SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Phan Đăng Khoa
THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ HỌC PHẦN HOÁ HỮU CƠ
LỚP 11 BAN CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Phan Đăng Khoa
THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH
TỰ HỌC PHẦN HOÁ HỮU CƠ
LỚP 11 BAN CƠ BẢN
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hoá học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP.
HCM, Phòng sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn
thành tốt đẹp.
Cùng với tất cả học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa
học khóa 21, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm cho cả lớp trong suốt khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy hướng dẫn -
PGS.TS. Trịnh Văn Biều người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, cùng tất cả bạn bè thân thiết đã luôn là chỗ
dựa tinh thần, là nguồn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Phan Đăng Khoa
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................5
1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website ............................................................5
1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book .............................................................6
1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học ...........................................................................7
1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học...........................................................9
1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học...........................................................................9
1.2.2. Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học.........................11
1.2.3. Phương pháp học tập hóa học..........................................................................13
1.3. Tự học ...................................................................................................................18
1.3.1. Thế nào là tự học .............................................................................................18
1.3.2. Vai trò của tự học.............................................................................................19
1.3.3. Một số phương châm trong tự học...................................................................20
1.3.4. Những trở ngại cho việc tự học .......................................................................21
1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó..................................................................22
1.4. Tổng quan về website.............................................................................................24
1.4.1. Khái niệm về website ......................................................................................24
1.4.2. Khái niệm website dạy học .............................................................................24
1.4.3. Ưu điểm của website dạy học..........................................................................24
1.4.4. Hạn chế của website dạy học...........................................................................25
1.4.5. Những lưu ý khi sử dụng website dạy học ......................................................25
1.4.6. Một số phần mềm thiết kế website ..................................................................26
1.5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT.............................................31
1.5.1. Mục đích điều tra.............................................................................................31
1.5.2. Đối tượng điều tra............................................................................................31
1.5.3. Nội dung điều tra .............................................................................................32
1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả ..............................................................................33
1.5.5. Kết quả điều tra................................................................................................33
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................38
Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC
PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN ....................................40
2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản...................................40
2.1.1. Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ 11 cơ bản........................40
2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng và đặc điểm của phần hóa học hữu cơ trong
chương trình hóa học phổ thông ......................................................................41
2.1.3. Các nguyên tắc sư phạm và PPDH chủ yếu sử dụng trong giảng dạy chất
hữu cơ...............................................................................................................43
2.2. Nguyên tắc thiết kế website ...................................................................................47
2.2.1. Về cấu trúc.......................................................................................................47
2.2.2. Về nội dung......................................................................................................48
2.2.3. Về hình thức.....................................................................................................49
2.2.4. Về tính năng.....................................................................................................50
2.3. Quy trình thiết kế website ......................................................................................50
2.3.1. Định hướng việc thiết kế website ....................................................................50
2.3.2. Thiết kế nội dung của website .........................................................................51
2.3.3. Thiết kế website...............................................................................................51
2.3.4. Chạy thử...........................................................................................................51
2.3.5. Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web......................................................52
2.3.6. Thử nghiệm......................................................................................................52
2.3.7. Đánh giá hiệu quả ............................................................................................52
2.4. Giới thiệu tổng quan về website.............................................................................52
2.4.1. Cấu trúc của website........................................................................................52
2.4.2. Mục đích thiết kế các trang của website..........................................................56
2.4.3. Ưu điểm của website trong hỗ trợ hoạt động tự học .......................................62
2.5. Nội dung của website.............................................................................................62
2.5.1. Trang chủ .........................................................................................................62
2.5.2. Trang “Bài giảng”............................................................................................63
2.5.3. Trang “Thí nghiệm”.........................................................................................64
2.5.4. Trang “Hình ảnh” ............................................................................................66
2.5.5. Trang “Bài tập”................................................................................................66
2.5.6. Trang “Đề kiểm tra” ........................................................................................70
2.5.7. Trang “Lịch sử hóa học”..................................................................................71
2.5.8. Trang “Danh nhân hóa học” ............................................................................72
2.5.9. Trang “Hóa học diệu kì”..................................................................................74
2.5.10. Trang “Truyện kể 109 nguyên tố hóa học” ...................................................74
2.5.11. Trang “Phương pháp học tập” .......................................................................75
2.5.12. Trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” .....................................................77
2.5.13. Trang “Thư giãn”...........................................................................................78
2.6. Sử dụng website hỗ trợ cho hoạt động tự học........................................................78
2.6.1. Cách sử dụng website trên máy tính................................................................78
2.6.2. Sử dụng website nâng cao hiệu quả tự học......................................................80
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................81
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................83
3.1. Mục đích thực nghiệm ...........................................................................................83
3.2. Đối tượng thực nghiệm ..........................................................................................83
3.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................................83
3.4. Tiến hành thực nghiệm...........................................................................................83
3.5. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm.........................................................84
3.6. Kết quả thực nghiệm ..............................................................................................86
3.6.1. Kết quả thực nghiệm định lượng .....................................................................86
3.6.2. Kết quả thực nghiệm định tính ........................................................................95
3.7. Một số kinh nghiệm để sử dụng website có hiệu quả rút ra từ thực nghiệm.......101
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................108
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
CTPT : Công thức phân tử
DHHH : Dạy học hóa học
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
SBT : Sách bài tập
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số lượng HS tham gia điều tra ............................................ 32
Bảng 1.2. Thống kê số lượng GV tham gia điều tra............................................ 32
Bảng 1.3. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò .................................. 33
Bảng 1.4. Thực trạng sử dụng website của HS .................................................... 34
Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của HS ................... 34
Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợ tự học........ 35
Bảng 1.7. Thực trạng sử dụng website hỗ trợ giảng dạy bộ môn hóa học ............ 36
Bảng 1.8. Thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website............................ 36
Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC .............................................................. 84
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra lần 1 ................................................................... 87
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1.......... 88
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1........................................ 89
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ....................... 89
Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra lần 2 ................................................................... 90
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2.......... 91
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2........................................ 92
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 ....................... 92
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả hai bài kiểm tra ..................................................... 93
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 2 bài kiểm tra.............. 93
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập tổng 2 bài kiểm tra.................................... 94
Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra .......................... 95
Bảng 3.14. Thống kê danh sách GV tham gia nhận xét........................................ 96
Bảng 3.15. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét.......................................... 96
Bảng 3.16. Ý kiến nhận xét của GV .................................................................... 97
Bảng 3.17. Ý kiến nhận xét của HS..................................................................... 98
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hình ảnh phần mềm Macromedia Dreamweaver ................................... 26
Hình 1.2. Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver khi mới khởi động ..... 27
Hình 1.3. Màn hình làm việc của Macromedia Dreamweaver ............................... 28
Hình 1.4. Hình ảnh phần mềm Adobe Photoshop.................................................. 28
Hình 1.5. Màn hình làm việc của Adobe Photoshop.............................................. 29
Hình 1.6. Hình ảnh phần mềm Flash Professional 8 .............................................. 30
Hình 1.7. Giao diện phần mềm Macromedia Flash khi mới khởi động .................. 31
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc phần “Tài liệu tự học” của website................................. 53
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc phần “Tư liệu tham khảo” của website ........................... 55
Hình 2.3. Giao diện trang chủ ............................................................................... 63
Hình 2.4. Giao diện trang “Bài giảng”................................................................... 64
Hình 2.5. Giao diện trang “Thí nghiệm”................................................................ 65
Hình 2.6. Giao diện trang “Hình ảnh” ................................................................... 66
Hình 2.7. Giao diện trang “Bài tập” phần “Một số vấn đề cần chú ý khi giải bài
tập hóa hữu cơ”...................................................................................... 67
Hình 2.8. Giao diện trang “Bài tập” phần “Phương pháp giải nhanh các bài toán
hóa hữu cơ 11”....................................................................................... 68
Hình 2.9. Giao diện trang “Bài tập” phần “Bài tập trắc nghiệm” ........................... 69
Hình 2.10. Giao diện trang “Bài tập” phần “Bài tập tự luận”................................. 70
Hình 2.11. Giao diện trang “Đề kiểm tra” ............................................................. 71
Hình 2.12. Giao diện trang “Lịch sử hóa học”....................................................... 72
Hình 2.13. Giao diện trang “Danh nhân hóa học”.................................................. 73
Hình 2.14. Giao diện trang “Hóa học diệu kì” ....................................................... 74
Hình 2.15. Giao diện trang “Truyện kể 109 nguyên tố hóa học”............................ 75
Hình 2.16. Giao diện trang “Phương pháp học tập”............................................... 77
Hình 2.17. Giao diện trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” ............................. 77
Hình 2.18. Giao diện trang “Thư giãn”.................................................................. 78
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1................................................. 88
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1................................................89
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...................................................91
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2................................................92
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra ........................................................94
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập 2 bài kiểm tra .....................................................94
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ thông tin (CNTT) - đặc biệt là internet, bắt đầu được sử dụng ở
Hoa Kỳ vào những thập niên 90 của thế kỉ trước và sau đó bắt đầu được phổ biến
rộng rãi trên toàn thế giới. Thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ
như thế nào nếu như không có các ứng dụng CNTT và nó ngày càng khẳng định
được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc
sống, nhất là trong thời đại ngày nay.
Internet, đầu tiên được áp dụng nhằm mục đích quân sự và công nghiệp, sau
đó mới được ứng dụng vào giáo dục và ngành giáo dục cũng đã từng bước tiếp cận
với công nghệ hiện đại này. Có thể tin tưởng rằng CNTT có thể đem lại giá trị cho
quá trình giảng dạy và học tập. Ở nước ta, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục rất
được mong đợi. Các nhà giáo dục được khuyến khích ứng dụng CNTT hợp lý ở tất
cả các lớp học và các môn học. Và đặc biệt là trong đổi mới PPDH: áp dụng CNTT
hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi
môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học;
phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học;
tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học
phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem
lại. Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giáo
án trên máy tính, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở Giáo
dục và Đào tạo, qua diễn đàn giáo dục trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn bó rất mật thiết với cuộc
sống và với các quá trình sản xuất. Do vậy tạo sự hứng thú học tập bộ môn hóa học
đối với học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực giúp môn hóa ngày
càng trở nên gần gũi, sinh động và hứng thú hơn đối với học sinh, để giờ học môn
hóa học đạt hiệu quả hơn và trở nên nhẹ nhàng hơn đối với người dạy và người học.
Ứng dụng CNTT vào dạy và học hóa học là một xu hướng mới và tiến bộ
đang được ngành giáo dục quan tâm. Với xu thế phát triển cơ sở hạ tầng CNTT hiện
2
nay trong cả nước, internet ngày càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Đối với
việc học bộ môn hóa học ở trường THPT thì internet - cụ thể là các website cung
cấp cho học sinh nguồn tài liệu phong phú giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung
bài học và mở mang thêm vốn kiến thức của mình. Bên cạnh đó, website cũng cung
cấp cho học sinh một hệ thống bài tập đa dạng cùng với nhiều phương pháp giải
ứng với mỗi dạng bài tập khác nhau để hỗ trợ các em rèn luyện khả năng giải bài
tập hóa học được tốt hơn. Đối với một số nội dung học tập mang tính trừu tượng
cao hay những thí nghiệm phức tạp, có tính độc hại thì website cũng cung cấp
những hình ảnh, phim minh họa, các thí nghiệm ảo,…để giúp học sinh học tốt hơn
các nội dung này.
Mặt khác, website còn là nơi học sinh có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, chia
