SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Lý thuyết TCTT tóm tắt lý thuyết
Tài chính quốc tế (Học viện Ngân hàng)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Lý thuyết TCTT tóm tắt lý thuyết
Tài chính quốc tế (Học viện Ngân hàng)
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
1.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
Nguồn gốc của tiền tệ
Nghiên cứu sự ra đời của tiền tệ là nghiên cứu về các hình thái biểu hiện giá trị trong trao đổi:
- Hình thái giá trị giản đơn/ ngẫu nhiên: ngẫu nhiên trao đổi hàng hóa – H – H
- Hình thái giá trị toàn bộ/ mở rộng: 1 vật trở thành vật ngang giá tuy nhiên đây vẫn là quá trình trao đổi
trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định
- Hình thái giá trị chung
- Hình thái tiền tệ
Bản chất của tiền tệ
- Theo F.S.Mishkin: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa,
dịch vụ hoặc trong việc trả nợ
1.2 Chức năng của tiền tệ
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại:
+ Đơn vị đo lường giá trị: đo lường giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi
+ Phương tiện trao đổi: dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ/ thanh toán nợ trong và ngoài nước
-> nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, tiết kiệm các chi phí trong quá trình trao đổi trực tiếp
hàng hóa
+ Phương tiện cất trữ: tiền là nơi chứa sức mua hàng hóa trong 1 thời gian nhất định
- Để thực hiện các chức năng trên, tiền tệ phải có các thuộc tính cơ bản sau:
+ Tính được chấp nhận rộng rãi
+ Tính dễ nhận biết
+ Tính có thể chia nhỏ được: tiền phải có nhiều mệnh giá khác nhau
+ Tính lâu bền: tiền được làm với chất liệu có chất lượng cao, lâu hỏng
+ Tính dễ vận chuyển: thuận tiện cho việc mang theo
+ Tính khan hiếm
+ Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị giống nhau nếu chúng giống nhau
1.3 Vai trò của tiền tệ
1.3.1 Quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
- Tiền tệ được sử dụng như 1 phương tiện để hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
+ Chính sách tài khóa: thông qua tiền tệ để xác định thu nhập, chi tiêu của NSNN, bội chi NSNN, nợ công,…
+ Chính sách tiền tệ: NHTW điều tiết lượng tiền cung ứng, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá,…
+ Chính sách phân phối: NN thông qua tiền tệ để thực thi các chính sách về tiền lương, tiền công, giá cả,…
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: thông qua tiền tệ để NN thực thi chính sách tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu,
tài chính – tiền tệ quốc tế,…
- Tiền tệ là công cụ để NN thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nền kinh tế - xã hội
1.3.2 Hoạt động kinh tế vi mô
Vai trò của tiền tệ trong hoạt động kinh tế vi mô thể hiện rõ nhất trong kinh doanh của các DN hoạt động
theo cơ chế thị trường:
+ Công cụ để DN tổ chức hạch toán kinh doanh, thông qua xác định DT, CP, lỗ lãi
+ Công cụ để đo lường, so sanh, lựa chọn các phương án SXKD, lựa chọn các biện pháp kinh tế - kỹ thuật,
lựa chọn các phát minh, sáng kiến của các đơn vị, người lao động để nâng cao HQKD
+ Công cụ để hình thành các quan hệ tài chính DN nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài
chính, gia tăng LN cho DN
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
1.4 Sự phát triển các hình thái tiền tệ
1.4.1 Tiền tệ bằng hàng hóa
Cuối cùng thời kỳ tiền tệ bằng hàng hóa, vai trò của tiền tệ đã được cố định ở vàng, bởi vàng có nhiều đặc
tính ưu việt hơn:
- Tính đồng nhất (sự thuần khiết) của vàng rất cao
- Dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó
- Dễ mang theo bởi 1 thể tích nhỏ vs trọng lượng nhỏ của vàng có thể đại diện cho 1 giá trị hàng hóa lớn
- Thuận tiện trong thực hiện chức năng cất trữ giá trị bởi vàng có giá trị nội tại cao, không bị hư hỏng, tính
thanh khoản rất cao
1.4.2 Tiền phù hiệu
- Sau khi chấm dứt thời kỳ tiền tệ bằng hàng hóa, thời kỳ tiền phù hiệu đã trở nên phổ biến do tính thuận
tiện trong trao đổi hàng hóa:
+ Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ
+ Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ của cải dưới hình thức giá trị
+ Bằng cách thay đổi con số in trên mặt đồng tiền, 1 lượng giá trị lớn/nhỏ được biểu hiện
+ Bằng chế độ độc quyền phát hành tiền tệ với những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền tệ có thể
giữ được giá trị của nó
- Nhược điểm: CP cao, độ an toàn thấp, dễ bị làm tiền giả, dễ bị mất giá nếu không kiểm soát chặt chẽ
trong quá trình phát hành,…
1.4.3 Tiền ghi sổ
- Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng (tiền gửi có thể phát séc)
- Ưu điểm:
+ Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng
gói,…
+ Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng
+ Bảo đảm an toàn việc sử dụng đồng tiền, hạn chế những hiện tượng tiêu cực
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho NHTW quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng,…
1.5 Khối tiền tệ
Khối tiền tệ dùng để chỉ/ đo lường lượng tiền cung ứng được các cơ quan chức năng về tiền tệ sử dụng
trong công tác quản lý
Khối tiền tệ M1
- Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng, có tính thanh khoản cao nhất, chỉ bao
gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ không phải trải qua 1
bước chuyển đổi nào
- M1 = C + D
C: tiền đang lưu hành (gồm tiền mặt do NHTW phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng)
D: tiền gửi không kỳ hạn ở NHTM (tiền gửi có thể phát hành séc)
Khối tiền tệ M2
- M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại NHTM (người gửi có thể gửi vào/ rút ra bất cứ lúc nào)
Khối tiền tệ M3
- M3 = M2 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại NHTM (người gửi có thể rút ra theo những định kỳ nhất định:
1 tháng, 6 tháng, 1 năm,…)
Khối tiền tệ L
- L = M3 + các chuẩn tệ (tính lỏng cao: chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu,…)
1.6 Lưu thông tiền tệ
- Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế với chức năng phương tiện trao đổi, nhằm
thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và thanh toán nợ giữa các chủ thể trong nền kinh tế
- Các hình thức lưu thông tiền tệ:
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ Lưu thông bằng tiền mặt
+ Lưu thông không bằng tiền mặt
- Quy luật lưu thông tiền tệ
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ầ𝑛 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑐ả ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎, 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔
𝑇ố𝑐 độ 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ệ
1.7 Chế độ tiền tệ
- Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức quản lý, lưu thông và sử dụng tiền tệ của 1 quốc gia/ khu vực/ nền
kinh tế được quy định bằng pháp luật
- Các yếu tố cấu thành:
+ Công cụ trao đổi: tiền giấy, tiền đúc vàng, tiền ghi sổ,…
+ Đơn vị tiền tệ: VND, USD, JPY,…
+ Bản vị tiền tệ: cái gì làm cơ sở định giá đồng tiền, thường thay đổi theo điều kiện cụ thể mỗi kì
- Các chế độ bản vị tiền tệ
Chế độ song bản vị
- Khái niệm: Đồng tiền của 1 nước được xác định bằng 1 trọng lượng cố định của 2 kim loại vàng và bạc
- Đặc điểm
+ Quy luật Gresham: “Tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”
+ Hình thức:
✓ Bản vị song song: đúc tiền lưu thông tự do
✓ Bản vị kép: tiền đúc lưu thông theo tỷ giá
+ Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc
+ Lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau
Chế độ bản vị tiền vàng
- Khái niệm: Đồng tiền của 1 nước được đảm bảo bằng 1 trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật
- Đặc điểm:
+ Nhà nước không hạn chế việc đúc vàng
+ Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định bằng 1 trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển
đổi ra vàng theo tỷ lệ đã được pháp luật quy định
+ Tiền vàng được lưu thông không hạn chế
Chế độ bản vị vàng thỏi
- Khái niệm: Quy định đơn vị tiền tệ quốc gia 1 trọng lượng vàng cố định, đúc thành thỏi mà không đúc
thành tiền
- Đặc điểm:
+ Vàng không lưu thông mà chỉ làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch ra nước ngoài
+ Tiền giấy được đổi ra vàng theo luật định
Chế độ bản vị vàng hối đoái
- Khái niệm: Tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua
1 ngoại tệ
- Đặc điểm: Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng
VD: USD, GBP,…
- Sự sụp đổ: Chế độ bản vị vàng bộc lộ tính chất không ổn định nên khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 – 1933 bùng nổ đã thực sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thỏi và bản vị vàng hối
đoái
Chế độ bản vị ngoại tệ
- Khái niệm: Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài
- Đặc điểm:
+ Các ngoại tệ mạnh được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế
+ Sử dụng phổ biến ở các nước thiếu vàng, lệ thuộc chính trị
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng
- Khái niệm: Đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia không thể tự do chuyển đổi thành kim loại quý
- Đặc điểm:
+ Vàng: thanh toán các khoản nợ quốc tế, không dược đổi tiền giấy ra vàng
+ Giá trị thực tế của đồng tiền phụ thuộc vào sức mua của nó = 1/ mức giá cả chung
1.8 Bản chất của tài chính
- Sự ra đời: sx hàng hóa và tiền tệ là tiền đề quyết định nảy sinh phạm trù tài chính, nhà nước ra đời làm
cho hoạt động tài chính ngày càng phát triển hơn
- Khái niệm: Tài chính là hoạt động tổng hợp các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái tiền tệ,
thông qua quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế
- Bản chất: tài chính là sự vận động tương đối của tiền tệ (với chức năng phương tiện thanh toán và
phương tiện tích lũy) trong lĩnh vực phân phối, nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh
tế
1.9 Chức năng của tài chính
1.9.1 Chức năng phân phối
- Khái niệm: là sự phân chia các quỹ tiền tệ thành những phần nhất đinh, tùy theo mục đích, chủ thể thực
hiện phân phối, thời kỳ khác nhau
VD: phân phối GDP, phân phối TNDN, phân phối quỹ BHXH,…
- Phân loại:
+ Phân phối lần đầu: là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các chủ thể tham gia vào quá trình SX vật
chất và dịch vụ
+ Phân phối lại: là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ đã được
hình thành ở phân phối lần đầu ra phạm vi rộng hơn, bao gồm cả lĩnh vực không sản xuất vật chất và
dịch vụ
1.9.2 Chức năng giám sát
- Khái niệm: là khả năng kiểm tra, giám sát sự vận động của các nguồn tài chính về mục đích, quy mô và
tính hiệu quả của quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
- Cơ sở của sự giám sát, kiểm tra là dựa vào các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế, điều lệ của các
tổ chức
VD: Luật NSNN, Luật Thuế, Nghị định của CP, Thông tư, Nghị quyết của Đại hội cổ đông,…
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
2.1 Hệ thống tài chính
- Hoạt động tài chính liên quan đến việc quyết định huy động tiền ở đâu và làm gì với số tiền huy động
được. Nghiên cứu về hoạt động tài chính thường chia thành 3 nội dung lớn: thị trường, các tổ chức tài
chính, quản lý đầu tư và tài chính DN. Tổng hợp hoạt động của 3 nội dung này là hoạt động của hệ
thống tài chính
- Hệ thống tài chính gồm 2 bộ phận quan trọng là các trung gian tài chính và các thị trường tài chính:
+ Thị trường tài chính thực hiện hoạt động tài chính trực tiếp, việc huy động vốn dễ dàng, có cơ chế quản
lý rủi ro hiệu quả
+ Các tổ chức trung gian tài chính thực hiện hoạt động tài chính gián tiếp, hạn chế hiệu quả vấn đề thông
tin không cân xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức, giảm CP giao dịch (tiền, thời gian), san sẻ
rủi ro
- Chức năng của hệ thống tài chính:
+ Cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, giúp các hoạt động kinh tế diễn ra hiệu quả hơn
+ Chu chuyển vốn từ người tiết kiệm tới người vay vốn
+ San sẻ rủi ro, hạ thấp CP giao dịch, hạn chế vấn đề thông tin không cân xứng
2.2 Thị trường tài chính
- Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế cơ bản là dẫn vốn trực tiếp từ những người tiết kiệm
sang những người cần huy động vốn qua việc người đi vay bán ra các loại chứng khoán (các công cụ tài
chính)
- Chứng khoán là các quyền (được chia lợi nhuận, TS hoặc được nhận tiền lãi) đối với thu nhập và TS trong
tương lai của người phát hành công cụ đó
- Chứng khoán là TS đối với người mua nhưng là nợ với người phát hành
- Hai loại chứng khoán phổ biến trên thị trường:
+ Trái phiếu: là các thỏa thuận vay nợ dài hạn mang tính hợp đồng, trong đó người đi vay (bán trái phiếu)
sẽ trả cho người cho vay (mua trái phiếu) 1 số tiền (tiền lãi, có/ không có nợ gốc) trong các khoản thời
gian đều nhau (6 tháng/ 1 năm) cho đến khi đáo hạn thì khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện
✓ Người mua trái phiếu là chủ nợ vs công ty phát hành, có quyền ưu tiên đòi nợ trước các CSH, sau
các chủ nợ ưu tiên là nhà nước, người lao động
+ Cổ phiếu: là loại chứng chỉ hay bút toán ghi sổ chứng minh sự góp vốn và quyền được chia thu nhập và
TS còn lại của công ty
✓ Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông/ chủ sở hữu công ty
✓ Thu nhập của cổ đông và quyền đối với lợi nhuận và TS phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu mà cổ
đông nắm giữ so với tổng số cổ phiếu lưu hành
- 1 số công cụ tài chính khác: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, các hợp đồng mua lại,…
2.3 Các trung gian tài chính
- Trung gian tài chính thực hiện nhận tiền gửi từ người cho vay, sau đó sử dụng số tiền đó để cho vay
- Các loại hình tổ chức tài chính trung gian
+ Các tổ chức nhận tiền gửi: là loại hình quan trọng nhất bao gồm: NHTM, các quỹ tín dụng nhân dân,…
+ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: huy động vốn thông qua nhận tiền từ các cam kết đóng góp định
kỳ hàng tháng/ năm theo hợp đồng (bảo hiểm nhân thọ, BHXH)
+ Các công ty bảo hiểm nhân thọ: bán các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng trước những rủi
ro về thiệt mạng, công ty nhận tiền để mua chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu,…
+ Quỹ bảo hiểm xã hội (quỹ lương hưu): nhận tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao
động hàng tháng, chịu trách nhiệm trả lương hưu khi đủ thời gian, điều kiện để nghỉ lương hưu, các
quỹ sử dụng tiền để mua chứng khoán
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, quỹ đầu tư
2.4 Cơ sở hạ tầng tài chính
- Hệ thống luật pháp
- Hệ thống giám sát
- Hệ thống thông tin
- Hệ thống thanh toán
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.1 Tổng quan vể ngân sách nhà nước (NSNN)
- Khái niệm: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước
- Vai trò:
+ Là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Phân loại Đặc điểm
Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế - Là công cụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm cho nền
kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững:
+ Chính sách thuế và chi tiêu của NSNN
Điều tiết trong lĩnh vực xã hội - Là công cụ để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, thực hiện công
bằng xã hội:
+ Cung cấp hàng hóa công cộng
+ Duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước
+ An ninh quốc phòng
+ An ninh xã hội
+ Hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục,…
+ Phân phối thu nhập (đánh thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT
với thuế suất cao cho các mặt hàng xa xỉ, dịch vụ cao cấp,…)
Điều tiết trong lĩnh vực thị trường - Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm
phát
+ Ổn định giá cả: điều chỉnh thuế, sử dụng quỹ dự trữ về hàng hóa
và tài chính
+ Kiểm soát lạm phát: điều chỉnh thuế, thắt chặt chi tiêu NSNN
3.2 Thu ngân sách nhà nước
- Khái niệm: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của
Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật
- Bản chất: Thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình
Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ
tiền tệ tập trung quan trọng nhất của NN, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN
- Đặc điểm:
+ Gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của NN
+ Gắn chặt với các quá trình kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng) và sự vận động của các phạm
trù giá trị (giá cả, lãi suất, thu nhập,…)
- Nội dung thu ngân sách nhà nước:
Tiêu chí Phân loại Đặc điểm
Tác dụng của các khoản
thu với quá trình cân
đối NSNN
Thu trong cân đối NSNN: là các
khoản thu thường không
mang tính hoản trả, có tính ổn
định, chủ động cao, có thể kế
hoạch hóa
- Thuế
+ Là các khoản đóng góp bắt buộc từ các
pháp nhân và thế nhân cho NN theo
luật định
+ Là khoản thu quan trọng nhất
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ Là công vụ nhà nước quản lý kinh tế vĩ
mô
- Phí: là khoản tiền mà các cá nhân, tổ
chức phải trả khi được 1 cá nhân, tổ
chức khác cung ứng dịch vụ
- Lệ phí: là các khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được cơ quan NN
và tổ chức có thẩm quyền cung cấp
các dịch vụ công về hành pháp
- Các hoạt động kinh tế của nhà nước:
+ Thu về bán/ cho thuê TS thuộc sở hữu
nhà nước
+ Thu lợi tức cổ phần của nhà nước
- Các khoản thu khác
Thu để bù đắp sự thiếu hụt của
NSNN / Thu ngoài cân đối
NSNN: đáp ứng cho chi tiêu
NSNN khi các khoản chi vượt
quá thu, là các khoản thu
không ổn định, cần hạn chế
- Vay trong nước: vay các tổ chức tín
dụng, các tầng lớp dân cư, DN, các tổ
chức kinh tế - xã hội trong nước bằng
cách phát hành các công cụ nợ
- Vay ngoài nước: thông qua các khoản
viện trợ có hoàn trả (VD: ODA chiếm
tỷ trọng khá lớn), vay nợ Chính phủ
nước khác, các tổ chức quốc tế,…
Nguồn hình thành các
khoản thu
Thu trong nước: các nguồn tài
chính tạo lập quỹ ngân sách
do kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nước
- Nguồn thu trong khâu sản xuất: chiếm
tỷ trọng lớn, phản ánh sự tăng trưởng
của nền kinh tế về quy mô và hiệu
quả, bao gồm:
+ Nguồn thu từ sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng cơ bản,…
- Nguồn thu trong khâu lưu thông –
phân phối: thu từ lĩnh vực kinh doanh
thương mại, giao thông vận tải, tài
chính – ngân hàng
- Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ:
có chi phí thấp hơn, nhưng mức
doanh lợi thu được rất cao
Thu ngoài nước: gắn chặt với
tình hình KT, CT, XH và ngoại
giao,
- Bao gồm:
+ Vay nợ
+ Viện trợ của nước ngoài
3.3 Chi ngân sách nhà nước
- Khái niệm: Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho
việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
- Đặc điểm:
+ Gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
+ Là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp, mang tính chất bao cấp
+ Tính hiệu quả của chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô, mang tính chất toàn diện về hiệu quả KT, CT, XH và
ngoại giao
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Nội dung chi NSNN
Tiêu chí Phân loại Đặc điểm
Theo chức năng, nhiệm
vụ nhà nước
- Chi kiến thiết kinh tế
- Chi văn hóa – xã hội
- Chi quản lý hành chính
- Chi an ninh – quốc phòng
- Các khoản chi khác
Theo tính chất của các
khoản chi
Chi thường xuyên: các khoản chi
không có trong khu vực đầu
tư, có tính chất ổn định,
thường xuyên để duy trì “đời
sống quốc gia” = các khoản
thu trong cân đối
- Chi sự nghiệp kinh tế
- Chi cho y tế
- Chi cho giao dục đào tạo
- Chi cho văn hóa, xã hội
- Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể
- Chi cho an ninh, quốc phòng
- Chi duy trì hoạt động của các cơ quan,
bộ máy Nhà nước
Chi đầu tư: tất cả các chi phí
nhằm tăng tài sản quốc gia
hoặc tạo ra lợi ích trong tương
lai
- Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng
cụ
- Chi xây dựng mới và tu bổ công sở,
đường sá, kiến thiết đô thị
- Chi thành lập DNNN, góp vốn vào công
