SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
TRUYỀNTHÔNGVỀPHÒNGCHỐNGLẠMDỤNG
VÀGIẢMTHIỂUTÁCHẠICỦAVIỆC
LẠMDỤNGĐỒUỐNGCÓCỒN
(Tàiliệudànhchohọcviên)
2 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Lạm dụng đồ uống có cồn gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của người sử dụng, đến
gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội. Nhà nước đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg
về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm
2020, ngày 12/02/2014 nhằm giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.
Phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn góp phần nâng cao sức khỏe người dân, ổn
định kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tham gia phòng, chống tác hại của lạm dụng
đồ uống có cồn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Có rất nhiều biện pháp để phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn. Trong đó, truyền
thông là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân
về tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, từ đó hướng dẫn thực hiện các hành vi có lợi để
thực hiện uống có trách nhiệm.
Cuốn tài liệu này được biên soạn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về
phòng chống lạm dụng và giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn cho các cán
bộ truyền thông trong lĩnh vực này.
Xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia về y tế và về lĩnh vực Văn hóa uống đã góp ý,
chỉnh sửa để cuốn tài liệu được hoàn thành. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được các ý
kiến phản hồi của quý vị độc giả để tài liệu ngày càng hoàn thiện, đáp ứng mong đợi của
người sử dụng.
Nhóm Biên soạn
Lời giới thiệu
3TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Mục lục Nội dung Trang
PHẦN I. 	 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYỀN THÔNG VỀ
PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA
VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
4
Một số khái niệm 4
Tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn 6
Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm 8
PHẦN II. 	TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ PHÒNG CHỐNG
LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG
ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
11
Tổng quan truyền thông 11
Các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 17
Hướngdẫnthựchiệnmộtsốhìnhthứctruyềnthôngvềphòngchống
lạm dụng và giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn
24
Thảo luận nhóm 24
Nói chuyện sức khỏe 28
Thăm hộ gia đình 31
Tổ chức câu lạc bộ sức khỏe 34
Tổ chức cuộc thi 36
Lập kế hoạch truyền thông 38
Tài liệu tham khảo 43
4 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYỀN THÔNG
VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU
TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Phần I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Khái niệm rượu, bia
Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường
có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc.
Rượu, bia được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Với đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia
không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra
các vấn đề về sức khỏe cá nhân và quan hệ xã hội.
Tác động của rượu, bia đối với người sử dụng phụ thuộc vào:
"" Lượng rượu, bia sử dụng
"" Tốc độ uống nhanh như thế nào
"" Chiều cao cân nặng
"" Giới tính
"" Tình trạng sức khoẻ nói chung
"" Chức năng gan
"" Uống rượu, bia một mình hay với nhiều người
"" Có dùng rượu, bia với các chất gây nghiện khác không
5TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
2. Đơn vị rượu
Là đơn vị đo lường dùng để quy đổi đồ uống có cồn với nồng độ khác nhau, tương đương
với 10g etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Cụ thể 1 đơn vị rượu được tính bằng:
"" 330ml bia (bia hơi/ bia chai/ bia lon)
"" 100ml rượu vang 13,5%
"" 30ml rượu mạnh 40%-43%
3. Lạm dụng đồ uống có cồn
Là việc sử dụng đồ uống có cồn với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến
sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
Cụ thể lạm dụng đồ uống có cồn là khi:
`
"" Người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị
rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ
"" Người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn
vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ
"" Sử dụng đồ uống có cồn trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm
(trẻ vị thành niên, đang lái xe..)
"" Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng đồ
uống có cồn
6 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.	Đối với sức khỏe
™™ Sử dụng đồ uống có cồn với liều lượng tương đối nhỏ cũng có thể gây cảm giác
chóng mặt, chếnh choáng; làm thay đổi tâm trạng, giảm ức chế và thay đổi hành vi;
giãn mạch máu ở da khiến da bị ửng đỏ, tăng tiết mồ hôi; tăng nhịp tim; kích thích
thành dạ dày; tăng nhu cầu tiểu tiện.
™™ Lạm dụng đồ uống có cồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
7TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
2.	Đối với kinh tế
™™ Lạm dụng rượu bia sẽ gây ra những tổn thất trực tiếp về kinh tế cho
gia đình và xã hội do việc chi phí quá mức cho mặt hàng này, hoặc
chi phí để giải quyết hậu quả.
™™ Người lạm dụng rượu bia sẽ có kết quả học tập, làm việc giảm sút,
dẫn đến tổn thất gián tiếp về kinh tế cho cá nhân và xã hội.
3.	Đối với mối quan hệ trong gia đình
™™ Nhiều vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân
do lạm dụng rượu bia. Bạo lực trong gia đình
là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ xâm
phạm tính mạng, sức khỏe mà còn để lại
những tổn thương tâm, sinh lý của nạn nhân,
đặc biệt là trẻ em.
™™ Bậc phụ huynh cũng sẽ gặp khó khăn trong
việc dạy dỗ con cái khi họ lạm dụng rượu bia
và trở thành tấm gương xấu trong gia đình.
4.	Đối với xã hội
™™ Mất trật tự trị an: lạm dụng đồ uống có cồn
làm mất hình ảnh của mỗi cá nhân và có nguy
cơ dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội.
™™ Gây tai nạn giao thông: nhiều vụ tai nạn giao
thông có nguyên nhân từ lạm dụng đồ uống
có cồn.
™™ Đặc biệt do thiếu hiểu biết và thích mạo hiểm,
thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi tác
động của rượu bia, gây ra những tác hại cho
bản thân và xã hội.
8 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.	Những trường hợp bị cấm hoặc không nên uống đồ uống có cồn
™™ Trẻ vị thành niên:
99 Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc uống rượu bia trước tuổi 15 làm tăng nguy cơ
nghiện hay lạm dụng rượu bia gấp 5 lần so với những người bắt đầu uống khi đã
trưởng thành.
99 Bộ não trong giai đoạn phát triển nhạy cảm hơn với những tác hại do việc uống
rượu bia thường xuyên gây ra hơn so với giai đoạn trưởng thành. Uống nhiều
rượu bia từ sớm có hại đối với xương, tăng trưởng và phát triển nội tiết.
99 Do thiếu hiểu biết về rượu bia, cộng với xu hướng có những hành vi mạo hiểm, vị
thành niên dễ gặp nguy cơ đối với những tác hại khác của rượu bia như hành vi
tình dục nguy cơ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây truyền qua đường
tình dục,...
™™ Người đang thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và sự tập trung (điều khiển xe
máy, ôtô, máy bay, các môn thể thao dưới nước, vận hành máy móc…)
99 Người điều khiển phương tiện, máy móc phải duy trì sự tỉnh táo và phản ứng
nhanh nhạy, có tầm nhìn rõ. Một số thói quen uống rượu bia có thể ảnh hưởng
đến những yêu cầu này, làm tăng nguy cơ tai nạn.
™™ Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ:
99 Trường hợp phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sử dụng rượu bia sẽ dễ gây
ra những biến chứng có hại hoặc ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai kỳ, hoặc
trẻ nhỏ.
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN UỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
9TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
99 Về lâu dài, hành vi này sẽ gây ra những tác động về thể chất và trí tuệ cho trẻ,
hoặc dẫn đến rủi ro tiếp xúc với bia rượu sớm ở trẻ.
™™ Người mắc bệnh hoặc đang uống thuốc.
99 Rượu bia có thể có phản ứng với thuốc men, khiến thuốc kém hiệu quả, hoặc dẫn
đến những thay đổi nguy hiểm về tác dụng của thuốc, ảnh hưởng đến hệ thần
kinh và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể
2.	Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm
2.1.Uốngtronggiớihạnchophépvàtheodõimứcuống
"" Uống trong giới hạn cho phép: người dưới 60
tuổi uống không quá 21 đơn vị rượu/tuần, 3
đơn vị rượu/ngày, 1 đơn vị rượu/giờ; người từ
60 tuổi trở lên uống không quá 14 đơn vị rượu/
tuần, 2 đơn vị rượu/ngày, 1/2 đơn vị rượu/giờ.
"" Uống chậm rãi để cơ thể tiếp nhận đồ uống
một cách từ từ.
"" Ghi nhớ số lượng rượu bia đã uống để biết
dừng đúng lúc.
2.2.Ăntrướckhiuốngđồuốngcócồn
"" Uống khi đói khiến giới hạn an toàn giảm đi một
nửa. Chất cồn trong đồ uống sẽ ngấm nhanh và
mạnh hơn dẫn đến tình trạng mới uống đã say.
"" Ăn nhẹ trước khi uống để cơ thể có thời gian
hấp thụ đồ uống có cồn.
"" Uống nước, sữa trước khi uống đồ uống có cồn
để tránh tình trạng mất nước.
10 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
2.4.Từchốikhônguốnghoặcdừnglạiđúnglúc
"" Hãy từ chối nếu bạn không thể uống.
"" Kiên quyết dừng lại nếu đã uống đến
giới hạn cho phép
Từ chối uống hoặc dừng khi đến giới hạn
2.5.Tìmhoạtđộnglànhmạnhkhácthaythếviệcuốngrượu,bia
"" Luôn ghi nhớ rượu, bia không làm nên cuộc vui. Bạn có thể thay việc uống rượu
bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, thể thao.
2.6.Nóichuyệnvớimộtaiđónếucảmthấycóvấnđềvềviệcuốngrượubiađểtìmcáchgiảiquyết
"" Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân khi việc sử dụng đồ uống có cồn ảnh hưởng đến
tinh thần, công việc, cuộc sống của bạn.
2.3.Khôngláixesaukhiuốngđồuốngcócồn
"" Đi bộ về nhà nếu quãng đường không quá xa
"" Gọi người thân ra đón
"" Gọi taxi
"" Không để người mà bạn chưa thực sự tin tưởng
hoặc đang trong tình trạng như bạn đưa bạn về
nhà.
11TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI
VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU
TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Phần II
TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
1.	Khái niệm truyền thông
™™ Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi các tin tức, thông điệp hai chiều
từ người truyền đến người nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành
vi của người nhận. Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính 2 chiều. Truyền
thông luôn có mục tiêu và đối tượng cụ thể.
2.	Mô hình truyền thông
™™ Quá trình truyền thông
được diễn tả qua mô
hình sau đây:
Thông điệp Kênh
Nguồn
Người nhận
Phản hồi
Mô hình truyền thông
Nhiễu
12 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Nguồn truyền
Nguồn truyền là nơi cung cấp thông tin. Nguồn truyền có thể là một cá nhân, một nhóm,
một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, VARD, cán bộ y
tế xã, nhân viên y tế thôn, cán bộ hội chữ thập đỏ, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
Người nhận
Người nhận hay đối tượng truyền thông là người tiếp nhận các thông điệp. Họ có thể là
một cá nhân, một nhóm người hay toàn thể cộng đồng.
Các đối tượng truyền thông có thể phân thành các nhóm:
"" Đối tượng đích (đối tượng ưu tiên 1): là những đối tượng mà chúng ta muốn tác
động để họ thay đổi hành vi. Ví dụ: thanh niên, sinh viên, người lao động.
"" Đối tượng liên quan (đối tượng ưu tiên 2): là những người có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự thay đổi hành vi của đối tượng đích, có thể tác động để tạo ra sự thay đổi của
nhóm đối tượng đích. Ví dụ: bạn bè, hàng xóm, người thân trong gia đình.
"" Đối tượng quan trọng (đối tượng ưu tiên 3): là những nhà lãnh đạo chính quyền,
cộng đồng, tôn giáo; những người có thể ra các quyết định để ủng hộ, giúp đỡ, tạo
môi trường thuận lợi để sự thay đổi hành vi của đối tượng đích diễn ra. Ví dụ: thủ
trưởng cơ quan, hiệu trưởng, trưởng thôn…
Thông điệp
"" Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thông cơ bản được trình bày
ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào đó mà người truyền muốn
chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối tượng, kêu gọi đối tượng hành động.
"" Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, dễ hiểu và có tính khuyến khích, thuyết
phục đối tượng hành động.
13TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Có 2 kênh truyền thông chính:
11 22"" Truyền thông trực tiếp: là
truyền thông mặt đối mặt
như nói chuyện, tư vấn, thảo
luận nhóm, hội họp…
"" Truyền thông gián tiếp (còn
gọi là truyền thông đại chúng):
là truyền thông qua những
phương tiện như loa, đài phát
thanh, đài truyền hình, các tài
liệu in ấn như báo chí, áp phích,
tranh quảng cáo, internet…
Mỗi kênh truyền thông đều có những ưu điểm và hạn chế.Vì vậy, cần phối hợp sử dụng các
kênh, phương tiện truyền thông để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ: phối hợp giữa thảo
luận nhóm và phát tài liệu, tờ rơi.
Phản hồi
Phản hồi là những thông tin, ý kiến được phản ảnh từ phía đối tượng đến người truyền.
Dựa vào phản hồi, người truyền có thể đánh giá được tác động, kết quả của quá trình
truyền thông, từ đó có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp và kịp thời làm
cho quá trình truyền thông được hiệu quả.
Thông tin phản hồi có thể thu nhận trực tiếp từ đối tượng hoặc qua quan sát, qua các hoạt
động giám sát, đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng.
Kênh
"" Là phương tiện và cách thức để chuyển tải thông điệp truyền thông đến đối tượng
truyền thông.
14 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Nhiễu
Nhiễu là những hiện tượng diễn ra không bình thường, không mong muốn khiến cho
công việc đang thực hiện gặp khó khăn trở ngại.
Trong công tác truyền thông, nhiễu có thể là tiếng ồn, môi trường quá nóng, quá lạnh
hoặc sự xuất hiện của những người, những việc, sự việc ảnh hưởng đến quá trình truyền
thông. Nhiễu cũng có thể là những ngôn ngữ khó hiểu, là việc đưa thông tin liên tục, quá
nhiều hoặc không liên quan đến nội dung truyền thông.
Khi thực hiện truyền thông cần hạn chế tối đa các yếu tố nhiễu vì nhiễu làm sai lệch thông
điệp truyền thông, làm giảm hiệu quả truyền thông.
3.	Truyền thông thay đổi hành vi
Khái niệm truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi là quá trình hoạt động truyền thông có kế hoạch nhằm tạo
ra sự thay đổi hành vi bền vững của cá nhân và cộng đồng.
Truyền thông thay đổi hành vi dựa trên cơ sở hiểu thực trạng, trao đổi các thông tin thích
hợp, giúp đối tượng phát triển các kỹ năng, niềm tin, và thúc đẩy vượt qua các trở ngại và
khó khăn, để thực hiện và duy trì hành vi mới.
Khái niệm về hành vi và hành vi sức khỏe
Hành vi của con người được hiểu là những thói quen và việc làm hàng ngày của con người
trong cuộc sống.
Hành vi sức khỏe là những thói quen và việc làm hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe
của cá nhân và cộng đồng.
Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, từ chối uống
đồ uống có cồn khi đến giới hạn…
Hành vi có hại cho sức khỏe: uống rượu bia khi đói, lái xe sau khi uống rượu bia,…
Chúng ta có thể quan sát được việc làm và thói quen sinh hoạt của con người. Nghĩa là,
hành vi của mỗi người đều có thể quan sát được. Đây là điểm quan trọng để đánh giá hiệu
quả truyền thông.
15TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Những điều kiện để có hành vi sức khỏe tốt
Kiến thức: hiểu biết đầy đủ về hành vi đó
Niềm tin và thái độ tích cực, muốn thay đổi
Kỹ năng để thực hiện hành vi đó
Nguồn lực để giúp thực hiện hành vi đó
Sự hỗ trợ để duy trì hành vi lâu dài
Có thể hiểu rõ vấn đề trên qua ví dụ sau:
Hành vi: lạm dụng đồ uống có cồn
Kiến thức
Đối tượng không biết thế nào là lạm dụng đồ uống có cồn và tác hại của
việc lạm dụng đồ uống có cồn.
(Thiếu kiến thức)
Niềm tin
Đối tượng không tin rằng giảm thiểu sử dụng đồ uống có cồn sẽ có lợi
cho sức khỏe.
(Thiếu niềm tin)
Kỹ năng
Đối tượng không biết cách từ chối những lời mời uống rượu.
(Thiếu kỹ năng)
Nguồn lực
Không có người, không có tài liệu hướng dẫn đối tượng biết ranh giới
của lạm dụng và cách giảm thiểu sử dụng đồ uống có cồn.
(Thiếu nguồn lực)
Sự ủng hộ
Người thân trong gia đình không quan tâm đến việc đối tượng lạm dụng
đồ uống có cồn.
(Không có sự ủng hộ)
16 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Các bước thay đổi hành vi
"" Bước 1 – Chưa biết: đối tượng chưa nhận thức được hành vi có hại của mình.
"" Bước 2 – Đã biết: đối tượng nhận thức được nhưng chưa xác định được hành vi đó
cần thay đổi ở mức độ nào và thay đổi như thế nào.
"" Bước 3 – Quan tâm hành vi mới: hành vi mới đã được đối tượng quan tâm, chú ý.
Ở bước này, đối tượng sẽ xem xét những người xung quanh có thái độ hoặc hành
động như thế nào với vấn đề mà cá nhân đối tượng đang quan tâm để thay đổi. Khi
có được những thông tin tích cực từ cộng động, đối tượng sẽ có thái độ tích cực cho
sự thay đổi.
"" Bước 4 – Làm thử: đối tượng có thể tự làm để kiểm nghiệm hoặc tìm kiếm bằng
chứng về kết quả từ cộng đồng.
"" Bước 5 – Thay đổi và duy trì hành vi mới: hành vi mới được thay đổi và duy trì.
Lưu ý:
99 Hành vi chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài gồm nhận
thức, văn hóa, kinh tế,…
99 Có hành vi thay đổi nhanh, có hành vi thay đổi chậm.
99 Các bước thay đổi có thể diễn ra song song, đan chéo hoặc cách xa nhau
99 Bước 1, 2 và 3 có thể tác động dễ dàng; bước 4 và 5 tác động khó khăn hơn.
17TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP
Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi thông tin hoặc cảm xúc trực diện giữa cá nhân
với cá nhân hoặc giữa cá nhân với nhóm thông qua các giao tiếp bằng lời nói hoặc không lời.
Để thực hiện truyền thông trực tiếp tốt, người làm truyền thông cần có kiến thức tốt về
chủ đề truyền thông và phải có cách giao tiếp sao cho đối tượng cảm thấy được chia sẻ,
được tôn trọng và tin tưởng vào người làm truyền thông. Để làm tốt điều này, người truyền
thông cần phải rèn luyện các kỹ năng như:
"" Kỹ năng lắng nghe
"" Kỹ năng quan sát
"" Kỹ năng đặt câu hỏi
"" Kỹ năng nói/thuyết trình
"" Kỹ năng động viên, khuyến khích
"" Kỹ năng giao tiếp không lời
Rèn luyện và thực hành thật
nhiều là cách tốt nhất giúp bạn
làm tốt một việc gì đó.
18 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là quá trình làm sáng tỏ những gì nghe được,
quan sát được. Thông qua lắng nghe chúng ta thu nhận
và phân tích thông tin. Như vậy lắng nghe bao gồm cả
tập trung chú ý, suy ngẫm và hiểu rõ điều người đang nói.
Mục đích
"" Tiếp nhận đầy đủ và hiểu một cách thấu đáo thông tin/thông điệp
mà đối tượng chia sẻ.
"" Khuyến khích người nói tiếp tục trình bày ý kiến và cảm
xúc của họ.
"" Thông qua lắng nghe và xử lý thông tin thu được để có sự
điều chỉnh thông điệp cho phù hợp.
"" Thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với người nói.
Những việc cần làm
"" Lắng nghe kiên nhẫn. Hãy dành thời gian để họ nói lên những điều họ muốn nói,
muốn chia sẻ.
"" Biểu lộ sự lắng nghe bằng cách: sử dụng các từ đệm như“à”,“thế à”,“tôi hiểu”…; nhắc
lại những điểm quan trọng để khuyến khích đối tượng nói; kết hợp với kỹ giao tiếp
không lời phù hợp (nhìn vào mắt đối tượng, gật hoặc lắc đầu khi cần thiết…).
"" Thái độ thoải mái, tôn trọng, cởi mở, chân thành.
"" Kết hợp với quan sát.
Những điều cần tránh
"" Đưa ra nhận xét, phê phán, kết luận hay lời khuyên khi đối tượng không có yêu cầu.
"" Chỉ nghe những gì mình thích, mình lưu tâm.
"" Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với người nói.
"" Cắt ngang lời người nói (chỉ khéo léo ngắt
lời nếu đối tượng nói quá dài ảnh hưởng đến
quá trình truyền thông)
19TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Kỹ năng quan sát
Quansáttrongtruyềnthôngtrựctiếplàkỹnăngđọcnhững
ngôn ngữ không lời của đối tượng để hiểu hơn về họ.
Mục đích
"" Hiểu được sức khỏe, tâm trạng, thái độ của người đang đối thoại. Với tình huống
truyền thông tại hộ gia đình, quan sát sẽ giúp người làm truyền thông hiểu hoàn
cảnh sống, hành vi của gia đình để có thể đưa ra các lời khuyên phù hợp.
"" Thu nhận thông tin phản hồi từ đối tượng để kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù
hợp. Ví dụ: quan sát thấy đối tượng bối rối thì có thể là họ chưa hiểu những gì mà
truyền thông viên nói. Quan sát thấy người mình đang nói chuyện nhìn đi nơi khác,
đứng ngồi không yên có thể là họ không quan tâm đến nội dung ta trao đổi hoặc là
họ muốn dừng cuộc nói chuyện.
"" Có thể học hỏi thông qua những gì quan sát được.
Những việc cần làm
"" Định hướng nội dung quan sát: cách ăn mặc, nét mặt, cử chỉ, phản ứng của đối
tượng. Quan sát điều kiện sống, trang thiết bị, vật dụng trong gia đình, thái độ của
những thành viên khác…(nếu là đến thăm hộ gia đình).
"" Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý.
"" Thái độ quan sát cần: tế nhị, lịch sự, bao quát, liên tục và khách quan. Quan sát kết
hợp với lắng nghe.
Những điều cần tránh
"" Thái độ thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung.
"" Soi mói, ánh mắt thiếu thiện cảm.
20 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Những điều cần tránh
"" Đặt câu hỏi khó hiểu, khó trả lời.
"" Đặt câu hỏi mang tính soi mói, không đúng trọng tâm.
"" Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu“hỏi cung”.
"" Đặt quá nhiều câu hỏi“tại sao”.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng nhằm khơi gợi, dẫn
dắt, làm sáng tỏ, giúp đối tượng bày tỏ suy nghĩ, tình
cảm; giúp người truyền thông nhận được thông tin phản
hồi chính xác từ đối tượng.
Mục đích
"" Khuyến khích đối tượng chia sẻ, đặc biệt với những đối tượng rụt rè, e ngại.
"" Tập trung vào chủ đề truyền thông, không lạc đề.
"" Hiểu rõ hơn về cảm xúc, hiểu biết, thái độ, thực hành liên quan đến chủ đề truyền
thông của đối tượng.
"" Tạo tương tác“2 chiều”giữa người làm truyền thông và đối tượn
Những việc cần làm
"" Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp
"" Đặt câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.
"" Đặt câu hỏi từ dễ đến khó. Việc bắt đầu bằng các câu hỏi khó có thể sẽ khiến đối
tượng cảm thấy thiếu tự tin, lúng túng.
"" Trong truyền thông với nhóm nên đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước,
những người nhút nhát sau.
"" Sử dụng xen kẽ các câu hỏi đóng và câu hỏi mở .
99 Câu hỏi đóng: câu trả lời cho câu hỏi đóng là “có”/“không” hoặc chỉ có một lựa
chọn duy nhất. Ví dụ: bạn có thường xuyên uống rượu không?
99 Câu hỏi mở: là câu hỏi yêu cầu đối tượng đưa ra nhiều thông tin. Loại câu hỏi này
cần thời gian suy nghĩ để trả lời. Câu hỏi mở thường dùng các từ để hỏi như“khi
nào”,“như thế nào”,“tại sao”,“cái gì”,“ở đâu”…. Ví dụ: theo bạn, lạm dụng rượu bia
có những tác hại gì?
21TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Kỹ năng nói/trình bày
Nói/trình bày là kỹ năng cơ bản của người truyền thông để
chuyển tải kiến thức, tình cảm… của mình đến đối tượng
nhằm đạt được mục tiêu truyền thông.
Mục đích
"" Thu hút sự tập trung, chú ý của người nghe đến nội dung trình bày.
"" Giúp người nghe tiếp thu và hiểu một cách đầy đủ, chính xác các thông điệp mà
người nói muốn chuyển tải.
"" Tạo sự tin tưởng của người nghe, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các hành vi lành mạnh .
Những việc cần làm
"" Nghiên cứu, tìm hiểu trước về đối tượng, chuẩn bị nội dung
truyền thông phù hợp với đối tượng.
"" Tạo môi trường thuận lợi, yên tĩnh.
"" Nói rõ ràng, mạch lạc, hợp lý. Nói câu đơn giản, ngắn gọn.
"" Có âm điệu, ngữ điệu phù hợp.
"" Tập trung vào chủ đề chính.
"" Kết hợp với ngôn ngữ không lời một cách phù hợp: di chuyển
hợp lý, minh họa bằng động tác tay, ánh mắt, khuôn mặt…
"" Hài hước khi có thể.
"" Thể hiện rõ sự nhiệt tình, quan tâm đến người nghe.
"" Biết dừng đúng lúc.
Những điều cần tránh
"" Chỉ nói những điều mình thích chứ không nói
những điều đối tượng quan tâm.
"" Nói đều đều, không cảm xúc, nói cho xong việc.
"" Nói lan man, không trọng tâm.
"" Nói những điều không chắc chắn.
Nói không suy nghĩ giống
như bắn mà không nhắm.
TụcngữTâyBanNha
22 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Những việc cần làm
"" Tạo không khí thân mật, cởi mở ngay từ ban đầu bằng
cách mỉm cười, mời ngồi, mời uống nước…
"" Thể hiện sự đồng cảm hoặc chia sẻ với đối tượng truyền
thông bằng ngôn ngữ có lời hoặc không lời (gật đầu đồng
tình, mỉm cười, sử dụng một số từ đệm như“vâng”, “thế à”,
“phải rồi”…).
"" Khen ngợi những gì đối tượng đã làm tốt, đã hiểu đúng.
"" Hỏi ý kiến của đối tượng trong mỗi tình huống cụ thể. Ví dụ: theo anh/chị, chúng ta
nên giải quyết việc này thế nào?.
"" Chỉ ra những điểm mạnh của đối tượng để họ thêm tự tin.
Một cái siết tay, một nụ cười, một lời
khen đúng lúc sẽ tiếp thêm sức mạnh
để mọi người vững tin bước tiếp.
Những điều cần tránh
"" Thờ ơ, thiếu tập trung trong quá trình truyền thông.
"" Động viên với thái độ xã giao hoặc làm cho qua chuyện.
"" Khen ngợi một cách quá mức.
Kỹ năng động viên
Độngviênlàkhuyếnkhích,khíchlệđốitượngnóilênsuy
nghĩ, tâm tư, tình cảm của họ cũng như khuyến khích họ
thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe.
Mục đích
"" Khuyến khích đối tượng tự tin nói lên suy nghĩ của mình.
"" Tạo sự tin tưởng giúp đối tượng thực hiện và duy trì các hành vi có lợi cho sức khỏe.
"" Thể hiện được sự quan tâm của người làm truyền thông với đối tượng từ đó giúp
rút ngắn khoảng cách, tạo sự gần gũi giữa người truyền thông và đối tượng được
truyền thông.
23TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Kỹ năng giao tiếp không lời
Giao tiếp không lời là hình thức giao tiếp không sử dụng lời
nói hay chữ viết mà dùng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt
và nhiều động tác cơ thể khác để chuyển tải thông điệp.
Mục đích:
"" Chứng tỏ quá trình giao tiếp đang diễn biến theo chiều hướng tích cực.
"" Khuyến khích đối tượng tiếp tục trình bày ý kiến của mình.
"" Bày tỏ sự đồng cảm giữa người nói với người nghe.
Những việc cần làm:
"" Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp.
"" Thái độ hòa nhã, thân thiện.
"" Ngồi ngang tầm với đối tượng, tư thế thoải mái. Người hơi ngả về phía trước một chút.
"" Nét mặt phù hợp với quá trình giao tiếp và tâm trạng đối tượng.
"" Nhìn vào mắt đối tượng: để mắt lần lượt đến từng người (với nhóm nhỏ) hoặc lần
lượt tới từng nhóm nhỏ (với nhóm lớn). Chỉ nhìn vào mỗi người 2-4 giây rồi rời mắt
sang người khác.
Những điều cần tránh:
"" Ngồi bắt chéo chân hoặc ngả người ra phía sau.
"" Nét mặt đăm chiêu, cau có, lạnh nhạt.
"" Nhìn chằm chằm vào một đối tượng quá lâu.
"" Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thở dài…
"" Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn.
24 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.	 Khái niệm
Thảo luận nhóm là sự trao đổi giữa những
người có chung một mối quan tâm về sức
khỏe. Thông thường một nhóm khoảng
10-15 người.
2.	Mục đích thảo luận nhóm
™™ Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng (lạm dụng đồ uống có cồn là gì, tác hại của
việc lạm dụng đồ uống có cồn).
™™ Hỗ trợ và động viên, khuyến khích các thành viên của nhóm thực hiện và duy trì các
hoạt động có liên quan đến sức khỏe (ví dụ: cách từ chối khi được mời/ép uống đồ
uống có cồn, cách khắc phục tác hại của đồ uống có cồn…).
3.	Chuẩn bị cho một buổi thảo luận nhóm
™™ Xác định chủ đề thảo luận: căn cứ tình hình thực tế để chọn những chủ đề ưu tiên
cần giải quyết.
	 Ví dụ: ở địa phương, có nhiều nam giới thường xuyên tụ tập uống rượu bia rồi say xỉn, cãi
vã, đánh lộn lẫn nhau. Truyền thông viên có thể chọn chủ đề thảo luận là “Tác hại của việc
lạm dụng đồ uống có cồn” hoặc “Làm thế nào để giảm thiểu tác hại của đồ uống có cồn?”
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ HÌNH THỨC
TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ
GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
THẢO LUẬN NHÓM
25TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
™™ Xác định đối tượng thảo luận nhóm: tuỳ theo chủ đề của cuộc thảo luận mà chọn
đối tượng cho phù hợp. Đối tượng tham gia thảo luận có thể là đối tượng đích, đối
tượng liên quan hoặc đối tượng quan trọng.
	 Ví dụ: với chủ đề truyền thông “Tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn”, đối tượng có
thể là những người đàn ông thường xuyên uống rượu bia (đối tượng đích) hoặc vợ con của
những người đó (đối tượng liên quan) hoặc tổ trưởng dân phố/thôn xóm, bí thư đảng ủy
phường/xã, công an…(đối tượng quan trọng).
	 Số lượng người cho một cuộc thảo luận nhóm tốt nhất là khoảng 7-10 người. Nếu số đối
tượng phù hợp với chủ đề thảo luận quá đông, nên tổ chức thành nhiều buổi thảo luận.
™™ Xác định thời gian và địa điểm thảo luận:
99 Xác định rõ thời điểm thảo luận (ngày, giờ), thời lượng thảo luận (trong bao lâu)
là thích hợp để đối tượng tham gia đông đủ. Thời gian cho một cuộc thảo luận
thông thường từ 60-90 phút.
99 Chọn nơi yên tĩnh, thuận tiện đi lại để mọi người dễ bày tỏ ý kiến của mình (ví dụ:
hội trường/nhà văn hóa thôn...)
™™ Có thể lồng ghép thảo luận nhóm trong các buổi sinh hoạt của cộng đồng như họp
hội Phụ nữ, hội Nông dân, sinh hoạt định kỳ của Đoàn thanh niên...
™™ Chuẩn bị nội dung, tài liệu, phương tiện:
99 Tìm hiểu kỹ nội dung sẽ truyền thông.
99 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến chủ đề thảo luận.
99 Sưu tầm các tài liệu liên quan đến chủ đề thảo luận: tranh lật, áp phích, tranh
gấp, băng/đĩa...
™™ Thông báo cho lãnh đạo địa phương về kế hoạch tổ chức thảo luận nhóm. Nếu cần
có thể yêu cầu địa phương cử người hỗ trợ (chuẩn bị hội trường, thông báo cho đối
tượng tham dự...)
™™ Thông báo hoặc gửi thư mời cho các thành viên tham dự trước ngày thảo luận ít
nhất 2 ngày về thời gian, địa điểm để mọi người sắp xếp tham dự.
26 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
4.	Các bước tiến hành một buổi thảo luận nhóm
"" Bước 1: chào hỏi, nêu chủ đề thảo luận
99 Tự giới thiệu mình và đề nghị những người tham dự tự giới thiệu về họ. Có thể
áp dụng các trò chơi hoặc các hoạt động văn nghệ để tạo không khí thân mật,
thoải mái.
99 Giới thiệu tóm tắt về chủ đề thảo luận và thời gian dự kiến.
"" Bước 2: trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về chủ đề thảo luận
99 Đặt câu hỏi để xem đối tượng đã biết gì về chủ đề thảo luận: đối tượng đã làm
gì? Kết quả ra sao? Đối tượng cảm thấy thế nào về chủ đề này? Ví dụ: theo anh/
chị, thế nào là lạm dụng đồ uống có cồn? Việc lạm dụng đồ uống có cồn gây ra
những tác hại gì?.....
99 Khen ngợi những ý kiến hay. Không chê bai những điều mọi người chưa hiểu
hoặc làm chưa đúng.
"" Bước 3: bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ
99 Bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới.
99 Sử dụng các tài liệu truyền thông hỗ trợ và đưa ra các kinh nghiệm thực tế tại địa
phương để minh họa.
"" Bước 4: tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết
99 Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu khó khăn, cản trở đối tượng thực hiện hành vi mới.
Ví dụ: vì sao anh thường uống rượu say? Chị đã nói với chồng chị như thế nào sau
mỗi lần anh say rượu?.
99 Thảo luận cách giải quyết các khó khăn đó: khuyến khích mọi người chia sẻ kinh
nghiệm. Khen ngợi các giải pháp hay.
"" Bước 5: kiểm tra
99 Mời một số thành viên trong nhóm nhắc lại những điểm chính đã trao đổi. Ví dụ:
anh/chị có thể cho biết chúng ta vừa thảo luận về những nội dung gì?
99 Bổ sung thêm cho đầy đủ hoặc chỉnh sửa lại thông tin nếu cần.
"" Bước 6: tóm tắt các điểm chính và đạt được cam kết thực hiện hành vi mới
99 Tóm tắt những nội dung chính của cuộc thảo luận
99 Khuyến khích các thành viên tham dự cam kết thực hiện (cam kết miệng, giơ tay
biểu quyết, lập danh sách đăng ký thực hiện).
99 Tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận. Cảm ơn sự tham gia của đối tượng.
27TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Vấn đề Cách giải quyết
Một số người im lặng,
không nói gì.
Lôi kéo họ vào cuộc thảo luận bằng cách:
"" Nhìn vào họ tỏ ý muốn mời phát biểu
"" Chỉ định họ phát biểu nếu họ tỏ ra quan tâm
"" Hỏi một vài câu hỏi nhỏ về bản thân họ
để khuyến khích họ tham gia
Một số người nói
quá nhiều và thường
xuyên.
Cảm ơn sự đóng góp của họ và mời ngay một
người khác phát biểu. Ví dụ:‘‘Cảm ơn anh An đã
phát biểu ý kiến. Trong nhóm ta còn ai có ý kiến
khác không? Xin mời anh Hoàng’’.
Đi chệch chủ đề
thảo luận.
Nhắc lại câu hỏi thảo luận để đối tượng tập trung
hơn vào chủ đề chính, nếu cần thì viết to để mọi
người có thể nhìn thấy dễ dàng.
Xảy ra mâu thuẫn khi
tranh luận hoặc một
số đối tượng đưa ra
các thông tin sai.
Khen 2 bên có ý kiến hay. Dung hòa và đi đến
thống nhất.
Những tình huống khó trong thảo luận nhóm và cách giải quyết
28 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.	 Khái niệm
Nói chuyện sức khỏe là hình thức truyền
thông trực tiếp với nhóm lớn (30-40 người,
thậm chí đông hơn) nhằm phổ biến kiến
thức và khuyến khích mọi người cùng
hành động giải quyết các vấn đề sức khỏe.
2.	Chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện sức khỏe
™™ Xác định đối tượng tham dự (họ là ai? số lượng bao nhiêu?) để chuẩn bị nội dung
nói chuyện phù hợp với người nghe.
™™ Xác định nội dung: mục đích của buổi nói chuyện, những điểm chính bạn mong
muốn người nghe cần nắm bắt được để tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội
dung quan trọng khi thuyết trình. Xây dựng dàn ý hợp lý có đủ 3 phần: giới thiệu,
nội dung và kết luận.
™™ Xác định thời gian nói chuyện.
™™ Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp và thuận tiện với đối tượng.
™™ Chuẩn bị tài liệu, phương tiện: các phương tiện (máy tính, máy chiếu, màn hình
ti vi, đầu đĩa...) và tài liệu truyền thông (áp phích, tranh gấp…) phải phù hợp với
không gian, thời gian buổi nói chuyện sẽ diễn ra.
™™ Tập nói trước kể cả khi bạn cảm thấy đã tự tin.
3.	Các giai đoạn chính của một cuộc nói chuyện sức khỏe
Thu hút ngay sự chú ý của mọi người
™™ Bắt đầu bằng một sự kiện“Vì say xỉn nhiều mà anh A đã đánh vợ gãy tay“.
™™ Tạo sự hồi hộp“Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của một thanh niên đẹp trai,
tài giỏi mà chỉ vì rượu chè nên đã trở thành người thất nghiệp, bị vợ bỏ...”
NÓI CHUYỆN SỨC KHỎE
29TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
™™ Tuyên bố sự kiện gây ngạc nhiên/xúc động: “Ngay tại tổ
dân phố của chúng ta, tuần vừa qua có đến 3 người phải
vào bệnh viện vì ngộ độc rượu”.
™™ Yêu cầu giơ tay:“Anh chị nào đã từng nhìn thấy người say
rượu xin giơ tay”.
™™ Thông báo sẽ nói cho mọi người về cách làm thế nào để
họ đạt được điều họ muốn “Sau buổi nói chuyện này, tôi hy vọng sẽ giúp anh chị
hiểu rõ hơn về lạm dụng đồ uống có cồn và tác hại của nó, từ đó chúng ta sẽ biết nên
làm thế nào để uống có trách nhiệm.”
Đưa ra một vài ý chính và hỗ trợ cho ý chính
Chỉ nên đưa ra một vài ý chính. Với mỗi ý chính, đưa các ý hỗ trợ theo cách:
™™ Đưa ra một số ví dụ riêng của cá nhân: mọi người đều thích nghe kể chuyện, nếu bạn
có thể đưa ra một câu chuyện cụ thể minh hoạ cho ý chính của mình thì mọi người
sẽ thích nghe và có hiệu quả hơn.
™™ Đưa ra các số liệu thống kê: "Theo tổng kết của ban an toàn giao thông phường ta,
6 tháng đầu năm đã có 12 vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan đến lạm
dụng rượu bia trên địa bàn phường"
™™ Sử dụng lời lẽ của một chuyên gia: bạn có thể hỗ trợ cho những ý chính của mình
bằng những lời của một chuyên gia được nhiều người biết đến và kính trọng. "Giáo
sư X, chuyên ngành phẫu thật chỉnh hình cho biết ..."
™™ Dùngsựsosánh:"TrongsốcácvụlyhônởtỉnhA,cóđến30%làdongườichồngnátrượu"
™™ Hỏi xem còn ai có những kinh nghiệm khác hỗ trợ cho ý kiến đó: "Đây mới chỉ là kinh
nghiệm của anh Bình, tôi chắc các anh/chị khác còn nhiều ý kiến hay. Xin mời các
anh/chị chia sẻ cùng mọi người!".
Kết thúc cuộc nói chuyện và kêu gọi hành động
™™ Tóm tắt: "Tóm lại, chúng ta vừa trao đổi với nhau về tác hại của việc lạm dụng đồ
uống có cồn. Đó là ..."
™™ Chỉ ra những lợi ích của hành động đó: "Nếu chúng ta giảm thiểu việc lạm dụng đồ
uống có cồn thì sẽ đạt được những lợi ích sau....."
™™ Yêu cầu hành động: "Sau cuộc gặp mặt này, chúng ta cần thực hiện…...’’
30 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
4. Một số lưu ý để buổi nói chuyện thành công
™™ Giọng điệu cần rõ ràng, đủ nghe, có điểm nhấn. Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Tránh nói một cách đều đều như trả bài, nói lắp bắp, lòng vòng, lan man.
™™ Duy trì giao tiếp bằng mắt với người nghe để tăng sự tin cậy, tăng sự chú ý tập trung
của họ. Giữ nét mặt thân thiện, cởi mở. Có thể dùng tay để nhấn mạnh các điểm
chính. Không nên quá nghiêm nghị hay cứng nhắc.
™™ Chỉ di chuyển khi cần thiết, không di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản
cảm cho người nghe
™™ Sử dụng thành thạo các phương tiện như micro, loa, đài, ti vi. Tốt nhất nên có người
hỗ trợ.
™™ Mặc dù thời gian trình bày chiếm phần lớn, nhưng cũng cần chú ý đến phản hồi của
đối tượng. Nên đặt các câu hỏi mở để tìm hiểu sự nắm bắt của họ tới đâu.
™™ Giải quyết thỏa đáng các câu hỏi đối tượng đặt ra. Đối với các câu hỏi ngoài tầm hiểu
biết của bạn, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực. Nếu bạn không
biết câu trả lời, hãy khai thác kinh nghiệm của những người tham dự hoặc hẹn trả lời
vào dịp khác, tuy nhiên việc này không nên lặp lại quá nhiều.
31TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.	 Khái niệm
Thăm hộ gia đình là việc cán bộ truyền
thông đến các hộ gia đình nhằm phát
hiện các vấn đề sức khỏe còn tồn tại và
tiến hành truyền thông để gia đình thực
hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe.
2.	Mục đích của thăm hộ gia đình
™™ Thu thập các thông tin cần thiết.Ví dụ: thu thập thông tin liên quan đến gia đình (số
nhân khẩu, hoàn cảnh sống, tính cách của đối tượng truyền thông...), kiến thức, thái
độ, hành vi của các thành viên trong gia đình liên quan đến chủ đề truyền thông …
™™ Cung cấp cho đối tượng kiến thức và kỹ năng mới. Ví dụ: thăm gia đình có người
lạm dụng rượu bia, giới thiệu cho gia đình kiến thức về hậu quả do lạm dụng rượu
bia với sức khỏe và hạnh phúc gia đình, hướng dẫn cách kiểm soát lượng rượu, bia
uống vào, cách từ chối khi được mời uống...
™™ Hỗ trợ việc thực hiện các hành vi lành mạnh. Ví dụ: hỗ trợ cai rượu, giải quyết bất
hòa gia đình do lạm dụng rượu gây ra…
™™ Giúp duy trì mối quan hệ tốt với các gia đình.
Ưu tiên đến thăm các hộ gia đình có người lạm dụng đồ uống có cồn, chịu ảnh hưởng
của việc lạm dụng đồ uống có cồn như ốm đau, gặp tai nạn giao thông, bất hòa trong
gia đình…
3.	Các nguyên tắc khi đến thăm hộ gia đình
™™ Tôn trọng các quy tắc xã giao và phong tục địa phương.
™™ Tạo không khí vui vẻ, cởi mở, tránh phê bình, chỉ trích.
™™ Nói thẳng vào vấn đề, không lan man.
THĂM HỘ GIA ĐÌNH
32 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
4. Chuẩn bị đến thăm hộ gia đình
™™ Lập danh sách các hộ gia đình
™™ Thu thập thông tin về hộ gia đình (hoàn cảnh, mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, mối quan hệ của gia đình với nhân dân địa phương...)
™™ Lựa chọn thời gian đến thăm thích hợp (khi đối tượng cần gặp và các thành viên
khác trong gia đình rảnh rỗi).
™™ Chuẩn bị nội dung dự kiến sẽ trao đổi, sổ ghi chép và các tài liệu truyền thông có
liên quan (tranh lật, tranh gấp).
5. Các bước thăm hộ gia đình
"" Bước 1: chào hỏi, nêu mục đích cuộc đến thăm
99 Chào hỏi các thành viên trong gia đình.
99 Giới thiệu mình là ai (nếu là lần đến thăm gia đình đầu tiên) và mục đích đến
thăm gia đình để các thành viên trong gia đình biết và hướng suy nghĩ của họ
về chủ đề đó.
"" Bước 2: quan sát, tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng về chủ
đề truyền thông
99 Quan sát ngay từ khi bước chân vào gia đình để biết hoàn cảnh sống và phát
hiện các vấn đề cần truyền thông.
99 Thăm hỏi tình hình sức khỏe của các thành viên trong gia đình, ưu tiên người già
và trẻ nhỏ.
99 Kiểm tra việc thực hiện các cam kết lần trước (nếu đây là lần đến thăm tiếp theo):
hỏi gia đình về việc thực hiện những điều mà gia đình đã cam kết trong lần
truyền thông trước có gặp khó khăn gì không, đã giải quyết khó khăn đó như thế
nào... Cần khen ngợi nếu gia đình đã thực hiện tốt.
99 Tìm hiểu kiến thức và các hành vi có liên quan đến chủ đề dự kiến truyền thông.
33TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
"" Bước 3: bổ sung thông tin, hướng dẫn kỹ năng
99 TTV bổ sung thêm thông tin cho đầy đủ và chính xác. Giải đáp các thắc mắc của
các thành viên trong gia đình.
99 Sử dụng tài liệu truyền thông (tranh lật, tranh gấp) để hỗ trợ khi bổ sung thông tin.
"" Bước 4: tìm hiểu khó khăn, trở ngại và thảo luận cách giải quyết
99 Sau khi cung cấp thông tin, hướng dẫn một số kỹ năng mới cho gia đình, cần
tìm hiểu xem gia đình có thể gặp phải khó khăn, cản trở gì khi thực hiện các lời
khuyên, cần hỗ trợ gì...
99 Bàn bạc thảo luận các biện pháp giải quyết các khó khăn đó, phân tích lợi ích,
hạn chế của từng biện pháp để gia đình tự quyết định sẽ thực hiện biện pháp
nào. Tránh áp đặt.
"" Bước 5: kiểm tra lại những điều vừa trao đổi
99 Đề nghị đối tượng nhắc lại các nội dung vừa trao đổi để xem họ hiểu được đến đâu,
có chỗ nào hiểu sai hoặc chưa hiểu
thì bổ sung thêm hoặc chỉnh sửa lại
nếu cần.
99 Tóm tắt những điều gia đình cần
nhớ, cần thực hiện.
"" Bước 6: đạt được cam kết của gia đình
về việc thực hiện hành vi mong đợi
99 Thống nhất với gia đình một số
việc cần thực hiện và thời gian cụ
thể để thực hiện.
99 Động viên, khuyến khích gia đình
thực hiện việc làm đó.
99 Hẹn gặp lại gia đình (có thời gian
cụ thể) để xem gia đình thực hiện việc làm đó như thế nào.
34 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức quần chúng
được tập hợp trên tinh thần tự nguyện, đồng sở
thích, tiến hành bằng những hoạt động nhằm
thỏa mãn những nhu cầu về học hỏi, vui chơi,
giải trí của cá nhân trong thời gian rỗi trên các
lĩnh vực theo những quy định của nhà nước.
1. Quy trình thành lập CLB
™™ Chọn các hạt nhân tích cực (khoảng từ 5 đến 7 người - nhóm người này về sau có
thể lựa chọn làm Ban chủ nhiệm lâm thời) có khả năng, năng lực đứng ra làm nòng
cốt để thực hiện các công việc chuẩn bị thành lập CLB.
™™ Lựa chọn mô hình CLB phù hợp với địa phương qua thực tế khảo sát.
™™ Xây dựng quy chế hoạt động của CLB (chức năng, nhiệm vụ của CLB; quyền hạn của
Ban chủ nhiệm, từng thành viên Ban chủ nhiệm và hội viên CLB).
™™ Tuyên truyền thành lập CLB thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và
truyền tai nhau, vận động các tổ chức đoàn thể của địa phương quan tâm đóng góp
ủng hộ về kinh phí, cơ sở vật chất ... để tiến hành thành lập CLB.
2.Tổ chức lễ ra mắt CLB
Có thể nói đây là hoạt động đầu tiên nên cần phải gây ấn tượng tốt đẹp cho hội viên, đảm
bảo vừa trang trọng, vừa vui tươi.
Các nội dung chính của buổi lễ:
"" Thông qua Quyết định thành lập CLB
"" Thông qua chương trình hoạt động của CLB
"" Thông qua quy chế hoạt động.
TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ SỨC KHỎE
35TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
3. Hoạt động của ban chủ nhiệm CLB
Căn cứ nhu cầu thực tế và ý kiến của hội viên để kiện toàn bổ sung nhân sự, quy chế
hoạt động ...
Hoạt động của Ban chủ nhiệm phải xuất phát từ nhu cầu, sở thích của hội viên; động viên,
khích lệ phát huy tính tích cực của các hội viên.
Phải quan tâm chú ý đến từng hội viên, tạo điều kiện giao tiếp cho các cá nhân, động viên
khen thưởng kịp thời bằng nhiều hình thức, góc độ khác nhau.
4. Các hình thức sinh hoạt của CLB
™™ Diễn giảng: Gồm các chủ đề chính trị, thời sự, khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao kiến
thức, trình độ thẩm mỹ, giáo dục nếp sống mới. Đây là dạng nói chuyện chuyên đề.
™™ Hội thảo, tọa đàm: là hình thức các hội viên CLB cùng tham gia thảo luận để làm
sáng tỏ một quan điểm hay một nhận định nào đó.
™™ Sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
™™ Giới thiệu sách báo, trưng bày triển lãm...
5. Điều kiện duy trì hoạt động của CLB
Có đội ngũ Ban chủ nhiệm năng động, sáng tạo, nhiệt tình, biết vận động quần chúng,
thu hút các hạt nhân tiêu biểu các nhà tài trợ (mạnh thường quân) đến tham gia sinh hoạt.
Nội dung, hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có tính thuyết phục cao;
không nhàm chán, cứng nhắc; lôi cuốn được quần chúng đến tham gia, hưởng thụ và sáng
tạo văn hóa.
Hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên trong CLB, hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần
thiết và đúng lúc
Có hệ thống cung cấp tài liệu để hội viên sinh hoạt.
Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí tối thiểu để hoạt động CLB.
Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn
thể để họ quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để CLB duy trì hoạt động có hiệu quả nhất.
36 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
TỔ CHỨC CUỘC THI
1. Mục đích
™™ Đánh giá sự hiểu biết và thực hành của đối tượng về chủ đề phòng chống và giảm
thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.
™™ Khuyến khích đối tượng và các thành viên trong cộng đồng quan tâm đến chủ đề này.
2. Các hình thức tổ chức cuộc thi
™™ Thi biểu diễn văn nghệ
™™ Thi tìm hiểu kiến thức
™™ Thi vẽ
™™ Thi sáng tác thơ, bài hát
™™ Thi truyền thông viên giỏi ...
3. Chuẩn bị cho cuộc thi
™™ Trình bày với lãnh đạo địa phương, đơn vị
™™ Lập kế hoạch chi tiết
™™ Lập danh sách đơn vị dự thi, ban tổ chức và ban giám khảo
™™ Chuẩn bị kinh phí, địa điểm, phương tiện
™™ Chuẩn bị nội dung cuộc thi
™™ Họp các bên liên quan thống nhất kế hoạch, chương trình
™™ Gửi giấy mời các thành phần tham gia
™™ Triển khai chiến dịch tập huấn, thông tin, truyền thông
trước và trong cuộc thi.
37TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
4. Tổ chức thi và trao giải thưởng
™™ Giám sát hỗ trợ các đơn vị tham gia
™™ Tổ chức chấm thi công bằng, minh bạch
™™ Công khai kết quả cuộc thi giữa Ban Tổ chức với Ban giám khảo và các bên liên quan
™™ Chuẩn bị giải thưởng phù hợp
5. Công việc sau cuộc thi
™™ Tổng kết đánh giá kết quả cuộc thi.
™™ Đưa tin cho cuộc thi để tạo dư luận và tinh thần tốt cho cuộc thi sau. Việc này cũng
khích lệ mọi người tăng cường tìm hiểu các kiến thức và thực hành.
38 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
1.	Khái niệm
™™ Lập kế hoạch là quá trình dự kiến những công việc
cần làm sao cho phù hợp với thời gian và kinh phí.
Dự tính việc nào nên làm trước, những khó khăn
có thể gặp phải để có biện pháp khắc phục kịp
thời nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
2.	Tầm quan trọng của lập kế hoạch
™™ Giúp cho quá trình thực hiện công việc được chủ động, thuận lợi; lường trước
được những khó khăn trở ngại do đó kết quả sẽ đạt được ở mức cao nhất so với
mong muốn.
™™ Góp phần trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động truyền thông.
3.	Lập kế hoạch một buổi truyền thông cụ thể
3.1.Xácđịnhđượcchủđềtruyềnthông
"" Lựa chọn vấn đề sức khoẻ tại địa phương cần ưu tiên giải quyết. Mỗi buổi chỉ nên tập
trung vào một chủ đề nhỏ của vấn đề sức khoẻ cần truyền thông.
Ví dụ: chủ đề“lạm dụng rượu bia và sức khỏe”.
3.2.Đốitượngtruyềnthông
"" Cần ghi cụ thể đối tượng của buổi truyền thông đó là ai?
"" Dự kiến số người tham gia là bao nhiêu. Với các buổi thảo luận nhóm, số lượng đối
tượng tham gia nên khống chế dưới 15 người. Với 1 buổi nói chuyện sức khỏe thì số
người tham dự có thể đông hơn.
3.3.Mụctiêutruyềnthông
"" Mục tiêu truyền thông (mục tiêu về hành vi) là kết quả những thay đổi của đối tượng
đích mà chúng ta mong đợi.
"" Cách viết mục tiêu truyền thông theo phương pháp ABCD
39TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
A (Audience) – Đối tượng Xác định nhóm đối tượng cần truyền thông.
B (Behaviour) – Hành vi
Xác định loại hành vi sức khỏe mà bạn mong muốn đối
tượng cần thay đổi
C (Condition) – Điều kiện
Xác định khi nào và trong hoàn cảnh nào bạn mong
muốn sự thay đổi đó diễn ra.
D (Degree) – Mức độ Xác định mức độ thay đổi mà bạn mong muốn.
Ví dụ: sau buổi truyền thông (C), 90% (D) cán bộ công ty X (A) cam kết không uống rượu
bia trong giờ làm việc (B).
3.4. Nộidungtruyềnthông
"" Liệt kê các thông tin chủ yếu về chủ đề đã được lựa chọn mà bạn muốn đối tượng
biết để họ thực hiện hành vi sức khoẻ tốt.
3.5.Phươngpháptruyềnthông
"" Liệt kê các phương pháp truyền thông sẽ được áp dụng trong buổi truyền thông đó.
Ví dụ: nói chuyện sức khoẻ kết hợp với xem băng video, thảo luận nhóm...
3.6. Phươngtiệnvàtàiliệutruyềnthông
"" Liệt kê các tài liệu và phương tiện truyền thông cần dùng trong buổi truyền thông.
Ví dụ: tranh gấp, sách tranh, phương tiện loa đài, băng cassette, băng video.
3.7.Địađiểm
"" Cần ghi rõ địa điểm dự kiến tiến hành buổi truyền thông.
"" Lưu ý: chọn địa điểm phù hợp cho buổi truyền thông và thuận tiện đi lại cho đối tượng
40 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
3.8.Thờigian
"" Nên chọn thời gian thích hợp để đối tượng đến dự được đông đủ
"" Ghi rõ thời gian tổ chức buổi truyền thông trong bao lâu, bắt đầu từ lúc nào, sao cho
phù hợp với chủ đề và đối tượng.
3.9. Ngườichịutráchnhiệmchính,ngườiphốihợp
"" Ghi cụ thể người chịu trách nhiệm chính và người phối hợp để cùng thực hiện buổi
truyền thông như trưởng thôn, cán bộ phụ nữ, cán bộ mặt trận.
3.10. Cáchkiểmtra,đánhgiákếtquảbuổitruyềnthông
"" Liệt kê các cách kiểm tra khả năng nhận thức và thực hành của đối tượng sau buổi
truyền thông như: đặt câu hỏi, quan sát thực hành, hoặc lập danh sách đăng ký thực
hiện thay đổi hành vi.
"" Cách kiểm tra đánh giá kết quả cần dựa vào mục tiêu và nội dung truyền thông.
4.	Lập kế hoạch hoạt động truyền thông tại cơ sở
™™ Căn cứ vào mục tiêu và các công việc cụ thể để lập ra kế hoạch cho các hoạt động
sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng và địa phương hoặc cơ sở y
tế. Muốn vậy truyền thông viên cần phải đặt ra các câu hỏi cho hoạt động như:
"" Truyền thông về chủ đề gì?
"" Khi nào?
"" Ai làm chính/ai phối hợp?
"" Làm như thế nào (phương pháp làm)?
"" Diễn ra ở đâu?
"" Cái gì nên làm trước...
™™ Sau đó liệt kê các hoạt động
theo trình tự thời gian.
41TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
MẪU KẾ HOẠCH CHO MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG
1. Chủ đề truyền thông: …………………………………………………………
2. Đối tượng truyền thông:
99 Thành phần: 	 ………………	 Số lượng: …………………
99 Thành phần: 	 ………………	 Số lượng: …………………
99 Thành phần: 	 ………………	 Số lượng: …………………
3.Thờigian:………………………………………………………………………
4.Địađiểm:………………………………………………………………………
5. Phương tiện, tài liệu:	
1. …………………………… Số lượng: ………………
2.……………………………… Số lượng: ………………
3.……………………………… Số lượng: ………………
6. Phương pháp thực hiện: ………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
7. Nội dung/thông điệp chính: …………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
8. Người thực hiện:
Họ và tên:	 ……………………………Nhiệm vụ: ………………
Họ và tên:	 ……………………………Nhiệm vụ: ……………..…
Họ và tên:	 ……………………………Nhiệm vụ: ………………
9. Dự kiến kinh phí: (Nên có bản dự trù kinh phí chi tiết kèm theo)
							Ngày …… tháng …… năm ……
				 Người lập kế hoạch
42 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
MẪU KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
Địa điểm:
Thời gian thực hiện:
Mục tiêu hoạt động:
1.	 …………………………………………………………………………………………
2.	 	…………………………………………………………………………………………
3.	 	…………………………………………………………………………………………
TT Hoạt động
Thời
gian
Phương pháp
Số buổi/
số lần
Địa điểm Người chịu trách nhiệm
1
2
Ngày …… tháng …… năm ……
				
