SlideShare a Scribd company logo
Phần 1: Mở đầu
1-Đối tượng nghiên cứu: Walmart
2-Chủ đề: Hệ thống thông tin của Walmart
3-Phạm vi: Hệ thống thông tin quản lý nguồn cung ứng (SCM)
4-Nguồn tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Walmart
https://vi.scribd.com/doc/37570016/Mis-in-Walmart
https://www.ukessays.com/essays/management/examining-wal-marts-
information-system-management-essay.php
https://www.tradegecko.com/blog/incredibly-successful-supply-chain-
management-walmart
http://wal-m.blogspot.com/p/information-systems.html
https://lawaspect.com/walmart-information-systems/
https://www.coursehero.com/file/p39jrm/Wal-Mart-owns-the-Massively-
Parallel-Processor-MPP-largest-the-most/
https://www.marketscreener.com/WAL-MART-STORES-4841/news/Wal-Mart-
Stores-How-The-Barcode-Changed-Retailing-ndash-Analysis-25834988/
https://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/shows/walmart/secrets/barcode.ht
ml
http://flatbedtruck.services/cross-docking/wal-mart-cross-docking-supply-chain/
http://cmuscm.blogspot.com/2014/02/walmarts-distribution-and-logistics.html
http://panmore.com/walmart-inventory-management
https://www.expertmarket.com/pos/walmart-pos-system
https://www.academia.edu/9437177/How_Walmart_Enhances_Supply_Chain_M
anagement_With_CPFR_Initiatives
Phần 2: Nội dung
1-Giới thiệu về Walmart
Walmartlà tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Nó được thành lập vào năm1962 tại
Bentoville, bang Arkansas,MỹbởiSamWatson.Công ty được chính thức ra đời vào
31 tháng 10 năm 1969, và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York
năm 1972.
Đến năm1979,Walmartđã lần đầu đạt mốc doanhthủ một tỉ USD/năm.Năm1993,
Walmartđã có mức doanh thu là 1 tỉ USD/tuần.Đến năm2001,doanhthu mỗingày
của Walmart đã gần bằng 1 tỉ USD. Walmart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Mỹ với
khoảng 20% hàng tiêu dùng và tạp phẩm. Ngoài ra, họ cũng là công ty bán đồ chơi
lớn nhấtnước Mỹ với 45% thịphần. Không chỉ hoạtđộng tại Mỹ, Walmart mở rộng
ra và xâm chiếm thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới và đạt những thành tựu
ấn tượng.
Walmart đã tạo nên đế chế của mình ở nhiều nước như Nhật Bản, Mexico, Nam
Phi, Trung Quốc,Ấn Độ, Đức, Anh,..Tính đến năm2011,Walmartđã có hơn 11.000
cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới.
Phương châmkinh doanh hiện thời của Walmartlà giảm giá, họ luôn mang đến cho
người tiêu dùng những hàng hóa chất lượng với mức giá thấp nhất. Tính đến nay
thì Walmart có khoảng 2,2 triệu nhân sự trên toàn thế giới, phục vụ khoảng 265
triệu lượt khách hàng mỗituần tại hơn 11.000cửahàng ở nhiều quốc gia bên ngoài
lãnh thổ Hoa Kỳ.
Doanh thu hàng nămcủa Walmartđạt khoảng500tỉ USD,là tập đoàn có doanhthu
lớn nhấtthế giới ( theo corporate.walmart.com,nămtài chính 2018,doanhthu của
Walmart đạt 500,3 tỉ USD).
Năm 2000, Walmart cho ra đời trang walmart.comđể phục vụ nhu cầu mua sắm
trực tuyến của khách hàng. Điều này giúp cho việc mua hàng của Walmart diễn ra
đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện nay, Walmart đã có các trang web
thương mại điện tử của mình tại 10 quốc gia.
Điểm đặc biệt tạo nên thành công của Walmart là bạn có thể mua hàng của họ với
chất lượng tốt và giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng khác. Sở dĩ việc này thực
hiện được là do hệ thống hoạt động khoa học của họ, đặc biệt là hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng. Khi mà Walmart mua trực tiếp hàng hóa từ nhà sản xuất và thực
hiện việc quản lý chuỗi cung ứng khoa học tiết kiệm chi phí đáng kế.
Văn phòng đại diện của Walmartở Việt Nam đã được mở từ 6/2013 tại TP. Hồ Chí
Minh.
2-Hệ thống thông tin của Walmart
2.1-Hệ thống thông tin chung
Hệ thống thông tin của Walmart có cấu trúc tổ chức là khung công tác, được phân
cấp, trong đó tổ chức này phân bố, sắp xếp quyền hạn và nghĩa vụ đối với dòng
thông tin của nó. Nó xác định cách thức, phạm vi, vai trò, quyền lực, nghĩa vụ được
ủy quyền, kiểm soát, phối hợp và cách thông tin được chuyển giao giữa các cấp
quản lý. Vớicơ chế phân quyềntrong hệ thống thông tin này,Walmartđã trở thành
một tổ chức mà cấu trúc hoạt động của nó phụ thuộc hoàn toàn vào các mục tiêu
và chiến lược của nó. Sức mạnh quyết định được tập trung ở cấp quản lý cao nhất
cùng với đó là việc kiểm soát việc thực hiện của các phòng ban và bộ phận khác
nhau. Cấu trúc tập trung này đã thể hiện con đường ra quyết định mở đầu là CEO,
thông qua các ban điều hành và đến các chi nhánh thích hợp.
Bộ phận vềhệ thống thông tin của Walmart có khoảng 3000 cộng tác viên làm việc
tại trung tâm công nghệDavid Glasstại Bentoville, Arkensas.Phònghệ thống thông
tin của họ phân cấp, bao gồm: Phân tích kinh doanh, phân tích kinh doanh cấp cao,
quản lý, quản lý cấp cao và các cấp bên dưới nữa. Việc cấu vậy giúp cho họ theo dõi
các chỉ số về năng suất và ngân sách, đạt được hiệu quả cao hơn trong việc theo
dõi và giám sát công việc.
Dù cho tất cả những gì liên quan đến quản lý và hệ thống thông tin đều được
Walmartcông nghệhóa,thì bộ phận hệthống thông tin của họ vẫn được chia thành
hai phần là cơ sở hạ tầng và phần mềm. Hai bộ phận này cung cấp cho công ty ba
chức năng trụ cột: lập kế hoạch, phân tích bán hàng, và phát triển hoạt động.
Hệ thống thông tin của Walmartđược triển khai nhưmột đường ống từ CIO (Rollin
Ford) báo cáo trực tiếp cho CEO (Mike Duke) và làm việc với các phòng ban.
*Loại dữ liệu: Trung tâm dữ liệu Jane là trung tâm dữ liệu của Walmart với dung
lượng 460 terabytes. Với sức mạnh dữ liệu này, trung tâm dữ liệu Jane được xem
là một biểu tượng bí ẩn và nó đã góp phần giúp cho Walmart trở thành một trong
những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Theo một số nguồn thông tin, Walmart xử lý
dữ liệu mô hình tính toán bao gồm chương trình Gauss và dữ liệu Gauss để phục
vụ việc tính toán doanh thu, lợi nhuận và con đường phân phối cho các cửa hàng
của Walmart cho các năm. Ngoài ra, Walmart còn xử lý dữ liệu sai lệch với một
chương trình Gauss chạy thuật toán tuyến tính.
*Loại thông tin: Walmart sử dụng thông tin từ mã vạch. Mã vạch đã cho phép các
nhà bán lẻ tạo ra các loại thông tin cho sản phẩm của mình. Walmart thực sự có
thể kiểm soát một cách có hiệu quả đối với mã vạch, và cũng là tiên phong trong
việc phát triển và ứng dụng các công nghệ tinh vi vào việc theo dõi hàng tồn kho và
tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Sự phát triển của Walmart được đánh giá là do họ áp
dụng xuất sắc công nghệ thông tin vào việc kinh doanh của mình, và chìa khóa mở
cánh cửa pháttriển của Walmartlà việc sửdụng mã vạch,không mộtai, khôngmột
tổ chức nào có khả năng sử dụng mã vạch tốt hơn Walmart. Hiện nay thì Walmart
đang sử dụng thẻ RFID phục vụ khả năng nhận dạng tần số vô tuyến, được xem là
một công nghệ hiệu quả để nhận dạng
2.2-Hệ thống xử lý giao dịch (TPS)
Được phát triển và sử dụng để tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trong hoạt
động tổ chức như point-of-sale (POS), chuẩn bị bảng lương, việc thanh toán của
khách hàng. Dữ liệu đầu vào của hệ thống là dữ liệu thông. Ví dụ về TPS là việc
thanh toán của người tiêu dùng được thực hiện bằng công việc quét mã vạch. Việc
làm này đem lại độ chính xác cao, nâng cao hiệu quả đáng kể, cải thiện việc tương
tác.
2.3-Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
MIS là hệ thống cung cấp báo cáo hiệu suất thực tế của công ty dựa trên cơ sở dữ
liệu từ TPS.
3-Quản lý nguồn cung ứng (Supply chain management)
3.1-Hệ thống mã vạch
Hệ thống mã vạch được áp dụng vào ngày 3 tháng 4 năm 1973. Mã sản phẩmtoàn
cầu (UPC) do George J. Laurer phát triển cung cấp mã vạch được sử dụng phổ biến
trên thế giới, được mọi máy quét mã vạch công nhận. UPC được chia thành hai
phần với 6 chữ số mỗi phần. Nó chứa đầy đủ các thông tin về sản phẩm, nhà sản
xuất, xuất xứ. Mã vạch được đọc bởi máy quét bằng tia laser.
Mã vạch đã được sử dụng rộng rãi cho nhu cầu của vô số doanh nghiệp. Tuy nhiên,
không một ai sử dụng mã vạch này hiệu quả được như Walmart. Từ các thông tin
từ mã vạch, Walmartcó thể xác định được doanh số bán hàng trên từng sản phẩm
riêng biệt trong thời gian thực.
Từ những thông tin thống kê với mã vạch này, Walmart có thể xác định được tình
trạng sản phẩm hiện thời và điều chỉnh cách thức hoạt động sao cho hợp lý.
