SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG
GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa
SVTH: Lê Trung Hậu
MSSV: 15141154
SVTH: Phạm Thanh Tuấn
MSSV: 15141322
Tp. Hồ Chí Minh - 7/2019
i
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG
GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa
SVTH: Lê Trung Hậu
MSSV: 15141154
SVTH: Phạm Thanh Tuấn
MSSV: 15141322
Tp. Hồ Chí Minh - 7/2019
ii
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM, ngày 05 tháng 07 năm 2019
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Lê Trung Hậu MSSV: 15141154
Phạm Thanh Tuấn MSSV: 15141322
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông Mã ngành: 41
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2015 Lớp: 151412
I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CỬA HÀNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC
VỤ
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
- Nguyễn Văn Hiệp (2014), “Giáo trình công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến”, Nhà
xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.
- Phan Văn Ca – Trương Quang Phúc (2017), “Giáo trình Thiết kế hệ thống nhúng”,
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Phú – Phan Văn Hoàn – Trương Ngọc Anh (2017), “Giáo trình vi điều
khiển PIC”. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.
2. Nội dung thực hiện:
- Tìm hiểu cách thức hoạt động của Module RFID RC522.
- Tìm hiểu các chuẩn truyền thông như UART, I2C, SPI.
- Thiết kế và thi công mạch điều khiển, mô hình mô phỏng cửa hàng giặt
sấy.
- Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển gồm: nhận dạng thẻ khách
hàng, lựa chọn thiết bị, bật/tắt thiết bị khi thỏa điều kiện.
iii
- Viết chương trình điều khiển cho Arduino, nạp code và chạy thử nghiệm
sản phẩm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống.
- Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát sử dụng Visual Studio.
- Đánh giá kết quả thực hiện.
- Thực hiện viết luận văn báo cáo.
- Tiến hành báo cáo đề tài tốt nghiệp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/02/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/06/2019
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
iv
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM, ngày 05 tháng 07 năm 2019
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Lê Trung Hậu Lớp: 15141DT1A MSSV:15141154
Họ tên sinh viên 2: Phạm Thanh Tuấn Lớp: 15141DT1C MSSV:15141322
Tên đề tài.: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG
GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ
Tuần/ngày Nội dung
Xác nhận
GVHD
Tuần 1
( 18/2 – 24/2 )
- Gặp GVHD để nhận đề tài
Tuần 2
( 25/2 – 3/3 )
- Viết đề cương
Tuần 3
( 4/3 – 10/3 )
- Tìm hiểu các đề tài đã thực hiện trước
- Xác định hướng đi của đề tài
Tuần 4
( 11/3 – 17/3 )
- Tìm hiểu về công nghệ RFID, Arduino
Tuần 5
( 18/3 – 24/3 )
- Tìm hiểu nguyên lí truyền và nhận dữ liệu
giữa Arduino và module RFID
- Tìm hiểu cách hoạt động của máy giặt, đưa ra
giải pháp điều khiển
Tuần 6
( 25/3 – 31/3 )
- Lập trình truyền nhận dữ liệu giữa Arduino và
module RFID
Tuần 7
( 1/4 – 7/4 )
- Tìm hiểu lập trình giao diện Visual Studio và
gửi nhận dữ liệu với máy tính.
v
Tuần 8
( 8/4 – 14/4 )
- Lập trình giao diện người sử dụng và người
quản lí
Tuần 9
( 15/4 – 21/4 )
- Hoàn thiện giao diện giao tiếp với người sử
dụng
Tuần 10
( 22/4 – 28/4 )
- Tiến hành thi công mạch
- Kiểm tra mạch sau thi công
Tuần 11
( 29/4 – 5/5 )
- Thiết kế và thi công mô hình hệ thống cửa
hàng giặt sấy
Tuần 12
( 6/5 – 12/5 )
- Lắp đặt các phần vào mô hình
- Tinh chỉnh lại chương trình điều khiển cho
phù hợp
Tuần 13-14
( 13/5 – 26/5 )
- Viết báo cáo đồ án tốt nghiệp
Tuần 15
( 27/5 – 2/6 )
- Gặp giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa và
hoàn thiện báo cáo
Tuần 16
( 3/6 – 9/6 )
- Làm Slide báo cáo
- Nộp quyển báo cáo và chuẩn bị gặp GVPB và
bảo vệ
GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
vi
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài này là do nhóm tự thực hiện dựa trên một số tài
liệu có trước đó và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Nhóm thực hiện đề tài
Lê Trung Hậu
Phạm Thanh Tuấn
vii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn
là Ths. Nguyễn Thanh Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý, chia sẻ nhiều kinh nghiệm
quý báu cũng như tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành tốt đề tài
này.
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Điện – Điện tử đã tạo
điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu cho chúng em hoàn thành đề
tài này.
Nhóm em cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và tập thể các bạn lớp 15141DT1 đã
có sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những kiến thức và những kinh
nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện đề tài
Lê Trung Hậu
Phạm Thanh Tuấn
viii
MỤC LỤC
Trang bìa ......................................................................................................................i
Nhiệm vụ đồ án ...........................................................................................................ii
Lịch trình đồ án ..........................................................................................................iv
Lời cam đoan .............................................................................................................vi
Lời cảm ơn ................................................................................................................vii
Mục lục.................................................................................................................... viii
Liệt kê hình ...............................................................................................................xi
Liệt kê bảng ..............................................................................................................xv
Tóm tắt ....................................................................................................................xvi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ..........................................................................................................3
1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN..................................................................................3
1.4. GIỚI HẠN ...........................................................................................................3
1.5. BỐ CỤC...............................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................5
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ..........................5
2.1.1. Tìm hiểu về cửa hàng giặt sấy tự phục vụ.................................................5
2.1.2. Mô hình tổng quan ......................................................................................6
2.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG RFID .....................................................................6
2.2.1. Công nghệ RFID..........................................................................................6
2.2.2. Ưu và nhược điểm của công nghệ RFID ...................................................9
2.2.3. Module RFID RC522 ................................................................................10
2.3. GIỚI THIỆU VỀ ARDUINO ..........................................................................11
2.3.1. Phần cứng của Arduino ............................................................................11
2.3.2. Lập trình trên Arduino.............................................................................17
2.4. CẢM BIẾN DÒNG...........................................................................................18
2.4.1. Cảm biến dòng ACS712 ............................................................................18
2.4.2. Module cảm biến dòng ACS712...............................................................19
2.5. MODULE GIẢM ÁP AMS1117......................................................................20
2.6. MODULE RELAY MỘT KÊNH....................................................................22
ix
2.7. KHỐI HIỂN THỊ LCD ....................................................................................24
2.7.1. Giới thiệu về màn hình LCD 16x2 ...........................................................24
2.7.2. Module giao tiếp I2C – LCD.....................................................................25
2.8. CÁC CHUẨN GIAO TIẾP TRUYỀN DỮ LIỆU..........................................26
2.8.1. Giao thức truyền dữ liệu bất đồng bộ USART.......................................27
2.8.2. Chuẩn truyền dữ liệu I2C.........................................................................28
2.8.3. Chuẩn giao tiếp SPI...................................................................................30
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ..............................................................32
3.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................32
3.1.1. Yêu cầu thiết kế .........................................................................................32
3.1.2. Yêu cầu đề tài.............................................................................................32
3.2. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................32
3.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống............................................................................32
3.2.2. Tính toán và thiết kế mạch .......................................................................34
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG.....................................................................40
4.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................40
4.2. THI CÔNG HỆ THỐNG .................................................................................40
4.2.1. Thi công mạch điện ...................................................................................40
4.2.2. Lắp ráp và kiểm tra...................................................................................44
4.3. THI CÔNG MÔ HÌNH ....................................................................................49
4.4. LẬP TRÌNH HỆ THỐNG ...............................................................................50
4.4.1. Lưu đồ giải thuật .......................................................................................50
4.4.2. Phần mềm lập trình cho máy tính ...........................................................55
4.5. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG ............................61
4.5.1. Dành cho khách hàng ................................................................................61
4.5.2. Người quản lý.............................................................................................63
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT ................................................................67
5.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................................67
5.1.1. Về phần cứng .............................................................................................67
5.1.2. Về phần mềm .............................................................................................67
5.1.3. Kết quả thực hiện ......................................................................................68
5.2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.................................................................................74
5.2.1. Phần cứng...................................................................................................74
5.2.2. Phần mềm...................................................................................................74
x
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................75
6.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................75
6.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................76
xi
LIỆT KÊ HÌNH
Hình 2.1. Cửa hàng giặt sấy tự động……………………………....…………………….5
Hình 2.2. Mô hình hoạt động tổng quát ……………………………….....…...……...….6
Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống RFID………………….…………………..…………….8
Hình 2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID…………..…………..……………..8
Hình 2.5. Một vài dạng của Tag…………………………..……………….……………9
Hình 2.6. Module RFID RC522………...……………….……………..…………...…10
Hình 2.7. Cấu trúc phần cứng của Arduino Uno ………………..…………..…………12
Hình 2.8. ATmega328 dạng chân dán và chân cắm ………….…………..…………..13
Hình 2.9. Sơ đồ chân trong ATmega 328 …………...…………..……………………14
Hình 2.10. Arduino MEGA2560……………………………..…………………….....15
Hình 2.11 ATmega2560 dạng chip dán. ………………………..……..….………..…15
Hình 2.12. Sơ đồ khối bên trong ATmega2560………………..………...............……16
Hình 2.13. Giao diện của phần mềm Arduino IDE ………………….…………....…...17
Hình 2.14. IC 712-5A ………………………………………………....................……19
Hình 2.15. Module cảm biến dòng ACS712 ……………………………………….…19
Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lí của module ACS712 ………………..………..………..….20
Hình 2.17. IC AMS1117 …………………………..……………………………….....20
Hình 2.18. Cấu tạo bên trong IC AMS1117 ……………………….………..…..…….21
Hình 2.19. Sơ đồ nguyên lí module giảm áp ………………………..………..………..21
Hình 2.20. Module giảm áp 3.3V ……………………………………………..………22
Hình 2.21. Relay trong thực tế ……………………………………….………..………23
Hình 2.22. Cấu tạo cơ bản của relay ……………………..…………….……..………..23
Hình 2.23. Sơ đồ nguyên lí module relay 1 kênh ……………..…….…………..……..24
Hình 2.24. Mặt trước của LCD 16x2……………………………............……..………24
Hình 2.25. Module I2C và các chân chức năng …………………………...…...………26
Hình 2.26. Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ (USART)…………………...………...27
Hình 2.27. Hệ thống giao tiếp theo chuẩn I2C …………………….....………..………28
xii
Hình 2.28. Giao tiếp SPI ………………………………...……….……………..……..30
Hình 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống …………………………..………….....…………..33
Hình 3.2. Tính giá trị Vrms ………………………………………………...………….34
Hình 3.3. Sơ đồ nối dây ACS712 với Arduino MEGA …………..………..…………..35
Hình 3.4. Sơ đồ kết nối MEGA2560 với các module……………………….………….36
Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý khối nhập thông tin…………………..…………..………...38
Hình 3.6. Adapter 5V-2A …………………………………...……………...…………38
Hình 3.7. Cấu tạo bên trong Adapter ……………………………….………..………..39
Hình 3.8. Cấu tạo của bộ nguồn xung đơn giản ………………..........…………..……..39
Hình 4.1. Sơ đồ mạch in mạch giao tiếp với Arduino MEGA ……......………..………40
Hình 4.2. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch giao tiếp …………………...…................……...41
Hình 4.3. Sơ đồ mạch in mạch công suất ………………………..…………….....……42
Hình 4.4. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch công suất ………………......…………..…...…..42
Hình 4.5. Sơ đồ mạch in mạch nhập thông tin …………………...……………..……...43
Hình 4.6. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch nhập thông tin ……………...….……………….43
Hình 4.7. PCB của mạch công suất ……………………………..……………..………44
Hình 4.8. Mạch công suất sau khi hàn linh kiện ……………...…………..……………45
Hình 4.9. Mặt trên của mạch công suất ………………………..…………..…………..45
Hình 4.10. PCB của mạch điều khiển …………………………..………….....……….46
Hình 4.11. Mặt trên của mạch điều khiển………………………..………….....……... 46
Hình 4.12. PCB của mạch nhập thông tin trước và sau khi hàn linh kiện ……….....…..47
Hình 4.13. Mạch nhập thông tin khi đã hoàn thành …………..........………………..…48
Hình 4.14. Hệ thống khi hoàn thiện ……………………………..…...…………..……49
Hình 4.15. Lưu đồ giải thuật chương trình chính Arduino MEGA2560…………....….50
Hình 4.16. Lưu đồ chương trình con đọc mã thẻ ……………………...…….............…51
Hình 4.17. Lưu đồ đọc cảm biến dòng ……………………………..…………..……..52
Hình 4.18. Lưu đồ chương trình chính UNO ………………………….…..………….52
Hình 4.19. Chương trình con Xử lí chuỗi …………………………….......…………..53
Hình 4.20. Lưu đồ giải thuật chương trình quản lý ……………………………………54
Hình 4.21. Lưu đồ giải thuật chương trình vận hành ……………………….....……….55
xiii
Hình 4.22. Tạo project trong Visual Studio ……………………………..…..………...56
Hình 4.23. Giao diện thiết kế trong Visual Studio ………………………..…………...56
Hình 4.24. Giao diện lập trình trong Visual Studio …………………….....…………..57
Hình 4.25. Kết nối Server …………………………………………………………….58
Hình 4.26. Khởi tạo Database mới ……………………………………….....…………58
Hình 4.27. Tạo bảng mới ……………...………………………………..……..………59
Hình 4.28. Tạo truy vấn mới mới……………...………………………..……..………59
Hình 4.29. Bảng quanly…………..…...………………………………..……..………60
Hình 4.30. Bảng data_KhachHang……..……………...………………..……..………60
Hình 4.31. Bảng data_DichVu……..…………..……...………………..……..………60
Hình 4.32. Bảng data_DonGia……..………..………...………………..……..………61
Hình 4.33. Giao diện thông tin khách hàng ……………………………………………62
Hình 4.34. Thiết bị Nhập thông tin ……………………………………..…..…...…….62
Hình 4.35. Giao diện đăng nhập hệ thống ………………………………....…………..63
Hình 4.36. Giao diện quản lý khách hàng ……………………………..……..………..63
Hình 4.37. Khung quản lý quét thẻ ……………………………………..…......………64
Hình 4.38. Giao diện quản lý thẻ khách hàng ………………………………...………65
Hình 4.39. Giao diện nạp tiền vào thẻ …………………………………………………66
Hình 4.40. Giao diện phần mềm quản lý hoạt động hệ thống máy giặt ………..……….66
Hình 5.1. Mô hình sản phẩm…………………………………………………………..68
Hình 5.2. Bộ thêm thông tin khách hàng………………………………………………68
Hình 5.3. Khách hàng chưa đăng kí……………………………………………………69
Hình 5.4. Giao diện Quản lí khách hàng……………………………………………….70
Hình 5.5. Giao diện Thông tin khách hàng……………………………………………71
Hình 5.6. Thông báo thẻ mới…………………………………………………………..71
Hình 5.7. Thông báo thêm thành công khách hàng…………………………………….72
Hình 5.8. Giao diện Nạp tiền vào tài khoản khách hàng………………………………72
Hình 5.9. Thông báo Nạp tiền thành công…………………………...………………...73
Hình 5.10. Giao diện Theo dõi hoạt động……………………………………………...73
xiv
LIỆT KÊ BẢNG
Bảng 2.1. So sánh Arduino UNO và MEGA2560 ………………..…….……..……….16
Bảng 2.2. Các chân LCD và chức năng ……………………………..…......…………..25
Bảng 2.3. So sánh các kiểu truyền dữ liệu ………...……………….………...….……..31
Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra ………………………………………………………...….49
xv
TÓM TẮT
Các hệ thống tự động không chỉ được ứng dụng trong các ngành công nghiệp mà
còn được ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày của con người. Việc ứng dụng các hệ
thống tự động giúp giảm thiểu các chi phí quản lí, thuê mướn nhân công, tăng chất lượng
sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Điển hình tại nhiều nước phương Tây, việc giặt quần
áo ở các cửa hàng giặt sấy tự phục vụ trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày
của người dân ở đây.
Cùng với việc mở cửa hội nhập quốc tế của đất nước và sự phát triển của kinh tế
xã hội, các cửa hàng giặt ủi quần áo đã xuất hiện ngày càng phổ biến tại các đô thị lớn
tại Việt Nam và ở những nơi có số lượng khách du lịch đông. Các cửa hàng giặt ủi cũng
được phát triển để đáp ứng nhu cầu giặt quần áo của người dân và khách du lịch ở lại
