SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
Cơ bản về VoIP
VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol, hay còn được gọi dưới các tên khác như: Internet
telephony, IP Telephony, Broadband telephony, Broadband Phone và Voice over Broadband.

VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết
nối IP. Trong đó tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp ( data
packets) thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP , sau lại được chuyển thành
tín hiệu âm đến thiết bị người nhận.

VoIP sử dụng kỹ thuật số và yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cáp. Có rất
nhiều nhà cung cấp khác nhau cung cấp VoIP và nhiều dịch vụ khác. Ứng dụng chung nhất của
VoIP cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển
mạch điện thoại. Với ứng dụng này, bạn vẫn cần có một số điện thoại, vẫn phải quay số để thực
hiện cuộc gọi như sử dụng thông thường




II. Các kiểu kết nối sử dụng VoIP

Computer to Computer:

Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, Là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế
giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận ( receiver) sử dụng chung 1 VoIP service
(Skype,MSN,Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là
không giới hạn.


Computer to phone:

Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có 1 account + software (VDC,Evoiz,Netnam,…). Với
dịch vụ này 1 máy PC có kết nối tới 1 máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc
phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính
phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có.

Ưu điểm : đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng sẽ tốn ít phí hơn 1 cuộc hội thoại
thông qua 2 máy điện thoại thông thường. Chi phí rẻ, dễ lắp đặt Nhược điểm: chất lượng cuộc
gọi phụ thuộc vào kết nối internet + service nhà cung cấp


Phone to Phone:

Là 1 dịch vụ có phí. Bạn không cần 1 kết nối Internet mà chỉ cần 1 VoIP adapter kết nối với máy
điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành 1 IP phone.
III. Các thành phần trong mạng VoIP:


Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User
Equipments

Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại)

- VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN
) và mạng VoIP.

- VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả
mạng analog.

VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi
VoIP .

Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP
server.

Thiết bị đầu cuối (End user equipments ) :

Softphone và máy tính cá nhân (PC) : bao gồm 1 headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet.
Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga, GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting,
SIPSet, ..

Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng
phải gắn với 1 IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là 1 thiết bị có ít nhất 1 cổng
RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm
nguồn.

IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter
bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server


IV. Phương thức hoạt động:

VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng (IP based network). Do vậy,
trước hết giọng nói (voice) sẽ phải được chuyển đổi thành các dãy bit kĩ thuật số ( digital bits) và
được đóng gói thành các packet để sau đó được truyền tải qua mạng IP network và cuối cùng sẽ
được chuyển lại thành tín hiệu âm thanh đến người nghe.

Tiến trình hoạt động của VoIP thông qua 2 bước:

Call Setup: trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí ( thông qua địa chỉ của người
nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là
tồn tại trên các proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc kết nối cho quá
trình trao đổi dữ liệu voice

Voice data processing: Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số ( digital)
rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tính năng bổ
sung nhằm tránh các bộ phân tích mạng _sniffer ). Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào
các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP
(Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu chứa dữ liệu cần thiết cho việc
biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe. Các gói tin voice được truyền
đi bởi giao thức UDP . Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại


V. Các giao thức của VoIP (VoIP protocols) :

VoIP cần 2 loại giao thức : Signaling protocol và Media Protocol.

Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm:
H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP,
Skype, CorNet-IP,…

Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. Các loại Media
Protocols như: RTP ( Real-Time Protocol) ,RTCP (RTP control Protocol) , SRTP (Secure Real-
Time Transport Protocol), và SRTCP (Secure RTCP)

Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocol nằm trong
tầng UDP.


Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các giao thức mở rộng dựa trên nền của
1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn quốc tế là H.323 và SIP. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức
UNISTIM (Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP ( Signaling Connection
Control Part) Những giao thức riêng này gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của
các hãng khác nhau.


VI. Bộ giao thức H.323 :

H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T ( International Telecommunication Union
Telecommunication Standardization Sector). H.323 phiên bản 1 ra đời vào khoảng năm 1996 và
1998 phiên bản thế hệ 2 ra đời. H.323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội
thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó H.323 đã tiến tới trở thành 1 giao thức
truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các
tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. Là giao thức chuẩn, bao trùm
các giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,…
Các thành phần hoạt động trong giao thức H.323: có 4 thành phần :

Terminal: là 1 PC hay 1 IP phone đang sử dụng giao thức H.323

Gateway: Là cầu nối giữa mạng H.323 với các mạng khác như SIP, PSTN,…Gateway đóng vai
trò chuyển đổi các giao thức trong việc thiết lập và chấm dứt các cuộc gọi, chuyển đổi các media
format giữa các mạng khác nhau.

GateKeeper: đóng vai trò là những điểm trung tâm ( focal points) trong mô hình mạng H.323.
Các dịch vụ nền sẽ quyết định việc cung cấp địa chỉ (addressing),phân phát băng thông
(bandwidth),cung cấp tài khoản, thẩm định quyền ( authentication) cho các terminal và
gateway…

Mutipoint control unit (MCU): hỗ trợ việc hội thoại đa điểm (conference)cho các máy terminal (
3 máy trở lên )trong mạng H.323

Phương thức hoạt động của H.323 network:

Khi 1 phiên kết nối được thực hiện, việc dịch địa chỉ (address translation) sẽ được 1 gateway
đảm nhận. Khi địa chỉ IP của máy đích được xác nhận, 1 kết nối TCP sẽ được thiết lập từ địa chỉ
nguồn tới người nhận thông qua giao thức Q.931 ( là 1 phần của bộ giao thức H.323). Ở bước
này, cả 2 nơi đều tiến hành việc trau đổi các tham số bao gồm các tham số mã hoá ( encoding
parameters) và các thành phần tham số liên quan khác. Các cổng kết nối và phân phát địa chỉ
cũng được cấu hình. 4 kênh RTCP và RTP được kết nối, mỗi kênh có 1 hướng duy nhất. RTP là
kênh truyền dữ liệu âm thanh (voice data) từ 1 thực thể sang 1 thực thể khác. Khi các kênh đã
được kết nối thì dữ liệu âm thanh sẽ được phát thông qua các kênh truyền này thông qua các
RTCP instructions.

VII. Bộ giao thức SIP :

SIP: (Session Initiation Protocol) được phát triển bởi IETF ( Internet Engineering Task Force) MMUSIC (
Multiparty Multimedia Session Control) Working Group (theo RFC 3261). Đây là 1 giao thức kiểu diện ký
tự ( text-based protocol_ khi client gửi yêu cầu đến Server thì Server sẽ gửi thông tin ngược về cho
Client), đơn giản hơn giao thức H.323. Nó giống với HTTP, hay SMTP. Gói tin (messages) bao gồm các
header và phần thân ( message body). SIP là 1 giao thức ứng dụng ( application protocol) và chạy trên
các giao thức UDP, TCP và STCP.


Các thành phần trong SIP network :

Cấu trúc mạng của SIP cũng khác so với giao thức H.232. 1 mạng SIP bao gồm các End Points, Proxy,
Redirect Server, Location Server và Registrar. Người sử dụng phải đăng k{ với Registrar về địa chỉ của
họ. Những thông tin này sẽ được lưu trữ vào 1 External Location Server. Các gói tin SIP sẽ được gửi
thông qua các Proxy Server hay các Redirect Server. Proxy Server dựa vào tiêu đề “to” trên gói tin để
liên lạc với server cần liên lạc rồi gửi các pacckets cho máy người nhận. Các redirect server đồng thời
gửi thông tin lại cho người gửi ban đầu.
Phương thức hoạt động của SIP network :

SIP là mô hình mạng sử dụng kiểu kết nối 3 hướng ( 3 way handshake method) trên nền TCP. Ví dụ
trên, ta thấy 1 mô hình SIP gồm 1 Proxy và 2 end points. SDP ( Session Description Protocol) được sử
dụng để mang gói tin về thông tin cá nhân ( ví dụ như tên người gọi) . Khi Bob gửi 1 INVITE cho proxy
server với 1 thông tin SDP. Proxy Server sẽ đưa yêu cầu này đến máy của Alice. Nếu Alice đồng ý, tín
hiệu “OK” sẽ được gửi thông qua định dạng SDP đến Bob. Bob phản ứng lại bằng 1 “ACK” _ tin báo
nhận. Sau khi “ACK” được nhận, cuộc gọi sẽ bắt đầu với giao thức RTP/RTCP. Khi cuộc điện đàm kết
thúc, Bob sẽ gửi tín hiệu “Bye” và Alice sẽ phản hồi bằng tín hiệu “OK”. Khác với H.232, SIP không có cơ
chế bảo mật riêng. SIP sử dụng cơ chế thẩm định quyền của HTTP ( HTTP digest authentication), TLS,
IPSec và S/MIME ( Secure/Multipurpose Internet Mail Extension) cho việc bảo mật dữ liệu.


MGCP và Megaco/H.248

MGCP ( Media Gateway Control Protocol) được sử dụng để liên lạc giữa các thành phần riêng lẻ của 1
VoIP gateway tách rời. Đây là 1 protocol được bổ sung cho 2 giao thức SIP và H.323. Với MGCP, MGC
server có khả năng quản lý các cuộc gọi và các cuộc đàm thoại dưới sự hỗ trợ của các dịch vụ (
services).

MGCP là 1 giao thức master/slave vớic các ràng buộc chặt chẽ giữa MG ( end point) và MGC ( server ).

MEGACO/H.248 : (còn được gọi là Gate way Control Protocol)

Có nguồn gốc từ MGCP và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Sự phát triển
MEGACO/H.248 bao gồm việc hỗ trợ đa phương tiện và các dịch vụ hội thoại nâng cao đa điểm (
multipoint conferencing enhanced services ) , các cú pháplập trình được nâng cao nhằm tăng hiệu quả
cho các tiến trình đàm thoại, hỗ trợ cả việc mã hoá text và binary và thêm vào việc mở rộng các định
nghĩa cho các packets.
Megaco đưa ra những cơ cấu bảo mật ( security mechanisms) trong các cơ cấu truyền tải cơ bản như
IPSec. H.248 đòi hỏi sự thực thi đầy đủ của giao thức H.248 kết hợp sự bổ sung của IPSec khi hệ điều
hành (OS) và mạng truyền vận ( transport network) có hỗ trợ IPSec.

VIII. Tính bảo mật của VoIP:

VoIP được đưa vào sử dụng rộng rãi khi công nghệ tích hợp giọng nói và dữ liệu phát triển. Do sử dụng
chung các thành phần thiết bị chung với môi trường truyền dữ liệu mạng ( data network), VoIP cũng
chịu chung với các vấn đề về bảo mật vốn có của mạng data. Những bộ giao thức mới dành riêng của
VoIP ra đời cũng mang theo nhiều vấn đề khác về tính bảo mật
Nghe lén cuộc gọi ( EavesDropping of phone conversation): Nghe lén qua công nghệ VoIP càng có nguy
cơ cao do có nhiều node trung gian trên đường truyền giữa 2 người nghe và người nhận. Kẻ tấn công
có thể nghe lén được cuộc gọi bằng cách tóm lấy các gói tin IP đang lưu thông qua các node trung gian.
Có khá nhiều công cụ miễn phí và có phí kết hợp với các card mạng hỗ trợ chế độ pha tạp (
promiscuous mode) giúp thực hiện được điều này như Cain&Abel, Ethreal, VoMIT

Truy cập trái phép ( Unauthorized access attack) : Kẻ tấn công có thể xâm phạm các tài nguyên trên
mạng do nguyên nhân chủ quan của các admin. Nếu các mật khẩu mặc định của các gateway và switch
không được đổi thì kẻ tấn công có thể lợi dụng để xâm nhập. Các switch cũ vẫn còn dùng Telnet để
truy cập từ xa, và clear-text protocol có thể bị khai thác 1 khi kẻ tấn công có thể sniff được các gói tin.
Với các Gateway hay switch sử dụng giao diện web server (web server interface) cho việc điều khiển từ
xa ( remote control) thì kẻ tấn công có thể tóm các gói tin HTTP trong mạng nội bộ để lấy các thông tin
nhạy cảm này thì kẻ tấn công còn có thể sử dụng kỹ thuật ARP cache poisoning để tóm lấy các gói tin
đang lưu chuyển trong 1 mạng nội bộ

Caller ID spoofing :Caller ID là 1 dịch vụ cho phép user có thể biết được số của người gọi đến. Caller ID
spoofing là kỹ thuật mạo danh cho phép thay đổi số ID của người gọi bằng những con số do user đặt
ra. So với mạng điện thoại truyền thống, thì việc giả mạo số địên thoại VoIP dễ hơn nhiều, bởi có khá
nhiều công cụ và website cho phép thực hiện điều này, ví dụ như
www.spooftel.com,www.telespoof.com, www.callnotes.net,www.spoofcard.com.

IX. Hướng khắc phục và biện pháp giải quyết :

Việc mã hoá các gói tin theo công nghệ IPSec sẽ giúp tránh được các cuộc nghe lén. Công nghệ SRTP
đang dần thay thế cho RTP để bảo vệ các tín hiệu âm thanh và hình ảnh lưu thông trên mạng

Đối với Gateway và switch, công nghệ SSH nên được thay thế cho clear-text protocol, và HTTPs nên
được dùng thay cho HTTP, và tốt nhất là các mật khẩu mặc định nên được thay đổi một khi hệ thống
được triển khai. Việc nâng cấp hệ thống định kz cũng nên được xem xét một cách chính đáng.

Mô hình mạng trong công ty có sử dụng VoIP cần phải được xem xét. Vấn đề tốt nhất có thể làm là
phân chia các máy sử dụng VoIP và data ra làm 2 mạng khác nhau. Đối với các voice gateway ( nơi có sự
nối ghép giữa PSTN và IP ) cần phải chặn các gói SIP, H.323 hoặc bất cứ gói dữ liệu nào được gửi đến
từ mạng data. Việc mã hoá các gói tin tại Router và Gateway sử dụng IPSec là 1 lựa chọn tốt cho việc
bảo mật.

Không nên sử dụng Softphone khi mà vấn đề về virus và worm đang một ngày một đáng quan tâm. Liên
tục nâng cấp phần mềm – Nếu hãng phần mềm cung cấp các bản vá cho hệ điều hành thì bạn nên cài
đặt chúng ngay lập tức. Việc đó sẽ ngăn chặn được các tấn công đang lợi dụng yếu điểm trong lỗ hổng
phần mềm .

Sử dụng và cập nhật phần mềm chống virus – Phần mềm chống virus có thể nhận ra và bảo vệ máy
tính chống lại các virus đã được định nghĩa. Mặc dù vậy kẻ tấn công luôn tìm mọi cách để viết ra các
virus mới, chính vì vậy bạn phải thường xuyên cập nhật phần mềm virus .

Tận dụng triệt để các tùy chọn bảo mật – Nhiều nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ cho phép mã
hóa. Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều vấn đề riêng tư và bảo mật thì cũng nên cân nhắc đến
các tùy chọn có sẵn này.

Cài đặt và kích hoạt tường lửa –Tường lửa có thể ngăn chặn nhiều kiểu xâm nhập bằng việc khóa lưu
lượng nguy hiểm trước khi chúng xâm nhập vào máy tính của bạn.

Đánh giá các thiết lập bảo mật – Cả máy tính của bạn và các thiết bị/phần mềm VoIP cung cấp nhiều
tính năng khác nhau có thể trang bị cho yêu cầu của bạn. Mặc dù vậy, việc cho phép các tính năng cụ
thể có thể để lại cho bạn nhiều lỗ hổng dễ bị tấn công. Vì vậy vô hiệu hóa một số tính năng nếu bạn
cảm thấy không cần thiết. Kiểm tra các thiết lập của bạn, thiết lập bảo mật riêng và chọn các tùy chọn
mà bạn cần để tránh mang lại những rủi ro không đáng có.

X. Tổng kết :

- VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol - VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời
gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP VoIP có 3 dạng sử dụng : Computer to computer,
computer to phone và phone to phone. - Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm:

+ Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số
+ Voice Server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP
.http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikiped...1c_gi%E1%BA%A3
+ End User Equipments: bao gồm PC, điện thoại để bàn có IP adapter, IP phone,..
- Phương thức hoạt động của VoIP : tín hiệu voice sẽ được chuyển thành tín hiệu số, được nén lại, rồi
mã hoá. Sau đó các gói data này đến người nhận qua môi trường IP, được giải nén, rồi chuyển thành
tín hiệu âm thanh đến tai người nghe. - VoIP cần 2 loại giao thức :

+ Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP,
MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,…
+ Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. RTP ,RTCP , SRTP và
SRTCP
Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocols nằm trong tầng
UDP. - Có 2 bộ giao thức VoIP được dùng rộng rãi trên thế giới là : H.323 và SIP - Vấn đề bảo mật của
VoIP gắn liền với vấn đề bảo mật mạng Internet thông thường kết hợp với các nguyên tắc cẩn trọng
của người sử dụng. Các nhà cung cấp ngày càng ra sức xây dựng các mạng VoIP an toàn và chất lượng
cao hơn.
Giao thức SIP trong VoIP
Trước đây khi đề cập đến VoIP, tiêu chuẩn quốc tế thường được đề cập đến là H.323. Giao thức
H.323 là chuẩn do ITU-T phát triển cho phép truyền thông đa phương tiện qua các hệ thống dựa
trên mạng chuyển mạch gói, tập giao thức H.323 bao gồm rất nhiều giao thức con bên trong nó
như H.245, H.225, Q.931...hoạt động dựa trên H.323 là rất chặt chẽ và phức tạp. Nhưng những
năm trở lại đây thì giao thức SIP lại chiếm ưu thế và dần dần thay thế hẳn H.323, tôi mở topic
này với hi vọng mọi người sẽ cùng bàn luận để có thể hiểu rõ ràng hơn về giao thức này, vì VoIP
là một trong những dịch vụ sẽ rất phát triển trong tương lai.
Đầu tiên tôi xin tổng quan về SIP:
I-Tổng quan về SIP
1) SIP là gì:
SIP (Session Initiation Protcol ) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để
thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia). Các phiên
multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị, và các ứng dụng tương tự có liên quan đến các
phương tiện truyền đạt (media) như âm thanh, hình ảnh, và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời
(INVITE) để thiết lập các phiên và để mang các thông tin mô tả phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các
phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (multicast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và cuộc gọi
đa điểm.
2) Các thành phần trong mạng SIP:
Nói chung SIP gồm 2 thành phần lớn là SIP client (là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP như SIP
phone), và SIP server (là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP). Trong SIP server có các
thành phần quan trọng như: Proxy server, Redirect server, Location server, Registrar server...




+ Proxy Server: là thực thể trong mạng SIP làm nhiệm vụ chuyển tiếp các SIP request tới thực
thể khác trong mạng. Như vậy, chức năng chính của nó trong mạng là định tuyến cho các bản tin
đến đích. Proxy server cũng cung cấp các chức năng xác thực trước khi cho khai thác dịch vụ.
Một proxy có thể lưu (stateful) hoặc không lưu trạng thái (stateless) của bản tin trước đó. Thông
thường, proxy có lưu trạng thái, chúng duy trì trạng thái trong suốt transaction (khoảng 32 giây).
+ Redirect Server: trả về bản tin lớp 300 để thông báo thiết bị là chuyển hướng bản tin tới địa chỉ
khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về.
+ Registrar server: là server nhận bản tin SIP REGISTER yêu cầu và cập nhật thông tin từ bản
tin request vào “location database” nằm trong Location Server
+ Location Server: lưu thông tin trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP




II-Các bản tin SIP, mào đầu và đánh sốDưới đây là các bản tin của SIP :
INVITE : bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời đầu cuối khác tham gia
ACK : bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được bản tin trả lời bản tin INVITE
BYE : bắt đầu kết thúc cuộc gọi
CANCEL : hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi
REGISTER : đầu cuối SIP sử dụng bản tin này để đăng k{ với máy chủ đăng k{
OPTION : sử dụng để xác định năng lực của máy chủ
INFO : sử dụng để tải các thông tin như âm báo DTMF
Giao thức SIP có nhiều điểm trùng hợp với giao thức HTTP. Các bản tin trả lời các bản tin SIP nêu trên
gồm có :
1xx – các bản tin chung
2xx – thành công
3xx - chuyển địa chỉ
4xx – yêu cầu không được đáp ứng
5xx - sự cố của máy chủ
6xx - sự cố toàn mạng
Các bản tin SIP có khuôn dạng text, tương tự như HTTP. Mào đầu của bản tin SIP cũng tương tự như
HTTP và SIP cũng hỗ trợ MIME (một số chuẩn về email)

III-Thiết lập và hủy cuộc gọi SIP
Trước tiên ta tìm hiểu hoạt động của máy chủ ủy quyền và máy chủ chuyển đổi
+ Hoạt động của máy chủ ủy quyền (Proxy Server)
Hoạt động của Proxy server được trình bày như trong hình ….Client SIP userA@yahoo.com gửi bản tin
INVITE cho userB@hotmail.com để mời tham gia cuộc gọi.
Các bước như sau:
+ Bước 1: userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền hotmail.com, bản tin này đến proxy
server SIP của miền hotmail.com (Bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và
được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com).
+ Bước 2: Proxy server của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết
định vị trí hiện tại của UserB.
+ Bước 3: Server định vị trả lại vị trí hiện tại của UserB (giả sử là UserB@hotmail.com).
+ Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới userB@hotmail.com. Proxy server thêm địa chỉ của nó
trong một trường của bản tin INVITE.
+ Bước 5: UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.
+ Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về userA@yahoo.com.
+ Bước 7: userA@yahoo.com gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy server.
+ Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho userB@hostmail.com
+ Bước 9: Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được mở giữa hai điểm
cuối để truyền tín hiệu thoại.
+ Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử dụng bản tin BYE
và ACK giữa hai điểm cuối.
+ Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):
Hoạt động của Redirect Server được trình bày như hình .
Các bước như sau:
+ Bước 1: Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu này có thể đi từ một proxy
server khác).
+ Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B.
+ Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server.
+ Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát yêu cầu INVITE như
proxy server.
+ Bước 5: User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự trao đổi thành công.
+ Bước 6: Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được
trả lại bởi Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 OK), và người gọi
đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập.
Ngoài ra SIP còn có các mô hình hoạt động liên mạng với SS7 (đến
PSTN) hoặc là liên mạng với chồng giao thức H.323.

