SlideShare a Scribd company logo
1
Dự án tốt nghiệp
Dự án phát triển nghề trồng
nấm
MÃ TÀI LIỆU : 0012
Kết bạn zalo : 0936 8484 22
Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu:
Luanvantrust.com
2
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM.
Mục lục :
I. Giới thiệu chung về dự án…………………………………………… 3
1. Lý do chọn dự án………………………………………………… 3
2. Sản phẩm của dự án……………………………………………… 3
3. Địa điểm đặt dự án……………………………………………..... 4
4. Mô hình kinh doanh……………………………………………… 5
II. Tính khả thi của dự án………………………….................................. 5
III. Nghiên cứu thị trường của dự án……………………………….......... 6
1. Phân tích môi trường vĩ mô ……………………………………… 6
2. Phân tích môi trường ngành………………………………………. 8
3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần…………………………………… 9
IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án……………… 10
1. Xác định sản phẩm của dự án …………………………………… 10
2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật … 14
2.1. Xây dựng nhà trồng nấm…………………………………………. 14
2.2. Phương pháp và quy trình công nghệ …………………………… 16
2.2.1. Công nghệ trồng nấm Rơm………………………………... 16
2.2.2. Công nghệ trồng nấm Hương ..…………………………… 23
2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi…………………………… 25
3. Xác định công suất của dự án ……………………………………..28
4. Khu đất xây dựng công trình……………………………………... 29
5. Vấn đề môi trường và xử lý chất thải…………………………….. 29
V. Nghiên cứu tài chính của dự án………………………………………. 29
VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hôi – tổ chức dự án…………………………..34
VII. Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể…………………………… 35
VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng……………………………………37
3
Dự án phát triển nghề trồng nấm.
I. Giới thiệu chung về dự án.
1. Lý do chọn dự án.
Nấm được xem là một loại thực phẩm xếp vào loại “rau sạch”, “thịt
sạch” rất giàu dinh dưỡng, chất khoảng, protein, vitamin có thể thay thế thịt,
cá và là nguồn dược liệu quý. Không gây ra những hậu quả bất lợi như đạm
động vật, đường hay tinh bột.
Trong những năm gần đây thì nghiên cứu và nuôi trồng nấm dần phát
triển mạnh mẽ ở nhiều nước tuy nhiên lượng cung của nấm luôn thấp hơn so
với nhu cầu. Nước ta lại có tiềm năng to lớn để trồng nấm nhưng nhiều năm
nay nghề nấm hầu như vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Hơn nữa sự xuất hiện từ
các loại nấm không rõ nguồn gốc, chất lượng khiến người dân luôn lo lắng
khi sử dụng. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao để mua được
sản phẩm mà mình tin tưởng, mà nấm là sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng
lại có mức giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
Thống kê ngành nông nghiệp cho thấy những nguyên liệu sản xuất nấm
là xenlulo và hemixinlulo có trong các phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê,
mía đường, rơm rạ, gỗ mục... Nếu tận dụng được thì ta sẽ có nguồn nguyên
liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm. Nhưng nước ta mới chỉ tận dụng
được 10% của khoảng 60 triệu tấn phế liệu nông nghiệp hàng năm.
Với trồng nấm thì diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao nhất
nên có thể áp dụng trồng nấm ở quy mô nhỏ hay lớn, kinh tế hộ gia đình.
Nấm có chu kỳ sinh trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh, có thể ngừng sản
xuất bất cứ lúc nào khi gặp thời tiết bất thuận nên thiệt hại không nhiều.
Nguyên liệu trồng nấm rẻ và sẵn. Nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất
khẩu cao. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Công nghệ trồng và sơ
chế nấm không khó phù hợp với trình độ lao động ở nông thôn.
2. Sản phẩm của dự án.
Dự án ban đầu xác định sẽ thực hiện với quy mô vừa và nhỏ, bên cạnh đó
để tránh rủi ro trong quá trình sản xuất và đảm bảo có thể thu hồi vốn vì vậy
dự án sẽ tiến hành tập trung chuyên môn hóa vào trồng và cung ứng 3 loại
4
sản phẩm chính : Nấm Rơm, Nấm Hương và Nấm Linh Chi. Tuy 3 loại sản
phẩm này có đặc tính khác nhau, kĩ thuật nuôi trồng khác nhau nhưng với
việc ưu tiên chuyên môn hóa thì dự án vẫn có thể dảm bảo cung cấp 1 lượng
nhất định cho thị trường. Lựa chọn 3 loại có đặc tính sinh trưởng khác nhau
gắn với 3 nguyên liệu đầu vào khác nhau có thể đảm bảo cho dự án hoạt
động liên tục, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu đầu vào do các nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Sau khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định sẽ
tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm như : Nấm Sò, Nấm Bào Ngư,
Nấm Kim Châm, Mộc Nhĩ,…..
3. Địa điểm đặt dự án.
Địa điểm đặt dự án là xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội:
-Vị trí địa lý: diện tích xã khoảng 36km2 thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây,
nằm dưới chân phía bắc núi Ba Vì. Phía Đông giáp xã Tản Lĩnh, phía Bắc
giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp xã Thuần Mỹ.
Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và
đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đông - Nam qua
các xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89
chạy song song với sông Đà qua địa phận xã thuộc địa phận xã Thuần Mỹ.
Đường 88 đi qua xã ở phía Bắc và cũng là gianh giới giữa Ba Trại với Cẩm
Lĩnh.
-Gần thủ đô Hà Nội : Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của dự án. Thuận
lợi cho việc vận chuyển sản phẩm và đặc tính không dự trữ được của sản
phẩm.
- Gần Khu du lịch Ba Vì: thuận tiện cho việc mở các hội chợ ẩm thực cho
khách du lịch, và giới thiệu sản phẩm của địa phương.
-Địa hình khí hậu: bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự
phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông
lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 độC. Lượng
mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung
nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô
hanh vào tháng 12, tháng 1.
Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi chênh
nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc không lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu bắc bộ
phần lớn là ruộng chằm, diện tích còn lại là đất đồi.
Xã có trên 2.300 nhân khẩu, trong đó gần 40% là người dân tộc Mường,
Dao. Gần 80% người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, sản phẩm chủ
yếu bao gồm ngô, sắn, lúa ... Ngoài ra, Xã Ba Trại còn phát triển làng nghề
5
trồng và chế biến chè. Điều kiện kinh tế tại địa phương kém, thu nhập bình
quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương còn thấp. Thời
gian nông nhàn còn nhiều.
-Nhận định Xã Ba trại có đầy đủ nguyên vật liệu: rơm, mùn cưa, gỗ,…..
làm nguyên liệu đầu vào chính cho dự án trống nấm và phù hợp với quy mô
ban đầu của dự án.
4. Mô hình kinh doanh.
Với diện tích đồi núi, mật độ dân số khoảng 64 người/km2. Số lượng
dân cư ít và diện tích đất của các hộ gia đình là lớn nhưng dân cư phân tán
khó có thể tổ chức dự án. Tuy nhiên, xã có nhiều khu đất trống, bỏ hoang
mà dự án có thể thuê và xây dựng các hạng mục công trình và thực hiện dự
án với quy mô vừa, sản xuất khép kín. Với những điều kiện trên ta nên áp
dụng mô hình Hợp Tác Xã, liên kết giữa các hộ gia đình giúp giải quyết
công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập cho khoảng 30 người. Sau khi dự án
ổn định hoạt động thu hồi vốn ban đầu sẽ tiến hành mở rộng mô hình ra toàn
xã, đa dạng hóa các loại sản phẩm và xây dựng dự án với quy mô lớn hơn.
II. Tính khả thi của dự án.
Hiện tại, nhu cầu về các loại nấm ăn, nấm dược liệu ngày càng tăng,
nguyên nhân do hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở
nên phức tạp, giá cả các thực phẩm ngày càng tăng. Trong khi đó, nấm ăn,
nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất giàu protein -
đạm thực vật, chiếm 30 - 40 % chất khô, glucid, lipid, các axit amin,
vitamin, các khoáng chất...), nấm còn có các hoạt chất sinh học
(polysaccharide - chất đa đường, axit nucleic...). Vì vậy, có thể coi nấm như
một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược.
Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu phù hợp với tất cả các vùng, miền
trong cả nước. Với thành công của các dự án trồng nấm ăn và nấm dược liệu
giúp hàng ngàn lao động nông thôn có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định,
góp phần phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội.
Từ những năm 1970, chúng ta đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu và
sản xuất nấm, đến nay đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống, nuôi
trồng, chế biến 18 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Các công nghệ này đang
phổ cập cho nhiều người dân áp dụng để sản xuất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ở trong nước và thế giới ngày càng
phát triển. Toàn thế giới có khoảng 5 triệu tấn nấm lưu thông, trong đó
Trung Quốc là nước xuất khẩu nấm lớn nhất, Mỹ, Nhật, Tây Âu... phải nhập
khẩu nấm vì trong nước sản xuất không đủ và giá rất cao.
6
Ngay nước ta cũng đang phải nhập khẩu một số loại nấm cao cấp như
kim châm, đùi gà, ngọc châm, nấm hương, linh chi từ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan với số lượng hàng chục ngàn tấn/ năm. Dự đoán trong
tương lai nhu cầu tiêu dùng nấm ngày càng tăng ở cả hai thị trường trong
nước và thế giới.
Hiệp hội Nấm ăn thế giới khuyến cáo: Nấm ăn và nấm dược liệu là
thức ăn của loài người trong thế kỷ 21. Đánh giá sự văn minh của một quốc
gia căn cứ vào chỉ tiêu bình quân lượng nấm tiêu thụ/đầu người/năm của
quốc gia đó là bao nhiêu kg? Hiện một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức
đang tiêu thụ 5 - 6 kg nấm/ người/ năm.
Địa điểm đặt dự án mang nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, chính
trị, phù hợp đặc điểm văn hóa, xã hội và phong tục tập quán, đặc điểm sản
xuất nông nghiệp ( thời gian nông nhàn). Dự án trồng nấm với chi phí thấp
rất phù hợp với sự phát triển hiện tại của địa phương, hơn nữa dự án lại phù
hợp với điều kiện của vùng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập,
phát triển kinh tế địa phương.
III. Nghiên cứu thị trường của dự án.
1. Phân Tíchmôi trường vĩ mô:
a) Kinh tế :
 Tăng trưởng kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng GDP bình quân giai
đoạn 1990-2008 liên tục giữ ở mức cao là 7,56%/năm. Năm 2013,
tốc độ tăng GDP ước tính là 5,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, trong khi tốc độ tăng dân số đang được kìm hãm, dẫn đến
mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng
 Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình của người dân có tác
động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có vấn đề tiêu thụ
nấm. Thu nhập tăng thì người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe
của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Từ đó, tăng
chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng
như nấm.
 Lạm phát: là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của
doanh nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm
tăng, có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị trường. Sau năm
2011, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm: còn 1 con số (6,81% năm
2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013).
 Lãi suất: lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế ảnh
hưởng mạnh mẽ đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong
dân chúng, do vậy sẽ tác động đến hoạt động của doanh
nghiệp.
7
b) Chính trị - Pháp luật :
 Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ
phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực
đó.
 Nhà nước đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính
sách khuyến khích các DN, hộ gia đình tham gia vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất, tiêu thụ nấm nói
riêng.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( 1994).
Luật hợp tác xã ( 1997).
Luật doanh nghiệp ( 1999).
Bên cạnh có cũng có các chính sách khác như : chính sách thuế, chính
sách tín dụng cho người nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, chính
sách khuyến nông, chính sách về thực hiện chương trình nông thôn
mới, chính sách giải quyết việc làm….
 Chính trị Việt Nam và tại xã Ba Trại tương đối ổn định, thị trường
nấm nói chung không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bất ổn định, đó
là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sản xuất nấm phát triển.
Ngoài ra, một nền chính trị ổn định cũng là tiền đề cho sự phát
triển xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người dân
ngày càng nâng lên, thị trường nấm cũng có thêm nhiều cơ hội.
 Các chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, nhân lực , vật lực . Chính
sách khuyến nông của địa phương cũng như của nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án trồng nấm diễn ra
hiệu quả hơn.
c) Văn hóa – Xã hội :
 Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kế,
dân số VN năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu
người, tăng 1,06% so với năm 2011 và trong năm 2013 dân số đã
8
đạt mốc 90 triệu người. Do đó, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ
nấm lớn. Đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành trồng nấm phát triển.
 Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú và lâu đời. Bên cạnh đó,
Nấm là 1 loại thực phấm bổ dưỡng gần gũi với người dân, cách chế
biến cũng rất đa dạng góp phần phát huy tinh hoa ẩm thực Việt.
d) Công nghệ:
 Việc tiếp cận KH-CN hiện nay đã không còn khó khăn, có thể dễ
dàng tiếp cận, chuyển giao, vận hành. Các dây chuyền công nghệ sản
xuất, chế biến , bảo quản đều rất hiện đại góp phần đảm bảo và nâng
cao chất lượng sản phẩm nấm đầu ra. Trồng nấm không khó, nhưng
nếu áp dụng được khoa học công nghệ vào việc trồng nấm thì ta sẽ
thu được năng suất rất cao mà lại đỡ tốn kém chi phí thuê lao động
e) Khí hậu:
 Khí hậu Ba Vì chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự
phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa
đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4
độC. ( nhiệt độ, độ ẩm) nói chung phù hợp cho việc phát triển trồng
nấm.
2. Phân tíchmôi trường ngành:
 Thị phần:
Trước tiên ta xác định, sản phẩm của dự án sản xuất ra cần phải có thị
trường tiêu thụ. Với đặc tính khó dự trữ ( nấm rơm) thì thị trường tiêu
thụ cần phải gần với địa điểm đặt dự án.
Nấm giàu dinh dưỡng và có tác dụng dược lý khá phong phú như tăng
cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ tế bào gan, hạ đường
máu… nên nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
Người tiêu dùng sản phẩm là người dân huyện Ba Vì, các huyện lân cận,
các chợ đầu mối. Tiếp đó, là các nhà hàng địa phương, nhà hàng đặc sản,
nhà hàng ăn chay, khách sạn, các siêu thị lớn, các hiệu thuốc Đông y, các
công ty xuất khẩu (Để tìm kiếm được khách hàng này cần phải tạo được
chất lượng sản phẩm, tạo được danh tiếng trên thị trường trong nước
9
trước). Tuy nhiên dự án xác định thị trường tiêu thụ chính là thành phố
Hà Nội vì Hà Nội có dân số đông, lượng hàng hóa thực phẩm tiêu thụ
lớn, mà nấm là hàng hóa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể, nên đây là thị trường lớn cho đầu ra của dự án. Hơn nữa huyện
Ba Vì lại thuộc Hà Nội nên chi phí vận chuyển của hàng hóa sẽ nhỏ. Sau
đó tiến đến các thị trường các tỉnh lân cận.
 Đối thủ cạnh tranh:
Các cơ sở trồng nấm trồng và chế biến nấm trên địa bàn Hà Nội, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên…hoàn thiện được quy trình công nghệ sản
xuất giống và nuôi trồng nấm Rơm, nấm Trân châu, Sò vua, Kim châm,
nấm Hương, nấm Linh Chi từ nguồn giống gốc; Xây dựng được mô hình
trồng nấm ăn và nấm dược liệu công nghiệp có giá trị cao, các mô hình
này là nơi giới thiệu nhân rộng ra cho các địa phương; Tạo ra được các
quy trình sơ chế, bảo quản, chế biến các loại nấm. Cán bộ thực hiện dự
án đã nắm vững, chủ động hoàn toàn về công nghệ nhân giống, nuôi
trồng, chế biến các loại nấm và đã đi chuyển giao công nghệ cho các địa
phương…
 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
Ngành nông nghiệp nước ta tương đối phát triển, Sau quá trình thu hoạch,
chế biến thì ngành nông nghiệp tao ra rất nhiều những phế phẩm như mạt
cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục… đây là những nguồn
nguyên liệu chính để sản xuất nấm. Những phế thải nông nghiệp này có
thể gặp ở rất nhiều nơi thường bị bỏ đi gây ô nhiễm môi trường, có thể nói
nguồn nguyên liệu là vô tận.
3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần.
Tại xã Ba Trại hiện chưa có cơ sở trồng nấm nào, các xã lân cận cũng
mới chỉ có 1 vài hộ gia đình nhỏ lẻ tiến hành nuôi trồng mang tính chất tự
cung tự cấp là chính. Lượng cung nấm ra thị trường không đáng kể như vậy
đây là một trong những cơ hội để dự án có thể chiếm lĩnh thị trường một
cách nhanh chóng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và TP Hà Nội nói chung
thì lượng cung ( tính cả lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ) về sản phẩm
nấm luôn ít hơn so với nhu cầu. Hứa hẹn thị trường luôn rộng mở cho các
cơ sở trồng nấm.
10
Giai đoạn đầu của dự án : Tạo dựng uy tín với người dân và khách
hàng. Tận dụng những ưu thế cạnh tranh vốn có tại địa phương. Liên kết
chặt chẽ với người dân để đảm bảo có đủ nguyên vật liệu đầu vào. Tạo dựng
và mở rộng các mối quan hệ, liên kết với các nhà hàng, khách sạn, chùa
chiền, chợ đầu mối, siêu thị, nhà thuốc gia truyền, cơ sở chế thuốc, … có
nhu cầu về nấm để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo cung cấp sản
phẩm chất lượng cao. Ưu tiên sử dụng chiến lược giá và chiến lược xúc tiến
quảng cáo. Có thể tìm kiếm các công ty chuyên chế biến sản phẩm nông sản
hoặc công ty xuất khẩu để ký hợp đồng cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro và
đảm bảo đầu ra.
Giai đoạn tiếp theo: sau khi đã tạo dựng được uy tín, niềm tin, sản
phẩm đã có vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng thì dự án sẽ tiến hành
mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc hiện
đại, phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng cả về chất
lượng và số lượng. Từ đó có thể gia tăng lượng cung sản phẩm và đặt ra yêu
cầu phải tìm kiếm các thị trường lớn hơn ngoài TP Hà Nội có thể là các tỉnh
xung quanh như Hòa Bình, Vĩnh Phúc ….
IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án.
1. Xác định sản phẩm của dự án.
a) Nấm Hương:
Nấm hương
Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên
gỗ, có tên khoa học là Lentinus. Còn được gọi là nấm đông cô, hương cô,
hương tím, hương tẩm. Nấm hương mọc hoang nhiều ở: Việt Nam, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng
tươi và sấy khô.
Hình dạng, màu sắc:
Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm),
đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt
nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống có hình trụ.Nấm
11
hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm.
Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng
chủng loại nấm hương.
Điều kiện ngoại cảnh:
Thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển
trung bình khoảng 15-16oC, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-
26oC.
Độ ẩm cơ chất: 65-70%
