SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH
---------
MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ 1
Đề: HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC
TRƯỜNG HỢP GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO
PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VÀ CHO BIẾT Ý
NGHĨA PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VIỆC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG BỐI
CẢNH HIỆN NAY
Giảng viên: Thầy Huỳnh Thiên Tứ
Sinh viên: Nguyễn Hoang Như Ý
Khóa – Lớp: VB2K25.2
MSSV: 33221025329
TP.HCM , ngày 16 tháng 08 năm 2023
ii
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc”
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI GIỚI THIỆU ...........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................2
1. Cơ sở lý luận............................................................................................................2
1.1 Khái niện giao dịch dân sự................................................................................2
1.2 Khái niện giao dịch dân sự vô hiệu ..................................................................2
2. Phân tích các nội dung giao dịch dân sự vô hiệu.................................................2
2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 ............................................................2
2.2 Giao dịch dân sự do giả tạo quy định tại Điều 124 BLDS năm 2015 .............2
2.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện quy định tại Điều 125
BLDS 2015 ...............................................................................................................3
2.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn quy định tại Điều 126 BLDS 20153
2.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép quy định tại Điều
127 BLDS 2015 ........................................................................................................4
2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình quy định tại Điều 128 BLDS 2015...................................4
2.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức quy định
tại Điều 129 BLDS 2015).........................................................................................4
3. Ý nghĩa pháp lý đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
trong bối cảnh hiện nay..............................................................................................5
4. Tình huống ..............................................................................................................6
KẾT LUẬN ......................................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................8
1
LỜI GIỚI THIỆU
Giao dịch dân sự quan trọng trong việc thiết lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ
dân sự. Trong pháp luật dân sự, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đóng vai trò quan
trọng. Hiểu rõ về quy định này giúp các chủ thể nhận biết tác động của giao dịch vô hiệu
và cách bảo vệ, hạn chế rủi ro. Vì vậy, với cơ sở là những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề
tài " Phân tích nội dung cụ thể của các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo pháp
luật dân sự hiện hành và cho biết ý nghĩa pháp lý đối với việc thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay" để nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết về vấn
đề này trong khóa học Dân sự 1 này. Mục tiêu của tôi là phân tích cụ thể và đưa ra ý
nghĩa về khía cạnh pháp lý của các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đối với nề kinh
tế thị trường trong bài tiểu luận.
2
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niện giao dịch dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được
định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”1
1.2 Khái niện giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 122 Giao dịch dân sự vô hiệu là “Giao dịch dân sự được xác lập không do ý
chí tự nguyện của các bên, hoặc thực hiện giao dịch dân sự vì mục đích trái pháp luật,
