SlideShare a Scribd company logo
1
Nghiªn cøu t¸c ®éng cña tù do ho¸

    dÞch vô ng©n hμng ®èi víi c¹nh tranh

              trong lÜnh vùc ng©n hμng




2
Nghiªn cøu t¸c ®éng cña tù do ho¸ dÞch vô ng©n hμng
    ®èi víi c¹nh tranh trong lÜnh vùc ng©n hμng

   RESEARCH ON EFFECTS OF BANKING LIBERALISATION
      ON COMPETITION IN THE BANKING SECTOR




                    Hμ néi - 2006



                                                   3
Tài liệu này được soạn thảo với sự hỗ trợ tài chính của Uỷ ban châu Âu.
    Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của tác giả và không phản ánh quan điểm của
                           Uỷ ban cũng như của Bộ Thương mại


       This document has been prepared with financial assistance from the Commission of
    the European Communities. The views expressed herein are those of the author and
therefore in no way reflect the official opinion of the Commission nor the Ministry of Trade




4
Lêi tùa

      Báo cáo này là một phần của hoạt động mã số SERV-3, sáng kiến được
tài trợ từ Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Việt Nam II (Mutrap II), do Bộ
Thương mại và Ủy ban châu Âu phối hợp thực hiện.
      Mục tiêu của hoạt động này là nhằm hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNNVN) xây dựng quy định nhằm quản lý các hoạt động cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, đánh giá tác động của tự
do hoá lĩnh vực ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam
kết, nghĩa vụ WTO cũng như tác động từ sự xuất hiện của nhiều loại hình
dịch vụ ngân hàng mới sau khi gia nhập WTO.
      Nhóm chuyên gia EU và chuyên gia trong nước tham gia hoạt động đã
phân tích các quy định và thông lệ quốc tế, từ đó nêu lên những khuyến nghị
và đề xuất phù hợp đối với NHNNVN. Báo cáo nghiên cứu về cạnh tranh rà
soát một cách tổng quan những quy định và thông lệ cạnh tranh tại Việt
Nam và một số nước khác như EU, Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Hungary
và Ba Lan và nêu lên những khuyến nghị đối với NHNNVN về quản lý cạnh
tranh. Báo cáo về tự do hoá dịch vụ ngân hàng, trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đã nghiên cứu những tác động có thể
xảy ra do việc tăng cường tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng, sự tham gia
của các ngân hàng nước ngoài và đánh giá hiệu quả những biện pháp của
Chính phủ Việt Nam đã hoặc sắp được triển khai nhằm giảm thiểu tác động
tiêu cực của tự do hoá. Báo cáo cũng nghiên cứu và giới thiệu kinh nghiệm
của Hungary về tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng và nêu lên một số
khuyến nghị phù hợp đối với NHNNVN. Những dịch vụ ngân hàng mới
trong bối cảnh tự do hoá cũng được giới thiệu để NHNNVN xem xét.
      Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên chân thành cảm ơn các chuyên gia
EU, ông Charles Marquand (Trưởng nhóm), ông Xavier Barre và nhóm
chuyên gia trong nước (ông Nguyễn Thanh Hà, ông Phạm Quang Thành, Bà
Nguyễn Thị Vân Anh, ông Thái Bảo Anh) về những đóng góp của họ cho
hoạt động này. Dự án cũng trân trọng cảm ơn NHNNVN và Phái đoàn Uỷ
ban châu Âu tại Hà Nội về sự phối hợp và định hướng hiệu quả trong quá
trình thực hiện hoạt động.
                                              BAN ®Æc tr¸ch
                                   dù ¸n hç trî th−¬ng m¹i ®a biªn ii
                                                 (MUTRAP II)




                                                                         5
TãM T¾T


    Báo cáo gồm 2 phần. Phần I giới thiệu tổng quát về luật pháp và các
quy định về cạnh tranh tại Việt Nam, các vấn đề cần giải quyết để quản lý
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, với những mô phỏng từ kinh nghiệm
thực tế của các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam, ví dụ như Trung
Quốc và các nước châu Âu đang chuyển đổi. Phần này do ông Charle
Marquant, chuyên gia EU của Dự án và ông Thái Bảo Anh, luật sư điều
hành Công ty Luật Bao & Partners (baoanh_thai@baolawfirm.com.vn) viết trên
cơ sở hợp tác với ông Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành và bà Nguyễn
Vân Anh, cố vấn pháp lý cao cấp của Công ty Vietbid (vietbid@hn.vnn.vn).
     Phần II tập trung vào đánh giá về các cam kết quốc tế của Việt Nam,
khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ tài chính/ngân hàng cũng như xu
hướng và triển vọng phát triển của các dịnh vụ ngân hàng trong tương lai.
Phần này do ông Xavier Barre, chuyên gia EU của dự án MUTRAP, ông
Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành và bà Nguyễn Vân Anh, cố vấn pháp
lý cao cấp của Công ty Vietbid (vietbid@hn.vnn.vn) thực hiện.
     Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 80
với cải cách chính là tạo “sân chơi bình đẳng” cho cạnh tranh giữa các ngân
hàng thương mại nhà nước và ngân hàng tư nhân. Số lượng các ngân hàng
thương mại tư nhân và liên doanh tăng từ số lượng nhỏ trong thập kỷ 90 lên
tới 42, trong đó có 37 ngân hàng thương mại với 5 ngân hàng liên doanh.
Do sự gia tăng số lượng các ngân hàng tư nhân và lĩnh vực ngân hàng được
mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài nên cạnh tranh giữa các ngân hàng
tăng.
     Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2007. Trong
tương lai gần, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ khắc nghiệt hơn với
sự tham gia của các đối thủ nước ngoài.
     Trong bối cảnh đó, Phần I tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị
xây dựng một quy chế mới đối với các hoạt động chống cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
mong muốn đưa ra quy chế này vào thời điểm gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Hoạt động cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các
ngân hàng ở Việt Nam đã được quan tâm chú ý và sau khi gia nhập WTO,

6
cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước (kể cả nhà nước hay tư nhân) và
ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ tăng lên mạnh
mẽ. Do đó, NHNN muốn chuẩn bị cho lĩnh vực ngân hàng khi tham gia vào
quá trình này.

    Phần I bao gồm các phần chính sau:
    Tổng quan về luật cạnh tranh của Việt Nam
    Trong phần này sẽ nêu khái quát về quy chế cạnh tranh hiện hành
của Việt Nam và đưa ra một số vấn đề mang tính thực tiễn và lý thuyết
cần được xem xét trước khi ban hành quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng.
    Tổng quan về các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam
     Phần này đề cập đến các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực ngân hàng do
những người chơi đưa ra. Cần lưu ý rằng nhiều khó khăn thực tế thông
thường sẽ không được liệt vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (nói
cách khác là các hành vi cản trở đối thủ cạnh tranh) được coi như các hành
vi phản cạnh tranh (các hành vi được thực hiện nhằm cản trở thị trường)
    Tổng quan về quy chế cạnh tranh của EU
     EU được lựa chọn so sánh vì Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 (văn
bản pháp luật cơ bản của nước Cộng hoà XHCNVN về cạnh tranh) được
xây dựng dựa trên cách tiếp cận giống EU. Bên cạnh đó, EU bao gồm một
số quốc gia thành viên có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang
kinh tế thị trường (như: Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc là 3 nước lớn
nhất). Cũng cần lưu ý rằng cơ chế EU trong lĩnh vực cạnh tranh là thống
nhất và có hiệu lực trực tiếp. Có nghĩa là các điều khoản trong Hiệp ước của
EU liên quan đến quy chế cạnh tranh là bắt buộc về mặt pháp lý đối với các
thành viên bao gồm cả các nước mới gia nhập như Ba Lan, Hungary và
Cộng hoà Séc (những nước có nền kinh tế chuyển đổi). Các nước thành viên
phải áp dụng và trên thực tế đã áp dụng cơ chế cạnh tranh của EU, do đó có
sự thống nhất giữa các nước thành viên. Các nước thành viên không chỉ có
trách nhiệm phụ trong lĩnh vực cạnh tranh, trên thực tế việc thực hiện (bất
kể thành viên mới hay các nước đang là thành viên) phải dựa trên quy định
của Hiệp ước EU.




                                                                          7
Tổng quan về một số quy định của Uỷ ban EU (cơ quan quản lý cạnh
tranh EU) và Toà án sơ thẩm liên quan đến hành vi phản cạnh tranh trong
lĩnh vực ngân hang.
    Quy định về các trường hợp cụ thể được đưa ra. Tác giả cũng cố gắng
đưa ra một số kết luận chung.
     Mô tả tóm lược các đề xuất mang tính pháp lý có thể ảnh hưởng đến
môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở EU được coi là có ảnh
hưởng đến môi trường cạnh tranh, liên quan đến các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
     Ngoài cơ chế cạnh tranh, EU và một số quốc gia thành viên đã xây
dựng văn bản luật để bảo vệ khách hàng trong một số dịch vụ ngân hàng.
Các văn bản này không được chính thức coi là một phần trong quy chế
cạnh tranh của EU nhưng có tác động lớn đến cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng, tạo lập một khung thống nhất các tiêu chuẩn tối thiểu và ngăn
chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. EU có thể được coi là một
thí dụ điển hình trong các cách tiếp cận phù hợp với Việt Nam. Luật các Tổ
chức Tín dụng sử dụng các khái niệm tương tự các khái niệm trong quy chế
về ngân hàng của EU, đồng thời xử lý các vấn đề tương tự (chẳng hạn điều
16 xử lý “khuyến mãi không hợp pháp” và “thông tin sai lệch”).
      Cần lưu ý rằng các quy định của EU về lĩnh vực này được thể hiện
trong các văn bản hướng dẫn. Một văn bản hướng dẫn bao gồm các quy
định mà các thành viên phải thi hành trong nước. Nếu một quốc gia thành
viên không tuân thủ có thể bị phạt và trong bất kỳ trường hợp nào, văn bản
hướng dẫn được áp dụng trực tiếp trong quốc gia thành viên cũng giống như
thực hiện luật pháp trong nước. Do đó, để tránh khó khăn trong việc thực
thi, các nước thành viên chỉ áp dụng các điều khoản của một văn bản hướng
dẫn thích hợp vào các quy chế pháp lý của nước mình. Do đó, việc phân tích
một văn bản hướng dẫn là cách hợp lý nhất để hiểu việc xử lý các vấn đề
theo một cách thức nhất định của 25 nước thành viên EU, đặc biệt các vụ
việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính với các điều khoản được quy định khá
chi tiết và cụ thể trong văn bản hướng dẫn.
    Tổng quan về kinh nghiệm tự do hoá lĩnh vực ngân hàng ở các nước có
nền kinh tế chuyển đổi là Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc; cách tiếp cận
của các nước này về quản lý cạnh tranh và tổng quan về cách tiếp cận của
Trung Quốc. Phần này cũng xem xét trường hợp của Việt Nam.

8
Kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng của Ba Lan, Hungary và Séc
được xem là có liên quan vì các nước này đã thành công trong việc chuyển
đổi lĩnh vực ngân hàng do Nhà nước quản lý sang cơ chế thị trường trong
một thời gian ngắn và đã cải thiện đáng kể lĩnh vực ngân hàng của mình.
Trường hợp của Trung Quốc cũng được đưa vào xem xét vì Trung Quốc
đang trải qua giai đoạn chuyển đổi như vậy.
    Tổng quan về cách tiếp cận có thể áp dụng đối với Việt Nam khi đưa ra
quy chế quản lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phản cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hang.
     Trên cơ sở kinh nghiệm và cách tiếp cận nói trên, đề cương cơ bản về
Quy chế cạnh tranh cho lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam cũng được đưa ra.
Mô hình quy định quản lý hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và không
lành mạnh của EU đưa ra một số trường hợp phù hợp với Việt Nam vì Luật
Cạnh tranh của Việt Nam được xây dựng dựa trên Luật Cạnh tranh của EU.
Ngoài ra, EU bao gồm các quốc gia như Ba Lan, Hungary, Cộng hoà Séc-
các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế nhà nước kiểm soát sang kinh
tế thị trường và các nước này cũng đã áp dụng cách tiếp cận của EU. Từ các
nền kinh tế chỉ huy cứng nhắc tập trung hoá cao năm 1989, hiện các nước
này đã có hệ thống ngân hàng hiệu quả và cạnh tranh. Quá trình chuyển đổi
ở các nước này diễn ra sự hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng với tỷ lệ hoạt
động của các ngân hàng hiện được thay thế bởi các tổ chức tín dụng do các
tổ chức bên ngoài lãnh thổ sở hữu. Cùng với quá trình chuyển đổi, hợp nhất
và quốc tế hoá này, lĩnh vực ngân hàng được cải thiện đáng kể ở các nước
này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi và vẫn
còn nhiều việc phải làm. Ngoài ra, cách tiếp cận về hành vi phản cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc không giống cách tiếp cận gần
đây của Việt Nam.
    Về phía Việt Nam, khi sức ép cạnh tranh ngày càng lớn (kể cả giữa các
ngân hàng Việt Nam hay giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng
ngoài Việt Nam), việc đảm bảo quá trình chuyển đổi không bị hành vi phản
cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng bóp
méo là cần thiết.
    Do vậy Việt Nam nên xem xét việc ban hành quy chế bao gồm hai vấn
đề chính sau:


                                                                         9
-   Hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, nói cách khác là
         hành vi bóp méo hoạt động trên thị trường (chẳng hạn hai hay nhiều
         tổ chức tín dụng thoả thuận hạn chế cạnh tranh và/hoặc thông qua
         hành động của một tổ chức tín dụng hoặc nhiều hơn với vị thế chi
         phối trên thị trường).
     -   Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, nói
         cách khác là hành vi hạn chế sự hội nhập của lĩnh vực ngân hàng và
         sự vận hành bình đẳng của thị trường.
    Liên quan đến các hoạt động chống cạnh tranh, quy định mới nên bao
gồm các quy định cơ bản như các thoả thuận của các tổ chức tín dụng có
mục đích hoặc tác động hạn chế đối thủ cạnh tranh sẽ bị cấm và việc một tổ
chức tín dụng hay một nhóm các tổ chức tín dụng lạm dụng vị trí độc quyền
cũng bị cấm.
     Trong từng trường hợp, quy chế này sẽ quy định cụ thể các loại hành vi
nhất định được coi là chống cạnh tranh, trừ khi các tổ chức tín dụng chứng
minh được ngược lại. Thẩm quyền điều tra và thực thi đối với hành vi chống
cạnh tranh sẽ được nêu ra trong Luật Cạnh tranh hiện thuộc trách nhiệm của
Hội đồng Cạnh tranh. Việc NHNN có nên đảm nhận các thẩm quyền này
hay không cần được xem xét thêm.
    Liên quan đến các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh hiện chưa
được đề cập tới trong các điều khoản pháp lý của Việt Nam, quy chế này
cần quy định xử lý việc quảng cáo gây hiểu nhầm, quảng cáo mang tính so
sánh và các thoả thuận tín dụng.
     Cần có quy định tích cực đối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo rằng
thông tin của họ là rõ ràng, bình đẳng và không sai lệch. Nếu vi phạm điều
này, họ sẽ bị xử lý dưới các cách thức như phạt tiền, khiển trách công khai
và có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động. Nên có chế tài hình sự về việc đưa
ra những thông tin sai lệch với mục đích lừa đảo hoặc cố ý coi thường khi
đưa ra thông tin mà không quan tâm chúng có sai lệch hay không. Các thoả
thuận từ việc đưa ra những thông tin sai lệch sẽ không có gía trị pháp lý.
     Cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với quảng cáo mang tính so sánh. Đặc
biệt, quảng cáo so sánh nên chỉ được cho phép dưới các điều kiện nghiêm
ngặt, đảm bảo tính khách quan. Nếu không tuân thủ các quy định này thì tổ
chức tín dụng vi phạm sẽ bị xử lý dưới các hình thức như phạt tiền, khiển
trách công khai, trường hợp xấu nhất là bị thu hồi giấy phép hoạt động. Các

10
thoả thuận từ quảng cáo so sánh vi phạm điều luật trên sẽ không có giá trị
pháp lý.
     Cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với quảng cáo tín dụng. Việc kiểm
soát này phải bao gồm cả hoạt động tiền gửi và cho vay trong lĩnh vực ngân
hàng. Đối tượng hưởng thụ chính của điều luật này sẽ là người sử dụng các
dịch vụ ngân hàng (người gửi tiền và người đi vay) trong lĩnh vực bán lẻ.
Quy định mớí cũng nên đặt ra các yêu cầu trong việc đưa ra các thoả thuận
rõ ràng bao hàm tất cả các điều khoản cho khách hàng. Hành vi vi phạm các
yêu cầu này sẽ làm cho các thoả thuận mất hiệu lực.
     Trong Phần II , báo cáo tập trung vào (i) Đánh giá về các cam kết quốc
tế hiện hành và việc thực hiện các cam kết này, (ii) Khung pháp lý hiện
hành về các dịch vụ tài chính/ngân hàng tại Việt Nam, (iii) Sự phát triển của
các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, và (iv) Xu hướng và triển vọng phát
triển của các dịnh vụ ngân hàng trong tương lai.
     Phần đánh giá cam kết chủ yếu điểm qua Hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ (US BTA) vì vào thời điểm chuẩn bị cho Báo cáo này, thông
tin về kết quả đàm phán gia nhập WTO vẫn chưa được tiết lộ trong khi các
cam kết trong khuôn khổ khung pháp lý của AFAS vẫn còn khá hạn chế.
Chúng tôi cũng đánh giá ngắn gọn về việc thực hiện các thoả thuận này.
Quan điểm của chúng tôi là nhiều thay đổi trong khung pháp lý là cần thiết
để các cam kết thực sự có hiệu quả.
     Theo cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ US BTA, NHNN đã
xác định rõ mở cửa hơn nữa thị trường trong nước và giảm bớt các hạn chế
đối với hoạt động của ngân hàng nước ngoài là một trong những cột mốc
quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong khi hạn chế về nhận tiền
gửi và một số hạn chế khác dự kiến sẽ giảm dần trong 8 năm kể từ ngày ký
kết, các định chế tài chính của Mỹ sẽ được đối xử quốc gia sau 9 năm kể từ
ngày thực hiện Hiệp định. Điều này có nghĩa là đến năm 2010 sẽ có một sân
chơi bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng Hoa Kỳ.
Kịch bản này sẽ được áp dụng chung với các ngân hàng nước ngoài khác
theo các hiệp định thương mại song phương đã được ký kết hoặc đang trong
quá trình đàm phán: với EU, Nhật bản, Hàn quốc, một số nước Mỹ La tinh
v.v… Có thể hiểu được Việt Nam lo ngại về việc thực hiện đầy đủ US BTA
và các nghĩa vụ của WTO về việc mở cửa thị trường ngân hàng trong nước
cho các ngân hàng nước ngoài vào cạnh tranh sẽ gây ra những tác động xấu


                                                                          11
đối với các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà
nước (NHTMNN). Mối lo ngại này xuất phát từ việc các ngân hàng nước
ngoài có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường tài chính quốc tế và những
điểm đặc biệt yếu kém của khu vực ngân hàng trong nước liên quan tới số
nợ xấu lớn và dịch vụ kém hiệu quả được duy trì trong hàng thập kỷ hoạt
động không tuân theo các nguyên tắc thị trường và không phải cạnh tranh
với nước ngoài.
     Trong một vài năm tới vẫn chưa thể đánh giá hết được kết quả của việc
thực hiện BTA và WTO đối với khu vực ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên,
kinh nghiệm của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển
đổi khác đã áp dụng các biện pháp tương tự trong thập kỷ vừa qua mang lại
những thông tin hữu ích về kết quả dự kiến đạt được từ việc thực hiện các
nghĩa vụ này.
     Trong phần đánh giá về khung pháp lý và quy định hiện hành, chúng
tôi sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính/ngân hàng được quy định trong
Phụ lục của GATS về các dịch vụ tài chính làm chuẩn, tập trung nêu bật
khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ trên, chỉ ra những bất cập hạn chế,
đặc biệt là những gì còn thiếu sót và nguyên nhân gây ra một sân chơi bất
bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, và đề xuất cải
cách.
     Tình hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện tại ở Việt Nam được
đánh giá tập trung vào tính sẵn có của các dịch vụ và năng lực của các nhà
cung cấp dịch vụ. Từ đó nêu rõ các tác động đối với tiềm năng cung cấp các
dịch vụ ngân hàng khi Việt Nam tự do hoá hơn và những thách thức mà các
tổ chức tín dụng phải đối mặt.
     Cuối cùng, Báo cáo đưa ra các khuyến nghị dựa trên các thông lệ tốt
nhất của khu vực Đông Âu, cụ thể là ví dụ của Hungary, xu hướng và triển
vọng phát triển của các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong trung và dài
hạn. Để trả lời các câu hỏi loại hình dịch vụ ngân hàng nào có thể phát triển
khi Việt Nam phát triển và hội nhập hơn, chúng tôi đánh giá ngắn gọn triển
vọng phát triển thị trường và những yêu cầu thay đổi đối với các dịch vụ tài
chính, sau đó đưa ra các kịch bản phát triển các dịch vụ ngân hàng. Đây
cũng là đề xuất cải thiện môi trường thể chế và luật pháp, chính sách đối với
các dịch vụ ngân hàng để phát triển.



