SlideShare a Scribd company logo
Chuyên đề tốt nghiệp
1
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tải thêm các chủ đề tương tự tại: http://lamketoan.edu.vn
-------------------------------------------------------CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG
VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM
1.1.1Khái niệm NHTM
Ngân hàng được xem là một ngành dịch vụ có từ lâu dài trên thế giới, khi nền
sản xuất phát triển chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, đã
tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, theo đó hệ thống ngân hàng đã
được hình thành. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hàng hoá
một mặt phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế, mặt khác cũng chính là
do mục đích sinh lời của Ngân hàng cho nên ngân hàng đã không ngừng hoàn
thiện và phát triển.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế, ngân hàng
có thể được định nghĩa qua nhiều khái niệm khác nhau, tuỳ thuộc vào các chức
năng, dịch vụ, vai trò mà chúng thực hiện qua nền kinh tế. Vấn đề được đặt ra là
các yếu tố này ngày càng thay đổi và không ngừng hoàn thiện, hiện nay có rất
nhiều các tổ chức tài chính như: các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, bưu
điện….đều có khuynh hướng kinh doanh như một ngân hàng, từ đó có rất nhiều
quan điểm khác nhau về ngân hàng. Xu hướng hiện nay người ta quan niệm về
NHTM đó là Ngân hàng thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cấp
tín dụng, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Dù được xem xét dưới nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại có thể
nói “NHTM là thuật ngữ chỉ các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
thoán và thực hiện nhiều chức năng chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh
nào đó trong nền kinh tế”.
1.1.2 Vai trò của NTHM
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là bộ máy
tuần hoàn của cả nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
2
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

cao nếu hệ thống ngân hàng mạnh. Như vậy đòi hỏi ngân hàng phải phát triển
tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá tiền tệ hạch toán kinh doanh, tất
cả mọi giao dịch kinh doanh của các tổ chức kinh tế đều thông qua thị trường :
Lao động, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ và thị trường tiền tệ tài chính. Vốn tiền tệ
là sự khởi đầu của mọi loại hình doanh nghiệp đồng thời là kết quả sản xuât kinh
doanh , vì vậy NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị
trường, nó được ví như huyết mạch của nền kinh tế.
NHTM Việt Nam đã huy động nguồn vốn đáng kể cả nội tệ và ngoại tệ, tăng
trưởng đầu tư cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Với vai trò là trung
tâm thanh toán của nền kinh tế, NHTM Việt Nam góp phần quan trọng đẩy nhanh
tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn.
Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dùng tiền mặt ngày
càng tăng thì vai trò của NHTM trong thanh toán ngày càng mạnh hơn, với việc
áp dụng công nghệ kỹ thuật, tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh. Hiện
NHTM đang từng bước mở rộng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nhu cầu
của nền kinh tế, đời sống như nghiệp vụ dịch vụ tại nhà, internetbanking, hệ thống
thanh toán thẻ, ATM…Và NHTM Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới chi
nhánh lan rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước cùng với đội ngũ cán bộ ngân
hàng đông đảo và chuyên nghiệp.
Chính vì vậy NHTM có vai trò hết sức to lớn, đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, đối với tiết kiệm của dân cư, đối với tăng trưởng của nền kinh
tế quốc dân. Để mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường, đảm bảo an toàn và
nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh của các NHTM phải không
ngừng đổi mới, hiện đại hoá, tiến bộ khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh
của mình.
1.1.3 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường
1.1.3.1 Ngân hàng là loại hình trung gian tài chính làm nhiệm vụ thu hút tiền gửi
và tiết kiệm trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế hiện đại có nhiều loại định chế tài chính khác nhau ra đời.
Song chức năng thu hút tiền gửi và đặc biệt là thu hút tiền gửi không kỳ hạn luôn
là chức năng đặc trưng của các ngân hàng. Trong hầu hết hệ thống tài chính
dường như chỉ có các ngân hàng mới được thực hiện việc mở các tài khoản tiền
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
3
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

gửi không kỳ hạn và thực hiện các dịch vụ thanh toán bằng tiền gửi cho khách
hàng.
Các cá nhân có các khoản tiền giành giụm mà chưa sử dụng, các doanh nghiệp
có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có thể gửi vào ngân hàng dưới hình thức mở các
tài khoản như: tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm…Mục đích gửi tiền có thể
là khác nhau nhưng tựu chung lại là để an toàn và hưởng lãi suất đối với các
khoản tiền gửi, hay hưởng một số dịch vụ khác…
1.1.3.2 NHTM cấp tín dụng cho các tác nhân trong nền kinh tế
Có thể nói tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM, đặc biệt là các
ngân hàng truyền thống và là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng hiện
đại ngày nay. Nhờ thế mạnh huy động được một lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ
các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua việc nhận tiền gửi hay tiền vay, các ngân
hàng sử dụng số tiền ấy để cho vay các cá nhân, các tổ chức kinh tế cần vốn để
đầu tư các nhu cầu như : mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định,
đầu tư nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu tiêu dùng…và đa dạng các nhu cầu khác.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các hình thức cấp tín dụng của ngân
hàng ngày càng phát triển muôn hình muôn vẻ : tín dụng thấu chi, tín dụng trung
dài hạn, tín dụng chiết khấu, tín dụng thuê mua…Vốn tín dụng của các ngân hàng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình tái sản
xuất trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…góp phần đẩy mạnh đầu
tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân cư.
1.1.3.3 NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng
Chức năng này xuất phát từ chính chức năng đầu tiên của ngân hàng là nhận
tiền gửi. Các cá nhân, tổ chức kinh tế trên cơ sở mở các tài khoản tiền gửi thanh
toán hay các tài khoản tiền gửi phục vụ giao dịch khi có nhu cầu thanh toán có thể
uỷ quyền cho Ngân hàng thực hiện thay mình…Theo quan điểm luật pháp ở hầu
hết các nước thì chỉ có các ngân hàng mới được phép mở tài khoản thanh toán hay
các tài khoản giao dịch cho khách hàng mà không một định chế nào được phép
làm điều này.
1.1.3.4 Chức năng tạo tiền của NHTM
Thông qua chức năng về tín dụng và chức năng thanh toán giúp cho các
NHTM có khả năng tạo tiền. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào NHTM, thông
qua quá trình cho vay bằng chuyển khoản trong một hệ thống NHTM, số tiền gửi
ban đầu có thể được nhân lên gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu. Điều này chỉ
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
4
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

có thể thực hiện ở một hệ thống ngân hàng chứ không thực hiện được ở một ngân
hàng. Số lượng tiền được nhân lên bao nhiêu lần là phụ thuộc vào số nhân tiền,
mà số nhân tiền lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ
lệ rút tiền mặt của khách hàng, tỷ lệ dự trữ dư thừa…
Hệ số mở rộng tiền tệ của NHTM được thể hiện như sau :
H =

1
R

Trong đó:
H: hệ số tạo tiền; r : tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Như vậy việc mở rộng tiền của NHTM phải được thực hiện trên cơ sở sự kết
hợp giữa nghiệp vụ cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đây đòi hỏi
các ngân hàng luôn phải cố gắng làm tốt công việc hiện đại hoá hệ thông thanh
toán và giúp khách hàng có thói quen sử dụng dịch vụ này một cách thường xuyên
hơn.
Chức năng tạo tiền của NHTM có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động
kinh doanh của mỗi ngân hàng, việc số tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng
lên nhiều lần sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện các khoản cho vay trên tài khoản
của khách hàng. Việc tăng doanh số cho vay này sẽ giúp cho ngân hàng tăng
doanh thu một cách đáng kể, tăng hiệu quả của công việc sử dụng đồng vốn của
Ngân hàng.
Mỗi chức năng tạo ra cho NHTM một ưu thế nhất định trong hoạt động kinh
doanh của nó, tuy nhiên như ta đã biết hoạt động của ngân hàng luôn đi kèm với
những rủi ro cho nên song song với việc thực hiện các chức năng đó NHTM luôn
phải tìm cách để hạn chế những nhược điểm của nó để thu lại hiệu quả kinh tế cao
nhất cho Ngân hàng mình.
1.1.4 Những đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.4.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro
Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động của các
NHTM hàm chứa nhiều rủi ro, cụ thể là :
- Rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi
ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường
hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi cho khoản vay hoặc là việc
thanh toán gốc và lãi không đúng hạn. Trong thực tế, việc khách hàng không trả
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
5
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

được nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất cứ ai vì rất nhiều nguyên nhân
khác nhau. Do vậy, rủi ro tín dụng là một rủi ro cố hữu mà bất cứ ngân hàng nào
cũng phải đối mặt
- Rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh
chịu khi lãi suất thị trường có sự biến động. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất là
ngân hàng không có sự cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ hay sự
mất cân xứng giữa khối lượng tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy
cảm với lãi suất. Có hai loại rủi ro lãi suất là rủi ro tái tài trợ tài sản nợ và tái đầu
tư tài sản có.
- Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản là nguy cơ mất khả năng chi trả của
ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền. Đối với các tổ chức tài chính nói
chung, các NHTM nói tiêng thì có rủi ro thanh khoản là xảy ra thường xuyên và
nghiêm trọng hơn cả. Bởi rủi ro thanh khoản có tính chất lan truyền, nếu người
gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặp rắc rối về thanh khoản thì sẽ đồng loạt rút tiền ra
khỏi ngân hàng.
- Rủi ro ngoại hối: rủi ro ngoại hối là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải
gánh chịu khi duy trì các tài sản nợ và tài sản có bằng ngoại tệ ở trạng thái trường
hay đoản về loại ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ.
- Rủi ro hoạt động ngoại bảng: rủi ro hoạt động ngoại bảng là các loại hoạt
động không thuộc bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ tính chất hoạt
động này là các Ngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng ngay đến
vốn kinh doanh nên đã khuyến khích các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát
triển. Tuy nhiên, điều này có thể đưa đến rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng
không thực hiện được nghĩa vụ của mình.
- Rủi ro công nghệ và hoạt động: rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản
đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo được khoản tiết kiệm trong chi phí đã
dự tính khi mở rộng quy mô hoạt động. Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ
với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu hệ thống công nghệ bị
trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ công nghệ bên trong ngừng hoạt động.
1.1.4.2 Ngân hàng lấy đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ
Có thể nói, ngân hàng đã kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường
tiền tệ với đặc tính xã hội hoá cao, tính cảm ứng và tính nhạy cảm với mọi thay
đổi trong nền kinh tế. Đây chính là đặc điểm cơ bản phân biệt lĩnh vực ngân hàng
với các lĩnh vực kinh doanh khác.Giá cả trong kinh doanh ngân hàng chính là lãi
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
6
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

suất. Sự vận động lên hoặc xuống của lãi suất bao hàm, ảnh hưởng đến rất nhiều
mối quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau.
Sự biến động của lãi suất có tác dụng điều tiết cân bằng thị trường và tín hiệu
thông báo, hướng dẫn và người tiêu dùng trong các hành vi kinh tế của họ. Lãi
suất cũng là một trong các yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng hiệu quả
nhất. Do vậy, tất cả các NHTM trong thực tiễn hoạt động hàng ngày đều xây dựng
cho mình biểu lãi suất hợp lý để tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mình trên thị
trường.
1.1.4.3 Nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động kinh doanh chính là nguồn
vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn dài hạn và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng. Đặc điểm của nguồn vốn này là ngân hàng không có quyền sở
hữu và đáp ứng những điều kiện đã thoả thuận với khách hàng mà ngân hàng
được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để cho vay hoặc đầu tư vào
lĩnh vực khác.
1.1.4.4 Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh mang tính hệ thống cao và
phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước
Tình hình phát hành, lưu thông và giá trị của tiền tệ có ảnh hưởng sâu rộng đến
tổng thể nền kinh tế, hơn nữa đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng mang
tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn những lĩnh vực kinh doanh khác.Do đó,
một mặt đòi hỏi phải có sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý Nhà
nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm bảo vệ sự an toàn của hệ
thống tài chính ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và người đầu tư.
Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như để
có thể tạo ra các dịch vụ toàn diện cho ngân hàng, luôn đòi hỏi phải duy trì tính
ràng buộc về mặt kỹ thuật và về mặt tổ chức, có thể cho các ngân hàng tự thiết lập
hay do các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tính hệ thống không chỉ đơn thuần là do yêu cầu có sự thống nhất về kỹ thuật
nghiệp vụ trên phạm vi ngày càng rộng mà nó còn được bổ sung bởi nhu cầu phải
hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng về thanh khoản vốn khả dụng, về chia sẻ rủi ro
để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống và nền kinh tế.
1.2 VỐN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HUY ĐỘNG VỐN
1.2.1 Vốn của NHTM
1.2.1.1Vốn tự có (VTC)
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
7
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

VTC của NHTM là toàn bộ những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được,
thuộc sở hữu của ngân hàng hoặc được quyền sử dụng như vốn chủ sở hữu hay
những khoản vốn được duy trì lâu dài và thường xuyên tại các ngân hàng mà ngân
hàng được phép sử dụng để bù đắp trong quá trình hoạt động. VTC là những
khoản vốn chỉ được phép hoàn trả cho chủ sở hữu sau khi ngân hàng hoàn thành
nghĩa vụ đối với chủ nợ có bảo lãnh trong trường hợp bị thanh lý hay bị phá sản.
VTC của ngân hàng thường không giống nhau hoàn toàn đối với các loại hình
có tư cách pháp lý và hình thức sở hữu khác nhau. Các ngân hàng được tổ chức
dưới hình thức công ty khác với ngân hàng tư nhân, quốc doanh…nhưng dù có
được tổ chức khác nhau thì hầu hết các ngân hàng, nhất là các NHTM chia VTC
thành hai bộ phận chính đó là: VTC cơ bản hay còn gọi là vốn pháp định - vốn
điều lệ và VTC bổ sung.
VTC cơ bản là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hang do pháp luật
quy định. Khác với vốn pháp định (vốn cơ bản), vốn điều lệ là vốn do cổ đông
đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định tối
thiểu phải bằng vốn pháp định. VTC cơ bản là phần vốn tự có thực có trong suốt
quá trình hoạt động của ngân hàng để đảm bảo ngân hàng hoạt động một cách
bình thường, có đầy đủ đặc điểm như nêu ở trên, thường không có thời điểm đáo
hạn.
VTC bổ sung là phần vốn thực có tăng thêm trong quá trình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. VTC bổ sung bao gồm:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường số VTC ban đầu
+ Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ.
+ Ngoài các quỹ trên, VTC bổ sung còn bao gồm: Phần lợi nhuận để lại chưa
phân bổ hoặc các quỹ đặc biệt như quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen
thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định…
1.2.1.2 Vốn huy động
Vốn huy động (VHĐ) là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động từ các tổ
chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp
vụ huy động vốn thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm
vốn để kinh doanh.
Bản chất của VHĐ là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Nguồn vốn này
không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nhưng ngân hàng được quyền sử dụng
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
8
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