Độ ẩm không khí: ≥ 80%
Độ pH trung tính.
Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình
thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.
Độ thông thoáng trung bình.
Thời vụ nuôi trồng:
Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương
lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ). Còn nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến
tháng 1 năm sau.
Công dụng: Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin
như: vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê... Nấm
hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những
acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ
mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt. Chất
Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác
dụng dược lý của nấm.
Tăng cường khả năng miễn dịch. Giải độc và bảo vệ tế bào gan. Kháng ung thư
và virus. Phòng chống và trị liệu các bệnh tim mạch. Thanh trừ các gốc tự do
và chống lão hóa. Hạ đường huyết và chống phóng xạ ....
b) Nấm Rơm:
Có nhiều loại tuy nhiên tùy thuộc vào quy trình nuôi trồng mà có các hình dạng
khác nhau. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày.
12
Đặc điểm sinh học: Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm
nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước
đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
+ Bao gốc : Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó
chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm
chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh
sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
+ Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn
non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
+ Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa
mép.
+ Chu kỳ sống:
Giai đoạn đầu đinh ghim => Giai đoạn hình nút nhỏ => Giai đoạn hình nút =>
Giai đoạn hình trứng =>Giai đoạn hình chuông => Giai đoạn trưởng thành.
Thời vụ trồng : Nấm rơm có thể trồng quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết
Nguyên Đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn.
Mùa mưa cần ủ rơm dầy hơn, làm mái che, nền cao để giảm độ ẩm.
Công dụng:
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm
khô đúng chuẩn có chứa 21-37g chất đạm, 2,1- 4,6g chất béo, 9,9g chất bột
đường, 21g chất xơ, rất nhiều các yếu tố vi lượng như Can-xi, Sắt, Phốt-pho,
các vitamin A, B1, B2, C, D,…Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa
nhiều vừa đầy đủ các a-xít amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương.
Với thành phần dinh dưỡng tốt, nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời,
có thể biến chế nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa
bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo
phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Các nhà khoa học Nhật và Mỹ cũng cho rằng các polysaccharide đặc biệt trong
các nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm mộc nhĩ và nấm rơm đều có chứa
hoạt chất chống lại bệnh ung thư.
Theo Đông Y nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực,
khử nhiệt, tăng đề kháng. Phương Đông cũng đánh giá nấm rơm là thực phẩm
tốt và có sử dụng nấm rơm trong một số bài thuốc chữa bệnh:
* Nấm rơm xào tôm và rau dền: để chữa, yếu sinh lý.
* Nấm rơm xào với thịt chim sẻ, thịt ếch : tác dụng cường dương.
* Canh nấm rơm nấu với đại táo: bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
* Nấm rơm hầm đậu phụ: bồi bổ dạ dày, tỳ vị suy yếu, chống ung thư.
* Nấm rơm xào trứng bồ câu hay trứng cút: bổ gan thận, ích khí huyết, tăng
cường sức khoẻ. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ.
13
c) Nấm Linh Chi :
Một loại dược thảo quý hiếm từ thiên nhiên, đã được sử dụng trên 4000 năm.
Hình dạngvà màusắc:
Cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm.
Cuống nấm thường ngắn, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, đính
bên có hình trụ với đường kính từ 0,5-3cm. Lớp vỏ cuống được phủ đều lên
mặt tán bằng màu nâu đỏ, nâu đen, bóng và không có lông.
Mũ nấm khi non có hình trứng, phát triển thành hình quạt. Trên mặt mũ nấm có
vân gạch đồng tâm có màu sắc được chuyển từ vàng chanh sang vàng
nghệ, vàng nâu, vàng cam rồi đỏ nâu và cuối cùng là màu nâu tím nhẵn bóng
như láng một lớp vecni. Đường kính của mũ nấm từ 2-15cm, dày từ 0,8-1,2cm,
phần đính cuống gồ lên hoặc hơi lõm xuống.
Khi đến tuổi trưởng thành, nấm sẽ phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.
Điều kiệnngoạicảnh:
Độ ẩm:
- Độ ẩm cơ chất: 60%-62%
- Độ ẩm không khí: 80-95%.
Nhiệt độthích hợp:
- Giai đoạn nuôi sợi: 20OC - 30OC.
- Giai đoạn quả thể: 22OC - 28OC.
Độ thôngthoáng:
Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông
thoáng tốt.
Ánh sángkhuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía
Dinh dưỡng:dùng trực tiếp nguồn xenlulôza.
Độ pH:
Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).
14
- Giai đoạn nuôi sợi: kín gió,độ sáng vừa phải
- Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được),
ánh sáng được cân đối từ mọi phía.
Thời vụ nuôi trồng:
Trồng nấm linh chi cũng giống như trồng những loại hoa màu khác. Nấm cũng
sẽ có những thời vụ riêng của mình. Theo kinh nghiệm thì nấm bắt đầu cấy
giống làm 2 đợt như sau:
Đợt 1:từ ngày 15/1 đến 15/3.
Đợt 2: từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.
Công dụng:
- Ổn định huyết áp.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
- Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan
nhiễm mỡ.
- Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật.
- Phòng chữa bệnh tiểu đường.
- Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ.
- Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi.
- Đối với các bệnh về hô hấp nấm Linh Chi hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh
thuyên giảm và khỏi hẳn ở các chứng: viêm phế quản dị ứng, hen phế quản.
- Giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
- Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da
như dị ứng, mụn trứng cá...
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Chống béo phì.
2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật.
2.1 Xây dựng nhà trồng nấm.
DẠNG NHÀ KÍNH MÁI HỞ CỐ ĐỊNH MỘT BÊN.
Cấu trúc đặc tính kĩ thuật:
Dựa trên những nguyên tắc thiết kế của các dạng nhà kính, loại nhà kính này
còn tính toán đến môi trường đặc thù của việc sinh trưởng các loại nấm, Việc
thiết kế mô hình nhà kính trồng nấm đảm bảo được các yêu cầu trồng theo
kiểu:
- Trồng nấm loại treo
- Trồng nấm loại xếp hình chữ A
- Trồng nấm tự nhiên
Chiều rộng mỗi gian: từ 8m đến 10m
Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 5m7 đến 6m
15
Trụ cột đúc bê tông vững chắc, khoảng cách mỗi trụ là 3m
Phần mái lệch lồi ra phía trên được che phủ một lớp lưới chống côn trùng.
Phần hông xung quanh nhà kính được che phủ toàn bộ bằng màng polyethylene
hoặc ½ bằng lớp lưới cước chống côn trùng, ½ được che phủ bởi màng
polyethylene.
 Thiết bị kèm theo:
Màng cuốn hông, cuốn nóc.
- Hệ thống tưới: Tưới nhỏ giọt, hoặc tưới phun sương,… tùy theo sự lựa chọn
của khách hàng.
Hệ thống quạt thông gió.
-Lưới cắt nắng (loại 65%; 75%; 85%)
Màng cuốn nóc,….
Và những thiết bị khác (Giá thể, bàn trồng, hệ thống bón phân, chiếu sáng kích
thích sinh trưởng cây trồng, v.v…)
DẠNG NHÀ TRỒNG NẤM THÔNG THƯỜNG:
 TRẠI ĐỂ KỆ:
Kích thước để làm trại từ 50m2->100m2 trở lên. Trong trại cần thiết kế kệ
bằng cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau (cây, tre, đước tràm…).
Chiều cao trại 4,2m để nấm phát triển tố, thông thóang
Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lợi cho việc chăm sóc)
Mỗi kệ cách nhau 0,7-0,8m
Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m
Các tầng kệ cách nhau 0,4m, trại 100m2 ta nuôi trồng được 10.000 phôi để
kệ.
 TRẠI TREO:
Kích thước trại 50m2 ->100m2 trở lên. Trong trại cần làm dây treo để treo
bịch phôi ( theo kích thước dây của Cty đưa ra)
Trại 100m2 ta nuôi được 7000 phôi treo
Dây treo làm bằng nilon (có thể dùng dây khác), mỗi dây treo 5-6 bịch phôi
tuỳ vào chiều cao người chăm sóc.
Dây này cách dây kia 20-23cm (mục đích tránh sự va chạm khi nấm phát
triển)
Dây cách mặt đất 0,4m.
Cần tạo lối đi trong trại để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hái
nấm.
XỬ LÝ TRẠI TRỒNG NẤM.
16
Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8lít nước,
phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói cho
100m2
Sau 1 tháng thu hoạch, dùng 10kg vôi bột rải đều trên mặt nền trại, để khử
trùng cho bịch vôi phát triển tốt.
Cây cột, kèo ta lột vỏ thật sạch sau đó dùng nhớt xe thải ra pha chung với
actara quậy đều quét thật dày lên cây đem đi phơi nắng cho thật kỹ sau đó ta
có thể bó chân cột bằng xi măng, hay bỏ bào ống nước chôn xuống đất. khi
ta xả nước hàng ngày tưới nấm chân cột sẽ không bị mụt, cột không bị sâu
mọt phát triển, đục phá nấm.
Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước
khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày.
Một trại 100m2 dùng 40-45kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại
 Lưu ý: có thể trồng nấm ở quy mô nhỏ hơn.
2.2 Phương pháp và quy trình công nghệ:
2.2.1 CÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM RƠM
Nhiệt độ:
Nhiệt độ tối thích cho phát triển của sợi nấm là 300C - 350C và cho sự
hình thành quả thể là 28 - 300C
Từ 10 - 200C sợi nấm sinh trưởng phát triển yếu, ở 200C: Sau 12 giờ chết
toàn bộ quả thể hình đinh ghim và đình chỉ sinh trưởng quả thể hình cầu.
Nhiệt độ < 150C và > 450C không bao giờ xuất hiện quả thể.
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN NẤM RƠM
THÀNH PHẦN NHIỆT ĐỘ KIỂU BIỂU HIỆN
TƠ NẤM
>= 400C Tơ nấm mọc chậm, thưa dần rồi chết
<= 150 C Tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được
QUẢ THỂ
<= 250 C Quả thể hay tai nấm không tạo thành được
25 – 280C Tai nấm dị hình
>= 350 C Nấm mau trưởng thành (sớm bung dù)
Độ ẩm:
+ Độ ẩm trong mô nấm (Độ ẩm nguyên liệu)
Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm tốt
nhất là 65 - 70%. Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng cách nắm nguyên liệu trong
tay vắt mạnh:
17
- Nước không chảy ra (độ ẩm quá thấp)
- Nước chảy ra thành dòng (độ ẩm quá cao)
- Nước chảy ra kẻ tay (độ ẩm đạt yêu cầu)
+ Độ ẩm tương đối của không khí (A0):
Độ ẩm tương đối của không khí có tác dụng điều hoà sự bốc hơi nước từ
mô nấm và quả thể nấm ra không khí. Đo độ ẩm bằng ẩm kế.
Nếu trong không khí hơi nước bảo hoà (có độ ẩm 100%) thì sự bốc hơi
cân bằng với hơi nước ngưng tụ lại trên mô nấm làm cho mô nấm luôn luôn ẩm
ướt tạo điều kiện tốt cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển.
A0<=60 - 70% gây chết toàn bộ nấm giai đoạn đinh ghim, đình chỉ sự
sinh trưởng của nấm giai đoạn hình cầu. Nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện
tượng teo đầu của quả thể.
A0 = 80 - 85%: Gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, không ảnh
hưởng đến giai đoạn khác.
A0 = 90 - 100%: Rất tốt với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng có phần nào
giảm phẩm chất ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm
sinh trưởng phát triển nhanh, hàm lượng nước trong nấm nhiều, nở nhanh và dễ
bị nứt trong khi vận chuyển, nấm giai đoạn hình dù dễ bị thối rữa.
PH: Sử dụng giấy quỳ để đo PH
PH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận thức ăn và hoạt
động của các loại men. Sợi nấm rơm sinh trưởng ở PH = 4 - 11. Nhưng thích
hợp nhất đối với nấm rơm là PH = 7 -8
Ánh sáng:
Nấm rơm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất
hữu cơ như thực vật màu xanh. Do đó thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không
cần ánh sáng. Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và
gây chết sợi nấm. Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát
triển của quả thể.
Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ
các yếu tố khác. Thường ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện Neon
(Mỗi ngày chiếu sáng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ). Nên bố trí luống nấm
như thế nào để khi chiếu ánh sáng khuyếch tán sao cho ánh sáng đến khắp mọi
nơi của bề mặt mô nấm để nấm xuất hiện đều cùng một lúc.
Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh (As trực tiếp của mặt trời) cũng có thể
gây chết toàn bộ nấm ở giai đoạn đầu đinh ghim( sau 1 giờ), gây chết 10 -
30% giai đoạn hình cầu.
Không khí:
18
Sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát
triển của quả thể.Thiếu oxy xảy ra khi độ ẩm nguyên liệu quá cao (mô nấm),
nguyên liệu bị nén quá chặt.
Thiếu oxy (thông thoáng) thường biểu hiện như sau:
Quả thể giai đoạn đầu đinh ghim được hình thành dày đặc nhưng không
tiếp tục sinh trưởng, sau vài ngày toàn bộ quả thể chết và mềm nhũn.
Giai đoạn hình cầu không hình thành hoặc hình thành sắc tố đen rất
chậm, thời gian ở giai đoạn hình cầu rất lâu.
Quả thể nấm rơm bị thấm dịch từ môi trường làm cho bên trong quả thể
biến thành màu nâu (màu của dịch môi trường).
Nguồn nước:
Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, không dùng nước
thải công nghiệp, nước bẩn ao tù để tưới cho nấm và xử lý nguyên liệu sẽ khiến
tơ nấm vừa nảy nở ít vừa phát triển chậm; có thể ngừng tăng trưởng và tai nấm
cũng bị dị hình, hoặc không phát triển thánh nấm sẽ đem lại sự thất bại lớn.
Tưới nước cho mô nấm nên dùng bình có vòi bông sen tạo ra những tia
nước nhỏ như mưa, như vậy nước tưới dễ thấm đều vào mô, đồng thời không
làm hại những nụ nấm mới hình thành.
Nguyên liệu:
Rơm rạ, bã mía, bông gòn,... trong trường hợp mùn cưa đã hoai mục cũng có
thể làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm. Năng suất nấm rơm cao nhất hiện nay
là trên bông thải (45%), nhưng tiện lợi hơn dùng rơm rạ, năng suất (14,5%-
21,6%).
Yêu cầu rơm, rạ thật khô dòn, sau khi gặt lúa xong phơi khô rơm ngay, đánh
đống bảo quản dùng dần. Nơi dự trữ không bị mưa dột, nếu để ngoài trời thì
nên đánh đống thành cây, hoặc kê cao lên khỏi mặt đất.
Rơm không bị mốc, không nhiễm nấm lạ, không nhiễm phèn, măn. Rơm mới
sau khi phơi khô chất đống một tuần mới được dùng.
Giống nấm (Meo giống)
Giống nấm quyết định sự thành, bại trong sản xuất, giống tốt cho năng suất cao
và ngược lại.
Giống tốt: Giống không bị nhiễm bệnh, giống đúng tuổi, không quá già hoặc
quá non, có mùi thơm dễ chịu.
Giống không mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua.
Túi giống có màu trắng đồng nhất, không loang lỗ, sợi nấm ăn kín đáy, có mùi
đặc trưng của giống nấm rơm. Túi giống phía trên có màu hồng nhạt.Tuổi giống
từ 12 – 16 ngày tuổi (giống ăn kín đáy túi 2 – 3 ngày.)
Thường từ khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày.
19
Địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng nấm rơm:
Dù trồng ít hay nhiều mô nấm, nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng
phẳng và sạch sẽ, xa nơi ao tù nước đọng, nơi bãi rác dơ bẩn, không gần chuồng
trại chăn nuôi heo, gà vịt, nơi để hóa chất... vốn ô nhiễm và chứa nhiều côn
trùng và mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến nơi trồng nấm sau này.
Trồng nấm rơm trong nhà phải làm 2 nhà để có thời gian xử lý nguồn
bệnh sau vài đợt trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà liên tục cả năm mà không
xử lý nguồn bệnh thì sẽ bị nhiễm bệnh và năng suất thấp thậm chí thất thu.
Nhà trồng nấm: Có 2 loại nhà: nhà ủ sợi và nhà trồng nấm.
+ Nhà ủ sợi: Rộng 2,6 m, dài 5 m và cao 2,4m trong nhà có 2 dãy kệ, kệ
có kích thước: 0,6 x 4 x 1m có 3 tầng. Có 1 cửa ra vào và 4 cửa thông gió.
Thường 1 nhà ủ sợi dùng cho 5 - 7 nhà trồng nấm.
+ Nhà trồng nấm: tốt nhất có kích thước 3,3 x 5 x 2,4m
Nhà phải cao ráo, không ngập lụt.
Tùy theo diện tích, quy mô mà làm nhà lớn hay nhỏ. Đầu tiên làm 1 nhà
sau đó làm thêm một nhà nữa để tiện cho việc xử lý nguồn bệnh và làm luân
phiên nhà này và nhà kia. Bố trí 1 cửa chính và 4 cửa thông gió ở 2 đầu.
Cũng có thể xây nhà hoặc làm nhà tạm. Nguyên tắc phải che kín toàn bộ để giữ
ẩm và giữ nhiệt, có ánh sáng khuyếch tán chiếu vào.
Mái nhà lợp bằng tranh, lá mía, lá dừa nưóc, tôn đều được. Trên mái tùy
theo diện tích, kích thước nhà mà lợp 2 hoặc 4 tấm tôn nhựa để ánh sáng dọi
vào nhà (ánh sáng khuyếch tán). Xung quanh nhà và trần nhà bọc kín bằng
nylon trắng. Xung quanh nhà bên ngoài lớp nylon trắng bọc thêm một lớp bạt.
Trong nhà làm 3 - 4 dãy kệ tùy theo diện tích nhà. Khoảng cách giữa các kệ 50
cm để tiện đi lại chăm sóc thu hái.
Dụng cụ và vật tư trồng nấm:
- Giống nấm (meo giống)
- Vôi xử lý rơm
- Bể ngâm ủ: Có kích thước: 0,8 x 0,75 x 2m tương đương 1m3
- Kệ ủ rơm
- Nylon ủ rơm.
- Nylon gói rơm. Kích thước tùy theo khuôn gỗ.
- Bình bơm tưới nấm hoặc hệ thống phun.
- Nhiệt kế: Đo nhiệt độ
- Ẩm kế: Đo ẩm độ
- Giấy quỳ: Đo PH nước
20
- Kệ trồng nấm: Tùy theo kích thước nhà trồng nấm.
- Khuôn nấm : 12 x 20 x 27cm
- Nhà trồng nấm có kích thước 3,3 x 5 x 2,8 m
- Rơm: Đúng tiêu chuẩn.
Kỹ thuật trồng:
- Xử lý nguyên liêu (ủ) : Rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi
thuốc trừ sâu được ngâm trong nước vôi loãng ( 3,5 kg vôi bột/m3nước) cho đủ
ẩm, có màu vàng. Để rơm róc nước, rồi chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20
cm, có cọc thông khí ở giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái
che cao trên nóc để tránh mưa. Kích thước đống ủ : Dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao
1,5 m. Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm
nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều rộng giữ nguyên. Xung quanh
đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ.
- Đảo rơm: Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65 – 700 C
là được. Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước
chảy nhỏ giọt là vừa. Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi rộng
cho bay bớt hơi nước ; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ
sung nước. Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho
đều. Quây nilon như ban đầu. Ủ tiếp 3 – 4 ngày nữa . Theo dõi nhiệt độ trong
đống ủ lớn hơn 750 C là đạt yêu cầu. Ngày thứ 7 – 9 sau khi ủ đống, kiểm tra
thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống
- Cấy giống
Sau khi nguyên liệu rơm rạ, bông đã xử lý thì chuẩn bị túi nylon: nếu trồng trên
rơm rạ nên dùng túi kích thước 30x40cm. Tỷ lệ giống cấy cho một túi khoảng
40-50g tức 40kg giống cho một tấn nguyên liệu. Khu vực cấy giống cần sạch
sẽ, nếu có điều kiện thì cần chuẩn bị một phòng riêng biệt để hạn chế các bào
tử nấm mốc trong không khí rơi vào trong túi nấm gây khả năng nhiễm bệnh
lớn.Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông, cao 5-7cm, rắc một lớp
giống nấm chung quanh thành túi. Cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc
giống đều bề mặt. Sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước
(hoặc tạo cổ túi bằng nhựa), cuốn dây cao su chặt nút bông. Bịch (túi) đã cấy
gống nấm phải đảm bảo căng tròn, độ nén vừa phải. Trọng lượng của một túi
đối với nguyên liệu và rơm rạ khoảng 2-3 kg/túi, đối với bông phế thải và mùn
cưa là 1,2-1,5 kg/túi.
- Chăm sóc sau khi cấy giống :
21
+ Ươm và rạch bịch
Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá hoặc để trực