12
PhÇn I
Qu¶n lý ho¹t ®éng c¹nh tranh
  trong lÜnh vùc ng©n hμng


      Thực hiện: Charles Marquand
                 Chuyên gia EU Dự án MUTRAP
                   Luật sư Thái Bảo Anh
                   Công ty Bao & Partner Law
     Phối hợp với Ông Nguyễn Thanh Hà
                  Luật sư điều hành công ty Luật Vietbid

                   Bà Nguyễn Vân Anh
                   Luật sư, cố vấn luật cấp cao của
                   Công ty Luật Vietbid




                                                      13
I. TỔNG QUAN VỀ QUI CHẾ QUẢN LÝ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

          Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam
    Quy chế cạnh tranh của Việt Nam áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng gần
đây chủ yếu bao gồm hai công cụ pháp lý chính:
      -     Luật Cạnh tranh của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày
            9/11/2004 ;
      -     Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do Quốc hội thông qua
            ngày 12/12/1997 .
          Luật Cạnh tranh
       Nhìn chung, Luật Cạnh tranh điều chỉnh ;
      - Các hành vi cạnh tranh không bình đẳng ;
      - Các hành vi cản trở cạnh tranh của các công ty tại Việt Nam (trong
         đó có doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam) nói cách
         khác là các hành vi phản cạnh tranh).

LUẬT CẠNH TRANH

          Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
    Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa trong Luật
cạnh tranh là “các hành vi kinh doanh đi ngược lại các chuẩn mực thông
thường về đạo đức nghề nghiệp và gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích
của Nhà nước hoặc các quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp
hoặc người tiêu dùng”1
    Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (không có ngoại lệ)
bao gồm các hành vi sau:
   - Làm sai lệch thông tin sản phẩm ;
   - Tiết lộ bí mật kinh doanh;
   - Hành vi ép buộc;
   - Nói xấu doanh nghiệp khác;
   - Gây rối loạn hoạt động của các công ty khác;



1
    Luật Cạnh tranh, Điều 3, khoản 4.


14
-  Quảng cáo và thực hiện khuyến mãi nhằm mục đích gian lận trong
       cạnh tranh;
    - Phân biệt đối xử trong một hiệp hội ngành;
    - Bán hàng đa cấp bất hợp pháp;
    - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác có thể được quy
       định2.
     Các hành vi cản trở cạnh tranh (hành vi phản cạnh tranh)
     Luật cạnh tranh định nghĩa các hành vi cản trở cạnh tranh là các hành
vi làm giảm, bóp méo hay cản trở sự cạnh tranh trên thị trường bao gồm các
thoả thuận cản trở cạnh tranh, lạm dụng vị thế chi phối hoặc độc quyền và
tạo ra sự tập trung kinh tế. Ba hành vi sau cùng được xem xét chi tiết dưới
đây:
        Các thoả thuận cản trở cạnh tranh
     Các thoả thuận cản trở cạnh tranh bị cấm trong Luật Cạnh tranh là các
thoả thuận giữa các công ty nhằm mục đích:
    - Bỏ thầu thông đồng;
    - Tẩy chay (nhằm mục đích ngăn chặn, cản trở hoặc hạn chế các công
        ty khác thâm nhập thị trường hoặc để phát triển công việc kinh
        doanh của chính mình);
    - Loại bỏ cạnh tranh từ các công ty khác3.
     Ngoài ra, các công ty nắm giữ thị phần 30% hoặc hơn trên thị trường
liên quan không được tham gia vào các loại thoả thuận sau:
    - Thoả thuận ấn định giá và phân chia thị trường;
    - Thoả thuận cản trở đầu vào, hàng hoá hoặc dịch vụ;
    - Thỏa thuận hạn chế sản xuất và bán hang;
    - Thoả thuận cản trở phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc đầu tư;
    - Thoả thuận áp đặt điều kiện thương mạikhông lành mạnh đối với các
        bên khác4.
         Một số miễn trừ đối với các thoả thuận làm giảm chi phí sản xuất,
    có lợi cho khách hàng và/hoặc nhằm mục đích sau:


2
  Luật Cạnh tranh, Điều 3, khoản 4.
3
  Luật cạnh tranh, Điều 8, khoản 6, 7 và 8.
4
  Luật cạnh tranh, Điều 8, khoản 1, 2, 3, 4 và 5


                                                                        15
-     Tối ưu hoá cơ cấu kinh doanh;
      -     Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ;
      -     Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
      -     Khuyến khích các tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất và các tiêu chuẩn
            kỹ thuật áp dụng cho các loại sản phẩm nhất định;
      -     Tiêu chuẩn hoá các hoạt động và điều kiện thương mại trừ các điều
            kiện liên quan đến giá cả;
      -     Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
      -     Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
            quốc tế.
     Bộ Thương mại quy định miễn trừ đối với các hình thức thoả thuận nói
trên. Những thoả thuận không nằm vào trường hợp miễn trừ nói trên có thể
được coi là phản cạnh tranh.5
          Lạm dụng vị thế chi phối
     Có sáu hành vi không được phép đối với các doanh nghiệp nắm giữ vị
thế chi phối6:
      -     Bán dưới mức chi phí;
      -     Ấn định giá mua hoặc bán bất hợp lý hoặc giá bán lại tối thiểu;
      -     Cản trở sản xuất hoặc phân phối;
      -     Cản trở phát triển thị trường, phát triển kỹ thuật và công nghệ;
      -     Áp dụng các điều kiện thương mại phân biệt đối xử;
      -     Áp đặt các điều kiện bất hợp lý hoặc các điều kiện không liên quan
            đến hợp đồng với bên khác;
      -     Ngăn cản các doanh nghiệp khác thâm nhập thị trường.
    Ngoài ra, một doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị thế chi phối thị
trường nếu nắm 30% thị phần hoặc nhiều hơn trên thị trường hoạt động,
hoặc có khả năng cản trở cạnh tranh đáng kể.
     Một nhóm các doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị thế chi phối trên thị
trường nếu các doanh nghiệp này nắm giữ 50% thị phần hoặc nhiều hơn (đối
với hai doanh nghiệp), 65% hoặc nhiều hơn (đối với ba doanh nghiệp) hoặc
75% hoặc nhiều hơn (đối với bốn doanh nghiệp) trên thị trường hoạt động.

5
    Luật Ccạnh tranh, Điều 10
6
    Luật Cạnh tranh, Điều 13


16
Lạm dụng vị thế độc quyền
    Sáu hoạt động nêu trên cũng áp dụng tương tự đối với các doanh
nghiệp nắm giữ vị thế độc quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng
không được phép áp đặt các điều kiện bất lợi đối với khách hàng hoặc lạm
dụng vị thế độc quyền của mình để thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã ký mà
không có lý do chính đáng.
    Một doanh nghiệp bị coi là nắm giữ vị thế độc quyền nếu không có các
doanh nghiệp khác cạnh tranh với doanh nghiệp này trên thị trường.
        Các lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước
    Trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh
vực thuộc độc quyền nhà nước, Chính phủ sẽ quyết định số lượng, khối
lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ do các doanh nghiệp này sản xuất và thị
trường bán.
        Tập trung kinh tế
     Luật Cạnh tranh cũng đưa ra một số hạn chế đối với sự tập trung kinh
tế. Tập trung kinh tế phát sinh qua sáp nhập, bán cổ phần, hợp nhất, liên
doanh và các loại hình tập trung kinh tế khác7.
     Tất cả các hoạt động tập trung kinh tế dẫn đến việc thị phần của các
bên liên quan vượt quá 50% thị phần thị trường hoạt động đều bị cấm8. Nếu
thị phần của các bên liên quan chiếm từ 30% - 50% thị trường hoạt động thì
các bên phải có sự xác nhận của Uỷ ban Cạnh tranh là sự tập trung đó không
bị cấm9.

LUËT C¸C Tæ CHøC TÝN DôNG

        Định nghĩa
   Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng10 định nghĩa cạnh tranh không lành
mạnh như sau:
    -     Khuyến mãi bất hợp pháp;



7
  Luật Cạnh tranh, Điều 16
8
  Luật Cạnh tranh, Điều 18
9
  Luật Cạnh tranh, Điều 24
10
   Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997


                                                                                    17
-     Cung cấp thông tin sai lệch (dưới bất kỳ hình thức nào) gây thiệt hại
           cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác;
     -     Thực hiện đầu cơ gây bóp méo thị trường ngoại hối, vàng và tiền tệ;
     -     Thực hiện các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
    Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn chi tiết về việc các quy định này có thể
hoặc cần được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng như thế nào.
   Trong năm 2004, Công văn số 339/NHNN-CSTT ra ngày 7/4/2004 của
Ngân hàng Nhà nước đã xác định một số “hành vi cạnh tranh không lành
mạnh”11:
     -     Điều chỉnh tỉ lệ lãi suất để thu hút tiền gửi gây thiệt hại hoặc có tính
           lạm dụng hình thức này;
     -     Thực hiện cạnh tranh bằng cách cho khách hàng vay không theo quy
           trình và điều kiện cho vay chuẩn.

II. TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KH¤NG LÀNH MẠNH TRONG
LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

         1. Phân tích quy chế cạnh tranh của Việt Nam
    Báo cáo này không đề cập hết các vấn đề chung nảy sinh từ quy chế
cạnh tranh chung của Việt Nam. Tuy nhiên, có ba điểm chính cần lưu ý.
      Thứ nhất, trong khi quy chế cạnh tranh tập trung nhiều vào hoạt động
phản cạnh tranh (nói cách khác là hoạt động bóp méo thị trường và cạnh
tranh), quy chế cũng tập trung vào hoạt động cạnh tranh không lành mạnh
(hành vi cản trở hội nhập thị trường, mặc dù bản thân việc cạnh tranh này
không có tính cản trở). Hai loại hành vi này là riêng biệt và nên được điều
chỉnh khác nhau. Nói chung, trước tiên hành vi phản cạnh tranh nên theo
một quy chế dựa trên các quy định chung, tập trung và các loại hành vi
chung. Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên được quy định chi
tiết và chặt chẽ trong các điều khoản cụ thể. Các quy định này cần được lưu
ý khi xem xét quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.



11
  Tại Việt Nam, NHNN đề cập đến các hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” có thể dịch
sang tiếng Anh là “unhealthy competition” hoặc “unfair competition”


18
Cách tiếp cận của các nước có thị trường phát triển của EU (cũng như
Ba Lan, Hungary và Séc là nước đã thành công và nhanh chóng chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường) là tránh các định nghĩa chi tiết hoặc quá nguyên
tắc về hành vi phản cạnh tranh. Thay vào đó, các quy định chung đưa ra rõ
ràng và áp dụng trên cơ sở từng vụ. Cần lưu ý điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt
cho các nhà thực thi luật kịp thời phản ứng với các điều kiện thị trường một
cách hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy các định nghĩa quá cứng nhắc có thể
bị các thực thể kinh tế trốn tránh.
     Do đó nên tránh các quy định cứng nhắc trong quy chế về các thoả
thuận phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Thay vào đó
có thể đưa ra các ví dụ về các loại hành vi được xem như không được phép.
Ngoài ra, cách tiếp cận tương tự cũng nên được áp dụng đối với hành vi lạm
dụng vị thế chi phối. Đặc biệt, việc định nghĩa cụm từ “thị trường liên quan”
quá chặt chẽ có thể thiếu thoả đáng. Các thị trường đang thay đổi với các
sản phẩm và dịch vụ mới được đưa ra và các mối liên hệ giữa chúng thường
xuyên biến đổi. Bất kỳ định nghĩa nào đưa ra trong Luật sẽ có thể trở nên
lạc hậu rất nhanh.
     Thứ hai, sự miễn trừ đối với các thoả thuận cản trở cạnh tranh là các
thoả thuận tăng tính cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nên
được sử dụng hạn chế. Việc miễn trừ không được trở thành một hình thức
bảo hộ trá hình. Khi áp dụng quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
cần lưu ý điều này.
     Thứ ba, cần lưu ý về nguyên tắc, sự độc quyền của Nhà nước ở những
nền kinh tế có thị trường phát triển chịu sự điều chỉnh của quy chế cạnh
tranh như các doanh nghiệp tư nhân; miễn trừ duy nhất được áp dụng chỉ
khi quy chế cạnh tranh cản trở độc quyền nhà nước thực hiện một hoạt động
được coi là có lợi cho lợi ích kinh tế và xã hội nói chung (chẳng hạn cung
cấp dịch vụ y tế). Do đó, về nguyên tắc, các tổ chức tín dụng nhà nước
không nên được nhận bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào.
     Cụ thể, Điều 3 Luật Cạnh tranh là có vấn đề. Điều 3 quy định “hoạt
động kinh doanh đi ngược lại các tiêu chuẩn thông thường về đạo đức nghề
nghiệp và gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc các
quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và khách hàng”. Điều 3
đưa ra các hành vi cụ thể (các thoả thuận nhất định về mặt nguyên tắc) được
coi là phản cạnh tranh.


                                                                          19
Việc sử dụng các từ “gây ra” và “có thể gây ra” dễ gây nhầm lẫn. Dựa
vào khái niệm nhân quả để quyết định hành vi đó là phản cạnh tranh hay
không hiệu quả. Vẫn chưa rõ mối liên hệ nhân quả phải gần như thế nào
trước khi một hành vi được coi là phản cạnh tranh và liệu đây chỉ là hành vi
của các doanh nghiệp thực hiện hành vi phản cạnh tranh bị cấm hay hành vi
đáp trả lại của các doanh nghiệp khác. Do đó, quy chế cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng nên sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau.
     Quy chế nên tập trung vào mục đích và ảnh hưởng từ hoạt động của
một tổ chức tín dụng. Bằng cách tập trung vào ảnh hưởng cũng như mục
đích, có thể tránh được các phân tích khó và phức tạp về động cơ thực hiện
hành vi nhất định của một tổ chức tín dụng.
      Điều 3 cũng chưa đầy đủ ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, Điều 3 tập
trung vào các hành vi gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích kinh tế của Nhà
nước hay lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và khách hàng khác. Bảo
vệ lợi ích của Nhà nước thông thường không được coi là trọng tâm hợp lý
của một quy chế cạnh tranh. Ở các nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà
nước về nguyên tắc cũng phải là chủ thể của quy chế cạnh tranh giống như
các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, nói chung các hoạt động được coi là
gây hại đến lợi ích quốc gia do các công cụ khác điều chỉnh, chẳng hạn quy
định cấm tiết lộ bí mật nhà nước. Thứ hai, Điều 3 không tập trung vào việc
bảo vệ thị trường có tính cạnh tranh. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của một
doanh nghiệp không giống nhau. Chẳng hạn, một doanh nghiệp tìm cách tối
đa hoá lợi nhuận và ngăn chặn đối thủ cạnh tranh lấn sân sang thị trường của
mình là hoàn toàn chính đáng. Luật cạnh tranh cần kiểm soát cách thức thực
hiện để các mục đích chính đáng được thực hiện. Do vậy, quy chế cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên ngăn chặn sự bóp méo cạnh tranh trên
thị trường hơn là phục vụ lợi ích của các bên nhất định.

     2. Các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
     Qua phỏng vấn một số chủ thể trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
trong tháng 3/2006, một số vấn đề đã được làm rõ. Một số chủ thể quan tâm
đến hành vi phản cạnh tranh, nói cách khác là hành vi bóp méo hoạt động
thị trường, một số khác lại quan tâm đến hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, nói cách khác là hành vi cản trở tính nguyên vẹn của thị trường đối
với các dịch vụ ngân hàng.


20
Vấn đề A
     Những ngân hàng lớn, nhằm thu hút người gửi tiền, chào mời những lợi
ích rất hào phóng hoặc lãi suất tiền gửi cao hơn, những điều mà các ngân
hàng nhỏ hơn không thể đưa ra. Những khoản tiền gửi mới có thể thu hút từ
những người trước đó chưa sử dụng hệ thống ngân hàng, nhưng lại làm cho
những người gửi tiền khác tại các ngân hàng nhỏ có thể rút vốn của họ khỏi
các ngân hàng nhỏ để gửi chúng tại các ngân hàng lớn hơn, như vậy sẽ đẩy
các ngân hàng nhỏ hơn ra khỏi hoạt động kinh doanh (vấn đề A).
     Ở đây không có gì là chống lại canh tranh khi một ngân hàng thu được
nhiều lợi nhuận hơn tìm cách thu hút những khách hàng mới hoặc là khách
hàng từ những đối thủ cạnh tranh yếu hơn bằng cách chào mời những hình
thức khuyến khích mới. Bằng cách này, những doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hơn sẽ thành công và thay thế những doanh nghiệp kém hiệu quả hơn.
Như đã nêu trên, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là Hungary, Ba Lan
và Cộng hoà Séc, trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra sự thoả hiệp với việc các
ngân hàng kém hiệu quả hơn rút lui và được thay thế bởi các đối thủ cạnh
tranh. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp lớn đã chiếm vị trí chi phối mà
lại đưa ra những khuyến khích thấp hơn chi phí sẽ có thể bị coi là chống
cạnh tranh. Hơn nữa, phương tiện quảng cáo, qua đó những chào mời này
được công bố phải rõ ràng, công bằng và không gây hiểu lầm. Vì khi những
chào mời khuyến khích này về bản chất không phải chống cạnh tranh nhưng
việc công bố gây hiểu lầm hoặc bôi xấu đối thủ cạnh tranh cũng sẽ huỷ hoại
khả năng hội nhập thị trường.

    Vấn đề B
     Một số ngân hàng, trong những quảng cáo của họ, đã đưa ra những
tuyên bố không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính của họ, đưa
ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo này,
với quan điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác (vấn
đề B).

    Vấn đề C
     Một số ngân hàng phát hành những quảng cáo gây hiểu lầm, đưa ra
những tuyên bố phóng đại như về lãi suất sẽ trả cho tiền gửi, với quan điểm
là thu hút người gửi tiền từ các ngân hàng khác. Trên thực tế, lãi suất trả
thấp hơn đáng kể, vì họ đánh những khoản phí khác. Mặt khác, các ngân
hàng không công bố những hạn chế về quyền rút tiền gửi, ví dụ thông báo
trước khi rút tiền (vấn đề C).


                                                                        21
Phân tích vấn đề B và C
     Thực tế các vấn đề B và C không hẳn là những hành vi chống cạnh
tranh, chỉ là những ví dụ về việc các ngân hàng cố gắng làm các khách hàng
tiềm năng hiểu lầm. Do vậy, việc thông báo gây hiểu lầm có thể có tác động
ngược đến việc hoà nhập vào thị trường.

     Vấn đề D
     Một số ngân hàng hợp tác để chào những khoản vay lãi suất thấp hơn
cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể (ví dụ ngành điện) so với lãi suất
cho người vay các khu vực khác (vấn đề D).
     Hành vi được mô tả trong vấn đề D này có thể được coi là hành động
chống cạnh tranh. Điều này sẽ được ghi nhận rằng Điều 81.1(c) của Hiệp
ước Liên minh châu Âu đặc biệt cấm những hành động được thiết kế để chia
sẻ thị trường hoặc nguồn cung. Tuy nhiên, điều này được phép khi một ngân
hàng quyết định đơn phương thâm nhập vào một thị trường cụ thể. Hành vi
này phần nhiều sẽ phụ thuộc vào bản chất của thoả thuận giữa các ngân
hàng liên quan và bản chất của sự hợp tác của họ.

     Vấn đề E
     Một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ chỉ với những
chức năng hạn chế (ví dụ người sở hữu thẻ chỉ có thể gửi hoặc rút tiền từ
một tài khoản tại một chi nhánh). Các ngân hàng khác thì lại ở một vị thế có
thể phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với một số chức năng (vấn đề E).
     Vấn đề E thực tế không phải là một vấn đề về cạnh tranh. Việc cung
cấp những dịch vụ tốt hơn hay năng động hơn là những phương cách cạnh
tranh hợp pháp, với điều kiện là những quy định liên quan đến việc áp dụng
ATM được áp dụng như nhau với tất cả các ngân hàng.