dài ngày. Tuy nhiên mô hình giặt ủi kiểu cũ này tồn tại nhiều khuyết điểm: tốn nhiều
thời gian, dễ thất lạc quần áo, giặt không như ý muốn,… Ở Việt Nam, khi các cửa hàng
giặt ủi kiểu truyền thống đang dần bộc lộ nhiều khuyết điểm thì việc hiện đại hóa các
cửa hàng giặt ủi truyền thống đang là yêu cầu đáng quan tâm và phát triển hiện nay.
Công nghệ RFID đã được ứng dụng trong công nghệ tự động cách đây vài năm
tại các nước phát triển mạnh như Nhật, Mỹ. Ở Việt Nam thì công nghệ này cũng được
đầu tư nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ và ít
được tiếp cận. Do đó hình thành một hệ thống giặt sấy ứng dụng công nghệ RFID là một
việc hết sức cần thiết và đây là lí do mà nhóm em lựa chọn đề tài này.
Nội dung chính của đề tài là thiết kế hệ thống giặt sấy tự phục vụ, trong đó:
 Sử dụng board Arduino UNO và MEGA làm vi điều khiển của khối điều khiển
trung tâm.
 Ứng dụng công nghệ nhận dạng RFID trong thanh toán tiền giặt sấy và quản lí
thông tin.
 Thực hiện thanh toán thông qua phần mềm thanh toán.
 Quản lý và lưu trữ thông tin của khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu SQL.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của cách ngành khoa học và công nghệ đã có tác động mạnh
mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này.
Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh,
sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các phương pháp công nghệ hiện đại,
các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào
thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Điều này làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày
càng nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra
tiền đề thúc đẩy sự hình thành, phát triển, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và
kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia.
Ngày nay, các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội có lượng dân
cư ngày càng đông đúc, đồng thời cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch từ
nhiều nơi đến. Vì vậy, các cửa hàng giặt ủi mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ
nhu cầu của nhiều đối tượng. Khi mọi người ngày càng bận rộn với công việc thì
các nhu cầu sử dụng các dịch vụ giặt ủi ngày càng tăng. Với mức giá không quá
cao có thể chấp nhận được cùng với chất lượng dịch vụ khá ổn, chúng ta có thể
tiết kiệm được nhiều thời gian hơn dành cho công việc và gia đình. Nhưng xã hội
càng phát triển, dần dần các hệ thống máy móc thông minh thay thế cho con người
giúp cho hiệu quả công việc tăng cao, các loại hình kinh doanh đòi hỏi cần có
những giải pháp tối ưu hơn, cách hoạt động của các cửa hàng giặt ủi kiểu cũ hiện
nay sẽ dần trở nên lạc hậu. Và nó sẽ được thay thế bằng các cửa hàng giặt sấy tự
phục vụ.
Hình thức sử dụng dịch vụ tại các cửa hàng giặt sấy ở Việt Nam biến việc
giặt sấy của khách hàng trở nên bị động. Tức là họ mang quần áo bẩn đến cửa
hàng và giao cho nhân viên thực hiện việc giặt quần áo, mà không thể can thiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 2
vào quy trình giặt sấy. Từ đó tạo nên tâm lý lo lắng về chất lượng và kéo dài thời
gian chờ đợi. Trong khi đó, dịch vụ giặt sấy tự động tại các nước phát triển, khách
hàng chủ động sử dụng hệ thống máy giặt của cửa hàng. Họ có thể tự động phân
loại, sử dụng nhiều máy giặt khác nhau cho từng loại áo quần và đảm bảo rằng áo
quần của mình không giặt chung với quần áo của người khác.
Với xu thế áp dụng mô hình tự động hóa ngày càng nhiều tại Việt Nam,
việc áp dụng mô hình giám sát giặt sấy tự phục vụ kết hợp công nghệ RFID sẽ có
nhiều ưu điểm hơn so với mô hình phục vụ của cửa hàng giặt ủi truyền thống để
nhân viên sẽ làm hết mọi việc như:
 Tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
 Khách hàng có thể kiểm soát được các bước trong quá trình giặt.
 Dễ dàng quản lý tài sản cá nhân.
 Chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
 Thời gian giặt nhanh vì không phải chờ đủ số lượng đồ giặt, từ đó tiết kiệm
thời gian cho người sử dụng.
 Hạn chế việc lẫn lộn quần áo của nhiều khách hàng với nhau.
Hơn nữa, khi khách hàng tự phục vụ cho nhu cầu giặt sấy, cửa hàng chỉ
việc hướng dẫn và quản lý, nên giảm được chi phí thuê nhân viên và giảm giá
thành dịch vụ.
Bên cạnh đó, hình thức thanh toán nhanh chóng bằng xu hoặc thẻ, phòng
chờ sạch sẽ, văn minh và có sẵn Wifi miễn phí, người dùng sẽ cảm thấy việc giặt
giũ tại cửa hàng thoải mái y như đang giặt giũ tại nhà.
Qua tóm tắt trên chúng em quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và thi công
mô hình cửa hàng giặt sấy tự phục vụ”. Hệ thống sử dụng vi điều khiển trung
tâm là module Arduino UNO R3, MEGA2560 và module RFID RC522. Nhờ sử
dụng thẻ từ làm phương thức xác thực người dùng nên khách hàng có thể sử dụng
máy giặt và thanh toán trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống được
giám sát bằng phần mềm quản lí chạy trên máy tính cài hệ điều hành Microsoft
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 3
Windows giúp người quản lí dễ dàng đăng kí thẻ thành viên mới, điều chỉnh thông
tin khách hàng, nạp tiền vào tài khoản khách hàng.
1.2. MỤC TIÊU
Thiết kế và thi công mô hình điều khiển và giám sát hoạt động của hệ thống
máy giặt cho phép người dùng (khách hàng) sử dụng máy giặt để tự giặt quần áo
của mình, nhân viên (hoặc người quản lí) cửa hàng đóng vai trò là người quản lí,
hỗ trợ khách hàng và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc thanh toán.
1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
 Tìm hiểu cách thức hoạt động của Module RFID RC522.
 Tìm hiểu các chuẩn truyền thông như UART, I2C, SPI.
 Thiết kế và thi công mạch điều khiển, mô hình mô phỏng cửa hàng giặt
sấy.
 Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển gồm: nhận dạng thẻ khách
hàng, lựa chọn thiết bị, bật/tắt thiết bị khi thỏa điều kiện.
 Viết chương trình điều khiển cho Arduino, nạp code và chạy thử nghiệm
sản phẩm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống.
 Thi công mô hình hoàn thiện và chỉnh sửa cho phù hợp.
 Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát sử dụng Visual Studio.
 Đánh giá kết quả thực hiện.
 Thực hiện viết luận văn báo cáo.
 Tiến hành báo cáo đề tài tốt nghiệp.
1.4. GIỚI HẠN
 Thiết kế mô hình cửa hàng giặt sấy tự phục vụ.
 Mỗi máy giặt được tượng trưng bằng một bóng đèn 220VAC.
 Số lượng tải điều khiển: 4
 Tính bảo mật của hệ thống chưa cao.
 Công thức tính phí dịch vụ chỉ ở mức tương đối, không thể hoàn toàn
phù hợp với thực tiễn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 4
 Phần mềm quản lí chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản.
 Đề tài được thiết kế hộp bảo vệ bằng bìa cứng.
1.5. BỐ CỤC
 Chương 1: Tổng quan
Chương này trình bày đặt vấn đề, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, giới hạn và bố
cục đề tài.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày về cách hoạt động của các thành phần có trong hệ thống
và toàn bộ hệ thống. Giới thiệu phần cứng các thiết bị được sử dụng trong đề tài.
 Chương 3: Tính toán và thiết kế
Chương này trình bày giới thiệu hệ thống, lựa chọn các linh kiện, tính toán thiết
kế phù hợp với điều kiện thực tế, sơ đồ nguyên lý của các mạch.
 Chương 4: Thi công hệ thống
Chương này trình bày các bước thi công hệ thống, thi công mô hình, quá trình
lập trình hệ thống cho từng phần khác nhau, lưu đồ giải thuật và hướng dẫn sử dụng hệ
thống chi tiết.
 Chương 5: Kết quả thực hiện, nhận xét, đánh giá
Chương này trình bày kết quả đạt được, nhận xét các kết quả đạt được từ mô hình
và mức độ hoàn thiện đề tài.
 Chương 6: Kết luận, phương hướng phát triển của đề tài
Chương này trình bày kết luận rút ra được sau quá trình tìm hiểu và thực hiện đề
tài. Kết luận về hoạt động của hệ thống trong thực tế qua đó rút ra được hướng phát triển
cho đề tài sau này.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ
2.1.1. Tìm hiểu về cửa hàng giặt sấy tự phục vụ
Tại các nước phát triển, hầu hết mọi người đã quen với việc giặt sấy quần áo tại
các cửa hàng giặt sấy tự bên ngoài, nhờ dịch vụ chu đáo, nhanh chóng, tiện lợi và giá cả
rất phải chăng. Đặc biệt, máy giặt tại các cửa hàng giặt sấy tự động thường hiện đại , có
nhiều tính năng và đắt tiền hơn rất nhiều so với máy giặt trong gia đình.
Tuy nhiên, tại Việt Nam mặc dù xuất hiện cách đây nhiều năm, các cửa hàng giặt
sấy chỉ là giải pháp dành cho những tình huống cấp bách như mưa gió, giặt chăn mền
hoặc quần áo bẩn quá tải sau một chuyến du lịch dài ngày. Các dịch vụ này đang dần trở
nên xuống cấp và lạc hậu so với nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng.
Hình 2.1. Cửa hàng giặt sấy tự động
Để nắm bắt nhu cầu mở rộng các dịch vụ giặt sấy tự động, các hãng sản xuất máy
giặt lớn đã phát triển nhiều dòng máy giặt dành cho mô hình giặt sấy tự động. Tuy nhiên,
giá cả của các dòng máy giặt này rất cao nên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cho một cửa
hàng giặt sấy tự động thường rất lớn. Điều này là cản trở không nhỏ cho các nhà đầu tư
có nguồn vốn hạn chế.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 6
Để giải quyết vấn đề này thì đã có giải pháp kết hợp công nghệ RFID cùng với
vi điều khiển để biến các máy giặt loại cũ thành một hệ thống giặt sấy tự phục vụ. Cách
này vừa giải quyết vấn đề chi phí đầu tư lớn đồng thời tận dụng lại các máy giặt đời cũ
để áp dụng vào một cửa hàng giặt sấy tự phục vụ loại nhỏ.
2.1.2. Mô hình tổng quan
Sau khi nghiên cứu tổng quan các hệ thống giặt sấy tự phục vụ được sử dụng đã
có trước đó, nhóm đã đưa ra mô hình cơ bản của hệ thống như sau:
Máy tính
Vi điều khiển
Quản lý Cơ sở dữ liệu
Người dùng Máy giặt/sấy
Hình 2.2. Mô hình hoạt động tổng quát
Mô tả hoạt động:
 Để sử dụng dịch vụ giặt sấy, trước tiên khách hàng cần lấy thẻ RFID và đăng kí
thông tin cơ bản như: tên, số điện thoại, giới tính,…
 Sau đó khách hàng thực hiện việc nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ.
 Khi sử dụng, khách hàng thực hiện việc quét thẻ, hệ thống sẽ truy xuất cơ sở dữ
liệu, nếu thông tin đúng và có tiền trong tài khoản thì tiến hành mở máy.
 Khách hàng tiến hành chọn các chế độ giặt trên máy và chờ hoàn tất quá trình
giặt.
 Khi giặt xong hệ thống sẽ tự động ngắt nguồn máy giặt.
2.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG RFID
2.2.1. Công nghệ RFID
Sự ra đời của công nghệ RFID là một phát minh quan trọng trong kĩ thuật điện
tử. Trên thế giới, công nghệ RFID đã được áp dụng và phát triển ở nhiều lĩnh vực: quân
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 7
sự, y học, giao thông, thương mại, nông nghiệp, bưu chính viễn thông,… đem lại nhiều
lợi ích và tiện lợi.
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc có thể đọc thông tin chứa trong
một thiết bị khác ở một khoảng cách gần mà không cần phải có một sự tiếp xúc vật lý
nào. Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông
tin) và bộ đọc (reader) đọc các thông tin trên chip[1].
Kỹ thuật RFID sử dụng truyền thông không dây trong dải tần số của sóng vô
tuyến để truyền dữ liệu từ các thẻ tag đến bộ đọc. Bộ đọc đọc dữ liệu của tag và gửi
thông tin để hệ thống để xử lý trên cơ sở dữ liệu.
Một hệ thống RFID bao gồm nhiều thành phần phối hợp với nhau tạo nên một hệ
thống hoàn chỉnh và thống nhất[1]:
 Tag (thẻ gắn vào đối tượng cần nhận dạng): Là thành phần bắt buộc mà bất kì
hệ thống RFID nào cũng cần phải có. Có thể lưu trữ và truyền dữ liệu về Reader
bằng sóng vô tuyến. Trong đó các thẻ thường lưu trữ thông tin về các sản phẩm
nào đó.
 Reader (đầu đọc): Là thành phần bắt buộc phải có, làm nhiệm vụ xử lí tín hiệu
nhận được từ anten và giao tiếp với mạch điều khiển.
 Reader Anten: Là thành phần bắt buộc đi cùng với Reader để giao tiếp với
Tag.
 Mạch điều khiển (Controller): Là thành phần bắt buộc có nhiệm vụ xử lí tín
hiệu nhận được từ Reader và giao tiếp với máy chủ dữ liệu.
 Cảm biến, cơ cấu chấp hành.
 Máy chủ dữ liệu và phần mềm hệ thống: Có chức năng lưu trữ các dữ liệu và
giao tiếp với người sử dụng.
 Hạ tầng truyền thông (các chuẩn truyền dữ liệu): có nhiệm vụ là cầu nối truyền
dữ liệu giữa mạch điều khiển và máy chủ dữ liệu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 8
Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống RFID
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống RFID: Thiết bị Reader phát ra sóng điện
từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị Tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng
điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị Reader biết ID (mã số)
của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.
Hình 2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID
Thẻ RFID là thiết bị có thể lưu trữ và truyền dữ liệu về bộ đọc bằng sóng vô tuyến.
Trong đó các thẻ thường lưu trữ thông tin về các sản phẩm nào đó hoặc các ID (mã nhận
diện. Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ (bộ nhớ của chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit
dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với mã vạch) và anten được thu nhỏ trong một số hình thức
đóng gói. Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp
và đóng gói. Một số khác được sản xuất thành các miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được
lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con
người đang gắn thẻ đó.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 9
Hình 2.5. Một vài dạng của Tag
2.2.2. Ưu và nhược điểm của công nghệ RFID
a. Ưu điểm của công nghệ RFID
 Một tag RFID có thể được đọc mà không cần phải có sự tiếp xúc với
reader.
 Có thể lưu dữ liệu lên tag RFID nhiều lần, từ đó giúp tiết kiệm chi phí.
 Một tag RFID có thể lưu trữ vài Bytes dữ liệu hay lớn hơn (tùy từng loại
tag).
 Cho phép sử dụng một reader để đọc nhiều tag trong vùng đọc của nó
trong một khoảng thời gian, từ đó giúp tiết kiệm thời gian vận hành.
 Tag RFID có thể hoạt động trong những điều kiện bất lợi.
 Tag RFID ngoài việc có thể mang và truyền dữ liệu còn dùng được vào
nhiều nhiệm vụ khác.
 Có thể đọc chính xác đến 100%.
b. Nhược điểm của công nghệ RFID
 Hoạt động kém hiệu quả với các vật chắn sóng RF và những vật hấp thụ
sóng RF: Kim loại, nước,….
 Các yếu tố môi trường xung quanh có tác động mạnh đến việc giao tiếp
giữa Reader và Tag (môi trường có nhiều kim loại và chất lỏng).
 Số lượng Tag có thể đọc được bị giới hạn.
 Có thể bị nhiễu nếu phần cứng không được bố trí phù hợp (anten đặt sai
vị trí).
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 10
2.2.3. Module RFID RC522
Module RFID RC522 sử dụng IC MFRC522 của Philips dùng để đọc và ghi dữ
liệu cho thẻ NFC tần số 13.56MHz, với mức giá rẻ thiết kế nhỏ gọn, module này là sự
lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng về ghi đọc thẻ RFID.
Hình 2.6. Module RFID RC522
Đặc điểm kĩ thuật:
 Nguồn: 3.3VDC
 Dòng điện hoạt động: từ 13 đến 26mA
 Dòng ở chế độ chờ (Stand by): từ 10 đến 13mA
 Dòng ở chế độ nghỉ (Sleep Mode): nhỏ hơn 80µA
 Dòng tải tối đa: 30mA
 Tần số sóng mang: 13.56MHz
 Khoảng cách đọc tối ưu: từ 0 đến 60mm
 Giao tiếp: SPI
 Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s
 Nhiệt độ hoạt động: -20 đến 80 °C
 Độ ẩm hoạt động: từ 5 đến 95%
 Các loại thẻ RFID hỗ trợ: mifare1 S50, mifare1 S70, mifare UltraLight, mifare
Pro, mifare Desfire
 Kích thước: 40mm × 60mm
Bộ phát bên trong IC MFRC522 có thể điều khiển anten đầu đọc/ghi được thiết
kế để giao tiếp với thẻ và bộ tiếp sóng mà không cần thêm mạch bên ngoài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 11
Ngoài ra các hệ thống lớn còn được kết nối với các máy tính, hạ tầng mạng để
truyền nhận thông tin của thẻ tag, thực hiện các tác vụ như liên kết tài khoản, thông tin,
tiền phí... Cũng như có các cơ cấu chấp hành để thực thi các yêu cầu đặt ra với hệ thống.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ ARDUINO
Arduino là một công cụ để thực hiện các ứng dụng tương tác, được thiết kế nhằm
làm đơn giản những ứng dụng dành cho những người mới bắt đầu sử dụng vi điều khiển
cho nhiều mục đích (chế tạo robot, trang trí quảng cáo sử dụng led, quang báo, điều
khiển động cơ, điều khiển nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,...). Arduino được lắp ráp với các
linh kiện điện tử, thiết bị điện,… nhưng Arduino vẫn đủ sức mạnh và tài nguyên cho các
chuyên gia phát triển các dự án phức tạp[9].
Arduino là một nền tảng mã nguồn mở, dựa trên nền tảng mạch mẫu điện tử (kit),
bao gồm 1 vi điều khiển, 1 ngôn ngữ lập trình và 1 môi trường phát triển tích hợp (IDE).
Arduino được dùng trong nhiều đề tài nghiên cứu, học tập của sinh viên cũng như ứng
dụng vào thực tế của cuộc sống bởi vì:
 Bo mạch có giá khá rẻ, dễ sử dụng, đa năng, ứng dụng nhiều trong nhiều
ngành nghề như: robot, điều khiển các bảng quảng cáo, quang báo sử dụng
LED đơn, LED ma trận, điều khiển động cơ, điều khiển nhiệt độ,….
 Bo mạch được thiết kế với mã nguồn mở cho cả phần cứng và phần mềm.
Nhờ đó người sử dụng có thể tùy chỉnh thiết kế của bo mạch cho từng mục
đích sử dụng.
 Arduino sử dụng ngôn ngữ lập trình rất dễ học là C. Đồng thời các phần tử
ngoại vi trên kit Arduino đều được chuẩn hóa, với giá thành rẻ, phù hợp với
túi tiền của người sử dụng Arduino.
2.3.1. Phần cứng của Arduino
Một mạch Arduino bao gồm một vi điều khiển AVR với nhiều linh kiện bổ sung
giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác.
Về mặt chức năng, các bo mạch Arduino được chia thành hai loại: loại bo mạch
chính có chip Atmega và loại mở rộng thêm chức năng cho bo mạch chính. Các bo mạch
chính về cơ bản là giống nhau về chức năng, tuy nhiên về mặt cấu hình như số lượng
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 12
I/O, dung lượng bộ nhớ, hay kích thước có sự khác nhau. Các board mở rộng chủ yếu
mở rộng thêm một số tính năng cho bo mạch chính, ví dụ như tính năng kết nối Ethernet,
Wireless, điều khiển động cơ,...
a. Arduino UNO R3
Arduino UNO R3 là một bo mạch vi điều khiển dựa trên chip ATmega168 hoặc
ATmega 328. Cấu trúc chung bao gồm[9]:
 14 chân vào ra bằng tín hiệu số, trong đó có 6 chân có thể sử dụng để điều chế độ
rộng xung.
 Có 6 chân đầu vào tín hiệu tương tự cho phép chúng ta kết nối với các bộ cảm
biến bên ngoài để thu thập số liệu.
 Sử dụng một dao động thạch anh tần số dao động 16MHz.
 Có một cổng kết nối bằng chuẩn USB để nạp chương trình vào bo mạch và một
chân cấp nguồn cho mạch, một nút RESET.
Hình 2.7. Cấu trúc phần cứng của Arduino Uno
Thông số kỹ thuật của Arduino Uno R3:
 Khối xử lý trung tâm là vi điều khiển Atmega328.
 Điện áp hoạt động 5V.
 Điện áp đầu vào khuyến nghị là 5-12V.
 Điện áp đầu vào giới hạn 6-20V.
 Dòng điện một chiều trên các chân vào ra là 40mA.
 Dòng điện một chiều cho chân 3.3V là 50mA.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 13
 Clock Speed 16 MHz.
 Flash Memory 32 Kb (ATmega 328), SRAM 2 Kb (ATmega 328), EEPROM
1 Kb (AT mega 328).
 Khối xử lý trung tâm (Atmega328)
Trong bo mạch Arduino IC đóng vai trò xử lý trung tâm là AVR Atmega328. Họ
vi điều khiển AVR là dòng sản phẩm được phát triển bởi công ty Atmel (1996), nó được
chế tạo dựa trên cấu trúc AVR RISC (Reduced Instruction Set Computer – kiến trúc tập
lệnh rút gọn). Vi điều khiển Atmega AVR có công suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp.
