SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HỒ CHÍ MINH
*****************
NGUYỄN HUỲNH MINH CHÂU
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HỒ CHÍ MINH
*****************
NGUYỄN HUỲNH MINH CHÂU
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
TS LÊ THỊ THANH HÀ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình
Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được đúc kết
từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Luận văn được thực hiện
theo sự chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học và hoàn toàn không sao
chép từ luận văn của người khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Khoa sau đại học, Khoa ngân hàng, Nhà trường và pháp luật
nếu lời cam đoan sai sự thật.
NGUYỄN HUỲNH MINH CHÂU
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
Phần mở đầu .............................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan về phát triển dịch vụ ngân hàng........................................4
1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng......................................................................4
1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng.....................................................................5
1.3 Các loại hình DVNH tại các NHTM ...........................................................6
1.3.1 Dịch vụ tiền gửi .......................................................................................6
1.3.2 Dịch vụ thẻ...............................................................................................7
1.3.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ..............................................................8
1.3.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ....................................................................9
1.3.5 DVNH điện tử..........................................................................................9
1.3.6 Các loại DVNH khác .............................................................................10
1.4 Đánh giá phát triển DVNH .......................................................................10
1.4.1 Khái niệm phát triển DVNH..................................................................10
1.4.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển DVNH.................................................11
1.4.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DVNH.......................................13
1.4.3.1 Nhân tố bên trong...........................................................................13
1.4.3.2 Nhân tố bên ngoài ..........................................................................15
1.5 Sự cần thiết và xu hướng phát triển DVNH.............................................17
1.5.1 Sự cần thiết của phát triển DVNH .........................................................17
1.5.2 Xu hƣớng phát triển DVNH...................................................................18
1.6 Kinh nghiệm phát triển DVNH của một số ngân hàng trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho Vietinbank. ..............................................................20
1.6.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok - Thái Lan..................................20
1.6.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Nhật Bản..................................20
1.6.3 Kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered – Singapore................21
1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank ......................................................21
Kết luận chương 1 ..................................................................................................22
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương ..............................................23
2.1 Tổng quan về Vietinbank và Vietinbank Bình Dương............................23
2.1.1 Giới thiệu về Vietinbank........................................................................23
2.1.2 Giới thiệu về Vietinbank Bình Dƣơng...................................................24
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank Bình Dƣơng .......24
2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Dƣơng..........26
2.2 Thực trạng phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương ....................28
2.2.1 Phát triển DVNH về quy mô..................................................................28
2.2.1.1 Mạng lƣới hoạt động của Vietinbank Bình Dƣơng.........................28
2.2.1.2 Phát triển danh mục dịch vụ của Vietinbank Bình Dƣơng .............29
2.2.1.3 Đối tƣợng khách hàng phục vụ .......................................................45
2.2.2 Phát triển DVNH về chất lƣợng.............................................................46
2.2.3 Đánh giá thực trạng về phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng..48
2.2.3.1 Kết quả đạt đƣợc về phát triển DVNH của Vietinbank Bình
Dƣơng...........................................................................................................48
2.2.3.2 Những tồn tại trong phát triển DVNH tại Vietinbank Bình
Dƣơng ............................................................................................................. 50
2.2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển DVNH tại
Vietinbank Bình Dƣơng...................................................................................53
Kết luận chương 2 ..................................................................................................55
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt nam – Chi nhánh Bình Dương..........................................................56
3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank Bình Dương ..............................56
3.1.1 Định hƣớng phát triển của Vietinbank đến năm 2015 ..........................56
3.1.2 Định hƣớng phát triển DVNH của Vietinbank Bình Dƣơng đến 2015 .57
3.2 Các giải pháp phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương ................59
3.2.1 Các giải pháp chính đối với Vietinbank Bình Dƣơng ...........................59
3.2.1.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực..............................................59
3.2.1.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Vietinbank Bình Dƣơng.............60
3.2.1.3 Đa dạng hóa các sản phẩm, DVNH và nâng cao chất lƣợng dịch
vụ .................................................................................................................62
3.2.1.4 Nâng cao chất lƣợng công tác Marketing .......................................63
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ từ Vietinbank........................................................68
3.2.2.1 Về chiến lƣợc kinh doanh ...............................................................68
3.2.2.2 Đào tạo nhân lực chất lƣợng cao.....................................................69
3.2.2.3 Nâng cấp, đổi mới công nghệ hiện đại............................................69
3.2.2.4 Đầu tƣ nâng cao tính bảo mật, an toàn trong ngân hàng.................70
3.2.2.5 Đề ra các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro trong việc phát
triển DVNH..................................................................................................71
3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ từ NHNN..............................................................73
3.2.3.1 Công tác thanh tra, giám sát ...........................................................73
3.2.3.2 Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu tin cậy....................................73
3.2.3.3 Kiểm soát tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh ...........................74
Kết luận chương 3 ..................................................................................................75
Kết luận ...................................................................................................................76
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên văn
ATM Máy rút tiền tự động
DVNH Dịch vụ ngân hàng
DVNHBL Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
DVNHĐT Dịch vụ ngân hàng điện tử
DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
GATS Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ
KBNN Kho bạc Nhà nƣớc
KHCN Khoa học công nghệ
NHBL Ngân hàng bán lẻ
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNNVN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
NHTMNN Ngân hàng Thƣơng mại nhà nƣớc
NHTMVN Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam
POS Cơ sở chấp nhận thẻ
HĐKD Hoạt động kinh doanh
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TDQT Thẻ tín dụng quốc tế
TMCP Thƣơng mại Cổ phần
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
VIETINBANK Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
VIETINBANK -
BÌNH DƢƠNG
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bình Dƣơng
WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng
đầu năm 2011
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến
6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn một vài ngân hàng TMCP trên địa bàn từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.4 : Doanh số chuyển tiền trong nƣớc của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008
đến 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.6: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.7: Doanh số dịch vụ kiều hối của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008
đến 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.8: Doanh số bảo lãnh của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến
6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.9: Kết quả phát hành thẻ của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến
6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.10: Số lƣợng khách hàng đang quan hệ với Vietinbank Bình Dƣơng từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Bảng 2.11: Kết quả về thu phí dịch vụ và thu nhập của Vietinbank Bình Dƣơng
năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng HĐKD Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn
2008 - 2010
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo kỳ hạn từ năm
2008 đến 2010
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo loại hình tiền gửi
từ năm 2008 đến 2010
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trƣởng chuyển tiền trong nƣớc của Vietinbank Bình
Dƣơng giai đoạn 2008 - 2010
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trƣởng thu nhập từ HĐDV so với tổng thu nhập của
Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008 – 2010
- 1 -
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Theo lộ trình mở cửa thị trường DVNH và hội nhập quốc tế của Việt Nam,
năm 2011 đối với lĩnh vực hoạt động ngân hàng sẽ có một bước tiến mạnh mẽ, là
năm hội nhập đầy đủ với sự xuất hiện của các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân
hàng khi có sự thâm nhập sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài, điều này mang
lại những công nghệ mới và các dịch vụ tiện ích tốt hơn cho khách hàng. Bên cạnh
đó, ngày 01/01/2011 Luật NHNNVN và Luật Các TCTD mới có hiệu lực sẽ tạo ra
một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài. Như
vậy, hoạt động ngân hàng đã mở rộng trên cả phạm vi môi trường kinh doanh và
môi trường pháp lý.
Thực tế đã chứng minh, để có được một nền kinh tế vững mạnh phải phát triển
dịch vụ tài chính hiệu quả và lành mạnh. Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường
tài chính cho các đối tác nước ngoài, điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ
trên thị trường tài chính ngân hàng và tạo động lực cho các ngân hàng trong nước
nâng cấp hoạt động của chính mình. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các
ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ, mặc dù trước khi
vào “cuộc chơi” các ngân hàng đã có sự chuẩn bị và đề ra chiến lược phát triển của
riêng mình như: ngoài việc chủ động triển khai tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3,000
tỷ đồng, các ngân hàng đều mở rộng mạng lưới, đầu tư đổi mới công nghệ… và đặc
biệt là phát triển toàn diện các DVNH.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank là một ngân hàng
thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, là
một trong 10 thương hiệu mạnh trong năm 2010. Tổng tài sản năm 2010 tăng
50,5%, tổng nguồn vốn huy động tăng 54,5% so với năm 2009, dư nợ cho vay nền
kinh tế tăng 43,5% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 33,4%
so với năm 2009, nộp thuế ngân sách năm 2010 là 1.400 tỷ đồng….Tuy vậy, trước
bối cảnh hội nhập quốc tế, để có thể khẳng định, giữ gìn và phát triển vị thế của
- 2 -
mình là một bài toán khó không những cho Vietinbank mà còn cho các hệ thống
NHTMVN.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương –
Vietinbank Bình Dương đang từng bước củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh
bằng việc đẩy mạnh phát triển DVNH. Mục tiêu đặt ra đối với Vietinbank Bình
Dương hiện nay là làm thế nào để tìm ra giải pháp tốt nhất cho lĩnh vực này. Từ
nhận thức trên kết hợp với công việc hiện tại tôi chọn đề tài: “Phát triển DVNH tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương” làm đề tài tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển DVNH tại
Vietinbank Bình Dương và đề giải pháp nhằm phát triển DVNH tại Vietinbank
Bình Dương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tìm hiểu các loại hình DVNH phổ biến của
Vietinbank Bình Dương và trên thị trường.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình phát
triển DVNH (trừ dịch vụ cho vay) tại Vietinbank Bình Dương từ năm 2008 đến 06
tháng đầu năm 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu :
Luận văn chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp
và phân tích dựa trên số liệu về tình hình hoạt động dịch vụ tại Vietinbank Bình
Dương và của các NHTMCP trên địa bàn để đưa ra nhận định và giải pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng tình hình phát triển DVNH tại
Vietinbank Bình Dương, đưa ra nhận định để thấy rõ các thế mạnh cần phát huy
cũng như đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại. Nội dung nghiên cứu có ý nghĩa
thiết thực nhằm đẩy mạnh phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương và góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietinbank trong giai đoạn hội nhập.
- 3 -
6. Những điểm chính của luận văn :
Luận văn phân tích một cách toàn diện và có hệ thống các loại hình DVNH tại
Vietinbank Bình Dương và định hướng phát triển DVNH cho Vietinbank trong
tương lai trở thành Ngân hàng hàng đầu về phát triển dịch vụ.
Luận văn đề ra được các biện pháp nhằm phát triển DVNH và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho Vietinbank Bình Dương, góp phần cho Vietinbank tiếp tục
khẳng định sự thành công trong xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày trong 3 chương như sau :
Chƣơng 1 : Tổng quan về phát triển DVNH.
Chƣơng 2 : Thực trạng phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng
Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng
- 4 -
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm DVNH:
Cùng với sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, các ngành sản
xuất vật chất và phục vụ đời sống con người ngày càng phát triển. Xét về nguồn gốc
thì ngành dịch vụ ra đời cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa.
Gắn với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của ngành dịch vụ ngày càng
quan trọng, quan niệm về dịch vụ cũng dần thay đổi. Lĩnh vực dịch vụ không đơn
thuần chỉ là chức năng lưu thông, phân phối mà còn được phát triển rất đa dạng với
nhiều ngành nghề khác nhau như: Bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, vận tải, du
lịch, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, tư vấn…
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: Dịch vụ là những hoạt động lao
động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thức
vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi
và hiệu quả các nhu cầu của sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Trong thực tế có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày càng
đa dạng của con người và DVNH là một bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính.
Theo quy định chung của Hiệp định GATS, DVNH không có khái niệm riêng
mà được coi như một loại hình dịch vụ tài chính. Cũng theo Hiệp định này, dịch vụ
tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính bao gồm các dịch vụ bảo hiểm
và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, các DVNH và dịch vụ tài chính khác.
Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng cấp thiết như hiện nay thì quan
niệm về DVNH đã được đổi mới theo thông lệ quốc tế. Theo đó, khái niệm DVNH
hiện nay có thể được hiểu chung nhất đó là các công việc trung gian về tiền tệ
của các tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và đem lại nguồn
thu phí cho các tổ chức cung ứng dịch vụ.
- 5 -
1.2 Vai trò của DVNH:
* Đối với nền kinh tế:
Thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, DVNH làm tăng quá trình chu
chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh
tế thêm hiệu quả. Từ đó các “khối tiền tệ” bất động trở nên sống động hơn, di
chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đáp ứng
các nhu cầu cho hoạt động kinh tế – xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng
và góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
DVNH góp phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách
hàng và ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và chuyên môn hoá
của từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền,
cũng như tiết kiệm nhân lực và giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản
phẩm dịch vụ.
DVNH tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối nước ngoài
chuyển về.
DVNH góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế
điển hình như việc trả lương qua thẻ ATM sẽ góp phần chống tham nhũng, trốn
thuế vì tài khoản tại ngân hàng sẽ thể hiện rõ thu nhập của cá nhân và việc kiểm tra
nghĩa vụ nộp thuế của họ rất đơn giản.
Việc phát triển các sản phẩm, DVNH và phổ biến các sản phẩm, DVNH rộng
rãi đến các tầng lớp dân giúp cho người dân làm quen với việc giao dịch thanh toán
qua ngân hàng và dần dần từ bỏ thói quen dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy việc
phát triển nền kinh tế nước nhà.
* Đối với khách hàng:
DVNH tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi
chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc
độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa... Hệ thống NHTM giúp các doanh nghiệp
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công
- 6 -
nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế .
DVNH giúp cải thiện đời sống, kích thích tiêu dùng và đáp ứng ngày càng đa
dạng các nhu cầu về DVNH tiện ích và hiện đại cho các cá nhân trong xã hội.
* Đối với ngân hàng:
DVNH đem lại cho ngân hàng các khoản gia tăng thu nhập về phí dịch vụ.
Phát triển DVNH đa dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến phương thức thanh
toán, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng mạng lưới hoạt động . . .và danh mục DVNH
ngày càng được mở rộng đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách
hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng.
Khi các NHTM xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp sẽ
làm nền tảng để phát triển các DVNH, từ đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh
tranh của các NHTM và góp phần làm vững mạnh thêm nền tài chính quốc gia.
1.3 Các loại hình DVNH tại các NHTM:
Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ ngân hàng đã tăng tốc trong những năm
gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các TCTD trong và ngoài nước, từ sự
phát triển của nền kinh tế và từ sự hiểu biết cũng như đòi hỏi cao hơn của khách
hàng. DVNH ngày càng phát triển đa dạng và không có giới hạn, mỗi ngân hàng có
những danh mục dịch vụ khác nhau nhưng nhìn chung đều có các dịch vụ phổ biến
sau:
1.3.1 Dịch vụ tiền gửi:
Đây là dịch vụ truyền thống chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì một NHTM
nào, tính chất quan trọng của dịch vụ tiền gửi được thể hiện ở chỗ nó không chỉ
mang lại nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà
vì nó là tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả
cho các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Để thu hút được nguồn tiền gửi, các
NHTM cung ứng các dịch vụ tiền gửi như sau:
- 7 -
- Tiền gửi thanh toán: Là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với
mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các
phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,...
- Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
1.3.2 Dịch vụ thẻ:
Thẻ Ngân hàng là một công cụ thanh tóan tiên tiến, hiện đại. Người sở hữu thẻ
có thể sử dụng thẻ trong việc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền
mặt tại các máy trả tiền tự động (ATM).
Các loại thẻ Ngân hàng:
- Căn cứ vùng phạm vi sử dụng thẻ Ngân hàng chia làm hai loại :
+ Thẻ nội địa : đây là loại thẻ thanh toán được phát hành tại Việt Nam, được
sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
+ Thẻ quốc tế : là loại thẻ do ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam được sử
dụng trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc được phát hành ở nước ngoài
sử dụng tại Việt Nam.
- Căn cứ vào tính chất sử dụng thẻ ngân hàng chia làm hai loại :
+ Thẻ thanh toán (ATM): Lọai thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng
khách hàng trong và ngoài nước. Với điều kiện là khách hàng phải mở tài khoản tại
ngân hàng phát hành thẻ và phải lưu ký tiền trên tài khoản này một số dư nhất định
theo quy định ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ được sử dụng thẻ này để thanh tóan
tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tài khỏan tiền gửi của
mình tại ngân hàng phát hành thẻ .
+ Thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ tín dụng là lọai thẻ áp dụng cho những khách
hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ tin tưởng và cho vay theo hạn
mức tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ không phải ký quỹ trên tài khỏan tiền
gửi, nhưng được phép sử dụng thẻ để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền trong
- 8 -
phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp
đồng. Chủ thẻ sau khi sử dụng thẻ phải thanh toán (nợ gốc, lãi) cho ngân hàng phát
hành thẻ trong thời hạn quy định.
1.3.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Hiện nay các ngân hàng đang sử dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán như
thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ…làm cho tỷ trọng thanh toán
không dùng tiền mặt năm 2010 tăng lên trên 85% tổng khối lượng thanh toán. Dịch
vụ ngân quỹ cũng được phát triển với hình thức đa dạng và phong phú hơn.
- Dịch vụ thanh toán trong nước:
Là các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng như: Thanh toán bằng uỷ
nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản thanh toán tự động
định kỳ, thanh toán lương qua tài khoản,….
- Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Quan hệ thương mại quốc tế tất yếu dẫn đến nảy sinh những nghĩa vụ tiền tệ
giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Việc thực hiện những nghĩa vụ tiền tệ là
thực hiện quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức
thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín
dụng chứng từ.
