SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
NGUYỄN THÁI LÂM TÙNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
PHÂN PHỐI TỐPA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8 34 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN
HÀ NỘI, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Tốp A”, là công trình nghiên cứu
độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Tuấn.
Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thái Lâm Tùng
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài............................................5
6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài..................................................6
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................7
1.1. Các khái niệm có liên quan .......................................................................7
1.1.1. Năng lực ....................................................................................................7
1.1.2. Cạnh tranh .................................................................................................8
1.1.3. Lợi thế cạnh tranh .....................................................................................9
1.1.4. Năng lực cạnh tranh ................................................................................11
1.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh.................................................................12
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............13
1.2.1. Các chỉ tiêu định tính ..............................................................................13
1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ...........................................................................16
1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.................17
1.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp ....................17
1.3.2. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp................................................................................................................26
1.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm..........................................29
1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần..............................................31
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .31
1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp...............32
1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ...............34
1.5. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh và bài học rút ra
cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA..................................38
1.5.1. Một số kinh nghiệm ................................................................................38
1.5.2. Bài học rút ra cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA ......39
Tiểu kết chương 1..............................................................................................40
Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH.........41
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trách nhiệm hữu hạn
Phân phối Top A..............................................................................................41
2.2. Các đặc điểm có ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh tại
công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A..........................................43
2.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí................................................43
2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực .......................................................................45
2.2.3. Đặc điểm kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 ..............47
2.3. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A..................................................................48
2.3.1. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính..................................................48
2.3.2. Thực trạng nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực...61
2.3.3. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm..........................63
2.3.4. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần ............................65
2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Trách
nhiệm hữu hạn Phân phối Top A ..................................................................66
2.4.1. Ưu điểm...................................................................................................66
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân..............................................................67
Tiểu kết chương 2............................................................................................68
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÂN PHỐI TOP A ........................69
3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A.......................................................69
3.1.1. Mục tiêu...................................................................................................69
3.1.2. Phương hướng.........................................................................................70
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Phân phối Top A ..................................................................71
3.2.1. Quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp....71
3.2.2. Hoàn thiện quy định, quy chế làm việc, thi đua khen thưởng, đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty.........................................72
3.2.3. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu, nâng cao chất lượng
chăm sóc khách hàng và khách hàng mục tiêu .................................................75
3.2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh...........................76
3.2.5. Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm................................................86
Tiểu kết chương 3............................................................................................89
KẾT LUẬN......................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
NSLĐ: Năng suất lao động
LĐ: Lao động
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TSDH: Tài sản dài hạn
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VCSH: Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1. Số lượng lao động Công ty Trách nhiệm hữu hạn phân phối Top A
từ năm 2017 – 2019 ......................................................................... 45
Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc của Công ty........................... 46
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của lao động .................................................. 47
Bảng 2.5: Quy mô vốn của Công ty qua các năm............................................. 48
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Phân phối
TOPA................................................................................................ 49
Bảng 2.7: Tỷ số nợ của một số công ty lĩnh vực Phân phối ............................. 51
Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty............................................................... 54
Bảng 2.9: Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty..................................... 55
Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản........................... 58
Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của một số công ty ........................ 58
Bảng 2.12: Các tỷ số khả năng sinh lời............................................................. 60
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân
phối Top A........................................................................................ 43
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới
trở nên “phẳng” hơn khiến ranh giới mềm giữa các quốc gia bị xóa bỏ, các
doanh nghiệp có cơ hội xích lại gần nhau hơn để cùng cạnh tranh và phát
triển. Thực tế mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức, cơ
hội để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới nhưng cũng đặt các doanh
nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt, buộc các nhà quản trị phải có giải
pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình, từ đó tồn tại
và phát triển.
Việt Nam hiện nay đang là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế,
việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp trong nước mở
rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất
khẩu... Tuy nhiên cũng mang lại nhiều thách thức bởi có sự gia nhập của các
doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nước
ngoài thường chiếm ưu thế về vốn, công nghệ, tính kỉ luật lao động, văn hóa
kinh doanh… bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, luôn trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ còn hạn chế, kỉ
luật lao động chưa cao cũng như chưa hình thành được một nét văn hóa kinh
doanh đặc thù… Những điểm yếu này tiềm tàng nhiều rủi ro cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt không có những chiến lược dài
hạn, khôn ngoan và hợp lí cho sản phẩm, dịch vụ và chính doanh nghiệp mình
thì sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường. Giải pháp cấp thiết đối với các
doanh nghiệp trong nước đó là nâng cao khả năng cạnh tranh để tạo lợi thế
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì thế, hoạt động nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu đối với các
doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, khu vực để tăng cường khả năng cạnh tranh,
giúp các doanh nghiệp Việt tồn tại và phát triển vững bền trên thị trường đầy
biến động.
2
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A là công ty chuyên về
phân phối các sản phẩm trong nước và nhập khẩu với quy mô nhỏ. Với đặc
trưng của các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô thì Công ty cũng có
hạn chế về vốn cũng như công nghệ, đặc biệt, đội ngũ nhân sự còn nhiều hạn
chế về mặt kĩ năng chăm sóc khách hàng, có một vài sản phẩm là những sản
phẩm nhập khẩu nên không chủ động được sự lên xuống của giá cả cũng như
tỷ giá trên thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với sự xuất hiện của
hàng loạt các doanh nghiệp phân phối, cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, thế giới đang bước vào thời kì cách mạng công nghiệp
4.0 thì nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty là vô cùng cần thiết để có thể
tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, không bị lấn át bởi các đối thủ cạnh tranh
trong nươc cũng như nước ngoài – những đối thủ có sức cạnh tranh mạnh về
nguồn vốn, nhân lực và công nghệ… Từ thực trạng ấy, tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân
phối TopA” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình để có thể đưa ra những đánh
giá khái quát về thực trạng năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất giải pháp để có
thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, đã có rất nhiều công trình, bài báo về nâng cao năng lực cạnh
tranh trong các tổ chức, doanh nghiệp như:
- TS. Trần Ngọc Hưng (2013) “Một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh cho cà phê Việt Nam”, luận án Tiến sỹ Kinh tế.
- TS. Đình Văn Ân (2009) “Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do
hóa thương mại ở Việt Nam: Ngành viễn thông”, Đề tài khoa học công nghệ
cấp Nhà nước VIE/02/2009. Đề tài đã thể hiện tổng quan về ngành viễn thông
Việt Nam, tác động của cạnh tranh và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực
viễn thông, từ đó kiến nghị phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
của ngành viễn thông Việt Nam.
- Kiều Thị Tuấn (2019), “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực
3
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Công
Thương ngày 02/7/2019. Bài viết đã chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp như: nâng cao trình độ học vấn đối
với nhà quản trị doanh nghiệp, nâng cao trình độ tổ chức quản lý doanh
nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm…
- Thạch Huê (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là vấn đề then chốt”, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam đăng tải ngày
25/06/2019. Chỉ ra nền kinh tế Việt Nam đang xếp cuối cùng trong nền kinh
tế ASEAN, vì thế việc nâng cao trình độ quản trị của các doanh nghiệp và nỗ
lực cải thiện môi trường kinh doanh được xem là nhiệm vu hàng đầu đối với
cả chính phủ và các nhà quản trị doanh nghiệp.
- Phạm Thị Phượng (2017), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong thời kì cách mạng công
nghiệp 4.0”, Hội thảo quốc gia khoa học Quản trị và Kinh doanh. Đánh giá năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng
khoán và đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
“Bạch Ngọc Hoàng Ánh (2018), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh
tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ
ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; [1]
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu
khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê; [43]
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Một số yếu tố
tạo thành năng lực động của doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng; Hội thảo
Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, trang 17-33, Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh; [44]
Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc
gia, TP. Hồ Chí Minh; [46]
4
Nguyễn Thanh Phong (2010), Năng lực cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số
12) [34]
Nguyễn Thị Quy (2008), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị; [37]
Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận án tiến sĩ ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Thụy (2015), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh
đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh” [45].
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã tập trung vào việc đánh
giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho một
ngành, một lĩnh vực của nền kinh tế … Tuy vậy, đề tài “Năng lực cạnh tranh
tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA” không trùng lặp với bất kỳ
nghiên cứu nào trong lĩnh vực năng lực cạnh tranh đã được công bố trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải
quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng hợp lý luận chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA.
5
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A giai đoạn 2017 đến 2019; các đề xuất giải
pháp thực hiện đến năm 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, trong luận văn
có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê: Dựa trên các số liệu thống kê về năng lực
cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA nói riêng.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ có kinh
nghiệm, chuyên môn về nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.
- Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Có rất nhiều phương pháp và hệ thống các chỉ số đánh giá năng lực
cạnh tranh trong các tổ chức, doanh nghiệp. Trong luận văn sẽ sử dụng cách
tiếp cận của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Đây là cách tiếp cận phù hợp
với mô hình nền tảng năng lực cạnh tranh theo quan điểm của giáo sư
Michale E. Porter của đại học Harvad. Theo đó, bộ chỉ số đánh giá năng lực
cạnh tranh trong doanh nghiệp bao gồm 12 bộ chỉ số, chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm chỉ số cơ bản, bao gồm: Cơ sở vật chất, quy định công ty…
Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả, bao gồm: Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, thị phần, chất lượng nguồn nhân lực, tài chính doanh nghiệp, công
nghệ ngân hàng, quy mô thị trường…
Nhóm chỉ số các nhân tố đổi mới và tinh thông, bao gồm: Đổi mới
6
trong kinh doanh, đổi mới trong nghiên cứu và phát triển…
6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng
lực cạnh tranh
Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số
doanh nghiệp tương đồng về quy mô cũng như ngành nghề để từ đó rút ra bài
học cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công
ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA đến năm 2025
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sơ lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Năng lực
Có nhiều cách tiếp cận cũng như định nghĩa khác nhau về năng lực:
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc là “phẩm chất
tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành
một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [ 33, tr.1037].
“Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật
ngữ chung nhất, là những thứ mà một người phải chứng minh có hiệu quả
trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Định nghĩa này
ám chỉ trực tiếp về tác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải những thứ này bao
gồm hành vi phù hợp với việc làm (những gì mà một người nói hoặc làm tạo
ra kết quả bằng sự thực hiện tốt hay tồi), động cơ (một người cảm thấy thế
nào về việc làm, về tổ chức hoặc vị trí địa lý), và kiến thức/kỹ năng kỹ thuật
(những gì mà một người biết/chứng thực về sự kiện, công nghệ, nghề nghiệp,
quy trình thủ tục, việc làm, tổ chức, ...). Năng lực được xác định thông qua
các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc.” [14; tr .4]
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản
ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng
lực cảm nhận. Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần
tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân
(sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả
phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” [19; tr.25]. Trong định nghĩa này,
tác giả đã đưa vào yếu tố rất quan trọng làm rõ những thuộc tính cá nhân - đó
là sinh học, tâm lý và giá trị xã hội.
8
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, năng lực chính là những khả năng,
những kĩ năng hay những điều kiện sẵn có để thực hiện các hoạt động.
Đối với doanh nghiệp, có thể hiểu khái niệm năng lực như sau: “Năng
lực của doanh nghiệp là khả năng sử dụng các nguồn lực đã được kết hợp một
cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn”.
1.1.2. Cạnh tranh
Cạnh tranh được phát biểu là sự tranh đua nhau để giành lấy lợi ích về
phía mình, giữa những người, những tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt động như
nhau [33, tr.185].
Cạnh tranh theo cấp độ doanh nghiệp còn được hiểu là việc đấu tranh
hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực. Tuy
nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là
doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng
cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến
với đối thủ cạnh tranh [31].
“Theo từ điển thương mại Anh- Pháp - Việt thì vấn đề cạnh tranh lại
được nói đến một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn: Cạnh tranh là tình trạng
giành giật nhau về khách hàng và thị trường. [18]
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất [16].
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nói chung cạnh tranh có
thể hiểu là sự đấu tranh của hai hay nhiều bên cùng tham gia vào một hoạt
động với cùng một mục đích. Mục đích áy có thể là quyền hành, là vị thế có
lợi cho mình trên các phương diện. Trong kinh tế thị trường đó là sự dành giật
về thị phần, quyền kiểm soát mua hoặc bán các loại sản phẩm. Là một phạm
trù phức tạp cạnh tranh có liên quan đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một hiện
9
tượng tất yếu xẩy ra đặc biệt là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.”