trong thời gian huy động và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn
hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn. VHĐ đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, là nguồn gốc kinh doanh của ngân hàng. Song
nguồn vốn này rất dễ bị biến động nên ngân hàng không được phép sử dụng hết số
vốn này vào kinh doanh mà phải tuân thủ các qui định về dự trữ bắt buộc để đảm
bảo khả năng thanh toán.
Nghiệp vụ huy động vốn của những ngân hàng tiêng lẻ nói chung là tương tự
nhau trên toàn thế giới. Nhưng môi trường hoạt động của các NHTM ở các nước
khác nhau là khác biệt. Với điều kiện về kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn
phát triển, các NHTM đã đưa ra các hình thức huy động vốn sau đây:
a)
Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân
Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn
 Tiền gửi không kỳ hạn:là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể rút ra sử
dụng bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền
gửi không kỳ hạn bao gồm các loại sau:
- Tiền gửi thanh toán: đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết sử dụng để
tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi
phí khác.
Loại tiền gửi này được hưởng lãi suất thấp hoặc không được hưởng lãi, vì
khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào phục vụ cho việc chi trả qua các hình
thức như Séc, Uỷ nhiệm chi…chính vì vậy đây là nguồn vốn có tính chất ổn định
thấp, ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, chi phí quản
lý tài khoản, chi phí nghiệp vụ ngân quỹ phục vụ cho việc thu chi cao. Tuy nhiên,
đối với ngân hàng thì đây lại là nguồn vốn có chi phí huy động (tính bằng lãi suất)
thấp. Càng huy động được nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi loại này thì
tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng cao, dịch vụ ngân hàng phát triển và nguồn vốn
(tính theo kết số dư) lại là ổn định.
- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền được ký gửi vào ngân hàng với
mục đích an toàn, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Cũng giống như trên,
ngân hàng phải thoả mãn nhu cầu rút tiền của khách hàng và chỉ được phép sử
dụng tài khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả.
 Tiền gửi có kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa ngân
hàng và khách hàng về thời gian rút tiền. Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc
tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Về cơ bản
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
9
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được sử dụng để thanh toán như các khoản chi
trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Về nguyên tắc thì ngân hàng không cho phép
khách hàng rút tiền khi chưa đến hạn, song trên thực tế để thu hút vống thì các
ngân hàng thường cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn khi họ có nhu cầu,
nhưng trong trường hợp này họ chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn
với mức lãi suất thấp hơn.
b)Tiền gửi tiết kiệm
Đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng để tiêu
dùng, họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền an toàn và được hưởng một
khoản lãi số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm hai hình thức:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào,
song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
Điểm khác biệt cơ bản giữa tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn
là khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì khách hàng được ngân hàng trao cho một
quyển sổ tiết kiệm để theo dõi còn đối với tiền gửi thanh toán thì số tiền của khách
hàng được theo dõi trên tài khoản qua các giấy báo nợ, báo có của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thoả thuận trước về thời gian
gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
c) Vốn vay NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHTM có thể vay NHNN theo nhiều
hình thức: vay thông thường; vay chiết khấu; vay cầm cố; vay thanh toán bù trừ;
vay hỗ trợ đặc biệt; vay kỳ hạn…Vay NHNN là một cách tốt nhất để bổ sung dự
trữ thanh toán. Mỗi hình thức tín dụng nêu trên mang một mức lãi suất khác nhau,
trong đó lãi suất áp dụng với tín dụng dài hạn mở rộng nói chung cao hơn cả; vay
thanh toán bù trừ và vay qua cửa sổ chiết khấu mang tính chất giúp đỡ đối với
NHTM đang có yêu cầu tạm thời về vốn.
NHTM cũng có thể vay thương mại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
với chi phí có thể chấp nhận được để thoả mãn các nhu cầu tín dụn của khách
hàng mình hoặc thực hiện các dự án đầu tư mà ngân hàng muốn. Đồng thời đơn vị
ngân hàng có thể vay các tổ chức tín dụng trong nước trên thị trường liên ngân
hàng qua đêm hoặc vài ngày để tài trợ cho nhu cầu vốn tạm thời.
d) Phát hành các giấy tờ có giá
Bên cạnh phương thức nhận tiền gửi, đi vay, các NHTM còn phát hành chứng
chỉ tiền gửi và kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và phát hành các giấy tờ có giá khác
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
10
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

điển hình là việc phát hành Euro Dollar. Thực chất là ngân hàng huy động vốn
tiền tệ bằng cách phát hành chứng từ có giá. Trong đó chứng chỉ tiền gửi là phiếu
nợ ngắn hạn với mệnh giá qui định, trái phiếu là giấy nợ trung và dài hạn. Phương
thức phát hành Euro Dollar là hình thức phát hành phiếu nợ để thu hút vốn ở nước
ngoài, nó có đặc điểm là chỉ huy động vốn bằng đô la và khi trả lãi, vốn gốc cũng
bằng đô la. Đối với loại này ngân hàng sử dụng để thu hút vốn ngắn hạn (3 tháng).
Ở các trung tâm tài chính, loại phiếu nợ này có được chấp nhận như là đô la.
Quyền phát hành ở một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một số
ngân hàng đặc biệt như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu…Các
ngân hàng trên được phép phát hành phiếu nợ này ở trong nước và nước ngoài,
còn các ngân hàng khác thì chỉ được phát hành ở nước ngoài. Tuy nhiên đây là
loại hình huy động vốn lãi suất cao, vì vậy nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi
ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ.
Khi ngân hàng phát hành trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác, có thể xảy ra 3
trường hợp:
- Phát hành trái phiếu ngang giá (phát hành bằng mệnh giá): Là phát hành trái
phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra
khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.
- Phát hành trái phiếu có chiết khấu: Là phát hành trái phiếu với giá trị nhỏ hơn
mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn
mệnh giá của trái phiếu được gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp này thường
xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa.
- Phát hành trái phiếu có phụ trội: Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh
giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá
của trái phiếu được gọi là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi
lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa.
Giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của giấy từ có giá được phân bổ dần vào chi
trả lãi huy động từ phát hành giấy tờ có giá từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn
của trái phiếu.
Như vậy, VHĐ là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của các
NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân
hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù
bị giới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này
thì không những nguồn lợi ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uy
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
11
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

tín ngày càng cao. Qua đó ngân hàng có thể mở rộng được vốn và mở rộng qui mô
hoạt động kinh doanh.

1.2.2 Vai trò của nguồn vốn huy động với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào thì để hoạt động kinh doanh được cũng
cần phải có vốn vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh
doanh. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt là
“tiền tệ” với đặc thù hoạt động là “đi vay để cho vay”. Cho nên nguồn vốn đối với
ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng, vốn thực hiện một số chức năng không
thể thay thế trong hoạt động của ngân hàng, trong đó nguồn vốn mà ngân hàng đi
huy động chiếm phần lớn trong nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn ngân hàng huy
động nhiều hay ít quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng và
đây là mảng kinh doanh chủ yếu mang lại lợi ích cho ngân hàng. Vốn như một
tấm đệm giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp trang trải những thua
lỗ về tài chính và nghiệp vụ.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng lớn sẽ tạo ra uy tín lớn cho ngân hàng, tạo
niềm tin cho công chúng và đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của
ngân hàng, giúp ngân hàng có thể mở rộng các hình thức kinh doanh và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Nếu nguồn vốn huy động của ngân hàng càng lớn
sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân
hàng hiện đại. Khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân
hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui
mô, khôi lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cấp tín dụng…
Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn vốn và nó quyết định đến tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chính vì thế các NHTM cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để đạt
được hiệu quả huy động cao nhất.
Như vậy, công tác huy động vốn cũng có ý nghĩa quan trọng, nó không những
giúp mở rộng được công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn
mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuân. Do đó các ngân hàng cần phát huy công
tác huy động vốn.
1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
12
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

1.3.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn
Với bản chất, chức năng của mình thì ở bất cứ nền sản xuất nào kế toán cũng
là công cụ quan trọng để ghi chép, phản ánh, đo lường thông tin và kiểm tra. Vai
trò của kế toán không chỉ phát huy đối với doanh nghiệp mà nó còn phát huy vai
trò to lớn trong nền kinh tế. Là bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của nền
kinh tế quốc dân, kế toán ngân hàng cũng phát huy đầy đủ vai trò của kế toán nói
chung. Trong đó kế toán nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trước hết kế toán nghiệp vụ huy động vốn phản ánh được chính xác loại vốn
huy động, tổng hợp số liệu nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lí ngân hàng.
Với thông tin này sẽ là cơ sở để xác định lãi suất đầu vào bình quân và đưa ra
được mức lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Ngày nay, các nhà quản trị ngân
hàng không chỉ quan tâm đến quản trị tài sản có mà còn quan tâm đến tài sản nợ.
Chính vì thế, kế toán nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra
được những giải pháp phù hợp với mỗi loại vốn, nâng cao hiệu quả của công tác
huy động vốn ngân hàng.
Kế toán nghiệp vụ huy động vốn ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy
đủ, kịp thời nguồn vốn của ngân hàng ở từng thời điểm. Mặt khác, kết hợp với
công tác kế toán ở nghiệp vụ khác sẽ cho thấy sự vận động của lượng tiền ngân
hàng huy động được. Điều này giúp cho nàh lãnh đạo ngân hàng quản lý chặt chẽ
tài sản của mình, thiếu hụt về số lượng và nâng cao hiệu quả trong quá tình sử
dụng tài sản.
Một yếu tố đang là vấn đề hàng được quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị
ngân hàng đó là chi phí. Trong khi đó chi phí trong hoạt động huy động vốn là
một bộ phận chi phí chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng.
Công tác kế toán huy động vốn phản ánh được một cách chính xác chi phí huy
động vốn cho dù ngân hàng đã trả hay mới chỉ hach toán vào các khoản dự trả.
Với thông tin về chi phí này giúp quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính, tiết kiệm
chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại của
ngân hàng.
Những thông tin về kế toán của hoạt động huy động vốn không chỉ cung cấp
cho các nhà quản trị ngân hàng mà nó còn cung cấp cho các loại hạch toán và
công tác khác như: thanh tra, kiểm soát, kiểm toán…Thông tin về nguồn vốn huy
động được của ngân hàng do bộ phận kế toán cung cấp còn là nhân tố có vai trò
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
13
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng vì nó tạo cho người gửi
tiền sự tin tưởng, tạo hình ảnh về qui mô hoạt động của ngân hàng.

1.3.2Khái quát kĩ thuật kế toán huy động vốn tại NHTM
1.3.2.1 Tài khoản sử dụng


Các tài khoản tiền gửi, tiền vay

 40 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước
 41 Các khoản nợ các tổ chức tín dụng khác
 42 Tiền gửi của khách hàng
421/422 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ.
4211/4221
Tiền gửi không kỳ hạn
4212/4222
Tiền gửi có kỳ hạn
4214/4224
Tiền gửi vốn chuyên dùng
423/424 Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ
4231/4241
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
4232/4242
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
4238/4248
Tiền gửi tiết kiệm khác
425/426 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ


Tài khoản 43

Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá

431/434 Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ
432/435 Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ
433/436 Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ


Tài khoản 49

Lãi và phí phải trả

491: lãi phải trả cho tiền gửi
492: lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
493: lãi phải trả cho tiền vay


Tài khoản 388 Chi phí chờ phân bổ



Tài khoản 80 Chi phí hoạt động tín dụng
801: trả lãi tiền gửi
802: trả lãi tiền vay
803: trả lãi phát hành giấy tờ có giá

====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
14
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

809: chi phí khác
1.3.2.2 Chứng từ sử dụng
Nhóm chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ huy động vốn khá phong phú, bao
gồm:
- Chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt.
- Chứng từ thanh toán không dung tiền mặt: séc chuyển khoản, sec bảo chi, uỷ
nhiệm chi.
- Các loại sổ tiết kiệm
- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền từ tài khoản khách hàng
nên phải đảm bảo tính pháp lí cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ. Một
số loại phải bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá như các loại séc, các
loại thẻ, phiếu tiết kiệm.
1.3.3Tóm tắt qui trình kế toán nghiệp vụ huy động vốn
1.3.3.1 Kế toán tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân
- Kế toán khi khách hàng gửi tiền
Nợ TK thích hợp (1011, TG của người trả, TTBT, CT đến…)
Có TK 4211/KH
- Kế toán khi trả tiền cho khách hàng
Nợ TK 4211/KH
Có TK thích hợp (1011, TK người thụ hưởng, 1113, TTBT, CT đi…)
- Tính và trả lãi tiền gửi không kỳ hạn
Ngoại trừ những trường hợp ngân hàng áp dụng công nghệ tính lãi cộng dồn
hàng ngày, thông thường lãi tiền gửi thanh toán được ngân hàng tính và trả hàng
tháng theo phương pháp tích số, được nhập lãi vào gốc. Việc tính lãi thường được
thực hiện vào một ngày nhất định ở giai đoạn cuối tháng cho tất cả các khách
hàng.
Số lãi phải trả
trong tháng

=

Tổng tích số dư
TKTG trong tháng

X

Lãi suất ngày

Hạch toán:
Nợ TK Chi trả lãi TG (801)
Có TK Tiền gửi thanh toán/KH (4211)
- Tất toán và đóng tài khoản
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
15
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Việc tất toán tài khoản khi khách hàng có yêu cầu trong trường hợp giải thể, sáp
nhập, chia tách; hoặc nếu tài khoản hết số dư và trong 6 tháng không có nghiệp vụ
nào phát sinh thì ngân hàng sẽ tất toán tài khoản của khách hàng.
Khi tất toán tài khoản, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu với
khách hàng, chuyển số dư còn lại vào tài khoản khác theo yêu cầu của khách hàng
và thu hồi số séc khách hàng chưa sử dụng, chuyển hồ sơ tài khoản của khách
hàng sang tập hồ sơ lưu trữ (những tài khoản đã tất toán).
1.3.3.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm
a) Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Khi gửi tiền:
Nợ TK 1011 hoặc TK thích hợp
Có TK 4231/KH
Khi rút tiền:
Nợ TK 4231/KH
Có TK 1011
Khoá sổ, tất toán TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Trường hợp khách hàng rút hết tiền trong sổ, tức là xin tất toán sổ, kế toán phải
thu lại sổ và lưu cả sổ cùng phiếu lưu đã tất toán vào nơi lưu trữ hồ sơ gốc.
Khi khách hàng muốn giao dịch lại, phải lập sổ và phiếu lưu mới
Tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Cách tính lãi tương tự như tiền gửi không kỳ hạn, tức là cũng tính theo phương
pháp tích số và lãi được nhập vào gốc hàng tháng. Tuy nhiên, tính lãi tiền gửi tiết
kiệm và hạch toán lãi có thể thực hiện theo 2 thời điểm: được thực hiện theo đúng
ngày khách hàng gửi tiền vào của các tháng sau đó (tính tròn tháng), hoặc thực
hiện đồng loạt vào ngày gần cuối tháng.
Hạch toán : Nợ TK 801
Có TK 1011 hoặc TK 4231/KH
b)Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau
- Khi gửi tiền:
Nợ TK 1011
Có TK 4232/KH
Kế toán tính lãi tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ Lãi định kỳ hàng tháng không được nhập vào vốn gốc của khách hàng vì trong
tỷ lệ lãi suất hàng tháng đã tính đến phần luỹ tiến cho toàn thể một hạn kỳ. Việc
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
16
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

nhập vốn sẽ làm tăng số dư và tăng tiền lãi của tháng kế tiếp và làm sai mức lãi
suất qui định cho kỳ hạn.
+ Đối với cả 2 loại: lĩnh lãi hàng tháng, theo định kỳ và lĩnh lãi khi đáo hạn thì
việc tính lãi vẫn được thực hiện hàng tháng và được hạch toán vào tài khoản lãi
phải trả vì: về mặt tài chính, đúng 1 tháng phải có phát sinh tiền lãi phải trả cho số
tiền huy động, đó là chi phí trả lãi hàng tháng, do vậy cần phải được phân bổ hàng
tháng nhằm xác định đúng hiệu quả kinh doanh tháng, tránh tình trạng lãi trước lỗ
sau.
Lãi dự trả tháng = Số tiền gửi X Lãi suất tháng
Hàng tháng kế toán tính lãi và hạch toán vào tài khoản "lãi phải trả cho tiền
gửi"-491
Nợ TK 801
Có TK lãi phải trả cho tiền gửi-491
Hết kỳ hạn
+ Nếu khách hàng không đến lĩnh lãi, kế toán tự động nhập lãi vào gốc cho khách
hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kỳ tiếp theo.Hạch toán:
Nợ TK lãi phải trả cho tiền gửi-491
Có TK 4232/KH
+ Nếu khách hàng đến lĩnh lãi và gốc vào cuối kỳ hạn, về nguyên tăc sẽ làm thủ
tục tất toán sổ luôn cho khách hàng.
Trường hợp khách hàng đến rút tiền trước hạn:
+ Thoái chi tiền lãi cộng dồn dự trả theo lãi suất có kỳ hạn cho thời gian gửi thực
tế (số tiền đã trích vào tài khoản này)
+ Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế
c)Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lãi trả trước:
- Khi gửi tiền: Ngân hàng thực hiện tính và trả luôn lãi của cả kỳ hạn cho khách
hàng, tuy nhiên số lãi đó phải được ghi nhận vào TK388- Chí phí chờ phân bổ dần
theo định kỳ kế toán:
Nợ TK 1011, thích hợp
Nợ TK 388
Có TK 4232/KH
-Hàng tháng: thực hiện phân bổ lãi trả trước vào chi phí
Nợ TK 801
Có TK 388
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
17
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

