SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
....…../………
BỘ NỘI VỤ
…….../………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HANGPHONXAVAN CHANTHALA
TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ KIM SƠN
HÀ NỘI – NĂM 2017
1
1
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tập thể giảng viên
và cán bộ, công chức Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy,
tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Võ Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng chân thành cám ơn Bộ Nội vụ Lào và một số anh, chị, em
đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho tác giả hoàn thành
luận văn này.
Với khả năng nhất định và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp./.
Hà Nội, tháng năm 2017
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN
HANGPHONXAVAN CHANTHALA
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi,
các số liệu và tư liệu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, tháng năm 2017
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN
HANGPHONXAVAN CHANTHALA
3
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ 6
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ......................................................................... 7
Mở đầu ............................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 16
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................... 16
6. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................. 18
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 19
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy chính quyền
đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.........................................................20
1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và chính quyền địa phương ...20
1.1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ.......................................... 20
1.1.2. Chính quyền địa phương ............................................................. 23
1.2. Vùng đô thị và chính quyền đô thị................................................. 26
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại đô thị...................................... 26
1.2.2. Chính quyền đô thị...................................................................... 35
1.3. Chính quyền thành phố và thành phố thuộc tỉnh .......................... 39
1.3.1. Chính quyền thành phố ................................................................ 39
1.3.2.Thành phố trực thuộc tỉnh ............................................................ 41
4
1.4. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số nước
trên thế giới .......................................................................................... 46
1.4.1. Chính quyền đô thị Trung quốc.................................................... 46
1.4.2. Chính quyền thành phố Ottawa, Canada....................................... 51
1.4.3. Một số nhận xét ........................................................................... 56
1.4.4. Những kinh nghiệm cho việc xây dựng chính quyền đô thị thành
phố trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào...................................................... 57
Tiểu kết chương 1................................................................................. 60
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực
thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ................................................................ 61
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và quá trình phát triển đô
thị của nước CHDCND Lào .......................................................................... 61
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 61
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 61
2.1.3. Sự hình thành và phát triển đô thị của Lào ........................................... 63
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thủ phủ của các tỉnh ở
nước CHDCND Lào....................................................................................... 68
2.2.1. Tổng quan chung về chính quyền địa phương thủ phủ của tỉnh........... 68
2.2.2. Chính quyền thủ phủ của tỉnh theo văn bản pháp luật mới .................. 69
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 85
Chương 3: Phương hướng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính
quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào............... 87
3.1. Phương hướng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực
thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ................................................................ 87
3.1.1. Phương hướng chung của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào............. 87
5
3.1.2. Phương hướng cụ thể của Bộ Nội vụ Lào............................................. 95
3.2. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực
thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ................................................................. 97
3.2.1. Hội đồng thành phố............................................................................... 98
3.2.2. Cơ quan hành chính thành phố.............................................................. 99
3.2.3. Thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa Hội đồng thành phố và Chủ tịch
thành phố....................................................................................................... 101
3.2.4. Bộ máy chuyên môn của Chủ tịch thành phố ..................................... 102
3.3. Một số điều kiện và các bước triển khai để đảm bảo cho mô hình tổ
chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh đi vào hoạt
động .............................................................................................................. 103
3.3.1. Một số điều kiện đảm bảo cho mô hình đi vào hoạt động.................. 103
3.3.2. Các bước triển khai mô hình .............................................................. 105
Tiểu kết chương 3......................................................................................... 109
KẾT LUẬN.................................................................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 113
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ
CHDCND
HĐND
NXB
UBND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Hội đồng nhân dân
Nhà xuất bản
Ủy ban nhân dân
7
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ một số nước........................ 20
Bảng 1.2. Dạng tổ chức chính quyền thành phố của 30 thành phố lớn ở Mỹ......44
Bảng 2.1. Danh sách thủ phủ của các tỉnh ở nước CHDCND Lào................. 67
Bảng 2.2. Tiêu chí thành lập thủ phủ của tỉnh ở nước CHDCND Lào........... 70
Sơ đồ 1.1. Mô hình Hội đồng mạnh - Thị trưởng yếu ................................... 24
Sơ đồ 1.2. Mô hình Hội đồng yếu - Thị trưởng mạnh ................................... 24
Sơ đồ 1.3. Mô hình Hội đồng - Thị trưởng - Nhà quản lí chuyên nghiệp .... 25
Sơ đồ 1.4. Mô hình Hội đồng - Ủy ban........................................................... 26
Sơ đồ 3.1. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố trực thuộc
tỉnh ở nước CHDCND Lào ............................................................................. 98
Sơ đồ 3.2. Đề xuất bộ máy chuyên môn của Chủ tịch thành phố trực thuộc
tỉnh ở nước CHDCND Lào ........................................................................... 103
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước đã trở thành yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý, đặc biệt trong quá
trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở
rất nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có nước CHDCND Lào.
Việc đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước không chỉ thực hiện ở các cơ
quan nhà nước Trung ương, mà còn phải đổi mới đồng bộ đối với các chính
quyền địa phương các cấp, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu
quả của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Chính quyền
địa phương cần được tổ chức hợp lý, thống nhất, trên cơ sở xác định rõ vị trí,
thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống cơ
quan nhà nước, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tăng cường
phân cấp cho chính quyền địa phương; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi được phân cấp.
Theo đó, để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, cần phải xây dựng và
hoàn thiện chính quyền đô thị nói chung và chính quyền đô thị thành phố trực
thuộc tỉnh nói riêng, xuất phát từ những đặc trưng và đặc thù quản lý khác
biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn.
Luật Hành chính địa phương 2015 của Lào mới được ban hành, trong
đó, có nhiều sửa đổi liên quan đến việc thành lập và hoạt động của chính
quyền đô thị thành phố nói chung, thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là khung pháp lý. Trên thực tế, hiện nay, các địa phương
của Lào đều mới đang ở giai đoạn bước đầu chuẩn bị hồ sơ cho việc thành
lập đô thị thành phố trực thuộc tỉnh. Điều đó đồng nghĩa với việc ở Lào hiện
nay, bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh mới chỉ đang trong
quá trình nghiên cứu và xây dựng, chưa được thành lập chính thức. Đây
chính là điểm mới, thể hiện tính cấp thiết và sự sáng tạo, không trùng lặp của
đề tài luận văn.
9
Trải qua 30 năm đổi mới và phát triển, quá trình đô thị hóa ở nước
CHDCND Lào đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ với sự gia tăng không
ngừng về quy mô và số lượng đô thị, đặc biệt là đô thị quy mô tỉnh, dẫn đến
có nhiều khác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành,
mô hình tổ chức chính quyền địa phương của nước CHDCND Lào hiện nay
về cơ bản giống nhau, đều tổ chức ba cấp chính quyền và vẫn dựa trên cách
thức quản lý của chính quyền nông thôn là chủ yếu.
Hiện nay, chính quyền quản lý đô thị của Lào được tổ chức các cấp
hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như chính quyền nông thôn
cùng cấp, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trên địa bàn
đô thị. Thực trạng như vậy chưa đủ để quản lý có hiệu lực, hiệu quả các hoạt
động trên địa bàn, dẫn đến nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị như quy hoạch,
kiến trúc, xây dựng hạ tầng đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao
thông, trật tự an toàn xã hội…chưa được giải quyết kịp thời và cũng chưa phù
hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trong
đó đô thị do kết cấu hạ tầng thống nhất đòi hỏi phải quản lý theo ngành là chủ
yếu, khác với nông thôn quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu.
Thực trạng tổ chức chính quyền đô thị nói chung, xây dựng chính
quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói trên đặt ra yêu cầu cần phải làm rõ
sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa đô thị thành phố trực thuộc tỉnh
với đô thị các cấp khác; từ đó xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền, cơ chế hoạt động phù hợp đối với chính quyền đô thị thành
phố trực thuộc tỉnh - nơi đang đặt ra yêu cầu và đòi hỏi hết sức cấp bách về
một mô hình tổ chức chính quyền phù hợp với vị trí, vai trò, quy mô đô thị ở
nước CHDCND Lào hiện nay.
Với những kiến giải nêu trên, tác giả lựa chọn ý tưởng nghiên cứu về
“Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn
10
đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn
thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý của bộ máy chính
quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào trong bối cảnh
thời kỳ đổi mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới tổ chức chính quyền đô thị
luôn dành được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những người làm công
tác nghiên cứu lý luận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến nay, đã
có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn, các bài
nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các đề tài đã được nghiệm thu về
vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền đô thị nói chung và đô thị thành phố trực
thuộc tỉnh nói riêng.
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Tổ chức bộ máy
chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào” cho thấy các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và
nước ngoài tiếp cận vấn đề theo nhiều nội dung với những cấp độ khác nhau.
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả đã tìm hiểu vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền đô thị trong các
công trình khoa học của các học giả nước ngoài, mà cụ thể ở đây là các công
trình, nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Đây được coi như nền tảng tổng
quan cơ bản và quan trọng để tác giả có cơ sở so sánh cũng như nghiên cứu
hoạt động tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ở nước CHDCND Lào. Những
nghiên cứu cơ bản bao gồm:
Đề tài “Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị” do PGS.TS
Bùi Xuân Đức chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài cấp viện của Viện Nghiên cứu
Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc
gia. Trong công trình này, các nhà Luật học đã nghiên cứu lý luận, thực trạng
và giải pháp đổi mới chính quyền địa phương ở đô thị, chính quyền thành phố
11
trực thuộc Trung ương, chính quyền thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là nền
tảng cơ bản để tác giả có cơ sở đối chiếu, so sánh quá trình hình thành, phát
triển và đặc điểm tổ chức và quản lý giữa chính quyền đô thị của Việt Nam và Lào.
Về sách chuyên khảo có các công trình đáng chú ý như: “Những vấn đề
lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” do
PGS.TS Lê Minh Thông và PGS.TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên. Công
trình này đã thể hiện những nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính
quyền địa phương ở nước ta hiện nay; kinh nghiệm lịch sử trong xây dựng và
phát triển chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay; kinh nghiệm lịch sử
trong xây dựng và phát triển chính quyền địa phương, đặc biệt là đổi mới mô
hình tổ chức chính quyền đô thị. Đây là công trình nghiên cứu sâu sắc về
chính quyền địa phương, trong đó có đề cập đến việc xây dựng mô hình chính
quyền đô thị, tuy nhiên mới dừng lại ở những định hướng cơ bản.
Cuốn sách “Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do PGS.TS Lê Minh Thông. Đây là
công trình có giá trị khoa học cao, đã được biên soạn bởi các nhà khoa học có
uy tín lớn như PGS.TS Lê Minh Thông, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS
Bùi Xuân Đức, PGS. TS Vũ Thư. Công trình thể hiện nội dung nghiên cứu lý
luận, thực trạng và đưa ra giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương
gắn với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; đặc biệt trong đó
nội dung về xây dựng chính quyền đô thị rất có giá trị trong định hướng thiết
kế mô hình chính quyền đô thị của tác giả trong luận văn này.
Cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh” của PGS.TS Phan Xuân Biên. Đây là tập hợp các
bài tham luận tại Hội thảo khoa học với nội dung: “Xây dựng chính quyền đô
thị Thành phố Hồ Chí Minh – một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống” do Viện
Nghiên cứu xã hội, Viện kinh tế, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 6 phần với hàng trăm
bài tham luận. Đây là công trình tập hợp những nội dung nghiên cứu công
12
phu, hoàn chỉnh, có giá trị cao về tổ chức chính quyền đô thị hiện nay ở
Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng chú ý là các bài tham luận: Xây dựng chính
quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh - một yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống
của TS. Trương Thị Hiền; Khái niệm về chính quyền đô thị của Nhà nghiên
cứu Nguyễn Đình Tư; Dân chủ trực tiếp – bổ sung hoàn thiện cho dân chủ xã
hội chủ nghĩa của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa…
Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước của Bộ Nội vụ có “Báo
cáo tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của chính
quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay”. Đây là tài liệu có giá trị khoa học và thực
tiễn cao, đánh giá thực trạng chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công về “Đổi mới tổ chức bộ máy
chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Thị Lan, Học viện Hành
chính quốc gia năm 2014, trên cơ sở tổng hợp lý luận về tổ chức chính quyền
đô thị, phân tích thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ở Việt Nam,
đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
này, từ đó đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực
thuộc tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
Tương tự như vậy, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của tác
giả Văn Đức Mạnh về “Tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam đáp ứng yêu
cầu cải cách hành chính nhà nước”, Học viện Hành chính quốc gia năm
2015, cũng đã đưa ra hệ thống giải pháp trên cơ sở phân tích lý luận và thực
trạng hoạt động tổ chức chính quyền đô thị các cấp ở Việt Nam, hướng đến
yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ hội nhập.
Ngoài ra, trên các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí cộng sản, Nghiên
cứu lập pháp, Nhà nước và Pháp luật, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước đã
đăng nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý về tổ chức chính quyền
đô thị. Những vấn đề lý luận, thực tiễn, phương hướng, giải pháp đổi mới mô
hình quyền đô thị, chính quyền nông thôn được nghiên cứu khá phong phú và
đa dạng.
13
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Về phía các công trình khoa học liên quan đến lĩnh vực tổ chức chính
quyền đô thị của nước CHDCND Lào, có đề tài “Hoàn thiện bộ máy quản lý
đô thị CHDCND Lào” - Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công năm 2003,
Học viện Hành chính Quốc gia của tác giả Athiphon Bunnaphôn. Trong đề tài
này, tác giả nghiên cứu chia thành ba chương:
- Chương 1 bao gồm những vấn đề khái quát chung về đô thị và bộ máy
quản lý đô thị, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện bộ máy
quản lý đô thị của nước CHDCND Lào, trong đó, phân tích đặc điểm của các
mô hình tổ chức bộ máy hành chính đô thị ở một số nước trên thế giới, cung
cấp kinh nghiệm để ứng dụng vào việc xây dựng bộ máy quản lý đô thị của Lào.
- Chương 2 phân tích thực trạng bộ máy quản lý đô thị của nước
CHDCND Lào, trong đó, tác giả khái quát sự hình thành và phát triển đô thị
của Lào; tìm hiểu thực trạng bộ máy hành chính và hoạt động quản lý đô thị ở
thành phố Viêng chăn và một số thành phố khác; phân tích thuận lợi và khó
khăn đặt ra đối với thực trạng tổ chức nói trên.
- Chương 3 đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện bộ máy
quản lý đô thị của nước CHDCND Lào trên cơ sở lý luận và thực trạng ở
Chương 1. Tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp lớn, trong đó, nhấn mạnh
đến giải pháp phân loại, phân cấp đô thị và hoàn thiện bộ máy, tăng cường vai
trò lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích lý thuyết và
thực tiễn trong việc hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị nói chung của nước
CHDCND Lào, chứ chưa nghiên cứu sâu về tổ chức bộ máy của chính quyền
đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.
Bên cạnh đó còn có đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy
chính quyền cấp tỉnh nước CHDCND Lào”, luận văn thạc sĩ quản lý hành
14
chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, năm
2007, của tác giả Bouaphanh Xayasongkham.
Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu những nhận thức lý luận cơ bản về
đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước
CHDCND Lào, từ đó làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng và đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế, cụ thể:
- Chương 1 bao gồm khái niệm, vị trí, vai trò, những căn cứ pháp lý và
các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh
của nước CHDCND Lào. Bên cạnh đó, tác giả cũng khái quát hóa quá trình
phát triển của bôk máy chính quyền cấp tỉnh của Lào từ năm 1975 đến thời
điểm nghiên cứu.
- Chương 2, tác giả nghiên cứu, đưa ra những số liệu về thực trạng về
tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh của Lào, đánh giá ưu
điểm, hạn chế của hoạt động này trên thực tế và xác định những vấn đề đặt ra.
- Chương 3 đề cập đến phương hướng và đề xuất một số giải pháp đổi
mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh của nước
CHDCND Lào. Trong đó, tác giả chú trọng đến giải pháp hoàn thiện quy định
pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác đào tạo cho đội
ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh nước CHDCND Lào.
Tuy nhiên, có thể thấy đề tài luận văn của tác giả Bouaphanh
Xayasongkham mới chỉ đề cập đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp
tỉnh nói chung, không đi vào nghiên cứu và phân tích tổ chức chính quyền đô
thị và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.
Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, đề tài
nghiên cứu, luận văn, sách báo đều đã tiếp cận ở nhiều nội dung cụ thể khác
nhau để giải quyết tốt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Trong chừng
mực nhất định, các nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị. Nhìn
15
chung, các đề tài, công trình nêu trên đã phân tích khá toàn diện cơ sở lý luận
và thực tiễn cũng như bước đầu đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị nói chung và chính
quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Tuy nhiên liên quan đến vấn
đề này đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau cả về phương diện nhận thức
cũng như tổ chức thực hiện. Nhiều phương án cải cách, đổi mới mô hình tổ
chức và hoạt động chính quyền đô thị vẫn rất được quan tâm của các nhà khoa
học, nhà lãnh đạo, nhà quản lý cũng như người dân.
