SlideShare a Scribd company logo
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ............................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ..7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU............................................................7
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM...........................................8
1.2.1 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản........................................................................8
1.2.2 Lĩnh vực khai thác thuỷ sản........................................................................11
1.2.3 Lĩnh vực chế biến thuỷ sản.........................................................................12
1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ........15
1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỐNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM .................................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ..............23
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM..................................23
2.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản.......................................23
2.1.2 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu các mặt hàng thủy sản.........................26
2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG LỚN
......................................................................................................................................39
2.3 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ......................41
2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp.......................................................................................41
2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp......................................................................................42
2.4 NHẬN XÉT.........................................................................................................44
2.4.1 Thành tựu......................................................................................................44
2.4.2 Hạn chế..........................................................................................................46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
...........................................................................................................................................53
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 2
3.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM.53
3.1.1. Cơ hội ...........................................................................................................53
3.1.2. Thách thức ...................................................................................................57
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ............62
3.3 GIẢI PHÁP...........................................................................................................64
3.3.1 Từ phía nhà nước .........................................................................................64
3.3.2 Từ phía các Hiệp hội....................................................................................66
3.3.3 Từ phía doanh nghiệp..................................................................................67
KẾT LUẬN .....................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2014 và
so sánh với năm 2013.....................................................................................................17
Bảng 2.1: Hiện trạng xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 (Triệu USD)......25
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng .................27
Bảng 2.3: Nhập khẩu tôm của Mỹ Q1/2014-2015 .....................................................36
Bảng 3.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang 11 nước thành viên TPP .................54
Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm (tỷ USD) ...............................24
Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam QI/2011-2015.......................................24
Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 và 2015
(triệu USD)......................................................................................................................26
Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2011-2016..................................................28
Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ theo tháng 2014-2015................................29
Biểu đồ 2.6: Thị trường xuất khẩu cá ngừ tính theo giá trị .......................................30
Biểu đồ 2.7: Giá trị xuất khẩu cá ngừ 2010-2015 (tỷ USD) .....................................31
Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu Cá Ngừ Việt Nam tính đến tháng 9/2015...........................32
Biểu đồ 2.9: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam 2014-2015.........35
Biểu đồ 2.10: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015..................................39
Biểu đồ 2.11: Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các nước năm 2013-2015...............40
Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng đóng góp của 10 DNXK thủy sản lớn nhất năm 2014 (%)
...........................................................................................................................................41
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
DNXK Doanh nghiệp sản xuất
DOC Bộ thương mại Mỹ
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng thu nhập quốc nội
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
USD Đơn vị tiền tệ đôla Mĩ
VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XK Xuất khẩu
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 5
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế đất nước đã có
những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát
triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có
vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc đẩy mạng giao lưu
thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói riêng là mục tiêu
phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta.
Xuất nhập khẩu là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giao
thương với quốc tế, đem lại lợi nhuận lớn hàng năm. Hiện nay Việt Nam đã mở
rộng được quan hệ với rất nhiều đối tác như Anh, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất khẩu
là thành công lớn nhất của ngành thủy sản. Xuất khẩu thủy sản còn thúc đẩy sự
phát triển của các lĩnh vực như khai thác như nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ
hậu cần khác của ngành. Như vậy xuất khẩu đóng một vai trò tương đối quan
trọng đối với ngành thuỷ sản. Chính vì vai trò quan trọng như vậy, xuất khẩu cần
được chú trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam
hiện nay. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam, các
mặt hàng thủy sản có nhiều tiềm năng để phát triển, và thực sự đã đạt được nhiều
thành tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho
tiềm năng đó chưa được khai thác triệt để.
Ngành thủy sản trong những năm gần đây (2013 - 2014) cũng có những tăng
trưởng rõ rệt. Không chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu
(gần 8 tỷ giá trị thủy sản xuất khẩu), năm 2014 còn là năm thắng lợi về mở rộng
thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể thấy năm 2014, xuất
khẩu thủy sản đã tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt, nguồn nguyên liệu
giảm, giá thủy sản nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, năm 2015, xu hướng này lại đảo
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 6
ngược, kết thúc quý 3/2015, ngành thủy sản Việt Nam đã không còn hy vọng giữ
vững được kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra. Thực
trạng tăng trưởng kém bền vững của ngành đã bắt đầu bộc lộ rõ khi các yếu tố
thuận lợi khách quan không còn nữa.
Vì vậy việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu đang là lối đi chính của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên việc đảm bảo giữa tăng trưởng và bền vững của ngành thì còn khá
nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy em chọn ngành thủy sản trong đề tài “Xuất khẩu
thủy sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp” với hy vọng sẽ phần nào làm rõ
những vấn đề trên.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 7
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng
tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động
mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình)
trong nước. Có hai hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián
tiếp, những hình thức này sẽ được các doanh nghiệp sử dụng để làm công cụ thâm
nhập thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn
cầu, trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá
hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán
cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu
kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những
nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài
nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và
khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của
nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với
tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng
trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu.
Xuất khẩu là hoạt động mũi nhọn của quốc gia, giúp thúc đẩy phát triển quan
hệ đối ngoại với nhiều nước, giúp chuyển giao vốn và công nghệ vào trong quốc
gia, phát triển trình độ sản xuất cả doanh nghiệp và lao động, tạo ra việc làm, kinh
nghiệm… và còn nhiều lợi ích khác. Đất nước muốn phát triển phải mở rộng ngoại
thương, giao dịch xuyên biên giới. Công cụ để thực hiện điều đó chính là xuất
nhập khẩu.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 8
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 với đường
bờ biển dài hơn 3.200 km, 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên
nhiều sông ngòi, đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong
phú. Trong vùng biển độc quyền kinh tế, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh
giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% và tầng
đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản
các loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như:
tôm hùm, cá ngừ, sò huyết… Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng
hơn 1,4 triệu ha, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi
năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên
khí hậu đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi. Chủng loại sinh
vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị
kinh tế cao. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều
thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã
trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với
Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế.
1.2.1 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ
của ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá nước lợ, nước mặn cũng có
186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng
trên thị trường quốc tế. Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm
thêm phong phú. Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá
nhanh, thu được hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi
cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và xoá đói, giảm nghèo. Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố,
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 9
năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai
đoạn 2001-2010, tăng 4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long
chiếm nhiều nhất với 70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông
Hồng 11,64%. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt
1.200.000 ha với tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012.
- Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ
phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu
hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm,
chép, trôi, mè, trê lai, rô phi... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng
suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha. Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát
triển mạnh. Đặc biệt, tôm càng xanh là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ
trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu
canh tác ở các vùng ruộng trũng,tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu. Vấn đề khó
khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khí hậu cộng với vấn đề
trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn
định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào nuôi là: lươn, ếch, ba ba, cá sấu...
Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị trường không ổn
định... đã hạn chế khả năng phát triển.
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn thả
ghép cá trôi, cá rô phi... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên
lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm. Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là
lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được
diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của
những người sống trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, đối tượng
nuôi chủ yếu là trắm cỏ, qui mô lồng nuôi khoảng 12–24 m3, năng suất 400–600
kg/lồng. ở các tỉnh phía Nam, đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 10
tượng, cá he. Quy mô lồng, bè nuôi lớn, trung bình khoảng 100 – 150 m3 / bè,
năng suất bình quân 15 – 20 tấn / bè.
Nuôi cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo
mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha. Năm 1998, diện tích nuôi cá khoảng 154.200
ha. Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn. Đây là một hướng cho việc
chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói
giảm nghèo ở nông thôn.
Nuôi tôm nước lợ: Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua,
đã có bước chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị
ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động.
Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước, nhất là
tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, song chủ yếu là tôm sú. Tôm
được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi trong ruộng và nuôi trong
rừng ngập mặn. Nhìn chung, khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi tôm.
Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh, chủ yếu dựa vào việc đánh bắt các
giống tôm tự nhiên. Diện tích nuôi tôm ước tính có tới 200 nghìn ha, trong đó 25
% là nuôi kết hợp với trồng (tôm–lúa, tôm–dừa, tôm–sản xuất muối, tôm-đước).
- Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
Nghề nuôi biển có tiềm năng phát triển tốt. Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc,
nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nuôi trồng rong sụn
có nhiều triển vọng tốt. Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế về công nghệ,
chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian qua còn bị lệ
thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh.
- Hệ thống sản xuất giống
Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt: Các loài cá nước ngọt truyền
thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua. Vấn đề cung cấp
giống cho nuôi trồng các đối tượng này tương đối ổn định. Số cơ sở sản xuất cá
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 11
giống nhân tạo trên toàn quốc hiện nay khoảng 354 cơ sở, hàng năm có khả năng
sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá giống cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả
nước. Tuy nhiên, giá cá giống nhất là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất
lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Hệ thống sản xuất giống tôm: Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ thành công ở cả
3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng sản lượng còn thấp. Vấn đề nuôi vỗ tôm bố mẹ
thành thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến tình
trạng khan hiếm nguồn tôm bố mẹ trên cả nước, đặc biệt là vào vụ sản xuất chính.
Đến nay trên toàn quốc đã có 2.125 trại sản xuất và ươm tôm giống, hàng năm sản
xuất được khoảng 5 tỷ tôm P15, bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu tôm giống
cho nhân dân.
Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều của các
trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi
xa, vừa làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng con giống, chưa có sự
phù hợp trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất và
thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh.
- Tình hình sản xuất thức ăn
Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 24 cơ sở sản xuất thức ăn
nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm, sản lượng thức ăn đạt được chưa
đáp ứng nhu cầu cả và số lượng lẫn chất lượng. Giá thành cao do chi phí đầu vào
chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Với một số mô hình nuôi bán thâm canh
(nuôi tôm) và thâm canh (nuôi cá lồng) thì thức ăn được nhập từ nước ngoài và
phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn.
1.2.2 Lĩnh vực khai thác thuỷ sản
- Khai thác hải sản: là việc khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên biển va vùng
nước lợ. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động
ven bờ là chủ yếu. Do có sự phát triển về số lượng tàu thuyền, công cụ và kinh
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 12
nghiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng
liên tục (khoảng 6,6%/năm). Riêng trong giai đoạn 1991-1995 tăng với tốc độ
7,5%/năm ; giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 5,9 % / năm. Cơ cấu sản phẩm
khai thác có nhiều thay đổi: ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm có giá trị
thương mại cao như tôm, mực, cá mập, cá song, cá hồng, góp phần tăng kim
nghạch xuất khẩu.
Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng ở vùng biển ven bờ
đã có dấu hiệu bị đe dọa, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác
quá mức. Vì vậy ngành thủy sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để
giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác
các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận
ngư dân sang lĩnh vực hoạt đông kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung
ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí...
- Khai thác thủy sản nội địa: là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trong các
sông hồ, đầm, phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác. Tổng sản lượng thủy sản
khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung
cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm
quý.
Lao động khai thác: Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa kể
cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi được bổ sung hàng
năm. Nhìn chung lực lượng lao động thành thạo nghề nhưng trình độ văn hoá thấp
gây ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác.
1.2.3 Lĩnh vực chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động
chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, nó đã góp phần tạo nên
sự khởi sắc của ngành thuỷ sản.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 13
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và
nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn hải sản là chủ yếu trong cơ cấu nguyên liệu trong
những năm qua, chiếm 70 % tổng sản lượng thuỷ sản thu gom được ở Việt Nam,
trung bình 10 năm từ 1985 – 1995, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng
700.000 tấn. Trong đó 40% sản lượng là cá đáy, 60 % là cá nổi, sản lượng khai
thác phía Bắc chiếm 4,2 %, miền Trung 39,4 % và miền Nam 56,4 %. Giai đoạn
1985 –1995 tốc độ tăng bình quân là 4,1 % / năm, riêng giai đoạn 1991 – 1995 là
6,8%/năm. Sau năm 1995, do nghề cá xa bờ được đầu tư mạnh hơn nên sản lượng
khai thác hải sản tăng rất mạnh, vượt mức một triệu tấn (1.078.000 tấn) vào năm
1997, tăng 15,8 % so với năm 1996, năm 1998 đạt 1.137.809 tấn tăng 12,2 % so
với năm 1997, năm 1999 đạt 1.230.000 tấn tăng 8,6 % so với năm 1998.
Nguồn nguyên liệu nuôi trồng từ khai thác nội đồng là khoảng 300.000 –
400.000 tấn / năm, nếu tính bình quân 10 năm từ 1985 – 1995 thì tốc độ tăng
trưởng là 6,4%/năm. Tuy nhiên cũng giống như khai thác hải sản, sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản những năm gần đây cũng tăng mạnh, năm 1997 đạt 509.000 tấn,
tăng 19,7 % so với năm 1996 và vượt mức 500.000 tấn (537.870 tấn) vào năm
1998.
Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu
dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày
càng nhiều. Năm 1991 chỉ có khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế
biến xuất khẩu chiếm khoảng 15 % và khoảng xấp xỉ 30 % lượng nguyên liệu
được đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa còn lại dùng dưới dạng tươi sống thì
đến năm 1998 đã có khoảng 400.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất
khẩu, chiếm khoảng 24,3% tổng sản lượng thuỷ sản và khoảng 41 % nguyên liệu
được chế biến cho tiêu dùng nội địa và như vậy chỉ còn khoảng 35 % nguyên liệu
được dùng dưới dạng tươi sống.
Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó
sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Đối với các tàu đi dài
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 14
ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, rất ít
phương tiện có hầm bảo quản. Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên
nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản.
Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư
cho khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ. Sau khi hải sản được đánh bắt thông qua
142 bến, cảng cá chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải
sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng
30%).
Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ
động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy
chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất
lượng tốt.
Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành song tác động của nó
không là bao, một phần do sản phẩm thị trường còn chấp nhận hay do những lý do
kinh tế, tài chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa thể áp dụng được. Khi phân
phối lưu thông nguyên liệu phải trải qua nhiều khâu trung gian nên chất lượng
cũng bị giảm sút.
Các mặt hàng chế biến thuỷ sản:
Các mặt hàng đông lạnh (HĐL): Trong giai đoạn 1985 – 1995, các mặt hàng
này có tốc độ gia tăng trung bình 25,77 % / năm, giai đoạn 1990 – 1995, lượng
HĐL tăng mạnh (31,78 %), giai đoạn 1996 - 1998 lượng HĐL vẫn tiếp tục tăng
mạnh (trên 20%). Trong các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh vẫn
chiếm vị trí độc tôn, thời kỳ 1990 – 1995 chiếm khoảng 56 %, năm 1997 chiếm 46
% và 1998 là 52,5 %. Mực và các mặt hàng cá đông lạnh cũng có tốc độ tăng
trưởng rất mạnh. Các loại đông lạnh khác chủ yếu là các loại ghẹ, ốc, cua, sò,
điệp... có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng
có giá trị gia tăng. Xu hướng tăng của sản phẩm nay còn rất lớn.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 15
Mặt hàng tươi sống: gần đây cũng rất phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu,
bao gồm các loại cua, cá, tôm còn sống hoặc còn tươi như cá ngừ đại dương.
Mặt hàng khô: Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơn giản về
thiết bị, công nghệ, các loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, rông câu
khô, các loại khô tẩm gia vị.
Các mặt hàng khác: Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các mặt hàng đồ hộp,
bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản phẩm dùng cho xuất khẩu như
vây, bong, cước cá hay dùng cho nội địa như ngọc trai, arga, dầu gan cá...
1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ
 Đối với nền kinh tế quốc dân
- Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho
tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu
của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được
xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
- Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông
lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trò to
lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên
liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ
thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp
hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công
nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề
mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ.
- Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn
nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế
“Lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác
và nuôi trồng” qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay,
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 16
sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số
sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc tế trên
lĩnh vực công nghệ đã góp phần để có kết quả vừa nêu.
 Vai trò của trong việc tạo công ăn việc làm
Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên
cho khoảng 3,5 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 2011, số lao động thủy sản là
3,53 triệu người. Khoảng 4 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 7,5 triệu người chiếm 8,3% dân số
sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống.
Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ
các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài
ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và
thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người. Số dân số dựa vào nghề cá đã tăng lên
khoảng 8,5 triệu người vào năm 2010 và 11 triệu người vào năm 2012. Hơn nữa,
thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi
trồng thủy sản dự tính tăng trung bình 16%/năm.
 Đối với hoạt động xuất khẩu
GDP ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu trong GDP toàn quốc tuy nhiên
ngành đã có sự bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã không ngừng tăng lên trong một số năm qua,
đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm
2009 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 10%
so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm 2014, tỷ trọng này là 31,1%.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 17
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2014
và so sánh với năm 2013
Hàng hóa chủ yếu
Kim ngạch
(Tỷ USD)
So với cùng kỳ năm 2013
Kim ngạch +/-
(Tỷ USD)
Tốc độ +/-
(%)
TỔNG GIÁ TRỊ 150,19 18,15 13,7
Trong đó: Doanh nghiệp FDI 94,4 13,06 16,7
Điện thoại và các loại linh kiện 24,08 2,36 11,1
Hàng dệt, may 20,95 4,23 16,8
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 11,66 1 7,9
Giày dép các loại 10,34 3,11 23,1
Hàng thủy sản 7,84 1,14 17,1
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 7,31 1,99 21,4
Dầu thô 7,23 -0.007 -0.1
Gỗ và sản phẩm gỗ 6,21 0,78 11,1
Phương tiện vận tải và phụ tùng 5,48 0,64 10,4
Cà phê 3,56 1,09 30,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 7,84 tỷ USD, tăng hơn
17% so với năm trước, đứng thứ năm trong kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ
lực nước ta. Đóng góp nhiều nhất là mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu trên 4
tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD, 2014 là năm ngành thủy sản nước
ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất và liên tiếp trong vòng 3 năm trở lại đây. Không
chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, mà 2014 còn là năm
thắng lợi về mở rộng thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 18
1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỐNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
 Yếu tố kinh tế
Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hàng
hoá của mỗi quốc gia, trong đó có thuỷ sản. Các nhân tố chủ yếu là: tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và vấn đề lạm phát. Kinh tế của đất nước
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khi thu nhập người dân giảm xuống thì
nhu cầu của người dân về các sản phẩn thuỷ sản nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống,
do đó việc xuất khẩu sang các thị trường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có khi là
không xuất khẩu được. Khi một thị trường nào đó bị rơi vào tình trạng bị khủng
hoảng thì việc xuất khẩu sang thị trường đó là rất khó khăn vì khi đó người dân sẽ
không muốn tiêu thụ những hàng hoá có giá trị cao, thậm chí là trung bình, do đó
giá trị xuất khẩu thu về sẽ không được cao, thậm chí còn bị lỗ. Đối với các doanh
nghiệp khi xuất khẩu cũng cần phải chú ý đến yếu tố này vì nó sẽ ảnh hưởng đến
doanh thu của chính doanh nghiệp đó.
Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp ở thị trường nước nhập khẩu cũng tác động
đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến
tiêu dùng, lượng cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, không khuyến khích
sản xuất và đầu tư giảm.
Chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng không chỉ tác động đến kinh doanh
của bản thân ngành mà còn tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, tác động đến công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của nhà
nước. Khi lãi suất thay đổi, điều này ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp; chi tiêu, tiết kiệm của người dân, ảnh hưởng đến lượng
cầu của người tiêu dùng từ đó doanh nghiệp cũng phải chịu tác động lớn.
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ
giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến
lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 19
nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến thu đổi ngoại tệ sang
nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của
ngành thủy sản.
Do sản phẩm của ngành thủy sản Việt Nam hướng tới việc xuất khẩu là chủ
yếu, với hơn 90% hợp đồng hiện nay thanh toán bằng đồng USD nên những biến
động của tỷ giá có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngành. Đây là loại ngoại tệ có
giá trị tương đối ổn định, ít rủi ro hơn so với đồng ngoại tệ khác. Tuy nhiên sự
biến động đồng tiền này những năm gần đây cũng đang ít nhiều ảnh hưởng đến
sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Còn các doanh nghiệp xuất
khẩu sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc… tuy cũng thanh toán bằng USD, nhưng do
các đồng nội tệ ở những nước này đang mất giá so với đồng USD, nên nhu cầu
chưa tăng cao và khách hàng tiếp tục đòi giảm giá nhập khẩu.
 Yếu tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai
thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong
nước cũng như ở từng khu vực. Thời tiết, khí hậu có tác động lớn đến việc chế
biến và xuất khẩu thủy sản. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến
việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến
việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh
nghiệp.
Yếu tố tự nhiên của quốc gia nhập khẩu cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Thị trường của một quốc gia, khu vực khác nhau có những yêu cầu khác nhau, đòi
hỏi sản phẩm đưa vào phải thích hợp. Chẳng hạn như sản phẩm nào đó sử dụng tốt
ở các nước có khí hậu ôn đới có thể ở khí hậu nhiệt đới lại bị hỏng, hoặc đòi hỏi
phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc bôi dầu mỡ bảo quản. Những sản phẩm dễ hỏng do sự
tác động của khí hậu nóng ẩm thì lại yêu, bảo quản cao hơn khi xâm nhập vào thị
trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 20
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh
hải rộng hơn 226.00 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000
km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung
cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng
thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu đã giúp cho
ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi. Chủng loại sinh vật đa dạng và
phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều
kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ, vào mùa khô
lại hay vị hạn hán và gây khó khăn và cả những thổn thất to lớn cho ngành thuỷ
sản. Những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển
và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng
ngư dân khu vực ven biển. Tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về
tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với những
nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, các ảnh
hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn.
 Yếu tố chính trị – pháp luật
Ngoài các yếu tố đã nêu trên, thị trường quốc tế còn chịu sự tác động bởi chính
trị và pháp luật. Thể hiện ở những ưu đãi và cản trở của Chính phủ nước nhập
khẩu đối với các nhà cung ứng khi xâm nhập vào thị trường quốc gia này. Điều
này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn,
đồng thời có điều kiện mở rộng thị trường của mình. Có thể đó là những qui chế
hàng rào thuế quan, về bảo hộ, hạn ngạch... Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước
nhập khẩu và xuất khẩu là bất ổn thì xâm nhập và mở rộng thị trường sẽ là rất khó
khăn cho nhà xuất khẩu.
Với việc tham gia vào các FTA và TPP sẽ tạo ra cơ hội không nhỏ cho thủy
sản Việt Nam về thuế quan. Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc được ký kết
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 21
giúp nâng khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Thái lan và
Ecuador (đang phải chịu thuế 20%). Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan
10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với
thuế suất NK 0%.
Với Nhật Bản trong TPP, tất cả các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh sẽ có thuế
0% (trước: 1-10%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực; tôm chế biến bị loại trừ khỏi
danh mục giảm thuế trong VJEPA. Với Hoa kỳ trong TPP, các sản phẩm tôm
tươi/đông lạnh đã có thuế MFN 0%, sản phẩm tôm chế biến có lộ trình 5 năm đưa
thuế về 0%. Như vậy khi TPP khi có hiệu lực thì tôm Việt Nam có lợi thế cạnh
tranh hơn so với 6 nước cạnh tranh chính là Agentina, Ecuado, Ấn Độ, Thái Lan,
Phillipines và Indonesia vì không tham gia TPP.
Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ
thuật, vệ sinh dịch tễ…là những loại rào cản đã và đang được các nước nhập khẩu
sử dụng khá phổ biến. Một khi những rào cản này được dựng lên, hoạt động xuất
khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm
triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những
hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ
mất hẳn một thị trường nào đó.
Do lợi thế sản xuất theo quy mô lớn, chi phí nhân công rẻ nên các sản phẩm
của ngành thủy sản Việt Nam có giá thành khá cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, chính lợi thế này lại gây ra một rủi ro khá lớn cho ngành thủy sản Việt
Nam là rủi ro pháp lý. Không ít lần hiệp hội thủy sản của các quốc gia nhập khẩu
sản phẩm của chúng ta kiện các doanh nghiệp Việt Nam về việc bán phá giá.
 Yếu tố văn hóa
Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến
hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục
tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 22
đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường,
đặc biệt là thị trường quốc tế thì không thể bỏ qua yếu tố văn hoá. Chính yếu tố
văn hoá đó đã làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia phản ứng khác nhau với cùng
một loaị sản phẩm. Tác động của yếu tố văn hoá đến thị trường thực sự là một vấn
đề rộng, phức tạp, tuỳ cách quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp
nhưng có một điều, yếu tố văn hoá được hình thành trên điều kiện tự nhiên, lịch sử
dân tôc, tôn giáo... Do đó, thị trường của cùng các loại sản phẩm vào các quốc gia
có nền văn hoá khác nhau thì sẽ khác nhau. Một ví dụ đơn giản về ảnh hưởng của
các yếu tố văn hoá tới thị trường quốc tế là việc giới thiệu và bán váy ngắn ở các
quốc gia theo đạo hồi là điều không tưởng.
 Khoa học - công nghệ
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ đóng
vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh
tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ sở vật chất trong doanh
nghiệp nói chung doanh nghiệp thủy sản nói riêng bao gồm dây chuyền máy móc,
thiết bị, nhà xưởng, kho bãi,... cần được trang bị tiện nghi, đầy đủ và sử dụng
những dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ góp phần không nho trong việc
nâng ca khả năng sản xuất cũng như xuất khẩu của ngành thủy sản.
Những năm qua, khoa học công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản ở
nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng
cho ngành thủy sản. Số lượng các nhà máy xây dựng mới trong ngành ngày càng
tăng (nhất là nhà máy chế biến cá), đồng thời năng lực sản xuất và chế biến của
các nhà máy hiện có không ngừng được nâng lên về quy mô và công nghệ. Nhiều
trang thiết bị, máy móc hiện đại, có năng suất cao, đảm bảo chất lượng, đáp ứng
các yêu cầu về ATVSTP đã được đưa vào sử dụng như: hệ thống làm đá vảy, đá
khô, đá lỏng, dây chuyền chế biến liên hoàn,...
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Trong nhiều năm qua, mặt hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu thủy
sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng
trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2007 Việt Nam đã đứng thứ 7 trong top 10 nước
xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới và luôn giữ vị trí số 5 liên tục trong nhiều
năm gần đây. Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh
nhất, sản lượng xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng giai đoạn 2011-2015.
2.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản
Mặc dù năm 2015, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn,
tuy nhiên nếu tính chung giai đoạn 2011-2015, ngành thủy sản vẫn giữ được tốc
độ tăng trưởng, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của cả giai đoạn.
Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2011-2015 đạt mức tăng trung bình
3,8%/năm, cao hơn 9,3% so với kế hoạch. Trong số đó, sản lượng khai thác thủy
sản tăng trung bình 4,7% năm, sản lượng nuôi trồng tăng trung bình 3%/năm. Kim
ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trung bình 2,4%/năm.
Trong năm 2013, mọi lĩnh vực của ngành thủy sản như khai thác, nuôi trồng,
chế biến, xuất khẩu đều nổi trội hơn năm 2012. Trong đó, xuất khẩu tăng vượt trội,
đạt trên 6,7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10,7%. Con số này lại tiếp
tục tăng lên 7,84 tỷ USD năm 2014, tăng hơn 17%. Tuy nhiên, năm 2015 kim
ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 6,72 tỷ USD, giảm 14,3% so với năm 2014 và
giảm 10,4% so với mục tiêu đặt ra của năm 2015.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 24
Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tính đến giữa tháng 3/2015, tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,061 tỷ
USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng xuất khẩu thủy sản quý I năm
2015 đạt khoảng 1,27 tỷ USD, giảm 23% so với Quý I/2014.
Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam QI/2011-2015
Nguồn: VASEP
So với giá trị và mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản cùng thời điểm của 5 năm
(2011 – 2015) thì quý I/2015 sụt giảm mạnh nhất. Giá trị xuất khẩu cũng chỉ tương
đương với quý I/2013 và thấp hơn so với cùng kỳ 2012.
2010 2011 2012 2013 2014 2015
5.02
6.11 6.09
6.69
7.84
6.72
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 25
Theo xu hướng của các năm, xuất khẩu thủy sản quý I thường thấp hơn so với
quý IV năm trước và thấp nhất trong năm vì nhu cầu thường tăng từ cuối quý II và
tăng dần vào cuối năm, đáp ứng đơn đặt hàng trước các dịp Lễ Giáng sinh và Năm
mới. Năm 2014 diễn biến xuất khẩu ngược lại khi thị trường tăng đột biến vào đầu
năm, nhà nhập khẩu gom hàng dự trữ vì sợ thiếu nguồn cung, nhất là với mặt hàng
tôm. Cùng với các yếu tố khác, năm 2015 được dự báo có thể xuất khẩu thủy sản
sẽ quay về quỹ đạo thông thường của các năm: giảm đầu năm và tăng dần từ giữa
năm đến hết quý III, chững lại trong quý IV.
Tuy nhiên, quý III/2015, xuất khẩu thủy sản tiếp tục có mức tăng trưởng âm
16,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản
cả nước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản tháng 10 đạt khoảng 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Các mặt
hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc đều có mức giảm lần lượt là 33%,
30%, 11% và 28%. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu
năm 2015 ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2014. Trong
đó, xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,4 tỷ USD, giảm 28%, cá tra 1,3 tỷ USD, giảm
12%, cá ngừ 383 triệu USD, giảm 6%, mực bạch tuộc giảm 13% đạt 345 triệu
USD. Chỉ có các mặt hàng cá biển khác tăng gần 4% đạt 863 triệu USD.
Bảng 2.1: Hiện trạng xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 (Triệu USD)
Hạng mục Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7
Tháng
8
Tổng
2014 583,59 457,71 611,56 661,52 661,86 572,04 717,86 751,35 5.017
2015 507,09 347,30 510,23 532,13 566,76 506,50 560,00 600,00 4.130
Tăng trưởng -13,11 -24,12 -16,57 -19,56 -14,37 -11,46 -21,99 -20,14
-
17,69
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan và VASEP qua các năm
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 26
Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 và 2015
(triệu USD)
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan và VASEP qua các năm
2.1.2 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu các mặt hàng thủy sản
Việt Nam hiện đang thuộc top 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khối
lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra các thị trường tăng khá mạnh qua mỗi
năm. Cùng với sự gia tăng về khối lượng là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng,
các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú đem lại
nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Những năm gần đây, các sản phẩm như
Tôm, cá Tra, cá Ngừ, hàng khô, Mực, Bạch Tuộc, Nhuyễn thể… đã tạo được chỗ
đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất
khẩu thủy sản.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
8 tháng đầu năm
Tháng 8
2014
2015
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 27
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng
(đơn vị: tỷ USD)
Mặt hàng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Trị giá % Trị giá % Trị giá %
Tôm 3 46 4,1 50,2 3 44
Cá tra 1,76 26 1,76 22 1,6 24
Cá ngừ 0,53 7,9 0,48 6,1 0,46 7
Mặt hàng khác 1,4 20,1 1,5 21,7 1,66 25
Tổng 6,69 100 7,84 100 6,72 100
Nguồn: Tổng cục hải quan, Vasep, báo chí qua các năm
a. Mặt hàng cá tra
So với năm 2013, xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ
0,4%. Mặc dù giảm mạnh, nhưng EU vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra
của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 344,3 triệu USD, giảm
10,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,47% tỷ trọng. Xuất khẩu cá tra vào thị
trường Mỹ cũng giảm 11,5%, đạt 336,8 triệu USD, nhưng Mỹ vẫn là thị trường
quan trọng đứng thứ hai của cá tra Việt Nam. Tiếp đến là xuất khẩu vào ASEAN
và Bra-xin với giá trị tương ứng đạt 136,6 triệu USD (tăng 9,4%) và 113,2 triệu
USD (tăng 0,9%). Năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt gần 1,6 tỷ USD,
giảm 10% so với cùng kỳ năm 2014.
Sản phẩm cá tra vẫn luôn được khách hàng ưa chuộng nhờ ưu thế vị ngon, dễ
chế biến và giá cả phù hợp. Thế nhưng trở ngại, thách thức luôn phải đối diện là
việc áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ dai dẳng trong 20 năm qua cùng
với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật bằng các qui định tiêu chuẩn khắt khe
ở một số nước. Trong khi đó sản phẩm cá tra còn phải cạnh tranh với một số mặt
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 28
hàng thủy sản (cá cùng loại có tính thay thế khác) cộng thêm tác động bất lợi là
tình hình biến động tỉ giá đồng euro và USD tại thị trường nhập khẩu các nước EU
và Mỹ khiến cá tra xuất khẩu giảm.
Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2011-2016
Nguồn: thuysanvietnam.com
Từ năm 2013 đến nay, ngành cá tra tiềm ẩn nhiều rủi ro do hạn chế về kỹ thuật
chăn nuôi, chế biến cũng như khâu tiêu thụ. Chi phí sản xuất trong nước cao dẫn
đến sản phẩm xuất khẩu kém cạnh tranh. Sản lượng cá tra cả năm 2013 ước tính
đạt 1,17 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2012 là 1,28 triệu tấn. Năm 2014 và 2015
sản lượng cá tra cũng chỉ đạt mức 1,1 triệu tấn.
Tính đến hết tháng 12-2015, nhu cầu nhập khẩu cá tra chưa có dấu hiệu tích cực
hơn ở các thị trường nhập khẩu lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico. Điều này có thể
ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp
trong những tháng đầu năm 2016. Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể
tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra
nguyên liệu giảm.
Tại hầu hết các thị trường lớn, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu
thụ và nhập khẩu chậm, giá bán không tăng, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực
1.8 1.74 1.76 1.76
1.6
1.5
2011 2012 2013 2014 2015 2016(dự kiến)
Giá trị (tỷ USD)
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 29
phẩm khắt khe hơn. Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng giá trị
xuất khẩu giảm liên tiếp ngay từ đầu năm 2015.
Chưa bao giờ nghề cá tra lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay khi trong 8 thị
trường nhập khẩu chính của cá tra Việt Nam thì có tới 6 thị trường giảm nhập
khẩu mạnh như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Arập Xêút, Ai Cập… do tình hình kinh
tế khó khăn, người tiêu dùng giảm chi tiêu. Cụ thể năm 2015, Mỹ (giảm 6,3%);
EU (giảm 17,2%); ASEAN (giảm 0,8%); Mexico (giảm 16,8%); Brazil (giảm
36,8%) và Colombia (giảm 16,5%). Chỉ có giá trị xuất khẩu sang Anh (tăng
13,9%); Trung Quốc – Hongkong (tăng 42,7%) và Ảrập Xê út (tăng 4,2%) so với
cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ theo tháng 2014-2015
Nguồn: VASEP
Khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá thành sản xuất cao càng tăng áp lực lên
giá thành cá tra nguyên liệu trong nước. Tính đến tháng 12-2015, giá cá tra nguyên
liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dù tăng nhẹ khoảng 400 đồng/kg so
với tháng trước nhưng vẫn khá trầm lắng. Tại Cần Thơ, giá thu mua cá tra nguyên
liệu trong size 600-800g/con hiện giữ ở mức 19.500-20.000 đồng/kg (trả chậm);
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 30
Tại Đồng Tháp giá cá trong size là 19.300-20.000 đồng/kg (trả chậm); tại An
Giang là 17.500-19.000 đ/kg. Với mức giá này, sau khi trừ các khoản chi phí đầu
tư, nông dân nuôi cá tra đang lỗ khoảng 2.000-3.000 đồng/kg cá nguyên liệu sản
xuất ra. Đây là mức thấp nhất trong năm trong 3 năm, dự báo trong năm 2016, khó
khăn xuất khẩu tại hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn và thị trường tiềm năng sẽ
tác động trở lại khiến giá cá tra sẽ giảm thấp hoặc bất ổn hơn so với năm 2015.
Hiện cá tra Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh mạnh của sản phẩm cá rô phi
Trung Quốc tại thị trường Mexico. Các DN thủy sản Trung Quốc đang có nhiều
chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại khá tốt tại thị trường tiêu thụ thủy sản
lớn tại Bắc Mỹ này. Để khắc phục những khó khăn trên, ngành sản xuất cá tra Việt
Nam cần tích cực, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường mới.
b. Mặt hàng cá ngừ
Cá ngừ Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trong đó 10 thị trường
chính chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU,
ASEAN, Tây Ban Nha, Israel, Canada…
Biểu đồ 2.6: Thị trường xuất khẩu cá ngừ tính theo giá trị
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Mỹ
37%
EU
28%
Nhật
5%
ASEAN
7%
Israel
4%
Canada
2%
Khác
17%
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 31
Thống kê của VASEP cho biết, sau khi đạt mức tăng trưởng ấn tượng 58,4% và
chiếm tới gần 8% tổng kim ngach xuất khẩu thủy sản của các nước trong năm
2012, ngành cá ngừ liên tục suy giảm trong 3 năm 2013-2015.
Mặc dù có sự tiến bộ là áp dụng công nghệ đánh bắt và bảo quản theo phương
pháp của Nhật Bản giúp tăng giá trị cá ngừ đại dương của Việt Nam tại một số
phiên đấu giá ở thị trường nước này, nhưng trên thực tế xuất khẩu cá ngừ của Việt
Nam trong năm qua vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Ngành cá ngừ Việt Nam liên tiếp
sụt giảm về xuất khẩu trong những năm gần đây: Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá
ngừ là 567,5 triệu USD; năm 2013 còn 527 triệu USD; năm 2014 xuống còn 484
triệu USD. Xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản và
ASEAN đều rất ảm đạm. Xuất khẩu cá ngừ của cả nước năm 2015 đạt gần 455
triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2014.
Biểu đồ 2.7: Giá trị xuất khẩu cá ngừ 2010-2015 (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê qua các năm
Từ năm 2013, do thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, thêm vào đó chi phí
cho chuyến biển cao do xăng dầu tăng giá nên hoạt động khai thác thuỷ sản ở các
vùng biển xa của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cá sau thu hoạch lại
không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu dưới dạng hàng có giá trị cao nên giá bán cá ngừ
đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại
0.29
0.38
0.57
0.52
0.48
0.46
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 32
dương năm 2013 giảm, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15% so với năm 2012. Năm
2014 và 2015 vẫn không có dấu hiệu khả quan khi giá trị xuất khẩu cá ngừ vẫn
liên tục giảm. Sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam tiếp tục tăng tỷ trọng trong
tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các sản phẩm cá ngừ tươi, sống và đông lạnh có
giá trị cao lại giảm tỷ trọng.
Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu Cá Ngừ Việt Nam tính đến tháng 9/2015
Nguồn: VASEP
Đáng chú ý là sự tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang Nga. Nếu như năm 2014,
Nga còn là thị trường nhỏ đối với xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thì sang đến
năm 2015, Nga đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 8.
Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong cả năm 2015 của Việt Nam đạt
hơn 190 triệu USD, tăng 8,5% so với năm 2014. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất
khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Hiện Mỹ đang nhập khẩu nhiều các sản phẩm
philê/thăn cá ngừ đông lạnh của Việt Nam hơn so trước. Tổng giá trị xuất khẩu các
mặt hàng này sang đây cả năm 2015 đạt hơn 101,7 triệu USD, tăng gần 51% so
với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác
sang Mỹ trong năm 2015 cũng tăng mạnh, gần 58%, các mặt hàng khác đều giảm.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 33
3 tháng cuối năm 2015, xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn tiếp tục giảm. Do đó, tổng
giá trị xuất khẩu sang đây trong cả năm 2015 giảm 28%, đạt gần 97,4 triệu USD.
Trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU, chỉ có Tây Ban Nha tăng
nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của
Việt Nam sang Tây Ban Nha trong quý 4/2015 đạt hơn 4,9 triệu USD, tăng hơn
164% so với cùng kỳ 2014. Năm 2015, xuất khẩu cá ngừ tươi, sống và đông lạnh
của Việt Nam sang các nước EU tăng đột biết, gần 223%, đạt hơn 13,7 triệu USD.
Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến và philê/thăn cá ngừ đều
giảm.
Cuối năm 2015, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản phục hồi. Tuy nhiên, lượng
tăng này không đủ bù đắp cho những tháng đầu năm, nên tổng giá trị xuất khẩu cá
ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản cả năm 2015 ước đạt hơn 20,4 triệu USD, giảm
9,5% so với năm 2014. Năm 2015, xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2014, tăng gần 16%.
Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng tươi, sống và đông lạnh giảm.
Trước đó, các chuyên gia cũng dự đoán xuất khẩu các ngừ của Việt Nam sẽ khó
khởi sắc trong nửa đầu năm 2015 do sức tiêu thụ từ thị trường thế giới vẫn chưa có
dấu hiệu phục hồi, trong khi áp lực về thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam vẫn còn rất cao, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu lớn như
Nhật Bản, Mỹ và EU.
Nguồn cung nguyên liệu cá ngừ không ổn định là lý do chính khiến xuất khẩu
mặt hàng này giảm sút. Việt Nam hiện vẫn đang phải nhập khẩu 50% nguyên liệu
cá ngừ thô cho chế biến với mức thuế nhập khẩu từ 10-24%. Chính điều này đã
khiến các doanh nghiệp xuất khẩu các ngừ của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
Hơn thế nữa, các rào cản thương mại cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các
quốc gia khác hiện cũng đang xuất khẩu cá ngừ cũng khiến các doanh nghiệp chế
biến trong nước lo ngại.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 34
Các thị trường nhập khẩu lớn đều yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ như: Vùng biển khai thác hay tàu khai thác
cũng như thắt chặt việc quản lý về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Điều này cũng
đặt ra những thách thức không nhỏ cho cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của
Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn chưa xây dựng được một kế hoạch
phát triển bền vững cho ngành cá ngừ, do vậy, nguồn cung cấp và chất lượng của
cá ngừ trong nước vẫn chưa ổn định. Kèm theo đó, các thiết bị đánh bắt và bảo
quản cá ngừ của ngư dân vẫn còn rất lạc hậu.
c. Về mặt hàng tôm đông lạnh
Năm 2013 kết thúc với kết quả xuất khẩu thủy sản vượt xa mục tiêu 6,5 tỷ USD.
Thành tích trên 6,7 tỷ USD có sự đóng góp lớn của ngành tôm với doanh số trên 3
tỷ USD, chiếm 46% tổng xuất khẩu. Năm 2014 có giá trị xuất khẩu tôm cao nhất
từ trước tới nay khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013.
Tôm là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy
sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm đã
góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu của toàn
ngành thủy sản, trong khi vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác vẫn
có xu hướng giảm. Tôm chân trắng tiếp tục vượt xa tôm sú với giá trị xuất khẩu
đạt gần gấp đôi.
Có thể thấy năm 2013-2014, mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu thật sự gây ấn
tượng, khi kim ngạch có sự tăng đột biến về giá trị vì trúng giá và gần như không
có đối thủ cạnh tranh. Những năm này, hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện
đồng loạt tại các nước nuôi tôm, khiến nguồn tôm nguyên liệu cung cấp cho thị
trường giảm trong khi nhu cầu không giảm. Việt Nam lại là nước có kinh nghiệm
trong việc thả nuôi tại một số vùng dịch, việc áp dụng những mô hình nuôi hạn
chế sử dụng hóa chất nên nhiều người đã nuôi thành công, hơn nữa giá tôm tăng
rất cao do nguồn cung cấp tôm hàng đầu thế giới là Thái Lan bị dịch bệnh EMS
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 35
hoành hành, điều đó khiến tôm Việt Nam được giá, được mùa nên giá trị xuất
khẩu tăng.
Nhưng năm 2015, diễn biến thị trường đã không còn thuận lợi, cùng với những
khó khăn chung của việc xuất khẩu nông thủy sản, mặt hàng tôm gặp sự cạnh
tranh gay gắt về thị trường và giá từ các nước. Do sản lượng tôm của các nước sản
xuất đã phục hồi sau đại dịch EMS, trong khi người dân của nước ít bị dịch bệnh
là Việt Nam sau khi được mùa đã mở rộng diện tích nuôi, làm sản lượng tôm cung
cấp trên thị trường tăng mạnh. Vì vậy nguồn cung tôm quay về mức bình thường.
Một khi nguồn cung tôm từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… dồi dào, các nhà
nhập khẩu sẽ đắn đo để làm giá và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam
ắt hẳn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2015, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường, giảm so với 150
thị trường của năm 2014. Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN và Thụy Sỹ, chiếm gần
95% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng
loạt giảm mạnh.
Biểu đồ 2.9: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam 2014-2015
Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 36
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường
Mỹ năm 2015 đạt 657 triệu USD, giảm 38,3% so với năm 2014. Giá thành sản
xuất tôm cao đang là nguyên nhân chính dẫn tới giá xuất khẩu tôm của Việt Nam
cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ. Đồng nội tệ của
các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung
Quốc… phá giá mạnh 15- 30%, trong khi đồng VND chỉ giảm giá nhẹ. Đây là
những nguyên nhân chính khiến tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khó cạnh tranh
với các quốc gia nói trên.
Bảng 2.3: Nhập khẩu tôm của Mỹ Q1/2014-2015
Nguồn: tintucnongnghiep.com
Tại Mỹ, tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh từ Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan,
Ecuado. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam xếp thứ 4 trong năm 2014, tụt
xuống thứ 5 trong các tháng đầu năm 2015.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 37
Kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt tại các thị trường chính, nhu cầu tiêu thụ
giảm tạo ra vòng xoáy giảm giá cho hầu hết các mặt hàng nông thủy sản, đặc biệt
là các loài thủy sản cao cấp như tôm. Ví dụ với sản phẩm tôm sú cỡ 16/20 của Việt
Nam vốn được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, giá đã giảm 14% từ 11,3 USD hồi
đầu năm xuống còn 9,75 USD/pao trong quý III. Tôm sú vỏ cỡ 21/25 của Việt
Nam giảm gần 30% từ 7,5 USD xuống 5,8 USD/pao, trong khi giá tôm cùng loại
của Ấn Độ cũng giảm từ 6,9 USD xuống mức tương đương 5,85 USD/pao.
Giá tôm của Việt Nam luôn cao hơn so với Indonesia và Ấn Độ. Ví dụ, tại thị
trường New York (Mỹ) vào ngày 17-4-2015, giá tôm loại U-12, xuất xứ từ Việt
Nam có giá 12,2 đô la Mỹ/pound (1 pound bằng 453 gam), trong khi của
Indonesia và Ấn Độ chỉ trên dưới 10,5 đô la Mỹ/pound. Vì vậy các nhà nhập khẩu
đã mua hàng của hai nước này thay vì của Việt Nam như trước đó.
Đồng đô la Mỹ tăng giá so với các loại tiền tệ khác cũng là nguyên nhân khiến
một số nước xuất khẩu lớn đã đồng loạt đẩy mạnh bán hàng vào Mỹ làm nguồn
cung dồi dào, cho nên phía Mỹ “ép” giá nhập khẩu xuống.
Tương tự, những biến động tỷ giá cũng khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang
một số thị trường trọng điểm khác sụt giảm trong quí đầu năm nay. Chẳng hạn kim
ngạch bán sang Hàn Quốc chỉ đạt trên 51 triệu đô la Mỹ, giảm 19,5% so với cùng
kỳ; sang Úc đạt trên 22 triệu đô la Mỹ, giảm 40,7%; sang EU đạt trên 108 triệu đô
la Mỹ, giảm 3,1%...
Biến động tiền tệ, vòng xoáy giảm giá khiến cho sức cạnh tranh của tôm Việt
Nam yếu đi so với các nước đối thủ. Giá tôm Việt Nam cao nhất trên các thị
trường chính do giá thành sản xuất cao hơn so với các nước cạnh tranh.
Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng rà soát
hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ
Việt Nam giai đoạn 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91%,
đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố tháng 3/2015 và giảm mạnh so mức
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 38
thuế 6,37% của kỳ xem xét POR8. Đây là tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm
Việt Nam, phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế xuất khẩu cho các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm.
Việc xuất sang Nhật Bản và các nước EU cũng bị sụt giảm 19% và 14% do
đồng Yen và đồng EUR giảm giá so với đồng USD, nhà nhập khẩu buộc phải hạ
giá mua hoặc hạn chế mua vào. Xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản trong quí
1-2015 giảm mạnh, chỉ đạt trên 103 triệu đô la Mỹ, giảm 27,6% so với cùng kỳ
năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc suy giảm 28% do bất ổn kinh
tế và sự sụp đổ thị trường chứng khoán, tác động đến việc tiêu dùng ở tầng lớp
trung và thượng lưu nước này. Do chậm linh hoạt trong việc điều chỉnh tỷ giá
ngay từ đầu nên giá trung bình tôm Việt Nam cao hơn Indonesia, Thái Lan và Ấn
Độ khoảng 1 - 2USD/kg, làm giảm khả năng cạnh tranh con tôm Việt Nam.
Ngoài 3 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU có thể nói Hàn
Quốc là thị trường mới, đầy tiềm năng. Mặc dù giá thành con tôm Việt Nam cao
hơn các nước nhưng điều này sẽ khắc phục dần và Việt Nam có những ưu thế so
với các nước khác, như: là nước có sản lượng và kích cỡ tôm sú lớn nhất; nuôi đa
dạng từ dạng quảng canh, quảng canh cải tiến, hữu cơ, thâm canh, kể cả siêu thâm
canh… có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Làn sóng FTA và TPP mang lại ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì
tập trung mở cửa thị trường hàng hóa bằng việc giảm thuế nhập khẩu tại các thị
trường đối tác. Theo đó, mặt hàng tôm có lợi thế rõ rệt sau khi ký kết các FTA
song phương với Hàn Quốc, EU, Cộng đồng kinh tế Á – Âu và TPP. Thuế nhập
khẩu hầu hết các sản phẩm tôm nguyên liệu được giảm về 0% ngay khi hiệp định
có hiệu lực.
Hơn nữa, ký kết FTA và TPP giúp mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh
tranh cho tôm Việt Nam vì các nước đối thủ của Việt Nam hầu hết chưa ký FTA
với các đối tác này.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 39
Năm 2016, TPP và các FTA sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu tôm Việt Nam.
Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng xu hướng giảm giá và biến động tiền tệ nhưng xuất khẩu
tôm Việt Nam được dự báo sẽ tăng khoảng 12% đạt khoảng 3,3 tỷ USD.
2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG LỚN
Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản
chiếm khoảng gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam.
Năm 2013-2014, sản lượng thủy sản tăng mạnh mẽ. Top 10 thị trường lớn nhất
vẫn là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil,
Mexico, Nga. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi đáng kể về thứ tự và tỷ trọng.
Biểu đồ 2.10: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015
Nguồn: thuysanvietnam.com
Năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 6,7 tỉ đô la Mỹ, xuất
khẩu tới 164 thị trường, giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân là
các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, EU đều giảm. Trong khi đó
ASEAN lại gia tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, và xu hướng này được
kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm 2016.
Mỹ
20%
EU
18%
Nhật Bản
16%
Trung Quốc và
Hồng Kong
9%
Hàn Quốc
8%
ASEAN
7%
Thị trường khác
22%
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 40
Những thị trường châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc những
năm trước được kỳ vọng là những thị trường mới, tăng trưởng mạnh thì năm 2015
cũng ghi nhận là khó khăn khi giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam cũng giảm.
Tuy nhiên, chỉ có thị trường ASEAN là điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản.
Năm 2015, giá trị xuất khẩu thủy sản sang những quốc gia ASEAN đạt gần 500
triệu đô la Mỹ, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2014. Những mặt hàng thủy sản xuất
khẩu chính qua các quốc gia trong khu vực là cá tra, cá ngừ, hải sản.
Theo báo cáo của VASEP, năm 2015, xuất khẩu cá ngừ sang ASEAN tiếp tục
phục hồi và thị trường này chiếm vị trí thứ 3 trong top 10 thị trường nhập khẩu cá
ngừ của Việt Nam. Một mặt hàng thủy sản khác xuất khẩu sang ASEAN là chả cá
và surimi. Năm 2015, giá trị mang về từ xuất khẩu chả cá, surimi vào ASEAN đạt
hơn 78 triệu đô la Mỹ, tăng gần 18% so với năm 2014.
Biểu đồ 2.11: Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các nước năm 2013-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, báo chí
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
Hoa Kỳ EU Nhật Bản Hàn Quốc
1.518
1.182
1.11
0.512
1.7
1.49
1.19
0.663
1.32
1.175
1
0.6
2013 2014 2015
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 41
2.3 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà trong đó Công ty kinh doanh
quốc tế trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận
xuất khẩu của mình. Trong lĩnh vực thủy sản: 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
lớn nhất năm 2014 đóng góp 27,15% giá trị xuất khẩu của toàn ngành, tăng 19%
so với năm 2013 (10 doanh nghiệp lớn nhất đóng góp 22,77% giá trị xuất khẩu).
Đồng thời, xét theo từng doanh nghiệp tỷ lệ đóng góp mỗi doanh nghiệp trong Top
10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất năm 2014 cũng lớn hơn mức đóng góp năm
2013.
Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng đóng góp của 10 DNXK thủy sản lớn nhất năm 2014 (%)
Nguồn: cafef.vn
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 42
Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao và nguồn nhân lực lớn để phát
triển thị trường. Công ty xuất khẩu cũng phải chịu rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, tốc
độ chu chuyển vốn chậm. Tuy nhiên hình thức này sẽ mang đến cho công ty
những lợi ích quan trọng như: có thể kiểm soát được sản phẩm, giá cả, hệ thống
phân phối ở thị trường nước ngoài, có thể bắt được sự thay đổi của nhu cầu thị
hiếu người tin dùng, các yếu tố môi trương để đưa các hoạt động xuất khẩu của
công ty thích ứng với thị trường nước ngoài. Chính vì thế mà nỗ lực bán hàng và
xuất khẩu của công ty đạt kết quả tốt hơn. Hình thức này chỉ phù hợp áp dụng với
những công ty lớn, đủ yếu tố về nguồn lực như nhân sự, tài chính và quy mô xuất
khẩu lớn.
2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu không
trực tiếp đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mà phải ủy
thác cho bên trung gian tiến hành xuất khẩu hộ. Trung gian này có thể là công ty
quản lý xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, hãng buôn xuất
khẩu... Hình thức này được áp dụng khi công ty chưa có đủ thông tin cần thiết về
thị trường nước ngoài, như nhu cầu và cung cầu cụ thể, tập quán và thị hiếu của
người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh; hoặc công ty lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị
trường; hoặc quy mô nhỏ; các nguông lực công ty có hạn, chưa thể dàn trải các
hoạt động ở nước ngoài; cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi ro cao;
rào cản thương mại từ phía Nhà nước.
Xuất khẩu gián tiếp đem đến cho sản phẩm của công ty cơ hội thâm nhập thị
trường nước ngoài mà không phải tự mình đối mặt với những rủi ro rắc rối như
xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên vì phát sinh những khoản phí trung gian nên lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng giảm đi. Mặt khác không biết được nhu cầu của thị
trường nước ngoài biến động như thế nào cũng như tâm lý và thị hiếu khách hàng
để cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 43
Các DN XK thủy sản Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, lẻ nên hình thức
xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) ở các nước. Quá
trình này khiến giá đội lên cao, sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam bị ảnh
hưởng nhiều. Một số thông tin cho biết: “Độ chênh giữa giá xuất khẩu và giá bán
tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu có thể đến 10
lần”.
Hạn chế của các nhà xuất khẩu Việt Nam là việc “nội địa hóa” sản phẩm chưa
tốt đối với các thị trường, phải nhờ cậy các siêu thị, các nhà phân phối ở các nước.
Thống kê cho thấy có đến 70% sản lượng xuất khẩu chủ lực ở dạng sơ chế (đông
lạnh). “Cứ 2,8 kg nguyên liệu cho ra 1 kg sản phẩm, 1 kg cá fillet xuất khẩu thu
được 2,8 USD thì chi phí nguyên liệu đã 2,52 USD, còn lại 28 cent chênh lệch bao
gồm tất cả chi phí sản xuất và lợi nhuận”.
Ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn cần một cuộc cách mạng lớn trong việc
xuất khẩu các sản phẩm được chế biến tinh, nếu muốn tăng giá trị lợi nhuận xuất
khẩu. Con số cho thấy cơ cấu sản phẩm hàng thủy sản xuất khẩu công nghệ cao
của Việt Nam mới chiếm 8,2%; trong khi sản phẩm công nghệ cao của Indonesia
18%; Philippines 33%; Thái Lan 49%, Malaysia 67%. Đây sẽ là bài toán cho
ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới.
Các DNXK thủy sản Việt Nam cần từng bước phát triển hình thức xuất khẩu
trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế
việc xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trước mắt, tại các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản), thông qua các đại diện
thương mại của Việt Nam ký kết hợp đồng với các tổ chức cung ứng thực phẩm
cho các trung tâm phân phối, siêu thị của các thị trường này, từng bước xây dựng
mạng lưới phân phối thủy sản Việt Nam. Xây dựng và thực hiện các chương trình
xúc tiến thương mại phù hợp với các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu,
theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 44
2.4 NHẬN XÉT
2.4.1 Thành tựu
Trong gần 20 năm qua xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến
vượt bậc. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có
những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân
15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn
thủy sản toàn cầu. Trong khối ASEAN, Việt nam đã ngang ngửa với Indonesia,
chỉ đứng sau Thái Lan về xuất khẩu thuỷ sản. Đây được coi là thành tích xuất sắc
của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đã được quốc tế và bạn bè đánh giá cao.
Trong nhiều năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam phát triển rất năng động và không ngừng phát triển và đã trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp
mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Với giá trị gia
tăng cao, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chiếm 6-7% giá trị kim
ngạch xuất khẩu toàn quốc (đứng thứ 5 sau điện tử, may mặc, dầu thô và da-giày).
Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột
phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ
(tôm sú và tôm chân trắng). Sau 13 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng kỷ lục
gấp hơn 5 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 7,84 tỷ USD năm 2014.
Về diện tích nuôi trồng thủy sản, cho đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản của
cả nước đã tăng lên đáng kể vảo khoảng 1,4 triệu ha. Nơi có diện tích lớn nhất là
Đồng Bằng sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 70,19% cả nước. Đứng thứ
2 là khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và thứ 3 là miền Đông Nam Bộ.
Trong khai thác thủy sản, các mô hình liên kết sản xuất trên biển được hình
thành trên nguyên tắc cùng nghề, cùng ngư trường, hài hòa lợi ích, đã thu hút được
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 45
sự tham gia của các ngư dân, giúp các tàu cá giảm chi phí hoạt động, tăng năng
suất khai thác, hỗ trợ, bảo vệ khi có khó khăn và tham gia bảo vệ an ninh chủ
quyền biển đảo Tổ quốc.
Sau các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và tôm ở Mỹ, hoạt động xúc tiến
thương mại, mở rộng thị trường thủy sản Việt Nam đã đi vào thời kỳ mới với
những chuyển biến sâu sắc cả về phương pháp lẫn cường lực, với hơn 150 thị
trường nhập khẩu hiện nay của thủy sản Việt Nam chính là kết quả đền đáp cho
những nỗ lực đó.
Việc mở ra những thị trường mới mang nhiều ý nghĩa. Một mặt, tạo đầu ra mới
cho sản phẩm, góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu, tiêu thụ nhiều hơn nguyên
liệu, thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển, tăng thu nhập cho ngư
dân. Thị trường mới đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ mới, giúp đa dạng hóa mặt
hàng, sử dụng tối ưu nguyên liệu chế biến. Điều này có thể thấy rõ khi xuất hiện
các thị trường Nga, Ai Cập... với những yêu sản phẩm khác với châu Âu hay Mỹ.
Đầu ra mới tạo không gian thông thoáng hơn cho DN lựa chọn phương án kinh
doanh, giảm áp lực cạnh tranh nội bộ. Nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu sang các
thị trường các chủng loại mặt hàng với mức giá khác nhau nên có khả năng linh
hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi có biến động về nguyên liệu, khả năng
đáp ứng của doanh nghiệp, sức mua của khách hàng, tỷ giá hối đoái...
Một số doanh nghiệp đầu ngành đã tạo được nguồn cung ổn định, quy trình sản
xuất khép kín, tạo được uy tín với đối tác nước ngoài. Cụ thể như doanh nghiệp
Minh Phú (MPC) luôn đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản của cả nước và là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Quy trình
sản xuất của MPC đang dần được khép kín từ khâu sản xuất giống nuôi ban đầu
đến xuất khẩu các sản phẩm đầu ra. Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được
cấp chứng nhận GLOBAL GAP giúp các sản phẩm của MPC tiếp cận tối đa thị
trường EU.
Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Trần Thị Nhung 46
Thành tựu của ngành thủy sản còn được thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng
nhanh về cả giá trị và sản lượng. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm
trên 60% tỷ trọng. Thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 165 thị trường, với
612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp đạt quy chuẩn ATTP, trong đó 461 nhà
máy đạt điều kiện xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) (chiếm hơn 75%). Khu
vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn TS Minh
Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
Tích cực tập trung vốn, ngân sách ưu đãi để đóng mới sửa chữa tàu đánh cá và
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và chế biến đồng thời tăng cường các
trang thiết bị viễn thông dùng cho nghề cá. Hiện nay, toàn ngành đã có 71500 tầu
thuyền các loại. Tính đa dạng của các sản phẩm chế biến ngày càng rõ nét trong
sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Hàng năm, tạo thêm hàng trăm việc làm mới với
đủ các trình độ tham gia các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và các dịch
vụ phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.
Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện
điều kiện sống của cư dân nông thôn, năm 2015, ngành thủy sản đã lồng ghép hoạt
động thuộc Chương trình GAP xây dựng 2 mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng
VietGAP gắn liền với Chương trình Nông thôn mới tại Đồng Tháp và Cần Thơ.
Hiện nay, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với siêu thị tại Cần Thơ để thúc đẩy
việc thu mua sản phẩm từ 2 mô hình này.
2.4.2 Hạn chế
a. Những hạn chế
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng ngành thuỷ sản vẫn còn có
những hạn chế nhất định. Nếu không có các tác động thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng bền vững của ngành xuất khẩu thủy sản trong tương lai.
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015