- Dịch vụ ngân quỹ:
 Thu chi tại quầy:
Ngân hàng nhận tiền mặt từ các khách hàng có nhu cầu nộp vào ngân hàng để
gửi tiết kiệm, gửi vào tài khoản thanh toán, trả nợ vay, chuyển trả tiền hàng, thu đổi
ngoại tệ,… tại quầy giao dịch của ngân hàng.
Ngân hàng chi tiền mặt cho các khách hàng có nhu cầu rút tiết kiệm, tài khoản
thanh toán, tài khoản tiền vay,… tại quầy giao dịch của ngân hàng.
 Thu chi hộ:
Ngân hàng thay mặt khách hàng để thực hiện nghiệp vụ thu hộ tiền từ người
mua hàng hoá, dịch vụ,… hoặc chi trả hộ lương, chi trả tiền cho đối tác của khách
- 9 -
hàng. Dịch vụ thu chi hộ có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc phương thức chuyển
tiền.
1.3.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:
- Nghiệp vụ khi doanh ngoại tệ giao ngay (Spot): Đây là nghiệp vụ mua bán
ngọai tệ giao ngay với tỷ giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Thông
thường trong nghiệp vụ giao ngay, thời gian cần thiết để các bên mua bán hòan tất
việc chuyển tiền và thanh tóan chậm nhất là sau hai ngày làm việc.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn (Forward): Nghiệp vụ kỳ hạn là một
giao dịch mua bán ngọai tệ mà mọi điều kiện của nó được xác định tại thời điểm ký
hợp đồng, nhưng sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định trong tương lai (từ 1
đến 12 tháng). Nghiệp vụ kỳ hạn vừa cho phép đáp ứng nhu cầu ngọai tệ trong
tương lai một cách chắc chắn vừa là một trong những biện pháp để ngăn ngừa và
hạn chế rủi ro về tỷ giá.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ quyền chọn (Option): Nghiệp vụ quyền chọn
là nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ của ngân hàng, trong đó ngân hàng sẽ ký hợp đồng
quyền chọn với khách hàng của mình về việc mua hoặc bán ngọai tệ theo một số
lượng, tỷ giá và thời hạn nhất định, nhưng dành quyền chọn cho khách hàng. Nghĩa
là dành cho khách hàng quyền quyết định (quyền chọn) là có thực hiện hay không
thực hiện hợp đồng mua bán ngọai tệ đã ký (hợp đồng quyền chọn ). Quyền chọn
được chia làm hai loại là quyền chọn mua hay quyền chọn bán.
1.3.5 DVNH điện tử :
Công cuộc đổi mới công nghệ và hiện đại hoá hoạt động ngân hàng đã dẫn đến
sự ra đời của hàng loạt các DVNH hiện đại, đa tiện ích như: Internet Banking, SMS
Banking, Ví điện tử , ATM online,…
Internet Banking: Giao dịch qua internet cho các dịch vụ tài chính, phi tài
chính.
SMS Banking: khách hàng sử dụng điện thoại di động của mình nhắn tin theo
cú pháp quy định vào bất cứ lúc nào để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông
tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái.v.v...
- 10 -
Ví điện tử: Là một ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt và
thực hiện các giao dịch như: nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn ADSL, mua
hàng trực tuyến di động …
ATM online: Dịch vụ vấn tin tài khoản và thực hiện các giao dịch trên tài
khoản thông qua kết nối mạng Internet và không cần phải đến ngân hàng.
1.3.6 Các loại DVNH khác :
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách hàng, các ngân hàng còn
cung cấp rất nhiều các loại dịch vụ khác như: nhận chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ
có giá tại nhà; gửi giữ tài sản; cho thuê ngăn tủ sắt; thanh toán trực tuyến sử dụng ví
điện tử; thu ngân sách nhà nước; bảo hiểm con người kết hợp tín dụng; cho thuê tài
chính; chứng khoán; dịch vụ gửi tiết kiệm tích lũy tự động…
1.4 Đánh giá phát triển DVNH :
Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức
đối với các TCTD cung ứng DVNH, các NHTM không ngừng cải tiến, đổi mới và
hiện đại hóa hoạt động của chính mình.
1.4.1 Khái niệm phát triển DVNH :
Phát triển DVNH là việc mở rộng số lượng và kết hợp với việc nâng cao chất
lượng các DVNH nhằm làm thỏa mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ
sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng.
Phát triển DVNH là một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của các NHTM.
Vậy phải phát triển DVNH theo hướng nào? Theo các chuyên gia ngân hàng thì
phát triển theo hướng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có phù hợp
với sự thay đổi của thị trường, đồng thời mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng ngày
càng đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường. Việc triển khai các dịch vụ mới phải trên
cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực hiện có của ngân hàng nhằm tránh lãng phí, tăng
thu nhập, giảm thiểu được rủi ro, mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng ưu thế trong
cạnh tranh cho ngân hàng.
- 11 -
1.4.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển DVNH:
* Phát triển DVNH về quy mô :
- Tính đa dạng trong danh mục DVNH:
Ngoài các DVNH truyền thống, ngày nay các ngân hàng đã phát triển thêm rất
nhiều dịch vụ mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong điều kiện
kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao. Các ngân hàng nhìn chung
đều phát triển theo xu hướng trở thành các “siêu thị ngân hàng” nơi sẵn sàng cung
cấp bất cứ DVNH nào mà khách hàng có nhu cầu. Một NHTM có số lượng dịch vụ
càng nhiều thì khả năng cạnh tranh càng cao. Do vậy, số lượng các sản phẩm, dịch
vụ chính là một trong những tiêu thức đầu tiên đánh giá sự phát triển của DVNH.
- Đối tượng khách hàng phục vụ:
Trước kia, khách hàng của các NHTM đặc biệt là NHTMNN chủ yếu là các
DNNN thì nay khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế: từ doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, hợp tác xã, hộ cá thể và cả các cá nhân. Đối tượng khách hàng sử dụng
DVNH ngày càng đa dạng, càng mở rộng thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội phát
triển DVNH. Và đây cũng là một tiêu thức để đánh giá sự phát triển của DVNH.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng:
Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới hoạt động
chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc, phổ biến rộng rãi các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo mọi thành phần kinh tế và góp phần đẩy
mạnh phát triển DVNH.
* Phát triển DVNH về chất lƣợng :
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ :
Hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua thu phí
dịch vụ, hoa hồng đại lý hay chênh lệch giá….DVNH ngày càng phát triển khi
nguồn thu từ lĩnh vực này ngày càng cao. Trước kia, các ngân hàng thường chỉ quan
tâm đến thu nhập từ lãi vay. Mặc dù hiện nay, thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao
trong tổng thu nhập song các ngân hàng đã ngày càng chú trọng hơn đến việc tăng
doanh thu từ các hoạt động dịch vụ. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp mà kết quả của nó
- 12 -
phụ thuộc vào danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, giá cả dịch vụ, chất
lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng …Số lượng các DVNH ngày càng nhiều thì
ngân hàng càng có khả năng tăng doanh thu.
Giá cả dịch vụ cũng là một tiêu thức mà khách hàng dựa vào đó lựa chọn ngân
hàng cung cấp dịch vụ. Khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có mức thu
phí dịch vụ hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực tế đặt ra cho các
NHTM là phải duy trì hai mục tiêu có tính trái ngược nhau (lợi nhuận cao bên cạnh
sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ giữa các NHTM). Nếu như để đạt được mức giá
đem lại doanh thu cao thì lại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng định giá các sản phẩm dịch vụ dựa vào các
yếu tố như chi phí đầu vào, chi phí quản lý và các chi phí khác. Giá cả thông thường
phải bù đắp đủ chi phí, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cá biệt có những sản
phẩm mà giá có thể ở mức thấp hơn chi phí của nó nhằm thu hút khách hàng sử
dụng các dịch vụ khác đem lại lợi ích tổng thể cao cho ngân hàng. Giá cả các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng còn được xem xét và cân đối với các đối thủ cạnh
tranh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả. Cuối cùng, giá cả các DVNH còn
chịu sự chi phối của các chính sách vĩ mô của Nhà nước như chính sách tỷ giá, thuế,
trích lập dự phòng…
Chất lượng của các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp có ảnh hưởng đến doanh
thu hoạt động dịch vụ. Chất lượng dịch vụ có thể được đánh giá qua:
 Thái độ phục vụ.
 Tính tiện ích của sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
 Mức độ an toàn khi sử dụng dịch vụ.
 Thời gian cung ứng sản phẩm, dịch vụ cùng loại so với ngân hàng khác.
 Mức độ đơn giản, phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
 Số lượng khách hàng quay lại với ngân hàng
 Tần suất của khách hàng quay lại ngân hàng
 Mức phí mà khách hàng phải chi trả
- 13 -
Uy tín của ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mức doanh thu vì
khách hàng thường sẽ tìm đến những ngân hàng nào có uy tín để sử dụng các sản
phẩm,dịch vụ của ngân hàng đó.
- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập:
Đây cũng là một chỉ tiêu tương đối được sử dụng để đánh giá sự phát triển của
dịch vụ. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ =
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ
Tổng thu nhập ròng
Hiện nay, tỷ lệ thu được từ hoạt động dịch vụ của các NHTMVN còn rất thấp.
Có thông tin nhận định rằng, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập
của các NHTMVN chỉ đạt khoảng 20%, trong khi đó, tỷ lệ này ở các NHTM tại các
nước phát triển là trên 50% và khu vực Đông Nam Á là 32%. Điều này cho thấy các
NHTMVN cần đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển
các sản phẩm DVNH một cách mạnh mẽ hơn.
1.4.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DVNH :
1.4.3.1 Nhân tố bên trong :
- Năng lực tài chính của ngân hàng :
Năng lực tài chính mang tính quyết định đối với quy mô, mạng lưới hoạt động
của ngân hàng. Nguồn vốn càng lớn sẽ tạo niềm tin cho công chúng và khả năng thu
hút được nguồn vốn của ngân hàng càng cao. Ngược lại, nguồn vốn thấp kéo theo tỷ
lệ an toàn vốn không đảm bảo dẫn đến những rủi ro cao trong HĐKD ngân hàng.
Theo Nghị định 141 của Chính phủ về mức vốn pháp định của các TCTD với
thời hạn hết năm 2010 phải có số vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối
năm 2010 vẫn còn một số ngân hàng chưa thực hiện được. Nhìn chung, vốn điều lệ
của các NHTMVN vẫn còn hạn hẹp nên khả năng trang bị và ứng dụng các công
nghệ hiện đại rõ ràng còn hạn chế.
- 14 -
- Chất lượng nguồn nhân lực :
Con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong mọi lĩnh
vực, phát triển DVNH cũng vậy, chất lượng nguồn nhân lực được xem là yêu cầu
cần thiết đầu tiên. Một ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt hay xấu phụ thuộc phần
lớn vào năng lực quản lý và khả năng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Vì thế việc
đào tạo cho nhân viên bán hàng nắm rõ các quy định, quy trình nghiệp vụ, có kỹ
năng bán hàng chuyên nghiệp và thái độ nhiệt tình trong công việc là yêu cầu đặt ra
đối với ban lãnh đạo để có thể đẩy mạnh phát triển DVNH hiện đại.
- Chiến lược phát triển DVNH :
Với sự thâm nhập thị trường tài chính ngày càng sâu rộng của các TCTD nước
ngoài không những mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong
việc phát triển dịch vụ với công nghệ hiện đại. Vấn đề dặt ra cho các NHTM trong
nước là phải đề ra chính sách, chiến lược phát triển dịch vụ, tạo được thế mạnh dịch
vụ cho riêng mình. Không phải ngân hàng nào có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thì
mới được xem là một ngân hàng hiện đại. Vấn đề là tùy theo đặc điểm hoạt động
của từng ngân hàng; tùy chiến lược kinh doanh; tùy từng đối tượng khách hàng,
khách hàng mục tiêu, khách hàng triển vọng mà phát triển những dịch vụ tương
ứng. Có những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ bán buôn, có ngân hàng chuyên
cung cấp dịch vụ trọn gói và có những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ bán lẽ.
Bên cạnh việc đề ra chiến lược phát triển dịch vụ các NHTM cần phải có chiến
lược Marketing và xây dựng chính sách phí hợp lý, chính sách chăm sóc khách
hàng….
- Công nghệ ngân hàng :
Công nghệ ngân hàng chính là nền tảng quan trọng để các NHTM nâng cao
chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý thông tin, tăng cường tính bảo mật, đem lại
nhiều tiện ích cho khách hàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
Ngày nay việc ứng dụng và phát triển các DVNH hiện đại là vấn đề tất yếu,
vốn đầu tư cho công nghệ ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm được thể
hiện qua những dịch vụ mà những ngân hàng đã, đang và sẽ áp dụng để nâng cao
- 15 -
hiệu quả hoạt động như: Phonebanking, Internetbanking, Mobilebanking….
- Uy tín thương hiệu :
“Thương hiệu chính là nhận thức, tình cảm và niềm tin của khách hàng về tất
cả các yếu tố của doanh nghiệp”.
Chẳng hạn như một khách hàng cá nhân, một chủ doanh nghiệp có nhu cầu sử
dụng DVNH, để đảm bảo được ngân hàng cung ứng dịch vụ một cách nhanh nhất,
an toàn và chính xác khách hàng thường lựa chọn giao dịch với những ngân hàng có
chất lượng dịch vụ tốt, thương hiệu có uy tín, đủ độ tin cậy và có tính bảo mật cao.
Vì thế ngoài chất lượng dịch vụ tốt, việc tạo dựng uy tín của ngân hàng giữ một vai
trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển DVNH.
1.4.3.2 Nhân tố bên ngoài :
- Tâm lý của người dân :
Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và
nâng cao là một điều kiện thuận lợi để các ngân hàng đẩy mạnh phát triển các dịch
vụ của mình. Tuy vậy, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng
ngày hiện nay không dễ gì thay đổi và chính tâm lý ngại thay đổi thói quen chi tiêu
khiến nhiều người chưa muốn tiếp cận với những dịch vụ mới. Mặt khác, việc sử
dụng các DVNH hiện đại chưa được phổ biến rộng rãi và nhu cầu sử dụng các
DVNH không thật sự cấp bách, ngay như đối với dịch vụ thẻ, nhiều người còn cảm
thấy rắc rối khi phải dùng thẻ bởi cho tới thời điểm hiện nay, việc sử dụng dịch vụ
thanh toán bằng thẻ chưa cao, các tiện ích của thẻ chưa được khai thác hết, nhiều
người vẫn quan niệm rằng thẻ ATM là để rút tiền mặt.
Một hạn chế nữa là do tâm lý chúng ta thường rất ngại để người khác biết thu
nhập của mình. Vì thế, dù có rất nhiều phương thức TTKDTM như thẻ, ủy nhiệm
chi, séc, nhưng khách hàng vẫn rút tiền để thanh toán và người bán lại mang tiền
đến nộp vào ngân hàng.
- Môi trường pháp lý :
Ngày 16-6 Quốc hội đã thông qua hai luật ngân hàng (sửa đổi) gồm Luật
NHNNVN và Luật Các TCTD, hiệu lực thi hành của hai luật mới này bắt đầu từ
- 16 -
ngày 1-1-2011 đã góp phần hoàn thiện hơn về môi trường pháp lý cho các hoạt
động ngân hàng và cũng tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong
nước và ngân hàng ngoài nước. Tuy nhiên đây là bước tiến cần phải có để các ngân
hàng trong nước cũng cố năng lực và phát triển các hoạt động của chính mình để có
thể đứng vững trong cạnh tranh và “cạnh tranh lành mạnh” sẽ thúc đẩy thị trường
tài chính phát triển một cách hiệu quả và cùng với nó DVNH cũng sẽ phát triển
theo.
- Môi trường cạnh tranh:
Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển. Kinh tế tri thức cùng với những tiến
bộ về công nghệ đã xác định lại các quy tắc của cuộc chơi và sự chuyển đổi môi
trường cạnh tranh mà các hệ thống ngân hàng đang hoạt động. Trong một môi
trường mới như vậy, khả năng của các ngân hàng trong việc cung cấp sản phẩm và
dịch vụ một cách hiệu quả nhất sẽ là chìa khóa xác định chức năng và phạm vi hoạt
động của hệ thống ngân hàng đó.
- Môi trường kinh tế :
Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh
doanh có lãi, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu về lao động tăng và vì
thế thu nhập của người lao động cũng được nâng cao… do đó nhu cầu sử dụng
DVNH của doanh nghiệp và cá nhân cũng sẽ tăng theo như : nhu cầu dịch vụ thanh
toán (chi lương qua thẻ, chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ TDQT…), dịch vụ tiền gửi… Vì
thế một nền kinh tế ổn định và phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng cao là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các DVNH.
- Môi trường chính trị - xã hội :
Môi trường chính trị - xã hội bao gồm các yếu tố như chính trị, dân số, trình độ
dân trí, thu nhập…DVNH chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn
định, có như vậy người dân và doanh nghiệp mới yên tâm để đầu tư vào hoạt động
sản xuất kinh doanh và phát sinh nhu cầu sử dụng các DVNH.
Trình độ dân trí cũng là một yếu tố cần xét đến. Ngân hàng muốn phát triển
dịch vụ thì trước hết phải được khách hàng đón nhận. Muốn vậy, họ phải hiểu và
- 17 -
nắm bắt được những tiện ích, những điểm lợi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Điều này phụ thuộc khá lớn vào trình độ của người dân.