     Những vấn đề cụ thể do các tổ chức khác nêu ra – phân tích
     Các tổ chức khác trong khu vực ngân hàng đưa ra những vấn đề sau:

     Vấn đề F
     Có hiện tượng thiếu vốn, điều này cản trở sự phát triển của ngành ngân
hàng. Cụ thể, tỷ lệ tổng tiền tiết kiệm gửi tại các ngân hàng là tương đối
thấp (vấn đề F).
    Đây không phải là vấn đề về cạnh tranh, mặc dù thiếu tiền gửi có thể
đẩy các ngân hàng đến các hành động chống cạnh tranh.


22
Vấn đề G
     Các NHTM nhà nước được NHNN đối xử ưu tiên hơn so với các ngân
hàng tư nhân ở một số khía cạnh. Ví dụ, các NHTM nhà nước được hưởng lãi
suất cao hơn từ SBV và có thể vay từ SBV với lãi suất rẻ hơn (Vấn đề G).
     Đây không phải là vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên,
nếu có trường hợp là các NHTM nhà nước được SBV đối xử tốt hơn và
không có lý lẽ nào khách quan giải thích sự khác nhau trong đối xử này, khi
đó sự đối xử khác nhau sẽ bóp méo thị trường và có thể cấp cho NHTM nhà
nước những lợi thế không công bằng. Cần lưu ý rằng ở EU, trừ khi một
ngân hàng được coi là hoạt động một lĩnh vực dịch vụ có tính “lợi ích kinh
tế chung” thì Luật Cạnh tranh mỗi nước thành viên áp dụng là như nhau đối
với tất cả các ngân hàng của bất kỳ nước nào.

    Vấn đề H
    Các ngân hàng nước ngoài không nắm giữ trên 10% cổ phần của một
ngân hàng Việt Nam (vấn đề H).
     Đây không phải là một vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng như cách
hiểu thông thường. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn
một ngân hàng khác, thì nói chung là sẽ có lợi cho người sử dụng dịch vụ
ngân hàng về tổng thể khi một ngân hàng được phép nắm giữ một ngân
hàng khác kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng chấp nhận rằng các
nước được phép bảo vệ những doanh nghiệp cụ thể của mình khỏi việc bị
nước ngoài thâu tóm vì những lý do chiến lược.

    Vấn đề I
     Các ngân hàng nước ngoài gặp phải khó khăn trong việc được cấp phép
đặt các máy ATM đa chức năng.
     Đây không phải là một vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng như cách
hiểu thông thường. Như đã chỉ ra ở vấn đề G, phân biệt đối xử mà không có
sự giải thích khách quan nói chung sẽ bóp méo cạnh tranh.

    Vấn đề J
     Một ngân hàng không thể cho vay một khách hàng nhiều hơn 30% vốn
tự có của mình. Một ngân hàng không thể có tổng tiền gửi quá 600% vốn cổ
phần của mình (vấn đề J).



                                                                        23
Đây không phải là vấn đề về cạnh tranh như cách hiểu thông thường.
Quy tắc chung áp dụng về yêu cầu cẩn trọng nói chung không phải là một
quy định chống cạnh tranh.

     Vấn đề K
     Các NHTM nhà nước được SBV cho phép mở rộng phạm vi hoạt động
theo giấy phép của họ rộng hơn các ngân hàng tư nhân (vấn đề K).
    Như đã trình bày liên quan đến các vấn đề G và I, việc phân biệt đối xử
mà không có sự giải thích khách quan nói chung sẽ bóp méo cạnh tranh.

     Vấn đề L
    Người vay từ những người cung cấp tín dụng ngoài hệ thống ngân hàng
chính thống đôi khi bị áp lãi suất quá cao (trên 10%/tháng) (vấn đề L).
     Về bản chất đây không phải là vấn đề cạnh tranh và do vậy nằm ngoài
phạm vi Báo cáo này. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nói giải pháp cho vấn
đề này phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân của vấn đề L là việc
thiếu các ngân hàng chính thức tại các khu vực nhất định thì giải pháp có thể
là cố gắng đưa vào hệ thống chính thức các ngân hàng đang hoạt động bên
ngoài nó. Nếu việc cho vay với lãi suất vượt quá được tiến hành dưới hình
thức chiếm đoạt tiền (về bản chất hành vi này là hành vi tội phạm) thì giải
pháp sẽ là xử lý về mặt hình sự hoạt động cho vay đó.

     Vấn đề M
     Các ngân hàng cố gắng cưỡng chế tài sản thế chấp của các khoản vay,
cụ thể như các khoản cầm cố hay giá trị quyền sử dụng đất, thường gặp phải
khó khăn tại toà án. Toà án thường không muốn cưỡng chế các tài sản thế
chấp (vấn đề M).
      Đây không phải là một vấn đề về cạnh tranh mà đây có thể mô tả sự
thiếu hiểu biết về các khái niệm về Luật Bảo đảm. Tuy nhiên, cần phải bổ
sung rằng, toà án ở châu Âu và Mỹ thường không muốn tước đi tài sản của
người vay, những tài sản là cốt yếu đối với cuộc sống của họ. Các ngân
hàng cho vay thường phải chỉ ra rằng không có cách nào khác ngoài tịch thu
tài sản để thế nợ.
     Nói chung, các vấn đề liên quan đến cạnh tranh nêu trên do SBV và các
tổ chức khác nhận thấy (đặc biệt vấn đề A, B, C và F) chủ yếu là hậu quả
của việc thiếu vốn. Điều này dẫn đến áp lực cao nhằm vào việc thu hút

24
khách hàng. Điều quan trọng là cần bảo đảm rằng các ngân hàng không phản
ứng với những áp lực này theo một cách làm ảnh hưởng đến việc hoà nhập
vào thị trường. Cụ thể, tại EU, áp lực cạnh tranh chủ yếu là từ việc cho vay
vốn đến người vay. Mặc dù những áp lực này là sự thể hiện những áp lực mà
các tổ chức tín dụng châu Âu gặp phải (khi mà các ngân hàng chủ yếu gặp
phải áp lực khi họ cố gắng cho vay vốn), thì các phương pháp được chấp nhận
ở EU dù sao cũng có thể được kiến nghị là những phương pháp có thể được
chấp nhận, với những sửa đổi và chỉnh sửa cho phù hợp với CHXHCN Việt
Nam.

III. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI KHÔNG CẠNH
TRANH.

   Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng12 định nghĩa cạnh tranh không lành
mạnh như sau:
     1. Khuyến mại bất hợp pháp;
     2. Cung cấp các thông tin dễ gây hiểu nhầm (dưới bất kỳ hình thức
        nào) có hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác;
     3. Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ; và
     4. Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
     Mặc dù văn bản hướng dẫn đã đưa ra danh sách các hành vi cạnh tranh
bất hợp pháp nhưng chưa cụ thể và không có các hướng dẫn thực hiện nào
đầy đủ hơn.
    Năm 2004, Công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 7/4/2004 của Ngân
hàng Nhà nước đã định nghĩa một số “hành vi cạnh tranh không lành
mạnh”13:
     1. Lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi;
     2. Lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay (chẳng hạn
        như một số ngân hàng không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn
        cho vay và các điều kiện cung cấp tín dụng để thu hút khách hàng).



12
   Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua vào ngày
12/12/1997.
13
   Trong tiếng Việt Ngân hàng Nhà nước đề cập


                                                                               25
Mặc dù NHNN đã chỉ ra một số các hành vi có thể bị coi là cạnh tranh
không lành mạnh nhưng cũng cần phải chỉ ra các nguyên tắc chủ yếu để xác
định một hành vi cạnh tranh là lành mạnh hay không.
     Do các hoạt động được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh được chia làm
hai nhóm (i) cạnh tranh không lành mạnh và (ii) hạn chế cạnh tranh không
lành mạnh, nên sẽ có các nguyên tắc đặc thù áp dụng cho từng nhóm.

     1. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

     1.1. Các nguyên tắc chung:
    Theo Điều 3 khoản 4 Luật Cạnh tranh, nguyên tắc để xác định một
hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh là:
     1. Hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh , và
     2. Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước,
        quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác hoặc người
        tiêu dùng.
     Tuy nhiên, vì tác động thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước hay của các
doanh nghiệp khác hay người tiêu dùng không cần thiết phải xảy ra thực sự
(“gây ra hoặc có thể gây ra”), nên việc quyết định hành vi là cạnh tranh
không lành mạnh hay không chủ yếu dựa trên thiệt hại của doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là, một hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh
khi nó thuộc vào một trong 9 hành vi dưới đây được quy định tại Điều 39
của Luật Cạnh tranh mà không cần thiết phải xác định hành vi đó đã gây ra
thiệt hại nào hay chưa. Các hành vi này bao gồm:
     1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
     2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
     3. Ép buộc bên khác trong kinh doanh;
     4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
     5. Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác;
     6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
     7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
     8. Phân biệt đối xử của hiệp hội, và;
     9. Lôi kéo vào bán hàng đa cấp bất chính.

26
Nếu một hành vi không rơi cụ thể vào 9 hành vi kể trên, thì nó sẽ được
xác định bởi nguyên tắc trong điểm 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh.

    1.2. Các nguyên tắc xác định cạnh tranh không lành mạnh của
mỗi hành vi:
     Mặc dù trong Luật Cạnh tranh đã chỉ ra 9 hành vi có thể bị coi là cạnh
tranh không lành mạnh nhưng vẫn chưa có các hướng dẫn thực hiện cụ thể
nào cho từng hành vi trong các văn bản hướng dẫn Luật này. Trong quy
định mà Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành, cần phải quy định chi tiết hơn để
giúp các tổ chức tín dụng hiểu và nắm chắc rằng, hình thức cạnh tranh nào
bị luật pháp cấm và được phép.
     Do 9 hành vi trên đây trong Điều 39 cũng chịu sự điều chỉnh của các
Luật khác nữa nên sẽ hiệu quả hơn nếu quy định của NHNN tham chiếu tới
các nguyên tắc đã được quy định tại những Luật đó. Tham khảo tới các Luật
khác cũng giúp đảm bảo duy trì tính đồng bộ của cả hệ thống pháp lý và
tránh chồng chéo khi áp dụng các văn bản pháp lý. Chỉ nên xây dựng hệ
thống các quy tắc về cạnh tranh không lành mạnh khi không có hướng dẫn
của bất kể Luật nào hoặc trong trường hợp do các đặc thù của ngành ngân
hàng.

     1.2.1. Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm:
     Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm dẫn tới việc khách hàng nhầm lẫn
trong sử dụng dịch hoặc sản phẩm thường liên quan tới sự không rõ ràng
trong việc nhận dạng các nhà cung cấp dịch vụ (nhãn hiệu hoặc thương
hiệu). Điểm 1 Điều 40 Luật Cạnh tranh quy định nguyên tắc chính để xác
định các thông tin dễ gây hiểu nhầm. Hơn nữa, Luật Sở hữu trí tuệ14 cũng
quy định một số nguyên tắc xác định các thông tin dễ gây hiểu nhầm15.
Chúng tôi đề xuất các quy định của NHNN tham chiếu các nguyên tắc được
quy định trong Luật này và các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện.
     Một ví dụ tham khảo:
     “Điều...Thông tin dễ gây hiểu nhầm


14
   Luật Sở hữu trí Tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005
(“Luật Sở hữu trí tuệ”).
15
   Điều khoản 74 và 78 của Luật Sở hữu trí Tuệ.


                                                                               27
Thông tin dễ gây hiểu nhầm gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan tới
nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, logo, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố
khác với mục đích cạnh tranh đều bị cấm. Sự nhầm lẫn này được xác định
theo các nguyên tắc của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý hướng
dẫn Luật đó...”

     1.2.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh
     Điều 41 của Luật Cạnh tranh quy định chi tiết 4 hành vi bị coi là xâm
phạm bí mật kinh doanh và bị cấm. Điểm 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy
định “bí mật kinh doanh” được pháp luật bảo hộ nếu như thông tin đáp ứng
3 điều kiện dưới đây:
     1. Không phải là hiểu biết thông thường và đạt được bằng cách thông
        thường;
     2. Giúp người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn những người không
        nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
     3. Được người chủ sở hữu bảo mật để thông tin đó không bị tiết lộ và
        không dễ dàng tiếp cận được.
    Luật Các tổ chức Tín dụng cũng có các quy định liên quan tới bí mật
của khách hàng tại Điều 17 và 104. Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản
hướng dẫn thực hiện cũng quy định chi tiết về bí mật kinh doanh.
     Chúng tôi đề xuất các quy định của Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng
các Luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thực hiện để tham khảo.
     1.2.3. Ép buộc bên khác trong kinh doanh
    Điều 42 của Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng
ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác hoặc không giao dịch với doanh
nghiệp đó.
     Ép buộc có thể ở nhiều hình thức nhưng ví dụ cụ thể bao gồm các điều
kiện mà nhiều ngân hàng đưa vào hợp đồng với khách hàng của mình trong
đó nghiêm cấm khách hàng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác.
     Dưới đây là ví dụ của những điều kiện đó:
     Ví dụ 1: Ngân hàng A cho khách hàng B vay. Ngân hàng A quy định
trong hợp đồng cho vay rằng khách hàng B không được có bất kể tài khoản
nào ở các ngân hàng khác.



28
Ví dụ 2: Ngân hàng A cho khách hàng B vay. Ngân hàng A quy định
trong hợp đồng cho vay rằng tất cả các các thanh toán quốc tế của khách
hàng B phải được tiến hành qua ngân hàng A.

       1.2.4. Gièm pha doanh nghiệp khác
     Điều 43 của Luật Cạnh tranh quy định, gièm pha các doanh nghiệp
khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực
gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn quá rộng và đòi hỏi
phải có sự cân nhắc cẩn trọng trong từng trường hợp.
    Để rõ hơn về định nghĩa này, có thể tham khảo thêm định nghĩa về
“gièm pha các doanh nghiệp khác” trong Nghị Định số 24/2003/NĐ-CP
ngày 13/3/2003 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh về Quảng cáo. Nghị
định này quy định hành vi này như sau16:
    “Điều 3. Một số quảng cáo bị cấm được quy định trong Điều 5 của
Pháp lệnh Quảng cáo được quy định chi tiết dưới đây:
       ...
    7. Nói xấu, so sánh, hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh doanh,
hàng hoá dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá
nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của họ”.
     Liên quan tới việc gièm pha các doanh nghiệp khác, Quyết định gần
đây số 20/HDTP-DS của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về
cuộc vụ kiện giữa 3 bên nguyên đơn là công ty Van Thanh, Ưu Việt và Anh
Dũng kiện công ty Kym Dan có thể được dùng để tham khảo. Trong Quyết
định này, Hội đồng Thẩm phán cho rằng bên bị đơn đã vi phạm Luật Quảng
cáo khi so sánh các sản phẩm của công ty với sản phẩm của 3 công ty khác
theo cách làm giảm uy tín của 3 công ty đó.

       1.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác
     Điều 44 của Luật Cạnh tranh định nghĩa những hành vi này là những
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp khác. Để có hướng dẫn chi tiết hơn, chúng tôi đề xuất


16
     Điểm 7 Điều 3 Nghị Định 24/2003/ND-CP.


                                                                         29
nguyên tắc để xác định xem hành vi của ngân hàng là cạnh tranh lành mạnh
hay không như sau:
     − Đó là một hành vi cố ý. Điều này có nghĩa là ngân hàng nhận thức
       được rằng hành vi của ngân hàng có thể gián đoạn các doanh nghiệp
       khác. Trong trường hợp không có bằng chứng về sự cố ý đó, cơ quan
       có thẩm quyền có thể quyết định xem xét ngân hàng đó có nhận thức
       được hậu quả của hành vi của mình dựa trên giả thuyết rằng nếu một
       cá nhân bình thường trong trường hợp đó có thể nhận thức được hậu
       quả hay không.
     − Có sự gián đoạn thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
       khác;
     − Có mối quan hệ nhân quả giữa sự gián đoạn trong kinh doanh và
       hành vi của ngân hàng. Điều này có nghĩa là sự gián đoạn này có thể
       là hậu quả trực tiếp của hành vi của Ngân hàng.

     1.2.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
     Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định bốn hình thức quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh:
     a. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của công ty thực hiện quảng cáo
        với hàng hoá dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác;
     b. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác để gây
        nhầm lẫn cho khách hàng;
     c. Đưa thông tin gian dối hoặc thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
        về:
        − Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao
          bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản
          xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
        − Sử dụng, phục vụ và bảo hành;
        − Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác;
        − Các hoạt động quảng cáo khác bị pháp luật cấm.
    Trong số bốn hoạt động trên, sự so sánh và đưa thông tin gian dối hoặc
gây nhầm lẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh và các văn
bản pháp lý thực thi Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn chi tiết nào về
vấn đề này.

30
Chúng tôi đề xuất hướng dẫn trong quy định của Ngân hàng Nhà nước
cho các hoạt động này như sau:
     a. Liên quan tới sự so sánh các hàng hoá và dịch vụ, Ngân hàng Nhà
nước có thể tham khảo các nguyên tắc của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP
hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thương mại về xúc tiến thương mại ngày
4/4/2006. Trong Nghị định này17, các doanh nghiệp có thể sử dụng quảng
cáo so sánh trong trường hợp:
           − So sánh giữa các hàng giả và hàng thật; hoặc
           − So sánh gữa hàng thật và hàng hoá được cơ quan quản lý nhà
             nước có thẩm quyền quy định là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
     b. Liên quan tới quảng cáo gian dối, chúng tôi đề xuất quy định của
Ngân hàng Nhà nước tham chiếu quy tắc tại Điều 3 của Nghị định
24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh
Quảng cáo. Mục 4 Điều này định nghĩa quảng cáo gian dối là: (i) quảng cáo
khống đúng chất lượng hàng hoá, dịch vụ, (ii) không đúng địa chỉ cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ.
    Chúng tôi đề xuất rằng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra chi tiết yêu
cầu về các thông tin tối thiểu mà một ngân hàng phải cung cấp trong quảng
cáo về mỗi hình thức dịch vụ của ngân hàng mình. Thông tin tối thiểu nên
bao gồm toàn bộ thông tin có thể ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng
(chẳng hạn như quảng cáo về thẻ của ngân hàng cần bao gồm tất cả các
thông tin về chi phí và các yêu cầu về tiền gửi tối thiểu...).

        1.2.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
     Điều 46 của Luật Cạnh tranh nghiêm cấm 5 hoạt động khuyến mại. Để
có thêm chi tiết, Ngân hàng Nhà nước nên tham khảo các nguyên tắc về xúc
tiến thương mại trong Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết việc
thực hiện Luật Thương mại về xúc tiến thương mại ngày 4/4/2006. Trong
Nghị định này, các quy định về khuyến mại được đề cập tại Chương II.


17
     Điều 22 Nghị định số 37-2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ


                                                                       31
1.2.8. Marketing đa cấp (hay còn gọi là marketing hình tháp)
     Trong marketing hình tháp18, một khách hàng có thể trở thành đại lý
cho một nhà sản xuất và hưởng hoa hồng từ việc phân phối hàng hóa hay
dịch vụ hoặc thu hút những người khác tham gia vào mạng lưới phân phối.
Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng, hình thức marketing như vậy bị cấm với
2 lý do.
     Trước hết, mạng lưới marketing hình tháp sẽ dẫn tới nguy cơ khó kiểm
soát hợp lý hệ thống ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh
bởi một mạng lưới các đại lý vì lợi nhuận.
     Thứ hai, Luật Các tổ chức tín dụng không cho phép các cá nhân không
phải là nhân viên của ngân hàng làm việc với tư cách là đại lý trong mạng
lưới marketing đó.

2. HẠN CHẾ CẠNH TRANH

    Luật Cạnh tranh quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh là các hành vi
làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm: (i) thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc
quyền, và (iii) tập trung kinh tế.

      2.1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
    Điều 8 của Luật Cạnh tranh quy định 8 hình thức thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh:
     i.     Thỏa thuận ấn định giá (trực tiếp hay gián tiếp);
     ii.    Thỏa thuận phân chia thị trường hoặc nguồn cung cấp hàng hóa
            và dịch vụ;
     iii.   Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản
            xuất, mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ;
     iv.    Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật hoặc công nghệ, hoặc hạn
            chế đầu tư;




18
   Về định nghĩa của marketing hình tháp, xin tham khảo mục 11, Điều 3 của Luật Cạnh
tranh


32
v.        Thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác các điều kiện ký
               kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc bắt buộc các
               doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan;
     vi.       Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm hoặc không cho phép các doanh
               nghiệp khác tham gia vào thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
     vii.      Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không
               phải là các bên trong thoả thuận; và
     viii.     Thông đồng để thắng thầu.

