SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download to read offline
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy là …... Trong quá trình tìm hiểu và học
tập bộ môn Luật Hợp đồng, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm
huyết của Thầy. Nhờ vào phương pháp giảng dạy rất khoa học của Thầy đã giúp em tích lũy
thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức được truyền đạt, em xin trình bày lại
những gì mình đã tìm hiểu về Đề tài kết thúc môn học gửi đến Thầy.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Luật Hợp đồng của em vẫn còn có những hạn chế nhất
định. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.
Em mong Thầy xem và góp ý để Đề tài kết thúc môn học của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc Thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “Trồng người”. Kính
chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ
tri thức.
Chân thành cảm ơn Thầy!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 10 năm 2022,
Học viên,
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 ......................... Error! Bookmark not defined.
1. Điểm khác nhau trong quy định về giao kết hợp đồng dân sự của Bộ luật dân sự 2005
với Bộ luật dân sự 2015: ........................................................................................................3
2. Những quy định hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về giao kết hợp đồng:....................7
2.1. Về khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng:...................................................................9
2.2. Mâu thuẫn trong việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân
sự 2005: ...................................................................................................................................9
2.3. Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng quy định chưa đảm bảo tính thống
nhất:.......................................................................................................................................10
2.4. Bộ luật Dân sự 2005 quy định mâu thuẫn trong khoản 1 điều 397 về thời hạn trả
lời giao kết hợp đồng: ...........................................................................................................11
2.5. Về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
bằng văn bản:........................................................................................................................11
2.6. Về trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hoặc bên được đề nghị chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự:......................................................................................................12
3. Những sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: ................13
4. Những quy định chưa phù hợp của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: .......15
4.1. Mâu thuẫn trong quy định tại Khoản 1 điều 394 Bộ luật dân sự 2015:.................15
4.2. Quy định không cụ thể thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng: .......16
4.3. Quy định hạn chế trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng: .....................................17
4.4. Nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là nơi trực tiếp giao
kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác: .......................................................................17
5. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng:........17
5.1. Bổ sung thêm những trường hợp thực tế dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp
đồng:......................................................................................................................................18
5.2. Sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:.........18
5.3. Bổ sung quy định nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là
nơi trực tiếp giao kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác:..........................................19
KẾT LUẬN...........................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Bộ luật dân sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trước đây,
người ta quan niệm luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ sinh hoạt thường ngày của người
dân. Ngày nay, Bộ luật dân sự điều chỉnh tất cả “Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh tế, thương mại, lao động” (Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2015). Các chủ thể được luật
dân sự điều chỉnh cũng rất rộng: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác” (Điều 1, Bộ luật dân
sự năm 2015). Như vậy, mọi quan hệ được đặc trưng bởi tính bình đẳng, tự nguyện, tự định
đoạt giữa các chủ thể độc lập về nhân thân và tài sản đều được coi là quan hệ pháp luật dân
sự và được luật dân sự điều chỉnh.
Không chỉ có vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 còn được coi là cơ bản để soạn thảo, xây dựng
các luật khác. Một điều dễ thấy sự khẳng định lớn lao của Bộ luật dân sự năm 2015, đó là
bằng việc ban hành Bộ luật Dân sự không chỉ thay thế các quy định của Bộ luật dân sự năm
2005. Điều này cho thấy các nguyên tắc của Bộ luật dân sự được coi là nguyên tắc cơ bản của
không chỉ đối với hợp đồng dân sự mà còn có giá trị cao đối với các hợp đồng thương mại
quốc tế. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, nắm vững các kiến
thức về luật dân sự và biết cách vận dụng chúng là chìa khóa để đàm phán với các đối tác
nước ngoài một cách bình đẳng. Khoa học pháp luật dân sự cũng là một khoa học có truyền
thống hàng ngàn năm. Luật dân sự Việt Nam có hai nguồn gốc khoa học. Nguồn gốc thứ nhất
từ luật dân sự La Mã, bắt nguồn từ năm 700 trước công nguyên, du nhập vào Việt Nam thông
qua bộ luật Napoléon hay còn gọi là Bộ luật dân sự Pháp. Nguồn gốc thứ hai là từ tập quán
của nhân dân, được luật hóa thông qua Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tôn từ thế kỷ thứ 15.
Ngày nay, trong các quan hệ xã hội, việc giao kết hợp đồng dân sự diễn ra rất phổ biến.
Việc giao kết hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ dân sự giữa các bên với nhau được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các bên
thực hiện hợp đồng dân sự, hạn chế Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng theo quy định
của Bộ luật dân sự 2015 vi phạm và là cơ sở để giải quyết một cách nhanh chóng và chính
xác khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan
trọng, là một trong những chế định pháp lý cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung
luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện hình thức giao lưu dân sự
phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia
vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2
Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ
hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991.
Đến khi các Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý quan
trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Hiện nay, Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, từ khi gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập với kinh tế toàn cầu,
quá trình này đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trong đó, các tranh
chấp về hợp đồng dân sự ngày một tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật
về hợp đồng dân sự hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để.
Ngay trong Bộ luật dân sự 2015 dù mới được ban hành, nhưng còn những hạn chế trong
bảo đảm giao kết hợp đồng dân sự cần phải hoàn thiện để phù hợp tốc độ phát triển của đất
nước. Từ thực tiễn kinh nghiệm của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, việc
hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp có ý nghĩa to lớn đối với yêu cầu phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ những lý do trên nên em chọn đề tài:
“Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện về giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015” làm
tiểu luận cuối môn Luật hợp đồng.
3
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2015
1. Điểm khác nhau trong quy định về giao kết hợp đồng dân sự của Bộ luật dân sự 2005
với Bộ luật dân sự 2015:
Tiêu chí so sánh Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015
Quy định khác
nhau về cách gọi
“Khái niệm hợp
đồng, giao kết
hợp đồng”
+ Tại mục 7 Bộ luật dân sự 2005
quy định về khái niệm hợp đồng
dân sự, giao kết hợp đồng dân sự.
Cách gọi chưa phù hợp.
+ Tại mục 7 Bộ luật dân sự 2015
quy định về khái niệm hợp đồng,
giao kết hợp đồng. Như vậy Bộ
luật dân sự 2015 đã sửa đổi khái
niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng
cho phù hợp với thực tế.
Nguyên tắc giao
kết hợp đồng
+ Quy định tại điều 389 Bộ luật
dân sự 2005 “Việc giao kết hợp
đồng dân sự phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây: Tự do giao
kết hợp đồng nhưng không được
trái pháp luật, đạo đức xã hội; Tự
nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp
tác, trung thực và ngay thẳng”.
+ Không quy định về nguyên tắc
giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết
hợp đồng
+ Đề nghị giao kết hợp đồng là
việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về
đề nghị này của bên đề nghị đối
với bên đã được xác định cụ thể.
+ Đề nghị giao kết hợp đồng là
việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng và chịu sự ràng buộc về đề
nghị này của bên đề nghị đối với
bên đã được xác định hoặc tới
công chúng (sau đây gọi chung là
bên được đề nghị). Như vậy Bộ
luật dân sự 2015 quy định chi tiết
4
về đề nghị giao kết hợp đồng hơn
so với Bộ luật dân sự 2005.
Thông tin trong
giao kết hợp
đồng
+ Không quy định về thông tin
trong giao kết hợp đồng.
+ Quy định tại điều 387 Bộ luật
dân sự 2015 (quy định mới)
“Trường hợp một bên có thông tin
ảnh hưởng đến việc chấp nhận
giao kết hợp đồng của bên kia thì
phải thông báo cho bên kia biết.
Trường hợp một bên nhận được
thông tin bí mật của bên kia trong
quá trình giao kết hợp đồng thì có
trách nhiệm bảo mật thông tin và
không được sử dụng thông tin đó
cho mục đích riêng của mình hoặc
cho mục đích trái pháp luật khác.
Bên vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường”.
Chấm dứt đề
nghị giao kết
hợp đồng
+ Có 5 trường hợp chấm dứt đề
nghị giao kết hợp đồng. Điều 394
quy định “Đề nghị giao kết hợp
đồng chấm dứt trong các trường
hợp sau đây: Bên nhận được đề
nghị trả lời không chấp nhận; Hết
thời hạn trả lời chấp nhận; Khi
thông báo về việc thay đổi hoặc
rút lại đề nghị có hiệu lực; Khi
thông báo về việc hủy bỏ đề nghị
có hiệu lực; Theo thoả thuận của
bên đề nghị và bên nhận được đề
+ Ngoài 5 trường hợp chấm dứt đề
nghị giao kết hợp đồng giống với
Bộ luật dân sự 2005 còn bổ sung
thêm trường hợp bên được đề nghị
chấp nhận giao kết hợp đồng.
5
nghị trong thời hạn chờ bên được
đề nghị trả lời”.
Chấp nhận đề
nghị giao kết
hợp đồng
+ Điều 396 quy định chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng “Chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng là
sự trả lời của bên được đề nghị
đối với bên đề nghị về việc chấp
nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị”.
+ Ngoài trường hợp quy định
giống điều 396 của Bộ luật dân sự
2005. Tại Khoản 2 Điều 393 Bộ
luật dân sự 2015 còn bổ sung thêm
trường hợp “Sự im lặng của bên
được đề nghị không được coi là
chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng, trừ trường hợp có thỏa
thuận hoặc theo thói quen đã được
xác lập giữa các bên”.
Thời hạn trả lời
chấp nhận giao
kết hợp đồng
+ Điều 397 quy định thời hạn trả
lời chấp nhận giao kết hợp đồng
như sau : “Khi bên đề nghị có ấn
định thời hạn trả lời thì việc trả
lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi
được thực hiện trong thời hạn đó;
nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng
nhận được trả lời khi đã hết thời
hạn trả lời thì chấp nhận này
được coi là đề nghị mới của bên