- Đáo hạn: ngân hàng trả cho khách hàng số tiền đúng bằng số gốc danh nghĩa mà
khách hàng gửi
Nợ TK 4232/KH
Có TK 1011, thích hợp
- Trường hợp khách hàng đến rút tiền trước hạn:
+ Thoái chi tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí theo lãi suất có kỳ hạn cho
thời gian gửi thực tế
+ Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế trên số tiền gửi
thực tế
1.3.3.3 Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá
a) Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi sau
- Khi phát hành: Tuỳ từng trường hợp để hạch toán vào TK thích hợp
+Nếu phát hành ngang giá: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành
+Nếu phát hành có phụ trội:
Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành + giá trị phụ trội
+ Nếu phát hành có chiết khấu:
Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành – giá trị chiết khấu
- Tính và phân bổ chi phí lãi hàng tháng
Hàng tháng, kế toán cũng phải tính lãi tháng để treo vào tiền lãi cộng dồn dự
trả và phân bổ chi phí lãi tháng theo đúng chế độ. Đồng thời nếu có phụ trội hoặc
chiết khấu, kế toán cũng phải tiến hành phân bổ chi phí lãi hàng tháng.
- Kế toán thanh toán gốc và lãi khi đến hạn cho khách hàng
Khi giấy tờ có giá khi đến hạn, khách hàng sẽ nhận được mệnh giá và số lãi
theo mệnh giá (kể cả trường hợp phát hành có chiết khấu hay có phụ trội). Tuỳ
theo yêu cầu của khách hàng là nhận tiền gốc và lãi tính theo hình thức gì: tiền
mặt, hay chuyển khoản vào TKTG, kế toán làm thủ tục nhận lại giấy tờ có giá đã
phát hành.
b)Kế toán phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi trước
Với trường hợp trả lãi trước, ngân hàng thực hiện tính lãi được hưởng ngay cho
khách hàng và khấu trừ vào mệnh giá, tức là khách hàng chỉ phải trả số tiền bằng
mệnh giá trừ tiền lãi. Tiền lãi được treo vào tài khoản Chi phí chờ phân bổ-388
- Khi phát hành
+ Trường hợp phát hành ngang giá:
Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành – Lãi trả trước
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
18
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

+ Phát hành có phụ trội:
Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành + giá trị phụ trội – Lãi trả trước
+ Phát hành có chiết khấu:
Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành – giá trị chiết khấu – Lãi trả trước
- Tính và phân bổ chi phí lãi hàng tháng
Hàng kỳ kế toán thực hiện tính lãi trên mệnh giá, và phân bổ dần chi phí trả lãi
mỗi kỳ từ TK 388-Chi phí chờ phân bổ vào TK 803-Chi phí trả lãi phát hành giấy
tờ có giá. Nếu phát hành không ngang giá (có phụ trội hoặc chiết khấu), số tiền
phụ trội hoặc chiết khấu cũng được phân bổ để giảm hoặc tăng chi phí trả lãi trong
kỳ.
- Kế toán thanh toán tiền khi đến hạn
Khi đáo hạn, khách hàng sẽ được lĩnh số tiền bằng đúng mệnh giá (kể cả phát
hành có chiết khấu hay phụ trội). Kế toán sẽ thu lại giấy tờ có giá đã phát hành, tất
toán TK "Phát hành giấy tờ có giá" và làm thủ tục trả tiền, hoặc chuyển vào TK
cho khách hàng theo yêu cầu của khách hàng.
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
Kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh
doanh, để tồn tại và phát triển ngân hàng luôn cần phải thích nghi với môi trường
kinh doanh. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố đan xen ảnh hưởng lẫn nhau và tác
động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói
riêng, nhưng về cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn được
phân theo hai nhóm:
1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan
1.4.1.1Hành lang pháp lý
Khi các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các
dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành những công việc đó
trong một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của
toàn xã hội, bảo quản tài sản của toàn xã hội. Chính vì vậy một hành lang pháp lý
hoàn chỉnh hay thiếu hoàn chỉnh có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân
hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Hành lang pháp lý điều
chỉnh hoạt động huy động vốn của NHTM trước hết là các bộ luật và nghị định
hướng dẫn thi hành luật như: Luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN…Những luật
này qui định giới hạn huy động vốn so với dư nợ cho vay, qui định việc phát hành
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
19
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

trái phiếu, kỳ phiếu…Ngoài ra nó còn chịu sự quản lý gián tiếp của các bộ luật
khác.
Bên cạnh những bộ luật còn có chính sách tiền tệ quốc gia cũng ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Trước tiên, nó thể hiệnở mục
tiêu của chính sách tiền tệ đó là: kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức
mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Tuỳ thuộc vào
mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn mà khối lượng vốn huy động
được là khác nhau. Những tác động của mục tiêu chính sách tiền tệ với hoạt động
huy động vốn của ngân hàng là rất mạnh mẽ nên các NHTM ngoài việc thực hiện
đúng qui định của các bộ luật còn phải có mục tiêu hoạt động phù hợp với mục
tiêu của chính sách tiền tệ.
Ngoài ra công tác huy động vốn của NHTM còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách
đầu tư của Nhà nước. Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lí hay không hợp lý
đều ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế
những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ
đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngân hàng.
1.4.1.2Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội
Tình hình kinh tế chính trị ổn định hay không ổn định có tác động rất lớn đến
nền kinh tế không chỉ tới khách hàng mà còn tác động mạnh mẽ tới các hoạt động
của ngân hàng. Nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển sẽ tạo điều
kiện tích luỹ nhiều hơn nên ngân hàng có thể thu hút vốn nhiều hơn. Trái lại, khi
nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát tăng làm cho môi trường
đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do sản xuất bị đình trệ, thua lỗ khi đó việc huy
động vốn cũng giảm. Đồng thời với sự không ổn định của nền kinh tế làm cho tâm
lý của người có tiền nhàn rỗi không muốn nắm giữ tiền mà họ chuyển sang nắm
giữ tài sản khi đó việc huy động vốn của ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn.
Sự biến động của nền kinh tế là mang tính chu kỳ nên ngân hàng cần phải có kế
hoạch về vốn và sử dụng vốn hợp lý.
Tình hình chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vực của đất
nước trong đó có cả hoạt động của ngân hàng. Khi chính trị của một quốc gia ổn
định thì người dân mới có sự tin tưởng vào hệ thống tài chính và khi đó họ mới
gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng vào thời
kỳ mà chính trị không ổn định, đất nước có những khủng hoảng hay có chiến
tranh thì lúc đó lượng vốn huy động được từ nền kinh tế là thấp hơn rất nhiều so
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
20
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

với thời kỳ ổn định. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh đặc biệt trên lĩnh vực tiền
tệ, nó hoạt động trên cơ sở lòng tin khách hàng và ngân hàng. Do đó những yếu tố
nào tác động lòng tin của khách hàng với ngân hàng sẽ gây cho ngân hàng những
tổn thất ở hiện tại và trong tương lai.

1.4.1.3 Sự gia tăng của cạnh tranh
Hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới ngày càng lớn mạnh với sự ra đời của các
ngân hàng mới và xu hướng toàn cầu hoá nề tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cùng
với sự gia tăng của các ngân hàng và sự tham gia vào hoạt động ngân hàng của
các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra một sức ép cạnh tranh tới hoạt động
kinh doanh đặc biệt là hoạt động huy động vốn của các NHTM. Ngay cả trong
cùng hệ thống ngân hàng hiện nay cũng có sự cạnh tranh gay gắt, các NHTM
không ngừng tăng lãi suất tiền gửi, cung cấp những tiện ích tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng. Mặt khác, cùng với sự
tham gia vào việc thu hút tiền gửi nhàn rỗi của các tổ chức tài chính như: bưu
điện, bảo hiểm…, nguồn vốn càng trở nên khan hiếm hơn. Với áp lực của cạnh
tranh thúc đẩy các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá, tạo ra được những lợi thế
cạnh tranh và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh cũng là động lực giúp
ngân hàng khẳng định vị thế của mình và đón vai trò như một lực đẩy tạo ra sự
phát triển dịch vụ cho tương lai.
1.4.1.4 Sự tiến bộ khoa học công nghệ
Không phải tất cả các NHTM đều cung cấp tất cả các loại dịch vụ tài chính cho
nền kinh tế, nhưng quả thật danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên không
ngừng. Và điều này được thực hiện với sự trợ giúp của khoa học công nghệ. Đối
mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và
đang chuyển sang sử dụng công nghệ tự động và điện tử thay thế cho hệ thống
dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh toán và cấp
tín dụng. Nhiều loại hình tiền gửi mới đang được phát triển với sự giúp đỡ của
công nghệ ngân hàng hiện đại và các loại dịch vụ mới như giao dịch một cửa theo
chương trình phần mềm ngân hàng bán lẻ, giao dịch qua internet và thẻ thông
minh giúp cho công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự tiến bộ của
công nghệ cũng chính là thế mạnh của mỗi ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Các NHTM không ngừng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào quá
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
21
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

trình hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, nó còn giúp ngân hàng giảm chi
phí cho lao động thủ công, quá trình giao dịch nhanh chóng, thuận tiện. Nhìn
chung, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngân hàng đã và đang cung cấp một
danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho khách
hàng.
1.4.2Nhóm nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bao gồm: hình
thức huy động vốn của ngân hàng, chính sách lãi suất huy động, năng lực và trình
độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn…
Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới công tác huy động vốn là khác nhau nhưng thấy
được sự ảnh hưởng đó có ý nghĩa hết sức quan trọng để ngân hàng có được chính
sách huy động vốn có hiệu quả.
1.4.2.1 Hình thức huy động vốn
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hoá
hình thức huy động. Ngân hàng có thể huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra
nhiều thời hạn khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau của khách
hàng. Mặt khác, khi hình thức cho vay của ngân hàng càng mở rộng thì buộc các
ngân hàng phải lo lắng tìm kiếm nguồn vốn cho mình và huy động cho phù hợp:
chẳng hạn như khi nhu cầu sử dụng về nguồn vốn dài hạn lớn thì phả tìm cách huy
động vốn dài hạn chứ không được sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.
1.4.2.2 Chính sách lãi suất huy động
Mục đích khi gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng là khác nhau: nếu như
khách hàng là doanh nghiệp thì mục đích của họ là thanh toán qua ngân hàng chứ
không phải là lãi suất, trong khi đó một bộ phận thì mục đích của họ là lãi suất nên
vấn đề lãi suất là vấn đề mà họ quan tâm hàng đầu. Và khi đã xác định được mục
đích của mỗi khách hàng thì ngân hàng sẽ đưa ra cho họ những loại sản phẩm
khác nhau. Hiện nay, một số ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền đã sử dụng
lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo nhiều thời hạn khác nhau. Tuy
nhiên, khi sử dụng chính sách lãi suất bằng cách tăng lãi suất tiền gửi không mang
lại hiệu quả như mong muốn mà chi phí huy động lại cao. Do vậy, các ngân hàng
phải cân nhắc để đưa ra chính sách lãi suất phù hợp để đảm bảo kích thích người
gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay.
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
22
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

1.4.2.3 Con người
Con người là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản lí, sản xuất,
kinh doanh và hoạt động xã hội. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra thì các tổ chức
phải chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, ngành ngân hàng cũng không
phải là ngoại lệ. Đặc biệt là công tác huy động vốn thì năng lực và trình độ của
cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn. Nếu ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có
năng lực quản lí tốt, trình độ nghiệp vụ cao sẽ tạo ra uy tín với khách hàng. Sự
nhanh chóng chính xác và hiệu quả trong giao dịch của cán bộ huy động vốn tạo
ra những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng nên ngân hàng sẽ thu hút được nhiều
khách hàng hơn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế hơn.
1.4.2.4 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn
Với ngân hàng sát khu dân cư hoặc trung tâm thương mại thì sẽ có thuận lợi hơn
khi thu hút vốn. Mạng lưới huy động càng rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng trong việc tiếp xúc với ngân hàng để gửi tiền hoặc lĩnh tiền; ngược lại
mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả huy động vốn.
Ngoài ra những yếu tố khác mang tính chủ quan của ngân hàng ảnh hưởng đến
quán trình huy động vốn như thái độ, phong cách phục vụ, uy tín của ngân hàng,
các chiến lược marketing…cũng là các yếu tố mà các NHTM phải quan tâm

====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
23
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI

SACOMBANK
2.1.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK
2.1.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển
Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín – tên giao dịch quốc tế là
Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock bank (tên viết tắt là Sacombank)
được hình thành trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
căn cứ vào giấy phép số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN và Giấy phép
số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân
hàng.
Vào giai đoạn 1991-1995, khởi đầu với số vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng, mạng
lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu, Sacombank
đã tạo được những điểm son đáng ghi nhận trong những năm đầu thành lập thông
qua các quyết sách, chủ trương như tập trung xử lý các khoản nợ khó đòi, mở rộng
mạng lưới, phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh…
Giai đoạn 1995–1998, Sacombank tập trung cho nhiệm vụ hoạch định và phát
triển song song với việc tiếp tục củng cố và chấn chỉnh. Với sáng kiến phát hành
cổ phiếu đại chúng, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ
đồng, qua đó bước đầu xác lập được năng lực tài chính đối với quá trình phát triển
của Sacombank.
Giai đoạn 1999-2001, vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng, xây dựng
Hội sở khang trang tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cấp trụ
sở các chi nhánh trực thuộc, mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các
vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời xác lập mối quan hệ với hơn 80 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài trên khắo thế giới.
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
24
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Giai đoạn 2001-2006, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và các mục tiêu
phát triển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005. Nâng mức vốn điều lệ 190
tỷ đồng năm 2001 lên 2.089.412.810.000 đồng vào tháng 12/2006.
Qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, những kết quả đạt được năm 2007
vừa qua có thể xem là ấn tượng và là tiền đề cho những kế hoạch chiến lược phát
triển đến năm 2010 của ngân hàng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện
đại, đa năng…của hàng đầu của Việt Nam, Sacombank đã và đang thực hiện các
chiến lược trọng tâm: tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt
động, phát triển các sản phẩm dịch vụ…Từ ngày 16/08/2007, Sacombank chính
thức tăng vốn điều lệ từ 2340 tỷ đồng lên 4449tỷ đồng và tăng vốn tự có lên
5948,7 tỷ đồng trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại Việt Nam có nguồn lực
tài chính mạnh nhất. Khép lại năm hoạt động 2007, Sacombank đã đạt được kết
quả kinh doanh rất khả quan với sự tăng trưởng vượt bậc của tất cả các chỉ tiêu tài
chính, đặc biệt là kết quả lợi nhuận: 1.452 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với kết quả
năm 2006 (543 tỷ đồng) và tăng 21% so với chỉ tiêu kế hoạch của Đại hội đồng cổ
đông đề ra (1.200 tỷ đồng). Đồng thời, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu khác cũng
đều có sự tăng trưởng mạnh, vượt hơn 100% so với năm trước. Cụ thể: Tổng huy
động là 54.041 tỷ đồng, tăng 151% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay là
34.317 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2006; và tổng tài sản là 63.364 tỷ đồng,
tăng 156% so với năm 2006. Các chỉ số kinh doanh trên đây là của riêng
Sacombank, chưa bao gồm các công ty trực thuộc và liên doanh.
Từ 132 điểm giao dich ở thời điểm cuối năm 2006, đến ngày 31/12/2007 số
lượng chi nhánh, phòng giao dịch của Sacombank trên khắp cả nước đạt tới con số
211 điểm tại 44/64 tỉnh thành cả nước với sự kiện phủ kín 13/13 tỉnh thành miền
Tây Nam bộ vào tháng 10/2007 và tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu khối NHTM
về hoạt động này.
Và theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông họp phiên thường niên năm 2007 thì
vốn điều lệ dự tính đển cuối năm 2008 sẽ tăng lên 6.048.756.260.000 đồng với
thặng dư vốn điều lệ năm 2008 là 1673tỷ đồng, tỷ lệ chứng khoán đăng ký phát
hành trên số vốn cổ phần hiên hữu 35,96% và trong năm 2008 sẽ lập thêm 6 chi
nhánh nội địa.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sacombank

====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
25
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================
ĐẠI HỘI CỔ
ĐÔNG

Ban kiểm
soát
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

Văn phòng
HĐQT
BAN GIÁM
ĐỐC

KHỐI DỊCH VỤ
KHỐI DỊCH VỤ
DOANH NHÂN
CÁ
NGHIỆP

KHỐI NGÂN
QUỸ

KHỐI ĐIỀU
HÀNG

KHỐI HỖ TRỢ

Phòng tiếp thị và tiếp thị
Phòng
phát triẻn sản phát triển
và
phẩm doanh phaaamr
sản
nghiệp