Atmega328 là một vi điều khiển được thiết kế theo kiến trúc thanh ghi. Trong
loại kiến trúc này, tất cả các toán hạng của các phép toán đều được lưu trữ trong các
thanh ghi trước khi được đưa vào CPU để xử lí[5].
Hình 2.8. ATmega328 dạng chân dán và chân cắm
Sơ đồ chân của Atmega328 như sau:
 Chân VCC (chân số 7): Cấp nguồn điện áp 5V cho bo mạch hoạt động.
 Chân GND (chân số 8): Chân nối đất chung.
 Chân AREF (chân 21): Là chân điện áp tham chiếu để chuyển đổi tín hiệu tương
tự sang số (ADC).
 Chân AVCC (chân 20): Chân cung cấp điện áp cho quá trình chuyển đổi ADC.
 Port B (chân 14 - chân 19, chân 9, chân 10): Bao gồm có 8 chân I/O từ
(PB0÷PB7).
 Port C (chân 23 – chân 28, chân 1): Bao gồm có 7 chân I/O từ (PC0÷PC6) trong
đó chân PC6 (chân số 1) làm chân reset.
 Port D (chân 2 – chân 6, chân 11 – chân 13): Bao gồm có 8 chân I/O từ chân
(PD0÷PD7).
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 14
Hình 2.9. Sơ đồ chân của ATmega 328
8K bytes Flash trên chip có thể lập trình với các khả năng đọc trong khi ghi
(Read-While-Write), 512 byte EEPROM, 1K byte SRAM, 23 đường vào ra đa mục đích,
32 thanh ghi đa mục đích, 3 Timer/Counter rất linh hoạt với các compare mode, các ngắt
trong và ngắt ngoài, một bộ USART nối tiếp có thể lập trình được, ghép nối nối tiếp 2
dây định hướng byte, 6 kênh ADC[5].
Trong đó 4 (hoặc 6 tùy từng biến thể) kênh ADC có độ chính xác 10 bit và 2 kênh
có độ chính xác 8 bit, Watchdog Timer có thể lập trình được với bộ dao động bên trong,
một cổng nối tiếp SPI và 5 mode tiết kiệm năng lượng[5].
b. Arduino MEGA2560
Cũng có cấu tạo tương tự như Arduino UNO R3, tuy nhiên Arduino Mega 2560
là phiên bản nâng cấp của Arduino Uno R3 với số chân giao tiếp, ngoại vi và bộ nhớ
được nâng cấp lên nhiều hơn để phục vụ các công việc cần số lượng chân giao tiếp và
bộ nhớ lớn hơn[10].
Thông số kỹ thuật:
 Vi điều khiển chính: ATmega2560
 IC nạp và giao tiếp UART: ATmega 16U2.
 Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC
 Số chân Digital I/O: 54 (trong đó 15 chân có khả năng xuất xung PWM)
 Số chân Analog Input: 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 15
 Dòng điện DC Current trên mỗi chân I/O: 20mA
 Dòng điện DC Current chân 3.3V: 50mA
 Flash Memory: 256 KB trong đó 8 KB sử dụng cho bootloader.
 SRAM: 8 KB
 EEPROM: 4 KB
 Clock Speed: 16 MHz
Hình 2.10. Arduino MEGA2560
 Khối xử lý trung tâm (ATmega2560)
Cũng giống như ATmega328, ATmega2560 là vi điều khiển 8 bit, được thiết kế
theo cấu trúc thanh ghi. Tuy nhiên do số lượng chân giao tiếp nhiều nên chỉ được đóng
gói theo dạng chip dán mà không có loại chip cắm gây khó khăn cho quá trình nâng cấp
hoặc thay thế sửa chữa.
Hình 2.11. ATmega2560 dạng chip dán
Lõi AVR kết hợp với 32 thanh ghi làm việc cho mục đích chung. Tất cả 32 thanh
ghi được kết nối trực tiếp với bộ logic số học (ALU), cho phép hai thanh ghi độc lập
được truy cập trong một lệnh duy nhất trong một chu kỳ của xung Clock. Kết quả là tốc
độ nhanh hơn gấp mười lần so với vi điều khiển theo kiến trúc CISC thông thường[6].
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 16
ATmega2560 cung cấp 256 KB bộ nhớ Flash lập trình trong hệ thống, 4 KB
EEPROM, SRAM 8KB, 86 I / O, 32 thanh ghi, bộ đếm thời gian thực (RTC), 6 Timer /
Counter với chế độ so sánh và PWM, 4 USART, giao tiếp I2C, ADC 16 kênh 10 bit, bộ
định thời Watchdog có thể lập trình với Bộ tạo dao động nội bộ, một cổng nối tiếp
SPI[6].
Hình 2.12. Sơ đồ khối bên trong ATmega2560
So sánh Arduino UNO R3 và MEGA2560:
Bảng 2.1. So sánh Arduino UNO và MEGA2560
Thông số UNO R3 MEGA2560
Tần số thạch anh 16 MHz 16 MHz
Số chân Digital 14 54
Số chân PWM 6 15
Số chân Analog 6 16
Bộ nhớ Flash 32KB (0.5KB Bootloader) 256KB (8KB Bootloader)
SRAM 2KB 8KB
EEPROM 1KB 4KB
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 17
2.3.2. Lập trình trên Arduino
Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn ngữ
này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring lại là một
biến thể của C/C++. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó
rất dễ học, dễ hiểu.
Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm phát
triển dự án này đã cung cấp cho người dùng một môi trường lập trình Arduino được gọi
là Arduino IDE (Integrated Development Environment – Môi trường phát triển tích
hợp). Phần mềm này có thể chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau: Windows,
Mac OS,…
 Vùng lệnh
Bao gồm các nút lệnh menu (File, Edit, Sketch, Tools, Help). Phía dưới là các
icon cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường dùng của IDE.
 Vùng viết chương trình
Các dòng code sẽ được soạn thảo ở đây. Tên chương trình được hiển thị ngay
dưới dãy các Icon, ở đây nó tên là “Blink”. Để ý rằng phía sau tên chương trình có một
dấu “§”. Điều đó có nghĩa là đoạn chương trình đã viết chưa được lưu lại.
Hình 2.13. Giao diện của phần mềm Arduino IDE
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 18
 Vùng thông báo lỗi (debug)
Những thông báo từ IDE sẽ được hiển thị tại đây. Để ý rằng góc dưới cùng bên
phải hiển thị loại board Arduino và cổng COM được sử dụng.
2.4. CẢM BIẾN DÒNG
2.4.1. Cảm biến dòng ACS712
ACS712 là một IC cảm biến dòng (Hall Effect Current Sensor) tuyến tính dựa
trên hiệu ứng Hall để đo dòng điện một chiều (DC) hoặc xoay chiều (AC). Khi có dòng
điện chạy qua, IC ACS712 tạo ra 1 tín hiệu tương tự (analog), điện áp ngõ ra biến đổi
tuyến tính theo sự thay đổi của dòng điện được lấy mẫu thứ cấp DC (hoặc AC) trong
phạm vi đo đạc.
Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là:
VH = (I.B)/(d.e.n) (2.1)
Với VH: hiệu điện thế Hall.
I: cường độ dòng điện.
B: cường độ từ trường.
D: độ rộng của thanh Hall.
E: điện tích của các hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall.
N: mật độ các hạt này trong thanh Hall.
Bên trong ACS712 bao gồm một mạch cảm biến Hall tuyến tính, có độ bù thấp,
với dây dẫn bằng đồng nằm gần bề mặt. Dòng điện cần đo chạy qua đường dẫn này tạo
ra từ trường được cảm nhận bởi IC Hall tích hợp và chuyển đổi thành điện áp tỷ lệ. Độ
chính xác của IC được tối ưu hóa thông qua khoảng cách giữa tín hiệu từ tính đến đầu
dò Hall[7].
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 19
Hình 2.14. IC ACS712-5A
Đặc điểm của họ IC ACS712 :
 Tín hiệu tương tự đầu ra có độ nhiễu thấp.
 Thời gian tăng của đầu ra để đáp ứng với đầu vào là 5µs.
 Có kích thước nhỏ gọn.
 Điện trở dây dẫn trong là 1.2mΩ.
 Nguồn vận hành đơn là 5V.
 Độ nhạy đầu ra từ 63-190mV/A.
 Điện áp ra cực kỳ ổn định.
 Băng thông 80kHz.
2.4.2. Module cảm biến dòng ACS712
Để tiện cho việc sử dụng thì IC ACS712 được tích hợp thành một module nhỏ
gọn và chắc chắn. Module có các chân để truyền tín hiệu lại cho vi điều khiển và nhận
nguồn cung cấp. Có cổng header để giao tiếp với tải công suất.
Hình 2.15. Module cảm biến dòng ACS712
Thông số kĩ thuật:
 Thời gian chuyển đổi: 5µs
 Điện trở nội: 1.2 mΩ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 20
 Nguồn cung cấp: 5V
 Nhiệt độ hoạt động: -40 - 85ºC
 Điện áp cách ly tối đa: 2100 V (RMS)
 Độ nhạy đầu ra:
- ACS712-05B (5A): 180-190 mV/A.
- ACS712-20A (20A): 96-104 mV/A.
- ACS712-30A (30A): 64-68 mV/A.
Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lí module ACS712
2.5. MODULE GIẢM ÁP AMS1117
Module sử dụng IC giảm áp AMS1117 3.3V. Đây là IC chuyên dụng để ổn định
điện áp tuyến tính với sụt áp thấp, điện áp đầu ra 3.3v, dòng điện đầu ra ≤ 1A.
Hình 2.17. IC AMS1117
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 21
AMS1117-ADJ và AMS1117-1.2, -1.5, -1.8, -2.5, -2,85,-3.3 và-5 là các bộ điều
chỉnh ba cực thấp cho ra dòng cực đại đầu ra lên tới 1A. Giới hạn nhiệt độ trên chip bảo
vệ chống lại quá tải và nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ tạo ra nhiệt độ tiếp giáp quá
mức. Không giống như bộ điều chỉnh loại PNP có tới 10% dòng điện bị hao phí như
dòng tĩnh, dòng tĩnh của AMS1117 cấp vào tải, tăng hiệu quả hoạt động[8].
Hình 2.18. Cấu tạo bên trong IC AMS1117
Đặc điểm IC AMS1117:
 Điện áp rơi thấp
 Điều tiết tải: 0,2% điển hình
 Tối ưu hóa cho điện áp thấp
 Giới hạn nhiệt trên chip
 Ba đầu thấp có thể điều chỉnh hoặc cố định
 1.2V, 1.5V, 1.8V, 2.5V, 2.85V, 3.3V, 5V.
Sơ đồ nguyên lý module giảm áp sử dụng IC AMS1117-3.3V:
Hình 2.19. Sơ đồ nguyên lí module giảm áp
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 22
Trong mạch có các tụ không phân cực C1, C2, C3, C4 dùng để làm phẳng các
xung điện áp và ổn định điện áp vào/ra. Led dùng để báo nguồn khi ngõ ra có điện áp.
Điện trở R1 dùng để hạn dòng cho led, hạn chế tình trạng quá áp cho led.
Mạch giảm áp AMS117 có cấu tạo rất đơn giản nên kích thước module nhỏ gọn,
tiện lợi.
Hình 2.20. Module giảm áp 3.3V
2.6. MODULE RELAY MỘT KÊNH
Để vi điều khiển có thể điều khiển các tải có công suất lớn thì cần dùng đến linh
kiện trung gian là relay, triac (đối với tải công suất vừa và nhỏ) hoặc contactor (đối với
tải công suất lớn).
Relay có hai thông số quan trọng cần quan tâm đó là:
 Hiệu điện thế kích tối ưu: Là giá trị điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây bên trong
relay mà ở đó cuộn dây có thể tạo ra từ trường để hút tiếp điểm. Trong thực tế,
có nhiều mỗi loại relay có giá trị hiệu điện thế kích tối ưu khác nhau: 5V, 12V,
24V, …
Hình 2.21. Relay trong thực tế
 Hiệu điện thế tối đa và dòng điện tối đa: Là giá trị hiệu điện thế và dòng điện lớn
nhất cung cấp cho tải mà tiếp điểm bên trong của relay hoạt động trong khoảng
thời gian cho phép có thể chịu được mà không bị hư hỏng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 23
Rơle (relay) là một công tắc chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện chạy
qua cuộn dây của rơle tạo ra một từ trường làm lõi sắt non bị nhiễm từ và hút tiếp điểm,
từ đó làm thay đổi vị trí của công tắc chuyển mạch. Vì vậy có thể điều khiển relay đóng
tiếp điểm bằng cách cho dòng điện chạy qua hai đầu của cuộn dây. Để mở tiếp điểm thì
chỉ việc ngắt dòng chạy qua cuộn dây.
Hình 2.22. Cấu tạo cơ bản của relay
Các chân đấu nối và chân chuyển mạch của rơle thường được ký hiệu là COM
(POLE), NC và NO:
 COM là chân chung, là nơi kết nối đường cấp nguồn chờ.
 NC và NO là 2 chân chuyển đổi.
Sơ đồ nguyên lý mạch giao tiếp relay sử dụng transistor có opto cách li:
Hình 2.23. Sơ đồ nguyên lí module relay 1 kênh
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 24
Để giao tiếp với vi điều khiển, thường sử dụng mạch kích relay với transistor
hoặc opto. Khi tín hiệu điều khiển vào chân IN ở mức thấp, diode phát quang trong U1
cho dòng điện đi qua, U1 dẫn. U1 dẫn làm transistor Q1 thông và cuộn hút nam châm
hoạt động, relay chuyển mạch sang “NO”. Đồng thời dòng từ Vcc đi qua làm Led sáng
báo có tín hiệu điều khiển.
Khi tín hiệu điều khiển IN ở mức cao, diode phát quang trong U1 không cho dòng
điện đi qua, U1 ngắt. Do đó, transistor Q1 đóng, cuộn hút nam châm không hoạt động,
relay ở chế độ “NC”.
2.7. KHỐI HIỂN THỊ LCD
2.7.1. Giới thiệu về màn hình LCD 16x2
LCD có rất nhiều dạng phân biệt theo kích thước từ vài kí tự đến hàng chục kí
tự, từ 1 hàng đến vài chục hàng. Ví dụ LCD 16×2 có nghĩa là có 2 hàng, mỗi hàng có
16 kí tự. LCD 20×4 có nghĩa là có 4 hàng, mỗi hàng có 20 kí tự.
Hình 2.24. Mặt trước của LCD 16x2
Trong 16 chân của LCD được chia ra làm 4 dạng tín hiệu như sau[3]:
Các chân cấp nguồn: Chân số 1 là chân nối mass (0V), chân thứ 2 là Vdd nối với
nguồn +5V. Chân thứ 3 dùng để chỉnh contrast thường nối với biến trở, chỉnh cho đến
khi thấy được kí tự thì ngừng.
Các chân điều khiển: Chân số 4 là chân RS dùng để điều khiển lựa chọn thanh
ghi. Chân R/W dùng để điều khiển quá trình đọc và ghi. Chân E là chân cho phép dạng
xung chốt.
Các chân dữ liệu D7÷D0: Chân số 7 đến chân số 14 là 8 chân dùng để trao đổi
dữ liệu giữa thiết bị điều khiển và LCD.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 25
Các chân LED_A và LED_K: Chân số 15, 16 là 2 chân dùng để cấp nguồn cho
đèn nền để có thể nhìn thấy vào ban đêm.
Sơ đồ các chân của LCD 16x2:
Bảng 2.2. Các chân LCD và chức năng
Chân
số
Tên
chân
Input/Output Chức năng tín hiệu
1 VSS Power GND
2 VDD Power +5V
3 VO Analog Contrast Control
4 RS Input
Register Select. H: data signal, L:
instruction signal
5 R/W Input Read/Write. H: read mode, L: write mode
6 E Input Enable (strobe)
7 D0 I/O Data (LSB
8 D1 I/O Data
9 D2 I/O Data
10 D3 I/O Data
11 D4 I/O Data
12 D5 I/O Data
13 D6 I/O Data
14 D7 I/O Data (MSB)
15 LED_A Input Backlight Anode
16 LED_K Input Backlight Cathode
2.7.2. Module giao tiếp I2C – LCD
Vì LCD có quá nhiều chân (16 chân) nên gây khó khăn trong quá trình kết nối và
chiếm dụng nhiều chân của vi điều khiển. Để khắc phục tình trạng đó thì ta có thể sử
dụng module chuyển đổi I2C cho LCD.
Thay vì sử dụng tối thiểu 6 chân của vi điều khiển để kết nối với LCD (RS, EN,
D7, D6, D5 và D4) thì với module chuyển đổi, chỉ cần sử dụng 2 chân (SCL, SDA) để
kết nối. Module chuyển đổi I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 26
1602, LCD 2004, … ), kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp I2C, tương thích
với hầu hết các vi điều khiển hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm số chân kết nối ngoại vi của vi điều khiển,
gọn nhẹ và dễ dàng gắn vào LCD. Bên cạnh đó, nó còn giúp điều chỉnh độ tương phản
màn hình, điều khiển đèn nền và thay đổi địa chỉ của LCD mà không cần thay đổi nhiều
khi lập trình
Hình 2.25. Module I2C và các chân chức năng
Thông số kĩ thuật:
 Điện áp hoạt động: 2.5 đến 6V DC
 Hỗ trợ màn hình: LCD1602, 1604, 2004 (driver HD44780)
 Giao tiếp: I2C
 Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2)
 Kích thước: 41.5mm(L)x19mm(W)x15.3mm(H)
 Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt
 Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD
2.8. CÁC CHUẨN GIAO TIẾP TRUYỀN DỮ LIỆU
Có nhiều chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu phổ biến tích hợp trong các họ vi điều
khiển bao gồm:
 Truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ và bất đồng bộ (USART - Universal
Synchronous Asynchronous Receiver and Transmitter).
 Truyền dữ liệu giữa vi điều khiển với các thiết bị ngoại vi (SPI - Serial Peripheral
Interface – Giao diện ngoại vi nối tiếp).
 Truyền dữ liệu 2 dây (I2C - Inter Integrated Circuit).
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 27
Ở kiểu truyền nối tiếp đồng bộ thì có 1 đường dữ liệu và 1 đường xung clock,
thiết bị nào cấp xung clock thì thì thiết bị đó đóng vai trò là chủ, thiết bị nhận xung clock
đóng vai trò là tớ. Tốc độ truyền dữ liệu phụ thuộc vào tần số xung clock.
Ở kiểu truyền nối tiếp bất đồng bộ thì có 1 đường phát dữ liệu và một đường nhận
dữ liệu, không có tín hiệu xung clock nên được gọi là bất đồng bộ. Để truyền được dữ
liệu thì cả bên phát và bên nhận phải tự tạo xung clock có cùng tần số và thường được
gọi là tốc độ truyền dữ liệu (baund). Ý nghĩa của tốc độ baund là thể hiện số bit truyền
được trong 1 giây[2].
2.8.1. Giao thức truyền dữ liệu bất đồng bộ USART
UART là giao thức truyền thông nối tiếp trên lớp vật lý bao gồm chuẩn RS232
hỗ trợ điểm-điểm và chuẩn RS485 hỗ trợ đa điểm được quản lí bởi Hội Công Nghiệp
Điện Tử EIA. Những chuẩn truyền thông trên quy định nhiều thành phần của giao diện
nối tiếp bao gồm mức điện áp, chuẩn đấu nối, chân ra, chiều dài dây, thứ tự bit, tốc độ
bit giữa các thiết bị.
Truyền dữ liệu không đồng bộ bao gồm đường truyền dữ liệu (Tx) và đường nhận
dữ liệu (Rx) và không có xung CK. Không còn phân biệt chủ (Master) và tớ (Slave) -
các hệ thống ngang cấp. Mỗi xung CK là một bit dữ liệu được truyền đi. Để truyền được
dữ liệu thì mỗi hệ thống phải có một mạch dao động tạo xung CK, hai hệ thống sẽ có
hai mạch giao động độc lập nhưng phải có cùng tần số hay cùng tốc độ[2].
Hình 2.26. Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ (USART)
Để duy trì sự đồng bộ giữa bộ truyền và nhận, trong một khung dữ liệu chèn các
bit start vào đầu và bit stop vào cuối mỗi byte dữ liệu trong một chuỗi dữ liệu truyền đi.
Do không có tín hiệu xung Clock chung để đồng bộ, mỗi thiết bị phải tìm bit start bàng
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 28
cách lấy mẫu từ đường nhận dữ liệu (Rx) với xung nhịp nội. Khi bit start được xác định,
thiết bị thu biết rằng quá trình truyền đã bắt đầu và cần dịch chuỗi bit nối tiếp. Quá trình
truyền và nhận phải tuân theo một tốc độ bit chung được xác định trước khi quá trình
truyền thông bắt đầu, nếu không thì thiết bị nhận sẽ giải mã sai dữ liệu thu được.
Truyền thông nối tiếp USART được sử dụng cho phương thức truyền song công
để giao tiếp giữa bộ nhận và bộ truyền. Lúc này, phần cứng của bộ vi điều khiển cần
được trang bị độc lập cả bộ truyền và bộ nhận riêng biệt. Khi kết nối các thành phần sử
dụng chuẩn truyền thông nối tiếp để đảm bảo các thông số truyền thông giữa máy phát
và máy thu giống nhau. Cả mấy phát và máy thu cần được thiết lập cùng tốc độ Baud,
cùng số bit bắt đầu và kết thúc, tính chẵn lẻ, phân cực, mức điện áp,…
2.8.2. Chuẩn truyền dữ liệu I2C
a. Tổng quan về chuẩn I2C
I2C, viết tắt của từ Inter Integrated Circuit, là một chuẩn truyền thông do hãng
điện tử Philips Semiconductor sáng lập, cho phép giao tiếp một thiết bị chủ với nhiều
thiết bị tớ với nhau.
Hình 2.27. Hệ thống giao tiếp theo chuẩn I2C
Chuẩn giao tiếp I2C có 2 đường tín hiệu tên là SDA (serial data) có chức năng
truyền tải dữ liệu và tín hiệu SCL (serial clock) truyền tải xung clock để dịch chuyển dữ
liệu. Trong hệ thống truyền dữ liệu I2C, thiết bị nào cung cấp xung clock thì được gọi
là chủ (master), thiết bị nhận xung clock được gọi là tớ (slave)[3].
Thiết bị chủ chỉ có 1, thiết bị tớ thì có nhiều, mỗi thiết bị tớ sẽ có 1 địa chỉ độc
lập, chuẩn truyền ban đầu dùng địa chỉ 7 bit nên có thể 1 chủ giao tiếp với 128 thiết bị
tớ. Các thiết bị sau này tăng thêm số bit địa chỉ nên có thể giao tiếp nhiều hơn.
Địa chỉ của thiết bị tớ thường do nhà chế tạo thiết bị thiết lập sẵn.
b. Quy trình truyền dữ liệu theo chuẩn I2C
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 29
Quy trình thiết bị chủ giao tiếp với thiết bị tớ để thực hiện việc ghi đọc dữ liệu
như sau:
Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệu vào thiết bị tớ[3] :
Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu –
các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ.
Bước 2: Thiết bị chủ gửi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiếp – khi đó tất cả các
thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình, các thiết bị tớ sau khi phát
hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đến khi nào nhận trạng thái START mới.
Trong dữ liệu 8 bit thì có 7 bit địa chỉ và 1 bit điều khiển đọc/ghi (R/W): bit này
bằng 0 để báo cho thiết bị tớ sẽ nhận byte tiếp theo.
Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng
địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết.
Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gửi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần ghi dữ liệu, bit
R/W ở trạng thái ghi.
Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ.
Bước 6: Thiết bị chủ gửi tiến hành gửi dữ liệu để ghi vào thiết bị tớ, mỗi lần ghi
1 byte, sau khi gửi xong thì tiến hành chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ, quá trình