sẻ với nhau các kinh nghiệm học tập hay những tài liệu bổ ích để giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ. Ngoài ra, website cũng giới thiệu về những ứng dụng của hóa học trong
thực tế đời sống hằng ngày và trong sản xuất cũng như đối với sự phát triển kinh tế
xã hội. Qua đó giúp học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản
thân.
Quan trọng hơn là website sẽ kích thích hứng thú và niềm say mê học tập
môn hóa học ở học sinh. Giúp các em thấy được rằng hóa học không còn là một
môn học khô khan, trừu tượng, xa rời thực tế nữa. Giúp học sinh yêu thích môn hóa
học hơn từ đó thêm yêu thích khoa học, góp phần hình thành những phẩm chất cần
thiết cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học sau này. Từ những lí do trên tôi
đã chọn đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban
cơ bản”.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần
hóa học hữu cơ lớp 11 ban cơ bản.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
3
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: phương pháp dạy học hóa học, vấn đề
tự học, website hỗ trợ quá trình học tập,…
- Thiết kế website hỗ trợ việc tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT ban cơ
bản.
- Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng minh tính khả
thi và hữu hiệu của đề tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao
khả năng tự học của học sinh và đổi mới PPDH hóa học ở trường phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu website được xây dựng một cách khoa học, chuẩn mực và đưa vào sử
dụng có hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt cho HS tự học và nâng cao kết quả học tập ở bộ môn
hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến các PPDH tích cực.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cách thiết kế website.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu và khả
năng thực hiện trong thực tế.
5.3. Các phương pháp toán học (để sử lý số liệu thực nghiệm)
- Lập bảng thống kê tần số, tần suất, tần suất lũy tích.
- Tính các tham số đặc trưng: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai.
- Kiểm định giả thuyết thống kê bằng phép thử Student.
4
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Thiết kế website trong đó có các tài liệu tham khảo nhằm cung cấp và củng
cố kiến thức, nâng cao khả năng tự học cho học sinh.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11.
- Giới thiệu một số phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ lớp 11.
- Giới thiệu những ứng dụng của hóa học trong thực tế đời sống và trong sản
xuất nhằm tăng thêm vốn kiến thức cho học sinh.
5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học ở nhà
trường phổ thông hiện nay không còn là hiện tượng mới lạ, mà ngày càng trở nên
quen thuộc và gần gũi với cả thầy và trò. Trong hướng phát triển này thì việc sử
dụng các website hỗ trợ cho việc dạy học nói chung và đối với môn hóa học nói
riêng là một xu hướng khá phổ biến.
Không quá khó khăn để tìm kiếm một website như thế trên mạng internet.
Mỗi website cung cấp một số nội dung nhất định, thông tin phong phú đa dạng, hình
thức đẹp mắt, thân thiện, dễ sử dụng,… Và những website này đã hỗ trợ rất nhiều
cho hoạt động dạy học.
Nhằm đáp ứng và hỗ trợ ngày càng tốt hơn nhu cầu ứng dụng CNTT và sử
dụng website trong dạy học hóa học của thầy và trò ở nhà trường THPT, đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề này. Chúng tôi đã tổng hợp được các luận văn
Thạc sĩ từ năm 2008 – 2012 của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh xung quanh 3
hướng đề tài nghiên cứu như sau:
1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website
1. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần
hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao.
2. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá
môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao).
3. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường THPT.
4. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa
học ở trường THPT.
5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng
lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11.
6. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn
hóa hữu cơ lớp 11 THPT (ban nâng cao).
6
7. Vũ Lê Hà Khánh (2011), Thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy và học
phần lý thuyết chủ đạo môn hóa học ở trường THPT.
8. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương “Nguyên tử”, chương
"Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản
để nâng cao chất lượng dạy học.
9. Trần Thị Ngọc Diễm (2012), Thiết kế website nhằm tăng cường năng lực
tự học phần phi kim ở trường THPT (nhóm IVA, VA, VIA, VIIA).
10. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa
hữu cơ lớp 11 ban cơ bản.
11. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa
học lớp 10 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông.
1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book
1. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) lớp
10 – Nâng cao chương “Nhóm halogen”.
2. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook)
chương “Dung dịch - Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học.
3. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp
12 chương 6 chương trình nâng cao.
4. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học phần
Hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao).
5. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của học
sinh lớp 12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình cơ bản.
6. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa
học vô cơ lớp 11 nâng cao.
7. Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2009), Thiết kế E-book chương “Lý thuyết về
phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học.
8. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt,
đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học.
7
9. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự
học hóa học lớp 9 THCS.
10. Đỗ Thị Việt Phương (2010), Thiết kế E-book hướng dẫn học sinh tự học
phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao.
11. Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và
học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương
trình THPT chuyên.
12. Phạm Thành Quốc (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học môn hóa học
chương “Nguyên tử”, chương "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật
tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản.
13. Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và
học hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản.
14. Đinh Thị Xuân Thảo (2011), Xây dựng E-book học phần “Thí nghiệm
thực hành phương pháp dạy học” cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây
Nguyên.
15. Nguyễn Ngẫn Trí (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học phần
kim loại hóa học lớp 12 chương trình nâng cao.
16. Lê Thị Hà (2012), Thiết kế E-book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô
cơ chương trình nâng cao lớp 11 ở trường THPT.
17. Văn Thị Trà My (2012), Sử dụng phần mềm ToolBook thiết kế E-book hỗ
trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông.
18. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí
nghiệm hóa học lớp 11 THPT.
19. Nguyễn Đào Mỹ Trinh (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí
nghiệm hóa học lớp 10 THPT.
1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học
1. Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12.
8
2. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 11.
3. Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần
hóa học hữu cơ lớp 11 THPT.
4. Trần Thị Hiền (2011), Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn
hóa học lớp 11 THPT.
5. Lê Huỳnh Phước Hiệp (2011), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá – giỏi hóa học lớp 10 THPT.
6. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2012), Thiết kế tài liệu tự học môn hóa học lớp 10
THPT.
7. Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn
môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản.
8. Trần Thị Minh Tình (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn
môn hoá học cho học sinh lớp 12 - chương trình cơ bản.
Các đề tài trên đã hỗ trợ một cách tích cực, mang lại những hiệu quả nhất
định đối với hoạt động dạy và học của GV và HS. Cụ thể:
- Với nội dung phong phú, đa dạng đã cung cấp cho GV nhiều tài liệu quý
báu như các bài giảng điện tử, hệ thống các thí nghiệm, nhiều mô hình và hình ảnh
minh họa các nội dung phức tạp, khó hiểu qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài
giảng.
- Cung cấp hệ thống hóa kiến thức tương đối đầy đủ, bên cạnh đó cũng giới
thiệu nhiều phương pháp giải bài tập với một hệ thống bài tập đa dạng được phân
loại theo nhiều chủ đề khác nhau từ đơn giản đến phức tạp giúp HS có thể tự ôn tập
và rèn luyện.
- Nhiều tư liệu tham khảo bổ ích giúp HS mở rộng kiến thức, thêm yêu thích
môn học nói riêng và yêu thích khoa học nói chung, từ đó góp phần nâng cao ý thức
tự học, tự tìm tòi kiến thức của HS.
Tuy nhiên có một số vấn đề mà các đề tài trên chưa quan tâm sâu sắc như:
9
- Website trình bày còn thiếu hấp dẫn, bố cục và hình thức chưa thu hút,
nhiều nội dung có hình thức không thân thiện, khó sử dụng.
- Tư liệu tham khảo chưa phong phú, chưa có hệ thống rõ ràng.
- Việc upload hay bổ sung tài liệu, thông tin cho website còn khó khăn.
1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học
1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp là một phạm trù rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với
mọi hoạt động. Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức
tạp và đa dạng. Trước khi xem xét định nghĩa PPDH, cần lưu ý đến định nghĩa của
phương pháp.
Về mặt triết học, phương pháp có hai định nghĩa thông dụng đáng chú ý:
1. Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích
nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
2. Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.
Nhiều tác giả coi PPDH là “tổ hợp các cách thức hoạt động” của thầy và trò
trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
Để đi sâu vào bản chất của PPDH và để nêu rõ cụ thể quan hệ biện chứng
giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, có định nghĩa: “PPDH là
cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của
thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập” [20].
Trong một số tài liệu, các tác giả nhấn mạnh và nêu cụ thể mục đích dạy học
ngay khi giới thiệu định nghĩa: “PPDH là cách thức, con đường hoạt động của thầy
và trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng và
kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan xã hội chủ nghĩa” [22].
PPDH hóa học một mặt phải tuân theo các quy luật chung của PPDH. Mặt
khác, tất cả những tính chất và chức năng của phương pháp khoa học nói chung đều
phải được phản ánh vào trong bản chất của PPDH hóa học. Ngoài ra, PPDH hóa học
10
còn có những nét đặc trưng riêng mà PPDH bộ môn khác không có. Có thể nêu lên
hai đặc trưng cơ bản sau:
a) Những đặc trưng của phương pháp nhận thức hóa học phải được phản ánh
vào trong PPDH hóa học. Đó là phải kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm -
thực hành với tư duy khái niệm, đó cũng là phương pháp học tập có lập luận, trên
cơ sở thí nghiệm trực quan.
Định luật tổng quát của nhận thức về mối liên hệ nhân quả giữa cấu tạo và
tính chất của chất phải được sử dụng như một PPDH cơ bản trong môn hóa học.
b) Đối tượng của hóa học là chất - cấu tạo bởi những phần tử vi mô (phân tử,
nguyên tử, ion, hạt nhân nguyên tử, electron…), không quan sát được bằng mắt
thường. Chúng lại tương ứng với những khái niệm trừu tượng cần được HS lĩnh hội
vững chắc.
Những cơ chế hóa học diễn ra theo quy luật là sự phá vỡ những phân tử của
các chất ban đầu để tập hợp lại thành những phân tử của các chất được tạo thành.
Những diễn biến này cũng đều ở kích thước vi mô, nhưng lại là những kiến thức cơ
bản về hóa học mà HS cần lĩnh hội.
Trong dạy học hóa học, ta buộc phải dùng những mô hình cụ thể ở kích
thước vĩ mô để diễn tả cấu tạo phân tử các chất và cơ chế của phản ứng hóa học, và
dựa trên những biểu hiện bề ngoài của chúng để giúp HS suy ra, bằng tư duy, tính
chất của các chất, rồi từ đó cũng bằng tư duy thâm nhập vào cấu tạo phân tử của
chúng, đó là cách học hóa học bằng mô hình cụ thể, dựa vào các dấu hiệu bề ngoài
của hiện tượng hóa học để suy ra bản chất hóa học của đối tượng nghiên cứu. Cách
học này đòi hỏi ở HS một trình độ phát triển nhất định của tư duy trừu tượng, một kĩ
năng nhất định trong việc sử dụng mô hình, phương pháp mô hình (các công thức
hóa học thuộc loại mô hình).
Đây chính là đặc trưng thứ hai thuộc về tâm lí học dạy học của PPDH hóa
học mà người GV phải lưu ý. Đó cũng là một khó khăn lớn trong dạy học hóa học.
Từ những điều trình bày trên đây, có thể nói rằng PPDH hóa học chính là sự
chuyển hóa của phương pháp hóa học thông qua lăng kính của các quy luật tâm lí -
11
lí luận dạy học của sự lĩnh hội của HS; việc học tập môn hóa học ở trường phổ
thông phải bằng hệ thống phương pháp kết hợp biện chứng thí nghiệm - thực hành
với tư duy lí luận, vận dụng mô hình, học thuyết chủ đạo và các định luật hóa học.
c) Tóm lại, phương pháp học hóa học (nhận thức nội dung hóa học bởi người
HS) là sự chuyển hóa (thông qua xử lí sư phạm) của phương pháp nhận thức hóa
học (của nhà hóa học). Người GV hóa học, muốn dạy tốt môn hóa học, phải chú ý
tới quy luật này.
Cần khẳng định rằng thí nghiệm hóa học trong phòng thí nghiệm là tối cần
thiết cho việc dạy học hóa học. Chỉ có trên cơ sở đó HS mới thu thập được muôn
vàn dấu hiệu của phản ứng hóa học mà không có quy tắc, nguyên tắc, lí thuyết nào
thay thế được.
1.2.2. Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học
1.2.2.1. Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả sư phạm của một PPDH là đáp ứng
được và góp phần thực hiện những mục tiêu của nhà trường, bảo đảm thực hiện tốt
những nhiệm vụ của việc dạy học hóa học.
PPDH hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Chúng là hai
hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác
động qua lại với nhau. Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai trò chủ
đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối của
phương pháp dạy và có ảnh hưởng ngược lại đối với phương pháp dạy.
Dạy học tối ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo
đảm được cùng một lúc ba sự phối hợp sau:
- Giữa dạy và học.
- Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy của GV (bằng định hướng, tổ chức,
hướng dẫn và kiểm tra - đánh giá sự học tập của HS).
- Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
12
Người GV phải kết hợp thống nhất hai chức năng - truyền đạt và chỉ đạo -
bằng chính logic của bài giảng. Người HS phải vừa tiếp thu điều GV giảng, vừa tự
điều chỉnh, tự chỉ đạo việc học tập của bản thân.
Như vậy PPDH có hiệu quả là cách làm việc của GV phát huy được cao độ
tính tự giác, tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập. Nó phải có tác dụng
dạy học cho HS phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp làm việc
khoa học sáng tạo, nghĩa là PPDH phải có tác dụng phát triển trí tuệ HS. Và do đó
chất lượng của PPDH thể hiện cụ thể ở chất lượng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và ở
trình độ phát triển trí tuệ… của HS.
1.2.2.2. Tiêu chuẩn cụ thể
PPDH hóa học có chất lượng cao phải đạt được các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo chất lượng cao về mặt khoa học và về mặt giáo dục, nghĩa là bảo
đảm truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác, khoa học,
hiện đại, gắn chặt với thực tiễn sản xuất, đời sống và có nội dung tư tưởng sâu sắc.
- Bảo đảm cung cấp cho HS tiềm lực để phát triển toàn diện, PPDH phải giúp
HS biết vận dụng lí thuyết vào thực hành và vào những hoạt động thực tiễn: Trên cơ
sở đó giúp phát triển tư duy logic, trí thông minh, khả năng làm việc tự lực sáng tạo
của HS. Muốn thế PPDH phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, luôn luôn được đổi
mới, cải tiến, sáng tạo.
- Phải phù hợp và thể hiện được đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học
đặc trưng của khoa học hóa học. Hóa học là một khoa học vừa lí thuyết vừa thực
nghiệm nên hóa học không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm, quan sát
cũng như nếu không có quá trình tư duy quy nạp (tất nhiên phải kết hợp với suy lí
diễn dịch). Vì vậy trong khi dạy học môn hóa học ở nhà trường nhất thiết phải tận
dụng quan sát, thí nghiệm học tập, phải sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, ứng
dụng CNTT và truyền thông.
- Đảm bảo truyền thụ cho HS theo những quy tắc sư phạm tiên tiến - một
khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong một thế giới hạn chế với chất
lượng cao nhất.
13
1.2.3. Phương pháp học tập hóa học
1.2.3.1. Định nghĩa về học
Có nhiều định nghĩa về học như sau:
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt 1998, Học là: 1) “Thu nhận kiến thức, luyện
tập kĩ năng được truyền giảng hoặc từ sách vở”; 2) “Đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm
cho nhớ”.
- Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001, Học là 1) “Quá
trình nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ, để bắt chước, để
làm”; 2) Học còn có nghĩa là Hoc tập: “Quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ
năng dưới sự dạy bảo, hướng dẫn của nhà giáo. Học tập luôn luôn đi đôi và gắn liền
với hoạt động giảng dạy của nhà giáo và hợp thành hoạt động dạy - học trong lĩnh
vực sư phạm”.
- “Học tập bao gồm việc học và tập. Học là quá trình nhận thức nhằm tiếp
thu những kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Tập là rèn luyện để có kĩ năng hoạt động và
có thái độ tốt trong các mối quan hệ với cuộc sống và lao động. Học tập là con
đường để mọi người tự làm giàu kiến thức, như một phương thức để tự biến đổi bản
thân”. Phạm Viết Vượng - Giáo dục học - NXB Đại học Quốc gia Hà nội 2000.
- Học là một quá trình tiếp nhận, lựa chọn, xử lý thông tin.
1.2.3.2. Mục tiêu của việc học [5], [28]
● Mục đích học
Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI do UNESCO thành lập năm
1993 nhằm hỗ trợ các nước trong việc tìm tòi cách thức tốt nhất để kiến tạo lại nền
giáo dục của mình vì sự phát triển bền vững của con người. Tháng 4 năm 1996 Hội
đồng đã cho ra ấn phẩm: “Học tập: Một kho báu tìm ẩn” (“Learning: The Treasura
Within”) trong đó đề ra phương châm HỌC SUỐT ĐỜI dựa trên 4 trụ cột: học để
biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm người.
a) Học để biết
- Học kiến thức
- Học cách học (biết học tập theo phương pháp khoa học)
14
- Học cách nắm vững những công cụ sử dụng kiến thức
- Học cách nhận xét, đánh giá.
b) Học để làm
- Nắm được các kĩ năng
- Biết cách sử dụng kiến thức (phá vỡ bức tường ngăn giữa kiến thức trí tuệ
và kiến thức thực tiễn)
- Có khả năng đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống.
c) Học để cùng sống với nhau
- Có cách nhìn đúng đắn về thế giới
- Cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống hiện tại
- Hiểu được người khác thông qua sự hiểu chính mình (giúp cho HS khám
phá ra mình là ai và chỉ khi đó mới biết đặt mình vào địa vị người khác, cùng sống
trong sự tôn trọng lẫn nhau, biết khoan dung).