Người lập kế hoạch
43TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.	 Bộ Y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo (2005), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe (Sách dùng
cho các trường trung học Y tế) NXB Y học
2.	 Bộ Y tế (2006), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học
3.	 Bộ Y tế (2009), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe (tài liệu hướng dẫn giáo viên các
trường trung cấp y tế) NXB Giáo dục Việt Nam
4.	 Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 về chính sách quốc gia phòng chống tác hại
của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 ban hành
5.	 Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 15/7/2015 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng,
chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác
6.	 Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (2007), Khóa học về các kỹ năng
truyền thông giáo dục sức khỏe.
7.	 Trung tâm TTGDSK, Bộ Y tế (1994), Sổ tay thực hành truyền thông GDSK, Hà Nội.
8.	 Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em (2002), Bộ tài liệu đào tạo về truyền thông thay đổi hành
vi trong lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội.
9.	 Macdonaid, L. and Hearle, D. 1984, The Process of Adoption, Communication skills for Rural
Development, P.21, Evans Brothers Ltd, Malta.
10.	 WHO, 1988, Education for Health: A Manual on Health Education in Primary Health Care,
WHO Geneva, England.http://www.maihuong.gov.vn/
11.	 www.vard.org.vn/
12.	 https://www.drinkiq.com/en-gb/drink-calculator/
13.	 http://www.drinkaware.co.uk/alcohol-and-you/work-and-study/alcohol-and-stress
14.	 http://www.who.int/substance_abuse/publications/global_alcohol_report/en/index.html
TÀI LIỆUTHAM KHẢO
44 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
DANH SÁCHTÀI LIỆU LIÊN QUAN
1.	Quyết định số 224/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 2 năm
2014 về Chính sách Quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến
năm 2020;
2.	Nghị định số 94/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2012 về
sản xuất, kinh doanh rượu;
3.	LuậtGiaothôngđườngbộsố23/2008/QH12đượcQuốchộithôngquangày13tháng
11 năm 2008;
4.	Nghịđịnhsố46/2016/NĐ-CPcủaChínhphủbanhànhngày26tháng5năm2016quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
5.	Website Liên minh Uống có trách nhiệm Quốc tế http://www.iard.org/
6.	Website Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam http://vard.org.vn/
Chủ biên:		 THS.BS. TRẦN QUANG MAI
Ban biên soạn:	 THS.BS. LÝ THU HIỀN
			THS.BS. ĐÀO THỊ TUYẾT
			CN. NGUYỄN THANH HỒNG
			THS. NGUYỄN THỊ HỒNG LỤA
			CN. ĐẶNG NGỌC BÌNH
Biên tập:		 THS. BS. TRỊNH NGỌC QUANG
Hỗ trợ kỹ thuật:	 THS. QTKD. NGUYỄN THỊ MINH THU
Thư ký:		CN. NGUYỄN THANH HỒNG
Thiết kế:		 HS. PHẠM THỊ HỒNG HẠNH
TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC
LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG
=
$
=
$
TRUYỀNTHÔNGVỀPHÒNGCHỐNGLẠMDỤNG
VÀGIẢMTHIỂUTÁCHẠICỦAVIỆC
LẠMDỤNGĐỒUỐNGCÓCỒN
(Tàiliệudànhchohọcviên)