Ngoài ra, thu nhập cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của DVNH. Liệu ngân
hàng có thể mở rộng và phát triển được dịch vụ ở một nơi mà đời sống của người
dân còn khó khăn, làm không đủ ăn... Các dịch vụ như thanh toán qua thẻ, thanh
toán không dùng tiền mặt, tư vấn và môi giới đầu tư…chỉ thực hiện được khi người
dân có một mức thu nhập nhất định.
1.5 Sự cần thiết và xu hƣớng phát triển DVNH:
1.5.1 Sự cần thiết của phát triển DVNH :
DVNH là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hưởng
to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập.
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất
nước, DVNH không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao
dịch, năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày
càng đa dạng,… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình
phát triển DVNH Việt Nam còn bộc lộ những mặt hạn chế, thực sự chưa đáp ứng
được yêu cầu của giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế như từng dịch vụ của NHTM
chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất
lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, hoạt động marketing ngân hàng chưa
mạnh,…
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam gia nhập WTO thì ngân
hàng là lĩnh vực chịu nhiều sức ép hội nhập nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác,
DVNH sẽ là dịch vụ cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho NHTM trong
nước không còn. Sức ép này hiện đang gay gắt hơn khi thời điểm hiện tại VN đã có
mặt 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hơn 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5
ngân hàng liên doanh, 37 NHTMCP, 2 NHTMNN đã được cổ phần hóa, 3
NHTMNN, bên cạnh đó còn có Ngân hàng Chính Sách Xã hội, Ngân hàng Phát
Triển, Quỹ tín dụng và trên 1,000 Quỹ tín dụng ngân hàng cơ sở, ngoài ra còn có
các Công ty Tài Chính và Công ty Cho thuê Tài Chính…
- 18 -
Vì thế, phát triển các DVNH đang là xu hướng tất yếu trong lộ trình hội nhập
của hệ thống NHTMVN. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi các
NHTM ngoài việc phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức
quản lý, hiện đại hoá hệ thống thanh toán còn đặc biệt chú trọng phát triển các dịch
vụ. Bởi việc cung cấp các dịch vụ mới với chất lượng cao, có nhiều tiện ích cho
khách hàng là cơ sở chủ yếu để thắt chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và khách
hàng, là một trong những thành tố quan trọng để quyết định đến khả năng sinh lời,
độ phân tán rủi ro, vị thế, uy tín và sự thành công của ngân hàng. Do đó, việc
thường xuyên cải tiến, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là mối quan
tâm hàng đầu của hầu hết các NHTM.
1.5.2 Xu hƣớng phát triển DVNH:
Hiện nay, cung cấp DVNHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với
các NHTM.Vậy DVNHBL là gì? DVNHBL là DVNH tài chính mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. DVNHBL
mang tính vô hình, do vậy khi sử dụng các dịch vụ này, khách hàng thường không
thấy rõ hình dạng cụ thể của loại hình dịch vụ này mà chỉ cảm nhận thông qua các
tiện ích mà dịch vụ mang lại. Do vậy dịch vụ phải không ngừng thay đổi về hình
thức, đa dạng về mẫu mã, có nhiều tiện ích, tính năng linh hoạt phù hợp với thị
trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì mới tồn tại và
phát triển. Vì vậy, có thể nói loại hình dịch vụ này sẽ phát triển mạnh trong tương
lai. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với
khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ
có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân
tán rủi ro trong kinh doanh.
Theo NHNN, trong những năm gần đây, áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do
thực hiện lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,
nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động
tiền gửi bằng VND; khả năng mở rộng DVNH và sự phát triển bùng nổ của công
- 19 -
nghệ thông tin, các NHTMVN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát
triển DVNHBL.
Các NHTM không ngừng nghiên cứu và tìm biện pháp để đẩy nhanh tốc độ
phát triển công nghệ thông tin làm chìa khóa cho chiến lược phát triển ngân hàng
bán lẻ, tăng cường mở rộng các loại hình dịch vụ, cung cấp nhiều tiện ích, đa dạng
sản phẩm ngân hàng điện tử mới theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, hiện đại hóa
tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong
mọi lĩnh vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông
tin trong hoạt động kinh doanh. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát
triển sản phẩm trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận
dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển và mở rộng các
sản phẩm dịch vụ TTKDTM nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của
công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó việc đầu tư đẩy mạnh công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng
được các ngân hàng đặc biệt quan tâm do phần lớn đối tượng của DVNH bán lẻ là
khách hàng cá nhân vì thể để đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo hai nội dung trên thì
việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch
vụ, các sản phẩm tiện ích, việc chăm sóc và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng
khi sử dụng DVNH là hết sức quan trọng.
Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường
bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình
dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy ATM, Internet
banking, Home banking, Mobile banking… Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển
mới của thị trường DVNHBL tại Việt Nam. Các NHTMVN đã có những cải thiện
đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và
mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm DVNH góp phần phát triển
- 20 -
DVNHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong
thanh toán.
Tóm lại, việc mở rộng và phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ
là nhân tố quyết định đến vai trò dẫn đầu của các ngân hàng trong tương lai. Khả
năng cung cấp được nhiều dịch vụ mới thông qua sự đa dạng các kênh phân phối
hiện đại sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần hoạt động
trong nước và mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế.
1.6 Kinh nghiệm phát triển DVNH của một số ngân hàng trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho Vietinbank:
1.6.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok – Thái Lan:
Ngân hàng Bangkok được biết đến như là một trong số các ngân hàng lớn nhất
tại Thái Lan. Để đạt được những thành công trong kinh doanh DVNHBL, Ngân
hàng Bangkok đã tiến hành những chiến lược sau:
Mặc dù có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok
vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
khách hàng cá nhân trên khắp đất nước. Kết quả là các chi nhánh nhỏ đã mang lại
thành công với doanh thu và số lượng khách hàng tăng đáng kể. Kế đến, ngân hàng
tiếp tục khôi phục lại các chi nhánh ở các khu đô thị lớn và mở thêm các trung tâm
kinh doanh mới.
Ngân hàng Bangkok xây dựng trung tâm xử lý séc, mở rộng các dịch vụ kinh
doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp cho các chi nhánh ở
cấp tỉnh và đô thị chính. Đồng thời triển khai trên quy mô lớn về phát hành thẻ ghi
nợ trên thị trường.
Thành lập trung tâm hoạt động ngân hàng thực hiện qua điện thoại nhằm cung
cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ. Bên cạnh đó đội ngũ nhân
viên làm công tác Marketing luôn luôn cải thiện về năng lực hoạt động nên chất
lượng dịch vụ khách hàng cũng được nâng cao.
1.6.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Nhật Bản:
Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được đánh giá là hệ thống ngân hàng
- 21 -
cồng kềnh và lệ thuộc nhiều vào chính trị, chính vì vậy nó tạo nên môi trường hết
sức khó khăn cho ngân hàng nội địa và không hoàn toàn thân thiện với ngân
hàng và công ty tài chính ở nước ngoài. Tuy nhiên, Citibank có cách tiếp cận
riêng để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Nhật Bản.
Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh, các kế
hoạch đa dạng, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng. Một chiến lược khác được coi là thành công tiếp theo của Citibank là họ
đã xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào hơn 15 triệu hộ gia đình có thu
nhập cao tại đất nước này. Để thực hiện mục tiêu, Citibank sắp xếp lại các chi
nhánh của mình tại Tokyo theo hướng giảm số chi nhánh để giảm chi phí nhưng
đồng thời nâng cao chất lượng để phục vụ tốt nhất các đối tượng khách hàng theo
chiến lược đề ra.
Thành công tiếp theo là Citibank tiếp tục đánh bóng thương hiệu và phô
trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để
khuếch trương tiềm lực tài chính của mình.
1.6.3 Kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered - Singapore:
Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển
DVNHBL. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh DVNHBL tại
Singapore la ngân hàng Standadr Chartered nhờ khai thác sức mạnh của việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong triển khai DVNHBL, theo thống kê thì đến nay có
khoảng 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Thành
lập mạng lưới kênh phân phối tự động như máy nhận tiền gửi, Internet Banking,
Phone Banking, Home Banking… Với khả năng liên kết với bên thứ ba Standard
Chartered đã tạo nên những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới đã
mang lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phần. Đây là những chiến lược tạo
nên thành công trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Standard Chartered.
1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank:
Phát triển DVNHBL cần phải được xác định là mục tiêu phấn đấu cho
Vietinbank, việc phục vụ cho số lượng lớn khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp
- 22 -
vừa và nhỏ là giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, dễ dàng chiếm lĩnh thị phần
và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mở rộng mạng lưới hoạt động, đề ra chiến lược nhằm khai thác hiệu quả thị
trường, phát triển khách hàng và các kênh phân phối. Bên cạnh việc phát triển mạng
lưới cần rà soát lại những điểm giao dịch không đạt hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí
và tăng hiệu quả kinh doanh
Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ,
có kế hoạch và chính sách chăm sóc khách hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng
nhiều nhu cầu của khách hàng, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và tận dụng tối đa các kênh phân phối để phát triển
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng
như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển thêm các tiện ích của sản
phẩm nhằm mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng, tăng nguồn thu phí dịch vụ
đồng thời phải đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng và bảo mật thông tin cho
khách hàng.
Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và đề ra chiến lược Marketing
nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và góp phần xây dựng thương hiệu
cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã tìm hiểu thế nào là DVNH, phát triển DVNH,
DVNH đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra
Chương 1 đã liệt kê một vài loại hình DVNH phổ biến đang áp dụng tại các NHTM.
Phần cuối Chương 1, đề tài đã nhận định về xu hướng và triển vọng phát triển
DVNH trong tương lai hướng về thị trường DVNH bán lẻ. Theo đó, mở rộng và
phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là nhân tố quyết định sự thành
công trong chiến lược phát triển dịch vụ của các ngân hàng trong tương lai.
- 23 -
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
TẠI VIETINBANK BÌNH DƢƠNG
2.1 Tổng quan về Vietinbank và Vietinbank Bình Dƣơng:
2.1.1 Giới thiệu về Vietinbank:
Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) được thành lập ngày 26 tháng
03 năm 1988 theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức
bộ máy NHNNVN. Là một trong bốn NHTMNN lớn nhất của Việt Nam giữ vai trò
quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngày 27 tháng 03 năm 1993,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN
thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng
Chính Phủ, Thống đốc NHNNVN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành
lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết
định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày
03/07/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 142/GP-
NHNN chuyển đổi Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vietinbank đã phát triển theo
mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao
dịch, chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch/Quỹ Tiết kiệm, có 6 Công ty hạch toán
độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công
ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo Hiểm, Công ty
TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự
nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Vietinbank còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng
Indovina; góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài
chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần Cao
- 24 -
su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Công Thương…
Vietinbank hiện có quan hệ đại lý với trên
lớn trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của Vietinbank tại thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp (31/12/2010) là hơn 15.173 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ
đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng.
Vietinbank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000 và là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân
hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ
chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên
phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
Năm 2010,VietinBank trình Chính phủ lựa chọn 02 trong 10 ngân hàng đứng
đầu thế giới Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Nova Scotia (Canada)
làm cổ đông chiến lược của Vietinbank, góp phần hoàn thiện công nghệ, nâng cao
chất lượng nhân lực, dịch vụ, đẩy mạnh nghiệp vụ bán lẻ, củng cố quản trị rủi ro,
nâng cao năng lực tài chính, năng suất chất lượng hiệu quả của ngân hàng, đồng
thời VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Đức. Tất cả
những hoạt động thiết thực này nhằm nâng cao vị thế của VietinBank trên thị
trường tài chính quốc tế, sẵn sàng cho sự hội nhập quốc tế toàn diện của ngành ngân
hàng Việt Nam năm 2011.
2.1.2 Giới thiệu về Vietinbank Bình Dƣơng :
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank Bình Dƣơng:
Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Bé, tên gọi trước đây của
Vietinbank Bình Dương, chính thức được thành lập ngày 01/4/1991 theo Quyết
định thành lập số 13/NH-QĐ ngày 02/02/1991 của ngân hàng nhà nước tỉnh Sông
Bé. Đến ngày 01/01/1997 Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định tách tỉnh Sông Bé
làm hai tỉnh mới là Bình Dương và Bình Phước. Chi nhánh chính thức được đổi tên
thành Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương theo quyết định
số 18/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của NHCT Việt Nam. Cuối năm 2008,
- 25 -
Vietinbank tiến hành thành công công tác cổ phần hoá và đến ngày 24/8/2009 Chi
nhánh chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Bình Dương theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0100111948031.
Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 330 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thị xã
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hiện Chi nhánh có 5 Phòng giao dịch trực thuộc
gồm:
* PGD Lái Thiêu: huyện Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương;
* PGD Tân Phước Khánh: thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên,Bình
Dương;
* PGD Mỹ Phước: thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
* PGD Dĩ An: thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
* PGD Phú Giáo: thị trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Vietinbank Bình Dương trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất
còn nghèo nàn, lạc hậu, tổng số nhân viên là 24 người. Tình hình kinh tế của tỉnh
Sông Bé lúc bấy giờ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại
dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế. Với những nhân tố đó, kết quả
kinh doanh của Vietinbank Bình Dương cũng bị tác động, tốc độ tăng trưởng dư nợ
bình quân trong 7 năm (1991-1997) chỉ đạt khoảng 18%/năm, tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn huy động bình quân chỉ ở khoảng 15%/năm. Doanh số thanh toán không
dùng tiền mặt rất thấp nên doanh thu từ hoạt động dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ
trên tổng doanh thu.
Từ năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, chỉ trong vòng 4 năm (1997-
2000) cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại
dịch vụ - nông nghiệp, các thành phần kinh tế cũng được phát triển đa dạng theo
hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều cụm
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và nhiều khu công nghiệp được hình thành và
thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong công cuộc đổi mới này
- 26 -
nguồn vốn đầu tư của Vietinbank Bình Dương đã góp một phần không nhỏ, do đó
tốc độ phát triển qua các năm đều tăng vọt đáng kể.
Ngày 01/01/2011 Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng được
ra đời và thay thế cho hai Pháp lệnh ngân hàng trước đây tạo một hành lang pháp lý
tương đối vững chắc, đánh dấu một sự trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt của
cả hệ thống ngân hàng mà Vietinbank Bình Dương không nằm ngoài hệ thống đó.
Ngày nay, Vietinbank Bình Dương đã được trang bị những công cụ, phương
tiện làm việc, công nghệ hiện đại nâng dần chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên
cũng được trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt trong năm 2006,
Vietinbank Bình Dương đã chính thức áp dụng phần mềm hiện đại hoá ngân hàng
INCAS (Incombank Advance System). Theo hệ thống phần mềm này, khách hàng
không chỉ là khách hàng của chi nhánh mà là của cả hệ thống Vietinbank, điều này
cho thấy sự lớn mạnh về quy mô, năng lực tài chính, tổ chức trong kinh doanh của
Vietinbank nói chung và Vietinbank Bình Dương nói riêng.
2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Dƣơng:
Trong năm 2010 Vietinbank đã áp dụng mô hình điều chuyển vốn nội bộ
FTP theo thông lệ quốc tế, toàn bộ nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ được mua bán với
trụ sở chính. Qua cơ chế FTP Vietinbank sẽ chủ động trong việc điều hành và
hướng các chi nhánh của Vietinbank hoạt động theo mục tiêu, định hướng chung
bằng việc áp giá mua bán cho từng chỉ tiêu cụ thể, mỗi chi nhánh phải bám sát vào
định hướng chung và linh hoạt đề ra các biện pháp cụ thể trong hoạt động để có thể
đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất .
Hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Dương trong thời gian qua cũng
đạt kết quả cao. Năm 2010 Chi nhánh vinh dự được Vietinbank xếp loại xuất sắc và
đây là năm thứ 5 chi nhánh liên tục đạt được kết quả này.... Mặc dù bị ảnh hưởng
bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên cùng địa bàn nhưng với tinh thần chủ
động, sáng tạo, thống nhất trong điều hành của Ban giám đốc Vietinbank Bình
Dương cùng với sự nỗ lực của từng CBNV đã mang lại kết quả kinh doanh khả
quan cho chi nhánh.
- 27 -
Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu
năm 2011
Đơn vị : triệu đồng
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6T/2011
- Tổng thu nhập 109,257 141,736 184,551 165,959
- Tổng chi phí 83,221 114,261 145,674 135,943
- Lợi nhuận trước thuế 26,036 27,475 38,877 30,016
Lợi nhuận tăng/ giảm so với năm
trước (%)
5.53% 41.50%
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh của Vietinbank Bình Dương).
Lợi nhuận của Vietinbank Bình Dương tăng đều qua các năm và có tốc độ tăng
trưởng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Cụ thể năm 2008 đạt 26,036 triệu đồng, năm
2009 tố độ tăng ít, chỉ 5.53% do chi phí trong năm phát sinh nhiều, sang năm 2010
lợi nhuận tăng đáng kể, đạt 38,877 triệu đồng và tăng 41.5 % so với năm 2009. Sáu
tháng đầu năm 2011 lợi nhuận đã đạt được 30,016 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trƣởng HĐKD Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008
- 2010
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
2008 2009 2010 Năm
Triệu
đồng
- Tổng thu nhập - Tổng chi phí - Lợi nhuận
(Nguồn: Cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương )
Vietinbank Bình Dương có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm và theo đúng
kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề ra. Kết quả này có được là do chi nhánh không
ngừng phấn đấu để phát triển về mọi mặt, mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt
- 28 -
chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, dịch vụ, các sản phẩm tiện ích của
ngân hàng để tăng trưởng nguồn thu, tiết kiệm chi phí và đưa hoạt động của chi
nhánh ngày càng phát triển ổn định, bền vững, lớn mạnh cùng sự phát triển chung
của hệ thống Vietinbank và góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương.