d) Học để làm người
- Giáo dục là một “hành trình nội tại” dẫn đến sự xây dựng nhân cách mỗi
con người.
- Thế kỉ XXI đòi hỏi mỗi con người năng lực tự chủ và xét đoán cao hơn,
không thể coi nhẹ bất kỳ tiềm năng nào của từng cá nhân: trí nhớ, lập luận, mỹ cảm,
thể lực, kĩ năng giao lưu…
- Khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi người
với toàn bộ sự phong phú và phức tạp của con người.
● Mục tiêu
Mục tiêu sẽ cụ thể hóa những định hướng lớn của mục đích trên ba mặt: tri
thức, cách học và kĩ năng. Mục tiêu có thể hiểu đơn giản là những gì chủ thể có thể
làm được hoặc làm tốt hơn trên ba mặt đó sau khi học xong một khóa học, một cấp
học.
a) Tri thức
Có hai loại tri thức cần học:
- Tri thức hiện diện trong chương trình học, có thể hiểu là nội dung học.
15
- Tri thức siêu nhận thức.
Trong đó tri thức siêu nhận thức bao gồm ba loại:
+ Cách nhận thức, cách tư duy (logic, hình tượng, biện chứng, thực tiễn, độc
lập, phê phán, sáng tạo…).
+ Cách học (cách học cá nhân, hợp tác, tự kiểm tra, tự đánh giá, rút kinh
nghiệm về cách học…).
+ Cách tự quản lý việc học (tổ chức, sắp xếp thời gian học, môi trường vật
chất và môi trường giao tiếp - xã hội…).
Mục tiêu học tri thức nhằm học nội dung đi đôi với học cách học, cách tư
duy, cách tự quản lý việc học để tự tạo ra những kỹ năng và năng lực cơ bản.
b) Cách học
Học cách học đi đôi với học tri thức, học nội dung, song ngày nay, học cách
học đã trở thành mục tiêu số một. Tri thức có thể bị lãng quên, nhưng cách học thì
tồn tại với người học suốt đời.
Cách học có thể bao gồm:
+ Cách nhận biết vấn đề.
+ Cách thu nhận thông tin.
+ Cách xử lý thông tin.
+ Cách giải quyết vấn đề.
+ Cách xử sự.
+ Cách hợp tác….
c) Kỹ năng
Chủ thể sử dụng cách học tác động đến nội dung tri thức tạo ra kỹ năng thực
hiện được các nhiệm vụ và mục tiêu học.
Các kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho việc học suốt đời có thể bao gồm:
+ Kỹ năng tái hiện (nhắc lại, lặp lại, nhớ…).
+ Kỹ năng nhận thức (nhận biết, thông hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá,
phê phán…).
+ Kỹ năng thực hành (hoạt động chân tay, luyện tập, ứng dụng, triển khai…).
16
+ Kỹ năng hợp tác (học nhóm, tranh luận…).
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề (thu nhận, xử lý thông tin…)…
Ba mặt của mục tiêu không tách rời nhau mà đan xen, tương tác lẫn nhau:
Học cách học bao giờ cũng phải gắn liền với một nội dung tri thức nhất định cùng
với kỹ năng thích hợp mới đạt được mục tiêu mong muốn. Học tri thức là học
không chỉ có nội dung tri thức mà cả cách tìm ra kiến thức, cách học cùng với kỹ
năng cần thiết. Học cách học – tri thức - kỹ năng quyện vào nhau, dần dần tạo ra
được những năng lực cơ bản của con người và tổng hòa thành nhân cách, theo định
hướng của mục đích học.
1.2.3.3. Những yếu tố quan trọng của phương pháp học tập hóa học [10]
a) Học thu thập thông tin
● Học cách nghe giảng, ghi bài trên lớp
- Tận dụng SGK, sách bài tập, đồng thời phải có vở ghi và vở làm bài (hoặc
có vở học tập). Kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác. Cố gắng để hiểu rõ
vấn đề mấu chốt, trọng tâm chi phối các vấn đề khác.
- Nhanh chóng xác định được thủ thuật nghe và ghi bài, phù hợp với mỗi
môn học, thậm chí đối với mỗi thầy cô giáo.
● Học cách học bài
- Học cách tự học: Chú ý cách học theo hướng thao tác tư duy từ thấp lên
cao, học ứng dụng, học phân tích, học tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo trong quan
hệ hệ thống của các kiến thức.
- Học cách trình bày diễn giải bằng lời những điều học được trước nhóm nhỏ
học tập hoặc trước tập thể lớp.
- Học cách tham khảo trí tuệ của bạn học và đồng nghiệp hoặc cách thuyết
phục các bạn học.
● Học cách đọc sách
- Trước hết phải rèn luyện lòng ham thích đọc sách.
- Cần học cách chọn sách đọc: phù hợp với mục tiêu môn học, phù hợp với
trình độ người đọc, biết chọn sách để đào sâu và mở rộng một vấn đề.
17
- Học cách đọc sách và ghi chép để lưu giữ thông tin, để bổ sung bài giảng
và để tự học nâng cao tri thức và năng lực.
● Học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm
Học cách quan sát và làm thí nghiệm, quan sát các phương tiện trực quan và
hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn, từ đó học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm.
b) Học xử lí thông tin
Để có thể tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ
thống câu hỏi hướng dẫn, cần:
- Hỏi để hiểu rõ và hiểu sâu.
- Cần rèn luyện thường xuyên thói quen nêu thắc mắc, nêu vấn đề thảo luận.
- Cần học cách tóm tắt tài liệu đọc được, làm tổng kết hệ thống hóa kiến thức
của một chương, một số chương hoặc cả học kì, cả năm học. Chú ý so sánh, khái
quát hóa. Tập phân tích, tổng hợp, bình luận, nêu chính kiến của bản thân.
c) Học ghi nhớ
- Chỉ có thể ghi nhớ được trên cơ sở đã hiểu rõ.
- Cũng phải nhớ, nhưng nhớ một cách chọn lọc thông minh. Đối với đa số
HS thường chỉ có thể nhớ những điểm chủ yếu, quan trọng nhất. Vì vậy cần phân
biệt những điều bắt buộc phải nhớ, những điều nên nhớ và những điều có thể nhớ,
để tùy theo khả năng của bản thân mà quyết định có thể không cần nhớ một số chi
tiết, một số kiến thức có thể được suy ra từ những kiến thức cốt lõi. Mặt khác, có
thể chủ tâm quên đi một số kiến thức không còn phù hợp để “dành chỗ trống trong
óc” cho những điều quan trọng hơn.
- Giảng lại cho bạn, cho người khác (tức là tăng cường học nhóm) một nội
dung kiến thức là một cách rất tốt giúp hiểu và nhớ lâu.
d) Học vận dụng kiến thức
- Cần luôn luôn tìm cách vận dụng lí thuyết đã học vào bài tập (giải thích
hiện tượng thực tiễn, làm toán…), vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
- Tận dụng cơ hội áp dụng những điều đã học vào cuộc sống để rèn luyện
phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
18
- Ở đây cần chú ý học cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề từ đơn giản đến
phức tạp dần dần, từ nhỏ đến lớn. Cần học cách chọn vấn đề nghiên cứu phù hợp
với khả năng và điều kiện của bản thân. Đồng thời học cách nghiên cứu vấn đề và
học cách giải quyết một vấn đề học thuật hay thực tiễn.
e) Học cách lập kế hoạch học tập
- Cần học cách lập kế hoạch phấn đấu trong học tập với những mục tiêu cụ
thể để có thể có hướng phấn đấu, để phân biệt được việc chính và việc phụ, việc làm
ngay với việc sẽ phải làm, từng bước đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu
nhằm từng bước tích lũy kết quả học tập.
- Học cách lập kế hoạch sử dụng thời gian để làm chủ được quỹ thời gian và
không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều bài học, bài làm và
tư liệu cần phải đọc, cũng như các công việc cần phải hoàn thành đúng hạn.
- Cần đề ra kế hoạch học tập dài hạn - học tập suốt đời.
1.3. Tự học [5]
1.3.1. Thế nào là tự học?
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát,
so sánh, thông tin, tổng hợp v.v…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ),
cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới
quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên
trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận
lợi v.v…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực
đó thành sở hữu của mình.
Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001, Tự học là: “quá
trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành
không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục,
đào tào.”
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu tham khảo, sách báo các loại, nghe
radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem
19
phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người
hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm
quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều
cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu tự điển và sách tham
khảo, biết cách làm việc trong thư viện v.v…
Người tự học phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới tìm ra phương
pháp tự học hiệu quả phù hợp với mình. Do vậy, đòi hỏi người tự học phải có tính
độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự lập làm các bài tập chuyên
môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác.
♦ Tự học có thể diễn ra theo 3 kiểu:
a) Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu,
vận dụng các kiến thức trong đó.
b) Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu
hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.
c) Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với thầy một số tiết
trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải, sau đó về nhà tự học.
Ta thấy sự thuận lợi đối với người học tăng dần lên từ kiểu 1 đến kiểu 3.
Theo kiểu 1 thì người học gặp rất nhiều khó khăn, gặp chỗ không hiểu không biết
hỏi ai, phải lung túng loay hoay mất nhiều thời gian. Nhưng điều đó lại giúp người
tự học phát huy khả năng độc lập của mình. Kiểu 3 thì hình như thuận lợi nhất
nhưng dể gây ra tính ỷ lại ở người học vì được thầy hướng dẫn quá nhiều.
Trong thực tế một người có thể học theo nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới
hình thức nào thì tự học vẫn là cốt lõi của quá trình học. Tự học đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức và hòa thiện nhân cách của con người.
1.3.2. Vai trò của tự học
- Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi
người.
20
“Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền
cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tìm lấy” Gibbon
Chính vì vậy ông thầy hay nhất là ông thầy không lo nhồi nhét kiến thức mà
là lo truyền dạy phương pháp tự học cho HS. Dạy giỏi là biết kích thích tự học đúng
theo các quy luật của tâm lý, tư duy, khiến cho năng lực tự học phát triển nhanh,
nhờ vậy mà kiến thức cũng giàu lên nhanh một cách vững chắc, sâu sắc.
- Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con
người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó
khăn của cuộc sống cá nhân. Cuộc sống hiện đại yêu cầu HS phải có năng lực tự
học, năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập và xử lí thông
tin, năng lực làm việc tập thể.
- Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự
học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học
diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là
kết quả của hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn, nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu.
Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
- Tự học khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì giới
hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết
kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo. Tự học đang trở thành
chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay.
1.3.3. Một số phương châm trong tự học
Mỗi người học cho mình để mình giỏi lên cả về kiến thức, kỹ năng và cả về
năng lực lao động trí óc và chân tay trong sự hòa quyện của năng lực này với nhân
cách con người. Có giỏi lên cả hai mặt như vậy thì mới vận dụng được kiến thức có
hiệu quả vào các hoạt động lý luận và thực tiễn và việc học của mình mới thực sự
có ích cho mình và đời. Vì vậy, sự cố gắng của bản thân có ý nghĩa quyết định
thắng lợi của việc học nói chung, tự học nói riêng, mọi sự tác động khác từ bên
ngoài đến chỉ đóng vai trò hỗ trợ và chỉ có giá trị xúc tác.
Từ đó có thể nêu ra một số phương châm cho hoạt động tự học như sau:
21
- Học chữ là học kiến thức, kỹ năng và học tư duy. Mấu chốt của tự học là tư
duy độc lập để khám phá, sáng tạo. Học chủ yếu là học cách tư duy. Có tư duy tốt
thì học một biết mười.
- Tự học không phải là từ chối mọi sự giúp đỡ, chỉ học một mình. Phải biết
học nhóm để rèn luyện khả năng hợp tác, giao tiếp, thuyết phục.
- Phải biết lựa chọn kiến thức để tiếp thu, phải học cách vận dụng kiến thức,
chế biến kiến thức và sản sinh ra kiến thức mới từ những kiến thức đã có. Lựa chọn
phải là công việc đầu tiên của người ham học. Biết nhìn thấy cái gì là chính, cái gì
là phụ, biết quý cái cần thiết, bỏ qua cái không cần thiết.
- Phải biết sắp xếp, liên hệ những điều mới học với vốn kiến thức trước đó.
Sự tổ chức lại các điều đã học còn quan trọng hơn cả những điều đã học.
- Học một cách chủ động, tự giác và say mê. Không học vì một lí do bắt
buộc nào đó mà phải tìm ra niềm vui trong học tập. Để tạo hứng thú học tập, cần
tìm cái hay trong mỗi môn học. Muốn học thật xuất sắc thì phải say mê, có tinh thần
cầu tiến. Và một khi đã có sự say mê thì việc học sẽ thú vị vô cùng.
- Có quyết tâm cao và tinh thần độc lập, không ỷ lại vào người khác. Người
học phải huy động hết mọi nguồn lực có trong tay trước khi nhờ sự hỗ trợ từ bên
ngoài.
- Không cố chấp và thành kiến. Sách nào cũng có điều hay, thầy nào cũng có
nét tốt để ta học tập. Không chỉ học thầy mà còn học bạn.
- Có kế hoạch và sự linh hoạt trong thực hiện.
1.3.4. Những trở ngại cho việc tự học
- Thiếu lòng tin vào khả năng của bản thân, vào kết quả sẽ đạt được. Nhiều
người vẫn cho rằng tự học khó lắm, chỉ những người thông minh, có bản lĩnh thì
mới tự học thành công. Chính lòng tin là cơ sở để chúng ta ham học hỏi, tìm tòi,
khắc phục khó khăn trong quá trình tự học.
- Bệnh tự ti: trong quá trình tự học, nếu gặp những chỗ không hiểu, người
học thường cảm thấy bất lực, nghĩ rằng sao mình lại kém thế, người ta thì phát minh
ra, còn mình học mãi mà không hiểu nổi, quả là chất xám của mình vào hạng bét…
22
Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta không nên so sánh với người khác mà tự so
sánh mình với chính mình ở những thời điểm khác nhau. Học tập mà thấy không
hiểu, khó hiểu thì chưa nên nghĩ mình kém thông minh để rồi tự ti mà nên tự kiểm
điểm xem mình có lười không? Có học đúng phương pháp không?
- Bệnh lười biếng, ngại học. Ngại ngồi tư thế nghiêm chỉnh, ngại dùng giấy
bút, ngại tìm sách, ngại hỏi bạn hay ngại đến thư viện…
- Tâm lí dễ thỏa mãn, được đến đâu hay đến đó. Muốn có sự tiến bộ về văn
hóa, người học phải không ngừng học tập mọi lúc, mọi nơi, ở mọi người, bằng mọi
cách và qua mọi nội dung.
- Tư tưởng sốt ruột muốn có kết quả ngay.
- Khó khăn về thời gian, vì có quá nhiều công việc. Có hai cách giải quyết là
nâng cao hiệu suất làm việc và bỏ bớt những công việc ít quan trọng. Phải biết cách
tổ chức, sắp xếp thời gian, lập kế hoạch và linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch.
1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT và truyền thông thì việc học qua
mạng ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết.
1.3.5.1. Thế nào là tự học qua mạng
Tự học qua mạng là hình thức học mà người học sẽ chủ động tìm kiếm tri
thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình, như tự củng cố, tự phân tích,
tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính và mạng
internet.
1.3.5.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc tự học qua mạng
Trong thời đại ngày nay, muốn thoát khỏi lạc hậu với khoa học kỹ thuật, mỗi
người phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai, vào bất cứ lúc
nào, cũng có điều kiện đến trường, đến lớp để học. Thế nhưng tự học như thế nào,
tự học cái gì, phải bắt đầu tự học từ đâu và ai sẽ hướng dẫn cho mình? Đó là những
vấn đề khó khăn mà người tự học thường gặp phải.
Để giải quyết tình trạng đó, tự học qua mạng ra đời nhằm cung cấp sự hướng
dẫn cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở
23
rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. Sự hướng dẫn này có cấp độ chung và cấp
độ cụ thể. Cấp độ chung hướng dẫn học về các mặt tư tưởng, quan điểm, phương
pháp luận, những phương pháp chung nhất, phổ biến nhất. Cấp độ cụ thể hướng dẫn
học môn cụ thể, từng bài học cụ thể. Cấp độ chung soi sáng cho cấp độ cụ thể và
cấp độ cụ thể minh họa, củng cố cấp độ chung. Cả hai cấp độ hướng dẫn này khi
vào học sẽ hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau để tạo nên một phong cách tự
học có hiệu quả, người học sẽ có trong tay một công cụ cơ bản để học suốt đời. Một
sự hướng dẫn được coi là có hiệu quả nếu người tiếp thu thật sự chủ động khiến cho
yêu cầu “được hướng dẫn” cũng sẽ giảm dần cho đến khi người học có thể tự học
hoàn toàn.
Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa
biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát
hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần
dần cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc
lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng
một khối lượng lớn thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so
với việc tìm kiếm trên sách báo.
Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp
dẫn, tiện dụng cho người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định
khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của
mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng
không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người
thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học
trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề”
(Thủ tướng Phạm Văn Đồng - 1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự
học thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho
24
HS biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc
chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
1.4. Tổng quan về website
1.4.1. Khái niệm về website [44]
Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường
chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet.
Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao
thức HTTP. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc
vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động).
1.4.2. Khái niệm website dạy học [15]
Website dạy học là một phương tiện dạy học được thiết kế và tạo ra nhờ các
chức năng ưu việt của các phần mềm máy vi tính thông qua các siêu liên kết đó là
các tài liệu điện tử như: bài giảng điện tử, SGK, ôn tập, bài tập, kiểm tra đánh
giá,…trên đó gồm tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện trình diễn các
thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh…để hỗ trợ cho các hoạt động
quản lí, đào tạo, giảng dạy, tự học và tham khảo của các nhà quản lí giáo dục, GV
và HS. Website dạy học thực sự là một phương tiện hữu hiệu để phổ biến kiến thức,
cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trên mạng máy tính.
1.4.3. Ưu điểm của website dạy học
Website dạy học được sử dụng trên hệ thống máy tính cá nhân sẽ giúp HS
khắc phục được các khoảng cách về không gian và thời gian trong việc học tập góp
phần nâng cao hiệu quả học tập.
Chuyển tải được thông tin kiến thức dưới đầy đủ các hình thức (văn bản,
hình ảnh, âm thanh, video…).
Có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, sử dụng nhiều lần, xem đi xem lại từng
phần, từng nội dung tùy theo nhu cầu sử dụng cụ thể của người học.
Thiết bị gọn gàng, chỉ cần máy vi tính có nối mạng internet.
Nội dung kiến thức được cập nhật thường xuyên.
25
1.4.4. Hạn chế của website dạy học
- Thực tiễn cho thấy, sử dụng website có sẵn nhiều khi còn tùy thuộc vào sự
hiểu biết của người dùng. Khi sử dụng website dạy học nếu GV không hiểu được ý
đồ của nhà thiết kế thì sẽ dễ xa rời định hướng của bài học, còn HS khi độc lập sử
dụng website để học tập có thể có hiện tượng “nhảy cóc” giữa các nội dung của bài
học, HS có thể chỉ đọc những phần mình thích mà bỏ qua những phần khác, hoặc
chỉ tìm những nội dung có sẵn để giải quyết yêu cầu của GV. Để khắc phục hạn chế