IV-Tính năng của SIP
Giao thức SIP được thiết kế với những chỉ tiêu sau:
Tích hợp với các giao thức đã có của IETF
Đơn giản và có khả năng mở rộng
Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối
Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ
a) Tích hợp với các giao thức đã có của IETF
Các giao thức khác của IETF có thể xây dựng để xây dựng những ứng dụng SIP. SIP có thể hoạt động
cùng với nhìu giao thức như :
- RSVP (Resource Reservation Protocol) : Giao thức giành trước tài nguyên mạng.
- RTP (Real-time transport Protocol) : Giao thức truyền tải thời gian thực
- RTSP (Real Time Streaming Protocol) : Giao thức tạo luồng thời gian thực
- SAP (Session Advertisement Protocol) : Giao thức thông báo trong phiên kết nối
- SDP (Session Description Protocol) : Giao thức mô tả phiên kết nối đa phương tiện
- MIME (Multipurpose Internet Mail Extension - Mở rộng thư tín Internet đa mục đích) : Giao thức thư
điện tử
- HTTP (Hypertext Transfer Protocol) : Giao thức truyền siêu văn bản
- COPS (Common Open Policy Service) : Dịch vụ chính sách mở chung
- OSP (Open Settlement Protocol) : Giao thức thỏa thuận mở

b) Đơn giản và có khả năng mở rộng
SIP có rất ít bản tin, không có các chức năng thừa nhưng SIP có thể sử dụng để thiết lập những phiên
kết nối phức tạp như hội nghị… Đơn giản, gọn nhẹ, dựa trên khuôn dạng văn bản, SIP là giao thức ra
đời sau và đã khắc phục được điểm yếu của nhiều giao thức trước đây.
Các phần mềm của máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng kí, máy chủ chuyển đổi địa chỉ, máy chủ định vị…
có thể chạy trên các máy chủ khác nhau và việc cài đặt thêm máy chủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến
các máy chủ đã có. Chính vì thế hệ thống chuyển mạch SIP có thể dễ dàng nâng cấp.

c) Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối
Do có máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng k{ và máy chủ chuyển đổi địa chỉ hệ thống luôn nắm được địa
điểm chính xác của thuê bao. Thí dụ thuê bao với địa chỉ ptit@vnpt.com.vn có thể nhận được cuộc gọi
thoại hay thông điệp ở bất cứ địa điểm nào qua bất cứ đầu cuối nào như máy tính để bàn, máy xách
tay, điện thoại SIP… Với SIP rất nhiều dịch vụ di động mới được hỗ trợ.

d) Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới.
Là giao thức khởi tạo phiên trong mạng chuyển mạch gói SIP cho phép tạo ra những tính năng mới hay
dịch vụ mới một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ xử lý cuộc gọi (Call Processing Language) và Giao diện
cổng kết nối chung (Common Gateway Interface) là một số công cụ để thực hiện điều này. SIP hỗ trợ
các dịch vụ thoại như chờ cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi, khóa cuộc gọi… (call waiting, call forwarding,
call blocking…), hỗ trợ thông điệp thống nhất…


   Các Kỹ Thuật Nén Dùng Trong Voip
Kỹ thuật dò tìm thoại VAD (Voice Activity Detection)
Ðể giảm tối thiểu băng thông sử dụng cho thoại, các bộ mã hoá thoại (vocoder) trong hệ thông
VoIP sử dụng kỹ thuật nén các khoảng im lặng vốn có trong các cuộc đàm thoại thông thường
(Silence Suppression). VAD loại bỏ lưu lượng gói khi không có tín hiệu thoại thực sự được gởi.
Khi bộ mã hoá thoại phát hiện mức tín hiệu rớt xuống mức nhiễu nền, nó dừng phát các gói cho
đến khi mức tín hiệu trong băng thoại được phát hiện trở lại. Kỹ thuật này cho phép hệ thống
VoIP giảm tối thiểu lưu lượng trên mạng trong khi vẫn duy trì cuộc gọi với chất lượng cao. Kỹ
thuật này cho phép giảm đến 50% băng thông sử dụng.

Kỹ thuật đóng gói khung
Tín hiệu thoại khi được gửi lên mạng IP sẽ được bộ mã hoá thoại cắt thành các gói chứa từ
10 - 50 ms thoại (trong khoảng 9 byte đối với giải thuật nén 4.8kbps ECELL đến 60 bytes đối
với thuật nén 32 kbps ADPCM). Sau đó các gói này sẽ gắn được các header của giao thức IP
(khoảng 33 bytes) để gởi lên mạng. Nếu mỗi gói thoại được đóng gói trong gói IP thì việc sử
dụng băng thông sẽ không hiệu quả do header của gói IP lớn. Do đó để giảm thiểu header của
UDP/IP, hệ thống VoIP cho phép đóng gói nhiều gói thoại trong một gói IP bằng cách sử dụng
kỹ thuật đóng gói khung (frame Packing). Kỹ thuật này cho phép lựa chọn chế độ đóng gói từ 1
đến 5 gói thoại trong một gói IP, do đó gia tăng hiệu quả sử dụng băng thông và lưu lượng dữ
liệu trên mạng. Việc sử dụng kỹ thuật này lại làm gia tăng thời gian trễ giữa hai đầu kết nối (end
to end delay), mỗi gói thoại khi được thêm vào gói IP sẽ tăng thời gian trễ thêm 15ms trên mạch
thoại (vì các gói thoại trong thuật toán mã hoá thoại được phát tại các khoảng thời gian 15ms).
Tuy nhiên, điều này không tác động lớn đến chất lượng thoại được cảm nhận.

Kỹ thuật khôi phục gói bị mất
Các gói thoại khi truyền trên mạng IP sẽ sử dụng giao thức UDP/ IP nên tăng khả năng vận
chuyển nhanh qua mạng do không cần kiểm soát lỗi. Nếu có gói tin trên đường truyền thì hệ
thống VoIP sẽ tái tạo lại thông tin của các gói bị mất này bằng phương pháp nội suy từ các gói
cận kề, điều này sẽ tối thiểu việc giảm chất lượng thoại. Thuật toán của bộ mã hoá thoại trong hệ
thống VoIP được thiết kế để thích ứng với khả năng mất gói và có thể chịu đựng được tỷ số lỗi
lên đến 10 mà không cảm thấy méo tín hiệu.

Kỹ thuật nén thoại
Một số các kỹ thuật nén thoại tiên tiến ứng dụng trong VoIP được tuân theo các tiêu chuẩn như:




Với các kỹ thuật nén này, chất lượng cuộc gọi đạt tỷ lệ 7/8 so với chất lượng toll truyền thống.
Việc hỗ trợ nhiều công nghệ nén khác nhau cho phép hệ thống VoIP mềm dẻo trong việc lựa
chọn và cấu hình băng thông truyền tải. Các hệ thống VoIP có thể cấu hình các cổng thoại (voice
port) ở các tốc độ mã hoá khác nhau mà không bắt buộc phải cùng tốc độ nhờ đặc điểm dàn xếp
tốc độ của bộ mã hoá thoại (Vocoder Rate Negotiation). Ðặc điểm này cho phép các cổng thoại
gởi và nhận có thể hoạt động tương thích với nhau ở các tốc độ mã hoá khác nhau.

  Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thoại Trên VoIP
VoIP
Chất lượng của âm thanh được khôi phục qua mạng điện thoại là mục tiêu cơ bản của dịch vụ,
mặc dù các chỉ tiêu chuẩn đã được ITU phát triển. Có 3 nhân tố có thể ảnh hưởng sâu sắc tới chất
lượng của dịch vụ thoại:

• Trễ:
Hai vấn đề gây ra bởi sự trễ đầu cuối trong một mạng thoại là tiếng vang và chồng tiếng. Tiếng
vang trở thành vấn đề khi trễ vượt quá 50 ms. Đây là một vấn đề chất lượng đáng kể, nên các hệ
thống VoIP phải kiểm soát và cung cấp các phương tiện loại bỏ tiếng vang. Hiện tượng chồng
tiếng (giọng người này gối lên giọng người kia) trở nên đáng kể nếu trễ một chiều (one-way
delay) lớn hơn 250 ms.

• Sự biến thiên độ trễ (Jitter ):
Jitter là sự biến thiên thời gian trễ gây nên bởi sự trễ đường truyền khác nhau trên mạng. Loại bỏ
jitter đòi hòi thu thập các gói và giữ chúng đủ lâu để cho phép các gói chậm nhất đến để được
phát lại (play) đúng thứ tự, làm cho sự trễ tăng lên.

• Mất gói:
Mạng IP không thể cung cấp một sự bảo đảm rằng các gói tin sẽ được chuyển tới đích hết. Các
gói sẽ bị loại bỏ khi quá tải và trong thời gian tắc nghẽn. Truyền thoại rất nhạy cảm với việc mất
gói, tuy nhiên, việc truyền lại gói của TCP thường không phù hợp. Các cách tiếp cận được sử
dụng để bù lại các gói mất là thêm vào cuộc nói chuyện bằng cách phát (play) lại gói cuối cùng,
và gửi đi thông tin dư. Tuy thế, sự tổn thất gói trên 10% nói chung là không chấp nhận được.

Sự duy trì chất lượng thoại chấp nhận được bất chấp sự thay đổi trong hoạt động của mạng (như
tắc nghẽn hay mất kết nối) đạt được nhờ những kỹ thuật như nén tiếng, triệt im lặng . Một số sự
phát triển trong những năm 90, nhất là trong xử lý tín hiệu số, các chuyển mạch mạng chất lượng
cao đã được phối hợp để hỗ trợ và khuyến khích công nghệ thoại trên mạng dữ liệu.

Quá trình tiền xử lý bằng phần mềm của cuộc điện đàm cũng có thể được sử dụng để tối ưu hoá
chất lượng âm thanh. Một kỹ thuật, được goi là triệt im lặng, sẽ xác định mỗi khi có một khoảng
trống trong lời thoại và loại bỏ sự truyền các khoảng nghỉ, hơi thở, và các khoảng im lặng khác.
Điều đó có thể lên tới 50-60% thời gian của một cuộc gọi, giúp tiết kiệm băng tần đáng kể. Bởi
lẽ sự thiếu các gói được hiểu là sự im lặng hoàn toàn ở đầu ra, một chức năng khác được yêu cầu
ở đầu nhận để bổ sung các tiếng động ở đầu ra.


SIP - Session Initiation Protocol – là gì?
SIP, từ viết tắt của Session Initiation Protocol (Giao thức Khởi tạo Phiên) là một giao thức tín
hiệu điện thoại IP dùng để thiết lập, sửa đổi và kết thúc các cuộc gọi điện thoại VOIP. SIP được
phát triển bởi IETF và ban hành trong tài liệu RFC 3261.

SIP mô tả những giao tiếp cần có để thiết lập một cuộc điện thoại. Chi tiết của những giao tiếp
này được mô tả rõ hơn trong giao thức SDP.

SIP đã chiếm lĩnh thế giới VOIP nhanh như vũ bão. Giao thức này giống như giao thức HTTP, là
giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Do vậy, nó đã thay thế rộng rãi cho chuẩn
H323.


SDP - Session Description Protocol – là gì?
SDP, từ viết tắt của Session Description Protocol (Giao thức Mô tả Phiên), là một định dạng để
mô tả các thông số khởi tạo dòng thông tin phương tiện (streaming media). SDP được ban hành
bởi IETF trong tài liệu RFC 4566. Dòng thông tin phương tiện là những nội dung được xem hoặc
nghe trong khi truyền.


RTP - Real Time Transport Protocol – là gì?
RTP – từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực) đặc
tả một tiêu chuẩn định dạng gói tin dùng để truyền âm thanh và hình ảnh qua internet. Tiêu
chuẩn này được khai báo trong RFC 1889. Nó được phát triển bởi nhóm Audio Video Transport
Working và được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996.
RTP và RTCP liên kết rất chặt chẽ với nhau – RTP truyền dữ liệu thực trong khi RTCP được
dùng để nhận thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ


RTCP - Real Time Transport Protocol – là
gì?
RTCP là từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực)
và được đặc tả trong RFC 3550. RTCP làm việc song hành với RTP. RTP thực hiện chuyển giao
dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để gửi các gói tin điều khiển cho những bên tham dự vào
cuộc gọi. Chức năng chính của nó là thu nhận được thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ của
RTP.


Hệ thống Điện thoại PBX là gì?
PBX là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Private Branch Exchange (Tổng đài Nhánh Riêng), là
một mạng điện thoại riêng được sử dụng trong phạm vi một công ty. Những người sử dụng hệ
thống điện thoại PBX dùng chung một số đường điện thoại ngoài để thực hiện các cuộc gọi ra
bên ngoài.

Hệ thống PBX kết nối các điện thoại nội bộ trong một doanh nghiệp đồng thời cũng kết nối
chúng vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Một trong những khuynh hướng
mới nhất trong sự phát triển của hệ thống điện thoại PBX là VoIP PBX, hay còn được gọi là IP
PBX, sử dụng Giao thức Internet để truyền dẫn các cuộc gọi.

Ngày nay có bốn tùy chọn về hệ thống điện thoại PBX khác nhau:

       PBX
       PBX Thuê/Ảo
       IP PBX
       IP PBX Thuê/Ảo

IP PBX là một giải pháp hệ thống điện thoại PBX chạy bằng phần mềm giúp thực hiện một số
nhiệm vụ nhất định và cung cấp những dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PBX phần cứng truyền
thống có thể khó thực hiện và tốn kém.

Hệ thống Điện thoại 3CX chạy trên Windows là một ví dụ điển hình của một hệ thống điện thoại
IP PBX.


Tiếng nói qua IP (Voice over IP) là gì?
Tiếng nói qua IP hay còn gọi là Tiếng nói qua Giao thức Internet, hay còn có một cách gọi phổ
biến hơn nữa là VoIP.
Nói đến công nghệ Tiếng nói qua IP là nói đến việc truyền dẫn tiếng nói qua các mạng lưới hoạt
động dựa trên mạng internet. Ban đầu Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) được thiết kế để
nối mạng dữ liệu và sau khi vận hành thành công, giao thức đã được áp dụng vào việc nối mạng
tiếng nói.

Công nghệ Tiếng nói qua IP (VoIP) có thể dễ dàng hỗ trợ các nhiệm vụ và đáp ứng các dịch vụ
mà khi sử dụng hệ thống PSTN truyền thống có thể sẽ phức tạp hay tốn kém:

       Nhiều cuộc điện thoại có thể được truyền dẫn trên cùng một đường dây điện thoại băng
       thông rộng. Theo cách này, công nghệ tiếng nói qua IP có thể hỗ trợ việc bố trí thêm các
       đường điện thoại cho các doanh nghiệp.
       Môt số tính năng thường bị các công ty viễn thông thu thêm cước phí, ví dụ như chuyển
       tiếp cuộc gọi, hiển thị số người gọi đến hay tự động gọi lại, thì lại là những điều đơn giản
       đối với công nghệ tiếng nói qua IP.
       Công nghệ truyền thông hợp nhất kết hợp chặt chẽ với công nghệ tiếng nói qua IP, vì nó
       cho phép tích hợp với những dịch vụ khác hiện có trên mạng internet ví dụ như đàm thoại
       hiển thị hình ảnh, nhắn tin, v.v.

Những lợi thế này và nhiều lợi thế khác mà công nghệ tiếng nói qua IP có thể mang đến, đang
dẫn các doanh nghiệp chuyển sang dùng Hệ thống Điện thoại VoIP với một tốc độ chóng mặt.


H323 là gì?
H323 là một tập các tiêu chuẩn từ ITU-T, nó định nghĩa một tập các giao thức dùng để liên lạc
bằng âm thanh và hình ảnh qua mạng máy tính.

H323 là một giao thức tương đối cũ và hiện đang được thay thế bởi giao thức SIP – Session
Initiation Protocol. Một trong những điểm ưu việt của SIP là nó ít phức tạp hơn rất nhiều và
tương tự như giao thức HTTP / SMTP.

Vì vậy, hầu hết các thiết bị VOIP hiện có ngày nay đều theo chuẩn SIP. Chỉ có những thiết bị
VOIP cũ theo chuẩn H323.


FAX hoạt động như thế nào trong môi
trường VOIP?
FAX được thiết kế cho mạng tín hiệu tương tự và không thể nào làm việc tốt được với các mạng
VOIP. Nguyên nhân của việc này là truyền thông bằng FAX sử dụng tín hiệu theo cách khác so
với truyền thông bằng tiếng nói thông thường.

Khi các công nghệ VOIP số hóa và nén tín hiệu tiếng nói ở dạng tương tự, quy trình này chỉ
được tối ưu hóa đối với TIẾNG NÓI và không đối với FAX. Hệ quả là nếu bạn kết nối máy Fax
với mạng VOIP thông qua bộ chuyển đổi ATA thì nó sẽ làm việc được, nhưng nhiều khả năng là
bạn sẽ gặp trục trặc trong khi truyền nhận fax. Nếu bạn bắt buộc phải làm theo cách này, hãy
chắn chắn rằng bạn sử dụng bộ codec G 711, bộ codec này có tỉ số nén thấp nhất.

Để làm việc với máy fax, bạn có những lựa chọn sau đây:

   1. Cách dễ nhất để xử lý việc này là kết nối trực tiếp máy fax với đường dây điện thoại tín
      hiệu tương tự sẵn có và bỏ qua môi trường VOIP của bạn.
   2. Thay thế máy fax bằng một nhà cung cấp dịch vụ fax. Hiện có rất nhiều nhà cung cấp và
      chi phí hàng tháng là rất rẻ (rẻ hơn tiền thuê bao điện thoại)
   3. Triển khai T38. Nếu vậy cần phải có một gateway tương thích với T38 và một máy fax,
      thẻ điều khiển fax hoặc phần mềm fax tương thích với T38.


Cos’è il T38?




T38 là một giao thức mô tả cách gửi fax thông qua mạng dữ liệu máy tính. Cần có T38 vì dữ liệu
fax không thể được gửi qua mạng dữ liệu máy tính như dữ liệu điện đàm. Xem FAX hoạt động
trong môi trường VOIP như thế nào? để biết thêm thông tin về giao thức này.

T38 được mô tả trong RFC 3362 và định nghĩa cách các thiết bị giao tiếp với dữ liệu fax. Trong
bức ảnh trên, cả gateway và máy fax ở sau gateway đó đều phải có khả năng làm việc với T38.
Đối với máy fax G3 trên đường tín hiệu tương tự, quá trình này sẽ phải là thông suốt. Máy fax
tương tự không cần phải biết về T38.




Thông tin về VOIP gateway – Tìm hiểu về
VOIP gateway
VOIP gateway là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện thoại sang dạng IP để truyền trên mạng dữ
liệu. Chúng được dùng bằng 2 cách:

1. Để chuyển đổi các cuộc gọi trên đường dây PSTN/điện thoại sang VOIP/SIP:
Theo cách này, VOIP gateway cho phép gọi và nhận cuộc gọi trên mạng điện thoại thông
thường. Trong nhiều trường hợp trong thương mại, người ta thích tiếp tục sử dụng đường điện
thoại truyền thống hơn vì họ có thể đảm bảo chất lượng cuộc gọi và sự sẵn có hơn.

