SlideShare a Scribd company logo
1
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM - CHƯƠNG 2-1
=== == == =O0O= = = = = =
CHƯƠNG 2 (phần 1)
==== == = = == = = =
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Tồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giới
1. Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất thế giới
- Nói về sự tồn tại của thế giới, trước tiên chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại
của thế giới.
- Vậy, thế giới quanh ta có thực hay chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy?
+ Chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản
chất của nó là vật chất.
+ Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh
thần và cho rằng chi thế giới tinh thần mới là tồn tại. Họ coi tự nhiên chỉ là tồn tại
khác của ý niệm tuyệt đối mà thôi.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại của thế giới tự nhiên là
tiền dề cho sự thống nhất của nó; song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự
tồn tại của nó vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế
giới phải tồn tại đã.
 Sự khác nhau giữa CNDV và CNDT ở chỗ CNDV cho rằng cơ sở của
sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó.
2. Tính thống nhất vật chất của thế giới
2
- Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học và sự phát triển của khoa
học. CNDV biện chứng chứng minh rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tính thống nhất thực sự của thế
giới là ở tính vật chất của nó…”.
- Sự thống nhất của thế giới được biểu hiện:
+ Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, tồn tại khách quan, có
trước và độc lập với ý thức con người.
+ Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau,
biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu của
vật chất, hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra và chịu những quy luật
khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.
+ Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra
và không bị mất đi.
+ Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất đang vận động,
biến đổi va chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau..
** Những phát minh của khoa học tự nhiên như: thuyết tế bào, định luật bảo
toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa các loài đã có ý nghĩa rất lớn, phá
bỏ ranh giới do tôn giáo và CNDT tạo ra. Ví dụ: cu1 hích của chúa, con người và
giới tự nhiên do Chúa tạo ra.
 Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới đòi hỏi con người
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan lấy
đó làm cơ sở, điều kiện cho hoạt động của mình.
II. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó
1. Định nghĩa phạm trù vật chất
a. Lược khảo các quan điểm trước Mác về vật chất
- Quan điểm của CNDT: coi thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại
là một bản nguyên tinh thần nào đó: ý chí của thượng đế, ý niệm tuyêt đối.
+ CNDT khách quan:
3
 Platon: Vật chất bắt nguồn từ ý niệm, sự vật cảm tính là cái bóng của
ý niệm, ông căm thù CNDV, kết tội các môn đồ của Đemocrit là vô thần, đốt hết
các tác phẩm của Đemocrit.
 Heghen: Vật chất do ý niệm tyệt đối sinh ra, ông có thái độ thiên lệch
với CNDV.
+ CNDT chủ quan: có đại biểu tiêu biểu là Beccơli, ông đã hệ thống hóa một
số quan điểm của CNDT chủ quan, đưa ra công thức chung “tồn tại tức là được tri
giác”
 Ý nghĩa của công thức này là mọi sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại trong
chừng mực con người cảm thấy chúng, cái gì ngoài tri giác là không tồn tại, không
có chủ thể thì không có khách thể.
 Công thức này đã phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, kể cả
con người.
- Quan điểm của CNDV: Thực thể của thế giới là vật chất, tồn tại vĩnh
cửu, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.
+ Thời cổ đại: đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của nó
(nhũng vật thể hữu hình, cảm tính đan tồn tại ở thế giới bên ngoài).
. Phương Đông:
Trung Hoa: các nhà duy vật coi khí là thực thể của thế giới.
 Ấn Độ: phái Nyaya – Vaisêsika coi nguyên tử là thực thể của thế giới.
. Phương Tây: Đặc biệt là Hy Lạp
 Talet: nước
 Heraclit: lửa
 Anaximen: khí
Ngoài ra, có những quan điểm phủ nhận quan niệm thực thể thế giới là một
chất cụ thể.
 Ampedoclo: đất, nước, lửa, không khí.
4
 Anaximandro: thực thể thế giới là một bản nguyên không xác định
về chất và vô tận về mặt lượng – apeiron.
 Lơxip và Đêmôcrit: thuyết nguyên tử – nguyên tử là một phần tử
cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập được, không cảm giác được. Chỉ có thể nhận
thức được bằng tư duy. Nguyên tử có nhiều loại, sự kết hợp hoặc tách rời của các
phân tử theo trật tự khác nhau của không gian, tạo nên toàn bộ thế giới.
Tuy còn mang tính chất phác, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với lịch sử phát
triển khoa học nói chung, đặc biệt là vật lý học khi phát hiện ra sự tồn tại hiện thực
của nguyên tử.
 Như vậy, cách hiểu về vật chất của các nhà duy vật thời cổ đại còn
mang nặng tính trực quan, phỏng đoán; chứng tỏ thế giới quan của họ không triệt
để, họ duy vạt về tự nhiên, duy tâm về xã hôi. Nhưng họ tiến bộ vì đã lấy chính
giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. đặt nền móng cho việc tìm hiểu về bản
chất của thế giới của CNDV sau này.
+ Thời Phục hưng, đặc biệt là thời kỳ cận đại (TK XVII – XVIII)
. Vẫn tiếp tục phát triển về cơ bản tư tưởng của các nhà triết học duy vật thời
cổ đại, vì vậy vẫn mắc phải sai lầm khi quan niệm duy vật về tự nhiên, duy tâm về
xã hội.
. Khoa học thực nghiệm châu Âu có sự phát triển mạnh:
 Copecnich: chứng minh mặt trời là trung tâm, làm đảo lộn truyền thuyết
của Kinh thánh và quan điểm thần học về thế giới (thuyết địa tâm).
 Phanxi Becon: thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất là tổng hợp
các hạt, tự nhiên là tổng hợp các vật thể có chất lượng muôn màu, muôn vẻ – coi
vận động là thuộc tính của vật chất, không tách rời khỏi vật chất.
 Piero Gatxandi: phát triển học thuyết nguyên tử cổ đại, cho rằng thế giới
gồm những nguyên tử, có những đặc tính tuyệt đối như tính kiên cố, không thể
thẩm thấu qua.
5
 Đecacto: trong học thuyết vật lý của mình, ông xuất phát từ vật chất vận
độngđể giải thích thế giới: Vũ tru là vật chất, vũ trụ là vô tận, vật chất bao gồm
những hạt nhỏ có thể phân chia đến vộ tận, các hạt vật hất luôn vận động, thường
xuyên thay đổi vị trí trong không gian.
 Spinoza: chỉ có tự nhiên là tồn tại, tự nhiên là nguyên nhân tự nó (để tồn
tại thì tự nhiên chẳng can cái gì khác).
. Vào thế kỷ XVIII, các nhà duy vật Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên
một bước mới:
 Đidrô: trong vũ trụ, trong con người, trong sư vật chỉ có một thực thể duy
nhất là vật chất.
 Hônbach: vật chất là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vào cả
giác của chúng ta.
. Thời kỳ này cơ học cổ điển có sự phát triển đỉnh cao, phương pháp siêu
hình trở thành phương pháp thống trị. Chi phối những hiểu biết triết học về vật
chất.
 Người ta giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại
của lực hấp dẫn và lực đẩy của các vật thể, theo đó, các phần tử của vật trong quá
trình vận động là bất biến.
 Mọi phân biệt về chất của các vật thể đều bị quy giản về sự phân biệt về
lượng, mọi sự vân động đều bị quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian; mọi
hiện tượng quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được tạo thành.
 Các nhà khoa học đã đồng nhất vật chất với khối lượng, vận động chỉ
biểu hiện là vận động cơ học, nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất. Họ vẫn
coi ngyên tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được, tách rời nguyên tử vớ
vận động, không gian và thời gian.
** Kết luận: chủ nghĩa duy vật trước Mác:
- Đã đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của nó.
- Kết luận còn mang tính trực quan.
6
- Phương pháp tư duy còn hạn chế: biết sử dụng phương pháp biện
chứng một cách tự phát, hạn chế khi sử dụng phương pháp siêu hình.
- Là những nhà duy vật nửa vời và không triệt để: duy vật về tự nhiên,
duy tâm về xã hội.
- Tuy nhiên, về cơ bản thì quan điểm của các nhà duy vật trước Mác la
đúng vì họ lấy chính giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên.
 Một số nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc trong quan điểm về vật chất
của CNDV trước Mác:
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, KHTN phát triển đi từ thế giới vĩ
mô sang vi mô. Một số phát minh khoa học của các nhà vậ lý học đã bác bỏ những
thành tựu triết học của CNDV trước Mác.
+ Năm 1895: Rơnghen tìm ra tia X có thể xuyên qua cơ thể người nhưng
không làm thủng cơ thể.  Chứng tỏ nguyên tử có thể bị xuyên qua.
[Tia X là một loại sóng điện từ. Ông dùng tia này để chụp bức ảnh đầu tiên
là bàn tay vợ mình. Khi Ronghen công bố phát minh này đã bác bỏ quan điểm vật
chất là nguyên tử. Quan niệm nguyên tử không thẩm thấu nhưng tia X ra đời có thể
xuyên qua cơ thể mà không làm thủng. Như vậy, quan niệm cơ thể được tạo thành
từ nguyên tử đúng hay sai? Nói rộng ra, nếu như quan niệm vạn vật trong vũ trụ
được tạo nên từ nguyên tử, mà nguyên tử không thể thẩm thấu. Như vậy, có tia X
xuyên qua mà không làm thủng vạn vật không? Vậy quan niệm hàng nghìn năm về
nguyên tử là đúng hay haut minh của Rơnghen là đúng?].
+ Một năm sau, năm 1896, nhà vật lý học người Pháp Beccơren phát hiện ra
hiện tượng phóng xạ. [Trong quá trình phóng xạ, sau khi bức xạ ra hạt , nguyên tố
phóng xạ biến thành nguyên tố khác]. Như vậy, phát minh của Beccơren củng cố
tính đúng đắn phát minh của Rơnghen. Người ta hiểu rằng quan niệm về tính bất
biến của nguyên tử là không chính xác.  Chứng tỏ nguyên tử không phải bất
biến.
7
+ Năm 1897, Tômxơn đã phát hiện ra điện tử (e) và chứng minh điện tử là
một trong những hành phần cấu tạo nên nguyên tử. Sự tồn ại của nguyên tử được
chứng minh bằng thực nghiệm  Chứng tỏ nguyên tử không phải là đơn vị cuối
cùng tạo nên vật chất.
+ Đến năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng điện tử không
phải là khối lượng tĩnh mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của nó.
+ Năm 1905, Anhxtanh công bố thuyết tương đối đã bá bỏ quan niệm cho
rằng nguyên tử là bất biến [Thuyết tương đối có nhiều nội dung: Nếu một vật vận
động với vận tốc nhỏ hơn nhiều lần vận tốc ánh sáng thì không gian, thời gian của
vật không thay đổi. Vận động càng tiến gần vận tốc ánh sáng bao nhiêu thì không
gian cong, thời gian co, khối lượng thì thay đổi (ánh sáng = 300.000km/s)].
+ Rơdơpho: bắn nguyên tử trong ống nghiệm, nguyên tử vỡ ra và biến mất
(trên thực tế, nguyên tử chuyển hóa thành năng lượng).
 Những quan niệm về giới hạn tột cùng của vật chất là nguyên tử hoặc
khối lượng đã bị sụp đổ tước khoa học. Vấn đề là ở chỗ, trong nhận thức lúc đó,
các hạt điện tích và trường điện từ coi là cái gì đó phi vật chất. Đây chính là
mảnh đất để CNDT lợi dụng, tấn công, mỉa mai CNDV, tạo ra một cuộc khủng
hoảng thế giới quan trong khoa học, đặc biệt là trong vật lý học. Vật chất biến mất,
nền tảng của CNDV sụp đổ.
b. Quan điểm của CNDV biện chứng về vật chất
- Mác và Ăngghen đã kế thừa những giá trị tích cực, đồng thời vạch ra
những hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác
và tiếp tục phát triển quan niệm về vật chất. Tuy nhiên, hai ông chưa đưa ra được
định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà chỉ đưa ra được tư tưởng về vật chất và
phương pháp nhận th71c về vật chất. Đó là:
+ Không được đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của nó…
+ Vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức con người. Con
người muốn hay không muốn thì vật chất vẫn tồn tại.
8
+ Dù cho khoa học có phát triển đến đâu thì khoa học cũng chỉ tìm ra những
cái mói của vật chất chứ bản thân vật chất không tiêu tan.
+ Khi đinh nghĩa vật chất thì không được định nghĩa theo cách thông thường
(quy phạm trù cần định nghĩa vào phạm trù rộng hơn nó và nêu đặc điểm riêng mà
nó có. ví dụ) mà phải đem đối lập vật chất với ý thức.
- Dựa trên sự tổng kết thực tiễn của Mác và Angghen về vật chất, dựa
trên sự tổng hợp thành tựu khoa học tự nhiên và đặc biệt là phải giải quyết vấn đề
thế giới quan của các nhà khoa học tự nhiên (Lênin đã phân tích tình hình phức tạp
của ự khủng hoảng trong KHTN và chỉ rõ: Những phát minh có giá trị to lớn của
vật lý học cận đại đã không hề bác bỏ CNDV. Nguyên tử có thể bị bắn phá, nguyên
tử có thể bị mất đi nhưng vật chất thì không thể mất đi. Sự mất đi này chỉ là sự mất
đi về giới hạn nhận thức của con người về vật chất), góp phần vào việc đấu tranh
chống CNDT mà Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh điển, hoàn thiện về vật chất.
- Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin Toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Matxcova, 1980, tập 18,
t. 151).
- Tư tưởng cơ bản của định nghĩa:
+ Phương pháp định nghĩa: Lênin đặt vật chất trong mối quan hệ đối lập với
ý thức, xem cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào
+ Phân tích nội dung định nghĩa:
. Vật chất là một phạm trù triết học:
 Phạm trù: là những khái niệm cơ bản không thể thiếu được trong một
ngành khoa học nào đó. Nó phản ánh những mặt, nhữn thuộc tính, những mối liên
hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Ví dụ: Đẹp, biện chứng, hài,… là những phạm trù của Mỹ học hay số, đại lượng,
hình, điểm, hàm số… là những phạm trù của toán học…
9
* Từ việc nghiên cứu những sự vật rời rạc, ta rút ra những đăc trưng
chung, tính chất chung gọi là phạm trù. Mỗi một khoa học lấy một phần của vũ trụ
làm đối tượng nghiên cứu rồi đưa ra những khái niệm gọi là phạm trù của khoa học
đó.
* Triết học không nghiên cứu một phần vũ trụ mà nghiên cứu vũ trụ
với tư cách là một chỉnh thể. Triết học đề cập đến đặc trưng chung của toàn vũ trụ,
từ đó tìm ra những đặc trưng chung và xây dựng thành phạm trù. Như vậy, xét về
ngoại diên các phạm trù triết học là cực rộng, rộng nhất.
 Nói vật chất là một phạm trù triết học thì chúng ta hiểu khái niệm vật chất
là một khái niệm không thể thiếu được khi đề cập đến phạm trù triết học. Vật chất
với tư cách là một phạm trù triết học phải thể hiện thế giới quan và hướng đến giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học.
. Dùng để chỉ thực tại khách quan:
- Khách quan: đối lập với chủ quan, đề cập đến những cái ở ngoài ý
thức, không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Thực tại khách quan: Là tất cả những gì tồn tai có thực, ở ngoài ý
thức, không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Phân biệt Tồn tai khách quan (thuộc tính của vật chất) và thực tại
khách quan (vật chất).
Ví dụ: Nguyên nhân khách quan của sự that thu của một hợp tác xã nông
nghiệp là do bão lụt, thiên tai. Còn nội bộ không đoàn kết, lười nhác,… là nguyên
nhân chủ quan.
 Thuộc tính “tồn tại khách quan” cũng là tiêu chuẩn để khẳng định thế giới
vật chất có tồn tại that sự, tồn tại do chính nó hay không? Bởi vậy, nó là cơ sở để
đấu tranh chống lại CNDT dưới mọi hình thức của nó.
 Tóm lại, “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan” đã trả lời cho câu hỏi Vật chất là gì? Đó là: Vật chất là tất cả những
10
gì tồn tại có thực, ở ngoài ý thức, không lệ thuộc vào ý thức (Vật chất là thực tại
khách quan).
.Được đem lại cho con người trong cảm giác:
 Trong khi phê phán những người theo CNDT chủ quan cho rằng “vật chất
là phức hợp các cảm giác” thì Lênin trong tác phẩm “ CNDV và CNDV kinh
nghiệm phê phán đã dùng chính chữ cảm giác để chống lại quan điểm ấy.
 Con người có thể nhận thức được thực tại khách quan nhờ các giác quan
của con người.
Như vậy, vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải tồn tại vô
hình, trừu tượng mà là sự tồn tại hiện thực, cụ thể, cảm tính và chúng được con
người nhận thức nhờ các giác quan.
. Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh:
 Một vật khi nhận sự tác động của một vật khác thì đồng thời cũng tác
động trở lại vật đó. Trong quá trình này, vật nhận sự tác động giữ lại một phần nào
đó hình ảnh vật tác động ban đầu (đẩy viên phấn vào bảng, cắt một miếng
bánh,…).
 Vật chất tác động đến giác quan của con người thì gây ra cảm giác ở con
người, đem lại cho con người sự nhận thức về chính nó. Do vậy, kết quả nhận thức
của con người chỉ là hình ảnh về đối tượng nhận thức. Đây là kết quả của các giác
quan của con người đã chụp lại, chép lại và phản ánh lại đối tượng. Ví dụ: hình ảnh
lá cờ Việt Nam trong dầu óc chúng ta là do lá cờ quy định hay hình ảnh một bạn
nam trong đầu óc một bạn nữ và ngược lại.
 Đến đây, định nghĩa vật chất của Lênin khẳng định:
 Vật chất có trước, ý thức có sau.
 Ý thức là hình ảnh của vật chất.
 Nội dung của ý thức không do ý thức quyết định mà do vật
chất quyết định.
11
 Con người có khả năng nhận thức được thế giới(chống lại
thuyết không thể biết).
. Và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác:
 Tức vật chất tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức. Đây là cơ
sở quan trọng nhất để xác định xem cái gì đó có là vật chất hay không? Có thuộc
vật chất hay không?
Ví dụ: trong xã hội có hàng ngàn quan hệ, hoạt động như hôn nhân, huyết
thống, kinh tế, tinh thần,… Muốn xem quan hệ nào quyết định quan hệ nào ta phải
xem quan hệ nào tồn tại ngoài ý thức, không lệ thuộc vào ý thức.
 Lênin một lần nữa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất
tồn tại khách quan.
 Tóm lại, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không
phụ thuộc vào ý thức; là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó
(trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên giác quan của con người; là cái mà cảm giác,
tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh cả nó.
- Ý nghĩa của định nghĩa:
+ Bác bỏ quan điểm của CNDT về vật chất.
+ Khắc phục được hạn chế của CNDV trước Mác.
+ Giải quyết được những vấn đề cua triết học dựa trên quan điểm duy vật.
+ Góp phần thúc đẩy khoa học phát triển.
2. Các hình thức tồn tại của vật chất
Là các phạm trù lên quan đến việc làm sáng tỏ sự tồn tại của vất chất. Chúng
trả lời trực tiếp vấn đề: vật chất tồn tại bằng cách nào? Đó là các phạm trù: vận
động, không gian và thời gian.
a. Vật chất và vận động
- Khái niệm vận động:
12
+ CNDV siêu hình: vạn vật là vĩnh viễn, bất di, bất dịch. Nếu có vận động
thì chỉ là sự di chuyển từ A sang B.
+ CNDT: thừa nhận có vận động nhưng là vận động của tinh thần. Ý thức
thay đổi thì vật chất thay đổi theo.
+ CNDV biện chứng quan niệm vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí
trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, vận động là sự thay đổi nói chung. Ph.
Angghen viết: “Vân động hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho
đến tư duy” (C.Mác và Ph. Angghen, Toàn ập, NXB. CTQG, Hà Nội, 1994, tập
20, tr. 519).
Chú ý: Tránh cách hiểu vận động với nghĩa đời thường và với cách hiểu của
các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vận động.
- Theo quan điểm của CNDV biện chứng thì vận động là thuộc tính cố hữu
của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất: vật chất và vận động không
tách rời nhau. Không thể có vật chất không vận động và ngược lại không thể có sự
vận động nào lại không phải là vận động của vạt chất, không thuộc về vật chất.
 Nhận thức được những hình thức vận động của vật chất thì nhận thức
được bản thân vật chất.
+ Là phương thức tồn tại của vật chất: vật chất tồn tại bằng cách vận động,
không có vận động, vật chất không tồn tại. Trong vận động và thông qua vận động
mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, chỉ rõ mình là cái gì.
- Vận động là sự tự thân vận động của vật chất (đối lập với quan điểm siêu
hình, tìm sự vận động bên ngoài sự vật).
- Vận động là vĩnh viễn, bất diệt (vì vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra,
không mất đi mà vận động là thuộc tính không thể tách rời khỏi vật chất. Ví dụ:
ĐLBT và CHNLượng).
* Ăngghen chia 5 hình thức vận động cơ bản:
13
1. Vận động cơ học
2. Vận động vật lí: phân tử, hạt cơ bản, điện tử,…
3. Vận động hóa học: nguyên tử, quá trình hóa hợp và phân giải các
chất.
4. Vận động sinh học: trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
5. Vận động xã hội: sự thay dổi, thay thế xã họi của các hình thái kinh tế –
xã hội.
* Đặc trưng của sự phân chia 5 hình thức vận động:
- CNDV sắp xếp có ý thức 5 hình thức vận động. Hình thức vận động cao
bao giờ cũng ba hàm hình thức vận động thấp hơn nó. Ví dụ: Vận động cơ học thì
bao hàm 3 hình thức vân động: vđ cơ học, vđ vật lý và vđ hóa học; vận động xã hội
lại bao hàm 4 hình thức vận động kia.
- Mỗi dạng tồn tại cụ thể trong thế giới này đều được đặc trưng bởi một hình
thức vận động cơ bản. Đó là hình thức vận động cao nhất mà nó có. Ví dụ: Hình
thức vận động cơ bản của con người là vận động xã hội.
- Giữa các hình thức vận động có sự khác nhau về chất, mà mỗi dạng tồn tại
trong thế giới này thì được đặc trưng bằng một hình thức vận động. Vì vậy, không
đem hình thức vận động này áp đặt cho việc nghiên cứu một loại được đặc trưng
bằng một hình thức vận động khác.
- Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ lẫn nhau. Trong những
điều kiện nhất định thì những hình thức vận động này có thể chuyển hóa sang các
hình thức vận động khác, bởi các hình thức vận động tuy khác nhau về chất nhưng
ranh giới giữa chúng là tương đối. Ví dụ: vận động cơ học chuyển hóa thành vận
động vật lý (làm nóng một vật).
=> Những quan điểm về vận động của CNDV biện chứng đã chống lại quan
điểm siêu hình về vận động (quy mọi hình thức vận động vào vận động cơ giới).
b. Vận động và đứng im
14
- Đứng im tương đối là yếu tố của vân động, là một trạng thái đặc biệt của
vận động, là vận trong trong thế cân bằng (Vân động chưa làm cho đối tượng thay
đổi về chất, vị trí, quy mô, hình dáng, kích cỡ…, tức là chưa phá vỡ cái cơ bản của
bản thân đối tượng.
- CNDV biện chứng khẳng định:
+ Vận động là tuyệt đối.
+ Đứng im chỉ là một hiện tượng có tính chất tương đối, có tính tạm thời.
(Không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự vật nào tồn tại. Ví dụ).
Bởi vì:
 Đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ không
phải trong mọi quan hệ cùng một lúc. Vd: con tàu đứng im là trong mqh với bến
cảng, còn so với mặt trời, các thiên thể thì nó vận động theo sự vận động của quả
đất.
 Đứng im chỉ xảy ra đối với một hình thức vận động chứ không phải đối
với tất cả hình thức vận động cùng một lúc. Vd: Con àu đúng im là so với vđ cơ
học nhưng các hình thức vđ vật lý, hóa học vẫn luôn diễn ra trong nó.
 Đứng im chỉ là sự vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối
biểu hiện thành một sự vật, trong khi nó còn là nó, chưa bị phân hóa thành cái
khác.
 Đứng im chỉ la một hiện tượng tạm thời.
c. Không gian và thời gian
- Ngoài phạm trù vận động thì trong triết học duy vật biện chứng, không
gian và thời cũng là phương thức tồn tại của vật chất: Trong thế giới không có gì
ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận độn ở đâu
ngoài không gian và thời gian.
- Khái niệm khộng gian, thời gian
+ Quan điểm trước Mác về không gian, thời gian:
. Thời xa xưa:
15
 Không gian: Xa xưa, người ta hiểu rằng bất kỳ khách thể vật chất nào
cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương
quan về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy được
gọi là không gian.
 Thời gian: Sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở
mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, ở sự kế tếp trước sau của
các giai đoạn vận động… Những thuộc tính này của sự vật đượ đặc trưng bởi phạm
trù thời gian.
. Chủ nghĩa duy tâm: Phủ nhận tính khách quan của không gian, thời
gian
+ Bécơli và Hium: coi không gian và thời gian chỉ lànội dung của ý thức cá
nhân.
+ Cantơ: coi không gian và thời gian chỉ là hình thức của sự trực quan của
con người chứ không phải là thực tại khách quan.
+ Makhơ: Không gian và thời gian là những hệ thống liên kết chặt chẽ của
những chuỗi cảm giác, không gian và thời gian tồn tại trong con người, lệ thuộc
vào con người, do con người sinh ra.
 Những quan điểm trên đã bị Lênin phê phán rằng: đó là
một điều vô lý duy tâm rõ rệt, nảy sinh ra một cách tất nhiên từ học thuyết nói rằng
vật thể là những phức hợp các cảm giác.
. CNDV siêu hình: tách không gian và thời gian ra khỏi vật chất
+ Niutơn: Không gian và thời gian gắn bó với nhau, tồn tại độc lập bên cạnh
vật chất cũng giống như các vật tồn tại độc lập bên cạnh nhau vậy.
. CNDV biện chứng: Không gian và thời gian là những phương thức tồn tại
của vật chất, có nghĩa, không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không
gian và thời gian; ngược lại, không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật
chất.
16
 Không gian: là phạm trù triết học, dùng để chỉ vị trí, quảng tính (dài,
rộng, cao) của các dạng cụ thể của vật chất.
Không gian có ba chiều: cao rộng dài.
 Thời gian: đề cập đến độ dài diễn biến nhanh hay chậm của các quá trình.
Thời gian có mộ chiều từ quá khứ đên hiện tại.
 Tính chất của không gian và thời gian:
 Tính khách quan vĩnh cửu (thời gian), vô tận (không gian)
 Không gian có ba chiều, thời gian có một chiều
 Mang tính tuyệt đối (nó là hình thức tồn tại phổ biến của vật chất)
và tính tương đối (quan hệ giữa không gian và thời gian tuỳ thuộc vào tốc độ vận
động của vật chất).
III. Ý thức
a. Nguồn gốc của ý thức
* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
** Các quan điểm khác nhau về ngồn gốc của ý thức
- Quan điểm của CNDT: ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra
vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của vật chất. Cả CNDTCQ và CNDT
khách quan có quan niệm khác nhau nhất định về vật chất, song giống nhau ở chỗ:
tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát để suy ra giới tự nhiên.
- Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác về ý thức:
+ Phê phán quan điểm của CNDT
+ Không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức
+ Chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức
+ Thừa nhận vật chất có trước, ý thức phụ thuộc và vật chất.
** Quan điểm của CNDV biện chứng về nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
17
+ Ý thức không phải là nguồn gốc siêu tự nhiên
+ Ý thức không sản sinh ra vật chất
+ Ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải là của mọi dạng vật
chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ óc người:
. Ý thức là chức năng của bộ óc người, phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc
người, bộ óc tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường
không tách rời ý thức ra khỏi vật chất.
. Bộ óc người là một tổ chưc sống đặc biệt – chỉ có con người với bộ óc
người mới có ý thức.
. Bộ óc người là một tổ chức vật chất cao.
+ Bộ óc người và thế giới khách quan có mối liên hệ mật thiết với nhau,
chính mối liên hệ này hình tành nên quà trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con
người. [Phản ánh: là sự tái tạo nững đặc diểm của một hệ thống vật chất này ở hệ
thống vật chất khác trong quá trình tac động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự
phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá
trình ấy, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động]. Đây là
điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
+ Ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng
với sự xuất hiện của con người.
+ Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của thế
giới vật chất, nội dung của ý thức là thông tin của thế giới bên ngoài, về vật được
phản ánh.
 Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con
người.
 Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc
ngườ thôi thì chưa đủ mà phải có thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc – Đó là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
* Nguồn gốc xã hội của ý thức
18
- Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ
+ Lao động: là hoạt động của con người, sử dụng các công cụ lao động, tác
động vào giới tự nhiên nhằm cải biến tự nhiên, tạo ra cua cải vật chất để phục vụ
cho nhu cầu của con người.
 Lao động là diều kiện chủ yếu đầu tiên để con người tồn tại.
 Lao động giúp con người hiểu được tính chất của đối tượng.
 Lao động làm cho khí quan của con người phát triển thành ngôn ngữ.
 Lao động giúp cho các giác quan của con người phát triển.
 Lao động giúp cho các chi con người phát triển, các chi phát triển thành
chân và tay giúp con người thoát khỏi thế giới động vật (# nhau giữa động vật và
con người: con vật sử dụng sản phẩm sẵn có trong tự nhiên; con người hực hiện lao
động để tạo ra sản phẩm, phục vụ nhu cầu của mình, thay đổi, bắt giới tự nhiên
phục tùng nhu cầu cuả mình).
 Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới
khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý
thức về thế giới đó.
+ Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin nhất định.
Ngôn ngữ thể hiện dưới dạng âm thanh là tiếng nói, dưới dạng hình thể là chữ viết.
 Lao động xã hội ngay từ đầu mang tính tập thể xã hội  nhu cầu trao đổi
kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi thông tin cho nhau xuất hiện  đòi hỏi ngôn ngữ
xuất hiện.
 Ngôn ngữ ra đời cùng với quá trình lao động và gắn rất chặt với lao
động. Vd
 Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời còn là công cụ của tư
duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực
 Nhờ có ngôn ngữ mà con người tổng kết được hiện thực, trao đổi thông
tin, tri thức từ đời – người này sang đời – người khác.
19
 Ngôn ngữ được coi là cái vỏ vật chất của tư duy: Ngôn ngữ như thế nào
thì tư duy như thếvậy.  Rèn luyện tư duy như
thế nào thì ngôn ngữ như thế ấy.
 Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra
đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội (vật chất quyết định ý
thức).
 Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua
lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
b. Bản chất của ý thức
- CNDT cho rằng, ý thức là thực thể độc lập, tồn tại duy nhất.
- CNDV siêu hình cho rằng, ý thức là sự phản ánh sự vật thụ động, giản
đơn, máy móc.
- CNDV biện chứng:
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người
một cách năng động, sáng tạo. Ở đây, ý thức là cái phản ánh, vật cất là cái được
phản ánh.
. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở những điểm sau:
 Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới
về sự vật. Vd. Có thể tưởng tượng ra những cái không có trên thực tế. Vd. Có thể
tiên đoán, dự báo tương lai. Vd. Có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại.
Vd. Những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng. Vd.
 Tính sáng tạo của ý thức không được hiểu là ý thức đẻ vật chất, vì sáng
tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự
phản ánh mà kết qua bao giờ cũng là khách thể tinh thần.
 Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất của ý thức.
+ Ý thức là một hiện tượng của xã hội: Sự ra đời và tồn tại của ý thức
gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu chi phối bởi các quy luật xã hội, do
20
nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy
định.  Ý thức mang bản chất xã hội.
c. Kết cấu của ý tức (tự học)
III. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Những quan điểm khác nhau
- CNDT: tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, cho rằng ý thức có trước, vật chất
có sau, ý thức quyết định vật chất, sáng tạo vật chất.
- CNDV tầm thường: cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất
quyết định ý thức  họ không thấy vai trò tác động trở lại của ý thức với vật chất.
b. Quan điểm của triết học Mác – Lênin
* Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức  vật chất quyết định ý thức và
ý thức tác động trở lại vật chất.
- Vật chất quyết định ý thức:
+ Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại của ý thức
+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó
+ Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành và phát triển đến đó
+ Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo
 Không được hiểu vc quyết định yt là vật chất đẻ ra yt mà vc quyết định ý
thức là quyết định nội dung phản ánh của yt.
- Ý thức có tính độc lập tương đối  tác động ngược trở lại vật chất:
+ Ý thức hản ánh hiện thực khách quan và dầu óc con người  giúp con
người hiểu được bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trên cơ sở đó, hình thành những phương hướng, mục tiêu và những phương pháp,
biện pháp thực hiệnmục tiêu, phương hướng đó.
21
+ Không được hiểu ý thức đẻ ra vật chất mà ý thức tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động của con người. Tự ý thức không thể thay đổi được vật chất mà
phải thông qua họat động của con người.
 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là cơ sở khách
quan của nguyên tắc phương pháp luận khoa học: mọi suy nghĩ và hành động của
con người phải xuất phát tư hiện thực khách quan. (việc đề ra các đường lối, chủ
trương,..của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trông quy luật khách quan.
 Bên cạnh đó cũng phải biết phát huy những nhân tố chủ quan, năng
động, sáng tạo (khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của
người Việt nam).
** Nói tóm lại, con người phải tôn trọng quy luật khách quan, tránh chủ
quan duy ý chí và phải biết phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai trò tích
cực của ý thức.
= = == = = == = = = = = = == = = = = = = = = =

More Related Content

Similar to Tai lieu doc them chương 2 Triết học mác- lênin

Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
vannguyen769733
 
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi   chu nghia duy vat bien chungChuong 1roi   chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Lê Hồng Quang
 
Thuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptx
Thuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptxThuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptx
Thuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptx
HnngThBo
 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGCHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Tín Nguyễn-Trương
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
Le Khac Thien Luan
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
NamDngTun
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
ThyNhii1
 
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
nataliej4
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
chimloncamsungdinhti
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
Hưng Kute
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
hophuonguyen2004
 
++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt
++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt
++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt
LongVitTrn1
 
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Phuong Quang Huynh Nguyen
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
rubii3
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
Phi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Trung Huynh
 

Similar to Tai lieu doc them chương 2 Triết học mác- lênin (20)

Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Dc on tap_triet_hoc_mac_lenin
Dc on tap_triet_hoc_mac_leninDc on tap_triet_hoc_mac_lenin
Dc on tap_triet_hoc_mac_lenin
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
 
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi   chu nghia duy vat bien chungChuong 1roi   chu nghia duy vat bien chung
Chuong 1roi chu nghia duy vat bien chung
 
Thuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptx
Thuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptxThuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptx
Thuyết trìnhTriết học - Nhóm 1.pptx
 
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGCHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
MAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbookMAC-LENIN textbook
MAC-LENIN textbook
 
Triet hoc mac lenin
Triet hoc mac leninTriet hoc mac lenin
Triet hoc mac lenin
 
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdfCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC  THM-L -.pdf
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC THM-L -.pdf
 
++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt
++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt
++CHƯƠNG 2-CNDVBC ++ (1).ppt
 
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 

Tai lieu doc them chương 2 Triết học mác- lênin

  • 1. 1 TÀI LIỆU ĐỌC THÊM - CHƯƠNG 2-1 === == == =O0O= = = = = = CHƯƠNG 2 (phần 1) ==== == = = == = = = CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC I. Tồn tại của thế giới và sự thống nhất của thế giới 1. Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất thế giới - Nói về sự tồn tại của thế giới, trước tiên chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của thế giới. - Vậy, thế giới quanh ta có thực hay chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy? + Chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất. + Các nhà triết học duy tâm tìm nguồn gốc và bản chất của tồn tại ở cái tinh thần và cho rằng chi thế giới tinh thần mới là tồn tại. Họ coi tự nhiên chỉ là tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối mà thôi. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại của thế giới tự nhiên là tiền dề cho sự thống nhất của nó; song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã.  Sự khác nhau giữa CNDV và CNDT ở chỗ CNDV cho rằng cơ sở của sự thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó. 2. Tính thống nhất vật chất của thế giới
  • 2. 2 - Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học và sự phát triển của khoa học. CNDV biện chứng chứng minh rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Ph. Ăngghen cho rằng: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó…”. - Sự thống nhất của thế giới được biểu hiện: + Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. + Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu của vật chất, hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra và chịu những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất. + Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không bị mất đi. + Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất đang vận động, biến đổi va chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.. ** Những phát minh của khoa học tự nhiên như: thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa các loài đã có ý nghĩa rất lớn, phá bỏ ranh giới do tôn giáo và CNDT tạo ra. Ví dụ: cu1 hích của chúa, con người và giới tự nhiên do Chúa tạo ra.  Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới đòi hỏi con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan lấy đó làm cơ sở, điều kiện cho hoạt động của mình. II. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó 1. Định nghĩa phạm trù vật chất a. Lược khảo các quan điểm trước Mác về vật chất - Quan điểm của CNDT: coi thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó: ý chí của thượng đế, ý niệm tuyêt đối. + CNDT khách quan:
  • 3. 3  Platon: Vật chất bắt nguồn từ ý niệm, sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm, ông căm thù CNDV, kết tội các môn đồ của Đemocrit là vô thần, đốt hết các tác phẩm của Đemocrit.  Heghen: Vật chất do ý niệm tyệt đối sinh ra, ông có thái độ thiên lệch với CNDV. + CNDT chủ quan: có đại biểu tiêu biểu là Beccơli, ông đã hệ thống hóa một số quan điểm của CNDT chủ quan, đưa ra công thức chung “tồn tại tức là được tri giác”  Ý nghĩa của công thức này là mọi sự vật, hiện tượng chỉ tồn tại trong chừng mực con người cảm thấy chúng, cái gì ngoài tri giác là không tồn tại, không có chủ thể thì không có khách thể.  Công thức này đã phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, kể cả con người. - Quan điểm của CNDV: Thực thể của thế giới là vật chất, tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng. + Thời cổ đại: đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của nó (nhũng vật thể hữu hình, cảm tính đan tồn tại ở thế giới bên ngoài). . Phương Đông: Trung Hoa: các nhà duy vật coi khí là thực thể của thế giới.  Ấn Độ: phái Nyaya – Vaisêsika coi nguyên tử là thực thể của thế giới. . Phương Tây: Đặc biệt là Hy Lạp  Talet: nước  Heraclit: lửa  Anaximen: khí Ngoài ra, có những quan điểm phủ nhận quan niệm thực thể thế giới là một chất cụ thể.  Ampedoclo: đất, nước, lửa, không khí.
  • 4. 4  Anaximandro: thực thể thế giới là một bản nguyên không xác định về chất và vô tận về mặt lượng – apeiron.  Lơxip và Đêmôcrit: thuyết nguyên tử – nguyên tử là một phần tử cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập được, không cảm giác được. Chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy. Nguyên tử có nhiều loại, sự kết hợp hoặc tách rời của các phân tử theo trật tự khác nhau của không gian, tạo nên toàn bộ thế giới. Tuy còn mang tính chất phác, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với lịch sử phát triển khoa học nói chung, đặc biệt là vật lý học khi phát hiện ra sự tồn tại hiện thực của nguyên tử.  Như vậy, cách hiểu về vật chất của các nhà duy vật thời cổ đại còn mang nặng tính trực quan, phỏng đoán; chứng tỏ thế giới quan của họ không triệt để, họ duy vạt về tự nhiên, duy tâm về xã hôi. Nhưng họ tiến bộ vì đã lấy chính giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. đặt nền móng cho việc tìm hiểu về bản chất của thế giới của CNDV sau này. + Thời Phục hưng, đặc biệt là thời kỳ cận đại (TK XVII – XVIII) . Vẫn tiếp tục phát triển về cơ bản tư tưởng của các nhà triết học duy vật thời cổ đại, vì vậy vẫn mắc phải sai lầm khi quan niệm duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội. . Khoa học thực nghiệm châu Âu có sự phát triển mạnh:  Copecnich: chứng minh mặt trời là trung tâm, làm đảo lộn truyền thuyết của Kinh thánh và quan điểm thần học về thế giới (thuyết địa tâm).  Phanxi Becon: thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất là tổng hợp các hạt, tự nhiên là tổng hợp các vật thể có chất lượng muôn màu, muôn vẻ – coi vận động là thuộc tính của vật chất, không tách rời khỏi vật chất.  Piero Gatxandi: phát triển học thuyết nguyên tử cổ đại, cho rằng thế giới gồm những nguyên tử, có những đặc tính tuyệt đối như tính kiên cố, không thể thẩm thấu qua.
  • 5. 5  Đecacto: trong học thuyết vật lý của mình, ông xuất phát từ vật chất vận độngđể giải thích thế giới: Vũ tru là vật chất, vũ trụ là vô tận, vật chất bao gồm những hạt nhỏ có thể phân chia đến vộ tận, các hạt vật hất luôn vận động, thường xuyên thay đổi vị trí trong không gian.  Spinoza: chỉ có tự nhiên là tồn tại, tự nhiên là nguyên nhân tự nó (để tồn tại thì tự nhiên chẳng can cái gì khác). . Vào thế kỷ XVIII, các nhà duy vật Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên một bước mới:  Đidrô: trong vũ trụ, trong con người, trong sư vật chỉ có một thực thể duy nhất là vật chất.  Hônbach: vật chất là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vào cả giác của chúng ta. . Thời kỳ này cơ học cổ điển có sự phát triển đỉnh cao, phương pháp siêu hình trở thành phương pháp thống trị. Chi phối những hiểu biết triết học về vật chất.  Người ta giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy của các vật thể, theo đó, các phần tử của vật trong quá trình vận động là bất biến.  Mọi phân biệt về chất của các vật thể đều bị quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi sự vân động đều bị quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian; mọi hiện tượng quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được tạo thành.  Các nhà khoa học đã đồng nhất vật chất với khối lượng, vận động chỉ biểu hiện là vận động cơ học, nguồn gốc của vận động nằm ngoài vật chất. Họ vẫn coi ngyên tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được, tách rời nguyên tử vớ vận động, không gian và thời gian. ** Kết luận: chủ nghĩa duy vật trước Mác: - Đã đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của nó. - Kết luận còn mang tính trực quan.
  • 6. 6 - Phương pháp tư duy còn hạn chế: biết sử dụng phương pháp biện chứng một cách tự phát, hạn chế khi sử dụng phương pháp siêu hình. - Là những nhà duy vật nửa vời và không triệt để: duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội. - Tuy nhiên, về cơ bản thì quan điểm của các nhà duy vật trước Mác la đúng vì họ lấy chính giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên.  Một số nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc trong quan điểm về vật chất của CNDV trước Mác: - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, KHTN phát triển đi từ thế giới vĩ mô sang vi mô. Một số phát minh khoa học của các nhà vậ lý học đã bác bỏ những thành tựu triết học của CNDV trước Mác. + Năm 1895: Rơnghen tìm ra tia X có thể xuyên qua cơ thể người nhưng không làm thủng cơ thể.  Chứng tỏ nguyên tử có thể bị xuyên qua. [Tia X là một loại sóng điện từ. Ông dùng tia này để chụp bức ảnh đầu tiên là bàn tay vợ mình. Khi Ronghen công bố phát minh này đã bác bỏ quan điểm vật chất là nguyên tử. Quan niệm nguyên tử không thẩm thấu nhưng tia X ra đời có thể xuyên qua cơ thể mà không làm thủng. Như vậy, quan niệm cơ thể được tạo thành từ nguyên tử đúng hay sai? Nói rộng ra, nếu như quan niệm vạn vật trong vũ trụ được tạo nên từ nguyên tử, mà nguyên tử không thể thẩm thấu. Như vậy, có tia X xuyên qua mà không làm thủng vạn vật không? Vậy quan niệm hàng nghìn năm về nguyên tử là đúng hay haut minh của Rơnghen là đúng?]. + Một năm sau, năm 1896, nhà vật lý học người Pháp Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. [Trong quá trình phóng xạ, sau khi bức xạ ra hạt , nguyên tố phóng xạ biến thành nguyên tố khác]. Như vậy, phát minh của Beccơren củng cố tính đúng đắn phát minh của Rơnghen. Người ta hiểu rằng quan niệm về tính bất biến của nguyên tử là không chính xác.  Chứng tỏ nguyên tử không phải bất biến.
  • 7. 7 + Năm 1897, Tômxơn đã phát hiện ra điện tử (e) và chứng minh điện tử là một trong những hành phần cấu tạo nên nguyên tử. Sự tồn ại của nguyên tử được chứng minh bằng thực nghiệm  Chứng tỏ nguyên tử không phải là đơn vị cuối cùng tạo nên vật chất. + Đến năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của nó. + Năm 1905, Anhxtanh công bố thuyết tương đối đã bá bỏ quan niệm cho rằng nguyên tử là bất biến [Thuyết tương đối có nhiều nội dung: Nếu một vật vận động với vận tốc nhỏ hơn nhiều lần vận tốc ánh sáng thì không gian, thời gian của vật không thay đổi. Vận động càng tiến gần vận tốc ánh sáng bao nhiêu thì không gian cong, thời gian co, khối lượng thì thay đổi (ánh sáng = 300.000km/s)]. + Rơdơpho: bắn nguyên tử trong ống nghiệm, nguyên tử vỡ ra và biến mất (trên thực tế, nguyên tử chuyển hóa thành năng lượng).  Những quan niệm về giới hạn tột cùng của vật chất là nguyên tử hoặc khối lượng đã bị sụp đổ tước khoa học. Vấn đề là ở chỗ, trong nhận thức lúc đó, các hạt điện tích và trường điện từ coi là cái gì đó phi vật chất. Đây chính là mảnh đất để CNDT lợi dụng, tấn công, mỉa mai CNDV, tạo ra một cuộc khủng hoảng thế giới quan trong khoa học, đặc biệt là trong vật lý học. Vật chất biến mất, nền tảng của CNDV sụp đổ. b. Quan điểm của CNDV biện chứng về vật chất - Mác và Ăngghen đã kế thừa những giá trị tích cực, đồng thời vạch ra những hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác và tiếp tục phát triển quan niệm về vật chất. Tuy nhiên, hai ông chưa đưa ra được định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà chỉ đưa ra được tư tưởng về vật chất và phương pháp nhận th71c về vật chất. Đó là: + Không được đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của nó… + Vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức con người. Con người muốn hay không muốn thì vật chất vẫn tồn tại.
  • 8. 8 + Dù cho khoa học có phát triển đến đâu thì khoa học cũng chỉ tìm ra những cái mói của vật chất chứ bản thân vật chất không tiêu tan. + Khi đinh nghĩa vật chất thì không được định nghĩa theo cách thông thường (quy phạm trù cần định nghĩa vào phạm trù rộng hơn nó và nêu đặc điểm riêng mà nó có. ví dụ) mà phải đem đối lập vật chất với ý thức. - Dựa trên sự tổng kết thực tiễn của Mác và Angghen về vật chất, dựa trên sự tổng hợp thành tựu khoa học tự nhiên và đặc biệt là phải giải quyết vấn đề thế giới quan của các nhà khoa học tự nhiên (Lênin đã phân tích tình hình phức tạp của ự khủng hoảng trong KHTN và chỉ rõ: Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học cận đại đã không hề bác bỏ CNDV. Nguyên tử có thể bị bắn phá, nguyên tử có thể bị mất đi nhưng vật chất thì không thể mất đi. Sự mất đi này chỉ là sự mất đi về giới hạn nhận thức của con người về vật chất), góp phần vào việc đấu tranh chống CNDT mà Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh điển, hoàn thiện về vật chất. - Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin Toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Matxcova, 1980, tập 18, t. 151). - Tư tưởng cơ bản của định nghĩa: + Phương pháp định nghĩa: Lênin đặt vật chất trong mối quan hệ đối lập với ý thức, xem cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào + Phân tích nội dung định nghĩa: . Vật chất là một phạm trù triết học:  Phạm trù: là những khái niệm cơ bản không thể thiếu được trong một ngành khoa học nào đó. Nó phản ánh những mặt, nhữn thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Đẹp, biện chứng, hài,… là những phạm trù của Mỹ học hay số, đại lượng, hình, điểm, hàm số… là những phạm trù của toán học…
  • 9. 9 * Từ việc nghiên cứu những sự vật rời rạc, ta rút ra những đăc trưng chung, tính chất chung gọi là phạm trù. Mỗi một khoa học lấy một phần của vũ trụ làm đối tượng nghiên cứu rồi đưa ra những khái niệm gọi là phạm trù của khoa học đó. * Triết học không nghiên cứu một phần vũ trụ mà nghiên cứu vũ trụ với tư cách là một chỉnh thể. Triết học đề cập đến đặc trưng chung của toàn vũ trụ, từ đó tìm ra những đặc trưng chung và xây dựng thành phạm trù. Như vậy, xét về ngoại diên các phạm trù triết học là cực rộng, rộng nhất.  Nói vật chất là một phạm trù triết học thì chúng ta hiểu khái niệm vật chất là một khái niệm không thể thiếu được khi đề cập đến phạm trù triết học. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học phải thể hiện thế giới quan và hướng đến giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. . Dùng để chỉ thực tại khách quan: - Khách quan: đối lập với chủ quan, đề cập đến những cái ở ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức con người. - Thực tại khách quan: Là tất cả những gì tồn tai có thực, ở ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức con người. - Phân biệt Tồn tai khách quan (thuộc tính của vật chất) và thực tại khách quan (vật chất). Ví dụ: Nguyên nhân khách quan của sự that thu của một hợp tác xã nông nghiệp là do bão lụt, thiên tai. Còn nội bộ không đoàn kết, lười nhác,… là nguyên nhân chủ quan.  Thuộc tính “tồn tại khách quan” cũng là tiêu chuẩn để khẳng định thế giới vật chất có tồn tại that sự, tồn tại do chính nó hay không? Bởi vậy, nó là cơ sở để đấu tranh chống lại CNDT dưới mọi hình thức của nó.  Tóm lại, “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan” đã trả lời cho câu hỏi Vật chất là gì? Đó là: Vật chất là tất cả những
  • 10. 10 gì tồn tại có thực, ở ngoài ý thức, không lệ thuộc vào ý thức (Vật chất là thực tại khách quan). .Được đem lại cho con người trong cảm giác:  Trong khi phê phán những người theo CNDT chủ quan cho rằng “vật chất là phức hợp các cảm giác” thì Lênin trong tác phẩm “ CNDV và CNDV kinh nghiệm phê phán đã dùng chính chữ cảm giác để chống lại quan điểm ấy.  Con người có thể nhận thức được thực tại khách quan nhờ các giác quan của con người. Như vậy, vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải tồn tại vô hình, trừu tượng mà là sự tồn tại hiện thực, cụ thể, cảm tính và chúng được con người nhận thức nhờ các giác quan. . Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh:  Một vật khi nhận sự tác động của một vật khác thì đồng thời cũng tác động trở lại vật đó. Trong quá trình này, vật nhận sự tác động giữ lại một phần nào đó hình ảnh vật tác động ban đầu (đẩy viên phấn vào bảng, cắt một miếng bánh,…).  Vật chất tác động đến giác quan của con người thì gây ra cảm giác ở con người, đem lại cho con người sự nhận thức về chính nó. Do vậy, kết quả nhận thức của con người chỉ là hình ảnh về đối tượng nhận thức. Đây là kết quả của các giác quan của con người đã chụp lại, chép lại và phản ánh lại đối tượng. Ví dụ: hình ảnh lá cờ Việt Nam trong dầu óc chúng ta là do lá cờ quy định hay hình ảnh một bạn nam trong đầu óc một bạn nữ và ngược lại.  Đến đây, định nghĩa vật chất của Lênin khẳng định:  Vật chất có trước, ý thức có sau.  Ý thức là hình ảnh của vật chất.  Nội dung của ý thức không do ý thức quyết định mà do vật chất quyết định.
  • 11. 11  Con người có khả năng nhận thức được thế giới(chống lại thuyết không thể biết). . Và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác:  Tức vật chất tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức. Đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định xem cái gì đó có là vật chất hay không? Có thuộc vật chất hay không? Ví dụ: trong xã hội có hàng ngàn quan hệ, hoạt động như hôn nhân, huyết thống, kinh tế, tinh thần,… Muốn xem quan hệ nào quyết định quan hệ nào ta phải xem quan hệ nào tồn tại ngoài ý thức, không lệ thuộc vào ý thức.  Lênin một lần nữa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan.  Tóm lại, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức; là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên giác quan của con người; là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh cả nó. - Ý nghĩa của định nghĩa: + Bác bỏ quan điểm của CNDT về vật chất. + Khắc phục được hạn chế của CNDV trước Mác. + Giải quyết được những vấn đề cua triết học dựa trên quan điểm duy vật. + Góp phần thúc đẩy khoa học phát triển. 2. Các hình thức tồn tại của vật chất Là các phạm trù lên quan đến việc làm sáng tỏ sự tồn tại của vất chất. Chúng trả lời trực tiếp vấn đề: vật chất tồn tại bằng cách nào? Đó là các phạm trù: vận động, không gian và thời gian. a. Vật chất và vận động - Khái niệm vận động:
  • 12. 12 + CNDV siêu hình: vạn vật là vĩnh viễn, bất di, bất dịch. Nếu có vận động thì chỉ là sự di chuyển từ A sang B. + CNDT: thừa nhận có vận động nhưng là vận động của tinh thần. Ý thức thay đổi thì vật chất thay đổi theo. + CNDV biện chứng quan niệm vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, vận động là sự thay đổi nói chung. Ph. Angghen viết: “Vân động hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” (C.Mác và Ph. Angghen, Toàn ập, NXB. CTQG, Hà Nội, 1994, tập 20, tr. 519). Chú ý: Tránh cách hiểu vận động với nghĩa đời thường và với cách hiểu của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vận động. - Theo quan điểm của CNDV biện chứng thì vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. + Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất: vật chất và vận động không tách rời nhau. Không thể có vật chất không vận động và ngược lại không thể có sự vận động nào lại không phải là vận động của vạt chất, không thuộc về vật chất.  Nhận thức được những hình thức vận động của vật chất thì nhận thức được bản thân vật chất. + Là phương thức tồn tại của vật chất: vật chất tồn tại bằng cách vận động, không có vận động, vật chất không tồn tại. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, chỉ rõ mình là cái gì. - Vận động là sự tự thân vận động của vật chất (đối lập với quan điểm siêu hình, tìm sự vận động bên ngoài sự vật). - Vận động là vĩnh viễn, bất diệt (vì vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi mà vận động là thuộc tính không thể tách rời khỏi vật chất. Ví dụ: ĐLBT và CHNLượng). * Ăngghen chia 5 hình thức vận động cơ bản:
  • 13. 13 1. Vận động cơ học 2. Vận động vật lí: phân tử, hạt cơ bản, điện tử,… 3. Vận động hóa học: nguyên tử, quá trình hóa hợp và phân giải các chất. 4. Vận động sinh học: trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 5. Vận động xã hội: sự thay dổi, thay thế xã họi của các hình thái kinh tế – xã hội. * Đặc trưng của sự phân chia 5 hình thức vận động: - CNDV sắp xếp có ý thức 5 hình thức vận động. Hình thức vận động cao bao giờ cũng ba hàm hình thức vận động thấp hơn nó. Ví dụ: Vận động cơ học thì bao hàm 3 hình thức vân động: vđ cơ học, vđ vật lý và vđ hóa học; vận động xã hội lại bao hàm 4 hình thức vận động kia. - Mỗi dạng tồn tại cụ thể trong thế giới này đều được đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản. Đó là hình thức vận động cao nhất mà nó có. Ví dụ: Hình thức vận động cơ bản của con người là vận động xã hội. - Giữa các hình thức vận động có sự khác nhau về chất, mà mỗi dạng tồn tại trong thế giới này thì được đặc trưng bằng một hình thức vận động. Vì vậy, không đem hình thức vận động này áp đặt cho việc nghiên cứu một loại được đặc trưng bằng một hình thức vận động khác. - Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ lẫn nhau. Trong những điều kiện nhất định thì những hình thức vận động này có thể chuyển hóa sang các hình thức vận động khác, bởi các hình thức vận động tuy khác nhau về chất nhưng ranh giới giữa chúng là tương đối. Ví dụ: vận động cơ học chuyển hóa thành vận động vật lý (làm nóng một vật). => Những quan điểm về vận động của CNDV biện chứng đã chống lại quan điểm siêu hình về vận động (quy mọi hình thức vận động vào vận động cơ giới). b. Vận động và đứng im
  • 14. 14 - Đứng im tương đối là yếu tố của vân động, là một trạng thái đặc biệt của vận động, là vận trong trong thế cân bằng (Vân động chưa làm cho đối tượng thay đổi về chất, vị trí, quy mô, hình dáng, kích cỡ…, tức là chưa phá vỡ cái cơ bản của bản thân đối tượng. - CNDV biện chứng khẳng định: + Vận động là tuyệt đối. + Đứng im chỉ là một hiện tượng có tính chất tương đối, có tính tạm thời. (Không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự vật nào tồn tại. Ví dụ). Bởi vì:  Đứng im tương đối chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc. Vd: con tàu đứng im là trong mqh với bến cảng, còn so với mặt trời, các thiên thể thì nó vận động theo sự vận động của quả đất.  Đứng im chỉ xảy ra đối với một hình thức vận động chứ không phải đối với tất cả hình thức vận động cùng một lúc. Vd: Con àu đúng im là so với vđ cơ học nhưng các hình thức vđ vật lý, hóa học vẫn luôn diễn ra trong nó.  Đứng im chỉ là sự vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối biểu hiện thành một sự vật, trong khi nó còn là nó, chưa bị phân hóa thành cái khác.  Đứng im chỉ la một hiện tượng tạm thời. c. Không gian và thời gian - Ngoài phạm trù vận động thì trong triết học duy vật biện chứng, không gian và thời cũng là phương thức tồn tại của vật chất: Trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận độn ở đâu ngoài không gian và thời gian. - Khái niệm khộng gian, thời gian + Quan điểm trước Mác về không gian, thời gian: . Thời xa xưa:
  • 15. 15  Không gian: Xa xưa, người ta hiểu rằng bất kỳ khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian.  Thời gian: Sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, ở sự kế tếp trước sau của các giai đoạn vận động… Những thuộc tính này của sự vật đượ đặc trưng bởi phạm trù thời gian. . Chủ nghĩa duy tâm: Phủ nhận tính khách quan của không gian, thời gian + Bécơli và Hium: coi không gian và thời gian chỉ lànội dung của ý thức cá nhân. + Cantơ: coi không gian và thời gian chỉ là hình thức của sự trực quan của con người chứ không phải là thực tại khách quan. + Makhơ: Không gian và thời gian là những hệ thống liên kết chặt chẽ của những chuỗi cảm giác, không gian và thời gian tồn tại trong con người, lệ thuộc vào con người, do con người sinh ra.  Những quan điểm trên đã bị Lênin phê phán rằng: đó là một điều vô lý duy tâm rõ rệt, nảy sinh ra một cách tất nhiên từ học thuyết nói rằng vật thể là những phức hợp các cảm giác. . CNDV siêu hình: tách không gian và thời gian ra khỏi vật chất + Niutơn: Không gian và thời gian gắn bó với nhau, tồn tại độc lập bên cạnh vật chất cũng giống như các vật tồn tại độc lập bên cạnh nhau vậy. . CNDV biện chứng: Không gian và thời gian là những phương thức tồn tại của vật chất, có nghĩa, không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian; ngược lại, không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.
  • 16. 16  Không gian: là phạm trù triết học, dùng để chỉ vị trí, quảng tính (dài, rộng, cao) của các dạng cụ thể của vật chất. Không gian có ba chiều: cao rộng dài.  Thời gian: đề cập đến độ dài diễn biến nhanh hay chậm của các quá trình. Thời gian có mộ chiều từ quá khứ đên hiện tại.  Tính chất của không gian và thời gian:  Tính khách quan vĩnh cửu (thời gian), vô tận (không gian)  Không gian có ba chiều, thời gian có một chiều  Mang tính tuyệt đối (nó là hình thức tồn tại phổ biến của vật chất) và tính tương đối (quan hệ giữa không gian và thời gian tuỳ thuộc vào tốc độ vận động của vật chất). III. Ý thức a. Nguồn gốc của ý thức * Nguồn gốc tự nhiên của ý thức ** Các quan điểm khác nhau về ngồn gốc của ý thức - Quan điểm của CNDT: ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của vật chất. Cả CNDTCQ và CNDT khách quan có quan niệm khác nhau nhất định về vật chất, song giống nhau ở chỗ: tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát để suy ra giới tự nhiên. - Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác về ý thức: + Phê phán quan điểm của CNDT + Không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức + Chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức + Thừa nhận vật chất có trước, ý thức phụ thuộc và vật chất. ** Quan điểm của CNDV biện chứng về nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
  • 17. 17 + Ý thức không phải là nguồn gốc siêu tự nhiên + Ý thức không sản sinh ra vật chất + Ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải là của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ óc người: . Ý thức là chức năng của bộ óc người, phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, bộ óc tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường không tách rời ý thức ra khỏi vật chất. . Bộ óc người là một tổ chưc sống đặc biệt – chỉ có con người với bộ óc người mới có ý thức. . Bộ óc người là một tổ chức vật chất cao. + Bộ óc người và thế giới khách quan có mối liên hệ mật thiết với nhau, chính mối liên hệ này hình tành nên quà trình phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. [Phản ánh: là sự tái tạo nững đặc diểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tac động qua lại giữa chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật (vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động]. Đây là điều quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức. + Ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện của con người. + Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất, nội dung của ý thức là thông tin của thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh.  Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người.  Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có riêng bộ óc ngườ thôi thì chưa đủ mà phải có thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc – Đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. * Nguồn gốc xã hội của ý thức
  • 18. 18 - Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ + Lao động: là hoạt động của con người, sử dụng các công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên nhằm cải biến tự nhiên, tạo ra cua cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu của con người.  Lao động là diều kiện chủ yếu đầu tiên để con người tồn tại.  Lao động giúp con người hiểu được tính chất của đối tượng.  Lao động làm cho khí quan của con người phát triển thành ngôn ngữ.  Lao động giúp cho các giác quan của con người phát triển.  Lao động giúp cho các chi con người phát triển, các chi phát triển thành chân và tay giúp con người thoát khỏi thế giới động vật (# nhau giữa động vật và con người: con vật sử dụng sản phẩm sẵn có trong tự nhiên; con người hực hiện lao động để tạo ra sản phẩm, phục vụ nhu cầu của mình, thay đổi, bắt giới tự nhiên phục tùng nhu cầu cuả mình).  Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó. + Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin nhất định. Ngôn ngữ thể hiện dưới dạng âm thanh là tiếng nói, dưới dạng hình thể là chữ viết.  Lao động xã hội ngay từ đầu mang tính tập thể xã hội  nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi thông tin cho nhau xuất hiện  đòi hỏi ngôn ngữ xuất hiện.  Ngôn ngữ ra đời cùng với quá trình lao động và gắn rất chặt với lao động. Vd  Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời còn là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực  Nhờ có ngôn ngữ mà con người tổng kết được hiện thực, trao đổi thông tin, tri thức từ đời – người này sang đời – người khác.
  • 19. 19  Ngôn ngữ được coi là cái vỏ vật chất của tư duy: Ngôn ngữ như thế nào thì tư duy như thếvậy.  Rèn luyện tư duy như thế nào thì ngôn ngữ như thế ấy.  Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội (vật chất quyết định ý thức).  Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. b. Bản chất của ý thức - CNDT cho rằng, ý thức là thực thể độc lập, tồn tại duy nhất. - CNDV siêu hình cho rằng, ý thức là sự phản ánh sự vật thụ động, giản đơn, máy móc. - CNDV biện chứng: + Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Ở đây, ý thức là cái phản ánh, vật cất là cái được phản ánh. . Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở những điểm sau:  Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật. Vd. Có thể tưởng tượng ra những cái không có trên thực tế. Vd. Có thể tiên đoán, dự báo tương lai. Vd. Có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại. Vd. Những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng. Vd.  Tính sáng tạo của ý thức không được hiểu là ý thức đẻ vật chất, vì sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh mà kết qua bao giờ cũng là khách thể tinh thần.  Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. + Ý thức là một hiện tượng của xã hội: Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu chi phối bởi các quy luật xã hội, do
  • 20. 20 nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định.  Ý thức mang bản chất xã hội. c. Kết cấu của ý tức (tự học) III. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức a. Những quan điểm khác nhau - CNDT: tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, sáng tạo vật chất. - CNDV tầm thường: cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức  họ không thấy vai trò tác động trở lại của ý thức với vật chất. b. Quan điểm của triết học Mác – Lênin * Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức  vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất. - Vật chất quyết định ý thức: + Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại của ý thức + Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó + Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành và phát triển đến đó + Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo  Không được hiểu vc quyết định yt là vật chất đẻ ra yt mà vc quyết định ý thức là quyết định nội dung phản ánh của yt. - Ý thức có tính độc lập tương đối  tác động ngược trở lại vật chất: + Ý thức hản ánh hiện thực khách quan và dầu óc con người  giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó, hình thành những phương hướng, mục tiêu và những phương pháp, biện pháp thực hiệnmục tiêu, phương hướng đó.
  • 21. 21 + Không được hiểu ý thức đẻ ra vật chất mà ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người. Tự ý thức không thể thay đổi được vật chất mà phải thông qua họat động của con người.  Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là cơ sở khách quan của nguyên tắc phương pháp luận khoa học: mọi suy nghĩ và hành động của con người phải xuất phát tư hiện thực khách quan. (việc đề ra các đường lối, chủ trương,..của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trông quy luật khách quan.  Bên cạnh đó cũng phải biết phát huy những nhân tố chủ quan, năng động, sáng tạo (khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt nam). ** Nói tóm lại, con người phải tôn trọng quy luật khách quan, tránh chủ quan duy ý chí và phải biết phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai trò tích cực của ý thức. = = == = = == = = = = = = == = = = = = = = = =