SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRƯƠNG THỊ DUNG
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY
VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH,
HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT
Khóa 2 (2016 - 2018)
Hà Nội, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TRƯƠNG THỊ DUNG
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY
VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH,
HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật
Mã số: 8140111
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG MAI ANH
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Mai Anh. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên
Trương Thị Dung
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP Đại học Sư phạm
ĐDDH Đồ dùng dạy học
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
HTTC Hình thức tổ chức
NCKH Nghiên cứu khoa học
Nxb Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương thức dạy học
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
THCS Trung học Cơ sở
VHNT Văn hóa nghệ thuật
VTT Vẽ trang trí
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................ 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài......................................... 8
1.1.1. Chạm khắc.............................................................................................. 8
1.1.2. Vẽ trang trí và phân môn Vẽ trang trí..................................................... 9
1.1.3. Dạy học và phương pháp dạy học Mỹ thuật......................................... 12
1.2. Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy......................................................... 14
1.2.1. Lịch sử xây dựng chùa Thầy................................................................. 14
1.2.2. Các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy.......................................... 15
1.2.3. Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc chùa Thầy............. 221
1.3. Khái quát về trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.......... 26
1.3.1. Lược sử trường Trung học Cơ sở An khánh, Hoài Đức, Hà Nội ......... 26
1.3.2. Chương trình dạy học phân môn Vẽ trang trí khối Trung học cơ sở tại
trường An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội............................................................. 27
1.3.3. Thực trạng dạy học Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh...... 29
Tiểu kết............................................................................................................ 32
Chương 2: ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA
THẦY VÀO BÀI VẼ TRANG TRÍ MÔN MỸ THUẬT
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI....... 34
2.1. Biện pháp ứng dụng các họa tiết hoa lá trang trí trên các mảng chạm
khắc ở chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ................................... 34
2.1.1. Các dạng hình thức và bố cục hoa sen sử dụng trong chạm khắc trang
trí ở chùa Thầy ................................................................................................ 35
2.1.2. Biện pháp ứng dụng họa tiết hoa lá vào trang trí hình cơ bản và trang
trí ứng dụng ..................................................................................................... 36
2.2. Thực nghiệm ............................................................................................ 41
2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng thực nghiệm .......................................... 41
2.2.2. Thực nghiệm hoạt động ngoại khóa - lấy tư liệu.................................. 47
2.2.3. Thực nghiệm ứng dụng những hoa văn chạm khắc học sinh lấy được
tại chùa Thầy vận dụng vào chủ đề 9 trang trí đường diềm và ứng dụng
trong cuộc sống ............................................................................................... 48
2.3. So sánh sự khác biệt trước và sau khi thực nghiệm................................. 49
Tiểu kết............................................................................................................ 51
KẾT LUẬN..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 54
PHỤ LỤC........................................................................................................ 56
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hòa nhập trên toàn thế giới, những
vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng cũng vẫn là một bộ phận tinh thần quan
trọng trong đời sống xã hội. Trải qua nhiều thế kỷ, qua các di tích còn lại
trên đất nước chúng ta, với rất nhiều ngôi chùa cổ kính không chỉ mang giá
trị lưu lại những giá trị tinh thần của Phật giáo Việt Nam, mà còn đem lại
những giá trị của vẻ đẹp về kiến trúc, mỹ thuật của các thời kỳ; Tạo nên vẻ
đẹp được kết hợp hài hòa đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội
và tinh thần của Người Việt.
Chùa Thầy còn có tên chữ Thiên Phúc Tự là một kiến trúc Phật giáo
có vị trí nổi bật trong quần thể di tích nổi tiếng từ lâu đời quanh núi Sài
Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Được khởi dựng từ
thời Lý, Chùa Thầy gắn liền với truyền tích của vị thiền sư nổi tiếng thời
Lý đó là Từ Đạo Hạnh, là người có công tạo dựng nên trung tâm Phật Giáo
của vùng Quốc Oai. Với hệ thống chạm khắc đa dạng phong phú,mang tính
tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam và hơn hết những mảng
chạm khắc trong trang trí kiến trúc và điêu khắc trong chùa cũng mang tính
ứng dụng cao vào trong dạy học phân môn vẽ trang trí tại khối trung học cơ
sở.
Bài học trang trí là một trong những bài học quan trọng trong phân
môn Mỹ thuật. Để có được những bài trang trí tốt, việc chắt lọc và phối hợp
các họa tiết hoa văn từ cuộc sống là bước làm quan trọng. Với đặc điểm
giàu tính trang trí, sử dụng nhiều họa tiết hoa văn phong phú trên trang trí
kiến trúc và điêu khắc cổ, người Việt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật
truyền thống giàu màu sắc. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý (gần
trường THCS An Khánh) và những giá trị nghệ thuật quan trọng trải suốt
nhiều thế kỷ, chùa Thầy là điểm đến lý tưởng cho các buổi học dã ngoại
2
của học sinh THCS. Các hình chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu
khắc ở chùa Thầy với những mô típ, mẫu hình họa tiết, hoa văn tuyệt đẹp
có thể ứng dụng cho môn học trang trí ở trường THCS. Vì vậy, tôi đã tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vận
dụng vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An
Khánh, Hoài Đức, Hà Nội làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ năm 1945 đến nay Chùa Thầy bắt dầu được nghiên cứu, giới
thiệu như một đối tượng cụ thể như trong các cuốn Kiến trúc phật giáo Việt
Nam năm 1972 của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, cuốn Chùa Việt của tác
giả Trần Lâm Biền hay cuốn Chùa Việt Nam của Hà Văn Tấn. Những
nghiên cứu trên đều mang lại những thông tin, tài liệu quí về chùa Thầy tuy
nhiên phần lớn vẫn theo lối nghiên cứu về tiến trình lịch sử, những hiện
tượng, môtíp.
Trong cuốn Chùa Việt Nam, với sự dày công nghiên cứu, khảo sát
của các nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long,
cuốn sách giới thiệu về 122 ngôi chùa trên cả nước. Theo GS. Hà Văn Tấn,
“khảo sát những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được đặc điểm
của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà
còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư
tưởng Việt Nam” [13]. Trong đó các nhà nghiên cứu cho rằng phần nghiên
cứu về chùa “Tiền Phật hậu Thánh” là biểu hiện của sự hòa nhập tín
ngưỡng và Phật giáo truyền thống của Việt Nam.
Trong luận án Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy (2012),
của tác giả Đặng Thị Phong Lan, đã nghiên cứu khá chi tiết, tỉ mỉ về vị trí
xây dựng chùa, lối kiến trúc bộ khung gỗ, chính là kiến trúc, điêu khắc đặc
trưng của chùa Việt Nam. Trong luận án đã tập hợp một số hệ thống toàn
bộ các tư liệu về chùa Thầy. Trên góc độ chuyên ngành nghệ thuật, kết hợp
3
với kiến thức về văn hóa học nhằm dựng lên toàn cảnh nghiên cứu những
kiến giả riêng về đặc trưng kiến trúc, không gian môi trường, nghệ thuật
điêu khắc, qua đó thấy được giá trị truyền tải tư tưởng Phật giáo mang màu
sắc Mật Giáo...
Trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 334, tháng 4 - 2012, tác giả
Đặng Thị Phong Lan có bài viết liên quan tới chùa Thầy: “Chùa Thầy - Sự
Kết Hợp Hài Hòa Kiến Trúc Dân Gian và Kiến Trúc Phật Giáo”, tác giả đã
nghiên cứu chùa Thầy là một ngôi chùa nổi tiếng của vùng Quốc Oai (Hà
Tây trước đây, Hà Nội hiện nay). Đây là ngôi chùa có cảnh quan kiến trúc
cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên
- con người - kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị
thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp
của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy có sự
hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, bên cạnh đó còn là sự hòa điệu của
một hợp thể không gian Phật Giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa:
Đạo Giáo, Nho Giáo, tín ngưỡng thờ Thánh Thần. Với tín ngưỡng thờ đá
núi, nước, tín ngưỡng thờ Tổ nghề, gắn với vị sư tổ thời Lý Từ Đạo Hạnh,
người có công truyền bá Phật giáo, xây dựng chùa, chữa bệnh, dạy nghề rối
cho người dân nơi đây. Ra đời từ thời Lý, ngôi chùa là một địa chỉ quan
trọng minh chứng cho sự phục hưng của Phật giáo TK XVII, đặc biệt là sự
giao hòa giữa giáo lý này với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mối giao
hòa ấy được thể hiện một cách sáng tạo qua quần thể kiến trúc của chùa và
hang động quanh núi Sài Sơn với những biểu tượng kiến trúc độc đáo. Tuy
nhiên, giá trị nghiên cứu kiến trúc cảnh quan Phật giáo vẫn là nội dung
nghiên cứu nổi bật.
Gần đây, Viện Bảo tồn di tích đã ra mắt cuốn sách Kiến trúc Chùa
Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (tập 1). Cuốn sách ngoài những
thông tin hữu ích về lịch sử xây dựng và đặc trưng kiến trúc chùa Thầy, còn
là những tư liệu hình ảnh quý giá về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc trang
4
trí của ngôi chùa này. Những hình ảnh này được sử dụng làm giáo cụ trực
quan cho học sinh tham khảo.
Bên cạnh đó, cuốn Bản rập họa tiết mỹ thuật cổ Việt Nam do
Nguyễn Du Chi biên soạn cũng đóng góp những hình ảnh đẹp được rập từ
bệ đá chùa Thầy. Những hình ảnh này cũng được sử dụng là giáo cụ trực
quan cho học sinh, giúp các em nhận diện rõ hơn yếu tố trang trí trên bệ đá;
việc chép lại các họa tiết này đồng thời nhìn thấy hiệu ứng màu sắc của các
bản rập (in từ sách) cũng giúp học sinh cảm thụ bài trang trí được tốt hơn.
Về lý luận và phương pháp dạy học ta có trong cuốn Giáo trình
phương pháp dạy học Mĩ thuật Nxb Đại Học Sư Phạm của tác giả Nguyễn
Thu Tuấn năm 2017 có nêu rất rõ các phương pháp Dạy học vẽ trang trí ở
trường THCS, từ việc nghiên cứu nội dung bài dạy, chuẩn bị bài dạy và các
phương pháp vận dụng trong dạy học mỹ thuật. Trong cuốn sách cũng nêu
rất rõ việc đi tham quan, dã ngoại lấy tư liệu cũng là một hình thức của
hoạt động ngoại khóa của môn mỹ thuật, là hình thức quan sát, luyện tập.
Cuốn sách Giáo dục học đại cương (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo- Nxb
Giáo Dục) viết rất rõ về hệ thống các nguyên tắc dạy học. Dạy học Mỹ
thuật cũng là một quá trình và tuân theo hệ thống các nguyên tắc dạy học
nhất định.
Hay như trong cuốn Trường học mới Việt Nam dân chủ- sáng tạo-
hiệu quả Nxb Giáo dục Việt Nam đã nêu rõ về một số vấn đề đổi mới nhận
thức và hành động cũng như vấn đề về năm thành tố trong mô hình trường
mới có liên quan đến đổi mới trong trường phổ thông.
Qua một số công trình nghiên cứu kể trên cho thấy chưa có nhà
nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vận
dụng dạy học vào phân môn Vẽ trang trí, đặc biệt là áp dụng vào dạy trong
trường THCS An Khánh là một đề tài nghiên cứu chưa được đề cập tới.
Đồng thời, đây cũng là đề tài phù hợp với chương trình đào tạo bộ môn Mỹ
5
thuật Trường THCS An Khánh nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói
riêng. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của người đi trước, đề tài đi
sâu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ trang trí thông qua
nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tập hợp các tư liệu để phân tích vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc
chùa Thầy trong kiến trúc và điêu khắc.
- Áp dụng nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vào dạy học phân môn
Vẽ trang trí trong trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận các vấn đề liên quan tới trang trí, sự
hình thành, phát triển và đặc điểm và vị trí các mảng chạm khắc trang trí ở
chùa Thầy.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn Vẽ trang trí tại Trường
Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
- Thiết kế giáo án dạy học ứng dụng chạm khắc chùa Thầy, tiến hành
thực nghiệm.
- Nêu các biện pháp nâng cao chất lượng chương trình phân môn Vẽ
trang trí tại trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy.
- Khối 7 trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Trong đó lớp
7A1,7A2 là lớp thực nghiệm còn lại là lớp đối chứng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
6
- Họa tiết trang trí chủ yếu về đề tài thực vật trên kiến trúc và điêu
khắc chùa Thầy.
- Học sinh trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
- Thời gian: Năm học 2016- 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp thống kê, nghiên cứu các tư liệu đã được xuất bản,
công bố trên sách, báo, tạp chí để làm cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp điền dã (chụp ảnh, phỏng vấn, ký họa…) nhằm trực
tiếp tìm hiểu vẻ đẹp của các mảng chạm khắc tại chùa Thầy qua các nhóm
chạm khắc trang trí trên đá, trên gỗ đặc sắc mà tiêu biểu nhất là các mảng
chạm khắc thế kỷ 13, thế kỷ 17 trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy;
Nghiên cứu trực tiếp và quan sát các bài tập học tập môn Mỹ thuật, đi sâu
vào bài dạy Vẽ trang trí phân môn Mỹ thuật của học sinh bậc THCS của
trường An Khánh và môt số học sinh các trường THCS khác.
- Phương pháp liên ngành (Sử học, Mỹ thuật học, Văn hóa học, Nghệ
thuật học...) nhằm phân tích, tổng hợp, so sánh rút ra những kiến thức tổng
hợp qua việc nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc chùa Thầy qua giá trị của
kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa, tinh thần… để từ đó đưa những kiến thức về
vẻ đẹp Mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc vận dụng vào làm tư liệu trong
phương pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí của học sinh THCS.
6. Những đóng góp của luận văn
Nêu bật giá trị nghệ thuật của các mảng chạm khắc của ngôi chùa
Thầy, ứng dụng các họa tiết, hoa văn trên chạm khắc ở chùa Thầy vào các
bài dạy học phân môn vẽ trang trí cho học sinh trong trường THCS An
Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn
7
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Ứng dụng nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vào bài Vẽ
trang trí môn Mỹ thuật trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài
1.1.1. Chạm khắc
Theo tác giả Nguyễn Trân trong cuốn “Các thể loại và loại hình mỹ
thuật” Có nói: Chạm khắc là một trong hai thể loại chính của loại hình
nghệ thuật điêu khắc gồm tượng tròn và chạm khắc. Về mặt hình thức,
chạm khắc lại được chia ra thành hai loại: chạm nổi cao và chạm nổi thấp
(đôi khi là khắc chìm). Cả hai đều thể hiện hình tượng trên một mặt nền
nhất định như phiến đá, tấm gỗ, mảnh kim loại… diễn tả một đề tài nào đó
[16, tr.52-57]. Cuốn Giáo trình mỹ thuật của Phạm Thị Chỉnh và Trần Tiểu
Lâm cũng đưa ra khái niệm về chạm khắc không có nhiều khác biệt so với
khái niệm Phó giáo sư Nguyễn Trân đặt ra ở trên. Với cách hiểu như vậy
thì chạm khắc và phù điêu có nhiều điểm tương đồng. Tuy vậy, ở nghệ
thuật chạm khắc hiểu theo nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống, xét về kỹ
thuật tạo hình thì có phần phong phú, phức tạp hơn nghệ thuật phù điêu
thông thường. Các kỹ thuật điển hình của nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền
thống là các kỹ thuật chạm lộng (chạm nhiều lớp chồng lên nhau, đỉnh cao
như lối chạm lộng 9 lớp ở cửa võng đình Diềm, Bắc Ninh), chạm bong
kênh (lối chạm cũng tạo lớp nhưng đơn giản hơn chạm lộng) và chạm
thông phong (chạm thủng như lối thêu ren). Cha ông chúng ta rất điêu
luyện trong việc chạm, khắc. Các tác phẩm chạm khắc đá, gỗ trong các
đình, chùa cổ ở Việt Nam chính là minh chứng sinh động nhất cho nhận xét
đó. Ở luận văn này, việc ứng dụng chạm khắc vào trang trí chỉ có ý nghĩa
vận dụng những hình trang trí đơn giản, mang tính đồ họa, dễ chép lại với
đối tượng học sinh THCS nên cách hiểu chạm khắc như Phó giáo sư
Nguyễn Trân đưa ra là phù hợp.
9
Từ hai ý kiến của các tác giả trên thì theo tôi: Chạm khắc là một
phần của điêu khắc. Chạm khắc là chạm nổi cao và chạm nổi thấp được thể
hiện trên một mặt phẳng là các chất liệu khác nhau: đá, gỗ,…
1.1.2. Vẽ trang trí và phân môn Vẽ trang trí
1.1.2.1. Trang trí
Trang trí (nghệ thuật, đường nét, hình dạng, màu sắc…) là có tính
điểm xuyết hoặc mang lại sự trù phú, nhưng quan trọng hơn trong nghệ
thuật, nó nhấn mạnh đến tính hai chiều của một tác phẩm nghệ thuật hoặc
bất kỳ yếu tố nào của tác phẩm. Nghệ thuật trang trí nhấn mạnh đến sự
phẳng dẹt chủ yếu của bề mặt [20, tr.8].
Một cách hiểu đơn giản hơn, con người với bản chất luôn yêu cái
đẹp, luôn muốn làm đẹp cuộc sống, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của
con người nhằm làm cho mọi vật ngày thêm đẹp hơn. Trình bày một quyển
sách, một tờ báo, vẽ hoa trên vải, trên bát đĩa, trang trí nhà cửa… những
việc làm đẹp đó được gọi là trang trí.
1.1.2.2. Phân môn Vẽ trang trí
Phân môn vẽ trang trí là một phần không thể thiếu trong chương
trình dạy học mỹ thuật bậc THCS. Để dạy học được môn vẽ trang trí, giáo
viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản
của môn học trang trí. Để có một bài trang trí đẹp hay một sản phẩm trang
trí đẹp, người làm trang trí cần nắm được các yếu tố: họa tiết, hoa văn, màu
sắc và bố cục.
Họa tiết
Họa tiết là những hình vẽ dùng để trang trí. Họa tiết có thể là những
nét chấm, nét gạch, những hình hình học, những mảng màu, mảng chữ,
những hình hoa lá, chim muông, con người… đã được chọn lọc hoặc sáng
tao từ các vẻ đẹp trong thiên nhiên phù hợp với yêu cầu trang trí. Trong
nghệ thuật truyền thống của người Việt, với trí tưởng tượng và óc sáng tạo,
10
cha ông ta đã tạo được những họa tiết trang trí độc đáo, có thẩm mỹ và giàu
bản sắc. Những họa tiết này được ứng dụng không chỉ trên trang trí kiến
trúc mà còn ứng dụng trên các tác phẩm điêu khắc hay đồ dùng, dụng cụ
sinh hoạt hàng ngày.
Hoa văn
Sự kết hợp của các họa tiết tạo nên các mô típ hoa văn. Hoa văn là
những hình vẽ tượng trưng mang tính ước lệ về đồng vật, hoa lá, đồ vật…
thậm chí cả con người được chọn lọc, cách điệu để làm đẹp hơn với sự đa
dạng về hình dáng nhưng không làm mất đi nét đặc trưng của đối tượng và
có giá trị thẩm mỹ được dùng để trang trí. Hoa văn tuy đơn giản nhưng lại
biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, là cách cảm nhậ, phản ánh lại thế
giới của con người. Trong nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật
trang trí nói riêng, hoa văn luôn đóng vai trò chủ đạo để tô điểm, phản ánh
thế giới với đặc trưng của nó. Mô típ hoa văn là sự kết hợp của họa tiết,