2. Để kết nối một hệ thống PBX/Điện thoại truyền thống với mạng IP:

Theo cách này, VOIP gateway cho phép gọi qua VOIP. Các cuộc gọi có thể được thực hiện
thông qua máy cung cấp dịch vụ VOIP, hoặc trong trường hợp các công ty có nhiều văn phòng,
chi phí gọi giữa các văn phòng với nhau có thể được giảm bằng cách chuyển đường các cuộc gọi
ra Internet. VOIP gateway có ở dạng thiết bị ngoài hoặc bộ điều khiển PCI. Hầu hết các thiết bị
VOIP gateway là ở dạng thiết bị ngoài. VOIP gateway có một đầu nối mạng IP và một hoặc
nhiều cổng để nối dây điện thoại.




VOIP gateway tương tự của Mediatrix


Các loại VOIP gateway
1. Tương tự: thiết bị tương tự dùng để kết nối đường điện thoại tương tự thông thường với nó.
Các VOIP gateway tương tự thường có từ 2-24 cổng cắm dây điện thoại.

2. Kỹ thuật số: thiết bị số cho phép bạn kết nối các đường dây số, có thể là một hoặc nhiều
đường BRI ISDN (châu Âu), một hoặc nhiều đường PRI/E1 (châu Âu) hoặc một hoặc nhiều
đường T1(Mỹ).




Các nhà sản xuất VOIP
Hiện nay, có rất nhiều loại VOIP gateway và do nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh, giá cả của
chúng đã giảm đáng kể. Giá VOIP gateway tương tự bắt đầu ở mức 200 đô-la Mỹ. Dưới đây là
một vài nhà sản xuất VOIP gateway:

        Patton Electronics: http://www.patton.com
        Audiocodes: http://www.audiocodes.com
        Vegastream: http://www.vegastream.com
        Mediatrix: http://www.mediatrix.com

Có thể mua chúng trực tuyến thông qua một trong các cửa hàng bán sản phẩm VOIP trực tuyến.
Hệ thống thông tin di động toàn cầu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
                                      Tiêu chuẩn truyền thông di động
                                  3GPP: GSM / UMTS Family

                                  2G

                                           GSM
                                           GPRS
                                           EDGE (EGPRS)
                                             o EDGE Evolution
                                           HSCSD

                                  3G

                                           UMTS (3GSM)
                                           HSPA
                                             o HSDPA
                                             o HSUPA
                                             o HSPA+
                                           UMTS-TDD
                                             o TD-CDMA
                                             o TD-SCDMA
                                           FOMA

                                  Pre-4G

                                           UMTS Revision 8
                                             o LTE
                                             o HSOPA (Super 3G)


                                  3GPP2: cdmaOne / CDMA2000 Family

                                  2G

                                           cdmaOne

                                  3G
CDMA2000
         EV-DO

Pre-4G

         UMB

Các công nghệ khác

0G

         PTT
         MTS
         IMTS
         AMTS
         OLT
         MTD
         Autotel / PALM
         ARP

1G

         NMT
         AMPS / TACS / ETACS
         Hicap
         CDPD
         Mobitex
         DataTAC

2G

         iDEN
         D-AMPS
         PDC
         CSD
         PHS
         WiDEN

Pre-4G

         iBurst
         HIPERMAN
         WiMAX
         WiBro (Mobile WiMAX)
Hệ thống thông tin di động toàn cầu (tiếng              GAN (UMA)
Anh: Global System for Mobile
Communications; tiếng Pháp: Groupe Spécial       Dải tần số
Mobile; viết tắt: GSM) là một công nghệ dùng
cho mạng thông tin di động. Dịch vụ GSM
được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc           SMR
gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di             Cellular
động GSM cho phép có thể roaming với nhau               PCS
do đó những máy điện thoại di động GSM của
các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng
được nhiều nơi trên thế giới.

GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới. Khả năng phú sóng
rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép người sử
dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân
của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ
thế hệ thứ hai (second generation, 2G). GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi
3rd Generation Partnership Project (3GPP) Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính
của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với
nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà
điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì thế người sử dụng có thể sử dụng điện
thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới.


Mục lục
[ẩn]

       1 Giao diện vô tuyến
       2 Lịch sử
       3 Cấu trúc mạng GSM
           o 3.1 XEM THÊM




[sửa] Giao diện vô tuyến
GSM là mạng điện thoại di động thiết kế gồm nhiều tế bào do đó các máy điện thoại di động kết
nối với mạng bằng cách tìm kiếm các cell gần nó nhất. Các mạng di động GSM hoạt động trên 4
băng tần. Hầu hết thì hoạt động ở băng 900 MHz và 1800 MHz. Vài nước ở Châu Mỹ thì sử
dụng băng 850 MHz và 1900 MHz do băng 900 MHz và 1800 MHz ở nơi này đã bị sử dụng
trước.

Và cực kỳ hiếm có mạng nào sử dụng tần số 400 MHz hay 450 MHz chỉ có ở Scandinavia sử
dụng do các băng tần khác đã bị cấp phát cho việc khác.
Các mạng sử dụng băng tần 900 MHz thì đường lên (từ thuê bao di động đến trạm truyền dẫn
uplink) sử dụng tần số trong dải 890–915 MHz và đường xuống downlink sử dụng tần số trong
dải 935–960 MHz. Và chia các băng tần này thành 124 kênh với độ rộng băng thông 25 MHz,
mỗi kênh cách nhau 1 khoảng 200 kHz. Khoảng cách song công (đường lên & xuống cho 1 thuê
bao) là 45 MHz.

Ở một số nước, băng tần chuẩn GSM900 được mở rộng thành E-GSM, nhằm đạt được dải tần
rộng hơn. E-GSM dùng 880–915 MHz cho đường lên và 925–960 MHz cho đường xuống. Như
vậy, đã thêm được 50 kênh (đánh số 975 đến 1023 và 0) so với băng GSM-900 ban đầu. E-GSM
cũng sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (time division multiplexing), cho phép
truyền 8 kênh thoại toàn tốc hay 16 kênh thoại bán tốc trên 1 kênh vô tuyến. Có 8 khe thời gian
gộp lại gọi là một khung TDMA. Các kênh bán tốc sử dụng các khung luân phiên trong cùng khe
thời gian. Tốc độ truyền dữ liệu cho cả 8 kênh là 270.833 kbit/s và chu kỳ của một khung là
4.615 m.

Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watt đối với băng GSM 850/900
MHz và tối đa là 1 watt đối với băng GSM 1800/1900 MHz.



Mã hóa âm thanh

GSM sử dụng khá nhiều kiểu mã hóa thoại để nén tần số audio 3,1 kHz vào trong khoảng 6.5 and
13 kbit/s. Ban đầu, có 2 kiểu mã hoá là bán tốc (haft rate -5.6 kbps)và toàn tốc (Full Rate -13
kbit/s)). Để nén họ sử dụng hệ thống có tên là mã hóa dự đoán tuyến tính (linear predictive
coding - LPC).

GSM được cải tiến hơn vào năm 1997 với mã hóa EFR (mã hóa toàn tốc cải tiến -Enhanced Full
Rate), kênh toàn tốc nén còn 12.2 kbit/s. Sau đó, với sự phát triển của UMTS, EFR được tham số
lại bởi kiểu mã hóa biến tốc, được gọi là AMR-Narrowband.

Có tất cả bốn kích thước cell site trong mạng GSM đó là macro, micro, pico và umbrella. Vùng
phủ sóng của mỗi cell phụ thuộc nhiều vào môi trường. Macro cell được lắp trên cột cao hoặc
trên các toà nhà cao tầng, micro cell lại được lắp ở các khu thành thị, khu dân cư, pico cell thì
tầm phủ sóng chỉ khoảng vài chục mét trở lại nó thường được lắp để tiếp sóng trong nhà.
Umbrella lắp bổ sung vào các vùng bị che khuất hay các vùng trống giữa các cell.

Bán kính phủ sóng của một cell tuỳ thuộc vào độ cao của anten, độ lợi anten thường thì nó có thể
từ vài trăm mét tới vài chục km. Trong thực tế thì khả năng phủ sóng xa nhất của một trạm GSM
là 35 km (22 dặm).

Một số khu vực trong nhà mà các anten ngoài trời không thề phủ sóng tới như nhà ga, sân bay,
siêu thị... thì người ta sẽ dùng các trạm pico để chuyển tiếp sóng từ các anten ngoài trời vào.

[sửa] Lịch sử
Vào đầu thập niên 1980 tại châu Âu người ta phát triển một mạng điện thoại di động chỉ sử dụng
trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó được chuẩn hoá bởi CEPT (European
Conference of Postal and Telecommunications Administrations) và tạo ra Groupe Spécial
Mobile (GSM) với mục đích sử dụng chung cho toàn Châu Âu.

Mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu tiên
bởi Radiolinja ở Phần Lan.

Vào năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn vá phát triển mạng GSM được chuyển cho viện viễn
thông châu Âu (European Telecommunications Standards Institute - ETSI), và các tiêu chuẩn,
đặc tính phase 1 của công nghệ GSM được công bố vào năm 1990. Vào cuối năm 1993 đã có
hơn 1 triệu thuê bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia.

[sửa] Cấu trúc mạng GSM




Cấu trúc mạng GSM

Một mạng GSM để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hang cho nên nó khá phức tạp vì vậy
sau đây sẽ chia ra thành các phần như sau: chia theo phân hệ :

- Phân hệ chuyển mạch NSS: Network switching SubSystem

- Phân hệ vô tuyến RSS = BSS + MS : Radio SubSystem

- Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS : Operation and Maintenance SubSystem

       BSS Base Station Subsystem= TRAU + BSC + BTS
+ TRAU : bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ
  + BSC : bộ điều khiển trạm gốc
  + BTS : trạm thu phát gốc

       MS: chính là những chiếc di động gồm: ME và SIM

  + ME Mobile Equipment : phần cứng và phần mềm
  + SIM : lưu trữ các thông tin về thuê bao và mật mã / giải mật mã.

Chức năng của BSC : - điều khiển một số trạm BTS xử lý các bản tin báo hiệu - Khởi tạo kết
nối. - Điều khiển chuyển giao: Intra & Inter BTS HO - Kết nối đến các MSC, BTS và OMC

Chức năng của BTS : - Thu phát vô tuyến - Ánh xạ kênh logic vào kênh vật lý - Mã hóa và giải
mã - Mật mã / giải mật mã - Điều chế / giải điều chế.

BSS nối với NSS thông qua luồng PCM cơ sở 2 Mbps

       Mạng và hệ thống chuyển mạch Network and Switching Subsystem (phần này gần giống
       với mạng điện thoại cố định). Đôi khi người ta còn gọi nó là mạng lõi (core network).
       Phần mạng GPRS (GPRS care network) Phần này là một phần lắp thêm để cung cấp dịch
       vụ truy cập Internet.
       Và một số phần khác phục vụ việc cung cấp các dịch vụ cho mạng GSM như gọi, hay
       nhắn tin SMS...
       Máy điện thoại - Mobile Equipment
       Thẻ SIM (Subscriber identity module)



Modul nhận dạng thuê bao (Subscriber identity module)

Một bộ phận quan trọng của mạng GSM là modul nhận dạng thuê bao, còn được gọi là thẻ SIM.
SIM là 1 thẻ nhỏ, được gắn vào máy di động, để lưu thông tin thuê bao và danh bạ điện thoại.
Các thông tin trên thẻ SIM vẫn được lưu giữ khi đổi máy điện thoại. Người dùng cũng có thể
thay đổi nhà cung cấp khác, nếu đổi thẻ SIM. Một số rất ít nhà cung cấp dịch vụ mạng ngăn cản
điều này bởi việc chỉ cho phép 1 máy dùng 1 SIM hay dùng SIM khác, nhưng do họ sản xuất,
được gọi là tình trạng Khóa SIM. Ở Australia, Bắc Mỹ và Châu Âu, một số nhà khai thác mạng
viễn thông tiến hành khóa máy di động họ bán. Lý do là giá của các máy này được những nhà
cung cấp đó tài trợ, và họ không muốn người dùng mua máy đó để xài cho hãng khác. Người
dùng cũng có thể liên hệ với nhà sản xuất để đăng ký gỡ bỏ khóa máy. Số được khóa theo máy di
động là số Nhận dạng máy di động quốc tế IMEI (International Mobile Equipment Identity), chứ
không phải số thuê bao.

Một vài nước như Bangladesh, Belgium, Costa Rica, India, Indonesia, Malaysia, và Pakistan tất
cả các máy di động đều được bỏ khóa (Tất nhiên, cả Việt Nam nữa).


Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
                                      Tiêu chuẩn truyền thông di động
                                  3GPP: GSM / UMTS Family

                                  2G

                                           GSM
                                           GPRS
                                           EDGE (EGPRS)
                                             o EDGE Evolution
                                           HSCSD

                                  3G

                                           UMTS (3GSM)
                                           HSPA
                                             o HSDPA
                                             o HSUPA
                                             o HSPA+
                                           UMTS-TDD
                                             o TD-CDMA
                                             o TD-SCDMA
                                           FOMA

                                  Pre-4G

                                           UMTS Revision 8
                                             o LTE
                                             o HSOPA (Super 3G)


                                  3GPP2: cdmaOne / CDMA2000 Family

                                  2G

                                           cdmaOne

                                  3G

                                           CDMA2000
                                           EV-DO

                                  Pre-4G
UMB

Các công nghệ khác

0G

         PTT
         MTS
         IMTS
         AMTS
         OLT
         MTD
         Autotel / PALM
         ARP

1G

         NMT
         AMPS / TACS / ETACS
         Hicap
         CDPD
         Mobitex
         DataTAC

2G

         iDEN
         D-AMPS
         PDC
         CSD
         PHS
         WiDEN

Pre-4G

         iBurst
         HIPERMAN
         WiMAX
         WiBro (Mobile WiMAX)
         GAN (UMA)

Dải tần số
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (tiếng Anh:
General Packet Radio Service (GPRS)) là một              SMR
dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho                Cellular
những người dùng Hệ thống thông tin di động              PCS
toàn cầu (GSM) và điện thoại di động IS-136.
Nó cung cấp dữ liệu ở tốc độ từ 56 đến 114
kbps.

GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức Ứng dụng Không dây
(WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và với các dịch
vụ liên lạc Internet như email và truy cập World Wide Web. Dữ liệu được truyền trên GPRS
thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua chuyển mạch
truyền thống được tính theo từng phút kết nối, bất kể người dùng có thực sự đang sử dụng dung
lượng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ chuyển mạch gói nỗ lực tối đa, trái
với chuyển mạch, trong đó một mức Chất lượng dịch vụ (QoS) được bảo đảm trong suốt quá
trình kết nối đối với người dùng cố định.

Các hệ thống di động 2G kết hợp với GPRS thường được gọi là "2.5G", có nghĩa là, một công
nghệ trung gian giữa thế hệ điện thoại di động thứ hai (2G) và thứ ba (3G). Nó cung cấp tốc độ
truyền tải dữ liệu vừa phải, bằng cách sử dụng các kênh Đa truy cập theo phân chia thời gian
(TDMA) đang còn trống, ví dụ, hệ thống GSM. Trước đây đã có suy nghĩ sẽ mở rộng GPRS để
bao trùm những tiêu chuẩn khác, nhưng thay vào đó những mạng đó hiện đang được chuyển đổi
để sử dụng chuẩn GSM, do đó GSM là hình thức mạng duy nhất sử dụng GPRS. GPRS được
tích hợp vào GSM Release 97 và những phiên bản phát hành mới hơn. Ban đầu nó được Viện
tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đặt tiêu chuẩn, nhưng nay là Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba
(3GPP).


Mục lục
[ẩn]

       1 Cơ bản
           o 1.1 Bảng mã
       2 Dịch vụ và phần cứng
           o 2.1 Modem USB GPRS
       3 Tính sẵn có
       4 Cách cài đặt GPRS tại Việt Nam
           o 4.1 Miễn phí
           o 4.2 Mất phí
       5 Xem thêm
       6 Tham khảo
       7 Liên kết ngoài



[sửa] Cơ bản
Thông thường, dữ liệu GPRS được tính theo kilobyte thông tin truyền nhận, trong khi kết nối dữ
liệu theo dạng chuyển mạch được tính theo giây. Cách tính sau không phù hợp vì ngay cả khi
không có dữ liệu truyền dẫn, những người dùng tiềm năng khác vẫn không thể tận dụng được
băng thông.

Phương pháp đa truy cập dùng trong GSM kết hợp GPRS dựa trên song công chia theo tần số
(FDD) và đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA). Trong suốt một phiên kết nối, người
dùng được gán cho một cặp kênh tần số tải lên và tải xuống. Cái này sẽ phối với hợp với ghép
kênh thống kê theo miền thời gian, có nghĩa là liên lạc theo chế độ gói tin, điều này sẽ giúp cho
vài người dùng có thể chia sẻ cùng một kênh tần số. Các gói này có độ dài cố định, tùy theo
khoảng thời gian GSM. Tải xuống sử dụng định thời gói theo cơ chế tới trước làm trước (FIFO),
trong khi tải lên sử dụng mô hình rất giống với reservation ALOHA. Điều này có nghĩa là slotted
Aloha (S-ALOHA) được dùng để tham vấn chỗ trống trong bước tranh chấp, và sau đó dữ liệu
thật sự được truyền bằng cách sử dụng TDMA động với định thời đến trước làm trước.

GPRS ban đầu hỗ trợ (theo lý thuyết) Giao thức Internet (IP), Giao thức điểm-điểm (PPP) và kết
nối X.25. Cái cuối cùng đã được dùng cho các ứng dụng như thiết bị đầu cuối để thanh toán
không giây, mặc dù nó đã bị bỏ ra khỏi tiêu chuẩn. X.25 vẫn có thể được hỗ trợ trên PPP, hay
thậm trí IP, nhưng để làm điều này cần phải có một bộ định tuyến (router) để thực hiện việc kết
hợp hoặc cơ chế thông tin được tích hợp vào thiết bị đầu cuối như UE(User Equipment). Trên
thực tế, khi điện thoại di động có tích hợph trình duyệt được sử dụng, IPv4 đã được tận dụng.
Trong chế độ này PPP thường không được nhà sản xuất điện thoại di động hỗ trợ, trong khi IPv6
còn chưa phổ biến. Nhưng nếu điện thoại di động được dùng làm modem kết nối với máy tính,
PPP được dùng để gắn IP vào điện thoại. Điều này cho phép DHCP gán một địa chỉ IP và sau đó
sử dụng IPv4 vì địa chỉ IP do thiết bị di động sử dụng thường là địa chỉ động.

Loại A
         Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), cùng lúc cả hai. Những
         thiết bị như vậy đã có mặt trên thị trường.
Loại B
         Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), nhưng chỉ dùng một
         trong hai dịch vụ vào một thời điểm. Trong khi dùng dịch vụ GSM, dịch vụ GPRS bị
         nguenh, bsg sau đó sẽ tự động được tiếp tục sau khi dịch GSM kết thúc. Phần lớn thiết bị
         di động GPRS thuộc Loại B.
Loại C
         Được kết nối với hoặc dịch vụ GPRS hoặc dịch vụ GSM (thoại, SMS). Phải được chuyển
         bằng tay giữa hai dịch vụ.

Một thiết bị Loại A đúng nghĩa có thể cần phải truyền tải trên hai tấn số khác nhau cùng một lúc,
và do đó sẽ cần hai sóng vô tuyến. Để tránh yêu cầu quá tốn kém này, một thiết bị di động GPRS
có thể hiện thực tính năng chế độ truyền tải kép (DTM). Một điện thoại tương thích DTM có thể
dùng đồng thời thoại và dữ liệu dạng gói, cùng với sự hỗ trợ từ mạng để đảm bảo rằng không
nhất thiết phải truyền tải trên hai tần số khác nhau cùng một lúc. Những điện thoại như vậy được
xem là Loại A "giả", đôi khi còn được gọi là "loại A đơn giản".


            Bộ giao thức TCP/IP
Tầng ứng dụng

BGP · DHCP · DNS · FTP · GTP · HTTP · IMAP ·
IRC · Megaco · MGCP · NNTP · NTP · POP · RIP ·
 RPC · RTP · RTSP · SDP · SIP · SMTP · SNMP ·
    SOAP · SSH · Telnet · TLS/SSL · XMPP ·

                  Tầng giao vận

   TCP · UDP · DCCP · SCTP · RSVP · ECN ·

                    Tầng mạng

IP (IPv4, IPv6) · ICMP · ICMPv6 · IGMP · IPsec ·

             Tầng truy nhập mạng

  ARP · RARP · NDP · OSPF · Tunnels (L2TP) ·
  PPP · Media Access Control (Ethernet, MPLS,
      DSL, ISDN, FDDI) · Device Drivers ·

              Hộp này: xem • thảo luận • sửa



GPRS là một công nghệ mới mà tốc độ của nó phụ thuộc trực tiếp vào số khoảng thời gian
TDMA được cung cấp, nó sẽ nhỏ dần tùy vào (a) điện thoại đó hỗ trợ đến đâu và (b) khả năng tối
đa của điện thoại di động, được gọi là GPRS Multislot Class.

[sửa] Bảng mã

                                               Dạng Tốc độ
                                                mã (kbit/s)
                                               CS-1  8,0
                                               CS-2 12,0
                                               CS-3 14,4
                                               CS-4 20,0

Tốc độ truyền tải cũng phụ thuộc vào kênh mã hóa đang dùng. Bộ mã ít mạnh nhất, nhưng nhanh
nhất (CS-4) được sử dụng gần một trạm truyền nhận cơ sở (BTS), trong khi bộ mã mạnh nhất
(CS-1) được dùng khi trạm di động cách quá xa BTS.

Sử dụng CS-4 có thể đạt được tốc độ người dùng là 20,0 kbit/s trên một khoản thời gian. Tuy
nhiên, sử dụng bộ mã này độ bao phủ di động chỉ bằng 25% bình thường. CS-1 có thể đạt được
tốc độ người dùng chỉ 8,0 kbit/s trên một khoản thời gian, nhưng có 98% độ bao phủ thông
thường. Thiết bị mạng mới hơn có thể tự động thay đổi tốc độ truyền dẫn tùy vào vị trí của điện
thoại.
Giống như CSD, HSCSD cũng hình thành mạch và thường được tính theo phút. Đối với một ứng
dụng như tải xuống, HSCSD có thể được ưa thích hơn, vì dữ liệu chuyển mạch thường được ưu
tiên hơn là dữ liệu chuyển mạch gói trên mạng di động, và có chỉ có khoảng vài giây là không có
dữ liệu nào được truyền tải.

           Công nghệ  Tải xuống (kbit/s)       Tải lên (kbit/s)     Cấu hình
             CSD              9,6                     9,6             1+1
            HSCSD            28,8                    14,4             2+1
            HSCSD            43,2                    14,4             3+1
             GPRS            80,0        20,0 (Loại 8 & 10 và CS-4)   4+1
             GPRS            60,0          40,0 (Loại 10 và CS-4)     3+2
         EGPRS (EDGE)       236.8        59.2 (Loại 8, 10 và MCS-9)   4+1
         EGPRS (EDGE)       177.6         118.4 (Loại 10 và MCS-9)    3+2

GPRS dựa theo gói. Khi TCP/IP được dùng, mỗi điện thoại có thể có một hoặc nhiều địa chỉ IP
được thiết lập. GPRS sẽ lưu trữ và chuyển các gói IP đến điện thoại khi đổi điện thoại (khi bạn
chuyển sang sử dụng điện thoại khác). Thời gian ngưng do nhiễu vô tuyến có thể được TCP diễn
dịch thành mất mát gói tin, và gây ra tình trạng thắt cổ chai tạm thời đối với tốc độ truyền tải.

[sửa] Dịch vụ và phần cứng
Dịch vụ dữ liệu GSM nâng cấp lên GPRS cung cấp:

       Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS)
       Push to talk trên điện thoại PoC / PTT
       Nhắn tin nhanh và Presence -- Làng không dây
       Ứng dụng Internet dành cho Thiết bị thông minh thông qua Giao thức Ứng dụng Không
       dây (WAP)
       Dịch vụ Điểm-điểm (PTP): làm việc thông qua internet (giao thức IP)
       Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS)
       Khả năng tăng cường trong tương lai: dễ thêm các chứng năng mới, như có dung lượng
       cao hơn, nhiều người dùng hơn, các truy cập mới, các giao thức mới, các mạng vô tuyến
       mới.

[sửa] Modem USB GPRS

Các modem USB GPRS sử dụng giao diện tương tự như thiết bị đầu cuối USB 2.0 về sau, định
dạng dữ liệu V.42bis, và RFC 1144 và ăng-ten gắn ngoài. Modem có thể được gắn vào cạc (dành
cho laptop) hoặc thiết bị USB gắn ngoài tương tự như chuột máy tính về hình dạng và kích
thước.

GPRS có thể được dùng như sóng mang SMS. Nếu SMS trên GPRS được dùng, tốc độ truyền tải
SMS có thể đạt đến 30 tin nhắn SMS một phút. Tốc độ nhanh hơn nhiều so với SMS thông
thường trên GSM, khi đó tốc độ truyền tải SMS chỉ khoảng 6 đến 10 tin SMS một phút
[sửa] Tính sẵn có
Ở nhiều khu vực, như Pháp, nhà điều hành điện thoại đã tính cước HPRS khá rẻ (so với truyền
dữ liệu GSM trước đây, CSD và HSCSD). Một vài nhà cung cấp điện thoại di dộng đề nghị một
mức giá cố định khi truy cập Internet, trong khi một số khác tính tiền dựa theo dữ liệu truyền
nhận, thường tính tròn theo 100 kilobyte.

Trong thời hoàng kim của GPRS ở những nước phát triển, khoảng năm 2005, giá chuẩn thay đổi
từ €0,24 mỗi megabyte đến hơn €20 mỗi megabyte. Ở những nước đang phát triển, giá cả chênh
lệch nhiều, và thay đổi thường xuyên. Một số nhà cung cấp mạng cho truy cập miễn phí trong
khi họ đã quyết định mức giá, như Togocel.tg ở Togo, Tây Phi, một số khá tính giá quá cao, như
Tigo của Ghana tới một dollar Mỹ một megabyte hay Indonesia là $3 một megabyte. Mero
Mobile của Nepal tính tiền người dùng tới lượng trần, sau đó miễn phí. Vào năm 2008, truy cập
dữ liệu ở Canada vẫn khá mắc. Ví dụ, Fido tính $0.05 một kilobyte, hoặc $50 một megabyte.[1]

Thẻ SIM trả trước cho phép khác du lịch mua truy cập Internet trong thời hạn ngắn.

Tốc độ tối đa của kết nối GPRS trong năm 2003 tương đương với kết nối modem trong mạng
điện thoại tương tự có dây, khoảng 32 đến 40 kbit/s, tùy vào điện thoại sử dụng. Độ trễ là rất cao;
một ping đi vòng mất khoảng 600 đến 700 ms và thường đạt đến 1s. GPRS nói chung có độ ưu
tiên thấp hơn thoại, và do đó chất lượng kết nối cũng thay đổi lớn.

Để thiết lập một kết nối GPRS cho một modem không dây, người dùng phải xác định một APN,
có thể là tên người dùng và mật khẩu, và rất hiếm, địa chỉ IP, tất cả đều do nhà cung cấp dịch vụ
cung cấp.

Các thiết bị được cải tiến ngầm/RTT (như thông qua tính năng chế độ UL TBF mở rộng) hiện đã
xuất hiện rộng rãi. Tương tự, sự nâng cấp các tính năng mạng đã có một vài nhà cung cấp. Với
những sự cải tiến này thời gian đi vòng có thể giảm xuống, dẫn đến tăng đáng kể tốc độ truyền
dẫn ở mức ứng dụng.

[sửa] Cách cài đặt GPRS tại Việt Nam
[sửa] Miễn phí

       Thuê bao Mobifone:

   1. Soạn tin "DK" gửi 994 để đăng ký với mạng mobifone.
   2. Soạn tin "GPRS TênmáyĐờimáy" gửi 994. Mạng sẽ gửi về 2 tin nhắn, tin đầu tiên cho số
      PIN 1234, tin sau gửi cấu hình cài đặt.

Ấn SAVE (hoặc LƯU) để lưu cấu hình.

Nội dung bản tin nằm giữa hai dấu ngoặc kép ở trên.
[sửa] Mất phí

EDGE
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
                                      Tiêu chuẩn truyền thông di động
                                  3GPP: GSM / UMTS Family

                                  2G

                                           GSM
                                           GPRS
                                           EDGE (EGPRS)
                                             o EDGE Evolution
                                           HSCSD

                                  3G

                                           UMTS (3GSM)
                                           HSPA
                                             o HSDPA
                                             o HSUPA
                                             o HSPA+
                                           UMTS-TDD
                                             o TD-CDMA
                                             o TD-SCDMA
                                           FOMA

                                  Pre-4G

                                           UMTS Revision 8
                                             o LTE
                                             o HSOPA (Super 3G)


                                  3GPP2: cdmaOne / CDMA2000 Family

                                  2G

                                           cdmaOne

                                  3G
CDMA2000
         EV-DO

Pre-4G

         UMB

Các công nghệ khác

0G

         PTT
         MTS
         IMTS
         AMTS
         OLT
         MTD
         Autotel / PALM
         ARP

1G

         NMT
         AMPS / TACS / ETACS
         Hicap
         CDPD
         Mobitex
         DataTAC

2G

         iDEN
         D-AMPS
         PDC
         CSD
         PHS
         WiDEN

Pre-4G

         iBurst
         HIPERMAN
         WiMAX
         WiBro (Mobile WiMAX)
EDGE (Enhanced Data Rates for GSM                         GAN (UMA)
Evolution), đôi khi còn gọi là Enhanced
GPRS (EGPRS), là một công nghệ di động            Dải tần số
được nâng cấp từ GPRS cho phép truyền dữ
liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho
người dùng cố định hoặc di chuyển chậm và                 SMR
144kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao.            Cellular
Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến                PCS
như một công nghệ 2.75G. Thực tế bên cạnh
điều chế GMSK, EDGE dùng phương thức
điều chế 8-PSK để tăng tốc độ dữ liệu truyền. Chính vì thế, để triển khai EDGE, các nhà cung
cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS.

[sửa] Đặc điểm
EDGE cung cấp cho chúng ta một dung lượng dữ liệu gấp 3 lần GPRS. Khi sử dụng EDGE nhà
điều hành có thể quản lý được hơn gấp 3 lần số thuê bao đối với GPRS, và gấp 3 lần giá trị dữ
liệu trên một thuê bao, thêm một dung lượng đáng kể cho truyền thông thoại. EDGE sử dụng cấu
trúc khung dữ liệu, kênh lô-gic,và băng thông sóng mang 200kHz giống như TDMA (Xử-lý-
nhân-chia-thời-gian) dùng trong mạng GSM hiện nay, cho phép nó phủ sóng trực tiếp trên nền
GSM hiện có. Đối với một số mạng GSM/GPRS hiện nay, EDGE thực chất chỉ là một sự nâng
cấp phần mềm.

EDGE cho phép truyền tải các dịch vụ di động tiên tiến như tải video, clip nhạc, tin nhắn đa
phương tiện hoàn hảo, truy cập internet, e-mail di động tốc độ cao.


Đa truy cập phân chia theo mã
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ CDMA)
Bước tới: menu, tìm kiếm

CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access) nghĩa là đa truy nhập (đa người dùng)
phân chia theo mã. Khác với GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian
các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng
một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một
giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của
nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn
lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao
(máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ,
CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được.

Mục lục
[ẩn]

       1 Ứng dụng
       2 Ưu điểm
           o 2.1 Sử dụng bộ mã hóa ưu việt
           o 2.2 Chuyển giao mềm
           o 2.3 Điều khiển công suất
       3 Liên kết ngoài



[sửa] Ứng dụng
Hiện nay ở Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Trong đó, S-Telecom (S-
Fone), EVN Telecom sử dụng công nghệ CDMA, Mobifone, Vinaphone, GTel và Vietel sử dụng
công nghệ GSM, Hà Nội Telecom(HT Mobile) chuyển từ công nghệ CDMA sang eGSM.

Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động trên toàn cầu.
TDMA ngoài chuẩn GSM còn có một chuẩn khác nữa, hiện được sử dụng chủ yếu ở Mỹ Latin,
Canada, Đông Á, Đông Âu. Còn công nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Hàn Quốc...
Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số,
cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách
định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Công nghệ này đòi
hỏi vốn đầu tư ban đầu ít tốn kém hơn CDMA. Còn công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã
CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín
hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công
nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Theo các chuyên gia CNTT Việt Nam, xét ở
góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn.

[sửa] Ưu điểm
[sửa] Sử dụng bộ mã hóa ưu việt

Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng,
nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5-20 lần so với công nghệ GSM. Áp dụng kỹ
thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên gần bằng với hệ thống điện thoại hữu
tuyến.

[sửa] Chuyển giao mềm

Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp
nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng
đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng
một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi.

[sửa] Điều khiển công suất
Một ưu điểm khác nữa của CDMA là nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác,
thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của
pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ
hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.

Trong thông tin di động, thuê bao di động di chuyển khắp nơi với nhiều tốc độ khác nhau, vì thế
tín hiệu phát ra có thể bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù cho sự sụt giảm này, hệ thống
phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất phát. Các hệ thống analog và GSM hiện nay có
khả năng điều khiển chậm và đơn giản, thuê bao không thể thay đổi mức công suất đủ nhanh, do
đó phải luôn luôn phát ở công suất cao hơn vài dB so với mức cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng
mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công
nghệ của mạng. Chi phí cho thiết bị đầu cuối CDMA hiện nay khoảng 200-1.000 USD tùy công
năng của máy, trong tương lai giá sẽ thấp hơn. Trong vấn đề bảo mật, CDMA cung cấp chế độ
bảo mật cao nhờ sử dụng tín hiệu trải băng phổ rộng. Các tín hiệu băng rộng khó bị rò ra vì nó
xuất hiện ở mức nhiễu, những người có ý định nghe trộm sẽ chỉ nghe được những tín hiệu vô
nghĩa. Ngoài ra, với tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể
triển khai nhiều tùy chọn dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet...

Không chỉ ứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA còn thích hợp sử dụng trong việc
cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định với chất lượng ngang bằng với hệ thống hữu tuyến,
nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới. Đặc biệt các hệ thống này có thể triển khai và mở rộng nhanh
và chi phí hiện thấp hơn hầu hết các mạng hữu tuyến khác, vì đòi hỏi ít trạm thu phát.

Tuy nhiên, những máy điện thoại di động đang sử dụng chuẩn GSM hiện nay không thể sử dụng
chuẩn CDMA. Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống thông tin di động này sẽ phải phát triển lên
WCDMA mới đáp ứng được nhu cầu truy cập di động các loại thông tin từ mạng Internet với tốc
độ cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và so với tốc độ 144.000 bit/giây của
CDMA


Hệ thống viễn thông di động toàn cầu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ UMTS)
Bước tới: menu, tìm kiếm
        Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được
        chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
        Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ
        Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không,
        những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) là 1 trong các công nghệ di động 3G. UMTS
dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức các đối tác phát
triển 3G (3GPP), và là lời đáp của Châu Âu cho yêu cầu phát triển 3G đối với hệ thống di động
tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về
bản chất công nghệ 3G của UMTS và chuẩn GSM truyền thống.
Mục lục
[ẩn]

       1 Lịch sử
       2 Đặc trưng
       3 Công nghệ
       4 Kiến trúc mạng UMTS



[sửa] Lịch sử
Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã
bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn3G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là
UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di
động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị
(băng rộng lên tới 5MHz).

Sau đó sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào việc xây dựng các tiêu chuẩn này đã thúc đẩy
nhanh chóng sự phát triển của công nghệ3G trên phạm vi toàn cầu. Năm 1998, châu Âu và Nhật
đạt được sự nhất trí về những tham số chủ chốt của Khuyến nghị CDMA băng rộng và đưa nó trở
thành phương án kỹ thuật dùng giao diện không gian FDD (ghép tần số song công - Frequency
Division Duplex) trong hệ thống UMTS. Và từ đó phương án kỹ thuật này được gọi là WCDMA
để nêu rõ sự khác biệt với tiêu chuẩn CDMA băng hẹp của Mỹ (băng rộng chỉ có 1,25 MHz).

Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức
tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa
giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các
quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt củaCDMA.

UMTS là viết tắt của Universal Mobile Telecommunication System. UMTS là mạng di động thế
hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật trãi phổ W(wideband)-CDMA. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ
chức 3GPP. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM để chỉ khả năng "interoperability" giữa GSM
và UMTS. UMTS được phát triển lên từ các nước sử dụng GSM. UMTS sử dụng băng tầng khác
với GSM.

[sửa] Đặc trưng
UMTS, dùng công nghệ CDMA băng rộng WCDMA, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến
21Mbps (về lý thuyết, với chuẩn HSPDA). Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có
thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2Mbps (với máy di động hỗ trợ
HSPDA). Dù sao, tốc độ này cũng lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6kbps của 1 đơn kênh GSM
hay 9.6kbps của đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của CDMAOne) và một số công nghệ mạng
khác.
Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là GSM, thì GPRS được xem là thế hệ 2.5G. GPRS, dùng
chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của GSM, hỗ trợ tốc độ dữ
liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay EGDE, được
xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. GPRS dùng 4 mức mã hóa (coding
schemes; CS-1 to 4), trong khi EDGE dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding
Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của EDGE đạt tới 180 kbit/s.

Từ năm 2006, mạng UMTS được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn HSPDA, được xem
như mạng 3.5G. Hiện giờ, HSPDA cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21Mbps. Dài hơi
hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường
xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số
trực giao.

Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động
hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng,
nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của UMTS
thường dành để truy cập Internet.

[sửa] Công nghệ




Một bộ phát của UMTS đặt trên nóc tòa nhà

UMTS kết hợp giao diện vô tuyến WCDMA, TD-CDMA, hay TD-SCDMA, lõi Phía ứng dụng
di động của GSM (MAP), và các chuẩn mã hóa thoại của GSM.

UMTS (W-CDMA) dùng các cặp kênh 5Mhz trong kỹ thuật truyền dẫn UTRA/FDD. Ban đầu,
băng tần ấn định cho UMTS là 1885–2025 MHz với đường lên (uplink) và 2110–2200 MHz cho
đường xuống (downlink). Ở Mỹ, băng tần thay thế là 1710–1755 MHz (uplink) và 2110–2155
MHz (downlink), do băng tần 1900MHz đã dùng.
UMTS là một mạng RAN (mạng truy nhập vô tuyến) thay vì GERAN như của GSM/EGDE.
UMTS và GERAN có thể dùng chung mạng lõi CN, và cho phép chuyển mạch thông suốt giữa
các RAN nếu cần. Mạng lõi CN có thể kết nối đến nhiều mạng đường trục khác nhau như của
Internet và ISDN. UMTS (cũng như GERAN) gồm 3 lớp thấp nhất của mô hình truyền thông
OSI. Lớp mạng (OSI 3) gồm giao thức Quản lý tài nguyên vô tuyến RRM, quản lý các kênh sóng
mang (bearer channels) giữa máy di động và mạng.

[sửa] Kiến trúc mạng UMTS
       Bài chi tiết: Kiến trúc hệ thống viễn thông di động toàn cầu




Kiến trúc mạng UMTS


Kiến trúc hệ thống viễn thông di động toàn
cầu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
        Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được
        chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
        Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ
        Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không,
        những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
         Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong
         Wikipedia.
         Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.


Hệ thống viễn thông di động toàn cầu là 1 trong số các chuẩn di động 3G, phát triển lên từ
EGDE 2.75G; GPRS 2.5G và mạng tổ ong GSM 2G
[sửa] Kiến trúc UMTS




Kiến trúc mạng UMTS

Như hình vẽ thể hiện, Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần truy nhập vô tuyến (UMTS Terrestrial
Radio Access Network- UTRAN) và phần mạng lõi (core). Phần truy nhập vô tuyến bao gồm
Node B và RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN, GGSN; Phần core cho
voice thì có MCS và GMSC.

•Node B: Chức năng chính của Node B là xử lý lớp vật lý (L1) ở giao diện vô tuyến như mã hóa
kênh, đan xen, trải phổ, điều chế... Nó cũng thực hiện một chức năng tài nguyên vô tuyến như
điều khiển công suất vòng trong,...

•RNC: Trong trường hợp Node B chỉ có một kết nối với mạng thì RNC chịu trách nhiệm điều
khiển Node B được gọi là CRNC. Ngược lại, khi Node B có hơn một kết nối mạng thì các RNC
được chia thành hai loại khác nhau theo vai trò logic của chúng.

- RNC phục vụ (Serving RNC): Đây là RNC kết nối cả đường lưu lượng và báo hiệu RANAP với
mạng lõi.SRNC cũng kết cuối báo hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến giữa UE và UTRAN, xử
lý số liệu lớp 2 (L2) từ/tới giao diện vô tuyến. SRNC của Node B này cũng có thể là CRNC của
một Node B khác.

- RNC trôi (Drift RNC): Đây là RNC bất kỳ khác với SRNC, để điều khiển các ô được MS sử
dụng. Khi cần, DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở phân tập vĩ mô. DRNC không
thực hiện xử lý ở lớp 2 đối số liệu từ/tới giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số liệu một cách
trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur. MộtUE có thể không có hoặc có một hay nhiều DRNC.
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document
New microsoft office word document

More Related Content

What's hot

What's hot (6)

Bai2 tmdt1
Bai2 tmdt1Bai2 tmdt1
Bai2 tmdt1
 
Aon vs pon 2
Aon vs pon 2Aon vs pon 2
Aon vs pon 2
 
Ttlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyTtlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huy
 
Modem adsl
Modem adslModem adsl
Modem adsl
 
Giao thuc ip
Giao thuc ipGiao thuc ip
Giao thuc ip
 
Ftp clientserver
Ftp clientserverFtp clientserver
Ftp clientserver
 

Viewers also liked

Aninda stefiani f0307026 aset tetap
Aninda stefiani f0307026 aset tetapAninda stefiani f0307026 aset tetap
Aninda stefiani f0307026 aset tetapAninda Stefiani
 
Fso da tong hop nhung chua hoan chinh phap sua
Fso da tong hop nhung chua hoan chinh phap suaFso da tong hop nhung chua hoan chinh phap sua
Fso da tong hop nhung chua hoan chinh phap suaNguyễn 0983882811
 
Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2
Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2
Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2Aninda Stefiani
 
Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1
Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1
Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1Aninda Stefiani
 
Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)
Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)
Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)Aninda Stefiani
 
Medina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ah
Medina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ahMedina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ah
Medina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ahAninda Stefiani
 
Manajemen Strategi ; Kasus Southwest Airlines
Manajemen Strategi ; Kasus Southwest AirlinesManajemen Strategi ; Kasus Southwest Airlines
Manajemen Strategi ; Kasus Southwest AirlinesAninda Stefiani
 
Ppt on automation
Ppt on automation Ppt on automation
Ppt on automation harshaa
 

Viewers also liked (15)

Aninda stefiani f0307026 aset tetap
Aninda stefiani f0307026 aset tetapAninda stefiani f0307026 aset tetap
Aninda stefiani f0307026 aset tetap
 
Slide (GAGAL)
Slide (GAGAL)Slide (GAGAL)
Slide (GAGAL)
 
MiNDS
MiNDSMiNDS
MiNDS
 
MiNDS
MiNDSMiNDS
MiNDS
 
MiNDS
MiNDSMiNDS
MiNDS
 
My Blog
My BlogMy Blog
My Blog
 
Fso da tong hop nhung chua hoan chinh phap sua
Fso da tong hop nhung chua hoan chinh phap suaFso da tong hop nhung chua hoan chinh phap sua
Fso da tong hop nhung chua hoan chinh phap sua
 
Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2
Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2
Persiapan Komprehensif : AKM 1 & AKM 2
 
7habits
7habits7habits
7habits
 
Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1
Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1
Medina side book_expression_level_1---latihan dl ta'bir 1
 
Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)
Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)
Pasar Modal : Wakil Penjamin Emisi Efek (WPPE)
 
Medina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ah
Medina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ahMedina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ah
Medina side book_reading_level_1--latihal dl qiro'ah
 
Awt presentation
Awt presentationAwt presentation
Awt presentation
 
Manajemen Strategi ; Kasus Southwest Airlines
Manajemen Strategi ; Kasus Southwest AirlinesManajemen Strategi ; Kasus Southwest Airlines
Manajemen Strategi ; Kasus Southwest Airlines
 
Ppt on automation
Ppt on automation Ppt on automation
Ppt on automation
 

Similar to New microsoft office word document

Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPThanh Sơn
 
Tổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipTổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipVNG
 
Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)ltphong_it
 
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internetBaigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internetquangaxa
 
50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)
50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)
50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)didauday01
 
Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Giang Dinh
 
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tínhchương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tínhQuyên Nguyễn Tố
 
Network 1206754309287969-2
Network 1206754309287969-2Network 1206754309287969-2
Network 1206754309287969-2Tiệu Vây
 
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH Android
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH AndroidNghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH Android
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH AndroidNguyễn Tuấn
 
Bao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnBao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnvanliemtb
 
B3 co so-ha_tang
B3 co so-ha_tangB3 co so-ha_tang
B3 co so-ha_tangthanhvietbk
 
Các giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptx
Các giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptxCác giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptx
Các giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptxchamkhe
 
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpLe Trung Hieu
 
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2Huy Đậu Ngọc
 
Giai ma mang
Giai ma mangGiai ma mang
Giai ma mangHà nội
 

Similar to New microsoft office word document (20)

Voip
VoipVoip
Voip
 
Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIP
 
Tổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipTổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ip
 
Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)
 
Network
NetworkNetwork
Network
 
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internetBaigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
 
50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)
50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)
50137078 đề-tai-giao-thức-sip (1)
 
Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1Mang May Tinh - Chapter 1
Mang May Tinh - Chapter 1
 
Chương 1.pdf
Chương 1.pdfChương 1.pdf
Chương 1.pdf
 
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tínhchương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
chương 4 - TCP/IP - mạng máy tính
 
Network 1206754309287969-2
Network 1206754309287969-2Network 1206754309287969-2
Network 1206754309287969-2
 
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH Android
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH AndroidNghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH Android
Nghiên cứu xây dựng ứng dụng bảo mật VoIP trên HĐH Android
 
Bao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnBao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpn
 
B3 co so-ha_tang
B3 co so-ha_tangB3 co so-ha_tang
B3 co so-ha_tang
 
Các giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptx
Các giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptxCác giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptx
Các giải pháp dịch vụ truyền tải - IPTP networks.pptx
 
Tim hieu mang rieng ao
Tim hieu mang rieng aoTim hieu mang rieng ao
Tim hieu mang rieng ao
 
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPTChương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
Chương 1 Khái niệm và ứng dụng của mạng máy tính - Giáo trình FPT
 
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
 
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
 
Giai ma mang
Giai ma mangGiai ma mang
Giai ma mang
 

New microsoft office word document

  • 1. Cơ bản về VoIP VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol, hay còn được gọi dưới các tên khác như: Internet telephony, IP Telephony, Broadband telephony, Broadband Phone và Voice over Broadband. VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP. Trong đó tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp ( data packets) thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP , sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận. VoIP sử dụng kỹ thuật số và yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cáp. Có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau cung cấp VoIP và nhiều dịch vụ khác. Ứng dụng chung nhất của VoIP cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển mạch điện thoại. Với ứng dụng này, bạn vẫn cần có một số điện thoại, vẫn phải quay số để thực hiện cuộc gọi như sử dụng thông thường II. Các kiểu kết nối sử dụng VoIP Computer to Computer: Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, Là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận ( receiver) sử dụng chung 1 VoIP service (Skype,MSN,Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn. Computer to phone: Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có 1 account + software (VDC,Evoiz,Netnam,…). Với dịch vụ này 1 máy PC có kết nối tới 1 máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có. Ưu điểm : đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng sẽ tốn ít phí hơn 1 cuộc hội thoại thông qua 2 máy điện thoại thông thường. Chi phí rẻ, dễ lắp đặt Nhược điểm: chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối internet + service nhà cung cấp Phone to Phone: Là 1 dịch vụ có phí. Bạn không cần 1 kết nối Internet mà chỉ cần 1 VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành 1 IP phone.
  • 2. III. Các thành phần trong mạng VoIP: Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại) - VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN ) và mạng VoIP. - VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog. VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP . Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server. Thiết bị đầu cuối (End user equipments ) : Softphone và máy tính cá nhân (PC) : bao gồm 1 headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga, GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting, SIPSet, .. Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với 1 IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là 1 thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm nguồn. IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server IV. Phương thức hoạt động: VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng (IP based network). Do vậy, trước hết giọng nói (voice) sẽ phải được chuyển đổi thành các dãy bit kĩ thuật số ( digital bits) và được đóng gói thành các packet để sau đó được truyền tải qua mạng IP network và cuối cùng sẽ được chuyển lại thành tín hiệu âm thanh đến người nghe. Tiến trình hoạt động của VoIP thông qua 2 bước: Call Setup: trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí ( thông qua địa chỉ của người
  • 3. nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu voice Voice data processing: Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số ( digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tính năng bổ sung nhằm tránh các bộ phân tích mạng _sniffer ). Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP (Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu chứa dữ liệu cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe. Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP . Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại V. Các giao thức của VoIP (VoIP protocols) : VoIP cần 2 loại giao thức : Signaling protocol và Media Protocol. Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,… Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. Các loại Media Protocols như: RTP ( Real-Time Protocol) ,RTCP (RTP control Protocol) , SRTP (Secure Real- Time Transport Protocol), và SRTCP (Secure RTCP) Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocol nằm trong tầng UDP. Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các giao thức mở rộng dựa trên nền của 1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn quốc tế là H.323 và SIP. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM (Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP ( Signaling Connection Control Part) Những giao thức riêng này gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của các hãng khác nhau. VI. Bộ giao thức H.323 : H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T ( International Telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector). H.323 phiên bản 1 ra đời vào khoảng năm 1996 và 1998 phiên bản thế hệ 2 ra đời. H.323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó H.323 đã tiến tới trở thành 1 giao thức truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. Là giao thức chuẩn, bao trùm các giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,…
  • 4. Các thành phần hoạt động trong giao thức H.323: có 4 thành phần : Terminal: là 1 PC hay 1 IP phone đang sử dụng giao thức H.323 Gateway: Là cầu nối giữa mạng H.323 với các mạng khác như SIP, PSTN,…Gateway đóng vai trò chuyển đổi các giao thức trong việc thiết lập và chấm dứt các cuộc gọi, chuyển đổi các media format giữa các mạng khác nhau. GateKeeper: đóng vai trò là những điểm trung tâm ( focal points) trong mô hình mạng H.323. Các dịch vụ nền sẽ quyết định việc cung cấp địa chỉ (addressing),phân phát băng thông (bandwidth),cung cấp tài khoản, thẩm định quyền ( authentication) cho các terminal và gateway… Mutipoint control unit (MCU): hỗ trợ việc hội thoại đa điểm (conference)cho các máy terminal ( 3 máy trở lên )trong mạng H.323 Phương thức hoạt động của H.323 network: Khi 1 phiên kết nối được thực hiện, việc dịch địa chỉ (address translation) sẽ được 1 gateway đảm nhận. Khi địa chỉ IP của máy đích được xác nhận, 1 kết nối TCP sẽ được thiết lập từ địa chỉ nguồn tới người nhận thông qua giao thức Q.931 ( là 1 phần của bộ giao thức H.323). Ở bước này, cả 2 nơi đều tiến hành việc trau đổi các tham số bao gồm các tham số mã hoá ( encoding parameters) và các thành phần tham số liên quan khác. Các cổng kết nối và phân phát địa chỉ cũng được cấu hình. 4 kênh RTCP và RTP được kết nối, mỗi kênh có 1 hướng duy nhất. RTP là kênh truyền dữ liệu âm thanh (voice data) từ 1 thực thể sang 1 thực thể khác. Khi các kênh đã được kết nối thì dữ liệu âm thanh sẽ được phát thông qua các kênh truyền này thông qua các RTCP instructions. VII. Bộ giao thức SIP : SIP: (Session Initiation Protocol) được phát triển bởi IETF ( Internet Engineering Task Force) MMUSIC ( Multiparty Multimedia Session Control) Working Group (theo RFC 3261). Đây là 1 giao thức kiểu diện ký tự ( text-based protocol_ khi client gửi yêu cầu đến Server thì Server sẽ gửi thông tin ngược về cho Client), đơn giản hơn giao thức H.323. Nó giống với HTTP, hay SMTP. Gói tin (messages) bao gồm các header và phần thân ( message body). SIP là 1 giao thức ứng dụng ( application protocol) và chạy trên các giao thức UDP, TCP và STCP. Các thành phần trong SIP network : Cấu trúc mạng của SIP cũng khác so với giao thức H.232. 1 mạng SIP bao gồm các End Points, Proxy, Redirect Server, Location Server và Registrar. Người sử dụng phải đăng k{ với Registrar về địa chỉ của họ. Những thông tin này sẽ được lưu trữ vào 1 External Location Server. Các gói tin SIP sẽ được gửi thông qua các Proxy Server hay các Redirect Server. Proxy Server dựa vào tiêu đề “to” trên gói tin để liên lạc với server cần liên lạc rồi gửi các pacckets cho máy người nhận. Các redirect server đồng thời gửi thông tin lại cho người gửi ban đầu.
  • 5. Phương thức hoạt động của SIP network : SIP là mô hình mạng sử dụng kiểu kết nối 3 hướng ( 3 way handshake method) trên nền TCP. Ví dụ trên, ta thấy 1 mô hình SIP gồm 1 Proxy và 2 end points. SDP ( Session Description Protocol) được sử dụng để mang gói tin về thông tin cá nhân ( ví dụ như tên người gọi) . Khi Bob gửi 1 INVITE cho proxy server với 1 thông tin SDP. Proxy Server sẽ đưa yêu cầu này đến máy của Alice. Nếu Alice đồng ý, tín hiệu “OK” sẽ được gửi thông qua định dạng SDP đến Bob. Bob phản ứng lại bằng 1 “ACK” _ tin báo nhận. Sau khi “ACK” được nhận, cuộc gọi sẽ bắt đầu với giao thức RTP/RTCP. Khi cuộc điện đàm kết thúc, Bob sẽ gửi tín hiệu “Bye” và Alice sẽ phản hồi bằng tín hiệu “OK”. Khác với H.232, SIP không có cơ chế bảo mật riêng. SIP sử dụng cơ chế thẩm định quyền của HTTP ( HTTP digest authentication), TLS, IPSec và S/MIME ( Secure/Multipurpose Internet Mail Extension) cho việc bảo mật dữ liệu. MGCP và Megaco/H.248 MGCP ( Media Gateway Control Protocol) được sử dụng để liên lạc giữa các thành phần riêng lẻ của 1 VoIP gateway tách rời. Đây là 1 protocol được bổ sung cho 2 giao thức SIP và H.323. Với MGCP, MGC server có khả năng quản lý các cuộc gọi và các cuộc đàm thoại dưới sự hỗ trợ của các dịch vụ ( services). MGCP là 1 giao thức master/slave vớic các ràng buộc chặt chẽ giữa MG ( end point) và MGC ( server ). MEGACO/H.248 : (còn được gọi là Gate way Control Protocol) Có nguồn gốc từ MGCP và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Sự phát triển MEGACO/H.248 bao gồm việc hỗ trợ đa phương tiện và các dịch vụ hội thoại nâng cao đa điểm ( multipoint conferencing enhanced services ) , các cú pháplập trình được nâng cao nhằm tăng hiệu quả cho các tiến trình đàm thoại, hỗ trợ cả việc mã hoá text và binary và thêm vào việc mở rộng các định nghĩa cho các packets. Megaco đưa ra những cơ cấu bảo mật ( security mechanisms) trong các cơ cấu truyền tải cơ bản như IPSec. H.248 đòi hỏi sự thực thi đầy đủ của giao thức H.248 kết hợp sự bổ sung của IPSec khi hệ điều hành (OS) và mạng truyền vận ( transport network) có hỗ trợ IPSec. VIII. Tính bảo mật của VoIP: VoIP được đưa vào sử dụng rộng rãi khi công nghệ tích hợp giọng nói và dữ liệu phát triển. Do sử dụng chung các thành phần thiết bị chung với môi trường truyền dữ liệu mạng ( data network), VoIP cũng chịu chung với các vấn đề về bảo mật vốn có của mạng data. Những bộ giao thức mới dành riêng của VoIP ra đời cũng mang theo nhiều vấn đề khác về tính bảo mật Nghe lén cuộc gọi ( EavesDropping of phone conversation): Nghe lén qua công nghệ VoIP càng có nguy cơ cao do có nhiều node trung gian trên đường truyền giữa 2 người nghe và người nhận. Kẻ tấn công có thể nghe lén được cuộc gọi bằng cách tóm lấy các gói tin IP đang lưu thông qua các node trung gian. Có khá nhiều công cụ miễn phí và có phí kết hợp với các card mạng hỗ trợ chế độ pha tạp ( promiscuous mode) giúp thực hiện được điều này như Cain&Abel, Ethreal, VoMIT Truy cập trái phép ( Unauthorized access attack) : Kẻ tấn công có thể xâm phạm các tài nguyên trên
  • 6. mạng do nguyên nhân chủ quan của các admin. Nếu các mật khẩu mặc định của các gateway và switch không được đổi thì kẻ tấn công có thể lợi dụng để xâm nhập. Các switch cũ vẫn còn dùng Telnet để truy cập từ xa, và clear-text protocol có thể bị khai thác 1 khi kẻ tấn công có thể sniff được các gói tin. Với các Gateway hay switch sử dụng giao diện web server (web server interface) cho việc điều khiển từ xa ( remote control) thì kẻ tấn công có thể tóm các gói tin HTTP trong mạng nội bộ để lấy các thông tin nhạy cảm này thì kẻ tấn công còn có thể sử dụng kỹ thuật ARP cache poisoning để tóm lấy các gói tin đang lưu chuyển trong 1 mạng nội bộ Caller ID spoofing :Caller ID là 1 dịch vụ cho phép user có thể biết được số của người gọi đến. Caller ID spoofing là kỹ thuật mạo danh cho phép thay đổi số ID của người gọi bằng những con số do user đặt ra. So với mạng điện thoại truyền thống, thì việc giả mạo số địên thoại VoIP dễ hơn nhiều, bởi có khá nhiều công cụ và website cho phép thực hiện điều này, ví dụ như www.spooftel.com,www.telespoof.com, www.callnotes.net,www.spoofcard.com. IX. Hướng khắc phục và biện pháp giải quyết : Việc mã hoá các gói tin theo công nghệ IPSec sẽ giúp tránh được các cuộc nghe lén. Công nghệ SRTP đang dần thay thế cho RTP để bảo vệ các tín hiệu âm thanh và hình ảnh lưu thông trên mạng Đối với Gateway và switch, công nghệ SSH nên được thay thế cho clear-text protocol, và HTTPs nên được dùng thay cho HTTP, và tốt nhất là các mật khẩu mặc định nên được thay đổi một khi hệ thống được triển khai. Việc nâng cấp hệ thống định kz cũng nên được xem xét một cách chính đáng. Mô hình mạng trong công ty có sử dụng VoIP cần phải được xem xét. Vấn đề tốt nhất có thể làm là phân chia các máy sử dụng VoIP và data ra làm 2 mạng khác nhau. Đối với các voice gateway ( nơi có sự nối ghép giữa PSTN và IP ) cần phải chặn các gói SIP, H.323 hoặc bất cứ gói dữ liệu nào được gửi đến từ mạng data. Việc mã hoá các gói tin tại Router và Gateway sử dụng IPSec là 1 lựa chọn tốt cho việc bảo mật. Không nên sử dụng Softphone khi mà vấn đề về virus và worm đang một ngày một đáng quan tâm. Liên tục nâng cấp phần mềm – Nếu hãng phần mềm cung cấp các bản vá cho hệ điều hành thì bạn nên cài đặt chúng ngay lập tức. Việc đó sẽ ngăn chặn được các tấn công đang lợi dụng yếu điểm trong lỗ hổng phần mềm . Sử dụng và cập nhật phần mềm chống virus – Phần mềm chống virus có thể nhận ra và bảo vệ máy tính chống lại các virus đã được định nghĩa. Mặc dù vậy kẻ tấn công luôn tìm mọi cách để viết ra các virus mới, chính vì vậy bạn phải thường xuyên cập nhật phần mềm virus . Tận dụng triệt để các tùy chọn bảo mật – Nhiều nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ cho phép mã hóa. Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều vấn đề riêng tư và bảo mật thì cũng nên cân nhắc đến các tùy chọn có sẵn này. Cài đặt và kích hoạt tường lửa –Tường lửa có thể ngăn chặn nhiều kiểu xâm nhập bằng việc khóa lưu lượng nguy hiểm trước khi chúng xâm nhập vào máy tính của bạn. Đánh giá các thiết lập bảo mật – Cả máy tính của bạn và các thiết bị/phần mềm VoIP cung cấp nhiều tính năng khác nhau có thể trang bị cho yêu cầu của bạn. Mặc dù vậy, việc cho phép các tính năng cụ thể có thể để lại cho bạn nhiều lỗ hổng dễ bị tấn công. Vì vậy vô hiệu hóa một số tính năng nếu bạn
  • 7. cảm thấy không cần thiết. Kiểm tra các thiết lập của bạn, thiết lập bảo mật riêng và chọn các tùy chọn mà bạn cần để tránh mang lại những rủi ro không đáng có. X. Tổng kết : - VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol - VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP VoIP có 3 dạng sử dụng : Computer to computer, computer to phone và phone to phone. - Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: + Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số + Voice Server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP .http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikiped...1c_gi%E1%BA%A3 + End User Equipments: bao gồm PC, điện thoại để bàn có IP adapter, IP phone,.. - Phương thức hoạt động của VoIP : tín hiệu voice sẽ được chuyển thành tín hiệu số, được nén lại, rồi mã hoá. Sau đó các gói data này đến người nhận qua môi trường IP, được giải nén, rồi chuyển thành tín hiệu âm thanh đến tai người nghe. - VoIP cần 2 loại giao thức : + Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,… + Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. RTP ,RTCP , SRTP và SRTCP Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocols nằm trong tầng UDP. - Có 2 bộ giao thức VoIP được dùng rộng rãi trên thế giới là : H.323 và SIP - Vấn đề bảo mật của VoIP gắn liền với vấn đề bảo mật mạng Internet thông thường kết hợp với các nguyên tắc cẩn trọng của người sử dụng. Các nhà cung cấp ngày càng ra sức xây dựng các mạng VoIP an toàn và chất lượng cao hơn.
  • 8.
  • 9.
  • 10. Giao thức SIP trong VoIP Trước đây khi đề cập đến VoIP, tiêu chuẩn quốc tế thường được đề cập đến là H.323. Giao thức H.323 là chuẩn do ITU-T phát triển cho phép truyền thông đa phương tiện qua các hệ thống dựa trên mạng chuyển mạch gói, tập giao thức H.323 bao gồm rất nhiều giao thức con bên trong nó như H.245, H.225, Q.931...hoạt động dựa trên H.323 là rất chặt chẽ và phức tạp. Nhưng những năm trở lại đây thì giao thức SIP lại chiếm ưu thế và dần dần thay thế hẳn H.323, tôi mở topic này với hi vọng mọi người sẽ cùng bàn luận để có thể hiểu rõ ràng hơn về giao thức này, vì VoIP là một trong những dịch vụ sẽ rất phát triển trong tương lai. Đầu tiên tôi xin tổng quan về SIP: I-Tổng quan về SIP 1) SIP là gì: SIP (Session Initiation Protcol ) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia). Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị, và các ứng dụng tương tự có liên quan đến các phương tiện truyền đạt (media) như âm thanh, hình ảnh, và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên và để mang các thông tin mô tả phiên truyền dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (multicast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và cuộc gọi đa điểm. 2) Các thành phần trong mạng SIP: Nói chung SIP gồm 2 thành phần lớn là SIP client (là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP như SIP phone), và SIP server (là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP). Trong SIP server có các thành phần quan trọng như: Proxy server, Redirect server, Location server, Registrar server... + Proxy Server: là thực thể trong mạng SIP làm nhiệm vụ chuyển tiếp các SIP request tới thực thể khác trong mạng. Như vậy, chức năng chính của nó trong mạng là định tuyến cho các bản tin đến đích. Proxy server cũng cung cấp các chức năng xác thực trước khi cho khai thác dịch vụ. Một proxy có thể lưu (stateful) hoặc không lưu trạng thái (stateless) của bản tin trước đó. Thông thường, proxy có lưu trạng thái, chúng duy trì trạng thái trong suốt transaction (khoảng 32 giây). + Redirect Server: trả về bản tin lớp 300 để thông báo thiết bị là chuyển hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về. + Registrar server: là server nhận bản tin SIP REGISTER yêu cầu và cập nhật thông tin từ bản tin request vào “location database” nằm trong Location Server
  • 11. + Location Server: lưu thông tin trạng thái hiện tại của người dùng trong mạng SIP II-Các bản tin SIP, mào đầu và đánh sốDưới đây là các bản tin của SIP : INVITE : bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời đầu cuối khác tham gia ACK : bản tin này khẳng định máy trạm đã nhận được bản tin trả lời bản tin INVITE BYE : bắt đầu kết thúc cuộc gọi CANCEL : hủy yêu cầu nằm trong hàng đợi REGISTER : đầu cuối SIP sử dụng bản tin này để đăng k{ với máy chủ đăng k{ OPTION : sử dụng để xác định năng lực của máy chủ INFO : sử dụng để tải các thông tin như âm báo DTMF Giao thức SIP có nhiều điểm trùng hợp với giao thức HTTP. Các bản tin trả lời các bản tin SIP nêu trên gồm có : 1xx – các bản tin chung 2xx – thành công 3xx - chuyển địa chỉ 4xx – yêu cầu không được đáp ứng 5xx - sự cố của máy chủ 6xx - sự cố toàn mạng Các bản tin SIP có khuôn dạng text, tương tự như HTTP. Mào đầu của bản tin SIP cũng tương tự như HTTP và SIP cũng hỗ trợ MIME (một số chuẩn về email) III-Thiết lập và hủy cuộc gọi SIP Trước tiên ta tìm hiểu hoạt động của máy chủ ủy quyền và máy chủ chuyển đổi + Hoạt động của máy chủ ủy quyền (Proxy Server)
  • 12. Hoạt động của Proxy server được trình bày như trong hình ….Client SIP userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho userB@hotmail.com để mời tham gia cuộc gọi. Các bước như sau: + Bước 1: userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền hotmail.com, bản tin này đến proxy server SIP của miền hotmail.com (Bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com). + Bước 2: Proxy server của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định vị trí hiện tại của UserB. + Bước 3: Server định vị trả lại vị trí hiện tại của UserB (giả sử là UserB@hotmail.com). + Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới userB@hotmail.com. Proxy server thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE. + Bước 5: UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK. + Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về userA@yahoo.com. + Bước 7: userA@yahoo.com gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy server. + Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho userB@hostmail.com + Bước 9: Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại. + Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối. + Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):
  • 13. Hoạt động của Redirect Server được trình bày như hình . Các bước như sau: + Bước 1: Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu này có thể đi từ một proxy server khác). + Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B. + Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server. + Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát yêu cầu INVITE như proxy server. + Bước 5: User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự trao đổi thành công. + Bước 6: Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được trả lại bởi Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 OK), và người gọi đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập. Ngoài ra SIP còn có các mô hình hoạt động liên mạng với SS7 (đến PSTN) hoặc là liên mạng với chồng giao thức H.323. IV-Tính năng của SIP Giao thức SIP được thiết kế với những chỉ tiêu sau: Tích hợp với các giao thức đã có của IETF Đơn giản và có khả năng mở rộng Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ a) Tích hợp với các giao thức đã có của IETF Các giao thức khác của IETF có thể xây dựng để xây dựng những ứng dụng SIP. SIP có thể hoạt động cùng với nhìu giao thức như : - RSVP (Resource Reservation Protocol) : Giao thức giành trước tài nguyên mạng. - RTP (Real-time transport Protocol) : Giao thức truyền tải thời gian thực - RTSP (Real Time Streaming Protocol) : Giao thức tạo luồng thời gian thực - SAP (Session Advertisement Protocol) : Giao thức thông báo trong phiên kết nối - SDP (Session Description Protocol) : Giao thức mô tả phiên kết nối đa phương tiện - MIME (Multipurpose Internet Mail Extension - Mở rộng thư tín Internet đa mục đích) : Giao thức thư điện tử - HTTP (Hypertext Transfer Protocol) : Giao thức truyền siêu văn bản