2.2 Thực trạng phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng:
2.2.1 Phát triển DVNH về quy mô:
2.2.1.1 Mạng lƣới hoạt động của Vietinbank Bình Dƣơng:
Là một trong các NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Vietinbank Bình
Dương không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động của mình, hiện tại với 01 trụ sở
chính đặt tại trung tâm của tỉnh và 05 phòng giao dịch ở các huyện, thị xã. Với công
nghệ kết nối hiện đại, mỗi khách hàng khi mở tài khoản tại Vietinbank Bình Dương
có thể giao dịch tại bất cứ chi nhánh nào của Vietinbank trên toàn quốc gồm 150 Sở
giao dịch, chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Với hệ thống mạng
lưới trải rộng khắp cả nước, đã tạo điều kiện để Vietinbank nói chung và Vietinbank
Bình Dương nói riêng đẩy mạnh phát triển DVNH.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, trên địa bàn Bình Dương cụ
thể là con đường “ngân hàng” Đại lộ Bình Dương, nơi Vietinbank đặt trụ sở chính
đã có gần 30 NHTM, vì thế việc đẩy mạnh dịch vụ tiện ích và hiện đại là yêu cầu
cấp thiết để mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh cho
Vietinbank Bình Dương.
- 29 -
2.2.1.2 Phát triển danh mục dịch vụ của Vietinbank Bình Dƣơng:
* Dịch vụ huy động vốn:
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6
tháng đầu năm 2011
Đơn vị : tỷ đồng
Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6TH
/2011
1. Vietinbank Bình Dƣơng 680 796 1,159 1,221
Theo kỳ hạn:
-Ngắn hạn 638 757 1,112 1,189
-Trung dài hạn 42 39 47 32
Theo loại hình tiền gửi:
- Tiền gửi doanh nghiệp 282 336 455 400
- Tiền gửi dân cư 388 445 695 597
- Tiền gửi Kỳ phiếu, trái phiếu 10 15 9 224
2. Tốc độ tăng trƣởng 17% 46%
(Nguồn : Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương)
Huy động vốn của Vietinbank Bình Dương tăng trưởng đều qua các năm đã
đáp ứng được phần nào việc đầu tư cho các ngành, tổ chức kinh tế và dân cư trên
địa bàn. Năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 796 tỷ đồng, tăng 17% so với năm
2008 và tăng trưởng nhanh trong năm 2010 với tốc độ tăng là 46%, số dư là 1,159
tỷ đồng.
- 30 -
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo kỳ hạn từ năm
2008 đến 2010
638
757
1,112
39
47
42
-
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
2008 2009 2010 Năm
Tỷ
đồng
-Ngắn hạn -Trung dài hạn
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương)
Qua biểu đồ cho thấy nguồn huy động chủ yếu của Vietinbank Bình Dương là
nguồn huy động ngắn hạn, trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn
huy động. Tuy nhiên, đây cũng là bức tranh chung cho hệ thống các NHTM vì
chính sách lãi suất không ổn định và chiến lược huy động vốn trung dài hạn của các
hệ thống ngân hàng chưa thật sự hấp dẫn người dân cũng như các TCKT.
Nguồn vốn ngắn hạn năm 2008 là 638 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 757 tỷ
đồng, năm 2010 tăng trưởng nhanh đạt 1,112 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2011 tình
hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi
suất, các ngân hàng trên cùng địa bàn ra sức lôi kéo khách hàng với lãi suất hấp dẫn
làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dương.
Tuy tình hình đầu năm 2011 gặp nhiều khó khăn nhưng với uy tín về thương
hiệu bên cạnh việc duy trì thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng,
Vietinbank Bình Dương đã duy trì và có tăng trưởng nguồn vốn huy động trong
ngắn hạn, đến 30/06/2011 nguồn vốn ngắn hạn đạt 1,189 tỷ đồng.
- 31 -
Nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm trong năm 2009 nhưng sang năm 2010
đã tăng trưởng trở lại, đạt 47 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo loại hình tiền gửi
từ năm 2008 đến 2010
282
388
10
336
445
15
455
695
9
0
200
400
600
800
1000
1200
Tỷ
đồng
2008 2009 2010 Năm
3.Tiền gửi Kỳ phiếu, trái phiếu
2.Tiền gửi dân cư
1. Tiền gửi doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương)
Về cơ cấu huy động vốn theo loại hình tiền gửi chủ yếu tập trung từ tiền gửi
dân cư với tỷ trọng cao khoảng 60% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi doanh nghiệp
có tỷ trọng khoảng 35 %. Nguồn huy động từ dân cư và doanh nghiệp chủ yếu là
nguồn huy động ngắn hạn vì lãi suất huy động trong thời gian qua không ổn định
nên không thu hút khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài nhằm tránh rủi ro.
Trong 06 tháng đầu năm 2011 tiền gửi Kỳ phiếu, trái phếu tăng đột biến, đạt
đến 224 tỷ đồng do chi nhánh phát hành sản phẩm kỳ phiếu ngắn hạn dự thưởng và
thu hút nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Nhìn chung, nguồn huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng về quy mô
qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng rất
thấp so với nguồn vốn huy động của cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bình
Dương.
- 32 -
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn một vài ngân hàng TMCP trên địa bàn từ
năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6TH
/2011
1. Nguồn vốn huy động của
hệ thống ngân hàng trên
địa bàn, trong đó:
23,534 32,498 47,991 45,884
Vietinbank Bình Dương 680 796 1,159 1,221
NH Ngoại thương 2,282 3,041 4,249 2,976
NH Đầu tư và Phát triển 3,103 3,545 4,057 3,887
NH TMCP Đông Á 661 803 1,123 1,193
NH TMCP Sài Gòn HN 184 286 630 650
Các NH khác 16,624 24,027 37,773 16,624
2. Tỷ trọng nguồn vốn huy
động của Vietinbank Bình
Dƣơng/địa bàn
2.88% 2.45% 2.42% 2.66%
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp NHNN Bình Dương)
Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dương so với cả địa bàn còn khá
khiêm tốn và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của một địa bàn năng động.
Điển hình như năm 2010, vietinbank Bình Dương chỉ huy động được 1,159 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 2.42% so với cả địa bàn và thấp hơn nhiều so Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Bình Dương, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Bình Dương.
Tuy có tỷ trọng thấp so với các ngân hàng bạn nhưng nhìn chung Vietinbank
Bình Dương đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của chi
nhánh có tăng trưởng do thực hiện tốt công tác tiếp thị, áp dụng các sản phẩm huy
động vốn đa dạng, áp dụng liên tục các hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách
hàng....
* Dịch vụ thanh toán:
Hiện nay các giao dịch chuyển tiền tại Vietinbank Bình Dương ngày càng
được rút ngắn về thời gian, mức độ chính xác và an toàn ngày càng cao như (hệ
thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử do NHNN tỉnh
Bình Dương chủ trì…).
- 33 -
Bảng 2.4: Doanh số chuyển tiền của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến
6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính : tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH
/2011
1. Vietinbank Bình Dƣơng,
trong đó :
15,457 33,900 45,379 22,976
Thanh toán bằng tiền mặt 7,208 8,949 12,146 7,722
Thanh toán không dùng tiền mặt 8,250 24,951 33,234 15,254
Tăng/ giảm doanh số chuyển
tiền so với năm trƣớc (%)
+119.31 +33.86
Số món chuyển tiền 109,482 154,893 221,075 122,182
2. Hệ thống ngân hàng trên
địa bàn, trong đó:
301,0648 407,728 559,400 299,775
Thanh toán bằng tiền mặt 71,259 101,791 118,336 79,334
Thanh toán không dùng tiền mặt 229,805 305,937 481,064 220,441
Số món chuyển tiền 6,204,789 10,795,646 14,045,824 7,077,891
3.Tỷ lệ của Vietinbank Bình
Dƣơng/ địa bàn (%)
5.13 8.31 8.11 7.66
(Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương)
- 34 -
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trƣởng chuyển tiền của Vietinbank Bình Dƣơng giai
đoạn 2008 - 2010
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
50,000
2008 2009 2010
Tỷ
đồng
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Năm
Số
món
Doanh số thanh toán của Vietinbank Bình Dương - Số món
(Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương)
Sự thành công của chương trình hiện đại hóa Vietinbank cùng với việc áp
dụng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của NHNN đã góp phần làm cho doanh số
thanh toán của Vietinbank tăng trưởng nhanh trong năm 2009, đạt 119.31% so với
doanh số thanh toán năm 2008, năm 2010 đạt 45,379 tỷ đồng, tăng 33.86% so với
năm 2009, số món chuyển tiền không ngừng tăng lên và đáp ứng được nhu cầu
TTKDTM của phần lớn các khách hàng là TCKT trên địa bàn. Việc giảm tỷ trọng
thanh toán bằng tiền mặt và tăng tỷ trọng TTKDTM trong các hệ thống ngân hàng
như hiện nay là điều tất yếu trong thời kỳ hiện đại hóa ngân hàng và phù hợp với xu
thế phát triển chung của nền kinh tế.
Qua bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng doanh số thanh toán chuyển tiền của
Vietinbank Bình Dương so với doanh số thanh toán của tổng cộng 34 ngân hàng
trên địa bàn Bình Dương rất thấp, mức cao nhất chỉ đạt 8.31% trong năm 2009,
Vietinbank Bình Dương cần khảo sát địa bàn, tiếp thị thêm khách hàng xuất nhập
khẩu và đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ chuyển tiền với mức phí cạnh tranh, hợp lý mới
- 35 -
có thể tăng trưởng nhanh hơn về doanh số, số món chuyển tiền trong nước và góp
phần tăng nguồn thu dịch vụ.
* Dịch vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ:
Trong thời gian gần đây, tỷ giá ngoại tệ thường xuyên thay đổi bất thường đã
ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhằm hạn chế rủi ro về tỷ
giá các hệ thống ngân hàng áp dụng nhiều công cụ phái sinh tiền tệ làm cho hoạt
động kinh doanh mua bán ngoại tệ được đa dạng và phong phú.
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm
2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại tệ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương)
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Bình Dương các năm qua có
nhiều biến động. Trong năm 2008 lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 4 tỷ đồng và doanh số
mua bán tương đối thấp. Tuy nhiên trong năm 2009 hoạt động mua bán ngoại tệ đã
khởi sắc, Vietinbank Bình Dương đã áp dụng có hiệu quả các công cụ phái sinh tiền
tệ như spot, option, forward…và mang lại nguồn thu lãi ngoại tệ đến 16 tỷ đồng,
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH
/2011
1. Vietinbank Bình Dƣơng
- Doanh số mua quy USD 671 1,242 1,601 688
- Doanh số bán quy USD 599 2,275 2,059 1,182
- Lãi kinh doanh ngoại tệ 4 16 8 2
2. Hệ thống ngân hàng trên
địa bàn
- Doanh số mua quy USD 48,592 38,852 55,719 38,943
- Doanh số bán quy USD 47,660 40,134 57,160 39,801
- Lãi kinh doanh ngoại tệ 128 84 128 218
3. Tỷ lệ Vietinbank Bình
Dƣơng/ địa bàn (%)
- Doanh số mua 1.38 3.19 2.87 1.76
- Doanh số bán 1.26 5.67 3.6 2.97
- Lãi kinh doanh ngoại tệ 3.17 19.68 6.46 0.97
- 36 -
tăng 305.62 % so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 19.68% so với tổng nguồn thu lãi
kinh doanh ngoại tệ của các hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bình Dương.
Đầu năm 2010 thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, sáu tháng cuối năm 2010
thị trường diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là cuối năm có sự chênh lêch rất lớn giữa
tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Nhiều thời điểm khả năng thanh
khoản trên thị trường ngoại tệ bị hạn chế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng trên địa bàn. Trong thời điểm khó khăn đó Vietinbank Bình Dương đã
phối hợp nhiều giải pháp linh hoạt để giữ khách hàng có nguồn ngoại tệ xuất khẩu
và tăng cường khai thác nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách. Cụ thể
trong năm 2010 doanh số mua USD tăng nhẹ và doanh số bán USD giảm, lãi kinh
doanh ngoại tệ giảm 49.56 % so với năm 2009.
Nhìn chung dịch vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ của Vietinbank Bình Dương
có tăng trưởng và mang lại nguồn thu lãi cao, tuy nhiên tỷ trọng doanh số mua bán
ngoại tệ của Vietinbank Bình Dương so với tổng doanh số mua bán ngoại tệ của hệ
thống các ngân hàng trên địa bàn Bình Dương còn rất thấp, doanh số bán cao nhất
trong năm 2009 cũng chỉ đạt mức tỷ trọng là 5.67%.
* Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Cùng với sự phát triển của thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại hối, hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu cũng có sự phát triển nhưng rất chậm, cụ thể :
- 37 -
Bảng 2.6: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank Bình Dƣơng từ
năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính : tỷ đồng
(Nguồn: Các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương)
Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank Bình Dương có
sự tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng rất chậm. Doanh số thanh toán chiếm
tỷ trọng thấp so với doanh số thanh toán của cả hệ thống ngân hàng phục vụ dịch vụ
thanh toán quốc tế trên địa bàn. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn hẹp
về quy mô và hạn chế về doanh số nên thu nhập đối với lĩnh vực này còn rất thấp
trong tổng doanh thu dịch vụ.
* Dịch vụ kiều hối:
Cùng với sự phát triển của KHCN, hiện nay các kênh chuyển tiền kiều hối
ngày càng phong phú và đa dạng đã đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu chuyển
tiền về Việt Nam cho người thân của kiều bào nước ngoài như hệ thống chuyển tiền
Western Union, IME, Express Money, chuyển tiền qua mạng Swift…, thời gian
chuyển tiền ngày càng được rút ngắn (người nhận có thể nhận tiền ngay trong ngày
chuyển tiền) và đi kèm với nó là sự tiện ích ngày càng được nâng cao, điển hình
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH
/2011
1. Vietinbank Bình Dƣơng
Tổng doanh số thanh toán 1,033 3,096 4,052 2,918
Thu nhập thanh toán quốc tế 0.69 2.15 2.3 1.48
Thu nhập TTQT tăng/ giảm so
với năm trước (%)
+ 211.01 + 6.8
2. Hệ thống ngân hàng trên
địa bàn
Tổng doanh số thanh toán 59,496 82,797 87,358 53,837
Thu nhập thanh toán quốc tế 52 76 88 125
3. Tỷ lệ Vietinbank Bình
Dƣơng / địa bàn (%)
Tổng doanh số thanh toán 1.74 3.74 4.64 5.42
Thu nhập thanh toán quốc tế 1.33 2.83 2.61 1.18
- 38 -
như năm 2011 Vietinbank vừa ký kết hợp đồng với tập đoàn Western Union triển
khai dịch vụ nhận chuyển tiền kiều hối tại nhà vào tài khoản qua mạng Internet và
phát triển thêm hình thức tiết kiệm mới như tiền gửi tiết kiệm kiều hối, tiền gửi tiết
kiệm tỷ giá linh hoạt….
Bảng 2.7: Doanh số dịch vụ kiều hối của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008
đến 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính : tỷ đồng
(Nguồn:Các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương)
Hoạt động chi trả kiều hối của Vietinbank Bình Dương có phát triển nhưng tốc
độ tăng trưởng chưa cao. Năm 2008 doanh số chi trả đạt 31 tỷ đồng, năm 2009
doanh số giảm do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, lượng khách hàng
chuyển tiền về Việt Nam sụt giảm mạnh, so với năm 2008 doanh số giảm 27.76%.
Năm 2010 doanh số chi trả tăng trưởng trở lại, đạt 35 tỷ đồng, tăng 60.79% so với
năm 2009 do Vietinbank Bình Dương đã đẩy mạnh tiếp thị và áp dụng nhiều
chương trình khuyến mãi tặng quà, tham gia dự thưởng, tặng bao lì xì nhân dịp năm
mới…cho khách hàng nhận tiền kiều hối vào thời điểm cuối năm nên đã thu hút
nhiều khách hàng và góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho chi nhánh.
Cũng như các dịch vụ khác, doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank Bình
Dương có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với nhu cầu phát triển của
dịch vụ trên địa bàn nên tỷ trọng về doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank so với
cả địa bàn Bình Dương giảm dần qua các năm.
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH
/2011
1.Vietinbank Bình Dƣơng 31 22 35 19
Doanh số kiều hối tăng/ giảm so
với năm trước (%)
- 27.76 + 60.79
2.Hệ thống ngân hàng trên địa
bàn
285 460 746 456
3.Tỷ lệ Vietinbank Bình
Dƣơng / địa bàn (%)
10.71 4.79 4.75 4.14
- 39 -
* Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng:
Hoạt động bảo lãnh của Vietinbank bao gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh
toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác.