Việc theo dõi hàng hóa này mang lại rất nhiều lợi thế cho Walmart khi mà nó giúp
họ hoạt động khoa học và hiệu quả hơn. Có lẽ bởi thế mà họ đã tiến một bước xa
hơn với công nghệ để phục vụ tốt hơn việc theo dõi bán hàng, theo dõi kho hàng
và theo dõi tình hình vận chuyển của hàng hóa. Giớ đây, họ áp dụng hệ thống nhận
dạng tần số vô tuyến RFID.
3.2-Hệ thống RFID
Walmart sử dụng hệ thống RFID (nhận dạng qua tần số vô tuyến) cho hoạt động
kinh doanh của mình, bao gồmcả hoạtđộng của chuỗicung ứng. Các thẻ RFIDchứa
thông tin điện tử được gắn vào mỗi sản phẩm. Thẻ này có thể thu thập năng lượng
từ sóng vô tuyến mà máy đọc phát ra và phản hồi lại tín hiệu sóng mang thông tin
của thẻ. Walmart sử dụng chúng để tự động nhận dạng và thu thập dữ liệu.
Hệ thống này có khả năng nhận và lưu trữ thông tin theo thời gian thực. Do đó,
Walmart có thể kiểm soát hàng tồn kho của mình hiệu quả nhờ việc phân tích
những thông tin này.
Hệ thống RFID thực sự hiệu quả để quản lý hàng tồn kho, nó đã tạo ra một ký
nguyên mới về việc quản lý hàng tồn kho này. Nó cho các doanh nghiệp thấy rằng,
việc quản lý hàng tồn kho đúng cách cũng mang lại khả năng sinh lời tuyệt vời.
Thành công của Walmartcho đến thời điểm hiện tại cũng phần lớn là nhờ khả năng
quản lý hàng tồn kho khoa học của mình. Điều này chỉ được thực hiện khi họ sử
dụng hệ thống thông tin liên quan đến các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân
phối và hậu cầu.
RFID đã làm cho Walmart có thể theo dõi được hàng hóa của mình đang ở đâu
trong chuỗi cung ứng và quản lý cách nó vận hành. Walmartthiết lập đầu đọc RFID
tại các bến tải của họ để ghi lại những sản phẩm nào đang được gửi đi. Sản phẩm
được bốc dỡ từ xe tải vận chuyển, và chúng di chuyển qua các đầu đọc, khi đó các
thẻ RFID hoạt động và bắt đầu gửi dữ liệu về từng sản phẩm riêng lẻ. Dữ liệu này
được nhận bởi máy đọc và nó sẽ gửi đến một máy tính để ghi lại thông tin về các
sản phẩm đến. Nhờ việc này mà Walamart cũng có thể phát hiện được những sản
phẩmnào họ không đặt hàng mà vẫn được chuyển đến, từ đó mà những sản phẩm
này sẽ nhanh chóng bị gửi trả.
Ngoài ra, người quản lý cũng có thể sử dụng máy quét cầm tay để xác định chính
xác sản phẩmnào đang nằmbên trong những góihàng được đặt ở khu vực lưu trữ.
Cùng với dữ liệu được cung cấp từ các điểm đọc RFID khác trong toàn bộ cửa hàng,
người quản lý có thể xác định đâu là sản phẩm cần thiết để bán tại cửa hàng. Khi
các sản phẩm này được đặt và đưa lên kệ bán hàng, sản phẩm và thẻ RFID của nó
sẽ đi qua một bộ đọc khác. Một lần nữa, dữ liệu được truyền từ các thẻ đến các
máy đọc, đến các máy tính và xuất báo cáo xác nhận rằng sản phẩm đã được đặt
trên kệ bán hàng.
Khi sản phẩm được mua, hệ thống máy tính cảu Walmart ghi lại thẻ RFID của sản
phẩm được quét và dữ liệu của sản phẩm được hiển thị trên màn hình để khách
hàng đọc (bao gồmgiá sản phẩm). Sau khimua sản phẩm, POS (điểmbán hàng) xác
định rằng sản phẩm đã được mua. Một đầu đọc RFID khác được đặt ở lối vào và lối
ra của cửa hàng. Nó thu thập dữ liệu từ các sản phẩm rời khỏi cửa hàng.
Các báo cáo có thể được tạo nên dựa trên những gì khách hàng đã mua (hoặc có
thể bịđánh cắp khỏicửa hàng)và các sảnphẩmbị cạn kiệtcần được bổ sung.Thông
tin từ báo cáo này được chia sẻ với mọi bộ phận của chuỗi cung ứng ngay lập tức,
trong thời gian thực. Nếu như sản phẩm đang được ưa chuộng, nhà sản xuất sẽ
biết và chuẩn bị gia tăng sản lượng, và ngược lại đối với những sản phẩm ít được
chú ý.
RFID giúp cho Walmart giữ được số lượng cần thiết các sản phẩm trên kệ hàng
trong khi duy trì lượng tồn kho một cách chính xác, làm cho chuỗi cung ứng làm
việc trơn chu.
3.3-Hệ thống EDI
Hệ thống EDI là một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, được sửdụng để truyền dữ
liệu qua internet.
Nhờ việc áp dụng hệ thống này, Walmartcó thể mua sắmmột cách thông minh khi
kết hợp với các hệ thống thông tin khác của mình.
EDI cho phép Walmart chia sẻ dữ liệu cho những người tham gia trong chuỗi cung
ứng, đặc biệt là những nhà cung cấp. Những báo cáo dữ liệu có được từ thẻ RFID
sẽ được chuyển đến những người tham gia trong chuỗi cung ứng của Walmart. Từ
đây, những nhà cung cấp của Walmart có thể biết được tình trạng sản phẩm của
họ, có thể theo dõi doanh số bán sản phẩm.
Do dữ liệu cung cấp này là theo thời gian thực, cho nên nhà cung cấp, nhà sản xuất
có thể theo đó mà điều chỉnh hoạt động của mình. Nhanh chóng cung ứng hàng
hóa cho Walmart kịp thời. Đồng thời, có thể ra được quyết định gia tăng hay giảm
thiểu sản xuất dựa vào doanh số bán ra hiện thời. Những biến động về hàng hóa
không chỉ được Walmart kiểm soát chặt chẽ, mà còn được các nhà cung cấp theo
dõi và hành động phù hợp theo đó.
Hệ thống EDI chỉ có vai trò hỗ trợ cho hệ thống RFID.
3.4-Logistics management
3.4.1-Cross-docking
Không phải tự nhiên mà Walmart điều hành chuỗi cửa hàng bán lẻ giảm giá lớn
nhất trên thế giới. Khimà mỗi hoạt động vớisản phẩm đều nảy sinh vấn đề chi phí,
thì việc giảm giá giống như là tự giết chết chính mình vậy. Một trong những việc
làm gia tăng rất nhiều chi phí là lưu trữ hàng hóa. Mỗi lần mà xe tải hàng đến một
địa điểm và chôn chân ở đó, là một lần chi phí tăng lên.
Walmart đơn giản là không để điều đó xảy ra, họ là một ví dụ điển hình về việc tối
ưu hóa hoạt động hậu cần (logistics) để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc này được
thực hiện xuất sắc bởi kĩ thuật phân phối cross-docking.
Cross-dockinglàviệcsản phẩmđược phân phốitrực tiếp từnhà cung cấp đến khách
hàng hoặc chuỗi bán lẻ, hay vận chuyển sản phẩm giữa các chuỗi bán lẻ mà hầu
như không cần lưu trữ. Walmart đã thực hiện kĩ thuật cross-docking theo cách
không thể nào hoàn hảo hơn.
Họ đã áp dụng phương pháp này bởi vì những cửa hàng của họ gia tăng một cách
nhanh chóng và họ cần đảm bảo một đường dây vận chuyển hiệu quả để lấy sản
phẩm từ các trung tâm phân phối đến cửa hàng của họ, hoặc là việc di chuyển sản
phẩm giữa các cửa hàng khi mà khối lượng tiêu thụ và hành vi mua của người tiêu
dùng ở mỗi cửa hàng là khác nhau.
Cross-docking đóng góp sức mình vào chuỗi cung ứng có cấu trúc khoa học của
Walmart, với mục đích đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh hơn và ít tốn kém
hơn. VớiWalmart, thì logistics cũng có thể tạo ra một chiến thuật giúp họ đạt được
lợi thế cạnh tranh.
Bằng cách sử dụng cross-docking, Walmart có thể giảm chi phí sản phẩm, giảm
thiểu chi phí lưu kho, tăng cường quản lý tồn kho.
Chiến lược này đạt được hiệu quả bởi chính hệ thống tương tác đáng tin cậy của
họ. Từ năm 1980, Walmartđã sử dụng một hệ thống tương tác vệ tinh để theo dõi
từng giao dịch tại mỗi cửa hàng. Hơn nữa, họ có một hệ thống để theo dõi hàng
tồn kho đáng tin cậy nhờ việc sửdụng công nghệ RFID.Hàng tồn kho được theo dõi
trong thời gian thực, mang lại thông tin giá trị để có thể thực hiện kĩ thuật cross-
docking hiệu quả.
3.4.2-Hub & Spoke
Walmartsửdụng mạng phânphối Hub& Spoke.Công ty này có 158trungtâm phân
phối trên toàn thế giới, các trung tâm này có tính tự động hóa cao và hoạt động
24/7. Mỗi trung tâm rộng hơn 1 triệu feet vuông. Tổng chiều dài của băng tải bên
trong mỗi trung tâm khoảng 5 dặm. Có tổng cộng khoảng 55.000 xekéo, 6.500máy
kéo và 7.000 tàixế. Mỗi trung tâm phân phối hỗ trợ 90-100 cửa hàng trong khoảng
cách 200 dặm.
Khi xem xét việc mở rộng kinh doanh sang một khu vực mới, Walmart phải chọn
một địa điểm cho một trung tâm phân phối. Một nơi mà có thể xây dựng được 90
đến 100 cửa hàng ở khu vực xung quanh.
Hàng hóa sẽ được đón trực tiếp từ các nhà sản xuất bởi đội 6.500 xe tải. Sau đó,
chúng được phân loại ra tại các trung tâm và phân phối cho các cửa hàng trong
vòng 24 đến 48 giờ. Với một số mặt hàng hoặc các đơn hàng đặc biệt, công ty sẽ
tận dụng hệ thống phân phối của nhà sản xuất để giao hàng trực tiếp từ kho đến
cửa hàng.
Để đảm bảo hệ thống này hoạt động trơn chu và an toàn, việc tuyển dụng, đào tạo,
phân công và giám sáttài xế là một việc hết sức quan trọng. Mỗi tài xế sẽđược cấp
một sổ tay lái xe. Sổ tay này chưa các quy tắc ứng xử, đưa ra các hướng dẫn đi theo
lịch trình đã lên kế hoạch trước.
Chính mạng lưới Hub & Spoke này đã cho phép Walmart có thể thực hiện chiến
thuật cross-docking của mình.
3.4.3-Inventory managament (Quản lý hàng tồn kho)
Việc quản lý hàng tồn kho là một trong những hoạtđộng đóng góp lớn nhất cho sự