Tuy nhiên, cho đến nay, có thể khẳng định chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt và có hệ thống về tổ chức bộ
máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của nước CHDCND Lào.
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này dưới góc
độ khoa học quản lý công. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, hi vọng sẽ
khắc phục được tình trạng nên trên, lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về lĩnh
vực này.
Kế thừa và hệ thống hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà
quản lý, luận văn này tập trung phân tích cơ sở lý luận, đánh giá khái quát
thực tiễn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước
CHDCND Lào, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp
tục xây dựng, đổi mới và hoàn thiện chính quyền đô thị ở Lào hiện nay, góp
phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số đề xuất tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố
trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
16
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn có những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính quyền đô thị, mô hình tổ
chức của chính quyền đô thị và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị và đô thị
thành phố trực thuộc tỉnh tại một số quốc gia trên thế giới.
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích những hạn chế của tổ chức bộ máy
chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở Lào hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp để tổ chức hợp lý bộ máy chính quyền đô thị
thành phố trực thuộc tỉnh của Lào đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức bộ máy chính quyền đô
thị thành phố trực thuộc tỉnh của nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu những mô hình
chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của Lào trong khoảng thời gian
từ năm 2003 đến nay trong phạm vi cả nước.
- Phạm vi về không gian: 17 tỉnh của nước CHDCND Lào.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Quan điểm duy vật biện chứng
Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh được đặt
trong mối quan hệ với các cấp chính quyền của Chính phủ Lào, so sánh sự
tương quan và khác biệt với mô hình chính quyền đô thị của Việt Nam. Bên
17
cạnh đó, khi nghiên cứu, đưa ra những đề xuất giải pháp trong mối quan hệ
tương tác, phù hợp với các nguồn lực (nhân lực và vật lực) hiện có, để thấy
được sự phù hợp và mức độ sẵn sàng của Chính phủ CHDCND Lào trong quá
trình hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền đô thị nói chung và đô
thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng.
- Quan điểm duy vật lịch sử
Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh được
nhận thức trong tiến trình hình thành và phát triển của nó, trong tiến trình phát
triển của đất nước CHDCND Lào, để thấy được sự phát triển và trưởng thành
qua các thời kỳ. Qua đó, có thể thấy được nhưng vấn đề phát sinh trong thời
kỳ mới để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện và đổi mới mô hình
này trong tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích tài liệu sẵn có (Desk review)
Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản, nhằm cung cấp cơ sở lý luận
cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Các nguồn tài liệu được chia thành ba
nhóm cơ bản:
+ Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Văn bản quy
phạm pháp luật, các chiến lược, chương trình…).
+ Các công trình khoa học đã được công bố trên thế giới, Việt Nam và Lào.
+ Các báo cáo, số liệu thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các lý luận về tổ chức
chính quyền đô thị nói chung và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh
nói riêng.
18
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong thống kê số liệu
thực tế để phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của đề tài
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Xuất phát từ nhận định sự thiếu hụt cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy
chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào, tác giả mong
muốn đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp cho những người học, nhà quản lý và
các nhà nghiên cứu một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ về lĩnh vực này .
Hệ thống kiến thức này sẽ là một trong những yếu tố nền tảng cho
những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tổ chức bộ máy chính quyền đô thị
của CHDCND Lào sau này.
Bên cạnh đó, lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố
trực thuộc tỉnh cũng là nguồn bổ sung quan trọng cho các lĩnh vực nghiên cứu
liên quan.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Ngoài yếu tố lý luận, đề tài còn mang lại ý nghĩa thực tiễn. Các giải
pháp đưa ra mang tính khả thi để các cơ quan có thẩm quyền có thể vận dụng
trong việc đổi mới, tổ chức hợp lý chính quyền đô thị thành phố trực thuộc
tỉnh ở nước CHDCND Lào hiện nay. Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu tham
khảo cho những nhà quản lý trong quá trình lãnh đạo thực hiện. Nghiên cứu
này có thể là nguồn tài liệu giảng dạy, tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch
địch chính sách, nhà làm luật, nhà quản lý HCNN, nhà nghiên cứu chuyên
sâu, các giảng viên, học viên...
Là một đề tài tương đối mới tại Lào, nghiên cứu này hướng đến mục
tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn về tổ chức bộ máy
chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động
của nền công vụ Lào nói chung. Đề tài mang tính ứng dụng cao, bởi ngoài hệ
thống cơ sở lý thuyết tương đối toàn diện, nghiên cứu này còn hướng đến
19
thực trạng với những con số cụ thể, xác thực, điều tra nghiên cứu một cách
toàn diện để từ đó đề xuất mô hình chính quyền đô thị thành phố trực thuộc
tỉnh mang tính khả thi và hiệu quả ở nước CHDCND Lào.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành ba chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy chính quyền
đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố
thực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào.
Chương 3: Phương hướng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính
quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào.
20
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH
1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và chính quyền địa phương
1.1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ
1.1.1.1. Tổng quan chung về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia của các nước đều được phân chia thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ nhằm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước từng vùng lãnh thổ đó.
Không có nguyên tắc chung về phân chia lãnh thổ quốc gia thành các
đơn vị hành chính lãnh thổ như thế nào để thống nhất chung. Tuy nhiên, theo
thống kê chung, lãnh thổ quốc gia có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau
và đánh số từ 1 đến 4. Và mỗi một cấp (cấp 1 đến cấp 4) có thề có những tên
gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia.
Bảng 1.1 mô tả cách phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ của một số
nước và tên gọi của từng đơn vị.
Bảng 1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ một số nước
Tên
quốc gia
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 và
thấp hơn
Australia Nhà nước liên
bang, chia
thành 6 bang
và 10 vùng
lãnh thổ
562 đơn vị
hành chính
gắn với chính
quyền địa
phương
Brunei Chia làm 4
huyện (4
daerah-
daerah)
Mỗi huyện
chia thành xã
(38 mukim )
Làng
(kampung)
Không có
chính
quyền địa
phương
tương ứng
Cambodia
26 tỉnh (26
khêt )
Huyện (150+
srŏk)
Xã (1400+
khum)
Buôn, làng
(14000+
phum)
21
Thành phố
thủ đôPhnom
Penh)
Quận (khan)
Sngd, xã
(sangkat)
Cũng có tài
liệu ghi
thêm khu
phố (krom)
Indonesia Chia thành 34
tỉnh với 5
khu đặc biệt
cấp tỉnh (34
provinsi p
including 5
daerah
istimewa
including
Jakarta)
Quận, huyện,
…(340+
kabupaten;
90+ kota)
Xã,
kecamatan,
distrik)
Buôn, làng
(desa,
kelurahan,
kampung)
Malaysia Chia thành 13
bang và ba
vùng lãnh thổ
liên bang
Tỉnh hoặc
huyện (139
daerah)
Xã (1000+
mukim)
Làng, buôn
(8000+
kampung)
Ba vùng lãnh
thổ đặc biệt (3
Wilayah
Persekutuan:
Kuala
Lumpur
11 mukim 150+
kampung
Labuan 27 kampung
Putrajaya 21 presint"
Myanmar Chia làm 7
vùng hay 7
bang; 1 vùng
lãnh thổ liên
bang; 6 đơn vị
tự quản (7
taing detha
gyi (regions)
7 pyi-neh
(states)
67 kayaing 330
townships
there are
330
townships in
Myanmar.[1]
[towns]
[wards]
[villages]
Philippines Chia thành
vùng
Tỉnh (81
lalawigan 38
malayang
lungsod
1 malayang
bayan )
Huyện (84
bahaging
lungsod;151
1
karaniwang
bayan
Xã (42027
barangay )
Singapore Chia thảnh 5
huyện- Hội
Đơn vị bầu cử
(29
Phường (89
Divisions/W
22
đồng phát
triển cộng
đồng(5
Districts)
constituencies) ards)
Thailand Tỉnh và khu
vực thủ đô
(76 changwat;
Bangkok;
Pataya)
Huyện (840+
amphoe )
Xã hay
phường
(tambon;in
Bangkok:16
9 khwaeng)
Buôn, làng
(chumchon
or muban)
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 1 có những tên gọi khác nhau, thường
có thể gọi chung là tỉnh trong hệ thống các nước ASEAN. Trong khi Nhật
Bản và Trung quốc có tên gọi khác (prefecture).
Bên dưới vùng lãnh thổ cấp 1 là các vùng lãnh thổ cấp 2 [1]. Tên gọi
của đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 cũng rất khác nhau. Có thể tam gọi
chung là huyện.
Một số nước có thể có cách phân chia thành các vùng lãnh thổ khác
nhau. Trong đó quan trọng nhất là phân chia để thành lập một chủ thể quản lý
toàn diện các vấn đề của vùng lãnh thổ. Từng cấp đơn vị hành chính lãnh thổ
có sự phân định giữa đơn vị hành chính lãnh thổ mang tính nông thôn và đơn vị
hành chính lãnh thổ mang tính đô thị.
1.1.1.2. Các loại đơn vị hành chính lãnh thổ trực thuộc tỉnh
Bên dưới tỉnh như đã chỉ ra ở Bảng 1.1, có nhiều tên gọi khác nhau cho
đơn vị hành chính lãnh thổ. Tùy từng quốc gia có những tên gọi khác nhau.
Ở Việt Nam tên gọi các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp dưới tỉnh bao gồm:
- Thành phố thuộc tỉnh;
- Thị xã;
- Huyện;
- Quận.
23
Các nước trên thế giới cũng có tên gọi tương tự. Và có thể sử dụng
chung cụm từ “district” như là huyện, nhưng có thể sử dụng cụm từ
“municipality” như là cụm dân cư.
1.1.2. Chính quyền địa phương
1.1.2.1. Tổng quan về chính quyền địa phương
Mỗi một đơn vị hành chính lãnh thổ đều gắn liền với một chủ thể quản
lý các vấn đề thuộc lãnh thổ đó. Cách thức tổ chức chính quyền địa phương để
quản lý các vấn đề của vùng lãnh thổ đó có thể theo những mô hình khác nhau.
Hiện nay, có thể có nhiều cách thức tổ chức chính quyền địa phương
đơn vị hành chính lãnh thổ. Và mỗi một quốc gia có thể chọn cho mình một
dạng riêng.
Hai chủ thể đáng được chú ý của chính quyền địa phương là:
- Hội đồng địa phương (Hội đồng) do nhân dân địa phương bầu ra để
thay mặt nhân dân địa phương quản lý nhà nước các vấn đề thuộc địa bàn
lãnh thổ;
- Cơ quan chấp hành của Hội đồng địa phương nhằm triển khai tổ chức
thực hiện các quyết định của Hội đồng.
1.1.2.2. Một số dạng tổ chức chính quyền địa phương phổ biến
Với hai nhóm yếu tố đó có thể tạo ra một số dạng tổ chức chính quyền
địa phương.
- Mô hình “Hội đồng mạnh, Thị trưởng yếu”: Theo mô hình này, Hội
đồng không chỉ có thẩm quyền ra nghị quyết để quyết định các vấn đề của
địa phương, mà còn có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai các hoạt
động thông qua các cơ quan chuyên môn.
Sơ đồ 1.1. mô tả loại hình này.
24
-
- Mô hình “Hội đồng yếu - Thị trưởng mạnh”: Chính quyền địa phương
các cấp tổ chức theo mô hình này thì mọi quyền liên quan đến việc triển khai
thực hiện. quyền nhân sự, quyền tổ chức bộ máy đều do người đứng đầu - Thị
trưởng quyết định. Hội đồng chỉ là cơ quan nghị quyết, ít có quyền về các vấn
đề trên.
Mô hình tổ chức Hội đồng yếu - Thị trưởng mạnh mô tả ở Sơ đồ 1.2.
Hai mô hình trên, Thị trưởng và Hội đồng đều do cử tri địa phương
bầu. Vấn đề khác nhau chỉ ở phân chia quyền lực liên quan đến nhân sự, bộ
máy… trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa ban
địa phương.
- Mô hình “Hội đồng - Nhà quản lí chuyên nghiệp - Thị trưởng danh dự”
Trong mô hình này, Hội đồng vẫn do cử tri bầu và một thị trưởng/chủ
tịch/người đứng đầu hoặc do Hội đồng bầu hoặc do cử tri bầu. Nhưng vị trí
25
chủ tịch, người đứng đầu mang tính đại diện lễ tân, ngoại giao, ít có quyền
liên quan đến quản lý.
Hội đồng sẽ tuyển dụng một nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp để
triển khai tổ chức thực hiện và được trao quyền để triển khai tổ chức thực
hiện, bao gồm cả quyền về nhân sự, tổ chức bộ máy.
Cách tổ chức này mô tả ở Sơ đồ 1.3.
Nếu Thị trưởng do Hội đồng bầu, ít được trao quyền;chủ yếu thực hiện
chức năng chính trị chung và chức năng đại diện danh dự trong các nghi lễ,
không có các thẩm quyền hành chính quan trọng và quyền phủ quyết đối với
các quyết định của Hội đồng.
Hội đồng sẽ tuyển dụng các nhà hành chính chuyên nghiệp theo một
thời hạn nhất định để thực hiện các chính sách do Hội đồng đề ra. Nhà quản lí
được trao để triển khai hoạt động quản lý.
- Mô hình điều hành hoạt động quản lí thông qua ủy ban do Hội đồng bầu
Hội đồng do nhân dân bầu ra sẽ bầu một tập thể gồm nhiều người,
thường gọi chung là ủy ban chấp hành - cơ quan chấp hành. Cơ quan chấp
hành hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo cơ chế đa số.
Tuy nhiên, Ủy ban thông thường có chủ tịch, các phó chủ tịch và các
ủy viên UBND. Cơ chế tập thể làm cho tất cả thành viên ủy ban có quyền hạn
26
giống nhau đối với các quyết định của ủy ban. Nhưng đồng thời, chính Hội
đồng bầu ra một người làm chủ tịch. Và trao cho người này những quyền hạn
riêng, không phải thông qua cơ chế tập thể Ủy ban. Và như vậy, các quyết
định quản lý sẽ có hai dạng: dạng của Ủy ban (tập thể) và dạng của Chủ tịch
Ủy ban (cá nhân).
Thực tế ở những nước theo mô hình này, chưa phân định rõ hai loại
quyết định trên nên tạo ra những xung đột nhất định trong quyết định chấp
hành của Ủy ban đối với các quyết định của Hội đồng.
Mô hình này mô tả ở Sơ đồ 1.4.
Ngoài các mô hình trên, một số nước cụm từ chính quyền địa phương
không gắn với hội đồng do cử trí địa phương bầu ra, chỉ đơn thuần cơ quan
quản lý các vấn đề của địa phương do luật định và cách thức tổ chức do cơ
quan quản lý nhà nước về tổ chức và nhân sự quyết định.
1.2. Vùng đô thị và chính quyền đô thị
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại đô thị
1.2.1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là cụm từ dùng để chỉ một khu vực, một vùng lãnh thổ mang
những tính chất, đặc điểm khác nhau về dân cư đô thị, mật độ dân số, tính
chất lao động của dân cư hay về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vai trò, sự phát triển
27
kinh tế - xã hội... của một khu vực, vùng lãnh thổ. Mỗi quốc gia khác nhau có
những quy định, cách hiểu khác nhau về đô thị nhưng thông thường các đô thị
phải thể hiện được vị trí, vai trò, chức năng trên các lĩnh vực chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội...; vai trò đối với sự phát triển của
từng vùng hay trên phạm vi cả nước hoặc do đặc điểm lịch sử, vị trí địa lý của
bản thân đô thị để lại. Tuy nhiên, dù tiếp cận theo góc độ nào thì khái niệm đô
thị cũng thống nhất với nhau ở một tiêu chí “đô thị là điểm dân cư tập trung
phần lớn những người dân hoạt động không phải là nông nghiệp, họ sống và
làm việc theo kiểu thành thị”.
Các đô thị trên thế giới đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu
dài. Các nhà đô thị học đã phân chia lịch sử phát triển đô thị thành bốn giai
đoạn: cổ đại (từ năm 4.000 trước công nguyên đến năm 500 sau công
nguyên); trung đại (từ năm 500 đến năm 1.500 sau công nguyên); cận đại (từ
năm 1.500 đến năm 1.800) và giai đoạn thứ tư từ năm 1.800 đến nay.
Nhìn chung, các đô thị ngày nay đều mang đầy đủ giá trị về kinh tế,
chính trị, hành chính, văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, với giá trị nào,
đô thị cũng được hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lưu của con người,
của xã hội, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, quản lý nhà nước. Do đó,
những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, lợi thế về chính trị, văn hóa,
xã hội là những nơi thuận tiện cho việc phát triển đô thị.