      2.1.1. Các hình thức thỏa thuận
     Nghị định số 116/2005/NĐ-CP19 (“Nghị định 116”) quy định chi tiết
những hành vi này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong Nghị định 116, hình
thức “thỏa thuận” không được định nghĩa. Điều 14 của Nghị định quy định
rằng một thỏa thuận là thống nhất cùng hành động giữa các bên. Tuy nhiên,
trong các Điều khoản liên quan khác - Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 21 -
thuật ngữ “thỏa thuận” không được định nghĩa rõ ràng.
     Chúng tôi đề xuất, các quy định Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng các
gợi ý bổ sung tại Điều 3 của Luật Cạnh tranh mẫu của Liên hợp quốc:20
     “1. Cấm các thỏa thuận dưới đây giữa các công ty đối thủ hoặc có tiềm
năng trở thành đối thủ cho dù đó là thỏa thuận bằng văn bản hay bằng lới
nói, chính thức hay không chính thức...”.
     Điều này có nghĩa là một hành vi có thể bị coi là một thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh nếu:
            − Đó là một thỏa thuận hay dàn xếp của một hành vi được quy
              định trong Điều 15 của Nghị định 116 cho dù đó là thỏa thuận
              hay dàn xếp bằng văn bản hay bằng lời nói, chính thức hay
              không chính thức.
            − Trong trường hợp không có bằng chứng về thỏa thuận hay dàn
              xếp đó thì nó sẽ là một hành động tập thể của các bên liên quan
              tiến hành một trong các hành vi quy định chi tiết tại Điều 15 của
              Nghị định 116.

19
   Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết việc thi hành Luật Cạnh
tranh
20
   Liên hợp quốc. Mô hình Luật Cạnh tranh, 14/TD/RBD/CONF.5/7, (có thể download tại
www.unctad.org/en/docs/tdrbpconf5d15.en.pdf)


                                                                                    33
2.1.2. “Thị trường liên quan”
     Theo Điều 9 của Luật Cạnh tranh, 5 hành vi trong danh sách từ mục 1
đến mục 5 của Điều 8 bị cấm nếu thị phần kết hợp của các bên từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, Điều 4 của Nghị định 116 định
nghĩa “thị trường liên quan” là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ mà
có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Định
nghĩa này quá rộng khi áp dụng vào ngành ngân hàng. Do vậy cần thiết phải
có định nghĩa chi tiết hơn về “thị trường liên quan” trong các quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
      Có một số loại hình thị trường được quy định tại Luật Các tổ chức tín
dụng: (i) thị trường tiền tệ, (ii) thị trường vàng, (iii) thị trường ngoại tệ21,
(iv) thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, (v) thị trường liên ngân hàng, (v)
thị trường giấy tờ có giá22, (vi) thị trường vốn23. Do ngành ngân hàng phát
triển nhanh với các sản phẩm và dịch vụ mới được đưa ra hàng năm, bất kỳ
một định nghĩa “cố định” nào về thị trường liên quan trong các quy định của
Ngân hàng Nhà nước có thể bị lạc hậu sớm. Chúng tôi đề xuất rằng thay vì
sử dụng định nghĩa “cố định” của mỗi loại thị trường trong ngành ngân
hàng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần tham khảo các định nghĩa
“thị trường” trong các văn bản pháp lý khác (chẳng hạn như, Pháp lệnh về
Ngoại tệ,…).
     Cũng cần lưu ý rằng trong ngành ngân hàng hiện đại, các dịch vụ kết
hợp rất phổ biến. Một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng “một hình
thức dịch vụ” bao gồm hơn một loại hình dịch vụ: cho vay, bảo lãnh ngân
hàng, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu xuất khẩu. Một nhóm ngân hàng
mời chào dịch vụ này sẽ có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các ngân
hàng không phải là thành viên của nhóm. Trong trường hợp này, các dịch vụ
kết hợp sẽ gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi đưa ra một định
nghĩa cố định về thị trường “kết hợp”. Chúng tôi đề nghị là, trong các quy
định của Ngân hàng Nhà nước, thay vì định nghĩa một thị trường “kết hợp”
mà đôi khi không thể định nghĩa thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét riêng
rẽ các “thị trường liên quan” của mỗi loại hình dịch vụ. Và nếu tại bất kỳ thị


21
   Điều 16, mục 3b, Luật Các tổ chức tín dụng
22
   Điều 70, Luật Các tổ chức tín dụng
23
   Điều 115, Luật Các tổ chức tín dụng


34
trường liên quan nào, thị phần kết hợp của các bên bằng hoặc lớn hơn 30%
thì thỏa thuận sẽ bị coi là hạn chế cạnh tranh.
    Ví dụ
      Các ngân hàng A, B, C đều có lợi thế hơn các ngân hàng khác về vốn
có thỏa thuận để giảm cạnh tranh từ các ngân hàng khác khỏi thị trường của
các dự án đầu tư lớn thông qua việc cung cấp cho vay với chi phí thấp. Ba
ngân hàng biết rằng thỏa thuận có thể được cơ quan có thẩm quyền xem xét
như là những hạn chế cạnh tranh bởi thị phần kết hợp của ba ngân hàng trên
thị trường cho vay sẽ lên tới 45%.
      Để tránh hậu quả đó, ba ngân hàng thống nhất trong hợp đồng rằng họ
sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng dưới hình thức như: cho vay, thư tín
dụng và bảo lãnh ngân hàng, quản lý tiền mặt, chiết khấu hối phiếu xuất
khẩu. Các ngân hàng hiểu rằng mặc dù gói dịch vụ đó bao gồm một số dịch
vụ nhưng khách hàng sẽ chỉ sử dụng dịch vụ cho vay mà họ có khả năng
cạnh tranh với các khoản vay chi phí thấp. Họ đoán trước rằng do thị phần
tại thị trường thư tín dụng, quản lý tiền mặt, chiết khấu hối phiếu của mình
không nhiều nên có thể đánh đổi cho thị phần cho vay.
     Nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng phương pháp “kết hợp” để tính
toán thị trường liên quan, thì thị phần của ba ngân hàng sẽ nhỏ hơn 30% và
thỏa thuận này không phải là hạn chế cạnh tranh (mặc dù trên thực tế là
vậy). Nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng cách tính riêng rẽ để tính toán thị
trường liên quan thì rõ ràng ba ngân hàng đang hạn chế cạnh tranh của các
ngân hàng khác trên thị trường cho vay.

    2.1.3. Các ngoại lệ
     Điều 10 của Luật Cạnh tranh quy định sáu (06) ngoại lệ đối với việc
cấm các hạn chế cạnh tranh. Trong số này, có 2 ngoại lệ trong mục (đ) và
(e) cần được Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh trong các quy định
của mình. Hai ngoại lệ này là thỏa thuận cho việc:
    đ) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nhỏ và vừa; và
    e) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
    Theo cách hiểu của chúng tôi thì không có định nghĩa nào về các tổ
chức tín dụng nhỏ và vừa trong Luật Các tổ chức tín dụng cũng như các văn

                                                                         35
bản hướng dẫn Luật. Cần phải định nghĩa các tổ chức tín dụng nhỏ và vừa
trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

        2.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền

        2.2.1. Ngăn cấm
     Có 6 hành vi mà doanh nghiệp có “vị trí thống lĩnh thị trường” và “vị
trí độc quyền” bị cấm24:
           − Bán dưới giá thành;
           − Áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý hay giá bán lại tối thiểu;
           − Hạn chế sản xuất hay phân phối;
           − Giới hạn thị trường hay sự phát triển kỹ thuật hoặc công nghệ;
           − Áp đặt các điều kiện thương mại bất bình đẳng, áp đặt các điều
             kiện ký kết hợp đồng; và
           − Buộc những nghĩa vụ không liên quan vào hợp đồng hoặc ngăn
             cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường.

        2.2.2. Vị trí thống lĩnh thị trường
    Một doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường nếu
doanh nghiệp đó: (i) có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan,
hoặc (ii) có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
     Nhóm doanh nghiệp cùng hợp tác sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu nắm giữ thị phần kết hợp từ 50% trở lên (đối với 2 doanh
nghiệp), 65% trở lên (đối với 3 doanh nghiệp), hay 75% trở lên (đối với 4
doanh nghiệp) trên thị trường liên quan. Dường như hành động đồng thời
của một nhóm các doanh nghiệp là đủ để cấu thành hành vi cùng nhau mà
không cần phải có thỏa thuận.

        2.2.3. Thị trường liên quan
    Để xác định xem một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay
không thì cần phải xem xét 2 yếu tố: “thị trường liên quan” và “thị phần”
của mỗi doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp.
     Liên quan tới khái niệm “thị trường liên quan” chúng tôi đã thảo luận
tại mục 2.1.2 trên đây của Báo cáo này.

24
     Điều 13 Luật Cạnh tranh


36
2.2.4. Thị phần
     Khái niệm “thị phần” cần được thảo luận một cách chi tiết hơn. Như
đã được định nghĩa tại khoản 5 của Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị phần của
doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ là tỷ lệ phần trăm giữa
doanh thu (mua hoặc bán hàng) của doanh nghiệp này với tổng doanh thu
của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan theo tháng, quý,
năm.
     Cần thiết phải lưu ý rằng có 3 thành tố nếu sử dụng chúng sẽ có thể làm
sai lệch kết quả tính toán thị phần: (i) định nghĩa về hàng hoá hoặc dịch vụ
được sử dụng trong tính toán, (ii) thị trường liên quan, và (iii) thời gian để
tính doanh thu.
     i. Định nghĩa một hàng hoá hoặc dịch vụ: Do các tổ chức tín dụng và
tài chính dựa nhiều vào các dịch vụ kết hợp như một vũ khí cạnh tranh
(chẳng hạn như thay vì cung cấp dịch vụ cho vay, quản lý tiền mặt và ngoại
hối riêng biệt, một ngân hàng thường cung cấp một “gói” dịch vụ bao gồm
toàn bộ các dịch vụ này). Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải làm rõ
trong các quy định của mình phương pháp tính thị phần trong trường hợp
dịch vụ kết hợp.
    Ví dụ:
     Bảng dưới đây minh họa một trường hợp lý thuyết trong đó thị phần
của ngân hàng A có thể khác đi phụ thuộc vào cách tính thị phần của
Ngân hàng Nhà nước là dịch vụ riêng biệt hay một dịch vụ kết hợp. Nếu
thị phần được tính dựa trên từng loại hình dịch vụ thì thị phần của ngân
hàng A trên thị trường cho vay sẽ là 40% - điều này có nghĩa là ngân
hàng A có vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nếu thị phần được tính
dựa trên các dịch vụ kết hợp (“gói dịch vụ”) thì thị phần chỉ bằng
24.52%.
                           Cho vay    Thư tín dụng       Ngoại   Dịch vụ
                          (tỷ VND)    và Bảo lãnh          hối   kết hợp
                                       (tỷ VND)        (tỷ VND) (tỷ VND)
Ngân hàng A                  10             1              2           13
Các ngân hàng khác           15             10            15           40
Thị phần ngân hàng A        40%           9.09%         11.76%      24.52%


                                                                            37
Với lý do đó, chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước sử dụng phương
pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt trong trường hợp các ngân
hàng cung cấp dịch vụ kết hợp.
           1. Thị trường liên quan: thị trường liên quan được thảo luận tại
              mục 2.1.2 của Báo cáo này;
           2. Thời gian tính doanh thu: Luật Cạnh tranh quy định rằng thời
              gian để tính doanh thu có thể là một tháng, một quý hoặc một
              năm. Tuy nhiên, không có hướng dẫn nào khác về việc tính toán
              doanh thu được sử dụng trong một tháng, một quý hay một năm.
              Thực tế, việc tính toán thị phần có thể rất khác nếu cách tính thay
              đổi từ một tháng đến một năm. Chẳng hạn như, thị phần của dịch
              vụ mở Thư tín dụng của các ngân hàng tính theo một năm có thể
              rất khác nếu nó được tính theo quý đầu của một năm (thời gian
              nhập khẩu ít). Do vậy, chúng tôi đề nghị rằng các quy định của
              Ngân hàng Nhà nước phải quy định rõ các trường hợp khi nào thì
              sử dụng thời gian tháng, quý hoặc năm có thể dùng để tính thị
              phần.

        2.3. Tập trung kinh tế
     Theo Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, mua lại,
hợp nhất, liên doanh và “các hình thức tập trung kinh tế khác”25. Nếu các
bên tham gia có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan thì tập
trung kinh tế bị cấm. Tuy nhiên, các bên có thể đệ đơn lên Cục Quản lý
cạnh tranh để xin được miễn bị cấm nếu26:
           − Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy
             cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc
           − Tập trung kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ
             thuật hoặc mở rộng xuất khẩu; hoặc
           − Nếu tiến hành tập trung kinh tế sẽ cho kết quả là “doanh nghiệp
             vừa và nhỏ”.


25
     Điều 16 của Luật Cạnh tranh
26
     Điều 18 và 19 của Luật Cạnh tranh


38
Nếu như các bên tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30
đến 50% trên thị trường liên quan thì họ phải thông báo cho Cục Quản lý
cạnh tranh 30 ngày trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Việc tiến hành tập
trung kinh tế chỉ có thể được diễn ra sau khi nhận được trả lời bằng văn bản
từ Cục Quản lý cạnh tranh về việc tập trung kinh tế đó không bị cấm.

    2.3.1. “Góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật hoặc mở
rộng xuất khẩu”
     Điều này không rõ ràng để các tổ chức tín dụng có thể nhận biết được
liệu việc sáp nhập của họ có bị cấm hay không. Chúng tôi có thể đoán trước
được trong tương lai gần sẽ có một làn sóng sáp nhập và thành lập liên
doanh giữa các ngân hàng nhỏ của Việt Nam và giữa các ngân hàng Việt
Nam với ngân hàng nước ngoài. Việc sáp nhập là cần thiết trong nhiều
trường hợp để tăng sự cạnh tranh của các ngân hàng nhỏ khi ngành ngân
hàng mở cửa cho đối tác nước ngoài vào.
     Tuy nhiên, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần phải lọc ra danh
sách các khu vực mà việc sáp nhập có thể được coi là “góp phần phát triển
kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật”. Chẳng hạn như, khu vực nông thôn ở Việt
Nam không hấp dẫn các ngân hàng ở thành phố. Tình trạng này có thể dẫn
đến một thực tế là trong khi các ngân hàng nông thôn cần vốn, do tỷ lệ tiết
kiệm của người nông dân thấp thì các ngân hàng thành phố lại đi tìm các dự
án mới để đầu tư. Việc sáp nhập hoặc liên doanh giữa một số ngân hàng nông
thôn và ngân hàng thành phố có thể tạo ra nhiều sản phẩm ngân hàng hơn cho
nông dân lựa chọn với chi phí thấp hơn (mặc dù thị phần kết hợp của việc sáp
nhập đó có thể cao hơn 50% trên thị trường liên quan). Trong trường hợp này,
việc sáp nhập có thể được coi là góp phần phát triển kinh tế xã hội.
    2.3.2. “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa”
     Luật Các tổ chức tín dụng không quy định các tiêu chí để xác định một
tổ chức tín dụng thế nào là nhỏ hoặc vừa. Do vậy, cần phải làm rõ các tiêu
chí này trong các quy định. Các tiêu chí nên bao gồm:
       − Vốn điều lệ của ngân hàng;
       − Khả năng cạnh tranh của ngân hàng;
       − Thị trường địa lý của ngân hàng;
       − Đặc thù các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.



                                                                         39
Tiêu chí xác định xem một ngân hàng là loại nhỏ hay vừa không nên
chỉ dựa trên vốn điều lệ của ngân hàng đó. Cần phải cân nhắc khả năng cạnh
tranh của ngân hàng đó trên khu vực địa lý hoặc trong các dịch vụ của nó.
Chẳng hạn như, một ngân hàng với vốn điều lệ là 10 tỷ VND có thể được
coi là một ngân hàng nhỏ nếu đó là một ngân hàng thành phố. Tuy nhiên,
ngân hàng đó có thể được coi là một ngân hàng lớn nếu nó cung cấp các
dịch vụ cho nông dân ở miền núi.

IV. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, THỰC TIỄN VÀ CÁC QUY ĐỊNH

     Trong phần này, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của Trung Quốc khi xử
lý các hành vi chống lại cạnh tranh trong ngành ngân hàng và các văn bản
pháp lý cơ bản do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ban hành về vấn đề
này.
     Tương tự với Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia đang trong giai
đoạn quá độ từ nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang nền kinh tế định
hướng thị trường. Với sự tương đồng của hệ thống ngân hàng Trung ương
của hai nước cũng như vị trí thống lĩnh của các ngân hàng thương mại nhà
nước trong hệ thống ngân hàng thì những kinh nghiệm của Trung Quốc
trong việc xử lý các hành vi chống cạnh tranh rất đáng để Việt Nam tham
khảo.

   1. Cạnh tranh không lành mạnh/ Bất hợp pháp trong ngành
Ngân hàng Trung Quốc
    Trong Thông tư về điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường ngân hàng số
354 (2002) Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tóm tắt các hành vi chống
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng như sau:
     “Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tham gia vào các hoạt
động cạnh tranh không lành mạnh để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng
thị phần một cách tùy tiện. Một số ngân hàng giảm giá tùy tiện mà không
quan tâm tới chi phí, mở rộng kinh doanh bằng cách giảm giá thấp hơn chi
phí. Một số xem nhẹ yêu cầu về giám sát hoạt động kinh doanh và cho vay
để giành lấy việc kinh doanh theo tư tưởng vì lợi ích ngắn hạn. Một số ngân
hàng tiết lộ thông tin của các ngân hàng khác nhằm chủ tâm hạ thấp các đối
thủ cạnh tranh và truyền bá những thông tin không đúng trong các hoạt động
marketing để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số tổ chức tín dụng

40
còn tạo ra các rào cản trong hệ thống hoạt động cản trở giao dịch của những
ngân hàng khác. Và một số các tổ chức khác thực hiện các hoạt động kinh
doanh vượt khỏi phạm vi kinh doanh được phép, huy động tiết kiệm với lãi
suất cao và yêu cầu các nhân viên nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ huy động
tiền gửi. Các hành vi kể trên làm tăng chi phí hoạt động và rủi ro và đã làm
suy yếu trật tự tài chính thông thường. Một số hành vi vi phạm Luật Chống
cạnh tranh không lành mạnh của Ngân hàng Trung ương Trung quốc, Luật
về Giá của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật Ngân hàng thương mại của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...và đã gây ra những hậu quả xấu”.
     Văn bản pháp lý chính về cạnh tranh của Trung Quốc là Luật Chống
cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật này, Ngân hàng Trung ương Trung
Quốc đã ban hành một số văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn.
Nhìn chung, một ngân hàng có thể bị coi là có các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh/bất hợp pháp nếu:
       -   Cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy
           động vốn;
       -   Giảm giá tùy tiện mà không có lý do hợp lý hoặc cung cấp dịch
           vụ dưới chi phí;
       -   Cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như
           là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản;
       -   Nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét
           các đề xuất vay vốn;
       -   Cung cấp các thông tin về vấn đề và khó khăn của các ngân hàng
           khác, gièm pha đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai trái
           để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
       -   Gây hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch
           thanh toán với các ngân hàng đối thủ;
       -   Tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh
           doanh;
       -   Chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng
           Trung ương Trung Quốc; và
       -   Quy định hạn ngạch trong việc huy động tiền gửi.




                                                                         41
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp được chia làm
hai mục chính: (i) cạnh tranh trong huy động tiền gửi, và (ii) cạnh tranh để
tăng thị phần và mở rộng thành phần khách hàng. Các loại hình hành vi
chống cạnh tranh khác(chẳng hạn như các rào cản kỹ thuật, hoặc lạm dụng
vị trí thống lĩnh) được đề cập tại đây và tại các văn bản pháp lý khác nhưng
chưa có hướng dẫn cụ thể.

     2. Khung pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh bất hợp pháp
    Từ năm 1996 đến 2002, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
(NHTWTQ) đưa ra bốn Thông báo và Thông tư liên quan tới cạnh tranh
không lành mạnh/ bất hợp pháp trong ngành ngân hàng, đó là:
       − Thông báo số 66/1996 của NHTWTQ về cấm thu hút tiền gửi
         thông qua mức lãi suất cao không hợp lý hoặc các biện pháp
         cạnh tranh không lành mạnh;
       − Thông báo số 35/2000 của NHTWTQ về cấm cạnh tranh không
         lành mạnh trong huy động tiền gửi giữa các tổ chức tài chính;
       − Thông báo số 253/2000 của NHTWTQ về các nguyên tắc nghiêm
         cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi;
       − Thông tư số 354/2002 của NHTWTQ về quy định về cạnh tranh
         trên thị trường ngân hàng.