thành công của Walmart. Walmart áp dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý
hàng tồn kho của mình, như đã giới thiệu, công nghệ RFID.
Thành công của Walmart trong quản lý hàng tồn kho là nhờ mô hình quản lý hàng
tồn kho do nhà cung cấp quản lý. Nhà cung cấp được theo dõidữ liệu thời gian thực
được xác định bởi công nghệ RFID để biết được lượng tồn kho hiện tại và tỉ lệ bán
hàng nhấtđịnh. Từ đó đưa ra quyếtđịnh bổ sunghàng hóa và vận chuyển hàng hóa
trực tiếp đến kho hàng. Nhờ đó mà hàng hóa được bổ sung kịp thời trước khi nó
xảy ra tình trạng thiếu hụt. Và chẳng có chi phí nào cho nhân viên quản lý hàng hóa
của mỗi nhà cung cấp bởi tất cả đã được xử lý bằng công nghệ hiện đại.
Walmartthực hiện quản lý nhiều loại kho hàng, mỗi loại thực hiện một vai trò nhất
định trong chuỗicung ứng và hàng tồn kho của họ. Các loại hàng tồn kho đáng chú
ý nhất:
a-Hàng tồn kho thành phẩm: Đây là loại quan trọng nhất. Chúng được lưu trữ và
bổ sung thường xuyên. Nó hỗ trợ hoạt động của cửa hàng Walmart, nơi mà các
hàng hóa này được bán cho khách hàng.
b-Hàng tồn kho chuyển tiếp: Đây là loại quan trọng thứ 2 trong việc hỗ trợ hoạt
động kinh doanh của Walmart. Chúng được giữ trước khi quá cảnh, có thể được
vận chuyển trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Nó hỗ trợ bổ sung hàng tồn kho
thành phẩm.
c-Hàng tồn kho phụ: Walmart sử dụng hàng tồn ho phụ bằng cách giữ một lượng
nhỏ hàng hóa bổ sung đề phòng trường hợp nhu cầu tăng đột biến.
d-Hàng tồn kho dựkiến: Loại này tương tự như hàng tồn kho phụ vìnó có tác dụng
duy trì thêm hàng tồn kho cho nhu cầu tăng. Tuy nhiên, hàng tồn kho loại này được
lên lịch dự kiến theo kế hoạch, cho các hàng hóa biến động theo từng khoảng thời
gian.
Quản lý hàng tồn kho cũng liên quan đến kĩ thuật cross-docking khimà kĩthuật này
giúp giảm thiểu thời gian lưu trữ hàng hóa. Trong cross-docking thìhàng hóa được
chuyển từ xe tải của nhà cung cấp trực tiếp đến xe tải của Walmart, rồisau đó cung
cấp hàng hóa cho cửa hàng.
Lợi ích của việc cross-docking là khối lượng hàng tồn kho giảm, ít hàng hóa được
lưu trữ trong kho. Hàng tồn kho ít hơn thì sẽ ít tốn kém hơn để duy trì.
Việc quản lý hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung ứng:
a-Phân tích ABC: hạng mục A trong kho hàng của Walmart bao gồm những hàng
hóa được bán tại cửa hàng và các thiết bị hoạt động. Chúng được theo dõi và ghi
lại thường xuyên. Hạng mục B gồm các nhà cung cấp hay nguyên vật liệu cho việc
hoạt động như đồ nộithất văn phòng. Hạng mục này được giám sátvừa phải. Hạng
mục C liên quan đến những gì được giám sát ít nhất như vật tư văn phòng (ví dụ:
giấy).
b-Hệ thống thông tin hàng tồn kho: Walmart có một hệ thống thông tin bao gồm
mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Trong quản lý hàng tồn kho, Walmart sử dụng hệ
thống cho phép nhà cung cấp truy cập dữ liệu về mức hàng tồn kho sản phẩm của
họ (báo cáo từ hệ thống RFID0.
c-Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng của Wamart: Hiệu ứng Bullwhip là việc
lan truyền những lỗi về các vấn đề không đầy đủ hoặc dư thừa trong chuỗi cung
ứng. Một lỗi nhỏ xuất hiện trong một phần nào đó trong chuỗi cung ứng của
Walmart có thể dẫn đến những lỗi lớn hơn. Công ty cố gắng giảm thiểu những lỗi
này trong chuỗi cung ứng thông qua mô hình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản
lý. Bằng cách cho nhà cung cấp truy cập trực tiếp vào dữ liệu kho hàng, tỉ lệ mắc lỗi
của nhân viên trong việc quản lý di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho và
cửa hàng của Walmart sẽ được giảm xuống mức tối thiểu.
Mô hình quản lý hàng tồn kho cho phép nhà cung cấp ra quyết định quản lý đã giảm
thiểu đáng kể chi phí quản lý hàng tồn kho cho Walmart, nhìn theo một cách khác,
chi phí này được chuyển qua cho nhà cung cấp. Sự kết hợp của hàng tồn kho thành
phẩm, hàng tồn kho phụ, hàng tồn kho quá cảnh, hàng tồn kho dự kiến đã hỗ trợ
chiến lược chung về giảm thiểu chi phí của công ty. Cross-docking cũng giúp giảm
chi phíquản lý hàng tồn khokhi nó giúp giảm thời gian lưu trữ xuống mức tối thiểu.
Cách quản lý này gọi là VMI (Vendor - Managed Inventory) hay mô hình quản lý
hàng tồn kho bởi nhà cung cấp. Nhưng có một điều đáng lưu ý là VMI không hề
thay đổi quyền chủ sở hữu, dù cho nhà cung cấp có được thông tin vềsản phẩm và
tự quyếtđịnh việc gửi hàng hóa bổ sung đến, nhưng quyền sở hữu và kiểm soát về
kho hàng vẫn được giữ nguyên trước khi áp dụng VMI.
Gần đây, để phục vụ việc giám sát và quản lý kho hàng, Walmart đang thử nghiệm
Drones để giảm sức người trực tiếp trong kho.
3.5-VOF (Voice-based order filling)
Năm 1998, Walmart cài đặt hệ thống điền đơn đặt hành bằng giọng nói (VOF) tại
tất cả các trung tâm phân phối hàng hóa của mình. Mỗi người chịu trách nhiệm
mua hàng được cung cấp kèm theo tai nghe micro/loa (được kết nối với hệ thống
này) được đeo trên thắt lưng.
Hệ thống VOF cũng xác minh được số lượng chọn và có thể đáp ứng các yêu cầu
khác nhau như cung cấp chi tiết sản phẩm. Do đó, nó được áp dụng để tránh saisót
trong việc đặt hàng.
3.6-Hệ thống bán hàng (POS)
Giống như nhiều công ty lớn khác, Walmart cũng sử dụng hệ thống điểm bán hàng
(Pointof salehay POS) bởinó thực sựphì hợp với nhu cầu thực tế của họ. Walmart
sử dụng hệ thống dựa trên SUSE Linux Enterprise Point Service (SLEPOS). Nó sử
dụng công nghệtiên tiến vớinhững tính năng tuyệt vờihỗ trợ Walmartquản lý một
trong những chuỗi cung ứng phức tạp nhất thế giới.
Hệ thống POS của Walmart được kết hợp với hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến
(RFID) để có thể ghi lại dữ liệu trong các thẻ RFID của các sản phẩm, được thiết kế
để phục vụ bán lẻ.
Hệ thống này có thể xây dựng với một máy chủ và nhiều máy chi nhánh. Dữ liệu
được tổng hợp, thống kê rõ ràng, phục vụ tốt cho việc phân tích.
Cửa hàng đầu tiên của Walmartkhaitrương vào năm 1962. Năm1975, Walmartđã
nhập liệu kho hàng của mình vào một hệ thống máy tính IMB. Sau đó, họ đặt máy
tính tiền điện tử tại hơn 100 cửa hàng.
Năm1983,Walmartthêmchức năng nhận diện mã vạch.Năm 1987,Walmarthoàn
thành hệ thống vệtinh của họ, thực hiện kết nối thông tin giữa tất cả các cửa hàng
và văn phòng quản lý.
Năm 1996, Walmartsử dụng internet để lưu trữ các liên kết truyền thông của họ.
Năm 2002, họ dùng internet để chuyển dữ liệu đến cho các nhà cung cấp.
Năm 2005, họ áp dụng công nghệ RFID. Và vào năm 2007, Walmartra mắt dịch vụ
Site to Store của họ.
Walmart đã sử dụng hệ thống POS một cách hết sức thiết thực. Không chỉ được
thiết kế để phục vụ việc bán hàng, hệ thống POS còn được sử dụng để lấy dữ liệu
hỗ trợ quản lý kho. Hàng hóa được mua sẽ được kiểm soát qua các chiếc máy bán
hàng vớicông nghệ RFID. Do đó, dữ liệu về bán hàng được lưu lại. Dựa vào dữ liệu
này và dữ liệu về hàng hóa hiện thời, Walmart và các nhà cung cấp sẽ biết được
thông tin để quản lý hàng tồn kho, đồng thời phân tích được sự thay đổi vềhành vi
mua của khách hàng.
3.7-CPFR (Collaborative planning, forecasting and replenishment)
CPFRđược hiểu là việc lên kếhoạch hợp tác, dựbáo và bổ sung.Trước khihệ thống
CPFR ra đời, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ thường không thực sự
gắn kết. Khi mà nhà cung cấp muốn bán được nhiều hàng nhất với mức giá cao thì
nhà bán lẻ lại muốn có được mức giá thấp nhất, vì mục tiêu không đồng nhất này
nên cả hai thường không hợp tác tốt với nhau. Khi không hợp tác tốt với nahu, thì
việc chia sẻ thông tin bị gián đoạn.
Cuối thếkỉ XX, Walmartvà Procter& Gambleđã phát triển một chương trình chung
bao gồmchia sẻ thông tin, lập kế hoạch và dự báo chung. Đây được coi là hệ thống
CPFR đầu tiên.
Một số yếu tố của CPFR bao gồm dữ liệu POS, phân tích bán lẻ, hệ thống hậu cần,
lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu, kho bãi, chia sẻ trách nhiệm. CPFR là một tập
hợp các quy trình nghiệp vụ dựa trên dự liệu được thiết kế để cải thiện khả năng
dự đoán và phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Nó được đánh giá cao
hơn so với EDI.
Mục tiêu của CPFR là tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách cải thiện độ chính xác
của dự báo nhu cầu, cung cấp đúng sản phẩm vào đúng thời điểm đến đúng vị trí,
giảm hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng, cải thiện dịch vụ khách hàng. Điều có thể
đạt được chỉ khi các đối tác thương mại đang làm việc chặt chẽ với nhau, sẵn sàng
chia sẻ thông tin và rủi ro.
Walmart đã thực hiện CPFR này rất tốt đối với tất cả các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng của mình. Việc này tạo nên một sự hợp tác “win-win” đối với tất cả các
nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, nó hỗ trợ việc ra quyết định một cách hoàn
hảo.
Ứng dụng CPFR kết hợp với các dữ liệu hỗ trợ, các nhà cung cấp có thể gửi đúng
hàng hóa đến đúng nơi vào đúng thời điểm.
Walmart đã chọn phần mềm Oracle ERP để thực hiện hệ thống CPFR của mình.
3.8-Reordering system
Reordering system là một công nghệ ứng dụng việc kết nối internet trong nhà.
Walmart đã có bằng sáng chế cho công nghệ này. Công việc mà nó làm là theo dõi
việc sử dụng mọi sản phẩm của khách hàng từ kem đánh răng, tới giày, hay bất kì
thứ gì khác rồikhi sản phẩmđó cần được thay thế, nó sẽtự động đặt hàng cùng và
gợi ý các hàng hóa kèm theo.
Hệ thống này hoạt động dựa trên cảm biến đặt trên sản phẩm và internet. Nó cho
thấy nỗ lực to lớn của Walmartliên quan đến công nghệ trong cửa hàng và thương
mại điện tử của họ.
Sử dụng cảm biến trên sản phẩm, công nghệ công nghệ này theo dõi thời gian và
tần xuấtsử dụngsản phẩm. Khisản phẩmcần được thay thế, cảm biến sẽ pháthiện
và tự động đặt hàng. Nhờ đó Walmart có thể cung cấp sản phẩm vào đúng thời
điểm mà khách hàng cần đến.
Nhưng Reordering systemgặp phảimộttrở ngại, đó là nó liên quan đến quyền riêng
tư của người mua sắm.
3.9-MPP (Massively Parallel Processor)
Walmart sở hữu bộ xử lý song song (MPP), hệ thống máy tính lớn nhất và tinh vi
nhất trong khu vực tư nhân, cho phép họ dễ dàng theo dõi sự chuyển động của
hàng hóa trên tất cả các trung tâm phân phối và cửa hàng.
Nó có một kế hoạch dự phòng tại chỗ rất an toàn với chế độ sao lưu.
Nhân viên sử dụng “Magic Wand”, được liên kết với các thiết bị đầu cuối tại cửa
hàng thông quamạng tần sốvô tuyến,để theo dõihàng tồn khotrong các cửa hàng,
kho hàng và trung tâm phân phối.
Việc quản lý đơn đặt hàng được bổ sung hoàn toàn với sự trợ giúp của máy tính
thông qua hệ thống POS.
Nhờ bộ xử lý này, Walmart có thể dự báo số lượng cần bổ sung của từng mặt hàng
một cách chính xác dựa vào khốilượng hàng tồn kho thông qua sử dụng thuậttoán
tinh vi. Cơ sở dữ liệu hàng tồn kho cũng được hệ thống này lưu trữ cho phép nhân
viên và nhà cung cấp truy cập và xem dữ liệu được cho phép. Mọi thông tin của
Walmart luôn được cập nhật lên cơ sở dữ liệu lưu trữ trên MPP.
4-Đánh giá
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) của Walmart là một hệ thống khổng lồ,
toàn diện và phức tạp. Mọi công việc quản lý của Walmart, bao gồm cả SCM đều
liên quan đến công nghệ, công nghệ được ứng dụng ở mọi nơi để tối ưu hóa hiệu
quả công việc.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Walmartlà một tập hợp nhiều hệ thống khác
nhau, đồng bộ và liên kết chặt chẽ với nhau. Thông tin của hệ thống này được hệ
thống khác sử dụng, việc hoạt động của hệ thống này cũng dựa nhiều vào hệ thống
khác. Mọi thứ tạo nên một chu kì hoàn chỉnh, tuyệt vời và hiệu quả đến kì diệu.
Hệ thống SCM này không hề hoạtđộng riêng rẽ vớicác hệ thống khác của Walmart
mà chúng hoạt động tương tác với nhau, tạo nên một hệ thống thông tin hoàn
chỉnh. Thông tin này được lưu trữ, gửi đi và sử dụng để tạo nên giá trị đích thực,
tạo nên mục đích cuối cùng của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, đó là giảm chi
phí. Tất cả hoạt động của chuỗi cung ứng đều nhằm mục đích giảm chi phí, để nhờ
đó mà Walmart có thể trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn mạnh nhất thế
giới.
Các phòng ban, bộ phận liên quan đến hệ thống quản lý chuỗi cung ứng này gồm
bộ phận bán hàng, bộ phận logistics, bộ phận quản lý mua hàng.
4.1-Tích cực
Chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh.
Những nỗ lực không ngừng của Walmarttrong việc sửdụng hệ thống thông tin, đặc
biệt là trong chuỗi cung ứng để giảm tối đa chi phí bỏ ra. Từ đó mang lại khả năng
cung cấp hàng hóa thấp cho người tiêu dùng, góp phần vào chiến lược quan trọng
của công ty.
Việc ứng dụng hệ thống thông tin nói chung đã được thực hiện thành công và nới
rộng khoảng cách giữa Walmart và các đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do vì sao mà
Walmart luôn giữ được vị thế của mình.
Hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng của họ phản ứng nhạy cảm với các tình
huống thực tế. Nhờ đó đem lại thông tin quan trọng giúp cho hoạt động kinh doanh
đạt được hiệu quả tối đa.
Nhờ hệ thống thông tin, Walmarthiểu rõ hơn khách hàng của mình. Không chỉ thế,
nó đem lại cơ hội hợp tác và làm việc nhuần nhuyễn giữa các nhân viên trong công
ty. Mọi hoạt động của Walmart đều có dính dáng đến công nghệ, cả công việc của
nhân viên cũng vậy. Công nghệ giúp cho các nhân viên làm việc hiệu quả hơn nhờ
việc giảmthời gian thực hiện công việc và mang lại sự chính xác cho từng công việc.
Các nhà cung cấp của Walmart cũng được hưởng lợi khi mà họ có được dữ liệu
quan trọng về việc bán hàng của siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới. Từ đó họ có thể
tham khảo và đưa ra quyết định chính xác hơn về sản xuất cho từng thời kì.
4.2-Hạn chế
Hệ thống thông tin của Walmart luôn phải chấp nhận rủi ro về áp dụng công nghệ
mới, đặc biệt nhất hiện nay là hệ thống RFID. Hệ thống RFID chưa được thiết lập
tiêu chuẩn toàn cầu. Trong khi Walmart lại là một công ty toàn cầu. Hệ thống RFID
mang lại cho Walmart lợi thế cạnh tranh rất lớn nhưng nó cũng mang đến một loạt
vấn đề. Mộtvài vấnđề kĩthuật cũng đã được một số nhà nghiên cứu tìm thấy trong
hệ thống RFID. Hiệu suất của thẻ đôi khi cũng gặp những vấn đề. Theo khảo sát, tỉ
lệ thẻ bị lỗi trung bình là 20%. Hơn nữa, đối với các hàng hóa như kim loại và chất
lỏng, tỉ lệ đọc chính xác của thẻ giảm xuống đặc biệt thấp. Nhiều vấn đề nhỏ gộp lại
tạo nên vấn đề lớn và lâu dài đối với Walmart.
Tiếp đến là vấnđề chi phítrong việc giới thiệu và vận hành côngnghệ mới. Walmart
đã dành rấtnhiều tiền để thực hiện công nghệRFID.Vàđể thực hiện hệ thống RFID,
số tiền mà Walmart bỏ ra là một con số khổng lồ. Giá thành của mỗi thể RFID là
$0.3,vàchúngđược đem nhân vớisốlượng hàng hóa khổnglồ mà mộttrong những
công ty bán lẻ lớn nhất thế giới bán ra. Dù ai phải trả tiền cho những tấm thẻ này
đi nữa thì chiphícũng đã tăng lên và chắc chắn rằng nó sẽảnh hưởng đến giá thành
sản phẩm. Nếu như thẻ bị hỏng,một loại chi phíkhác lại phát sinh. Vấn đề Walmart
phải đối mặt ở đây là họ thực hiện chuỗi cung ứng một cách thông minh cùng với
hệ thống thông tin của mình để tối ưu hoạt động và giảm chi phí, nhưng lại có một
loại chiphí khác phátsinh quá đáng kểxuất hiện ngaytrong công nghệđể thực hiện
chuỗi cung ứng.
Hệ thống thông tin phức tạp của Walmart cũng là một điều đáng lo ngại. Họ có cả
một hệ thống thông tin khổng lồ, toàn diện, gắn kết chặt chẽ với nhau, giải quyết
được mọi vấn đề về thông tin. Thế nhưng, việc có quá nhiều hệ thống liên kết với
nhau tạo nên sự phức tạp mà không một công ty nào muốn có. Thêm nữa, các hệ
thống hoạtđộng chặtchẽvớinhau, đó là một điều tốt. Nhưng nhìn theo mộthướng
khác, với hiệu ứng Bullwhip, một lỗi nhỏ xảy ra ở hệ thống này có thể gây ra một
lỗi lớn hơn ở hệ thống khác. Và đối với cả hệ thống thông tin thì nó sẽ trở thành
một lỗi cực kì nghiêm trọng. Khi mọi thứ quá hoàn hảo, thì chỉ cần một sự không
hoàn hảo rất nhỏ cũng phá vỡ thế hoàn hảo đó.
5-Khuyến nghị
Về hệ thống RFID, về cơ bản thì nó vẫn đang tỏ ra hoạt động rất hiệu quả. Nhưng
đối với một công ty toàn cầu, Walmart cần đưa ra kế hoạch để tạo nên một tiêu
chuẩn hóa cho hệ thống RFID. Như thế, công ty toàn cầu này có thể nâng cao hiệu
quả kinh doanh toàn cầu của mình.
Vấn đề chi phí của RFID nhìn chung thì không phải một vấn đề quá lớn lao và đáng
lo ngại khi mà chi phí có thể chuyển vào sản phẩm, và giá thành vẫn không chênh
lên mức làm sợ hãi người mua. Nhưng vấn đề này cần được giải quyết. Biện pháp
tốt nhất để giảm chi phísử dụng RFID đó là làm cho nó phổ biến trên toàn cầu, trên
toàn bộ các ngành sản xuất hàng hóa. Khi mà nó được áp dụng rộng rãi, nó sẽ trở
nên phổ biến, phương pháp làm ra nó sẽđược công nghiệp hóa hơn. Giá thành của
nó sẽ tự khắc giảm đi. Cũng giống như câu chuyện của thuốc kháng sinh penicillin
vậy.