tiếp xuống nền đất thuận chiều (nút bông phía trên). Khoảng cách giữa các bịch
từ 5-10cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian
ươm kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sợi nấm phát triển, ăn dần vào nguyên liệu
tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn trắc là tốt. Nếu giống không ăn kín
nguyên liệu hoặc không phát triển có thể do nguyên liệu đã bị nhiễm bệnh, nên
vứt bỏ các túi đó xa khu vực nuôi trồng. Trường hợp nhìn thấy bịch nấm có
màu xanh, đen do bị nhiễm nấm mốc cũng nên loại. Khi sợi nấm đã ăn trắng
bịch, gỡ nút bông, nén nhẹ, rút căng miệng túi buộc chặt bằng dây chun treo
bịch lên. Khi treo bịch cần lưu ý: úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt
bịch cách nhau 15-20cm. Nút bông sau khi gỡ ra có thể phơi, sấy khô, đưa vào
thanh trùng ở nhiệt độ 121-1250C để dùng cho những mùa vụ sau.
Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt sau 25-30 ngày ( kể từ lúc cấy giống),
dùng dao nhọn, sắc, rạch 4-6 đường xung quanh. Khoảng cách giữa các đường
rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3-4cm.
+ Nuôi ủ sợi nấm : Sau khi cấy giống xong, các gói rơm được mang xếp trên
kệ nhà ủ sợi. Thời gian nuôi ủ sợi nấm từ 2-5 ngày (tùy điều kiện thời tiết).
Trong thời gian này nên che tối nhà ủ sợi, đống kín các cửa nhà ủ. Duy trì nhiệt
độ nhà ủ từ 32-350C, điều chỉnh độ ẩm không khí từ 80-85% bằng cách tưới lên
tường, trần nhà và trong không khí. Mỗi ngày mở của sổ thông gió cho nhà ủ 1-
2 lần, mỗi lần 10-30 phút. Khi sợi nấm mọc đầy các gói nấm thì mang vào nhà
trồng tiếp tục chăm sóc.
+ Chăm sóc và thu hái :
Xếp các gói nấm lên kệ, mỗi tầng xếp 3 lớp. Hằng ngày mở cửa thông cho
nhà trồng 2 lần, mỗi lần 30 phút. Duy trì nhiệt độ phòng 28-320C, giữ độ ẩm
tương đối không khí luôn đạt 90-100% trong giai đoạn đầu đinh ghim, giai đoạn
hình cầu và hình trứng điều chỉnh độ ẩm không khí 80-85%. Khi thấy màng sợi
từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm (ngày 8-9 sau
khi cấy giống). Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn
bình thường. Từ ngày thứ 9 – 13 : Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt
gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP
BIỆN PHÁP CÁCH LÀM
Xử lý nền đất kỹ
- Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi…..
- Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh
22
Xử lý nguyên liệu
- Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm…
- Đảm bảo độ ẩm, PH thích hợp.
Xử lý dụng cụ trồng
nấm
- Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụmg trồng nấm
Giữ ấm mô nấm
- Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 – 35 0C
- Trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt
Phòng bệnh
- Theo di thường xuyên để phát hiện bệnh
- Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan
- Dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng
Một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng nấm rơm và cách phòng
tránh:
+ Nấm dại
- Nấm mực: nấm mực phát sinh do ủ nguyên liệu chưa tốt, độ ẩm
nguyên liệu quá cao. Loại nấm này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng
mạnh với nấm rơm, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nấm. Để phòng tránh nấm
mực phát triển, cần chú ý chỉnh độ ẩm nguyên liệu phù hợp.
- Các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, mốc đen….) là những bệnh
hại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh xuất hiện có thể do nguyên liệu bị nhiễm
bệnh từ trước, nhà trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng nấm
ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ.
+ Động vật phá hoại, gây bệnh: Chuột, gián, kiến, mối… gặm nhấm sợi
và cây nấm. Chúng đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy
xong… Do vậy, phải dùng thuốc bẫy chuột, kiến, gián… tại khu vực nuôi trồng
nấm.
Thu hoạch
Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có thể nở xòe. Vì vậy, phải
hái nấm đúng tuổi, trước lúc nứt bao.
Nên thu hái nấm lúc giai đoạn hình trứng vì giai đoạn này dinh dưỡng cao nhất.
Nấm ngon và có chất lượng cao nhất là khi quả nấm từ hình tròn chuyển sang
hình trứng chưa nứt bao.
Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây nấm
lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm. Nấm mọc rộ, ngày hái 2 – 3 lần.
Những ngày nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển nhanh, vì vậy phải
quan sát kỹ. Khi nấm hơi nhọn đầu là hái ngay.
Sau khi hái nấm xong, tưới ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày 14
– 18 chiếm 80% năng suất. Hết lứa 1 chăm sóc tiếp để nấm ra tiếp lứa 2
23
Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, phải làm vệ sinh mô nấm, bằng cách
nhặt bỏ hết những gốc nấm còn sót lại trên mô nấm.
* Đóng gói và bảo quản sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm nấm tươi được đóng vào túi nilon khối lượng 0.5kg.
Yêu cầu đối với sản phẩm nấm tươi:
- Đường kính cánh nấm từ 2-2.5cm
- Nấm phải được cắt sạch gốc, không để lại rễ vàng
- Cánh nấm không bị nứt
- Nấm có màu trắng tự nhiên không bị vàng, úa
- Nấm không được ướt quá dễ bị thối nát
Vệ sinh nhà trồng nấm:
Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng. Chất đống cao 40 cm
tưới nước vôi ủ thành phân. Đống ủ cách xa khu vực trồng nấm. Dọn sạch sẽ
nhà trồng, mở hết các cửa thông gió và cho ánh sáng vào nhà trồng. Phơi nhà
trồng 5 - 7 ngày trước khi trồng lần tới. Chùi rửa và phơi kệ trồng, quét nước
muối và vôi lên kệ theo tỷ lệ: (Muối/ vôi = 1/1).
2.2.2. Công nghệ trồng nấm hương.
Trồng nấm hương trên mùn cưa
Xử lý nguyên liệu:
- Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố
(dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70%. Ủ đống có khối lượng từ
300kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách
nhau 2-3 ngày.
- Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng
vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng
1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh
trùng theo hai cách sau:
- Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang,
quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch
bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp
cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi.
- Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121oC, thời gian 90 phút.
Cấy giống nấm:
Túi mùn cưa đã được thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong
phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi
24
mùn cưa theo tỷ lệ 2,5-3% lượng giống so với nguyên liệu, (1 chai giống 400g
cấy thành 20-25 túi mùa cưa).
Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch
600-800g nấm tươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc phơi
sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt. Trong
nhân dân có thói quen treo trên gác bếp sẽ bảo quản nấm được lâu hơn.
Trồng nấm hương trên cây gỗ
Chọn gỗ:
Nhìn chung các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt, không sâu bệnh đều
trồng nấm hương được. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hương sinh trưởng và
phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau... Vào đầu
mùa xuân hàng năm (tháng 4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành
chặt gỗ.
Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều
dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ,
sau 5-9 ngày là trồng được.
Cấy giống và ươm:
- Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem rửa sạch, dùng nước vôi đặc quét hai
đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính
lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7-
10cm; các lỗ so le nhau.
Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã
tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống
cấy. Phía ngoài dùng xi măng hòa thành bột giống như vữa trát twờng quét trên
miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.
- Xếp gỗ theo kiểu "cũi lợn" thành đống, cách mặt đất 15-20cm cao 1,5m, chiều
dài tùy theo khối lượng gỗ đem trồng. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt
để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ.
- Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tới nước. Lượng nước tưới chỉ đủ ướt
lớp bao tải. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước sẽ thấm sâu vào thân gỗ làm chết
giống. Tốt nhất nên ươm trong nhà thoáng mát, tránh mưa nắng. Thời gian ươm
kéo dài 6-16 tháng (tùy thuộc theo từng chủng loại gỗ). Cứ 2 tháng lại tiến hành
đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần kiểm tra độ ẩm của gỗ. Nếu thấy gỗ quá khô
cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó mới ủ đống lại.
Trong thời gian ươm cần phòng trừ một số loại sâu bệnh hại nấm: cá loại nấm
mốc, côn trùng, chuột... Khi phát hiện các đoạn gỗ bị bệnh cần để cách ly khỏi
đống ủ nhằm tránh lây lan sang các đoạn gỗ khác.
25
Chăm sóc, thu hái nấm:
Khi kết thúc giai đoạn ươm, nấm hương bắt đầu hình thành quả thể. Quan sát
trên bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng lớn dần như hạt ngô
và hình thành nên cây nấm hoàn chỉnh. Dựng đứng thân gỗ, xếp theo kiểu giá
súng, hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Có thể xếp gỗ trong nhà có mái che,
thoáng mát, độ ẩm không khí cao, ánh sáng khuyếch tán. Trường hợp đơn giản
hơn có thể để ngoài trời, trên làm thành giàn "kiểu giàn mớp", phủ bằng lá mía,
bẹ ngô, lá cây... tạo bóng mát, chung quanh quây kín để tránh gió lùa trực tiếp.
Hàng ngày tiến hành tới nước nhẹ vài lần trực tiếp lên thân gỗ.
Khi nấm đủ lớn thì bắt đầu hái. Dùng tay trái đè lên điểm gần cuống, tay phải
xoay nhẹ "cây nấm", không để sót phần cuống còn lại. Hái nấm xong cắt bỏ
phần gốc bám vào thân gỗ. Tiêu thụ ở dạng tơi hoặc sấy khô (tương tự ở phần
trên). Cứ khoảng 2 tháng một lần cần đảo đầu đoạn gỗ trên quay xuống dưới để
độ ẩm trong thân gỗ đều hơn.
Quá trình chăm sóc, thu hái nấm liên tục như vậy trong khoảng thời gian 2-3
năm. Năng suất trung bình khi kết thúc toàn bộ quá trình thu hái đạt 15-20 kg
nấm khô/1m3 gỗ.
Một số điểm lưu ý trong quá trình trồng nấm hương :
Nấm hương là một loại nấm có chu kỳ sinh trưởng và phát triển trong một thời
gian khá dài, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới.
Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt
độ không khí cao trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới
cấy giống đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tới nước và thu hái.
Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương
lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến
tháng 1 năm sau).
2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi:
Nguyên liệu và phương pháp xử lý
Nguyên liệu:
Nguyên liệu chủ yếu của Linh Chi là mùn cưa khô hoặc tươi của các loại gỗ
mềm, không có tinh dầu hay độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi
từ nguyên liệu là thân gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo.
Phươngphápxử lý nguyên liệu:
Chuẩn bị:
 Bông nút, cổ nút...
26
 Mùn cưa của các loại gỗ mềm
 Các phụ gia khác (bột nhẹ,...)
 Túi nilon chịu nhiệt.
 Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
Phươngpháp đóngtúi:
Mùn cưa được tạo ẩm và ủ giống như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ. Sau
đó phối trộn thêm với các phụ gia để đóng vào túi nilon theo kích thước sao
cho khối lượng mỗi túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.
Phương pháp cấy giống
Chuẩn bị:
Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch sẽ, thông thoáng và được thanh trùng
định kỳ bằng bột lưu huỳnh.
Dụng cụ cấy giống: que cấy, đèn cồn,cồn sát trùng, panh kẹp, bàn cấy...
Nguyên liệu: đã được thanh trùng bằng cồn, để nguội.
Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.
Giống tốt phải đúng tuổi, không mắc bệnh nấm mốc, nấm dại hay là vi khuẩn...
Cấy giống:
Phươngpháp1: Cấygiống trênque gỗ:
+ Khi cấy giống cần đặt túi nguyên liệu sát đèn cồn vào túi giống,tiếp theo gắp
từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu
+ Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,7-2cm và
sâu 15-18cm.
Phươngpháp2:
+ Đối với giống Linh Chi cấy trên hạt, cần phải dùng que cấy kều nhẹ giống
cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống.
+ Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam
cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).
Chú ý:
 Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.
 Dùng cồn lau miệng chai giống trước khi cấy giống giúp loại bỏ lớp
màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát
 Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.
 Chai giống luôn luôn đặt nằm ngang trong quá trình cấy giống.
 Sau khi cấy giống đậy nút bông lại và vận chuyển túi vào khu vực ươm.
Phương pháp ươm túi
Chuẩn bịkhu vựcươm:
27
Nhà ươm túi chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ 20-30OC, về độ ẩm
từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, thông thoáng và sạch sẽ
Ươm túi:
- Nhà ươm được chuẩn bị xong thì chuyển từng lớp và đặt nhẹ nhàng trên các
giàn giá hoặc xếp thành luống Giữa các giàn luống có lối đi thoáng, khoảng
cách giữa các túi 2-3cm.
- Trong thời gian ươm không được tưới nước, vị trí của nấm không được dịch
chuyển nhiều nơi.
- Khi sợi nấm đang phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay
khỏi khu vực ươm giống rồi tìm nguyên nhân để khắc phục:
 Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô
nhiễm.
 Túi bị nhiễm từng phần hay toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng
chưa đạt yêu cầu
Chuẩn bị các điều kiện:
Nhà trồngnấm Linh chi.
Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, chống mưa dột và chủ
động được các điều kiện sinh thái như sau:
 Kín gió
 Ánh sáng được chia đều từ mọi phía, phù hợp nhất với ánh sáng đọc sách
 Độ ẩm không khí đạt từ 80-90%.
 Nhiệt độ thích hợp nấm mọc dao động từ 22OC đến 28OC.
Trong nhà trồng nấm diện tích sử dụng tăng lên khi lắp thêm hệ thống giàn giá
Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:
Phươngpháp phủ đất:
+ Cách phủ đất: khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, nút bông được gỡ bỏ,
bung miệng túi giống, cuối cùng phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày
2-3cm.
+ Chăm sóc sau khi phủ đất:
Cần phải tưới (tưới phun sương) rất cẩn thận không để đất quá khô cũng như
quá ướt bới vì: đất khô nấm không thể mọc được nhưng tưới nhiều, nước thấm
xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình
thành quả thể nấm. Từ lúc phủ đất đến 10 ngày sau trong nhà cần duy trì độ ẩm
không khí đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi
quả thể bắt đầu nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên
cho đến thời điểm thu hái được. Độ tuổi thu hoạch nấm kéo dài khoảng 65-70
ngày.
Tùy theo điều kiện thời tiết trong ngày để ta duy trì độ ẩm trong phòng và tưới
phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ sao cho hợp lý. Thường độ ẩm
28
của đất trồng nấm tương tự độ ẩm của đất trồng rau là tưới 1-3 lần trong ngày.
Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi nấm đến tuổi thu hái khi
thấy viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa.
Phươngpháp khôngphủ đất:
Rạch túi và tưới nước:
Khi sợi nấm đã ăn kín ¾ túi (khoảng 25-30 ngày) thì ta có thể rạch túi. Cần
rạch 2 vết sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. khoảng
cách đặt nấm là 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.
Cần tiến hành tưới nước trên nền nhà từ 7 đến 10 ngày đầu , đảm bảo độ ẩm
80-90%, thông thoáng vừa phải.
Khi quả thể nấm bắt đầu mọc lên từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài
việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm từ 1-3 lần mỗi
ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc được duy trì liên tục và thu
hái được khi nhìn thấy viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa.
Thu hái:
 Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, với tỷ lệ 3kg tươi cho 1 kg khô.
 Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ,nấm được phơi khô
hoặc sấy ở nhiệt độ 40OC - 45OC 1 tấn nguyên liệu tươi thu được 18
đến 30kg nấm khô,tức là cứ 6 – 9% quả nấm tuoi tương đương khoảng
1,8 – 3% nấm khô.
 Dùng kéo hoặc dao sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.
 Đợt 1 vừa thu hoạch xong sẽ tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu kịp thu
đợt 2.
3. Xác định công suất của dự án.
 Dự kiến về sản lượng :
- Năm đầu ( 3 vụ ) hoạt động sản xuất với 70% công suất. Vì dự án chưa
có nhiều kinh nghiệm nên dự án chỉ hoạt động với 70% công suất dùng
làm thử nghiệm.
- Năm thứ 2, 3 ( 6 vụ) hoạt động 90% công suất do tích lũy được kinh
nghiệm từ các vụ trước nên dự án sẽ hoạt động hiệu quả hơn, sản lượng
khả quan hơn.
- Năm 4, 5 ( 6 vụ) hoạt động 100% công suất dự án do đã có nhiều kinh
nghiệm, chiếm lĩnh được thị phần và đầu ra ổn định.
 Dự kiến về đơn giá :
- 2 năm đầu của dự án ta sẽ giữ nguyên đơn giá vì dự án chưa có nhiều
kinh nghiệm, mới bước vào nghề sẽ gặp rất nhiều khó khăn như : tìm
kiếm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình thị trường. Vì vậy sử
dụng chiến lược giá để có thể lôi kéo tìm kiếm khách hàng.
- Năm thứ 3, thứ 4 dự án tăng 10% giá so với 2 năm đầu.
29
- Năm thứ 5 dự án tăng 10% giá so với năm thứ 3 thứ 4.
- Dự án hoạt động trong vòng 5 năm thì có thể tăng giá tối đa 3 lần dựa
vào tình hình nhu cầu thị trường và nguồn cung của dự án. Tránh tăng
giá quá nhanh và quá cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh so với các doanh
nghiệp khác và dần mất thị phần.
4. Khu đất xây dựng công trình.
Cơ sở sản xuất nấm sử dụng diện tích, mặt bằng hiện hữu vừa sinh hoạt,
vừa sản xuất. Mặt bằng sản xuất mà dự án sử dụng có diện tích 1500m2
bao gồm: sân phơi, khu xử lý nguyên liệu, nhà ủ tơ nấm, nhà cấy, nhà
hấp tiệt trùng, nhà trồng nấm, ...mỗi vị trí địa điểm từ 100-200m2.
5. Vấn đề môi trường và xử lý chất thải.
- Sau dự án cần phối hợp với các cán bộ kĩ thuật của xã tiến hành các quy
trình xử lý chất thải phát sinh từ trồng và sơ chế nấm. Chất thải hữu cơ
sẽ trở thành phân bón cho cây trồng ( có thể thay thế cho các loại phân
bón nông nghiệp khác), thức ăn chăn nuôi gia súc, nuôi giun, dế. Với
một số loại chất thải từ trồng nấm còn có thể tái sử dụng để trồng các
loại nấm khác như nấm mỡ…
- Đối với các loại chất thải rắn, hay loại chất thải khó tiêu hủy cần tiến
hành xử lý theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật và cán bộ môi trường
tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, môi trường sinh hoạt
của người dân.
V. Nghiên cứu tài chính của dự án.
Nghiêncứu chi phí của dự án.
Hình thức đầu tư : đầu tư xây dựng mới.
Dự kiến tổng mức đầu tư ban đầu 500.000.000đồng.
Trong đó :
1. Chi ban đầu : Chi phí thiết bị sản xuất và chi phí xây dựng khấu hao đều
trong 5 năm.
1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản : * Nhà trồng (6 nhà) : 5.000.000 đồng/1 nhà.
* Nhà ủ (1 nhà) : 3.000.000 đồng.
* Nhà cấy (1 nhà) : 2.000.000 đồng.
1.2 Đầu tư máymóc : 2 lò hấp ( loại 1500 bịch) : 30.000.000 đồng.
1.3 Hệ thống phun sương: 2 máy phun sương : 5.000.000 đồng.
30
2. Chi cho thuê đất : Thuê đất trong vòng 5 năm : 100.800.000 đồng.
* Giá thuê đất trong 2 năm đầu : 1.500.000 đồng/tháng.