ty, đơn vị, tổ chức SXKD
- Chi phí chuyển nhượng đầu tư
- Chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ
của NN dưới hình thức cho vay ưu đãi,
trợ câp
Các khoản chi khác - Các khoản chi viện trợ, chi cho vay, chi
trả nợ gốc tiền vay của CP, chi bổ sung
dự trữ nhà nước,…
3.4 Thâm hụt ngân sách nhà nước
3.4.1 Cân đối NSNN
- Khái niệm: Cân đối NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa thu và chi NSNN, sao cho các khoản thu
NSNN thỏa mãn nhu cầu chi NSNN
- Nguyên tắc cân đối NSNN (áp dụng khi lập dự toán NSNN)
+ Thu trong cân đối NSNN phải luôn >= chi thường xuyên -> đảm bảo cho các nhu cầu cần thiết của NN
được tài trợ bằng nguồn thu chủ động và ổn định
+ Không sử dụng các khoản vay cho chi tiêu thường xuyên, mà chỉ sử dụng để tài trợ cho chi đầu tư phát
triển
- Phương pháp cân đối
+ Thu > Chi: thặng dư ngân sách/ ngân sách bội thu
+ Thu = Chi: ngân sách cân bằng/ cân đối
+ Thu < Chi: ngân sách thâm hụt/ ngân sách bội chi
3.4.2 Thâm hụt NSNN
- Khái niệm: Thâm hụt NSNN là tình trạng xảy ra khi tổng chi tiêu của NS vượt quá các khoản thu không
mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của NSNN
- Các chi tiêu phản ánh thâm hụt:
+ 𝑀ứ𝑐 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 = 𝑇ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐â𝑛 đố𝑖 – (𝐶ℎ𝑖 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑦ê𝑛 + 𝐶ℎ𝑖 đầ𝑢 𝑡ư 𝑝ℎá𝑡 𝑡𝑟𝑖ể𝑛)
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 =
𝑀ứ𝑐 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡
𝐺𝐷𝑃
× 100%
- Phân loại thâm hụt NSNN:
+ Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của Chính phủ
như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội,…
+ Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế
- Giá trị tính ra tiền:
+ Thâm hụt ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi, thâm hụt tính bằng tiền trong 1 giai đoạn nhất
định (1)
+ Thâm hụt ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi, thâm hụt là bao nhiêu khi nền kinh tế đạt mức sản lượng
tiềm năng (2)
+ Thâm hụt ngân sách chu kỳ = (1) – (2)
- Nguyên nhân:
➢ Khách quan
+ Diễn biến của chu kỳ kinh doanh: mức bộ chi chu kỳ
+ Tác động của điều kiện tự nhiên và các yếu tố bất khả kháng: khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh,…
➢ Chủ quan
+ Do cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi
+ Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý: thất thu thuế, đầu tư công kém hiệu quả, huy động
vốn để kích cầu, chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, quy mô
chi tiêu quá lớn
- Tác động:
➢ Lạm phát:
+ Vay nợ nước ngoài: trong trung và dài hạn, việc CP phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi -> nhu
cầu ngoại tệ tăng -> tỷ giá tăng, giá trị nội tệ giảm -> chi phí nhập khẩu tăng -> chi phí đầu vào của nền
kinh tế tăng -> lạm phát
+ Vay nợ trong nước: CP in tiền trả nợ -> lạm phát; đồng, tăng lãi suất, giảm đầu tư, sản lượng giảm, nếu
NSLD không tăng -> cung hàng hóa giảm -> giá cả chung tăng
➢ Lãi suất và đầu tư: thâm hụt NS -> tiết kiệm CP giảm -> tiết kiệm quốc gia giảm -> cung vốn vay
giảm -> lãi suất tăng -> đầu tư khu vực tư nhân giảm -> hiện tượng lấn át đầu tư của chi tiêu công
➢ Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái:
+ Tăng thâm hụt cán cân thương mại: chi tiêu của CP lớn -> tiết kiệm quốc dân giảm -> giảm đầu tư trong
nước, giảm xuất khẩu ròng
+ Thâm hụt ngân sách -> tăng lãi suất nội tệ -> nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ tăng -> tăng cung
ngoại tệ, tăng nhu cầu nội tệ -> nội tệ tăng giá, ngoại tệ giảm giá
➢ Tăng trưởng kinh tế:
+ Ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư -> giảm năng lực sản xuất trong dài hạn
+ Ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực -> ảnh hưởng đến sản lượng hiện tại vs tương lai
- Giải pháp hạn chế và khắc phục:
Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
Phát hành tiền - Bù đắp NSNN nhanh chóng
- Không phải trả lãi
- Không chịu các khoản nợ
- Tạo ra tổng cầu quá lớn, nguy cơ lạm
phát cao
Vay nợ trong nước - Tài trợ thâm hụt mà không cần tăng
cơ số tiền tệ hoặc giảm dự trữ ngoại
hối -> kiềm chế lạm phát
- Nguy cơ kìm hãm sự phát triển của
các HD SXKD
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Tập trung được khoản tiền nhàn rỗi
trong xã hội, tránh được nguy cơ
khủng hoảng nợ nước ngoài
- Trả lãi trong tương lai gây ra sức ép
lớn cho Chính phủ
Vay nợ nước ngoài - Bù đắp được bội chi mà không gây
lạm phát
- Tạo gánh nặng nợ nần -> giảm khả
năng chi tiêu của Chính phủ
- Dễ khiến nền kinh tế phụ thuộc vào
nước ngoài
Tăng thuế - Tăng nguồn thu ngân sách
- Kích thích các đối tượng mở mang
các hoạt động kinh tế, tăng khả
năng sinh lời
- Tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm
nguồn thu từ thuế của NSNN, thúc
đẩy trốn thuế, lậu thuế
- Là giải pháp không dễ áp dụng, khá
tốn kém
Giảm chi tiêu Là giải pháp tình thế nhưng vô cùng quan trọng:
+ Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công: đầu tư phải có hiệu quả, chủ đạo
+ Cải cách hành chính nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động
Sử dụng dự trữ ngoại
hối
- Là giải pháp tương đối an toàn, đảm
bảo ổn định tỷ giá, không gây lạm
phát
- Ở Vn chưa khả thi vì:
+ Dự trữ ngoại tệ thấp
+ Tình trạng mất kiểm soát đối với thị
trường ngoại tệ chợ đen còn
nghiêm trọng
3.5 Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN
- Tổ chức NSNN: hệ thống NSNN được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo từng nước, trong
đó quy định cụ thể các cấp NSNN
- Phân cấp NSNN: giải quyết tất cả mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các cấp địa phương có
liên quan đến hoạt động ngân sách:
+ Quan hệ về chế độ chính sách
+ Quan hệ về mặt vật chất
+ Quan hệ về chu trình ngân sách
3.6 Năm ngân sách và chu trình ngân sách
- Năm ngân sách/ năm tài chính: là khoảng thời gian trong đó dự toán thu – chi tài chính của nhà nước đã
được phê chuẩn có hiệu lực thi hành
- Chu trình ngân sách: là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động 1 năm của ngân sách kể từ
khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang năm ngân sách mới, bao gồm:
+ Lập dự toán ngân sách
+ Chấp hành/ thực hiện ngân sách
+ Quyết toán ngân sách
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
4.1 Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp
4.1.1 Khái niệm
a. Doanh nghiệp
- DN là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường
nhằm mục đích làm tăng giá trị của CSH
- Trong nền kinh tế, DN tồn tại dưới 3 hình thức
+ Kinh doanh cá thể: là loại hình kinh doanh chỉ có 1 CSH
+ Kinh doanh hợp vốn: là loại hình DN do 1 số người góp vốn, cùng đứng ra tổ chức quản lý HĐKD, chia lợi
ích, rủi ro
+ Công ty: là loại hình DN được tổ chức cao nhất, được hình thành bằng vốn góp của nhiều CSH khác nhau
mà hầu hết không tham gia quản lý HĐKD
❖ Công ty cổ phần
- Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhẩt 7 người
- Vốn điều lệ được chia thanh nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá
cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua 1 hay nhiều cổ phiếu
- Cổ phiếu được phát hành có ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của cổ đông sáng lập, tv HĐQT phải
là cổ phiếu ghi tên
- Cổ phiếu không ghi tên được chuyển nhượng tự do. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng khi
có sự đồng ý của HĐQT
❖ Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Phần vốn góp của tất cả thành viên phải được đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Chuyển nhượng tự do phần vốn góp giữa các thành viên. Chuyển nhượng vốn góp cho người không
phải thành viên phải có sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện ít nhất ¾ vốn điều lệ
b. Hoạt động kinh doanh của DN
- Theo tính chất của các hoạt động sản xuất, chia các DN thành: DN sản xuất, DN thương mại, DN dịch vụ
c. Tài chính DN
- Tài chính DN là các khâu tài chính gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN
- Về hình thức: TCDN là sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN
4.1.2 Mục tiêu, vai trò và tổ chức quản lý TCDN
a. Mục tiêu của TCDN
- Mục tiêu: tối đa hóa giá trị của DN, giá trị của CSH. Cụ thể:
+ Tăng DT
+ Tăng thị phần
+ Giảm chi phí
+ Tối đa hóa lợi nhuận
+ Duy trì DN tăng trưởng ổn định
+ Công ty cổ phần: tăng giá trị của cổ phiếu công ty
b. Vai trò quản lý tài chính trong DN
- Chức năng quản lý TC thường thuộc về nhà lãnh đạo cấp cao
+ Huy động vốn (nguồn tài trợ + cơ cấu vốn)
+ Tạo giá trị cho DN (quyết định đầu tư dài hạn và các quyết định tài chính ngắn hạn)
+ Quyết định chính sách cổ tức
+ Kế hoạch phòng ngừa rủi ro
c. Tổ chức quản lý TCDN
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Quản lý TC là chức năng có tầm quan trọng số 1 trong DN
+ Các chức năng trong bộ máy quản lý tài chính như: kế toán trưởng, trưởng phòng tài vụ, thủ quỹ, kế
toán tổng hợp,…
- Bộ máy quản lý TC cần thông tin của các chức năng để lập BC, lập dự báo, lập kế hoạch cho HĐTC của DN
- Các thông tin TC giúp các chức năng nâng cao HQHĐ, ra các quyết định và lập kế hoạch cho hoạt động
của mình
4.2 Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của DN
- Vốn là đầu vào, là toàn bộ giá trị TS chủ DN ứng ra để tiến hành SXKD
- Các loại vốn: căn cứ vào tính chất sở hữu: Vốn vay, VCSH
4.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
a. Vốn điều lệ
- Với DN nhà nước, vốn điều lệ là vốn đầu tư của NSNN
- Với công ty tư nhân, CSH phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đk thành lập DN. Vốn pháp định
là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập DN
- Với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ động đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty
b. Phát hành thêm cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là 1 kênh quan trọng để huy động vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khoán
- Đặc điểm:
+ Thời hạn: gắn liền với thời gian hoạt động của công ty, là loại chứng khoán vô hạn, có thể mua đi bán lại
trên thị trường chứng khoán
+ Giá trị của cổ phiếu:
➢ Mệnh giá: là giá trị danh nghĩa, là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho 1 cổ phiếu và được ghi
sẵn trên tờ cổ phiếu
➢ Giá trị ghi sổ: là giá trị của mỗi cổ phần được xác định dựa vào giá trị TS ròng của công ty trên
BCDKT. Được tính bằng TS – TS vô hình – NPT (bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi)
➢ Giá trị thị trường: là giá cả hiện tại của cổ phiếu thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi
nhận, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có mối quan hệ cung – cầu trên thị trường ->
thường xuyên biến động
- Phân loại:
+ Căn cứ vào tính chất ghi danh của cổ phiếu:
➢ Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu, chuyển nhượng phức tạp,
phải đăng ký tại cơ quan phát hanh và phải được HĐQT của công ty cho phép
➢ Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người ở hữu, tự do chuyển nhượng mà không cần thủ
tục pháp lý
+ Căn cứ vào quyền lợi và tính chất ưu đãi:
➢ Cổ phiếu thường: là cổ phiếu có thu nhập không cố định, lợi tức biến động tùy theo sự biến động
lợi nhuận của công ty, các nhân tố khác như: MT kinh tế, chính sách nhà nước, sự thay đổi lãi suất,
quy luật cung – cầu
➢ Cổ phiếu ưu đãi: chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phần được phát hành, thường có mức cổ
tức cổ định, có quyền nhận được tiền lãi trước các cổ đông thông thường
Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi
1. Được hưởng cổ tức không cố định, tùy theo kết
quả kinh doanh của DN
1. Được hưởng cổ tức cố định bất kể kết quả kinh
doanh cao hay thấp
2. Được hưởng cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi 2. Được hưởng cổ tức trước cppt
3. Được chia tài sản sau cùng trong trường hợp
công ty bị thanh lý
3. Được chia tài sản trước khi chia co cppt trong
trường hợp công ty bị thanh lý
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
4. Giá cả thường dao động mạnh hơn cổ phiếu
ưu đãi
4. Giá cả thường ít bị dao động hơn giá cppt
5. Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ phiếu ưu đãi 5. Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cppt
6. Có quyền biểu quyết 5. Không có quyền biểu quyết
- Quyền hạn của cổ đông: các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty
-> có quyền trước hết đối với TS, phân chia TS, thu nhập của công ty
+ Đại hội cổ đông được tổ chức ít nhất 1 năm 1 lần
+ Có 2 phương pháp bỏ phiếu:
➢ Bỏ phiếu theo đa số: là việc cổ đông có thể dùng mỗi lá phiếu để bầu cử 1 người quản lý, các chức
năng sẽ được bầu riêng rẽ
➢ Bỏ phiếu gộp: 1 cổ đông có thể dồn toan bộ số phiếu có trong tay về 1 số ứng cử viên được ưa
chuộng
- Giấy đảm bảo: người sở hữu giấy đảm bảo có thể mua một số lượng cổ phiếu thường được quy định
trước với giá cả và thời gian xác định
- Trái phiếu chuyển đổi: loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành 1 số lượng nhất định các cổ
phiếu thường. Nếu giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có thể có lợi nhuận cao
c. Nguồn vốn nội bộ
- Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là con đường tốt vì công ty phát huy được nguồn lực, giảm bớt sự phụ
thuộc vào bên ngoài
- Giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với sự tài trợ của nguồn vốn nội bộ -> khuyến khích các
cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn
- Chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần cần lưu ý:
+ Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ
+ Mức chia lãi trên 1 cổ phiếu những năm trước
+ Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định thị giá cổ phiếu
+ Hiệu quả tái đầu tư từ nguồn lợi nhuận để lại
4.2.2 Nguồn vốn vay
a. Vốn tín dụng ngân hàng
- Nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất
- Phân loại:
+ Theo thời hạn:
➢ Vay dài hạn: 5 năm trở lên
➢ Vay trung hạn: 1 – 5 năm
➢ Vay ngắn hạn: dưới 1 năm
+ Theo tính chất và mục đích sử dụng
➢ Vay đầu tư TS cố định
➢ Vay vốn lưu động
➢ Vay để phục vụ dự án
- Hạn chế:
+ Điều kiện tín dụng: các NHTM khi cho DN vay vốn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín
dụng thông qua 1 hệ thống các biện pháp: phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan
đến dự án đầu tư, kế hoạch SXKD của DN vay vốn,…
+ Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi DN đi vay vốn, NHTM thường yêu cầu DN phải có các bảo đảm tín
dụng như TS thế chấp
+ Sự kiểm soát của NH cho vay: 1 khi DN vay vốn NH thì phải chịu sự kiểm soát của NH về mục đích và tình
hình sử dụng vốn vay
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ Lãi suất vay vốn: phản ánh chi phí sử dụng vốn. Nếu lãi suất cho vay quá cao thì DN phải gánh chi phí lớn
-> giảm thu nhập DN
+ Tín dụng ngân hàng: là nguồn tài trợ quan trọng của các DN, đặc biệt đối với nhu cầu chi trả ngắn hạn
- Một số loại vay ngắn hạn phổ biến:
+ Cho vay thẳng theo món:
VD: DN vay 100tr, thời hạn 5 năm, lãi suất 10% năm, số dư bù yêu cầu 10%.
Tổng số lãi DN phải trả 10%*100=10 triệu
Số tiền DN sử dụng 90 triệu -> Chi phí vốn vay 10/90 = 11.1% năm
+ Cho vay luân chuyển: khoản vay ngắn hạn mà NH cho phép DN tiếp tục gia hạn thêm kỳ tiếp theo trước
khi kỳ trước kết thúc. Lãi vay được trả vào mỗi cuối kỳ với mức lãi suất xác định từ đầu kỳ
+ Cho vay thấu chi: DN dự tính trong thời gian tới khoản chi trả phát sinh vượt quá số dư tiền gửi sec của
DN trong NH. NH đồng ý cho DN phát hành séc vượt quá số dư với số tiền thỏa thuận trong thời gian
nhất định. Chi phí DN phải chịu gồm:
➢ Chi phí cố định trên tổng số tiền đề nghị vượt quá số dư tiền
➢ Lãi vay trên khoản mà DN thực sử dụng trong hạn mức cho phép
+ Cho vay theo khung
- Các quy định chung của NH VN đối với các khách hàng:
+ Kinh doanh hợp pháp, có đăng ký KD, KD đúng ngành hàng được phép
+ Vốn vay có mục đích rõ ràng, NH có thể kiểm tra được mục đích sử dụng vốn
+ Có TS thế chấp, cầm cố. TS phải đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp theo quy định, thế chấp có công chứng
+ DN phải có tài khoản tại NH
b. Nguồn vốn tín dụng thương mại
- Nguồn vốn tín dụng thương mại là 1 phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng, linh hoạt trong kinh doanh, tạo
khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh 1 cách lâu bền
- Phân loại:
+ Tín dụng thương mại tự do: là tín dụng được chấp nhận trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu
+ Tín dụng thương mại có chi phí: là tín dụng ngoài tín dụng thương mại tự do với chi phí đúng bằng %
chiết khấu cho phép
- Đặc điểm:
+ Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay 1 bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển
hóa thành tiền, chưa phải tiền nhàn rỗi
+ Chủ nợ và con nợ đều là các DN trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Khối lượng tín dụng phụ thuộc vào tổng giá trị khối lượng hàng hóa được mua bán chịu
- Ưu điểm:
+ Đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, rút ngắn chu kỳ sản xuất
+ Tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các DN 1 cách trực tiếp
+ Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giảm chi phí lưu thông xã hội
- Nhược điểm
+ Quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chết, giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà DN có
+ Thời gian: ngắn thường dưới 1 năm
+ Điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất: thời gian DN muốn bán chịu không phù hợp với nhu cầu của DN
cần mua chịu thì tín dụng không xảy ra
+ Phạm vi: bị hạn chế, chỉ xảy ra với các DN quen biết và tin tưởng nhau
+ Sự phù hợp: được cấp dưới hình thức hàng hóa, tín dụng thương mại chỉ xảy ra khi các DN mua bán chịu
có nhu cầu đúng hàng hóa cần để sản xuất
c. Nguồn vốn phát hành trái phiếu
- Trái phiếu: là các giấy tờ vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công
ty, là chứng nhận ghi nợ
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Thời hạn phổ biến: 1, 3, 5, 10 năm, rất ít công ty phát hành 20 năm
- Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Lãi suất của trái phiếu
+ Kỳ hạn của trái phiếu
+ Uy tín tài chính của công ty và mức độ rủi ro
- Trái phiếu có lãi suất thay đổi: loại có lãi suất thay đổi phụ thuộc vào 1 số yếu tố quan trọng
VD: Lãi suất LIBOR, lãi suất cơ bản do NHTW quy định
+ Nhược điểm: không biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu -> khó khăn lập kế hoạch tài chính,
việc quản lý trái phiếu tốn nhiều thời gian hơn
- Trái phiếu có thể thu hồi: công ty có thể thu mua lại vào 1 thời gian, giá cả được quy định ngay khi phát
hành
+ Ưu điểm:
➢ Có thể được sử dụng như 1 cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng, khi k cần thiết có thể mua lại các
trái phiếu -> giảm số vốn vay
➢ Có thể thay trái phiếu này bằng 1 nguồn tài chính khác bằng cách mua lại các trái phiếu đó
- Phân loại:
Tiêu chí Đặc điểm
Theo tổ chức phát
hành
Trái phiếu công ty: do các công ty phát hành để vay từ công chúng, phục vụ mục
đích kinh doanh
Trái phiếu chính phủ: là loại vay nợ của chính phủ để phục vụ cho các chi tiêu của
chính phủ như: xây dựng công trình công cộng, trả chi phí công cộng khác,…
Trái phiếu địa phương: do chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn
cho các công trình đầu tư phát triển của địa phương
Theo phương thức
trả lãi
Trái phiếu coupon trả lãi định kỳ cổ định cho người nắm giữ
Trái phiếu chiết khấu không trả lãi mà chỉ hoàn trả toàn bộ giá trị khi đến hạn
cho người nắm giữ, người mua chỉ phải trả giá chiết khấu trên mệnh giá khi
mua
Trái phiếu có lãi suất thả nổi trả lãi điều chỉnh định kỳ căn cứ theo 1 mức lãi suất
thị trường nào đó
4.3 Tài sản cố định của doanh nghiệp
- Khái niệm: TSCD là những TS có thời hạn sử dụng dài được DN mua về để sử dụng trong hoạt động SXKD
- Đặc điểm:
+ Thời gian sử dụng: TS phải có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm/ 1 kì SXKD và đem lại lợi ích cho DN
+ Mục tiêu sử dụng: dùng cho mục đích SXKD mà không để bán lại
+ Giá trị: TS phải có giá trị lớn, giá trị này có thể được quy định và thay đổi theo thời gian
- Cơ cấu TSCD:
Tài sản hữu hình Tài sản vô hình Các nguồn lực tự nhiên
- Là các TS tồn tại về mặt vật lý
như đất, nhà, máy móc thiết
bị
+ TS nhà xưởng có khấu hao, là
những TS có thời gian sử dụng
hạn chế: nhà, thiết bị văn
phòng,…
+ Đất đai, là TS duy nhất không
có khấu hao
- Là các TS được dùng cho HĐKD
nhưng không có sự tồn tại vật
lý cụ thể
+ Mẫu mã, bản quyền, danh
tiếng,…
- Là các nguồn lực được khai thác
từ tự nhiên đưa dần vào dự
trữ như dầu mỏ, các khoáng
sản
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Khấu hao TSCD:
Khái niệm - Là quá trình phân bổ giá trị/ chi phí của các TSCD cho các giai đoạn mà TS phục vụ SXKD
của doanh nghiệp
Quá trình
hao mòn
Hao mòn hữu hình Hao mòn vô hình
- Là sự suy giảm giá trị TSCD do sự hao mòn,
xuống cấp về mặt hiện vật gây ra, có thể
quan sát, nhận biết
- Hao mòn phụ thuộc vào điều kiện hoạt
động, cường độ khai thác, chế độ vận
hành, bảo dưỡng, tuổi thọ,…
- Là sự mất giá tương đối và tuyệt đối của
TSCD do tiến bộ KHKT, thị hiếu hoặc 1 số
nhân tố khác, không trực tiếp biểu hiện
qua bề ngoài của máy móc
Các phương
pháp
khấu hao
phổ biến
Khấu hao đều Khấu hao nhanh
- Giá trị khấu hao chia đều cho các năm
𝑀ứ𝑐 𝐾𝐻 𝑡𝑏 𝑛ă𝑚
=
𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜
- Những năm đầu tiên được tính khấu hao
nhiều hơn những năm tiếp theo
+ Mức trích KH năm = Giá trị còn lại *tỉ lệ
KH nhanh
+ Tỉ lệ KH nhanh = tỉ lệ KH theo pp bình
quân*Hệ số điều chỉnh
4.4 Tài sản lưu động của doanh nghiệp
- Khả năng chuyển đổi/ tính linh động của 1 TS phản ánh mức độ dễ hay khó để chuyển đổi TS thành tiền
- Cơ cấu TSLD
+ Tài sản bằng tiền: TM, TGNH, Séc, Tiền trong thanh toán
+ Vàng bạc, đá quý và kim khí quý
+ Các tài sản tương đương với tiền
+ Chi phí trả trước
+ Các khoản phải thu
+ Tiền đặt cọc
+ Hàng hóa vật tư
+ Các chi phí chờ phân bổ
❖ Chú ý
Thuê tài chính - PP tài trợ trung và dài hạn
- Ưu điểm: tránh được rủi ro do sở hữu tài sản, tính linh hoạt/
quyền hủy bỏ hợp đồng thuê, tính kịp thời, lợi ích về thuế
Thứ tự rủi ro đối với nhà đầu tư
(tăng dần)
- Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, và tăng dần theo
thứ tự được thanh toán
Thứ tự rủi ro đối với DN (tăng dần) - Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu
Ưu điểm của thuê tài chính là:
- Tránh được rủi ro do sở hữu tài sản: Khi mua một tài sản, người dùng phải đối mặt với những rủi ro do
sự lạc hậu của tài sản, những dịch vụ sửa chữa bảo trì, bị đọng vốn trong tài sản cố định
- Tính linh hoạt hay có quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê: Các hợp đồng thuê tài sản với điều khoản có thể huỷ
ngang giúp người đi thuê có thể phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường. Người đi
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
thuê có thể thay đổi tài sản một cách dễ dàng hơn so với việc sở hữu tài sản. Ví dụ một nhà hàng chỉ có
nhu cầu sử dụng máy phát điện trong những lúc bị cúp điện, còn lúc không cúp điện thì chẳng biết để
làm gì
- Tính kịp thời: Việc mua một tài sản thường phải mất một thời gian dài cho quy trình ra quyết định đầu
tư. Trong trường hợp này thuê tài chính sẽ sẽ nhanh chóng hơn và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng
tài sản của công ty.
- Lợi ích về thuế: công ty cho thuê hưởng lợi từ thuế do chi phí khấu hao tài sản được khấu trừ thuế, trong
khi công ty đi thuê không được hưởng lợi ích này. Dựa vào điểm này mà công ty đi thuê có thể thương
lượng để có chi phí thuê thấp hơn. Bên cạnh đó, tiền thuê mà công ty đi thuê phải trả cũng được khấu
trừ thuế nên cũng tiết kiệm được một khoản….
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 5: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT
5.1 Tổng quan về tín dụng
- Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc
hoàn trả, có lãi suất và có thời hạn
- Đặc điểm:
+ Là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn và của cải từ chủ thể này sang chủ thể khác
+ Nguyên tắc hoàn trả
+ Sự tin tưởng
+ Giá cả của sự chuyển dịch vốn được hiểu là lãi suất tín dụng
- Vai trò:
+ Là cầu nối luân chuyển vốn và đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế: giữa tiết kiệm và đầu tư
+ Huy động tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế
+ Cải thiện cuộc sống của dân cư
5.2 Các hình thức tín dụng
- Căn cứ theo chủ thể:
✓ Tín dụng ngân hàng
✓ Tín dụng thương mại
✓ Tín dụng Nhà nước
✓ Cho thuê tài chính
- Căn cứ theo mục đích
✓ Mục đích sản xuất
✓ Mục đích tiêu dùng
✓ Mục đích khác
5.2.1 Tín dụng ngân hàng
- Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa 1 bên là ngân hàng và 1 bên là chính
phủ, các tổ chức kinh tế và dân cư trong và ngoài nước với nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả cả gốc
và lãi
- Phân loại:
Tiêu chí Đặc điểm
Theo thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: dưới 1 năm, dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời của
vốn lưu động của DN hoặc nhằm mục đích sinh hoạt của gia đình
Tín dụng trung hạn: từ 1 – 3 năm/ 1 – 5 năm, dùng để cung cấp, mua sắm
TSCD, cải tiến và biến đổi kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có
thời hạn thu hồi vốn nhanh
Tín dụng dài hạn: từ 3 / 5 năm trở lên, dùng để cung cấp vốn cho xây dựng
cơ bản như đầu tư cái DN mới, công trình cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng
SXKD có quy mô lớn
Theo mục đích sử dụng
vốn
Tín dụng tiêu dùng: cho cá nhân có nhu cầu mua sắm TS phục vụ sinh hoạt
gia đình
Tín dụng cho SXKD: cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ thúc
đẩy SXKD: mua sắm thiết bị máy móc, cung cấp vốn lưu động
Theo tài sản đảm bảo Tín dụng có tài sản đảm bảo: dựa trên nguyên tắc các đảm bảo như: cầm cố,
thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba,…
Tín dụng không có tài sản đảm bảo: không có TS cầm cố, thế chấp hay không
có sự bảo lãnh của bên thứ ba
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Theo hình thức tín
dụng
Cho vay: ngân hàng cam kết cấp 1 khoản tiền cho khách hàng với ràng buộc
khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi theo đùn quy định của hợp đồng tín
dụng
Chiết khấu: ngân hàng dùng 1 khoản tiền tương ứng trên giấy tờ có giá mà
khách hàng mang đến trừ (-) khoản phí và lợi nhuận của ngân hàng để mua
giấy tờ đó
Cho thuê tài chính: ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải,… theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng vẫn là CSH
tài sản và khách hàng có nghĩa vụ trả tiền thuê
Bảo lãnh: ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khách hàng
(bên được bảo lãnh) khi khách hàng không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ
tài chính của mình
- Đặc điểm:
+ Huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ
+ Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy động và cho vay
+ Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển
của quá trình tái sản xuất xã hội
- Vai trò:
+ Đối với nền kinh tế: giúp các chủ thể có cơ hôi đạt được mục đích của mình (vay/ cho vay), tăng hiệu
quả trong sử dụng vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế
+ Đối với ngân hàng: mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận
+ Đối với khách hàng: giúp các nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, DN có vốn để mở rộng
SX, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống
5.2.2 Tín dụng thương mại
- Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng thông qua việc mua bán chịu hàng hóa giữa các DN
hoặc các nhà SXKD
- Đặc điểm:
+ Đối tượng của tín dụng thương mại: hàng hóa – vốn cho vay
+ Người đi vay – người mua chịu, con nợ và người cho vay – người bán chịu, chủ nợ đều là các DN trực
tiếp tham gia vào quá trình SX và lưu thông hàng hóa
+ Khối lượng áp dụng thường nhỏ, thời gian áp dụng ngắn vì đây là hình thức tín dụng dựa vào việc mua
bán chịu hàng hóa
- Công cụ của tín dụng thương mại: thương phiếu
❖ Đặc điểm của thương phiếu
- Tính trừu tượng: trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh nợ, chỉ ghi thông tin về số
tiền, thời hạn phải trả
- Tính bắt buộc: quy định người trả tiền phải thanh toán đúng hạn, không được phép từ chối hay trì hoãn
vì bất cứ lý do gì
- Tính lưu thông: là phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương
phiếu
❖ Phân loại
- Trên cơ sở người lập:
+ Hối phiếu: do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả số tiền nợ vào 1 thời gian, 1 địa điểm cụ
thể
+ Lệnh phiếu: do người mua chịu lập, cam kết trả 1 số tiền xác định trong 1 thời gian, 1 địa điểm nhất
định
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Trên cơ sở phương thức chuyển nhượng:
+ Thương phiếu vô danh: không ghi tên người thụ hưởng
+ Thương phiếu đích danh: ghi tên người thụ hưởng
+ Thương phiếu ký danh: ghi tên người thụ hưởng và có quyền chuyển nhượng
- Vai trò:
+ Tiết kiệm chi phí và lưu thông tiền tệ
+ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa
+ Khuyến khích sản xuất kinh doanh
5.2.3 Tín dụng Nhà nước
- Khái niệm: Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư hoặc các tổ
chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu hay tín phiếu
- Đặc điểm:
+ Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán
+ Hoạt động tín dụng Nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận
+ Đối tượng cho vay vốn tín dụng Nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kỳ
+ Lãi suất cho vay tín dụng Nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định
+ Tín dụng Nhà nước rủi ro hơn tín dụng ngân hàng do tín dụng là cho vay theo chỉ đinh, thời gian cho vay
dài -> chịu tác động diễn biến khó lường theo thời gian: MT pháp lý, khủng hoảng, thị trường tài chính
tiền tệ,…)
- Vai trò:
+ Là công cụ tài chính trực tiếp tham gia điều hành kinh tế vĩ mô
+ Thực hiện chính sách kinh tế gắn với an sinh xã hội, an ninh quốc phòng
+ Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
5.2.4 Cho thuê tài chính
- Khái niệm: Cho thuê tài chính là hoạt động cung cấp các sản phẩm cho thuê đối với khách hàng
- Đặc điểm:
+ Người thuê không phải bỏ vốn mua sắm thiết bị ban đầu mà chỉ bỏ tiền thuê TS trong 1 khoảng thời gian
xác định
+ Là 1 hoạt động tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng thuê TS giữa bên cho thuê và khách hàng
thuê. Thường là máy móc thiết bị, các động sản khác
+ Bên cho thuê và đi thuê phải thực hiện các cam kết theo hợp đồng quỵ định cụ thể
+ Giá trị các TS cho thuê thường lớn, bên đi thuê không phải thế chấp tài sản -> là hình thức được nhiều
DN lớn lựa chọn
- Phân loại:
+ Cho thuê tài chính hai bên: 2 bên cho thuê và đi thuê gặp và thương thảo hợp đồng trực tiếp, theo định
kỳ, bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê
+ Mua và cho thuê lại: là hình thức tài trợ mà trong đó công ty cho thuê tài chính mua lại TS của DN với
thỏa thuận DN thuê lại đúng TS đó để SXKD
+ Cho thuê giáp lưng: là hình thức tài trợ trong đó được sự thỏa thuận của bên cho thuê: bên thuê thứ
nhất thuê TS từ bên cho thuê, sau đó cho bên thuê thứ hai thuê lại
5.3 Tổng quan về lãi suất
5.3.1 Bản chất của lãi suất
- Karl Marx: “Lợi tức là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền
tệ vì việc đã sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định”
- Các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản: “Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí cơ hội của việc nắm giữ
tiền”
- Ngân hàng thế giới: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn”
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về việc sử dụng vốn và những dịch vụ
tài chính khác”
5.3.2 Vai trò của lãi suất
- Quản lý kinh tế vĩ mô:
+ Thông qua lãi suất để thực hiện điều chỉnh lượng cung ứng tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản
lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất).
+ Tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới HĐKD của DN, đến tiêu dùng và tiết kiệm của
dân cư
+ Công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
+ Thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu
cầu của thị trường trong nước và quốc tế
- Quản lý kinh tế vi mô
+ Công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để
đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại
và phát triển
+ Tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời sống của dân cư
5.3.3 Một số loại lãi suất trên thị trường
- Lãi suất cơ bản
- Lãi suất tiền gửi
- Lãi suất tiền cho vay
- Lãi suất chiết khấu
- Lãi suất tái chiết khấu
- Lãi suất tái cấp vốn
- Lãi suất liên ngân hàng
5.4 Đo lường lãi suất
5.4.1 Lãi suất đơn
- Là phương pháp tính lãi trong đó tiền lãi trong mỗi kỳ chỉ tính trên khoản tiền gốc cho vay ban đầu
- Công thức tổng quát: 𝑆𝐼 = 𝑃𝑜 × 𝑖 × 𝑛
✓ SI: số tiền lãi đơn
✓ P0: khoản tiền gốc cho vay tại thời điểm 0
✓ i: lãi đơn trong 1 thời kỳ
✓ n: số thời kỳ vay
5.4.2 Lãi suất kép/ lãi suất gộp
- Tiền lãi của kỳ trước được nhập vào vốn gốc để làm cơ sở tính lãi cho kỳ tiếp theo
- Công thức tổng quát: 𝐹𝑉𝑛 = 𝑃𝑜 × (1 + 𝑖)𝑛
✓ FVn: số tiền thu được sau n thời kỳ
✓ P0: số tiền cho vay ban đầu
✓ i: lãi suất tính theo lãi kép
✓ n: số thời kỳ vay
5.4.3 Lãi suất hoàn vốn
- Lãi suất mà các nhà đầu tư được nhận khi mua và nắm giữ 1 chứng khoản cho đến ngày đáo hạn, được
tính trên số vốn mà họ đã cho vay/ đầu tư, không tính trên mệnh giá của khoản tiền cho vay
- Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ 1 khoản tín dụng với giá trị hiện
tại của khoản tín dụng đó
- Công thức tổng quát: 𝑃𝑉 =
𝐹𝑉𝑛
(1+𝑖)𝑛
✓ PV: giá trị hiện tại của khoản tín dụng
✓ FVn: giá trị tương lai sẽ được thanh toán của khoản tín dụng
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
✓ n: thời hạn tín dụng
✓ i: lãi suất hoàn vốn
- Ví dụ: 1 nhà đầu tư mua 1 trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000d, lãi suất trả hàng năm là 10% với
mức lãi suất hoàn vốn i = 11.36% thì giá trái phiếu là:
𝑃 = 𝑃𝑉 =
10000
(1 + 0.1136)1
+
10000
(1 + 0.1136)2
+
10000
(1 + 0.1136)3
+
10000
(1 + 0.1136)4
+
100000 + 10000
(1 + 0.1136)5
= 95000
5.5 Một số phân biệt về lãi suất
- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất nêu lên trong các hợp đồng vay vốn/ trong thuộc tính 1 số loại chứng
khoán như trái phiếu
VD: món vay đơn trị giá 100 tr kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10%/ năm -> 10% là lãi suất danh nghĩa
- Lãi suất thực là lãi suất tính dưới dạng hiện vật, do vậy phản ánh chính xác hơn chi phí thực của việc vay
mượn
- Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa (in), lãi suất thực (ir) và tỷ lệ lạm phát (dự tính) (𝜋𝑒
)
+ Đối với tỷ lệ lạm phát < 10%: in = ir + 𝜋𝑒
+ Đối với tỷ lệ lạm phát > 10%: ir = (in – 𝜋𝑒
)/( 𝜋𝑒
+ 1)
- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập của người có vốn trên tổng số vốn đã được sử dụng
(đầu tư hoặc cho vay)
+ Công thức: 𝑅 =
𝑃𝑡+1−𝑃𝑡+𝐶
𝑃𝑡
× 100%
✓ 𝑃𝑡+1: Giá bán của tài sản vào thời điểm cuối kì
✓ 𝑃𝑡: Giá mua tài sản ở thời điểm đầu kỳ
✓ 𝐶: Thu nhập bằng tiền mà tài sản đem lại trong thời gian nắm giữ
- Một số lãi suất trong hoạt động ngân hàng:
+ Lãi suất tiền gửi: 𝑖𝑡𝑔 = 𝑖𝑐𝑏 + 𝑖𝑖
+ Lãi suất cho vay: 𝑖𝑐𝑣 = 𝑖𝑡𝑔 + 𝑋
✓ 𝑖𝑡𝑔: lãi suất tiền gửi
✓ 𝑖𝑐𝑏: lãi suất cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền gửi khác nhau
✓ 𝑖𝑐𝑣: lãi suất cho vay
✓ 𝑋: chi phí nghiệp vụ ngân hàng
+ Lãi suất liên ngân hàng: Sibor, Libor, Pibor, Vnibor
5.6 Mô hình cung – cầu vốn vay tác động đến sự thay đổi lãi suất
- Xác định cung cầu vốn vay:
+ Cung vốn có được chủ yếu từ tiết kiệm của các hộ gia đình, tỷ lệ thuận với lãi suất -> đường cung vốn đi
lên về bên phải đồ thị
+ Cầu vốn có được từ nhu cầu vay vốn của DN, chính phủ, các hộ gia đình, tỷ lệ nghịch với lãi suất -> đường
cầu vốn đi xuống về bên phải
+ Giao điểm giữa cung vốn và cầu vốn xác định lãi suất cân bằng thị trường
- Mối quan hệ giữa mô hình cung cầu trái phiếu và mô hình cung cầu vốn vay được sử dụng để giải thích
sự biến động của lãi suất:
+ Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay: thu nhập của cải, LN kỳ vọng của trái phiếu so với các
TS khác, rủi ro của trái phiếu/ khoản vay, tính thanh khoản của trái phiếu/ khoản vay
+ Các yếu tố dịch chuyển đường cầu vốn vay: khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư, tỷ lệ lạm phát dự
tính, hoạt động của chính phủ
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
6.1 Khái quát về thị trường tài chính
- Khái niệm: Thị trường tài chính là nơi diễn quá trình luân chuyển vốn giữa những người dư thừa vốn đến
những người thiếu hụt vốn thông qua việc mua bán các công cụ tài chính theo 1 cơ chế nhất định
-- Vai trò:
+ Thúc đẩy tích lũy và tập trung vốn
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các chính sách vĩ mô
+ Định giá và làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính
- Các chủ thể trên thị trường tài chính
Tài chính gián tiếp
Tài chính gián tiếp
6.2 Cấu trúc của thị trường tài chính
- Căn cứ vào thời hạn chuyển giao vốn:
+ Thị trường tiền tệ: mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn, có tính thanh khoản rất cao
+ Thị trường vốn: mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu
- Căn cứ vào tính chất các công cụ tài chính:
+ Thị trường nợ: mua bán các công cụ nợ như trái phiếu và các món vay thế chấp, tín phiếu kho bạc
+ Thị trường vốn cổ phần: mua bán cổ phiếu của các công ty cổ phần
- Căn cứ vào quá trình phát hành và lưu thông công cụ tài chính
+ Thị trường cấp 1/ sơ cấp: mua bán các chứng khoán phát hành lần đầu -> tạo lập hàng hóa, là cơ sở hoạt
động cho thị trường cấp 2, giá chứng khoản ở thị trường này là cơ sở tham chiếu cho thị trường cấp 2
+ Thị trường cấp 2/ thứ cấp: mua bán những chứng khoán đã phát hành (ck cũ) -> tạo điều kiện dễ dàng
để bán những chứng khoán nhằm thu tiền mặt (tính lỏng cao hơn), xác định giá cho thị trường cấp 1
➔ Khác biệt giữa 2 thị trường:
+ TT cấp 1: làm gia tăng vốn cho nền kinh tế
Người tiết kiệm – cho vay:
- Gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
- Người nước ngoài
Người đi vay – chi tiêu:
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
- Gia đình
- Người nước ngoài
Thị
trường
tài
chính
Những
trung
gian tài
chính
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ TT cấp 2: chỉ bảo đảm khả năng chuyển đổi quyền sở hữu của những người nắm giữ chứng khoán
- Căn cứ vào mức độ can thiệp của Chính phủ:
+ Thị trường chính thức: hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc và thể chế do Nhà nước quy định
+ Thị trường không chính thức: hoạt động không được thực hiện theo nguyên tắc và thể chế do Nhà nước
quy định
- Căn cứ phương thức tổ chức của thị trường
+ Thị trường tập trung: mua bán, giao dịch chứng khoán được tổ chức tập trung theo 1 thời gian và địa
điểm nhất định
+ Thị trường phi tập trung: mua bán, giao dịch chứng khoán được thực hiện phân ở những thời gian và
địa điểm khác nhau
6.3 Công cụ trên thị trường tài chính
- Khái niệm: là các giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường, thực hiện việc chuyển giao vốn giữa các
chủ thể khác nhau trên thị trường
6.3.1 Các công cụ của thị trường tiền tệ
a. Tín phiếu kho bạc
- Là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của
NSNN
- Đặc điểm:
+ Là công cụ lỏng nhất và an toàn nhất trong các công cụ của TT tiền tệ nhưng khả năng sinh lời rất thấp
+ Kỳ hạn thanh toán: 3, 6, 9 và nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng với những mệnh giá khác nhau
+ Phương thức phát hành: pp đấu thầu: đấu thầu cạnh tranh lãi suất hoặc kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi
suất vs không lãi suất
+ Người mua: ngân hàng, hộ gia đình, các doanh nghiệp, trung gian tài chính khác
b. Chứng chỉ tiền gửi (CDs)
- Là công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại phát hành nhằm huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân
- Đặc điểm:
+ Được thanh toán lãi hàng năm và hoàn trả gốc khi đến kỳ hạn thanh toán
+ Thường có lãi suất cao hơn các khoản tiết kiệm thông thường tuy nhiên tính thanh khoản kém hơn và
có hình phạt nếu muốn rút tiền trước hạn
c. Thương phiếu
- Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số
tiền xác định trong 1 thời gian xác định. Bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu
- Là công cụ nợ ngắn hạn được các công ty lớn phát hành nhằm vay vốn trên thị trường
- Phân loại:
- Đặc điểm:
Dựa trên cơ
sở người
lập
• Hối phiếu
• Lệnh phiếu
Dựa trên
phương
thức chuyển
nhượng
• Thương phiếu vô danh
• Thương phiếu đích
danh
• Thương phiếu ký danh
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
+ Tính trừu tượng: trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi nhận
các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền
+ Tính bắt buộc: quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đung hạn, không được
phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền
+ Tính lưu thông:
➢ Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký
hậu, có thể chuyển hóa ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố
➢ Thường có thời hạn tối đa 90 ngày bằng với 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn có thể được
thỏa thuận giữa bên thụ hưởng và bên nhận nợ
- Vai trò của thị trường thương phiếu:
+ Đáp ứng nhu cầu vốn của các DN
+ Là công cụ có thể chuyển nhượng
+ Gắn kết hoạt động tín dụng với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Góp phần phát triển cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại
- Lợi ích của thương phiếu:
+ Trở thành công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt
+ Là 1 cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu
+ Là loại tài sản đảm bảo chắc chắn
+ Bổ sung hàng hóa cho thị trường mở
+ Là 1 giải pháp chứng khoán hóa các khoản cho vay của ngân hàng
- Nhược điểm của thương phiếu:
+ Tình trạng 2 doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh
từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố
+ Khó có thể mở rộng quy mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hóa trong trường hợp nhu cầu
mua bán chịu quá lớn và thời gian quá lâu
+ Quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp có tín nhiệm và giao dịch
thường xuyên với nhau
d. Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
- Là hối phiếu có kỳ hạn do công ty bán hàng phát hành, đã được ngân hàng đóng dấu bảo lãnh chấp nhận
thanh toán lên đó
- Đặc điểm: độ an toàn khá cao, người sở hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng với giá chiết khấu để thu
tiền mặt ngay khi cần vốn
6.3.2 Các công cụ trên thị trường vốn
- Cổ phiếu: là chứng chỉ ghi nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư với 1 phần tài sản và thu nhập của DN
- Trái phiếu: là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của người đầu tư với người phát hành
- Vay thế chấp: là những món tiền cho các cá nhân hoặc các công ty kinh doanh vay để đầu tư vào các
công trình kiến trúc. Nhà cửa, đất đai hoặc những bất động sản khác được dùng làm vật thế chấp cho
món vay
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 7: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
7.1 Khái quát về NHTM
- Khái niệm: NHTM là 1 trung gian tài chính chuyên nhận tiền gửi và cho vay, hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận
- Chức năng:
+ Trung gian tín dụng: chức năng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM
+ Chức năng tạo tiền: chức năng riêng có và duy nhất của NHTM
+ Trung gian thanh toán
7.2 Bảng cân đối TS của NHTM
Nguồn vốn Tài sản
1. Nguồn vốn nợ - Tiền dự trữ: dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán
- Tiền cho vay
- Chứng khoán
- Tiền gửi ở các ngân hàng khác
- Những tài sản khác: TSCĐ, TSLĐ
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi có thể phát hành
séc)
- Tiền gửi phi giao dịch (tiết kiệm/tiền gửi có kỳ
hạn)
- Các khoản tiền vay
2. Vốn chủ sở hữu
- Vốn điều lệ >= mức vốn pháp định
- Lợi nhuận không chia
- Phát hành cổ phần mới
7.3 Hoạt động cơ bản của NHTM
7.3.1 Hoạt động huy động vốn
- Là hoạt động tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM
- Huy động vốn từ: tiền gửi, đi vay, vốn chủ sở hữu
7.3.2 Hoạt động cho vay/sử dụng vốn
- Là hoạt động cơ bản nhất của NHTM và là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng
a. Nguyên tắc cho vay
Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên 1 số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng
sinh lời:
- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định
- Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không
trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của NHTW
- Ngân hàng cho vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả
b. Các hình thức cho vay
Tiêu chí phân loại Các hình thức Đặc điểm
Mục đích cho vay
vốn
Cho vay bất động sản - Các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải
phóng mặt bằng
- Các khoản cho vay dài hạn tài trợ mua đất, nhà,
các TS nước ngoài
Cho vay đối với các tổ chức
tài chính
- Các khoản tín dụng dành cho ngân hàng, công ty
bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức TC
khác
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Cho vay nông nghiệp Nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng,
thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Cho vay công nghiệp và
thương mại
Giúp DN trang trải các chi phí: mua hàng, nhập
kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân
viên
Cho vay đối với các cá nhân Giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết
bị gia đình, vật liệu xây dựng,….
Cho vay khác Gồm các khoản vay không được xếp ở trên và các
khoản cho vay kinh doanh chứng khoản
Tài trợ thuê mua Ngân hàng mua thiết bị máy móc,… và cho khách
hàng thuê
Tiêu chí phân loại Các hình thức Đặc điểm
Kỳ hạn vay Cho vay ngắn hạn Kỳ hạn dưới 12 tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu chi
tiêu, mua sắm các TS lưu động của khách hàng
Cho vay trung hạn Kỳ hạn từ 1 – 3 năm / 1 – 5 năm, nhằm đáp ứng
nhu cầu mua TSCD của khách hàng
Cho vay dài hạn Kỳ hạn từ 3 / 5 năm trở lên, nhằm đáp ứng nhu
cầu đầu tư các công trình lớn như sân bay, bến
cảng, cầu đường,...
Xuất xứ của tín
dụng
Cho vay trực tiếp Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách
hàng có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực
tiếp hoàn trả nợ vay
Cho vay gián tiếp Khoản cho vay thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ước, chứng từ nợ được phát sinh và còn
trong thời hạn thanh toán
VD: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng,…
Mức độ tín nhiệm
đối với khách
hàng
Cho vay không bảo đảm Loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố
hay bảo lãnh của người thứ ba
Cho vay có bảo đảm Hình thức cho vay dựa trên cơ sở ngân hàng nắm
giữ các TS thuộc sở hữu trực tiếp của người đi
vay hoặc người bảo lãnh
VD: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh
Phương thức cho
vay
Cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn đều tiến hành những thủ tục vay
vốn và ký kết hợp đồng tín dung, áp dụng cho
các khách hàng vay vốn không thường xuyên, sx
không ổn định, kinh doanh thời vụ, thương vụ
Cho vay theo hợp đồng tín
dụng
NH và khách hàng xác định 1 hạn mức tín dụng duy
trì 1 thời hạn nhất đinh hoặc theo chu kỳ kinh
doanh, áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay
trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định,
vòng quay vốn nhanh và có tín nhiệm trong
quan hệ tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu
chi
Việc cho vay bằng văn bản chấp thuận cho khách
hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh
toán phù hợp với quy định
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay trả góp
7.3.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ
Các hoạt động Phân loại Đặc điểm
Dịch vụ thanh toán Dịch vụ thanh toán trong
nước
- Là các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp
cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán khi
mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ
Dịch vụ thanh toán quốc tế - Là dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế phục
vụ các khách hàng công ty, DN có hoạt động
xuất nhập khẩu, các cá nhân có nhu cầu chuyển
tiền ra nước ngoài
Dịch vụ thẻ - Là các dịch vụ thanh toán được thực hiện không
qua các giao dịch trực tiếp mà thông qua các
tiện ích ngân hàng cung cấp từ thẻ và các đơn vị
chấp nhận thẻ
Dịch vụ ngân hàng điện tử - Là dịch vụ ngân hàng cung cấp qua Internet hay
điện thoại di động, cho phép khách hàng thực
hiện các giao dịch ngân hàng 1 cách an toàn,
chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian
Dịch vụ ủy thác Ủy thác cho vay: - Là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác
thông qua hợp đồng ủy thác cho vay để trực
tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng, bên
ủy thác trả phí cho bên nhận
Ủy thác đầu tư - Là việc ngân hàng nhận ùy thác của 1 cá nhân/ tổ
chức để đầu tư vào 1 dự án, NH nhận ủy thác
phải chịu trách nhiệm kiểm soát khoản đầu tư
đó cho người ủy thác
Ủy thác nhờ thu - Là phương thức thanh toán trong đó người bán
sau khi giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua,
ủy thác cho NH thu tiền hộ
Ủy thác chuyển tiền – thanh
toán hộ
- Là nghiệp vụ mà NHTM nhận sự ủy thác của
khách hàng, dùng phương tiện mà khách yêu
cầu để chuyển tiền
Ủy thác quản lý vốn - Là việc khách hàng có vốn nhàn rỗi ủy thác cho
NH quản lý và đầu tư số vốn của mình theo chỉ
định/ không theo chỉ định
Ủy thác bảo quản và ký gửi - Là việc NH thực hiện việc giữ hộ vàng và tài sản
của khách hàng, NH có trách nhiệm giữ và bảo
mật TS cho khách hàng và thu phí
Ủy thác quản lý danh mục
đầu tư
- Là dịch vụ mà NH nhận tiền của khách hàng xây
dựng danh mục chứng khoán (mua, bán) với
mục tiêu làm cho TS của khách hàng sinh lời tối
ưu nhất
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Dịch vụ ngân quỹ - Là dịch vụ liên quan đến thu chi tiền mặt tại ngân
hàng: thu tiền mặt tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,
kiểm đếm, phân loại và vận chuyển tiền mặt,…
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
CHƯƠNG 8: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
8.1 Chức năng của ngân hàng trung ương
Các chức năng Đặc điểm
Phát hành tiền và điều tiết
lượng tiền cung ứng
➢ Phát hành tiền
- NHTW là cơ quan duy nhất phát hành tiền
- Phát hành tiền phải có vàng đảm bảo: nguyên tắc yêu cầu giấy bạc
NH phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng vàng
- Phát hành tiền căn cứ vào:
+ Tốc độ phát triển của GDP
+ Lượng tài sản ròng di chuyển từ nước ngoài vào: mục tiêu cân đối
thị trường ngoại hối: ổn định giá vàng, tỷ giá
+ Cơ sở tín dụng
+ Cơ sở cho NSNN vay
➢ Điều tiết lượng tiền cung ứng
- Điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng
trưởng kinh tế
- Các công cụ của chính sách tiền tệ: chính sách dự trữ bắt buộc,
chiết khấu và tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, hạn mức tín
dụng,…
Ngân hàng của các ngân hàng ➢ Nhận tiền gửi của NHTM dưới nhiều hình thức khác nhau
- NHTW yêu cầu NHTM thiết lập dự trữ bắt buộc
- NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTW nhằm đảm bảo
nhu cầu thanh toán giữa NHTM và khách hàng
➢ Cho vay đối với NHTM và tổ chức tín dụng
➢ Thực hiện thanh toán bù trừ cho các NH
Ngân hàng của Chính phủ ➢ NHTW là ngân hàng của CP dưới giác độ:
- NHTW làm đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, thanh toán không
dùng tiền mặt cho hệ thống kho bạc,…
➢ Thay mặt CP thực hiện quản lý hoạt động của hệ thống ngân
hàng về mặt pháp luật
- Xem xét, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của NHTM và các tổ chức
tín dụng
- Quy định về nghiệp vụ, hệ số an toàn với NHTM và các tổ chức tín
dụng
- Thanh tra, kiểm soát các hoạt động của hệ thống NH, áp dụng các
chế tài xử phát -> NH hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả
➢ Đại diện cho CP thực hiện các quan hệ tài chính với nước ngoài
và với các tổ chức tài chính quốc tế
8.2 Bảng cân đối tiền tệ và rút gọn của NHTW
- BCDTT rút gọn:
NHTW
Tài sản có Tài sản nợ
- Chứng khoán
- Tiền cho vay chiết khấu
- Tiền lưu hành
- Tiền dự trữ
Tổng: Cơ sở tiền tệ (MB)
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
- Quá trình NHTW cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống NHTM
+ Cho các NHTM vay tiền: NHTW tăng tiền cho vay chiết khấu -> dữ trữ NHTM tăng
+ Mua chứng khoán từ hệ thống NHTM: NHTW mua chứng khoán -> dự trữ của hệ thống NHTM tăng
8.3 Chính sách tiền tệ quốc gia
- Khái niệm: Là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao
gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ số lạm phát, quyết định về sử dụng
các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra
- Mục tiêu:
Mục tiêu Phân loại Đặc điểm
Mục tiêu cuối cùng Là mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu ổn định - Ổn định giá trị đồng tiền:
+ Là mục tiêu hàng đầu của cs tiền tệ
+ Là yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định kinh
tế
- Ổn định giá cả:
+ P tăng -> tình trạng khó khăn trong cuộc sống
của 1 bộ phận người lao động, mất ổn định kinh
tế, xã hội
+ P tăng -> lạm phát, tạo tâm lý đầu cơ, tích trữ
hàng hóa
- Ổn định lãi suất:
+ Lãi suất biến động –> thu nhập, tiêu dùng cá
nhân bị ảnh hưởng -> áp lực sụt giảm LN DN -> mất
cân đối giữa tích lũy vs tiêu dùng -> ảnh hưởng đến
chứng khoán, NHTM, hoạt động thị trường mở,…
-> điều hành vs quản lý kinh tế khó khăn, kinh tế
chậm phát triển
- Ổn định tỷ giá:
+ Là điều kiện để các quốc gia có thể thực hiện các
hoạt động thương mại quốc tế và tín dụng quốc tế
+ Biến động tỷ giá -> mất ổn định giá cả, gtri đồng
nội tệ, gtri của các TS bằng ngoại tệ, các hoạt động
xuất – nhập khẩu,…
- Ổn định thị trường tài chính:
Mục tiêu tăng trưởng - Tạo việc làm:
+ Thất nghiệp cao -> GDP giảm
- Tăng trưởng kinh tế: luôn gắn vs mục tiêu tạo
việc làm:
+ MS tăng -> lãi suất giảm -> I tăng, mở rộng kinh
doanh -> u giảm, E tăng -> Y (sản lượng) tăng, GDP
tăng -> tăng trưởng kinh tế
Quan hệ giữa các mục tiêu - Lâu dài: các mục tiêu chính sách có mối quan hệ
chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy nhau
- Ngắn hạn: có thể xảy ra xung đột giữa các mục
tiêu:
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
VD:
+Khi nền kinh tế lạm phát cao, mục tiêu tăng
trưởng và việc làm đầy đủ cần chấp nhận hy sinh
+ Khi nền kinh tế suy thoai, mục tiêu tăng trưởng
cần đặt lên hàng đầu
Mục tiêu trung gian Bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục tiêu cuối cùng của
chính sách tiền tệ:
- Khối lượng cung ứng tiền tệ: M1, M2, M3
- Lãi suất thị trường
Yêu cầu cần có của mục tiêu trung gian:
- Mục tiêu phải đảm bảo được đo lường 1 cách chính xác, nhanh chóng
- Mục tiêu có thể kiểm soát được, điều chỉnh để phù hợp với định hướng và hiệu
quả của chính sách tiền tệ
Mục tiêu hoạt động - Là chỉ tiêu được NHTW lựa chọn, sử dụng các công cụ điều tiết nhằm thay đổi
mục tiêu trung gian từ đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền
tệ
- Các mục tiêu:
+ Dự trữ của NHTM
+ Lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Yêu cầu cần có cua mục tiêu hoạt động:
- Phải đo lường nhằm hạn chế suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu
chính sách tiền tệ
- Có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định vs các mục tiêu trung gian được lựa chọn
8.4 Công cụ của chính sách tiền tệ
Dự trữ bắt buộc
Khái niệm Là công cụ mà bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (𝑟𝑑), NHTW sẽ làm
thay đổi MS
Cơ chế tác động lên MS - 𝑟𝑑 tăng -> tỷ lệ cho vay giảm -> L giảm -> D giảm -> MS giảm
- 𝑟𝑑 tăng -> mm giảm -> MS giảm
- 𝑟𝑑 giảm -> L tăng -> D tăng -> MS tăng
Công thức tổng quát
Tiền gửi mới được tạo ra =
Tiền dự trữ ban đầu
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
mm =
1 +
C
D
rd +
ER
D +
C
D
Trong đó 𝐦𝐦: số nhân tiền
𝐫𝐝: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
𝐂: tiền mặt
𝐃: tổng tiền gửi có thể phát hành séc
𝐄𝐑: tổng số tiền dự trữ quá mức
L: khoản tiền cho vay
Ưu điểm - Tác động nhanh chóng đến MS
- Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM
- Tăng cường quyền lực của NHTW
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Nhược điểm - Gây khó khăn cho các NHTM trong hoạch định chiến lược kinh doanh
- Tác động quá “nhạy cảm”đến MS
- Tốn kém chi phí quản lý
Chính sách chiết khấu
Khái niệm Là công cụ mà bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu (R) hoặc hạn mức chiết
khấu sẽ làm thay đổi dự trữ của NHTM và làm thay đổi MS
Cơ chế tác động lên MS - R tăng -> giá khoản vay tăng -> làm giảm khả năng tiếp cận vốn của các tổ
chức -> MS giảm
- R giảm -> giá khoản vay giảm -> làm tăng khả năng tiếp cận vốn của các tổ
chức -> MS tăng
Ưu điểm - Là người cho vay cuối cùng, NHTW giúp các NHTM tránh khỏi những cơn
hoảng loạn tài chính
- Điều tiết MS
Nhược điểm - NHTW bị động trong việc điều chỉnh MS: không kiểm soát được việc vay và
khối lượng vay
- Không dễ khắc phục được sai sót
Nghiệp vụ thị trường mở
Khái niệm NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ
có giá đối với các thành viên tham gia
Hàng hóa chủ yếu Tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ
Cơ chế tác động lên MS - NHTW mua chứng khoán -> MB tăng -> MS tăng -> CSTT mở rộng
- NHTW bán chứng khoán -> MB giảm -> MS giảm -> CSTT thắt chặt
Ưu điểm - Ít tốn kém chi phí
- Linh hoạt, chính xác, điều chỉnh MS ở bất cứ mức độ nào
- NHTW dễ đảo ngược tình thế
Nhược điểm - Đòi hỏi 1 thị trường tài chính phát triển
- Các thành viên tham gia
- Hàng hóa
- Phương thức mua bán
Hạn mức tín dụng
Khái niệm Là công cụ can thiệp trực tiếp nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng
của NHTM
Cơ chế tác động lên MS - NHTW tăng hạn mức tín dụng -> tăng khả năng cho vay của NHTM -> MS
tăng
- NHTW giảm hạn mức tín dụng -> giảm khả năng cho vay của NHTM -> MS
giảm
Ưu điểm - Tác động nhanh chóng đến MS, phát huy hiệu quả khi MS tăng cao
Nhược điểm - Làm lãi suất tăng, cản trở đầu tư
- Giảm cạnh tranh giữa các NHTM
- Làm sai lệch cơ cấu đầu tư của NHTM
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
Kiểm soát lãi suất
Khái niệm Là công cụ gián tiếp, thay đổi lãi suất sẽ tác động đến đầu tư và tình hình
sản xuất kinh doanh
Cơ chế tác động lên MS - Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn của NHTW và các
tổ chức tín dụng, quản lý lãi suất cho vay của NHTW
- Cơ chế điều hành trực tiếp: Quy định mức lãi suất cụ thể như: Khung lãi
suất, trần lãi suất, biên độ chênh lệch
Ưu điểm - Tăng cường quyền quản lý của NHTW khi các yếu tố thị trường chưa hoàn
chỉnh
Nhược điểm - Không phản ánh đúng quan hệ cung – cầu trên thị trường
Chính sách tỷ giá
Khái niệm NHTW điều chỉnh biên độ giao động tỷ giá giữa tỷ giá chính thức trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng với tỷ giá các NHTM được phép kinh doanh
trên thị trường
Cơ chế tác động lên MS - Lạm phát: NHTW thu hẹp biên độ giao động tỷ giá mà các NHTM được kinh
doanh, tạo sự ổn định trên thị trường
- Thiểu phát: NHTM nới lỏng biên độ giao động tỷ giá mà NHTM được phép
kinh doanh
Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com)
lOMoARcPSD|24741479
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf

More Related Content

Similar to ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf

06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216Yen Dang
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệNguyễn Long
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namNhu Tuyet Tran
 
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Namthực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt NamVũ Tuyết
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_teTai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_teMaiAnh214
 
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấthệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấtvietanhdn069
 
Xin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiXin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiNgọc Trâm
 
TTQT - in nam 2018 - uel.ppt
TTQT - in nam 2018 - uel.pptTTQT - in nam 2018 - uel.ppt
TTQT - in nam 2018 - uel.pptlinhpham763149
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdfQuản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdfLngKhnhChi2
 

Similar to ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf (20)

Đồng Tiền Chung
Đồng Tiền ChungĐồng Tiền Chung
Đồng Tiền Chung
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
 
Do la hoa_0999
Do la hoa_0999Do la hoa_0999
Do la hoa_0999
 
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Namthực trạng đô la hóa ở Việt Nam
thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_teTai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
Tai chinh tien_te_chuong_1_tong_quan_ve_tai_chinh_tien_te
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấthệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
 
Xin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiXin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến với
 
TTQT - in nam 2018 - uel.ppt
TTQT - in nam 2018 - uel.pptTTQT - in nam 2018 - uel.ppt
TTQT - in nam 2018 - uel.ppt
 
TCQT - Chương 3.pptx
TCQT - Chương 3.pptxTCQT - Chương 3.pptx
TCQT - Chương 3.pptx
 
Thực trạng của kế toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh tmdv xnk minh hòa thành...
Thực trạng của kế toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh tmdv xnk minh hòa thành...Thực trạng của kế toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh tmdv xnk minh hòa thành...
Thực trạng của kế toán vốn bằng tiền tại công ty tnhh tmdv xnk minh hòa thành...
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdfQuản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
Quản trị ngân hàng thương mại (1) (2).pdf
 

ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf

  • 1. Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Lý thuyết TCTT tóm tắt lý thuyết Tài chính quốc tế (Học viện Ngân hàng) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Lý thuyết TCTT tóm tắt lý thuyết Tài chính quốc tế (Học viện Ngân hàng) Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 1.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ Nguồn gốc của tiền tệ Nghiên cứu sự ra đời của tiền tệ là nghiên cứu về các hình thái biểu hiện giá trị trong trao đổi: - Hình thái giá trị giản đơn/ ngẫu nhiên: ngẫu nhiên trao đổi hàng hóa – H – H - Hình thái giá trị toàn bộ/ mở rộng: 1 vật trở thành vật ngang giá tuy nhiên đây vẫn là quá trình trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định - Hình thái giá trị chung - Hình thái tiền tệ Bản chất của tiền tệ - Theo F.S.Mishkin: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ 1.2 Chức năng của tiền tệ - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: + Đơn vị đo lường giá trị: đo lường giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi + Phương tiện trao đổi: dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ/ thanh toán nợ trong và ngoài nước -> nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, tiết kiệm các chi phí trong quá trình trao đổi trực tiếp hàng hóa + Phương tiện cất trữ: tiền là nơi chứa sức mua hàng hóa trong 1 thời gian nhất định - Để thực hiện các chức năng trên, tiền tệ phải có các thuộc tính cơ bản sau: + Tính được chấp nhận rộng rãi + Tính dễ nhận biết + Tính có thể chia nhỏ được: tiền phải có nhiều mệnh giá khác nhau + Tính lâu bền: tiền được làm với chất liệu có chất lượng cao, lâu hỏng + Tính dễ vận chuyển: thuận tiện cho việc mang theo + Tính khan hiếm + Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị giống nhau nếu chúng giống nhau 1.3 Vai trò của tiền tệ 1.3.1 Quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước - Tiền tệ được sử dụng như 1 phương tiện để hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: + Chính sách tài khóa: thông qua tiền tệ để xác định thu nhập, chi tiêu của NSNN, bội chi NSNN, nợ công,… + Chính sách tiền tệ: NHTW điều tiết lượng tiền cung ứng, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá,… + Chính sách phân phối: NN thông qua tiền tệ để thực thi các chính sách về tiền lương, tiền công, giá cả,… + Chính sách kinh tế đối ngoại: thông qua tiền tệ để NN thực thi chính sách tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu, tài chính – tiền tệ quốc tế,… - Tiền tệ là công cụ để NN thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nền kinh tế - xã hội 1.3.2 Hoạt động kinh tế vi mô Vai trò của tiền tệ trong hoạt động kinh tế vi mô thể hiện rõ nhất trong kinh doanh của các DN hoạt động theo cơ chế thị trường: + Công cụ để DN tổ chức hạch toán kinh doanh, thông qua xác định DT, CP, lỗ lãi + Công cụ để đo lường, so sanh, lựa chọn các phương án SXKD, lựa chọn các biện pháp kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn các phát minh, sáng kiến của các đơn vị, người lao động để nâng cao HQKD + Công cụ để hình thành các quan hệ tài chính DN nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, gia tăng LN cho DN Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 3. 1.4 Sự phát triển các hình thái tiền tệ 1.4.1 Tiền tệ bằng hàng hóa Cuối cùng thời kỳ tiền tệ bằng hàng hóa, vai trò của tiền tệ đã được cố định ở vàng, bởi vàng có nhiều đặc tính ưu việt hơn: - Tính đồng nhất (sự thuần khiết) của vàng rất cao - Dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó - Dễ mang theo bởi 1 thể tích nhỏ vs trọng lượng nhỏ của vàng có thể đại diện cho 1 giá trị hàng hóa lớn - Thuận tiện trong thực hiện chức năng cất trữ giá trị bởi vàng có giá trị nội tại cao, không bị hư hỏng, tính thanh khoản rất cao 1.4.2 Tiền phù hiệu - Sau khi chấm dứt thời kỳ tiền tệ bằng hàng hóa, thời kỳ tiền phù hiệu đã trở nên phổ biến do tính thuận tiện trong trao đổi hàng hóa: + Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ + Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ của cải dưới hình thức giá trị + Bằng cách thay đổi con số in trên mặt đồng tiền, 1 lượng giá trị lớn/nhỏ được biểu hiện + Bằng chế độ độc quyền phát hành tiền tệ với những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền tệ có thể giữ được giá trị của nó - Nhược điểm: CP cao, độ an toàn thấp, dễ bị làm tiền giả, dễ bị mất giá nếu không kiểm soát chặt chẽ trong quá trình phát hành,… 1.4.3 Tiền ghi sổ - Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng (tiền gửi có thể phát séc) - Ưu điểm: + Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói,… + Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng + Bảo đảm an toàn việc sử dụng đồng tiền, hạn chế những hiện tượng tiêu cực + Tạo điều kiện thuận lợi cho NHTW quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng,… 1.5 Khối tiền tệ Khối tiền tệ dùng để chỉ/ đo lường lượng tiền cung ứng được các cơ quan chức năng về tiền tệ sử dụng trong công tác quản lý Khối tiền tệ M1 - Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng, có tính thanh khoản cao nhất, chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ không phải trải qua 1 bước chuyển đổi nào - M1 = C + D C: tiền đang lưu hành (gồm tiền mặt do NHTW phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng) D: tiền gửi không kỳ hạn ở NHTM (tiền gửi có thể phát hành séc) Khối tiền tệ M2 - M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại NHTM (người gửi có thể gửi vào/ rút ra bất cứ lúc nào) Khối tiền tệ M3 - M3 = M2 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại NHTM (người gửi có thể rút ra theo những định kỳ nhất định: 1 tháng, 6 tháng, 1 năm,…) Khối tiền tệ L - L = M3 + các chuẩn tệ (tính lỏng cao: chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu,…) 1.6 Lưu thông tiền tệ - Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế với chức năng phương tiện trao đổi, nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và thanh toán nợ giữa các chủ thể trong nền kinh tế - Các hình thức lưu thông tiền tệ: Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 4. + Lưu thông bằng tiền mặt + Lưu thông không bằng tiền mặt - Quy luật lưu thông tiền tệ 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ầ𝑛 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑐ả ℎà𝑛𝑔 ℎó𝑎, 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑇ố𝑐 độ 𝑙ư𝑢 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ệ 1.7 Chế độ tiền tệ - Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức quản lý, lưu thông và sử dụng tiền tệ của 1 quốc gia/ khu vực/ nền kinh tế được quy định bằng pháp luật - Các yếu tố cấu thành: + Công cụ trao đổi: tiền giấy, tiền đúc vàng, tiền ghi sổ,… + Đơn vị tiền tệ: VND, USD, JPY,… + Bản vị tiền tệ: cái gì làm cơ sở định giá đồng tiền, thường thay đổi theo điều kiện cụ thể mỗi kì - Các chế độ bản vị tiền tệ Chế độ song bản vị - Khái niệm: Đồng tiền của 1 nước được xác định bằng 1 trọng lượng cố định của 2 kim loại vàng và bạc - Đặc điểm + Quy luật Gresham: “Tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông” + Hình thức: ✓ Bản vị song song: đúc tiền lưu thông tự do ✓ Bản vị kép: tiền đúc lưu thông theo tỷ giá + Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc + Lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau Chế độ bản vị tiền vàng - Khái niệm: Đồng tiền của 1 nước được đảm bảo bằng 1 trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật - Đặc điểm: + Nhà nước không hạn chế việc đúc vàng + Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định bằng 1 trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã được pháp luật quy định + Tiền vàng được lưu thông không hạn chế Chế độ bản vị vàng thỏi - Khái niệm: Quy định đơn vị tiền tệ quốc gia 1 trọng lượng vàng cố định, đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền - Đặc điểm: + Vàng không lưu thông mà chỉ làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch ra nước ngoài + Tiền giấy được đổi ra vàng theo luật định Chế độ bản vị vàng hối đoái - Khái niệm: Tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua 1 ngoại tệ - Đặc điểm: Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng VD: USD, GBP,… - Sự sụp đổ: Chế độ bản vị vàng bộc lộ tính chất không ổn định nên khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bùng nổ đã thực sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thỏi và bản vị vàng hối đoái Chế độ bản vị ngoại tệ - Khái niệm: Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài - Đặc điểm: + Các ngoại tệ mạnh được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế + Sử dụng phổ biến ở các nước thiếu vàng, lệ thuộc chính trị Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 5. Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng - Khái niệm: Đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia không thể tự do chuyển đổi thành kim loại quý - Đặc điểm: + Vàng: thanh toán các khoản nợ quốc tế, không dược đổi tiền giấy ra vàng + Giá trị thực tế của đồng tiền phụ thuộc vào sức mua của nó = 1/ mức giá cả chung 1.8 Bản chất của tài chính - Sự ra đời: sx hàng hóa và tiền tệ là tiền đề quyết định nảy sinh phạm trù tài chính, nhà nước ra đời làm cho hoạt động tài chính ngày càng phát triển hơn - Khái niệm: Tài chính là hoạt động tổng hợp các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, thông qua quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế - Bản chất: tài chính là sự vận động tương đối của tiền tệ (với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũy) trong lĩnh vực phân phối, nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế 1.9 Chức năng của tài chính 1.9.1 Chức năng phân phối - Khái niệm: là sự phân chia các quỹ tiền tệ thành những phần nhất đinh, tùy theo mục đích, chủ thể thực hiện phân phối, thời kỳ khác nhau VD: phân phối GDP, phân phối TNDN, phân phối quỹ BHXH,… - Phân loại: + Phân phối lần đầu: là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các chủ thể tham gia vào quá trình SX vật chất và dịch vụ + Phân phối lại: là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ đã được hình thành ở phân phối lần đầu ra phạm vi rộng hơn, bao gồm cả lĩnh vực không sản xuất vật chất và dịch vụ 1.9.2 Chức năng giám sát - Khái niệm: là khả năng kiểm tra, giám sát sự vận động của các nguồn tài chính về mục đích, quy mô và tính hiệu quả của quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ - Cơ sở của sự giám sát, kiểm tra là dựa vào các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế, điều lệ của các tổ chức VD: Luật NSNN, Luật Thuế, Nghị định của CP, Thông tư, Nghị quyết của Đại hội cổ đông,… Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 6. CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2.1 Hệ thống tài chính - Hoạt động tài chính liên quan đến việc quyết định huy động tiền ở đâu và làm gì với số tiền huy động được. Nghiên cứu về hoạt động tài chính thường chia thành 3 nội dung lớn: thị trường, các tổ chức tài chính, quản lý đầu tư và tài chính DN. Tổng hợp hoạt động của 3 nội dung này là hoạt động của hệ thống tài chính - Hệ thống tài chính gồm 2 bộ phận quan trọng là các trung gian tài chính và các thị trường tài chính: + Thị trường tài chính thực hiện hoạt động tài chính trực tiếp, việc huy động vốn dễ dàng, có cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả + Các tổ chức trung gian tài chính thực hiện hoạt động tài chính gián tiếp, hạn chế hiệu quả vấn đề thông tin không cân xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức, giảm CP giao dịch (tiền, thời gian), san sẻ rủi ro - Chức năng của hệ thống tài chính: + Cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, giúp các hoạt động kinh tế diễn ra hiệu quả hơn + Chu chuyển vốn từ người tiết kiệm tới người vay vốn + San sẻ rủi ro, hạ thấp CP giao dịch, hạn chế vấn đề thông tin không cân xứng 2.2 Thị trường tài chính - Thị trường tài chính thực hiện chức năng kinh tế cơ bản là dẫn vốn trực tiếp từ những người tiết kiệm sang những người cần huy động vốn qua việc người đi vay bán ra các loại chứng khoán (các công cụ tài chính) - Chứng khoán là các quyền (được chia lợi nhuận, TS hoặc được nhận tiền lãi) đối với thu nhập và TS trong tương lai của người phát hành công cụ đó - Chứng khoán là TS đối với người mua nhưng là nợ với người phát hành - Hai loại chứng khoán phổ biến trên thị trường: + Trái phiếu: là các thỏa thuận vay nợ dài hạn mang tính hợp đồng, trong đó người đi vay (bán trái phiếu) sẽ trả cho người cho vay (mua trái phiếu) 1 số tiền (tiền lãi, có/ không có nợ gốc) trong các khoản thời gian đều nhau (6 tháng/ 1 năm) cho đến khi đáo hạn thì khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện ✓ Người mua trái phiếu là chủ nợ vs công ty phát hành, có quyền ưu tiên đòi nợ trước các CSH, sau các chủ nợ ưu tiên là nhà nước, người lao động + Cổ phiếu: là loại chứng chỉ hay bút toán ghi sổ chứng minh sự góp vốn và quyền được chia thu nhập và TS còn lại của công ty ✓ Người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông/ chủ sở hữu công ty ✓ Thu nhập của cổ đông và quyền đối với lợi nhuận và TS phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ so với tổng số cổ phiếu lưu hành - 1 số công cụ tài chính khác: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, các hợp đồng mua lại,… 2.3 Các trung gian tài chính - Trung gian tài chính thực hiện nhận tiền gửi từ người cho vay, sau đó sử dụng số tiền đó để cho vay - Các loại hình tổ chức tài chính trung gian + Các tổ chức nhận tiền gửi: là loại hình quan trọng nhất bao gồm: NHTM, các quỹ tín dụng nhân dân,… + Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: huy động vốn thông qua nhận tiền từ các cam kết đóng góp định kỳ hàng tháng/ năm theo hợp đồng (bảo hiểm nhân thọ, BHXH) + Các công ty bảo hiểm nhân thọ: bán các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng trước những rủi ro về thiệt mạng, công ty nhận tiền để mua chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu,… + Quỹ bảo hiểm xã hội (quỹ lương hưu): nhận tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng, chịu trách nhiệm trả lương hưu khi đủ thời gian, điều kiện để nghỉ lương hưu, các quỹ sử dụng tiền để mua chứng khoán Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 7. + Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, quỹ đầu tư 2.4 Cơ sở hạ tầng tài chính - Hệ thống luật pháp - Hệ thống giám sát - Hệ thống thông tin - Hệ thống thanh toán Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 8. CHƯƠNG 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1 Tổng quan vể ngân sách nhà nước (NSNN) - Khái niệm: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước - Vai trò: + Là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước + Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Phân loại Đặc điểm Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế - Là công cụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững: + Chính sách thuế và chi tiêu của NSNN Điều tiết trong lĩnh vực xã hội - Là công cụ để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: + Cung cấp hàng hóa công cộng + Duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước + An ninh quốc phòng + An ninh xã hội + Hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục,… + Phân phối thu nhập (đánh thuế TNCN, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT với thuế suất cao cho các mặt hàng xa xỉ, dịch vụ cao cấp,…) Điều tiết trong lĩnh vực thị trường - Là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát + Ổn định giá cả: điều chỉnh thuế, sử dụng quỹ dự trữ về hàng hóa và tài chính + Kiểm soát lạm phát: điều chỉnh thuế, thắt chặt chi tiêu NSNN 3.2 Thu ngân sách nhà nước - Khái niệm: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật - Bản chất: Thu NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của NN, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN - Đặc điểm: + Gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của NN + Gắn chặt với các quá trình kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng) và sự vận động của các phạm trù giá trị (giá cả, lãi suất, thu nhập,…) - Nội dung thu ngân sách nhà nước: Tiêu chí Phân loại Đặc điểm Tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối NSNN Thu trong cân đối NSNN: là các khoản thu thường không mang tính hoản trả, có tính ổn định, chủ động cao, có thể kế hoạch hóa - Thuế + Là các khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thế nhân cho NN theo luật định + Là khoản thu quan trọng nhất Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 9. + Là công vụ nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô - Phí: là khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức phải trả khi được 1 cá nhân, tổ chức khác cung ứng dịch vụ - Lệ phí: là các khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan NN và tổ chức có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ công về hành pháp - Các hoạt động kinh tế của nhà nước: + Thu về bán/ cho thuê TS thuộc sở hữu nhà nước + Thu lợi tức cổ phần của nhà nước - Các khoản thu khác Thu để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN / Thu ngoài cân đối NSNN: đáp ứng cho chi tiêu NSNN khi các khoản chi vượt quá thu, là các khoản thu không ổn định, cần hạn chế - Vay trong nước: vay các tổ chức tín dụng, các tầng lớp dân cư, DN, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước bằng cách phát hành các công cụ nợ - Vay ngoài nước: thông qua các khoản viện trợ có hoàn trả (VD: ODA chiếm tỷ trọng khá lớn), vay nợ Chính phủ nước khác, các tổ chức quốc tế,… Nguồn hình thành các khoản thu Thu trong nước: các nguồn tài chính tạo lập quỹ ngân sách do kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước - Nguồn thu trong khâu sản xuất: chiếm tỷ trọng lớn, phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế về quy mô và hiệu quả, bao gồm: + Nguồn thu từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản,… - Nguồn thu trong khâu lưu thông – phân phối: thu từ lĩnh vực kinh doanh thương mại, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng - Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ: có chi phí thấp hơn, nhưng mức doanh lợi thu được rất cao Thu ngoài nước: gắn chặt với tình hình KT, CT, XH và ngoại giao, - Bao gồm: + Vay nợ + Viện trợ của nước ngoài 3.3 Chi ngân sách nhà nước - Khái niệm: Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước - Đặc điểm: + Gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội + Là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp, mang tính chất bao cấp + Tính hiệu quả của chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô, mang tính chất toàn diện về hiệu quả KT, CT, XH và ngoại giao Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 10. - Nội dung chi NSNN Tiêu chí Phân loại Đặc điểm Theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước - Chi kiến thiết kinh tế - Chi văn hóa – xã hội - Chi quản lý hành chính - Chi an ninh – quốc phòng - Các khoản chi khác Theo tính chất của các khoản chi Chi thường xuyên: các khoản chi không có trong khu vực đầu tư, có tính chất ổn định, thường xuyên để duy trì “đời sống quốc gia” = các khoản thu trong cân đối - Chi sự nghiệp kinh tế - Chi cho y tế - Chi cho giao dục đào tạo - Chi cho văn hóa, xã hội - Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể - Chi cho an ninh, quốc phòng - Chi duy trì hoạt động của các cơ quan, bộ máy Nhà nước Chi đầu tư: tất cả các chi phí nhằm tăng tài sản quốc gia hoặc tạo ra lợi ích trong tương lai - Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ - Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị - Chi thành lập DNNN, góp vốn vào công ty, đơn vị, tổ chức SXKD - Chi phí chuyển nhượng đầu tư - Chi phí đầu tư liên quan đến sự tài trợ của NN dưới hình thức cho vay ưu đãi, trợ câp Các khoản chi khác - Các khoản chi viện trợ, chi cho vay, chi trả nợ gốc tiền vay của CP, chi bổ sung dự trữ nhà nước,… 3.4 Thâm hụt ngân sách nhà nước 3.4.1 Cân đối NSNN - Khái niệm: Cân đối NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa thu và chi NSNN, sao cho các khoản thu NSNN thỏa mãn nhu cầu chi NSNN - Nguyên tắc cân đối NSNN (áp dụng khi lập dự toán NSNN) + Thu trong cân đối NSNN phải luôn >= chi thường xuyên -> đảm bảo cho các nhu cầu cần thiết của NN được tài trợ bằng nguồn thu chủ động và ổn định + Không sử dụng các khoản vay cho chi tiêu thường xuyên, mà chỉ sử dụng để tài trợ cho chi đầu tư phát triển - Phương pháp cân đối + Thu > Chi: thặng dư ngân sách/ ngân sách bội thu + Thu = Chi: ngân sách cân bằng/ cân đối + Thu < Chi: ngân sách thâm hụt/ ngân sách bội chi 3.4.2 Thâm hụt NSNN - Khái niệm: Thâm hụt NSNN là tình trạng xảy ra khi tổng chi tiêu của NS vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của NSNN - Các chi tiêu phản ánh thâm hụt: + 𝑀ứ𝑐 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 = 𝑇ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐â𝑛 đố𝑖 – (𝐶ℎ𝑖 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑦ê𝑛 + 𝐶ℎ𝑖 đầ𝑢 𝑡ư 𝑝ℎá𝑡 𝑡𝑟𝑖ể𝑛) Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 11. + 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 = 𝑀ứ𝑐 𝑡ℎâ𝑚 ℎụ𝑡 𝐺𝐷𝑃 × 100% - Phân loại thâm hụt NSNN: + Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của Chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội,… + Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế - Giá trị tính ra tiền: + Thâm hụt ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi, thâm hụt tính bằng tiền trong 1 giai đoạn nhất định (1) + Thâm hụt ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi, thâm hụt là bao nhiêu khi nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng (2) + Thâm hụt ngân sách chu kỳ = (1) – (2) - Nguyên nhân: ➢ Khách quan + Diễn biến của chu kỳ kinh doanh: mức bộ chi chu kỳ + Tác động của điều kiện tự nhiên và các yếu tố bất khả kháng: khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,… ➢ Chủ quan + Do cơ cấu thu chi ngân sách thay đổi + Do điều hành ngân sách nhà nước không hợp lý: thất thu thuế, đầu tư công kém hiệu quả, huy động vốn để kích cầu, chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, quy mô chi tiêu quá lớn - Tác động: ➢ Lạm phát: + Vay nợ nước ngoài: trong trung và dài hạn, việc CP phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi -> nhu cầu ngoại tệ tăng -> tỷ giá tăng, giá trị nội tệ giảm -> chi phí nhập khẩu tăng -> chi phí đầu vào của nền kinh tế tăng -> lạm phát + Vay nợ trong nước: CP in tiền trả nợ -> lạm phát; đồng, tăng lãi suất, giảm đầu tư, sản lượng giảm, nếu NSLD không tăng -> cung hàng hóa giảm -> giá cả chung tăng ➢ Lãi suất và đầu tư: thâm hụt NS -> tiết kiệm CP giảm -> tiết kiệm quốc gia giảm -> cung vốn vay giảm -> lãi suất tăng -> đầu tư khu vực tư nhân giảm -> hiện tượng lấn át đầu tư của chi tiêu công ➢ Cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái: + Tăng thâm hụt cán cân thương mại: chi tiêu của CP lớn -> tiết kiệm quốc dân giảm -> giảm đầu tư trong nước, giảm xuất khẩu ròng + Thâm hụt ngân sách -> tăng lãi suất nội tệ -> nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ tăng -> tăng cung ngoại tệ, tăng nhu cầu nội tệ -> nội tệ tăng giá, ngoại tệ giảm giá ➢ Tăng trưởng kinh tế: + Ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư -> giảm năng lực sản xuất trong dài hạn + Ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực -> ảnh hưởng đến sản lượng hiện tại vs tương lai - Giải pháp hạn chế và khắc phục: Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm Phát hành tiền - Bù đắp NSNN nhanh chóng - Không phải trả lãi - Không chịu các khoản nợ - Tạo ra tổng cầu quá lớn, nguy cơ lạm phát cao Vay nợ trong nước - Tài trợ thâm hụt mà không cần tăng cơ số tiền tệ hoặc giảm dự trữ ngoại hối -> kiềm chế lạm phát - Nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các HD SXKD Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 12. - Tập trung được khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài - Trả lãi trong tương lai gây ra sức ép lớn cho Chính phủ Vay nợ nước ngoài - Bù đắp được bội chi mà không gây lạm phát - Tạo gánh nặng nợ nần -> giảm khả năng chi tiêu của Chính phủ - Dễ khiến nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài Tăng thuế - Tăng nguồn thu ngân sách - Kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế, tăng khả năng sinh lời - Tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của NSNN, thúc đẩy trốn thuế, lậu thuế - Là giải pháp không dễ áp dụng, khá tốn kém Giảm chi tiêu Là giải pháp tình thế nhưng vô cùng quan trọng: + Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công: đầu tư phải có hiệu quả, chủ đạo + Cải cách hành chính nhằm tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động Sử dụng dự trữ ngoại hối - Là giải pháp tương đối an toàn, đảm bảo ổn định tỷ giá, không gây lạm phát - Ở Vn chưa khả thi vì: + Dự trữ ngoại tệ thấp + Tình trạng mất kiểm soát đối với thị trường ngoại tệ chợ đen còn nghiêm trọng 3.5 Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN - Tổ chức NSNN: hệ thống NSNN được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo từng nước, trong đó quy định cụ thể các cấp NSNN - Phân cấp NSNN: giải quyết tất cả mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các cấp địa phương có liên quan đến hoạt động ngân sách: + Quan hệ về chế độ chính sách + Quan hệ về mặt vật chất + Quan hệ về chu trình ngân sách 3.6 Năm ngân sách và chu trình ngân sách - Năm ngân sách/ năm tài chính: là khoảng thời gian trong đó dự toán thu – chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành - Chu trình ngân sách: là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động 1 năm của ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang năm ngân sách mới, bao gồm: + Lập dự toán ngân sách + Chấp hành/ thực hiện ngân sách + Quyết toán ngân sách Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 13. CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4.1 Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp 4.1.1 Khái niệm a. Doanh nghiệp - DN là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị của CSH - Trong nền kinh tế, DN tồn tại dưới 3 hình thức + Kinh doanh cá thể: là loại hình kinh doanh chỉ có 1 CSH + Kinh doanh hợp vốn: là loại hình DN do 1 số người góp vốn, cùng đứng ra tổ chức quản lý HĐKD, chia lợi ích, rủi ro + Công ty: là loại hình DN được tổ chức cao nhất, được hình thành bằng vốn góp của nhiều CSH khác nhau mà hầu hết không tham gia quản lý HĐKD ❖ Công ty cổ phần - Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhẩt 7 người - Vốn điều lệ được chia thanh nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua 1 hay nhiều cổ phiếu - Cổ phiếu được phát hành có ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của cổ đông sáng lập, tv HĐQT phải là cổ phiếu ghi tên - Cổ phiếu không ghi tên được chuyển nhượng tự do. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của HĐQT ❖ Công ty trách nhiệm hữu hạn - Phần vốn góp của tất cả thành viên phải được đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty - Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào - Chuyển nhượng tự do phần vốn góp giữa các thành viên. Chuyển nhượng vốn góp cho người không phải thành viên phải có sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện ít nhất ¾ vốn điều lệ b. Hoạt động kinh doanh của DN - Theo tính chất của các hoạt động sản xuất, chia các DN thành: DN sản xuất, DN thương mại, DN dịch vụ c. Tài chính DN - Tài chính DN là các khâu tài chính gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN - Về hình thức: TCDN là sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN 4.1.2 Mục tiêu, vai trò và tổ chức quản lý TCDN a. Mục tiêu của TCDN - Mục tiêu: tối đa hóa giá trị của DN, giá trị của CSH. Cụ thể: + Tăng DT + Tăng thị phần + Giảm chi phí + Tối đa hóa lợi nhuận + Duy trì DN tăng trưởng ổn định + Công ty cổ phần: tăng giá trị của cổ phiếu công ty b. Vai trò quản lý tài chính trong DN - Chức năng quản lý TC thường thuộc về nhà lãnh đạo cấp cao + Huy động vốn (nguồn tài trợ + cơ cấu vốn) + Tạo giá trị cho DN (quyết định đầu tư dài hạn và các quyết định tài chính ngắn hạn) + Quyết định chính sách cổ tức + Kế hoạch phòng ngừa rủi ro c. Tổ chức quản lý TCDN Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 14. - Quản lý TC là chức năng có tầm quan trọng số 1 trong DN + Các chức năng trong bộ máy quản lý tài chính như: kế toán trưởng, trưởng phòng tài vụ, thủ quỹ, kế toán tổng hợp,… - Bộ máy quản lý TC cần thông tin của các chức năng để lập BC, lập dự báo, lập kế hoạch cho HĐTC của DN - Các thông tin TC giúp các chức năng nâng cao HQHĐ, ra các quyết định và lập kế hoạch cho hoạt động của mình 4.2 Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của DN - Vốn là đầu vào, là toàn bộ giá trị TS chủ DN ứng ra để tiến hành SXKD - Các loại vốn: căn cứ vào tính chất sở hữu: Vốn vay, VCSH 4.2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu a. Vốn điều lệ - Với DN nhà nước, vốn điều lệ là vốn đầu tư của NSNN - Với công ty tư nhân, CSH phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đk thành lập DN. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập DN - Với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ động đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty b. Phát hành thêm cổ phiếu Phát hành cổ phiếu là 1 kênh quan trọng để huy động vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khoán - Đặc điểm: + Thời hạn: gắn liền với thời gian hoạt động của công ty, là loại chứng khoán vô hạn, có thể mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán + Giá trị của cổ phiếu: ➢ Mệnh giá: là giá trị danh nghĩa, là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho 1 cổ phiếu và được ghi sẵn trên tờ cổ phiếu ➢ Giá trị ghi sổ: là giá trị của mỗi cổ phần được xác định dựa vào giá trị TS ròng của công ty trên BCDKT. Được tính bằng TS – TS vô hình – NPT (bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi) ➢ Giá trị thị trường: là giá cả hiện tại của cổ phiếu thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có mối quan hệ cung – cầu trên thị trường -> thường xuyên biến động - Phân loại: + Căn cứ vào tính chất ghi danh của cổ phiếu: ➢ Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu, chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hanh và phải được HĐQT của công ty cho phép ➢ Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người ở hữu, tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý + Căn cứ vào quyền lợi và tính chất ưu đãi: ➢ Cổ phiếu thường: là cổ phiếu có thu nhập không cố định, lợi tức biến động tùy theo sự biến động lợi nhuận của công ty, các nhân tố khác như: MT kinh tế, chính sách nhà nước, sự thay đổi lãi suất, quy luật cung – cầu ➢ Cổ phiếu ưu đãi: chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phần được phát hành, thường có mức cổ tức cổ định, có quyền nhận được tiền lãi trước các cổ đông thông thường Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi 1. Được hưởng cổ tức không cố định, tùy theo kết quả kinh doanh của DN 1. Được hưởng cổ tức cố định bất kể kết quả kinh doanh cao hay thấp 2. Được hưởng cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi 2. Được hưởng cổ tức trước cppt 3. Được chia tài sản sau cùng trong trường hợp công ty bị thanh lý 3. Được chia tài sản trước khi chia co cppt trong trường hợp công ty bị thanh lý Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 15. 4. Giá cả thường dao động mạnh hơn cổ phiếu ưu đãi 4. Giá cả thường ít bị dao động hơn giá cppt 5. Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ phiếu ưu đãi 5. Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cppt 6. Có quyền biểu quyết 5. Không có quyền biểu quyết - Quyền hạn của cổ đông: các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty -> có quyền trước hết đối với TS, phân chia TS, thu nhập của công ty + Đại hội cổ đông được tổ chức ít nhất 1 năm 1 lần + Có 2 phương pháp bỏ phiếu: ➢ Bỏ phiếu theo đa số: là việc cổ đông có thể dùng mỗi lá phiếu để bầu cử 1 người quản lý, các chức năng sẽ được bầu riêng rẽ ➢ Bỏ phiếu gộp: 1 cổ đông có thể dồn toan bộ số phiếu có trong tay về 1 số ứng cử viên được ưa chuộng - Giấy đảm bảo: người sở hữu giấy đảm bảo có thể mua một số lượng cổ phiếu thường được quy định trước với giá cả và thời gian xác định - Trái phiếu chuyển đổi: loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành 1 số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có thể có lợi nhuận cao c. Nguồn vốn nội bộ - Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là con đường tốt vì công ty phát huy được nguồn lực, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài - Giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với sự tài trợ của nguồn vốn nội bộ -> khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn - Chính sách phân phối cổ tức của công ty cổ phần cần lưu ý: + Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ + Mức chia lãi trên 1 cổ phiếu những năm trước + Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định thị giá cổ phiếu + Hiệu quả tái đầu tư từ nguồn lợi nhuận để lại 4.2.2 Nguồn vốn vay a. Vốn tín dụng ngân hàng - Nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất - Phân loại: + Theo thời hạn: ➢ Vay dài hạn: 5 năm trở lên ➢ Vay trung hạn: 1 – 5 năm ➢ Vay ngắn hạn: dưới 1 năm + Theo tính chất và mục đích sử dụng ➢ Vay đầu tư TS cố định ➢ Vay vốn lưu động ➢ Vay để phục vụ dự án - Hạn chế: + Điều kiện tín dụng: các NHTM khi cho DN vay vốn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thông qua 1 hệ thống các biện pháp: phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư, kế hoạch SXKD của DN vay vốn,… + Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi DN đi vay vốn, NHTM thường yêu cầu DN phải có các bảo đảm tín dụng như TS thế chấp + Sự kiểm soát của NH cho vay: 1 khi DN vay vốn NH thì phải chịu sự kiểm soát của NH về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 16. + Lãi suất vay vốn: phản ánh chi phí sử dụng vốn. Nếu lãi suất cho vay quá cao thì DN phải gánh chi phí lớn -> giảm thu nhập DN + Tín dụng ngân hàng: là nguồn tài trợ quan trọng của các DN, đặc biệt đối với nhu cầu chi trả ngắn hạn - Một số loại vay ngắn hạn phổ biến: + Cho vay thẳng theo món: VD: DN vay 100tr, thời hạn 5 năm, lãi suất 10% năm, số dư bù yêu cầu 10%. Tổng số lãi DN phải trả 10%*100=10 triệu Số tiền DN sử dụng 90 triệu -> Chi phí vốn vay 10/90 = 11.1% năm + Cho vay luân chuyển: khoản vay ngắn hạn mà NH cho phép DN tiếp tục gia hạn thêm kỳ tiếp theo trước khi kỳ trước kết thúc. Lãi vay được trả vào mỗi cuối kỳ với mức lãi suất xác định từ đầu kỳ + Cho vay thấu chi: DN dự tính trong thời gian tới khoản chi trả phát sinh vượt quá số dư tiền gửi sec của DN trong NH. NH đồng ý cho DN phát hành séc vượt quá số dư với số tiền thỏa thuận trong thời gian nhất định. Chi phí DN phải chịu gồm: ➢ Chi phí cố định trên tổng số tiền đề nghị vượt quá số dư tiền ➢ Lãi vay trên khoản mà DN thực sử dụng trong hạn mức cho phép + Cho vay theo khung - Các quy định chung của NH VN đối với các khách hàng: + Kinh doanh hợp pháp, có đăng ký KD, KD đúng ngành hàng được phép + Vốn vay có mục đích rõ ràng, NH có thể kiểm tra được mục đích sử dụng vốn + Có TS thế chấp, cầm cố. TS phải đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp theo quy định, thế chấp có công chứng + DN phải có tài khoản tại NH b. Nguồn vốn tín dụng thương mại - Nguồn vốn tín dụng thương mại là 1 phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng, linh hoạt trong kinh doanh, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh 1 cách lâu bền - Phân loại: + Tín dụng thương mại tự do: là tín dụng được chấp nhận trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu + Tín dụng thương mại có chi phí: là tín dụng ngoài tín dụng thương mại tự do với chi phí đúng bằng % chiết khấu cho phép - Đặc điểm: + Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay 1 bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải tiền nhàn rỗi + Chủ nợ và con nợ đều là các DN trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa + Khối lượng tín dụng phụ thuộc vào tổng giá trị khối lượng hàng hóa được mua bán chịu - Ưu điểm: + Đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, rút ngắn chu kỳ sản xuất + Tham gia vào quá trình điều tiết vốn giữa các DN 1 cách trực tiếp + Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giảm chi phí lưu thông xã hội - Nhược điểm + Quy mô: lượng giá trị cho vay bị hạn chết, giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà DN có + Thời gian: ngắn thường dưới 1 năm + Điều kiện kinh doanh, chu kỳ sản xuất: thời gian DN muốn bán chịu không phù hợp với nhu cầu của DN cần mua chịu thì tín dụng không xảy ra + Phạm vi: bị hạn chế, chỉ xảy ra với các DN quen biết và tin tưởng nhau + Sự phù hợp: được cấp dưới hình thức hàng hóa, tín dụng thương mại chỉ xảy ra khi các DN mua bán chịu có nhu cầu đúng hàng hóa cần để sản xuất c. Nguồn vốn phát hành trái phiếu - Trái phiếu: là các giấy tờ vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty, là chứng nhận ghi nợ Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 17. - Thời hạn phổ biến: 1, 3, 5, 10 năm, rất ít công ty phát hành 20 năm - Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Lãi suất của trái phiếu + Kỳ hạn của trái phiếu + Uy tín tài chính của công ty và mức độ rủi ro - Trái phiếu có lãi suất thay đổi: loại có lãi suất thay đổi phụ thuộc vào 1 số yếu tố quan trọng VD: Lãi suất LIBOR, lãi suất cơ bản do NHTW quy định + Nhược điểm: không biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu -> khó khăn lập kế hoạch tài chính, việc quản lý trái phiếu tốn nhiều thời gian hơn - Trái phiếu có thể thu hồi: công ty có thể thu mua lại vào 1 thời gian, giá cả được quy định ngay khi phát hành + Ưu điểm: ➢ Có thể được sử dụng như 1 cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng, khi k cần thiết có thể mua lại các trái phiếu -> giảm số vốn vay ➢ Có thể thay trái phiếu này bằng 1 nguồn tài chính khác bằng cách mua lại các trái phiếu đó - Phân loại: Tiêu chí Đặc điểm Theo tổ chức phát hành Trái phiếu công ty: do các công ty phát hành để vay từ công chúng, phục vụ mục đích kinh doanh Trái phiếu chính phủ: là loại vay nợ của chính phủ để phục vụ cho các chi tiêu của chính phủ như: xây dựng công trình công cộng, trả chi phí công cộng khác,… Trái phiếu địa phương: do chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho các công trình đầu tư phát triển của địa phương Theo phương thức trả lãi Trái phiếu coupon trả lãi định kỳ cổ định cho người nắm giữ Trái phiếu chiết khấu không trả lãi mà chỉ hoàn trả toàn bộ giá trị khi đến hạn cho người nắm giữ, người mua chỉ phải trả giá chiết khấu trên mệnh giá khi mua Trái phiếu có lãi suất thả nổi trả lãi điều chỉnh định kỳ căn cứ theo 1 mức lãi suất thị trường nào đó 4.3 Tài sản cố định của doanh nghiệp - Khái niệm: TSCD là những TS có thời hạn sử dụng dài được DN mua về để sử dụng trong hoạt động SXKD - Đặc điểm: + Thời gian sử dụng: TS phải có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm/ 1 kì SXKD và đem lại lợi ích cho DN + Mục tiêu sử dụng: dùng cho mục đích SXKD mà không để bán lại + Giá trị: TS phải có giá trị lớn, giá trị này có thể được quy định và thay đổi theo thời gian - Cơ cấu TSCD: Tài sản hữu hình Tài sản vô hình Các nguồn lực tự nhiên - Là các TS tồn tại về mặt vật lý như đất, nhà, máy móc thiết bị + TS nhà xưởng có khấu hao, là những TS có thời gian sử dụng hạn chế: nhà, thiết bị văn phòng,… + Đất đai, là TS duy nhất không có khấu hao - Là các TS được dùng cho HĐKD nhưng không có sự tồn tại vật lý cụ thể + Mẫu mã, bản quyền, danh tiếng,… - Là các nguồn lực được khai thác từ tự nhiên đưa dần vào dự trữ như dầu mỏ, các khoáng sản Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 18. - Khấu hao TSCD: Khái niệm - Là quá trình phân bổ giá trị/ chi phí của các TSCD cho các giai đoạn mà TS phục vụ SXKD của doanh nghiệp Quá trình hao mòn Hao mòn hữu hình Hao mòn vô hình - Là sự suy giảm giá trị TSCD do sự hao mòn, xuống cấp về mặt hiện vật gây ra, có thể quan sát, nhận biết - Hao mòn phụ thuộc vào điều kiện hoạt động, cường độ khai thác, chế độ vận hành, bảo dưỡng, tuổi thọ,… - Là sự mất giá tương đối và tuyệt đối của TSCD do tiến bộ KHKT, thị hiếu hoặc 1 số nhân tố khác, không trực tiếp biểu hiện qua bề ngoài của máy móc Các phương pháp khấu hao phổ biến Khấu hao đều Khấu hao nhanh - Giá trị khấu hao chia đều cho các năm 𝑀ứ𝑐 𝐾𝐻 𝑡𝑏 𝑛ă𝑚 = 𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜 - Những năm đầu tiên được tính khấu hao nhiều hơn những năm tiếp theo + Mức trích KH năm = Giá trị còn lại *tỉ lệ KH nhanh + Tỉ lệ KH nhanh = tỉ lệ KH theo pp bình quân*Hệ số điều chỉnh 4.4 Tài sản lưu động của doanh nghiệp - Khả năng chuyển đổi/ tính linh động của 1 TS phản ánh mức độ dễ hay khó để chuyển đổi TS thành tiền - Cơ cấu TSLD + Tài sản bằng tiền: TM, TGNH, Séc, Tiền trong thanh toán + Vàng bạc, đá quý và kim khí quý + Các tài sản tương đương với tiền + Chi phí trả trước + Các khoản phải thu + Tiền đặt cọc + Hàng hóa vật tư + Các chi phí chờ phân bổ ❖ Chú ý Thuê tài chính - PP tài trợ trung và dài hạn - Ưu điểm: tránh được rủi ro do sở hữu tài sản, tính linh hoạt/ quyền hủy bỏ hợp đồng thuê, tính kịp thời, lợi ích về thuế Thứ tự rủi ro đối với nhà đầu tư (tăng dần) - Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, và tăng dần theo thứ tự được thanh toán Thứ tự rủi ro đối với DN (tăng dần) - Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu Ưu điểm của thuê tài chính là: - Tránh được rủi ro do sở hữu tài sản: Khi mua một tài sản, người dùng phải đối mặt với những rủi ro do sự lạc hậu của tài sản, những dịch vụ sửa chữa bảo trì, bị đọng vốn trong tài sản cố định - Tính linh hoạt hay có quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê: Các hợp đồng thuê tài sản với điều khoản có thể huỷ ngang giúp người đi thuê có thể phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường. Người đi Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 19. thuê có thể thay đổi tài sản một cách dễ dàng hơn so với việc sở hữu tài sản. Ví dụ một nhà hàng chỉ có nhu cầu sử dụng máy phát điện trong những lúc bị cúp điện, còn lúc không cúp điện thì chẳng biết để làm gì - Tính kịp thời: Việc mua một tài sản thường phải mất một thời gian dài cho quy trình ra quyết định đầu tư. Trong trường hợp này thuê tài chính sẽ sẽ nhanh chóng hơn và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng tài sản của công ty. - Lợi ích về thuế: công ty cho thuê hưởng lợi từ thuế do chi phí khấu hao tài sản được khấu trừ thuế, trong khi công ty đi thuê không được hưởng lợi ích này. Dựa vào điểm này mà công ty đi thuê có thể thương lượng để có chi phí thuê thấp hơn. Bên cạnh đó, tiền thuê mà công ty đi thuê phải trả cũng được khấu trừ thuế nên cũng tiết kiệm được một khoản…. Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 20. CHƯƠNG 5: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT 5.1 Tổng quan về tín dụng - Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả, có lãi suất và có thời hạn - Đặc điểm: + Là sự chuyển giao quyền sử dụng vốn và của cải từ chủ thể này sang chủ thể khác + Nguyên tắc hoàn trả + Sự tin tưởng + Giá cả của sự chuyển dịch vốn được hiểu là lãi suất tín dụng - Vai trò: + Là cầu nối luân chuyển vốn và đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế: giữa tiết kiệm và đầu tư + Huy động tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế + Cải thiện cuộc sống của dân cư 5.2 Các hình thức tín dụng - Căn cứ theo chủ thể: ✓ Tín dụng ngân hàng ✓ Tín dụng thương mại ✓ Tín dụng Nhà nước ✓ Cho thuê tài chính - Căn cứ theo mục đích ✓ Mục đích sản xuất ✓ Mục đích tiêu dùng ✓ Mục đích khác 5.2.1 Tín dụng ngân hàng - Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa 1 bên là ngân hàng và 1 bên là chính phủ, các tổ chức kinh tế và dân cư trong và ngoài nước với nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả cả gốc và lãi - Phân loại: Tiêu chí Đặc điểm Theo thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: dưới 1 năm, dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời của vốn lưu động của DN hoặc nhằm mục đích sinh hoạt của gia đình Tín dụng trung hạn: từ 1 – 3 năm/ 1 – 5 năm, dùng để cung cấp, mua sắm TSCD, cải tiến và biến đổi kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh Tín dụng dài hạn: từ 3 / 5 năm trở lên, dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư cái DN mới, công trình cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng SXKD có quy mô lớn Theo mục đích sử dụng vốn Tín dụng tiêu dùng: cho cá nhân có nhu cầu mua sắm TS phục vụ sinh hoạt gia đình Tín dụng cho SXKD: cho những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm hỗ trợ thúc đẩy SXKD: mua sắm thiết bị máy móc, cung cấp vốn lưu động Theo tài sản đảm bảo Tín dụng có tài sản đảm bảo: dựa trên nguyên tắc các đảm bảo như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba,… Tín dụng không có tài sản đảm bảo: không có TS cầm cố, thế chấp hay không có sự bảo lãnh của bên thứ ba Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 21. Theo hình thức tín dụng Cho vay: ngân hàng cam kết cấp 1 khoản tiền cho khách hàng với ràng buộc khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi theo đùn quy định của hợp đồng tín dụng Chiết khấu: ngân hàng dùng 1 khoản tiền tương ứng trên giấy tờ có giá mà khách hàng mang đến trừ (-) khoản phí và lợi nhuận của ngân hàng để mua giấy tờ đó Cho thuê tài chính: ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,… theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng vẫn là CSH tài sản và khách hàng có nghĩa vụ trả tiền thuê Bảo lãnh: ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình - Đặc điểm: + Huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ + Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy động và cho vay + Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội - Vai trò: + Đối với nền kinh tế: giúp các chủ thể có cơ hôi đạt được mục đích của mình (vay/ cho vay), tăng hiệu quả trong sử dụng vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế + Đối với ngân hàng: mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận + Đối với khách hàng: giúp các nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, DN có vốn để mở rộng SX, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống 5.2.2 Tín dụng thương mại - Khái niệm: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng thông qua việc mua bán chịu hàng hóa giữa các DN hoặc các nhà SXKD - Đặc điểm: + Đối tượng của tín dụng thương mại: hàng hóa – vốn cho vay + Người đi vay – người mua chịu, con nợ và người cho vay – người bán chịu, chủ nợ đều là các DN trực tiếp tham gia vào quá trình SX và lưu thông hàng hóa + Khối lượng áp dụng thường nhỏ, thời gian áp dụng ngắn vì đây là hình thức tín dụng dựa vào việc mua bán chịu hàng hóa - Công cụ của tín dụng thương mại: thương phiếu ❖ Đặc điểm của thương phiếu - Tính trừu tượng: trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh nợ, chỉ ghi thông tin về số tiền, thời hạn phải trả - Tính bắt buộc: quy định người trả tiền phải thanh toán đúng hạn, không được phép từ chối hay trì hoãn vì bất cứ lý do gì - Tính lưu thông: là phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu ❖ Phân loại - Trên cơ sở người lập: + Hối phiếu: do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả số tiền nợ vào 1 thời gian, 1 địa điểm cụ thể + Lệnh phiếu: do người mua chịu lập, cam kết trả 1 số tiền xác định trong 1 thời gian, 1 địa điểm nhất định Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 22. - Trên cơ sở phương thức chuyển nhượng: + Thương phiếu vô danh: không ghi tên người thụ hưởng + Thương phiếu đích danh: ghi tên người thụ hưởng + Thương phiếu ký danh: ghi tên người thụ hưởng và có quyền chuyển nhượng - Vai trò: + Tiết kiệm chi phí và lưu thông tiền tệ + Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa + Khuyến khích sản xuất kinh doanh 5.2.3 Tín dụng Nhà nước - Khái niệm: Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư hoặc các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu hay tín phiếu - Đặc điểm: + Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán + Hoạt động tín dụng Nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận + Đối tượng cho vay vốn tín dụng Nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kỳ + Lãi suất cho vay tín dụng Nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định + Tín dụng Nhà nước rủi ro hơn tín dụng ngân hàng do tín dụng là cho vay theo chỉ đinh, thời gian cho vay dài -> chịu tác động diễn biến khó lường theo thời gian: MT pháp lý, khủng hoảng, thị trường tài chính tiền tệ,…) - Vai trò: + Là công cụ tài chính trực tiếp tham gia điều hành kinh tế vĩ mô + Thực hiện chính sách kinh tế gắn với an sinh xã hội, an ninh quốc phòng + Phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại 5.2.4 Cho thuê tài chính - Khái niệm: Cho thuê tài chính là hoạt động cung cấp các sản phẩm cho thuê đối với khách hàng - Đặc điểm: + Người thuê không phải bỏ vốn mua sắm thiết bị ban đầu mà chỉ bỏ tiền thuê TS trong 1 khoảng thời gian xác định + Là 1 hoạt động tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng thuê TS giữa bên cho thuê và khách hàng thuê. Thường là máy móc thiết bị, các động sản khác + Bên cho thuê và đi thuê phải thực hiện các cam kết theo hợp đồng quỵ định cụ thể + Giá trị các TS cho thuê thường lớn, bên đi thuê không phải thế chấp tài sản -> là hình thức được nhiều DN lớn lựa chọn - Phân loại: + Cho thuê tài chính hai bên: 2 bên cho thuê và đi thuê gặp và thương thảo hợp đồng trực tiếp, theo định kỳ, bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê + Mua và cho thuê lại: là hình thức tài trợ mà trong đó công ty cho thuê tài chính mua lại TS của DN với thỏa thuận DN thuê lại đúng TS đó để SXKD + Cho thuê giáp lưng: là hình thức tài trợ trong đó được sự thỏa thuận của bên cho thuê: bên thuê thứ nhất thuê TS từ bên cho thuê, sau đó cho bên thuê thứ hai thuê lại 5.3 Tổng quan về lãi suất 5.3.1 Bản chất của lãi suất - Karl Marx: “Lợi tức là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì việc đã sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định” - Các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản: “Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền” - Ngân hàng thế giới: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn” Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 23. - Các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về việc sử dụng vốn và những dịch vụ tài chính khác” 5.3.2 Vai trò của lãi suất - Quản lý kinh tế vĩ mô: + Thông qua lãi suất để thực hiện điều chỉnh lượng cung ứng tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản xuất). + Tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới HĐKD của DN, đến tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư + Công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế + Thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế - Quản lý kinh tế vi mô + Công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển + Tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời sống của dân cư 5.3.3 Một số loại lãi suất trên thị trường - Lãi suất cơ bản - Lãi suất tiền gửi - Lãi suất tiền cho vay - Lãi suất chiết khấu - Lãi suất tái chiết khấu - Lãi suất tái cấp vốn - Lãi suất liên ngân hàng 5.4 Đo lường lãi suất 5.4.1 Lãi suất đơn - Là phương pháp tính lãi trong đó tiền lãi trong mỗi kỳ chỉ tính trên khoản tiền gốc cho vay ban đầu - Công thức tổng quát: 𝑆𝐼 = 𝑃𝑜 × 𝑖 × 𝑛 ✓ SI: số tiền lãi đơn ✓ P0: khoản tiền gốc cho vay tại thời điểm 0 ✓ i: lãi đơn trong 1 thời kỳ ✓ n: số thời kỳ vay 5.4.2 Lãi suất kép/ lãi suất gộp - Tiền lãi của kỳ trước được nhập vào vốn gốc để làm cơ sở tính lãi cho kỳ tiếp theo - Công thức tổng quát: 𝐹𝑉𝑛 = 𝑃𝑜 × (1 + 𝑖)𝑛 ✓ FVn: số tiền thu được sau n thời kỳ ✓ P0: số tiền cho vay ban đầu ✓ i: lãi suất tính theo lãi kép ✓ n: số thời kỳ vay 5.4.3 Lãi suất hoàn vốn - Lãi suất mà các nhà đầu tư được nhận khi mua và nắm giữ 1 chứng khoản cho đến ngày đáo hạn, được tính trên số vốn mà họ đã cho vay/ đầu tư, không tính trên mệnh giá của khoản tiền cho vay - Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ 1 khoản tín dụng với giá trị hiện tại của khoản tín dụng đó - Công thức tổng quát: 𝑃𝑉 = 𝐹𝑉𝑛 (1+𝑖)𝑛 ✓ PV: giá trị hiện tại của khoản tín dụng ✓ FVn: giá trị tương lai sẽ được thanh toán của khoản tín dụng Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 24. ✓ n: thời hạn tín dụng ✓ i: lãi suất hoàn vốn - Ví dụ: 1 nhà đầu tư mua 1 trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 100.000d, lãi suất trả hàng năm là 10% với mức lãi suất hoàn vốn i = 11.36% thì giá trái phiếu là: 𝑃 = 𝑃𝑉 = 10000 (1 + 0.1136)1 + 10000 (1 + 0.1136)2 + 10000 (1 + 0.1136)3 + 10000 (1 + 0.1136)4 + 100000 + 10000 (1 + 0.1136)5 = 95000 5.5 Một số phân biệt về lãi suất - Lãi suất danh nghĩa là lãi suất nêu lên trong các hợp đồng vay vốn/ trong thuộc tính 1 số loại chứng khoán như trái phiếu VD: món vay đơn trị giá 100 tr kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10%/ năm -> 10% là lãi suất danh nghĩa - Lãi suất thực là lãi suất tính dưới dạng hiện vật, do vậy phản ánh chính xác hơn chi phí thực của việc vay mượn - Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa (in), lãi suất thực (ir) và tỷ lệ lạm phát (dự tính) (𝜋𝑒 ) + Đối với tỷ lệ lạm phát < 10%: in = ir + 𝜋𝑒 + Đối với tỷ lệ lạm phát > 10%: ir = (in – 𝜋𝑒 )/( 𝜋𝑒 + 1) - Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập của người có vốn trên tổng số vốn đã được sử dụng (đầu tư hoặc cho vay) + Công thức: 𝑅 = 𝑃𝑡+1−𝑃𝑡+𝐶 𝑃𝑡 × 100% ✓ 𝑃𝑡+1: Giá bán của tài sản vào thời điểm cuối kì ✓ 𝑃𝑡: Giá mua tài sản ở thời điểm đầu kỳ ✓ 𝐶: Thu nhập bằng tiền mà tài sản đem lại trong thời gian nắm giữ - Một số lãi suất trong hoạt động ngân hàng: + Lãi suất tiền gửi: 𝑖𝑡𝑔 = 𝑖𝑐𝑏 + 𝑖𝑖 + Lãi suất cho vay: 𝑖𝑐𝑣 = 𝑖𝑡𝑔 + 𝑋 ✓ 𝑖𝑡𝑔: lãi suất tiền gửi ✓ 𝑖𝑐𝑏: lãi suất cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền gửi khác nhau ✓ 𝑖𝑐𝑣: lãi suất cho vay ✓ 𝑋: chi phí nghiệp vụ ngân hàng + Lãi suất liên ngân hàng: Sibor, Libor, Pibor, Vnibor 5.6 Mô hình cung – cầu vốn vay tác động đến sự thay đổi lãi suất - Xác định cung cầu vốn vay: + Cung vốn có được chủ yếu từ tiết kiệm của các hộ gia đình, tỷ lệ thuận với lãi suất -> đường cung vốn đi lên về bên phải đồ thị + Cầu vốn có được từ nhu cầu vay vốn của DN, chính phủ, các hộ gia đình, tỷ lệ nghịch với lãi suất -> đường cầu vốn đi xuống về bên phải + Giao điểm giữa cung vốn và cầu vốn xác định lãi suất cân bằng thị trường - Mối quan hệ giữa mô hình cung cầu trái phiếu và mô hình cung cầu vốn vay được sử dụng để giải thích sự biến động của lãi suất: + Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay: thu nhập của cải, LN kỳ vọng của trái phiếu so với các TS khác, rủi ro của trái phiếu/ khoản vay, tính thanh khoản của trái phiếu/ khoản vay + Các yếu tố dịch chuyển đường cầu vốn vay: khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư, tỷ lệ lạm phát dự tính, hoạt động của chính phủ Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 25. CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 6.1 Khái quát về thị trường tài chính - Khái niệm: Thị trường tài chính là nơi diễn quá trình luân chuyển vốn giữa những người dư thừa vốn đến những người thiếu hụt vốn thông qua việc mua bán các công cụ tài chính theo 1 cơ chế nhất định -- Vai trò: + Thúc đẩy tích lũy và tập trung vốn + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn + Tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các chính sách vĩ mô + Định giá và làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính - Các chủ thể trên thị trường tài chính Tài chính gián tiếp Tài chính gián tiếp 6.2 Cấu trúc của thị trường tài chính - Căn cứ vào thời hạn chuyển giao vốn: + Thị trường tiền tệ: mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn, có tính thanh khoản rất cao + Thị trường vốn: mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu - Căn cứ vào tính chất các công cụ tài chính: + Thị trường nợ: mua bán các công cụ nợ như trái phiếu và các món vay thế chấp, tín phiếu kho bạc + Thị trường vốn cổ phần: mua bán cổ phiếu của các công ty cổ phần - Căn cứ vào quá trình phát hành và lưu thông công cụ tài chính + Thị trường cấp 1/ sơ cấp: mua bán các chứng khoán phát hành lần đầu -> tạo lập hàng hóa, là cơ sở hoạt động cho thị trường cấp 2, giá chứng khoản ở thị trường này là cơ sở tham chiếu cho thị trường cấp 2 + Thị trường cấp 2/ thứ cấp: mua bán những chứng khoán đã phát hành (ck cũ) -> tạo điều kiện dễ dàng để bán những chứng khoán nhằm thu tiền mặt (tính lỏng cao hơn), xác định giá cho thị trường cấp 1 ➔ Khác biệt giữa 2 thị trường: + TT cấp 1: làm gia tăng vốn cho nền kinh tế Người tiết kiệm – cho vay: - Gia đình - Doanh nghiệp - Chính phủ - Người nước ngoài Người đi vay – chi tiêu: - Doanh nghiệp - Chính phủ - Gia đình - Người nước ngoài Thị trường tài chính Những trung gian tài chính Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 26. + TT cấp 2: chỉ bảo đảm khả năng chuyển đổi quyền sở hữu của những người nắm giữ chứng khoán - Căn cứ vào mức độ can thiệp của Chính phủ: + Thị trường chính thức: hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc và thể chế do Nhà nước quy định + Thị trường không chính thức: hoạt động không được thực hiện theo nguyên tắc và thể chế do Nhà nước quy định - Căn cứ phương thức tổ chức của thị trường + Thị trường tập trung: mua bán, giao dịch chứng khoán được tổ chức tập trung theo 1 thời gian và địa điểm nhất định + Thị trường phi tập trung: mua bán, giao dịch chứng khoán được thực hiện phân ở những thời gian và địa điểm khác nhau 6.3 Công cụ trên thị trường tài chính - Khái niệm: là các giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường, thực hiện việc chuyển giao vốn giữa các chủ thể khác nhau trên thị trường 6.3.1 Các công cụ của thị trường tiền tệ a. Tín phiếu kho bạc - Là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN - Đặc điểm: + Là công cụ lỏng nhất và an toàn nhất trong các công cụ của TT tiền tệ nhưng khả năng sinh lời rất thấp + Kỳ hạn thanh toán: 3, 6, 9 và nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng với những mệnh giá khác nhau + Phương thức phát hành: pp đấu thầu: đấu thầu cạnh tranh lãi suất hoặc kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất vs không lãi suất + Người mua: ngân hàng, hộ gia đình, các doanh nghiệp, trung gian tài chính khác b. Chứng chỉ tiền gửi (CDs) - Là công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại phát hành nhằm huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân - Đặc điểm: + Được thanh toán lãi hàng năm và hoàn trả gốc khi đến kỳ hạn thanh toán + Thường có lãi suất cao hơn các khoản tiết kiệm thông thường tuy nhiên tính thanh khoản kém hơn và có hình phạt nếu muốn rút tiền trước hạn c. Thương phiếu - Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong 1 thời gian xác định. Bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu - Là công cụ nợ ngắn hạn được các công ty lớn phát hành nhằm vay vốn trên thị trường - Phân loại: - Đặc điểm: Dựa trên cơ sở người lập • Hối phiếu • Lệnh phiếu Dựa trên phương thức chuyển nhượng • Thương phiếu vô danh • Thương phiếu đích danh • Thương phiếu ký danh Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 27. + Tính trừu tượng: trên thương phiếu không ghi cụ thể nguyên nhân phát sinh khoản nợ mà chỉ ghi nhận các thông tin về số tiền phải trả, thời hạn trả tiền và người trả tiền + Tính bắt buộc: quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đung hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền + Tính lưu thông: ➢ Thương phiếu được chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu, có thể chuyển hóa ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố ➢ Thường có thời hạn tối đa 90 ngày bằng với 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn có thể được thỏa thuận giữa bên thụ hưởng và bên nhận nợ - Vai trò của thị trường thương phiếu: + Đáp ứng nhu cầu vốn của các DN + Là công cụ có thể chuyển nhượng + Gắn kết hoạt động tín dụng với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa + Góp phần phát triển cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại - Lợi ích của thương phiếu: + Trở thành công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt + Là 1 cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu + Là loại tài sản đảm bảo chắc chắn + Bổ sung hàng hóa cho thị trường mở + Là 1 giải pháp chứng khoán hóa các khoản cho vay của ngân hàng - Nhược điểm của thương phiếu: + Tình trạng 2 doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố + Khó có thể mở rộng quy mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hóa trong trường hợp nhu cầu mua bán chịu quá lớn và thời gian quá lâu + Quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp có tín nhiệm và giao dịch thường xuyên với nhau d. Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận - Là hối phiếu có kỳ hạn do công ty bán hàng phát hành, đã được ngân hàng đóng dấu bảo lãnh chấp nhận thanh toán lên đó - Đặc điểm: độ an toàn khá cao, người sở hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng với giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn 6.3.2 Các công cụ trên thị trường vốn - Cổ phiếu: là chứng chỉ ghi nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư với 1 phần tài sản và thu nhập của DN - Trái phiếu: là chứng chỉ xác nhận quyền đòi nợ của người đầu tư với người phát hành - Vay thế chấp: là những món tiền cho các cá nhân hoặc các công ty kinh doanh vay để đầu tư vào các công trình kiến trúc. Nhà cửa, đất đai hoặc những bất động sản khác được dùng làm vật thế chấp cho món vay Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 28. CHƯƠNG 7: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7.1 Khái quát về NHTM - Khái niệm: NHTM là 1 trung gian tài chính chuyên nhận tiền gửi và cho vay, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận - Chức năng: + Trung gian tín dụng: chức năng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM + Chức năng tạo tiền: chức năng riêng có và duy nhất của NHTM + Trung gian thanh toán 7.2 Bảng cân đối TS của NHTM Nguồn vốn Tài sản 1. Nguồn vốn nợ - Tiền dự trữ: dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán - Tiền cho vay - Chứng khoán - Tiền gửi ở các ngân hàng khác - Những tài sản khác: TSCĐ, TSLĐ - Tiền gửi thanh toán (tiền gửi có thể phát hành séc) - Tiền gửi phi giao dịch (tiết kiệm/tiền gửi có kỳ hạn) - Các khoản tiền vay 2. Vốn chủ sở hữu - Vốn điều lệ >= mức vốn pháp định - Lợi nhuận không chia - Phát hành cổ phần mới 7.3 Hoạt động cơ bản của NHTM 7.3.1 Hoạt động huy động vốn - Là hoạt động tạo nguồn vốn kinh doanh cho NHTM - Huy động vốn từ: tiền gửi, đi vay, vốn chủ sở hữu 7.3.2 Hoạt động cho vay/sử dụng vốn - Là hoạt động cơ bản nhất của NHTM và là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngân hàng a. Nguyên tắc cho vay Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên 1 số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời: - Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định - Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của NHTW - Ngân hàng cho vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả b. Các hình thức cho vay Tiêu chí phân loại Các hình thức Đặc điểm Mục đích cho vay vốn Cho vay bất động sản - Các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng - Các khoản cho vay dài hạn tài trợ mua đất, nhà, các TS nước ngoài Cho vay đối với các tổ chức tài chính - Các khoản tín dụng dành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức TC khác Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 29. Cho vay nông nghiệp Nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm Cho vay công nghiệp và thương mại Giúp DN trang trải các chi phí: mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên Cho vay đối với các cá nhân Giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng,…. Cho vay khác Gồm các khoản vay không được xếp ở trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoản Tài trợ thuê mua Ngân hàng mua thiết bị máy móc,… và cho khách hàng thuê Tiêu chí phân loại Các hình thức Đặc điểm Kỳ hạn vay Cho vay ngắn hạn Kỳ hạn dưới 12 tháng, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm các TS lưu động của khách hàng Cho vay trung hạn Kỳ hạn từ 1 – 3 năm / 1 – 5 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu mua TSCD của khách hàng Cho vay dài hạn Kỳ hạn từ 3 / 5 năm trở lên, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư các công trình lớn như sân bay, bến cảng, cầu đường,... Xuất xứ của tín dụng Cho vay trực tiếp Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay Cho vay gián tiếp Khoản cho vay thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán VD: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng,… Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Cho vay không bảo đảm Loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của người thứ ba Cho vay có bảo đảm Hình thức cho vay dựa trên cơ sở ngân hàng nắm giữ các TS thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặc người bảo lãnh VD: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Phương thức cho vay Cho vay từng lần Mỗi lần vay vốn đều tiến hành những thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dung, áp dụng cho các khách hàng vay vốn không thường xuyên, sx không ổn định, kinh doanh thời vụ, thương vụ Cho vay theo hợp đồng tín dụng NH và khách hàng xác định 1 hạn mức tín dụng duy trì 1 thời hạn nhất đinh hoặc theo chu kỳ kinh doanh, áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định, vòng quay vốn nhanh và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng Cho vay theo hạn mức thấu chi Việc cho vay bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán phù hợp với quy định Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 30. Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay trả góp 7.3.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ Các hoạt động Phân loại Đặc điểm Dịch vụ thanh toán Dịch vụ thanh toán trong nước - Là các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán khi mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ Dịch vụ thanh toán quốc tế - Là dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế phục vụ các khách hàng công ty, DN có hoạt động xuất nhập khẩu, các cá nhân có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài Dịch vụ thẻ - Là các dịch vụ thanh toán được thực hiện không qua các giao dịch trực tiếp mà thông qua các tiện ích ngân hàng cung cấp từ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ Dịch vụ ngân hàng điện tử - Là dịch vụ ngân hàng cung cấp qua Internet hay điện thoại di động, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng 1 cách an toàn, chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian Dịch vụ ủy thác Ủy thác cho vay: - Là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác thông qua hợp đồng ủy thác cho vay để trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng, bên ủy thác trả phí cho bên nhận Ủy thác đầu tư - Là việc ngân hàng nhận ùy thác của 1 cá nhân/ tổ chức để đầu tư vào 1 dự án, NH nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm kiểm soát khoản đầu tư đó cho người ủy thác Ủy thác nhờ thu - Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua, ủy thác cho NH thu tiền hộ Ủy thác chuyển tiền – thanh toán hộ - Là nghiệp vụ mà NHTM nhận sự ủy thác của khách hàng, dùng phương tiện mà khách yêu cầu để chuyển tiền Ủy thác quản lý vốn - Là việc khách hàng có vốn nhàn rỗi ủy thác cho NH quản lý và đầu tư số vốn của mình theo chỉ định/ không theo chỉ định Ủy thác bảo quản và ký gửi - Là việc NH thực hiện việc giữ hộ vàng và tài sản của khách hàng, NH có trách nhiệm giữ và bảo mật TS cho khách hàng và thu phí Ủy thác quản lý danh mục đầu tư - Là dịch vụ mà NH nhận tiền của khách hàng xây dựng danh mục chứng khoán (mua, bán) với mục tiêu làm cho TS của khách hàng sinh lời tối ưu nhất Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 31. Dịch vụ ngân quỹ - Là dịch vụ liên quan đến thu chi tiền mặt tại ngân hàng: thu tiền mặt tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, kiểm đếm, phân loại và vận chuyển tiền mặt,… Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 32. CHƯƠNG 8: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 8.1 Chức năng của ngân hàng trung ương Các chức năng Đặc điểm Phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng ➢ Phát hành tiền - NHTW là cơ quan duy nhất phát hành tiền - Phát hành tiền phải có vàng đảm bảo: nguyên tắc yêu cầu giấy bạc NH phát hành vào lưu thông phải được đảm bảo bằng vàng - Phát hành tiền căn cứ vào: + Tốc độ phát triển của GDP + Lượng tài sản ròng di chuyển từ nước ngoài vào: mục tiêu cân đối thị trường ngoại hối: ổn định giá vàng, tỷ giá + Cơ sở tín dụng + Cơ sở cho NSNN vay ➢ Điều tiết lượng tiền cung ứng - Điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng kinh tế - Các công cụ của chính sách tiền tệ: chính sách dự trữ bắt buộc, chiết khấu và tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, hạn mức tín dụng,… Ngân hàng của các ngân hàng ➢ Nhận tiền gửi của NHTM dưới nhiều hình thức khác nhau - NHTW yêu cầu NHTM thiết lập dự trữ bắt buộc - NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTW nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán giữa NHTM và khách hàng ➢ Cho vay đối với NHTM và tổ chức tín dụng ➢ Thực hiện thanh toán bù trừ cho các NH Ngân hàng của Chính phủ ➢ NHTW là ngân hàng của CP dưới giác độ: - NHTW làm đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, thanh toán không dùng tiền mặt cho hệ thống kho bạc,… ➢ Thay mặt CP thực hiện quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng về mặt pháp luật - Xem xét, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của NHTM và các tổ chức tín dụng - Quy định về nghiệp vụ, hệ số an toàn với NHTM và các tổ chức tín dụng - Thanh tra, kiểm soát các hoạt động của hệ thống NH, áp dụng các chế tài xử phát -> NH hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả ➢ Đại diện cho CP thực hiện các quan hệ tài chính với nước ngoài và với các tổ chức tài chính quốc tế 8.2 Bảng cân đối tiền tệ và rút gọn của NHTW - BCDTT rút gọn: NHTW Tài sản có Tài sản nợ - Chứng khoán - Tiền cho vay chiết khấu - Tiền lưu hành - Tiền dự trữ Tổng: Cơ sở tiền tệ (MB) Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 33. - Quá trình NHTW cung cấp tiền dự trữ cho hệ thống NHTM + Cho các NHTM vay tiền: NHTW tăng tiền cho vay chiết khấu -> dữ trữ NHTM tăng + Mua chứng khoán từ hệ thống NHTM: NHTW mua chứng khoán -> dự trữ của hệ thống NHTM tăng 8.3 Chính sách tiền tệ quốc gia - Khái niệm: Là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ số lạm phát, quyết định về sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra - Mục tiêu: Mục tiêu Phân loại Đặc điểm Mục tiêu cuối cùng Là mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế Mục tiêu ổn định - Ổn định giá trị đồng tiền: + Là mục tiêu hàng đầu của cs tiền tệ + Là yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định kinh tế - Ổn định giá cả: + P tăng -> tình trạng khó khăn trong cuộc sống của 1 bộ phận người lao động, mất ổn định kinh tế, xã hội + P tăng -> lạm phát, tạo tâm lý đầu cơ, tích trữ hàng hóa - Ổn định lãi suất: + Lãi suất biến động –> thu nhập, tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng -> áp lực sụt giảm LN DN -> mất cân đối giữa tích lũy vs tiêu dùng -> ảnh hưởng đến chứng khoán, NHTM, hoạt động thị trường mở,… -> điều hành vs quản lý kinh tế khó khăn, kinh tế chậm phát triển - Ổn định tỷ giá: + Là điều kiện để các quốc gia có thể thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế và tín dụng quốc tế + Biến động tỷ giá -> mất ổn định giá cả, gtri đồng nội tệ, gtri của các TS bằng ngoại tệ, các hoạt động xuất – nhập khẩu,… - Ổn định thị trường tài chính: Mục tiêu tăng trưởng - Tạo việc làm: + Thất nghiệp cao -> GDP giảm - Tăng trưởng kinh tế: luôn gắn vs mục tiêu tạo việc làm: + MS tăng -> lãi suất giảm -> I tăng, mở rộng kinh doanh -> u giảm, E tăng -> Y (sản lượng) tăng, GDP tăng -> tăng trưởng kinh tế Quan hệ giữa các mục tiêu - Lâu dài: các mục tiêu chính sách có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy nhau - Ngắn hạn: có thể xảy ra xung đột giữa các mục tiêu: Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 34. VD: +Khi nền kinh tế lạm phát cao, mục tiêu tăng trưởng và việc làm đầy đủ cần chấp nhận hy sinh + Khi nền kinh tế suy thoai, mục tiêu tăng trưởng cần đặt lên hàng đầu Mục tiêu trung gian Bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ: - Khối lượng cung ứng tiền tệ: M1, M2, M3 - Lãi suất thị trường Yêu cầu cần có của mục tiêu trung gian: - Mục tiêu phải đảm bảo được đo lường 1 cách chính xác, nhanh chóng - Mục tiêu có thể kiểm soát được, điều chỉnh để phù hợp với định hướng và hiệu quả của chính sách tiền tệ Mục tiêu hoạt động - Là chỉ tiêu được NHTW lựa chọn, sử dụng các công cụ điều tiết nhằm thay đổi mục tiêu trung gian từ đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ - Các mục tiêu: + Dự trữ của NHTM + Lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Yêu cầu cần có cua mục tiêu hoạt động: - Phải đo lường nhằm hạn chế suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu chính sách tiền tệ - Có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định vs các mục tiêu trung gian được lựa chọn 8.4 Công cụ của chính sách tiền tệ Dự trữ bắt buộc Khái niệm Là công cụ mà bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (𝑟𝑑), NHTW sẽ làm thay đổi MS Cơ chế tác động lên MS - 𝑟𝑑 tăng -> tỷ lệ cho vay giảm -> L giảm -> D giảm -> MS giảm - 𝑟𝑑 tăng -> mm giảm -> MS giảm - 𝑟𝑑 giảm -> L tăng -> D tăng -> MS tăng Công thức tổng quát Tiền gửi mới được tạo ra = Tiền dự trữ ban đầu Tỷ lệ dự trữ bắt buộc mm = 1 + C D rd + ER D + C D Trong đó 𝐦𝐦: số nhân tiền 𝐫𝐝: tỷ lệ dự trữ bắt buộc 𝐂: tiền mặt 𝐃: tổng tiền gửi có thể phát hành séc 𝐄𝐑: tổng số tiền dự trữ quá mức L: khoản tiền cho vay Ưu điểm - Tác động nhanh chóng đến MS - Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM - Tăng cường quyền lực của NHTW Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 35. Nhược điểm - Gây khó khăn cho các NHTM trong hoạch định chiến lược kinh doanh - Tác động quá “nhạy cảm”đến MS - Tốn kém chi phí quản lý Chính sách chiết khấu Khái niệm Là công cụ mà bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu (R) hoặc hạn mức chiết khấu sẽ làm thay đổi dự trữ của NHTM và làm thay đổi MS Cơ chế tác động lên MS - R tăng -> giá khoản vay tăng -> làm giảm khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức -> MS giảm - R giảm -> giá khoản vay giảm -> làm tăng khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức -> MS tăng Ưu điểm - Là người cho vay cuối cùng, NHTW giúp các NHTM tránh khỏi những cơn hoảng loạn tài chính - Điều tiết MS Nhược điểm - NHTW bị động trong việc điều chỉnh MS: không kiểm soát được việc vay và khối lượng vay - Không dễ khắc phục được sai sót Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với các thành viên tham gia Hàng hóa chủ yếu Tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ Cơ chế tác động lên MS - NHTW mua chứng khoán -> MB tăng -> MS tăng -> CSTT mở rộng - NHTW bán chứng khoán -> MB giảm -> MS giảm -> CSTT thắt chặt Ưu điểm - Ít tốn kém chi phí - Linh hoạt, chính xác, điều chỉnh MS ở bất cứ mức độ nào - NHTW dễ đảo ngược tình thế Nhược điểm - Đòi hỏi 1 thị trường tài chính phát triển - Các thành viên tham gia - Hàng hóa - Phương thức mua bán Hạn mức tín dụng Khái niệm Là công cụ can thiệp trực tiếp nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của NHTM Cơ chế tác động lên MS - NHTW tăng hạn mức tín dụng -> tăng khả năng cho vay của NHTM -> MS tăng - NHTW giảm hạn mức tín dụng -> giảm khả năng cho vay của NHTM -> MS giảm Ưu điểm - Tác động nhanh chóng đến MS, phát huy hiệu quả khi MS tăng cao Nhược điểm - Làm lãi suất tăng, cản trở đầu tư - Giảm cạnh tranh giữa các NHTM - Làm sai lệch cơ cấu đầu tư của NHTM Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479
  • 36. Kiểm soát lãi suất Khái niệm Là công cụ gián tiếp, thay đổi lãi suất sẽ tác động đến đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh Cơ chế tác động lên MS - Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn của NHTW và các tổ chức tín dụng, quản lý lãi suất cho vay của NHTW - Cơ chế điều hành trực tiếp: Quy định mức lãi suất cụ thể như: Khung lãi suất, trần lãi suất, biên độ chênh lệch Ưu điểm - Tăng cường quyền quản lý của NHTW khi các yếu tố thị trường chưa hoàn chỉnh Nhược điểm - Không phản ánh đúng quan hệ cung – cầu trên thị trường Chính sách tỷ giá Khái niệm NHTW điều chỉnh biên độ giao động tỷ giá giữa tỷ giá chính thức trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tỷ giá các NHTM được phép kinh doanh trên thị trường Cơ chế tác động lên MS - Lạm phát: NHTW thu hẹp biên độ giao động tỷ giá mà các NHTM được kinh doanh, tạo sự ổn định trên thị trường - Thiểu phát: NHTM nới lỏng biên độ giao động tỷ giá mà NHTM được phép kinh doanh Downloaded by Nguyen Vo (thaonguyen240118@gmail.com) lOMoARcPSD|24741479