More Related Content

What's hot

Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)dao minh
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Võ Thùy Linh
 
Bg qtbh 2, 3 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh  2, 3 - Quản trj bán hàngBg qtbh  2, 3 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh 2, 3 - Quản trj bán hàng
Share Tài Liệu Đại Học
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkNang Vang
 
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
nataliej4
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
IESCL
 
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffee
Bài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffeeBài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffee
Bài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffee
huyền phạm
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
IESCL
 
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTHệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
nataliej4
 
Logistics ngược nhóm 2
Logistics ngược nhóm 2Logistics ngược nhóm 2
Logistics ngược nhóm 2
Man Dem Iupac
 
Quản Trị Mua Hàng
Quản Trị Mua HàngQuản Trị Mua Hàng
Quản Trị Mua Hàng
Đức Việt Nguyễn
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảngLuận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
Trần Trung
 
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đĐề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAYTiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
Chuỗi cung ứng của dell (dell scm)
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
Bg qtbh 2, 3 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh  2, 3 - Quản trj bán hàngBg qtbh  2, 3 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh 2, 3 - Quản trj bán hàng
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
 
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
Đề tài: Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh n...
 
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
Tiểu Luận Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Của Wal-Mart Tại Thị Trường Nhật Bản
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
 
Bài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffee
Bài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffeeBài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffee
Bài tập: tìm hiểu chuỗi cung ứng của starbucks coffee
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
 
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTHệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
 
Logistics ngược nhóm 2
Logistics ngược nhóm 2Logistics ngược nhóm 2
Logistics ngược nhóm 2
 
Quản Trị Mua Hàng
Quản Trị Mua HàngQuản Trị Mua Hàng
Quản Trị Mua Hàng
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảngLuận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
 
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đĐề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
 
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAYTiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
 

Similar to Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk
2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk
2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk
Lê Tiến
 
SMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minh
SMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minhSMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minh
SMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minh
SmartBiz
 
Báo cáo môn mô hình hóa
Báo cáo môn mô hình hóaBáo cáo môn mô hình hóa
Báo cáo môn mô hình hóa
Thuyet Nguyen
 
Mau du an quan ly sieu thi
Mau du an quan ly sieu thiMau du an quan ly sieu thi
Mau du an quan ly sieu thiYugi Mina Susu
 
Case study sieuthi
Case study sieuthiCase study sieuthi
Case study sieuthiThai Nguyen
 
Case study Market
Case study MarketCase study Market
Case study Market
PVFCCo
 
Nguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docx
Nguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docxNguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docx
Nguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docx
badasben7
 
Bài tập nhóm
Bài tập nhómBài tập nhóm
Bài tập nhóm
Tien Linh Vu
 
SmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdf
SmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdfSmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdf
SmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdf
SmartBiz
 
14 case study_sieuthi
14 case study_sieuthi14 case study_sieuthi
14 case study_sieuthi
Van Chau
 
SmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdf
SmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdfSmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdf
SmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdf
SmartBiz
 
Walmart case study
Walmart case studyWalmart case study
Walmart case study
Nguyen Meggy
 
Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2
Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2
Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2
Snoozeloop AF
 
Tìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung Quốc
Tìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung QuốcTìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung Quốc
Tìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung Quốc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...
TS. BÙI QUANG XUÂN         QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...TS. BÙI QUANG XUÂN         QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...
TS. BÙI QUANG XUÂN QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...
Minh Chanh
 
Chapter 2 he thong thong tin marketing
Chapter 2   he thong thong tin marketingChapter 2   he thong thong tin marketing
Chapter 2 he thong thong tin marketingNgoc Loan Bui
 
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketingHệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketingHọc Huỳnh Bá
 

Similar to Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) (20)

2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk
2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk
2020435 de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk
 
SMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minh
SMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minhSMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minh
SMARTBIZ - Xu hướng Quản lý Kho thông minh và Quản lý Sản xuất thông minh
 
Báo cáo môn mô hình hóa
Báo cáo môn mô hình hóaBáo cáo môn mô hình hóa
Báo cáo môn mô hình hóa
 
Mau du an quan ly sieu thi
Mau du an quan ly sieu thiMau du an quan ly sieu thi
Mau du an quan ly sieu thi
 
Case study sieuthi
Case study sieuthiCase study sieuthi
Case study sieuthi
 
Case study Market
Case study MarketCase study Market
Case study Market
 
Nguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docx
Nguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docxNguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docx
Nguyễn Ngọc Hải Anh_09_DH_CNPM1_0950080025_PPPTPMHDT.docx
 
Bài tập nhóm
Bài tập nhómBài tập nhóm
Bài tập nhóm
 
SmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdf
SmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdfSmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdf
SmartBiz_Tich hop phan mem quan ly kho voi cac phan mem khac_B11_20230720.pdf
 
14 case study_sieuthi
14 case study_sieuthi14 case study_sieuthi
14 case study_sieuthi
 
vTiger CRM là gì?
vTiger CRM là gì?vTiger CRM là gì?
vTiger CRM là gì?
 
SmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdf
SmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdfSmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdf
SmartBiz_Buoc dot pha trong quan ly kho_B12_20230824.pdf
 
De cuong bai giang httt
De cuong bai giang htttDe cuong bai giang httt
De cuong bai giang httt
 
Walmart case study
Walmart case studyWalmart case study
Walmart case study
 
Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2
Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2
Phan mem quan ly kho hang, ban hang, mua hang comtek.sm v2
 
Tìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung Quốc
Tìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung QuốcTìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung Quốc
Tìm hiểu về truyền thông của tập đoàn bán lẻ Walmart tại Trung Quốc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...
TS. BÙI QUANG XUÂN         QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...TS. BÙI QUANG XUÂN         QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...
TS. BÙI QUANG XUÂN QUẢN TRI CHUỖI CUNG ỨNG. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CH...
 
Chapter 2 he thong thong tin marketing
Chapter 2   he thong thong tin marketingChapter 2   he thong thong tin marketing
Chapter 2 he thong thong tin marketing
 
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketingHệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
Hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing
 
Chapter 02 __he_thong_thong_tin_marketing
Chapter 02 __he_thong_thong_tin_marketingChapter 02 __he_thong_thong_tin_marketing
Chapter 02 __he_thong_thong_tin_marketing
 