* Giá thuê đất trong 3 năm tiếp theo : 1.800.000 đồng/tháng.
3. Chi mua NVL:
Với 6 trại trồng 7000 bịch/nhà diện tích100m2 , mỗi năm thu 3 vụ.
Vậy 1 vụ sẽ nuôi trồng : 7000*6 = 42000 bịch.
Rơm, rạ : 1 tấn rơm rạ thường đóng được 700 bịch.
28000 bịch thì cần 40 tấn rơm rạ cho mỗi vụ.
Mùn cưa : mỗi bịch trồng sử dụng 1 kg mùn cưa
14000 bịch thì cần 14000kg mùn cưa.
Meo giống:
42000 bịch * 1 que/ bịch = 42000 que.
Bông gòn: 1kg bông gòn dùng cho 700 bịch.
42000 bịch cần dùng 60 kg bông gòn.
Dây buộc: 1 kg dây dùng cho 2000 bịch
42000 bịch cần 21 kg dây.
Vôi: 0,3 tấn nguyên rơm rạ thì cần 3,5 kg vôi
40 tấn rơm rạ thì cần 466kg vôi.
Phân bón: 3kg dùng cho 3000 bịch
42000 bịch cần 14kg phân bón
Túi nilon: 6kg/ 1 tấn nguyên liệu
( 40 tấn rơm rạ + 14 tấn mùn cưa) * 6 = 324 kg.
Bảng chi phí các yếu tố đầu vào cho 1 vụ :
Stt Nguyên liệu Khối lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền
1 Rơm rạ 40 Tấn 400.000 đ 16.000.000 đ
2 Mùn cưa 14 Tấn 140.000 đ 1.960.000 đ
3 Meo giống 42000 que 120 đ 5.040.000 đ
4 Bông gòn 60 kg 3.000 đ 180.000 đ
5 Dây buộc 21 kg 20.000 đ 420.000 đ
6 Phân bón 14 kg 30.000 đ 420.000 đ
7 Túi nilon PP 324 kg 15.000 đ 4.860.000 đ
8 Vôi 466 kg 6.000 đ 2.796.000 đ
Tổng 31.676.000đ
4. Chi trả nhân công :
20 người x 30.000 đồng/người/ngày = 600.000/ngày * 365 = 219.000.000 đ
5. Chi khác :
* Điện : dự kiến thắp 4 bóng 75W * ( 6 nhà trồng + 1 nhà ủ + 1 nhà cấy ) = 32 bóng điện.
31
Lò hấp và hệ thống phun sương hoạt động 100% công suất.
Quy định về giá điện hiện hành ( áp dụng cho 3 khung giờ : giờ bình thường, giờ cao
điểm , giờ thấp điểm) tính trung bình khoảng 1600đ/kw
Ước tính sản lượng điện tiêu thụ cho 1 vụ trung bình khoảng 600kw .
Vậy chi phí tiêu thụ điện cho 1 năm là : 600*1600*3 = 2.880.000 đ
* Nước: để xử lý 0,3 tấn nguyên liệu rơm rạ thì dùng 1m3 nước
Vậy 1 vụ sản xuất 40 tấn rơm rạ thì cần 133,3m3 nước
Quy định về giá nước ở các mốc là khác nhau. Ước tính giá trung bình khoảng :
8500đ/m3
Vậy tổng chi phí về nước 1 năm là : 133,3 * 8.500* 3 = 3.399.150 đ
* Chi phí quảng cáo cho sản phẩm : 2.000.000đ/ 1 vụ.
1 năm = 2.000.000*3 vụ = 6.000.000 đ
* Chi trả lãi ngân hàng :
Tổng vốn đầu tư ban đầu : 500.000.000 đ
1. Vốn cố định. 400.000.000đ
- Vay 400.000.000 đ
- Vốn CSH 0đ
2. Vốn lưu động. 100.000.000 đ
- Vay 100.000.000 đ
- Vốn CSH 0đ
Toàn bộ vốn sản xuất là vốn vay ngân hàng thương mại .
Bảng dự kiến sản lượng, giá bán và doanh thu của dự án.
Đơn vị : ngàn đồng.
Loại sản
phẩm
Chỉ tiêu Năm 1 + 2 Năm 3 + 4 Năm 5
Nấm Rơm Sản lượng
(Kg)
2.800 3.600 4.000
Đơn giá
(Ngànđồng/Kg)
40 44 48.5
Doanh thu
( Ngàn đồng)
112.000 158.400 194.000
Nấm Hương Sản lượng
(Kg)
2940 3780 4200
Đơn giá
(Ngànđồng/Kg)
110 121 133
Doanh thu
( Ngàn đồng)
323.400 457.380 558.600
Nấm Linh Sản lượng
(Kg)
318.5 409,5 455
32
Chi Đơn giá
(Ngànđồng/Kg)
600 660 725
Doanh thu
( Ngàn đồng)
191.100 270.270 329.875
Tổng DT 626.500 886.050 1.082.475
* Sản lượng nấm rơm ( Trung bình 1000 kg nguyên liệu cho 100kg nấm thành
phẩm trong cả 1 vụ.)
- Trong 2 năm đầu : (70% công suất * 40.000kg nguyên liệu nấm rơm *
100)/1000 = 2.800 kg
- Trong năm 3 ,4 : (90 % công suất * 40.000kg nguyên liệu nấm rơm *
100)/1000 = 3.600 kg
- Trong năm thứ 5: (100% công suất * 40.000 kg nguyên liệu nấm rơm *
100)/1000 = 4.000 kg
* Sản lượng nấm hương :
Trung bình 1 bịch nguyên liệu nấm hương (1,5 kg nguyên liệu) cho thu hoạch
600gam nấm tươi.
- Trong năm 1 + 2 : sản xuất 70% công suất
Sản lượng = 0,7* 7000 bịch * 0,6kg/bịch = 2940 kg
- Trong năm 3+4 : sản xuất 90% công suất
Sản lượng = 0,9* 7000 bịch * 0,6 = 3780 kg.
- Trong năm thứ 5 : sản xuất 100% công suất :
Sản lượng = 7000 * 0,6 = 4200 kg
* Sản lượng nấm linh chi :
Trung bình 1000kg nguyên liệu nấm linh chi cho thu hoạch 65 kg nấm linh chi
thành phẩm trong cả 1 vụ.
- Trong 2 năm đầu : (70% c.suất * 7.000 kg nguyên liệu * 65)/1000 = 318,5 kg.
- Trong năm 3 , 4: (90% c.suất * 7.000 kg nguyên liệu * 65) / 1000 = 409,5 kg.
- Trong năm thứ 5 : (7000 kg nguyên liệu * 65)/1000 = 455 kg
Đánh giá tài chính dự án :
Đơn vị : ngàn đồng.
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1. Chi XD cơ bản ( 35.000)
2.Chi mua t.bị ( 35.000)
3. Thuê đất ( 100.800)
4. Mua NVL (95.028) (95.028) (95.028) (95.028) (95.028)
5.Chi trả lương (219.000) (219.000) (219.000) (219.000) (219.000)
33
6. Chi điện (2.880) (2.880) (2.880) (2.880) (2.880)
7. Chi nước (3.399) (3.399) (3.399) (3.399) (3.399)
8. Quảng cáo (6.000) (6.000) (6.000) (6.000) (6.000)
9.Doanh thu 626.500 626.500 886.050 886.050 1.082.475
Luồng tiền ròng ( 170.800) 300.193 300.193 559.743 559.743 756.168
Mức lãi suất tính toán rtt = lãi suất tiền vay ngân hàng r= 10%/năm. Do toàn bộ vốn
đầu tư là vốn vay ngân hàng thương mại.
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) :
NPV = 756.168* ((1,1)^5 – 1)/(1,1^5*0,1) – 196.425*( 1/1,1^4 + 1/1,1^3) -
455.975*( 1/1,1^1 + 1/1,1^2) - 170.800 = 1.648.184 ngàn đồng.
NPV > 0 nên dự án khi đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi.
- Chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích trên chi phí ( BCR) :
BCR = giá trị hiện tại của lợi ích thu được / giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.
Giá trị hiện tại của lợi ích thu được = 1.082.475*(1,1^5 –1)/(1,1^5 * 0,1) -
196.425*(1/1,1^3 + 1/1,1^4) – 455.975* ( 1/1,1^1 + 1/1,1^2) = 3.030.332,41 ngàn
đồng.
Giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra = 326.307*( 1,1^5 – 1)/( 1,1^5 * 0,1) =
1.236.960,258 ngàn đồng.
= > BCR = 3.030.332,41 / 1.236.960,258 = 2,45.
Như vậy với 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại 2,45 đồng lợi ích quy về hiện tại => dự án
đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi.
- Thời gian hoàn vốn ( T.hv):
Đơn vị tính: ngàn đồng.
Năm 0 1 2 3 4 5
Ki 500.000 550.000 274.787 - - -
Fi 0 300.193 300.193 - - -
Đenta i 500.000 249.807 -25.406 - - -
Với Ki là vốn đầu tư quy về năm i để tiếp tục thu hồi
Fi là lợi nhuận năm thứ i
Ddenta i = Ki – Fi : vốn đầu tư còn lại cần phải thu hồi ở năm i.
Từ bảng trên ta thấy sau 2 năm dự án sẽ thu lại số vốn và có lãi 25.406 ngàn đồng.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR:
Ta có:
r1 = 192%
NPV1 = 756.168* ((2,92)^5 – 1)/(2,92^5*1,92) – 196.425*( 1/2,92^4 + 1/2,92^3) -
455.975*( 1/2,92^1 + 1/2,92^2) - 170.800 = 957,1
r2 = 193%
34
NPV2 = 756.168* ((2.93)^5 – 1)/(2.93^5*1,93) – 196.425*( 1/2,93^4 + 1/2,93^3) -
455.975*( 1/2,93^1 + 1/2,93^2) - 170.800 = -28,07
IRR = r1 + {( NPV1 * ( r2-r1)} / ( NPV1-NPV2)
= 192 + {( 957,1)* ( 193-192)}/( 957,1 + 28,07) = 192,97%
Như vậy lãi suất cao nhất mà dự án có thể chịu được là 192,97%. IRR lớn như vậy
bởi dự án nuôi nấm có thời gian thu hồi vốn nhỏ.
VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hội – tổ chức dự án.
Về hiệu quả kinh tế:
Người dân vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp như bình thường, sản
lượng lương thực, hoa màu không bị giảm đi khi có dự án, mà ngược lại khi
thực hiện dự án người nông dân có thể sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của
mình.
Trồng nấm có ưu thế vượt trội hơn so với trồng lúa và chăn nuôi gia súc,
gia cầm .
Mỗi năm dự án sản xuất khoảng 6 tấn nấm cung cấp cho thị trường , đem
lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình, thu nhập của người dân được
duy trì ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế quốc dân. Và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Đặc biệt tạo nguồn sản phẩm nấm tiêu thụ nội địa, chế biến nấm sấy khô,
hình thành sản phẩm trên thị trường từ nền nông nghiệp nông thôn. Phát
triển dự án nầm kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ,
vận tải. Sử dụng sản phẩm của các ngành khác làm đầu vào như : phân bón,
túi, dây, máy móc thiết bị.
Về môi trường :
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, dự án còn làm hạn chế nguồn
phế phẩm thải ra làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ : Rơm rạ, mùn cưa thay vì
vứt ngoài đường hoặc đốt ngay trên đồng, trên đường quốc lộ gây ô nhiễm
môi trường lại đc sử dụng để tạo ra công việc và thu nhập. Nghề trông nấm
đã biến các phế phẩm thành có ích và khép kín chu trình các bon. Các loại
phụ phẩm này sau khi trồng nấm linh chi, nấm hương còn được tận dụng để
trồng nấm rơm. Phế thải sau thu hoạch nấm chuyển sang làm phân hữu cơ,
chất lượng loại phân bón này tương đương với phân chuồng loại tốt giúp cải
tạo đất và tăng năng suất cây trồng hoặc làm thức ăn cho mô hình nuôi giun.
Chân nấm và tai nấm bị loại bỏ sau quá trình sơ chế được sử dụng làm thức
35
ăn gia súc rất tốt. Trong trồng nấm không dùng bất cứ loại thuốc hóa học
nào độc hại nên trồng nấm không tác động xấu đến môi trường.
Về xã hội:
Bổ sung nguồn thực phẩm sạch , giàu dinh dưỡng và nguồn dược liệu để
giúp tăng cường thể lực, phòng tránh và chữa 1 số bệnh.
Có thế nói, dự án đã tạo được một nghề mà đòi hỏi đầu tư về kỹ thuật,
lao động, cơ sở vật chất, tiền vốn không lớn nhưng đem lại hiệu quả cao, tận
dụng được lao động nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn
tỉnh. Hàng ngàn lượt người được tiếp cận kỹ thuật nuôi trồng nấm. Hình
thành những trang trại trồng nấm, làng nghề sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh.
Giúp cho người dân vững tin hơn trong sản xuất các loại nấm trên địa bàn.
Tiến tới một nên nông nghiệp hàng hóa bền vững góp phần từng bước nâng
cao đời sống của nhân dân, giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo an
sinh xã hội, giảm tệ nạn xã hội. Hạn chế tình trạng người lao động nông
thôn ra thành thị kiếm việc làm, vừa làm giàu cho chính quê hương mình
vừa giảm gánh nặng về nhà ở, việc làm, thất nghiệp…. cho nhà nước. Tăng
thu nhập, giúp người dân có thể tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu giáo
dục, y tế,…. Giúp cải thiện khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thực
hiện xóa đói giảm nghèo.
VII. Chiến lược và kế hoạchhành động cụ thể.
- Khi bắt đầu thực hiện dự án cần phải làm việc với UBND xã trình bày về
dự án, xây dựng hợp tác xã, giải quyết các vấn đề về đất đai, xây dựng công
trình.
- Kết hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã để tổ chức phổ biến
tuyên truyền tạo dựng lòng tin với người dân địa phương.
- Kết hợp với hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh,
và 1 số cơ quan đoàn thể để mở các lớp tập huấn chia sẻ kiến thức và kĩ
năng cho người nông dân, mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ.
- Các biện pháp , chiến lược Marketing mục tiêu tập trung vào thị trường
với người mua chủ yếu.
- Thực hiện “ 4 nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm : sự kết hợp của nhà
nước, nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà nông góp phần khẳng định vị trí và
vai trò của ngành trồng nấm trong nền kinh tế.
- Tận dụng công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã, sản
xuất kinh doanh đi trước để tránh những rủi ro có thể gặp phải.
- Tận dụng chính sách tín dụng :
Việc nhà nước tạo điều kiện cấp tín dụng cho nông dân trồng nấm sẽ mang
lại động lực rất lớn. Việc chính sách tín dụng mở và mạng lưới ngân hàng
rộng khắp, điều kiện vay không khắt khe ( vay không cần bảo đảm, thủ tục
36
vay đơn giản) , tận dụng lãi suất tín dụng cho người nông dân sản xuất nông
nghiệp và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo luôn thấp hơn mức lãi
suất thị trường và thời gian vay cũng được ưu đãi hơn.
- Tổ chức thu mua nguyên vật liệu: Sau mỗi mùa vụ cần tổ chức thu mua
nguyên liệu về để xử lý nguyên liệu đạt yêu cầu. Liên hệ với các xí nghiệp
sản xuất đồ gỗ, các xưởng cưa để đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào cho
hoạt động sản xuất của HTX. Các nguyên liệu củi gỗ dần khan hiếm và đắt
đỏ vì vậy tập trung vào thu mua các loại phế phẩm từ nông nghiệp là chính.
- Tổ chức thực hiện sản xuất : Tổ chức tiến hành xử lý nguyên liệu, cấy
giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái sản phẩm theo đúng quy trình
tiêu chuẩn đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra phát hiện sự cố hay sâu bệnh,
chuột, gián. Trong quá trình hoạt động sản xuất có thể lồng ghép các buổi
tập huấn, sự giúp đỡ từ cán bộ khuyến nông…
- Tổ chức quản lý : Cần xây dựng sơ đồ quản lý về nhân lực, vật lực, tài
lực. nếu không có sự quản lý trong các khâu chuẩn bị, sản xuất, tiêu thụ hay
duy trì hoạt động, hay không có người đứng ra chịu trách nhiệm lớn nhất thì
dự án khó có thể thành công.
- Thực hiện chiến lược 4P cho hoạt động Marketing:
+ Chiến lược sản phẩm :
Tăng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu bằng cách áp dụng khoa học-công
nghệ vào sản xuất sử, dụng các kỹ thuật trồng nấm mới và phân phối sản
phẩm rộng khắp thành phố mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đảm
bảo hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của nấm.
+ Chiến lược giá :
Dự án đặt giá ban đầu cho sản phẩm nấm thấp hơn giá phổ biến trên thị
trường, có thể thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Dự án sử dụng chiến
lược này với kỳ vọng sản phẩm sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn
để có được thị phần cao hơn.
Sau này khi sản phẩm dự án đã có được vị trí trong khách hàng, được chấp
nhận rộng rãi thì dự án sẽ nâng mức giá lên nhưng không quá cao so với
trước để tăng lợi nhuận và sẽ cố gắng triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí ở
mức có thể nhằm đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách hàng.
+ Chiến lược xúc tiến, Tiếp thị sản phẩm :
Tiến hành khảo sát nhu cầu người tiêu dùng để nắm bắt được những thông
tin cần thiết, đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của
khách hàng và những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung
của thị trường.
37
Tăng cường các hoạt động chào mời mua hàng đồng thời tư vấn thông tin về
sản phẩm cho khách hàng giúp nâng cao nhận thức về tác dụng của nấm đối
với người tiêu dùng. Từ đó để khách hàng tự quảng cáo cho sản phẩm dự
án. Tham gia và cung cấp nguyên liệu cho các cuộc thi ẩm thực để nhiều
nhà hàng, khách sạn có thể biết đến sản phẩm của dự án.
+ Chiến lược phân phối:
Đối với các loại nấm ăn nên sử dụng các kênh phân phồi gián tiếp, các trung
gian thương mại như siêu thị, các đại lý, cửa hàng rau sạch, các tiểu thương
chợ đầu mối … giúp sản phẩm nấm nhanh chóng có mặt trên thị trường và
có thể đến tận tay người tiêu dùng.
Đối với nấm dược liệu sẽ không sử dụng các trung gian thương mại mà
chính dự án sẽ cung cấp trực tiếp cho các hiệu thuốc gia truyền, các cơ sở
chế thuốc được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động.
VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng.
 Những rủi ro có thể gặp phải :
 Biến đổi khí hậu : Tình trạng BĐKH đang có những diễn biến phức
tạp ở khu vực miền bắc nói chung và khu vực xã ba trại huyện ba vì –
hà nội nói riêng . với sự gia tăng nhanh nhiệt độ cùng với những thay
đổi về phân bố lượng mưa và những hiện tượng thời tiết cực đoan
khác. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sản
xuất và tiêu thụ nấm , điều đó đã gây những khó khăn vô cùng lớn và
đòi hỏi cần có những phương pháp thích hợp nhất để đối phó.
 Lũ lụt : Lũ lụt là chỉ hiện tượng nước sông dâng lên do mưa lớn đầu
nguồn, nước lũ đổ về mạnh hoặc do vỡ đê, tràn đê làm ngập hết
cảvùng thấp. Lũ lụt gây ra hiện tượng úng với nấm. khi mưa quá
nhiều hoặc mưa lớn trong một thời gian ngắn, nước không kịp tiêu
thoát,khi ấy nước đã ngập no nước không thể hút thêm được nữa làm
 Bão : Cũng giống như lũ lụt, bão tuy xảy ra với những mức độ khác
nhau nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, bão đi
kèm với mưa lớn và ngập lụt làm giảm năng suất trồng nấm , sau bão
tình hình dịch bệnh cũng tang cao gây tốn chi phí sử lí dịch bệnh
38
 Hạn hán : Hạn hán là một hiên tượng tự nhiên được coi là thiên tai,
bởi nó gây ra sự thoát hơi và bốc hơi mặt đất mạnh, phá ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của nấm
 Dịch bệnh : Thường bệnh xảy ra ít có cách nào điều trị thật hiệu quả.
Chủ yếu là giảm bớt tác hại của nó và nhất là ngăn chặn nguồn bệnh
lây lan không chỉ trong một đợt nuôi trồng mà có thể nhiều đợt tiếp
theo..
Một số dịch bệnh ở nấm như
+ Tai nấm bị nhũn trước khi thu hái : nguyên nhân do nhiễm bệnh
(nấm mốc, vi khuẩn hoặc côn trùng...) ; Tưới nước trực tiếp và quá
mạnh lên tai nấm (nhất là nấm rơm và bào ngư) . với bệnh này cần
phải cách ly nguồn bệnh, sử dụng thuốc để trị , Tránh tưới nước
thành giọt lên tai nấm.
+ Cuống nấm dài và nhỏ ; mũ nấm không phát triển : nguyên nhân
do nơi nuôi trồng bị ngộp (nồng độ thán khí CO2 cao) ; Thiếu ánh
sang . cần phải làm thông thoáng nhà trồng nấm , cung cấp đủ ánh
sáng cho nấm (ánh sáng khuếch tán)
+ Tai nấm dị dạng (bông cải, teo đầu, khô cứng, chết non...) :
nguyên nhân do nhiễm bệnh (nấm mốc, côn trùng, nhện nấm...) ,
nước tưới bị phèn, mặn , nhiệt độ thay đổi đột ngột (lạnh quá hoặc
nóng quá) ,với bệnh này cần phải nâng độ ẩm bằng cách phun tưới
nước ,che chắn thích hợp nhất là nơi có sự thay đổi nhiệt độ nhiều
giữa ngày và đêm.
 Tiêu thụ nấm :
Trước thông tin nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt hàng Việt
ngang nhiên bày bán trên thị trường, cộng với gần đây dư luận râm
ran về những vụ ngộ độc có nguyên nhân từ nấm khiến nhiều người
tiêu dùng tẩy chay nấm ăn. Hiện tượng này đã đẩy người trồng nấm
lâm vào cảnh điêu đứng vì nấm đến kỳ thu hoạch không có người thu
mua, ế đọng, thua lỗ . có thể thấy trước kia việc tiêu thụ nấm vô cùng
dễ dàng bởi việc bán nấm được giá rất cao thì bây giờ giá tất cả các
loại nấm đều hạ rất nhiều , dân chuyển sang tiêu thụ các mặt hàng rau
39
củ nhiều hơn , mặc dù nấm của người dân đều là nấm sạch đảm bảo
chất lượng nhưng không thể tiêu thụ được bởi luôn bị nghi ngờ là
nấm có xuất xứ từ Trung Quốc .
 Phương án dự phòng
 Lựa chọn kĩ lưỡng giống nấm chất lượng tốt nhất : hạt giống nấm tốt
giúp đề kháng của cây tốt hơn nâng cao khả năng chống chọi với dịch
bệnh cũng như khi điều kiện không thuận lợi xảy ra giúp tạo ra năng
suất và chất lượng cao
 Tiến hành phòng dịch ở nấm một cách hiệu quả : phát hiện kịp thời
cách triệu chứng dịch bệnh trên nấm để từ đó có các biện pháp điều
trị thích hợp và kịp thời nhất cho từng loại dịch bệnh, tránh để dịch
bệnh lan rộng ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ làm giảm doanh
thu , chủ động phòng dịch trước , chăm sóc nấm trong điều kiện thích
hợp và riêng cho từng loại nấm , nâng cao sức đề kháng của nấm làm
giảm nguy cơ mắc dịch bệnh của nấm
 Tiếp thị sản phẩm đến với thị trường , tạo niềm tin cho người tiêu
dùng : trước nguy cơ người tiêu dùng đang mất niềm tin vào sản
phẩm nấm vì nghi án nấm Trung Quốc , chúng ta cần tập trung làm
rõ nguồn gốc nấm như in rõ nơi sản xuất , ngày sản xuất , thời hạn sử
dụng kèm theo một số hình ảnh của chính nơi sản xuất công với tiêu
chuẩn kiểm định của những tổ chức y tế tin cậy
Tổ chức hệ thống từ sản xuất đến cung cấp sản phẩm thành một bộ máy gắn
kết và phối hợp chặt chẽ : đảm bảo đầu ra luôn được tiêu thụ ở mức có thể
tính toán được , tiềm kiếm them thị trường trong nước và phát triển sang thị
trường nước ngoài thông qua các kênh xuất khẩu hàng nông sản chất lượng
cao của Việt Nam .