   3. Các biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong huy
động tiền gửi
     Ngân hàng Trung ương Trung Quốc xử lý cạnh tranh không lành mạnh
trong huy động tiền gửi thông qua việc yêu cầu nghiêm khắc các ngân hàng:
       − Tuân theo quy định về mức lãi suất tiền gửi và không được trả lãi
         suất cao trá hình dưới hình thức thưởng hay khuyến mại;
       − Không cung cấp bất kỳ hình thức thưởng hoặc khuyến mại hoặc
         các khuyến khích nào cho người gửi tiền dựa trên số lượng tiền
         gửi;
       − Không được quy định hạn ngạch huy động tiền gửi cho các bộ
         phận không chịu trách nhiệm huy động tiền gửi và không được
         quy định hạn ngạch huy động tiền gửi cho nhân viên và coi đó là
         tiêu chuẩn để trả lương;


42
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranhLuận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
nataliej4
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
nataliej4
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
nataliej4
 
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOTLuận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
So sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranh
So sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranhSo sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranh
So sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranh
Minh Duc Truong
 
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
 Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
hieu anh
 
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mạiLuận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiHoàng Phúc
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Hae Mon
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mạiLuận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcChính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
vutrung1983
 

What's hot (18)

Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
 
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranhLuận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện hoài nhơn,...
 
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOTLuận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
So sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranh
So sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranhSo sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranh
So sanh canh tranh 2004 va 2018 hanh vi han che canh tranh
 
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
 Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mạiLuận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
 
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
Quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu theo cam kết EVFTA về hải quan và tạo thu...
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mạiLuận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
Luận văn: Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại
 
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốcChính sách thương mại biên giới của trung quốc
Chính sách thương mại biên giới của trung quốc
 

Viewers also liked

O Decreto nº 8853 2016
O Decreto nº 8853 2016O Decreto nº 8853 2016
O Decreto nº 8853 2016
Brunno Guerra Rezende
 
Alphastaff Broker Value
Alphastaff Broker ValueAlphastaff Broker Value
Alphastaff Broker Value
Chuck Cooper
 
Cho2006
Cho2006Cho2006
Cho2006
Helber Garcia
 
ELN 104 Assignment 5
ELN 104 Assignment 5ELN 104 Assignment 5
ELN 104 Assignment 5
jillmcnair
 
Second Quarter Review of Monetary Policy
Second Quarter Review of Monetary PolicySecond Quarter Review of Monetary Policy
Second Quarter Review of Monetary Policy
josephfr
 
Buildings
BuildingsBuildings
Mozgás és sport
Mozgás és sportMozgás és sport
Mozgás és sportkata1229
 
Seo Training Things
Seo Training ThingsSeo Training Things
Seo Training Things
Enugu Sreenivasulu
 
Philosophical misadventures
Philosophical misadventuresPhilosophical misadventures
Philosophical misadventures
Kendra Wilson
 
Album de fotografías
Album de fotografíasAlbum de fotografías
Album de fotografías
Jose Miguel Reizabal
 
Ele exam part i sep 2006
Ele exam part i   sep 2006Ele exam part i   sep 2006
Ele exam part i sep 2006
meenal27
 
Carpe diem Telleiras
Carpe diem TelleirasCarpe diem Telleiras
Carpe diem Telleirastictelleiras
 
Correo gmail
Correo gmailCorreo gmail
Correo gmail
tictelleiras
 
Our senses
Our sensesOur senses
Our senses
mangeles95
 
Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)
Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)
Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)
Margarita Sudorgina
 
Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011Roswadi Dagang
 
Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011Roswadi Dagang
 

Viewers also liked (19)

Del mico al ramat
Del mico al ramatDel mico al ramat
Del mico al ramat
 
O Decreto nº 8853 2016
O Decreto nº 8853 2016O Decreto nº 8853 2016
O Decreto nº 8853 2016
 
Alphastaff Broker Value
Alphastaff Broker ValueAlphastaff Broker Value
Alphastaff Broker Value
 
Cho2006
Cho2006Cho2006
Cho2006
 
ELN 104 Assignment 5
ELN 104 Assignment 5ELN 104 Assignment 5
ELN 104 Assignment 5
 
Second Quarter Review of Monetary Policy
Second Quarter Review of Monetary PolicySecond Quarter Review of Monetary Policy
Second Quarter Review of Monetary Policy
 
Buildings
BuildingsBuildings
Buildings
 
Mozgás és sport
Mozgás és sportMozgás és sport
Mozgás és sport
 
Seo Training Things
Seo Training ThingsSeo Training Things
Seo Training Things
 
IES AS TELLEIRAS
IES AS TELLEIRASIES AS TELLEIRAS
IES AS TELLEIRAS
 
Philosophical misadventures
Philosophical misadventuresPhilosophical misadventures
Philosophical misadventures
 
Album de fotografías
Album de fotografíasAlbum de fotografías
Album de fotografías
 
Ele exam part i sep 2006
Ele exam part i   sep 2006Ele exam part i   sep 2006
Ele exam part i sep 2006
 
Carpe diem Telleiras
Carpe diem TelleirasCarpe diem Telleiras
Carpe diem Telleiras
 
Correo gmail
Correo gmailCorreo gmail
Correo gmail
 
Our senses
Our sensesOur senses
Our senses
 
Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)
Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)
Generation, Extraction and Utilization of Landfill Gas (research work)
 
Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 8 perbankan soalan spm sebenar 2004 2011
 
Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011
Bab 7 pelaburan soalan spm sebenar 2004 2011
 

Similar to Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩuQuy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOTPhương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
nataliej4
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luậtCạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamLuận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luậtLuận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (20)

Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩuQuy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
 
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOTPhương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, HOT
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật...
 
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luậtCạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamLuận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
 
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
PHÁP LUẬT VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI - TẢI FREE ZALO:...
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát Luật 2020
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
 
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luậtLuận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 

Nghiên cứu tác động của tự do hóa dịch vụ ngân hàng đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

  • 1. 1
  • 2. Nghiªn cøu t¸c ®éng cña tù do ho¸ dÞch vô ng©n hμng ®èi víi c¹nh tranh trong lÜnh vùc ng©n hμng 2
  • 3. Nghiªn cøu t¸c ®éng cña tù do ho¸ dÞch vô ng©n hμng ®èi víi c¹nh tranh trong lÜnh vùc ng©n hμng RESEARCH ON EFFECTS OF BANKING LIBERALISATION ON COMPETITION IN THE BANKING SECTOR Hμ néi - 2006 3
  • 4. Tài liệu này được soạn thảo với sự hỗ trợ tài chính của Uỷ ban châu Âu. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của tác giả và không phản ánh quan điểm của Uỷ ban cũng như của Bộ Thương mại This document has been prepared with financial assistance from the Commission of the European Communities. The views expressed herein are those of the author and therefore in no way reflect the official opinion of the Commission nor the Ministry of Trade 4
  • 5. Lêi tùa Báo cáo này là một phần của hoạt động mã số SERV-3, sáng kiến được tài trợ từ Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Việt Nam II (Mutrap II), do Bộ Thương mại và Ủy ban châu Âu phối hợp thực hiện. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) xây dựng quy định nhằm quản lý các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, đánh giá tác động của tự do hoá lĩnh vực ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết, nghĩa vụ WTO cũng như tác động từ sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới sau khi gia nhập WTO. Nhóm chuyên gia EU và chuyên gia trong nước tham gia hoạt động đã phân tích các quy định và thông lệ quốc tế, từ đó nêu lên những khuyến nghị và đề xuất phù hợp đối với NHNNVN. Báo cáo nghiên cứu về cạnh tranh rà soát một cách tổng quan những quy định và thông lệ cạnh tranh tại Việt Nam và một số nước khác như EU, Trung Quốc, Cộng hoà Séc, Hungary và Ba Lan và nêu lên những khuyến nghị đối với NHNNVN về quản lý cạnh tranh. Báo cáo về tự do hoá dịch vụ ngân hàng, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đã nghiên cứu những tác động có thể xảy ra do việc tăng cường tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài và đánh giá hiệu quả những biện pháp của Chính phủ Việt Nam đã hoặc sắp được triển khai nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tự do hoá. Báo cáo cũng nghiên cứu và giới thiệu kinh nghiệm của Hungary về tự do hoá trong lĩnh vực ngân hàng và nêu lên một số khuyến nghị phù hợp đối với NHNNVN. Những dịch vụ ngân hàng mới trong bối cảnh tự do hoá cũng được giới thiệu để NHNNVN xem xét. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên chân thành cảm ơn các chuyên gia EU, ông Charles Marquand (Trưởng nhóm), ông Xavier Barre và nhóm chuyên gia trong nước (ông Nguyễn Thanh Hà, ông Phạm Quang Thành, Bà Nguyễn Thị Vân Anh, ông Thái Bảo Anh) về những đóng góp của họ cho hoạt động này. Dự án cũng trân trọng cảm ơn NHNNVN và Phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội về sự phối hợp và định hướng hiệu quả trong quá trình thực hiện hoạt động. BAN ®Æc tr¸ch dù ¸n hç trî th−¬ng m¹i ®a biªn ii (MUTRAP II) 5
  • 6. TãM T¾T Báo cáo gồm 2 phần. Phần I giới thiệu tổng quát về luật pháp và các quy định về cạnh tranh tại Việt Nam, các vấn đề cần giải quyết để quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, với những mô phỏng từ kinh nghiệm thực tế của các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc và các nước châu Âu đang chuyển đổi. Phần này do ông Charle Marquant, chuyên gia EU của Dự án và ông Thái Bảo Anh, luật sư điều hành Công ty Luật Bao & Partners (baoanh_thai@baolawfirm.com.vn) viết trên cơ sở hợp tác với ông Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành và bà Nguyễn Vân Anh, cố vấn pháp lý cao cấp của Công ty Vietbid (vietbid@hn.vnn.vn). Phần II tập trung vào đánh giá về các cam kết quốc tế của Việt Nam, khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ tài chính/ngân hàng cũng như xu hướng và triển vọng phát triển của các dịnh vụ ngân hàng trong tương lai. Phần này do ông Xavier Barre, chuyên gia EU của dự án MUTRAP, ông Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành và bà Nguyễn Vân Anh, cố vấn pháp lý cao cấp của Công ty Vietbid (vietbid@hn.vnn.vn) thực hiện. Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 80 với cải cách chính là tạo “sân chơi bình đẳng” cho cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng tư nhân. Số lượng các ngân hàng thương mại tư nhân và liên doanh tăng từ số lượng nhỏ trong thập kỷ 90 lên tới 42, trong đó có 37 ngân hàng thương mại với 5 ngân hàng liên doanh. Do sự gia tăng số lượng các ngân hàng tư nhân và lĩnh vực ngân hàng được mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài nên cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2007. Trong tương lai gần, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ khắc nghiệt hơn với sự tham gia của các đối thủ nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Phần I tập trung vào việc đưa ra các khuyến nghị xây dựng một quy chế mới đối với các hoạt động chống cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mong muốn đưa ra quy chế này vào thời điểm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hoạt động cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng ở Việt Nam đã được quan tâm chú ý và sau khi gia nhập WTO, 6
  • 7. cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước (kể cả nhà nước hay tư nhân) và ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ tăng lên mạnh mẽ. Do đó, NHNN muốn chuẩn bị cho lĩnh vực ngân hàng khi tham gia vào quá trình này. Phần I bao gồm các phần chính sau: Tổng quan về luật cạnh tranh của Việt Nam Trong phần này sẽ nêu khái quát về quy chế cạnh tranh hiện hành của Việt Nam và đưa ra một số vấn đề mang tính thực tiễn và lý thuyết cần được xem xét trước khi ban hành quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Tổng quan về các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam Phần này đề cập đến các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực ngân hàng do những người chơi đưa ra. Cần lưu ý rằng nhiều khó khăn thực tế thông thường sẽ không được liệt vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (nói cách khác là các hành vi cản trở đối thủ cạnh tranh) được coi như các hành vi phản cạnh tranh (các hành vi được thực hiện nhằm cản trở thị trường) Tổng quan về quy chế cạnh tranh của EU EU được lựa chọn so sánh vì Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 (văn bản pháp luật cơ bản của nước Cộng hoà XHCNVN về cạnh tranh) được xây dựng dựa trên cách tiếp cận giống EU. Bên cạnh đó, EU bao gồm một số quốc gia thành viên có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường (như: Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc là 3 nước lớn nhất). Cũng cần lưu ý rằng cơ chế EU trong lĩnh vực cạnh tranh là thống nhất và có hiệu lực trực tiếp. Có nghĩa là các điều khoản trong Hiệp ước của EU liên quan đến quy chế cạnh tranh là bắt buộc về mặt pháp lý đối với các thành viên bao gồm cả các nước mới gia nhập như Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc (những nước có nền kinh tế chuyển đổi). Các nước thành viên phải áp dụng và trên thực tế đã áp dụng cơ chế cạnh tranh của EU, do đó có sự thống nhất giữa các nước thành viên. Các nước thành viên không chỉ có trách nhiệm phụ trong lĩnh vực cạnh tranh, trên thực tế việc thực hiện (bất kể thành viên mới hay các nước đang là thành viên) phải dựa trên quy định của Hiệp ước EU. 7
  • 8. Tổng quan về một số quy định của Uỷ ban EU (cơ quan quản lý cạnh tranh EU) và Toà án sơ thẩm liên quan đến hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hang. Quy định về các trường hợp cụ thể được đưa ra. Tác giả cũng cố gắng đưa ra một số kết luận chung. Mô tả tóm lược các đề xuất mang tính pháp lý có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở EU được coi là có ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài cơ chế cạnh tranh, EU và một số quốc gia thành viên đã xây dựng văn bản luật để bảo vệ khách hàng trong một số dịch vụ ngân hàng. Các văn bản này không được chính thức coi là một phần trong quy chế cạnh tranh của EU nhưng có tác động lớn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập một khung thống nhất các tiêu chuẩn tối thiểu và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. EU có thể được coi là một thí dụ điển hình trong các cách tiếp cận phù hợp với Việt Nam. Luật các Tổ chức Tín dụng sử dụng các khái niệm tương tự các khái niệm trong quy chế về ngân hàng của EU, đồng thời xử lý các vấn đề tương tự (chẳng hạn điều 16 xử lý “khuyến mãi không hợp pháp” và “thông tin sai lệch”). Cần lưu ý rằng các quy định của EU về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn bản hướng dẫn. Một văn bản hướng dẫn bao gồm các quy định mà các thành viên phải thi hành trong nước. Nếu một quốc gia thành viên không tuân thủ có thể bị phạt và trong bất kỳ trường hợp nào, văn bản hướng dẫn được áp dụng trực tiếp trong quốc gia thành viên cũng giống như thực hiện luật pháp trong nước. Do đó, để tránh khó khăn trong việc thực thi, các nước thành viên chỉ áp dụng các điều khoản của một văn bản hướng dẫn thích hợp vào các quy chế pháp lý của nước mình. Do đó, việc phân tích một văn bản hướng dẫn là cách hợp lý nhất để hiểu việc xử lý các vấn đề theo một cách thức nhất định của 25 nước thành viên EU, đặc biệt các vụ việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính với các điều khoản được quy định khá chi tiết và cụ thể trong văn bản hướng dẫn. Tổng quan về kinh nghiệm tự do hoá lĩnh vực ngân hàng ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là Ba Lan, Hungary và Cộng hoà Séc; cách tiếp cận của các nước này về quản lý cạnh tranh và tổng quan về cách tiếp cận của Trung Quốc. Phần này cũng xem xét trường hợp của Việt Nam. 8
  • 9. Kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng của Ba Lan, Hungary và Séc được xem là có liên quan vì các nước này đã thành công trong việc chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng do Nhà nước quản lý sang cơ chế thị trường trong một thời gian ngắn và đã cải thiện đáng kể lĩnh vực ngân hàng của mình. Trường hợp của Trung Quốc cũng được đưa vào xem xét vì Trung Quốc đang trải qua giai đoạn chuyển đổi như vậy. Tổng quan về cách tiếp cận có thể áp dụng đối với Việt Nam khi đưa ra quy chế quản lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hang. Trên cơ sở kinh nghiệm và cách tiếp cận nói trên, đề cương cơ bản về Quy chế cạnh tranh cho lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam cũng được đưa ra. Mô hình quy định quản lý hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và không lành mạnh của EU đưa ra một số trường hợp phù hợp với Việt Nam vì Luật Cạnh tranh của Việt Nam được xây dựng dựa trên Luật Cạnh tranh của EU. Ngoài ra, EU bao gồm các quốc gia như Ba Lan, Hungary, Cộng hoà Séc- các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế nhà nước kiểm soát sang kinh tế thị trường và các nước này cũng đã áp dụng cách tiếp cận của EU. Từ các nền kinh tế chỉ huy cứng nhắc tập trung hoá cao năm 1989, hiện các nước này đã có hệ thống ngân hàng hiệu quả và cạnh tranh. Quá trình chuyển đổi ở các nước này diễn ra sự hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng với tỷ lệ hoạt động của các ngân hàng hiện được thay thế bởi các tổ chức tín dụng do các tổ chức bên ngoài lãnh thổ sở hữu. Cùng với quá trình chuyển đổi, hợp nhất và quốc tế hoá này, lĩnh vực ngân hàng được cải thiện đáng kể ở các nước này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi và vẫn còn nhiều việc phải làm. Ngoài ra, cách tiếp cận về hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc không giống cách tiếp cận gần đây của Việt Nam. Về phía Việt Nam, khi sức ép cạnh tranh ngày càng lớn (kể cả giữa các ngân hàng Việt Nam hay giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng ngoài Việt Nam), việc đảm bảo quá trình chuyển đổi không bị hành vi phản cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng bóp méo là cần thiết. Do vậy Việt Nam nên xem xét việc ban hành quy chế bao gồm hai vấn đề chính sau: 9
  • 10. - Hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, nói cách khác là hành vi bóp méo hoạt động trên thị trường (chẳng hạn hai hay nhiều tổ chức tín dụng thoả thuận hạn chế cạnh tranh và/hoặc thông qua hành động của một tổ chức tín dụng hoặc nhiều hơn với vị thế chi phối trên thị trường). - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, nói cách khác là hành vi hạn chế sự hội nhập của lĩnh vực ngân hàng và sự vận hành bình đẳng của thị trường. Liên quan đến các hoạt động chống cạnh tranh, quy định mới nên bao gồm các quy định cơ bản như các thoả thuận của các tổ chức tín dụng có mục đích hoặc tác động hạn chế đối thủ cạnh tranh sẽ bị cấm và việc một tổ chức tín dụng hay một nhóm các tổ chức tín dụng lạm dụng vị trí độc quyền cũng bị cấm. Trong từng trường hợp, quy chế này sẽ quy định cụ thể các loại hành vi nhất định được coi là chống cạnh tranh, trừ khi các tổ chức tín dụng chứng minh được ngược lại. Thẩm quyền điều tra và thực thi đối với hành vi chống cạnh tranh sẽ được nêu ra trong Luật Cạnh tranh hiện thuộc trách nhiệm của Hội đồng Cạnh tranh. Việc NHNN có nên đảm nhận các thẩm quyền này hay không cần được xem xét thêm. Liên quan đến các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh hiện chưa được đề cập tới trong các điều khoản pháp lý của Việt Nam, quy chế này cần quy định xử lý việc quảng cáo gây hiểu nhầm, quảng cáo mang tính so sánh và các thoả thuận tín dụng. Cần có quy định tích cực đối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo rằng thông tin của họ là rõ ràng, bình đẳng và không sai lệch. Nếu vi phạm điều này, họ sẽ bị xử lý dưới các cách thức như phạt tiền, khiển trách công khai và có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động. Nên có chế tài hình sự về việc đưa ra những thông tin sai lệch với mục đích lừa đảo hoặc cố ý coi thường khi đưa ra thông tin mà không quan tâm chúng có sai lệch hay không. Các thoả thuận từ việc đưa ra những thông tin sai lệch sẽ không có gía trị pháp lý. Cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với quảng cáo mang tính so sánh. Đặc biệt, quảng cáo so sánh nên chỉ được cho phép dưới các điều kiện nghiêm ngặt, đảm bảo tính khách quan. Nếu không tuân thủ các quy định này thì tổ chức tín dụng vi phạm sẽ bị xử lý dưới các hình thức như phạt tiền, khiển trách công khai, trường hợp xấu nhất là bị thu hồi giấy phép hoạt động. Các 10
  • 11. thoả thuận từ quảng cáo so sánh vi phạm điều luật trên sẽ không có giá trị pháp lý. Cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với quảng cáo tín dụng. Việc kiểm soát này phải bao gồm cả hoạt động tiền gửi và cho vay trong lĩnh vực ngân hàng. Đối tượng hưởng thụ chính của điều luật này sẽ là người sử dụng các dịch vụ ngân hàng (người gửi tiền và người đi vay) trong lĩnh vực bán lẻ. Quy định mớí cũng nên đặt ra các yêu cầu trong việc đưa ra các thoả thuận rõ ràng bao hàm tất cả các điều khoản cho khách hàng. Hành vi vi phạm các yêu cầu này sẽ làm cho các thoả thuận mất hiệu lực. Trong Phần II , báo cáo tập trung vào (i) Đánh giá về các cam kết quốc tế hiện hành và việc thực hiện các cam kết này, (ii) Khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ tài chính/ngân hàng tại Việt Nam, (iii) Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, và (iv) Xu hướng và triển vọng phát triển của các dịnh vụ ngân hàng trong tương lai. Phần đánh giá cam kết chủ yếu điểm qua Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (US BTA) vì vào thời điểm chuẩn bị cho Báo cáo này, thông tin về kết quả đàm phán gia nhập WTO vẫn chưa được tiết lộ trong khi các cam kết trong khuôn khổ khung pháp lý của AFAS vẫn còn khá hạn chế. Chúng tôi cũng đánh giá ngắn gọn về việc thực hiện các thoả thuận này. Quan điểm của chúng tôi là nhiều thay đổi trong khung pháp lý là cần thiết để các cam kết thực sự có hiệu quả. Theo cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ US BTA, NHNN đã xác định rõ mở cửa hơn nữa thị trường trong nước và giảm bớt các hạn chế đối với hoạt động của ngân hàng nước ngoài là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong khi hạn chế về nhận tiền gửi và một số hạn chế khác dự kiến sẽ giảm dần trong 8 năm kể từ ngày ký kết, các định chế tài chính của Mỹ sẽ được đối xử quốc gia sau 9 năm kể từ ngày thực hiện Hiệp định. Điều này có nghĩa là đến năm 2010 sẽ có một sân chơi bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng Hoa Kỳ. Kịch bản này sẽ được áp dụng chung với các ngân hàng nước ngoài khác theo các hiệp định thương mại song phương đã được ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán: với EU, Nhật bản, Hàn quốc, một số nước Mỹ La tinh v.v… Có thể hiểu được Việt Nam lo ngại về việc thực hiện đầy đủ US BTA và các nghĩa vụ của WTO về việc mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho các ngân hàng nước ngoài vào cạnh tranh sẽ gây ra những tác động xấu 11
  • 12. đối với các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Mối lo ngại này xuất phát từ việc các ngân hàng nước ngoài có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường tài chính quốc tế và những điểm đặc biệt yếu kém của khu vực ngân hàng trong nước liên quan tới số nợ xấu lớn và dịch vụ kém hiệu quả được duy trì trong hàng thập kỷ hoạt động không tuân theo các nguyên tắc thị trường và không phải cạnh tranh với nước ngoài. Trong một vài năm tới vẫn chưa thể đánh giá hết được kết quả của việc thực hiện BTA và WTO đối với khu vực ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi khác đã áp dụng các biện pháp tương tự trong thập kỷ vừa qua mang lại những thông tin hữu ích về kết quả dự kiến đạt được từ việc thực hiện các nghĩa vụ này. Trong phần đánh giá về khung pháp lý và quy định hiện hành, chúng tôi sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính/ngân hàng được quy định trong Phụ lục của GATS về các dịch vụ tài chính làm chuẩn, tập trung nêu bật khung pháp lý hiện hành về các dịch vụ trên, chỉ ra những bất cập hạn chế, đặc biệt là những gì còn thiếu sót và nguyên nhân gây ra một sân chơi bất bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, và đề xuất cải cách. Tình hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện tại ở Việt Nam được đánh giá tập trung vào tính sẵn có của các dịch vụ và năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó nêu rõ các tác động đối với tiềm năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khi Việt Nam tự do hoá hơn và những thách thức mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt. Cuối cùng, Báo cáo đưa ra các khuyến nghị dựa trên các thông lệ tốt nhất của khu vực Đông Âu, cụ thể là ví dụ của Hungary, xu hướng và triển vọng phát triển của các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam trong trung và dài hạn. Để trả lời các câu hỏi loại hình dịch vụ ngân hàng nào có thể phát triển khi Việt Nam phát triển và hội nhập hơn, chúng tôi đánh giá ngắn gọn triển vọng phát triển thị trường và những yêu cầu thay đổi đối với các dịch vụ tài chính, sau đó đưa ra các kịch bản phát triển các dịch vụ ngân hàng. Đây cũng là đề xuất cải thiện môi trường thể chế và luật pháp, chính sách đối với các dịch vụ ngân hàng để phát triển. 12
  • 13. PhÇn I Qu¶n lý ho¹t ®éng c¹nh tranh trong lÜnh vùc ng©n hμng Thực hiện: Charles Marquand Chuyên gia EU Dự án MUTRAP Luật sư Thái Bảo Anh Công ty Bao & Partner Law Phối hợp với Ông Nguyễn Thanh Hà Luật sư điều hành công ty Luật Vietbid Bà Nguyễn Vân Anh Luật sư, cố vấn luật cấp cao của Công ty Luật Vietbid 13
  • 14. I. TỔNG QUAN VỀ QUI CHẾ QUẢN LÝ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam Quy chế cạnh tranh của Việt Nam áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng gần đây chủ yếu bao gồm hai công cụ pháp lý chính: - Luật Cạnh tranh của Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 9/11/2004 ; - Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 . Luật Cạnh tranh Nhìn chung, Luật Cạnh tranh điều chỉnh ; - Các hành vi cạnh tranh không bình đẳng ; - Các hành vi cản trở cạnh tranh của các công ty tại Việt Nam (trong đó có doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam) nói cách khác là các hành vi phản cạnh tranh). LUẬT CẠNH TRANH Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được định nghĩa trong Luật cạnh tranh là “các hành vi kinh doanh đi ngược lại các chuẩn mực thông thường về đạo đức nghề nghiệp và gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc các quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng”1 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (không có ngoại lệ) bao gồm các hành vi sau: - Làm sai lệch thông tin sản phẩm ; - Tiết lộ bí mật kinh doanh; - Hành vi ép buộc; - Nói xấu doanh nghiệp khác; - Gây rối loạn hoạt động của các công ty khác; 1 Luật Cạnh tranh, Điều 3, khoản 4. 14
  • 15. - Quảng cáo và thực hiện khuyến mãi nhằm mục đích gian lận trong cạnh tranh; - Phân biệt đối xử trong một hiệp hội ngành; - Bán hàng đa cấp bất hợp pháp; - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác có thể được quy định2. Các hành vi cản trở cạnh tranh (hành vi phản cạnh tranh) Luật cạnh tranh định nghĩa các hành vi cản trở cạnh tranh là các hành vi làm giảm, bóp méo hay cản trở sự cạnh tranh trên thị trường bao gồm các thoả thuận cản trở cạnh tranh, lạm dụng vị thế chi phối hoặc độc quyền và tạo ra sự tập trung kinh tế. Ba hành vi sau cùng được xem xét chi tiết dưới đây: Các thoả thuận cản trở cạnh tranh Các thoả thuận cản trở cạnh tranh bị cấm trong Luật Cạnh tranh là các thoả thuận giữa các công ty nhằm mục đích: - Bỏ thầu thông đồng; - Tẩy chay (nhằm mục đích ngăn chặn, cản trở hoặc hạn chế các công ty khác thâm nhập thị trường hoặc để phát triển công việc kinh doanh của chính mình); - Loại bỏ cạnh tranh từ các công ty khác3. Ngoài ra, các công ty nắm giữ thị phần 30% hoặc hơn trên thị trường liên quan không được tham gia vào các loại thoả thuận sau: - Thoả thuận ấn định giá và phân chia thị trường; - Thoả thuận cản trở đầu vào, hàng hoá hoặc dịch vụ; - Thỏa thuận hạn chế sản xuất và bán hang; - Thoả thuận cản trở phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc đầu tư; - Thoả thuận áp đặt điều kiện thương mạikhông lành mạnh đối với các bên khác4. Một số miễn trừ đối với các thoả thuận làm giảm chi phí sản xuất, có lợi cho khách hàng và/hoặc nhằm mục đích sau: 2 Luật Cạnh tranh, Điều 3, khoản 4. 3 Luật cạnh tranh, Điều 8, khoản 6, 7 và 8. 4 Luật cạnh tranh, Điều 8, khoản 1, 2, 3, 4 và 5 15
  • 16. - Tối ưu hoá cơ cấu kinh doanh; - Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; - Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; - Khuyến khích các tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các loại sản phẩm nhất định; - Tiêu chuẩn hoá các hoạt động và điều kiện thương mại trừ các điều kiện liên quan đến giá cả; - Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; - Tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bộ Thương mại quy định miễn trừ đối với các hình thức thoả thuận nói trên. Những thoả thuận không nằm vào trường hợp miễn trừ nói trên có thể được coi là phản cạnh tranh.5 Lạm dụng vị thế chi phối Có sáu hành vi không được phép đối với các doanh nghiệp nắm giữ vị thế chi phối6: - Bán dưới mức chi phí; - Ấn định giá mua hoặc bán bất hợp lý hoặc giá bán lại tối thiểu; - Cản trở sản xuất hoặc phân phối; - Cản trở phát triển thị trường, phát triển kỹ thuật và công nghệ; - Áp dụng các điều kiện thương mại phân biệt đối xử; - Áp đặt các điều kiện bất hợp lý hoặc các điều kiện không liên quan đến hợp đồng với bên khác; - Ngăn cản các doanh nghiệp khác thâm nhập thị trường. Ngoài ra, một doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị thế chi phối thị trường nếu nắm 30% thị phần hoặc nhiều hơn trên thị trường hoạt động, hoặc có khả năng cản trở cạnh tranh đáng kể. Một nhóm các doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị thế chi phối trên thị trường nếu các doanh nghiệp này nắm giữ 50% thị phần hoặc nhiều hơn (đối với hai doanh nghiệp), 65% hoặc nhiều hơn (đối với ba doanh nghiệp) hoặc 75% hoặc nhiều hơn (đối với bốn doanh nghiệp) trên thị trường hoạt động. 5 Luật Ccạnh tranh, Điều 10 6 Luật Cạnh tranh, Điều 13 16
  • 17. Lạm dụng vị thế độc quyền Sáu hoạt động nêu trên cũng áp dụng tương tự đối với các doanh nghiệp nắm giữ vị thế độc quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng không được phép áp đặt các điều kiện bất lợi đối với khách hàng hoặc lạm dụng vị thế độc quyền của mình để thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã ký mà không có lý do chính đáng. Một doanh nghiệp bị coi là nắm giữ vị thế độc quyền nếu không có các doanh nghiệp khác cạnh tranh với doanh nghiệp này trên thị trường. Các lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước Trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, Chính phủ sẽ quyết định số lượng, khối lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ do các doanh nghiệp này sản xuất và thị trường bán. Tập trung kinh tế Luật Cạnh tranh cũng đưa ra một số hạn chế đối với sự tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế phát sinh qua sáp nhập, bán cổ phần, hợp nhất, liên doanh và các loại hình tập trung kinh tế khác7. Tất cả các hoạt động tập trung kinh tế dẫn đến việc thị phần của các bên liên quan vượt quá 50% thị phần thị trường hoạt động đều bị cấm8. Nếu thị phần của các bên liên quan chiếm từ 30% - 50% thị trường hoạt động thì các bên phải có sự xác nhận của Uỷ ban Cạnh tranh là sự tập trung đó không bị cấm9. LUËT C¸C Tæ CHøC TÝN DôNG Định nghĩa Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng10 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh như sau: - Khuyến mãi bất hợp pháp; 7 Luật Cạnh tranh, Điều 16 8 Luật Cạnh tranh, Điều 18 9 Luật Cạnh tranh, Điều 24 10 Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 17