Walmart - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

  • 1. Phần 1: Mở đầu 1-Đối tượng nghiên cứu: Walmart 2-Chủ đề: Hệ thống thông tin của Walmart 3-Phạm vi: Hệ thống thông tin quản lý nguồn cung ứng (SCM) 4-Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Walmart https://vi.scribd.com/doc/37570016/Mis-in-Walmart https://www.ukessays.com/essays/management/examining-wal-marts- information-system-management-essay.php https://www.tradegecko.com/blog/incredibly-successful-supply-chain- management-walmart http://wal-m.blogspot.com/p/information-systems.html https://lawaspect.com/walmart-information-systems/ https://www.coursehero.com/file/p39jrm/Wal-Mart-owns-the-Massively- Parallel-Processor-MPP-largest-the-most/ https://www.marketscreener.com/WAL-MART-STORES-4841/news/Wal-Mart- Stores-How-The-Barcode-Changed-Retailing-ndash-Analysis-25834988/ https://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/shows/walmart/secrets/barcode.ht ml http://flatbedtruck.services/cross-docking/wal-mart-cross-docking-supply-chain/ http://cmuscm.blogspot.com/2014/02/walmarts-distribution-and-logistics.html http://panmore.com/walmart-inventory-management https://www.expertmarket.com/pos/walmart-pos-system https://www.academia.edu/9437177/How_Walmart_Enhances_Supply_Chain_M anagement_With_CPFR_Initiatives Phần 2: Nội dung
  • 2. 1-Giới thiệu về Walmart Walmartlà tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Nó được thành lập vào năm1962 tại Bentoville, bang Arkansas,MỹbởiSamWatson.Công ty được chính thức ra đời vào 31 tháng 10 năm 1969, và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York năm 1972. Đến năm1979,Walmartđã lần đầu đạt mốc doanhthủ một tỉ USD/năm.Năm1993, Walmartđã có mức doanh thu là 1 tỉ USD/tuần.Đến năm2001,doanhthu mỗingày của Walmart đã gần bằng 1 tỉ USD. Walmart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Mỹ với khoảng 20% hàng tiêu dùng và tạp phẩm. Ngoài ra, họ cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhấtnước Mỹ với 45% thịphần. Không chỉ hoạtđộng tại Mỹ, Walmart mở rộng ra và xâm chiếm thị trường ở nhiều quốc gia trên thế giới và đạt những thành tựu ấn tượng. Walmart đã tạo nên đế chế của mình ở nhiều nước như Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Trung Quốc,Ấn Độ, Đức, Anh,..Tính đến năm2011,Walmartđã có hơn 11.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới. Phương châmkinh doanh hiện thời của Walmartlà giảm giá, họ luôn mang đến cho người tiêu dùng những hàng hóa chất lượng với mức giá thấp nhất. Tính đến nay thì Walmart có khoảng 2,2 triệu nhân sự trên toàn thế giới, phục vụ khoảng 265
  • 3. triệu lượt khách hàng mỗituần tại hơn 11.000cửahàng ở nhiều quốc gia bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Doanh thu hàng nămcủa Walmartđạt khoảng500tỉ USD,là tập đoàn có doanhthu lớn nhấtthế giới ( theo corporate.walmart.com,nămtài chính 2018,doanhthu của Walmart đạt 500,3 tỉ USD). Năm 2000, Walmart cho ra đời trang walmart.comđể phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng. Điều này giúp cho việc mua hàng của Walmart diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện nay, Walmart đã có các trang web thương mại điện tử của mình tại 10 quốc gia.
  • 4. Điểm đặc biệt tạo nên thành công của Walmart là bạn có thể mua hàng của họ với chất lượng tốt và giá rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng khác. Sở dĩ việc này thực hiện được là do hệ thống hoạt động khoa học của họ, đặc biệt là hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Khi mà Walmart mua trực tiếp hàng hóa từ nhà sản xuất và thực hiện việc quản lý chuỗi cung ứng khoa học tiết kiệm chi phí đáng kế. Văn phòng đại diện của Walmartở Việt Nam đã được mở từ 6/2013 tại TP. Hồ Chí Minh. 2-Hệ thống thông tin của Walmart 2.1-Hệ thống thông tin chung Hệ thống thông tin của Walmart có cấu trúc tổ chức là khung công tác, được phân cấp, trong đó tổ chức này phân bố, sắp xếp quyền hạn và nghĩa vụ đối với dòng thông tin của nó. Nó xác định cách thức, phạm vi, vai trò, quyền lực, nghĩa vụ được ủy quyền, kiểm soát, phối hợp và cách thông tin được chuyển giao giữa các cấp quản lý. Vớicơ chế phân quyềntrong hệ thống thông tin này,Walmartđã trở thành một tổ chức mà cấu trúc hoạt động của nó phụ thuộc hoàn toàn vào các mục tiêu và chiến lược của nó. Sức mạnh quyết định được tập trung ở cấp quản lý cao nhất cùng với đó là việc kiểm soát việc thực hiện của các phòng ban và bộ phận khác nhau. Cấu trúc tập trung này đã thể hiện con đường ra quyết định mở đầu là CEO, thông qua các ban điều hành và đến các chi nhánh thích hợp.
  • 5. Bộ phận vềhệ thống thông tin của Walmart có khoảng 3000 cộng tác viên làm việc tại trung tâm công nghệDavid Glasstại Bentoville, Arkensas.Phònghệ thống thông tin của họ phân cấp, bao gồm: Phân tích kinh doanh, phân tích kinh doanh cấp cao, quản lý, quản lý cấp cao và các cấp bên dưới nữa. Việc cấu vậy giúp cho họ theo dõi các chỉ số về năng suất và ngân sách, đạt được hiệu quả cao hơn trong việc theo dõi và giám sát công việc. Dù cho tất cả những gì liên quan đến quản lý và hệ thống thông tin đều được Walmartcông nghệhóa,thì bộ phận hệthống thông tin của họ vẫn được chia thành hai phần là cơ sở hạ tầng và phần mềm. Hai bộ phận này cung cấp cho công ty ba chức năng trụ cột: lập kế hoạch, phân tích bán hàng, và phát triển hoạt động. Hệ thống thông tin của Walmartđược triển khai nhưmột đường ống từ CIO (Rollin Ford) báo cáo trực tiếp cho CEO (Mike Duke) và làm việc với các phòng ban. *Loại dữ liệu: Trung tâm dữ liệu Jane là trung tâm dữ liệu của Walmart với dung lượng 460 terabytes. Với sức mạnh dữ liệu này, trung tâm dữ liệu Jane được xem là một biểu tượng bí ẩn và nó đã góp phần giúp cho Walmart trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Theo một số nguồn thông tin, Walmart xử lý dữ liệu mô hình tính toán bao gồm chương trình Gauss và dữ liệu Gauss để phục vụ việc tính toán doanh thu, lợi nhuận và con đường phân phối cho các cửa hàng của Walmart cho các năm. Ngoài ra, Walmart còn xử lý dữ liệu sai lệch với một chương trình Gauss chạy thuật toán tuyến tính. *Loại thông tin: Walmart sử dụng thông tin từ mã vạch. Mã vạch đã cho phép các nhà bán lẻ tạo ra các loại thông tin cho sản phẩm của mình. Walmart thực sự có thể kiểm soát một cách có hiệu quả đối với mã vạch, và cũng là tiên phong trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ tinh vi vào việc theo dõi hàng tồn kho và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Sự phát triển của Walmart được đánh giá là do họ áp dụng xuất sắc công nghệ thông tin vào việc kinh doanh của mình, và chìa khóa mở cánh cửa pháttriển của Walmartlà việc sửdụng mã vạch,không mộtai, khôngmột tổ chức nào có khả năng sử dụng mã vạch tốt hơn Walmart. Hiện nay thì Walmart đang sử dụng thẻ RFID phục vụ khả năng nhận dạng tần số vô tuyến, được xem là một công nghệ hiệu quả để nhận dạng 2.2-Hệ thống xử lý giao dịch (TPS)
  • 6. Được phát triển và sử dụng để tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại trong hoạt động tổ chức như point-of-sale (POS), chuẩn bị bảng lương, việc thanh toán của khách hàng. Dữ liệu đầu vào của hệ thống là dữ liệu thông. Ví dụ về TPS là việc thanh toán của người tiêu dùng được thực hiện bằng công việc quét mã vạch. Việc làm này đem lại độ chính xác cao, nâng cao hiệu quả đáng kể, cải thiện việc tương tác. 2.3-Hệ thống thông tin quản lý (MIS) MIS là hệ thống cung cấp báo cáo hiệu suất thực tế của công ty dựa trên cơ sở dữ liệu từ TPS. 3-Quản lý nguồn cung ứng (Supply chain management) 3.1-Hệ thống mã vạch Hệ thống mã vạch được áp dụng vào ngày 3 tháng 4 năm 1973. Mã sản phẩmtoàn cầu (UPC) do George J. Laurer phát triển cung cấp mã vạch được sử dụng phổ biến trên thế giới, được mọi máy quét mã vạch công nhận. UPC được chia thành hai phần với 6 chữ số mỗi phần. Nó chứa đầy đủ các thông tin về sản phẩm, nhà sản xuất, xuất xứ. Mã vạch được đọc bởi máy quét bằng tia laser. Mã vạch đã được sử dụng rộng rãi cho nhu cầu của vô số doanh nghiệp. Tuy nhiên, không một ai sử dụng mã vạch này hiệu quả được như Walmart. Từ các thông tin từ mã vạch, Walmartcó thể xác định được doanh số bán hàng trên từng sản phẩm riêng biệt trong thời gian thực. Từ những thông tin thống kê với mã vạch này, Walmart có thể xác định được tình trạng sản phẩm hiện thời và điều chỉnh cách thức hoạt động sao cho hợp lý. Việc theo dõi hàng hóa này mang lại rất nhiều lợi thế cho Walmart khi mà nó giúp họ hoạt động khoa học và hiệu quả hơn. Có lẽ bởi thế mà họ đã tiến một bước xa hơn với công nghệ để phục vụ tốt hơn việc theo dõi bán hàng, theo dõi kho hàng và theo dõi tình hình vận chuyển của hàng hóa. Giớ đây, họ áp dụng hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến RFID. 3.2-Hệ thống RFID Walmart sử dụng hệ thống RFID (nhận dạng qua tần số vô tuyến) cho hoạt động kinh doanh của mình, bao gồmcả hoạtđộng của chuỗicung ứng. Các thẻ RFIDchứa
  • 7. thông tin điện tử được gắn vào mỗi sản phẩm. Thẻ này có thể thu thập năng lượng từ sóng vô tuyến mà máy đọc phát ra và phản hồi lại tín hiệu sóng mang thông tin của thẻ. Walmart sử dụng chúng để tự động nhận dạng và thu thập dữ liệu. Hệ thống này có khả năng nhận và lưu trữ thông tin theo thời gian thực. Do đó, Walmart có thể kiểm soát hàng tồn kho của mình hiệu quả nhờ việc phân tích những thông tin này. Hệ thống RFID thực sự hiệu quả để quản lý hàng tồn kho, nó đã tạo ra một ký nguyên mới về việc quản lý hàng tồn kho này. Nó cho các doanh nghiệp thấy rằng, việc quản lý hàng tồn kho đúng cách cũng mang lại khả năng sinh lời tuyệt vời. Thành công của Walmartcho đến thời điểm hiện tại cũng phần lớn là nhờ khả năng quản lý hàng tồn kho khoa học của mình. Điều này chỉ được thực hiện khi họ sử dụng hệ thống thông tin liên quan đến các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối và hậu cầu. RFID đã làm cho Walmart có thể theo dõi được hàng hóa của mình đang ở đâu trong chuỗi cung ứng và quản lý cách nó vận hành. Walmartthiết lập đầu đọc RFID tại các bến tải của họ để ghi lại những sản phẩm nào đang được gửi đi. Sản phẩm được bốc dỡ từ xe tải vận chuyển, và chúng di chuyển qua các đầu đọc, khi đó các thẻ RFID hoạt động và bắt đầu gửi dữ liệu về từng sản phẩm riêng lẻ. Dữ liệu này được nhận bởi máy đọc và nó sẽ gửi đến một máy tính để ghi lại thông tin về các sản phẩm đến. Nhờ việc này mà Walamart cũng có thể phát hiện được những sản phẩmnào họ không đặt hàng mà vẫn được chuyển đến, từ đó mà những sản phẩm này sẽ nhanh chóng bị gửi trả. Ngoài ra, người quản lý cũng có thể sử dụng máy quét cầm tay để xác định chính xác sản phẩmnào đang nằmbên trong những góihàng được đặt ở khu vực lưu trữ. Cùng với dữ liệu được cung cấp từ các điểm đọc RFID khác trong toàn bộ cửa hàng, người quản lý có thể xác định đâu là sản phẩm cần thiết để bán tại cửa hàng. Khi các sản phẩm này được đặt và đưa lên kệ bán hàng, sản phẩm và thẻ RFID của nó sẽ đi qua một bộ đọc khác. Một lần nữa, dữ liệu được truyền từ các thẻ đến các máy đọc, đến các máy tính và xuất báo cáo xác nhận rằng sản phẩm đã được đặt trên kệ bán hàng. Khi sản phẩm được mua, hệ thống máy tính cảu Walmart ghi lại thẻ RFID của sản phẩm được quét và dữ liệu của sản phẩm được hiển thị trên màn hình để khách