More Related Content

What's hot

Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ca lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnCa lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnThọ Lộc
 
Bai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lacticBai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lacticChu Kien
 
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đườngxây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đườngSauDaiHocYHGD
 
Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019
Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019
Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019PinkHandmade
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpHA VO THI
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcThit Tau
 
Coaching skills final
Coaching skills finalCoaching skills final
Coaching skills finalssuserec9391
 
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020dulichsinhthai1
 
B1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptx
B1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptxB1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptx
B1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptxLoveTaBi
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...jackjohn45
 
Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramic
Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramicĐồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramic
Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramicnataliej4
 
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Bai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệuBai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệuhoàng tuấn
 
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptxppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptxTrnHongAn2
 
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)nguyenhoangdaochi
 

What's hot (20)

Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
 
Ca lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnCa lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quản
 
Bai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lacticBai 18 sản xuất acid lactic
Bai 18 sản xuất acid lactic
 
đIều trị hen
đIều trị henđIều trị hen
đIều trị hen
 
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đườngxây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường
 
Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019
Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019
Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấp
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
 
Coaching skills final
Coaching skills finalCoaching skills final
Coaching skills final
 
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
Hệ số phát thải lưới điện năm 2020
 
Đề tài: Xử lý amoni trong nước ô nhiễm bằng than sinh học biến tính
Đề tài: Xử lý amoni trong nước ô nhiễm bằng than sinh học biến tínhĐề tài: Xử lý amoni trong nước ô nhiễm bằng than sinh học biến tính
Đề tài: Xử lý amoni trong nước ô nhiễm bằng than sinh học biến tính
 
B1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptx
B1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptxB1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptx
B1_ GSP TẠI CƠ SỞ KCB.pptx
 