More Related Content

What's hot

Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng ViệtPhân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
nataliej4
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngChọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lýKhóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
honghanh103
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng ViệtPhân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
Phân tích lợi thế cạnh tranh Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt
 
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
 
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các TrườngChọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
Chọn Lọc 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kinh Tế Đầu Tư Gom Nhặt Từ Các Trường
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị xuất khẩu nông sản, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
 
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lýKhóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
Khóa luận Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 

Similar to Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015

Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EuĐề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Phong Olympia
 
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...
Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...
Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
VNUNIACADEMY
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Duc M. Pham
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.Huong Duong
 

Similar to Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015 (20)

Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EuĐề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
 
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
 
Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...
Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...
Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình...
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
 
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
Hàng rào Phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế về việc vận dụng đ...
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
 
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
 
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
 
Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.Bai hoan chinh qh.
Bai hoan chinh qh.
 

Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015

  • 1. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ............................................................................3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ..7 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU............................................................7 1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM...........................................8 1.2.1 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản........................................................................8 1.2.2 Lĩnh vực khai thác thuỷ sản........................................................................11 1.2.3 Lĩnh vực chế biến thuỷ sản.........................................................................12 1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ........15 1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỐNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM .................................................................................................................. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ..............23 2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM..................................23 2.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản.......................................23 2.1.2 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu các mặt hàng thủy sản.........................26 2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG LỚN ......................................................................................................................................39 2.3 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ......................41 2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp.......................................................................................41 2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp......................................................................................42 2.4 NHẬN XÉT.........................................................................................................44 2.4.1 Thành tựu......................................................................................................44 2.4.2 Hạn chế..........................................................................................................46 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ...........................................................................................................................................53
  • 2. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 2 3.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM.53 3.1.1. Cơ hội ...........................................................................................................53 3.1.2. Thách thức ...................................................................................................57 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ............62 3.3 GIẢI PHÁP...........................................................................................................64 3.3.1 Từ phía nhà nước .........................................................................................64 3.3.2 Từ phía các Hiệp hội....................................................................................66 3.3.3 Từ phía doanh nghiệp..................................................................................67 KẾT LUẬN .....................................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73
  • 3. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2014 và so sánh với năm 2013.....................................................................................................17 Bảng 2.1: Hiện trạng xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 (Triệu USD)......25 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng .................27 Bảng 2.3: Nhập khẩu tôm của Mỹ Q1/2014-2015 .....................................................36 Bảng 3.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang 11 nước thành viên TPP .................54 Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm (tỷ USD) ...............................24 Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam QI/2011-2015.......................................24 Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 và 2015 (triệu USD)......................................................................................................................26 Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2011-2016..................................................28 Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ theo tháng 2014-2015................................29 Biểu đồ 2.6: Thị trường xuất khẩu cá ngừ tính theo giá trị .......................................30 Biểu đồ 2.7: Giá trị xuất khẩu cá ngừ 2010-2015 (tỷ USD) .....................................31 Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu Cá Ngừ Việt Nam tính đến tháng 9/2015...........................32 Biểu đồ 2.9: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam 2014-2015.........35 Biểu đồ 2.10: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015..................................39 Biểu đồ 2.11: Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các nước năm 2013-2015...............40 Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng đóng góp của 10 DNXK thủy sản lớn nhất năm 2014 (%) ...........................................................................................................................................41
  • 4. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm DNXK Doanh nghiệp sản xuất DOC Bộ thương mại Mỹ EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng thu nhập quốc nội HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn USD Đơn vị tiền tệ đôla Mĩ VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XK Xuất khẩu
  • 5. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 5 LỜI MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc đẩy mạng giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta. Xuất nhập khẩu là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giao thương với quốc tế, đem lại lợi nhuận lớn hàng năm. Hiện nay Việt Nam đã mở rộng được quan hệ với rất nhiều đối tác như Anh, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất khẩu là thành công lớn nhất của ngành thủy sản. Xuất khẩu thủy sản còn thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực như khai thác như nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần khác của ngành. Như vậy xuất khẩu đóng một vai trò tương đối quan trọng đối với ngành thuỷ sản. Chính vì vai trò quan trọng như vậy, xuất khẩu cần được chú trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam, các mặt hàng thủy sản có nhiều tiềm năng để phát triển, và thực sự đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho tiềm năng đó chưa được khai thác triệt để. Ngành thủy sản trong những năm gần đây (2013 - 2014) cũng có những tăng trưởng rõ rệt. Không chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu (gần 8 tỷ giá trị thủy sản xuất khẩu), năm 2014 còn là năm thắng lợi về mở rộng thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu. Có thể thấy năm 2014, xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt, nguồn nguyên liệu giảm, giá thủy sản nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, năm 2015, xu hướng này lại đảo
  • 6. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 6 ngược, kết thúc quý 3/2015, ngành thủy sản Việt Nam đã không còn hy vọng giữ vững được kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra. Thực trạng tăng trưởng kém bền vững của ngành đã bắt đầu bộc lộ rõ khi các yếu tố thuận lợi khách quan không còn nữa. Vì vậy việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu đang là lối đi chính của nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc đảm bảo giữa tăng trưởng và bền vững của ngành thì còn khá nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy em chọn ngành thủy sản trong đề tài “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp” với hy vọng sẽ phần nào làm rõ những vấn đề trên. NỘI DUNG ĐỀ ÁN Gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
  • 7. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 7 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Có hai hình thức xuất khẩu: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, những hình thức này sẽ được các doanh nghiệp sử dụng để làm công cụ thâm nhập thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu. Xuất khẩu là hoạt động mũi nhọn của quốc gia, giúp thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với nhiều nước, giúp chuyển giao vốn và công nghệ vào trong quốc gia, phát triển trình độ sản xuất cả doanh nghiệp và lao động, tạo ra việc làm, kinh nghiệm… và còn nhiều lợi ích khác. Đất nước muốn phát triển phải mở rộng ngoại thương, giao dịch xuyên biên giới. Công cụ để thực hiện điều đó chính là xuất nhập khẩu.
  • 8. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 8 1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều sông ngòi, đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong phú. Trong vùng biển độc quyền kinh tế, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% và tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản các loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá ngừ, sò huyết… Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi. Chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. 1.2.1 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ của ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá nước lợ, nước mặn cũng có 186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong phú. Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh, thu được hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoá đói, giảm nghèo. Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố,
  • 9. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 9 năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai đoạn 2001-2010, tăng 4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều nhất với 70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng 11,64%. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.200.000 ha với tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012. - Nuôi thuỷ sản nước ngọt Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha. Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh. Đặc biệt, tôm càng xanh là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng,tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu. Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khí hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào nuôi là: lươn, ếch, ba ba, cá sấu... Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị trường không ổn định... đã hạn chế khả năng phát triển. Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn thả ghép cá trôi, cá rô phi... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm. Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, qui mô lồng nuôi khoảng 12–24 m3, năng suất 400–600 kg/lồng. ở các tỉnh phía Nam, đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống
  • 10. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 10 tượng, cá he. Quy mô lồng, bè nuôi lớn, trung bình khoảng 100 – 150 m3 / bè, năng suất bình quân 15 – 20 tấn / bè. Nuôi cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha. Năm 1998, diện tích nuôi cá khoảng 154.200 ha. Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn. Đây là một hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Nuôi tôm nước lợ: Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua, đã có bước chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước, nhất là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, song chủ yếu là tôm sú. Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi trong ruộng và nuôi trong rừng ngập mặn. Nhìn chung, khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi tôm. Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh, chủ yếu dựa vào việc đánh bắt các giống tôm tự nhiên. Diện tích nuôi tôm ước tính có tới 200 nghìn ha, trong đó 25 % là nuôi kết hợp với trồng (tôm–lúa, tôm–dừa, tôm–sản xuất muối, tôm-đước). - Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn Nghề nuôi biển có tiềm năng phát triển tốt. Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nuôi trồng rong sụn có nhiều triển vọng tốt. Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế về công nghệ, chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian qua còn bị lệ thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh. - Hệ thống sản xuất giống Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt: Các loài cá nước ngọt truyền thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua. Vấn đề cung cấp giống cho nuôi trồng các đối tượng này tương đối ổn định. Số cơ sở sản xuất cá
  • 11. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 11 giống nhân tạo trên toàn quốc hiện nay khoảng 354 cơ sở, hàng năm có khả năng sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá giống cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả nước. Tuy nhiên, giá cá giống nhất là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống sản xuất giống tôm: Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ thành công ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng sản lượng còn thấp. Vấn đề nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn tôm bố mẹ trên cả nước, đặc biệt là vào vụ sản xuất chính. Đến nay trên toàn quốc đã có 2.125 trại sản xuất và ươm tôm giống, hàng năm sản xuất được khoảng 5 tỷ tôm P15, bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu tôm giống cho nhân dân. Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều của các trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi xa, vừa làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng con giống, chưa có sự phù hợp trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất và thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh. - Tình hình sản xuất thức ăn Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 24 cơ sở sản xuất thức ăn nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm, sản lượng thức ăn đạt được chưa đáp ứng nhu cầu cả và số lượng lẫn chất lượng. Giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Với một số mô hình nuôi bán thâm canh (nuôi tôm) và thâm canh (nuôi cá lồng) thì thức ăn được nhập từ nước ngoài và phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn. 1.2.2 Lĩnh vực khai thác thuỷ sản - Khai thác hải sản: là việc khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên biển va vùng nước lợ. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Do có sự phát triển về số lượng tàu thuyền, công cụ và kinh