  • 8. hàng đọc (bao gồmgiá sản phẩm). Sau khimua sản phẩm, POS (điểmbán hàng) xác định rằng sản phẩm đã được mua. Một đầu đọc RFID khác được đặt ở lối vào và lối ra của cửa hàng. Nó thu thập dữ liệu từ các sản phẩm rời khỏi cửa hàng. Các báo cáo có thể được tạo nên dựa trên những gì khách hàng đã mua (hoặc có thể bịđánh cắp khỏicửa hàng)và các sảnphẩmbị cạn kiệtcần được bổ sung.Thông tin từ báo cáo này được chia sẻ với mọi bộ phận của chuỗi cung ứng ngay lập tức, trong thời gian thực. Nếu như sản phẩm đang được ưa chuộng, nhà sản xuất sẽ biết và chuẩn bị gia tăng sản lượng, và ngược lại đối với những sản phẩm ít được chú ý. RFID giúp cho Walmart giữ được số lượng cần thiết các sản phẩm trên kệ hàng trong khi duy trì lượng tồn kho một cách chính xác, làm cho chuỗi cung ứng làm việc trơn chu. 3.3-Hệ thống EDI Hệ thống EDI là một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, được sửdụng để truyền dữ liệu qua internet. Nhờ việc áp dụng hệ thống này, Walmartcó thể mua sắmmột cách thông minh khi kết hợp với các hệ thống thông tin khác của mình. EDI cho phép Walmart chia sẻ dữ liệu cho những người tham gia trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là những nhà cung cấp. Những báo cáo dữ liệu có được từ thẻ RFID sẽ được chuyển đến những người tham gia trong chuỗi cung ứng của Walmart. Từ đây, những nhà cung cấp của Walmart có thể biết được tình trạng sản phẩm của họ, có thể theo dõi doanh số bán sản phẩm.
  • 9. Do dữ liệu cung cấp này là theo thời gian thực, cho nên nhà cung cấp, nhà sản xuất có thể theo đó mà điều chỉnh hoạt động của mình. Nhanh chóng cung ứng hàng hóa cho Walmart kịp thời. Đồng thời, có thể ra được quyết định gia tăng hay giảm thiểu sản xuất dựa vào doanh số bán ra hiện thời. Những biến động về hàng hóa không chỉ được Walmart kiểm soát chặt chẽ, mà còn được các nhà cung cấp theo dõi và hành động phù hợp theo đó. Hệ thống EDI chỉ có vai trò hỗ trợ cho hệ thống RFID. 3.4-Logistics management 3.4.1-Cross-docking Không phải tự nhiên mà Walmart điều hành chuỗi cửa hàng bán lẻ giảm giá lớn nhất trên thế giới. Khimà mỗi hoạt động vớisản phẩm đều nảy sinh vấn đề chi phí, thì việc giảm giá giống như là tự giết chết chính mình vậy. Một trong những việc làm gia tăng rất nhiều chi phí là lưu trữ hàng hóa. Mỗi lần mà xe tải hàng đến một địa điểm và chôn chân ở đó, là một lần chi phí tăng lên. Walmart đơn giản là không để điều đó xảy ra, họ là một ví dụ điển hình về việc tối ưu hóa hoạt động hậu cần (logistics) để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc này được thực hiện xuất sắc bởi kĩ thuật phân phối cross-docking.
  • 10. Cross-dockinglàviệcsản phẩmđược phân phốitrực tiếp từnhà cung cấp đến khách hàng hoặc chuỗi bán lẻ, hay vận chuyển sản phẩm giữa các chuỗi bán lẻ mà hầu như không cần lưu trữ. Walmart đã thực hiện kĩ thuật cross-docking theo cách không thể nào hoàn hảo hơn. Họ đã áp dụng phương pháp này bởi vì những cửa hàng của họ gia tăng một cách nhanh chóng và họ cần đảm bảo một đường dây vận chuyển hiệu quả để lấy sản phẩm từ các trung tâm phân phối đến cửa hàng của họ, hoặc là việc di chuyển sản phẩm giữa các cửa hàng khi mà khối lượng tiêu thụ và hành vi mua của người tiêu dùng ở mỗi cửa hàng là khác nhau. Cross-docking đóng góp sức mình vào chuỗi cung ứng có cấu trúc khoa học của Walmart, với mục đích đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh hơn và ít tốn kém hơn. VớiWalmart, thì logistics cũng có thể tạo ra một chiến thuật giúp họ đạt được lợi thế cạnh tranh. Bằng cách sử dụng cross-docking, Walmart có thể giảm chi phí sản phẩm, giảm thiểu chi phí lưu kho, tăng cường quản lý tồn kho. Chiến lược này đạt được hiệu quả bởi chính hệ thống tương tác đáng tin cậy của họ. Từ năm 1980, Walmartđã sử dụng một hệ thống tương tác vệ tinh để theo dõi từng giao dịch tại mỗi cửa hàng. Hơn nữa, họ có một hệ thống để theo dõi hàng tồn kho đáng tin cậy nhờ việc sửdụng công nghệ RFID.Hàng tồn kho được theo dõi
  • 11. trong thời gian thực, mang lại thông tin giá trị để có thể thực hiện kĩ thuật cross- docking hiệu quả. 3.4.2-Hub & Spoke Walmartsửdụng mạng phânphối Hub& Spoke.Công ty này có 158trungtâm phân phối trên toàn thế giới, các trung tâm này có tính tự động hóa cao và hoạt động 24/7. Mỗi trung tâm rộng hơn 1 triệu feet vuông. Tổng chiều dài của băng tải bên trong mỗi trung tâm khoảng 5 dặm. Có tổng cộng khoảng 55.000 xekéo, 6.500máy kéo và 7.000 tàixế. Mỗi trung tâm phân phối hỗ trợ 90-100 cửa hàng trong khoảng cách 200 dặm. Khi xem xét việc mở rộng kinh doanh sang một khu vực mới, Walmart phải chọn một địa điểm cho một trung tâm phân phối. Một nơi mà có thể xây dựng được 90 đến 100 cửa hàng ở khu vực xung quanh. Hàng hóa sẽ được đón trực tiếp từ các nhà sản xuất bởi đội 6.500 xe tải. Sau đó, chúng được phân loại ra tại các trung tâm và phân phối cho các cửa hàng trong vòng 24 đến 48 giờ. Với một số mặt hàng hoặc các đơn hàng đặc biệt, công ty sẽ tận dụng hệ thống phân phối của nhà sản xuất để giao hàng trực tiếp từ kho đến cửa hàng.
  • 12. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động trơn chu và an toàn, việc tuyển dụng, đào tạo, phân công và giám sáttài xế là một việc hết sức quan trọng. Mỗi tài xế sẽđược cấp một sổ tay lái xe. Sổ tay này chưa các quy tắc ứng xử, đưa ra các hướng dẫn đi theo lịch trình đã lên kế hoạch trước. Chính mạng lưới Hub & Spoke này đã cho phép Walmart có thể thực hiện chiến thuật cross-docking của mình. 3.4.3-Inventory managament (Quản lý hàng tồn kho) Việc quản lý hàng tồn kho là một trong những hoạtđộng đóng góp lớn nhất cho sự thành công của Walmart. Walmart áp dụng những công nghệ tiên tiến để quản lý hàng tồn kho của mình, như đã giới thiệu, công nghệ RFID. Thành công của Walmart trong quản lý hàng tồn kho là nhờ mô hình quản lý hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lý. Nhà cung cấp được theo dõidữ liệu thời gian thực được xác định bởi công nghệ RFID để biết được lượng tồn kho hiện tại và tỉ lệ bán
  • 13. hàng nhấtđịnh. Từ đó đưa ra quyếtđịnh bổ sunghàng hóa và vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến kho hàng. Nhờ đó mà hàng hóa được bổ sung kịp thời trước khi nó xảy ra tình trạng thiếu hụt. Và chẳng có chi phí nào cho nhân viên quản lý hàng hóa của mỗi nhà cung cấp bởi tất cả đã được xử lý bằng công nghệ hiện đại. Walmartthực hiện quản lý nhiều loại kho hàng, mỗi loại thực hiện một vai trò nhất định trong chuỗicung ứng và hàng tồn kho của họ. Các loại hàng tồn kho đáng chú ý nhất: a-Hàng tồn kho thành phẩm: Đây là loại quan trọng nhất. Chúng được lưu trữ và bổ sung thường xuyên. Nó hỗ trợ hoạt động của cửa hàng Walmart, nơi mà các hàng hóa này được bán cho khách hàng. b-Hàng tồn kho chuyển tiếp: Đây là loại quan trọng thứ 2 trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Walmart. Chúng được giữ trước khi quá cảnh, có thể được vận chuyển trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Nó hỗ trợ bổ sung hàng tồn kho thành phẩm. c-Hàng tồn kho phụ: Walmart sử dụng hàng tồn ho phụ bằng cách giữ một lượng nhỏ hàng hóa bổ sung đề phòng trường hợp nhu cầu tăng đột biến. d-Hàng tồn kho dựkiến: Loại này tương tự như hàng tồn kho phụ vìnó có tác dụng duy trì thêm hàng tồn kho cho nhu cầu tăng. Tuy nhiên, hàng tồn kho loại này được lên lịch dự kiến theo kế hoạch, cho các hàng hóa biến động theo từng khoảng thời gian. Quản lý hàng tồn kho cũng liên quan đến kĩ thuật cross-docking khimà kĩthuật này giúp giảm thiểu thời gian lưu trữ hàng hóa. Trong cross-docking thìhàng hóa được chuyển từ xe tải của nhà cung cấp trực tiếp đến xe tải của Walmart, rồisau đó cung cấp hàng hóa cho cửa hàng. Lợi ích của việc cross-docking là khối lượng hàng tồn kho giảm, ít hàng hóa được lưu trữ trong kho. Hàng tồn kho ít hơn thì sẽ ít tốn kém hơn để duy trì. Việc quản lý hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung ứng: a-Phân tích ABC: hạng mục A trong kho hàng của Walmart bao gồm những hàng hóa được bán tại cửa hàng và các thiết bị hoạt động. Chúng được theo dõi và ghi lại thường xuyên. Hạng mục B gồm các nhà cung cấp hay nguyên vật liệu cho việc hoạt động như đồ nộithất văn phòng. Hạng mục này được giám sátvừa phải. Hạng
  • 14. mục C liên quan đến những gì được giám sát ít nhất như vật tư văn phòng (ví dụ: giấy). b-Hệ thống thông tin hàng tồn kho: Walmart có một hệ thống thông tin bao gồm mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Trong quản lý hàng tồn kho, Walmart sử dụng hệ thống cho phép nhà cung cấp truy cập dữ liệu về mức hàng tồn kho sản phẩm của họ (báo cáo từ hệ thống RFID0. c-Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng của Wamart: Hiệu ứng Bullwhip là việc lan truyền những lỗi về các vấn đề không đầy đủ hoặc dư thừa trong chuỗi cung ứng. Một lỗi nhỏ xuất hiện trong một phần nào đó trong chuỗi cung ứng của Walmart có thể dẫn đến những lỗi lớn hơn. Công ty cố gắng giảm thiểu những lỗi này trong chuỗi cung ứng thông qua mô hình hàng tồn kho do nhà cung cấp quản lý. Bằng cách cho nhà cung cấp truy cập trực tiếp vào dữ liệu kho hàng, tỉ lệ mắc lỗi của nhân viên trong việc quản lý di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho và cửa hàng của Walmart sẽ được giảm xuống mức tối thiểu. Mô hình quản lý hàng tồn kho cho phép nhà cung cấp ra quyết định quản lý đã giảm thiểu đáng kể chi phí quản lý hàng tồn kho cho Walmart, nhìn theo một cách khác, chi phí này được chuyển qua cho nhà cung cấp. Sự kết hợp của hàng tồn kho thành phẩm, hàng tồn kho phụ, hàng tồn kho quá cảnh, hàng tồn kho dự kiến đã hỗ trợ chiến lược chung về giảm thiểu chi phí của công ty. Cross-docking cũng giúp giảm chi phíquản lý hàng tồn khokhi nó giúp giảm thời gian lưu trữ xuống mức tối thiểu. Cách quản lý này gọi là VMI (Vendor - Managed Inventory) hay mô hình quản lý hàng tồn kho bởi nhà cung cấp. Nhưng có một điều đáng lưu ý là VMI không hề thay đổi quyền chủ sở hữu, dù cho nhà cung cấp có được thông tin vềsản phẩm và tự quyếtđịnh việc gửi hàng hóa bổ sung đến, nhưng quyền sở hữu và kiểm soát về kho hàng vẫn được giữ nguyên trước khi áp dụng VMI. Gần đây, để phục vụ việc giám sát và quản lý kho hàng, Walmart đang thử nghiệm Drones để giảm sức người trực tiếp trong kho.
  • 15. 3.5-VOF (Voice-based order filling) Năm 1998, Walmart cài đặt hệ thống điền đơn đặt hành bằng giọng nói (VOF) tại tất cả các trung tâm phân phối hàng hóa của mình. Mỗi người chịu trách nhiệm mua hàng được cung cấp kèm theo tai nghe micro/loa (được kết nối với hệ thống này) được đeo trên thắt lưng. Hệ thống VOF cũng xác minh được số lượng chọn và có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau như cung cấp chi tiết sản phẩm. Do đó, nó được áp dụng để tránh saisót trong việc đặt hàng. 3.6-Hệ thống bán hàng (POS) Giống như nhiều công ty lớn khác, Walmart cũng sử dụng hệ thống điểm bán hàng (Pointof salehay POS) bởinó thực sựphì hợp với nhu cầu thực tế của họ. Walmart sử dụng hệ thống dựa trên SUSE Linux Enterprise Point Service (SLEPOS). Nó sử dụng công nghệtiên tiến vớinhững tính năng tuyệt vờihỗ trợ Walmartquản lý một trong những chuỗi cung ứng phức tạp nhất thế giới.