này, khi sử dụng website người thiết kế cần chú ý tới các yêu cầu sư phạm đồng
thời có hướng dẫn sử dụng cụ thể, còn người sử dụng phải thực hiện các yêu cầu đó
một cách chặt chẽ và tự giác.
- Khi HS học tập độc lập với website sẽ hạn chế mặt giao tiếp giữa GV và
HS. GV không phải là người trực tiếp dẫn dắt, hướng dẫn HS từng bước cụ thể do
vậy không thể thu được ý kiến phản hồi từ HS. Khi sử dụng website dạy học với
nhiều nội dung phong phú dễ dẫn người học xa rời định hướng của bài giảng mà
GV đang dạy.
- Hiện trang thiết bị CNTT và trình độ tin học của GV phần lớn chưa đủ khả
năng triển khai sử dụng website đồng bộ. Thực tế cho thấy đa số GV phổ thông
chưa sử dụng thành thạo máy vi tính và chưa có sự đầu tư thời gian cho lĩnh vực
này, nhất là các trường ở vùng sâu vùng xa.
1.4.5. Những lưu ý khi sử dụng website dạy học
Để phát huy tốt vai trò của website dạy học cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Website dạy học thực chất là phương tiện hỗ trợ dạy học, bản thân tự nó
không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học, mọi quyết định
nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại
đều bắt nguồn từ GV.
- Việc sử dụng website dạy học phải tuân thủ những yêu cầu của hoạt động
học tập của HS. Mỗi thao tác của GV, mỗi chức năng hỗ trợ của website phải diễn
ra theo một trình tự logic chặt chẽ, phù hợp với hoạt động nhận thức của HS.
Website dạy học có thể hỗ trợ GV nhiều mặt nhưng điều đó không có nghĩa là phủ
26
nhận vai trò của GV mà ngược lại, nó tạo điều kiện tốt để GV tập trung vào việc tổ
chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS, tăng cường cá biệt hoá học hoạt động
học tập của HS. Đó cũng là chức năng cơ bản của mọi phương tiện dạy học.
- Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của GV
khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, trong đó có việc sử dụng website dạy
học. Cần tránh phô trương, hay quá lạm dụng sức mạnh công nghệ ở những chỗ mà
quá trình dạy học không cần đến.
- Sử dụng máy vi tính với website hỗ trợ dạy học ít nhiều làm cho quá trình
dạy học phụ thuộc vào các thiết bị. Cần lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại kỹ
thuật do hệ thống thiết bị gây nên, có khả năng làm chủ phương tiện.
1.4.6. Một số phần mềm thiết kế website
1.4.6.1. Macromedia Dreamweaver
Macromedia Dreamweaver là công
cụ dẫn đầu trong các công cụ phát triển web,
cho phép người dùng thiết kế hiệu quả, phát
triển và bảo trì các website dựa trên các
chuẩn từ đầu đến cuối, việc tạo và bảo trì
website đến các ứng dụng cao cấp được hỗ
trợ thực hành tối đa với các công nghệ mới
nhất.
Với Dreamweaver 8, Macromedia tiếp
tục thâu tóm sự phát triển Web. Hơn nữa đã
chọn lọc sự tinh tế và cải thiện phương cách
làm việc, dẫn đầu các công cụ tạo lập trang
Web về việc thiết kế lại các công cụ CSS,
nắm bắt tốt nền FTP, và các công cụ để chuyển đổi file XML để thiết kế đẹp hơn,
các tài liệu trình duyệt sẽ thân thiện hơn. Dream weaver cho phép ta chọn nhiều
trình duyệt trên máy tính để xem trước. Nó cũng có một bộ quản lý site rất tuyệt,
như khả năng tìm kiếm và thay thế văn bản hoặc mã với các tham số chỉ định, áp
Hình 1.1. Hình ảnh phần mềm
Macromedia Dreamweaver
27
dụng cho toàn bộ site. Bảng behaviours cũng cho phép tạo các đoạn mã JavaScript
cơ bản mà không cần có chút kiến thức về coding nào cả.
Hình 1.2. Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver khi mới khởi động
Một số đặc điểm của phần mềm Macromedia Dreamweaver:
- Phát triển web có thể sử dụng với công nghệ máy chủ thích hợp cho ứng
dụng Internet.
- Bao gồm mở rộng CSS và hỗ trợ thiết kế dựa trên CSS đến việc viết code
bằng tay như (Tạo một cách tinh vi, các site chuẩn với Cascading Style Sheets).
- Cross-Browser Validation: Tự động kiểm tra các thẻ và các luật CSS để
tương thích với các trình duyệt khác nhau.
- Một sự kết hợp mạnh mẽ của các công cụ bố trí trực quan, phát triển ứng
dụng các tính năng, và hỗ trợ chỉnh sửa mã.
- Nhà phát triển và nhà thiết kế có thể tạo hấp dẫn, các tiêu chuẩn trên các
trang web và các ứng dụng một cách nhanh chóng.
- Bảo mật FTP: chuyển tập tin hoàn toàn mã hóa và ngăn chặn các truy cập
trái phép vào dữ liệu và tập tin.
28
- Macromedia Dreamweaver là một trình biên tập HTML phát triển bởi
Macromedia. Nó có lịch sử rất chuyên nghiệp cho việc thiết kế web và thường kết
hợp với khả năng WYSIWYG bằng các điều khiển HTML và kết hợp với chế độ
code.
Hình 1.3. Màn hình làm việc của Macromedia Dreamweaver
1.4.6.2. Adobe Photoshop
Adobe Photoshop là một phần
mềm xử lý ảnh (image-processing
software) chuyên nghiệp. Photoshop cho
phép người sử dụng tút sửa ảnh
(retouching), ghép ảnh (composing), phục
chế ảnh (restoration), tô màu tranh ảnh
(painting)… một cách dễ dàng và hiệu
quả.
Phần mềm này là một công cụ
không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia, các
Hình 1.4. Hình ảnh phần mềm
Adobe Photoshop
29
nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập video.
Photoshop CS5 Extended là giải pháp tuyệt đỉnh cho các tác vụ xử lý ảnh số
cao cấp, cung cấp mọi tính năng phối ghép và biên tập vốn có trong Photoshop CS5
cộng thêm những công cụ đột phá cho phép tạo lập và chỉnh sửa các nội dung 3D và
chuyển động.
Hình 1.5. Màn hình làm việc của Adobe Photoshop
Một số đặc điểm của phần mềm Adobe Photoshop:
● Thiết kế những hình ảnh ấn tượng
Phá vỡ những giới hạn sáng tạo với những thiết kế 2D/3D đẳng cấp thế giới.
Sử dụng những tính năng lựa chọn, tô vẽ và tinh chỉnh mạnh mẽ mới nhằm tạo ra
những bức ảnh đột phá.
● Làm cho trang web thêm sống động
Tạo nét riêng biệt cho mỗi trang web. Dễ dàng lựa chọn các thành phần ảnh
tinh tế cho bố cục. Tạo các ảnh nghệ thuật 3D cho logo và nút bấm.
30
● Tăng cường 3D cho phim
Tạo lập và tăng cường các nội dung 3D động cũng như chuẩn bị các ảnh và
văn bản tĩnh cho mọi dự án. Làm việc nhanh chóng với hỗ trợ nền tảng 64-bit, hay
tạo các ảnh HDR bắt mắt cho phông nền phim.
● Tạo những trải nghiệm tương tác phong phú
Thiết kế những nội dung web và trải nghiệm tương tác bắt mắt. Tạo lập ảnh
nghệ thuật 3D, đồ họa cùng những hiệu ứng tô vẽ chân thực cho mọi dự án.
1.4.6.3. Macromedia Flash Professional
Macromedia Flash cho phép sáng
tạo các sản phẩm Flash chuyên nghiệp và
thiết kế những nội dung tương tác với sự
lôi kéo hấp dẫn. Flash Professional 8 bao
hàm các công cụ đơn nhất cho việc thiết kế
các hiệu ứng đồ họa, text, video, và các nội
dung cho thiết bị di động. Các hiệu ứng
mới, bao gồm drop shadow, blur, glow,
bevel, và color adjust, cho phép thiết kế
hấp dẫn và thuyết phục hơn với việc điều
khiển hoàn toàn các điểm ảnh và sự chính
xác tuyệt vời. Công cụ tùy biến mới cho
phép điều khiển tỉ mỉ trên hoạt cảnh. Cuộc cách mạng về bộ máy font chữ
FlashType đã đảm bảo sạch sẽ, chữ sẽ có chất lượng cao.
Trên đây là các đặc điểm mới cho chất lượng của website thương mại và các
nhân, đồng thời nó cũng cải thiện những kinh nghiệm số đã có.
Một số đặc điểm của phần mềm Macromedia Flash:
- Tạo các website flash hấp dẫn cho việc quảng cáo, đào tạo, tiếp thị, tổ chức
tập đoàn, giải trí,...
- Xây dựng và triển khai website với nhiều thiết bị chung.
Hình 1.6. Hình ảnh phần mềm
Flash Professional 8
31
- Phát triển các ứng dụng hướng dữ liệu dễ dàng bằng cách sử dụng việc kết
nối cơ sở dữ liệu và cập nhật các thành phần cho nguồn dữ liệu như web server,
XML, và các cơ sở dữ liệu liên quan.
- Tích hợp video cấp độ chuyên nghiệp.
- Xây dựng và phân phối, hỗ trợ Unicode đầy đủ.
- Dễ dàng quản lý, xuất bản tất cả các file thông qua một khung đơn.
Hình 1.7. Giao diện phần mềm Macromedia Flash khi mới khởi động
1.5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT
1.5.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website hỗ trợ cho quá trình DHHH ở các
trường THPT.
- Tìm hiểu về nhu cầu, sở thích của HS trong quá trình học tập môn hóa học
ở trường THPT.
1.5.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra với 36 GV và 236 HS của các trường THPT trên
địa bàn TP.HCM và một số tỉnh.
32
Bảng 1.1. Thống kê số lượng HS tham gia điều tra
STT Trường Số phiếu
1 THPT Phạm Ngũ Lão, quận 6, TP.HCM 73
2 THPT Diên Hồng, quận 10, TP.HCM 39
3 THPT Trần Quang Khải, quận 11, TP.HCM 41
4 THPT Nguyễn Thị Diệu, quận 3, TP.HCM 42
5 THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM 41
Tổng cộng 236
Bảng 1.2. Thống kê số lượng GV tham gia điều tra
STT Trường Số phiếu
1 THPT Phạm Ngũ Lão, quận 6, TP.HCM 4
2 THPT Diên Hồng, quận 10, TP.HCM 3
3 THPT Trần Quang Khải, quận 11, TP.HCM 3
4 THPT Nguyễn Thị Diệu, quận 3, TP.HCM 2
5 THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM 4
6 THPT Quốc Văn Sài Gòn, quận Bình Chánh, TP.HCM 2
7 THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, TP.HCM 3
8 THPT Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng 4
9 THPT Tân Phước Khánh, Tỉnh Bình Dương 4
10 THPT Tây Sơn, Tỉnh Bình Dương 3
11 THPT Trần Hưng Đạo, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 4
Tổng cộng 36
1.5.3. Nội dung điều tra
1.5.3.1. Điều tra trên HS
Trong phiếu tham khảo ý kiến HS (phụ lục 5), chúng tôi đưa ra 3 nhóm câu
hỏi:
- Thực trạng sử dụng website.
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng website.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website.
33
1.5.3.2. Điều tra trên GV
Trong phiếu tham khảo ý kiến GV (phụ lục 4), chúng tôi đưa ra 2 nhóm câu
hỏi:
- Thực trạng sử dụng website của GV ở trường THPT.
- Những thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website.
1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả
Chúng tôi thống kê ý kiến trả lời của GV và HS cho mỗi câu hỏi, tính điểm
nội dung theo các mức quy đổi như bảng 1.3.
Bảng 1.3. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò
STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi
1 Nhiều A 4 điểm
2 Vừa phải B 3 điểm
3 Ít C 2 điểm
4 Không D 1 điểm
Điểm trung bình được tính theo công thức như sau:
Điểm trung bình =
Tổng số điểm
Tổng số ý kiến
Trong đó:
Tổng số điểm = 4.MA + 3.MB + 2.MC + 1.MD
(với M: số phiếu cùng ý kiến)
1.5.5. Kết quả điều tra
1.5.5.1. Kết quả điều tra trên HS
a) Ý kiến của HS về thực trạng sử dụng website
Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên rất phổ biến và thuận lợi, internet
thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lao động và học tập, trong
đó có hoạt động học tập môn hóa học của HS ở các trường THPT. Tuy nhiên, việc
sử dụng internet mà cụ thể là sử dụng website nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động
học tập chưa được HS quan tâm đúng mức.
34
Bảng 1.4. Thực trạng sử dụng website của HS
Không Rất ít
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
SL % SL % SL % SL %
1. Em có thường xuyên
truy cập internet?
0 0 3 1.27 46 19.49 187 79.24
2. Em có sử dụng website
để tìm kiếm thông tin, tài
liệu, bài tập, hình ảnh,…
để hỗ trợ hoạt động học
tập môn hóa học?
29 12.29 61 25.85 124 52.54 22 9.32
Dựa vào bảng 1.4 chúng tôi nhận thấy phần lớn HS thường xuyên truy cập
internet (79.24%), nhưng sử dụng internet mà cụ thể là truy cập vào các trang web
để tự học lại rất ít (7.63%). Đây là thực trạng đáng ngại, phản ánh ý thức tự học của
HS rất thấp. Hiện nay số lượng các trang web hỗ trợ cho hoạt động học tập là khá
nhiều, nhưng đa số HS chưa khai thác được những thuận lợi và giá trị của các trang
web này.
b) Nhu cầu sử dụng website tự học của HS
Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của HS
Rất
cần thiết
Cần thiết
Bình
thường
Không
cần thiết
SL % SL % SL % SL %
Nhu cầu sử dụng website
tự học trong quá trình học
tập bộ môn hóa học
19 8.05 42 17.80 126 53.39 49 20.76
Dựa vào bảng 1.5 chúng tôi nhận thấy nhu cầu sử dụng website tự học của
HS chưa cao. Một phần do ý thức tự học của HS chưa cao, mặt khác còn do một số
nguyên nhân khách quan khác.
35
c) Những thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợ hoạt
động tự học
Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợtự học
Yếu tố
Đánh giá
Điểm
TBKhông Ít
Vừa
phải
Nhiều
Thuận lợi
Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng 13 28 52 143 3.38
Tiết kiệm 8 31 76 121 3.31
Tìm kiếm tư liệu nhanh chóng, thuận
tiện (so với tìm kiếm trên sách báo)
18 46 96 76 2.97
Nội dung chính xác, khoa học 10 106 72 48 2.67
Dễ sử dụng 28 92 62 54 2.60
Hình thức đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn 46 91 67 32 2.36
Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh
động, hấp dẫn
42 102 66 26 2.32
Khó khăn
Tính tương tác chưa cao 26 84 48 78 2.75
Khó download, upload tài liệu 17 104 63 52 2.64
Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ
việc tự học hóa hữu cơ 11 còn ít
6 127 56 47 2.61
Thông tin cập nhật không thường
xuyên
24 95 76 41 2.57
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên
internet còn hạn chế
76 96 51 13 2.00
Dựa vào bảng 1.6 chúng tôi nhận thấy HS đã có nhận thức đúng về tác dụng
tích cực và lợi ích của các trang web tự học. Bên cạnh đó, các trang web hỗ trợ tự
học hiện tại vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định, đây cũng là nguyên nhân
khách quan làm cho tỷ lệ HS sử dụng web tự học chưa cao. Bên cạnh đó còn có một
số khó khăn khác: phần lớn website của các trường THPT mới chỉ dừng lại ở mức
độ giới thiệu các thông tin chung về trường, cơ cấu tổ chức, kế hoạch hoạt
động,…nhưng chức năng hỗ trợ hoạt động học trực tuyến còn hạn chế, chưa là cầu
36
nối giữa thầy và trò; một số website học tập trực tuyến thì lại thu phí, bắt buộc đăng
ký thành viên; còn các website khác thì mức độ tin cậy lại không đảm bảo, hay
mang tính chất thương mại, quảng cáo,…
1.5.5.2. Kết quả điều tra trên GV
a) Mức độ sử dụng website hỗ trợ hoạt động giảng dạy nội dung hóa hữu
cơ
Bảng 1.7. Mức độ sử dụng website hỗ trợ hoạt động
giảng dạy bộ môn hóa học
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Rất ít Không
SL % SL % SL % SL %
Thực trạng sử dụng website
hỗ trợ hoạt động giảng dạy
môn hóa học
33 91.67 3 8.33 0 0 0 0
Dựa vào bảng 1.7.chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV đều thường xuyên sử
dụng website nhằm hỗ trợ giảng dạy. Đây là yếu tố tích cực cho thấy nhận thức
đúng đắn của GV về tác dụng hỗ trợ giảng dạy của các website hóa học.
b) Những thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website
Bảng 1.8. Thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website
Yếu tố
Đánh giá
Điểm
TBKhông Ít
Vừa
phải
Nhiều
Thuận lợi
Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng 0 6 11 19 3.36
Nội dung chính xác, khoa học 0 4 14 18 3.39
Dễ sử dụng 0 4 15 17 3.36
Tiết kiệm 0 6 13 17 3.31
Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh
động, hấp dẫn
2 5 7 22 3.36
Tìm kiếm tư liệu nhanh chóng, thuận tiện
(so với tìm kiếm trên sách báo)
3 6 12 15 3.08
37
Hình thức đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn 2 9 11 14 3.03
Khó khăn
Khó download, upload tài liệu 4 8 14 10 2.83
Tính tương tác chưa cao 4 10 13 9 2.75
Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet
còn hạn chế
7 8 8 13 2.75
Thông tin cập nhật không thường xuyên 4 11 13 8 2.69
Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ việc
tự học hóa hữu cơ 11 còn ít
5 10 12 9 2.69
Dựa vào bảng 1.8 chúng tôi nhận thấy bên cạnh những thuận lợi mà những
website mang lại thì vẫn còn khá nhiều khó khăn, do đó để khuyến khích GV ứng
dụng website vào hoạt động giảng dạy ngày càng nhiều hơn thì trong tương lai gần
cần phải khắc phục được những khó khăn trên.
38
Tóm tắt chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày các nội dung:
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xu hướng ứng dụng CNTT trong DHHH đã trở nên quen thuộc với hầu hết
các GV và HS ở trường THPT, trong đó việc sử dụng website hỗ trợ học sinh tự học
là khá phổ biến. Nhằm đáp ứng và hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho hoạt động này, đã
có nhiều đề tài nghiên cứu về thiết kế website hỗ trợ hoạt động DHHH. Chúng tôi
đã tổng hợp được các luận văn Thạc sĩ từ năm 2008 – 2012 của trường ĐHSP TP.
Hồ Chí Minh xung quanh 3 hướng đề tài nghiên cứu về: thiết kế website, thiết kế e-
book và thiết kế tài liệu tự học và đã rút ra được những ưu điểm và các điểm còn
hạn chế của các đề tài trên.
2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp DHHH bao gồm hai yếu tố: phương pháp dạy học hóa học và
phương pháp học tập hóa học.
- Phương pháp dạy học hóa học: chúng tôi làm rõ một vài định nghĩa về
phương pháp DHHH của nhiều tác giả khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác
nhau và những yêu cầu chung đối với phương pháp DHHH.
- Phương pháp học tập hóa học: chúng tôi trình bày một vài định nghĩa về
“học”, mục tiêu của việc học và những yếu tố quan trọng của phương pháp học tập
hóa học.
3. Tự học
Ở đây, chúng tôi nêu rõ khái niệm tự học, vai trò và một số phương châm
trong tự học. Qua đó thấy được rằng tự học đang trở thành chìa khóa vàng trong
thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Do đó để đạt được thành công trong lao động
cũng như trong học tập mỗi cá nhân phải đề ra cho mình phương châm tự học nhất
định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày những trở ngại mà người tự học hay
mắc phải trong quá trình tự tìm tòi học hỏi.
Ngoài ra, với sự bùng nổ của CNTT và truyền thông như hiện nay thì việc
học qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết, do đó chúng tôi đã
39
giới thiệu thế nào là việc học qua mạng cùng với những thuận lợi và khó khăn của
hình thức học này.
4. Tổng quan về website
Trong phần này chúng tôi làm rõ khái niệm về website và website dạy học.
Bản chất của website dạy học nó cũng là một phương tiện dạy học, do đó nó cũng
có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày
những điều cần lưu ý khi sử dụng website dạy học để đạt được hiệu quả cao.
5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về tình hình ứng dụng website trong dạy và
học bộ môn hóa học ở các trường THPT. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà
GV và HS gặp phải trong quá trình ứng dụng website trong hoạt động DHHH.
40
Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC
PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN
2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản
2.1.1. Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ 11 cơ bản
Chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản gồm 6 chương, từ chương thứ 4
- chương 9:
Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ
♦ Bài 20. Mở đầu về hóa học hữu cơ
♦ Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
♦ Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
♦ Bài 23. Phản ứng hữu cơ
♦ Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử
và công thức cấu tạo
Chương 5. Hiđrocacbon no
♦ Bài 25. Ankan
♦ Bài 26. Xicloankan
♦ Bài 27. Luyện tập: Ankan và xicloankan
♦ Bài 28. Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố.
Điều chế và tính chất của metan
Chương 6. Hiđrocacbon không no
♦ Bài 29. Anken
♦ Bài 30. Ankađien
♦ Bài 31. Luyện tập: Anken và ankađien
♦ Bài 32. Ankin
♦ Bài 33. Luyện tập: Ankin
♦ Bài 34. Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen
Chương 7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.
Hệ thống hóa về hiđrocacbon
♦ Bài 35. Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ
Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ

More Related Content

What's hot

Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
The Boss
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
jackjohn45
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Vu Tran
 
Đề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đ
Đề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đĐề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đ
Đề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải PhòngĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.
Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.
Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.
ssuser499fca
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Võ Phúc
 
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOTLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
nguyeminh thai
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPTLuận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...hoainhan1501
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITBài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
NguynMinh294
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
 
Đề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đ
Đề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đĐề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đ
Đề tài: Kiểm thử phần mềm trên thiết bị di động, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải PhòngĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự ĐH Hải Phòng
 
Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.
Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.
Báo cáo thực tập công nghệ thông tin.
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOTLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HOT
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPTLuận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
 
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITBài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
 

Similar to Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ

Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.
Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.
Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
hieu anh
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghịĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Garment Space Blog0
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận hóa học.
Khóa luận hóa học.Khóa luận hóa học.
Khóa luận hóa học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAYĐề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ (20)

Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.
Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.
Xây dựng chương trình quản lý các lớp học ngoại ngữ tại một trung tâm đào tạo.
 
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
 
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
Nghiên cứu đặc điểm HĐQT ảnh hưởng đến kết quả tài chính của các công ty niêm...
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghịĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv In T...
 
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Khóa luận hóa học.
Khóa luận hóa học.Khóa luận hóa học.
Khóa luận hóa học.
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử Hóa học lớp 12, HAY
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử theo hướng tích hợp các phần mềm dạy học ...
 