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Linh Nguyễn
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH
nataliej4
 
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docxNhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
UncleTTV
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
Vinh Quang
 
Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưdiepthevien
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
nataliej4
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)Bamboo Nguyen
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP dự án : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG RAU SẠCH
 
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docxNhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
 
Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Nam Việt tỉnh Khánh Hòa 0918755356
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
 
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm

Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
nataliej4
 
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
nataliej4
 
du an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinh
du an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinhdu an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinh
du an rau sach Thai Hoan Dai hoc VinhThái Hoan Bank
 
Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAYĐề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.docPhát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
nataliej4
 
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiVfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiPVFCCo
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Man_Ebook
 
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Thaonguyenxanh123
 
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpBTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
CnglNguyn1
 
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia laiLuận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Chương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsx
Chương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsxChương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsx
Chương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsx
PhatTan31
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
sividocz
 

Similar to Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm (20)

Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
Báo Cáo Kết Quả Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nhân Giống Nấm Và Chuyển Giao Công Ngh...
 
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
 
du an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinh
du an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinhdu an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinh
du an rau sach Thai Hoan Dai hoc Vinh
 
Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAYĐề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong chăn nuôi, HAY
 
Du an trong rau mam
Du an trong rau mamDu an trong rau mam
Du an trong rau mam
 
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.docPhát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp.docx
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
 
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoiVfa bc hoi thao hoi chan nuoi
Vfa bc hoi thao hoi chan nuoi
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
 
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệpBTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
BTTH1 phân tích và dự báo giá trong nông nghiệp
 
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdfGiáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
Giáo trình chăn nuôi - Nguyễn Quang Tuyên;Trần Văn Tường.pdf
 
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia laiLuận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
 
Chương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsx
Chương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsxChương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsx
Chương V- Du an chuoi gia tri hat gao.ppsx
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
 

More from YenPhuong16

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
YenPhuong16
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
YenPhuong16
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
YenPhuong16
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
YenPhuong16
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
YenPhuong16
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
YenPhuong16
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
YenPhuong16
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
YenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
YenPhuong16
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
YenPhuong16
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
YenPhuong16
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
YenPhuong16
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
YenPhuong16
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
YenPhuong16
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
YenPhuong16
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
YenPhuong16
 

More from YenPhuong16 (20)

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (12)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm

  • 1. 1 Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm MÃ TÀI LIỆU : 0012 Kết bạn zalo : 0936 8484 22 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu: Luanvantrust.com
  • 2. 2 DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM. Mục lục : I. Giới thiệu chung về dự án…………………………………………… 3 1. Lý do chọn dự án………………………………………………… 3 2. Sản phẩm của dự án……………………………………………… 3 3. Địa điểm đặt dự án……………………………………………..... 4 4. Mô hình kinh doanh……………………………………………… 5 II. Tính khả thi của dự án………………………….................................. 5 III. Nghiên cứu thị trường của dự án……………………………….......... 6 1. Phân tích môi trường vĩ mô ……………………………………… 6 2. Phân tích môi trường ngành………………………………………. 8 3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần…………………………………… 9 IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án……………… 10 1. Xác định sản phẩm của dự án …………………………………… 10 2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật … 14 2.1. Xây dựng nhà trồng nấm…………………………………………. 14 2.2. Phương pháp và quy trình công nghệ …………………………… 16 2.2.1. Công nghệ trồng nấm Rơm………………………………... 16 2.2.2. Công nghệ trồng nấm Hương ..…………………………… 23 2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi…………………………… 25 3. Xác định công suất của dự án ……………………………………..28 4. Khu đất xây dựng công trình……………………………………... 29 5. Vấn đề môi trường và xử lý chất thải…………………………….. 29 V. Nghiên cứu tài chính của dự án………………………………………. 29 VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hôi – tổ chức dự án…………………………..34 VII. Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể…………………………… 35 VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng……………………………………37
  • 3. 3 Dự án phát triển nghề trồng nấm. I. Giới thiệu chung về dự án. 1. Lý do chọn dự án. Nấm được xem là một loại thực phẩm xếp vào loại “rau sạch”, “thịt sạch” rất giàu dinh dưỡng, chất khoảng, protein, vitamin có thể thay thế thịt, cá và là nguồn dược liệu quý. Không gây ra những hậu quả bất lợi như đạm động vật, đường hay tinh bột. Trong những năm gần đây thì nghiên cứu và nuôi trồng nấm dần phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước tuy nhiên lượng cung của nấm luôn thấp hơn so với nhu cầu. Nước ta lại có tiềm năng to lớn để trồng nấm nhưng nhiều năm nay nghề nấm hầu như vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Hơn nữa sự xuất hiện từ các loại nấm không rõ nguồn gốc, chất lượng khiến người dân luôn lo lắng khi sử dụng. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao để mua được sản phẩm mà mình tin tưởng, mà nấm là sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng lại có mức giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Thống kê ngành nông nghiệp cho thấy những nguyên liệu sản xuất nấm là xenlulo và hemixinlulo có trong các phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục... Nếu tận dụng được thì ta sẽ có nguồn nguyên liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm. Nhưng nước ta mới chỉ tận dụng được 10% của khoảng 60 triệu tấn phế liệu nông nghiệp hàng năm. Với trồng nấm thì diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao nhất nên có thể áp dụng trồng nấm ở quy mô nhỏ hay lớn, kinh tế hộ gia đình. Nấm có chu kỳ sinh trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh, có thể ngừng sản xuất bất cứ lúc nào khi gặp thời tiết bất thuận nên thiệt hại không nhiều. Nguyên liệu trồng nấm rẻ và sẵn. Nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Công nghệ trồng và sơ chế nấm không khó phù hợp với trình độ lao động ở nông thôn. 2. Sản phẩm của dự án. Dự án ban đầu xác định sẽ thực hiện với quy mô vừa và nhỏ, bên cạnh đó để tránh rủi ro trong quá trình sản xuất và đảm bảo có thể thu hồi vốn vì vậy dự án sẽ tiến hành tập trung chuyên môn hóa vào trồng và cung ứng 3 loại
  • 4. 4 sản phẩm chính : Nấm Rơm, Nấm Hương và Nấm Linh Chi. Tuy 3 loại sản phẩm này có đặc tính khác nhau, kĩ thuật nuôi trồng khác nhau nhưng với việc ưu tiên chuyên môn hóa thì dự án vẫn có thể dảm bảo cung cấp 1 lượng nhất định cho thị trường. Lựa chọn 3 loại có đặc tính sinh trưởng khác nhau gắn với 3 nguyên liệu đầu vào khác nhau có thể đảm bảo cho dự án hoạt động liên tục, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu đầu vào do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sau khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định sẽ tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm như : Nấm Sò, Nấm Bào Ngư, Nấm Kim Châm, Mộc Nhĩ,….. 3. Địa điểm đặt dự án. Địa điểm đặt dự án là xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội: -Vị trí địa lý: diện tích xã khoảng 36km2 thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, nằm dưới chân phía bắc núi Ba Vì. Phía Đông giáp xã Tản Lĩnh, phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp xã Thuần Mỹ. Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đông - Nam qua các xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89 chạy song song với sông Đà qua địa phận xã thuộc địa phận xã Thuần Mỹ. Đường 88 đi qua xã ở phía Bắc và cũng là gianh giới giữa Ba Trại với Cẩm Lĩnh. -Gần thủ đô Hà Nội : Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của dự án. Thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm và đặc tính không dự trữ được của sản phẩm. - Gần Khu du lịch Ba Vì: thuận tiện cho việc mở các hội chợ ẩm thực cho khách du lịch, và giới thiệu sản phẩm của địa phương. -Địa hình khí hậu: bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 độC. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi chênh nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc không lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu bắc bộ phần lớn là ruộng chằm, diện tích còn lại là đất đồi. Xã có trên 2.300 nhân khẩu, trong đó gần 40% là người dân tộc Mường, Dao. Gần 80% người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, sản phẩm chủ yếu bao gồm ngô, sắn, lúa ... Ngoài ra, Xã Ba Trại còn phát triển làng nghề
  • 5. 5 trồng và chế biến chè. Điều kiện kinh tế tại địa phương kém, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương còn thấp. Thời gian nông nhàn còn nhiều. -Nhận định Xã Ba trại có đầy đủ nguyên vật liệu: rơm, mùn cưa, gỗ,….. làm nguyên liệu đầu vào chính cho dự án trống nấm và phù hợp với quy mô ban đầu của dự án. 4. Mô hình kinh doanh. Với diện tích đồi núi, mật độ dân số khoảng 64 người/km2. Số lượng dân cư ít và diện tích đất của các hộ gia đình là lớn nhưng dân cư phân tán khó có thể tổ chức dự án. Tuy nhiên, xã có nhiều khu đất trống, bỏ hoang mà dự án có thể thuê và xây dựng các hạng mục công trình và thực hiện dự án với quy mô vừa, sản xuất khép kín. Với những điều kiện trên ta nên áp dụng mô hình Hợp Tác Xã, liên kết giữa các hộ gia đình giúp giải quyết công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập cho khoảng 30 người. Sau khi dự án ổn định hoạt động thu hồi vốn ban đầu sẽ tiến hành mở rộng mô hình ra toàn xã, đa dạng hóa các loại sản phẩm và xây dựng dự án với quy mô lớn hơn. II. Tính khả thi của dự án. Hiện tại, nhu cầu về các loại nấm ăn, nấm dược liệu ngày càng tăng, nguyên nhân do hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, giá cả các thực phẩm ngày càng tăng. Trong khi đó, nấm ăn, nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất giàu protein - đạm thực vật, chiếm 30 - 40 % chất khô, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, các khoáng chất...), nấm còn có các hoạt chất sinh học (polysaccharide - chất đa đường, axit nucleic...). Vì vậy, có thể coi nấm như một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược. Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu phù hợp với tất cả các vùng, miền trong cả nước. Với thành công của các dự án trồng nấm ăn và nấm dược liệu giúp hàng ngàn lao động nông thôn có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội. Từ những năm 1970, chúng ta đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu và sản xuất nấm, đến nay đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống, nuôi trồng, chế biến 18 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Các công nghệ này đang phổ cập cho nhiều người dân áp dụng để sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ở trong nước và thế giới ngày càng phát triển. Toàn thế giới có khoảng 5 triệu tấn nấm lưu thông, trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu nấm lớn nhất, Mỹ, Nhật, Tây Âu... phải nhập khẩu nấm vì trong nước sản xuất không đủ và giá rất cao.
  • 6. 6 Ngay nước ta cũng đang phải nhập khẩu một số loại nấm cao cấp như kim châm, đùi gà, ngọc châm, nấm hương, linh chi từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan với số lượng hàng chục ngàn tấn/ năm. Dự đoán trong tương lai nhu cầu tiêu dùng nấm ngày càng tăng ở cả hai thị trường trong nước và thế giới. Hiệp hội Nấm ăn thế giới khuyến cáo: Nấm ăn và nấm dược liệu là thức ăn của loài người trong thế kỷ 21. Đánh giá sự văn minh của một quốc gia căn cứ vào chỉ tiêu bình quân lượng nấm tiêu thụ/đầu người/năm của quốc gia đó là bao nhiêu kg? Hiện một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức đang tiêu thụ 5 - 6 kg nấm/ người/ năm. Địa điểm đặt dự án mang nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, chính trị, phù hợp đặc điểm văn hóa, xã hội và phong tục tập quán, đặc điểm sản xuất nông nghiệp ( thời gian nông nhàn). Dự án trồng nấm với chi phí thấp rất phù hợp với sự phát triển hiện tại của địa phương, hơn nữa dự án lại phù hợp với điều kiện của vùng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. III. Nghiên cứu thị trường của dự án. 1. Phân Tíchmôi trường vĩ mô: a) Kinh tế :  Tăng trưởng kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 liên tục giữ ở mức cao là 7,56%/năm. Năm 2013, tốc độ tăng GDP ước tính là 5,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số đang được kìm hãm, dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng  Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình của người dân có tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có vấn đề tiêu thụ nấm. Thu nhập tăng thì người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Từ đó, tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như nấm.  Lạm phát: là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm tăng, có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị trường. Sau năm 2011, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm: còn 1 con số (6,81% năm 2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013).  Lãi suất: lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong dân chúng, do vậy sẽ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • 7. 7 b) Chính trị - Pháp luật :  Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.  Nhà nước đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách khuyến khích các DN, hộ gia đình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất, tiêu thụ nấm nói riêng. Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( 1994). Luật hợp tác xã ( 1997). Luật doanh nghiệp ( 1999). Bên cạnh có cũng có các chính sách khác như : chính sách thuế, chính sách tín dụng cho người nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, chính sách về thực hiện chương trình nông thôn mới, chính sách giải quyết việc làm….  Chính trị Việt Nam và tại xã Ba Trại tương đối ổn định, thị trường nấm nói chung không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bất ổn định, đó là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sản xuất nấm phát triển. Ngoài ra, một nền chính trị ổn định cũng là tiền đề cho sự phát triển xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người dân ngày càng nâng lên, thị trường nấm cũng có thêm nhiều cơ hội.  Các chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, nhân lực , vật lực . Chính sách khuyến nông của địa phương cũng như của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án trồng nấm diễn ra hiệu quả hơn. c) Văn hóa – Xã hội :  Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kế, dân số VN năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011 và trong năm 2013 dân số đã
  • 8. 8 đạt mốc 90 triệu người. Do đó, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ nấm lớn. Đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành trồng nấm phát triển.  Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú và lâu đời. Bên cạnh đó, Nấm là 1 loại thực phấm bổ dưỡng gần gũi với người dân, cách chế biến cũng rất đa dạng góp phần phát huy tinh hoa ẩm thực Việt. d) Công nghệ:  Việc tiếp cận KH-CN hiện nay đã không còn khó khăn, có thể dễ dàng tiếp cận, chuyển giao, vận hành. Các dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến , bảo quản đều rất hiện đại góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nấm đầu ra. Trồng nấm không khó, nhưng nếu áp dụng được khoa học công nghệ vào việc trồng nấm thì ta sẽ thu được năng suất rất cao mà lại đỡ tốn kém chi phí thuê lao động e) Khí hậu:  Khí hậu Ba Vì chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 độC. ( nhiệt độ, độ ẩm) nói chung phù hợp cho việc phát triển trồng nấm. 2. Phân tíchmôi trường ngành:  Thị phần: Trước tiên ta xác định, sản phẩm của dự án sản xuất ra cần phải có thị trường tiêu thụ. Với đặc tính khó dự trữ ( nấm rơm) thì thị trường tiêu thụ cần phải gần với địa điểm đặt dự án. Nấm giàu dinh dưỡng và có tác dụng dược lý khá phong phú như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu… nên nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Người tiêu dùng sản phẩm là người dân huyện Ba Vì, các huyện lân cận, các chợ đầu mối. Tiếp đó, là các nhà hàng địa phương, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn chay, khách sạn, các siêu thị lớn, các hiệu thuốc Đông y, các công ty xuất khẩu (Để tìm kiếm được khách hàng này cần phải tạo được chất lượng sản phẩm, tạo được danh tiếng trên thị trường trong nước
  • 9. 9 trước). Tuy nhiên dự án xác định thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hà Nội vì Hà Nội có dân số đông, lượng hàng hóa thực phẩm tiêu thụ lớn, mà nấm là hàng hóa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên đây là thị trường lớn cho đầu ra của dự án. Hơn nữa huyện Ba Vì lại thuộc Hà Nội nên chi phí vận chuyển của hàng hóa sẽ nhỏ. Sau đó tiến đến các thị trường các tỉnh lân cận.  Đối thủ cạnh tranh: Các cơ sở trồng nấm trồng và chế biến nấm trên địa bàn Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên…hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng nấm Rơm, nấm Trân châu, Sò vua, Kim châm, nấm Hương, nấm Linh Chi từ nguồn giống gốc; Xây dựng được mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu công nghiệp có giá trị cao, các mô hình này là nơi giới thiệu nhân rộng ra cho các địa phương; Tạo ra được các quy trình sơ chế, bảo quản, chế biến các loại nấm. Cán bộ thực hiện dự án đã nắm vững, chủ động hoàn toàn về công nghệ nhân giống, nuôi trồng, chế biến các loại nấm và đã đi chuyển giao công nghệ cho các địa phương…  Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Ngành nông nghiệp nước ta tương đối phát triển, Sau quá trình thu hoạch, chế biến thì ngành nông nghiệp tao ra rất nhiều những phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục… đây là những nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nấm. Những phế thải nông nghiệp này có thể gặp ở rất nhiều nơi thường bị bỏ đi gây ô nhiễm môi trường, có thể nói nguồn nguyên liệu là vô tận. 3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần. Tại xã Ba Trại hiện chưa có cơ sở trồng nấm nào, các xã lân cận cũng mới chỉ có 1 vài hộ gia đình nhỏ lẻ tiến hành nuôi trồng mang tính chất tự cung tự cấp là chính. Lượng cung nấm ra thị trường không đáng kể như vậy đây là một trong những cơ hội để dự án có thể chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và TP Hà Nội nói chung thì lượng cung ( tính cả lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ) về sản phẩm nấm luôn ít hơn so với nhu cầu. Hứa hẹn thị trường luôn rộng mở cho các cơ sở trồng nấm.
  • 10. 10 Giai đoạn đầu của dự án : Tạo dựng uy tín với người dân và khách hàng. Tận dụng những ưu thế cạnh tranh vốn có tại địa phương. Liên kết chặt chẽ với người dân để đảm bảo có đủ nguyên vật liệu đầu vào. Tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ, liên kết với các nhà hàng, khách sạn, chùa chiền, chợ đầu mối, siêu thị, nhà thuốc gia truyền, cơ sở chế thuốc, … có nhu cầu về nấm để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Ưu tiên sử dụng chiến lược giá và chiến lược xúc tiến quảng cáo. Có thể tìm kiếm các công ty chuyên chế biến sản phẩm nông sản hoặc công ty xuất khẩu để ký hợp đồng cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo đầu ra. Giai đoạn tiếp theo: sau khi đã tạo dựng được uy tín, niềm tin, sản phẩm đã có vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng thì dự án sẽ tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng cả về chất lượng và số lượng. Từ đó có thể gia tăng lượng cung sản phẩm và đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các thị trường lớn hơn ngoài TP Hà Nội có thể là các tỉnh xung quanh như Hòa Bình, Vĩnh Phúc …. IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án. 1. Xác định sản phẩm của dự án. a) Nấm Hương: Nấm hương Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus. Còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm. Nấm hương mọc hoang nhiều ở: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi và sấy khô. Hình dạng, màu sắc: Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm), đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống có hình trụ.Nấm
  • 11. 11 hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm. Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng chủng loại nấm hương. Điều kiện ngoại cảnh: Thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-16oC, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24- 26oC. Độ ẩm cơ chất: 65-70% Độ ẩm không khí: ≥ 80% Độ pH trung tính. Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán. Độ thông thoáng trung bình. Thời vụ nuôi trồng: Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ). Còn nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Công dụng: Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như: vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê... Nấm hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt. Chất Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của nấm. Tăng cường khả năng miễn dịch. Giải độc và bảo vệ tế bào gan. Kháng ung thư và virus. Phòng chống và trị liệu các bệnh tim mạch. Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa. Hạ đường huyết và chống phóng xạ .... b) Nấm Rơm: Có nhiều loại tuy nhiên tùy thuộc vào quy trình nuôi trồng mà có các hình dạng khác nhau. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày.
  • 12. 12 Đặc điểm sinh học: Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. + Bao gốc : Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. + Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy. + Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. + Chu kỳ sống: Giai đoạn đầu đinh ghim => Giai đoạn hình nút nhỏ => Giai đoạn hình nút => Giai đoạn hình trứng =>Giai đoạn hình chuông => Giai đoạn trưởng thành. Thời vụ trồng : Nấm rơm có thể trồng quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên Đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần ủ rơm dầy hơn, làm mái che, nền cao để giảm độ ẩm. Công dụng: Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21-37g chất đạm, 2,1- 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều các yếu tố vi lượng như Can-xi, Sắt, Phốt-pho, các vitamin A, B1, B2, C, D,…Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các a-xít amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Với thành phần dinh dưỡng tốt, nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời, có thể biến chế nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Các nhà khoa học Nhật và Mỹ cũng cho rằng các polysaccharide đặc biệt trong các nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm mộc nhĩ và nấm rơm đều có chứa hoạt chất chống lại bệnh ung thư. Theo Đông Y nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng đề kháng. Phương Đông cũng đánh giá nấm rơm là thực phẩm tốt và có sử dụng nấm rơm trong một số bài thuốc chữa bệnh: * Nấm rơm xào tôm và rau dền: để chữa, yếu sinh lý. * Nấm rơm xào với thịt chim sẻ, thịt ếch : tác dụng cường dương. * Canh nấm rơm nấu với đại táo: bồi bổ và tăng cường sức khỏe. * Nấm rơm hầm đậu phụ: bồi bổ dạ dày, tỳ vị suy yếu, chống ung thư. * Nấm rơm xào trứng bồ câu hay trứng cút: bổ gan thận, ích khí huyết, tăng cường sức khoẻ. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ.
  • 13. 13 c) Nấm Linh Chi : Một loại dược thảo quý hiếm từ thiên nhiên, đã được sử dụng trên 4000 năm. Hình dạngvà màusắc: Cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm. Cuống nấm thường ngắn, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, đính bên có hình trụ với đường kính từ 0,5-3cm. Lớp vỏ cuống được phủ đều lên mặt tán bằng màu nâu đỏ, nâu đen, bóng và không có lông. Mũ nấm khi non có hình trứng, phát triển thành hình quạt. Trên mặt mũ nấm có vân gạch đồng tâm có màu sắc được chuyển từ vàng chanh sang vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam rồi đỏ nâu và cuối cùng là màu nâu tím nhẵn bóng như láng một lớp vecni. Đường kính của mũ nấm từ 2-15cm, dày từ 0,8-1,2cm, phần đính cuống gồ lên hoặc hơi lõm xuống. Khi đến tuổi trưởng thành, nấm sẽ phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm. Điều kiệnngoạicảnh: Độ ẩm: - Độ ẩm cơ chất: 60%-62% - Độ ẩm không khí: 80-95%. Nhiệt độthích hợp: - Giai đoạn nuôi sợi: 20OC - 30OC. - Giai đoạn quả thể: 22OC - 28OC. Độ thôngthoáng: Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông thoáng tốt. Ánh sángkhuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía Dinh dưỡng:dùng trực tiếp nguồn xenlulôza. Độ pH: Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).
  • 14. 14 - Giai đoạn nuôi sợi: kín gió,độ sáng vừa phải - Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), ánh sáng được cân đối từ mọi phía. Thời vụ nuôi trồng: Trồng nấm linh chi cũng giống như trồng những loại hoa màu khác. Nấm cũng sẽ có những thời vụ riêng của mình. Theo kinh nghiệm thì nấm bắt đầu cấy giống làm 2 đợt như sau: Đợt 1:từ ngày 15/1 đến 15/3. Đợt 2: từ 15/8 đến 15/9 dương lịch. Công dụng: - Ổn định huyết áp. - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. - Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. - Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật. - Phòng chữa bệnh tiểu đường. - Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ. - Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi. - Đối với các bệnh về hô hấp nấm Linh Chi hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn ở các chứng: viêm phế quản dị ứng, hen phế quản. - Giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. - Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá... - Điều hòa kinh nguyệt. - Chống béo phì. 2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật. 2.1 Xây dựng nhà trồng nấm. DẠNG NHÀ KÍNH MÁI HỞ CỐ ĐỊNH MỘT BÊN. Cấu trúc đặc tính kĩ thuật: Dựa trên những nguyên tắc thiết kế của các dạng nhà kính, loại nhà kính này còn tính toán đến môi trường đặc thù của việc sinh trưởng các loại nấm, Việc thiết kế mô hình nhà kính trồng nấm đảm bảo được các yêu cầu trồng theo kiểu: - Trồng nấm loại treo - Trồng nấm loại xếp hình chữ A - Trồng nấm tự nhiên Chiều rộng mỗi gian: từ 8m đến 10m Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 5m7 đến 6m