chậm trả lời. Trong trường hợp
thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng đến chậm vì lý do khách
quan mà bên đề nghị biết hoặc
phải biết về lý do khách quan này
thì thông báo chấp nhận giao kết
hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận
đó của bên được đề nghị.Khi các
+ Bổ sung thêm trường hợp khi
bên đề nghị không nêu rõ thời hạn
trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ
có hiệu lực nếu được thực hiện
trong một thời hạn hợp lý.
6
bên trực tiếp giao tiếp với nhau,
kể cả trong trường hợp qua điện
thoại hoặc qu.a các phương tiện
khác thì bên được đề nghị phải trả
lời ngay có chấp nhận hoặc
không chấp nhận, trừ trường hợp
có thoả thuận về thời hạn trả lời”.
Trường hợp bên
đề nghị giao kết
hợp đồng chết
hoặc mất năng
lực hành vi dân
sự
+ Trong trường hợp bên đề nghị
giao kết hợp đồng chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự sau khi
bên được đề nghị giao kết hợp
đồng trả lời chấp nhận giao kết
hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp
đồng vẫn có giá trị.
+ Ngoài quy định giống như Bộ
luật dân sự 2005. Bộ luật dân sự
2015 bổ sung thêm trường hợp có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi “Trường hợp bên đề nghị
chết, mất năng lực hành vi dân sự
hoặc có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi sau khi bên được
đề nghị trả lời chấp nhận giao kết
hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp
đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp
nội dung giao kết gắn liền với
nhân thân bên đề nghị”.
Rút lại thông
báo chấp nhận
giao kết hợp
đồng
+ Bên được đề nghị giao kết hợp
đồng có thể rút lại thông báo chấp
nhận giao kết hợp đồng, nếu
thông báo này đến trước hoặc
cùng với thời điểm bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao
kết hợp đồng.
+ Ngoài quy định giống như Bộ
luật dân sự 2005. Bộ luật dân sự
2015 bổ sung thêm trường hợp có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi “Trường hợp bên được đề
nghị đã chấp nhận giao kết hợp
đồng nhưng sau đó chết, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi thì việc trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng vẫn có giá trị,
trừ trường hợp nội dung giao kết
7
gắn liền với nhân thân bên được đề
nghị”.
Thời điểm giao
kết hợp đồng
dân sự
+ Điều 394 Bộ luật dân sự quy
định: “Hợp đồng dân sự được
giao kết vào thời điểm bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao
kết. Hợp đồng dân sự cũng xem
như được giao kết khi hết thời hạn
trả lời mà bên nhận được đề nghị
vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im
lặng là sự trả lời chấp nhận giao
kết. Thời điểm giao kết hợp đồng
bằng lời nói là thời điểm các bên
đã thỏa thuận về nội dung của
hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp
đồng bằng văn bản là thời điểm
bên sau cùng ký vào văn bản”.
+ Ngoài những trường hợp quy
định tại Điều 404 Bộ luật dân sự
2005. Bộ luật dân sự 2015 bổ sung
thêm trường hợp “Trường hợp
hợp đồng giao kết bằng lời nói và
sau đó được xác lập bằng văn bản
thì thời điểm giao kết hợp đồng
được xác định theo Khoản 3 Điều
này”.
2. Những quy định hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về giao kết hợp đồng:
Pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) đã có quy định về
giao kết hợp đồng dân sự, tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế
các chủ thể, nhất là các hợp đồng được cá nhân giao kết với nhau bằng lời nói thì thường thực
hiện theo thói quen mà ít quan tâm đến quy định của pháp luật, chỉ khi nào việc thực hiện hợp
đồng gặp khó khăn, trở ngại mới tìm hiểu xem pháp luật quy định vấn đề đó như thế nào.
Báo cáo tổng kểt hàng năm của ngành Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao tổng
hợp từ năm 2009 đến hết năm 2013 (từ khi thực hiện BLDS 2005) có nêu số liệu về các vụ
việc dân sự (bao gồm: các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động) được thụ lý, giải quyết, nhưng không có số liệu đánh giá riêng về giải
quyết tranh chấp hợp đồng dân sự (HĐDS) cũng như giao kết HĐDS.
Qua tìm hiểu thực tế giải quyết các vụ việc tranh chấp về hợp đồng dân sự về các Tòa án
cho thấy các bên chủ yếu tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh trong quá trình
8
thực hiện hợp đồng; Còn tranh chấp trong quá trình giao kết hợp đồng rất ít và nếu có thì các
bên chủ yếu tranh chấp về khoản tiền đặt cọc để đảm bảo giao kết HĐDS.
Về giao kết HĐDS trong trường hợp một người có nhiều tư cách chủ thể:
Giao kết HĐDS là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên với nhau để xác lập
HĐDS. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp một người lại mang nhiều tư cách chủ thế khác
nhau, khi ấy họ có được giao kết HĐDS với chính họ hay không?
Ví dụ: Tháng 10/2009, ông Nguyễn Gia Hoàng, sinh năm 1971 và vợ là Trịnh Ngọc
Yến, sinh năm 1980, thường trú tại phường Phan Bộ Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải
Phòng đến phòng công chứng làm thủ tục tặng cho con trai là Nguyễn Văn Hà, sinh năm 2005
(hiện đang ở cùng với bố mẹ) toàn bộ quyền sử dụng đất 35,6 mét vuông đất ở và tài sản gắn
liền với đất là nhà ba tầng cùng vật kiến trúc khác tại phường Đông Hải, quận Lê Chân, Hải
phòng (có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là tài sản chung của vợ chồng). Trong
trường hợp này chủ thể giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất sẽ như thế nào?
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho
mà không theo yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên
được tặng cho đồng ý nhận (Điều 465 BLDS 2005). Cháu Nguyễn Văn Hà mới 4 tuổi (chưa
đủ 6 tuổi) không có năng lực hành vi dân sự nên trong hợp đồng tặng cho phải do người đại
diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 21 BLDS 2005). Mà theo quy định tại Điều 141
BLDS 2005 và Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì cha mẹ là người đại diện theo
pháp luật của con chưa thành niên (trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có
người khác đại diện theo pháp luật). Như vậy, ông Nguyễn Gia Hoàng và vợ là Trịnh Ngọc
Yến sẽ cùng đứng tên ở cả hai bên của hợp đồng với hai tư cách khác nhau để giao kết hợp
đồng (là bên tặng cho tài sản và đại diện theo pháp luật của cháu Nguyễn Văn Hà là bên được
tặng cho tài sản).
Quan điểm thứ hai cho rằng: Ông Nguyễn Gia Hoàng và vợ là Trịnh Ngọc Yến không
thể cùng đứng tên ở cả hai bên của hợp đồng với hai tư cách khác nhau để giao kết hợp đồng
(là bên tặng cho tài sản và đại diện theo pháp luật của cháu Nguyễn Văn Hà là bên được tặng
cho tài sản) vì như vậy là họ đã giao kết với chính họ thì không thể xác lập HĐDS được. Như
vậy, cần phải có người đại diện khác, hoặc người giám hộ khác để giao kết hợp đồng này.
9
Quan điểm thứ ba cho rằng: Riêng đối với hợp đồng mà chỉ mang lại lợi ích cho bên
được đề nghị (như hợp đồng tặng cho tài sản) thì người không đủ năng lực hành vi dân sự vẫn
có thể tham gia giao kết với bên được tặng cho. Bởi lẽ theo hợp đồng này bên được tặng cho
chỉ được hưởng tài sản chứ không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào.
Bởi lẽ trên thực tế, khi bố mẹ tặng cho con mình (dưới 6 tuổi) những tài sản là đồ dùng
sinh hoạt hằng ngày cũng không cần phải có người đại diện khác, hoặc giám hộ khác. Tuy
nhiên, pháp luật cũng cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể việc giao kết hợp đồng dân sự
trong trường hợp mà một người có nhiều tư cách chủ thể để bảo đảm áp dụng thống nhất trong
thực tế.
Ví dụ khác: Trường hợp giám đốc doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng thuê tài sản
(máy móc, nhà làm trụ sở... ) mà tài sản đó là của chính cá nhân họ.
2.1. Về khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng:
Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng tại Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 còn chung
chung, so với các văn bản pháp luật về hợp đồng trước đây, BLDS 2005 đã đề cập đến các
điều kiện của một đề nghị giao kết hợp đồng, giúp các chủ thể dễ dàng hơn khi xác định một
thông tin là đề nghị giao kết hợp đồng. Nhưng hiện nay, BLDS 2005 chưa quy định một cách
cụ thể, rõ ràng về các điều kiện để một thông tin được coi là đề nghị giao kết hợp đồng.
Vì vậy, rất khó để phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch. Chúng
thường bị nhầm lẫn vì đều có sự ràng buộc của người đưa ra đề nghị với nội dung đã đưa ra.
Sự khác biệt cơ bản là hậu quả pháp lý của chúng. Việc bên được đề nghị chấp nhận đề nghị
giao dịch không dẫn đến sự ra đời của một hợp đồng mà chỉ dẫn đến sự hình thành một đề
nghị giao kết hợp đồng, trong khi đó chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dẫn đến sự hình
thành một hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về đề nghị giao dịch khiến cho thực tế có nhiều
trường hợp nhầm lẫn giữa đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch.
Ví dụ: Các tờ rơi, báo giá, thư mời thầu,… có được coi là đề nghị giao kết hợp đồng
hay không?
Do vậy, để tránh sự nhầm lẫn khi ký kết hợp đồng, BLDS 2005 cần quy định cụ thể, rõ
ràng hơn những dấu hiệu nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng và phân biệt đề nghị giao kết
hợp đồng với đề nghị giao dịch.
2.2. Mâu thuẫn trong việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân
sự 2005:
10
Về nguyên tắc giao kết, những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự cũng là một trong
các nguyên tắc cơ bản được quy định trong trong BLDS 2005. Việc pháp luật quy định như
vậy đã dẫn tới mâu thuẫn vừa thừa vừa thiếu đối với nguyên tắc giao kết hợp đồng. Thừa là
vì, giao kết hợp đồng dân sự nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự, bởi vậy, đương
nhiên, hoạt động giao kết hợp đồng dân sự phải thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của
bộ luật dân sự.
Mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng,
đều bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc này. Thiếu là vì, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng,
không những phải tuân theo nguyên tắc: tự do giao kết; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung
thực đã được nhắc tới tại Điều 389 BLDS 2005 mà còn phải tuân theo các nguyên tắc khác
nữa, như nguyên tắc tôn trọng, bảo về quyền dân sự (Điều 9 BLDS 2005), nguyên tắc tôn
trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều
10 BLDS 2005)
2.3. Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng quy định chưa đảm bảo tính thống
nhất:
Chúng ta cùng xem xét vụ việc sau:
Ngày 01/11/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng, có trụ sở tại Phú Thọ,
gửi đề nghị giao kết HĐDS cho Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh
có trụ sở tại Vĩnh Phúc với nội dung : bán 100 tấn thép cây xây dựng, kích cỡ D8 – D22, chất
lượng loại 1, xuât xứ lô hàng là Việt Nam; giá bán : 9.500.000 VNĐ/tấn (chưa bao gồm VAT),
thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ; điều kiện giao hàng là giao hàng trên phương
tiện của bên mua; nếu Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh đồng ý mua
thì trả lời bằng văn bản trước ngày 15/11/2009. ngày 12/11/2009, Công ty cổ phần xây dựng
và kinh doanh nhà Phước Thịnh chấp nhận đề nghị giao kết với nội dung nêu trên (theo dấu
bưu điện), nhưng đến ngày 17/11/2009 Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng mới nhận
được. Vậy, trong trường hợp này chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có được công
nhận hay không?
Khoản 1 Điêu 397 BLDS 2005 có quy định: “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả
lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên
đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này
được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời ......”.
11
Như vậy, trả lời chấp nhận đề nghị của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà
Phước Thịnh được thực hiện trong thời gian đã nêu trong đề nghị giao kết nên có hiệu lực;
Nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng lại nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao
kết chậm 3 ngày nên được coi là một đề nghị mới của Công ty cổ phần xây dựng và kinh
doanh nhà Phước Thịnh đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng.
Đây là điểm không thống nhất của Khoản 1 Điều 397 BLDS 2005, khi đồng thời quy
định việc trả lời chấp nhận có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đã được ấn định,
nghĩa là là khi trả lời chấp nhận được gửi đi đã có hiệu lực lại vừa quy định bên đề nghị giao
kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề
nghị mới của bên chậm trả lời, hay nói cách khác là trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực và
được công nhận khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời trong thời hạn ấn định.
Do đó, BLDS 2005 cần quy định về thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
trong trường hợp bên đề nghị không xác định thời hạn trả lời.
2.4. Bộ luật Dân sự 2005 quy định mâu thuẫn trong khoản 1 điều 397 về thời hạn trả
lời giao kết hợp đồng:
Khoản 1 điều 397 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời
châp snhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết
hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị
mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao két hợp đồng đến
chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì
thông báo chấp nhận giao ekét hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”.
Có thể thấy, trong phần một và phần hai của điều khoản này đã nảy sinh mâu thuẫn khi
đưa ra quy định, phần một yêu cầu bên nhận đề nghị phải trả lời trong thời hạn có hiệu lực,
nếu trả lời sau khi hiệu lực chấm dứt thì sự chấp nhận đề nghị đó có thể coi là một lời đề nghị
mới; tuy nhiên, ngay sau đó, nhà làm luật lại đề cập vấn đề trên khía cạnh của bên đề nghị.
Điều này đã dẫn tới mâu thuẫn, khi xem xét một trường hợp khi mà bên nhận đề nghị
gửi lời chấp nhận đến bên đề nghị trong thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết mà bên
nhận đề nghị lại nhận được lời trả lời chấp nhận khi hiệu lực của thời gian giao kết đã hết.
2.5. Về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
bằng văn bản:
12
Pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của đề nghi giao kết hợp đồng và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Khoản 4 Điều 404 BLDS 2005 có quy định: “Thời điểm
giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản”. Theo quy định
này có thể hiểu là đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức bằng
văn bản bắt buộc phải có chữ ký của các bên được hay không?
Trên thực tế, đối với những hợp đồng giao kết bằng văn bản thường phải có chữ ký (hoặc
điểm chỉ) của các bên; Đối với chủ thể giao kết HĐDS là tổ chức, pháp nhân thì đề nghị giao
kết, chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS thường có chữ kí, có đóng dấu.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Công chứng năm 2006 thì việc điểm chỉ được thay thế
việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người
làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký; Hoặc theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng; Hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu
công chứng. Thực tế, khi giao kết HĐDS (trước khi thực hiện việc chứng nhận hợp đồng)
nhiều công chứng viên thường yêu cầu chủ thể là cá nhân vừa ký vừa điểm chỉ (mặc dù họ
không bị khuyết tật và biết ký) để bảo vệ quyền lợi của các bên.
Như vậy, đề nghi giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình
thức văn bản có đầy đủ các nội dung của hợp đồng và nội dung của hợp đồng nhưng không
có chữ ký, hoặc có chữ ký nhưng không đóng dấu đối với pháp nhân, hoặc không có chữ ký
nhưng có điểm chỉ ... thì có giá trị pháp lý ràng buộc các bên hay không cũng cần phải được
quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, hạn chế các tranh chấp có thể phát
sinh.
2.6. Về trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hoặc bên được đề nghị chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự:
Bộ luật dân sự 2005 có quy định, trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết
hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị tại Điều 398, hoặc bên được đề nghị giao
kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị tại Điều 399. Như vậy, hợp
đồng được coi là đã hình thành và ràng buộc các bên mặc dù một trong hai bên chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự.
Quy định trên của pháp luật là không hợp lý trong trường hợp hợp đồng bắt buộc phải
do cá nhân thực hiện.
13
Ví dụ: Công ty X gửi đề nghị giao kết hợp đồng với ông A, theo đó ông A sẽ thiết kế
tòa nhà văn phòng cho công ty X.
Ông A chết sau khi đã trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này hợp
đồng vẫn được hình thành và ràng buộc các bên nhưng thực tế, việc thực hiện hợp đồng là
không thể nếu ông A không có người thừa kế hoặc có nhưng người thừa kế không thể thiết
kế. Bên cạnh đó, quy định này cũng mâu thuẩn với Khoản 3 điều 424 BLDS 2005 chấm dứt
hợp đồng dân sự trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng phải do chính
cá nhân đó thực hiện.
Pháp luật nên có quy định hợp lý và thống nhất hơn về hậu quả pháp lý của việc chấp
nhận giao kết hợp đồng trong trường hợp một hoặc hai bên giao kết chết hoặc mất năng lực
hành vi dân sự.
3. Những sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng:
Sau 10 năm áp dụng Bộ luật dân sự 2005, trước sự phát triển của đất nước nhiều quy định
về giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 không còn phù hợp nữa đòi hỏi phải có một
Bộ luật dân sự mới. Ngày 21 tháng 11 năm 2015, Quốc hội 13 đã thông qua luật số:
91/2015/QH13. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định phù
hợp với phát triển của đất nước, trong đó có các quy định về giao kết hợp đồng dân sự, cụ thể:
- BLDS 2015 đã sửa đổi khái niệm hợp đồng dân sự, giao kết hợp đồng dân sự thành
hợp đồng, giao kết hợp đồng. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp tránh nhầm lẫn với khái
niệm giao dịch dân sự.
- Không quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng. Việc BLDS 2005 quy định các
nguyên tắc trong giao kết hợp đồng đã dẫn tới mâu thuẫn vừa thừa, vừa thiếu đối với nguyên
tắc giao kết hợp đồng, mâu thuẫn với các nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự, vì vậy BLDS
2015 đã bỏ quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng.
- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau
đây gọi chung là bên được đề nghị). Như vậy BLDS 2015 quy định chi tiết về đề nghị giao
kết hợp đồng hơn so với BLDS 2005.
- BLDS 2015 quy định thêm trường hợp thông tin trong giao kết hợp đồng giúp các bên
có thể hiểu rõ nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng, tránh nhầm lẫn, thể hiện thiện chí
của bên đề nghị giao kết hợp đồng và bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
14
Điều 387 quy định “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận
giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận
được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo
mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục
đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường”.
- Ngoài 05 trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng giống với BLDS 2015 còn
bổ sung thêm trường hợp bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều 391 quy định
“ Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng
+ Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận
+ Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
+ Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực
+ Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được
đề nghị trả lời.”
- Ngoài trường hợp quy định giống điều 396 của BLDS2005 tại Khoản 2 Điều 393
BLDS 2015 còn bổ sung thêm trường hợp “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi
là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen
đã được xác lập giữa các bên”.
- Bổ sung thêm trường hợp Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời
chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
- Ngoài quy định giống như BLDS 2005. BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi “Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi
dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội
dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”.
- Ngoài quy định giống như BLDS 2005. BLDS bổ sung thêm trường hợp có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi “Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp
đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội
dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị”.
15
- Ngoài những trường hợp quy định tại Điều 404 BLDS 2005. BLDS 2015 bổ sung
thêm trường hợp “Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng
văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo Khoản 3 Điều này”.
4. Những quy định chưa phù hợp của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng:
Điều 1 BLDS 2015 quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về
cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân,
pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về
tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”. Như vậy, phạm vi
điều chỉnh của Bộ luật Dân sự đã được xác định rõ ràng, nhất quán, bao trùm tất cả các quan
hệ dân sự (theo nghĩa rộng), trong đó bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động.
Tại phần I, Mục 7 chương XVII Phần thứ ba của BLDS 2015 (từ Điều 385 đến Điều 408) quy
định chung về giao kết hợp đồng dân sự bao gồm: Khái niệm hợp đồng dân sự (Điều 385),
giao kết hợp đồng dân sự (từ Điều 389 đến Điều 408). Các quy định này được áp dụng chung
cho tất cả các quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng trong các quan hệ kinh doanh, thương
mại, lao động như đã được xác định trong phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Bộ luật này. Việc
đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự, đặc biệt là BLDS 2015 về giao kết hợp
đồng của Việt Nam là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được các nhà làm luật
quan tâm hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh các nội dung quy định của pháp luật còn có điểm chưa rõ, chưa thống nhất như
đã trình bày ở các phần trên, tiểu luận này xin nêu thêm một số vấn đề hạn chế trong quá trình
áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng như sau:
4.1. Mâu thuẫn trong quy định tại Khoản 1 điều 394 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 397 BLDS 2005 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc
trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao
kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề
nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao két hợp đồng
đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì
thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”.
Điều 394 BLDS 2015 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc
trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao
kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề
16
nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời
chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Khi các bên trực
tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì
bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận về thời hạn trả lời”.
Có thể thấy, về nội dung của điều 394 BLDS 2015 không có gì khác với quy định tại
Điều 397 BLDS 2005, trong phần một và phần hai của điều khoản này đã nảy sinh mâu thuẫn
khi đưa ra quy định, khi phần một yêu cầu bên nhận đề nghị phải trả lời trong thời hạn có hiệu
lực, nếu trả lời sau khi hiệu lực chấm dứt thì sự chấp nhận đề nghị đó có thể coi là một lời đề
nghị mới; Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà làm luật lại đề cập vấn đề trên khía cạnh của bên đề
nghị. Chính điều này dẫn tới mâu thuẫn, khi xem xét một trường hợp khi mà bên nhận đề nghị