chuyển tải nội dung chủ đề trang trí.
Màu sắc
Màu sắc là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong trang
trí. Nó tạo cho sản phẩm trang trí một sự hấp dẫn, sinh động, có sắc thái
riêng. Tùy theo nội dung trang trí, sở thích dùng màu của người vẽ mà màu
sắc trang trí có thể vui tươi, trang nhã hay đầm ấm.
Bố cục
Sau khi đã nắm được về họa tiết, và màu sắc thì việc hướng dẫn cho
học sinh hiểu được bố cục của bài vẽ trang trí là vô cùng quan trọng. Giáo
viên phải làm rõ được bố cục trang trí là sự sắp xếp, bố trí các hình mảng,
họa tiết, màu sắc, đậm nhạt, hình khối… trên một mặt phẳng trong không
gian để tạo ra một sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ như cầu
tinh thần và nhu cầu sử dụng của con người.
11
Một số hình thức thường được sử dụng trong bố cục trang trí như:
hình thức nhắc lại, hình thức xen kẽ, hình thức đối xứng, hình thức cân đối,
hình thức tương phản. Việc nắm được các hình thức trang trí giúp học sinh
chủ động hơn khi đi tìm họa tiết cho ý tưởng bài vẽ của mình.
Từ thủa sơ khai của loài người, đã xuất hiện những hình vẽ chạm
khắc. Các nhà khoa học đã tìm thấy những hình vẽ trong hang động ở các
nước như Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Argentina, Châu Phi… Sự sáng tạo mỹ
thuật ở những hình thức sơ khai cho thấy, đã có tính trang trí xuất hiện, nó
có vai trò rất lớn trong việc phát triển tư duy, nhận thức, ứng xử trong sự
phản ánh hiện thực đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội nguyên
thủy- hình thái xã hội đầu tiên của loài người. Trải qua sự biến thiên của
lịch sử, mỗi dân tộc trên thế giới lại có những mẫu thức trang trí đặc sắc có
giá trị và tạo nên những truyền thống riêng biệt.
Cũng như nhiều tộc khác trên thế giới, các mô típ hoa văn làm đẹp
cho kiến trúc đình chùa, đền miếu, nhà cửa, trang phục, đồ dùng sinh
hoạt… là một nhu cầu trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam. Mô
típ hoa văn trang trí dân gian của Việt Nam rất phong phú về các loại hình,
đề tài trang trí và đa dạng các loại hình, được sử dụng ở nhiều dạng khác
nhau. Đặc biệt là các hoa văn trang trí cho kiến trúc cộng đồng của người
Việt được hình thành qua một quá trình sáng tạo của nghệ nhân và được thể
hiện với một tay nghề tinh thông. Các làng nghề chạm khắc đá, gỗ không
ngừng phát triển ganh đua nhau làm đẹp cho cộng đồng nhằm phục vụ nhu
cầu văn hóa tâm linh trở thành phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong xã hội
Việt. Các mô típ trang trí dân gian còn in dấu ấn văn hóa Việt trên nhiều
bình diện khác nhau, là kho tàng tư liệu phong phú mang giá trị văn hóa,
lịch sử, nghệ thuật,… Việc hướng dẫn học sinh thăm quan tìm hiểu, chép
lại các họa tiết hoa văn trang trí của cha ông để sáng tạo, tái tạo lại thành
những mẫu trang trí ứng dụng cho bài học là một hoạt động thiết thực, có ý
12
nghĩa lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ và giáo dục tình yêu quê hương,
giúp học sinh hiểu rõ hơn về các giá trị truyền thống, hiểu biết hơn về lịch
sử và biết yêu cái đẹp, yêu vốn quý của cha ông.
1.1.3. Dạy học và phương pháp dạy học Mỹ thuật
1.1.3.1. Dạy học
Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. Con người hiểu
được mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm
vụ, động lực của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc. K.Marx cho
rằng, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức;mục
đích, ý thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt
ý chí con người phụ thuộc vào nó. K. Marx viết: “Công việc đòi hỏi một sự
chú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả của một sự căng
thẳng thường xuyên của ý chí”. Trong lịch sử của nhân loại, tính mục đích
trong hoạt động và tầm nhìn về lợi ích của hoạt động con người thể hiện rõ
trong nền giáo dục của các dân tộc và quốc gia từ xưa đến nay. Hoạt động
của con người dành cho việc dạy và học luôn được chú trọng và đề cao. Hồ
Chủ tịch từng nhắc lại một bài học của người xưa: “Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dạy học là dạy
người. Trong quan niệm của người Việt, người thầy được coi là một nhân
tố góp phần quan trọng, quyết định sự nghiệp của con người. Câu tục ngữ
“Không thầy đố mày làm nên” có ý nghĩa như vậy.
Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất
giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động tự giác tích cực của học sinh
nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Trước đây, mọi người thường hiểu hoạt
động sư phạm chỉ là hoạt động của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò trung
tâm trong quá trình dạy và học. Trong hoạt động sư phạm, giáo viên chủ
động từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương pháp dạy học, đến
những câu hỏi,… Còn học sinh tiếp nhận thụ động, học thuộc để “trả bài”.
13
Giáo viên giữ “chìa khoá tri thức”, cánh cửa tri thức chỉ có thể mở ra từ
phía hoạt động của giáo viên. Quan niệm này hiện nay từ góc độ khoa học
sư phạm, quan niệm trên chỉ chú trọng hoạt động một mặt, hoạt động của
giáo viên mà chưa thấy được mặt kia của hoạt động sư phạm là hoạt động
của học sinh.
1.1.3.2. Phương pháp dạy học Mỹ thuật
Phương pháp dạy học (PPDH) là cách thức hành động có trình tự,
phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được
mục đích dạy học. PPDH là một khoa học nghiên cứu về cách dạy và cách
học… là một vấn đề rộng, xuất hiện khi có nhà trường và luôn được các
nhà sư phạm, các nhà giáo dục tranh luận với các quan niệm khác nhau,
ngày càng hoàn thiện và tiếp cận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã
hội đối với giáo dục. Do vậy, có thể nói PPDH là những hình thức, cách
thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác
định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Bên cạnh
những điểm chung trong PPDH thì môn Mỹ thuật cũng có những nét đặc
thù riêng. Môn Mỹ thuật có lợi thế là đòi hỏi HS phải tìm tòi, sáng tạo để
biến cái chung thành cái riêng, không dập khuôn, sao chép, không lặp lại
bài vẽ của chính mình hay với các bạn.
Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp theo
cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện phù hợp với lứa tuổi. Vì thế, học Mỹ
thuật chủ yếu là giáo dục thẩm mỹ cho HS, góp phần hoàn thiện mục tiêu
của nhà trường trong quá trình đào tạo cho HS toàn diện về các mặt như:
Đức - Trí - Thể - Mỹ và Lao động.
Ngoài một số PPDH truyền thống như: thuyết trình, trực quan, vấn
đáp, thị phạm. Trong PPDH cần có các PPDH mới hiện đại phù hợp với
những yêu cầu đổi mới phát triển năng lực như: Phương pháp dạy học
nhóm, khăn trải bàn, trò chơi.
14
Phương pháp dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học,
trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong
khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học
tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm
sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Phương pháp trò chơi là phản ánh hiện thực khách quan qua hoạt
động của trẻ em với sự đan xen của những yếu tố tưởng tượng. Trò chơi có
thể sử dụng nhằm mục đích dạy học.
1.2. Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy
1.2.1. Lịch sử xây dựng chùa Thầy
Chùa Thầy hiện nay thuộc địa phận của thôn Thụy Khuê xã Sài Sơn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa gắn liền với cuộc đời Từ
Đạo Hạnh, vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi
Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm
hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả,
tên chữ là Thiên Phúc Tự).
Theo minh văn trên chuông, chùa Thầy được dựng vào năm Long
Phù Nguyên Hóa thứ 9 triều Lý Nhân Tông (1109). Theo văn bía “Bối Am
tự bi”, niên đại Sùng Khang thứ 4 (1569) thù chùa Thầy đã có từ thời Đinh
(thế kỷ 10) [19, tr.104]. Là ngôi chùa linh thiêng, gắn liền với các hoạt
động cầu tự, cầu an của hoàng gia và các tầng lớp quý tộc. Trong suốt lịch
sử hình thành và phát triển, chùa Thầy nhận được sự quan tâm đầu tư lớn
của hoàng tộc và quý tộc các triều đại phong kiến Việt Nam. Dấu ấn của
những lần trùng tu, sửa chữa ở chùa Thầy thể hiện ở hệ thống hiện vật quý
giá trải từ các thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Điển
hình như bệ đá thời Lý (hiện đặt tượng đức Từ Đạo Hạnh), bệ đá hoa sen
ba tầng thời Trần (bệ đá lớn nhất miền Bắc so với các bệ đá cùng loại -
15
mệnh danh là bách liên đài). Chùa bị quân Minh phá hủy nhưng được Trịnh
Quốc công (bố đẻ của Hoàng Hậu Trường Lạc) cho tu bổ theo quy mô cũ
[19, tr.104]. Dưới thời Mạc, chùa tiếp tục được tu sửa, tôn tạo, một số di
vật hiện còn là hai đầu dư chạm rồng ở thiêu hương, bệ tượng vua Lý Thần
Tông, khám thờ Từ Đạo Hạnh mang phong cách nghệ thuật thời Mạc. Dấu
ấn kiến trúc quan trọng nhất của chùa Thầy còn được thể hiện đầy đủ và rõ
nhất hiện nay là kết quả của lần đại trùng tu vào đầu thế kỷ 17 của Dĩnh
Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu. Hệ thống kiến trúc điện
Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông cùng được thực
hiện giai đoạn này. Trừ một vài đầu dư ở nhà cầu có phong cách chạm khắc
thế kỷ 16 thì hầu hết các mảng chạm khắc hoa văn trang trí kiến trúc ở các
kiến trúc chùa Thượng - Trung - Hạ ở chùa Thầy đều mang phong cách
nghệ thuật thế kỷ 17. Đây là những hoa văn trang trí công phu, đẹp mắt,
giàu tính trang trí. Chùa Thầy lưu giữ được hệ thống tượng Phật quý có nên
đại trải dài từ thế kỷ 16, 17, 18, 19 mà điển hình là bộ tượng Di đà tam tôn
niên đại thế kỷ 17 đã được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2015. Hiện
chùa Thầy cũng giữ được am Đức Quang (thế kỷ 17) và hệ thống các tượng
Hậu Phật bằng đá mà trên đó cũng chạm khắc nhiều hình tượng trang trí
rồng, phượng, vân mây, hoa văn đẹp mắt (PL2, Ảnh 2.4, 2.5).
1.2.2. Các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy
Với kiến trúc đồ sộ và hệ thống hiện vật quý giá trải qua nhiều triều
đại, chùa Thầy là nơi chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc, trong đó
nghệ thuật chạm khắc cũng vô cùng phong phú. Nghệ thuật chạm khắc
chùa Thầy được thể hiện trên hai chất liệu chính là gỗ và đá. Trong đó, các
mảng chạm khắc trên gỗ thể hiện chủ yếu trên chạm khắc trang trí kiến
trúc, bên cạnh đó là các mảng chạm khắc giàu tính trang trí thể hiện trên
khám thờ, trên bệ tượng Phật… Mảng chạm khắc trang trí trên đá ở chùa
Thầy cũng khá đặc sắc, thể hiện tập trung ở hệ thống bệ, sập thờ và cả trên
16
các bia hậu Phật có niên đại từ thời Lý, thời Trần và thời Lê Trung Hưng.
Trong số các mảng chạm khắc trên gỗ, trên đá này thì các mảng chạm khắc
trên bệ tượng Phật, khám thờ, hay trên bệ đá hoa sen khối hộp chữ nhật là
các mảng chạm khắc giàu tính trang trí và dễ áp dụng cho các bài học trong
phân môn vẽ trang trí của học sinh hơn cả.
1.2.2.1. Chạm khắc trang trí trên gỗ
Chạm khắc trang trí trên chất liệu gỗ ở chùa Thầy khá phong phú,
trong đó có các mảng chạm khắc trang trí kiến trúc thể hiện ở cả kiến trúc
điện Phật và kiến trúc điện Thánh đều mang phong cách nghệ thuật thế kỷ
17, ngoài ra còn có các mảng chạm khắc trang trí khám thờ Từ Đạo Hạnh,
bệ thờ vua Lý Thần Tông, bệ tượng Tam Thế Phật (phong cách nghệ thuật
thế kỷ 16), bệ thờ bộ tượng Di đà tam tôn, nhang án gỗ (phong cách nghệ
thuật thế kỷ 17), và nhiều các mảng chạm khắc giàu tính trang trí khác như
trang trí trên bảng văn, ngai thờ...
Chạm khắc trang trí trên kiến trúc
Nghệ thuật chạm khắc trang trí kiến trúc cổ ở Việt Nam rất phát
triển. Giá trị của các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, đặc biệt là kiến
trúc cung đình, đền, chùa… không chỉ thể hiện ở cách tạo không gian cảnh
quan, bố cục tổng thể kiến trúc mà còn bởi nghệ thuật chạm khắc gỗ đã đạt
đến đỉnh cao. Kiến trúc của ngôi chùa Thầy gồm: Ba tòa song song với
nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa
Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Trong tổng thể kiến trúc chùa Thầy, hai dãy nhà chùa Hạ và chùa Trung
được kết nối với nhau bởi một nhà cầu (nhà ống muống) thành một không
gian thống nhất, liên hoàn có mặt bằng chữ công làm nơi thờ phật. Mọi kết
cấu bộ vì kèo, hàng cột cùng nghệ thuật chạm khắc của ba dãy nhà này đều
ăn nhập với nhau nhằm thể hiện rõ ràng không gian để chuyển tải ý tưởng
vừa linh thiêng lại gần gũi, từ bi của phật giáo. Các mái toà tiền đường lợp
17
ngói mũi hài kiểu tàu đao lá mái, toả ra bốn phía với bốn đầu đao cong
vươn lên trời tạo nên sự bề thế. Bờ nóc, bờ dải được gắn gạch hộp hoa
chanh rỗng. Hai đầu kìm là đôi thuỷ quái Makara hoá rồng ngậm bờ nóc,
đuôi uốn cong vây xoắn tròn. Tổ hợp đầu đao kết cấu cầu kỳ với hình rồng
uốn khúc, Makara ngậm bờ guột, giữa mái, nơi gấp khúc đắp con xô hình
lân đang chạy xuống quay đầu về nóc mái. Các yếu tố trang trí làm cho bộ
mái thêm vẻ đồ sộ, sinh động, hoành tráng và bay bổng. Hai đầu hồi tiền
đường làm theo kiểu vỉ ruồi thông thoáng, trổ thủng hình mặt trời, hoa cúc,
vân xoắn tròn xen lẫn với mây cụm hình đao mác (PL2, Ảnh 2.6, tr.74).
Các chạm khắc trang trí kiến trúc đặc sắc nhất của điện Phật (gồm
tòa hạ (tiền đường), nhà cầu (thiêu hương) và tòa trung (thượng điện) là hệ
thống chạm khắc gỗ tập trung ở tòa hạ và nhà cầu. Tiền đường gồm 3 gian
2 chái kết cấu khung gỗ dựa trên 4 hàng chân cột. Vì nóc kết cấu kiểu
chồng rường, liên kết vì nách và hiên dùng kẻ suốt. Tòa ống muống là tòa
nối thông tiền đường và thượng điện có kết cấu vì nóc giá chiêng, chồng
rường với trụ trốn khá cao. Dưới bộ vì, nối 2 hàng cột cái là hệ thống các
cửa võng trang trí cầu kỳ, đẹp mắt. Có thể thấy, các mảng chạm khắc được
thể hiện dày đặc trên vì kèo, ván gió, cửa nách hai bên tiền đường, cửa
võng, lan can nhà cầu… Đó là những trang trí có giá trị cao về nghệ thuật
chạm khắc.
Thượng điện tuy có kiến trúc lớn hơn tiền đường, lòng nhà rộng
nhưng kết cấu khung gỗ thượng điện đơn giản hơn. Nền nhà Thượng điện
cao hơn nền nhà tiền đường 0,5m. Thượng điện có kết cấu khá thông
thoáng nhờ vào hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên hồi và phía sau. Để
tạo không gian riêng cho ban thờ đức Ông và thánh Tăng, ở hai đầu hồi
thượng điện, người ta đã tạo ra hai chiếc khám. Khám được liên kết bằng
những thanh xà nhỏ giữa cột cái và cột quân, có lồng ván gỗ chia ô, chạm
trổ và một cửa sổ con tiện. Hình thức chia ô, cửa chạm trổ xen lẫn với
18
những hàng chấn song ở 3 toà nhà điện phật Chùa Thầy có tác dụng lấy ánh
sáng và trang trí cho kiến trúc rất hiệu quả (PL3, Ảnh 3.7, 3.8, 3.9).
Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề
Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, Thích
Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có
1 đôi chim vẹt bằng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông. Đây
là một kiến trúc đặc biệt có không gian đóng kín, mặc dù là một tòa nhà
lớn, lòng rộng gồm một gian hai chái khá lớn. Hai bên và mặt sau thượng
điện được bưng kín bằng hệ thống vách gỗ, cửa hậu không mở vì vậy lòng
nhà không gian luôn tối, thâm nghiêm. Điểm đặc sắc trong chạm khắc trang
trí kiến trúc tòa chùa Thượng này chính là các chạm khắc gỗ trang trí mặt
ngoài.Toàn bộ mặt trước tòa chùa Thượng được trang trí diềm bậu cửa,
diềm hiên, y môn, ván gió, ván nong, cửa nách… Đây đều là những mảng
chạm khắc công phu, có giá trị nghệ thuật cao mang phong cách nghệ thuật
thế kỷ 17.
Chạm khắc trang trí trên khám thờ, bệ thờ, nhang án.
Khám thờ Thiền sư Đạo Hạnh cao 3m; dài và rộng 1,83m. Khám thờ
gỗ đặt ở điện Thánh kiểu long đình mang dáng dấp của một kiến trúc kiểu
hai tầng tám mái, được tạo tác mang giá trị nghệ thuật cao, có phong cách
nghệ thuật thời Mạc. Khám gồm ba lớp: mái, thân, đế. Mái khám có hai
tầng, giống như hình mui luyện. Trên đỉnh mái có một rụ nhỏ, trên đỉnh trụ
là một nụ sen. Các góc mái có hai xà nhô ra chạm hình đầu rồng. Dọc 4 góc
khám là bốn cột tròn chạm rồng. Rồng dài thon cuộn tròn quanh cột, thân
phủ vảy, râu và vây có các dải mây lượn. Giữa các thanh xà nối bốn cột, có
những cụm đấu củng hình vuông. Mỗi mặt có 3 cụm đấu, xen giữa là
những biến thể hoa văn. Quanh xà có những đường diềm bao kín, chạm hoa
dây, sen, mai, cúc. Giả lan can của khám có trụ vuông ở bốn góc, các trụ
chính cũng là để mở lối vào khám. Mặt trước khám lắp bộ cửa gồm 2 cánh,
19
cùng vách ngăn ở hai bên. Cánh cửa hình chữ nhật chia thành 4 ô trang trí.
Hai ô trên cùng chạm hình rồng thân thon, lượn vặn vỏ đỗ từ dưới lên trên
thành hình lá đề. Hai ô dưới đều chạm con phượng đang trong tư thế nhảy
múa. Đuôi phượng mảnh, tỉa nhiều lớp uốn lượn toả ra phía sau, xen kẽ có
các cụm mây hình khánh. Đế khám chia làm 3 tầng, kết cấu tương tự bệ đá
hoa sen hình hộp thời Trần. Đế khám chạm hồi văn được chia thành nhiều
ô chữ nhật nhỏ, tỉa hình ca rô và các hình trám lồng. Mặt đế khắc 3 lớp
cánh sen. Chân đế kiểu chân quỳ dạ cá, trang trí các cuộn lá đề và mây cuộn.
Thân đế có một lớp cánh sen ngửa, mũi sen xoắn lõm (PL3, Ảnh 3.8).
Bệ gỗ đặt tượng vua Lý Thần Tông có niên đại thế kỷ 15 đặt gian
bên trái toà điện thánh cũng là một bệ gỗ đẹp có nhiều hình trang trí phức
tạp. Bệ gỗ hình lục giác với các cạnh không đều nhau, giật cấp ba tầng. Mặt
bệ có cạnh lớn 0,68m; cạnh nhỏ 0,54m. Hoa văn mặt bệ là một đường diềm
với trang trí xung quanh có các u tròn. Thân bệ thu nhỏ, nhiều hình trang
trí, diềm trên và diềm dưới có một lớp cánh sen mũi xoắn. Mặt trước của bệ
có ô trang trí một con rồng. Thân rồng mập lượn cong, phủ vảy điểm xuyết
những viên ngọc, bờm một dải tỉa mượt lượn phía sau. Đầu rồng ngoảnh về
sau, miệng nhả ra viên ngọc. Bốn mặt bên của bệ chạm hình sừng tê, ngọc
báu trên nền hoa văn lá đề có diềm hình ngọn lửa. Sáu góc bệ đều có trụ
chống, trang trí hoa sen với những cánh thon và các múi nổi. Tuy nhiên,
hiện nay phần tượng vua Lý Thần Tông và phần bệ đều được phủ vải, áo
choàng che kín nên học sinh và khách tham quan rất khó có điều kiện quan
sát, chiêm ngưỡng. Việc nắm bắt về phần bệ tượng này cũng như pho
tượng vua Lý ở đây chỉ nhằm củng cố thông tin cho học sinh hiểu hơn về
lịch sử ngôi chùa.
Nhang án gỗ mang phong cách chạm khắc thế kỷ 17 đặt trước điện
Thánh ở chùa Thầy cũng là chiếc nhang án điển hình của nghệ thuật chạm
khắc nhang án thế kỷ 17. Các kỹ thuật chạm lộng, chạm bong, chạm thủng
20
được các nghệ nhân sử dụng điêu luyện, phối hợp tài tình. Vị trí đặt hương
án là khá thông thoáng, học sinh có thể quan sát dễ dàng, tuy nhiên tính
chất dày đặc của các họa tiết hoa văn, các lớp không gian ẩn hiện rối mắt sẽ
gây khó khăn cho học sinh trong việc ngồi vẽ, chép lại họa tiết. Chính vì
vậy, các họa tiết hoa văn ở hương án cũng sẽ chỉ được giáo viên hướng dẫn
sơ qua.
1.2.2.2. Chạm khắc trang trí trên đá
Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá ở chùa Thầy tập trung chủ
yếu ở các chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen khối hộp thời Trần. Ngoài ra
có thể tham khảo thêm các họa tiết hoa văn trang trí trên chạm khắc ở sập
đá đặt bảng văn trước ban thờ vua Lý Thần Tông ở điện Thánh, chạm khắc
hoa văn trên trí trên trán bia và diềm bia Hậu Phật đặt dưới nhà Tổ mang
phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Mặc dù vậy, hiện nay do cách bày đặt ở
chùa, học sinh sẽ rất khó tiếp cận các hình khắc trang trí trên các bia Hậu
Phật dưới nhà tổ, nên giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đặt trọng tâm vào
việc quan sát và chép họa tiết hoa văn trang trí trên bệ đá hoa sen khối hộp
thời Trần.
Bệ đá toà sen hình hộp thời Trần ở chùa Thầy là bệ đá lớn nhất, đồng
thời là chiếc bệ duy nhất gồm hai tầng. Bệ cao 1,36m; dài 3,91m; rộng
2,75m được chế tác từ đá xanh. Tầng bệ trên kết cấu tương tự một bệ đá toà
sen hoàn chỉnh thường thấy ở một số ngôi chùa ven sông Đáy, gồm 3 phần.
Trên cùng là đài sen với hai lớp cánh ngửa, một lớp cánh úp. Mỗi cánh sen
ngửa thể hiện theo kiểu kép ba, đường gờ giữa xoắn đầu tròn ở phía trên.
Dưới hàng cánh sen có một đường diềm hoa dây, tiếp đến là đường gờ hình
lá sồi úp. Thân bệ tạc chim thần và rồng. 4 góc bệ, mỗi góc chạm hình một
con chim thần Garuda có mỏ ngắn, mắt tròn trơn, bụng phệ, hai tay đưa lên
như đỡ lấy toà sen. Chân của chim hơi khuỳnh hai bên, các móng tay nhọn
đang quắp lấy viên ngọc. Mặt trước và hai mặt bên của thân bệ chạm rồng
21
không vảy, với cặp sừng chìm trong lớp tóc bờm. Dưới hàng hình rồng có
đường gờ trơn, tiếp theo hàng chân quỳ đè lên một đường gờ trơn khác.
Tầng bệ phía dưới lớn hơn bệ trên, cách thức cũng tương tự một bệ đá toà
sen hoàn chỉnh. Diềm trên có một hàng hoa dây, tiếp theo là một hàng sen
kép, lớp chim thần, rồng, hoa, lá...
Vị trí một số họa tiết trên chạm khắc tiêu biểu Xem phụ lục.
1.2.3. Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc chùa Thầy
Trong công trình “Họa tiết trang trí An Nam”, Léopold Cardiere đã
có những nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật trang trí của người An Nam:
Trong nghệ thuật trang trí của người An Nam, giới thực vật cũng
được sử dụng với họa tiết hoa, hoa dây, lá, dây lá và quả. Lá là họa
tiết trang trí đơn giản, còn dây lá rườm rà và có kích thước rộng
hơn. Khi họa tiết chạy viền khổ hẹp theo một khung thì gọi là
“đằng” (dây leo) như liên đằng (dây trang trí lá sen), lan đằng (dây
trang trí cây lan)... Chỉ thỉnh thoảng mới thấy họa tiết lá mang hình
dáng tự nhiên, còn thường thì đều cách điệu hóa... Tên các họa tiết
hoa lá thật khó xác định, ngay các nghệ sĩ An Nam cũng nhiều khi
không biết và họ hay biến đổi hình dáng theo ngẫu hứng... [21].
Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc ở chùa Thầy vô
cùng phong phú và đa dạng. Thật khó để kể tên cụ thể, đầy đủ, chi tiết các
họa tiết hoa văn đó. Chúng ta có thể quy ra các dạng hình tượng hoa văn
chính: hoa văn liên quan tới linh vật và động vật như rồng, phượng, sư
tử…, hoa văn hình thực vật như hoa sen, hoa cúc, lá đề… và hoa văn dạng
hồi văn như hồi văn chữ vạn, hồi văn mây lửa…và các hình tượng họa tiết
trang trí khác.
1.2.3.1. Hình linh vật và động vật
Hoa văn hình linh vật như văn rồng (rồng ổ, rồng chầu mặt trời, rồng
trong lá đề), phượng, sư tử, garuđa,… xuất hiện khá nhiều trên các mảng
22
chạm khắc ở chùa Thầy. Các hình tượng thú vật mà nhiều trong số chúng là
những con vật thần thoại, chỉ có trong tưởng tượng được các nghệ nhân
chạm khắc thể hiện trong những hình thức vô cùng sinh động, đa dạng. Chỉ
một hình tượng rồng nhưng có biết bao nhiêu bố cục rồng được thể hiện vô
cùng sinh động.
Con rồng trong thế kỷ 13 trên bệ đá khi ở trong bố cục chữ nhật thì
uốn mình dàn đều nhịp nhàng; khi ở trong bố cục một lá đề trọn vẹn thì
ngoái đầu, uốn mình tung tẩy phóng khoáng, tinh nghịch, phần đầu và bờm
tóc được thể hiện vô cùng tỉ mỉ, phức tạp; khi ở bố cục nửa lá đề lại có
phần thu mình hơn, phần đầu, bờm tóc được thể hiện đơn giản hơn, thân
hình uốn gọn trong khung hình cố định. Những con rồng trên chạm khắc gỗ
thế kỷ 16 trên khám thờ Từ Đạo Hạnh hay bệ tượng tam thế phật lại được
thể hiện thân hình mảnh, thuôn dài, các lưỡi đao mác mảnh, mềm mại uốn
lượn duyên dáng. Trong khi đó, cũng con rồng, sang thế kỷ 17 lại được phá
cách ẩn hiện trong lớp mây đao mác tua tủa, rồng xuất hiện ở muôn vàn thế
dáng khác nhau. Trên một mảng ván nong hình chữ nhật nằm ngang ở mặt
trước điện Thánh, chính giữa khung hình là con rồng nhô đầu nhìn trực
diện với 2 mắt nổi to tròn, trán cao, mũi to, miêng rộng, râu và các đao mác
tỏa ra tứ phía, toàn bộ phần đầu và hệ thống đao mác che lấp phần thân uốn
cong từ trái sang phải vút ra phía sau vô cùng oai lực. Cũng là con rồng thế
kỷ 17 nhưng khi đặt ở mảng chạm chân cột cửa hậu tòa thượng điện lại
được thể hiện trong hình thức góc nghiêng ¾ đang ngóc đầu hướng lên trên
trong bố cục hình chữ nhật đứng. Mặt rồng không còn vẻ dữ tợn, uy
nghiêm như khi được thể hiện ở góc chính diện. Lúc này thân rồng không
bị che lấp nhiều mà trở thành “xương sống” của bố cục với những họa tiết
chạm vảy cá; các đao mác tỏa ra từ đầu, thân phụ trợ. Một hình thức khác
của rồng cũng được thể hiện vô cùng đẹp mắt là hình tượng rồng chầu mặt
trời trên cửa võng. Hai con rồng được thể hiện trong hình thức đối xứng
23
(đăng đối) và đôi khi chỉ đơn giản là cân đối (đăng đối giả). Hệ thống các
hoa văn mây lửa phủ kín thân rồng tạo ra nét chuyển động vừa dữ dội vừa
mềm mại, có phần rối mắt nhưng hết sức tinh tế của nghệ thuật chạm khắc.
Sự kết hợp của các đường lượn mềm mại ở gốc đao mác với những nét vút
sắc nhọn ở phần đầu đao mác cũng tạo ra những thay đổi tích cực cho bố
cục mảng chạm. Đó là một trong những điểm đặc sắc có thể áp dụng trong
các bước bố cục bài vẽ trang trí dựa trên những họa tiết hoa văn vốn cổ.
Không chỉ là những hình rồng phức tạp, ken đặc các chi tiết trên mảng
chạm, ở một số vị trí ví như trên bao lơn quanh hiên và tường bao các tòa
kiến trúc ở chùa Thầy, trên ván gió người ta cũng thể hiện các đề tài vân
hóa long (mây hóa rồng) khá đơn giản nhưng đẹp mắt. Đầu rồng là
những cụm văn mấy lửa mềm mại, thân rồng chỉ đơn giản là những
đường chỉ thẳng trơn kéo dài từ đầu này đối xứng sang đầu kia qua điểm
giữa là hoa văn vân khánh (mây hình khánh) cân xứng đẹp mắt (PL4,
Ảnh 4.21, 4.22, 4.23).
Hình tượng Garuđa xuất hiện ở các góc bệ tầng trên và tầng dưới bệ
tượng khối hộp hoa sen 2 tầng ở chùa Thầy. Các con garuđa được thể hiện
nổi khối gần như các tượng tròn nhưng trên thân mình và cánh của chúng
được chạm khắc trang trí tỉ mỉ. Những khoảng trống căn tròn ở phần thân
được bổ trợ bằng những chi tiết dày đặc trang trí trên đầu, ở phần đuôi và
cánh phía sau (PL4, Hình 4.24).
Sư tử cũng là một hình tượng được thể hiện ở các chạm khắc trên
điêu khắc chùa Thầy. Con sư tử thời Lý trên bệ đá hiện đặt tượng đức Từ
Đạo Hạnh với gương mặt dữ tợn, toàn thân được thể hiện trong một khối
tròn, trên thân nổi lên các chạm khắc trang trí hình hoa mai 4 cánh, trên đầu
đội tòa sen, dưới chân cũng khắc các lớp cánh sen nhỏ. Ngoài ra, ở một số
bệ tượng Phật như bệ tượng tam thế (thế kỷ 16), một số bệ tượng thế kỷ 17
ta cũng có thể xem thấy các hình tượng sư tử vờn cầu. Sư tử với phần đầu
24
có nhiều điểm gần với đầu rồng nhưng thân ngắn mập, trên bệ tượng tam
thế, các con sư tử đang trong tư thế tung chân chạy tựa những con ngựa
đang tung vó trên thảo nguyên. Phần đuôi ngắn, lông đuôi cuộn lại trong bố
cục tựa lá đề cao quý. Toàn thân sư tử phủ lớp vảy như vảy cá, ẩn hiện dưới
nền mảng chạm sư tử là những hoa văn dày đặc nhưng mềm mại, làm tôn
hình tượng con vật (PL4, Hình 4.25, 4.26, 4.27).
Hình tượng chim phượng không xuất hiện nhiều trong các mảng
chạm ở chùa Thầy. Tuy vậy các bố cục chim phượng trên khám thờ Từ
Đạo Hạnh, trên lưng ngai, hay việc chép lại hình tượng đôi chim vẹt đặt
trước điện Thánh cũng là một biện pháp cho việc tìm kiếm hình tượng con
vật thường xuất hiện trong các di tích truyền thống.
1.2.3.2. Hình thực vật
Trong nghệ thuật trang trí, thì hình tượng thực vật không chỉ mang
trong mình ý nghĩa là những họa tiết mà còn mang tính biểu tượng gắn với
vật chất và tâm linh của con người. Người ta thường nói “Sống, tồn tại
trong cây cỏ, nhờ cây cỏ. Chết, hoá thân trong cây cỏ”. Đây là chủ đề phổ
biến mà chúng ta thường bắt gặp trong kiến trúc và điêu khắc của chùa.Với
chủ đề này, những sắc màu của cỏ cây, hoa lá luôn mang lại sự tươi tắn, dịu
dàng của thiên nhiên.
Các hình thực vật bắt gặp nhiều trong các chạm khắc trang trí kiến
trúc và điêu khắc ở chùa Thầy như hoa cúc, hoa sen, hoa phù dung, lá lan,
hoa dây leo, lá đề, hoa chanh lồng ô trám, …
Hình tượng hoa sen là hình tượng phổ biến, được sử dụng nhiều trong
các chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy. Chủ yếu là
các dạng hoa văn trang trí cánh sen: cánh sen úp, cánh sen ngửa.. Bệ đá hoa
sen khối hộp chữ nhật giật cấp 2 tầng ở chùa Thầy được mệnh danh là bách
liên đài (đài sen trăm cánh), là bệ đá hoa sen lớn nhất hiện thấy. Các lớp
cánh hoa sen được tạo hình thay đổi khá linh hoạt, chẳng cánh nào giống
25
cánh nào. Các lớp cánh sen nổi khối khá dày nhưng bên trong lại tạo những
đường chỉ giàu tính đồ họa, trang trí. Đây chính là lợi điểm giúp học sinh
dễ nắm bắt và chép lại hình các cánh sen một cách dễ dàng. Những đài sen
trên các bệ tượng Phật cũng như vậy, vừa có tính hiện thực vừa giàu tính
trang trí. Điểm giữa các cánh sen múp tròn căng đầy là những bông hoa 8
cánh tạo từ những chấm tròn nổi, viền bên ngoài là các văn dạng khánh (bệ
tượng Phật thế kỷ 17), hoặc các cánh hoa sen ngắn to bè xếp chồng từng
lớp lên nhau, ở giữa điểm các văn khánh nhỏ hoặc đôi khi các cánh sen
được tạo hình rất đơn giản viền thành đường diềm chạy quanh bệ tượng.
Hoa văn hoa cúc, hoa phù dung, lá lan là những bông hoa, lá được
trang trí ở tầng dưới bệ đá hoa sen. Tuy vị trí quan sát hơi thấp so với tầm
nhìn song cách tạo hình hoa không quá phức tạp. Bông hoa có khi là 4
cánh, có khi là nhiều hơn nhưng các cánh hoa tròn, đan xen nhau không
quá phức tạp. Bông hoa ở chính giữa, hai bên tỏa ra 2 chiếc lá to, có nhiều
đường gân nổi, phía trên và phía dưới điểm những lá nhỏ uốn mềm mại.
Nhìn chung, cách tạo khối đơn giản bằng các đường kẻ chỉ lớp cao lớp thấp
mang tính đồ họa cao cũng là lợi điểm giúp học sinh dễ dàng chép lại các
họa tiết hoa văn này.
Dạng hoa văn lá đề là một dạng hoa văn biến hình khá nhiều mà đôi
khi ta khó phân biệt giữa văn lá đề hay văn hình khánh hay thậm chí là hoa
văn cánh sen. Đây là một hình thức bắt gặp thường trực trong các chạm
khắc trang trí kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy. Phổ biến trên các ván
gió, mi cửa, cửa võng, trên bệ đá… Đây là dạng hoa văn đẹp, không quá
phức tạp và có thể ứng dụng trong nhiều bài trang trí khác nhau, vì vậy
giáo viên có thể khuyến khích học sinh chép loại họa tiết này.
Trên các bệ tượng Phật tam thế, bệ tượng Di đà tam tôn hay bệ tượng
Quan Âm Nam Hải… có rất nhiều hình tượng trang trí hoa văn đẹp mắt.
Tuy nhiên, vị trí tiếp cận các bệ tượng này không thuận lợi (quá cao, quá xa
26
hoặc quá tối) nên đối với các loại hình trang trí trên các bệ này, giáo viên
chỉ có thể giới thiệu qua và chủ yếu cho học sinh tiếp cận bằng ảnh chụp.
Dạng hoa văn hoa chanh lồng ô trám trên bệ tượng Quan Thế âm ở bộ Di
đà tam tôn là một dải hoa văn khá đẹp mà đơn giản, sẽ giúp ích cho học
sinh dễ dàng nắm bắt, chép lại họa tiết hoa văn này.
1.2.3.3. Hình hồi văn
Hồi văn là những hình tượng hoa văn đơn giản thưởng lặp đi lặp lại,
nối dài không có đầu không có cuối. Hình thức họa tiết hoa văn hồi văn là
hình thức khá phổ biến trong các trang trí hoa văn cổ ở Việt Nam cũng như
Trung Quốc. Ở chùa Thầy, chúng ta có thể bắt gặp các hồi văn chữ vạn
(ván gió, bảng văn), mây đao mác (mây lửa), văn khánh (hoa văn hình
khánh)… Đây là các họa tiết hoa văn đẹp, dễ thực hiện và ứng dụng trên
các bài vẽ, đặc biệt là vẽ trang trí đường diềm. Vì vậy, học sinh có thể chép
những họa tiết này để phục vụ cho bài trang trí ở lớp cũng như ứng dụng
trong các việc trang trí làm đẹp theo nhu cầu của bản thân.
1.2.3.4. Các hình tượng, họa tiết trang trí khác
Trong các chạm khắc kiến trúc và điêu khắc cổ Việt Nam, hình
tượng mây có lẽ là hình tượng xuất hiện nhiều nhất và làm “nền” cho các
họa tiết hoa văn khác, đặc biệt là cho các hình tượng rồng và linh thú. Mây
hóa ngọn lửa, hình đao mác, mây hóa long,… Hình ảnh mấy được thiên
biến vạn hóa, là biểu tượng cho dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc.
1.3. Khái quát về trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
1.3.1. Lược sử trường Trung học Cơ sở An khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Trường THCS An Khánh thuộc thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trường THCS An Khánh luôn được đánh giá
cao về chất lượng giáo dục. Là một trường cách trung tâm thành phố nhưng
27
trường vẫn luôn phấn đấu để giữ vững vị trí của mình. Hiện nay có rất
nhiều học sinh theo học.
Trường THCS An Khánh được thành lập năm 1961 theo quyết định
của UBND tỉnh Hà Tây. Thời kì đầu, học sinh của nhà trường chủ yếu tập
trung ở các xã An Khánh, An Thượng và Song Phương, được tách ra từ
trường Thọ Nam, nay là trường THCS Vân Canh. Theo thời gian và sự
phát triển đi lên của địa phương, trường cấp II An Khánh trước kia và
trường THCS An Khánh ngày nay luôn phát triển đi lên cả về số lượng và
chất lượng. Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, trường An Khánh đã
trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều ghi dấu ấn về sự nỗ lực và thành
tích đã đạt được trong dạy học của các thế hệ lãnh đạo và giáo viên nhà
trường (PL2, Ảnh 2.3).
Hiện nay (năm học 2017 - 2018) nhà trường có quy mô và hiện đại
với 31 lớp và 1340 học sinh, trên 70 thầy cô giáo và cán bộ nhân viên nhà
trường. Ngôi trường có nhiều học sinh giỏi huyện và thành phố, thi vào cấp 3
công lập hàng năm có tỉ lệ đỗ rất cao, có nhiều học sinh của trường thi đậu
vào chuyên Nguyễn Huệ, chuyên sư phạm, chuyên khoa học tự nhiên.
Với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của thầy và trò, trường THCS
An Khánh liên tục được công nhận là trường Tiên tiến xuất sắc cấp huyện,
cấp tỉnh, cấp thành phố, là lá cờ đầu khối THCS của ngành GD&ĐT tỉnh
Hà Tây năm học 1999 - 2000 và được nhà nước tặng thưởng Huân chương
lao động hạng 3 năm 2005. Năm 2012 trường được UBND thành phố công
nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
1.3.2. Chương trình dạy học phân môn Vẽ trang trí khối Trung học cơ sở
tại trường An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Các phân môn của môn Mỹ thuật được sắp xếp xen kẽ nhau hợp lí
giúp học sinh dễ hiểu, dễ theo dõi bài học.
28
Phân phối chương trình 1 tiết/ tuần. Cả năm học có 35 bài. Mỗi bài 1
tiết = 45 phút. Trong đó phân môn Vẽ trang trí có: 8 tiết chủ yếu học về
trang trí ứng dụng.
Trong chương trình phân môn Vẽ trang trí khối THCS thì nội dung
bài học chủ yếu nâng cao về kiến thức trang trí, phương pháp thể hiện cũng
như cách thức thực hành và ứng dụng vào đời sống với các loại bài như:
Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
Trong chương trình Mĩ thuật khối THCS, các bài VTT từ lớp 6-9
gồm các dạng bài học như sau: Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
Trang trí cơ bản xuất hiện ở khối lớp 6, 7 với các bài như: trang trí
đường diềm, trang trí hình vuông, trang trí hình tròn. Được phân bổ lặp lại
qua các khối lớp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bố cục
trang trí và phát huy tính sáng tạo. Trang trí ứng dụng xuất hiện ở các khối
lớp 7, 8, 9 với các bài như: Tạo dáng và trang trí lọ hoa, trang trí đồ vật
hình chữ nhật, chữ trang trí, trang trí bìa lịch treo tường, trang trí đĩa tròn,
trang trí đầu báo tường,trang trí quạt giấy, tạo dáng và trang trí chậu cảnh,
trình bày bìa sách, tạo dáng và trang trí mặt nạ, trang trí lều trại, tạo dáng
và trang trí túi sách, tập phóng tranh ảnh, trang trí hội trường, tạo dáng và
trang trí thời trang.
Trong đó nội dung các bài lí thuyết và thực hành như sau:
• Lí thuyết nhằm cũng cấp những kiến thức chung về vẽ trang trí cơ
bản và trang trí ứng dụng, những kiến thức khác như: màu sắc, bố cục họa
tiết trang trí,… để từ đó học sinh vận dụng vào thực hành. Các bài lý thuyết
chung gồm có:
- Màu sắc và cách dùng màu.
- Các cách sắp xếp trong trang trí.
- Họa tiết trang trí.
- Vẽ đơn giản và cách điệu họa tiết.
29
- Họa tiết trang trí dân tộc.
- Phương pháp làm bài Trang trí.
- Trang trí cơ bản.
- Trang trí ứng dụng.
- Chữ và kẻ chữ.
• Bài tập thực hành nhằm cho học sinh nắm vững và phát triển
những kĩ năng cần cho một bài vẽ trang trí như: Bố cục, màu sắc, hình,…
Dựa trên tài liệu phân phối chương trình THCS môn Mỹ thuật của
Bộ Giáo Dục năm 2017 thì trường THCS An Khánh đã biên soạn dạy học
theo các chủ đề (PL 1) với việc ứng dụng phương pháp Đan Mạch cũng
như việc tôi là một giáo viên đang công tác và là một giáo viên bộ môn Mỹ
thuật tại trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội thì trong chương trình
lớp 7 có chủ đề 9: Trang trí đường điềm và ứng dụng trong đời sống (3 tiết)
phù hợp với việc ứng dụng nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vào bài dạy.
1.3.3. Thực trạng dạy học Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh
Mỹ thuật là môn học năng khiếu tuy không bị gánh nặng về điểm số
nhưng lại phụ thuộc vào sở thích, sở trường của mỗi học sinh. Nhiều học
sinh có năng khiếu, tỏ ra hứng thú với môn Mỹ thuật nhưng bên cạnh đó cũng
có những em chưa tỏ ra hứng thú với môn học. Điều kiện dạy học và phương
pháp dạy học cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn học.
Thực tế việc dạy học các bài Vẽ trang trí môn Mỹ thuật ở trường
THCS An Khánh từ trước tới nay vẫn thực hiện theo phương pháp dạy học
cũ: giáo viên hướng dẫn và cho học sinh thực hiện bài vẽ trên lớp. So với
các bài dạy Vẽ theo mẫu và Vẽ tranh thì các bài Vẽ trang trí đa phần được
học sinh thực hiện trọn vẹn trên lớp (85%). Duy có một số học sinh vẽ
chậm hơn, chưa hoàn thiện bài vẽ, hoặc vẽ chưa đúng nội dung yêu cầu (vẽ
đối xứng, vẽ cân xứng, vẽ bất cân xứng...) do những lúng túng trong cách
tiếp cận hoặc ”bí” họa tiết trang trí, hoặc chưa biết cách bố cục họa tiết hoa
30
văn trong bài... (15%). Đây là kết quả khá tốt so với các bài Vẽ theo mẫu
và Vẽ tranh. Chúng tôi đã có khảo sát, Đánh giá thực trạng học Mỹ thuật ở
trường THCS An Khánh, kết quả như sau: Đa số các em thấy các bước vẽ
được xây dựng trong sách giáo khoa không dễ nhớ (13.16%), mỗi bài mỗi
cách xây dựng bước vẽ khác nhau, chưa có sự đồng nhất giữa các bài, mặc
dù cách vẽ của các bài vẽ trang trí đều gần giống nhau. Cách khai thác
ĐDDH của giáo viên cũng chưa hoàn toàn làm cho học sinh thích thú. Có
đến 10.5% học sinh cho là em chưa thích, 17.8% cho rằng rất ít thích. Như
vậy đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi và có sáng kiến mới trong cách sử
dụng và khai thác ĐDDH của mình để nâng cao hơn chất lượng học.
Về trình độ, chuyên môn của GV bộ môn Mỹ thuật thì đều tốt nghiệp
chính qui với trình độ đại học nên về cơ bản về chuyên môn thì đều đạt,
đảm bảo trong quá trình dạy học.
Về chương trình học phân môn Vẽ trang trí trong môn Mỹ thuật
THCS hiện nay về cơ bản đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo được tính hiểu biết
và cảm thụ về cái đẹp có ở xung quanh. Tuy nhiên chương trình hiện nay vẫn
chưa đảm bảo được những yếu tố này do việc dạy thiên về rèn luyện kỹ năng
vẽ cho học sinh là chủ yếu, mang nhiều nét theo tính dập khuôn.
Về phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chủ yếu là trực quan và
thực hành thông qua những chủ đề học tập phù hợp với từng lứa tuổi, phù
hợp với điều kiện vật chất của nhà trường. Mỗi chủ đề học tập học sinh đều
cùng nhau thảo luận sôi nổi, tăng cường việc hoạt động nhóm giúp cho các
bài làm của các em đạt được những kết quả cao. Ngoài những thời gian
dành cho những hoạt động trên lớp các em còn có những tiết hoạt động
ngoại khóa như: đi tham quan các di tích lịch sử, đi thăm các bảo tàng mĩ
thuật hay được đi xem những buổi triển lãm do các trung tâm hay do cung
văn hóa tổ chức. Giáo viên đã có những bước tạo cho các em có thể tự tư
duy, phản biện cũng như tìm được những ý tưởng sáng tạo thông qua
31
những buổi trải nghiệm cho riêng mình. Trong thời gian lên lớp các thầy cô
cũng thường xuyên nhắc nhở và gợi ý cho các em thấy được tính sáng tạo
của bản thân là chính để các em có thể vận dụng vào bài của mình được kết
quả tốt nhất có thể. Trong khi dạy Giáo viên cũng thường nhắc nhở các em
sử dụng những ý tưởng kết hợp tông màu khác nhau để tạo ra sự khác biệt
không bị giống nhau tạo sự nhàm chán cũng như thấy được sự sáng tạo
riêng của các em. Cũng như việc khơi dậy sự sáng tạo thông qua những giờ
ra chơi tìm và ghi chép lại những đồ vật, sự vật ở xung quanh mình, đây là
một phương pháp khá phổ biến tạo sự hứng thú cũng như kết quả cao trong
học tập.
Tuy nhiên thì trong quá trình đào tạo tại trường việc cho học sinh
tiếp cận với các di tích để làm bài vẫn còn ít, nhiều bài học còn theo khuôn
mẫu gây cho học sinh cảm giác nhàm chán không hứng thú với việc học
như trong bài vẽ trang trí hình vuông trong chương trình lớp 7 thì đa số các
em hoàn thành theo các bước hướng dẫn trong sách giáo khoa nhưng lại
thiếu sự sáng tạo trong những họa tiết trang trí. Vì vậy việc dạy học phần
nhiều về kỹ năng chưa tạo được sự hứng thú cho môn học cũng như trong
hướng phát triển sự sáng tạo của học sinh.
Ngoài ra điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường còn thiếu: chất liệu,
phòng học riêng khiến cho việc học Mỹ thuật cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Việc thay đổi phương pháp học tập, giúp học sinh có nhiều trải
nghiệm thực tế hơn chính là một trong những phương pháp cần thiết để
giúp học sinh tìm được hứng thú học tập. Đối với phân môn vẽ trang trí,
ngoài những hình mẫu khô khan, việc đưa học sinh đi dã ngoại, tìm hiểu
các họa tiết hoa văn có trong đời sống (môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội) sẽ giúp học sinh tiếp cận môn học dễ dàng hơn. Tuy vậy, tới nay,
việc tổ chức cho học sinh tham gia các lớp dã ngoại ở môn Mỹ thuật còn
hạn chế. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp học tập mới, kết hợp giờ
32
học ngoại khóa và giờ học lên lớp, nâng cao vai trò chủ động học tập, khơi
dậy niềm ham mê học hỏi ở học sinh là hết sức cần thiết. Việc hướng tới
bài học áp dụng họa tiết hoa văn trang trí ở chùa Thầy vào bài học trang trí
lớp 7 là một trong những cách thức đổi mới có ý nghĩa thực tiễn như vậy.
Tiểu kết
Chùa Thầy là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, nơi lưu giữ các hiện
vật nghệ thuật đặc sắc. Các chạm khắc trang trí trên kiến trúc, điêu khắc ở
chùa Thầy vô cùng phong phú và có giá trị nghệ thuật cao. Nhiều trong số
các họa tiết hoa văn ở đây có thể áp dụng cho bài học trang trí phân môn
Mỹ thuật ở trường THCS.
Những chi tiết, hình ảnh của nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy
giúp mọi người thấy được cái đẹp, những giá trị lịch sử, văn hóa truyền
thống tạo cho người xem cảm nhận được sự sáng tạo trong cách sắp xếp.
Qua các hình chạm khắc chùa Thầy là những giá trị Nghệ thuật Mỹ thuật
và giá trị văn hóa qua các hình tượng, chạm đục các con vật, hoa lá cây
cỏ... là những hình mẫu cổ truyền được những người thợ đương thời với trí
óc và đôi thay khéo léo tạo nên.
Trường THCS An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ngày
nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật, còn phải chú ý đến
giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát
triển, toàn diện để xây dựng đất nước.
Trang trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm
đẹp cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình.
Việc tổ chức các buổi học thông qua hoạt động dã ngoại sẽ giúp học sinh
có vốn sống thực tế và biết tìm và vận dụng linh hoạt các họa tiết hoa văn
đẹp trong cuộc sống vào môn học, làm phong phú thêm đời sống tinh thần
của các em. Việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Các hình thức
ứng dụng bài học trang trí trong đời sống, tìm hiểu nghệ thuật trang trí từ
33
đời sống là những hoạt động cần thiết và có tác dụng tích cực trong việc
khơi dậy niềm yêu thích nghệ thuật, yêu thích cái đẹp ở học sinh.
34
Chương 2
ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY
VÀO BÀI VẼ TRANG TRÍ MÔN MỸ THUẬT
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
2.1. Biện pháp ứng dụng các họa tiết hoa lá trang trí trên các mảng
chạm khắc ở chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí
Các hình thức chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa
Thầy là vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể nhận thấy đầy đủ các hình
thức trang trí như: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, cân đối, tương phản (phá thế)
trong các mảng chạm khắc trang trí ở đây. Dựa trên những hình thức trang
trí ở chùa Thầy, giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh hiểu thêm về các
họa tiết hoa văn truyền thống, hướng dẫn các em ghi chép tài liệu mà từ đó
còn có thể củng cố kiến thức cho học sinh về các hình thức trang trí cơ bản
trong các bài học trang trí; họa tiết chính, họa tiết phụ và cách sắp xếp, bố
cục họa tiết sao cho đẹp mắt, linh hoạt và sáng tạo.
Trong số các họa tiết hoa văn vô cùng đa dạng, từ đơn giản đến phức
tạp ở chùa Thầy, ngoài các dạng hoa văn hồi văn tập trung ở một số bệ
tượng Phật và trên khám thờ Từ Đạo Hạnh thì hình tượng hoa văn hoa sen
được sử dụng rất nhiều, xuất hiện khắp nơi trong các chạm khắc trang trí
kiến trúc gỗ và chạm khắc đá. Các họa tiết, hoa văn liên quan tới hoa sen là
hình tượng đẹp, dễ ứng dụng và có tạo hình khá đơn giản, học sinh có thể
chép trực tiếp từ thực địa. Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 7 với bài
dạy về trang trí đường diềm, vì vậy luận văn lựa chọn hoa văn hoa lá, trong
đó tập trung vào hình tượng hoa sen làm chủ đề chính cho học sinh tìm
hiểu và ghi chép tư liệu để chuẩn bị cho chủ đề 9: Trang trí đường diềm và
ứng dụng trong cuộc sống (3 tiết).
35
2.1.1. Các dạng hình thức và bố cục hoa sen sử dụng trong chạm khắc
trang trí ở chùa Thầy
Hình thức chạm thông phong (chạm thủng) trên các diềm cửa (y
môn) (PL5, tr.90), diềm ngang vách cửa và ván nong bao che điện thánh
(PL3, Ảnh 3.8, tr.60 và PL5, tr.90), diềm mặt trên nhang án đặt trước gian
thờ Lý Thần Tông (PL3, Ảnh 3.14, tr.83)...
Các cánh sen trên diềm cửa và cánh sen ở diềm mặt trên nhang án
có phần đầu cánh cách điệu gần như vát bằng tạo dáng trong tổng thể hình
chữ nhật. Hình cánh sen ở diềm y môn (PL3, Ảnh 3.14, tr.83) trong bố cục
chữ nhật đứng với các cánh sen khá đều nhau nhưng bên trong 2 cánh liền
nhau lại được trang trí khác biệt được trang trí theo hình thức xen kẽ. Cánh
thứ nhất với phần lòng cánh được chạm các nét hoa 3 cạnh chạy ngang xếp
dàn xít nhau tạo cảm giác như từng lớp cánh hoa xếp chồng lên nhau gây
ảo giác về khối; cánh thứ hai bên trong lòng cánh sen được trang trí cách
điệu cụm mây hình khánh 3 lớp chồng lên nhau, các nét vẽ thoáng và mềm
mại hơn cánh sen đầu tiên. Trên diềm mi cửa, hai hình thức trang trí cánh
sen như thế được sắp xếp xen kẽ nhau, lặp lại liên tục. Trong khi đó, các
cánh sen trên diềm nhang án (PL3, Ảnh 3.14, tr.83) lại sắp xếp xen kẽ nhau
các cánh sen lớn (trong bố cục chữ nhật nằm ngang) bên cạnh các cánh sen
nhỏ có phần đầu cánh vát nhọn. Hình thức diềm cánh sen (PL3, Ảnh 3.14,
tr.83) có phần khô cứng và đơn điệu hơn các đường nét chạm khắc diềm
cánh sen trên y môn (PL5, tr.90). Một trong những hình thức tạo hình diềm
cánh sen bay bướm và đẹp mắt ở chùa Thầy là các diềm cánh sen trang trí
bao quanh điện thánh (PL5, tr.90). Các cánh sen được tạo hình mềm mại,
dáng hình gần với cánh hoa thực nhưng lại có tính cách điệu cao. Viền
ngoài mỗi cánh sen được viền 3 lớp mỏng, trong lòng cánh sen cũng trang
trí cách điệu cụm mây hình khánh 5 lớp chồng lên nhau xuất phát từ phần
chân cánh tới đầu cánh sen. Diềm cánh sen chạy dài bao quanh điện Thánh,
36
lớp cánh ngoài to, xen kẽ lớp cánh trong nhỏ từng lớp 1 cứ xen kẽ, lặp lại
không ngừng.
Một hình thức trang trí diềm hoa sen đẹp mắt và giàu tính ứng dụng
nhất ta bắt gặp trong chạm khắc trang trí ở chùa Thầy là hình thức diềm
dây leo kết hợp trong lòng hình đóa sen chạm khắc trên bệ tượng Đại Thế
Chí trong bộ tượng Di Đà Tam Tôn (PL3, Ảnh 3.17, tr.84). Dạng thức này
thường được thấy xuất hiện trên các bản vẽ tay trên đồ gốm thế kỷ 15, 16, có
thể thấy đây là một mẫu hình trang trí được người xưa ứng dụng rất nhiều.
Một hình thức trang trí cánh sen khác cũng xuất hiện nhiều ở chùa
Thầy trên cả chất liệu đá và chất liệu gỗ là dạng cánh sen chạm nổi khối.
Những cánh sen múp căng đầy xếp thành nhiều lớp (3-4 lớp) chồng lên
nhau, cánh to cánh nhỏ. Đầu cánh sen múp, bên trong viền những đường
văn xoắn gặp nhau ở giữa cánh cuộn lại tạo thành chân lá đề, giữa lòng
cánh sen là một bông hoa 8 cánh có nhụy và các cánh đều là những hình
tròn kết lại thành cụm. Những cánh sen ngửa này thường đường đỡ bằng
những cánh sen úp phía dưới. Dạng cánh sen úp thường tạo khối phẳng hơn
(không gồ cao nổi khối), phần đầu những cánh sen này lại được tạo đối
xứng với lòng cánh sen ngửa với đầu cánh là 2 diềm móc gặp nhau ở giữa
tạo hình văn khánh, giữa cánh sen cũng là những bông hoa nhỏ như các
cánh ngửa phía trên. Dạng hoa sen này ta thấy trên các bệ đá hoa sen khối
hộp chữ nhật thời Trần (PL4, Ảnh 4.21 và PL5, tr.90), ở các bệ tượng Phật
(PL3, Ảnh 3.15 và 3.18), diềm bệ khám thờ Từ Đạo Hạnh (PL3, Ảnh 3.11,
3.12, tr.82)...
2.1.2. Biện pháp ứng dụng họa tiết hoa lá vào trang trí hình cơ bản và
trang trí ứng dụng
Hình hoa lá trên chạm khắc trang trí tại bệ tượng Đại Thế Chí và chi
tiết hoa lá ở bia trong chùa Thầy (PL.5)
Chạm khắc hình tượng hoa sen trong Thầy rất quan trọng trong nghệ
thuật, nó giúp học sinh học tập những phong cách trang trí, tính sáng tạo
37
trong cách sắp xếp bố cục, cách tạo hình thẩm mĩ trong bài vẽ. Từ đó, biết
áp dụng và kế thừa vào các bài học, áp dụng vào cuộc sống thực tế trong
tương lai và hơn hết là trong công việc dạy học, truyền đạt những kiến thức
quý báu từ cha ông để lại cho thế hệ tương lai của đất nước. Để việc áp
dụng hình tượng hoa sen trong chạm khắc chùa Thầy vào dạy học phân
môn Vẽ trang trí trong trường THCS An khánh, Hoài Đức, Hà Nội đạt
được hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải hiểu biết rõ về nơi nghiên
cứu và nắm được những đặc trưng về nghệ thuật, nhận ra được lúc nào cần
sử dụng cách điệu, lúc nào cần sự tượng trưng khái quát, khi nào cần lược
bớt những chi tiết rườm rà để thể hiện những mảng màu và đường nét của
các hình tượng, từ đó vận dụng vào bài học cụ thể, áp dụng vào trong đời
sống hàng ngày và hơn hết là trong quá trình dạy học sau này của chính
mình.
Lựa chọn họa tiết phù hợp để khai thác thành những bức tranh mang
ý nghĩa hơn, sáng tạo hơn. Cũng như trong khi vận dụng các yếu tố tạo
hình của tranh vào bài học nhưng không phải theo kiểu sao chép, rập
khuôn, mà chỉ chọn một vài yếu tố thẩm mĩ để sử dụng trên bài vẽ về: hình,
nét, màu nhưng lại mang sắc thái mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tìm và vận dụng họa tiết
trang trí hoa lá trên các mảng chạm khắc ở chùa Thầy để vận dụng vào bài
vẽ trang trí.
- Khai thác mảng chạm khắc và tách mảng, nét hình trang trí trên bia
đá trong chùa Thầy. (PL.5.1)
+ Giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo và đưa vào trong bài
trang trí cơ bản.
Trong trang trí các hình cơ bản, hình tượng hoa sen được lấy từ chạm
khắc, từ các loại hình hoa sen, học sinh sẽ kế thừa và phát huy tính sáng tạo
trong bài khi áp dụng các họa tiết được sử dụng chạm khắc trong chùa
Thầy. Ở phần này, giáo viên cho học sinh khai thác bằng ghi chép, chụp
38
ảnh để những hình tượng hoa sen trong chạm khắc chùa Thầy được phong
phú và trở thành những họa tiết trang trí độc đáo, có tính sáng tạo cao vào
trong các bài trang trí đường diềm.
+ Trang trí đường diềm là một hình thức sắp xếp hình mảng đậm nhạt,
hình hoa sen, màu sắc theo các nguyên tắc nhắc lại, xen kẽ trên một đường
diềm kéo dài hoặc khép kín. Vì vậy, từ những đường nét, hình mảng trong
mảng chạm khắc bệ tượng Đại Thế Chí khai thác các mảng màu đặc trưng
trong chạm khắc vào bài vẽ (Pl.5.2).
Bài trang trí sử dụng hình ảnh hoa sen trong chạm khắc. Các họa tiết
được sắp xếp xen kẽ hay nhắc lại. Màu sắc trong chạm khắc là dùng
nguyên mảng và nét làm phương tiện có thể dùng nền màu tạo chất chuyển
sắc độ. Hình hoa sen còn là hình ảnh gần gũi với đời sống con người và
không thể thiếu trong chạm khắc chùa. Vì vậy việc ứng dụng họa tiết này
vào trang trí hình cơ bản là trang trí đường diềm và dùng nguyên tắc nhắc
lại và xen kẽ vào trong bài (Pl.5.3).
Một số nguyên tắc thường dùng áp dụng trong trang trí hình cơ bản như:
Nguyên tắc xen kẽ (Pl.5.4)
Là cách dùng hai hay nhiều họa tiết khác nhau xen kẽ nhau tạo ra sự
đa dạng, phong phú, cũng giống như hình thức trang trí nhắc lại đây cũng
là cách thức trang trí phổ biến được sử dụng trong trang trí đường diềm,
trang trí trên vải, khăn và nhiều hình thức trang trí ứng dụng khác.
Nguyên tắc cân đối (Pl.5.5)
Hình thức trang trí cân đối là các mảng trang trí không yêu cầu bằng
nhau, được sắp xếp tự do trên diện tích trang trí nhưng phải có sự thăng
bằng trên bố cục không bị dồn, lệch về một phía, các mảng hài hòa không
quá to hoặc quá bé so với tổng thể trang trí. Nhìn tổng thể thấy thuận mắt.
Hình thức này thường thấy ở các trang trí hình chữ nhật, ứng dụng cho các
trang trí bìa sách, sân khấu, báo tường....
39
Dạng thức trang trí này cũng có thể thấy rõ trên một số chạm khắc
trang trí ở chùa Thầy, đặc biệt rõ nhất là các trang trí trên bệ đá hoa sen
khối hộp thời Trần. Để cho việc hướng dẫn được tập trung, giáo viên có thể
bao quát được hoạt động của học sinh thì hoàn toàn có thể tập trung dành
thời gian hướng dẫn hình thức trang trí cân đối quanh khối bệ đá hoa sen
thời Trần. Giáo viên giới thiệu cho học sinh các hình thức trang trí cân đối
được vận dụng trên bệ đá về mặt tổng thể cũng như đi vào các chi tiết cấu
thành bệ đá. Ví dụ trường hợp các ô chữ nhật trong bệ đá được chạm hình
rồng trong tổng thể bố cục tầng trên bệ đá là cân xứng; các hình rồng chạm
trong nửa lá đề ở tầng dưới bệ đá đặt trong bố cục diềm dưới, các mảng lá
đề có trang trí rồng bên trong này có sự cân xứng tương đối qua trục giữa;
những bông hoa trang trí trong hình chữ nhật trang trí ở các mặt bên ở tầng
dưới bệ đá cũng được thể hiện theo lối trang trí cân xứng...
Nguyên tắc nhắc lại (Pl.5.6): Hình thức nhắc lại là hình thức trang trí
dùng một số họa tiết lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khoảng cách đều
đặn tạo nên một nhịp điệu. Đây là một hình thức trang trí khá phổ biến có
thể ứng dụng được trong các bài trang trí đường diềm, trang trí ứng dụng
trên vải, khăn...
Trong trường hợp này, dùng một hình bông hoa với lá giống nhau,
bằng nhau, đặt cạnh nhau liên tiếp.
Nguyên tắc đăng đối (Pl.5.7):
Một hình chiếc lá giống nhau, bằng nhau được nhắc lại ở 2 bên
đường trục gọi là đăng đối. Hai bên hoặc trên dưới đăng đối với nhau gọi là
đăng đối đơn. 4 góc đều được nhắc lại 1 hình họa tiết lá cách điệu giống
nhau theo 2 đường trục cắt đôi nhau ở giữa gọi là đăng đối kép. Thường thì
nguyên tắc này chúng ta hay bắt gặp tại ứng dụng trang trí hình vuông và
hình tròn.
Nguyên tắc tương phản (phá thế) (Pl.5.8)
40
Hình thức tương phản phối hợp các mảng có hình thể, đường nét,
màu sắc... khác nhau tạo ra sự đa dạng hợp lý làm phong phú bố cục, phá đi
sự đơn điệu trong trang trí.
Nhìn chung, trong bố cục trang trí, các hình thức trang trí (nhắc lại,
xen kẽ, đối xứng, cân đối, tương phản) luôn luôn có sự phối hợp để tạo ra
những mảng trang trí đẹp mắt và ứng dụng linh hoạt trong đời sống. Trên
các mảng chạm khắc trang trí kiến trúc, điêu khắc ở chùa Thầy, các hình
thức trang trí này cũng được kết hợp hài hòa, tạo ra một tổng thể thống
nhất, một kiến trúc tổng quan với các chạm khắc trang trí hoa mỹ, có những
phẩm chất cao quý.
+ Trang trí hình vuông( Pl.5.9)
Trong trang trí hình vuông thì hình vuông có đặc điểm là có 4 cạnh
và 4 góc bằng nhau. Trang trí hình vuông là sắp xếp các hình mảng đậm
nhạt, họa tiết, màu sắc sao cho phù hợp với đặc điểm của nó, làm nổi rõ
trọng tâm. Ví dụ: Sử dụng mảng trang trí hoa lá trên bia đá tại chùa Thầy
làm họa tiết trang trí
Ở trong bài trang trí hình vuông cơ bản này, sử dụng hình hoa sen
trong chạm khắc bệ tượng Đại Thế Chí. Mảng chính là hoa đã được cách
điệu sắp xếp theo nguyên tắc đăng đối, lặp lại, chính giữa tâm sử dụng hình
tròn tượng trưng cho ngọc báu phía ngoài vẽ họa tiết lá. Từ cơ sở những
đường nét, hình mảng đó khai thác các mảng màu đặc trưng trong chạm
khắc vào bài vẽ. Các họa tiết được sắp xếp đối xứng qua trục theo nguyên
tắc đối xứng. Màu sắc được sử dụng các màu mà trong chạm khác thường
được dùng, tuy nhiên vì dạy khối 7 các em vẫn còn tuổi mơ mộng nên sử
dụng những tông màu sặc sỡ, tươi vui để các em có sự hứng thú hơn trong
tiết học.
+ Trang trí hình tròn (Pl.5.10) Hình tròn thì có đặc điểm là hình tròn
có điểm trọng tâm chính là tâm của hình tròn. Khi trang trí cần làm rõ được
41
trọng tâm, có mảng chính, mảng phụ, cần tránh những hình mảng làm phá
vỡ khuôn hình.
Bài trang trí sử dụng hình ảnh bông hoa đã cách điệu trong trang trí
bia đá trong chùa Thầy. Các họa tiết được sắp xếp đối xứng qua trục theo
nguyên tắc đối xứng, ở giữa sử dụng hình chiếc lá xếp đối xứng nhau tạo
thành tâm của bài vẽ. Màu sắc được sử dụng các màu mà trong chạm khắc
thường được dùng, tuy nhiên vì dạy khối 7 các em vẫn còn tuổi mơ mộng
nên sử dụng những tông màu sặc sỡ, tươi vui cho họa tiết chính và tông
màu trầm để nổi bật được họa tiết bông hoa tạo cho các em có sự hứng thú
hơn trong tiết học.
Ngoài ra cũng giống như trang trí hình cơ bản thì trong trang trí ứng
dụng cũng thường sử dụng các nguyên tắc trên, nó giúp cho các đồ vật
trong cuộc sống hàng ngày đẹp mắt và sống động hơn. Trang trí ứng dụng
tạo cho những đồ vật xung quanh ta đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Với việc ứng dụng họa tiết hoa sen trên mảng chạm khắc bệ tượng
Đại Thế Chí vào trong bài trang trí chiếc quạt (Pl.5.11) với hình thức cân
đối và lấy họa tiết hoa sen là trung tâm.
Hay như ứng dụng họa tiết hoa lá trang trí trên bia đá tại chùa Thầy
vào bài trang trí lọ hoa (Pl.5.12) với nguyên tắc nhắc lại và xen kẽ cũng tạo
cho bài vẽ thêm độc đáo, sáng tạo hơn.
Ngoài biện pháp sử dụng họa tiết hoa lá vào trang trí cơ bản và trang
trí ứng dụng thì có thể sử dụng những hình ảnh động vật, hay hình tượng
mây cũng là một yếu tố rất quen thuộc và sống động.
2.2. Thực nghiệm
2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng thực nghiệm
2.2.1.1. Mục đích thực nghiệm
Việc ứng dụng họa tiết hoa văn trong nghệ thuật chạm khắc ở chùa
Thầy trong bài trang trí của học sinh là hoàn toàn khả thi. Nghệ thuật chạm
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Lan Nguyen
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Jackson Linh
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo trình kinh tế du lịch
Giáo trình kinh tế du lịchGiáo trình kinh tế du lịch
Giáo trình kinh tế du lịchbookboomingslide
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
PinkHandmade
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đĐề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
Đề tài: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Giáo trình kinh tế du lịch
Giáo trình kinh tế du lịchGiáo trình kinh tế du lịch
Giáo trình kinh tế du lịch
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 

Similar to Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ

Đề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đ
Đề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đĐề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đ
Đề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
jackjohn45
 
TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...
TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...
TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...
NuioKila
 
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAYĐề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
Tìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải PhòngTìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
Tìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdf
HanaTiti
 
Đề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đ
Đề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đĐề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đ
Đề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
nataliej4
 
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinhĐề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
nataliej4
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
NuioKila
 

Similar to Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ (20)

Đề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đ
Đề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đĐề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đ
Đề tài: Yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy, 9đ
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
 
TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...
TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...
TRANH KHẮC GỖ CỦA HỌA SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN SÁNG TÁC...
 
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAYĐề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
Đề tài: Nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
 
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
 
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
 
Tìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
Tìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải PhòngTìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
Tìm hiểu di tích và lễ hội đình Đỗ Sơn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdfQUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdf
QUẢN LÝ DI TÍCH CHÙA THÁI LẠC, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN.pdf
 
Đề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đ
Đề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đĐề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đ
Đề tài: Di tích chùa Thái Lạc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
 
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinhĐề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Đề tài: Dạy vẽ tranh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (14)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TRƯƠNG THỊ DUNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT Khóa 2 (2016 - 2018) Hà Nội, 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TRƯƠNG THỊ DUNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật Mã số: 8140111 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG MAI ANH Hà Nội, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Mai Anh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Trương Thị Dung
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP Đại học Sư phạm ĐDDH Đồ dùng dạy học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh HTTC Hình thức tổ chức NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương thức dạy học SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THCS Trung học Cơ sở VHNT Văn hóa nghệ thuật VTT Vẽ trang trí
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................ 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài......................................... 8 1.1.1. Chạm khắc.............................................................................................. 8 1.1.2. Vẽ trang trí và phân môn Vẽ trang trí..................................................... 9 1.1.3. Dạy học và phương pháp dạy học Mỹ thuật......................................... 12 1.2. Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy......................................................... 14 1.2.1. Lịch sử xây dựng chùa Thầy................................................................. 14 1.2.2. Các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy.......................................... 15 1.2.3. Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc chùa Thầy............. 221 1.3. Khái quát về trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.......... 26 1.3.1. Lược sử trường Trung học Cơ sở An khánh, Hoài Đức, Hà Nội ......... 26 1.3.2. Chương trình dạy học phân môn Vẽ trang trí khối Trung học cơ sở tại trường An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội............................................................. 27 1.3.3. Thực trạng dạy học Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh...... 29 Tiểu kết............................................................................................................ 32 Chương 2: ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VÀO BÀI VẼ TRANG TRÍ MÔN MỸ THUẬT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI....... 34 2.1. Biện pháp ứng dụng các họa tiết hoa lá trang trí trên các mảng chạm khắc ở chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ................................... 34 2.1.1. Các dạng hình thức và bố cục hoa sen sử dụng trong chạm khắc trang trí ở chùa Thầy ................................................................................................ 35 2.1.2. Biện pháp ứng dụng họa tiết hoa lá vào trang trí hình cơ bản và trang trí ứng dụng ..................................................................................................... 36 2.2. Thực nghiệm ............................................................................................ 41 2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng thực nghiệm .......................................... 41
  • 6. 2.2.2. Thực nghiệm hoạt động ngoại khóa - lấy tư liệu.................................. 47 2.2.3. Thực nghiệm ứng dụng những hoa văn chạm khắc học sinh lấy được tại chùa Thầy vận dụng vào chủ đề 9 trang trí đường diềm và ứng dụng trong cuộc sống ............................................................................................... 48 2.3. So sánh sự khác biệt trước và sau khi thực nghiệm................................. 49 Tiểu kết............................................................................................................ 51 KẾT LUẬN..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 54 PHỤ LỤC........................................................................................................ 56
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hòa nhập trên toàn thế giới, những vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng cũng vẫn là một bộ phận tinh thần quan trọng trong đời sống xã hội. Trải qua nhiều thế kỷ, qua các di tích còn lại trên đất nước chúng ta, với rất nhiều ngôi chùa cổ kính không chỉ mang giá trị lưu lại những giá trị tinh thần của Phật giáo Việt Nam, mà còn đem lại những giá trị của vẻ đẹp về kiến trúc, mỹ thuật của các thời kỳ; Tạo nên vẻ đẹp được kết hợp hài hòa đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội và tinh thần của Người Việt. Chùa Thầy còn có tên chữ Thiên Phúc Tự là một kiến trúc Phật giáo có vị trí nổi bật trong quần thể di tích nổi tiếng từ lâu đời quanh núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Được khởi dựng từ thời Lý, Chùa Thầy gắn liền với truyền tích của vị thiền sư nổi tiếng thời Lý đó là Từ Đạo Hạnh, là người có công tạo dựng nên trung tâm Phật Giáo của vùng Quốc Oai. Với hệ thống chạm khắc đa dạng phong phú,mang tính tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam và hơn hết những mảng chạm khắc trong trang trí kiến trúc và điêu khắc trong chùa cũng mang tính ứng dụng cao vào trong dạy học phân môn vẽ trang trí tại khối trung học cơ sở. Bài học trang trí là một trong những bài học quan trọng trong phân môn Mỹ thuật. Để có được những bài trang trí tốt, việc chắt lọc và phối hợp các họa tiết hoa văn từ cuộc sống là bước làm quan trọng. Với đặc điểm giàu tính trang trí, sử dụng nhiều họa tiết hoa văn phong phú trên trang trí kiến trúc và điêu khắc cổ, người Việt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật truyền thống giàu màu sắc. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý (gần trường THCS An Khánh) và những giá trị nghệ thuật quan trọng trải suốt nhiều thế kỷ, chùa Thầy là điểm đến lý tưởng cho các buổi học dã ngoại
  • 8. 2 của học sinh THCS. Các hình chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy với những mô típ, mẫu hình họa tiết, hoa văn tuyệt đẹp có thể ứng dụng cho môn học trang trí ở trường THCS. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vận dụng vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Từ năm 1945 đến nay Chùa Thầy bắt dầu được nghiên cứu, giới thiệu như một đối tượng cụ thể như trong các cuốn Kiến trúc phật giáo Việt Nam năm 1972 của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, cuốn Chùa Việt của tác giả Trần Lâm Biền hay cuốn Chùa Việt Nam của Hà Văn Tấn. Những nghiên cứu trên đều mang lại những thông tin, tài liệu quí về chùa Thầy tuy nhiên phần lớn vẫn theo lối nghiên cứu về tiến trình lịch sử, những hiện tượng, môtíp. Trong cuốn Chùa Việt Nam, với sự dày công nghiên cứu, khảo sát của các nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, cuốn sách giới thiệu về 122 ngôi chùa trên cả nước. Theo GS. Hà Văn Tấn, “khảo sát những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam” [13]. Trong đó các nhà nghiên cứu cho rằng phần nghiên cứu về chùa “Tiền Phật hậu Thánh” là biểu hiện của sự hòa nhập tín ngưỡng và Phật giáo truyền thống của Việt Nam. Trong luận án Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy (2012), của tác giả Đặng Thị Phong Lan, đã nghiên cứu khá chi tiết, tỉ mỉ về vị trí xây dựng chùa, lối kiến trúc bộ khung gỗ, chính là kiến trúc, điêu khắc đặc trưng của chùa Việt Nam. Trong luận án đã tập hợp một số hệ thống toàn bộ các tư liệu về chùa Thầy. Trên góc độ chuyên ngành nghệ thuật, kết hợp
  • 9. 3 với kiến thức về văn hóa học nhằm dựng lên toàn cảnh nghiên cứu những kiến giả riêng về đặc trưng kiến trúc, không gian môi trường, nghệ thuật điêu khắc, qua đó thấy được giá trị truyền tải tư tưởng Phật giáo mang màu sắc Mật Giáo... Trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 334, tháng 4 - 2012, tác giả Đặng Thị Phong Lan có bài viết liên quan tới chùa Thầy: “Chùa Thầy - Sự Kết Hợp Hài Hòa Kiến Trúc Dân Gian và Kiến Trúc Phật Giáo”, tác giả đã nghiên cứu chùa Thầy là một ngôi chùa nổi tiếng của vùng Quốc Oai (Hà Tây trước đây, Hà Nội hiện nay). Đây là ngôi chùa có cảnh quan kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy có sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, bên cạnh đó còn là sự hòa điệu của một hợp thể không gian Phật Giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa: Đạo Giáo, Nho Giáo, tín ngưỡng thờ Thánh Thần. Với tín ngưỡng thờ đá núi, nước, tín ngưỡng thờ Tổ nghề, gắn với vị sư tổ thời Lý Từ Đạo Hạnh, người có công truyền bá Phật giáo, xây dựng chùa, chữa bệnh, dạy nghề rối cho người dân nơi đây. Ra đời từ thời Lý, ngôi chùa là một địa chỉ quan trọng minh chứng cho sự phục hưng của Phật giáo TK XVII, đặc biệt là sự giao hòa giữa giáo lý này với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mối giao hòa ấy được thể hiện một cách sáng tạo qua quần thể kiến trúc của chùa và hang động quanh núi Sài Sơn với những biểu tượng kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, giá trị nghiên cứu kiến trúc cảnh quan Phật giáo vẫn là nội dung nghiên cứu nổi bật. Gần đây, Viện Bảo tồn di tích đã ra mắt cuốn sách Kiến trúc Chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (tập 1). Cuốn sách ngoài những thông tin hữu ích về lịch sử xây dựng và đặc trưng kiến trúc chùa Thầy, còn là những tư liệu hình ảnh quý giá về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc trang
  • 10. 4 trí của ngôi chùa này. Những hình ảnh này được sử dụng làm giáo cụ trực quan cho học sinh tham khảo. Bên cạnh đó, cuốn Bản rập họa tiết mỹ thuật cổ Việt Nam do Nguyễn Du Chi biên soạn cũng đóng góp những hình ảnh đẹp được rập từ bệ đá chùa Thầy. Những hình ảnh này cũng được sử dụng là giáo cụ trực quan cho học sinh, giúp các em nhận diện rõ hơn yếu tố trang trí trên bệ đá; việc chép lại các họa tiết này đồng thời nhìn thấy hiệu ứng màu sắc của các bản rập (in từ sách) cũng giúp học sinh cảm thụ bài trang trí được tốt hơn. Về lý luận và phương pháp dạy học ta có trong cuốn Giáo trình phương pháp dạy học Mĩ thuật Nxb Đại Học Sư Phạm của tác giả Nguyễn Thu Tuấn năm 2017 có nêu rất rõ các phương pháp Dạy học vẽ trang trí ở trường THCS, từ việc nghiên cứu nội dung bài dạy, chuẩn bị bài dạy và các phương pháp vận dụng trong dạy học mỹ thuật. Trong cuốn sách cũng nêu rất rõ việc đi tham quan, dã ngoại lấy tư liệu cũng là một hình thức của hoạt động ngoại khóa của môn mỹ thuật, là hình thức quan sát, luyện tập. Cuốn sách Giáo dục học đại cương (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo- Nxb Giáo Dục) viết rất rõ về hệ thống các nguyên tắc dạy học. Dạy học Mỹ thuật cũng là một quá trình và tuân theo hệ thống các nguyên tắc dạy học nhất định. Hay như trong cuốn Trường học mới Việt Nam dân chủ- sáng tạo- hiệu quả Nxb Giáo dục Việt Nam đã nêu rõ về một số vấn đề đổi mới nhận thức và hành động cũng như vấn đề về năm thành tố trong mô hình trường mới có liên quan đến đổi mới trong trường phổ thông. Qua một số công trình nghiên cứu kể trên cho thấy chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vận dụng dạy học vào phân môn Vẽ trang trí, đặc biệt là áp dụng vào dạy trong trường THCS An Khánh là một đề tài nghiên cứu chưa được đề cập tới. Đồng thời, đây cũng là đề tài phù hợp với chương trình đào tạo bộ môn Mỹ
  • 11. 5 thuật Trường THCS An Khánh nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của người đi trước, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ trang trí thông qua nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tập hợp các tư liệu để phân tích vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy trong kiến trúc và điêu khắc. - Áp dụng nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí trong trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài luận văn thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu về cơ sở lý luận các vấn đề liên quan tới trang trí, sự hình thành, phát triển và đặc điểm và vị trí các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy. - Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn Vẽ trang trí tại Trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. - Thiết kế giáo án dạy học ứng dụng chạm khắc chùa Thầy, tiến hành thực nghiệm. - Nêu các biện pháp nâng cao chất lượng chương trình phân môn Vẽ trang trí tại trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy. - Khối 7 trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Trong đó lớp 7A1,7A2 là lớp thực nghiệm còn lại là lớp đối chứng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
  • 12. 6 - Họa tiết trang trí chủ yếu về đề tài thực vật trên kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy. - Học sinh trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. - Thời gian: Năm học 2016- 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp thống kê, nghiên cứu các tư liệu đã được xuất bản, công bố trên sách, báo, tạp chí để làm cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp điền dã (chụp ảnh, phỏng vấn, ký họa…) nhằm trực tiếp tìm hiểu vẻ đẹp của các mảng chạm khắc tại chùa Thầy qua các nhóm chạm khắc trang trí trên đá, trên gỗ đặc sắc mà tiêu biểu nhất là các mảng chạm khắc thế kỷ 13, thế kỷ 17 trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy; Nghiên cứu trực tiếp và quan sát các bài tập học tập môn Mỹ thuật, đi sâu vào bài dạy Vẽ trang trí phân môn Mỹ thuật của học sinh bậc THCS của trường An Khánh và môt số học sinh các trường THCS khác. - Phương pháp liên ngành (Sử học, Mỹ thuật học, Văn hóa học, Nghệ thuật học...) nhằm phân tích, tổng hợp, so sánh rút ra những kiến thức tổng hợp qua việc nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc chùa Thầy qua giá trị của kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa, tinh thần… để từ đó đưa những kiến thức về vẻ đẹp Mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc vận dụng vào làm tư liệu trong phương pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí của học sinh THCS. 6. Những đóng góp của luận văn Nêu bật giá trị nghệ thuật của các mảng chạm khắc của ngôi chùa Thầy, ứng dụng các họa tiết, hoa văn trên chạm khắc ở chùa Thầy vào các bài dạy học phân môn vẽ trang trí cho học sinh trong trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 7. Bố cục của luận văn
  • 13. 7 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Ứng dụng nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vào bài Vẽ trang trí môn Mỹ thuật trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
  • 14. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài 1.1.1. Chạm khắc Theo tác giả Nguyễn Trân trong cuốn “Các thể loại và loại hình mỹ thuật” Có nói: Chạm khắc là một trong hai thể loại chính của loại hình nghệ thuật điêu khắc gồm tượng tròn và chạm khắc. Về mặt hình thức, chạm khắc lại được chia ra thành hai loại: chạm nổi cao và chạm nổi thấp (đôi khi là khắc chìm). Cả hai đều thể hiện hình tượng trên một mặt nền nhất định như phiến đá, tấm gỗ, mảnh kim loại… diễn tả một đề tài nào đó [16, tr.52-57]. Cuốn Giáo trình mỹ thuật của Phạm Thị Chỉnh và Trần Tiểu Lâm cũng đưa ra khái niệm về chạm khắc không có nhiều khác biệt so với khái niệm Phó giáo sư Nguyễn Trân đặt ra ở trên. Với cách hiểu như vậy thì chạm khắc và phù điêu có nhiều điểm tương đồng. Tuy vậy, ở nghệ thuật chạm khắc hiểu theo nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống, xét về kỹ thuật tạo hình thì có phần phong phú, phức tạp hơn nghệ thuật phù điêu thông thường. Các kỹ thuật điển hình của nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống là các kỹ thuật chạm lộng (chạm nhiều lớp chồng lên nhau, đỉnh cao như lối chạm lộng 9 lớp ở cửa võng đình Diềm, Bắc Ninh), chạm bong kênh (lối chạm cũng tạo lớp nhưng đơn giản hơn chạm lộng) và chạm thông phong (chạm thủng như lối thêu ren). Cha ông chúng ta rất điêu luyện trong việc chạm, khắc. Các tác phẩm chạm khắc đá, gỗ trong các đình, chùa cổ ở Việt Nam chính là minh chứng sinh động nhất cho nhận xét đó. Ở luận văn này, việc ứng dụng chạm khắc vào trang trí chỉ có ý nghĩa vận dụng những hình trang trí đơn giản, mang tính đồ họa, dễ chép lại với đối tượng học sinh THCS nên cách hiểu chạm khắc như Phó giáo sư Nguyễn Trân đưa ra là phù hợp.
  • 15. 9 Từ hai ý kiến của các tác giả trên thì theo tôi: Chạm khắc là một phần của điêu khắc. Chạm khắc là chạm nổi cao và chạm nổi thấp được thể hiện trên một mặt phẳng là các chất liệu khác nhau: đá, gỗ,… 1.1.2. Vẽ trang trí và phân môn Vẽ trang trí 1.1.2.1. Trang trí Trang trí (nghệ thuật, đường nét, hình dạng, màu sắc…) là có tính điểm xuyết hoặc mang lại sự trù phú, nhưng quan trọng hơn trong nghệ thuật, nó nhấn mạnh đến tính hai chiều của một tác phẩm nghệ thuật hoặc bất kỳ yếu tố nào của tác phẩm. Nghệ thuật trang trí nhấn mạnh đến sự phẳng dẹt chủ yếu của bề mặt [20, tr.8]. Một cách hiểu đơn giản hơn, con người với bản chất luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cuộc sống, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con người nhằm làm cho mọi vật ngày thêm đẹp hơn. Trình bày một quyển sách, một tờ báo, vẽ hoa trên vải, trên bát đĩa, trang trí nhà cửa… những việc làm đẹp đó được gọi là trang trí. 1.1.2.2. Phân môn Vẽ trang trí Phân môn vẽ trang trí là một phần không thể thiếu trong chương trình dạy học mỹ thuật bậc THCS. Để dạy học được môn vẽ trang trí, giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của môn học trang trí. Để có một bài trang trí đẹp hay một sản phẩm trang trí đẹp, người làm trang trí cần nắm được các yếu tố: họa tiết, hoa văn, màu sắc và bố cục. Họa tiết Họa tiết là những hình vẽ dùng để trang trí. Họa tiết có thể là những nét chấm, nét gạch, những hình hình học, những mảng màu, mảng chữ, những hình hoa lá, chim muông, con người… đã được chọn lọc hoặc sáng tao từ các vẻ đẹp trong thiên nhiên phù hợp với yêu cầu trang trí. Trong nghệ thuật truyền thống của người Việt, với trí tưởng tượng và óc sáng tạo,
  • 16. 10 cha ông ta đã tạo được những họa tiết trang trí độc đáo, có thẩm mỹ và giàu bản sắc. Những họa tiết này được ứng dụng không chỉ trên trang trí kiến trúc mà còn ứng dụng trên các tác phẩm điêu khắc hay đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày. Hoa văn Sự kết hợp của các họa tiết tạo nên các mô típ hoa văn. Hoa văn là những hình vẽ tượng trưng mang tính ước lệ về đồng vật, hoa lá, đồ vật… thậm chí cả con người được chọn lọc, cách điệu để làm đẹp hơn với sự đa dạng về hình dáng nhưng không làm mất đi nét đặc trưng của đối tượng và có giá trị thẩm mỹ được dùng để trang trí. Hoa văn tuy đơn giản nhưng lại biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, là cách cảm nhậ, phản ánh lại thế giới của con người. Trong nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật trang trí nói riêng, hoa văn luôn đóng vai trò chủ đạo để tô điểm, phản ánh thế giới với đặc trưng của nó. Mô típ hoa văn là sự kết hợp của họa tiết, chuyển tải nội dung chủ đề trang trí. Màu sắc Màu sắc là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong trang trí. Nó tạo cho sản phẩm trang trí một sự hấp dẫn, sinh động, có sắc thái riêng. Tùy theo nội dung trang trí, sở thích dùng màu của người vẽ mà màu sắc trang trí có thể vui tươi, trang nhã hay đầm ấm. Bố cục Sau khi đã nắm được về họa tiết, và màu sắc thì việc hướng dẫn cho học sinh hiểu được bố cục của bài vẽ trang trí là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải làm rõ được bố cục trang trí là sự sắp xếp, bố trí các hình mảng, họa tiết, màu sắc, đậm nhạt, hình khối… trên một mặt phẳng trong không gian để tạo ra một sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ như cầu tinh thần và nhu cầu sử dụng của con người.
  • 17. 11 Một số hình thức thường được sử dụng trong bố cục trang trí như: hình thức nhắc lại, hình thức xen kẽ, hình thức đối xứng, hình thức cân đối, hình thức tương phản. Việc nắm được các hình thức trang trí giúp học sinh chủ động hơn khi đi tìm họa tiết cho ý tưởng bài vẽ của mình. Từ thủa sơ khai của loài người, đã xuất hiện những hình vẽ chạm khắc. Các nhà khoa học đã tìm thấy những hình vẽ trong hang động ở các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Argentina, Châu Phi… Sự sáng tạo mỹ thuật ở những hình thức sơ khai cho thấy, đã có tính trang trí xuất hiện, nó có vai trò rất lớn trong việc phát triển tư duy, nhận thức, ứng xử trong sự phản ánh hiện thực đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội nguyên thủy- hình thái xã hội đầu tiên của loài người. Trải qua sự biến thiên của lịch sử, mỗi dân tộc trên thế giới lại có những mẫu thức trang trí đặc sắc có giá trị và tạo nên những truyền thống riêng biệt. Cũng như nhiều tộc khác trên thế giới, các mô típ hoa văn làm đẹp cho kiến trúc đình chùa, đền miếu, nhà cửa, trang phục, đồ dùng sinh hoạt… là một nhu cầu trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam. Mô típ hoa văn trang trí dân gian của Việt Nam rất phong phú về các loại hình, đề tài trang trí và đa dạng các loại hình, được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt là các hoa văn trang trí cho kiến trúc cộng đồng của người Việt được hình thành qua một quá trình sáng tạo của nghệ nhân và được thể hiện với một tay nghề tinh thông. Các làng nghề chạm khắc đá, gỗ không ngừng phát triển ganh đua nhau làm đẹp cho cộng đồng nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh trở thành phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong xã hội Việt. Các mô típ trang trí dân gian còn in dấu ấn văn hóa Việt trên nhiều bình diện khác nhau, là kho tàng tư liệu phong phú mang giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật,… Việc hướng dẫn học sinh thăm quan tìm hiểu, chép lại các họa tiết hoa văn trang trí của cha ông để sáng tạo, tái tạo lại thành những mẫu trang trí ứng dụng cho bài học là một hoạt động thiết thực, có ý
  • 18. 12 nghĩa lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ và giáo dục tình yêu quê hương, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các giá trị truyền thống, hiểu biết hơn về lịch sử và biết yêu cái đẹp, yêu vốn quý của cha ông. 1.1.3. Dạy học và phương pháp dạy học Mỹ thuật 1.1.3.1. Dạy học Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. Con người hiểu được mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc. K.Marx cho rằng, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức;mục đích, ý thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó. K. Marx viết: “Công việc đòi hỏi một sự chú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả của một sự căng thẳng thường xuyên của ý chí”. Trong lịch sử của nhân loại, tính mục đích trong hoạt động và tầm nhìn về lợi ích của hoạt động con người thể hiện rõ trong nền giáo dục của các dân tộc và quốc gia từ xưa đến nay. Hoạt động của con người dành cho việc dạy và học luôn được chú trọng và đề cao. Hồ Chủ tịch từng nhắc lại một bài học của người xưa: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dạy học là dạy người. Trong quan niệm của người Việt, người thầy được coi là một nhân tố góp phần quan trọng, quyết định sự nghiệp của con người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có ý nghĩa như vậy. Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động tự giác tích cực của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Trước đây, mọi người thường hiểu hoạt động sư phạm chỉ là hoạt động của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học. Trong hoạt động sư phạm, giáo viên chủ động từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương pháp dạy học, đến những câu hỏi,… Còn học sinh tiếp nhận thụ động, học thuộc để “trả bài”.
  • 19. 13 Giáo viên giữ “chìa khoá tri thức”, cánh cửa tri thức chỉ có thể mở ra từ phía hoạt động của giáo viên. Quan niệm này hiện nay từ góc độ khoa học sư phạm, quan niệm trên chỉ chú trọng hoạt động một mặt, hoạt động của giáo viên mà chưa thấy được mặt kia của hoạt động sư phạm là hoạt động của học sinh. 1.1.3.2. Phương pháp dạy học Mỹ thuật Phương pháp dạy học (PPDH) là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. PPDH là một khoa học nghiên cứu về cách dạy và cách học… là một vấn đề rộng, xuất hiện khi có nhà trường và luôn được các nhà sư phạm, các nhà giáo dục tranh luận với các quan niệm khác nhau, ngày càng hoàn thiện và tiếp cận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Do vậy, có thể nói PPDH là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Bên cạnh những điểm chung trong PPDH thì môn Mỹ thuật cũng có những nét đặc thù riêng. Môn Mỹ thuật có lợi thế là đòi hỏi HS phải tìm tòi, sáng tạo để biến cái chung thành cái riêng, không dập khuôn, sao chép, không lặp lại bài vẽ của chính mình hay với các bạn. Mỹ thuật là môn học tạo ra cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp theo cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện phù hợp với lứa tuổi. Vì thế, học Mỹ thuật chủ yếu là giáo dục thẩm mỹ cho HS, góp phần hoàn thiện mục tiêu của nhà trường trong quá trình đào tạo cho HS toàn diện về các mặt như: Đức - Trí - Thể - Mỹ và Lao động. Ngoài một số PPDH truyền thống như: thuyết trình, trực quan, vấn đáp, thị phạm. Trong PPDH cần có các PPDH mới hiện đại phù hợp với những yêu cầu đổi mới phát triển năng lực như: Phương pháp dạy học nhóm, khăn trải bàn, trò chơi.
  • 20. 14 Phương pháp dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Phương pháp trò chơi là phản ánh hiện thực khách quan qua hoạt động của trẻ em với sự đan xen của những yếu tố tưởng tượng. Trò chơi có thể sử dụng nhằm mục đích dạy học. 1.2. Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy 1.2.1. Lịch sử xây dựng chùa Thầy Chùa Thầy hiện nay thuộc địa phận của thôn Thụy Khuê xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa gắn liền với cuộc đời Từ Đạo Hạnh, vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi. Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Theo minh văn trên chuông, chùa Thầy được dựng vào năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 9 triều Lý Nhân Tông (1109). Theo văn bía “Bối Am tự bi”, niên đại Sùng Khang thứ 4 (1569) thù chùa Thầy đã có từ thời Đinh (thế kỷ 10) [19, tr.104]. Là ngôi chùa linh thiêng, gắn liền với các hoạt động cầu tự, cầu an của hoàng gia và các tầng lớp quý tộc. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, chùa Thầy nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của hoàng tộc và quý tộc các triều đại phong kiến Việt Nam. Dấu ấn của những lần trùng tu, sửa chữa ở chùa Thầy thể hiện ở hệ thống hiện vật quý giá trải từ các thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Điển hình như bệ đá thời Lý (hiện đặt tượng đức Từ Đạo Hạnh), bệ đá hoa sen ba tầng thời Trần (bệ đá lớn nhất miền Bắc so với các bệ đá cùng loại -
  • 21. 15 mệnh danh là bách liên đài). Chùa bị quân Minh phá hủy nhưng được Trịnh Quốc công (bố đẻ của Hoàng Hậu Trường Lạc) cho tu bổ theo quy mô cũ [19, tr.104]. Dưới thời Mạc, chùa tiếp tục được tu sửa, tôn tạo, một số di vật hiện còn là hai đầu dư chạm rồng ở thiêu hương, bệ tượng vua Lý Thần Tông, khám thờ Từ Đạo Hạnh mang phong cách nghệ thuật thời Mạc. Dấu ấn kiến trúc quan trọng nhất của chùa Thầy còn được thể hiện đầy đủ và rõ nhất hiện nay là kết quả của lần đại trùng tu vào đầu thế kỷ 17 của Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu. Hệ thống kiến trúc điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông cùng được thực hiện giai đoạn này. Trừ một vài đầu dư ở nhà cầu có phong cách chạm khắc thế kỷ 16 thì hầu hết các mảng chạm khắc hoa văn trang trí kiến trúc ở các kiến trúc chùa Thượng - Trung - Hạ ở chùa Thầy đều mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Đây là những hoa văn trang trí công phu, đẹp mắt, giàu tính trang trí. Chùa Thầy lưu giữ được hệ thống tượng Phật quý có nên đại trải dài từ thế kỷ 16, 17, 18, 19 mà điển hình là bộ tượng Di đà tam tôn niên đại thế kỷ 17 đã được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2015. Hiện chùa Thầy cũng giữ được am Đức Quang (thế kỷ 17) và hệ thống các tượng Hậu Phật bằng đá mà trên đó cũng chạm khắc nhiều hình tượng trang trí rồng, phượng, vân mây, hoa văn đẹp mắt (PL2, Ảnh 2.4, 2.5). 1.2.2. Các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy Với kiến trúc đồ sộ và hệ thống hiện vật quý giá trải qua nhiều triều đại, chùa Thầy là nơi chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc, trong đó nghệ thuật chạm khắc cũng vô cùng phong phú. Nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy được thể hiện trên hai chất liệu chính là gỗ và đá. Trong đó, các mảng chạm khắc trên gỗ thể hiện chủ yếu trên chạm khắc trang trí kiến trúc, bên cạnh đó là các mảng chạm khắc giàu tính trang trí thể hiện trên khám thờ, trên bệ tượng Phật… Mảng chạm khắc trang trí trên đá ở chùa Thầy cũng khá đặc sắc, thể hiện tập trung ở hệ thống bệ, sập thờ và cả trên
  • 22. 16 các bia hậu Phật có niên đại từ thời Lý, thời Trần và thời Lê Trung Hưng. Trong số các mảng chạm khắc trên gỗ, trên đá này thì các mảng chạm khắc trên bệ tượng Phật, khám thờ, hay trên bệ đá hoa sen khối hộp chữ nhật là các mảng chạm khắc giàu tính trang trí và dễ áp dụng cho các bài học trong phân môn vẽ trang trí của học sinh hơn cả. 1.2.2.1. Chạm khắc trang trí trên gỗ Chạm khắc trang trí trên chất liệu gỗ ở chùa Thầy khá phong phú, trong đó có các mảng chạm khắc trang trí kiến trúc thể hiện ở cả kiến trúc điện Phật và kiến trúc điện Thánh đều mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, ngoài ra còn có các mảng chạm khắc trang trí khám thờ Từ Đạo Hạnh, bệ thờ vua Lý Thần Tông, bệ tượng Tam Thế Phật (phong cách nghệ thuật thế kỷ 16), bệ thờ bộ tượng Di đà tam tôn, nhang án gỗ (phong cách nghệ thuật thế kỷ 17), và nhiều các mảng chạm khắc giàu tính trang trí khác như trang trí trên bảng văn, ngai thờ... Chạm khắc trang trí trên kiến trúc Nghệ thuật chạm khắc trang trí kiến trúc cổ ở Việt Nam rất phát triển. Giá trị của các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc cung đình, đền, chùa… không chỉ thể hiện ở cách tạo không gian cảnh quan, bố cục tổng thể kiến trúc mà còn bởi nghệ thuật chạm khắc gỗ đã đạt đến đỉnh cao. Kiến trúc của ngôi chùa Thầy gồm: Ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Trong tổng thể kiến trúc chùa Thầy, hai dãy nhà chùa Hạ và chùa Trung được kết nối với nhau bởi một nhà cầu (nhà ống muống) thành một không gian thống nhất, liên hoàn có mặt bằng chữ công làm nơi thờ phật. Mọi kết cấu bộ vì kèo, hàng cột cùng nghệ thuật chạm khắc của ba dãy nhà này đều ăn nhập với nhau nhằm thể hiện rõ ràng không gian để chuyển tải ý tưởng vừa linh thiêng lại gần gũi, từ bi của phật giáo. Các mái toà tiền đường lợp
  • 23. 17 ngói mũi hài kiểu tàu đao lá mái, toả ra bốn phía với bốn đầu đao cong vươn lên trời tạo nên sự bề thế. Bờ nóc, bờ dải được gắn gạch hộp hoa chanh rỗng. Hai đầu kìm là đôi thuỷ quái Makara hoá rồng ngậm bờ nóc, đuôi uốn cong vây xoắn tròn. Tổ hợp đầu đao kết cấu cầu kỳ với hình rồng uốn khúc, Makara ngậm bờ guột, giữa mái, nơi gấp khúc đắp con xô hình lân đang chạy xuống quay đầu về nóc mái. Các yếu tố trang trí làm cho bộ mái thêm vẻ đồ sộ, sinh động, hoành tráng và bay bổng. Hai đầu hồi tiền đường làm theo kiểu vỉ ruồi thông thoáng, trổ thủng hình mặt trời, hoa cúc, vân xoắn tròn xen lẫn với mây cụm hình đao mác (PL2, Ảnh 2.6, tr.74). Các chạm khắc trang trí kiến trúc đặc sắc nhất của điện Phật (gồm tòa hạ (tiền đường), nhà cầu (thiêu hương) và tòa trung (thượng điện) là hệ thống chạm khắc gỗ tập trung ở tòa hạ và nhà cầu. Tiền đường gồm 3 gian 2 chái kết cấu khung gỗ dựa trên 4 hàng chân cột. Vì nóc kết cấu kiểu chồng rường, liên kết vì nách và hiên dùng kẻ suốt. Tòa ống muống là tòa nối thông tiền đường và thượng điện có kết cấu vì nóc giá chiêng, chồng rường với trụ trốn khá cao. Dưới bộ vì, nối 2 hàng cột cái là hệ thống các cửa võng trang trí cầu kỳ, đẹp mắt. Có thể thấy, các mảng chạm khắc được thể hiện dày đặc trên vì kèo, ván gió, cửa nách hai bên tiền đường, cửa võng, lan can nhà cầu… Đó là những trang trí có giá trị cao về nghệ thuật chạm khắc. Thượng điện tuy có kiến trúc lớn hơn tiền đường, lòng nhà rộng nhưng kết cấu khung gỗ thượng điện đơn giản hơn. Nền nhà Thượng điện cao hơn nền nhà tiền đường 0,5m. Thượng điện có kết cấu khá thông thoáng nhờ vào hệ thống cửa bức bàn gỗ bao hai bên hồi và phía sau. Để tạo không gian riêng cho ban thờ đức Ông và thánh Tăng, ở hai đầu hồi thượng điện, người ta đã tạo ra hai chiếc khám. Khám được liên kết bằng những thanh xà nhỏ giữa cột cái và cột quân, có lồng ván gỗ chia ô, chạm trổ và một cửa sổ con tiện. Hình thức chia ô, cửa chạm trổ xen lẫn với
  • 24. 18 những hàng chấn song ở 3 toà nhà điện phật Chùa Thầy có tác dụng lấy ánh sáng và trang trí cho kiến trúc rất hiệu quả (PL3, Ảnh 3.7, 3.8, 3.9). Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi chim vẹt bằng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông. Đây là một kiến trúc đặc biệt có không gian đóng kín, mặc dù là một tòa nhà lớn, lòng rộng gồm một gian hai chái khá lớn. Hai bên và mặt sau thượng điện được bưng kín bằng hệ thống vách gỗ, cửa hậu không mở vì vậy lòng nhà không gian luôn tối, thâm nghiêm. Điểm đặc sắc trong chạm khắc trang trí kiến trúc tòa chùa Thượng này chính là các chạm khắc gỗ trang trí mặt ngoài.Toàn bộ mặt trước tòa chùa Thượng được trang trí diềm bậu cửa, diềm hiên, y môn, ván gió, ván nong, cửa nách… Đây đều là những mảng chạm khắc công phu, có giá trị nghệ thuật cao mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Chạm khắc trang trí trên khám thờ, bệ thờ, nhang án. Khám thờ Thiền sư Đạo Hạnh cao 3m; dài và rộng 1,83m. Khám thờ gỗ đặt ở điện Thánh kiểu long đình mang dáng dấp của một kiến trúc kiểu hai tầng tám mái, được tạo tác mang giá trị nghệ thuật cao, có phong cách nghệ thuật thời Mạc. Khám gồm ba lớp: mái, thân, đế. Mái khám có hai tầng, giống như hình mui luyện. Trên đỉnh mái có một rụ nhỏ, trên đỉnh trụ là một nụ sen. Các góc mái có hai xà nhô ra chạm hình đầu rồng. Dọc 4 góc khám là bốn cột tròn chạm rồng. Rồng dài thon cuộn tròn quanh cột, thân phủ vảy, râu và vây có các dải mây lượn. Giữa các thanh xà nối bốn cột, có những cụm đấu củng hình vuông. Mỗi mặt có 3 cụm đấu, xen giữa là những biến thể hoa văn. Quanh xà có những đường diềm bao kín, chạm hoa dây, sen, mai, cúc. Giả lan can của khám có trụ vuông ở bốn góc, các trụ chính cũng là để mở lối vào khám. Mặt trước khám lắp bộ cửa gồm 2 cánh,
  • 25. 19 cùng vách ngăn ở hai bên. Cánh cửa hình chữ nhật chia thành 4 ô trang trí. Hai ô trên cùng chạm hình rồng thân thon, lượn vặn vỏ đỗ từ dưới lên trên thành hình lá đề. Hai ô dưới đều chạm con phượng đang trong tư thế nhảy múa. Đuôi phượng mảnh, tỉa nhiều lớp uốn lượn toả ra phía sau, xen kẽ có các cụm mây hình khánh. Đế khám chia làm 3 tầng, kết cấu tương tự bệ đá hoa sen hình hộp thời Trần. Đế khám chạm hồi văn được chia thành nhiều ô chữ nhật nhỏ, tỉa hình ca rô và các hình trám lồng. Mặt đế khắc 3 lớp cánh sen. Chân đế kiểu chân quỳ dạ cá, trang trí các cuộn lá đề và mây cuộn. Thân đế có một lớp cánh sen ngửa, mũi sen xoắn lõm (PL3, Ảnh 3.8). Bệ gỗ đặt tượng vua Lý Thần Tông có niên đại thế kỷ 15 đặt gian bên trái toà điện thánh cũng là một bệ gỗ đẹp có nhiều hình trang trí phức tạp. Bệ gỗ hình lục giác với các cạnh không đều nhau, giật cấp ba tầng. Mặt bệ có cạnh lớn 0,68m; cạnh nhỏ 0,54m. Hoa văn mặt bệ là một đường diềm với trang trí xung quanh có các u tròn. Thân bệ thu nhỏ, nhiều hình trang trí, diềm trên và diềm dưới có một lớp cánh sen mũi xoắn. Mặt trước của bệ có ô trang trí một con rồng. Thân rồng mập lượn cong, phủ vảy điểm xuyết những viên ngọc, bờm một dải tỉa mượt lượn phía sau. Đầu rồng ngoảnh về sau, miệng nhả ra viên ngọc. Bốn mặt bên của bệ chạm hình sừng tê, ngọc báu trên nền hoa văn lá đề có diềm hình ngọn lửa. Sáu góc bệ đều có trụ chống, trang trí hoa sen với những cánh thon và các múi nổi. Tuy nhiên, hiện nay phần tượng vua Lý Thần Tông và phần bệ đều được phủ vải, áo choàng che kín nên học sinh và khách tham quan rất khó có điều kiện quan sát, chiêm ngưỡng. Việc nắm bắt về phần bệ tượng này cũng như pho tượng vua Lý ở đây chỉ nhằm củng cố thông tin cho học sinh hiểu hơn về lịch sử ngôi chùa. Nhang án gỗ mang phong cách chạm khắc thế kỷ 17 đặt trước điện Thánh ở chùa Thầy cũng là chiếc nhang án điển hình của nghệ thuật chạm khắc nhang án thế kỷ 17. Các kỹ thuật chạm lộng, chạm bong, chạm thủng
  • 26. 20 được các nghệ nhân sử dụng điêu luyện, phối hợp tài tình. Vị trí đặt hương án là khá thông thoáng, học sinh có thể quan sát dễ dàng, tuy nhiên tính chất dày đặc của các họa tiết hoa văn, các lớp không gian ẩn hiện rối mắt sẽ gây khó khăn cho học sinh trong việc ngồi vẽ, chép lại họa tiết. Chính vì vậy, các họa tiết hoa văn ở hương án cũng sẽ chỉ được giáo viên hướng dẫn sơ qua. 1.2.2.2. Chạm khắc trang trí trên đá Nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá ở chùa Thầy tập trung chủ yếu ở các chạm khắc trang trí bệ đá hoa sen khối hộp thời Trần. Ngoài ra có thể tham khảo thêm các họa tiết hoa văn trang trí trên chạm khắc ở sập đá đặt bảng văn trước ban thờ vua Lý Thần Tông ở điện Thánh, chạm khắc hoa văn trên trí trên trán bia và diềm bia Hậu Phật đặt dưới nhà Tổ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Mặc dù vậy, hiện nay do cách bày đặt ở chùa, học sinh sẽ rất khó tiếp cận các hình khắc trang trí trên các bia Hậu Phật dưới nhà tổ, nên giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đặt trọng tâm vào việc quan sát và chép họa tiết hoa văn trang trí trên bệ đá hoa sen khối hộp thời Trần. Bệ đá toà sen hình hộp thời Trần ở chùa Thầy là bệ đá lớn nhất, đồng thời là chiếc bệ duy nhất gồm hai tầng. Bệ cao 1,36m; dài 3,91m; rộng 2,75m được chế tác từ đá xanh. Tầng bệ trên kết cấu tương tự một bệ đá toà sen hoàn chỉnh thường thấy ở một số ngôi chùa ven sông Đáy, gồm 3 phần. Trên cùng là đài sen với hai lớp cánh ngửa, một lớp cánh úp. Mỗi cánh sen ngửa thể hiện theo kiểu kép ba, đường gờ giữa xoắn đầu tròn ở phía trên. Dưới hàng cánh sen có một đường diềm hoa dây, tiếp đến là đường gờ hình lá sồi úp. Thân bệ tạc chim thần và rồng. 4 góc bệ, mỗi góc chạm hình một con chim thần Garuda có mỏ ngắn, mắt tròn trơn, bụng phệ, hai tay đưa lên như đỡ lấy toà sen. Chân của chim hơi khuỳnh hai bên, các móng tay nhọn đang quắp lấy viên ngọc. Mặt trước và hai mặt bên của thân bệ chạm rồng
  • 27. 21 không vảy, với cặp sừng chìm trong lớp tóc bờm. Dưới hàng hình rồng có đường gờ trơn, tiếp theo hàng chân quỳ đè lên một đường gờ trơn khác. Tầng bệ phía dưới lớn hơn bệ trên, cách thức cũng tương tự một bệ đá toà sen hoàn chỉnh. Diềm trên có một hàng hoa dây, tiếp theo là một hàng sen kép, lớp chim thần, rồng, hoa, lá... Vị trí một số họa tiết trên chạm khắc tiêu biểu Xem phụ lục. 1.2.3. Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc chùa Thầy Trong công trình “Họa tiết trang trí An Nam”, Léopold Cardiere đã có những nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật trang trí của người An Nam: Trong nghệ thuật trang trí của người An Nam, giới thực vật cũng được sử dụng với họa tiết hoa, hoa dây, lá, dây lá và quả. Lá là họa tiết trang trí đơn giản, còn dây lá rườm rà và có kích thước rộng hơn. Khi họa tiết chạy viền khổ hẹp theo một khung thì gọi là “đằng” (dây leo) như liên đằng (dây trang trí lá sen), lan đằng (dây trang trí cây lan)... Chỉ thỉnh thoảng mới thấy họa tiết lá mang hình dáng tự nhiên, còn thường thì đều cách điệu hóa... Tên các họa tiết hoa lá thật khó xác định, ngay các nghệ sĩ An Nam cũng nhiều khi không biết và họ hay biến đổi hình dáng theo ngẫu hứng... [21]. Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc ở chùa Thầy vô cùng phong phú và đa dạng. Thật khó để kể tên cụ thể, đầy đủ, chi tiết các họa tiết hoa văn đó. Chúng ta có thể quy ra các dạng hình tượng hoa văn chính: hoa văn liên quan tới linh vật và động vật như rồng, phượng, sư tử…, hoa văn hình thực vật như hoa sen, hoa cúc, lá đề… và hoa văn dạng hồi văn như hồi văn chữ vạn, hồi văn mây lửa…và các hình tượng họa tiết trang trí khác. 1.2.3.1. Hình linh vật và động vật Hoa văn hình linh vật như văn rồng (rồng ổ, rồng chầu mặt trời, rồng trong lá đề), phượng, sư tử, garuđa,… xuất hiện khá nhiều trên các mảng
  • 28. 22 chạm khắc ở chùa Thầy. Các hình tượng thú vật mà nhiều trong số chúng là những con vật thần thoại, chỉ có trong tưởng tượng được các nghệ nhân chạm khắc thể hiện trong những hình thức vô cùng sinh động, đa dạng. Chỉ một hình tượng rồng nhưng có biết bao nhiêu bố cục rồng được thể hiện vô cùng sinh động. Con rồng trong thế kỷ 13 trên bệ đá khi ở trong bố cục chữ nhật thì uốn mình dàn đều nhịp nhàng; khi ở trong bố cục một lá đề trọn vẹn thì ngoái đầu, uốn mình tung tẩy phóng khoáng, tinh nghịch, phần đầu và bờm tóc được thể hiện vô cùng tỉ mỉ, phức tạp; khi ở bố cục nửa lá đề lại có phần thu mình hơn, phần đầu, bờm tóc được thể hiện đơn giản hơn, thân hình uốn gọn trong khung hình cố định. Những con rồng trên chạm khắc gỗ thế kỷ 16 trên khám thờ Từ Đạo Hạnh hay bệ tượng tam thế phật lại được thể hiện thân hình mảnh, thuôn dài, các lưỡi đao mác mảnh, mềm mại uốn lượn duyên dáng. Trong khi đó, cũng con rồng, sang thế kỷ 17 lại được phá cách ẩn hiện trong lớp mây đao mác tua tủa, rồng xuất hiện ở muôn vàn thế dáng khác nhau. Trên một mảng ván nong hình chữ nhật nằm ngang ở mặt trước điện Thánh, chính giữa khung hình là con rồng nhô đầu nhìn trực diện với 2 mắt nổi to tròn, trán cao, mũi to, miêng rộng, râu và các đao mác tỏa ra tứ phía, toàn bộ phần đầu và hệ thống đao mác che lấp phần thân uốn cong từ trái sang phải vút ra phía sau vô cùng oai lực. Cũng là con rồng thế kỷ 17 nhưng khi đặt ở mảng chạm chân cột cửa hậu tòa thượng điện lại được thể hiện trong hình thức góc nghiêng ¾ đang ngóc đầu hướng lên trên trong bố cục hình chữ nhật đứng. Mặt rồng không còn vẻ dữ tợn, uy nghiêm như khi được thể hiện ở góc chính diện. Lúc này thân rồng không bị che lấp nhiều mà trở thành “xương sống” của bố cục với những họa tiết chạm vảy cá; các đao mác tỏa ra từ đầu, thân phụ trợ. Một hình thức khác của rồng cũng được thể hiện vô cùng đẹp mắt là hình tượng rồng chầu mặt trời trên cửa võng. Hai con rồng được thể hiện trong hình thức đối xứng
  • 29. 23 (đăng đối) và đôi khi chỉ đơn giản là cân đối (đăng đối giả). Hệ thống các hoa văn mây lửa phủ kín thân rồng tạo ra nét chuyển động vừa dữ dội vừa mềm mại, có phần rối mắt nhưng hết sức tinh tế của nghệ thuật chạm khắc. Sự kết hợp của các đường lượn mềm mại ở gốc đao mác với những nét vút sắc nhọn ở phần đầu đao mác cũng tạo ra những thay đổi tích cực cho bố cục mảng chạm. Đó là một trong những điểm đặc sắc có thể áp dụng trong các bước bố cục bài vẽ trang trí dựa trên những họa tiết hoa văn vốn cổ. Không chỉ là những hình rồng phức tạp, ken đặc các chi tiết trên mảng chạm, ở một số vị trí ví như trên bao lơn quanh hiên và tường bao các tòa kiến trúc ở chùa Thầy, trên ván gió người ta cũng thể hiện các đề tài vân hóa long (mây hóa rồng) khá đơn giản nhưng đẹp mắt. Đầu rồng là những cụm văn mấy lửa mềm mại, thân rồng chỉ đơn giản là những đường chỉ thẳng trơn kéo dài từ đầu này đối xứng sang đầu kia qua điểm giữa là hoa văn vân khánh (mây hình khánh) cân xứng đẹp mắt (PL4, Ảnh 4.21, 4.22, 4.23). Hình tượng Garuđa xuất hiện ở các góc bệ tầng trên và tầng dưới bệ tượng khối hộp hoa sen 2 tầng ở chùa Thầy. Các con garuđa được thể hiện nổi khối gần như các tượng tròn nhưng trên thân mình và cánh của chúng được chạm khắc trang trí tỉ mỉ. Những khoảng trống căn tròn ở phần thân được bổ trợ bằng những chi tiết dày đặc trang trí trên đầu, ở phần đuôi và cánh phía sau (PL4, Hình 4.24). Sư tử cũng là một hình tượng được thể hiện ở các chạm khắc trên điêu khắc chùa Thầy. Con sư tử thời Lý trên bệ đá hiện đặt tượng đức Từ Đạo Hạnh với gương mặt dữ tợn, toàn thân được thể hiện trong một khối tròn, trên thân nổi lên các chạm khắc trang trí hình hoa mai 4 cánh, trên đầu đội tòa sen, dưới chân cũng khắc các lớp cánh sen nhỏ. Ngoài ra, ở một số bệ tượng Phật như bệ tượng tam thế (thế kỷ 16), một số bệ tượng thế kỷ 17 ta cũng có thể xem thấy các hình tượng sư tử vờn cầu. Sư tử với phần đầu
  • 30. 24 có nhiều điểm gần với đầu rồng nhưng thân ngắn mập, trên bệ tượng tam thế, các con sư tử đang trong tư thế tung chân chạy tựa những con ngựa đang tung vó trên thảo nguyên. Phần đuôi ngắn, lông đuôi cuộn lại trong bố cục tựa lá đề cao quý. Toàn thân sư tử phủ lớp vảy như vảy cá, ẩn hiện dưới nền mảng chạm sư tử là những hoa văn dày đặc nhưng mềm mại, làm tôn hình tượng con vật (PL4, Hình 4.25, 4.26, 4.27). Hình tượng chim phượng không xuất hiện nhiều trong các mảng chạm ở chùa Thầy. Tuy vậy các bố cục chim phượng trên khám thờ Từ Đạo Hạnh, trên lưng ngai, hay việc chép lại hình tượng đôi chim vẹt đặt trước điện Thánh cũng là một biện pháp cho việc tìm kiếm hình tượng con vật thường xuất hiện trong các di tích truyền thống. 1.2.3.2. Hình thực vật Trong nghệ thuật trang trí, thì hình tượng thực vật không chỉ mang trong mình ý nghĩa là những họa tiết mà còn mang tính biểu tượng gắn với vật chất và tâm linh của con người. Người ta thường nói “Sống, tồn tại trong cây cỏ, nhờ cây cỏ. Chết, hoá thân trong cây cỏ”. Đây là chủ đề phổ biến mà chúng ta thường bắt gặp trong kiến trúc và điêu khắc của chùa.Với chủ đề này, những sắc màu của cỏ cây, hoa lá luôn mang lại sự tươi tắn, dịu dàng của thiên nhiên. Các hình thực vật bắt gặp nhiều trong các chạm khắc trang trí kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy như hoa cúc, hoa sen, hoa phù dung, lá lan, hoa dây leo, lá đề, hoa chanh lồng ô trám, … Hình tượng hoa sen là hình tượng phổ biến, được sử dụng nhiều trong các chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy. Chủ yếu là các dạng hoa văn trang trí cánh sen: cánh sen úp, cánh sen ngửa.. Bệ đá hoa sen khối hộp chữ nhật giật cấp 2 tầng ở chùa Thầy được mệnh danh là bách liên đài (đài sen trăm cánh), là bệ đá hoa sen lớn nhất hiện thấy. Các lớp cánh hoa sen được tạo hình thay đổi khá linh hoạt, chẳng cánh nào giống
  • 31. 25 cánh nào. Các lớp cánh sen nổi khối khá dày nhưng bên trong lại tạo những đường chỉ giàu tính đồ họa, trang trí. Đây chính là lợi điểm giúp học sinh dễ nắm bắt và chép lại hình các cánh sen một cách dễ dàng. Những đài sen trên các bệ tượng Phật cũng như vậy, vừa có tính hiện thực vừa giàu tính trang trí. Điểm giữa các cánh sen múp tròn căng đầy là những bông hoa 8 cánh tạo từ những chấm tròn nổi, viền bên ngoài là các văn dạng khánh (bệ tượng Phật thế kỷ 17), hoặc các cánh hoa sen ngắn to bè xếp chồng từng lớp lên nhau, ở giữa điểm các văn khánh nhỏ hoặc đôi khi các cánh sen được tạo hình rất đơn giản viền thành đường diềm chạy quanh bệ tượng. Hoa văn hoa cúc, hoa phù dung, lá lan là những bông hoa, lá được trang trí ở tầng dưới bệ đá hoa sen. Tuy vị trí quan sát hơi thấp so với tầm nhìn song cách tạo hình hoa không quá phức tạp. Bông hoa có khi là 4 cánh, có khi là nhiều hơn nhưng các cánh hoa tròn, đan xen nhau không quá phức tạp. Bông hoa ở chính giữa, hai bên tỏa ra 2 chiếc lá to, có nhiều đường gân nổi, phía trên và phía dưới điểm những lá nhỏ uốn mềm mại. Nhìn chung, cách tạo khối đơn giản bằng các đường kẻ chỉ lớp cao lớp thấp mang tính đồ họa cao cũng là lợi điểm giúp học sinh dễ dàng chép lại các họa tiết hoa văn này. Dạng hoa văn lá đề là một dạng hoa văn biến hình khá nhiều mà đôi khi ta khó phân biệt giữa văn lá đề hay văn hình khánh hay thậm chí là hoa văn cánh sen. Đây là một hình thức bắt gặp thường trực trong các chạm khắc trang trí kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy. Phổ biến trên các ván gió, mi cửa, cửa võng, trên bệ đá… Đây là dạng hoa văn đẹp, không quá phức tạp và có thể ứng dụng trong nhiều bài trang trí khác nhau, vì vậy giáo viên có thể khuyến khích học sinh chép loại họa tiết này. Trên các bệ tượng Phật tam thế, bệ tượng Di đà tam tôn hay bệ tượng Quan Âm Nam Hải… có rất nhiều hình tượng trang trí hoa văn đẹp mắt. Tuy nhiên, vị trí tiếp cận các bệ tượng này không thuận lợi (quá cao, quá xa
  • 32. 26 hoặc quá tối) nên đối với các loại hình trang trí trên các bệ này, giáo viên chỉ có thể giới thiệu qua và chủ yếu cho học sinh tiếp cận bằng ảnh chụp. Dạng hoa văn hoa chanh lồng ô trám trên bệ tượng Quan Thế âm ở bộ Di đà tam tôn là một dải hoa văn khá đẹp mà đơn giản, sẽ giúp ích cho học sinh dễ dàng nắm bắt, chép lại họa tiết hoa văn này. 1.2.3.3. Hình hồi văn Hồi văn là những hình tượng hoa văn đơn giản thưởng lặp đi lặp lại, nối dài không có đầu không có cuối. Hình thức họa tiết hoa văn hồi văn là hình thức khá phổ biến trong các trang trí hoa văn cổ ở Việt Nam cũng như Trung Quốc. Ở chùa Thầy, chúng ta có thể bắt gặp các hồi văn chữ vạn (ván gió, bảng văn), mây đao mác (mây lửa), văn khánh (hoa văn hình khánh)… Đây là các họa tiết hoa văn đẹp, dễ thực hiện và ứng dụng trên các bài vẽ, đặc biệt là vẽ trang trí đường diềm. Vì vậy, học sinh có thể chép những họa tiết này để phục vụ cho bài trang trí ở lớp cũng như ứng dụng trong các việc trang trí làm đẹp theo nhu cầu của bản thân. 1.2.3.4. Các hình tượng, họa tiết trang trí khác Trong các chạm khắc kiến trúc và điêu khắc cổ Việt Nam, hình tượng mây có lẽ là hình tượng xuất hiện nhiều nhất và làm “nền” cho các họa tiết hoa văn khác, đặc biệt là cho các hình tượng rồng và linh thú. Mây hóa ngọn lửa, hình đao mác, mây hóa long,… Hình ảnh mấy được thiên biến vạn hóa, là biểu tượng cho dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc. 1.3. Khái quát về trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội 1.3.1. Lược sử trường Trung học Cơ sở An khánh, Hoài Đức, Hà Nội Trường THCS An Khánh thuộc thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trường THCS An Khánh luôn được đánh giá cao về chất lượng giáo dục. Là một trường cách trung tâm thành phố nhưng
  • 33. 27 trường vẫn luôn phấn đấu để giữ vững vị trí của mình. Hiện nay có rất nhiều học sinh theo học. Trường THCS An Khánh được thành lập năm 1961 theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tây. Thời kì đầu, học sinh của nhà trường chủ yếu tập trung ở các xã An Khánh, An Thượng và Song Phương, được tách ra từ trường Thọ Nam, nay là trường THCS Vân Canh. Theo thời gian và sự phát triển đi lên của địa phương, trường cấp II An Khánh trước kia và trường THCS An Khánh ngày nay luôn phát triển đi lên cả về số lượng và chất lượng. Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, trường An Khánh đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều ghi dấu ấn về sự nỗ lực và thành tích đã đạt được trong dạy học của các thế hệ lãnh đạo và giáo viên nhà trường (PL2, Ảnh 2.3). Hiện nay (năm học 2017 - 2018) nhà trường có quy mô và hiện đại với 31 lớp và 1340 học sinh, trên 70 thầy cô giáo và cán bộ nhân viên nhà trường. Ngôi trường có nhiều học sinh giỏi huyện và thành phố, thi vào cấp 3 công lập hàng năm có tỉ lệ đỗ rất cao, có nhiều học sinh của trường thi đậu vào chuyên Nguyễn Huệ, chuyên sư phạm, chuyên khoa học tự nhiên. Với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của thầy và trò, trường THCS An Khánh liên tục được công nhận là trường Tiên tiến xuất sắc cấp huyện, cấp tỉnh, cấp thành phố, là lá cờ đầu khối THCS của ngành GD&ĐT tỉnh Hà Tây năm học 1999 - 2000 và được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 năm 2005. Năm 2012 trường được UBND thành phố công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. 1.3.2. Chương trình dạy học phân môn Vẽ trang trí khối Trung học cơ sở tại trường An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội Các phân môn của môn Mỹ thuật được sắp xếp xen kẽ nhau hợp lí giúp học sinh dễ hiểu, dễ theo dõi bài học.
  • 34. 28 Phân phối chương trình 1 tiết/ tuần. Cả năm học có 35 bài. Mỗi bài 1 tiết = 45 phút. Trong đó phân môn Vẽ trang trí có: 8 tiết chủ yếu học về trang trí ứng dụng. Trong chương trình phân môn Vẽ trang trí khối THCS thì nội dung bài học chủ yếu nâng cao về kiến thức trang trí, phương pháp thể hiện cũng như cách thức thực hành và ứng dụng vào đời sống với các loại bài như: Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Trong chương trình Mĩ thuật khối THCS, các bài VTT từ lớp 6-9 gồm các dạng bài học như sau: Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. Trang trí cơ bản xuất hiện ở khối lớp 6, 7 với các bài như: trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, trang trí hình tròn. Được phân bổ lặp lại qua các khối lớp nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bố cục trang trí và phát huy tính sáng tạo. Trang trí ứng dụng xuất hiện ở các khối lớp 7, 8, 9 với các bài như: Tạo dáng và trang trí lọ hoa, trang trí đồ vật hình chữ nhật, chữ trang trí, trang trí bìa lịch treo tường, trang trí đĩa tròn, trang trí đầu báo tường,trang trí quạt giấy, tạo dáng và trang trí chậu cảnh, trình bày bìa sách, tạo dáng và trang trí mặt nạ, trang trí lều trại, tạo dáng và trang trí túi sách, tập phóng tranh ảnh, trang trí hội trường, tạo dáng và trang trí thời trang. Trong đó nội dung các bài lí thuyết và thực hành như sau: • Lí thuyết nhằm cũng cấp những kiến thức chung về vẽ trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng, những kiến thức khác như: màu sắc, bố cục họa tiết trang trí,… để từ đó học sinh vận dụng vào thực hành. Các bài lý thuyết chung gồm có: - Màu sắc và cách dùng màu. - Các cách sắp xếp trong trang trí. - Họa tiết trang trí. - Vẽ đơn giản và cách điệu họa tiết.
  • 35. 29 - Họa tiết trang trí dân tộc. - Phương pháp làm bài Trang trí. - Trang trí cơ bản. - Trang trí ứng dụng. - Chữ và kẻ chữ. • Bài tập thực hành nhằm cho học sinh nắm vững và phát triển những kĩ năng cần cho một bài vẽ trang trí như: Bố cục, màu sắc, hình,… Dựa trên tài liệu phân phối chương trình THCS môn Mỹ thuật của Bộ Giáo Dục năm 2017 thì trường THCS An Khánh đã biên soạn dạy học theo các chủ đề (PL 1) với việc ứng dụng phương pháp Đan Mạch cũng như việc tôi là một giáo viên đang công tác và là một giáo viên bộ môn Mỹ thuật tại trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội thì trong chương trình lớp 7 có chủ đề 9: Trang trí đường điềm và ứng dụng trong đời sống (3 tiết) phù hợp với việc ứng dụng nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vào bài dạy. 1.3.3. Thực trạng dạy học Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh Mỹ thuật là môn học năng khiếu tuy không bị gánh nặng về điểm số nhưng lại phụ thuộc vào sở thích, sở trường của mỗi học sinh. Nhiều học sinh có năng khiếu, tỏ ra hứng thú với môn Mỹ thuật nhưng bên cạnh đó cũng có những em chưa tỏ ra hứng thú với môn học. Điều kiện dạy học và phương pháp dạy học cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn học. Thực tế việc dạy học các bài Vẽ trang trí môn Mỹ thuật ở trường THCS An Khánh từ trước tới nay vẫn thực hiện theo phương pháp dạy học cũ: giáo viên hướng dẫn và cho học sinh thực hiện bài vẽ trên lớp. So với các bài dạy Vẽ theo mẫu và Vẽ tranh thì các bài Vẽ trang trí đa phần được học sinh thực hiện trọn vẹn trên lớp (85%). Duy có một số học sinh vẽ chậm hơn, chưa hoàn thiện bài vẽ, hoặc vẽ chưa đúng nội dung yêu cầu (vẽ đối xứng, vẽ cân xứng, vẽ bất cân xứng...) do những lúng túng trong cách tiếp cận hoặc ”bí” họa tiết trang trí, hoặc chưa biết cách bố cục họa tiết hoa
  • 36. 30 văn trong bài... (15%). Đây là kết quả khá tốt so với các bài Vẽ theo mẫu và Vẽ tranh. Chúng tôi đã có khảo sát, Đánh giá thực trạng học Mỹ thuật ở trường THCS An Khánh, kết quả như sau: Đa số các em thấy các bước vẽ được xây dựng trong sách giáo khoa không dễ nhớ (13.16%), mỗi bài mỗi cách xây dựng bước vẽ khác nhau, chưa có sự đồng nhất giữa các bài, mặc dù cách vẽ của các bài vẽ trang trí đều gần giống nhau. Cách khai thác ĐDDH của giáo viên cũng chưa hoàn toàn làm cho học sinh thích thú. Có đến 10.5% học sinh cho là em chưa thích, 17.8% cho rằng rất ít thích. Như vậy đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi và có sáng kiến mới trong cách sử dụng và khai thác ĐDDH của mình để nâng cao hơn chất lượng học. Về trình độ, chuyên môn của GV bộ môn Mỹ thuật thì đều tốt nghiệp chính qui với trình độ đại học nên về cơ bản về chuyên môn thì đều đạt, đảm bảo trong quá trình dạy học. Về chương trình học phân môn Vẽ trang trí trong môn Mỹ thuật THCS hiện nay về cơ bản đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo được tính hiểu biết và cảm thụ về cái đẹp có ở xung quanh. Tuy nhiên chương trình hiện nay vẫn chưa đảm bảo được những yếu tố này do việc dạy thiên về rèn luyện kỹ năng vẽ cho học sinh là chủ yếu, mang nhiều nét theo tính dập khuôn. Về phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chủ yếu là trực quan và thực hành thông qua những chủ đề học tập phù hợp với từng lứa tuổi, phù hợp với điều kiện vật chất của nhà trường. Mỗi chủ đề học tập học sinh đều cùng nhau thảo luận sôi nổi, tăng cường việc hoạt động nhóm giúp cho các bài làm của các em đạt được những kết quả cao. Ngoài những thời gian dành cho những hoạt động trên lớp các em còn có những tiết hoạt động ngoại khóa như: đi tham quan các di tích lịch sử, đi thăm các bảo tàng mĩ thuật hay được đi xem những buổi triển lãm do các trung tâm hay do cung văn hóa tổ chức. Giáo viên đã có những bước tạo cho các em có thể tự tư duy, phản biện cũng như tìm được những ý tưởng sáng tạo thông qua
