SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN TẠI QUẬN ĐOÀN TÂY
HỒ - HÀ NỘI
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI
Người hướng dẫn: Phùng Thị Ngọc Anh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thảo
Ngành đào tạo: Quản trị nhân lực
Lớp: 1205 QTND
Khóa học: 2012-2016
Hà Nội – 2015
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
2
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Nhằm trang bị cho sinh viên khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực tiếp cận
với thực tiễn, hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp; kiểm nghiệm kiến thức
đã học; có cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động, cơ cấu, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan, doanh nghiệp. Vì thế Trường Đại Học Nội Vụ
Hà Nội đã tổ chức cho sinh viên toàn trường nói chung và sinh viên ngành Quản
trị nhân lực nói riêng có đợt kiến tập ngành nghề hết sức bổ ích. Qua đợt kiến
tập này em đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu để có thể hiểu
được rõ hơn về ngành học của mình. Qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban
Giám hiệu Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội, đặc biệt là các Thầy, Cô trong khoa
Tổ chức và Quản lý nhân lực đã giảng dạy nhiệt tình và có những buổi chia sẻ
kinh nghiệm thực tế đầy thú vị trong quá trình học, giúp chúng em có được
những kiến thức cơ bản để hoàn thành tốt đợt kiến tập này.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Anh, Chị tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà
Nội, đặc biệt là Chị Phùng Thị Ngọc Anh- bí thư Quận đoàn Tây Hồ và Chị Hoàng
Thu Hồng- Phó bí thư Quận đoàn Tây Hồ đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong
quá trình kiến tập tại cơ quan; giúp em có niềm tin, lòng say mê nghề nghiệp cũng
như nhận biết được phẩm chất, trách nhiệm của người cán bộ sau khi ra trường
công tác và tạo điều kiện để em hoàn thành đợt kiến tập quan trọng này.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên báo cáo này còn có nhiều thiếu xót,
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Thảo
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
4
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài do em đã tìm hiểu và nghiên cứu, nội dung
số liệu trong báo cáo hoàn toàn đúng với tài liệu em đã tìm hiểu và được cơ
quan nghiên cứu cung cấp. Nếu bài nghiên cứu của em sai với nội dung, số liệu
đã được cung cấp em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Thảo
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
6
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................4
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài...........................................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài............................................................................................................................5
Chương 1.TỔNG QUAN VỀ QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ ĐOÀN...................................................................................................6
1.1. Tổng quan về Quận đoàn Tây Hồ..................................................................................................6
1.1.3. Quá trình hoạt động và phát triển của Quận đoàn Tây Hồ..................................................10
1.3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn...............20
1.3.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn. 22
a. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn...........22
b. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể hoá quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ đoàn......................................................................................................................................25
1.3.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ đoàn trong thời kì mới........29
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ ĐOÀN TẠI QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI.......................................33
2.1.1. Số lượng, cơ cấu.................................................................................................................33
2.1.2. Sức khỏe.............................................................................................................................34
2.1.3. Trình độ năng lực................................................................................................................35
2.1.4. Phẩm chất đạo đức.............................................................................................................36
2.2.2.1. Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn..................................................................................37
2.2.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ đoàn..................................................................39
2.2.2.3. Nâng cao công tác bố trí, sử dụng cán bộ .......................................................................39
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................................42
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.3.2.1. Hạn chế............................................................................................................................42
2.3.2.2. Nguyên nhân....................................................................................................................43
2.3.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................................................44
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN TẠI QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ-
HÀ NỘI...............................................................................................................45
3.3.1. Đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền Quận Tây Hồ..............................................................53
3.3.2. Đối với Quận đoàn Tây Hồ...................................................................................................54
3.3.3. Đối với bản thân cán bộ đoàn tại Quận Tây Hồ...................................................................56
3.3.4. Một số khuyến nghị khác....................................................................................................57
3.3.4.1. Đối với các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Quận Tây Hồ......................................57
3.3.4.2. Đối với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh................................................................................57
3.3.4.2. Đối với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh................................................................................58
- Nhanh chóng xây dựng bộ giáo trình chuẩn mực phục vụ công việc đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn cán bộ Đoàn cơ sở nói chung và phường, xã nói riêng, xuất bản tài liệu hướng dẫn về kỹ
năng, nghiệp vụ, phương pháp luận công tác thanh thiếu niên...................................................58
- Thiết lập một cơ chế, chính sách hợp lý cho công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ đoàn từ TW
đến địa phương............................................................................................................................58
- Tham mưu với Đảng, Nhà nước có chính sách phù hợp, toàn diện hơn, phù hợp hơn cho chính
sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.......................................................................................58
3.3.4.3. Đối với Thành đoàn Hà Nội..............................................................................................58
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................60
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
8
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
BCH Ban Chấp hành
BTV Ban Thường vụ
CNH- HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
TW Trung ương
CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
9
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đánh giá vai trò của thanh niên, Mác chỉ cho chúng ta rằng, những người
công nhân tiên tiến hoàn toàn hiểu rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó
tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ
đang lớn lên. Mác nói: "Thanh niên là cội nguồn sự sống của mỗi dân tộc, giai
cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc".
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ luôn quan tâm
đến vị trí, vai trò và khả năng to lớn của thanh niên với sự nghiệp giải phóng dân
tộc và xây dựng xã hội mới luôn coi việc giáo dục thanh niên là sự nghiệp
“Trồng người” và là công việc hệ trọng, cấp bách. Đề cập về công tác cán bộ,
Bác Hồ đã khẳng định:"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000). Người cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc
xây dựng đường lối chính sách sẽ đúng đắn và đây chính là điều kiện tất yếu để
đưa cách mạng giành thắng lợi, nếu không có cán bộ tốt thì đường lối chính sách
có đúng đắn đến đâu thì cũng khó mà trở thành hiện thực, và ở đâu đội ngũ cán
bộ có đủ đạo đức, phẩm chất, năng lực thì ở đó có phong trào tốt.
Đảng ta đã khẳng định: “Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây
dựng Đảng thì công tác cán bộ là then chốt, cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng
trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống
chính trị”.
Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành
tựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội. Công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm
tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân; uy tín, vị thế của đất nước được nâng
cao trên trường quốc tế. Công cuộc đổi mới đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là
phải không ngừng đổi mới hệ thống cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở
nhằm đáp ứng với nhiệm vụ hiện nay. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
2
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
mới, đòi hỏi mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ đoàn nói
riêng. Đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ đoàn và những
nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn.
Bắt nguồn từ thực tiễn hoạt động đoàn trong thời gian qua, công tác đoàn
và phong trào thanh thiếu nhi Quận đoàn Tây Hồ, Hà Nội đã đạt được những kết
quả đáng phấn khởi. Tỷ lệ đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tại cơ sở
đã tăng đáng kể, từ 35% năm 2007 đến 50% năm 2012. Đặc biệt là đội ngũ cán
bộ của đoàn trưởng thành từ phong trào tại cơ sở là 90%. Được sự quan tâm tạo
điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhiều cán bộ đã được cử đi học,
bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ…
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đáng ghi nhận đó, có một thực trạng đáng
buồn đang diễn ra hiện nay là: một bộ phận không nhỏ cán bộ đoàn còn hạn chế về
năng lực, yếu kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức, không đáp
ứng được yêu cầu của tổ chức Đoàn, của Đảng, Nhà nước cũng như của xã hội đề ra.
Bên cạnh đó, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn gặp nhiều bất cập tồn
tại cả về cơ chế và chính sách, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên
tham gia. Nội dung và hình thức đào tạo còn rất nhiều hạn chế, nội dung ít đổi mới
chưa phong phú và chuyên sâu, hình thức đào tạo chủ yếu là mở lớp ngắn ngày do
vậy không đáp ứng được yêu cầu trong công tác Đoàn hiện nay.
Xuất phát từ vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đoàn
trong giai đoạn hiện nay, cùng với những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ đoàn
tại Quận đoàn Tây Hồ. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp
nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ - Hà
Nội" để thấy được thành công cũng như những vấn đề còn bất cập, tìm ra được
nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn ở Quận đoàn Tây Hồ trong thời gian tới, đáp ứng
yêu cầu của công tác đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
3
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, bài báo cáo giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung
và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn nói riêng.
- Khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận
đoàn Tây Hồ, Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt thời gian: từ năm 2014- 2015
- Phạm vị về mặt không gian: Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội
- Phạm vi về mặt nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sử dụng một số
phương pháp:
- Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận về quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ
- Phương pháp phân tích - tổng hợp các số liệu thống kê từ năm 2007 đến nay
- Phương pháp quan sát: quan sát thông qua quá trình làm việc của các
cán bộ, công chức tại đây
- Phương pháp điều tra: thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ đoàn tại
Quận đoàn Tây Hồ
- Các phương pháp khác : Các dữ liệu được thu thập qua các giáo trình
Quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực được giảng dạy tại các trường đại học
ngành Quản trị nhân lực, các tài liệu về nhân sự, quản trị nhân sự trên mạng
internet, sách báo…
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
4
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
a. Về mặt lý luận
Đề tài đã nghiên cứu, phân tích hệ thống những cơ sở lý luận và đưa ra
những cách tiếp cận khác nhau về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội
Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra hệ thống những tiêu chí để đánh giá chất
lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn và những yếu tố tác
động tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội
b. Về mặt thực tiễn
Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, khảo sát và làm rõ thực trạng về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cũng như số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ cán bộ
đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ. Qua đó giúp cho Quận đoàn có những đánh giá sâu
sắc nhất về tình hình đội ngũ cán bộ đoàn hiện tại.
Từ đó, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ và nếu được ứng dụng vào thực tế sẽ giúp
cho Quận đoàn Tây Hồ nói riêng và các cơ quan đơn vị khác nói chung có
những định hướng rõ ràng hơn để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn tại cơ quan mình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, lời cảm ơn, lời cam đoan,
phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm
3 chương
Chương 1. Tổng quan về Quận đoàn Tây Hồ và một số vấn đề lý luận về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận
đoàn Tây Hồ- Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ - Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
5
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.TỔNG QUAN VỀ QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ ĐOÀN
1.1. Tổng quan về Quận đoàn Tây Hồ
1.1.1. Vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức
1.1.1.1. Vị trí , vai trò
Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Quận Tây Hồ - tổ chức chính trị xã hội trực thuộc trong hệ thống chính trị,
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống chính trị, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận
Tây Hồ là một thành viên bình đẳng với các thành viên khác đặt dưới sự lãnh
đạo của Thành đoàn Hà Nội (ngành dọc) và Quận ủy Tây Hồ. Quận đoàn là cơ
quan trực tiếp duy trì các hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Quận, có vai trò nòng cốt, định hướng chính trị cho hoạt động của Đoàn thanh
niên - Hội Liên hiệp thanh niên và Hội đồng Đội Quận Tây Hồ, chỉ đạo các chi
đoàn trực thuộc, phối hợp với các thành viên khác trong công tác thanh niên,
phát huy hiệu quả chức năng của mình trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Quận đoàn Tây Hồ là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Quận Tây Hồ, một
liên minh chính trị rộng lớn, tập hợp, xây dựng lực lượng đại đoàn kết toàn dân
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn phối hợp và thống nhất
hành động với các tổ chức thành viên khác trong Mặt trận Tổ quốc Quận Tây
Hồ, góp phần thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, vì sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đối với Đảng Cộng sản Quận Tây Hồ, Quận đoàn là đội dự bị tin cậy,
người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng đi theo lý tưởng của Đảng, phấn
đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan Quận đoàn Tây Hồ là đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức
hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn Quận; cơ cấu tổ chức
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
6
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
bộ máy của cơ quan Quận đoàn được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân
chủ, tập thể BTV Quận đoàn chuyên trách lãnh đạo chung, phân công cá nhân
phụ trách từng mảng hoạt động cụ thể nhằm điều hành hoạt động của cơ quan và
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động phong trào đoàn chung của cả Quận
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội
(Phụ lục 1)
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.2.1. Chức năng
- Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Quận Tây Hồ và là thành viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị
tin cậy của Đảng Cộng Sản Việt Nam
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh
đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phấn đấu
thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, đó là những đoàn viên cộng sản trẻ tuổi,
nguồn bổ sung quan trọng, đảm bảo cho Đảng phát triển không ngừng.
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ là tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên, do Đảng ủy Quận Tây Hồ trực tiếp
giáo dục, giúp đỡ từ những thanh niên tiên tiến trở thành đoàn viên, từ những
đoàn viên ưu tú trở thành đảng viên. Vì vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận
Tây Hồ là tổ chức quần chúng gần Đảng ủy Quận Tây Hồ nhất - Đảng ủy cho
phép tổ chức Đoàn được thay mặt như một đảng viên chính thức khi giới thiệu
đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng.
+ Quận đoàn Tây Hồ luôn tuyên truyền giáo dục, giới thiệu để đoàn viên
thanh niên ngày càng hiểu sâu về bản chất của Đảng, đóng góp ý kiến cho Đảng,
phê bình cán bộ, đảng viên, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh theo tinh thần nghị quyết Trung ương VI (lần 2) và tích
cực hưởng ứng, học tập, nghiên cứu, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Chức năng đội dự bị còn thể hiện ở chỗ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Quận Tây Hồ có đội quân xung kích cách mạng của Đảng, đi đầu trong mọi khó
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
7
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Ngày nay, bước
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Quận Tây Hồ càng thể hiện rõ là tổ chức chính trị - xã hội của đoàn viên, thanh
niên Việt Nam. Đoàn động viên đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò xung
kích sáng tạo, đi đầu trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trung thành với sự
nghiệp đổi mới của Đảng ủy Quận Tây Hồ, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy, đội
xung kích cách mạng, nơi bổ sung nguồn sinh lực mới quan trọng của Đảng
CSVN nói chung và của Quận Tây Hồ nói riêng.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận
Tây Hồ nói riêng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam
+ Đây là chức năng cơ bản nhất cần được quán triệt trong công tác thanh
niên nói chung và công tác đoàn nói riêng. Đây là môi trường giáo dục, rèn
luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh lựa chọn. Với chức năng này Đoàn TNCS phải thông qua các nội
dung phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau
để đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên.
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
VII đã chỉ rõ “Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh
niên trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có
văn hóa và nghĩa tình, giàu lòng yêu nước và tinh thần Quốc tế chân chính”.
Thực hiện tốt chức năng này có nghĩa là đoàn đã đóng góp vai trò quan trọng
trong việc định hướng các giá trị Xã hội chủ nghĩa cho tuổi trẻ.
- Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Quận Tây Hồ, là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
+ Chức năng này đã được xác định trong án nghị quyết (10/1930) của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, là chức năng cơ bản đầu tiên khi chuẩn bị cho
thành lập Đoàn TNCS. Chức năng này quyết định sự tồn tại hay không của
Đoàn thanh niên, vì bất kỳ một tổ chức nào ra đời trước hết là nhằm mục đích
đại diện và bảo vệ lợi ích cho các thành viên của nó. Nhu cầu về lợi ích luôn gắn
liền với mỗi con người trong đời sống xã hội. Bất kỳ một tổ chức nào chính trị -
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
8
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
xã hội nào cũng không thể tồn tại và phát triển được nếu trong thực tiễn những
hoạt động của nó không phản ánh được những nhu cầu và lợi ích ở những mức
độ nhất định. Vì vậy, nếu xem nhẹ chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của
tuổi trẻ thì chắc chắn thanh niên sẽ xa rời tổ chức đoàn, còn đoàn viên sẽ trở lên
“chán” đoàn, bỏ sinh hoạt đoàn. Thực hiện tốt chức năng này là một điều kiện
quan trọng nhất định sự tồn tại và phát triển
+ Lãnh đạo công tác Đoàn thanh niên Quận Tây Hồ, Hội Liên hiệp thanh niên
Quận Tây Hồ, Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi quận Tây Hồ.
+ Cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của
đoàn viên, thanh thiếu nhi Quận Tây Hồ.
+ Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức và định
hướng cho đoàn viên thanh thiếu nhi Quận thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng Quận Tây Hồ trở thành Trung tâm Dịch
vụ - du lịch - văn hóa của Thủ đô.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, tập hợp, vận động, giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi
Quận Tây Hồ.
- Tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên tại các
trường học trên địa bàn Quận
- Tổ chức các hoạt động thu hút, tập hợp đoàn viên thanh thiếu nhi định
hướng cho đoàn viên thanh thiếu nhi thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế -
văn hóa - xã hội.
- Tổ chức, quản lý và giáo dục đoàn viên thanh niên
- Phối hợp với các chi đoàn, cơ sở đoàn thực hiện tổ chức các hoạt động
thường niên cho đoàn viên, thanh niên tại các chi đoàn, cơ sở đoàn
1.1.2.3. Quyền hạn
Hiện nay Cơ quan Quận đoàn Tây Hồ - Hà Nội có tổng số 08 cán bộ,
trong đó có 06 đồng chí cán bộ biên chế và 02 đồng chí cán bộ hợp đồng, 01
đồng chí Bí thư, 02 đồng chí Phó Bí thư. Quận đoàn hoạt động theo quy chế làm
việc riêng và được phân công khó rõ ràng:
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
9
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đồng chí: Phùng Thị Ngọc Anh- Bí thư Quận đoàn: chỉ đạo, định hướng
chung cho tất cả các hoạt động, các phong trào của toàn Quận
- Đồng chí: Hoàng Thu Hồng - Phó Bí thư Quận đoàn: tham mưu các hoạt
động, phong trào, công tác tuyên truyền; trực tiếp phụ trách khối công nhân - viên
chức
- Đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn - Phó Bí thư Quận đoàn: tham mưu các
hoạt động, phong trào và phụ trách chính trong công tác kiểm tra
- Đồng chí: Mai Thị Kim Oanh - Ủy viên BTV Quận đoàn, Phó Chủ tịch
Thường trực Hội đồng Đội Quận: phụ trách khối thiếu nhi và hoạt động của Hội
đồng Đội Quận
- Đồng chí: Bùi Thế Cường, Ủy viên BTV Quận đoàn – Phó Chủ tịch Hội
LHTN Việt Nam Quận: phụ trách khối đô thị và công tác Hội LHTN
- Đồng chí: Phạm Mạnh Cường, Cán bộ Quận đoàn: phụ trách công tác
văn phòng Quận đoàn
- Đồng chí: Lê Anh Minh, Cán bộ Quận đoàn: phụ trách khối trường và
công tác kiểm tra
- Đồng chí: Đào Hoàng Hương, Cán bộ Quận đoàn: phụ trách tài chính và
công tác văn phòng của Quận đoàn.
1.1.3. Quá trình hoạt động và phát triển của Quận đoàn Tây Hồ
- Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Quận Tây Hồ. Vì vậy quá trình hoạt động và phát triển của Quận đoàn
Tây Hồ chính là quá trình hoạt động và phát triển của của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Quận Tây Hồ . Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ thành lập 1995
ngay sau khi Quận Tây Hồ được thành lập. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây
Hồ được thành lập trong bối cảnh đất nước đang trong thời kì đổi mới, đạt được
những thắng lợi bước đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ.
- Trong quá trình hoạt động và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Quận Tây Hồ đã đánh dấu sự phát triển không ngừng cả số lượng và chất lượng.
Đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt luôn nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của
mình trong các hoạt động phong trào. Từ khi thành lập đến nay, Đoàn TNCS Hồ
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
10
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chí Minh Quận Tây Hồ đã trải qua 4 nhiệm kỳ đại hội với đội ngũ cán bộ đoàn
chủ chốt với 5 thế hệ Bí thư Quận đoàn
+ Thế hệ 1: Thời kỳ mới thành lập (1995): Đồng chí Trần Lan Hương,
chức vụ hiện tại: Ủy viên Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy
+ Thế hệ 2: Đồng chí Trần Gia Hùng, chức vụ hiện tại: Giám đốc Trung
tâm Văn hóa Quận Tây Hồ
+ Thế hệ 3: Đồng chí Trần Đức Hòa, chức vụ hiện tại: Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ Phát triển Thanh niên Hà Nội
+ Thế hệ 4: Đồng chí Phùng Mỹ Ngà, chức vụ hiện tại: Quận ủy viên,
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận
+ Thế hệ 5: Đồng chí Phùng Thị Ngọc Anh, Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch
Họi liên hiệp Thanh niên Quận Tây Hồ
1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
Từ điển tiếng Việt cho rằng:
- Đào tạo là công việc làm cho một người nào đó trở thành một người có
năng lực theo tiêu chuẩn nhất định.
- Bồi dưỡng là công việc làm tăng năng lực hoặc phẩm chất của một người.
Khái niệm “đào tạo” trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có những nội hàm
khác với khái niệm đào tạo thuần túy, bởi lẽ ngoài nghĩa đào tạo thông thường,
nó còn có ý nghĩa trang bị những kiến thức, kỹ năng mới mà trước đó, có thể
người cán bộ chưa biết đến hoặc chưa được đào tạo.
Luật cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
"Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ
năng theo quy định của từng cấp học, bậc học".
"Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng
làm việc".
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức
danh cán bộ, yêu cầu cán bộ và phù hợp với quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
11
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
dưỡng thường đan xen và có khi là thành tố của nhau. Bởi lẽ, nó đều nhằm mục
đích là đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân trong tổ chức và sự phát triển của
tổ chức trong sự phát triển chung.
Trên cơ sở đó, chúng ta hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
như sau: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là công việc của Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ
đoàn những kiến thức, kỹ năng, quan điểm, lập trường tư tưởng, đạo đức nhằm
giúp cho cán bộ đoàn trở thành những người có năng lực, phẩm chất đạo đức
đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của một người cán bộ của Đoàn thanh niên trong
thời kì mới cũng như của tổ chức Đoàn, Nhà nước và xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm cán bộ đoàn
Cán bộ (Cadre) là một từ du nhập: xuất phát từ tiếng Pháp, được người
Nhật sử dụng đầu tiên, chuyển sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam. Nó được du
nhập vào nước ta thời kỳ chống Pháp, ban đầu được dùng trong quân đội dùng
phân biệt chiến sĩ với cán bộ, sau được dùng chỉ tất cả những người phục vụ
kháng chiến, thoát ly phân biệt với nhân dân.
Từ “Cadre” kể cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có 2 nghĩa:
+ Cái khung, cái khuôn
+ Người nòng cốt, những người chỉ huy
Theo từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được hiểu là:
- Những người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong các cơ quan
Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
- Người có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người
không có chức vụ.
Theo nghĩa chung nhất: Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ,
vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt
động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp
phần định hướng sự phát triển của tổ chức.
Theo Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
12
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
thì: "cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước".
Như vậy, cán bộ chính là những người được bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm để
giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể
chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là những người làm
công tác lãnh đạo, quản lý một tổ chức trong hệ thống chính trị, hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, có quan niệm cho rằng cán bộ đoàn là những: nhà giáo dục, nhà
sư phạm, nhà quản lý, nhà tổ chức... Có quan niệm cho rằng: cán bộ đoàn là
những người hát hay múa giỏi, người trẻ khoẻ, là những người ham thích hoạt
động xã hội, biết tiếp xúc và gần gũi với các đối tượng thanh thiếu niên, là
những người dễ gần, dễ mến… Vậy cần phải hiểu cán bộ đoàn như thế nào cho
đúng đắn?
Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - tổ
chức chính trị - xã hội của thanh niên, cán bộ đoàn có vai trò quan trọng trong
việc phát triển phong trào thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đoàn, Đội, Hội;
là người hình thành các chủ trương; đồng thời, tạo lập mối quan hệ của Đoàn với
các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác
Cán bộ đoàn phải là những người trẻ hoặc là những người có “cái đầu
trẻ”, là những người hành động có tính năng động, linh hoạt cao nên tuổi của
cán bộ đoàn không thể quá xa so với tuổi của đoàn viên, thanh niên (trừ một số
ít cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoặc một số chuyên gia). Nếu tuổi của cán bộ
đoàn cách biệt so với tuổi đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính “xông pha”, “lăn
lộn”, nhạy bén trong hoạt động. Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó quy định tiêu
chuẩn về độ tuổi của đội ngũ cán bộ đoàn ở các cấp. Theo đó, đối với cấp cơ sở
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
13
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
(xã, phường, thị trấn), cán bộ đoàn giữ chức vụ không quá 35 tuổi, vùng sâu
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không quá 37 tuổi.
Cán bộ đoàn là những người ưu tú, có giác ngộ chính trị, hiểu biết thanh
niên và có kĩ năng thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động thanh niên, có uy
tín và có sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết viết, biết lắng nghe và
biết tổ chức chỉ đạo các hoạt động Thanh thiếu niên.
Cán bộ đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội, nhưng do tính đặc
thù của đối tượng, vì vậy ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ
đoàn còn phải có lòng nhiệt tình, có năng khiếu, kĩ năng nghiệp vụ và phương
pháp công tác thanh thiếu nhi.
Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu cán bộ đoàn với những đặc trưng sau :
- Một là: Cán bộ đoàn phải là cán bộ chính trị - xã hội;
- Hai là: Cán bộ đoàn phải là những người trẻ tuổi;
- Ba là: Cán bộ đoàn phải là những người có tính năng động, linh hoạt cao
đúng với khẩu hiệu hành động: Thanh niên Xung kích - Trí tuệ - Sáng tạo.
1.2.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
1.2.2.1. Vai trò của cán bộ đoàn
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thống
chính trị Việt Nam. Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
làm mục đích cho chính mình. Đó là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam để xây dựng cơ sở lý luận và hành động thực tiễn
của mình. Đoàn lấy lập trường của giai cấp công nhân làm lập trường của mình
trong đấu tranh cách mạng. Đoàn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam - lãnh tụ chính trị của mình. Do vậy đội ngũ cán bộ Đoàn là đội ngũ
cán bộ chính trị - xã hội trẻ, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng hệ
thống chính trị ở Việt Nam.
Đảng ta khẳng định: cán bộ đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng, xây
dựng Đoàn vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng. Cán bộ
đoàn là nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác. Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng, Nhà
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
14
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
nước. Đảng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ
của Đoàn thanh niên trong các thời kỳ cách mạng và nhất là trong công cuộc đổi
mới đất nước.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, người cán bộ đoàn thanh niên
có vai trò vô cùng quan trọng:
- Là đội ngũ tuyên truyền quảng bá và định hướng tư tưởng quần chúng
thanh niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp dổi mới đất nước của Đảng đến Đoàn
viên thanh thiếu niên một cách chính xác và nhanh chóng, rộng rãi nhất.
- Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công tác đổi mới
đất nước, là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và nhận thức nhanh.
- Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có khoa học, có trình độ và tay
nghề cao, là lực lượng lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không những
sản phẩm vật chất mà còn sản phẩm văn hoá, chính trị và tinh thần.
- Là người đại diện cho các cấp bộ Đoàn, cho đoàn viên thanh niên bày tỏ
thái độ, lý tưởng, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân tộc, là người bảo
vệ mọi quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được việc làm thu
nhập; quyền tự do bình đẳng trước pháp luật...
- Là người đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh thiếu niên vào tổ chức.
Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết thanh thiếu niên,
đưa họ vào tổ chức để giáo dục. Giúp thanh thiếu niên phát huy mọi tài năng,
năng lực của mình, phát hiện các tài năng trẻ cho Đoàn, cho xã hội trong mọi
lĩnh vực. Là người đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần chúng thanh niên
như: Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội nghề
nghiệp, Hội phụ nữ trẻ...
- Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ và dân tộc hùng
hậu nhất, tinh nhuệ nhất. Hiện đã có trên 90% Bí thư Đoàn thanh niên tham gia
quản lý điều hành đất nước.
1.2.2.2. Vai trò của đào tạo bồi dưỡng
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động vô cùng quan trọng trong chính
sách phát triển nguồ n nhân lực trong bất kì một cơ quan, tổ chức nào, chính vì vậy
chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn vai trò của hoạt động này:
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
15
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Nâng cao năng suất lao đông, hiệu quả thực hiện công việc
+Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc
+ Giảm bớt sự giám sát trong quá trình làm việc
+ Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
+ Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực
+ Tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học vào trong quá trình
quản lý
+ Tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức
+ Tạo ra sự gắn bó giữa cá nhân và tổ chức
+ Tạo ra tính chuyên nghiệp của cá nhân
+ Thích ứng giữa cá nhân và công việc hiện tại cũng như tương lai
+ Đáp ứng như cầu nguyện vọng phát triển của mỗi cá nhân
+ Tạo cho mỗi cá nhân có cách nhìn mới , tư duy mới trong công việc, là
cơ sở để phát huy tính sáng tạo cá nhân.
1.2.3. Tiêu chuẩn của người cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay
Trong hướng dẫn thực hiện quy chế cán bộ Đoàn đã đề cập đến tiêu chuẩn
của cán bộ đoàn như sau:
1.2.3.1. Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn cán bộ đoàn được cụ thể hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) là:
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân
dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện tốt chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung
thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp,
gắn bó mật thiết và được sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi
đồng và nhân dân.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn,
ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
16
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh
thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức
công tác thanh vận.
- Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ
đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi để
phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể.
1.2.3.2. Tiêu chuẩn cụ thể
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện
+ Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên
giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư
có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên.
+ Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ
không quá 35 tuổi.
+ Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ
cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
+ Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị
sơ cấp.
+ Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách,
trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được
bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học
+ Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi
dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học
phổ thông, trung học cơ sở).
+ Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên,
trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
+ Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp huyện: Trình độ chuyên môn, lý
luận chính trị được áp dụng như Điều 10.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp
+ Đối với cơ quan: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý
luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
17
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Đối với doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ
lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (riêg doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể tốt
nghiệp phổ thông trung học trở lên, đã được bôi dưỡng chương trình lý luận
chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ không quá 40 tuổi.
+ Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chuyên
môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10.
- Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong Quân đội, Công an: Ban Bí thư Trung
ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an xem xét quy định cụ thể về
cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và độ tuổi của cán bộ
đoàn, trong Quân đội, Công an.
1.2.4. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
- Đào tạo bồi dưỡng cũng cần được hiểu rằng đó là toàn bộ quá trình cán
bộ được đào tạo tại các hệ thống đào tạo, giáo dục của Đảng, Nhà nước trước và
trong thời gian công tác Đoàn. Hiện nay, cán bộ đoàn rất khó làm việc có hiệu
quả nếu như chỉ được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn mà không
được nâng cao trình độ chính trị, văn hoá - kỹ thuật, cũng như năng lực hoạt
động thực tiễn.
- Cần xuất phát từ đối tượng đào tạo, bồi dưỡng để có các hình thức đào
tạo, bồi dưỡng phù hợp, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là : các cán
bộ chuyên trách, không chuyên trách, cán bộ phong trào, cán bộ chuyên môn,
cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch...Vì vậy, cần khuyến khích và
đặt thành nhiệm vụ học tập thường xuyên của cán bộ đoàn, có thể đặt thành chế
độ để mỗi cán bộ thường xuyên dành thời gian theo học văn hoá, chính trị, ngoại
ngữ... Trong quá trình công tác Đoàn chỉ có nỗ lực học tập nâng cao trình độ
mới có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ và không bị hụt hẫng khi chuyển đổi
công tác.
- Riêng công tác thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn cần được đào tạo
để cán bộ có năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động. Hoạt động thanh niên và
công tác Đoàn ngày nay rất đa dạng. Từ những vấn đề về nghề nghiệp, việc làm
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
18
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
của thanh niên cho đến những vấn đề về thời trang, âm nhạc, dã ngoại... Từ
những vấn đề của thanh niên tri thức đến những vấn đề của thanh niên sa vào
các tệ nạn xã hội, cán bộ đoàn đều cần có những hiểu biết nhất định, nếu có thể
thì cần phải trau dồi kỹ năng công tác xã hội.
- Tuỳ từng loại cán bộ, công tác ở cơ quan trung ương, tỉnh, huyện hay cơ
sở mà có hình thức bồi dưỡng, đào tạo cho phù hợp, nhằm trang bị những tri
thức, kỹ năng cư bản về công tác thanh thiếu niên. Chương trình bồi dưỡng phải
là những kiến thức thiết thực, cần hướng dẫn cho cán bộ nẵm vững phương pháp
công tác, một số kỹ năng tổ chức các hoạt động.
- Cách làm tốt nhất là bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn, thông
qua đó cán bộ sẽ nhanh chóng trưởng thành trong công việc. Tiến hành tổng kết
kinh nghiêm các hoạt động, các mô hình, tổ chức các loại hội thi, hội thảo, các
cuộc đi thực tế, trại hè, tham quan... là những cách làm truyền thống nay vẫn
phát huy tác dụng tốt.
1.2.5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
Một số nội dung cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn
+ Đào tạo, bồi dưỡng công tác lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận công tác thanh niên, đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên
+ Đào tạo, bồi dưỡng thực tế, thông qua các hoạt động thực tiễn
+ Đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc xây dựng chính sách cho cán bộ
đoàn tự đào tạo và đào tạo lại.
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
19
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.3. Sự cần thiết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ
cán bộ
1.3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ đoàn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ
đoàn nói riêng là sự thừa kế và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và
tổng kết sâu sắc từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Cán bộ là những người
đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và
thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng".( Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người cán bộ phải có đức, có tài, có phẩm
chất chính trị và năng lực lãnh đạo. Trong các mặt đó không thể thiếu, xem
thường, coi nhẹ mặt nào và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh và đề cập đến vai trò của công tác cán bộ. Trước
hết, cần quan tâm đến vấn đề lựa chọn cán bộ. Phải coi đây là vấn đề hết sức
quan trọng và phải được chú trọng thường xuyên. Phải thông qua quần chúng,
thông qua phong trào hoạt động cách mạng để lựa chọn cán bộ. Cán bộ được lựa
chọn phải thông qua thử thách. Phải thực sự khách quan, vì công việc, vì lợi ích
chung mà lựa chọn cho đúng, cho kịp thời và cho phù hợp.
Lựa chọn cán bộ mới chỉ là một khâu trong công tác cán bộ. Lựa chọn tốt
nhưng cần phải có giải pháp đào tạo huấn luyện tích cực thì cán bộ mới có đủ
phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".
Để huấn luyện gì? huấn luyện như thế nào? là vấn đề cần được xem xét đúng
mực. Để huấn luyện cán bộ cần tập trung vào bốn vấn đề cơ bản. Đó là huấn
luyện lý luận, đặc biệt là dạy lý luận Mác - Lênin; huấn luyện công tác; huấn
luyện văn hoá và huấn luyện chuyên môn.
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
20
Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tư tưởng của Hồ Chí Minh thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn. Đây là nguyên lý quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói
chung và đào tạo, bòi dưỡng cán bộ đoàn nói riêng. Quan điểm này cho rằng cán
bộ không chỉ nắm giữ lý luận cơ bản mà còn phải nắm vững những vấn đề cơ
bản, những phương pháp công tác ở lĩnh vực mà người cán bộ đó hoạt động.
Thiếu nội dung này thì người cán bộ sẽ hết sức lúng túng và khó đạt hiệu quả
cao trong công việc.
Xuất phát từ quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đào tạo, cán
bộ cần phải được chú trọng một cách đặc biệt, huấn luyện như thế nào là điều
cần phải bàn bạc, nhưng cần phải đảm bảo chu đáo, "huấn luyện từ dưới lên" là
một biện pháp có hiệu quả thiết thực. Phải lấy người từ cấp dưới, không nên ôm
đồm vừa không có thời gian, vừa đạt hiệu quả không cao. Vấn đề quan trọng là
ở chỗ huấn luyện nòng cốt nhưng phải huấn luyện thật chu đáo, nếu sai sót thì
nguy hiểm, huấn luyện phải đảm bảo nguyên lý giáo dục. Đó là "Phải gắn liền
lý luận với công tác thực tế", "Huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu". (Hồ Chí
Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 49 - 50) Phải huấn luyện sao cho với những kiến
thức nội dung đặt ra nhằm đào tạo được đội ngũ cán bộ mà chính họ là nguồn
quý báu cung cấp cho các ngành, các tổ chức, các đoàn thể.
Bác ví huấn luyện cán bộ như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng
với nhu cầu người tiêu thụ. Như vậy ngay cả huấn luyện cũng có "đơn đặt hàng"
của cơ sở hay của tổ chức, đoàn thể để có được những cán bộ thích ứng đáp ứng
được yêu cầu đó. Ngoài ra "huấn luyện phải chú trọng đến việc cải tạo tư
tưởng". Huấn luyện phải hiểu rõ người học để từ đó phát huy khả năng, năng lực
và ưu điểm của họ, đồng thời "tẩy rửa" khuyết điểm của họ. Bác nói: "Phải
huấn luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những nét xấu xa trong
đầu óc" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 49 - 50). Có như vậy cán bộ mới
nhanh chóng trưởng thành, mới có khả năng giải quyết những khó khăn, thử
thách mới đặt ra một cách chóng vánh và có kinh nghiệm.
Khi đề cập đến vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định: đào tạo,
huấn luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt vì "cán bộ là tiền vốn của
SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp:
1205QTND
21
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóaLuận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham giaKỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
foreman
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...
Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...
Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
PinkHandmade
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAYTạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAYBÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
phihungwww
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty xây dựng
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóaLuận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
 
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
 
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham giaKỹ năng vận động quần chúng tham gia
Kỹ năng vận động quần chúng tham gia
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...
Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...
Báo cáo thực tập phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doan...
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAYTạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty bất động sản, HAY
 
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAYBÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
 
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
Báo cáo thực tập đề tài quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 diem)
 

Similar to Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đoàn_08325212092019

Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
https://www.facebook.com/garmentspace
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
huucong
 
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngKhóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
nataliej4
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
nataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
nataliej4
 
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóaNông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đoàn_08325212092019 (20)

Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
Tổng hợp và nghiên cứu ứng dụng của vật liệu nano perovskite y0.8 sr0.2feo3
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngKhóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
 
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
Công Tác Phục Vụ Người Dùng Tin Tại Thư Viện Trường Đại Học Hà Nội
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH công nghiệp...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
 
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóaNông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
Nông Nghiệp Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
 
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
 
Luan van nop thay
Luan van nop thayLuan van nop thay
Luan van nop thay
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Lv (31)
Lv (31)Lv (31)
Lv (31)
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tân Phước...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Đoàn_08325212092019

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN TẠI QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ - HÀ NỘI ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI Người hướng dẫn: Phùng Thị Ngọc Anh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thảo Ngành đào tạo: Quản trị nhân lực Lớp: 1205 QTND Khóa học: 2012-2016 Hà Nội – 2015
  • 2. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 2
  • 3.
  • 4. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội LỜI CẢM ƠN Nhằm trang bị cho sinh viên khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực tiếp cận với thực tiễn, hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp; kiểm nghiệm kiến thức đã học; có cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, doanh nghiệp. Vì thế Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức cho sinh viên toàn trường nói chung và sinh viên ngành Quản trị nhân lực nói riêng có đợt kiến tập ngành nghề hết sức bổ ích. Qua đợt kiến tập này em đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu để có thể hiểu được rõ hơn về ngành học của mình. Qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội, đặc biệt là các Thầy, Cô trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã giảng dạy nhiệt tình và có những buổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế đầy thú vị trong quá trình học, giúp chúng em có được những kiến thức cơ bản để hoàn thành tốt đợt kiến tập này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Anh, Chị tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội, đặc biệt là Chị Phùng Thị Ngọc Anh- bí thư Quận đoàn Tây Hồ và Chị Hoàng Thu Hồng- Phó bí thư Quận đoàn Tây Hồ đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình kiến tập tại cơ quan; giúp em có niềm tin, lòng say mê nghề nghiệp cũng như nhận biết được phẩm chất, trách nhiệm của người cán bộ sau khi ra trường công tác và tạo điều kiện để em hoàn thành đợt kiến tập quan trọng này. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên báo cáo này còn có nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 4
  • 5.
  • 6. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài do em đã tìm hiểu và nghiên cứu, nội dung số liệu trong báo cáo hoàn toàn đúng với tài liệu em đã tìm hiểu và được cơ quan nghiên cứu cung cấp. Nếu bài nghiên cứu của em sai với nội dung, số liệu đã được cung cấp em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 6
  • 7. MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................2 2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................4 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài...........................................................................................................5 7. Kết cấu của đề tài............................................................................................................................5 Chương 1.TỔNG QUAN VỀ QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN...................................................................................................6 1.1. Tổng quan về Quận đoàn Tây Hồ..................................................................................................6 1.1.3. Quá trình hoạt động và phát triển của Quận đoàn Tây Hồ..................................................10 1.3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn...............20 1.3.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn. 22 a. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn...........22 b. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể hoá quan điểm của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn......................................................................................................................................25 1.3.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ đoàn trong thời kì mới........29 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN TẠI QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI.......................................33 2.1.1. Số lượng, cơ cấu.................................................................................................................33 2.1.2. Sức khỏe.............................................................................................................................34 2.1.3. Trình độ năng lực................................................................................................................35 2.1.4. Phẩm chất đạo đức.............................................................................................................36 2.2.2.1. Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn..................................................................................37 2.2.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ đoàn..................................................................39 2.2.2.3. Nâng cao công tác bố trí, sử dụng cán bộ .......................................................................39 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................................42
  • 8. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.3.2.1. Hạn chế............................................................................................................................42 2.3.2.2. Nguyên nhân....................................................................................................................43 2.3.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................................................44 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN TẠI QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI...............................................................................................................45 3.3.1. Đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền Quận Tây Hồ..............................................................53 3.3.2. Đối với Quận đoàn Tây Hồ...................................................................................................54 3.3.3. Đối với bản thân cán bộ đoàn tại Quận Tây Hồ...................................................................56 3.3.4. Một số khuyến nghị khác....................................................................................................57 3.3.4.1. Đối với các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Quận Tây Hồ......................................57 3.3.4.2. Đối với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh................................................................................57 3.3.4.2. Đối với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh................................................................................58 - Nhanh chóng xây dựng bộ giáo trình chuẩn mực phục vụ công việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn cơ sở nói chung và phường, xã nói riêng, xuất bản tài liệu hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp luận công tác thanh thiếu niên...................................................58 - Thiết lập một cơ chế, chính sách hợp lý cho công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ đoàn từ TW đến địa phương............................................................................................................................58 - Tham mưu với Đảng, Nhà nước có chính sách phù hợp, toàn diện hơn, phù hợp hơn cho chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.......................................................................................58 3.3.4.3. Đối với Thành đoàn Hà Nội..............................................................................................58 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................60 SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 8
  • 9. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh BCH Ban Chấp hành BTV Ban Thường vụ CNH- HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa TW Trung ương CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 9
  • 10.
  • 11. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đánh giá vai trò của thanh niên, Mác chỉ cho chúng ta rằng, những người công nhân tiên tiến hoàn toàn hiểu rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên. Mác nói: "Thanh niên là cội nguồn sự sống của mỗi dân tộc, giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ luôn quan tâm đến vị trí, vai trò và khả năng to lớn của thanh niên với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới luôn coi việc giáo dục thanh niên là sự nghiệp “Trồng người” và là công việc hệ trọng, cấp bách. Đề cập về công tác cán bộ, Bác Hồ đã khẳng định:"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" ( Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000). Người cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối chính sách sẽ đúng đắn và đây chính là điều kiện tất yếu để đưa cách mạng giành thắng lợi, nếu không có cán bộ tốt thì đường lối chính sách có đúng đắn đến đâu thì cũng khó mà trở thành hiện thực, và ở đâu đội ngũ cán bộ có đủ đạo đức, phẩm chất, năng lực thì ở đó có phong trào tốt. Đảng ta đã khẳng định: “Trong tình hình hiện nay, xây dựng, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là then chốt, cán bộ Đoàn có vị trí quan trọng trong công tác dân vận của Đảng và là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ thống chính trị”. Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân; uy tín, vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Công cuộc đổi mới đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là phải không ngừng đổi mới hệ thống cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở nhằm đáp ứng với nhiệm vụ hiện nay. Điều này đã và đang đặt ra những yêu cầu SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 2
  • 12. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội mới, đòi hỏi mới cho phong trào Đoàn nói chung và công tác cán bộ đoàn nói riêng. Đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới đối với người cán bộ đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn. Bắt nguồn từ thực tiễn hoạt động đoàn trong thời gian qua, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Quận đoàn Tây Hồ, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tỷ lệ đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tại cơ sở đã tăng đáng kể, từ 35% năm 2007 đến 50% năm 2012. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ của đoàn trưởng thành từ phong trào tại cơ sở là 90%. Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhiều cán bộ đã được cử đi học, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ… Tuy nhiên, cùng với những kết quả đáng ghi nhận đó, có một thực trạng đáng buồn đang diễn ra hiện nay là: một bộ phận không nhỏ cán bộ đoàn còn hạn chế về năng lực, yếu kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức, không đáp ứng được yêu cầu của tổ chức Đoàn, của Đảng, Nhà nước cũng như của xã hội đề ra. Bên cạnh đó, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn gặp nhiều bất cập tồn tại cả về cơ chế và chính sách, chưa thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Nội dung và hình thức đào tạo còn rất nhiều hạn chế, nội dung ít đổi mới chưa phong phú và chuyên sâu, hình thức đào tạo chủ yếu là mở lớp ngắn ngày do vậy không đáp ứng được yêu cầu trong công tác Đoàn hiện nay. Xuất phát từ vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay, cùng với những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ - Hà Nội" để thấy được thành công cũng như những vấn đề còn bất cập, tìm ra được nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn ở Quận đoàn Tây Hồ trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của công tác đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 3
  • 13. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, bài báo cáo giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn nói riêng. - Khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ, Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt thời gian: từ năm 2014- 2015 - Phạm vị về mặt không gian: Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội - Phạm vi về mặt nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp: - Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận về quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - Phương pháp phân tích - tổng hợp các số liệu thống kê từ năm 2007 đến nay - Phương pháp quan sát: quan sát thông qua quá trình làm việc của các cán bộ, công chức tại đây - Phương pháp điều tra: thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ - Các phương pháp khác : Các dữ liệu được thu thập qua các giáo trình Quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực được giảng dạy tại các trường đại học ngành Quản trị nhân lực, các tài liệu về nhân sự, quản trị nhân sự trên mạng internet, sách báo… SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 4
  • 14. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài a. Về mặt lý luận Đề tài đã nghiên cứu, phân tích hệ thống những cơ sở lý luận và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra hệ thống những tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn và những yếu tố tác động tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội b. Về mặt thực tiễn Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, khảo sát và làm rõ thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ. Qua đó giúp cho Quận đoàn có những đánh giá sâu sắc nhất về tình hình đội ngũ cán bộ đoàn hiện tại. Từ đó, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ và nếu được ứng dụng vào thực tế sẽ giúp cho Quận đoàn Tây Hồ nói riêng và các cơ quan đơn vị khác nói chung có những định hướng rõ ràng hơn để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn tại cơ quan mình. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, lời cảm ơn, lời cam đoan, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm 3 chương Chương 1. Tổng quan về Quận đoàn Tây Hồ và một số vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn tại Quận đoàn Tây Hồ - Hà Nội SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 5
  • 15. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội PHẦN NỘI DUNG Chương 1.TỔNG QUAN VỀ QUẬN ĐOÀN TÂY HỒ- HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN 1.1. Tổng quan về Quận đoàn Tây Hồ 1.1.1. Vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức 1.1.1.1. Vị trí , vai trò Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ - tổ chức chính trị xã hội trực thuộc trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ thống chính trị, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ là một thành viên bình đẳng với các thành viên khác đặt dưới sự lãnh đạo của Thành đoàn Hà Nội (ngành dọc) và Quận ủy Tây Hồ. Quận đoàn là cơ quan trực tiếp duy trì các hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận, có vai trò nòng cốt, định hướng chính trị cho hoạt động của Đoàn thanh niên - Hội Liên hiệp thanh niên và Hội đồng Đội Quận Tây Hồ, chỉ đạo các chi đoàn trực thuộc, phối hợp với các thành viên khác trong công tác thanh niên, phát huy hiệu quả chức năng của mình trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Quận đoàn Tây Hồ là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Quận Tây Hồ, một liên minh chính trị rộng lớn, tập hợp, xây dựng lực lượng đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên khác trong Mặt trận Tổ quốc Quận Tây Hồ, góp phần thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đối với Đảng Cộng sản Quận Tây Hồ, Quận đoàn là đội dự bị tin cậy, người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng đi theo lý tưởng của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ quan Quận đoàn Tây Hồ là đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn Quận; cơ cấu tổ chức SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 6
  • 16. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bộ máy của cơ quan Quận đoàn được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể BTV Quận đoàn chuyên trách lãnh đạo chung, phân công cá nhân phụ trách từng mảng hoạt động cụ thể nhằm điều hành hoạt động của cơ quan và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động phong trào đoàn chung của cả Quận Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quận đoàn Tây Hồ- Hà Nội (Phụ lục 1) 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 1.1.2.1. Chức năng - Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ và là thành viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng Sản Việt Nam + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, đó là những đoàn viên cộng sản trẻ tuổi, nguồn bổ sung quan trọng, đảm bảo cho Đảng phát triển không ngừng. + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên, do Đảng ủy Quận Tây Hồ trực tiếp giáo dục, giúp đỡ từ những thanh niên tiên tiến trở thành đoàn viên, từ những đoàn viên ưu tú trở thành đảng viên. Vì vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ là tổ chức quần chúng gần Đảng ủy Quận Tây Hồ nhất - Đảng ủy cho phép tổ chức Đoàn được thay mặt như một đảng viên chính thức khi giới thiệu đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng. + Quận đoàn Tây Hồ luôn tuyên truyền giáo dục, giới thiệu để đoàn viên thanh niên ngày càng hiểu sâu về bản chất của Đảng, đóng góp ý kiến cho Đảng, phê bình cán bộ, đảng viên, tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh theo tinh thần nghị quyết Trung ương VI (lần 2) và tích cực hưởng ứng, học tập, nghiên cứu, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. + Chức năng đội dự bị còn thể hiện ở chỗ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ có đội quân xung kích cách mạng của Đảng, đi đầu trong mọi khó SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 7
  • 17. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Ngày nay, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ càng thể hiện rõ là tổ chức chính trị - xã hội của đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Đoàn động viên đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò xung kích sáng tạo, đi đầu trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng ủy Quận Tây Hồ, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy, đội xung kích cách mạng, nơi bổ sung nguồn sinh lực mới quan trọng của Đảng CSVN nói chung và của Quận Tây Hồ nói riêng. - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ nói riêng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam + Đây là chức năng cơ bản nhất cần được quán triệt trong công tác thanh niên nói chung và công tác đoàn nói riêng. Đây là môi trường giáo dục, rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn. Với chức năng này Đoàn TNCS phải thông qua các nội dung phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau để đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên. + Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ “Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho thanh niên trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và nghĩa tình, giàu lòng yêu nước và tinh thần Quốc tế chân chính”. Thực hiện tốt chức năng này có nghĩa là đoàn đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc định hướng các giá trị Xã hội chủ nghĩa cho tuổi trẻ. - Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ, là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. + Chức năng này đã được xác định trong án nghị quyết (10/1930) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là chức năng cơ bản đầu tiên khi chuẩn bị cho thành lập Đoàn TNCS. Chức năng này quyết định sự tồn tại hay không của Đoàn thanh niên, vì bất kỳ một tổ chức nào ra đời trước hết là nhằm mục đích đại diện và bảo vệ lợi ích cho các thành viên của nó. Nhu cầu về lợi ích luôn gắn liền với mỗi con người trong đời sống xã hội. Bất kỳ một tổ chức nào chính trị - SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 8
  • 18. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xã hội nào cũng không thể tồn tại và phát triển được nếu trong thực tiễn những hoạt động của nó không phản ánh được những nhu cầu và lợi ích ở những mức độ nhất định. Vì vậy, nếu xem nhẹ chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ thì chắc chắn thanh niên sẽ xa rời tổ chức đoàn, còn đoàn viên sẽ trở lên “chán” đoàn, bỏ sinh hoạt đoàn. Thực hiện tốt chức năng này là một điều kiện quan trọng nhất định sự tồn tại và phát triển + Lãnh đạo công tác Đoàn thanh niên Quận Tây Hồ, Hội Liên hiệp thanh niên Quận Tây Hồ, Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi quận Tây Hồ. + Cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đoàn viên, thanh thiếu nhi Quận Tây Hồ. + Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tổ chức và định hướng cho đoàn viên thanh thiếu nhi Quận thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng Quận Tây Hồ trở thành Trung tâm Dịch vụ - du lịch - văn hóa của Thủ đô. 1.1.2.2. Nhiệm vụ - Tuyên truyền, tập hợp, vận động, giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi Quận Tây Hồ. - Tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên tại các trường học trên địa bàn Quận - Tổ chức các hoạt động thu hút, tập hợp đoàn viên thanh thiếu nhi định hướng cho đoàn viên thanh thiếu nhi thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. - Tổ chức, quản lý và giáo dục đoàn viên thanh niên - Phối hợp với các chi đoàn, cơ sở đoàn thực hiện tổ chức các hoạt động thường niên cho đoàn viên, thanh niên tại các chi đoàn, cơ sở đoàn 1.1.2.3. Quyền hạn Hiện nay Cơ quan Quận đoàn Tây Hồ - Hà Nội có tổng số 08 cán bộ, trong đó có 06 đồng chí cán bộ biên chế và 02 đồng chí cán bộ hợp đồng, 01 đồng chí Bí thư, 02 đồng chí Phó Bí thư. Quận đoàn hoạt động theo quy chế làm việc riêng và được phân công khó rõ ràng: SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 9
  • 19. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Đồng chí: Phùng Thị Ngọc Anh- Bí thư Quận đoàn: chỉ đạo, định hướng chung cho tất cả các hoạt động, các phong trào của toàn Quận - Đồng chí: Hoàng Thu Hồng - Phó Bí thư Quận đoàn: tham mưu các hoạt động, phong trào, công tác tuyên truyền; trực tiếp phụ trách khối công nhân - viên chức - Đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn - Phó Bí thư Quận đoàn: tham mưu các hoạt động, phong trào và phụ trách chính trong công tác kiểm tra - Đồng chí: Mai Thị Kim Oanh - Ủy viên BTV Quận đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Quận: phụ trách khối thiếu nhi và hoạt động của Hội đồng Đội Quận - Đồng chí: Bùi Thế Cường, Ủy viên BTV Quận đoàn – Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận: phụ trách khối đô thị và công tác Hội LHTN - Đồng chí: Phạm Mạnh Cường, Cán bộ Quận đoàn: phụ trách công tác văn phòng Quận đoàn - Đồng chí: Lê Anh Minh, Cán bộ Quận đoàn: phụ trách khối trường và công tác kiểm tra - Đồng chí: Đào Hoàng Hương, Cán bộ Quận đoàn: phụ trách tài chính và công tác văn phòng của Quận đoàn. 1.1.3. Quá trình hoạt động và phát triển của Quận đoàn Tây Hồ - Quận đoàn Tây Hồ là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ. Vì vậy quá trình hoạt động và phát triển của Quận đoàn Tây Hồ chính là quá trình hoạt động và phát triển của của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ . Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ thành lập 1995 ngay sau khi Quận Tây Hồ được thành lập. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ được thành lập trong bối cảnh đất nước đang trong thời kì đổi mới, đạt được những thắng lợi bước đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. - Trong quá trình hoạt động và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Tây Hồ đã đánh dấu sự phát triển không ngừng cả số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt luôn nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của mình trong các hoạt động phong trào. Từ khi thành lập đến nay, Đoàn TNCS Hồ SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 10
  • 20. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chí Minh Quận Tây Hồ đã trải qua 4 nhiệm kỳ đại hội với đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt với 5 thế hệ Bí thư Quận đoàn + Thế hệ 1: Thời kỳ mới thành lập (1995): Đồng chí Trần Lan Hương, chức vụ hiện tại: Ủy viên Thường vụ Quận ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy + Thế hệ 2: Đồng chí Trần Gia Hùng, chức vụ hiện tại: Giám đốc Trung tâm Văn hóa Quận Tây Hồ + Thế hệ 3: Đồng chí Trần Đức Hòa, chức vụ hiện tại: Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Thanh niên Hà Nội + Thế hệ 4: Đồng chí Phùng Mỹ Ngà, chức vụ hiện tại: Quận ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận + Thế hệ 5: Đồng chí Phùng Thị Ngọc Anh, Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Họi liên hiệp Thanh niên Quận Tây Hồ 1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng Từ điển tiếng Việt cho rằng: - Đào tạo là công việc làm cho một người nào đó trở thành một người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định. - Bồi dưỡng là công việc làm tăng năng lực hoặc phẩm chất của một người. Khái niệm “đào tạo” trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có những nội hàm khác với khái niệm đào tạo thuần túy, bởi lẽ ngoài nghĩa đào tạo thông thường, nó còn có ý nghĩa trang bị những kiến thức, kỹ năng mới mà trước đó, có thể người cán bộ chưa biết đến hoặc chưa được đào tạo. Luật cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ: "Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học". "Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc". Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu cán bộ và phù hợp với quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 11
  • 21. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội dưỡng thường đan xen và có khi là thành tố của nhau. Bởi lẽ, nó đều nhằm mục đích là đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân trong tổ chức và sự phát triển của tổ chức trong sự phát triển chung. Trên cơ sở đó, chúng ta hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn như sau: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là công việc của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ đoàn những kiến thức, kỹ năng, quan điểm, lập trường tư tưởng, đạo đức nhằm giúp cho cán bộ đoàn trở thành những người có năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của một người cán bộ của Đoàn thanh niên trong thời kì mới cũng như của tổ chức Đoàn, Nhà nước và xã hội. 1.2.1.2. Khái niệm cán bộ đoàn Cán bộ (Cadre) là một từ du nhập: xuất phát từ tiếng Pháp, được người Nhật sử dụng đầu tiên, chuyển sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam. Nó được du nhập vào nước ta thời kỳ chống Pháp, ban đầu được dùng trong quân đội dùng phân biệt chiến sĩ với cán bộ, sau được dùng chỉ tất cả những người phục vụ kháng chiến, thoát ly phân biệt với nhân dân. Từ “Cadre” kể cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều có 2 nghĩa: + Cái khung, cái khuôn + Người nòng cốt, những người chỉ huy Theo từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được hiểu là: - Những người làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể. - Người có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ. Theo nghĩa chung nhất: Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức. Theo Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 12
  • 22. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thì: "cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước". Như vậy, cán bộ chính là những người được bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm để giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý một tổ chức trong hệ thống chính trị, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Hiện nay, có quan niệm cho rằng cán bộ đoàn là những: nhà giáo dục, nhà sư phạm, nhà quản lý, nhà tổ chức... Có quan niệm cho rằng: cán bộ đoàn là những người hát hay múa giỏi, người trẻ khoẻ, là những người ham thích hoạt động xã hội, biết tiếp xúc và gần gũi với các đối tượng thanh thiếu niên, là những người dễ gần, dễ mến… Vậy cần phải hiểu cán bộ đoàn như thế nào cho đúng đắn? Xuất phát từ vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, cán bộ đoàn có vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đoàn, Đội, Hội; là người hình thành các chủ trương; đồng thời, tạo lập mối quan hệ của Đoàn với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác Cán bộ đoàn phải là những người trẻ hoặc là những người có “cái đầu trẻ”, là những người hành động có tính năng động, linh hoạt cao nên tuổi của cán bộ đoàn không thể quá xa so với tuổi của đoàn viên, thanh niên (trừ một số ít cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoặc một số chuyên gia). Nếu tuổi của cán bộ đoàn cách biệt so với tuổi đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính “xông pha”, “lăn lộn”, nhạy bén trong hoạt động. Nghị quyết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong đó quy định tiêu chuẩn về độ tuổi của đội ngũ cán bộ đoàn ở các cấp. Theo đó, đối với cấp cơ sở SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 13
  • 23. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (xã, phường, thị trấn), cán bộ đoàn giữ chức vụ không quá 35 tuổi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không quá 37 tuổi. Cán bộ đoàn là những người ưu tú, có giác ngộ chính trị, hiểu biết thanh niên và có kĩ năng thành thạo trong việc tổ chức các hoạt động thanh niên, có uy tín và có sức thu hút quần chúng trẻ tuổi, biết nói, biết viết, biết lắng nghe và biết tổ chức chỉ đạo các hoạt động Thanh thiếu niên. Cán bộ đoàn là cán bộ làm công tác chính trị - xã hội, nhưng do tính đặc thù của đối tượng, vì vậy ngoài những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ đoàn còn phải có lòng nhiệt tình, có năng khiếu, kĩ năng nghiệp vụ và phương pháp công tác thanh thiếu nhi. Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu cán bộ đoàn với những đặc trưng sau : - Một là: Cán bộ đoàn phải là cán bộ chính trị - xã hội; - Hai là: Cán bộ đoàn phải là những người trẻ tuổi; - Ba là: Cán bộ đoàn phải là những người có tính năng động, linh hoạt cao đúng với khẩu hiệu hành động: Thanh niên Xung kích - Trí tuệ - Sáng tạo. 1.2.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn 1.2.2.1. Vai trò của cán bộ đoàn Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam. Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm mục đích cho chính mình. Đó là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam để xây dựng cơ sở lý luận và hành động thực tiễn của mình. Đoàn lấy lập trường của giai cấp công nhân làm lập trường của mình trong đấu tranh cách mạng. Đoàn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam - lãnh tụ chính trị của mình. Do vậy đội ngũ cán bộ Đoàn là đội ngũ cán bộ chính trị - xã hội trẻ, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đảng ta khẳng định: cán bộ đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng, xây dựng Đoàn vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng. Cán bộ đoàn là nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng, Nhà SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 14
  • 24. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nước. Đảng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ của Đoàn thanh niên trong các thời kỳ cách mạng và nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, người cán bộ đoàn thanh niên có vai trò vô cùng quan trọng: - Là đội ngũ tuyên truyền quảng bá và định hướng tư tưởng quần chúng thanh niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp dổi mới đất nước của Đảng đến Đoàn viên thanh thiếu niên một cách chính xác và nhanh chóng, rộng rãi nhất. - Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công tác đổi mới đất nước, là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và nhận thức nhanh. - Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, có khoa học, có trình độ và tay nghề cao, là lực lượng lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không những sản phẩm vật chất mà còn sản phẩm văn hoá, chính trị và tinh thần. - Là người đại diện cho các cấp bộ Đoàn, cho đoàn viên thanh niên bày tỏ thái độ, lý tưởng, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân tộc, là người bảo vệ mọi quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được việc làm thu nhập; quyền tự do bình đẳng trước pháp luật... - Là người đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh thiếu niên vào tổ chức. Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết thanh thiếu niên, đưa họ vào tổ chức để giáo dục. Giúp thanh thiếu niên phát huy mọi tài năng, năng lực của mình, phát hiện các tài năng trẻ cho Đoàn, cho xã hội trong mọi lĩnh vực. Là người đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần chúng thanh niên như: Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội nghề nghiệp, Hội phụ nữ trẻ... - Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ và dân tộc hùng hậu nhất, tinh nhuệ nhất. Hiện đã có trên 90% Bí thư Đoàn thanh niên tham gia quản lý điều hành đất nước. 1.2.2.2. Vai trò của đào tạo bồi dưỡng Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động vô cùng quan trọng trong chính sách phát triển nguồ n nhân lực trong bất kì một cơ quan, tổ chức nào, chính vì vậy chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn vai trò của hoạt động này: SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 15
  • 25. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội + Nâng cao năng suất lao đông, hiệu quả thực hiện công việc +Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc + Giảm bớt sự giám sát trong quá trình làm việc + Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức + Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực + Tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học vào trong quá trình quản lý + Tạo lợi thế cạnh tranh cho tổ chức + Tạo ra sự gắn bó giữa cá nhân và tổ chức + Tạo ra tính chuyên nghiệp của cá nhân + Thích ứng giữa cá nhân và công việc hiện tại cũng như tương lai + Đáp ứng như cầu nguyện vọng phát triển của mỗi cá nhân + Tạo cho mỗi cá nhân có cách nhìn mới , tư duy mới trong công việc, là cơ sở để phát huy tính sáng tạo cá nhân. 1.2.3. Tiêu chuẩn của người cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay Trong hướng dẫn thực hiện quy chế cán bộ Đoàn đã đề cập đến tiêu chuẩn của cán bộ đoàn như sau: 1.2.3.1. Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn cán bộ đoàn được cụ thể hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) là: - Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắn bó mật thiết và được sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân. - Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 16
  • 26. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận. - Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi để phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể. 1.2.3.2. Tiêu chuẩn cụ thể - Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện + Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên. + Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi. + Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở. - Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) + Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp. + Giữ chức vụ không quá 35 tuổi. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi. - Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học + Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở). + Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi. + Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp huyện: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 10. - Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp + Đối với cơ quan: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi. SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 17
  • 27. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội + Đối với doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (riêg doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, đã được bôi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ không quá 40 tuổi. + Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10. - Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong Quân đội, Công an: Ban Bí thư Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an xem xét quy định cụ thể về cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và độ tuổi của cán bộ đoàn, trong Quân đội, Công an. 1.2.4. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn - Đào tạo bồi dưỡng cũng cần được hiểu rằng đó là toàn bộ quá trình cán bộ được đào tạo tại các hệ thống đào tạo, giáo dục của Đảng, Nhà nước trước và trong thời gian công tác Đoàn. Hiện nay, cán bộ đoàn rất khó làm việc có hiệu quả nếu như chỉ được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn mà không được nâng cao trình độ chính trị, văn hoá - kỹ thuật, cũng như năng lực hoạt động thực tiễn. - Cần xuất phát từ đối tượng đào tạo, bồi dưỡng để có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn là : các cán bộ chuyên trách, không chuyên trách, cán bộ phong trào, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch...Vì vậy, cần khuyến khích và đặt thành nhiệm vụ học tập thường xuyên của cán bộ đoàn, có thể đặt thành chế độ để mỗi cán bộ thường xuyên dành thời gian theo học văn hoá, chính trị, ngoại ngữ... Trong quá trình công tác Đoàn chỉ có nỗ lực học tập nâng cao trình độ mới có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ và không bị hụt hẫng khi chuyển đổi công tác. - Riêng công tác thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn cần được đào tạo để cán bộ có năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động. Hoạt động thanh niên và công tác Đoàn ngày nay rất đa dạng. Từ những vấn đề về nghề nghiệp, việc làm SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 18
  • 28. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội của thanh niên cho đến những vấn đề về thời trang, âm nhạc, dã ngoại... Từ những vấn đề của thanh niên tri thức đến những vấn đề của thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội, cán bộ đoàn đều cần có những hiểu biết nhất định, nếu có thể thì cần phải trau dồi kỹ năng công tác xã hội. - Tuỳ từng loại cán bộ, công tác ở cơ quan trung ương, tỉnh, huyện hay cơ sở mà có hình thức bồi dưỡng, đào tạo cho phù hợp, nhằm trang bị những tri thức, kỹ năng cư bản về công tác thanh thiếu niên. Chương trình bồi dưỡng phải là những kiến thức thiết thực, cần hướng dẫn cho cán bộ nẵm vững phương pháp công tác, một số kỹ năng tổ chức các hoạt động. - Cách làm tốt nhất là bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn, thông qua đó cán bộ sẽ nhanh chóng trưởng thành trong công việc. Tiến hành tổng kết kinh nghiêm các hoạt động, các mô hình, tổ chức các loại hội thi, hội thảo, các cuộc đi thực tế, trại hè, tham quan... là những cách làm truyền thống nay vẫn phát huy tác dụng tốt. 1.2.5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn Một số nội dung cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn + Đào tạo, bồi dưỡng công tác lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp luận công tác thanh niên, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước + Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên + Đào tạo, bồi dưỡng thực tế, thông qua các hoạt động thực tiễn + Đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc xây dựng chính sách cho cán bộ đoàn tự đào tạo và đào tạo lại. SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 19
  • 29. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 1.3. Sự cần thiết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn trong giai đoạn hiện nay 1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ 1.3.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ đoàn nói riêng là sự thừa kế và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tổng kết sâu sắc từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng".( Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000) Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người cán bộ phải có đức, có tài, có phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo. Trong các mặt đó không thể thiếu, xem thường, coi nhẹ mặt nào và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh và đề cập đến vai trò của công tác cán bộ. Trước hết, cần quan tâm đến vấn đề lựa chọn cán bộ. Phải coi đây là vấn đề hết sức quan trọng và phải được chú trọng thường xuyên. Phải thông qua quần chúng, thông qua phong trào hoạt động cách mạng để lựa chọn cán bộ. Cán bộ được lựa chọn phải thông qua thử thách. Phải thực sự khách quan, vì công việc, vì lợi ích chung mà lựa chọn cho đúng, cho kịp thời và cho phù hợp. Lựa chọn cán bộ mới chỉ là một khâu trong công tác cán bộ. Lựa chọn tốt nhưng cần phải có giải pháp đào tạo huấn luyện tích cực thì cán bộ mới có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Để huấn luyện gì? huấn luyện như thế nào? là vấn đề cần được xem xét đúng mực. Để huấn luyện cán bộ cần tập trung vào bốn vấn đề cơ bản. Đó là huấn luyện lý luận, đặc biệt là dạy lý luận Mác - Lênin; huấn luyện công tác; huấn luyện văn hoá và huấn luyện chuyên môn. SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 20
  • 30. Báo cáo kiến tập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tư tưởng của Hồ Chí Minh thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Đây là nguyên lý quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đào tạo, bòi dưỡng cán bộ đoàn nói riêng. Quan điểm này cho rằng cán bộ không chỉ nắm giữ lý luận cơ bản mà còn phải nắm vững những vấn đề cơ bản, những phương pháp công tác ở lĩnh vực mà người cán bộ đó hoạt động. Thiếu nội dung này thì người cán bộ sẽ hết sức lúng túng và khó đạt hiệu quả cao trong công việc. Xuất phát từ quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đào tạo, cán bộ cần phải được chú trọng một cách đặc biệt, huấn luyện như thế nào là điều cần phải bàn bạc, nhưng cần phải đảm bảo chu đáo, "huấn luyện từ dưới lên" là một biện pháp có hiệu quả thiết thực. Phải lấy người từ cấp dưới, không nên ôm đồm vừa không có thời gian, vừa đạt hiệu quả không cao. Vấn đề quan trọng là ở chỗ huấn luyện nòng cốt nhưng phải huấn luyện thật chu đáo, nếu sai sót thì nguy hiểm, huấn luyện phải đảm bảo nguyên lý giáo dục. Đó là "Phải gắn liền lý luận với công tác thực tế", "Huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu". (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 49 - 50) Phải huấn luyện sao cho với những kiến thức nội dung đặt ra nhằm đào tạo được đội ngũ cán bộ mà chính họ là nguồn quý báu cung cấp cho các ngành, các tổ chức, các đoàn thể. Bác ví huấn luyện cán bộ như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu người tiêu thụ. Như vậy ngay cả huấn luyện cũng có "đơn đặt hàng" của cơ sở hay của tổ chức, đoàn thể để có được những cán bộ thích ứng đáp ứng được yêu cầu đó. Ngoài ra "huấn luyện phải chú trọng đến việc cải tạo tư tưởng". Huấn luyện phải hiểu rõ người học để từ đó phát huy khả năng, năng lực và ưu điểm của họ, đồng thời "tẩy rửa" khuyết điểm của họ. Bác nói: "Phải huấn luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những nét xấu xa trong đầu óc" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 49 - 50). Có như vậy cán bộ mới nhanh chóng trưởng thành, mới có khả năng giải quyết những khó khăn, thử thách mới đặt ra một cách chóng vánh và có kinh nghiệm. Khi đề cập đến vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định: đào tạo, huấn luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt vì "cán bộ là tiền vốn của SV: Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: 1205QTND 21