trái đạo đức thì cũng bị vô hiệu vì không đảm bảo điều kiện về ý chí, mục đích, nội dung
của giao dịch”
2. Phân tích các nội dung giao dịch dân sự vô hiệu
2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội quy
định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể
thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Trên thực tế, trong một
số trường hợp rất khó xác định được mục đích giao dịch có trái đạo đức xã hội hay không
vì không có chuẩn mực cụ thể, không thể định lượng mà phụ thuộc vào cách nhìn nhận,
đánh giá khác nhau của các bộ phận trong xã hội.2
Liên hệ: Giao dịch mua bán và vận chuyển vũ khí vô hiệu do vi phạm điều cấm
của luật, cụ thể là vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều
304 BLHS 2015.
2.2 Giao dịch dân sự do giả tạo quy định tại Điều 124 BLDS năm 2015
Khi bên tham gia giao dịch giả tạo để che giấu giao dịch khác, giao dịch giả tạo
trở thành vô hiệu. Nhưng giao dịch bị che giấu vẫn có giá trị, trừ khi có quy định khác
từ luật. Nếu giao dịch nhằm trốn nghĩa vụ với người thứ ba, nó không vi phạm pháp luật,
nhưng vi phạm ý chí nhà nước. Giao dịch giả tạo trong trường hợp này bị vô hiệu mà
không cần yêu cầu từ bên chủ thể liên quan và thời hiệu từ Tòa án. Trong thực tế, việc
1
Bộ Luật Dân sự 2015
2
Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 (Doctoral
dissertation, Khoa Luật).
3
lập giao dịch giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba phổ biến và khó chứng
minh, đặc biệt trong gia đình, gây khó khăn cho các cơ quan điều tra.
Liên hệ:: A nợ ngân hàng 400.000.000 đồng nhưng quá hạn không có tiền trả, tài
sản của A còn lại là 03 miếng đất, để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng A đã bán cả
03 miếng đất đó cho chủ thể khác.
2.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện quy định tại Điều 125 BLDS 2015
Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có hành vi không đầy đủ không thể
có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí, ý nguyện. Vì vậy giao dịch của họ phải được xác
lập dưới sự kiểm soát cảu người khác hoặc do người khác xác lập. Tuy nhiên giao dịch
của những người này không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu
của người đại diện cho họ.
Liên hệ:, Từ tháng 9/2015, Anh A bị tâm thần sau một tai nạn. Vào ngày
15/06/2016, Anh B biết về việc Anh A sở hữu một mảnh đất ở trung tâm thành phố và đã
lợi dụng tình hình để thuyết phục Anh A ký hợp đồng bán mảnh đất. Gia đình của Anh
A đã cố gắng nói chuyện với Anh B và yêu cầu hủy hợp đồng, nhưng Anh B không chỉ
từ chối mà còn đe dọa kiện gia đình Anh A. Mặc dù Anh A ký vào hợp đồng mua bán
với chữ ký của mình, nhưng vì tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, hợp đồng đó trở
nên vô hiệu. Do đó, quyền sở hữu mảnh đất vẫn thuộc về Anh A.
2.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn quy định tại Điều 126 BLDS 2015
Nhầm lẫn trong giao dịch xảy ra khi các bên không đúng về nội dung, gây hại cho
một hoặc cả hai bên. Nguyên nhân có thể là do hiểu sai hoặc đánh giá sai về vấn đề. Sự
nhầm lẫn cần phải rõ ràng, dựa trên nội dung giao dịch cụ thể. Nếu bên bị nhầm lẫn
chứng minh được, giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Trong một số trường hợp, sự nhầm lẫn xuất phát từ lỗi của bên đối tác. Nếu bên
kia tạo ra nhầm lẫn về nội dung giao dịch (ví dụ: không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về
tài sản), bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu sửa đổi giao dịch. Nếu bên kia từ chối, bên
bị nhầm lẫn có thể yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 126 BLDS năm
2015). Tuy nhiên, lỗi chỉ bao gồm lỗi không cố ý. Nếu sự nhầm lẫn là do lừa dối, thì sẽ
thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối3
.
Liên hệ:: A và B đã ký hợp đồng mua 100 bộ chén. Mặc dù đã đồng ý về giá và
thời gian giao hàng, song vì khác biệt ngôn ngữ giữa miền Bắc và miền Nam, khi giao
hàng, A nhận được 100 bộ chén dùng uống trà thay vì loại chén dùng ăn cơm như A kỳ
vọng. Để khắc phục tình hình, A và B có thể thỏa thuận giữ nguyên hàng hóa và điều
chỉnh đối tượng giao dịch. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, hợp đồng có thể bị coi
là không hợp lệ.
3
Trường, H. C. (2018). Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
4
2.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép quy định tại Điều 127
BLDS 2015
Giao dịch dân sự dưới sự lừa dối hoặc đe doạ là khi một bên tham gia giao dịch
bị "tê liệt" về ý chí, không có sự lựa chọn khác ngoài việc tuân theo ý của bên kia (đe
doạ), hoặc do bị ảnh hưởng định hướng ý chí bởi hành vi vi phạm pháp luật, với mục
đích lợi ích cho bên ảnh hưởng (lừa dối). Nếu giao dịch dân sự được thực hiện trong tình
trạng này, bên bị lừa dối hoặc đe doạ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch đó là
vô hiệu.
Liên hệ: Anh A đi công tác ở Trung Quốc nên mua được một bình gốm sứ cổ quý,
Anh B đến nhà anh A chơi thì được anh A giới thiệu chiếc bình sứ cổ nên anh B rất thích
và nhiều lần năn nỉ anh A bán cho mình nhưng anh A không đồng ý. Anh B biết uy hiếp
nếu như anh A không bán cho anh B thì anh B sẽ công khai chuyện anh A ngoại tình cho
mọi người biết. Anh A sợ bị ảnh hưởng nên đã đồng ý bán cho anh B chiếc bình gốm sứ
cổ. Trong trường hợp này giao dịch bán bình gốm sứ vô hiệu, vì anh A bị đe dọa, cưỡng
ép. Anh không tự nguyện thực hiện giao dịch.
2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình quy định tại Điều 128 BLDS 2015
Đây là tình huống khi bản thân chủ thể vẫn có nhận thức và làm chủ hành vi của
mình, nhưng trong bước xác lập giao dịch dân sự, họ bất ngờ mất kiểm soát. Trường hợp
này cho phép họ yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Sự không nhận thức và làm
chủ được hành vi có thể do ý chí của bản thân hoặc do nguyên nhân từ phía khác. Điều
này quan trọng để bảo vệ quyền lợi của những người tham gia giao dịch.
Liên hệ: Anh B lợi dụng khi anh A say rượu để thực hiện giao dịch hợp đồng bán
quyền sử dụng đất của anh A cho anh B với giá trị chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Trong
trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch, A không nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình.
2.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại
Điều 129 BLDS 2015)
Nhằm bảo vệ an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước và người tham gia giao dịch,
các chủ thể phải tuân thủ quy định pháp luật về hình thức giao dịch. Điều này áp dụng
đặc biệt đối với những giao dịch có giá trị lớn hoặc đặc điểm đặc biệt. Các quy định này
không chỉ xác định hình thức giao dịch, mà còn giúp các cơ quan nhà nước kiểm tra và
giám sát việc chuyển đổi tài sản quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có sự tranh cãi về việc liệu
việc không tuân thủ quy định hình thức có nên là điều kiện tất yếu để giao dịch bị tuyên
bố vô hiệu hay không.4
Liên hệ: A góp vốn vào công ty của B bằng quyền sử dụng đất của mình, nhưng
hợp đồng góp vốn không được chứng thực theo quy định. Do đó, theo điểm a khoản 3
4
Bùi, T. T. H., & Nguyễn, A. T. (2014). Chế định giao dịch Dân sự và vấn đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005. VNU
Journal of Science: Legal Studies, 30(1).
5
Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng này sẽ không có hiệu lực. Để bảo vệ quyền và
tránh rủi ro, A cần thực hiện việc công chứng/ chứng thực hợp đồng này
3. Ý nghĩa pháp lý đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
trong bối cảnh hiện nay
Năm 2015, Bộ Luật Dân sự ra đời với mục tiêu thể hiện tính thị trường, xác định
quan hệ pháp luật và giao dịch minh bạch, nhất quán. BLDS 2015 tạo nên môi trường
pháp lý linh hoạt hơn so với phiên bản 2005, nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kinh
tế thị trường đối với các quan hệ dân sự.
Trong đó, Điều 122 quy định giao dịch dân sự bị vô hiệu nếu không đáp ứng điều
kiện hiệu lực tại Điều 117, trừ khi BLDS có quy định khác. Điều này tạo nên yêu cầu về
tính minh bạch và tuân thủ quy định trong các giao dịch. Quy định về giao dịch dân sự
vô hiệu cũng điều chỉnh việc vi phạm đạo đức xã hội hoặc pháp luật có thể dẫn đến vô
hiệu hóa giao dịch. Điều 125 bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế như người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người khó khăn về nhận thức và hành vi.
Về việc giao dịch bị vô hiệu do không tuân thủ quy định hình thức, Điều 129 quy
định hai trường hợp ngoại lệ. Đầu tiên, giao dịch bằng văn bản nhưng không tuân theo
quy định luật và đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ. Thứ hai, giao dịch bằng văn
bản vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực và đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ5
.
Ngoài ra, còn mở rộng sự bảo vệ cho quyền lợi của người thứ ba trong giao dịch
dân sự. Điều 133 cung cấp cơ sở pháp lý cho việc đăng ký và chuyển giao tài sản qua
các giao dịch khác.
Từ các quy định này, ý nghĩa của các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong
BLDS 2015 đối với sự phát triển kinh tế thị trường trở nên rõ ràng.
Đầu tiên, chúng giúp hình thành một cơ sở pháp lý đáng tin cậy, bảo vệ lợi ích
hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước. Các quy định này tạo ra môi trường giao
dịch công bằng, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng và vi phạm quy định pháp luật.
Thứ hai, những quy định này đảm bảo tính công bằng trong các giao dịch dân sự
và giúp xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu một cách công bằng. Bằng cách vô
hiệu hóa các giao dịch không tuân thủ quy định hoặc có tính chất giả mạo, luật này bảo
vệ tối đa quyền lợi của các bên tham gia, đồng thời duy trì sự ổn định của môi trường
kinh doanh.
Thứ ba, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2015 cung cấp căn cứ
cho việc kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước. Điều này đảm bảo tính minh
bạch và trung thực trong giao dịch, ngăn chặn và ngăn cản các trường hợp vi phạm.
Tổng cộng, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2015 không chỉ
bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch, mà còn tạo ra một môi trường pháp
lý ổn định, linh hoạt và công bằng để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
5
Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo Pháp luật Việt Nam...
6
4. Tình huống
Anh H Con trai ông A. nghiện ma túy, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố anh H là
người hạn chế năng lực hành vi dân sự và đồng thời chỉ định ông A là người đại diện.
Ngày 2/10/2018 vừa qua anh H đã mang chiếc xe máy do anh ta đứng tên ra tiệm cầm
đồ gần nhà cầm chiếc xe đó lấy tiền hút thuốc. Ông A có thể đòi lại chiếc xe đó được
không?
Khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự và Điều 125 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Việc anh H đã bị tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc dù giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên),
không có sự đồng ý của ông A, là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, ông A có thể yêu
cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu được
giải quyết theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể là tiệm cầm đồ phải trả lại
chiếc xe máy cho ông K. đồng thời ông K phải trả lại tiền cho tiệm cầm đồ.
7
KẾT LUẬN
Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và
thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Chúng đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy sự thỏa
thuận tự nguyện, và ngăn chặn các tình huống không công bằng trong giao dịch. Điều
này tạo nền tảng cho môi trường kinh doanh lành mạnh và tạo sự tin tưởng từ các bên
tham gia giao dịch góp phần quan trọng tạo hành lang pháp lý vững chắc do sự phát triển
của nền kinh tế thị trường hiện nay.
.
.
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
2. Giáo trình luận dân sự 1
3. Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam: Luận
văn ThS. Luật: 60 38 30 (Doctoral dissertation, Khoa Luật).
4. Trường, H. C. (2018). Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
5. Bùi, T. T. H., & Nguyễn, A. T. (2014). Chế định giao dịch Dân sự và vấn đề sửa đổi
bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005. VNU Journal of Science: Legal Studies, 30(1).
6. Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo Pháp luật Việt Nam.

More Related Content

Similar to luật dân sự 1.docx

Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to luật dân sự 1.docx (20)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đìnhGiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
 
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAY
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAYLuận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAY
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, HAY
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...
Luận văn: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực tiễn xét xử củ...
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của gia...
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật Việt Nam
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật Việt NamGiao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật Việt Nam
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Về Hình Thức Theo Pháp Luật Việt Nam
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Và Việc Giải Quyết Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân...
 
Luận văn: Pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HOT, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệuLuân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
 
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
 
2321nhana (2)
2321nhana (2)2321nhana (2)
2321nhana (2)
 
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
 
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
 
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docxHuỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015.docx
 
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.doc
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.docHậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.doc
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu, HAY.doc
 

luật dân sự 1.docx

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH --------- MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ 1 Đề: HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VÀ CHO BIẾT Ý NGHĨA PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VIỆC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Giảng viên: Thầy Huỳnh Thiên Tứ Sinh viên: Nguyễn Hoang Như Ý Khóa – Lớp: VB2K25.2 MSSV: 33221025329 TP.HCM , ngày 16 tháng 08 năm 2023
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn gốc”
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI GIỚI THIỆU ...........................................................................................................1 NỘI DUNG......................................................................................................................2 1. Cơ sở lý luận............................................................................................................2 1.1 Khái niện giao dịch dân sự................................................................................2 1.2 Khái niện giao dịch dân sự vô hiệu ..................................................................2 2. Phân tích các nội dung giao dịch dân sự vô hiệu.................................................2 2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 ............................................................2 2.2 Giao dịch dân sự do giả tạo quy định tại Điều 124 BLDS năm 2015 .............2 2.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện quy định tại Điều 125 BLDS 2015 ...............................................................................................................3 2.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn quy định tại Điều 126 BLDS 20153 2.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép quy định tại Điều 127 BLDS 2015 ........................................................................................................4 2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình quy định tại Điều 128 BLDS 2015...................................4 2.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 129 BLDS 2015).........................................................................................4 3. Ý nghĩa pháp lý đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay..............................................................................................5 4. Tình huống ..............................................................................................................6 KẾT LUẬN ......................................................................................................................7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................8
  • 4. 1 LỜI GIỚI THIỆU Giao dịch dân sự quan trọng trong việc thiết lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong pháp luật dân sự, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đóng vai trò quan trọng. Hiểu rõ về quy định này giúp các chủ thể nhận biết tác động của giao dịch vô hiệu và cách bảo vệ, hạn chế rủi ro. Vì vậy, với cơ sở là những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài " Phân tích nội dung cụ thể của các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo pháp luật dân sự hiện hành và cho biết ý nghĩa pháp lý đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay" để nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong khóa học Dân sự 1 này. Mục tiêu của tôi là phân tích cụ thể và đưa ra ý nghĩa về khía cạnh pháp lý của các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đối với nề kinh tế thị trường trong bài tiểu luận.
  • 5. 2 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niện giao dịch dân sự Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”1 1.2 Khái niện giao dịch dân sự vô hiệu Điều 122 Giao dịch dân sự vô hiệu là “Giao dịch dân sự được xác lập không do ý chí tự nguyện của các bên, hoặc thực hiện giao dịch dân sự vì mục đích trái pháp luật, trái đạo đức thì cũng bị vô hiệu vì không đảm bảo điều kiện về ý chí, mục đích, nội dung của giao dịch” 2. Phân tích các nội dung giao dịch dân sự vô hiệu 2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Trên thực tế, trong một số trường hợp rất khó xác định được mục đích giao dịch có trái đạo đức xã hội hay không vì không có chuẩn mực cụ thể, không thể định lượng mà phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau của các bộ phận trong xã hội.2 Liên hệ: Giao dịch mua bán và vận chuyển vũ khí vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, cụ thể là vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 304 BLHS 2015. 2.2 Giao dịch dân sự do giả tạo quy định tại Điều 124 BLDS năm 2015 Khi bên tham gia giao dịch giả tạo để che giấu giao dịch khác, giao dịch giả tạo trở thành vô hiệu. Nhưng giao dịch bị che giấu vẫn có giá trị, trừ khi có quy định khác từ luật. Nếu giao dịch nhằm trốn nghĩa vụ với người thứ ba, nó không vi phạm pháp luật, nhưng vi phạm ý chí nhà nước. Giao dịch giả tạo trong trường hợp này bị vô hiệu mà không cần yêu cầu từ bên chủ thể liên quan và thời hiệu từ Tòa án. Trong thực tế, việc 1 Bộ Luật Dân sự 2015 2 Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 (Doctoral dissertation, Khoa Luật).
  • 6. 3 lập giao dịch giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba phổ biến và khó chứng minh, đặc biệt trong gia đình, gây khó khăn cho các cơ quan điều tra. Liên hệ:: A nợ ngân hàng 400.000.000 đồng nhưng quá hạn không có tiền trả, tài sản của A còn lại là 03 miếng đất, để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ ngân hàng A đã bán cả 03 miếng đất đó cho chủ thể khác. 2.3 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện quy định tại Điều 125 BLDS 2015 Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có hành vi không đầy đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí, ý nguyện. Vì vậy giao dịch của họ phải được xác lập dưới sự kiểm soát cảu người khác hoặc do người khác xác lập. Tuy nhiên giao dịch của những người này không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của người đại diện cho họ. Liên hệ:, Từ tháng 9/2015, Anh A bị tâm thần sau một tai nạn. Vào ngày 15/06/2016, Anh B biết về việc Anh A sở hữu một mảnh đất ở trung tâm thành phố và đã lợi dụng tình hình để thuyết phục Anh A ký hợp đồng bán mảnh đất. Gia đình của Anh A đã cố gắng nói chuyện với Anh B và yêu cầu hủy hợp đồng, nhưng Anh B không chỉ từ chối mà còn đe dọa kiện gia đình Anh A. Mặc dù Anh A ký vào hợp đồng mua bán với chữ ký của mình, nhưng vì tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, hợp đồng đó trở nên vô hiệu. Do đó, quyền sở hữu mảnh đất vẫn thuộc về Anh A. 2.4 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn quy định tại Điều 126 BLDS 2015 Nhầm lẫn trong giao dịch xảy ra khi các bên không đúng về nội dung, gây hại cho một hoặc cả hai bên. Nguyên nhân có thể là do hiểu sai hoặc đánh giá sai về vấn đề. Sự nhầm lẫn cần phải rõ ràng, dựa trên nội dung giao dịch cụ thể. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được, giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu. Trong một số trường hợp, sự nhầm lẫn xuất phát từ lỗi của bên đối tác. Nếu bên kia tạo ra nhầm lẫn về nội dung giao dịch (ví dụ: không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về tài sản), bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu sửa đổi giao dịch. Nếu bên kia từ chối, bên bị nhầm lẫn có thể yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 126 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, lỗi chỉ bao gồm lỗi không cố ý. Nếu sự nhầm lẫn là do lừa dối, thì sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối3 . Liên hệ:: A và B đã ký hợp đồng mua 100 bộ chén. Mặc dù đã đồng ý về giá và thời gian giao hàng, song vì khác biệt ngôn ngữ giữa miền Bắc và miền Nam, khi giao hàng, A nhận được 100 bộ chén dùng uống trà thay vì loại chén dùng ăn cơm như A kỳ vọng. Để khắc phục tình hình, A và B có thể thỏa thuận giữ nguyên hàng hóa và điều chỉnh đối tượng giao dịch. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, hợp đồng có thể bị coi là không hợp lệ. 3 Trường, H. C. (2018). Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
  • 7. 4 2.5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép quy định tại Điều 127 BLDS 2015 Giao dịch dân sự dưới sự lừa dối hoặc đe doạ là khi một bên tham gia giao dịch bị "tê liệt" về ý chí, không có sự lựa chọn khác ngoài việc tuân theo ý của bên kia (đe doạ), hoặc do bị ảnh hưởng định hướng ý chí bởi hành vi vi phạm pháp luật, với mục đích lợi ích cho bên ảnh hưởng (lừa dối). Nếu giao dịch dân sự được thực hiện trong tình trạng này, bên bị lừa dối hoặc đe doạ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu. Liên hệ: Anh A đi công tác ở Trung Quốc nên mua được một bình gốm sứ cổ quý, Anh B đến nhà anh A chơi thì được anh A giới thiệu chiếc bình sứ cổ nên anh B rất thích và nhiều lần năn nỉ anh A bán cho mình nhưng anh A không đồng ý. Anh B biết uy hiếp nếu như anh A không bán cho anh B thì anh B sẽ công khai chuyện anh A ngoại tình cho mọi người biết. Anh A sợ bị ảnh hưởng nên đã đồng ý bán cho anh B chiếc bình gốm sứ cổ. Trong trường hợp này giao dịch bán bình gốm sứ vô hiệu, vì anh A bị đe dọa, cưỡng ép. Anh không tự nguyện thực hiện giao dịch. 2.6 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình quy định tại Điều 128 BLDS 2015 Đây là tình huống khi bản thân chủ thể vẫn có nhận thức và làm chủ hành vi của mình, nhưng trong bước xác lập giao dịch dân sự, họ bất ngờ mất kiểm soát. Trường hợp này cho phép họ yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Sự không nhận thức và làm chủ được hành vi có thể do ý chí của bản thân hoặc do nguyên nhân từ phía khác. Điều này quan trọng để bảo vệ quyền lợi của những người tham gia giao dịch. Liên hệ: Anh B lợi dụng khi anh A say rượu để thực hiện giao dịch hợp đồng bán quyền sử dụng đất của anh A cho anh B với giá trị chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Trong trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch, A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 2.7 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 129 BLDS 2015) Nhằm bảo vệ an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước và người tham gia giao dịch, các chủ thể phải tuân thủ quy định pháp luật về hình thức giao dịch. Điều này áp dụng đặc biệt đối với những giao dịch có giá trị lớn hoặc đặc điểm đặc biệt. Các quy định này không chỉ xác định hình thức giao dịch, mà còn giúp các cơ quan nhà nước kiểm tra và giám sát việc chuyển đổi tài sản quan trọng. Tuy nhiên, vẫn có sự tranh cãi về việc liệu việc không tuân thủ quy định hình thức có nên là điều kiện tất yếu để giao dịch bị tuyên bố vô hiệu hay không.4 Liên hệ: A góp vốn vào công ty của B bằng quyền sử dụng đất của mình, nhưng hợp đồng góp vốn không được chứng thực theo quy định. Do đó, theo điểm a khoản 3 4 Bùi, T. T. H., & Nguyễn, A. T. (2014). Chế định giao dịch Dân sự và vấn đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005. VNU Journal of Science: Legal Studies, 30(1).
  • 8. 5 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng này sẽ không có hiệu lực. Để bảo vệ quyền và tránh rủi ro, A cần thực hiện việc công chứng/ chứng thực hợp đồng này 3. Ý nghĩa pháp lý đối với việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay Năm 2015, Bộ Luật Dân sự ra đời với mục tiêu thể hiện tính thị trường, xác định quan hệ pháp luật và giao dịch minh bạch, nhất quán. BLDS 2015 tạo nên môi trường pháp lý linh hoạt hơn so với phiên bản 2005, nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với các quan hệ dân sự. Trong đó, Điều 122 quy định giao dịch dân sự bị vô hiệu nếu không đáp ứng điều kiện hiệu lực tại Điều 117, trừ khi BLDS có quy định khác. Điều này tạo nên yêu cầu về tính minh bạch và tuân thủ quy định trong các giao dịch. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng điều chỉnh việc vi phạm đạo đức xã hội hoặc pháp luật có thể dẫn đến vô hiệu hóa giao dịch. Điều 125 bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người khó khăn về nhận thức và hành vi. Về việc giao dịch bị vô hiệu do không tuân thủ quy định hình thức, Điều 129 quy định hai trường hợp ngoại lệ. Đầu tiên, giao dịch bằng văn bản nhưng không tuân theo quy định luật và đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ. Thứ hai, giao dịch bằng văn bản vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực và đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ5 . Ngoài ra, còn mở rộng sự bảo vệ cho quyền lợi của người thứ ba trong giao dịch dân sự. Điều 133 cung cấp cơ sở pháp lý cho việc đăng ký và chuyển giao tài sản qua các giao dịch khác. Từ các quy định này, ý nghĩa của các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2015 đối với sự phát triển kinh tế thị trường trở nên rõ ràng. Đầu tiên, chúng giúp hình thành một cơ sở pháp lý đáng tin cậy, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước. Các quy định này tạo ra môi trường giao dịch công bằng, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng và vi phạm quy định pháp luật. Thứ hai, những quy định này đảm bảo tính công bằng trong các giao dịch dân sự và giúp xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu một cách công bằng. Bằng cách vô hiệu hóa các giao dịch không tuân thủ quy định hoặc có tính chất giả mạo, luật này bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên tham gia, đồng thời duy trì sự ổn định của môi trường kinh doanh. Thứ ba, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2015 cung cấp căn cứ cho việc kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước. Điều này đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong giao dịch, ngăn chặn và ngăn cản các trường hợp vi phạm. Tổng cộng, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong BLDS 2015 không chỉ bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch, mà còn tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, linh hoạt và công bằng để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường hiện nay. 5 Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo Pháp luật Việt Nam...
  • 9. 6 4. Tình huống Anh H Con trai ông A. nghiện ma túy, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố anh H là người hạn chế năng lực hành vi dân sự và đồng thời chỉ định ông A là người đại diện. Ngày 2/10/2018 vừa qua anh H đã mang chiếc xe máy do anh ta đứng tên ra tiệm cầm đồ gần nhà cầm chiếc xe đó lấy tiền hút thuốc. Ông A có thể đòi lại chiếc xe đó được không? Khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và Điều 125 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện Việc anh H đã bị tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc dù giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên), không có sự đồng ý của ông A, là trái quy định của pháp luật. Vì vậy, ông A có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu được giải quyết theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể là tiệm cầm đồ phải trả lại chiếc xe máy cho ông K. đồng thời ông K phải trả lại tiền cho tiệm cầm đồ.
  • 10. 7 KẾT LUẬN Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Chúng đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy sự thỏa thuận tự nguyện, và ngăn chặn các tình huống không công bằng trong giao dịch. Điều này tạo nền tảng cho môi trường kinh doanh lành mạnh và tạo sự tin tưởng từ các bên tham gia giao dịch góp phần quan trọng tạo hành lang pháp lý vững chắc do sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay. . .
  • 11. 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; 2. Giáo trình luận dân sự 1 3. Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 (Doctoral dissertation, Khoa Luật). 4. Trường, H. C. (2018). Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. 5. Bùi, T. T. H., & Nguyễn, A. T. (2014). Chế định giao dịch Dân sự và vấn đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005. VNU Journal of Science: Legal Studies, 30(1). 6. Vũ, T. K. (2014). Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo Pháp luật Việt Nam.