Phòng kinh
doanh tiền tệ

Phòng kế
hoạch

Phòng hành
chính quản
trị

Phòng thẩm
Phòng tín
định doanhdụng cá nhân
nghiệp

Phòng
nguồn vốn

Phòng
chính sách

Phòng đối
ngoại

Phòng tài trợ
Trung tâm thẻ
thương mại

Phòng đầu
tư

Phòng tài
chính kế
toán

KHỐI CÔNG
NGHỆ THÔNG
TIN
Phòng kỹ
thuật hạ
tầng

Phòng kiểm
tra kiểm
soát nội bộ

Phòng quản
lý ứng dụng

Phòng nhân
sự

cá nhân

Phòng ngân
quỹ và
thanh toán

Các chi nhánh sở giao dịch thuộc khu vực

Phòng xây
dựng cơ
bản

Phòng quản
lý rủi ro

Trung tâm
đào tạo

Các công ty trực thuộc

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Sacombank
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các
tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiêu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế
- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
26
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank những năm gần đây
Kết quả tài chính Sacombank đạt được những năm qua:
Với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn vững vàng, nên các khoản đầu tư
của ngân hàng ít gặp rủi ro, việc thu lãi từ các khoản đầu tư có chiều hướng ổn
định. Từ việc thực hiện tốt công tác huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả ở một
số mặt kinh doanh khác, cơ cấu thu nhập và chi phí có sự chuyển biến tích cực,
thu nhập phi tín dụng đã tăng dần tỷ trọng, nhằm cải thiện sự lệ thuộc vào thu
nhập từ hoạt động tín dụng và chi điều hành giảm tỷ trọng so với các năm trước,
góp phần tăng lợi nhuận.
Tính đến thời điểm 31/12/2007, kết quả kinh doanh của Sacombank đã có
bước tăng trưởng đột phá so với năm 2006, tổng thu nhập là 4528 tỷ đồng, tổng
chi phí là 3076 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.452 tỷ đồng, hoàn thành vượt
mức 121% kế hoạch, tăng 167% so với năm trước, Sacombank đánh dấu một cột
mốc lịch sử mới với chỉ tiêu lợi nhuận vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu tài chính về chất lượng hoạt động Ngân hàng:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân 39,16%;
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân 2,90%;
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 11,07%, tuân thủ đúng quy định của NHNN (>8%);
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 25,50%, thấp hơn quy định của
NHNN (<40%);
- Tỷ lệ cho vay/huy động 62,65%;
- Tỷ lệ nợ quá hạn 0.39%.
Sở dĩ năm 2007 Sacombank đã đạt được kết quả kinh doanh như trên với tốc
độ tăng trưởng nhanh và chất lượng phát triển bền vững như vậy là do có sự chỉ
đạo tập trung của Hội đồng Quản trị, bộ máy điều hành sau tái cấu trúc đã quán
triệt và thực thi có hiệu quả các chủ trương, chính sách của cơ quan Quản trị Ngân
hàng, đặc biệt là đã phát huy cao nhất tác dụng của các lợi thế so sánh mà
Sacombank đã dày công xây dựng từ nhiều năm trước đó, trong đó có năng lực tài
chính dồi dào, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, đội ngũ cán bộ nhân viên năng
động sáng tạo, các công ty liên doanh và trực thuộc hoạt động đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, Sacombank đã thiết lập, phát huy tác dụng thiết thực của các hình thức
hợp tác–liên minh-liên kết với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước và tạo
được sự khác biệt về loại hình hoạt động–phương thức kinh doanh–kỹ năng chăm
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
27
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

sóc khách hàng, đồng thời đã luôn tìm kiếm khoảng trống thị trường để phát triển
thị phần, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và khách hàng tiềm năng.
2.2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK
2.2.1 Tổng nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu

I .Nợ phải trả

31/12/2006
Số tiền
(triệu
đồng)
21.905.83
7
107.000

31/12/2007

Tỷ
Số tiền
trọng
(triệu
(%)
đồng)
88,41% 57.223.216

Chênh lệch

Tỷ
trọng

+(-) triệu
đồng

+(-)%

88,62
%
1,16%

35.317.37
9
643.177

161,22
%
601,1%

1.Vay từ NHNN
0,43%
750.177
VN
2.Tiền gửi và tiền
815.473
3,29% 4.508.977 6,98% 3.693.504 452,9%
vay từ các TCTD
trong nước
3.Tiền gửi của
17.511.58 70,68% 44.231.944 68,5% 26.720.36 152,6%
khách hàng
0
4
4.Chứng chỉ tiền
2.529.299 10,21% 1.003.293 1,55% -1.526.006 -60,33%
gửi
5.Vốn nhận từ chính 374.668
1,51% 5.197.380 8,05% 4.822.712 1287,2
phủ, các tổ chức
%
quốc tế và các tổ
chức khác
6.Các khoản nợ
567.816
2,29% 1.531.445 2,38% 963.629
169,7%
khác
II.Vốn và các quỹ 2.870.346 11,59% 7.349.659 11,38 4.479.313 156,05
%
%
1.Vốn
2.248.726 9,07% 5.662.485 8,77% 3.413.759 151,81
%
2.Lợi nhuận chưa
436.146
1,76% 1.234.529 1,91% 798.383
183,05
phân phối
%
3.Các quỹ dự trữ
185.474
0,76%
452.645
0,7%
267.171
144,05
%
Tổng nguồn vốn
24.776.18 100% 64.572.875 100% 39.796.69 160,6%
2
3
Các cam kết công 3.434.170
8.751.437
5.317.267 154.8%
nợ tiềm tàng
Bảng 2.2 Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007 của Sacombank
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
28
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Qua bảng tổng hợp số liệu thống kê trên, ta thấy rằng tổng nguồn vốn của
Sacombank tính đến thời điểm 31/12/2007 tăng đáng kể lên tới 64.572.875 triệu
đồng, tăng 39.796.693 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 160,6%. Tổng
nguồn vốn tăng là do các khoản nợ phải trả, vốn và các quỹ tăng, hầu hết các chỉ
tiêu đều tăng trên 100%, duy chỉ có chứng chỉ tiền gửi và phát hành trái phiếu là
giảm so với năm 2006.
Tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổn nguồn vốn. Năm 2007,
tiền gửi khách hàng chiểm 68,5% tổng nguồn vốn, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc
độ tăng 152,6% so với năm 2006. Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn có chi
phí tương đối rẻ, quy mô tổng tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm chứng tỏ
Sacombank có uy tín trong việc huy động vốn trên thị trường trong nước. Tiền gửi
tăng một phần là do Sacombank đã áp dụng hình thức lãi suất ưu đãi cho từng khu
vực, đây là điểm khác biệt giữa Sacombank với các ngân hàng khác. Các khoản
tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng mạnh, năm 2007
nhiều hơn năm 2006 là 3.963.504 triệu đồng, tốc độ tăng tới 452,9% khiến cho tỷ
trọng của khoản mục này chiếm 6,98% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên chứng chỉ tiền
gửi năm 2007 lại giảm so với năm 2006, giảm 1.526.006 triệu đồng với tốc độ
giảm 60,33%.
Vốn nhận từ chính phủ và các tổ chức quốc tế, tổ chức khác có tốc độ tăng ấn
tượng nhất, năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 129% nhưng năm 2007 tốc
độ tăng so với năm 2006 đáng kinh ngạc, tăng 4.822.712 triệu đồng với tốc độ
1287,2%. Điều này là do năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường mở cửa
và Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tăng mạnh về
nguồn vốn do mở rộng quy mô hoạt động và có chính sách quản trị, các chính
sách quảng cáo, khuếch trương tốt. Ngoài ra cũng do Sacombank đã chủ động
đàm phán và tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác trong và ngoài nước như vốn RDF,
vốn FMO, vốn SMEDF, vốn IFC… Điều này cũng chứng tỏ những nỗ lực trong
việc đổi mới nâng cao uy tín của Sacombank trên thị trường Quốc tế.

====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
29
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2006

Đơn vị: triệu đồng
Năm 2005

Vốn nhận từ RDF

243.451

133.905

95.093

Vốn nhận từ FMO

175.467

190.763

53.537

Vốn nhận từ
SMEDF
Vốn nhận từ IFC

84.375

50.000

15.000

500.000

-

-

Tổng

1.003.293

374.668

163.630

Bảng 2.3 Vốn nhận từ Chính phủ và các tổ chức khác
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006,2007 của Sacombank
Tổng nguồn vốn tăng lên còn do vốn cổ phần của ngân hàng tăng lên. Vốn cổ
phần năm 2007 đạt 5.662.485 triệu đồng tăng 3.413.759 triệu so với năm 2006,
tương ứng với tốc độ tăng 151.81%. Nguyên nhân là do trong hệ thống NHTM cổ
phần ở nước ta thì Sacombank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, là NHTM đầu
tiên có cổ đông nước ngoài góp vốn. Năm 2007 vừa qua, cổ phiếu của Sacombank
được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và thu hút được lượng lớn các nhà
đầu tư.
Các quỹ dự trữ được trích lập năm 2007 là 452.645 triệu đồng, tăng 267.171
triệu so với năm 2006, tốc độ tăng 144,05%. Khoản lợi nhuận chưa phân phối năm
2007 là 1.234.529 triệu đồng, tăng 798.383 triệu so với năm 2006, tốc độ tăng
183,05%. Như vậy so sánh cả về số tương đối và tuyệt đối thì vốn tự có năm 2007
tăng đáng kể so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Sacombank đã chú trọng đến
việc tăng tiềm lực tài chính cũng như khả năng chống đỡ rủi ro.
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn
Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi
mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi
trong dân cư rất tiềm năng. Do đó, năm 2007 tiếp tục diễn ra cuộc chạy đua huy
động vốn giữa các NHTM và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn
ra khá quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách vừa cạnh tranh bằng lãi suất và
các chương trình khuyến mại giá trị lớn. Đồng thời, thị trường chứng khoán sôi
động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn
cạnh tranh với hệ thống NHTM.
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
30
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng
chuyên nghiệp, Sacombank đã tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn
tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc
khách hàng. Qua đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động
60

55.692

50
40
30

VHĐ

21.338
20
10

6.435

9.176

12.26

0

NĂM
2003

2004

2005

2006

2007

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng nguồn VHĐ qua các năm 2003-2007
Qua biểu đồ ta thấy rằng nguồn vốn huy động của Sacombank tăng trưởng đều
qua các năm, tăng rất cao và khá ổn định. Số dư nguồn vốn huy động đến cuối
năm 2007 đạt 55.692 tỷ đồng, tăng 160% so với cuối năm trước và vượt 64% kế
hoạch năm, hơn gần gấp ba tốc độ tăng trưởng toàn ngành (26,7%), năm 2006 hơn
gấp đôi tốc dộ tăng trưởng huy động năm 2005 (33,4%).
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động còn được biểu hiện rõ theo kỳ hạn
huy động như sau:
Khoản
mục

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Số
dư Tỷ trọng Số dư (triệu Tỷ
Số dư (triệu Tỷ
(triệu
đồng)
trọng
đồng)
trọng
đồng)
Phân theo 12.271.905 100%
21.503.125 100%
55.691.771
100%
kỳ hạn
-Ngắn
10.037.243 81,8%
17.671.102 82.2%
42.045.587
75,5%
hạn
-Trung,
2.234.662
18,2%
3.832.023
17,8%
13.646.184
24,5%
dài hạn
Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động năm 2005-2007
Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Sacombank
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
31
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Nếu phân theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khoảng 75-82%, nguồn vốn trung dài hạn chiếm
khoảng 18-25% tổng nguồn vốn.
Có thể nói đây là một năm đầy thành công trong công tác huy động vốn của
Sacombank ,vốn huy động tăng được biểu hiện cụ thể:


Vốn huy động từ dân cư:

Khoản mục tiền gửi của khách hàng đạt 44.231.944 triệu đồng chiếm 79,4%
tổng vốn huy động, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc độ tăng 152,6% so với năm
2006 (năm 2006 tăng 67,3% so với năm 2005). Vốn huy động bằng vàng, ngoại tệ
trong năm 2007 đạt 5.213.664 triệu đồng, chiếm 11,8% tổng tiền gửi khách hàng,
tăng 70,8% so với năm 2006. Còn vốn huy động bằng VNĐ từ dân cư tăng khá
mạnh, tăng 24.559.614 triệu đồng với tốc độ tăng 169,9% so với năm 2006.
Huy động bằng ngoại tệ trong năm 2007 tăng nhanh là do theo lộ trình giảm
thuế được cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh
nghiệp tăng nhập hàng và cần một lượng lớn USD để thanh toán. Chính tín hiệu
vui từ thị trường này đã khiến đồng USD từ mức dư thừa hồi trước đó trở nên có
giá và các ngân hàng nhân cơ hội này gia tăng huy động. Hơn nữa, nhằm giữ thị
phần và hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn, cùng với bài toán hiệu quả kinh
tế khiến các ngân hàng tăng huy động USD bởi so với lãi suất huy động VND, lãi
suất huy động ngoại tệ này chỉ bằng phân nửa. Với nhận định đó, Sacombank
quyết định tăng mức lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng nhằm
tạo ra lợi thế cạnh tranh huy động vốn cho ngân hàng trong việc theo đuổi thị
trường và đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của khách hàng. Biểu lãi suất mới được
áp dụng từ ngày 07/09/2007 theo hướng tăng thêm 0,2%/năm đối với các kỳ hạn
huy động từ 1 đến 7 tháng; 0,15%/năm đối với các kỳ hạn từ 8 đến 9 tháng và
0,1%/năm đối với các kỳ hạn còn lại. Và với mức lãi suất hấp dẫn đó, mức vốn
huy động bắng ngoại tệ của Sacombank đã tăng rõ rệt.

====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
32
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007
Chênh lệch
2007-2006
6.920.888
4.116.253

Loại TG

Năm 2005

Năm 2006

TG không kỳ
hạn
TG có kỳ hạn

1.801.853

2.804.635

324.610

913.110

7.370.800

6.457.690

TG tiết kiệm

8.100.913

13.382.195

29.018.490

15.636.295

239.782

382.092

912.472

530.380

-

29.548

9.294

-20.254

10.467.158

17.511.580

44.231.944

TG ký quỹ
TG vốn chuyên
dùng
Tổng

Bảng 2.5 Tiền gửi của khách hàng phân theo loại tiền gửi
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005,2006,2007 của Sacombank
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm trong dân cư năm 2007 tăng
nhanh, tăng 15.636.295 triệu đồng với tốc độ tăng 116,8% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do trong năm 2007 vừa qua thị trường mở cửa, nền kinh tế Việt
Nam phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân tăng, đời
sống dân cư được cải thiện nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá nhiều và
Sacombank đã có những chính sách thu hút tiền gửi từ dân cư khá tốt, ngoài sự
bảo đảm an toàn về tiền gửi còn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời cũng
do các chính sách khuyếch trương thương hiệu và những chính sách khuyến mãi
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Với sự phân chia lãi suất theo từng vùng khá khác biệt so với các ngân
hàng khác thì Sacombank cũng thu hút được lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn và
không kỳ hạn từ dân cư với các mục đích khác nhau như an toàn, sinh lời, thanh
toán…Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 đạt 7.370.800 triệu đồng, tăng 6.457.690 triệu
so với năm 2006. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 6.920.888 triệu đồng, tăng
4.116.253 sơ với năm 2006. Duy chỉ có khoản tiền gửi vốn chuyên dùng năm
2007 giảm đi so với năm 2006, giảm 20.254triệu đồng.


Vốn huy động từ các TCTD khác:

.
Các khoản tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng
mạnh, năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 3.963.504 triệu đồng, tốc độ tăng tới
452,9%. Trong đó, tiền gửi của TCTD bằng VNĐ trong năm 2007 đạt 3.534.496
triệu đồng, tăng hơn năm 2006 tới 3.057.063 triệu đồng, còn tiền gửi bằng ngoại
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
33
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

tệ đạt 539.481 triệu đồng và tăng 201.441 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007,
do Sacombank mở rộng quy mô hoạt động và để chi trả thêm cho các khoản chi
phí tăng kèm theo khi mở rộng quy mô, ngân hàng đã tăng khoản vay các TCTD
khác và đã vay 435.000 triệu đồng.
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Bằng VNĐ
1.TG của các
TCTD khác
-TG thanh toán

3.534.496

Bằng vàng,
ngoại tệ
539.481

105.474

12.484

75.417

3.139

-TG có kỳ hạn

3.429.022

526.997

402.016

334.901

2.Tiền vay các
TCTD khác
Tổng

435.000

-

-

-

4.508.977

Bằng VNĐ
477.433

Bằng vàng,
ngoại tệ
338.040

815.473

Bảng 2.6 Số liệu tiền, vàng gửi và vay từ các TCTD khác
Nguồn: Báo cao thường niên năm 2007 của Sacombank
2.2.3 Công tác sử dụng vốn
Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò
quyết định trong quá trịnh hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, những sai
lầm trong việc thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn
lường, thậm chí có thể dẫn đến phá sản của một ngân hàng. Nhận thức đúng đắn
vấn đề nay, Sacombank đã luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, thực hiện đúng
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quán triệt nghiêm túc sự chỉ
đạo của NHNN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt
chẽ vốn vay.
Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế-xã hội, thị trường vốn và
thị trường tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái
cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy
chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho
vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính
sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng
hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát tín dụng tập
trung đầu tư nguồn vốn trên cơ sở an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của
Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Chuyên đề tốt nghiệp
34
Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng
====================================================================

Cuối năm 2007, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 34317tỷ đồng tăng
136% so với năm 2006,tăng 147% so với kế hoạch đề ra. Còn cuối năm 2006,
tổng sư nợ đạt 14539 tỷ đồng tăng 72,57% so với 2005, trong đó dư nợ bằng VNĐ
tăng 24,7% và bằng ngoại tệ tăng 120,8%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình
quân trong giai đoạn 2001-2005 đạt 42,5%/năm.
Đơn vị:triệu đồng
Khoản mục
Tổng dư nợ tín
dụng
- Tổ chức tín
dụng
- Khách hàng

Năm 2005
Năm 2006
Số dư
%tăng Số dư
8.425.238 40,74% 14.539.10
0
-

Năm 2007
% tăng Số dư
72,57% 34.317.16
7
1.350

%tăng
136%

8.425.238

14.539.10
34.315.81
0
7
Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Sacombank
Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của toàn hệ thống Sacombank không
ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và mở rộng
địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay vốn. Qua đó nhằm
phân tán rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển Sacombank là một
ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại-tốt nhất Việt Nam.
Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, thị trường
chứng khoán phát triển sôi động và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước được đẩy mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên
cạnh tăng nhanh vốn điều lệ, liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần vào các tổ
chức kinh tế, Sacombank đã và đang thực hiện chính sách đa hoá danh mục đầu tư
nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận.
Ngoài hoạt động cho vay, đầu tư Sacombank còn mở rộng các hoạt động thanh
toán và bảo lãnh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài như các hoạt động
thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ
Sacombank…Cụ thể trong năm 2006, Sacombank đã đặt quan hệ với 8900 đại lý
của 222 ngân hàng tại 85 quốc gia trên thế giới, tổng doanh số thanh toán quốc tế
quy đổi đạt 1917,89 triệu USD, tăng 26% so với năm 2005. Về thanh toán nội địa,
doanh số chuyển tiền đi trong và ngoài hệ thống tăng trưởng ổn định và doanh số
năm 2006 đạt 94415 tỷ đồng…
====================================================================
Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAYĐề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAYĐề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
 
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 

Viewers also liked

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Thanh Hoa
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
BUG Corporation
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
Ken Hero
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...
Nguyen Minh Chung Neu
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonThái Hoan Bank
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Nguyễn Công Huy
 
Mot so goi y ve viet luan van thac sy
Mot so goi y ve viet luan van thac syMot so goi y ve viet luan van thac sy
Mot so goi y ve viet luan van thac sy
pol_1105
 
Luan van tot nghiep 2011
Luan van tot nghiep 2011Luan van tot nghiep 2011
Luan van tot nghiep 2011
Vân Giang
 
JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...
JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...
JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...
SlideArt
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
Nguyễn Công Huy
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
Nguyễn Công Huy
 
Tailieu.vncty.com ke-toan-ket-qua-kinh-doanh
Tailieu.vncty.com   ke-toan-ket-qua-kinh-doanhTailieu.vncty.com   ke-toan-ket-qua-kinh-doanh
Tailieu.vncty.com ke-toan-ket-qua-kinh-doanh
Trần Đức Anh
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổNhan Nguyen
 

Viewers also liked (19)

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp ...
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong von
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
In 2
In 2In 2
In 2
 
Mot so goi y ve viet luan van thac sy
Mot so goi y ve viet luan van thac syMot so goi y ve viet luan van thac sy
Mot so goi y ve viet luan van thac sy
 
Luan van tot nghiep 2011
Luan van tot nghiep 2011Luan van tot nghiep 2011
Luan van tot nghiep 2011
 
JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...
JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...
JUPI Profile Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình, đồ án, khóa luận 09...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
 
Tailieu.vncty.com ke-toan-ket-qua-kinh-doanh
Tailieu.vncty.com   ke-toan-ket-qua-kinh-doanhTailieu.vncty.com   ke-toan-ket-qua-kinh-doanh
Tailieu.vncty.com ke-toan-ket-qua-kinh-doanh
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
 

Similar to Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại

Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangHạnh Ngọc
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docxCƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG BankCơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Nam Hương
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docxCơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Dương Hà
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Trần Đức Anh
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại (20)

Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại.docx
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docxCƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docx
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank.
 