thực hiện cho đến byte cuối cùng xong rồi thì thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP
để chấm dứt quá trình giao tiếp với thiết bị tớ.
Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệu vào thiết bị tớ [3]
Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu,
các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ.
Bước 2: Thiết bị chủ gửi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiếp, khi đó tất cả các
thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình. Các thiết bị tớ sau khi phát
hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đến khi nào nhận trạng thái START mới.
Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng
địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 30
Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gửi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần đọc dữ liệu, bit
R/W ở trạng thái đọc.
Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ.
Bước 6: Thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP, bắt đầu lại trạng thái START,
tiến hành gửi địa chỉ của thiết bị và bit R/W bằng 1 để yêu cầu thiết bị tớ gửi dữ liệu nội
dung ô nhớ của địa chỉ đã nhận.
Bước 7: Thiết bị chủ sau khi nhận sẽ báo tín hiệu trả lời, quá trình này thực hiện
cho đến khi nhận hết dữ liệu mong muốn thì thiết bị chủ tạo tín hiệu STOP để chấm dứt.
2.8.3. Chuẩn giao tiếp SPI
Giao thức nối tiếp SPI (Serial Peripheral Interface – Giao diện ngoại vi nối tiếp)
được phát triển bởi Motorola cho phép nhiều thiết bị ngoại vi giao tiếp song công ( hai
thiết bị truyền và nhận dữ liệu đồng thời). SPI là một giao thức đa điểm, trong đó thiết
bị thông tin qua một giao diện nối tiếp bao gồm xung nhịp nối tiếp SCLK, MOSI (Master
Out/Slave In), MISO (Master In/Slave Out) và SS (Slave Select). Chỉ có duy nhất một
thiết bị trên bus được xem là thiết bị chủ (master) và tất cả các thiết bị còn lại được xem
là thiết bị tớ (slave) trên bus nối tiếp[4].
Hình 2.28. Giao tiếp SPI
Tại một thời điểm thiết bị chủ chỉ giao tiếp với một thiết bị tớ bằng cách cho
đường SS của thiết bị tớ đó hoạt động. Thiết bị chủ điều khiển việc truyền nhận bằng
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 31
cách điều khiển các đường SS của từng thiết bị tớ và sau đó cấp xung trên đường SCLK.
Đồng thời, thiết bị chủ nhận thông tin từ thiết bị tớ qua đường MISO và nhận dữ liệu từ
thiết bị tớ qua đường MOSI.
SPI có thể được xem như một quá trình truyền đồng bộ. Bộ truyền được chỉ định
là chủ vì nó cấp xung đồng bộ giữa giữa máy phát và máy thu. Một slave được chọn để
giao tiếp bằng cách đặt đường tín hiệu SS của nó xuống mức thấp.
Quá trình truyền SPI được bắt đầu bằng cách truyền một byte dữ liệu vào thanh
ghi dữ liệu SPI (SPDR) được cấu hình là chủ. Lúc này, bộ truyền xung nhịp SPI cung
cấp các xung nhịp cho master và slave qua chân SCLK. Các bit đơn được dịch ra khỏi
thanh ghi dịch của master, qua chân MOSI sau mỗi xung CLK. Các bit dữ liệu được
nhận tại chân MOSI của slave được chỉ định. Cùng thời điểm, một bit đơn được truyền
qua chân MISO của slave và vào chân MOSI của master.
So sánh các kiểu truyền dữ liệu:
Bảng 2.3. So sánh các chuẩn truyền dữ liệu
SPI UART I2C
Tốc độ tối
đa
10 Mbit/s 500 kbit/s 1 Mbit/s
Số thiết bị
tối đa
Bị giới hạn bởi số
chân kết nối
Điểm tới điểm
(RS232)
256 thiết bị (RS485)
128 thiết bị
Số chân kết
nối
3 x n + SS 2 2
Ưu điểm
Đơn giản, giá thành
thấp, tốc độ cao
Truyền được khoảng
cách xa hơn, cải
thiện chống nhiễu
Số chân kết nối ít, cho
phép nhiều thiết bị chủ
Nhược điểm
Giới hạn một thiết bị
chủ, khoảng cách
truyền ngắn
Đòi hỏi xung Clock
chính xác
Tốc độ chậm, khoảng
cách ngắn
Ứng dụng
Kết nối trực tiếp đến
các ASIC và các
thiết bị ngoại vi khác
trên PCB
Giao tiếp với các
thiết bị đầu cuối, các
máy tính cá nhân và
các hệ thống dữ liệu
khác
Kết nối với các thiết bị
ngoại vi trên PCB
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 32
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
3.1. GIỚI THIỆU
3.1.1. Yêu cầu thiết kế
Mạch điều khiển hoạt động của máy giặt phải nhỏ gọn, chắc chắn sao cho phù
hợp với không gian và các điều kiện môi trường ẩm thấp. Những linh kiện được sử dụng
trong mạch không những phải đáp ứng được yêu cầu hoạt động như: dòng điện, điện áp,
công suất, khả năng đáp ứng nhanh, độ chính xác cao… mà còn phải phổ biến trên thị
trường để dễ dàng thay thế khi có hỏng hóc hoặc bảo trì.
3.1.2. Yêu cầu đề tài
Thiết kế một phần mềm chạy trên máy tính cài hệ điều hành Microsoft Windows
10 và các phiên bản cũ hơn có thể chạy ổn định. Xây dựng một cơ sở dữ liệu trên máy
tính nhằm quản lí dữ liệu của khách hàng sử dụng. Cải tiến lại phần cứng mạch điện cho
phù với yêu cầu điều khiển và giám sát hệ thống máy giặt.Tuy nhiên, vì điều kiện kinh
tế nên nhóm sử dụng một bóng đèn sợi đốt 18W để thay thế cho máy giặt. Bóng đèn có
đuôi đèn xoay chuẩn E27 là đều sử dụng được với điện áp sử dụng là 220V.
Tính toán thiết kế: Trong phần này nhóm chúng em thiết kế bốn sơ đồ khối cho
bốn thiết bị đèn được xem là thiết bị tải. Hệ thống bao gồm các khối: Khối nguồn công
suất, khối điều khiển vận hành, khối máy tính, khối thực thi điều khiển.
3.2. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống
Hệ thống gồm các khối với những chức năng khác nhau:
 Khối nguồn cấp
 Khối điều khiển vận hành
 Máy tính
 Khối nhập thông tin
Hệ thống do nhiều thành phần hết hợp lại với nhau. Mỗi thành phần lại đóng một
vài trò quan trọng trong hệ thống:
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 33
 Khối điều khiển vận hành: là một board Arduino Mega2560, đóng vai trò xử lý
các chức năng của hệ thống. Nó nhận dữ liệu từ module đọc RFID là RC522, đọc
dữ liệu từ cảm biến dòng ACS712, chuyển thông tin của khách hàng về máy chủ
và nhận lại tín hiệu từ máy chủ để điều khiển mạch giao tiếp công suất với tải
(bóng đèn).
Cơ sở dữ liệu
Vi điều khiển
trung tâm
Đọc dữ liệu RFID
Giao tiếp công suất
Vi
điều
khiển
LCD
RFID
Cảm
biến
Khối nguồn cấp
Khối nhập
thông tin
Khối điều khiển vận hành
Phần mềm quản lí
Khối máy tính
Hình 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống
Khối máy tính: là một máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Microsoft Windows.
Đóng vai trò là một máy chủ (Server) lưu trữ tất cả các thông tin khách hàng trong cơ
sở dữ liệu viết bằng SQL đồng thời là môi trường để chạy phần mềm để giao tiếp với
người quản lí vận hành.
 Khối nhập thông tin: là một board Arduino UNO R3, nhận dữ liệu từ module
RC522 và chuyển lại cho máy tính để truy xuất cơ sở dữ liệu đồng thời điều khiển
màn hình LCD hiển thị các thông tin cơ bản của khách hàng.
 Khối nguồn cấp: cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống hoạt động.
Nguyên lí hoạt động cơ bản của hệ thống:
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 34
Khi quét thẻ RFID lần đầu tiên ở khối nhập thông tin, các dữ liệu cơ bản của
khách hàng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ, đồng thời các thông tin của
khách hàng sẽ được hiển thị lên màn hình LCD. Khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ,
chỉ cần quét thẻ qua bộ Reader, nếu thẻ có đủ số dư để thanh toán và máy giặt sẵn sàng
hoạt động thì hệ thống sẽ cho phép máy giặt hoạt động. Ngược lại, nếu thẻ không đủ
tiền hoặc máy giặt đang hoạt động thì hệ thống sẽ ngăn việc quét thẻ của khách hàng.
3.2.2. Tính toán và thiết kế mạch
a. Khối điều khiển vận hành
Để nhận biết sự thay đổi sự quá trình hoạt động của máy giặt mà không cần can
thiệp quá sâu và phần cứng của máy giặt, nhóm sử dụng module cảm biến dòng ACS712
5A để đo dòng hoạt động của máy. Điểm mạnh của cảm biến này so với các loại cảm
biến khác là giá thành rẻ, độ nhạy cao, cấu tạo đơn giản. Việc đọc dữ liệu từ cảm biến
cũng rất đơn giản thông qua bộ ADC tích hợp trong vi điều khiển.
Các thông số cơ bản của module ACS712-5A:
 Điện áp hoạt động: 5VDC
 Dòng tiêu thụ trung bình: 20mA
 Điện trở trong dây dẫn: 1.2mΩ
 Độ nhạy đầu ra: từ 180-190 mV/A
Do tải sử dụng điện áp xoay chiều nên khi sử dụng module ACS712 không cần
quan tâm đến chiều điện áp của tải khi đưa vào cảm biến. Để đo dòng điện xoay chiều
thì cần quan tâm đến điện áp hiệu dụng (VRMS) của nó.
Vrms =
𝑉𝑝−𝑝
2
𝑥 0.707 (V) (3.1)
Hình 3.2. Tính giá trị Vrms
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 35
Dòng điện hiệu dụng được tính bằng cách lấy điện áp hiệu dụng vừa đo được chia
cho độ nhạy của cảm biến.
Arms =
𝑉𝑟𝑚𝑠
Độ 𝑛ℎạ𝑦
(A) (3.2)
Do điện áp đỉnh thay đổi liên tục, vì vậy để chính xác cần đo nhiều giá trị điện
áp đỉnh trong một khoảng thời gian đủ dài.
Bởi vì hệ thống có thể điều khiển bốn tải nên cần đến bốn cảm biến dòng riêng
cho từng tải. Cảm biến trả về tín hiệu tương tự nên sử dụng bốn chân ADC (A0-A3) cho
việc đọc dữ liệu từ cảm biến.
Sơ đồ kết nối của các cảm biến dòng với mạch MEGA2560:
Hình 3.3. Sơ đồ nối dây ACS712 với Arduino MEGA
Bốn module RFID RC522 giao tiếp với MEGA2560 qua chuẩn SPI. Dùng giao
tiếp SPI để truyền dữ liệu giữa các bộ RFID và vi điều khiển bởi vì chuẩn này có tốc độ
nhanh (tránh làm sai lệch dữ liệu khi nhiều bộ RFID hoạt động cùng lúc) và nhờ vậy, có
thể thêm nhiều module RC522 mà không cần tốn quá nhiều chân của vi điều khiển để
giao tiếp.
Buzzer là một thiết bị tạo ra tiếng còi hoặc tiếng bíp. Có nhiều loại nhưng cơ bản
nhất là buzzer áp điện, là một miếng phẳng của vật liệu áp điện với hai điện cực. Chúng
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 36
được sử dụng ở những vị trí cần phát ra âm thanh nhưng không quan tâm đến việc tái
tạo âm thanh trung thực, như lò vi sóng, báo cháy và đồ chơi điện tử.
Hình 3.4. Sơ đồ nối chân MEGA2560 với module RFID, RELAY và BUZZER
Để hoạt động được thì các module phải được nối GND chung với vi điều khiển
và được cấp nguồn.
b. Khối nhập thông tin
Khối này sử dụng một board Arduino UNO R3 đọc dữ liệu từ module RFID
RC522 và truyền về máy chủ đồng thời hiển thị thông tin khách hàng ra màn hình LCD.
Ngoài ra còn có thêm một buzzer để báo hiệu khi quét thẻ thành công. Để tiết kiệm
chân cho vi điều khiển thì dùng thêm một module chuyển đổi I2C để điều khiển LCD
chỉ bằng hai đường tín hiệu và hai chân nguồn. Ngoài ra còn để có thể mở rộng thêm
nhiều chức năng về sau này: hiển thị thời gian, led quảng cáo,…
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 37
Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý khối nhập thông tin
c. Khối nguồn cấp
Mỗi module trong mạch điều khiển vận hành tiêu thụ năng lượng với những mức
khác nhau. Cụ thể là: 4 module RC522 là 104 mA + 4 module Relay 1 kênh có opto
cách ly là 320 mA + 4 cảm biến dòng ACS712 là 80 mA + 4 buzzer là 120 mA + Arduino
MEGA là 100 mA cùng với các linh kiện điện tử khác ta được tổng dòng tiêu thụ của
khối này là khoảng 800 mA. Để tiết kiệm chi phí và không gian thì nhóm đã sử dụng
một adapter 5V-2A để cung cấp nguồn cho mạch điều khiển, vận hành.
Thông số kỹ thuật:
 Điện áp ngõ vào : 110VAC - 240VAC
 Tần số điện áp ngõ vào: 50/60Hz
 Điện áp ngõ ra : 5VDC
 Dòng ngõ ra : dòng cực đại lên đến 2000mA.
 Hiệu suất : 80%.
 Điện áp gợn sóng ( răng cưa) : 60mV
Đây là kiểu nguồn xung, là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay
chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết
hợp với một biến áp xung. Khác với nguồn tuyến tính cổ điển sử dụng biến áp sắt từ để
làm nhiệm vụ hạ áp rồi sau đó dùng chỉnh lưu kết hợp với ic nguồn tuyến tính tạo ra các
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 38
cấp điện áp một chiều mong muốn như 3.3V, 5V, 6V, 9V, 12V, 18V, 24V.... Những bộ
nguồn như trên thường rất cồng kềnh và tốn vật liệu lên không còn được sử dụng nhiều.
Hình 3.6. Adapter 5V-2A
Các bộ nguồn xung có ưu điểm là giá thành rẻ, gọn, nhẹ dễ tích hợp cho những
thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao. Tuy nhiên lại có nhược điểm là chế tạo đòi hỏi kỹ thuật
cao, thiết kế phức tạp, việc sửa chữa cũng khó khăn cho những người mới học , ngoài
ra tuổi thọ của nó thường không cao.
Hình 3.7. Cấu tạo bên trong Adapter
Một bộ nguồn xung thường có cấu tạo cơ bản:
Đầu tiên, điện áp đầu vào xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu rồi vào diode chỉnh
lưu thành điện một chiều trên tụ lọc nguồn sơ cấp. Tụ lọc nguồn sơ cấp có nhiệm vụ tích
năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung hoạt động. Cuộn dây sơ
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 39
cấp của biến áp xung được cấp điện theo xung cao tần thông qua khối chuyển mạch bán
dẫn là các linh kiện như transistor, mosfet hay IGBT. Các xung điện này được tạo ra
nhờ bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử. Ở bên cuộn thứ cấp của biến áp xung
sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ.
Hình 3.8. Cấu tạo của bộ nguồn xung đơn giản
Biến áp xung cũng có cấu tạo gồm các cuộn dây quấn trên một lõi từ giống như
biến áp thông thường chỉ có điều biến áp này sử dụng lõi ferit còn biến áp thường sử
dụng lõi thép kỹ thuật điện. Với cùng một kích thước thì biến áp xung cho công suất lớn
hơn biến áp thường rất nhiều lần. Ngoài ra biến áp xung hoạt động tốt ở dải tần cao còn
biến áp thường chỉ hoạt động ở dải tần thấp.
Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở một điện áp nhất định như 3.3V, 5V, 9V,
12V, 15V, 18V, 24V nhờ mạch ổn áp gồm các loại diode và tụ điện. Đồng thời mạch
hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động nhằm khống chế sao
cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn.
Với mạch thêm thông tin thì dòng tiêu thụ được do Arduino UNO, LCD, module
chuyển đổi I2C và module RFID RC522 cộng lại vào khoảng 100mA. Vì vậy, có thể
dùng nguồn từ cổng USB của máy tính để cấp cho mạch.
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 40
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
4.1. GIỚI THIỆU
Từ những nghiên cứu trước đó, nhóm thực hiện chia phần thi công hệ thống ra
làm 2 phần:
 Thiết kế, thi công phần cứng:
- Lắp ráp và hàn linh kiện.
- Kiểm tra và khắc phục lỗi.
 Thi công mô hình.
 Thiết kế, viết chương trình cho Arduino, thiết kế phần mềm giao diện quản lý hệ
thống và cơ sở dữ liệu.
 Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.
4.2. THI CÔNG HỆ THỐNG
4.2.1. Thi công mạch điện
a. Thi công mạch giao tiếp với Arduino MEGA
Hình 4.1. Sơ đồ mạch in mạch giao tiếp với Arduino MEGA
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 41
Mạch giao tiếp với Arduino MEGA được vẽ bằng phần mềm Altium, là mạch in
một lớp.
Mạch gồm các rào đực để gắn Arduino MEGA2560 và truyền nhận dữ liệu với
các phần khác trong hệ thống. Jack cắm DC cái làm nhiệm vụ nhận nguồn từ adapter
5V để cấp cho Arduino MEGA2560 và module giảm áp AMS1117.
Sau khi đã thiết kế được mạch in thì tiến hành mô phỏng 3D:
Hình 4.2. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch giao tiếp
Từ mô phỏng 3D trên Altium có thể thấy các linh kiện có khoảng cách giữa các
linh kiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, việc sắp xếp các linh kiện trong mạch chưa được
tối ưu, còn nhiều khoảng trống chưa hợp lí.
b. Thi công mạch công suất
Vì số tải là trong mô hình giới hạn số lượng là bốn nên cần thi công bốn mạch
công suất. Mỗi mạch là một phần riêng biệt giao tiếp với một tải .
Mạch in một lớp của mạch công suất được vẽ bằng phần mềm Altium :
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 42
Hình 4.3. Sơ đồ mạch in mạch công suất
Để đảm bảo cách điện thì các đường mạch có điện áp cao (220V) không được
phủ mass. Đồng thời để dử công suất thì các đường mạch này có độ rộng 150 mils
(3.81mm).
Sau khi đã thiết kế mạch in cho mạch thì tiến hành mô phỏng 3D để tiện cho việc
thi công mạch sau này.
Hình 4.4. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch công suất
Mạch gồm ba module là: RC522, relay 1 kênh, ACS712.
c. Thi công mạch nhập thông tin
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 43
Tiến hành thiết kế mạch in một lớp cho mạch nhập thông tin bằng phần mềm
chuyên vẽ mạch điện là Altium:
Hình 4.5. Sơ đồ mạch in mạch nhập thông tin
Các đường tín hiệu có động rộng 20 mils (0.508mm), đường mạch có độ rộng 40
mils (1.016 mm). Mạch được phủ mass để hạn chế nhiễu tín hiệu giữa các linh kiện với
nhau. Các jump dùng để đặt Arduino vào mạch và truyền nhận dữ liệu đến các thành
phần khác trong mạch như: LCD, buzzer và module RFID RC522.
Hình 4.6. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch nhập thông tin
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 44
Sau khi đã thiết kế xong mạch in của mạch nhập thông tin thì chọn chế độ xem
3D của Altium để xem bố trí các linh kiện trên mạch. Buzzer đặt khá sát module I2C
nên cần chú ý khi thi công mạch để tránh làm hư hỏng các linh kiện. LCD được cố định
trên mạch nhờ bốn ốc được gắn trên mạch qua các lỗ đã được khoan sẵn.
4.2.2. Lắp ráp và kiểm tra
a. Mạch công suất
Hình 4.7. PCB của mạch công suất
Sau khi đã thiết kế PCB thì tiến hành làm mạch in PCB. Để tiết kiệm chi phí,
nhóm đã làm mạch in bằng cách thủ công. Để giao tiếp với bốn tải cần tới bốn board
mạch. Khi rửa mạch cần chú ý đến kích thước của các đường mạch dữ liệu để tránh làm
đứt đường mạch.
Sau đó tiến hành gắn các linh kiện và gắn các module lên mạch. Khi hàn cần chú
ý cẩn thận các chân jump vì khoảng cách nhỏ có thể gây chập cháy mạch.
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 45
Hình 4.8. Mạch công suất sau khi hàn linh kiện
Hàn các chân jump giao tiếp trước, cần cẩn thận để tránh làm ngắn mạch các chân
này do kích thước chân của chúng rất nhỏ. Sau đó hàn tiếp led, điện trở và buzzer lên
mạch. Trong quá trình này cần chú ý đến chân âm (-), dương (+) của led và buzzer. Cuối
cùng là hàn công tắc nguồn của tải. Vì kích thước chân của linh kiện lớn nên lượng thiết
hàn cần nhiều và thời gian nung nóng lâu.
Hình 4.9. Mặt trên của mạch công suất
Khi gắn các linh kiện lên mạch cần chú ý đến chiều để tránh làm hư hỏng cho
toàn bộ mạch.
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 46
b. Mạch điều khiển
Khi đã thiết kế xong PCB thì tiến hành làm mạch in bằng cách thủ công, hạn chế
làm đứt các đường mạch tín hiệu có tiết diện nhỏ.
Hình 4.10. PCB của mạch điều khiển
Mạch sử dụng nhiều jump nên khi khoan lỗ cần chọn mũi khoan đúng với kích
thước của chân linh kiện.
Hình 4.11. Mặt trên của mạch điều khiển
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 47
Sau khi rửa mạch, để tránh việc mạch bị oxi hóa cần phủ một lớp nhựa thông
lỏng lên bề mặt.
Sau khi hàn các jump và jack DC thì tiến hành gắn Arduino MEGA2560 và
module giảm áp AMS1117. Vì số lượng chân của Arduino MEGA là rất nhiều cho nên
cần cẩn thận để tránh làm hư hỏng các chân giao tiếp ngoại vi của nó.
c. Mạch nhập thông tin
Sau khi đã thiết kế mạch in thì tiến hành làm PCB bằng cách thủ công. Sau khi
rửa mạch cần phủ một lớp nhựa thông lỏng lên bề mặt để tránh tình trạng oxi hóa của
mạch khi đặt trong không khí.
a, Trước khi hàn b, Sau khi hàn
Hình 4.12. PCB của mạch nhập thông tin trước và sau khi hàn linh kiện
Sau đó tiến hành hàn các jump và buzzer lên mạch, trong lúc này cần tránh làm
ngắn mạch các chân giao tiếp.
Cuối cùng là gắn các module lên mạch sao cho đúng với sơ đồ bố trí linh kiện.
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY

More Related Content

What's hot

Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
Ngọc Thái Trương
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravelBáo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
jackjohn45
 
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAYĐề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)LeeEin
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồzDollz Lovez
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Đức Lê
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Nguyen_Anh_Nguyet
 
Xây dựng mô hình kinh doanh CANVAS
Xây dựng mô hình kinh doanh CANVASXây dựng mô hình kinh doanh CANVAS
Xây dựng mô hình kinh doanh CANVAS
ThnhNguyn328086
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Vu Tran
 
Phân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di động
Phân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di độngPhân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di động
Phân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di động
Nguyễn Danh Thanh
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)Nhớ Biển
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâyhuynhchauthi
 
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAMTRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
KhaV8
 
Lịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxLịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptx
linh345584
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
le hue
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravelBáo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
Báo cáo thực tập tốt nghiệp xây dựng website bằng laravel
 
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAYĐề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 
Xây dựng mô hình kinh doanh CANVAS
Xây dựng mô hình kinh doanh CANVASXây dựng mô hình kinh doanh CANVAS
Xây dựng mô hình kinh doanh CANVAS
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
 
Ptit tmdt
Ptit   tmdtPtit   tmdt
Ptit tmdt
 
Phân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di động
Phân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di độngPhân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di động
Phân tích thiết kế hệ thống của hàng bán điện thoại di động
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xây
 
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAMTRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
 
Lịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxLịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptx
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaChương VII  tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Chương VII tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 

Similar to Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY

Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua WebserverĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xaĐề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôGiám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
hieu anh
 
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôĐề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
hieu anh
 
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng RfidĐề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel GalileoĐề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAYBộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAYĐề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphoneĐồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Daren Harvey
 
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộmHệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOTMô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đĐề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAYĐề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY (20)

Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua WebserverĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
 
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xaĐề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
 
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôGiám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
 
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôĐề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
 
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng RfidĐề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
 
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel GalileoĐề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
 
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAYBộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
 
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
 
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAYĐề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
 
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphoneĐồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
Đồ án Điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói hoặc smartphone
 
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộmHệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
 
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOTMô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
Mô hình xe robot dò tìm kim loại điều khiển bằng điện thoại, HOT
 