Đề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAYĐề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý học viên cho trung tâm Anh ngữ, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận văn: Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phan Đăng Khoa THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Phan Đăng Khoa THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường ĐHSP TP. HCM, Phòng sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Cùng với tất cả học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 21, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm cho cả lớp trong suốt khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thầy hướng dẫn - PGS.TS. Trịnh Văn Biều người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, cùng tất cả bạn bè thân thiết đã luôn là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này. Phan Đăng Khoa Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................5 1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website ............................................................5 1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book .............................................................6 1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học ...........................................................................7 1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học...........................................................9 1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học...........................................................................9 1.2.2. Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học.........................11 1.2.3. Phương pháp học tập hóa học..........................................................................13 1.3. Tự học ...................................................................................................................18 1.3.1. Thế nào là tự học .............................................................................................18 1.3.2. Vai trò của tự học.............................................................................................19 1.3.3. Một số phương châm trong tự học...................................................................20 1.3.4. Những trở ngại cho việc tự học .......................................................................21 1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó..................................................................22 1.4. Tổng quan về website.............................................................................................24 1.4.1. Khái niệm về website ......................................................................................24 1.4.2. Khái niệm website dạy học .............................................................................24 1.4.3. Ưu điểm của website dạy học..........................................................................24 1.4.4. Hạn chế của website dạy học...........................................................................25
  • 5. 1.4.5. Những lưu ý khi sử dụng website dạy học ......................................................25 1.4.6. Một số phần mềm thiết kế website ..................................................................26 1.5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT.............................................31 1.5.1. Mục đích điều tra.............................................................................................31 1.5.2. Đối tượng điều tra............................................................................................31 1.5.3. Nội dung điều tra .............................................................................................32 1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả ..............................................................................33 1.5.5. Kết quả điều tra................................................................................................33 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................38 Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN ....................................40 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản...................................40 2.1.1. Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ 11 cơ bản........................40 2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng và đặc điểm của phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông ......................................................................41 2.1.3. Các nguyên tắc sư phạm và PPDH chủ yếu sử dụng trong giảng dạy chất hữu cơ...............................................................................................................43 2.2. Nguyên tắc thiết kế website ...................................................................................47 2.2.1. Về cấu trúc.......................................................................................................47 2.2.2. Về nội dung......................................................................................................48 2.2.3. Về hình thức.....................................................................................................49 2.2.4. Về tính năng.....................................................................................................50 2.3. Quy trình thiết kế website ......................................................................................50 2.3.1. Định hướng việc thiết kế website ....................................................................50 2.3.2. Thiết kế nội dung của website .........................................................................51 2.3.3. Thiết kế website...............................................................................................51 2.3.4. Chạy thử...........................................................................................................51 2.3.5. Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web......................................................52 2.3.6. Thử nghiệm......................................................................................................52
  • 6. 2.3.7. Đánh giá hiệu quả ............................................................................................52 2.4. Giới thiệu tổng quan về website.............................................................................52 2.4.1. Cấu trúc của website........................................................................................52 2.4.2. Mục đích thiết kế các trang của website..........................................................56 2.4.3. Ưu điểm của website trong hỗ trợ hoạt động tự học .......................................62 2.5. Nội dung của website.............................................................................................62 2.5.1. Trang chủ .........................................................................................................62 2.5.2. Trang “Bài giảng”............................................................................................63 2.5.3. Trang “Thí nghiệm”.........................................................................................64 2.5.4. Trang “Hình ảnh” ............................................................................................66 2.5.5. Trang “Bài tập”................................................................................................66 2.5.6. Trang “Đề kiểm tra” ........................................................................................70 2.5.7. Trang “Lịch sử hóa học”..................................................................................71 2.5.8. Trang “Danh nhân hóa học” ............................................................................72 2.5.9. Trang “Hóa học diệu kì”..................................................................................74 2.5.10. Trang “Truyện kể 109 nguyên tố hóa học” ...................................................74 2.5.11. Trang “Phương pháp học tập” .......................................................................75 2.5.12. Trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” .....................................................77 2.5.13. Trang “Thư giãn”...........................................................................................78 2.6. Sử dụng website hỗ trợ cho hoạt động tự học........................................................78 2.6.1. Cách sử dụng website trên máy tính................................................................78 2.6.2. Sử dụng website nâng cao hiệu quả tự học......................................................80 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................81 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................83 3.1. Mục đích thực nghiệm ...........................................................................................83 3.2. Đối tượng thực nghiệm ..........................................................................................83 3.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................................83 3.4. Tiến hành thực nghiệm...........................................................................................83 3.5. Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm.........................................................84
  • 7. 3.6. Kết quả thực nghiệm ..............................................................................................86 3.6.1. Kết quả thực nghiệm định lượng .....................................................................86 3.6.2. Kết quả thực nghiệm định tính ........................................................................95 3.7. Một số kinh nghiệm để sử dụng website có hiệu quả rút ra từ thực nghiệm.......101 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................108 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin CTPT : Công thức phân tử DHHH : Dạy học hóa học ĐHSP : Đại học Sư phạm GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học SBT : Sách bài tập SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê số lượng HS tham gia điều tra ............................................ 32 Bảng 1.2. Thống kê số lượng GV tham gia điều tra............................................ 32 Bảng 1.3. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò .................................. 33 Bảng 1.4. Thực trạng sử dụng website của HS .................................................... 34 Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của HS ................... 34 Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợ tự học........ 35 Bảng 1.7. Thực trạng sử dụng website hỗ trợ giảng dạy bộ môn hóa học ............ 36 Bảng 1.8. Thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website............................ 36 Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC .............................................................. 84 Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra lần 1 ................................................................... 87 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1.......... 88 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1........................................ 89 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ....................... 89 Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra lần 2 ................................................................... 90 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2.......... 91 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2........................................ 92 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 ....................... 92 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả hai bài kiểm tra ..................................................... 93 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 2 bài kiểm tra.............. 93 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập tổng 2 bài kiểm tra.................................... 94 Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 2 bài kiểm tra .......................... 95 Bảng 3.14. Thống kê danh sách GV tham gia nhận xét........................................ 96 Bảng 3.15. Thống kê số lượng HS tham gia nhận xét.......................................... 96 Bảng 3.16. Ý kiến nhận xét của GV .................................................................... 97 Bảng 3.17. Ý kiến nhận xét của HS..................................................................... 98
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Hình ảnh phần mềm Macromedia Dreamweaver ................................... 26 Hình 1.2. Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver khi mới khởi động ..... 27 Hình 1.3. Màn hình làm việc của Macromedia Dreamweaver ............................... 28 Hình 1.4. Hình ảnh phần mềm Adobe Photoshop.................................................. 28 Hình 1.5. Màn hình làm việc của Adobe Photoshop.............................................. 29 Hình 1.6. Hình ảnh phần mềm Flash Professional 8 .............................................. 30 Hình 1.7. Giao diện phần mềm Macromedia Flash khi mới khởi động .................. 31 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc phần “Tài liệu tự học” của website................................. 53 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc phần “Tư liệu tham khảo” của website ........................... 55 Hình 2.3. Giao diện trang chủ ............................................................................... 63 Hình 2.4. Giao diện trang “Bài giảng”................................................................... 64 Hình 2.5. Giao diện trang “Thí nghiệm”................................................................ 65 Hình 2.6. Giao diện trang “Hình ảnh” ................................................................... 66 Hình 2.7. Giao diện trang “Bài tập” phần “Một số vấn đề cần chú ý khi giải bài tập hóa hữu cơ”...................................................................................... 67 Hình 2.8. Giao diện trang “Bài tập” phần “Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa hữu cơ 11”....................................................................................... 68 Hình 2.9. Giao diện trang “Bài tập” phần “Bài tập trắc nghiệm” ........................... 69 Hình 2.10. Giao diện trang “Bài tập” phần “Bài tập tự luận”................................. 70 Hình 2.11. Giao diện trang “Đề kiểm tra” ............................................................. 71 Hình 2.12. Giao diện trang “Lịch sử hóa học”....................................................... 72 Hình 2.13. Giao diện trang “Danh nhân hóa học”.................................................. 73 Hình 2.14. Giao diện trang “Hóa học diệu kì” ....................................................... 74 Hình 2.15. Giao diện trang “Truyện kể 109 nguyên tố hóa học”............................ 75 Hình 2.16. Giao diện trang “Phương pháp học tập”............................................... 77 Hình 2.17. Giao diện trang “Phương pháp tìm kiếm thông tin” ............................. 77 Hình 2.18. Giao diện trang “Thư giãn”.................................................................. 78 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1................................................. 88
  • 11. Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1................................................89 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ...................................................91 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2................................................92 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích 2 bài kiểm tra ........................................................94 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập 2 bài kiểm tra .....................................................94
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghệ thông tin (CNTT) - đặc biệt là internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào những thập niên 90 của thế kỉ trước và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu như không có các ứng dụng CNTT và nó ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là trong thời đại ngày nay. Internet, đầu tiên được áp dụng nhằm mục đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào giáo dục và ngành giáo dục cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại này. Có thể tin tưởng rằng CNTT có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Ở nước ta, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục rất được mong đợi. Các nhà giáo dục được khuyến khích ứng dụng CNTT hợp lý ở tất cả các lớp học và các môn học. Và đặc biệt là trong đổi mới PPDH: áp dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giáo án trên máy tính, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, qua diễn đàn giáo dục trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn bó rất mật thiết với cuộc sống và với các quá trình sản xuất. Do vậy tạo sự hứng thú học tập bộ môn hóa học đối với học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực giúp môn hóa ngày càng trở nên gần gũi, sinh động và hứng thú hơn đối với học sinh, để giờ học môn hóa học đạt hiệu quả hơn và trở nên nhẹ nhàng hơn đối với người dạy và người học. Ứng dụng CNTT vào dạy và học hóa học là một xu hướng mới và tiến bộ đang được ngành giáo dục quan tâm. Với xu thế phát triển cơ sở hạ tầng CNTT hiện
  • 13. 2 nay trong cả nước, internet ngày càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Đối với việc học bộ môn hóa học ở trường THPT thì internet - cụ thể là các website cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu phong phú giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học và mở mang thêm vốn kiến thức của mình. Bên cạnh đó, website cũng cung cấp cho học sinh một hệ thống bài tập đa dạng cùng với nhiều phương pháp giải ứng với mỗi dạng bài tập khác nhau để hỗ trợ các em rèn luyện khả năng giải bài tập hóa học được tốt hơn. Đối với một số nội dung học tập mang tính trừu tượng cao hay những thí nghiệm phức tạp, có tính độc hại thì website cũng cung cấp những hình ảnh, phim minh họa, các thí nghiệm ảo,…để giúp học sinh học tốt hơn các nội dung này. Mặt khác, website còn là nơi học sinh có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau các kinh nghiệm học tập hay những tài liệu bổ ích để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ngoài ra, website cũng giới thiệu về những ứng dụng của hóa học trong thực tế đời sống hằng ngày và trong sản xuất cũng như đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Qua đó giúp học sinh định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. Quan trọng hơn là website sẽ kích thích hứng thú và niềm say mê học tập môn hóa học ở học sinh. Giúp các em thấy được rằng hóa học không còn là một môn học khô khan, trừu tượng, xa rời thực tế nữa. Giúp học sinh yêu thích môn hóa học hơn từ đó thêm yêu thích khoa học, góp phần hình thành những phẩm chất cần thiết cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học sau này. Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản”. 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
  • 14. 3 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: phương pháp dạy học hóa học, vấn đề tự học, website hỗ trợ quá trình học tập,… - Thiết kế website hỗ trợ việc tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT ban cơ bản. - Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng minh tính khả thi và hữu hiệu của đề tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao khả năng tự học của học sinh và đổi mới PPDH hóa học ở trường phổ thông. 4. Giả thuyết khoa học Nếu website được xây dựng một cách khoa học, chuẩn mực và đưa vào sử dụng có hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt cho HS tự học và nâng cao kết quả học tập ở bộ môn hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nhiệm vụ này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến các PPDH tích cực. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cách thiết kế website. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra. - Phương pháp chuyên gia. - Thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu và khả năng thực hiện trong thực tế. 5.3. Các phương pháp toán học (để sử lý số liệu thực nghiệm) - Lập bảng thống kê tần số, tần suất, tần suất lũy tích. - Tính các tham số đặc trưng: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai. - Kiểm định giả thuyết thống kê bằng phép thử Student.
  • 15. 4 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Thiết kế website trong đó có các tài liệu tham khảo nhằm cung cấp và củng cố kiến thức, nâng cao khả năng tự học cho học sinh. - Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11. - Giới thiệu một số phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ lớp 11. - Giới thiệu những ứng dụng của hóa học trong thực tế đời sống và trong sản xuất nhằm tăng thêm vốn kiến thức cho học sinh.
  • 16. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học ở nhà trường phổ thông hiện nay không còn là hiện tượng mới lạ, mà ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi với cả thầy và trò. Trong hướng phát triển này thì việc sử dụng các website hỗ trợ cho việc dạy học nói chung và đối với môn hóa học nói riêng là một xu hướng khá phổ biến. Không quá khó khăn để tìm kiếm một website như thế trên mạng internet. Mỗi website cung cấp một số nội dung nhất định, thông tin phong phú đa dạng, hình thức đẹp mắt, thân thiện, dễ sử dụng,… Và những website này đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dạy học. Nhằm đáp ứng và hỗ trợ ngày càng tốt hơn nhu cầu ứng dụng CNTT và sử dụng website trong dạy học hóa học của thầy và trò ở nhà trường THPT, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề này. Chúng tôi đã tổng hợp được các luận văn Thạc sĩ từ năm 2008 – 2012 của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh xung quanh 3 hướng đề tài nghiên cứu như sau: 1.1.1. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế website 1. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao. 2. Thái Hoài Minh (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá môn hóa học lớp 10 THPT (chương trình nâng cao). 3. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường THPT. 4. Lê Thị Thu Hà (2009), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn Hóa học ở trường THPT. 5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11. 6. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa hữu cơ lớp 11 THPT (ban nâng cao).
  • 17. 6 7. Vũ Lê Hà Khánh (2011), Thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy và học phần lý thuyết chủ đạo môn hóa học ở trường THPT. 8. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương “Nguyên tử”, chương "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học. 9. Trần Thị Ngọc Diễm (2012), Thiết kế website nhằm tăng cường năng lực tự học phần phi kim ở trường THPT (nhóm IVA, VA, VIA, VIIA). 10. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản. 11. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa học lớp 10 ban nâng cao ở trường trung học phổ thông. 1.1.2. Các luận văn thạc sĩ về thiết kế e-book 1. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) lớp 10 – Nâng cao chương “Nhóm halogen”. 2. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (ebook) chương “Dung dịch - Sự điện li” lớp 10 chuyên Hóa học. 3. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12 chương 6 chương trình nâng cao. 4. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao). 5. Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình cơ bản. 6. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao. 7. Nguyễn Ngọc Bảo Trân (2009), Thiết kế E-book chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học. 8. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học.