gửi lời chấp nhận đến bên đề nghị trong thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết mà bên
nhận đề nghị lại nhận được lời trả lời chấp nhận khi hiệu lực của thời gian giao kết đã hết.
Có thể làm rõ hơn vấn đề này qua ví dụ sau đây:
Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành (địa chỉ: 21/6D Phan Huy Ích, phường 14, Q. Gò
Vấp, TP Hồ Chí Minh) gửi thư đề nghị giao kết hợp đồng mua bán gỗ tới công ty TNHH
Vinaco, trong thư đề nghị ghi rõ, nếu công ty TNHH Vinaco chấp nhận mua số gỗ này với
giá thành là 300.000.000 đồng thì trả lời bằng văn bản trước ngày 30/5/2010 thì giao kết sẽ
chính thức có hiệu lực.
Ngày 27/5/2010, công ty TNHH Vinaco nhận được thư đề nghị của công ty cổ phần
gỗ Đức Thành và gửi thư chấp nhận đề nghị đến công ty cổ phần gỗ Đức Thành vào ngày
29/5/2010. Tuy nhiên, tới ngày 31/5/2010, công ty cổ phần gỗ Đức Thành mới nhận được
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ công ty TNHH Vinaco.
Mặt khác, cùng ngày này, công ty A nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng mua số gỗ
trên với giá trị là 350.000.000 đồng. Có thể thấy, nếu áp dụng phần 1 khoản 1 điều 397 thì
đương nhiên chấp nhận giao kết hợp đồng này đã có giá trị, và theo như thỏa thuận trong đề
nghị hợp đồng của công ty cổ phần gỗ Đức Thành thì hợp đồng chính thức đã có hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu áp dụng phần 2 khoản 1 điều này thì công ty cổ phần gỗ Đức Thành hoàn toàn
có thể trả lời ngay là không đồng ý với chấp nhận đề nghị của công ty TNHH Vinaco để giao
kết với công ty TNHH Kaibo nhằm thu lợi nhuận cao hơn.
4.2. Quy định không cụ thể thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng:
17
BLDS 2015 đã bổ sung về thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng nhưng
vẫn còn chung chung, cụ thể Điều 394 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời
thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề
nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được
coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì
việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý”. Điều
luật quy định trả lời trong thời hạn hợp lý, như thế nào là hợp lý. Do vậy, thời hạn trả lời chỉ
kết thúc nếu thông báo thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị có hiệu lực hoặc các bên có thỏa thuận.
Nếu 01 bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng nhưng không xác định thời hạn hiệu lực
của đề nghị, thì đề nghị này có hiệu lực trong bao lâu? Nếu sau một vài năm, bên được đề
nghị mới trả lời chấp nhận thì giá trị của lời chấp nhận đó như thế nào?
Do đó, BLDS 2015 cần quy định về thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
trong trường hợp bên đề nghị không xác định thời hạn trả lời phải rõ ràng là bao lâu.
4.3. Quy định hạn chế trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng:
Trong quy định tại Điều 391 BLDS 2015 đã nêu ra khá cụ thể một số trường hợp dẫn
tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế còn một số trường hợp khác
cũng có thể dẫn tới việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng mà pháp luật nên bổ sung để
hoàn thiện hơn, đó là trường hợp: một trong hai bên (bên đề nghị hoặc bên được đề nghị) hoặc
cả hai bên chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị phá sản trước khi bên được đề nghị trả lời
chấp nhận đề nghị; đối tượng của hợp đồng dân sự dự kiến giao kết đã không còn do nguyên
nhân bất khả kháng.
4.4. Nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là nơi trực tiếp giao
kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác:
Điều 399 BLDS 2015 quy định: “Ðịa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa
thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá
nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Như đã phân tích, có
thể phù hợp khi xác định địa điểm giao kết hợp đồng đối với trường hợp giao kết hợp đồng
gián tiếp, còn đối với giao kết hợp đồng trực tiếp cũng có điểm không hợp lý.
5. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng:
Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hoàn thiện pháp luật nói chung và quy định về
giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương mại nói riêng cần phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế và xã hội. Việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp
18
đồng trong hoạt động dân sự, thương mại cần được xác định là một quá trình, qua các giai
đoạn phát triển khác nhau.
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, việc xây dựng các quy định pháp luật còn có mục đích khắc phục những tồn tại, bất cập
của pháp luật đang hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương
mại, nhưng cũng cần hướng đến tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất, đầy đủ và phù
hợp, bảo đảm tối đa quyền tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương mại, phát triển nền kinh tế và yêu cầu hội
nhập quốc tế.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, việc hoàn thiện pháp luật giao kết hợp đồng trong
hoạt động dân sự, thương mại ở Việt Nam cần được thực hiện theo những phương hướng
hướng cơ bản là: Phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam; Thống nhất và nhất quán với pháp luật hợp đồng; Yêu cầu hội nhập kinh tế. Với tinh
thần này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện
pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
5.1. Bổ sung thêm những trường hợp thực tế dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp
đồng:
Trong quy định tại Điều 391 đã nêu ra khá cụ thể một số trường hợp dẫn tới chấm dứt
đề nghị giao kết hợp đồng. BLDS 2015 đã bổ sung thêm trường hợp “bên được đề nghị chấp
nhận giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, trong thực tế còn một số trường hợp khác cũng có thể
dẫn tới việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng mà pháp luật nên bổ sung để hoàn thiện hơn,
đó là trường hợp: “Một trong hai bên (bên đề nghị hoặc bên được đề nghị) hoặc cả hai bên
chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị phá sản trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận
đề nghị; đối tượng của hợp đồng dân sự dự kiến giao kết đã không còn do nguyên nhân bất
khả kháng”. Do đó, cần bổ sung các trường hợp này cho phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên.
5.2. Sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
Sự mâu thuẫn của Điều luật 394 dẫn đến sự phức tạp và không thống nhất trong khi áp
dụng. Đề xuất sử đổi là: “Trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn chờ trả lời thì
việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận trong thời
hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn chờ trả lời
thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”.
19
Ngoài ra, các nhà làm luật Việt Nam cũng cần nghiên cứu hơn nữa pháp luật dân sự các
nước trên thế giới cũng như pháp luật quốc tế để tiếp thu những thành tựu của ngành lập pháp
nước ngoài để điều chỉnh pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng một
cách phù hợp nhất. Đồng thời tạo sự hòa đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật thế giới,
tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp, trong quan hệ giao kết hợp
đồng có yếu tố nước ngoài.
Hợp đồng dân sự là cơ sở quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia
vào quan hệ dân sự cụ thể đó. Việc giao kết hợp đồng dân sự phù hợp với các quy định của
pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên với nhau, được pháp luật bảo
vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các bên thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời hạn chế vi phạm
và giúp cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác khi có tranh chấp
xảy ra, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
5.3. Bổ sung quy định nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là
nơi trực tiếp giao kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác:
Điều 399 BLDS 2015 quy định: “Ðịa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa
thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá
nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Như đã phân, quy
định này có thể phù hợp khi xác định địa điểm giao kết hợp đồng đối với trường hợp giao kết
hợp đồng gián tiếp, còn đối với giao kết hợp đồng trực tiếp cũng có điểm không hợp lý. Do
đó, Điều 399 BLDS 2015 cần quy định cụ thể là: “Địa điểm giao kết hợp đồng là nơi các bên
trực tiếp giao kết hợp đồng; Trường hợp không xác định được địa điểm giao kết hợp đồng
theo Khoản 1 điều này thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu
không có sự thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc
trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Quy định như vậy sẽ bảo đảm
xác định đúng địa điểm giao kết hợp đồng, đồng thời phù hợp với việc giao kết hợp đồng trên
thực tế.
20
KẾT LUẬN
Bộ luật dân sự 2015 của Việt Nam được ban hành trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế quốc dân. BLDS 2015 đã phát huy vai trò là đạo luật cơ bản của hệ thống các văn bản
pháp luật trong lĩnh vực luật tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự, thương
mại, tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự, góp phần tích cực vào
xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Tuy nhiên, BLDS 2015 có nhiều quy định chưa đáp ứng được cam kết quốc tế và cũng
không phù hợp với thông lệ quốc tế nên cần phải được sửa đổi để tạo hành lang pháp lý dân
sự cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như thực tiễn giao lưa dân sự ở
Việt Nam và đang đặt ra những yêu cầu khách quan về sửa đổi, bổ sung các quy định có nhiều
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt trong các quy định về tài sản, quyền sở hữu và
hợp đồng. Trong thời gian qua nhiều luật chuyên ngành trong lĩnh vực luật tư được ban hành
(Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và nhiều
luật khác) với nhiều quy định mâu thuẫn hoặc chồng chéo với các quy định trong BLDS 2015.
Thực tế đó đặt ra vấn đề cần phải sửa đổi BLDS 2015 trong mối liên hệ về hiệu lực đối với
các luật chuyên ngành đó để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Trong bối cảnh như vậy, việc sửa đổi, cơ bản BLDS 2015 được đặt ra, tập trung vào
những bất cập của Bộ luật dân sự cần phải nhanh chóng khắc phục để Bộ luật dân sự có thể
đảm bảo vai trò là luật gốc. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp
đồng dân sự trong thời gian qua, tiểu luận đưa ra kiến nghị, đề xuất một số phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới:
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quy định về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, kinh
doanh, thương mại, lao động; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật dân sự cho phù
hợp với thực tế và yêu cầu của giao kết hợp đồng trong tình hình hội nhập quốc tế. Các kiến
nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp mà tiểu luận đề cập có thể chưa phải là tối ưu, nhưng
ở mức độ nhất định cũng sẽ là gợi ý có ích đối với việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về
giao kết hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của em về đề tài: “Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện về giao
kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015”, vì nhận thức còn hạn chế nên khi tiếp cận vấn đề
không tránh khỏi những sái sót. Kính mong nhận được sự bổ sung, đánh giá của Thầy để bài
viết của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh mục tài liệu tham khảo:
1.1. Bộ luật dân sự 2005;
1.2. Bộ luật dân sự 2015;
1.3. Luật Công chứng năm 2006;
1.4. Luật hôn nhân và gia đình 2000;
1.5. Giáo trình Luật hợp đồng và các bài viết có liên quan đến pháp luật về hợp đồng,
PGS.TS Dương Anh Sơn.
2. Danh mục website tham khảo:
2.1. <https://lawkey.vn>;
2.2. <https://thuvienphapluat.vn>.

