất là hai khe thời gian. Kết quả là tốc độ truyền dữ liệu trong hệ thống thứ cấp bị giảm. Theo các phân tích trên, mục đích của luận văn là tìm giải pháp thỏa mãn cho bài toán đồng thời vừa mở rộng vùng phủ sóng, vừa tăng hiệu suất sử dụng phổ trong hệ thống thứ cấp thông qua việc thiết kế mô hình mạng và phân tích hiệu năng của mô hình đề xuất.
  • 5. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Một cách cụ thể, luận văn sẽ tập trung thiết kế các mạng truyền thông đa chặng trong điều kiện ràng buộc mức can nhiễu ở nút sơ cấp với các tiêu chí: - Giảm ảnh hưởng can nhiễu gây ra bởi hệ thống thứ cấp tại máy thu sơ cấp, - Cải thiện chất lượng hệ thống thứ cấp, - Cải thiện hiệu suất sử dụng phổ tần hệ thống thứ cấp. Luận văn này, với mục đích khảo sát và tìm giải pháp nhằm tăng hiệu suất sử dụng phổ và chất lượng hoạt động của hệ thống SU, đề xuất áp dụng kỹ thuật truyền thích nghi biến đổi chòm sao điều chế vào hệ thống mạng chuyển tiếp nhận thức. 1.3 Nội dung nghiên cứu Luận văn thực hiện trước hết ở mô hình toán xác suất cho các kênh fading Rayleigh hoặc Nakagami-m, sau đó thực hiện mô phỏng kiểm chứng thông qua phần mềm Matlab. Các thông số ảnh hưởng đến chất lượng mạng sẽ được khảo sát, bao gồm: số chặng, vị trí thiết bị chuyển tiếp, kỹ thuật điều chế thích nghi đa tốc độ. Hiệu năng của hệ thống thứ cấp được phân tích và khảo sát trong từng mô hình đề xuất. 1.4 Phạm vi thực hiện đề tài Các nghiên cứu tập trung vào thông tin vô tuyến, mạng truyền thông hợp tác/đa chặng, kỹ thuật vô tuyến nhận thức, phương pháp truy nhập phổ dạng nền, kỹ thuật điều chế thích nghi. Trong luận văn này, các giả sử được áp dụng cho tất cả các mô hình nghiên cứu bao gồm: - Chế độ truyền trong hệ thống thứ cấp là bán song công. - Mỗi thiết bị trong hệ thống thứ cấp được trang bị một ăng-ten.
  • 6. 3 - Công suất phát của các thiết bị thứ cấp được điều chỉnh thay đổi theo chất lượng kênh truyền tức thời, cụ thể là theo giá trị thông tin kênh truyền can nhiễu tức thời (Channel State Information – CSI), thay vì cố định giá trị công suất phát là một hằng số như hệ thống truyền thống. - Khoảng cách giữa thiết bị thứ cấp nguồn và thứ cấp đích luôn được chuẩn hóa bằng một, và thiết bị thứ cấp nguồn luôn được đặt tại gốc tọa độ 0xy. 1.5 Các đóng góp chính luận án thực hiện nghiên cứu hiệu năng bốn mô hình hệ thống. Trong cả bốn mô hình được đề xuất, công suất phát của các thiết bị phát trong hệ thống thứ cấp luôn được điều chỉnh sao cho đạt giá trị tối đa có thể có dựa trên thông tin kênh truyền tức thời nhận được từ các kênh hồi tiếp, đồng thời đảm bảo ràng buộc can nhiễu gây ra bởi chúng ảnh hưởng lên thiết bị sơ cấp thu không vượt quá một giá trị ngưỡng cho trước. Việc cho phép thay đổi công suất phát theo từng ký tự truyền thay vì cố định công suất phát của các thiết bị trong hệ thống thứ cấp giúp tăng chất lượng kênh thứ cấp. Nhằm cải thiện hơn nữa hiệu suất sử dụng phổ tần, luận án tập trung nghiên cứu mô hình nhận thức với phương pháp truy nhập phổ dạng nền. Cụ thể: 1. Mô hình 1- Hình 3.1: luận án đề xuất khảo sát mô hình hai chặng có phân bố kênh tổng quát không đồng đều Nakagami-m, kỹ thuật sử dụng chuyển tiếp dữ liệu là DF. Mô hình 1 có mô hình hoạt động tương tự [10]. Kết quả phân tích hiệu năng hệ thống thông qua xây dựng lại thông số xác suất dừng hệ thống chính xác trong [10], đề xuất công thức OP xấp xỉ. Dựa vào công thức xấp xỉ, chúng ta có được kết luận quan trọng là khi hệ thống hoạt động ở chế độ SNR cao, độ lợi phân tập hệ thống phụ thuộc vào mức độ chịu ảnh hưởng fading của kênh có chất lượng kém hơn. Ngoài ra, bài toán khảo sát vị trí điểm chuyển tiếp trong hệ thống thứ cấp nhằm tối ưu hiệu năng hệ thống cũng được giải quyết. Các kết quả nghiên cứu mô hình này được đề cập trong [11]. Kết quả nghiên cứu [11] cho thấy mô hình đề xuất cho hiệu suất tốt hơn so
  • 7. 4 với mô hình tương đương nhưng các thiết bị chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật AF thay vì DF [12]. 