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đĐề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
Đề tài: Hệ thống thu thập thông tin sản xuất trong xưởng may, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAYĐề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH --------------------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa SVTH: Lê Trung Hậu MSSV: 15141154 SVTH: Phạm Thanh Tuấn MSSV: 15141322 Tp. Hồ Chí Minh - 7/2019
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH --------------------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa SVTH: Lê Trung Hậu MSSV: 15141154 SVTH: Phạm Thanh Tuấn MSSV: 15141322 Tp. Hồ Chí Minh - 7/2019
  • 3. ii TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM, ngày 05 tháng 07 năm 2019 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Lê Trung Hậu MSSV: 15141154 Phạm Thanh Tuấn MSSV: 15141322 Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông Mã ngành: 41 Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1 Khóa: 2015 Lớp: 151412 I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CỬA HÀNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ II. NHIỆM VỤ 1. Các số liệu ban đầu: - Nguyễn Văn Hiệp (2014), “Giáo trình công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh. - Phan Văn Ca – Trương Quang Phúc (2017), “Giáo trình Thiết kế hệ thống nhúng”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh. - Nguyễn Đình Phú – Phan Văn Hoàn – Trương Ngọc Anh (2017), “Giáo trình vi điều khiển PIC”. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh. 2. Nội dung thực hiện: - Tìm hiểu cách thức hoạt động của Module RFID RC522. - Tìm hiểu các chuẩn truyền thông như UART, I2C, SPI. - Thiết kế và thi công mạch điều khiển, mô hình mô phỏng cửa hàng giặt sấy. - Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển gồm: nhận dạng thẻ khách hàng, lựa chọn thiết bị, bật/tắt thiết bị khi thỏa điều kiện.
  • 4. iii - Viết chương trình điều khiển cho Arduino, nạp code và chạy thử nghiệm sản phẩm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống. - Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát sử dụng Visual Studio. - Đánh giá kết quả thực hiện. - Thực hiện viết luận văn báo cáo. - Tiến hành báo cáo đề tài tốt nghiệp. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/02/2019 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/06/2019 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  • 5. iv TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM, ngày 05 tháng 07 năm 2019 LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên 1: Lê Trung Hậu Lớp: 15141DT1A MSSV:15141154 Họ tên sinh viên 2: Phạm Thanh Tuấn Lớp: 15141DT1C MSSV:15141322 Tên đề tài.: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ Tuần/ngày Nội dung Xác nhận GVHD Tuần 1 ( 18/2 – 24/2 ) - Gặp GVHD để nhận đề tài Tuần 2 ( 25/2 – 3/3 ) - Viết đề cương Tuần 3 ( 4/3 – 10/3 ) - Tìm hiểu các đề tài đã thực hiện trước - Xác định hướng đi của đề tài Tuần 4 ( 11/3 – 17/3 ) - Tìm hiểu về công nghệ RFID, Arduino Tuần 5 ( 18/3 – 24/3 ) - Tìm hiểu nguyên lí truyền và nhận dữ liệu giữa Arduino và module RFID - Tìm hiểu cách hoạt động của máy giặt, đưa ra giải pháp điều khiển Tuần 6 ( 25/3 – 31/3 ) - Lập trình truyền nhận dữ liệu giữa Arduino và module RFID Tuần 7 ( 1/4 – 7/4 ) - Tìm hiểu lập trình giao diện Visual Studio và gửi nhận dữ liệu với máy tính.
  • 6. v Tuần 8 ( 8/4 – 14/4 ) - Lập trình giao diện người sử dụng và người quản lí Tuần 9 ( 15/4 – 21/4 ) - Hoàn thiện giao diện giao tiếp với người sử dụng Tuần 10 ( 22/4 – 28/4 ) - Tiến hành thi công mạch - Kiểm tra mạch sau thi công Tuần 11 ( 29/4 – 5/5 ) - Thiết kế và thi công mô hình hệ thống cửa hàng giặt sấy Tuần 12 ( 6/5 – 12/5 ) - Lắp đặt các phần vào mô hình - Tinh chỉnh lại chương trình điều khiển cho phù hợp Tuần 13-14 ( 13/5 – 26/5 ) - Viết báo cáo đồ án tốt nghiệp Tuần 15 ( 27/5 – 2/6 ) - Gặp giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo Tuần 16 ( 3/6 – 9/6 ) - Làm Slide báo cáo - Nộp quyển báo cáo và chuẩn bị gặp GVPB và bảo vệ GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ và tên)
  • 7. vi LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan đề tài này là do nhóm tự thực hiện dựa trên một số tài liệu có trước đó và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nhóm thực hiện đề tài Lê Trung Hậu Phạm Thanh Tuấn
  • 8. vii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn là Ths. Nguyễn Thanh Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cũng như tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành tốt đề tài này. Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Điện – Điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu cho chúng em hoàn thành đề tài này. Nhóm em cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình và tập thể các bạn lớp 15141DT1 đã có sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện đề tài Lê Trung Hậu Phạm Thanh Tuấn
  • 9. viii MỤC LỤC Trang bìa ......................................................................................................................i Nhiệm vụ đồ án ...........................................................................................................ii Lịch trình đồ án ..........................................................................................................iv Lời cam đoan .............................................................................................................vi Lời cảm ơn ................................................................................................................vii Mục lục.................................................................................................................... viii Liệt kê hình ...............................................................................................................xi Liệt kê bảng ..............................................................................................................xv Tóm tắt ....................................................................................................................xvi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU ..........................................................................................................3 1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN..................................................................................3 1.4. GIỚI HẠN ...........................................................................................................3 1.5. BỐ CỤC...............................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................5 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ..........................5 2.1.1. Tìm hiểu về cửa hàng giặt sấy tự phục vụ.................................................5 2.1.2. Mô hình tổng quan ......................................................................................6 2.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG RFID .....................................................................6 2.2.1. Công nghệ RFID..........................................................................................6 2.2.2. Ưu và nhược điểm của công nghệ RFID ...................................................9 2.2.3. Module RFID RC522 ................................................................................10 2.3. GIỚI THIỆU VỀ ARDUINO ..........................................................................11 2.3.1. Phần cứng của Arduino ............................................................................11 2.3.2. Lập trình trên Arduino.............................................................................17 2.4. CẢM BIẾN DÒNG...........................................................................................18 2.4.1. Cảm biến dòng ACS712 ............................................................................18 2.4.2. Module cảm biến dòng ACS712...............................................................19 2.5. MODULE GIẢM ÁP AMS1117......................................................................20 2.6. MODULE RELAY MỘT KÊNH....................................................................22
  • 10. ix 2.7. KHỐI HIỂN THỊ LCD ....................................................................................24 2.7.1. Giới thiệu về màn hình LCD 16x2 ...........................................................24 2.7.2. Module giao tiếp I2C – LCD.....................................................................25 2.8. CÁC CHUẨN GIAO TIẾP TRUYỀN DỮ LIỆU..........................................26 2.8.1. Giao thức truyền dữ liệu bất đồng bộ USART.......................................27 2.8.2. Chuẩn truyền dữ liệu I2C.........................................................................28 2.8.3. Chuẩn giao tiếp SPI...................................................................................30 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ..............................................................32 3.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................32 3.1.1. Yêu cầu thiết kế .........................................................................................32 3.1.2. Yêu cầu đề tài.............................................................................................32 3.2. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................32 3.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống............................................................................32 3.2.2. Tính toán và thiết kế mạch .......................................................................34 CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG.....................................................................40 4.1. GIỚI THIỆU.....................................................................................................40 4.2. THI CÔNG HỆ THỐNG .................................................................................40 4.2.1. Thi công mạch điện ...................................................................................40 4.2.2. Lắp ráp và kiểm tra...................................................................................44 4.3. THI CÔNG MÔ HÌNH ....................................................................................49 4.4. LẬP TRÌNH HỆ THỐNG ...............................................................................50 4.4.1. Lưu đồ giải thuật .......................................................................................50 4.4.2. Phần mềm lập trình cho máy tính ...........................................................55 4.5. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG ............................61 4.5.1. Dành cho khách hàng ................................................................................61 4.5.2. Người quản lý.............................................................................................63 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT ................................................................67 5.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................................67 5.1.1. Về phần cứng .............................................................................................67 5.1.2. Về phần mềm .............................................................................................67 5.1.3. Kết quả thực hiện ......................................................................................68 5.2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ.................................................................................74 5.2.1. Phần cứng...................................................................................................74 5.2.2. Phần mềm...................................................................................................74
  • 11. x CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................75 6.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................75 6.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................76
  • 12. xi LIỆT KÊ HÌNH Hình 2.1. Cửa hàng giặt sấy tự động……………………………....…………………….5 Hình 2.2. Mô hình hoạt động tổng quát ……………………………….....…...……...….6 Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống RFID………………….…………………..…………….8 Hình 2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID…………..…………..……………..8 Hình 2.5. Một vài dạng của Tag…………………………..……………….……………9 Hình 2.6. Module RFID RC522………...……………….……………..…………...…10 Hình 2.7. Cấu trúc phần cứng của Arduino Uno ………………..…………..…………12 Hình 2.8. ATmega328 dạng chân dán và chân cắm ………….…………..…………..13 Hình 2.9. Sơ đồ chân trong ATmega 328 …………...…………..……………………14 Hình 2.10. Arduino MEGA2560……………………………..…………………….....15 Hình 2.11 ATmega2560 dạng chip dán. ………………………..……..….………..…15 Hình 2.12. Sơ đồ khối bên trong ATmega2560………………..………...............……16 Hình 2.13. Giao diện của phần mềm Arduino IDE ………………….…………....…...17 Hình 2.14. IC 712-5A ………………………………………………....................……19 Hình 2.15. Module cảm biến dòng ACS712 ……………………………………….…19 Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lí của module ACS712 ………………..………..………..….20 Hình 2.17. IC AMS1117 …………………………..……………………………….....20 Hình 2.18. Cấu tạo bên trong IC AMS1117 ……………………….………..…..…….21 Hình 2.19. Sơ đồ nguyên lí module giảm áp ………………………..………..………..21 Hình 2.20. Module giảm áp 3.3V ……………………………………………..………22 Hình 2.21. Relay trong thực tế ……………………………………….………..………23 Hình 2.22. Cấu tạo cơ bản của relay ……………………..…………….……..………..23 Hình 2.23. Sơ đồ nguyên lí module relay 1 kênh ……………..…….…………..……..24 Hình 2.24. Mặt trước của LCD 16x2……………………………............……..………24 Hình 2.25. Module I2C và các chân chức năng …………………………...…...………26 Hình 2.26. Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ (USART)…………………...………...27 Hình 2.27. Hệ thống giao tiếp theo chuẩn I2C …………………….....………..………28
  • 13. xii Hình 2.28. Giao tiếp SPI ………………………………...……….……………..……..30 Hình 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống …………………………..………….....…………..33 Hình 3.2. Tính giá trị Vrms ………………………………………………...………….34 Hình 3.3. Sơ đồ nối dây ACS712 với Arduino MEGA …………..………..…………..35 Hình 3.4. Sơ đồ kết nối MEGA2560 với các module……………………….………….36 Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý khối nhập thông tin…………………..…………..………...38 Hình 3.6. Adapter 5V-2A …………………………………...……………...…………38 Hình 3.7. Cấu tạo bên trong Adapter ……………………………….………..………..39 Hình 3.8. Cấu tạo của bộ nguồn xung đơn giản ………………..........…………..……..39 Hình 4.1. Sơ đồ mạch in mạch giao tiếp với Arduino MEGA ……......………..………40 Hình 4.2. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch giao tiếp …………………...…................……...41 Hình 4.3. Sơ đồ mạch in mạch công suất ………………………..…………….....……42 Hình 4.4. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch công suất ………………......…………..…...…..42 Hình 4.5. Sơ đồ mạch in mạch nhập thông tin …………………...……………..……...43 Hình 4.6. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch nhập thông tin ……………...….……………….43 Hình 4.7. PCB của mạch công suất ……………………………..……………..………44 Hình 4.8. Mạch công suất sau khi hàn linh kiện ……………...…………..……………45 Hình 4.9. Mặt trên của mạch công suất ………………………..…………..…………..45 Hình 4.10. PCB của mạch điều khiển …………………………..………….....……….46 Hình 4.11. Mặt trên của mạch điều khiển………………………..………….....……... 46 Hình 4.12. PCB của mạch nhập thông tin trước và sau khi hàn linh kiện ……….....…..47 Hình 4.13. Mạch nhập thông tin khi đã hoàn thành …………..........………………..…48 Hình 4.14. Hệ thống khi hoàn thiện ……………………………..…...…………..……49 Hình 4.15. Lưu đồ giải thuật chương trình chính Arduino MEGA2560…………....….50 Hình 4.16. Lưu đồ chương trình con đọc mã thẻ ……………………...…….............…51 Hình 4.17. Lưu đồ đọc cảm biến dòng ……………………………..…………..……..52 Hình 4.18. Lưu đồ chương trình chính UNO ………………………….…..………….52 Hình 4.19. Chương trình con Xử lí chuỗi …………………………….......…………..53 Hình 4.20. Lưu đồ giải thuật chương trình quản lý ……………………………………54 Hình 4.21. Lưu đồ giải thuật chương trình vận hành ……………………….....……….55
  • 14. xiii Hình 4.22. Tạo project trong Visual Studio ……………………………..…..………...56 Hình 4.23. Giao diện thiết kế trong Visual Studio ………………………..…………...56 Hình 4.24. Giao diện lập trình trong Visual Studio …………………….....…………..57 Hình 4.25. Kết nối Server …………………………………………………………….58 Hình 4.26. Khởi tạo Database mới ……………………………………….....…………58 Hình 4.27. Tạo bảng mới ……………...………………………………..……..………59 Hình 4.28. Tạo truy vấn mới mới……………...………………………..……..………59 Hình 4.29. Bảng quanly…………..…...………………………………..……..………60 Hình 4.30. Bảng data_KhachHang……..……………...………………..……..………60 Hình 4.31. Bảng data_DichVu……..…………..……...………………..……..………60 Hình 4.32. Bảng data_DonGia……..………..………...………………..……..………61 Hình 4.33. Giao diện thông tin khách hàng ……………………………………………62 Hình 4.34. Thiết bị Nhập thông tin ……………………………………..…..…...…….62 Hình 4.35. Giao diện đăng nhập hệ thống ………………………………....…………..63 Hình 4.36. Giao diện quản lý khách hàng ……………………………..……..………..63 Hình 4.37. Khung quản lý quét thẻ ……………………………………..…......………64 Hình 4.38. Giao diện quản lý thẻ khách hàng ………………………………...………65 Hình 4.39. Giao diện nạp tiền vào thẻ …………………………………………………66 Hình 4.40. Giao diện phần mềm quản lý hoạt động hệ thống máy giặt ………..……….66 Hình 5.1. Mô hình sản phẩm…………………………………………………………..68 Hình 5.2. Bộ thêm thông tin khách hàng………………………………………………68 Hình 5.3. Khách hàng chưa đăng kí……………………………………………………69 Hình 5.4. Giao diện Quản lí khách hàng……………………………………………….70 Hình 5.5. Giao diện Thông tin khách hàng……………………………………………71 Hình 5.6. Thông báo thẻ mới…………………………………………………………..71 Hình 5.7. Thông báo thêm thành công khách hàng…………………………………….72 Hình 5.8. Giao diện Nạp tiền vào tài khoản khách hàng………………………………72 Hình 5.9. Thông báo Nạp tiền thành công…………………………...………………...73 Hình 5.10. Giao diện Theo dõi hoạt động……………………………………………...73
  • 15. xiv LIỆT KÊ BẢNG Bảng 2.1. So sánh Arduino UNO và MEGA2560 ………………..…….……..……….16 Bảng 2.2. Các chân LCD và chức năng ……………………………..…......…………..25 Bảng 2.3. So sánh các kiểu truyền dữ liệu ………...……………….………...….……..31 Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra ………………………………………………………...….49
  • 16. xv TÓM TẮT Các hệ thống tự động không chỉ được ứng dụng trong các ngành công nghiệp mà còn được ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày của con người. Việc ứng dụng các hệ thống tự động giúp giảm thiểu các chi phí quản lí, thuê mướn nhân công, tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Điển hình tại nhiều nước phương Tây, việc giặt quần áo ở các cửa hàng giặt sấy tự phục vụ trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của người dân ở đây. Cùng với việc mở cửa hội nhập quốc tế của đất nước và sự phát triển của kinh tế xã hội, các cửa hàng giặt ủi quần áo đã xuất hiện ngày càng phổ biến tại các đô thị lớn tại Việt Nam và ở những nơi có số lượng khách du lịch đông. Các cửa hàng giặt ủi cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu giặt quần áo của người dân và khách du lịch ở lại dài ngày. Tuy nhiên mô hình giặt ủi kiểu cũ này tồn tại nhiều khuyết điểm: tốn nhiều thời gian, dễ thất lạc quần áo, giặt không như ý muốn,… Ở Việt Nam, khi các cửa hàng giặt ủi kiểu truyền thống đang dần bộc lộ nhiều khuyết điểm thì việc hiện đại hóa các cửa hàng giặt ủi truyền thống đang là yêu cầu đáng quan tâm và phát triển hiện nay. Công nghệ RFID đã được ứng dụng trong công nghệ tự động cách đây vài năm tại các nước phát triển mạnh như Nhật, Mỹ. Ở Việt Nam thì công nghệ này cũng được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ và ít được tiếp cận. Do đó hình thành một hệ thống giặt sấy ứng dụng công nghệ RFID là một việc hết sức cần thiết và đây là lí do mà nhóm em lựa chọn đề tài này. Nội dung chính của đề tài là thiết kế hệ thống giặt sấy tự phục vụ, trong đó:  Sử dụng board Arduino UNO và MEGA làm vi điều khiển của khối điều khiển trung tâm.  Ứng dụng công nghệ nhận dạng RFID trong thanh toán tiền giặt sấy và quản lí thông tin.  Thực hiện thanh toán thông qua phần mềm thanh toán.  Quản lý và lưu trữ thông tin của khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu SQL.
  • 17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của cách ngành khoa học và công nghệ đã có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Điều này làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành, phát triển, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Ngày nay, các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội có lượng dân cư ngày càng đông đúc, đồng thời cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch từ nhiều nơi đến. Vì vậy, các cửa hàng giặt ủi mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng. Khi mọi người ngày càng bận rộn với công việc thì các nhu cầu sử dụng các dịch vụ giặt ủi ngày càng tăng. Với mức giá không quá cao có thể chấp nhận được cùng với chất lượng dịch vụ khá ổn, chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn dành cho công việc và gia đình. Nhưng xã hội càng phát triển, dần dần các hệ thống máy móc thông minh thay thế cho con người giúp cho hiệu quả công việc tăng cao, các loại hình kinh doanh đòi hỏi cần có những giải pháp tối ưu hơn, cách hoạt động của các cửa hàng giặt ủi kiểu cũ hiện nay sẽ dần trở nên lạc hậu. Và nó sẽ được thay thế bằng các cửa hàng giặt sấy tự phục vụ. Hình thức sử dụng dịch vụ tại các cửa hàng giặt sấy ở Việt Nam biến việc giặt sấy của khách hàng trở nên bị động. Tức là họ mang quần áo bẩn đến cửa hàng và giao cho nhân viên thực hiện việc giặt quần áo, mà không thể can thiệp
  • 18. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 2 vào quy trình giặt sấy. Từ đó tạo nên tâm lý lo lắng về chất lượng và kéo dài thời gian chờ đợi. Trong khi đó, dịch vụ giặt sấy tự động tại các nước phát triển, khách hàng chủ động sử dụng hệ thống máy giặt của cửa hàng. Họ có thể tự động phân loại, sử dụng nhiều máy giặt khác nhau cho từng loại áo quần và đảm bảo rằng áo quần của mình không giặt chung với quần áo của người khác. Với xu thế áp dụng mô hình tự động hóa ngày càng nhiều tại Việt Nam, việc áp dụng mô hình giám sát giặt sấy tự phục vụ kết hợp công nghệ RFID sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình phục vụ của cửa hàng giặt ủi truyền thống để nhân viên sẽ làm hết mọi việc như:  Tiết kiệm chi phí thuê nhân công.  Khách hàng có thể kiểm soát được các bước trong quá trình giặt.  Dễ dàng quản lý tài sản cá nhân.  Chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.  Thời gian giặt nhanh vì không phải chờ đủ số lượng đồ giặt, từ đó tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.  Hạn chế việc lẫn lộn quần áo của nhiều khách hàng với nhau. Hơn nữa, khi khách hàng tự phục vụ cho nhu cầu giặt sấy, cửa hàng chỉ việc hướng dẫn và quản lý, nên giảm được chi phí thuê nhân viên và giảm giá thành dịch vụ. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán nhanh chóng bằng xu hoặc thẻ, phòng chờ sạch sẽ, văn minh và có sẵn Wifi miễn phí, người dùng sẽ cảm thấy việc giặt giũ tại cửa hàng thoải mái y như đang giặt giũ tại nhà. Qua tóm tắt trên chúng em quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và thi công mô hình cửa hàng giặt sấy tự phục vụ”. Hệ thống sử dụng vi điều khiển trung tâm là module Arduino UNO R3, MEGA2560 và module RFID RC522. Nhờ sử dụng thẻ từ làm phương thức xác thực người dùng nên khách hàng có thể sử dụng máy giặt và thanh toán trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống được giám sát bằng phần mềm quản lí chạy trên máy tính cài hệ điều hành Microsoft
  • 19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 3 Windows giúp người quản lí dễ dàng đăng kí thẻ thành viên mới, điều chỉnh thông tin khách hàng, nạp tiền vào tài khoản khách hàng. 1.2. MỤC TIÊU Thiết kế và thi công mô hình điều khiển và giám sát hoạt động của hệ thống máy giặt cho phép người dùng (khách hàng) sử dụng máy giặt để tự giặt quần áo của mình, nhân viên (hoặc người quản lí) cửa hàng đóng vai trò là người quản lí, hỗ trợ khách hàng và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc thanh toán. 1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN  Tìm hiểu cách thức hoạt động của Module RFID RC522.  Tìm hiểu các chuẩn truyền thông như UART, I2C, SPI.  Thiết kế và thi công mạch điều khiển, mô hình mô phỏng cửa hàng giặt sấy.  Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển gồm: nhận dạng thẻ khách hàng, lựa chọn thiết bị, bật/tắt thiết bị khi thỏa điều kiện.  Viết chương trình điều khiển cho Arduino, nạp code và chạy thử nghiệm sản phẩm, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống.  Thi công mô hình hoàn thiện và chỉnh sửa cho phù hợp.  Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát sử dụng Visual Studio.  Đánh giá kết quả thực hiện.  Thực hiện viết luận văn báo cáo.  Tiến hành báo cáo đề tài tốt nghiệp. 1.4. GIỚI HẠN  Thiết kế mô hình cửa hàng giặt sấy tự phục vụ.  Mỗi máy giặt được tượng trưng bằng một bóng đèn 220VAC.  Số lượng tải điều khiển: 4  Tính bảo mật của hệ thống chưa cao.  Công thức tính phí dịch vụ chỉ ở mức tương đối, không thể hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
