SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN THÁI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN – THỰC PHẨM
CÀ MAU (AGRIMEXCO CA MAU)
KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn: Th.s TRẦN HOÀI NAM
Thành phố Hô Chí Minh
Tháng 7/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN THÁI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN – THỰC PHẨM
CÀ MAU (AGRIMEXCO CA MAU)
KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn: Th.s TRẦN HOÀI NAM
Thành phố Hô Chí Minh
Tháng 7/2014
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Chiến Lược
Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản- Thực Phẩm Cà
Mau (Agrimexco Ca Mau” do Nguyễn Văn Thái, sinh viên khóa 37, ngành Quản trị
kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.
Trần Hoài Nam
Giảng Viên Hướng Dẫn
(Chữ ký)
________________________
Ngày……tháng……năm 2014
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký,
họ tên)
Ngày……tháng……năm 2014
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký,
họ tên)
Ngày……tháng……năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin càm ơn cha mẹ, người đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người,
là điểm tựa để con vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hoài Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em
trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị trong Công Ty Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm , các Cô
Chú, Anh Chị trong công ty, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công
việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Văn Thái
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN THÁI, Tháng 7 năm 2014, “Phân Tích Chiến Lược Kinh
Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản – Thực Phẩm Cà Mau
( AGRMEXCO CA MAU)”
NGUYEN VAN THAI. July 2014. “Analysis Business Strategy In Ca Mau
Agricultual Products & Foodstuff Import – Export Joint Stock Company”.
Nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Đó vừa là cơ hội vừa là
thách thức đối với nền kinh tế nước ta, môi trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt
hơn khi các công ty nước ngoài đổ xô vào đầu tư thị trường Việt Nam.Đứng trước tình
hình đó, nếu công ty không có chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn thì sẽ không
thể tồn tại và phát triển.Vì vậy các công ty cần phải xác định vị trí hiện tại của mình
trên thị trường đồng thời phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó
có thể phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu.
Đề tài“Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau (AGRIMEXCO CA MAU)” phân tích các chiến lược
kinh doanh tại công ty , phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của
công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong tương
lai.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng nguồn số liệu từ các phòng ban
của công ty, từ internet, sách, báo và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương
pháp so sánh, thống kê, đánh giá, …….Các ma trận IFE, EFE, SPACE cũng được sử
dụng để phân tích chiến lược kinh doanh của công ty.
v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................................3
CHƯƠNG 2.................................................................................................................................4
TỔNG QUAN.............................................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về công ty..................................................................................................4
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty..................................................... 4
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty ................................................................................................ 6
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty .......................................................................... 12
2.3. Khái quát thị trường kinh doanh của công ty........................................................ 12
2.3.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty......................................................................... 12
2.3.2. Giới thiệu về sản phẩm của công ty............................................................................. 13
2.3.3. Vị thế của công ty so với các công ty khác trong ngành ................................................ 13
2.4. Đặc điểm của công ty............................................................................................... 14
2.4.1 Thuận lợi.................................................................................................................... 14
2.4.2. Khó khăn................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3............................................................................................................................... 14
NỘI DUNGVÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 15
3.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................. 15
3.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản – thực phẩm tại Việt Nam .............................. 15
3.1.2. Tổng quan về chiến lược kinh doanh ........................................................................... 19
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược .............................................. 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................... 24
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................... 25
vi
CHƯƠNG 4............................................................................................................................... 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................................ 29
4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013.... 29
4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty năm 2012-2013 ............................................ 29
4.1.2. Kết cấu doanh thu của công ty năm 2012-2013............................................................. 30
4.1.3. Kết cầu chi phí của công ty năm 2012-2013 ................................................................. 31
4.1.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty năm 2012-2013 .............................. 31
4.2. Phân tích chiến lược kinh doanh tại công ty ......................................................... 32
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty .......... 36
4.3.1. Môi trường bên ngoài................................................................................................. 36
4.4. Ma trận SPACE......................................................................................................... 48
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty.51
4.5.1. Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường ............................... 51
4.5.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối52
4.5.3. Giải pháp 3: Tăng cường nguồn lực tài chính của công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm
để đảm bảo thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường. ........................................................ 53
CHƯƠNG 5............................................................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 56
5.1. Kết luận...................................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................... 56
5.2.1. Đối với Nhà nước....................................................................................................... 56
5.2.2. Đối với công ty.......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 58
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế
BH Bán hàng
CCDV Cung cấp dịch vụ
DT Doanh thu
ĐT-KT Đầu tư – Kỹ thuật
EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
Ha Hecta
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KD-XNK Kinh doanh- Xuất nhập khẩu
LN Lợi nhuận
SPACE Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động
TC-HC Tổ chức- Hành chính
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TC-KT Tổ chính – kế toán
XNLT Xí nghiệp lương thực
VIETFISH Hội thương mại thủy sản Việt Nam
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ số tiêu dùng thực phẩm – số liệu & dự báo........................................17
Bảng 3.2. Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài ...........................27
Bảng 4.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012-2013........................................29
Bảng 4.2. Kết cấu doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty năm
2012-2013........................................................................................................................31
Bảng 4.3. Kết cấu chi phí của công ty năm 2012-2013.............................................31
Bảng 4.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2013 ......................32
Bảng 4.5. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng chính của công ty ................................34
Bảng 4.6. Giá một số loại gạo xuất khẩu trong năm 2012-2013..............................35
Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...........................................45
Bảng 4.8. Cơ cấu lao động theo trỉnh độ học vấn tại công ty năm 2012-2013.......46
Bảng 4.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).............................................48
Bảng 4.10. Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài .........................49
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty .............................................................................. 7
Hình 3.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện........................................................21
Hình 3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ........................................................................23
Hình 4.1. Sơ đồ kênh phân phối ...................................................................................36
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2013........39
Hình 4.3. Đồ thị ma trận SPACE..................................................................................50
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hòa nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thế giới.Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nền kinh tế nước nhà,môi trường
cạnh tranh ngày càng được mở rộng song sự cạnh tranh cũng trở nên khắc nghiệt
hơn.Các công ty nước ngoài, các tập đoàn kinh tế đổ xô vào thị trường Việt Nam tạo
nên một thị trường đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về sản phẩm hàng
hóa,dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi.Nếu công ty không
xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn thì sẽ khó ứng biến
được với sự thay đổi của thị trường cũng như khó giành chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh này.
Đứng trước tình hình đó, các công ty cần xác định vị trí hiện tại của mình trên thị
trường đồng thời phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy điểm mạnh
và hạn chế hoặc loại bỏ điểm yếu.Công ty cần có các biện pháp sử dụng nguồn lực bên
trong hiệu quả và phân tích sự biến động của môi trường bên ngoài nhằm nắm bắt, tận
dụng cơ hội và giảm bớt nguy cơ cho công ty mình.Vì vậy các công ty phải có những
quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình, phải xây
dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn, năng động sáng tạo và có hiệu
quả.
Nông sản-thực phẩm là những mặt hàng chủ lực và quan trọng của Việt
Nam.Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau là một trong
những công ty xuất nhập khẩu lớn nhất ở Miền Nam Việt Nam.Vì vậy công ty luôn
2
phải đối mặt với điềukiện hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai thì việc xây dựng
chiến lược kinh doanh cho công ty là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược thì công ty cũng phải phân tích
các chiến lược cũ của mình để xem xét lại những mục tiêu mà chiến lược đã đạt được
và chưa thực hiện được.Từ đó công ty sẽ hoạch định một chiến lược mới thông qua
chiến lược cũ.Được sự cho phép của công ty “Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông
Sản-Thực Phẩm Cà Mau (AGRIMEXCO Cà Mau)” và sự hướng dẫn của thầy TRẦN
HOÀI NAM cho nên tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công
Ty Cổ Phần Xuất -Nhập Khẩu Nông Sản- Thực Phẩm Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản-
Thực Phẩm Cà Mau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013.
- Phân tích các chiến lược kinh doanh tại công ty Agrimexco Cà Mau.
- Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh tại công
ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Nông sản – Thực phẩm Cà Mau hoạt động khá đa
dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên phạm vi
nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty năm 2012-2013.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 10/3/2014 đếnngày 30/6/2014.
Đại bàn nghiên cứu: tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm
Cà Mau, Số 969, đường Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
3
1.4. Cấu trúc khóa luận
Gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, tầm quan trọng của
nghiên cứu, cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về công ty nghiên cứu bao gồm: giới thiệu chung về công
ty, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, tình hình lao động của công ty, cơ cấu
và tổ chức bộ máy của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu bao gồm những lý thuyết có liên quan đến đề tài: các khái
niệm cơ bản về chiến lược, chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược, vai trò của quản
trị chiến lược.
- Các phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng được trình bày trong chương này.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trỉnh bày những kết quả nghiên cứu: phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty năm 2012-2013, phân tích môi trường bên trong, môi trường
bên ngoài, từ đó làm cơ sở để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE),
ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận SPACE. Đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về đề tài, nêu lên những mặt hạn chế của đề tài, đưa ra một số
kiến nghị đối với Nhà nước, với công ty.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triểncủa công ty
a) Giới thiệukhái quát về Công ty
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau.
Tên giao dịch quốc tế: CAMAU AGRICULTURAL PRODUCTS & FOODSTUFF
IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: AGRIMEXCO CAMAU.
Logo
Trụ sở chính: Số 969 Lý Thường Kiệt, P.6, Tp.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Điện thoại / Fax : 078.3560 137 Fax: 078.3560 861
Webtise: http://agrimexcocamau.vn/
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng.
Giấy chứng nhận kinh doanh số 2000101442 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Cà
Mau cấp lần đầu ngày 19/10/2006, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 07/07/2011.
b) Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Cà Mau là
Công ty Kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải được thành lập năm 1994, sau này
5
được thay đổi qua nhiều danh xưng và chức năng kinh doanh.Năm 2004, Công ty tiếp
nhận Công ty Lương thực Minh Hải và tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà
nước.
Công ty Kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải (trực thuộc UBND tỉnh Minh
Hải) được thành lập theo quyết định số 198-QĐ/UB ngày 17/09/1994 của chủ tịch
UBND tỉnh Minh Hải (năm 1997 tách thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu).
Ngày 17/04/1996 chủtịch UBND tỉnh Minh Hải ra quyết định số 215-QĐ/UB về
việc thay đổi tên và thay đổi chức năng kinh doanh của Công ty kinh doanh nông sản
thực phẩm Minh Hải thành Công ty Xuất Nhập khẩu nông sản thực phẩm Minh Hải.
Ngày 15/03/1997, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 210-QĐ/CTUB
điều chỉnh và bổ sung quyết định số 02-QĐ/CTUB ngày 04/01/1997,quyết định đổi tên
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản thực phẩm Minh Hải thành Công ty Xuất Nhập
Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau.
Ngày 30/07/1998, Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau được
tiếp nhận làm thành viên của Công ty Lương thực Miền Nam theo quyết định số
039B/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương Thực Miền
Nam.
Công ty Lương Thực Minh Hải là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo
quyết định số 168/QĐ/UB ngày 11/11/1992của Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải và được
cấp lại theo quyết định số 84/QĐ/UB ngày 17/02/1997 của UBND tỉnh Bạc Liêu. Theo
quyết định số 136/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/07/2003 phê duyệt
Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền
Nam và thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con thì Công ty Lương Thực Minh Hải được sáp nhập vào Công ty Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Thực Thẩm Cà Mau.
Ngày 11/05/2004, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định số
1206/QĐ/BNN-TCCB chấp thuận cho Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm
Cà Mau tiến hành cổ phần hóa. Ngày 30/06/2005, Tổng công ty Lương thực Miền Nam
có quyết định điều ngành hàng sản xuất và chế biến lương thực về Tổng Công ty.Và
6
phần còn lại của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau thực hiện cổ
phần hóa.
Ngày 24/09/2010,Công ty được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng
nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng để thực hiện tăng vốn Điều lệ từ 22 tỷ đồng lên
50 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản thực phẩm Cà Mau tổ chức và hoạt
động theo Luật Doanh Nghiệp đã được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có
liên quan và điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua.
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại bao gồm: Trụ sở chính và các xí nghiệp và
cửa hàng sau:
Chi nhánh tại TP.HCM:
1387 Bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, TP.HCM.
Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Tân Thành:
969 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Xí nghiệp lương thực Thới Bình:
Quốc lộ 63, Ấp 3, Xã Trí Phải, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau.
Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản:
Khánh Bình Đông, Huyện Tân Thời, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn phường 9:
334B-C Nguyễn Trãi, Phường 9, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn phường 6:
969 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn xã Trí Phải:
Ấp 3, Xã Trí Phải, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau.
Cửa hàng tự chọn xã Lý Văn Lâm:
Quốc lộ 1, Xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