Bảng 2.8 Doanh số bảo lãnh của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6
tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH
/2011
1. Vietinbank Bình Dƣơng
- Bảo lãnh dự thầu 1,306 1,239 12,656 3,066
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 4,307 11,417 8,085 3,650
- Bảo lãnh thanh toán 0 0 3,460 4,724
- Bảo lãnh khác 6,785 7,080 163,099 39,822
2. Hệ thống ngân hàng trên
địa bàn
- Bảo lãnh dự thầu 52,236 150,591 151,333 43,245
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 835,370 416,056 498,528 192,472
- Bảo lãnh thanh toán 1,154,496 718,919 822,380 603,791
- Bảo lãnh khác 406,307 369,586 737,473 641,420
3. Tỷ trọng Vietinbank Bình
Dƣơng / địa bàn
- Bảo lãnh dự thầu 2.5 0.82 8.36 7.09
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 0.52 2.74 1.62 1.90
- Bảo lãnh thanh toán 0 0 0.42 0.78
- Bảo lãnh khác 1.67 1.92 22.11 6.21
(Nguồn:Báo cáo chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương)
Tuy hoạt động bảo lãnh của Vietinbank có sự đa dạng và tăng trưởng qua các
năm nhưng so sánh với các ngân hàng trên địa bàn thì dịch vụ bảo lãnh của
Vietinbank Bình Dương chiếm thị phần rất nhỏ, chưa xứng tầm với sự phát triển
năng động như địa bàn tỉnh Bình Dương.
* Dịch vụ thẻ:
Hoạt động thẻ của các ngân hàng ngày càng phát triển đã mang đến một vị thế
mới, một diện mạo mới cho hệ thống Ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã và
đang được các ngân hàng nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong cuộc
- 40 -
đua đến thị trường ngân hàng bán lẻ và mang lại nguồn thu phí cao cho các ngân
hàng trong tương lai.
- Thẻ ATM, TDQT:
Hiện nay các NHTM đã cho ra đời nhiều loại thẻ với nhiều tín năng phong
phú, các dịch vụ gia tăng đi kèm với thẻ không ngừng tăng lên và đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Qua thống kê của NHNN, trong năm 2010, đã có 53% đơn vị
hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ ATM,
tăng 11,5% so với năm 2009 và cũng theo báo cáo của NHNN, đến cuối năm 2010,
số lượng thẻ ATM phát hành trên phạm vi cả nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ.
Cùng với sự phát triển chung của thị trường thẻ, Vietinbank Bình Dương đang
thực hiện phát hành thẻ thanh toán ATM để rút tiền mặt sử dụng nội địa với thương
hiệu thẻ E-Partner gồm 6 loại thẻ: C Card, S Card, G Card, Pink Card; thẻ liên kết,
thẻ 12 con giáp. Với thẻ ATM Vietinbank ngoài chức năng rút tiền mặt, thanh toán
chuyển tiền trong hệ thống còn được sử dụng thanh toán tiền điện, nước, cước viễn
thông, nạp tiền cho điện thoại di động, mua vé tàu, vé máy bay qua mạng, gửi tiết
kiệm tại máy ATM, mua hàng qua mạng, ….
Thẻ TDQT của Vietinbank gồm thẻ Visa Cremium, MasterCard Cremium với
4 hạng thẻ: thẻ hạng Xanh, thẻ hạng Chuẩn, thẻ hạng Vàng và thẻ VIP hạng
Platinium, thẻ TDQT Cremium JCB với 2 hạng thẻ gồm : hạng chuẩn và hạng vàng
đã làm cho các sản phẩm thẻ TDQT của Vietinbank thêm đa dạng và phong phú.
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf

Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
hieu anh
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
HanaTiti
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
HanaTiti
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Trần Đức Anh
 
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Thư Viện Số
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đ
Đề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đĐề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đ
Đề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TechcombankNâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
TieuNgocLy
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Ngân ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ Tài chính Ngân hàng tại Ngân ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
 
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đ
Đề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đĐề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đ
Đề tài: Nâng cao dịch vụ tín dụng của ngân hàng Techcombank, 9đ
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TechcombankNâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
NuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
NuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
NuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
NuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
NuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
NuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
NuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
NuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
NuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 

Recently uploaded (19)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 

Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HỒ CHÍ MINH ***************** NGUYỄN HUỲNH MINH CHÂU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HỒ CHÍ MINH ***************** NGUYỄN HUỲNH MINH CHÂU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS LÊ THỊ THANH HÀ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Luận văn được thực hiện theo sự chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học và hoàn toàn không sao chép từ luận văn của người khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa sau đại học, Khoa ngân hàng, Nhà trường và pháp luật nếu lời cam đoan sai sự thật. NGUYỄN HUỲNH MINH CHÂU
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, biểu đồ Phần mở đầu .............................................................................................................1 Chương 1: Tổng quan về phát triển dịch vụ ngân hàng........................................4 1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng......................................................................4 1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng.....................................................................5 1.3 Các loại hình DVNH tại các NHTM ...........................................................6 1.3.1 Dịch vụ tiền gửi .......................................................................................6 1.3.2 Dịch vụ thẻ...............................................................................................7 1.3.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ..............................................................8 1.3.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ....................................................................9 1.3.5 DVNH điện tử..........................................................................................9 1.3.6 Các loại DVNH khác .............................................................................10 1.4 Đánh giá phát triển DVNH .......................................................................10 1.4.1 Khái niệm phát triển DVNH..................................................................10 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển DVNH.................................................11 1.4.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DVNH.......................................13 1.4.3.1 Nhân tố bên trong...........................................................................13 1.4.3.2 Nhân tố bên ngoài ..........................................................................15 1.5 Sự cần thiết và xu hướng phát triển DVNH.............................................17 1.5.1 Sự cần thiết của phát triển DVNH .........................................................17 1.5.2 Xu hƣớng phát triển DVNH...................................................................18
  • 5. 1.6 Kinh nghiệm phát triển DVNH của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Vietinbank. ..............................................................20 1.6.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok - Thái Lan..................................20 1.6.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Nhật Bản..................................20 1.6.3 Kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered – Singapore................21 1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank ......................................................21 Kết luận chương 1 ..................................................................................................22 Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương ..............................................23 2.1 Tổng quan về Vietinbank và Vietinbank Bình Dương............................23 2.1.1 Giới thiệu về Vietinbank........................................................................23 2.1.2 Giới thiệu về Vietinbank Bình Dƣơng...................................................24 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank Bình Dƣơng .......24 2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Dƣơng..........26 2.2 Thực trạng phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương ....................28 2.2.1 Phát triển DVNH về quy mô..................................................................28 2.2.1.1 Mạng lƣới hoạt động của Vietinbank Bình Dƣơng.........................28 2.2.1.2 Phát triển danh mục dịch vụ của Vietinbank Bình Dƣơng .............29 2.2.1.3 Đối tƣợng khách hàng phục vụ .......................................................45 2.2.2 Phát triển DVNH về chất lƣợng.............................................................46 2.2.3 Đánh giá thực trạng về phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng..48 2.2.3.1 Kết quả đạt đƣợc về phát triển DVNH của Vietinbank Bình Dƣơng...........................................................................................................48 2.2.3.2 Những tồn tại trong phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng ............................................................................................................. 50 2.2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng...................................................................................53 Kết luận chương 2 ..................................................................................................55
  • 6. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam – Chi nhánh Bình Dương..........................................................56 3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank Bình Dương ..............................56 3.1.1 Định hƣớng phát triển của Vietinbank đến năm 2015 ..........................56 3.1.2 Định hƣớng phát triển DVNH của Vietinbank Bình Dƣơng đến 2015 .57 3.2 Các giải pháp phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương ................59 3.2.1 Các giải pháp chính đối với Vietinbank Bình Dƣơng ...........................59 3.2.1.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực..............................................59 3.2.1.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Vietinbank Bình Dƣơng.............60 3.2.1.3 Đa dạng hóa các sản phẩm, DVNH và nâng cao chất lƣợng dịch vụ .................................................................................................................62 3.2.1.4 Nâng cao chất lƣợng công tác Marketing .......................................63 3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ từ Vietinbank........................................................68 3.2.2.1 Về chiến lƣợc kinh doanh ...............................................................68 3.2.2.2 Đào tạo nhân lực chất lƣợng cao.....................................................69 3.2.2.3 Nâng cấp, đổi mới công nghệ hiện đại............................................69 3.2.2.4 Đầu tƣ nâng cao tính bảo mật, an toàn trong ngân hàng.................70 3.2.2.5 Đề ra các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro trong việc phát triển DVNH..................................................................................................71 3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ từ NHNN..............................................................73 3.2.3.1 Công tác thanh tra, giám sát ...........................................................73 3.2.3.2 Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu tin cậy....................................73 3.2.3.3 Kiểm soát tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh ...........................74 Kết luận chương 3 ..................................................................................................75 Kết luận ...................................................................................................................76 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn ATM Máy rút tiền tự động DVNH Dịch vụ ngân hàng DVNHBL Dịch vụ ngân hàng bán lẻ DVNHĐT Dịch vụ ngân hàng điện tử DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc GATS Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ KBNN Kho bạc Nhà nƣớc KHCN Khoa học công nghệ NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHNNVN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NHTMNN Ngân hàng Thƣơng mại nhà nƣớc NHTMVN Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam POS Cơ sở chấp nhận thẻ HĐKD Hoạt động kinh doanh TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TDQT Thẻ tín dụng quốc tế TMCP Thƣơng mại Cổ phần TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt VIETINBANK Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam VIETINBANK - BÌNH DƢƠNG Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bình Dƣơng WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn một vài ngân hàng TMCP trên địa bàn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.4 : Doanh số chuyển tiền trong nƣớc của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.6: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.7: Doanh số dịch vụ kiều hối của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.8: Doanh số bảo lãnh của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.9: Kết quả phát hành thẻ của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.10: Số lƣợng khách hàng đang quan hệ với Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Bảng 2.11: Kết quả về thu phí dịch vụ và thu nhập của Vietinbank Bình Dƣơng năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng HĐKD Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008 - 2010 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo kỳ hạn từ năm 2008 đến 2010 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo loại hình tiền gửi từ năm 2008 đến 2010 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trƣởng chuyển tiền trong nƣớc của Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008 - 2010 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trƣởng thu nhập từ HĐDV so với tổng thu nhập của Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008 – 2010
  • 10. - 1 - Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài : Theo lộ trình mở cửa thị trường DVNH và hội nhập quốc tế của Việt Nam, năm 2011 đối với lĩnh vực hoạt động ngân hàng sẽ có một bước tiến mạnh mẽ, là năm hội nhập đầy đủ với sự xuất hiện của các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng khi có sự thâm nhập sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài, điều này mang lại những công nghệ mới và các dịch vụ tiện ích tốt hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngày 01/01/2011 Luật NHNNVN và Luật Các TCTD mới có hiệu lực sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài. Như vậy, hoạt động ngân hàng đã mở rộng trên cả phạm vi môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý. Thực tế đã chứng minh, để có được một nền kinh tế vững mạnh phải phát triển dịch vụ tài chính hiệu quả và lành mạnh. Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường tài chính cho các đối tác nước ngoài, điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tài chính ngân hàng và tạo động lực cho các ngân hàng trong nước nâng cấp hoạt động của chính mình. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ, mặc dù trước khi vào “cuộc chơi” các ngân hàng đã có sự chuẩn bị và đề ra chiến lược phát triển của riêng mình như: ngoài việc chủ động triển khai tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3,000 tỷ đồng, các ngân hàng đều mở rộng mạng lưới, đầu tư đổi mới công nghệ… và đặc biệt là phát triển toàn diện các DVNH. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank là một ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, là một trong 10 thương hiệu mạnh trong năm 2010. Tổng tài sản năm 2010 tăng 50,5%, tổng nguồn vốn huy động tăng 54,5% so với năm 2009, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 43,5% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 33,4% so với năm 2009, nộp thuế ngân sách năm 2010 là 1.400 tỷ đồng….Tuy vậy, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, để có thể khẳng định, giữ gìn và phát triển vị thế của
  • 11. - 2 - mình là một bài toán khó không những cho Vietinbank mà còn cho các hệ thống NHTMVN. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương – Vietinbank Bình Dương đang từng bước củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đẩy mạnh phát triển DVNH. Mục tiêu đặt ra đối với Vietinbank Bình Dương hiện nay là làm thế nào để tìm ra giải pháp tốt nhất cho lĩnh vực này. Từ nhận thức trên kết hợp với công việc hiện tại tôi chọn đề tài: “Phát triển DVNH tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương và đề giải pháp nhằm phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tìm hiểu các loại hình DVNH phổ biến của Vietinbank Bình Dương và trên thị trường. - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển DVNH (trừ dịch vụ cho vay) tại Vietinbank Bình Dương từ năm 2008 đến 06 tháng đầu năm 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu : Luận văn chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phân tích dựa trên số liệu về tình hình hoạt động dịch vụ tại Vietinbank Bình Dương và của các NHTMCP trên địa bàn để đưa ra nhận định và giải pháp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng tình hình phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương, đưa ra nhận định để thấy rõ các thế mạnh cần phát huy cũng như đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại. Nội dung nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực nhằm đẩy mạnh phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dương và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietinbank trong giai đoạn hội nhập.
  • 12. - 3 - 6. Những điểm chính của luận văn : Luận văn phân tích một cách toàn diện và có hệ thống các loại hình DVNH tại Vietinbank Bình Dương và định hướng phát triển DVNH cho Vietinbank trong tương lai trở thành Ngân hàng hàng đầu về phát triển dịch vụ. Luận văn đề ra được các biện pháp nhằm phát triển DVNH và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietinbank Bình Dương, góp phần cho Vietinbank tiếp tục khẳng định sự thành công trong xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương như sau : Chƣơng 1 : Tổng quan về phát triển DVNH. Chƣơng 2 : Thực trạng phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng Chƣơng 3 : Giải pháp phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng
  • 13. - 4 - CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm DVNH: Cùng với sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, các ngành sản xuất vật chất và phục vụ đời sống con người ngày càng phát triển. Xét về nguồn gốc thì ngành dịch vụ ra đời cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa. Gắn với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của ngành dịch vụ ngày càng quan trọng, quan niệm về dịch vụ cũng dần thay đổi. Lĩnh vực dịch vụ không đơn thuần chỉ là chức năng lưu thông, phân phối mà còn được phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau như: Bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, vận tải, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, tư vấn… Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thức vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả các nhu cầu của sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Trong thực tế có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con người và DVNH là một bộ phận cấu thành của dịch vụ tài chính. Theo quy định chung của Hiệp định GATS, DVNH không có khái niệm riêng mà được coi như một loại hình dịch vụ tài chính. Cũng theo Hiệp định này, dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính bao gồm các dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, các DVNH và dịch vụ tài chính khác. Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng cấp thiết như hiện nay thì quan niệm về DVNH đã được đổi mới theo thông lệ quốc tế. Theo đó, khái niệm DVNH hiện nay có thể được hiểu chung nhất đó là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và đem lại nguồn thu phí cho các tổ chức cung ứng dịch vụ.
  • 14. - 5 - 1.2 Vai trò của DVNH: * Đối với nền kinh tế: Thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, DVNH làm tăng quá trình chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế thêm hiệu quả. Từ đó các “khối tiền tệ” bất động trở nên sống động hơn, di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động kinh tế – xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. DVNH góp phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách hàng và ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và chuyên môn hoá của từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực và giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm dịch vụ. DVNH tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối nước ngoài chuyển về. DVNH góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế điển hình như việc trả lương qua thẻ ATM sẽ góp phần chống tham nhũng, trốn thuế vì tài khoản tại ngân hàng sẽ thể hiện rõ thu nhập của cá nhân và việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của họ rất đơn giản. Việc phát triển các sản phẩm, DVNH và phổ biến các sản phẩm, DVNH rộng rãi đến các tầng lớp dân giúp cho người dân làm quen với việc giao dịch thanh toán qua ngân hàng và dần dần từ bỏ thói quen dùng tiền mặt, góp phần thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế nước nhà. * Đối với khách hàng: DVNH tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa... Hệ thống NHTM giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công
  • 15. - 6 - nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế . DVNH giúp cải thiện đời sống, kích thích tiêu dùng và đáp ứng ngày càng đa dạng các nhu cầu về DVNH tiện ích và hiện đại cho các cá nhân trong xã hội. * Đối với ngân hàng: DVNH đem lại cho ngân hàng các khoản gia tăng thu nhập về phí dịch vụ. Phát triển DVNH đa dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến phương thức thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng mạng lưới hoạt động . . .và danh mục DVNH ngày càng được mở rộng đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Khi các NHTM xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp sẽ làm nền tảng để phát triển các DVNH, từ đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh tranh của các NHTM và góp phần làm vững mạnh thêm nền tài chính quốc gia. 1.3 Các loại hình DVNH tại các NHTM: Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ ngân hàng đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các TCTD trong và ngoài nước, từ sự phát triển của nền kinh tế và từ sự hiểu biết cũng như đòi hỏi cao hơn của khách hàng. DVNH ngày càng phát triển đa dạng và không có giới hạn, mỗi ngân hàng có những danh mục dịch vụ khác nhau nhưng nhìn chung đều có các dịch vụ phổ biến sau: 1.3.1 Dịch vụ tiền gửi: Đây là dịch vụ truyền thống chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì một NHTM nào, tính chất quan trọng của dịch vụ tiền gửi được thể hiện ở chỗ nó không chỉ mang lại nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà vì nó là tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Để thu hút được nguồn tiền gửi, các NHTM cung ứng các dịch vụ tiền gửi như sau:
  • 16. - 7 - - Tiền gửi thanh toán: Là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,... - Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. 1.3.2 Dịch vụ thẻ: Thẻ Ngân hàng là một công cụ thanh tóan tiên tiến, hiện đại. Người sở hữu thẻ có thể sử dụng thẻ trong việc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy trả tiền tự động (ATM). Các loại thẻ Ngân hàng: - Căn cứ vùng phạm vi sử dụng thẻ Ngân hàng chia làm hai loại : + Thẻ nội địa : đây là loại thẻ thanh toán được phát hành tại Việt Nam, được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam . + Thẻ quốc tế : là loại thẻ do ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam được sử dụng trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc được phát hành ở nước ngoài sử dụng tại Việt Nam. - Căn cứ vào tính chất sử dụng thẻ ngân hàng chia làm hai loại : + Thẻ thanh toán (ATM): Lọai thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Với điều kiện là khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng phát hành thẻ và phải lưu ký tiền trên tài khoản này một số dư nhất định theo quy định ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ được sử dụng thẻ này để thanh tóan tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tài khỏan tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ . + Thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ tín dụng là lọai thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ tin tưởng và cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ không phải ký quỹ trên tài khỏan tiền gửi, nhưng được phép sử dụng thẻ để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền trong
  • 17. - 8 - phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng. Chủ thẻ sau khi sử dụng thẻ phải thanh toán (nợ gốc, lãi) cho ngân hàng phát hành thẻ trong thời hạn quy định. 1.3.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Hiện nay các ngân hàng đang sử dụng rộng rãi các dịch vụ thanh toán như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ…làm cho tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2010 tăng lên trên 85% tổng khối lượng thanh toán. Dịch vụ ngân quỹ cũng được phát triển với hình thức đa dạng và phong phú hơn. - Dịch vụ thanh toán trong nước: Là các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng như: Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ, chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ, thanh toán lương qua tài khoản,…. - Dịch vụ thanh toán quốc tế: Quan hệ thương mại quốc tế tất yếu dẫn đến nảy sinh những nghĩa vụ tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Việc thực hiện những nghĩa vụ tiền tệ là thực hiện quan hệ thanh toán quốc tế được tiến hành thông qua các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. - Dịch vụ ngân quỹ:  Thu chi tại quầy: Ngân hàng nhận tiền mặt từ các khách hàng có nhu cầu nộp vào ngân hàng để gửi tiết kiệm, gửi vào tài khoản thanh toán, trả nợ vay, chuyển trả tiền hàng, thu đổi ngoại tệ,… tại quầy giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng chi tiền mặt cho các khách hàng có nhu cầu rút tiết kiệm, tài khoản thanh toán, tài khoản tiền vay,… tại quầy giao dịch của ngân hàng.  Thu chi hộ: Ngân hàng thay mặt khách hàng để thực hiện nghiệp vụ thu hộ tiền từ người mua hàng hoá, dịch vụ,… hoặc chi trả hộ lương, chi trả tiền cho đối tác của khách
  • 18. - 9 - hàng. Dịch vụ thu chi hộ có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc phương thức chuyển tiền. 1.3.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: - Nghiệp vụ khi doanh ngoại tệ giao ngay (Spot): Đây là nghiệp vụ mua bán ngọai tệ giao ngay với tỷ giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Thông thường trong nghiệp vụ giao ngay, thời gian cần thiết để các bên mua bán hòan tất việc chuyển tiền và thanh tóan chậm nhất là sau hai ngày làm việc. - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn (Forward): Nghiệp vụ kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngọai tệ mà mọi điều kiện của nó được xác định tại thời điểm ký hợp đồng, nhưng sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định trong tương lai (từ 1 đến 12 tháng). Nghiệp vụ kỳ hạn vừa cho phép đáp ứng nhu cầu ngọai tệ trong tương lai một cách chắc chắn vừa là một trong những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro về tỷ giá. - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ quyền chọn (Option): Nghiệp vụ quyền chọn là nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ của ngân hàng, trong đó ngân hàng sẽ ký hợp đồng quyền chọn với khách hàng của mình về việc mua hoặc bán ngọai tệ theo một số lượng, tỷ giá và thời hạn nhất định, nhưng dành quyền chọn cho khách hàng. Nghĩa là dành cho khách hàng quyền quyết định (quyền chọn) là có thực hiện hay không thực hiện hợp đồng mua bán ngọai tệ đã ký (hợp đồng quyền chọn ). Quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn mua hay quyền chọn bán. 1.3.5 DVNH điện tử : Công cuộc đổi mới công nghệ và hiện đại hoá hoạt động ngân hàng đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các DVNH hiện đại, đa tiện ích như: Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử , ATM online,… Internet Banking: Giao dịch qua internet cho các dịch vụ tài chính, phi tài chính. SMS Banking: khách hàng sử dụng điện thoại di động của mình nhắn tin theo cú pháp quy định vào bất cứ lúc nào để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái.v.v...
  • 19. - 10 - Ví điện tử: Là một ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt và thực hiện các giao dịch như: nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn ADSL, mua hàng trực tuyến di động … ATM online: Dịch vụ vấn tin tài khoản và thực hiện các giao dịch trên tài khoản thông qua kết nối mạng Internet và không cần phải đến ngân hàng. 1.3.6 Các loại DVNH khác : Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của khách hàng, các ngân hàng còn cung cấp rất nhiều các loại dịch vụ khác như: nhận chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá tại nhà; gửi giữ tài sản; cho thuê ngăn tủ sắt; thanh toán trực tuyến sử dụng ví điện tử; thu ngân sách nhà nước; bảo hiểm con người kết hợp tín dụng; cho thuê tài chính; chứng khoán; dịch vụ gửi tiết kiệm tích lũy tự động… 1.4 Đánh giá phát triển DVNH : Hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các TCTD cung ứng DVNH, các NHTM không ngừng cải tiến, đổi mới và hiện đại hóa hoạt động của chính mình. 1.4.1 Khái niệm phát triển DVNH : Phát triển DVNH là việc mở rộng số lượng và kết hợp với việc nâng cao chất lượng các DVNH nhằm làm thỏa mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng. Phát triển DVNH là một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của các NHTM. Vậy phải phát triển DVNH theo hướng nào? Theo các chuyên gia ngân hàng thì phát triển theo hướng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có phù hợp với sự thay đổi của thị trường, đồng thời mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường. Việc triển khai các dịch vụ mới phải trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực hiện có của ngân hàng nhằm tránh lãng phí, tăng thu nhập, giảm thiểu được rủi ro, mở rộng cơ hội kinh doanh và tăng ưu thế trong cạnh tranh cho ngân hàng.
  • 20. - 11 - 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển DVNH: * Phát triển DVNH về quy mô : - Tính đa dạng trong danh mục DVNH: Ngoài các DVNH truyền thống, ngày nay các ngân hàng đã phát triển thêm rất nhiều dịch vụ mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao. Các ngân hàng nhìn chung đều phát triển theo xu hướng trở thành các “siêu thị ngân hàng” nơi sẵn sàng cung cấp bất cứ DVNH nào mà khách hàng có nhu cầu. Một NHTM có số lượng dịch vụ càng nhiều thì khả năng cạnh tranh càng cao. Do vậy, số lượng các sản phẩm, dịch vụ chính là một trong những tiêu thức đầu tiên đánh giá sự phát triển của DVNH. - Đối tượng khách hàng phục vụ: Trước kia, khách hàng của các NHTM đặc biệt là NHTMNN chủ yếu là các DNNN thì nay khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế: từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ cá thể và cả các cá nhân. Đối tượng khách hàng sử dụng DVNH ngày càng đa dạng, càng mở rộng thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội phát triển DVNH. Và đây cũng là một tiêu thức để đánh giá sự phát triển của DVNH. - Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới hoạt động chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc, phổ biến rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo mọi thành phần kinh tế và góp phần đẩy mạnh phát triển DVNH. * Phát triển DVNH về chất lƣợng : - Doanh thu từ hoạt động dịch vụ : Hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua thu phí dịch vụ, hoa hồng đại lý hay chênh lệch giá….DVNH ngày càng phát triển khi nguồn thu từ lĩnh vực này ngày càng cao. Trước kia, các ngân hàng thường chỉ quan tâm đến thu nhập từ lãi vay. Mặc dù hiện nay, thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập song các ngân hàng đã ngày càng chú trọng hơn đến việc tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp mà kết quả của nó
  • 21. - 12 - phụ thuộc vào danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng …Số lượng các DVNH ngày càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng tăng doanh thu. Giá cả dịch vụ cũng là một tiêu thức mà khách hàng dựa vào đó lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ. Khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có mức thu phí dịch vụ hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực tế đặt ra cho các NHTM là phải duy trì hai mục tiêu có tính trái ngược nhau (lợi nhuận cao bên cạnh sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ giữa các NHTM). Nếu như để đạt được mức giá đem lại doanh thu cao thì lại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng có xu hướng định giá các sản phẩm dịch vụ dựa vào các yếu tố như chi phí đầu vào, chi phí quản lý và các chi phí khác. Giá cả thông thường phải bù đắp đủ chi phí, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cá biệt có những sản phẩm mà giá có thể ở mức thấp hơn chi phí của nó nhằm thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ khác đem lại lợi ích tổng thể cao cho ngân hàng. Giá cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn được xem xét và cân đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả. Cuối cùng, giá cả các DVNH còn chịu sự chi phối của các chính sách vĩ mô của Nhà nước như chính sách tỷ giá, thuế, trích lập dự phòng… Chất lượng của các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp có ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động dịch vụ. Chất lượng dịch vụ có thể được đánh giá qua:  Thái độ phục vụ.  Tính tiện ích của sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.  Mức độ an toàn khi sử dụng dịch vụ.  Thời gian cung ứng sản phẩm, dịch vụ cùng loại so với ngân hàng khác.  Mức độ đơn giản, phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ.  Số lượng khách hàng quay lại với ngân hàng  Tần suất của khách hàng quay lại ngân hàng  Mức phí mà khách hàng phải chi trả
  • 22. - 13 - Uy tín của ngân hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mức doanh thu vì khách hàng thường sẽ tìm đến những ngân hàng nào có uy tín để sử dụng các sản phẩm,dịch vụ của ngân hàng đó. - Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập: Đây cũng là một chỉ tiêu tương đối được sử dụng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ = Doanh thu từ hoạt động dịch vụ Tổng thu nhập ròng Hiện nay, tỷ lệ thu được từ hoạt động dịch vụ của các NHTMVN còn rất thấp. Có thông tin nhận định rằng, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các NHTMVN chỉ đạt khoảng 20%, trong khi đó, tỷ lệ này ở các NHTM tại các nước phát triển là trên 50% và khu vực Đông Nam Á là 32%. Điều này cho thấy các NHTMVN cần đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển các sản phẩm DVNH một cách mạnh mẽ hơn. 1.4.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DVNH : 1.4.3.1 Nhân tố bên trong : - Năng lực tài chính của ngân hàng : Năng lực tài chính mang tính quyết định đối với quy mô, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn càng lớn sẽ tạo niềm tin cho công chúng và khả năng thu hút được nguồn vốn của ngân hàng càng cao. Ngược lại, nguồn vốn thấp kéo theo tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo dẫn đến những rủi ro cao trong HĐKD ngân hàng. Theo Nghị định 141 của Chính phủ về mức vốn pháp định của các TCTD với thời hạn hết năm 2010 phải có số vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2010 vẫn còn một số ngân hàng chưa thực hiện được. Nhìn chung, vốn điều lệ của các NHTMVN vẫn còn hạn hẹp nên khả năng trang bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại rõ ràng còn hạn chế.
  • 23. - 14 - - Chất lượng nguồn nhân lực : Con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực, phát triển DVNH cũng vậy, chất lượng nguồn nhân lực được xem là yêu cầu cần thiết đầu tiên. Một ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt hay xấu phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản lý và khả năng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Vì thế việc đào tạo cho nhân viên bán hàng nắm rõ các quy định, quy trình nghiệp vụ, có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp và thái độ nhiệt tình trong công việc là yêu cầu đặt ra đối với ban lãnh đạo để có thể đẩy mạnh phát triển DVNH hiện đại. - Chiến lược phát triển DVNH : Với sự thâm nhập thị trường tài chính ngày càng sâu rộng của các TCTD nước ngoài không những mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ với công nghệ hiện đại. Vấn đề dặt ra cho các NHTM trong nước là phải đề ra chính sách, chiến lược phát triển dịch vụ, tạo được thế mạnh dịch vụ cho riêng mình. Không phải ngân hàng nào có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thì mới được xem là một ngân hàng hiện đại. Vấn đề là tùy theo đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng; tùy chiến lược kinh doanh; tùy từng đối tượng khách hàng, khách hàng mục tiêu, khách hàng triển vọng mà phát triển những dịch vụ tương ứng. Có những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ bán buôn, có ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ trọn gói và có những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ bán lẽ. Bên cạnh việc đề ra chiến lược phát triển dịch vụ các NHTM cần phải có chiến lược Marketing và xây dựng chính sách phí hợp lý, chính sách chăm sóc khách hàng…. - Công nghệ ngân hàng : Công nghệ ngân hàng chính là nền tảng quan trọng để các NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý thông tin, tăng cường tính bảo mật, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Ngày nay việc ứng dụng và phát triển các DVNH hiện đại là vấn đề tất yếu, vốn đầu tư cho công nghệ ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm được thể hiện qua những dịch vụ mà những ngân hàng đã, đang và sẽ áp dụng để nâng cao
  • 24. - 15 - hiệu quả hoạt động như: Phonebanking, Internetbanking, Mobilebanking…. - Uy tín thương hiệu : “Thương hiệu chính là nhận thức, tình cảm và niềm tin của khách hàng về tất cả các yếu tố của doanh nghiệp”. Chẳng hạn như một khách hàng cá nhân, một chủ doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng DVNH, để đảm bảo được ngân hàng cung ứng dịch vụ một cách nhanh nhất, an toàn và chính xác khách hàng thường lựa chọn giao dịch với những ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt, thương hiệu có uy tín, đủ độ tin cậy và có tính bảo mật cao. Vì thế ngoài chất lượng dịch vụ tốt, việc tạo dựng uy tín của ngân hàng giữ một vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển DVNH. 1.4.3.2 Nhân tố bên ngoài : - Tâm lý của người dân : Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao là một điều kiện thuận lợi để các ngân hàng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ của mình. Tuy vậy, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày hiện nay không dễ gì thay đổi và chính tâm lý ngại thay đổi thói quen chi tiêu khiến nhiều người chưa muốn tiếp cận với những dịch vụ mới. Mặt khác, việc sử dụng các DVNH hiện đại chưa được phổ biến rộng rãi và nhu cầu sử dụng các DVNH không thật sự cấp bách, ngay như đối với dịch vụ thẻ, nhiều người còn cảm thấy rắc rối khi phải dùng thẻ bởi cho tới thời điểm hiện nay, việc sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ chưa cao, các tiện ích của thẻ chưa được khai thác hết, nhiều người vẫn quan niệm rằng thẻ ATM là để rút tiền mặt. Một hạn chế nữa là do tâm lý chúng ta thường rất ngại để người khác biết thu nhập của mình. Vì thế, dù có rất nhiều phương thức TTKDTM như thẻ, ủy nhiệm chi, séc, nhưng khách hàng vẫn rút tiền để thanh toán và người bán lại mang tiền đến nộp vào ngân hàng. - Môi trường pháp lý : Ngày 16-6 Quốc hội đã thông qua hai luật ngân hàng (sửa đổi) gồm Luật NHNNVN và Luật Các TCTD, hiệu lực thi hành của hai luật mới này bắt đầu từ
  • 25. - 16 - ngày 1-1-2011 đã góp phần hoàn thiện hơn về môi trường pháp lý cho các hoạt động ngân hàng và cũng tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng ngoài nước. Tuy nhiên đây là bước tiến cần phải có để các ngân hàng trong nước cũng cố năng lực và phát triển các hoạt động của chính mình để có thể đứng vững trong cạnh tranh và “cạnh tranh lành mạnh” sẽ thúc đẩy thị trường tài chính phát triển một cách hiệu quả và cùng với nó DVNH cũng sẽ phát triển theo. - Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển. Kinh tế tri thức cùng với những tiến bộ về công nghệ đã xác định lại các quy tắc của cuộc chơi và sự chuyển đổi môi trường cạnh tranh mà các hệ thống ngân hàng đang hoạt động. Trong một môi trường mới như vậy, khả năng của các ngân hàng trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất sẽ là chìa khóa xác định chức năng và phạm vi hoạt động của hệ thống ngân hàng đó. - Môi trường kinh tế : Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu về lao động tăng và vì thế thu nhập của người lao động cũng được nâng cao… do đó nhu cầu sử dụng DVNH của doanh nghiệp và cá nhân cũng sẽ tăng theo như : nhu cầu dịch vụ thanh toán (chi lương qua thẻ, chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ TDQT…), dịch vụ tiền gửi… Vì thế một nền kinh tế ổn định và phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các DVNH. - Môi trường chính trị - xã hội : Môi trường chính trị - xã hội bao gồm các yếu tố như chính trị, dân số, trình độ dân trí, thu nhập…DVNH chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định, có như vậy người dân và doanh nghiệp mới yên tâm để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và phát sinh nhu cầu sử dụng các DVNH. Trình độ dân trí cũng là một yếu tố cần xét đến. Ngân hàng muốn phát triển dịch vụ thì trước hết phải được khách hàng đón nhận. Muốn vậy, họ phải hiểu và
  • 26. - 17 - nắm bắt được những tiện ích, những điểm lợi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Điều này phụ thuộc khá lớn vào trình độ của người dân. Ngoài ra, thu nhập cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của DVNH. Liệu ngân hàng có thể mở rộng và phát triển được dịch vụ ở một nơi mà đời sống của người dân còn khó khăn, làm không đủ ăn... Các dịch vụ như thanh toán qua thẻ, thanh toán không dùng tiền mặt, tư vấn và môi giới đầu tư…chỉ thực hiện được khi người dân có một mức thu nhập nhất định. 1.5 Sự cần thiết và xu hƣớng phát triển DVNH: 1.5.1 Sự cần thiết của phát triển DVNH : DVNH là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập. Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, DVNH không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng,… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển DVNH Việt Nam còn bộc lộ những mặt hạn chế, thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế như từng dịch vụ của NHTM chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, hoạt động marketing ngân hàng chưa mạnh,… Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam gia nhập WTO thì ngân hàng là lĩnh vực chịu nhiều sức ép hội nhập nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác, DVNH sẽ là dịch vụ cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho NHTM trong nước không còn. Sức ép này hiện đang gay gắt hơn khi thời điểm hiện tại VN đã có mặt 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hơn 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 37 NHTMCP, 2 NHTMNN đã được cổ phần hóa, 3 NHTMNN, bên cạnh đó còn có Ngân hàng Chính Sách Xã hội, Ngân hàng Phát Triển, Quỹ tín dụng và trên 1,000 Quỹ tín dụng ngân hàng cơ sở, ngoài ra còn có các Công ty Tài Chính và Công ty Cho thuê Tài Chính…
  • 27. - 18 - Vì thế, phát triển các DVNH đang là xu hướng tất yếu trong lộ trình hội nhập của hệ thống NHTMVN. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi các NHTM ngoài việc phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hoá hệ thống thanh toán còn đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ. Bởi việc cung cấp các dịch vụ mới với chất lượng cao, có nhiều tiện ích cho khách hàng là cơ sở chủ yếu để thắt chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, là một trong những thành tố quan trọng để quyết định đến khả năng sinh lời, độ phân tán rủi ro, vị thế, uy tín và sự thành công của ngân hàng. Do đó, việc thường xuyên cải tiến, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các NHTM. 1.5.2 Xu hƣớng phát triển DVNH: Hiện nay, cung cấp DVNHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM.Vậy DVNHBL là gì? DVNHBL là DVNH tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. DVNHBL mang tính vô hình, do vậy khi sử dụng các dịch vụ này, khách hàng thường không thấy rõ hình dạng cụ thể của loại hình dịch vụ này mà chỉ cảm nhận thông qua các tiện ích mà dịch vụ mang lại. Do vậy dịch vụ phải không ngừng thay đổi về hình thức, đa dạng về mẫu mã, có nhiều tiện ích, tính năng linh hoạt phù hợp với thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì mới tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể nói loại hình dịch vụ này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Theo NHNN, trong những năm gần đây, áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do thực hiện lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND; khả năng mở rộng DVNH và sự phát triển bùng nổ của công
  • 28. - 19 - nghệ thông tin, các NHTMVN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển DVNHBL. Các NHTM không ngừng nghiên cứu và tìm biện pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ thông tin làm chìa khóa cho chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, tăng cường mở rộng các loại hình dịch vụ, cung cấp nhiều tiện ích, đa dạng sản phẩm ngân hàng điện tử mới theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ TTKDTM nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó việc đầu tư đẩy mạnh công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng được các ngân hàng đặc biệt quan tâm do phần lớn đối tượng của DVNH bán lẻ là khách hàng cá nhân vì thể để đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo hai nội dung trên thì việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, các sản phẩm tiện ích, việc chăm sóc và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng khi sử dụng DVNH là hết sức quan trọng. Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy ATM, Internet banking, Home banking, Mobile banking… Thực tế đó đã đánh dấu bước phát triển mới của thị trường DVNHBL tại Việt Nam. Các NHTMVN đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm DVNH góp phần phát triển
  • 29. - 20 - DVNHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong thanh toán. Tóm lại, việc mở rộng và phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là nhân tố quyết định đến vai trò dẫn đầu của các ngân hàng trong tương lai. Khả năng cung cấp được nhiều dịch vụ mới thông qua sự đa dạng các kênh phân phối hiện đại sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần hoạt động trong nước và mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế. 1.6 Kinh nghiệm phát triển DVNH của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Vietinbank: 1.6.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok – Thái Lan: Ngân hàng Bangkok được biết đến như là một trong số các ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan. Để đạt được những thành công trong kinh doanh DVNHBL, Ngân hàng Bangkok đã tiến hành những chiến lược sau: Mặc dù có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước. Kết quả là các chi nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu và số lượng khách hàng tăng đáng kể. Kế đến, ngân hàng tiếp tục khôi phục lại các chi nhánh ở các khu đô thị lớn và mở thêm các trung tâm kinh doanh mới. Ngân hàng Bangkok xây dựng trung tâm xử lý séc, mở rộng các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp cho các chi nhánh ở cấp tỉnh và đô thị chính. Đồng thời triển khai trên quy mô lớn về phát hành thẻ ghi nợ trên thị trường. Thành lập trung tâm hoạt động ngân hàng thực hiện qua điện thoại nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên làm công tác Marketing luôn luôn cải thiện về năng lực hoạt động nên chất lượng dịch vụ khách hàng cũng được nâng cao. 1.6.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Nhật Bản: Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được đánh giá là hệ thống ngân hàng
  • 30. - 21 - cồng kềnh và lệ thuộc nhiều vào chính trị, chính vì vậy nó tạo nên môi trường hết sức khó khăn cho ngân hàng nội địa và không hoàn toàn thân thiện với ngân hàng và công ty tài chính ở nước ngoài. Tuy nhiên, Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Nhật Bản. Chiến lược tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh, các kế hoạch đa dạng, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Một chiến lược khác được coi là thành công tiếp theo của Citibank là họ đã xây dựng chiến lược kinh doanh tập trung vào hơn 15 triệu hộ gia đình có thu nhập cao tại đất nước này. Để thực hiện mục tiêu, Citibank sắp xếp lại các chi nhánh của mình tại Tokyo theo hướng giảm số chi nhánh để giảm chi phí nhưng đồng thời nâng cao chất lượng để phục vụ tốt nhất các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra. Thành công tiếp theo là Citibank tiếp tục đánh bóng thương hiệu và phô trương sức mạnh tài chính bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng khác để khuếch trương tiềm lực tài chính của mình. 1.6.3 Kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered - Singapore: Các ngân hàng ở Singapore từng bước xây dựng chiến lược phát triển DVNHBL. Một trong những ngân hàng thành công về kinh doanh DVNHBL tại Singapore la ngân hàng Standadr Chartered nhờ khai thác sức mạnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai DVNHBL, theo thống kê thì đến nay có khoảng 60% giao dịch của ngân hàng được thực hiện qua các kênh tự động. Thành lập mạng lưới kênh phân phối tự động như máy nhận tiền gửi, Internet Banking, Phone Banking, Home Banking… Với khả năng liên kết với bên thứ ba Standard Chartered đã tạo nên những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới đã mang lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phần. Đây là những chiến lược tạo nên thành công trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Standard Chartered. 1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank: Phát triển DVNHBL cần phải được xác định là mục tiêu phấn đấu cho Vietinbank, việc phục vụ cho số lượng lớn khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp
  • 31. - 22 - vừa và nhỏ là giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động. Mở rộng mạng lưới hoạt động, đề ra chiến lược nhằm khai thác hiệu quả thị trường, phát triển khách hàng và các kênh phân phối. Bên cạnh việc phát triển mạng lưới cần rà soát lại những điểm giao dịch không đạt hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ, có kế hoạch và chính sách chăm sóc khách hàng. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng, tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và tận dụng tối đa các kênh phân phối để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển thêm các tiện ích của sản phẩm nhằm mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng, tăng nguồn thu phí dịch vụ đồng thời phải đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng và bảo mật thông tin cho khách hàng. Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và đề ra chiến lược Marketing nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và góp phần xây dựng thương hiệu cho ngân hàng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 của luận văn đã tìm hiểu thế nào là DVNH, phát triển DVNH, DVNH đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra Chương 1 đã liệt kê một vài loại hình DVNH phổ biến đang áp dụng tại các NHTM. Phần cuối Chương 1, đề tài đã nhận định về xu hướng và triển vọng phát triển DVNH trong tương lai hướng về thị trường DVNH bán lẻ. Theo đó, mở rộng và phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là nhân tố quyết định sự thành công trong chiến lược phát triển dịch vụ của các ngân hàng trong tương lai.
  • 32. - 23 - CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI VIETINBANK BÌNH DƢƠNG 2.1 Tổng quan về Vietinbank và Vietinbank Bình Dƣơng: 2.1.1 Giới thiệu về Vietinbank: Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) được thành lập ngày 26 tháng 03 năm 1988 theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN. Là một trong bốn NHTMNN lớn nhất của Việt Nam giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNNVN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 03/07/2009 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 142/GP- NHNN chuyển đổi Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, đến nay Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch/Quỹ Tiết kiệm, có 6 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo Hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Vietinbank còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina; góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần Cao
  • 33. - 24 - su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương… Vietinbank hiện có quan hệ đại lý với trên lớn trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của Vietinbank tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/12/2010) là hơn 15.173 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Vietinbank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 và là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Năm 2010,VietinBank trình Chính phủ lựa chọn 02 trong 10 ngân hàng đứng đầu thế giới Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Nova Scotia (Canada) làm cổ đông chiến lược của Vietinbank, góp phần hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực, dịch vụ, đẩy mạnh nghiệp vụ bán lẻ, củng cố quản trị rủi ro, nâng cao năng lực tài chính, năng suất chất lượng hiệu quả của ngân hàng, đồng thời VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Đức. Tất cả những hoạt động thiết thực này nhằm nâng cao vị thế của VietinBank trên thị trường tài chính quốc tế, sẵn sàng cho sự hội nhập quốc tế toàn diện của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011. 2.1.2 Giới thiệu về Vietinbank Bình Dƣơng : 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank Bình Dƣơng: Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Bé, tên gọi trước đây của Vietinbank Bình Dương, chính thức được thành lập ngày 01/4/1991 theo Quyết định thành lập số 13/NH-QĐ ngày 02/02/1991 của ngân hàng nhà nước tỉnh Sông Bé. Đến ngày 01/01/1997 Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định tách tỉnh Sông Bé làm hai tỉnh mới là Bình Dương và Bình Phước. Chi nhánh chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương theo quyết định số 18/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của NHCT Việt Nam. Cuối năm 2008,
  • 34. - 25 - Vietinbank tiến hành thành công công tác cổ phần hoá và đến ngày 24/8/2009 Chi nhánh chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100111948031. Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 330 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hiện Chi nhánh có 5 Phòng giao dịch trực thuộc gồm: * PGD Lái Thiêu: huyện Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương; * PGD Tân Phước Khánh: thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên,Bình Dương; * PGD Mỹ Phước: thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; * PGD Dĩ An: thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương; * PGD Phú Giáo: thị trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Vietinbank Bình Dương trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, tổng số nhân viên là 24 người. Tình hình kinh tế của tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế. Với những nhân tố đó, kết quả kinh doanh của Vietinbank Bình Dương cũng bị tác động, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong 7 năm (1991-1997) chỉ đạt khoảng 18%/năm, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân chỉ ở khoảng 15%/năm. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt rất thấp nên doanh thu từ hoạt động dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng doanh thu. Từ năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, chỉ trong vòng 4 năm (1997- 2000) cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp, các thành phần kinh tế cũng được phát triển đa dạng theo hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều cụm doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và nhiều khu công nghiệp được hình thành và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong công cuộc đổi mới này
  • 35. - 26 - nguồn vốn đầu tư của Vietinbank Bình Dương đã góp một phần không nhỏ, do đó tốc độ phát triển qua các năm đều tăng vọt đáng kể. Ngày 01/01/2011 Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng được ra đời và thay thế cho hai Pháp lệnh ngân hàng trước đây tạo một hành lang pháp lý tương đối vững chắc, đánh dấu một sự trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt của cả hệ thống ngân hàng mà Vietinbank Bình Dương không nằm ngoài hệ thống đó. Ngày nay, Vietinbank Bình Dương đã được trang bị những công cụ, phương tiện làm việc, công nghệ hiện đại nâng dần chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên cũng được trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt trong năm 2006, Vietinbank Bình Dương đã chính thức áp dụng phần mềm hiện đại hoá ngân hàng INCAS (Incombank Advance System). Theo hệ thống phần mềm này, khách hàng không chỉ là khách hàng của chi nhánh mà là của cả hệ thống Vietinbank, điều này cho thấy sự lớn mạnh về quy mô, năng lực tài chính, tổ chức trong kinh doanh của Vietinbank nói chung và Vietinbank Bình Dương nói riêng. 2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Dƣơng: Trong năm 2010 Vietinbank đã áp dụng mô hình điều chuyển vốn nội bộ FTP theo thông lệ quốc tế, toàn bộ nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ được mua bán với trụ sở chính. Qua cơ chế FTP Vietinbank sẽ chủ động trong việc điều hành và hướng các chi nhánh của Vietinbank hoạt động theo mục tiêu, định hướng chung bằng việc áp giá mua bán cho từng chỉ tiêu cụ thể, mỗi chi nhánh phải bám sát vào định hướng chung và linh hoạt đề ra các biện pháp cụ thể trong hoạt động để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất . Hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bình Dương trong thời gian qua cũng đạt kết quả cao. Năm 2010 Chi nhánh vinh dự được Vietinbank xếp loại xuất sắc và đây là năm thứ 5 chi nhánh liên tục đạt được kết quả này.... Mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên cùng địa bàn nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, thống nhất trong điều hành của Ban giám đốc Vietinbank Bình Dương cùng với sự nỗ lực của từng CBNV đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho chi nhánh.
  • 36. - 27 - Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị : triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6T/2011 - Tổng thu nhập 109,257 141,736 184,551 165,959 - Tổng chi phí 83,221 114,261 145,674 135,943 - Lợi nhuận trước thuế 26,036 27,475 38,877 30,016 Lợi nhuận tăng/ giảm so với năm trước (%) 5.53% 41.50% (Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh của Vietinbank Bình Dương). Lợi nhuận của Vietinbank Bình Dương tăng đều qua các năm và có tốc độ tăng trưởng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Cụ thể năm 2008 đạt 26,036 triệu đồng, năm 2009 tố độ tăng ít, chỉ 5.53% do chi phí trong năm phát sinh nhiều, sang năm 2010 lợi nhuận tăng đáng kể, đạt 38,877 triệu đồng và tăng 41.5 % so với năm 2009. Sáu tháng đầu năm 2011 lợi nhuận đã đạt được 30,016 triệu đồng. Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trƣởng HĐKD Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008 - 2010 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2008 2009 2010 Năm Triệu đồng - Tổng thu nhập - Tổng chi phí - Lợi nhuận (Nguồn: Cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương ) Vietinbank Bình Dương có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm và theo đúng kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề ra. Kết quả này có được là do chi nhánh không ngừng phấn đấu để phát triển về mọi mặt, mở rộng mạng lưới hoạt động, đặc biệt
  • 37. - 28 - chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, dịch vụ, các sản phẩm tiện ích của ngân hàng để tăng trưởng nguồn thu, tiết kiệm chi phí và đưa hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển ổn định, bền vững, lớn mạnh cùng sự phát triển chung của hệ thống Vietinbank và góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. 2.2 Thực trạng phát triển DVNH tại Vietinbank Bình Dƣơng: 2.2.1 Phát triển DVNH về quy mô: 2.2.1.1 Mạng lƣới hoạt động của Vietinbank Bình Dƣơng: Là một trong các NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Vietinbank Bình Dương không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động của mình, hiện tại với 01 trụ sở chính đặt tại trung tâm của tỉnh và 05 phòng giao dịch ở các huyện, thị xã. Với công nghệ kết nối hiện đại, mỗi khách hàng khi mở tài khoản tại Vietinbank Bình Dương có thể giao dịch tại bất cứ chi nhánh nào của Vietinbank trên toàn quốc gồm 150 Sở giao dịch, chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Với hệ thống mạng lưới trải rộng khắp cả nước, đã tạo điều kiện để Vietinbank nói chung và Vietinbank Bình Dương nói riêng đẩy mạnh phát triển DVNH. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, trên địa bàn Bình Dương cụ thể là con đường “ngân hàng” Đại lộ Bình Dương, nơi Vietinbank đặt trụ sở chính đã có gần 30 NHTM, vì thế việc đẩy mạnh dịch vụ tiện ích và hiện đại là yêu cầu cấp thiết để mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh cho Vietinbank Bình Dương.