Cạnh tranh có tác dụng rất tích cực “thúc đẩy con người nỗ lực hơn,
sáng tạo, tăng năng suất lao động, làm cho quá trình của cải của quốc gia tăng
lên, cạnh tranh chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả, do đó cạnh
tranh có quan hệ chặt chẽ với thị trường và tự do cạnh tranh có thể tự điều tiết
các quan hệ cung - cầu, sản lượng, phân công lao động, tạo sự cân bằng cung
cầu xã hội mà không cần sự can thiệp của Nhà nước” [30].
“Có thể thấy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất
yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia.
Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và
tạo ra các phương tiện mới để thoả mãn nhu cầu cá nhân ở mức giá thấp hơn
và chất lượng cao hơn, từ đó nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của
con người. Nhờ cạnh tranh đã thúc đẩy đổi mới công nghệ và gia tăng năng
suất, tạo ra những thành tựu mới trên nhiều lĩnh vực.
1.1.3. Lợi thế cạnh tranh
 Có hai cách tiếp cận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
 Cách tiếp cận thứ nhất: Là cách tiếp cận dựa trên chuỗi giá trị
Dựa trên quan điểm của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp thì chuỗi giá trị của doanh nghiệp được mô phỏng như sơ đồ 1.1.”
Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter
Nguồn: [32 ]
“Theo Michael Porter, doanh nghiệp có thể xem như một chuỗi các hoạt
động chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Khách hàng sẽ đánh giá,
giá trị các sản phẩm theo quan điểm của họ. Nếu họ thoả mãn thì họ sẵn sàng
10
trả với giá cao và nếu ngược lại thì họ sẽ trả giá thấp hơn. Các hoạt động
chuyển hoá này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp. Ông gọi
đây là các hoạt động tạo ra giá trị. Dựa trên quan điểm của Ông thì chuỗi giá
trị của doanh nghiệp gồm hai loại hoạt động đó là các hoạt động chính và hoạt
động hỗ trợ. Các hoạt động chính là hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo
ra sản phẩm. Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động tạo cơ sở và điều kiện
cần thiết để tiến hành các hoạt động chính. Các hoạt động này bao gồm các
yếu tố, quá trình thuộc nền tảng chung của doanh nghiệp, phát triển công
nghệ, quản trị nhân lực, mua sắm thiết bị phương tiện phục vụ sản xuất.
Doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh thì phải hoạt động tạo ra giá trị với
chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc tạo sự khác biệt trong sản
phẩm để tăng giá trị cho khách hàng. Chênh lệch giữa giá trị mà doanh nghiệp
tạo ra cho khách hàng với chi phí để tạo ra giá trị đó gọi là biên lợi nhuận.
Biên lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao vì nếu
doanh nghiệp đặt giá sản phẩm ngang với giá của đối thủ cạnh tranh thì họ
vẫn thu được lợi nhuận cao hơn. Ngay cả khi doanh nghiệp đặt giá thấp hơn
thì vận thu được tỷ suất lợi nhuận ngang bằng và khi đó doanh nghiệp vẫn thu
hút được khách hàng và gia tăng thị phần. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung cải
thiện hiệu quả hoạt động nội bộ, tức là thực hiện các hoạt động tạo chi phí
thấp hơn thì chưa đủ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Các đối thủ có thể
bắt chước cách thức hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và khi đó doanh
nghiệp sẽ mất đi lợi thế về chi phí thấp. Lợi thế cạnh tranh không xuất phát từ
một vài hoạt động riêng lẻ mà phụ thuộc và là kết quả của sự tương tác, phối
hợp của các hoạt động trong chuỗi giá trị.”
 Cách tiếp cận thứ hai: Là cách tiếp cận dựa trên các nguồn lực của
doanh nghiệp
“Đây là cách tiếp cận xem xét nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp dựa trên các nguồn lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với
cách tiếp cận này thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá qua
11
những nguồn lực mang tính độc đáo, khó bị sao chép và có giá trị của doanh
nghiệp và doanh nghiệp phải khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó.
Doanh nghiệp có thể chỉ có nguồn lực thông thường nhưng lại có khả năng
đặc biệt mà các đối thủ khác không có để kết hợp thì những nguồn lực này
cũng được đánh giá là nguồn lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi
đó có những nguồn lực độc đáo nhưng chỉ có khả năng thông thường thì lợi
thế cạnh tranh của nguồn lực đó cũng không được đánh giá cao và kém bền
vững. Lợi thế cạnh tranh mạnh nhất nếu doanh nghiệp vừa có các nguồn lực
độc đáo, khó sao chép, có giá trị, vừa có khả năng đặc biệt để khai thác nhằm
tạo ra các dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bị mai một và mất đi nhanh nhưng có một
số lợi thế thì lại tồn tại tương đối lâu dài. Doanh nghiệp có nguồn lực hữu
hình dễ sao chép thì lợi thế đó sẽ nhất thời vì các doanh nghiệp khác có thể
sao chép được. Nếu doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào những
nguồn lực vô hình và dựa vào yếu tố độc đáo, lợi thế có xu hướng lâu bền hơn
vì đối thủ khó sao chép.”
“Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì nên kết hợp cả
hai cách tiếp cận dựa vào chuỗi giá trị và dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp
1.1.4. Năng lực cạnh tranh
Trong cạnh tranh sẽ có người có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả
năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm
có khả năng cạnh tranh yếu, khả năng cạnh tranh này gọi là năng lực cạnh
tranh hay sức cạnh tranh.
Theo Michael Porter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
duy trì, mở rộng thị phần và đạt được lợi nhuận cao của doanh nghiệp. Đây là
quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của các doanh
nghiệp [31].
Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu năng lực cạnh tranh chính là
12
khả năng sử dụng các khả năng sử dụng các nguồn lực đã được kết hợp một
cách có mục đích để giành lấy lợi ích về phía mình
Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 4 cấp độ, bao gồm:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: Có thể hiểu, năng lực cạnh tranh quốc
gia là toàn bộ các chính sách, thể chế và các nhân tố quyết định đến năng
suất, sự phát triển và tính bền vững của một nền kinh tế.
- Năng lực cạnh tranh ngành: cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh
tranh giữa doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích
đầu tư có lợi hơn.
- “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hợp năng lực nắm
giữ và nâng cao thị phần trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đáp ứng được
các yêu cầu của thị trường. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp chính là khai thác thực lực và lợi thế bên trong và bên ngoài của
doanh nghiệp để tối đa hóa lợi ích của mình vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của
khách hàng. Đồng thời cải tiến vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: thể hiện năng lực của
sản phẩm, dịch vụ đó thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác dựa trên các yếu tố
như: giá cả, đặc tính, chất lượng… Có thể nói, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ là một yếu tố xây dựng nên năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.”
Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có thể được hiểu là việc
doanh nghiệp sử dụng các thế mạnh của các nguồn lực (vốn, nguồn nhân lực,
sản phẩm…) để tạo ra các lợi thế cạnh tranh, từ đó vượt qua các đối thủ cạnh
tranh, giành lấy thị phần và khách hàng về phía mình.
1.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nâng cao năng lực cạnh tranh là tổng
hợp các biện pháp, giải pháp để có thể tăng cường các thế mạnh của các
nguồn lực, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, vượt qua các đối thủ khác, giành lấy
thị phần và khách hàng về phía mình.
13
Nâng cao năng lực cạnh tranh là hoạt động vô cùng cần thiết và mang
tính cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, trước thực tiễn hội nhập kinh tế và sự yếu kém vốn có,
thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp
trước sức ép cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp khác trên thế giới.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phạm trù tổng hợp thể hiện
sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ trong cạnh
tranh. Doanh nghiệp có thể có lợi thế về mặt này nhưng lại bất lợi về mặt
khác. Do đó, phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có
quan điểm toàn diện, có cái nhìn tổng thể và đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu
khác nhau.
1.2.1. Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
kết quả phức hợp của nhiều nhân tố: Năng suất lao động, năng lực và trình độ
công nghệ, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, giá cả, chất lượng và sự
đa dạng của các chủng loại sản phẩm...
Bản thân năng lực cạnh tranh lại chịu tác động của các nhân tố mà các
doanh nghiệp hay Chính phủ có thể kiểm soát được hoặc kiểm soát được phần
nào. Các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nhân tố như chiến lược phát
triển, chủng loại sản phẩm, sử dụng công nghệ gì, đào tạo nhân lực, nghiên cứu
và phát triển... Chính phủ kiểm soát các nhân tố như môi trường kinh doanh
(thuế, lãi suất, tỷ giá), nghiên cứu và phát triển, đào tạo & giáo dục... Các nhân
tố như giá đầu vào, các điều kiện về cầu, môi trường thương mại quốc tế thì cả
Chính phủ, các doanh nghiệp đều chỉ có thể kiểm soát được một phần.”
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống,
đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và
một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một nhân tố khá tổng hợp nói
lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội. Năng suất
14
lao động, trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực và hiệu quả sản
xuất của các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp. Năng suất lao động, trình
độ công nghệ yếu kém thì khó có thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế thị
trường hiện nay.
Các yếu tố đầu vào, đây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm cho mình một
nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên nhất và chi phí cho các yếu tố
đầu vào nhỏ nhất. Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng và nhiều
doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song
song tồn tại cùng một lúc. Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các yếu tố
đầu vào khác nhau, do đó, các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung
ứng có mức giá thấp cũng như có dịch vụ cung ứng tốt. Tuy nhiên, để tránh
tình trạnh có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọn cho mình
một số nhà cung ứng trong đó có một nhà cung ứng chính. Điều này vô hình
chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng có giá cao sẽ bị loại bỏ. Vì vậy tạo lợi
thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, vì chi phí nguyên vật liệu cũng nằm
trong giá thành sản phẩm, chủ động được đầu vào đã tạo thuận lợi cho ta trước
đối thủ cạnh tranh.
Giá cả hàng hoá, dịch vụ: Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được
hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người mua thoả
thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng để đảm bảo về lợi
ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay
không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của
công cuộc cách mạng doanh nghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm
có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. “Giá
cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông
qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao. Với
mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được
khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm
giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược
15
lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng,
làm tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh
thị trường. Tuy nhiên, với bài toán này, doanh nghiệp khó giải nguy cơ thâm
hụt lợi nhuận. Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn mức giá thị trường
nói chung là không có lợi, nó chỉ sử dụng với các doanh nghiệp có tính độc
quyền hoặc với các loại hàng hoá đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu được
lợi nhuận siêu ngạch. Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường, mỗi doanh nghiệp
có các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cho
từng thời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực cạnh tranh tốt và chiếm
lĩnh ưu thế.”
Chất lượng sản phẩm: “Là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định
bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những tiêu
chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng
sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi
tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền
sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý...
Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt
trong nền sản xuất của Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải
đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn
trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất
lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với doanh nghiệp dần mất đi
khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng đứng bên bờ phá sản.
Sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm: Một doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh tốt là phần lớn những doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hoá
sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để
có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng,
mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế
mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng luôn nghiên cứu các
sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Việc
16
thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng
nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn có thể phân tán được rủi ro
trong kinh doanh.”
1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tập trung vào 3 yếu tố đó
là: Sản lượng, tỷ suất lợi nhuận và thị phần. Sử dụng 3 chỉ tiêu này sẽ cho biết
các doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh hay bị
đẩy ra khỏi thị trường.
- Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi
đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là
phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận: Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cùng thu về một
khoản lợi nhuận như nhau nhưng vẫn tồn tại các doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh khác nhau. Điều này được giải thích qua hệ số tỷ suất lợi nhuận
khác nhau
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí
- Sản lượng: Là khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp có thể sản
xuất trên dây chuyền công nghệ của mình trong 1 năm. Yếu tố này phụ thuộc
nhiều vào năng suất sản xuất và nguồn lao động, nhu cầu thị trường. Sản
lượng của các doanh nghiệp cũng cho ta thấy được quy mô sản xuất cũng như
vị trí trên thị trường.
- Thị phần của 1 các doanh nghiệp có thể hiểu là phần mà các doanh
nghiệp đó chiếm được trên một thị trường nào đó (trong hay ngoài nước). Thị
phần được xác định theo công thức sau:
Thị phần =
Doanh thu của các doanh nghiệp
x100%
Doanh thu của thị trường
17
1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của
cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục
tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
“Vậy, năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính
của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp
lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và
khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến
hành bình thường.”
Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp dựa
vào các yếu tố định lượng và định tính để đánh giá năng lực tài chính của
doanh nghiệp sau:
 Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao
gồm: Quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh
lời…
 Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng
các nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý,
trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…
 Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của
một doanh nghiệp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính cho
doanh nghiêp, ta có thể phân chia thành các nội dung như sau:
1.3.1.1. Nâng cao khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
“Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà
những cơ hội kinh doanh chỉ đến trong chớp nhoáng, DN muốn thành công
thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt thời cơ. Khi đã nắm bắt
được thời cơ đó thì vấn đề còn lại là liệu DN có huy động được đủ vốn để
18
biến thời cơ thành hiện thực hay không.
Do đó, việc xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý là hết sức quan trọng,
nhưng việc huy động được một lượng vốn đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo cho
hoạt động SXKD được diễn ra bình thường, liên tục mới là yếu tố quyết định
đến hiệu quả kinh doanh. Nhưng như thế nào là kịp thời thì không thể định
lượng được, vì vậy, đây là một chỉ tiêu mang tính định tính.
Ngoài việc đảm bảo nhu cầu vốn thường xuyên, DN phải luôn chủ động,
linh hoạt để tìm được nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vốn bất
thường phát sinh trong quá trình SXKD. Để làm được điều này, thì uy tín của
doanh nghiệp là rất quan trọng. Với những DN được khách hàng, đối tác tin
tưởng, việc này trở nên dễ dàng hơn, được ưu tiên hơn những doanh nghiệp
khác trong điều kiện nguồn vốn ngày càng trở nên khó khăn, khan hiếm.”
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá
trị nguồn vốn mà DN huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD. Trong điều
kiện hiện nay, có nhiều kênh để DN có thể huy động được lượng vốn cần
thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều quan
trọng là doanh nghiệp cần phối hợp huy động và sử dụng các nguồn vốn để tạo
ra một cơ cấu vốn hợp lý nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho DN. Quyết định về cơ
cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng vì: Cơ cấu nguồn vốn là
một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của DN. Cơ
cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập
trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một DN hay công ty cổ phần.
Nội dung này bao gồm 2 nội dung nhỏ là quy mô và cơ cấu nguồn vốn,
cụ thể như sau:
1) Quy mô vốn
Để nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính cho doanh nghiệp thì ta cần
đánh giá đúng năng lực tài chính của DN thông qua chỉ tiêu nguồn vốn thì
vốn chủ sở hữu phải được xem xét nhiều nhất, cụ thể như sau:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp (DN) có thể huy động, sử
19
dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Nhìn
tổng thể dựa trên tiêu chí về nguồn gốc của nguồn vốn, thì nguồn vốn của
doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ phải trả. Doanh
nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn thì tạo được lòng tin đối với đối tác do khả
năng chi trả, thanh toán được đảm bảo. VCSH càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp có khả năng đối phó tốt với những nguy cơ luôn tiềm tàng trong điều
kiện kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay. Một trong những chỉ tiêu
quan trọng nhằm đánh giá khả năng tài chính vững vàng, mức độ tài trợ của
VCSH cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN là tỷ suất tự tài
trợ tài sản dài hạn:
Tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Vốn chủ sở
hữu của DN đáp ứng được nhu cầu cho mua sắm TSDH phục vụ SXKD của
doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Ngược lai, nếu
nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn
vay. Nếu vốn vay đó là vốn ngắn hạn thì DN đang kinh doanh trong cơ cấu
vốn mạo hiểm.
2) Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là một trong những tiêu chí phản ánh năng lực tài
chính của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động,
phân phối và sử dụng hiệu quả thì tình hình tài chính của DN có căn cứ để
đánh giá là tốt.
Khi xem xét cơ cấu NV, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ
cấu nguồn vốn của DN được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ)
Tỷ số nợ được đo bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả và tổng NV hay tổng
tài sản của DN :
20
“Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ
thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ
cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng
khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp
cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì
mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp
rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.”
Rất khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp với doanh
nghiệp hay tỷ số nợ như thế nào là tốt đối với một DN nói chung, vì tỷ số nợ
phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh
nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay…Và cũng tùy vào từng
thời kỳ phát triển của doanh nghiệp mà có tỷ số nợ phù hợp khác nhau. Tuy
nhiên thông thường tỷ số nợ trên 50% là chấp nhận được.
Nhìn tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu. Do đó, có thể xem xét cơ cấu NV của doanh nghiệp qua tỷ số vốn
chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ :
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp còn được thể hiện qua tỷ số nợ
trên vốn chủ sở hữu :
Thông thường, nếu tỷ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được
tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ
chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, tỷ số này càng nhỏ, có
nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì
21
DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ số này càng lớn thì khả năng gặp
khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở
hữu có nghĩa là DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên DN có thể
gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi
suất ngân hàng ngày một tăng cao.
1.3.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn
1, Chất lượng của tài sản
Chất lượng tài sản phản ánh ở việc tài sản của doanh nghiệp được sử
dụng như thế nào, có phát huy được hết khả năng hoạt động của nó hay
không. Đây là một chỉ tiêu nói lên tính bền vững về tài chính, năng lực tổ
chức quản lý của doanh nghiệp. Cùng với việc đảm bảo đủ vốn cho SXKD thì
việc nâng cao chất lượng của tài sản trong doanh nghiệp là một yếu tố vô
cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Tài sản của doanh nghiệp gồm rất nhiều loại, tồn tại ở các dạng khác
nhau như: tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản
cố định, các khoản đầu tư tài chính…Mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp có
chất lượng là khi tài sản đó được trang bị ở một mức độ hợp lý đảm bảo hiệu
quả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như đối với tiền mặt, các lý
thuyết tài chính doanh nghiệp nói rằng mỗi doanh nghiệp nên có một mức tiền
mặt thích hợp cho doanh nghiệp mình, một lượng đủ để thanh toán lãi vay,
các chi phí và chi tiêu vốn, ngoài ra còn phải dự trữ thêm một lượng để doanh
nghiệp kịp xử lý trong những tình huống khẩn cấp. Việc dự trữ quá nhiều sẽ
dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, chi phí cao. Còn việc dự trữ quá ít dễ dẫn
đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi có các tình huống bất ngờ xảy ra
trong kinh doanh. Đối với hàng tồn kho, thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là
vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh
nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng. Để biết mức tồn kho thế nào là hợp lý,
các doanh nghiệp cần: nắm bắt nhu cầu thị trường, hoạch định cung ứng, tính
22
toán lượng đặt hàng và xác định được thời điểm đặt hàng. Tóm lại, mức độ
hợp lý của từng loại tài sản phụ thuộc vào đặc trưng của từng DN và đặc điểm
của từng tài sản và muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì DN
phải làm sao khai thác được hết công suất, tính năng của từng loại tài sản đó.
2, Tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tính thanh khoản hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực
về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các
khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các
khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ
của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do
xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa
doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản
thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương.
Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các tỷ số tài chính sau:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các
khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt,
các khoản phải thu, hàng tồn kho…HS này được tính theo công thức sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá
khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài
sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho:
Hệ số khả năng thanh toán ngay
23
Theo công thức này, hàng tồn kho ở đây là hàng hóa, thành phẩm, hàng
gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ, đối lưu ngay được, nên
chưa thể chuyển thành tiền ngay được, các KPT cũng vậy. Và khả năng thanh
toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá
tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn.
Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo
khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có
thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả
năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi
vay phải trả trên lãi vay phải trả:
3, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ngày nay một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi
doanh nghiệp đó phải biết sử dụng vốn triệt để và không ngừng nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh mà đặc biệt là vốn lưu động. Vốn lưu động là bộ
phận rất quan trọng trong vốn sản xuất kinh doanh và nó thường chiếm tỷ
trọng rất lớn ở những doanh nghiệp thương mại. Có thể nói trong doanh
nghiệp thương mại vốn lưu động là bộ phận sinh lời nhiều nhất. Chỉ khi nào
doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả thì doanh nghiệp đó mới có vốn để tái đầu
tư giản đơn và tái đầu tư mở rộng nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho
doanh nghiệp trong hành lang pháp lý về tài chính và tín dụng mà nhà nước
đã quy định.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN, ta xem xét các chỉ
24
tiêu sau:
Vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền trung bình
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt. Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn
hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho:
Muốn biết số ngày của một VQ HTK có thể xác định bằng công thức:
Các hệ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản trị HTK của
doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các
năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm.
Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và
ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu
ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải
cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ
tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận,
doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện
kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
25
1.3.1.3. Khả năng sinh lời
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu cuối
cùng là lợi nhuận. Vì vậy, để đánh giá năng lực tài chính của DN thì không
thể bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lời gồm có:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh
thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số
càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh
doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của
từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so
sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó
tham gia
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty.
Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA.
ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên
lượng đầu tư ít hơn.
ROA sẽ cung cấp c thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn
đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty khác nhau có sự khác biệt
rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử
dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi
công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
26
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích
lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử
dụng hiệu quả VCSH, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa
VCSH với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình
huy động vốn, mở rộng quy mô.
1.3.2. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của
doanh nghiệp
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứ những nội
dung sau để nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực như sau:
 Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ văn hóa, tư cách đạo đức và
phẩm chất chính trị của người lao động
- Thứ nhất, trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người lao động
đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa thể
hiện thông qua các tiêu thức:
+ Số lượng người biết chữ, không biết chữ
+ Số người tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
+ Số người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học
Trình độ văn hóa là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, phản ánh chất lượng
nguồn nhân lực và nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội
chung cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Trình độ văn hóa cao tạo khả
năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai, tư cách đạo đức và phẩmm chất chính trị
Đây là tiêu chí phản ánh nhận thức của người lao động về tư tưởng chính
trị, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
27
Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan đơn vị mình đang công tác; mệnh
lệnh của cấp trên. Nó phản ánh ý thức, nhận thức của người lao động đối với
công việc của chính mình, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập nâng cao
trình độ. Giữ gìn đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, tính trung thực, khách
quan trong công tác, tư thế tác phong, quan hệ công tác, tinh thần thái độ phục
vụ công việc, phục vụ tổ chức….
 Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo năng lực, trình độ chuyên
môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ
“Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực, phản ánh tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động trong việc
thực hiện công việc. Người lao động cần có những kỹ năng quản lý tương ứng
với nhiệm vụ được giao để thể hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, có thể chia
thành ba nhóm kỹ năng chính, đó là:
Nhóm 1: Kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng nắm vững các
phương pháp, sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một
lĩnh vực cụ thể nào đó.
Nhóm 2: Kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia
sẻ, động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm công tác.
Nhóm 3: Kỹ năng tổng hợp phân tích. Người lao động cần có kỹ năng
tổng hợp, phân tích và tư duy trong công việc một cách linh hoạt để vận dụng
vào thực tiễn. Điều này liên quan đến khả năng nhìn nhận tổ chức như một thể
thống nhất và sự phát triển của các lĩnh vực, hiểu được mối liên hệ phụ thuộc
giữa các bộ phận bên trong của tổ chức, lĩnh vực, dự đoán những thay đổi
trong bộ phận này tác động tới bộ phận, lĩnh vực khác như thế nào.
Với các nhóm kỹ năng trên đều cần đến khả năng cá nhân tương ứng với
từng vị trí công tác như: Khả năng tự nhìn nhận, đánh giá, khả năng quản lý,
khả năng bao quát công việc (chủ yếu là khả năng tổ chức công việc một cách
khoa học, có kế hoạch), khả năng giải quyết vấn đề một cách tự tin, sáng
28
tạo…
Khả năng hoàn thành công việc của người lao động là tiêu chí phản ánh
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao và mức độ đảm nhận chức
trách, nhiệm vụ của người lao động. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
theo tiêu chí này, cần dựa vào kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đánh giá mức độ, khả năng hoàn thành công việc là phương pháp, nội dung
của quản trị nhân lực. Đánh giá khả năng hoàn thành công việc thực chất là
xem xét, so sánh giữa việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể với những tiêu chuẩn đã
được xác định trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn
thành công việc.
Kết quả đánh giá công việc cho phép phân tích và đánh giá về chất lượng
nguồn nhân lực trên thực tế. Nếu người lao động liên tục không hoàn thành
nhiệm vụ mà không phải lỗi của tổ chức thì có nghĩa là người lao động không
đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong trường hợp này, có thể kết luận chất
lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao ngay cả khi
người lao động có trình độ chuyên môn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc.”
 Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo thời gian làm việc và sức
khỏe của người lao động
“Tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng, đánh giá chất lượng, phát huy nguồn
lực con người. Nội dung của tiêu chí này xét cho cùng chính là yếu tố kinh
nghiệm và yếu tố sức khỏe của nguồn nhân lực. Bởi lẽ:
Thứ nhất, kinh nghiệm là những vốn kiến thức tích lũy được trong quá
trình công tác, là kết quả được hình thành trong hoạt động thực tiễn. Kinh
nghiệm góp phần vào việc hình thành năng lực thực tiễn của nguồn nhân lực
và làm tăng hiệu quả công việc mà người lao động đảm nhận. Kinh nghiệm
phụ thuộc vào thời gian công tác nói chung và thời gian công tác ở một công
việc cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, giữa kinh nghiệm công tác và thâm niên công
tác không phải hoàn toàn tuân theo quan hệ tỷ lệ thuận. Thời gian (thâm niên)
công tác chỉ là điều kiện cần để tích lũy kinh nghiệm nhưng chưa phải là điều
29
kiện đủ. Điều kiện đủ để hình thành kinh nghiệm công tác phụ thuộc vào chính
khả năng nhận thức, phân tích, tích lũy và tổng hợp của từng người lao động.
Thứ hai, sức khỏe được hiểu là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần
và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng
hòa nhiều yếu tố được tạo nên bởi bên trong và bên ngoài, thể chất và tinh
thần. Bộ Y tế Việt Nam quy định ba trạng thái về sức khỏe là: Loại A: Thể lực
tốt không có bệnh tật; Loại B: Trung bình; Loại C: Yếu, không có khả năng
lao động.
Yêu cầu về kinh nghiệm và sức khỏe không chỉ là một quy định bắt buộc
khi tuyển chọn nguồn nhân lực, mà còn là yêu cầu phải được duy trì trong
suốt quá trình công tác, cống hiến. Do vậy, việc xây dựng và nghiên cứu tiêu
chí này cũng giúp nhà quản trị và doanh nghiệp đề ra được những chính sách
hợp lý về tiền lương, chế độ đãi ngộ xã hội, các chính sách về tuyển dụng, sử
dụng và trọng dụng nhân tài…”
1.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
“Trong khuôn khổ của luận văn này, thì năng lực cạnh tranh sản phẩm
được hiểu là năng lực mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với
các đối thủ cạnh tranh để có thể giành được thị trường về một loại hàng hóa
hoặc dịch vụ, những sản phẩm đó các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng sao
chép và bắt chước được với công ty.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn hay nhỏ phụ thuộc chính
vào nội lực doanh nghiệp ấy. Các yếu tố bên trong đóng vai trò chủ yếu trong
thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần
chú trọng tới các mắt xích trong chuỗi giá trị, phối hợp hoạt động của các mắt
xích đồng thời (chú trọng) cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị thông
qua việc cải thiện từng mắt xích hoặc cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích.
Chuỗi giá trị (chain value) được đề cập là tập hợp một chuỗi các hoạt động để
chuyển hoá các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra.”
30
“Chuỗi giá trị là quá trình tạo ra giá trị lợi ích phản ánh thông qua sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để cung ứng cho khách hàng. Các yếu tố hình
thành chuỗi giá trị bao gồm: Các yếu tố phụ trợ như tài chính, công nghệ,
nhân sự và thể chế hành chính và các yếu tố cơ bản cụ thể như:
Hậu cần đầu vào có hoạt động kho bãi, các hoạt động liên quan tới mua
các nguyên phụ liệu. Nếu việc hoạt động này diễn ra nhanh chóng sẽ giúp
giảm chi phí, nhanh chóng đủ các yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp nhanh
chóng đưa vào sản xuất và biến đổi thành các sản phẩm có giá trị.
Sản xuất: là quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, giúp các doanh
nghiệp tạo ra giá trị.
Hậu cần đầu ra: Bao gồm các hoạt động như kho bãi, vận chuyển hàng
hoá tới nơi cần thiết.
Marketing và bán hàng là yếu tố quan trọng, bởi tại hoạt động này công
ty sẽ thể hiện bộ mặt, diện mạo của bản thân trước các khách hàng. Nếu
Marketing và bán hàng hiệu quả sẽ giúp công ty đẩy mạnh khối lượng tiêu
thụ. Điều nàu mang lại giá trị cho công ty một cách bền vững.
Dịch vụ: Đây là một yếu tố không phải công ty nào cũng chú ý. Nhưng
nêu để thành công thì việc cung ứng các dịch vụ đi kèm cho khách hàng là
một phần không thể thiếu được. Dịch vụ góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm
của công ty chuyển hoá thành các giá trị, lợi ích cho khách hàng.”
Hậu
cầu
đầu
vào
Tài chính
Công nghệ
Nhân sự
Thể chế hành chính
Hậu
cầu
đầu ra
Khách
hàng
Sản
xuất
Marketing
& bán
hàng
Dịch
vụ
Hoạt
đđộng
bổ trợ
Hoạt động cơ bản
31
“Doanh nghiệp muốn khai thác triệt để cần phải nắm vững từng hoạt
động và sử dụng các phương thức thích hợp để tạo ra năng lực cạnh tranh cho
mình, hoặc tối ưu hoá từng chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phân phối
giữa các chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phối hợp giữa bên trong với
bên ngoài.
1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần
Thị phần hay tỷ trọng trong thị trường (market share) là tỷ trọng của một
doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị
trường. Số liệu về tỷ trọng thị trường được dùng để tính mức độ tập trung hóa
người bán trong một thị trường.
Các nhà đầu tư và các nhà phân tích theo dõi sự tăng và giảm thị phần
một cách rất cẩn thận, bởi vì đây có thể là một dấu hiệu của khả năng cạnh
tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Khi tổng thị
trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, một công ty duy trì được thị
phần của mình sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự như tổng thị
trường. Một công ty đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các
đối thủ cạnh tranh.
Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động
lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời. Một công ty có thể cố gắng mở rộng
thị phần của mình bằng cách giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản
phẩm mới hay khác biệt. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng kích thước thị phần
của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khẩu học khác.”
Với tầm quan trọng ấy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần đều
được các doanh nghiệp quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Muốn tăng thị phần,
ngoài việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần phải
chú trọng các dịch vụ quảng cáo, khuếch trương, dịch vụ sau bán hàng…
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Có nhiều quan điểm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh
32
của doanh nghiệp trong trạng thái động. Theo quan điểm này, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi
trường mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp.
1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô
- Nhân tố kinh tế
“Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách thương mại, chính sách
cạnh tranh, chính sách đầu tư... Nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay
kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc ngành đó.
Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển
ổn định, nền tài chính quốc gia ổn định, lạm phát ở mức kiểm soát được, quá
trình tích tụ và tập trung tư bản nhanh giúp tăng nguồn vốn đầu tư phát triển.
Đồng thời sự phát triển kinh tế kéo theo mức sống của người dân tăng, cầu
tăng lên. Đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược
lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia không
ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm xuống. Trong
điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức để đứng vững được trên thị trường.
- Nhân tố môi trường chính trị, pháp lý
Hệ thống chính sách pháp luật trong nước và nước ngoài cũng như các
quy định do các tổ chức quốc tế ban hành đều có tác động đến các doanh
nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Hệ thống
pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo khuân khổ hoạt động cho doanh
nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Vì vậy tính
33
ổn định và chặt chẽ của nó có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh một mặt tạo thuận lợi cho mọi
doanh nghiệp kinh doanh, mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó mà điều chỉnh
hoạt động của mình để hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp khác trong xã hội
và trên thương trường quốc tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp của nước mình với nhau và giữa doanh nghiệp của mình với các doanh
nghiệp nước khác. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số
doanh nghiệp này nhưng có thể tạo ra những bất lợi cho một số doanh nghiệp
khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những
điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp
thành công.
- Các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa có tác động đến tất cả các lĩnh
vực của các nước trên thế giới. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển nhưng cũng
đem lại nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp.”
“Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong kinh
doanh ngày càng mạnh mẽ hơn. Xu hướng này làm cho thị trường có nhiều
biến động dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức quản lý, cơ cấu đầu tư...
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới cũng như trong
khuân khổ quốc gia đều ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Hoạt động trong những ngành có tốc độ phát triển về công nghệ cao
thì công nghệ chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh, là vũ khí cạnh
tranh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm
bắt và đón đầu được sự phát triển khoa học công nghệ, phải đầu tư đổi mới
công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động nhằm tăng khả năng
cạnh tranh.
- Nhân tố văn hóa - xã hội
Các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu xã hội, sự ảnh
34
hưởng của các nền văn hóa cũng tác động đến hành vi tiêu dùng qua đó tác
động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.”
1.4.1.2.Các nhân tố môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến khả
năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ
đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có
những chiến lược, sách lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của
mình trên thị trường.
Thêm vào đó các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng là một trong các
yếu tố doanh nghiệp phải lưu tâm để có các biện pháp đối phó kịp thời nhằm
giữ vững địa vị của mình.
- Sản phẩm thay thế
Với trình độ kỹ thuật cao, từ đó tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có thể
thay thế cho nhau. Hiện tượng này, đó đang và sẽ gây trở ngại cho việc tiêu
thụ các sản phẩm của các doanh nghiệp, làm cho môi trường cạnh tranh trở
nên gay gắt hơn. Đây là đối thủ bất ngờ và rất khó đối phó mà doanh nghiệp
phải lường trước. Để giữ vững vị thế của mình không còn cách nào khác là
doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới công nghệ để tạo được sản phẩm có tính
khác biệt cao về chất lượng, kiểu dáng, giá cả...
1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Khả năng tài chính
“Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực
về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của
doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vốn là một trong những điều kiện cần để
doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy
35
động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh
nghiệp mạnh lơn. Tuy nhiên khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ
thể hiện ở quy mụ vốn kinh doanh. Có những doanh nghiệp quy mô vốn lớn
nhưng không mạnh đó là do cơ cấu tài sản nguồn vốn chưa hợp lý. Ngược lại
có những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn được đánh giá là mạnh vì
doanh nghiệp duy trì tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn
tài chính thích hợp để sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa cú sức
cạnh tranh tốt phục vụ thị trường mục tiêu. Vì vậy vấn đề không nằm ở chỗ
quy mô vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu mà là doanh nghiệp sử dụng vốn
hiệu quả như thế nào để phục vụ tốt nhu cầu của đối tượng khách hàng mục
tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực sản xuất kinh doanh
Khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ và
quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy mới
tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ ngày càng có ảnh hưởng lớn tới năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ trên thế giới hiện đang trải qua quá
trình phát triển nhanh chóng. Việc lựa chọn công nghệ nào cho doanh nghiệp
có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ
được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh hiện tại của
doanh nghiệp và trong tương lai nó phải được phát huy hiệu quả nhằm giúp
cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ.”
Nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng, từ xưa đến nay con người luôn là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ của
nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng cao.
Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ có lợi thế bán được số lượng nhiều
hơn, với giá cả cao hơn, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên,
uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhờ uy tín và danh
36
tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, nâng cao vị thế
của mình trên thị trường hơn.
Tổ chức quản lý doanh nghiệp
“Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt
doanh nghiệp thì mới làm tốt mọi việc. Nếu các yếu tố khác tốt mà tổ chức
quản lý không tốt thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn không đạt hiệu
quả. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở phương pháp quản
lý và tính hiệu quả của phương pháp đó, hệ thống tổ chức, văn hóa doanh
nghiệp...Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách
nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, hiệu quả cao.
Ngược lại, một cơ cấu tổ chức chồng chéo, quyền lực không được phân chia
thì hiệu quả hoạt động sẽ kém.
Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì Ban lãnh đạo, phẩm chất và
tài năng của họ có vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự thành bại
của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, với quy mô nào, kết quả và hiệu
quả hoạt động đều phụ thuộc vào đức và tài của đội ngũ lãnh đạo cũng như cơ
cấu tổ chức của bộ máy quản lý, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ phận, cá nhân và việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đó.
Cơ cấu tổ chức không phải là bộ khung cứng nhắc, nó cũng phải thay
đổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ứng với
từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một phương pháp quản lý hiện đại, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh
hoạt dễ thích ứng khi môi trường kinh doanh thay đổi cộng với văn hóa
doanh nghiệp tốt sẽ giúp củng cố vững chắc vị thế của doanh nghiệp trên
thương trường.”
Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp
“Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, làm
cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chiến lược kinh doanh ảnh
hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
37
nghiệp. Một mặt chiến lược được xây dựng dựa trên các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, phát huy yếu tố sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh
tranh với đối thủ. Mặt khác, thông qua chiến lược doanh nghiệp có thể tạo
dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do đó khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Chính sách và chiến lược
vạch phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp hạn chế được rủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi tới thành
công. Chính sách và chiến lược gồm nhiều loại: chính sách nhân sự, chính
sách sản phẩm mới, chính sách thị trường, chính sách khách hàng...Vạch
ra được chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để doanh nghiệp đạt
thắng lợi trong cạnh tranh.”
Nói tóm lại, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Đặc biệt
là ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế thế giới của
nước ta thì cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải có năng lực cạnh
tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu
tố. Mỗi yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết cách
đầu tư, xây dựng và phát triển nó trong bối cảnh cụ thể của thị trường và cạnh
tranh. Hơn nữa, muốn có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải
qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, lãnh đạo, xây dựng các chiến
lược sản xuất kinh doanh, tạo dựng được môi trường bên trong và bên ngoài
tốt để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của mình. Doanh nghiệp là một tế
bào kinh tế – xã hội, nó tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt
các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó. Doanh nghiệp
cần thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có biện pháp tích cực nhằm hạn
chế hoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để
tạo dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.
38
1.5. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh và bài học rút ra
cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA
1.5.1. Một số kinh nghiệm
1.5.1.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh
nghiệp Trung quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia đã đạt được sự phát triển
thành công mà nhiều quốc gia đang phát triển chưa đạt được trong thời kỳ sau
chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trung Quốc đã chuyển hướng từ lợi thế cạnh
tranh quốc gia dựa vào các nhân tố sản xuất sang lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Các công ty Trung Quốc mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, chế tác hiện
đại và sản xuất quy mô lớn, nỗ lực mạnh mẽ phát triển công nghệ sản phẩm
riêng của họ, thu hút đội ngũ kỹ sư và cán bộ khoa học được đào tạo ở trình
độ cao.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sớm hình thành tên nhãn hiệu hàng
hóa và các kênh marketing quốc tế cho riêng mình, đồng thời thiết lập các cơ
sở sản xuất ở nước ngoài. Trung Quốc là một minh chứng hiệu quả về
những thay đổi trong chính sách và chiến lược của các công ty khi chuyển
từ giai đoạn phát triển dựa vào đầu tư sang phát triển dựa vào đổi mới.
Các Công ty Trung Quốc hiện cạnh tranh theo các chiến lược dựa vào
chi phí. Họ phải nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình và học cách cạnh tranh
dựa vào sự khác biệt độc đáo, quá trình này đòi hỏi phải mất hàng thập kỷ.
Điều đó đòi hỏi phải đổi mới thực sự. Trước đây tất cả các Công ty Trung
Quốc thường có xu hướng cạnh tranh với nhau và cạnh tranh về giá trong
cùng một khu vực. Điều đó làm chậm lại quá trình cạnh tranh bền vững hơn.
1.5.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
Thương mại và Văn hóa phẩm Bình Minh
Công ty Bình Minh tạo nên năng lực cạnh tranh trên các phương diện
như sau:
- Năng lực cạnh tranh từ sản phẩm: Công ty thực hiện nhập khẩu các
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf
Nâng cao NLCT.pdf

More Related Content

Similar to Nâng cao NLCT.pdf

Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đồ Án tốt nghiệp nguyễn thế vũ
Đồ Án tốt nghiệp   nguyễn thế vũĐồ Án tốt nghiệp   nguyễn thế vũ
Đồ Án tốt nghiệp nguyễn thế vũTÓc Đỏ XuÂn
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai gianghoanglamhn2012
 
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đồ áN tốt nghiệp phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...
đồ áN tốt nghiệp   phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...đồ áN tốt nghiệp   phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...
đồ áN tốt nghiệp phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...jackjohn45
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn HàĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn HàViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn HàHoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn HàDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...
Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...
Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...nataliej4
 

Similar to Nâng cao NLCT.pdf (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Thủy Tạ
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Thủy TạLuận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Thủy Tạ
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Thủy Tạ
 
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM BỘT MỲ TỈNH QUẢNG NGÃI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM BỘT MỲ TỈNH QUẢNG NGÃICHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM BỘT MỲ TỈNH QUẢNG NGÃI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM BỘT MỲ TỈNH QUẢNG NGÃI
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần 22, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đồ Án tốt nghiệp nguyễn thế vũ
Đồ Án tốt nghiệp   nguyễn thế vũĐồ Án tốt nghiệp   nguyễn thế vũ
Đồ Án tốt nghiệp nguyễn thế vũ
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai giang
 
Đề tài: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty thiết bị Đức Nhật
Đề tài: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty thiết bị Đức NhậtĐề tài: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty thiết bị Đức Nhật
Đề tài: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty thiết bị Đức Nhật
 
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...
Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần th...
 
Đề tài: Hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty May Sơn Hà
Đề tài: Hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty May Sơn HàĐề tài: Hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty May Sơn Hà
Đề tài: Hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại Công ty May Sơn Hà
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
đồ áN tốt nghiệp phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...
đồ áN tốt nghiệp   phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...đồ áN tốt nghiệp   phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...
đồ áN tốt nghiệp phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây...
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn HàĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh c...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn HàHoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khí
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khíĐề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khí
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty thương mại cơ khí
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mạ...
 
Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...
Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...
Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn ...
 

Recently uploaded

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (14)

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

Nâng cao NLCT.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THÁI LÂM TÙNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÂN PHỐI TỐPA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Tốp A”, là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Tuấn. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Thái Lâm Tùng
  • 3. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài............................................5 6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài..................................................6 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................7 1.1. Các khái niệm có liên quan .......................................................................7 1.1.1. Năng lực ....................................................................................................7 1.1.2. Cạnh tranh .................................................................................................8 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh .....................................................................................9 1.1.4. Năng lực cạnh tranh ................................................................................11 1.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh.................................................................12 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............13 1.2.1. Các chỉ tiêu định tính ..............................................................................13 1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ...........................................................................16 1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.................17 1.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp ....................17 1.3.2. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp................................................................................................................26 1.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm..........................................29
  • 4. 1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần..............................................31 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .31 1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp...............32 1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ...............34 1.5. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh và bài học rút ra cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA..................................38 1.5.1. Một số kinh nghiệm ................................................................................38 1.5.2. Bài học rút ra cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA ......39 Tiểu kết chương 1..............................................................................................40 Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH.........41 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A..............................................................................................41 2.2. Các đặc điểm có ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A..........................................43 2.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí................................................43 2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực .......................................................................45 2.2.3. Đặc điểm kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 ..............47 2.3. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A..................................................................48 2.3.1. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính..................................................48 2.3.2. Thực trạng nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực...61 2.3.3. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm..........................63 2.3.4. Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần ............................65 2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A ..................................................................66 2.4.1. Ưu điểm...................................................................................................66 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân..............................................................67 Tiểu kết chương 2............................................................................................68
  • 5. Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÂN PHỐI TOP A ........................69 3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A.......................................................69 3.1.1. Mục tiêu...................................................................................................69 3.1.2. Phương hướng.........................................................................................70 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A ..................................................................71 3.2.1. Quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp....71 3.2.2. Hoàn thiện quy định, quy chế làm việc, thi đua khen thưởng, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty.........................................72 3.2.3. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và khách hàng mục tiêu .................................................75 3.2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh...........................76 3.2.5. Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm................................................86 Tiểu kết chương 3............................................................................................89 KẾT LUẬN......................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................92
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp NSLĐ: Năng suất lao động LĐ: Lao động SXKD: Sản xuất kinh doanh TSDH: Tài sản dài hạn TSNH: Tài sản ngắn hạn TSCĐ: Tài sản cố định TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VCSH: Vốn chủ sở hữu
  • 7. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Số lượng lao động Công ty Trách nhiệm hữu hạn phân phối Top A từ năm 2017 – 2019 ......................................................................... 45 Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc của Công ty........................... 46 Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của lao động .................................................. 47 Bảng 2.5: Quy mô vốn của Công ty qua các năm............................................. 48 Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA................................................................................................ 49 Bảng 2.7: Tỷ số nợ của một số công ty lĩnh vực Phân phối ............................. 51 Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty............................................................... 54 Bảng 2.9: Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty..................................... 55 Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản........................... 58 Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của một số công ty ........................ 58 Bảng 2.12: Các tỷ số khả năng sinh lời............................................................. 60 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A........................................................................................ 43
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới trở nên “phẳng” hơn khiến ranh giới mềm giữa các quốc gia bị xóa bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội xích lại gần nhau hơn để cùng cạnh tranh và phát triển. Thực tế mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức, cơ hội để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới nhưng cũng đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt, buộc các nhà quản trị phải có giải pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình, từ đó tồn tại và phát triển. Việt Nam hiện nay đang là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu... Tuy nhiên cũng mang lại nhiều thách thức bởi có sự gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nước ngoài thường chiếm ưu thế về vốn, công nghệ, tính kỉ luật lao động, văn hóa kinh doanh… bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, luôn trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ còn hạn chế, kỉ luật lao động chưa cao cũng như chưa hình thành được một nét văn hóa kinh doanh đặc thù… Những điểm yếu này tiềm tàng nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt không có những chiến lược dài hạn, khôn ngoan và hợp lí cho sản phẩm, dịch vụ và chính doanh nghiệp mình thì sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường. Giải pháp cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong nước đó là nâng cao khả năng cạnh tranh để tạo lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì thế, hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, khu vực để tăng cường khả năng cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp Việt tồn tại và phát triển vững bền trên thị trường đầy biến động.
  • 9. 2 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A là công ty chuyên về phân phối các sản phẩm trong nước và nhập khẩu với quy mô nhỏ. Với đặc trưng của các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô thì Công ty cũng có hạn chế về vốn cũng như công nghệ, đặc biệt, đội ngũ nhân sự còn nhiều hạn chế về mặt kĩ năng chăm sóc khách hàng, có một vài sản phẩm là những sản phẩm nhập khẩu nên không chủ động được sự lên xuống của giá cả cũng như tỷ giá trên thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp phân phối, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, thế giới đang bước vào thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 thì nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty là vô cùng cần thiết để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, không bị lấn át bởi các đối thủ cạnh tranh trong nươc cũng như nước ngoài – những đối thủ có sức cạnh tranh mạnh về nguồn vốn, nhân lực và công nghệ… Từ thực trạng ấy, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình để có thể đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất giải pháp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, đã có rất nhiều công trình, bài báo về nâng cao năng lực cạnh tranh trong các tổ chức, doanh nghiệp như: - TS. Trần Ngọc Hưng (2013) “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam”, luận án Tiến sỹ Kinh tế. - TS. Đình Văn Ân (2009) “Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại ở Việt Nam: Ngành viễn thông”, Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước VIE/02/2009. Đề tài đã thể hiện tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam, tác động của cạnh tranh và tự do hóa thương mại trong lĩnh vực viễn thông, từ đó kiến nghị phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành viễn thông Việt Nam. - Kiều Thị Tuấn (2019), “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực
  • 10. 3 cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Công Thương ngày 02/7/2019. Bài viết đã chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp như: nâng cao trình độ học vấn đối với nhà quản trị doanh nghiệp, nâng cao trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm… - Thạch Huê (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề then chốt”, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam đăng tải ngày 25/06/2019. Chỉ ra nền kinh tế Việt Nam đang xếp cuối cùng trong nền kinh tế ASEAN, vì thế việc nâng cao trình độ quản trị của các doanh nghiệp và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh được xem là nhiệm vu hàng đầu đối với cả chính phủ và các nhà quản trị doanh nghiệp. - Phạm Thị Phượng (2017), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0”, Hội thảo quốc gia khoa học Quản trị và Kinh doanh. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán và đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. “Bạch Ngọc Hoàng Ánh (2018), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; [1] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê; [43] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Một số yếu tố tạo thành năng lực động của doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng; Hội thảo Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, trang 17-33, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; [44] Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh; [46]
  • 11. 4 Nguyễn Thanh Phong (2010), Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 12) [34] Nguyễn Thị Quy (2008), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị; [37] Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Thụy (2015), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh” [45]. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho một ngành, một lĩnh vực của nền kinh tế … Tuy vậy, đề tài “Năng lực cạnh tranh tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA” không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trong lĩnh vực năng lực cạnh tranh đã được công bố trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng hợp lý luận chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA.