  • 16. Hệ thống POS của Walmart được kết hợp với hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để có thể ghi lại dữ liệu trong các thẻ RFID của các sản phẩm, được thiết kế để phục vụ bán lẻ. Hệ thống này có thể xây dựng với một máy chủ và nhiều máy chi nhánh. Dữ liệu được tổng hợp, thống kê rõ ràng, phục vụ tốt cho việc phân tích. Cửa hàng đầu tiên của Walmartkhaitrương vào năm 1962. Năm1975, Walmartđã nhập liệu kho hàng của mình vào một hệ thống máy tính IMB. Sau đó, họ đặt máy tính tiền điện tử tại hơn 100 cửa hàng. Năm1983,Walmartthêmchức năng nhận diện mã vạch.Năm 1987,Walmarthoàn thành hệ thống vệtinh của họ, thực hiện kết nối thông tin giữa tất cả các cửa hàng và văn phòng quản lý. Năm 1996, Walmartsử dụng internet để lưu trữ các liên kết truyền thông của họ. Năm 2002, họ dùng internet để chuyển dữ liệu đến cho các nhà cung cấp.
  • 17. Năm 2005, họ áp dụng công nghệ RFID. Và vào năm 2007, Walmartra mắt dịch vụ Site to Store của họ. Walmart đã sử dụng hệ thống POS một cách hết sức thiết thực. Không chỉ được thiết kế để phục vụ việc bán hàng, hệ thống POS còn được sử dụng để lấy dữ liệu hỗ trợ quản lý kho. Hàng hóa được mua sẽ được kiểm soát qua các chiếc máy bán hàng vớicông nghệ RFID. Do đó, dữ liệu về bán hàng được lưu lại. Dựa vào dữ liệu này và dữ liệu về hàng hóa hiện thời, Walmart và các nhà cung cấp sẽ biết được thông tin để quản lý hàng tồn kho, đồng thời phân tích được sự thay đổi vềhành vi mua của khách hàng. 3.7-CPFR (Collaborative planning, forecasting and replenishment) CPFRđược hiểu là việc lên kếhoạch hợp tác, dựbáo và bổ sung.Trước khihệ thống CPFR ra đời, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ thường không thực sự gắn kết. Khi mà nhà cung cấp muốn bán được nhiều hàng nhất với mức giá cao thì nhà bán lẻ lại muốn có được mức giá thấp nhất, vì mục tiêu không đồng nhất này nên cả hai thường không hợp tác tốt với nhau. Khi không hợp tác tốt với nahu, thì việc chia sẻ thông tin bị gián đoạn. Cuối thếkỉ XX, Walmartvà Procter& Gambleđã phát triển một chương trình chung bao gồmchia sẻ thông tin, lập kế hoạch và dự báo chung. Đây được coi là hệ thống CPFR đầu tiên. Một số yếu tố của CPFR bao gồm dữ liệu POS, phân tích bán lẻ, hệ thống hậu cần, lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu, kho bãi, chia sẻ trách nhiệm. CPFR là một tập hợp các quy trình nghiệp vụ dựa trên dự liệu được thiết kế để cải thiện khả năng dự đoán và phối hợp với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Nó được đánh giá cao hơn so với EDI. Mục tiêu của CPFR là tối ưu hóa chuỗi cung ứng bằng cách cải thiện độ chính xác của dự báo nhu cầu, cung cấp đúng sản phẩm vào đúng thời điểm đến đúng vị trí, giảm hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng, cải thiện dịch vụ khách hàng. Điều có thể đạt được chỉ khi các đối tác thương mại đang làm việc chặt chẽ với nhau, sẵn sàng chia sẻ thông tin và rủi ro. Walmart đã thực hiện CPFR này rất tốt đối với tất cả các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của mình. Việc này tạo nên một sự hợp tác “win-win” đối với tất cả các
  • 18. nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, nó hỗ trợ việc ra quyết định một cách hoàn hảo. Ứng dụng CPFR kết hợp với các dữ liệu hỗ trợ, các nhà cung cấp có thể gửi đúng hàng hóa đến đúng nơi vào đúng thời điểm. Walmart đã chọn phần mềm Oracle ERP để thực hiện hệ thống CPFR của mình. 3.8-Reordering system Reordering system là một công nghệ ứng dụng việc kết nối internet trong nhà. Walmart đã có bằng sáng chế cho công nghệ này. Công việc mà nó làm là theo dõi việc sử dụng mọi sản phẩm của khách hàng từ kem đánh răng, tới giày, hay bất kì thứ gì khác rồikhi sản phẩmđó cần được thay thế, nó sẽtự động đặt hàng cùng và gợi ý các hàng hóa kèm theo. Hệ thống này hoạt động dựa trên cảm biến đặt trên sản phẩm và internet. Nó cho thấy nỗ lực to lớn của Walmartliên quan đến công nghệ trong cửa hàng và thương mại điện tử của họ. Sử dụng cảm biến trên sản phẩm, công nghệ công nghệ này theo dõi thời gian và tần xuấtsử dụngsản phẩm. Khisản phẩmcần được thay thế, cảm biến sẽ pháthiện và tự động đặt hàng. Nhờ đó Walmart có thể cung cấp sản phẩm vào đúng thời điểm mà khách hàng cần đến. Nhưng Reordering systemgặp phảimộttrở ngại, đó là nó liên quan đến quyền riêng tư của người mua sắm. 3.9-MPP (Massively Parallel Processor) Walmart sở hữu bộ xử lý song song (MPP), hệ thống máy tính lớn nhất và tinh vi nhất trong khu vực tư nhân, cho phép họ dễ dàng theo dõi sự chuyển động của hàng hóa trên tất cả các trung tâm phân phối và cửa hàng. Nó có một kế hoạch dự phòng tại chỗ rất an toàn với chế độ sao lưu. Nhân viên sử dụng “Magic Wand”, được liên kết với các thiết bị đầu cuối tại cửa hàng thông quamạng tần sốvô tuyến,để theo dõihàng tồn khotrong các cửa hàng, kho hàng và trung tâm phân phối. Việc quản lý đơn đặt hàng được bổ sung hoàn toàn với sự trợ giúp của máy tính thông qua hệ thống POS.
  • 19. Nhờ bộ xử lý này, Walmart có thể dự báo số lượng cần bổ sung của từng mặt hàng một cách chính xác dựa vào khốilượng hàng tồn kho thông qua sử dụng thuậttoán tinh vi. Cơ sở dữ liệu hàng tồn kho cũng được hệ thống này lưu trữ cho phép nhân viên và nhà cung cấp truy cập và xem dữ liệu được cho phép. Mọi thông tin của Walmart luôn được cập nhật lên cơ sở dữ liệu lưu trữ trên MPP. 4-Đánh giá Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) của Walmart là một hệ thống khổng lồ, toàn diện và phức tạp. Mọi công việc quản lý của Walmart, bao gồm cả SCM đều liên quan đến công nghệ, công nghệ được ứng dụng ở mọi nơi để tối ưu hóa hiệu quả công việc. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Walmartlà một tập hợp nhiều hệ thống khác nhau, đồng bộ và liên kết chặt chẽ với nhau. Thông tin của hệ thống này được hệ thống khác sử dụng, việc hoạt động của hệ thống này cũng dựa nhiều vào hệ thống khác. Mọi thứ tạo nên một chu kì hoàn chỉnh, tuyệt vời và hiệu quả đến kì diệu. Hệ thống SCM này không hề hoạtđộng riêng rẽ vớicác hệ thống khác của Walmart mà chúng hoạt động tương tác với nhau, tạo nên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Thông tin này được lưu trữ, gửi đi và sử dụng để tạo nên giá trị đích thực, tạo nên mục đích cuối cùng của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, đó là giảm chi phí. Tất cả hoạt động của chuỗi cung ứng đều nhằm mục đích giảm chi phí, để nhờ đó mà Walmart có thể trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn mạnh nhất thế giới. Các phòng ban, bộ phận liên quan đến hệ thống quản lý chuỗi cung ứng này gồm bộ phận bán hàng, bộ phận logistics, bộ phận quản lý mua hàng. 4.1-Tích cực Chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Những nỗ lực không ngừng của Walmarttrong việc sửdụng hệ thống thông tin, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng để giảm tối đa chi phí bỏ ra. Từ đó mang lại khả năng cung cấp hàng hóa thấp cho người tiêu dùng, góp phần vào chiến lược quan trọng của công ty.
  • 20. Việc ứng dụng hệ thống thông tin nói chung đã được thực hiện thành công và nới rộng khoảng cách giữa Walmart và các đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do vì sao mà Walmart luôn giữ được vị thế của mình. Hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng của họ phản ứng nhạy cảm với các tình huống thực tế. Nhờ đó đem lại thông tin quan trọng giúp cho hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả tối đa. Nhờ hệ thống thông tin, Walmarthiểu rõ hơn khách hàng của mình. Không chỉ thế, nó đem lại cơ hội hợp tác và làm việc nhuần nhuyễn giữa các nhân viên trong công ty. Mọi hoạt động của Walmart đều có dính dáng đến công nghệ, cả công việc của nhân viên cũng vậy. Công nghệ giúp cho các nhân viên làm việc hiệu quả hơn nhờ việc giảmthời gian thực hiện công việc và mang lại sự chính xác cho từng công việc. Các nhà cung cấp của Walmart cũng được hưởng lợi khi mà họ có được dữ liệu quan trọng về việc bán hàng của siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới. Từ đó họ có thể tham khảo và đưa ra quyết định chính xác hơn về sản xuất cho từng thời kì. 4.2-Hạn chế Hệ thống thông tin của Walmart luôn phải chấp nhận rủi ro về áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nhất hiện nay là hệ thống RFID. Hệ thống RFID chưa được thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu. Trong khi Walmart lại là một công ty toàn cầu. Hệ thống RFID mang lại cho Walmart lợi thế cạnh tranh rất lớn nhưng nó cũng mang đến một loạt vấn đề. Mộtvài vấnđề kĩthuật cũng đã được một số nhà nghiên cứu tìm thấy trong hệ thống RFID. Hiệu suất của thẻ đôi khi cũng gặp những vấn đề. Theo khảo sát, tỉ lệ thẻ bị lỗi trung bình là 20%. Hơn nữa, đối với các hàng hóa như kim loại và chất lỏng, tỉ lệ đọc chính xác của thẻ giảm xuống đặc biệt thấp. Nhiều vấn đề nhỏ gộp lại tạo nên vấn đề lớn và lâu dài đối với Walmart. Tiếp đến là vấnđề chi phítrong việc giới thiệu và vận hành côngnghệ mới. Walmart đã dành rấtnhiều tiền để thực hiện công nghệRFID.Vàđể thực hiện hệ thống RFID, số tiền mà Walmart bỏ ra là một con số khổng lồ. Giá thành của mỗi thể RFID là $0.3,vàchúngđược đem nhân vớisốlượng hàng hóa khổnglồ mà mộttrong những công ty bán lẻ lớn nhất thế giới bán ra. Dù ai phải trả tiền cho những tấm thẻ này đi nữa thì chiphícũng đã tăng lên và chắc chắn rằng nó sẽảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu như thẻ bị hỏng,một loại chi phíkhác lại phát sinh. Vấn đề Walmart phải đối mặt ở đây là họ thực hiện chuỗi cung ứng một cách thông minh cùng với
  • 21. hệ thống thông tin của mình để tối ưu hoạt động và giảm chi phí, nhưng lại có một loại chiphí khác phátsinh quá đáng kểxuất hiện ngaytrong công nghệđể thực hiện chuỗi cung ứng. Hệ thống thông tin phức tạp của Walmart cũng là một điều đáng lo ngại. Họ có cả một hệ thống thông tin khổng lồ, toàn diện, gắn kết chặt chẽ với nhau, giải quyết được mọi vấn đề về thông tin. Thế nhưng, việc có quá nhiều hệ thống liên kết với nhau tạo nên sự phức tạp mà không một công ty nào muốn có. Thêm nữa, các hệ thống hoạtđộng chặtchẽvớinhau, đó là một điều tốt. Nhưng nhìn theo mộthướng khác, với hiệu ứng Bullwhip, một lỗi nhỏ xảy ra ở hệ thống này có thể gây ra một lỗi lớn hơn ở hệ thống khác. Và đối với cả hệ thống thông tin thì nó sẽ trở thành một lỗi cực kì nghiêm trọng. Khi mọi thứ quá hoàn hảo, thì chỉ cần một sự không hoàn hảo rất nhỏ cũng phá vỡ thế hoàn hảo đó. 5-Khuyến nghị Về hệ thống RFID, về cơ bản thì nó vẫn đang tỏ ra hoạt động rất hiệu quả. Nhưng đối với một công ty toàn cầu, Walmart cần đưa ra kế hoạch để tạo nên một tiêu chuẩn hóa cho hệ thống RFID. Như thế, công ty toàn cầu này có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn cầu của mình. Vấn đề chi phí của RFID nhìn chung thì không phải một vấn đề quá lớn lao và đáng lo ngại khi mà chi phí có thể chuyển vào sản phẩm, và giá thành vẫn không chênh lên mức làm sợ hãi người mua. Nhưng vấn đề này cần được giải quyết. Biện pháp tốt nhất để giảm chi phísử dụng RFID đó là làm cho nó phổ biến trên toàn cầu, trên toàn bộ các ngành sản xuất hàng hóa. Khi mà nó được áp dụng rộng rãi, nó sẽ trở nên phổ biến, phương pháp làm ra nó sẽđược công nghiệp hóa hơn. Giá thành của nó sẽ tự khắc giảm đi. Cũng giống như câu chuyện của thuốc kháng sinh penicillin vậy.