  • 12. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 12 nghiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/năm). Riêng trong giai đoạn 1991-1995 tăng với tốc độ 7,5%/năm ; giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 5,9 % / năm. Cơ cấu sản phẩm khai thác có nhiều thay đổi: ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm có giá trị thương mại cao như tôm, mực, cá mập, cá song, cá hồng, góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu. Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng ở vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị đe dọa, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Vì vậy ngành thủy sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang lĩnh vực hoạt đông kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí... - Khai thác thủy sản nội địa: là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trong các sông hồ, đầm, phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác. Tổng sản lượng thủy sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm quý. Lao động khai thác: Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi được bổ sung hàng năm. Nhìn chung lực lượng lao động thành thạo nghề nhưng trình độ văn hoá thấp gây ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác. 1.2.3 Lĩnh vực chế biến thuỷ sản Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, nó đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản.
  • 13. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 13 Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn hải sản là chủ yếu trong cơ cấu nguyên liệu trong những năm qua, chiếm 70 % tổng sản lượng thuỷ sản thu gom được ở Việt Nam, trung bình 10 năm từ 1985 – 1995, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 700.000 tấn. Trong đó 40% sản lượng là cá đáy, 60 % là cá nổi, sản lượng khai thác phía Bắc chiếm 4,2 %, miền Trung 39,4 % và miền Nam 56,4 %. Giai đoạn 1985 –1995 tốc độ tăng bình quân là 4,1 % / năm, riêng giai đoạn 1991 – 1995 là 6,8%/năm. Sau năm 1995, do nghề cá xa bờ được đầu tư mạnh hơn nên sản lượng khai thác hải sản tăng rất mạnh, vượt mức một triệu tấn (1.078.000 tấn) vào năm 1997, tăng 15,8 % so với năm 1996, năm 1998 đạt 1.137.809 tấn tăng 12,2 % so với năm 1997, năm 1999 đạt 1.230.000 tấn tăng 8,6 % so với năm 1998. Nguồn nguyên liệu nuôi trồng từ khai thác nội đồng là khoảng 300.000 – 400.000 tấn / năm, nếu tính bình quân 10 năm từ 1985 – 1995 thì tốc độ tăng trưởng là 6,4%/năm. Tuy nhiên cũng giống như khai thác hải sản, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản những năm gần đây cũng tăng mạnh, năm 1997 đạt 509.000 tấn, tăng 19,7 % so với năm 1996 và vượt mức 500.000 tấn (537.870 tấn) vào năm 1998. Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. Năm 1991 chỉ có khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu chiếm khoảng 15 % và khoảng xấp xỉ 30 % lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa còn lại dùng dưới dạng tươi sống thì đến năm 1998 đã có khoảng 400.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu, chiếm khoảng 24,3% tổng sản lượng thuỷ sản và khoảng 41 % nguyên liệu được chế biến cho tiêu dùng nội địa và như vậy chỉ còn khoảng 35 % nguyên liệu được dùng dưới dạng tươi sống. Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Đối với các tàu đi dài
  • 14. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 14 ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, rất ít phương tiện có hầm bảo quản. Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản. Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ. Sau khi hải sản được đánh bắt thông qua 142 bến, cảng cá chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng 30%). Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt. Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành song tác động của nó không là bao, một phần do sản phẩm thị trường còn chấp nhận hay do những lý do kinh tế, tài chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa thể áp dụng được. Khi phân phối lưu thông nguyên liệu phải trải qua nhiều khâu trung gian nên chất lượng cũng bị giảm sút. Các mặt hàng chế biến thuỷ sản: Các mặt hàng đông lạnh (HĐL): Trong giai đoạn 1985 – 1995, các mặt hàng này có tốc độ gia tăng trung bình 25,77 % / năm, giai đoạn 1990 – 1995, lượng HĐL tăng mạnh (31,78 %), giai đoạn 1996 - 1998 lượng HĐL vẫn tiếp tục tăng mạnh (trên 20%). Trong các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh vẫn chiếm vị trí độc tôn, thời kỳ 1990 – 1995 chiếm khoảng 56 %, năm 1997 chiếm 46 % và 1998 là 52,5 %. Mực và các mặt hàng cá đông lạnh cũng có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Các loại đông lạnh khác chủ yếu là các loại ghẹ, ốc, cua, sò, điệp... có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có giá trị gia tăng. Xu hướng tăng của sản phẩm nay còn rất lớn.
  • 15. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 15 Mặt hàng tươi sống: gần đây cũng rất phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu, bao gồm các loại cua, cá, tôm còn sống hoặc còn tươi như cá ngừ đại dương. Mặt hàng khô: Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơn giản về thiết bị, công nghệ, các loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, rông câu khô, các loại khô tẩm gia vị. Các mặt hàng khác: Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các mặt hàng đồ hộp, bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản phẩm dùng cho xuất khẩu như vây, bong, cước cá hay dùng cho nội địa như ngọc trai, arga, dầu gan cá... 1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ  Đối với nền kinh tế quốc dân - Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng. - Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. - Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ. - Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế “Lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng” qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay,
  • 16. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 16 sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc tế trên lĩnh vực công nghệ đã góp phần để có kết quả vừa nêu.  Vai trò của trong việc tạo công ăn việc làm Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng 3,5 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 2011, số lao động thủy sản là 3,53 triệu người. Khoảng 4 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 7,5 triệu người chiếm 8,3% dân số sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống. Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người. Số dân số dựa vào nghề cá đã tăng lên khoảng 8,5 triệu người vào năm 2010 và 11 triệu người vào năm 2012. Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính tăng trung bình 16%/năm.  Đối với hoạt động xuất khẩu GDP ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu trong GDP toàn quốc tuy nhiên ngành đã có sự bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã không ngừng tăng lên trong một số năm qua, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm 2009 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm 2014, tỷ trọng này là 31,1%.
  • 17. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 17 Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2014 và so sánh với năm 2013 Hàng hóa chủ yếu Kim ngạch (Tỷ USD) So với cùng kỳ năm 2013 Kim ngạch +/- (Tỷ USD) Tốc độ +/- (%) TỔNG GIÁ TRỊ 150,19 18,15 13,7 Trong đó: Doanh nghiệp FDI 94,4 13,06 16,7 Điện thoại và các loại linh kiện 24,08 2,36 11,1 Hàng dệt, may 20,95 4,23 16,8 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 11,66 1 7,9 Giày dép các loại 10,34 3,11 23,1 Hàng thủy sản 7,84 1,14 17,1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 7,31 1,99 21,4 Dầu thô 7,23 -0.007 -0.1 Gỗ và sản phẩm gỗ 6,21 0,78 11,1 Phương tiện vận tải và phụ tùng 5,48 0,64 10,4 Cà phê 3,56 1,09 30,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 7,84 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm trước, đứng thứ năm trong kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực nước ta. Đóng góp nhiều nhất là mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD, 2014 là năm ngành thủy sản nước ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất và liên tiếp trong vòng 3 năm trở lại đây. Không chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, mà 2014 còn là năm thắng lợi về mở rộng thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu.
  • 18. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 18 1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỐNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM  Yếu tố kinh tế Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia, trong đó có thuỷ sản. Các nhân tố chủ yếu là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và vấn đề lạm phát. Kinh tế của đất nước ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khi thu nhập người dân giảm xuống thì nhu cầu của người dân về các sản phẩn thuỷ sản nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống, do đó việc xuất khẩu sang các thị trường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có khi là không xuất khẩu được. Khi một thị trường nào đó bị rơi vào tình trạng bị khủng hoảng thì việc xuất khẩu sang thị trường đó là rất khó khăn vì khi đó người dân sẽ không muốn tiêu thụ những hàng hoá có giá trị cao, thậm chí là trung bình, do đó giá trị xuất khẩu thu về sẽ không được cao, thậm chí còn bị lỗ. Đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu cũng cần phải chú ý đến yếu tố này vì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của chính doanh nghiệp đó. Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp ở thị trường nước nhập khẩu cũng tác động đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, lượng cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, không khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm. Chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng không chỉ tác động đến kinh doanh của bản thân ngành mà còn tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của nhà nước. Khi lãi suất thay đổi, điều này ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp; chi tiêu, tiết kiệm của người dân, ảnh hưởng đến lượng cầu của người tiêu dùng từ đó doanh nghiệp cũng phải chịu tác động lớn. Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh
  • 19. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 19 nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của ngành thủy sản. Do sản phẩm của ngành thủy sản Việt Nam hướng tới việc xuất khẩu là chủ yếu, với hơn 90% hợp đồng hiện nay thanh toán bằng đồng USD nên những biến động của tỷ giá có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngành. Đây là loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định, ít rủi ro hơn so với đồng ngoại tệ khác. Tuy nhiên sự biến động đồng tiền này những năm gần đây cũng đang ít nhiều ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc… tuy cũng thanh toán bằng USD, nhưng do các đồng nội tệ ở những nước này đang mất giá so với đồng USD, nên nhu cầu chưa tăng cao và khách hàng tiếp tục đòi giảm giá nhập khẩu.  Yếu tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Thời tiết, khí hậu có tác động lớn đến việc chế biến và xuất khẩu thủy sản. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Yếu tố tự nhiên của quốc gia nhập khẩu cũng có những ảnh hưởng nhất định. Thị trường của một quốc gia, khu vực khác nhau có những yêu cầu khác nhau, đòi hỏi sản phẩm đưa vào phải thích hợp. Chẳng hạn như sản phẩm nào đó sử dụng tốt ở các nước có khí hậu ôn đới có thể ở khí hậu nhiệt đới lại bị hỏng, hoặc đòi hỏi phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc bôi dầu mỡ bảo quản. Những sản phẩm dễ hỏng do sự tác động của khí hậu nóng ẩm thì lại yêu, bảo quản cao hơn khi xâm nhập vào thị trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
  • 20. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 20 Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn 226.00 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000 km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi. Chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ, vào mùa khô lại hay vị hạn hán và gây khó khăn và cả những thổn thất to lớn cho ngành thuỷ sản. Những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển. Tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn.  Yếu tố chính trị – pháp luật Ngoài các yếu tố đã nêu trên, thị trường quốc tế còn chịu sự tác động bởi chính trị và pháp luật. Thể hiện ở những ưu đãi và cản trở của Chính phủ nước nhập khẩu đối với các nhà cung ứng khi xâm nhập vào thị trường quốc gia này. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn, đồng thời có điều kiện mở rộng thị trường của mình. Có thể đó là những qui chế hàng rào thuế quan, về bảo hộ, hạn ngạch... Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước nhập khẩu và xuất khẩu là bất ổn thì xâm nhập và mở rộng thị trường sẽ là rất khó khăn cho nhà xuất khẩu. Với việc tham gia vào các FTA và TPP sẽ tạo ra cơ hội không nhỏ cho thủy sản Việt Nam về thuế quan. Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc được ký kết
  • 21. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 21 giúp nâng khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Thái lan và Ecuador (đang phải chịu thuế 20%). Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất NK 0%. Với Nhật Bản trong TPP, tất cả các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh sẽ có thuế 0% (trước: 1-10%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực; tôm chế biến bị loại trừ khỏi danh mục giảm thuế trong VJEPA. Với Hoa kỳ trong TPP, các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh đã có thuế MFN 0%, sản phẩm tôm chế biến có lộ trình 5 năm đưa thuế về 0%. Như vậy khi TPP khi có hiệu lực thì tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với 6 nước cạnh tranh chính là Agentina, Ecuado, Ấn Độ, Thái Lan, Phillipines và Indonesia vì không tham gia TPP. Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ…là những loại rào cản đã và đang được các nước nhập khẩu sử dụng khá phổ biến. Một khi những rào cản này được dựng lên, hoạt động xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ mất hẳn một thị trường nào đó. Do lợi thế sản xuất theo quy mô lớn, chi phí nhân công rẻ nên các sản phẩm của ngành thủy sản Việt Nam có giá thành khá cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, chính lợi thế này lại gây ra một rủi ro khá lớn cho ngành thủy sản Việt Nam là rủi ro pháp lý. Không ít lần hiệp hội thủy sản của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của chúng ta kiện các doanh nghiệp Việt Nam về việc bán phá giá.  Yếu tố văn hóa Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc
  • 22. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 22 đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì không thể bỏ qua yếu tố văn hoá. Chính yếu tố văn hoá đó đã làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia phản ứng khác nhau với cùng một loaị sản phẩm. Tác động của yếu tố văn hoá đến thị trường thực sự là một vấn đề rộng, phức tạp, tuỳ cách quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp nhưng có một điều, yếu tố văn hoá được hình thành trên điều kiện tự nhiên, lịch sử dân tôc, tôn giáo... Do đó, thị trường của cùng các loại sản phẩm vào các quốc gia có nền văn hoá khác nhau thì sẽ khác nhau. Một ví dụ đơn giản về ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá tới thị trường quốc tế là việc giới thiệu và bán váy ngắn ở các quốc gia theo đạo hồi là điều không tưởng.  Khoa học - công nghệ Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ sở vật chất trong doanh nghiệp nói chung doanh nghiệp thủy sản nói riêng bao gồm dây chuyền máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi,... cần được trang bị tiện nghi, đầy đủ và sử dụng những dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ góp phần không nho trong việc nâng ca khả năng sản xuất cũng như xuất khẩu của ngành thủy sản. Những năm qua, khoa học công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành thủy sản. Số lượng các nhà máy xây dựng mới trong ngành ngày càng tăng (nhất là nhà máy chế biến cá), đồng thời năng lực sản xuất và chế biến của các nhà máy hiện có không ngừng được nâng lên về quy mô và công nghệ. Nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, có năng suất cao, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về ATVSTP đã được đưa vào sử dụng như: hệ thống làm đá vảy, đá khô, đá lỏng, dây chuyền chế biến liên hoàn,...
  • 23. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM Trong nhiều năm qua, mặt hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu thủy sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2007 Việt Nam đã đứng thứ 7 trong top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới và luôn giữ vị trí số 5 liên tục trong nhiều năm gần đây. Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, sản lượng xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng giai đoạn 2011-2015. 2.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản Mặc dù năm 2015, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nếu tính chung giai đoạn 2011-2015, ngành thủy sản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của cả giai đoạn. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2011-2015 đạt mức tăng trung bình 3,8%/năm, cao hơn 9,3% so với kế hoạch. Trong số đó, sản lượng khai thác thủy sản tăng trung bình 4,7% năm, sản lượng nuôi trồng tăng trung bình 3%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trung bình 2,4%/năm. Trong năm 2013, mọi lĩnh vực của ngành thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu đều nổi trội hơn năm 2012. Trong đó, xuất khẩu tăng vượt trội, đạt trên 6,7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10,7%. Con số này lại tiếp tục tăng lên 7,84 tỷ USD năm 2014, tăng hơn 17%. Tuy nhiên, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 6,72 tỷ USD, giảm 14,3% so với năm 2014 và giảm 10,4% so với mục tiêu đặt ra của năm 2015.