  • 12. 5 - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A Về thời gian: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Top A giai đoạn 2017 đến 2019; các đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, trong luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê: Dựa trên các số liệu thống kê về năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA nói riêng. - Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến từ các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn về nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. - Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Có rất nhiều phương pháp và hệ thống các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong các tổ chức, doanh nghiệp. Trong luận văn sẽ sử dụng cách tiếp cận của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Đây là cách tiếp cận phù hợp với mô hình nền tảng năng lực cạnh tranh theo quan điểm của giáo sư Michale E. Porter của đại học Harvad. Theo đó, bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp bao gồm 12 bộ chỉ số, chia ra làm 3 nhóm: Nhóm chỉ số cơ bản, bao gồm: Cơ sở vật chất, quy định công ty… Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả, bao gồm: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thị phần, chất lượng nguồn nhân lực, tài chính doanh nghiệp, công nghệ ngân hàng, quy mô thị trường… Nhóm chỉ số các nhân tố đổi mới và tinh thông, bao gồm: Đổi mới
  • 13. 6 trong kinh doanh, đổi mới trong nghiên cứu và phát triển… 6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp tương đồng về quy mô cũng như ngành nghề để từ đó rút ra bài học cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA đến năm 2025 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sơ lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA
  • 14. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Năng lực Có nhiều cách tiếp cận cũng như định nghĩa khác nhau về năng lực: Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [ 33, tr.1037]. “Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật ngữ chung nhất, là những thứ mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Định nghĩa này ám chỉ trực tiếp về tác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải những thứ này bao gồm hành vi phù hợp với việc làm (những gì mà một người nói hoặc làm tạo ra kết quả bằng sự thực hiện tốt hay tồi), động cơ (một người cảm thấy thế nào về việc làm, về tổ chức hoặc vị trí địa lý), và kiến thức/kỹ năng kỹ thuật (những gì mà một người biết/chứng thực về sự kiện, công nghệ, nghề nghiệp, quy trình thủ tục, việc làm, tổ chức, ...). Năng lực được xác định thông qua các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc.” [14; tr .4] Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận. Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” [19; tr.25]. Trong định nghĩa này, tác giả đã đưa vào yếu tố rất quan trọng làm rõ những thuộc tính cá nhân - đó là sinh học, tâm lý và giá trị xã hội.
  • 15. 8 Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, năng lực chính là những khả năng, những kĩ năng hay những điều kiện sẵn có để thực hiện các hoạt động. Đối với doanh nghiệp, có thể hiểu khái niệm năng lực như sau: “Năng lực của doanh nghiệp là khả năng sử dụng các nguồn lực đã được kết hợp một cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn”. 1.1.2. Cạnh tranh Cạnh tranh được phát biểu là sự tranh đua nhau để giành lấy lợi ích về phía mình, giữa những người, những tổ chức có cùng lĩnh vực hoạt động như nhau [33, tr.185]. Cạnh tranh theo cấp độ doanh nghiệp còn được hiểu là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực. Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh [31]. “Theo từ điển thương mại Anh- Pháp - Việt thì vấn đề cạnh tranh lại được nói đến một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn: Cạnh tranh là tình trạng giành giật nhau về khách hàng và thị trường. [18] Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất [16]. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nói chung cạnh tranh có thể hiểu là sự đấu tranh của hai hay nhiều bên cùng tham gia vào một hoạt động với cùng một mục đích. Mục đích áy có thể là quyền hành, là vị thế có lợi cho mình trên các phương diện. Trong kinh tế thị trường đó là sự dành giật về thị phần, quyền kiểm soát mua hoặc bán các loại sản phẩm. Là một phạm trù phức tạp cạnh tranh có liên quan đến nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một hiện
  • 16. 9 tượng tất yếu xẩy ra đặc biệt là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.” Cạnh tranh có tác dụng rất tích cực “thúc đẩy con người nỗ lực hơn, sáng tạo, tăng năng suất lao động, làm cho quá trình của cải của quốc gia tăng lên, cạnh tranh chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với thị trường và tự do cạnh tranh có thể tự điều tiết các quan hệ cung - cầu, sản lượng, phân công lao động, tạo sự cân bằng cung cầu xã hội mà không cần sự can thiệp của Nhà nước” [30]. “Có thể thấy, cạnh tranh là một công cụ mạnh mẽ và là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Cạnh tranh giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và tạo ra các phương tiện mới để thoả mãn nhu cầu cá nhân ở mức giá thấp hơn và chất lượng cao hơn, từ đó nâng cao được đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ cạnh tranh đã thúc đẩy đổi mới công nghệ và gia tăng năng suất, tạo ra những thành tựu mới trên nhiều lĩnh vực. 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh  Có hai cách tiếp cận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:  Cách tiếp cận thứ nhất: Là cách tiếp cận dựa trên chuỗi giá trị Dựa trên quan điểm của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thì chuỗi giá trị của doanh nghiệp được mô phỏng như sơ đồ 1.1.” Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter Nguồn: [32 ] “Theo Michael Porter, doanh nghiệp có thể xem như một chuỗi các hoạt động chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Khách hàng sẽ đánh giá, giá trị các sản phẩm theo quan điểm của họ. Nếu họ thoả mãn thì họ sẵn sàng
  • 17. 10 trả với giá cao và nếu ngược lại thì họ sẽ trả giá thấp hơn. Các hoạt động chuyển hoá này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp. Ông gọi đây là các hoạt động tạo ra giá trị. Dựa trên quan điểm của Ông thì chuỗi giá trị của doanh nghiệp gồm hai loại hoạt động đó là các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động chính là hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm. Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động tạo cơ sở và điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động chính. Các hoạt động này bao gồm các yếu tố, quá trình thuộc nền tảng chung của doanh nghiệp, phát triển công nghệ, quản trị nhân lực, mua sắm thiết bị phương tiện phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh thì phải hoạt động tạo ra giá trị với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc tạo sự khác biệt trong sản phẩm để tăng giá trị cho khách hàng. Chênh lệch giữa giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng với chi phí để tạo ra giá trị đó gọi là biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao vì nếu doanh nghiệp đặt giá sản phẩm ngang với giá của đối thủ cạnh tranh thì họ vẫn thu được lợi nhuận cao hơn. Ngay cả khi doanh nghiệp đặt giá thấp hơn thì vận thu được tỷ suất lợi nhuận ngang bằng và khi đó doanh nghiệp vẫn thu hút được khách hàng và gia tăng thị phần. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ, tức là thực hiện các hoạt động tạo chi phí thấp hơn thì chưa đủ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Các đối thủ có thể bắt chước cách thức hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế về chi phí thấp. Lợi thế cạnh tranh không xuất phát từ một vài hoạt động riêng lẻ mà phụ thuộc và là kết quả của sự tương tác, phối hợp của các hoạt động trong chuỗi giá trị.”  Cách tiếp cận thứ hai: Là cách tiếp cận dựa trên các nguồn lực của doanh nghiệp “Đây là cách tiếp cận xem xét nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các nguồn lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá qua
  • 18. 11 những nguồn lực mang tính độc đáo, khó bị sao chép và có giá trị của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Doanh nghiệp có thể chỉ có nguồn lực thông thường nhưng lại có khả năng đặc biệt mà các đối thủ khác không có để kết hợp thì những nguồn lực này cũng được đánh giá là nguồn lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi đó có những nguồn lực độc đáo nhưng chỉ có khả năng thông thường thì lợi thế cạnh tranh của nguồn lực đó cũng không được đánh giá cao và kém bền vững. Lợi thế cạnh tranh mạnh nhất nếu doanh nghiệp vừa có các nguồn lực độc đáo, khó sao chép, có giá trị, vừa có khả năng đặc biệt để khai thác nhằm tạo ra các dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bị mai một và mất đi nhanh nhưng có một số lợi thế thì lại tồn tại tương đối lâu dài. Doanh nghiệp có nguồn lực hữu hình dễ sao chép thì lợi thế đó sẽ nhất thời vì các doanh nghiệp khác có thể sao chép được. Nếu doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào những nguồn lực vô hình và dựa vào yếu tố độc đáo, lợi thế có xu hướng lâu bền hơn vì đối thủ khó sao chép.” “Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì nên kết hợp cả hai cách tiếp cận dựa vào chuỗi giá trị và dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp 1.1.4. Năng lực cạnh tranh Trong cạnh tranh sẽ có người có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu, khả năng cạnh tranh này gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh. Theo Michael Porter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng thị phần và đạt được lợi nhuận cao của doanh nghiệp. Đây là quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của các doanh nghiệp [31]. Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu năng lực cạnh tranh chính là
  • 19. 12 khả năng sử dụng các khả năng sử dụng các nguồn lực đã được kết hợp một cách có mục đích để giành lấy lợi ích về phía mình Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 4 cấp độ, bao gồm: - Năng lực cạnh tranh quốc gia: Có thể hiểu, năng lực cạnh tranh quốc gia là toàn bộ các chính sách, thể chế và các nhân tố quyết định đến năng suất, sự phát triển và tính bền vững của một nền kinh tế. - Năng lực cạnh tranh ngành: cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. - “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khai thác thực lực và lợi thế bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi ích của mình vừa thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Đồng thời cải tiến vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: thể hiện năng lực của sản phẩm, dịch vụ đó thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác dựa trên các yếu tố như: giá cả, đặc tính, chất lượng… Có thể nói, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là một yếu tố xây dựng nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.” Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có thể được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng các thế mạnh của các nguồn lực (vốn, nguồn nhân lực, sản phẩm…) để tạo ra các lợi thế cạnh tranh, từ đó vượt qua các đối thủ cạnh tranh, giành lấy thị phần và khách hàng về phía mình. 1.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nâng cao năng lực cạnh tranh là tổng hợp các biện pháp, giải pháp để có thể tăng cường các thế mạnh của các nguồn lực, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, vượt qua các đối thủ khác, giành lấy thị phần và khách hàng về phía mình.
  • 20. 13 Nâng cao năng lực cạnh tranh là hoạt động vô cùng cần thiết và mang tính cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trước thực tiễn hội nhập kinh tế và sự yếu kém vốn có, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp khác trên thế giới. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phạm trù tổng hợp thể hiện sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ trong cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể có lợi thế về mặt này nhưng lại bất lợi về mặt khác. Do đó, phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, có cái nhìn tổng thể và đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. 1.2.1. Các chỉ tiêu định tính Các chỉ tiêu định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả phức hợp của nhiều nhân tố: Năng suất lao động, năng lực và trình độ công nghệ, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, giá cả, chất lượng và sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm... Bản thân năng lực cạnh tranh lại chịu tác động của các nhân tố mà các doanh nghiệp hay Chính phủ có thể kiểm soát được hoặc kiểm soát được phần nào. Các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nhân tố như chiến lược phát triển, chủng loại sản phẩm, sử dụng công nghệ gì, đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển... Chính phủ kiểm soát các nhân tố như môi trường kinh doanh (thuế, lãi suất, tỷ giá), nghiên cứu và phát triển, đào tạo & giáo dục... Các nhân tố như giá đầu vào, các điều kiện về cầu, môi trường thương mại quốc tế thì cả Chính phủ, các doanh nghiệp đều chỉ có thể kiểm soát được một phần.” Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một nhân tố khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội. Năng suất
  • 21. 14 lao động, trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp. Năng suất lao động, trình độ công nghệ yếu kém thì khó có thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các yếu tố đầu vào, đây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên nhất và chi phí cho các yếu tố đầu vào nhỏ nhất. Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng và nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song song tồn tại cùng một lúc. Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các yếu tố đầu vào khác nhau, do đó, các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung ứng có mức giá thấp cũng như có dịch vụ cung ứng tốt. Tuy nhiên, để tránh tình trạnh có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọn cho mình một số nhà cung ứng trong đó có một nhà cung ứng chính. Điều này vô hình chung sẽ dẫn tới một số nhà cung ứng có giá cao sẽ bị loại bỏ. Vì vậy tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, vì chi phí nguyên vật liệu cũng nằm trong giá thành sản phẩm, chủ động được đầu vào đã tạo thuận lợi cho ta trước đối thủ cạnh tranh. Giá cả hàng hoá, dịch vụ: Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán hay người mua thoả thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giá cuối cùng để đảm bảo về lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của công cuộc cách mạng doanh nghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. “Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiến thắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: Định giá thấp, định giá ngang bằng hoặc định giá cao. Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược
  • 22. 15 lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với bài toán này, doanh nghiệp khó giải nguy cơ thâm hụt lợi nhuận. Mức giá mà doanh nghiệp áp dụng cao hơn mức giá thị trường nói chung là không có lợi, nó chỉ sử dụng với các doanh nghiệp có tính độc quyền hoặc với các loại hàng hoá đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường, mỗi doanh nghiệp có các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cho từng thời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực cạnh tranh tốt và chiếm lĩnh ưu thế.” Chất lượng sản phẩm: “Là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết định của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây truyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý... Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong nền sản xuất của Việt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải đương đầu với quá nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn trong việc tạo ra hay cung cấp sản phẩm có chất lượng cao. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với doanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường và nhanh chóng đứng bên bờ phá sản. Sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm: Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là phần lớn những doanh nghiệp đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng luôn nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Việc
  • 23. 16 thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh.” 1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tập trung vào 3 yếu tố đó là: Sản lượng, tỷ suất lợi nhuận và thị phần. Sử dụng 3 chỉ tiêu này sẽ cho biết các doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh hay bị đẩy ra khỏi thị trường. - Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí - Tỷ suất lợi nhuận: Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cùng thu về một khoản lợi nhuận như nhau nhưng vẫn tồn tại các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khác nhau. Điều này được giải thích qua hệ số tỷ suất lợi nhuận khác nhau Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí - Sản lượng: Là khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp có thể sản xuất trên dây chuyền công nghệ của mình trong 1 năm. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào năng suất sản xuất và nguồn lao động, nhu cầu thị trường. Sản lượng của các doanh nghiệp cũng cho ta thấy được quy mô sản xuất cũng như vị trí trên thị trường. - Thị phần của 1 các doanh nghiệp có thể hiểu là phần mà các doanh nghiệp đó chiếm được trên một thị trường nào đó (trong hay ngoài nước). Thị phần được xác định theo công thức sau: Thị phần = Doanh thu của các doanh nghiệp x100% Doanh thu của thị trường
  • 24. 17 1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp Tài chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. “Vậy, năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.” Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố định lượng và định tính để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp sau:  Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: Quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…  Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…  Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của một doanh nghiệp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính cho doanh nghiêp, ta có thể phân chia thành các nội dung như sau: 1.3.1.1. Nâng cao khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. “Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà những cơ hội kinh doanh chỉ đến trong chớp nhoáng, DN muốn thành công thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt thời cơ. Khi đã nắm bắt được thời cơ đó thì vấn đề còn lại là liệu DN có huy động được đủ vốn để
  • 25. 18 biến thời cơ thành hiện thực hay không. Do đó, việc xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý là hết sức quan trọng, nhưng việc huy động được một lượng vốn đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD được diễn ra bình thường, liên tục mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Nhưng như thế nào là kịp thời thì không thể định lượng được, vì vậy, đây là một chỉ tiêu mang tính định tính. Ngoài việc đảm bảo nhu cầu vốn thường xuyên, DN phải luôn chủ động, linh hoạt để tìm được nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vốn bất thường phát sinh trong quá trình SXKD. Để làm được điều này, thì uy tín của doanh nghiệp là rất quan trọng. Với những DN được khách hàng, đối tác tin tưởng, việc này trở nên dễ dàng hơn, được ưu tiên hơn những doanh nghiệp khác trong điều kiện nguồn vốn ngày càng trở nên khó khăn, khan hiếm.” Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà DN huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD. Trong điều kiện hiện nay, có nhiều kênh để DN có thể huy động được lượng vốn cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp huy động và sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho DN. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng vì: Cơ cấu nguồn vốn là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của DN. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một DN hay công ty cổ phần. Nội dung này bao gồm 2 nội dung nhỏ là quy mô và cơ cấu nguồn vốn, cụ thể như sau: 1) Quy mô vốn Để nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính cho doanh nghiệp thì ta cần đánh giá đúng năng lực tài chính của DN thông qua chỉ tiêu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu phải được xem xét nhiều nhất, cụ thể như sau: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp (DN) có thể huy động, sử
  • 26. 19 dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Nhìn tổng thể dựa trên tiêu chí về nguồn gốc của nguồn vốn, thì nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ phải trả. Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn thì tạo được lòng tin đối với đối tác do khả năng chi trả, thanh toán được đảm bảo. VCSH càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đối phó tốt với những nguy cơ luôn tiềm tàng trong điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng tài chính vững vàng, mức độ tài trợ của VCSH cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN là tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn: Tỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Vốn chủ sở hữu của DN đáp ứng được nhu cầu cho mua sắm TSDH phục vụ SXKD của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Ngược lai, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Nếu vốn vay đó là vốn ngắn hạn thì DN đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm. 2) Cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn là một trong những tiêu chí phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả thì tình hình tài chính của DN có căn cứ để đánh giá là tốt. Khi xem xét cơ cấu NV, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn của DN được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tỷ số nợ hoặc tỷ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ) Tỷ số nợ được đo bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả và tổng NV hay tổng tài sản của DN :
  • 27. 20 “Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.” Rất khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp với doanh nghiệp hay tỷ số nợ như thế nào là tốt đối với một DN nói chung, vì tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay…Và cũng tùy vào từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp mà có tỷ số nợ phù hợp khác nhau. Tuy nhiên thông thường tỷ số nợ trên 50% là chấp nhận được. Nhìn tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Do đó, có thể xem xét cơ cấu NV của doanh nghiệp qua tỷ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ : Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp còn được thể hiện qua tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu : Thông thường, nếu tỷ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, tỷ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì
  • 28. 21 DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên DN có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. 1.3.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn 1, Chất lượng của tài sản Chất lượng tài sản phản ánh ở việc tài sản của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào, có phát huy được hết khả năng hoạt động của nó hay không. Đây là một chỉ tiêu nói lên tính bền vững về tài chính, năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Cùng với việc đảm bảo đủ vốn cho SXKD thì việc nâng cao chất lượng của tài sản trong doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp gồm rất nhiều loại, tồn tại ở các dạng khác nhau như: tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính…Mỗi loại tài sản trong doanh nghiệp có chất lượng là khi tài sản đó được trang bị ở một mức độ hợp lý đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như đối với tiền mặt, các lý thuyết tài chính doanh nghiệp nói rằng mỗi doanh nghiệp nên có một mức tiền mặt thích hợp cho doanh nghiệp mình, một lượng đủ để thanh toán lãi vay, các chi phí và chi tiêu vốn, ngoài ra còn phải dự trữ thêm một lượng để doanh nghiệp kịp xử lý trong những tình huống khẩn cấp. Việc dự trữ quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, chi phí cao. Còn việc dự trữ quá ít dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khi có các tình huống bất ngờ xảy ra trong kinh doanh. Đối với hàng tồn kho, thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng. Để biết mức tồn kho thế nào là hợp lý, các doanh nghiệp cần: nắm bắt nhu cầu thị trường, hoạch định cung ứng, tính
  • 29. 22 toán lượng đặt hàng và xác định được thời điểm đặt hàng. Tóm lại, mức độ hợp lý của từng loại tài sản phụ thuộc vào đặc trưng của từng DN và đặc điểm của từng tài sản và muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thì DN phải làm sao khai thác được hết công suất, tính năng của từng loại tài sản đó. 2, Tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tính thanh khoản hay khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương. Khả năng thanh toán được đo lường thông qua các tỷ số tài chính sau: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho…HS này được tính theo công thức sau: Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho: Hệ số khả năng thanh toán ngay
  • 30. 23 Theo công thức này, hàng tồn kho ở đây là hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ, đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay được, các KPT cũng vậy. Và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả trên lãi vay phải trả: 3, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Ngày nay một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp đó phải biết sử dụng vốn triệt để và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mà đặc biệt là vốn lưu động. Vốn lưu động là bộ phận rất quan trọng trong vốn sản xuất kinh doanh và nó thường chiếm tỷ trọng rất lớn ở những doanh nghiệp thương mại. Có thể nói trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động là bộ phận sinh lời nhiều nhất. Chỉ khi nào doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả thì doanh nghiệp đó mới có vốn để tái đầu tư giản đơn và tái đầu tư mở rộng nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp trong hành lang pháp lý về tài chính và tín dụng mà nhà nước đã quy định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN, ta xem xét các chỉ
  • 31. 24 tiêu sau: Vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền trung bình Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho: Muốn biết số ngày của một VQ HTK có thể xác định bằng công thức: Các hệ số này được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản trị HTK của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.
  • 32. 25 1.3.1.3. Khả năng sinh lời Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vì vậy, để đánh giá năng lực tài chính của DN thì không thể bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời gồm có: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA) Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. ROA sẽ cung cấp c thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty khác nhau có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
  • 33. 26 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả VCSH, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa VCSH với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. 1.3.2. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứ những nội dung sau để nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực như sau:  Chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ văn hóa, tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị của người lao động - Thứ nhất, trình độ văn hóa Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa thể hiện thông qua các tiêu thức: + Số lượng người biết chữ, không biết chữ + Số người tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông + Số người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học Trình độ văn hóa là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội chung cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Thứ hai, tư cách đạo đức và phẩmm chất chính trị Đây là tiêu chí phản ánh nhận thức của người lao động về tư tưởng chính trị, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
  • 34. 27 Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan đơn vị mình đang công tác; mệnh lệnh của cấp trên. Nó phản ánh ý thức, nhận thức của người lao động đối với công việc của chính mình, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập nâng cao trình độ. Giữ gìn đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, tính trung thực, khách quan trong công tác, tư thế tác phong, quan hệ công tác, tinh thần thái độ phục vụ công việc, phục vụ tổ chức….  Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo năng lực, trình độ chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ “Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động trong việc thực hiện công việc. Người lao động cần có những kỹ năng quản lý tương ứng với nhiệm vụ được giao để thể hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, có thể chia thành ba nhóm kỹ năng chính, đó là: Nhóm 1: Kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng nắm vững các phương pháp, sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nhóm 2: Kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia sẻ, động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm công tác. Nhóm 3: Kỹ năng tổng hợp phân tích. Người lao động cần có kỹ năng tổng hợp, phân tích và tư duy trong công việc một cách linh hoạt để vận dụng vào thực tiễn. Điều này liên quan đến khả năng nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất và sự phát triển của các lĩnh vực, hiểu được mối liên hệ phụ thuộc giữa các bộ phận bên trong của tổ chức, lĩnh vực, dự đoán những thay đổi trong bộ phận này tác động tới bộ phận, lĩnh vực khác như thế nào. Với các nhóm kỹ năng trên đều cần đến khả năng cá nhân tương ứng với từng vị trí công tác như: Khả năng tự nhìn nhận, đánh giá, khả năng quản lý, khả năng bao quát công việc (chủ yếu là khả năng tổ chức công việc một cách khoa học, có kế hoạch), khả năng giải quyết vấn đề một cách tự tin, sáng
  • 35. 28 tạo… Khả năng hoàn thành công việc của người lao động là tiêu chí phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao và mức độ đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của người lao động. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chí này, cần dựa vào kết quả thực hiện công việc của người lao động. Đánh giá mức độ, khả năng hoàn thành công việc là phương pháp, nội dung của quản trị nhân lực. Đánh giá khả năng hoàn thành công việc thực chất là xem xét, so sánh giữa việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể với những tiêu chuẩn đã được xác định trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc. Kết quả đánh giá công việc cho phép phân tích và đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực trên thực tế. Nếu người lao động liên tục không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải lỗi của tổ chức thì có nghĩa là người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong trường hợp này, có thể kết luận chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao ngay cả khi người lao động có trình độ chuyên môn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc.”  Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo thời gian làm việc và sức khỏe của người lao động “Tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng, đánh giá chất lượng, phát huy nguồn lực con người. Nội dung của tiêu chí này xét cho cùng chính là yếu tố kinh nghiệm và yếu tố sức khỏe của nguồn nhân lực. Bởi lẽ: Thứ nhất, kinh nghiệm là những vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình công tác, là kết quả được hình thành trong hoạt động thực tiễn. Kinh nghiệm góp phần vào việc hình thành năng lực thực tiễn của nguồn nhân lực và làm tăng hiệu quả công việc mà người lao động đảm nhận. Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian công tác nói chung và thời gian công tác ở một công việc cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, giữa kinh nghiệm công tác và thâm niên công tác không phải hoàn toàn tuân theo quan hệ tỷ lệ thuận. Thời gian (thâm niên) công tác chỉ là điều kiện cần để tích lũy kinh nghiệm nhưng chưa phải là điều
  • 36. 29 kiện đủ. Điều kiện đủ để hình thành kinh nghiệm công tác phụ thuộc vào chính khả năng nhận thức, phân tích, tích lũy và tổng hợp của từng người lao động. Thứ hai, sức khỏe được hiểu là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố được tạo nên bởi bên trong và bên ngoài, thể chất và tinh thần. Bộ Y tế Việt Nam quy định ba trạng thái về sức khỏe là: Loại A: Thể lực tốt không có bệnh tật; Loại B: Trung bình; Loại C: Yếu, không có khả năng lao động. Yêu cầu về kinh nghiệm và sức khỏe không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển chọn nguồn nhân lực, mà còn là yêu cầu phải được duy trì trong suốt quá trình công tác, cống hiến. Do vậy, việc xây dựng và nghiên cứu tiêu chí này cũng giúp nhà quản trị và doanh nghiệp đề ra được những chính sách hợp lý về tiền lương, chế độ đãi ngộ xã hội, các chính sách về tuyển dụng, sử dụng và trọng dụng nhân tài…” 1.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm “Trong khuôn khổ của luận văn này, thì năng lực cạnh tranh sản phẩm được hiểu là năng lực mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh để có thể giành được thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ, những sản phẩm đó các đối thủ cạnh tranh không dễ dàng sao chép và bắt chước được với công ty. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn hay nhỏ phụ thuộc chính vào nội lực doanh nghiệp ấy. Các yếu tố bên trong đóng vai trò chủ yếu trong thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp cần chú trọng tới các mắt xích trong chuỗi giá trị, phối hợp hoạt động của các mắt xích đồng thời (chú trọng) cải thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị thông qua việc cải thiện từng mắt xích hoặc cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích. Chuỗi giá trị (chain value) được đề cập là tập hợp một chuỗi các hoạt động để chuyển hoá các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra.”
  • 37. 30 “Chuỗi giá trị là quá trình tạo ra giá trị lợi ích phản ánh thông qua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để cung ứng cho khách hàng. Các yếu tố hình thành chuỗi giá trị bao gồm: Các yếu tố phụ trợ như tài chính, công nghệ, nhân sự và thể chế hành chính và các yếu tố cơ bản cụ thể như: Hậu cần đầu vào có hoạt động kho bãi, các hoạt động liên quan tới mua các nguyên phụ liệu. Nếu việc hoạt động này diễn ra nhanh chóng sẽ giúp giảm chi phí, nhanh chóng đủ các yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa vào sản xuất và biến đổi thành các sản phẩm có giá trị. Sản xuất: là quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị. Hậu cần đầu ra: Bao gồm các hoạt động như kho bãi, vận chuyển hàng hoá tới nơi cần thiết. Marketing và bán hàng là yếu tố quan trọng, bởi tại hoạt động này công ty sẽ thể hiện bộ mặt, diện mạo của bản thân trước các khách hàng. Nếu Marketing và bán hàng hiệu quả sẽ giúp công ty đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Điều nàu mang lại giá trị cho công ty một cách bền vững. Dịch vụ: Đây là một yếu tố không phải công ty nào cũng chú ý. Nhưng nêu để thành công thì việc cung ứng các dịch vụ đi kèm cho khách hàng là một phần không thể thiếu được. Dịch vụ góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm của công ty chuyển hoá thành các giá trị, lợi ích cho khách hàng.” Hậu cầu đầu vào Tài chính Công nghệ Nhân sự Thể chế hành chính Hậu cầu đầu ra Khách hàng Sản xuất Marketing & bán hàng Dịch vụ Hoạt đđộng bổ trợ Hoạt động cơ bản
  • 38. 31 “Doanh nghiệp muốn khai thác triệt để cần phải nắm vững từng hoạt động và sử dụng các phương thức thích hợp để tạo ra năng lực cạnh tranh cho mình, hoặc tối ưu hoá từng chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phân phối giữa các chức năng; hoặc kết hợp tối ưu hoá sự phối hợp giữa bên trong với bên ngoài. 1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần Thị phần hay tỷ trọng trong thị trường (market share) là tỷ trọng của một doanh nghiệp cá biệt trong tổng mức tiêu thụ hay sản lượng của một thị trường. Số liệu về tỷ trọng thị trường được dùng để tính mức độ tập trung hóa người bán trong một thị trường. Các nhà đầu tư và các nhà phân tích theo dõi sự tăng và giảm thị phần một cách rất cẩn thận, bởi vì đây có thể là một dấu hiệu của khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Khi tổng thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, một công ty duy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự như tổng thị trường. Một công ty đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh. Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời. Một công ty có thể cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm mới hay khác biệt. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng kích thước thị phần của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khẩu học khác.” Với tầm quan trọng ấy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần đều được các doanh nghiệp quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Muốn tăng thị phần, ngoài việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng các dịch vụ quảng cáo, khuếch trương, dịch vụ sau bán hàng… 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều quan điểm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh
  • 39. 32 của doanh nghiệp trong trạng thái động. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 1.4.1.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô - Nhân tố kinh tế “Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư... Nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc ngành đó. Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định, nền tài chính quốc gia ổn định, lạm phát ở mức kiểm soát được, quá trình tích tụ và tập trung tư bản nhanh giúp tăng nguồn vốn đầu tư phát triển. Đồng thời sự phát triển kinh tế kéo theo mức sống của người dân tăng, cầu tăng lên. Đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm xuống. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để đứng vững được trên thị trường. - Nhân tố môi trường chính trị, pháp lý Hệ thống chính sách pháp luật trong nước và nước ngoài cũng như các quy định do các tổ chức quốc tế ban hành đều có tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo khuân khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Vì vậy tính
  • 40. 33 ổn định và chặt chẽ của nó có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh một mặt tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệp kinh doanh, mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó mà điều chỉnh hoạt động của mình để hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp khác trong xã hội và trên thương trường quốc tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp của nước mình với nhau và giữa doanh nghiệp của mình với các doanh nghiệp nước khác. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng có thể tạo ra những bất lợi cho một số doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công. - Các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa có tác động đến tất cả các lĩnh vực của các nước trên thế giới. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển nhưng cũng đem lại nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp.” “Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng mạnh mẽ hơn. Xu hướng này làm cho thị trường có nhiều biến động dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức quản lý, cơ cấu đầu tư... Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới cũng như trong khuân khổ quốc gia đều ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động trong những ngành có tốc độ phát triển về công nghệ cao thì công nghệ chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh, là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và đón đầu được sự phát triển khoa học công nghệ, phải đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh. - Nhân tố văn hóa - xã hội Các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu xã hội, sự ảnh
  • 41. 34 hưởng của các nền văn hóa cũng tác động đến hành vi tiêu dùng qua đó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.” 1.4.1.2.Các nhân tố môi trường vi mô - Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến khả năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có những chiến lược, sách lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Thêm vào đó các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng là một trong các yếu tố doanh nghiệp phải lưu tâm để có các biện pháp đối phó kịp thời nhằm giữ vững địa vị của mình. - Sản phẩm thay thế Với trình độ kỹ thuật cao, từ đó tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Hiện tượng này, đó đang và sẽ gây trở ngại cho việc tiêu thụ các sản phẩm của các doanh nghiệp, làm cho môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Đây là đối thủ bất ngờ và rất khó đối phó mà doanh nghiệp phải lường trước. Để giữ vững vị thế của mình không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới công nghệ để tạo được sản phẩm có tính khác biệt cao về chất lượng, kiểu dáng, giá cả... 1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp Khả năng tài chính “Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy
  • 42. 35 động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lơn. Tuy nhiên khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở quy mụ vốn kinh doanh. Có những doanh nghiệp quy mô vốn lớn nhưng không mạnh đó là do cơ cấu tài sản nguồn vốn chưa hợp lý. Ngược lại có những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn được đánh giá là mạnh vì doanh nghiệp duy trì tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa cú sức cạnh tranh tốt phục vụ thị trường mục tiêu. Vì vậy vấn đề không nằm ở chỗ quy mô vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu mà là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả như thế nào để phục vụ tốt nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất kinh doanh Khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy mới tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Yếu tố công nghệ ngày càng có ảnh hưởng lớn tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ trên thế giới hiện đang trải qua quá trình phát triển nhanh chóng. Việc lựa chọn công nghệ nào cho doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và trong tương lai nó phải được phát huy hiệu quả nhằm giúp cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ.” Nguồn nhân lực Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng, từ xưa đến nay con người luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ của nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng cao. Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ có lợi thế bán được số lượng nhiều hơn, với giá cả cao hơn, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhờ uy tín và danh
  • 43. 36 tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, nâng cao vị thế của mình trên thị trường hơn. Tổ chức quản lý doanh nghiệp “Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp thì mới làm tốt mọi việc. Nếu các yếu tố khác tốt mà tổ chức quản lý không tốt thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn không đạt hiệu quả. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở phương pháp quản lý và tính hiệu quả của phương pháp đó, hệ thống tổ chức, văn hóa doanh nghiệp...Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, hiệu quả cao. Ngược lại, một cơ cấu tổ chức chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém. Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì Ban lãnh đạo, phẩm chất và tài năng của họ có vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, với quy mô nào, kết quả và hiệu quả hoạt động đều phụ thuộc vào đức và tài của đội ngũ lãnh đạo cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân và việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Cơ cấu tổ chức không phải là bộ khung cứng nhắc, nó cũng phải thay đổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ứng với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một phương pháp quản lý hiện đại, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt dễ thích ứng khi môi trường kinh doanh thay đổi cộng với văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp củng cố vững chắc vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.” Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp “Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
  • 44. 37 nghiệp. Một mặt chiến lược được xây dựng dựa trên các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy yếu tố sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với đối thủ. Mặt khác, thông qua chiến lược doanh nghiệp có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Chính sách và chiến lược vạch phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi tới thành công. Chính sách và chiến lược gồm nhiều loại: chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm mới, chính sách thị trường, chính sách khách hàng...Vạch ra được chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để doanh nghiệp đạt thắng lợi trong cạnh tranh.” Nói tóm lại, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Đặc biệt là ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế thế giới của nước ta thì cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết cách đầu tư, xây dựng và phát triển nó trong bối cảnh cụ thể của thị trường và cạnh tranh. Hơn nữa, muốn có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, lãnh đạo, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, tạo dựng được môi trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của mình. Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế – xã hội, nó tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó. Doanh nghiệp cần thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.
  • 45. 38 1.5. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh và bài học rút ra cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA 1.5.1. Một số kinh nghiệm 1.5.1.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Trung quốc Trung Quốc là một trong những quốc gia đã đạt được sự phát triển thành công mà nhiều quốc gia đang phát triển chưa đạt được trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trung Quốc đã chuyển hướng từ lợi thế cạnh tranh quốc gia dựa vào các nhân tố sản xuất sang lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các công ty Trung Quốc mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, chế tác hiện đại và sản xuất quy mô lớn, nỗ lực mạnh mẽ phát triển công nghệ sản phẩm riêng của họ, thu hút đội ngũ kỹ sư và cán bộ khoa học được đào tạo ở trình độ cao. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sớm hình thành tên nhãn hiệu hàng hóa và các kênh marketing quốc tế cho riêng mình, đồng thời thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Trung Quốc là một minh chứng hiệu quả về những thay đổi trong chính sách và chiến lược của các công ty khi chuyển từ giai đoạn phát triển dựa vào đầu tư sang phát triển dựa vào đổi mới. Các Công ty Trung Quốc hiện cạnh tranh theo các chiến lược dựa vào chi phí. Họ phải nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình và học cách cạnh tranh dựa vào sự khác biệt độc đáo, quá trình này đòi hỏi phải mất hàng thập kỷ. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới thực sự. Trước đây tất cả các Công ty Trung Quốc thường có xu hướng cạnh tranh với nhau và cạnh tranh về giá trong cùng một khu vực. Điều đó làm chậm lại quá trình cạnh tranh bền vững hơn. 1.5.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương mại và Văn hóa phẩm Bình Minh Công ty Bình Minh tạo nên năng lực cạnh tranh trên các phương diện như sau: - Năng lực cạnh tranh từ sản phẩm: Công ty thực hiện nhập khẩu các