Chuong6
Chuong6Chuong6
Chuong6
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
 
Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramic
Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramicĐồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramic
Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất gạch ốp lát ceramic
 
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
Các thuốc điều trị đái tháo đường ADA 2017
 
Bai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệuBai 1 đại cương dược liệu
Bai 1 đại cương dược liệu
 
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptxppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
ppt thuyết trình về hóa đại cương.pptx
 
Bg powerpoint
Bg powerpointBg powerpoint
Bg powerpoint
 
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
 

Similar to Truyền thông phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn

Nội dung chính về Uống có trách nhiệm
Nội dung chính về Uống có trách nhiệmNội dung chính về Uống có trách nhiệm
Nội dung chính về Uống có trách nhiệmMinh Nguyen
 
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượuBài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượujackjohn45
 
dai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docxdai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docx3T Pharma
 
Baiduthi thu truc (7)
Baiduthi thu truc (7)Baiduthi thu truc (7)
Baiduthi thu truc (7)Anh Đàm
 
Một số biện pháp tỏi đen chống lão hóa
Một số biện pháp tỏi đen chống lão hóaMột số biện pháp tỏi đen chống lão hóa
Một số biện pháp tỏi đen chống lão hóaBas Đạt
 
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁTƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁSoM
 
Webinar - Master Slide - 17062023.pdf
Webinar - Master Slide - 17062023.pdfWebinar - Master Slide - 17062023.pdf
Webinar - Master Slide - 17062023.pdfAnhHungCao
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNSoM
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duong
Thuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duongThuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duong
Thuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duonglee taif
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...nataliej4
 
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của noni18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của nonihhtpcn
 
Tìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh Nhất
Tìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh NhấtTìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh Nhất
Tìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh Nhấtlenore212
 
Đạo đức và sức khỏe
Đạo đức và sức khỏeĐạo đức và sức khỏe
Đạo đức và sức khỏecamnanggiaoduc
 
TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia
TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia
TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia nataliej4
 

Similar to Truyền thông phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn (20)

Nội dung chính về Uống có trách nhiệm
Nội dung chính về Uống có trách nhiệmNội dung chính về Uống có trách nhiệm
Nội dung chính về Uống có trách nhiệm
 
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượuBài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
 
Nckh last
Nckh lastNckh last
Nckh last
 
dai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docxdai-dam-o-nam-gioi.docx
dai-dam-o-nam-gioi.docx
 
Baiduthi thu truc (7)
Baiduthi thu truc (7)Baiduthi thu truc (7)
Baiduthi thu truc (7)
 
Một số biện pháp tỏi đen chống lão hóa
Một số biện pháp tỏi đen chống lão hóaMột số biện pháp tỏi đen chống lão hóa
Một số biện pháp tỏi đen chống lão hóa
 
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁTƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
 
Đạo đức và sức khỏe
Đạo đức và sức khỏeĐạo đức và sức khỏe
Đạo đức và sức khỏe
 
Webinar - Master Slide - 17062023.pdf
Webinar - Master Slide - 17062023.pdfWebinar - Master Slide - 17062023.pdf
Webinar - Master Slide - 17062023.pdf
 
Bỏ Hút Thuốc
Bỏ Hút ThuốcBỏ Hút Thuốc
Bỏ Hút Thuốc
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
 
Thuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duong
Thuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duongThuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duong
Thuoc mediator 150mg benfluorex dieu tri tieu duong
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Các Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Nhân Sảng Rượu ...
 
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của noni18 noni và tác dụng sinh học của noni
18 noni và tác dụng sinh học của noni
 
Tìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh Nhất
Tìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh NhấtTìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh Nhất
Tìm Nơi Mua Thuốc Giảm Mỡ Bụng Nhanh Nhất
 
Đạo đức và sức khỏe
Đạo đức và sức khỏeĐạo đức và sức khỏe
Đạo đức và sức khỏe
 
TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia
TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia
TIÊU DÙNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM Một số kết quả Điều tra quốc gia
 

Truyền thông phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn

  • 2. 2 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Lạm dụng đồ uống có cồn gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội. Nhà nước đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, ngày 12/02/2014 nhằm giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn góp phần nâng cao sức khỏe người dân, ổn định kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tham gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Có rất nhiều biện pháp để phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn. Trong đó, truyền thông là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, từ đó hướng dẫn thực hiện các hành vi có lợi để thực hiện uống có trách nhiệm. Cuốn tài liệu này được biên soạn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về phòng chống lạm dụng và giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn cho các cán bộ truyền thông trong lĩnh vực này. Xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia về y tế và về lĩnh vực Văn hóa uống đã góp ý, chỉnh sửa để cuốn tài liệu được hoàn thành. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được các ý kiến phản hồi của quý vị độc giả để tài liệu ngày càng hoàn thiện, đáp ứng mong đợi của người sử dụng. Nhóm Biên soạn Lời giới thiệu
  • 3. 3TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Mục lục Nội dung Trang PHẦN I. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 4 Một số khái niệm 4 Tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn 6 Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm 8 PHẦN II. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 11 Tổng quan truyền thông 11 Các kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 17 Hướngdẫnthựchiệnmộtsốhìnhthứctruyềnthôngvềphòngchống lạm dụng và giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn 24 Thảo luận nhóm 24 Nói chuyện sức khỏe 28 Thăm hộ gia đình 31 Tổ chức câu lạc bộ sức khỏe 34 Tổ chức cuộc thi 36 Lập kế hoạch truyền thông 38 Tài liệu tham khảo 43
  • 4. 4 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Phần I MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Khái niệm rượu, bia Rượu bia là đồ uống có cồn được tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên men tinh bột và đường có trong nhiều loại hoa quả, ngũ cốc. Rượu, bia được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Với đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe cá nhân và quan hệ xã hội. Tác động của rượu, bia đối với người sử dụng phụ thuộc vào: "" Lượng rượu, bia sử dụng "" Tốc độ uống nhanh như thế nào "" Chiều cao cân nặng "" Giới tính "" Tình trạng sức khoẻ nói chung "" Chức năng gan "" Uống rượu, bia một mình hay với nhiều người "" Có dùng rượu, bia với các chất gây nghiện khác không
  • 5. 5TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 2. Đơn vị rượu Là đơn vị đo lường dùng để quy đổi đồ uống có cồn với nồng độ khác nhau, tương đương với 10g etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Cụ thể 1 đơn vị rượu được tính bằng: "" 330ml bia (bia hơi/ bia chai/ bia lon) "" 100ml rượu vang 13,5% "" 30ml rượu mạnh 40%-43% 3. Lạm dụng đồ uống có cồn Là việc sử dụng đồ uống có cồn với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Cụ thể lạm dụng đồ uống có cồn là khi: ` "" Người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ "" Người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ "" Sử dụng đồ uống có cồn trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm (trẻ vị thành niên, đang lái xe..) "" Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng đồ uống có cồn
  • 6. 6 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 1. Đối với sức khỏe ™™ Sử dụng đồ uống có cồn với liều lượng tương đối nhỏ cũng có thể gây cảm giác chóng mặt, chếnh choáng; làm thay đổi tâm trạng, giảm ức chế và thay đổi hành vi; giãn mạch máu ở da khiến da bị ửng đỏ, tăng tiết mồ hôi; tăng nhịp tim; kích thích thành dạ dày; tăng nhu cầu tiểu tiện. ™™ Lạm dụng đồ uống có cồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
  • 7. 7TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 2. Đối với kinh tế ™™ Lạm dụng rượu bia sẽ gây ra những tổn thất trực tiếp về kinh tế cho gia đình và xã hội do việc chi phí quá mức cho mặt hàng này, hoặc chi phí để giải quyết hậu quả. ™™ Người lạm dụng rượu bia sẽ có kết quả học tập, làm việc giảm sút, dẫn đến tổn thất gián tiếp về kinh tế cho cá nhân và xã hội. 3. Đối với mối quan hệ trong gia đình ™™ Nhiều vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân do lạm dụng rượu bia. Bạo lực trong gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ xâm phạm tính mạng, sức khỏe mà còn để lại những tổn thương tâm, sinh lý của nạn nhân, đặc biệt là trẻ em. ™™ Bậc phụ huynh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc dạy dỗ con cái khi họ lạm dụng rượu bia và trở thành tấm gương xấu trong gia đình. 4. Đối với xã hội ™™ Mất trật tự trị an: lạm dụng đồ uống có cồn làm mất hình ảnh của mỗi cá nhân và có nguy cơ dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội. ™™ Gây tai nạn giao thông: nhiều vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ lạm dụng đồ uống có cồn. ™™ Đặc biệt do thiếu hiểu biết và thích mạo hiểm, thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của rượu bia, gây ra những tác hại cho bản thân và xã hội.
  • 8. 8 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 1. Những trường hợp bị cấm hoặc không nên uống đồ uống có cồn ™™ Trẻ vị thành niên: 99 Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc uống rượu bia trước tuổi 15 làm tăng nguy cơ nghiện hay lạm dụng rượu bia gấp 5 lần so với những người bắt đầu uống khi đã trưởng thành. 99 Bộ não trong giai đoạn phát triển nhạy cảm hơn với những tác hại do việc uống rượu bia thường xuyên gây ra hơn so với giai đoạn trưởng thành. Uống nhiều rượu bia từ sớm có hại đối với xương, tăng trưởng và phát triển nội tiết. 99 Do thiếu hiểu biết về rượu bia, cộng với xu hướng có những hành vi mạo hiểm, vị thành niên dễ gặp nguy cơ đối với những tác hại khác của rượu bia như hành vi tình dục nguy cơ dẫn đến có thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục,... ™™ Người đang thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và sự tập trung (điều khiển xe máy, ôtô, máy bay, các môn thể thao dưới nước, vận hành máy móc…) 99 Người điều khiển phương tiện, máy móc phải duy trì sự tỉnh táo và phản ứng nhanh nhạy, có tầm nhìn rõ. Một số thói quen uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến những yêu cầu này, làm tăng nguy cơ tai nạn. ™™ Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ: 99 Trường hợp phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sử dụng rượu bia sẽ dễ gây ra những biến chứng có hại hoặc ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thai kỳ, hoặc trẻ nhỏ. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN UỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
  • 9. 9TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 99 Về lâu dài, hành vi này sẽ gây ra những tác động về thể chất và trí tuệ cho trẻ, hoặc dẫn đến rủi ro tiếp xúc với bia rượu sớm ở trẻ. ™™ Người mắc bệnh hoặc đang uống thuốc. 99 Rượu bia có thể có phản ứng với thuốc men, khiến thuốc kém hiệu quả, hoặc dẫn đến những thay đổi nguy hiểm về tác dụng của thuốc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể 2. Các biện pháp thực hiện uống có trách nhiệm 2.1.Uốngtronggiớihạnchophépvàtheodõimứcuống "" Uống trong giới hạn cho phép: người dưới 60 tuổi uống không quá 21 đơn vị rượu/tuần, 3 đơn vị rượu/ngày, 1 đơn vị rượu/giờ; người từ 60 tuổi trở lên uống không quá 14 đơn vị rượu/ tuần, 2 đơn vị rượu/ngày, 1/2 đơn vị rượu/giờ. "" Uống chậm rãi để cơ thể tiếp nhận đồ uống một cách từ từ. "" Ghi nhớ số lượng rượu bia đã uống để biết dừng đúng lúc. 2.2.Ăntrướckhiuốngđồuốngcócồn "" Uống khi đói khiến giới hạn an toàn giảm đi một nửa. Chất cồn trong đồ uống sẽ ngấm nhanh và mạnh hơn dẫn đến tình trạng mới uống đã say. "" Ăn nhẹ trước khi uống để cơ thể có thời gian hấp thụ đồ uống có cồn. "" Uống nước, sữa trước khi uống đồ uống có cồn để tránh tình trạng mất nước.
  • 10. 10 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 2.4.Từchốikhônguốnghoặcdừnglạiđúnglúc "" Hãy từ chối nếu bạn không thể uống. "" Kiên quyết dừng lại nếu đã uống đến giới hạn cho phép Từ chối uống hoặc dừng khi đến giới hạn 2.5.Tìmhoạtđộnglànhmạnhkhácthaythếviệcuốngrượu,bia "" Luôn ghi nhớ rượu, bia không làm nên cuộc vui. Bạn có thể thay việc uống rượu bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, thể thao. 2.6.Nóichuyệnvớimộtaiđónếucảmthấycóvấnđềvềviệcuốngrượubiađểtìmcáchgiảiquyết "" Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân khi việc sử dụng đồ uống có cồn ảnh hưởng đến tinh thần, công việc, cuộc sống của bạn. 2.3.Khôngláixesaukhiuốngđồuốngcócồn "" Đi bộ về nhà nếu quãng đường không quá xa "" Gọi người thân ra đón "" Gọi taxi "" Không để người mà bạn chưa thực sự tin tưởng hoặc đang trong tình trạng như bạn đưa bạn về nhà.
  • 11. 11TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Phần II TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG 1. Khái niệm truyền thông ™™ Truyền thông là quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi các tin tức, thông điệp hai chiều từ người truyền đến người nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của người nhận. Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính 2 chiều. Truyền thông luôn có mục tiêu và đối tượng cụ thể. 2. Mô hình truyền thông ™™ Quá trình truyền thông được diễn tả qua mô hình sau đây: Thông điệp Kênh Nguồn Người nhận Phản hồi Mô hình truyền thông Nhiễu
  • 12. 12 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Nguồn truyền Nguồn truyền là nơi cung cấp thông tin. Nguồn truyền có thể là một cá nhân, một nhóm, một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, VARD, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn, cán bộ hội chữ thập đỏ, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Người nhận Người nhận hay đối tượng truyền thông là người tiếp nhận các thông điệp. Họ có thể là một cá nhân, một nhóm người hay toàn thể cộng đồng. Các đối tượng truyền thông có thể phân thành các nhóm: "" Đối tượng đích (đối tượng ưu tiên 1): là những đối tượng mà chúng ta muốn tác động để họ thay đổi hành vi. Ví dụ: thanh niên, sinh viên, người lao động. "" Đối tượng liên quan (đối tượng ưu tiên 2): là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi hành vi của đối tượng đích, có thể tác động để tạo ra sự thay đổi của nhóm đối tượng đích. Ví dụ: bạn bè, hàng xóm, người thân trong gia đình. "" Đối tượng quan trọng (đối tượng ưu tiên 3): là những nhà lãnh đạo chính quyền, cộng đồng, tôn giáo; những người có thể ra các quyết định để ủng hộ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để sự thay đổi hành vi của đối tượng đích diễn ra. Ví dụ: thủ trưởng cơ quan, hiệu trưởng, trưởng thôn… Thông điệp "" Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền thông cơ bản được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề nào đó mà người truyền muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối tượng, kêu gọi đối tượng hành động. "" Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, dễ hiểu và có tính khuyến khích, thuyết phục đối tượng hành động.
  • 13. 13TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Có 2 kênh truyền thông chính: 11 22"" Truyền thông trực tiếp: là truyền thông mặt đối mặt như nói chuyện, tư vấn, thảo luận nhóm, hội họp… "" Truyền thông gián tiếp (còn gọi là truyền thông đại chúng): là truyền thông qua những phương tiện như loa, đài phát thanh, đài truyền hình, các tài liệu in ấn như báo chí, áp phích, tranh quảng cáo, internet… Mỗi kênh truyền thông đều có những ưu điểm và hạn chế.Vì vậy, cần phối hợp sử dụng các kênh, phương tiện truyền thông để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ: phối hợp giữa thảo luận nhóm và phát tài liệu, tờ rơi. Phản hồi Phản hồi là những thông tin, ý kiến được phản ảnh từ phía đối tượng đến người truyền. Dựa vào phản hồi, người truyền có thể đánh giá được tác động, kết quả của quá trình truyền thông, từ đó có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp và kịp thời làm cho quá trình truyền thông được hiệu quả. Thông tin phản hồi có thể thu nhận trực tiếp từ đối tượng hoặc qua quan sát, qua các hoạt động giám sát, đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng. Kênh "" Là phương tiện và cách thức để chuyển tải thông điệp truyền thông đến đối tượng truyền thông.
  • 14. 14 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Nhiễu Nhiễu là những hiện tượng diễn ra không bình thường, không mong muốn khiến cho công việc đang thực hiện gặp khó khăn trở ngại. Trong công tác truyền thông, nhiễu có thể là tiếng ồn, môi trường quá nóng, quá lạnh hoặc sự xuất hiện của những người, những việc, sự việc ảnh hưởng đến quá trình truyền thông. Nhiễu cũng có thể là những ngôn ngữ khó hiểu, là việc đưa thông tin liên tục, quá nhiều hoặc không liên quan đến nội dung truyền thông. Khi thực hiện truyền thông cần hạn chế tối đa các yếu tố nhiễu vì nhiễu làm sai lệch thông điệp truyền thông, làm giảm hiệu quả truyền thông. 3. Truyền thông thay đổi hành vi Khái niệm truyền thông thay đổi hành vi Truyền thông thay đổi hành vi là quá trình hoạt động truyền thông có kế hoạch nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi bền vững của cá nhân và cộng đồng. Truyền thông thay đổi hành vi dựa trên cơ sở hiểu thực trạng, trao đổi các thông tin thích hợp, giúp đối tượng phát triển các kỹ năng, niềm tin, và thúc đẩy vượt qua các trở ngại và khó khăn, để thực hiện và duy trì hành vi mới. Khái niệm về hành vi và hành vi sức khỏe Hành vi của con người được hiểu là những thói quen và việc làm hàng ngày của con người trong cuộc sống. Hành vi sức khỏe là những thói quen và việc làm hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, từ chối uống đồ uống có cồn khi đến giới hạn… Hành vi có hại cho sức khỏe: uống rượu bia khi đói, lái xe sau khi uống rượu bia,… Chúng ta có thể quan sát được việc làm và thói quen sinh hoạt của con người. Nghĩa là, hành vi của mỗi người đều có thể quan sát được. Đây là điểm quan trọng để đánh giá hiệu quả truyền thông.
  • 15. 15TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Những điều kiện để có hành vi sức khỏe tốt Kiến thức: hiểu biết đầy đủ về hành vi đó Niềm tin và thái độ tích cực, muốn thay đổi Kỹ năng để thực hiện hành vi đó Nguồn lực để giúp thực hiện hành vi đó Sự hỗ trợ để duy trì hành vi lâu dài Có thể hiểu rõ vấn đề trên qua ví dụ sau: Hành vi: lạm dụng đồ uống có cồn Kiến thức Đối tượng không biết thế nào là lạm dụng đồ uống có cồn và tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn. (Thiếu kiến thức) Niềm tin Đối tượng không tin rằng giảm thiểu sử dụng đồ uống có cồn sẽ có lợi cho sức khỏe. (Thiếu niềm tin) Kỹ năng Đối tượng không biết cách từ chối những lời mời uống rượu. (Thiếu kỹ năng) Nguồn lực Không có người, không có tài liệu hướng dẫn đối tượng biết ranh giới của lạm dụng và cách giảm thiểu sử dụng đồ uống có cồn. (Thiếu nguồn lực) Sự ủng hộ Người thân trong gia đình không quan tâm đến việc đối tượng lạm dụng đồ uống có cồn. (Không có sự ủng hộ)
  • 16. 16 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Các bước thay đổi hành vi "" Bước 1 – Chưa biết: đối tượng chưa nhận thức được hành vi có hại của mình. "" Bước 2 – Đã biết: đối tượng nhận thức được nhưng chưa xác định được hành vi đó cần thay đổi ở mức độ nào và thay đổi như thế nào. "" Bước 3 – Quan tâm hành vi mới: hành vi mới đã được đối tượng quan tâm, chú ý. Ở bước này, đối tượng sẽ xem xét những người xung quanh có thái độ hoặc hành động như thế nào với vấn đề mà cá nhân đối tượng đang quan tâm để thay đổi. Khi có được những thông tin tích cực từ cộng động, đối tượng sẽ có thái độ tích cực cho sự thay đổi. "" Bước 4 – Làm thử: đối tượng có thể tự làm để kiểm nghiệm hoặc tìm kiếm bằng chứng về kết quả từ cộng đồng. "" Bước 5 – Thay đổi và duy trì hành vi mới: hành vi mới được thay đổi và duy trì. Lưu ý: 99 Hành vi chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài gồm nhận thức, văn hóa, kinh tế,… 99 Có hành vi thay đổi nhanh, có hành vi thay đổi chậm. 99 Các bước thay đổi có thể diễn ra song song, đan chéo hoặc cách xa nhau 99 Bước 1, 2 và 3 có thể tác động dễ dàng; bước 4 và 5 tác động khó khăn hơn.
  • 17. 17TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP Truyền thông trực tiếp là quá trình trao đổi thông tin hoặc cảm xúc trực diện giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với nhóm thông qua các giao tiếp bằng lời nói hoặc không lời. Để thực hiện truyền thông trực tiếp tốt, người làm truyền thông cần có kiến thức tốt về chủ đề truyền thông và phải có cách giao tiếp sao cho đối tượng cảm thấy được chia sẻ, được tôn trọng và tin tưởng vào người làm truyền thông. Để làm tốt điều này, người truyền thông cần phải rèn luyện các kỹ năng như: "" Kỹ năng lắng nghe "" Kỹ năng quan sát "" Kỹ năng đặt câu hỏi "" Kỹ năng nói/thuyết trình "" Kỹ năng động viên, khuyến khích "" Kỹ năng giao tiếp không lời Rèn luyện và thực hành thật nhiều là cách tốt nhất giúp bạn làm tốt một việc gì đó.
  • 18. 18 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Kỹ năng lắng nghe Lắng nghe là quá trình làm sáng tỏ những gì nghe được, quan sát được. Thông qua lắng nghe chúng ta thu nhận và phân tích thông tin. Như vậy lắng nghe bao gồm cả tập trung chú ý, suy ngẫm và hiểu rõ điều người đang nói. Mục đích "" Tiếp nhận đầy đủ và hiểu một cách thấu đáo thông tin/thông điệp mà đối tượng chia sẻ. "" Khuyến khích người nói tiếp tục trình bày ý kiến và cảm xúc của họ. "" Thông qua lắng nghe và xử lý thông tin thu được để có sự điều chỉnh thông điệp cho phù hợp. "" Thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm với người nói. Những việc cần làm "" Lắng nghe kiên nhẫn. Hãy dành thời gian để họ nói lên những điều họ muốn nói, muốn chia sẻ. "" Biểu lộ sự lắng nghe bằng cách: sử dụng các từ đệm như“à”,“thế à”,“tôi hiểu”…; nhắc lại những điểm quan trọng để khuyến khích đối tượng nói; kết hợp với kỹ giao tiếp không lời phù hợp (nhìn vào mắt đối tượng, gật hoặc lắc đầu khi cần thiết…). "" Thái độ thoải mái, tôn trọng, cởi mở, chân thành. "" Kết hợp với quan sát. Những điều cần tránh "" Đưa ra nhận xét, phê phán, kết luận hay lời khuyên khi đối tượng không có yêu cầu. "" Chỉ nghe những gì mình thích, mình lưu tâm. "" Cãi lại hoặc tranh luận gay gắt với người nói. "" Cắt ngang lời người nói (chỉ khéo léo ngắt lời nếu đối tượng nói quá dài ảnh hưởng đến quá trình truyền thông)
  • 19. 19TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Kỹ năng quan sát Quansáttrongtruyềnthôngtrựctiếplàkỹnăngđọcnhững ngôn ngữ không lời của đối tượng để hiểu hơn về họ. Mục đích "" Hiểu được sức khỏe, tâm trạng, thái độ của người đang đối thoại. Với tình huống truyền thông tại hộ gia đình, quan sát sẽ giúp người làm truyền thông hiểu hoàn cảnh sống, hành vi của gia đình để có thể đưa ra các lời khuyên phù hợp. "" Thu nhận thông tin phản hồi từ đối tượng để kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Ví dụ: quan sát thấy đối tượng bối rối thì có thể là họ chưa hiểu những gì mà truyền thông viên nói. Quan sát thấy người mình đang nói chuyện nhìn đi nơi khác, đứng ngồi không yên có thể là họ không quan tâm đến nội dung ta trao đổi hoặc là họ muốn dừng cuộc nói chuyện. "" Có thể học hỏi thông qua những gì quan sát được. Những việc cần làm "" Định hướng nội dung quan sát: cách ăn mặc, nét mặt, cử chỉ, phản ứng của đối tượng. Quan sát điều kiện sống, trang thiết bị, vật dụng trong gia đình, thái độ của những thành viên khác…(nếu là đến thăm hộ gia đình). "" Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý. "" Thái độ quan sát cần: tế nhị, lịch sự, bao quát, liên tục và khách quan. Quan sát kết hợp với lắng nghe. Những điều cần tránh "" Thái độ thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung. "" Soi mói, ánh mắt thiếu thiện cảm.
  • 20. 20 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Những điều cần tránh "" Đặt câu hỏi khó hiểu, khó trả lời. "" Đặt câu hỏi mang tính soi mói, không đúng trọng tâm. "" Hỏi liên tục, dồn dập như kiểu“hỏi cung”. "" Đặt quá nhiều câu hỏi“tại sao”. Kỹ năng đặt câu hỏi Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng nhằm khơi gợi, dẫn dắt, làm sáng tỏ, giúp đối tượng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; giúp người truyền thông nhận được thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng. Mục đích "" Khuyến khích đối tượng chia sẻ, đặc biệt với những đối tượng rụt rè, e ngại. "" Tập trung vào chủ đề truyền thông, không lạc đề. "" Hiểu rõ hơn về cảm xúc, hiểu biết, thái độ, thực hành liên quan đến chủ đề truyền thông của đối tượng. "" Tạo tương tác“2 chiều”giữa người làm truyền thông và đối tượn Những việc cần làm "" Đặt câu hỏi vào thời điểm thích hợp "" Đặt câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. "" Đặt câu hỏi từ dễ đến khó. Việc bắt đầu bằng các câu hỏi khó có thể sẽ khiến đối tượng cảm thấy thiếu tự tin, lúng túng. "" Trong truyền thông với nhóm nên đặt câu hỏi cho những người mạnh dạn trước, những người nhút nhát sau. "" Sử dụng xen kẽ các câu hỏi đóng và câu hỏi mở . 99 Câu hỏi đóng: câu trả lời cho câu hỏi đóng là “có”/“không” hoặc chỉ có một lựa chọn duy nhất. Ví dụ: bạn có thường xuyên uống rượu không? 99 Câu hỏi mở: là câu hỏi yêu cầu đối tượng đưa ra nhiều thông tin. Loại câu hỏi này cần thời gian suy nghĩ để trả lời. Câu hỏi mở thường dùng các từ để hỏi như“khi nào”,“như thế nào”,“tại sao”,“cái gì”,“ở đâu”…. Ví dụ: theo bạn, lạm dụng rượu bia có những tác hại gì?
  • 21. 21TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Kỹ năng nói/trình bày Nói/trình bày là kỹ năng cơ bản của người truyền thông để chuyển tải kiến thức, tình cảm… của mình đến đối tượng nhằm đạt được mục tiêu truyền thông. Mục đích "" Thu hút sự tập trung, chú ý của người nghe đến nội dung trình bày. "" Giúp người nghe tiếp thu và hiểu một cách đầy đủ, chính xác các thông điệp mà người nói muốn chuyển tải. "" Tạo sự tin tưởng của người nghe, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các hành vi lành mạnh . Những việc cần làm "" Nghiên cứu, tìm hiểu trước về đối tượng, chuẩn bị nội dung truyền thông phù hợp với đối tượng. "" Tạo môi trường thuận lợi, yên tĩnh. "" Nói rõ ràng, mạch lạc, hợp lý. Nói câu đơn giản, ngắn gọn. "" Có âm điệu, ngữ điệu phù hợp. "" Tập trung vào chủ đề chính. "" Kết hợp với ngôn ngữ không lời một cách phù hợp: di chuyển hợp lý, minh họa bằng động tác tay, ánh mắt, khuôn mặt… "" Hài hước khi có thể. "" Thể hiện rõ sự nhiệt tình, quan tâm đến người nghe. "" Biết dừng đúng lúc. Những điều cần tránh "" Chỉ nói những điều mình thích chứ không nói những điều đối tượng quan tâm. "" Nói đều đều, không cảm xúc, nói cho xong việc. "" Nói lan man, không trọng tâm. "" Nói những điều không chắc chắn. Nói không suy nghĩ giống như bắn mà không nhắm. TụcngữTâyBanNha
  • 22. 22 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Những việc cần làm "" Tạo không khí thân mật, cởi mở ngay từ ban đầu bằng cách mỉm cười, mời ngồi, mời uống nước… "" Thể hiện sự đồng cảm hoặc chia sẻ với đối tượng truyền thông bằng ngôn ngữ có lời hoặc không lời (gật đầu đồng tình, mỉm cười, sử dụng một số từ đệm như“vâng”, “thế à”, “phải rồi”…). "" Khen ngợi những gì đối tượng đã làm tốt, đã hiểu đúng. "" Hỏi ý kiến của đối tượng trong mỗi tình huống cụ thể. Ví dụ: theo anh/chị, chúng ta nên giải quyết việc này thế nào?. "" Chỉ ra những điểm mạnh của đối tượng để họ thêm tự tin. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời khen đúng lúc sẽ tiếp thêm sức mạnh để mọi người vững tin bước tiếp. Những điều cần tránh "" Thờ ơ, thiếu tập trung trong quá trình truyền thông. "" Động viên với thái độ xã giao hoặc làm cho qua chuyện. "" Khen ngợi một cách quá mức. Kỹ năng động viên Độngviênlàkhuyếnkhích,khíchlệđốitượngnóilênsuy nghĩ, tâm tư, tình cảm của họ cũng như khuyến khích họ thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe. Mục đích "" Khuyến khích đối tượng tự tin nói lên suy nghĩ của mình. "" Tạo sự tin tưởng giúp đối tượng thực hiện và duy trì các hành vi có lợi cho sức khỏe. "" Thể hiện được sự quan tâm của người làm truyền thông với đối tượng từ đó giúp rút ngắn khoảng cách, tạo sự gần gũi giữa người truyền thông và đối tượng được truyền thông.
  • 23. 23TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Kỹ năng giao tiếp không lời Giao tiếp không lời là hình thức giao tiếp không sử dụng lời nói hay chữ viết mà dùng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt và nhiều động tác cơ thể khác để chuyển tải thông điệp. Mục đích: "" Chứng tỏ quá trình giao tiếp đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. "" Khuyến khích đối tượng tiếp tục trình bày ý kiến của mình. "" Bày tỏ sự đồng cảm giữa người nói với người nghe. Những việc cần làm: "" Trang phục chỉnh tề, đơn giản, phù hợp. "" Thái độ hòa nhã, thân thiện. "" Ngồi ngang tầm với đối tượng, tư thế thoải mái. Người hơi ngả về phía trước một chút. "" Nét mặt phù hợp với quá trình giao tiếp và tâm trạng đối tượng. "" Nhìn vào mắt đối tượng: để mắt lần lượt đến từng người (với nhóm nhỏ) hoặc lần lượt tới từng nhóm nhỏ (với nhóm lớn). Chỉ nhìn vào mỗi người 2-4 giây rồi rời mắt sang người khác. Những điều cần tránh: "" Ngồi bắt chéo chân hoặc ngả người ra phía sau. "" Nét mặt đăm chiêu, cau có, lạnh nhạt. "" Nhìn chằm chằm vào một đối tượng quá lâu. "" Tỏ ra vội vã, làm việc riêng, thở dài… "" Chỉ trỏ, đập tay xuống bàn.
  • 24. 24 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 1. Khái niệm Thảo luận nhóm là sự trao đổi giữa những người có chung một mối quan tâm về sức khỏe. Thông thường một nhóm khoảng 10-15 người. 2. Mục đích thảo luận nhóm ™™ Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng (lạm dụng đồ uống có cồn là gì, tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn). ™™ Hỗ trợ và động viên, khuyến khích các thành viên của nhóm thực hiện và duy trì các hoạt động có liên quan đến sức khỏe (ví dụ: cách từ chối khi được mời/ép uống đồ uống có cồn, cách khắc phục tác hại của đồ uống có cồn…). 3. Chuẩn bị cho một buổi thảo luận nhóm ™™ Xác định chủ đề thảo luận: căn cứ tình hình thực tế để chọn những chủ đề ưu tiên cần giải quyết. Ví dụ: ở địa phương, có nhiều nam giới thường xuyên tụ tập uống rượu bia rồi say xỉn, cãi vã, đánh lộn lẫn nhau. Truyền thông viên có thể chọn chủ đề thảo luận là “Tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn” hoặc “Làm thế nào để giảm thiểu tác hại của đồ uống có cồn?” HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN THẢO LUẬN NHÓM
  • 25. 25TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN ™™ Xác định đối tượng thảo luận nhóm: tuỳ theo chủ đề của cuộc thảo luận mà chọn đối tượng cho phù hợp. Đối tượng tham gia thảo luận có thể là đối tượng đích, đối tượng liên quan hoặc đối tượng quan trọng. Ví dụ: với chủ đề truyền thông “Tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn”, đối tượng có thể là những người đàn ông thường xuyên uống rượu bia (đối tượng đích) hoặc vợ con của những người đó (đối tượng liên quan) hoặc tổ trưởng dân phố/thôn xóm, bí thư đảng ủy phường/xã, công an…(đối tượng quan trọng). Số lượng người cho một cuộc thảo luận nhóm tốt nhất là khoảng 7-10 người. Nếu số đối tượng phù hợp với chủ đề thảo luận quá đông, nên tổ chức thành nhiều buổi thảo luận. ™™ Xác định thời gian và địa điểm thảo luận: 99 Xác định rõ thời điểm thảo luận (ngày, giờ), thời lượng thảo luận (trong bao lâu) là thích hợp để đối tượng tham gia đông đủ. Thời gian cho một cuộc thảo luận thông thường từ 60-90 phút. 99 Chọn nơi yên tĩnh, thuận tiện đi lại để mọi người dễ bày tỏ ý kiến của mình (ví dụ: hội trường/nhà văn hóa thôn...) ™™ Có thể lồng ghép thảo luận nhóm trong các buổi sinh hoạt của cộng đồng như họp hội Phụ nữ, hội Nông dân, sinh hoạt định kỳ của Đoàn thanh niên... ™™ Chuẩn bị nội dung, tài liệu, phương tiện: 99 Tìm hiểu kỹ nội dung sẽ truyền thông. 99 Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến chủ đề thảo luận. 99 Sưu tầm các tài liệu liên quan đến chủ đề thảo luận: tranh lật, áp phích, tranh gấp, băng/đĩa... ™™ Thông báo cho lãnh đạo địa phương về kế hoạch tổ chức thảo luận nhóm. Nếu cần có thể yêu cầu địa phương cử người hỗ trợ (chuẩn bị hội trường, thông báo cho đối tượng tham dự...) ™™ Thông báo hoặc gửi thư mời cho các thành viên tham dự trước ngày thảo luận ít nhất 2 ngày về thời gian, địa điểm để mọi người sắp xếp tham dự.
  • 26. 26 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 4. Các bước tiến hành một buổi thảo luận nhóm "" Bước 1: chào hỏi, nêu chủ đề thảo luận 99 Tự giới thiệu mình và đề nghị những người tham dự tự giới thiệu về họ. Có thể áp dụng các trò chơi hoặc các hoạt động văn nghệ để tạo không khí thân mật, thoải mái. 99 Giới thiệu tóm tắt về chủ đề thảo luận và thời gian dự kiến. "" Bước 2: trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về chủ đề thảo luận 99 Đặt câu hỏi để xem đối tượng đã biết gì về chủ đề thảo luận: đối tượng đã làm gì? Kết quả ra sao? Đối tượng cảm thấy thế nào về chủ đề này? Ví dụ: theo anh/ chị, thế nào là lạm dụng đồ uống có cồn? Việc lạm dụng đồ uống có cồn gây ra những tác hại gì?..... 99 Khen ngợi những ý kiến hay. Không chê bai những điều mọi người chưa hiểu hoặc làm chưa đúng. "" Bước 3: bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ 99 Bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới. 99 Sử dụng các tài liệu truyền thông hỗ trợ và đưa ra các kinh nghiệm thực tế tại địa phương để minh họa. "" Bước 4: tìm hiểu khó khăn và thảo luận cách giải quyết 99 Đặt câu hỏi mở để tìm hiểu khó khăn, cản trở đối tượng thực hiện hành vi mới. Ví dụ: vì sao anh thường uống rượu say? Chị đã nói với chồng chị như thế nào sau mỗi lần anh say rượu?. 99 Thảo luận cách giải quyết các khó khăn đó: khuyến khích mọi người chia sẻ kinh nghiệm. Khen ngợi các giải pháp hay. "" Bước 5: kiểm tra 99 Mời một số thành viên trong nhóm nhắc lại những điểm chính đã trao đổi. Ví dụ: anh/chị có thể cho biết chúng ta vừa thảo luận về những nội dung gì? 99 Bổ sung thêm cho đầy đủ hoặc chỉnh sửa lại thông tin nếu cần. "" Bước 6: tóm tắt các điểm chính và đạt được cam kết thực hiện hành vi mới 99 Tóm tắt những nội dung chính của cuộc thảo luận 99 Khuyến khích các thành viên tham dự cam kết thực hiện (cam kết miệng, giơ tay biểu quyết, lập danh sách đăng ký thực hiện). 99 Tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận. Cảm ơn sự tham gia của đối tượng.
  • 27. 27TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Vấn đề Cách giải quyết Một số người im lặng, không nói gì. Lôi kéo họ vào cuộc thảo luận bằng cách: "" Nhìn vào họ tỏ ý muốn mời phát biểu "" Chỉ định họ phát biểu nếu họ tỏ ra quan tâm "" Hỏi một vài câu hỏi nhỏ về bản thân họ để khuyến khích họ tham gia Một số người nói quá nhiều và thường xuyên. Cảm ơn sự đóng góp của họ và mời ngay một người khác phát biểu. Ví dụ:‘‘Cảm ơn anh An đã phát biểu ý kiến. Trong nhóm ta còn ai có ý kiến khác không? Xin mời anh Hoàng’’. Đi chệch chủ đề thảo luận. Nhắc lại câu hỏi thảo luận để đối tượng tập trung hơn vào chủ đề chính, nếu cần thì viết to để mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng. Xảy ra mâu thuẫn khi tranh luận hoặc một số đối tượng đưa ra các thông tin sai. Khen 2 bên có ý kiến hay. Dung hòa và đi đến thống nhất. Những tình huống khó trong thảo luận nhóm và cách giải quyết
  • 28. 28 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 1. Khái niệm Nói chuyện sức khỏe là hình thức truyền thông trực tiếp với nhóm lớn (30-40 người, thậm chí đông hơn) nhằm phổ biến kiến thức và khuyến khích mọi người cùng hành động giải quyết các vấn đề sức khỏe. 2. Chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện sức khỏe ™™ Xác định đối tượng tham dự (họ là ai? số lượng bao nhiêu?) để chuẩn bị nội dung nói chuyện phù hợp với người nghe. ™™ Xác định nội dung: mục đích của buổi nói chuyện, những điểm chính bạn mong muốn người nghe cần nắm bắt được để tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng khi thuyết trình. Xây dựng dàn ý hợp lý có đủ 3 phần: giới thiệu, nội dung và kết luận. ™™ Xác định thời gian nói chuyện. ™™ Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp và thuận tiện với đối tượng. ™™ Chuẩn bị tài liệu, phương tiện: các phương tiện (máy tính, máy chiếu, màn hình ti vi, đầu đĩa...) và tài liệu truyền thông (áp phích, tranh gấp…) phải phù hợp với không gian, thời gian buổi nói chuyện sẽ diễn ra. ™™ Tập nói trước kể cả khi bạn cảm thấy đã tự tin. 3. Các giai đoạn chính của một cuộc nói chuyện sức khỏe Thu hút ngay sự chú ý của mọi người ™™ Bắt đầu bằng một sự kiện“Vì say xỉn nhiều mà anh A đã đánh vợ gãy tay“. ™™ Tạo sự hồi hộp“Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của một thanh niên đẹp trai, tài giỏi mà chỉ vì rượu chè nên đã trở thành người thất nghiệp, bị vợ bỏ...” NÓI CHUYỆN SỨC KHỎE
  • 29. 29TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN ™™ Tuyên bố sự kiện gây ngạc nhiên/xúc động: “Ngay tại tổ dân phố của chúng ta, tuần vừa qua có đến 3 người phải vào bệnh viện vì ngộ độc rượu”. ™™ Yêu cầu giơ tay:“Anh chị nào đã từng nhìn thấy người say rượu xin giơ tay”. ™™ Thông báo sẽ nói cho mọi người về cách làm thế nào để họ đạt được điều họ muốn “Sau buổi nói chuyện này, tôi hy vọng sẽ giúp anh chị hiểu rõ hơn về lạm dụng đồ uống có cồn và tác hại của nó, từ đó chúng ta sẽ biết nên làm thế nào để uống có trách nhiệm.” Đưa ra một vài ý chính và hỗ trợ cho ý chính Chỉ nên đưa ra một vài ý chính. Với mỗi ý chính, đưa các ý hỗ trợ theo cách: ™™ Đưa ra một số ví dụ riêng của cá nhân: mọi người đều thích nghe kể chuyện, nếu bạn có thể đưa ra một câu chuyện cụ thể minh hoạ cho ý chính của mình thì mọi người sẽ thích nghe và có hiệu quả hơn. ™™ Đưa ra các số liệu thống kê: "Theo tổng kết của ban an toàn giao thông phường ta, 6 tháng đầu năm đã có 12 vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan đến lạm dụng rượu bia trên địa bàn phường" ™™ Sử dụng lời lẽ của một chuyên gia: bạn có thể hỗ trợ cho những ý chính của mình bằng những lời của một chuyên gia được nhiều người biết đến và kính trọng. "Giáo sư X, chuyên ngành phẫu thật chỉnh hình cho biết ..." ™™ Dùngsựsosánh:"TrongsốcácvụlyhônởtỉnhA,cóđến30%làdongườichồngnátrượu" ™™ Hỏi xem còn ai có những kinh nghiệm khác hỗ trợ cho ý kiến đó: "Đây mới chỉ là kinh nghiệm của anh Bình, tôi chắc các anh/chị khác còn nhiều ý kiến hay. Xin mời các anh/chị chia sẻ cùng mọi người!". Kết thúc cuộc nói chuyện và kêu gọi hành động ™™ Tóm tắt: "Tóm lại, chúng ta vừa trao đổi với nhau về tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn. Đó là ..." ™™ Chỉ ra những lợi ích của hành động đó: "Nếu chúng ta giảm thiểu việc lạm dụng đồ uống có cồn thì sẽ đạt được những lợi ích sau....." ™™ Yêu cầu hành động: "Sau cuộc gặp mặt này, chúng ta cần thực hiện…...’’