  • 18. 7 9. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học hóa học lớp 9 THCS. 10. Đỗ Thị Việt Phương (2010), Thiết kế E-book hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao. 11. Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy và học phần cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học – chương trình THPT chuyên. 12. Phạm Thành Quốc (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học môn hóa học chương “Nguyên tử”, chương "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 ban cơ bản. 13. Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản. 14. Đinh Thị Xuân Thảo (2011), Xây dựng E-book học phần “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học” cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên. 15. Nguyễn Ngẫn Trí (2011), Thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học phần kim loại hóa học lớp 12 chương trình nâng cao. 16. Lê Thị Hà (2012), Thiết kế E-book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ chương trình nâng cao lớp 11 ở trường THPT. 17. Văn Thị Trà My (2012), Sử dụng phần mềm ToolBook thiết kế E-book hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 ban cơ bản trung học phổ thông. 18. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 11 THPT. 19. Nguyễn Đào Mỹ Trinh (2012), Thiết kế E-book các bài thực hành thí nghiệm hóa học lớp 10 THPT. 1.1.3. Các luận văn thạc sĩ về tự học 1. Trần Thị Thanh Hà (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12.
  • 19. 8 2. Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 11. 3. Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. 4. Trần Thị Hiền (2011), Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn hóa học lớp 11 THPT. 5. Lê Huỳnh Phước Hiệp (2011), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá – giỏi hóa học lớp 10 THPT. 6. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2012), Thiết kế tài liệu tự học môn hóa học lớp 10 THPT. 7. Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 10 chương trình cơ bản. 8. Trần Thị Minh Tình (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hoá học cho học sinh lớp 12 - chương trình cơ bản. Các đề tài trên đã hỗ trợ một cách tích cực, mang lại những hiệu quả nhất định đối với hoạt động dạy và học của GV và HS. Cụ thể: - Với nội dung phong phú, đa dạng đã cung cấp cho GV nhiều tài liệu quý báu như các bài giảng điện tử, hệ thống các thí nghiệm, nhiều mô hình và hình ảnh minh họa các nội dung phức tạp, khó hiểu qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài giảng. - Cung cấp hệ thống hóa kiến thức tương đối đầy đủ, bên cạnh đó cũng giới thiệu nhiều phương pháp giải bài tập với một hệ thống bài tập đa dạng được phân loại theo nhiều chủ đề khác nhau từ đơn giản đến phức tạp giúp HS có thể tự ôn tập và rèn luyện. - Nhiều tư liệu tham khảo bổ ích giúp HS mở rộng kiến thức, thêm yêu thích môn học nói riêng và yêu thích khoa học nói chung, từ đó góp phần nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi kiến thức của HS. Tuy nhiên có một số vấn đề mà các đề tài trên chưa quan tâm sâu sắc như:
  • 20. 9 - Website trình bày còn thiếu hấp dẫn, bố cục và hình thức chưa thu hút, nhiều nội dung có hình thức không thân thiện, khó sử dụng. - Tư liệu tham khảo chưa phong phú, chưa có hệ thống rõ ràng. - Việc upload hay bổ sung tài liệu, thông tin cho website còn khó khăn. 1.2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học 1.2.1. Phương pháp dạy học hóa học Phương pháp là một phạm trù rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động. Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức tạp và đa dạng. Trước khi xem xét định nghĩa PPDH, cần lưu ý đến định nghĩa của phương pháp. Về mặt triết học, phương pháp có hai định nghĩa thông dụng đáng chú ý: 1. Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. 2. Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung. Nhiều tác giả coi PPDH là “tổ hợp các cách thức hoạt động” của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Để đi sâu vào bản chất của PPDH và để nêu rõ cụ thể quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, có định nghĩa: “PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập” [20]. Trong một số tài liệu, các tác giả nhấn mạnh và nêu cụ thể mục đích dạy học ngay khi giới thiệu định nghĩa: “PPDH là cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa” [22]. PPDH hóa học một mặt phải tuân theo các quy luật chung của PPDH. Mặt khác, tất cả những tính chất và chức năng của phương pháp khoa học nói chung đều phải được phản ánh vào trong bản chất của PPDH hóa học. Ngoài ra, PPDH hóa học
  • 21. 10 còn có những nét đặc trưng riêng mà PPDH bộ môn khác không có. Có thể nêu lên hai đặc trưng cơ bản sau: a) Những đặc trưng của phương pháp nhận thức hóa học phải được phản ánh vào trong PPDH hóa học. Đó là phải kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm - thực hành với tư duy khái niệm, đó cũng là phương pháp học tập có lập luận, trên cơ sở thí nghiệm trực quan. Định luật tổng quát của nhận thức về mối liên hệ nhân quả giữa cấu tạo và tính chất của chất phải được sử dụng như một PPDH cơ bản trong môn hóa học. b) Đối tượng của hóa học là chất - cấu tạo bởi những phần tử vi mô (phân tử, nguyên tử, ion, hạt nhân nguyên tử, electron…), không quan sát được bằng mắt thường. Chúng lại tương ứng với những khái niệm trừu tượng cần được HS lĩnh hội vững chắc. Những cơ chế hóa học diễn ra theo quy luật là sự phá vỡ những phân tử của các chất ban đầu để tập hợp lại thành những phân tử của các chất được tạo thành. Những diễn biến này cũng đều ở kích thước vi mô, nhưng lại là những kiến thức cơ bản về hóa học mà HS cần lĩnh hội. Trong dạy học hóa học, ta buộc phải dùng những mô hình cụ thể ở kích thước vĩ mô để diễn tả cấu tạo phân tử các chất và cơ chế của phản ứng hóa học, và dựa trên những biểu hiện bề ngoài của chúng để giúp HS suy ra, bằng tư duy, tính chất của các chất, rồi từ đó cũng bằng tư duy thâm nhập vào cấu tạo phân tử của chúng, đó là cách học hóa học bằng mô hình cụ thể, dựa vào các dấu hiệu bề ngoài của hiện tượng hóa học để suy ra bản chất hóa học của đối tượng nghiên cứu. Cách học này đòi hỏi ở HS một trình độ phát triển nhất định của tư duy trừu tượng, một kĩ năng nhất định trong việc sử dụng mô hình, phương pháp mô hình (các công thức hóa học thuộc loại mô hình). Đây chính là đặc trưng thứ hai thuộc về tâm lí học dạy học của PPDH hóa học mà người GV phải lưu ý. Đó cũng là một khó khăn lớn trong dạy học hóa học. Từ những điều trình bày trên đây, có thể nói rằng PPDH hóa học chính là sự chuyển hóa của phương pháp hóa học thông qua lăng kính của các quy luật tâm lí -
  • 22. 11 lí luận dạy học của sự lĩnh hội của HS; việc học tập môn hóa học ở trường phổ thông phải bằng hệ thống phương pháp kết hợp biện chứng thí nghiệm - thực hành với tư duy lí luận, vận dụng mô hình, học thuyết chủ đạo và các định luật hóa học. c) Tóm lại, phương pháp học hóa học (nhận thức nội dung hóa học bởi người HS) là sự chuyển hóa (thông qua xử lí sư phạm) của phương pháp nhận thức hóa học (của nhà hóa học). Người GV hóa học, muốn dạy tốt môn hóa học, phải chú ý tới quy luật này. Cần khẳng định rằng thí nghiệm hóa học trong phòng thí nghiệm là tối cần thiết cho việc dạy học hóa học. Chỉ có trên cơ sở đó HS mới thu thập được muôn vàn dấu hiệu của phản ứng hóa học mà không có quy tắc, nguyên tắc, lí thuyết nào thay thế được. 1.2.2. Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học 1.2.2.1. Tiêu chuẩn chung Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả sư phạm của một PPDH là đáp ứng được và góp phần thực hiện những mục tiêu của nhà trường, bảo đảm thực hiện tốt những nhiệm vụ của việc dạy học hóa học. PPDH hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tác động qua lại với nhau. Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối của phương pháp dạy và có ảnh hưởng ngược lại đối với phương pháp dạy. Dạy học tối ưu phải là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba sự phối hợp sau: - Giữa dạy và học. - Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong dạy của GV (bằng định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra - đánh giá sự học tập của HS). - Giữa tiếp thu và tự chỉ đạo trong học.
  • 23. 12 Người GV phải kết hợp thống nhất hai chức năng - truyền đạt và chỉ đạo - bằng chính logic của bài giảng. Người HS phải vừa tiếp thu điều GV giảng, vừa tự điều chỉnh, tự chỉ đạo việc học tập của bản thân. Như vậy PPDH có hiệu quả là cách làm việc của GV phát huy được cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập. Nó phải có tác dụng dạy học cho HS phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, nghĩa là PPDH phải có tác dụng phát triển trí tuệ HS. Và do đó chất lượng của PPDH thể hiện cụ thể ở chất lượng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo và ở trình độ phát triển trí tuệ… của HS. 1.2.2.2. Tiêu chuẩn cụ thể PPDH hóa học có chất lượng cao phải đạt được các yêu cầu sau đây: - Đảm bảo chất lượng cao về mặt khoa học và về mặt giáo dục, nghĩa là bảo đảm truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác, khoa học, hiện đại, gắn chặt với thực tiễn sản xuất, đời sống và có nội dung tư tưởng sâu sắc. - Bảo đảm cung cấp cho HS tiềm lực để phát triển toàn diện, PPDH phải giúp HS biết vận dụng lí thuyết vào thực hành và vào những hoạt động thực tiễn: Trên cơ sở đó giúp phát triển tư duy logic, trí thông minh, khả năng làm việc tự lực sáng tạo của HS. Muốn thế PPDH phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, luôn luôn được đổi mới, cải tiến, sáng tạo. - Phải phù hợp và thể hiện được đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng của khoa học hóa học. Hóa học là một khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm nên hóa học không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm, quan sát cũng như nếu không có quá trình tư duy quy nạp (tất nhiên phải kết hợp với suy lí diễn dịch). Vì vậy trong khi dạy học môn hóa học ở nhà trường nhất thiết phải tận dụng quan sát, thí nghiệm học tập, phải sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, ứng dụng CNTT và truyền thông. - Đảm bảo truyền thụ cho HS theo những quy tắc sư phạm tiên tiến - một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong một thế giới hạn chế với chất lượng cao nhất.
  • 24. 13 1.2.3. Phương pháp học tập hóa học 1.2.3.1. Định nghĩa về học Có nhiều định nghĩa về học như sau: - Theo Đại từ điển Tiếng Việt 1998, Học là: 1) “Thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng được truyền giảng hoặc từ sách vở”; 2) “Đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm cho nhớ”. - Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001, Học là 1) “Quá trình nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ, để bắt chước, để làm”; 2) Học còn có nghĩa là Hoc tập: “Quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng dưới sự dạy bảo, hướng dẫn của nhà giáo. Học tập luôn luôn đi đôi và gắn liền với hoạt động giảng dạy của nhà giáo và hợp thành hoạt động dạy - học trong lĩnh vực sư phạm”. - “Học tập bao gồm việc học và tập. Học là quá trình nhận thức nhằm tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Tập là rèn luyện để có kĩ năng hoạt động và có thái độ tốt trong các mối quan hệ với cuộc sống và lao động. Học tập là con đường để mọi người tự làm giàu kiến thức, như một phương thức để tự biến đổi bản thân”. Phạm Viết Vượng - Giáo dục học - NXB Đại học Quốc gia Hà nội 2000. - Học là một quá trình tiếp nhận, lựa chọn, xử lý thông tin. 1.2.3.2. Mục tiêu của việc học [5], [28] ● Mục đích học Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI do UNESCO thành lập năm 1993 nhằm hỗ trợ các nước trong việc tìm tòi cách thức tốt nhất để kiến tạo lại nền giáo dục của mình vì sự phát triển bền vững của con người. Tháng 4 năm 1996 Hội đồng đã cho ra ấn phẩm: “Học tập: Một kho báu tìm ẩn” (“Learning: The Treasura Within”) trong đó đề ra phương châm HỌC SUỐT ĐỜI dựa trên 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm người. a) Học để biết - Học kiến thức - Học cách học (biết học tập theo phương pháp khoa học)
  • 25. 14 - Học cách nắm vững những công cụ sử dụng kiến thức - Học cách nhận xét, đánh giá. b) Học để làm - Nắm được các kĩ năng - Biết cách sử dụng kiến thức (phá vỡ bức tường ngăn giữa kiến thức trí tuệ và kiến thức thực tiễn) - Có khả năng đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống. c) Học để cùng sống với nhau - Có cách nhìn đúng đắn về thế giới - Cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống hiện tại - Hiểu được người khác thông qua sự hiểu chính mình (giúp cho HS khám phá ra mình là ai và chỉ khi đó mới biết đặt mình vào địa vị người khác, cùng sống trong sự tôn trọng lẫn nhau, biết khoan dung). d) Học để làm người - Giáo dục là một “hành trình nội tại” dẫn đến sự xây dựng nhân cách mỗi con người. - Thế kỉ XXI đòi hỏi mỗi con người năng lực tự chủ và xét đoán cao hơn, không thể coi nhẹ bất kỳ tiềm năng nào của từng cá nhân: trí nhớ, lập luận, mỹ cảm, thể lực, kĩ năng giao lưu… - Khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi người với toàn bộ sự phong phú và phức tạp của con người. ● Mục tiêu Mục tiêu sẽ cụ thể hóa những định hướng lớn của mục đích trên ba mặt: tri thức, cách học và kĩ năng. Mục tiêu có thể hiểu đơn giản là những gì chủ thể có thể làm được hoặc làm tốt hơn trên ba mặt đó sau khi học xong một khóa học, một cấp học. a) Tri thức Có hai loại tri thức cần học: - Tri thức hiện diện trong chương trình học, có thể hiểu là nội dung học.
  • 26. 15 - Tri thức siêu nhận thức. Trong đó tri thức siêu nhận thức bao gồm ba loại: + Cách nhận thức, cách tư duy (logic, hình tượng, biện chứng, thực tiễn, độc lập, phê phán, sáng tạo…). + Cách học (cách học cá nhân, hợp tác, tự kiểm tra, tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách học…). + Cách tự quản lý việc học (tổ chức, sắp xếp thời gian học, môi trường vật chất và môi trường giao tiếp - xã hội…). Mục tiêu học tri thức nhằm học nội dung đi đôi với học cách học, cách tư duy, cách tự quản lý việc học để tự tạo ra những kỹ năng và năng lực cơ bản. b) Cách học Học cách học đi đôi với học tri thức, học nội dung, song ngày nay, học cách học đã trở thành mục tiêu số một. Tri thức có thể bị lãng quên, nhưng cách học thì tồn tại với người học suốt đời. Cách học có thể bao gồm: + Cách nhận biết vấn đề. + Cách thu nhận thông tin. + Cách xử lý thông tin. + Cách giải quyết vấn đề. + Cách xử sự. + Cách hợp tác…. c) Kỹ năng Chủ thể sử dụng cách học tác động đến nội dung tri thức tạo ra kỹ năng thực hiện được các nhiệm vụ và mục tiêu học. Các kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho việc học suốt đời có thể bao gồm: + Kỹ năng tái hiện (nhắc lại, lặp lại, nhớ…). + Kỹ năng nhận thức (nhận biết, thông hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán…). + Kỹ năng thực hành (hoạt động chân tay, luyện tập, ứng dụng, triển khai…).
  • 27. 16 + Kỹ năng hợp tác (học nhóm, tranh luận…). + Kỹ năng giải quyết vấn đề (thu nhận, xử lý thông tin…)… Ba mặt của mục tiêu không tách rời nhau mà đan xen, tương tác lẫn nhau: Học cách học bao giờ cũng phải gắn liền với một nội dung tri thức nhất định cùng với kỹ năng thích hợp mới đạt được mục tiêu mong muốn. Học tri thức là học không chỉ có nội dung tri thức mà cả cách tìm ra kiến thức, cách học cùng với kỹ năng cần thiết. Học cách học – tri thức - kỹ năng quyện vào nhau, dần dần tạo ra được những năng lực cơ bản của con người và tổng hòa thành nhân cách, theo định hướng của mục đích học. 1.2.3.3. Những yếu tố quan trọng của phương pháp học tập hóa học [10] a) Học thu thập thông tin ● Học cách nghe giảng, ghi bài trên lớp - Tận dụng SGK, sách bài tập, đồng thời phải có vở ghi và vở làm bài (hoặc có vở học tập). Kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác. Cố gắng để hiểu rõ vấn đề mấu chốt, trọng tâm chi phối các vấn đề khác. - Nhanh chóng xác định được thủ thuật nghe và ghi bài, phù hợp với mỗi môn học, thậm chí đối với mỗi thầy cô giáo. ● Học cách học bài - Học cách tự học: Chú ý cách học theo hướng thao tác tư duy từ thấp lên cao, học ứng dụng, học phân tích, học tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo trong quan hệ hệ thống của các kiến thức. - Học cách trình bày diễn giải bằng lời những điều học được trước nhóm nhỏ học tập hoặc trước tập thể lớp. - Học cách tham khảo trí tuệ của bạn học và đồng nghiệp hoặc cách thuyết phục các bạn học. ● Học cách đọc sách - Trước hết phải rèn luyện lòng ham thích đọc sách. - Cần học cách chọn sách đọc: phù hợp với mục tiêu môn học, phù hợp với trình độ người đọc, biết chọn sách để đào sâu và mở rộng một vấn đề.
  • 28. 17 - Học cách đọc sách và ghi chép để lưu giữ thông tin, để bổ sung bài giảng và để tự học nâng cao tri thức và năng lực. ● Học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm Học cách quan sát và làm thí nghiệm, quan sát các phương tiện trực quan và hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn, từ đó học cách làm thí nghiệm, thực nghiệm. b) Học xử lí thông tin Để có thể tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn, cần: - Hỏi để hiểu rõ và hiểu sâu. - Cần rèn luyện thường xuyên thói quen nêu thắc mắc, nêu vấn đề thảo luận. - Cần học cách tóm tắt tài liệu đọc được, làm tổng kết hệ thống hóa kiến thức của một chương, một số chương hoặc cả học kì, cả năm học. Chú ý so sánh, khái quát hóa. Tập phân tích, tổng hợp, bình luận, nêu chính kiến của bản thân. c) Học ghi nhớ - Chỉ có thể ghi nhớ được trên cơ sở đã hiểu rõ. - Cũng phải nhớ, nhưng nhớ một cách chọn lọc thông minh. Đối với đa số HS thường chỉ có thể nhớ những điểm chủ yếu, quan trọng nhất. Vì vậy cần phân biệt những điều bắt buộc phải nhớ, những điều nên nhớ và những điều có thể nhớ, để tùy theo khả năng của bản thân mà quyết định có thể không cần nhớ một số chi tiết, một số kiến thức có thể được suy ra từ những kiến thức cốt lõi. Mặt khác, có thể chủ tâm quên đi một số kiến thức không còn phù hợp để “dành chỗ trống trong óc” cho những điều quan trọng hơn. - Giảng lại cho bạn, cho người khác (tức là tăng cường học nhóm) một nội dung kiến thức là một cách rất tốt giúp hiểu và nhớ lâu. d) Học vận dụng kiến thức - Cần luôn luôn tìm cách vận dụng lí thuyết đã học vào bài tập (giải thích hiện tượng thực tiễn, làm toán…), vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. - Tận dụng cơ hội áp dụng những điều đã học vào cuộc sống để rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
  • 29. 18 - Ở đây cần chú ý học cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp dần dần, từ nhỏ đến lớn. Cần học cách chọn vấn đề nghiên cứu phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân. Đồng thời học cách nghiên cứu vấn đề và học cách giải quyết một vấn đề học thuật hay thực tiễn. e) Học cách lập kế hoạch học tập - Cần học cách lập kế hoạch phấn đấu trong học tập với những mục tiêu cụ thể để có thể có hướng phấn đấu, để phân biệt được việc chính và việc phụ, việc làm ngay với việc sẽ phải làm, từng bước đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu nhằm từng bước tích lũy kết quả học tập. - Học cách lập kế hoạch sử dụng thời gian để làm chủ được quỹ thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều bài học, bài làm và tư liệu cần phải đọc, cũng như các công việc cần phải hoàn thành đúng hạn. - Cần đề ra kế hoạch học tập dài hạn - học tập suốt đời. 1.3. Tự học [5] 1.3.1. Thế nào là tự học? Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, thông tin, tổng hợp v.v…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi v.v…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001, Tự học là: “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tào.” Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu tham khảo, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem
  • 30. 19 phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu tự điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện v.v… Người tự học phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới tìm ra phương pháp tự học hiệu quả phù hợp với mình. Do vậy, đòi hỏi người tự học phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự lập làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. ♦ Tự học có thể diễn ra theo 3 kiểu: a) Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. b) Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. c) Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với thầy một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải, sau đó về nhà tự học. Ta thấy sự thuận lợi đối với người học tăng dần lên từ kiểu 1 đến kiểu 3. Theo kiểu 1 thì người học gặp rất nhiều khó khăn, gặp chỗ không hiểu không biết hỏi ai, phải lung túng loay hoay mất nhiều thời gian. Nhưng điều đó lại giúp người tự học phát huy khả năng độc lập của mình. Kiểu 3 thì hình như thuận lợi nhất nhưng dể gây ra tính ỷ lại ở người học vì được thầy hướng dẫn quá nhiều. Trong thực tế một người có thể học theo nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hình thức nào thì tự học vẫn là cốt lõi của quá trình học. Tự học đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức và hòa thiện nhân cách của con người. 1.3.2. Vai trò của tự học - Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
  • 31. 20 “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tìm lấy” Gibbon Chính vì vậy ông thầy hay nhất là ông thầy không lo nhồi nhét kiến thức mà là lo truyền dạy phương pháp tự học cho HS. Dạy giỏi là biết kích thích tự học đúng theo các quy luật của tâm lý, tư duy, khiến cho năng lực tự học phát triển nhanh, nhờ vậy mà kiến thức cũng giàu lên nhanh một cách vững chắc, sâu sắc. - Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân. Cuộc sống hiện đại yêu cầu HS phải có năng lực tự học, năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực làm việc tập thể. - Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn, nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. - Tự học khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì giới hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo. Tự học đang trở thành chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. 1.3.3. Một số phương châm trong tự học Mỗi người học cho mình để mình giỏi lên cả về kiến thức, kỹ năng và cả về năng lực lao động trí óc và chân tay trong sự hòa quyện của năng lực này với nhân cách con người. Có giỏi lên cả hai mặt như vậy thì mới vận dụng được kiến thức có hiệu quả vào các hoạt động lý luận và thực tiễn và việc học của mình mới thực sự có ích cho mình và đời. Vì vậy, sự cố gắng của bản thân có ý nghĩa quyết định thắng lợi của việc học nói chung, tự học nói riêng, mọi sự tác động khác từ bên ngoài đến chỉ đóng vai trò hỗ trợ và chỉ có giá trị xúc tác. Từ đó có thể nêu ra một số phương châm cho hoạt động tự học như sau:
  • 32. 21 - Học chữ là học kiến thức, kỹ năng và học tư duy. Mấu chốt của tự học là tư duy độc lập để khám phá, sáng tạo. Học chủ yếu là học cách tư duy. Có tư duy tốt thì học một biết mười. - Tự học không phải là từ chối mọi sự giúp đỡ, chỉ học một mình. Phải biết học nhóm để rèn luyện khả năng hợp tác, giao tiếp, thuyết phục. - Phải biết lựa chọn kiến thức để tiếp thu, phải học cách vận dụng kiến thức, chế biến kiến thức và sản sinh ra kiến thức mới từ những kiến thức đã có. Lựa chọn phải là công việc đầu tiên của người ham học. Biết nhìn thấy cái gì là chính, cái gì là phụ, biết quý cái cần thiết, bỏ qua cái không cần thiết. - Phải biết sắp xếp, liên hệ những điều mới học với vốn kiến thức trước đó. Sự tổ chức lại các điều đã học còn quan trọng hơn cả những điều đã học. - Học một cách chủ động, tự giác và say mê. Không học vì một lí do bắt buộc nào đó mà phải tìm ra niềm vui trong học tập. Để tạo hứng thú học tập, cần tìm cái hay trong mỗi môn học. Muốn học thật xuất sắc thì phải say mê, có tinh thần cầu tiến. Và một khi đã có sự say mê thì việc học sẽ thú vị vô cùng. - Có quyết tâm cao và tinh thần độc lập, không ỷ lại vào người khác. Người học phải huy động hết mọi nguồn lực có trong tay trước khi nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. - Không cố chấp và thành kiến. Sách nào cũng có điều hay, thầy nào cũng có nét tốt để ta học tập. Không chỉ học thầy mà còn học bạn. - Có kế hoạch và sự linh hoạt trong thực hiện. 1.3.4. Những trở ngại cho việc tự học - Thiếu lòng tin vào khả năng của bản thân, vào kết quả sẽ đạt được. Nhiều người vẫn cho rằng tự học khó lắm, chỉ những người thông minh, có bản lĩnh thì mới tự học thành công. Chính lòng tin là cơ sở để chúng ta ham học hỏi, tìm tòi, khắc phục khó khăn trong quá trình tự học. - Bệnh tự ti: trong quá trình tự học, nếu gặp những chỗ không hiểu, người học thường cảm thấy bất lực, nghĩ rằng sao mình lại kém thế, người ta thì phát minh ra, còn mình học mãi mà không hiểu nổi, quả là chất xám của mình vào hạng bét…