  • 14. - COPS (Common Open Policy Service) : Dịch vụ chính sách mở chung - OSP (Open Settlement Protocol) : Giao thức thỏa thuận mở b) Đơn giản và có khả năng mở rộng SIP có rất ít bản tin, không có các chức năng thừa nhưng SIP có thể sử dụng để thiết lập những phiên kết nối phức tạp như hội nghị… Đơn giản, gọn nhẹ, dựa trên khuôn dạng văn bản, SIP là giao thức ra đời sau và đã khắc phục được điểm yếu của nhiều giao thức trước đây. Các phần mềm của máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng kí, máy chủ chuyển đổi địa chỉ, máy chủ định vị… có thể chạy trên các máy chủ khác nhau và việc cài đặt thêm máy chủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến các máy chủ đã có. Chính vì thế hệ thống chuyển mạch SIP có thể dễ dàng nâng cấp. c) Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối Do có máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng k{ và máy chủ chuyển đổi địa chỉ hệ thống luôn nắm được địa điểm chính xác của thuê bao. Thí dụ thuê bao với địa chỉ ptit@vnpt.com.vn có thể nhận được cuộc gọi thoại hay thông điệp ở bất cứ địa điểm nào qua bất cứ đầu cuối nào như máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại SIP… Với SIP rất nhiều dịch vụ di động mới được hỗ trợ. d) Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới. Là giao thức khởi tạo phiên trong mạng chuyển mạch gói SIP cho phép tạo ra những tính năng mới hay dịch vụ mới một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ xử lý cuộc gọi (Call Processing Language) và Giao diện cổng kết nối chung (Common Gateway Interface) là một số công cụ để thực hiện điều này. SIP hỗ trợ các dịch vụ thoại như chờ cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi, khóa cuộc gọi… (call waiting, call forwarding, call blocking…), hỗ trợ thông điệp thống nhất… Các Kỹ Thuật Nén Dùng Trong Voip Kỹ thuật dò tìm thoại VAD (Voice Activity Detection) Ðể giảm tối thiểu băng thông sử dụng cho thoại, các bộ mã hoá thoại (vocoder) trong hệ thông VoIP sử dụng kỹ thuật nén các khoảng im lặng vốn có trong các cuộc đàm thoại thông thường (Silence Suppression). VAD loại bỏ lưu lượng gói khi không có tín hiệu thoại thực sự được gởi. Khi bộ mã hoá thoại phát hiện mức tín hiệu rớt xuống mức nhiễu nền, nó dừng phát các gói cho đến khi mức tín hiệu trong băng thoại được phát hiện trở lại. Kỹ thuật này cho phép hệ thống VoIP giảm tối thiểu lưu lượng trên mạng trong khi vẫn duy trì cuộc gọi với chất lượng cao. Kỹ thuật này cho phép giảm đến 50% băng thông sử dụng. Kỹ thuật đóng gói khung Tín hiệu thoại khi được gửi lên mạng IP sẽ được bộ mã hoá thoại cắt thành các gói chứa từ 10 - 50 ms thoại (trong khoảng 9 byte đối với giải thuật nén 4.8kbps ECELL đến 60 bytes đối với thuật nén 32 kbps ADPCM). Sau đó các gói này sẽ gắn được các header của giao thức IP (khoảng 33 bytes) để gởi lên mạng. Nếu mỗi gói thoại được đóng gói trong gói IP thì việc sử dụng băng thông sẽ không hiệu quả do header của gói IP lớn. Do đó để giảm thiểu header của UDP/IP, hệ thống VoIP cho phép đóng gói nhiều gói thoại trong một gói IP bằng cách sử dụng kỹ thuật đóng gói khung (frame Packing). Kỹ thuật này cho phép lựa chọn chế độ đóng gói từ 1 đến 5 gói thoại trong một gói IP, do đó gia tăng hiệu quả sử dụng băng thông và lưu lượng dữ liệu trên mạng. Việc sử dụng kỹ thuật này lại làm gia tăng thời gian trễ giữa hai đầu kết nối (end to end delay), mỗi gói thoại khi được thêm vào gói IP sẽ tăng thời gian trễ thêm 15ms trên mạch thoại (vì các gói thoại trong thuật toán mã hoá thoại được phát tại các khoảng thời gian 15ms).
  • 15. Tuy nhiên, điều này không tác động lớn đến chất lượng thoại được cảm nhận. Kỹ thuật khôi phục gói bị mất Các gói thoại khi truyền trên mạng IP sẽ sử dụng giao thức UDP/ IP nên tăng khả năng vận chuyển nhanh qua mạng do không cần kiểm soát lỗi. Nếu có gói tin trên đường truyền thì hệ thống VoIP sẽ tái tạo lại thông tin của các gói bị mất này bằng phương pháp nội suy từ các gói cận kề, điều này sẽ tối thiểu việc giảm chất lượng thoại. Thuật toán của bộ mã hoá thoại trong hệ thống VoIP được thiết kế để thích ứng với khả năng mất gói và có thể chịu đựng được tỷ số lỗi lên đến 10 mà không cảm thấy méo tín hiệu. Kỹ thuật nén thoại Một số các kỹ thuật nén thoại tiên tiến ứng dụng trong VoIP được tuân theo các tiêu chuẩn như: Với các kỹ thuật nén này, chất lượng cuộc gọi đạt tỷ lệ 7/8 so với chất lượng toll truyền thống. Việc hỗ trợ nhiều công nghệ nén khác nhau cho phép hệ thống VoIP mềm dẻo trong việc lựa chọn và cấu hình băng thông truyền tải. Các hệ thống VoIP có thể cấu hình các cổng thoại (voice port) ở các tốc độ mã hoá khác nhau mà không bắt buộc phải cùng tốc độ nhờ đặc điểm dàn xếp tốc độ của bộ mã hoá thoại (Vocoder Rate Negotiation). Ðặc điểm này cho phép các cổng thoại gởi và nhận có thể hoạt động tương thích với nhau ở các tốc độ mã hoá khác nhau. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thoại Trên VoIP VoIP Chất lượng của âm thanh được khôi phục qua mạng điện thoại là mục tiêu cơ bản của dịch vụ, mặc dù các chỉ tiêu chuẩn đã được ITU phát triển. Có 3 nhân tố có thể ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng của dịch vụ thoại: • Trễ: Hai vấn đề gây ra bởi sự trễ đầu cuối trong một mạng thoại là tiếng vang và chồng tiếng. Tiếng vang trở thành vấn đề khi trễ vượt quá 50 ms. Đây là một vấn đề chất lượng đáng kể, nên các hệ thống VoIP phải kiểm soát và cung cấp các phương tiện loại bỏ tiếng vang. Hiện tượng chồng tiếng (giọng người này gối lên giọng người kia) trở nên đáng kể nếu trễ một chiều (one-way delay) lớn hơn 250 ms. • Sự biến thiên độ trễ (Jitter ): Jitter là sự biến thiên thời gian trễ gây nên bởi sự trễ đường truyền khác nhau trên mạng. Loại bỏ jitter đòi hòi thu thập các gói và giữ chúng đủ lâu để cho phép các gói chậm nhất đến để được phát lại (play) đúng thứ tự, làm cho sự trễ tăng lên. • Mất gói: Mạng IP không thể cung cấp một sự bảo đảm rằng các gói tin sẽ được chuyển tới đích hết. Các gói sẽ bị loại bỏ khi quá tải và trong thời gian tắc nghẽn. Truyền thoại rất nhạy cảm với việc mất gói, tuy nhiên, việc truyền lại gói của TCP thường không phù hợp. Các cách tiếp cận được sử
  • 16. dụng để bù lại các gói mất là thêm vào cuộc nói chuyện bằng cách phát (play) lại gói cuối cùng, và gửi đi thông tin dư. Tuy thế, sự tổn thất gói trên 10% nói chung là không chấp nhận được. Sự duy trì chất lượng thoại chấp nhận được bất chấp sự thay đổi trong hoạt động của mạng (như tắc nghẽn hay mất kết nối) đạt được nhờ những kỹ thuật như nén tiếng, triệt im lặng . Một số sự phát triển trong những năm 90, nhất là trong xử lý tín hiệu số, các chuyển mạch mạng chất lượng cao đã được phối hợp để hỗ trợ và khuyến khích công nghệ thoại trên mạng dữ liệu. Quá trình tiền xử lý bằng phần mềm của cuộc điện đàm cũng có thể được sử dụng để tối ưu hoá chất lượng âm thanh. Một kỹ thuật, được goi là triệt im lặng, sẽ xác định mỗi khi có một khoảng trống trong lời thoại và loại bỏ sự truyền các khoảng nghỉ, hơi thở, và các khoảng im lặng khác. Điều đó có thể lên tới 50-60% thời gian của một cuộc gọi, giúp tiết kiệm băng tần đáng kể. Bởi lẽ sự thiếu các gói được hiểu là sự im lặng hoàn toàn ở đầu ra, một chức năng khác được yêu cầu ở đầu nhận để bổ sung các tiếng động ở đầu ra. SIP - Session Initiation Protocol – là gì? SIP, từ viết tắt của Session Initiation Protocol (Giao thức Khởi tạo Phiên) là một giao thức tín hiệu điện thoại IP dùng để thiết lập, sửa đổi và kết thúc các cuộc gọi điện thoại VOIP. SIP được phát triển bởi IETF và ban hành trong tài liệu RFC 3261. SIP mô tả những giao tiếp cần có để thiết lập một cuộc điện thoại. Chi tiết của những giao tiếp này được mô tả rõ hơn trong giao thức SDP. SIP đã chiếm lĩnh thế giới VOIP nhanh như vũ bão. Giao thức này giống như giao thức HTTP, là giao thức dạng văn bản, rất công khai và linh hoạt. Do vậy, nó đã thay thế rộng rãi cho chuẩn H323. SDP - Session Description Protocol – là gì? SDP, từ viết tắt của Session Description Protocol (Giao thức Mô tả Phiên), là một định dạng để mô tả các thông số khởi tạo dòng thông tin phương tiện (streaming media). SDP được ban hành bởi IETF trong tài liệu RFC 4566. Dòng thông tin phương tiện là những nội dung được xem hoặc nghe trong khi truyền. RTP - Real Time Transport Protocol – là gì? RTP – từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực) đặc tả một tiêu chuẩn định dạng gói tin dùng để truyền âm thanh và hình ảnh qua internet. Tiêu chuẩn này được khai báo trong RFC 1889. Nó được phát triển bởi nhóm Audio Video Transport Working và được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996.
  • 17. RTP và RTCP liên kết rất chặt chẽ với nhau – RTP truyền dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để nhận thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ RTCP - Real Time Transport Protocol – là gì? RTCP là từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian Thực) và được đặc tả trong RFC 3550. RTCP làm việc song hành với RTP. RTP thực hiện chuyển giao dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để gửi các gói tin điều khiển cho những bên tham dự vào cuộc gọi. Chức năng chính của nó là thu nhận được thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ của RTP. Hệ thống Điện thoại PBX là gì? PBX là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Private Branch Exchange (Tổng đài Nhánh Riêng), là một mạng điện thoại riêng được sử dụng trong phạm vi một công ty. Những người sử dụng hệ thống điện thoại PBX dùng chung một số đường điện thoại ngoài để thực hiện các cuộc gọi ra bên ngoài. Hệ thống PBX kết nối các điện thoại nội bộ trong một doanh nghiệp đồng thời cũng kết nối chúng vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Một trong những khuynh hướng mới nhất trong sự phát triển của hệ thống điện thoại PBX là VoIP PBX, hay còn được gọi là IP PBX, sử dụng Giao thức Internet để truyền dẫn các cuộc gọi. Ngày nay có bốn tùy chọn về hệ thống điện thoại PBX khác nhau: PBX PBX Thuê/Ảo IP PBX IP PBX Thuê/Ảo IP PBX là một giải pháp hệ thống điện thoại PBX chạy bằng phần mềm giúp thực hiện một số nhiệm vụ nhất định và cung cấp những dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PBX phần cứng truyền thống có thể khó thực hiện và tốn kém. Hệ thống Điện thoại 3CX chạy trên Windows là một ví dụ điển hình của một hệ thống điện thoại IP PBX. Tiếng nói qua IP (Voice over IP) là gì? Tiếng nói qua IP hay còn gọi là Tiếng nói qua Giao thức Internet, hay còn có một cách gọi phổ biến hơn nữa là VoIP.
  • 18. Nói đến công nghệ Tiếng nói qua IP là nói đến việc truyền dẫn tiếng nói qua các mạng lưới hoạt động dựa trên mạng internet. Ban đầu Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) được thiết kế để nối mạng dữ liệu và sau khi vận hành thành công, giao thức đã được áp dụng vào việc nối mạng tiếng nói. Công nghệ Tiếng nói qua IP (VoIP) có thể dễ dàng hỗ trợ các nhiệm vụ và đáp ứng các dịch vụ mà khi sử dụng hệ thống PSTN truyền thống có thể sẽ phức tạp hay tốn kém: Nhiều cuộc điện thoại có thể được truyền dẫn trên cùng một đường dây điện thoại băng thông rộng. Theo cách này, công nghệ tiếng nói qua IP có thể hỗ trợ việc bố trí thêm các đường điện thoại cho các doanh nghiệp. Môt số tính năng thường bị các công ty viễn thông thu thêm cước phí, ví dụ như chuyển tiếp cuộc gọi, hiển thị số người gọi đến hay tự động gọi lại, thì lại là những điều đơn giản đối với công nghệ tiếng nói qua IP. Công nghệ truyền thông hợp nhất kết hợp chặt chẽ với công nghệ tiếng nói qua IP, vì nó cho phép tích hợp với những dịch vụ khác hiện có trên mạng internet ví dụ như đàm thoại hiển thị hình ảnh, nhắn tin, v.v. Những lợi thế này và nhiều lợi thế khác mà công nghệ tiếng nói qua IP có thể mang đến, đang dẫn các doanh nghiệp chuyển sang dùng Hệ thống Điện thoại VoIP với một tốc độ chóng mặt. H323 là gì? H323 là một tập các tiêu chuẩn từ ITU-T, nó định nghĩa một tập các giao thức dùng để liên lạc bằng âm thanh và hình ảnh qua mạng máy tính. H323 là một giao thức tương đối cũ và hiện đang được thay thế bởi giao thức SIP – Session Initiation Protocol. Một trong những điểm ưu việt của SIP là nó ít phức tạp hơn rất nhiều và tương tự như giao thức HTTP / SMTP. Vì vậy, hầu hết các thiết bị VOIP hiện có ngày nay đều theo chuẩn SIP. Chỉ có những thiết bị VOIP cũ theo chuẩn H323. FAX hoạt động như thế nào trong môi trường VOIP? FAX được thiết kế cho mạng tín hiệu tương tự và không thể nào làm việc tốt được với các mạng VOIP. Nguyên nhân của việc này là truyền thông bằng FAX sử dụng tín hiệu theo cách khác so với truyền thông bằng tiếng nói thông thường. Khi các công nghệ VOIP số hóa và nén tín hiệu tiếng nói ở dạng tương tự, quy trình này chỉ được tối ưu hóa đối với TIẾNG NÓI và không đối với FAX. Hệ quả là nếu bạn kết nối máy Fax với mạng VOIP thông qua bộ chuyển đổi ATA thì nó sẽ làm việc được, nhưng nhiều khả năng là
  • 19. bạn sẽ gặp trục trặc trong khi truyền nhận fax. Nếu bạn bắt buộc phải làm theo cách này, hãy chắn chắn rằng bạn sử dụng bộ codec G 711, bộ codec này có tỉ số nén thấp nhất. Để làm việc với máy fax, bạn có những lựa chọn sau đây: 1. Cách dễ nhất để xử lý việc này là kết nối trực tiếp máy fax với đường dây điện thoại tín hiệu tương tự sẵn có và bỏ qua môi trường VOIP của bạn. 2. Thay thế máy fax bằng một nhà cung cấp dịch vụ fax. Hiện có rất nhiều nhà cung cấp và chi phí hàng tháng là rất rẻ (rẻ hơn tiền thuê bao điện thoại) 3. Triển khai T38. Nếu vậy cần phải có một gateway tương thích với T38 và một máy fax, thẻ điều khiển fax hoặc phần mềm fax tương thích với T38. Cos’è il T38? T38 là một giao thức mô tả cách gửi fax thông qua mạng dữ liệu máy tính. Cần có T38 vì dữ liệu fax không thể được gửi qua mạng dữ liệu máy tính như dữ liệu điện đàm. Xem FAX hoạt động trong môi trường VOIP như thế nào? để biết thêm thông tin về giao thức này. T38 được mô tả trong RFC 3362 và định nghĩa cách các thiết bị giao tiếp với dữ liệu fax. Trong bức ảnh trên, cả gateway và máy fax ở sau gateway đó đều phải có khả năng làm việc với T38. Đối với máy fax G3 trên đường tín hiệu tương tự, quá trình này sẽ phải là thông suốt. Máy fax tương tự không cần phải biết về T38. Thông tin về VOIP gateway – Tìm hiểu về VOIP gateway VOIP gateway là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện thoại sang dạng IP để truyền trên mạng dữ liệu. Chúng được dùng bằng 2 cách: 1. Để chuyển đổi các cuộc gọi trên đường dây PSTN/điện thoại sang VOIP/SIP:
  • 20. Theo cách này, VOIP gateway cho phép gọi và nhận cuộc gọi trên mạng điện thoại thông thường. Trong nhiều trường hợp trong thương mại, người ta thích tiếp tục sử dụng đường điện thoại truyền thống hơn vì họ có thể đảm bảo chất lượng cuộc gọi và sự sẵn có hơn. 2. Để kết nối một hệ thống PBX/Điện thoại truyền thống với mạng IP: Theo cách này, VOIP gateway cho phép gọi qua VOIP. Các cuộc gọi có thể được thực hiện thông qua máy cung cấp dịch vụ VOIP, hoặc trong trường hợp các công ty có nhiều văn phòng, chi phí gọi giữa các văn phòng với nhau có thể được giảm bằng cách chuyển đường các cuộc gọi ra Internet. VOIP gateway có ở dạng thiết bị ngoài hoặc bộ điều khiển PCI. Hầu hết các thiết bị VOIP gateway là ở dạng thiết bị ngoài. VOIP gateway có một đầu nối mạng IP và một hoặc nhiều cổng để nối dây điện thoại. VOIP gateway tương tự của Mediatrix Các loại VOIP gateway 1. Tương tự: thiết bị tương tự dùng để kết nối đường điện thoại tương tự thông thường với nó. Các VOIP gateway tương tự thường có từ 2-24 cổng cắm dây điện thoại. 2. Kỹ thuật số: thiết bị số cho phép bạn kết nối các đường dây số, có thể là một hoặc nhiều đường BRI ISDN (châu Âu), một hoặc nhiều đường PRI/E1 (châu Âu) hoặc một hoặc nhiều đường T1(Mỹ). Các nhà sản xuất VOIP Hiện nay, có rất nhiều loại VOIP gateway và do nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh, giá cả của chúng đã giảm đáng kể. Giá VOIP gateway tương tự bắt đầu ở mức 200 đô-la Mỹ. Dưới đây là một vài nhà sản xuất VOIP gateway: Patton Electronics: http://www.patton.com Audiocodes: http://www.audiocodes.com Vegastream: http://www.vegastream.com Mediatrix: http://www.mediatrix.com Có thể mua chúng trực tuyến thông qua một trong các cửa hàng bán sản phẩm VOIP trực tuyến.
  • 21. Hệ thống thông tin di động toàn cầu Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Tiêu chuẩn truyền thông di động 3GPP: GSM / UMTS Family 2G GSM GPRS EDGE (EGPRS) o EDGE Evolution HSCSD 3G UMTS (3GSM) HSPA o HSDPA o HSUPA o HSPA+ UMTS-TDD o TD-CDMA o TD-SCDMA FOMA Pre-4G UMTS Revision 8 o LTE o HSOPA (Super 3G) 3GPP2: cdmaOne / CDMA2000 Family 2G cdmaOne 3G
  • 22. CDMA2000 EV-DO Pre-4G UMB Các công nghệ khác 0G PTT MTS IMTS AMTS OLT MTD Autotel / PALM ARP 1G NMT AMPS / TACS / ETACS Hicap CDPD Mobitex DataTAC 2G iDEN D-AMPS PDC CSD PHS WiDEN Pre-4G iBurst HIPERMAN WiMAX WiBro (Mobile WiMAX)
  • 23. Hệ thống thông tin di động toàn cầu (tiếng GAN (UMA) Anh: Global System for Mobile Communications; tiếng Pháp: Groupe Spécial Dải tần số Mobile; viết tắt: GSM) là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động. Dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc SMR gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di Cellular động GSM cho phép có thể roaming với nhau PCS do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới. GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới. Khả năng phú sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ thế hệ thứ hai (second generation, 2G). GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3rd Generation Partnership Project (3GPP) Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi, vì thế người sử dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới. Mục lục [ẩn] 1 Giao diện vô tuyến 2 Lịch sử 3 Cấu trúc mạng GSM o 3.1 XEM THÊM [sửa] Giao diện vô tuyến GSM là mạng điện thoại di động thiết kế gồm nhiều tế bào do đó các máy điện thoại di động kết nối với mạng bằng cách tìm kiếm các cell gần nó nhất. Các mạng di động GSM hoạt động trên 4 băng tần. Hầu hết thì hoạt động ở băng 900 MHz và 1800 MHz. Vài nước ở Châu Mỹ thì sử dụng băng 850 MHz và 1900 MHz do băng 900 MHz và 1800 MHz ở nơi này đã bị sử dụng trước. Và cực kỳ hiếm có mạng nào sử dụng tần số 400 MHz hay 450 MHz chỉ có ở Scandinavia sử dụng do các băng tần khác đã bị cấp phát cho việc khác.
  • 24. Các mạng sử dụng băng tần 900 MHz thì đường lên (từ thuê bao di động đến trạm truyền dẫn uplink) sử dụng tần số trong dải 890–915 MHz và đường xuống downlink sử dụng tần số trong dải 935–960 MHz. Và chia các băng tần này thành 124 kênh với độ rộng băng thông 25 MHz, mỗi kênh cách nhau 1 khoảng 200 kHz. Khoảng cách song công (đường lên & xuống cho 1 thuê bao) là 45 MHz. Ở một số nước, băng tần chuẩn GSM900 được mở rộng thành E-GSM, nhằm đạt được dải tần rộng hơn. E-GSM dùng 880–915 MHz cho đường lên và 925–960 MHz cho đường xuống. Như vậy, đã thêm được 50 kênh (đánh số 975 đến 1023 và 0) so với băng GSM-900 ban đầu. E-GSM cũng sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (time division multiplexing), cho phép truyền 8 kênh thoại toàn tốc hay 16 kênh thoại bán tốc trên 1 kênh vô tuyến. Có 8 khe thời gian gộp lại gọi là một khung TDMA. Các kênh bán tốc sử dụng các khung luân phiên trong cùng khe thời gian. Tốc độ truyền dữ liệu cho cả 8 kênh là 270.833 kbit/s và chu kỳ của một khung là 4.615 m. Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watt đối với băng GSM 850/900 MHz và tối đa là 1 watt đối với băng GSM 1800/1900 MHz. Mã hóa âm thanh GSM sử dụng khá nhiều kiểu mã hóa thoại để nén tần số audio 3,1 kHz vào trong khoảng 6.5 and 13 kbit/s. Ban đầu, có 2 kiểu mã hoá là bán tốc (haft rate -5.6 kbps)và toàn tốc (Full Rate -13 kbit/s)). Để nén họ sử dụng hệ thống có tên là mã hóa dự đoán tuyến tính (linear predictive coding - LPC). GSM được cải tiến hơn vào năm 1997 với mã hóa EFR (mã hóa toàn tốc cải tiến -Enhanced Full Rate), kênh toàn tốc nén còn 12.2 kbit/s. Sau đó, với sự phát triển của UMTS, EFR được tham số lại bởi kiểu mã hóa biến tốc, được gọi là AMR-Narrowband. Có tất cả bốn kích thước cell site trong mạng GSM đó là macro, micro, pico và umbrella. Vùng phủ sóng của mỗi cell phụ thuộc nhiều vào môi trường. Macro cell được lắp trên cột cao hoặc trên các toà nhà cao tầng, micro cell lại được lắp ở các khu thành thị, khu dân cư, pico cell thì tầm phủ sóng chỉ khoảng vài chục mét trở lại nó thường được lắp để tiếp sóng trong nhà. Umbrella lắp bổ sung vào các vùng bị che khuất hay các vùng trống giữa các cell. Bán kính phủ sóng của một cell tuỳ thuộc vào độ cao của anten, độ lợi anten thường thì nó có thể từ vài trăm mét tới vài chục km. Trong thực tế thì khả năng phủ sóng xa nhất của một trạm GSM là 35 km (22 dặm). Một số khu vực trong nhà mà các anten ngoài trời không thề phủ sóng tới như nhà ga, sân bay, siêu thị... thì người ta sẽ dùng các trạm pico để chuyển tiếp sóng từ các anten ngoài trời vào. [sửa] Lịch sử
  • 25. Vào đầu thập niên 1980 tại châu Âu người ta phát triển một mạng điện thoại di động chỉ sử dụng trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó được chuẩn hoá bởi CEPT (European Conference of Postal and Telecommunications Administrations) và tạo ra Groupe Spécial Mobile (GSM) với mục đích sử dụng chung cho toàn Châu Âu. Mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu tiên bởi Radiolinja ở Phần Lan. Vào năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn vá phát triển mạng GSM được chuyển cho viện viễn thông châu Âu (European Telecommunications Standards Institute - ETSI), và các tiêu chuẩn, đặc tính phase 1 của công nghệ GSM được công bố vào năm 1990. Vào cuối năm 1993 đã có hơn 1 triệu thuê bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia. [sửa] Cấu trúc mạng GSM Cấu trúc mạng GSM Một mạng GSM để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hang cho nên nó khá phức tạp vì vậy sau đây sẽ chia ra thành các phần như sau: chia theo phân hệ : - Phân hệ chuyển mạch NSS: Network switching SubSystem - Phân hệ vô tuyến RSS = BSS + MS : Radio SubSystem - Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS : Operation and Maintenance SubSystem BSS Base Station Subsystem= TRAU + BSC + BTS
  • 26. + TRAU : bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ + BSC : bộ điều khiển trạm gốc + BTS : trạm thu phát gốc MS: chính là những chiếc di động gồm: ME và SIM + ME Mobile Equipment : phần cứng và phần mềm + SIM : lưu trữ các thông tin về thuê bao và mật mã / giải mật mã. Chức năng của BSC : - điều khiển một số trạm BTS xử lý các bản tin báo hiệu - Khởi tạo kết nối. - Điều khiển chuyển giao: Intra & Inter BTS HO - Kết nối đến các MSC, BTS và OMC Chức năng của BTS : - Thu phát vô tuyến - Ánh xạ kênh logic vào kênh vật lý - Mã hóa và giải mã - Mật mã / giải mật mã - Điều chế / giải điều chế. BSS nối với NSS thông qua luồng PCM cơ sở 2 Mbps Mạng và hệ thống chuyển mạch Network and Switching Subsystem (phần này gần giống với mạng điện thoại cố định). Đôi khi người ta còn gọi nó là mạng lõi (core network). Phần mạng GPRS (GPRS care network) Phần này là một phần lắp thêm để cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Và một số phần khác phục vụ việc cung cấp các dịch vụ cho mạng GSM như gọi, hay nhắn tin SMS... Máy điện thoại - Mobile Equipment Thẻ SIM (Subscriber identity module) Modul nhận dạng thuê bao (Subscriber identity module) Một bộ phận quan trọng của mạng GSM là modul nhận dạng thuê bao, còn được gọi là thẻ SIM. SIM là 1 thẻ nhỏ, được gắn vào máy di động, để lưu thông tin thuê bao và danh bạ điện thoại. Các thông tin trên thẻ SIM vẫn được lưu giữ khi đổi máy điện thoại. Người dùng cũng có thể thay đổi nhà cung cấp khác, nếu đổi thẻ SIM. Một số rất ít nhà cung cấp dịch vụ mạng ngăn cản điều này bởi việc chỉ cho phép 1 máy dùng 1 SIM hay dùng SIM khác, nhưng do họ sản xuất, được gọi là tình trạng Khóa SIM. Ở Australia, Bắc Mỹ và Châu Âu, một số nhà khai thác mạng viễn thông tiến hành khóa máy di động họ bán. Lý do là giá của các máy này được những nhà cung cấp đó tài trợ, và họ không muốn người dùng mua máy đó để xài cho hãng khác. Người dùng cũng có thể liên hệ với nhà sản xuất để đăng ký gỡ bỏ khóa máy. Số được khóa theo máy di động là số Nhận dạng máy di động quốc tế IMEI (International Mobile Equipment Identity), chứ không phải số thuê bao. Một vài nước như Bangladesh, Belgium, Costa Rica, India, Indonesia, Malaysia, và Pakistan tất cả các máy di động đều được bỏ khóa (Tất nhiên, cả Việt Nam nữa). Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
  • 27. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Tiêu chuẩn truyền thông di động 3GPP: GSM / UMTS Family 2G GSM GPRS EDGE (EGPRS) o EDGE Evolution HSCSD 3G UMTS (3GSM) HSPA o HSDPA o HSUPA o HSPA+ UMTS-TDD o TD-CDMA o TD-SCDMA FOMA Pre-4G UMTS Revision 8 o LTE o HSOPA (Super 3G) 3GPP2: cdmaOne / CDMA2000 Family 2G cdmaOne 3G CDMA2000 EV-DO Pre-4G
  • 28. UMB Các công nghệ khác 0G PTT MTS IMTS AMTS OLT MTD Autotel / PALM ARP 1G NMT AMPS / TACS / ETACS Hicap CDPD Mobitex DataTAC 2G iDEN D-AMPS PDC CSD PHS WiDEN Pre-4G iBurst HIPERMAN WiMAX WiBro (Mobile WiMAX) GAN (UMA) Dải tần số
  • 29. Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (tiếng Anh: General Packet Radio Service (GPRS)) là một SMR dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho Cellular những người dùng Hệ thống thông tin di động PCS toàn cầu (GSM) và điện thoại di động IS-136. Nó cung cấp dữ liệu ở tốc độ từ 56 đến 114 kbps. GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức Ứng dụng Không dây (WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và với các dịch vụ liên lạc Internet như email và truy cập World Wide Web. Dữ liệu được truyền trên GPRS thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua chuyển mạch truyền thống được tính theo từng phút kết nối, bất kể người dùng có thực sự đang sử dụng dung lượng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ chuyển mạch gói nỗ lực tối đa, trái với chuyển mạch, trong đó một mức Chất lượng dịch vụ (QoS) được bảo đảm trong suốt quá trình kết nối đối với người dùng cố định. Các hệ thống di động 2G kết hợp với GPRS thường được gọi là "2.5G", có nghĩa là, một công nghệ trung gian giữa thế hệ điện thoại di động thứ hai (2G) và thứ ba (3G). Nó cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu vừa phải, bằng cách sử dụng các kênh Đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA) đang còn trống, ví dụ, hệ thống GSM. Trước đây đã có suy nghĩ sẽ mở rộng GPRS để bao trùm những tiêu chuẩn khác, nhưng thay vào đó những mạng đó hiện đang được chuyển đổi để sử dụng chuẩn GSM, do đó GSM là hình thức mạng duy nhất sử dụng GPRS. GPRS được tích hợp vào GSM Release 97 và những phiên bản phát hành mới hơn. Ban đầu nó được Viện tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đặt tiêu chuẩn, nhưng nay là Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba (3GPP). Mục lục [ẩn] 1 Cơ bản o 1.1 Bảng mã 2 Dịch vụ và phần cứng o 2.1 Modem USB GPRS 3 Tính sẵn có 4 Cách cài đặt GPRS tại Việt Nam o 4.1 Miễn phí o 4.2 Mất phí 5 Xem thêm 6 Tham khảo 7 Liên kết ngoài [sửa] Cơ bản
  • 30. Thông thường, dữ liệu GPRS được tính theo kilobyte thông tin truyền nhận, trong khi kết nối dữ liệu theo dạng chuyển mạch được tính theo giây. Cách tính sau không phù hợp vì ngay cả khi không có dữ liệu truyền dẫn, những người dùng tiềm năng khác vẫn không thể tận dụng được băng thông. Phương pháp đa truy cập dùng trong GSM kết hợp GPRS dựa trên song công chia theo tần số (FDD) và đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA). Trong suốt một phiên kết nối, người dùng được gán cho một cặp kênh tần số tải lên và tải xuống. Cái này sẽ phối với hợp với ghép kênh thống kê theo miền thời gian, có nghĩa là liên lạc theo chế độ gói tin, điều này sẽ giúp cho vài người dùng có thể chia sẻ cùng một kênh tần số. Các gói này có độ dài cố định, tùy theo khoảng thời gian GSM. Tải xuống sử dụng định thời gói theo cơ chế tới trước làm trước (FIFO), trong khi tải lên sử dụng mô hình rất giống với reservation ALOHA. Điều này có nghĩa là slotted Aloha (S-ALOHA) được dùng để tham vấn chỗ trống trong bước tranh chấp, và sau đó dữ liệu thật sự được truyền bằng cách sử dụng TDMA động với định thời đến trước làm trước. GPRS ban đầu hỗ trợ (theo lý thuyết) Giao thức Internet (IP), Giao thức điểm-điểm (PPP) và kết nối X.25. Cái cuối cùng đã được dùng cho các ứng dụng như thiết bị đầu cuối để thanh toán không giây, mặc dù nó đã bị bỏ ra khỏi tiêu chuẩn. X.25 vẫn có thể được hỗ trợ trên PPP, hay thậm trí IP, nhưng để làm điều này cần phải có một bộ định tuyến (router) để thực hiện việc kết hợp hoặc cơ chế thông tin được tích hợp vào thiết bị đầu cuối như UE(User Equipment). Trên thực tế, khi điện thoại di động có tích hợph trình duyệt được sử dụng, IPv4 đã được tận dụng. Trong chế độ này PPP thường không được nhà sản xuất điện thoại di động hỗ trợ, trong khi IPv6 còn chưa phổ biến. Nhưng nếu điện thoại di động được dùng làm modem kết nối với máy tính, PPP được dùng để gắn IP vào điện thoại. Điều này cho phép DHCP gán một địa chỉ IP và sau đó sử dụng IPv4 vì địa chỉ IP do thiết bị di động sử dụng thường là địa chỉ động. Loại A Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), cùng lúc cả hai. Những thiết bị như vậy đã có mặt trên thị trường. Loại B Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), nhưng chỉ dùng một trong hai dịch vụ vào một thời điểm. Trong khi dùng dịch vụ GSM, dịch vụ GPRS bị nguenh, bsg sau đó sẽ tự động được tiếp tục sau khi dịch GSM kết thúc. Phần lớn thiết bị di động GPRS thuộc Loại B. Loại C Được kết nối với hoặc dịch vụ GPRS hoặc dịch vụ GSM (thoại, SMS). Phải được chuyển bằng tay giữa hai dịch vụ. Một thiết bị Loại A đúng nghĩa có thể cần phải truyền tải trên hai tấn số khác nhau cùng một lúc, và do đó sẽ cần hai sóng vô tuyến. Để tránh yêu cầu quá tốn kém này, một thiết bị di động GPRS có thể hiện thực tính năng chế độ truyền tải kép (DTM). Một điện thoại tương thích DTM có thể dùng đồng thời thoại và dữ liệu dạng gói, cùng với sự hỗ trợ từ mạng để đảm bảo rằng không nhất thiết phải truyền tải trên hai tần số khác nhau cùng một lúc. Những điện thoại như vậy được xem là Loại A "giả", đôi khi còn được gọi là "loại A đơn giản". Bộ giao thức TCP/IP
  • 31. Tầng ứng dụng BGP · DHCP · DNS · FTP · GTP · HTTP · IMAP · IRC · Megaco · MGCP · NNTP · NTP · POP · RIP · RPC · RTP · RTSP · SDP · SIP · SMTP · SNMP · SOAP · SSH · Telnet · TLS/SSL · XMPP · Tầng giao vận TCP · UDP · DCCP · SCTP · RSVP · ECN · Tầng mạng IP (IPv4, IPv6) · ICMP · ICMPv6 · IGMP · IPsec · Tầng truy nhập mạng ARP · RARP · NDP · OSPF · Tunnels (L2TP) · PPP · Media Access Control (Ethernet, MPLS, DSL, ISDN, FDDI) · Device Drivers · Hộp này: xem • thảo luận • sửa GPRS là một công nghệ mới mà tốc độ của nó phụ thuộc trực tiếp vào số khoảng thời gian TDMA được cung cấp, nó sẽ nhỏ dần tùy vào (a) điện thoại đó hỗ trợ đến đâu và (b) khả năng tối đa của điện thoại di động, được gọi là GPRS Multislot Class. [sửa] Bảng mã Dạng Tốc độ mã (kbit/s) CS-1 8,0 CS-2 12,0 CS-3 14,4 CS-4 20,0 Tốc độ truyền tải cũng phụ thuộc vào kênh mã hóa đang dùng. Bộ mã ít mạnh nhất, nhưng nhanh nhất (CS-4) được sử dụng gần một trạm truyền nhận cơ sở (BTS), trong khi bộ mã mạnh nhất (CS-1) được dùng khi trạm di động cách quá xa BTS. Sử dụng CS-4 có thể đạt được tốc độ người dùng là 20,0 kbit/s trên một khoản thời gian. Tuy nhiên, sử dụng bộ mã này độ bao phủ di động chỉ bằng 25% bình thường. CS-1 có thể đạt được tốc độ người dùng chỉ 8,0 kbit/s trên một khoản thời gian, nhưng có 98% độ bao phủ thông thường. Thiết bị mạng mới hơn có thể tự động thay đổi tốc độ truyền dẫn tùy vào vị trí của điện thoại.
  • 32. Giống như CSD, HSCSD cũng hình thành mạch và thường được tính theo phút. Đối với một ứng dụng như tải xuống, HSCSD có thể được ưa thích hơn, vì dữ liệu chuyển mạch thường được ưu tiên hơn là dữ liệu chuyển mạch gói trên mạng di động, và có chỉ có khoảng vài giây là không có dữ liệu nào được truyền tải. Công nghệ Tải xuống (kbit/s) Tải lên (kbit/s) Cấu hình CSD 9,6 9,6 1+1 HSCSD 28,8 14,4 2+1 HSCSD 43,2 14,4 3+1 GPRS 80,0 20,0 (Loại 8 & 10 và CS-4) 4+1 GPRS 60,0 40,0 (Loại 10 và CS-4) 3+2 EGPRS (EDGE) 236.8 59.2 (Loại 8, 10 và MCS-9) 4+1 EGPRS (EDGE) 177.6 118.4 (Loại 10 và MCS-9) 3+2 GPRS dựa theo gói. Khi TCP/IP được dùng, mỗi điện thoại có thể có một hoặc nhiều địa chỉ IP được thiết lập. GPRS sẽ lưu trữ và chuyển các gói IP đến điện thoại khi đổi điện thoại (khi bạn chuyển sang sử dụng điện thoại khác). Thời gian ngưng do nhiễu vô tuyến có thể được TCP diễn dịch thành mất mát gói tin, và gây ra tình trạng thắt cổ chai tạm thời đối với tốc độ truyền tải. [sửa] Dịch vụ và phần cứng Dịch vụ dữ liệu GSM nâng cấp lên GPRS cung cấp: Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS) Push to talk trên điện thoại PoC / PTT Nhắn tin nhanh và Presence -- Làng không dây Ứng dụng Internet dành cho Thiết bị thông minh thông qua Giao thức Ứng dụng Không dây (WAP) Dịch vụ Điểm-điểm (PTP): làm việc thông qua internet (giao thức IP) Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) Khả năng tăng cường trong tương lai: dễ thêm các chứng năng mới, như có dung lượng cao hơn, nhiều người dùng hơn, các truy cập mới, các giao thức mới, các mạng vô tuyến mới. [sửa] Modem USB GPRS Các modem USB GPRS sử dụng giao diện tương tự như thiết bị đầu cuối USB 2.0 về sau, định dạng dữ liệu V.42bis, và RFC 1144 và ăng-ten gắn ngoài. Modem có thể được gắn vào cạc (dành cho laptop) hoặc thiết bị USB gắn ngoài tương tự như chuột máy tính về hình dạng và kích thước. GPRS có thể được dùng như sóng mang SMS. Nếu SMS trên GPRS được dùng, tốc độ truyền tải SMS có thể đạt đến 30 tin nhắn SMS một phút. Tốc độ nhanh hơn nhiều so với SMS thông thường trên GSM, khi đó tốc độ truyền tải SMS chỉ khoảng 6 đến 10 tin SMS một phút
  • 33. [sửa] Tính sẵn có Ở nhiều khu vực, như Pháp, nhà điều hành điện thoại đã tính cước HPRS khá rẻ (so với truyền dữ liệu GSM trước đây, CSD và HSCSD). Một vài nhà cung cấp điện thoại di dộng đề nghị một mức giá cố định khi truy cập Internet, trong khi một số khác tính tiền dựa theo dữ liệu truyền nhận, thường tính tròn theo 100 kilobyte. Trong thời hoàng kim của GPRS ở những nước phát triển, khoảng năm 2005, giá chuẩn thay đổi từ €0,24 mỗi megabyte đến hơn €20 mỗi megabyte. Ở những nước đang phát triển, giá cả chênh lệch nhiều, và thay đổi thường xuyên. Một số nhà cung cấp mạng cho truy cập miễn phí trong khi họ đã quyết định mức giá, như Togocel.tg ở Togo, Tây Phi, một số khá tính giá quá cao, như Tigo của Ghana tới một dollar Mỹ một megabyte hay Indonesia là $3 một megabyte. Mero Mobile của Nepal tính tiền người dùng tới lượng trần, sau đó miễn phí. Vào năm 2008, truy cập dữ liệu ở Canada vẫn khá mắc. Ví dụ, Fido tính $0.05 một kilobyte, hoặc $50 một megabyte.[1] Thẻ SIM trả trước cho phép khác du lịch mua truy cập Internet trong thời hạn ngắn. Tốc độ tối đa của kết nối GPRS trong năm 2003 tương đương với kết nối modem trong mạng điện thoại tương tự có dây, khoảng 32 đến 40 kbit/s, tùy vào điện thoại sử dụng. Độ trễ là rất cao; một ping đi vòng mất khoảng 600 đến 700 ms và thường đạt đến 1s. GPRS nói chung có độ ưu tiên thấp hơn thoại, và do đó chất lượng kết nối cũng thay đổi lớn. Để thiết lập một kết nối GPRS cho một modem không dây, người dùng phải xác định một APN, có thể là tên người dùng và mật khẩu, và rất hiếm, địa chỉ IP, tất cả đều do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp. Các thiết bị được cải tiến ngầm/RTT (như thông qua tính năng chế độ UL TBF mở rộng) hiện đã xuất hiện rộng rãi. Tương tự, sự nâng cấp các tính năng mạng đã có một vài nhà cung cấp. Với những sự cải tiến này thời gian đi vòng có thể giảm xuống, dẫn đến tăng đáng kể tốc độ truyền dẫn ở mức ứng dụng. [sửa] Cách cài đặt GPRS tại Việt Nam [sửa] Miễn phí Thuê bao Mobifone: 1. Soạn tin "DK" gửi 994 để đăng ký với mạng mobifone. 2. Soạn tin "GPRS TênmáyĐờimáy" gửi 994. Mạng sẽ gửi về 2 tin nhắn, tin đầu tiên cho số PIN 1234, tin sau gửi cấu hình cài đặt. Ấn SAVE (hoặc LƯU) để lưu cấu hình. Nội dung bản tin nằm giữa hai dấu ngoặc kép ở trên.
  • 34. [sửa] Mất phí EDGE Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Tiêu chuẩn truyền thông di động 3GPP: GSM / UMTS Family 2G GSM GPRS EDGE (EGPRS) o EDGE Evolution HSCSD 3G UMTS (3GSM) HSPA o HSDPA o HSUPA o HSPA+ UMTS-TDD o TD-CDMA o TD-SCDMA FOMA Pre-4G UMTS Revision 8 o LTE o HSOPA (Super 3G) 3GPP2: cdmaOne / CDMA2000 Family 2G cdmaOne 3G
  • 35. CDMA2000 EV-DO Pre-4G UMB Các công nghệ khác 0G PTT MTS IMTS AMTS OLT MTD Autotel / PALM ARP 1G NMT AMPS / TACS / ETACS Hicap CDPD Mobitex DataTAC 2G iDEN D-AMPS PDC CSD PHS WiDEN Pre-4G iBurst HIPERMAN WiMAX WiBro (Mobile WiMAX)
  • 36. EDGE (Enhanced Data Rates for GSM GAN (UMA) Evolution), đôi khi còn gọi là Enhanced GPRS (EGPRS), là một công nghệ di động Dải tần số được nâng cấp từ GPRS cho phép truyền dữ liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm và SMR 144kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao. Cellular Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến PCS như một công nghệ 2.75G. Thực tế bên cạnh điều chế GMSK, EDGE dùng phương thức điều chế 8-PSK để tăng tốc độ dữ liệu truyền. Chính vì thế, để triển khai EDGE, các nhà cung cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS. [sửa] Đặc điểm EDGE cung cấp cho chúng ta một dung lượng dữ liệu gấp 3 lần GPRS. Khi sử dụng EDGE nhà điều hành có thể quản lý được hơn gấp 3 lần số thuê bao đối với GPRS, và gấp 3 lần giá trị dữ liệu trên một thuê bao, thêm một dung lượng đáng kể cho truyền thông thoại. EDGE sử dụng cấu trúc khung dữ liệu, kênh lô-gic,và băng thông sóng mang 200kHz giống như TDMA (Xử-lý- nhân-chia-thời-gian) dùng trong mạng GSM hiện nay, cho phép nó phủ sóng trực tiếp trên nền GSM hiện có. Đối với một số mạng GSM/GPRS hiện nay, EDGE thực chất chỉ là một sự nâng cấp phần mềm. EDGE cho phép truyền tải các dịch vụ di động tiên tiến như tải video, clip nhạc, tin nhắn đa phương tiện hoàn hảo, truy cập internet, e-mail di động tốc độ cao. Đa truy cập phân chia theo mã Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (đổi hướng từ CDMA) Bước tới: menu, tìm kiếm CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access) nghĩa là đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. Khác với GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được. Mục lục
  • 37. [ẩn] 1 Ứng dụng 2 Ưu điểm o 2.1 Sử dụng bộ mã hóa ưu việt o 2.2 Chuyển giao mềm o 2.3 Điều khiển công suất 3 Liên kết ngoài [sửa] Ứng dụng Hiện nay ở Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Trong đó, S-Telecom (S- Fone), EVN Telecom sử dụng công nghệ CDMA, Mobifone, Vinaphone, GTel và Vietel sử dụng công nghệ GSM, Hà Nội Telecom(HT Mobile) chuyển từ công nghệ CDMA sang eGSM. Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động trên toàn cầu. TDMA ngoài chuẩn GSM còn có một chuẩn khác nữa, hiện được sử dụng chủ yếu ở Mỹ Latin, Canada, Đông Á, Đông Âu. Còn công nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Hàn Quốc... Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít tốn kém hơn CDMA. Còn công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Theo các chuyên gia CNTT Việt Nam, xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn. [sửa] Ưu điểm [sửa] Sử dụng bộ mã hóa ưu việt Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5-20 lần so với công nghệ GSM. Áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại mới, CDMA nâng chất lượng thoại lên gần bằng với hệ thống điện thoại hữu tuyến. [sửa] Chuyển giao mềm Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi. [sửa] Điều khiển công suất
  • 38. Một ưu điểm khác nữa của CDMA là nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng. Trong thông tin di động, thuê bao di động di chuyển khắp nơi với nhiều tốc độ khác nhau, vì thế tín hiệu phát ra có thể bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù cho sự sụt giảm này, hệ thống phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất phát. Các hệ thống analog và GSM hiện nay có khả năng điều khiển chậm và đơn giản, thuê bao không thể thay đổi mức công suất đủ nhanh, do đó phải luôn luôn phát ở công suất cao hơn vài dB so với mức cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng. Chi phí cho thiết bị đầu cuối CDMA hiện nay khoảng 200-1.000 USD tùy công năng của máy, trong tương lai giá sẽ thấp hơn. Trong vấn đề bảo mật, CDMA cung cấp chế độ bảo mật cao nhờ sử dụng tín hiệu trải băng phổ rộng. Các tín hiệu băng rộng khó bị rò ra vì nó xuất hiện ở mức nhiễu, những người có ý định nghe trộm sẽ chỉ nghe được những tín hiệu vô nghĩa. Ngoài ra, với tốc độ truyền nhanh hơn các công nghệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều tùy chọn dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet... Không chỉ ứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA còn thích hợp sử dụng trong việc cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định với chất lượng ngang bằng với hệ thống hữu tuyến, nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới. Đặc biệt các hệ thống này có thể triển khai và mở rộng nhanh và chi phí hiện thấp hơn hầu hết các mạng hữu tuyến khác, vì đòi hỏi ít trạm thu phát. Tuy nhiên, những máy điện thoại di động đang sử dụng chuẩn GSM hiện nay không thể sử dụng chuẩn CDMA. Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống thông tin di động này sẽ phải phát triển lên WCDMA mới đáp ứng được nhu cầu truy cập di động các loại thông tin từ mạng Internet với tốc độ cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và so với tốc độ 144.000 bit/giây của CDMA Hệ thống viễn thông di động toàn cầu Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (đổi hướng từ UMTS) Bước tới: menu, tìm kiếm Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) là 1 trong các công nghệ di động 3G. UMTS dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức các đối tác phát triển 3G (3GPP), và là lời đáp của Châu Âu cho yêu cầu phát triển 3G đối với hệ thống di động tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về bản chất công nghệ 3G của UMTS và chuẩn GSM truyền thống.
  • 39. Mục lục [ẩn] 1 Lịch sử 2 Đặc trưng 3 Công nghệ 4 Kiến trúc mạng UMTS [sửa] Lịch sử Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn3G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị (băng rộng lên tới 5MHz). Sau đó sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào việc xây dựng các tiêu chuẩn này đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của công nghệ3G trên phạm vi toàn cầu. Năm 1998, châu Âu và Nhật đạt được sự nhất trí về những tham số chủ chốt của Khuyến nghị CDMA băng rộng và đưa nó trở thành phương án kỹ thuật dùng giao diện không gian FDD (ghép tần số song công - Frequency Division Duplex) trong hệ thống UMTS. Và từ đó phương án kỹ thuật này được gọi là WCDMA để nêu rõ sự khác biệt với tiêu chuẩn CDMA băng hẹp của Mỹ (băng rộng chỉ có 1,25 MHz). Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt củaCDMA. UMTS là viết tắt của Universal Mobile Telecommunication System. UMTS là mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật trãi phổ W(wideband)-CDMA. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM để chỉ khả năng "interoperability" giữa GSM và UMTS. UMTS được phát triển lên từ các nước sử dụng GSM. UMTS sử dụng băng tầng khác với GSM. [sửa] Đặc trưng UMTS, dùng công nghệ CDMA băng rộng WCDMA, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 21Mbps (về lý thuyết, với chuẩn HSPDA). Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2Mbps (với máy di động hỗ trợ HSPDA). Dù sao, tốc độ này cũng lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6kbps của 1 đơn kênh GSM hay 9.6kbps của đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của CDMAOne) và một số công nghệ mạng khác.
  • 40. Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là GSM, thì GPRS được xem là thế hệ 2.5G. GPRS, dùng chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của GSM, hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay EGDE, được xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. GPRS dùng 4 mức mã hóa (coding schemes; CS-1 to 4), trong khi EDGE dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của EDGE đạt tới 180 kbit/s. Từ năm 2006, mạng UMTS được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn HSPDA, được xem như mạng 3.5G. Hiện giờ, HSPDA cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21Mbps. Dài hơi hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số trực giao. Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng, nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của UMTS thường dành để truy cập Internet. [sửa] Công nghệ Một bộ phát của UMTS đặt trên nóc tòa nhà UMTS kết hợp giao diện vô tuyến WCDMA, TD-CDMA, hay TD-SCDMA, lõi Phía ứng dụng di động của GSM (MAP), và các chuẩn mã hóa thoại của GSM. UMTS (W-CDMA) dùng các cặp kênh 5Mhz trong kỹ thuật truyền dẫn UTRA/FDD. Ban đầu, băng tần ấn định cho UMTS là 1885–2025 MHz với đường lên (uplink) và 2110–2200 MHz cho đường xuống (downlink). Ở Mỹ, băng tần thay thế là 1710–1755 MHz (uplink) và 2110–2155 MHz (downlink), do băng tần 1900MHz đã dùng.
  • 41. UMTS là một mạng RAN (mạng truy nhập vô tuyến) thay vì GERAN như của GSM/EGDE. UMTS và GERAN có thể dùng chung mạng lõi CN, và cho phép chuyển mạch thông suốt giữa các RAN nếu cần. Mạng lõi CN có thể kết nối đến nhiều mạng đường trục khác nhau như của Internet và ISDN. UMTS (cũng như GERAN) gồm 3 lớp thấp nhất của mô hình truyền thông OSI. Lớp mạng (OSI 3) gồm giao thức Quản lý tài nguyên vô tuyến RRM, quản lý các kênh sóng mang (bearer channels) giữa máy di động và mạng. [sửa] Kiến trúc mạng UMTS Bài chi tiết: Kiến trúc hệ thống viễn thông di động toàn cầu Kiến trúc mạng UMTS Kiến trúc hệ thống viễn thông di động toàn cầu Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. Hệ thống viễn thông di động toàn cầu là 1 trong số các chuẩn di động 3G, phát triển lên từ EGDE 2.75G; GPRS 2.5G và mạng tổ ong GSM 2G
  • 42. [sửa] Kiến trúc UMTS Kiến trúc mạng UMTS Như hình vẽ thể hiện, Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần truy nhập vô tuyến (UMTS Terrestrial Radio Access Network- UTRAN) và phần mạng lõi (core). Phần truy nhập vô tuyến bao gồm Node B và RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN, GGSN; Phần core cho voice thì có MCS và GMSC. •Node B: Chức năng chính của Node B là xử lý lớp vật lý (L1) ở giao diện vô tuyến như mã hóa kênh, đan xen, trải phổ, điều chế... Nó cũng thực hiện một chức năng tài nguyên vô tuyến như điều khiển công suất vòng trong,... •RNC: Trong trường hợp Node B chỉ có một kết nối với mạng thì RNC chịu trách nhiệm điều khiển Node B được gọi là CRNC. Ngược lại, khi Node B có hơn một kết nối mạng thì các RNC được chia thành hai loại khác nhau theo vai trò logic của chúng. - RNC phục vụ (Serving RNC): Đây là RNC kết nối cả đường lưu lượng và báo hiệu RANAP với mạng lõi.SRNC cũng kết cuối báo hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến giữa UE và UTRAN, xử lý số liệu lớp 2 (L2) từ/tới giao diện vô tuyến. SRNC của Node B này cũng có thể là CRNC của một Node B khác. - RNC trôi (Drift RNC): Đây là RNC bất kỳ khác với SRNC, để điều khiển các ô được MS sử dụng. Khi cần, DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở phân tập vĩ mô. DRNC không thực hiện xử lý ở lớp 2 đối số liệu từ/tới giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số liệu một cách trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur. MộtUE có thể không có hoặc có một hay nhiều DRNC.