7
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo
Quan hệ nghiệp vụ
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
ĐT - KT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC CỬA
HÀNG TỰ
CHỌN
CHI
NHÁNH
TPHCM
PHÒNG
KD XNK
PHÒNG
KD NỘI
ĐỊA
PHÒNG
TC - KT
PHÒNG
TC - HC
XN TÂN
THÀNH
XN LT
THỚI
BÌNH
CƠ SỞ
NUÔI
TRỒNG TS
8
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: thông qua sửa đổi
bổ sung điềulệ. Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và của các kiếm toán viên.
Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa
hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng quản trị
đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đông bầu
ra. Ban kiểm soátcó nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt động
kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội
đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng ngày trong Công ty, chỉ đạo việc triển khai thực hiện cácNghị
quyết của Hội đồng quản trị.
Phòng kinh doanh Xuất Nhập khẩu
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm kế hoạch dài hạn
và kế hoạch ngắn hạn, khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước.
- Đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng
đã ký.
- Xây dựng đề án kế hoạch sản xuất kinh doanh, tháng, quý, năm.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi và phân tích, tham
mưu cho lãnh đạo cộng tác kinh doanh và thị trường.
- Theo dõi tiến độ sản xuất của các xí nghiệp theo kế hoạch sản xuất của Công ty.
9
Phòng kinh doanh nội địa.
- Xây dựng kế hoạch bán lẻ các mặt hàng phục vụ tiêu dùng như: hàng bách hóa,
thực phẩm công nghệ, lương thực thực phẩm, thủy sản đông lạnh….trong địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ bán lương thực (gạo) bình ổn thị trường.
Phòng tài chính – kế toán
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quản lý các hoạt động tài chính, việc sử
dụng tài sản và nguồn vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước để đưa vào
hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
- Lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở đã có kê hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch đầu tư – xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động, tiền lương,……từ đó xác định nhu
cầu vốn và lập kế hoạch vay vốn Ngân hàng.
- Tổ chức và kiểm tra hoạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.Định kỳ tập hợp phản ánh và cung cấp các thông tin cho Tổng Giám đốc về
tình hình biến động và sử dụng các nguồn vốn.
- Tổ chức hoạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ giá, hỗ trợ lãi suất hoặc các nguồn
hỗ trợ khác,….) đổng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về
sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.
- Phối hợp với cácphòng ban chức năng trong công tyxây dựng kế hoạch tài chính,
kế hoạch chi phí,kế hoạch giá thành, các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chế độ chi tài
chính…..
- Phân tích giá thành sản phẩm, các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất.
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.
10
Phòng đầu tư kỹ thuật
- Xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn của các lĩnh vực công tác đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện thông tin
vận tải phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
- Trực tiếp quản lý vận hành máy móc, thiết bị toàn công ty, tổ chức tham mưu
cung ứng vật tư, bao bì phục vụ hoạt động sản xuất của công ty.
- Theo dõi việc quản lý sử dụng tài sản công cụ dụng cụ, vật tư bao bì, hóa chất,
tham gia các phòng ban xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, giám sát và theo dõi thực
hiện định mức tại các đơn vị trực thuộc.
- Lập dự án theo kế hoạch được duyệt.
Phòng tổ chức hành chính
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức và bố trí cho phù hợp với yêu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc văn phòng công ty và các cán bộ theo phân cấp, giải
quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, chuẩn bị các hợp đồng lao động. Xây
dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Ban hành và giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, thông báo,….
- Quản lý văn thư, công tác tạp vụ, vệ sinh văn phòng, phục vụ các hội nghị, tập
huấn, tiếp khách tại công ty.
- Chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động như hưu trí, chế độ
nghĩ phép, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và các chế độ
khác có liên quan đến người lao động.
- Hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương cho các bộ phận
trực thuộc.
11
- Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng,
trình Hội đồng thi đua xét duyệt, đồng thời kỷ luật, khiển tráchđối với những nhân viên
có hành vi vi phạm quy định của công ty.
- Tổ chức công tác y tế tại cơ quan, công tác bảo vệ tuần tra canh gác, phòng chống
cháy nổ, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty, đàotạo, thi đua tay nghề cho công nhân
lao động.
- Kết hợp với tồ chức đoàn thể quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ công nhân viên.
Xí nghiệp chế biến xuất khẩu Tân Thành.
- Tiếp nhận nguyên liệu và tổ chức sản xuất theo kế hoạch sản xuất và lệnh sản
xuất của công ty.
- Thực hiện các quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất theo
các quy định đã ban hành của Nhà nước, các tổ chức có liên quan và Công ty.
- Quản lý và thực hiện các định mức sản xuất của công ty đã ban hành.
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thực hiện giao dịch đối ngoại của công ty thành phố.
- Thay mặt công ty thực hiện các giao dịch nghiệp vụ nhập xuất khẩu hàng tại
TP.HCM.
Xí nghiệp lương thực Thới Bình
- Tổ chức thu mua nguyên liệu (lúa, gạo) xay xát và chế biến xuất khẩu theo kế
hoạch của công ty.
- Thu mua lúa, gạo tạm trữ theo kế hoạch của công ty.
Các cửa hàng tự chọn của công ty bao gồm:
- Cửa hàng tự chọn phường 9.
- Cửa hàng tự chọn phường 6.
- Cửa hàng tự chọn xã Trí Phải.
- Cửa hàng tự chọn xã Lý Văn Lâm.
12
Mua bán hàng công nghệ thực phẩm, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng….
trên địa bàn tỉnh và cung cấp xuống các huyện.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Lập kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản theo từng thời vụ.
- Theo dõi định mức, tìm hiểu học tập kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhằm nâng
cao năng suất và thu hoạch sản phẩm có hiệu quả tốt nhất.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Theo quy chế quản lý của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty cổ phần
Xuất Nhập khẩu Nông Sản thực phẩm Cà Mau được hoạch toán độc lập và chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh của đơn vị với cơ quan quản lý cấp trên.
Nhiệm vụ
Đơn vị không ngừng nâng cao, áp dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất,
kinh doanh, tận dụng hết công suất máy móc chi tiết nhằm nâng cao công suất lao động,
bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
Toàn cơ sở hoạt động kinh doanh theo luật Doanh nghiệp và những quy định của
chủ cơ quan chủ quản, nhiệm vụ chủ yếu của công ty Cồ phần Xuất Nhập khẩu Nông
Sản Thực phẩm Cà Mau là:
- Tổ chức kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người tiêu dùng.
- Nhận ủy thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài Tỉnh.
2.3. Khái quát thị trường kinh doanh của công ty
2.3.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty
- Mua bán hàng công nghệ tiêu dùng, hàng thực phẩm công nghệ, vật tư nông
nghiệp, trang trí nội thất.Nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và tiêu dùng, nuôi trồng thủy
sản.
13
- Kinh doanh xăng dầu, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, bất động sản.
- Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy – hải sản, thực phẩm.
- Bán buôn thực phẩm.
- Kinh doanh lương thực (lúa, gạo) và các phụ phẩm từ lương thực.
- Đầu tư tài chính vào công ty con hoạt động trên lĩnh vực cho thuê kho lạnh.
- Cho thuê kho bãi, nuôi trồng thủy sản.
- Chế biến hàng lương thực (lúa, gạo).
- Dịch vụ vận tải.
- Sản xuất các loại bánh từ bột.
- Dịch vụ ăn uống, rượu bia, nước giải khát.
Trong đó 2 ngành chính của công ty là sản xuất – chế biến xuất khẩu thủy sản và
lương thực.
2.3.2. Giới thiệuvề sản phẩm của công ty
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông sản - thực phẩm Cà Mau với chức năng
kinh doanh Xuất Nhập khẩu và hoạt động thương mại dịch vụ.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty:
- Gạo trắng từ 5% tấm đến 25% tấm.
- Các loại tôm Sú rút ruột luột,tôm Thẻ, tôm Sắt ….. đông lạnh, hấp, luộc, xiên
que.Các loại cá: cá đù, cá Lưỡi Trâu, cá mắt kiếng, cá kèo đông lạnh.
- Các loại mực: mực ống, mực nang, mực nút, bạch tuộc.
- Các sản phẩm của Công ty được thực hiện trên công nghệ và kỹ thuật cao theo
tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001 – 2000 với phương châm uy tín chất lượng sản phẩm
là tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh.
2.3.3. Vị thế của công ty so với các công ty khác trong ngành
- Là thành viên của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam
với các sản phẩm chủ lực của Agrimexco Cà Mau gồm có xuất khẩu gạo, các loại tôm,
cá đông lạnh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhập từ
14
nước ngoài.Đến nay nhiều sản phẩm thủy sản đông lạnh và gạo mang thương hiệu
Agrimexco Cà Mau đã có mặt trên các thị trường EU, Australia, China, Japan, Korea,
Singapore, Thailand, USA….. và một số quốc gian châu Phi.
2.4. Đặc điểm của công ty
2.4.1 Thuận lợi
Công ty nằm trên đường quốc lộ 1 nên rất thuận lợi về giao thông vận tải, cả
đường thủy lẫn đường bộ.
Đồng Bằng sông Cửu Long có nguồn cung lớn, đáp ứng cho tốt cho việc thu mua
nguyên liêu, tiết kiệm được chi phí vận chuyển góp phần làm giảm giá thành, tăng khả
năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
Ngoài ra công ty còn thu mua từ nguyên liệu (tôm) từ miền Trung nhằm giảm tính
chất mùa vụ, tôm được cung cấp quanh năm đủ dắp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được đầu tư mới, đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao nên kiểm soát tốt quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Lực lượng cán bộ công nhân viên luôn được công ty quan tâm và nâng cao tay
nghề theo từng thời điểm nhất định, đâylà một tiềm năng của công ty trong thời kỳ cạnh
tranh hiện nay.
2.4.2. Khó khăn
Công nhân chế biến vào mùa vụ thiếu trầm trọng.
Nguồn nguyên liệu trong nước không đảm bảo cho sản xuất và xuất khẩu do nguồn
tôm nuôi thất mùa.
Các hàng rào kỹ thuật, chất lượng ngày càng khắc khe theo các quy định của nước
nhập khẩu.
Nguồn vốn công ty có giới hạn, nguồn vốn chủ yếu của công ty là nguồn vốn vay
ngân hàng
15
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêuthụ nông sản – thực phẩm tại Việt Nam
Kinh tế Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của Việt
Nam có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông
nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, đồng
thời sử dụng các sản phẩm của công nghiệp như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy
móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm…Ngoài ra nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân,
cũng là nhân tố góp phần phát triển đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Nông sản thực phẩm Việt Nam thường có chất lượng cao nhưng do không được
bảo quản dự trữ và chế biến đúng quy cách, kỹ thuật nên khi xuất khẩu thì thường xuất
khẩu hàng thô hoặc qua sơ chế hay có được chế biến thì chất lượng sản phẩm không
cao, không đạt các tiêu chuẩn do vậy thường bán với giá rẻ.
Theo tổng cục thống kê, sản lượng lúa năm 2013 đạt được 44 triệutấn, tăng 338,3
nghìn tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng
138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Trong đó:
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với
vụ đông xuân trước, sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt
64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha.
16
Diện tích gieo trồng hè thu đạt 2146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ
trước, sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng suất chỉ đạ 52,2 tạ/ha,
giảm 0,8 tạ/ha. Riêng vụ thu đông năm 2013 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cả
về diện tích, năng suất, sản lượng. Diện tích gieo trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99
nghìn ham năng suất đạt 51,7tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha, sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8
nghìn tấn.
Diện tich gieo trồng lúa mùa đạt 1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với năm
2012 nhờ chủ động trong luân canh trồng lúa. Tuy nhiên sản lựng lúa đạt 9 triệu tấn,
giảm 104 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha.
Sản xuất các cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc, các loại cây ăn quả và cây công
nghiệp đều có sản lượng và diện tích tăng so với năm 2012.
Sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 5918 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm trước,
trong đó cá đạt 4400nghìn tấn, tăng 1,3%, tôm đạt 604 nghìn tấn, tăng 11,7%. Diện tích
nuôi trồng thủy sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012, trong đó diện tích
nuôi cá tra 10 nghìn ha, giảm 7,2%, diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 3200 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm
trước, trong đó cá 2407 nghìn tấn, tăng 0,2%, tôm 544,9 nghìn tấn, tăng 15%. Diện tích
nuôi tôm chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú vì loại tôm này
cho ngăn suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít bệnh hơn. Năm 2013 diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng là 65,2 nghìn ha, gấp 2 lần so với năm 2012, sản lượng đạt 230 nghìn tấn,
tăng 55,6%.
Sản lượng cá tra đạt 1170 nghìn tấn, giảm 6% so với năm 2012, sản lượng cá tra
giảm do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài do giá bán cá tra nguyên liệu giảm
trong khi chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên nuôi cá tra đang có những xu hướng chuyển
dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện
tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình. Nhiều cơ sở nuôi cá tra đang từng bước nâng cao
kỹ thuật, áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn nhằm tạo ra sản
phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu. Nuôi cá và các loài thủy sản khác
17
phát triển mạnh, tập trung vào các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước như: cá diêu hồng, các rô phi, trắm đen, cá sấu, ba ba, nghêu……
Tổ chức Giám sát kinh doanh Quốc tế (BMI) dự báo tiêu thụ thực phẩm của Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2016sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt 538,4tỉ đồng. Trong
khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng ấn tượng 4,3%/năm tính đến năm
2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm.
Tiêu thụ thực phẩm tăng trưởng tốt là do hai nguyên nhân chính sau đây:
- Thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam tăng
- Sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ.
Bảng 3.1: Chỉ số tiêudùng thực phẩm - Số liệu& Dự báo
2010 2011 2012 2013 2014* 2015* 2016*
1.Tiêu dùng
thực phẩm (tỉ
USD)
18,69 19,3 22,1 24,28 26,02 27,61 29,5
2.Tiêu dùng
thực phẩm (tỉ
VND)
357.538 397.546 450.240 480.762 500.915 517.774 538.431
3.Tiêu dùng
thực phẩm
BQĐN
(USD)
212,7 217,3 246,3 267,8 284,2 298,7 316,2
4.Tiêu dùng
thực phẩm
BQĐN
(TRĐ)
4.070 4.477 5.018 5.303 5.471 5.601 5.771
5.Tổng tăng
trưởng tiêu
dùng thực
phẩm
10,72 11,19 13,25 6,78 4,19 3,37 3,99
*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI
Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ
uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêudùng thực phẩm.
18
Trong ngắn hạn, giá cả các mặt hàng thực phẩm dự báo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên mức
giá thấp mà các nhà bán lẻ áp dụng hiện này vẫn cao hơn rất nhiều so với khả năng tài
chính của người tiêu dùng trung bình ở nông thôn.
Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, lực
lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về
ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của
suy thoái toàn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền
kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng
của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam sẽ trở về quỹ đạo tăng
trưởng vào năm 2011 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng
cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống
và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn.
Từ năm 2014, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp sẽ giúp cải thiện mức sống của
người dân ở vùng ngoại ô. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đầu tư hiệu quả
của Chính phủ vào lĩnh vực nông nghiệp nên sản lượng ngành này tăng đã giúp tăng
trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, các
ngành chế biến trong nước cũng cần phải được quan tâm cải thiện hơn nữa nhằm góp
phần giúp ngành nông nghiệp đạt được những thành công và tiềm năng hơn nữa. Điều
này sẽ dẫn đến áp lực giảm nhập khẩu một số mặt hàng xa sỉ như sôcôla, từ đó giúp nền
kinh tế Việt Nam giảm nguy cơ thâm hụt tài khoản vãng lai.
Việc mở rộng quy mô nghành công nghiệp bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ sẽ kéo
theo mức tiêu thụ thực phẩm bình quân theo đầu người tăng cũng như cạnh tranh về giá
tại các đại lý. Như vậy, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm phụ thuộc vào khả năng khai
thác sức mua ở vùng nông thôn của chính phủ cũng như khả năng thu hút sự quan tâm
của người tiêu dùng từ các nhà bán lẻ hiện đại cộng với yếu tố quyết định sức mua là
giá cả.
19
3.1.2. Tổng quan về chiến lược kinh doanh
a) Khái niệm
Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tổ chức phối hợp tối ưu các nguồn lực và thực
hiện các quyết định phủ hợp với xu thế biến động của môi trường kinh doanh để giành
thắng lợi trong cạnh tranh, nhằm đạt các mục tiêu đã xác định.
Quản trị chiến lược là một tiến trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong
và bên ngoài của tổ chức, hiện tại cũng như tương lai, xác lập nhiệm vụ, chức năng và
xây dựng chiến lược nhằm giúp tổ chức vận dụng.
b) Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với công ty
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển
của công ty.
Thứ nhất, chiếnlược kinh doanh giúp công ty nhận rõ mục đíchhướng đi của mình.
Thứ hai, cùng với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh
sẽ có nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các công ty.Trước bối cảnh đó, chiến lược kinh
doanh sẽ giúp cho công ty nắm bắt và tận dụng được thời cơ kinh doanh, chủ động tìm
biện pháp khắc phục, giành được thế chủ động trong mọi tình huống.
Thứ ba, chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
của công ty, tăng cường vị thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển liên tục, bền vững