Đô thị so với nông thôn là hai môi trường sống, hai loại hình định cư có
những đặc điểm khác nhau về tính chất, quy mô, chức năng, nhiệm vụ, mức
độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mật độ dân số, nhu cầu sử dụng,
cách thức tổ chức quy hoạch, xây dựng, khai thác, vận hành các quá trình xã
hội và nhất là hệ thống các cơ sở hạ tầng trong đô thị.
So với nông thôn, nhìn chung các đô thị có quy mô và mật độ dân số
lớn hơn, có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở hạ tầng cao hơn, môi
trường sống được tổ chức khoa học hơn, văn minh và hiện đại hơn và người
28
dân đô thị được cung cấp các dịch vụ công ở mức độ đồng bộ hơn, đa dạng
hơn và chất lượng hơn.
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng
trong tỉnh, trong huyện.
Về mặt nhà nước - pháp luật, không thể sử dụng hoàn toàn các khái
niệm về đô thị được hiểu theo nghĩa thông thường mà cần phải ghi rõ nội
dung dung đầy đủ của nó trên phương diện pháp lý cũng như thực tiễn. Vì
vậy, pháp luật của các nước cũng như CHDCND Lào đều đưa ra những tiêu
chí, tiêu chuẩn để phân biệt đô thị với nông thôn. Những tiêu chí cơ bản để
phân biệt đô thị và nông thôn là:
- Là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế hoặc trung tâm
văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật - công nghệ, thể thao... của cả nước
hoặc một vùng lãnh thổ.
- Là nơi tập trung trung dân cư đông đúc hơn so với nông thôn. Mỗi
quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về quy mô dân số đô thị nhưng
đều đảm bảo tính chất là một điểm dân cư tập trung cao và chỉ tính trong nội thị.
- Dân cư hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và
thường không nhỏ hơn 60%.
- Là nơi tập trung hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng quan
trọng, như: Trạm viễn thông, sân bay, nhà ga, cảng biển... và hạ tầng xã hội,
như: Nhà ở, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu...
- Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động và hầu như không
có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn tôn trọng những
chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.
29
1.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đô thị
Đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng và của cả
nước, có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, xã hội. Tại các đô thị thường
tập trung đông dân cư, có mật độ dân số cao, tập trung nhiều các ngành công
nghiệp và dịch vụ, sản xuất ra phần lớn của cải cho xã hội, đồng thời cũng là
nơi tiêu xài phần lớn của cải xã hội. Điều này tạo ra sự phồn thịnh, điều kiện
phát triển cho các đô thị. Bên cạnh đó, bản thân đô thị luôn tiềm ẩn: Tội
phạm, các tệ nạn xã hội, hỏa hoạn, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... Đồng
thời, luôn đặt ra các thách thức về kinh tế và cung cấp dịch vụ cho đô thị;
cung cấp dịch vụ công cộng, nước sạch, thoát nước, đất đai, nhà ở, việc làm,
giao thông đi lại...
Đô thị phát triển gắn liền với sản xuất hàng hóa, gắn liền với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quốc gia, tạo ra việc làm mới, thu hút nhiều
lao động từ khu vực nông thôn, gắn với quá trình chuyên môn hóa sản xuất,
đào tạo lao động có trình độ cao. Đô thị càng lớn, hiệu quả đầu tư cho hạ tầng
kỹ thuật càng cao, khả năng tạo ra các giá trị mới về trí tuệ và công nghệ
càng nhiều.
Đô thị là nơi tập trung tài nguyên, các nguồn lực và nhân lực tạo ra
phần lớn sản phẩm cho xã hội, là trung tâm giao lưu thông tin, trí thức, là nơi
có sự phát triển vượt bậc, động lực phát triển cho quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ. Hơn thế nữa, các đô thị phải là nơi con người được sống, lao động và tận
hưởng hạnh phúc trong sự phát triển ổn định, bền vững. Do đó, các đô thị
ngày nay không chỉ là các tác phẩm nghệ thuật của các kiến trúc sư mà còn là
tác phẩm của các nhà quản lý, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu đô thị...
hay nói cách khác, nó được sự quan tâm của tất cả mọi người. Phát triển đô
thị không phải là việc làm đơn lẻ của một nhóm người, một tổ chức mà phải
là của cả cộng đồng xã hội với vai trò định hướng, điều hành, quản lý của nhà
nước. Yêu cầu phát triển đô thị đặt ra và đòi hỏi chúng ta phải có những nội
dung quản lý phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, đặc điểm khác nhau ở đô thị.
30
Theo đó cách thức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, thẩm quyền quản lý... của
các cơ quan nhà nước ở đô thị không thể giống nhau và càng không thể giống
với các cơ quan quản lý nhà nước ở các đơn vị không phải là đô thị.
Các đô thị hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế -
xã hội. Sự phát triển của đô thị chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách
quan, do đó thường hiếm khi phát triển theo ý chí chủ quan của các nhà quản
lý, các nhà chính trị. Do đó, việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản
lý đô thị phải phù hợp với các quy luật vận động của nền kinh tế - các dòng
chảy của thị trường. Các chính sách quản lý đô thị phải đáp ứng sự vận động
liên tục, thường xuyên của đô thị theo các mục tiêu phù hợp với các quy luật
của nền kinh tế để thị trường luôn luôn phát triển.
Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hoặc đã được quy hoạch, hoàn chỉnh từng
phần, mật độ các công trình cao là những đặc trưng cơ bản của đô thị. Cơ sở
hạ tầng, mật độ dân số cao và quy mô dân số là những yếu tố tạo ra những lợi
thế, hiệu quả kinh tế về tính tập trung của đô thị. Thông thường các công trình
xây dựng, nhà ở, trụ sở, trường học, bệnh viện, trung tâm giao lưu thương
mại, nơi sản xuất, công viên, bảo tàng... được tập trung tại các đô thị. Tùy
từng quy mô và chức năng từng đô thị, các đô thị có những dáng vẻ riêng của
mình, thể hiện nền văn minh, định hướng, trình độ phát triển của địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc của cả nước.
Cơ cấu lao động, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa
cao là tiền đề cơ bản của việc nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đời sống
kinh tế - xã hội đô thị.
Các đô thị thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng, lãnh thổ, quốc gia. Thu nhập
từ khu vực đô thị luôn lớn hơn các vùng khác và chiếm đại đa số trong thu
nhập quốc dân ở mỗi quốc gia, trong khi tỷ lệ dân số ở đô thị thấp hơn các
vùng khác. Vì vậy quản lý đô thị đang trở thành một vấn đề rất quan trọng đối
31
với các cấp chính quyền, cũng như các tổ chức xã hội có liên quan với mong
muốn sao cho các đô thị được ổn định và phát triển không ngừng.
Đô thị có những nhu cầu và đặc điểm khác so với khu vực nông thôn.
Trước hết, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, xã hội đô thị luôn xuất
hiện những nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, điều trị, chăm sóc sức
khỏe, vui chơi, giải trí... Các nhu cầu này ngày càng đòi hỏi cao hơn và có các
nhu cầu mới thường xuyên phát sinh.
Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế chủ yếu về thương mại,
dịch vụ, công nghiệp hoặc thuần túy là một trung tâm chính trị - hành chính;
văn hóa, trung tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn hóa trên
các lĩnh vực của đô thị cao hơn so với nông thôn.
1.2.1.3. Phân loại đô thị
Để có cơ sở quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị, cần phải phân
loại đô thị. Tùy thuộc vào điều kiện dân cư, vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã
hội mà mỗi quốc gia có những cách thức phân loại đô thị khác nhau nhau và
tùy theo những yếu tố mang tính đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều nước không
quan tâm đến phân loại đô thị mà chỉ quan tâm đến tư cách chính quyền địa
phương hay tư cách thành phố trao cho vùng lãnh thổ đó thuộc đơn vị hành
chính cấp nào để có tướng ứng cấp chính quyền.
Việt Nam, Trung Quốc có cách phân loại đô thị theo quan điểm của
mức độ đô thị hóa.
Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chia đô thị thành 6 loại:
Đô thị loại đặc biệt
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc
gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế,
khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
32
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực
nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực
nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu
vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại I
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp
vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y
tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc
tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh
hoặc cả nước;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số:
a) Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị
đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
b) Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu
vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực
nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
33
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu
vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại II
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm
chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào
tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu
mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh
hoặc một vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội
thành đạt từ 100.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực
nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu
vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại III
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm
chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế,
khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
34
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội
thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực
nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000
người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu
vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại IV
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm
chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào
tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện,
đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
huyện hoặc vùng liên huyện;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội
thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực
nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2
trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu
vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
35
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại V
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm
tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn
hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân
số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt
các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này [28].
Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính “mức độ đô thị hóa” Và
có thể có nhiều khu vực thỏa mãn các tiêu chí trên của đô thị hóa.
1.2.2. Chính quyền đô thị
1.2.2.1. Tổng quan về chính quyền đô thị
Chính quyền đô thị thường gắn với những vùng lãnh thổ theo cách thức
phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ như nêu trên. Có thể là chính quyền đô
thị cho cả một vùng lãnh thổ cấp 1. Một số cụm từ hay sử dụng là chính
quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ được gọi là
đô thị này tương đương với vùng lãnh thổ cấp tỉnh, nhưng mức độ đô thị hóa
có thể rộng nhưng chưa sâu.
36
Mỗi một quốc gia có những vùng lãnh thổ như vậy, và đa số có vùng
lãnh thổ gắn với thành phố cốt lõi là thủ đô để tạo nên vùng lãnh thổ đô thị
trực thuộc trung ương. Việt Nam có 5 vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung
ương; Trung quốc có 4 vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung ương; Hàn quốc
có 8 vùng lãnh thổ theo mô hình này. Trong khi Nhật Bản vùng Tokyo được
coi là vùng lãnh thổ cấp tỉnh. Lào có Vùng thủ đô Viêng-chăn.
Cách tổ chức của chính quyền các vùng lãnh thổ cấp 1 mang tính đô thị
không khác nhau nhiều giữa các quốc gia và cũng theo các dạng đã nêu trên.
Sự khác nhau chủ yếu nằm ở cách phân chia tiếp theo thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ nhỏ hơn (cấp 2 hay cấp 3). Ví dụ, 8 vùng đô thị của Hàn
quốc tương đương cấp tỉnh cũng được phân chia gần giống như tỉnh. Khu vực
đô thị Seoul, thành phố trực thuộc trung ương, tuy là cơ quan tự quản, nhưng
cũng được chia ra 25 đơn vị nhỏ hơn cấp 2 và cũng được trao quyền tự quản
từ chính quyền thành phố cấp 1. Và từng đơn vị hành chính cấp 2 này cho thể
chia nhỏ tiếp theo.
Vùng đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 nẳm bên dưới cấp lãnh thổ cấp
1. Đơn vị hành chính lãnh thổ này được xếp loại khu đô thị và cũng có thể có
nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào quốc gia.
Chính quyền địa phương của vùng đô thị này gắn với cấp hành chính
và có thể gọi chính quyền địa phương bên dưới hay của chính quyền địa
phương cấp 1.
Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương vùng lãnh thổ loại này
cũng tuân thủ theo các dạng đã nêu trên.
1.2.2.2. Đặc trưng của chính quyền đô thị
Về cơ bản chính quyền đô thị có các đặc trưng sau:
Thứ nhất: Chính quyền đô thị trực tiếp tác động đến các đối tượng
Đô thị là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học -
công nghệ của cả nước hay một vùng, là nơi tập trung chủ yếu các cơ sở kinh
37
tế, hạ tầng quan trọng như trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, hệ thống
giao thông liên lạc, điện, nước, công trình xây dựng, khu vui chơi, giải trí phát
triển với tốc độ nhanh.
Chính quyền đô thị là chủ thể triển khai thực thi các chính sách, pháp
luật của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định mọi mặt đời sống xã hội thông
qua việc sử dụng hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý vĩ mô phù hợp.
Do đó chính quyền đô thị để thực hiện tốt chức năng của mình, chính quyền
đô thị có tư cách pháp nhân công quyền, có thực quyền lực trên cả ba phương
diện là quyền lập qui, quyền điều hành và quyền cưỡng chế để quản lý có hiệu
lực toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường... trên địa
bàn đô thị.
Thứ hai: Chính quyền đô thị là nơi trực tiếp phân phối, cung cấp các
dịch vụ công cộng
Các dịch vụ công như: Cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, môi
trường, giao thông đô thị... nhằm phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội
chung trên địa bàn. Do đặc điểm sinh sống của dân cư đô thị, nhu cầu cung
cấp những dịch vụ trên mang tính tập trung cao và được liên thông trên cả địa
bàn. Để đảm nhận cung cấp một khối lượng lớn các dịch vụ trên địa bàn
thường các đơn vị tư nhân không đủ khả năng, mà phải do chính quyền đứng
ra thực hiện.
Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của các đô thị, nhu cầu dịch vụ
công cộng ngày càng gia tăng đang gây nên những áp lực đối với chính
quyền. Trước nhu cầu cấp bách về cung cấp dịch vụ công cho người dân đô
thị, chính quyền cần thúc đẩy quá trình xã hội hóa dịch vụ công mới đáp ứng
kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ cho người dân đô thị.
Thứ ba: Chất lượng dịch vụ công do chính quyền đô thị cung cấp
thường được đảm bảo hơn ở nông thôn
38
Dân cư đô thị được tập trung từ nhiều vùng, miền khác nhau nên họ có
cuộc sống khá độc lập với nhau, ít có quan hệ truyền thống chặt chẽ theo dòng
tộc, cộng đồng tự quản như ở nông thôn, tôn trọng những chuẩn mực có tính
pháp lý hơn là những qui tắc có tính cộng đồng. Từ những đặc điểm sinh sống
này mà nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ công cho người
dân đô thị cũng đặt ra cao hơn so với nông thôn. Ngoài ra, người dân ở đô thị
cũng thường không tự cung tự cấp một số dịch vụ cho mình nên hầu hết các
dịch vụ công ở đô thị đều do chính quyền cung cấp theo yêu cầu của người
dân. Việc chính quyền đô thị cung cấp đồng bộ các dịch vụ công vừa đảm bảo
được nhu cầu về số lượng, chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí hạ giá thành các
sản phẩm dịch vụ.
Thứ tư: Quản lý của chính quyền đô thị có sự đan xen với khu vực đang
được đô thị hóa
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho nhiều đô thị hiện nay
còn mang đường nét của nông thôn, nhất là về kết cấu hạ tầng, kiến trúc xây
dựng, phương thức hoạt động kinh tế - xã hội, tập quán sinh hoạt và lối sống...
cũng do đặc thù này mà nhiều đô thị vẫn lưu giữ mô hình bộ máy chính quyền
nông thôn. Chính thực tế này đã làm cho hoạt động của chính quyền đô thị
không có sự thay đổi theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do
đó, ở các đô thị cần phải thiết lập mô hình tổ chức và phương thức hoạt động
của chính quyền cho phù hợp với tính chất, đặc điểm và xu thế phát triển đô
thị trong tương lai.
Thứ năm: Quản lý của chính quyền đô thị yêu cầu đảm bảo tập trung,
đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả cao
Muốn duy trì và phát triển đô thị theo định hướng thì hoạt động quản lý
của chính quyền đô thị phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, đồng bộ, có hiệu
lực và hiệu quả, tránh tình trạng quản lý theo kiểu chia cắt theo chiều dọc và
chiều ngang thành từng mảng nhỏ. Chẳng hạn, quản lý nhà nước về giao
thông vận tải, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, cây xanh, xây dựng nhà
39
cửa... giao cho cơ quan khác nhau mà thiếu sự phối kết hợp trong hoạt động
sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, cát cứ, thiếu đồng bộ trong cung cấp dịch vụ
công trên địa bàn.
1.3. Chính quyền thành phố và thành phố thuộc tỉnh
1.3.1. Chính quyền thành phố
1.3.1.1. Phân biệt thành phố và khu vực đô thị
Khu vực đô thị phải được trao tư cách pháp lý mới được chuyển từ khu
vực đô thị (Urban) thành tên gọi là thành phố (City).
Có thể các khu đô thị hình thành mang tính “đô thị hóa”, nhưng thành
phố thường gắn liền với tư cách pháp lý của nó. Hay nói khác đi, khu đô thị
được gọi là thành phố phải được văn bản pháp luật quy định.
Thành phố thường được phân loại theo quy mô dân số. Tuy nhiên, mức
độ quy mô dân số cũng mang tính tương đối.
1.3.1.2. Phân chia thành phố thành các cấp độ thành phố theo quy mô và
tính pháp lý
- Thành phố loại nhỏ với dân số dưới 50,000 dân;
- Thành phố có quy mô trên 50,000 đến 1 triệu. Hiện nay có 61% dân
số đô thị sống trong các thành phố quy mô này. Đến năm 2025 chỉ có 50%
dân số đô thị sống trong loại này.
- Thành phố có dân số trên 1 triệu dân. Năm 2011, có khoảng 40% dân
số đô thị sống trong các thành phố này. Nhưng nên năm 2025 sẽ có khoảng
47% dân số đô thị ở các thành phố trên 1 triệu dân.
- Thành phố có số dân trên 10 triệu người, theo dự đoán của các nhà đô
thị học cũng sẽ gia tăng [52].
Theo Liên hợp quốc, năm 2016 dân số thể giới sống trong các khu đô
thị đạt 54.5% và đến năm 2030 con số này sẽ là 60%. Và 30 % sẽ sống trong
các thành phố trên ½ triệu người.
40
Năm 2016 có 512 thành phố trên 1 triệu dân, thì đến năm 2030 con số
sẽ là 662. Thành phố có trên 10 triệu dân có 31 thành phố thì đến 2030 sẽ lên
đến 41; thành phố có quy mô từ 5 tiệu đến dưới 10 triệu 45 năm 2016, sẽ có
10 thành phố nảy sẽ gia nhập nhóm siêu thành phố. Và số lượng thành phố
loại này sẽ gia tăng đến 63 thành phố. Nói chung, thành phố số lượng lớn
thuộc nhóm dưới 5 triệu dân, cụ thể gồm:
- Từ 1- 5 triệu: từ 436 đến 559 thành phố;
- Từ 500.000 đến 1 triệu: từu 551đến 731 thành phố [51].
Ngoài phân loại thành phố theo quy mô dân số (cũng thường gắn liền
với phân loại khu đô thị), cũng có thể phân loại theo cơ sở hình thành khu đô
thị - thành phố. Ví dụ, thành phố công nghiệp; thành phố du lịch; thành phố
đại học...
Một sự phân loại khu đô thị - thành phố được chú ý là thành phố có tư
cách thành phố.
Nếu như đô thị có thể hình thành mang tính tự nhiên, thì thành phố
được trao tư cách thành phố đòi hỏi phải được thông qua văn bản pháp luật.
Malaysia cũng chỉ trao tư cách thành phố cho một số loại chính quyền địa
phương nhất định gắn với một vùng lãnh thổ nhất định. Và để một cấp chính
quyền địa phương được trao tư cách thành phố, đòi hỏi phải có dân số tối
thiểu 500.000 dân, và có nguồn thu hàng năm trên 100 triệu RM (tiền
Malaysia) [41].
Thông thường, phân loại khu đô thị, thành phố gắn liền với cách thức
phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ. Và nếu đơn vị hành chính lãnh thổ đạt
được mức độ đô thị hóa, thành phố đó sẽ tương ứng với đơn vị hành chính
lãnh thổ cùng cấp và sẽ gắn với chính quyền địa phương cấp đó.
Hàn Quốc phân chia lãnh thổ hành chính thành các cấp khác nhau,
vùng lãnh thổ đạt được cấp thứ nhất có 8 đơn vị.
41
Tùy thuộc vào cấp lãnh thổ hành chính để xác tư cách thành phố đó
thuộc cấp hành chính nào.
Ngoài ra còn có cách phân chia thành thành phố trực thuộc thuộc trung
ương và thành phố trực thuộc tỉnh. Hai cách phân loại này chỉ gắn liền với tư
cách pháp lý được trao cho các thành phố đó.
Thành phố trực thuộc trung ương trên khía cạnh đơn vị hành chính lãnh
thổ là đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thành phố trực thuộc tỉnh trên phương diện pháp lý về đơn vị hành
chính lãnh thổ là đơn vị nhỏ hơn tỉnh.
Ngoài ra cũng có quốc gia, tính pháp lý của vùng lãnh thổ là đô thị
được trao là thành phố có thể cho tất cả các loại đơn vị hành chính lãnh thổ đủ
tư cách. Tuy nhiên, cần phân biệt tính pháp lý của thành phố với cấp đơn vị
hành chính cũng như loại khu vực đô thị. Việt Nam tư cách pháp lý là thành
phố chỉ trao cho hai cấp đơn vị hành chính là cấp tỉnh và cấp huyện. Nhưng
phân loại cấp đô thị có đến 6 cấp khác nhau.
1.3.2. Thành phố trực thuộc tỉnh
1.3.2.1. Tổng quan về chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Như trên đã nêu, thành phố thuộc tỉnh nhằm chỉ một đơn vị hành chính
lãnh thổ thuộc tỉnh; là khu đô thị thỏa mãn những quy định về thành phố.
Cụm từ tỉnh cũng không được sử dụng thống nhất trong phân chia đơn
vị hành chính lãnh thổ như trên. Có thể thống nhất, đơn vị hành chính lãnh
thổ cấp tỉnh là đơn vị hành chính lãnh thổ nằm sát cấp trung ương. Do đó, để
hiểu cụm từ thành phố thuộc tỉnh, cần xem xét cách thức phân loại đô thị của
các nước cũng như cách thức xác định đơn vị hành chính lãnh thổ để thành
lập chính quyền địa phương thuộc cấp nào.
Tùy theo quốc gia xác định thành phố thuộc tỉnh như là đơn vị hành
chính lãnh thổ có chính quyền địa phương là chính quyền thành phố bên dưới
cấp tỉnh. Thái Lan có 32 thành phố, nhưng có hai thành phố cấp tỉnh. Còn lại
42
30 thành phố là thành phố thuộc tỉnh; Hàn quốc có 85 thành phố, trong đó có
8 thành phố cấp tỉnh, còn lại 77 thành phố đều thuộc vào nhóm thành phố trực
thuộc tỉnh; Nhật bản có 786 thành phố được trao tư cách thành phố và tất cả
đều là thành phố trực thuộc tỉnh (prefecture). Tuy nhiên, tư cách các thành
phố thuộc tỉnh khác nhau và có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau;
Indonesia cả nước có 97 thành phố thuộc tỉnh, không kể Thủ đô Jakarta là
một vùng đô thị gọi tên là “thành phố”, nhưng có tư cách tỉnh. Cộng hòa
Philippine có 145 khu vực đô thị được trao tư cách thành phố. Nhưng chỉ có
107 là thành phố thuộc tỉnh.
Việt Nam trao tư cách pháp lý cho khu vực đô thị được gọi là thành
phố thuộc tỉnh khi có đủ tiêu chí nhất định. Hiện nay, Việt Nam có 67 thành
phố thuộc tỉnh; nhưng nếu gọi là khu vực đô thị cấp nhỏ hơn của tỉnh thì có
thể nhiều hơn vì bao gồm cả quận, thị xã.
Từ cách quy định đó, thành phố thuộc tỉnh có thể được trao tư cách từ
những vùng đô thị hay đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc tỉnh.. Cách gọi và
quy định mang tính phân chia lãnh thổ và được pháp luật trao cho có tư cách
thành phố trong đơn vị hành chính thuộc tỉnh (hoặc cấp lãnh thổ sát với cấp
trung ương).
Đề hiểu cụm từ thành phố thuộc tỉnh, cần phân biệt một số khái niệm:
- Một vùng lãnh thổ nhất định nào đó có thể được gọi là thủ phủ của
một tỉnh. Thủ phủ của tỉnh có thể có những tên gọi và tư cách khác nhau.
Nhưng đó được coi là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh.
Tủy thuộc vào điều kiện cụ thể, mỗi tỉnh chỉ quy định một vùng lãnh thổ (cấp
sát cấp tỉnh) là thu phủ của tỉnh. Trước đây ở Việt Nam, quy định mỗi tỉnh có
thị xã như là thủ phủ của tỉnh. Nhưng có nhiều tỉnh lại có đến 2 hay ba thị xã.
Do đó cụm từ thị xã và thủ phủ của tỉnh có sự thay đổi.
- Một vùng lãnh thổ cấp 2 thuộc tỉnh có thể được trao tư cách thành phố
nếu thỏa mãn những điều kiện nhất định. Điều này không phụ thuộc vào việc
phân loại đô thị như văn bản pháp luật đã quy định. Hay nói khác đi thành
43
phố ở Việt Nam hay một số nước (Hàn Quốc, Nhật Bản...) đòi hỏi phải được
trao tư cách thành phố và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà sẽ được trao tư
cách cụ thể.
Nếu vùng đô thị được quy định 6 cấp (Việt Nam) thỉ những vùng lãnh
thổ cấp 1 hay cấp 2, 3, 4, 5 hay cấp đặc biệt được trao tư cách thành phố lại
hạn chế. Điều này cần phân biệt vùng đô thị và thành phố.
Việt Nam có trên 802 vùng đô thị các loại, tuy nhiên chỉ có 67 thành
phố nằm bên dưới lãnh thổ tỉnh được xác định. Mỗi một tỉnh không có quy
định số lượng thành phố được trao tư cách. Việt Nam có tỉnh chưa có thành
phố (trừ thành phố trực thuộc trung ương , Bình phước và Đăk Nông), nhưng
có tỉnh lại có đến bốn thành phố (Quảng Ninh) [26]. Đây cũng là điều để
CHDCND Lào tham khảo.
Ở Việt Nam, tất cả những thành phố thuộc tỉnh trước đây do Chính phủ
quy định. Tuy nhiên, hiện nay thành lập một đơn vị hành chính hay chuyển
đổi đều thuộc quyền hạn của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1.3.2.2. Tổ chức chính quyền của thành phố thuộc tỉnh
Thành phố trực thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh nói chung của các
nước đều tổ chức theo mô hình khá tương đồng nhau.
Mỗi thành phố có thể chia thành nhiều khu vực dân cư khác nhau, có
những tên gọi khác nhau và đặc biệt là không có phân chia thành những cấp
chính quyền bên dưới chính quyền thành phố thuộc tỉnh.
Mỗi khu vực dân cư được hình thành với nhiều nghĩa khác nhau. Và ý
nghĩa cơ bản nhất là để trở thành đơn vị bầu cử để bầu cử Hội đồng thành
phố. Ngoài ra có thể phân chia để thực hiện một số công việc hành chính như
đăng ký khai sinh; hộ khẩu,v.v.
Như trên đã nêu, các dạng tổ chức chính quyền địa phương được áp
dụng cho chính quyền thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, mỗi thành phố thuộc
tỉnh có thể chọn cho mình mô hình hợp lý.
44
Tham khảo 30 thành phố thuộc tỉnh (bang) có thể thấy xu hướng đó. Số
liệu chỉ ra ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Dạng tổ chức chính quyền thành phố của 30 thành phố lớn ở Mỹ
TT Tên thành phố Dạng chính quyền
1 New York Thị trưởng- Hội đồng
2 Los Angeles Thị trưởng- Hội đồng
3 Chicago Thị trưởng- Hội đồng
4 Houston Thị trưởng- Hội đồng
5 Philadelphia Thị trưởng- Hội đồng
6 Phoenix
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
7 San Antonio
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
8 San Diego Thị trưởng- Hội đồng
9 Dallas
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
10 San Jose
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
11 Indianapolis Thị trưởng- Hội đồng
12 Jacksonville Thị trưởng- Hội đồng
13 San Francisco Thị trưởng- Hội đồng
14 Austin
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
15 Columbus Thị trưởng- Hội đồng
16 Fort Worth
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
45
17 Louisville-Jefferson County Thị trưởng- Hội đồng
18 Charlotte
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
19 Detroit Thị trưởng- Hội đồng
20 El Paso
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
21 Memphis Thị trưởng- Hội đồng
22 Nashville-Davidson Thị trưởng- Hội đồng
23 Baltimore Thị trưởng- Hội đồng
24 Boston Thị trưởng- Hội đồng
25 Seattle Thị trưởng- Hội đồng
26 Washington Thị trưởng- Hội đồng
27 Denver Thị trưởng- Hội đồng
28 Milwaukee Thị trưởng- Hội đồng
29 Portland Ủy ban chuyên trách
30 Las Vegas
Hội đồng – Nhà quản lý
chuyên nghiệp
(Nguồn: The National League of Cities)
Việt Nam có mô hình tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh khác
với một số quốc gia.
Chính quyền thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam giống như tổ chức
chính quyền địa phương cấp 2 nói chung theo quy định của Hiến pháp và Luật
tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
46
Thành phố thuộc tỉnh được chia thành phường và xã. Mỗi một phường
và xã có chính quyền riêng của mình với đầy đủ hai yếu tố của mô hình tổ
chức chính quyền địa phương dạng 4 đã nêu trên.
Đồng thời, thành phố không có thị trưởng mà chỉ có Ủy ban Nhân dân
thành phố và có chủ tịch, các phó chủ tịch, cách thành viên ủy ban nhân dân.
1.4. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số nước trên
thế giới
1.4.1. Chính quyền đô thị Trung quốc
1.4.1.1. Khái quát về tổ chức chính quyền đô thị ở Trung Quốc
Điều 30 Hiến pháp Trung Quốc hiện hành phân chia đơn vị hành chính
như sau: “1. Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung
ương; 2. Tỉnh, khu tự trị chia thành châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố;
3. Huyện, huyện tự trị chia thành hương, hương dân tộc, trấn.
Thành phố trực thuộc trung ương và thành phố tương đối lớn chia thành
khu, huyện. Châu tự trị chia thành huyện, huyện tự trị, thành phố. Khu tự trị,
châu tự trị, huyện tự trị đều là địa phương dân tộc tự trị.”
Theo quy định này, chính quyền địa phương Trung Quốc được tổ chức
thành 3 cấp (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Huyện, khu - Hương,
trấn); một số được chia thành 4 cấp (Tỉnh, khu tự trị - Thành phố tương đối
lớn, châu tự trị - Huyện, huyện tự trị, thành phố - Hương, trấn), cách phân
chia như thế này tồn tại ở những địa phương có thành phố tương đối lớn và
châu tự trị.
Tuy nhiên do Trung Quốc chủ trương thực hành rộng rãi thể chế “Thị
lãnh đạo huyện”. “Thành phố tương đối lớn” đã bị biến thành một cấp trung
gian trong chính quyền địa phương Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến chính
quyền địa phương Trung Quốc trên thực tế lại được phân chia thành 4 cấp, kết
cấu tầng thứ quản lý bị phức tạp hóa.
47
Xét ở góc độ phân cấp hành chính, đô thị Trung Quốc tồn tại 3 cấp là:
1, Thành phố trực thuộc trung ương có cấp bậc hành chính ngang với tỉnh và
khu tự trị, là đơn vị hành chính địa phương cấp một. 2, Thành phố tương đối
lớn, bao gồm thành phố cấp phó tỉnh và thành phố cấp địa khu, là đơn vị hành
chính địa phương cấp hai, ở dưới tỉnh và trên huyện. 3, Thành phố cấp huyện,
có cấp bậc hành chính tương đương với huyện, là đơn vị hành chính địa
phương cấp ba, chỉ trên đơn vị hành chính địa phương cấp cơ sở là hương,
trấn. Xét ở góc độ cấp bậc hành chính nhìn trong nội bộ hệ thống đô thị, nó có
4 cấp theo thứ tự trên dưới là: 1. Thành phố trực thuộc Trung ương; 2. Thành
phố cấp phó tỉnh; 3. Thành phố cấp địa khu; 4. Thành phố cấp huyện. Năm
1978, sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, giữa cấp tỉnh và cấp địa
khu lại có thêm khu hành chính cấp phó tỉnh, đây thực chất là một thành phố
cấp địa khu, cũng có khi là thành phố trực thuộc tỉnh mà có diện tích tương
đối rộng nên được Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập. Khác biệt giữa thành
phố cấp phó tỉnh và thành phố cấp địa khu thể hiện ở chỗ, thành phố cấp phó
tỉnh ở phương diện xây dựng và chấp hành, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội có quyền hạn tương đương với cấp tỉnh.
Các đô thị trực thuộc trung ương, đô thị cấp phó tỉnh và đa số đô thị
cấp địa khu đều chia thành các khu ở khu vực nội thành và quản lý một số
huyện xung quanh. Khu và các đô thị chưa đủ tiêu chuẩn lập khu chia thành
một số khu phố để tiện quản lý, tuy nhiên khu phố không phải là đơn vị hành
chính hiến định. Cấp bậc hành chính của huyện, khu thuộc đô thị trực thuộc
trung ương so với khu, huyện thông thường cao hơn một cấp, ngang với cấp
bậc của thành phố cấp địa khu.
1.4.1.2. Thể chế chính quyền đô thị Trung Quốc
Trên cơ sở chế độ tổ chức đơn vị hành chính đô thị, bộ máy chính
quyền đô thị Trung Quốc được thiết lập cụ thể như sau:
a. Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc của chính quyền đô thị Trung Quốc
48
Nhìn theo chiều dọc, cơ cấu tổ chức chính quyền tại khu vực nội thành
của các thành phố Trung Quốc tồn tại hai loại hình thể chế là thể chế “Hai cấp
chính quyền, ba cấp quản lý” và thể chế “Một cấp chính quyền, hai cấp quản
lý”. Thể chế “Hai cấp chính quyền, ba cấp quản lý” tồn tại ở các đô thị lớn có
lập khu. Ở các đô thị này, cấp thành phố và cấp khu đều thiết lập một cấp
chính quyền hoàn chỉnh, gồm đủ Đại hội đại biểu nhân dân (thường gọi tắt là
Nhân đại) và hành chính địa phương, trong đó chính quyền cấp khu là chính
quyền cơ sở. Tại các khu phố thuộc khu không thiết lập cấp chính quyền mà
chỉ bố trí một số Phòng công tác khu phố với tư cách là cơ quan hành chính
nhà nước đại diện hành chính cấp khu, do hành chính cấp khu phân công
đóng trên địa bàn, thi hành một số quyền hạn do hành chính cấp khu trao.
Thể chế “Một cấp chính quyền, hai cấp quản lý” là loại kết cấu tổ chức
có ở các thành phố chưa đạt tiêu chuẩn lập khu. Các khu phố trong thành phố
được bố trí một số Phòng công tác khu phố với tư cách là cơ quan hành chính
nhà nước đại diện của hành chính cấp thành phố, do hành chính cấp thành phố
phân công đóng trên địa bàn, thi hành một số quyền hạn do hành chính cấp
thành phố trao. Mô hình này có nhiều nét tương đồng với mô hình chính
quyền ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh đang thí điểm không tổ chức Hội
đồng nhân dân phường ở Việt Nam hiện nay.
b. Cơ cấu tổ chức theo chiều ngang của chính quyền đô thị Trung Quốc
Kết cấu tổ chức theo chiều ngang ở mỗi cấp chính quyền gồm Nhân đại
và hành chính các cấp. Nhân đại là cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân đại ở
đô thị trực thuộc trung ương và đô thị thiết lập khu do Nhân đại dưới một cấp
bầu ra, tức là được hình thành thông qua bầu cử gián tiếp. Nhân đại ở đô thị
không thiết lập khu và các khu thuộc đô thị thiết lập khu do cử tri trực tiếp
bầu ra. Nhân đại cấp thành phố và cấp khu có nhiệm kỳ mỗi khóa là 5 năm,
mỗi năm ít nhất họp 1 lần.
Trên thực tế, tất cả các thành phố trực thuộc trung ương và thành phố
thiết lập khu đều thành lập Ủy ban chuyên môn. Ủy ban chuyên môn chịu sự
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đ
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đNăng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đ
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBNDLuận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đai
Luận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đaiLuận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đai
Luận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đai
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, LàoĐề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...
Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...
Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chíLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (14)

Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đ
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đNăng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đ
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, 9đ
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBNDLuận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
 
Luận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đai
Luận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đaiLuận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đai
Luận văn: Văn hóa giao tiếp của viên chức tại Văn phòng đất đai
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, LàoĐề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào
Đề tài: Tổ chức của Văn phòng UBND huyện tỉnh Phong Sa Lỳ, Lào
 
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...
Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...
Luận văn: Chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân...
 
Đề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Chất lượng hoạt động của UBND quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chíLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí
 

Similar to Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh

Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
luanvantrust
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
luanvantrust
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
luanvantrust
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
luanvantrust
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại Lào
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại LàoLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại Lào
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại Lào
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
luanvantrust
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh HóaQuy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
luanvantrust
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
luanvantrust
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh (20)

Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại Lào
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại LàoLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại Lào
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại Lào
 
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
Hoạt động Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Hoài Đức...
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
 
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh HóaQuy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
Quy trình ban hành văn bản hành chính tại UBND tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Luận văn: Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ....…../……… BỘ NỘI VỤ …….../……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HANGPHONXAVAN CHANTHALA TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ KIM SƠN HÀ NỘI – NĂM 2017
  • 2. 1
  • 3. 1 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tập thể giảng viên và cán bộ, công chức Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Võ Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng chân thành cám ơn Bộ Nội vụ Lào và một số anh, chị, em đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho tác giả hoàn thành luận văn này. Với khả năng nhất định và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp./. Hà Nội, tháng năm 2017 NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN HANGPHONXAVAN CHANTHALA
  • 4. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi, các số liệu và tư liệu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng năm 2017 NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN HANGPHONXAVAN CHANTHALA
  • 5. 3 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ 6 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ......................................................................... 7 Mở đầu ............................................................................................................. 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................. 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 16 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................... 16 6. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................. 18 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 19 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.........................................................20 1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và chính quyền địa phương ...20 1.1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ.......................................... 20 1.1.2. Chính quyền địa phương ............................................................. 23 1.2. Vùng đô thị và chính quyền đô thị................................................. 26 1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại đô thị...................................... 26 1.2.2. Chính quyền đô thị...................................................................... 35 1.3. Chính quyền thành phố và thành phố thuộc tỉnh .......................... 39 1.3.1. Chính quyền thành phố ................................................................ 39 1.3.2.Thành phố trực thuộc tỉnh ............................................................ 41
  • 6. 4 1.4. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số nước trên thế giới .......................................................................................... 46 1.4.1. Chính quyền đô thị Trung quốc.................................................... 46 1.4.2. Chính quyền thành phố Ottawa, Canada....................................... 51 1.4.3. Một số nhận xét ........................................................................... 56 1.4.4. Những kinh nghiệm cho việc xây dựng chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào...................................................... 57 Tiểu kết chương 1................................................................................. 60 Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ................................................................ 61 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và quá trình phát triển đô thị của nước CHDCND Lào .......................................................................... 61 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 61 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 61 2.1.3. Sự hình thành và phát triển đô thị của Lào ........................................... 63 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thủ phủ của các tỉnh ở nước CHDCND Lào....................................................................................... 68 2.2.1. Tổng quan chung về chính quyền địa phương thủ phủ của tỉnh........... 68 2.2.2. Chính quyền thủ phủ của tỉnh theo văn bản pháp luật mới .................. 69 Tiểu kết chương 2........................................................................................... 85 Chương 3: Phương hướng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào............... 87 3.1. Phương hướng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ................................................................ 87 3.1.1. Phương hướng chung của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào............. 87
  • 7. 5 3.1.2. Phương hướng cụ thể của Bộ Nội vụ Lào............................................. 95 3.2. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ................................................................. 97 3.2.1. Hội đồng thành phố............................................................................... 98 3.2.2. Cơ quan hành chính thành phố.............................................................. 99 3.2.3. Thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa Hội đồng thành phố và Chủ tịch thành phố....................................................................................................... 101 3.2.4. Bộ máy chuyên môn của Chủ tịch thành phố ..................................... 102 3.3. Một số điều kiện và các bước triển khai để đảm bảo cho mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh đi vào hoạt động .............................................................................................................. 103 3.3.1. Một số điều kiện đảm bảo cho mô hình đi vào hoạt động.................. 103 3.3.2. Các bước triển khai mô hình .............................................................. 105 Tiểu kết chương 3......................................................................................... 109 KẾT LUẬN.................................................................................................. 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 113
  • 8. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CHDCND HĐND NXB UBND Cộng hòa dân chủ nhân dân Hội đồng nhân dân Nhà xuất bản Ủy ban nhân dân
  • 9. 7 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Trang Bảng 1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ một số nước........................ 20 Bảng 1.2. Dạng tổ chức chính quyền thành phố của 30 thành phố lớn ở Mỹ......44 Bảng 2.1. Danh sách thủ phủ của các tỉnh ở nước CHDCND Lào................. 67 Bảng 2.2. Tiêu chí thành lập thủ phủ của tỉnh ở nước CHDCND Lào........... 70 Sơ đồ 1.1. Mô hình Hội đồng mạnh - Thị trưởng yếu ................................... 24 Sơ đồ 1.2. Mô hình Hội đồng yếu - Thị trưởng mạnh ................................... 24 Sơ đồ 1.3. Mô hình Hội đồng - Thị trưởng - Nhà quản lí chuyên nghiệp .... 25 Sơ đồ 1.4. Mô hình Hội đồng - Ủy ban........................................................... 26 Sơ đồ 3.1. Đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ............................................................................. 98 Sơ đồ 3.2. Đề xuất bộ máy chuyên môn của Chủ tịch thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào ........................................................................... 103
  • 10. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đã trở thành yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở rất nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có nước CHDCND Lào. Việc đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước không chỉ thực hiện ở các cơ quan nhà nước Trung ương, mà còn phải đổi mới đồng bộ đối với các chính quyền địa phương các cấp, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Chính quyền địa phương cần được tổ chức hợp lý, thống nhất, trên cơ sở xác định rõ vị trí, thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tăng cường phân cấp cho chính quyền địa phương; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi được phân cấp. Theo đó, để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, cần phải xây dựng và hoàn thiện chính quyền đô thị nói chung và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng, xuất phát từ những đặc trưng và đặc thù quản lý khác biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn. Luật Hành chính địa phương 2015 của Lào mới được ban hành, trong đó, có nhiều sửa đổi liên quan đến việc thành lập và hoạt động của chính quyền đô thị thành phố nói chung, thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khung pháp lý. Trên thực tế, hiện nay, các địa phương của Lào đều mới đang ở giai đoạn bước đầu chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập đô thị thành phố trực thuộc tỉnh. Điều đó đồng nghĩa với việc ở Lào hiện nay, bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu và xây dựng, chưa được thành lập chính thức. Đây chính là điểm mới, thể hiện tính cấp thiết và sự sáng tạo, không trùng lặp của đề tài luận văn.
  • 11. 9 Trải qua 30 năm đổi mới và phát triển, quá trình đô thị hóa ở nước CHDCND Lào đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ với sự gia tăng không ngừng về quy mô và số lượng đô thị, đặc biệt là đô thị quy mô tỉnh, dẫn đến có nhiều khác biệt về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, mô hình tổ chức chính quyền địa phương của nước CHDCND Lào hiện nay về cơ bản giống nhau, đều tổ chức ba cấp chính quyền và vẫn dựa trên cách thức quản lý của chính quyền nông thôn là chủ yếu. Hiện nay, chính quyền quản lý đô thị của Lào được tổ chức các cấp hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như chính quyền nông thôn cùng cấp, đồng thời có thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý trên địa bàn đô thị. Thực trạng như vậy chưa đủ để quản lý có hiệu lực, hiệu quả các hoạt động trên địa bàn, dẫn đến nhiều vấn đề cấp thiết của đô thị như quy hoạch, kiến trúc, xây dựng hạ tầng đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, trật tự an toàn xã hội…chưa được giải quyết kịp thời và cũng chưa phù hợp với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trong đó đô thị do kết cấu hạ tầng thống nhất đòi hỏi phải quản lý theo ngành là chủ yếu, khác với nông thôn quản lý theo lãnh thổ là chủ yếu. Thực trạng tổ chức chính quyền đô thị nói chung, xây dựng chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói trên đặt ra yêu cầu cần phải làm rõ sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa đô thị thành phố trực thuộc tỉnh với đô thị các cấp khác; từ đó xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ chế hoạt động phù hợp đối với chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh - nơi đang đặt ra yêu cầu và đòi hỏi hết sức cấp bách về một mô hình tổ chức chính quyền phù hợp với vị trí, vai trò, quy mô đô thị ở nước CHDCND Lào hiện nay. Với những kiến giải nêu trên, tác giả lựa chọn ý tưởng nghiên cứu về “Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn
  • 12. 10 đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào trong bối cảnh thời kỳ đổi mới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới tổ chức chính quyền đô thị luôn dành được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác nghiên cứu lý luận ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các đề tài đã được nghiệm thu về vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền đô thị nói chung và đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” cho thấy các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài tiếp cận vấn đề theo nhiều nội dung với những cấp độ khác nhau. 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Tác giả đã tìm hiểu vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền đô thị trong các công trình khoa học của các học giả nước ngoài, mà cụ thể ở đây là các công trình, nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Đây được coi như nền tảng tổng quan cơ bản và quan trọng để tác giả có cơ sở so sánh cũng như nghiên cứu hoạt động tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ở nước CHDCND Lào. Những nghiên cứu cơ bản bao gồm: Đề tài “Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị” do PGS.TS Bùi Xuân Đức chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài cấp viện của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. Trong công trình này, các nhà Luật học đã nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp đổi mới chính quyền địa phương ở đô thị, chính quyền thành phố
  • 13. 11 trực thuộc Trung ương, chính quyền thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là nền tảng cơ bản để tác giả có cơ sở đối chiếu, so sánh quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm tổ chức và quản lý giữa chính quyền đô thị của Việt Nam và Lào. Về sách chuyên khảo có các công trình đáng chú ý như: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Lê Minh Thông và PGS.TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên. Công trình này đã thể hiện những nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay; kinh nghiệm lịch sử trong xây dựng và phát triển chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay; kinh nghiệm lịch sử trong xây dựng và phát triển chính quyền địa phương, đặc biệt là đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Đây là công trình nghiên cứu sâu sắc về chính quyền địa phương, trong đó có đề cập đến việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tuy nhiên mới dừng lại ở những định hướng cơ bản. Cuốn sách “Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do PGS.TS Lê Minh Thông. Đây là công trình có giá trị khoa học cao, đã được biên soạn bởi các nhà khoa học có uy tín lớn như PGS.TS Lê Minh Thông, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Bùi Xuân Đức, PGS. TS Vũ Thư. Công trình thể hiện nội dung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đưa ra giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương gắn với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam; đặc biệt trong đó nội dung về xây dựng chính quyền đô thị rất có giá trị trong định hướng thiết kế mô hình chính quyền đô thị của tác giả trong luận văn này. Cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của PGS.TS Phan Xuân Biên. Đây là tập hợp các bài tham luận tại Hội thảo khoa học với nội dung: “Xây dựng chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh – một yêu cầu cấp thiết của cuộc sống” do Viện Nghiên cứu xã hội, Viện kinh tế, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 6 phần với hàng trăm bài tham luận. Đây là công trình tập hợp những nội dung nghiên cứu công
  • 14. 12 phu, hoàn chỉnh, có giá trị cao về tổ chức chính quyền đô thị hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng chú ý là các bài tham luận: Xây dựng chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh - một yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống của TS. Trương Thị Hiền; Khái niệm về chính quyền đô thị của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư; Dân chủ trực tiếp – bổ sung hoàn thiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa… Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước của Bộ Nội vụ có “Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay”. Đây là tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đánh giá thực trạng chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công về “Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Thị Lan, Học viện Hành chính quốc gia năm 2014, trên cơ sở tổng hợp lý luận về tổ chức chính quyền đô thị, phân tích thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này, từ đó đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Tương tự như vậy, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công của tác giả Văn Đức Mạnh về “Tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước”, Học viện Hành chính quốc gia năm 2015, cũng đã đưa ra hệ thống giải pháp trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng hoạt động tổ chức chính quyền đô thị các cấp ở Việt Nam, hướng đến yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, trên các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí cộng sản, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và Pháp luật, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước đã đăng nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý về tổ chức chính quyền đô thị. Những vấn đề lý luận, thực tiễn, phương hướng, giải pháp đổi mới mô hình quyền đô thị, chính quyền nông thôn được nghiên cứu khá phong phú và đa dạng.
  • 15. 13 2.2. Các nghiên cứu trong nước Về phía các công trình khoa học liên quan đến lĩnh vực tổ chức chính quyền đô thị của nước CHDCND Lào, có đề tài “Hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị CHDCND Lào” - Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công năm 2003, Học viện Hành chính Quốc gia của tác giả Athiphon Bunnaphôn. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu chia thành ba chương: - Chương 1 bao gồm những vấn đề khái quát chung về đô thị và bộ máy quản lý đô thị, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị của nước CHDCND Lào, trong đó, phân tích đặc điểm của các mô hình tổ chức bộ máy hành chính đô thị ở một số nước trên thế giới, cung cấp kinh nghiệm để ứng dụng vào việc xây dựng bộ máy quản lý đô thị của Lào. - Chương 2 phân tích thực trạng bộ máy quản lý đô thị của nước CHDCND Lào, trong đó, tác giả khái quát sự hình thành và phát triển đô thị của Lào; tìm hiểu thực trạng bộ máy hành chính và hoạt động quản lý đô thị ở thành phố Viêng chăn và một số thành phố khác; phân tích thuận lợi và khó khăn đặt ra đối với thực trạng tổ chức nói trên. - Chương 3 đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị của nước CHDCND Lào trên cơ sở lý luận và thực trạng ở Chương 1. Tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp lớn, trong đó, nhấn mạnh đến giải pháp phân loại, phân cấp đô thị và hoàn thiện bộ máy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích lý thuyết và thực tiễn trong việc hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị nói chung của nước CHDCND Lào, chứ chưa nghiên cứu sâu về tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó còn có đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh nước CHDCND Lào”, luận văn thạc sĩ quản lý hành
  • 16. 14 chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, của tác giả Bouaphanh Xayasongkham. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu những nhận thức lý luận cơ bản về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào, từ đó làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế, cụ thể: - Chương 1 bao gồm khái niệm, vị trí, vai trò, những căn cứ pháp lý và các yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh của nước CHDCND Lào. Bên cạnh đó, tác giả cũng khái quát hóa quá trình phát triển của bôk máy chính quyền cấp tỉnh của Lào từ năm 1975 đến thời điểm nghiên cứu. - Chương 2, tác giả nghiên cứu, đưa ra những số liệu về thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh của Lào, đánh giá ưu điểm, hạn chế của hoạt động này trên thực tế và xác định những vấn đề đặt ra. - Chương 3 đề cập đến phương hướng và đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh của nước CHDCND Lào. Trong đó, tác giả chú trọng đến giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, có thể thấy đề tài luận văn của tác giả Bouaphanh Xayasongkham mới chỉ đề cập đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh nói chung, không đi vào nghiên cứu và phân tích tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh. Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, luận văn, sách báo đều đã tiếp cận ở nhiều nội dung cụ thể khác nhau để giải quyết tốt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Trong chừng mực nhất định, các nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị. Nhìn
  • 17. 15 chung, các đề tài, công trình nêu trên đã phân tích khá toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như bước đầu đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị nói chung và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. Tuy nhiên liên quan đến vấn đề này đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau cả về phương diện nhận thức cũng như tổ chức thực hiện. Nhiều phương án cải cách, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động chính quyền đô thị vẫn rất được quan tâm của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, nhà quản lý cũng như người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể khẳng định chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt và có hệ thống về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của nước CHDCND Lào. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này dưới góc độ khoa học quản lý công. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, hi vọng sẽ khắc phục được tình trạng nên trên, lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về lĩnh vực này. Kế thừa và hệ thống hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý, luận văn này tập trung phân tích cơ sở lý luận, đánh giá khái quát thực tiễn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, đổi mới và hoàn thiện chính quyền đô thị ở Lào hiện nay, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số đề xuất tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
  • 18. 16 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính quyền đô thị, mô hình tổ chức của chính quyền đô thị và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh. - Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị và đô thị thành phố trực thuộc tỉnh tại một số quốc gia trên thế giới. - Tìm hiểu thực trạng và phân tích những hạn chế của tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở Lào hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp để tổ chức hợp lý bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của Lào đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của nước CHDCND Lào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu những mô hình chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của Lào trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay trong phạm vi cả nước. - Phạm vi về không gian: 17 tỉnh của nước CHDCND Lào. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Quan điểm duy vật biện chứng Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh được đặt trong mối quan hệ với các cấp chính quyền của Chính phủ Lào, so sánh sự tương quan và khác biệt với mô hình chính quyền đô thị của Việt Nam. Bên
  • 19. 17 cạnh đó, khi nghiên cứu, đưa ra những đề xuất giải pháp trong mối quan hệ tương tác, phù hợp với các nguồn lực (nhân lực và vật lực) hiện có, để thấy được sự phù hợp và mức độ sẵn sàng của Chính phủ CHDCND Lào trong quá trình hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền đô thị nói chung và đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng. - Quan điểm duy vật lịch sử Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh được nhận thức trong tiến trình hình thành và phát triển của nó, trong tiến trình phát triển của đất nước CHDCND Lào, để thấy được sự phát triển và trưởng thành qua các thời kỳ. Qua đó, có thể thấy được nhưng vấn đề phát sinh trong thời kỳ mới để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện và đổi mới mô hình này trong tương lai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phân tích tài liệu sẵn có (Desk review) Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản, nhằm cung cấp cơ sở lý luận cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Các nguồn tài liệu được chia thành ba nhóm cơ bản: + Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề nghiên cứu (Văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, chương trình…). + Các công trình khoa học đã được công bố trên thế giới, Việt Nam và Lào. + Các báo cáo, số liệu thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các lý luận về tổ chức chính quyền đô thị nói chung và chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng.
  • 20. 18 - Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong thống kê số liệu thực tế để phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Xuất phát từ nhận định sự thiếu hụt cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào, tác giả mong muốn đề tài nghiên cứu này sẽ cung cấp cho những người học, nhà quản lý và các nhà nghiên cứu một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ về lĩnh vực này . Hệ thống kiến thức này sẽ là một trong những yếu tố nền tảng cho những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tổ chức bộ máy chính quyền đô thị của CHDCND Lào sau này. Bên cạnh đó, lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh cũng là nguồn bổ sung quan trọng cho các lĩnh vực nghiên cứu liên quan. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Ngoài yếu tố lý luận, đề tài còn mang lại ý nghĩa thực tiễn. Các giải pháp đưa ra mang tính khả thi để các cơ quan có thẩm quyền có thể vận dụng trong việc đổi mới, tổ chức hợp lý chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào hiện nay. Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý trong quá trình lãnh đạo thực hiện. Nghiên cứu này có thể là nguồn tài liệu giảng dạy, tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch địch chính sách, nhà làm luật, nhà quản lý HCNN, nhà nghiên cứu chuyên sâu, các giảng viên, học viên... Là một đề tài tương đối mới tại Lào, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền công vụ Lào nói chung. Đề tài mang tính ứng dụng cao, bởi ngoài hệ thống cơ sở lý thuyết tương đối toàn diện, nghiên cứu này còn hướng đến
  • 21. 19 thực trạng với những con số cụ thể, xác thực, điều tra nghiên cứu một cách toàn diện để từ đó đề xuất mô hình chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh mang tính khả thi và hiệu quả ở nước CHDCND Lào. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh. Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố thực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào. Chương 3: Phương hướng và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào.
  • 22. 20 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH 1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và chính quyền địa phương 1.1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ 1.1.1.1. Tổng quan chung về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ Lãnh thổ quốc gia của các nước đều được phân chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ nhằm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước từng vùng lãnh thổ đó. Không có nguyên tắc chung về phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ như thế nào để thống nhất chung. Tuy nhiên, theo thống kê chung, lãnh thổ quốc gia có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau và đánh số từ 1 đến 4. Và mỗi một cấp (cấp 1 đến cấp 4) có thề có những tên gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia. Bảng 1.1 mô tả cách phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ của một số nước và tên gọi của từng đơn vị. Bảng 1.1. Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ một số nước Tên quốc gia Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 và thấp hơn Australia Nhà nước liên bang, chia thành 6 bang và 10 vùng lãnh thổ 562 đơn vị hành chính gắn với chính quyền địa phương Brunei Chia làm 4 huyện (4 daerah- daerah) Mỗi huyện chia thành xã (38 mukim ) Làng (kampung) Không có chính quyền địa phương tương ứng Cambodia 26 tỉnh (26 khêt ) Huyện (150+ srŏk) Xã (1400+ khum) Buôn, làng (14000+ phum)
  • 23. 21 Thành phố thủ đôPhnom Penh) Quận (khan) Sngd, xã (sangkat) Cũng có tài liệu ghi thêm khu phố (krom) Indonesia Chia thành 34 tỉnh với 5 khu đặc biệt cấp tỉnh (34 provinsi p including 5 daerah istimewa including Jakarta) Quận, huyện, …(340+ kabupaten; 90+ kota) Xã, kecamatan, distrik) Buôn, làng (desa, kelurahan, kampung) Malaysia Chia thành 13 bang và ba vùng lãnh thổ liên bang Tỉnh hoặc huyện (139 daerah) Xã (1000+ mukim) Làng, buôn (8000+ kampung) Ba vùng lãnh thổ đặc biệt (3 Wilayah Persekutuan: Kuala Lumpur 11 mukim 150+ kampung Labuan 27 kampung Putrajaya 21 presint" Myanmar Chia làm 7 vùng hay 7 bang; 1 vùng lãnh thổ liên bang; 6 đơn vị tự quản (7 taing detha gyi (regions) 7 pyi-neh (states) 67 kayaing 330 townships there are 330 townships in Myanmar.[1] [towns] [wards] [villages] Philippines Chia thành vùng Tỉnh (81 lalawigan 38 malayang lungsod 1 malayang bayan ) Huyện (84 bahaging lungsod;151 1 karaniwang bayan Xã (42027 barangay ) Singapore Chia thảnh 5 huyện- Hội Đơn vị bầu cử (29 Phường (89 Divisions/W
  • 24. 22 đồng phát triển cộng đồng(5 Districts) constituencies) ards) Thailand Tỉnh và khu vực thủ đô (76 changwat; Bangkok; Pataya) Huyện (840+ amphoe ) Xã hay phường (tambon;in Bangkok:16 9 khwaeng) Buôn, làng (chumchon or muban) (Nguồn: https://vi.wikipedia.org) Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 1 có những tên gọi khác nhau, thường có thể gọi chung là tỉnh trong hệ thống các nước ASEAN. Trong khi Nhật Bản và Trung quốc có tên gọi khác (prefecture). Bên dưới vùng lãnh thổ cấp 1 là các vùng lãnh thổ cấp 2 [1]. Tên gọi của đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 cũng rất khác nhau. Có thể tam gọi chung là huyện. Một số nước có thể có cách phân chia thành các vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là phân chia để thành lập một chủ thể quản lý toàn diện các vấn đề của vùng lãnh thổ. Từng cấp đơn vị hành chính lãnh thổ có sự phân định giữa đơn vị hành chính lãnh thổ mang tính nông thôn và đơn vị hành chính lãnh thổ mang tính đô thị. 1.1.1.2. Các loại đơn vị hành chính lãnh thổ trực thuộc tỉnh Bên dưới tỉnh như đã chỉ ra ở Bảng 1.1, có nhiều tên gọi khác nhau cho đơn vị hành chính lãnh thổ. Tùy từng quốc gia có những tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam tên gọi các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp dưới tỉnh bao gồm: - Thành phố thuộc tỉnh; - Thị xã; - Huyện; - Quận.
  • 25. 23 Các nước trên thế giới cũng có tên gọi tương tự. Và có thể sử dụng chung cụm từ “district” như là huyện, nhưng có thể sử dụng cụm từ “municipality” như là cụm dân cư. 1.1.2. Chính quyền địa phương 1.1.2.1. Tổng quan về chính quyền địa phương Mỗi một đơn vị hành chính lãnh thổ đều gắn liền với một chủ thể quản lý các vấn đề thuộc lãnh thổ đó. Cách thức tổ chức chính quyền địa phương để quản lý các vấn đề của vùng lãnh thổ đó có thể theo những mô hình khác nhau. Hiện nay, có thể có nhiều cách thức tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính lãnh thổ. Và mỗi một quốc gia có thể chọn cho mình một dạng riêng. Hai chủ thể đáng được chú ý của chính quyền địa phương là: - Hội đồng địa phương (Hội đồng) do nhân dân địa phương bầu ra để thay mặt nhân dân địa phương quản lý nhà nước các vấn đề thuộc địa bàn lãnh thổ; - Cơ quan chấp hành của Hội đồng địa phương nhằm triển khai tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng. 1.1.2.2. Một số dạng tổ chức chính quyền địa phương phổ biến Với hai nhóm yếu tố đó có thể tạo ra một số dạng tổ chức chính quyền địa phương. - Mô hình “Hội đồng mạnh, Thị trưởng yếu”: Theo mô hình này, Hội đồng không chỉ có thẩm quyền ra nghị quyết để quyết định các vấn đề của địa phương, mà còn có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai các hoạt động thông qua các cơ quan chuyên môn. Sơ đồ 1.1. mô tả loại hình này.
  • 26. 24 - - Mô hình “Hội đồng yếu - Thị trưởng mạnh”: Chính quyền địa phương các cấp tổ chức theo mô hình này thì mọi quyền liên quan đến việc triển khai thực hiện. quyền nhân sự, quyền tổ chức bộ máy đều do người đứng đầu - Thị trưởng quyết định. Hội đồng chỉ là cơ quan nghị quyết, ít có quyền về các vấn đề trên. Mô hình tổ chức Hội đồng yếu - Thị trưởng mạnh mô tả ở Sơ đồ 1.2. Hai mô hình trên, Thị trưởng và Hội đồng đều do cử tri địa phương bầu. Vấn đề khác nhau chỉ ở phân chia quyền lực liên quan đến nhân sự, bộ máy… trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa ban địa phương. - Mô hình “Hội đồng - Nhà quản lí chuyên nghiệp - Thị trưởng danh dự” Trong mô hình này, Hội đồng vẫn do cử tri bầu và một thị trưởng/chủ tịch/người đứng đầu hoặc do Hội đồng bầu hoặc do cử tri bầu. Nhưng vị trí
  • 27. 25 chủ tịch, người đứng đầu mang tính đại diện lễ tân, ngoại giao, ít có quyền liên quan đến quản lý. Hội đồng sẽ tuyển dụng một nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp để triển khai tổ chức thực hiện và được trao quyền để triển khai tổ chức thực hiện, bao gồm cả quyền về nhân sự, tổ chức bộ máy. Cách tổ chức này mô tả ở Sơ đồ 1.3. Nếu Thị trưởng do Hội đồng bầu, ít được trao quyền;chủ yếu thực hiện chức năng chính trị chung và chức năng đại diện danh dự trong các nghi lễ, không có các thẩm quyền hành chính quan trọng và quyền phủ quyết đối với các quyết định của Hội đồng. Hội đồng sẽ tuyển dụng các nhà hành chính chuyên nghiệp theo một thời hạn nhất định để thực hiện các chính sách do Hội đồng đề ra. Nhà quản lí được trao để triển khai hoạt động quản lý. - Mô hình điều hành hoạt động quản lí thông qua ủy ban do Hội đồng bầu Hội đồng do nhân dân bầu ra sẽ bầu một tập thể gồm nhiều người, thường gọi chung là ủy ban chấp hành - cơ quan chấp hành. Cơ quan chấp hành hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo cơ chế đa số. Tuy nhiên, Ủy ban thông thường có chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên UBND. Cơ chế tập thể làm cho tất cả thành viên ủy ban có quyền hạn
  • 28. 26 giống nhau đối với các quyết định của ủy ban. Nhưng đồng thời, chính Hội đồng bầu ra một người làm chủ tịch. Và trao cho người này những quyền hạn riêng, không phải thông qua cơ chế tập thể Ủy ban. Và như vậy, các quyết định quản lý sẽ có hai dạng: dạng của Ủy ban (tập thể) và dạng của Chủ tịch Ủy ban (cá nhân). Thực tế ở những nước theo mô hình này, chưa phân định rõ hai loại quyết định trên nên tạo ra những xung đột nhất định trong quyết định chấp hành của Ủy ban đối với các quyết định của Hội đồng. Mô hình này mô tả ở Sơ đồ 1.4. Ngoài các mô hình trên, một số nước cụm từ chính quyền địa phương không gắn với hội đồng do cử trí địa phương bầu ra, chỉ đơn thuần cơ quan quản lý các vấn đề của địa phương do luật định và cách thức tổ chức do cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và nhân sự quyết định. 1.2. Vùng đô thị và chính quyền đô thị 1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại đô thị 1.2.1.1. Khái niệm đô thị Đô thị là cụm từ dùng để chỉ một khu vực, một vùng lãnh thổ mang những tính chất, đặc điểm khác nhau về dân cư đô thị, mật độ dân số, tính chất lao động của dân cư hay về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vai trò, sự phát triển
  • 29. 27 kinh tế - xã hội... của một khu vực, vùng lãnh thổ. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định, cách hiểu khác nhau về đô thị nhưng thông thường các đô thị phải thể hiện được vị trí, vai trò, chức năng trên các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội...; vai trò đối với sự phát triển của từng vùng hay trên phạm vi cả nước hoặc do đặc điểm lịch sử, vị trí địa lý của bản thân đô thị để lại. Tuy nhiên, dù tiếp cận theo góc độ nào thì khái niệm đô thị cũng thống nhất với nhau ở một tiêu chí “đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân hoạt động không phải là nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị”. Các đô thị trên thế giới đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Các nhà đô thị học đã phân chia lịch sử phát triển đô thị thành bốn giai đoạn: cổ đại (từ năm 4.000 trước công nguyên đến năm 500 sau công nguyên); trung đại (từ năm 500 đến năm 1.500 sau công nguyên); cận đại (từ năm 1.500 đến năm 1.800) và giai đoạn thứ tư từ năm 1.800 đến nay. Nhìn chung, các đô thị ngày nay đều mang đầy đủ giá trị về kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, với giá trị nào, đô thị cũng được hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lưu của con người, của xã hội, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, quản lý nhà nước. Do đó, những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, lợi thế về chính trị, văn hóa, xã hội là những nơi thuận tiện cho việc phát triển đô thị. Đô thị so với nông thôn là hai môi trường sống, hai loại hình định cư có những đặc điểm khác nhau về tính chất, quy mô, chức năng, nhiệm vụ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mật độ dân số, nhu cầu sử dụng, cách thức tổ chức quy hoạch, xây dựng, khai thác, vận hành các quá trình xã hội và nhất là hệ thống các cơ sở hạ tầng trong đô thị. So với nông thôn, nhìn chung các đô thị có quy mô và mật độ dân số lớn hơn, có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở hạ tầng cao hơn, môi trường sống được tổ chức khoa học hơn, văn minh và hiện đại hơn và người
  • 30. 28 dân đô thị được cung cấp các dịch vụ công ở mức độ đồng bộ hơn, đa dạng hơn và chất lượng hơn. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện. Về mặt nhà nước - pháp luật, không thể sử dụng hoàn toàn các khái niệm về đô thị được hiểu theo nghĩa thông thường mà cần phải ghi rõ nội dung dung đầy đủ của nó trên phương diện pháp lý cũng như thực tiễn. Vì vậy, pháp luật của các nước cũng như CHDCND Lào đều đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn để phân biệt đô thị với nông thôn. Những tiêu chí cơ bản để phân biệt đô thị và nông thôn là: - Là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế hoặc trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật - công nghệ, thể thao... của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ. - Là nơi tập trung trung dân cư đông đúc hơn so với nông thôn. Mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về quy mô dân số đô thị nhưng đều đảm bảo tính chất là một điểm dân cư tập trung cao và chỉ tính trong nội thị. - Dân cư hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và thường không nhỏ hơn 60%. - Là nơi tập trung hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng quan trọng, như: Trạm viễn thông, sân bay, nhà ga, cảng biển... và hạ tầng xã hội, như: Nhà ở, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu... - Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động và hầu như không có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.
