SlideShare a Scribd company logo
i
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG
CẢNH BÁO, PHÒNG CHỐNG
HỎA HOẠN VÀ RÒ RỈ KHÍ GAS
GVHD : Hà A Thồi
SVTH1: Trần Minh Tâm
MSSV : 15141277
SVTH2: Đỗ Thị Huệ
MSSV : 15141168
Tp. Hồ Chí Minh – 6/2019
ii
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM, ngày 1 tháng 6 năm 2019
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Trần Minh Tâm MSSV: 15141277
Đỗ Thị Huệ MSSV: 15141168
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử Mã ngành: 41
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2015 Lớp: 15141DT
I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO,
PHÒNG CHỐNG HỎA HOẠN VÀ RÒ RỈ KHÍ GAS
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và rò rỉ khí gas được thực hiện với các số liệu ban đầu
như sau:
- Hệ thống thu thập dữ liệu từ cảm biến lửa, nhiệt độ, khí gas.
- Hiển thị giá trị thu thập được lên LCD và trang web Thingspeak.com để theo
dõi nồng độ khí gas, nhiệt độ trong phòng.
- Nếu phát hiện có gas, lửa hay nhiệt độ quá cao sẽ báo động bằng cách gọi, gửi
tin nhắn cho người sử dụng và mở quạt thông gió nhằm làm giảm nồng độ khí gas
trong không khí, kích hoạt máy bơm hoạt động dập tắt lửa.
2. Nội dung thực hiện:
- Lên ý tưởng đồ án
- Tìm hiểu về linh kiện sử dụng
- Thiết kế, thi công khối cảm biến đo nhiệt độ, cảm biến phát hiện lửa, cảm biến
rò rỉ khí gas.
- Thiết kế khối giao tiếp ngoại vi, lấy cơ sở dữ liệu trực tuyến thông qua Internet,
truyền nhận thông tin giữa trạm phụ và trạm trung tâm.
- Vẽ lưu đồ giải thuật.
iii
- Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo và rò rỉ khí gas
- Lắp ráp các khối vào mô hình.
- Chạy thử nghiệm hệ thống.
- Cân chỉnh hệ thống.
- Viết luận văn
- Báo cáo đề tài tốt nghiệp
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 18/02/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/06/2019
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Thầy Hà A Thồi
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
iv
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp.HCM, ngày 28, tháng 02, năm 2019
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Đỗ Thị Huệ
Lớp:15141DT1C MSSV:15141168
Họ tên sinh viên 2: Trần Minh Tâm
Lớp:15141DT2A MSSV:15141277
Tên đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn
và rò rỉ khí gas
Tuần/ngày Nội dung
Xác nhận
GVHD
Tuần 3
(18/2 – 24/2)
Gặp GVHD để nghe phổ biến về yêu cầu làm
đồ án , tiến hành chọn đồ án
GVHD tiến hành xét duyệt đề tài
Tuần 4
(25/2 – 3/3)
Viết đề cương và lịch trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp
Tuần 5
(4/3 – 10/3)
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài:
cảm biến khí gas MQ2, cảm biến phát hiện
lửa flame sensor, cảm biến nhiệt độ DHT-22,
Arduino Uno R3, động cơ bơm P385,
ESP8266 Node MCU, LCD 16X2
Tuần 6
(11/3 – 17/3)
Tìm hiểu về giao tiếp giữa các module, các
cảm biến với Arduino ở bộ điều khiển trung
tâm
Tuần 7
(18/3 – 24/3)
Tiến hành thiết kế sơ đồ khối, giải thích chức
năng các khối ( khối nguồn, khối xử lí, khối
hiển thị, khối cảm biến, khối truyền dữ liệu)
Tuần 8
(25/3 – 31/3)
Tính toán thiết kế khối nguồn, thiết kế sơ đồ
toàn mạch và giải thích nguyên lý hoạt động
của mạch
Tuần 9
(1/4 – 7/4)
Vẽ PCB
Vẽ lưu đồ giải thuật
v
Tuần 10
(8/4 – 14/4)
Lập trình code cho VDK và tiến hành thi
công mạch
Tuần 11
(15/4 – 21/4)
Lập trình code cho VDK và tiến hành thi
công mạch
Tuần 12
(22/4 – 28/4)
Lập trình code cho VDK và tiến hành thi
công mạch
Tuần 13
(29/4 – 5/5)
Kiểm tra , cân chỉnh mạch thi công
Viết báo cáo nội dung đã làm
Tuần 14
(6/5 – 12/5)
Hoàn thiện báo cáo và gởi cho GVHD để xem
xét góp ý lần cuối trước khi in và báo cáo
Tuần 15
(13/5 – 19/5)
Nộp quyển báo cáo và báo cáo đề tài.
Làm slide (6-10 cái), báo cáo với GVHD
GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
vi
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm sinh viên – Đỗ Thị Huệ và Trần Minh Tâm xin cam đoan đây là đồ án
do nhóm tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Hà A Thồi. Nhóm chỉ tham khảo
các tài liệu trước đó và các nghiên cứu trên mạng online. Kết quả công bố trong khóa
luận tốt nghiệp là trung thực không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó.
Tp.HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2019
SV thực hiện đồ án
( Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Minh Tâm Đỗ Thị Huệ
vii
LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực hiện đồ án xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên hướng
dẫn thầy Hà A Thồi vì đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đồ án, người đã đưa
ra hướng nghiên cứu, giải đáp thắc mắc, cũng như tận tình quan sát nhóm làm việc.
Trong quá trình thực hiện nhóm đã tiếp thu được những kiến thức thực tế và cách làm
việc nghiêm túc, hiệu quả từ thầy.
Nhóm em xin gửi lời tri ân thành nhất đến các quý thầy cô trong khoa Điện -
điện tử đã hỗ trợ chúng em về những kiến thức nền tảng vững vàng, tạo điều kiện tốt
nhất cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sự hỗ trợ thầm lặng và vô cùng quan trọng từ gia đình và bạn bè luôn là động
lực để nhóm có thể làm việc hết khả năng và hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Một lần nữa nhóm vô cùng hân hạnh khi được làm sinh viên tại trường ĐH Sư
Phạm Kỹ Thuật TPHCM, là học trò của những giảng viên đầy tâm huyết, lời cảm ơn
này cũng là sự ghi nhận sâu sắc mà nhóm muốn gửi đến thầy cô, gia đình và bạn bè.
viii
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.......................................................................... ii
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vii
MỤC LỤC............................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH...................................................................................... xii
DANH SÁCH BẢNG VẼ.........................................................................................xv
TÓM TẮT ............................................................................................................... xvi
Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU........................................................................................................1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................2
1.4 GIỚI HẠN.........................................................................................................2
1.5 BỐ CỤC............................................................................................................3
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................4
2.1 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI KHÍ GAS TRONG CÔNG NGHIỆP .....................4
2.1.1 Khái niệm...................................................................................................4
2.1.2 Ứng dụng của khí gas trong công nhiệp ....................................................4
2.1.2.1 Ứng dụng trong ngành thực phẩm ......................................................4
2.1.2.2 Ứng dụng trong thiết bị gia dụng........................................................4
2.1.2.3 Ứng dụng làm nhiên liệu khí đốt ........................................................6
2.1.3 Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của gas.......................................................7
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ.......................................................7
2.2.1 Khái niệm...................................................................................................7
2.2.2 Phân loại cảm biến nhiệt độ .......................................................................8
2.3 GIỚI THIỆU TIA LỬA ĐIỆN..........................................................................8
2.3.1 Khái niệm...................................................................................................8
2.3.2 Điều kiện tạo ra tia lửa điện .......................................................................9
2.3.3 Ứng dụng....................................................................................................9
2.4 GIỚI THIỆU MẠNG DI ĐỘNG GSM.............................................................9
2.5 CÁC LOẠI MODULE SIM TRÊN THỊ TRƯỜNG.......................................11
2.5.1 Nguyên lý hoạt động................................................................................12
2.5.1.1 Giao tiếp UART với vi điều khiển....................................................12
2.5.1.2 Tập lệnh AT ......................................................................................12
ix
2.6 BỘ THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN (RF)...................................................13
2.6.1 Sóng vô tuyến ( RF )................................................................................13
2.6.2 Bộ thu phát sóng vô tuyến (RF)...............................................................15
2.7 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT SÓNG RF .............................................17
2.7.1 Nguyên lý hoạt động................................................................................17
2.7.2 Giao tiếp SPI với vi điều khiển................................................................18
2.8 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG INTERNET .........................................................18
2.8.1 Cấu trúc của mạng Internet ......................................................................18
2.8.2 Các mạng truy nhập không dây................................................................18
2.9 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT WIFI .....................................................19
2.10 NGUỒN CUNG CẤP ...................................................................................20
2.10.1 Bộ chuyển đổi nguồn AC – DC .............................................................20
2.10.1.1 Bộ chuyển đổi Adapter ...................................................................20
2.10.1.2 Nguồn tổ ong...................................................................................21
2.10.2 Bộ chuyển đổi nguồn DC- DC...............................................................22
2.10.2.1 Mạch tăng áp BOOST.....................................................................22
2.10.2.2 Mạch hạ áp BUCK..........................................................................24
2.11 ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ................................................................25
2.11.1 Động cơ điện 1 pha ................................................................................25
2.11.2 Động cơ điện 3 pha ................................................................................26
2.12 GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO.................................................26
2.12.1 Phần cứng...............................................................................................26
2.12.2 Phần mềm...............................................................................................27
2.12.3 Các loại Arduino ....................................................................................28
2.12.3.1 Arduino Uno R3..............................................................................28
2.12.3.2 Arduino Nano..................................................................................29
2.12.3.3 Arduino Mega 2560 R3...................................................................30
2.13 CÁC CHUẨN TRUYỀN DỮ LIỆU.............................................................31
2.13.1 Giao tiếp SPI ..........................................................................................31
2.13.2 Giao tiếp UART.....................................................................................32
2.13.3 Giao tiếp I2C..........................................................................................33
Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG............................................38
3.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG .....................................................38
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG ..................................38
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống....................................................................38
3.2.1 Tính toán và thiết kế mạch.......................................................................40
x
3.2.1.1 Cảm biến khí gas...............................................................................40
3.2.1.2 Cảm biến lửa .....................................................................................42
3.2.1.3 Cảm biến nhiệt độ .............................................................................43
3.2.1.4 Cảm biến siêu âm HC-SR04 .............................................................45
3.2.1.5 Chuông báo động ..............................................................................46
3.2.1.6 Khối hiển thị......................................................................................46
3.2.1.7 Module Wifi ESP8266......................................................................48
3.2.1.8 Mạch thu phát RF NRF24L01+ ........................................................50
3.2.1.9 Module SIM 800A MINI ..................................................................51
3.2.1.10 Khối xử lý trung tâm Arduino.........................................................52
3.2.1.11 Khối nguồn......................................................................................54
3.2.3 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống..................................................................55
3.2.3.1 Sơ đồ nguyên lý của khối thu thập dữ liệu........................................55
3.2.3.2 Sơ đồ nguyên lý khối xử lý trung tâm...............................................57
3.2.3.3 Sơ đồ nguyên lý khối máy bơm ........................................................58
Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ........................................................................60
4.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................60
4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG ................................................................................60
4.2.1 Thi công khối thu thập dữ liệu.................................................................60
4.2.2 Khối xử lý trung tâm................................................................................62
4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH........................................................64
4.3.1 Thi công hộp bảo vệ mạch .......................................................................64
4.3.2 Thi công mô hình .....................................................................................64
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG...............................................................................64
4.4.1 Lưu đồ giải thuật ......................................................................................64
4.4.1.1 Khối thu thập dữ liệu.........................................................................64
4.4.1.2 Khối xử lý trung tâm.........................................................................69
4.4.2 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển......................................................69
4.4.2.1 Giới thiệu phần mềm lập trình ..........................................................69
4.4.2.2 Giới thiệu về Web Thingspeak .........................................................73
4.5 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ THAO TÁC................................75
Chương 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ...................................................76
5.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................76
5.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................76
5.2.1 Sử dụng Arduino Nano ............................................................................76
5.2.3 Sử dụng module NRF24L01....................................................................76
xi
5.2.4 Đưa thông tin lên Web Thingspeak .........................................................77
5.2.5 Sử dụng module SIM 800A gọi và nhắn tin ............................................77
5.3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..........................................................................77
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..............................................81
6.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................81
6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI....................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82
PHỤ LỤC..................................................................................................................83
xii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Chương 2
Hình 2. 1: Sự nguy hiểm khi gas phát nổ....................................................................7
Hình 2. 2: Tia lửa điện ................................................................................................8
Hình 2. 3: Cấu trúc cơ bản của mạng di động...........................................................10
Hình 2. 4: Module SIM 800A mini...........................................................................11
Hình 2. 5: Module SIM 800l.....................................................................................11
Hình 2. 6: Module SIM 900A ...................................................................................11
Hình 2. 7: Giao tiếp UART giữa Module SIM và vi Arduino.................................12
Hình 2. 8: Sơ đồ mạch tạo sóng RF đơn giản ...........................................................16
Hình 2. 9: Sơ đồ mạch thu sóng đơn giản.................................................................16
Hình 2. 10: Mạch thu phát 6 kênh 2.4 GHZ L24YK-RX4 .......................................17
Hình 2. 11: Mạch thu phát sóng RF NRF24L01+.....................................................17
Hình 2. 12: Mạch thu phát RF UART LC12S 2.4Ghz..............................................17
Hình 2. 13: Giao tiếp SPI giữa thiết bị đầu và thiết bị cuối......................................18
Hình 2. 14: Mạng LAN không dây ...........................................................................19
Hình 2. 15: Mạng không dây diện rộng ....................................................................19
Hình 2. 16: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA CP2102...................19
Hình 2. 17: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA V3 CH340 ..............20
Hình 2. 18: Mạch thu phát Wifi ESP8266 UART ESP-01.......................................20
Hình 2. 19: Adapter 12V-1.5A..................................................................................21
Hình 2. 20: Nguồn tổ ong 12V-10A .........................................................................22
Hình 2. 21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch tăng áp........................................23
Hình 2. 22: Mạch tăng áp XL6009 4A......................................................................24
Hình 2. 23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động mạch hạ áp .................................................24
Hình 2. 24: Mạch hạ áp DC-DC LM2596 ................................................................25
Hình 2. 25: Động cơ xoay chiều một pha .................................................................25
Hình 2. 26: Hình ảnh Arduino Uno R3.....................................................................28
Hình 2. 27: Arduino Nano.........................................................................................29
Hình 2. 28: Arduino Mega 2560 R3 .........................................................................30
Hình 2. 29: Kết nối 1 thiết bị với Arduino theo chuẩn giao tiếp SPI........................31
Hình 2. 30: Cấu trúc của một Frame dữ liệu.............................................................33
Hình 2. 31: Bus I2C và các thiết bị ngoại vi.............................................................34
Hình 2. 32: Kết nối thiết bị vào bus I2C ở chế độ chuẩn và chế độ nhanh...............34
Hình 2. 33: Hướng đi của xung Clock và hướng đi của đường dữ liệu....................35
Hình 2. 34: Trình tự truyền bit..................................................................................36
Hình 2. 35: Start bit và Stop bit.................................................................................37
Chương 3
Hình 3. 1: Sơ đồ khối thu thập dữ liệu......................................................................38
Hình 3. 2: Sơ đồ khối xử lý trung tâm ......................................................................39
Hình 3. 3: Hình ảnh khối máy bơm...........................................................................40
Hình 3. 4: Hình ảnh thực tế của cảm biến MQ-2......................................................40
Hình 3. 6: Hình ảnh thực tế module cảm biến khí Gas MQ-2 ..................................42
Hình 3. 7: Module cảm biến phát hiện lửa................................................................42
Hình 3. 8: Sơ đồ nguyên lý cảm biến phát hiện lửa..................................................43
xiii
Hình 3. 9: Cảm biến DHT22.....................................................................................44
Hình 3. 10: Hình cảm biến siêu âm...........................................................................45
Hình 3. 11: Giản đồ thời gian của cảm biến HC- SR04............................................45
Hình 3. 12: Hình ảnh còi báo động ...........................................................................46
Hình 3. 13: Hình ảnh LCD 16x2...............................................................................47
Hình 3. 14: Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 ...........................................48
Hình 3. 15: Sơ đồ chân Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 ........................49
Hình 3. 16: Mạch Thu Phát RF NRF24L01+............................................................50
Hình 3. 17: Sơ đồ chân Mạch Thu Phát RF NRF24L01+.........................................51
Hình 3. 18: Module SIM 800A Mini ........................................................................51
Hình 3. 19: Arduino Nano.........................................................................................52
Hình 3. 20: Sơ đồ chân Arduino Nano......................................................................53
Hình 3. 21: Sơ đồ khối của khối nguồn ....................................................................54
Hình 3. 22: Sơ đồ nguyên lý mạch hạ áp ..................................................................54
Hình 3. 23: Sơ đồ nguyên lý mạch tăng áp...............................................................54
Hình 3. 24: Sơ đồ nguyên lý khối thu thập dữ liệu...................................................55
Hình 3. 25: Sơ đồ khối xử lý trung tâm ....................................................................57
Hình 3. 26: Sơ đồ nguyên lý khối máy bơm .............................................................58
Chương 4
Hình 4. 1: PCB mặt sau khối thu thập.......................................................................60
Hình 4. 2: PCB mặt trước khối thu thập ...................................................................60
Hình 4. 3: Hình ảnh khối thu thập dữ liệu sau khi in................................................61
Hình 4. 4: Khối thu thập sau khi đã lắp linh kiện .....................................................62
Hình 4. 5: PCB mặt sau của khối trung tâm..............................................................62
Hình 4. 6: PCB mặt trước của khối trung tâm ..........................................................63
Hình 4. 7: Hình ảnh khối xử lý trung tâm sau khi in ................................................63
Hình 4. 8: Hình ảnh hệ thống sau khi hoàn thiện hộp bảo vệ...................................64
Hình 4. 9: Hình ảnh mô hình đề tài...........................................................................64
Hình 4. 10: Lưu đồ khối thu thập dữ liệu..................................................................65
Hình 4. 11: Lưu đồ đọc giá trị cảm biến ...................................................................66
Hình 4. 12: Lưu đồ truyền dữ liệu qua Module NRF24L01.....................................67
Hình 4. 13: Lưu đồ chương trình truyền dữ liệu UART sang NodeMCU................67
Hình 4. 14: Lưu đồ gửi dữ liệu lên Thingspeak........................................................68
Hình 4. 15: Lưu đồ khối xử lý trung tâm ..................................................................69
Hình 4. 16: Giao diện Arduino IDE..........................................................................70
Hình 4. 17: Chọn Arduino sử dụng...........................................................................71
Hình 4. 18: Chọn cổng COM kết nối với Arduino ...................................................72
Hình 4. 19: Hình ảnh truy cập trang Web Thingspeak .............................................73
Hình 4. 20: Đăng nhập tên tài khoản và mật khẩu....................................................74
Hình 4. 21: Chọn kênh quan sát................................................................................74
Hình 4. 22: Hình ảnh dữ liệu trên Thingspeak..........................................................74
Hình 4. 23: Quy trình thao tác sử dụng hệ thống......................................................75
xiv
Chương 5
Hình 5. 1: Hình ảnh ban đầu của khối thu thập dữ liệu ............................................77
Hình 5. 2: Hình ảnh ban đầu của khối xử lý trung tâm.............................................78
Hình 5. 3: Hệ thống phát hiện có gas........................................................................78
Hình 5. 4: Hệ thống nhắn tin cho người dùng...........................................................79
Hình 5. 5: Hệ thống phát hiện lửa.............................................................................79
Hình 5. 6: Hệ thống gọi điện thông báo phát hiện lửa..............................................80
Hình 5. 7: Thông tin cảm biến được cập nhật trên Thingspeak................................80
xv
DANH SÁCH BẢNG VẼ
Chương 2
Bảng 2. 1: Phân loại tần số sóng vô tuyến ................................................................15
Chương 3
Bảng 3. 1: Thông số kỹ thuật cảm biến khí gas MQ-2 .............................................42
Bảng 3. 2: Thông số kỹ thuật DHT22.......................................................................44
Bảng 3. 3: Chức năng các chân của LCD 16x2 ........................................................48
Bảng 3. 4: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 5V...................................................56
Bảng 3. 5: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 12V.................................................56
Bảng 3. 6: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 3.3V................................................56
Bảng 3. 7: Danh sách linh kiện khối xử lý trung tâm ...............................................58
Bảng 3. 8: Danh sách linh kiện khối máy bơm.........................................................59
Chương 4
Bảng 4. 1: Bảng thống kê linh kiện sử dụng cho khối thu dữ liệu............................62
Bảng 4. 2: Bảng thống kê linh kiện sử dụng cho khối trung tâm..............................63
xvi
TÓM TẮT
Hậu quả của sự cố cháy nổ và hỏa hoạn gây ra rất nặng nề và đáng báo động. Theo
như số liệu của Tổng cục Thống Kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) tính đến 4 tháng đầu
năm 2019 cả nước thiệt hại hơn 458 tỷ đồng, làm 10 người chết và mất tích, 19 người
bị thương. Nhằm nắm bắt được những số liệu trên và có thể hạn chế được phần nào
hậu quả mà hỏa hoạn và cháy nổ mang lại, nhóm em đã quyết định thiết kế và thi
công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas.
Với mục tiêu là hệ thống có thể phát hiện được lửa và khí gas rò rỉ một cách
nhanh chóng và chính xác. Người dùng có thể giám sát nhiệt độ của môi trường tại
nơi đặt thiết bị từ xa thông qua internet. Phương thức cảnh báo đơn giản và thông
dụng như là gọi điện hay nhắn tin sẽ phù hợp đối mọi loại điện thoại di động có mặt
trên thị trường hiện nay. Nhóm sẽ thực hiện hệ thống thông qua việc tích lũy kiến
thức được học tại trường cũng như quan sát và nghiên cứu thực tiễn. Tất cả vì mục
đích hoàn thành được mô hình dễ lắp dặt, dễ sử dụng, tiết kiệm điện, mang lại cho
người dùng cảm giác tin cậy và an toàn.
xvii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo như số liệu thống kê về 9 tháng đầu năm 2018 có 2989 vụ cháy nổ, tổng
thiệt hại do hỏa hoạn gây ra là làm chết 73 người và bị thương 163 người, thiệt hại về
tài sản là 1589 tỷ đồng [1]. Số liệu trên là một con số đáng báo động về tình trạng
phòng chống cháy nổ của người dân cũng như chưa có đủ thiết bị an toàn để phòng
chống hỏa hoạn. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thiệt bị phòng chống cháy nổ và
đảm bảo an toàn cho người dân nhóm em đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế và thi
công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas”. Hệ thống này
sử dụng vi điều khiển trung tâm là module Arduino và module WiFi ESP8266 Node
MCU, các cảm biến nhiệt độ, khí gas và cảm biến phát hiện lửa.
Dựa trên thực tế là chỉ có những thiết bị phòng cháy đơn giản như là đầu báo
cháy, đầu báo khói, đầu báo xì gas, hay các bình chữa cháy di động vẫn chỉ giải quyết
được phần nào hiện tượng cháy nổ và chưa hiệu quả. Vấn đề đặt ra là cần một thiết
bị có tích hợp cả 3 khả năng báo cháy, báo nhiệt độ và rò rỉ khí gas và người dùng có
thể giám sát trực tiếp số liệu trên internet thông qua laptop hoặc là Smart phone.
Nhóm em đã vận dụng các kiến thức được học tại trường cũng như khảo sát thực tế
để có thể hoàn thành được hệ thống như trên.
Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và rò rỉ khí gas dựa trên nền tảng kiến thức về lĩnh
vực điện tử, xã hội và môi trường. Nhóm phát triển hệ thống dựa trên đồ án môn học
trước là hệ thống báo quá nhiệt độ qua SMS [2]. Hệ thống sẽ được cải tiến thêm về
khả năng phát hiện lửa, báo cháy, rò rỉ khí gas, có cơ sở dữ liệu trực tuyến cho người
dùng.
1.2 MỤC TIÊU
Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và rò rỉ khí gas là một hệ thống thu thập các giá trị
của cảm biến, hiển thị dữ liệu lên LCD. Khi hệ thống phát hiện gas sẽ mở quạt để hút
khí gas ra ngoài, nếu phát hiện lửa sẽ mở máy bơm dập tắt lửa. Các thông tin mà cảm
biến thu thập được sẽ được cập nhật lên Thingspeak.com và thông báo qua điện thoại
người dùng bằng cách gọi điện hoặc gửi tin nhắn. Hệ thống cũng có khả năng tự
chuyển đổi nguồn cung cấp sang nguồn dự phòng khi có sự cố cúp điện.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2
Hệ thống sẽ giúp hạn chế hiện tượng cháy nổ, rò rỉ khí gas, đảm bảo an toàn về
tính mạng cũng như tài sản cho người sử dụng.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đối với đồ án: “Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa
hoạn và rò rỉ khí gas” thì nội dung cần thực hiện bao gồm:
• NỘI DUNG 1: Tìm hiểu về các nghiên cứu gần với đề tài đã có, những hạn chế
còn tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp cho đề tài nhóm cần hướng tới.
• NỘI DUNG 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: nguyên nhân cháy
nổ, rò rỉ khí gas,…
• NỘI DUNG 3: Tìm hiểu các giao thức truyền nhận giữa các module, truyền
nhận tín hiệu thông qua sóng cao tần.
• NỘI DUNG 4: Lựa chọn các cảm biến cũng như vi điều khiển phù hợp với hệ
thống.
• NỘI DUNG 5: Tìm hiểu IDE – môi trường lập trình cho Arduino
1.4 GIỚI HẠN
- Hệ thống chỉ sử dụng ở những phòng nhỏ phòng bếp: 3x3m, phòng khách:
5x5m, garage 5x5m
- Sử dụng động cơ bơm P385 12VDC, kích thước: 86x46x46 mm để phun nước
xử lí hỏa hoạn.
- Giám sát nhiệt độ, phát hiện lửa, rò rỉ khí gas bằng cảm biến và sử dụng vi
điều khiển Arduino Nano (5VDC) làm khối xử lí trung tâm.
- Các trạm giám sát truyền nhận thông tin bằng sóng RF- khả năng truyền 100m
trong môi trường không có vật cản và hiển thị dữ liệu trên LCD 16X2 và trên cơ sở
dữ liệu trực tuyến.
- Sử dụng cảm biến phát hiện lửa flame sensor (3.3V-5VDC)
- Sử dụng cảm biến nhiệt độ DHT-22(5VDC), nhiệt độ hoạt động -40 o
C ~ 80o
C
- Sử dụng cảm biến phát hiện khí gas MQ-2 (5VDC), phát hiện được các loại
khí như LPG, Metan, Hydrogen.
- Kích thước mô hình 30x60x30 cm.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3
1.5 BỐ CỤC
• Chương 1: Tổng quan
Chương này trình bày đặt vấn đề lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên
cứu, các giới hạn thông số và bố cục đồ án.
• Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Chương này tập trung vào các lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm các kiến
thức về khí gas, các loại module, các thiết bị ngoại vi, vi điều khiển sử dụng trong hệ
thống.
• Chương 3: Thiết Kế và Tính Toán
Chương này trình bày về sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của hệ thống, trình
bày chi tiết về các loại linh kiện, giao thức giao tiếp giữa các module với nhau.
• Chương 4: Thi Công Hệ Thống
Dựa trên sơ dồ nguyên lý tiến hành thi công phần cứng là lập trình phầm mềm
cho hệ thống đáp ứng được các yêu cầu đã định ra.
• Chương 5: Kết Qủa, Nhận Xét và Đánh Giá
Chương này sẽ trình bày kết quả mà nhóm đã thực hiện so với mục tiêu ban
đầu, nhận xét hoạt động của hệ thống
• Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển
Tóm lược lại những điều nhóm đã thực hiện, đồng thời đưa ra hướng phát triển
để có được một đề tài hoàn thiện.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI KHÍ GAS TRONG CÔNG NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm
Hiện nay, với đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường
thì khí gas dần khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta
và đã góp phần tạo nên sự văn minh của xã hội. Lợi ích của gas là rất tích cực, được
sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, vận tải và các ứng dụng công nghiệp.
Gas là hỗn hợp của các chất Hydrocacbon, trong đó thành phần chủ yếu là
khí Propane (C3H8), Butane (C4H10) và một số thành phần khác.
2.1.2 Ứng dụng của khí gas trong công nhiệp
Khí công nghiệp là loại nguyên liệu khí được sản xuât để sử dụng trong công
nghiệp. Các khí trong công nhiệp được sửu dụng nhiều nhất như: nitrogen, oxy,
caarbon dioxide, hydro, acetylen,…
Các loại khí công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau. Bao gồm các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, hoá dầu, hóa chất, điện,
khai thác mỏ, luyện kim, kim loại. Và cũng được sử dụng trong các ngành dược phẩm,
công nghệ sinh học, thực phẩm, nước, phân bón, điện hạt nhân, điện tử, hàng không
vũ trụ, phân tích thí nghiệm, kiểm nghiệm môi trường…
2.1.2.1 Ứng dụng trong ngành thực phẩm
Nước ngọt có gas đã trở thành loại nước giải khát quá quen thuộc trong cuộc
sống hàng ngày của chúng ta. Nước có gas chiếm đến 94% thành phần của nước ngọt,
có tên gọi hóa học là: Carbon dioxide (CO2) - có vai trò như một chất bảo quản nhẹ.
Khí CO2 được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu.
Trong công nghiệp khí CO2 được điều chế từ các khí sinh ra khi lên men rượu
bia, phân hủy chất béo, từ các khí thu được trong sản xuất hóa chất, như sản xuất
amoniac hoặc tổng hợp methanol, từ khói các nhà máy công nghiệp đốt than.
2.1.2.2 Ứng dụng trong thiết bị gia dụng
a. Máy điều hòa
Gas điều hòa là môi chất được sử dụng trong hệ thống làm hạnh hấp thụ nhiệt,
có nhiệm vụ mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp thải ra nơi có nhiệt độ cao hơn. Đây
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5
chính là thành phần không thể thiếu trong quá trình làm lạnh của hệ thống điều hòa
nói chung và các hệ thống làm lạnh nói riêng.
Các loại gas được sử dụng trong máy điều hóa không khí như gas R22, gas
R410A, gas R32 . . . nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là gas R22 và Gas R410A.
❖ Gas điều hòa R22
Gas R22 là loại gas được sử dụng đầu tiên trên các máy lạnh, chiếm hơn 70%
trên thị trường điều hòa hiện nay, được sủ dụng cho máy điều hòa không khí loại
thường (không sử dụng công nghệ Inverter).
❖ Gas điều hòa R410A
Gas R410A có độ bay hơi cao hơn, và khi môi trường ở tầm thấp sẽ gây thiếu
oxi chính vì vậy mà phòng của bạn phải được thoáng khí nếu không sẽ rất nguy hiểm
khi có hiện tượng rò rỉ khí gas.
❖ Gas điều hòa R410A
Loại Gas R32 là loại gas mới nhất hiện nay, được ứng dụng sử dụng nhiều
nhất tại Nhật Bản. Loại gas này được phát minh ra nhằm thay thế cho loại gas R22
và loại R410A.
b. Tủ lạnh
Gas tủ lạnh được nằm trong các dây đồng có tác dụng chuyển tải nhiệt từ dàn
lạnh tới dàn nóng. Khí gas khi đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt xung quanh dàn lạnh
để chuyển tới dàn nóng. Tại đây, khí gas sẽ được làm mát thông qua việc tản nhiệt ra
môi trường.
❖ Gas R12
Gas R12 là loại gas lâu đời nhất, được sử dụng phổ biến trong các tủ lạnh đời
cũ. Gas R12 bình thường có mùi hôi, khi đốt có màu xanh lá và mùi hắc, có thể gây
choáng và nhức đầu khi hít nhiều.
❖ Gas R134A
Do tính chất độc hại và gây nguy hiểm cho tầng Ozon của gas R12 nên gas
R134A được tạo ra để thay thế cho gas R12. Loại gas này được sử dụng phổ biến cho
nhiều loại tủ lạnh dân dụng hiện nay.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6
❖ Gas R404
Gas R404 là loại gas chuyên dùng cho các tủ cấp đông. Loại gas này được
thiết kế dành riêng cho nhu cầu làm đông ở nhiệt độ sâu hơn đồng thời đảm bảo
tuổi thọ cho máy nén, các chi tiết và dầu bôi trơn cao hơn.
❖ Gas R600
Gas R600 được ứng dụng trong các dòng tủ lạnh cao cấp. Gas R600 là Gas
Hidrocacbon (HC gas) nhằm bảo vệ môi trường và an toàn với tầng ozon, tránh hiện
tượng biến đổi toàn cầu.
2.1.2.3 Ứng dụng làm nhiên liệu khí đốt
a. Khí đốt hóa lỏng (Liquefied Petrolium Gas - LPG)
LPG là khí không màu, không mùi (được thêm mùi để dễ phát hiện khi bị rò
rỉ), nhiệt độ ngọn lửa từ 1890ºC đến 1935ºC, nhẹ hơn nước nhưng nặng hơn không
khí, dễ cháy, không chứa chất độc nhưng có thể gây ngạt thở.
Khí đốt ( Petrolium gas) là sản phẩm phụ thu được trong quá trình chế biến
dầu, Khí đốt được hóa lỏng để tạo thành LPG. Thành phần hóa học chủ yếu gồm
propan, butan và một lượng nhỏ propylen, butylen và các khí khác.
b. Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG )
LNG là khí không màu, không mùi, không vị, không độc hại và không có tính
chất ăn mòn, có nhiệt độ ngọn lửa khoảng 2440o
C và nhẹ hơn không khí.
Khí thiên nhiên (Natural gas) được hóa lỏng ở -120ºC đến -170ºC (tùy vào tỷ
lệ thành phần hỗn hợp trong chất khí), giúp dễ dàng bảo quản và vận chuyển.
c. Khí nén thiên nhiên( Compressed Natural Gas - CNG)
CNG là khí không màu, không mùi, có nhiệt độ ngọn lửa khoảng 1950ºC và
nhẹ hơn không khí. Thành phần chủ yếu của CNG gồm các hydrocarbon, trong đó
metan có thể chiếm đến 95%, etan chiếm 5% đến 10% cùng một lượng nhỏ propan,
butan và các khí khác.
Thông thường, hương lưu huỳnh được thêm vào giúp dễ phát hiện khi bị rò rỉ.
Do nhẹ hơn không khí nên trong trường hợp rò rỉ, khí thiên nhiên (cả CNG và LNG)
không gây thiệt hại nghiêm trọng như xăng hoặc LPG.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7
2.1.3 Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của gas
Khi thoát ra khỏi thiết bị chứa, gas chuyển thành thể khí nên rất khó bảo quản.
Mặt khác, do không có mùi, không có màu nên gas thoát ra thiết bị chứa rất khó phát
hiện, do đó nhà sản xuất phải đưa thêm vào hỗn hợp gas chất tạo ra mùi bắp cải thối
để dễ phát hiện gas bị rò rỉ.
Tỷ trọng của gas nặng hơn không khí (Propan gấp 1,55 lần; Butan gấp 2,07
lần) nên khi thoát khỏi thiết bị chứa, gas tích tụ ở những chỗ trũng trên mặt đất và tạo
thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.
Do nhiệt độ ngọn lửa của gas khi bị cháy rất cao (1900o
C đến 1950o
C) nên dễ
gây bỏng cho người và gia súc đồng thời gây cháy lan, khó khăn cho việc chữa cháy
(vận tốc cháy lan của Butan là 0,38m/s của Propan là 0,46m/s)
Hình 2. 1: Sự nguy hiểm khi gas phát nổ
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
2.2.1 Khái niệm
Cảm biến là thiết bị dùng cảm nhận sự biến đổi của các đại lượng vật lý không
có tính chất điện (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…) cần đo thành các đại lượng (thường
mang tính chất điện) có thể đo và xử lý được. Sau đó các bộ phận xử lí trung tâm sẽ
thu nhận dạng tín hiệu điện trở hay điện áp đó để xử lí.
Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái nhiệt của vật chất ảnh
hưởng rất lớn đến nhiều tính chất của vật, việc đo nhiệt độ đóng vai trò quan trọng
trong sản xuất công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8
Cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng để cảm nhận sự biến đổi về nhiệt độ của đại
lượng cần đo.
Đối với các loại cảm biến nhiệt thì có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ
chính xác đó là “Nhiệt độ môi trường cần đo” và “Nhiệt độ cảm nhận của cảm biến”.
Điều đó nghĩa là việc truyền nhiệt từ môi trường vào đầu đo của cảm biến nhiệt tổn
thất càng ít thì cảm biến đo càng chính xác
2.2.2 Phân loại cảm biến nhiệt độ
Hiện nay cảm biến nhiệt độ được chia ra làm các loại sau:
• Cặp nhiệt điện ( Thermocouple ).
• Nhiệt điện trở ( RTD-resitance temperature detector ).
• Thermistor.
• Bán dẫn ( Diode, IC ,….).
• Ngoài ra còn có loại đo nhiệt không tiếp xúc ( hỏa kế- Pyrometer ).Dùng hồng
ngoại hay lazer.
2.3 GIỚI THIỆU TIA LỬA ĐIỆN
2.3.1 Khái niệm
Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực
khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khhis trung hòa thành ion dương và electron
tự do
Hình 2. 2: Tia lửa điện
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9
2.3.2 Điều kiện tạo ra tia lửa điện
Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí khi điện trường đạt giá trị
ngưỡng vào khoảng 3.106
V/m. Hiệu điện thế đủ để phát phát sinh tia lửa điện trong
không khí giữa hai điện cực dạng khác nhau.
2.3.3 Ứng dụng
Tia lửa điện được dùng phổ biến trong động cơ nổ để đốt hỗn hợp trong xilanh.
Bộ phận phát tia lửa điện là bugi. Giải thích và phòng tránh hiện tượng sét.
2.4 GIỚI THIỆU MẠNG DI ĐỘNG GSM
GSM là viết tắt của từ " The Global System for Mobile Communication" -
Mạng thông tin di động toàn cầu.
GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động di chuyển giữa các vị trí
địa lý khác nhau mà vẫn giữ được liên lạc .
❖ Các mạng điện thoại GSM ở Việt Nam
Ở Việt Nam và các nước trên Thế giới , mạng điện thoại GSM vẫn chiếm đa
số, Việt Nam có 3 mạng điện thoại GSM đó là :
• Mạng Vinaphone : 091 => 094...
• Mạng Mobiphone : 090 => 093...
• Mạng Vietel 098..
❖ Công nghệ của mạng GSM
Các mạng điện thoại GSM sử dụng công nghệ TDMA - TDMA là viết tắt của
từ Time Division Multiple Access " - Phân chia các truy cập theo thời gian.
Giải thích : Đây là công nghệ cho phép 8 máy di động có thể sử dụng chung 1
kênh để đàm thoại , mỗi máy sẽ sử dụng 1/8 khe thời gian để truyền và nhận thông
tin.
❖ Công nghệ CDMA
Khác với công nghệ TDMA của các mạng GSM là công nghệ CDMA của các
mạng như
• Mạng Sphone 095…
• Mạng EVN.Telecom 096...
• Mạng HTL 092...
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10
• CDMA là viết tắt của " Code Division Multiple Access " - Phân chia các truy
cập theo mã .
Giải thích : Công nghệ CDMA sử dụng mã số cho mỗi cuộc gọi, và nó không
sử dụng một kênh để đàm thoại như công nghệ TDMA mà sử dụng cả một phổ tần
(nhiều kênh một lúc) vì vậy công nghệ này có tốc độ truyền dẫn tín hiệu cao hơn công
nghệ TDMA.
❖ Cấu trúc cơ bản của mạng di động
Mỗi mạng điện thoại di động có nhiều tổng đài chuyển mạch MSC ở các khu
vực khác nhau ( Ví dụ như tổng đài miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và mỗi Tổng
đài lại có nhiều trạm thu phát vô tuyến BSS
Hình 2. 3: Cấu trúc cơ bản của mạng di động
❖ Băng tần GSM 900 MHz
Nếu bạn sử dụng thuê bao mạng Vinaphone, Mobiphone hoặc Vietel là bạn
đang sử dụng công nghệ GSM.
Công nghệ GSM được chia làm 3 băng tần:
• Băng tần GSM 900MHz.
• Băng tần GSM 1800MHz.
• Băng tần GSM 1900MHz.
Tất cả các mạng điện thoại ở Việt Nam hiện đang phát ở băng tần 900MHz,
các nước trên Thế giới sử dụng băng tần 1800MHz, Mỹ sử dụng băng tần 1900MHz
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11
2.5 CÁC LOẠI MODULE SIM TRÊN THỊ TRƯỜNG
Dựa trên hệ thống mạng di động GSM trên toàn cầu và nhằm mục đích thực
hiện các chức năng gọi điện hay nhắn tin cho người sử dụng điện thoại di động, ta có
thể lựa chọn các module sim có mặt trên thị trường như : sim800L, sim900A,
sim800A mini,…
Hình 2. 4: Module SIM 800A mini
Hình 2. 5: Module SIM 800l
Hình 2. 6: Module SIM 900A
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12
2.5.1 Nguyên lý hoạt động
Module sim hoạt động dựa trên cách thức là : giao tiếp UART với vi điều khiển
trung tâm và sử dụng tập lệnh AT.
2.5.1.1 Giao tiếp UART với vi điều khiển
Các module sim sẽ có 2 chân chức năng là : RX, TX. Ta sẽ nối với vi điều
khiển theo quy tắc chéo : chân RX của module sim nối với chân TX của vi điều khiển
và ngược lại chân RX của vi điều khiển nối với chân TX của module sim.
Riêng đối với dòng module sim 800x mini thì ta mắc theo cách sau : chân TX
của vi điều khiển (Arduino) khi nối với chân RX của module sim cần qua cầu phân
áp trở 1k nối tiếp trở 2k lấy tại điểm giữa. Vì để hạ áp từ 5V xuống 3.3V, không làm
cháy module sim.
Hình 2. 7: Giao tiếp UART giữa Module SIM và vi Arduino.
2.5.1.2 Tập lệnh AT
Tập lệnh AT (Attention command) tập lệnh chuẩn được hỗ trợ bởi hầu hết các
thiết bị di động như điện thoại di động, GSM modem có hỗ trợ gửi và nhận tin nhắn
tin nhắn dưới dạng SMS (Short Message Service) và điều khiển cuộc gọi. Rất nhiều
sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước đã được giao các đề tài nghiên cứu
về tập lệnh AT phục vụ cho các mục đích điều khiển khác nhau như: các cuộc gọi,
truyền các file dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh từ máy tính đến điện thoại di
động, từ điện thoại di động đến điện thoại di động để tạo kỹ năng làm việc trong các
hệ thống mạng viễn thông. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã xây dựng các dịch vụ
tin nhắn dưới dạng SMS với mục đích quảng cáo và chăm sóc khách hàng trong kinh
doanh.
Các lệnh chung:
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 13
• AT : Kiểm tra module có hoạt động hay không
Trả về: OK nếu hoạt động bình thường, báo lỗi hoặc không trả về nếu có lỗi
xảy ra
• AT+CPIN? : Kiểm tra Simcard
Trả về: +CPIN: READY OK (nếu tìm thấy simcard)
Các lệnh gọi điện:
• ATD0123456789: Gọi điện cho số điện thoại 0123456789
• ATA : Chấp nhận cuộc gọi đến
• ATH : Hủy cuộc gọi
• AT+CUSD=1 : Chuyển chế độ USD để tra số dư tài khoản
• ATD*101#; : Kiểm tra tài khoản ( Trả về: +CUSD: 0, “Tai khoan goc cua quy
khach la ….)
Các lệnh nhắn tin:
• AT+CMGF=x : Cấu hình tin nhắn (x=0: DPU, x=1:dạng ký tự)
• AT+CNMI=2,x,0,0 : Chọn x=1 (chỉ báo vị trí lưu tin nhắn) hoặc x=2 (hiển thị
ra ngay nội dung tin nhắn)
Trả về: +CMTI: “SM”,3 (x=1)
Trả về:+CMT: “+84938380171″, ’’’’,”17/07/30,14:48:09 +28”
noidungtinnhan
• AT+CMGR=x : Đọc tin nhắn tại vị trí lưu x
Trả về: nội dung tin nhắn.
• AT+CMGD=x : Xóa tin nhắn được lưu ở vị trí x.
• AT+CMGS=”sodienthoai” : Gửi tin nhắn cho sodienthoai, sau dòng lệnh này
sẽ nhận được ‘>’ (mã HEX là 0x3C), bây giờ có thể nhập vào nội dung tin
nhắn, nhập tiếp 0x1A để gửi tin nhắn đi hoặc 0x1B để hủy gửi tin nhắn.
2.6 BỘ THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN (RF)
2.6.1 Sóng vô tuyến ( RF )
RF (radio frequency) – tần số vô tuyến là một sóng điện từ có dãi tần nằm
trong khoảng 3khz đến 300Ghz, tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các
dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 14
Tần số Bước sóng Tên gọi
Viết
tắt
Công dụng
30 –
300 Hz
10^4 km-
10^3 km
Tần số
cực kỳ
thấp
ELF
Chứa tần số điện mạng xoay chiều,
các tín hiệu đo lường từ xa tần thấp.
300 –
3000 Hz
10^3 km-
100 km
Tần số
thoại
VF
Chứa các tần số kênh thoại tiêu
chuẩn.
3 – 30 kHz
100 km-
10 km
Tần số rất
thấp
VLF
Chứa phần trên của dải nghe được
của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an
ninh, quân sự, chuyên dụng, thông
tin dưới nước (tàu ngầm).
30 –
300 kHz
10 km-
1 km
Tần số
thấp
LF
Dùng cho dẫn đường hàng hải và
hàng không.
300 kHz -
3 MHz
1 km-
100m
Tần số
trung bình
MF
Dùng cho phát thanh thương mại
sóng trung (535 – 1605 kHz).
Cũng được dùng cho dẫn đường
hàng hải và hàng không.
3 - 30 MHz 100m-10m
Tần số
cao
HF
Dùng trong thông tin vô tuyến 2
chiều với mục đích thông tin ở
cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng
hải, hàng không, nghiệp dư, phát
thanh quảng bá...
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 15
30 -
300 MHz
10m-1m
Tần số rất
cao
VHF
Dùng cho vô tuyến di động, thông tin
hàng hải và hàng không,
phát thanh FM thương mại (88 đến
108 MHz), truyền hình thương mại
(kênh 2 đến 12 tần số từ 54 -
216 MHz).
300 MHz -
3 GHz
1m-10 cm
Tần số
cực cao
UHF
Dùng cho các kênh truyền hình
thương mại từ kênh 14 đến kênh 83,
các dịch vụ thông tin di động mặt đất,
di động tế bào, một số hệ thống radar
và dẫn đường, hệ thống vi ba và vệ
tinh.
3 – 30 GHz
10 cm-
1 cm
Tần số
siêu cao
SHF
Chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin
vệ tinh.
30 –
300 GHz
1 cm-1mm
Tần số
cực kì cao
EHF Ít sử dụng trong thông tin vô tuyến.
Bảng 2. 1: Phân loại tần số sóng vô tuyến
2.6.2 Bộ thu phát sóng vô tuyến (RF)
Đầu tiên người ta dùng một mạch dao động cộng hưởng LC, nó được kết nối
bởi một cuộn dây và một tụ điện. Khi mạch LC bị tác động trong cuộn dây sẽ xuất
hiện một từ trường và trong tụ điện sẽ xuất hiện một điện trường. Khi vào trạng thái
cộng hưởng, từ trường trong cuộn dây sẽ kết hợp với điện trường trong tụ điện tạo ra
một dạng sóng điện từ. Lúc này chỉ cần một ăng-ten cho sóng trong mạch LC phát
vào không gian, ta có được tia sóng dùng trong diều khiển vô tuyến.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 16
Hình 2. 8: Sơ đồ mạch tạo sóng RF đơn giản
Khi sóng điện từ được phát vào không gian, để thu được tín hiệu từ sóng để sử
dụng ta ần một thiết bị thu sóng. Thiết bị thu sóng này gồm các phần cơ bản sau: -
Ăng-ten: Thu sóng từ không gian - Bộ khuếch đại: Khuếch đại sóng thu được để tiến
hành xử lý - Bộ tách sóng: Tách sóng mang thông tin ra khỏi sóng mang - Bộ điều
chế và giải mã: Khôi phục sóng về trạng thái ban đầu trước khi trước khi truyền đi.
Như vậy là thu được sóng mang thông tin ban đầu để sử dụng.
Hình 2. 9: Sơ đồ mạch thu sóng đơn giản
Bộ thu phát sóng cao tần được sử dụng trong giao tiếp không dây. Ứng dụng
chính của bộ thu phát này là làm cho thông tin ở dạng dữ liệu/ thoại/ video được
truyền qua môi trường không dây. Mục đích chính của thiết bị này là thay đổi tần số
IF (trung tần) thành tần số sóng cao tần và ngược lại. Module thu phát sóng cao tần
được sử dụng trong truyền dẫn vô tuyến, truyền thông vệ tinh, để truyền tín hiệu
truyền hình, tiếp nhận và trong các mạng Wimax hoặc WLAN, Zigbee hoặc ITE.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 17
2.7 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT SÓNG RF
Để có thể truyền nhận dữ liệu từ xa trong phạm vi không quá 1km, chúng ta
có thể sử dụng các loại module thu phát sóng RF trên thị trường như : NRF24L01+,
mạch thu phát RF UART LC12S 2.4Ghz, mạch thu RF 6 kênh 2.4Ghz L24YK-
RX4,…
Hình 2. 10: Mạch thu phát 6 kênh 2.4 GHZ L24YK-RX4
Hình 2. 11: Mạch thu phát sóng RF NRF24L01+
Hình 2. 12: Mạch thu phát RF UART LC12S 2.4Ghz
2.7.1 Nguyên lý hoạt động
Các loại module thu phát RF trên thị trường hoạt động theo cách thức giao tiếp
UART hoặc là giao tiếp SPI với vi điều khiển trung tâm. Giao tiếp UART của module
thu phát RF tương tự như phần giao tiếp UART của module sim đã trình bày ở phần
trên, ta sẽ đi tìm hiểu giao tiếp SPI giữa module thu phát RF với vi điểu khiển.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18
2.7.2 Giao tiếp SPI với vi điều khiển
SPI đôi khi được gọi là chuẩn truyền thông “4 dây” vì có 4 đường giao tiếp
trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input Slave Output), MOSI
(Master Ouput Slave Input) và SS (Slave Select). Ta sẽ kết nối 4 chân SCK, MISO,
MOSI, SS của vi điều khiển trung tâm với 4 chân SCK, MISO, MOSI, SS của module
thu phát RF.
Hình 2. 13: Giao tiếp SPI giữa thiết bị đầu và thiết bị cuối
2.8 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG INTERNET
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (Packet Switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP).
2.8.1 Cấu trúc của mạng Internet
• Phần cạnh của mạng:
Hosts: clients (máy khách) và servers (máy chủ)
Servers thường có trong các trung tâm dữ liệu
Các mạng truy nhập, đường truyền vật lý: các kết nối truyền thông có dây (hữu
tuyến), không dây (vô tuyến)
• Phần lõi của mạng:
Các bộ định tuyến được kết nối với nhau.
Mạng của các mạng
2.8.2 Các mạng truy nhập không dây
Mạng truy nhập không dây chia sẻ (dùng chung) kết nối hệ thống đầu cuối tới
bộ định tuyến. Qua trạm cơ cở: điểm truy nhập (access point).
Mạng LAN không dây (wireless LANs): Sử dụng trong toà nhà. 802.11b/g
(WiFi): tốc độ truyền 11 Mbps, 54 Mbps.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19
Hình 2. 14: Mạng LAN không dây
Mạng truy nhập không dây diện rộng: Được cung cấp bởi các nhà điều hành
viễn thông (di động) (10 km). Tốc độ truyền từ 1 đến 10 Mbps. Điển hình như 3G,
4G LTE.
Hình 2. 15: Mạng không dây diện rộng
2.9 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT WIFI
Để có thể truy cập dữ liệu trên internet và đẩy dữ liệu lên cơ sở dữ liệu trực
tuyến, ta có thể sử dụng các module thu phát wifi như: mạch thu phát Wifi ESP8266
Uart ESP-01, kit RF thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua CP2102, kit RF thu phát
Wifi ESP8266 NodeMCU Lua V3 CH340,…
Hình 2. 16: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA CP2102
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20
Hình 2. 17: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA V3 CH340
Hình 2. 18: Mạch thu phát Wifi ESP8266 UART ESP-01
❖ Nguyên lý hoạt động
Module thu phát Wifi hoạt động theo cách thức giao tiếp UART với vi điều
khiển trung tâm. Và phần giao tiếp UART tương tự như giao tiếp UART của module
sim và module thu phát sóng RF đã trình bày ở phần trên.
2.10 NGUỒN CUNG CẤP
2.10.1 Bộ chuyển đổi nguồn AC – DC
2.10.1.1 Bộ chuyển đổi Adapter
❖ Khái niệm
Adapter là bộ phận chuyển đổi điện áp giữa các thiết bị điện tử sử dụng nguồn
điện khác 220V xuống một điện áp thấp hơn. Thiết bị chuyển đổi này được gọi chung
là Adapter.
❖ Chức năng chính của Adapter
• Cung cấp nguồn điện thích hợp cho các thiết bị điện tử hoạt động ổn định.
• Ngoài cung cấp nguồn điện Adapter còn có thể sạc pin cho thiết bị điển hình
nhất là pin cho laptop.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21
Các thiết bị nhỏ hơn như smarphone, camera quan sát thì các adapter có công
suất 1,5A, 3,5A là đủ.
❖ Các thông số kỹ thuật của Adapter
• Điện áp
Đây là điện áp là thiết bị cần để sử dụng ổn định. Từ nguồn điện cao áp chuẩn
(AC) sẽ được biến đổi thành điện áp thấp hơn (DC) để nạp vào pin hoặc cung cấp
trực tiếp cho thiết bị hoạt động.
• Cường độ dòng điện
Thông số này được đo bằng đơn vị Ampe(A) thể hiện sức mạnh của dòng điện
để thiết bị hoạt động. Một thiết bị có ghi 4,5A có nghĩa dòng điện đầu vào phải có
cường độ đủ 4,5A thì mới đáp ứng được. Cường độ dòng điện chuẩn của nguồn 220V
thường là 12A các thiết bị sử dụng adapter phải có cường độ thấp hơn con số này.
Hình 2. 19: Adapter 12V-1.5A
2.10.1.2 Nguồn tổ ong
Nguồn tổ ong là cách gọi khác của nguồn xung. Cái tên nguồn tổ ong bắt nguồn
từ hình dạng các lỗ thông hơi thoát nhiệt của bộ nguồn xung được đục lỗ lục giác
giống với cấu tạo của tổ ong.
Nguồn tổ ong được sử dụng với mục đích biến đổi nguồn điện xoay chiều sang
nguồn điện một chiều. Việc này được thực hiện thông qua chế độ dao động xung
được tạo ra bằng một mạch điện tử với một biến áp xung.
❖ Cấu tạo của nguồn xung
• Biến áp xung
Biến áp xung có cấu tạo gồm các cuộn dây được quấn đều trên một lõi từ. Cấu
tạo này giống như biến áp thông thường. Cấu tạo này giúp biến áp xung cho công
suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần dù có cùng một cấu tạo và kích thước.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22
• Các bộ phận khác
Để biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều, nguồn tổ ong còn cần đến
cuộn chống nhiễu, diode chỉnh lưu và đặc biệt là tụ lọc sơ cấp. Tụ lọc sơ cấp có nhiệm
vụ tích trữ điện áp sau khi được biến đổi. Sau đó, lượng điện áp này sẽ được dùng để
cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp của máy biến áp xung.
Ngoài ra, nguồn tổ ong còn có cầu chì. Đây là bộ phận có tác dụng bảo vệ
mạch nguồn khi mạch nguồn bị ngắn mạch.
Bộ phận cuối cùng của nguồn tổ ong đó là IC quang và IC TL431. Đây là 2 bộ
phận có tác dụng tạo ra một điện áp cố định. Qua đó không chế điện áp để ổn định
theo mong muốn. 2 loại IC này còn có nhiệm vụ khống chế dao động đóng cắt điện
vào cuộn sơ cấp của biến áp. Sau đó cho ra điện áp ở bên thứ cấp đạt yêu cầu.
Hình 2. 20: Nguồn tổ ong 12V-10A
2.10.2 Bộ chuyển đổi nguồn DC- DC
2.10.2.1 Mạch tăng áp BOOST
Mạch tăng áp là bộ biến đổi nguồn DC-DC có điện áp đầu ra lớn hơn điện áp
đầu vào. Nó chứa ít nhất hai chuyển mạch bán dẫn (một diode và một transistor) và
ít nhất một phần tử tích lũy năng lượng, một tụ điện, một cuộn dây hoặc cả hai
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23
Hình 2. 21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch tăng áp
❖ Nguyên lý hoạt động
Vin là điện áp vào, Vout là điện áp ra trên tải, tụ C để lọc, PWM ( Pulse Width
Modulation) là mạch điều khiển chế độ rộng xung đóng ngắt cho Switch. Các linh
kiện tích lũy năng lượng là L và C, do tính đóng ngắt điện nên Switch phải là linh
kiện tự chuyển mạch chẳng hạn như transistor (BJT, MOSFET, IGBT, GTO ) hoặc ở
dạng kết hợp gồm thysistor(SCR) với bộ chuyển mạch. Diode D không cho dòng từ
C phóng về lại Vin.
Khi "Swich On" được đóng lại thì dòng điện trong cuộn cảm được tăng lên
rất nhanh, dòng điện sẽ qua cuộn cảm qua van và xuống đất. Dòng điện không qua
diode và tụ điện phóng điện cung cấp cho tải. Ở thời điểm này thì tải được cung cấp
bởi tụ điện.
Khi "Switch Off" được mở ra thì lúc này ở cuối cuộn dây xuất hiện với 1 điện
áp bằng điện áp đầu vào. Điện áp đầu vào cùng với điện áp ở cuộn cảm qua diode cấp
cho tải và đồng thời nạp cho tụ điện. Khi đó điện áp đầu ra sẽ lớn hơn điện áp đầu
vào, dòng qua tải được cấp bởi điện áp đầu vào.
Điện áp đầu ra được tính như sau :
Vout = Vin * (1- ton /( ton + toff) ) = Vin *(1- D ) ( D là độ rộng xung ) (2.1)
Với ton và toff lần lượt là thời gian mở và thời gian khóa của Switch.
Năng lượng đầu ra chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng năng lượng đầu vào, do đó ở
mạch Boost dòng đầu ra phải nhỏ hơn dòng đầu vào (do áp đầu ra lớn hơn áp đầu
vào).
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24
Hình 2. 22: Mạch tăng áp XL6009 4A
2.10.2.2 Mạch hạ áp BUCK
Bộ chuyển đổi Buck là bộ chuyển đổi nguồn DC-DC có điện áp đầu ra nhỏ
hơn điện áp đầu vào.
Hình 2. 23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động mạch hạ áp
Khi “Switch On” tức là nối nguồn vào mạch, lúc đó dòng điện đi qua cuộn
cảm nên dòng cuộn cảm tăng lên. Tại thời điểm này thì tụ điện được nạp và cũng
cung cấp dòng điện qua tải.
Khi “Switch Off” tức là ngắt nguồn ra khỏi mạch. Khi đó cuộn cảm tích lũy
năng lượng từ trường và tụ điện được tích lũy trước đó sẽ phóng điện qua tải. Cuộn
cảm có xu hướng giữu cho dòng không đổi và giảm dần.
Điện áp đầu ra được tính như sau :
Vout = Vin * ( ton /( ton + toff) = Vin * D ( D là độ rộng xung ) (2.2)
Với ton và toff lần lượt là thời gian mở và thời gian khóa của Switch
Đối với kiểu nguồn Buck này thì cho công suất đầu ra rất lớn so với công suất
đầu vào vì sử dụng cuộn cảm, tổn hao công suất thấp.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25
Hình 2. 24: Mạch hạ áp DC-DC LM2596
2.11 ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU
2.11.1 Động cơ điện 1 pha
Động cơ xoay chiều một pha là loại động cơ dây quấn (stato) chỉ có một cuộn
dây pha, nguồn cấp là một dây pha và một dây trung tính.
Hình 2. 25: Động cơ xoay chiều một pha
❖ Nguyên lý hoạt động
Muốn cho động cơ làm việc, stato của động cơ phải được cấp dòng điện xoay
chiều. Dòng điện đi qua dây quấn sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ:
n = 60* f/p (vòng / phút) (2.1)
Trong đó:
f là tần số của nguồn điện
p là số căp cực của dây quấn stato
Trong quá trình quay từ trường sẽ quét qua các thanh dẫn của roto, làm xuất
hiện dòng điện cảm ứng. Vì dây quấn roto là kín mạch nên sức điện động này tạo
thành dòng điện trong các thanh dẫn roto. Các thanh dẫn có dòng điện lại nằm trong
từ trường, sẽ tương tác với nhau, tạo ra các lực điện từ đặt vào các thanh dẫn. Tổng
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26
hợp các lực này sẽ tạo ra moment quay đối với trục roto. Làm cho roto quay theo
chiều của từ trường. Khi động cơ làm việc tốc độ quay của roto(n) luôn nhỏ hơn tốc
độ quay của từ trường (n1). Vì thế động cơ này được gọi là động cơ không đồng bộ.
Độ sai lệch giữa tốc độ roto và tốc độ từ trường được gọi là hệ số trượt, kí hiệu là S,
thông thường hệ số trượt vào khoảng 2% - 10%.
2.11.2 Động cơ điện 3 pha
❖ Nguyên lý hoạt động
Khi chúng ta cấp điện áp 3 pha vào đầu cuộn dậy của động cơ, trong Stato sẽ
có một từ trường, từ trường này quét qua các thanh đồng của rotor sẽ tạo ra dòng điện
kín bên trong đó làm xuất hiện các xuất điện động và dòng điện cảm ứng. Hai lực
tương tác giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng này tạo ra momen quay tác động
lên rotor, làm rotor quay theo chiều của từ trường với tốc độ gần bằng tốc độ của từ
trường quay
2.12 GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO
Arduino là một board mạch vi xử lý nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác
với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board
mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM
Atmel 32-bit. Những model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân
đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác
nhau. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy
tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino
bằng ngôn ngữ C hoặc C++.
2.12.1 Phần cứng
Một mạch Arduino bao gồm một vi điều khiển AVR với nhiều linh kiện bổ
sung giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác. Một khía cạnh
quan trọng của Arduino là các kết nối tiêu chuẩn của nó, cho phép người dùng kết
nối với CPU của board với các module thêm vào có thể dễ dàng chuyển đổi, được gọi
là shield. Vài shield truyền thông với board Arduino trực tiếp thông qua các chân
khác nhau, nhưng nhiều shield được định địa chỉ thông qua serial bus I²C-nhiều shield
có thể được xếp chồng và sử dụng dưới dạng song song. Arduino chính thức thường
sử dụng các dòng chip megaAVR, đặc biệt là ATmega8, ATmega168, ATmega328,
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27
ATmega1280, và ATmega2560. Một vài các bộ vi xử lý khác cũng được sử dụng bởi
các mạch Aquino tương thích. Hầu hết các mạch gồm một bộ điều chỉnh tuyến tính
5V và một thạch anh dao động 16 MHz (hoặc bộ cộng hưởng ceramic trong một vài
biến thể). Một vi điều khiển Arduino cũng có thể được lập trình sẵn với một boot
loader cho phép đơn giản là upload chương trình vào bộ nhớ flash on-chip, so với các
thiết bị khác thường phải cần một bộ nạp bên ngoài. Điều này giúp cho việc sử dụng
Arduino được trực tiếp hơn bằng cách cho phép sử dụng 1 máy tính gốc như là một
bộ nạp chương trình.
Theo nguyên tắc, khi sử dụng ngăn xếp phần mềm Arduino, tất cả các board
được lập trình thông qua một kết nối RS-232, nhưng cách thức thực hiện lại tùy thuộc
vào đời phần cứng. Các board Serial Arduino có chứa một mạch chuyển đổi giữa
RS232 sang TTL. Các board Arduino hiện tại được lập trình thông qua cổng USB,
thực hiện thông qua chip chuyển đổi USB-to-serial như là FTDI FT232.
Board Arduino sẽ đưa ra hầu hết các chân I/O của vi điều khiển để sử dụng
cho những mạch ngoài. Diecimila, Duemilanove, và bây giờ là Uno đưa ra 14 chân
I/O kỹ thuật số, 6 trong số đó có thể tạo xung PWM (điều chế độ rộng xung) và 6
chân input analog, có thể được sử dụng như là 6 chân I/O số. Các board Arduino
Nano, và Arduino-compatible Bare Bones Board và Boarduino có thể cung cấp các
chân header đực ở mặt trên của board dùng để cắm vào các breadboard.
2.12.2 Phần mềm
Môi trường phát triển tích hợp (IDE) của Arduino là một ứng dụng cross-
platform (đa nền tảng) được viết bằng Java, và từ IDE này sẽ được sử dụng cho Ngôn
ngữ lập trình xử lý (Processing programming language) và project Wiring. Nó được
thiết kế để dành cho những người mới tập làm quen với lĩnh vực phát triển phần mềm.
Nó bao gồm một chương trình code editor với các chức năng như đánh dấu cú pháp,
tự động brace matching, và tự động canh lề, cũng như compile(biên dịch) và upload
chương trình lên board chỉ với 1 cú nhấp chuột. Một chương trình hoặc code viết cho
Arduino được gọi là một sketch.
Các chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE đi kèm với
một thư viện phần mềm được gọi là "Wiring", từ project Wiring gốc, có thể giúp các
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28
thao tác input/output được dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần định nghĩa 2 hàm để tạo
ra một chương trình vòng thực thi (cyclic executive) có thể chạy được:
• setup(): hàm này chạy mỗi khi khởi động một chương trình, dùng để thiết
lập các cài đặt.
• loop(): hàm này được gọi lặp lại cho đến khi tắt nguồn board mạch.
2.12.3 Các loại Arduino
2.12.3.1 Arduino Uno R3
Arduino Uno là một bo mạch vi điều khiển dựa trên ATmega328. Arduino
Uno có 14 chân đầu vào / đầu ra kỹ thuật số (trong đó 6 có thể được sử dụng làm đầu
ra PWM), 6 đầu vào tương tự, bộ tạo dao động 16 MHz, kết nối USB, giắc cắm nguồn,
tiêu đề ICSP và nút đặt lại. Nó chứa mọi thứ cần thiết để hỗ trợ vi điều khiển; chỉ cần
kết nối nó với một máy tính bằng cáp USB hoặc cấp điện cho nó bằng bộ chuyển đổi
AC-to-DC hoặc pin để bắt đầu. Arduino Uno khác với tất cả các bo mạch trước ở chỗ
nó không sử dụng chip điều khiển FTDI USB-to-serial. Thay vào đó, nó có chip vi
điều khiển Atmega8U2 được lập trình như một bộ chuyển đổi từ USB sang nối tiếp.
Hình 2. 26: Hình ảnh Arduino Uno R3
❖ Thông số kỹ thuật :
• Chip điều khiển chính: ATmega328
• Chip nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2
• Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC
(khuyên dùng 6~9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt, nếu bạn cắm 12VDC
thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch).
• Số chân Digital: 14 (hỗ trợ 6 chân PWM)
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29
• Số chân Analog: 6
• Dòng ra tối đa trên GPIO: 40mA
• Dòng ra tối đa trên chân cấp nguồn 3.3VDC: 150 mA
• Dung lượng bộ nhớ Flash: 32 KB, 0.5 KB used by bootloader.
• SRAM: 2 KB
• EEPROM: 1 KB
• Tốc độ thạch anh: 16 MHz
2.12.3.2 Arduino Nano
Board Arduino Nano là một trong những phiên bản nhỏ gọn của board
Arduino. Arduino Nano có đầy đủ các chức năng và chương trình có trên Arduino
Uno do cùng sử dụng MCU ATmega328P. Nhờ việc sử dụng IC dán của
ATmega328P thay vì IC chân cắm nên Arduino Nano có thêm 2 chân Analog so với
Arduino Uno.
Hình 2. 27: Arduino Nano
❖ Thông số kỹ thuật :
• Thiết kế theo đúng chuẩn chân, kích thước của Arduino Nano chính hãng.
• IC chính: ATmega328P-AU.
• IC nạp và giao tiếp UART: CH340.
• Điện áp cấp: 5VDC cổng USB hoặc 6-9VDC chân Raw.
• Mức điện áp giao tiếp GPIO: TTL 5VDC.
• Dòng GPIO: 40mA.
• Số chân Digital: 14 chân, trong đó có 6 chân PWM.
• Số chân Analog: 8 chân (hơn Arduino Uno 2 chân).
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30
• Flash Memory: 32KB (2KB Bootloader).
• SRAM: 2KB
• EEPROM: 1KB
• Clock Speed: 16Mhz.
• Tích hợp Led báo nguồn, led chân D13, LED RX, TX.
• Tích hợp IC chuyển điện áp 5V LM1117.
• Kích thước: 18.542 x 43.18mm
2.12.3.3 Arduino Mega 2560 R3
Arduino Mega 2560 là sản phẩm tiêu biểu cho dòng mạch Mega là dòng bo
mạch có nhiều cải tiến so với Arduino Uno (54 chân digital IO và 16 chân analog
IO). Đặc biệt bộ nhớ flash của Mega được tăng lên một cách đáng kể, gấp 4 lần so
với những phiên bản cũ của Uno R3. Điều này cùng với việc trang bị 3 timer và 6
cổng interrupt khiến bo mạch Mega hoàn toàn có thể giải quyết được nhiều bài toán
hóc búa, cần điều khiển nhiều loại động cơ và xử lý song song nhiều luồng dữ liệu số
cũng như tương tự. Trên mạch Mega các chân digital vẫn từ 0-13, analog từ 0-5 và
các chân nguồn tương tự thiết kế của Uno. Do vậy chúng ta dễ dàng phát triển nghiên
cứu theo kiểu gắp ghép module từ Arduino Uno bê sang Arduino Mega. Để có thêm
được nhiều vùng nhớ và nhiều chân IO hơn, một con chip khác đã thay thế cho
Atmega1280.
Hình 2. 28: Arduino Mega 2560 R3
❖ Thông số kỹ thuật
• Vi điều khiển chính: ATmega2560
• IC nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2
• Nguồn cấp cho mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc
tròn DC (khuyên dùng 6~9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31
• Số chân Digital: 54 (15 chân PWM)
• Số chân Analog: 16
• Giao tiếp UART : 4 bộ UART
• Giao tiếp SPI : 1 bộ ( chân 50 -> 53 ) dùng với thư viện SPI của Arduino
• Giao tiếp I2C : 1 bộ
• Ngắt ngoài : 6 chân
• Bộ nhớ Flash: 256 KB, 8KB sử dụng cho Bootloader
• SRAM: 8 KB
• EEPROM: 4 KB
• Xung Clock: 16 MHz
2.13 CÁC CHUẨN TRUYỀN DỮ LIỆU
2.13.1 Giao tiếp SPI
SPI (Serial Peripheral Bus) là một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao do
hãng Motorola đề xuất. Đây là kiểu truyền thông Master-Slave, trong đó có một chip
Master điều phối quá trình tuyền thông và các chip Slaves được điều khiển bởi Master
vì thế truyền thông chỉ xảy ra giữa Master và Slave. SPI là một cách truyền song công
(full duplex) nghĩa là tại cùng một thời điểm quá trình truyền và nhận có thể xảy ra
đồng thời. SPI đôi khi được gọi là chuẩn truyền thông “4 dây” vì có 4 đường giao
tiếp trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input Slave Output),
MOSI (Master Ouput Slave Input) và SS (Slave Select).
Hình 2. 29: Kết nối 1 thiết bị với Arduino theo chuẩn giao tiếp SPI
• SCK: Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên cần
1 đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi. Đây
là điểm khác biệt với truyền thông không đồng bộ mà chúng ta đã biết trong
chuẩn UART. Sự tồn tại của chân SCK giúp quá trình tuyền ít bị lỗi và vì thế
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32
tốc độ truyền của SPI có thể đạt rất cao. Xung nhịp chỉ được tạo ra bởi chip
Master.
• MISO– Master Input / Slave Output: nếu là chip Master thì đây là đường Input
còn nếu là chip Slave thì MISO lại là Output. MISO của Master và các Slaves
được nối trực tiếp với nhau..
• MOSI – Master Output / Slave Input: nếu là chip Master thì đây là đường
Output còn nếu là chip Slave thì MOSI là Input. MOSI của Master và các
Slaves được nối trực tiếp với nhau.
• SS – Slave Select: SS là đường chọn Slave cần giao tiếp, trên các chip Slave
đường SS sẽ ở mức cao khi không làm việc. Nếu chip Master kéo đường SS
của một Slave nào đó xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa Master
và Slave đó. Chỉ có 1 đường SS trên mỗi Slave nhưng có thể có nhiều đường
điều khiển SS trên Master, tùy thuộc vào thiết kế của người dùng.
2.13.2 Giao tiếp UART
UART – là viết tắt của Universal Asynchronous Receiver – Transmitter có
nghĩa là truyền nhận dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ.
❖ Đặc điểm:
Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ có một đường phát dữ liệu (Tx) và một
đường nhận dữ liệu (Rx), do không có tín hiệu xung clock nên gọi là bất đồng bộ. Để
truyền được dữ liệu thì cả bên phát và bên nhận phải tự tạo xung clock có cùng tần
số và thường được gọi là tốc độ baud, ví dụ như 2400 baud, 4800 baud, 9600 baud...
❖ Ưu điểm: Đơn giản, hiệu quả tương đối cao.
❖ Khuyết điểm: Do tồn tại các bit start và bit stop, khoảng trống dẫn đến thời gian
truyền chậm..
❖ Quá trình truyền dữ liệu UART
Để bắt đầu cho việc truyền dữ liệu bằng UART, một START bit được gửi đi,
sau đó là các bit dữ liệu và kết thúc quá trình truyền là STOP bit.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33
Hình 2. 30: Cấu trúc của một Frame dữ liệu
Khi ở trạng thái chờ mức điện thế ở mức logic 1 (high). Khi bắt đầu truyền
START bit sẻ chuyển từ 1 xuống 0 để báo hiệu cho bộ nhận là quá trình truyền dữ
liệu sắp xảy ra. Sau START bit là đến các bit dữ liệu D0-D7 (theo hình các bit này
có thể ở mức High or Low tùy theo dữ liệu). Sau khi truyền hết dữ liệu thì đến Bit
Parity để bộ nhận kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu truyền. Cuối cùng là STOP bit
là 1 báo cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong. Thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm
tra khung truyền nhằm đảm báo tính đúng đắn của dữ liệu.
❖ Thông số chuẩn truyền UART
• Baund rate (tốc độ baund ): Khoảng thời gian dành cho 1 bit được truyền. Phải
được cài đặt giống nhau ở gửi và nhận.
• Frame (khung truyền ): Khung truyền quy định về số bit trong mỗi lần truyền.
• Start bit : là bit đầu tiên được truyền trong 1 Frame. Báo hiệu cho thiết bị nhận
có một gói dữ liệu sắp đc truyền đến. Bit bắt buộc.
• Data : dữ liệu cần truyền. Bit có trọng số nhỏ nhất LSB được truyền trước sau đó
đến bit MSB.
• Parity bit : kiểm tra dữ liệu truyền có đúng không.
• Stop bit : là 1 hoặc các bit báo cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong. Thiết
bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ
liệu. Bit bắt buộc.
2.13.3 Giao tiếp I2C
I2C là tên viết tắt của cụm từ Inter-Intergrated Circuit. Đây là đường Bus giao
tiếp giữa các IC với nhau.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34
I2C mặc dù được phát triển bới Philips, nhưng nó đã được rất nhiều nhà sản
xuất IC trên thế giới sử dụng. Bus I2C được sử dụng làm bus giao tiếp ngoại vi cho
rất nhiều loại IC khác nhau như các loại Vi điều khiển 8051, PIC, AVR, ARM... chip
nhớ như: RAM tĩnh (Static Ram), EEPROM, bộ chuyển đổi tương tự số (ADC), số
tương tự(DAC), IC điểu khiển LCD, LED...
Hình 2. 31: Bus I2C và các thiết bị ngoại vi
❖ Đặc điểm giao tiếp I2C
Một giao tiếp I2C gồm có 2 dây: Serial Data (SDA) và Serial Clock (SCL).
SDA là đường truyền dữ liệu 2 hướng, còn SCL là đường truyền xung đồng hồ để
đồng bộ và chỉ theo một hướng.
Hình 2. 32: Kết nối thiết bị vào bus I2C ở chế độ chuẩn và chế độ nhanh
Mỗi dây SDA hãy SCL đều được nối với điện áp dương của nguồn cấp thông
qua một điện trở kéo lên (pullup resistor). Sự cần thiết của các điện trở kéo này là vì
chân giao tiếp I2C của các thiết bị ngoại vi thường là dạng cực máng hở (opendrain
hay opencollector). Giá trị của các điện trở này khác nhau tùy vào từng thiết bị và
chuẩn giao tiếp, thường dao động trong khoảng 1k đến 4.7k.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35
Một thiết bị hay một IC khi kết nối với bus I2C, ngoài một địa chỉ (duy nhất)
để phân biệt, nó còn được cấu hình là thiết bị đầu hay thiết bị cuối. Thiết bị đầu nắm
vai trò tạo xung đồng hồ cho toàn hệ thống, khi giữa hai thiết bị đầu – cuối giao tiếp
thì thiết bị đầu có nhiệm vụ tạo xung đồng hồ và quản lý địa chỉ của thiết bị cuối trong
suốt quá trình giao tiếp. Thiết bị đầu giữ vai trò chủ động, còn thiết bị cuối giữ vai
trò bị động trong việc giao tiếp.
Hình 2. 33: Hướng đi của xung Clock và hướng đi của đường dữ liệu
❖ Chế độ hoạt động
Các bus I2C có thể hoạt động ở ba chế độ, hay nói cách khác các dữ liệu trên
bus I2C có thể được truyền trong ba chế độ khác nhau:
• Chế độ tiêu chuẩn: tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 100Kpbs, sử dụng 7 bit
địa chỉ và 112 địa chỉ tớ
• Chế độ nhanh: tốc độ truyền lên đến 400Kpbs
• Chế độ tốc độ cao: Chế độ này đã được tạo ra chủ yếu để tăng tốc độ dữ liệu
lên đến 36 lần nhanh hơn so với chế độ tiêu chuẩn. Nó cung cấp 1,7 Mbps
(với Cb = 400 pF), và 3.4Mbps (với C> b = 100pF).
Một bus I2C có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau:
• Một chủ một tớ (one master - one slave)
• Một chủ nhiều tớ (one master - multi slave)
• Nhiều chủ nhiều tớ (Multi master - Multi slave)
Thiết bị chủ xác định đúng địa chỉ của thiết bị tớ, cùng với việc xác định địa
chỉ, thiết bị chủ sẽ quyết định việc đọc hay ghi vào thiết bị tớ -Thiết bị chủ gửi dữ
liệu tới thiết bị tớ. Thiết bị tớ kết thúc quá trình truyền dữ liệu.
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAYĐề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAYĐề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.doc
Đồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.docĐồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.doc
Đồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Đồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổ
Đồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổĐồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổ
Đồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổ
Jayce Boehm
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
Ngo Gia HAi
 
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhàĐề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
Toan Pham
 
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAYĐề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051
Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051
Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051
Đinh Công Thiện Taydo University
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
26ngQuangKhi
 
Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...
Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...
Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...
Man_Ebook
 
File báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthomeFile báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthome
Kim Long
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngưĐề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Chu Quang Thảo
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua WebserverĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAYĐề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAYĐề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
 
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAYĐề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
 
Đồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.doc
Đồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.docĐồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.doc
Đồ án hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà.doc
 
Đồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổ
Đồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổĐồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổ
Đồ án Nghiên cứu và thiết kế thiết bị cảnh báo khí ga & phòng chống cháy nổ
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
 
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
 
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhàĐề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
Đề tài: Mô hình ứng dụng IOT điều khiển các thiết bị điện trong nhà
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAYĐề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
 
Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051
Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051
Chuong2 cấu trúc phần cứng 8051
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
 
Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...
Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...
Hệ thống đo, giám sát và điều khiển các thông số môi trường trong nhà trồng n...
 
File báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthomeFile báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthome
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngưĐề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua WebserverĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua Webserver
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
 
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
 
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
Luận văn Thạc sĩ Năng lượng mặt trời, đi sâu tìm hiểu về hệ thống điện năng l...
 
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAYĐề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
Đề tài: Mạch điều khiển thiết bị bằng Android qua Bluetooth, HAY
 

Similar to Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas

Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đĐề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng RfidĐề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơmĐề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộmHệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
hieu anh
 
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đMô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdf
Thiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdfThiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdf
Thiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
Báo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENA
Báo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENABáo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENA
Báo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENA
Nguyễn Hà
 
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đĐề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARMĐề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật Pso
Nâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật PsoNâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật Pso
Nâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật Pso
Man_Ebook
 
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôGiám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
hieu anh
 
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôĐề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas (20)

Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đĐề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng RfidĐề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
 
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơmĐề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
 
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộmHệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
 
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đMô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 
Thiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdf
Thiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdfThiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdf
Thiết kế và thi công máy rửa dùng sóng siêu âm trong công nghiệp.pdf
 
Báo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENA
Báo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENABáo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENA
Báo cáo thực tập cuối khóa tại ATHENA
 
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đĐề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
Đề tài: Hệ thống Iot điều khiển và giám sát ngôi nhà, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARMĐề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
 
Nâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật Pso
Nâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật PsoNâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật Pso
Nâng cao khả năng điều khiển của bộ Anfis bằng giải thuật Pso
 
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôGiám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
 
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôĐề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
 
Đề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế robot đánh trống trong trường học, HAY, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 

Recently uploaded (18)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 

Đề tài: Hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH --------------------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO, PHÒNG CHỐNG HỎA HOẠN VÀ RÒ RỈ KHÍ GAS GVHD : Hà A Thồi SVTH1: Trần Minh Tâm MSSV : 15141277 SVTH2: Đỗ Thị Huệ MSSV : 15141168 Tp. Hồ Chí Minh – 6/2019
  • 2. ii TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM, ngày 1 tháng 6 năm 2019 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Trần Minh Tâm MSSV: 15141277 Đỗ Thị Huệ MSSV: 15141168 Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử Mã ngành: 41 Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1 Khóa: 2015 Lớp: 15141DT I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO, PHÒNG CHỐNG HỎA HOẠN VÀ RÒ RỈ KHÍ GAS II. NHIỆM VỤ 1. Các số liệu ban đầu: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và rò rỉ khí gas được thực hiện với các số liệu ban đầu như sau: - Hệ thống thu thập dữ liệu từ cảm biến lửa, nhiệt độ, khí gas. - Hiển thị giá trị thu thập được lên LCD và trang web Thingspeak.com để theo dõi nồng độ khí gas, nhiệt độ trong phòng. - Nếu phát hiện có gas, lửa hay nhiệt độ quá cao sẽ báo động bằng cách gọi, gửi tin nhắn cho người sử dụng và mở quạt thông gió nhằm làm giảm nồng độ khí gas trong không khí, kích hoạt máy bơm hoạt động dập tắt lửa. 2. Nội dung thực hiện: - Lên ý tưởng đồ án - Tìm hiểu về linh kiện sử dụng - Thiết kế, thi công khối cảm biến đo nhiệt độ, cảm biến phát hiện lửa, cảm biến rò rỉ khí gas. - Thiết kế khối giao tiếp ngoại vi, lấy cơ sở dữ liệu trực tuyến thông qua Internet, truyền nhận thông tin giữa trạm phụ và trạm trung tâm. - Vẽ lưu đồ giải thuật.
  • 3. iii - Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo và rò rỉ khí gas - Lắp ráp các khối vào mô hình. - Chạy thử nghiệm hệ thống. - Cân chỉnh hệ thống. - Viết luận văn - Báo cáo đề tài tốt nghiệp III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 18/02/2019 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/06/2019 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Thầy Hà A Thồi CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  • 4. iv TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp.HCM, ngày 28, tháng 02, năm 2019 LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên 1: Đỗ Thị Huệ Lớp:15141DT1C MSSV:15141168 Họ tên sinh viên 2: Trần Minh Tâm Lớp:15141DT2A MSSV:15141277 Tên đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas Tuần/ngày Nội dung Xác nhận GVHD Tuần 3 (18/2 – 24/2) Gặp GVHD để nghe phổ biến về yêu cầu làm đồ án , tiến hành chọn đồ án GVHD tiến hành xét duyệt đề tài Tuần 4 (25/2 – 3/3) Viết đề cương và lịch trình thực hiện đồ án tốt nghiệp Tuần 5 (4/3 – 10/3) Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài: cảm biến khí gas MQ2, cảm biến phát hiện lửa flame sensor, cảm biến nhiệt độ DHT-22, Arduino Uno R3, động cơ bơm P385, ESP8266 Node MCU, LCD 16X2 Tuần 6 (11/3 – 17/3) Tìm hiểu về giao tiếp giữa các module, các cảm biến với Arduino ở bộ điều khiển trung tâm Tuần 7 (18/3 – 24/3) Tiến hành thiết kế sơ đồ khối, giải thích chức năng các khối ( khối nguồn, khối xử lí, khối hiển thị, khối cảm biến, khối truyền dữ liệu) Tuần 8 (25/3 – 31/3) Tính toán thiết kế khối nguồn, thiết kế sơ đồ toàn mạch và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch Tuần 9 (1/4 – 7/4) Vẽ PCB Vẽ lưu đồ giải thuật
  • 5. v Tuần 10 (8/4 – 14/4) Lập trình code cho VDK và tiến hành thi công mạch Tuần 11 (15/4 – 21/4) Lập trình code cho VDK và tiến hành thi công mạch Tuần 12 (22/4 – 28/4) Lập trình code cho VDK và tiến hành thi công mạch Tuần 13 (29/4 – 5/5) Kiểm tra , cân chỉnh mạch thi công Viết báo cáo nội dung đã làm Tuần 14 (6/5 – 12/5) Hoàn thiện báo cáo và gởi cho GVHD để xem xét góp ý lần cuối trước khi in và báo cáo Tuần 15 (13/5 – 19/5) Nộp quyển báo cáo và báo cáo đề tài. Làm slide (6-10 cái), báo cáo với GVHD GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ và tên)
  • 6. vi LỜI CAM ĐOAN Nhóm sinh viên – Đỗ Thị Huệ và Trần Minh Tâm xin cam đoan đây là đồ án do nhóm tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Hà A Thồi. Nhóm chỉ tham khảo các tài liệu trước đó và các nghiên cứu trên mạng online. Kết quả công bố trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó. Tp.HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2019 SV thực hiện đồ án ( Ký và ghi rõ họ tên) Trần Minh Tâm Đỗ Thị Huệ
  • 7. vii LỜI CẢM ƠN Nhóm thực hiện đồ án xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên hướng dẫn thầy Hà A Thồi vì đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đồ án, người đã đưa ra hướng nghiên cứu, giải đáp thắc mắc, cũng như tận tình quan sát nhóm làm việc. Trong quá trình thực hiện nhóm đã tiếp thu được những kiến thức thực tế và cách làm việc nghiêm túc, hiệu quả từ thầy. Nhóm em xin gửi lời tri ân thành nhất đến các quý thầy cô trong khoa Điện - điện tử đã hỗ trợ chúng em về những kiến thức nền tảng vững vàng, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sự hỗ trợ thầm lặng và vô cùng quan trọng từ gia đình và bạn bè luôn là động lực để nhóm có thể làm việc hết khả năng và hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Một lần nữa nhóm vô cùng hân hạnh khi được làm sinh viên tại trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, là học trò của những giảng viên đầy tâm huyết, lời cảm ơn này cũng là sự ghi nhận sâu sắc mà nhóm muốn gửi đến thầy cô, gia đình và bạn bè.
  • 8. viii MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.......................................................................... ii LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................... iv LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... vi LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vii MỤC LỤC............................................................................................................... viii DANH SÁCH HÌNH ẢNH...................................................................................... xii DANH SÁCH BẢNG VẼ.........................................................................................xv TÓM TẮT ............................................................................................................... xvi Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU........................................................................................................1 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................2 1.4 GIỚI HẠN.........................................................................................................2 1.5 BỐ CỤC............................................................................................................3 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................4 2.1 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI KHÍ GAS TRONG CÔNG NGHIỆP .....................4 2.1.1 Khái niệm...................................................................................................4 2.1.2 Ứng dụng của khí gas trong công nhiệp ....................................................4 2.1.2.1 Ứng dụng trong ngành thực phẩm ......................................................4 2.1.2.2 Ứng dụng trong thiết bị gia dụng........................................................4 2.1.2.3 Ứng dụng làm nhiên liệu khí đốt ........................................................6 2.1.3 Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của gas.......................................................7 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ.......................................................7 2.2.1 Khái niệm...................................................................................................7 2.2.2 Phân loại cảm biến nhiệt độ .......................................................................8 2.3 GIỚI THIỆU TIA LỬA ĐIỆN..........................................................................8 2.3.1 Khái niệm...................................................................................................8 2.3.2 Điều kiện tạo ra tia lửa điện .......................................................................9 2.3.3 Ứng dụng....................................................................................................9 2.4 GIỚI THIỆU MẠNG DI ĐỘNG GSM.............................................................9 2.5 CÁC LOẠI MODULE SIM TRÊN THỊ TRƯỜNG.......................................11 2.5.1 Nguyên lý hoạt động................................................................................12 2.5.1.1 Giao tiếp UART với vi điều khiển....................................................12 2.5.1.2 Tập lệnh AT ......................................................................................12
  • 9. ix 2.6 BỘ THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN (RF)...................................................13 2.6.1 Sóng vô tuyến ( RF )................................................................................13 2.6.2 Bộ thu phát sóng vô tuyến (RF)...............................................................15 2.7 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT SÓNG RF .............................................17 2.7.1 Nguyên lý hoạt động................................................................................17 2.7.2 Giao tiếp SPI với vi điều khiển................................................................18 2.8 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG INTERNET .........................................................18 2.8.1 Cấu trúc của mạng Internet ......................................................................18 2.8.2 Các mạng truy nhập không dây................................................................18 2.9 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT WIFI .....................................................19 2.10 NGUỒN CUNG CẤP ...................................................................................20 2.10.1 Bộ chuyển đổi nguồn AC – DC .............................................................20 2.10.1.1 Bộ chuyển đổi Adapter ...................................................................20 2.10.1.2 Nguồn tổ ong...................................................................................21 2.10.2 Bộ chuyển đổi nguồn DC- DC...............................................................22 2.10.2.1 Mạch tăng áp BOOST.....................................................................22 2.10.2.2 Mạch hạ áp BUCK..........................................................................24 2.11 ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ................................................................25 2.11.1 Động cơ điện 1 pha ................................................................................25 2.11.2 Động cơ điện 3 pha ................................................................................26 2.12 GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO.................................................26 2.12.1 Phần cứng...............................................................................................26 2.12.2 Phần mềm...............................................................................................27 2.12.3 Các loại Arduino ....................................................................................28 2.12.3.1 Arduino Uno R3..............................................................................28 2.12.3.2 Arduino Nano..................................................................................29 2.12.3.3 Arduino Mega 2560 R3...................................................................30 2.13 CÁC CHUẨN TRUYỀN DỮ LIỆU.............................................................31 2.13.1 Giao tiếp SPI ..........................................................................................31 2.13.2 Giao tiếp UART.....................................................................................32 2.13.3 Giao tiếp I2C..........................................................................................33 Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG............................................38 3.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG .....................................................38 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG ..................................38 3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống....................................................................38 3.2.1 Tính toán và thiết kế mạch.......................................................................40
  • 10. x 3.2.1.1 Cảm biến khí gas...............................................................................40 3.2.1.2 Cảm biến lửa .....................................................................................42 3.2.1.3 Cảm biến nhiệt độ .............................................................................43 3.2.1.4 Cảm biến siêu âm HC-SR04 .............................................................45 3.2.1.5 Chuông báo động ..............................................................................46 3.2.1.6 Khối hiển thị......................................................................................46 3.2.1.7 Module Wifi ESP8266......................................................................48 3.2.1.8 Mạch thu phát RF NRF24L01+ ........................................................50 3.2.1.9 Module SIM 800A MINI ..................................................................51 3.2.1.10 Khối xử lý trung tâm Arduino.........................................................52 3.2.1.11 Khối nguồn......................................................................................54 3.2.3 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống..................................................................55 3.2.3.1 Sơ đồ nguyên lý của khối thu thập dữ liệu........................................55 3.2.3.2 Sơ đồ nguyên lý khối xử lý trung tâm...............................................57 3.2.3.3 Sơ đồ nguyên lý khối máy bơm ........................................................58 Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ........................................................................60 4.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................60 4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG ................................................................................60 4.2.1 Thi công khối thu thập dữ liệu.................................................................60 4.2.2 Khối xử lý trung tâm................................................................................62 4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH........................................................64 4.3.1 Thi công hộp bảo vệ mạch .......................................................................64 4.3.2 Thi công mô hình .....................................................................................64 4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG...............................................................................64 4.4.1 Lưu đồ giải thuật ......................................................................................64 4.4.1.1 Khối thu thập dữ liệu.........................................................................64 4.4.1.2 Khối xử lý trung tâm.........................................................................69 4.4.2 Phần mềm lập trình cho vi điều khiển......................................................69 4.4.2.1 Giới thiệu phần mềm lập trình ..........................................................69 4.4.2.2 Giới thiệu về Web Thingspeak .........................................................73 4.5 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ THAO TÁC................................75 Chương 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ...................................................76 5.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................76 5.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..................................................................................76 5.2.1 Sử dụng Arduino Nano ............................................................................76 5.2.3 Sử dụng module NRF24L01....................................................................76
  • 11. xi 5.2.4 Đưa thông tin lên Web Thingspeak .........................................................77 5.2.5 Sử dụng module SIM 800A gọi và nhắn tin ............................................77 5.3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..........................................................................77 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..............................................81 6.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................81 6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI....................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82 PHỤ LỤC..................................................................................................................83
  • 12. xii DANH SÁCH HÌNH ẢNH Chương 2 Hình 2. 1: Sự nguy hiểm khi gas phát nổ....................................................................7 Hình 2. 2: Tia lửa điện ................................................................................................8 Hình 2. 3: Cấu trúc cơ bản của mạng di động...........................................................10 Hình 2. 4: Module SIM 800A mini...........................................................................11 Hình 2. 5: Module SIM 800l.....................................................................................11 Hình 2. 6: Module SIM 900A ...................................................................................11 Hình 2. 7: Giao tiếp UART giữa Module SIM và vi Arduino.................................12 Hình 2. 8: Sơ đồ mạch tạo sóng RF đơn giản ...........................................................16 Hình 2. 9: Sơ đồ mạch thu sóng đơn giản.................................................................16 Hình 2. 10: Mạch thu phát 6 kênh 2.4 GHZ L24YK-RX4 .......................................17 Hình 2. 11: Mạch thu phát sóng RF NRF24L01+.....................................................17 Hình 2. 12: Mạch thu phát RF UART LC12S 2.4Ghz..............................................17 Hình 2. 13: Giao tiếp SPI giữa thiết bị đầu và thiết bị cuối......................................18 Hình 2. 14: Mạng LAN không dây ...........................................................................19 Hình 2. 15: Mạng không dây diện rộng ....................................................................19 Hình 2. 16: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA CP2102...................19 Hình 2. 17: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA V3 CH340 ..............20 Hình 2. 18: Mạch thu phát Wifi ESP8266 UART ESP-01.......................................20 Hình 2. 19: Adapter 12V-1.5A..................................................................................21 Hình 2. 20: Nguồn tổ ong 12V-10A .........................................................................22 Hình 2. 21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch tăng áp........................................23 Hình 2. 22: Mạch tăng áp XL6009 4A......................................................................24 Hình 2. 23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động mạch hạ áp .................................................24 Hình 2. 24: Mạch hạ áp DC-DC LM2596 ................................................................25 Hình 2. 25: Động cơ xoay chiều một pha .................................................................25 Hình 2. 26: Hình ảnh Arduino Uno R3.....................................................................28 Hình 2. 27: Arduino Nano.........................................................................................29 Hình 2. 28: Arduino Mega 2560 R3 .........................................................................30 Hình 2. 29: Kết nối 1 thiết bị với Arduino theo chuẩn giao tiếp SPI........................31 Hình 2. 30: Cấu trúc của một Frame dữ liệu.............................................................33 Hình 2. 31: Bus I2C và các thiết bị ngoại vi.............................................................34 Hình 2. 32: Kết nối thiết bị vào bus I2C ở chế độ chuẩn và chế độ nhanh...............34 Hình 2. 33: Hướng đi của xung Clock và hướng đi của đường dữ liệu....................35 Hình 2. 34: Trình tự truyền bit..................................................................................36 Hình 2. 35: Start bit và Stop bit.................................................................................37 Chương 3 Hình 3. 1: Sơ đồ khối thu thập dữ liệu......................................................................38 Hình 3. 2: Sơ đồ khối xử lý trung tâm ......................................................................39 Hình 3. 3: Hình ảnh khối máy bơm...........................................................................40 Hình 3. 4: Hình ảnh thực tế của cảm biến MQ-2......................................................40 Hình 3. 6: Hình ảnh thực tế module cảm biến khí Gas MQ-2 ..................................42 Hình 3. 7: Module cảm biến phát hiện lửa................................................................42 Hình 3. 8: Sơ đồ nguyên lý cảm biến phát hiện lửa..................................................43
  • 13. xiii Hình 3. 9: Cảm biến DHT22.....................................................................................44 Hình 3. 10: Hình cảm biến siêu âm...........................................................................45 Hình 3. 11: Giản đồ thời gian của cảm biến HC- SR04............................................45 Hình 3. 12: Hình ảnh còi báo động ...........................................................................46 Hình 3. 13: Hình ảnh LCD 16x2...............................................................................47 Hình 3. 14: Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 ...........................................48 Hình 3. 15: Sơ đồ chân Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 ........................49 Hình 3. 16: Mạch Thu Phát RF NRF24L01+............................................................50 Hình 3. 17: Sơ đồ chân Mạch Thu Phát RF NRF24L01+.........................................51 Hình 3. 18: Module SIM 800A Mini ........................................................................51 Hình 3. 19: Arduino Nano.........................................................................................52 Hình 3. 20: Sơ đồ chân Arduino Nano......................................................................53 Hình 3. 21: Sơ đồ khối của khối nguồn ....................................................................54 Hình 3. 22: Sơ đồ nguyên lý mạch hạ áp ..................................................................54 Hình 3. 23: Sơ đồ nguyên lý mạch tăng áp...............................................................54 Hình 3. 24: Sơ đồ nguyên lý khối thu thập dữ liệu...................................................55 Hình 3. 25: Sơ đồ khối xử lý trung tâm ....................................................................57 Hình 3. 26: Sơ đồ nguyên lý khối máy bơm .............................................................58 Chương 4 Hình 4. 1: PCB mặt sau khối thu thập.......................................................................60 Hình 4. 2: PCB mặt trước khối thu thập ...................................................................60 Hình 4. 3: Hình ảnh khối thu thập dữ liệu sau khi in................................................61 Hình 4. 4: Khối thu thập sau khi đã lắp linh kiện .....................................................62 Hình 4. 5: PCB mặt sau của khối trung tâm..............................................................62 Hình 4. 6: PCB mặt trước của khối trung tâm ..........................................................63 Hình 4. 7: Hình ảnh khối xử lý trung tâm sau khi in ................................................63 Hình 4. 8: Hình ảnh hệ thống sau khi hoàn thiện hộp bảo vệ...................................64 Hình 4. 9: Hình ảnh mô hình đề tài...........................................................................64 Hình 4. 10: Lưu đồ khối thu thập dữ liệu..................................................................65 Hình 4. 11: Lưu đồ đọc giá trị cảm biến ...................................................................66 Hình 4. 12: Lưu đồ truyền dữ liệu qua Module NRF24L01.....................................67 Hình 4. 13: Lưu đồ chương trình truyền dữ liệu UART sang NodeMCU................67 Hình 4. 14: Lưu đồ gửi dữ liệu lên Thingspeak........................................................68 Hình 4. 15: Lưu đồ khối xử lý trung tâm ..................................................................69 Hình 4. 16: Giao diện Arduino IDE..........................................................................70 Hình 4. 17: Chọn Arduino sử dụng...........................................................................71 Hình 4. 18: Chọn cổng COM kết nối với Arduino ...................................................72 Hình 4. 19: Hình ảnh truy cập trang Web Thingspeak .............................................73 Hình 4. 20: Đăng nhập tên tài khoản và mật khẩu....................................................74 Hình 4. 21: Chọn kênh quan sát................................................................................74 Hình 4. 22: Hình ảnh dữ liệu trên Thingspeak..........................................................74 Hình 4. 23: Quy trình thao tác sử dụng hệ thống......................................................75
  • 14. xiv Chương 5 Hình 5. 1: Hình ảnh ban đầu của khối thu thập dữ liệu ............................................77 Hình 5. 2: Hình ảnh ban đầu của khối xử lý trung tâm.............................................78 Hình 5. 3: Hệ thống phát hiện có gas........................................................................78 Hình 5. 4: Hệ thống nhắn tin cho người dùng...........................................................79 Hình 5. 5: Hệ thống phát hiện lửa.............................................................................79 Hình 5. 6: Hệ thống gọi điện thông báo phát hiện lửa..............................................80 Hình 5. 7: Thông tin cảm biến được cập nhật trên Thingspeak................................80
  • 15. xv DANH SÁCH BẢNG VẼ Chương 2 Bảng 2. 1: Phân loại tần số sóng vô tuyến ................................................................15 Chương 3 Bảng 3. 1: Thông số kỹ thuật cảm biến khí gas MQ-2 .............................................42 Bảng 3. 2: Thông số kỹ thuật DHT22.......................................................................44 Bảng 3. 3: Chức năng các chân của LCD 16x2 ........................................................48 Bảng 3. 4: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 5V...................................................56 Bảng 3. 5: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 12V.................................................56 Bảng 3. 6: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 3.3V................................................56 Bảng 3. 7: Danh sách linh kiện khối xử lý trung tâm ...............................................58 Bảng 3. 8: Danh sách linh kiện khối máy bơm.........................................................59 Chương 4 Bảng 4. 1: Bảng thống kê linh kiện sử dụng cho khối thu dữ liệu............................62 Bảng 4. 2: Bảng thống kê linh kiện sử dụng cho khối trung tâm..............................63
  • 16. xvi TÓM TẮT Hậu quả của sự cố cháy nổ và hỏa hoạn gây ra rất nặng nề và đáng báo động. Theo như số liệu của Tổng cục Thống Kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) tính đến 4 tháng đầu năm 2019 cả nước thiệt hại hơn 458 tỷ đồng, làm 10 người chết và mất tích, 19 người bị thương. Nhằm nắm bắt được những số liệu trên và có thể hạn chế được phần nào hậu quả mà hỏa hoạn và cháy nổ mang lại, nhóm em đã quyết định thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas. Với mục tiêu là hệ thống có thể phát hiện được lửa và khí gas rò rỉ một cách nhanh chóng và chính xác. Người dùng có thể giám sát nhiệt độ của môi trường tại nơi đặt thiết bị từ xa thông qua internet. Phương thức cảnh báo đơn giản và thông dụng như là gọi điện hay nhắn tin sẽ phù hợp đối mọi loại điện thoại di động có mặt trên thị trường hiện nay. Nhóm sẽ thực hiện hệ thống thông qua việc tích lũy kiến thức được học tại trường cũng như quan sát và nghiên cứu thực tiễn. Tất cả vì mục đích hoàn thành được mô hình dễ lắp dặt, dễ sử dụng, tiết kiệm điện, mang lại cho người dùng cảm giác tin cậy và an toàn.
  • 17. xvii
  • 18. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo như số liệu thống kê về 9 tháng đầu năm 2018 có 2989 vụ cháy nổ, tổng thiệt hại do hỏa hoạn gây ra là làm chết 73 người và bị thương 163 người, thiệt hại về tài sản là 1589 tỷ đồng [1]. Số liệu trên là một con số đáng báo động về tình trạng phòng chống cháy nổ của người dân cũng như chưa có đủ thiết bị an toàn để phòng chống hỏa hoạn. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thiệt bị phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn cho người dân nhóm em đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas”. Hệ thống này sử dụng vi điều khiển trung tâm là module Arduino và module WiFi ESP8266 Node MCU, các cảm biến nhiệt độ, khí gas và cảm biến phát hiện lửa. Dựa trên thực tế là chỉ có những thiết bị phòng cháy đơn giản như là đầu báo cháy, đầu báo khói, đầu báo xì gas, hay các bình chữa cháy di động vẫn chỉ giải quyết được phần nào hiện tượng cháy nổ và chưa hiệu quả. Vấn đề đặt ra là cần một thiết bị có tích hợp cả 3 khả năng báo cháy, báo nhiệt độ và rò rỉ khí gas và người dùng có thể giám sát trực tiếp số liệu trên internet thông qua laptop hoặc là Smart phone. Nhóm em đã vận dụng các kiến thức được học tại trường cũng như khảo sát thực tế để có thể hoàn thành được hệ thống như trên. Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và rò rỉ khí gas dựa trên nền tảng kiến thức về lĩnh vực điện tử, xã hội và môi trường. Nhóm phát triển hệ thống dựa trên đồ án môn học trước là hệ thống báo quá nhiệt độ qua SMS [2]. Hệ thống sẽ được cải tiến thêm về khả năng phát hiện lửa, báo cháy, rò rỉ khí gas, có cơ sở dữ liệu trực tuyến cho người dùng. 1.2 MỤC TIÊU Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và rò rỉ khí gas là một hệ thống thu thập các giá trị của cảm biến, hiển thị dữ liệu lên LCD. Khi hệ thống phát hiện gas sẽ mở quạt để hút khí gas ra ngoài, nếu phát hiện lửa sẽ mở máy bơm dập tắt lửa. Các thông tin mà cảm biến thu thập được sẽ được cập nhật lên Thingspeak.com và thông báo qua điện thoại người dùng bằng cách gọi điện hoặc gửi tin nhắn. Hệ thống cũng có khả năng tự chuyển đổi nguồn cung cấp sang nguồn dự phòng khi có sự cố cúp điện.
  • 19. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2 Hệ thống sẽ giúp hạn chế hiện tượng cháy nổ, rò rỉ khí gas, đảm bảo an toàn về tính mạng cũng như tài sản cho người sử dụng. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đối với đồ án: “Thiết kế và thi công hệ thống cảnh báo, phòng chống hỏa hoạn và rò rỉ khí gas” thì nội dung cần thực hiện bao gồm: • NỘI DUNG 1: Tìm hiểu về các nghiên cứu gần với đề tài đã có, những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp cho đề tài nhóm cần hướng tới. • NỘI DUNG 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: nguyên nhân cháy nổ, rò rỉ khí gas,… • NỘI DUNG 3: Tìm hiểu các giao thức truyền nhận giữa các module, truyền nhận tín hiệu thông qua sóng cao tần. • NỘI DUNG 4: Lựa chọn các cảm biến cũng như vi điều khiển phù hợp với hệ thống. • NỘI DUNG 5: Tìm hiểu IDE – môi trường lập trình cho Arduino 1.4 GIỚI HẠN - Hệ thống chỉ sử dụng ở những phòng nhỏ phòng bếp: 3x3m, phòng khách: 5x5m, garage 5x5m - Sử dụng động cơ bơm P385 12VDC, kích thước: 86x46x46 mm để phun nước xử lí hỏa hoạn. - Giám sát nhiệt độ, phát hiện lửa, rò rỉ khí gas bằng cảm biến và sử dụng vi điều khiển Arduino Nano (5VDC) làm khối xử lí trung tâm. - Các trạm giám sát truyền nhận thông tin bằng sóng RF- khả năng truyền 100m trong môi trường không có vật cản và hiển thị dữ liệu trên LCD 16X2 và trên cơ sở dữ liệu trực tuyến. - Sử dụng cảm biến phát hiện lửa flame sensor (3.3V-5VDC) - Sử dụng cảm biến nhiệt độ DHT-22(5VDC), nhiệt độ hoạt động -40 o C ~ 80o C - Sử dụng cảm biến phát hiện khí gas MQ-2 (5VDC), phát hiện được các loại khí như LPG, Metan, Hydrogen. - Kích thước mô hình 30x60x30 cm.
  • 20. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3 1.5 BỐ CỤC • Chương 1: Tổng quan Chương này trình bày đặt vấn đề lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, các giới hạn thông số và bố cục đồ án. • Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Chương này tập trung vào các lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm các kiến thức về khí gas, các loại module, các thiết bị ngoại vi, vi điều khiển sử dụng trong hệ thống. • Chương 3: Thiết Kế và Tính Toán Chương này trình bày về sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của hệ thống, trình bày chi tiết về các loại linh kiện, giao thức giao tiếp giữa các module với nhau. • Chương 4: Thi Công Hệ Thống Dựa trên sơ dồ nguyên lý tiến hành thi công phần cứng là lập trình phầm mềm cho hệ thống đáp ứng được các yêu cầu đã định ra. • Chương 5: Kết Qủa, Nhận Xét và Đánh Giá Chương này sẽ trình bày kết quả mà nhóm đã thực hiện so với mục tiêu ban đầu, nhận xét hoạt động của hệ thống • Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển Tóm lược lại những điều nhóm đã thực hiện, đồng thời đưa ra hướng phát triển để có được một đề tài hoàn thiện.
  • 21. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI KHÍ GAS TRONG CÔNG NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm Hiện nay, với đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường thì khí gas dần khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta và đã góp phần tạo nên sự văn minh của xã hội. Lợi ích của gas là rất tích cực, được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, vận tải và các ứng dụng công nghiệp. Gas là hỗn hợp của các chất Hydrocacbon, trong đó thành phần chủ yếu là khí Propane (C3H8), Butane (C4H10) và một số thành phần khác. 2.1.2 Ứng dụng của khí gas trong công nhiệp Khí công nghiệp là loại nguyên liệu khí được sản xuât để sử dụng trong công nghiệp. Các khí trong công nhiệp được sửu dụng nhiều nhất như: nitrogen, oxy, caarbon dioxide, hydro, acetylen,… Các loại khí công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bao gồm các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, hoá dầu, hóa chất, điện, khai thác mỏ, luyện kim, kim loại. Và cũng được sử dụng trong các ngành dược phẩm, công nghệ sinh học, thực phẩm, nước, phân bón, điện hạt nhân, điện tử, hàng không vũ trụ, phân tích thí nghiệm, kiểm nghiệm môi trường… 2.1.2.1 Ứng dụng trong ngành thực phẩm Nước ngọt có gas đã trở thành loại nước giải khát quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nước có gas chiếm đến 94% thành phần của nước ngọt, có tên gọi hóa học là: Carbon dioxide (CO2) - có vai trò như một chất bảo quản nhẹ. Khí CO2 được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Trong công nghiệp khí CO2 được điều chế từ các khí sinh ra khi lên men rượu bia, phân hủy chất béo, từ các khí thu được trong sản xuất hóa chất, như sản xuất amoniac hoặc tổng hợp methanol, từ khói các nhà máy công nghiệp đốt than. 2.1.2.2 Ứng dụng trong thiết bị gia dụng a. Máy điều hòa Gas điều hòa là môi chất được sử dụng trong hệ thống làm hạnh hấp thụ nhiệt, có nhiệm vụ mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp thải ra nơi có nhiệt độ cao hơn. Đây
  • 22. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5 chính là thành phần không thể thiếu trong quá trình làm lạnh của hệ thống điều hòa nói chung và các hệ thống làm lạnh nói riêng. Các loại gas được sử dụng trong máy điều hóa không khí như gas R22, gas R410A, gas R32 . . . nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là gas R22 và Gas R410A. ❖ Gas điều hòa R22 Gas R22 là loại gas được sử dụng đầu tiên trên các máy lạnh, chiếm hơn 70% trên thị trường điều hòa hiện nay, được sủ dụng cho máy điều hòa không khí loại thường (không sử dụng công nghệ Inverter). ❖ Gas điều hòa R410A Gas R410A có độ bay hơi cao hơn, và khi môi trường ở tầm thấp sẽ gây thiếu oxi chính vì vậy mà phòng của bạn phải được thoáng khí nếu không sẽ rất nguy hiểm khi có hiện tượng rò rỉ khí gas. ❖ Gas điều hòa R410A Loại Gas R32 là loại gas mới nhất hiện nay, được ứng dụng sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản. Loại gas này được phát minh ra nhằm thay thế cho loại gas R22 và loại R410A. b. Tủ lạnh Gas tủ lạnh được nằm trong các dây đồng có tác dụng chuyển tải nhiệt từ dàn lạnh tới dàn nóng. Khí gas khi đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt xung quanh dàn lạnh để chuyển tới dàn nóng. Tại đây, khí gas sẽ được làm mát thông qua việc tản nhiệt ra môi trường. ❖ Gas R12 Gas R12 là loại gas lâu đời nhất, được sử dụng phổ biến trong các tủ lạnh đời cũ. Gas R12 bình thường có mùi hôi, khi đốt có màu xanh lá và mùi hắc, có thể gây choáng và nhức đầu khi hít nhiều. ❖ Gas R134A Do tính chất độc hại và gây nguy hiểm cho tầng Ozon của gas R12 nên gas R134A được tạo ra để thay thế cho gas R12. Loại gas này được sử dụng phổ biến cho nhiều loại tủ lạnh dân dụng hiện nay.
  • 23. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6 ❖ Gas R404 Gas R404 là loại gas chuyên dùng cho các tủ cấp đông. Loại gas này được thiết kế dành riêng cho nhu cầu làm đông ở nhiệt độ sâu hơn đồng thời đảm bảo tuổi thọ cho máy nén, các chi tiết và dầu bôi trơn cao hơn. ❖ Gas R600 Gas R600 được ứng dụng trong các dòng tủ lạnh cao cấp. Gas R600 là Gas Hidrocacbon (HC gas) nhằm bảo vệ môi trường và an toàn với tầng ozon, tránh hiện tượng biến đổi toàn cầu. 2.1.2.3 Ứng dụng làm nhiên liệu khí đốt a. Khí đốt hóa lỏng (Liquefied Petrolium Gas - LPG) LPG là khí không màu, không mùi (được thêm mùi để dễ phát hiện khi bị rò rỉ), nhiệt độ ngọn lửa từ 1890ºC đến 1935ºC, nhẹ hơn nước nhưng nặng hơn không khí, dễ cháy, không chứa chất độc nhưng có thể gây ngạt thở. Khí đốt ( Petrolium gas) là sản phẩm phụ thu được trong quá trình chế biến dầu, Khí đốt được hóa lỏng để tạo thành LPG. Thành phần hóa học chủ yếu gồm propan, butan và một lượng nhỏ propylen, butylen và các khí khác. b. Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG ) LNG là khí không màu, không mùi, không vị, không độc hại và không có tính chất ăn mòn, có nhiệt độ ngọn lửa khoảng 2440o C và nhẹ hơn không khí. Khí thiên nhiên (Natural gas) được hóa lỏng ở -120ºC đến -170ºC (tùy vào tỷ lệ thành phần hỗn hợp trong chất khí), giúp dễ dàng bảo quản và vận chuyển. c. Khí nén thiên nhiên( Compressed Natural Gas - CNG) CNG là khí không màu, không mùi, có nhiệt độ ngọn lửa khoảng 1950ºC và nhẹ hơn không khí. Thành phần chủ yếu của CNG gồm các hydrocarbon, trong đó metan có thể chiếm đến 95%, etan chiếm 5% đến 10% cùng một lượng nhỏ propan, butan và các khí khác. Thông thường, hương lưu huỳnh được thêm vào giúp dễ phát hiện khi bị rò rỉ. Do nhẹ hơn không khí nên trong trường hợp rò rỉ, khí thiên nhiên (cả CNG và LNG) không gây thiệt hại nghiêm trọng như xăng hoặc LPG.
  • 24. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7 2.1.3 Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của gas Khi thoát ra khỏi thiết bị chứa, gas chuyển thành thể khí nên rất khó bảo quản. Mặt khác, do không có mùi, không có màu nên gas thoát ra thiết bị chứa rất khó phát hiện, do đó nhà sản xuất phải đưa thêm vào hỗn hợp gas chất tạo ra mùi bắp cải thối để dễ phát hiện gas bị rò rỉ. Tỷ trọng của gas nặng hơn không khí (Propan gấp 1,55 lần; Butan gấp 2,07 lần) nên khi thoát khỏi thiết bị chứa, gas tích tụ ở những chỗ trũng trên mặt đất và tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ. Do nhiệt độ ngọn lửa của gas khi bị cháy rất cao (1900o C đến 1950o C) nên dễ gây bỏng cho người và gia súc đồng thời gây cháy lan, khó khăn cho việc chữa cháy (vận tốc cháy lan của Butan là 0,38m/s của Propan là 0,46m/s) Hình 2. 1: Sự nguy hiểm khi gas phát nổ 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ 2.2.1 Khái niệm Cảm biến là thiết bị dùng cảm nhận sự biến đổi của các đại lượng vật lý không có tính chất điện (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…) cần đo thành các đại lượng (thường mang tính chất điện) có thể đo và xử lý được. Sau đó các bộ phận xử lí trung tâm sẽ thu nhận dạng tín hiệu điện trở hay điện áp đó để xử lí. Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái nhiệt của vật chất ảnh hưởng rất lớn đến nhiều tính chất của vật, việc đo nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
  • 25. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8 Cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng để cảm nhận sự biến đổi về nhiệt độ của đại lượng cần đo. Đối với các loại cảm biến nhiệt thì có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác đó là “Nhiệt độ môi trường cần đo” và “Nhiệt độ cảm nhận của cảm biến”. Điều đó nghĩa là việc truyền nhiệt từ môi trường vào đầu đo của cảm biến nhiệt tổn thất càng ít thì cảm biến đo càng chính xác 2.2.2 Phân loại cảm biến nhiệt độ Hiện nay cảm biến nhiệt độ được chia ra làm các loại sau: • Cặp nhiệt điện ( Thermocouple ). • Nhiệt điện trở ( RTD-resitance temperature detector ). • Thermistor. • Bán dẫn ( Diode, IC ,….). • Ngoài ra còn có loại đo nhiệt không tiếp xúc ( hỏa kế- Pyrometer ).Dùng hồng ngoại hay lazer. 2.3 GIỚI THIỆU TIA LỬA ĐIỆN 2.3.1 Khái niệm Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khhis trung hòa thành ion dương và electron tự do Hình 2. 2: Tia lửa điện
  • 26. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9 2.3.2 Điều kiện tạo ra tia lửa điện Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí khi điện trường đạt giá trị ngưỡng vào khoảng 3.106 V/m. Hiệu điện thế đủ để phát phát sinh tia lửa điện trong không khí giữa hai điện cực dạng khác nhau. 2.3.3 Ứng dụng Tia lửa điện được dùng phổ biến trong động cơ nổ để đốt hỗn hợp trong xilanh. Bộ phận phát tia lửa điện là bugi. Giải thích và phòng tránh hiện tượng sét. 2.4 GIỚI THIỆU MẠNG DI ĐỘNG GSM GSM là viết tắt của từ " The Global System for Mobile Communication" - Mạng thông tin di động toàn cầu. GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động di chuyển giữa các vị trí địa lý khác nhau mà vẫn giữ được liên lạc . ❖ Các mạng điện thoại GSM ở Việt Nam Ở Việt Nam và các nước trên Thế giới , mạng điện thoại GSM vẫn chiếm đa số, Việt Nam có 3 mạng điện thoại GSM đó là : • Mạng Vinaphone : 091 => 094... • Mạng Mobiphone : 090 => 093... • Mạng Vietel 098.. ❖ Công nghệ của mạng GSM Các mạng điện thoại GSM sử dụng công nghệ TDMA - TDMA là viết tắt của từ Time Division Multiple Access " - Phân chia các truy cập theo thời gian. Giải thích : Đây là công nghệ cho phép 8 máy di động có thể sử dụng chung 1 kênh để đàm thoại , mỗi máy sẽ sử dụng 1/8 khe thời gian để truyền và nhận thông tin. ❖ Công nghệ CDMA Khác với công nghệ TDMA của các mạng GSM là công nghệ CDMA của các mạng như • Mạng Sphone 095… • Mạng EVN.Telecom 096... • Mạng HTL 092...
  • 27. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10 • CDMA là viết tắt của " Code Division Multiple Access " - Phân chia các truy cập theo mã . Giải thích : Công nghệ CDMA sử dụng mã số cho mỗi cuộc gọi, và nó không sử dụng một kênh để đàm thoại như công nghệ TDMA mà sử dụng cả một phổ tần (nhiều kênh một lúc) vì vậy công nghệ này có tốc độ truyền dẫn tín hiệu cao hơn công nghệ TDMA. ❖ Cấu trúc cơ bản của mạng di động Mỗi mạng điện thoại di động có nhiều tổng đài chuyển mạch MSC ở các khu vực khác nhau ( Ví dụ như tổng đài miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và mỗi Tổng đài lại có nhiều trạm thu phát vô tuyến BSS Hình 2. 3: Cấu trúc cơ bản của mạng di động ❖ Băng tần GSM 900 MHz Nếu bạn sử dụng thuê bao mạng Vinaphone, Mobiphone hoặc Vietel là bạn đang sử dụng công nghệ GSM. Công nghệ GSM được chia làm 3 băng tần: • Băng tần GSM 900MHz. • Băng tần GSM 1800MHz. • Băng tần GSM 1900MHz. Tất cả các mạng điện thoại ở Việt Nam hiện đang phát ở băng tần 900MHz, các nước trên Thế giới sử dụng băng tần 1800MHz, Mỹ sử dụng băng tần 1900MHz
  • 28. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11 2.5 CÁC LOẠI MODULE SIM TRÊN THỊ TRƯỜNG Dựa trên hệ thống mạng di động GSM trên toàn cầu và nhằm mục đích thực hiện các chức năng gọi điện hay nhắn tin cho người sử dụng điện thoại di động, ta có thể lựa chọn các module sim có mặt trên thị trường như : sim800L, sim900A, sim800A mini,… Hình 2. 4: Module SIM 800A mini Hình 2. 5: Module SIM 800l Hình 2. 6: Module SIM 900A
  • 29. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12 2.5.1 Nguyên lý hoạt động Module sim hoạt động dựa trên cách thức là : giao tiếp UART với vi điều khiển trung tâm và sử dụng tập lệnh AT. 2.5.1.1 Giao tiếp UART với vi điều khiển Các module sim sẽ có 2 chân chức năng là : RX, TX. Ta sẽ nối với vi điều khiển theo quy tắc chéo : chân RX của module sim nối với chân TX của vi điều khiển và ngược lại chân RX của vi điều khiển nối với chân TX của module sim. Riêng đối với dòng module sim 800x mini thì ta mắc theo cách sau : chân TX của vi điều khiển (Arduino) khi nối với chân RX của module sim cần qua cầu phân áp trở 1k nối tiếp trở 2k lấy tại điểm giữa. Vì để hạ áp từ 5V xuống 3.3V, không làm cháy module sim. Hình 2. 7: Giao tiếp UART giữa Module SIM và vi Arduino. 2.5.1.2 Tập lệnh AT Tập lệnh AT (Attention command) tập lệnh chuẩn được hỗ trợ bởi hầu hết các thiết bị di động như điện thoại di động, GSM modem có hỗ trợ gửi và nhận tin nhắn tin nhắn dưới dạng SMS (Short Message Service) và điều khiển cuộc gọi. Rất nhiều sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước đã được giao các đề tài nghiên cứu về tập lệnh AT phục vụ cho các mục đích điều khiển khác nhau như: các cuộc gọi, truyền các file dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh từ máy tính đến điện thoại di động, từ điện thoại di động đến điện thoại di động để tạo kỹ năng làm việc trong các hệ thống mạng viễn thông. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã xây dựng các dịch vụ tin nhắn dưới dạng SMS với mục đích quảng cáo và chăm sóc khách hàng trong kinh doanh. Các lệnh chung:
  • 30. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 13 • AT : Kiểm tra module có hoạt động hay không Trả về: OK nếu hoạt động bình thường, báo lỗi hoặc không trả về nếu có lỗi xảy ra • AT+CPIN? : Kiểm tra Simcard Trả về: +CPIN: READY OK (nếu tìm thấy simcard) Các lệnh gọi điện: • ATD0123456789: Gọi điện cho số điện thoại 0123456789 • ATA : Chấp nhận cuộc gọi đến • ATH : Hủy cuộc gọi • AT+CUSD=1 : Chuyển chế độ USD để tra số dư tài khoản • ATD*101#; : Kiểm tra tài khoản ( Trả về: +CUSD: 0, “Tai khoan goc cua quy khach la ….) Các lệnh nhắn tin: • AT+CMGF=x : Cấu hình tin nhắn (x=0: DPU, x=1:dạng ký tự) • AT+CNMI=2,x,0,0 : Chọn x=1 (chỉ báo vị trí lưu tin nhắn) hoặc x=2 (hiển thị ra ngay nội dung tin nhắn) Trả về: +CMTI: “SM”,3 (x=1) Trả về:+CMT: “+84938380171″, ’’’’,”17/07/30,14:48:09 +28” noidungtinnhan • AT+CMGR=x : Đọc tin nhắn tại vị trí lưu x Trả về: nội dung tin nhắn. • AT+CMGD=x : Xóa tin nhắn được lưu ở vị trí x. • AT+CMGS=”sodienthoai” : Gửi tin nhắn cho sodienthoai, sau dòng lệnh này sẽ nhận được ‘>’ (mã HEX là 0x3C), bây giờ có thể nhập vào nội dung tin nhắn, nhập tiếp 0x1A để gửi tin nhắn đi hoặc 0x1B để hủy gửi tin nhắn. 2.6 BỘ THU PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN (RF) 2.6.1 Sóng vô tuyến ( RF ) RF (radio frequency) – tần số vô tuyến là một sóng điện từ có dãi tần nằm trong khoảng 3khz đến 300Ghz, tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến.
  • 31. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 14 Tần số Bước sóng Tên gọi Viết tắt Công dụng 30 – 300 Hz 10^4 km- 10^3 km Tần số cực kỳ thấp ELF Chứa tần số điện mạng xoay chiều, các tín hiệu đo lường từ xa tần thấp. 300 – 3000 Hz 10^3 km- 100 km Tần số thoại VF Chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn. 3 – 30 kHz 100 km- 10 km Tần số rất thấp VLF Chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh, quân sự, chuyên dụng, thông tin dưới nước (tàu ngầm). 30 – 300 kHz 10 km- 1 km Tần số thấp LF Dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không. 300 kHz - 3 MHz 1 km- 100m Tần số trung bình MF Dùng cho phát thanh thương mại sóng trung (535 – 1605 kHz). Cũng được dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không. 3 - 30 MHz 100m-10m Tần số cao HF Dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...
  • 32. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 15 30 - 300 MHz 10m-1m Tần số rất cao VHF Dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 tần số từ 54 - 216 MHz). 300 MHz - 3 GHz 1m-10 cm Tần số cực cao UHF Dùng cho các kênh truyền hình thương mại từ kênh 14 đến kênh 83, các dịch vụ thông tin di động mặt đất, di động tế bào, một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ thống vi ba và vệ tinh. 3 – 30 GHz 10 cm- 1 cm Tần số siêu cao SHF Chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin vệ tinh. 30 – 300 GHz 1 cm-1mm Tần số cực kì cao EHF Ít sử dụng trong thông tin vô tuyến. Bảng 2. 1: Phân loại tần số sóng vô tuyến 2.6.2 Bộ thu phát sóng vô tuyến (RF) Đầu tiên người ta dùng một mạch dao động cộng hưởng LC, nó được kết nối bởi một cuộn dây và một tụ điện. Khi mạch LC bị tác động trong cuộn dây sẽ xuất hiện một từ trường và trong tụ điện sẽ xuất hiện một điện trường. Khi vào trạng thái cộng hưởng, từ trường trong cuộn dây sẽ kết hợp với điện trường trong tụ điện tạo ra một dạng sóng điện từ. Lúc này chỉ cần một ăng-ten cho sóng trong mạch LC phát vào không gian, ta có được tia sóng dùng trong diều khiển vô tuyến.
  • 33. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 16 Hình 2. 8: Sơ đồ mạch tạo sóng RF đơn giản Khi sóng điện từ được phát vào không gian, để thu được tín hiệu từ sóng để sử dụng ta ần một thiết bị thu sóng. Thiết bị thu sóng này gồm các phần cơ bản sau: - Ăng-ten: Thu sóng từ không gian - Bộ khuếch đại: Khuếch đại sóng thu được để tiến hành xử lý - Bộ tách sóng: Tách sóng mang thông tin ra khỏi sóng mang - Bộ điều chế và giải mã: Khôi phục sóng về trạng thái ban đầu trước khi trước khi truyền đi. Như vậy là thu được sóng mang thông tin ban đầu để sử dụng. Hình 2. 9: Sơ đồ mạch thu sóng đơn giản Bộ thu phát sóng cao tần được sử dụng trong giao tiếp không dây. Ứng dụng chính của bộ thu phát này là làm cho thông tin ở dạng dữ liệu/ thoại/ video được truyền qua môi trường không dây. Mục đích chính của thiết bị này là thay đổi tần số IF (trung tần) thành tần số sóng cao tần và ngược lại. Module thu phát sóng cao tần được sử dụng trong truyền dẫn vô tuyến, truyền thông vệ tinh, để truyền tín hiệu truyền hình, tiếp nhận và trong các mạng Wimax hoặc WLAN, Zigbee hoặc ITE.
  • 34. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 17 2.7 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT SÓNG RF Để có thể truyền nhận dữ liệu từ xa trong phạm vi không quá 1km, chúng ta có thể sử dụng các loại module thu phát sóng RF trên thị trường như : NRF24L01+, mạch thu phát RF UART LC12S 2.4Ghz, mạch thu RF 6 kênh 2.4Ghz L24YK- RX4,… Hình 2. 10: Mạch thu phát 6 kênh 2.4 GHZ L24YK-RX4 Hình 2. 11: Mạch thu phát sóng RF NRF24L01+ Hình 2. 12: Mạch thu phát RF UART LC12S 2.4Ghz 2.7.1 Nguyên lý hoạt động Các loại module thu phát RF trên thị trường hoạt động theo cách thức giao tiếp UART hoặc là giao tiếp SPI với vi điều khiển trung tâm. Giao tiếp UART của module thu phát RF tương tự như phần giao tiếp UART của module sim đã trình bày ở phần trên, ta sẽ đi tìm hiểu giao tiếp SPI giữa module thu phát RF với vi điểu khiển.
  • 35. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18 2.7.2 Giao tiếp SPI với vi điều khiển SPI đôi khi được gọi là chuẩn truyền thông “4 dây” vì có 4 đường giao tiếp trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input Slave Output), MOSI (Master Ouput Slave Input) và SS (Slave Select). Ta sẽ kết nối 4 chân SCK, MISO, MOSI, SS của vi điều khiển trung tâm với 4 chân SCK, MISO, MOSI, SS của module thu phát RF. Hình 2. 13: Giao tiếp SPI giữa thiết bị đầu và thiết bị cuối 2.8 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG INTERNET Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (Packet Switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). 2.8.1 Cấu trúc của mạng Internet • Phần cạnh của mạng: Hosts: clients (máy khách) và servers (máy chủ) Servers thường có trong các trung tâm dữ liệu Các mạng truy nhập, đường truyền vật lý: các kết nối truyền thông có dây (hữu tuyến), không dây (vô tuyến) • Phần lõi của mạng: Các bộ định tuyến được kết nối với nhau. Mạng của các mạng 2.8.2 Các mạng truy nhập không dây Mạng truy nhập không dây chia sẻ (dùng chung) kết nối hệ thống đầu cuối tới bộ định tuyến. Qua trạm cơ cở: điểm truy nhập (access point). Mạng LAN không dây (wireless LANs): Sử dụng trong toà nhà. 802.11b/g (WiFi): tốc độ truyền 11 Mbps, 54 Mbps.
  • 36. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19 Hình 2. 14: Mạng LAN không dây Mạng truy nhập không dây diện rộng: Được cung cấp bởi các nhà điều hành viễn thông (di động) (10 km). Tốc độ truyền từ 1 đến 10 Mbps. Điển hình như 3G, 4G LTE. Hình 2. 15: Mạng không dây diện rộng 2.9 CÁC LOẠI MODULE THU PHÁT WIFI Để có thể truy cập dữ liệu trên internet và đẩy dữ liệu lên cơ sở dữ liệu trực tuyến, ta có thể sử dụng các module thu phát wifi như: mạch thu phát Wifi ESP8266 Uart ESP-01, kit RF thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua CP2102, kit RF thu phát Wifi ESP8266 NodeMCU Lua V3 CH340,… Hình 2. 16: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA CP2102
  • 37. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20 Hình 2. 17: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA V3 CH340 Hình 2. 18: Mạch thu phát Wifi ESP8266 UART ESP-01 ❖ Nguyên lý hoạt động Module thu phát Wifi hoạt động theo cách thức giao tiếp UART với vi điều khiển trung tâm. Và phần giao tiếp UART tương tự như giao tiếp UART của module sim và module thu phát sóng RF đã trình bày ở phần trên. 2.10 NGUỒN CUNG CẤP 2.10.1 Bộ chuyển đổi nguồn AC – DC 2.10.1.1 Bộ chuyển đổi Adapter ❖ Khái niệm Adapter là bộ phận chuyển đổi điện áp giữa các thiết bị điện tử sử dụng nguồn điện khác 220V xuống một điện áp thấp hơn. Thiết bị chuyển đổi này được gọi chung là Adapter. ❖ Chức năng chính của Adapter • Cung cấp nguồn điện thích hợp cho các thiết bị điện tử hoạt động ổn định. • Ngoài cung cấp nguồn điện Adapter còn có thể sạc pin cho thiết bị điển hình nhất là pin cho laptop.
  • 38. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21 Các thiết bị nhỏ hơn như smarphone, camera quan sát thì các adapter có công suất 1,5A, 3,5A là đủ. ❖ Các thông số kỹ thuật của Adapter • Điện áp Đây là điện áp là thiết bị cần để sử dụng ổn định. Từ nguồn điện cao áp chuẩn (AC) sẽ được biến đổi thành điện áp thấp hơn (DC) để nạp vào pin hoặc cung cấp trực tiếp cho thiết bị hoạt động. • Cường độ dòng điện Thông số này được đo bằng đơn vị Ampe(A) thể hiện sức mạnh của dòng điện để thiết bị hoạt động. Một thiết bị có ghi 4,5A có nghĩa dòng điện đầu vào phải có cường độ đủ 4,5A thì mới đáp ứng được. Cường độ dòng điện chuẩn của nguồn 220V thường là 12A các thiết bị sử dụng adapter phải có cường độ thấp hơn con số này. Hình 2. 19: Adapter 12V-1.5A 2.10.1.2 Nguồn tổ ong Nguồn tổ ong là cách gọi khác của nguồn xung. Cái tên nguồn tổ ong bắt nguồn từ hình dạng các lỗ thông hơi thoát nhiệt của bộ nguồn xung được đục lỗ lục giác giống với cấu tạo của tổ ong. Nguồn tổ ong được sử dụng với mục đích biến đổi nguồn điện xoay chiều sang nguồn điện một chiều. Việc này được thực hiện thông qua chế độ dao động xung được tạo ra bằng một mạch điện tử với một biến áp xung. ❖ Cấu tạo của nguồn xung • Biến áp xung Biến áp xung có cấu tạo gồm các cuộn dây được quấn đều trên một lõi từ. Cấu tạo này giống như biến áp thông thường. Cấu tạo này giúp biến áp xung cho công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần dù có cùng một cấu tạo và kích thước.
  • 39. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22 • Các bộ phận khác Để biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều, nguồn tổ ong còn cần đến cuộn chống nhiễu, diode chỉnh lưu và đặc biệt là tụ lọc sơ cấp. Tụ lọc sơ cấp có nhiệm vụ tích trữ điện áp sau khi được biến đổi. Sau đó, lượng điện áp này sẽ được dùng để cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp của máy biến áp xung. Ngoài ra, nguồn tổ ong còn có cầu chì. Đây là bộ phận có tác dụng bảo vệ mạch nguồn khi mạch nguồn bị ngắn mạch. Bộ phận cuối cùng của nguồn tổ ong đó là IC quang và IC TL431. Đây là 2 bộ phận có tác dụng tạo ra một điện áp cố định. Qua đó không chế điện áp để ổn định theo mong muốn. 2 loại IC này còn có nhiệm vụ khống chế dao động đóng cắt điện vào cuộn sơ cấp của biến áp. Sau đó cho ra điện áp ở bên thứ cấp đạt yêu cầu. Hình 2. 20: Nguồn tổ ong 12V-10A 2.10.2 Bộ chuyển đổi nguồn DC- DC 2.10.2.1 Mạch tăng áp BOOST Mạch tăng áp là bộ biến đổi nguồn DC-DC có điện áp đầu ra lớn hơn điện áp đầu vào. Nó chứa ít nhất hai chuyển mạch bán dẫn (một diode và một transistor) và ít nhất một phần tử tích lũy năng lượng, một tụ điện, một cuộn dây hoặc cả hai
  • 40. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23 Hình 2. 21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mạch tăng áp ❖ Nguyên lý hoạt động Vin là điện áp vào, Vout là điện áp ra trên tải, tụ C để lọc, PWM ( Pulse Width Modulation) là mạch điều khiển chế độ rộng xung đóng ngắt cho Switch. Các linh kiện tích lũy năng lượng là L và C, do tính đóng ngắt điện nên Switch phải là linh kiện tự chuyển mạch chẳng hạn như transistor (BJT, MOSFET, IGBT, GTO ) hoặc ở dạng kết hợp gồm thysistor(SCR) với bộ chuyển mạch. Diode D không cho dòng từ C phóng về lại Vin. Khi "Swich On" được đóng lại thì dòng điện trong cuộn cảm được tăng lên rất nhanh, dòng điện sẽ qua cuộn cảm qua van và xuống đất. Dòng điện không qua diode và tụ điện phóng điện cung cấp cho tải. Ở thời điểm này thì tải được cung cấp bởi tụ điện. Khi "Switch Off" được mở ra thì lúc này ở cuối cuộn dây xuất hiện với 1 điện áp bằng điện áp đầu vào. Điện áp đầu vào cùng với điện áp ở cuộn cảm qua diode cấp cho tải và đồng thời nạp cho tụ điện. Khi đó điện áp đầu ra sẽ lớn hơn điện áp đầu vào, dòng qua tải được cấp bởi điện áp đầu vào. Điện áp đầu ra được tính như sau : Vout = Vin * (1- ton /( ton + toff) ) = Vin *(1- D ) ( D là độ rộng xung ) (2.1) Với ton và toff lần lượt là thời gian mở và thời gian khóa của Switch. Năng lượng đầu ra chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng năng lượng đầu vào, do đó ở mạch Boost dòng đầu ra phải nhỏ hơn dòng đầu vào (do áp đầu ra lớn hơn áp đầu vào).
  • 41. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24 Hình 2. 22: Mạch tăng áp XL6009 4A 2.10.2.2 Mạch hạ áp BUCK Bộ chuyển đổi Buck là bộ chuyển đổi nguồn DC-DC có điện áp đầu ra nhỏ hơn điện áp đầu vào. Hình 2. 23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động mạch hạ áp Khi “Switch On” tức là nối nguồn vào mạch, lúc đó dòng điện đi qua cuộn cảm nên dòng cuộn cảm tăng lên. Tại thời điểm này thì tụ điện được nạp và cũng cung cấp dòng điện qua tải. Khi “Switch Off” tức là ngắt nguồn ra khỏi mạch. Khi đó cuộn cảm tích lũy năng lượng từ trường và tụ điện được tích lũy trước đó sẽ phóng điện qua tải. Cuộn cảm có xu hướng giữu cho dòng không đổi và giảm dần. Điện áp đầu ra được tính như sau : Vout = Vin * ( ton /( ton + toff) = Vin * D ( D là độ rộng xung ) (2.2) Với ton và toff lần lượt là thời gian mở và thời gian khóa của Switch Đối với kiểu nguồn Buck này thì cho công suất đầu ra rất lớn so với công suất đầu vào vì sử dụng cuộn cảm, tổn hao công suất thấp.
  • 42. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25 Hình 2. 24: Mạch hạ áp DC-DC LM2596 2.11 ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 2.11.1 Động cơ điện 1 pha Động cơ xoay chiều một pha là loại động cơ dây quấn (stato) chỉ có một cuộn dây pha, nguồn cấp là một dây pha và một dây trung tính. Hình 2. 25: Động cơ xoay chiều một pha ❖ Nguyên lý hoạt động Muốn cho động cơ làm việc, stato của động cơ phải được cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện đi qua dây quấn sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ: n = 60* f/p (vòng / phút) (2.1) Trong đó: f là tần số của nguồn điện p là số căp cực của dây quấn stato Trong quá trình quay từ trường sẽ quét qua các thanh dẫn của roto, làm xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì dây quấn roto là kín mạch nên sức điện động này tạo thành dòng điện trong các thanh dẫn roto. Các thanh dẫn có dòng điện lại nằm trong từ trường, sẽ tương tác với nhau, tạo ra các lực điện từ đặt vào các thanh dẫn. Tổng
  • 43. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26 hợp các lực này sẽ tạo ra moment quay đối với trục roto. Làm cho roto quay theo chiều của từ trường. Khi động cơ làm việc tốc độ quay của roto(n) luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (n1). Vì thế động cơ này được gọi là động cơ không đồng bộ. Độ sai lệch giữa tốc độ roto và tốc độ từ trường được gọi là hệ số trượt, kí hiệu là S, thông thường hệ số trượt vào khoảng 2% - 10%. 2.11.2 Động cơ điện 3 pha ❖ Nguyên lý hoạt động Khi chúng ta cấp điện áp 3 pha vào đầu cuộn dậy của động cơ, trong Stato sẽ có một từ trường, từ trường này quét qua các thanh đồng của rotor sẽ tạo ra dòng điện kín bên trong đó làm xuất hiện các xuất điện động và dòng điện cảm ứng. Hai lực tương tác giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng này tạo ra momen quay tác động lên rotor, làm rotor quay theo chiều của từ trường với tốc độ gần bằng tốc độ của từ trường quay 2.12 GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN ARDUINO Arduino là một board mạch vi xử lý nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit. Những model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++. 2.12.1 Phần cứng Một mạch Arduino bao gồm một vi điều khiển AVR với nhiều linh kiện bổ sung giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác. Một khía cạnh quan trọng của Arduino là các kết nối tiêu chuẩn của nó, cho phép người dùng kết nối với CPU của board với các module thêm vào có thể dễ dàng chuyển đổi, được gọi là shield. Vài shield truyền thông với board Arduino trực tiếp thông qua các chân khác nhau, nhưng nhiều shield được định địa chỉ thông qua serial bus I²C-nhiều shield có thể được xếp chồng và sử dụng dưới dạng song song. Arduino chính thức thường sử dụng các dòng chip megaAVR, đặc biệt là ATmega8, ATmega168, ATmega328,
  • 44. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27 ATmega1280, và ATmega2560. Một vài các bộ vi xử lý khác cũng được sử dụng bởi các mạch Aquino tương thích. Hầu hết các mạch gồm một bộ điều chỉnh tuyến tính 5V và một thạch anh dao động 16 MHz (hoặc bộ cộng hưởng ceramic trong một vài biến thể). Một vi điều khiển Arduino cũng có thể được lập trình sẵn với một boot loader cho phép đơn giản là upload chương trình vào bộ nhớ flash on-chip, so với các thiết bị khác thường phải cần một bộ nạp bên ngoài. Điều này giúp cho việc sử dụng Arduino được trực tiếp hơn bằng cách cho phép sử dụng 1 máy tính gốc như là một bộ nạp chương trình. Theo nguyên tắc, khi sử dụng ngăn xếp phần mềm Arduino, tất cả các board được lập trình thông qua một kết nối RS-232, nhưng cách thức thực hiện lại tùy thuộc vào đời phần cứng. Các board Serial Arduino có chứa một mạch chuyển đổi giữa RS232 sang TTL. Các board Arduino hiện tại được lập trình thông qua cổng USB, thực hiện thông qua chip chuyển đổi USB-to-serial như là FTDI FT232. Board Arduino sẽ đưa ra hầu hết các chân I/O của vi điều khiển để sử dụng cho những mạch ngoài. Diecimila, Duemilanove, và bây giờ là Uno đưa ra 14 chân I/O kỹ thuật số, 6 trong số đó có thể tạo xung PWM (điều chế độ rộng xung) và 6 chân input analog, có thể được sử dụng như là 6 chân I/O số. Các board Arduino Nano, và Arduino-compatible Bare Bones Board và Boarduino có thể cung cấp các chân header đực ở mặt trên của board dùng để cắm vào các breadboard. 2.12.2 Phần mềm Môi trường phát triển tích hợp (IDE) của Arduino là một ứng dụng cross- platform (đa nền tảng) được viết bằng Java, và từ IDE này sẽ được sử dụng cho Ngôn ngữ lập trình xử lý (Processing programming language) và project Wiring. Nó được thiết kế để dành cho những người mới tập làm quen với lĩnh vực phát triển phần mềm. Nó bao gồm một chương trình code editor với các chức năng như đánh dấu cú pháp, tự động brace matching, và tự động canh lề, cũng như compile(biên dịch) và upload chương trình lên board chỉ với 1 cú nhấp chuột. Một chương trình hoặc code viết cho Arduino được gọi là một sketch. Các chương trình Arduino được viết bằng C hoặc C++. Arduino IDE đi kèm với một thư viện phần mềm được gọi là "Wiring", từ project Wiring gốc, có thể giúp các
  • 45. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28 thao tác input/output được dễ dàng hơn. Người dùng chỉ cần định nghĩa 2 hàm để tạo ra một chương trình vòng thực thi (cyclic executive) có thể chạy được: • setup(): hàm này chạy mỗi khi khởi động một chương trình, dùng để thiết lập các cài đặt. • loop(): hàm này được gọi lặp lại cho đến khi tắt nguồn board mạch. 2.12.3 Các loại Arduino 2.12.3.1 Arduino Uno R3 Arduino Uno là một bo mạch vi điều khiển dựa trên ATmega328. Arduino Uno có 14 chân đầu vào / đầu ra kỹ thuật số (trong đó 6 có thể được sử dụng làm đầu ra PWM), 6 đầu vào tương tự, bộ tạo dao động 16 MHz, kết nối USB, giắc cắm nguồn, tiêu đề ICSP và nút đặt lại. Nó chứa mọi thứ cần thiết để hỗ trợ vi điều khiển; chỉ cần kết nối nó với một máy tính bằng cáp USB hoặc cấp điện cho nó bằng bộ chuyển đổi AC-to-DC hoặc pin để bắt đầu. Arduino Uno khác với tất cả các bo mạch trước ở chỗ nó không sử dụng chip điều khiển FTDI USB-to-serial. Thay vào đó, nó có chip vi điều khiển Atmega8U2 được lập trình như một bộ chuyển đổi từ USB sang nối tiếp. Hình 2. 26: Hình ảnh Arduino Uno R3 ❖ Thông số kỹ thuật : • Chip điều khiển chính: ATmega328 • Chip nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2 • Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC (khuyên dùng 6~9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt, nếu bạn cắm 12VDC thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch). • Số chân Digital: 14 (hỗ trợ 6 chân PWM)
  • 46. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29 • Số chân Analog: 6 • Dòng ra tối đa trên GPIO: 40mA • Dòng ra tối đa trên chân cấp nguồn 3.3VDC: 150 mA • Dung lượng bộ nhớ Flash: 32 KB, 0.5 KB used by bootloader. • SRAM: 2 KB • EEPROM: 1 KB • Tốc độ thạch anh: 16 MHz 2.12.3.2 Arduino Nano Board Arduino Nano là một trong những phiên bản nhỏ gọn của board Arduino. Arduino Nano có đầy đủ các chức năng và chương trình có trên Arduino Uno do cùng sử dụng MCU ATmega328P. Nhờ việc sử dụng IC dán của ATmega328P thay vì IC chân cắm nên Arduino Nano có thêm 2 chân Analog so với Arduino Uno. Hình 2. 27: Arduino Nano ❖ Thông số kỹ thuật : • Thiết kế theo đúng chuẩn chân, kích thước của Arduino Nano chính hãng. • IC chính: ATmega328P-AU. • IC nạp và giao tiếp UART: CH340. • Điện áp cấp: 5VDC cổng USB hoặc 6-9VDC chân Raw. • Mức điện áp giao tiếp GPIO: TTL 5VDC. • Dòng GPIO: 40mA. • Số chân Digital: 14 chân, trong đó có 6 chân PWM. • Số chân Analog: 8 chân (hơn Arduino Uno 2 chân).
  • 47. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30 • Flash Memory: 32KB (2KB Bootloader). • SRAM: 2KB • EEPROM: 1KB • Clock Speed: 16Mhz. • Tích hợp Led báo nguồn, led chân D13, LED RX, TX. • Tích hợp IC chuyển điện áp 5V LM1117. • Kích thước: 18.542 x 43.18mm 2.12.3.3 Arduino Mega 2560 R3 Arduino Mega 2560 là sản phẩm tiêu biểu cho dòng mạch Mega là dòng bo mạch có nhiều cải tiến so với Arduino Uno (54 chân digital IO và 16 chân analog IO). Đặc biệt bộ nhớ flash của Mega được tăng lên một cách đáng kể, gấp 4 lần so với những phiên bản cũ của Uno R3. Điều này cùng với việc trang bị 3 timer và 6 cổng interrupt khiến bo mạch Mega hoàn toàn có thể giải quyết được nhiều bài toán hóc búa, cần điều khiển nhiều loại động cơ và xử lý song song nhiều luồng dữ liệu số cũng như tương tự. Trên mạch Mega các chân digital vẫn từ 0-13, analog từ 0-5 và các chân nguồn tương tự thiết kế của Uno. Do vậy chúng ta dễ dàng phát triển nghiên cứu theo kiểu gắp ghép module từ Arduino Uno bê sang Arduino Mega. Để có thêm được nhiều vùng nhớ và nhiều chân IO hơn, một con chip khác đã thay thế cho Atmega1280. Hình 2. 28: Arduino Mega 2560 R3 ❖ Thông số kỹ thuật • Vi điều khiển chính: ATmega2560 • IC nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2 • Nguồn cấp cho mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC (khuyên dùng 6~9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt.
  • 48. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31 • Số chân Digital: 54 (15 chân PWM) • Số chân Analog: 16 • Giao tiếp UART : 4 bộ UART • Giao tiếp SPI : 1 bộ ( chân 50 -> 53 ) dùng với thư viện SPI của Arduino • Giao tiếp I2C : 1 bộ • Ngắt ngoài : 6 chân • Bộ nhớ Flash: 256 KB, 8KB sử dụng cho Bootloader • SRAM: 8 KB • EEPROM: 4 KB • Xung Clock: 16 MHz 2.13 CÁC CHUẨN TRUYỀN DỮ LIỆU 2.13.1 Giao tiếp SPI SPI (Serial Peripheral Bus) là một chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao do hãng Motorola đề xuất. Đây là kiểu truyền thông Master-Slave, trong đó có một chip Master điều phối quá trình tuyền thông và các chip Slaves được điều khiển bởi Master vì thế truyền thông chỉ xảy ra giữa Master và Slave. SPI là một cách truyền song công (full duplex) nghĩa là tại cùng một thời điểm quá trình truyền và nhận có thể xảy ra đồng thời. SPI đôi khi được gọi là chuẩn truyền thông “4 dây” vì có 4 đường giao tiếp trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input Slave Output), MOSI (Master Ouput Slave Input) và SS (Slave Select). Hình 2. 29: Kết nối 1 thiết bị với Arduino theo chuẩn giao tiếp SPI • SCK: Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên cần 1 đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi. Đây là điểm khác biệt với truyền thông không đồng bộ mà chúng ta đã biết trong chuẩn UART. Sự tồn tại của chân SCK giúp quá trình tuyền ít bị lỗi và vì thế
  • 49. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32 tốc độ truyền của SPI có thể đạt rất cao. Xung nhịp chỉ được tạo ra bởi chip Master. • MISO– Master Input / Slave Output: nếu là chip Master thì đây là đường Input còn nếu là chip Slave thì MISO lại là Output. MISO của Master và các Slaves được nối trực tiếp với nhau.. • MOSI – Master Output / Slave Input: nếu là chip Master thì đây là đường Output còn nếu là chip Slave thì MOSI là Input. MOSI của Master và các Slaves được nối trực tiếp với nhau. • SS – Slave Select: SS là đường chọn Slave cần giao tiếp, trên các chip Slave đường SS sẽ ở mức cao khi không làm việc. Nếu chip Master kéo đường SS của một Slave nào đó xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa Master và Slave đó. Chỉ có 1 đường SS trên mỗi Slave nhưng có thể có nhiều đường điều khiển SS trên Master, tùy thuộc vào thiết kế của người dùng. 2.13.2 Giao tiếp UART UART – là viết tắt của Universal Asynchronous Receiver – Transmitter có nghĩa là truyền nhận dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ. ❖ Đặc điểm: Truyền dữ liệu nối tiếp bất đồng bộ có một đường phát dữ liệu (Tx) và một đường nhận dữ liệu (Rx), do không có tín hiệu xung clock nên gọi là bất đồng bộ. Để truyền được dữ liệu thì cả bên phát và bên nhận phải tự tạo xung clock có cùng tần số và thường được gọi là tốc độ baud, ví dụ như 2400 baud, 4800 baud, 9600 baud... ❖ Ưu điểm: Đơn giản, hiệu quả tương đối cao. ❖ Khuyết điểm: Do tồn tại các bit start và bit stop, khoảng trống dẫn đến thời gian truyền chậm.. ❖ Quá trình truyền dữ liệu UART Để bắt đầu cho việc truyền dữ liệu bằng UART, một START bit được gửi đi, sau đó là các bit dữ liệu và kết thúc quá trình truyền là STOP bit.
  • 50. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33 Hình 2. 30: Cấu trúc của một Frame dữ liệu Khi ở trạng thái chờ mức điện thế ở mức logic 1 (high). Khi bắt đầu truyền START bit sẻ chuyển từ 1 xuống 0 để báo hiệu cho bộ nhận là quá trình truyền dữ liệu sắp xảy ra. Sau START bit là đến các bit dữ liệu D0-D7 (theo hình các bit này có thể ở mức High or Low tùy theo dữ liệu). Sau khi truyền hết dữ liệu thì đến Bit Parity để bộ nhận kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu truyền. Cuối cùng là STOP bit là 1 báo cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong. Thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền nhằm đảm báo tính đúng đắn của dữ liệu. ❖ Thông số chuẩn truyền UART • Baund rate (tốc độ baund ): Khoảng thời gian dành cho 1 bit được truyền. Phải được cài đặt giống nhau ở gửi và nhận. • Frame (khung truyền ): Khung truyền quy định về số bit trong mỗi lần truyền. • Start bit : là bit đầu tiên được truyền trong 1 Frame. Báo hiệu cho thiết bị nhận có một gói dữ liệu sắp đc truyền đến. Bit bắt buộc. • Data : dữ liệu cần truyền. Bit có trọng số nhỏ nhất LSB được truyền trước sau đó đến bit MSB. • Parity bit : kiểm tra dữ liệu truyền có đúng không. • Stop bit : là 1 hoặc các bit báo cho thiết bị rằng các bit đã được gửi xong. Thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu. Bit bắt buộc. 2.13.3 Giao tiếp I2C I2C là tên viết tắt của cụm từ Inter-Intergrated Circuit. Đây là đường Bus giao tiếp giữa các IC với nhau.
  • 51. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34 I2C mặc dù được phát triển bới Philips, nhưng nó đã được rất nhiều nhà sản xuất IC trên thế giới sử dụng. Bus I2C được sử dụng làm bus giao tiếp ngoại vi cho rất nhiều loại IC khác nhau như các loại Vi điều khiển 8051, PIC, AVR, ARM... chip nhớ như: RAM tĩnh (Static Ram), EEPROM, bộ chuyển đổi tương tự số (ADC), số tương tự(DAC), IC điểu khiển LCD, LED... Hình 2. 31: Bus I2C và các thiết bị ngoại vi ❖ Đặc điểm giao tiếp I2C Một giao tiếp I2C gồm có 2 dây: Serial Data (SDA) và Serial Clock (SCL). SDA là đường truyền dữ liệu 2 hướng, còn SCL là đường truyền xung đồng hồ để đồng bộ và chỉ theo một hướng. Hình 2. 32: Kết nối thiết bị vào bus I2C ở chế độ chuẩn và chế độ nhanh Mỗi dây SDA hãy SCL đều được nối với điện áp dương của nguồn cấp thông qua một điện trở kéo lên (pullup resistor). Sự cần thiết của các điện trở kéo này là vì chân giao tiếp I2C của các thiết bị ngoại vi thường là dạng cực máng hở (opendrain hay opencollector). Giá trị của các điện trở này khác nhau tùy vào từng thiết bị và chuẩn giao tiếp, thường dao động trong khoảng 1k đến 4.7k.
  • 52. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35 Một thiết bị hay một IC khi kết nối với bus I2C, ngoài một địa chỉ (duy nhất) để phân biệt, nó còn được cấu hình là thiết bị đầu hay thiết bị cuối. Thiết bị đầu nắm vai trò tạo xung đồng hồ cho toàn hệ thống, khi giữa hai thiết bị đầu – cuối giao tiếp thì thiết bị đầu có nhiệm vụ tạo xung đồng hồ và quản lý địa chỉ của thiết bị cuối trong suốt quá trình giao tiếp. Thiết bị đầu giữ vai trò chủ động, còn thiết bị cuối giữ vai trò bị động trong việc giao tiếp. Hình 2. 33: Hướng đi của xung Clock và hướng đi của đường dữ liệu ❖ Chế độ hoạt động Các bus I2C có thể hoạt động ở ba chế độ, hay nói cách khác các dữ liệu trên bus I2C có thể được truyền trong ba chế độ khác nhau: • Chế độ tiêu chuẩn: tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 100Kpbs, sử dụng 7 bit địa chỉ và 112 địa chỉ tớ • Chế độ nhanh: tốc độ truyền lên đến 400Kpbs • Chế độ tốc độ cao: Chế độ này đã được tạo ra chủ yếu để tăng tốc độ dữ liệu lên đến 36 lần nhanh hơn so với chế độ tiêu chuẩn. Nó cung cấp 1,7 Mbps (với Cb = 400 pF), và 3.4Mbps (với C> b = 100pF). Một bus I2C có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau: • Một chủ một tớ (one master - one slave) • Một chủ nhiều tớ (one master - multi slave) • Nhiều chủ nhiều tớ (Multi master - Multi slave) Thiết bị chủ xác định đúng địa chỉ của thiết bị tớ, cùng với việc xác định địa chỉ, thiết bị chủ sẽ quyết định việc đọc hay ghi vào thiết bị tớ -Thiết bị chủ gửi dữ liệu tới thiết bị tớ. Thiết bị tớ kết thúc quá trình truyền dữ liệu.