  • 24. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 24 Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm (tỷ USD) Nguồn: Tổng cục Hải quan Tính đến giữa tháng 3/2015, tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,061 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng xuất khẩu thủy sản quý I năm 2015 đạt khoảng 1,27 tỷ USD, giảm 23% so với Quý I/2014. Biểu đồ 2.2: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam QI/2011-2015 Nguồn: VASEP So với giá trị và mức tăng trưởng xuất khẩu thủy sản cùng thời điểm của 5 năm (2011 – 2015) thì quý I/2015 sụt giảm mạnh nhất. Giá trị xuất khẩu cũng chỉ tương đương với quý I/2013 và thấp hơn so với cùng kỳ 2012. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 5.02 6.11 6.09 6.69 7.84 6.72
  • 25. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 25 Theo xu hướng của các năm, xuất khẩu thủy sản quý I thường thấp hơn so với quý IV năm trước và thấp nhất trong năm vì nhu cầu thường tăng từ cuối quý II và tăng dần vào cuối năm, đáp ứng đơn đặt hàng trước các dịp Lễ Giáng sinh và Năm mới. Năm 2014 diễn biến xuất khẩu ngược lại khi thị trường tăng đột biến vào đầu năm, nhà nhập khẩu gom hàng dự trữ vì sợ thiếu nguồn cung, nhất là với mặt hàng tôm. Cùng với các yếu tố khác, năm 2015 được dự báo có thể xuất khẩu thủy sản sẽ quay về quỹ đạo thông thường của các năm: giảm đầu năm và tăng dần từ giữa năm đến hết quý III, chững lại trong quý IV. Tuy nhiên, quý III/2015, xuất khẩu thủy sản tiếp tục có mức tăng trưởng âm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10 đạt khoảng 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc đều có mức giảm lần lượt là 33%, 30%, 11% và 28%. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,4 tỷ USD, giảm 28%, cá tra 1,3 tỷ USD, giảm 12%, cá ngừ 383 triệu USD, giảm 6%, mực bạch tuộc giảm 13% đạt 345 triệu USD. Chỉ có các mặt hàng cá biển khác tăng gần 4% đạt 863 triệu USD. Bảng 2.1: Hiện trạng xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 (Triệu USD) Hạng mục Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tổng 2014 583,59 457,71 611,56 661,52 661,86 572,04 717,86 751,35 5.017 2015 507,09 347,30 510,23 532,13 566,76 506,50 560,00 600,00 4.130 Tăng trưởng -13,11 -24,12 -16,57 -19,56 -14,37 -11,46 -21,99 -20,14 - 17,69 Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan và VASEP qua các năm
  • 26. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 26 Biểu đồ 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 và 2015 (triệu USD) Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan và VASEP qua các năm 2.1.2 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam hiện đang thuộc top 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra các thị trường tăng khá mạnh qua mỗi năm. Cùng với sự gia tăng về khối lượng là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Những năm gần đây, các sản phẩm như Tôm, cá Tra, cá Ngừ, hàng khô, Mực, Bạch Tuộc, Nhuyễn thể… đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 8 tháng đầu năm Tháng 8 2014 2015
  • 27. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 27 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng (đơn vị: tỷ USD) Mặt hàng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tôm 3 46 4,1 50,2 3 44 Cá tra 1,76 26 1,76 22 1,6 24 Cá ngừ 0,53 7,9 0,48 6,1 0,46 7 Mặt hàng khác 1,4 20,1 1,5 21,7 1,66 25 Tổng 6,69 100 7,84 100 6,72 100 Nguồn: Tổng cục hải quan, Vasep, báo chí qua các năm a. Mặt hàng cá tra So với năm 2013, xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt gần 1,77 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4%. Mặc dù giảm mạnh, nhưng EU vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 344,3 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,47% tỷ trọng. Xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ cũng giảm 11,5%, đạt 336,8 triệu USD, nhưng Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đứng thứ hai của cá tra Việt Nam. Tiếp đến là xuất khẩu vào ASEAN và Bra-xin với giá trị tương ứng đạt 136,6 triệu USD (tăng 9,4%) và 113,2 triệu USD (tăng 0,9%). Năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt gần 1,6 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2014. Sản phẩm cá tra vẫn luôn được khách hàng ưa chuộng nhờ ưu thế vị ngon, dễ chế biến và giá cả phù hợp. Thế nhưng trở ngại, thách thức luôn phải đối diện là việc áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ dai dẳng trong 20 năm qua cùng với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật bằng các qui định tiêu chuẩn khắt khe ở một số nước. Trong khi đó sản phẩm cá tra còn phải cạnh tranh với một số mặt
  • 28. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 28 hàng thủy sản (cá cùng loại có tính thay thế khác) cộng thêm tác động bất lợi là tình hình biến động tỉ giá đồng euro và USD tại thị trường nhập khẩu các nước EU và Mỹ khiến cá tra xuất khẩu giảm. Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2011-2016 Nguồn: thuysanvietnam.com Từ năm 2013 đến nay, ngành cá tra tiềm ẩn nhiều rủi ro do hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến cũng như khâu tiêu thụ. Chi phí sản xuất trong nước cao dẫn đến sản phẩm xuất khẩu kém cạnh tranh. Sản lượng cá tra cả năm 2013 ước tính đạt 1,17 triệu tấn, giảm 6% so với năm 2012 là 1,28 triệu tấn. Năm 2014 và 2015 sản lượng cá tra cũng chỉ đạt mức 1,1 triệu tấn. Tính đến hết tháng 12-2015, nhu cầu nhập khẩu cá tra chưa có dấu hiệu tích cực hơn ở các thị trường nhập khẩu lớn là: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động chế biến, kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2016. Nhu cầu không cao khiến nhà máy không thể tăng hơn công suất chế biến. Đây cũng là một lý do lớn ảnh hưởng đến giá cá tra nguyên liệu giảm. Tại hầu hết các thị trường lớn, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu chậm, giá bán không tăng, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực 1.8 1.74 1.76 1.76 1.6 1.5 2011 2012 2013 2014 2015 2016(dự kiến) Giá trị (tỷ USD)
  • 29. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 29 phẩm khắt khe hơn. Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp ngay từ đầu năm 2015. Chưa bao giờ nghề cá tra lâm vào cảnh khó khăn như hiện nay khi trong 8 thị trường nhập khẩu chính của cá tra Việt Nam thì có tới 6 thị trường giảm nhập khẩu mạnh như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Arập Xêút, Ai Cập… do tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng giảm chi tiêu. Cụ thể năm 2015, Mỹ (giảm 6,3%); EU (giảm 17,2%); ASEAN (giảm 0,8%); Mexico (giảm 16,8%); Brazil (giảm 36,8%) và Colombia (giảm 16,5%). Chỉ có giá trị xuất khẩu sang Anh (tăng 13,9%); Trung Quốc – Hongkong (tăng 42,7%) và Ảrập Xê út (tăng 4,2%) so với cùng kỳ năm trước. Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ theo tháng 2014-2015 Nguồn: VASEP Khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá thành sản xuất cao càng tăng áp lực lên giá thành cá tra nguyên liệu trong nước. Tính đến tháng 12-2015, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dù tăng nhẹ khoảng 400 đồng/kg so với tháng trước nhưng vẫn khá trầm lắng. Tại Cần Thơ, giá thu mua cá tra nguyên liệu trong size 600-800g/con hiện giữ ở mức 19.500-20.000 đồng/kg (trả chậm);
  • 30. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 30 Tại Đồng Tháp giá cá trong size là 19.300-20.000 đồng/kg (trả chậm); tại An Giang là 17.500-19.000 đ/kg. Với mức giá này, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, nông dân nuôi cá tra đang lỗ khoảng 2.000-3.000 đồng/kg cá nguyên liệu sản xuất ra. Đây là mức thấp nhất trong năm trong 3 năm, dự báo trong năm 2016, khó khăn xuất khẩu tại hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn và thị trường tiềm năng sẽ tác động trở lại khiến giá cá tra sẽ giảm thấp hoặc bất ổn hơn so với năm 2015. Hiện cá tra Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh mạnh của sản phẩm cá rô phi Trung Quốc tại thị trường Mexico. Các DN thủy sản Trung Quốc đang có nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại khá tốt tại thị trường tiêu thụ thủy sản lớn tại Bắc Mỹ này. Để khắc phục những khó khăn trên, ngành sản xuất cá tra Việt Nam cần tích cực, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. b. Mặt hàng cá ngừ Cá ngừ Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trong đó 10 thị trường chính chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, ASEAN, Tây Ban Nha, Israel, Canada… Biểu đồ 2.6: Thị trường xuất khẩu cá ngừ tính theo giá trị Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mỹ 37% EU 28% Nhật 5% ASEAN 7% Israel 4% Canada 2% Khác 17%
  • 31. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 31 Thống kê của VASEP cho biết, sau khi đạt mức tăng trưởng ấn tượng 58,4% và chiếm tới gần 8% tổng kim ngach xuất khẩu thủy sản của các nước trong năm 2012, ngành cá ngừ liên tục suy giảm trong 3 năm 2013-2015. Mặc dù có sự tiến bộ là áp dụng công nghệ đánh bắt và bảo quản theo phương pháp của Nhật Bản giúp tăng giá trị cá ngừ đại dương của Việt Nam tại một số phiên đấu giá ở thị trường nước này, nhưng trên thực tế xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong năm qua vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Ngành cá ngừ Việt Nam liên tiếp sụt giảm về xuất khẩu trong những năm gần đây: Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ là 567,5 triệu USD; năm 2013 còn 527 triệu USD; năm 2014 xuống còn 484 triệu USD. Xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản và ASEAN đều rất ảm đạm. Xuất khẩu cá ngừ của cả nước năm 2015 đạt gần 455 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2014. Biểu đồ 2.7: Giá trị xuất khẩu cá ngừ 2010-2015 (tỷ USD) Nguồn: Tổng cục Thống kê qua các năm Từ năm 2013, do thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, thêm vào đó chi phí cho chuyến biển cao do xăng dầu tăng giá nên hoạt động khai thác thuỷ sản ở các vùng biển xa của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cá sau thu hoạch lại không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu dưới dạng hàng có giá trị cao nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh khiến nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại 0.29 0.38 0.57 0.52 0.48 0.46 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 2010 2011 2012 2013 2014 2015
  • 32. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 32 dương năm 2013 giảm, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 15% so với năm 2012. Năm 2014 và 2015 vẫn không có dấu hiệu khả quan khi giá trị xuất khẩu cá ngừ vẫn liên tục giảm. Sản phẩm cá ngừ chế biến của Việt Nam tiếp tục tăng tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các sản phẩm cá ngừ tươi, sống và đông lạnh có giá trị cao lại giảm tỷ trọng. Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu Cá Ngừ Việt Nam tính đến tháng 9/2015 Nguồn: VASEP Đáng chú ý là sự tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang Nga. Nếu như năm 2014, Nga còn là thị trường nhỏ đối với xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thì sang đến năm 2015, Nga đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 8. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong cả năm 2015 của Việt Nam đạt hơn 190 triệu USD, tăng 8,5% so với năm 2014. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Hiện Mỹ đang nhập khẩu nhiều các sản phẩm philê/thăn cá ngừ đông lạnh của Việt Nam hơn so trước. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này sang đây cả năm 2015 đạt hơn 101,7 triệu USD, tăng gần 51% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác sang Mỹ trong năm 2015 cũng tăng mạnh, gần 58%, các mặt hàng khác đều giảm.
  • 33. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 33 3 tháng cuối năm 2015, xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn tiếp tục giảm. Do đó, tổng giá trị xuất khẩu sang đây trong cả năm 2015 giảm 28%, đạt gần 97,4 triệu USD. Trong 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU, chỉ có Tây Ban Nha tăng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Tây Ban Nha trong quý 4/2015 đạt hơn 4,9 triệu USD, tăng hơn 164% so với cùng kỳ 2014. Năm 2015, xuất khẩu cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Việt Nam sang các nước EU tăng đột biết, gần 223%, đạt hơn 13,7 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến và philê/thăn cá ngừ đều giảm. Cuối năm 2015, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản phục hồi. Tuy nhiên, lượng tăng này không đủ bù đắp cho những tháng đầu năm, nên tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản cả năm 2015 ước đạt hơn 20,4 triệu USD, giảm 9,5% so với năm 2014. Năm 2015, xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2014, tăng gần 16%. Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng tươi, sống và đông lạnh giảm. Trước đó, các chuyên gia cũng dự đoán xuất khẩu các ngừ của Việt Nam sẽ khó khởi sắc trong nửa đầu năm 2015 do sức tiêu thụ từ thị trường thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, trong khi áp lực về thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn rất cao, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Mỹ và EU. Nguồn cung nguyên liệu cá ngừ không ổn định là lý do chính khiến xuất khẩu mặt hàng này giảm sút. Việt Nam hiện vẫn đang phải nhập khẩu 50% nguyên liệu cá ngừ thô cho chế biến với mức thuế nhập khẩu từ 10-24%. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu các ngừ của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hơn thế nữa, các rào cản thương mại cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác hiện cũng đang xuất khẩu cá ngừ cũng khiến các doanh nghiệp chế biến trong nước lo ngại.
  • 34. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 34 Các thị trường nhập khẩu lớn đều yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ như: Vùng biển khai thác hay tàu khai thác cũng như thắt chặt việc quản lý về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn chưa xây dựng được một kế hoạch phát triển bền vững cho ngành cá ngừ, do vậy, nguồn cung cấp và chất lượng của cá ngừ trong nước vẫn chưa ổn định. Kèm theo đó, các thiết bị đánh bắt và bảo quản cá ngừ của ngư dân vẫn còn rất lạc hậu. c. Về mặt hàng tôm đông lạnh Năm 2013 kết thúc với kết quả xuất khẩu thủy sản vượt xa mục tiêu 6,5 tỷ USD. Thành tích trên 6,7 tỷ USD có sự đóng góp lớn của ngành tôm với doanh số trên 3 tỷ USD, chiếm 46% tổng xuất khẩu. Năm 2014 có giá trị xuất khẩu tôm cao nhất từ trước tới nay khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Tôm là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm đã góp phần quan trọng để duy trì nhịp độ tăng trưởng khá trong xuất khẩu của toàn ngành thủy sản, trong khi vẫn còn một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác vẫn có xu hướng giảm. Tôm chân trắng tiếp tục vượt xa tôm sú với giá trị xuất khẩu đạt gần gấp đôi. Có thể thấy năm 2013-2014, mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu thật sự gây ấn tượng, khi kim ngạch có sự tăng đột biến về giá trị vì trúng giá và gần như không có đối thủ cạnh tranh. Những năm này, hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện đồng loạt tại các nước nuôi tôm, khiến nguồn tôm nguyên liệu cung cấp cho thị trường giảm trong khi nhu cầu không giảm. Việt Nam lại là nước có kinh nghiệm trong việc thả nuôi tại một số vùng dịch, việc áp dụng những mô hình nuôi hạn chế sử dụng hóa chất nên nhiều người đã nuôi thành công, hơn nữa giá tôm tăng rất cao do nguồn cung cấp tôm hàng đầu thế giới là Thái Lan bị dịch bệnh EMS
  • 35. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 35 hoành hành, điều đó khiến tôm Việt Nam được giá, được mùa nên giá trị xuất khẩu tăng. Nhưng năm 2015, diễn biến thị trường đã không còn thuận lợi, cùng với những khó khăn chung của việc xuất khẩu nông thủy sản, mặt hàng tôm gặp sự cạnh tranh gay gắt về thị trường và giá từ các nước. Do sản lượng tôm của các nước sản xuất đã phục hồi sau đại dịch EMS, trong khi người dân của nước ít bị dịch bệnh là Việt Nam sau khi được mùa đã mở rộng diện tích nuôi, làm sản lượng tôm cung cấp trên thị trường tăng mạnh. Vì vậy nguồn cung tôm quay về mức bình thường. Một khi nguồn cung tôm từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… dồi dào, các nhà nhập khẩu sẽ đắn đo để làm giá và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam ắt hẳn gặp nhiều khó khăn. Năm 2015, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường của năm 2014. Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN và Thụy Sỹ, chiếm gần 95% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm mạnh. Biểu đồ 2.9: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam 2014-2015 Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
  • 36. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 36 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2015 đạt 657 triệu USD, giảm 38,3% so với năm 2014. Giá thành sản xuất tôm cao đang là nguyên nhân chính dẫn tới giá xuất khẩu tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ. Đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc… phá giá mạnh 15- 30%, trong khi đồng VND chỉ giảm giá nhẹ. Đây là những nguyên nhân chính khiến tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khó cạnh tranh với các quốc gia nói trên. Bảng 2.3: Nhập khẩu tôm của Mỹ Q1/2014-2015 Nguồn: tintucnongnghiep.com Tại Mỹ, tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh từ Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Ecuado. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam xếp thứ 4 trong năm 2014, tụt xuống thứ 5 trong các tháng đầu năm 2015.
  • 37. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 37 Kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt tại các thị trường chính, nhu cầu tiêu thụ giảm tạo ra vòng xoáy giảm giá cho hầu hết các mặt hàng nông thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản cao cấp như tôm. Ví dụ với sản phẩm tôm sú cỡ 16/20 của Việt Nam vốn được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, giá đã giảm 14% từ 11,3 USD hồi đầu năm xuống còn 9,75 USD/pao trong quý III. Tôm sú vỏ cỡ 21/25 của Việt Nam giảm gần 30% từ 7,5 USD xuống 5,8 USD/pao, trong khi giá tôm cùng loại của Ấn Độ cũng giảm từ 6,9 USD xuống mức tương đương 5,85 USD/pao. Giá tôm của Việt Nam luôn cao hơn so với Indonesia và Ấn Độ. Ví dụ, tại thị trường New York (Mỹ) vào ngày 17-4-2015, giá tôm loại U-12, xuất xứ từ Việt Nam có giá 12,2 đô la Mỹ/pound (1 pound bằng 453 gam), trong khi của Indonesia và Ấn Độ chỉ trên dưới 10,5 đô la Mỹ/pound. Vì vậy các nhà nhập khẩu đã mua hàng của hai nước này thay vì của Việt Nam như trước đó. Đồng đô la Mỹ tăng giá so với các loại tiền tệ khác cũng là nguyên nhân khiến một số nước xuất khẩu lớn đã đồng loạt đẩy mạnh bán hàng vào Mỹ làm nguồn cung dồi dào, cho nên phía Mỹ “ép” giá nhập khẩu xuống. Tương tự, những biến động tỷ giá cũng khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm khác sụt giảm trong quí đầu năm nay. Chẳng hạn kim ngạch bán sang Hàn Quốc chỉ đạt trên 51 triệu đô la Mỹ, giảm 19,5% so với cùng kỳ; sang Úc đạt trên 22 triệu đô la Mỹ, giảm 40,7%; sang EU đạt trên 108 triệu đô la Mỹ, giảm 3,1%... Biến động tiền tệ, vòng xoáy giảm giá khiến cho sức cạnh tranh của tôm Việt Nam yếu đi so với các nước đối thủ. Giá tôm Việt Nam cao nhất trên các thị trường chính do giá thành sản xuất cao hơn so với các nước cạnh tranh. Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91%, đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố tháng 3/2015 và giảm mạnh so mức
  • 38. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 38 thuế 6,37% của kỳ xem xét POR8. Đây là tín hiệu đáng mừng với xuất khẩu tôm Việt Nam, phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Việc xuất sang Nhật Bản và các nước EU cũng bị sụt giảm 19% và 14% do đồng Yen và đồng EUR giảm giá so với đồng USD, nhà nhập khẩu buộc phải hạ giá mua hoặc hạn chế mua vào. Xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản trong quí 1-2015 giảm mạnh, chỉ đạt trên 103 triệu đô la Mỹ, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc suy giảm 28% do bất ổn kinh tế và sự sụp đổ thị trường chứng khoán, tác động đến việc tiêu dùng ở tầng lớp trung và thượng lưu nước này. Do chậm linh hoạt trong việc điều chỉnh tỷ giá ngay từ đầu nên giá trung bình tôm Việt Nam cao hơn Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ khoảng 1 - 2USD/kg, làm giảm khả năng cạnh tranh con tôm Việt Nam. Ngoài 3 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU có thể nói Hàn Quốc là thị trường mới, đầy tiềm năng. Mặc dù giá thành con tôm Việt Nam cao hơn các nước nhưng điều này sẽ khắc phục dần và Việt Nam có những ưu thế so với các nước khác, như: là nước có sản lượng và kích cỡ tôm sú lớn nhất; nuôi đa dạng từ dạng quảng canh, quảng canh cải tiến, hữu cơ, thâm canh, kể cả siêu thâm canh… có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Làn sóng FTA và TPP mang lại ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì tập trung mở cửa thị trường hàng hóa bằng việc giảm thuế nhập khẩu tại các thị trường đối tác. Theo đó, mặt hàng tôm có lợi thế rõ rệt sau khi ký kết các FTA song phương với Hàn Quốc, EU, Cộng đồng kinh tế Á – Âu và TPP. Thuế nhập khẩu hầu hết các sản phẩm tôm nguyên liệu được giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Hơn nữa, ký kết FTA và TPP giúp mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh cho tôm Việt Nam vì các nước đối thủ của Việt Nam hầu hết chưa ký FTA với các đối tác này.
  • 39. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 39 Năm 2016, TPP và các FTA sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu tôm Việt Nam. Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng xu hướng giảm giá và biến động tiền tệ nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo sẽ tăng khoảng 12% đạt khoảng 3,3 tỷ USD. 2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG LỚN Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm khoảng gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam. Năm 2013-2014, sản lượng thủy sản tăng mạnh mẽ. Top 10 thị trường lớn nhất vẫn là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico, Nga. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi đáng kể về thứ tự và tỷ trọng. Biểu đồ 2.10: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2015 Nguồn: thuysanvietnam.com Năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 6,7 tỉ đô la Mỹ, xuất khẩu tới 164 thị trường, giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân là các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Nhật Bản, EU đều giảm. Trong khi đó ASEAN lại gia tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, và xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong năm 2016. Mỹ 20% EU 18% Nhật Bản 16% Trung Quốc và Hồng Kong 9% Hàn Quốc 8% ASEAN 7% Thị trường khác 22%
  • 40. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 40 Những thị trường châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc những năm trước được kỳ vọng là những thị trường mới, tăng trưởng mạnh thì năm 2015 cũng ghi nhận là khó khăn khi giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam cũng giảm. Tuy nhiên, chỉ có thị trường ASEAN là điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản. Năm 2015, giá trị xuất khẩu thủy sản sang những quốc gia ASEAN đạt gần 500 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 10% so với cùng kỳ 2014. Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính qua các quốc gia trong khu vực là cá tra, cá ngừ, hải sản. Theo báo cáo của VASEP, năm 2015, xuất khẩu cá ngừ sang ASEAN tiếp tục phục hồi và thị trường này chiếm vị trí thứ 3 trong top 10 thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Một mặt hàng thủy sản khác xuất khẩu sang ASEAN là chả cá và surimi. Năm 2015, giá trị mang về từ xuất khẩu chả cá, surimi vào ASEAN đạt hơn 78 triệu đô la Mỹ, tăng gần 18% so với năm 2014. Biểu đồ 2.11: Giá trị xuất khẩu thủy sản sang các nước năm 2013-2015 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, báo chí 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 Hoa Kỳ EU Nhật Bản Hàn Quốc 1.518 1.182 1.11 0.512 1.7 1.49 1.19 0.663 1.32 1.175 1 0.6 2013 2014 2015
  • 41. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 41 2.3 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM 2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà trong đó Công ty kinh doanh quốc tế trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu của mình. Trong lĩnh vực thủy sản: 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2014 đóng góp 27,15% giá trị xuất khẩu của toàn ngành, tăng 19% so với năm 2013 (10 doanh nghiệp lớn nhất đóng góp 22,77% giá trị xuất khẩu). Đồng thời, xét theo từng doanh nghiệp tỷ lệ đóng góp mỗi doanh nghiệp trong Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất năm 2014 cũng lớn hơn mức đóng góp năm 2013. Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng đóng góp của 10 DNXK thủy sản lớn nhất năm 2014 (%) Nguồn: cafef.vn
  • 42. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 42 Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao và nguồn nhân lực lớn để phát triển thị trường. Công ty xuất khẩu cũng phải chịu rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, tốc độ chu chuyển vốn chậm. Tuy nhiên hình thức này sẽ mang đến cho công ty những lợi ích quan trọng như: có thể kiểm soát được sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài, có thể bắt được sự thay đổi của nhu cầu thị hiếu người tin dùng, các yếu tố môi trương để đưa các hoạt động xuất khẩu của công ty thích ứng với thị trường nước ngoài. Chính vì thế mà nỗ lực bán hàng và xuất khẩu của công ty đạt kết quả tốt hơn. Hình thức này chỉ phù hợp áp dụng với những công ty lớn, đủ yếu tố về nguồn lực như nhân sự, tài chính và quy mô xuất khẩu lớn. 2.3.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mà phải ủy thác cho bên trung gian tiến hành xuất khẩu hộ. Trung gian này có thể là công ty quản lý xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu... Hình thức này được áp dụng khi công ty chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, như nhu cầu và cung cầu cụ thể, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh; hoặc công ty lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường; hoặc quy mô nhỏ; các nguông lực công ty có hạn, chưa thể dàn trải các hoạt động ở nước ngoài; cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp, rủi ro cao; rào cản thương mại từ phía Nhà nước. Xuất khẩu gián tiếp đem đến cho sản phẩm của công ty cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài mà không phải tự mình đối mặt với những rủi ro rắc rối như xuất khẩu trực tiếp. Tuy nhiên vì phát sinh những khoản phí trung gian nên lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm đi. Mặt khác không biết được nhu cầu của thị trường nước ngoài biến động như thế nào cũng như tâm lý và thị hiếu khách hàng để cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
  • 43. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 43 Các DN XK thủy sản Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, lẻ nên hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) ở các nước. Quá trình này khiến giá đội lên cao, sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều. Một số thông tin cho biết: “Độ chênh giữa giá xuất khẩu và giá bán tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu có thể đến 10 lần”. Hạn chế của các nhà xuất khẩu Việt Nam là việc “nội địa hóa” sản phẩm chưa tốt đối với các thị trường, phải nhờ cậy các siêu thị, các nhà phân phối ở các nước. Thống kê cho thấy có đến 70% sản lượng xuất khẩu chủ lực ở dạng sơ chế (đông lạnh). “Cứ 2,8 kg nguyên liệu cho ra 1 kg sản phẩm, 1 kg cá fillet xuất khẩu thu được 2,8 USD thì chi phí nguyên liệu đã 2,52 USD, còn lại 28 cent chênh lệch bao gồm tất cả chi phí sản xuất và lợi nhuận”. Ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn cần một cuộc cách mạng lớn trong việc xuất khẩu các sản phẩm được chế biến tinh, nếu muốn tăng giá trị lợi nhuận xuất khẩu. Con số cho thấy cơ cấu sản phẩm hàng thủy sản xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam mới chiếm 8,2%; trong khi sản phẩm công nghệ cao của Indonesia 18%; Philippines 33%; Thái Lan 49%, Malaysia 67%. Đây sẽ là bài toán cho ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới. Các DNXK thủy sản Việt Nam cần từng bước phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế việc xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Trước mắt, tại các thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản), thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam ký kết hợp đồng với các tổ chức cung ứng thực phẩm cho các trung tâm phân phối, siêu thị của các thị trường này, từng bước xây dựng mạng lưới phân phối thủy sản Việt Nam. Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp.
  • 44. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 44 2.4 NHẬN XÉT 2.4.1 Thành tựu Trong gần 20 năm qua xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Trong khối ASEAN, Việt nam đã ngang ngửa với Indonesia, chỉ đứng sau Thái Lan về xuất khẩu thuỷ sản. Đây được coi là thành tích xuất sắc của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đã được quốc tế và bạn bè đánh giá cao. Trong nhiều năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phát triển rất năng động và không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Với giá trị gia tăng cao, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chiếm 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn quốc (đứng thứ 5 sau điện tử, may mặc, dầu thô và da-giày). Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng). Sau 13 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng kỷ lục gấp hơn 5 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 7,84 tỷ USD năm 2014. Về diện tích nuôi trồng thủy sản, cho đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đã tăng lên đáng kể vảo khoảng 1,4 triệu ha. Nơi có diện tích lớn nhất là Đồng Bằng sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 70,19% cả nước. Đứng thứ 2 là khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và thứ 3 là miền Đông Nam Bộ. Trong khai thác thủy sản, các mô hình liên kết sản xuất trên biển được hình thành trên nguyên tắc cùng nghề, cùng ngư trường, hài hòa lợi ích, đã thu hút được
  • 45. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 45 sự tham gia của các ngư dân, giúp các tàu cá giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất khai thác, hỗ trợ, bảo vệ khi có khó khăn và tham gia bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Sau các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và tôm ở Mỹ, hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường thủy sản Việt Nam đã đi vào thời kỳ mới với những chuyển biến sâu sắc cả về phương pháp lẫn cường lực, với hơn 150 thị trường nhập khẩu hiện nay của thủy sản Việt Nam chính là kết quả đền đáp cho những nỗ lực đó. Việc mở ra những thị trường mới mang nhiều ý nghĩa. Một mặt, tạo đầu ra mới cho sản phẩm, góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu, tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu, thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển, tăng thu nhập cho ngư dân. Thị trường mới đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ mới, giúp đa dạng hóa mặt hàng, sử dụng tối ưu nguyên liệu chế biến. Điều này có thể thấy rõ khi xuất hiện các thị trường Nga, Ai Cập... với những yêu sản phẩm khác với châu Âu hay Mỹ. Đầu ra mới tạo không gian thông thoáng hơn cho DN lựa chọn phương án kinh doanh, giảm áp lực cạnh tranh nội bộ. Nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu sang các thị trường các chủng loại mặt hàng với mức giá khác nhau nên có khả năng linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi có biến động về nguyên liệu, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, sức mua của khách hàng, tỷ giá hối đoái... Một số doanh nghiệp đầu ngành đã tạo được nguồn cung ổn định, quy trình sản xuất khép kín, tạo được uy tín với đối tác nước ngoài. Cụ thể như doanh nghiệp Minh Phú (MPC) luôn đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của cả nước và là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Quy trình sản xuất của MPC đang dần được khép kín từ khâu sản xuất giống nuôi ban đầu đến xuất khẩu các sản phẩm đầu ra. Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận GLOBAL GAP giúp các sản phẩm của MPC tiếp cận tối đa thị trường EU.
  • 46. Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt SVTH: Trần Thị Nhung 46 Thành tựu của ngành thủy sản còn được thể hiện bằng kết quả xuất khẩu tăng nhanh về cả giá trị và sản lượng. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng. Thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 165 thị trường, với 612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp đạt quy chuẩn ATTP, trong đó 461 nhà máy đạt điều kiện xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) (chiếm hơn 75%). Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương… Tích cực tập trung vốn, ngân sách ưu đãi để đóng mới sửa chữa tàu đánh cá và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và chế biến đồng thời tăng cường các trang thiết bị viễn thông dùng cho nghề cá. Hiện nay, toàn ngành đã có 71500 tầu thuyền các loại. Tính đa dạng của các sản phẩm chế biến ngày càng rõ nét trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Hàng năm, tạo thêm hàng trăm việc làm mới với đủ các trình độ tham gia các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn, năm 2015, ngành thủy sản đã lồng ghép hoạt động thuộc Chương trình GAP xây dựng 2 mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP gắn liền với Chương trình Nông thôn mới tại Đồng Tháp và Cần Thơ. Hiện nay, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với siêu thị tại Cần Thơ để thúc đẩy việc thu mua sản phẩm từ 2 mô hình này. 2.4.2 Hạn chế a. Những hạn chế Mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng ngành thuỷ sản vẫn còn có những hạn chế nhất định. Nếu không có các tác động thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng bền vững của ngành xuất khẩu thủy sản trong tương lai.