  • 30. 30 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 4. Một số lưu ý để buổi nói chuyện thành công ™™ Giọng điệu cần rõ ràng, đủ nghe, có điểm nhấn. Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, nói lắp bắp, lòng vòng, lan man. ™™ Duy trì giao tiếp bằng mắt với người nghe để tăng sự tin cậy, tăng sự chú ý tập trung của họ. Giữ nét mặt thân thiện, cởi mở. Có thể dùng tay để nhấn mạnh các điểm chính. Không nên quá nghiêm nghị hay cứng nhắc. ™™ Chỉ di chuyển khi cần thiết, không di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe ™™ Sử dụng thành thạo các phương tiện như micro, loa, đài, ti vi. Tốt nhất nên có người hỗ trợ. ™™ Mặc dù thời gian trình bày chiếm phần lớn, nhưng cũng cần chú ý đến phản hồi của đối tượng. Nên đặt các câu hỏi mở để tìm hiểu sự nắm bắt của họ tới đâu. ™™ Giải quyết thỏa đáng các câu hỏi đối tượng đặt ra. Đối với các câu hỏi ngoài tầm hiểu biết của bạn, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy khai thác kinh nghiệm của những người tham dự hoặc hẹn trả lời vào dịp khác, tuy nhiên việc này không nên lặp lại quá nhiều.
  • 31. 31TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 1. Khái niệm Thăm hộ gia đình là việc cán bộ truyền thông đến các hộ gia đình nhằm phát hiện các vấn đề sức khỏe còn tồn tại và tiến hành truyền thông để gia đình thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe. 2. Mục đích của thăm hộ gia đình ™™ Thu thập các thông tin cần thiết.Ví dụ: thu thập thông tin liên quan đến gia đình (số nhân khẩu, hoàn cảnh sống, tính cách của đối tượng truyền thông...), kiến thức, thái độ, hành vi của các thành viên trong gia đình liên quan đến chủ đề truyền thông … ™™ Cung cấp cho đối tượng kiến thức và kỹ năng mới. Ví dụ: thăm gia đình có người lạm dụng rượu bia, giới thiệu cho gia đình kiến thức về hậu quả do lạm dụng rượu bia với sức khỏe và hạnh phúc gia đình, hướng dẫn cách kiểm soát lượng rượu, bia uống vào, cách từ chối khi được mời uống... ™™ Hỗ trợ việc thực hiện các hành vi lành mạnh. Ví dụ: hỗ trợ cai rượu, giải quyết bất hòa gia đình do lạm dụng rượu gây ra… ™™ Giúp duy trì mối quan hệ tốt với các gia đình. Ưu tiên đến thăm các hộ gia đình có người lạm dụng đồ uống có cồn, chịu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn như ốm đau, gặp tai nạn giao thông, bất hòa trong gia đình… 3. Các nguyên tắc khi đến thăm hộ gia đình ™™ Tôn trọng các quy tắc xã giao và phong tục địa phương. ™™ Tạo không khí vui vẻ, cởi mở, tránh phê bình, chỉ trích. ™™ Nói thẳng vào vấn đề, không lan man. THĂM HỘ GIA ĐÌNH
  • 32. 32 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 4. Chuẩn bị đến thăm hộ gia đình ™™ Lập danh sách các hộ gia đình ™™ Thu thập thông tin về hộ gia đình (hoàn cảnh, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ của gia đình với nhân dân địa phương...) ™™ Lựa chọn thời gian đến thăm thích hợp (khi đối tượng cần gặp và các thành viên khác trong gia đình rảnh rỗi). ™™ Chuẩn bị nội dung dự kiến sẽ trao đổi, sổ ghi chép và các tài liệu truyền thông có liên quan (tranh lật, tranh gấp). 5. Các bước thăm hộ gia đình "" Bước 1: chào hỏi, nêu mục đích cuộc đến thăm 99 Chào hỏi các thành viên trong gia đình. 99 Giới thiệu mình là ai (nếu là lần đến thăm gia đình đầu tiên) và mục đích đến thăm gia đình để các thành viên trong gia đình biết và hướng suy nghĩ của họ về chủ đề đó. "" Bước 2: quan sát, tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng về chủ đề truyền thông 99 Quan sát ngay từ khi bước chân vào gia đình để biết hoàn cảnh sống và phát hiện các vấn đề cần truyền thông. 99 Thăm hỏi tình hình sức khỏe của các thành viên trong gia đình, ưu tiên người già và trẻ nhỏ. 99 Kiểm tra việc thực hiện các cam kết lần trước (nếu đây là lần đến thăm tiếp theo): hỏi gia đình về việc thực hiện những điều mà gia đình đã cam kết trong lần truyền thông trước có gặp khó khăn gì không, đã giải quyết khó khăn đó như thế nào... Cần khen ngợi nếu gia đình đã thực hiện tốt. 99 Tìm hiểu kiến thức và các hành vi có liên quan đến chủ đề dự kiến truyền thông.
  • 33. 33TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN "" Bước 3: bổ sung thông tin, hướng dẫn kỹ năng 99 TTV bổ sung thêm thông tin cho đầy đủ và chính xác. Giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong gia đình. 99 Sử dụng tài liệu truyền thông (tranh lật, tranh gấp) để hỗ trợ khi bổ sung thông tin. "" Bước 4: tìm hiểu khó khăn, trở ngại và thảo luận cách giải quyết 99 Sau khi cung cấp thông tin, hướng dẫn một số kỹ năng mới cho gia đình, cần tìm hiểu xem gia đình có thể gặp phải khó khăn, cản trở gì khi thực hiện các lời khuyên, cần hỗ trợ gì... 99 Bàn bạc thảo luận các biện pháp giải quyết các khó khăn đó, phân tích lợi ích, hạn chế của từng biện pháp để gia đình tự quyết định sẽ thực hiện biện pháp nào. Tránh áp đặt. "" Bước 5: kiểm tra lại những điều vừa trao đổi 99 Đề nghị đối tượng nhắc lại các nội dung vừa trao đổi để xem họ hiểu được đến đâu, có chỗ nào hiểu sai hoặc chưa hiểu thì bổ sung thêm hoặc chỉnh sửa lại nếu cần. 99 Tóm tắt những điều gia đình cần nhớ, cần thực hiện. "" Bước 6: đạt được cam kết của gia đình về việc thực hiện hành vi mong đợi 99 Thống nhất với gia đình một số việc cần thực hiện và thời gian cụ thể để thực hiện. 99 Động viên, khuyến khích gia đình thực hiện việc làm đó. 99 Hẹn gặp lại gia đình (có thời gian cụ thể) để xem gia đình thực hiện việc làm đó như thế nào.
  • 34. 34 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Câu lạc bộ (CLB) là một tổ chức quần chúng được tập hợp trên tinh thần tự nguyện, đồng sở thích, tiến hành bằng những hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu về học hỏi, vui chơi, giải trí của cá nhân trong thời gian rỗi trên các lĩnh vực theo những quy định của nhà nước. 1. Quy trình thành lập CLB ™™ Chọn các hạt nhân tích cực (khoảng từ 5 đến 7 người - nhóm người này về sau có thể lựa chọn làm Ban chủ nhiệm lâm thời) có khả năng, năng lực đứng ra làm nòng cốt để thực hiện các công việc chuẩn bị thành lập CLB. ™™ Lựa chọn mô hình CLB phù hợp với địa phương qua thực tế khảo sát. ™™ Xây dựng quy chế hoạt động của CLB (chức năng, nhiệm vụ của CLB; quyền hạn của Ban chủ nhiệm, từng thành viên Ban chủ nhiệm và hội viên CLB). ™™ Tuyên truyền thành lập CLB thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và truyền tai nhau, vận động các tổ chức đoàn thể của địa phương quan tâm đóng góp ủng hộ về kinh phí, cơ sở vật chất ... để tiến hành thành lập CLB. 2.Tổ chức lễ ra mắt CLB Có thể nói đây là hoạt động đầu tiên nên cần phải gây ấn tượng tốt đẹp cho hội viên, đảm bảo vừa trang trọng, vừa vui tươi. Các nội dung chính của buổi lễ: "" Thông qua Quyết định thành lập CLB "" Thông qua chương trình hoạt động của CLB "" Thông qua quy chế hoạt động. TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ SỨC KHỎE
  • 35. 35TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 3. Hoạt động của ban chủ nhiệm CLB Căn cứ nhu cầu thực tế và ý kiến của hội viên để kiện toàn bổ sung nhân sự, quy chế hoạt động ... Hoạt động của Ban chủ nhiệm phải xuất phát từ nhu cầu, sở thích của hội viên; động viên, khích lệ phát huy tính tích cực của các hội viên. Phải quan tâm chú ý đến từng hội viên, tạo điều kiện giao tiếp cho các cá nhân, động viên khen thưởng kịp thời bằng nhiều hình thức, góc độ khác nhau. 4. Các hình thức sinh hoạt của CLB ™™ Diễn giảng: Gồm các chủ đề chính trị, thời sự, khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức, trình độ thẩm mỹ, giáo dục nếp sống mới. Đây là dạng nói chuyện chuyên đề. ™™ Hội thảo, tọa đàm: là hình thức các hội viên CLB cùng tham gia thảo luận để làm sáng tỏ một quan điểm hay một nhận định nào đó. ™™ Sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật. ™™ Giới thiệu sách báo, trưng bày triển lãm... 5. Điều kiện duy trì hoạt động của CLB Có đội ngũ Ban chủ nhiệm năng động, sáng tạo, nhiệt tình, biết vận động quần chúng, thu hút các hạt nhân tiêu biểu các nhà tài trợ (mạnh thường quân) đến tham gia sinh hoạt. Nội dung, hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có tính thuyết phục cao; không nhàm chán, cứng nhắc; lôi cuốn được quần chúng đến tham gia, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên trong CLB, hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết và đúng lúc Có hệ thống cung cấp tài liệu để hội viên sinh hoạt. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí tối thiểu để hoạt động CLB. Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể để họ quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để CLB duy trì hoạt động có hiệu quả nhất.
  • 36. 36 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TỔ CHỨC CUỘC THI 1. Mục đích ™™ Đánh giá sự hiểu biết và thực hành của đối tượng về chủ đề phòng chống và giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. ™™ Khuyến khích đối tượng và các thành viên trong cộng đồng quan tâm đến chủ đề này. 2. Các hình thức tổ chức cuộc thi ™™ Thi biểu diễn văn nghệ ™™ Thi tìm hiểu kiến thức ™™ Thi vẽ ™™ Thi sáng tác thơ, bài hát ™™ Thi truyền thông viên giỏi ... 3. Chuẩn bị cho cuộc thi ™™ Trình bày với lãnh đạo địa phương, đơn vị ™™ Lập kế hoạch chi tiết ™™ Lập danh sách đơn vị dự thi, ban tổ chức và ban giám khảo ™™ Chuẩn bị kinh phí, địa điểm, phương tiện ™™ Chuẩn bị nội dung cuộc thi ™™ Họp các bên liên quan thống nhất kế hoạch, chương trình ™™ Gửi giấy mời các thành phần tham gia ™™ Triển khai chiến dịch tập huấn, thông tin, truyền thông trước và trong cuộc thi.
  • 37. 37TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 4. Tổ chức thi và trao giải thưởng ™™ Giám sát hỗ trợ các đơn vị tham gia ™™ Tổ chức chấm thi công bằng, minh bạch ™™ Công khai kết quả cuộc thi giữa Ban Tổ chức với Ban giám khảo và các bên liên quan ™™ Chuẩn bị giải thưởng phù hợp 5. Công việc sau cuộc thi ™™ Tổng kết đánh giá kết quả cuộc thi. ™™ Đưa tin cho cuộc thi để tạo dư luận và tinh thần tốt cho cuộc thi sau. Việc này cũng khích lệ mọi người tăng cường tìm hiểu các kiến thức và thực hành.
  • 38. 38 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG 1. Khái niệm ™™ Lập kế hoạch là quá trình dự kiến những công việc cần làm sao cho phù hợp với thời gian và kinh phí. Dự tính việc nào nên làm trước, những khó khăn có thể gặp phải để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. 2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch ™™ Giúp cho quá trình thực hiện công việc được chủ động, thuận lợi; lường trước được những khó khăn trở ngại do đó kết quả sẽ đạt được ở mức cao nhất so với mong muốn. ™™ Góp phần trong việc theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động truyền thông. 3. Lập kế hoạch một buổi truyền thông cụ thể 3.1.Xácđịnhđượcchủđềtruyềnthông "" Lựa chọn vấn đề sức khoẻ tại địa phương cần ưu tiên giải quyết. Mỗi buổi chỉ nên tập trung vào một chủ đề nhỏ của vấn đề sức khoẻ cần truyền thông. Ví dụ: chủ đề“lạm dụng rượu bia và sức khỏe”. 3.2.Đốitượngtruyềnthông "" Cần ghi cụ thể đối tượng của buổi truyền thông đó là ai? "" Dự kiến số người tham gia là bao nhiêu. Với các buổi thảo luận nhóm, số lượng đối tượng tham gia nên khống chế dưới 15 người. Với 1 buổi nói chuyện sức khỏe thì số người tham dự có thể đông hơn. 3.3.Mụctiêutruyềnthông "" Mục tiêu truyền thông (mục tiêu về hành vi) là kết quả những thay đổi của đối tượng đích mà chúng ta mong đợi. "" Cách viết mục tiêu truyền thông theo phương pháp ABCD
  • 39. 39TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN A (Audience) – Đối tượng Xác định nhóm đối tượng cần truyền thông. B (Behaviour) – Hành vi Xác định loại hành vi sức khỏe mà bạn mong muốn đối tượng cần thay đổi C (Condition) – Điều kiện Xác định khi nào và trong hoàn cảnh nào bạn mong muốn sự thay đổi đó diễn ra. D (Degree) – Mức độ Xác định mức độ thay đổi mà bạn mong muốn. Ví dụ: sau buổi truyền thông (C), 90% (D) cán bộ công ty X (A) cam kết không uống rượu bia trong giờ làm việc (B). 3.4. Nộidungtruyềnthông "" Liệt kê các thông tin chủ yếu về chủ đề đã được lựa chọn mà bạn muốn đối tượng biết để họ thực hiện hành vi sức khoẻ tốt. 3.5.Phươngpháptruyềnthông "" Liệt kê các phương pháp truyền thông sẽ được áp dụng trong buổi truyền thông đó. Ví dụ: nói chuyện sức khoẻ kết hợp với xem băng video, thảo luận nhóm... 3.6. Phươngtiệnvàtàiliệutruyềnthông "" Liệt kê các tài liệu và phương tiện truyền thông cần dùng trong buổi truyền thông. Ví dụ: tranh gấp, sách tranh, phương tiện loa đài, băng cassette, băng video. 3.7.Địađiểm "" Cần ghi rõ địa điểm dự kiến tiến hành buổi truyền thông. "" Lưu ý: chọn địa điểm phù hợp cho buổi truyền thông và thuận tiện đi lại cho đối tượng
  • 40. 40 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 3.8.Thờigian "" Nên chọn thời gian thích hợp để đối tượng đến dự được đông đủ "" Ghi rõ thời gian tổ chức buổi truyền thông trong bao lâu, bắt đầu từ lúc nào, sao cho phù hợp với chủ đề và đối tượng. 3.9. Ngườichịutráchnhiệmchính,ngườiphốihợp "" Ghi cụ thể người chịu trách nhiệm chính và người phối hợp để cùng thực hiện buổi truyền thông như trưởng thôn, cán bộ phụ nữ, cán bộ mặt trận. 3.10. Cáchkiểmtra,đánhgiákếtquảbuổitruyềnthông "" Liệt kê các cách kiểm tra khả năng nhận thức và thực hành của đối tượng sau buổi truyền thông như: đặt câu hỏi, quan sát thực hành, hoặc lập danh sách đăng ký thực hiện thay đổi hành vi. "" Cách kiểm tra đánh giá kết quả cần dựa vào mục tiêu và nội dung truyền thông. 4. Lập kế hoạch hoạt động truyền thông tại cơ sở ™™ Căn cứ vào mục tiêu và các công việc cụ thể để lập ra kế hoạch cho các hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng và địa phương hoặc cơ sở y tế. Muốn vậy truyền thông viên cần phải đặt ra các câu hỏi cho hoạt động như: "" Truyền thông về chủ đề gì? "" Khi nào? "" Ai làm chính/ai phối hợp? "" Làm như thế nào (phương pháp làm)? "" Diễn ra ở đâu? "" Cái gì nên làm trước... ™™ Sau đó liệt kê các hoạt động theo trình tự thời gian.
  • 41. 41TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN MẪU KẾ HOẠCH CHO MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG 1. Chủ đề truyền thông: ………………………………………………………… 2. Đối tượng truyền thông: 99 Thành phần: ……………… Số lượng: ………………… 99 Thành phần: ……………… Số lượng: ………………… 99 Thành phần: ……………… Số lượng: ………………… 3.Thờigian:……………………………………………………………………… 4.Địađiểm:……………………………………………………………………… 5. Phương tiện, tài liệu: 1. …………………………… Số lượng: ……………… 2.……………………………… Số lượng: ……………… 3.……………………………… Số lượng: ……………… 6. Phương pháp thực hiện: ……………………………………………………… …………………………………………………………………………………... 7. Nội dung/thông điệp chính: …………………………………………………... …………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………... 8. Người thực hiện: Họ và tên: ……………………………Nhiệm vụ: ……………… Họ và tên: ……………………………Nhiệm vụ: ……………..… Họ và tên: ……………………………Nhiệm vụ: ……………… 9. Dự kiến kinh phí: (Nên có bản dự trù kinh phí chi tiết kèm theo) Ngày …… tháng …… năm …… Người lập kế hoạch
  • 42. 42 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN MẪU KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG Địa điểm: Thời gian thực hiện: Mục tiêu hoạt động: 1. ………………………………………………………………………………………… 2. ………………………………………………………………………………………… 3. ………………………………………………………………………………………… TT Hoạt động Thời gian Phương pháp Số buổi/ số lần Địa điểm Người chịu trách nhiệm 1 2 Ngày …… tháng …… năm …… Người lập kế hoạch
  • 43. 43TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN 1. Bộ Y tế, Vụ Khoa học và Đào tạo (2005), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe (Sách dùng cho các trường trung học Y tế) NXB Y học 2. Bộ Y tế (2006), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học 3. Bộ Y tế (2009), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe (tài liệu hướng dẫn giáo viên các trường trung cấp y tế) NXB Giáo dục Việt Nam 4. Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 ban hành 5. Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 15/7/2015 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác 6. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (2007), Khóa học về các kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe. 7. Trung tâm TTGDSK, Bộ Y tế (1994), Sổ tay thực hành truyền thông GDSK, Hà Nội. 8. Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em (2002), Bộ tài liệu đào tạo về truyền thông thay đổi hành vi trong lĩnh vực dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội. 9. Macdonaid, L. and Hearle, D. 1984, The Process of Adoption, Communication skills for Rural Development, P.21, Evans Brothers Ltd, Malta. 10. WHO, 1988, Education for Health: A Manual on Health Education in Primary Health Care, WHO Geneva, England.http://www.maihuong.gov.vn/ 11. www.vard.org.vn/ 12. https://www.drinkiq.com/en-gb/drink-calculator/ 13. http://www.drinkaware.co.uk/alcohol-and-you/work-and-study/alcohol-and-stress 14. http://www.who.int/substance_abuse/publications/global_alcohol_report/en/index.html TÀI LIỆUTHAM KHẢO
  • 44. 44 TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN DANH SÁCHTÀI LIỆU LIÊN QUAN 1. Quyết định số 224/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 2 năm 2014 về Chính sách Quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020; 2. Nghị định số 94/2012/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu; 3. LuậtGiaothôngđườngbộsố23/2008/QH12đượcQuốchộithôngquangày13tháng 11 năm 2008; 4. Nghịđịnhsố46/2016/NĐ-CPcủaChínhphủbanhànhngày26tháng5năm2016quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; 5. Website Liên minh Uống có trách nhiệm Quốc tế http://www.iard.org/ 6. Website Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam http://vard.org.vn/
  • 45. Chủ biên: THS.BS. TRẦN QUANG MAI Ban biên soạn: THS.BS. LÝ THU HIỀN THS.BS. ĐÀO THỊ TUYẾT CN. NGUYỄN THANH HỒNG THS. NGUYỄN THỊ HỒNG LỤA CN. ĐẶNG NGỌC BÌNH Biên tập: THS. BS. TRỊNH NGỌC QUANG Hỗ trợ kỹ thuật: THS. QTKD. NGUYỄN THỊ MINH THU Thư ký: CN. NGUYỄN THANH HỒNG Thiết kế: HS. PHẠM THỊ HỒNG HẠNH TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG LẠM DỤNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
  • 46.
  • 47. TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRUNG ƯƠNG = $ = $ TRUYỀNTHÔNGVỀPHÒNGCHỐNGLẠMDỤNG VÀGIẢMTHIỂUTÁCHẠICỦAVIỆC LẠMDỤNGĐỒUỐNGCÓCỒN (Tàiliệudànhchohọcviên)