  • 31. 29 1.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đô thị Đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng và của cả nước, có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, xã hội. Tại các đô thị thường tập trung đông dân cư, có mật độ dân số cao, tập trung nhiều các ngành công nghiệp và dịch vụ, sản xuất ra phần lớn của cải cho xã hội, đồng thời cũng là nơi tiêu xài phần lớn của cải xã hội. Điều này tạo ra sự phồn thịnh, điều kiện phát triển cho các đô thị. Bên cạnh đó, bản thân đô thị luôn tiềm ẩn: Tội phạm, các tệ nạn xã hội, hỏa hoạn, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... Đồng thời, luôn đặt ra các thách thức về kinh tế và cung cấp dịch vụ cho đô thị; cung cấp dịch vụ công cộng, nước sạch, thoát nước, đất đai, nhà ở, việc làm, giao thông đi lại... Đô thị phát triển gắn liền với sản xuất hàng hóa, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quốc gia, tạo ra việc làm mới, thu hút nhiều lao động từ khu vực nông thôn, gắn với quá trình chuyên môn hóa sản xuất, đào tạo lao động có trình độ cao. Đô thị càng lớn, hiệu quả đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật càng cao, khả năng tạo ra các giá trị mới về trí tuệ và công nghệ càng nhiều. Đô thị là nơi tập trung tài nguyên, các nguồn lực và nhân lực tạo ra phần lớn sản phẩm cho xã hội, là trung tâm giao lưu thông tin, trí thức, là nơi có sự phát triển vượt bậc, động lực phát triển cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Hơn thế nữa, các đô thị phải là nơi con người được sống, lao động và tận hưởng hạnh phúc trong sự phát triển ổn định, bền vững. Do đó, các đô thị ngày nay không chỉ là các tác phẩm nghệ thuật của các kiến trúc sư mà còn là tác phẩm của các nhà quản lý, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu đô thị... hay nói cách khác, nó được sự quan tâm của tất cả mọi người. Phát triển đô thị không phải là việc làm đơn lẻ của một nhóm người, một tổ chức mà phải là của cả cộng đồng xã hội với vai trò định hướng, điều hành, quản lý của nhà nước. Yêu cầu phát triển đô thị đặt ra và đòi hỏi chúng ta phải có những nội dung quản lý phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, đặc điểm khác nhau ở đô thị.
  • 32. 30 Theo đó cách thức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, thẩm quyền quản lý... của các cơ quan nhà nước ở đô thị không thể giống nhau và càng không thể giống với các cơ quan quản lý nhà nước ở các đơn vị không phải là đô thị. Các đô thị hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của đô thị chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan, do đó thường hiếm khi phát triển theo ý chí chủ quan của các nhà quản lý, các nhà chính trị. Do đó, việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý đô thị phải phù hợp với các quy luật vận động của nền kinh tế - các dòng chảy của thị trường. Các chính sách quản lý đô thị phải đáp ứng sự vận động liên tục, thường xuyên của đô thị theo các mục tiêu phù hợp với các quy luật của nền kinh tế để thị trường luôn luôn phát triển. Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hoặc đã được quy hoạch, hoàn chỉnh từng phần, mật độ các công trình cao là những đặc trưng cơ bản của đô thị. Cơ sở hạ tầng, mật độ dân số cao và quy mô dân số là những yếu tố tạo ra những lợi thế, hiệu quả kinh tế về tính tập trung của đô thị. Thông thường các công trình xây dựng, nhà ở, trụ sở, trường học, bệnh viện, trung tâm giao lưu thương mại, nơi sản xuất, công viên, bảo tàng... được tập trung tại các đô thị. Tùy từng quy mô và chức năng từng đô thị, các đô thị có những dáng vẻ riêng của mình, thể hiện nền văn minh, định hướng, trình độ phát triển của địa phương, vùng lãnh thổ hoặc của cả nước. Cơ cấu lao động, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa cao là tiền đề cơ bản của việc nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đời sống kinh tế - xã hội đô thị. Các đô thị thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng, lãnh thổ, quốc gia. Thu nhập từ khu vực đô thị luôn lớn hơn các vùng khác và chiếm đại đa số trong thu nhập quốc dân ở mỗi quốc gia, trong khi tỷ lệ dân số ở đô thị thấp hơn các vùng khác. Vì vậy quản lý đô thị đang trở thành một vấn đề rất quan trọng đối
  • 33. 31 với các cấp chính quyền, cũng như các tổ chức xã hội có liên quan với mong muốn sao cho các đô thị được ổn định và phát triển không ngừng. Đô thị có những nhu cầu và đặc điểm khác so với khu vực nông thôn. Trước hết, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, xã hội đô thị luôn xuất hiện những nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, điều trị, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí... Các nhu cầu này ngày càng đòi hỏi cao hơn và có các nhu cầu mới thường xuyên phát sinh. Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế chủ yếu về thương mại, dịch vụ, công nghiệp hoặc thuần túy là một trung tâm chính trị - hành chính; văn hóa, trung tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn hóa trên các lĩnh vực của đô thị cao hơn so với nông thôn. 1.2.1.3. Phân loại đô thị Để có cơ sở quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị, cần phải phân loại đô thị. Tùy thuộc vào điều kiện dân cư, vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội mà mỗi quốc gia có những cách thức phân loại đô thị khác nhau nhau và tùy theo những yếu tố mang tính đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều nước không quan tâm đến phân loại đô thị mà chỉ quan tâm đến tư cách chính quyền địa phương hay tư cách thành phố trao cho vùng lãnh thổ đó thuộc đơn vị hành chính cấp nào để có tướng ứng cấp chính quyền. Việt Nam, Trung Quốc có cách phân loại đô thị theo quan điểm của mức độ đô thị hóa. Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chia đô thị thành 6 loại: Đô thị loại đặc biệt 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
  • 34. 32 b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên. 3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên. 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Đô thị loại I 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Quy mô dân số: a) Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên; b) Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên. 3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
  • 35. 33 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên. 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Đô thị loại II 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh; b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên. 3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên. 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Đô thị loại III 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
  • 36. 34 b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên. 3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên. 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Đô thị loại IV 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện; b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên. 3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
  • 37. 35 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Đô thị loại V 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã; b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên. 3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên. 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên. 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này [28]. Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính “mức độ đô thị hóa” Và có thể có nhiều khu vực thỏa mãn các tiêu chí trên của đô thị hóa. 1.2.2. Chính quyền đô thị 1.2.2.1. Tổng quan về chính quyền đô thị Chính quyền đô thị thường gắn với những vùng lãnh thổ theo cách thức phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ như nêu trên. Có thể là chính quyền đô thị cho cả một vùng lãnh thổ cấp 1. Một số cụm từ hay sử dụng là chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ được gọi là đô thị này tương đương với vùng lãnh thổ cấp tỉnh, nhưng mức độ đô thị hóa có thể rộng nhưng chưa sâu.
  • 38. 36 Mỗi một quốc gia có những vùng lãnh thổ như vậy, và đa số có vùng lãnh thổ gắn với thành phố cốt lõi là thủ đô để tạo nên vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung ương. Việt Nam có 5 vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung ương; Trung quốc có 4 vùng lãnh thổ đô thị trực thuộc trung ương; Hàn quốc có 8 vùng lãnh thổ theo mô hình này. Trong khi Nhật Bản vùng Tokyo được coi là vùng lãnh thổ cấp tỉnh. Lào có Vùng thủ đô Viêng-chăn. Cách tổ chức của chính quyền các vùng lãnh thổ cấp 1 mang tính đô thị không khác nhau nhiều giữa các quốc gia và cũng theo các dạng đã nêu trên. Sự khác nhau chủ yếu nằm ở cách phân chia tiếp theo thành các đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ hơn (cấp 2 hay cấp 3). Ví dụ, 8 vùng đô thị của Hàn quốc tương đương cấp tỉnh cũng được phân chia gần giống như tỉnh. Khu vực đô thị Seoul, thành phố trực thuộc trung ương, tuy là cơ quan tự quản, nhưng cũng được chia ra 25 đơn vị nhỏ hơn cấp 2 và cũng được trao quyền tự quản từ chính quyền thành phố cấp 1. Và từng đơn vị hành chính cấp 2 này cho thể chia nhỏ tiếp theo. Vùng đơn vị hành chính lãnh thổ cấp 2 nẳm bên dưới cấp lãnh thổ cấp 1. Đơn vị hành chính lãnh thổ này được xếp loại khu đô thị và cũng có thể có nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào quốc gia. Chính quyền địa phương của vùng đô thị này gắn với cấp hành chính và có thể gọi chính quyền địa phương bên dưới hay của chính quyền địa phương cấp 1. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương vùng lãnh thổ loại này cũng tuân thủ theo các dạng đã nêu trên. 1.2.2.2. Đặc trưng của chính quyền đô thị Về cơ bản chính quyền đô thị có các đặc trưng sau: Thứ nhất: Chính quyền đô thị trực tiếp tác động đến các đối tượng Đô thị là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước hay một vùng, là nơi tập trung chủ yếu các cơ sở kinh
  • 39. 37 tế, hạ tầng quan trọng như trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, hệ thống giao thông liên lạc, điện, nước, công trình xây dựng, khu vui chơi, giải trí phát triển với tốc độ nhanh. Chính quyền đô thị là chủ thể triển khai thực thi các chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định mọi mặt đời sống xã hội thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý vĩ mô phù hợp. Do đó chính quyền đô thị để thực hiện tốt chức năng của mình, chính quyền đô thị có tư cách pháp nhân công quyền, có thực quyền lực trên cả ba phương diện là quyền lập qui, quyền điều hành và quyền cưỡng chế để quản lý có hiệu lực toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường... trên địa bàn đô thị. Thứ hai: Chính quyền đô thị là nơi trực tiếp phân phối, cung cấp các dịch vụ công cộng Các dịch vụ công như: Cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, môi trường, giao thông đô thị... nhằm phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội chung trên địa bàn. Do đặc điểm sinh sống của dân cư đô thị, nhu cầu cung cấp những dịch vụ trên mang tính tập trung cao và được liên thông trên cả địa bàn. Để đảm nhận cung cấp một khối lượng lớn các dịch vụ trên địa bàn thường các đơn vị tư nhân không đủ khả năng, mà phải do chính quyền đứng ra thực hiện. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của các đô thị, nhu cầu dịch vụ công cộng ngày càng gia tăng đang gây nên những áp lực đối với chính quyền. Trước nhu cầu cấp bách về cung cấp dịch vụ công cho người dân đô thị, chính quyền cần thúc đẩy quá trình xã hội hóa dịch vụ công mới đáp ứng kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ cho người dân đô thị. Thứ ba: Chất lượng dịch vụ công do chính quyền đô thị cung cấp thường được đảm bảo hơn ở nông thôn
  • 40. 38 Dân cư đô thị được tập trung từ nhiều vùng, miền khác nhau nên họ có cuộc sống khá độc lập với nhau, ít có quan hệ truyền thống chặt chẽ theo dòng tộc, cộng đồng tự quản như ở nông thôn, tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những qui tắc có tính cộng đồng. Từ những đặc điểm sinh sống này mà nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ công cho người dân đô thị cũng đặt ra cao hơn so với nông thôn. Ngoài ra, người dân ở đô thị cũng thường không tự cung tự cấp một số dịch vụ cho mình nên hầu hết các dịch vụ công ở đô thị đều do chính quyền cung cấp theo yêu cầu của người dân. Việc chính quyền đô thị cung cấp đồng bộ các dịch vụ công vừa đảm bảo được nhu cầu về số lượng, chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí hạ giá thành các sản phẩm dịch vụ. Thứ tư: Quản lý của chính quyền đô thị có sự đan xen với khu vực đang được đô thị hóa Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho nhiều đô thị hiện nay còn mang đường nét của nông thôn, nhất là về kết cấu hạ tầng, kiến trúc xây dựng, phương thức hoạt động kinh tế - xã hội, tập quán sinh hoạt và lối sống... cũng do đặc thù này mà nhiều đô thị vẫn lưu giữ mô hình bộ máy chính quyền nông thôn. Chính thực tế này đã làm cho hoạt động của chính quyền đô thị không có sự thay đổi theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do đó, ở các đô thị cần phải thiết lập mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền cho phù hợp với tính chất, đặc điểm và xu thế phát triển đô thị trong tương lai. Thứ năm: Quản lý của chính quyền đô thị yêu cầu đảm bảo tập trung, đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả cao Muốn duy trì và phát triển đô thị theo định hướng thì hoạt động quản lý của chính quyền đô thị phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả, tránh tình trạng quản lý theo kiểu chia cắt theo chiều dọc và chiều ngang thành từng mảng nhỏ. Chẳng hạn, quản lý nhà nước về giao thông vận tải, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, cây xanh, xây dựng nhà
  • 41. 39 cửa... giao cho cơ quan khác nhau mà thiếu sự phối kết hợp trong hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, cát cứ, thiếu đồng bộ trong cung cấp dịch vụ công trên địa bàn. 1.3. Chính quyền thành phố và thành phố thuộc tỉnh 1.3.1. Chính quyền thành phố 1.3.1.1. Phân biệt thành phố và khu vực đô thị Khu vực đô thị phải được trao tư cách pháp lý mới được chuyển từ khu vực đô thị (Urban) thành tên gọi là thành phố (City). Có thể các khu đô thị hình thành mang tính “đô thị hóa”, nhưng thành phố thường gắn liền với tư cách pháp lý của nó. Hay nói khác đi, khu đô thị được gọi là thành phố phải được văn bản pháp luật quy định. Thành phố thường được phân loại theo quy mô dân số. Tuy nhiên, mức độ quy mô dân số cũng mang tính tương đối. 1.3.1.2. Phân chia thành phố thành các cấp độ thành phố theo quy mô và tính pháp lý - Thành phố loại nhỏ với dân số dưới 50,000 dân; - Thành phố có quy mô trên 50,000 đến 1 triệu. Hiện nay có 61% dân số đô thị sống trong các thành phố quy mô này. Đến năm 2025 chỉ có 50% dân số đô thị sống trong loại này. - Thành phố có dân số trên 1 triệu dân. Năm 2011, có khoảng 40% dân số đô thị sống trong các thành phố này. Nhưng nên năm 2025 sẽ có khoảng 47% dân số đô thị ở các thành phố trên 1 triệu dân. - Thành phố có số dân trên 10 triệu người, theo dự đoán của các nhà đô thị học cũng sẽ gia tăng [52]. Theo Liên hợp quốc, năm 2016 dân số thể giới sống trong các khu đô thị đạt 54.5% và đến năm 2030 con số này sẽ là 60%. Và 30 % sẽ sống trong các thành phố trên ½ triệu người.