của công ty.
Thứ tư, chiến lược kinh doanh chính là nền tảng để xây dựng kế hoạch chi tiết
trong tương lai cho công ty.
c) Các cấp chiến lược
Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty là một kiểu mẫu của các quyết định trong công ty, nó xác
định và vạch rõ các mục tiêu, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty đang theo
đuổi, tạo ra các chiến lược này quyết định sự sống còn của công ty.
20
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là loại chiến lược nhằm xác định việc lựa chọn
sản phẩm hoặc dạng cụ thể của môi trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội
bộ của công ty, khi các mục tiêu cụ thể hoàn thành sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu
cấp công ty.
Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng là những chiến lược vạch ra cho cácphòng ban, các đơn
vị trực thuộc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cùng một SBU hay toàn công
ty.Chiến lược này thường được sử dụng để hỗ trợ cho các chiến lược cấp công ty và các
SBU hoàn thành nhiệm vụ chiến lược.
d) Tiến trình quản trị chiếnlược
Theo Fred R.David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn hình thành chiến lược
Là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra ngiên cứu để xác
định các các yếu tố ưu – khuyết điểm bên trong và những cơ hội và thách thức từ bên
ngoài có ảnh hưởng đến công ty.Từ đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn và quyết
định chiến lược.
Giai đoạn thực hiện chiến lược
Gồm các nội dung chủ yếu: đề xuất chính sách cho quá trình thực hiện chiến lược,
thành lập mục tiêu và giải pháp hàng năm và các kế hoạch ngắn hạn hơn, phân phối các
nguồn lực tài nguyên theo kế hoạch đã định.
Giai đoạn đánh giá chiếnlược
Giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong của công
ty, đo lường đánh giá kết quả, so sánh chúng với tiêu chuẩn giới hạn và thực hiện điều
chỉnh mục tiêu, chính sách và giải pháp cho phù hợp với những thay đổi của môi trường
kinh doanh.
21
Hình 3.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
Thực Đánh
Hình thành chiến lược hiện giá
chiến lược chiến
lược
Nguồn:http://www.dankinhte.vn/mo-hinh-quan-tri-chien-luoc/
Đánh giá
môi trường
bên ngoài,
xác định cơ
hội, nguy
cơ
Thiết
lập mục
tiêu dài
hạn
Thành lập
mục tiêu
hàng năm
Phân bổ
tài
nguyên
nguồn
lực
Đo
lường
đánh
giá sự
thực
hiện
Xác định
nhiệm vụ,
mục tiêu
và chiến
lược hiện
tại
Xét lạo
mục
tiêu,
nhiệm
vụ
Đánh giá
các yếu tố
bên trong,
xác định
điểm
mạnh,
điểm yếu
Lựa
chọn các
chiến
lược
theo
đuổi
Đề ra
các
chính
sách
22
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược
a) Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: so với các yếu tố khác trong môi trường vĩ mô thì môi trường
kinh tế chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa có ảnh hưởng tích trực tiếp và rất mạnh mẽ
đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế là lãi suất ngân
hàng, tỷ giá hồi đối, lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Môi trường chính trị:bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của
chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, quan hệ ngoại giao của Nhà nước và những
diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và toàn thế giới.Những yếu tố này ảnh
hưởng đến mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty.
Môi trường văn hóa - xã hội: các yếu tố môi trường xã hội được tập trung trong
3 lĩnh vực chính là văn hóa, xã hội, dân cư.Những yếu tố văn hóa góp phẩn tạp nên nhu
cầu của con người, quyết định mua sắm và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động công ty.
Môi trường công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động, ảnh hưởng
nhiều đến công ty, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa.Có thể làm xuất hiện các sản phẩm
mới, đe dọa hoặc triệt tiêu sản phẩm hiện có.Tuy nhiên công nghệ mới cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho những công ty mới gia nhập vào thị trường, làm tăng áp lực cạnh
tranh tạo điều kiện cho các công ty làm ra sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn để có thể
phát triển thị trường, tăng doanh số bán hàng.
Môi trường tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai….. ảnh hưởng mạnh
mẽ đến cuộc sống của con người,tạo ta nhu cầu của con người nên ảnh hưởng đến chiến
lược kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
b). Môi trường vi mô
Michael Porter, giáo sư đại học Harvard đã đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh
như sau:
23
Hình 3.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Nguồn: Lê Thành Hưng – giáo trình quản trị chiến lược- Khoa kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM
Các yếu tố của môi trường cạnh tranh tác động trực tiếpđến chiến lược kinh doanh
của công ty:
Đối thủ tiềm năng: Đây là những công ty sẽ tham gia vào cùng ngành kinh doanh
với công ty của các công ty đang hoạt động. Để đánh giá mức độ đe dọa nhiều hay ít
của các đối thủ tiềm năng, các công ty đang hoạt động sẽ xem xét những điều kiện để
một nhà kinh doanh mới có thể tham gia vào ngành kinh doanh của mình.Những điều
kiện này gọi là rào cản thâm nhập, thông thường là vốn đầu tư lớn, yêu cầu về trình độ
chuyên môn, khoa học kỹ thuật, lòng trung thành của khách hàng.
Nhà cung ứng: Khi nguồn hàng ngày càng khan hiếm thì nhà cung ứng có thể
khẳng định quyền lực bằng cáchthăng giá hoặc giảm chất lượng hàng cung ứng. Do đó
sự thỏa thuận với nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Đây là áp lực lớn và đe dọa trực tiếp đến sự tồn
tại và phát triển của công ty, khi áp lực cạnh tranh càng cao thì cơ hội tồn tại của công
Đối thủ tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm thay thế
Nhà cung ứng Khách hàng
24
ty càng bị đe dọa, nhưng đó cũng là động lực để công ty ngày càng hoàn thiện mình
hơn.Mức độ cạnh tranh cao hay thấp là tùy thuộc vào số lượng công ty trong ngành và
tốc độ tăng trưởng ngành.
Khách hàng: khách hàng có sức ép đến công ty. Nếu khách hàng ủng hộ và trung
thành với sản phẩm của công ty thì công ty sẽ có sức mạnh trên thị trường và ngược lại.
Khách hàng ảnh hưởng tới chiến lược giá, sản phẩm, marketing, phân phối của công ty.
Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của ngành, của
công ty, các sản phẩm thay thế này khống chế mức lợi nhuận của công ty vì khi giá bán
của ngành, của công ty cao thì khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm thay thế. Nhất là khi
nó ra đời sau thì nó có lợi thế về công dụng và chất lượng cao hơn.
Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quan trọng, là yếu tố quyết định đến mọi
thành bại của công ty.
Phong cách tổ chức: Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người
đó thể hiện khi thực hiện các nổ lực ảnh hưởng đến hoạt động của những người khác
theo nhận thức của đối tượng.
Marketing: Marketing được mô tả là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa
mãn nhu cầu của người đối với sản phẩm, dịch vụ.
Hệ thống thông tin: Thông tin liên kết tất cá các chức năng trong kinh doanh với
nhau và cung cấp cơ sở để ra quyết định quản trị.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu từ các phòng ban trong công ty bao gồm các báo cáo tài chính,
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2012-2013, thu thập tài liệu trên
các báo, trang web.
25
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh các số liệu về tình hình hoạt động kinh
doanh, doanh thu, lợi nhuận, lao động.
Phương pháp thống kê: đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm
đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp đưa ra các phân tích, nhận
định trên cơ sở những dữ liệu thu thập được.
Phương pháp chuyên gia: áp dụng trong đề tài chủ yếu xoay quanh việc tham
khảo ý kiến chuyên gia trong công ty trong việc đánh giá các yếu tố tác động.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Cho phép nhà quản trị tóm tắt và đánh giá cácthông tin từ môi trường bên ngoài.Từ
đó tiến hành xem xét phản ứng của các doanh nghiệp đối với những thay đổi từ môi
trường bên ngoài, bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (cơ hội và đe dọa) có vai
trò quyết định đến sự thành công của công ty, bao gồm những cơ hội và những đe dọa.
Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng nhất)
đến 0.0 (không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố
đến vị thế chiến lược hiện tại của công ty.Tổng mức độ quan trọng của tất cả các nhân
tố này bằng 1.Mức phân loại này dựa theo cơ sở ngành.
Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ cách
thức mà định hướng chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với các nhân tố này.Như
vậy sự xếp loại này là tiêng biệt của từng công ty, trong khi đó sự xếp loại độ quan trọng
ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành.
Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định số
điểm quan trọng của từng nhân tố.
Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định
tổng số điểm quan trọng của công ty.Tổng sồ điểm quan trọng nằm từ 4.0 (tốt) đến 1.0
(kém) và 2.5 là giá trị trung bình.
26
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Cách lập ma trận IFE cũng tương tự như ma trận EFE với từ 10 đến 20 nhân tố
(điểm mạnh và điểm yếu).
Ma trận SPACE
Gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định các yếu tố thuộc vị trí chiến lược bên trong và vị trí chiến lược
bên ngoài.
Bước 2: Lập bảng đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài
27
Bảng 3.2 Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài
VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN
TRONG
VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN
NGOÀI
Sức mạnh tài chính (FS) Điểm
Sự ổn định của môi trường
(ES)
Điểm
1. Doanh lợi đầu tư 1. Sự thay đổi công nghệ
2. Đòn cân nợ 2. Tỷ lệ lạm phát
3. Khả năng thanh toán 3. Sự biến đổi của nhu cầu
4. Vốn luân chuyển
4. Loại giá của những sản
phẩm cạnh tranh
5. Lưu thông tiền mặt
5. Hàng rào xâm nhập thị
trường
6. Sự dễ dàng rút lui khỏi thị
trường
6. Áp lực cạnh tranh
7. Rủi ro trong kinh doanh
7. Sự đàn hồi theo giá của
nhu cầu
Tổng điểm Tổng điểm
Lợi thế cạnh tranh (CA) Điểm Sức mạnh của ngành (IS) Điểm
1. Thị phần
1. Mức tăng trưởng tiềm
năng
2. Chất lượng sản phẩm 2. Mức lợi nhuận tiềm năng
3. Chu kỳ sống của sản phẩm 3. Sự ổn định về tài chính
4. Lòng trung thành của khách
hàng
4. Bí quyết công nghệ
5. Sử dụng công nghệ để cạnh
tranh
5. Sự sử dụng nguồn lực
6. Bí quyết công nghệ 6. Quy mô vốn
7. Sự kiểm soát đối với nhà
cung cấp và nhà phân phối
7. Sự dễ dàng xâm nhập thị
trường
8. Sử dụng năng suất,công
suất
Tổng điểm Tổng điểm
28
Bước 3: Cho điểm các yếu tố trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Ấn định giá trị +1 (yếu nhất) tới +n (mạnh nhất) cho mỗi yếu tố thuộc FS và IS. Ấn
định giá trị từ -1 (mạnh nhất) tới –n (yếu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc ES và CA. Sau
đó tính tổng điểm.
Bước 4: Tính điểm trung bình cho FS, ES, CA, IS.
FS, ES, CA, IS =
Tổng điểm
Số các yếu tố
Bước 5: Tính tổng FS và ES, IS và CA
Bước 6: Biểu diễn lên đồ thị và xác định hướng chiến lược
29
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013
4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty năm 2012-2013
Bảng 4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2013/2012
±Δ %
Doanh thu BH và CCDV 688.194 1.052.598 364.404 53
Các khoản giảm trừ DT 769 1.907 1.138 148
Doanh thu thuần về BH và
CCDV
687.425 1.050.691 363.266 53
Giá vốn hàng bán 670.521 1.003.641 333.120 50
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 16.905 47.050 30.145 178
Doanh thu hoạt động TC 1.523 3.763 2.240 147
Chi phí tài chính 20.553 30.346 9.793 48
Chi phí bán hàng 19.176 25.443 6.267 33
Chi phí quản lý DN 9.833 8.906 -927 -9
Lợi nhuận thuần từ HĐKD -31.135 -13.883 17.252 55
Thu nhập khác 1.238 16.814 15.576 1258
Chi phí khác 28.340 1.974 -26.366 -93
Lợi nhuận khác 1.210 14.840 13.630 1126
Tổng LN kế toán trước thuế -29.926 958 30.884 103
Thuế TNDN - - - -
Lợi nhuận sau thuế TNDN -29.926 958 30.884 103
Lãi cơ bản trên cổ phiếu -0,006043 0,000134 0,006177 102
Nguồn: Phòng TC – KT
29
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2013 ta
thấy:
- Doanh thu thuần của công ty từ năm 2012 đến năm 2013 tăng lên một lượng là
364.404 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 53%, năm 2013 công ty đã tổ chức sản xuất
với công suất cao, trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhẳm giảm áp lực về lao động và
tạo dựng uy tín cho công ty, do đó giá bán sản phẩm giảm và doanh số bán hàng tăng.
- Các khoản giảm trừ của công ty tăng mạnh từ 769 triệu đồng (năm 2012) lên
1.907 triệu đồng (năm 2013), tăng 1.138 triệu đồng. Chủ yếu phát sinh từ việc giảm giá
bán hàng bán và một phần do lô hàng bị trả lại do chất lượng không đạt theo yêu cầu
theo đơn đặt hàng đã được lập ra trước đó.
- Giá vốn hàng bán năm 2013tăng 333.120triệu đồng so với năm 2012, tương ứng
50%, chủ yếu tôm trong nước không đủ đáp ứng nên công ty phải nhập khẩu nguyên
liệu từ nước ngoài nhằm huy động tối đa nguồn nguyên liệu, đảm bảo cho sản xuất ổn
định, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của công ty nên công ty phải tốn thêm khoảng chi phí
vận chuyển, lưu kho…. Mặt khác, công ty còn phải tốn một khoản chi phí khi bảo quản
các bán thành phẩm được sản xuất trong vụ chính và các nguyên liệu công ty phải dự
trữ do tính thất thường của mùa vụ.
- Mặc dù doanh thu thuần tăng 1.050.691 đồng (53%), tuy nhiên chi phí nguyên
liệu đầu vào cũng như chi phí bán hàng đều tăng và do lỗ bán ngoại tệ. Một phần do
nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ngân
hàng, chính vì vậy hàng năm công ty phải trả một khoản tiền lãi khá lớn (năm 2013 là
25.443 triệu đồng và năm 2012 là 19.277 triệu đồng) làm cho lợi nhuận thuần giảm
đáng kể.
- Đổi lại, nhờ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất giúp công ty cắt giảm được một
lượng lao động không cần thiết nhằm giảm chi phí quản lý xuồng 9% (ứng với 927triệu
đồng). Ngoài ra, lãi từ bán ngoại tệ và các thu nhập từ xử lý hàng thừa kiểm kê và thu
hỗ trợ lãi suất vay mua lúa gạo tạm trữ góp phần làm thu nhập khác của công ty tăng từ
1.238 triệu đồng lên 16.814 triệu đồng tương ứng với 1258%.
30
- Nhìn chung, tổng lợi nhuận của công ty năm 2013đạt 886triệu đồng, tăng 30.898
triệu đồng (103%), ứng với lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng từ -6.043 đồng lên 134 đồng
(102 %). Kết quà này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu nhiều
ảnh hưởng của thị trường bên ngoài.
4.1.2. Kết cấu doanh thu của công ty năm 2012-2013
Bảng 4.2 Kết cấu doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty năm 2012-
2013
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012
Tỷ lệ
(%)
Năm 2013
Tỷ lệ
(%)
1 Gạo 335.013 48,68 524.299 49,81
2 Thủy Sản 307.967 44,75 479.458 45,55
3 Hàng hóa khác 39.915 5,8 38.946 3,7
4 Cung cấp DV 5.299 0,77 9.894 0,94
Tổng cộng 688.194 100 1.052.598 100
Nguồn: Phòng KT-TC
Doanh thu của công ty chủ yếu từ 2 hoạt động kinh doanh chính là mặt hàng gạo,
chiếm 48,68% (năm 2012),49,81% (năm 2013)và thủy sản chiếm 44,75% (năm 2012),
45,55% (năm 2013).Ngoài ra công ty thu nhập từ các hoạt động khác kinh doanh các
loại vật tư nông nghiệp, kim khí điện máy, mua bán hàng thực phẩm công nghệ và các
hoạt động đầu tư tài chính, cho thuê kho bãi, mua bán bất động sản. Tuy nhiên đây chỉ
là nguồn thu nhập phụ của công ty, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong kết cấu doanh thu.
Tổng doanh thu năm 2013 của công ty tăng rất nhiều so với năm 2012 là do năm
2013 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (Xí nghiệp lương thực Thới Bình
được đưa vào hoạt đông), tiếp tục đầu tư mua sắm máy mọc thiết bị ngày càn hiện đại
hơn góp phần tăng năng suất lao động, giảm được chi phí sản xuất vá làm giá thành sản
phẩm giảm. Mặt khác, trong năm 2013 công ty cũng thu nhiều khoản phải thu của khách
hàng mà năm 2012công ty đã bán mà chưa thu và khoản thu từ người mua trả tiềntrước
cho công ty cũng tăng đáng kể so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã tạo được
31
thương hiệu trên thị trường nên thu hút được rất nhiều khách hàng cũng như uy tín của
công ty với các khách hàng ngày càng được nâng cao.
4.1.3. Kết cầu chi phí của công ty năm 2012-2013
Bảng 4.3 Kết cấu chi phí của công ty năm 2012-2013
Chi phí
Năm 2012 Năm 2013
Giá trị (trđ)
% so với
DT thuần
Giá trị (trđ)
% so với
DT thuần
Giá vốn hàng bán 670.521 97,54 1.003.641 95,52
Chi phí bán hàng 19.176 2,79 25.443 2,42
Chi phí quản lý DN 9.833 1,43 8.906 0,85
Chi phí tài chính 20.553 2,99 30.346 2,89
Tổng cộng 720.083 104,75 1.068.336 101,68
Nguồn: Phân tích tổng hợp
Qua bảng 4.3 ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong kết cấu chi phí
của công ty, năm 2012 (97,54%), năm 2013 (95,52%). Năm 2013 do công ty phải nhập
thêm một số máy móc thiết bị mới cũng như mở rộng quy mô sản xuất nên làm tăng chi
phí bán hàng và chi phí tài chính. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm do công
ty nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và cắt giảm nhân công lao động và nhờ áp dụng
máy móc thiết bị mới vào sản xuất.
4.1.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty năm 2012-2013
Bảng 4.4 Chỉ số sản xuất kinh doanh năm 2012-2013
ĐVT triệu đồng
Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu 688.194 1.052.598
Lợi nhuận -29.926 958
Cổ tức -0,006043 0,000134
Nguồn: Phòng TC-KT
Năm 2012, công ty sản xuất kinh doanh thua lỗ 30.012 tỷ đồng nên lợi nhuận trên
cồ phiếu giảm mạnh và bị lỗ 6.043 đồng/1 cổ phiếu. Năm 2013 công ty kinh doanh lãi
32
được 886 triệu đồng góp phần làm tăng lợi nhuận trên cồ phiếu của công tăng lện 134
đồng/1 cồ phiếu.Đây là dấu hiệu tốt khi công ty đang mở rộng quy mô sản xuất cũng
như mua sắm máy móc thiết bị mới.
4.2. Phân tích chiếnlược kinh doanh tại công ty
Công ty hoạt động kinh doanh không thể tách rời khỏi thị trường, họ cũng không
hoạt động riêng lẻ mà diễn ra trong quan hệ với môi trường, với môi trường bên trong
và bên ngoài của công ty.Do vậy bên cạnh các chức năng như: tài chính, sản xuất, quản
trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để đảm bảo cho doanh
nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị marketing – chức năng kết nối hoạt
động của công ty với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài nhẳm đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty hướng theo hướng thị trường, lấy thị trường
– nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh.
Hoạt động marketing trong công ty đóng vai trò quyết định đến vị trí của công ty
trên thị trường.Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hóa đến việc
thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hóa được bán thì hoạt động marketing vẫn
tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực
khác trong công ty và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để lôi kéo
khách hàng và tìm ra các công cụ có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cẩu của khách hàng