  • 20. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 4  Phần mềm quản lí chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản.  Đề tài được thiết kế hộp bảo vệ bằng bìa cứng. 1.5. BỐ CỤC  Chương 1: Tổng quan Chương này trình bày đặt vấn đề, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, giới hạn và bố cục đề tài.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày về cách hoạt động của các thành phần có trong hệ thống và toàn bộ hệ thống. Giới thiệu phần cứng các thiết bị được sử dụng trong đề tài.  Chương 3: Tính toán và thiết kế Chương này trình bày giới thiệu hệ thống, lựa chọn các linh kiện, tính toán thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế, sơ đồ nguyên lý của các mạch.  Chương 4: Thi công hệ thống Chương này trình bày các bước thi công hệ thống, thi công mô hình, quá trình lập trình hệ thống cho từng phần khác nhau, lưu đồ giải thuật và hướng dẫn sử dụng hệ thống chi tiết.  Chương 5: Kết quả thực hiện, nhận xét, đánh giá Chương này trình bày kết quả đạt được, nhận xét các kết quả đạt được từ mô hình và mức độ hoàn thiện đề tài.  Chương 6: Kết luận, phương hướng phát triển của đề tài Chương này trình bày kết luận rút ra được sau quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài. Kết luận về hoạt động của hệ thống trong thực tế qua đó rút ra được hướng phát triển cho đề tài sau này.
  • 21. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIẶT SẤY TỰ PHỤC VỤ 2.1.1. Tìm hiểu về cửa hàng giặt sấy tự phục vụ Tại các nước phát triển, hầu hết mọi người đã quen với việc giặt sấy quần áo tại các cửa hàng giặt sấy tự bên ngoài, nhờ dịch vụ chu đáo, nhanh chóng, tiện lợi và giá cả rất phải chăng. Đặc biệt, máy giặt tại các cửa hàng giặt sấy tự động thường hiện đại , có nhiều tính năng và đắt tiền hơn rất nhiều so với máy giặt trong gia đình. Tuy nhiên, tại Việt Nam mặc dù xuất hiện cách đây nhiều năm, các cửa hàng giặt sấy chỉ là giải pháp dành cho những tình huống cấp bách như mưa gió, giặt chăn mền hoặc quần áo bẩn quá tải sau một chuyến du lịch dài ngày. Các dịch vụ này đang dần trở nên xuống cấp và lạc hậu so với nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng. Hình 2.1. Cửa hàng giặt sấy tự động Để nắm bắt nhu cầu mở rộng các dịch vụ giặt sấy tự động, các hãng sản xuất máy giặt lớn đã phát triển nhiều dòng máy giặt dành cho mô hình giặt sấy tự động. Tuy nhiên, giá cả của các dòng máy giặt này rất cao nên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cho một cửa hàng giặt sấy tự động thường rất lớn. Điều này là cản trở không nhỏ cho các nhà đầu tư có nguồn vốn hạn chế.
  • 22. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 6 Để giải quyết vấn đề này thì đã có giải pháp kết hợp công nghệ RFID cùng với vi điều khiển để biến các máy giặt loại cũ thành một hệ thống giặt sấy tự phục vụ. Cách này vừa giải quyết vấn đề chi phí đầu tư lớn đồng thời tận dụng lại các máy giặt đời cũ để áp dụng vào một cửa hàng giặt sấy tự phục vụ loại nhỏ. 2.1.2. Mô hình tổng quan Sau khi nghiên cứu tổng quan các hệ thống giặt sấy tự phục vụ được sử dụng đã có trước đó, nhóm đã đưa ra mô hình cơ bản của hệ thống như sau: Máy tính Vi điều khiển Quản lý Cơ sở dữ liệu Người dùng Máy giặt/sấy Hình 2.2. Mô hình hoạt động tổng quát Mô tả hoạt động:  Để sử dụng dịch vụ giặt sấy, trước tiên khách hàng cần lấy thẻ RFID và đăng kí thông tin cơ bản như: tên, số điện thoại, giới tính,…  Sau đó khách hàng thực hiện việc nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ.  Khi sử dụng, khách hàng thực hiện việc quét thẻ, hệ thống sẽ truy xuất cơ sở dữ liệu, nếu thông tin đúng và có tiền trong tài khoản thì tiến hành mở máy.  Khách hàng tiến hành chọn các chế độ giặt trên máy và chờ hoàn tất quá trình giặt.  Khi giặt xong hệ thống sẽ tự động ngắt nguồn máy giặt. 2.2. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG RFID 2.2.1. Công nghệ RFID Sự ra đời của công nghệ RFID là một phát minh quan trọng trong kĩ thuật điện tử. Trên thế giới, công nghệ RFID đã được áp dụng và phát triển ở nhiều lĩnh vực: quân
  • 23. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 7 sự, y học, giao thông, thương mại, nông nghiệp, bưu chính viễn thông,… đem lại nhiều lợi ích và tiện lợi. Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc có thể đọc thông tin chứa trong một thiết bị khác ở một khoảng cách gần mà không cần phải có một sự tiếp xúc vật lý nào. Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và bộ đọc (reader) đọc các thông tin trên chip[1]. Kỹ thuật RFID sử dụng truyền thông không dây trong dải tần số của sóng vô tuyến để truyền dữ liệu từ các thẻ tag đến bộ đọc. Bộ đọc đọc dữ liệu của tag và gửi thông tin để hệ thống để xử lý trên cơ sở dữ liệu. Một hệ thống RFID bao gồm nhiều thành phần phối hợp với nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất[1]:  Tag (thẻ gắn vào đối tượng cần nhận dạng): Là thành phần bắt buộc mà bất kì hệ thống RFID nào cũng cần phải có. Có thể lưu trữ và truyền dữ liệu về Reader bằng sóng vô tuyến. Trong đó các thẻ thường lưu trữ thông tin về các sản phẩm nào đó.  Reader (đầu đọc): Là thành phần bắt buộc phải có, làm nhiệm vụ xử lí tín hiệu nhận được từ anten và giao tiếp với mạch điều khiển.  Reader Anten: Là thành phần bắt buộc đi cùng với Reader để giao tiếp với Tag.  Mạch điều khiển (Controller): Là thành phần bắt buộc có nhiệm vụ xử lí tín hiệu nhận được từ Reader và giao tiếp với máy chủ dữ liệu.  Cảm biến, cơ cấu chấp hành.  Máy chủ dữ liệu và phần mềm hệ thống: Có chức năng lưu trữ các dữ liệu và giao tiếp với người sử dụng.  Hạ tầng truyền thông (các chuẩn truyền dữ liệu): có nhiệm vụ là cầu nối truyền dữ liệu giữa mạch điều khiển và máy chủ dữ liệu.
  • 24. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 8 Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống RFID Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống RFID: Thiết bị Reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị Tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị Reader biết ID (mã số) của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động. Hình 2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống RFID Thẻ RFID là thiết bị có thể lưu trữ và truyền dữ liệu về bộ đọc bằng sóng vô tuyến. Trong đó các thẻ thường lưu trữ thông tin về các sản phẩm nào đó hoặc các ID (mã nhận diện. Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ (bộ nhớ của chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với mã vạch) và anten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng gói. Vài thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sản xuất thành các miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gắn thẻ đó.
  • 25. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 9 Hình 2.5. Một vài dạng của Tag 2.2.2. Ưu và nhược điểm của công nghệ RFID a. Ưu điểm của công nghệ RFID  Một tag RFID có thể được đọc mà không cần phải có sự tiếp xúc với reader.  Có thể lưu dữ liệu lên tag RFID nhiều lần, từ đó giúp tiết kiệm chi phí.  Một tag RFID có thể lưu trữ vài Bytes dữ liệu hay lớn hơn (tùy từng loại tag).  Cho phép sử dụng một reader để đọc nhiều tag trong vùng đọc của nó trong một khoảng thời gian, từ đó giúp tiết kiệm thời gian vận hành.  Tag RFID có thể hoạt động trong những điều kiện bất lợi.  Tag RFID ngoài việc có thể mang và truyền dữ liệu còn dùng được vào nhiều nhiệm vụ khác.  Có thể đọc chính xác đến 100%. b. Nhược điểm của công nghệ RFID  Hoạt động kém hiệu quả với các vật chắn sóng RF và những vật hấp thụ sóng RF: Kim loại, nước,….  Các yếu tố môi trường xung quanh có tác động mạnh đến việc giao tiếp giữa Reader và Tag (môi trường có nhiều kim loại và chất lỏng).  Số lượng Tag có thể đọc được bị giới hạn.  Có thể bị nhiễu nếu phần cứng không được bố trí phù hợp (anten đặt sai vị trí).
  • 26. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 10 2.2.3. Module RFID RC522 Module RFID RC522 sử dụng IC MFRC522 của Philips dùng để đọc và ghi dữ liệu cho thẻ NFC tần số 13.56MHz, với mức giá rẻ thiết kế nhỏ gọn, module này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng về ghi đọc thẻ RFID. Hình 2.6. Module RFID RC522 Đặc điểm kĩ thuật:  Nguồn: 3.3VDC  Dòng điện hoạt động: từ 13 đến 26mA  Dòng ở chế độ chờ (Stand by): từ 10 đến 13mA  Dòng ở chế độ nghỉ (Sleep Mode): nhỏ hơn 80µA  Dòng tải tối đa: 30mA  Tần số sóng mang: 13.56MHz  Khoảng cách đọc tối ưu: từ 0 đến 60mm  Giao tiếp: SPI  Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s  Nhiệt độ hoạt động: -20 đến 80 °C  Độ ẩm hoạt động: từ 5 đến 95%  Các loại thẻ RFID hỗ trợ: mifare1 S50, mifare1 S70, mifare UltraLight, mifare Pro, mifare Desfire  Kích thước: 40mm × 60mm Bộ phát bên trong IC MFRC522 có thể điều khiển anten đầu đọc/ghi được thiết kế để giao tiếp với thẻ và bộ tiếp sóng mà không cần thêm mạch bên ngoài.
  • 27. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 11 Ngoài ra các hệ thống lớn còn được kết nối với các máy tính, hạ tầng mạng để truyền nhận thông tin của thẻ tag, thực hiện các tác vụ như liên kết tài khoản, thông tin, tiền phí... Cũng như có các cơ cấu chấp hành để thực thi các yêu cầu đặt ra với hệ thống. 2.3. GIỚI THIỆU VỀ ARDUINO Arduino là một công cụ để thực hiện các ứng dụng tương tác, được thiết kế nhằm làm đơn giản những ứng dụng dành cho những người mới bắt đầu sử dụng vi điều khiển cho nhiều mục đích (chế tạo robot, trang trí quảng cáo sử dụng led, quang báo, điều khiển động cơ, điều khiển nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,...). Arduino được lắp ráp với các linh kiện điện tử, thiết bị điện,… nhưng Arduino vẫn đủ sức mạnh và tài nguyên cho các chuyên gia phát triển các dự án phức tạp[9]. Arduino là một nền tảng mã nguồn mở, dựa trên nền tảng mạch mẫu điện tử (kit), bao gồm 1 vi điều khiển, 1 ngôn ngữ lập trình và 1 môi trường phát triển tích hợp (IDE). Arduino được dùng trong nhiều đề tài nghiên cứu, học tập của sinh viên cũng như ứng dụng vào thực tế của cuộc sống bởi vì:  Bo mạch có giá khá rẻ, dễ sử dụng, đa năng, ứng dụng nhiều trong nhiều ngành nghề như: robot, điều khiển các bảng quảng cáo, quang báo sử dụng LED đơn, LED ma trận, điều khiển động cơ, điều khiển nhiệt độ,….  Bo mạch được thiết kế với mã nguồn mở cho cả phần cứng và phần mềm. Nhờ đó người sử dụng có thể tùy chỉnh thiết kế của bo mạch cho từng mục đích sử dụng.  Arduino sử dụng ngôn ngữ lập trình rất dễ học là C. Đồng thời các phần tử ngoại vi trên kit Arduino đều được chuẩn hóa, với giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người sử dụng Arduino. 2.3.1. Phần cứng của Arduino Một mạch Arduino bao gồm một vi điều khiển AVR với nhiều linh kiện bổ sung giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác. Về mặt chức năng, các bo mạch Arduino được chia thành hai loại: loại bo mạch chính có chip Atmega và loại mở rộng thêm chức năng cho bo mạch chính. Các bo mạch chính về cơ bản là giống nhau về chức năng, tuy nhiên về mặt cấu hình như số lượng
  • 28. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 12 I/O, dung lượng bộ nhớ, hay kích thước có sự khác nhau. Các board mở rộng chủ yếu mở rộng thêm một số tính năng cho bo mạch chính, ví dụ như tính năng kết nối Ethernet, Wireless, điều khiển động cơ,... a. Arduino UNO R3 Arduino UNO R3 là một bo mạch vi điều khiển dựa trên chip ATmega168 hoặc ATmega 328. Cấu trúc chung bao gồm[9]:  14 chân vào ra bằng tín hiệu số, trong đó có 6 chân có thể sử dụng để điều chế độ rộng xung.  Có 6 chân đầu vào tín hiệu tương tự cho phép chúng ta kết nối với các bộ cảm biến bên ngoài để thu thập số liệu.  Sử dụng một dao động thạch anh tần số dao động 16MHz.  Có một cổng kết nối bằng chuẩn USB để nạp chương trình vào bo mạch và một chân cấp nguồn cho mạch, một nút RESET. Hình 2.7. Cấu trúc phần cứng của Arduino Uno Thông số kỹ thuật của Arduino Uno R3:  Khối xử lý trung tâm là vi điều khiển Atmega328.  Điện áp hoạt động 5V.  Điện áp đầu vào khuyến nghị là 5-12V.  Điện áp đầu vào giới hạn 6-20V.  Dòng điện một chiều trên các chân vào ra là 40mA.  Dòng điện một chiều cho chân 3.3V là 50mA.
  • 29. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 13  Clock Speed 16 MHz.  Flash Memory 32 Kb (ATmega 328), SRAM 2 Kb (ATmega 328), EEPROM 1 Kb (AT mega 328).  Khối xử lý trung tâm (Atmega328) Trong bo mạch Arduino IC đóng vai trò xử lý trung tâm là AVR Atmega328. Họ vi điều khiển AVR là dòng sản phẩm được phát triển bởi công ty Atmel (1996), nó được chế tạo dựa trên cấu trúc AVR RISC (Reduced Instruction Set Computer – kiến trúc tập lệnh rút gọn). Vi điều khiển Atmega AVR có công suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp. Atmega328 là một vi điều khiển được thiết kế theo kiến trúc thanh ghi. Trong loại kiến trúc này, tất cả các toán hạng của các phép toán đều được lưu trữ trong các thanh ghi trước khi được đưa vào CPU để xử lí[5]. Hình 2.8. ATmega328 dạng chân dán và chân cắm Sơ đồ chân của Atmega328 như sau:  Chân VCC (chân số 7): Cấp nguồn điện áp 5V cho bo mạch hoạt động.  Chân GND (chân số 8): Chân nối đất chung.  Chân AREF (chân 21): Là chân điện áp tham chiếu để chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số (ADC).  Chân AVCC (chân 20): Chân cung cấp điện áp cho quá trình chuyển đổi ADC.  Port B (chân 14 - chân 19, chân 9, chân 10): Bao gồm có 8 chân I/O từ (PB0÷PB7).  Port C (chân 23 – chân 28, chân 1): Bao gồm có 7 chân I/O từ (PC0÷PC6) trong đó chân PC6 (chân số 1) làm chân reset.  Port D (chân 2 – chân 6, chân 11 – chân 13): Bao gồm có 8 chân I/O từ chân (PD0÷PD7).
  • 30. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 14 Hình 2.9. Sơ đồ chân của ATmega 328 8K bytes Flash trên chip có thể lập trình với các khả năng đọc trong khi ghi (Read-While-Write), 512 byte EEPROM, 1K byte SRAM, 23 đường vào ra đa mục đích, 32 thanh ghi đa mục đích, 3 Timer/Counter rất linh hoạt với các compare mode, các ngắt trong và ngắt ngoài, một bộ USART nối tiếp có thể lập trình được, ghép nối nối tiếp 2 dây định hướng byte, 6 kênh ADC[5]. Trong đó 4 (hoặc 6 tùy từng biến thể) kênh ADC có độ chính xác 10 bit và 2 kênh có độ chính xác 8 bit, Watchdog Timer có thể lập trình được với bộ dao động bên trong, một cổng nối tiếp SPI và 5 mode tiết kiệm năng lượng[5]. b. Arduino MEGA2560 Cũng có cấu tạo tương tự như Arduino UNO R3, tuy nhiên Arduino Mega 2560 là phiên bản nâng cấp của Arduino Uno R3 với số chân giao tiếp, ngoại vi và bộ nhớ được nâng cấp lên nhiều hơn để phục vụ các công việc cần số lượng chân giao tiếp và bộ nhớ lớn hơn[10]. Thông số kỹ thuật:  Vi điều khiển chính: ATmega2560  IC nạp và giao tiếp UART: ATmega 16U2.  Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC  Số chân Digital I/O: 54 (trong đó 15 chân có khả năng xuất xung PWM)  Số chân Analog Input: 16
  • 31. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 15  Dòng điện DC Current trên mỗi chân I/O: 20mA  Dòng điện DC Current chân 3.3V: 50mA  Flash Memory: 256 KB trong đó 8 KB sử dụng cho bootloader.  SRAM: 8 KB  EEPROM: 4 KB  Clock Speed: 16 MHz Hình 2.10. Arduino MEGA2560  Khối xử lý trung tâm (ATmega2560) Cũng giống như ATmega328, ATmega2560 là vi điều khiển 8 bit, được thiết kế theo cấu trúc thanh ghi. Tuy nhiên do số lượng chân giao tiếp nhiều nên chỉ được đóng gói theo dạng chip dán mà không có loại chip cắm gây khó khăn cho quá trình nâng cấp hoặc thay thế sửa chữa. Hình 2.11. ATmega2560 dạng chip dán Lõi AVR kết hợp với 32 thanh ghi làm việc cho mục đích chung. Tất cả 32 thanh ghi được kết nối trực tiếp với bộ logic số học (ALU), cho phép hai thanh ghi độc lập được truy cập trong một lệnh duy nhất trong một chu kỳ của xung Clock. Kết quả là tốc độ nhanh hơn gấp mười lần so với vi điều khiển theo kiến trúc CISC thông thường[6].
  • 32. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 16 ATmega2560 cung cấp 256 KB bộ nhớ Flash lập trình trong hệ thống, 4 KB EEPROM, SRAM 8KB, 86 I / O, 32 thanh ghi, bộ đếm thời gian thực (RTC), 6 Timer / Counter với chế độ so sánh và PWM, 4 USART, giao tiếp I2C, ADC 16 kênh 10 bit, bộ định thời Watchdog có thể lập trình với Bộ tạo dao động nội bộ, một cổng nối tiếp SPI[6]. Hình 2.12. Sơ đồ khối bên trong ATmega2560 So sánh Arduino UNO R3 và MEGA2560: Bảng 2.1. So sánh Arduino UNO và MEGA2560 Thông số UNO R3 MEGA2560 Tần số thạch anh 16 MHz 16 MHz Số chân Digital 14 54 Số chân PWM 6 15 Số chân Analog 6 16 Bộ nhớ Flash 32KB (0.5KB Bootloader) 256KB (8KB Bootloader) SRAM 2KB 8KB EEPROM 1KB 4KB
  • 33. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 17 2.3.2. Lập trình trên Arduino Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring lại là một biến thể của C/C++. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất dễ học, dễ hiểu. Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm phát triển dự án này đã cung cấp cho người dùng một môi trường lập trình Arduino được gọi là Arduino IDE (Integrated Development Environment – Môi trường phát triển tích hợp). Phần mềm này có thể chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau: Windows, Mac OS,…  Vùng lệnh Bao gồm các nút lệnh menu (File, Edit, Sketch, Tools, Help). Phía dưới là các icon cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường dùng của IDE.  Vùng viết chương trình Các dòng code sẽ được soạn thảo ở đây. Tên chương trình được hiển thị ngay dưới dãy các Icon, ở đây nó tên là “Blink”. Để ý rằng phía sau tên chương trình có một dấu “§”. Điều đó có nghĩa là đoạn chương trình đã viết chưa được lưu lại. Hình 2.13. Giao diện của phần mềm Arduino IDE
  • 34. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 18  Vùng thông báo lỗi (debug) Những thông báo từ IDE sẽ được hiển thị tại đây. Để ý rằng góc dưới cùng bên phải hiển thị loại board Arduino và cổng COM được sử dụng. 2.4. CẢM BIẾN DÒNG 2.4.1. Cảm biến dòng ACS712 ACS712 là một IC cảm biến dòng (Hall Effect Current Sensor) tuyến tính dựa trên hiệu ứng Hall để đo dòng điện một chiều (DC) hoặc xoay chiều (AC). Khi có dòng điện chạy qua, IC ACS712 tạo ra 1 tín hiệu tương tự (analog), điện áp ngõ ra biến đổi tuyến tính theo sự thay đổi của dòng điện được lấy mẫu thứ cấp DC (hoặc AC) trong phạm vi đo đạc. Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là: VH = (I.B)/(d.e.n) (2.1) Với VH: hiệu điện thế Hall. I: cường độ dòng điện. B: cường độ từ trường. D: độ rộng của thanh Hall. E: điện tích của các hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall. N: mật độ các hạt này trong thanh Hall. Bên trong ACS712 bao gồm một mạch cảm biến Hall tuyến tính, có độ bù thấp, với dây dẫn bằng đồng nằm gần bề mặt. Dòng điện cần đo chạy qua đường dẫn này tạo ra từ trường được cảm nhận bởi IC Hall tích hợp và chuyển đổi thành điện áp tỷ lệ. Độ chính xác của IC được tối ưu hóa thông qua khoảng cách giữa tín hiệu từ tính đến đầu dò Hall[7].
  • 35. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 19 Hình 2.14. IC ACS712-5A Đặc điểm của họ IC ACS712 :  Tín hiệu tương tự đầu ra có độ nhiễu thấp.  Thời gian tăng của đầu ra để đáp ứng với đầu vào là 5µs.  Có kích thước nhỏ gọn.  Điện trở dây dẫn trong là 1.2mΩ.  Nguồn vận hành đơn là 5V.  Độ nhạy đầu ra từ 63-190mV/A.  Điện áp ra cực kỳ ổn định.  Băng thông 80kHz. 2.4.2. Module cảm biến dòng ACS712 Để tiện cho việc sử dụng thì IC ACS712 được tích hợp thành một module nhỏ gọn và chắc chắn. Module có các chân để truyền tín hiệu lại cho vi điều khiển và nhận nguồn cung cấp. Có cổng header để giao tiếp với tải công suất. Hình 2.15. Module cảm biến dòng ACS712 Thông số kĩ thuật:  Thời gian chuyển đổi: 5µs  Điện trở nội: 1.2 mΩ
  • 36. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 20  Nguồn cung cấp: 5V  Nhiệt độ hoạt động: -40 - 85ºC  Điện áp cách ly tối đa: 2100 V (RMS)  Độ nhạy đầu ra: - ACS712-05B (5A): 180-190 mV/A. - ACS712-20A (20A): 96-104 mV/A. - ACS712-30A (30A): 64-68 mV/A. Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lí module ACS712 2.5. MODULE GIẢM ÁP AMS1117 Module sử dụng IC giảm áp AMS1117 3.3V. Đây là IC chuyên dụng để ổn định điện áp tuyến tính với sụt áp thấp, điện áp đầu ra 3.3v, dòng điện đầu ra ≤ 1A. Hình 2.17. IC AMS1117
  • 37. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 21 AMS1117-ADJ và AMS1117-1.2, -1.5, -1.8, -2.5, -2,85,-3.3 và-5 là các bộ điều chỉnh ba cực thấp cho ra dòng cực đại đầu ra lên tới 1A. Giới hạn nhiệt độ trên chip bảo vệ chống lại quá tải và nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ tạo ra nhiệt độ tiếp giáp quá mức. Không giống như bộ điều chỉnh loại PNP có tới 10% dòng điện bị hao phí như dòng tĩnh, dòng tĩnh của AMS1117 cấp vào tải, tăng hiệu quả hoạt động[8]. Hình 2.18. Cấu tạo bên trong IC AMS1117 Đặc điểm IC AMS1117:  Điện áp rơi thấp  Điều tiết tải: 0,2% điển hình  Tối ưu hóa cho điện áp thấp  Giới hạn nhiệt trên chip  Ba đầu thấp có thể điều chỉnh hoặc cố định  1.2V, 1.5V, 1.8V, 2.5V, 2.85V, 3.3V, 5V. Sơ đồ nguyên lý module giảm áp sử dụng IC AMS1117-3.3V: Hình 2.19. Sơ đồ nguyên lí module giảm áp
  • 38. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 22 Trong mạch có các tụ không phân cực C1, C2, C3, C4 dùng để làm phẳng các xung điện áp và ổn định điện áp vào/ra. Led dùng để báo nguồn khi ngõ ra có điện áp. Điện trở R1 dùng để hạn dòng cho led, hạn chế tình trạng quá áp cho led. Mạch giảm áp AMS117 có cấu tạo rất đơn giản nên kích thước module nhỏ gọn, tiện lợi. Hình 2.20. Module giảm áp 3.3V 2.6. MODULE RELAY MỘT KÊNH Để vi điều khiển có thể điều khiển các tải có công suất lớn thì cần dùng đến linh kiện trung gian là relay, triac (đối với tải công suất vừa và nhỏ) hoặc contactor (đối với tải công suất lớn). Relay có hai thông số quan trọng cần quan tâm đó là:  Hiệu điện thế kích tối ưu: Là giá trị điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây bên trong relay mà ở đó cuộn dây có thể tạo ra từ trường để hút tiếp điểm. Trong thực tế, có nhiều mỗi loại relay có giá trị hiệu điện thế kích tối ưu khác nhau: 5V, 12V, 24V, … Hình 2.21. Relay trong thực tế  Hiệu điện thế tối đa và dòng điện tối đa: Là giá trị hiệu điện thế và dòng điện lớn nhất cung cấp cho tải mà tiếp điểm bên trong của relay hoạt động trong khoảng thời gian cho phép có thể chịu được mà không bị hư hỏng.
  • 39. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 23 Rơle (relay) là một công tắc chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện chạy qua cuộn dây của rơle tạo ra một từ trường làm lõi sắt non bị nhiễm từ và hút tiếp điểm, từ đó làm thay đổi vị trí của công tắc chuyển mạch. Vì vậy có thể điều khiển relay đóng tiếp điểm bằng cách cho dòng điện chạy qua hai đầu của cuộn dây. Để mở tiếp điểm thì chỉ việc ngắt dòng chạy qua cuộn dây. Hình 2.22. Cấu tạo cơ bản của relay Các chân đấu nối và chân chuyển mạch của rơle thường được ký hiệu là COM (POLE), NC và NO:  COM là chân chung, là nơi kết nối đường cấp nguồn chờ.  NC và NO là 2 chân chuyển đổi. Sơ đồ nguyên lý mạch giao tiếp relay sử dụng transistor có opto cách li: Hình 2.23. Sơ đồ nguyên lí module relay 1 kênh
  • 40. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 24 Để giao tiếp với vi điều khiển, thường sử dụng mạch kích relay với transistor hoặc opto. Khi tín hiệu điều khiển vào chân IN ở mức thấp, diode phát quang trong U1 cho dòng điện đi qua, U1 dẫn. U1 dẫn làm transistor Q1 thông và cuộn hút nam châm hoạt động, relay chuyển mạch sang “NO”. Đồng thời dòng từ Vcc đi qua làm Led sáng báo có tín hiệu điều khiển. Khi tín hiệu điều khiển IN ở mức cao, diode phát quang trong U1 không cho dòng điện đi qua, U1 ngắt. Do đó, transistor Q1 đóng, cuộn hút nam châm không hoạt động, relay ở chế độ “NC”. 2.7. KHỐI HIỂN THỊ LCD 2.7.1. Giới thiệu về màn hình LCD 16x2 LCD có rất nhiều dạng phân biệt theo kích thước từ vài kí tự đến hàng chục kí tự, từ 1 hàng đến vài chục hàng. Ví dụ LCD 16×2 có nghĩa là có 2 hàng, mỗi hàng có 16 kí tự. LCD 20×4 có nghĩa là có 4 hàng, mỗi hàng có 20 kí tự. Hình 2.24. Mặt trước của LCD 16x2 Trong 16 chân của LCD được chia ra làm 4 dạng tín hiệu như sau[3]: Các chân cấp nguồn: Chân số 1 là chân nối mass (0V), chân thứ 2 là Vdd nối với nguồn +5V. Chân thứ 3 dùng để chỉnh contrast thường nối với biến trở, chỉnh cho đến khi thấy được kí tự thì ngừng. Các chân điều khiển: Chân số 4 là chân RS dùng để điều khiển lựa chọn thanh ghi. Chân R/W dùng để điều khiển quá trình đọc và ghi. Chân E là chân cho phép dạng xung chốt. Các chân dữ liệu D7÷D0: Chân số 7 đến chân số 14 là 8 chân dùng để trao đổi dữ liệu giữa thiết bị điều khiển và LCD.
  • 41. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 25 Các chân LED_A và LED_K: Chân số 15, 16 là 2 chân dùng để cấp nguồn cho đèn nền để có thể nhìn thấy vào ban đêm. Sơ đồ các chân của LCD 16x2: Bảng 2.2. Các chân LCD và chức năng Chân số Tên chân Input/Output Chức năng tín hiệu 1 VSS Power GND 2 VDD Power +5V 3 VO Analog Contrast Control 4 RS Input Register Select. H: data signal, L: instruction signal 5 R/W Input Read/Write. H: read mode, L: write mode 6 E Input Enable (strobe) 7 D0 I/O Data (LSB 8 D1 I/O Data 9 D2 I/O Data 10 D3 I/O Data 11 D4 I/O Data 12 D5 I/O Data 13 D6 I/O Data 14 D7 I/O Data (MSB) 15 LED_A Input Backlight Anode 16 LED_K Input Backlight Cathode 2.7.2. Module giao tiếp I2C – LCD Vì LCD có quá nhiều chân (16 chân) nên gây khó khăn trong quá trình kết nối và chiếm dụng nhiều chân của vi điều khiển. Để khắc phục tình trạng đó thì ta có thể sử dụng module chuyển đổi I2C cho LCD. Thay vì sử dụng tối thiểu 6 chân của vi điều khiển để kết nối với LCD (RS, EN, D7, D6, D5 và D4) thì với module chuyển đổi, chỉ cần sử dụng 2 chân (SCL, SDA) để kết nối. Module chuyển đổi I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD
  • 42. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 26 1602, LCD 2004, … ), kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp I2C, tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là giảm số chân kết nối ngoại vi của vi điều khiển, gọn nhẹ và dễ dàng gắn vào LCD. Bên cạnh đó, nó còn giúp điều chỉnh độ tương phản màn hình, điều khiển đèn nền và thay đổi địa chỉ của LCD mà không cần thay đổi nhiều khi lập trình Hình 2.25. Module I2C và các chân chức năng Thông số kĩ thuật:  Điện áp hoạt động: 2.5 đến 6V DC  Hỗ trợ màn hình: LCD1602, 1604, 2004 (driver HD44780)  Giao tiếp: I2C  Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2)  Kích thước: 41.5mm(L)x19mm(W)x15.3mm(H)  Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt  Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD 2.8. CÁC CHUẨN GIAO TIẾP TRUYỀN DỮ LIỆU Có nhiều chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu phổ biến tích hợp trong các họ vi điều khiển bao gồm:  Truyền dữ liệu nối tiếp đồng bộ và bất đồng bộ (USART - Universal Synchronous Asynchronous Receiver and Transmitter).  Truyền dữ liệu giữa vi điều khiển với các thiết bị ngoại vi (SPI - Serial Peripheral Interface – Giao diện ngoại vi nối tiếp).  Truyền dữ liệu 2 dây (I2C - Inter Integrated Circuit).
  • 43. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 27 Ở kiểu truyền nối tiếp đồng bộ thì có 1 đường dữ liệu và 1 đường xung clock, thiết bị nào cấp xung clock thì thì thiết bị đó đóng vai trò là chủ, thiết bị nhận xung clock đóng vai trò là tớ. Tốc độ truyền dữ liệu phụ thuộc vào tần số xung clock. Ở kiểu truyền nối tiếp bất đồng bộ thì có 1 đường phát dữ liệu và một đường nhận dữ liệu, không có tín hiệu xung clock nên được gọi là bất đồng bộ. Để truyền được dữ liệu thì cả bên phát và bên nhận phải tự tạo xung clock có cùng tần số và thường được gọi là tốc độ truyền dữ liệu (baund). Ý nghĩa của tốc độ baund là thể hiện số bit truyền được trong 1 giây[2]. 2.8.1. Giao thức truyền dữ liệu bất đồng bộ USART UART là giao thức truyền thông nối tiếp trên lớp vật lý bao gồm chuẩn RS232 hỗ trợ điểm-điểm và chuẩn RS485 hỗ trợ đa điểm được quản lí bởi Hội Công Nghiệp Điện Tử EIA. Những chuẩn truyền thông trên quy định nhiều thành phần của giao diện nối tiếp bao gồm mức điện áp, chuẩn đấu nối, chân ra, chiều dài dây, thứ tự bit, tốc độ bit giữa các thiết bị. Truyền dữ liệu không đồng bộ bao gồm đường truyền dữ liệu (Tx) và đường nhận dữ liệu (Rx) và không có xung CK. Không còn phân biệt chủ (Master) và tớ (Slave) - các hệ thống ngang cấp. Mỗi xung CK là một bit dữ liệu được truyền đi. Để truyền được dữ liệu thì mỗi hệ thống phải có một mạch dao động tạo xung CK, hai hệ thống sẽ có hai mạch giao động độc lập nhưng phải có cùng tần số hay cùng tốc độ[2]. Hình 2.26. Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ (USART) Để duy trì sự đồng bộ giữa bộ truyền và nhận, trong một khung dữ liệu chèn các bit start vào đầu và bit stop vào cuối mỗi byte dữ liệu trong một chuỗi dữ liệu truyền đi. Do không có tín hiệu xung Clock chung để đồng bộ, mỗi thiết bị phải tìm bit start bàng
  • 44. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 28 cách lấy mẫu từ đường nhận dữ liệu (Rx) với xung nhịp nội. Khi bit start được xác định, thiết bị thu biết rằng quá trình truyền đã bắt đầu và cần dịch chuỗi bit nối tiếp. Quá trình truyền và nhận phải tuân theo một tốc độ bit chung được xác định trước khi quá trình truyền thông bắt đầu, nếu không thì thiết bị nhận sẽ giải mã sai dữ liệu thu được. Truyền thông nối tiếp USART được sử dụng cho phương thức truyền song công để giao tiếp giữa bộ nhận và bộ truyền. Lúc này, phần cứng của bộ vi điều khiển cần được trang bị độc lập cả bộ truyền và bộ nhận riêng biệt. Khi kết nối các thành phần sử dụng chuẩn truyền thông nối tiếp để đảm bảo các thông số truyền thông giữa máy phát và máy thu giống nhau. Cả mấy phát và máy thu cần được thiết lập cùng tốc độ Baud, cùng số bit bắt đầu và kết thúc, tính chẵn lẻ, phân cực, mức điện áp,… 2.8.2. Chuẩn truyền dữ liệu I2C a. Tổng quan về chuẩn I2C I2C, viết tắt của từ Inter Integrated Circuit, là một chuẩn truyền thông do hãng điện tử Philips Semiconductor sáng lập, cho phép giao tiếp một thiết bị chủ với nhiều thiết bị tớ với nhau. Hình 2.27. Hệ thống giao tiếp theo chuẩn I2C Chuẩn giao tiếp I2C có 2 đường tín hiệu tên là SDA (serial data) có chức năng truyền tải dữ liệu và tín hiệu SCL (serial clock) truyền tải xung clock để dịch chuyển dữ liệu. Trong hệ thống truyền dữ liệu I2C, thiết bị nào cung cấp xung clock thì được gọi là chủ (master), thiết bị nhận xung clock được gọi là tớ (slave)[3]. Thiết bị chủ chỉ có 1, thiết bị tớ thì có nhiều, mỗi thiết bị tớ sẽ có 1 địa chỉ độc lập, chuẩn truyền ban đầu dùng địa chỉ 7 bit nên có thể 1 chủ giao tiếp với 128 thiết bị tớ. Các thiết bị sau này tăng thêm số bit địa chỉ nên có thể giao tiếp nhiều hơn. Địa chỉ của thiết bị tớ thường do nhà chế tạo thiết bị thiết lập sẵn. b. Quy trình truyền dữ liệu theo chuẩn I2C
  • 45. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 29 Quy trình thiết bị chủ giao tiếp với thiết bị tớ để thực hiện việc ghi đọc dữ liệu như sau: Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệu vào thiết bị tớ[3] : Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu – các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ. Bước 2: Thiết bị chủ gửi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiếp – khi đó tất cả các thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình, các thiết bị tớ sau khi phát hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đến khi nào nhận trạng thái START mới. Trong dữ liệu 8 bit thì có 7 bit địa chỉ và 1 bit điều khiển đọc/ghi (R/W): bit này bằng 0 để báo cho thiết bị tớ sẽ nhận byte tiếp theo. Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết. Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gửi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần ghi dữ liệu, bit R/W ở trạng thái ghi. Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ. Bước 6: Thiết bị chủ gửi tiến hành gửi dữ liệu để ghi vào thiết bị tớ, mỗi lần ghi 1 byte, sau khi gửi xong thì tiến hành chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ, quá trình thực hiện cho đến byte cuối cùng xong rồi thì thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP để chấm dứt quá trình giao tiếp với thiết bị tớ. Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệu vào thiết bị tớ [3] Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu, các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ. Bước 2: Thiết bị chủ gửi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiếp, khi đó tất cả các thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình. Các thiết bị tớ sau khi phát hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đến khi nào nhận trạng thái START mới. Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết.
  • 46. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 30 Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gửi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần đọc dữ liệu, bit R/W ở trạng thái đọc. Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ. Bước 6: Thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP, bắt đầu lại trạng thái START, tiến hành gửi địa chỉ của thiết bị và bit R/W bằng 1 để yêu cầu thiết bị tớ gửi dữ liệu nội dung ô nhớ của địa chỉ đã nhận. Bước 7: Thiết bị chủ sau khi nhận sẽ báo tín hiệu trả lời, quá trình này thực hiện cho đến khi nhận hết dữ liệu mong muốn thì thiết bị chủ tạo tín hiệu STOP để chấm dứt. 2.8.3. Chuẩn giao tiếp SPI Giao thức nối tiếp SPI (Serial Peripheral Interface – Giao diện ngoại vi nối tiếp) được phát triển bởi Motorola cho phép nhiều thiết bị ngoại vi giao tiếp song công ( hai thiết bị truyền và nhận dữ liệu đồng thời). SPI là một giao thức đa điểm, trong đó thiết bị thông tin qua một giao diện nối tiếp bao gồm xung nhịp nối tiếp SCLK, MOSI (Master Out/Slave In), MISO (Master In/Slave Out) và SS (Slave Select). Chỉ có duy nhất một thiết bị trên bus được xem là thiết bị chủ (master) và tất cả các thiết bị còn lại được xem là thiết bị tớ (slave) trên bus nối tiếp[4]. Hình 2.28. Giao tiếp SPI Tại một thời điểm thiết bị chủ chỉ giao tiếp với một thiết bị tớ bằng cách cho đường SS của thiết bị tớ đó hoạt động. Thiết bị chủ điều khiển việc truyền nhận bằng
  • 47. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 31 cách điều khiển các đường SS của từng thiết bị tớ và sau đó cấp xung trên đường SCLK. Đồng thời, thiết bị chủ nhận thông tin từ thiết bị tớ qua đường MISO và nhận dữ liệu từ thiết bị tớ qua đường MOSI. SPI có thể được xem như một quá trình truyền đồng bộ. Bộ truyền được chỉ định là chủ vì nó cấp xung đồng bộ giữa giữa máy phát và máy thu. Một slave được chọn để giao tiếp bằng cách đặt đường tín hiệu SS của nó xuống mức thấp. Quá trình truyền SPI được bắt đầu bằng cách truyền một byte dữ liệu vào thanh ghi dữ liệu SPI (SPDR) được cấu hình là chủ. Lúc này, bộ truyền xung nhịp SPI cung cấp các xung nhịp cho master và slave qua chân SCLK. Các bit đơn được dịch ra khỏi thanh ghi dịch của master, qua chân MOSI sau mỗi xung CLK. Các bit dữ liệu được nhận tại chân MOSI của slave được chỉ định. Cùng thời điểm, một bit đơn được truyền qua chân MISO của slave và vào chân MOSI của master. So sánh các kiểu truyền dữ liệu: Bảng 2.3. So sánh các chuẩn truyền dữ liệu SPI UART I2C Tốc độ tối đa 10 Mbit/s 500 kbit/s 1 Mbit/s Số thiết bị tối đa Bị giới hạn bởi số chân kết nối Điểm tới điểm (RS232) 256 thiết bị (RS485) 128 thiết bị Số chân kết nối 3 x n + SS 2 2 Ưu điểm Đơn giản, giá thành thấp, tốc độ cao Truyền được khoảng cách xa hơn, cải thiện chống nhiễu Số chân kết nối ít, cho phép nhiều thiết bị chủ Nhược điểm Giới hạn một thiết bị chủ, khoảng cách truyền ngắn Đòi hỏi xung Clock chính xác Tốc độ chậm, khoảng cách ngắn Ứng dụng Kết nối trực tiếp đến các ASIC và các thiết bị ngoại vi khác trên PCB Giao tiếp với các thiết bị đầu cuối, các máy tính cá nhân và các hệ thống dữ liệu khác Kết nối với các thiết bị ngoại vi trên PCB
  • 48. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 32 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 3.1. GIỚI THIỆU 3.1.1. Yêu cầu thiết kế Mạch điều khiển hoạt động của máy giặt phải nhỏ gọn, chắc chắn sao cho phù hợp với không gian và các điều kiện môi trường ẩm thấp. Những linh kiện được sử dụng trong mạch không những phải đáp ứng được yêu cầu hoạt động như: dòng điện, điện áp, công suất, khả năng đáp ứng nhanh, độ chính xác cao… mà còn phải phổ biến trên thị trường để dễ dàng thay thế khi có hỏng hóc hoặc bảo trì. 3.1.2. Yêu cầu đề tài Thiết kế một phần mềm chạy trên máy tính cài hệ điều hành Microsoft Windows 10 và các phiên bản cũ hơn có thể chạy ổn định. Xây dựng một cơ sở dữ liệu trên máy tính nhằm quản lí dữ liệu của khách hàng sử dụng. Cải tiến lại phần cứng mạch điện cho phù với yêu cầu điều khiển và giám sát hệ thống máy giặt.Tuy nhiên, vì điều kiện kinh tế nên nhóm sử dụng một bóng đèn sợi đốt 18W để thay thế cho máy giặt. Bóng đèn có đuôi đèn xoay chuẩn E27 là đều sử dụng được với điện áp sử dụng là 220V. Tính toán thiết kế: Trong phần này nhóm chúng em thiết kế bốn sơ đồ khối cho bốn thiết bị đèn được xem là thiết bị tải. Hệ thống bao gồm các khối: Khối nguồn công suất, khối điều khiển vận hành, khối máy tính, khối thực thi điều khiển. 3.2. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống Hệ thống gồm các khối với những chức năng khác nhau:  Khối nguồn cấp  Khối điều khiển vận hành  Máy tính  Khối nhập thông tin Hệ thống do nhiều thành phần hết hợp lại với nhau. Mỗi thành phần lại đóng một vài trò quan trọng trong hệ thống:
  • 49. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 33  Khối điều khiển vận hành: là một board Arduino Mega2560, đóng vai trò xử lý các chức năng của hệ thống. Nó nhận dữ liệu từ module đọc RFID là RC522, đọc dữ liệu từ cảm biến dòng ACS712, chuyển thông tin của khách hàng về máy chủ và nhận lại tín hiệu từ máy chủ để điều khiển mạch giao tiếp công suất với tải (bóng đèn). Cơ sở dữ liệu Vi điều khiển trung tâm Đọc dữ liệu RFID Giao tiếp công suất Vi điều khiển LCD RFID Cảm biến Khối nguồn cấp Khối nhập thông tin Khối điều khiển vận hành Phần mềm quản lí Khối máy tính Hình 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống Khối máy tính: là một máy tính cá nhân chạy hệ điều hành Microsoft Windows. Đóng vai trò là một máy chủ (Server) lưu trữ tất cả các thông tin khách hàng trong cơ sở dữ liệu viết bằng SQL đồng thời là môi trường để chạy phần mềm để giao tiếp với người quản lí vận hành.  Khối nhập thông tin: là một board Arduino UNO R3, nhận dữ liệu từ module RC522 và chuyển lại cho máy tính để truy xuất cơ sở dữ liệu đồng thời điều khiển màn hình LCD hiển thị các thông tin cơ bản của khách hàng.  Khối nguồn cấp: cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống hoạt động. Nguyên lí hoạt động cơ bản của hệ thống:
  • 50. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 34 Khi quét thẻ RFID lần đầu tiên ở khối nhập thông tin, các dữ liệu cơ bản của khách hàng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ, đồng thời các thông tin của khách hàng sẽ được hiển thị lên màn hình LCD. Khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ, chỉ cần quét thẻ qua bộ Reader, nếu thẻ có đủ số dư để thanh toán và máy giặt sẵn sàng hoạt động thì hệ thống sẽ cho phép máy giặt hoạt động. Ngược lại, nếu thẻ không đủ tiền hoặc máy giặt đang hoạt động thì hệ thống sẽ ngăn việc quét thẻ của khách hàng. 3.2.2. Tính toán và thiết kế mạch a. Khối điều khiển vận hành Để nhận biết sự thay đổi sự quá trình hoạt động của máy giặt mà không cần can thiệp quá sâu và phần cứng của máy giặt, nhóm sử dụng module cảm biến dòng ACS712 5A để đo dòng hoạt động của máy. Điểm mạnh của cảm biến này so với các loại cảm biến khác là giá thành rẻ, độ nhạy cao, cấu tạo đơn giản. Việc đọc dữ liệu từ cảm biến cũng rất đơn giản thông qua bộ ADC tích hợp trong vi điều khiển. Các thông số cơ bản của module ACS712-5A:  Điện áp hoạt động: 5VDC  Dòng tiêu thụ trung bình: 20mA  Điện trở trong dây dẫn: 1.2mΩ  Độ nhạy đầu ra: từ 180-190 mV/A Do tải sử dụng điện áp xoay chiều nên khi sử dụng module ACS712 không cần quan tâm đến chiều điện áp của tải khi đưa vào cảm biến. Để đo dòng điện xoay chiều thì cần quan tâm đến điện áp hiệu dụng (VRMS) của nó. Vrms = 𝑉𝑝−𝑝 2 𝑥 0.707 (V) (3.1) Hình 3.2. Tính giá trị Vrms
  • 51. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 35 Dòng điện hiệu dụng được tính bằng cách lấy điện áp hiệu dụng vừa đo được chia cho độ nhạy của cảm biến. Arms = 𝑉𝑟𝑚𝑠 Độ 𝑛ℎạ𝑦 (A) (3.2) Do điện áp đỉnh thay đổi liên tục, vì vậy để chính xác cần đo nhiều giá trị điện áp đỉnh trong một khoảng thời gian đủ dài. Bởi vì hệ thống có thể điều khiển bốn tải nên cần đến bốn cảm biến dòng riêng cho từng tải. Cảm biến trả về tín hiệu tương tự nên sử dụng bốn chân ADC (A0-A3) cho việc đọc dữ liệu từ cảm biến. Sơ đồ kết nối của các cảm biến dòng với mạch MEGA2560: Hình 3.3. Sơ đồ nối dây ACS712 với Arduino MEGA Bốn module RFID RC522 giao tiếp với MEGA2560 qua chuẩn SPI. Dùng giao tiếp SPI để truyền dữ liệu giữa các bộ RFID và vi điều khiển bởi vì chuẩn này có tốc độ nhanh (tránh làm sai lệch dữ liệu khi nhiều bộ RFID hoạt động cùng lúc) và nhờ vậy, có thể thêm nhiều module RC522 mà không cần tốn quá nhiều chân của vi điều khiển để giao tiếp. Buzzer là một thiết bị tạo ra tiếng còi hoặc tiếng bíp. Có nhiều loại nhưng cơ bản nhất là buzzer áp điện, là một miếng phẳng của vật liệu áp điện với hai điện cực. Chúng
  • 52. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 36 được sử dụng ở những vị trí cần phát ra âm thanh nhưng không quan tâm đến việc tái tạo âm thanh trung thực, như lò vi sóng, báo cháy và đồ chơi điện tử. Hình 3.4. Sơ đồ nối chân MEGA2560 với module RFID, RELAY và BUZZER Để hoạt động được thì các module phải được nối GND chung với vi điều khiển và được cấp nguồn. b. Khối nhập thông tin Khối này sử dụng một board Arduino UNO R3 đọc dữ liệu từ module RFID RC522 và truyền về máy chủ đồng thời hiển thị thông tin khách hàng ra màn hình LCD. Ngoài ra còn có thêm một buzzer để báo hiệu khi quét thẻ thành công. Để tiết kiệm chân cho vi điều khiển thì dùng thêm một module chuyển đổi I2C để điều khiển LCD chỉ bằng hai đường tín hiệu và hai chân nguồn. Ngoài ra còn để có thể mở rộng thêm nhiều chức năng về sau này: hiển thị thời gian, led quảng cáo,…
  • 53. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 37 Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý khối nhập thông tin c. Khối nguồn cấp Mỗi module trong mạch điều khiển vận hành tiêu thụ năng lượng với những mức khác nhau. Cụ thể là: 4 module RC522 là 104 mA + 4 module Relay 1 kênh có opto cách ly là 320 mA + 4 cảm biến dòng ACS712 là 80 mA + 4 buzzer là 120 mA + Arduino MEGA là 100 mA cùng với các linh kiện điện tử khác ta được tổng dòng tiêu thụ của khối này là khoảng 800 mA. Để tiết kiệm chi phí và không gian thì nhóm đã sử dụng một adapter 5V-2A để cung cấp nguồn cho mạch điều khiển, vận hành. Thông số kỹ thuật:  Điện áp ngõ vào : 110VAC - 240VAC  Tần số điện áp ngõ vào: 50/60Hz  Điện áp ngõ ra : 5VDC  Dòng ngõ ra : dòng cực đại lên đến 2000mA.  Hiệu suất : 80%.  Điện áp gợn sóng ( răng cưa) : 60mV Đây là kiểu nguồn xung, là bộ nguồn có tác dụng biến đổi từ nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều bằng chế độ dao động xung tạo bằng mạch điện tử kết hợp với một biến áp xung. Khác với nguồn tuyến tính cổ điển sử dụng biến áp sắt từ để làm nhiệm vụ hạ áp rồi sau đó dùng chỉnh lưu kết hợp với ic nguồn tuyến tính tạo ra các
  • 54. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 38 cấp điện áp một chiều mong muốn như 3.3V, 5V, 6V, 9V, 12V, 18V, 24V.... Những bộ nguồn như trên thường rất cồng kềnh và tốn vật liệu lên không còn được sử dụng nhiều. Hình 3.6. Adapter 5V-2A Các bộ nguồn xung có ưu điểm là giá thành rẻ, gọn, nhẹ dễ tích hợp cho những thiết bị nhỏ gọn, hiệu suất cao. Tuy nhiên lại có nhược điểm là chế tạo đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết kế phức tạp, việc sửa chữa cũng khó khăn cho những người mới học , ngoài ra tuổi thọ của nó thường không cao. Hình 3.7. Cấu tạo bên trong Adapter Một bộ nguồn xung thường có cấu tạo cơ bản: Đầu tiên, điện áp đầu vào xoay chiều qua các cuộn lọc nhiễu rồi vào diode chỉnh lưu thành điện một chiều trên tụ lọc nguồn sơ cấp. Tụ lọc nguồn sơ cấp có nhiệm vụ tích năng lượng điện một chiều cho cuộn dây sơ cấp biến áp xung hoạt động. Cuộn dây sơ
  • 55. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 39 cấp của biến áp xung được cấp điện theo xung cao tần thông qua khối chuyển mạch bán dẫn là các linh kiện như transistor, mosfet hay IGBT. Các xung điện này được tạo ra nhờ bộ tạo xung hoặc các mạch dao động điện tử. Ở bên cuộn thứ cấp của biến áp xung sẽ có những mạch chỉnh lưu cho ra điện một chiều cấp điện cho tải tiêu thụ. Hình 3.8. Cấu tạo của bộ nguồn xung đơn giản Biến áp xung cũng có cấu tạo gồm các cuộn dây quấn trên một lõi từ giống như biến áp thông thường chỉ có điều biến áp này sử dụng lõi ferit còn biến áp thường sử dụng lõi thép kỹ thuật điện. Với cùng một kích thước thì biến áp xung cho công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần. Ngoài ra biến áp xung hoạt động tốt ở dải tần cao còn biến áp thường chỉ hoạt động ở dải tần thấp. Điện áp thứ cấp này sẽ được duy trì ở một điện áp nhất định như 3.3V, 5V, 9V, 12V, 15V, 18V, 24V nhờ mạch ổn áp gồm các loại diode và tụ điện. Đồng thời mạch hồi tiếp sẽ lấy tín hiệu điện áp ra để đưa vào bộ tạo xung dao động nhằm khống chế sao cho tần số dao động ổn định với điện áp ra mong muốn. Với mạch thêm thông tin thì dòng tiêu thụ được do Arduino UNO, LCD, module chuyển đổi I2C và module RFID RC522 cộng lại vào khoảng 100mA. Vì vậy, có thể dùng nguồn từ cổng USB của máy tính để cấp cho mạch.
  • 56. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 40 CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG 4.1. GIỚI THIỆU Từ những nghiên cứu trước đó, nhóm thực hiện chia phần thi công hệ thống ra làm 2 phần:  Thiết kế, thi công phần cứng: - Lắp ráp và hàn linh kiện. - Kiểm tra và khắc phục lỗi.  Thi công mô hình.  Thiết kế, viết chương trình cho Arduino, thiết kế phần mềm giao diện quản lý hệ thống và cơ sở dữ liệu.  Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng. 4.2. THI CÔNG HỆ THỐNG 4.2.1. Thi công mạch điện a. Thi công mạch giao tiếp với Arduino MEGA Hình 4.1. Sơ đồ mạch in mạch giao tiếp với Arduino MEGA
  • 57. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 41 Mạch giao tiếp với Arduino MEGA được vẽ bằng phần mềm Altium, là mạch in một lớp. Mạch gồm các rào đực để gắn Arduino MEGA2560 và truyền nhận dữ liệu với các phần khác trong hệ thống. Jack cắm DC cái làm nhiệm vụ nhận nguồn từ adapter 5V để cấp cho Arduino MEGA2560 và module giảm áp AMS1117. Sau khi đã thiết kế được mạch in thì tiến hành mô phỏng 3D: Hình 4.2. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch giao tiếp Từ mô phỏng 3D trên Altium có thể thấy các linh kiện có khoảng cách giữa các linh kiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, việc sắp xếp các linh kiện trong mạch chưa được tối ưu, còn nhiều khoảng trống chưa hợp lí. b. Thi công mạch công suất Vì số tải là trong mô hình giới hạn số lượng là bốn nên cần thi công bốn mạch công suất. Mỗi mạch là một phần riêng biệt giao tiếp với một tải . Mạch in một lớp của mạch công suất được vẽ bằng phần mềm Altium :
  • 58. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 42 Hình 4.3. Sơ đồ mạch in mạch công suất Để đảm bảo cách điện thì các đường mạch có điện áp cao (220V) không được phủ mass. Đồng thời để dử công suất thì các đường mạch này có độ rộng 150 mils (3.81mm). Sau khi đã thiết kế mạch in cho mạch thì tiến hành mô phỏng 3D để tiện cho việc thi công mạch sau này. Hình 4.4. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch công suất Mạch gồm ba module là: RC522, relay 1 kênh, ACS712. c. Thi công mạch nhập thông tin
  • 59. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 43 Tiến hành thiết kế mạch in một lớp cho mạch nhập thông tin bằng phần mềm chuyên vẽ mạch điện là Altium: Hình 4.5. Sơ đồ mạch in mạch nhập thông tin Các đường tín hiệu có động rộng 20 mils (0.508mm), đường mạch có độ rộng 40 mils (1.016 mm). Mạch được phủ mass để hạn chế nhiễu tín hiệu giữa các linh kiện với nhau. Các jump dùng để đặt Arduino vào mạch và truyền nhận dữ liệu đến các thành phần khác trong mạch như: LCD, buzzer và module RFID RC522. Hình 4.6. Sơ đồ bố trí linh kiện mạch nhập thông tin
  • 60. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 44 Sau khi đã thiết kế xong mạch in của mạch nhập thông tin thì chọn chế độ xem 3D của Altium để xem bố trí các linh kiện trên mạch. Buzzer đặt khá sát module I2C nên cần chú ý khi thi công mạch để tránh làm hư hỏng các linh kiện. LCD được cố định trên mạch nhờ bốn ốc được gắn trên mạch qua các lỗ đã được khoan sẵn. 4.2.2. Lắp ráp và kiểm tra a. Mạch công suất Hình 4.7. PCB của mạch công suất Sau khi đã thiết kế PCB thì tiến hành làm mạch in PCB. Để tiết kiệm chi phí, nhóm đã làm mạch in bằng cách thủ công. Để giao tiếp với bốn tải cần tới bốn board mạch. Khi rửa mạch cần chú ý đến kích thước của các đường mạch dữ liệu để tránh làm đứt đường mạch. Sau đó tiến hành gắn các linh kiện và gắn các module lên mạch. Khi hàn cần chú ý cẩn thận các chân jump vì khoảng cách nhỏ có thể gây chập cháy mạch.
  • 61. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 45 Hình 4.8. Mạch công suất sau khi hàn linh kiện Hàn các chân jump giao tiếp trước, cần cẩn thận để tránh làm ngắn mạch các chân này do kích thước chân của chúng rất nhỏ. Sau đó hàn tiếp led, điện trở và buzzer lên mạch. Trong quá trình này cần chú ý đến chân âm (-), dương (+) của led và buzzer. Cuối cùng là hàn công tắc nguồn của tải. Vì kích thước chân của linh kiện lớn nên lượng thiết hàn cần nhiều và thời gian nung nóng lâu. Hình 4.9. Mặt trên của mạch công suất Khi gắn các linh kiện lên mạch cần chú ý đến chiều để tránh làm hư hỏng cho toàn bộ mạch.
  • 62. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 46 b. Mạch điều khiển Khi đã thiết kế xong PCB thì tiến hành làm mạch in bằng cách thủ công, hạn chế làm đứt các đường mạch tín hiệu có tiết diện nhỏ. Hình 4.10. PCB của mạch điều khiển Mạch sử dụng nhiều jump nên khi khoan lỗ cần chọn mũi khoan đúng với kích thước của chân linh kiện. Hình 4.11. Mặt trên của mạch điều khiển
  • 63. CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH 47 Sau khi rửa mạch, để tránh việc mạch bị oxi hóa cần phủ một lớp nhựa thông lỏng lên bề mặt. Sau khi hàn các jump và jack DC thì tiến hành gắn Arduino MEGA2560 và module giảm áp AMS1117. Vì số lượng chân của Arduino MEGA là rất nhiều cho nên cần cẩn thận để tránh làm hư hỏng các chân giao tiếp ngoại vi của nó. c. Mạch nhập thông tin Sau khi đã thiết kế mạch in thì tiến hành làm PCB bằng cách thủ công. Sau khi rửa mạch cần phủ một lớp nhựa thông lỏng lên bề mặt để tránh tình trạng oxi hóa của mạch khi đặt trong không khí. a, Trước khi hàn b, Sau khi hàn Hình 4.12. PCB của mạch nhập thông tin trước và sau khi hàn linh kiện Sau đó tiến hành hàn các jump và buzzer lên mạch, trong lúc này cần tránh làm ngắn mạch các chân giao tiếp. Cuối cùng là gắn các module lên mạch sao cho đúng với sơ đồ bố trí linh kiện.