2. Mô hình 2- : Mô hình khảo sát là mô hình hệ thống nhận thức với kênh thứ cấp số chặng tổng quát hoạt động dưới tác động của kênh n.i.i.d. Rayleigh. Tương tự mô hình 1, kỹ thuật chuyển tiếp DF được sử dụng bởi các thiết bị trung gian. Hiệu năng hệ thống được phân tích ở cả ba thông số: xác suất dừng hệ thống, tỉ lệ lỗi bit hệ thống và dung lượng ergodic. Trong đó OP chính xác được xây dựng lại từ [13], OP xấp xỉ, BER và C là công thức toán học mới được đề xuất trong luận văn. Luận án cũng thực hiện chứng minh rằng với cùng thông số thiết kế ngoại trừ kỹ thuật chuyển tiếp, rằng hệ thống sử dụng kỹ thuật DF cho dung lượng ergodic hệ thống cao hơn so với hệ thống sử dụng AF. Các phân tích hiệu năng hệ thống được trình bày trong [14]. Bài toán tổng quát tìm vị trí các điểm chuyển tiếp sao cho cực tiểu theo xác suất dừng hoặc cực tiểu tỉ lệ lỗi bit hệ thống được trình bày trong bài báo [15]. Bên cạnh đó, bài báo [16] khảo sát hiệu suất thông qua thông số BER với mô hình tương tự Mô hình 2 với phân bố kênh Nakagami-m; và khảo sát ràng buộc công suất phần cứng [17]. Kết quả nghiên cứu trong các bài báo này có cùng các kết luận như đã trình bày trong luận án. 3. Mô hình 3 - Hình 5.1: Mô hình đề xuất sử dụng kỹ thuật đa chế độ điều chế. Tùy thuộc vào chất lượng môi trường truyền mà hệ thống thứ cấp tự điều chỉnh thông số điều chế phù hợp với hàm mục tiêu là tỉ lệ lỗi bit truyền ứng với từng ký tự (symbol) truyền nhỏ hơn một giá trị định trước. Vì lý do giảm thiểu độ phức tạp phần cứng khi hệ thống thứ cấp sử dụng bộ điều chế và giải điều chế đa chế độ, kỹ thuật AF được đề xuất thay vì kỹ thuật DF. Thông số đo lường chất lượng hệ thống thứ cấp được đề xuất bao gồm xác suất dừng hệ thống, hiệu suất phổ tần và tỉ lệ lỗi bit trung bình. Mô hình thứ ba được nghiên cứu khảo sát trong luận án này cũng chính là mô hình đầu tiên thực hiện nghiên cứu kết hợp cả ba công nghệ gồm công nghệ vô tuyến nhận thức, công nghệ truyền thông hợp tác và kỹ thuật điều chế thích nghi với đa chế độ điều chế. Đây cũng là mô hình đầu tiên xem xét kênh truyền can nhiễu trong việc
  • 8. 5 điều chỉnh các mức điều chế thích hợp. Các kết quả đạt được của mô hình nghiên cứu này là cơ sở phát triển cho các nghiên cứu trong tương lai. 4. Mô hình 4 - Hình 6.1: Trong cả ba mô hình trước, kênh hồi tiếp được giả sử là hoàn hảo, có nghĩa là không lỗi và không trễ. Nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của kênh truyền có lỗi, luận án thực hiện khảo sát hệ thống đa chặng DF với phân bố kênh Nakagami-m tổng quát dạng nền, được phát triển từ bài báo [18] với phân bố kênh Rayleigh, trong đó xác suất can nhiễu gây ra bởi hệ thống thứ cấp ảnh hưởng đến thiết bị sơ cấp thu được khảo sát theo các thông số như số chặng, hệ số tương quan giữa hệ số kênh truyền và ước lượng của nó. Hiệu suất kênh thứ cấp cũng được khảo sát thông qua xác suất dừng hệ thống [19]. Mô hình 4 là mô hình mở rộng (đa chặng) so với mô hình được trình bày trong bài báo [20] (hai chặng). 1.6 Nhận xét và các ứng dụng của nghiên cứu Với mục tiêu giải quyết bài toán khan hiếm phổ tần của luận án, ứng dụng chính của việc sử dụng công nghệ vô tuyến nhận thức là cho phép hai hệ thống sử dụng đồng thời một vùng phổ tần được cấp phép. Cụ thể, giả sử vùng phổ tần đã cấp phép cho các công ty khai thác dịch vụ viễn thông không còn trống. Việc một công ty mới muốn kinh doanh viễn thông là điều khó đáp ứng được nếu không sử dụng công nghệ nhận thức. Việc quản lý phổ tần sẽ cho biết thông tin vùng phổ nào có hiệu suất sử dụng thấp tại từng thời điểm nào. Nếu vùng phổ có hiệu suất thấp phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty này, việc hợp tác giữa công ty đã được cấp vùng phổ (hệ thống người dùng sơ cấp) và công ty mới (hệ thống người dùng thứ cấp) sẽ giúp công ty đã được cấp phổ giải quyết bài toán kinh tế giảm chi phí mua vùng băng tần, đồng thời công ty mới cũng thực hiện được việc kinh doanh của mình. Kết quả là giá thành dịch vụ của các công ty viễn thông giảm và người hưởng lợi chính là cơ quan quản lý tài nguyên phổ và người sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp hệ thống thứ cấp đầu tư mới, thông thường trong giai đoạn đầu triển khai cơ sở hạ tầng, kinh phí đầu tư mua sắm và vận hành thiết bị
  • 9. 6 khá lớn với mục đích đảm bảo vùng phủ sóng rộng lớn. Với số chặng bằng hai, mô hình phù hợp với các dịch vụ viễn thông di động. Trong đó, dữ liệu giữa các trạm gốc thu phát sóng (Base Station - BS) thay vì được truyền trực tiếp, công nghệ hợp tác cho phép người sử dụng dịch vụ là các trạm trung chuyển. Trong khi đó, mô hình đa chặng phù hợp hơn với mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Network - WSN). Trong hệ thống WSN, các thiết bị hoạt động chủ yếu thông qua kết nối đa chặng vì lý do giới hạn khoảng cách giữa các thiết bị, giới hạn nguồn điện/công suất phát, cũng như không yêu cầu sự lưu động cao của các thiết bị mạng. Một vài tài liệu đề cập đến các sản phẩm hoặc các chuẩn có thể tích hợp công nghệ vô tuyến nhận thức vào dịch vụ thực tiễn. Năm 2008, FCC đã thực hiện dự án kiểm tra tỉ suất sử dụng của các vùng phổ trắng bằng các thiết bị đo đạc của các hãng Motorola, Philips, Adaptrum và I2R [1]. Năm 2009, Đại học Linköping (Thụy Điển) nghiên cứu sản xuất các bộ xử lý có thể lập trình được chuyên dụng cho các ứng dụng vô tuyến tái cấu hình với mức chi phí thấp [21]. 