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG BankCơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
Cơ Sở Lý Luận Phát Triển Dịch Vụ Bán Lẻ Tại Ngân Hàng PG Bank
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docxCơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng Thương Mại.docx
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.docx
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp 1 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tải thêm các chủ đề tương tự tại: http://lamketoan.edu.vn -------------------------------------------------------CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM 1.1.1Khái niệm NHTM Ngân hàng được xem là một ngành dịch vụ có từ lâu dài trên thế giới, khi nền sản xuất phát triển chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, theo đó hệ thống ngân hàng đã được hình thành. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế hàng hoá một mặt phục vụ cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế, mặt khác cũng chính là do mục đích sinh lời của Ngân hàng cho nên ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế, ngân hàng có thể được định nghĩa qua nhiều khái niệm khác nhau, tuỳ thuộc vào các chức năng, dịch vụ, vai trò mà chúng thực hiện qua nền kinh tế. Vấn đề được đặt ra là các yếu tố này ngày càng thay đổi và không ngừng hoàn thiện, hiện nay có rất nhiều các tổ chức tài chính như: các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, bưu điện….đều có khuynh hướng kinh doanh như một ngân hàng, từ đó có rất nhiều quan điểm khác nhau về ngân hàng. Xu hướng hiện nay người ta quan niệm về NHTM đó là Ngân hàng thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Dù được xem xét dưới nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại có thể nói “NHTM là thuật ngữ chỉ các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh thoán và thực hiện nhiều chức năng chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào đó trong nền kinh tế”. 1.1.2 Vai trò của NTHM Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, là bộ máy tuần hoàn của cả nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp 2 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== cao nếu hệ thống ngân hàng mạnh. Như vậy đòi hỏi ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá tiền tệ hạch toán kinh doanh, tất cả mọi giao dịch kinh doanh của các tổ chức kinh tế đều thông qua thị trường : Lao động, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ và thị trường tiền tệ tài chính. Vốn tiền tệ là sự khởi đầu của mọi loại hình doanh nghiệp đồng thời là kết quả sản xuât kinh doanh , vì vậy NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó được ví như huyết mạch của nền kinh tế. NHTM Việt Nam đã huy động nguồn vốn đáng kể cả nội tệ và ngoại tệ, tăng trưởng đầu tư cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Với vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế, NHTM Việt Nam góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn. Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng thì vai trò của NHTM trong thanh toán ngày càng mạnh hơn, với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật, tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh. Hiện NHTM đang từng bước mở rộng nghiệp vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, đời sống như nghiệp vụ dịch vụ tại nhà, internetbanking, hệ thống thanh toán thẻ, ATM…Và NHTM Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới chi nhánh lan rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước cùng với đội ngũ cán bộ ngân hàng đông đảo và chuyên nghiệp. Chính vì vậy NHTM có vai trò hết sức to lớn, đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đối với tiết kiệm của dân cư, đối với tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Để mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường, đảm bảo an toàn và nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh của các NHTM phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá, tiến bộ khoa học và thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.3 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.1.3.1 Ngân hàng là loại hình trung gian tài chính làm nhiệm vụ thu hút tiền gửi và tiết kiệm trong nền kinh tế Trong nền kinh tế hiện đại có nhiều loại định chế tài chính khác nhau ra đời. Song chức năng thu hút tiền gửi và đặc biệt là thu hút tiền gửi không kỳ hạn luôn là chức năng đặc trưng của các ngân hàng. Trong hầu hết hệ thống tài chính dường như chỉ có các ngân hàng mới được thực hiện việc mở các tài khoản tiền ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp 3 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== gửi không kỳ hạn và thực hiện các dịch vụ thanh toán bằng tiền gửi cho khách hàng. Các cá nhân có các khoản tiền giành giụm mà chưa sử dụng, các doanh nghiệp có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có thể gửi vào ngân hàng dưới hình thức mở các tài khoản như: tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm…Mục đích gửi tiền có thể là khác nhau nhưng tựu chung lại là để an toàn và hưởng lãi suất đối với các khoản tiền gửi, hay hưởng một số dịch vụ khác… 1.1.3.2 NHTM cấp tín dụng cho các tác nhân trong nền kinh tế Có thể nói tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng truyền thống và là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng hiện đại ngày nay. Nhờ thế mạnh huy động được một lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua việc nhận tiền gửi hay tiền vay, các ngân hàng sử dụng số tiền ấy để cho vay các cá nhân, các tổ chức kinh tế cần vốn để đầu tư các nhu cầu như : mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định, đầu tư nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu tiêu dùng…và đa dạng các nhu cầu khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển muôn hình muôn vẻ : tín dụng thấu chi, tín dụng trung dài hạn, tín dụng chiết khấu, tín dụng thuê mua…Vốn tín dụng của các ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…góp phần đẩy mạnh đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân cư. 1.1.3.3 NHTM cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Chức năng này xuất phát từ chính chức năng đầu tiên của ngân hàng là nhận tiền gửi. Các cá nhân, tổ chức kinh tế trên cơ sở mở các tài khoản tiền gửi thanh toán hay các tài khoản tiền gửi phục vụ giao dịch khi có nhu cầu thanh toán có thể uỷ quyền cho Ngân hàng thực hiện thay mình…Theo quan điểm luật pháp ở hầu hết các nước thì chỉ có các ngân hàng mới được phép mở tài khoản thanh toán hay các tài khoản giao dịch cho khách hàng mà không một định chế nào được phép làm điều này. 1.1.3.4 Chức năng tạo tiền của NHTM Thông qua chức năng về tín dụng và chức năng thanh toán giúp cho các NHTM có khả năng tạo tiền. Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào NHTM, thông qua quá trình cho vay bằng chuyển khoản trong một hệ thống NHTM, số tiền gửi ban đầu có thể được nhân lên gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu. Điều này chỉ ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp 4 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== có thể thực hiện ở một hệ thống ngân hàng chứ không thực hiện được ở một ngân hàng. Số lượng tiền được nhân lên bao nhiêu lần là phụ thuộc vào số nhân tiền, mà số nhân tiền lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ rút tiền mặt của khách hàng, tỷ lệ dự trữ dư thừa… Hệ số mở rộng tiền tệ của NHTM được thể hiện như sau : H = 1 R Trong đó: H: hệ số tạo tiền; r : tỷ lệ dự trữ bắt buộc Như vậy việc mở rộng tiền của NHTM phải được thực hiện trên cơ sở sự kết hợp giữa nghiệp vụ cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đây đòi hỏi các ngân hàng luôn phải cố gắng làm tốt công việc hiện đại hoá hệ thông thanh toán và giúp khách hàng có thói quen sử dụng dịch vụ này một cách thường xuyên hơn. Chức năng tạo tiền của NHTM có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, việc số tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên nhiều lần sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện các khoản cho vay trên tài khoản của khách hàng. Việc tăng doanh số cho vay này sẽ giúp cho ngân hàng tăng doanh thu một cách đáng kể, tăng hiệu quả của công việc sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Mỗi chức năng tạo ra cho NHTM một ưu thế nhất định trong hoạt động kinh doanh của nó, tuy nhiên như ta đã biết hoạt động của ngân hàng luôn đi kèm với những rủi ro cho nên song song với việc thực hiện các chức năng đó NHTM luôn phải tìm cách để hạn chế những nhược điểm của nó để thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Ngân hàng mình. 1.1.4 Những đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.4.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động của các NHTM hàm chứa nhiều rủi ro, cụ thể là : - Rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi cho khoản vay hoặc là việc thanh toán gốc và lãi không đúng hạn. Trong thực tế, việc khách hàng không trả ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp 5 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== được nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất cứ ai vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, rủi ro tín dụng là một rủi ro cố hữu mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đối mặt - Rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường có sự biến động. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất là ngân hàng không có sự cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ hay sự mất cân xứng giữa khối lượng tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Có hai loại rủi ro lãi suất là rủi ro tái tài trợ tài sản nợ và tái đầu tư tài sản có. - Rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản là nguy cơ mất khả năng chi trả của ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền. Đối với các tổ chức tài chính nói chung, các NHTM nói tiêng thì có rủi ro thanh khoản là xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả. Bởi rủi ro thanh khoản có tính chất lan truyền, nếu người gửi tiền nhận thấy ngân hàng gặp rắc rối về thanh khoản thì sẽ đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. - Rủi ro ngoại hối: rủi ro ngoại hối là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi duy trì các tài sản nợ và tài sản có bằng ngoại tệ ở trạng thái trường hay đoản về loại ngoại tệ mà ngân hàng nắm giữ. - Rủi ro hoạt động ngoại bảng: rủi ro hoạt động ngoại bảng là các loại hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ tính chất hoạt động này là các Ngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng ngay đến vốn kinh doanh nên đã khuyến khích các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, điều này có thể đưa đến rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. - Rủi ro công nghệ và hoạt động: rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo được khoản tiết kiệm trong chi phí đã dự tính khi mở rộng quy mô hoạt động. Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ công nghệ bên trong ngừng hoạt động. 1.1.4.2 Ngân hàng lấy đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ Có thể nói, ngân hàng đã kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ với đặc tính xã hội hoá cao, tính cảm ứng và tính nhạy cảm với mọi thay đổi trong nền kinh tế. Đây chính là đặc điểm cơ bản phân biệt lĩnh vực ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh khác.Giá cả trong kinh doanh ngân hàng chính là lãi ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp 6 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== suất. Sự vận động lên hoặc xuống của lãi suất bao hàm, ảnh hưởng đến rất nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội khác nhau. Sự biến động của lãi suất có tác dụng điều tiết cân bằng thị trường và tín hiệu thông báo, hướng dẫn và người tiêu dùng trong các hành vi kinh tế của họ. Lãi suất cũng là một trong các yếu tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng hiệu quả nhất. Do vậy, tất cả các NHTM trong thực tiễn hoạt động hàng ngày đều xây dựng cho mình biểu lãi suất hợp lý để tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mình trên thị trường. 1.1.4.3 Nguồn vốn chủ yếu để các NHTM hoạt động kinh doanh chính là nguồn vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn dài hạn và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đặc điểm của nguồn vốn này là ngân hàng không có quyền sở hữu và đáp ứng những điều kiện đã thoả thuận với khách hàng mà ngân hàng được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để cho vay hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác. 1.1.4.4 Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh mang tính hệ thống cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước Tình hình phát hành, lưu thông và giá trị của tiền tệ có ảnh hưởng sâu rộng đến tổng thể nền kinh tế, hơn nữa đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn những lĩnh vực kinh doanh khác.Do đó, một mặt đòi hỏi phải có sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm bảo vệ sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và người đầu tư. Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như để có thể tạo ra các dịch vụ toàn diện cho ngân hàng, luôn đòi hỏi phải duy trì tính ràng buộc về mặt kỹ thuật và về mặt tổ chức, có thể cho các ngân hàng tự thiết lập hay do các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Tính hệ thống không chỉ đơn thuần là do yêu cầu có sự thống nhất về kỹ thuật nghiệp vụ trên phạm vi ngày càng rộng mà nó còn được bổ sung bởi nhu cầu phải hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngân hàng về thanh khoản vốn khả dụng, về chia sẻ rủi ro để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống và nền kinh tế. 1.2 VỐN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HUY ĐỘNG VỐN 1.2.1 Vốn của NHTM 1.2.1.1Vốn tự có (VTC) ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp 7 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== VTC của NHTM là toàn bộ những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng hoặc được quyền sử dụng như vốn chủ sở hữu hay những khoản vốn được duy trì lâu dài và thường xuyên tại các ngân hàng mà ngân hàng được phép sử dụng để bù đắp trong quá trình hoạt động. VTC là những khoản vốn chỉ được phép hoàn trả cho chủ sở hữu sau khi ngân hàng hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ có bảo lãnh trong trường hợp bị thanh lý hay bị phá sản. VTC của ngân hàng thường không giống nhau hoàn toàn đối với các loại hình có tư cách pháp lý và hình thức sở hữu khác nhau. Các ngân hàng được tổ chức dưới hình thức công ty khác với ngân hàng tư nhân, quốc doanh…nhưng dù có được tổ chức khác nhau thì hầu hết các ngân hàng, nhất là các NHTM chia VTC thành hai bộ phận chính đó là: VTC cơ bản hay còn gọi là vốn pháp định - vốn điều lệ và VTC bổ sung. VTC cơ bản là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hang do pháp luật quy định. Khác với vốn pháp định (vốn cơ bản), vốn điều lệ là vốn do cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định. VTC cơ bản là phần vốn tự có thực có trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng để đảm bảo ngân hàng hoạt động một cách bình thường, có đầy đủ đặc điểm như nêu ở trên, thường không có thời điểm đáo hạn. VTC bổ sung là phần vốn thực có tăng thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. VTC bổ sung bao gồm: + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường số VTC ban đầu + Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ. + Ngoài các quỹ trên, VTC bổ sung còn bao gồm: Phần lợi nhuận để lại chưa phân bổ hoặc các quỹ đặc biệt như quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định… 1.2.1.2 Vốn huy động Vốn huy động (VHĐ) là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của VHĐ là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Nguồn vốn này không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nhưng ngân hàng được quyền sử dụng ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp 8 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== trong thời gian huy động và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn. VHĐ đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là nguồn gốc kinh doanh của ngân hàng. Song nguồn vốn này rất dễ bị biến động nên ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn này vào kinh doanh mà phải tuân thủ các qui định về dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán. Nghiệp vụ huy động vốn của những ngân hàng tiêng lẻ nói chung là tương tự nhau trên toàn thế giới. Nhưng môi trường hoạt động của các NHTM ở các nước khác nhau là khác biệt. Với điều kiện về kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, các NHTM đã đưa ra các hình thức huy động vốn sau đây: a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn  Tiền gửi không kỳ hạn:là khoản tiền gửi mà người sử dụng có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm các loại sau: - Tiền gửi thanh toán: đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác. Loại tiền gửi này được hưởng lãi suất thấp hoặc không được hưởng lãi, vì khách hàng có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào phục vụ cho việc chi trả qua các hình thức như Séc, Uỷ nhiệm chi…chính vì vậy đây là nguồn vốn có tính chất ổn định thấp, ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, chi phí quản lý tài khoản, chi phí nghiệp vụ ngân quỹ phục vụ cho việc thu chi cao. Tuy nhiên, đối với ngân hàng thì đây lại là nguồn vốn có chi phí huy động (tính bằng lãi suất) thấp. Càng huy động được nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi loại này thì tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng cao, dịch vụ ngân hàng phát triển và nguồn vốn (tính theo kết số dư) lại là ổn định. - Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền được ký gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Cũng giống như trên, ngân hàng phải thoả mãn nhu cầu rút tiền của khách hàng và chỉ được phép sử dụng tài khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả.  Tiền gửi có kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa ngân hàng và khách hàng về thời gian rút tiền. Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Về cơ bản ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp 9 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được sử dụng để thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Về nguyên tắc thì ngân hàng không cho phép khách hàng rút tiền khi chưa đến hạn, song trên thực tế để thu hút vống thì các ngân hàng thường cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn khi họ có nhu cầu, nhưng trong trường hợp này họ chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn với mức lãi suất thấp hơn. b)Tiền gửi tiết kiệm Đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng để tiêu dùng, họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền an toàn và được hưởng một khoản lãi số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm hai hình thức: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào, song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Điểm khác biệt cơ bản giữa tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn là khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì khách hàng được ngân hàng trao cho một quyển sổ tiết kiệm để theo dõi còn đối với tiền gửi thanh toán thì số tiền của khách hàng được theo dõi trên tài khoản qua các giấy báo nợ, báo có của ngân hàng. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thoả thuận trước về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. c) Vốn vay NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHTM có thể vay NHNN theo nhiều hình thức: vay thông thường; vay chiết khấu; vay cầm cố; vay thanh toán bù trừ; vay hỗ trợ đặc biệt; vay kỳ hạn…Vay NHNN là một cách tốt nhất để bổ sung dự trữ thanh toán. Mỗi hình thức tín dụng nêu trên mang một mức lãi suất khác nhau, trong đó lãi suất áp dụng với tín dụng dài hạn mở rộng nói chung cao hơn cả; vay thanh toán bù trừ và vay qua cửa sổ chiết khấu mang tính chất giúp đỡ đối với NHTM đang có yêu cầu tạm thời về vốn. NHTM cũng có thể vay thương mại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước với chi phí có thể chấp nhận được để thoả mãn các nhu cầu tín dụn của khách hàng mình hoặc thực hiện các dự án đầu tư mà ngân hàng muốn. Đồng thời đơn vị ngân hàng có thể vay các tổ chức tín dụng trong nước trên thị trường liên ngân hàng qua đêm hoặc vài ngày để tài trợ cho nhu cầu vốn tạm thời. d) Phát hành các giấy tờ có giá Bên cạnh phương thức nhận tiền gửi, đi vay, các NHTM còn phát hành chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và phát hành các giấy tờ có giá khác ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp 10 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== điển hình là việc phát hành Euro Dollar. Thực chất là ngân hàng huy động vốn tiền tệ bằng cách phát hành chứng từ có giá. Trong đó chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá qui định, trái phiếu là giấy nợ trung và dài hạn. Phương thức phát hành Euro Dollar là hình thức phát hành phiếu nợ để thu hút vốn ở nước ngoài, nó có đặc điểm là chỉ huy động vốn bằng đô la và khi trả lãi, vốn gốc cũng bằng đô la. Đối với loại này ngân hàng sử dụng để thu hút vốn ngắn hạn (3 tháng). Ở các trung tâm tài chính, loại phiếu nợ này có được chấp nhận như là đô la. Quyền phát hành ở một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một số ngân hàng đặc biệt như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu…Các ngân hàng trên được phép phát hành phiếu nợ này ở trong nước và nước ngoài, còn các ngân hàng khác thì chỉ được phát hành ở nước ngoài. Tuy nhiên đây là loại hình huy động vốn lãi suất cao, vì vậy nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác, có thể xảy ra 3 trường hợp: - Phát hành trái phiếu ngang giá (phát hành bằng mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá đúng bằng mệnh giá của trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành. - Phát hành trái phiếu có chiết khấu: Là phát hành trái phiếu với giá trị nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá của trái phiếu được gọi là chiết khấu trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa. - Phát hành trái phiếu có phụ trội: Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu được gọi là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa. Giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của giấy từ có giá được phân bổ dần vào chi trả lãi huy động từ phát hành giấy tờ có giá từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn của trái phiếu. Như vậy, VHĐ là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù bị giới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uy ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp 11 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== tín ngày càng cao. Qua đó ngân hàng có thể mở rộng được vốn và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh. 1.2.2 Vai trò của nguồn vốn huy động với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào thì để hoạt động kinh doanh được cũng cần phải có vốn vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động là “đi vay để cho vay”. Cho nên nguồn vốn đối với ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng, vốn thực hiện một số chức năng không thể thay thế trong hoạt động của ngân hàng, trong đó nguồn vốn mà ngân hàng đi huy động chiếm phần lớn trong nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn ngân hàng huy động nhiều hay ít quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng và đây là mảng kinh doanh chủ yếu mang lại lợi ích cho ngân hàng. Vốn như một tấm đệm giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ. Nguồn vốn huy động của ngân hàng lớn sẽ tạo ra uy tín lớn cho ngân hàng, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể mở rộng các hình thức kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nếu nguồn vốn huy động của ngân hàng càng lớn sẽ chứng minh rằng quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật của ngân hàng hiện đại. Khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khôi lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cấp tín dụng… Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và nó quyết định đến tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế các NHTM cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để đạt được hiệu quả huy động cao nhất. Như vậy, công tác huy động vốn cũng có ý nghĩa quan trọng, nó không những giúp mở rộng được công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuân. Do đó các ngân hàng cần phát huy công tác huy động vốn. 1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp 12 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== 1.3.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán huy động vốn Với bản chất, chức năng của mình thì ở bất cứ nền sản xuất nào kế toán cũng là công cụ quan trọng để ghi chép, phản ánh, đo lường thông tin và kiểm tra. Vai trò của kế toán không chỉ phát huy đối với doanh nghiệp mà nó còn phát huy vai trò to lớn trong nền kinh tế. Là bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của nền kinh tế quốc dân, kế toán ngân hàng cũng phát huy đầy đủ vai trò của kế toán nói chung. Trong đó kế toán nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết kế toán nghiệp vụ huy động vốn phản ánh được chính xác loại vốn huy động, tổng hợp số liệu nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lí ngân hàng. Với thông tin này sẽ là cơ sở để xác định lãi suất đầu vào bình quân và đưa ra được mức lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Ngày nay, các nhà quản trị ngân hàng không chỉ quan tâm đến quản trị tài sản có mà còn quan tâm đến tài sản nợ. Chính vì thế, kế toán nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những giải pháp phù hợp với mỗi loại vốn, nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn ngân hàng. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời nguồn vốn của ngân hàng ở từng thời điểm. Mặt khác, kết hợp với công tác kế toán ở nghiệp vụ khác sẽ cho thấy sự vận động của lượng tiền ngân hàng huy động được. Điều này giúp cho nàh lãnh đạo ngân hàng quản lý chặt chẽ tài sản của mình, thiếu hụt về số lượng và nâng cao hiệu quả trong quá tình sử dụng tài sản. Một yếu tố đang là vấn đề hàng được quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng đó là chi phí. Trong khi đó chi phí trong hoạt động huy động vốn là một bộ phận chi phí chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Công tác kế toán huy động vốn phản ánh được một cách chính xác chi phí huy động vốn cho dù ngân hàng đã trả hay mới chỉ hach toán vào các khoản dự trả. Với thông tin về chi phí này giúp quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại của ngân hàng. Những thông tin về kế toán của hoạt động huy động vốn không chỉ cung cấp cho các nhà quản trị ngân hàng mà nó còn cung cấp cho các loại hạch toán và công tác khác như: thanh tra, kiểm soát, kiểm toán…Thông tin về nguồn vốn huy động được của ngân hàng do bộ phận kế toán cung cấp còn là nhân tố có vai trò ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp 13 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng vì nó tạo cho người gửi tiền sự tin tưởng, tạo hình ảnh về qui mô hoạt động của ngân hàng. 1.3.2Khái quát kĩ thuật kế toán huy động vốn tại NHTM 1.3.2.1 Tài khoản sử dụng  Các tài khoản tiền gửi, tiền vay  40 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước  41 Các khoản nợ các tổ chức tín dụng khác  42 Tiền gửi của khách hàng 421/422 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ. 4211/4221 Tiền gửi không kỳ hạn 4212/4222 Tiền gửi có kỳ hạn 4214/4224 Tiền gửi vốn chuyên dùng 423/424 Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ 4231/4241 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232/4242 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4238/4248 Tiền gửi tiết kiệm khác 425/426 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam/ngoại tệ  Tài khoản 43 Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá 431/434 Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ 432/435 Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ 433/436 Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam/bằng ngoại tệ  Tài khoản 49 Lãi và phí phải trả 491: lãi phải trả cho tiền gửi 492: lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá 493: lãi phải trả cho tiền vay  Tài khoản 388 Chi phí chờ phân bổ  Tài khoản 80 Chi phí hoạt động tín dụng 801: trả lãi tiền gửi 802: trả lãi tiền vay 803: trả lãi phát hành giấy tờ có giá ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp 14 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== 809: chi phí khác 1.3.2.2 Chứng từ sử dụng Nhóm chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ huy động vốn khá phong phú, bao gồm: - Chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt. - Chứng từ thanh toán không dung tiền mặt: séc chuyển khoản, sec bảo chi, uỷ nhiệm chi. - Các loại sổ tiết kiệm - Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền từ tài khoản khách hàng nên phải đảm bảo tính pháp lí cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ. Một số loại phải bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá như các loại séc, các loại thẻ, phiếu tiết kiệm. 1.3.3Tóm tắt qui trình kế toán nghiệp vụ huy động vốn 1.3.3.1 Kế toán tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân - Kế toán khi khách hàng gửi tiền Nợ TK thích hợp (1011, TG của người trả, TTBT, CT đến…) Có TK 4211/KH - Kế toán khi trả tiền cho khách hàng Nợ TK 4211/KH Có TK thích hợp (1011, TK người thụ hưởng, 1113, TTBT, CT đi…) - Tính và trả lãi tiền gửi không kỳ hạn Ngoại trừ những trường hợp ngân hàng áp dụng công nghệ tính lãi cộng dồn hàng ngày, thông thường lãi tiền gửi thanh toán được ngân hàng tính và trả hàng tháng theo phương pháp tích số, được nhập lãi vào gốc. Việc tính lãi thường được thực hiện vào một ngày nhất định ở giai đoạn cuối tháng cho tất cả các khách hàng. Số lãi phải trả trong tháng = Tổng tích số dư TKTG trong tháng X Lãi suất ngày Hạch toán: Nợ TK Chi trả lãi TG (801) Có TK Tiền gửi thanh toán/KH (4211) - Tất toán và đóng tài khoản ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp 15 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Việc tất toán tài khoản khi khách hàng có yêu cầu trong trường hợp giải thể, sáp nhập, chia tách; hoặc nếu tài khoản hết số dư và trong 6 tháng không có nghiệp vụ nào phát sinh thì ngân hàng sẽ tất toán tài khoản của khách hàng. Khi tất toán tài khoản, kế toán phải kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu với khách hàng, chuyển số dư còn lại vào tài khoản khác theo yêu cầu của khách hàng và thu hồi số séc khách hàng chưa sử dụng, chuyển hồ sơ tài khoản của khách hàng sang tập hồ sơ lưu trữ (những tài khoản đã tất toán). 1.3.3.2 Kế toán tiền gửi tiết kiệm a) Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Khi gửi tiền: Nợ TK 1011 hoặc TK thích hợp Có TK 4231/KH Khi rút tiền: Nợ TK 4231/KH Có TK 1011 Khoá sổ, tất toán TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Trường hợp khách hàng rút hết tiền trong sổ, tức là xin tất toán sổ, kế toán phải thu lại sổ và lưu cả sổ cùng phiếu lưu đã tất toán vào nơi lưu trữ hồ sơ gốc. Khi khách hàng muốn giao dịch lại, phải lập sổ và phiếu lưu mới Tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Cách tính lãi tương tự như tiền gửi không kỳ hạn, tức là cũng tính theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào gốc hàng tháng. Tuy nhiên, tính lãi tiền gửi tiết kiệm và hạch toán lãi có thể thực hiện theo 2 thời điểm: được thực hiện theo đúng ngày khách hàng gửi tiền vào của các tháng sau đó (tính tròn tháng), hoặc thực hiện đồng loạt vào ngày gần cuối tháng. Hạch toán : Nợ TK 801 Có TK 1011 hoặc TK 4231/KH b)Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau - Khi gửi tiền: Nợ TK 1011 Có TK 4232/KH Kế toán tính lãi tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn + Lãi định kỳ hàng tháng không được nhập vào vốn gốc của khách hàng vì trong tỷ lệ lãi suất hàng tháng đã tính đến phần luỹ tiến cho toàn thể một hạn kỳ. Việc ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp 16 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== nhập vốn sẽ làm tăng số dư và tăng tiền lãi của tháng kế tiếp và làm sai mức lãi suất qui định cho kỳ hạn. + Đối với cả 2 loại: lĩnh lãi hàng tháng, theo định kỳ và lĩnh lãi khi đáo hạn thì việc tính lãi vẫn được thực hiện hàng tháng và được hạch toán vào tài khoản lãi phải trả vì: về mặt tài chính, đúng 1 tháng phải có phát sinh tiền lãi phải trả cho số tiền huy động, đó là chi phí trả lãi hàng tháng, do vậy cần phải được phân bổ hàng tháng nhằm xác định đúng hiệu quả kinh doanh tháng, tránh tình trạng lãi trước lỗ sau. Lãi dự trả tháng = Số tiền gửi X Lãi suất tháng Hàng tháng kế toán tính lãi và hạch toán vào tài khoản "lãi phải trả cho tiền gửi"-491 Nợ TK 801 Có TK lãi phải trả cho tiền gửi-491 Hết kỳ hạn + Nếu khách hàng không đến lĩnh lãi, kế toán tự động nhập lãi vào gốc cho khách hàng và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kỳ tiếp theo.Hạch toán: Nợ TK lãi phải trả cho tiền gửi-491 Có TK 4232/KH + Nếu khách hàng đến lĩnh lãi và gốc vào cuối kỳ hạn, về nguyên tăc sẽ làm thủ tục tất toán sổ luôn cho khách hàng. Trường hợp khách hàng đến rút tiền trước hạn: + Thoái chi tiền lãi cộng dồn dự trả theo lãi suất có kỳ hạn cho thời gian gửi thực tế (số tiền đã trích vào tài khoản này) + Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế c)Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn loại lãi trả trước: - Khi gửi tiền: Ngân hàng thực hiện tính và trả luôn lãi của cả kỳ hạn cho khách hàng, tuy nhiên số lãi đó phải được ghi nhận vào TK388- Chí phí chờ phân bổ dần theo định kỳ kế toán: Nợ TK 1011, thích hợp Nợ TK 388 Có TK 4232/KH -Hàng tháng: thực hiện phân bổ lãi trả trước vào chi phí Nợ TK 801 Có TK 388 ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp 17 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== - Đáo hạn: ngân hàng trả cho khách hàng số tiền đúng bằng số gốc danh nghĩa mà khách hàng gửi Nợ TK 4232/KH Có TK 1011, thích hợp - Trường hợp khách hàng đến rút tiền trước hạn: + Thoái chi tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí theo lãi suất có kỳ hạn cho thời gian gửi thực tế + Tính trả lãi theo mức lãi suất hợp lý cho thời gian gửi thực tế trên số tiền gửi thực tế 1.3.3.3 Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá a) Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi sau - Khi phát hành: Tuỳ từng trường hợp để hạch toán vào TK thích hợp +Nếu phát hành ngang giá: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành +Nếu phát hành có phụ trội: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành + giá trị phụ trội + Nếu phát hành có chiết khấu: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành – giá trị chiết khấu - Tính và phân bổ chi phí lãi hàng tháng Hàng tháng, kế toán cũng phải tính lãi tháng để treo vào tiền lãi cộng dồn dự trả và phân bổ chi phí lãi tháng theo đúng chế độ. Đồng thời nếu có phụ trội hoặc chiết khấu, kế toán cũng phải tiến hành phân bổ chi phí lãi hàng tháng. - Kế toán thanh toán gốc và lãi khi đến hạn cho khách hàng Khi giấy tờ có giá khi đến hạn, khách hàng sẽ nhận được mệnh giá và số lãi theo mệnh giá (kể cả trường hợp phát hành có chiết khấu hay có phụ trội). Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng là nhận tiền gốc và lãi tính theo hình thức gì: tiền mặt, hay chuyển khoản vào TKTG, kế toán làm thủ tục nhận lại giấy tờ có giá đã phát hành. b)Kế toán phát hành giấy tờ có giá theo phương thức trả lãi trước Với trường hợp trả lãi trước, ngân hàng thực hiện tính lãi được hưởng ngay cho khách hàng và khấu trừ vào mệnh giá, tức là khách hàng chỉ phải trả số tiền bằng mệnh giá trừ tiền lãi. Tiền lãi được treo vào tài khoản Chi phí chờ phân bổ-388 - Khi phát hành + Trường hợp phát hành ngang giá: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành – Lãi trả trước ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp 18 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== + Phát hành có phụ trội: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành + giá trị phụ trội – Lãi trả trước + Phát hành có chiết khấu: Số tiền thực tế thu về = Mệnh giá phát hành – giá trị chiết khấu – Lãi trả trước - Tính và phân bổ chi phí lãi hàng tháng Hàng kỳ kế toán thực hiện tính lãi trên mệnh giá, và phân bổ dần chi phí trả lãi mỗi kỳ từ TK 388-Chi phí chờ phân bổ vào TK 803-Chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Nếu phát hành không ngang giá (có phụ trội hoặc chiết khấu), số tiền phụ trội hoặc chiết khấu cũng được phân bổ để giảm hoặc tăng chi phí trả lãi trong kỳ. - Kế toán thanh toán tiền khi đến hạn Khi đáo hạn, khách hàng sẽ được lĩnh số tiền bằng đúng mệnh giá (kể cả phát hành có chiết khấu hay phụ trội). Kế toán sẽ thu lại giấy tờ có giá đã phát hành, tất toán TK "Phát hành giấy tờ có giá" và làm thủ tục trả tiền, hoặc chuyển vào TK cho khách hàng theo yêu cầu của khách hàng. 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN Kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh, để tồn tại và phát triển ngân hàng luôn cần phải thích nghi với môi trường kinh doanh. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố đan xen ảnh hưởng lẫn nhau và tác động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, nhưng về cơ bản các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn được phân theo hai nhóm: 1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 1.4.1.1Hành lang pháp lý Khi các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành những công việc đó trong một khung pháp lý chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, bảo quản tài sản của toàn xã hội. Chính vì vậy một hành lang pháp lý hoàn chỉnh hay thiếu hoàn chỉnh có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn của NHTM trước hết là các bộ luật và nghị định hướng dẫn thi hành luật như: Luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN…Những luật này qui định giới hạn huy động vốn so với dư nợ cho vay, qui định việc phát hành ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp 19 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== trái phiếu, kỳ phiếu…Ngoài ra nó còn chịu sự quản lý gián tiếp của các bộ luật khác. Bên cạnh những bộ luật còn có chính sách tiền tệ quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Trước tiên, nó thể hiệnở mục tiêu của chính sách tiền tệ đó là: kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn mà khối lượng vốn huy động được là khác nhau. Những tác động của mục tiêu chính sách tiền tệ với hoạt động huy động vốn của ngân hàng là rất mạnh mẽ nên các NHTM ngoài việc thực hiện đúng qui định của các bộ luật còn phải có mục tiêu hoạt động phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngoài ra công tác huy động vốn của NHTM còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách đầu tư của Nhà nước. Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lí hay không hợp lý đều ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngân hàng. 1.4.1.2Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Tình hình kinh tế chính trị ổn định hay không ổn định có tác động rất lớn đến nền kinh tế không chỉ tới khách hàng mà còn tác động mạnh mẽ tới các hoạt động của ngân hàng. Nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển sẽ tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn nên ngân hàng có thể thu hút vốn nhiều hơn. Trái lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do sản xuất bị đình trệ, thua lỗ khi đó việc huy động vốn cũng giảm. Đồng thời với sự không ổn định của nền kinh tế làm cho tâm lý của người có tiền nhàn rỗi không muốn nắm giữ tiền mà họ chuyển sang nắm giữ tài sản khi đó việc huy động vốn của ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn. Sự biến động của nền kinh tế là mang tính chu kỳ nên ngân hàng cần phải có kế hoạch về vốn và sử dụng vốn hợp lý. Tình hình chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vực của đất nước trong đó có cả hoạt động của ngân hàng. Khi chính trị của một quốc gia ổn định thì người dân mới có sự tin tưởng vào hệ thống tài chính và khi đó họ mới gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng vào thời kỳ mà chính trị không ổn định, đất nước có những khủng hoảng hay có chiến tranh thì lúc đó lượng vốn huy động được từ nền kinh tế là thấp hơn rất nhiều so ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp 20 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== với thời kỳ ổn định. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh đặc biệt trên lĩnh vực tiền tệ, nó hoạt động trên cơ sở lòng tin khách hàng và ngân hàng. Do đó những yếu tố nào tác động lòng tin của khách hàng với ngân hàng sẽ gây cho ngân hàng những tổn thất ở hiện tại và trong tương lai. 1.4.1.3 Sự gia tăng của cạnh tranh Hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới ngày càng lớn mạnh với sự ra đời của các ngân hàng mới và xu hướng toàn cầu hoá nề tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các ngân hàng và sự tham gia vào hoạt động ngân hàng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra một sức ép cạnh tranh tới hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động huy động vốn của các NHTM. Ngay cả trong cùng hệ thống ngân hàng hiện nay cũng có sự cạnh tranh gay gắt, các NHTM không ngừng tăng lãi suất tiền gửi, cung cấp những tiện ích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng. Mặt khác, cùng với sự tham gia vào việc thu hút tiền gửi nhàn rỗi của các tổ chức tài chính như: bưu điện, bảo hiểm…, nguồn vốn càng trở nên khan hiếm hơn. Với áp lực của cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá, tạo ra được những lợi thế cạnh tranh và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh cũng là động lực giúp ngân hàng khẳng định vị thế của mình và đón vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai. 1.4.1.4 Sự tiến bộ khoa học công nghệ Không phải tất cả các NHTM đều cung cấp tất cả các loại dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, nhưng quả thật danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên không ngừng. Và điều này được thực hiện với sự trợ giúp của khoa học công nghệ. Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng công nghệ tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh toán và cấp tín dụng. Nhiều loại hình tiền gửi mới đang được phát triển với sự giúp đỡ của công nghệ ngân hàng hiện đại và các loại dịch vụ mới như giao dịch một cửa theo chương trình phần mềm ngân hàng bán lẻ, giao dịch qua internet và thẻ thông minh giúp cho công tác huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao. Sự tiến bộ của công nghệ cũng chính là thế mạnh của mỗi ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Các NHTM không ngừng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào quá ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp 21 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== trình hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, nó còn giúp ngân hàng giảm chi phí cho lao động thủ công, quá trình giao dịch nhanh chóng, thuận tiện. Nhìn chung, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngân hàng đã và đang cung cấp một danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng tạo ra một sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng. 1.4.2Nhóm nhân tố chủ quan Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bao gồm: hình thức huy động vốn của ngân hàng, chính sách lãi suất huy động, năng lực và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn… Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới công tác huy động vốn là khác nhau nhưng thấy được sự ảnh hưởng đó có ý nghĩa hết sức quan trọng để ngân hàng có được chính sách huy động vốn có hiệu quả. 1.4.2.1 Hình thức huy động vốn Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động. Ngân hàng có thể huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau của khách hàng. Mặt khác, khi hình thức cho vay của ngân hàng càng mở rộng thì buộc các ngân hàng phải lo lắng tìm kiếm nguồn vốn cho mình và huy động cho phù hợp: chẳng hạn như khi nhu cầu sử dụng về nguồn vốn dài hạn lớn thì phả tìm cách huy động vốn dài hạn chứ không được sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. 1.4.2.2 Chính sách lãi suất huy động Mục đích khi gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng là khác nhau: nếu như khách hàng là doanh nghiệp thì mục đích của họ là thanh toán qua ngân hàng chứ không phải là lãi suất, trong khi đó một bộ phận thì mục đích của họ là lãi suất nên vấn đề lãi suất là vấn đề mà họ quan tâm hàng đầu. Và khi đã xác định được mục đích của mỗi khách hàng thì ngân hàng sẽ đưa ra cho họ những loại sản phẩm khác nhau. Hiện nay, một số ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo nhiều thời hạn khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng chính sách lãi suất bằng cách tăng lãi suất tiền gửi không mang lại hiệu quả như mong muốn mà chi phí huy động lại cao. Do vậy, các ngân hàng phải cân nhắc để đưa ra chính sách lãi suất phù hợp để đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay. ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp 22 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== 1.4.2.3 Con người Con người là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản lí, sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra thì các tổ chức phải chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt là công tác huy động vốn thì năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn. Nếu ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực quản lí tốt, trình độ nghiệp vụ cao sẽ tạo ra uy tín với khách hàng. Sự nhanh chóng chính xác và hiệu quả trong giao dịch của cán bộ huy động vốn tạo ra những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng nên ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế hơn. 1.4.2.4 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn Với ngân hàng sát khu dân cư hoặc trung tâm thương mại thì sẽ có thuận lợi hơn khi thu hút vốn. Mạng lưới huy động càng rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp xúc với ngân hàng để gửi tiền hoặc lĩnh tiền; ngược lại mạng lưới hẹp thì sẽ gây khó khăn cho khách hàng nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả huy động vốn. Ngoài ra những yếu tố khác mang tính chủ quan của ngân hàng ảnh hưởng đến quán trình huy động vốn như thái độ, phong cách phục vụ, uy tín của ngân hàng, các chiến lược marketing…cũng là các yếu tố mà các NHTM phải quan tâm ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp 23 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK 2.1.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK 2.1.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín – tên giao dịch quốc tế là Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock bank (tên viết tắt là Sacombank) được hình thành trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào giấy phép số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN và Giấy phép số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Vào giai đoạn 1991-1995, khởi đầu với số vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu, Sacombank đã tạo được những điểm son đáng ghi nhận trong những năm đầu thành lập thông qua các quyết sách, chủ trương như tập trung xử lý các khoản nợ khó đòi, mở rộng mạng lưới, phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh… Giai đoạn 1995–1998, Sacombank tập trung cho nhiệm vụ hoạch định và phát triển song song với việc tiếp tục củng cố và chấn chỉnh. Với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ đồng, qua đó bước đầu xác lập được năng lực tài chính đối với quá trình phát triển của Sacombank. Giai đoạn 1999-2001, vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng, xây dựng Hội sở khang trang tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cấp trụ sở các chi nhánh trực thuộc, mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời xác lập mối quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắo thế giới. ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp 24 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Giai đoạn 2001-2006, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và các mục tiêu phát triển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005. Nâng mức vốn điều lệ 190 tỷ đồng năm 2001 lên 2.089.412.810.000 đồng vào tháng 12/2006. Qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, những kết quả đạt được năm 2007 vừa qua có thể xem là ấn tượng và là tiền đề cho những kế hoạch chiến lược phát triển đến năm 2010 của ngân hàng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng…của hàng đầu của Việt Nam, Sacombank đã và đang thực hiện các chiến lược trọng tâm: tăng cường năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển các sản phẩm dịch vụ…Từ ngày 16/08/2007, Sacombank chính thức tăng vốn điều lệ từ 2340 tỷ đồng lên 4449tỷ đồng và tăng vốn tự có lên 5948,7 tỷ đồng trở thành 1 trong 5 ngân hàng thương mại Việt Nam có nguồn lực tài chính mạnh nhất. Khép lại năm hoạt động 2007, Sacombank đã đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan với sự tăng trưởng vượt bậc của tất cả các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là kết quả lợi nhuận: 1.452 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với kết quả năm 2006 (543 tỷ đồng) và tăng 21% so với chỉ tiêu kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông đề ra (1.200 tỷ đồng). Đồng thời, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu khác cũng đều có sự tăng trưởng mạnh, vượt hơn 100% so với năm trước. Cụ thể: Tổng huy động là 54.041 tỷ đồng, tăng 151% so với năm 2006; tổng dư nợ cho vay là 34.317 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2006; và tổng tài sản là 63.364 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2006. Các chỉ số kinh doanh trên đây là của riêng Sacombank, chưa bao gồm các công ty trực thuộc và liên doanh. Từ 132 điểm giao dich ở thời điểm cuối năm 2006, đến ngày 31/12/2007 số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của Sacombank trên khắp cả nước đạt tới con số 211 điểm tại 44/64 tỉnh thành cả nước với sự kiện phủ kín 13/13 tỉnh thành miền Tây Nam bộ vào tháng 10/2007 và tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu khối NHTM về hoạt động này. Và theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông họp phiên thường niên năm 2007 thì vốn điều lệ dự tính đển cuối năm 2008 sẽ tăng lên 6.048.756.260.000 đồng với thặng dư vốn điều lệ năm 2008 là 1673tỷ đồng, tỷ lệ chứng khoán đăng ký phát hành trên số vốn cổ phần hiên hữu 35,96% và trong năm 2008 sẽ lập thêm 6 chi nhánh nội địa. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sacombank ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp 25 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Ban kiểm soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Văn phòng HĐQT BAN GIÁM ĐỐC KHỐI DỊCH VỤ KHỐI DỊCH VỤ DOANH NHÂN CÁ NGHIỆP KHỐI NGÂN QUỸ KHỐI ĐIỀU HÀNG KHỐI HỖ TRỢ Phòng tiếp thị và tiếp thị Phòng phát triẻn sản phát triển và phẩm doanh phaaamr sản nghiệp Phòng kinh doanh tiền tệ Phòng kế hoạch Phòng hành chính quản trị Phòng thẩm Phòng tín định doanhdụng cá nhân nghiệp Phòng nguồn vốn Phòng chính sách Phòng đối ngoại Phòng tài trợ Trung tâm thẻ thương mại Phòng đầu tư Phòng tài chính kế toán KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Phòng kỹ thuật hạ tầng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng quản lý ứng dụng Phòng nhân sự cá nhân Phòng ngân quỹ và thanh toán Các chi nhánh sở giao dịch thuộc khu vực Phòng xây dựng cơ bản Phòng quản lý rủi ro Trung tâm đào tạo Các công ty trực thuộc Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Sacombank 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi - Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn - Chiết khấu thương phiếu, trái phiêu và giấy tờ có giá - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế - Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp 26 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank những năm gần đây Kết quả tài chính Sacombank đạt được những năm qua: Với đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn vững vàng, nên các khoản đầu tư của ngân hàng ít gặp rủi ro, việc thu lãi từ các khoản đầu tư có chiều hướng ổn định. Từ việc thực hiện tốt công tác huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả ở một số mặt kinh doanh khác, cơ cấu thu nhập và chi phí có sự chuyển biến tích cực, thu nhập phi tín dụng đã tăng dần tỷ trọng, nhằm cải thiện sự lệ thuộc vào thu nhập từ hoạt động tín dụng và chi điều hành giảm tỷ trọng so với các năm trước, góp phần tăng lợi nhuận. Tính đến thời điểm 31/12/2007, kết quả kinh doanh của Sacombank đã có bước tăng trưởng đột phá so với năm 2006, tổng thu nhập là 4528 tỷ đồng, tổng chi phí là 3076 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.452 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức 121% kế hoạch, tăng 167% so với năm trước, Sacombank đánh dấu một cột mốc lịch sử mới với chỉ tiêu lợi nhuận vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính về chất lượng hoạt động Ngân hàng: - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ bình quân 39,16%; - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân 2,90%; - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 11,07%, tuân thủ đúng quy định của NHNN (>8%); - Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 25,50%, thấp hơn quy định của NHNN (<40%); - Tỷ lệ cho vay/huy động 62,65%; - Tỷ lệ nợ quá hạn 0.39%. Sở dĩ năm 2007 Sacombank đã đạt được kết quả kinh doanh như trên với tốc độ tăng trưởng nhanh và chất lượng phát triển bền vững như vậy là do có sự chỉ đạo tập trung của Hội đồng Quản trị, bộ máy điều hành sau tái cấu trúc đã quán triệt và thực thi có hiệu quả các chủ trương, chính sách của cơ quan Quản trị Ngân hàng, đặc biệt là đã phát huy cao nhất tác dụng của các lợi thế so sánh mà Sacombank đã dày công xây dựng từ nhiều năm trước đó, trong đó có năng lực tài chính dồi dào, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, đội ngũ cán bộ nhân viên năng động sáng tạo, các công ty liên doanh và trực thuộc hoạt động đạt hiệu quả cao. Mặt khác, Sacombank đã thiết lập, phát huy tác dụng thiết thực của các hình thức hợp tác–liên minh-liên kết với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước và tạo được sự khác biệt về loại hình hoạt động–phương thức kinh doanh–kỹ năng chăm ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp 27 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== sóc khách hàng, đồng thời đã luôn tìm kiếm khoảng trống thị trường để phát triển thị phần, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. 2.2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK 2.2.1 Tổng nguồn vốn kinh doanh Chỉ tiêu I .Nợ phải trả 31/12/2006 Số tiền (triệu đồng) 21.905.83 7 107.000 31/12/2007 Tỷ Số tiền trọng (triệu (%) đồng) 88,41% 57.223.216 Chênh lệch Tỷ trọng +(-) triệu đồng +(-)% 88,62 % 1,16% 35.317.37 9 643.177 161,22 % 601,1% 1.Vay từ NHNN 0,43% 750.177 VN 2.Tiền gửi và tiền 815.473 3,29% 4.508.977 6,98% 3.693.504 452,9% vay từ các TCTD trong nước 3.Tiền gửi của 17.511.58 70,68% 44.231.944 68,5% 26.720.36 152,6% khách hàng 0 4 4.Chứng chỉ tiền 2.529.299 10,21% 1.003.293 1,55% -1.526.006 -60,33% gửi 5.Vốn nhận từ chính 374.668 1,51% 5.197.380 8,05% 4.822.712 1287,2 phủ, các tổ chức % quốc tế và các tổ chức khác 6.Các khoản nợ 567.816 2,29% 1.531.445 2,38% 963.629 169,7% khác II.Vốn và các quỹ 2.870.346 11,59% 7.349.659 11,38 4.479.313 156,05 % % 1.Vốn 2.248.726 9,07% 5.662.485 8,77% 3.413.759 151,81 % 2.Lợi nhuận chưa 436.146 1,76% 1.234.529 1,91% 798.383 183,05 phân phối % 3.Các quỹ dự trữ 185.474 0,76% 452.645 0,7% 267.171 144,05 % Tổng nguồn vốn 24.776.18 100% 64.572.875 100% 39.796.69 160,6% 2 3 Các cam kết công 3.434.170 8.751.437 5.317.267 154.8% nợ tiềm tàng Bảng 2.2 Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007 của Sacombank ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp 28 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Qua bảng tổng hợp số liệu thống kê trên, ta thấy rằng tổng nguồn vốn của Sacombank tính đến thời điểm 31/12/2007 tăng đáng kể lên tới 64.572.875 triệu đồng, tăng 39.796.693 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 160,6%. Tổng nguồn vốn tăng là do các khoản nợ phải trả, vốn và các quỹ tăng, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trên 100%, duy chỉ có chứng chỉ tiền gửi và phát hành trái phiếu là giảm so với năm 2006. Tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổn nguồn vốn. Năm 2007, tiền gửi khách hàng chiểm 68,5% tổng nguồn vốn, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc độ tăng 152,6% so với năm 2006. Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn có chi phí tương đối rẻ, quy mô tổng tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm chứng tỏ Sacombank có uy tín trong việc huy động vốn trên thị trường trong nước. Tiền gửi tăng một phần là do Sacombank đã áp dụng hình thức lãi suất ưu đãi cho từng khu vực, đây là điểm khác biệt giữa Sacombank với các ngân hàng khác. Các khoản tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng mạnh, năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 3.963.504 triệu đồng, tốc độ tăng tới 452,9% khiến cho tỷ trọng của khoản mục này chiếm 6,98% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi năm 2007 lại giảm so với năm 2006, giảm 1.526.006 triệu đồng với tốc độ giảm 60,33%. Vốn nhận từ chính phủ và các tổ chức quốc tế, tổ chức khác có tốc độ tăng ấn tượng nhất, năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 129% nhưng năm 2007 tốc độ tăng so với năm 2006 đáng kinh ngạc, tăng 4.822.712 triệu đồng với tốc độ 1287,2%. Điều này là do năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường mở cửa và Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tăng mạnh về nguồn vốn do mở rộng quy mô hoạt động và có chính sách quản trị, các chính sách quảng cáo, khuếch trương tốt. Ngoài ra cũng do Sacombank đã chủ động đàm phán và tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác trong và ngoài nước như vốn RDF, vốn FMO, vốn SMEDF, vốn IFC… Điều này cũng chứng tỏ những nỗ lực trong việc đổi mới nâng cao uy tín của Sacombank trên thị trường Quốc tế. ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp 29 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Đơn vị: triệu đồng Năm 2005 Vốn nhận từ RDF 243.451 133.905 95.093 Vốn nhận từ FMO 175.467 190.763 53.537 Vốn nhận từ SMEDF Vốn nhận từ IFC 84.375 50.000 15.000 500.000 - - Tổng 1.003.293 374.668 163.630 Bảng 2.3 Vốn nhận từ Chính phủ và các tổ chức khác Nguồn: Báo cáo thường niên 2006,2007 của Sacombank Tổng nguồn vốn tăng lên còn do vốn cổ phần của ngân hàng tăng lên. Vốn cổ phần năm 2007 đạt 5.662.485 triệu đồng tăng 3.413.759 triệu so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 151.81%. Nguyên nhân là do trong hệ thống NHTM cổ phần ở nước ta thì Sacombank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, là NHTM đầu tiên có cổ đông nước ngoài góp vốn. Năm 2007 vừa qua, cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư. Các quỹ dự trữ được trích lập năm 2007 là 452.645 triệu đồng, tăng 267.171 triệu so với năm 2006, tốc độ tăng 144,05%. Khoản lợi nhuận chưa phân phối năm 2007 là 1.234.529 triệu đồng, tăng 798.383 triệu so với năm 2006, tốc độ tăng 183,05%. Như vậy so sánh cả về số tương đối và tuyệt đối thì vốn tự có năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Sacombank đã chú trọng đến việc tăng tiềm lực tài chính cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. 2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm năng. Do đó, năm 2007 tiếp tục diễn ra cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn ra khá quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách vừa cạnh tranh bằng lãi suất và các chương trình khuyến mại giá trị lớn. Đồng thời, thị trường chứng khoán sôi động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống NHTM. ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp 30 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, Sacombank đã tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Qua đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động 60 55.692 50 40 30 VHĐ 21.338 20 10 6.435 9.176 12.26 0 NĂM 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng nguồn VHĐ qua các năm 2003-2007 Qua biểu đồ ta thấy rằng nguồn vốn huy động của Sacombank tăng trưởng đều qua các năm, tăng rất cao và khá ổn định. Số dư nguồn vốn huy động đến cuối năm 2007 đạt 55.692 tỷ đồng, tăng 160% so với cuối năm trước và vượt 64% kế hoạch năm, hơn gần gấp ba tốc độ tăng trưởng toàn ngành (26,7%), năm 2006 hơn gấp đôi tốc dộ tăng trưởng huy động năm 2005 (33,4%). Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động còn được biểu hiện rõ theo kỳ hạn huy động như sau: Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư (triệu Tỷ Số dư (triệu Tỷ (triệu đồng) trọng đồng) trọng đồng) Phân theo 12.271.905 100% 21.503.125 100% 55.691.771 100% kỳ hạn -Ngắn 10.037.243 81,8% 17.671.102 82.2% 42.045.587 75,5% hạn -Trung, 2.234.662 18,2% 3.832.023 17,8% 13.646.184 24,5% dài hạn Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động năm 2005-2007 Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Sacombank ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp 31 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Nếu phân theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khoảng 75-82%, nguồn vốn trung dài hạn chiếm khoảng 18-25% tổng nguồn vốn. Có thể nói đây là một năm đầy thành công trong công tác huy động vốn của Sacombank ,vốn huy động tăng được biểu hiện cụ thể:  Vốn huy động từ dân cư: Khoản mục tiền gửi của khách hàng đạt 44.231.944 triệu đồng chiếm 79,4% tổng vốn huy động, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc độ tăng 152,6% so với năm 2006 (năm 2006 tăng 67,3% so với năm 2005). Vốn huy động bằng vàng, ngoại tệ trong năm 2007 đạt 5.213.664 triệu đồng, chiếm 11,8% tổng tiền gửi khách hàng, tăng 70,8% so với năm 2006. Còn vốn huy động bằng VNĐ từ dân cư tăng khá mạnh, tăng 24.559.614 triệu đồng với tốc độ tăng 169,9% so với năm 2006. Huy động bằng ngoại tệ trong năm 2007 tăng nhanh là do theo lộ trình giảm thuế được cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp tăng nhập hàng và cần một lượng lớn USD để thanh toán. Chính tín hiệu vui từ thị trường này đã khiến đồng USD từ mức dư thừa hồi trước đó trở nên có giá và các ngân hàng nhân cơ hội này gia tăng huy động. Hơn nữa, nhằm giữ thị phần và hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn, cùng với bài toán hiệu quả kinh tế khiến các ngân hàng tăng huy động USD bởi so với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động ngoại tệ này chỉ bằng phân nửa. Với nhận định đó, Sacombank quyết định tăng mức lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh huy động vốn cho ngân hàng trong việc theo đuổi thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của khách hàng. Biểu lãi suất mới được áp dụng từ ngày 07/09/2007 theo hướng tăng thêm 0,2%/năm đối với các kỳ hạn huy động từ 1 đến 7 tháng; 0,15%/năm đối với các kỳ hạn từ 8 đến 9 tháng và 0,1%/năm đối với các kỳ hạn còn lại. Và với mức lãi suất hấp dẫn đó, mức vốn huy động bắng ngoại tệ của Sacombank đã tăng rõ rệt. ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp 32 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 Chênh lệch 2007-2006 6.920.888 4.116.253 Loại TG Năm 2005 Năm 2006 TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn 1.801.853 2.804.635 324.610 913.110 7.370.800 6.457.690 TG tiết kiệm 8.100.913 13.382.195 29.018.490 15.636.295 239.782 382.092 912.472 530.380 - 29.548 9.294 -20.254 10.467.158 17.511.580 44.231.944 TG ký quỹ TG vốn chuyên dùng Tổng Bảng 2.5 Tiền gửi của khách hàng phân theo loại tiền gửi Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005,2006,2007 của Sacombank Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm trong dân cư năm 2007 tăng nhanh, tăng 15.636.295 triệu đồng với tốc độ tăng 116,8% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 vừa qua thị trường mở cửa, nền kinh tế Việt Nam phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân tăng, đời sống dân cư được cải thiện nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá nhiều và Sacombank đã có những chính sách thu hút tiền gửi từ dân cư khá tốt, ngoài sự bảo đảm an toàn về tiền gửi còn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời cũng do các chính sách khuyếch trương thương hiệu và những chính sách khuyến mãi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Với sự phân chia lãi suất theo từng vùng khá khác biệt so với các ngân hàng khác thì Sacombank cũng thu hút được lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ dân cư với các mục đích khác nhau như an toàn, sinh lời, thanh toán…Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 đạt 7.370.800 triệu đồng, tăng 6.457.690 triệu so với năm 2006. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 6.920.888 triệu đồng, tăng 4.116.253 sơ với năm 2006. Duy chỉ có khoản tiền gửi vốn chuyên dùng năm 2007 giảm đi so với năm 2006, giảm 20.254triệu đồng.  Vốn huy động từ các TCTD khác: . Các khoản tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng mạnh, năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 3.963.504 triệu đồng, tốc độ tăng tới 452,9%. Trong đó, tiền gửi của TCTD bằng VNĐ trong năm 2007 đạt 3.534.496 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 tới 3.057.063 triệu đồng, còn tiền gửi bằng ngoại ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp 33 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== tệ đạt 539.481 triệu đồng và tăng 201.441 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007, do Sacombank mở rộng quy mô hoạt động và để chi trả thêm cho các khoản chi phí tăng kèm theo khi mở rộng quy mô, ngân hàng đã tăng khoản vay các TCTD khác và đã vay 435.000 triệu đồng. Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Bằng VNĐ 1.TG của các TCTD khác -TG thanh toán 3.534.496 Bằng vàng, ngoại tệ 539.481 105.474 12.484 75.417 3.139 -TG có kỳ hạn 3.429.022 526.997 402.016 334.901 2.Tiền vay các TCTD khác Tổng 435.000 - - - 4.508.977 Bằng VNĐ 477.433 Bằng vàng, ngoại tệ 338.040 815.473 Bảng 2.6 Số liệu tiền, vàng gửi và vay từ các TCTD khác Nguồn: Báo cao thường niên năm 2007 của Sacombank 2.2.3 Công tác sử dụng vốn Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò quyết định trong quá trịnh hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, những sai lầm trong việc thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể dẫn đến phá sản của một ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề nay, Sacombank đã luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế-xã hội, thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát tín dụng tập trung đầu tư nguồn vốn trên cơ sở an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững. ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp 34 Khoa:Ngân hàng – CN kế toán Ngân hàng ==================================================================== Cuối năm 2007, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 34317tỷ đồng tăng 136% so với năm 2006,tăng 147% so với kế hoạch đề ra. Còn cuối năm 2006, tổng sư nợ đạt 14539 tỷ đồng tăng 72,57% so với 2005, trong đó dư nợ bằng VNĐ tăng 24,7% và bằng ngoại tệ tăng 120,8%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 đạt 42,5%/năm. Đơn vị:triệu đồng Khoản mục Tổng dư nợ tín dụng - Tổ chức tín dụng - Khách hàng Năm 2005 Năm 2006 Số dư %tăng Số dư 8.425.238 40,74% 14.539.10 0 - Năm 2007 % tăng Số dư 72,57% 34.317.16 7 1.350 %tăng 136% 8.425.238 14.539.10 34.315.81 0 7 Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Sacombank Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của toàn hệ thống Sacombank không ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay vốn. Qua đó nhằm phân tán rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển Sacombank là một ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại-tốt nhất Việt Nam. Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán phát triển sôi động và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên cạnh tăng nhanh vốn điều lệ, liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế, Sacombank đã và đang thực hiện chính sách đa hoá danh mục đầu tư nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận. Ngoài hoạt động cho vay, đầu tư Sacombank còn mở rộng các hoạt động thanh toán và bảo lãnh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài như các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ Sacombank…Cụ thể trong năm 2006, Sacombank đã đặt quan hệ với 8900 đại lý của 222 ngân hàng tại 85 quốc gia trên thế giới, tổng doanh số thanh toán quốc tế quy đổi đạt 1917,89 triệu USD, tăng 26% so với năm 2005. Về thanh toán nội địa, doanh số chuyển tiền đi trong và ngoài hệ thống tăng trưởng ổn định và doanh số năm 2006 đạt 94415 tỷ đồng… ==================================================================== Nguyễn Thuý Hoa - Lớp NHGK7