  • 37. 31 những buổi trải nghiệm cho riêng mình. Trong thời gian lên lớp các thầy cô cũng thường xuyên nhắc nhở và gợi ý cho các em thấy được tính sáng tạo của bản thân là chính để các em có thể vận dụng vào bài của mình được kết quả tốt nhất có thể. Trong khi dạy Giáo viên cũng thường nhắc nhở các em sử dụng những ý tưởng kết hợp tông màu khác nhau để tạo ra sự khác biệt không bị giống nhau tạo sự nhàm chán cũng như thấy được sự sáng tạo riêng của các em. Cũng như việc khơi dậy sự sáng tạo thông qua những giờ ra chơi tìm và ghi chép lại những đồ vật, sự vật ở xung quanh mình, đây là một phương pháp khá phổ biến tạo sự hứng thú cũng như kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên thì trong quá trình đào tạo tại trường việc cho học sinh tiếp cận với các di tích để làm bài vẫn còn ít, nhiều bài học còn theo khuôn mẫu gây cho học sinh cảm giác nhàm chán không hứng thú với việc học như trong bài vẽ trang trí hình vuông trong chương trình lớp 7 thì đa số các em hoàn thành theo các bước hướng dẫn trong sách giáo khoa nhưng lại thiếu sự sáng tạo trong những họa tiết trang trí. Vì vậy việc dạy học phần nhiều về kỹ năng chưa tạo được sự hứng thú cho môn học cũng như trong hướng phát triển sự sáng tạo của học sinh. Ngoài ra điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường còn thiếu: chất liệu, phòng học riêng khiến cho việc học Mỹ thuật cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc thay đổi phương pháp học tập, giúp học sinh có nhiều trải nghiệm thực tế hơn chính là một trong những phương pháp cần thiết để giúp học sinh tìm được hứng thú học tập. Đối với phân môn vẽ trang trí, ngoài những hình mẫu khô khan, việc đưa học sinh đi dã ngoại, tìm hiểu các họa tiết hoa văn có trong đời sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) sẽ giúp học sinh tiếp cận môn học dễ dàng hơn. Tuy vậy, tới nay, việc tổ chức cho học sinh tham gia các lớp dã ngoại ở môn Mỹ thuật còn hạn chế. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp học tập mới, kết hợp giờ
  • 38. 32 học ngoại khóa và giờ học lên lớp, nâng cao vai trò chủ động học tập, khơi dậy niềm ham mê học hỏi ở học sinh là hết sức cần thiết. Việc hướng tới bài học áp dụng họa tiết hoa văn trang trí ở chùa Thầy vào bài học trang trí lớp 7 là một trong những cách thức đổi mới có ý nghĩa thực tiễn như vậy. Tiểu kết Chùa Thầy là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, nơi lưu giữ các hiện vật nghệ thuật đặc sắc. Các chạm khắc trang trí trên kiến trúc, điêu khắc ở chùa Thầy vô cùng phong phú và có giá trị nghệ thuật cao. Nhiều trong số các họa tiết hoa văn ở đây có thể áp dụng cho bài học trang trí phân môn Mỹ thuật ở trường THCS. Những chi tiết, hình ảnh của nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy giúp mọi người thấy được cái đẹp, những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống tạo cho người xem cảm nhận được sự sáng tạo trong cách sắp xếp. Qua các hình chạm khắc chùa Thầy là những giá trị Nghệ thuật Mỹ thuật và giá trị văn hóa qua các hình tượng, chạm đục các con vật, hoa lá cây cỏ... là những hình mẫu cổ truyền được những người thợ đương thời với trí óc và đôi thay khéo léo tạo nên. Trường THCS An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật, còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển, toàn diện để xây dựng đất nước. Trang trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm đẹp cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình. Việc tổ chức các buổi học thông qua hoạt động dã ngoại sẽ giúp học sinh có vốn sống thực tế và biết tìm và vận dụng linh hoạt các họa tiết hoa văn đẹp trong cuộc sống vào môn học, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các em. Việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Các hình thức ứng dụng bài học trang trí trong đời sống, tìm hiểu nghệ thuật trang trí từ
  • 39. 33 đời sống là những hoạt động cần thiết và có tác dụng tích cực trong việc khơi dậy niềm yêu thích nghệ thuật, yêu thích cái đẹp ở học sinh.
  • 40. 34 Chương 2 ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VÀO BÀI VẼ TRANG TRÍ MÔN MỸ THUẬT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 2.1. Biện pháp ứng dụng các họa tiết hoa lá trang trí trên các mảng chạm khắc ở chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí Các hình thức chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy là vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể nhận thấy đầy đủ các hình thức trang trí như: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, cân đối, tương phản (phá thế) trong các mảng chạm khắc trang trí ở đây. Dựa trên những hình thức trang trí ở chùa Thầy, giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh hiểu thêm về các họa tiết hoa văn truyền thống, hướng dẫn các em ghi chép tài liệu mà từ đó còn có thể củng cố kiến thức cho học sinh về các hình thức trang trí cơ bản trong các bài học trang trí; họa tiết chính, họa tiết phụ và cách sắp xếp, bố cục họa tiết sao cho đẹp mắt, linh hoạt và sáng tạo. Trong số các họa tiết hoa văn vô cùng đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp ở chùa Thầy, ngoài các dạng hoa văn hồi văn tập trung ở một số bệ tượng Phật và trên khám thờ Từ Đạo Hạnh thì hình tượng hoa văn hoa sen được sử dụng rất nhiều, xuất hiện khắp nơi trong các chạm khắc trang trí kiến trúc gỗ và chạm khắc đá. Các họa tiết, hoa văn liên quan tới hoa sen là hình tượng đẹp, dễ ứng dụng và có tạo hình khá đơn giản, học sinh có thể chép trực tiếp từ thực địa. Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 7 với bài dạy về trang trí đường diềm, vì vậy luận văn lựa chọn hoa văn hoa lá, trong đó tập trung vào hình tượng hoa sen làm chủ đề chính cho học sinh tìm hiểu và ghi chép tư liệu để chuẩn bị cho chủ đề 9: Trang trí đường diềm và ứng dụng trong cuộc sống (3 tiết).
  • 41. 35 2.1.1. Các dạng hình thức và bố cục hoa sen sử dụng trong chạm khắc trang trí ở chùa Thầy Hình thức chạm thông phong (chạm thủng) trên các diềm cửa (y môn) (PL5, tr.90), diềm ngang vách cửa và ván nong bao che điện thánh (PL3, Ảnh 3.8, tr.60 và PL5, tr.90), diềm mặt trên nhang án đặt trước gian thờ Lý Thần Tông (PL3, Ảnh 3.14, tr.83)... Các cánh sen trên diềm cửa và cánh sen ở diềm mặt trên nhang án có phần đầu cánh cách điệu gần như vát bằng tạo dáng trong tổng thể hình chữ nhật. Hình cánh sen ở diềm y môn (PL3, Ảnh 3.14, tr.83) trong bố cục chữ nhật đứng với các cánh sen khá đều nhau nhưng bên trong 2 cánh liền nhau lại được trang trí khác biệt được trang trí theo hình thức xen kẽ. Cánh thứ nhất với phần lòng cánh được chạm các nét hoa 3 cạnh chạy ngang xếp dàn xít nhau tạo cảm giác như từng lớp cánh hoa xếp chồng lên nhau gây ảo giác về khối; cánh thứ hai bên trong lòng cánh sen được trang trí cách điệu cụm mây hình khánh 3 lớp chồng lên nhau, các nét vẽ thoáng và mềm mại hơn cánh sen đầu tiên. Trên diềm mi cửa, hai hình thức trang trí cánh sen như thế được sắp xếp xen kẽ nhau, lặp lại liên tục. Trong khi đó, các cánh sen trên diềm nhang án (PL3, Ảnh 3.14, tr.83) lại sắp xếp xen kẽ nhau các cánh sen lớn (trong bố cục chữ nhật nằm ngang) bên cạnh các cánh sen nhỏ có phần đầu cánh vát nhọn. Hình thức diềm cánh sen (PL3, Ảnh 3.14, tr.83) có phần khô cứng và đơn điệu hơn các đường nét chạm khắc diềm cánh sen trên y môn (PL5, tr.90). Một trong những hình thức tạo hình diềm cánh sen bay bướm và đẹp mắt ở chùa Thầy là các diềm cánh sen trang trí bao quanh điện thánh (PL5, tr.90). Các cánh sen được tạo hình mềm mại, dáng hình gần với cánh hoa thực nhưng lại có tính cách điệu cao. Viền ngoài mỗi cánh sen được viền 3 lớp mỏng, trong lòng cánh sen cũng trang trí cách điệu cụm mây hình khánh 5 lớp chồng lên nhau xuất phát từ phần chân cánh tới đầu cánh sen. Diềm cánh sen chạy dài bao quanh điện Thánh,
  • 42. 36 lớp cánh ngoài to, xen kẽ lớp cánh trong nhỏ từng lớp 1 cứ xen kẽ, lặp lại không ngừng. Một hình thức trang trí diềm hoa sen đẹp mắt và giàu tính ứng dụng nhất ta bắt gặp trong chạm khắc trang trí ở chùa Thầy là hình thức diềm dây leo kết hợp trong lòng hình đóa sen chạm khắc trên bệ tượng Đại Thế Chí trong bộ tượng Di Đà Tam Tôn (PL3, Ảnh 3.17, tr.84). Dạng thức này thường được thấy xuất hiện trên các bản vẽ tay trên đồ gốm thế kỷ 15, 16, có thể thấy đây là một mẫu hình trang trí được người xưa ứng dụng rất nhiều. Một hình thức trang trí cánh sen khác cũng xuất hiện nhiều ở chùa Thầy trên cả chất liệu đá và chất liệu gỗ là dạng cánh sen chạm nổi khối. Những cánh sen múp căng đầy xếp thành nhiều lớp (3-4 lớp) chồng lên nhau, cánh to cánh nhỏ. Đầu cánh sen múp, bên trong viền những đường văn xoắn gặp nhau ở giữa cánh cuộn lại tạo thành chân lá đề, giữa lòng cánh sen là một bông hoa 8 cánh có nhụy và các cánh đều là những hình tròn kết lại thành cụm. Những cánh sen ngửa này thường đường đỡ bằng những cánh sen úp phía dưới. Dạng cánh sen úp thường tạo khối phẳng hơn (không gồ cao nổi khối), phần đầu những cánh sen này lại được tạo đối xứng với lòng cánh sen ngửa với đầu cánh là 2 diềm móc gặp nhau ở giữa tạo hình văn khánh, giữa cánh sen cũng là những bông hoa nhỏ như các cánh ngửa phía trên. Dạng hoa sen này ta thấy trên các bệ đá hoa sen khối hộp chữ nhật thời Trần (PL4, Ảnh 4.21 và PL5, tr.90), ở các bệ tượng Phật (PL3, Ảnh 3.15 và 3.18), diềm bệ khám thờ Từ Đạo Hạnh (PL3, Ảnh 3.11, 3.12, tr.82)... 2.1.2. Biện pháp ứng dụng họa tiết hoa lá vào trang trí hình cơ bản và trang trí ứng dụng Hình hoa lá trên chạm khắc trang trí tại bệ tượng Đại Thế Chí và chi tiết hoa lá ở bia trong chùa Thầy (PL.5) Chạm khắc hình tượng hoa sen trong Thầy rất quan trọng trong nghệ thuật, nó giúp học sinh học tập những phong cách trang trí, tính sáng tạo
  • 43. 37 trong cách sắp xếp bố cục, cách tạo hình thẩm mĩ trong bài vẽ. Từ đó, biết áp dụng và kế thừa vào các bài học, áp dụng vào cuộc sống thực tế trong tương lai và hơn hết là trong công việc dạy học, truyền đạt những kiến thức quý báu từ cha ông để lại cho thế hệ tương lai của đất nước. Để việc áp dụng hình tượng hoa sen trong chạm khắc chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí trong trường THCS An khánh, Hoài Đức, Hà Nội đạt được hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải hiểu biết rõ về nơi nghiên cứu và nắm được những đặc trưng về nghệ thuật, nhận ra được lúc nào cần sử dụng cách điệu, lúc nào cần sự tượng trưng khái quát, khi nào cần lược bớt những chi tiết rườm rà để thể hiện những mảng màu và đường nét của các hình tượng, từ đó vận dụng vào bài học cụ thể, áp dụng vào trong đời sống hàng ngày và hơn hết là trong quá trình dạy học sau này của chính mình. Lựa chọn họa tiết phù hợp để khai thác thành những bức tranh mang ý nghĩa hơn, sáng tạo hơn. Cũng như trong khi vận dụng các yếu tố tạo hình của tranh vào bài học nhưng không phải theo kiểu sao chép, rập khuôn, mà chỉ chọn một vài yếu tố thẩm mĩ để sử dụng trên bài vẽ về: hình, nét, màu nhưng lại mang sắc thái mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tìm và vận dụng họa tiết trang trí hoa lá trên các mảng chạm khắc ở chùa Thầy để vận dụng vào bài vẽ trang trí. - Khai thác mảng chạm khắc và tách mảng, nét hình trang trí trên bia đá trong chùa Thầy. (PL.5.1) + Giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo và đưa vào trong bài trang trí cơ bản. Trong trang trí các hình cơ bản, hình tượng hoa sen được lấy từ chạm khắc, từ các loại hình hoa sen, học sinh sẽ kế thừa và phát huy tính sáng tạo trong bài khi áp dụng các họa tiết được sử dụng chạm khắc trong chùa Thầy. Ở phần này, giáo viên cho học sinh khai thác bằng ghi chép, chụp
  • 44. 38 ảnh để những hình tượng hoa sen trong chạm khắc chùa Thầy được phong phú và trở thành những họa tiết trang trí độc đáo, có tính sáng tạo cao vào trong các bài trang trí đường diềm. + Trang trí đường diềm là một hình thức sắp xếp hình mảng đậm nhạt, hình hoa sen, màu sắc theo các nguyên tắc nhắc lại, xen kẽ trên một đường diềm kéo dài hoặc khép kín. Vì vậy, từ những đường nét, hình mảng trong mảng chạm khắc bệ tượng Đại Thế Chí khai thác các mảng màu đặc trưng trong chạm khắc vào bài vẽ (Pl.5.2). Bài trang trí sử dụng hình ảnh hoa sen trong chạm khắc. Các họa tiết được sắp xếp xen kẽ hay nhắc lại. Màu sắc trong chạm khắc là dùng nguyên mảng và nét làm phương tiện có thể dùng nền màu tạo chất chuyển sắc độ. Hình hoa sen còn là hình ảnh gần gũi với đời sống con người và không thể thiếu trong chạm khắc chùa. Vì vậy việc ứng dụng họa tiết này vào trang trí hình cơ bản là trang trí đường diềm và dùng nguyên tắc nhắc lại và xen kẽ vào trong bài (Pl.5.3). Một số nguyên tắc thường dùng áp dụng trong trang trí hình cơ bản như: Nguyên tắc xen kẽ (Pl.5.4) Là cách dùng hai hay nhiều họa tiết khác nhau xen kẽ nhau tạo ra sự đa dạng, phong phú, cũng giống như hình thức trang trí nhắc lại đây cũng là cách thức trang trí phổ biến được sử dụng trong trang trí đường diềm, trang trí trên vải, khăn và nhiều hình thức trang trí ứng dụng khác. Nguyên tắc cân đối (Pl.5.5) Hình thức trang trí cân đối là các mảng trang trí không yêu cầu bằng nhau, được sắp xếp tự do trên diện tích trang trí nhưng phải có sự thăng bằng trên bố cục không bị dồn, lệch về một phía, các mảng hài hòa không quá to hoặc quá bé so với tổng thể trang trí. Nhìn tổng thể thấy thuận mắt. Hình thức này thường thấy ở các trang trí hình chữ nhật, ứng dụng cho các trang trí bìa sách, sân khấu, báo tường....
  • 45. 39 Dạng thức trang trí này cũng có thể thấy rõ trên một số chạm khắc trang trí ở chùa Thầy, đặc biệt rõ nhất là các trang trí trên bệ đá hoa sen khối hộp thời Trần. Để cho việc hướng dẫn được tập trung, giáo viên có thể bao quát được hoạt động của học sinh thì hoàn toàn có thể tập trung dành thời gian hướng dẫn hình thức trang trí cân đối quanh khối bệ đá hoa sen thời Trần. Giáo viên giới thiệu cho học sinh các hình thức trang trí cân đối được vận dụng trên bệ đá về mặt tổng thể cũng như đi vào các chi tiết cấu thành bệ đá. Ví dụ trường hợp các ô chữ nhật trong bệ đá được chạm hình rồng trong tổng thể bố cục tầng trên bệ đá là cân xứng; các hình rồng chạm trong nửa lá đề ở tầng dưới bệ đá đặt trong bố cục diềm dưới, các mảng lá đề có trang trí rồng bên trong này có sự cân xứng tương đối qua trục giữa; những bông hoa trang trí trong hình chữ nhật trang trí ở các mặt bên ở tầng dưới bệ đá cũng được thể hiện theo lối trang trí cân xứng... Nguyên tắc nhắc lại (Pl.5.6): Hình thức nhắc lại là hình thức trang trí dùng một số họa tiết lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khoảng cách đều đặn tạo nên một nhịp điệu. Đây là một hình thức trang trí khá phổ biến có thể ứng dụng được trong các bài trang trí đường diềm, trang trí ứng dụng trên vải, khăn... Trong trường hợp này, dùng một hình bông hoa với lá giống nhau, bằng nhau, đặt cạnh nhau liên tiếp. Nguyên tắc đăng đối (Pl.5.7): Một hình chiếc lá giống nhau, bằng nhau được nhắc lại ở 2 bên đường trục gọi là đăng đối. Hai bên hoặc trên dưới đăng đối với nhau gọi là đăng đối đơn. 4 góc đều được nhắc lại 1 hình họa tiết lá cách điệu giống nhau theo 2 đường trục cắt đôi nhau ở giữa gọi là đăng đối kép. Thường thì nguyên tắc này chúng ta hay bắt gặp tại ứng dụng trang trí hình vuông và hình tròn. Nguyên tắc tương phản (phá thế) (Pl.5.8)
  • 46. 40 Hình thức tương phản phối hợp các mảng có hình thể, đường nét, màu sắc... khác nhau tạo ra sự đa dạng hợp lý làm phong phú bố cục, phá đi sự đơn điệu trong trang trí. Nhìn chung, trong bố cục trang trí, các hình thức trang trí (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, cân đối, tương phản) luôn luôn có sự phối hợp để tạo ra những mảng trang trí đẹp mắt và ứng dụng linh hoạt trong đời sống. Trên các mảng chạm khắc trang trí kiến trúc, điêu khắc ở chùa Thầy, các hình thức trang trí này cũng được kết hợp hài hòa, tạo ra một tổng thể thống nhất, một kiến trúc tổng quan với các chạm khắc trang trí hoa mỹ, có những phẩm chất cao quý. + Trang trí hình vuông( Pl.5.9) Trong trang trí hình vuông thì hình vuông có đặc điểm là có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau. Trang trí hình vuông là sắp xếp các hình mảng đậm nhạt, họa tiết, màu sắc sao cho phù hợp với đặc điểm của nó, làm nổi rõ trọng tâm. Ví dụ: Sử dụng mảng trang trí hoa lá trên bia đá tại chùa Thầy làm họa tiết trang trí Ở trong bài trang trí hình vuông cơ bản này, sử dụng hình hoa sen trong chạm khắc bệ tượng Đại Thế Chí. Mảng chính là hoa đã được cách điệu sắp xếp theo nguyên tắc đăng đối, lặp lại, chính giữa tâm sử dụng hình tròn tượng trưng cho ngọc báu phía ngoài vẽ họa tiết lá. Từ cơ sở những đường nét, hình mảng đó khai thác các mảng màu đặc trưng trong chạm khắc vào bài vẽ. Các họa tiết được sắp xếp đối xứng qua trục theo nguyên tắc đối xứng. Màu sắc được sử dụng các màu mà trong chạm khác thường được dùng, tuy nhiên vì dạy khối 7 các em vẫn còn tuổi mơ mộng nên sử dụng những tông màu sặc sỡ, tươi vui để các em có sự hứng thú hơn trong tiết học. + Trang trí hình tròn (Pl.5.10) Hình tròn thì có đặc điểm là hình tròn có điểm trọng tâm chính là tâm của hình tròn. Khi trang trí cần làm rõ được
  • 47. 41 trọng tâm, có mảng chính, mảng phụ, cần tránh những hình mảng làm phá vỡ khuôn hình. Bài trang trí sử dụng hình ảnh bông hoa đã cách điệu trong trang trí bia đá trong chùa Thầy. Các họa tiết được sắp xếp đối xứng qua trục theo nguyên tắc đối xứng, ở giữa sử dụng hình chiếc lá xếp đối xứng nhau tạo thành tâm của bài vẽ. Màu sắc được sử dụng các màu mà trong chạm khắc thường được dùng, tuy nhiên vì dạy khối 7 các em vẫn còn tuổi mơ mộng nên sử dụng những tông màu sặc sỡ, tươi vui cho họa tiết chính và tông màu trầm để nổi bật được họa tiết bông hoa tạo cho các em có sự hứng thú hơn trong tiết học. Ngoài ra cũng giống như trang trí hình cơ bản thì trong trang trí ứng dụng cũng thường sử dụng các nguyên tắc trên, nó giúp cho các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày đẹp mắt và sống động hơn. Trang trí ứng dụng tạo cho những đồ vật xung quanh ta đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Với việc ứng dụng họa tiết hoa sen trên mảng chạm khắc bệ tượng Đại Thế Chí vào trong bài trang trí chiếc quạt (Pl.5.11) với hình thức cân đối và lấy họa tiết hoa sen là trung tâm. Hay như ứng dụng họa tiết hoa lá trang trí trên bia đá tại chùa Thầy vào bài trang trí lọ hoa (Pl.5.12) với nguyên tắc nhắc lại và xen kẽ cũng tạo cho bài vẽ thêm độc đáo, sáng tạo hơn. Ngoài biện pháp sử dụng họa tiết hoa lá vào trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng thì có thể sử dụng những hình ảnh động vật, hay hình tượng mây cũng là một yếu tố rất quen thuộc và sống động. 2.2. Thực nghiệm 2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng thực nghiệm 2.2.1.1. Mục đích thực nghiệm Việc ứng dụng họa tiết hoa văn trong nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy trong bài trang trí của học sinh là hoàn toàn khả thi. Nghệ thuật chạm