1.7 Hƣớng mở rộng Trong các giả thiết đầu tiên khi phát biểu mô hình hệ thống, đặc điểm chung của các mô hình được đề xuất trong phần 1.5 đều có giả sử chung là các thiết bị thu phát đều được trang bị một ăng-ten, mô hình kênh truyền phân tích áp dụng mô hình toán học đơn ngõ vào – đơn ngõ ra (Single Input Single Output – SISO). Hệ thống có thể được nghiên cứu mở rộng thông qua việc tăng cường số lượng ăng-ten trên từng thiết bị thông qua phân tích toán học với mô hình toán học một ăng-ten phát và đa ăng-ten thu (Single Input Multi Output – SIMO), đa ăng-ten phát và đơn ăng-ten thu (Multi Input Single Output – MISO) hoặc trường hợp tổng quát khi cả thiết bị phát và thu đều được trang bị nhiều ăng-ten (Multi Input Multi Output – MIMO). Kế đến, kỹ thuật điều chế áp dụng cho các mô hình là kỹ thuật M-QAM. Phương pháp phân tích toán học thông qua tính toán các hàm mật độ xác suất
  • 10. 7 có thể được áp dụng cho các hệ thống sử dụng kỹ thuật điều chế khác như MPSK, M-PAM… mà không làm mất tính tổng quát. Ngoài ra, trong các mô hình đề xuất, công suất phát ở từng khe thời gian chỉ được khảo sát phụ thuộc vào ràng buộc can nhiễu quy định bởi hệ thống sơ cấp và hệ số kênh truyền tức thời nhận được của khe thời gian đó. Trong thực tế, công suất phát còn phụ thuộc ràng buộc điều kiện phần cứng như giới hạn nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống, giảm mức độ can nhiễu ảnh hưởng lên các thiết bị khác khi hệ số kênh truyền đủ bé. 1.8 Bố cục của luận văn Luận văn gồm 6 chương. Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về luận văn. Chƣơng 2 trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến các công nghệ gồm: công nghệ vô tuyến nhận thức, công nghệ truyền thông chuyển tiếp và kỹ thuật truyền thích nghi. Từ Chƣơng 3 đến Chƣơng 6 trình bày phân tích toán học và các kết quả mô phỏng nhằm khảo sát hiệu năng hoạt động của hệ thống thứ cấp tương ứng với từng mô hình đề xuất. Trong đó, kênh truyền hồi tiếp từ Chương 3 đến Chương 5 được giả sử là không lỗi, không trễ và Chương 6 thực hiện khảo sát sự thay đổi số lượng chặng K trong hệ thống thứ cấp ảnh hưởng lên thiết bị thu sơ cấp khi kênh truyền hồi tiếp không hoàn hảo.. 1.9 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN Trong chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu của ba công nghệ: công nghệ vô tuyến nhận thức, công nghệ truyền thông chuyển tiếp và kỹ thuật truyền thích nghi. Từ đó, rút ra các vấn đề còn tồn tại nhằm đưa ra định hướng nghiên cứu các mô hình được khảo sát trong các Chương từ Chương 3 đến Chương 6.
  • 11. 8 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG VÀ VỊ TRÍ TỐI ƢU ĐIỂM CHUYỂN TIẾP TRONG MÔ HÌNH HAI CHẶNG DF NAKAGAMI-m TRONG MÔI TRƢỜNG RÀNG BUỘC CAN NHIỄU Luận văn đề xuất mô hình hai chặng có phân bố kênh tổng quát không đồng đều Nakagami-m, kỹ thuật sử dụng chuyển tiếp dữ liệu là DF (Hình 3.1). s dr Chú thích: {k}: dữ liệu được truyền ở khe thời gian thứ k s: thiết bị nguồn thứ cấp d: thiết bị đích thứ cấp r: thiết bị chuyển tiếp thứ cấp p: thiết bị thu sơ cấp : kênh dữ liệu p {1} : kênh can nhiễu {1} {2} {2} Hình 3.1 Mô hình kênh truyền hai chặng DF Nakagami-m Kết quả phân tích hiệu năng hệ thống thông qua thông số xác suất dừng hệ thống (OP) ở cả hai dạng công thức tường minh và công thức xấp xỉ. Kết quả mô phỏng cho kết quả tương tự như trong phân tích toán học, với hiệu năng hệ thống thứ cấp được khảo sát như trong Bảng 3.1 thể hiện ba trường hợp được khảo sát khi kênh truyền dữ liệu thứ cấp và kênh can nhiễu ảnh hưởng bởi hệ thống thứ cấp lên hệ thống sơ cấp. Dựa vào công thức xấp xỉ và kết quả mô phỏng trong Hình 3.3, chúng ta có được kết luận quan trọng là khi hệ thống hoạt động ở chế độ SNR cao, độ lợi phân tập hệ thống phụ thuộc vào mức độ chịu ảnh hưởng fading của kênh có chất lượng kém hơn Bảng 3.2 Bảng thông số mức độ ảnh hưởng fading Trường hợp ,1Dm ,2Dm ,1Im ,2Im Profile A 1 2 2 2 Profile B 2 2 1 1 Profile C 3 3 3 3
  • 12. 9 Hình 3.3 Khảo sát OP theo Ip Hình 3.4 Khảo sát các vị trí điểm chuyển tiếp mô hình hai chặng DF Ngoài ra, bài toán khảo sát vị trí điểm chuyển tiếp trong hệ thống thứ cấp nhằm tối ưu hiệu năng hệ thống cũng được giải quyết (Hình 3.4). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình đề xuất cho hiệu suất tốt hơn so với mô hình tương đương nhưng các thiết bị chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật AF thay vì DF. Lưu đồ mô phỏng đa chặng áp dụng cho cả ba Chương: Chương 2, Chương 4, và Chương 6 cho kênh truyền đa chặng, với mô tả các biến trong Bảng 3.1.