More Related Content

Similar to LUAT HOP DONG.pdf

Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...hieu anh
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...nataliej4
 
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012Hung Nguyen
 
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...hieu anh
 

Similar to LUAT HOP DONG.pdf (20)

Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
2321nhana (2)
2321nhana (2)2321nhana (2)
2321nhana (2)
 
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doan...
 
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
 
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.docGiao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Do Lừa Dối Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
 
Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...
Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...
Đề tài: Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao ...
 
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồngGiải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HỦY ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN ...
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự 2015
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sựLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự
 
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAYLuận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
Luận văn: Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo luật dân sự, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTX
Luận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTXLuận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTX
Luận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTX
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Luận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trườngLuận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Luận văn: Pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệuLuân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
 
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012Ve tai san tri tue   tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
Ve tai san tri tue tu do kinh doanh tu do hop dong va ... tckhpl so 2(69)-2012
 
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
phân tich quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự...
 

LUAT HOP DONG.pdf

  • 1. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
  • 2. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT HỢP ĐỒNG Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
  • 3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy là …... Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Luật Hợp đồng, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của Thầy. Nhờ vào phương pháp giảng dạy rất khoa học của Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức được truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về Đề tài kết thúc môn học gửi đến Thầy. Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Luật Hợp đồng của em vẫn còn có những hạn chế nhất định. Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này. Em mong Thầy xem và góp ý để Đề tài kết thúc môn học của em được hoàn thiện hơn. Kính chúc Thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “Trồng người”. Kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức. Chân thành cảm ơn Thầy! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 10 năm 2022, Học viên,
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 ......................... Error! Bookmark not defined. 1. Điểm khác nhau trong quy định về giao kết hợp đồng dân sự của Bộ luật dân sự 2005 với Bộ luật dân sự 2015: ........................................................................................................3 2. Những quy định hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về giao kết hợp đồng:....................7 2.1. Về khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng:...................................................................9 2.2. Mâu thuẫn trong việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005: ...................................................................................................................................9 2.3. Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng quy định chưa đảm bảo tính thống nhất:.......................................................................................................................................10 2.4. Bộ luật Dân sự 2005 quy định mâu thuẫn trong khoản 1 điều 397 về thời hạn trả lời giao kết hợp đồng: ...........................................................................................................11 2.5. Về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản:........................................................................................................................11 2.6. Về trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hoặc bên được đề nghị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự:......................................................................................................12 3. Những sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: ................13 4. Những quy định chưa phù hợp của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: .......15 4.1. Mâu thuẫn trong quy định tại Khoản 1 điều 394 Bộ luật dân sự 2015:.................15 4.2. Quy định không cụ thể thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng: .......16 4.3. Quy định hạn chế trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng: .....................................17 4.4. Nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là nơi trực tiếp giao kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác: .......................................................................17 5. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng:........17 5.1. Bổ sung thêm những trường hợp thực tế dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng:......................................................................................................................................18 5.2. Sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:.........18 5.3. Bổ sung quy định nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là nơi trực tiếp giao kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác:..........................................19 KẾT LUẬN...........................................................................................................................20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Bộ luật dân sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trước đây, người ta quan niệm luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ sinh hoạt thường ngày của người dân. Ngày nay, Bộ luật dân sự điều chỉnh tất cả “Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, lao động” (Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2015). Các chủ thể được luật dân sự điều chỉnh cũng rất rộng: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác” (Điều 1, Bộ luật dân sự năm 2015). Như vậy, mọi quan hệ được đặc trưng bởi tính bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt giữa các chủ thể độc lập về nhân thân và tài sản đều được coi là quan hệ pháp luật dân sự và được luật dân sự điều chỉnh. Không chỉ có vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 còn được coi là cơ bản để soạn thảo, xây dựng các luật khác. Một điều dễ thấy sự khẳng định lớn lao của Bộ luật dân sự năm 2015, đó là bằng việc ban hành Bộ luật Dân sự không chỉ thay thế các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Điều này cho thấy các nguyên tắc của Bộ luật dân sự được coi là nguyên tắc cơ bản của không chỉ đối với hợp đồng dân sự mà còn có giá trị cao đối với các hợp đồng thương mại quốc tế. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, nắm vững các kiến thức về luật dân sự và biết cách vận dụng chúng là chìa khóa để đàm phán với các đối tác nước ngoài một cách bình đẳng. Khoa học pháp luật dân sự cũng là một khoa học có truyền thống hàng ngàn năm. Luật dân sự Việt Nam có hai nguồn gốc khoa học. Nguồn gốc thứ nhất từ luật dân sự La Mã, bắt nguồn từ năm 700 trước công nguyên, du nhập vào Việt Nam thông qua bộ luật Napoléon hay còn gọi là Bộ luật dân sự Pháp. Nguồn gốc thứ hai là từ tập quán của nhân dân, được luật hóa thông qua Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tôn từ thế kỷ thứ 15. Ngày nay, trong các quan hệ xã hội, việc giao kết hợp đồng dân sự diễn ra rất phổ biến. Việc giao kết hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên với nhau được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các bên thực hiện hợp đồng dân sự, hạn chế Những vấn đề chung về giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 vi phạm và là cơ sở để giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác khi có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là một trong những chế định pháp lý cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  • 7. 2 Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. Đến khi các Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho giao lưu dân sự, thể hiện bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiện nay, Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập với kinh tế toàn cầu, quá trình này đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trong đó, các tranh chấp về hợp đồng dân sự ngày một tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Ngay trong Bộ luật dân sự 2015 dù mới được ban hành, nhưng còn những hạn chế trong bảo đảm giao kết hợp đồng dân sự cần phải hoàn thiện để phù hợp tốc độ phát triển của đất nước. Từ thực tiễn kinh nghiệm của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp có ý nghĩa to lớn đối với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ những lý do trên nên em chọn đề tài: “Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện về giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015” làm tiểu luận cuối môn Luật hợp đồng.
  • 8. 3 THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 1. Điểm khác nhau trong quy định về giao kết hợp đồng dân sự của Bộ luật dân sự 2005 với Bộ luật dân sự 2015: Tiêu chí so sánh Bộ luật dân sự 2005 Bộ luật dân sự 2015 Quy định khác nhau về cách gọi “Khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng” + Tại mục 7 Bộ luật dân sự 2005 quy định về khái niệm hợp đồng dân sự, giao kết hợp đồng dân sự. Cách gọi chưa phù hợp. + Tại mục 7 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng. Như vậy Bộ luật dân sự 2015 đã sửa đổi khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng cho phù hợp với thực tế. Nguyên tắc giao kết hợp đồng + Quy định tại điều 389 Bộ luật dân sự 2005 “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”. + Không quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng + Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. + Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Như vậy Bộ luật dân sự 2015 quy định chi tiết