  • 15. 15 Trụ cột đúc bê tông vững chắc, khoảng cách mỗi trụ là 3m Phần mái lệch lồi ra phía trên được che phủ một lớp lưới chống côn trùng. Phần hông xung quanh nhà kính được che phủ toàn bộ bằng màng polyethylene hoặc ½ bằng lớp lưới cước chống côn trùng, ½ được che phủ bởi màng polyethylene.  Thiết bị kèm theo: Màng cuốn hông, cuốn nóc. - Hệ thống tưới: Tưới nhỏ giọt, hoặc tưới phun sương,… tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Hệ thống quạt thông gió. -Lưới cắt nắng (loại 65%; 75%; 85%) Màng cuốn nóc,…. Và những thiết bị khác (Giá thể, bàn trồng, hệ thống bón phân, chiếu sáng kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v…) DẠNG NHÀ TRỒNG NẤM THÔNG THƯỜNG:  TRẠI ĐỂ KỆ: Kích thước để làm trại từ 50m2->100m2 trở lên. Trong trại cần thiết kế kệ bằng cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau (cây, tre, đước tràm…). Chiều cao trại 4,2m để nấm phát triển tố, thông thóang Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lợi cho việc chăm sóc) Mỗi kệ cách nhau 0,7-0,8m Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m Các tầng kệ cách nhau 0,4m, trại 100m2 ta nuôi trồng được 10.000 phôi để kệ.  TRẠI TREO: Kích thước trại 50m2 ->100m2 trở lên. Trong trại cần làm dây treo để treo bịch phôi ( theo kích thước dây của Cty đưa ra) Trại 100m2 ta nuôi được 7000 phôi treo Dây treo làm bằng nilon (có thể dùng dây khác), mỗi dây treo 5-6 bịch phôi tuỳ vào chiều cao người chăm sóc. Dây này cách dây kia 20-23cm (mục đích tránh sự va chạm khi nấm phát triển) Dây cách mặt đất 0,4m. Cần tạo lối đi trong trại để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hái nấm. XỬ LÝ TRẠI TRỒNG NẤM.
  • 16. 16 Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8lít nước, phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói cho 100m2 Sau 1 tháng thu hoạch, dùng 10kg vôi bột rải đều trên mặt nền trại, để khử trùng cho bịch vôi phát triển tốt. Cây cột, kèo ta lột vỏ thật sạch sau đó dùng nhớt xe thải ra pha chung với actara quậy đều quét thật dày lên cây đem đi phơi nắng cho thật kỹ sau đó ta có thể bó chân cột bằng xi măng, hay bỏ bào ống nước chôn xuống đất. khi ta xả nước hàng ngày tưới nấm chân cột sẽ không bị mụt, cột không bị sâu mọt phát triển, đục phá nấm. Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày. Một trại 100m2 dùng 40-45kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại  Lưu ý: có thể trồng nấm ở quy mô nhỏ hơn. 2.2 Phương pháp và quy trình công nghệ: 2.2.1 CÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM RƠM Nhiệt độ: Nhiệt độ tối thích cho phát triển của sợi nấm là 300C - 350C và cho sự hình thành quả thể là 28 - 300C Từ 10 - 200C sợi nấm sinh trưởng phát triển yếu, ở 200C: Sau 12 giờ chết toàn bộ quả thể hình đinh ghim và đình chỉ sinh trưởng quả thể hình cầu. Nhiệt độ < 150C và > 450C không bao giờ xuất hiện quả thể. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN NẤM RƠM THÀNH PHẦN NHIỆT ĐỘ KIỂU BIỂU HIỆN TƠ NẤM >= 400C Tơ nấm mọc chậm, thưa dần rồi chết <= 150 C Tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được QUẢ THỂ <= 250 C Quả thể hay tai nấm không tạo thành được 25 – 280C Tai nấm dị hình >= 350 C Nấm mau trưởng thành (sớm bung dù) Độ ẩm: + Độ ẩm trong mô nấm (Độ ẩm nguyên liệu) Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm tốt nhất là 65 - 70%. Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng cách nắm nguyên liệu trong tay vắt mạnh:
  • 17. 17 - Nước không chảy ra (độ ẩm quá thấp) - Nước chảy ra thành dòng (độ ẩm quá cao) - Nước chảy ra kẻ tay (độ ẩm đạt yêu cầu) + Độ ẩm tương đối của không khí (A0): Độ ẩm tương đối của không khí có tác dụng điều hoà sự bốc hơi nước từ mô nấm và quả thể nấm ra không khí. Đo độ ẩm bằng ẩm kế. Nếu trong không khí hơi nước bảo hoà (có độ ẩm 100%) thì sự bốc hơi cân bằng với hơi nước ngưng tụ lại trên mô nấm làm cho mô nấm luôn luôn ẩm ướt tạo điều kiện tốt cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển. A0<=60 - 70% gây chết toàn bộ nấm giai đoạn đinh ghim, đình chỉ sự sinh trưởng của nấm giai đoạn hình cầu. Nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện tượng teo đầu của quả thể. A0 = 80 - 85%: Gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, không ảnh hưởng đến giai đoạn khác. A0 = 90 - 100%: Rất tốt với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng có phần nào giảm phẩm chất ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm sinh trưởng phát triển nhanh, hàm lượng nước trong nấm nhiều, nở nhanh và dễ bị nứt trong khi vận chuyển, nấm giai đoạn hình dù dễ bị thối rữa. PH: Sử dụng giấy quỳ để đo PH PH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận thức ăn và hoạt động của các loại men. Sợi nấm rơm sinh trưởng ở PH = 4 - 11. Nhưng thích hợp nhất đối với nấm rơm là PH = 7 -8 Ánh sáng: Nấm rơm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như thực vật màu xanh. Do đó thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng. Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm. Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể. Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ các yếu tố khác. Thường ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện Neon (Mỗi ngày chiếu sáng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ). Nên bố trí luống nấm như thế nào để khi chiếu ánh sáng khuyếch tán sao cho ánh sáng đến khắp mọi nơi của bề mặt mô nấm để nấm xuất hiện đều cùng một lúc. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh (As trực tiếp của mặt trời) cũng có thể gây chết toàn bộ nấm ở giai đoạn đầu đinh ghim( sau 1 giờ), gây chết 10 - 30% giai đoạn hình cầu. Không khí:
  • 18. 18 Sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể.Thiếu oxy xảy ra khi độ ẩm nguyên liệu quá cao (mô nấm), nguyên liệu bị nén quá chặt. Thiếu oxy (thông thoáng) thường biểu hiện như sau: Quả thể giai đoạn đầu đinh ghim được hình thành dày đặc nhưng không tiếp tục sinh trưởng, sau vài ngày toàn bộ quả thể chết và mềm nhũn. Giai đoạn hình cầu không hình thành hoặc hình thành sắc tố đen rất chậm, thời gian ở giai đoạn hình cầu rất lâu. Quả thể nấm rơm bị thấm dịch từ môi trường làm cho bên trong quả thể biến thành màu nâu (màu của dịch môi trường). Nguồn nước: Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, không dùng nước thải công nghiệp, nước bẩn ao tù để tưới cho nấm và xử lý nguyên liệu sẽ khiến tơ nấm vừa nảy nở ít vừa phát triển chậm; có thể ngừng tăng trưởng và tai nấm cũng bị dị hình, hoặc không phát triển thánh nấm sẽ đem lại sự thất bại lớn. Tưới nước cho mô nấm nên dùng bình có vòi bông sen tạo ra những tia nước nhỏ như mưa, như vậy nước tưới dễ thấm đều vào mô, đồng thời không làm hại những nụ nấm mới hình thành. Nguyên liệu: Rơm rạ, bã mía, bông gòn,... trong trường hợp mùn cưa đã hoai mục cũng có thể làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm. Năng suất nấm rơm cao nhất hiện nay là trên bông thải (45%), nhưng tiện lợi hơn dùng rơm rạ, năng suất (14,5%- 21,6%). Yêu cầu rơm, rạ thật khô dòn, sau khi gặt lúa xong phơi khô rơm ngay, đánh đống bảo quản dùng dần. Nơi dự trữ không bị mưa dột, nếu để ngoài trời thì nên đánh đống thành cây, hoặc kê cao lên khỏi mặt đất. Rơm không bị mốc, không nhiễm nấm lạ, không nhiễm phèn, măn. Rơm mới sau khi phơi khô chất đống một tuần mới được dùng. Giống nấm (Meo giống) Giống nấm quyết định sự thành, bại trong sản xuất, giống tốt cho năng suất cao và ngược lại. Giống tốt: Giống không bị nhiễm bệnh, giống đúng tuổi, không quá già hoặc quá non, có mùi thơm dễ chịu. Giống không mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua. Túi giống có màu trắng đồng nhất, không loang lỗ, sợi nấm ăn kín đáy, có mùi đặc trưng của giống nấm rơm. Túi giống phía trên có màu hồng nhạt.Tuổi giống từ 12 – 16 ngày tuổi (giống ăn kín đáy túi 2 – 3 ngày.) Thường từ khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày.
  • 19. 19 Địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng nấm rơm: Dù trồng ít hay nhiều mô nấm, nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng phẳng và sạch sẽ, xa nơi ao tù nước đọng, nơi bãi rác dơ bẩn, không gần chuồng trại chăn nuôi heo, gà vịt, nơi để hóa chất... vốn ô nhiễm và chứa nhiều côn trùng và mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến nơi trồng nấm sau này. Trồng nấm rơm trong nhà phải làm 2 nhà để có thời gian xử lý nguồn bệnh sau vài đợt trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà liên tục cả năm mà không xử lý nguồn bệnh thì sẽ bị nhiễm bệnh và năng suất thấp thậm chí thất thu. Nhà trồng nấm: Có 2 loại nhà: nhà ủ sợi và nhà trồng nấm. + Nhà ủ sợi: Rộng 2,6 m, dài 5 m và cao 2,4m trong nhà có 2 dãy kệ, kệ có kích thước: 0,6 x 4 x 1m có 3 tầng. Có 1 cửa ra vào và 4 cửa thông gió. Thường 1 nhà ủ sợi dùng cho 5 - 7 nhà trồng nấm. + Nhà trồng nấm: tốt nhất có kích thước 3,3 x 5 x 2,4m Nhà phải cao ráo, không ngập lụt. Tùy theo diện tích, quy mô mà làm nhà lớn hay nhỏ. Đầu tiên làm 1 nhà sau đó làm thêm một nhà nữa để tiện cho việc xử lý nguồn bệnh và làm luân phiên nhà này và nhà kia. Bố trí 1 cửa chính và 4 cửa thông gió ở 2 đầu. Cũng có thể xây nhà hoặc làm nhà tạm. Nguyên tắc phải che kín toàn bộ để giữ ẩm và giữ nhiệt, có ánh sáng khuyếch tán chiếu vào. Mái nhà lợp bằng tranh, lá mía, lá dừa nưóc, tôn đều được. Trên mái tùy theo diện tích, kích thước nhà mà lợp 2 hoặc 4 tấm tôn nhựa để ánh sáng dọi vào nhà (ánh sáng khuyếch tán). Xung quanh nhà và trần nhà bọc kín bằng nylon trắng. Xung quanh nhà bên ngoài lớp nylon trắng bọc thêm một lớp bạt. Trong nhà làm 3 - 4 dãy kệ tùy theo diện tích nhà. Khoảng cách giữa các kệ 50 cm để tiện đi lại chăm sóc thu hái. Dụng cụ và vật tư trồng nấm: - Giống nấm (meo giống) - Vôi xử lý rơm - Bể ngâm ủ: Có kích thước: 0,8 x 0,75 x 2m tương đương 1m3 - Kệ ủ rơm - Nylon ủ rơm. - Nylon gói rơm. Kích thước tùy theo khuôn gỗ. - Bình bơm tưới nấm hoặc hệ thống phun. - Nhiệt kế: Đo nhiệt độ - Ẩm kế: Đo ẩm độ - Giấy quỳ: Đo PH nước
  • 20. 20 - Kệ trồng nấm: Tùy theo kích thước nhà trồng nấm. - Khuôn nấm : 12 x 20 x 27cm - Nhà trồng nấm có kích thước 3,3 x 5 x 2,8 m - Rơm: Đúng tiêu chuẩn. Kỹ thuật trồng: - Xử lý nguyên liêu (ủ) : Rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ sâu được ngâm trong nước vôi loãng ( 3,5 kg vôi bột/m3nước) cho đủ ẩm, có màu vàng. Để rơm róc nước, rồi chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20 cm, có cọc thông khí ở giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái che cao trên nóc để tránh mưa. Kích thước đống ủ : Dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao 1,5 m. Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều rộng giữ nguyên. Xung quanh đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ. - Đảo rơm: Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65 – 700 C là được. Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước chảy nhỏ giọt là vừa. Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi rộng cho bay bớt hơi nước ; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ sung nước. Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho đều. Quây nilon như ban đầu. Ủ tiếp 3 – 4 ngày nữa . Theo dõi nhiệt độ trong đống ủ lớn hơn 750 C là đạt yêu cầu. Ngày thứ 7 – 9 sau khi ủ đống, kiểm tra thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống - Cấy giống Sau khi nguyên liệu rơm rạ, bông đã xử lý thì chuẩn bị túi nylon: nếu trồng trên rơm rạ nên dùng túi kích thước 30x40cm. Tỷ lệ giống cấy cho một túi khoảng 40-50g tức 40kg giống cho một tấn nguyên liệu. Khu vực cấy giống cần sạch sẽ, nếu có điều kiện thì cần chuẩn bị một phòng riêng biệt để hạn chế các bào tử nấm mốc trong không khí rơi vào trong túi nấm gây khả năng nhiễm bệnh lớn.Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông, cao 5-7cm, rắc một lớp giống nấm chung quanh thành túi. Cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều bề mặt. Sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước (hoặc tạo cổ túi bằng nhựa), cuốn dây cao su chặt nút bông. Bịch (túi) đã cấy gống nấm phải đảm bảo căng tròn, độ nén vừa phải. Trọng lượng của một túi đối với nguyên liệu và rơm rạ khoảng 2-3 kg/túi, đối với bông phế thải và mùn cưa là 1,2-1,5 kg/túi. - Chăm sóc sau khi cấy giống :
  • 21. 21 + Ươm và rạch bịch Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá hoặc để trực tiếp xuống nền đất thuận chiều (nút bông phía trên). Khoảng cách giữa các bịch từ 5-10cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian ươm kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sợi nấm phát triển, ăn dần vào nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn trắc là tốt. Nếu giống không ăn kín nguyên liệu hoặc không phát triển có thể do nguyên liệu đã bị nhiễm bệnh, nên vứt bỏ các túi đó xa khu vực nuôi trồng. Trường hợp nhìn thấy bịch nấm có màu xanh, đen do bị nhiễm nấm mốc cũng nên loại. Khi sợi nấm đã ăn trắng bịch, gỡ nút bông, nén nhẹ, rút căng miệng túi buộc chặt bằng dây chun treo bịch lên. Khi treo bịch cần lưu ý: úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 15-20cm. Nút bông sau khi gỡ ra có thể phơi, sấy khô, đưa vào thanh trùng ở nhiệt độ 121-1250C để dùng cho những mùa vụ sau. Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt sau 25-30 ngày ( kể từ lúc cấy giống), dùng dao nhọn, sắc, rạch 4-6 đường xung quanh. Khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3-4cm. + Nuôi ủ sợi nấm : Sau khi cấy giống xong, các gói rơm được mang xếp trên kệ nhà ủ sợi. Thời gian nuôi ủ sợi nấm từ 2-5 ngày (tùy điều kiện thời tiết). Trong thời gian này nên che tối nhà ủ sợi, đống kín các cửa nhà ủ. Duy trì nhiệt độ nhà ủ từ 32-350C, điều chỉnh độ ẩm không khí từ 80-85% bằng cách tưới lên tường, trần nhà và trong không khí. Mỗi ngày mở của sổ thông gió cho nhà ủ 1- 2 lần, mỗi lần 10-30 phút. Khi sợi nấm mọc đầy các gói nấm thì mang vào nhà trồng tiếp tục chăm sóc. + Chăm sóc và thu hái : Xếp các gói nấm lên kệ, mỗi tầng xếp 3 lớp. Hằng ngày mở cửa thông cho nhà trồng 2 lần, mỗi lần 30 phút. Duy trì nhiệt độ phòng 28-320C, giữ độ ẩm tương đối không khí luôn đạt 90-100% trong giai đoạn đầu đinh ghim, giai đoạn hình cầu và hình trứng điều chỉnh độ ẩm không khí 80-85%. Khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm (ngày 8-9 sau khi cấy giống). Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường. Từ ngày thứ 9 – 13 : Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP BIỆN PHÁP CÁCH LÀM Xử lý nền đất kỹ - Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi….. - Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh
  • 22. 22 Xử lý nguyên liệu - Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm… - Đảm bảo độ ẩm, PH thích hợp. Xử lý dụng cụ trồng nấm - Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụmg trồng nấm Giữ ấm mô nấm - Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 – 35 0C - Trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt Phòng bệnh - Theo di thường xuyên để phát hiện bệnh - Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan - Dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng Một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng nấm rơm và cách phòng tránh: + Nấm dại - Nấm mực: nấm mực phát sinh do ủ nguyên liệu chưa tốt, độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại nấm này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng mạnh với nấm rơm, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nấm. Để phòng tránh nấm mực phát triển, cần chú ý chỉnh độ ẩm nguyên liệu phù hợp. - Các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, mốc đen….) là những bệnh hại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh xuất hiện có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng nấm ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ. + Động vật phá hoại, gây bệnh: Chuột, gián, kiến, mối… gặm nhấm sợi và cây nấm. Chúng đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong… Do vậy, phải dùng thuốc bẫy chuột, kiến, gián… tại khu vực nuôi trồng nấm. Thu hoạch Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có thể nở xòe. Vì vậy, phải hái nấm đúng tuổi, trước lúc nứt bao. Nên thu hái nấm lúc giai đoạn hình trứng vì giai đoạn này dinh dưỡng cao nhất. Nấm ngon và có chất lượng cao nhất là khi quả nấm từ hình tròn chuyển sang hình trứng chưa nứt bao. Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây nấm lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm. Nấm mọc rộ, ngày hái 2 – 3 lần. Những ngày nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển nhanh, vì vậy phải quan sát kỹ. Khi nấm hơi nhọn đầu là hái ngay. Sau khi hái nấm xong, tưới ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày 14 – 18 chiếm 80% năng suất. Hết lứa 1 chăm sóc tiếp để nấm ra tiếp lứa 2
  • 23. 23 Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, phải làm vệ sinh mô nấm, bằng cách nhặt bỏ hết những gốc nấm còn sót lại trên mô nấm. * Đóng gói và bảo quản sản phẩm nấm tươi Sản phẩm nấm tươi được đóng vào túi nilon khối lượng 0.5kg. Yêu cầu đối với sản phẩm nấm tươi: - Đường kính cánh nấm từ 2-2.5cm - Nấm phải được cắt sạch gốc, không để lại rễ vàng - Cánh nấm không bị nứt - Nấm có màu trắng tự nhiên không bị vàng, úa - Nấm không được ướt quá dễ bị thối nát Vệ sinh nhà trồng nấm: Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng. Chất đống cao 40 cm tưới nước vôi ủ thành phân. Đống ủ cách xa khu vực trồng nấm. Dọn sạch sẽ nhà trồng, mở hết các cửa thông gió và cho ánh sáng vào nhà trồng. Phơi nhà trồng 5 - 7 ngày trước khi trồng lần tới. Chùi rửa và phơi kệ trồng, quét nước muối và vôi lên kệ theo tỷ lệ: (Muối/ vôi = 1/1). 2.2.2. Công nghệ trồng nấm hương. Trồng nấm hương trên mùn cưa Xử lý nguyên liệu: - Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70%. Ủ đống có khối lượng từ 300kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách nhau 2-3 ngày. - Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng 1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh trùng theo hai cách sau: - Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang, quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi. - Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121oC, thời gian 90 phút. Cấy giống nấm: Túi mùn cưa đã được thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi
  • 24. 24 mùn cưa theo tỷ lệ 2,5-3% lượng giống so với nguyên liệu, (1 chai giống 400g cấy thành 20-25 túi mùa cưa). Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch 600-800g nấm tươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc phơi sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt. Trong nhân dân có thói quen treo trên gác bếp sẽ bảo quản nấm được lâu hơn. Trồng nấm hương trên cây gỗ Chọn gỗ: Nhìn chung các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt, không sâu bệnh đều trồng nấm hương được. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hương sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau... Vào đầu mùa xuân hàng năm (tháng 4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành chặt gỗ. Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ, sau 5-9 ngày là trồng được. Cấy giống và ươm: - Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem rửa sạch, dùng nước vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7- 10cm; các lỗ so le nhau. Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống cấy. Phía ngoài dùng xi măng hòa thành bột giống như vữa trát twờng quét trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ. - Xếp gỗ theo kiểu "cũi lợn" thành đống, cách mặt đất 15-20cm cao 1,5m, chiều dài tùy theo khối lượng gỗ đem trồng. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ. - Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tới nước. Lượng nước tưới chỉ đủ ướt lớp bao tải. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước sẽ thấm sâu vào thân gỗ làm chết giống. Tốt nhất nên ươm trong nhà thoáng mát, tránh mưa nắng. Thời gian ươm kéo dài 6-16 tháng (tùy thuộc theo từng chủng loại gỗ). Cứ 2 tháng lại tiến hành đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần kiểm tra độ ẩm của gỗ. Nếu thấy gỗ quá khô cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó mới ủ đống lại. Trong thời gian ươm cần phòng trừ một số loại sâu bệnh hại nấm: cá loại nấm mốc, côn trùng, chuột... Khi phát hiện các đoạn gỗ bị bệnh cần để cách ly khỏi đống ủ nhằm tránh lây lan sang các đoạn gỗ khác.
  • 25. 25 Chăm sóc, thu hái nấm: Khi kết thúc giai đoạn ươm, nấm hương bắt đầu hình thành quả thể. Quan sát trên bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng lớn dần như hạt ngô và hình thành nên cây nấm hoàn chỉnh. Dựng đứng thân gỗ, xếp theo kiểu giá súng, hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Có thể xếp gỗ trong nhà có mái che, thoáng mát, độ ẩm không khí cao, ánh sáng khuyếch tán. Trường hợp đơn giản hơn có thể để ngoài trời, trên làm thành giàn "kiểu giàn mớp", phủ bằng lá mía, bẹ ngô, lá cây... tạo bóng mát, chung quanh quây kín để tránh gió lùa trực tiếp. Hàng ngày tiến hành tới nước nhẹ vài lần trực tiếp lên thân gỗ. Khi nấm đủ lớn thì bắt đầu hái. Dùng tay trái đè lên điểm gần cuống, tay phải xoay nhẹ "cây nấm", không để sót phần cuống còn lại. Hái nấm xong cắt bỏ phần gốc bám vào thân gỗ. Tiêu thụ ở dạng tơi hoặc sấy khô (tương tự ở phần trên). Cứ khoảng 2 tháng một lần cần đảo đầu đoạn gỗ trên quay xuống dưới để độ ẩm trong thân gỗ đều hơn. Quá trình chăm sóc, thu hái nấm liên tục như vậy trong khoảng thời gian 2-3 năm. Năng suất trung bình khi kết thúc toàn bộ quá trình thu hái đạt 15-20 kg nấm khô/1m3 gỗ. Một số điểm lưu ý trong quá trình trồng nấm hương : Nấm hương là một loại nấm có chu kỳ sinh trưởng và phát triển trong một thời gian khá dài, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới. Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt độ không khí cao trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới cấy giống đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tới nước và thu hái. Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau). 2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi: Nguyên liệu và phương pháp xử lý Nguyên liệu: Nguyên liệu chủ yếu của Linh Chi là mùn cưa khô hoặc tươi của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu hay độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo. Phươngphápxử lý nguyên liệu: Chuẩn bị:  Bông nút, cổ nút...
  • 26. 26  Mùn cưa của các loại gỗ mềm  Các phụ gia khác (bột nhẹ,...)  Túi nilon chịu nhiệt.  Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày). Phươngpháp đóngtúi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ giống như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ. Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia để đóng vào túi nilon theo kích thước sao cho khối lượng mỗi túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng. Phương pháp cấy giống Chuẩn bị: Phòng cấy: phòng cấy giống phải sạch sẽ, thông thoáng và được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh. Dụng cụ cấy giống: que cấy, đèn cồn,cồn sát trùng, panh kẹp, bàn cấy... Nguyên liệu: đã được thanh trùng bằng cồn, để nguội. Giống: sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ. Giống tốt phải đúng tuổi, không mắc bệnh nấm mốc, nấm dại hay là vi khuẩn... Cấy giống: Phươngpháp1: Cấygiống trênque gỗ: + Khi cấy giống cần đặt túi nguyên liệu sát đèn cồn vào túi giống,tiếp theo gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu + Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,7-2cm và sâu 15-18cm. Phươngpháp2: + Đối với giống Linh Chi cấy trên hạt, cần phải dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. + Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu). Chú ý:  Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.  Dùng cồn lau miệng chai giống trước khi cấy giống giúp loại bỏ lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát  Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.  Chai giống luôn luôn đặt nằm ngang trong quá trình cấy giống.  Sau khi cấy giống đậy nút bông lại và vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phương pháp ươm túi Chuẩn bịkhu vựcươm:
  • 27. 27 Nhà ươm túi chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ 20-30OC, về độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, thông thoáng và sạch sẽ Ươm túi: - Nhà ươm được chuẩn bị xong thì chuyển từng lớp và đặt nhẹ nhàng trên các giàn giá hoặc xếp thành luống Giữa các giàn luống có lối đi thoáng, khoảng cách giữa các túi 2-3cm. - Trong thời gian ươm không được tưới nước, vị trí của nấm không được dịch chuyển nhiều nơi. - Khi sợi nấm đang phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm giống rồi tìm nguyên nhân để khắc phục:  Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.  Túi bị nhiễm từng phần hay toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu Chuẩn bị các điều kiện: Nhà trồngnấm Linh chi. Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:  Kín gió  Ánh sáng được chia đều từ mọi phía, phù hợp nhất với ánh sáng đọc sách  Độ ẩm không khí đạt từ 80-90%.  Nhiệt độ thích hợp nấm mọc dao động từ 22OC đến 28OC. Trong nhà trồng nấm diện tích sử dụng tăng lên khi lắp thêm hệ thống giàn giá Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau: Phươngpháp phủ đất: + Cách phủ đất: khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, nút bông được gỡ bỏ, bung miệng túi giống, cuối cùng phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm. + Chăm sóc sau khi phủ đất: Cần phải tưới (tưới phun sương) rất cẩn thận không để đất quá khô cũng như quá ướt bới vì: đất khô nấm không thể mọc được nhưng tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành quả thể nấm. Từ lúc phủ đất đến 10 ngày sau trong nhà cần duy trì độ ẩm không khí đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Độ tuổi thu hoạch nấm kéo dài khoảng 65-70 ngày. Tùy theo điều kiện thời tiết trong ngày để ta duy trì độ ẩm trong phòng và tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ sao cho hợp lý. Thường độ ẩm
  • 28. 28 của đất trồng nấm tương tự độ ẩm của đất trồng rau là tưới 1-3 lần trong ngày. Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi nấm đến tuổi thu hái khi thấy viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa. Phươngpháp khôngphủ đất: Rạch túi và tưới nước: Khi sợi nấm đã ăn kín ¾ túi (khoảng 25-30 ngày) thì ta có thể rạch túi. Cần rạch 2 vết sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. khoảng cách đặt nấm là 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau. Cần tiến hành tưới nước trên nền nhà từ 7 đến 10 ngày đầu , đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải. Khi quả thể nấm bắt đầu mọc lên từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm từ 1-3 lần mỗi ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc được duy trì liên tục và thu hái được khi nhìn thấy viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa. Thu hái:  Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, với tỷ lệ 3kg tươi cho 1 kg khô.  Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ,nấm được phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40OC - 45OC 1 tấn nguyên liệu tươi thu được 18 đến 30kg nấm khô,tức là cứ 6 – 9% quả nấm tuoi tương đương khoảng 1,8 – 3% nấm khô.  Dùng kéo hoặc dao sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.  Đợt 1 vừa thu hoạch xong sẽ tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu kịp thu đợt 2. 3. Xác định công suất của dự án.  Dự kiến về sản lượng : - Năm đầu ( 3 vụ ) hoạt động sản xuất với 70% công suất. Vì dự án chưa có nhiều kinh nghiệm nên dự án chỉ hoạt động với 70% công suất dùng làm thử nghiệm. - Năm thứ 2, 3 ( 6 vụ) hoạt động 90% công suất do tích lũy được kinh nghiệm từ các vụ trước nên dự án sẽ hoạt động hiệu quả hơn, sản lượng khả quan hơn. - Năm 4, 5 ( 6 vụ) hoạt động 100% công suất dự án do đã có nhiều kinh nghiệm, chiếm lĩnh được thị phần và đầu ra ổn định.  Dự kiến về đơn giá : - 2 năm đầu của dự án ta sẽ giữ nguyên đơn giá vì dự án chưa có nhiều kinh nghiệm, mới bước vào nghề sẽ gặp rất nhiều khó khăn như : tìm kiếm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình thị trường. Vì vậy sử dụng chiến lược giá để có thể lôi kéo tìm kiếm khách hàng. - Năm thứ 3, thứ 4 dự án tăng 10% giá so với 2 năm đầu.
  • 29. 29 - Năm thứ 5 dự án tăng 10% giá so với năm thứ 3 thứ 4. - Dự án hoạt động trong vòng 5 năm thì có thể tăng giá tối đa 3 lần dựa vào tình hình nhu cầu thị trường và nguồn cung của dự án. Tránh tăng giá quá nhanh và quá cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và dần mất thị phần. 4. Khu đất xây dựng công trình. Cơ sở sản xuất nấm sử dụng diện tích, mặt bằng hiện hữu vừa sinh hoạt, vừa sản xuất. Mặt bằng sản xuất mà dự án sử dụng có diện tích 1500m2 bao gồm: sân phơi, khu xử lý nguyên liệu, nhà ủ tơ nấm, nhà cấy, nhà hấp tiệt trùng, nhà trồng nấm, ...mỗi vị trí địa điểm từ 100-200m2. 5. Vấn đề môi trường và xử lý chất thải. - Sau dự án cần phối hợp với các cán bộ kĩ thuật của xã tiến hành các quy trình xử lý chất thải phát sinh từ trồng và sơ chế nấm. Chất thải hữu cơ sẽ trở thành phân bón cho cây trồng ( có thể thay thế cho các loại phân bón nông nghiệp khác), thức ăn chăn nuôi gia súc, nuôi giun, dế. Với một số loại chất thải từ trồng nấm còn có thể tái sử dụng để trồng các loại nấm khác như nấm mỡ… - Đối với các loại chất thải rắn, hay loại chất thải khó tiêu hủy cần tiến hành xử lý theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật và cán bộ môi trường tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, môi trường sinh hoạt của người dân. V. Nghiên cứu tài chính của dự án. Nghiêncứu chi phí của dự án. Hình thức đầu tư : đầu tư xây dựng mới. Dự kiến tổng mức đầu tư ban đầu 500.000.000đồng. Trong đó : 1. Chi ban đầu : Chi phí thiết bị sản xuất và chi phí xây dựng khấu hao đều trong 5 năm. 1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản : * Nhà trồng (6 nhà) : 5.000.000 đồng/1 nhà. * Nhà ủ (1 nhà) : 3.000.000 đồng. * Nhà cấy (1 nhà) : 2.000.000 đồng. 1.2 Đầu tư máymóc : 2 lò hấp ( loại 1500 bịch) : 30.000.000 đồng. 1.3 Hệ thống phun sương: 2 máy phun sương : 5.000.000 đồng.
  • 30. 30 2. Chi cho thuê đất : Thuê đất trong vòng 5 năm : 100.800.000 đồng. * Giá thuê đất trong 2 năm đầu : 1.500.000 đồng/tháng. * Giá thuê đất trong 3 năm tiếp theo : 1.800.000 đồng/tháng. 3. Chi mua NVL: Với 6 trại trồng 7000 bịch/nhà diện tích100m2 , mỗi năm thu 3 vụ. Vậy 1 vụ sẽ nuôi trồng : 7000*6 = 42000 bịch. Rơm, rạ : 1 tấn rơm rạ thường đóng được 700 bịch. 28000 bịch thì cần 40 tấn rơm rạ cho mỗi vụ. Mùn cưa : mỗi bịch trồng sử dụng 1 kg mùn cưa 14000 bịch thì cần 14000kg mùn cưa. Meo giống: 42000 bịch * 1 que/ bịch = 42000 que. Bông gòn: 1kg bông gòn dùng cho 700 bịch. 42000 bịch cần dùng 60 kg bông gòn. Dây buộc: 1 kg dây dùng cho 2000 bịch 42000 bịch cần 21 kg dây. Vôi: 0,3 tấn nguyên rơm rạ thì cần 3,5 kg vôi 40 tấn rơm rạ thì cần 466kg vôi. Phân bón: 3kg dùng cho 3000 bịch 42000 bịch cần 14kg phân bón Túi nilon: 6kg/ 1 tấn nguyên liệu ( 40 tấn rơm rạ + 14 tấn mùn cưa) * 6 = 324 kg. Bảng chi phí các yếu tố đầu vào cho 1 vụ : Stt Nguyên liệu Khối lượng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền 1 Rơm rạ 40 Tấn 400.000 đ 16.000.000 đ 2 Mùn cưa 14 Tấn 140.000 đ 1.960.000 đ 3 Meo giống 42000 que 120 đ 5.040.000 đ 4 Bông gòn 60 kg 3.000 đ 180.000 đ 5 Dây buộc 21 kg 20.000 đ 420.000 đ 6 Phân bón 14 kg 30.000 đ 420.000 đ 7 Túi nilon PP 324 kg 15.000 đ 4.860.000 đ 8 Vôi 466 kg 6.000 đ 2.796.000 đ Tổng 31.676.000đ 4. Chi trả nhân công : 20 người x 30.000 đồng/người/ngày = 600.000/ngày * 365 = 219.000.000 đ 5. Chi khác : * Điện : dự kiến thắp 4 bóng 75W * ( 6 nhà trồng + 1 nhà ủ + 1 nhà cấy ) = 32 bóng điện.
  • 31. 31 Lò hấp và hệ thống phun sương hoạt động 100% công suất. Quy định về giá điện hiện hành ( áp dụng cho 3 khung giờ : giờ bình thường, giờ cao điểm , giờ thấp điểm) tính trung bình khoảng 1600đ/kw Ước tính sản lượng điện tiêu thụ cho 1 vụ trung bình khoảng 600kw . Vậy chi phí tiêu thụ điện cho 1 năm là : 600*1600*3 = 2.880.000 đ * Nước: để xử lý 0,3 tấn nguyên liệu rơm rạ thì dùng 1m3 nước Vậy 1 vụ sản xuất 40 tấn rơm rạ thì cần 133,3m3 nước Quy định về giá nước ở các mốc là khác nhau. Ước tính giá trung bình khoảng : 8500đ/m3 Vậy tổng chi phí về nước 1 năm là : 133,3 * 8.500* 3 = 3.399.150 đ * Chi phí quảng cáo cho sản phẩm : 2.000.000đ/ 1 vụ. 1 năm = 2.000.000*3 vụ = 6.000.000 đ * Chi trả lãi ngân hàng : Tổng vốn đầu tư ban đầu : 500.000.000 đ 1. Vốn cố định. 400.000.000đ - Vay 400.000.000 đ - Vốn CSH 0đ 2. Vốn lưu động. 100.000.000 đ - Vay 100.000.000 đ - Vốn CSH 0đ Toàn bộ vốn sản xuất là vốn vay ngân hàng thương mại . Bảng dự kiến sản lượng, giá bán và doanh thu của dự án. Đơn vị : ngàn đồng. Loại sản phẩm Chỉ tiêu Năm 1 + 2 Năm 3 + 4 Năm 5 Nấm Rơm Sản lượng (Kg) 2.800 3.600 4.000 Đơn giá (Ngànđồng/Kg) 40 44 48.5 Doanh thu ( Ngàn đồng) 112.000 158.400 194.000 Nấm Hương Sản lượng (Kg) 2940 3780 4200 Đơn giá (Ngànđồng/Kg) 110 121 133 Doanh thu ( Ngàn đồng) 323.400 457.380 558.600 Nấm Linh Sản lượng (Kg) 318.5 409,5 455
  • 32. 32 Chi Đơn giá (Ngànđồng/Kg) 600 660 725 Doanh thu ( Ngàn đồng) 191.100 270.270 329.875 Tổng DT 626.500 886.050 1.082.475 * Sản lượng nấm rơm ( Trung bình 1000 kg nguyên liệu cho 100kg nấm thành phẩm trong cả 1 vụ.) - Trong 2 năm đầu : (70% công suất * 40.000kg nguyên liệu nấm rơm * 100)/1000 = 2.800 kg - Trong năm 3 ,4 : (90 % công suất * 40.000kg nguyên liệu nấm rơm * 100)/1000 = 3.600 kg - Trong năm thứ 5: (100% công suất * 40.000 kg nguyên liệu nấm rơm * 100)/1000 = 4.000 kg * Sản lượng nấm hương : Trung bình 1 bịch nguyên liệu nấm hương (1,5 kg nguyên liệu) cho thu hoạch 600gam nấm tươi. - Trong năm 1 + 2 : sản xuất 70% công suất Sản lượng = 0,7* 7000 bịch * 0,6kg/bịch = 2940 kg - Trong năm 3+4 : sản xuất 90% công suất Sản lượng = 0,9* 7000 bịch * 0,6 = 3780 kg. - Trong năm thứ 5 : sản xuất 100% công suất : Sản lượng = 7000 * 0,6 = 4200 kg * Sản lượng nấm linh chi : Trung bình 1000kg nguyên liệu nấm linh chi cho thu hoạch 65 kg nấm linh chi thành phẩm trong cả 1 vụ. - Trong 2 năm đầu : (70% c.suất * 7.000 kg nguyên liệu * 65)/1000 = 318,5 kg. - Trong năm 3 , 4: (90% c.suất * 7.000 kg nguyên liệu * 65) / 1000 = 409,5 kg. - Trong năm thứ 5 : (7000 kg nguyên liệu * 65)/1000 = 455 kg Đánh giá tài chính dự án : Đơn vị : ngàn đồng. Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1. Chi XD cơ bản ( 35.000) 2.Chi mua t.bị ( 35.000) 3. Thuê đất ( 100.800) 4. Mua NVL (95.028) (95.028) (95.028) (95.028) (95.028) 5.Chi trả lương (219.000) (219.000) (219.000) (219.000) (219.000)
  • 33. 33 6. Chi điện (2.880) (2.880) (2.880) (2.880) (2.880) 7. Chi nước (3.399) (3.399) (3.399) (3.399) (3.399) 8. Quảng cáo (6.000) (6.000) (6.000) (6.000) (6.000) 9.Doanh thu 626.500 626.500 886.050 886.050 1.082.475 Luồng tiền ròng ( 170.800) 300.193 300.193 559.743 559.743 756.168 Mức lãi suất tính toán rtt = lãi suất tiền vay ngân hàng r= 10%/năm. Do toàn bộ vốn đầu tư là vốn vay ngân hàng thương mại. - Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) : NPV = 756.168* ((1,1)^5 – 1)/(1,1^5*0,1) – 196.425*( 1/1,1^4 + 1/1,1^3) - 455.975*( 1/1,1^1 + 1/1,1^2) - 170.800 = 1.648.184 ngàn đồng. NPV > 0 nên dự án khi đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi. - Chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích trên chi phí ( BCR) : BCR = giá trị hiện tại của lợi ích thu được / giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. Giá trị hiện tại của lợi ích thu được = 1.082.475*(1,1^5 –1)/(1,1^5 * 0,1) - 196.425*(1/1,1^3 + 1/1,1^4) – 455.975* ( 1/1,1^1 + 1/1,1^2) = 3.030.332,41 ngàn đồng. Giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra = 326.307*( 1,1^5 – 1)/( 1,1^5 * 0,1) = 1.236.960,258 ngàn đồng. = > BCR = 3.030.332,41 / 1.236.960,258 = 2,45. Như vậy với 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại 2,45 đồng lợi ích quy về hiện tại => dự án đưa vào hoạt động sẽ sinh lãi. - Thời gian hoàn vốn ( T.hv): Đơn vị tính: ngàn đồng. Năm 0 1 2 3 4 5 Ki 500.000 550.000 274.787 - - - Fi 0 300.193 300.193 - - - Đenta i 500.000 249.807 -25.406 - - - Với Ki là vốn đầu tư quy về năm i để tiếp tục thu hồi Fi là lợi nhuận năm thứ i Ddenta i = Ki – Fi : vốn đầu tư còn lại cần phải thu hồi ở năm i. Từ bảng trên ta thấy sau 2 năm dự án sẽ thu lại số vốn và có lãi 25.406 ngàn đồng. - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: Ta có: r1 = 192% NPV1 = 756.168* ((2,92)^5 – 1)/(2,92^5*1,92) – 196.425*( 1/2,92^4 + 1/2,92^3) - 455.975*( 1/2,92^1 + 1/2,92^2) - 170.800 = 957,1 r2 = 193%
  • 34. 34 NPV2 = 756.168* ((2.93)^5 – 1)/(2.93^5*1,93) – 196.425*( 1/2,93^4 + 1/2,93^3) - 455.975*( 1/2,93^1 + 1/2,93^2) - 170.800 = -28,07 IRR = r1 + {( NPV1 * ( r2-r1)} / ( NPV1-NPV2) = 192 + {( 957,1)* ( 193-192)}/( 957,1 + 28,07) = 192,97% Như vậy lãi suất cao nhất mà dự án có thể chịu được là 192,97%. IRR lớn như vậy bởi dự án nuôi nấm có thời gian thu hồi vốn nhỏ. VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hội – tổ chức dự án. Về hiệu quả kinh tế: Người dân vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp như bình thường, sản lượng lương thực, hoa màu không bị giảm đi khi có dự án, mà ngược lại khi thực hiện dự án người nông dân có thể sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình. Trồng nấm có ưu thế vượt trội hơn so với trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm . Mỗi năm dự án sản xuất khoảng 6 tấn nấm cung cấp cho thị trường , đem lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình, thu nhập của người dân được duy trì ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân. Và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đặc biệt tạo nguồn sản phẩm nấm tiêu thụ nội địa, chế biến nấm sấy khô, hình thành sản phẩm trên thị trường từ nền nông nghiệp nông thôn. Phát triển dự án nầm kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, vận tải. Sử dụng sản phẩm của các ngành khác làm đầu vào như : phân bón, túi, dây, máy móc thiết bị. Về môi trường : Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, dự án còn làm hạn chế nguồn phế phẩm thải ra làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ : Rơm rạ, mùn cưa thay vì vứt ngoài đường hoặc đốt ngay trên đồng, trên đường quốc lộ gây ô nhiễm môi trường lại đc sử dụng để tạo ra công việc và thu nhập. Nghề trông nấm đã biến các phế phẩm thành có ích và khép kín chu trình các bon. Các loại phụ phẩm này sau khi trồng nấm linh chi, nấm hương còn được tận dụng để trồng nấm rơm. Phế thải sau thu hoạch nấm chuyển sang làm phân hữu cơ, chất lượng loại phân bón này tương đương với phân chuồng loại tốt giúp cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng hoặc làm thức ăn cho mô hình nuôi giun. Chân nấm và tai nấm bị loại bỏ sau quá trình sơ chế được sử dụng làm thức
  • 35. 35 ăn gia súc rất tốt. Trong trồng nấm không dùng bất cứ loại thuốc hóa học nào độc hại nên trồng nấm không tác động xấu đến môi trường. Về xã hội: Bổ sung nguồn thực phẩm sạch , giàu dinh dưỡng và nguồn dược liệu để giúp tăng cường thể lực, phòng tránh và chữa 1 số bệnh. Có thế nói, dự án đã tạo được một nghề mà đòi hỏi đầu tư về kỹ thuật, lao động, cơ sở vật chất, tiền vốn không lớn nhưng đem lại hiệu quả cao, tận dụng được lao động nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Hàng ngàn lượt người được tiếp cận kỹ thuật nuôi trồng nấm. Hình thành những trang trại trồng nấm, làng nghề sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh. Giúp cho người dân vững tin hơn trong sản xuất các loại nấm trên địa bàn. Tiến tới một nên nông nghiệp hàng hóa bền vững góp phần từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tệ nạn xã hội. Hạn chế tình trạng người lao động nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, vừa làm giàu cho chính quê hương mình vừa giảm gánh nặng về nhà ở, việc làm, thất nghiệp…. cho nhà nước. Tăng thu nhập, giúp người dân có thể tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu giáo dục, y tế,…. Giúp cải thiện khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thực hiện xóa đói giảm nghèo. VII. Chiến lược và kế hoạchhành động cụ thể. - Khi bắt đầu thực hiện dự án cần phải làm việc với UBND xã trình bày về dự án, xây dựng hợp tác xã, giải quyết các vấn đề về đất đai, xây dựng công trình. - Kết hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã để tổ chức phổ biến tuyên truyền tạo dựng lòng tin với người dân địa phương. - Kết hợp với hội phụ nữ, hội thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, và 1 số cơ quan đoàn thể để mở các lớp tập huấn chia sẻ kiến thức và kĩ năng cho người nông dân, mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ. - Các biện pháp , chiến lược Marketing mục tiêu tập trung vào thị trường với người mua chủ yếu. - Thực hiện “ 4 nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm : sự kết hợp của nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà nông góp phần khẳng định vị trí và vai trò của ngành trồng nấm trong nền kinh tế. - Tận dụng công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã, sản xuất kinh doanh đi trước để tránh những rủi ro có thể gặp phải. - Tận dụng chính sách tín dụng : Việc nhà nước tạo điều kiện cấp tín dụng cho nông dân trồng nấm sẽ mang lại động lực rất lớn. Việc chính sách tín dụng mở và mạng lưới ngân hàng rộng khắp, điều kiện vay không khắt khe ( vay không cần bảo đảm, thủ tục
  • 36. 36 vay đơn giản) , tận dụng lãi suất tín dụng cho người nông dân sản xuất nông nghiệp và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo luôn thấp hơn mức lãi suất thị trường và thời gian vay cũng được ưu đãi hơn. - Tổ chức thu mua nguyên vật liệu: Sau mỗi mùa vụ cần tổ chức thu mua nguyên liệu về để xử lý nguyên liệu đạt yêu cầu. Liên hệ với các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ, các xưởng cưa để đảm bảo có đủ nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của HTX. Các nguyên liệu củi gỗ dần khan hiếm và đắt đỏ vì vậy tập trung vào thu mua các loại phế phẩm từ nông nghiệp là chính. - Tổ chức thực hiện sản xuất : Tổ chức tiến hành xử lý nguyên liệu, cấy giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái sản phẩm theo đúng quy trình tiêu chuẩn đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra phát hiện sự cố hay sâu bệnh, chuột, gián. Trong quá trình hoạt động sản xuất có thể lồng ghép các buổi tập huấn, sự giúp đỡ từ cán bộ khuyến nông… - Tổ chức quản lý : Cần xây dựng sơ đồ quản lý về nhân lực, vật lực, tài lực. nếu không có sự quản lý trong các khâu chuẩn bị, sản xuất, tiêu thụ hay duy trì hoạt động, hay không có người đứng ra chịu trách nhiệm lớn nhất thì dự án khó có thể thành công. - Thực hiện chiến lược 4P cho hoạt động Marketing: + Chiến lược sản phẩm : Tăng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu bằng cách áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất sử, dụng các kỹ thuật trồng nấm mới và phân phối sản phẩm rộng khắp thành phố mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của nấm. + Chiến lược giá : Dự án đặt giá ban đầu cho sản phẩm nấm thấp hơn giá phổ biến trên thị trường, có thể thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Dự án sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn để có được thị phần cao hơn. Sau này khi sản phẩm dự án đã có được vị trí trong khách hàng, được chấp nhận rộng rãi thì dự án sẽ nâng mức giá lên nhưng không quá cao so với trước để tăng lợi nhuận và sẽ cố gắng triển khai kế hoạch cắt giảm chi phí ở mức có thể nhằm đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách hàng. + Chiến lược xúc tiến, Tiếp thị sản phẩm : Tiến hành khảo sát nhu cầu người tiêu dùng để nắm bắt được những thông tin cần thiết, đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của khách hàng và những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung của thị trường.
  • 37. 37 Tăng cường các hoạt động chào mời mua hàng đồng thời tư vấn thông tin về sản phẩm cho khách hàng giúp nâng cao nhận thức về tác dụng của nấm đối với người tiêu dùng. Từ đó để khách hàng tự quảng cáo cho sản phẩm dự án. Tham gia và cung cấp nguyên liệu cho các cuộc thi ẩm thực để nhiều nhà hàng, khách sạn có thể biết đến sản phẩm của dự án. + Chiến lược phân phối: Đối với các loại nấm ăn nên sử dụng các kênh phân phồi gián tiếp, các trung gian thương mại như siêu thị, các đại lý, cửa hàng rau sạch, các tiểu thương chợ đầu mối … giúp sản phẩm nấm nhanh chóng có mặt trên thị trường và có thể đến tận tay người tiêu dùng. Đối với nấm dược liệu sẽ không sử dụng các trung gian thương mại mà chính dự án sẽ cung cấp trực tiếp cho các hiệu thuốc gia truyền, các cơ sở chế thuốc được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động. VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng.  Những rủi ro có thể gặp phải :  Biến đổi khí hậu : Tình trạng BĐKH đang có những diễn biến phức tạp ở khu vực miền bắc nói chung và khu vực xã ba trại huyện ba vì – hà nội nói riêng . với sự gia tăng nhanh nhiệt độ cùng với những thay đổi về phân bố lượng mưa và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất và tiêu thụ nấm , điều đó đã gây những khó khăn vô cùng lớn và đòi hỏi cần có những phương pháp thích hợp nhất để đối phó.  Lũ lụt : Lũ lụt là chỉ hiện tượng nước sông dâng lên do mưa lớn đầu nguồn, nước lũ đổ về mạnh hoặc do vỡ đê, tràn đê làm ngập hết cảvùng thấp. Lũ lụt gây ra hiện tượng úng với nấm. khi mưa quá nhiều hoặc mưa lớn trong một thời gian ngắn, nước không kịp tiêu thoát,khi ấy nước đã ngập no nước không thể hút thêm được nữa làm  Bão : Cũng giống như lũ lụt, bão tuy xảy ra với những mức độ khác nhau nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, bão đi kèm với mưa lớn và ngập lụt làm giảm năng suất trồng nấm , sau bão tình hình dịch bệnh cũng tang cao gây tốn chi phí sử lí dịch bệnh
  • 38. 38  Hạn hán : Hạn hán là một hiên tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra sự thoát hơi và bốc hơi mặt đất mạnh, phá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của nấm  Dịch bệnh : Thường bệnh xảy ra ít có cách nào điều trị thật hiệu quả. Chủ yếu là giảm bớt tác hại của nó và nhất là ngăn chặn nguồn bệnh lây lan không chỉ trong một đợt nuôi trồng mà có thể nhiều đợt tiếp theo.. Một số dịch bệnh ở nấm như + Tai nấm bị nhũn trước khi thu hái : nguyên nhân do nhiễm bệnh (nấm mốc, vi khuẩn hoặc côn trùng...) ; Tưới nước trực tiếp và quá mạnh lên tai nấm (nhất là nấm rơm và bào ngư) . với bệnh này cần phải cách ly nguồn bệnh, sử dụng thuốc để trị , Tránh tưới nước thành giọt lên tai nấm. + Cuống nấm dài và nhỏ ; mũ nấm không phát triển : nguyên nhân do nơi nuôi trồng bị ngộp (nồng độ thán khí CO2 cao) ; Thiếu ánh sang . cần phải làm thông thoáng nhà trồng nấm , cung cấp đủ ánh sáng cho nấm (ánh sáng khuếch tán) + Tai nấm dị dạng (bông cải, teo đầu, khô cứng, chết non...) : nguyên nhân do nhiễm bệnh (nấm mốc, côn trùng, nhện nấm...) , nước tưới bị phèn, mặn , nhiệt độ thay đổi đột ngột (lạnh quá hoặc nóng quá) ,với bệnh này cần phải nâng độ ẩm bằng cách phun tưới nước ,che chắn thích hợp nhất là nơi có sự thay đổi nhiệt độ nhiều giữa ngày và đêm.  Tiêu thụ nấm : Trước thông tin nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt hàng Việt ngang nhiên bày bán trên thị trường, cộng với gần đây dư luận râm ran về những vụ ngộ độc có nguyên nhân từ nấm khiến nhiều người tiêu dùng tẩy chay nấm ăn. Hiện tượng này đã đẩy người trồng nấm lâm vào cảnh điêu đứng vì nấm đến kỳ thu hoạch không có người thu mua, ế đọng, thua lỗ . có thể thấy trước kia việc tiêu thụ nấm vô cùng dễ dàng bởi việc bán nấm được giá rất cao thì bây giờ giá tất cả các loại nấm đều hạ rất nhiều , dân chuyển sang tiêu thụ các mặt hàng rau
  • 39. 39 củ nhiều hơn , mặc dù nấm của người dân đều là nấm sạch đảm bảo chất lượng nhưng không thể tiêu thụ được bởi luôn bị nghi ngờ là nấm có xuất xứ từ Trung Quốc .  Phương án dự phòng  Lựa chọn kĩ lưỡng giống nấm chất lượng tốt nhất : hạt giống nấm tốt giúp đề kháng của cây tốt hơn nâng cao khả năng chống chọi với dịch bệnh cũng như khi điều kiện không thuận lợi xảy ra giúp tạo ra năng suất và chất lượng cao  Tiến hành phòng dịch ở nấm một cách hiệu quả : phát hiện kịp thời cách triệu chứng dịch bệnh trên nấm để từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời nhất cho từng loại dịch bệnh, tránh để dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng đến năng suất của cả vụ làm giảm doanh thu , chủ động phòng dịch trước , chăm sóc nấm trong điều kiện thích hợp và riêng cho từng loại nấm , nâng cao sức đề kháng của nấm làm giảm nguy cơ mắc dịch bệnh của nấm  Tiếp thị sản phẩm đến với thị trường , tạo niềm tin cho người tiêu dùng : trước nguy cơ người tiêu dùng đang mất niềm tin vào sản phẩm nấm vì nghi án nấm Trung Quốc , chúng ta cần tập trung làm rõ nguồn gốc nấm như in rõ nơi sản xuất , ngày sản xuất , thời hạn sử dụng kèm theo một số hình ảnh của chính nơi sản xuất công với tiêu chuẩn kiểm định của những tổ chức y tế tin cậy Tổ chức hệ thống từ sản xuất đến cung cấp sản phẩm thành một bộ máy gắn kết và phối hợp chặt chẽ : đảm bảo đầu ra luôn được tiêu thụ ở mức có thể tính toán được , tiềm kiếm them thị trường trong nước và phát triển sang thị trường nước ngoài thông qua các kênh xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam .