SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THÚY QUỲNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THÚY QUỲNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN
TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” của luận văn này là kết quả
nghiên cứu của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của
người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình. Tôi xin cam
đoan, kết quả nghiên cứu của công trình hoàn toàn là kết quả của cuộc
điều tra xã hội học mà tôi đã tiến hành nghiên cứu trên thực tế, không có
sự sao chép mà không trích nguồn tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi
xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
HỌC VIÊN
Vũ Thúy Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ......................................9
1.1. Khái niệm Chính sách và Chính sách công ....................................9
1.2. Khái niệm cán bộ, công chức ......................................................13
1.3. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng..................................................15
1.5. Nội dung của chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ....17
1.6. Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
cơ sở..................................................................................................21
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức ...................................................................23
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI TỈNH LẠNG SƠN........28
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn .28
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn ..................30
2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tại tỉnh Lạng Sơn...............................................................36
2.4. Những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018 ..........49
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH LẠNG SƠN TRONG NHỮNG
NĂM TỚI.............................................................................................54
3.1. Quan điểm ..................................................................................54
3.2. Mục tiêu thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức của tỉnh Lạng Sơn......................................................................55
3.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức ..........................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên chữ viết tắt Tên chữ viết nguyên bản
CBCC Cán bộ, công chức
CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
CCHC Cải cách hành chính
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSC Chính sách công
ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng
ĐTBD CBCC Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
HCNN Hành chính nhà nước
QLNN Quản lý nhà nước
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Số cán bộ, công chức Khối Chính quyền .................................31
Bảng 2.2 Số cán bộ, công chức Khối Đảng, đoàn thể tỉnh Lạng Sơn ......32
Bảng 2.3 Cơ cấu ngạch công chức .........................................................33
Bảng 2.4 Cơ cấu trình độ chuyên môn ...................................................34
Bảng 2.5 Cơ cấu trình độ lý luận ...........................................................34
Bảng 2.6. Cơ cấu về độ tuổi...................................................................35
Bảng 2.7. Cơ cấu giới tính cán bộ, công chức .......................................35
Bảng 2.8. Cơ cấu trình độ ngoại ngữ......................................................36
Bảng 2.9. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và số lượng cán bộ, công
chức đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2014 - 2018 ...................39
Bảng 2.10. Đánh giá kết quả sau đào tạo cán bộ 05 năm (2014 - 2018) ..48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối
với phát triển nguồn nhân lực, nó quyết định đến sự phát triển của mỗi
ngành nói riêng và đất nước nói chung, trở thành một giải pháp, một
nhiệm vụ tất yếu khách quan không thể thiếu được trong xây dựng đội
ngũ CBCC. Xuất phát từ nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Đảng ta đã xác định:
“Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cấp cơ sở có
trình độ chuyên môn vững vàng, nâng cao tính chuyên nghiệp, đáp ứng
yêu cầu, tình hình thực tiễn của địa phương”; Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 cũng đề ra nhiệm vụ
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức
tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy
phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có
hiệu quả” [11].
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong cải cách hành
chính Nhà nước thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của CBCC đã được nâng cao, thực
thi công vụ ngày một hiệu quả hơn, tinh thần, thái độ trong giải quyết các
thủ tục hành chính giải quyết các yêu cầu của người dân được đề cao,
phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện,
bên cạnh những thành công như đã nêu, chính sách này còn bộc lộ một số
hạn chế nhất định. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu và có những hệ thống giải
pháp tổng thể để hoàn thiện chính sách trong thực tiễn là nhiệm vụ quan
trọng của các cấp, các ngành, đặc biệt là các tỉnh thành trong nhiệm vụ
nâng cao hơn nữa năng lực và trình độ của đội ngũ CBCC hiện nay.
2
Là một tỉnh với những tính chất đặc thù trong phát triển, những năm
qua, thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tỉnh Lạng Sơn đã quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài để nâng cao năng lực cán bộ, công chức của tỉnh đáp
ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội
nhập quốc tế. Trên cơ sở chính sách chung của Đảng và Nhà nước, nhiều
chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh được ban hành và được hiện thực
hóa thành các chính sách cơ sở với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức của tỉnh đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, có đủ trình độ, năng
lực tham mưu, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội gắn với các mục tiêu, giải pháp, hình thức tổ chức
thực hiện cụ thể. Có thể nói trong khoảng 05 năm trở lại đây (2014 –
2018), công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đã
đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng về cơ bản yêu cầu của công
tác cán bộ và nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong tình hình mới. Tuy vậy,
trong tiến trình thực thi chính sách, với sự áp dụng linh hoạt sự chỉ đạo
của trung ương kết hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhưng
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Lạng Sơn vẫn còn nhiều bất cập.
Thực tiễn phát triển của địa phương đặt ra nhiều vấn đề mà cho đến nay
những chính sách khuyến khích CBCC tham gia các khóa đào tạo ngắn và
dài hạn chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các cấp lãnh
đạo, chưa thu hút được đông đảo CBCC hưởng ứng và tham gia; trong
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn tình trạng chưa đánh giá
đúng nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị và thực trạng
năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; công tác đánh giá sau
đào tạo chưa được thực hiện chặt chẽ.
3
Với nhận thức cho rằng hoàn thiện chính sách để có phương pháp
tốt hơn trong thực hiện chính sách tôi chọn đề tài:“Thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã được nhiều tác giả
nghiên cứu, phân tích, đánh giá, ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
Trong quá trình xây dựng đề cương chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu
tiêu biểu như sau:
Năm 2008, luận án tiến sĩ của Đào Thị Ái Thi: “Kỹ năng giao tiếp
của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách hành chính
nhà nước Việt Nam” [35] đã đưa ra một số mô hình cụ thể nhằm hoàn
thiện kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt
Nam trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước. Đây cũng là một
trong số những năng lực hành chính cần có với cán bộ, công chức hành
chính nói chung và CCCC nói riêng.
Tác giả Nguyễn Trọng Điều, “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức nhà nước” [19]. Qua bài viết này tác giả đã khái
quát một số vấn đề về lý luận, kết hợp với những tổng kết từ hoạt động
thực tiễn của công tác ĐTBD CBCC để đề xuất một số giải pháp mang
tính tổng thể nhằm thực thi hiệu quả hơn công tác này trong thực tế phát
triển hiện nay.
Tác giả Ngô Thành Can “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức” [8]. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một
số giải pháp có tính khả thi trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
ĐTBD CBCC ở nước ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thị La “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
trong quá trình Cải cách Hành chính” [22] đã nghiên cứu về ĐTBD
4
CBCC trong quá trình cải cách hành chính (CCHC) của nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Tác giả Vũ Anh Tuấn “Một số vấn đề chính sách công ở Việt Nam
hiện nay” [36] đã đưa ra một số vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả
của các hoạt động hoạch định và thực thi chính CSC ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Tác giả Vũ Thanh Xuân “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ” [47] đã làm
rõ quan điểm, quy trình về ĐTBD CBCC, thực hiện cải cách trong ĐTBD
CBCC nhằm nâng cao hiệu quả ĐTBD
Tác giả Nguyễn Văn Phong “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay” [46] đã chỉ ra
thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của nước ta
hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phục vụ
nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
Bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một ngành cụ thể,
trong luận văn “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức từ thực
tiễn Bộ Khoa học&Công nghệ” được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội
[20], tác giả Nguyễn Thị Hà đã đề cập tương đối sáng tỏ công tác đào tạo
cán bộ công chức tại Bộ Khoa học công nghệ. Các nội dung tác giả trình
bay trong luận văn bao gồm các nội dung như: chính sách đào tạo, thực
tiễn đào tạo cũng như các ưu đãi đối với các đối tượng thụ hưởng trực tiếp
cũng như gián tiếp của chính sách. Trên cơ sở những đánh giá tương đối
sâu sắc về quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại Bộ Khoa
học công nghệ, tác giả đã có những đề xuất tương đối hợp lý và có tính
khả thi trong tiến trình hoàn thiện chính sách này tại đơn vị.
5
Đây là các công trình nghiên cứu đề cập và phân tích khá cơ bản về
hệ thống quan điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBCC và chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong bối cảnh đổi
mới cơ chế quản lý nhà nước và cải cách nền hành chính và công vụ quốc
gia. Xuất phát từ những nghiên cứu này, tôi sẽ tiến hành khảo cứu, bổ
sung để hoàn thiện định hướng nghiên cứu cũng như nội dung luận văn
sau này.
Dưới góc độ khoa học chính sách công, các công trình nói trên có
giá trị thực tiễn đối với những người đã và đang nghiên cứu, hoạt động
thực tiễn trong lĩnh vực chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể và toàn
diện về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dưới
góc độ khoa học chính sách công ở tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy, tác giả nghiên
cứu đề tài: Thực hiện Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” góp phần làm sinh động thực tiễn việc thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chưc phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC,
đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại tỉnh
Lạng Sơn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách
trên trong thời gian tới tại tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
CBCC;
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
CBCC tại tỉnh Lạng Sơn.
6
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng CBCC tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
CBCC tại Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đào tạo và bồi
dưỡng CBCC từ thực tiễn của Lạng Sơn giai đoạn 2013– 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điển lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các chủ trương, đường lối của
Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước ta về chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thống kê - phân tích
+ Thu thập tài liệu thứ cấp: Thập số liệu từ các tài liệu, báo cáo đã
công khai và trên website của UBND tỉnh Lạng Sơn.
+ Thu thập tài liệu sơ cấp: Toàn bộ số liệu phục vụ cho nghiên cứu
luận văn tác giả thu thập qua các báo cáo tổng hợp qua các năm của các
đơn vị trực thuộc tỉnh ủy Lạng Sơn.
* Phương pháp tổng hợp - so sánh
- Phương pháp phân tích: phân tích các báo cáo liên quan đến tình
hình hoạt động của đơn vị và các biện pháp thực hiện chính sách đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh, đối chiếu số liệu
thực tế giữa các giai đoạn, các năm trước và sau khi đẩy mạnh các biện
pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh.
8
* Phương pháp điều tra xã hội học
+ Đối tượng điều tra: Là cán bộ, công chức và người dân đang sinh
sống trên địa bàn nghiên cứu.
+ Nội dung: Điều tra về các tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, kết hợp với thực trạng để có thể đánh giá thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1.Về ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm cơ bản và nội
dung của lý luận liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế về thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn, Luận văn
đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức tại tỉnh trong thời gian qua để đề xuất các giải pháp hoàn
thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới. Nghiên cứu này có thể là những tư
liệu kinh nghiệm thực tiễn cho các nhà quản lý ở các cơ quan hành chính
nhà nước, địa phương tham khảo trong việc thực hiện chính sách đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương mình.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Khái niệm Chính sách và Chính sách công
1.1.1. Chính sách
Nói đến chính sách chúng ta hiểu trước tiên là đường lối, chiến lược
của đảng cầm quyền, chính sách và thực hiện chính sách của các chính
phủ, chính sách của các liên minh khu vực, chính sách chung của một
cộng đồng nhiều quốc gia khác nhau, chính sách của các tổ chức quốc tế,
cũng như chính sách của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xã hội, v.v.. Tuy
vậy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chính sách, những đặc trưng, phạm
vi cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách nhưng dường
như trong giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn vẫn chưa có sự thống
nhất khi bàn về khái niệm chính sách.
Khi bàn về thuật ngữ quan trọng này, các nhà nghiên cứu trên thế
giới đã đưa ra một số cách hiểu cơ bản mà cho đến nay, ở một mức độ
nhất định, chúng ta coi đó là những khái niệm có tính chung nhất.
Từ những cách hiểu trên đây, về cơ bản chúng ta có thể quan niệm
Chính sách là chương trình và kế hoạch hành động của Nhà nước nhằm
giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đời sống xã hội căn cứ trên nhu
cầu và đòi hỏi của người dân trong công tác quản lý và phát triển xã hội.
Ở tầm vĩ mô, chính sách cũng có thể xuất phát từ nhu cầu hoạt động, tồn
tại của các tổ chức, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nhằm giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các tổ chức này trong khuôn khổ
pháp luật quy định. Xét trong phạm vi tương quan với các chính sách của
Nhà nước, cái chúng ta quan niệm là chính sách công, các chính sách này
chỉ có hiệu lực thực thi trong nội bộ tổ chức nhất định, và vì vậy, chúng
10
mang tính chất đặc thù, riêng biệt và được quan niệm như là hệ thống
“chính sách tư”. Hệ thống chính sách này ít được đề cập và tập trung
nghiên cứu với tư cách là một ngành khoa học chuyên biệt.
1.1.2. Chính sách công
Trong hệ thống các công cụ quản lý xã hội của nhà nước Chính sách
công đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, định hướng và chỉ
đạo các thành phần xã hội thực hiện mục tiêu phát triển. Ở cách tiếp cận
chính sách công là chính sách của nhà nước như đã đề cập ở trên, chúng
ta có thể thấy chủ thể ban hành chính sách công chính là Nhà nước thông
qua các cơ quan quản lý và thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong cách hiểu về chính sách
công. Tuy nhiên, khác với khái niệm chính sách chúng ta bàn ở phần
trước, khi nhắc đến khái niệm chính sách công, các cách tiếp cận đều
thống nhất ở hai điểm cơ bản, đó là chính sách công là chính sách của
Nhà nước và dùng để giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng xuất
phát từ thực tiễn xã hội.
Chính sách công là chính sách của nhà nước, có mục tiêu hướng đến
giải quyết các vấn đề xã phát triển theo mong muốn của nhà nước, xuất
phát từ thực tiễn xã hội với những mục tiêu và biện pháp thích hợp để đạt
được kết quả như mong muốn. Ông nhấn mạnh đến chủ thể của chính sách
công và khẳng định chủ thể ban hành chính sách chính là nhà nước và các
thiết chế quản lý xã hội. Ở đây, ông không đề cập tới mục tiêu hay mục
đích chính sách hướng tới mà ông bàn về hành động của các chính phủ
khi đưa ra các lựa chọn chính sách. Theo ông, điều này cũng quan trọng
không kém so với những mục đích và mục tiêu chính sách hướng tới.
Trong quan niệm của ông, chính sách chính là hành động của chính
phủ với những lộ trình, kế hoạch và những kết quả mang lại từ những hoạt
động có liên hệ chặt chẽ với nhau như vậy. Đồng quan điểm với Peter
11
Aucoin, B. Guy Peter quan niệm “Chính sách công là toàn bộ các hoạt
động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống
của mọi công dân” Định nghĩa này tiếp cận ở góc độ tác động của chính
sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng.
Ở Việt Nam, mặc dù ngành khoa học chính sách công là một ngành
khoa học khá mới mẻ nhưng đã có một số nhà nghiên cứu khoa học chính
sách công đưa ra khái niệm về chính sách công: tác giả Lê Chi Mai quan
niệm chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định
hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra
trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [24]. Cách hiểu
này cho chúng ta thấy: Thứ nhất, chính sách công là chính sách của nhà
nước, do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng và thực
hiện; Thứ hai, thực hiện chính sách là hành động mang tính chất thực
tiễn, tức là các quyết định chính sách của nhà nước là các quyết định có
sự lựa chọn rõ ràng, gắn với việc giải quyết triệt để các vấn đề của thực
tiễn xã hội, ít khi mang tính lý thuyết, ít tính hiện thực. Tất nhiên, các
quyết định chính sách đôi khi mang tính kế hoạch, dự định nhưng về bản
chất sâu xa của nó, các chính sách luôn gắn với những hành động thực
tiễn của chính phủ trong quá trình quản lý và điều hành xã hội. Thứ ba,
chính sách công được xây dựng nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề do
thực tiễn xã hội đặt ra. Chính sách mang mục tiêu rõ ràng chứ không chỉ
dừng lại ở mức độ dự định, kế hoạch. Thứ tư, tập hợp các quyết định
chính sách tạo nên một chính sách công hoàn chỉnh. Điều này cho chúng
ta thấy trong xây dựng và thực hiện chính sách công, các chính sách đơn
lẻ có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và có quyết định tới việc thực thi trong
hiện thực.
Về cơ bản, đây là một định nghĩa phản ánh tương đối đầy đủ bản
chất của chính sách công trong đời sống xã hội. Đối với nghiên cứu của
12
chúng tôi, đây là định nghĩa gần nhất với những nội dung chúng tôi triển
khai. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng định nghĩa
chính sách công của tác giả Nguyễn Khắc Bình như là khái niệm công cụ,
là cơ sở để triển khai các nội dung có liên quan.
13
1.1.3. Thực hiện chính sách công
Thực hiện chính sách công là giai đoạn quan trọng của chu trình
chính sách, là cách thức tổ chức triển khai các quyết chính sách bằng các
công cụ, các biện pháp có hệ thống, tập trung. Thực hiện chính sách tiến
trình thực thi các chương trình hành động, các định hướng phát triển của
Nhà nước đối với xã hội. Thực hiện chính sách là yêu cầu bắt buộc để
Nhà nước duy trì sự quản lý của mình đối với xã hội thông qua hệ thống
công cụ đồng bộ, có hiệu quả nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển
đã đề ra.
Có nhiều cách quan niệm khác nhau về thực hiện chính sách, tuy
nhiên, về cơ bản, Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý
chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản
lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước” [6]. Chúng tôi cho
rằng đây là một khái niệm tương đối gần với định hướng nghiên cứu của
chúng tôi. Do vậy trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm thực
hiện chính sách công này làm khái niệm công cụ để triển khai các vấn đề
có liên quan.
1.2. Khái niệm cán bộ, công chức
1.2.1. Khái niệm cán bộ
Luật cán bộ, công chức năm 2008 định nghĩa “Cán bộ là công dân
Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước” [24].
Thứ nhất, là những người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
không trong cơ quan sự nghiệp và hệ thống chính trị. Bộ phận cán bộ có
14
nghiệp vụ chuyên môn thực hiện các công việc chuyên môn được giao
theo lĩnh vực hoạt động của đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được phân
công của cán bộ.
Thứ hai, cán bộ là người làm công tác quản lý, điều hành hoạt động
của đơn vị, được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo thông qua đề cử, bầu cử
trong hệ thống chính trị.
Cán bộ quản lý là những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức,
một đơn vị, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chủ trương có tính chiến
lược của đơn vị và trực tiếp điều hành hoạt động thực tế của đơn vị theo
những định hướng đó. Cán bộ lãnh đạo được cấp từ trên xuống dưới, từ
trung ương tới địa phương. Cán bộ ở các cấp khác nhau thì chịu trách
nhiệm khác nhau căn cứ trên vị trí và nhiệm vụ được giao. Là người được
giao quyền tổ chức hoạt động tương đối độc lập ở đơn vị, cán bộ quản lý
đòi hỏi phải có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và năng lực
điều hành, khuyến khích và tạo động lực mạnh mẽ cho các thành viên của
đơn vị nỗ lực hoạt động, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển của đơn
vị, của ngành và của đất nước.
1.2.2. Khái niệm công chức
Khi nói đến công chức, chúng ta thường quan niệm đó là những
người được tuyển dụng và làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, khái niệm công chức đôi khi không được hiểu một cách thống
nhất. Nội dung của khái niệm này phụ thuộc vào một số yếu tố như cơ bản
như thể chế chính trị, hoạt động công vụ, đặc trưng văn hóa, v.v... Chính
vì vậy mới có hiện tượng ở một số quốc gia chỉ giới hạn công chức trong
phạm vi quản lý hành chính nhà nước, giám sát thi hành pháp luật. Trong
ở một số quốc gia lại mở rộng đội ngũ công chức từ lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước ra các đối tượng thực thi nhiệm vụ trong các đơn vị dịch
vụ công.
Như vậy, có thể hiểu công chức là những người được tuyển dụng,
bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế của hệ thống
15
chính trị và đảm nhiệm nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý và điều
hành các hoạt động nhất định của bộ máy nhà nước.
1.3. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng
1.3.1. Đào tạo
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên thì
“đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết có nghề
nghiệp”
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản
Đà Nẵng, 2009, thì “đào tạo có nghĩa là quá trình làm con người trở nên
có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định” [42].
Quá trình này giúp cho cán bộ công chức tiếp thu, lĩnh hội những
kiến thức, kỹ năng mới nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng làm việc của
mình qua các giai đoạn khác nhau.
Như vậy, theo các định nghĩa này, đào tạo là quá trình tác động đến
con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống, là quá trình làm cho người ta có
năng lực đáp ứng theo những tiêu chuẩn, đòi hỏi nhất, trang bị cho con
người những kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
để họ có thể tự tạo được việc làm hoặc làm việc trong những ngành nghề
nhất định.
1.3.2. Bồi dưỡng
“Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc" [10]. Có thể hiểu, bồi dưỡng chính là quá trình cập nhật
những kiến thức mới, những kỹ năng cũng như những kinh nghiệm thực
tiễn giúp cho người lao động hoàn thiện kiến thức, kỹ năng để thực hiện
có hiệu quả những nhiệm vụ được giao.
Nếu chúng ta hiểu đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng
một cách có hệ thống cho người học trong một khoảng thời gian lâu dài
16
thì bồi dưỡng là hoạt động chỉ các khoá đào tạo ngắn hạn với mục đích
cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng trên nền tảng tri thức đã có của
người học. Nói cách khác, đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nền tảng,
kỹ năng cơ bản cho con người trên một lĩnh vực nhất định. Bồi dưỡng là
quá trình đạo tạo nối dài với mục đích bổ sung kiến thức, kỹ năng trên
nền tảng cơ bản đã được đào tạo của người học.
1.4. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một định hướng mang tính
chính trị quan trọng của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực thực thi công
vụ của đội ngũ CBCC, đó là tổng thể những quan điểm, thái độ, quyết
định, quy định của nhà nước liên quan tới vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức đủ mạnh về trình độ và kỹ năng kết hớp với hệ thống các giải
pháp, công cụ toàn diện, cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
và phát triển xã hội.
Vai trò của hoạt động này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Bởi trong tiến trình
thực thi nhiệm vụ, thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ, công chức
phải liên tục hoàn thiện tri thức và kỹ năng nhằm theo kịp những biến đổi
của xã hội, sự cập nhật của khoa học công nghệ cũng như nắm bắt được
các yếu tố tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân và toàn xã hội.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chúng ta đều biết
rằng mục đích của đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là nhằm
tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có để nâng cao tính hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động lao động sản xuất cũng như điều hành xã hội.
Thứ ba, quy hoạch, phát triển đội ngũ công chức, nhằm đáp ứng
những thay đổi bên ngoài nền công vụ và sự đòi hỏi phát triển của tổ chức
và cá nhân công chức bên trong nền công vụ. Thông qua đào tạo, bồi
17
dưỡng giúp cho tổ chức quy hoạch được nguồn cán bộ quản lý, đảm bảo
nguồn nhân lực có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý.
Thứ tư, đánh giá nhân lực. Thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ công chức, lãnh đạo các đon vị có căn cứ chắc chắn, khoa học để
phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động, tri thức cũng như
thái độ, đọa đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức.
Chính bởi vậy chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là
một chính sách có tính chất đặc biệt quan trọng trong tiến trình điều hành,
lãnh đạo xã hội của Nhà nước. Ở Việt Nam chúng ta, các chủ trương,
chính sách có liên quan tới vấn đề này đã được ghi nhận, được luật hóa
trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Cán bộ, công
chức năm 2008, và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các
Bộ, ngành.
1.5. Nội dung của chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
chức
1.5.1. Mục tiêu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Không có phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng
thì người học không thể đáp ứng được các tiêu chí của nguồn nhân lực
đảm bảo yêu cầu phát triển. Để có được nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu
khả năng đáp ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường làm việc trong
nước và quốc tế là vấn đề rất quan trọng. Đây là điều kiện và cơ sở vững
chắc cho hoạt động sáng tạo của CBCC, nâng cao sự ảnh hưởng và vai trò
của CBCC đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN của đất nước, địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ của mỗi chức danh, ngạch công chức.
1.5.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
1.5.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước
Về bồi dưỡng
18
Nội dung bồi dưỡng bao gồm: cập nhật nội dung các văn kiện, nghị
quyết, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, v.v..
- Kiến thức quản lý nhà nước: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản
lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.Cập nhật
kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức,
phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.Cập nhật kiến thức
pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức
nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh nhằm phổ biến những
kiến thức và kỹ năng về giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng thế trận lòng dân,
v.v.. cho cán bộ, công chức các cấp
- Bồi dưỡng kiến thức trên lĩnh vực hội nhập quốc tế.
- Bồi dưỡng kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ, v.v.. đồng thời chú
trọng việc đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công
tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Về đào tạo
Chính sách đào tạo cán bộ, công chức chủ trương đảm bảo đào tạo
cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên căn cứ theo yêu cầu
của địa phương và tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc
đào tạo trình độ sau đại học cân thực hiện theo vị trí việc làm cho cán bộ,
công chức ở các cấp bảo đảm theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực của cơ quan, đơn vị.
1.5.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không chỉ bó hẹp
trong phạm vi đào tào tạo tại các cơ sở trong nước hay đào tạo tại chỗ mà
còn hướng tới đào tạo tại các cơ sở nước ngoài. Định hướng này không
nhằm mục đích nào khác ngoài việc nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ,
19
công chức đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
tập trung vào một số vấn đề như: quản lý xã hội, quản lý kinh tế, phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng của các dịch vụ công, v.v..
1.5.3. Các giải pháp tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức
ĐTBD CBCC có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác
nhau. Theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng
Chính phủ [12], các hình thức cơ bản tổ chức ĐTBD CBCC là tập trung,
bán tập trung, vừa làm vừa học, bồi dưỡng từ xa phù hợp với mục tiêu,
chương trình, nội dung bồi dưỡng. Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ [13], các công tác ĐTBD CBCC được tổ
chức như sau:
Thứ nhất, đào tạo tập trung: đây là hình thức đào tạo mà người học
phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo quy định của
chương trình tại cơ sở đào tạo.
Thứ hai, đào tạo bán tập trung: là hình thức đào tạo mà người học
vừa tham gia công tác vừa dành thời gian tham gia đào tạo nâng cao trình
độ, kỹ năng trong một khoảng thời gian cố định. Trong quá trình này
người học được tạo điều kiện tối đa để hoàn thành nhiệm vụ học tập và
công tác, đảm bảo việc học mà không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết
công việc của công chức đảm nhiệm tại cơ quan, đơn vị công tác.
Thứ ba, đào tạo vừa làm vừa học: Mỗi chương trình được xây dựng
tương ứng cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo cụ thể, đảm bảo các
yêu cầu về nội dung giống như nội dung chương trình hệ chính quy cùng
trình độ đào tạo. Thời gian hoàn thành một chương trình theo hình thức
vừa làm vừa học phải dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ
chính quy từ nửa năm đến một năm.
Thứ tư, đào tạo từ xa: đây là hình thức học trên cơ sở phát huy khả
năng tự học, tự nghiên cứu của người học dưới sự hướng dẫn, tổ chức và
20
cung ứng tài liệu của các cơ sở đào tạo. Cùng với sự phát triển công nghệ
thông tin, hình thức ĐTBD từ xa thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện
nghe nhìn cũng được coi là một hình thức ĐTBD đang được quan tâm.
Mục đích của đào tạo từ xa là tạo cơ hội cho người đang làm việc, những
người không có cơ hội hoặc không có cơ hội đến lớp thường xuyên được
học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.
21
1.6. Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
cơ sở
1.6.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Công chức cấp cơ sở là lực lượng nòng cốt, một trong những nhân
tố quyết định việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý xã hội ở
xã/phường. Từ đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã đã nêu trên với bối
cảnh đất nước phát triển nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
đội ngũ công chức cơ sở phải được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về
về lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác đảng, chuyên môn nghiệp vụ. Vấn
đề đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở được xem là việc làm thường
xuyên, liên tục với những nội dung mới, cập nhật. Tuy nhiên, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ trên nhu cầu thực hiện nhiệm vụ dài
hơi của các cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy, các cơ quan sử dụng cán bộ,
công chức phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để cử đi đào tạo,
bồi dưỡng giúp cán bộ, công chức chủ động bố trí sắp xếp thời gian cũng
như đề đạt nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện
và khả năng của họ.
1.6.2. Dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức thường được sử dụng phần
lớn từ nguồn ngân sách nhà nước và số lượng được phân bổ khác nhau
theo từng giai đoạn. Và khi sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để
đào tạo, bồi dưỡng, đương nhiên cán bộ, công chức phải có những cam
kết ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi trong và sau quá trình đào tạo.
Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở, ngoài kinh
phí của Nhà nước cấp theo quy định, địa phương cử người đi học có thể
hỗ trợ một phần kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp cơ sở để cho các khóa học đạt kết quả tốt.
22
1.6.3. Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp thực hiện theo kế hoạch
theo từng giai đoạn của các cơ quan quản lý các cấp. Bên cạnh việc đào
tạo, bồi dưỡng những kiến thức trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng
công chức chung các đơn vị này cũng cần lên nội dung kế hoạch cho các
chương trình phù hợp với đặc thù của cơ quan công tác; đặc biệt phải phù
hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng cấp.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp cơ sở phải
căn cứ vào đặc điểm đối tượng công chức cấp cơ sở như đã nêu ở trên để
có phương pháp giảng dạy phù hợp. Công chức cấp cơ sở là những người
hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với người dân, giải quyết các vấn đề
quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Vì vậy, các chương trình học
được thiết kế phải đảm bảo sự hợp lý về thời gian đối với các đối tượng
này.
1.6.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng
Đặc biệt đối với đối tượng học viên là công chức cấp cơ sở tuy trình
độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nhưng rất dày dặn kinh nghiệm giải
quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở dưới cơ sở. Do đó, đội ngũ
giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng vừa phải có kiến thức chuyên sâu,
phải đã từng trải qua công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và có kinh
nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Đặc
biệt cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là lãnh đạo tại
địa phương có trình độ chuyên môn và lý luận cao trong từng lĩnh vực cụ
thể để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đạt kết
quả.
1.6.5. Xây dựng chính sách đãi ngộ cho người đi học
Bên cạnh chế độ theo quy định của Chính phủ, địa phương cử công
chức đi học cần có cơ chế chính sách đặc thù cho người đi học. Cơ chế đó
23
phải quy định cụ thể về nhiều mặt nhằm tạo điều kiện cho người học được
đào tạo, bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân và yêu cầu công tác của cơ
sở. Chế độ đãi ngộ phù hợp sẽ giúp công chức yên tâm, phấn khởi nhiệt
tình trong học tập. Khi đã có chính sách đúng đòi hỏi người thực hiện chế
độ chính sách phải thực hiện đúng, vận dụng đúng, phải công bằng và
thống nhất, công khai, chính xác, khoa học mới có tác dụng thúc đẩy công
chức hăng say và có ý thức học tập để sau này về phục vụ tốt hơn cho địa
phương.
1.6.6. Tuyển chọn đối tượng người đi học
Tuyển chọn đối tượng đi học dựa trên các yếu tố:
- Yêu cầu cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
- Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;
- Công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ;
- Quỹ kinh phí cơ quan phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng;
- Nhu cầu, nguyện vọng của công chức.
1.6.7. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến
trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ
sở. Công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cho công chức được cử đi học
tập yên tâm về tư tưởng để hoàn thành chương trình đào tạo.
Ở cấp cơ sở mọi hoạt động thường xuyên diễn ra trong từng giờ. Do
đó thực hiện chính sách trên phải có phương pháp mềm dẻo phù hợp với
từng thời kỳ, giai đoạn. Ví dụ địa phương có vấn đề nóng về khiếu kiện
đất đai thì phải để cán bộ đang học tập về địa phương giải quyết hoặc khi
có thiên tai lớn có thể phải dừng học tập để tập trung sức lực, trí tuệ thực
hiện các công tác cấp bách đó.
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức
24
Thực tiễn trong nhiều năm qua đã cho thấy, thực hiện chính sách
công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung đã đạt
được nhiều thành tựu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở
nước ta. Để nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà hoạch
định chính sách phải thiết kế được chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù
hơp với khung năng lực của từng vị trí việc làm, phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của cơ sở hoặc địa phương vùng. Muốn vậy, trước hết phải
xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức. Có nhiều nhân tố tác động đến chính sách đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp cơ sở có những nhân tố mang tính khách quan và
những nhân tố mang tính chủ quan như sau:
1.7.1. Các yếu tố khách quan
Một là, Đó là, hệ thống chính trị ổn định; Đảng và Nhà nước quan
tâm đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nói chung và
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói riêng. Các tổ chức Đảng, đoàn
thể cùng chính quyền địa phương thống nhất trong thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội và thực hiện đúng chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước. Đây là một yếu tố khách quan thuận lợi để thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta.
Hai là, Tuyển dụng được người học đúng ngành, chuyên ngành sẽ
làm cho việc bố trí, sử dụng công chức sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn; việc
đánh giá năng lực của công chức cũng sát với thực tế hơn. Nếu đội ngũ
công chức được tuyển dụng hoặc được luân chuyển không sát với yêu cầu
công việc sẽ là một bất lợi cho tổ chức vì phải tiến hành đào tạo, đào tạo
lại mới có thể sử dụng được.
Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Tinh thần thái độ học tập cũng ảnh hưởng lớn đến thực hiện kế
hoạch của chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
25
Ba là, Nếu như cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho
người học; đội ngũ giảng viên nhiệt tình và tâm huyết thì chắc chắn chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng sẽ có kết quả tốt.
Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sẽ hoàn thành đúng
tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra.
1.7.2. Các yếu tố chủ quan
Năng lực của đội ngũ cán, công chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng. Thủ tục hành
chính rườm rà trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng và thái độ làm việc không
minh bạch, không thân thiện có thể làm học viên bỏ học hoặc không có
nguyện vọng học tập hết khóa, bỏ học giữa chừng. Có thể nói chất lượng
hiệu quả thực hiện chính sách này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và
thái độ làm việc của đội ngũ công chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Năng lực thực hiện chính sách của công chức tốt, thì quá trình thực hiện
chính sách sẽ diễn ra thuận lợi, thậm chí trong các bước tổ chức thực hiện
chính sách có phát sinh những tình huống, vấn đề mới thì cũng dễ dàng
điều chỉnh để đạt được mục tiêu chính sách đã đặt ra. Ngược lại, năng lực
thực hiện chính sách của công chức kém thì quá trình thực hiện chính
sách sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể kéo dài thời gian và không đạt được
mục tiêu chính sách trên.
Điều kiện vật chất ảnh hưởng nhiều đến quá trình xây dựng, thực thi
chính sách: Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm, bố trí điều kiện
vật chất cho việc phát triển đội ngũ công chức nói chung và đào tạo, bồi
dưỡng công chức nói riêng. Tuy nhiên điều kiện này chưa đáp ứng tốt
nhất cho việc thực hiện chính sách một cách hiệu quả nhất. Điều kiện vật
chất quan trọng nhất là nguồn kinh phí hỗ trợ cho công chức tham gia đào
tạo, bồi dưỡng. Sử dụng và quản lý ngân sách dành cho đào tạo, bồi
dưỡng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cần đào tạo,
bồi dưỡng sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân công chức.
26
Ngược lại, nếu nguồn ngân sách được sử dụng sai mục đích, lãng phí
không những vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đào tạo, bồi
dưỡng công chức mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của công
chức về nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Không đảm bảo điều kiện vật
chất cho quá trình xây dựng, thực hiện chính sách cũng sẽ tác động đến
việc duy trì chính sách.
Tiểu kết chương
Thực hiện chính sách đào tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhân
tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý,
năng lực chuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là nhiệm vụ hết sức
quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đào
tạo, bồi dưỡng được những cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài, thực hiện tốt
các nhiệm vụ trong tình hình mới giúp bộ máy nhà nước ngày càng vững
mạnh, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình. Chương 1 của
Luận văn đã làm rõ các khái niệm và những nội dung cơ bản về lý luận
thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: khái niệm
về chính sách công, thực hiện chính sách công, cán bộ, công chức, đào
tạo, bồi dưỡng, chính sách công; nội dung về chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, nội dung về thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức. Từ những phân tích trên, chương 1 cũng chỉ ra
các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
Những vấn đề lý luận liên quan đến việc thực thi chính sách đào
tạo, bồi dưỡng công chức được nêu ở Chương 1 của luận văn sẽ tạo cơ sở
khoa học để tác giả đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. Trên cơ
sở đánh giá thực trạng đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
27
thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Lạng
Sơn trong thời gian tới.
28
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng
Sơn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, giữ vị trí quan trọng phía Đông Bắc của
Tổ quốc. Do có địa hình phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang -
Quảng Tây (Trung Quốc) có đường biên giới tiếp giáp dài 231,740 km;
phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang;
phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn; phía Bắc giáp tỉnh Cao
Bằng nên Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế cửa
khẩu, dịch vụ và du lịch. Tỉnh có diện tích 8.320,76 km2
; tổng dân số là
768.671 người, trong đó 80,24% dân số ở nông thôn; 04 dân tộc chủ yếu ở
tỉnh là Tày (35,4%), Nùng (42,9%), Kinh (17%), còn lại là các dân tộc
Dao, Hoa, Sán Chay, Mông.
Tỉnh Lạng Sơn hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10
huyện, 01 thành phố, 226 xã, phường, thị trấn, 2.314 thôn, khối phố, trong
đó có 1.125 thôn đặc biệt khó khăn; có 5 huyện, 20 xã, 01 thị trấn và 88
thôn, bản giáp biên giới; khu vực I có 38 đơn vị cấp xã, khu vực II có 63
đơn vị cấp xã; khu vực III có 125 đơn vị cấp xã; có 02 cửa khẩu quốc tế,
01 cửa khẩu song phương và 9 cửa khẩu phụ với nhiều cặp chợ đường
biên, tạo điều kiện cho tỉnh Lạng Sơn trở thành trung tâm thương mại,
dịch vụ, du lịch của khu vực miền núi phía Bắc, là đầu mối chung chuyển
thương mại trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc, giữa Trung Quốc với
các nước ASEAN và các địa phương khác trong nước.
29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với
sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền các
cấp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân và cộng đồng doanh
nghiệp nên các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chuyển
biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đời sống vật chất,
tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện, an sinh xã hội được thực
hiện đầy đủ, kịp thời; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo, trong đó:
- Năm 2018 kinh tế của tỉnh Lạng Sơn phát triển khá toàn diện, tốc
độ tăng trưởng ước đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), trong đó: Nông, lâm
nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%); công nghiệp - xây dựng tăng
19,24% (mục tiêu 20 - 21%); dịch vụ tăng 7,60% (mục tiêu 8 - 9%); thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,87%. GRDP bình quân đầu người
đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng).
- Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn có bước
chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được
nâng lên, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan
tâm đẩy mạnh, đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 192 trường đạt chuẩn quốc
gia. Công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân được triển khai thực hiện
tốt, trong 10 tháng đầu năm 2018, đã khám 1.025 nghìn lượt người, đạt
74,3% kế hoạch; điều trị 230 nghìn lượt bệnh nhân, đạt 130% kế hoạch;
không có tai biến chuyên môn xảy ra tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, hoàn thành xây
dựng 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh
lên 48 xã, đạt 23,2%; bình quân mỗi xã trên địa bàn tỉnh đạt 9,7 tiêu chí,
toàn tỉnh không còn xã dưới 5 tiêu chí; 05 xã đặc biệt khó khăn chỉ đạo
điểm đều đạt từ 9 - 15 tiêu chí (trong đó: Xã Cao Minh, huyện Tràng Định
30
và xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn có khả năng về đích ngay trong năm
2019).
- Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được tỉnh triển khai đồng
bộ và có hiệu quả. Năm 2018 tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi,
tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... với trên 22,6 tỷ đồng. Triển khai thực hiện
Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 các huyện Đình Lập,
Văn Quan, Bình Gia. Giải quyết việc làm cho khoảng 14.560 người, đạt
104% kế hoạch; tổ chức dạy nghề cho 12.590 người; tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 50%, tăng 2,4% so với năm 2017. Các chính sách về dân tộc,
tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh
thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát
sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo.
Với điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và phát triển đã phần nào tác
động đến chính sách ĐTBD CBCC của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền
đã quan tâm sâu sát đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của đội ngũ CBCC, qua đó đảm bảo cho đội ngũ
CBCC yên tâm công tác, phát huy được sở trường, năng lực lãnh đạo quản
lý của chính những CBCC, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn
Đội ngũ CBCC của tỉnh Lạng Sơn đa số đều có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có ý thức tổ chức, kỷ luật, nhận thức rõ
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực thi công vụ, luôn phấn đấu
hoàn thành tốt công việc được giao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch,
vững mạnh. CBCC của tỉnh ngày càng được chuẩn hóa theo quy định; số
31
lượng được tuyển dụng bổ sung vào biên chế đúng theo quy định. Tuy
nhiên do đặc thù của vùng đất giáp biên, ảnh hưởng chiến tranh để lại,
nên trình độ cán bộ của tỉnh Lạng Sơn còn có một khoảng cách nhất định
so với những tỉnh đồng bằng, trung tâm khác của cả nước. Nhất là từ sau
khi mở cửa thông thương với Trung Quốc, sự tác động của kinh tế thị
trường dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ của tỉnh được đào tạo, có trình độ
xin nghỉ việc để làm kinh tế đã khiến cho đội ngũ cán bộ của tỉnh bị hẫng
hụt.
Đầu nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn
theo chức danh còn cao (74,6%), trình độ không đồng đều, năng lực quản
lý và hiệu quả công tác chưa cao; một số cán bộ, công chức không được
đào tạo cơ bản, chính quy, có hệ thống; một số đào tạo đã lâu, đào tạo tại
chức, vừa học vừa làm, một số mới học các lớp sơ, trung cấp,… cơ cấu
công chức chưa hợp lý; thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học ở các
lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, kinh tế, thương mại, nông, lâm nghiệp, cán
bộ, công chức có trình độ lý luận và năng lực tham gia hoạch định các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.1. Về số lượng
Tổng số cán bộ, công chức cấp tỉnh được tổng hợp đến thời điểm
năm 2013 là 3.005 người, trong đó:
Bảng 2.1: Số cán bộ, công chức Khối Chính quyền
(tính đến thời điểm năm 2013)
Stt Đơn vị Tổng
số
Nữ Dân tộc
thiểu số
I CẤP HUYỆN 956 351 686
01 Huyện Văn Quan 84 35 63
02 Huyện Bình Gia 84 23 66
03 Huyện Bắc Sơn 88 39 71
04 Huyện Văn Lãng 88 32 62
05 Huyện Tràng Định 82 26 75
32
06 Huyện Lộc Bình 92 36 78
07 Huyện Đình Lập 89 27 70
08 Huyện Chi Lăng 84 23 66
09 Huyện Hữu Lũng 86 32 30
10 Huyện Cao Lộc 92 37 75
11 Thành phố Lạng Sơn 92 41 30
II CÁC SỞ, BAN, NGÀNH 914 335 570
01 Văn phòng UBND tỉnh 54 16 32
02 Văn phòng HĐND tỉnh 16 07 12
03 Sở Nội vụ 30 10 19
04 Sở Kế hoạch và Đầu tư 32 09 15
05 Sở Tài Chính 71 39 35
06 Sở Tài nguyên và Môi trường 59 19 41
07 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 46 19 36
08 Sở Giao thông vận tải 42 10 28
09 Sở Xây dựng 38 07 23
10 Sở Công thương 34 09 24
11 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
61 19 38
12 Sở Khoa học và Công nghệ 35 16 25
13 Sở Tư pháp 36 17 27
14 Sở Ngoại vụ 24 08 18
15 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 150 60 95
16 Sở Thông tin và truyền thông 30 12 17
17 Sở Giáo dục và Đào tạo 48 17 23
18 Sở Y tế 30 14 19
19 Thanh tra tỉnh 25 09 14
20 Ban Dân tộc 25 06 13
21 Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng
28 12 16
Tổng cộng (I + II) 1.875 686 1.256
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013)
Bảng 2.2: Số cán bộ, công chức Khối Đảng, đoàn thể tỉnh Lạng Sơn
Stt Đơn vị Tổng số Nữ Dân tộc
thiểu số
01 Văn phòng Tỉnh ủy 47 13 31
02 Văn phòng Đoàn ĐBQH 13 06 09
03 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 26 08 19
04 Ban Tổ chức Tỉnh ủy 34 07 26
05 Ban Dân vận Tỉnh ủy 22 04 10
33
06 Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy 19 05 16
07 Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán
bộ
11 05 07
08 Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ 38 17 30
09 Báo Lạng Sơn 25 06 18
10 MTTQVN tỉnh Lạng Sơn 18 04 14
11 Hội LHPN tỉnh 26 23 21
12 Hội Nông dân tỉnh 20 07 17
13 Hội CCB tỉnh 08 01 07
14 Tỉnh đoàn 39 18 24
15 LĐLĐ tỉnh 73 22 35
16 Đảng ủy Khối CCQ tỉnh 19 06 09
17 Huyện ủy Văn Quan 62 20 60
18 Huyện ủy Bình Gia 61 14 53
19 Huyện ủy Bắc Sơn 64 21 60
20 Huyện ủy Văn Lãng 63 21 60
21 Huyện ủy Tràng Định 62 18 57
22 Huyện ủy Lộc Bình 65 22 49
23 Huyện ủy Đình Lập 62 16 48
24 Huyện ủy Chi Lăng 60 20 52
25 Huyện ủy Hữu Lũng 63 18 29
26 Huyện ủy Cao Lộc 64 23 48
27 Thành ủy Lạng Sơn 66 25 29
Tổng cộng 1.130 370 838
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013)
2.2.2. Chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ
Bảng 2.3: Cơ cấu ngạch công chức
Stt Cơ cấu Khối chính
quyền
Khối Đảng,
đoàn thể
Tổng số
SL
(người
)
% SL
(người
)
% SL
(người
)
%
01 Chuyên viên cao
cấp
08 0,42 09 0,79 17 0,57
02 Chuyên viên 188 10,02 130 11,50 318 10,58
34
chính
03 Chuyên viên 714 38,08 449 39,73 1.163 38,70
04 Cán sự và nhân
viên
965 51,46 542 47,96 1.507 50,14
Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013)
Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn
Stt Cơ cấu Khối chính
quyền
Khối Đảng,
đoàn thể
Tổng số
Số
lượng
(người)
% Số
lượng
(người)
% Số
lượng
(người)
%
01 Trên Đại học 44 2,34 11 0,97 55 1,83
02 Đại học 870 46,40 432 38,23 1.302 43,32
03 Cao đẳng 123 6,56 63 5,57 186 6,18
04 Trung cấp 545 29,06 329 29,11 874 29,08
05 Còn lại 293 15,62 295 26,10 588 19,56
Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm
2013)
Nhìn vào bảng số liệu 2.4 có thể thấy, tỉnh Lạng Sơn thiếu hụt
nguồn nhân lực chất lượng cao khi tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trên
đại học mới có 1,83%, CBCC trình độ từ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ
lớn 48,64%. Điều này cho thấy trình độ CBCC của tỉnh không đồng đều,
không được đào tạo cơ bản, chính quy, có hệ thống.
Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ lý luận
St
t
Cơ cấu Khối chính
quyền
Khối Đảng,
đoàn thể
Tổng số
SL
(người
)
% SL
(người
)
% SL
(người
)
%
01 Cử nhân chuyên 110 5,86 115 10,17 225 8,48
35
ngành
02 Cao cấp 127 6,77 203 17,96 330 10,98
03 Trung cấp 244 13,01 256 22,65 500 16,63
04 Sơ cấp 137 7,30 62 5,48 199 6,62
05 Chưa được đào tạo 1.257 67,04 494 43,71 1751 58,26
Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013)
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng CBCC của tỉnh chưa qua đào tạo
lý luận chính trị vẫn còn nhiều, chiếm đến 58,26%; cán bộ lãnh đạo, quản
lý cấp phòng và tương đương còn thiếu về tiêu chuẩn lý luận chính trị. Để
có thể thực thi các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách của Nhà nước, lãnh đạo Nhân dân đi theo đường lối cách mạng của
Đảng thì người cán bộ, công chức phải có bản lĩnh và lập trường chính trị
vững vàng, cho nên nền tảng chính trị của CBCC rất quan trọng. Sự thiếu
hụt nền tảng lý luận chính trị trong đội ngũ CBCC của tỉnh Lạng Sơn đặt
ra vấn đề cần có biện pháp cải thiện sớm và nhanh thông qua việc xây
dựng kế hoạch đào tạo và tạo điều kiện cho CBCC của tỉnh được đi học
nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Bảng 2.6: Cơ cấu về độ tuổi
STT
Khối
Tuổi dưới 40 Tuổi từ 40-50
Tuổi từ 51 trở
lên
SL % SL % SL %
01 Khối Chính
quyền
671 35,78 859 45,81 345 18,40
02 Khối Đảng,
đoàn thể
417 36,90 489 43,27 224 19,82
Tổng số 1.088 36,20 1.348 44,86 569 18,94
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn)
Bảng 2.7: Cơ cấu giới tính cán bộ, công chức
36
Tổng (người) Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%)
3.005 1.949 64,86 1.056 35,14
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013)
Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ
St
t
Cơ cấu Khối chính
quyền
Khối Đảng,
đoàn thể
Tổng số
SL
(người
)
% SL
(người
)
% SL
(người
)
%
01 Đại học 216 11,52 142 12,56 358 11,91
02 Chứng chỉ 586 31,25 445 39,38 981 32,64
03 Chưa được đào tạo 1.073 57,22 543 48,05 1.616 53,77
Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm
2013)
Theo bảng 2.7 ta thấy được trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCC
tỉnh đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, số lượng CBCC chưa qua đào tạo vẫn
còn cao. Vì vậy, cần có kế hoạch ĐT, BD trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ
CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập của tỉnh nói riêng và
đất nước nói chung.
2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn
2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách
Để cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công
tác cán bộ và yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai
đoạn mới, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
của tỉnh bảo đảm đạt chuẩn theo quy định, có đủ trình độ, năng lực tham
37
mưu và quản lý, điều hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách trên thông qua việc ban hành nhiều văn bản về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức , cụ thể:
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 67-NQ/TU,
ngày 11/9/2013 về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến
năm 2020 và những năm tiếp theo.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản: Quyết định số
130-QĐ/TU, ngày 22/12/2010 phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số
66-KH/TU, ngày 6/9/2014 về thực hiện chương trình bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức cho lãnh đạo quản lý, cấp ủy viên các cấp trong tỉnh giai đoạn
2014 - 2015 theo Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/2/2013 của Bộ Chính
trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản
lý các cấp; Kế hoạch số 05-KH/TU ngày 2/3/2016 về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020. Thành
lập Ban Chỉ đạo tỉnh với cơ quan thường trực là Ban Tổ chức Tỉnh ủy,
quy định rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong việc tham mưu giúp cấp
uỷ tỉnh chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể
trong từng giai đoạn, triển khai chi tiết đến các huyện uỷ, thành uỷ, đảng
uỷ trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các cơ sở đào tạo;
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh ở
các cấp, các ngành có liên quan và các cơ sở đào tạo để thực hiện có hiệu
quả các nội dung của kế hoạch, đề án.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành: Quyết định số
28/2008/QĐ-UBND ngày 26/11/2008 và Quyết định số 23/2013/QĐ-
UBND, ngày 10/10/2013 về việc quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích
đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có
trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh.
38
Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ
thị, kế hoạch về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
đến năm 2015 và những năm tiếp theo; về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo; về thực hiện
chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho lãnh đạo, quản lý, cấp ủy
viên các cấp trong tỉnh giai đoạn 2014-2015; về phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên địa
bàn tỉnh... Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh là Ban Tổ chức Tỉnh
ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt kế hoạch đào tạo
bồi dưỡng hằng năm, cân đối và phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị,
tích cực phối hợp chặt chẽ giữa chương trình đào tạo, bồi dưỡng khối
đảng, đoàn thể với khối chính quyền; giữa chương trình đào tạo, bồi
dưỡng của tỉnh với chương trình đào tạo của Trung ương; tranh thủ sự hỗ
trợ đào tạo của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) và các
cơ sở đào tạo thuộc tỉnh để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên
kiểm tra, đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy kịp thời xử lý những vấn đề
phát sinh ở các cấp, ngành có liên quan và các cơ sở đào tạo. Qua đó đã
tạo ra những tác động tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, công chức của tỉnh:
Một là, tạo cơ sở pháp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức của tỉnh;
Hai là, với những chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng ban
hành đã khuyên khich, đông viên CBCC tích cực tham gia hoc tâp, bồi
dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
Ba là, thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có tác động mạnh
đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC;
Bốn là, làm cơ sở cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng
39
đối với CBCC.
2.3.2. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Đối với bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung Quốc do tỉnh tổ chức: Nội
dung bồi dưỡng các chuyên đề về công tác quản lý đô thị, phát triển nông,
lâm nghiệp, khai thác du lịch vùng biên, xây dựng kinh tế vùng biên, quản
lý nguồn nhân lực, quản lý và xây dựng chương trình nông thôn mới...
Đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác: Nội dung thực hiện
theo chương trình chuẩn do cấp có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó
tỉnh đã phê duyệt một số tài liệu, giáo trình do Trường Chính trị Hoàng
Văn Thụ biên soạn như: Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch cán
sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính; bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp phòng; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị... đảm bảo
gắn lý luận với thực tiễn địa phương.
2.3.3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức tại tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 – 2018 đã có 137.671 lượt cán bộ,
công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức như sau:
Bảng 2.9: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và số lượng cán bộ, công
chức đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2014 - 2018
Stt Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
I Đào tạo 740 324 500 593 545
1 Đào tạo
chuyên
môn
Tiến sỹ 0 01 0 0 0
Thạc sỹ 04 09 08 06 03
Trung cấp 302 0 44 0 0
2 Đào tạo
nước
ngoài
Tiến sỹ 0 0 0 0 0
Thạc sỹ 09 02 01 0 0
3 Đào tạo lý luận chính
trị
3.1 Sơ cấp 46 0 83 330 150
40
3.2 Trung
cấp
Hệ tập trung 224 56 49 60 65
Hệ không
tập trung
34 222 185 75 205
3.3 Cao cấp Hệ tập trung 117 34 20 23 28
Hệ không
tập trung
04 0 110 90 90
4 Đại học chính trị
chuyên ngành
04 0 0 09 04
II Bồi dưỡng 23.246 28.615 24.942 29.108 29.058
1 BD tại nước ngoài (Đề
án của tỉnh)
18 0 18 18 20
2 BD tại nước ngoài (Đề
án 165 của TW)
09 09 07 09 09
3 BD cán bộ nguồn 0 0 0 03 0
4 BD cập nhật kiến thức
mới
315 420 420 300 2.790
5 BD trình độ Tiếng anh 35 35 30 0 0
6 BD trình độ Tiếng
Trung Quốc
13 35 20 25 0
7 BD theo chức danh (tại
TW)
12 36 80 50 41
8 BD hoàn chỉnh kiến
thức CCLL
02 02 02 04 4
9 BD QP – AN các đối
tượng:
9.1 - Đối tượng 1 04 04 0 01 0
9.2 - Đối tượng 2 44 85 158 93 27
9.3 - Đối tượng 3 488 447 450 490 289
9.4 - Đối tượng 4 914 2.292 3.481 7.960 9.482
9.5 - Đối tượng 5 5.036 7.742 5.267 5.552 0
9.6 - Đối tượng khác 1.264 1.321 616 446 1.174
10 BD cấp ủy viên, bí thư
chi bộ cơ sở
502 1.429 987 695 1.605
11 BD nghiệp vụ công tác
xây dựng Đảng:
11.1 - Công tác tổ chức 213 252 232 254 148
11.2 - Công tác kiểm tra 164 182 187 215 155
11.3 - Công tác tuyên giáo 245 321 389 311 215
11.4 - Công tác dân vận 219 220 214 326 212
11.5 - Văn phòng cấp ủy 478 469 230 221 89
41
12 BD nghiệp vụ công tác
Đoàn thể:
12.1 - Công tác MTTQ 860 658 350 1.857 959
12.2 - Công tác Hội phụ nữ 874 620 1028. 483 748
12.3 - Công tác Hội nông
dân
536 314 486 984 390
12.4 - Công tác Đoàn thanh
niên
710 782 920 999 726
12.5 - Công tác Hội CCB 783 225 920 454 478
12.6 - Công tác công đoàn 1.826 1.350 1.182 385 612
13 BD đối tượng kết nạp
Đảng
4.250 3.060 2.887 3.492 2.913
14 BD lý luận cho đảng
viên mới
2.253 2.161 1.847 2.269 2.397
15 BD kiến thức QLNN
15.1 - Ngạch CVCC 15 17 15 0 12
15.2 - Ngạch CVC 64 92 89 65 64
15.3 - Ngạch CV 215 353 518 368 401
15.4 - Ngạch cán sự 0 0 40 43 0
16 BD các chuyên đề khác
(Nghiệp vụ triển khai
văn bản pháp luật mới,
kỹ năng giao tiếp và
soạn thảo văn bản tiếng
nước ngoài, nghiệp vụ
công tác hội người cao
tuổi, nghiệp vụ báo
chí,…)
885 3.682 1.872 736 3.098
Tổng cộng (I+II) 23.986 28.939 25.442 29.701 29.603
2.3.3.1. Về công tác đào tạo
Sau 05 năm (từ 2014 – 2018) tỉnh Lạng Sơn đã chọn cử 2.702 học
viên đi đào tạo tại các trung tâm, học viện, các cơ sở đào tạo của Trung
ương, ở nước ngoài và ở tỉnh, trong đó:
- Đào tạo sau đại học
+ Đào tạo tiến sỹ: 01 học viên, đạt 12,5% so với kế hoạch.
42
+ Đào tạo thạc sỹ: 42 học viên, đạt 140% so với kế hoạch (trong đó
đào tạo tại nước ngoài theo chỉ tiêu, ngân sách của Trung ương và chương
trình hợp tác với nước ngoài là 12 học viên, vượt 02 chỉ tiêu; đào tạo
trong nước bằng nguồn ngân sách tỉnh là 30 học viên, đạt 150% kế
hoạch).
- Đào tạo đại học chính trị các chuyên ngành tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh : Tổng số có 17 học viên tham dự học tập.
- Đào tạo lý luận chính trị
+ Đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị : 546 học viên, đạt
127% kế hoạch (trong đó đào tạo tập trung theo chỉ tiêu, ngân sách của
Trung ương là 139 học viên; phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị Khu vực I mở 04 lớp tại Trường
Chính trị Hoàng Văn Thụ với 407 học viên).
+ Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính: 1.187
học viên, đạt 237,4% kế hoạch (trong đó đào tạo 24 lớp hệ không tập
trung mở tại các huyện, thành phố với 911 học viên; 05 lớp hệ tập trung
mở tại Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ với 276 học viên).
+ Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị : Mở được 9 lớp tại trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện với 563 học viên tham dự học tập.
- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ, công chức cấp xã : 346 học viên, đạt 86,5% kế hoạch (trong
đó phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên mở 01 lớp Trung cấp Lý luận
chính trị và nghiệp vụ công tác đoàn, hội, đội với 98 học viên; phối hợp
với Đại học Nội vụ Hà Nội mở 01 lớp Trung cấp Luật với 78 học viên;
phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam mở 01 lớp Trung cấp công tác
phụ nữ với 56 học viên, 01 lớp sơ cấp công tác phụ nữ với 70 học viên;
mở 01 lớp Trung cấp Nông nghiệp tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật tỉnh với 44 học viên).
43
2.3.3.2. Về công tác bồi dưỡng
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được chọn cử đi bồi dưỡng
tại nước ngoài, tại các trung tâm, học viện của Trung ương và các cơ sở
đào tạo của tỉnh, huyện là 135.605 lượt học viên, trong đó :
- Bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài: Tổ chức được 04 lớp với 74
học viên, đạt 92,5% theo kế hoạch của tỉnh; cử 43 học viên tham gia các
Đoàn đi bồi dưỡng, nghiên cứu học tập tại các nước theo chỉ tiêu, kế
hoạch của Trung ương.
- Bồi dưỡng cán bộ nguồn: Cử 03 đồng chí tham gia các lớp bồi
dưỡng nguồn cán bộ chủ chốt của tỉnh.
- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới: Cán bộ, công chức được cử đi
bồi dưỡng là 4.245 lượt
- Bồi dưỡng ngoại ngữ: Tiếng Anh chương trình B, C với 100 học
viên; tiếng Trung Quốc chương trình A, B, C với 93 học viên.
- Bồi dưỡng theo chức danh do Trung ương tổ chức: Cử 219 học
viên tham gia.
- Các khóa hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị: Cử 14
học viên tham gia.
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh các đối tượng: Cử
55.127 học viên tham gia.
- Bồi dưỡng cấp ủy viên, bí thư chi bộ cơ sở: Cử 5.218 học viên
tham gia.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng do tỉnh tổ chức mở
lớp (về công tác tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, dân vận, văn phòng cấp
ủy): Cử 6.161 lượt học viên tham gia.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể :
Cử 23.499 lượt học viên tham gia.
44
- Bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng: Cử 16.602 lượt học viên tham
gia.
- Bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới: Cử được 10.927
lượt học viên tham gia.
- Bồi dưỡng về kiến thức Quản lý nhà nước: Ngạch chuyên viên cao
cấp với 59 học viên; ngạch chuyên viên chính với 374 học viên; ngạch
chuyên viên với 1.855 học viên; ngạch cán sự với 83 học viên
- Bồi dưỡng các chuyên đề khác: Tổng số có 10.273 lượt học viên
tham gia học tập (nghiệp vụ triển khai văn bản pháp luật mới, kỹ năng
giao tiếp và soạn thảo văn bản tiếng nước ngoài, nghiệp vụ công tác hội
người cao tuổi, cộng tác viên dư luận xã hội, nghiệp vụ báo chí...).
2.3.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng công
chức của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 – 2018 đã được các cấp ủy đảng,
chính quyền quan tâm, chú trọng, chỉ đạo tuyên truyền bằng nhiều hình
thức đa dạng như: đăng tải thông tin trên các phương tiện thong tin đại
chúng, thông qua các Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Đảng, thông qua
hoạt động của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ
nữ, Hội Cựu Chiến binh… Hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu, kinh phí được
phê duyệt, các cấp ủy, chính quyền đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện đảm bảo tính hiệu quả, đúng yêu cầu, gắn với nhiệm vụ, công việc
được giao và gắn với quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; chương
trình đào tạo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và thực tế; công tác quản lý
nguồn kinh phí đảm bảo đúng quy định; công tác quản lý đào tạo, bồi
dưỡng đảm bảo chặt chẽ, đúng quy chế, quy định đề ra. Đã kịp thời sơ
kết, tổng kết các kế hoạch, đề án, điều chỉnh mục tiêu, tăng cường phân
công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng
45
ở nước ngoài, chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo phân cấp, nâng
cao nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm học và tự học.
2.3.5. Thực trạng phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 -
2018
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan đơn vị, các
huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc... các ban xây dựng Đảng tỉnh, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã làm tốt
công tác phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Chọn cử
cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào
tạo theo kế hoạch của Trung ương, của tỉnh đảm bảo chỉ tiêu được giao;
đồng thời tích cực chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc cấp mình
quản lý đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết
quả đào tạo, bồi dưỡng, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đảm bảo kinh
phí cho các cơ sở đào tạo thực hiện kế hoạch. Theo đó, sự phối hợp tổ
chức thực hiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở đào tạo
luôn được quan tâm thường xuyên, gắn kết liên hệ giữa cơ quan, đơn vị
với cơ sở đào tạo để thống nhất công tác quản lý cán bộ, công chức trong
thời gian tham dự các lớp học.
Hệ thống cơ sở đào tạo được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng
cấp, như: Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, các trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung
cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng điều hành, quản lý
của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở
ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.3.6. Chế độ, chính sách đối với cán bộ , công chức được cử đi đào
tạo, bồi dưỡng
46
Nhằm khuyến khích đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
và người có trình độ chuyên môn cao về phục vụ công tác lâu dài tại tỉnh,
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND
ngày 26/11/2008 và Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND, ngày 10/10/2013
về việc quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ được cử đi
đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao
về công tác tại tỉnh; cụ thể như sau:
- Về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ được cử đi đào tạo,
bồi dưỡng:
+ Đào tạo trình độ Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên
khoa II được khuyến khích bằng 60 lần mức lương cơ sở/người.
+ Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên
khoa I được khuyến khích bằng 40 lần mức lương cơ sở/người.
+ Đào tạo trình độ đại học được khuyến khích bằng 20 lần mức
lương cơ sở/người.
+ Riêng đối với nữ giới được cử đi đào tạo, còn được hưởng thêm
10% các mức khuyến khích tương ứng nêu trên.
Giai đoạn 2014 – 2018, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ các trường hợp tốt
nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, tiến sỹ và tương đương, thạc sỹ và tương
đương... Tổng kinh phí đã thực hiện hỗ trợ, khuyến khích là: 15.051 triệu
đồng (khối chính quyền là 12.412 triệu đồng; khối Đảng, đoàn thể là
2.639 triệu đồng).
- Về chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công
tác tại tỉnh:
+ Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II, Nghệ sĩ
nhân dân: 100 lần mức lương cơ sở/người;
+ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I, Nghệ sĩ ưu
tú: 60 lần mức lương cơ sở/người;
47
+ Bác sĩ đào tạo hệ chính quy, Vận động viên cấp kiện tướng, Vận
động viên cấp I: 30 lần mức lương cơ sở/người;
Kết quả giai đoạn 2014 - 2018, đã tuyển dụng, tiếp nhận được 148
người, gồm: 01 người có trình độ tiến sỹ; 56 người có trình độ thạc sỹ và
tương đương; 91 người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc. Tổng số
công chức, viên chức đã được thanh toán chính sách thu hút giai đoạn
2014 - 2018 gồm 74 người, với tổng kinh phí 1.163 triệu đồng.
2.3.7. Thực trạng sử dụng cán bộ, công chức sau khi đào tạo, bồi
dưỡng
Công tác đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo,
bồi dưỡng của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua luôn được quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo theo đúng theo chủ trương, đường lối
của Đảng và các khâu trong công tác cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ,
công chức cơ bản đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, toàn
diện, công tâm; đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân các cấp bầu theo quy định,
phản ánh đúng thực chất.
Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hằng năm và kết quả
lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức vụ theo quy định đã được cấp ủy
các cấp lấy làm căn cứ để xem xét, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, giới thiệu
ứng cử, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc bố trí, sử dụng cán bộ
hiện nay ở các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tương đối phù hợp với quy định,
tiêu chuẩn của từng chức danh, vị trí việc làm. Số cán bộ, công chức hằng
năm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi hoàn thành khóa học cơ bản
đều được xem xét, bố trí vào các vị trí, chức danh phù hợp, đúng trình độ
năng lực, phát huy được kiến thức đã được trang bị, cơ bản đáp ứng được
nhu cầu thực tế và nhiệm vụ công tác đặt ra.
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn

More Related Content

What's hot

Luận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt NamLuận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt NamLuận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyệnĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Năng lực công chức Văn phòng – Thống kê các xã miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
 

Similar to Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAYĐào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
nataliej4
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống Nhất
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống NhấtLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống Nhất
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAYChính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đChính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
nataliej4
 
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng SơnChính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đQuản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk NôngĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk NôngLuận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
jackjohn45
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà NẵngLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
PinkHandmade
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên ChiểuLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
nataliej4
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn (20)

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAYĐào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ...
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống Nhất
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống NhấtLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống Nhất
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Thống Nhất
 
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAYChính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
 
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đChính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ, SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BA...
 
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng SơnChính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
 
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đQuản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đ
Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính tại Đà Nẵng, 9đ
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk NôngĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk NôngLuận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
 
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà NẵngLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
 
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên ChiểuLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN Q...
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THÚY QUỲNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THÚY QUỲNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” của luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình. Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu của công trình hoàn toàn là kết quả của cuộc điều tra xã hội học mà tôi đã tiến hành nghiên cứu trên thực tế, không có sự sao chép mà không trích nguồn tác giả. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình. HỌC VIÊN Vũ Thúy Quỳnh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ......................................9 1.1. Khái niệm Chính sách và Chính sách công ....................................9 1.2. Khái niệm cán bộ, công chức ......................................................13 1.3. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng..................................................15 1.5. Nội dung của chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ....17 1.6. Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở..................................................................................................21 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ...................................................................23 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI TỈNH LẠNG SƠN........28 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn .28 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn ..................30 2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn...............................................................36 2.4. Những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018 ..........49 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH LẠNG SƠN TRONG NHỮNG NĂM TỚI.............................................................................................54 3.1. Quan điểm ..................................................................................54 3.2. Mục tiêu thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Lạng Sơn......................................................................55 3.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ..........................................................................................57
  • 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................68 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên chữ viết tắt Tên chữ viết nguyên bản CBCC Cán bộ, công chức CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CCHC Cải cách hành chính CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSC Chính sách công ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng ĐTBD CBCC Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức HCNN Hành chính nhà nước QLNN Quản lý nhà nước XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Số cán bộ, công chức Khối Chính quyền .................................31 Bảng 2.2 Số cán bộ, công chức Khối Đảng, đoàn thể tỉnh Lạng Sơn ......32 Bảng 2.3 Cơ cấu ngạch công chức .........................................................33 Bảng 2.4 Cơ cấu trình độ chuyên môn ...................................................34 Bảng 2.5 Cơ cấu trình độ lý luận ...........................................................34 Bảng 2.6. Cơ cấu về độ tuổi...................................................................35 Bảng 2.7. Cơ cấu giới tính cán bộ, công chức .......................................35 Bảng 2.8. Cơ cấu trình độ ngoại ngữ......................................................36 Bảng 2.9. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và số lượng cán bộ, công chức đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2014 - 2018 ...................39 Bảng 2.10. Đánh giá kết quả sau đào tạo cán bộ 05 năm (2014 - 2018) ..48
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo, bồi dưỡng CBCC có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, nó quyết định đến sự phát triển của mỗi ngành nói riêng và đất nước nói chung, trở thành một giải pháp, một nhiệm vụ tất yếu khách quan không thể thiếu được trong xây dựng đội ngũ CBCC. Xuất phát từ nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Đảng ta đã xác định: “Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cấp cơ sở có trình độ chuyên môn vững vàng, nâng cao tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, tình hình thực tiễn của địa phương”; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 cũng đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả” [11]. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong cải cách hành chính Nhà nước thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của CBCC đã được nâng cao, thực thi công vụ ngày một hiệu quả hơn, tinh thần, thái độ trong giải quyết các thủ tục hành chính giải quyết các yêu cầu của người dân được đề cao, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thành công như đã nêu, chính sách này còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu và có những hệ thống giải pháp tổng thể để hoàn thiện chính sách trong thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, đặc biệt là các tỉnh thành trong nhiệm vụ nâng cao hơn nữa năng lực và trình độ của đội ngũ CBCC hiện nay.
  • 8. 2 Là một tỉnh với những tính chất đặc thù trong phát triển, những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài để nâng cao năng lực cán bộ, công chức của tỉnh đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở chính sách chung của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh được ban hành và được hiện thực hóa thành các chính sách cơ sở với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, có đủ trình độ, năng lực tham mưu, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với các mục tiêu, giải pháp, hình thức tổ chức thực hiện cụ thể. Có thể nói trong khoảng 05 năm trở lại đây (2014 – 2018), công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng về cơ bản yêu cầu của công tác cán bộ và nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong tình hình mới. Tuy vậy, trong tiến trình thực thi chính sách, với sự áp dụng linh hoạt sự chỉ đạo của trung ương kết hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhưng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Lạng Sơn vẫn còn nhiều bất cập. Thực tiễn phát triển của địa phương đặt ra nhiều vấn đề mà cho đến nay những chính sách khuyến khích CBCC tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài hạn chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các cấp lãnh đạo, chưa thu hút được đông đảo CBCC hưởng ứng và tham gia; trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn tình trạng chưa đánh giá đúng nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị và thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; công tác đánh giá sau đào tạo chưa được thực hiện chặt chẽ.
  • 9. 3 Với nhận thức cho rằng hoàn thiện chính sách để có phương pháp tốt hơn trong thực hiện chính sách tôi chọn đề tài:“Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã được nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá, ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Trong quá trình xây dựng đề cương chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu tiêu biểu như sau: Năm 2008, luận án tiến sĩ của Đào Thị Ái Thi: “Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước Việt Nam” [35] đã đưa ra một số mô hình cụ thể nhằm hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt Nam trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước. Đây cũng là một trong số những năng lực hành chính cần có với cán bộ, công chức hành chính nói chung và CCCC nói riêng. Tác giả Nguyễn Trọng Điều, “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước” [19]. Qua bài viết này tác giả đã khái quát một số vấn đề về lý luận, kết hợp với những tổng kết từ hoạt động thực tiễn của công tác ĐTBD CBCC để đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể nhằm thực thi hiệu quả hơn công tác này trong thực tế phát triển hiện nay. Tác giả Ngô Thành Can “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức” [8]. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp có tính khả thi trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác ĐTBD CBCC ở nước ta hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị La “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình Cải cách Hành chính” [22] đã nghiên cứu về ĐTBD
  • 10. 4 CBCC trong quá trình cải cách hành chính (CCHC) của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Vũ Anh Tuấn “Một số vấn đề chính sách công ở Việt Nam hiện nay” [36] đã đưa ra một số vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động hoạch định và thực thi chính CSC ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Tác giả Vũ Thanh Xuân “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ” [47] đã làm rõ quan điểm, quy trình về ĐTBD CBCC, thực hiện cải cách trong ĐTBD CBCC nhằm nâng cao hiệu quả ĐTBD Tác giả Nguyễn Văn Phong “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay” [46] đã chỉ ra thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một ngành cụ thể, trong luận văn “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức từ thực tiễn Bộ Khoa học&Công nghệ” được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội [20], tác giả Nguyễn Thị Hà đã đề cập tương đối sáng tỏ công tác đào tạo cán bộ công chức tại Bộ Khoa học công nghệ. Các nội dung tác giả trình bay trong luận văn bao gồm các nội dung như: chính sách đào tạo, thực tiễn đào tạo cũng như các ưu đãi đối với các đối tượng thụ hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của chính sách. Trên cơ sở những đánh giá tương đối sâu sắc về quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại Bộ Khoa học công nghệ, tác giả đã có những đề xuất tương đối hợp lý và có tính khả thi trong tiến trình hoàn thiện chính sách này tại đơn vị.
  • 11. 5 Đây là các công trình nghiên cứu đề cập và phân tích khá cơ bản về hệ thống quan điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC và chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và cải cách nền hành chính và công vụ quốc gia. Xuất phát từ những nghiên cứu này, tôi sẽ tiến hành khảo cứu, bổ sung để hoàn thiện định hướng nghiên cứu cũng như nội dung luận văn sau này. Dưới góc độ khoa học chính sách công, các công trình nói trên có giá trị thực tiễn đối với những người đã và đang nghiên cứu, hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể và toàn diện về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dưới góc độ khoa học chính sách công ở tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài: Thực hiện Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn” góp phần làm sinh động thực tiễn việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chưc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC, đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại tỉnh Lạng Sơn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách trên trong thời gian tới tại tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC; - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại tỉnh Lạng Sơn.
  • 12. 6 - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.
  • 13. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng CBCC từ thực tiễn của Lạng Sơn giai đoạn 2013– 2017. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điển lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước ta về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê - phân tích + Thu thập tài liệu thứ cấp: Thập số liệu từ các tài liệu, báo cáo đã công khai và trên website của UBND tỉnh Lạng Sơn. + Thu thập tài liệu sơ cấp: Toàn bộ số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn tác giả thu thập qua các báo cáo tổng hợp qua các năm của các đơn vị trực thuộc tỉnh ủy Lạng Sơn. * Phương pháp tổng hợp - so sánh - Phương pháp phân tích: phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình hoạt động của đơn vị và các biện pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh, đối chiếu số liệu thực tế giữa các giai đoạn, các năm trước và sau khi đẩy mạnh các biện pháp thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh.
  • 14. 8 * Phương pháp điều tra xã hội học + Đối tượng điều tra: Là cán bộ, công chức và người dân đang sinh sống trên địa bàn nghiên cứu. + Nội dung: Điều tra về các tiêu chí phản ánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, kết hợp với thực trạng để có thể đánh giá thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1.Về ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm cơ bản và nội dung của lý luận liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. 6.2. Về ý nghĩa thực tiễn Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn, Luận văn đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh trong thời gian qua để đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới. Nghiên cứu này có thể là những tư liệu kinh nghiệm thực tiễn cho các nhà quản lý ở các cơ quan hành chính nhà nước, địa phương tham khảo trong việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương mình. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.
  • 15. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm Chính sách và Chính sách công 1.1.1. Chính sách Nói đến chính sách chúng ta hiểu trước tiên là đường lối, chiến lược của đảng cầm quyền, chính sách và thực hiện chính sách của các chính phủ, chính sách của các liên minh khu vực, chính sách chung của một cộng đồng nhiều quốc gia khác nhau, chính sách của các tổ chức quốc tế, cũng như chính sách của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xã hội, v.v.. Tuy vậy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chính sách, những đặc trưng, phạm vi cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách nhưng dường như trong giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn vẫn chưa có sự thống nhất khi bàn về khái niệm chính sách. Khi bàn về thuật ngữ quan trọng này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra một số cách hiểu cơ bản mà cho đến nay, ở một mức độ nhất định, chúng ta coi đó là những khái niệm có tính chung nhất. Từ những cách hiểu trên đây, về cơ bản chúng ta có thể quan niệm Chính sách là chương trình và kế hoạch hành động của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đời sống xã hội căn cứ trên nhu cầu và đòi hỏi của người dân trong công tác quản lý và phát triển xã hội. Ở tầm vĩ mô, chính sách cũng có thể xuất phát từ nhu cầu hoạt động, tồn tại của các tổ chức, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các tổ chức này trong khuôn khổ pháp luật quy định. Xét trong phạm vi tương quan với các chính sách của Nhà nước, cái chúng ta quan niệm là chính sách công, các chính sách này chỉ có hiệu lực thực thi trong nội bộ tổ chức nhất định, và vì vậy, chúng
  • 16. 10 mang tính chất đặc thù, riêng biệt và được quan niệm như là hệ thống “chính sách tư”. Hệ thống chính sách này ít được đề cập và tập trung nghiên cứu với tư cách là một ngành khoa học chuyên biệt. 1.1.2. Chính sách công Trong hệ thống các công cụ quản lý xã hội của nhà nước Chính sách công đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, định hướng và chỉ đạo các thành phần xã hội thực hiện mục tiêu phát triển. Ở cách tiếp cận chính sách công là chính sách của nhà nước như đã đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy chủ thể ban hành chính sách công chính là Nhà nước thông qua các cơ quan quản lý và thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong cách hiểu về chính sách công. Tuy nhiên, khác với khái niệm chính sách chúng ta bàn ở phần trước, khi nhắc đến khái niệm chính sách công, các cách tiếp cận đều thống nhất ở hai điểm cơ bản, đó là chính sách công là chính sách của Nhà nước và dùng để giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng xuất phát từ thực tiễn xã hội. Chính sách công là chính sách của nhà nước, có mục tiêu hướng đến giải quyết các vấn đề xã phát triển theo mong muốn của nhà nước, xuất phát từ thực tiễn xã hội với những mục tiêu và biện pháp thích hợp để đạt được kết quả như mong muốn. Ông nhấn mạnh đến chủ thể của chính sách công và khẳng định chủ thể ban hành chính sách chính là nhà nước và các thiết chế quản lý xã hội. Ở đây, ông không đề cập tới mục tiêu hay mục đích chính sách hướng tới mà ông bàn về hành động của các chính phủ khi đưa ra các lựa chọn chính sách. Theo ông, điều này cũng quan trọng không kém so với những mục đích và mục tiêu chính sách hướng tới. Trong quan niệm của ông, chính sách chính là hành động của chính phủ với những lộ trình, kế hoạch và những kết quả mang lại từ những hoạt động có liên hệ chặt chẽ với nhau như vậy. Đồng quan điểm với Peter
  • 17. 11 Aucoin, B. Guy Peter quan niệm “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân” Định nghĩa này tiếp cận ở góc độ tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng. Ở Việt Nam, mặc dù ngành khoa học chính sách công là một ngành khoa học khá mới mẻ nhưng đã có một số nhà nghiên cứu khoa học chính sách công đưa ra khái niệm về chính sách công: tác giả Lê Chi Mai quan niệm chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [24]. Cách hiểu này cho chúng ta thấy: Thứ nhất, chính sách công là chính sách của nhà nước, do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng và thực hiện; Thứ hai, thực hiện chính sách là hành động mang tính chất thực tiễn, tức là các quyết định chính sách của nhà nước là các quyết định có sự lựa chọn rõ ràng, gắn với việc giải quyết triệt để các vấn đề của thực tiễn xã hội, ít khi mang tính lý thuyết, ít tính hiện thực. Tất nhiên, các quyết định chính sách đôi khi mang tính kế hoạch, dự định nhưng về bản chất sâu xa của nó, các chính sách luôn gắn với những hành động thực tiễn của chính phủ trong quá trình quản lý và điều hành xã hội. Thứ ba, chính sách công được xây dựng nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra. Chính sách mang mục tiêu rõ ràng chứ không chỉ dừng lại ở mức độ dự định, kế hoạch. Thứ tư, tập hợp các quyết định chính sách tạo nên một chính sách công hoàn chỉnh. Điều này cho chúng ta thấy trong xây dựng và thực hiện chính sách công, các chính sách đơn lẻ có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và có quyết định tới việc thực thi trong hiện thực. Về cơ bản, đây là một định nghĩa phản ánh tương đối đầy đủ bản chất của chính sách công trong đời sống xã hội. Đối với nghiên cứu của
  • 18. 12 chúng tôi, đây là định nghĩa gần nhất với những nội dung chúng tôi triển khai. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng định nghĩa chính sách công của tác giả Nguyễn Khắc Bình như là khái niệm công cụ, là cơ sở để triển khai các nội dung có liên quan.
  • 19. 13 1.1.3. Thực hiện chính sách công Thực hiện chính sách công là giai đoạn quan trọng của chu trình chính sách, là cách thức tổ chức triển khai các quyết chính sách bằng các công cụ, các biện pháp có hệ thống, tập trung. Thực hiện chính sách tiến trình thực thi các chương trình hành động, các định hướng phát triển của Nhà nước đối với xã hội. Thực hiện chính sách là yêu cầu bắt buộc để Nhà nước duy trì sự quản lý của mình đối với xã hội thông qua hệ thống công cụ đồng bộ, có hiệu quả nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển đã đề ra. Có nhiều cách quan niệm khác nhau về thực hiện chính sách, tuy nhiên, về cơ bản, Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước” [6]. Chúng tôi cho rằng đây là một khái niệm tương đối gần với định hướng nghiên cứu của chúng tôi. Do vậy trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm thực hiện chính sách công này làm khái niệm công cụ để triển khai các vấn đề có liên quan. 1.2. Khái niệm cán bộ, công chức 1.2.1. Khái niệm cán bộ Luật cán bộ, công chức năm 2008 định nghĩa “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [24]. Thứ nhất, là những người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn không trong cơ quan sự nghiệp và hệ thống chính trị. Bộ phận cán bộ có
  • 20. 14 nghiệp vụ chuyên môn thực hiện các công việc chuyên môn được giao theo lĩnh vực hoạt động của đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được phân công của cán bộ. Thứ hai, cán bộ là người làm công tác quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị, được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo thông qua đề cử, bầu cử trong hệ thống chính trị. Cán bộ quản lý là những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, một đơn vị, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chủ trương có tính chiến lược của đơn vị và trực tiếp điều hành hoạt động thực tế của đơn vị theo những định hướng đó. Cán bộ lãnh đạo được cấp từ trên xuống dưới, từ trung ương tới địa phương. Cán bộ ở các cấp khác nhau thì chịu trách nhiệm khác nhau căn cứ trên vị trí và nhiệm vụ được giao. Là người được giao quyền tổ chức hoạt động tương đối độc lập ở đơn vị, cán bộ quản lý đòi hỏi phải có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và năng lực điều hành, khuyến khích và tạo động lực mạnh mẽ cho các thành viên của đơn vị nỗ lực hoạt động, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển của đơn vị, của ngành và của đất nước. 1.2.2. Khái niệm công chức Khi nói đến công chức, chúng ta thường quan niệm đó là những người được tuyển dụng và làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm công chức đôi khi không được hiểu một cách thống nhất. Nội dung của khái niệm này phụ thuộc vào một số yếu tố như cơ bản như thể chế chính trị, hoạt động công vụ, đặc trưng văn hóa, v.v... Chính vì vậy mới có hiện tượng ở một số quốc gia chỉ giới hạn công chức trong phạm vi quản lý hành chính nhà nước, giám sát thi hành pháp luật. Trong ở một số quốc gia lại mở rộng đội ngũ công chức từ lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ra các đối tượng thực thi nhiệm vụ trong các đơn vị dịch vụ công. Như vậy, có thể hiểu công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế của hệ thống
  • 21. 15 chính trị và đảm nhiệm nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý và điều hành các hoạt động nhất định của bộ máy nhà nước. 1.3. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng 1.3.1. Đào tạo Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên thì “đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết có nghề nghiệp” Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2009, thì “đào tạo có nghĩa là quá trình làm con người trở nên có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định” [42]. Quá trình này giúp cho cán bộ công chức tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng mới nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng làm việc của mình qua các giai đoạn khác nhau. Như vậy, theo các định nghĩa này, đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống, là quá trình làm cho người ta có năng lực đáp ứng theo những tiêu chuẩn, đòi hỏi nhất, trang bị cho con người những kiến thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để họ có thể tự tạo được việc làm hoặc làm việc trong những ngành nghề nhất định. 1.3.2. Bồi dưỡng “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc" [10]. Có thể hiểu, bồi dưỡng chính là quá trình cập nhật những kiến thức mới, những kỹ năng cũng như những kinh nghiệm thực tiễn giúp cho người lao động hoàn thiện kiến thức, kỹ năng để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ được giao. Nếu chúng ta hiểu đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống cho người học trong một khoảng thời gian lâu dài
  • 22. 16 thì bồi dưỡng là hoạt động chỉ các khoá đào tạo ngắn hạn với mục đích cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng trên nền tảng tri thức đã có của người học. Nói cách khác, đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản cho con người trên một lĩnh vực nhất định. Bồi dưỡng là quá trình đạo tạo nối dài với mục đích bổ sung kiến thức, kỹ năng trên nền tảng cơ bản đã được đào tạo của người học. 1.4. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một định hướng mang tính chính trị quan trọng của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CBCC, đó là tổng thể những quan điểm, thái độ, quyết định, quy định của nhà nước liên quan tới vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ mạnh về trình độ và kỹ năng kết hớp với hệ thống các giải pháp, công cụ toàn diện, cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển xã hội. Vai trò của hoạt động này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Bởi trong tiến trình thực thi nhiệm vụ, thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ, công chức phải liên tục hoàn thiện tri thức và kỹ năng nhằm theo kịp những biến đổi của xã hội, sự cập nhật của khoa học công nghệ cũng như nắm bắt được các yếu tố tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân và toàn xã hội. Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chúng ta đều biết rằng mục đích của đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động lao động sản xuất cũng như điều hành xã hội. Thứ ba, quy hoạch, phát triển đội ngũ công chức, nhằm đáp ứng những thay đổi bên ngoài nền công vụ và sự đòi hỏi phát triển của tổ chức và cá nhân công chức bên trong nền công vụ. Thông qua đào tạo, bồi
  • 23. 17 dưỡng giúp cho tổ chức quy hoạch được nguồn cán bộ quản lý, đảm bảo nguồn nhân lực có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Thứ tư, đánh giá nhân lực. Thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, lãnh đạo các đon vị có căn cứ chắc chắn, khoa học để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động, tri thức cũng như thái độ, đọa đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức. Chính bởi vậy chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là một chính sách có tính chất đặc biệt quan trọng trong tiến trình điều hành, lãnh đạo xã hội của Nhà nước. Ở Việt Nam chúng ta, các chủ trương, chính sách có liên quan tới vấn đề này đã được ghi nhận, được luật hóa trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Cán bộ, công chức năm 2008, và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành. 1.5. Nội dung của chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.5.1. Mục tiêu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Không có phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng thì người học không thể đáp ứng được các tiêu chí của nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu phát triển. Để có được nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu khả năng đáp ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường làm việc trong nước và quốc tế là vấn đề rất quan trọng. Đây là điều kiện và cơ sở vững chắc cho hoạt động sáng tạo của CBCC, nâng cao sự ảnh hưởng và vai trò của CBCC đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước, địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của mỗi chức danh, ngạch công chức. 1.5.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.5.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước Về bồi dưỡng
  • 24. 18 Nội dung bồi dưỡng bao gồm: cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, v.v.. - Kiến thức quản lý nhà nước: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. - Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh nhằm phổ biến những kiến thức và kỹ năng về giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng thế trận lòng dân, v.v.. cho cán bộ, công chức các cấp - Bồi dưỡng kiến thức trên lĩnh vực hội nhập quốc tế. - Bồi dưỡng kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ, v.v.. đồng thời chú trọng việc đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Về đào tạo Chính sách đào tạo cán bộ, công chức chủ trương đảm bảo đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên căn cứ theo yêu cầu của địa phương và tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc đào tạo trình độ sau đại học cân thực hiện theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức ở các cấp bảo đảm theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. 1.5.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không chỉ bó hẹp trong phạm vi đào tào tạo tại các cơ sở trong nước hay đào tạo tại chỗ mà còn hướng tới đào tạo tại các cơ sở nước ngoài. Định hướng này không nhằm mục đích nào khác ngoài việc nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ,
  • 25. 19 công chức đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào một số vấn đề như: quản lý xã hội, quản lý kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng của các dịch vụ công, v.v.. 1.5.3. Các giải pháp tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ĐTBD CBCC có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ [12], các hình thức cơ bản tổ chức ĐTBD CBCC là tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học, bồi dưỡng từ xa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng. Theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ [13], các công tác ĐTBD CBCC được tổ chức như sau: Thứ nhất, đào tạo tập trung: đây là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo quy định của chương trình tại cơ sở đào tạo. Thứ hai, đào tạo bán tập trung: là hình thức đào tạo mà người học vừa tham gia công tác vừa dành thời gian tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng trong một khoảng thời gian cố định. Trong quá trình này người học được tạo điều kiện tối đa để hoàn thành nhiệm vụ học tập và công tác, đảm bảo việc học mà không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết công việc của công chức đảm nhiệm tại cơ quan, đơn vị công tác. Thứ ba, đào tạo vừa làm vừa học: Mỗi chương trình được xây dựng tương ứng cho từng ngành và chuyên ngành đào tạo cụ thể, đảm bảo các yêu cầu về nội dung giống như nội dung chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo. Thời gian hoàn thành một chương trình theo hình thức vừa làm vừa học phải dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ chính quy từ nửa năm đến một năm. Thứ tư, đào tạo từ xa: đây là hình thức học trên cơ sở phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học dưới sự hướng dẫn, tổ chức và
  • 26. 20 cung ứng tài liệu của các cơ sở đào tạo. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, hình thức ĐTBD từ xa thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn cũng được coi là một hình thức ĐTBD đang được quan tâm. Mục đích của đào tạo từ xa là tạo cơ hội cho người đang làm việc, những người không có cơ hội hoặc không có cơ hội đến lớp thường xuyên được học tập, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.
  • 27. 21 1.6. Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở 1.6.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Công chức cấp cơ sở là lực lượng nòng cốt, một trong những nhân tố quyết định việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, quản lý xã hội ở xã/phường. Từ đặc điểm đội ngũ công chức cấp xã đã nêu trên với bối cảnh đất nước phát triển nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đội ngũ công chức cơ sở phải được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về về lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác đảng, chuyên môn nghiệp vụ. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở được xem là việc làm thường xuyên, liên tục với những nội dung mới, cập nhật. Tuy nhiên, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ trên nhu cầu thực hiện nhiệm vụ dài hơi của các cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy, các cơ quan sử dụng cán bộ, công chức phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để cử đi đào tạo, bồi dưỡng giúp cán bộ, công chức chủ động bố trí sắp xếp thời gian cũng như đề đạt nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. 1.6.2. Dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức thường được sử dụng phần lớn từ nguồn ngân sách nhà nước và số lượng được phân bổ khác nhau theo từng giai đoạn. Và khi sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng, đương nhiên cán bộ, công chức phải có những cam kết ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi trong và sau quá trình đào tạo. Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở, ngoài kinh phí của Nhà nước cấp theo quy định, địa phương cử người đi học có thể hỗ trợ một phần kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở để cho các khóa học đạt kết quả tốt.
  • 28. 22 1.6.3. Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp thực hiện theo kế hoạch theo từng giai đoạn của các cơ quan quản lý các cấp. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức chung các đơn vị này cũng cần lên nội dung kế hoạch cho các chương trình phù hợp với đặc thù của cơ quan công tác; đặc biệt phải phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, từng cấp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp cơ sở phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng công chức cấp cơ sở như đã nêu ở trên để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Công chức cấp cơ sở là những người hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với người dân, giải quyết các vấn đề quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Vì vậy, các chương trình học được thiết kế phải đảm bảo sự hợp lý về thời gian đối với các đối tượng này. 1.6.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên để đào tạo, bồi dưỡng Đặc biệt đối với đối tượng học viên là công chức cấp cơ sở tuy trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao nhưng rất dày dặn kinh nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở dưới cơ sở. Do đó, đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng vừa phải có kiến thức chuyên sâu, phải đã từng trải qua công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và có kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Đặc biệt cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là lãnh đạo tại địa phương có trình độ chuyên môn và lý luận cao trong từng lĩnh vực cụ thể để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. 1.6.5. Xây dựng chính sách đãi ngộ cho người đi học Bên cạnh chế độ theo quy định của Chính phủ, địa phương cử công chức đi học cần có cơ chế chính sách đặc thù cho người đi học. Cơ chế đó
  • 29. 23 phải quy định cụ thể về nhiều mặt nhằm tạo điều kiện cho người học được đào tạo, bồi dưỡng theo nguyện vọng cá nhân và yêu cầu công tác của cơ sở. Chế độ đãi ngộ phù hợp sẽ giúp công chức yên tâm, phấn khởi nhiệt tình trong học tập. Khi đã có chính sách đúng đòi hỏi người thực hiện chế độ chính sách phải thực hiện đúng, vận dụng đúng, phải công bằng và thống nhất, công khai, chính xác, khoa học mới có tác dụng thúc đẩy công chức hăng say và có ý thức học tập để sau này về phục vụ tốt hơn cho địa phương. 1.6.6. Tuyển chọn đối tượng người đi học Tuyển chọn đối tượng đi học dựa trên các yếu tố: - Yêu cầu cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương; - Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; - Công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ; - Quỹ kinh phí cơ quan phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; - Nhu cầu, nguyện vọng của công chức. 1.6.7. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến trong quá trình thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát còn giúp cho công chức được cử đi học tập yên tâm về tư tưởng để hoàn thành chương trình đào tạo. Ở cấp cơ sở mọi hoạt động thường xuyên diễn ra trong từng giờ. Do đó thực hiện chính sách trên phải có phương pháp mềm dẻo phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn. Ví dụ địa phương có vấn đề nóng về khiếu kiện đất đai thì phải để cán bộ đang học tập về địa phương giải quyết hoặc khi có thiên tai lớn có thể phải dừng học tập để tập trung sức lực, trí tuệ thực hiện các công tác cấp bách đó. 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
  • 30. 24 Thực tiễn trong nhiều năm qua đã cho thấy, thực hiện chính sách công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung đã đạt được nhiều thành tựu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở nước ta. Để nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phải thiết kế được chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hơp với khung năng lực của từng vị trí việc làm, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của cơ sở hoặc địa phương vùng. Muốn vậy, trước hết phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Có nhiều nhân tố tác động đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở có những nhân tố mang tính khách quan và những nhân tố mang tính chủ quan như sau: 1.7.1. Các yếu tố khách quan Một là, Đó là, hệ thống chính trị ổn định; Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói riêng. Các tổ chức Đảng, đoàn thể cùng chính quyền địa phương thống nhất trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là một yếu tố khách quan thuận lợi để thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta. Hai là, Tuyển dụng được người học đúng ngành, chuyên ngành sẽ làm cho việc bố trí, sử dụng công chức sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn; việc đánh giá năng lực của công chức cũng sát với thực tế hơn. Nếu đội ngũ công chức được tuyển dụng hoặc được luân chuyển không sát với yêu cầu công việc sẽ là một bất lợi cho tổ chức vì phải tiến hành đào tạo, đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Tinh thần thái độ học tập cũng ảnh hưởng lớn đến thực hiện kế hoạch của chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
  • 31. 25 Ba là, Nếu như cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho người học; đội ngũ giảng viên nhiệt tình và tâm huyết thì chắc chắn chất lượng đào tạo, bồi dưỡng sẽ có kết quả tốt. Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sẽ hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra. 1.7.2. Các yếu tố chủ quan Năng lực của đội ngũ cán, công chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo và bồi dưỡng. Thủ tục hành chính rườm rà trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng và thái độ làm việc không minh bạch, không thân thiện có thể làm học viên bỏ học hoặc không có nguyện vọng học tập hết khóa, bỏ học giữa chừng. Có thể nói chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và thái độ làm việc của đội ngũ công chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Năng lực thực hiện chính sách của công chức tốt, thì quá trình thực hiện chính sách sẽ diễn ra thuận lợi, thậm chí trong các bước tổ chức thực hiện chính sách có phát sinh những tình huống, vấn đề mới thì cũng dễ dàng điều chỉnh để đạt được mục tiêu chính sách đã đặt ra. Ngược lại, năng lực thực hiện chính sách của công chức kém thì quá trình thực hiện chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể kéo dài thời gian và không đạt được mục tiêu chính sách trên. Điều kiện vật chất ảnh hưởng nhiều đến quá trình xây dựng, thực thi chính sách: Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan tâm, bố trí điều kiện vật chất cho việc phát triển đội ngũ công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng công chức nói riêng. Tuy nhiên điều kiện này chưa đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện chính sách một cách hiệu quả nhất. Điều kiện vật chất quan trọng nhất là nguồn kinh phí hỗ trợ cho công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Sử dụng và quản lý ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng sẽ đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân công chức.
  • 32. 26 Ngược lại, nếu nguồn ngân sách được sử dụng sai mục đích, lãng phí không những vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của công chức về nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Không đảm bảo điều kiện vật chất cho quá trình xây dựng, thực hiện chính sách cũng sẽ tác động đến việc duy trì chính sách. Tiểu kết chương Thực hiện chính sách đào tao, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực chuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng được những cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài, thực hiện tốt các nhiệm vụ trong tình hình mới giúp bộ máy nhà nước ngày càng vững mạnh, ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình. Chương 1 của Luận văn đã làm rõ các khái niệm và những nội dung cơ bản về lý luận thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: khái niệm về chính sách công, thực hiện chính sách công, cán bộ, công chức, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách công; nội dung về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nội dung về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Từ những phân tích trên, chương 1 cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Những vấn đề lý luận liên quan đến việc thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức được nêu ở Chương 1 của luận văn sẽ tạo cơ sở khoa học để tác giả đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
  • 33. 27 thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
  • 34. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Lạng Sơn là tỉnh miền núi, giữ vị trí quan trọng phía Đông Bắc của Tổ quốc. Do có địa hình phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc) có đường biên giới tiếp giáp dài 231,740 km; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng nên Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và du lịch. Tỉnh có diện tích 8.320,76 km2 ; tổng dân số là 768.671 người, trong đó 80,24% dân số ở nông thôn; 04 dân tộc chủ yếu ở tỉnh là Tày (35,4%), Nùng (42,9%), Kinh (17%), còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, Mông. Tỉnh Lạng Sơn hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 huyện, 01 thành phố, 226 xã, phường, thị trấn, 2.314 thôn, khối phố, trong đó có 1.125 thôn đặc biệt khó khăn; có 5 huyện, 20 xã, 01 thị trấn và 88 thôn, bản giáp biên giới; khu vực I có 38 đơn vị cấp xã, khu vực II có 63 đơn vị cấp xã; khu vực III có 125 đơn vị cấp xã; có 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu song phương và 9 cửa khẩu phụ với nhiều cặp chợ đường biên, tạo điều kiện cho tỉnh Lạng Sơn trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của khu vực miền núi phía Bắc, là đầu mối chung chuyển thương mại trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc, giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và các địa phương khác trong nước.
  • 35. 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện, an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, trong đó: - Năm 2018 kinh tế của tỉnh Lạng Sơn phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,36% (mục tiêu 8 - 8,5%), trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng 2,55% (mục tiêu 2 - 3%); công nghiệp - xây dựng tăng 19,24% (mục tiêu 20 - 21%); dịch vụ tăng 7,60% (mục tiêu 8 - 9%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,87%. GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (mục tiêu 37 - 38 triệu đồng). - Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn có bước chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đẩy mạnh, đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 192 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân được triển khai thực hiện tốt, trong 10 tháng đầu năm 2018, đã khám 1.025 nghìn lượt người, đạt 74,3% kế hoạch; điều trị 230 nghìn lượt bệnh nhân, đạt 130% kế hoạch; không có tai biến chuyên môn xảy ra tại các cơ sở khám chữa bệnh. - Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, hoàn thành xây dựng 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh lên 48 xã, đạt 23,2%; bình quân mỗi xã trên địa bàn tỉnh đạt 9,7 tiêu chí, toàn tỉnh không còn xã dưới 5 tiêu chí; 05 xã đặc biệt khó khăn chỉ đạo điểm đều đạt từ 9 - 15 tiêu chí (trong đó: Xã Cao Minh, huyện Tràng Định
  • 36. 30 và xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn có khả năng về đích ngay trong năm 2019). - Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được tỉnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Năm 2018 tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... với trên 22,6 tỷ đồng. Triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 các huyện Đình Lập, Văn Quan, Bình Gia. Giải quyết việc làm cho khoảng 14.560 người, đạt 104% kế hoạch; tổ chức dạy nghề cho 12.590 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, tăng 2,4% so với năm 2017. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo. Với điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và phát triển đã phần nào tác động đến chính sách ĐTBD CBCC của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm sâu sát đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đội ngũ CBCC, qua đó đảm bảo cho đội ngũ CBCC yên tâm công tác, phát huy được sở trường, năng lực lãnh đạo quản lý của chính những CBCC, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn Đội ngũ CBCC của tỉnh Lạng Sơn đa số đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có ý thức tổ chức, kỷ luật, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực thi công vụ, luôn phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. CBCC của tỉnh ngày càng được chuẩn hóa theo quy định; số
  • 37. 31 lượng được tuyển dụng bổ sung vào biên chế đúng theo quy định. Tuy nhiên do đặc thù của vùng đất giáp biên, ảnh hưởng chiến tranh để lại, nên trình độ cán bộ của tỉnh Lạng Sơn còn có một khoảng cách nhất định so với những tỉnh đồng bằng, trung tâm khác của cả nước. Nhất là từ sau khi mở cửa thông thương với Trung Quốc, sự tác động của kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ của tỉnh được đào tạo, có trình độ xin nghỉ việc để làm kinh tế đã khiến cho đội ngũ cán bộ của tỉnh bị hẫng hụt. Đầu nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo chức danh còn cao (74,6%), trình độ không đồng đều, năng lực quản lý và hiệu quả công tác chưa cao; một số cán bộ, công chức không được đào tạo cơ bản, chính quy, có hệ thống; một số đào tạo đã lâu, đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, một số mới học các lớp sơ, trung cấp,… cơ cấu công chức chưa hợp lý; thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học ở các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, kinh tế, thương mại, nông, lâm nghiệp, cán bộ, công chức có trình độ lý luận và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.2.1. Về số lượng Tổng số cán bộ, công chức cấp tỉnh được tổng hợp đến thời điểm năm 2013 là 3.005 người, trong đó: Bảng 2.1: Số cán bộ, công chức Khối Chính quyền (tính đến thời điểm năm 2013) Stt Đơn vị Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số I CẤP HUYỆN 956 351 686 01 Huyện Văn Quan 84 35 63 02 Huyện Bình Gia 84 23 66 03 Huyện Bắc Sơn 88 39 71 04 Huyện Văn Lãng 88 32 62 05 Huyện Tràng Định 82 26 75
  • 38. 32 06 Huyện Lộc Bình 92 36 78 07 Huyện Đình Lập 89 27 70 08 Huyện Chi Lăng 84 23 66 09 Huyện Hữu Lũng 86 32 30 10 Huyện Cao Lộc 92 37 75 11 Thành phố Lạng Sơn 92 41 30 II CÁC SỞ, BAN, NGÀNH 914 335 570 01 Văn phòng UBND tỉnh 54 16 32 02 Văn phòng HĐND tỉnh 16 07 12 03 Sở Nội vụ 30 10 19 04 Sở Kế hoạch và Đầu tư 32 09 15 05 Sở Tài Chính 71 39 35 06 Sở Tài nguyên và Môi trường 59 19 41 07 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 46 19 36 08 Sở Giao thông vận tải 42 10 28 09 Sở Xây dựng 38 07 23 10 Sở Công thương 34 09 24 11 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 61 19 38 12 Sở Khoa học và Công nghệ 35 16 25 13 Sở Tư pháp 36 17 27 14 Sở Ngoại vụ 24 08 18 15 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 150 60 95 16 Sở Thông tin và truyền thông 30 12 17 17 Sở Giáo dục và Đào tạo 48 17 23 18 Sở Y tế 30 14 19 19 Thanh tra tỉnh 25 09 14 20 Ban Dân tộc 25 06 13 21 Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng 28 12 16 Tổng cộng (I + II) 1.875 686 1.256 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) Bảng 2.2: Số cán bộ, công chức Khối Đảng, đoàn thể tỉnh Lạng Sơn Stt Đơn vị Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số 01 Văn phòng Tỉnh ủy 47 13 31 02 Văn phòng Đoàn ĐBQH 13 06 09 03 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 26 08 19 04 Ban Tổ chức Tỉnh ủy 34 07 26 05 Ban Dân vận Tỉnh ủy 22 04 10
  • 39. 33 06 Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy 19 05 16 07 Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ 11 05 07 08 Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ 38 17 30 09 Báo Lạng Sơn 25 06 18 10 MTTQVN tỉnh Lạng Sơn 18 04 14 11 Hội LHPN tỉnh 26 23 21 12 Hội Nông dân tỉnh 20 07 17 13 Hội CCB tỉnh 08 01 07 14 Tỉnh đoàn 39 18 24 15 LĐLĐ tỉnh 73 22 35 16 Đảng ủy Khối CCQ tỉnh 19 06 09 17 Huyện ủy Văn Quan 62 20 60 18 Huyện ủy Bình Gia 61 14 53 19 Huyện ủy Bắc Sơn 64 21 60 20 Huyện ủy Văn Lãng 63 21 60 21 Huyện ủy Tràng Định 62 18 57 22 Huyện ủy Lộc Bình 65 22 49 23 Huyện ủy Đình Lập 62 16 48 24 Huyện ủy Chi Lăng 60 20 52 25 Huyện ủy Hữu Lũng 63 18 29 26 Huyện ủy Cao Lộc 64 23 48 27 Thành ủy Lạng Sơn 66 25 29 Tổng cộng 1.130 370 838 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) 2.2.2. Chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ Bảng 2.3: Cơ cấu ngạch công chức Stt Cơ cấu Khối chính quyền Khối Đảng, đoàn thể Tổng số SL (người ) % SL (người ) % SL (người ) % 01 Chuyên viên cao cấp 08 0,42 09 0,79 17 0,57 02 Chuyên viên 188 10,02 130 11,50 318 10,58
  • 40. 34 chính 03 Chuyên viên 714 38,08 449 39,73 1.163 38,70 04 Cán sự và nhân viên 965 51,46 542 47,96 1.507 50,14 Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn Stt Cơ cấu Khối chính quyền Khối Đảng, đoàn thể Tổng số Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % 01 Trên Đại học 44 2,34 11 0,97 55 1,83 02 Đại học 870 46,40 432 38,23 1.302 43,32 03 Cao đẳng 123 6,56 63 5,57 186 6,18 04 Trung cấp 545 29,06 329 29,11 874 29,08 05 Còn lại 293 15,62 295 26,10 588 19,56 Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) Nhìn vào bảng số liệu 2.4 có thể thấy, tỉnh Lạng Sơn thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao khi tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trên đại học mới có 1,83%, CBCC trình độ từ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ lớn 48,64%. Điều này cho thấy trình độ CBCC của tỉnh không đồng đều, không được đào tạo cơ bản, chính quy, có hệ thống. Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ lý luận St t Cơ cấu Khối chính quyền Khối Đảng, đoàn thể Tổng số SL (người ) % SL (người ) % SL (người ) % 01 Cử nhân chuyên 110 5,86 115 10,17 225 8,48
  • 41. 35 ngành 02 Cao cấp 127 6,77 203 17,96 330 10,98 03 Trung cấp 244 13,01 256 22,65 500 16,63 04 Sơ cấp 137 7,30 62 5,48 199 6,62 05 Chưa được đào tạo 1.257 67,04 494 43,71 1751 58,26 Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) Qua bảng số liệu ta thấy số lượng CBCC của tỉnh chưa qua đào tạo lý luận chính trị vẫn còn nhiều, chiếm đến 58,26%; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương còn thiếu về tiêu chuẩn lý luận chính trị. Để có thể thực thi các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, lãnh đạo Nhân dân đi theo đường lối cách mạng của Đảng thì người cán bộ, công chức phải có bản lĩnh và lập trường chính trị vững vàng, cho nên nền tảng chính trị của CBCC rất quan trọng. Sự thiếu hụt nền tảng lý luận chính trị trong đội ngũ CBCC của tỉnh Lạng Sơn đặt ra vấn đề cần có biện pháp cải thiện sớm và nhanh thông qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo và tạo điều kiện cho CBCC của tỉnh được đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị. Bảng 2.6: Cơ cấu về độ tuổi STT Khối Tuổi dưới 40 Tuổi từ 40-50 Tuổi từ 51 trở lên SL % SL % SL % 01 Khối Chính quyền 671 35,78 859 45,81 345 18,40 02 Khối Đảng, đoàn thể 417 36,90 489 43,27 224 19,82 Tổng số 1.088 36,20 1.348 44,86 569 18,94 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn) Bảng 2.7: Cơ cấu giới tính cán bộ, công chức
  • 42. 36 Tổng (người) Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) 3.005 1.949 64,86 1.056 35,14 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ St t Cơ cấu Khối chính quyền Khối Đảng, đoàn thể Tổng số SL (người ) % SL (người ) % SL (người ) % 01 Đại học 216 11,52 142 12,56 358 11,91 02 Chứng chỉ 586 31,25 445 39,38 981 32,64 03 Chưa được đào tạo 1.073 57,22 543 48,05 1.616 53,77 Tổng số 1.875 100 1.130 100 3.005 100 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn năm 2013) Theo bảng 2.7 ta thấy được trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CBCC tỉnh đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, số lượng CBCC chưa qua đào tạo vẫn còn cao. Vì vậy, cần có kế hoạch ĐT, BD trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung. 2.3. Thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Lạng Sơn 2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách Để cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ và yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn mới, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh bảo đảm đạt chuẩn theo quy định, có đủ trình độ, năng lực tham
  • 43. 37 mưu và quản lý, điều hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách trên thông qua việc ban hành nhiều văn bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức , cụ thể: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 67-NQ/TU, ngày 11/9/2013 về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản: Quyết định số 130-QĐ/TU, ngày 22/12/2010 phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch số 66-KH/TU, ngày 6/9/2014 về thực hiện chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho lãnh đạo quản lý, cấp ủy viên các cấp trong tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 theo Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 01/2/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Kế hoạch số 05-KH/TU ngày 2/3/2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020. Thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh với cơ quan thường trực là Ban Tổ chức Tỉnh ủy, quy định rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong việc tham mưu giúp cấp uỷ tỉnh chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể trong từng giai đoạn, triển khai chi tiết đến các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các cơ sở đào tạo; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh ở các cấp, các ngành có liên quan và các cơ sở đào tạo để thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch, đề án. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành: Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 26/11/2008 và Quyết định số 23/2013/QĐ- UBND, ngày 10/10/2013 về việc quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh.
  • 44. 38 Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2015 và những năm tiếp theo; về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2020 và những năm tiếp theo; về thực hiện chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho lãnh đạo, quản lý, cấp ủy viên các cấp trong tỉnh giai đoạn 2014-2015; về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh... Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh là Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hằng năm, cân đối và phân bổ kinh phí kịp thời cho các đơn vị, tích cực phối hợp chặt chẽ giữa chương trình đào tạo, bồi dưỡng khối đảng, đoàn thể với khối chính quyền; giữa chương trình đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh với chương trình đào tạo của Trung ương; tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) và các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên kiểm tra, đề xuất với Thường trực Tỉnh ủy kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh ở các cấp, ngành có liên quan và các cơ sở đào tạo. Qua đó đã tạo ra những tác động tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh: Một là, tạo cơ sở pháp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh; Hai là, với những chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng ban hành đã khuyên khich, đông viên CBCC tích cực tham gia hoc tâp, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; Ba là, thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có tác động mạnh đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; Bốn là, làm cơ sở cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng
  • 45. 39 đối với CBCC. 2.3.2. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng Đối với bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung Quốc do tỉnh tổ chức: Nội dung bồi dưỡng các chuyên đề về công tác quản lý đô thị, phát triển nông, lâm nghiệp, khai thác du lịch vùng biên, xây dựng kinh tế vùng biên, quản lý nguồn nhân lực, quản lý và xây dựng chương trình nông thôn mới... Đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác: Nội dung thực hiện theo chương trình chuẩn do cấp có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó tỉnh đã phê duyệt một số tài liệu, giáo trình do Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ biên soạn như: Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị... đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn địa phương. 2.3.3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2014 – 2018 đã có 137.671 lượt cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức như sau: Bảng 2.9: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và số lượng cán bộ, công chức đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2014 - 2018 Stt Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Năm 2014 2015 2016 2017 2018 I Đào tạo 740 324 500 593 545 1 Đào tạo chuyên môn Tiến sỹ 0 01 0 0 0 Thạc sỹ 04 09 08 06 03 Trung cấp 302 0 44 0 0 2 Đào tạo nước ngoài Tiến sỹ 0 0 0 0 0 Thạc sỹ 09 02 01 0 0 3 Đào tạo lý luận chính trị 3.1 Sơ cấp 46 0 83 330 150
  • 46. 40 3.2 Trung cấp Hệ tập trung 224 56 49 60 65 Hệ không tập trung 34 222 185 75 205 3.3 Cao cấp Hệ tập trung 117 34 20 23 28 Hệ không tập trung 04 0 110 90 90 4 Đại học chính trị chuyên ngành 04 0 0 09 04 II Bồi dưỡng 23.246 28.615 24.942 29.108 29.058 1 BD tại nước ngoài (Đề án của tỉnh) 18 0 18 18 20 2 BD tại nước ngoài (Đề án 165 của TW) 09 09 07 09 09 3 BD cán bộ nguồn 0 0 0 03 0 4 BD cập nhật kiến thức mới 315 420 420 300 2.790 5 BD trình độ Tiếng anh 35 35 30 0 0 6 BD trình độ Tiếng Trung Quốc 13 35 20 25 0 7 BD theo chức danh (tại TW) 12 36 80 50 41 8 BD hoàn chỉnh kiến thức CCLL 02 02 02 04 4 9 BD QP – AN các đối tượng: 9.1 - Đối tượng 1 04 04 0 01 0 9.2 - Đối tượng 2 44 85 158 93 27 9.3 - Đối tượng 3 488 447 450 490 289 9.4 - Đối tượng 4 914 2.292 3.481 7.960 9.482 9.5 - Đối tượng 5 5.036 7.742 5.267 5.552 0 9.6 - Đối tượng khác 1.264 1.321 616 446 1.174 10 BD cấp ủy viên, bí thư chi bộ cơ sở 502 1.429 987 695 1.605 11 BD nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng: 11.1 - Công tác tổ chức 213 252 232 254 148 11.2 - Công tác kiểm tra 164 182 187 215 155 11.3 - Công tác tuyên giáo 245 321 389 311 215 11.4 - Công tác dân vận 219 220 214 326 212 11.5 - Văn phòng cấp ủy 478 469 230 221 89
  • 47. 41 12 BD nghiệp vụ công tác Đoàn thể: 12.1 - Công tác MTTQ 860 658 350 1.857 959 12.2 - Công tác Hội phụ nữ 874 620 1028. 483 748 12.3 - Công tác Hội nông dân 536 314 486 984 390 12.4 - Công tác Đoàn thanh niên 710 782 920 999 726 12.5 - Công tác Hội CCB 783 225 920 454 478 12.6 - Công tác công đoàn 1.826 1.350 1.182 385 612 13 BD đối tượng kết nạp Đảng 4.250 3.060 2.887 3.492 2.913 14 BD lý luận cho đảng viên mới 2.253 2.161 1.847 2.269 2.397 15 BD kiến thức QLNN 15.1 - Ngạch CVCC 15 17 15 0 12 15.2 - Ngạch CVC 64 92 89 65 64 15.3 - Ngạch CV 215 353 518 368 401 15.4 - Ngạch cán sự 0 0 40 43 0 16 BD các chuyên đề khác (Nghiệp vụ triển khai văn bản pháp luật mới, kỹ năng giao tiếp và soạn thảo văn bản tiếng nước ngoài, nghiệp vụ công tác hội người cao tuổi, nghiệp vụ báo chí,…) 885 3.682 1.872 736 3.098 Tổng cộng (I+II) 23.986 28.939 25.442 29.701 29.603 2.3.3.1. Về công tác đào tạo Sau 05 năm (từ 2014 – 2018) tỉnh Lạng Sơn đã chọn cử 2.702 học viên đi đào tạo tại các trung tâm, học viện, các cơ sở đào tạo của Trung ương, ở nước ngoài và ở tỉnh, trong đó: - Đào tạo sau đại học + Đào tạo tiến sỹ: 01 học viên, đạt 12,5% so với kế hoạch.
  • 48. 42 + Đào tạo thạc sỹ: 42 học viên, đạt 140% so với kế hoạch (trong đó đào tạo tại nước ngoài theo chỉ tiêu, ngân sách của Trung ương và chương trình hợp tác với nước ngoài là 12 học viên, vượt 02 chỉ tiêu; đào tạo trong nước bằng nguồn ngân sách tỉnh là 30 học viên, đạt 150% kế hoạch). - Đào tạo đại học chính trị các chuyên ngành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh : Tổng số có 17 học viên tham dự học tập. - Đào tạo lý luận chính trị + Đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị : 546 học viên, đạt 127% kế hoạch (trong đó đào tạo tập trung theo chỉ tiêu, ngân sách của Trung ương là 139 học viên; phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị Khu vực I mở 04 lớp tại Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ với 407 học viên). + Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính: 1.187 học viên, đạt 237,4% kế hoạch (trong đó đào tạo 24 lớp hệ không tập trung mở tại các huyện, thành phố với 911 học viên; 05 lớp hệ tập trung mở tại Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ với 276 học viên). + Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị : Mở được 9 lớp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với 563 học viên tham dự học tập. - Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã : 346 học viên, đạt 86,5% kế hoạch (trong đó phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên mở 01 lớp Trung cấp Lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác đoàn, hội, đội với 98 học viên; phối hợp với Đại học Nội vụ Hà Nội mở 01 lớp Trung cấp Luật với 78 học viên; phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam mở 01 lớp Trung cấp công tác phụ nữ với 56 học viên, 01 lớp sơ cấp công tác phụ nữ với 70 học viên; mở 01 lớp Trung cấp Nông nghiệp tại Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh với 44 học viên).
  • 49. 43 2.3.3.2. Về công tác bồi dưỡng Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được chọn cử đi bồi dưỡng tại nước ngoài, tại các trung tâm, học viện của Trung ương và các cơ sở đào tạo của tỉnh, huyện là 135.605 lượt học viên, trong đó : - Bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài: Tổ chức được 04 lớp với 74 học viên, đạt 92,5% theo kế hoạch của tỉnh; cử 43 học viên tham gia các Đoàn đi bồi dưỡng, nghiên cứu học tập tại các nước theo chỉ tiêu, kế hoạch của Trung ương. - Bồi dưỡng cán bộ nguồn: Cử 03 đồng chí tham gia các lớp bồi dưỡng nguồn cán bộ chủ chốt của tỉnh. - Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới: Cán bộ, công chức được cử đi bồi dưỡng là 4.245 lượt - Bồi dưỡng ngoại ngữ: Tiếng Anh chương trình B, C với 100 học viên; tiếng Trung Quốc chương trình A, B, C với 93 học viên. - Bồi dưỡng theo chức danh do Trung ương tổ chức: Cử 219 học viên tham gia. - Các khóa hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị: Cử 14 học viên tham gia. - Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh các đối tượng: Cử 55.127 học viên tham gia. - Bồi dưỡng cấp ủy viên, bí thư chi bộ cơ sở: Cử 5.218 học viên tham gia. - Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng do tỉnh tổ chức mở lớp (về công tác tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, dân vận, văn phòng cấp ủy): Cử 6.161 lượt học viên tham gia. - Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể : Cử 23.499 lượt học viên tham gia.
  • 50. 44 - Bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng: Cử 16.602 lượt học viên tham gia. - Bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới: Cử được 10.927 lượt học viên tham gia. - Bồi dưỡng về kiến thức Quản lý nhà nước: Ngạch chuyên viên cao cấp với 59 học viên; ngạch chuyên viên chính với 374 học viên; ngạch chuyên viên với 1.855 học viên; ngạch cán sự với 83 học viên - Bồi dưỡng các chuyên đề khác: Tổng số có 10.273 lượt học viên tham gia học tập (nghiệp vụ triển khai văn bản pháp luật mới, kỹ năng giao tiếp và soạn thảo văn bản tiếng nước ngoài, nghiệp vụ công tác hội người cao tuổi, cộng tác viên dư luận xã hội, nghiệp vụ báo chí...). 2.3.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018 Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 – 2018 đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng, chỉ đạo tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng như: đăng tải thông tin trên các phương tiện thong tin đại chúng, thông qua các Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Đảng, thông qua hoạt động của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh… Hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu, kinh phí được phê duyệt, các cấp ủy, chính quyền đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo tính hiệu quả, đúng yêu cầu, gắn với nhiệm vụ, công việc được giao và gắn với quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và thực tế; công tác quản lý nguồn kinh phí đảm bảo đúng quy định; công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo chặt chẽ, đúng quy chế, quy định đề ra. Đã kịp thời sơ kết, tổng kết các kế hoạch, đề án, điều chỉnh mục tiêu, tăng cường phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng
  • 51. 45 ở nước ngoài, chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo phân cấp, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm học và tự học. 2.3.5. Thực trạng phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018 Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan đơn vị, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc... các ban xây dựng Đảng tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đã làm tốt công tác phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Chọn cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo theo kế hoạch của Trung ương, của tỉnh đảm bảo chỉ tiêu được giao; đồng thời tích cực chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc cấp mình quản lý đảm bảo thiết thực, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, đảm bảo kinh phí cho các cơ sở đào tạo thực hiện kế hoạch. Theo đó, sự phối hợp tổ chức thực hiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng với các cơ sở đào tạo luôn được quan tâm thường xuyên, gắn kết liên hệ giữa cơ quan, đơn vị với cơ sở đào tạo để thống nhất công tác quản lý cán bộ, công chức trong thời gian tham dự các lớp học. Hệ thống cơ sở đào tạo được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, như: Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Qua đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kỹ năng điều hành, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được chuẩn hóa, nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 2.3.6. Chế độ, chính sách đối với cán bộ , công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
  • 52. 46 Nhằm khuyến khích đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và người có trình độ chuyên môn cao về phục vụ công tác lâu dài tại tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 26/11/2008 và Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND, ngày 10/10/2013 về việc quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh; cụ thể như sau: - Về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: + Đào tạo trình độ Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II được khuyến khích bằng 60 lần mức lương cơ sở/người. + Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I được khuyến khích bằng 40 lần mức lương cơ sở/người. + Đào tạo trình độ đại học được khuyến khích bằng 20 lần mức lương cơ sở/người. + Riêng đối với nữ giới được cử đi đào tạo, còn được hưởng thêm 10% các mức khuyến khích tương ứng nêu trên. Giai đoạn 2014 – 2018, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ các trường hợp tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, tiến sỹ và tương đương, thạc sỹ và tương đương... Tổng kinh phí đã thực hiện hỗ trợ, khuyến khích là: 15.051 triệu đồng (khối chính quyền là 12.412 triệu đồng; khối Đảng, đoàn thể là 2.639 triệu đồng). - Về chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh: + Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II, Nghệ sĩ nhân dân: 100 lần mức lương cơ sở/người; + Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I, Nghệ sĩ ưu tú: 60 lần mức lương cơ sở/người;
  • 53. 47 + Bác sĩ đào tạo hệ chính quy, Vận động viên cấp kiện tướng, Vận động viên cấp I: 30 lần mức lương cơ sở/người; Kết quả giai đoạn 2014 - 2018, đã tuyển dụng, tiếp nhận được 148 người, gồm: 01 người có trình độ tiến sỹ; 56 người có trình độ thạc sỹ và tương đương; 91 người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc. Tổng số công chức, viên chức đã được thanh toán chính sách thu hút giai đoạn 2014 - 2018 gồm 74 người, với tổng kinh phí 1.163 triệu đồng. 2.3.7. Thực trạng sử dụng cán bộ, công chức sau khi đào tạo, bồi dưỡng Công tác đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo theo đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng và các khâu trong công tác cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ, công chức cơ bản đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, toàn diện, công tâm; đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân các cấp bầu theo quy định, phản ánh đúng thực chất. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hằng năm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức vụ theo quy định đã được cấp ủy các cấp lấy làm căn cứ để xem xét, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc bố trí, sử dụng cán bộ hiện nay ở các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tương đối phù hợp với quy định, tiêu chuẩn của từng chức danh, vị trí việc làm. Số cán bộ, công chức hằng năm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi hoàn thành khóa học cơ bản đều được xem xét, bố trí vào các vị trí, chức danh phù hợp, đúng trình độ năng lực, phát huy được kiến thức đã được trang bị, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế và nhiệm vụ công tác đặt ra.