  • 13. 10 Hình 3.2 Lưu đồ mô phỏng kênh truyền đa chặng. Symbol_Num; S=1 ERB=0; C=0 Less_gammath =0 S Symbol_Num S k=1 Data_k k K Tx=Điều chế(Data_k) Thu thập h(I,k) và h(D,k) P_k=Ip/|h(I,k)|2 Rx=h(D,k)*Tx + nk Data_k+1=Giải điều chế(Rx) Tính gammamin k=k+1 Error=(Data_1, Data_K+1) ERB=ERB+Error Less_gammath =Less_gammath +sum(gammamin/log2M)<gammath C=C+sum(1/K*log2(1+gammamin/log2M) S=S+1 S Đ BER=ERB/(log2M*Symbol_Num) OP=Less_gammath /Symbol_Num C=C/Symbol_Num Đ Bắt đầu Kết thúc
  • 14. 11 Bảng 3.1 Mô tả lưu đồ mô phỏng kênh truyền đa chặng Tên biến Mô tả Symbol_Num Tổng số lượng symbol cần truyền. S Symbol truyền thứ S. ERB Tổng số lượng bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num . C Dung lượng hệ thống. Less_gammath Số lần SNR hệ thống nhỏ hơn giá trị ngưỡng chất lượng th . k Chặng thứ k. K Tổng số lượng chặng trong hệ thống. Data_k Giá trị của symbol truyền ở chặng thứ k, có giá trị thuộc  0; 1M  . M Điều chế M-QAM. Tx Tín hiệu sau khi điều chế dữ liệu Data_k. h(I,k) Hệ số kênh truyền can nhiễu chặng thứ k ảnh hưởng lên PU thu. h(D,k) Hệ số kênh truyền kênh dữ liệu thứ cấp chặng thứ k. Ip Ngưỡng công suất can nhiễu tối đa, được quy định bởi thiết bị thu sơ cấp. P_k Công suất phát của chặng thứ k. Rx Tín hiệu thu được tại thiết bị thu của chặng thứ k. nk Nhiễu AWGN kênh thứ k Data_k+1 Dữ liệu thu được sau khi giải điều chế từ tín hiệu Rx, có giá trị thuộc  0; 1M  . gammamin Giá trị nhỏ nhất của các giá trị SNR của K chặng, có giá trị bằng  1 2min , ,..., K   . Error Số lượng bit sai lệch giữa hai symbol: symbol phát từ thiết bị nguồn thứ cấp và symbol thu tại thiết bị đích thứ cấp. BER Số bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num. OP Tổng số lần giá trị SNR của hệ thống thứ cấp nhỏ hơn th khi truyền hết Symbol_Num.
  • 15. 12 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG VÀ VỊ TRÍ TỐI ƢU ĐIỂM CHUYỂN TIẾP TRONG MÔ HÌNH ĐA CHẶNG DF RAYLEIGH TRONG MÔI TRƢỜNG RÀNG BUỘC CAN NHIỄU Trong trường hợp thiết bị nguồn thứ cấp có vị trí khá xa so với thiết bị đích thứ cấp, khoảng cách giữa hai thiết bị này được chia thành K chặng (Hình 4.1) thay vì hai chặng như trong Chương 3. PU-Tx {1} hI,1 CR1 CR2 CR3 CR4 {1} hD,1 PU-Rx {2} hD,2 {3} hD,3 {2} hI,2 {3} hI,3 Kênh dữ liệu Kênh can nhiễu {k}: khe thời gian thứ k Hình 4.1 Mô hình hệ thống đa chặng Rayleigh trong môi trường CR Mô hình đề xuất trong Chương này là mô hình hệ thống nhận thức với kênh thứ cấp số chặng tổng quát hoạt động dưới tác động của kênh phân bố độc lập và không đồng nhất (n.i.i.d.) Rayleigh với các hệ số kênh dữ liệu hD,k và hệ số kênh can nhiễu hI,k. Tương tự mô hình trong Chương 3, kỹ thuật chuyển tiếp DF được sử dụng bởi các thiết bị trung gian. Bài toán vị trí điểm chuyển tiếp tối ưu được mô hình hóa bởi Hình 4.2 dI,1 dD,1 dD,2 dD,3 dI,2 dI,3 CR1(0, 0) CR4(1, 0) 1 PU-Rx(xp, yp) Hình 4.2 Mô hình vô tuyến nhận thức dạng nền ba chặng sử dụng mô hình mạng đa chặng tuyến tính (các nút thứ cấp sắp xếp trên một đường thẳng). Trong đó, dD,k là khoảng cách của hai thiết bị thu phát thuộc chặng thứ K. Bài toán tổng quát tìm vị trí các điểm chuyển tiếp sao cho cực tiểu theo xác suất dừng hoặc cực tiểu tỉ lệ lỗi bit hệ thống được giải quyết.
  • 16. 13 Hiệu năng hệ thống được phân tích ở cả ba thông số: xác suất dừng hệ thống, tỉ lệ lỗi bit hệ thống và dung lượng ergodic. Hiệu năng hệ thống được cải thiện đáng kể so với mô hình không sử dụng công nghệ truyền thông chuyển tiếp (ứng với K bằng 1) khi được khảo sát bởi xác suất dừng hệ thống (Hình 4.3) hoặc bởi tỉ lệ lỗi bit trung bình (Hình 4.4) khi tăng số chặng. Hình 4.3 Xác suất dừng hệ thống theo trung bình Hình 4.4 Tỉ lệ lỗi bit đầu cuối hệ thống theo trung bình Hình 4.5 Dung lượng Shannon theo trung bình Ip/No Hình 4.6 Khảo sát ảnh hưởng của vị trí PU-Rx lên dung lượng ergodic  0p N dB  0p N dB
  • 17. 14 Trong khi đó, khi khảo sát hiệu năng hệ thống thứ cấp bởi dung lượng Shannon, khi hệ thống yêu cầu chặt chẽ về ngưỡng cho phép công suất can nhiễu ảnh hưởng đến hệ thống sơ cấp (thấp), hệ thống với số chặng lớn cho hiệu suất cao hơn so với hệ thống với số chặng ít hơn và ngược lại (Hình 4.5). Hình 4.6 thực hiện so sánh dung lượng ergodic của hệ thống đa chặng với các vị trí khác nhau của thiết bị sơ cấp thu với cùng số chặng như nhau (K=3) với PU(x,y) là tọa độ của thiết bị sơ cấp thu (PU-Rx) với ba vị trí (0.3,0.3), (0.6, 0.6), (0.9, 0.9). Từ kết quả đạt được, chúng ta nhận thấy khi vị trí của PU-Rx càng xa hệ thống thứ cấp, dung lượng ergodic của hệ thống thứ cấp càng được cải thiện. Điều này có thể giải thích rằng khi vị trí PU-Rx ở xa các thiết bị thứ cấp, can nhiễu của hệ thống thứ cấp ảnh hưởng lên PU-Rx sẽ thấp hơn so với trường hợp ở gần, do đó xác suất dừng truyền tín hiệu trong hệ thống thứ cấp giảm, dẫn đến dung lượng hệ thống tăng. Hình 4.7 thực hiện so sánh hiệu năng hệ thống thứ cấp trong bài toán phân bố vị trí nút chuyển tiếp tối ưu, tương ứng với ba trường hợp (Bảng 4.2) tương ứng với K = 2 và K = 4. Profile A với đặc điểm vị trí của các nút chuyển tiếp được phân bố một cách ngẫu nhiên; Profile B với vị trí các nút chuyển tiếp có khoảng cách bằng nhau là 1/K và Profile C là trường hợp vị trí nút chuyển tiếp tối ưu. Vị trí điểm tối ưu này đều là nghiệm của bài toán tối ưu theo xác suất dừng hệ thống hoặc tối ưu theo tỉ lệ lỗi bit trung bình. Bảng 4.2 So sánh ba Profile quy định vị trí nút chuyển tiếp Profile A Profile B Profile C 2K  ,1 ,2 0.1767 0.8333 D D d d   ,1 ,2 0.5 0.5 D D d d   ,1 ,2 0.4192 0.5808 D D d d   4K  ,1 ,2 ,3 ,4 0.20 0.28 0.36 0.16 D D D D d d d d     ,1 ,2 ,3 ,4 0.25 0.25 0.25 0.25 D D D D d d d d     ,1 ,2 ,3 ,4 0.1915 0.1900 0.2492 0.3693 D D D D d d d d    
  • 18. 15 Hình 4.7 So sánh ba Profile quy định vị trí relay Hình 4.8 Ảnh hưởng hệ số suy hao lên dung lượng ergodic Thực hiện quan sát tương tự như trong Hình 4.8 khảo sát dung lượng ergodic với hệ số suy hao đường truyền ( ) thay đổi và số chặng thay đổi. Từ Hình 4.8, ta có thể nhận thấy ưu điểm của Profile C với đường gấp càng lớn khi  tăng. Với  nhỏ, số lượng chặng tỉ lệ nghịch với dung lượng ergodic. Tuy nhiên với  lớn, tồn tại một giá trị K sao cho dung lượng ergodic đạt giá trị cực đại. Điều này có thể giải thích khi  nhỏ, lợi ích của độ lợi suy hao đường truyền không bù đắp được cho việc mất nhiều khe thời gian trực giao để truyền dữ liệu trong truyền thông đa chặng. Luận văn cũng thực hiện chứng minh rằng với cùng thông số thiết kế ngoại trừ kỹ thuật chuyển tiếp, rằng hệ thống sử dụng kỹ thuật DF cho dung lượng ergodic hệ thống cao hơn so với hệ thống sử dụng AF. CHƢƠNG 5 PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG HỆ THỐNG ĐIỀU CHẾ THÍCH NGHI HAI CHẶNG AF PHÂN BỐ RAYLEIGH TRONG MÔI TRƢỜNG RÀNG BUỘC CAN NHIỄU Mô hình đề xuất sử dụng kỹ thuật đa chế độ điều chế với giả sử thiết bị đích thứ cấp có thể nhận dữ liệu trực tiếp từ thiết bị nguồn thứ cấp và từ thiết bị chuyển tiếp. Thiết bị đích sử dụng kỹ thuật lựa chọn kết hợp (SC) để kết hợp hai tín hiệu nhận được (Hình 5.1).
  • 19. 16 PU-Tx PU-Rx Kênh hồi tiếp S R D Hình 5.1 Mô hình hệ thống hai chặng AF điều chế thích nghi Tùy thuộc vào chất lượng môi trường truyền mà hệ thống thứ cấp tự điều chỉnh thông số điều chế phù hợp với hàm mục tiêu là tỉ lệ lỗi bit truyền ứng với từng ký tự (symbol) truyền nhỏ hơn một giá trị định trước. Giả sử hệ thống thứ cấp sử dụng hệ thống điều chế thích nghi K chế độ với 1K  mức điều chế QAM, cụ thể BPSK, QPSK, 8QAM, …, KM QAM1 . Khi đó, hệ thống sẽ có 1K  ngưỡng chuyển, ký hiệu lần lượt là 10 , , , K T T T   với 0 0T  và K T   . Cụ thể, hệ thống thứ cấp sử dụng điều chế thích nghi thay đổi các chế độ truyền khi tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu toàn hệ thống có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị ngưỡng chuyển 1 T k   thì hệ thống sẽ quyết định truyền chế độ thứ k. Các giá trị ngưỡng chuyển này được xác định dựa vào ràng buộc chất lượng QoS của hệ thống thứ cấp: tỉ lệ lỗi bit tức thời của hệ thống thứ cấp sẽ không vượt quá giá trị cho trước BERT . Vì lý do giảm thiểu độ phức tạp phần cứng khi hệ thống thứ cấp sử dụng bộ điều chế và giải điều chế đa chế độ, kỹ thuật AF được đề xuất thay vì kỹ thuật DF. Thông số đo lường chất lượng hệ thống thứ cấp được đề xuất bao gồm xác suất dừng hệ thống, hiệu suất phổ tần và tỉ lệ lỗi bit trung bình. Trong phân tích toán học, luận văn đề xuất sử dụng xấp xỉ hàm Q(.) theo phương pháp Chiani. Lưu đồ giải thuật mô hình kênh truyền sử dụng kỹ thuật thích nghi được trình bày trong Hình 5.2 với các chú thích trong Bảng 5.1. 1 Có thể áp dụng cho các phương pháp điều chế khác như MPSK, MPAM, v.v
  • 20. 17 Bảng 5.1 Mô tả lưu đồ mô phỏng kênh truyền sử dụng kỹ thuật điều chế thích nghi Tên biến Chú thích Symbol_Num Tổng số lượng symbol cần truyền. S Symbol truyền thứ S. ERB Tổng số lượng bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num . ASE Hiệu suất phổ tần. PI(i) Xác suất truyền của chế độ thứ i Less_gammath Số lần SNR hệ thống nhỏ hơn giá trị ngưỡng chất lượng gT(1). gT(i) Các ngưỡng truyền của các chế độ truyền gammasum SNR đầu cuối hệ thống thứ cấp. Data Giá trị của symbol phát từ thiết bị nguồn thứ cấp, có giá trị thuộc  0; 1M  . M Điều chế M-QAM ứng với symbol truyền thứ S. Tx Tín hiệu sau khi điều chế dữ liệu Data. h(I,1) Hệ số kênh truyền can nhiễu chặng thứ 1 ảnh hưởng lên PU thu. Ip Ngưỡng công suất can nhiễu tối đa, được quy định bởi thiết bị thu sơ cấp. P_k Công suất phát của chặng thứ k. Rx0,Rx1 Tín hiệu thu được tại thiết bị thu thứ cấp, thiết bị chuyển tiếp thứ cấp khi Tx được phát. h(0), h(1), h(2) Hệ số kênh truyền từ SD, SR và RD. nk (k=0,1,2) Nhiễu AWGN kênh SD, SR và RD. Rx2 Tín hiệu thu được tại thiết bị thu thứ cấp khi Rx1 được phát từ thiết bị chuyển tiếp với kỹ thuật AF Rx Tín hiệu sau khi sử dụng kỹ thuật kết hợp SC Data1 Dữ liệu thu được sau khi giải điều chế từ tín hiệu Rx, có giá trị thuộc  0; 1M  . Error Số lượng bit sai lệch giữa hai symbol: symbol phát từ thiết bị nguồn thứ cấp và symbol thu tại thiết bị đích thứ cấp. ERB Số bit lỗi được cộng dồn tính đến symbol thứ S. Number_of_bits Tổng số lượng bit truyền. BER Số bit lỗi khi truyền hết Symbol_Num. OP Tổng số lần giá trị SNR của hệ thống thứ cấp nhỏ hơn th khi truyền hết Symbol_Num.
  • 21. 18 Hình 5.2 Lưu đồ giải thuật kênh truyền điều chế thích nghi Symbol_Num; S=1 ERB=0; ASE=0;PI(i)=0;Number_of_bits=0; Less_gammath =0 Xác định các ngưỡng gT(i) S Symbol_Num S Tính gammasum, Xác định M Data KÊNH TRUYỀN Tx=Điều chế(Data) P_1=Ip/|h(I,1)|2 Rx0=h(0)*Tx + n0 Data0=Giải điều chế(Rx0) Rx1=h(1)*Tx + n1 Chuyển tiếp khuếch đại AF Rx2=h(2)*AG.Rx1 + n2 Kết hợp SC , Rx =max( Rx0, Rx2) Data1=Giải điều chế(Rx) CẬP NHẬT Error=(Data, Data1) ERB=ERB+Error Less_gammath =Less_gammath +sum(gammasum<gT(1)) PI(i) Number_of_bits=Number_of_bits+ log2M S=S+1 BER=ERB/(log2M*Number_of_bits) OP=Less_gammath /Symbol_Num ASE=Number_of_bits/Symbol_Num PI(i)=PI(i)/Symbol_Num Đ Bắt đầu Kết thúc
  • 22. 19 Trong Hình 5.3, hiệu suất phổ tần của hệ thống được xem xét với hai mức chất lượng dịch vụ tương ứng với mức tỷ lệ lỗi bit mong muốn, đó là giá trị 2 BER 10T   và 3 BER 10T   . Hệ thống hoạt động với thông số yêu cầu BERT nhỏ hơn đồng nghĩa với việc chất lượng truyền trong hệ thống đó được yêu cầu cao hơn so với hệ thống còn lại. Ứng với một giá trị BERT cụ thể ( BERT được thiết lập là hằng số), thông số ASE của hệ thống được khảo sát khi ta thay đổi ràng buộc ảnh hưởng can nhiễu tại thiết bị sơ cấp thu 0pI N với tầm giá trị từ 0dB đến 40dB. Quan sát trên Hình 5.3, chúng ta nhận thấy rằng hiệu suất phổ tần của hệ thống sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lỗi bit mong muốn. Điều này có nghĩa là hiệu suất phổ tần của hệ thống sẽ cao hơn nếu ta chọn giá trị của tỷ lệ lỗi bit mong muốn thấp hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, ở vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, hiệu suất phổ tần của hệ thống sẽ tiến về 5 bps/Hz, tương ứng với mức điều chế lớn nhất mà hệ thống sử dụng, đó là 32 QAM. Kết quả mô phỏng và kết quả lý thuyết quan sát trên hình không hoàn toàn trùng khít với nhau do kết quả phân tích có được là do chúng ta sử dụng phương pháp xấp xỉ. Hình 5.3 Hiệu suất phổ tần của hệ thống Hình 5.4 Tỷ lệ lỗi bit trung bình của hệ thống Hình 5.4 so sánh tỷ lệ lỗi bit trung bình của hệ thống với hai trường hợp của BERT với các thông số mạng được thiết lập tương tự trong Hình 5.3. Với ngưỡng chuyển cố định, tỷ lệ lỗi bit trung bình của hệ thống luôn đảm bảo nhỏ
  • 23. 20 hơn giá trị BERT . Ở vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, tỷ lệ lỗi bit của hệ thống có xu hướng hội tụ bằng tỷ lệ lỗi bit của hệ thống khi sử dụng mức điều chế cao nhất. Hình 5.5 Xác suất dừng của hệ thống Hình 5.6 Ảnh hưởng của vị trí nút thu sơ cấp đến xác suất dừng hệ thống Hình 5.5 trình bày xác suất dừng của hệ thống, được định nghĩa là xác suất mà hệ thống không đảm bảo chất lượng dịch vụ quy đổi ở BERT . Trong cùng một điều kiện kênh truyền, hệ thống sẽ có xác suất dừng tăng khi chúng ta giảm giá trị BERT . So sánh Hình 5.5 với Hình 5.4 và Hình 5.3, chúng ta thấy rằng hệ thống được thiết lập với BERT thấp hơn sẽ cho giá trị ASE và BER trung bình thấp hơn so với trường hợp BERT cao hơn. Tuy nhiên, xác suất dừng hệ thống OP cho giá trị tỉ lệ nghịch với BERT . Ta có thể lý giải hiện tượng này bằng cách xem xét khi giá trị BERT giảm sẽ làm cho giá trị 1 T tăng. Điều này dẫn đến giá trị OP tăng vì lý do trong hệ thống đề xuất, chúng ta định nghĩa hệ thống dừng truyền khi chất lượng kênh nhỏ hơn 1 T . Hay nói cách khác, chúng ta không thể cùng lúc giảm xác suất dừng và giảm BERT . Trong thực tế, với những ứng dụng có tính thời gian thực, ví dụ các ứng dụng tải luồng video như các ứng dụng game online, xem truyền hình theo yêu cầu …, để đảm bảo luồng video được truyền liên tục thì giá trị OP phải nhỏ, do đó chúng ta cần phải cân nhắc giữa BERT và OP tương ứng.
  • 24. 21 Hình 5.7 Ảnh hưởng của vị trí nút thu sơ cấp đến hiệu suất phổ tần Hình 5.8 Ảnh hưởng của vị trí nút SU-R lên xác suất dừng hệ thống Hình 5.6 và Hình 5.7 khảo sát ảnh hưởng của hệ thống sơ cấp lên hệ thống thứ cấp dưới dạng xác suất dừng và hiệu suất phổ tần. Ta cố định các nút thứ cấp và thay đổi vị trí của nút thu sơ cấp từ tọa độ (0.3, 0.3), (0.6,0.6) và (0.9, 0.9), nghĩa là ngày càng xa các nút phát thứ cấp. Từ Hình 5.6 và Hình 5.7, ta dễ dàng thấy rằng khi khoảng cách giữa hai mạng càng lớn thì hiệu năng của hệ thống thứ cấp càng được cải thiện: hiệu suất phổ tần tăng và xác suất dừng giảm. Các hiệu ứng này gần như là tương tự như với mạng truyền thông nhận thức không sử dụng truyền thích nghi. Tiếp theo, chúng ta khảo sát ảnh hưởng của vị trí nút chuyển tiếp lên hiệu năng (xác suất dừng và hiệu suất phổ tần) của hệ thống bằng cách khảo sát ba trường hợp tiêu biểu của nút chuyển tiếp. Cụ thể, khoảng cách giữa thiết bị nguồn thứ cấp và thiết bị chuyển tiếp thứ cấp srx lần lượt là 0.25, 0.5 và 0.75 tương ứng với trường hợp 1, 2 và 3. Ta thấy rằng khi khoảng cách sr 0.5x  thì hiệu năng của hệ thống là tốt nhất so với hai trường hợp còn lại. Việc này có thể lý giải vì hệ thống sử dụng kỹ thuật khuếch đại và chuyển tiếp. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng vị trí sr 0.5x  không phải là vị trí tối ưu vì vị trí tối ưu của hệ thống thứ cấp thông thường phụ thuộc không những vào
  • 25. 22 hệ số suy hao đường truyền mà còn vị trí của nút thu sơ cấp. Để tìm vị trí tối ưu, chúng ta cần thực hiện giải bài toán tối ưu tương tự như trong Chương 3. Hình 5.9 Ảnh hưởng của vị trí nút Relay thứ cấp lên hiệu suất phổ tần Hình 5.10 Ảnh hưởng của K lên ASE của hệ thống SU Hình 5.10 trình bày ảnh hưởng của số lượng chế độ truyền lên hiệu suất phổ tần của hệ thống. Ta dễ dàng nhận thấy rằng ở vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu thấp, hiệu suất phổ tần của cả ba trường hợp gần như là không khác biệt. Tuy nhiên ở vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, hiệu suất phổ tần của trường hợp 6K  là cao nhất trong khi trường hợp 4K  là thấp nhất. Do đó, có thể nói rằng kỹ thuật truyền thích nghi sẽ hiệu quả khi hệ thống thứ cấp hoạt động ở vùng tỷ lệ nhiễu trung bình đến cao. Hình 5.11 So sánh xác suất dừng với hệ thống truyền trực tiếp Hình 5.12 So sánh hiệu suất phổ tần với hệ thống truyền trực tiếp
  • 26. 23 Trong hai hình cuối cùng, Hình 5.11 và Hình 5.12, chúng ta so sánh hiệu năng của hệ thống đề xuất với hiệu năng của hệ thống không sử dụng kỹ thuật truyền thông chuyển tiếp, tương ứng với hệ thống truyền trực tiếp (không có nút chuyển tiếp) trong cùng điều kiện kênh truyền. Chúng ta dễ dàng thấy rằng xác suất dừng và hiệu suất phổ tần của hệ thống xem xét đều tốt hơn của hệ thống truyền trực tiếp. Khi xem xét xác suất dừng hệ thống tại mức 2 10 , hệ thống có sử dụng truyền thông hợp tác đạt được độ lợi công suất so với hệ thống truyền trực tiếp là 10 dB. Với hiệu suất phổ tần, mặc dù tại vùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu cao, cả hai hệ thống đều hội tụ đến mức 5bps/Hz, tuy nhiên hệ thống truyền thông hợp tác tốt hơn hệ thống truyền trực tiếp khoảng xấp xỉ 4dB ở vùng tỷ số trung bình. CHƢƠNG 6 KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CÚA CAN NHIỄU HỆ THỐNG ĐA CHẶNG DF LÊN HỆ THỐNG SƠ CẤP SỬ DỤNG TRUY NHẬP PHỔ DẠNG NỀN VỚI KÊNH HỒI TIẾP KHÔNG HOÀN HẢO Trong cả ba mô hình trước, kênh hồi tiếp được giả sử là hoàn hảo, có nghĩa là không lỗi và không trễ. Nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của kênh truyền có lỗi, luận văn thực hiện khảo sát hệ thống đa chặng DF với phân bố kênh Nakagami- m tổng quát dạng nền, trong đó xác suất can nhiễu gây ra bởi hệ thống thứ cấp ảnh hưởng đến thiết bị sơ cấp thu được khảo sát theo các thông số như số chặng, hệ số tương quan giữa hệ số kênh truyền và ước lượng của nó. Trong đó, mối liên hệ giữa thông số kênh truyền can nhiễu của chặng thứ K và giá trị ước lượng của nó được biểu diễn thông qua hệ số tương quan  . Mô hình khảo sát tương tự như mô hình trong hình 4.1. Để giải quyết bài toán phân tích hiệu năng hệ thống, chúng ta sử dụng khái niệm xác suất can nhiễu của hệ thống sơ cấp được định nghĩa là xác suất công suất can nhiễu ảnh hưởng lên thiết bị sơ cấp thu bởi thiết bị phát hoặc chuyển
  • 27. 24 tiếp thứ cấp vượt quá giá trị định trước. Qua phân tích, xác suất can nhiễu phụ thuộc vào ba thông số của hệ thống: mức độ ảnh hưởng fading m, K và  . Hiệu năng hệ thống thứ cấp cũng được khảo sát thông qua xác suất dừng hệ thống. Hình 6.3 Xác suất dừng hệ thống DF đa chặng Nakagami-m Một lần nữa, ta nhận thấy hệ thống đa chặng với số chặng tăng sẽ cải thiện rõ rệt hiệu năng hệ thống thứ cấp so với hệ thống không sử dụng kỹ thuật truyền trực tiếp (Hình 6.3). Tuy nhiên, theo phân tích toán học, xác suất can nhiễu tăng khi số chặng tăng. Do đó, thông số chặng K tối ưu trong bài toán thiết kế cần được khảo sát trong bài toán mở rộng. Đây là một hướng nghiên cứu sâu hơn nữa của kỹ thuật này, tuy không thuộc vào phạm vi của luận văn, nhưng có nhiều tiềm năng phát triển nghiên cứu trong tương lai.