  • 18. - Cung cấp thông tin sai lệch (dưới bất kỳ hình thức nào) gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác; - Thực hiện đầu cơ gây bóp méo thị trường ngoại hối, vàng và tiền tệ; - Thực hiện các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn chi tiết về việc các quy định này có thể hoặc cần được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng như thế nào. Trong năm 2004, Công văn số 339/NHNN-CSTT ra ngày 7/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước đã xác định một số “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”11: - Điều chỉnh tỉ lệ lãi suất để thu hút tiền gửi gây thiệt hại hoặc có tính lạm dụng hình thức này; - Thực hiện cạnh tranh bằng cách cho khách hàng vay không theo quy trình và điều kiện cho vay chuẩn. II. TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KH¤NG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 1. Phân tích quy chế cạnh tranh của Việt Nam Báo cáo này không đề cập hết các vấn đề chung nảy sinh từ quy chế cạnh tranh chung của Việt Nam. Tuy nhiên, có ba điểm chính cần lưu ý. Thứ nhất, trong khi quy chế cạnh tranh tập trung nhiều vào hoạt động phản cạnh tranh (nói cách khác là hoạt động bóp méo thị trường và cạnh tranh), quy chế cũng tập trung vào hoạt động cạnh tranh không lành mạnh (hành vi cản trở hội nhập thị trường, mặc dù bản thân việc cạnh tranh này không có tính cản trở). Hai loại hành vi này là riêng biệt và nên được điều chỉnh khác nhau. Nói chung, trước tiên hành vi phản cạnh tranh nên theo một quy chế dựa trên các quy định chung, tập trung và các loại hành vi chung. Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên được quy định chi tiết và chặt chẽ trong các điều khoản cụ thể. Các quy định này cần được lưu ý khi xem xét quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. 11 Tại Việt Nam, NHNN đề cập đến các hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” có thể dịch sang tiếng Anh là “unhealthy competition” hoặc “unfair competition” 18
  • 19. Cách tiếp cận của các nước có thị trường phát triển của EU (cũng như Ba Lan, Hungary và Séc là nước đã thành công và nhanh chóng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường) là tránh các định nghĩa chi tiết hoặc quá nguyên tắc về hành vi phản cạnh tranh. Thay vào đó, các quy định chung đưa ra rõ ràng và áp dụng trên cơ sở từng vụ. Cần lưu ý điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt cho các nhà thực thi luật kịp thời phản ứng với các điều kiện thị trường một cách hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy các định nghĩa quá cứng nhắc có thể bị các thực thể kinh tế trốn tránh. Do đó nên tránh các quy định cứng nhắc trong quy chế về các thoả thuận phản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Thay vào đó có thể đưa ra các ví dụ về các loại hành vi được xem như không được phép. Ngoài ra, cách tiếp cận tương tự cũng nên được áp dụng đối với hành vi lạm dụng vị thế chi phối. Đặc biệt, việc định nghĩa cụm từ “thị trường liên quan” quá chặt chẽ có thể thiếu thoả đáng. Các thị trường đang thay đổi với các sản phẩm và dịch vụ mới được đưa ra và các mối liên hệ giữa chúng thường xuyên biến đổi. Bất kỳ định nghĩa nào đưa ra trong Luật sẽ có thể trở nên lạc hậu rất nhanh. Thứ hai, sự miễn trừ đối với các thoả thuận cản trở cạnh tranh là các thoả thuận tăng tính cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nên được sử dụng hạn chế. Việc miễn trừ không được trở thành một hình thức bảo hộ trá hình. Khi áp dụng quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cần lưu ý điều này. Thứ ba, cần lưu ý về nguyên tắc, sự độc quyền của Nhà nước ở những nền kinh tế có thị trường phát triển chịu sự điều chỉnh của quy chế cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân; miễn trừ duy nhất được áp dụng chỉ khi quy chế cạnh tranh cản trở độc quyền nhà nước thực hiện một hoạt động được coi là có lợi cho lợi ích kinh tế và xã hội nói chung (chẳng hạn cung cấp dịch vụ y tế). Do đó, về nguyên tắc, các tổ chức tín dụng nhà nước không nên được nhận bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào. Cụ thể, Điều 3 Luật Cạnh tranh là có vấn đề. Điều 3 quy định “hoạt động kinh doanh đi ngược lại các tiêu chuẩn thông thường về đạo đức nghề nghiệp và gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và khách hàng”. Điều 3 đưa ra các hành vi cụ thể (các thoả thuận nhất định về mặt nguyên tắc) được coi là phản cạnh tranh. 19
  • 20. Việc sử dụng các từ “gây ra” và “có thể gây ra” dễ gây nhầm lẫn. Dựa vào khái niệm nhân quả để quyết định hành vi đó là phản cạnh tranh hay không hiệu quả. Vẫn chưa rõ mối liên hệ nhân quả phải gần như thế nào trước khi một hành vi được coi là phản cạnh tranh và liệu đây chỉ là hành vi của các doanh nghiệp thực hiện hành vi phản cạnh tranh bị cấm hay hành vi đáp trả lại của các doanh nghiệp khác. Do đó, quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau. Quy chế nên tập trung vào mục đích và ảnh hưởng từ hoạt động của một tổ chức tín dụng. Bằng cách tập trung vào ảnh hưởng cũng như mục đích, có thể tránh được các phân tích khó và phức tạp về động cơ thực hiện hành vi nhất định của một tổ chức tín dụng. Điều 3 cũng chưa đầy đủ ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, Điều 3 tập trung vào các hành vi gây ra hoặc có thể gây hại đến lợi ích kinh tế của Nhà nước hay lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và khách hàng khác. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước thông thường không được coi là trọng tâm hợp lý của một quy chế cạnh tranh. Ở các nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước về nguyên tắc cũng phải là chủ thể của quy chế cạnh tranh giống như các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, nói chung các hoạt động được coi là gây hại đến lợi ích quốc gia do các công cụ khác điều chỉnh, chẳng hạn quy định cấm tiết lộ bí mật nhà nước. Thứ hai, Điều 3 không tập trung vào việc bảo vệ thị trường có tính cạnh tranh. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của một doanh nghiệp không giống nhau. Chẳng hạn, một doanh nghiệp tìm cách tối đa hoá lợi nhuận và ngăn chặn đối thủ cạnh tranh lấn sân sang thị trường của mình là hoàn toàn chính đáng. Luật cạnh tranh cần kiểm soát cách thức thực hiện để các mục đích chính đáng được thực hiện. Do vậy, quy chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên ngăn chặn sự bóp méo cạnh tranh trên thị trường hơn là phục vụ lợi ích của các bên nhất định. 2. Các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam Qua phỏng vấn một số chủ thể trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong tháng 3/2006, một số vấn đề đã được làm rõ. Một số chủ thể quan tâm đến hành vi phản cạnh tranh, nói cách khác là hành vi bóp méo hoạt động thị trường, một số khác lại quan tâm đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói cách khác là hành vi cản trở tính nguyên vẹn của thị trường đối với các dịch vụ ngân hàng. 20
  • 21. Vấn đề A Những ngân hàng lớn, nhằm thu hút người gửi tiền, chào mời những lợi ích rất hào phóng hoặc lãi suất tiền gửi cao hơn, những điều mà các ngân hàng nhỏ hơn không thể đưa ra. Những khoản tiền gửi mới có thể thu hút từ những người trước đó chưa sử dụng hệ thống ngân hàng, nhưng lại làm cho những người gửi tiền khác tại các ngân hàng nhỏ có thể rút vốn của họ khỏi các ngân hàng nhỏ để gửi chúng tại các ngân hàng lớn hơn, như vậy sẽ đẩy các ngân hàng nhỏ hơn ra khỏi hoạt động kinh doanh (vấn đề A). Ở đây không có gì là chống lại canh tranh khi một ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn tìm cách thu hút những khách hàng mới hoặc là khách hàng từ những đối thủ cạnh tranh yếu hơn bằng cách chào mời những hình thức khuyến khích mới. Bằng cách này, những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sẽ thành công và thay thế những doanh nghiệp kém hiệu quả hơn. Như đã nêu trên, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là Hungary, Ba Lan và Cộng hoà Séc, trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra sự thoả hiệp với việc các ngân hàng kém hiệu quả hơn rút lui và được thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp lớn đã chiếm vị trí chi phối mà lại đưa ra những khuyến khích thấp hơn chi phí sẽ có thể bị coi là chống cạnh tranh. Hơn nữa, phương tiện quảng cáo, qua đó những chào mời này được công bố phải rõ ràng, công bằng và không gây hiểu lầm. Vì khi những chào mời khuyến khích này về bản chất không phải chống cạnh tranh nhưng việc công bố gây hiểu lầm hoặc bôi xấu đối thủ cạnh tranh cũng sẽ huỷ hoại khả năng hội nhập thị trường. Vấn đề B Một số ngân hàng, trong những quảng cáo của họ, đã đưa ra những tuyên bố không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính của họ, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để hỗ trợ những quảng cáo này, với quan điểm là để thu hút người gửi tiền từ những ngân hàng khác (vấn đề B). Vấn đề C Một số ngân hàng phát hành những quảng cáo gây hiểu lầm, đưa ra những tuyên bố phóng đại như về lãi suất sẽ trả cho tiền gửi, với quan điểm là thu hút người gửi tiền từ các ngân hàng khác. Trên thực tế, lãi suất trả thấp hơn đáng kể, vì họ đánh những khoản phí khác. Mặt khác, các ngân hàng không công bố những hạn chế về quyền rút tiền gửi, ví dụ thông báo trước khi rút tiền (vấn đề C). 21
  • 22. Phân tích vấn đề B và C Thực tế các vấn đề B và C không hẳn là những hành vi chống cạnh tranh, chỉ là những ví dụ về việc các ngân hàng cố gắng làm các khách hàng tiềm năng hiểu lầm. Do vậy, việc thông báo gây hiểu lầm có thể có tác động ngược đến việc hoà nhập vào thị trường. Vấn đề D Một số ngân hàng hợp tác để chào những khoản vay lãi suất thấp hơn cho khách hàng của một lĩnh vực cụ thể (ví dụ ngành điện) so với lãi suất cho người vay các khu vực khác (vấn đề D). Hành vi được mô tả trong vấn đề D này có thể được coi là hành động chống cạnh tranh. Điều này sẽ được ghi nhận rằng Điều 81.1(c) của Hiệp ước Liên minh châu Âu đặc biệt cấm những hành động được thiết kế để chia sẻ thị trường hoặc nguồn cung. Tuy nhiên, điều này được phép khi một ngân hàng quyết định đơn phương thâm nhập vào một thị trường cụ thể. Hành vi này phần nhiều sẽ phụ thuộc vào bản chất của thoả thuận giữa các ngân hàng liên quan và bản chất của sự hợp tác của họ. Vấn đề E Một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ chỉ với những chức năng hạn chế (ví dụ người sở hữu thẻ chỉ có thể gửi hoặc rút tiền từ một tài khoản tại một chi nhánh). Các ngân hàng khác thì lại ở một vị thế có thể phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với một số chức năng (vấn đề E). Vấn đề E thực tế không phải là một vấn đề về cạnh tranh. Việc cung cấp những dịch vụ tốt hơn hay năng động hơn là những phương cách cạnh tranh hợp pháp, với điều kiện là những quy định liên quan đến việc áp dụng ATM được áp dụng như nhau với tất cả các ngân hàng. Những vấn đề cụ thể do các tổ chức khác nêu ra – phân tích Các tổ chức khác trong khu vực ngân hàng đưa ra những vấn đề sau: Vấn đề F Có hiện tượng thiếu vốn, điều này cản trở sự phát triển của ngành ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ tổng tiền tiết kiệm gửi tại các ngân hàng là tương đối thấp (vấn đề F). Đây không phải là vấn đề về cạnh tranh, mặc dù thiếu tiền gửi có thể đẩy các ngân hàng đến các hành động chống cạnh tranh. 22
  • 23. Vấn đề G Các NHTM nhà nước được NHNN đối xử ưu tiên hơn so với các ngân hàng tư nhân ở một số khía cạnh. Ví dụ, các NHTM nhà nước được hưởng lãi suất cao hơn từ SBV và có thể vay từ SBV với lãi suất rẻ hơn (Vấn đề G). Đây không phải là vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu có trường hợp là các NHTM nhà nước được SBV đối xử tốt hơn và không có lý lẽ nào khách quan giải thích sự khác nhau trong đối xử này, khi đó sự đối xử khác nhau sẽ bóp méo thị trường và có thể cấp cho NHTM nhà nước những lợi thế không công bằng. Cần lưu ý rằng ở EU, trừ khi một ngân hàng được coi là hoạt động một lĩnh vực dịch vụ có tính “lợi ích kinh tế chung” thì Luật Cạnh tranh mỗi nước thành viên áp dụng là như nhau đối với tất cả các ngân hàng của bất kỳ nước nào. Vấn đề H Các ngân hàng nước ngoài không nắm giữ trên 10% cổ phần của một ngân hàng Việt Nam (vấn đề H). Đây không phải là một vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng như cách hiểu thông thường. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn một ngân hàng khác, thì nói chung là sẽ có lợi cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng về tổng thể khi một ngân hàng được phép nắm giữ một ngân hàng khác kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng chấp nhận rằng các nước được phép bảo vệ những doanh nghiệp cụ thể của mình khỏi việc bị nước ngoài thâu tóm vì những lý do chiến lược. Vấn đề I Các ngân hàng nước ngoài gặp phải khó khăn trong việc được cấp phép đặt các máy ATM đa chức năng. Đây không phải là một vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng như cách hiểu thông thường. Như đã chỉ ra ở vấn đề G, phân biệt đối xử mà không có sự giải thích khách quan nói chung sẽ bóp méo cạnh tranh. Vấn đề J Một ngân hàng không thể cho vay một khách hàng nhiều hơn 30% vốn tự có của mình. Một ngân hàng không thể có tổng tiền gửi quá 600% vốn cổ phần của mình (vấn đề J). 23
  • 24. Đây không phải là vấn đề về cạnh tranh như cách hiểu thông thường. Quy tắc chung áp dụng về yêu cầu cẩn trọng nói chung không phải là một quy định chống cạnh tranh. Vấn đề K Các NHTM nhà nước được SBV cho phép mở rộng phạm vi hoạt động theo giấy phép của họ rộng hơn các ngân hàng tư nhân (vấn đề K). Như đã trình bày liên quan đến các vấn đề G và I, việc phân biệt đối xử mà không có sự giải thích khách quan nói chung sẽ bóp méo cạnh tranh. Vấn đề L Người vay từ những người cung cấp tín dụng ngoài hệ thống ngân hàng chính thống đôi khi bị áp lãi suất quá cao (trên 10%/tháng) (vấn đề L). Về bản chất đây không phải là vấn đề cạnh tranh và do vậy nằm ngoài phạm vi Báo cáo này. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nói giải pháp cho vấn đề này phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân của vấn đề L là việc thiếu các ngân hàng chính thức tại các khu vực nhất định thì giải pháp có thể là cố gắng đưa vào hệ thống chính thức các ngân hàng đang hoạt động bên ngoài nó. Nếu việc cho vay với lãi suất vượt quá được tiến hành dưới hình thức chiếm đoạt tiền (về bản chất hành vi này là hành vi tội phạm) thì giải pháp sẽ là xử lý về mặt hình sự hoạt động cho vay đó. Vấn đề M Các ngân hàng cố gắng cưỡng chế tài sản thế chấp của các khoản vay, cụ thể như các khoản cầm cố hay giá trị quyền sử dụng đất, thường gặp phải khó khăn tại toà án. Toà án thường không muốn cưỡng chế các tài sản thế chấp (vấn đề M). Đây không phải là một vấn đề về cạnh tranh mà đây có thể mô tả sự thiếu hiểu biết về các khái niệm về Luật Bảo đảm. Tuy nhiên, cần phải bổ sung rằng, toà án ở châu Âu và Mỹ thường không muốn tước đi tài sản của người vay, những tài sản là cốt yếu đối với cuộc sống của họ. Các ngân hàng cho vay thường phải chỉ ra rằng không có cách nào khác ngoài tịch thu tài sản để thế nợ. Nói chung, các vấn đề liên quan đến cạnh tranh nêu trên do SBV và các tổ chức khác nhận thấy (đặc biệt vấn đề A, B, C và F) chủ yếu là hậu quả của việc thiếu vốn. Điều này dẫn đến áp lực cao nhằm vào việc thu hút 24
  • 25. khách hàng. Điều quan trọng là cần bảo đảm rằng các ngân hàng không phản ứng với những áp lực này theo một cách làm ảnh hưởng đến việc hoà nhập vào thị trường. Cụ thể, tại EU, áp lực cạnh tranh chủ yếu là từ việc cho vay vốn đến người vay. Mặc dù những áp lực này là sự thể hiện những áp lực mà các tổ chức tín dụng châu Âu gặp phải (khi mà các ngân hàng chủ yếu gặp phải áp lực khi họ cố gắng cho vay vốn), thì các phương pháp được chấp nhận ở EU dù sao cũng có thể được kiến nghị là những phương pháp có thể được chấp nhận, với những sửa đổi và chỉnh sửa cho phù hợp với CHXHCN Việt Nam. III. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI KHÔNG CẠNH TRANH. Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng12 định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh như sau: 1. Khuyến mại bất hợp pháp; 2. Cung cấp các thông tin dễ gây hiểu nhầm (dưới bất kỳ hình thức nào) có hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác; 3. Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ; và 4. Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác. Mặc dù văn bản hướng dẫn đã đưa ra danh sách các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp nhưng chưa cụ thể và không có các hướng dẫn thực hiện nào đầy đủ hơn. Năm 2004, Công văn số 339/NHNN-CSTT ngày 7/4/2004 của Ngân hàng Nhà nước đã định nghĩa một số “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”13: 1. Lạm dụng việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi; 2. Lạm dụng cơ chế lãi suất để cạnh tranh trong cho vay (chẳng hạn như một số ngân hàng không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn cho vay và các điều kiện cung cấp tín dụng để thu hút khách hàng). 12 Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua vào ngày 12/12/1997. 13 Trong tiếng Việt Ngân hàng Nhà nước đề cập 25
  • 26. Mặc dù NHNN đã chỉ ra một số các hành vi có thể bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nhưng cũng cần phải chỉ ra các nguyên tắc chủ yếu để xác định một hành vi cạnh tranh là lành mạnh hay không. Do các hoạt động được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh được chia làm hai nhóm (i) cạnh tranh không lành mạnh và (ii) hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, nên sẽ có các nguyên tắc đặc thù áp dụng cho từng nhóm. 1. CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Các nguyên tắc chung: Theo Điều 3 khoản 4 Luật Cạnh tranh, nguyên tắc để xác định một hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh là: 1. Hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh , và 2. Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì tác động thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước hay của các doanh nghiệp khác hay người tiêu dùng không cần thiết phải xảy ra thực sự (“gây ra hoặc có thể gây ra”), nên việc quyết định hành vi là cạnh tranh không lành mạnh hay không chủ yếu dựa trên thiệt hại của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, một hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh khi nó thuộc vào một trong 9 hành vi dưới đây được quy định tại Điều 39 của Luật Cạnh tranh mà không cần thiết phải xác định hành vi đó đã gây ra thiệt hại nào hay chưa. Các hành vi này bao gồm: 1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3. Ép buộc bên khác trong kinh doanh; 4. Gièm pha doanh nghiệp khác; 5. Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác; 6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8. Phân biệt đối xử của hiệp hội, và; 9. Lôi kéo vào bán hàng đa cấp bất chính. 26
  • 27. Nếu một hành vi không rơi cụ thể vào 9 hành vi kể trên, thì nó sẽ được xác định bởi nguyên tắc trong điểm 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh. 1.2. Các nguyên tắc xác định cạnh tranh không lành mạnh của mỗi hành vi: Mặc dù trong Luật Cạnh tranh đã chỉ ra 9 hành vi có thể bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nhưng vẫn chưa có các hướng dẫn thực hiện cụ thể nào cho từng hành vi trong các văn bản hướng dẫn Luật này. Trong quy định mà Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành, cần phải quy định chi tiết hơn để giúp các tổ chức tín dụng hiểu và nắm chắc rằng, hình thức cạnh tranh nào bị luật pháp cấm và được phép. Do 9 hành vi trên đây trong Điều 39 cũng chịu sự điều chỉnh của các Luật khác nữa nên sẽ hiệu quả hơn nếu quy định của NHNN tham chiếu tới các nguyên tắc đã được quy định tại những Luật đó. Tham khảo tới các Luật khác cũng giúp đảm bảo duy trì tính đồng bộ của cả hệ thống pháp lý và tránh chồng chéo khi áp dụng các văn bản pháp lý. Chỉ nên xây dựng hệ thống các quy tắc về cạnh tranh không lành mạnh khi không có hướng dẫn của bất kể Luật nào hoặc trong trường hợp do các đặc thù của ngành ngân hàng. 1.2.1. Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm: Cung cấp thông tin dễ gây hiểu nhầm dẫn tới việc khách hàng nhầm lẫn trong sử dụng dịch hoặc sản phẩm thường liên quan tới sự không rõ ràng trong việc nhận dạng các nhà cung cấp dịch vụ (nhãn hiệu hoặc thương hiệu). Điểm 1 Điều 40 Luật Cạnh tranh quy định nguyên tắc chính để xác định các thông tin dễ gây hiểu nhầm. Hơn nữa, Luật Sở hữu trí tuệ14 cũng quy định một số nguyên tắc xác định các thông tin dễ gây hiểu nhầm15. Chúng tôi đề xuất các quy định của NHNN tham chiếu các nguyên tắc được quy định trong Luật này và các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện. Một ví dụ tham khảo: “Điều...Thông tin dễ gây hiểu nhầm 14 Luật Sở hữu trí Tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 (“Luật Sở hữu trí tuệ”). 15 Điều khoản 74 và 78 của Luật Sở hữu trí Tuệ. 27
  • 28. Thông tin dễ gây hiểu nhầm gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan tới nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, logo, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác với mục đích cạnh tranh đều bị cấm. Sự nhầm lẫn này được xác định theo các nguyên tắc của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật đó...” 1.2.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh Điều 41 của Luật Cạnh tranh quy định chi tiết 4 hành vi bị coi là xâm phạm bí mật kinh doanh và bị cấm. Điểm 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định “bí mật kinh doanh” được pháp luật bảo hộ nếu như thông tin đáp ứng 3 điều kiện dưới đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thường và đạt được bằng cách thông thường; 2. Giúp người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn những người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; 3. Được người chủ sở hữu bảo mật để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Luật Các tổ chức Tín dụng cũng có các quy định liên quan tới bí mật của khách hàng tại Điều 17 và 104. Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng quy định chi tiết về bí mật kinh doanh. Chúng tôi đề xuất các quy định của Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng các Luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thực hiện để tham khảo. 1.2.3. Ép buộc bên khác trong kinh doanh Điều 42 của Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác hoặc không giao dịch với doanh nghiệp đó. Ép buộc có thể ở nhiều hình thức nhưng ví dụ cụ thể bao gồm các điều kiện mà nhiều ngân hàng đưa vào hợp đồng với khách hàng của mình trong đó nghiêm cấm khách hàng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác. Dưới đây là ví dụ của những điều kiện đó: Ví dụ 1: Ngân hàng A cho khách hàng B vay. Ngân hàng A quy định trong hợp đồng cho vay rằng khách hàng B không được có bất kể tài khoản nào ở các ngân hàng khác. 28
  • 29. Ví dụ 2: Ngân hàng A cho khách hàng B vay. Ngân hàng A quy định trong hợp đồng cho vay rằng tất cả các các thanh toán quốc tế của khách hàng B phải được tiến hành qua ngân hàng A. 1.2.4. Gièm pha doanh nghiệp khác Điều 43 của Luật Cạnh tranh quy định, gièm pha các doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn quá rộng và đòi hỏi phải có sự cân nhắc cẩn trọng trong từng trường hợp. Để rõ hơn về định nghĩa này, có thể tham khảo thêm định nghĩa về “gièm pha các doanh nghiệp khác” trong Nghị Định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh về Quảng cáo. Nghị định này quy định hành vi này như sau16: “Điều 3. Một số quảng cáo bị cấm được quy định trong Điều 5 của Pháp lệnh Quảng cáo được quy định chi tiết dưới đây: ... 7. Nói xấu, so sánh, hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng hoá dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của họ”. Liên quan tới việc gièm pha các doanh nghiệp khác, Quyết định gần đây số 20/HDTP-DS của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về cuộc vụ kiện giữa 3 bên nguyên đơn là công ty Van Thanh, Ưu Việt và Anh Dũng kiện công ty Kym Dan có thể được dùng để tham khảo. Trong Quyết định này, Hội đồng Thẩm phán cho rằng bên bị đơn đã vi phạm Luật Quảng cáo khi so sánh các sản phẩm của công ty với sản phẩm của 3 công ty khác theo cách làm giảm uy tín của 3 công ty đó. 1.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác Điều 44 của Luật Cạnh tranh định nghĩa những hành vi này là những hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Để có hướng dẫn chi tiết hơn, chúng tôi đề xuất 16 Điểm 7 Điều 3 Nghị Định 24/2003/ND-CP. 29
  • 30. nguyên tắc để xác định xem hành vi của ngân hàng là cạnh tranh lành mạnh hay không như sau: − Đó là một hành vi cố ý. Điều này có nghĩa là ngân hàng nhận thức được rằng hành vi của ngân hàng có thể gián đoạn các doanh nghiệp khác. Trong trường hợp không có bằng chứng về sự cố ý đó, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định xem xét ngân hàng đó có nhận thức được hậu quả của hành vi của mình dựa trên giả thuyết rằng nếu một cá nhân bình thường trong trường hợp đó có thể nhận thức được hậu quả hay không. − Có sự gián đoạn thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác; − Có mối quan hệ nhân quả giữa sự gián đoạn trong kinh doanh và hành vi của ngân hàng. Điều này có nghĩa là sự gián đoạn này có thể là hậu quả trực tiếp của hành vi của Ngân hàng. 1.2.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định bốn hình thức quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: a. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của công ty thực hiện quảng cáo với hàng hoá dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác; b. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; c. Đưa thông tin gian dối hoặc thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về: − Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; − Sử dụng, phục vụ và bảo hành; − Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác; − Các hoạt động quảng cáo khác bị pháp luật cấm. Trong số bốn hoạt động trên, sự so sánh và đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp lý thực thi Luật Cạnh tranh không có hướng dẫn chi tiết nào về vấn đề này. 30
  • 31. Chúng tôi đề xuất hướng dẫn trong quy định của Ngân hàng Nhà nước cho các hoạt động này như sau: a. Liên quan tới sự so sánh các hàng hoá và dịch vụ, Ngân hàng Nhà nước có thể tham khảo các nguyên tắc của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thương mại về xúc tiến thương mại ngày 4/4/2006. Trong Nghị định này17, các doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo so sánh trong trường hợp: − So sánh giữa các hàng giả và hàng thật; hoặc − So sánh gữa hàng thật và hàng hoá được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. b. Liên quan tới quảng cáo gian dối, chúng tôi đề xuất quy định của Ngân hàng Nhà nước tham chiếu quy tắc tại Điều 3 của Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Mục 4 Điều này định nghĩa quảng cáo gian dối là: (i) quảng cáo khống đúng chất lượng hàng hoá, dịch vụ, (ii) không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Chúng tôi đề xuất rằng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra chi tiết yêu cầu về các thông tin tối thiểu mà một ngân hàng phải cung cấp trong quảng cáo về mỗi hình thức dịch vụ của ngân hàng mình. Thông tin tối thiểu nên bao gồm toàn bộ thông tin có thể ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng (chẳng hạn như quảng cáo về thẻ của ngân hàng cần bao gồm tất cả các thông tin về chi phí và các yêu cầu về tiền gửi tối thiểu...). 1.2.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Điều 46 của Luật Cạnh tranh nghiêm cấm 5 hoạt động khuyến mại. Để có thêm chi tiết, Ngân hàng Nhà nước nên tham khảo các nguyên tắc về xúc tiến thương mại trong Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết việc thực hiện Luật Thương mại về xúc tiến thương mại ngày 4/4/2006. Trong Nghị định này, các quy định về khuyến mại được đề cập tại Chương II. 17 Điều 22 Nghị định số 37-2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ 31
  • 32. 1.2.8. Marketing đa cấp (hay còn gọi là marketing hình tháp) Trong marketing hình tháp18, một khách hàng có thể trở thành đại lý cho một nhà sản xuất và hưởng hoa hồng từ việc phân phối hàng hóa hay dịch vụ hoặc thu hút những người khác tham gia vào mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng, hình thức marketing như vậy bị cấm với 2 lý do. Trước hết, mạng lưới marketing hình tháp sẽ dẫn tới nguy cơ khó kiểm soát hợp lý hệ thống ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh bởi một mạng lưới các đại lý vì lợi nhuận. Thứ hai, Luật Các tổ chức tín dụng không cho phép các cá nhân không phải là nhân viên của ngân hàng làm việc với tư cách là đại lý trong mạng lưới marketing đó. 2. HẠN CHẾ CẠNH TRANH Luật Cạnh tranh quy định các hành vi hạn chế cạnh tranh là các hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm: (i) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, và (iii) tập trung kinh tế. 2.1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Điều 8 của Luật Cạnh tranh quy định 8 hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: i. Thỏa thuận ấn định giá (trực tiếp hay gián tiếp); ii. Thỏa thuận phân chia thị trường hoặc nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ; iii. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ; iv. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật hoặc công nghệ, hoặc hạn chế đầu tư; 18 Về định nghĩa của marketing hình tháp, xin tham khảo mục 11, Điều 3 của Luật Cạnh tranh 32
  • 33. v. Thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác các điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc bắt buộc các doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan; vi. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm hoặc không cho phép các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường hoặc phát triển kinh doanh; vii. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên trong thoả thuận; và viii. Thông đồng để thắng thầu. 2.1.1. Các hình thức thỏa thuận Nghị định số 116/2005/NĐ-CP19 (“Nghị định 116”) quy định chi tiết những hành vi này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong Nghị định 116, hình thức “thỏa thuận” không được định nghĩa. Điều 14 của Nghị định quy định rằng một thỏa thuận là thống nhất cùng hành động giữa các bên. Tuy nhiên, trong các Điều khoản liên quan khác - Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 21 - thuật ngữ “thỏa thuận” không được định nghĩa rõ ràng. Chúng tôi đề xuất, các quy định Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng các gợi ý bổ sung tại Điều 3 của Luật Cạnh tranh mẫu của Liên hợp quốc:20 “1. Cấm các thỏa thuận dưới đây giữa các công ty đối thủ hoặc có tiềm năng trở thành đối thủ cho dù đó là thỏa thuận bằng văn bản hay bằng lới nói, chính thức hay không chính thức...”. Điều này có nghĩa là một hành vi có thể bị coi là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nếu: − Đó là một thỏa thuận hay dàn xếp của một hành vi được quy định trong Điều 15 của Nghị định 116 cho dù đó là thỏa thuận hay dàn xếp bằng văn bản hay bằng lời nói, chính thức hay không chính thức. − Trong trường hợp không có bằng chứng về thỏa thuận hay dàn xếp đó thì nó sẽ là một hành động tập thể của các bên liên quan tiến hành một trong các hành vi quy định chi tiết tại Điều 15 của Nghị định 116. 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết việc thi hành Luật Cạnh tranh 20 Liên hợp quốc. Mô hình Luật Cạnh tranh, 14/TD/RBD/CONF.5/7, (có thể download tại www.unctad.org/en/docs/tdrbpconf5d15.en.pdf) 33
  • 34. 2.1.2. “Thị trường liên quan” Theo Điều 9 của Luật Cạnh tranh, 5 hành vi trong danh sách từ mục 1 đến mục 5 của Điều 8 bị cấm nếu thị phần kết hợp của các bên từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, Điều 4 của Nghị định 116 định nghĩa “thị trường liên quan” là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ mà có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Định nghĩa này quá rộng khi áp dụng vào ngành ngân hàng. Do vậy cần thiết phải có định nghĩa chi tiết hơn về “thị trường liên quan” trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Có một số loại hình thị trường được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng: (i) thị trường tiền tệ, (ii) thị trường vàng, (iii) thị trường ngoại tệ21, (iv) thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, (v) thị trường liên ngân hàng, (v) thị trường giấy tờ có giá22, (vi) thị trường vốn23. Do ngành ngân hàng phát triển nhanh với các sản phẩm và dịch vụ mới được đưa ra hàng năm, bất kỳ một định nghĩa “cố định” nào về thị trường liên quan trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể bị lạc hậu sớm. Chúng tôi đề xuất rằng thay vì sử dụng định nghĩa “cố định” của mỗi loại thị trường trong ngành ngân hàng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần tham khảo các định nghĩa “thị trường” trong các văn bản pháp lý khác (chẳng hạn như, Pháp lệnh về Ngoại tệ,…). Cũng cần lưu ý rằng trong ngành ngân hàng hiện đại, các dịch vụ kết hợp rất phổ biến. Một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng “một hình thức dịch vụ” bao gồm hơn một loại hình dịch vụ: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu xuất khẩu. Một nhóm ngân hàng mời chào dịch vụ này sẽ có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các ngân hàng không phải là thành viên của nhóm. Trong trường hợp này, các dịch vụ kết hợp sẽ gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi đưa ra một định nghĩa cố định về thị trường “kết hợp”. Chúng tôi đề nghị là, trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước, thay vì định nghĩa một thị trường “kết hợp” mà đôi khi không thể định nghĩa thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét riêng rẽ các “thị trường liên quan” của mỗi loại hình dịch vụ. Và nếu tại bất kỳ thị 21 Điều 16, mục 3b, Luật Các tổ chức tín dụng 22 Điều 70, Luật Các tổ chức tín dụng 23 Điều 115, Luật Các tổ chức tín dụng 34
  • 35. trường liên quan nào, thị phần kết hợp của các bên bằng hoặc lớn hơn 30% thì thỏa thuận sẽ bị coi là hạn chế cạnh tranh. Ví dụ Các ngân hàng A, B, C đều có lợi thế hơn các ngân hàng khác về vốn có thỏa thuận để giảm cạnh tranh từ các ngân hàng khác khỏi thị trường của các dự án đầu tư lớn thông qua việc cung cấp cho vay với chi phí thấp. Ba ngân hàng biết rằng thỏa thuận có thể được cơ quan có thẩm quyền xem xét như là những hạn chế cạnh tranh bởi thị phần kết hợp của ba ngân hàng trên thị trường cho vay sẽ lên tới 45%. Để tránh hậu quả đó, ba ngân hàng thống nhất trong hợp đồng rằng họ sẽ cung cấp các dịch vụ ngân hàng dưới hình thức như: cho vay, thư tín dụng và bảo lãnh ngân hàng, quản lý tiền mặt, chiết khấu hối phiếu xuất khẩu. Các ngân hàng hiểu rằng mặc dù gói dịch vụ đó bao gồm một số dịch vụ nhưng khách hàng sẽ chỉ sử dụng dịch vụ cho vay mà họ có khả năng cạnh tranh với các khoản vay chi phí thấp. Họ đoán trước rằng do thị phần tại thị trường thư tín dụng, quản lý tiền mặt, chiết khấu hối phiếu của mình không nhiều nên có thể đánh đổi cho thị phần cho vay. Nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng phương pháp “kết hợp” để tính toán thị trường liên quan, thì thị phần của ba ngân hàng sẽ nhỏ hơn 30% và thỏa thuận này không phải là hạn chế cạnh tranh (mặc dù trên thực tế là vậy). Nếu cơ quan có thẩm quyền sử dụng cách tính riêng rẽ để tính toán thị trường liên quan thì rõ ràng ba ngân hàng đang hạn chế cạnh tranh của các ngân hàng khác trên thị trường cho vay. 2.1.3. Các ngoại lệ Điều 10 của Luật Cạnh tranh quy định sáu (06) ngoại lệ đối với việc cấm các hạn chế cạnh tranh. Trong số này, có 2 ngoại lệ trong mục (đ) và (e) cần được Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh trong các quy định của mình. Hai ngoại lệ này là thỏa thuận cho việc: đ) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nhỏ và vừa; và e) Tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo cách hiểu của chúng tôi thì không có định nghĩa nào về các tổ chức tín dụng nhỏ và vừa trong Luật Các tổ chức tín dụng cũng như các văn 35
  • 36. bản hướng dẫn Luật. Cần phải định nghĩa các tổ chức tín dụng nhỏ và vừa trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền 2.2.1. Ngăn cấm Có 6 hành vi mà doanh nghiệp có “vị trí thống lĩnh thị trường” và “vị trí độc quyền” bị cấm24: − Bán dưới giá thành; − Áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý hay giá bán lại tối thiểu; − Hạn chế sản xuất hay phân phối; − Giới hạn thị trường hay sự phát triển kỹ thuật hoặc công nghệ; − Áp đặt các điều kiện thương mại bất bình đẳng, áp đặt các điều kiện ký kết hợp đồng; và − Buộc những nghĩa vụ không liên quan vào hợp đồng hoặc ngăn cản các doanh nghiệp khác tham gia thị trường. 2.2.2. Vị trí thống lĩnh thị trường Một doanh nghiệp được coi là nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó: (i) có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, hoặc (ii) có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp cùng hợp tác sẽ được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu nắm giữ thị phần kết hợp từ 50% trở lên (đối với 2 doanh nghiệp), 65% trở lên (đối với 3 doanh nghiệp), hay 75% trở lên (đối với 4 doanh nghiệp) trên thị trường liên quan. Dường như hành động đồng thời của một nhóm các doanh nghiệp là đủ để cấu thành hành vi cùng nhau mà không cần phải có thỏa thuận. 2.2.3. Thị trường liên quan Để xác định xem một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không thì cần phải xem xét 2 yếu tố: “thị trường liên quan” và “thị phần” của mỗi doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Liên quan tới khái niệm “thị trường liên quan” chúng tôi đã thảo luận tại mục 2.1.2 trên đây của Báo cáo này. 24 Điều 13 Luật Cạnh tranh 36
  • 37. 2.2.4. Thị phần Khái niệm “thị phần” cần được thảo luận một cách chi tiết hơn. Như đã được định nghĩa tại khoản 5 của Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu (mua hoặc bán hàng) của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của các doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Cần thiết phải lưu ý rằng có 3 thành tố nếu sử dụng chúng sẽ có thể làm sai lệch kết quả tính toán thị phần: (i) định nghĩa về hàng hoá hoặc dịch vụ được sử dụng trong tính toán, (ii) thị trường liên quan, và (iii) thời gian để tính doanh thu. i. Định nghĩa một hàng hoá hoặc dịch vụ: Do các tổ chức tín dụng và tài chính dựa nhiều vào các dịch vụ kết hợp như một vũ khí cạnh tranh (chẳng hạn như thay vì cung cấp dịch vụ cho vay, quản lý tiền mặt và ngoại hối riêng biệt, một ngân hàng thường cung cấp một “gói” dịch vụ bao gồm toàn bộ các dịch vụ này). Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phải làm rõ trong các quy định của mình phương pháp tính thị phần trong trường hợp dịch vụ kết hợp. Ví dụ: Bảng dưới đây minh họa một trường hợp lý thuyết trong đó thị phần của ngân hàng A có thể khác đi phụ thuộc vào cách tính thị phần của Ngân hàng Nhà nước là dịch vụ riêng biệt hay một dịch vụ kết hợp. Nếu thị phần được tính dựa trên từng loại hình dịch vụ thì thị phần của ngân hàng A trên thị trường cho vay sẽ là 40% - điều này có nghĩa là ngân hàng A có vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nếu thị phần được tính dựa trên các dịch vụ kết hợp (“gói dịch vụ”) thì thị phần chỉ bằng 24.52%. Cho vay Thư tín dụng Ngoại Dịch vụ (tỷ VND) và Bảo lãnh hối kết hợp (tỷ VND) (tỷ VND) (tỷ VND) Ngân hàng A 10 1 2 13 Các ngân hàng khác 15 10 15 40 Thị phần ngân hàng A 40% 9.09% 11.76% 24.52% 37
  • 38. Với lý do đó, chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt trong trường hợp các ngân hàng cung cấp dịch vụ kết hợp. 1. Thị trường liên quan: thị trường liên quan được thảo luận tại mục 2.1.2 của Báo cáo này; 2. Thời gian tính doanh thu: Luật Cạnh tranh quy định rằng thời gian để tính doanh thu có thể là một tháng, một quý hoặc một năm. Tuy nhiên, không có hướng dẫn nào khác về việc tính toán doanh thu được sử dụng trong một tháng, một quý hay một năm. Thực tế, việc tính toán thị phần có thể rất khác nếu cách tính thay đổi từ một tháng đến một năm. Chẳng hạn như, thị phần của dịch vụ mở Thư tín dụng của các ngân hàng tính theo một năm có thể rất khác nếu nó được tính theo quý đầu của một năm (thời gian nhập khẩu ít). Do vậy, chúng tôi đề nghị rằng các quy định của Ngân hàng Nhà nước phải quy định rõ các trường hợp khi nào thì sử dụng thời gian tháng, quý hoặc năm có thể dùng để tính thị phần. 2.3. Tập trung kinh tế Theo Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp nhất, liên doanh và “các hình thức tập trung kinh tế khác”25. Nếu các bên tham gia có thị phần kết hợp trên 50% trên thị trường liên quan thì tập trung kinh tế bị cấm. Tuy nhiên, các bên có thể đệ đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh để xin được miễn bị cấm nếu26: − Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc − Tập trung kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật hoặc mở rộng xuất khẩu; hoặc − Nếu tiến hành tập trung kinh tế sẽ cho kết quả là “doanh nghiệp vừa và nhỏ”. 25 Điều 16 của Luật Cạnh tranh 26 Điều 18 và 19 của Luật Cạnh tranh 38
  • 39. Nếu như các bên tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30 đến 50% trên thị trường liên quan thì họ phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh 30 ngày trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Việc tiến hành tập trung kinh tế chỉ có thể được diễn ra sau khi nhận được trả lời bằng văn bản từ Cục Quản lý cạnh tranh về việc tập trung kinh tế đó không bị cấm. 2.3.1. “Góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật hoặc mở rộng xuất khẩu” Điều này không rõ ràng để các tổ chức tín dụng có thể nhận biết được liệu việc sáp nhập của họ có bị cấm hay không. Chúng tôi có thể đoán trước được trong tương lai gần sẽ có một làn sóng sáp nhập và thành lập liên doanh giữa các ngân hàng nhỏ của Việt Nam và giữa các ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Việc sáp nhập là cần thiết trong nhiều trường hợp để tăng sự cạnh tranh của các ngân hàng nhỏ khi ngành ngân hàng mở cửa cho đối tác nước ngoài vào. Tuy nhiên, các quy định của Ngân hàng Nhà nước cần phải lọc ra danh sách các khu vực mà việc sáp nhập có thể được coi là “góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật”. Chẳng hạn như, khu vực nông thôn ở Việt Nam không hấp dẫn các ngân hàng ở thành phố. Tình trạng này có thể dẫn đến một thực tế là trong khi các ngân hàng nông thôn cần vốn, do tỷ lệ tiết kiệm của người nông dân thấp thì các ngân hàng thành phố lại đi tìm các dự án mới để đầu tư. Việc sáp nhập hoặc liên doanh giữa một số ngân hàng nông thôn và ngân hàng thành phố có thể tạo ra nhiều sản phẩm ngân hàng hơn cho nông dân lựa chọn với chi phí thấp hơn (mặc dù thị phần kết hợp của việc sáp nhập đó có thể cao hơn 50% trên thị trường liên quan). Trong trường hợp này, việc sáp nhập có thể được coi là góp phần phát triển kinh tế xã hội. 2.3.2. “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa” Luật Các tổ chức tín dụng không quy định các tiêu chí để xác định một tổ chức tín dụng thế nào là nhỏ hoặc vừa. Do vậy, cần phải làm rõ các tiêu chí này trong các quy định. Các tiêu chí nên bao gồm: − Vốn điều lệ của ngân hàng; − Khả năng cạnh tranh của ngân hàng; − Thị trường địa lý của ngân hàng; − Đặc thù các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. 39
  • 40. Tiêu chí xác định xem một ngân hàng là loại nhỏ hay vừa không nên chỉ dựa trên vốn điều lệ của ngân hàng đó. Cần phải cân nhắc khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó trên khu vực địa lý hoặc trong các dịch vụ của nó. Chẳng hạn như, một ngân hàng với vốn điều lệ là 10 tỷ VND có thể được coi là một ngân hàng nhỏ nếu đó là một ngân hàng thành phố. Tuy nhiên, ngân hàng đó có thể được coi là một ngân hàng lớn nếu nó cung cấp các dịch vụ cho nông dân ở miền núi. IV. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, THỰC TIỄN VÀ CÁC QUY ĐỊNH Trong phần này, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của Trung Quốc khi xử lý các hành vi chống lại cạnh tranh trong ngành ngân hàng và các văn bản pháp lý cơ bản do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ban hành về vấn đề này. Tương tự với Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia đang trong giai đoạn quá độ từ nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang nền kinh tế định hướng thị trường. Với sự tương đồng của hệ thống ngân hàng Trung ương của hai nước cũng như vị trí thống lĩnh của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng thì những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xử lý các hành vi chống cạnh tranh rất đáng để Việt Nam tham khảo. 1. Cạnh tranh không lành mạnh/ Bất hợp pháp trong ngành Ngân hàng Trung Quốc Trong Thông tư về điều chỉnh cạnh tranh trên thị trường ngân hàng số 354 (2002) Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tóm tắt các hành vi chống cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng như sau: “Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tham gia vào các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng thị phần một cách tùy tiện. Một số ngân hàng giảm giá tùy tiện mà không quan tâm tới chi phí, mở rộng kinh doanh bằng cách giảm giá thấp hơn chi phí. Một số xem nhẹ yêu cầu về giám sát hoạt động kinh doanh và cho vay để giành lấy việc kinh doanh theo tư tưởng vì lợi ích ngắn hạn. Một số ngân hàng tiết lộ thông tin của các ngân hàng khác nhằm chủ tâm hạ thấp các đối thủ cạnh tranh và truyền bá những thông tin không đúng trong các hoạt động marketing để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số tổ chức tín dụng 40
  • 41. còn tạo ra các rào cản trong hệ thống hoạt động cản trở giao dịch của những ngân hàng khác. Và một số các tổ chức khác thực hiện các hoạt động kinh doanh vượt khỏi phạm vi kinh doanh được phép, huy động tiết kiệm với lãi suất cao và yêu cầu các nhân viên nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ huy động tiền gửi. Các hành vi kể trên làm tăng chi phí hoạt động và rủi ro và đã làm suy yếu trật tự tài chính thông thường. Một số hành vi vi phạm Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Ngân hàng Trung ương Trung quốc, Luật về Giá của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật Ngân hàng thương mại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...và đã gây ra những hậu quả xấu”. Văn bản pháp lý chính về cạnh tranh của Trung Quốc là Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành một số văn bản pháp lý để hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn. Nhìn chung, một ngân hàng có thể bị coi là có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp nếu: - Cung cấp tiền thưởng và thù lao cho nhân viên dựa trên mức huy động vốn; - Giảm giá tùy tiện mà không có lý do hợp lý hoặc cung cấp dịch vụ dưới chi phí; - Cho một khách hàng vay để họ có thể sử dụng khoản vay đó như là một khoản tiền gửi tối thiểu để mở một tài khoản; - Nới lỏng các điều kiện bắt buộc đối với khách hàng khi xem xét các đề xuất vay vốn; - Cung cấp các thông tin về vấn đề và khó khăn của các ngân hàng khác, gièm pha đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin sai trái để gây nhầm lẫn cho khách hàng; - Gây hạn chế hoặc trì hoãn một cách bất hợp lý các giao dịch thanh toán với các ngân hàng đối thủ; - Tham gia vào các giao dịch và các hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh; - Chào lãi suất cao hơn mức lãi suất cho phép của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc; và - Quy định hạn ngạch trong việc huy động tiền gửi. 41
  • 42. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh/bất hợp pháp được chia làm hai mục chính: (i) cạnh tranh trong huy động tiền gửi, và (ii) cạnh tranh để tăng thị phần và mở rộng thành phần khách hàng. Các loại hình hành vi chống cạnh tranh khác(chẳng hạn như các rào cản kỹ thuật, hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh) được đề cập tại đây và tại các văn bản pháp lý khác nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. 2. Khung pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh bất hợp pháp Từ năm 1996 đến 2002, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (NHTWTQ) đưa ra bốn Thông báo và Thông tư liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh/ bất hợp pháp trong ngành ngân hàng, đó là: − Thông báo số 66/1996 của NHTWTQ về cấm thu hút tiền gửi thông qua mức lãi suất cao không hợp lý hoặc các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh; − Thông báo số 35/2000 của NHTWTQ về cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi giữa các tổ chức tài chính; − Thông báo số 253/2000 của NHTWTQ về các nguyên tắc nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi; − Thông tư số 354/2002 của NHTWTQ về quy định về cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. 3. Các biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong huy động tiền gửi thông qua việc yêu cầu nghiêm khắc các ngân hàng: − Tuân theo quy định về mức lãi suất tiền gửi và không được trả lãi suất cao trá hình dưới hình thức thưởng hay khuyến mại; − Không cung cấp bất kỳ hình thức thưởng hoặc khuyến mại hoặc các khuyến khích nào cho người gửi tiền dựa trên số lượng tiền gửi; − Không được quy định hạn ngạch huy động tiền gửi cho các bộ phận không chịu trách nhiệm huy động tiền gửi và không được quy định hạn ngạch huy động tiền gửi cho nhân viên và coi đó là tiêu chuẩn để trả lương; 42