  • 38. - 29 - 2.2.1.2 Phát triển danh mục dịch vụ của Vietinbank Bình Dƣơng: * Dịch vụ huy động vốn: Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị : tỷ đồng Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6TH /2011 1. Vietinbank Bình Dƣơng 680 796 1,159 1,221 Theo kỳ hạn: -Ngắn hạn 638 757 1,112 1,189 -Trung dài hạn 42 39 47 32 Theo loại hình tiền gửi: - Tiền gửi doanh nghiệp 282 336 455 400 - Tiền gửi dân cư 388 445 695 597 - Tiền gửi Kỳ phiếu, trái phiếu 10 15 9 224 2. Tốc độ tăng trƣởng 17% 46% (Nguồn : Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương) Huy động vốn của Vietinbank Bình Dương tăng trưởng đều qua các năm đã đáp ứng được phần nào việc đầu tư cho các ngành, tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn. Năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 796 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2008 và tăng trưởng nhanh trong năm 2010 với tốc độ tăng là 46%, số dư là 1,159 tỷ đồng.
  • 39. - 30 - Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo kỳ hạn từ năm 2008 đến 2010 638 757 1,112 39 47 42 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 2008 2009 2010 Năm Tỷ đồng -Ngắn hạn -Trung dài hạn (Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương) Qua biểu đồ cho thấy nguồn huy động chủ yếu của Vietinbank Bình Dương là nguồn huy động ngắn hạn, trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn huy động. Tuy nhiên, đây cũng là bức tranh chung cho hệ thống các NHTM vì chính sách lãi suất không ổn định và chiến lược huy động vốn trung dài hạn của các hệ thống ngân hàng chưa thật sự hấp dẫn người dân cũng như các TCKT. Nguồn vốn ngắn hạn năm 2008 là 638 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 757 tỷ đồng, năm 2010 tăng trưởng nhanh đạt 1,112 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2011 tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất, các ngân hàng trên cùng địa bàn ra sức lôi kéo khách hàng với lãi suất hấp dẫn làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dương. Tuy tình hình đầu năm 2011 gặp nhiều khó khăn nhưng với uy tín về thương hiệu bên cạnh việc duy trì thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng, Vietinbank Bình Dương đã duy trì và có tăng trưởng nguồn vốn huy động trong ngắn hạn, đến 30/06/2011 nguồn vốn ngắn hạn đạt 1,189 tỷ đồng.
  • 40. - 31 - Nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm trong năm 2009 nhưng sang năm 2010 đã tăng trưởng trở lại, đạt 47 tỷ đồng. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Bình Dƣơng theo loại hình tiền gửi từ năm 2008 đến 2010 282 388 10 336 445 15 455 695 9 0 200 400 600 800 1000 1200 Tỷ đồng 2008 2009 2010 Năm 3.Tiền gửi Kỳ phiếu, trái phiếu 2.Tiền gửi dân cư 1. Tiền gửi doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh Vietinbank Bình Dương) Về cơ cấu huy động vốn theo loại hình tiền gửi chủ yếu tập trung từ tiền gửi dân cư với tỷ trọng cao khoảng 60% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi doanh nghiệp có tỷ trọng khoảng 35 %. Nguồn huy động từ dân cư và doanh nghiệp chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn vì lãi suất huy động trong thời gian qua không ổn định nên không thu hút khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài nhằm tránh rủi ro. Trong 06 tháng đầu năm 2011 tiền gửi Kỳ phiếu, trái phếu tăng đột biến, đạt đến 224 tỷ đồng do chi nhánh phát hành sản phẩm kỳ phiếu ngắn hạn dự thưởng và thu hút nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nhìn chung, nguồn huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng về quy mô qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp so với nguồn vốn huy động của cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bình Dương.
  • 41. - 32 - Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn một vài ngân hàng TMCP trên địa bàn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6TH /2011 1. Nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, trong đó: 23,534 32,498 47,991 45,884 Vietinbank Bình Dương 680 796 1,159 1,221 NH Ngoại thương 2,282 3,041 4,249 2,976 NH Đầu tư và Phát triển 3,103 3,545 4,057 3,887 NH TMCP Đông Á 661 803 1,123 1,193 NH TMCP Sài Gòn HN 184 286 630 650 Các NH khác 16,624 24,027 37,773 16,624 2. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dƣơng/địa bàn 2.88% 2.45% 2.42% 2.66% (Nguồn : Báo cáo tổng hợp NHNN Bình Dương) Nguồn vốn huy động của Vietinbank Bình Dương so với cả địa bàn còn khá khiêm tốn và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của một địa bàn năng động. Điển hình như năm 2010, vietinbank Bình Dương chỉ huy động được 1,159 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2.42% so với cả địa bàn và thấp hơn nhiều so Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bình Dương, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Bình Dương. Tuy có tỷ trọng thấp so với các ngân hàng bạn nhưng nhìn chung Vietinbank Bình Dương đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của chi nhánh có tăng trưởng do thực hiện tốt công tác tiếp thị, áp dụng các sản phẩm huy động vốn đa dạng, áp dụng liên tục các hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.... * Dịch vụ thanh toán: Hiện nay các giao dịch chuyển tiền tại Vietinbank Bình Dương ngày càng được rút ngắn về thời gian, mức độ chính xác và an toàn ngày càng cao như (hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử do NHNN tỉnh Bình Dương chủ trì…).
  • 42. - 33 - Bảng 2.4: Doanh số chuyển tiền của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính : tỷ đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH /2011 1. Vietinbank Bình Dƣơng, trong đó : 15,457 33,900 45,379 22,976 Thanh toán bằng tiền mặt 7,208 8,949 12,146 7,722 Thanh toán không dùng tiền mặt 8,250 24,951 33,234 15,254 Tăng/ giảm doanh số chuyển tiền so với năm trƣớc (%) +119.31 +33.86 Số món chuyển tiền 109,482 154,893 221,075 122,182 2. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn, trong đó: 301,0648 407,728 559,400 299,775 Thanh toán bằng tiền mặt 71,259 101,791 118,336 79,334 Thanh toán không dùng tiền mặt 229,805 305,937 481,064 220,441 Số món chuyển tiền 6,204,789 10,795,646 14,045,824 7,077,891 3.Tỷ lệ của Vietinbank Bình Dƣơng/ địa bàn (%) 5.13 8.31 8.11 7.66 (Nguồn: Báo cáo chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương)
  • 43. - 34 - Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trƣởng chuyển tiền của Vietinbank Bình Dƣơng giai đoạn 2008 - 2010 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000 2008 2009 2010 Tỷ đồng - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Năm Số món Doanh số thanh toán của Vietinbank Bình Dương - Số món (Nguồn: Báo cáo các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương) Sự thành công của chương trình hiện đại hóa Vietinbank cùng với việc áp dụng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của NHNN đã góp phần làm cho doanh số thanh toán của Vietinbank tăng trưởng nhanh trong năm 2009, đạt 119.31% so với doanh số thanh toán năm 2008, năm 2010 đạt 45,379 tỷ đồng, tăng 33.86% so với năm 2009, số món chuyển tiền không ngừng tăng lên và đáp ứng được nhu cầu TTKDTM của phần lớn các khách hàng là TCKT trên địa bàn. Việc giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt và tăng tỷ trọng TTKDTM trong các hệ thống ngân hàng như hiện nay là điều tất yếu trong thời kỳ hiện đại hóa ngân hàng và phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Qua bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng doanh số thanh toán chuyển tiền của Vietinbank Bình Dương so với doanh số thanh toán của tổng cộng 34 ngân hàng trên địa bàn Bình Dương rất thấp, mức cao nhất chỉ đạt 8.31% trong năm 2009, Vietinbank Bình Dương cần khảo sát địa bàn, tiếp thị thêm khách hàng xuất nhập khẩu và đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ chuyển tiền với mức phí cạnh tranh, hợp lý mới
  • 44. - 35 - có thể tăng trưởng nhanh hơn về doanh số, số món chuyển tiền trong nước và góp phần tăng nguồn thu dịch vụ. * Dịch vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ: Trong thời gian gần đây, tỷ giá ngoại tệ thường xuyên thay đổi bất thường đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá các hệ thống ngân hàng áp dụng nhiều công cụ phái sinh tiền tệ làm cho hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ được đa dạng và phong phú. Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại tệ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Bình Dương các năm qua có nhiều biến động. Trong năm 2008 lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 4 tỷ đồng và doanh số mua bán tương đối thấp. Tuy nhiên trong năm 2009 hoạt động mua bán ngoại tệ đã khởi sắc, Vietinbank Bình Dương đã áp dụng có hiệu quả các công cụ phái sinh tiền tệ như spot, option, forward…và mang lại nguồn thu lãi ngoại tệ đến 16 tỷ đồng, CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH /2011 1. Vietinbank Bình Dƣơng - Doanh số mua quy USD 671 1,242 1,601 688 - Doanh số bán quy USD 599 2,275 2,059 1,182 - Lãi kinh doanh ngoại tệ 4 16 8 2 2. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn - Doanh số mua quy USD 48,592 38,852 55,719 38,943 - Doanh số bán quy USD 47,660 40,134 57,160 39,801 - Lãi kinh doanh ngoại tệ 128 84 128 218 3. Tỷ lệ Vietinbank Bình Dƣơng/ địa bàn (%) - Doanh số mua 1.38 3.19 2.87 1.76 - Doanh số bán 1.26 5.67 3.6 2.97 - Lãi kinh doanh ngoại tệ 3.17 19.68 6.46 0.97
  • 45. - 36 - tăng 305.62 % so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 19.68% so với tổng nguồn thu lãi kinh doanh ngoại tệ của các hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bình Dương. Đầu năm 2010 thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, sáu tháng cuối năm 2010 thị trường diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là cuối năm có sự chênh lêch rất lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do. Nhiều thời điểm khả năng thanh khoản trên thị trường ngoại tệ bị hạn chế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Trong thời điểm khó khăn đó Vietinbank Bình Dương đã phối hợp nhiều giải pháp linh hoạt để giữ khách hàng có nguồn ngoại tệ xuất khẩu và tăng cường khai thác nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách. Cụ thể trong năm 2010 doanh số mua USD tăng nhẹ và doanh số bán USD giảm, lãi kinh doanh ngoại tệ giảm 49.56 % so với năm 2009. Nhìn chung dịch vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ của Vietinbank Bình Dương có tăng trưởng và mang lại nguồn thu lãi cao, tuy nhiên tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietinbank Bình Dương so với tổng doanh số mua bán ngoại tệ của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Bình Dương còn rất thấp, doanh số bán cao nhất trong năm 2009 cũng chỉ đạt mức tỷ trọng là 5.67%. * Dịch vụ thanh toán quốc tế: Cùng với sự phát triển của thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại hối, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng có sự phát triển nhưng rất chậm, cụ thể :
  • 46. - 37 - Bảng 2.6: Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính : tỷ đồng (Nguồn: Các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương) Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank Bình Dương có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng rất chậm. Doanh số thanh toán chiếm tỷ trọng thấp so với doanh số thanh toán của cả hệ thống ngân hàng phục vụ dịch vụ thanh toán quốc tế trên địa bàn. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn hẹp về quy mô và hạn chế về doanh số nên thu nhập đối với lĩnh vực này còn rất thấp trong tổng doanh thu dịch vụ. * Dịch vụ kiều hối: Cùng với sự phát triển của KHCN, hiện nay các kênh chuyển tiền kiều hối ngày càng phong phú và đa dạng đã đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam cho người thân của kiều bào nước ngoài như hệ thống chuyển tiền Western Union, IME, Express Money, chuyển tiền qua mạng Swift…, thời gian chuyển tiền ngày càng được rút ngắn (người nhận có thể nhận tiền ngay trong ngày chuyển tiền) và đi kèm với nó là sự tiện ích ngày càng được nâng cao, điển hình CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH /2011 1. Vietinbank Bình Dƣơng Tổng doanh số thanh toán 1,033 3,096 4,052 2,918 Thu nhập thanh toán quốc tế 0.69 2.15 2.3 1.48 Thu nhập TTQT tăng/ giảm so với năm trước (%) + 211.01 + 6.8 2. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tổng doanh số thanh toán 59,496 82,797 87,358 53,837 Thu nhập thanh toán quốc tế 52 76 88 125 3. Tỷ lệ Vietinbank Bình Dƣơng / địa bàn (%) Tổng doanh số thanh toán 1.74 3.74 4.64 5.42 Thu nhập thanh toán quốc tế 1.33 2.83 2.61 1.18
  • 47. - 38 - như năm 2011 Vietinbank vừa ký kết hợp đồng với tập đoàn Western Union triển khai dịch vụ nhận chuyển tiền kiều hối tại nhà vào tài khoản qua mạng Internet và phát triển thêm hình thức tiết kiệm mới như tiền gửi tiết kiệm kiều hối, tiền gửi tiết kiệm tỷ giá linh hoạt…. Bảng 2.7: Doanh số dịch vụ kiều hối của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính : tỷ đồng (Nguồn:Các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương) Hoạt động chi trả kiều hối của Vietinbank Bình Dương có phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao. Năm 2008 doanh số chi trả đạt 31 tỷ đồng, năm 2009 doanh số giảm do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, lượng khách hàng chuyển tiền về Việt Nam sụt giảm mạnh, so với năm 2008 doanh số giảm 27.76%. Năm 2010 doanh số chi trả tăng trưởng trở lại, đạt 35 tỷ đồng, tăng 60.79% so với năm 2009 do Vietinbank Bình Dương đã đẩy mạnh tiếp thị và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi tặng quà, tham gia dự thưởng, tặng bao lì xì nhân dịp năm mới…cho khách hàng nhận tiền kiều hối vào thời điểm cuối năm nên đã thu hút nhiều khách hàng và góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho chi nhánh. Cũng như các dịch vụ khác, doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank Bình Dương có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với nhu cầu phát triển của dịch vụ trên địa bàn nên tỷ trọng về doanh số chi trả kiều hối của Vietinbank so với cả địa bàn Bình Dương giảm dần qua các năm. CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH /2011 1.Vietinbank Bình Dƣơng 31 22 35 19 Doanh số kiều hối tăng/ giảm so với năm trước (%) - 27.76 + 60.79 2.Hệ thống ngân hàng trên địa bàn 285 460 746 456 3.Tỷ lệ Vietinbank Bình Dƣơng / địa bàn (%) 10.71 4.79 4.75 4.14
  • 48. - 39 - * Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng: Hoạt động bảo lãnh của Vietinbank bao gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác. Bảng 2.8 Doanh số bảo lãnh của Vietinbank Bình Dƣơng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 6TH /2011 1. Vietinbank Bình Dƣơng - Bảo lãnh dự thầu 1,306 1,239 12,656 3,066 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 4,307 11,417 8,085 3,650 - Bảo lãnh thanh toán 0 0 3,460 4,724 - Bảo lãnh khác 6,785 7,080 163,099 39,822 2. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn - Bảo lãnh dự thầu 52,236 150,591 151,333 43,245 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 835,370 416,056 498,528 192,472 - Bảo lãnh thanh toán 1,154,496 718,919 822,380 603,791 - Bảo lãnh khác 406,307 369,586 737,473 641,420 3. Tỷ trọng Vietinbank Bình Dƣơng / địa bàn - Bảo lãnh dự thầu 2.5 0.82 8.36 7.09 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 0.52 2.74 1.62 1.90 - Bảo lãnh thanh toán 0 0 0.42 0.78 - Bảo lãnh khác 1.67 1.92 22.11 6.21 (Nguồn:Báo cáo chỉ tiêu hoạt động dịch vụ Vietinbank Bình Dương và NHNN Bình Dương) Tuy hoạt động bảo lãnh của Vietinbank có sự đa dạng và tăng trưởng qua các năm nhưng so sánh với các ngân hàng trên địa bàn thì dịch vụ bảo lãnh của Vietinbank Bình Dương chiếm thị phần rất nhỏ, chưa xứng tầm với sự phát triển năng động như địa bàn tỉnh Bình Dương. * Dịch vụ thẻ: Hoạt động thẻ của các ngân hàng ngày càng phát triển đã mang đến một vị thế mới, một diện mạo mới cho hệ thống Ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã và đang được các ngân hàng nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong cuộc
  • 49. - 40 - đua đến thị trường ngân hàng bán lẻ và mang lại nguồn thu phí cao cho các ngân hàng trong tương lai. - Thẻ ATM, TDQT: Hiện nay các NHTM đã cho ra đời nhiều loại thẻ với nhiều tín năng phong phú, các dịch vụ gia tăng đi kèm với thẻ không ngừng tăng lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Qua thống kê của NHNN, trong năm 2010, đã có 53% đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ ATM, tăng 11,5% so với năm 2009 và cũng theo báo cáo của NHNN, đến cuối năm 2010, số lượng thẻ ATM phát hành trên phạm vi cả nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ. Cùng với sự phát triển chung của thị trường thẻ, Vietinbank Bình Dương đang thực hiện phát hành thẻ thanh toán ATM để rút tiền mặt sử dụng nội địa với thương hiệu thẻ E-Partner gồm 6 loại thẻ: C Card, S Card, G Card, Pink Card; thẻ liên kết, thẻ 12 con giáp. Với thẻ ATM Vietinbank ngoài chức năng rút tiền mặt, thanh toán chuyển tiền trong hệ thống còn được sử dụng thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, nạp tiền cho điện thoại di động, mua vé tàu, vé máy bay qua mạng, gửi tiết kiệm tại máy ATM, mua hàng qua mạng, …. Thẻ TDQT của Vietinbank gồm thẻ Visa Cremium, MasterCard Cremium với 4 hạng thẻ: thẻ hạng Xanh, thẻ hạng Chuẩn, thẻ hạng Vàng và thẻ VIP hạng Platinium, thẻ TDQT Cremium JCB với 2 hạng thẻ gồm : hạng chuẩn và hạng vàng đã làm cho các sản phẩm thẻ TDQT của Vietinbank thêm đa dạng và phong phú.