  • 33. 22 Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta không nên so sánh với người khác mà tự so sánh mình với chính mình ở những thời điểm khác nhau. Học tập mà thấy không hiểu, khó hiểu thì chưa nên nghĩ mình kém thông minh để rồi tự ti mà nên tự kiểm điểm xem mình có lười không? Có học đúng phương pháp không? - Bệnh lười biếng, ngại học. Ngại ngồi tư thế nghiêm chỉnh, ngại dùng giấy bút, ngại tìm sách, ngại hỏi bạn hay ngại đến thư viện… - Tâm lí dễ thỏa mãn, được đến đâu hay đến đó. Muốn có sự tiến bộ về văn hóa, người học phải không ngừng học tập mọi lúc, mọi nơi, ở mọi người, bằng mọi cách và qua mọi nội dung. - Tư tưởng sốt ruột muốn có kết quả ngay. - Khó khăn về thời gian, vì có quá nhiều công việc. Có hai cách giải quyết là nâng cao hiệu suất làm việc và bỏ bớt những công việc ít quan trọng. Phải biết cách tổ chức, sắp xếp thời gian, lập kế hoạch và linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch. 1.3.5. Tự học qua mạng và lợi ích của nó Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT và truyền thông thì việc học qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết. 1.3.5.1. Thế nào là tự học qua mạng Tự học qua mạng là hình thức học mà người học sẽ chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình, như tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet. 1.3.5.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc tự học qua mạng Trong thời đại ngày nay, muốn thoát khỏi lạc hậu với khoa học kỹ thuật, mỗi người phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai, vào bất cứ lúc nào, cũng có điều kiện đến trường, đến lớp để học. Thế nhưng tự học như thế nào, tự học cái gì, phải bắt đầu tự học từ đâu và ai sẽ hướng dẫn cho mình? Đó là những vấn đề khó khăn mà người tự học thường gặp phải. Để giải quyết tình trạng đó, tự học qua mạng ra đời nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở
  • 34. 23 rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. Sự hướng dẫn này có cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Cấp độ chung hướng dẫn học về các mặt tư tưởng, quan điểm, phương pháp luận, những phương pháp chung nhất, phổ biến nhất. Cấp độ cụ thể hướng dẫn học môn cụ thể, từng bài học cụ thể. Cấp độ chung soi sáng cho cấp độ cụ thể và cấp độ cụ thể minh họa, củng cố cấp độ chung. Cả hai cấp độ hướng dẫn này khi vào học sẽ hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau để tạo nên một phong cách tự học có hiệu quả, người học sẽ có trong tay một công cụ cơ bản để học suốt đời. Một sự hướng dẫn được coi là có hiệu quả nếu người tiếp thu thật sự chủ động khiến cho yêu cầu “được hướng dẫn” cũng sẽ giảm dần cho đến khi người học có thể tự học hoàn toàn. Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần dần cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo. Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp dẫn, tiện dụng cho người học góp phần nâng cao hứng thú học tập. Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - 1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho
  • 35. 24 HS biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. 1.4. Tổng quan về website 1.4.1. Khái niệm về website [44] Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động). 1.4.2. Khái niệm website dạy học [15] Website dạy học là một phương tiện dạy học được thiết kế và tạo ra nhờ các chức năng ưu việt của các phần mềm máy vi tính thông qua các siêu liên kết đó là các tài liệu điện tử như: bài giảng điện tử, SGK, ôn tập, bài tập, kiểm tra đánh giá,…trên đó gồm tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh…để hỗ trợ cho các hoạt động quản lí, đào tạo, giảng dạy, tự học và tham khảo của các nhà quản lí giáo dục, GV và HS. Website dạy học thực sự là một phương tiện hữu hiệu để phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trên mạng máy tính. 1.4.3. Ưu điểm của website dạy học Website dạy học được sử dụng trên hệ thống máy tính cá nhân sẽ giúp HS khắc phục được các khoảng cách về không gian và thời gian trong việc học tập góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Chuyển tải được thông tin kiến thức dưới đầy đủ các hình thức (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video…). Có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, sử dụng nhiều lần, xem đi xem lại từng phần, từng nội dung tùy theo nhu cầu sử dụng cụ thể của người học. Thiết bị gọn gàng, chỉ cần máy vi tính có nối mạng internet. Nội dung kiến thức được cập nhật thường xuyên.
  • 36. 25 1.4.4. Hạn chế của website dạy học - Thực tiễn cho thấy, sử dụng website có sẵn nhiều khi còn tùy thuộc vào sự hiểu biết của người dùng. Khi sử dụng website dạy học nếu GV không hiểu được ý đồ của nhà thiết kế thì sẽ dễ xa rời định hướng của bài học, còn HS khi độc lập sử dụng website để học tập có thể có hiện tượng “nhảy cóc” giữa các nội dung của bài học, HS có thể chỉ đọc những phần mình thích mà bỏ qua những phần khác, hoặc chỉ tìm những nội dung có sẵn để giải quyết yêu cầu của GV. Để khắc phục hạn chế này, khi sử dụng website người thiết kế cần chú ý tới các yêu cầu sư phạm đồng thời có hướng dẫn sử dụng cụ thể, còn người sử dụng phải thực hiện các yêu cầu đó một cách chặt chẽ và tự giác. - Khi HS học tập độc lập với website sẽ hạn chế mặt giao tiếp giữa GV và HS. GV không phải là người trực tiếp dẫn dắt, hướng dẫn HS từng bước cụ thể do vậy không thể thu được ý kiến phản hồi từ HS. Khi sử dụng website dạy học với nhiều nội dung phong phú dễ dẫn người học xa rời định hướng của bài giảng mà GV đang dạy. - Hiện trang thiết bị CNTT và trình độ tin học của GV phần lớn chưa đủ khả năng triển khai sử dụng website đồng bộ. Thực tế cho thấy đa số GV phổ thông chưa sử dụng thành thạo máy vi tính và chưa có sự đầu tư thời gian cho lĩnh vực này, nhất là các trường ở vùng sâu vùng xa. 1.4.5. Những lưu ý khi sử dụng website dạy học Để phát huy tốt vai trò của website dạy học cần lưu ý một số vấn đề sau: - Website dạy học thực chất là phương tiện hỗ trợ dạy học, bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học, mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ GV. - Việc sử dụng website dạy học phải tuân thủ những yêu cầu của hoạt động học tập của HS. Mỗi thao tác của GV, mỗi chức năng hỗ trợ của website phải diễn ra theo một trình tự logic chặt chẽ, phù hợp với hoạt động nhận thức của HS. Website dạy học có thể hỗ trợ GV nhiều mặt nhưng điều đó không có nghĩa là phủ
  • 37. 26 nhận vai trò của GV mà ngược lại, nó tạo điều kiện tốt để GV tập trung vào việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS, tăng cường cá biệt hoá học hoạt động học tập của HS. Đó cũng là chức năng cơ bản của mọi phương tiện dạy học. - Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của GV khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, trong đó có việc sử dụng website dạy học. Cần tránh phô trương, hay quá lạm dụng sức mạnh công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học không cần đến. - Sử dụng máy vi tính với website hỗ trợ dạy học ít nhiều làm cho quá trình dạy học phụ thuộc vào các thiết bị. Cần lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại kỹ thuật do hệ thống thiết bị gây nên, có khả năng làm chủ phương tiện. 1.4.6. Một số phần mềm thiết kế website 1.4.6.1. Macromedia Dreamweaver Macromedia Dreamweaver là công cụ dẫn đầu trong các công cụ phát triển web, cho phép người dùng thiết kế hiệu quả, phát triển và bảo trì các website dựa trên các chuẩn từ đầu đến cuối, việc tạo và bảo trì website đến các ứng dụng cao cấp được hỗ trợ thực hành tối đa với các công nghệ mới nhất. Với Dreamweaver 8, Macromedia tiếp tục thâu tóm sự phát triển Web. Hơn nữa đã chọn lọc sự tinh tế và cải thiện phương cách làm việc, dẫn đầu các công cụ tạo lập trang Web về việc thiết kế lại các công cụ CSS, nắm bắt tốt nền FTP, và các công cụ để chuyển đổi file XML để thiết kế đẹp hơn, các tài liệu trình duyệt sẽ thân thiện hơn. Dream weaver cho phép ta chọn nhiều trình duyệt trên máy tính để xem trước. Nó cũng có một bộ quản lý site rất tuyệt, như khả năng tìm kiếm và thay thế văn bản hoặc mã với các tham số chỉ định, áp Hình 1.1. Hình ảnh phần mềm Macromedia Dreamweaver
  • 38. 27 dụng cho toàn bộ site. Bảng behaviours cũng cho phép tạo các đoạn mã JavaScript cơ bản mà không cần có chút kiến thức về coding nào cả. Hình 1.2. Giao diện phần mềm Macromedia Dreamweaver khi mới khởi động Một số đặc điểm của phần mềm Macromedia Dreamweaver: - Phát triển web có thể sử dụng với công nghệ máy chủ thích hợp cho ứng dụng Internet. - Bao gồm mở rộng CSS và hỗ trợ thiết kế dựa trên CSS đến việc viết code bằng tay như (Tạo một cách tinh vi, các site chuẩn với Cascading Style Sheets). - Cross-Browser Validation: Tự động kiểm tra các thẻ và các luật CSS để tương thích với các trình duyệt khác nhau. - Một sự kết hợp mạnh mẽ của các công cụ bố trí trực quan, phát triển ứng dụng các tính năng, và hỗ trợ chỉnh sửa mã. - Nhà phát triển và nhà thiết kế có thể tạo hấp dẫn, các tiêu chuẩn trên các trang web và các ứng dụng một cách nhanh chóng. - Bảo mật FTP: chuyển tập tin hoàn toàn mã hóa và ngăn chặn các truy cập trái phép vào dữ liệu và tập tin.
  • 39. 28 - Macromedia Dreamweaver là một trình biên tập HTML phát triển bởi Macromedia. Nó có lịch sử rất chuyên nghiệp cho việc thiết kế web và thường kết hợp với khả năng WYSIWYG bằng các điều khiển HTML và kết hợp với chế độ code. Hình 1.3. Màn hình làm việc của Macromedia Dreamweaver 1.4.6.2. Adobe Photoshop Adobe Photoshop là một phần mềm xử lý ảnh (image-processing software) chuyên nghiệp. Photoshop cho phép người sử dụng tút sửa ảnh (retouching), ghép ảnh (composing), phục chế ảnh (restoration), tô màu tranh ảnh (painting)… một cách dễ dàng và hiệu quả. Phần mềm này là một công cụ không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia, các Hình 1.4. Hình ảnh phần mềm Adobe Photoshop
  • 40. 29 nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập video. Photoshop CS5 Extended là giải pháp tuyệt đỉnh cho các tác vụ xử lý ảnh số cao cấp, cung cấp mọi tính năng phối ghép và biên tập vốn có trong Photoshop CS5 cộng thêm những công cụ đột phá cho phép tạo lập và chỉnh sửa các nội dung 3D và chuyển động. Hình 1.5. Màn hình làm việc của Adobe Photoshop Một số đặc điểm của phần mềm Adobe Photoshop: ● Thiết kế những hình ảnh ấn tượng Phá vỡ những giới hạn sáng tạo với những thiết kế 2D/3D đẳng cấp thế giới. Sử dụng những tính năng lựa chọn, tô vẽ và tinh chỉnh mạnh mẽ mới nhằm tạo ra những bức ảnh đột phá. ● Làm cho trang web thêm sống động Tạo nét riêng biệt cho mỗi trang web. Dễ dàng lựa chọn các thành phần ảnh tinh tế cho bố cục. Tạo các ảnh nghệ thuật 3D cho logo và nút bấm.
  • 41. 30 ● Tăng cường 3D cho phim Tạo lập và tăng cường các nội dung 3D động cũng như chuẩn bị các ảnh và văn bản tĩnh cho mọi dự án. Làm việc nhanh chóng với hỗ trợ nền tảng 64-bit, hay tạo các ảnh HDR bắt mắt cho phông nền phim. ● Tạo những trải nghiệm tương tác phong phú Thiết kế những nội dung web và trải nghiệm tương tác bắt mắt. Tạo lập ảnh nghệ thuật 3D, đồ họa cùng những hiệu ứng tô vẽ chân thực cho mọi dự án. 1.4.6.3. Macromedia Flash Professional Macromedia Flash cho phép sáng tạo các sản phẩm Flash chuyên nghiệp và thiết kế những nội dung tương tác với sự lôi kéo hấp dẫn. Flash Professional 8 bao hàm các công cụ đơn nhất cho việc thiết kế các hiệu ứng đồ họa, text, video, và các nội dung cho thiết bị di động. Các hiệu ứng mới, bao gồm drop shadow, blur, glow, bevel, và color adjust, cho phép thiết kế hấp dẫn và thuyết phục hơn với việc điều khiển hoàn toàn các điểm ảnh và sự chính xác tuyệt vời. Công cụ tùy biến mới cho phép điều khiển tỉ mỉ trên hoạt cảnh. Cuộc cách mạng về bộ máy font chữ FlashType đã đảm bảo sạch sẽ, chữ sẽ có chất lượng cao. Trên đây là các đặc điểm mới cho chất lượng của website thương mại và các nhân, đồng thời nó cũng cải thiện những kinh nghiệm số đã có. Một số đặc điểm của phần mềm Macromedia Flash: - Tạo các website flash hấp dẫn cho việc quảng cáo, đào tạo, tiếp thị, tổ chức tập đoàn, giải trí,... - Xây dựng và triển khai website với nhiều thiết bị chung. Hình 1.6. Hình ảnh phần mềm Flash Professional 8
  • 42. 31 - Phát triển các ứng dụng hướng dữ liệu dễ dàng bằng cách sử dụng việc kết nối cơ sở dữ liệu và cập nhật các thành phần cho nguồn dữ liệu như web server, XML, và các cơ sở dữ liệu liên quan. - Tích hợp video cấp độ chuyên nghiệp. - Xây dựng và phân phối, hỗ trợ Unicode đầy đủ. - Dễ dàng quản lý, xuất bản tất cả các file thông qua một khung đơn. Hình 1.7. Giao diện phần mềm Macromedia Flash khi mới khởi động 1.5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT 1.5.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng website hỗ trợ cho quá trình DHHH ở các trường THPT. - Tìm hiểu về nhu cầu, sở thích của HS trong quá trình học tập môn hóa học ở trường THPT. 1.5.2. Đối tượng điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra với 36 GV và 236 HS của các trường THPT trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh.
  • 43. 32 Bảng 1.1. Thống kê số lượng HS tham gia điều tra STT Trường Số phiếu 1 THPT Phạm Ngũ Lão, quận 6, TP.HCM 73 2 THPT Diên Hồng, quận 10, TP.HCM 39 3 THPT Trần Quang Khải, quận 11, TP.HCM 41 4 THPT Nguyễn Thị Diệu, quận 3, TP.HCM 42 5 THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM 41 Tổng cộng 236 Bảng 1.2. Thống kê số lượng GV tham gia điều tra STT Trường Số phiếu 1 THPT Phạm Ngũ Lão, quận 6, TP.HCM 4 2 THPT Diên Hồng, quận 10, TP.HCM 3 3 THPT Trần Quang Khải, quận 11, TP.HCM 3 4 THPT Nguyễn Thị Diệu, quận 3, TP.HCM 2 5 THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM 4 6 THPT Quốc Văn Sài Gòn, quận Bình Chánh, TP.HCM 2 7 THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, TP.HCM 3 8 THPT Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng 4 9 THPT Tân Phước Khánh, Tỉnh Bình Dương 4 10 THPT Tây Sơn, Tỉnh Bình Dương 3 11 THPT Trần Hưng Đạo, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 4 Tổng cộng 36 1.5.3. Nội dung điều tra 1.5.3.1. Điều tra trên HS Trong phiếu tham khảo ý kiến HS (phụ lục 5), chúng tôi đưa ra 3 nhóm câu hỏi: - Thực trạng sử dụng website. - Tìm hiểu nhu cầu sử dụng website. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website.
  • 44. 33 1.5.3.2. Điều tra trên GV Trong phiếu tham khảo ý kiến GV (phụ lục 4), chúng tôi đưa ra 2 nhóm câu hỏi: - Thực trạng sử dụng website của GV ở trường THPT. - Những thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website. 1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả Chúng tôi thống kê ý kiến trả lời của GV và HS cho mỗi câu hỏi, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi như bảng 1.3. Bảng 1.3. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi 1 Nhiều A 4 điểm 2 Vừa phải B 3 điểm 3 Ít C 2 điểm 4 Không D 1 điểm Điểm trung bình được tính theo công thức như sau: Điểm trung bình = Tổng số điểm Tổng số ý kiến Trong đó: Tổng số điểm = 4.MA + 3.MB + 2.MC + 1.MD (với M: số phiếu cùng ý kiến) 1.5.5. Kết quả điều tra 1.5.5.1. Kết quả điều tra trên HS a) Ý kiến của HS về thực trạng sử dụng website Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên rất phổ biến và thuận lợi, internet thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động lao động và học tập, trong đó có hoạt động học tập môn hóa học của HS ở các trường THPT. Tuy nhiên, việc sử dụng internet mà cụ thể là sử dụng website nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động học tập chưa được HS quan tâm đúng mức.
  • 45. 34 Bảng 1.4. Thực trạng sử dụng website của HS Không Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1. Em có thường xuyên truy cập internet? 0 0 3 1.27 46 19.49 187 79.24 2. Em có sử dụng website để tìm kiếm thông tin, tài liệu, bài tập, hình ảnh,… để hỗ trợ hoạt động học tập môn hóa học? 29 12.29 61 25.85 124 52.54 22 9.32 Dựa vào bảng 1.4 chúng tôi nhận thấy phần lớn HS thường xuyên truy cập internet (79.24%), nhưng sử dụng internet mà cụ thể là truy cập vào các trang web để tự học lại rất ít (7.63%). Đây là thực trạng đáng ngại, phản ánh ý thức tự học của HS rất thấp. Hiện nay số lượng các trang web hỗ trợ cho hoạt động học tập là khá nhiều, nhưng đa số HS chưa khai thác được những thuận lợi và giá trị của các trang web này. b) Nhu cầu sử dụng website tự học của HS Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học của HS Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL % SL % SL % SL % Nhu cầu sử dụng website tự học trong quá trình học tập bộ môn hóa học 19 8.05 42 17.80 126 53.39 49 20.76 Dựa vào bảng 1.5 chúng tôi nhận thấy nhu cầu sử dụng website tự học của HS chưa cao. Một phần do ý thức tự học của HS chưa cao, mặt khác còn do một số nguyên nhân khách quan khác.
  • 46. 35 c) Những thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợ hoạt động tự học Bảng 1.6. Thuận lợi và khó khăn của HS khi sử dụng website hỗ trợtự học Yếu tố Đánh giá Điểm TBKhông Ít Vừa phải Nhiều Thuận lợi Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng 13 28 52 143 3.38 Tiết kiệm 8 31 76 121 3.31 Tìm kiếm tư liệu nhanh chóng, thuận tiện (so với tìm kiếm trên sách báo) 18 46 96 76 2.97 Nội dung chính xác, khoa học 10 106 72 48 2.67 Dễ sử dụng 28 92 62 54 2.60 Hình thức đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn 46 91 67 32 2.36 Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động, hấp dẫn 42 102 66 26 2.32 Khó khăn Tính tương tác chưa cao 26 84 48 78 2.75 Khó download, upload tài liệu 17 104 63 52 2.64 Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ việc tự học hóa hữu cơ 11 còn ít 6 127 56 47 2.61 Thông tin cập nhật không thường xuyên 24 95 76 41 2.57 Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet còn hạn chế 76 96 51 13 2.00 Dựa vào bảng 1.6 chúng tôi nhận thấy HS đã có nhận thức đúng về tác dụng tích cực và lợi ích của các trang web tự học. Bên cạnh đó, các trang web hỗ trợ tự học hiện tại vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định, đây cũng là nguyên nhân khách quan làm cho tỷ lệ HS sử dụng web tự học chưa cao. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khác: phần lớn website của các trường THPT mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu các thông tin chung về trường, cơ cấu tổ chức, kế hoạch hoạt động,…nhưng chức năng hỗ trợ hoạt động học trực tuyến còn hạn chế, chưa là cầu
  • 47. 36 nối giữa thầy và trò; một số website học tập trực tuyến thì lại thu phí, bắt buộc đăng ký thành viên; còn các website khác thì mức độ tin cậy lại không đảm bảo, hay mang tính chất thương mại, quảng cáo,… 1.5.5.2. Kết quả điều tra trên GV a) Mức độ sử dụng website hỗ trợ hoạt động giảng dạy nội dung hóa hữu cơ Bảng 1.7. Mức độ sử dụng website hỗ trợ hoạt động giảng dạy bộ môn hóa học Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không SL % SL % SL % SL % Thực trạng sử dụng website hỗ trợ hoạt động giảng dạy môn hóa học 33 91.67 3 8.33 0 0 0 0 Dựa vào bảng 1.7.chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV đều thường xuyên sử dụng website nhằm hỗ trợ giảng dạy. Đây là yếu tố tích cực cho thấy nhận thức đúng đắn của GV về tác dụng hỗ trợ giảng dạy của các website hóa học. b) Những thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website Bảng 1.8. Thuận lợi và khó khăn của GV khi sử dụng website Yếu tố Đánh giá Điểm TBKhông Ít Vừa phải Nhiều Thuận lợi Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng 0 6 11 19 3.36 Nội dung chính xác, khoa học 0 4 14 18 3.39 Dễ sử dụng 0 4 15 17 3.36 Tiết kiệm 0 6 13 17 3.31 Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động, hấp dẫn 2 5 7 22 3.36 Tìm kiếm tư liệu nhanh chóng, thuận tiện (so với tìm kiếm trên sách báo) 3 6 12 15 3.08
  • 48. 37 Hình thức đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn 2 9 11 14 3.03 Khó khăn Khó download, upload tài liệu 4 8 14 10 2.83 Tính tương tác chưa cao 4 10 13 9 2.75 Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet còn hạn chế 7 8 8 13 2.75 Thông tin cập nhật không thường xuyên 4 11 13 8 2.69 Số lượng trang web tiếng Việt hỗ trợ việc tự học hóa hữu cơ 11 còn ít 5 10 12 9 2.69 Dựa vào bảng 1.8 chúng tôi nhận thấy bên cạnh những thuận lợi mà những website mang lại thì vẫn còn khá nhiều khó khăn, do đó để khuyến khích GV ứng dụng website vào hoạt động giảng dạy ngày càng nhiều hơn thì trong tương lai gần cần phải khắc phục được những khó khăn trên.
  • 49. 38 Tóm tắt chương 1 Trong chương này, chúng tôi đã trình bày các nội dung: 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Xu hướng ứng dụng CNTT trong DHHH đã trở nên quen thuộc với hầu hết các GV và HS ở trường THPT, trong đó việc sử dụng website hỗ trợ học sinh tự học là khá phổ biến. Nhằm đáp ứng và hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho hoạt động này, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thiết kế website hỗ trợ hoạt động DHHH. Chúng tôi đã tổng hợp được các luận văn Thạc sĩ từ năm 2008 – 2012 của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh xung quanh 3 hướng đề tài nghiên cứu về: thiết kế website, thiết kế e- book và thiết kế tài liệu tự học và đã rút ra được những ưu điểm và các điểm còn hạn chế của các đề tài trên. 2. Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học Phương pháp DHHH bao gồm hai yếu tố: phương pháp dạy học hóa học và phương pháp học tập hóa học. - Phương pháp dạy học hóa học: chúng tôi làm rõ một vài định nghĩa về phương pháp DHHH của nhiều tác giả khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau và những yêu cầu chung đối với phương pháp DHHH. - Phương pháp học tập hóa học: chúng tôi trình bày một vài định nghĩa về “học”, mục tiêu của việc học và những yếu tố quan trọng của phương pháp học tập hóa học. 3. Tự học Ở đây, chúng tôi nêu rõ khái niệm tự học, vai trò và một số phương châm trong tự học. Qua đó thấy được rằng tự học đang trở thành chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Do đó để đạt được thành công trong lao động cũng như trong học tập mỗi cá nhân phải đề ra cho mình phương châm tự học nhất định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày những trở ngại mà người tự học hay mắc phải trong quá trình tự tìm tòi học hỏi. Ngoài ra, với sự bùng nổ của CNTT và truyền thông như hiện nay thì việc học qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng cần thiết, do đó chúng tôi đã
  • 50. 39 giới thiệu thế nào là việc học qua mạng cùng với những thuận lợi và khó khăn của hình thức học này. 4. Tổng quan về website Trong phần này chúng tôi làm rõ khái niệm về website và website dạy học. Bản chất của website dạy học nó cũng là một phương tiện dạy học, do đó nó cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày những điều cần lưu ý khi sử dụng website dạy học để đạt được hiệu quả cao. 5. Thực trạng sử dụng website DHHH ở trường THPT Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về tình hình ứng dụng website trong dạy và học bộ môn hóa học ở các trường THPT. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mà GV và HS gặp phải trong quá trình ứng dụng website trong hoạt động DHHH.
  • 51. 40 Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN 2.1. Tổng quan về chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản 2.1.1. Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ 11 cơ bản Chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 cơ bản gồm 6 chương, từ chương thứ 4 - chương 9: Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ ♦ Bài 20. Mở đầu về hóa học hữu cơ ♦ Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ ♦ Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ♦ Bài 23. Phản ứng hữu cơ ♦ Bài 24. Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo Chương 5. Hiđrocacbon no ♦ Bài 25. Ankan ♦ Bài 26. Xicloankan ♦ Bài 27. Luyện tập: Ankan và xicloankan ♦ Bài 28. Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan Chương 6. Hiđrocacbon không no ♦ Bài 29. Anken ♦ Bài 30. Ankađien ♦ Bài 31. Luyện tập: Anken và ankađien ♦ Bài 32. Ankin ♦ Bài 33. Luyện tập: Ankin ♦ Bài 34. Bài thực hành 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen Chương 7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon ♦ Bài 35. Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác