SlideShare a Scribd company logo
MỤC LỤC
I- LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
 II-
                                                                                          ........................................... 3
  1. Xuất khẩu lao động là gì ? .................................................................................... 3
  2. Vai trò của XKLĐ trong hoạt động kinh tế. ......................................................... 3
       a)                                    : ...................................................................................... 3
       b)                                    ........................................................................................ 5
  3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực. ..................................................... 6
       a) Kinh nghiệm của Philippin: .............................................................................. 6
       b) Kinh ngiệm của Thái Lan: ................................................................................ 7
III-                                                                 : .............................................................. 7
  1.                                                                                                           : .................... 7
  2.                                                                                         . ...................................... 9
  3.                                                                                                              ................ 11
  4.                                                                                                      : ....................... 13
IV-                                                                                                         ...................... 15
Bảng số lượng XKLĐ qua các năm, các thị trường chủ yếu: ................................. 15
  1. Hiệu quả: ............................................................................................................ 16
  2. Những mặt tồn tại ............................................................................................... 17
    V-
                                                   ................................................................................ 19
  1. Kiến nghị đối với quản lý Nhà nước. ................................................................. 19
  2. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Địa phương trong việc
  phát triển thị trường và xây dựng, quản lý các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: . 20
       a) Bộ Ngoại giao: ................................................................................................ 20
       b) Đối với công tác tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động:.................................... 20
       c) Đối với vấn đề hậu xuất khẩu lao động: ......................................................... 21
       d) Đối với người lao động: .................................................................................. 21
   -                      .......................................................................................................... 22
NGUỒN DỮ LIỆU: .................................................................................................... 23
I-     LỜI MỞ ĐẦU


    Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã
trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ,
nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức
thù lao cao hơn. Và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội cho các nước phát triển
sử dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước
đang phát triển và giảm bớt các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Ở các
nước phát triển , những công việc chỉ cần lao động giản đơn, được trả công thấp,
người dân bản địa không làm, cho nên những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp
vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành dòng nhập và xuất cư lao động. Vì vậy hiện nay
vấn đề Xuất Khẩu lao động đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là tình hình
xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về xuất khẩu lao động
tại Việt Nam nhóm em xin đưa ra bài báo cáo sau.
II-    XKLĐ


   1. Xuất khẩu lao động là gì ?
    Là đưa người lao động (bao gồm công nhân kĩ thuật, kĩ sư, chuyên gia) ra nước
ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải quyết việc
làm cho người lao động.

    XKLĐ là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu
là các nước đang phát triển, sang các nước thiếu lao động, chủ yếu là các nước có nền
kinh tế phát triển. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động vẫn giữ
quốc tịch của nước xuất khẩu.

    Có hai hình thức XKLĐ: cử chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề
làm những việc khó và đưa người lao động phổ thông đi làm bất kì nghề gì theo yêu
cầu của phía tiếp nhận lao động.

   2. Vai trò của XKLĐ trong hoạt động kinh tế.

   a)                         :

    Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực:
Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.

     Về kinh tế:

    Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp
phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thể nói, xuất khẩu
lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không
nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để
thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo.
Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục
tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu
người trên thế giới thất nghiệp và thiếu việc lam. Trong đó, các nước thuộc khối G7
có khoảng 45 triệu lao động thất nghiệp. Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng
trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng
giải pháp xuất khẩu lao động.

    Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại
tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút
ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển.

    Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho
đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia đình
khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5 USD một
tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động
trong nước. Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền gửi qua
kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm
cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm
32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương
đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm.

     Về xã hội:

    Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao
động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được
sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết
việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi
xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có
khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh
thổ. Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như
Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu
lao động đi làm việc ở nước ngoàI, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước
xuất khẩu lao động lớn nhát thế giới. Đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động
làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…
Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất
nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được
phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị...

     Về quan hệ đối ngoại:

    Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng
quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động
trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung
cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và
thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế
được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các
quan hệ hợp tác khác.

    

    Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao




                                                                   , mở rộng nhu cầu
thị trường trong nước...

    Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt là
trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.

   b)


    
   Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham
gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước
nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.

    Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương
trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác
giữa hai chính phủ. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện
nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

    Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình
trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể
gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thị
trường hiện tại và tiềm năng.

    

    -   Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo
        cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.

    -   Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay
        nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.

   3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.

   a) Kinh nghiệm của Philippin:
     Khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động:

    Ở Philippine nhiệm vụ của Nhà nước là tối đa hoá lợi ích của người lao động.
Việc này khó được thực hiện ở khu vực tư nhân. Với chính sách hiện nay người dân
tin tưởng rằng Chính phủ luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài và
cố gắng giảm thiểu chi phí đối với bản thân họ, cho gia đình họ và cho đất nước.

     Hệ thống thưởng phạt:

    Chính phủ rất quan tâm các hoạt động khen thưởng và đưa ra các mức thưởng cho
các doanh nghiệp làm tốt. Khi làm các thủ tục khen thưởng, các doanh nghiệp không
cần phải xuất trình hợp đồng vì họ đã được xác nhận và đã có kết quả thành công của
người lao động. Điều quan trọng là nếu doanh nghiệp nào thành công sẽ được Chính
phủ đưa vào danh sách khen thưởng. Danh sách các doanh nghiệp hoạt động tốt và có
uy tín cũng được đưa lên các báo cáo của Chính phủ.

     Các dịch vụ cung cấp cho người lao động làm việc ở nước ngoài:
Ngoài các cán bộ phúc lợi làm việc tại đại sứ quán, chúng tôi xây dựng các
trung tâm cung cấp dịch vụ ngay tại khu vực có người lao động làm việc. ở các trung
tâm, hàng ngày có các bác sĩ, cán sự xã hội làm việc và hỗ trợ cho người lao động.
        Để thu hút người lao động trở về đất nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho họ
thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học bổng cho
con em họ.
        Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn là
những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch...cho họ…v.v..

   b) Kinh ngiệm của Thái Lan:
    Năm 1985 Thái Lan ban hành bộ luật tuyến mộ và bảo vệ lao động nhằm xúc tiến
và phát triển thị trường, quản lý và bảo vệ người lao động. Luật này cũng cho phép
các công ty tư nhân tuyển mộ LĐ đi làm việc ở nướ c ngoài và người LĐ được phép
tự tìm kiếm việc làm ngoài nước.

    Chủ trương của Bộ Laođộng Thái Lan là duy trì và phát triển các hình thức dịch
vụ mang đến cho người LĐ những khả năng lựa chọn tốt nhất nhằm tối đa lợi ích của
người LĐ theo cơ chế thị trường. Người LĐ khi muốn tham gia XKLĐ phải đóng phí
tuyển cho doanh nghiệp, DN phải hoàn trả lại nếu không bố trí được việc làm cho
người LĐ. Nhà nước khuyến kích DN lập quỹ phúc lợi XKLĐ trợ giúp người lao
động khi gặp rủi ro. Hệ thốngNgân hàng tạo thuận lợi cho người LĐ được vay vốn với
lãi suất thấp, tránh được những nguy cơ lừa đảo, chèn ép, cho vay nặng lãi bởi các
nguồn vay không chính thức.


   III-                                           :
   Trong nửa đầu năm 2010 cả nước đã có 37.068 người đi xuất khẩu lao động.
Nhiều nước tiếp nhận lao động Việt Nam có sự thay đổi về chính sách tạo điều kiện
tuyển dụng theo hướng thuận lợi hơn. Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất
khẩu của nước ta, với khoảng hơn 200.000 người đang lao động tại thị trường này.
Một số thị trường mới tiềm năng ở Trung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước
châu Âu: Australia, Mỹ, Canada…                                                  :

   1.                                                                       :
Thị trường lao động Hàn Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi với việc Chính phủ
gia tăng 10.000 chỉ tiêu cấp phép cho lao động nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc
theo chương trình Cấp phép lao động nước ngoài (EPS) trong năm 2010.

   Nền kinh tế Hàn Quốc đang phục hồi vững chắc, tiếp tục đạt mức tăng trưởng
nhanh hơn dự kiến. Tỷ lệ tăng trưởng 6 tháng đầu năm của quốc gia Đông BẮc Á này
đạt mức cao nhất trong 10 năm qua với 7,6%. Dự đoán chung năm 2010, Hàn Quốc có
thể đạt mức tăng trưởng bình quân 6.2%. Nhu cầu tuyển dụng lao động của khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hồi phục trở lại, trong đó có nhu cầu tuyển dụng lao động
nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã tiến hành 2 đợt kiểm tra tiếng Hàn
để tuyển chọn gần 20.000 lao động đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình EPS trong
năm 2010 và năm 2011.

   Hiện Hàn Quốc là một trong những thị trường quan trọng của ngành XKLĐ nước
ta. Việt Nam cũng đang là quốc gia đứng đầu trong danh sách 15 nước tham gia
chương trình EPS với hơn 55.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong khoảng hơn
1.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, Đại diện Chính phủ Hàn Quốc cho biết
đang nỗ lực để hỗ trợ đào tạo lao động Việt Nam trước khi nhập cảnh, bảo vệ quyền
lợi của lao động làm việc trong các xưởng sản xuất tại Hàn Quốc, cũng như nâng cao
chất lượng cuộc sống.




Gần 5.000 lao động Việt Nam được nhập
   Hàn Quốc theo chương trình EPS                                   XKLĐ
2.                                                          .


    Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài của Nhật Bản hiện tăng cao nhằm đẩy
mạnh công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thiên tai. Đây được coi là cơ hội
“vàng” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Cục
Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, đơn vị
đã thẩm định và chấp nhận một lượng lớn đơn hàng của các doanh nghiệp đưa lao
động sang Nhật Bản làm việc, chiếm tới hơn 70% lượng hợp đồng xuất khẩu lao động
ở nước ngoài thời gian qua. Hiện, các doanh nghiệp cũng đang có rất nhiều hợp đồng
với yêu cầu cung ứng hàng trăm lao động cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong các
lĩnh vực chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất phụ tùng ô tô…

    Từ năm 2005, Việt Nam hợp tác với Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế của DN
vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo
hình thức phi lợi nhuận, người lao động không phải chi phí trước khi đi, chương trình
đã giúp lao động thuộc đối tượng chính sách, lao động thuộc tỉnh khó khăn đi tu
nghiệp tại Nhật Bản.

    Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt Nam và Nhật Bản đang đàm phán về nội dung di chuyển thể nhân, Nhật Bản sẽ
tiếp nhận y tá và điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc. Đây sẽ là lĩnh vực rất tiềm
năng để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nghiên cứu, lên kế hoạch
tuyển dụng và đào tạo phù hợp với yêu cầu của Nhật.
Thêm nhiều cơ hội cho người lao động           Nhiều thị trường lao động mở cửa
    xuất khẩu lao động Nhật.                           ưu tiên lao động Việt Nam

    Triển vọng này càng được hiện thực hóa hơn trong bối cảnh đại diện Tổ chức Hợp
tác đào tạo quốc tế Nhật Bản tiếp tục khẳng định, phía Nhật đang có nhu cầu cao lao
động người Việt ở một số lĩnh vực như sản xuất chế tạo và nông nghiệp. Đây cũng là
2 lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là phù hợp với người lao động
Việt Nam.

    Thực tế cũng chứng minh, người lao động từ Nhật luôn có nhiều lợi thế hơn so
với nhóm đối tượng tương tự sau khi trở về từ các nước khác. Cụ thể, theo nghiên cứu
lao động sau xuất khẩu lao động, tỷ lệ tích lũy, khả năng hòa nhập, mức thu nhập sau
về nước… của nhóm lao động từ Nhật Bản luôn ở mức cao. Theo nghiên cứu này,
mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp
nhất là Malaysia. Mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở
Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, bằng 1,2 lần, 2,2 lần và 6 lần so với mức tích lũy
tương ứng của người lao động ở Hàn Quốc (243 triệu đồng/người), Đài Loan (145
triệu đồng/người) và Malaysia (51 triệu đồng/người).

    Người lao động từ Nhật Bản về nước cũng có thu nhập cao và ổn định hơn. Trong
khi, đại đa số lao động về nước có thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối thấp so với
mặt bằng xã hội chung hiện nay (chủ yếu từ 1-3 triệu đồng/tháng) thì vẫn có đến
46,71% lao động về từ Nhật lại có mức thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối tốt (từ
trên 3-10 triệu đồng/tháng trở lên). Số lao động được ký hợp đồng lao động và tham
gia bảo hiểm xã hội hiện cũng tập trung chủ yếu vào những lao động trở về từ Nhật
Bản và Hàn Quốc.

    Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam cũng thể hiện những nỗ lực như chủ động
nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung sửa đổi bổ sung trong luật mới của Nhật Bản để
áp dụng và tích cực nâng cao chất lượng đào tạo cho ứng viên để đáp ứng yêu cầu của
các xí nghiệp tiếp nhận. Thực tế, tại nhiều cơ sở đào tạo hiện nay, các doanh nghiệp
đã phối hợp với các tổ chức tiếp nhận để cử giáo viên và người quản lý người Nhật
cùng tham gia đào tạo, rèn luyện ứng viên, tạo cho ứng viên quen với phong cách làm
việc của Nhật Bản và đã được đánh giá rất cao.

   3.


    Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Thanh Hoà cho biết các
nước thuộc khu vực Trung Đông như Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Arab Saudi,
Oman, Qatar, UAE sẽ là thị trường xuất khẩu lao động triển vọng của Việt Nam. khả
năng tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước khu vực Trung Đông thuộc vào loại
“lớn nhất thế giới”, có thể lên đến hàng triệu người mỗi năm. Trong hơn 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ mà Việt nam đưa lao động sang làm việc thì Trung Đông là thị
trường có tính ổn định cao. Mặc dù mức lương chưa cao nhưng nếu biết cách khai
thác, trong thời gian tới Trung Đông vẫn là thị trường tiềm năng lớn cho việc đưa lao
động sang làm việc tại vùng dầu mỏ này.Trước mắt, có thể tiếp nhận khoảng 50.000
lao động VN - tức nhiều hơn lượng người xuất sang 3 thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan cộng lại trong một năm. Xây dựng, y tế và dịch vụ là những lĩnh vực thị
trường Trung Đông đang cần. Ngoài ra, các nước Trung Đông còn cần các chuyên gia
quản lý dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục có trình độ tiếng Anh và kinh nghiệm làm
việc.

    Trung Đông, đặc biệt là Qatar, Libya…là nơi có việc làm ổn định, mức lương khá
hấp dẫn. Thu nhập bình quân của lao động có nghề là từ 6-8 triệu đồng, từ 4-6 triệu
đối với lao động phổ thông. Ngoài ra, người lao động có thể làm thêm giờ để hưởng
mức lương cao hơn. Đặc biệt chi phí trọn gói để sang làm việc tại đây tương đối thấp,
chưa tới 30 triệu đồng. Sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động có thể được chủ sử
dụng lao động gia hạn thêm hợp đồng. Thị trường này đòi hỏi trình độ tay nghề phù
hợp với lao động Việt Nam và có mức lương khá ổn định, đồng thời đáp ứng với
nguyện vọng của đa số lao động vừa từ Libya trở về nước trước thời hạn vào đầu năm
2011. Có thể thấy tình hình chính trị của Libya đang dần ổn định và bắt đầu thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại. Nhiều dự án đã được triển khai, theo đó nhu
cầu tuyển dụng lao động cũng tăng lên. Đáng chú ý, một số đối tác sử dụng lao động
Việt Nam, chủ yếu là các đối tác lớn của nước ngoài đầu tư tại Libya cũng có nhu cầu
sử dụng lại lao động Việt Nam.

    UAE là nền kinh tế lớn thứ 2 Trung Đông, đóng vai trò trung tâm thương mại và
tài chính của khu vực, đồng thời là nơi trung chuyển hàng hoá và trung tâm tái xuất
hàng hóa lớn thứ 3 thế giới. Cùng với Lybia thì UAE cũng được đánh giá là thị trường
xuất khẩu lao động giàu tiềm năng. Thu nhập bình quân của lao động xây dựng Việt
Nam ở UAE khoảng 326 USD/tháng, bao gồm lương, trợ cấp ăn và làm thêm; lĩnh
vực nhà máy khoảng 408 USD/tháng và lao động dịch vụ, văn phòng khoảng 545
USD/tháng... Nhìn chung, thu nhập của phần đông lao động Việt Nam ở UAE khá ổn
định, điều kiện ăn ở bảo đảm. Hiện nay, bất chấp biến động của nền kinh tế, vẫn có
nhiều chủ đầu tư và doanh nghiệp ở UAE tiếp tục nhận thêm lao động nước ngoài. Họ
xem đây là thời điểm tốt để thúc đẩy các dự án. Bên cạnh đó, ở một số nghề hàn, cơ
khí, lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cũng vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng.
Do đó, cơ hội đưa lao động Việt Nam sang thị trường này vẫn còn rất dồi dào.

    Tham tán Thương mại Việt Nam tại Kuwait cho biết, mặc dù thị trường Kuwait
có những đặc thù riêng là nước Hồi giáo nhưng nếu các DN biết cách làm thì đây là
một thị trường rất tiềm năng cho DN Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực XK lao động.

    Diện tích lãnh thổ của Kuwait nhỏ bé, chiếm khoảng gần 18 ngàn km2, dân số
khoảng 3,2 triệu. Thế nhưng lực lượng người lao động làm thuê chiếm tới gần 4 triệu,
tổng số dân hiện khoảng gần 8 triệu người. Kuwait là nước giàu nên đa số lao động
đều được thuê từ nước ngoài, các DN và cơ sở công nghiệp, tài chính chủ yếu là của
đối tác nước ngoài. Đặc biệt là lao động giản đơn đến từ các nước như Philippines,
Indonesia, Ấn Độ... chiếm số lượng khá lớn. Tuy nhiên thời gian qua do nhiều nguyên
nhân nên lực lượng lao động này đã rút về nước, chính vì vậy mà lực lượng lao động
giản đơn ở Kuwait đang thiếu. Đây là cơ hội tốt để các DN Việt Nam có thể XK lao
động sang thị trường này.

    Theo Đề án mở thị trường Trung Đông đang được chuẩn bị để trình Chính phủ,
Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và
người lao động tham gia thị trường này thông qua việc thưởng, khuyến khích các
doanh nghiệp đưa được nhiều lao động, hiệu quả tốt và xúc tiến thành lập các văn
phòng đại diện tại khu vực này để làm công tác quản lý, thẩm định hợp đồng và giải
quyết những vướng mắc phát sinh.

   4.                                                                  :

    Năm 2012 cũng là năm Cục QLLĐNN phối hợp với các doanh nghiệp mở rộng
các thị trường mới phù hợp với lao động Việt Nam như Australia, New Zealand,
Canada và một số nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điểnvà các hợp đồng nhận lao
động thời vụ tại các nước châu Âu... Chính vì thế số lao động xuất khẩu trong 6 tháng
đầu năm trên cả nước đã đạt gần 50% kế hoạch năm

    Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia TPHCM (Suleco) thông báo
tuyển dụng 200 nam lao động hàn công nghiệp và lắp ống đi làm việc tại Bồ Đào Nha.
Nếu đáp ứng được những điều kiện từ phía nhà tuyển dụng đưa ra như: sức khỏe, đã
được đào tạo các kỹ năng hàn công nghiệp, tuổi đời 25-40…nhưng người lao động sẽ
có thu nhập khoảng 2.500 USD/tháng, trừ các chi phí ăn ở, sinh hoạt 1.300
USD/tháng, thu nhập còn lại khoảng 1.200 USD.

    Bên cạnh đó, một số thị trường tiềm năng khác cũng đang mở cửa. Mới đây, Bộ
LĐ-TB&XH đã có đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa sang Nga để
hoàn thiện, chuẩn bị cho việc triển khai Hiệp định hợp tác lao động đã được hai nước
ký kết từ năm 2008, sau khi được Duma Quốc gia Nga phê chuẩn.Nga là thị trường có
nhiều tiềm năng thu hút lao động Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực may mặc, xây
dựng. Tuy nhiên, gần đây tình trạng đưa lao động Việt Nam sang Nga làm việc bằng
đường không chính thức như du lịch, thăm thân nhân... khiến người lao động gặp rủi
ro cao. Mới đây nhất, 40 lao động Việt Nam tại Nga phải lên tiếng kêu cứu vì bị lừa
sang làm việc trong điều kiện không đảm bảo.

    Theo tư vấn từ chuyên gia Cục Quản lý lao động ngoài nước, Malaysia vẫn được
xem là thị trường phù hợp với phần đông lao động Việt Nam do thị trường này có chi
phí xuất cảnh thấp, yêu cầu không cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ. Chính phủ
Malaysia cũng đang giành nhiều ưu tiên cho lao động nước ngoài làm việc tại đây.
IV-


             Bảng số lượng XKLĐ qua các năm, các thị trường chủ yếu:


                     Thị trường xuất khẩu lao động từ năm 2007-2011

                                               Số người
 Quốc gia
                    2007           2008          2009          2010    2011

 Đài Loan           23640         31631         19577         28499    34998

 Hàn Quốc           10577         18141          7175          8628    15049

  Malaysia          26704          7810         2.792         11741    9195

 Nhật Bản           5517           6142          4959          4913    6373

Ả Rập Saudi         1620           2987                        2729    3514

    Lào                                          4580          5903    3581

 Campuchia                                                     3615    2556

   Macao             548           1417                        3124    1826

   UAE              2310           2845          3933          5241    1128

Cộng hòa Séc        1432           1871                                 792

   Israel                                                               327

  Bahrain                                                      1204

    Nga                                                                 301

   Libya                                         4550          5242

    Cata            4685          10789

  Algérie                                                               204

   Khác             5982          11355                        4725    1631
1. Hiệu quả:
     Tư tưởng đột phá

    Cuối những năm 70 và đầu 80 thế kỷ trước, kinh tế Việt Nam gặp muôn vàn khó
khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ vì thiếu nguyên liệu và kế hoạch do cấp trên giao đã
không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Trước tình hình đó, Đảng
ta đã chủ trương đưa lao động Việt Nam ra làm việc tại các nước XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu.

     Giàu lên từ nguồn ngoại lực

    Đi làm việc ở nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân và gia đình họ
mà còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Nhờ những số tiền tích cóp,
nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng nên doanh nghiệp, tạo
việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Không
chỉ có vậy, xuất khẩu lao động còn giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc
và công nghệ tiên tiến, cung cách quản lý hiện đại, rèn luyện tác phong công nghiệp
để biến họ thành lao động có chất lượng. Vì vậy xuất khẩu lao động hiện được coi là
ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả kinh tế và xã hội, là giải pháp
tạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược của nước ta mà Đảng đã nhìn ra từ khi
kinh tế nước nhà còn khó khăn.

     Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi
lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa
được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải
quyết việc làm cho lao động rất có ý nghĩa.
     Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi
phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Ngoài ra, thông
qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn kỹ
thuật,ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp
tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước khi họ trở về.
 Hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội không nhỏ, góp
phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa.

   2. Những mặt tồn tại


     Trên 15.000 lao động cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi hết hợp đồng, ngày
càng nhiều lao động Việt Nam đã không về nước theo quy định và cam kết. Từ năm
2010 đến hết tháng 6/2012, số lao động Việt Nam hết hạn tái tuyển dụng đang bỏ trốn
chiếm tỷ lệ 48,7%. Con số này cao gấp đôi so với tỷ lệ bình quân của 14 quốc gia có
lao động tại Hàn Quốc. Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện nay, có
khoảng hơn 20.000 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó có khoảng
trên 15.000 người đi sang Hàn Quốc làm việc theo diện EPS.




            
 Nhiều lao động Việt Nam ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp. (Ảnh minh họa: Thái Linh)
     Thu nhập từ xuất khẩu lao động của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD năm 2006, với
tổng số khoảng 400 ngàn lao động đang làm việc tại hơn 50 quốc gia; trung bình mỗi
lao động gởi về nhà được khoảng 4000 USD/năm. Nếu như chi phí đi lao động không
quá cao, và hợp đồng lao động suôn sẻ trong vài ba năm, khoản thu nhập đáng kể này
có thể giúp người lao động cải thiện đời sống. Song trên thực tế, người dân phải trả
chi phí lao động cao hơn qui định rất nhiều, và còn phải đối đầu với những rủi ro trong
hợp đồng do tình trạng nhũng lạm, luật lệ còn bất cập, và những khó khăn trong việc
bảo vệ quyền lợi của người lao động tại các quốc gia di trú.

Người lao động bị tận thu qua nhiều ngõ ngách, như thu chi phí cao hơn qui định:
“Chương trình cấp phép lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, chi phí ban đầu theo quy
định chỉ 699 USD, nhưng thực tế nhiều người tốn cả chục ngàn USD mới đi được.”
Hoặc “thu một lần cho cả 3 năm (theo qui định, được thu một tháng lương/năm) đối
với hợp đồng có thời hạn 2 năm (thu cả thời gian gia hạn)”, và không hoàn lại tiền khi
hợp đồng không được gia hạn hoặc bị gián đoạn. Người lao động còn phải chi tiền cò.
Với từng ấy chi phí trắng đen, người dân nghèo xuôi ngược vay mượn, thế chấp, và
nếu may mắn lắm mới có đủ tiền để đi Xuất khẩu lao động. Nhưng khi ra được nước
ngoài rồi, không phải ai cũng gặp thuận lợi. Không ít người đã bị giới chủ nhân ngược
đãi và lạm dụng, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng di
trú bất hợp pháp.

     Những ảnh hưởng về giáo dục và xã hội như việc học hành và dạy dỗ con cái
luôn là mối bận tâm của cha mẹ khi vì hoàn cảnh họ phải đi lao động xa.
     Việc thiếu kiến thức làm ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến sau
khi đi XKLĐ về, nhiều người khó hòa nhập với thị trường lao động trong nước. Khảo
sát 1.450 lao động 8 tỉnh, thành sau khi trở về, chỉ có khoảng 8% sử dụng số tiền tích
lũy được vào mục đích sản xuất kinh doanh, còn lại chủ yếu để xây nhà cửa, mua sắm
đồ đạc tiện nghi và trả nợ.
     Khi đi “sâu sát”, khi về thờ ơ : Với ý nghĩ đã đi nước ngoài về, đương nhiên sẽ
khá giả hơn, vì thế việc hỗ trợ cho những đối tượng đi XKLĐ chỉ được quan tâm
trước khi đi, còn sau khi người lao động về nước, việc nắm tình hình, tìm cách hỗ trợ
họ lâu nay lại bị… bỏ quên.
     Khó tìm việc phù hợp: Sau khi về nước, người lao động có được kỹ năng, kinh
nghiệm nhất định nhưng việc phát huy lợi thế đó còn nhiều bất cập. Bởi, điều kiện làm
cùng một loại công việc ở địa phương không tương đồng với điều kiện làm việc ở
những nước mà người lao động sang.
     Nhiều người lao động vỡ mộng đổi đời : Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do về
nước trước hạn hay về nước đúng hạn nhưng thường xuyên bị ngừng việc hay thiếu
việc làm khi ở nước ngoài do khủng hoảng kinh tế nên không đủ tích lũy để trả nợ
(chiếm 72,73% số lao động không trả được nợ vay – 100 trường hợp). Một số nguyên
nhân khác như giải quyết rủi ro của gia đình nên cũng chưa có tiền để trả nợ và đáng
quan tâm hơn cả là một số lao động trẻ thiếu ý thức tiết kiệm nên không có tích lũy.


    V-


    1. Kiến nghị đối với quản lý Nhà nước.

         Nhà nước cần ban hành, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với:

     Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp:

         Tái đầu tư cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động từ nguồn thuế doanh thu phải
nộp trong 5 năn để đầu tư phát triển thị trường và đào tạo nguồn xuất khẩu lao động.
         Hỗ trợ doanh nghiệp từ quỹ đầu tư phát triển cho mở rộng thị trường mới, đấu
thầu các gói thầu lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
         Hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý.
     Chính sách đối với người lao động đi xuất khẩu lao động
         Ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ đặc biệt cho người nghèo đi lao động xuất
khẩu. Nhà nước phải có cơ chế cho vay với mức lãi suất thấp, hoặc bảo lãnh của cơ quan, chính
quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội cho người nghèo vay vốn để họ trang trải
những chi phí ban đầu.
         Sửa đổi và bổ sung chính sách và bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài theo hướng những người đã tham gia bảo hiểm xã hội thì tiếp tục đóng bảo hiểm
xã hội, đối tượng còn lại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
         Giảm phí chuyển tiền và miễn thuế đối với những mặt hàng tiểu nghạch cần
thiết cho sản xuất và tiêu dùng do người lao động mang về.
         Cấp hộ chiếu có ký hiệu riêng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
dưới mọi hình thức và quản lý theo một quy trình riêng
     Thống nhất quản lý chặt chẽ trong xuất khẩu lao động.
Nhà nước cần phải có những chính sách nhất quán, quản lý chặt chẽ mọi hình thức xuất
khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao uy tín của người lao động Việt Nam trên
trường quốc tế.
       Tích cực thực hiện thí điểm, cho phép một số doanh nghiệp tư nhân được hoạt động xuất
khẩu lao động và chuyên gia trong khuôn khổ của pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ
của Nhà nước.

   2. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Địa phương trong
      việc phát triển thị trường và xây dựng, quản lý các Doanh nghiệp xuất
      khẩu lao động:

   a) Bộ Ngoại giao:

     Thông qua các hoạt động ngoại giao, đưa vấn đề hợp tác lao động vào nội dung
     Cương quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao động.
     Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh nghiệp cần
phải phối kết hợp với các chính quyền địa phương. Ưutiên các đối tượng con em, gia
đình chính sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn
     Chú trọng tới việc đầu tư, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người
laođộng trước lúc đi theo đúng nội dung, chương trình mà nhà nước đã quy định.
     Tổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi
     Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng
vàchế độ thông tin báo cáo…

   b) Đối với công tác tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động:
      Cần phải tiếp tục và quan tâm hơn nữa đến công tác này, nhưng trước hết cần:

     Khuyến khích mở rộng đầu tư.
     Tăng cường mở rộng các mối quan hệ, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề,
giáo dục định hướng, ngoại ngữ, văn hoá pháp luật, phong tục tập quán cho người
laođộng phục vụ cho xuất khẩu lao động.
     Cần đầu tư một số cơ sở đào tạo thuyền viên vận tải, đánh bắt hải sản biển
theotiêu chuẩn quốc tế ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
 Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông để khi ra trường, lực lượng
nàycó đủ khả năng, điều kiện về ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động.

   c) Đối với vấn đề hậu xuất khẩu lao động:

     Quản lý lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa người lao động
vớichủ doanh nghiệp nước ngoài và giữa người lao động với chủ doanh nghiệp xuất
khẩulao động.
     Phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những lao động
thựchiện tốt các cam kết và hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
     Lập quỹ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn khi trở
vềnước, bị chết trong quá trình lao động ở nước ngoài và những lao động bị đưa về
nướckhông rõ lý do (không phải lỗi của người lao động)
     Hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới ở trong nước cũng như ở những nước khác.

   d) Đối với người lao động:
    Chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát
hiệnkịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.
     Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ
độngđầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ
taynghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện
cầnvà đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.
     Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các
nước đến làm việc.
VI-


      Cánh cửa ở nhiều thị trường khác đang mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người lao
động. Thế nhưng, để đưa lao động sang những thị trường này, các doanh nghiệp cần
tăng cường đào tạo và định hướng cho người lao động về kỷ luật lao động và văn hóa
của nước sở tại. Tuy nhiên, với cách quản lý doanh nghiệp như hiện nay, đặc biệt là
tình trạng cò mồi, thiếu quản lý về phí, thiếu thông tin cho lao động, khi lao động đặt
bút ký hợp đồng thiếu bộ phận tư vấn… Những sơ hở này sẽ khó làm lành mạnh mạnh
thị trường XKLĐ, người lao động lại rơi vào vòng xoáy như thời gian qua, nhiều
trường hợp trả phí quá cao, rồi bị “vỡ mộng” khi ra nước ngoài, thực tế không như
viễn cảnh doanh nghiệp “vẽ” ra.
      Trước sự khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, năm 2012 sẽ là một năm thách
thức với việc xuất khẩu lao động của nước ta. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tay
nghề của lao động xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm năng mới. Cũng như kiểm
soát chặt chẽ hơn các lao động trước và sau khi về nước tránh tình trạng trốn ở lại sau
khi hết hợp đồng. Trong đó việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động là hết sức
quan trọng, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta trong giai đoạn khó
khăn và đòi hỏi các tiêu chuẩn cao của nhiều thị trường lao động mới và các thị trường
truyền thống. Thực hiện những việc trên, cơ hội cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài
của Việt Nam sẽ vẫn là rất sáng sủa.
NGUỒN DỮ LIỆU:
    http://vtc.vn/2-339344/xa-hoi/xuat-khau-lao-dong-co-thuc-su-mang-lai-co-hoi-
      doi-doi.htm
      http://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_lao_%C4
      %91%E1%BB%99ng_Vi%E1%BB%87t_Nam#Giai_.C4.91o.E1.BA.A1n_200
      1_.C4.91.E1.BA.BFn_nay
      http://donghuonghatinh.vn/home/index.php/news/Chuyen-de/Xuat-khau-lao-
      dong-Xuat-ngoai-ve-lai-gian-nan-kiem-viec-6532/
      http://tsc.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=57&articleid=9
      2
      http://www.camsa-coalition.org/vi/index.php/tin-tuc/234-s-liu-xut-khu-lao-ng-
      ca-vit-nam-nm-2010

More Related Content

What's hot

Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).docNguyễn Công Huy
 
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng YênThu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
nataliej4
 
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
vietlod.com
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt NamLuận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAYLuận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt NamTriển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
guest3c41775
 
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
jackjohn45
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
 
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng YênThu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
 
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt NamLuận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
Luận án: Vốn viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAYLuận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
 
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt NamTriển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
 
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...[123doc]   co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
[123doc] co-che-chinh-sach-thu-hut-fdi-tai-hai-phong-luan-van-thac-si-quan-...
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
12032
1203212032
12032
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 

Viewers also liked

Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21
Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21
Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21
I.F.D Y T.N°4
 
Trisomia 21
Trisomia 21Trisomia 21
Trisomia 21
Niels González
 
Sã­ndrome de down o trisomia 21 presentacion
Sã­ndrome de down o trisomia 21 presentacionSã­ndrome de down o trisomia 21 presentacion
Sã­ndrome de down o trisomia 21 presentacion
douglas7
 
Sindrome de down (trisomia 21)
Sindrome de down (trisomia 21)Sindrome de down (trisomia 21)
Sindrome de down (trisomia 21)
Tere Monty
 
Síndrome de down power point
Síndrome de down power pointSíndrome de down power point
Síndrome de down power point
Universidad de Oviedo
 
Sindrome de Down
Sindrome de DownSindrome de Down
Sindrome de Down
Diego Chavez Fernandez
 

Viewers also liked (6)

Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21
Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21
Desarrollo del lenguaje en el niño trisómico 21
 
Trisomia 21
Trisomia 21Trisomia 21
Trisomia 21
 
Sã­ndrome de down o trisomia 21 presentacion
Sã­ndrome de down o trisomia 21 presentacionSã­ndrome de down o trisomia 21 presentacion
Sã­ndrome de down o trisomia 21 presentacion
 
Sindrome de down (trisomia 21)
Sindrome de down (trisomia 21)Sindrome de down (trisomia 21)
Sindrome de down (trisomia 21)
 
Síndrome de down power point
Síndrome de down power pointSíndrome de down power point
Síndrome de down power point
 
Sindrome de Down
Sindrome de DownSindrome de Down
Sindrome de Down
 

Similar to Bai hoan chinh qh.

Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu ÁNâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Nhung Tran
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Lap Du An A Chau
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt Nam
Luận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt NamLuận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt Nam
Luận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Phong Olympia
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Trần Đức Anh
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bai hoan chinh qh. (20)

Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu ÁNâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
Nâng cao xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thị trường Châu Á
 
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
 
10190
1019010190
10190
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Quản lý nhà nước về ngoại thương ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt Nam
Luận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt NamLuận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt Nam
Luận văn: Quản Lý Nhà Nước Về Ngoại Thương Ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước trong hoạt động ngoại thương, HOT
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
Tác Động Của Vốn Fdi Tới Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2010 - 2020
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 

Bai hoan chinh qh.

  • 1. MỤC LỤC I- LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2 II- ........................................... 3 1. Xuất khẩu lao động là gì ? .................................................................................... 3 2. Vai trò của XKLĐ trong hoạt động kinh tế. ......................................................... 3 a) : ...................................................................................... 3 b) ........................................................................................ 5 3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực. ..................................................... 6 a) Kinh nghiệm của Philippin: .............................................................................. 6 b) Kinh ngiệm của Thái Lan: ................................................................................ 7 III- : .............................................................. 7 1. : .................... 7 2. . ...................................... 9 3. ................ 11 4. : ....................... 13 IV- ...................... 15 Bảng số lượng XKLĐ qua các năm, các thị trường chủ yếu: ................................. 15 1. Hiệu quả: ............................................................................................................ 16 2. Những mặt tồn tại ............................................................................................... 17 V- ................................................................................ 19 1. Kiến nghị đối với quản lý Nhà nước. ................................................................. 19 2. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Địa phương trong việc phát triển thị trường và xây dựng, quản lý các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: . 20 a) Bộ Ngoại giao: ................................................................................................ 20 b) Đối với công tác tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động:.................................... 20 c) Đối với vấn đề hậu xuất khẩu lao động: ......................................................... 21 d) Đối với người lao động: .................................................................................. 21 - .......................................................................................................... 22 NGUỒN DỮ LIỆU: .................................................................................................... 23
  • 2. I- LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội cho các nước phát triển sử dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ (đặc biệt là lao động chất xám) của các nước đang phát triển và giảm bớt các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Ở các nước phát triển , những công việc chỉ cần lao động giản đơn, được trả công thấp, người dân bản địa không làm, cho nên những nước này vừa có tình trạng thất nghiệp vừa thiếu lao động. Từ đó hình thành dòng nhập và xuất cư lao động. Vì vậy hiện nay vấn đề Xuất Khẩu lao động đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về xuất khẩu lao động tại Việt Nam nhóm em xin đưa ra bài báo cáo sau.
  • 3. II- XKLĐ 1. Xuất khẩu lao động là gì ? Là đưa người lao động (bao gồm công nhân kĩ thuật, kĩ sư, chuyên gia) ra nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. XKLĐ là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu là các nước đang phát triển, sang các nước thiếu lao động, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động vẫn giữ quốc tịch của nước xuất khẩu. Có hai hình thức XKLĐ: cử chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề làm những việc khó và đưa người lao động phổ thông đi làm bất kì nghề gì theo yêu cầu của phía tiếp nhận lao động. 2. Vai trò của XKLĐ trong hoạt động kinh tế. a) : Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.  Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có thể nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo ILO, tính đến năm 1999 có 920 triệu người trên thế giới thất nghiệp và thiếu việc lam. Trong đó, các nước thuộc khối G7
  • 4. có khoảng 45 triệu lao động thất nghiệp. Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tình trạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động. Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về cho gia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5 USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uống của lao động trong nước. Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines (số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 – 21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP của cả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm.  Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Trong mấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trên dưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 400 nghìn người Việt Nam đang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Song nếu so với Philippines có cùng số dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơn rất nhiều. Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoàI, đưa Philippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhát thế giới. Đến nay, nước này có khoảng 8 triệu lao động làm việc ở 56 nước, đông nhất là tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…
  • 5. Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị...  Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.  Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủ số lao , mở rộng nhu cầu thị trường trong nước... Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động. b)  Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuận hợp tác
  • 6. giữa hai chính phủ. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.  - Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình. - Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước. 3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực. a) Kinh nghiệm của Philippin:  Khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động: Ở Philippine nhiệm vụ của Nhà nước là tối đa hoá lợi ích của người lao động. Việc này khó được thực hiện ở khu vực tư nhân. Với chính sách hiện nay người dân tin tưởng rằng Chính phủ luôn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài và cố gắng giảm thiểu chi phí đối với bản thân họ, cho gia đình họ và cho đất nước.  Hệ thống thưởng phạt: Chính phủ rất quan tâm các hoạt động khen thưởng và đưa ra các mức thưởng cho các doanh nghiệp làm tốt. Khi làm các thủ tục khen thưởng, các doanh nghiệp không cần phải xuất trình hợp đồng vì họ đã được xác nhận và đã có kết quả thành công của người lao động. Điều quan trọng là nếu doanh nghiệp nào thành công sẽ được Chính phủ đưa vào danh sách khen thưởng. Danh sách các doanh nghiệp hoạt động tốt và có uy tín cũng được đưa lên các báo cáo của Chính phủ.  Các dịch vụ cung cấp cho người lao động làm việc ở nước ngoài:
  • 7. Ngoài các cán bộ phúc lợi làm việc tại đại sứ quán, chúng tôi xây dựng các trung tâm cung cấp dịch vụ ngay tại khu vực có người lao động làm việc. ở các trung tâm, hàng ngày có các bác sĩ, cán sự xã hội làm việc và hỗ trợ cho người lao động. Để thu hút người lao động trở về đất nước, Chính phủ đã tạo điều kiện cho họ thông qua chương trình đào tạo lại, chương trình nhà ở, chương trình học bổng cho con em họ. Có chính sách ưu tiên những người lao động ra nước ngoài làm việc hơn là những người đi du lịch như miễn thuế sân bay, thuế du lịch...cho họ…v.v.. b) Kinh ngiệm của Thái Lan: Năm 1985 Thái Lan ban hành bộ luật tuyến mộ và bảo vệ lao động nhằm xúc tiến và phát triển thị trường, quản lý và bảo vệ người lao động. Luật này cũng cho phép các công ty tư nhân tuyển mộ LĐ đi làm việc ở nướ c ngoài và người LĐ được phép tự tìm kiếm việc làm ngoài nước. Chủ trương của Bộ Laođộng Thái Lan là duy trì và phát triển các hình thức dịch vụ mang đến cho người LĐ những khả năng lựa chọn tốt nhất nhằm tối đa lợi ích của người LĐ theo cơ chế thị trường. Người LĐ khi muốn tham gia XKLĐ phải đóng phí tuyển cho doanh nghiệp, DN phải hoàn trả lại nếu không bố trí được việc làm cho người LĐ. Nhà nước khuyến kích DN lập quỹ phúc lợi XKLĐ trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro. Hệ thốngNgân hàng tạo thuận lợi cho người LĐ được vay vốn với lãi suất thấp, tránh được những nguy cơ lừa đảo, chèn ép, cho vay nặng lãi bởi các nguồn vay không chính thức. III- : Trong nửa đầu năm 2010 cả nước đã có 37.068 người đi xuất khẩu lao động. Nhiều nước tiếp nhận lao động Việt Nam có sự thay đổi về chính sách tạo điều kiện tuyển dụng theo hướng thuận lợi hơn. Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta, với khoảng hơn 200.000 người đang lao động tại thị trường này. Một số thị trường mới tiềm năng ở Trung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước châu Âu: Australia, Mỹ, Canada… : 1. :
  • 8. Thị trường lao động Hàn Quốc đã có những dấu hiệu phục hồi với việc Chính phủ gia tăng 10.000 chỉ tiêu cấp phép cho lao động nước ngoài vào Hàn Quốc làm việc theo chương trình Cấp phép lao động nước ngoài (EPS) trong năm 2010. Nền kinh tế Hàn Quốc đang phục hồi vững chắc, tiếp tục đạt mức tăng trưởng nhanh hơn dự kiến. Tỷ lệ tăng trưởng 6 tháng đầu năm của quốc gia Đông BẮc Á này đạt mức cao nhất trong 10 năm qua với 7,6%. Dự đoán chung năm 2010, Hàn Quốc có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 6.2%. Nhu cầu tuyển dụng lao động của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hồi phục trở lại, trong đó có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã tiến hành 2 đợt kiểm tra tiếng Hàn để tuyển chọn gần 20.000 lao động đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình EPS trong năm 2010 và năm 2011. Hiện Hàn Quốc là một trong những thị trường quan trọng của ngành XKLĐ nước ta. Việt Nam cũng đang là quốc gia đứng đầu trong danh sách 15 nước tham gia chương trình EPS với hơn 55.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong khoảng hơn 1.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, Đại diện Chính phủ Hàn Quốc cho biết đang nỗ lực để hỗ trợ đào tạo lao động Việt Nam trước khi nhập cảnh, bảo vệ quyền lợi của lao động làm việc trong các xưởng sản xuất tại Hàn Quốc, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Gần 5.000 lao động Việt Nam được nhập Hàn Quốc theo chương trình EPS XKLĐ
  • 9. 2. . Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài của Nhật Bản hiện tăng cao nhằm đẩy mạnh công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau thiên tai. Đây được coi là cơ hội “vàng” để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, đơn vị đã thẩm định và chấp nhận một lượng lớn đơn hàng của các doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản làm việc, chiếm tới hơn 70% lượng hợp đồng xuất khẩu lao động ở nước ngoài thời gian qua. Hiện, các doanh nghiệp cũng đang có rất nhiều hợp đồng với yêu cầu cung ứng hàng trăm lao động cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất phụ tùng ô tô… Từ năm 2005, Việt Nam hợp tác với Tổ chức Phát triển nhân lực quốc tế của DN vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động không phải chi phí trước khi đi, chương trình đã giúp lao động thuộc đối tượng chính sách, lao động thuộc tỉnh khó khăn đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản đang đàm phán về nội dung di chuyển thể nhân, Nhật Bản sẽ tiếp nhận y tá và điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc. Đây sẽ là lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nghiên cứu, lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phù hợp với yêu cầu của Nhật.
  • 10. Thêm nhiều cơ hội cho người lao động Nhiều thị trường lao động mở cửa xuất khẩu lao động Nhật. ưu tiên lao động Việt Nam Triển vọng này càng được hiện thực hóa hơn trong bối cảnh đại diện Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản tiếp tục khẳng định, phía Nhật đang có nhu cầu cao lao động người Việt ở một số lĩnh vực như sản xuất chế tạo và nông nghiệp. Đây cũng là 2 lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là phù hợp với người lao động Việt Nam. Thực tế cũng chứng minh, người lao động từ Nhật luôn có nhiều lợi thế hơn so với nhóm đối tượng tương tự sau khi trở về từ các nước khác. Cụ thể, theo nghiên cứu lao động sau xuất khẩu lao động, tỷ lệ tích lũy, khả năng hòa nhập, mức thu nhập sau về nước… của nhóm lao động từ Nhật Bản luôn ở mức cao. Theo nghiên cứu này, mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp nhất là Malaysia. Mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, bằng 1,2 lần, 2,2 lần và 6 lần so với mức tích lũy tương ứng của người lao động ở Hàn Quốc (243 triệu đồng/người), Đài Loan (145 triệu đồng/người) và Malaysia (51 triệu đồng/người). Người lao động từ Nhật Bản về nước cũng có thu nhập cao và ổn định hơn. Trong khi, đại đa số lao động về nước có thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối thấp so với mặt bằng xã hội chung hiện nay (chủ yếu từ 1-3 triệu đồng/tháng) thì vẫn có đến 46,71% lao động về từ Nhật lại có mức thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối tốt (từ trên 3-10 triệu đồng/tháng trở lên). Số lao động được ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội hiện cũng tập trung chủ yếu vào những lao động trở về từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam cũng thể hiện những nỗ lực như chủ động nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung sửa đổi bổ sung trong luật mới của Nhật Bản để áp dụng và tích cực nâng cao chất lượng đào tạo cho ứng viên để đáp ứng yêu cầu của các xí nghiệp tiếp nhận. Thực tế, tại nhiều cơ sở đào tạo hiện nay, các doanh nghiệp đã phối hợp với các tổ chức tiếp nhận để cử giáo viên và người quản lý người Nhật
  • 11. cùng tham gia đào tạo, rèn luyện ứng viên, tạo cho ứng viên quen với phong cách làm việc của Nhật Bản và đã được đánh giá rất cao. 3. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Thanh Hoà cho biết các nước thuộc khu vực Trung Đông như Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Arab Saudi, Oman, Qatar, UAE sẽ là thị trường xuất khẩu lao động triển vọng của Việt Nam. khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước khu vực Trung Đông thuộc vào loại “lớn nhất thế giới”, có thể lên đến hàng triệu người mỗi năm. Trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt nam đưa lao động sang làm việc thì Trung Đông là thị trường có tính ổn định cao. Mặc dù mức lương chưa cao nhưng nếu biết cách khai thác, trong thời gian tới Trung Đông vẫn là thị trường tiềm năng lớn cho việc đưa lao động sang làm việc tại vùng dầu mỏ này.Trước mắt, có thể tiếp nhận khoảng 50.000 lao động VN - tức nhiều hơn lượng người xuất sang 3 thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cộng lại trong một năm. Xây dựng, y tế và dịch vụ là những lĩnh vực thị trường Trung Đông đang cần. Ngoài ra, các nước Trung Đông còn cần các chuyên gia quản lý dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục có trình độ tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc. Trung Đông, đặc biệt là Qatar, Libya…là nơi có việc làm ổn định, mức lương khá hấp dẫn. Thu nhập bình quân của lao động có nghề là từ 6-8 triệu đồng, từ 4-6 triệu đối với lao động phổ thông. Ngoài ra, người lao động có thể làm thêm giờ để hưởng mức lương cao hơn. Đặc biệt chi phí trọn gói để sang làm việc tại đây tương đối thấp, chưa tới 30 triệu đồng. Sau khi hết hạn hợp đồng, người lao động có thể được chủ sử dụng lao động gia hạn thêm hợp đồng. Thị trường này đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động Việt Nam và có mức lương khá ổn định, đồng thời đáp ứng với nguyện vọng của đa số lao động vừa từ Libya trở về nước trước thời hạn vào đầu năm 2011. Có thể thấy tình hình chính trị của Libya đang dần ổn định và bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại. Nhiều dự án đã được triển khai, theo đó nhu cầu tuyển dụng lao động cũng tăng lên. Đáng chú ý, một số đối tác sử dụng lao động
  • 12. Việt Nam, chủ yếu là các đối tác lớn của nước ngoài đầu tư tại Libya cũng có nhu cầu sử dụng lại lao động Việt Nam. UAE là nền kinh tế lớn thứ 2 Trung Đông, đóng vai trò trung tâm thương mại và tài chính của khu vực, đồng thời là nơi trung chuyển hàng hoá và trung tâm tái xuất hàng hóa lớn thứ 3 thế giới. Cùng với Lybia thì UAE cũng được đánh giá là thị trường xuất khẩu lao động giàu tiềm năng. Thu nhập bình quân của lao động xây dựng Việt Nam ở UAE khoảng 326 USD/tháng, bao gồm lương, trợ cấp ăn và làm thêm; lĩnh vực nhà máy khoảng 408 USD/tháng và lao động dịch vụ, văn phòng khoảng 545 USD/tháng... Nhìn chung, thu nhập của phần đông lao động Việt Nam ở UAE khá ổn định, điều kiện ăn ở bảo đảm. Hiện nay, bất chấp biến động của nền kinh tế, vẫn có nhiều chủ đầu tư và doanh nghiệp ở UAE tiếp tục nhận thêm lao động nước ngoài. Họ xem đây là thời điểm tốt để thúc đẩy các dự án. Bên cạnh đó, ở một số nghề hàn, cơ khí, lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cũng vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng. Do đó, cơ hội đưa lao động Việt Nam sang thị trường này vẫn còn rất dồi dào. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Kuwait cho biết, mặc dù thị trường Kuwait có những đặc thù riêng là nước Hồi giáo nhưng nếu các DN biết cách làm thì đây là một thị trường rất tiềm năng cho DN Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực XK lao động. Diện tích lãnh thổ của Kuwait nhỏ bé, chiếm khoảng gần 18 ngàn km2, dân số khoảng 3,2 triệu. Thế nhưng lực lượng người lao động làm thuê chiếm tới gần 4 triệu, tổng số dân hiện khoảng gần 8 triệu người. Kuwait là nước giàu nên đa số lao động đều được thuê từ nước ngoài, các DN và cơ sở công nghiệp, tài chính chủ yếu là của đối tác nước ngoài. Đặc biệt là lao động giản đơn đến từ các nước như Philippines, Indonesia, Ấn Độ... chiếm số lượng khá lớn. Tuy nhiên thời gian qua do nhiều nguyên nhân nên lực lượng lao động này đã rút về nước, chính vì vậy mà lực lượng lao động giản đơn ở Kuwait đang thiếu. Đây là cơ hội tốt để các DN Việt Nam có thể XK lao động sang thị trường này. Theo Đề án mở thị trường Trung Đông đang được chuẩn bị để trình Chính phủ, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề xuất các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và
  • 13. người lao động tham gia thị trường này thông qua việc thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động, hiệu quả tốt và xúc tiến thành lập các văn phòng đại diện tại khu vực này để làm công tác quản lý, thẩm định hợp đồng và giải quyết những vướng mắc phát sinh. 4. : Năm 2012 cũng là năm Cục QLLĐNN phối hợp với các doanh nghiệp mở rộng các thị trường mới phù hợp với lao động Việt Nam như Australia, New Zealand, Canada và một số nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điểnvà các hợp đồng nhận lao động thời vụ tại các nước châu Âu... Chính vì thế số lao động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm trên cả nước đã đạt gần 50% kế hoạch năm Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia TPHCM (Suleco) thông báo tuyển dụng 200 nam lao động hàn công nghiệp và lắp ống đi làm việc tại Bồ Đào Nha. Nếu đáp ứng được những điều kiện từ phía nhà tuyển dụng đưa ra như: sức khỏe, đã được đào tạo các kỹ năng hàn công nghiệp, tuổi đời 25-40…nhưng người lao động sẽ có thu nhập khoảng 2.500 USD/tháng, trừ các chi phí ăn ở, sinh hoạt 1.300 USD/tháng, thu nhập còn lại khoảng 1.200 USD. Bên cạnh đó, một số thị trường tiềm năng khác cũng đang mở cửa. Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã có đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa sang Nga để hoàn thiện, chuẩn bị cho việc triển khai Hiệp định hợp tác lao động đã được hai nước ký kết từ năm 2008, sau khi được Duma Quốc gia Nga phê chuẩn.Nga là thị trường có nhiều tiềm năng thu hút lao động Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực may mặc, xây dựng. Tuy nhiên, gần đây tình trạng đưa lao động Việt Nam sang Nga làm việc bằng đường không chính thức như du lịch, thăm thân nhân... khiến người lao động gặp rủi ro cao. Mới đây nhất, 40 lao động Việt Nam tại Nga phải lên tiếng kêu cứu vì bị lừa sang làm việc trong điều kiện không đảm bảo. Theo tư vấn từ chuyên gia Cục Quản lý lao động ngoài nước, Malaysia vẫn được xem là thị trường phù hợp với phần đông lao động Việt Nam do thị trường này có chi
  • 14. phí xuất cảnh thấp, yêu cầu không cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ. Chính phủ Malaysia cũng đang giành nhiều ưu tiên cho lao động nước ngoài làm việc tại đây.
  • 15. IV- Bảng số lượng XKLĐ qua các năm, các thị trường chủ yếu: Thị trường xuất khẩu lao động từ năm 2007-2011 Số người Quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 Đài Loan 23640 31631 19577 28499 34998 Hàn Quốc 10577 18141 7175 8628 15049 Malaysia 26704 7810 2.792 11741 9195 Nhật Bản 5517 6142 4959 4913 6373 Ả Rập Saudi 1620 2987 2729 3514 Lào 4580 5903 3581 Campuchia 3615 2556 Macao 548 1417 3124 1826 UAE 2310 2845 3933 5241 1128 Cộng hòa Séc 1432 1871 792 Israel 327 Bahrain 1204 Nga 301 Libya 4550 5242 Cata 4685 10789 Algérie 204 Khác 5982 11355 4725 1631
  • 16. 1. Hiệu quả:  Tư tưởng đột phá Cuối những năm 70 và đầu 80 thế kỷ trước, kinh tế Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ vì thiếu nguyên liệu và kế hoạch do cấp trên giao đã không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Trước tình hình đó, Đảng ta đã chủ trương đưa lao động Việt Nam ra làm việc tại các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.  Giàu lên từ nguồn ngoại lực Đi làm việc ở nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân và gia đình họ mà còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Nhờ những số tiền tích cóp, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng nên doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Không chỉ có vậy, xuất khẩu lao động còn giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cung cách quản lý hiện đại, rèn luyện tác phong công nghiệp để biến họ thành lao động có chất lượng. Vì vậy xuất khẩu lao động hiện được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả kinh tế và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược của nước ta mà Đảng đã nhìn ra từ khi kinh tế nước nhà còn khó khăn.  Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho lao động rất có ý nghĩa.  Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động. Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật,ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về.
  • 17.  Hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa. 2. Những mặt tồn tại  Trên 15.000 lao động cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi hết hợp đồng, ngày càng nhiều lao động Việt Nam đã không về nước theo quy định và cam kết. Từ năm 2010 đến hết tháng 6/2012, số lao động Việt Nam hết hạn tái tuyển dụng đang bỏ trốn chiếm tỷ lệ 48,7%. Con số này cao gấp đôi so với tỷ lệ bình quân của 14 quốc gia có lao động tại Hàn Quốc. Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện nay, có khoảng hơn 20.000 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó có khoảng trên 15.000 người đi sang Hàn Quốc làm việc theo diện EPS.  Nhiều lao động Việt Nam ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp. (Ảnh minh họa: Thái Linh)  Thu nhập từ xuất khẩu lao động của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD năm 2006, với tổng số khoảng 400 ngàn lao động đang làm việc tại hơn 50 quốc gia; trung bình mỗi lao động gởi về nhà được khoảng 4000 USD/năm. Nếu như chi phí đi lao động không quá cao, và hợp đồng lao động suôn sẻ trong vài ba năm, khoản thu nhập đáng kể này có thể giúp người lao động cải thiện đời sống. Song trên thực tế, người dân phải trả chi phí lao động cao hơn qui định rất nhiều, và còn phải đối đầu với những rủi ro trong
  • 18. hợp đồng do tình trạng nhũng lạm, luật lệ còn bất cập, và những khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động tại các quốc gia di trú. Người lao động bị tận thu qua nhiều ngõ ngách, như thu chi phí cao hơn qui định: “Chương trình cấp phép lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, chi phí ban đầu theo quy định chỉ 699 USD, nhưng thực tế nhiều người tốn cả chục ngàn USD mới đi được.” Hoặc “thu một lần cho cả 3 năm (theo qui định, được thu một tháng lương/năm) đối với hợp đồng có thời hạn 2 năm (thu cả thời gian gia hạn)”, và không hoàn lại tiền khi hợp đồng không được gia hạn hoặc bị gián đoạn. Người lao động còn phải chi tiền cò. Với từng ấy chi phí trắng đen, người dân nghèo xuôi ngược vay mượn, thế chấp, và nếu may mắn lắm mới có đủ tiền để đi Xuất khẩu lao động. Nhưng khi ra được nước ngoài rồi, không phải ai cũng gặp thuận lợi. Không ít người đã bị giới chủ nhân ngược đãi và lạm dụng, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng di trú bất hợp pháp.  Những ảnh hưởng về giáo dục và xã hội như việc học hành và dạy dỗ con cái luôn là mối bận tâm của cha mẹ khi vì hoàn cảnh họ phải đi lao động xa.  Việc thiếu kiến thức làm ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến sau khi đi XKLĐ về, nhiều người khó hòa nhập với thị trường lao động trong nước. Khảo sát 1.450 lao động 8 tỉnh, thành sau khi trở về, chỉ có khoảng 8% sử dụng số tiền tích lũy được vào mục đích sản xuất kinh doanh, còn lại chủ yếu để xây nhà cửa, mua sắm đồ đạc tiện nghi và trả nợ.  Khi đi “sâu sát”, khi về thờ ơ : Với ý nghĩ đã đi nước ngoài về, đương nhiên sẽ khá giả hơn, vì thế việc hỗ trợ cho những đối tượng đi XKLĐ chỉ được quan tâm trước khi đi, còn sau khi người lao động về nước, việc nắm tình hình, tìm cách hỗ trợ họ lâu nay lại bị… bỏ quên.  Khó tìm việc phù hợp: Sau khi về nước, người lao động có được kỹ năng, kinh nghiệm nhất định nhưng việc phát huy lợi thế đó còn nhiều bất cập. Bởi, điều kiện làm cùng một loại công việc ở địa phương không tương đồng với điều kiện làm việc ở những nước mà người lao động sang.  Nhiều người lao động vỡ mộng đổi đời : Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do về nước trước hạn hay về nước đúng hạn nhưng thường xuyên bị ngừng việc hay thiếu
  • 19. việc làm khi ở nước ngoài do khủng hoảng kinh tế nên không đủ tích lũy để trả nợ (chiếm 72,73% số lao động không trả được nợ vay – 100 trường hợp). Một số nguyên nhân khác như giải quyết rủi ro của gia đình nên cũng chưa có tiền để trả nợ và đáng quan tâm hơn cả là một số lao động trẻ thiếu ý thức tiết kiệm nên không có tích lũy. V- 1. Kiến nghị đối với quản lý Nhà nước. Nhà nước cần ban hành, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với:  Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp: Tái đầu tư cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động từ nguồn thuế doanh thu phải nộp trong 5 năn để đầu tư phát triển thị trường và đào tạo nguồn xuất khẩu lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp từ quỹ đầu tư phát triển cho mở rộng thị trường mới, đấu thầu các gói thầu lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý.  Chính sách đối với người lao động đi xuất khẩu lao động Ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ đặc biệt cho người nghèo đi lao động xuất khẩu. Nhà nước phải có cơ chế cho vay với mức lãi suất thấp, hoặc bảo lãnh của cơ quan, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội cho người nghèo vay vốn để họ trang trải những chi phí ban đầu. Sửa đổi và bổ sung chính sách và bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hướng những người đã tham gia bảo hiểm xã hội thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, đối tượng còn lại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Giảm phí chuyển tiền và miễn thuế đối với những mặt hàng tiểu nghạch cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng do người lao động mang về. Cấp hộ chiếu có ký hiệu riêng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới mọi hình thức và quản lý theo một quy trình riêng  Thống nhất quản lý chặt chẽ trong xuất khẩu lao động.
  • 20. Nhà nước cần phải có những chính sách nhất quán, quản lý chặt chẽ mọi hình thức xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao uy tín của người lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Tích cực thực hiện thí điểm, cho phép một số doanh nghiệp tư nhân được hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia trong khuôn khổ của pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. 2. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Địa phương trong việc phát triển thị trường và xây dựng, quản lý các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: a) Bộ Ngoại giao:  Thông qua các hoạt động ngoại giao, đưa vấn đề hợp tác lao động vào nội dung  Cương quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao động.  Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh nghiệp cần phải phối kết hợp với các chính quyền địa phương. Ưutiên các đối tượng con em, gia đình chính sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn  Chú trọng tới việc đầu tư, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người laođộng trước lúc đi theo đúng nội dung, chương trình mà nhà nước đã quy định.  Tổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi  Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng vàchế độ thông tin báo cáo… b) Đối với công tác tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động: Cần phải tiếp tục và quan tâm hơn nữa đến công tác này, nhưng trước hết cần:  Khuyến khích mở rộng đầu tư.  Tăng cường mở rộng các mối quan hệ, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, văn hoá pháp luật, phong tục tập quán cho người laođộng phục vụ cho xuất khẩu lao động.  Cần đầu tư một số cơ sở đào tạo thuyền viên vận tải, đánh bắt hải sản biển theotiêu chuẩn quốc tế ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
  • 21.  Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông để khi ra trường, lực lượng nàycó đủ khả năng, điều kiện về ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động. c) Đối với vấn đề hậu xuất khẩu lao động:  Quản lý lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa người lao động vớichủ doanh nghiệp nước ngoài và giữa người lao động với chủ doanh nghiệp xuất khẩulao động.  Phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những lao động thựchiện tốt các cam kết và hoàn thành xuất sắc công việc được giao.  Lập quỹ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn khi trở vềnước, bị chết trong quá trình lao động ở nước ngoài và những lao động bị đưa về nướckhông rõ lý do (không phải lỗi của người lao động)  Hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới ở trong nước cũng như ở những nước khác. d) Đối với người lao động:  Chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiệnkịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.  Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ độngđầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ taynghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cầnvà đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.  Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến làm việc.
  • 22. VI- Cánh cửa ở nhiều thị trường khác đang mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người lao động. Thế nhưng, để đưa lao động sang những thị trường này, các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo và định hướng cho người lao động về kỷ luật lao động và văn hóa của nước sở tại. Tuy nhiên, với cách quản lý doanh nghiệp như hiện nay, đặc biệt là tình trạng cò mồi, thiếu quản lý về phí, thiếu thông tin cho lao động, khi lao động đặt bút ký hợp đồng thiếu bộ phận tư vấn… Những sơ hở này sẽ khó làm lành mạnh mạnh thị trường XKLĐ, người lao động lại rơi vào vòng xoáy như thời gian qua, nhiều trường hợp trả phí quá cao, rồi bị “vỡ mộng” khi ra nước ngoài, thực tế không như viễn cảnh doanh nghiệp “vẽ” ra. Trước sự khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, năm 2012 sẽ là một năm thách thức với việc xuất khẩu lao động của nước ta. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tay nghề của lao động xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm năng mới. Cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn các lao động trước và sau khi về nước tránh tình trạng trốn ở lại sau khi hết hợp đồng. Trong đó việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động là hết sức quan trọng, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta trong giai đoạn khó khăn và đòi hỏi các tiêu chuẩn cao của nhiều thị trường lao động mới và các thị trường truyền thống. Thực hiện những việc trên, cơ hội cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài của Việt Nam sẽ vẫn là rất sáng sủa.
  • 23. NGUỒN DỮ LIỆU: http://vtc.vn/2-339344/xa-hoi/xuat-khau-lao-dong-co-thuc-su-mang-lai-co-hoi- doi-doi.htm http://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_lao_%C4 %91%E1%BB%99ng_Vi%E1%BB%87t_Nam#Giai_.C4.91o.E1.BA.A1n_200 1_.C4.91.E1.BA.BFn_nay http://donghuonghatinh.vn/home/index.php/news/Chuyen-de/Xuat-khau-lao- dong-Xuat-ngoai-ve-lai-gian-nan-kiem-viec-6532/ http://tsc.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=57&articleid=9 2 http://www.camsa-coalition.org/vi/index.php/tin-tuc/234-s-liu-xut-khu-lao-ng- ca-vit-nam-nm-2010