từ đó đem lại lợi nhuận dài hạn cho công ty.
Chiến lược sản phẩm
Với phương châm luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, xem chất lượng là mục
tiêu hàng đầu với khách hàng nói riêng và với thị trường nói chung.Do đó, hiện nay
công ty đang áp dụng quy trình quản lý sản xuất – chất lượng sản phẩm theo các tiêu
chuẩn: HACCP, ISO 9000-20001, BRC. Công ty luôn kiểm tra, đánh giá chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm tất cả các mặt hàng nhập xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu sản
xuất và tiêu thụ.
Trong thời gian qua, công ty không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc,
bồi dưỡng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm
33
tốt nhất và giá cả phù hợp. Điều này giúp công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường.
Công ty cũng không ngừng phát triển kinh doanh hàng thủy sản theo hướng đa
dạng hóa các mặt hàng và cơ cấu sản phẩm luôn được cải tiến theo từng thời điểm của
thị trường, theo thướng giữ mặt hàng truyền thống (tôm biển) đồng thời phát triển các
mặt hàng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, hàng phối chế, hàng giá trị gia tăng. Công ty đang
hướng đến nâng cao chất lượng cũng như tăng thêm sản lượng các loại gạo cao cấp, gạo
đặc sản để đáp ứng cho nhu cầu của các khách hàng mới và mở rộng thị trường.
Bảng 4.5 Thị trường tiêu thụ các mặt hàng chính của công ty
Tên sản phẩm Thị trường
Gạo thơm 4900, gạo 15% tấm, tấm 1/2,
tấm 2/3, cám, trấu
Trong nước
Gạo 5% - 25%
Malaysia, indonesia, Philippin, Trung
Quốc
Mực, tôm, nghêu, sò, cá kèo đông lạnh Trong nước
Cá lưỡi trâu, tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
cá kèo đông lạnh khối, mực
EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo,
Russia, Hong Kong, Thailand, Australia
Nguồn: Phòng KD XNK + KD nội địa.
Chiến lược giá
Giá cả là yếu tố nhạy cảm đối với khách hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu và lợi nhuận của công ty.Do đó công ty luôn nghiên cứu và định ra chiến lược giá
phù hợp cho từng loại sản phẩm và từng thời kỳ hoạt động của công ty, tăng khả năng
ạnh tranh của công ty trên thị trường. Cùng với những uy tín tạo dựng trong những năm
qua, công ty đã có một số lượng khách hàng ở các quốc gia khác nhau, cho nên việc
đưa ra giá cho các sản phẩm hết sức quan trọng. Trong công ty có nhiều sản phẩm khác
nhau, làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên có từng mức giá khác nhau. Ngoài ra giá
cả của các mặt hàng còn có sự chênh lệch nhau giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa
bán trong nước.
34
Bảng 4.6 Giá một số loại gạo xuất khẩu trong năm 2012-2013
Loại
Giá bán (USD/Tấn) Chênh lệch
Năm 2012 Năm 2013 ±Δ %
Gạo trắng 5% tấm 430 420 -10
-
0,02
Gạo trắng 10% tấm 420 408 -12
-
0,03
Gạo trắng 15% tấm 415 390 -25
-
0,06
Gạo trắng 25% tấm 390 380 -10
-
0,03
Nguồn: Phòng KT-TC.
Năm 2013 giá của các loại gạo trắng từ 5% đến 25% đều giảm.Nguyên nhân là do
nguồn cung quá lớn, Ấn Độ đột ngột trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới.Mặt khác do các công ty trong nước sức cạnh tranh quốc tế tế, do chính
phủ Thái Lan và Ấn Độ trợ giá cho việc thu mua lúa, gạo dự trữ. Chính vì vậy, việc
điều chỉnh giá không được như mong đợi của công ty, tuy nhiên giá gạo của công ty
như vậy là hợp lý vì đây là tình hình chung của các nước xuất khẩu gạo khi nguồn cung
dồi dào.
Đối với các mặt hàng thủy sản, năm 2013 ngành nuôi tôm Việt Nam bị mất mùa
do tôm bị bệnh, dịch, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng do yêu cầu ngày càng khắc
khe của khách hàng mà công ty không đáp ứng được. Điều đó khiến công ty không đạt
đượcthỏa thuận tăng giá với khách hàng.Vì vậy trong năm 2013 giá bán các mặt hàng
từ thủy sản giảm đáng kể.
Chiến lược phân phối
Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng, quyết định sản phẩm có thể đếntay người
tiêu dùng dễ dàng hay không. Chọn kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm
và đặc điểm của khách hàng thì công ty sẽ đạt được mục tiêu của chiến lược phân phối
cũng như mục tiêu của chiến lược kinh doanh.
35
Hình 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty
Nguồn: Phòng TC – HC
Qua sơ đồ ta thấy, sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng chỉ thông qua
một kênh phân phối duy nhất là các xí nghiệp, chi nhánh của công ty. Những xí nghiệp
này độc quyền tất cả khối lượng hàng hóa này rồi bán lại cho các đại lý khách khác với
số lượng tương đối lớn.Tuy nhiên đến đây đại lý có thể bán trực tiếp cho người tiêu
dùng hoặc thông qua nhà bán lẻ nên sẽ có một phần người tiêu dùng mua trực tiếp từ
đại lý sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí trung gian.
Chiến lược chiêuthị - cổ động
Với đặc thù là ngành sản xuất Nông Sản và Thủy Sản, do đó để quảng bá thương
hiệu “AGRIMEXCO CAMAU” trong nước và thế giới nhằm tìm kiếm khách hàng và
thị trường mới, năm 2013 công ty đã có các chương trình marketing cụ thể như sau:
Công ty
Các xí nghiệp, chi
nhánh
Đại lý
Người tiêu dùng
Xuất khẩu
36
- Công ty hằng năm đều có quảng cáo trên truyền hình và trện các tạp chí như: tạp
chí ngành của Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam, Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, Tạp Chí
Hội Thương Mại Thủy Sản Việt Nam (VIETFISH).
- Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài nước về Thủy sản và
Nông Sản như: VIETFISH, FESTIVAL lúa gạo Hậu Giang, FESTIVAL Thủy Sản Cần
Thơ, Hội Chợ Thủy Sản Nhật, Châu Âu, hội chợ Nông Sản Philippin.
- Ngoài ra, công ty còn thực hiện chào bán qua hình thức thương mại điện tử.
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty
4.3.1. Môi trường bên ngoài
a) Yếu tố chính trị - luật pháp
Về chính trị
Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp về tình hình chính
trị và kinh tế, tình hình biển đông diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
chung của thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là nước có ảnh hưởng trực tiếp và
nhiều nhất.Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những nước có nền chính trị ổn định
cao trên thế giới. Điều đó cho thấy mức độ an toàn của môi trường đầu tư ở Việt Nam
cũng như các công ty đang hoạt động tại Việt Nam. Môi trường chính trị ổn định tạo
động lực và niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là
cơ hội cho công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau an tâm mở
rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác
kinh doanh từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Về pháp luật
Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện, có nhiều bộ luật được ban hành,
sửa đổi bổ sung. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường kinh doanh
lành mạnh, cạnh tranh công bằng và giúp cho các công ty được hưởng những quyền lợi
cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật
nước ta còn nhiều khuyết điểm, chính sáchđúng đắn nhưng quá trình thực hiện chưa có
sự thống nhất. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.Ngoài ra, trong môi trường kinh
37
doanh hội nhập, đặc biệt công ty Cổ Phẩn Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà
Mau chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu, điều đó đòi hỏi công
ty phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thông lệ quốc tế. Vì vậy, công ty đã và đang
tích cực trang bị cho mình những thông tin cần thiết về thị trường, đối thủ, nghiên cứu
luật pháp quốc tế để thực sự hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Với chính trị và pháp luật của nước ta hiện nay, công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau đã thực hiện tốt những quy định về luật lao động, luật
doanh nghiệp tạo niềm tin cho người lao động, giúp họ an tâm làm việc và vì công ty
nỗ lực trong sản xuất. Đồng thời công ty cũng thực hiện tốt các quy định về kinh doanh
và cạnh tranh của pháp luật trên cơ sở công bằng tạo dựng hình ảnh tốt cho công ty trên
thị trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư hướng tới mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh.
b) Yếu tố kinh tế
Kinh tế thế giới năm 2013vẫn cònnhiều bất ổn và biến động phức tạp.Tăng trưởng
kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước
thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt.Khủng hoảng tài
chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Những yếu tố
không thuận lợi từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta.
Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các công ty: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ
xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại….
38
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại, do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Trước khủng hoảng kinh tế thế giới
thì năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,46%.Năm 2008 là năm bắt đầu khủng
hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 6,31%, năm
2009 là 5,32%, nhưng sang năm 2010 GDP tăng lên 6,78%. Năm 2011 khủng hoảng tài
chính và khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu lan rộng và ảnh hưởng đến nền
kinh tế thế giới. Chịu sự ảnh hưởng đó nên GDP nước ta năm 2011 giảm còn 5,89% và
năm 2012 là 5,03%. Năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau
cuộc khủng hoảng, nên GDP chỉ đạt 5,42, thấp hơn mục tiêu đề ra là 5,5 % nhưng tăng
trưởng cao hơn so với năm 2012 và có dấu hiệu đang phục hồi.
Yếu tố lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nếu lạm phát cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm
giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Mặt khác, lạm phát tăng cao còn
ảnh hưởng đến lãi suất và thu nhập của người dân sẽ giảm, điều này làm cho sức mua
của người dân giảm.
8.46
6.31
5.32
6.78
5.89
5.03 5.42
12.6
19.89
6.52
11.75
18.13
6.81 6.04
0
5
10
15
20
25
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ĐVT %
GDP
CPI
39
Qua hình 4.2 ta thấy tỷlệ lạm phát trong những năm qua có nhiều biến động, nhưng
trong 2 năm gần đây thì lạm phát đang giảm dần. Năm 2012 tỷ lệ lạm phát là 6,81% và
năm 2013 là 6,04%. Trong tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn thì tỷ lệ lạm phát như vậy
là hợp lý và phù hợp với mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là tăng cường ổn định kinh tế vĩ
mô,lạm phát thấp hơn,tăng trưởng cao hơn.Đây là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế
Việt Nam trong.
Lãi suất
Đối với các công ty, lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Khi lãi
suất tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận
cũng như khả năng cạnh tranh của công ty, gây ra tình trạn thua lỗ, phá sản vì lãi suất
góp phần hình thành nên chi phí vốn của công ty. Ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ tạo
điều kiện cho công ty giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất thấp còn tạo đọng lực khuyên khích các công
ty mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích
tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế.
Tỷ giá hối đối
Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau là một trong
những công ty đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nên sự biến động của tỷ giá
hối đoái sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.Tỷ giá hối đối tăng sẽ có
lợi và thúc đẩy cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp
khi nhập khẩu nguyên liêu, máy móc thiết bị từ nước ngoài. Khi đó chi phí sản xuất
tăng lên và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm của công ty.Điều đó đòi hỏi công ty phải
điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của
biến động tỷ giá.
c) Yếu tố công nghệ
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ có những bước phát triển vượt
bậc, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và thương mại.
40
Ngày nay, không có một công ty nào muốn tồn tại và phát triển mà không dựa vào
việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Công nghệ
càng phát triển hiện đại thì các công ty có thể sản xuất được nhiều loại hàng hóa phù
hợp hơn với nhu cầu ngày càng cao của con người hiện đại. Những công nghệ tiên tiến
liên tục ra đời, nó tạo ra cho các cơ hội cũng như nguy cơ cho các công ty. Việc vận
dụng được sự phát triển của công nghệ không chỉ giúp cho công ty giảm được chi phí
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp công ty nâng cao uy tín của mình
trên thị trường.
Đối với công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản – Thực Phẩm Cà Mau, để
không bị tụt hậu về công nghệ cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ của
mình. Đồng thời luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng. Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng đầu tư, đổimới công
nghệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể như sau:
- Tủ đông 4 cái với công suất 3.000 tấn/năm.
- Băng chuyền IQF với 2 hệ thống đạt công suất 1.500 tấn/năm.
- Kho lạnh 2 cái với công suất 400 tấn, luân chuyển 5.000 tấn/năm.
- Máy phân cỡ 4 cái đạt ông suất 2.000 tấn/năm.
- Máy đá vãy 4 cái đạt công suất 7.000 tấn/năm.
- Hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm 1 hệ thống cho toàn khu sản xuất.
- Phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng sản phẩm thủy sản.
- Máy phát điện 5 cái đạt công suất 1.300 kw/năm.
d) Ảnh hưởng từ vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam và nằm trong vùng kinh tế trọn điểm vùng
đồng bằng Sông Cửu Long.Cà Mau nằm cách TP Hồ Chí Minh 370 km, cách Cần Thơ
180 km về phía Nam.Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang, ba hướng còn lại đều
giáp biển.Diện tích tự nhiên là 5.329 km2 với dân số là 1.220.000 người. Cà Mau có
điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triểnkinh tế toàn diện, đặc biệt
là kinh tế thủy sản. Với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng
70.000 km2, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha ( trong đó diện tích nuôi tôm
41
khoảng 240.000 ha ).Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài
nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp.
Cà Mau được nối kết với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thàn khu vực đồng bằng
Sông Cửu Long bằng cả ba hệ thống giao thông: đường bộ, đường thủy, đường hàng
không nên thuận lợi cho việc giao thương. Đặc biệt, Cà Mau là đại phương nằm trên
tuyến hàng lang ven biển Phía Nam nối liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái
Lan, Cà Mau là cửa ngõ giao thương với các nước trong khối ASEAN trong đó trực tiếp
là Thái Lan và Campuchia.
Với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau đang tận dụng nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu,
sự thuận tiện về giao thông để dần mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản
phẩm sang các khu vực lân cận cũng như thị trường nước ngoài.
e) Nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu chính của công ty là lúa và tôm, bên cạnh đó công ty còn xem
xét việc mở rộng và tăng sản lượng chế biến các loại thủy sản khác như: cá lưỡi trâu,
mực, bạch tuộc và các loại cá biển khác….Những nguyên liệunày chiếm phần lớn trong
tổng giá thành sản phẩm.
Đầu vào nguyên liệu của công ty chủ yếu được mua trong nước, lúa được mua từ
vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tôm được mua từ hai vùng chính: Miền Trung là Phú
Yên, Bình Thuận; vùng đồng bằng Sông Cửu Long là Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu,
Trà Vinh, Kiên Giang.Đây là hai vựa tôm lớn nhất của cả nước và sẽ cung cấp bổ sung
cho nhau khi một vùng gặp khó khăn về con giống, dịch bệnh hoặc vào trái vụ. Điều
này làm giảm tính mùa vụ, tôm được cung cấp quanh năm đủ đắp ứng cho nhu cầu hoạt
động kinh doanh của công ty.
Công ty tổ chức thu mua nguyên liệu tại nguồn của nông dân theo đúng quy trình
quản lý vệ sinh do ngành thủy sản quy định. Điều đó có ý nghĩa là tôm luôn được thu
mua với mức giá thấp nhất vì không tốn chi phí trung gian.Trong một số trường hợp
cần thiết công ty có thể mua bán thành phẩm từ các đơn vị chế biến thủy sản trong nước
hoặc nhập khẩu từ nước khác.
42
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quanh năm, hiện nay công ty đã xây dựng hai kho
lạnh có trữ lượng 400 tấn với mức luân chuyển 5.000 tấn/năm, bán thành phẩm được
sản xuất trong vụ chính sẽ được trữ lại và đưa vào sản xuất những mặt hàng giá trị gia
tăng vào trái vụ. Đồng thời thành phẩm được tăng cường sản xuất và trữ lại từ cụ chính
sẽ giúp công ty ổn định được đầu ra trong các tháng mà nguồn nguyên liệu tôm không
dồi dào.Ngoài ra, công ty còn bố trí nhà máy ngay tại trung tâm vựa tôm cả nước, thu
mua tại nguồn với một quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có mối quan hệ tốt với
các đối tác trong nước và nước ngoài…. là những nhân tố giúp cho công ty kiểm soát
được chất lượng, giá cả và số lượng nguyên liệu.
Ngoài việc mua trực tiếp từ nông dân, công ty còn mua lại nguyên liệu từ các công
ty khác trong ngành để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Một số nhà cung cấp của công ty
- Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu nông sản thực phẩm An Giang.
- Công ty TNHH Một thành viên chế biến thủy sản Nam Việt.
- Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Đức Minh.
- Công ty TNHH một thành viên FYB.
- Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Thành Đạt.
- Công ty TNHH thủy sản Trường Hạnh.
f) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng lả các công ty chuẩn bị hoặc mới tham gia vào
ngành.Đối thủ mới tham gia vào ngành là yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty, do
họ cố gắng giành thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Ngày nay, hòa mình vào sân chơi toàn cẩu cùng với việc Việt Nam đã là thành
viên của các tổ chức thương mại trên thế giới như WTO, AFTA…. Điều này cho thấy
sẽ có nhiểu đối thủ tiềm năng ở trong nước và nước ngoài có thể xuất hiện và chắc chắn
43
trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty trong tương lai, sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt
hơn
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến
công ty.Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với công ty.Các
đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường.Khi áp
lực cạnh tranh giữa các công ty càng gia tăng thì đe dọa vị trí cũng như sự tồn tại của
công ty.
g) Khách hàng
Khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của công ty.Sự tín nhiệm
của khách hàng ảnh hưởng đến vị trí và giá cả của công ty trên thị trường. Do vậy cần
thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khách hàng nhằm thỏa mãn nhằm đáp ứng nhu cầu của
họ.Hiện nay với việc không ngừng nậng cao chất lượng sản phẩm cùng với phương thức
thanh toán gọn nhẹ, an toàn và phù hợp, công ty đã tạo ra uy tín đối với những khách
hàng và đối tác của mình.
Hàng của công ty được xuất khẩu qua các quốc gia như: Mỹ, Australia, Hồng Kông,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và một số nước châu Âu.
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp

More Related Content

What's hot

Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
Vân Võ
 
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Diệu Lì
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Họa My
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
nataliej4
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017
Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017
Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
 CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C... CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
anh hieu
 
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
hụng hung
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namNham Ngo
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAYĐề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

What's hot (20)

Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
 
Quan tri du an
Quan tri du anQuan tri du an
Quan tri du an
 
Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017
Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017
Đề tài báo cáo thực tập quản trị kinh doanh chiến lược giá 2017
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tài thành phố hồ chí minh của tậ...
 
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
 CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C... CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN  TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA C...
 
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAYĐề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
 

Similar to Luận văn tốt nghiệp

Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
 Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
hieu anh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước HòaĐề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựngĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - Athena
Luan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - AthenaLuan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - Athena
Luan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - AthenaHiếu Nguyễn Trọng
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty Pharma
Khóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty PharmaKhóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty Pharma
Khóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty Pharma
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1
Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1
Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1
Quốc Đạt Nguyễn
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên QuangLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
luanvantrust
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
anh hieu
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà NghĩaMột số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
luanvantrust
 
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaXây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
luanvantrust
 

Similar to Luận văn tốt nghiệp (20)

Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
 Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
Phân tích hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
 
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước HòaĐề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing –mix tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP XNK Sao ...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựngĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
 
Luan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - Athena
Luan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - AthenaLuan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - Athena
Luan van tot nghiep 2014 - Nguyễn Trọng Hiếu - Athena
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty Pharma
Khóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty PharmaKhóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty Pharma
Khóa Luận Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm Cho Công Ty Pharma
 
Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1
Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1
Hoàng chỉnh-đã-fix-lần-1
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên QuangLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
 
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
 
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà NghĩaMột số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
Một số giải pháp hoàn thiện Hoạt động bán hàng của công ty Hà Nghĩa
 
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
 
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaXây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAYLuận văn: Kế toán bán hàng  tại Công ty may Trường Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán bán hàng tại Công ty may Trường Sơn, HAY
 
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
Hoàn Thiện Kênh Phân Phối Dược Phẩm cho Nhà Thuốc tại TPHCM của Công ty TNHH ...
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Luận văn tốt nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THÁI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN – THỰC PHẨM CÀ MAU (AGRIMEXCO CA MAU) KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn: Th.s TRẦN HOÀI NAM Thành phố Hô Chí Minh Tháng 7/2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THÁI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN – THỰC PHẨM CÀ MAU (AGRIMEXCO CA MAU) KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn: Th.s TRẦN HOÀI NAM Thành phố Hô Chí Minh Tháng 7/2014
  • 3. Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản- Thực Phẩm Cà Mau (Agrimexco Ca Mau” do Nguyễn Văn Thái, sinh viên khóa 37, ngành Quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________. Trần Hoài Nam Giảng Viên Hướng Dẫn (Chữ ký) ________________________ Ngày……tháng……năm 2014 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký, họ tên) Ngày……tháng……năm 2014 Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký, họ tên) Ngày……tháng……năm 2014
  • 4. LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên con xin càm ơn cha mẹ, người đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người, là điểm tựa để con vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hoài Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị trong Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm , các Cô Chú, Anh Chị trong công ty, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn Sinh viên Nguyễn Văn Thái
  • 5. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN VĂN THÁI, Tháng 7 năm 2014, “Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản – Thực Phẩm Cà Mau ( AGRMEXCO CA MAU)” NGUYEN VAN THAI. July 2014. “Analysis Business Strategy In Ca Mau Agricultual Products & Foodstuff Import – Export Joint Stock Company”. Nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới.Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nền kinh tế nước ta, môi trường cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn khi các công ty nước ngoài đổ xô vào đầu tư thị trường Việt Nam.Đứng trước tình hình đó, nếu công ty không có chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn thì sẽ không thể tồn tại và phát triển.Vì vậy các công ty cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trên thị trường đồng thời phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó có thể phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu. Đề tài“Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau (AGRIMEXCO CA MAU)” phân tích các chiến lược kinh doanh tại công ty , phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong tương lai. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng nguồn số liệu từ các phòng ban của công ty, từ internet, sách, báo và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp so sánh, thống kê, đánh giá, …….Các ma trận IFE, EFE, SPACE cũng được sử dụng để phân tích chiến lược kinh doanh của công ty.
  • 6. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................................ ix CHƯƠNG 1.................................................................................................................................1 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2 1.4. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................................3 CHƯƠNG 2.................................................................................................................................4 TỔNG QUAN.............................................................................................................................. 4 2.1. Tổng quan về công ty..................................................................................................4 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty..................................................... 4 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty ................................................................................................ 6 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty .......................................................................... 12 2.3. Khái quát thị trường kinh doanh của công ty........................................................ 12 2.3.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty......................................................................... 12 2.3.2. Giới thiệu về sản phẩm của công ty............................................................................. 13 2.3.3. Vị thế của công ty so với các công ty khác trong ngành ................................................ 13 2.4. Đặc điểm của công ty............................................................................................... 14 2.4.1 Thuận lợi.................................................................................................................... 14 2.4.2. Khó khăn................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 3............................................................................................................................... 14 NỘI DUNGVÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 15 3.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................. 15 3.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản – thực phẩm tại Việt Nam .............................. 15 3.1.2. Tổng quan về chiến lược kinh doanh ........................................................................... 19 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược .............................................. 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 24 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................... 24 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................................... 25
  • 7. vi CHƯƠNG 4............................................................................................................................... 29 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................................ 29 4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013.... 29 4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty năm 2012-2013 ............................................ 29 4.1.2. Kết cấu doanh thu của công ty năm 2012-2013............................................................. 30 4.1.3. Kết cầu chi phí của công ty năm 2012-2013 ................................................................. 31 4.1.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty năm 2012-2013 .............................. 31 4.2. Phân tích chiến lược kinh doanh tại công ty ......................................................... 32 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty .......... 36 4.3.1. Môi trường bên ngoài................................................................................................. 36 4.4. Ma trận SPACE......................................................................................................... 48 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty.51 4.5.1. Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường ............................... 51 4.5.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối52 4.5.3. Giải pháp 3: Tăng cường nguồn lực tài chính của công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường. ........................................................ 53 CHƯƠNG 5............................................................................................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 56 5.1. Kết luận...................................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị.................................................................................................................... 56 5.2.1. Đối với Nhà nước....................................................................................................... 56 5.2.2. Đối với công ty.......................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 58
  • 8. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế BH Bán hàng CCDV Cung cấp dịch vụ DT Doanh thu ĐT-KT Đầu tư – Kỹ thuật EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong GDP Tổng sản phẩm quốc nội Ha Hecta HĐKD Hoạt động kinh doanh KD-XNK Kinh doanh- Xuất nhập khẩu LN Lợi nhuận SPACE Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động TC-HC Tổ chức- Hành chính TNDN Thu nhập doanh nghiệp TC-KT Tổ chính – kế toán XNLT Xí nghiệp lương thực VIETFISH Hội thương mại thủy sản Việt Nam
  • 9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Chỉ số tiêu dùng thực phẩm – số liệu & dự báo........................................17 Bảng 3.2. Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài ...........................27 Bảng 4.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2012-2013........................................29 Bảng 4.2. Kết cấu doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty năm 2012-2013........................................................................................................................31 Bảng 4.3. Kết cấu chi phí của công ty năm 2012-2013.............................................31 Bảng 4.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2013 ......................32 Bảng 4.5. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng chính của công ty ................................34 Bảng 4.6. Giá một số loại gạo xuất khẩu trong năm 2012-2013..............................35 Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...........................................45 Bảng 4.8. Cơ cấu lao động theo trỉnh độ học vấn tại công ty năm 2012-2013.......46 Bảng 4.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).............................................48 Bảng 4.10. Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài .........................49
  • 10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty .............................................................................. 7 Hình 3.1. Mô hình quản trị chiến lược toàn diện........................................................21 Hình 3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ........................................................................23 Hình 4.1. Sơ đồ kênh phân phối ...................................................................................36 Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2013........39 Hình 4.3. Đồ thị ma trận SPACE..................................................................................50
  • 11. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hòa nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nền kinh tế nước nhà,môi trường cạnh tranh ngày càng được mở rộng song sự cạnh tranh cũng trở nên khắc nghiệt hơn.Các công ty nước ngoài, các tập đoàn kinh tế đổ xô vào thị trường Việt Nam tạo nên một thị trường đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về sản phẩm hàng hóa,dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi.Nếu công ty không xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn thì sẽ khó ứng biến được với sự thay đổi của thị trường cũng như khó giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này. Đứng trước tình hình đó, các công ty cần xác định vị trí hiện tại của mình trên thị trường đồng thời phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy điểm mạnh và hạn chế hoặc loại bỏ điểm yếu.Công ty cần có các biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả và phân tích sự biến động của môi trường bên ngoài nhằm nắm bắt, tận dụng cơ hội và giảm bớt nguy cơ cho công ty mình.Vì vậy các công ty phải có những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình, phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn, năng động sáng tạo và có hiệu quả. Nông sản-thực phẩm là những mặt hàng chủ lực và quan trọng của Việt Nam.Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau là một trong những công ty xuất nhập khẩu lớn nhất ở Miền Nam Việt Nam.Vì vậy công ty luôn
  • 12. 2 phải đối mặt với điềukiện hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty là hết sức cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược thì công ty cũng phải phân tích các chiến lược cũ của mình để xem xét lại những mục tiêu mà chiến lược đã đạt được và chưa thực hiện được.Từ đó công ty sẽ hoạch định một chiến lược mới thông qua chiến lược cũ.Được sự cho phép của công ty “Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản-Thực Phẩm Cà Mau (AGRIMEXCO Cà Mau)” và sự hướng dẫn của thầy TRẦN HOÀI NAM cho nên tôi thực hiện đề tài “Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xuất -Nhập Khẩu Nông Sản- Thực Phẩm Cà Mau”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản- Thực Phẩm Cà Mau. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013. - Phân tích các chiến lược kinh doanh tại công ty Agrimexco Cà Mau. - Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh tại công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Công ty Cổ phần Xuất Nhập Nông sản – Thực phẩm Cà Mau hoạt động khá đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty năm 2012-2013. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 10/3/2014 đếnngày 30/6/2014. Đại bàn nghiên cứu: tại công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau, Số 969, đường Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
  • 13. 3 1.4. Cấu trúc khóa luận Gồm 5 chương Chương 1: Mở đầu Nêu lên các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, tầm quan trọng của nghiên cứu, cấu trúc khóa luận. Chương 2: Tổng quan Giới thiệu tổng quan về công ty nghiên cứu bao gồm: giới thiệu chung về công ty, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, tình hình lao động của công ty, cơ cấu và tổ chức bộ máy của công ty. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu bao gồm những lý thuyết có liên quan đến đề tài: các khái niệm cơ bản về chiến lược, chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược, vai trò của quản trị chiến lược. - Các phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng được trình bày trong chương này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trỉnh bày những kết quả nghiên cứu: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2013, phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, từ đó làm cơ sở để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận SPACE. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Kết luận chung về đề tài, nêu lên những mặt hạn chế của đề tài, đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, với công ty.
  • 14. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triểncủa công ty a) Giới thiệukhái quát về Công ty Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản - Thực Phẩm Cà Mau. Tên giao dịch quốc tế: CAMAU AGRICULTURAL PRODUCTS & FOODSTUFF IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: AGRIMEXCO CAMAU. Logo Trụ sở chính: Số 969 Lý Thường Kiệt, P.6, Tp.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. Điện thoại / Fax : 078.3560 137 Fax: 078.3560 861 Webtise: http://agrimexcocamau.vn/ Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng. Giấy chứng nhận kinh doanh số 2000101442 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Cà Mau cấp lần đầu ngày 19/10/2006, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 07/07/2011. b) Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty Tiền thân của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Cà Mau là Công ty Kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải được thành lập năm 1994, sau này
  • 15. 5 được thay đổi qua nhiều danh xưng và chức năng kinh doanh.Năm 2004, Công ty tiếp nhận Công ty Lương thực Minh Hải và tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước. Công ty Kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải (trực thuộc UBND tỉnh Minh Hải) được thành lập theo quyết định số 198-QĐ/UB ngày 17/09/1994 của chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải (năm 1997 tách thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu). Ngày 17/04/1996 chủtịch UBND tỉnh Minh Hải ra quyết định số 215-QĐ/UB về việc thay đổi tên và thay đổi chức năng kinh doanh của Công ty kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Hải thành Công ty Xuất Nhập khẩu nông sản thực phẩm Minh Hải. Ngày 15/03/1997, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 210-QĐ/CTUB điều chỉnh và bổ sung quyết định số 02-QĐ/CTUB ngày 04/01/1997,quyết định đổi tên Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản thực phẩm Minh Hải thành Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau. Ngày 30/07/1998, Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau được tiếp nhận làm thành viên của Công ty Lương thực Miền Nam theo quyết định số 039B/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam. Công ty Lương Thực Minh Hải là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 168/QĐ/UB ngày 11/11/1992của Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải và được cấp lại theo quyết định số 84/QĐ/UB ngày 17/02/1997 của UBND tỉnh Bạc Liêu. Theo quyết định số 136/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/07/2003 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam và thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì Công ty Lương Thực Minh Hải được sáp nhập vào Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Thẩm Cà Mau. Ngày 11/05/2004, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định số 1206/QĐ/BNN-TCCB chấp thuận cho Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau tiến hành cổ phần hóa. Ngày 30/06/2005, Tổng công ty Lương thực Miền Nam có quyết định điều ngành hàng sản xuất và chế biến lương thực về Tổng Công ty.Và
  • 16. 6 phần còn lại của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau thực hiện cổ phần hóa. Ngày 24/09/2010,Công ty được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng để thực hiện tăng vốn Điều lệ từ 22 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản thực phẩm Cà Mau tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp đã được quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại bao gồm: Trụ sở chính và các xí nghiệp và cửa hàng sau: Chi nhánh tại TP.HCM: 1387 Bến Bình Đông, Phường 15, Quận 8, TP.HCM. Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Tân Thành: 969 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. Xí nghiệp lương thực Thới Bình: Quốc lộ 63, Ấp 3, Xã Trí Phải, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau. Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản: Khánh Bình Đông, Huyện Tân Thời, Tỉnh Cà Mau. Cửa hàng tự chọn phường 9: 334B-C Nguyễn Trãi, Phường 9, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. Cửa hàng tự chọn phường 6: 969 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. Cửa hàng tự chọn xã Trí Phải: Ấp 3, Xã Trí Phải, Huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau. Cửa hàng tự chọn xã Lý Văn Lâm: Quốc lộ 1, Xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
  • 17. 7 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính. Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo Quan hệ nghiệp vụ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG ĐT - KT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CỬA HÀNG TỰ CHỌN CHI NHÁNH TPHCM PHÒNG KD XNK PHÒNG KD NỘI ĐỊA PHÒNG TC - KT PHÒNG TC - HC XN TÂN THÀNH XN LT THỚI BÌNH CƠ SỞ NUÔI TRỒNG TS
  • 18. 8 Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: thông qua sửa đổi bổ sung điềulệ. Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và của các kiếm toán viên. Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đông bầu ra. Ban kiểm soátcó nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày trong Công ty, chỉ đạo việc triển khai thực hiện cácNghị quyết của Hội đồng quản trị. Phòng kinh doanh Xuất Nhập khẩu - Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn, khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. - Đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng đã ký. - Xây dựng đề án kế hoạch sản xuất kinh doanh, tháng, quý, năm. - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi và phân tích, tham mưu cho lãnh đạo cộng tác kinh doanh và thị trường. - Theo dõi tiến độ sản xuất của các xí nghiệp theo kế hoạch sản xuất của Công ty.
  • 19. 9 Phòng kinh doanh nội địa. - Xây dựng kế hoạch bán lẻ các mặt hàng phục vụ tiêu dùng như: hàng bách hóa, thực phẩm công nghệ, lương thực thực phẩm, thủy sản đông lạnh….trong địa bàn tỉnh. - Thực hiện nhiệm vụ bán lương thực (gạo) bình ổn thị trường. Phòng tài chính – kế toán - Tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quản lý các hoạt động tài chính, việc sử dụng tài sản và nguồn vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất. - Lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở đã có kê hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư – xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động, tiền lương,……từ đó xác định nhu cầu vốn và lập kế hoạch vay vốn Ngân hàng. - Tổ chức và kiểm tra hoạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Định kỳ tập hợp phản ánh và cung cấp các thông tin cho Tổng Giám đốc về tình hình biến động và sử dụng các nguồn vốn. - Tổ chức hoạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ giá, hỗ trợ lãi suất hoặc các nguồn hỗ trợ khác,….) đổng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên. - Phối hợp với cácphòng ban chức năng trong công tyxây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chi phí,kế hoạch giá thành, các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chế độ chi tài chính….. - Phân tích giá thành sản phẩm, các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất. - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.
  • 20. 10 Phòng đầu tư kỹ thuật - Xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn của các lĩnh vực công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện thông tin vận tải phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. - Trực tiếp quản lý vận hành máy móc, thiết bị toàn công ty, tổ chức tham mưu cung ứng vật tư, bao bì phục vụ hoạt động sản xuất của công ty. - Theo dõi việc quản lý sử dụng tài sản công cụ dụng cụ, vật tư bao bì, hóa chất, tham gia các phòng ban xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, giám sát và theo dõi thực hiện định mức tại các đơn vị trực thuộc. - Lập dự án theo kế hoạch được duyệt. Phòng tổ chức hành chính - Tham mưu cho Tổng giám đốc về tổ chức và bố trí cho phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc văn phòng công ty và các cán bộ theo phân cấp, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, chuẩn bị các hợp đồng lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ. - Ban hành và giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, thông báo,…. - Quản lý văn thư, công tác tạp vụ, vệ sinh văn phòng, phục vụ các hội nghị, tập huấn, tiếp khách tại công ty. - Chuẩn bị các thủ tục giải quyết chế độ cho người lao động như hưu trí, chế độ nghĩ phép, thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và các chế độ khác có liên quan đến người lao động. - Hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương cho các bộ phận trực thuộc.
  • 21. 11 - Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng, trình Hội đồng thi đua xét duyệt, đồng thời kỷ luật, khiển tráchđối với những nhân viên có hành vi vi phạm quy định của công ty. - Tổ chức công tác y tế tại cơ quan, công tác bảo vệ tuần tra canh gác, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong toàn Công ty, đàotạo, thi đua tay nghề cho công nhân lao động. - Kết hợp với tồ chức đoàn thể quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp chế biến xuất khẩu Tân Thành. - Tiếp nhận nguyên liệu và tổ chức sản xuất theo kế hoạch sản xuất và lệnh sản xuất của công ty. - Thực hiện các quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất theo các quy định đã ban hành của Nhà nước, các tổ chức có liên quan và Công ty. - Quản lý và thực hiện các định mức sản xuất của công ty đã ban hành. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh - Thực hiện giao dịch đối ngoại của công ty thành phố. - Thay mặt công ty thực hiện các giao dịch nghiệp vụ nhập xuất khẩu hàng tại TP.HCM. Xí nghiệp lương thực Thới Bình - Tổ chức thu mua nguyên liệu (lúa, gạo) xay xát và chế biến xuất khẩu theo kế hoạch của công ty. - Thu mua lúa, gạo tạm trữ theo kế hoạch của công ty. Các cửa hàng tự chọn của công ty bao gồm: - Cửa hàng tự chọn phường 9. - Cửa hàng tự chọn phường 6. - Cửa hàng tự chọn xã Trí Phải. - Cửa hàng tự chọn xã Lý Văn Lâm.
  • 22. 12 Mua bán hàng công nghệ thực phẩm, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng…. trên địa bàn tỉnh và cung cấp xuống các huyện. Cơ sở nuôi trồng thủy sản - Lập kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản theo từng thời vụ. - Theo dõi định mức, tìm hiểu học tập kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất và thu hoạch sản phẩm có hiệu quả tốt nhất. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng Theo quy chế quản lý của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Nông Sản thực phẩm Cà Mau được hoạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của đơn vị với cơ quan quản lý cấp trên. Nhiệm vụ Đơn vị không ngừng nâng cao, áp dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tận dụng hết công suất máy móc chi tiết nhằm nâng cao công suất lao động, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Toàn cơ sở hoạt động kinh doanh theo luật Doanh nghiệp và những quy định của chủ cơ quan chủ quản, nhiệm vụ chủ yếu của công ty Cồ phần Xuất Nhập khẩu Nông Sản Thực phẩm Cà Mau là: - Tổ chức kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản. - Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người tiêu dùng. - Nhận ủy thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài Tỉnh. 2.3. Khái quát thị trường kinh doanh của công ty 2.3.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty - Mua bán hàng công nghệ tiêu dùng, hàng thực phẩm công nghệ, vật tư nông nghiệp, trang trí nội thất.Nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và tiêu dùng, nuôi trồng thủy sản.
  • 23. 13 - Kinh doanh xăng dầu, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, bất động sản. - Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy – hải sản, thực phẩm. - Bán buôn thực phẩm. - Kinh doanh lương thực (lúa, gạo) và các phụ phẩm từ lương thực. - Đầu tư tài chính vào công ty con hoạt động trên lĩnh vực cho thuê kho lạnh. - Cho thuê kho bãi, nuôi trồng thủy sản. - Chế biến hàng lương thực (lúa, gạo). - Dịch vụ vận tải. - Sản xuất các loại bánh từ bột. - Dịch vụ ăn uống, rượu bia, nước giải khát. Trong đó 2 ngành chính của công ty là sản xuất – chế biến xuất khẩu thủy sản và lương thực. 2.3.2. Giới thiệuvề sản phẩm của công ty Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông sản - thực phẩm Cà Mau với chức năng kinh doanh Xuất Nhập khẩu và hoạt động thương mại dịch vụ. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty: - Gạo trắng từ 5% tấm đến 25% tấm. - Các loại tôm Sú rút ruột luột,tôm Thẻ, tôm Sắt ….. đông lạnh, hấp, luộc, xiên que.Các loại cá: cá đù, cá Lưỡi Trâu, cá mắt kiếng, cá kèo đông lạnh. - Các loại mực: mực ống, mực nang, mực nút, bạch tuộc. - Các sản phẩm của Công ty được thực hiện trên công nghệ và kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001 – 2000 với phương châm uy tín chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh. 2.3.3. Vị thế của công ty so với các công ty khác trong ngành - Là thành viên của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam với các sản phẩm chủ lực của Agrimexco Cà Mau gồm có xuất khẩu gạo, các loại tôm, cá đông lạnh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhập từ
  • 24. 14 nước ngoài.Đến nay nhiều sản phẩm thủy sản đông lạnh và gạo mang thương hiệu Agrimexco Cà Mau đã có mặt trên các thị trường EU, Australia, China, Japan, Korea, Singapore, Thailand, USA….. và một số quốc gian châu Phi. 2.4. Đặc điểm của công ty 2.4.1 Thuận lợi Công ty nằm trên đường quốc lộ 1 nên rất thuận lợi về giao thông vận tải, cả đường thủy lẫn đường bộ. Đồng Bằng sông Cửu Long có nguồn cung lớn, đáp ứng cho tốt cho việc thu mua nguyên liêu, tiết kiệm được chi phí vận chuyển góp phần làm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Ngoài ra công ty còn thu mua từ nguyên liệu (tôm) từ miền Trung nhằm giảm tính chất mùa vụ, tôm được cung cấp quanh năm đủ dắp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được đầu tư mới, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao nên kiểm soát tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lực lượng cán bộ công nhân viên luôn được công ty quan tâm và nâng cao tay nghề theo từng thời điểm nhất định, đâylà một tiềm năng của công ty trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay. 2.4.2. Khó khăn Công nhân chế biến vào mùa vụ thiếu trầm trọng. Nguồn nguyên liệu trong nước không đảm bảo cho sản xuất và xuất khẩu do nguồn tôm nuôi thất mùa. Các hàng rào kỹ thuật, chất lượng ngày càng khắc khe theo các quy định của nước nhập khẩu. Nguồn vốn công ty có giới hạn, nguồn vốn chủ yếu của công ty là nguồn vốn vay ngân hàng
  • 25. 15 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêuthụ nông sản – thực phẩm tại Việt Nam Kinh tế Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của Việt Nam có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu, đồng thời sử dụng các sản phẩm của công nghiệp như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm…Ngoài ra nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, cũng là nhân tố góp phần phát triển đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Nông sản thực phẩm Việt Nam thường có chất lượng cao nhưng do không được bảo quản dự trữ và chế biến đúng quy cách, kỹ thuật nên khi xuất khẩu thì thường xuất khẩu hàng thô hoặc qua sơ chế hay có được chế biến thì chất lượng sản phẩm không cao, không đạt các tiêu chuẩn do vậy thường bán với giá rẻ. Theo tổng cục thống kê, sản lượng lúa năm 2013 đạt được 44 triệutấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Trong đó: Diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ đông xuân trước, sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha.
  • 26. 16 Diện tích gieo trồng hè thu đạt 2146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước, sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng suất chỉ đạ 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha. Riêng vụ thu đông năm 2013 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Diện tích gieo trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn ham năng suất đạt 51,7tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha, sản lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8 nghìn tấn. Diện tich gieo trồng lúa mùa đạt 1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với năm 2012 nhờ chủ động trong luân canh trồng lúa. Tuy nhiên sản lựng lúa đạt 9 triệu tấn, giảm 104 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha. Sản xuất các cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc, các loại cây ăn quả và cây công nghiệp đều có sản lượng và diện tích tăng so với năm 2012. Sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 5918 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm trước, trong đó cá đạt 4400nghìn tấn, tăng 1,3%, tôm đạt 604 nghìn tấn, tăng 11,7%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012, trong đó diện tích nuôi cá tra 10 nghìn ha, giảm 7,2%, diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt 3200 nghìn tấn, tăng 3,2% so với năm trước, trong đó cá 2407 nghìn tấn, tăng 0,2%, tôm 544,9 nghìn tấn, tăng 15%. Diện tích nuôi tôm chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú vì loại tôm này cho ngăn suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít bệnh hơn. Năm 2013 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 65,2 nghìn ha, gấp 2 lần so với năm 2012, sản lượng đạt 230 nghìn tấn, tăng 55,6%. Sản lượng cá tra đạt 1170 nghìn tấn, giảm 6% so với năm 2012, sản lượng cá tra giảm do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài do giá bán cá tra nguyên liệu giảm trong khi chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên nuôi cá tra đang có những xu hướng chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực doanh nghiệp và giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình. Nhiều cơ sở nuôi cá tra đang từng bước nâng cao kỹ thuật, áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu. Nuôi cá và các loài thủy sản khác
  • 27. 17 phát triển mạnh, tập trung vào các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như: cá diêu hồng, các rô phi, trắm đen, cá sấu, ba ba, nghêu…… Tổ chức Giám sát kinh doanh Quốc tế (BMI) dự báo tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt 538,4tỉ đồng. Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng ấn tượng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm. Tiêu thụ thực phẩm tăng trưởng tốt là do hai nguyên nhân chính sau đây: - Thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam tăng - Sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ. Bảng 3.1: Chỉ số tiêudùng thực phẩm - Số liệu& Dự báo 2010 2011 2012 2013 2014* 2015* 2016* 1.Tiêu dùng thực phẩm (tỉ USD) 18,69 19,3 22,1 24,28 26,02 27,61 29,5 2.Tiêu dùng thực phẩm (tỉ VND) 357.538 397.546 450.240 480.762 500.915 517.774 538.431 3.Tiêu dùng thực phẩm BQĐN (USD) 212,7 217,3 246,3 267,8 284,2 298,7 316,2 4.Tiêu dùng thực phẩm BQĐN (TRĐ) 4.070 4.477 5.018 5.303 5.471 5.601 5.771 5.Tổng tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm 10,72 11,19 13,25 6,78 4,19 3,37 3,99 *: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêudùng thực phẩm.
  • 28. 18 Trong ngắn hạn, giá cả các mặt hàng thực phẩm dự báo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên mức giá thấp mà các nhà bán lẻ áp dụng hiện này vẫn cao hơn rất nhiều so với khả năng tài chính của người tiêu dùng trung bình ở nông thôn. Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam sẽ trở về quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2011 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn. Từ năm 2014, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp sẽ giúp cải thiện mức sống của người dân ở vùng ngoại ô. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đầu tư hiệu quả của Chính phủ vào lĩnh vực nông nghiệp nên sản lượng ngành này tăng đã giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ hai Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, các ngành chế biến trong nước cũng cần phải được quan tâm cải thiện hơn nữa nhằm góp phần giúp ngành nông nghiệp đạt được những thành công và tiềm năng hơn nữa. Điều này sẽ dẫn đến áp lực giảm nhập khẩu một số mặt hàng xa sỉ như sôcôla, từ đó giúp nền kinh tế Việt Nam giảm nguy cơ thâm hụt tài khoản vãng lai. Việc mở rộng quy mô nghành công nghiệp bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ sẽ kéo theo mức tiêu thụ thực phẩm bình quân theo đầu người tăng cũng như cạnh tranh về giá tại các đại lý. Như vậy, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm phụ thuộc vào khả năng khai thác sức mua ở vùng nông thôn của chính phủ cũng như khả năng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng từ các nhà bán lẻ hiện đại cộng với yếu tố quyết định sức mua là giá cả.
  • 29. 19 3.1.2. Tổng quan về chiến lược kinh doanh a) Khái niệm Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tổ chức phối hợp tối ưu các nguồn lực và thực hiện các quyết định phủ hợp với xu thế biến động của môi trường kinh doanh để giành thắng lợi trong cạnh tranh, nhằm đạt các mục tiêu đã xác định. Quản trị chiến lược là một tiến trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, hiện tại cũng như tương lai, xác lập nhiệm vụ, chức năng và xây dựng chiến lược nhằm giúp tổ chức vận dụng. b) Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đối với công ty Chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Thứ nhất, chiếnlược kinh doanh giúp công ty nhận rõ mục đíchhướng đi của mình. Thứ hai, cùng với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các công ty.Trước bối cảnh đó, chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho công ty nắm bắt và tận dụng được thời cơ kinh doanh, chủ động tìm biện pháp khắc phục, giành được thế chủ động trong mọi tình huống. Thứ ba, chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty, tăng cường vị thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển liên tục, bền vững của công ty. Thứ tư, chiến lược kinh doanh chính là nền tảng để xây dựng kế hoạch chi tiết trong tương lai cho công ty. c) Các cấp chiến lược Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp công ty là một kiểu mẫu của các quyết định trong công ty, nó xác định và vạch rõ các mục tiêu, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty đang theo đuổi, tạo ra các chiến lược này quyết định sự sống còn của công ty.
  • 30. 20 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là loại chiến lược nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể của môi trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ của công ty, khi các mục tiêu cụ thể hoàn thành sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu cấp công ty. Chiến lược cấp chức năng Chiến lược cấp chức năng là những chiến lược vạch ra cho cácphòng ban, các đơn vị trực thuộc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cùng một SBU hay toàn công ty.Chiến lược này thường được sử dụng để hỗ trợ cho các chiến lược cấp công ty và các SBU hoàn thành nhiệm vụ chiến lược. d) Tiến trình quản trị chiếnlược Theo Fred R.David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn Giai đoạn hình thành chiến lược Là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra ngiên cứu để xác định các các yếu tố ưu – khuyết điểm bên trong và những cơ hội và thách thức từ bên ngoài có ảnh hưởng đến công ty.Từ đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn và quyết định chiến lược. Giai đoạn thực hiện chiến lược Gồm các nội dung chủ yếu: đề xuất chính sách cho quá trình thực hiện chiến lược, thành lập mục tiêu và giải pháp hàng năm và các kế hoạch ngắn hạn hơn, phân phối các nguồn lực tài nguyên theo kế hoạch đã định. Giai đoạn đánh giá chiếnlược Giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong của công ty, đo lường đánh giá kết quả, so sánh chúng với tiêu chuẩn giới hạn và thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chính sách và giải pháp cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
  • 31. 21 Hình 3.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện Thực Đánh Hình thành chiến lược hiện giá chiến lược chiến lược Nguồn:http://www.dankinhte.vn/mo-hinh-quan-tri-chien-luoc/ Đánh giá môi trường bên ngoài, xác định cơ hội, nguy cơ Thiết lập mục tiêu dài hạn Thành lập mục tiêu hàng năm Phân bổ tài nguyên nguồn lực Đo lường đánh giá sự thực hiện Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại Xét lạo mục tiêu, nhiệm vụ Đánh giá các yếu tố bên trong, xác định điểm mạnh, điểm yếu Lựa chọn các chiến lược theo đuổi Đề ra các chính sách
  • 32. 22 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược a) Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế: so với các yếu tố khác trong môi trường vĩ mô thì môi trường kinh tế chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa có ảnh hưởng tích trực tiếp và rất mạnh mẽ đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế là lãi suất ngân hàng, tỷ giá hồi đối, lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Môi trường chính trị:bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, quan hệ ngoại giao của Nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và toàn thế giới.Những yếu tố này ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty. Môi trường văn hóa - xã hội: các yếu tố môi trường xã hội được tập trung trong 3 lĩnh vực chính là văn hóa, xã hội, dân cư.Những yếu tố văn hóa góp phẩn tạp nên nhu cầu của con người, quyết định mua sắm và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Môi trường công nghệ: Đây là một trong những yếu tố rất năng động, ảnh hưởng nhiều đến công ty, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa.Có thể làm xuất hiện các sản phẩm mới, đe dọa hoặc triệt tiêu sản phẩm hiện có.Tuy nhiên công nghệ mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty mới gia nhập vào thị trường, làm tăng áp lực cạnh tranh tạo điều kiện cho các công ty làm ra sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn để có thể phát triển thị trường, tăng doanh số bán hàng. Môi trường tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai….. ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người,tạo ta nhu cầu của con người nên ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. b). Môi trường vi mô Michael Porter, giáo sư đại học Harvard đã đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh như sau:
  • 33. 23 Hình 3.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Nguồn: Lê Thành Hưng – giáo trình quản trị chiến lược- Khoa kinh tế, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Các yếu tố của môi trường cạnh tranh tác động trực tiếpđến chiến lược kinh doanh của công ty: Đối thủ tiềm năng: Đây là những công ty sẽ tham gia vào cùng ngành kinh doanh với công ty của các công ty đang hoạt động. Để đánh giá mức độ đe dọa nhiều hay ít của các đối thủ tiềm năng, các công ty đang hoạt động sẽ xem xét những điều kiện để một nhà kinh doanh mới có thể tham gia vào ngành kinh doanh của mình.Những điều kiện này gọi là rào cản thâm nhập, thông thường là vốn đầu tư lớn, yêu cầu về trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, lòng trung thành của khách hàng. Nhà cung ứng: Khi nguồn hàng ngày càng khan hiếm thì nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực bằng cáchthăng giá hoặc giảm chất lượng hàng cung ứng. Do đó sự thỏa thuận với nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh trong ngành: Đây là áp lực lớn và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty, khi áp lực cạnh tranh càng cao thì cơ hội tồn tại của công Đối thủ tiềm năng Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm thay thế Nhà cung ứng Khách hàng
  • 34. 24 ty càng bị đe dọa, nhưng đó cũng là động lực để công ty ngày càng hoàn thiện mình hơn.Mức độ cạnh tranh cao hay thấp là tùy thuộc vào số lượng công ty trong ngành và tốc độ tăng trưởng ngành. Khách hàng: khách hàng có sức ép đến công ty. Nếu khách hàng ủng hộ và trung thành với sản phẩm của công ty thì công ty sẽ có sức mạnh trên thị trường và ngược lại. Khách hàng ảnh hưởng tới chiến lược giá, sản phẩm, marketing, phân phối của công ty. Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của ngành, của công ty, các sản phẩm thay thế này khống chế mức lợi nhuận của công ty vì khi giá bán của ngành, của công ty cao thì khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm thay thế. Nhất là khi nó ra đời sau thì nó có lợi thế về công dụng và chất lượng cao hơn. Môi trường bên trong Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quan trọng, là yếu tố quyết định đến mọi thành bại của công ty. Phong cách tổ chức: Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi người đó thể hiện khi thực hiện các nổ lực ảnh hưởng đến hoạt động của những người khác theo nhận thức của đối tượng. Marketing: Marketing được mô tả là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn nhu cầu của người đối với sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống thông tin: Thông tin liên kết tất cá các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở để ra quyết định quản trị. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu từ các phòng ban trong công ty bao gồm các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2012-2013, thu thập tài liệu trên các báo, trang web.
  • 35. 25 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, lao động. Phương pháp thống kê: đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp đưa ra các phân tích, nhận định trên cơ sở những dữ liệu thu thập được. Phương pháp chuyên gia: áp dụng trong đề tài chủ yếu xoay quanh việc tham khảo ý kiến chuyên gia trong công ty trong việc đánh giá các yếu tố tác động. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Cho phép nhà quản trị tóm tắt và đánh giá cácthông tin từ môi trường bên ngoài.Từ đó tiến hành xem xét phản ứng của các doanh nghiệp đối với những thay đổi từ môi trường bên ngoài, bao gồm 5 bước sau: Bước 1: xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (cơ hội và đe dọa) có vai trò quyết định đến sự thành công của công ty, bao gồm những cơ hội và những đe dọa. Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng nhất) đến 0.0 (không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố đến vị thế chiến lược hiện tại của công ty.Tổng mức độ quan trọng của tất cả các nhân tố này bằng 1.Mức phân loại này dựa theo cơ sở ngành. Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ cách thức mà định hướng chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với các nhân tố này.Như vậy sự xếp loại này là tiêng biệt của từng công ty, trong khi đó sự xếp loại độ quan trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành. Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định số điểm quan trọng của từng nhân tố. Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định tổng số điểm quan trọng của công ty.Tổng sồ điểm quan trọng nằm từ 4.0 (tốt) đến 1.0 (kém) và 2.5 là giá trị trung bình.
  • 36. 26 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Cách lập ma trận IFE cũng tương tự như ma trận EFE với từ 10 đến 20 nhân tố (điểm mạnh và điểm yếu). Ma trận SPACE Gồm các bước sau: Bước 1: Xác định các yếu tố thuộc vị trí chiến lược bên trong và vị trí chiến lược bên ngoài. Bước 2: Lập bảng đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài
  • 37. 27 Bảng 3.2 Đánh giá hoạt động các yếu tố bên trong và bên ngoài VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN TRONG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN NGOÀI Sức mạnh tài chính (FS) Điểm Sự ổn định của môi trường (ES) Điểm 1. Doanh lợi đầu tư 1. Sự thay đổi công nghệ 2. Đòn cân nợ 2. Tỷ lệ lạm phát 3. Khả năng thanh toán 3. Sự biến đổi của nhu cầu 4. Vốn luân chuyển 4. Loại giá của những sản phẩm cạnh tranh 5. Lưu thông tiền mặt 5. Hàng rào xâm nhập thị trường 6. Sự dễ dàng rút lui khỏi thị trường 6. Áp lực cạnh tranh 7. Rủi ro trong kinh doanh 7. Sự đàn hồi theo giá của nhu cầu Tổng điểm Tổng điểm Lợi thế cạnh tranh (CA) Điểm Sức mạnh của ngành (IS) Điểm 1. Thị phần 1. Mức tăng trưởng tiềm năng 2. Chất lượng sản phẩm 2. Mức lợi nhuận tiềm năng 3. Chu kỳ sống của sản phẩm 3. Sự ổn định về tài chính 4. Lòng trung thành của khách hàng 4. Bí quyết công nghệ 5. Sử dụng công nghệ để cạnh tranh 5. Sự sử dụng nguồn lực 6. Bí quyết công nghệ 6. Quy mô vốn 7. Sự kiểm soát đối với nhà cung cấp và nhà phân phối 7. Sự dễ dàng xâm nhập thị trường 8. Sử dụng năng suất,công suất Tổng điểm Tổng điểm
  • 38. 28 Bước 3: Cho điểm các yếu tố trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Ấn định giá trị +1 (yếu nhất) tới +n (mạnh nhất) cho mỗi yếu tố thuộc FS và IS. Ấn định giá trị từ -1 (mạnh nhất) tới –n (yếu nhất) cho mỗi yếu tố thuộc ES và CA. Sau đó tính tổng điểm. Bước 4: Tính điểm trung bình cho FS, ES, CA, IS. FS, ES, CA, IS = Tổng điểm Số các yếu tố Bước 5: Tính tổng FS và ES, IS và CA Bước 6: Biểu diễn lên đồ thị và xác định hướng chiến lược
  • 39. 29 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty trong năm 2012-2013 4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty năm 2012-2013 Bảng 4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 ±Δ % Doanh thu BH và CCDV 688.194 1.052.598 364.404 53 Các khoản giảm trừ DT 769 1.907 1.138 148 Doanh thu thuần về BH và CCDV 687.425 1.050.691 363.266 53 Giá vốn hàng bán 670.521 1.003.641 333.120 50 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 16.905 47.050 30.145 178 Doanh thu hoạt động TC 1.523 3.763 2.240 147 Chi phí tài chính 20.553 30.346 9.793 48 Chi phí bán hàng 19.176 25.443 6.267 33 Chi phí quản lý DN 9.833 8.906 -927 -9 Lợi nhuận thuần từ HĐKD -31.135 -13.883 17.252 55 Thu nhập khác 1.238 16.814 15.576 1258 Chi phí khác 28.340 1.974 -26.366 -93 Lợi nhuận khác 1.210 14.840 13.630 1126 Tổng LN kế toán trước thuế -29.926 958 30.884 103 Thuế TNDN - - - - Lợi nhuận sau thuế TNDN -29.926 958 30.884 103 Lãi cơ bản trên cổ phiếu -0,006043 0,000134 0,006177 102 Nguồn: Phòng TC – KT
  • 40. 29 Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2013 ta thấy: - Doanh thu thuần của công ty từ năm 2012 đến năm 2013 tăng lên một lượng là 364.404 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 53%, năm 2013 công ty đã tổ chức sản xuất với công suất cao, trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhẳm giảm áp lực về lao động và tạo dựng uy tín cho công ty, do đó giá bán sản phẩm giảm và doanh số bán hàng tăng. - Các khoản giảm trừ của công ty tăng mạnh từ 769 triệu đồng (năm 2012) lên 1.907 triệu đồng (năm 2013), tăng 1.138 triệu đồng. Chủ yếu phát sinh từ việc giảm giá bán hàng bán và một phần do lô hàng bị trả lại do chất lượng không đạt theo yêu cầu theo đơn đặt hàng đã được lập ra trước đó. - Giá vốn hàng bán năm 2013tăng 333.120triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 50%, chủ yếu tôm trong nước không đủ đáp ứng nên công ty phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nhằm huy động tối đa nguồn nguyên liệu, đảm bảo cho sản xuất ổn định, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của công ty nên công ty phải tốn thêm khoảng chi phí vận chuyển, lưu kho…. Mặt khác, công ty còn phải tốn một khoản chi phí khi bảo quản các bán thành phẩm được sản xuất trong vụ chính và các nguyên liệu công ty phải dự trữ do tính thất thường của mùa vụ. - Mặc dù doanh thu thuần tăng 1.050.691 đồng (53%), tuy nhiên chi phí nguyên liệu đầu vào cũng như chi phí bán hàng đều tăng và do lỗ bán ngoại tệ. Một phần do nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng, chính vì vậy hàng năm công ty phải trả một khoản tiền lãi khá lớn (năm 2013 là 25.443 triệu đồng và năm 2012 là 19.277 triệu đồng) làm cho lợi nhuận thuần giảm đáng kể. - Đổi lại, nhờ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất giúp công ty cắt giảm được một lượng lao động không cần thiết nhằm giảm chi phí quản lý xuồng 9% (ứng với 927triệu đồng). Ngoài ra, lãi từ bán ngoại tệ và các thu nhập từ xử lý hàng thừa kiểm kê và thu hỗ trợ lãi suất vay mua lúa gạo tạm trữ góp phần làm thu nhập khác của công ty tăng từ 1.238 triệu đồng lên 16.814 triệu đồng tương ứng với 1258%.
  • 41. 30 - Nhìn chung, tổng lợi nhuận của công ty năm 2013đạt 886triệu đồng, tăng 30.898 triệu đồng (103%), ứng với lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng từ -6.043 đồng lên 134 đồng (102 %). Kết quà này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường bên ngoài. 4.1.2. Kết cấu doanh thu của công ty năm 2012-2013 Bảng 4.2 Kết cấu doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty năm 2012- 2013 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Tỷ lệ (%) Năm 2013 Tỷ lệ (%) 1 Gạo 335.013 48,68 524.299 49,81 2 Thủy Sản 307.967 44,75 479.458 45,55 3 Hàng hóa khác 39.915 5,8 38.946 3,7 4 Cung cấp DV 5.299 0,77 9.894 0,94 Tổng cộng 688.194 100 1.052.598 100 Nguồn: Phòng KT-TC Doanh thu của công ty chủ yếu từ 2 hoạt động kinh doanh chính là mặt hàng gạo, chiếm 48,68% (năm 2012),49,81% (năm 2013)và thủy sản chiếm 44,75% (năm 2012), 45,55% (năm 2013).Ngoài ra công ty thu nhập từ các hoạt động khác kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, kim khí điện máy, mua bán hàng thực phẩm công nghệ và các hoạt động đầu tư tài chính, cho thuê kho bãi, mua bán bất động sản. Tuy nhiên đây chỉ là nguồn thu nhập phụ của công ty, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong kết cấu doanh thu. Tổng doanh thu năm 2013 của công ty tăng rất nhiều so với năm 2012 là do năm 2013 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (Xí nghiệp lương thực Thới Bình được đưa vào hoạt đông), tiếp tục đầu tư mua sắm máy mọc thiết bị ngày càn hiện đại hơn góp phần tăng năng suất lao động, giảm được chi phí sản xuất vá làm giá thành sản phẩm giảm. Mặt khác, trong năm 2013 công ty cũng thu nhiều khoản phải thu của khách hàng mà năm 2012công ty đã bán mà chưa thu và khoản thu từ người mua trả tiềntrước cho công ty cũng tăng đáng kể so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã tạo được
  • 42. 31 thương hiệu trên thị trường nên thu hút được rất nhiều khách hàng cũng như uy tín của công ty với các khách hàng ngày càng được nâng cao. 4.1.3. Kết cầu chi phí của công ty năm 2012-2013 Bảng 4.3 Kết cấu chi phí của công ty năm 2012-2013 Chi phí Năm 2012 Năm 2013 Giá trị (trđ) % so với DT thuần Giá trị (trđ) % so với DT thuần Giá vốn hàng bán 670.521 97,54 1.003.641 95,52 Chi phí bán hàng 19.176 2,79 25.443 2,42 Chi phí quản lý DN 9.833 1,43 8.906 0,85 Chi phí tài chính 20.553 2,99 30.346 2,89 Tổng cộng 720.083 104,75 1.068.336 101,68 Nguồn: Phân tích tổng hợp Qua bảng 4.3 ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong kết cấu chi phí của công ty, năm 2012 (97,54%), năm 2013 (95,52%). Năm 2013 do công ty phải nhập thêm một số máy móc thiết bị mới cũng như mở rộng quy mô sản xuất nên làm tăng chi phí bán hàng và chi phí tài chính. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm do công ty nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và cắt giảm nhân công lao động và nhờ áp dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuất. 4.1.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty năm 2012-2013 Bảng 4.4 Chỉ số sản xuất kinh doanh năm 2012-2013 ĐVT triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu 688.194 1.052.598 Lợi nhuận -29.926 958 Cổ tức -0,006043 0,000134 Nguồn: Phòng TC-KT Năm 2012, công ty sản xuất kinh doanh thua lỗ 30.012 tỷ đồng nên lợi nhuận trên cồ phiếu giảm mạnh và bị lỗ 6.043 đồng/1 cổ phiếu. Năm 2013 công ty kinh doanh lãi
  • 43. 32 được 886 triệu đồng góp phần làm tăng lợi nhuận trên cồ phiếu của công tăng lện 134 đồng/1 cồ phiếu.Đây là dấu hiệu tốt khi công ty đang mở rộng quy mô sản xuất cũng như mua sắm máy móc thiết bị mới. 4.2. Phân tích chiếnlược kinh doanh tại công ty Công ty hoạt động kinh doanh không thể tách rời khỏi thị trường, họ cũng không hoạt động riêng lẻ mà diễn ra trong quan hệ với môi trường, với môi trường bên trong và bên ngoài của công ty.Do vậy bên cạnh các chức năng như: tài chính, sản xuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị marketing – chức năng kết nối hoạt động của công ty với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài nhẳm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty hướng theo hướng thị trường, lấy thị trường – nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh. Hoạt động marketing trong công ty đóng vai trò quyết định đến vị trí của công ty trên thị trường.Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hóa đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hóa được bán thì hoạt động marketing vẫn tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực khác trong công ty và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để lôi kéo khách hàng và tìm ra các công cụ có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cẩu của khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận dài hạn cho công ty. Chiến lược sản phẩm Với phương châm luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, xem chất lượng là mục tiêu hàng đầu với khách hàng nói riêng và với thị trường nói chung.Do đó, hiện nay công ty đang áp dụng quy trình quản lý sản xuất – chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn: HACCP, ISO 9000-20001, BRC. Công ty luôn kiểm tra, đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tất cả các mặt hàng nhập xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu sản xuất và tiêu thụ. Trong thời gian qua, công ty không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm
  • 44. 33 tốt nhất và giá cả phù hợp. Điều này giúp công ty có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Công ty cũng không ngừng phát triển kinh doanh hàng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng và cơ cấu sản phẩm luôn được cải tiến theo từng thời điểm của thị trường, theo thướng giữ mặt hàng truyền thống (tôm biển) đồng thời phát triển các mặt hàng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, hàng phối chế, hàng giá trị gia tăng. Công ty đang hướng đến nâng cao chất lượng cũng như tăng thêm sản lượng các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản để đáp ứng cho nhu cầu của các khách hàng mới và mở rộng thị trường. Bảng 4.5 Thị trường tiêu thụ các mặt hàng chính của công ty Tên sản phẩm Thị trường Gạo thơm 4900, gạo 15% tấm, tấm 1/2, tấm 2/3, cám, trấu Trong nước Gạo 5% - 25% Malaysia, indonesia, Philippin, Trung Quốc Mực, tôm, nghêu, sò, cá kèo đông lạnh Trong nước Cá lưỡi trâu, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá kèo đông lạnh khối, mực EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Russia, Hong Kong, Thailand, Australia Nguồn: Phòng KD XNK + KD nội địa. Chiến lược giá Giá cả là yếu tố nhạy cảm đối với khách hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.Do đó công ty luôn nghiên cứu và định ra chiến lược giá phù hợp cho từng loại sản phẩm và từng thời kỳ hoạt động của công ty, tăng khả năng ạnh tranh của công ty trên thị trường. Cùng với những uy tín tạo dựng trong những năm qua, công ty đã có một số lượng khách hàng ở các quốc gia khác nhau, cho nên việc đưa ra giá cho các sản phẩm hết sức quan trọng. Trong công ty có nhiều sản phẩm khác nhau, làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên có từng mức giá khác nhau. Ngoài ra giá cả của các mặt hàng còn có sự chênh lệch nhau giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa bán trong nước.
  • 45. 34 Bảng 4.6 Giá một số loại gạo xuất khẩu trong năm 2012-2013 Loại Giá bán (USD/Tấn) Chênh lệch Năm 2012 Năm 2013 ±Δ % Gạo trắng 5% tấm 430 420 -10 - 0,02 Gạo trắng 10% tấm 420 408 -12 - 0,03 Gạo trắng 15% tấm 415 390 -25 - 0,06 Gạo trắng 25% tấm 390 380 -10 - 0,03 Nguồn: Phòng KT-TC. Năm 2013 giá của các loại gạo trắng từ 5% đến 25% đều giảm.Nguyên nhân là do nguồn cung quá lớn, Ấn Độ đột ngột trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.Mặt khác do các công ty trong nước sức cạnh tranh quốc tế tế, do chính phủ Thái Lan và Ấn Độ trợ giá cho việc thu mua lúa, gạo dự trữ. Chính vì vậy, việc điều chỉnh giá không được như mong đợi của công ty, tuy nhiên giá gạo của công ty như vậy là hợp lý vì đây là tình hình chung của các nước xuất khẩu gạo khi nguồn cung dồi dào. Đối với các mặt hàng thủy sản, năm 2013 ngành nuôi tôm Việt Nam bị mất mùa do tôm bị bệnh, dịch, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng do yêu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng mà công ty không đáp ứng được. Điều đó khiến công ty không đạt đượcthỏa thuận tăng giá với khách hàng.Vì vậy trong năm 2013 giá bán các mặt hàng từ thủy sản giảm đáng kể. Chiến lược phân phối Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng, quyết định sản phẩm có thể đếntay người tiêu dùng dễ dàng hay không. Chọn kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm của khách hàng thì công ty sẽ đạt được mục tiêu của chiến lược phân phối cũng như mục tiêu của chiến lược kinh doanh.
  • 46. 35 Hình 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty Nguồn: Phòng TC – HC Qua sơ đồ ta thấy, sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng chỉ thông qua một kênh phân phối duy nhất là các xí nghiệp, chi nhánh của công ty. Những xí nghiệp này độc quyền tất cả khối lượng hàng hóa này rồi bán lại cho các đại lý khách khác với số lượng tương đối lớn.Tuy nhiên đến đây đại lý có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua nhà bán lẻ nên sẽ có một phần người tiêu dùng mua trực tiếp từ đại lý sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí trung gian. Chiến lược chiêuthị - cổ động Với đặc thù là ngành sản xuất Nông Sản và Thủy Sản, do đó để quảng bá thương hiệu “AGRIMEXCO CAMAU” trong nước và thế giới nhằm tìm kiếm khách hàng và thị trường mới, năm 2013 công ty đã có các chương trình marketing cụ thể như sau: Công ty Các xí nghiệp, chi nhánh Đại lý Người tiêu dùng Xuất khẩu
  • 47. 36 - Công ty hằng năm đều có quảng cáo trên truyền hình và trện các tạp chí như: tạp chí ngành của Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam, Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, Tạp Chí Hội Thương Mại Thủy Sản Việt Nam (VIETFISH). - Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài nước về Thủy sản và Nông Sản như: VIETFISH, FESTIVAL lúa gạo Hậu Giang, FESTIVAL Thủy Sản Cần Thơ, Hội Chợ Thủy Sản Nhật, Châu Âu, hội chợ Nông Sản Philippin. - Ngoài ra, công ty còn thực hiện chào bán qua hình thức thương mại điện tử. 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty 4.3.1. Môi trường bên ngoài a) Yếu tố chính trị - luật pháp Về chính trị Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp về tình hình chính trị và kinh tế, tình hình biển đông diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là nước có ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất.Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những nước có nền chính trị ổn định cao trên thế giới. Điều đó cho thấy mức độ an toàn của môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng như các công ty đang hoạt động tại Việt Nam. Môi trường chính trị ổn định tạo động lực và niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau an tâm mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác kinh doanh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Về pháp luật Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện, có nhiều bộ luật được ban hành, sửa đổi bổ sung. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng và giúp cho các công ty được hưởng những quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều khuyết điểm, chính sáchđúng đắn nhưng quá trình thực hiện chưa có sự thống nhất. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.Ngoài ra, trong môi trường kinh
  • 48. 37 doanh hội nhập, đặc biệt công ty Cổ Phẩn Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu, điều đó đòi hỏi công ty phải hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thông lệ quốc tế. Vì vậy, công ty đã và đang tích cực trang bị cho mình những thông tin cần thiết về thị trường, đối thủ, nghiên cứu luật pháp quốc tế để thực sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với chính trị và pháp luật của nước ta hiện nay, công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau đã thực hiện tốt những quy định về luật lao động, luật doanh nghiệp tạo niềm tin cho người lao động, giúp họ an tâm làm việc và vì công ty nỗ lực trong sản xuất. Đồng thời công ty cũng thực hiện tốt các quy định về kinh doanh và cạnh tranh của pháp luật trên cơ sở công bằng tạo dựng hình ảnh tốt cho công ty trên thị trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư hướng tới mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. b) Yếu tố kinh tế Kinh tế thế giới năm 2013vẫn cònnhiều bất ổn và biến động phức tạp.Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt.Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Những yếu tố không thuận lợi từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại….
  • 49. 38 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2013 Nguồn: Tổng cục thống kê Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Trước khủng hoảng kinh tế thế giới thì năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,46%.Năm 2008 là năm bắt đầu khủng hoảng kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống chỉ còn 6,31%, năm 2009 là 5,32%, nhưng sang năm 2010 GDP tăng lên 6,78%. Năm 2011 khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu lan rộng và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Chịu sự ảnh hưởng đó nên GDP nước ta năm 2011 giảm còn 5,89% và năm 2012 là 5,03%. Năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc khủng hoảng, nên GDP chỉ đạt 5,42, thấp hơn mục tiêu đề ra là 5,5 % nhưng tăng trưởng cao hơn so với năm 2012 và có dấu hiệu đang phục hồi. Yếu tố lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu lạm phát cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Mặt khác, lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng đến lãi suất và thu nhập của người dân sẽ giảm, điều này làm cho sức mua của người dân giảm. 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 12.6 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ĐVT % GDP CPI
  • 50. 39 Qua hình 4.2 ta thấy tỷlệ lạm phát trong những năm qua có nhiều biến động, nhưng trong 2 năm gần đây thì lạm phát đang giảm dần. Năm 2012 tỷ lệ lạm phát là 6,81% và năm 2013 là 6,04%. Trong tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn thì tỷ lệ lạm phát như vậy là hợp lý và phù hợp với mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô,lạm phát thấp hơn,tăng trưởng cao hơn.Đây là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong. Lãi suất Đối với các công ty, lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Khi lãi suất tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của công ty, gây ra tình trạn thua lỗ, phá sản vì lãi suất góp phần hình thành nên chi phí vốn của công ty. Ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện cho công ty giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất thấp còn tạo đọng lực khuyên khích các công ty mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế. Tỷ giá hối đối Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nên sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.Tỷ giá hối đối tăng sẽ có lợi và thúc đẩy cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên liêu, máy móc thiết bị từ nước ngoài. Khi đó chi phí sản xuất tăng lên và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm của công ty.Điều đó đòi hỏi công ty phải điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của biến động tỷ giá. c) Yếu tố công nghệ Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ có những bước phát triển vượt bậc, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và thương mại.
  • 51. 40 Ngày nay, không có một công ty nào muốn tồn tại và phát triển mà không dựa vào việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Công nghệ càng phát triển hiện đại thì các công ty có thể sản xuất được nhiều loại hàng hóa phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng cao của con người hiện đại. Những công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, nó tạo ra cho các cơ hội cũng như nguy cơ cho các công ty. Việc vận dụng được sự phát triển của công nghệ không chỉ giúp cho công ty giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp công ty nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Đối với công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản – Thực Phẩm Cà Mau, để không bị tụt hậu về công nghệ cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ của mình. Đồng thời luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong thời gian qua, Công ty đã không ngừng đầu tư, đổimới công nghệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể như sau: - Tủ đông 4 cái với công suất 3.000 tấn/năm. - Băng chuyền IQF với 2 hệ thống đạt công suất 1.500 tấn/năm. - Kho lạnh 2 cái với công suất 400 tấn, luân chuyển 5.000 tấn/năm. - Máy phân cỡ 4 cái đạt ông suất 2.000 tấn/năm. - Máy đá vãy 4 cái đạt công suất 7.000 tấn/năm. - Hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm 1 hệ thống cho toàn khu sản xuất. - Phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng sản phẩm thủy sản. - Máy phát điện 5 cái đạt công suất 1.300 kw/năm. d) Ảnh hưởng từ vị trí địa lý Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam và nằm trong vùng kinh tế trọn điểm vùng đồng bằng Sông Cửu Long.Cà Mau nằm cách TP Hồ Chí Minh 370 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam.Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang, ba hướng còn lại đều giáp biển.Diện tích tự nhiên là 5.329 km2 với dân số là 1.220.000 người. Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triểnkinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản. Với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000 ha ( trong đó diện tích nuôi tôm
  • 52. 41 khoảng 240.000 ha ).Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp. Cà Mau được nối kết với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thàn khu vực đồng bằng Sông Cửu Long bằng cả ba hệ thống giao thông: đường bộ, đường thủy, đường hàng không nên thuận lợi cho việc giao thương. Đặc biệt, Cà Mau là đại phương nằm trên tuyến hàng lang ven biển Phía Nam nối liền ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, Cà Mau là cửa ngõ giao thương với các nước trong khối ASEAN trong đó trực tiếp là Thái Lan và Campuchia. Với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm Cà Mau đang tận dụng nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, sự thuận tiện về giao thông để dần mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các khu vực lân cận cũng như thị trường nước ngoài. e) Nhà cung cấp Nguồn nguyên liệu chính của công ty là lúa và tôm, bên cạnh đó công ty còn xem xét việc mở rộng và tăng sản lượng chế biến các loại thủy sản khác như: cá lưỡi trâu, mực, bạch tuộc và các loại cá biển khác….Những nguyên liệunày chiếm phần lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đầu vào nguyên liệu của công ty chủ yếu được mua trong nước, lúa được mua từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tôm được mua từ hai vùng chính: Miền Trung là Phú Yên, Bình Thuận; vùng đồng bằng Sông Cửu Long là Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang.Đây là hai vựa tôm lớn nhất của cả nước và sẽ cung cấp bổ sung cho nhau khi một vùng gặp khó khăn về con giống, dịch bệnh hoặc vào trái vụ. Điều này làm giảm tính mùa vụ, tôm được cung cấp quanh năm đủ đắp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty tổ chức thu mua nguyên liệu tại nguồn của nông dân theo đúng quy trình quản lý vệ sinh do ngành thủy sản quy định. Điều đó có ý nghĩa là tôm luôn được thu mua với mức giá thấp nhất vì không tốn chi phí trung gian.Trong một số trường hợp cần thiết công ty có thể mua bán thành phẩm từ các đơn vị chế biến thủy sản trong nước hoặc nhập khẩu từ nước khác.
  • 53. 42 Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quanh năm, hiện nay công ty đã xây dựng hai kho lạnh có trữ lượng 400 tấn với mức luân chuyển 5.000 tấn/năm, bán thành phẩm được sản xuất trong vụ chính sẽ được trữ lại và đưa vào sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng vào trái vụ. Đồng thời thành phẩm được tăng cường sản xuất và trữ lại từ cụ chính sẽ giúp công ty ổn định được đầu ra trong các tháng mà nguồn nguyên liệu tôm không dồi dào.Ngoài ra, công ty còn bố trí nhà máy ngay tại trung tâm vựa tôm cả nước, thu mua tại nguồn với một quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có mối quan hệ tốt với các đối tác trong nước và nước ngoài…. là những nhân tố giúp cho công ty kiểm soát được chất lượng, giá cả và số lượng nguyên liệu. Ngoài việc mua trực tiếp từ nông dân, công ty còn mua lại nguyên liệu từ các công ty khác trong ngành để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu. Một số nhà cung cấp của công ty - Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu nông sản thực phẩm An Giang. - Công ty TNHH Một thành viên chế biến thủy sản Nam Việt. - Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Đức Minh. - Công ty TNHH một thành viên FYB. - Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Thành Đạt. - Công ty TNHH thủy sản Trường Hạnh. f) Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Đối thủ cạnh tranh tiềm năng lả các công ty chuẩn bị hoặc mới tham gia vào ngành.Đối thủ mới tham gia vào ngành là yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty, do họ cố gắng giành thị phần và các nguồn lực cần thiết. Ngày nay, hòa mình vào sân chơi toàn cẩu cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức thương mại trên thế giới như WTO, AFTA…. Điều này cho thấy sẽ có nhiểu đối thủ tiềm năng ở trong nước và nước ngoài có thể xuất hiện và chắc chắn
  • 54. 43 trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty trong tương lai, sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn Đối thủ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh hiện tại là một áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến công ty.Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với công ty.Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trên thị trường.Khi áp lực cạnh tranh giữa các công ty càng gia tăng thì đe dọa vị trí cũng như sự tồn tại của công ty. g) Khách hàng Khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của công ty.Sự tín nhiệm của khách hàng ảnh hưởng đến vị trí và giá cả của công ty trên thị trường. Do vậy cần thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khách hàng nhằm thỏa mãn nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.Hiện nay với việc không ngừng nậng cao chất lượng sản phẩm cùng với phương thức thanh toán gọn nhẹ, an toàn và phù hợp, công ty đã tạo ra uy tín đối với những khách hàng và đối tác của mình. Hàng của công ty được xuất khẩu qua các quốc gia như: Mỹ, Australia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và một số nước châu Âu.