  • 42. 40 Năm 2016 có 512 thành phố trên 1 triệu dân, thì đến năm 2030 con số sẽ là 662. Thành phố có trên 10 triệu dân có 31 thành phố thì đến 2030 sẽ lên đến 41; thành phố có quy mô từ 5 tiệu đến dưới 10 triệu 45 năm 2016, sẽ có 10 thành phố nảy sẽ gia nhập nhóm siêu thành phố. Và số lượng thành phố loại này sẽ gia tăng đến 63 thành phố. Nói chung, thành phố số lượng lớn thuộc nhóm dưới 5 triệu dân, cụ thể gồm: - Từ 1- 5 triệu: từ 436 đến 559 thành phố; - Từ 500.000 đến 1 triệu: từu 551đến 731 thành phố [51]. Ngoài phân loại thành phố theo quy mô dân số (cũng thường gắn liền với phân loại khu đô thị), cũng có thể phân loại theo cơ sở hình thành khu đô thị - thành phố. Ví dụ, thành phố công nghiệp; thành phố du lịch; thành phố đại học... Một sự phân loại khu đô thị - thành phố được chú ý là thành phố có tư cách thành phố. Nếu như đô thị có thể hình thành mang tính tự nhiên, thì thành phố được trao tư cách thành phố đòi hỏi phải được thông qua văn bản pháp luật. Malaysia cũng chỉ trao tư cách thành phố cho một số loại chính quyền địa phương nhất định gắn với một vùng lãnh thổ nhất định. Và để một cấp chính quyền địa phương được trao tư cách thành phố, đòi hỏi phải có dân số tối thiểu 500.000 dân, và có nguồn thu hàng năm trên 100 triệu RM (tiền Malaysia) [41]. Thông thường, phân loại khu đô thị, thành phố gắn liền với cách thức phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ. Và nếu đơn vị hành chính lãnh thổ đạt được mức độ đô thị hóa, thành phố đó sẽ tương ứng với đơn vị hành chính lãnh thổ cùng cấp và sẽ gắn với chính quyền địa phương cấp đó. Hàn Quốc phân chia lãnh thổ hành chính thành các cấp khác nhau, vùng lãnh thổ đạt được cấp thứ nhất có 8 đơn vị.
  • 43. 41 Tùy thuộc vào cấp lãnh thổ hành chính để xác tư cách thành phố đó thuộc cấp hành chính nào. Ngoài ra còn có cách phân chia thành thành phố trực thuộc thuộc trung ương và thành phố trực thuộc tỉnh. Hai cách phân loại này chỉ gắn liền với tư cách pháp lý được trao cho các thành phố đó. Thành phố trực thuộc trung ương trên khía cạnh đơn vị hành chính lãnh thổ là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thành phố trực thuộc tỉnh trên phương diện pháp lý về đơn vị hành chính lãnh thổ là đơn vị nhỏ hơn tỉnh. Ngoài ra cũng có quốc gia, tính pháp lý của vùng lãnh thổ là đô thị được trao là thành phố có thể cho tất cả các loại đơn vị hành chính lãnh thổ đủ tư cách. Tuy nhiên, cần phân biệt tính pháp lý của thành phố với cấp đơn vị hành chính cũng như loại khu vực đô thị. Việt Nam tư cách pháp lý là thành phố chỉ trao cho hai cấp đơn vị hành chính là cấp tỉnh và cấp huyện. Nhưng phân loại cấp đô thị có đến 6 cấp khác nhau. 1.3.2. Thành phố trực thuộc tỉnh 1.3.2.1. Tổng quan về chính quyền thành phố thuộc tỉnh Như trên đã nêu, thành phố thuộc tỉnh nhằm chỉ một đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc tỉnh; là khu đô thị thỏa mãn những quy định về thành phố. Cụm từ tỉnh cũng không được sử dụng thống nhất trong phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ như trên. Có thể thống nhất, đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh là đơn vị hành chính lãnh thổ nằm sát cấp trung ương. Do đó, để hiểu cụm từ thành phố thuộc tỉnh, cần xem xét cách thức phân loại đô thị của các nước cũng như cách thức xác định đơn vị hành chính lãnh thổ để thành lập chính quyền địa phương thuộc cấp nào. Tùy theo quốc gia xác định thành phố thuộc tỉnh như là đơn vị hành chính lãnh thổ có chính quyền địa phương là chính quyền thành phố bên dưới cấp tỉnh. Thái Lan có 32 thành phố, nhưng có hai thành phố cấp tỉnh. Còn lại
  • 44. 42 30 thành phố là thành phố thuộc tỉnh; Hàn quốc có 85 thành phố, trong đó có 8 thành phố cấp tỉnh, còn lại 77 thành phố đều thuộc vào nhóm thành phố trực thuộc tỉnh; Nhật bản có 786 thành phố được trao tư cách thành phố và tất cả đều là thành phố trực thuộc tỉnh (prefecture). Tuy nhiên, tư cách các thành phố thuộc tỉnh khác nhau và có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau; Indonesia cả nước có 97 thành phố thuộc tỉnh, không kể Thủ đô Jakarta là một vùng đô thị gọi tên là “thành phố”, nhưng có tư cách tỉnh. Cộng hòa Philippine có 145 khu vực đô thị được trao tư cách thành phố. Nhưng chỉ có 107 là thành phố thuộc tỉnh. Việt Nam trao tư cách pháp lý cho khu vực đô thị được gọi là thành phố thuộc tỉnh khi có đủ tiêu chí nhất định. Hiện nay, Việt Nam có 67 thành phố thuộc tỉnh; nhưng nếu gọi là khu vực đô thị cấp nhỏ hơn của tỉnh thì có thể nhiều hơn vì bao gồm cả quận, thị xã. Từ cách quy định đó, thành phố thuộc tỉnh có thể được trao tư cách từ những vùng đô thị hay đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc tỉnh.. Cách gọi và quy định mang tính phân chia lãnh thổ và được pháp luật trao cho có tư cách thành phố trong đơn vị hành chính thuộc tỉnh (hoặc cấp lãnh thổ sát với cấp trung ương). Đề hiểu cụm từ thành phố thuộc tỉnh, cần phân biệt một số khái niệm: - Một vùng lãnh thổ nhất định nào đó có thể được gọi là thủ phủ của một tỉnh. Thủ phủ của tỉnh có thể có những tên gọi và tư cách khác nhau. Nhưng đó được coi là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh. Tủy thuộc vào điều kiện cụ thể, mỗi tỉnh chỉ quy định một vùng lãnh thổ (cấp sát cấp tỉnh) là thu phủ của tỉnh. Trước đây ở Việt Nam, quy định mỗi tỉnh có thị xã như là thủ phủ của tỉnh. Nhưng có nhiều tỉnh lại có đến 2 hay ba thị xã. Do đó cụm từ thị xã và thủ phủ của tỉnh có sự thay đổi. - Một vùng lãnh thổ cấp 2 thuộc tỉnh có thể được trao tư cách thành phố nếu thỏa mãn những điều kiện nhất định. Điều này không phụ thuộc vào việc phân loại đô thị như văn bản pháp luật đã quy định. Hay nói khác đi thành
  • 45. 43 phố ở Việt Nam hay một số nước (Hàn Quốc, Nhật Bản...) đòi hỏi phải được trao tư cách thành phố và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà sẽ được trao tư cách cụ thể. Nếu vùng đô thị được quy định 6 cấp (Việt Nam) thỉ những vùng lãnh thổ cấp 1 hay cấp 2, 3, 4, 5 hay cấp đặc biệt được trao tư cách thành phố lại hạn chế. Điều này cần phân biệt vùng đô thị và thành phố. Việt Nam có trên 802 vùng đô thị các loại, tuy nhiên chỉ có 67 thành phố nằm bên dưới lãnh thổ tỉnh được xác định. Mỗi một tỉnh không có quy định số lượng thành phố được trao tư cách. Việt Nam có tỉnh chưa có thành phố (trừ thành phố trực thuộc trung ương , Bình phước và Đăk Nông), nhưng có tỉnh lại có đến bốn thành phố (Quảng Ninh) [26]. Đây cũng là điều để CHDCND Lào tham khảo. Ở Việt Nam, tất cả những thành phố thuộc tỉnh trước đây do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, hiện nay thành lập một đơn vị hành chính hay chuyển đổi đều thuộc quyền hạn của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 1.3.2.2. Tổ chức chính quyền của thành phố thuộc tỉnh Thành phố trực thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh nói chung của các nước đều tổ chức theo mô hình khá tương đồng nhau. Mỗi thành phố có thể chia thành nhiều khu vực dân cư khác nhau, có những tên gọi khác nhau và đặc biệt là không có phân chia thành những cấp chính quyền bên dưới chính quyền thành phố thuộc tỉnh. Mỗi khu vực dân cư được hình thành với nhiều nghĩa khác nhau. Và ý nghĩa cơ bản nhất là để trở thành đơn vị bầu cử để bầu cử Hội đồng thành phố. Ngoài ra có thể phân chia để thực hiện một số công việc hành chính như đăng ký khai sinh; hộ khẩu,v.v. Như trên đã nêu, các dạng tổ chức chính quyền địa phương được áp dụng cho chính quyền thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, mỗi thành phố thuộc tỉnh có thể chọn cho mình mô hình hợp lý.
  • 46. 44 Tham khảo 30 thành phố thuộc tỉnh (bang) có thể thấy xu hướng đó. Số liệu chỉ ra ở Bảng 1.2. Bảng 1.2. Dạng tổ chức chính quyền thành phố của 30 thành phố lớn ở Mỹ TT Tên thành phố Dạng chính quyền 1 New York Thị trưởng- Hội đồng 2 Los Angeles Thị trưởng- Hội đồng 3 Chicago Thị trưởng- Hội đồng 4 Houston Thị trưởng- Hội đồng 5 Philadelphia Thị trưởng- Hội đồng 6 Phoenix Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 7 San Antonio Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 8 San Diego Thị trưởng- Hội đồng 9 Dallas Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 10 San Jose Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 11 Indianapolis Thị trưởng- Hội đồng 12 Jacksonville Thị trưởng- Hội đồng 13 San Francisco Thị trưởng- Hội đồng 14 Austin Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 15 Columbus Thị trưởng- Hội đồng 16 Fort Worth Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp
  • 47. 45 17 Louisville-Jefferson County Thị trưởng- Hội đồng 18 Charlotte Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 19 Detroit Thị trưởng- Hội đồng 20 El Paso Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp 21 Memphis Thị trưởng- Hội đồng 22 Nashville-Davidson Thị trưởng- Hội đồng 23 Baltimore Thị trưởng- Hội đồng 24 Boston Thị trưởng- Hội đồng 25 Seattle Thị trưởng- Hội đồng 26 Washington Thị trưởng- Hội đồng 27 Denver Thị trưởng- Hội đồng 28 Milwaukee Thị trưởng- Hội đồng 29 Portland Ủy ban chuyên trách 30 Las Vegas Hội đồng – Nhà quản lý chuyên nghiệp (Nguồn: The National League of Cities) Việt Nam có mô hình tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh khác với một số quốc gia. Chính quyền thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam giống như tổ chức chính quyền địa phương cấp 2 nói chung theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
  • 48. 46 Thành phố thuộc tỉnh được chia thành phường và xã. Mỗi một phường và xã có chính quyền riêng của mình với đầy đủ hai yếu tố của mô hình tổ chức chính quyền địa phương dạng 4 đã nêu trên. Đồng thời, thành phố không có thị trưởng mà chỉ có Ủy ban Nhân dân thành phố và có chủ tịch, các phó chủ tịch, cách thành viên ủy ban nhân dân. 1.4. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tại một số nước trên thế giới 1.4.1. Chính quyền đô thị Trung quốc 1.4.1.1. Khái quát về tổ chức chính quyền đô thị ở Trung Quốc Điều 30 Hiến pháp Trung Quốc hiện hành phân chia đơn vị hành chính như sau: “1. Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; 2. Tỉnh, khu tự trị chia thành châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố; 3. Huyện, huyện tự trị chia thành hương, hương dân tộc, trấn. Thành phố trực thuộc trung ương và thành phố tương đối lớn chia thành khu, huyện. Châu tự trị chia thành huyện, huyện tự trị, thành phố. Khu tự trị, châu tự trị, huyện tự trị đều là địa phương dân tộc tự trị.” Theo quy định này, chính quyền địa phương Trung Quốc được tổ chức thành 3 cấp (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Huyện, khu - Hương, trấn); một số được chia thành 4 cấp (Tỉnh, khu tự trị - Thành phố tương đối lớn, châu tự trị - Huyện, huyện tự trị, thành phố - Hương, trấn), cách phân chia như thế này tồn tại ở những địa phương có thành phố tương đối lớn và châu tự trị. Tuy nhiên do Trung Quốc chủ trương thực hành rộng rãi thể chế “Thị lãnh đạo huyện”. “Thành phố tương đối lớn” đã bị biến thành một cấp trung gian trong chính quyền địa phương Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến chính quyền địa phương Trung Quốc trên thực tế lại được phân chia thành 4 cấp, kết cấu tầng thứ quản lý bị phức tạp hóa.
  • 49. 47 Xét ở góc độ phân cấp hành chính, đô thị Trung Quốc tồn tại 3 cấp là: 1, Thành phố trực thuộc trung ương có cấp bậc hành chính ngang với tỉnh và khu tự trị, là đơn vị hành chính địa phương cấp một. 2, Thành phố tương đối lớn, bao gồm thành phố cấp phó tỉnh và thành phố cấp địa khu, là đơn vị hành chính địa phương cấp hai, ở dưới tỉnh và trên huyện. 3, Thành phố cấp huyện, có cấp bậc hành chính tương đương với huyện, là đơn vị hành chính địa phương cấp ba, chỉ trên đơn vị hành chính địa phương cấp cơ sở là hương, trấn. Xét ở góc độ cấp bậc hành chính nhìn trong nội bộ hệ thống đô thị, nó có 4 cấp theo thứ tự trên dưới là: 1. Thành phố trực thuộc Trung ương; 2. Thành phố cấp phó tỉnh; 3. Thành phố cấp địa khu; 4. Thành phố cấp huyện. Năm 1978, sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, giữa cấp tỉnh và cấp địa khu lại có thêm khu hành chính cấp phó tỉnh, đây thực chất là một thành phố cấp địa khu, cũng có khi là thành phố trực thuộc tỉnh mà có diện tích tương đối rộng nên được Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập. Khác biệt giữa thành phố cấp phó tỉnh và thành phố cấp địa khu thể hiện ở chỗ, thành phố cấp phó tỉnh ở phương diện xây dựng và chấp hành, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có quyền hạn tương đương với cấp tỉnh. Các đô thị trực thuộc trung ương, đô thị cấp phó tỉnh và đa số đô thị cấp địa khu đều chia thành các khu ở khu vực nội thành và quản lý một số huyện xung quanh. Khu và các đô thị chưa đủ tiêu chuẩn lập khu chia thành một số khu phố để tiện quản lý, tuy nhiên khu phố không phải là đơn vị hành chính hiến định. Cấp bậc hành chính của huyện, khu thuộc đô thị trực thuộc trung ương so với khu, huyện thông thường cao hơn một cấp, ngang với cấp bậc của thành phố cấp địa khu. 1.4.1.2. Thể chế chính quyền đô thị Trung Quốc Trên cơ sở chế độ tổ chức đơn vị hành chính đô thị, bộ máy chính quyền đô thị Trung Quốc được thiết lập cụ thể như sau: a. Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc của chính quyền đô thị Trung Quốc
  • 50. 48 Nhìn theo chiều dọc, cơ cấu tổ chức chính quyền tại khu vực nội thành của các thành phố Trung Quốc tồn tại hai loại hình thể chế là thể chế “Hai cấp chính quyền, ba cấp quản lý” và thể chế “Một cấp chính quyền, hai cấp quản lý”. Thể chế “Hai cấp chính quyền, ba cấp quản lý” tồn tại ở các đô thị lớn có lập khu. Ở các đô thị này, cấp thành phố và cấp khu đều thiết lập một cấp chính quyền hoàn chỉnh, gồm đủ Đại hội đại biểu nhân dân (thường gọi tắt là Nhân đại) và hành chính địa phương, trong đó chính quyền cấp khu là chính quyền cơ sở. Tại các khu phố thuộc khu không thiết lập cấp chính quyền mà chỉ bố trí một số Phòng công tác khu phố với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước đại diện hành chính cấp khu, do hành chính cấp khu phân công đóng trên địa bàn, thi hành một số quyền hạn do hành chính cấp khu trao. Thể chế “Một cấp chính quyền, hai cấp quản lý” là loại kết cấu tổ chức có ở các thành phố chưa đạt tiêu chuẩn lập khu. Các khu phố trong thành phố được bố trí một số Phòng công tác khu phố với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước đại diện của hành chính cấp thành phố, do hành chính cấp thành phố phân công đóng trên địa bàn, thi hành một số quyền hạn do hành chính cấp thành phố trao. Mô hình này có nhiều nét tương đồng với mô hình chính quyền ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh đang thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Việt Nam hiện nay. b. Cơ cấu tổ chức theo chiều ngang của chính quyền đô thị Trung Quốc Kết cấu tổ chức theo chiều ngang ở mỗi cấp chính quyền gồm Nhân đại và hành chính các cấp. Nhân đại là cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân đại ở đô thị trực thuộc trung ương và đô thị thiết lập khu do Nhân đại dưới một cấp bầu ra, tức là được hình thành thông qua bầu cử gián tiếp. Nhân đại ở đô thị không thiết lập khu và các khu thuộc đô thị thiết lập khu do cử tri trực tiếp bầu ra. Nhân đại cấp thành phố và cấp khu có nhiệm kỳ mỗi khóa là 5 năm, mỗi năm ít nhất họp 1 lần. Trên thực tế, tất cả các thành phố trực thuộc trung ương và thành phố thiết lập khu đều thành lập Ủy ban chuyên môn. Ủy ban chuyên môn chịu sự