SlideShare a Scribd company logo
THUYẾT MINH DỰ ÁN
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ QUỐC TẾ
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC
Địa điểm:
tỉnh Long An
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC
-----------  -----------
DỰ ÁN
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ QUỐC TẾ
Địa điểm: tỉnh Long An
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN
GIÁO DỤC
Giám đốc
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8
V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ....................................................................... 9
VI. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ...........................................................10
6.1. Mục tiêu chung.......................................................................................10
6.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................13
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................13
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................13
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án..........................................16
II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN............................................................................18
2.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................18
2.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................21
III. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG....................................26
3.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................26
3.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................26
IV. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO26
4.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................26
4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................28
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............28
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
3
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO .......................................................29
2.1. Các ngành nghề đào tạo...........................................................................29
2.2. Xây dựng và khai thác các khu nội trú, khu tư vấn trị liệu tâm lý...............35
2.3. Xây dựng và khai thác các phòng/khu vực chức năng để phục vụ việc giảng
dạy và học tập của học sinh, sinh viên ............................................................35
2.4. Cơ cấu tổ chức........................................................................................35
2.5. Nhiệm vụ của Ban giám đốc....................................................................37
2.6. Nhiệm vụ của các phòng ban...................................................................39
2.7. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề đào tạo .40
2.8. Phương pháp giảng dạy...........................................................................40
2.9. Tuyển sinh..............................................................................................43
III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
ĐÀO TẠO....................................................................................................43
3.1. Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học, THCS thực nghiệm...........................43
3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm.............................................44
3.3. Khu nông trại trải nghiệm........................................................................53
3.4. Khu trưng bày sản phẩm nông sản...........................................................58
3.5. Hạng mục nhà kính công nghệ cao...........................................................60
3.6. Khu trồng rau sạch, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic)......................78
3.7. Khu trồng cây truyền thống .....................................................................82
3.8. Khu nuôi thủy sản...................................................................................83
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................88
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................88
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................88
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................88
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................88
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................88
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
4
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................88
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................90
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................92
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................92
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................93
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................95
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................95
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............95
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................96
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................96
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................96
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................98
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .........................................................................100
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG..........................................101
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................101
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................102
VII. KẾT LUẬN .........................................................................................103
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...........................................................................105
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN................................................105
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.....................107
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................107
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:......................107
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ..............................................................107
2.4. Phương ánvay. ......................................................................................108
2.5. Các thông số tài chính của dự án............................................................108
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
5
KẾT LUẬN ................................................................................................111
I. KẾT LUẬN. ............................................................................................111
1.1. Về kinh tế.............................................................................................111
1.2. Về xã hội, môi trường ...........................................................................111
1.3. Tính bền vững của đề án .......................................................................112
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ...................................................................112
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................113
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................113
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .....................................................118
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................124
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................131
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................132
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................133
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................136
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................139
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................142
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC
Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên:
Chức danh:Giám đốc
Giới tính:
Sinh ngày:
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch Việt Nam
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Thẻ căn cước công dân
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Long An.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 48.000,0 m2
(4,80 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 80.223.292.000 đồng.
(Tám mươi tỷ, hai trăm hai mươi ba triệu, hai trăm chín mươi hai nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 16.044.658.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 64.178.634.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Hoạt động đào tạo nghề 2.385,0 học viên/năm
Cung cấp sản phẩm nông nghiệp 62,4 tấn/năm
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các ngành 3.028,0 lượt/năm
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
7
nghềkhác
Cung cấp hoạt động khác (tư vấn, tài trợ,…) 2.160,0 lượt/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Trong giai đoạn hiện nay xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra
một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam cũng không đứngngoài
xu thế chung đó, nước ta đã gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế
giới, hội nhập sâu rộng và toàn diện với xu thế phát triển chung của thếgiới. Thế
giới hiện nay đã trở nên phẳng hơn, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đã
không còn là vấn đề quan trọng, thực trạng này đem lại cho tất cảcác nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trước các thời cơ mới, vận hội mới
nhưng bên cạnh đó các thách thức đặt ra cũng không hề nhỏ. Sựcạnh tranh trở
lên gay gắt trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó cạnh tranh trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng không phải là ngoại lệ.
Đối với Việt Nam mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có sự đổi mới toàn
diện trong gần ba thập kỷ qua, kinh tế đất nước đã có nhiều sự chuyển biến rõ
rệt,mọi mặt của đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung tình hình
kinh tế, xã hội vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế, trong đó thì ngành giáo dục đào
tạo là một trong những ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, ngành
giáo dục của chúng ta còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta lại phải đương đầu với
sự cạnh tranh gay gắt từ những nền giáo dục tiên tiến của thế giới, sự cạnh tranh
mạnh mẽ nhất chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tức là lĩnh vực
đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, bên cạnh sự cạnh tranh đến từ bên ngoài thì
bản thân sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở trong nước cũng
rất lớn, một trong những nguyên nhân đó là số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
được thành lập mới tăng rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của đất
nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng như hiện nay, nhà trường sẽ phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ sự cạnh tranh cả trong và ngoài nước
ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đào tạo của các trường nghề, bên cạnh đó thì các
trường cũng phải tranh thủ tận dụng thời cơ và vận hội mới từ sự hội nhập đó để
đưa trường đào tạo nghề phát triển vững chắc và lớn mạnh trong tương lai.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
8
Với mục đích giúp đẩy mạnh sự phát triển của nghề nông nghiệp công
nghệ cao, các ngành nghề về khoa học kỹ thuật và một số ngành nghề khác liên
quan đến phục vụ đời sống của con người; giúp thế hệ trẻ phát triển thế mạnh
của bản thân để từ đó làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.
Chính vì những nội dung trên, CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN
GIÁO DỤC sẽ thành lập “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”tại Trường Trung
cấp Nông dân Việt Nam - Phân hiệu Long An để tổ chức các hoạt động đào tạo
nghề cho học viên và khai thác hiệu quả nguồn quỹ đất giáo dục sẵn có.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
giá sơ bộ tác động môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
9
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
 Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục;
 Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giáo dục.
IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Giáo dục nghề Quốc tế:
Chức năng
- Tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, hướng nghiệp và giới thiệu việc
làm miễn phí cho học viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Phối hợp đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ cho học viên có nhu cầu
làm việc tại nước ngoài như Nhật Bản, Singapore, Úc, Đức…
Nhiệm vụ
- Lập các đề án tổ chức hoạt động Học viện nghề.
- Điều hành quản lý các hoạt động của Học viện nghề theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với việc tích hợp các chương trình giáo dục tiên
tiến của các nước.
- Tổ chức đào tạo theo 03 hình thức:
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
10
 Đào tạo thường xuyên và sơ cấp: đào tạo nhân lực trực tiếp cho các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đào tạo nghề từ 03 đến 06 tháng theo
nhu cầu của thị trường lao động; đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đặc
biệt kết hợp việc vừa học nghề vừa học phổ thông; đào tạo theo hình thức kèm
cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo
trình độ sơ cấp và đào tạo từ 03 đến 06 tháng theo yêu cầu của Nhà nước.
 Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp: liên kết với các đơn vị, tổ chức,
công ty để đào tạo nghề cho học sinh; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề
cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động có nhu cầu
 Liên kết đào tạo quốc tế: đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu
đi xuất khẩu lao động tại các nước.
- Tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm, giao lưu văn hóa giữa học
sinh, sinh viên trong nước và học sinh, sinh viên quốc tế.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp và lập nghiệp
theo sở trường của mỗi học sinh và theo sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất
nước trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.
- Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm miễn phí cho người học; phối hợp
với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng
nghiệp, phân luồng học sinh.
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo
dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ mới phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có nhu
cầu đặc biệt là nghề nông nghiệp công nghệ cao.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy
định.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người
học trong hoạt động đào tạo, hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan,
thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
- Tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế về công nghệ trồng trọt để
cập nhật kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao cho người làm nông nghiệp tại
các tỉnh thành trong cả nước.
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” theohướng chuyên
nghiệp, hiện đại, cung cấp dịch vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượngđào tạo,
đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần phát triển kinh tế địa phương cũng như của
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
11
cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Long An.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Long An.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình đào tạo nghề chuyên nghiệp, giúp phát triển tài năng
của học sinh và giúp học sinh làm giàu ngay từ nhỏ - ngay trên ghế nhà trường.
 Tổ chức đào tạo kỹ năng nghề theo sở trường và sở thích của học viên,
chuyển giao khoa học kỹ thuật thường xuyên cho lao động có nhu cầu, chú trọng
đào tạo, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho học viên, đào tạo
nghề cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại các nước Nhật,
Đức, Úc, Singapore…
 Hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, việc làm, giải quyết việc làm từ sản phẩm,
dịch vụ của người học để cải thiện điều kiện sinh kế và hướng đến tự khởi
nghiệp từ nghề được đào tạo.
 Học viên được kiếm tiền ngay từ khi tham gia học tại trường và có cơ hội
làm việc cho các dự án của Học viện và từ đối tác liên kết của Học viện.
 Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho học viên thông qua các hoạt
động tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe và trị liệu tâm lý.
 Chăm sóc bán trú và nội trú cho học viên
 Liên kết với các tổ chức giáo dục để dạy ngoại ngữ cho học viên
 Cung cấp các sản phẩm nông sản công nghệ cao, khác biệt cho thị trường.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Hoạt động đào tạo nghề 2.385,0 học viên/năm
Cung cấp sản phẩm nông nghiệp 62,4 tấn/năm
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các ngành
nghềkhác
3.028,0 lượt/năm
Cung cấp hoạt động khác (tư vấn, tài trợ,…) 2.160,0 lượt/năm
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
12
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
Long Annói chung.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
13
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vị trí địa lí
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với
Thành phố Hồ Chí Minh.
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng
Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và
có vị trí địa lý:
Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
Phía tây và tây bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương
quốc Campuchia
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
14
Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
Phía bắc tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia.
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm
trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa
lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, Long
An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Trước năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng
Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù được xếp
vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp
giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông
Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa
tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười,
trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Các điểm cực của tỉnh:
Điểm cực bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng
Điểm cực nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, Long An
Điểm cực đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc
Điểm cực tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng.
Địa chất, thủy văn
Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn
nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua
phèn và tích tụ độc tố.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng
chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông
Vàm Cỏ Đông.
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển
Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một
chu kì triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các
huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong
năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã
xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
15
độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm
tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập
mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy
vùng ven hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.
Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm
nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hoá) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu
từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49
km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến
tháng 11, mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó
khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không
sâu.
Khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp
giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc
trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng
biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thường vào tháng 4 có
nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
25,2°C.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mưa chiếm trên
70-82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực
giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía
Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở
vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng
bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ.
Tổng tích ôn năm từ 9.700 - 10.100 °C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm
dao động từ 2-4°C.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
16
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài,
nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm
thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sự lãnh
đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy; sự điều hành tích cực, chủ động của
UBND tỉnh; sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, UB.MTTQ Việt Nam tỉnh,
các hội, đoàn thể, tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng chức năng, nhất là sự
đồng lòng ủng hộ, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, Long An cơ bản thực
hiện tốt các biện pháp thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, tình hình kinh tế - xã
hội quí I/2022 đạt được một số kết quả nhất định.
Trong đó, kinh tế Long An có bước phục hồi và phát triển rõ nét, tăng
trưởng GDP quí I/2022 đạt 2,83%, các khu vực I, II và III đều tăng so với cùng
kỳ năm 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước quí I/2022 là 6.842 tỉ đồng, đạt
39,4% dự toán giao, tăng 13,3% so với cùng kỳ (thu nội địa 5.751 tỉ đồng, đạt
42,3% dự toán giao, tăng 17,6% so với cùng kỳ).
Trên địa bàn thu hút rất nhiều dự án trong và ngoài nước, giải ngân vốn
đầu tư công được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, tỉnh giải ngân trên 730 tỉ
đồng vốn đầu tư công.
Các lĩnh vực khác được chỉ đạo, triển khai, thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu
cầu, kế hoạch đề ra.
Dân số
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
17
Dân số trung bình của tỉnh năm 2021 ước đạt 1.725.752 người, tăng
0,71% so cùng kỳ. Trong đó, dân số trung bình nam đạt 861.495 người (tăng
0,71%), dân số trung bình nữ đạt 864.257 người (tăng 0,71%).
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2021 ước đạt 1.025,5
nghìn người, giảm 0,37% so cùng kỳ. Trong đó, lao động là nam đạt 565,2
nghìn người (giảm 0,21%), lao động nữ đạt 460,3 nghìn người (giảm 0,56%).
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong năm 2021 ước đạt 977,6
nghìn người, giảm 1,79% so cùng kỳ. Trong đó, lao động trong khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 291,3 nghìn người (giảm 1,85%); lao động trong
khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 381,2 nghìn người (giảm 0,03%); lao
động trong khu vực dịch vụ ước đạt 305,1 nghìn người (giảm 3,84%).
Giao thông
Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng Sông Cửu
Long, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao
thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường
thuỷ.
Các tuyến quốc lộ - cao tốc:
Hiện hữu: 1A, 50, 62, N2 (đường Hồ Chí Minh), đường cao tốc Thành
phố Hồ Chí Minh - Trung Lương.
Dự kiến: 50B (đường động lực kết nối TPHCM - Long An - Tiền Giang),
N1, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đường Vành đai 3, Đường Vành đai
4.
Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống
giao thông đường thuỷ chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ
Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường
thuỷ quan trọng như thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, thành phố Hồ Chí
Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh
Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
18
thuỷ trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn
Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi
từ miền Tây đến thành phố Hồ Chí Minh.
Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:
Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông) - Đức Huệ
Hưng Điều A (Đức Huệ)
Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường
Vàm Đồn – Vĩnh Hưng
Kênh 28 – Vĩnh Hưng
Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh
thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây
Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.
II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
2.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 48.000,0 m2
A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - m2
1 Reception 144,0 m2
2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 m2
3 Bảo vệ 25,0 m2
4 Khối lớp học 954,0 m2
5 Nhà để xe 82,5 m2
6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 m2
B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - m2
1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 m2
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
19
TT Nội dung Diện tích ĐVT
2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 m2
3 Nhà ở chuyên gia 80,0 m2
4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 m2
5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 m2
6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 m2
7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 m2
8 Khu nuôi gia cầm 510,0 m2
9 Bãi đậu xe buýt 378,0 m2
10 Nhà để xe máy 360,0 m2
11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 m2
12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 m2
13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 m2
14 Nhà lục giác 79,0 m2
15 Nhà WC 01 80,0 m2
16 Nhà WC 02 96,0 m2
17 Nhà WC 03 92,0 m2
18 Sân bóng rổ 300,0 m2
19 Sân cầu lông 78,0 m2
20
Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng theo
mô hình truyền thống
962,0 m2
21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 m2
22 Khu nuôi thủy sản 962,0 m2
23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 m2
24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 m2
C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 m2
D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 m2
E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 m2
Hệ thống tổng thể
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
20
TT Nội dung Diện tích ĐVT
- Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện hạ tầng Hệ thống
-
Hệ thống PCCC:hệ thống báo cháy, chữa cháy,
chống sét
Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị nội thất trường học Trọn Bộ
3
Chi phí thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành
sản xuất
Trọn Bộ
4 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ
5 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
21
2.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích
xây
dựng
ĐVT Đơn giá
Thành
tiền sau
VAT
I Xây dựng 48.000,0 m2
56.234.870
A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - - - m2
-
1 Reception 144,0 1 144,0 m2 1.500 216.000
2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 1 360,0 m2 1.500 540.000
3 Bảo vệ 25,0 1 25,0 m2 900 22.500
4 Khối lớp học 954,0 5 4.770,0 m2 1.200 5.724.000
5 Nhà để xe 82,5 1 82,5 m2 300 24.750
6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 1 312,0 m2 1.200 374.400
B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - 1 - m2
-
1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 1 750,0 m2 4.900 3.675.000
2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 1 414,0 m2 4.900 2.028.600
3 Nhà ở chuyên gia 80,0 6 480,0 m2 7.900 3.792.000
4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 1 1.050,0 m2 3.500 3.675.000
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
22
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích
xây
dựng
ĐVT Đơn giá
Thành
tiền sau
VAT
5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 1 1.050,0 m2 3.500 3.675.000
6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 1 1.050,0 m2 3.500 3.675.000
7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 1 108,0 m2 3.500 378.000
8 Khu nuôi gia cầm 510,0 1 510,0 m2 900 459.000
9 Bãi đậu xe buýt 378,0 1 378,0 m2 690 260.820
10 Nhà để xe máy 360,0 1 360,0 m2 2.500 900.000
11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 1 1.250,0 m2 3.000 3.750.000
12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 1 507,0 m2 4.900 2.484.300
13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 1 473,0 m2 4.900 2.317.700
14 Nhà lục giác 79,0 2 158,0 m2 3.900 616.200
15 Nhà WC 01 80,0 1 80,0 m2 8.900 712.000
16 Nhà WC 02 96,0 1 96,0 m2 8.900 854.400
17 Nhà WC 03 92,0 1 92,0 m2 8.900 818.800
18 Sân bóng rổ 300,0 1 300,0 m2 120 36.000
19 Sân cầu lông 78,0 1 78,0 m2 100 7.800
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
23
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích
xây
dựng
ĐVT Đơn giá
Thành
tiền sau
VAT
20
Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng theo
mô hình truyền thống
962,0 1 - m2 250 240.500
21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 1 - m2 100 268.000
22 Khu nuôi thủy sản 962,0 1 - m2 300 288.600
23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 1 - m2 100 514.000
24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 1 - m2 300 955.500
C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 - - m2
590 4.071.000
D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 - - m2
- -
E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 - - m2
290 3.480.000
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống 1.200.000 1.200.000
- Hệ thống cấp điện hạ tầng Hệ thống 1.200.000 1.200.000
-
Hệ thống PCCC:hệ thống báo cháy, chữa
cháy, chống sét
Hệ thống 3.000.000 3.000.000
II Thiết bị 12.376.000
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 960.000 960.000
2 Thiết bị nội thất trường học Trọn Bộ 3.120.000 3.120.000
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
24
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích
xây
dựng
ĐVT Đơn giá
Thành
tiền sau
VAT
3
Chi phí thiết bị phục vụ giảng dạy và thực
hành sản xuất
Trọn Bộ 6.000.000 6.000.000
4 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 1.296.000 1.296.000
5 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000
III Chi phí quản lý dự án
2,346
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
1.609.734
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.716.253
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,342
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
234.885
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
0,697
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
478.423
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,736 GXDtt * ĐMTL% 976.340
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,955 GXDtt * ĐMTL% 536.987
5
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi
0,045
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
30.556
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
0,128
(GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
87.722
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,171 GXDtt * ĐMTL% 96.358
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
25
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện
tích
xây
dựng
ĐVT Đơn giá
Thành
tiền sau
VAT
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,165 GXDtt * ĐMTL% 93.022
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,422 GXDtt * ĐMTL% 1.361.870
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,828 GTBtt * ĐMTL% 102.456
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 717.634
V Chi phí vốn lưu động TT 1.284.036
VI Chi phí khác (chi phí khảo sát, đo đạc,…) TT 182.242
VII Chi phí dự phòng 5% 3.820.157
Tổng cộng 80.223.292
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm
2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
26
III. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
3.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” được thực hiệntại tỉnh Long An.
3.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU
VÀO
4.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung
Diện tích
(m2
)
Tỷ lệ (%)
A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - 0,00%
1 Reception 144,0 0,30%
2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 0,75%
3 Bảo vệ 25,0 0,05%
4 Khối lớp học 954,0 1,99%
5 Nhà để xe 82,5 0,17%
6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 0,65%
B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - 0,00%
1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 1,56%
2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 0,86%
3 Nhà ở chuyên gia 80,0 0,17%
4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 2,19%
5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 2,19%
6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 2,19%
7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 0,23%
8 Khu nuôi gia cầm 510,0 1,06%
9 Bãi đậu xe buýt 378,0 0,79%
10 Nhà để xe máy 360,0 0,75%
11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 2,60%
12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 1,06%
13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 0,99%
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
27
TT Nội dung
Diện tích
(m2
)
Tỷ lệ (%)
14 Nhà lục giác 79,0 0,16%
15 Nhà WC 01 80,0 0,17%
16 Nhà WC 02 96,0 0,20%
17 Nhà WC 03 92,0 0,19%
18 Sân bóng rổ 300,0 0,63%
19 Sân cầu lông 78,0 0,16%
20
Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng
theo mô hình truyền thống
962,0 2,00%
21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 5,58%
22 Khu nuôi thủy sản 962,0 2,00%
23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 10,71%
24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 6,64%
C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 14,38%
D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 36,64%
E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 25,00%
Tổng cộng 48.000,0 100,00%
4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
xây dựng
ĐVT
I Xây dựng 48.000,0 m2
A
CẢI TẠO CÔNG TRÌNH
HIỆN HỮU
- - -
m2
1 Reception 144,0 1 144,0 m2
2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 1 360,0 m2
3 Bảo vệ 25,0 1 25,0 m2
4 Khối lớp học 954,0 5 4.770,0 m2
5 Nhà để xe 82,5 1 82,5 m2
6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 1 312,0 m2
B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - 1 - m2
1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 1 750,0 m2
2
Khu nhà kho (lạnh-mát-khô)
Khu sơ chế
414,0 1 414,0
m2
3 Nhà ở chuyên gia 80,0 6 480,0 m2
4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 1 1.050,0 m2
5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 1 1.050,0 m2
6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 1 1.050,0 m2
7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 1 108,0 m2
8 Khu nuôi gia cầm 510,0 1 510,0 m2
9 Bãi đậu xe buýt 378,0 1 378,0 m2
10 Nhà để xe máy 360,0 1 360,0 m2
11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 1 1.250,0 m2
12
Trưng bày và bán sản phẩm trị
liệu
507,0 1 507,0
m2
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
29
TT Nội dung Diện tích
Tầng
cao
Diện tích
xây dựng
ĐVT
13
Trưng bày và bán sản phẩm học
sinh
473,0 1 473,0
m2
14 Nhà lục giác 79,0 2 158,0 m2
15 Nhà WC 01 80,0 1 80,0 m2
16 Nhà WC 02 96,0 1 96,0 m2
17 Nhà WC 03 92,0 1 92,0 m2
18 Sân bóng rổ 300,0 1 300,0 m2
19 Sân cầu lông 78,0 1 78,0 m2
20
Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống
rau trồng theo mô hình truyền
thống
962,0 1 -
m2
21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 1 - m2
22 Khu nuôi thủy sản 962,0 1 - m2
23
Khu vực trồng cây kiểng và
dược liệu
5.140,0 1 -
m2
24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 1 - m2
C
PHẦN ĐƯỜNG GIAO
THÔNG NỘI BỘ
6.900,0 - -
m2
D
ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY
XANH
17.588,5 - -
m2
E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 - - m2
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
2.1. Các ngành nghề đào tạo
Ngành Nghề Nghề cụ thể
Nông nghiệp Trồng trọt
Nghề trồng rau quả trong nhà kính
Làm ruộng/Trồng rau
Trồng cây ăn quả
Trồng và chăm sóc rau củ quả
Thu hoạch rau củ
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
30
Chăn nuôi
Nuôi lợn
Nuôi gà
Làm bơ sữa
Xây dựng
(chiếm 70% lao
động Nam giới)
Khoan giếng
Khoan giếng (khoan đập)
Khoan giếng (khoan xoay)
Chế tạo kim loại miếng
Chế tạo kim loại miếng dùng làm
đường ống
Lắp ráp máy
Gắn máy điều hoà không khí và
máy đông lạnh
Chế tạo phụ kiện
Gia công phụ kiện xây dựng bằng
gỗ
Thợ mộc xây dựng Công việc mộc
Lắp cốp pha panen Lắp cốp pha panen
Chế tạo cốt thép Lắp cốt thép
Hiện trường xây dựng
Dựng giàn giáo, giải tỏa mặt bằng
xây dựng
Nghề đá
Chế tạo các sản phẩm bằng đá
Làm lát đá
Lát gạch Lát gạch
Lợp ngói Lợp ngói
Trát vữa Trát vữa
Đặt đường ống
Đặt đường ống (xây dựng)
Đặt đường ống (nhà máy)
Cách nhiệt Công việc cách nhiệt
Hoàn thiện nội thất
Lắp đặt sàn nhà nhựa
Lắp đặt thảm
Lắp đặt các thiết bị kim loại lót
trong tường, trần nhà
Lắp đặt tấm lợp trần nhà
Chế tạo và lắp đặt rèm cửa
Lắp khung kính nhôm
Công việc lắp khung kính nhôm
(toà nhà)
Chống thấm nước
Chống thấm nước bằng phương
pháp bịt kín
Đổ bê tông bằng áp lực Công việc đổ bê tông bằng áp lực
Rút nước ngầm kiểu
wellpoint
Công việc liên quan tới kỹ thuật rút
nước ngầm kiểu wellpoint
Dán giấy Công việc dán giấy (tường và trần)
Nghề dùng các thiết bị San ủi mặt bằng
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
31
xây dựng Bốc dỡ
Đào xới
Cán mặt bằng
Ống nước Thợ ống nước
Sơn
Sơn các tòa nhà
Sơn kim loại
Sơn cầu thép
Sơn phun
Trang trí nội thất
Thiết kế nội thất
Làm đồ đạc trong nhà (bằng tay)
Nấu ăn
Đầu bếp
Bếp trưởng
Phụ bếp
Chuyên gia dinh dưỡng
Nhân viên phục vụ
Chế biến thức ăn
Kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam
Kỹ thuật chế biến món ăn Âu
Kỹ thuật chế biến món ăn Á
Kỹ thuật làm bánh
Pha chế
Kỹ thuật pha chế đồ uống
Pha chế rượu (Bartender)
Pha chế café nghệ thuật (Barista)
Pha chế sinh tố và trà sữa
Thực phẩm
Đóng hộp thực phẩm Đóng hộp thực phẩm
Gia công xử lý thịt
Gia công xử lý thịt gà
Gia công xử lý thịt lợn
Chế biến thực phẩm thuỷ
sản gia nhiệt
Chế biến bằng phương pháp chiết
Chế biến thực phẩm sấy khô
Chế biến thực phẩm ướp gia vị
Chế biến thực phẩm hun khói
Nghề chế biến thực phẩm
thuỷ sản không gia nhiệt
Chế biến thực phẩm muối
Chế biến thực phẩm khô
Chế biến thực phẩm lên men
Hàng thuỷ sản nghiền thành
bột
Nghề làm chả cá kamaboko
Chế biến thịt nguội
Làm xúc xích, giăm bông, thịt muối
xông khói
Làm bánh mỳ Làm bánh mỳ
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
32
Chế biến đồ ăn nhanh Chế biến đồ ăn nhanh
Dệt may mặc
Nghề xe chỉ
Xe chỉ sơ cấp
Xe chỉ tinh
Guồng chỉ
Xoắn và chặp đôi
Nghề dệt
Thao tác giai đoạn chuẩn bị
Thao tác dệt
Hoàn thiện
Nhuộm
Nhuộm len
Nhuộm vải, hàng dệt kim
Dệt kim
Dệt tất
Dệt kim tròn
Dệt kim đan dọc Dệt kim đan dọc
Sản xuất quần áo phụ nữ và
trẻ em
Sản xuất quần áo may sẵn cho phụ
nữ và trẻ em
Sản xuất đồ cho nam giới Sản xuất đồ may sẵn cho nam giới
Sản xuất đồ lót Sản xuất đồ lót
Sản xuất bộ đồ giường Sản xuất bộ đồ giường
Sản xuất thảm
Sản xuất thảm dệt
Sản xuất thảm trần sợi nổi vòng
Sản xuất thảm kim đục lỗ
Làm hàng vải bạt Làm hàng vải bạt
May May áo sơmi
May tấm lót ghế May tấm lót ghế ô tô
Cơ khí và kim
loại
Đúc
Đúc sắt
Đúc sản phẩm từ kim loại màu
Rèn
Rèn khuôn búa
Rèn khuôn máy ép
Đúc khuôn
Đúc khuôn (buồng nóng)
Đúc khuôn (buồng lạnh)
Gia công cơ khí
Tiện
Phay
Ép kim loại Ép kim loại
Chế tạo vật liệu thép
Vật liệu thép dùng cho kết cấu công
trình
Chế tạo kim loại tấm tại nhà
máy
Làm kim loại tấm cho máy móc
Mạ Mạ điện
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
33
Mạ điện nhúng nóng
Xử lý anốt nhôm Xử lý anốt nhôm
Gia công tinh
Gia công tinh (đồ gá và dụng cụ)
Gia công tinh (khuôn kim loại)
Gia công tinh (Lắp ráp máy móc)
Kiểm tra máy Kiểm tra máy móc
Bảo dưỡng máy móc Bảo dưỡng máy móc
Lắp ráp thiết bị và máy móc
điện tử
Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử
Lắp ráp thiết bị và các máy
điện
Lắp ráp máy điện quay
Lắp ráp máy biến thế
Lắp ráp bảng điều khiển tổng đài
Lắp ráp dụng cụ điều khiển công
tắc
Cuốn cuộn dây máy điện quay
Lắp ráp oto
Sản xuất bảng
điều khiển in
Thiết kế tấm mạch in
Chế tạo tấm mạch in
Hàn
Hàn bán tự động
Hàn ống thép
Nghề mộc
Sử dụng máy móc, thiết bị
cho nghề mộc
Sử dụng thiết bị nghề mộc cầm tay
Sử dụng máy dàn tại xưởng mộc
Kỹ thuật nghề mộc
Kỹ thuật pha gỗ
Kỹ thuật xử lý bề mặt gỗ
Kỹ thuật lắp ráp sản phẩm, lắp đặt
phụ kiện
Kỹ thuật chế tác sản phẩm, chi tiết
sản phẩm
Kỹ thuật sơn
Sản xuất các sản phẩm từ gỗ
Sản xuất giường, tủ, bàn ghế, đồ
dùng nội thất
Ngư nghiệp Nghề cá đi tàu
Nghề đánh cá ngừ vằn
Nghề đánh cá thả
Nghề câu mực
Đánh cá bằng lưới quăng
Đánh cá bằng lưới rê
Đánh cá bằng lưới đặt
Nghề đánh cá bằng lưới cố định
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
34
Nghề đánh cá lồng tôm, cua
Nghề nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trồng sò điệp
Y tế
Hộ lý Hộ lý
Điều dưỡng
Điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe trẻ em
Chăm sóc người trưởng thành có nhu
cầu
Chăm sóc sức khỏe tại gia
Trị liệu
Nhân viên vật lý trị liệu
Mát xa - xoa bóp trị liệu
Làm đẹp Nghề làm đẹp
Trang điểm
Spa
Nhà hàng -
Khách sạn
Nghiệp vụ nhà hàng - khách
sạn
Quản lý nhà hàng - khách sạn
Quản trị lữ hành
Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn
Nghiệp vụ tiếp tân - khách sạn
Nghiệp vụ buồng - phòng
Kỹ năng giám sát
Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc
khách hàng
Các nghề khác
In In offset
Đóng sách Công việc đóng sách
Đúc đồ nhựa
Đúc đồ nhựa (ép)
Đúc đồ nhựa (phun)
Đúc đồ nhựa (bơm)
Đúc đồ nhựa (thổi)
Đúc chất dẻo cường hóa Đúc từng lớp bằng tay
Đóng gói công nghiệp Đóng gói công nghiệp
Làm thùng các tông
Đục lỗ trên thùng các tông in sẵn
Làm thùng giấy đã in sẵn
Dán thùng giấy
Làm thùng các tông
Sản xuất sản phẩm gốm sứ
công nghiệp
Công việc đúc gốm bằng bàn xoay
máy
Công việc đúc tạo hình bằng áp lực
Công việc in hình
Sửa chữa ô tô Công việc sửa chữa ô tô
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
35
2.2. Xây dựng và khai thác các khu nội trú, khu tư vấn trị liệu tâm lý
- Xây dựng khu nội trú để thu hút học sinh, sinh viên từ các tỉnh về học tại
các trường, thu hút học sinh, sinh viên các trường đến tìm hiểu, học tập và giao
lưu văn hóa.
- Xây dựng khu nội trú cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và nhân viên
làm việc để tạo nơi lưu trú cho nhân sự.
- Xây dựng khu tư vấn, trị liệu tâm lý cho học viên.
2.3. Xây dựng và khai thác các phòng/khu vực chức năng để phục vụ việc
giảng dạy và học tập của học sinh, sinh viên
- Phòng Thư viện
- Phòng Hội trường
- Phòng LAB
- Sân bóng mini
- Hồ bơi
2.4. Cơ cấu tổ chức
2.4.1. Ban giám đốc
STT Chức danh
Số lượng
nhân sự
quản lý
Nhiệm vụ
1 Giám đốc Điều hành 01 người
Quản lý, điều hành chung toàn bộ các
hoạt động của trường
2
Giám đốc Chuyên
môn
01 người
Quản lý, điều hành các hoạt động
chuyên môn
3 Giám đốc Tài chính 01 người Quản lý, kiểm soát tài chính của trường
4
Giám đốc Hành chính
- Nhân sự
01 người
Quản lý các công việc về hành chính và
nhân sự
5 Giám đốc Kinh doanh 01 người
Quản lý các hoạt động kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ của trường
2.4.2. Trưởng các đơn vị
STT Khoa
Số lượng
nhân sự
quản lý
Nhiệm vụ
Vệ sinh tòa nhà Công việc vệ sinh tòa nhà
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
36
1
Ban giám hiệu trường
nghề
01 Hiệu
trưởng
01 Phó Hiệu
trưởng
Quản lý, điều hành các hoạt động
đào tạo của trường nghề
2 Khoa Nông nghiệp
01 Trưởng
khoa
01 Phó khoa
Quản lý các hoạt động của khoa
3
Khoa Công nghệ thực
phẩm
01 Trưởng
khoa
01 Phó khoa
Quản lý các hoạt động của khoa
4
Khoa Chăm sóc sức
khỏe - Thẩm mỹ
01 Trưởng
khoa
01 Phó khoa
Quản lý các hoạt động của khoa
5
Khoa Du lịch - Khách
sạn
01 Trưởng
khoa
01 Phó khoa
Quản lý các hoạt động của khoa
6
Khoa Kỹ thuật - Công
nghệ
01 Trưởng
khoa
01 Phó khoa
Quản lý các hoạt động của khoa
7
Khoa Cơ khí - Xây
dựng
01 Trưởng
khoa
01 Phó khoa
Quản lý các hoạt động của khoa
2.4.3. Hội đồng Chuyên môn
Hội đồng Chuyên môn của Học viện Đào tạo nghề Quốc tế bao gồm các nhà
giáo dục học, các bác sĩ, kĩ sư nhiều tâm huyết, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tâm lý.
Hội đồng Chuyên môn thực hiện các chức năng sau đây:
- Tư vấn, hỗ trợ giúp giám đốc Học viện về mặt chuyên môn sư phạm, phát
triển chương trình học trong quá trình tổ chức đào tạo, xây dựng chương trình học,
soạn thảo chương trình đào tạo; tư vấn, hỗ trợ giáo viên, học viên trong quá trình dạy
và học nghề.
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Học viện.
Các thành viên Hội đồng Chuyên môn của Học viện bao gồm:
2.4.4. Các phòng ban chức năng của Học viện:
- Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Đào tạo
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
37
- Phòng hỗ trợ Sản xuất - Hỗ trợ việc làm
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Hội đồng Tư vấn dịch vụ sản xuất
- Phòng Truyền thông
2.4.5. Các đối tác liên kết đào tạo:
2.5. Nhiệm vụ của Ban giám đốc
2.5.1. Giám đốc Điều hành
- Hoạch định chiến lược phát triển của Học viện
- Quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động về nhân sự, tài chính, chuyên
môn, sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý và kiểm soát hoạt động của các đơn vị trực thuộc Học viện
- Kiểm soát các hoạt động liên quan đến tài chính và đầu tư của Học viện.
- Thiết lập mối quan hệ đối nội và đối ngoại
- Báo cáo kết quả hoạt động của toàn bộ hệ thống đến Hội đồng Quản trị của
Công ty Cổ phần Học viện Giáo dục Quốc tế Victoria.
2.5.2. Giám đốc Chuyên môn
- Phối hợp với Hội đồng Chuyên môn định hướng các hoạt động chuyên môn
cho các đơn vị trực thuộc Học viện
- Đánh giá chất lượng các hoạt động giảng dạy tại các đơn vị
- Quản lý chất lượng giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy tại các đơn vị
- Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên, giảng viên.
- Cập nhật các chương trình học, các phương pháp giảng dạy trong nước và
quốc tế để ứng dụng vào các chương trình học của Học viện.
- Liên kết đào tạo với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước.
- Lập kế hoạch tuyển sinh và giám sát việc tuyển sinh của các đơn vị
2.5.3. Giám đốc Tài chính
- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Học viện nhằm nhận diện những
điểm mạnh và điểm yếu của Học viện.
- Hoạch định chiến lược tài chính của Học viện.
- Đánh giá các chương trình hoạt động của Học viện trên phương diện tài chính.
- Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng
những nhu cầu ngân quỹ đột xuất.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
38
- Duy trì khả năng thanh khoản của Học viện và đảm bảo có đủ nguồn tài chính
cho Học viện.
- Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các đơn vị trực
thuộc.
- Đảm bảo rằng các loại tài sản của Học viện được kiểm soát và sử dụng một
cách hợp lý và sinh lợi.
- Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt của Học viện nhằm đảm bảo
có đủ lượng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
- Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, Phòng Kế toán,
Phòng Tài vụ, và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ … trên cơ sở bảo toàn và phát
triển vốn Học viện, đồng thời cam kết:
- Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của các Đơn vị Sản xuất, Phòng Sản
xuất và Phòng Kinh Doanh
- Báo cáo với Ban giám đốc định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực hiện
nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết bảo đảm không để hoạt động
của Học viện bị đình trệ và thiệt hại.
- Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các Giám đốc thành viên Ban Giám đốc
Công ty, với hoạt động của Học viện.
- Quản trị phòng tài chính - kế toán
2.5.4. Giám đốc Hành chính - Nhân sự
- Chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/chiến lược nhân sự tổng thể cho Học viện
trong ngắn hạn và dài.
- Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của
Học viện trong quá trình thực hiện để tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm
bảo quyền lợi nhân sự, đảm bảo các vị trí trong Học viện là đủ để cả bộ máy vận hành
tốt.
- Phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự bao gồm các số đo
về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu
trong chính sách nhân sự của Học viện tương ứng với kế hoạch hoạt động củaHọc
viện.
- Tìm ra các kẽ hở về nhân sự trong Học viện (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu năng
lực, kiến thức hay thái độ làm việc), các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm
việc tại doanh nghiệp
- Hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm
vụ phân tích và đánh giá.
- Hiểu rõ ngành nghề của Học việc, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân
sự/ phòng ban mới phù hợp với hoạt động của Học viện và giúp gia tăng sức cạnh
tranh cho Học viện
- Quản lý các hoạt động về hành chính của Học viện
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
39
2.5.5. Giám đốc Kinh doanh
- Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của
Học viện
- Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất,
kiến nghị
- Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ học viên kinh doanh
- Chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD trước Ban Tổng Giám đốc
- Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy
định của Công ty và Luật pháp Việt Nam
- Phê duyệt phương án kinh doanh của các dự án, các khoa, các đơn vị trực thuộc
Học viện
- Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi phân phối các sản phẩm và dịch vụ của
Học viện.
- Thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu và các hoạt động của Học viện.
2.6. Nhiệm vụ của các phòng ban
2.6.1. Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Đào tạo
- Theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông, thị trường lao động để
phát triển thông tin nghề nghiệp, lập kế hoạch tư vấn nghề nghiệp cho các đối tượng.
- Tổ chức tư vấn học nghề, chọn nghề cho các đối tượng xã hội.
- Thực hiện tuyển sinh học nghề theo quy định của pháp luật và của cơ quan
quản lý nhà nước địa phương về giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, thường xuyên
- Tham mưu thực hiện quản lý về hoạt động dạy học theo quy định.
- Tham mưu quản lý, xây dựng, biên soạn chương trình học trình độ sơ cấp,
thường xuyên, chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật về tổ
chức đào tạo sơ cấp, thường xuyên.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ hoạt động đào tạo của trung tâm theo quy định.
2.6.2. Phòng hỗ trợ sản xuất - hỗ trợ việc làm
- Xây dựng và phát triển nguồn cung ứng sản xuất - việc làm gắn liền với hoạt
động đào tạo và phát triển doanh nghiệp;
- Phát triển sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp gắn với nhu cầu tuyển dụng vị
trí việc làm với nhu cầu đào tạo;
- Cung ứng việc làm trong và ngoài doanh nghiệp phù hợp nhu cầu người học và
thị trường lao động.
- Marketing sản phẩm, dịch vụ - việc làm của Học viện.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
40
2.6.3. Phòng Tài chính - Kế toán:
- Xây dựng học phí của từng ngành nghề
- Quản lý việc thu chi của Học viện
- Quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán
- Thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo thuế của Học viện.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính
2.6.4. Hội đồng tư vấn dịch vụ, sản xuất
- Tư vấn, tham vấn để phát triển hoạt động dịch vụ, sản xuất cho Học viện và
người học phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường lao động cũng như mở rộng
phát triển đào tạo, cải tiến dịch vụ gắn liền với đào tạo để đáp ứng kỹ năng nghề cho
người học.
- Hỗ trợ phát triển thị trường cho Học viện trong phát triển dịch vụ đào tạo, dịch
vụ việc làm (miễn phí) cho người học.
- Tham gia phát triển hoạt động của Học viện.
2.6.5. Phòng Truyền thông:
- Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo học Học viện
- Quảng bá thương hiệu và các hoạt động của Học viện
- Phối hợp với các phòng ban thực hiện kế hoạch tuyển sinh cho từng đơn vị
2.7. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề đào
tạo
Học viện cam kết chương trình, giáo trình đào tạo các nghề được tổ chức đào
tạo tại Học viện sẽ được thực hiện đúng quy định về đào tạo sơ cấp, đào tạo trường
xuyên theo quy định của các cơ quan ban ngành. Đồng thời, các chương trình học sẽ
được thường xuyên cập nhật mới theo xu hướng phát triển của công nghệ.
Bên cạnh việc học về chuyên môn và kỹ thuật, Học viện sẽ chú trọng đến việc
dạy ngoại ngữ cho học viên để tạo cơ hội cho học viên có thể nghiên cứu các tài liệu
chuyên môn bằng ngoại ngữ, tiếp tục theo học các chương trình nâng cao nghiệp vụ tại
nước ngoài hoặc làm việc tại các nước.
Cuối mỗi khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận của Học viện Đào
tạo nghề Quốc tế.
2.8. Phương pháp giảng dạy
Áp dụng phương pháp giảng dạy học tích cực lấy học viên làm trung tâm. Thời
lượng học được thiết kế cân bằng giữa lý thuyết và thực hành để học viên vững lý
thuyết và dễ dàng áp dụng vào việc thực hành các bài học.
Học viên được thao tác thường xuyên với các máy móc, thiết bị và được thực
tập thực tế tại các đơn vị, tổ chức có liên kết với Học viện.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
41
Ngoài việc học trực tiếp tại lớp, học viên có thể tham gia các lớp học lý thuyết
trực tuyến thông qua các phần mềm học trực tuyến như Zoom, Google Meet,
Microsoft Team.
Khu đào tạo Nghề chăm sóc sức khỏe - làm đẹp
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
42
Khu đào tạo Nghề nấu ăn, làm bánh, pha chế nước uống
Sản xuất cửa nhựa lõi thép
Khu đào tạo Nghề công nghệ điện - điện tử
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
43
2.9. Tuyển sinh
Học viện áp dụng nhiều biện pháp tuyển sinh để học sinh đăng ký học tại trường
như:
- Tổ chức các buổi nói chuyện về định hướng nghề nghiệp và giới thiệu nghề cho
học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Tp. Hồ Chí Minh, Long
An và các tỉnh lân cận.
- Quảng bá về Học viện nghề trên các phương tiện truyền thông như website,
fanpage Facebook, Google, báo, các diễn đàn hướng nghiệp dành cho học sinh, sinh
viên.
- Tổ chức tư vấn nghề nghiệp trực tuyến qua điện thoại hoặc các ứng dụng chat,
mạng xã hội.
- Tổ chức cho học sinh các trường THCS - THPT tham quan trường và trải
nghiệm việc học tại trường.
- Liên kết quảng bá chương trình học của Học viện trên website của các đơn vị,
tổ chức là đối tác của Học viện.
- Tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh có thành tích học
tập tốt.
- Tổ chức các chương trình giao lưu giữa học viên của trường và học sinh của các
bậc học.
- Tổ chức các Hội thảo về khoa học công nghiệp quốc tế.
III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
ĐÀO TẠO
3.1. Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học, THCS thực nghiệm
Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm
- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với
lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động
hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5:
Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng
đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích
hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về
văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
Các loại hình, quy mô, địa điểm tổ chức Hoạt động trải nghiệm
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
44
- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt
động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề,
hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối
lớp hoặc quy mô trường.
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và
ngoài trường học.
Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó: 35 tiết
sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn,
quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ
(quy mô lớp học, nhóm lớp học).
Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng
thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong
bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu ở mục trên.
- Khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối
với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và
an toàn cho học sinh. Ngoài các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy
định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động
giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ
lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
- Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt
động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự
tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm,
Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt ( Âm nhạc, Mĩ thuật,
Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học
sinh, các nhà tài trợ,...Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học,
ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ
học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà
trường.
3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) coi trọng các hoạt động thực tiễn mang
tính tự chủ của học sinh (HS), về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
45
thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính
riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ
chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo.
Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm
phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Có 4 phương pháp chính, đó là:
1. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)
GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy,
sáng tạo, GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông
qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng (KN) và phương pháp.
Trong tổ chức HĐTN, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi
HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc
nảy sinh trong quá trình hoạt động.
Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng
tạo của HS, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự
việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành
công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực
tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ giáo viên (GV) phải coi
trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi
giáo dục HS.
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này GV cần phân tích tình huống đặt ra giúp HS nhận biết
được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đíchđặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình
bày rõ ràng, dễ hiểu đối với HS.
Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐ
tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các
phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai
đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì
cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
46
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
GV cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, so
sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều
phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các
phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án
giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc
GQVĐ.
2. Phương pháp sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ
thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý
nghĩ sáng tạo của các em.Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà HS tự
xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu
sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan
sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này
mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.
Mục đích của phương pháp trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu
cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai
nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu
người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận.
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao
tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng
xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực
tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và
hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.
Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải
quyết tốt hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai
cho phép HS thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Trong trò chơi cũng như trong
cuộc sống, các em mong muốn có được một vai yêu thích, khi sắm một vai HS
bước ra từ chính bản thân mình.
Điều này trở thành phương tiện để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, mối quan
tâm, băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, sự do dự, ngập ngừng,... của chính
các em. Thông qua các vai được sắm trong trò chơi, HS thể hiện các khía cạnh
khác nhau trong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
47
mà các em đang sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động
của chúng là điều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với HS.
Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm:
- Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tình
huống mở; phù hợp với trình độ HS).
- Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành họat
động): yêu cầu nhóm sắm vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho
sinh động, hấp dẫn, mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách
giải quyết tình huống. Kết thúc sắm vai là một kết cục mở để mọi người thảo
luận.
- Thảo luận sau khi sắm vai: khi sắm vai kết thúc, người dẫn chương trình
đưa ra các câu hỏi có liên quan để HS thảo luận. Ví dụ, trong tình huống trên
câu hỏi thảo luận có thể là: 1) Bạn hiểu thế nào là tình yêu?. Tình yêu khác gì so
với tình bạn khác giới?. 2) Tình cảm của bạn trong tình huống trên đã thực sự là
tình yêu chưa?. 3) Có nên yêu ở tuổi học trò không?. Vì sao?,...
- Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận.
3. Phương pháp trò chơi
Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành
động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó.
Đặc thù của trò chơi:
Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng
mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác,
hành vi phù hợp…). Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể
gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu,
nguyện vọng của chúng.
Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức
(luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số
lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp
hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau
của người chơi.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
48
Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa
chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương
tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và
phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có
luật.
Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em
nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh,
lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ.
Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS.
Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính
đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan
tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,…Trò chơi còn là
phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các KN giao
tiếp, KN xã hội,...
Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui,
sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS,.... để các em tiếp tục học tập và rèn
luyện tốt hơn.
Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên
của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì
mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những
gì các em đã sống trong cuộc sống thực.
Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
- Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào
cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại,
dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và
mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.
- Cử người hướng dẫn chơi (GV).
- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến HS.
- Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều
kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần
thưởng) cho cuộc chơi.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
49
Bước 2: Tiến hành trò chơi
- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số
lượng người chơi mà GV bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo
hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,....
- GV xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em
đều nghe thấy, các động tác HS quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân GV
phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi.
- GV giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ
thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; Nêu
mục đích và các yêu cầu của trò chơi; Nói rõ cách chơi và luật chơi. Cho HS
chơi nháp/chơi thử 1 -2 lần.
Sau đó HS bắt đầu chơi thật.
- Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc
chơi.
- GV hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá
thắng thua và rút kinh nghiệm....
Bước 3: Kết thúc trò chơi
- Đánh giá kết quả trò chơi: GV công bố kết quả cuộc chơi khách quan,
công bằng, chính xác giúp HS nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở
những trò chơi tiếp theo.
- Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương,
khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để
lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể HS về cuộc chơi.
- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi
chơi,…)
4. Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục,
trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác
trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng
nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
50
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng
động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng
định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết
như: KN tổ chức, quản lí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng
đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích
tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết.
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình
đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc
sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút
nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,....
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý
một số vấn đề sau:
a) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau
Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với
nhau như:
- Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu;
- Tạo ra mục tiêu nhóm;
- Cho điểm chung cả nhóm;
- Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để HS phụ thuộc vào thông tin của nhau;
- Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm
vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
b) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với KN và khả năng làm việc nhóm
của HS
Khi thiết kế nhiệm vụ cho nhóm GV cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đưa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho HS
tham gia đầy đủ nhưng không bắt chúng chờ đợi quá lâu để được khuyến khích
hay nhiệm vụ quá nặng nhọc; điều tiết sự đi lại của HS xung quanh lớp học.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
51
c) Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên
GV cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong
nhóm đều có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong
nhóm, lớp. Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng
và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập
thể, nhóm.
d) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân
Để cá nhân có trách nhiệm với công việc của mình GV cần:
- Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm;
- Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo
cáo;
- Sử dụng quy mô nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất
tìm hiểu, thu thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm;
- Phân công HS trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau như phân
tích ở trên;
- Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả công việc của
nhóm hoặc yêu cầu mỗi HS hoàn thành công việc trước khi làm việc nhóm.
e) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau
Có nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc như:
- Hình thành nhóm theo nhiệm vụ;
- Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự
tương đương với số nhóm muốn hình thành. Có thể thay đổi bằng cách đếm theo
tên các loài hoa, con vật,... cho thêm vui nhộn;
- Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn
vị tổ của HS để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm
việc, khả năng của HS;
- Một vài người lại thích để HS tự chọn, tuy nhiên, điều này thích hợp
nhất đối với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”
52
g) Hướng dẫn HS phương pháp, KN làm việc nhóm (KNLVN)
KNLVN là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm. Với lợi thế
linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, HĐGD sẽ rất tốt cho việc rèn luyện
KNLVN và thực hành các KN xã hội khác. Vì vậy, để rèn luyện KNLVN cho
HS có hiệu quả, khi tiến hành làm việc theo nhóm trong HĐTN, GV cần tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị cho hoạt động:
- GV hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân
công nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên;
- Hướng dẫn từng nhóm phân công công việc hợp lí, có liên quan, phụ
thuộc nhau;
- Chú trọng HS vào một số KNLVN cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3
KN để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thể hiện;
tạo ra tình huống để luyện tập; tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu
HS thể hiện các KN đó trong hoạt động.
Bước 2. Thực hiện:
- GV quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ HS xem các nhóm có hiểu rõ
nhiệm vụ không?, có thể hiện KNLVN đúng không?, các vai trò thể hiện như thế
nào?;
- Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau một cách tích cực; - Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá
nhân làm việc tốt;
- Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,...
Bước 3. Đánh giá hoạt động: Ở bước này GV cần:
- Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ
tham gia của từng thành viên;
- Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên
trong nhóm, thể hiện các KNLVN;
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE
DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE

More Related Content

Similar to DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE

Similar to DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE (20)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp ...
 
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Thuyết minh dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Dự án trung tâm anh ngữ 0918755356
Dự án trung tâm anh ngữ 0918755356Dự án trung tâm anh ngữ 0918755356
Dự án trung tâm anh ngữ 0918755356
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
 
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
 
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356Dự án nhà máy điện rác 0918755356
Dự án nhà máy điện rác 0918755356
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
 
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénDự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
 
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bìnhBáo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
 
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng dược liệu .http://duanviet....
 
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
Thuyết minh dự án cho thuê tòa nhà văn phòng.http://duanviet.com.vn/0918755356
 
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT.www.duanviet.com.vn /0918755356
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản. www.duanviet.com.vn /0918755356
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt NamThuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Thuyết minh Phân phối nhập khẩu và gia công hàng hóa trên toàn lãnh thổ Việt Nam
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
 
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 

DU AN_TRUONG DAO TAO NGHE

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ QUỐC TẾ CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC Địa điểm: tỉnh Long An
  • 2. CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC -----------  ----------- DỰ ÁN HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ QUỐC TẾ Địa điểm: tỉnh Long An CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC Giám đốc
  • 3. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8 V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ....................................................................... 9 VI. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ...........................................................10 6.1. Mục tiêu chung.......................................................................................10 6.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................13 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................13 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................13 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án..........................................16 II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN............................................................................18 2.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................18 2.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................21 III. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG....................................26 3.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................26 3.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................26 IV. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO26 4.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................26 4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................28 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............28
  • 4. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 3 II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO .......................................................29 2.1. Các ngành nghề đào tạo...........................................................................29 2.2. Xây dựng và khai thác các khu nội trú, khu tư vấn trị liệu tâm lý...............35 2.3. Xây dựng và khai thác các phòng/khu vực chức năng để phục vụ việc giảng dạy và học tập của học sinh, sinh viên ............................................................35 2.4. Cơ cấu tổ chức........................................................................................35 2.5. Nhiệm vụ của Ban giám đốc....................................................................37 2.6. Nhiệm vụ của các phòng ban...................................................................39 2.7. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề đào tạo .40 2.8. Phương pháp giảng dạy...........................................................................40 2.9. Tuyển sinh..............................................................................................43 III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO....................................................................................................43 3.1. Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học, THCS thực nghiệm...........................43 3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm.............................................44 3.3. Khu nông trại trải nghiệm........................................................................53 3.4. Khu trưng bày sản phẩm nông sản...........................................................58 3.5. Hạng mục nhà kính công nghệ cao...........................................................60 3.6. Khu trồng rau sạch, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic)......................78 3.7. Khu trồng cây truyền thống .....................................................................82 3.8. Khu nuôi thủy sản...................................................................................83 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................88 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................88 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................88 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................88 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................88 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................88
  • 5. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 4 2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................88 2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................90 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................92 3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................92 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................93 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................95 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................95 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............95 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................96 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................96 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................96 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................98 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .........................................................................100 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG..........................................101 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................101 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................102 VII. KẾT LUẬN .........................................................................................103 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...........................................................................105 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN................................................105 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.....................107 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................107 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:......................107 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ..............................................................107 2.4. Phương ánvay. ......................................................................................108 2.5. Các thông số tài chính của dự án............................................................108
  • 6. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 5 KẾT LUẬN ................................................................................................111 I. KẾT LUẬN. ............................................................................................111 1.1. Về kinh tế.............................................................................................111 1.2. Về xã hội, môi trường ...........................................................................111 1.3. Tính bền vững của đề án .......................................................................112 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ...................................................................112 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................113 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................113 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .....................................................118 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................124 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................131 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................132 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................133 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................136 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................139 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................142
  • 7. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: Chức danh:Giám đốc Giới tính: Sinh ngày: Dân tộc: Kinh Quốc tịch Việt Nam Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Thẻ căn cước công dân Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Long An. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 48.000,0 m2 (4,80 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 80.223.292.000 đồng. (Tám mươi tỷ, hai trăm hai mươi ba triệu, hai trăm chín mươi hai nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 16.044.658.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 64.178.634.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Hoạt động đào tạo nghề 2.385,0 học viên/năm Cung cấp sản phẩm nông nghiệp 62,4 tấn/năm Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các ngành 3.028,0 lượt/năm
  • 8. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 7 nghềkhác Cung cấp hoạt động khác (tư vấn, tài trợ,…) 2.160,0 lượt/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Trong giai đoạn hiện nay xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam cũng không đứngngoài xu thế chung đó, nước ta đã gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới, hội nhập sâu rộng và toàn diện với xu thế phát triển chung của thếgiới. Thế giới hiện nay đã trở nên phẳng hơn, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đã không còn là vấn đề quan trọng, thực trạng này đem lại cho tất cảcác nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trước các thời cơ mới, vận hội mới nhưng bên cạnh đó các thách thức đặt ra cũng không hề nhỏ. Sựcạnh tranh trở lên gay gắt trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng không phải là ngoại lệ. Đối với Việt Nam mặc dù nền kinh tế của nước ta đã có sự đổi mới toàn diện trong gần ba thập kỷ qua, kinh tế đất nước đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt,mọi mặt của đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung tình hình kinh tế, xã hội vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế, trong đó thì ngành giáo dục đào tạo là một trong những ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, ngành giáo dục của chúng ta còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta lại phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ những nền giáo dục tiên tiến của thế giới, sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tức là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, bên cạnh sự cạnh tranh đến từ bên ngoài thì bản thân sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở trong nước cũng rất lớn, một trong những nguyên nhân đó là số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập mới tăng rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng như hiện nay, nhà trường sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ sự cạnh tranh cả trong và ngoài nước ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đào tạo của các trường nghề, bên cạnh đó thì các trường cũng phải tranh thủ tận dụng thời cơ và vận hội mới từ sự hội nhập đó để đưa trường đào tạo nghề phát triển vững chắc và lớn mạnh trong tương lai.
  • 9. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 8 Với mục đích giúp đẩy mạnh sự phát triển của nghề nông nghiệp công nghệ cao, các ngành nghề về khoa học kỹ thuật và một số ngành nghề khác liên quan đến phục vụ đời sống của con người; giúp thế hệ trẻ phát triển thế mạnh của bản thân để từ đó làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Chính vì những nội dung trên, CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN GIÁO DỤC sẽ thành lập “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế”tại Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam - Phân hiệu Long An để tổ chức các hoạt động đào tạo nghề cho học viên và khai thác hiệu quả nguồn quỹ đất giáo dục sẵn có. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
  • 10. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 9 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020.  Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.  Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;  Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Giáo dục nghề Quốc tế: Chức năng - Tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho học viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Phối hợp đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ cho học viên có nhu cầu làm việc tại nước ngoài như Nhật Bản, Singapore, Úc, Đức… Nhiệm vụ - Lập các đề án tổ chức hoạt động Học viện nghề. - Điều hành quản lý các hoạt động của Học viện nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với việc tích hợp các chương trình giáo dục tiên tiến của các nước. - Tổ chức đào tạo theo 03 hình thức:
  • 11. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 10  Đào tạo thường xuyên và sơ cấp: đào tạo nhân lực trực tiếp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đào tạo nghề từ 03 đến 06 tháng theo nhu cầu của thị trường lao động; đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đặc biệt kết hợp việc vừa học nghề vừa học phổ thông; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo từ 03 đến 06 tháng theo yêu cầu của Nhà nước.  Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp: liên kết với các đơn vị, tổ chức, công ty để đào tạo nghề cho học sinh; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động có nhu cầu  Liên kết đào tạo quốc tế: đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại các nước. - Tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm, giao lưu văn hóa giữa học sinh, sinh viên trong nước và học sinh, sinh viên quốc tế. - Tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp và lập nghiệp theo sở trường của mỗi học sinh và theo sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước trong thời điểm hiện tại và trong tương lai. - Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm miễn phí cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh. - Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có nhu cầu đặc biệt là nghề nông nghiệp công nghệ cao. - Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định. - Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo, hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. - Tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế về công nghệ trồng trọt để cập nhật kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao cho người làm nông nghiệp tại các tỉnh thành trong cả nước. V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp dịch vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượngđào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần phát triển kinh tế địa phương cũng như của
  • 12. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 11 cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Long An.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Long An.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình đào tạo nghề chuyên nghiệp, giúp phát triển tài năng của học sinh và giúp học sinh làm giàu ngay từ nhỏ - ngay trên ghế nhà trường.  Tổ chức đào tạo kỹ năng nghề theo sở trường và sở thích của học viên, chuyển giao khoa học kỹ thuật thường xuyên cho lao động có nhu cầu, chú trọng đào tạo, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho học viên, đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại các nước Nhật, Đức, Úc, Singapore…  Hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, việc làm, giải quyết việc làm từ sản phẩm, dịch vụ của người học để cải thiện điều kiện sinh kế và hướng đến tự khởi nghiệp từ nghề được đào tạo.  Học viên được kiếm tiền ngay từ khi tham gia học tại trường và có cơ hội làm việc cho các dự án của Học viện và từ đối tác liên kết của Học viện.  Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho học viên thông qua các hoạt động tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe và trị liệu tâm lý.  Chăm sóc bán trú và nội trú cho học viên  Liên kết với các tổ chức giáo dục để dạy ngoại ngữ cho học viên  Cung cấp các sản phẩm nông sản công nghệ cao, khác biệt cho thị trường.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Hoạt động đào tạo nghề 2.385,0 học viên/năm Cung cấp sản phẩm nông nghiệp 62,4 tấn/năm Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các ngành nghềkhác 3.028,0 lượt/năm Cung cấp hoạt động khác (tư vấn, tài trợ,…) 2.160,0 lượt/năm  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
  • 13. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 12 cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Long Annói chung.
  • 14. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 13 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vị trí địa lí Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị trí địa lý: Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh Phía tây và tây bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
  • 15. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 14 Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang Phía bắc tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia. Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Trước năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha. Các điểm cực của tỉnh: Điểm cực bắc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng Điểm cực nam tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, Long An Điểm cực đông tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc Điểm cực tây tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng. Địa chất, thủy văn Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông. Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên
  • 16. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 15 độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hoá) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu. Khí hậu Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2°C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm từ 9.700 - 10.100 °C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4°C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
  • 17. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 16 Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa. Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy; sự điều hành tích cực, chủ động của UBND tỉnh; sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, UB.MTTQ Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể, tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng chức năng, nhất là sự đồng lòng ủng hộ, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, Long An cơ bản thực hiện tốt các biện pháp thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, tình hình kinh tế - xã hội quí I/2022 đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, kinh tế Long An có bước phục hồi và phát triển rõ nét, tăng trưởng GDP quí I/2022 đạt 2,83%, các khu vực I, II và III đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước quí I/2022 là 6.842 tỉ đồng, đạt 39,4% dự toán giao, tăng 13,3% so với cùng kỳ (thu nội địa 5.751 tỉ đồng, đạt 42,3% dự toán giao, tăng 17,6% so với cùng kỳ). Trên địa bàn thu hút rất nhiều dự án trong và ngoài nước, giải ngân vốn đầu tư công được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, tỉnh giải ngân trên 730 tỉ đồng vốn đầu tư công. Các lĩnh vực khác được chỉ đạo, triển khai, thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, kế hoạch đề ra. Dân số
  • 18. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 17 Dân số trung bình của tỉnh năm 2021 ước đạt 1.725.752 người, tăng 0,71% so cùng kỳ. Trong đó, dân số trung bình nam đạt 861.495 người (tăng 0,71%), dân số trung bình nữ đạt 864.257 người (tăng 0,71%). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2021 ước đạt 1.025,5 nghìn người, giảm 0,37% so cùng kỳ. Trong đó, lao động là nam đạt 565,2 nghìn người (giảm 0,21%), lao động nữ đạt 460,3 nghìn người (giảm 0,56%). Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong năm 2021 ước đạt 977,6 nghìn người, giảm 1,79% so cùng kỳ. Trong đó, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 291,3 nghìn người (giảm 1,85%); lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 381,2 nghìn người (giảm 0,03%); lao động trong khu vực dịch vụ ước đạt 305,1 nghìn người (giảm 3,84%). Giao thông Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thuỷ. Các tuyến quốc lộ - cao tốc: Hiện hữu: 1A, 50, 62, N2 (đường Hồ Chí Minh), đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Dự kiến: 50B (đường động lực kết nối TPHCM - Long An - Tiền Giang), N1, Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đường Vành đai 3, Đường Vành đai 4. Quốc lộ 50 đoạn đi qua Huyện Cần Đước, thuộc địa phận Tỉnh Long An. Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thuỷ chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thuỷ quan trọng như thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải
  • 19. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 18 thuỷ trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến thành phố Hồ Chí Minh. Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông) - Đức Huệ Hưng Điều A (Đức Huệ) Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường Vàm Đồn – Vĩnh Hưng Kênh 28 – Vĩnh Hưng Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng. II. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 2.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 48.000,0 m2 A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - m2 1 Reception 144,0 m2 2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 m2 3 Bảo vệ 25,0 m2 4 Khối lớp học 954,0 m2 5 Nhà để xe 82,5 m2 6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 m2 B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - m2 1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 m2
  • 20. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 19 TT Nội dung Diện tích ĐVT 2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 m2 3 Nhà ở chuyên gia 80,0 m2 4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 m2 5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 m2 6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 m2 7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 m2 8 Khu nuôi gia cầm 510,0 m2 9 Bãi đậu xe buýt 378,0 m2 10 Nhà để xe máy 360,0 m2 11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 m2 12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 m2 13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 m2 14 Nhà lục giác 79,0 m2 15 Nhà WC 01 80,0 m2 16 Nhà WC 02 96,0 m2 17 Nhà WC 03 92,0 m2 18 Sân bóng rổ 300,0 m2 19 Sân cầu lông 78,0 m2 20 Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng theo mô hình truyền thống 962,0 m2 21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 m2 22 Khu nuôi thủy sản 962,0 m2 23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 m2 24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 m2 C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 m2 D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 m2 E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 m2 Hệ thống tổng thể
  • 21. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 20 TT Nội dung Diện tích ĐVT - Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện hạ tầng Hệ thống - Hệ thống PCCC:hệ thống báo cháy, chữa cháy, chống sét Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị nội thất trường học Trọn Bộ 3 Chi phí thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành sản xuất Trọn Bộ 4 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 5 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 22. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 21 2.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT:1000 đồng) TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 48.000,0 m2 56.234.870 A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - - - m2 - 1 Reception 144,0 1 144,0 m2 1.500 216.000 2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 1 360,0 m2 1.500 540.000 3 Bảo vệ 25,0 1 25,0 m2 900 22.500 4 Khối lớp học 954,0 5 4.770,0 m2 1.200 5.724.000 5 Nhà để xe 82,5 1 82,5 m2 300 24.750 6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 1 312,0 m2 1.200 374.400 B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - 1 - m2 - 1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 1 750,0 m2 4.900 3.675.000 2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 1 414,0 m2 4.900 2.028.600 3 Nhà ở chuyên gia 80,0 6 480,0 m2 7.900 3.792.000 4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 1 1.050,0 m2 3.500 3.675.000
  • 23. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 22 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 1 1.050,0 m2 3.500 3.675.000 6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 1 1.050,0 m2 3.500 3.675.000 7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 1 108,0 m2 3.500 378.000 8 Khu nuôi gia cầm 510,0 1 510,0 m2 900 459.000 9 Bãi đậu xe buýt 378,0 1 378,0 m2 690 260.820 10 Nhà để xe máy 360,0 1 360,0 m2 2.500 900.000 11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 1 1.250,0 m2 3.000 3.750.000 12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 1 507,0 m2 4.900 2.484.300 13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 1 473,0 m2 4.900 2.317.700 14 Nhà lục giác 79,0 2 158,0 m2 3.900 616.200 15 Nhà WC 01 80,0 1 80,0 m2 8.900 712.000 16 Nhà WC 02 96,0 1 96,0 m2 8.900 854.400 17 Nhà WC 03 92,0 1 92,0 m2 8.900 818.800 18 Sân bóng rổ 300,0 1 300,0 m2 120 36.000 19 Sân cầu lông 78,0 1 78,0 m2 100 7.800
  • 24. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 23 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 20 Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng theo mô hình truyền thống 962,0 1 - m2 250 240.500 21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 1 - m2 100 268.000 22 Khu nuôi thủy sản 962,0 1 - m2 300 288.600 23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 1 - m2 100 514.000 24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 1 - m2 300 955.500 C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 - - m2 590 4.071.000 D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 - - m2 - - E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 - - m2 290 3.480.000 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp thoát nước Hệ thống 1.200.000 1.200.000 - Hệ thống cấp điện hạ tầng Hệ thống 1.200.000 1.200.000 - Hệ thống PCCC:hệ thống báo cháy, chữa cháy, chống sét Hệ thống 3.000.000 3.000.000 II Thiết bị 12.376.000 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 960.000 960.000 2 Thiết bị nội thất trường học Trọn Bộ 3.120.000 3.120.000
  • 25. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 24 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 3 Chi phí thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành sản xuất Trọn Bộ 6.000.000 6.000.000 4 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 1.296.000 1.296.000 5 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000 III Chi phí quản lý dự án 2,346 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 1.609.734 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4.716.253 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,342 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 234.885 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,697 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 478.423 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,736 GXDtt * ĐMTL% 976.340 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,955 GXDtt * ĐMTL% 536.987 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,045 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 30.556 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,128 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 87.722 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,171 GXDtt * ĐMTL% 96.358
  • 26. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 25 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,165 GXDtt * ĐMTL% 93.022 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,422 GXDtt * ĐMTL% 1.361.870 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,828 GTBtt * ĐMTL% 102.456 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 717.634 V Chi phí vốn lưu động TT 1.284.036 VI Chi phí khác (chi phí khảo sát, đo đạc,…) TT 182.242 VII Chi phí dự phòng 5% 3.820.157 Tổng cộng 80.223.292 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm 2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 27. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 26 III. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” được thực hiệntại tỉnh Long An. 3.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 4.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - 0,00% 1 Reception 144,0 0,30% 2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 0,75% 3 Bảo vệ 25,0 0,05% 4 Khối lớp học 954,0 1,99% 5 Nhà để xe 82,5 0,17% 6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 0,65% B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - 0,00% 1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 1,56% 2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 0,86% 3 Nhà ở chuyên gia 80,0 0,17% 4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 2,19% 5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 2,19% 6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 2,19% 7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 0,23% 8 Khu nuôi gia cầm 510,0 1,06% 9 Bãi đậu xe buýt 378,0 0,79% 10 Nhà để xe máy 360,0 0,75% 11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 2,60% 12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 1,06% 13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 0,99%
  • 28. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 27 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 14 Nhà lục giác 79,0 0,16% 15 Nhà WC 01 80,0 0,17% 16 Nhà WC 02 96,0 0,20% 17 Nhà WC 03 92,0 0,19% 18 Sân bóng rổ 300,0 0,63% 19 Sân cầu lông 78,0 0,16% 20 Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng theo mô hình truyền thống 962,0 2,00% 21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 5,58% 22 Khu nuôi thủy sản 962,0 2,00% 23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 10,71% 24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 6,64% C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 14,38% D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 36,64% E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 25,00% Tổng cộng 48.000,0 100,00% 4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 29. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 28 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT I Xây dựng 48.000,0 m2 A CẢI TẠO CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU - - - m2 1 Reception 144,0 1 144,0 m2 2 Khu thực hành Nhà hàng 360,0 1 360,0 m2 3 Bảo vệ 25,0 1 25,0 m2 4 Khối lớp học 954,0 5 4.770,0 m2 5 Nhà để xe 82,5 1 82,5 m2 6 Khu đào tạo nghề làm bánh 312,0 1 312,0 m2 B CÔNG TRÌNH LÀM MỚI - 1 - m2 1 Khu đào tạo nghề nấu ăn 750,0 1 750,0 m2 2 Khu nhà kho (lạnh-mát-khô) Khu sơ chế 414,0 1 414,0 m2 3 Nhà ở chuyên gia 80,0 6 480,0 m2 4 Nhà thực hành nghiên cứu 1.050,0 1 1.050,0 m2 5 Khu cấy mô nhân giống 1.050,0 1 1.050,0 m2 6 Khu sơ chế và đóng gói 1.050,0 1 1.050,0 m2 7 Khu xử lý rác công nghệ vi sinh 108,0 1 108,0 m2 8 Khu nuôi gia cầm 510,0 1 510,0 m2 9 Bãi đậu xe buýt 378,0 1 378,0 m2 10 Nhà để xe máy 360,0 1 360,0 m2 11 Khu vực hồ bơi 1.250,0 1 1.250,0 m2 12 Trưng bày và bán sản phẩm trị liệu 507,0 1 507,0 m2
  • 30. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 29 TT Nội dung Diện tích Tầng cao Diện tích xây dựng ĐVT 13 Trưng bày và bán sản phẩm học sinh 473,0 1 473,0 m2 14 Nhà lục giác 79,0 2 158,0 m2 15 Nhà WC 01 80,0 1 80,0 m2 16 Nhà WC 02 96,0 1 96,0 m2 17 Nhà WC 03 92,0 1 92,0 m2 18 Sân bóng rổ 300,0 1 300,0 m2 19 Sân cầu lông 78,0 1 78,0 m2 20 Khu ao nuôi cua ốc vịt và luống rau trồng theo mô hình truyền thống 962,0 1 - m2 21 Khu trồng cây ăn trái 2.680,0 1 - m2 22 Khu nuôi thủy sản 962,0 1 - m2 23 Khu vực trồng cây kiểng và dược liệu 5.140,0 1 - m2 24 Khu vườn rau công nghệ cao 3.185,0 1 - m2 C PHẦN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI BỘ 6.900,0 - - m2 D ĐẤT KHUÔN VIÊN, CÂY XANH 17.588,5 - - m2 E PHẦN SAN LẤP 12.000,0 - - m2 II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐÀO TẠO 2.1. Các ngành nghề đào tạo Ngành Nghề Nghề cụ thể Nông nghiệp Trồng trọt Nghề trồng rau quả trong nhà kính Làm ruộng/Trồng rau Trồng cây ăn quả Trồng và chăm sóc rau củ quả Thu hoạch rau củ
  • 31. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 30 Chăn nuôi Nuôi lợn Nuôi gà Làm bơ sữa Xây dựng (chiếm 70% lao động Nam giới) Khoan giếng Khoan giếng (khoan đập) Khoan giếng (khoan xoay) Chế tạo kim loại miếng Chế tạo kim loại miếng dùng làm đường ống Lắp ráp máy Gắn máy điều hoà không khí và máy đông lạnh Chế tạo phụ kiện Gia công phụ kiện xây dựng bằng gỗ Thợ mộc xây dựng Công việc mộc Lắp cốp pha panen Lắp cốp pha panen Chế tạo cốt thép Lắp cốt thép Hiện trường xây dựng Dựng giàn giáo, giải tỏa mặt bằng xây dựng Nghề đá Chế tạo các sản phẩm bằng đá Làm lát đá Lát gạch Lát gạch Lợp ngói Lợp ngói Trát vữa Trát vữa Đặt đường ống Đặt đường ống (xây dựng) Đặt đường ống (nhà máy) Cách nhiệt Công việc cách nhiệt Hoàn thiện nội thất Lắp đặt sàn nhà nhựa Lắp đặt thảm Lắp đặt các thiết bị kim loại lót trong tường, trần nhà Lắp đặt tấm lợp trần nhà Chế tạo và lắp đặt rèm cửa Lắp khung kính nhôm Công việc lắp khung kính nhôm (toà nhà) Chống thấm nước Chống thấm nước bằng phương pháp bịt kín Đổ bê tông bằng áp lực Công việc đổ bê tông bằng áp lực Rút nước ngầm kiểu wellpoint Công việc liên quan tới kỹ thuật rút nước ngầm kiểu wellpoint Dán giấy Công việc dán giấy (tường và trần) Nghề dùng các thiết bị San ủi mặt bằng
  • 32. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 31 xây dựng Bốc dỡ Đào xới Cán mặt bằng Ống nước Thợ ống nước Sơn Sơn các tòa nhà Sơn kim loại Sơn cầu thép Sơn phun Trang trí nội thất Thiết kế nội thất Làm đồ đạc trong nhà (bằng tay) Nấu ăn Đầu bếp Bếp trưởng Phụ bếp Chuyên gia dinh dưỡng Nhân viên phục vụ Chế biến thức ăn Kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam Kỹ thuật chế biến món ăn Âu Kỹ thuật chế biến món ăn Á Kỹ thuật làm bánh Pha chế Kỹ thuật pha chế đồ uống Pha chế rượu (Bartender) Pha chế café nghệ thuật (Barista) Pha chế sinh tố và trà sữa Thực phẩm Đóng hộp thực phẩm Đóng hộp thực phẩm Gia công xử lý thịt Gia công xử lý thịt gà Gia công xử lý thịt lợn Chế biến thực phẩm thuỷ sản gia nhiệt Chế biến bằng phương pháp chiết Chế biến thực phẩm sấy khô Chế biến thực phẩm ướp gia vị Chế biến thực phẩm hun khói Nghề chế biến thực phẩm thuỷ sản không gia nhiệt Chế biến thực phẩm muối Chế biến thực phẩm khô Chế biến thực phẩm lên men Hàng thuỷ sản nghiền thành bột Nghề làm chả cá kamaboko Chế biến thịt nguội Làm xúc xích, giăm bông, thịt muối xông khói Làm bánh mỳ Làm bánh mỳ
  • 33. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 32 Chế biến đồ ăn nhanh Chế biến đồ ăn nhanh Dệt may mặc Nghề xe chỉ Xe chỉ sơ cấp Xe chỉ tinh Guồng chỉ Xoắn và chặp đôi Nghề dệt Thao tác giai đoạn chuẩn bị Thao tác dệt Hoàn thiện Nhuộm Nhuộm len Nhuộm vải, hàng dệt kim Dệt kim Dệt tất Dệt kim tròn Dệt kim đan dọc Dệt kim đan dọc Sản xuất quần áo phụ nữ và trẻ em Sản xuất quần áo may sẵn cho phụ nữ và trẻ em Sản xuất đồ cho nam giới Sản xuất đồ may sẵn cho nam giới Sản xuất đồ lót Sản xuất đồ lót Sản xuất bộ đồ giường Sản xuất bộ đồ giường Sản xuất thảm Sản xuất thảm dệt Sản xuất thảm trần sợi nổi vòng Sản xuất thảm kim đục lỗ Làm hàng vải bạt Làm hàng vải bạt May May áo sơmi May tấm lót ghế May tấm lót ghế ô tô Cơ khí và kim loại Đúc Đúc sắt Đúc sản phẩm từ kim loại màu Rèn Rèn khuôn búa Rèn khuôn máy ép Đúc khuôn Đúc khuôn (buồng nóng) Đúc khuôn (buồng lạnh) Gia công cơ khí Tiện Phay Ép kim loại Ép kim loại Chế tạo vật liệu thép Vật liệu thép dùng cho kết cấu công trình Chế tạo kim loại tấm tại nhà máy Làm kim loại tấm cho máy móc Mạ Mạ điện
  • 34. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 33 Mạ điện nhúng nóng Xử lý anốt nhôm Xử lý anốt nhôm Gia công tinh Gia công tinh (đồ gá và dụng cụ) Gia công tinh (khuôn kim loại) Gia công tinh (Lắp ráp máy móc) Kiểm tra máy Kiểm tra máy móc Bảo dưỡng máy móc Bảo dưỡng máy móc Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử Lắp ráp thiết bị và máy móc điện tử Lắp ráp thiết bị và các máy điện Lắp ráp máy điện quay Lắp ráp máy biến thế Lắp ráp bảng điều khiển tổng đài Lắp ráp dụng cụ điều khiển công tắc Cuốn cuộn dây máy điện quay Lắp ráp oto Sản xuất bảng điều khiển in Thiết kế tấm mạch in Chế tạo tấm mạch in Hàn Hàn bán tự động Hàn ống thép Nghề mộc Sử dụng máy móc, thiết bị cho nghề mộc Sử dụng thiết bị nghề mộc cầm tay Sử dụng máy dàn tại xưởng mộc Kỹ thuật nghề mộc Kỹ thuật pha gỗ Kỹ thuật xử lý bề mặt gỗ Kỹ thuật lắp ráp sản phẩm, lắp đặt phụ kiện Kỹ thuật chế tác sản phẩm, chi tiết sản phẩm Kỹ thuật sơn Sản xuất các sản phẩm từ gỗ Sản xuất giường, tủ, bàn ghế, đồ dùng nội thất Ngư nghiệp Nghề cá đi tàu Nghề đánh cá ngừ vằn Nghề đánh cá thả Nghề câu mực Đánh cá bằng lưới quăng Đánh cá bằng lưới rê Đánh cá bằng lưới đặt Nghề đánh cá bằng lưới cố định
  • 35. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 34 Nghề đánh cá lồng tôm, cua Nghề nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trồng sò điệp Y tế Hộ lý Hộ lý Điều dưỡng Điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Chăm sóc sức khỏe trẻ em Chăm sóc người trưởng thành có nhu cầu Chăm sóc sức khỏe tại gia Trị liệu Nhân viên vật lý trị liệu Mát xa - xoa bóp trị liệu Làm đẹp Nghề làm đẹp Trang điểm Spa Nhà hàng - Khách sạn Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn Quản lý nhà hàng - khách sạn Quản trị lữ hành Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn Nghiệp vụ tiếp tân - khách sạn Nghiệp vụ buồng - phòng Kỹ năng giám sát Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng Các nghề khác In In offset Đóng sách Công việc đóng sách Đúc đồ nhựa Đúc đồ nhựa (ép) Đúc đồ nhựa (phun) Đúc đồ nhựa (bơm) Đúc đồ nhựa (thổi) Đúc chất dẻo cường hóa Đúc từng lớp bằng tay Đóng gói công nghiệp Đóng gói công nghiệp Làm thùng các tông Đục lỗ trên thùng các tông in sẵn Làm thùng giấy đã in sẵn Dán thùng giấy Làm thùng các tông Sản xuất sản phẩm gốm sứ công nghiệp Công việc đúc gốm bằng bàn xoay máy Công việc đúc tạo hình bằng áp lực Công việc in hình Sửa chữa ô tô Công việc sửa chữa ô tô
  • 36. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 35 2.2. Xây dựng và khai thác các khu nội trú, khu tư vấn trị liệu tâm lý - Xây dựng khu nội trú để thu hút học sinh, sinh viên từ các tỉnh về học tại các trường, thu hút học sinh, sinh viên các trường đến tìm hiểu, học tập và giao lưu văn hóa. - Xây dựng khu nội trú cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và nhân viên làm việc để tạo nơi lưu trú cho nhân sự. - Xây dựng khu tư vấn, trị liệu tâm lý cho học viên. 2.3. Xây dựng và khai thác các phòng/khu vực chức năng để phục vụ việc giảng dạy và học tập của học sinh, sinh viên - Phòng Thư viện - Phòng Hội trường - Phòng LAB - Sân bóng mini - Hồ bơi 2.4. Cơ cấu tổ chức 2.4.1. Ban giám đốc STT Chức danh Số lượng nhân sự quản lý Nhiệm vụ 1 Giám đốc Điều hành 01 người Quản lý, điều hành chung toàn bộ các hoạt động của trường 2 Giám đốc Chuyên môn 01 người Quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn 3 Giám đốc Tài chính 01 người Quản lý, kiểm soát tài chính của trường 4 Giám đốc Hành chính - Nhân sự 01 người Quản lý các công việc về hành chính và nhân sự 5 Giám đốc Kinh doanh 01 người Quản lý các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của trường 2.4.2. Trưởng các đơn vị STT Khoa Số lượng nhân sự quản lý Nhiệm vụ Vệ sinh tòa nhà Công việc vệ sinh tòa nhà
  • 37. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 36 1 Ban giám hiệu trường nghề 01 Hiệu trưởng 01 Phó Hiệu trưởng Quản lý, điều hành các hoạt động đào tạo của trường nghề 2 Khoa Nông nghiệp 01 Trưởng khoa 01 Phó khoa Quản lý các hoạt động của khoa 3 Khoa Công nghệ thực phẩm 01 Trưởng khoa 01 Phó khoa Quản lý các hoạt động của khoa 4 Khoa Chăm sóc sức khỏe - Thẩm mỹ 01 Trưởng khoa 01 Phó khoa Quản lý các hoạt động của khoa 5 Khoa Du lịch - Khách sạn 01 Trưởng khoa 01 Phó khoa Quản lý các hoạt động của khoa 6 Khoa Kỹ thuật - Công nghệ 01 Trưởng khoa 01 Phó khoa Quản lý các hoạt động của khoa 7 Khoa Cơ khí - Xây dựng 01 Trưởng khoa 01 Phó khoa Quản lý các hoạt động của khoa 2.4.3. Hội đồng Chuyên môn Hội đồng Chuyên môn của Học viện Đào tạo nghề Quốc tế bao gồm các nhà giáo dục học, các bác sĩ, kĩ sư nhiều tâm huyết, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tâm lý. Hội đồng Chuyên môn thực hiện các chức năng sau đây: - Tư vấn, hỗ trợ giúp giám đốc Học viện về mặt chuyên môn sư phạm, phát triển chương trình học trong quá trình tổ chức đào tạo, xây dựng chương trình học, soạn thảo chương trình đào tạo; tư vấn, hỗ trợ giáo viên, học viên trong quá trình dạy và học nghề. - Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Học viện. Các thành viên Hội đồng Chuyên môn của Học viện bao gồm: 2.4.4. Các phòng ban chức năng của Học viện: - Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Đào tạo
  • 38. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 37 - Phòng hỗ trợ Sản xuất - Hỗ trợ việc làm - Phòng Tài chính - Kế toán - Hội đồng Tư vấn dịch vụ sản xuất - Phòng Truyền thông 2.4.5. Các đối tác liên kết đào tạo: 2.5. Nhiệm vụ của Ban giám đốc 2.5.1. Giám đốc Điều hành - Hoạch định chiến lược phát triển của Học viện - Quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động về nhân sự, tài chính, chuyên môn, sản xuất, kinh doanh. - Quản lý và kiểm soát hoạt động của các đơn vị trực thuộc Học viện - Kiểm soát các hoạt động liên quan đến tài chính và đầu tư của Học viện. - Thiết lập mối quan hệ đối nội và đối ngoại - Báo cáo kết quả hoạt động của toàn bộ hệ thống đến Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Học viện Giáo dục Quốc tế Victoria. 2.5.2. Giám đốc Chuyên môn - Phối hợp với Hội đồng Chuyên môn định hướng các hoạt động chuyên môn cho các đơn vị trực thuộc Học viện - Đánh giá chất lượng các hoạt động giảng dạy tại các đơn vị - Quản lý chất lượng giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy tại các đơn vị - Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên. - Cập nhật các chương trình học, các phương pháp giảng dạy trong nước và quốc tế để ứng dụng vào các chương trình học của Học viện. - Liên kết đào tạo với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. - Lập kế hoạch tuyển sinh và giám sát việc tuyển sinh của các đơn vị 2.5.3. Giám đốc Tài chính - Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Học viện nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của Học viện. - Hoạch định chiến lược tài chính của Học viện. - Đánh giá các chương trình hoạt động của Học viện trên phương diện tài chính. - Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất.
  • 39. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 38 - Duy trì khả năng thanh khoản của Học viện và đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho Học viện. - Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các đơn vị trực thuộc. - Đảm bảo rằng các loại tài sản của Học viện được kiểm soát và sử dụng một cách hợp lý và sinh lợi. - Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt của Học viện nhằm đảm bảo có đủ lượng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. - Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ, và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ … trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn Học viện, đồng thời cam kết: - Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của các Đơn vị Sản xuất, Phòng Sản xuất và Phòng Kinh Doanh - Báo cáo với Ban giám đốc định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết bảo đảm không để hoạt động của Học viện bị đình trệ và thiệt hại. - Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các Giám đốc thành viên Ban Giám đốc Công ty, với hoạt động của Học viện. - Quản trị phòng tài chính - kế toán 2.5.4. Giám đốc Hành chính - Nhân sự - Chịu trách nhiệm đưa ra kế hoạch/chiến lược nhân sự tổng thể cho Học viện trong ngắn hạn và dài. - Điều hành, quản lý đội nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của Học viện trong quá trình thực hiện để tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm bảo quyền lợi nhân sự, đảm bảo các vị trí trong Học viện là đủ để cả bộ máy vận hành tốt. - Phân tích và sắp xếp các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự bao gồm các số đo về KPIs, đánh giá năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu trong chính sách nhân sự của Học viện tương ứng với kế hoạch hoạt động củaHọc viện. - Tìm ra các kẽ hở về nhân sự trong Học viện (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu năng lực, kiến thức hay thái độ làm việc), các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại doanh nghiệp - Hợp tác với các chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm vụ phân tích và đánh giá. - Hiểu rõ ngành nghề của Học việc, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự/ phòng ban mới phù hợp với hoạt động của Học viện và giúp gia tăng sức cạnh tranh cho Học viện - Quản lý các hoạt động về hành chính của Học viện
  • 40. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 39 2.5.5. Giám đốc Kinh doanh - Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của Học viện - Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị - Phê duyệt và kiểm soát các hợp đồng bán hàng - Triển khai các hoạt động hỗ trợ học viên kinh doanh - Chịu trách nhiệm trong hoạt động SXKD trước Ban Tổng Giám đốc - Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp Việt Nam - Phê duyệt phương án kinh doanh của các dự án, các khoa, các đơn vị trực thuộc Học viện - Xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi phân phối các sản phẩm và dịch vụ của Học viện. - Thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu và các hoạt động của Học viện. 2.6. Nhiệm vụ của các phòng ban 2.6.1. Phòng Tư vấn - Tuyển sinh - Đào tạo - Theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông, thị trường lao động để phát triển thông tin nghề nghiệp, lập kế hoạch tư vấn nghề nghiệp cho các đối tượng. - Tổ chức tư vấn học nghề, chọn nghề cho các đối tượng xã hội. - Thực hiện tuyển sinh học nghề theo quy định của pháp luật và của cơ quan quản lý nhà nước địa phương về giáo dục nghề nghiệp. - Tổ chức hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, thường xuyên - Tham mưu thực hiện quản lý về hoạt động dạy học theo quy định. - Tham mưu quản lý, xây dựng, biên soạn chương trình học trình độ sơ cấp, thường xuyên, chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghề theo quy định của pháp luật về tổ chức đào tạo sơ cấp, thường xuyên. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ hoạt động đào tạo của trung tâm theo quy định. 2.6.2. Phòng hỗ trợ sản xuất - hỗ trợ việc làm - Xây dựng và phát triển nguồn cung ứng sản xuất - việc làm gắn liền với hoạt động đào tạo và phát triển doanh nghiệp; - Phát triển sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp gắn với nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm với nhu cầu đào tạo; - Cung ứng việc làm trong và ngoài doanh nghiệp phù hợp nhu cầu người học và thị trường lao động. - Marketing sản phẩm, dịch vụ - việc làm của Học viện.
  • 41. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 40 2.6.3. Phòng Tài chính - Kế toán: - Xây dựng học phí của từng ngành nghề - Quản lý việc thu chi của Học viện - Quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán - Thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo thuế của Học viện. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính 2.6.4. Hội đồng tư vấn dịch vụ, sản xuất - Tư vấn, tham vấn để phát triển hoạt động dịch vụ, sản xuất cho Học viện và người học phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường lao động cũng như mở rộng phát triển đào tạo, cải tiến dịch vụ gắn liền với đào tạo để đáp ứng kỹ năng nghề cho người học. - Hỗ trợ phát triển thị trường cho Học viện trong phát triển dịch vụ đào tạo, dịch vụ việc làm (miễn phí) cho người học. - Tham gia phát triển hoạt động của Học viện. 2.6.5. Phòng Truyền thông: - Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo học Học viện - Quảng bá thương hiệu và các hoạt động của Học viện - Phối hợp với các phòng ban thực hiện kế hoạch tuyển sinh cho từng đơn vị 2.7. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề đào tạo Học viện cam kết chương trình, giáo trình đào tạo các nghề được tổ chức đào tạo tại Học viện sẽ được thực hiện đúng quy định về đào tạo sơ cấp, đào tạo trường xuyên theo quy định của các cơ quan ban ngành. Đồng thời, các chương trình học sẽ được thường xuyên cập nhật mới theo xu hướng phát triển của công nghệ. Bên cạnh việc học về chuyên môn và kỹ thuật, Học viện sẽ chú trọng đến việc dạy ngoại ngữ cho học viên để tạo cơ hội cho học viên có thể nghiên cứu các tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ, tiếp tục theo học các chương trình nâng cao nghiệp vụ tại nước ngoài hoặc làm việc tại các nước. Cuối mỗi khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận của Học viện Đào tạo nghề Quốc tế. 2.8. Phương pháp giảng dạy Áp dụng phương pháp giảng dạy học tích cực lấy học viên làm trung tâm. Thời lượng học được thiết kế cân bằng giữa lý thuyết và thực hành để học viên vững lý thuyết và dễ dàng áp dụng vào việc thực hành các bài học. Học viên được thao tác thường xuyên với các máy móc, thiết bị và được thực tập thực tế tại các đơn vị, tổ chức có liên kết với Học viện.
  • 42. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 41 Ngoài việc học trực tiếp tại lớp, học viên có thể tham gia các lớp học lý thuyết trực tuyến thông qua các phần mềm học trực tuyến như Zoom, Google Meet, Microsoft Team. Khu đào tạo Nghề chăm sóc sức khỏe - làm đẹp
  • 43. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 42 Khu đào tạo Nghề nấu ăn, làm bánh, pha chế nước uống Sản xuất cửa nhựa lõi thép Khu đào tạo Nghề công nghệ điện - điện tử
  • 44. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 43 2.9. Tuyển sinh Học viện áp dụng nhiều biện pháp tuyển sinh để học sinh đăng ký học tại trường như: - Tổ chức các buổi nói chuyện về định hướng nghề nghiệp và giới thiệu nghề cho học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Tp. Hồ Chí Minh, Long An và các tỉnh lân cận. - Quảng bá về Học viện nghề trên các phương tiện truyền thông như website, fanpage Facebook, Google, báo, các diễn đàn hướng nghiệp dành cho học sinh, sinh viên. - Tổ chức tư vấn nghề nghiệp trực tuyến qua điện thoại hoặc các ứng dụng chat, mạng xã hội. - Tổ chức cho học sinh các trường THCS - THPT tham quan trường và trải nghiệm việc học tại trường. - Liên kết quảng bá chương trình học của Học viện trên website của các đơn vị, tổ chức là đối tác của Học viện. - Tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh có thành tích học tập tốt. - Tổ chức các chương trình giao lưu giữa học viên của trường và học sinh của các bậc học. - Tổ chức các Hội thảo về khoa học công nghiệp quốc tế. III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO 3.1. Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học, THCS thực nghiệm Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm - Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. - CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... Các loại hình, quy mô, địa điểm tổ chức Hoạt động trải nghiệm
  • 45. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 44 - Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn. - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường. - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học. Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó: 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học). Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu ở mục trên. - Khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh. Ngoài các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT. - Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt ( Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ,...Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. 3.2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh (HS), về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh
  • 46. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 45 thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Có 4 phương pháp chính, đó là: 1. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng (KN) và phương pháp. Trong tổ chức HĐTN, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ giáo viên (GV) phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục HS. Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Trong bước này GV cần phân tích tình huống đặt ra giúp HS nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đíchđặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với HS. Bước 2: Tìm phương án giải quyết Để tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐ tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
  • 47. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 46 Bước 3: Quyết định phương án giải quyết GV cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ. 2. Phương pháp sắm vai Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em.Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà HS tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó. Mục đích của phương pháp trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận. Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó. Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép HS thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Trong trò chơi cũng như trong cuộc sống, các em mong muốn có được một vai yêu thích, khi sắm một vai HS bước ra từ chính bản thân mình. Điều này trở thành phương tiện để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm, băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, sự do dự, ngập ngừng,... của chính các em. Thông qua các vai được sắm trong trò chơi, HS thể hiện các khía cạnh khác nhau trong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật
  • 48. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 47 mà các em đang sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động của chúng là điều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với HS. Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm: - Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tình huống mở; phù hợp với trình độ HS). - Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành họat động): yêu cầu nhóm sắm vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho sinh động, hấp dẫn, mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyết tình huống. Kết thúc sắm vai là một kết cục mở để mọi người thảo luận. - Thảo luận sau khi sắm vai: khi sắm vai kết thúc, người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi có liên quan để HS thảo luận. Ví dụ, trong tình huống trên câu hỏi thảo luận có thể là: 1) Bạn hiểu thế nào là tình yêu?. Tình yêu khác gì so với tình bạn khác giới?. 2) Tình cảm của bạn trong tình huống trên đã thực sự là tình yêu chưa?. 3) Có nên yêu ở tuổi học trò không?. Vì sao?,... - Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận. 3. Phương pháp trò chơi Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Đặc thù của trò chơi: Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù hợp…). Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng. Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi.
  • 49. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 48 Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật. Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,…Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các KN giao tiếp, KN xã hội,... Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực. Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị trò chơi - Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi. - Cử người hướng dẫn chơi (GV). - Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến HS. - Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi.
  • 50. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 49 Bước 2: Tiến hành trò chơi - Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà GV bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,.... - GV xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác HS quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân GV phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi. - GV giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi; Nói rõ cách chơi và luật chơi. Cho HS chơi nháp/chơi thử 1 -2 lần. Sau đó HS bắt đầu chơi thật. - Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi. - GV hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm.... Bước 3: Kết thúc trò chơi - Đánh giá kết quả trò chơi: GV công bố kết quả cuộc chơi khách quan, công bằng, chính xác giúp HS nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo. - Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể HS về cuộc chơi. - Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,…) 4. Phương pháp làm việc nhóm Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
  • 51. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 50 Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc: - Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. - Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: KN tổ chức, quản lí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. - Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,.... Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề sau: a) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với nhau như: - Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu; - Tạo ra mục tiêu nhóm; - Cho điểm chung cả nhóm; - Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để HS phụ thuộc vào thông tin của nhau; - Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực. b) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với KN và khả năng làm việc nhóm của HS Khi thiết kế nhiệm vụ cho nhóm GV cần lưu ý các vấn đề sau: - Đưa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho HS tham gia đầy đủ nhưng không bắt chúng chờ đợi quá lâu để được khuyến khích hay nhiệm vụ quá nặng nhọc; điều tiết sự đi lại của HS xung quanh lớp học.
  • 52. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 51 c) Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên GV cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp. Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm. d) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân Để cá nhân có trách nhiệm với công việc của mình GV cần: - Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm; - Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo; - Sử dụng quy mô nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất tìm hiểu, thu thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm; - Phân công HS trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau như phân tích ở trên; - Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả công việc của nhóm hoặc yêu cầu mỗi HS hoàn thành công việc trước khi làm việc nhóm. e) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau Có nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc như: - Hình thành nhóm theo nhiệm vụ; - Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự tương đương với số nhóm muốn hình thành. Có thể thay đổi bằng cách đếm theo tên các loài hoa, con vật,... cho thêm vui nhộn; - Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị tổ của HS để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm việc, khả năng của HS; - Một vài người lại thích để HS tự chọn, tuy nhiên, điều này thích hợp nhất đối với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
  • 53. Dự án “Học viện Đào tạo nghề Quốc tế” 52 g) Hướng dẫn HS phương pháp, KN làm việc nhóm (KNLVN) KNLVN là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm. Với lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, HĐGD sẽ rất tốt cho việc rèn luyện KNLVN và thực hành các KN xã hội khác. Vì vậy, để rèn luyện KNLVN cho HS có hiệu quả, khi tiến hành làm việc theo nhóm trong HĐTN, GV cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Chuẩn bị cho hoạt động: - GV hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân công nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên; - Hướng dẫn từng nhóm phân công công việc hợp lí, có liên quan, phụ thuộc nhau; - Chú trọng HS vào một số KNLVN cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3 KN để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thể hiện; tạo ra tình huống để luyện tập; tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu HS thể hiện các KN đó trong hoạt động. Bước 2. Thực hiện: - GV quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ HS xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ không?, có thể hiện KNLVN đúng không?, các vai trò thể hiện như thế nào?; - Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; - Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt; - Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,... Bước 3. Đánh giá hoạt động: Ở bước này GV cần: - Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên; - Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các KNLVN;