  • 9. 4 về đề nghị giao kết hợp đồng hơn so với Bộ luật dân sự 2005. Thông tin trong giao kết hợp đồng + Không quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng. + Quy định tại điều 387 Bộ luật dân sự 2015 (quy định mới) “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng + Có 5 trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 394 quy định “Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề + Ngoài 5 trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng giống với Bộ luật dân sự 2005 còn bổ sung thêm trường hợp bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng.
  • 10. 5 nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời”. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng + Điều 396 quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. + Ngoài trường hợp quy định giống điều 396 của Bộ luật dân sự 2005. Tại Khoản 2 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 còn bổ sung thêm trường hợp “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng + Điều 397 quy định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng như sau : “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.Khi các + Bổ sung thêm trường hợp khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
  • 11. 6 bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qu.a các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời”. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự + Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. + Ngoài quy định giống như Bộ luật dân sự 2005. Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi “Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng + Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. + Ngoài quy định giống như Bộ luật dân sự 2005. Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi “Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết
  • 12. 7 gắn liền với nhân thân bên được đề nghị”. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự + Điều 394 Bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”. + Ngoài những trường hợp quy định tại Điều 404 Bộ luật dân sự 2005. Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm trường hợp “Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo Khoản 3 Điều này”. 2. Những quy định hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về giao kết hợp đồng: Pháp luật của Việt Nam, đặc biệt là Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) đã có quy định về giao kết hợp đồng dân sự, tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ thể, nhất là các hợp đồng được cá nhân giao kết với nhau bằng lời nói thì thường thực hiện theo thói quen mà ít quan tâm đến quy định của pháp luật, chỉ khi nào việc thực hiện hợp đồng gặp khó khăn, trở ngại mới tìm hiểu xem pháp luật quy định vấn đề đó như thế nào. Báo cáo tổng kểt hàng năm của ngành Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp từ năm 2009 đến hết năm 2013 (từ khi thực hiện BLDS 2005) có nêu số liệu về các vụ việc dân sự (bao gồm: các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động) được thụ lý, giải quyết, nhưng không có số liệu đánh giá riêng về giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự (HĐDS) cũng như giao kết HĐDS. Qua tìm hiểu thực tế giải quyết các vụ việc tranh chấp về hợp đồng dân sự về các Tòa án cho thấy các bên chủ yếu tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh trong quá trình
  • 13. 8 thực hiện hợp đồng; Còn tranh chấp trong quá trình giao kết hợp đồng rất ít và nếu có thì các bên chủ yếu tranh chấp về khoản tiền đặt cọc để đảm bảo giao kết HĐDS. Về giao kết HĐDS trong trường hợp một người có nhiều tư cách chủ thể: Giao kết HĐDS là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên với nhau để xác lập HĐDS. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp một người lại mang nhiều tư cách chủ thế khác nhau, khi ấy họ có được giao kết HĐDS với chính họ hay không? Ví dụ: Tháng 10/2009, ông Nguyễn Gia Hoàng, sinh năm 1971 và vợ là Trịnh Ngọc Yến, sinh năm 1980, thường trú tại phường Phan Bộ Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến phòng công chứng làm thủ tục tặng cho con trai là Nguyễn Văn Hà, sinh năm 2005 (hiện đang ở cùng với bố mẹ) toàn bộ quyền sử dụng đất 35,6 mét vuông đất ở và tài sản gắn liền với đất là nhà ba tầng cùng vật kiến trúc khác tại phường Đông Hải, quận Lê Chân, Hải phòng (có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp này chủ thể giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ như thế nào? Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không theo yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận (Điều 465 BLDS 2005). Cháu Nguyễn Văn Hà mới 4 tuổi (chưa đủ 6 tuổi) không có năng lực hành vi dân sự nên trong hợp đồng tặng cho phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 21 BLDS 2005). Mà theo quy định tại Điều 141 BLDS 2005 và Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên (trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật). Như vậy, ông Nguyễn Gia Hoàng và vợ là Trịnh Ngọc Yến sẽ cùng đứng tên ở cả hai bên của hợp đồng với hai tư cách khác nhau để giao kết hợp đồng (là bên tặng cho tài sản và đại diện theo pháp luật của cháu Nguyễn Văn Hà là bên được tặng cho tài sản). Quan điểm thứ hai cho rằng: Ông Nguyễn Gia Hoàng và vợ là Trịnh Ngọc Yến không thể cùng đứng tên ở cả hai bên của hợp đồng với hai tư cách khác nhau để giao kết hợp đồng (là bên tặng cho tài sản và đại diện theo pháp luật của cháu Nguyễn Văn Hà là bên được tặng cho tài sản) vì như vậy là họ đã giao kết với chính họ thì không thể xác lập HĐDS được. Như vậy, cần phải có người đại diện khác, hoặc người giám hộ khác để giao kết hợp đồng này.
  • 14. 9 Quan điểm thứ ba cho rằng: Riêng đối với hợp đồng mà chỉ mang lại lợi ích cho bên được đề nghị (như hợp đồng tặng cho tài sản) thì người không đủ năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tham gia giao kết với bên được tặng cho. Bởi lẽ theo hợp đồng này bên được tặng cho chỉ được hưởng tài sản chứ không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào. Bởi lẽ trên thực tế, khi bố mẹ tặng cho con mình (dưới 6 tuổi) những tài sản là đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cũng không cần phải có người đại diện khác, hoặc giám hộ khác. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể việc giao kết hợp đồng dân sự trong trường hợp mà một người có nhiều tư cách chủ thể để bảo đảm áp dụng thống nhất trong thực tế. Ví dụ khác: Trường hợp giám đốc doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng thuê tài sản (máy móc, nhà làm trụ sở... ) mà tài sản đó là của chính cá nhân họ. 2.1. Về khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng: Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng tại Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 còn chung chung, so với các văn bản pháp luật về hợp đồng trước đây, BLDS 2005 đã đề cập đến các điều kiện của một đề nghị giao kết hợp đồng, giúp các chủ thể dễ dàng hơn khi xác định một thông tin là đề nghị giao kết hợp đồng. Nhưng hiện nay, BLDS 2005 chưa quy định một cách cụ thể, rõ ràng về các điều kiện để một thông tin được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Vì vậy, rất khó để phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch. Chúng thường bị nhầm lẫn vì đều có sự ràng buộc của người đưa ra đề nghị với nội dung đã đưa ra. Sự khác biệt cơ bản là hậu quả pháp lý của chúng. Việc bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao dịch không dẫn đến sự ra đời của một hợp đồng mà chỉ dẫn đến sự hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng, trong khi đó chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dẫn đến sự hình thành một hợp đồng. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về đề nghị giao dịch khiến cho thực tế có nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch. Ví dụ: Các tờ rơi, báo giá, thư mời thầu,… có được coi là đề nghị giao kết hợp đồng hay không? Do vậy, để tránh sự nhầm lẫn khi ký kết hợp đồng, BLDS 2005 cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn những dấu hiệu nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng và phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao dịch. 2.2. Mâu thuẫn trong việc quy định các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005:
  • 15. 10 Về nguyên tắc giao kết, những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự cũng là một trong các nguyên tắc cơ bản được quy định trong trong BLDS 2005. Việc pháp luật quy định như vậy đã dẫn tới mâu thuẫn vừa thừa vừa thiếu đối với nguyên tắc giao kết hợp đồng. Thừa là vì, giao kết hợp đồng dân sự nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự, bởi vậy, đương nhiên, hoạt động giao kết hợp đồng dân sự phải thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự. Mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, đều bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc này. Thiếu là vì, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, không những phải tuân theo nguyên tắc: tự do giao kết; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực đã được nhắc tới tại Điều 389 BLDS 2005 mà còn phải tuân theo các nguyên tắc khác nữa, như nguyên tắc tôn trọng, bảo về quyền dân sự (Điều 9 BLDS 2005), nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10 BLDS 2005) 2.3. Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng quy định chưa đảm bảo tính thống nhất: Chúng ta cùng xem xét vụ việc sau: Ngày 01/11/2009, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng, có trụ sở tại Phú Thọ, gửi đề nghị giao kết HĐDS cho Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh có trụ sở tại Vĩnh Phúc với nội dung : bán 100 tấn thép cây xây dựng, kích cỡ D8 – D22, chất lượng loại 1, xuât xứ lô hàng là Việt Nam; giá bán : 9.500.000 VNĐ/tấn (chưa bao gồm VAT), thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ; điều kiện giao hàng là giao hàng trên phương tiện của bên mua; nếu Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh đồng ý mua thì trả lời bằng văn bản trước ngày 15/11/2009. ngày 12/11/2009, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh chấp nhận đề nghị giao kết với nội dung nêu trên (theo dấu bưu điện), nhưng đến ngày 17/11/2009 Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng mới nhận được. Vậy, trong trường hợp này chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có được công nhận hay không? Khoản 1 Điêu 397 BLDS 2005 có quy định: “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời ......”.
  • 16. 11 Như vậy, trả lời chấp nhận đề nghị của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh được thực hiện trong thời gian đã nêu trong đề nghị giao kết nên có hiệu lực; Nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng lại nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết chậm 3 ngày nên được coi là một đề nghị mới của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phước Thịnh đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Hoàng. Đây là điểm không thống nhất của Khoản 1 Điều 397 BLDS 2005, khi đồng thời quy định việc trả lời chấp nhận có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đã được ấn định, nghĩa là là khi trả lời chấp nhận được gửi đi đã có hiệu lực lại vừa quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời, hay nói cách khác là trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực và được công nhận khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời trong thời hạn ấn định. Do đó, BLDS 2005 cần quy định về thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp bên đề nghị không xác định thời hạn trả lời. 2.4. Bộ luật Dân sự 2005 quy định mâu thuẫn trong khoản 1 điều 397 về thời hạn trả lời giao kết hợp đồng: Khoản 1 điều 397 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời châp snhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao két hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao ekét hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”. Có thể thấy, trong phần một và phần hai của điều khoản này đã nảy sinh mâu thuẫn khi đưa ra quy định, phần một yêu cầu bên nhận đề nghị phải trả lời trong thời hạn có hiệu lực, nếu trả lời sau khi hiệu lực chấm dứt thì sự chấp nhận đề nghị đó có thể coi là một lời đề nghị mới; tuy nhiên, ngay sau đó, nhà làm luật lại đề cập vấn đề trên khía cạnh của bên đề nghị. Điều này đã dẫn tới mâu thuẫn, khi xem xét một trường hợp khi mà bên nhận đề nghị gửi lời chấp nhận đến bên đề nghị trong thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết mà bên nhận đề nghị lại nhận được lời trả lời chấp nhận khi hiệu lực của thời gian giao kết đã hết. 2.5. Về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản:
  • 17. 12 Pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của đề nghi giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Khoản 4 Điều 404 BLDS 2005 có quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản”. Theo quy định này có thể hiểu là đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức bằng văn bản bắt buộc phải có chữ ký của các bên được hay không? Trên thực tế, đối với những hợp đồng giao kết bằng văn bản thường phải có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của các bên; Đối với chủ thể giao kết HĐDS là tổ chức, pháp nhân thì đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS thường có chữ kí, có đóng dấu. Theo quy định tại Điều 41 Luật Công chứng năm 2006 thì việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký; Hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. Thực tế, khi giao kết HĐDS (trước khi thực hiện việc chứng nhận hợp đồng) nhiều công chứng viên thường yêu cầu chủ thể là cá nhân vừa ký vừa điểm chỉ (mặc dù họ không bị khuyết tật và biết ký) để bảo vệ quyền lợi của các bên. Như vậy, đề nghi giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức văn bản có đầy đủ các nội dung của hợp đồng và nội dung của hợp đồng nhưng không có chữ ký, hoặc có chữ ký nhưng không đóng dấu đối với pháp nhân, hoặc không có chữ ký nhưng có điểm chỉ ... thì có giá trị pháp lý ràng buộc các bên hay không cũng cần phải được quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh. 2.6. Về trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng hoặc bên được đề nghị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự: Bộ luật dân sự 2005 có quy định, trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị tại Điều 398, hoặc bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị tại Điều 399. Như vậy, hợp đồng được coi là đã hình thành và ràng buộc các bên mặc dù một trong hai bên chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Quy định trên của pháp luật là không hợp lý trong trường hợp hợp đồng bắt buộc phải do cá nhân thực hiện.
  • 18. 13 Ví dụ: Công ty X gửi đề nghị giao kết hợp đồng với ông A, theo đó ông A sẽ thiết kế tòa nhà văn phòng cho công ty X. Ông A chết sau khi đã trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này hợp đồng vẫn được hình thành và ràng buộc các bên nhưng thực tế, việc thực hiện hợp đồng là không thể nếu ông A không có người thừa kế hoặc có nhưng người thừa kế không thể thiết kế. Bên cạnh đó, quy định này cũng mâu thuẩn với Khoản 3 điều 424 BLDS 2005 chấm dứt hợp đồng dân sự trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết mà hợp đồng phải do chính cá nhân đó thực hiện. Pháp luật nên có quy định hợp lý và thống nhất hơn về hậu quả pháp lý của việc chấp nhận giao kết hợp đồng trong trường hợp một hoặc hai bên giao kết chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự. 3. Những sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: Sau 10 năm áp dụng Bộ luật dân sự 2005, trước sự phát triển của đất nước nhiều quy định về giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 không còn phù hợp nữa đòi hỏi phải có một Bộ luật dân sự mới. Ngày 21 tháng 11 năm 2015, Quốc hội 13 đã thông qua luật số: 91/2015/QH13. Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định phù hợp với phát triển của đất nước, trong đó có các quy định về giao kết hợp đồng dân sự, cụ thể: - BLDS 2015 đã sửa đổi khái niệm hợp đồng dân sự, giao kết hợp đồng dân sự thành hợp đồng, giao kết hợp đồng. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp tránh nhầm lẫn với khái niệm giao dịch dân sự. - Không quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng. Việc BLDS 2005 quy định các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng đã dẫn tới mâu thuẫn vừa thừa, vừa thiếu đối với nguyên tắc giao kết hợp đồng, mâu thuẫn với các nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự, vì vậy BLDS 2015 đã bỏ quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng. - Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Như vậy BLDS 2015 quy định chi tiết về đề nghị giao kết hợp đồng hơn so với BLDS 2005. - BLDS 2015 quy định thêm trường hợp thông tin trong giao kết hợp đồng giúp các bên có thể hiểu rõ nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng, tránh nhầm lẫn, thể hiện thiện chí của bên đề nghị giao kết hợp đồng và bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
  • 19. 14 Điều 387 quy định “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. - Ngoài 05 trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng giống với BLDS 2015 còn bổ sung thêm trường hợp bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều 391 quy định “ Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: + Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng + Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận + Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực + Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực + Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.” - Ngoài trường hợp quy định giống điều 396 của BLDS2005 tại Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 còn bổ sung thêm trường hợp “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. - Bổ sung thêm trường hợp Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. - Ngoài quy định giống như BLDS 2005. BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi “Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”. - Ngoài quy định giống như BLDS 2005. BLDS bổ sung thêm trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi “Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị”.
  • 20. 15 - Ngoài những trường hợp quy định tại Điều 404 BLDS 2005. BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp “Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo Khoản 3 Điều này”. 4. Những quy định chưa phù hợp của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: Điều 1 BLDS 2015 quy định: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”. Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự đã được xác định rõ ràng, nhất quán, bao trùm tất cả các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng), trong đó bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động. Tại phần I, Mục 7 chương XVII Phần thứ ba của BLDS 2015 (từ Điều 385 đến Điều 408) quy định chung về giao kết hợp đồng dân sự bao gồm: Khái niệm hợp đồng dân sự (Điều 385), giao kết hợp đồng dân sự (từ Điều 389 đến Điều 408). Các quy định này được áp dụng chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng trong các quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động như đã được xác định trong phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Bộ luật này. Việc đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự, đặc biệt là BLDS 2015 về giao kết hợp đồng của Việt Nam là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được các nhà làm luật quan tâm hơn trong thời gian tới. Bên cạnh các nội dung quy định của pháp luật còn có điểm chưa rõ, chưa thống nhất như đã trình bày ở các phần trên, tiểu luận này xin nêu thêm một số vấn đề hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng như sau: 4.1. Mâu thuẫn trong quy định tại Khoản 1 điều 394 Bộ luật dân sự 2015: Điều 397 BLDS 2005 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao két hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”. Điều 394 BLDS 2015 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề
  • 21. 16 nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời”. Có thể thấy, về nội dung của điều 394 BLDS 2015 không có gì khác với quy định tại Điều 397 BLDS 2005, trong phần một và phần hai của điều khoản này đã nảy sinh mâu thuẫn khi đưa ra quy định, khi phần một yêu cầu bên nhận đề nghị phải trả lời trong thời hạn có hiệu lực, nếu trả lời sau khi hiệu lực chấm dứt thì sự chấp nhận đề nghị đó có thể coi là một lời đề nghị mới; Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà làm luật lại đề cập vấn đề trên khía cạnh của bên đề nghị. Chính điều này dẫn tới mâu thuẫn, khi xem xét một trường hợp khi mà bên nhận đề nghị gửi lời chấp nhận đến bên đề nghị trong thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết mà bên nhận đề nghị lại nhận được lời trả lời chấp nhận khi hiệu lực của thời gian giao kết đã hết. Có thể làm rõ hơn vấn đề này qua ví dụ sau đây: Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành (địa chỉ: 21/6D Phan Huy Ích, phường 14, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) gửi thư đề nghị giao kết hợp đồng mua bán gỗ tới công ty TNHH Vinaco, trong thư đề nghị ghi rõ, nếu công ty TNHH Vinaco chấp nhận mua số gỗ này với giá thành là 300.000.000 đồng thì trả lời bằng văn bản trước ngày 30/5/2010 thì giao kết sẽ chính thức có hiệu lực. Ngày 27/5/2010, công ty TNHH Vinaco nhận được thư đề nghị của công ty cổ phần gỗ Đức Thành và gửi thư chấp nhận đề nghị đến công ty cổ phần gỗ Đức Thành vào ngày 29/5/2010. Tuy nhiên, tới ngày 31/5/2010, công ty cổ phần gỗ Đức Thành mới nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ công ty TNHH Vinaco. Mặt khác, cùng ngày này, công ty A nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng mua số gỗ trên với giá trị là 350.000.000 đồng. Có thể thấy, nếu áp dụng phần 1 khoản 1 điều 397 thì đương nhiên chấp nhận giao kết hợp đồng này đã có giá trị, và theo như thỏa thuận trong đề nghị hợp đồng của công ty cổ phần gỗ Đức Thành thì hợp đồng chính thức đã có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu áp dụng phần 2 khoản 1 điều này thì công ty cổ phần gỗ Đức Thành hoàn toàn có thể trả lời ngay là không đồng ý với chấp nhận đề nghị của công ty TNHH Vinaco để giao kết với công ty TNHH Kaibo nhằm thu lợi nhuận cao hơn. 4.2. Quy định không cụ thể thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng:
  • 22. 17 BLDS 2015 đã bổ sung về thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng nhưng vẫn còn chung chung, cụ thể Điều 394 quy định “Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý”. Điều luật quy định trả lời trong thời hạn hợp lý, như thế nào là hợp lý. Do vậy, thời hạn trả lời chỉ kết thúc nếu thông báo thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị có hiệu lực hoặc các bên có thỏa thuận. Nếu 01 bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng nhưng không xác định thời hạn hiệu lực của đề nghị, thì đề nghị này có hiệu lực trong bao lâu? Nếu sau một vài năm, bên được đề nghị mới trả lời chấp nhận thì giá trị của lời chấp nhận đó như thế nào? Do đó, BLDS 2015 cần quy định về thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp bên đề nghị không xác định thời hạn trả lời phải rõ ràng là bao lâu. 4.3. Quy định hạn chế trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng: Trong quy định tại Điều 391 BLDS 2015 đã nêu ra khá cụ thể một số trường hợp dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế còn một số trường hợp khác cũng có thể dẫn tới việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng mà pháp luật nên bổ sung để hoàn thiện hơn, đó là trường hợp: một trong hai bên (bên đề nghị hoặc bên được đề nghị) hoặc cả hai bên chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị phá sản trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị; đối tượng của hợp đồng dân sự dự kiến giao kết đã không còn do nguyên nhân bất khả kháng. 4.4. Nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là nơi trực tiếp giao kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác: Điều 399 BLDS 2015 quy định: “Ðịa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Như đã phân tích, có thể phù hợp khi xác định địa điểm giao kết hợp đồng đối với trường hợp giao kết hợp đồng gián tiếp, còn đối với giao kết hợp đồng trực tiếp cũng có điểm không hợp lý. 5. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao kết hợp đồng: Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hoàn thiện pháp luật nói chung và quy định về giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương mại nói riêng cần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và xã hội. Việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp
  • 23. 18 đồng trong hoạt động dân sự, thương mại cần được xác định là một quá trình, qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc xây dựng các quy định pháp luật còn có mục đích khắc phục những tồn tại, bất cập của pháp luật đang hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương mại, nhưng cũng cần hướng đến tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất, đầy đủ và phù hợp, bảo đảm tối đa quyền tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương mại, phát triển nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, việc hoàn thiện pháp luật giao kết hợp đồng trong hoạt động dân sự, thương mại ở Việt Nam cần được thực hiện theo những phương hướng hướng cơ bản là: Phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam; Thống nhất và nhất quán với pháp luật hợp đồng; Yêu cầu hội nhập kinh tế. Với tinh thần này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: 5.1. Bổ sung thêm những trường hợp thực tế dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Trong quy định tại Điều 391 đã nêu ra khá cụ thể một số trường hợp dẫn tới chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. BLDS 2015 đã bổ sung thêm trường hợp “bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, trong thực tế còn một số trường hợp khác cũng có thể dẫn tới việc chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng mà pháp luật nên bổ sung để hoàn thiện hơn, đó là trường hợp: “Một trong hai bên (bên đề nghị hoặc bên được đề nghị) hoặc cả hai bên chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị phá sản trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị; đối tượng của hợp đồng dân sự dự kiến giao kết đã không còn do nguyên nhân bất khả kháng”. Do đó, cần bổ sung các trường hợp này cho phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 5.2. Sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Sự mâu thuẫn của Điều luật 394 dẫn đến sự phức tạp và không thống nhất trong khi áp dụng. Đề xuất sử đổi là: “Trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn chờ trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn chờ trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”.
  • 24. 19 Ngoài ra, các nhà làm luật Việt Nam cũng cần nghiên cứu hơn nữa pháp luật dân sự các nước trên thế giới cũng như pháp luật quốc tế để tiếp thu những thành tựu của ngành lập pháp nước ngoài để điều chỉnh pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng một cách phù hợp nhất. Đồng thời tạo sự hòa đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật thế giới, tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp, trong quan hệ giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Hợp đồng dân sự là cơ sở quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cụ thể đó. Việc giao kết hợp đồng dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên với nhau, được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các bên thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời hạn chế vi phạm và giúp cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác khi có tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. 5.3. Bổ sung quy định nguyên tắc xác định địa điểm giao kết hợp đồng trước hết phải là nơi trực tiếp giao kết hợp đồng, sau đó mới đến các nơi khác: Điều 399 BLDS 2015 quy định: “Ðịa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Như đã phân, quy định này có thể phù hợp khi xác định địa điểm giao kết hợp đồng đối với trường hợp giao kết hợp đồng gián tiếp, còn đối với giao kết hợp đồng trực tiếp cũng có điểm không hợp lý. Do đó, Điều 399 BLDS 2015 cần quy định cụ thể là: “Địa điểm giao kết hợp đồng là nơi các bên trực tiếp giao kết hợp đồng; Trường hợp không xác định được địa điểm giao kết hợp đồng theo Khoản 1 điều này thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có sự thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”. Quy định như vậy sẽ bảo đảm xác định đúng địa điểm giao kết hợp đồng, đồng thời phù hợp với việc giao kết hợp đồng trên thực tế.
  • 25. 20 KẾT LUẬN Bộ luật dân sự 2015 của Việt Nam được ban hành trong bối cảnh Việt Nam đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc dân. BLDS 2015 đã phát huy vai trò là đạo luật cơ bản của hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực luật tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giao lưu dân sự, thương mại, tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự, góp phần tích cực vào xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, BLDS 2015 có nhiều quy định chưa đáp ứng được cam kết quốc tế và cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế nên cần phải được sửa đổi để tạo hành lang pháp lý dân sự cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như thực tiễn giao lưa dân sự ở Việt Nam và đang đặt ra những yêu cầu khách quan về sửa đổi, bổ sung các quy định có nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt trong các quy định về tài sản, quyền sở hữu và hợp đồng. Trong thời gian qua nhiều luật chuyên ngành trong lĩnh vực luật tư được ban hành (Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và nhiều luật khác) với nhiều quy định mâu thuẫn hoặc chồng chéo với các quy định trong BLDS 2015. Thực tế đó đặt ra vấn đề cần phải sửa đổi BLDS 2015 trong mối liên hệ về hiệu lực đối với các luật chuyên ngành đó để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, việc sửa đổi, cơ bản BLDS 2015 được đặt ra, tập trung vào những bất cập của Bộ luật dân sự cần phải nhanh chóng khắc phục để Bộ luật dân sự có thể đảm bảo vai trò là luật gốc. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự trong thời gian qua, tiểu luận đưa ra kiến nghị, đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quy định về giao kết hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật dân sự cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của giao kết hợp đồng trong tình hình hội nhập quốc tế. Các kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp mà tiểu luận đề cập có thể chưa phải là tối ưu, nhưng ở mức độ nhất định cũng sẽ là gợi ý có ích đối với việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng. Trên đây là toàn bộ ý kiến của em về đề tài: “Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện về giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015”, vì nhận thức còn hạn chế nên khi tiếp cận vấn đề không tránh khỏi những sái sót. Kính mong nhận được sự bổ sung, đánh giá của Thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
  • 26. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Danh mục tài liệu tham khảo: 1.1. Bộ luật dân sự 2005; 1.2. Bộ luật dân sự 2015; 1.3. Luật Công chứng năm 2006; 1.4. Luật hôn nhân và gia đình 2000; 1.5. Giáo trình Luật hợp đồng và các bài viết có liên quan đến pháp luật về hợp đồng, PGS.TS Dương Anh Sơn. 2. Danh mục website tham khảo: 2.1. <https://lawkey.vn>; 2.2. <https://thuvienphapluat.vn>.