SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
.…../.…..
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN THỊ THANH HẰNG
CHẤTLƯỢNG THANH TOÁN TÍNDỤNG
CHỨNG TỪ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI
CỔ PHẦNSÀI GÒN THƯƠNG TÍN
- CHINHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
….../……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHAN THỊ THANH HẰNG
CHẤTLƯỢNG THANH TOÁN TÍNDỤNG
CHỨNG TỪ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI
CỔ PHẦNSÀI GÒN THƯƠNG TÍN
- CHINHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tôi, xuất phát từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS.
Trương Tấn Quân cùng Phòng Kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Các số liệu trong Luận văn này có nguồn
gốc rõ ràng, được cung cấp từ phía ngân hàng và quá trình điều tra khách hàng
của tác giả. Các nhận xét, đánh giá, giải pháp đề xuất trong bài nghiên cứu xuất
phát từ kết quả của quá trình phân tích số liệu ngân hàng cung cấp và mô hình
nghiên cứu mà tác giả xây dựng. Kết quả của Luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Huế, tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện
Phan Thị Thanh Hằng
ii
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô giáo trong khoa
Sau Đại học nói riêng và tập thể các Thầy Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc
gia nói chung đã tận tình dạy dỗ, trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích làm nền
tảng cho việc hoàn thành bài Luận văn cũng như làm hành trang quý báu để tôi
thêm vững bước và tự tin trong công việc sau này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Trương Tấn Quân, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong việc định hướng và hoàn thiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên,
khích lệ, tạo động lực để tôi có thể hoàn thành Luận văn này một cách tốt nhất.
Lời cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô cùng các bạn sức khỏe, gặt hái được
nhiều thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện
Phan Thị Thanh Hằng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài luận văn...................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn...................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn........................ 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6
7. Kết cấu luận văn........................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ..........................7
1.1.Những vấn đề về thanh toán tín dụng chứng từ............................................. 7
1.1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế .............................................................. 7
1.1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ....................... 10
1.2.Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ và hệ thống các chỉ tiêu – Mô hình
đánh giá............................................................................................................ 24
1.2.1. Một số khái niệm.................................................................................... 24
1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ ....... 25
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ............... 26
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ ......... 31
1.3.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................... 31
1.3.2. Nhân tố khách quan................................................................................ 33
iv
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ.........................................37
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh
Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 37
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín............. 37
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh
Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 38
2.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ............. 49
2.3. Thực trạng về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế........... 49
2.3.1. Trên góc độ khách hàng.......................................................................... 49
2.3.2. Trên góc độ Ngân hàng........................................................................... 61
2.4. Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế........................ 71
2.4.1. Mặt tích cực............................................................................................ 71
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân............................................... 72
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ....75
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế....................................................................... 75
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.................................................. 75
3.1.2. Định hướng phát triển thanh toán tín dụng chứng từ ............................... 75
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên
Huế ............................................................................................................... 76
3.2.1. Giải pháp về độ Tin cậy.......................................................................... 76
v
3.2.2. Giải pháp về sự Đáp ứng......................................................................... 79
3.2.3. Giải pháp về sự Đồng cảm...................................................................... 84
3.2.4. Giải pháp về Năng lực phục vụ............................................................... 84
3.2.5. Giải pháp về Phương tiện hữu hình......................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92
1. Kết luận...................................................................................................... 92
1.1.Kết quả đạt được của đề tài ........................................................................ 92
1.2.Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 92
1.3.Hướng phát triển đề tài............................................................................... 93
2. Kiến nghị.................................................................................................... 93
2.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................... 93
2.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín..... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CN : Chi nhánh
CP : Chi phí
DT : Doanh thu
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
LN : Lợi nhuận
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần
PGD : Phòng giao dịch
TDCT : Tín dụng chứng từ
TTQT : Thanh toán quốc tế
TTTDCT : Thanh toán tín dụng chứng từ
TP : Thành phố
TT.Huế : Thừa Thiên Huế
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank TT.Huế ............................ 42
Bảng 2.2. Cơ cấu DT và CP của Sacombank TT.Huế.............................................. 42
Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động của Sacombank TT.Huế theo kỳ hạn............... 44
Bảng 2.4. Tình hình cho vay của Sacombank TT.Huế ...................................... 47
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của Sacombank TT.Huế.... 47
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay của Sacombank TT.Huế theo đối tượng................... 48
Bảng 2.7. Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố khám phá EFA ........................ 53
Bảng 2.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................. 55
Bảng 2.9. Thống kê các hệ số của hồi quy bội .................................................. 56
Bảng 2.10. Phân tích ANOVA.......................................................................... 57
Bảng 2.11. Kiểm định các hệ số hồi quy........................................................... 57
Bảng 2.12. Tình hình TTQT tại Sacombank TT.Huế ........................................ 61
Bảng 2.13. Tình hình TTTDCT tại Sacombank TT.Huế ................................... 62
Bảng 2.14. Cơ cấu doanh số phát hành/thông báo L/C của Sacombank TT.Huế.......... 65
Bảng 2.15. Tỷ trọng thu nhập TTTDCT so với thu nhập TTQT và tổng DT ..... 68
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động Sacombank TT.Huế............................... 39
Biểu đồ 2.1. Thời gian sử dụng sản phẩm TTTDCT của khách hàng ................ 51
Biểu đồ 2.2. Số lần sử dụng sản phẩm TTTDCT của khách hàng...................... 51
Biểu đồ 2.3. Sử dụng sản phẩm TTTDCT của ngân hàng khác ......................... 52
Biểu đồ 2.4. Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng............................................ 52
Biểu đồ 2.5. Phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa .... 58
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa của thang đo SERVPERF .................. 59
Biểu đồ 2.7: Tình hình TTTDCT tại Sacombank TT.Huế giai đoạn 2013 - 201563
Biểu đồ 2.8: Thu nhập từ TTTDCT và thu nhập TTQT giai đoạn 2013 - 2015.. 67
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận văn
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt
Nam cũng đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày
11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như
thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại, đầu tư nói riêng của
nước ta đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú. Hoạt động thương
mại quốc tế đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng để Việt Nam có thể tham gia vào
đời sống kinh tế sôi động, đa dạng của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên
liệu dồi dào, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển sản xuất
trong nước, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc gia
trên trường quốc tế.
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Do đó, nó đóng vai trò là một
nhân tố quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển của thương mại quốc tế
trong việc đảm bảo cho quá trình chuyển giao hàng – tiền của các chủ thể hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được diễn ra thuận tiện, tin cậy hơn. Chính vì thế, để
đáp ứng sự phát triển ngày càng sôi động của hoạt động thương mại quốc tế, các
Ngân hàng thương mại (NHTM) đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện những
phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia;
trong đó phương thức được sử dụng nhiều nhất là phương thức thanh toán bằng tín
dụng chứng từ (TDCT). Khi người bán và người mua ở những quốc gia khác nhau,
bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý và pháp lý thì một cơ chế TDCT dựa trên cơ sở
xử lý chứng từ giao hàng để thanh toán tiền thông qua các ngân hàng làm trung gian
bảo đảm, đã đáp ứng và giải tỏa những quan ngại của các bên tham gia giao dịch.
Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhất, thanh toán bằng TDCT vẫn còn tồn tại những
tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch do mức độ phức tạp của
2
nó; dẫn đến gây thiệt hại cho các bên, đặc biệt là đối với ngân hàng khi khách hàng
không thanh toán số tiền mà ngân hàng đã trả cho người thụ hưởng thay cho họ. Vì
vậy, việc nâng cao chất lượng TTTDCT là yêu cầu khách quan, cần thiết đối với các
NHTM để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xét riêng đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Sài Gòn
Thương tín – Chi nhánh (CN) Thừa Thiên Huế (TT.Huế), trong những năm gần đây
cùng với sứ mệnh của toàn tỉnh phấn đấu trở thành thành phố (TP) trực thuộc trung
ương, CN cũng đã chuyển hướng kinh doanh thành một NHTMCP hoạt động đa
năng với nhiều sản phẩm mới, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Trong
đó phải kể đến nỗ lực của CN trong việc phát triển hoạt động TTQT, đặc biệt là
hoạt động TTQT theo hình thức TDCT, phục vụ cho việc mở rộng và phát triển
hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy sự phát triển
kinh tế tỉnh TT.Huế. Tuy nhiên, bên cạnh sự đóng góp đáng kể vào hoạt động ngoại
thương của các công ty trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua thì CN vẫn còn vấp
phải một số hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng khi áp dụng phương thức này.
Một mặt, bản thân ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức
tạp trong thực tế của giao dịch xuất nhập khẩu, mặt khác là do những nguyên nhân
xuất phát từ phía khách hàng. Hơn nữa, hiện nay, NHTMCP Sài Gòn Thương tín –
CN TT.Huế vẫn đang phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các NHTMCP khác trong
việc cung cấp sản phẩm TTTDCT trên địa bàn như Vietcombank, ACB,
Vietinbank…; do đó để có thể tiếp tục cạnh tranh tốt trong tương lai gần cũng như
định hướng mở rộng địa bàn hoạt động thì đòi hỏi CN phải không ngừng hướng tới
nâng cao chất lượng TTTDCT, nhằm tạo ra uy tín, niềm tin hơn nữa đối với khách
hàng, tiếp tục góp phần trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh TT.Huế.
Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thực tiễn trên và với mong muốn vận
dụng những kiến thức đã học nhằm nghiên cứu về TTTDCT, tìm ra giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động này, tôi lựa chọn đề tài “Chất lượng thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh
Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đa số các đề tài nghiên cứu về hoạt động TTTDCT tại các ngân hàng trong
thời gian qua chỉ dựa vào số liệu thứ cấp do ngân hàng cung cấp để đánh giá thực
trạng TTQT theo phương thức TDCT và từ đó, đề xuất giải pháp nhằm cải thiện
tình hình TTTDCT tại các NHTM.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hữu Anh: “Quản trị rủi ro trong thanh toán tín
dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên
Huế” (2015) tại Học viện Hành chính Quốc gia – Khu vực Miền Trung cũng đi theo
hướng này, do chỉ dựa vào số liệu ngân hàng cung cấp nên có phần hạn chế, chưa
đánh giá một cách toàn diện hoạt động TTTDCT tại VCB.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Tiến Nhật: “Giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Huế” (2010) tại
trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã sử dụng một phương pháp nghiên cứu mới
là thu thập số liệu sơ cấp thông qua quá trình khảo sát ý kiến khách hàng bằng bảng
hỏi, sau đó tiếp tục xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng của hoạt động TDCT tại VCB Huế. Dựa vào đó, khóa luận
đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, khóa luận lại chưa đánh
giá chất lượng TTTDCT xét về phía ngân hàng nên những giải pháp đưa ra vẫn
chưa mang tính toàn diện.
Kế thừa những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu trên và bổ sung cho
phần nghiên cứu thêm hoàn thiện, đề tài nghiên cứu “Chất lượng thanh toán tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi
nhánh Thừa Thiên Huế” của tôi tiến hành đánh giá chất lượng TTTDCT tại ngân
hàng theo hai khía cạnh: ngân hàng và khách hàng, từ đó căn cứ của việc đề xuất
giải pháp sẽ mang tính toàn diện và khách quan hơn. Về mặt ngân hàng, tôi tiến
hành thu thập số liệu thứ cấp mà CN cung cấp như doanh số, thu nhập đến từ
TTTDCT để phân tích, đưa ra đánh giá. Về mặt khách hàng, việc nghiên cứu sẽ
dựa trên mô hình SERVPERF chứ không phải mô hình SERVQUAL như nghiên
cứu của Nguyễn Tiến Nhật tại VCB Huế (2010). Mô hình SERVPERF được các
4
nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng có khả năng đo lường chính xác hơn
SERVQUAL. Và thực tiễn qua các nghiên cứu ở trong nước của Nguyễn Huy
Phong & Phạm Ngọc Thúy (2007) cũng đã đưa ra được kết quả như vậy. Ngoài ra,
theo hai nghiên cứu này, hai mô hình còn khác nhau về mức độ ảnh hưởng (hệ số
bêta chuẩn hóa) của năm thành phần chất lượng đến sự hài lòng của khách hàng.
Khác biệt này có thể dẫn đến các quyết định quản lý khác nhau khi sử dụng hai mô
hình có thang đo khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
 Mục đích: Tiếp cận thực tế hoạt động TTTDCT tại ngân hàng, nghiên cứu,
phân tích và đánh giá chất lượng TTTDCT tại một ngân hàng cụ thể. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTTDCT tại ngân hàng và đúc rút kinh nghiệm
cho công việc sau này.
 Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về TTTDCT và mô hình lý
thuyết đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
- Đánh giá chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN
TT.Huế dựa trên phân tích một số chỉ tiêu cụ thể và dựa trên ý kiến khách hàng.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài
Gòn Thương tín – CN TT.Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
 Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài
Gòn Thương tín – CN TT.Huế.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế.
 Phạm vi thời gian: Số liệu tiến hành nghiên cứu được NHTMCP Sài Gòn
Thương tín – CN TT.Huế cung cấp trong giai đoạn 2013 – 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
 Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa
Duy vật Biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử.
5
 Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp định tính: Đọc, phân tích, tổng hợp thông tin từ giáo trình,
sách báo, văn bản pháp luật, tài liệu nghiệp vụ về những vấn đề có liên quan đến
chất lượng TTTDCT của ngân hàng.
 Phương pháp định lượng:
- Số liệu thứ cấp: Số liệu ngân hàng cung cấp được xử lý bằng phần mềm tin
học Microsoft Excel, sử dụng phương pháp so sánh và phân tích xu hướng để có thể
so sánh số liệu qua các kì nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra toàn bộ, phát bảng hỏi thu thập ý kiến
đánh giá của khách hàng về chất lượng TTTDCT, sau đó xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS, sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu sau:
+ Phân tích thống kê mô tả: mô tả đối tượng khách hàng tham gia phỏng vấn,
làm cơ sở đưa ra các nhận định ban đầu và hỗ trợ phù hợp cho các giải pháp sau này.
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: phương
pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các
biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua
hệ số Cronbach’s Alpha.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá: nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.
Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau.
+ Phương pháp phân tích hồi quy bội: để đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự hài lòng về chất lượng TTTDCT. Bên cạnh đó, cần phải dò tìm các
vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như: giả định liên
hệ tuyến tính, kiểm tra phần dư chuẩn hóa, giả định về tính độc lập của sai số, đo
lường đa cộng tuyến. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến
tính bội được xây dựng với hệ số R2
hiệu chỉnh cho biết mô hình hồi quy được xây
dựng phù hợp đến mức nào.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa lại các lý luận liên quan đến hoạt động TTQT theo phương
thức TDCT và mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng.
- Đánh giá thực trạng chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín
– CN TT.Huế, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp phù hợp,
mang tính khả thi đối với thực tiễn ngân hàng. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động
TTQT bằng TDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế.
7. Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT
LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Những vấn đề về thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Lợi thế so sánh giữa các quốc gia rất khác nhau, để tồn tại và phát triển một
cách thuận lợi thì các quốc gia nhất thiết phải giao thương, trên cơ sở mang hàng
hóa mình có lợi thế so sánh để trao đổi với những hàng hóa có lợi thế so sánh. Từ
đó giữa các quốc gia sẽ phát sinh các khoản thu và khoản chi khác nhau. Trong mối
quan hệ chi trả để giải quyết các khoản thu và khoản chi này, các quốc gia phải
cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia
như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các
phương thức đòi và/hoặc chi trả tiền tệ. Từ đó cần thiết đến nghiệp vụ TTQT để giải
quyết các nhu cầu thương mại, trao đổi giữa các quốc gia.
TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ
thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế
phát sinh giữa các nước với nhau [20].
TTQT là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, do
vậy nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị hàng xuất khẩu mới được thực
hiện, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Do đó, nó trở thành một yếu
tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.
1.1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
 Đối với lĩnh vực Ngoại thương
Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhờ
hoạt động ngoại thương góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được; đồng thời cung cấp
các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà nước ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng.
8
TTQT là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt động xuất
– nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể phát triển một cách bình
thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. Việc tổ chức TTQT được tiến
hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.
Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
ngoại thương. Vì thế, có thể nói rằng hoạt động ngoại thương có mở rộng được hay
không một phần nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không. TTQT tốt sẽ đẩy mạnh
hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các
doanh nghiệp (DN) mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Như vậy, TTQT không những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại
thương, mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn.
 Đối với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng
TTQT không chỉ đơn thuần là thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa
các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng của mỗi nước.
Đối với mỗi ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT mà nhất là
hình thức TDCT có vị trí quan trọng. Nó không chỉ thuần tuý là một sản phẩm mà
còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của
các NHTM.
Thứ nhất, TTQT gắn liền với hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa với
ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế, qua đó giúp cho hệ thống
ngân hàng của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận
được hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ
hợp tác giữa các ngân hàng nước này với các ngân hàng của nước khác, là điều kiện
hình thành hệ thống an ninh tài chính quốc tế, mở rộng các hoạt động đầu tư trực
tiếp và gián tiếp.
Thứ hai, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được nhiều khách
hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, quy mô ngân hàng phát triển,
tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
9
Thứ ba, trong TTQT, ngân hàng đóng vai trò trung gian. Trong khi thực hiện
quá trình thanh toán không những làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những
khoản phí, hoa hồng do khách hàng trả cho ngân hàng, mà còn tạo điều kiện cho
ngân hàng tăng thêm nguồn vốn do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân
hàng, đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như chấp nhận hối
phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ cho khách hàng, bảo lãnh
thanh toán cho khách hàng…
Thứ tư, TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân
hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh
chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và
mạng lưới ngân hàng.
Như vậy, thực hiện tốt TTQT sẽ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng
quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách
hàng cũng như trên trường quốc tế.
 Đối với lĩnh vực ngoại giao
TTQT tạo điều kiện cho ngoại thương ngày càng được mở rộng và phát triển,
từ đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đẩy nhanh quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, ngoại thương được củng cố và phát triển
còn là điều kiện để mở rộng mối quan hệ giữa các nước trong các lĩnh vực văn hóa,
xã hội, ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ thuật…
1.1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế
Trong TTQT, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là
một điều kiện rất quan trọng.
Phương thức thanh toán: được hiểu là một cách thức nhất định để người bán
thu được tiền nhanh nhất, an toàn nhất, và người mua được trả tiền và nhận được
hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, thời hạn như hợp đồng đã ký.
Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương
mại quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụng một phương thức
thanh toán phù hợp trên nguyên tắc cùng có lợi [13, tr. 213]. Các phương thức
10
TTQT dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: Phương thức chuyển tiền
(Remittance), Phương thức mở tài khoản (Open account), Phương thức nhờ thu
(Collection of payment), Phương thức TTTDCT (Documentary Credit)…
Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng
của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền
nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định [20].
Phương thức mở tài khoản: Người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ) để ghi
nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, định kỳ
sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa hai bên (tháng, quý, bán niên)
người mua trả tiền cho người bán [13, tr. 216].
Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hàng ủy thác
cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu, dựa trên cơ sở hối
phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra [13, tr. 218].
Các phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu thường được áp dụng
thanh toán trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của
thương vụ. Do đó, trong thực tế, khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì
TTTDCT là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương
ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia (người
mua, người bán, ngân hàng). Hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới, thanh
toán bằng thư tín dụng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng số
kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu.
1.1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thư tín dụng
Phương thức TTTDCT: là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng
theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu
người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu
ra trong thư tín dụng [20].
11
Thư tín dụng (Letter of credit – L/C): là văn bản pháp lý trong đó một ngân
hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một
số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định
nêu ra trong thư tín dụng [20].
Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi được
thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó
phương thức thanh toán này đã được thiết lập. Tính độc lập của L/C được thể hiện ở
chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu) không
phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở L/C chỉ
căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu xuất trình và nội dung của L/C đã được
mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của ngân hàng không phụ thuộc vào
thực trạng của hàng hóa. Nếu thực trạng của hàng hóa không đúng với chứng từ thì
hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua
không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ
trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng với các điều khoản đã được quy
định trong L/C.
1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng và nội dung chủ yếu của thư tín dụng
 Đặc điểm
- Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ,
không dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ.
- L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như
vậy thì nó sẽ được coi là không hủy ngang.
- Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong
L/C nếu: chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng
từ mâu thuẫn nhau.
- Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 5 ngày làm
việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp
hay không.
12
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định
trong L/C.
- Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ thì phải thông báo bằng
phương tiện truyền thống trước lúc đóng cửa của ngày làm việc thứ 5 (ngày làm
việc ngân hàng).
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi
chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
 Chức năng cơ bản
- Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C thông
thường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việc người
bán hàng đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua, là cơ
sở để ngân hàng thực hiện thanh toán.
- Chức năng tín dụng: Thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân
hàng cung cấp cho người nhập khẩu và là cam kết trực tiếp của ngân hàng với nhà
xuất khẩu. Trong nghiệp vụ này từ “tín dụng” được hiểu theo nghĩa rộng là tín
nhiệm chứ không hẳn là khoản tiền vay theo nghĩa thông thường của từ này, ví dụ
như trong trường hợp khi nhà nhập khẩu yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng chỉ
chấp nhận khi khách hàng ký quỹ 100% giá trị của thư. Trong trường hợp này ngân
hàng không cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng nào.
- Chức năng đảm bảo thanh toán: TDCT là sự cam kết độc lập của ngân
hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu. Trong đó, ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa
vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, mà
không phụ thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Mặt
khác, thông qua phương thức thanh toán này quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng
được bảo vệ vì ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ liên
quan đến hợp đồng thương mại và L/C.
 Nội dung chủ yếu
Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau:
13
(1): Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C
- Số hiệu: Số hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực
hiện thư tín dụng. Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng. Số hiệu của các
thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan như hối phiếu, các
chứng từ cần thiết khác.
- Địa điểm phát hành L/C: là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho
người thụ hưởng (người xuất khẩu). Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn pháp
luật áp dụng (tham chiếu luật quốc gia khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp
luật về L/C đó).
- Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở
L/C với người thụ hưởng (xuất khẩu), là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của
L/C, là ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khấu đối với việc
hoàn trả cho ngân hàng phát hành L/C trong thanh toán, là căn cứ để người xuất
khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện mở L/C có đúng hạn như đã quy định
trong hợp đồng không.
(2): Tên và địa chỉ của những người có liên quan
- Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C,
người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C.
- Các ngân hàng tham gia trong phương thức TTTDCT: bao gồm ngân hàng
mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân
hàng khác (nếu có).
- Các tổ chức khác: là người cung cấp các chứng từ có liên quan trong bộ hồ
sơ thanh toán như Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp, cơ quan bảo
hiểm, hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa, công ty vận tải…
(3): Số tiền của L/C
Số tiền trên L/C vừa được ghi bằng số, vừa được nghi bằng chữ và phải thống
nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng. Trên thư tín dụng không
nên ghi số tiền tuyệt đối vì người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng
như L/C quy định, khi đó khó có thể được thanh toán vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do
14
chứng từ không phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng. Nên ghi số
tiền theo một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được hoặc là một giới hạn
chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền.
(4): Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
- Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả
tiền cho người xuất khẩu, nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và
phù hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến
ngày hết hiệu lực L/C.
Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn này và không trùng với ngày hết hạn
hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý,
không trùng với ngày giao hàng, nhằm đảm bảo thời gian thông báo hợp lý, lưu L/C
tại ngân hàng, chuẩn bị hàng để giao… Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau
ngày giao hàng một thời gian hợp lý nhằm đảm bảo thời gian lập bộ chứng từ, luân
chuyển chứng từ, lưu chứng từ tại ngân hàng…
- Địa điểm xuất trình L/C: Trong trường hợp địa điểm xuất trình của L/C có
giá trị tự do, tức là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào tại đây L/C có giá trị thanh
toán hoặc chiết khấu.
Trường hợp địa điểm xuất trình khác với địa điểm của ngân hàng phát hành
được xem là địa điểm bổ sung vào địa điểm ngân hàng phát hành. Có nghĩa là dù
L/C quy định xuất trình theo bất cứ cách nào thì người xuất trình luôn được phép
xuất trình trực tiếp cho ngân hàng phát hành.
Trường hợp L/C xuất trình cho ngân hàng phát hành thì người thụ hưởng chỉ
xuất trình tại địa chỉ duy nhất là ngân hàng phát hành mới được thanh toán.
- Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau, tùy
thuộc vào quy định trong hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài
thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.
Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
15
(5): Những nội dung về hàng hoá
Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì,
ký mã hiệu…
(6): Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR...), nơi gửi, nơi giao
hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng…
(7): Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình
Đây là nội dung then chốt trong thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định
trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình
đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín
dụng. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng, ngân hàng
mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu.
Thông thường bộ chứng từ bao gồm:
- Bản gốc thư tín dụng
- Hóa đơn thương mại
- Giấy tờ bảo hiểm
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ
- Bản kê khai hàng hóa
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của nhà nhập khẩu
(8): Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
Nội dung này ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền
bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Cam kết này là một cam
kết có điều kiện, tức là ngân hàng chỉ thực hiện cam kết với điều kiện người xuất
khẩu phải trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C.
(9): Những điều khoản đặc biệt khác
Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác, ví dụ quy
định có thể hoàn trả bằng điện T/T…
16
(10): Chữ ký của ngân hàng mở L/C:
Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó, các
bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong
L/C. [13, tr. 224-226]
1.1.2.3. Các chủ thể tham gia, mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia và ưu thế
của phương thức TTTDCT
 Các chủ thể tham gia
 Người xin mở L/C (Applicant): là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu
của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu (người
mua), yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp
lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng L/C.
Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C: để được mở L/C,
người nhập khẩu phải nộp tại ngân hàng (điều kiện):
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng
Khi mở L/C, người nhập khẩu phải nộp các giấy tờ:
 Đối với L/C trả ngay (L/C at sight):
- Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hóa được quản lý bằng giấy phép)
- Quota (đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch)
- Hợp đồng nhập khẩu (bản sao)
- Đơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là
hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.
 Đối với L/C trả chậm (lesance L/C):
- Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc quota nhập
- Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu
- Đơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của ngân hàng)
- Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của ngân hàng). Cơ sở viết
đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết
Người nhập khẩu phải ký quỹ mở L/C, và căn cứ vào:
17
- Uy tín thanh toán của DN
- Mối quan hệ của DN với ngân hàng
- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của DN
- Công nợ của DN nhập khẩu
- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu
 Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu (người bán). Trong
phương thức TDCT, các chứng từ rất quan trọng, nó trở thành bằng chứng về việc
giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao. Việc người
bán có thu được tiền hàng hay không phụ thuộc duy nhất vào việc chứng từ xuất
trình có phù hợp hay không. Vì vậy, người bán phải kiểm tra kỹ nội dung của thư
tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng cho người mua theo thư tín dụng, nếu không
chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng
thì người bán điện cho người mua hoặc ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề
nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của
ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ
phận cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và hủy bỏ nội dung cũ.
Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán theo
yêu cầu của L/C và đưa đến ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng được chỉ
định trong thời hạn xuất trình chứng từ. Người bán chỉ nhận được tiền hàng khi sự
xuất trình là phù hợp.
Theo phương thức này, người bán được đảm bảo khả năng thanh toán khi tuân
thủ các điều khoản, điều kiện của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất. Người
bán được các ngân hàng giúp đỡ tư vấn, giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán. Đặc
biệt người bán có thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu
như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân
hàng bằng thế chấp bộ chứng từ…
Tuy nhiên, cũng có những bất lợi như: Chi phí (CP) cao hay đôi khi người bán
không đáp ứng được những quy định của L/C nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn,
hoặc thậm chí bị từ chối thanh toán.
18
 Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (Opening Bank
hay Issuing Bank)
Ngân hàng phát hành L/C phục vụ cho người nhập khẩu, ở bên nước người
nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai
bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp
đồng thương mại. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành bao gồm 3 trách nhiệm
chính: kiểm tra đơn và phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, cam kết thanh toán cho
người thụ hưởng.
 Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank)
Nhiều người cho rằng, L/C là cam kết của ngân hàng phát hành đối với người
thụ hưởng, do đó, ngân hàng phát hành cần gửi trực tiếp L/C cho người thụ hưởng
mà không cần qua một ngân hàng nào nhằm giảm CP. Về mặt lý thuyết là có thể
được, nhưng trên thực tế, để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng tránh nhận phải
một L/C giả gây hậu quả nghiêm trọng, thì nhất thiết L/C phải được thông báo qua
một ngân hàng. Ngân hàng thông báo luôn phải do ngân hàng phát hành chỉ định và
thường là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và là CN hay ngân hàng đại lý của ngân
hàng phát hành. Mục đích chuyển L/C cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng
thông báo là để xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C. Khi nhận được L/C
chuyển đến, ngân hàng thông báo phải xác minh tính chân thật của L/C trước khi
thông báo cho nhà xuất khẩu.
 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)
Trường hợp người xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn được thanh toán,
thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát
hành, ngân hàng này được gọi là ngân hàng xác nhận. Về lý thuyết, ngân hàng xác
nhận phải là một ngân hàng lớn có uy tín, tuy nhiên, trong thực tế, thì người thụ
hưởng có thể chỉ định ngân hàng xác nhận, nếu không chỉ định thì ngân hàng phát
hành sẽ tự chọn, và ngân hàng thông báo thường được đề nghị làm ngân hàng xác
nhận. Về tính logic, thì trách nhiệm trả tiền trước hết thuộc về ngân hàng phát hành,
nếu ngân hàng này không trả tiền thì ngân hàng xác nhận phải trả thay. Nhưng theo
19
quy định của UCP 600, thì việc xác nhận của ngân hàng khác sẽ tạo nên một cam
kết chắc chắn, không hủy ngang, bổ sung vào cam kết của ngân hàng phát hành.
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm của ngân hàng xác nhận đối với người
hưởng lợi cũng gần tương tự như của ngân hàng phát hành, tuy nhiên ngân hàng xác
nhận còn phải có trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C. Do
vậy, rủi ro hoàn toàn thuộc về ngân hàng xác nhận và quyết định cuối cùng có nên
xác nhận L/C hay không là tùy thuộc vào khả năng phân tích của ngân hàng. Cũng
vì vậy mà muốn được xác nhận thì ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận rất
cao và thường phải đặt cọc, nhiều khi mức cọc lên tới 100% giá trị của L/C.
 Ngân hàng được chỉ định
Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà được ngân hàng phát hành chỉ định
thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ
chứng từ xuất trình phù hợp. Nói cách khác, ngân hàng được chỉ định là ngân hàng
tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.
Thực tế, quá trình thanh toán L/C không nhất thiết phải có đủ tất cả các ngân
hàng nói trên cùng tham gia, mà tùy từng trường hợp cụ thể sẽ xác định các thành
viên tham gia. Thông thường thì có hai và đôi khi chỉ có một ngân hàng đứng ra
làm tất cả các chức năng nói trên. Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng được chỉ
định đồng thời cũng là ngân hàng xác nhận thì trách nhiệm của ngân hàng được chỉ
định sẽ nhiều hơn, không chỉ là tiếp nhận, kiểm tra chứng từ mà còn bao gồm cả
thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ, như vậy rủi ro sẽ nhiều hơn.
 Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là ngân hàng đứng ra mua hối
phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền
theo yêu cầu người mở L/C.
 Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): là ngân hàng mở L/C hoặc có thể
một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định.
20
 Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia
 Giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở L/C
Bằng cách gửi thẳng yêu cầu mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình, người yêu
cầu đã chính thức đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán
cho hợp đồng kinh doanh. Thông qua việc chấp nhận thư yêu cầu mở L/C và thực
hiện mở L/C, ngân hàng mở L/C và người yêu cầu đã có mối quan hệ pháp lý người
ta gọi là hợp đồng thực hiện dịch vụ (hợp đồng B). Một bộ phận cơ bản của thư yêu
cầu mở L/C là điều kiện chung của các ngân hàng. Trong đó quy định rằng việc
thực hiện L/C phải tuân thủ theo nội dung cơ bản của “Quy tắc thực hành thống
nhất về TDCT – UCP 600”. Khi L/C được mở và ngân hàng đòi hỏi người mua
phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định nào đó thì mối quan hệ này trở thành mối quan hệ
tín dụng.
 Giữa ngân hàng phát hành và người hưởng lợi
Với việc mở L/C cho người hưởng lợi, ngân hàng phát hành đã cam kết việc
thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là ngân hàng phát hành sẽ trả tiền
cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện hay khi người mở không trả
hay không muốn trả theo L/C. Rủi ro này thuộc về mối quan hệ tín dụng cho nên
khi nhận được thư yêu cầu mở L/C, ngân hàng cần xem xét kỹ tình hình tài chính
của khách hàng để có thể phán quyết chính xác trước khi mở L/C.
 Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi
Khi ngân hàng thông báo chỉ thực hiện việc thông báo TDCT mà không có
một cam kết nào về thanh toán với L/C thì mọi quan hệ đối với người hưởng lợi của
ngân hàng thông báo chỉ là vai trò người đưa thư.
 Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi
Ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi đã cam kết việc thanh toán cho người
hưởng lợi. Đồng thời ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm với ngân hàng
phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C.
21
 Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận
Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm về
một khoản nợ. Một khi ngân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
mình đã cam kết, người hưởng lợi có quyền đòi tiền ngân hàng phát hành. Khi xác
nhận đòi tiền ngân hàng mở ký quỹ một khoản tiền nhất định thì quan hệ này trở
thành quan hệ tín dụng.
 Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo
Với yêu cầu thông báo L/C phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo và
ngân hàng phát hành hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp và ngân hàng thông báo
không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào.
 Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán
Với số tiền ký quỹ tại ngân hàng để thanh toán L/C cho ngân hàng thông báo
hay ngân hàng xác nhận đã xuất hiện mối quan hệ đồng thực hiện nghiệp vụ mà
không có sự đảm bảo nào từ phía ngân hàng thanh toán. Chính vì thế, ngân hàng
thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài khoản tiền gửi của ngân
hàng phát hành không đủ tiền thanh toán.
Giữa ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận và ngân hàng hoàn trả không
có mối quan hệ nghiệp vụ nào trong nghiệp vụ L/C.
 Ưu thế của phương thức TTTDCT
Phương thức TTTDCT có những lợi ích và bất lợi sau:
 Đối với nhà nhập khẩu
Lợi ích: Chắc chắn nhà xuất khẩu phải đáp ứng các quy định của L/C, người
mua chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và
điều khoản của L/C để đi nhận hàng. Người mua được sự trợ giúp của ngân hàng
trong việc bảo đảm các điều kiện của L/C được tuân thủ, dễ dàng được ngân hàng
tài trợ vốn.
Bất lợi: Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, nên buộc phải thanh
toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu. Rủi ro thuộc về phía người mua. Nếu người bán
22
cố ý lập chứng từ hàng hóa giả mạo, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại
do lừa đảo từ phía người bán.
 Đối với nhà xuất khẩu
Lợi ích: được bảo đảm thanh toán khi tuân thủ các điều khoản và điều kiện của
L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất, được ngân hàng giúp đỡ và tư vấn, giảm
thiểu được các rủi ro. Ngoài ra, người bán có thể sử dụng L/C như là một phương
thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân
hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ…
Bất lợi: CP cao, đôi khi không đáp ứng được những quy định của L/C, nên
việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.
 Đối với ngân hàng
Lợi ích: khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng thu được lợi ích khá lớn
từ các khoản thu phí, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh
ngoại tệ…
Bất lợi: bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với người mua và người
bán với tư cách là một thành viên tham gia vào phương thức thanh toán.
Phương thức TTTDCT là phương thức ưu việt hơn cả. Bởi vì phương thức này
đã dung hòa cân bằng với quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia
hợp đồng mua bán ngoại thương. Những nghĩa vụ và trách nhiệm được đan xen,
ràng buộc lẫn nhau tạo nên một sự đảm bảo và chắc chắn hơn cả cho việc thanh
toán tiền hàng, nâng cao quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua
và người bán. Hơn nữa, trong phương thức L/C, các ngân hàng tham gia không chỉ
đơn thuần là những người trung gian thanh toán mà chính là những thành viên thực
sự của quá trình thanh toán, là “người” cam kết trả tiền cho người bán thay cho
người mua, vì vậy đôi khi cũng phải chịu những rủi ro trong quá trình thực hiện
nghiệp vụ này.
1.1.2.4. Các loại thư tín dụng thương mại
Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại L/C có thể bị sửa đổi,
bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại
23
thư tín dụng được hủy ngang ít được sử dụng, bởi vì L/C này chỉ là lời hứa trả tiền
chứ không phải là sự cam kết.
Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là một loại
thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ
chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý
sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó. Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy
bỏ, thì nó không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600 – ICC 2006).
Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter
of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được và được một Ngân hàng khác
uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với Ngân hàng
mở L/C. Thông thường Ngân hàng mở L/C sẽ nhờ Ngân hàng thông báo đóng luôn
vai trò Ngân hàng xác nhận.
Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable
without recourse letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định
Ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được
quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức
xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký
phát” (Without recourse to drawers).
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): Là loại L/C không thể hủy
bỏ sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và
cứ như vậy L/C tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất tổng trị giá hợp đồng
Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit): Là loại L/C không thể
hủy bỏ được mở trên cơ sở một L/C khác.
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó
quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra.
Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C không thể
hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C hay Ngân hàng xác nhận L/C cam kết
với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể ghi trên
L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu.
24
Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều
khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này.
Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C)
Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement)
L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable transferable L/C) [13, tr. 226-233]
1.2. Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ và hệ thống các chỉ tiêu – Mô
hình đánh giá
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Chất lượng
“Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo W.E.Deming thì “Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”. Theo
J.M.Juran thì “Chất lượng là phù hợp sử dụng”. Theo Giáo sư P.B.Crosby thì “Chất
lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”. Còn Giáo sư
K.Ishikawa định nghĩa "Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với CP thấp
nhất” [20].
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được
thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc
tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức
độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” [20]. Như vậy, theo
định nghĩa này, khái niệm “chất lượng” là khác nhau tùy thuộc vào “yêu cầu”
(những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn) đặt ra của những chủ thể
khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, tác giả lựa chọn khái niệm “chất lượng” của
ISO để tiến hành đánh giá chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín
– CN TT.Huế.
1.2.1.2. Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
Chất lượng TTTDCT: được hiểu là mức độ thỏa mãn của việc cung cấp sản
phẩm TTTDCT đối với những yêu cầu đặt ra của các chủ thể tham gia trong hoạt
động này, mà cụ thể là ngân hàng và khách hàng. Điều này được thể hiện xuyên suốt
25
từ khi ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu xin mở L/C từ phía nhà nhập khẩu cho
đến khi trả tiền cho nhà xuất khẩu và thu hồi lại vốn từ nhà nhập khẩu.
Đối với ngân hàng: Mục tiêu mà các ngân hàng đặt ra khi cung cấp TTTDCT
là tăng thêm nguồn thu cũng như tăng tính cạnh tranh. Điều này đạt được khi chất
lượng TTTDCT được đảm bảo - khi nó thỏa mãn yêu cầu mà các NHTM đặt ra, đó
là: tăng trưởng doanh số TTTDCT đồng thời phải đảm bảo an toàn và hiệu quả (dư
nợ bảo lãnh L/C trả chậm quá hạn thấp, mức độ xảy ra các rủi ro khi thanh toán cho
người thụ hưởng là tối thiểu và không gây ra tác động xấu đến tình trạng thanh
khoản cũng như uy tín của ngân hàng).
Đối với nhà nhập khẩu: Họ sử dụng phương thức TTTDCT nhằm mục đích
ký kết được những hợp đồng thương mại quan trọng, ngân hàng đóng vai trò là
ngân hàng của nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi
người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C. Nhờ đó, người nhập khẩu
có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận công nghệ;
thậm chí trong một số trường hợp DN còn được tài trợ nhập khẩu. Vì vậy, chất lượng
TTTDCT thể hiện ở mức độ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng như mức phí hợp lý,
tiền ký quỹ hay giá trị tài sản đảm bảo thấp, thủ tục xử lý nhanh chóng, đơn giản, qua
ít ngân hàng trung gian, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Đối với nhà xuất khẩu: Khi ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng của nhà xuất
khẩu, ngân hàng cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu kể cả trường hợp ngân hàng
phát hành L/C không có khả năng thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình được
bộ chứng từ phù hợp với L/C. Như vậy, chất lượng TTTDCT thể hiện ở mức độ
thỏa mãn yêu cầu của người xuất khẩu như uy tín của ngân hàng, khả năng đảm bảo
việc thanh toán, thủ tục nhanh chóng, đơn giản.
1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
Thứ nhất, việc đánh giá một cách khách quan và chính xác chất lượng hoạt
động TTTDCT sẽ giúp NHTM nhìn nhận đúng đắn những vấn đề còn tồn tại và
thiếu sót trong quy trình cung cấp để kịp thời đưa ra cách giải quyết phù hợp, hạn
chế rủi ro phát sinh.
26
Thứ hai, giúp NHTM đánh giá đúng về nhu cầu của khách hàng để từ đó có
những giải pháp đáp ứng tốt hơn yêu cầu của họ cũng như tạo ra sự khác biệt, hấp
dẫn, thu hút người sử dụng sản phẩm TTTDCT nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị
trường, phát triển quy mô hoạt động.
Thứ ba, việc đánh giá chất lượng TTTDCT trong mối tương quan với nhu cầu
thị trường sẽ giúp ngân hàng phát huy những lợi thế trong việc cung cấp sản phẩm;
góp phần giúp các thương vụ làm ăn kinh tế quốc tế vận hành thông suốt, lành mạnh
hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.3.1. Trên góc độ khách hàng
Để đánh giá chất lượng TTTDCT dựa trên góc độ khách hàng chúng ta sẽ
đánh giá sự hài lòng của khách hàng về TTTDCT.
 Sự hài lòng
Khái niệm: “Sự hài lòng là trạng thái mức độ cảm giác của một người bắt
nguồn từ việc so sánh kết quả thu được với những kỳ vọng của người đó về sản
phẩm, dịch vụ” (Kotler & Keller, 2006) [18].
Zeithmal & Bitner (2000) định nghĩa sự hài lòng là sự đánh giá của khách
hàng về một sản phẩm hay dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ
[19]. Trên cơ sở đó, sự hài lòng có 3 cấp độ sau:
- Nếu nhận thức về chất lượng nhỏ hơn kì vọng thì khách hàng không hài lòng.
- Nếu nhận thức về chất lượng bằng kì vọng thì khách hàng thấy hài lòng.
- Nếu nhận thức về chất lượng lớn hơn kì vọng thì khách hàng cảm thấy rất
hài lòng và thích thú.
 Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Hiện nay có rất nhiều thang đo khác nhau đo lường sự hài lòng và đánh giá
chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, tất cả có một điểm chung là thể hiện được mức độ
hài lòng mà khách hàng cảm nhận khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
 Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithmal & Berry, 1988): là một
trong những thang đo được rất nhiều người chấp nhận. Trong đó, chất lượng sản
27
phẩm hay dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm hay
dịch vụ đó và sự cảm nhận này được xem xét trên nhiều yếu tố tạo thành thang đo
gồm 5 tiêu chí:
Tin cậy (Realibility): thể hiện qua khả năng thực hiện sản phẩm hay dịch vụ
phù hợp, đúng hạn, chính xác với những gì đã cam kết ngay từ lần đầu tiên.
Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ
khách hàng, nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung
cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng, tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng.
Đồng cảm (Empathy): thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc đến từng khách hàng.
Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của
nhân viên, trang thiết bị phục vụ cho sản phẩm hay dịch vụ.
Theo mô hình này:
Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị cảm nhận
Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa
nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này. Hơn nữa, thủ tục đo lường
của SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy, đã xuất hiện một biến thể của SERVQUAL
là SERVPERF.
 Mô hình SERVPERF: Mô hình này được phát triển bởi Cronin & Taylor
(1992). Thay vì đo lường cả cảm nhận lẫn kì vọng của khách hàng như mô hình
SERVQUAL, Cronin & Taylor cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với
sự thực hiện sản phẩm hay dịch vụ của DN phản ánh tốt nhất chất lượng sản phẩm
hay dịch vụ. Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả như Lee & ctg (2000),
Brady & ctg (2002). Bộ thang đo SERVPERF cũng sử dụng các phát biểu tương tự
phần hỏi về cảm nhận của khách hàng như trong mô hình SERVQUAL, bỏ qua
phần hỏi về kì vọng; bao gồm 5 nhân tố: Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ,
Đồng cảm và Phương tiện hữu hình với 22 biến quan sát được sử dụng.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình SERVPERF vì những lý do sau đây:
28
- Phần mong đợi của khách hàng trong mô hình SERVQUAL không
bổ sung thêm thông tin gì từ phần cảm nhận của khách hàng (Babakus và Boller,
1992) [2].
- Bằng chứng từ thực nghiệm của Cronin và Taylor khi thực hiện các nghiên
cứu so sánh trong bốn lĩnh vực ngân hàng, kiểm soát sâu bệnh, làm khô và thức ăn
nhanh; và các nghiên cứu của Parasuraman cũng cho thấy SERVPERF đều tốt hơn
SERVQUAL.
- Sử dụng mô hình SERVPERF sẽ cho kết quả tốt hơn mô hình SERVQUAL
và bảng câu hỏi theo mô hình SERVPERF ngắn gọn hơn phân nửa so với
SERVQUAL, không gây nhàm chán và mất thời gian cho người trả lời. Khái niệm
sự kỳ vọng cũng khá mơ hồ đối với người trả lời (Phong và Thúy, 2007) [10].
- Đo lường kì vọng của khách hàng là rất khó khăn.
1.2.3.2. Trên góc độ Ngân hàng
 Chỉ tiêu định lượng
 Các chỉ tiêu về doanh số và dư nợ L/C: Dư nợ L/C nhập khẩu hoặc xuất
khẩu tăng giảm qua các năm tùy thuộc vào doanh số phát hành L/C (đối với L/C
nhập khẩu) hoặc doanh số thông báo L/C (L/C xuất khẩu) và doanh số thanh toán
L/C nhập khẩu hoặc xuất khẩu của các năm đó. Đánh giá chất lượng TTTDCT
thông qua mức độ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng doanh số L/C cần phải đánh giá trên
ba chỉ tiêu:
Doanh số phát hành/thông báo L/C: Chỉ tiêu này càng cao phản ánh quy mô
hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Mặt khác, nếu doanh số phát hành/thông báo L/C cao thì thu từ phí của hoạt
động TTTDCT cũng cao và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này so với các hoạt động
khác của ngân hàng cũng được tăng lên, hoạt động TTTDCT sẽ đóng góp một
nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Chất lượng TTTDCT sẽ đảm bảo trong
điều kiện doanh số phát hành/thông báo L/C tăng lên và các bộ L/C có mức độ rủi
ro thấp, không có dư nợ L/C trả chậm quá hạn.
29
Doanh số thanh toán L/C: là tổng số tiền mà ngân hàng đã thực hiện thanh
toán cho người thụ hưởng.
Dư nợ L/C nhập khẩu/xuất khẩu: là tổng số tiền mà ngân hàng cam kết thực
hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ thấp cho
thấy ngân hàng không mở rộng được quy mô, không thu hút được khách hàng.
Nhưng dư nợ cao chưa chắc tốt vì đôi lúc còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Dư nợ L C nhập hẩu uất hẩu cuối
Dư nợ L C nhập hẩu uất hẩu đ u
Doanh ố phát hành thông báo L C trong
Doanh ố thanh toán L C nhập hẩu uất hẩu trong
Dư nợ L/C qua các năm tăng lên là do doanh số phát hành hoặc thông báo L/C
trong kỳ lớn hơn doanh số thanh toán L/C trong kỳ, thể hiện tình hoạt động của
NHTM ngày càng phát triển, NHTM đã thu hút được nhiều khách hàng, tăng nguồn
thu cho ngân hàng. Ngược lại, dư nợ cuối kỳ giảm là do doanh số phát hành hoặc
thông báo L/C trong kỳ thấp hơn doanh số thanh toán L/C trong trong kỳ, phản ánh
NHTM chưa phát huy hết tiềm năng trong việc khai thác thị trường, giảm lợi nhuận
(LN) của NHTM. Dư nợ L/C tăng sẽ đảm bảo yêu cầu tăng trưởng TTTDCT mà
NHTM đặt ra.
 Thu nhập từ TTTDCT: là một chỉ tiêu quan trọng và có tính chất đánh giá
bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lượng. Thu nhập từ hoạt động này đến từ
các khoản phí. Đây là CP mà người sử dụng sản phẩm TTTDCT phải trả cho ngân
hàng để sử dụng sản phẩm này. Mức phí phải đảm bảo bù đắp các CP bỏ ra của
ngân hàng có tính đến rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu và phải đảm bảo
khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các loại phí của sản phẩm này gồm:
- Đối với hàng nhập khẩu: Phí phát hành thư tín dụng, phát hành sửa đổi tăng
tiền, hủy thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu trả chậm, thanh toán bộ chứng từ, cam
kết thanh toán L/C nhập khẩu đối với phần giá trị L/C không ký quỹ, bảo lãnh nhận
hàng, sửa đổi bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn/phát hành ủy quyền nhận hàng
theo L/C, xử lý bộ chứng từ, chuyển tiếp L/C đến ngân hàng thông báo thứ hai…
30
- Đối với hàng xuất khẩu: Phí thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi,
thông báo thư tín dụng nhận từ ngân hàng khác ngân hàng phát hành, thanh toán
một bộ chứng từ, xác nhận L/C của ngân hàng đại lý phát hành, xác nhận sửa đổi
tăng tiền, tăng thời hạn hiệu lực, chuyển nhượng L/C, phí sửa đổi bộ chứng từ,
thông báo hủy L/C xuất khẩu, phí lập hộ bộ chứng từ L/C xuất cho khách hàng…
Phí thu từ hoạt động TTTDCT là một khoản tạo thu nhập khá cao cho ngân
hàng bởi CP thực tế của một hợp đồng này là không nhiều. Muốn tăng thu nhập từ
TTTDCT thì phải thu hút được những hợp đồng có giá trị lớn và an toàn.
Tóm lại, thu nhập từ TTTDCT cao và tăng trưởng đều đặn qua các năm thể
hiện khả năng sinh lời của hoạt động TTTDCT và phản ánh chất lượng TTTDCT
ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, ngoài số liệu tuyệt đối còn phải xem xét thu
nhập từ hoạt động này trong mối tương quan với thu từ các hoạt động khác của
ngân hàng, đó là:
Hai chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động TTTDCT
trong việc tạo ra nguồn thu cho ngân hàng.
 Dư nợ L/C trả chậm quá hạn: là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện thanh
toán cho người thụ hưởng nhưng khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng theo
đúng cam kết giữa ngân hàng và khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm,
do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng hoặc DN không hoàn thành nghĩa vụ
trả nợ trong thời hạn do ngân hàng quyết định (theo quy định tại khoản 1 điều 13
của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/5/2001). Chỉ tiêu này
càng lớn thì mức độ an toàn trong hoạt động TTTDCT của ngân hàng càng thấp;
chứng tỏ chất lượng công tác xác định khả năng tài chính của DN trong việc đảm
bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết chưa tốt và ngân hàng đang đứng trước
31
nguy cơ mất vốn. Ngược lại, dư nợ L/C trả chậm quá hạn thấp biểu hiện hoạt động
TTTDCT có chất lượng.
 Chỉ tiêu định tính
 Khả năng tìm kiếm và khai thác thị trường: thể hiện chất lượng TTTDCT
trong việc đáp ứng một phần yêu cầu tăng trưởng thu nhập của NHTM. Việc tìm
kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng TTTDCT trong một thị trường cạnh tranh
khốc liệt hoặc mở rộng ra những thị trường khác sẽ phản ánh năng lực cạnh tranh và
uy tín của ngân hàng.
 Tuân thủ quy trình TTTDCT: Xây dựng một quy trình riêng cho việc cung
cấp sản phẩm phản ánh sự chuyên môn hóa trong hoạt động của NHTM và mức độ
phát triển TTTDCT. Quy trình TTTDCT nghiêm ngặt, chặt chẽ sẽ không mang lại
tác dụng giảm thiểu rủi ro nếu cán bộ phụ trách không thực hiện đúng từng bước.
Việc tiến hành kiểm tra bộ chứng từ một cách đầy đủ; kiểm tra, đôn đốc khách hàng
thực hiện nghĩa vụ sẽ đảm bảo an toàn trong hoạt động TTTDCT.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.1. Nhân tố chủ quan
 Tiềm lực của NHTM
TTQT nói chung và thanh toán bằng phương thức TDCT nói riêng phần lớn
liên quan đến nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt luôn đòi hỏi ngân hàng phải có một
lượng ngoại tệ lớn để đáp ứng khả năng thanh toán. Do vậy một ngân hàng có
nguồn vốn lớn về ngoại tệ sẽ luôn chiếm được ưu thế trong hoạt động TTQT. Mặt
khác quy mô, khả năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ quốc tế cũng tác
động không nhỏ đến phạm vi hoạt động TTQT bằng phương thức chứng từ của một
ngân hàng.
Như vậy tiềm lực của ngân hàng là một nhân tố quyết định sự phát triển và mở
rộng hoạt động thanh toán của chính ngân hàng đó.
 Uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế
Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, uy tín và thương hiệu của một ngân hàng ở
trong nước cũng như trên thị trường quốc tế rất quan trọng, nó có thể quyết định sự
32
tồn tại của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả khi nhận được sự tin
tưởng, tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng
cung cấp. Khi uy tín và thương hiệu của ngân hàng đã được khẳng định thì sẽ giúp
cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng được mở
rộng một cách đáng kể. Những khách hàng lần đầu tìm tới ngân hàng, họ sẽ tìm đến
các ngân hàng có uy tín. Còn đối với những khách hàng đã thực hiện hoạt động
TTTDCT tại ngân hàng thì uy tín đóng vai trò giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng
sản phẩm.
 Mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng
Hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT liên quan tới nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ và nhiều khu vực khác nhau, do đó hệ thống mạng lưới các ngân hàng đại
lý của một NHTM luôn đóng một vai trò quan trọng. Một ngân hàng có mạng lưới
ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện các
nghiệp vụ TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng được tiến hành trôi chảy, có hiệu
quả; ngược lại nếu mạng lưới ngân hàng đại lý bị hạn chế thì nghiệp vụ TTQT chắc
chắn sẽ không thể phát triển tốt được.
 Quy trình TTTDCT
Mỗi ngân hàng có một quy trình TTTDCT khác nhau nhằm đảm bảo đưa ra
quyết định đồng ý mở L/C, thông báo L/C, chiết khấu L/C hay từ chối được chính
xác, hạn chế rủi ro. Một quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ không đáp ứng
kịp thời nhu cầu khách hàng, làm giảm uy tín ngân hàng. Ngược lại, quy trình đơn
giản, tiết kiệm thời gian, CP mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các khâu sẽ giúp
hoạt động TTTDCT tăng trưởng an toàn và hiệu quả.
 Phẩm chất, trình độ của cán bộ
Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với khách hàng để có
được thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Nghiệp vụ TTQT bằng phương thức
TDCT là một nghiệp vụ phức tạp do đó những bấp cập về trình độ của cán bộ thanh
toán sẽ tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động này. Nhân viên có năng lực trình
độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì việc thẩm định khách hàng sẽ tốt, đưa ra
33
được những quyết định phù hợp, giảm rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng
TTTDCT. Bên cạnh đó các cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần làm việc
sáng tạo, hăng hái, có trách nhiệm góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ
TTTDCT của ngân hàng.
 Trang thiết bị ỹ thuật và công nghệ thanh toán
Hiện nay tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến đổi mới công nghệ theo tiêu
chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên
sự phát triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng có thể cản trở việc
ứng dụng các nghiệp vụ mang tính chất toàn ngành, gây khó khăn cho việc liên kết
nhằm hợp tác khai thác sản phẩm dịch vụ. Hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT
nói riêng là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi có sự tham gia của các thiết bị
truyền tin và hệ thống máy móc trợ giúp, do đó một ngân hàng có cơ sở vật chất kỹ
thuật tốt và trình độ công nghệ trong thanh toán cao sẽ có điều kiện phát triển, mở
rộng hoạt động.
 Hoạt động mar eting ngân hàng
Có thể khẳng định các NHTM hiện nay đang cố gắng xây dựng thương hiệu
cho mình thông qua các dịch vụ truyền thông, tiếp thị… Hoạt động marketing ngân
hàng nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tạo cho khách hàng truyền thống
niềm tin vào các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã và đang cung cấp; thu hút
khách hàng mới, mở rộng thị trường... Hiệu quả của marketing ngân hàng cũng sẽ
góp phần không nhỏ đến hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT của ngân hàng.
1.3.2. Nhân tố khách quan
 Môi trường inh tế - tự nhiên - ã hội
Hoạt động của ngân hàng có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực
khác nhau trong nền kinh tế, sự ổn định hay mất ổn định của kinh tế - xã hội có tác
động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng. Các biến số vĩ mô như lạm phát,
khủng hoảng của nền kinh tế hay tình hình xã hội như chiến tranh, nổi loạn, đảo
chính… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động TTQT.
34
Một nền kinh tế phát triển ổn định và tạo được uy tín, niềm tin với các nền
kinh tế khác trên thế giới sẽ giúp cho hoạt động giao thương thương mại phát triển
nhanh chóng, hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng của các ngân hàng
từ đó được đẩy mạnh, nâng cao về chất lượng, quy mô. Ngược lại, khi nền kinh tế
suy yếu, các cuộc khủng hoảng kinh tế làm cán cân thanh toán của quốc gia bị mất
cân bằng dẫn đến đồng nội tệ bị mất giá mạnh so với đồng ngoại tệ, làm giảm khả
năng chi trả của người mua, ảnh hưởng lớn đến TTTDCT.
Hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng cũng chịu ảnh hưởng
không nhỏ của môi trường tự nhiên, xã hội. Trong trường hợp xảy ra các biến động
lớn như chiến tranh, nổi loạn, thiên tai thì thiệt hại rất dễ xảy ra cho người xuất
khẩu, người nhập khẩu và cả ngân hàng. Không có một thương gia nào lại muốn lựa
chọn đối tác của mình ở một nước có những biến động về chính trị bởi vì họ có thể
không nhận được hàng (trong trường hợp là nhà nhập khẩu) hoặc không nhận được
tiền (trong trường hợp là nhà xuất khẩu), đây là những rủi ro bất khả kháng và
thông thường không có những bảo hiểm cho rủi ro dạng này.
 Chính ách inh tế đối ngoại của quốc gia
Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng việc hoạch định các chính sách vĩ mô, nó
tác động lên toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động TTQT nói
riêng. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế đối ngoại như mở cửa
nền kinh tế, khuyến khích tự do thương mại sẽ tạo ra những thuận lợi đặc biệt đối
với các sản phẩm của ngân hàng như TTQT.
Môi trường pháp lý cũng là một yếu tố đảm bảo cho chất lượng thanh toán. Sự
không ổn định về mặt pháp lý sẽ gây ra những khó khăn cho các đối tác tham gia
vào nghiệp vụ TTQT khi không phản ứng kịp với những thay đổi này. Mọi NHTM
đều phải am hiểu tất cả các thông lệ và luật pháp riêng của mỗi quốc gia để tránh rủi
ro cho khách hàng và chính ngân hàng.
 Chính ách quản lý ngoại hối của quốc gia
Chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động của
ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, nó tác động tới mọi quan hệ kinh
35
tế đối ngoại bằng ngoại tệ. Nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ
trong thanh toán. Một chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước nếu phù hợp với
cung, cầu trên thị trường sẽ giúp cho các ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ để
đáp ứng nhu cầu TTQT và TTQT bằng phương thức TDCT.
Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động ngoại thương của một nước, khi tỷ giá hối đoái tăng thì khối lượng hàng hóa
nhập khẩu vào nước đó có xu hướng tăng lên, còn khối lượng hàng hóa xuất khẩu
lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm. Để thực hiện các
giao dịch ngoại thương đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục và nếu trong
khoảng thời gian này có sự biến động đột ngột của tỷ giá, tất yếu dẫn đến việc gây
thiệt hại cho người mua hoặc người bán. TTQT là khâu cuối cùng để hoàn tất một
giao dịch thương mại quốc tế, đó là việc thanh toán, chi trả ngoại tệ giữa các bên liên
quan. Giá trị ngoại tệ thu được chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến động về tỷ giá; cho
nên, trong nhiều trường hợp biến động tỷ giá có thể khuyến khích hay hạn chế xuất
nhập khẩu, dẫn đến hoạt động TTQT cũng như TTTDCT của NHTM biến đổi theo.
Với ngân hàng thì việc tỷ giá không ổn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập từ phí
thanh toán và nguồn ngoại tệ để duy trì hoạt động TTQT bị xáo trộn. Có những
trường hợp ngân hàng phải chịu thiệt để giữ uy tín.
 Yếu tố hách hàng
Trong TTTDCT, việc thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào thời
gian xuất trình chứng từ cũng như sự hoàn hảo của bộ chứng từ đó. Vì vậy trình độ
hiểu biết của khách hàng trong nghiệp vụ ngoại thương rất quan trọng. Với những
khách hàng mới còn non yếu về chuyên môn, không nắm vững các thông lệ, luật
pháp quốc tế cũng như luật pháp các nước đối tác sẽ không tránh khỏi những bỡ
ngỡ, dẫn đến hợp đồng thiếu chặt chẽ, sai sót trong định giá… gây thiệt hại không
những cho chính họ mà còn cho cả bản thân ngân hàng.
Thực lực tài chính của khách hàng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng TTQT bằng phương thức TDCT của ngân hàng. Khi năng lực về tài
chính của khách hàng yếu kém thì chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank

More Related Content

What's hot

Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
nataliej4
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên tráchLuận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đLuận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại AgribankNâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACBĐề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn PalaceĐề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh min...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với công ty TNHH một thàn...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
 
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
Luận văn Thạc sĩ xây dựng chương trình hỗ trợ tính lương thưởng cho lái xe củ...
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên tráchLuận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
Luận văn: Năng lực quản lý của cán bộ công đoàn chuyên trách
 
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đLuận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
 
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại AgribankNâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
 
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACBĐề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu p...
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
 
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn PalaceĐề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
 
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả Quy trình mô giới, tiếp thị bất động sản tại công ty, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
 

Similar to Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank

Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
nataliej4
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
luanvantrust
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
HanaTiti
 
Luận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAY
Luận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAYLuận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAY
Luận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank (20)

Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
Quản trị nguồn nhân lực tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tổng công ty Cản...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CP thiết bị tế và dược phẩm...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
 
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
Quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Đống...
 
Luận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAY
Luận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAYLuận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAY
Luận văn: Đãi ngộ tài chính tại công ty cổ phần may Sơn Hà, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank, 9d
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (13)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ .…../.….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ THANH HẰNG CHẤTLƯỢNG THANH TOÁN TÍNDỤNG CHỨNG TỪ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHINHÁNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ….../…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THỊ THANH HẰNG CHẤTLƯỢNG THANH TOÁN TÍNDỤNG CHỨNG TỪ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHINHÁNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG TẤN QUÂN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, xuất phát từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Tấn Quân cùng Phòng Kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Các số liệu trong Luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp từ phía ngân hàng và quá trình điều tra khách hàng của tác giả. Các nhận xét, đánh giá, giải pháp đề xuất trong bài nghiên cứu xuất phát từ kết quả của quá trình phân tích số liệu ngân hàng cung cấp và mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng. Kết quả của Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, tháng 10 năm 2016 Học viên thực hiện Phan Thị Thanh Hằng
  • 4. ii Lời Cảm Ơn Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô giáo trong khoa Sau Đại học nói riêng và tập thể các Thầy Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia nói chung đã tận tình dạy dỗ, trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích làm nền tảng cho việc hoàn thành bài Luận văn cũng như làm hành trang quý báu để tôi thêm vững bước và tự tin trong công việc sau này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Trương Tấn Quân, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc định hướng và hoàn thiện đề tài. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo động lực để tôi có thể hoàn thành Luận văn này một cách tốt nhất. Lời cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô cùng các bạn sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 10 năm 2016 Học viên thực hiện Phan Thị Thanh Hằng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................vi DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài luận văn...................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn...................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn........................ 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 7. Kết cấu luận văn........................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ..........................7 1.1.Những vấn đề về thanh toán tín dụng chứng từ............................................. 7 1.1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế .............................................................. 7 1.1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ....................... 10 1.2.Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ và hệ thống các chỉ tiêu – Mô hình đánh giá............................................................................................................ 24 1.2.1. Một số khái niệm.................................................................................... 24 1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ ....... 25 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ............... 26 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ ......... 31 1.3.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................... 31 1.3.2. Nhân tố khách quan................................................................................ 33
  • 6. iv Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ.........................................37 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 37 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín............. 37 2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ................................................................................................. 38 2.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ............. 49 2.3. Thực trạng về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế........... 49 2.3.1. Trên góc độ khách hàng.......................................................................... 49 2.3.2. Trên góc độ Ngân hàng........................................................................... 61 2.4. Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế........................ 71 2.4.1. Mặt tích cực............................................................................................ 71 2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân............................................... 72 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ....75 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế....................................................................... 75 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.................................................. 75 3.1.2. Định hướng phát triển thanh toán tín dụng chứng từ ............................... 75 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................................................................... 76 3.2.1. Giải pháp về độ Tin cậy.......................................................................... 76
  • 7. v 3.2.2. Giải pháp về sự Đáp ứng......................................................................... 79 3.2.3. Giải pháp về sự Đồng cảm...................................................................... 84 3.2.4. Giải pháp về Năng lực phục vụ............................................................... 84 3.2.5. Giải pháp về Phương tiện hữu hình......................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92 1. Kết luận...................................................................................................... 92 1.1.Kết quả đạt được của đề tài ........................................................................ 92 1.2.Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 92 1.3.Hướng phát triển đề tài............................................................................... 93 2. Kiến nghị.................................................................................................... 93 2.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................... 93 2.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín..... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CN : Chi nhánh CP : Chi phí DT : Doanh thu KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp LN : Lợi nhuận LNTT : Lợi nhuận trước thuế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần PGD : Phòng giao dịch TDCT : Tín dụng chứng từ TTQT : Thanh toán quốc tế TTTDCT : Thanh toán tín dụng chứng từ TP : Thành phố TT.Huế : Thừa Thiên Huế
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank TT.Huế ............................ 42 Bảng 2.2. Cơ cấu DT và CP của Sacombank TT.Huế.............................................. 42 Bảng 2.3. Nguồn vốn huy động của Sacombank TT.Huế theo kỳ hạn............... 44 Bảng 2.4. Tình hình cho vay của Sacombank TT.Huế ...................................... 47 Bảng 2.5. Dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của Sacombank TT.Huế.... 47 Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay của Sacombank TT.Huế theo đối tượng................... 48 Bảng 2.7. Kiểm tra điều kiện phân tích nhân tố khám phá EFA ........................ 53 Bảng 2.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................. 55 Bảng 2.9. Thống kê các hệ số của hồi quy bội .................................................. 56 Bảng 2.10. Phân tích ANOVA.......................................................................... 57 Bảng 2.11. Kiểm định các hệ số hồi quy........................................................... 57 Bảng 2.12. Tình hình TTQT tại Sacombank TT.Huế ........................................ 61 Bảng 2.13. Tình hình TTTDCT tại Sacombank TT.Huế ................................... 62 Bảng 2.14. Cơ cấu doanh số phát hành/thông báo L/C của Sacombank TT.Huế.......... 65 Bảng 2.15. Tỷ trọng thu nhập TTTDCT so với thu nhập TTQT và tổng DT ..... 68
  • 10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động Sacombank TT.Huế............................... 39 Biểu đồ 2.1. Thời gian sử dụng sản phẩm TTTDCT của khách hàng ................ 51 Biểu đồ 2.2. Số lần sử dụng sản phẩm TTTDCT của khách hàng...................... 51 Biểu đồ 2.3. Sử dụng sản phẩm TTTDCT của ngân hàng khác ......................... 52 Biểu đồ 2.4. Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng............................................ 52 Biểu đồ 2.5. Phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa .... 58 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa của thang đo SERVPERF .................. 59 Biểu đồ 2.7: Tình hình TTTDCT tại Sacombank TT.Huế giai đoạn 2013 - 201563 Biểu đồ 2.8: Thu nhập từ TTTDCT và thu nhập TTQT giai đoạn 2013 - 2015.. 67
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận văn Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú. Hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng để Việt Nam có thể tham gia vào đời sống kinh tế sôi động, đa dạng của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên liệu dồi dào, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển sản xuất trong nước, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Do đó, nó đóng vai trò là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển của thương mại quốc tế trong việc đảm bảo cho quá trình chuyển giao hàng – tiền của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được diễn ra thuận tiện, tin cậy hơn. Chính vì thế, để đáp ứng sự phát triển ngày càng sôi động của hoạt động thương mại quốc tế, các Ngân hàng thương mại (NHTM) đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện những phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) an toàn, hiệu quả cho các bên tham gia; trong đó phương thức được sử dụng nhiều nhất là phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (TDCT). Khi người bán và người mua ở những quốc gia khác nhau, bị ngăn cách bởi khoảng cách địa lý và pháp lý thì một cơ chế TDCT dựa trên cơ sở xử lý chứng từ giao hàng để thanh toán tiền thông qua các ngân hàng làm trung gian bảo đảm, đã đáp ứng và giải tỏa những quan ngại của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhất, thanh toán bằng TDCT vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch do mức độ phức tạp của
  • 12. 2 nó; dẫn đến gây thiệt hại cho các bên, đặc biệt là đối với ngân hàng khi khách hàng không thanh toán số tiền mà ngân hàng đã trả cho người thụ hưởng thay cho họ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng TTTDCT là yêu cầu khách quan, cần thiết đối với các NHTM để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xét riêng đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh (CN) Thừa Thiên Huế (TT.Huế), trong những năm gần đây cùng với sứ mệnh của toàn tỉnh phấn đấu trở thành thành phố (TP) trực thuộc trung ương, CN cũng đã chuyển hướng kinh doanh thành một NHTMCP hoạt động đa năng với nhiều sản phẩm mới, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Trong đó phải kể đến nỗ lực của CN trong việc phát triển hoạt động TTQT, đặc biệt là hoạt động TTQT theo hình thức TDCT, phục vụ cho việc mở rộng và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh TT.Huế. Tuy nhiên, bên cạnh sự đóng góp đáng kể vào hoạt động ngoại thương của các công ty trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua thì CN vẫn còn vấp phải một số hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt, bản thân ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp trong thực tế của giao dịch xuất nhập khẩu, mặt khác là do những nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng. Hơn nữa, hiện nay, NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế vẫn đang phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các NHTMCP khác trong việc cung cấp sản phẩm TTTDCT trên địa bàn như Vietcombank, ACB, Vietinbank…; do đó để có thể tiếp tục cạnh tranh tốt trong tương lai gần cũng như định hướng mở rộng địa bàn hoạt động thì đòi hỏi CN phải không ngừng hướng tới nâng cao chất lượng TTTDCT, nhằm tạo ra uy tín, niềm tin hơn nữa đối với khách hàng, tiếp tục góp phần trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh TT.Huế. Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thực tiễn trên và với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học nhằm nghiên cứu về TTTDCT, tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này, tôi lựa chọn đề tài “Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu.
  • 13. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đa số các đề tài nghiên cứu về hoạt động TTTDCT tại các ngân hàng trong thời gian qua chỉ dựa vào số liệu thứ cấp do ngân hàng cung cấp để đánh giá thực trạng TTQT theo phương thức TDCT và từ đó, đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình TTTDCT tại các NHTM. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hữu Anh: “Quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” (2015) tại Học viện Hành chính Quốc gia – Khu vực Miền Trung cũng đi theo hướng này, do chỉ dựa vào số liệu ngân hàng cung cấp nên có phần hạn chế, chưa đánh giá một cách toàn diện hoạt động TTTDCT tại VCB. Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Tiến Nhật: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Huế” (2010) tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã sử dụng một phương pháp nghiên cứu mới là thu thập số liệu sơ cấp thông qua quá trình khảo sát ý kiến khách hàng bằng bảng hỏi, sau đó tiếp tục xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động TDCT tại VCB Huế. Dựa vào đó, khóa luận đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, khóa luận lại chưa đánh giá chất lượng TTTDCT xét về phía ngân hàng nên những giải pháp đưa ra vẫn chưa mang tính toàn diện. Kế thừa những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu trên và bổ sung cho phần nghiên cứu thêm hoàn thiện, đề tài nghiên cứu “Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” của tôi tiến hành đánh giá chất lượng TTTDCT tại ngân hàng theo hai khía cạnh: ngân hàng và khách hàng, từ đó căn cứ của việc đề xuất giải pháp sẽ mang tính toàn diện và khách quan hơn. Về mặt ngân hàng, tôi tiến hành thu thập số liệu thứ cấp mà CN cung cấp như doanh số, thu nhập đến từ TTTDCT để phân tích, đưa ra đánh giá. Về mặt khách hàng, việc nghiên cứu sẽ dựa trên mô hình SERVPERF chứ không phải mô hình SERVQUAL như nghiên cứu của Nguyễn Tiến Nhật tại VCB Huế (2010). Mô hình SERVPERF được các
  • 14. 4 nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng có khả năng đo lường chính xác hơn SERVQUAL. Và thực tiễn qua các nghiên cứu ở trong nước của Nguyễn Huy Phong & Phạm Ngọc Thúy (2007) cũng đã đưa ra được kết quả như vậy. Ngoài ra, theo hai nghiên cứu này, hai mô hình còn khác nhau về mức độ ảnh hưởng (hệ số bêta chuẩn hóa) của năm thành phần chất lượng đến sự hài lòng của khách hàng. Khác biệt này có thể dẫn đến các quyết định quản lý khác nhau khi sử dụng hai mô hình có thang đo khác nhau. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn  Mục đích: Tiếp cận thực tế hoạt động TTTDCT tại ngân hàng, nghiên cứu, phân tích và đánh giá chất lượng TTTDCT tại một ngân hàng cụ thể. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTTDCT tại ngân hàng và đúc rút kinh nghiệm cho công việc sau này.  Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về TTTDCT và mô hình lý thuyết đánh giá sự hài lòng của khách hàng. - Đánh giá chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế dựa trên phân tích một số chỉ tiêu cụ thể và dựa trên ý kiến khách hàng. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn  Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế.  Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian: tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế.  Phạm vi thời gian: Số liệu tiến hành nghiên cứu được NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế cung cấp trong giai đoạn 2013 – 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn  Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử.
  • 15. 5  Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp định tính: Đọc, phân tích, tổng hợp thông tin từ giáo trình, sách báo, văn bản pháp luật, tài liệu nghiệp vụ về những vấn đề có liên quan đến chất lượng TTTDCT của ngân hàng.  Phương pháp định lượng: - Số liệu thứ cấp: Số liệu ngân hàng cung cấp được xử lý bằng phần mềm tin học Microsoft Excel, sử dụng phương pháp so sánh và phân tích xu hướng để có thể so sánh số liệu qua các kì nghiên cứu. - Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra toàn bộ, phát bảng hỏi thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng TTTDCT, sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu sau: + Phân tích thống kê mô tả: mô tả đối tượng khách hàng tham gia phỏng vấn, làm cơ sở đưa ra các nhận định ban đầu và hỗ trợ phù hợp cho các giải pháp sau này. + Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. + Phương pháp phân tích nhân tố khám phá: nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. + Phương pháp phân tích hồi quy bội: để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về chất lượng TTTDCT. Bên cạnh đó, cần phải dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như: giả định liên hệ tuyến tính, kiểm tra phần dư chuẩn hóa, giả định về tính độc lập của sai số, đo lường đa cộng tuyến. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng với hệ số R2 hiệu chỉnh cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào.
  • 16. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa lại các lý luận liên quan đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT và mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng. - Đánh giá thực trạng chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi đối với thực tiễn ngân hàng. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT bằng TDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế. 7. Kết cấu luận văn Đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 17. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Những vấn đề về thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Lợi thế so sánh giữa các quốc gia rất khác nhau, để tồn tại và phát triển một cách thuận lợi thì các quốc gia nhất thiết phải giao thương, trên cơ sở mang hàng hóa mình có lợi thế so sánh để trao đổi với những hàng hóa có lợi thế so sánh. Từ đó giữa các quốc gia sẽ phát sinh các khoản thu và khoản chi khác nhau. Trong mối quan hệ chi trả để giải quyết các khoản thu và khoản chi này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và/hoặc chi trả tiền tệ. Từ đó cần thiết đến nghiệp vụ TTQT để giải quyết các nhu cầu thương mại, trao đổi giữa các quốc gia. TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau [20]. TTQT là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, do vậy nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị hàng xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Do đó, nó trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. 1.1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế  Đối với lĩnh vực Ngoại thương Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, nhờ hoạt động ngoại thương góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được; đồng thời cung cấp các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà nước ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng.
  • 18. 8 TTQT là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt động xuất – nhập khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung chỉ có thể phát triển một cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện và giải quyết. Việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Vì thế, có thể nói rằng hoạt động ngoại thương có mở rộng được hay không một phần nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không. TTQT tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Như vậy, TTQT không những có tác dụng duy trì các mối quan hệ ngoại thương, mà còn có tác dụng thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn.  Đối với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng TTQT không chỉ đơn thuần là thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng của mỗi nước. Đối với mỗi ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT mà nhất là hình thức TDCT có vị trí quan trọng. Nó không chỉ thuần tuý là một sản phẩm mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Thứ nhất, TTQT gắn liền với hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa với ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế, qua đó giúp cho hệ thống ngân hàng của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng nước này với các ngân hàng của nước khác, là điều kiện hình thành hệ thống an ninh tài chính quốc tế, mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Thứ hai, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được nhiều khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, quy mô ngân hàng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
  • 19. 9 Thứ ba, trong TTQT, ngân hàng đóng vai trò trung gian. Trong khi thực hiện quá trình thanh toán không những làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng do khách hàng trả cho ngân hàng, mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ cho khách hàng, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng… Thứ tư, TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng. Như vậy, thực hiện tốt TTQT sẽ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cũng như trên trường quốc tế.  Đối với lĩnh vực ngoại giao TTQT tạo điều kiện cho ngoại thương ngày càng được mở rộng và phát triển, từ đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, ngoại thương được củng cố và phát triển còn là điều kiện để mở rộng mối quan hệ giữa các nước trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, ngoại giao, hợp tác khoa học kỹ thuật… 1.1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế Trong TTQT, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là một điều kiện rất quan trọng. Phương thức thanh toán: được hiểu là một cách thức nhất định để người bán thu được tiền nhanh nhất, an toàn nhất, và người mua được trả tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, thời hạn như hợp đồng đã ký. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụng một phương thức thanh toán phù hợp trên nguyên tắc cùng có lợi [13, tr. 213]. Các phương thức
  • 20. 10 TTQT dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: Phương thức chuyển tiền (Remittance), Phương thức mở tài khoản (Open account), Phương thức nhờ thu (Collection of payment), Phương thức TTTDCT (Documentary Credit)… Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định [20]. Phương thức mở tài khoản: Người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa hai bên (tháng, quý, bán niên) người mua trả tiền cho người bán [13, tr. 216]. Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hàng ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu, dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra [13, tr. 218]. Các phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu thường được áp dụng thanh toán trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương vụ. Do đó, trong thực tế, khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì TTTDCT là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia (người mua, người bán, ngân hàng). Hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới, thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. 1.1.2. Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thư tín dụng Phương thức TTTDCT: là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng [20].
  • 21. 11 Thư tín dụng (Letter of credit – L/C): là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng [20]. Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, song sau khi được thiết lập, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và khi đó phương thức thanh toán này đã được thiết lập. Tính độc lập của L/C được thể hiện ở chỗ nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu xuất trình và nội dung của L/C đã được mở để trả tiền cho người bán. Việc thanh toán của ngân hàng không phụ thuộc vào thực trạng của hàng hóa. Nếu thực trạng của hàng hóa không đúng với chứng từ thì hai bên mua bán phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp người mua không thanh toán tiền cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho người bán, thực hiện đầy đủ và đúng với các điều khoản đã được quy định trong L/C. 1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng và nội dung chủ yếu của thư tín dụng  Đặc điểm - Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ. - L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy thì nó sẽ được coi là không hủy ngang. - Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C nếu: chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau. - Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 5 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không.
  • 22. 12 - Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C. - Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ thì phải thông báo bằng phương tiện truyền thống trước lúc đóng cửa của ngày làm việc thứ 5 (ngày làm việc ngân hàng). - Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.  Chức năng cơ bản - Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C thông thường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việc người bán hàng đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua, là cơ sở để ngân hàng thực hiện thanh toán. - Chức năng tín dụng: Thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân hàng cung cấp cho người nhập khẩu và là cam kết trực tiếp của ngân hàng với nhà xuất khẩu. Trong nghiệp vụ này từ “tín dụng” được hiểu theo nghĩa rộng là tín nhiệm chứ không hẳn là khoản tiền vay theo nghĩa thông thường của từ này, ví dụ như trong trường hợp khi nhà nhập khẩu yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng chỉ chấp nhận khi khách hàng ký quỹ 100% giá trị của thư. Trong trường hợp này ngân hàng không cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng nào. - Chức năng đảm bảo thanh toán: TDCT là sự cam kết độc lập của ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu. Trong đó, ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, mà không phụ thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Mặt khác, thông qua phương thức thanh toán này quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng được bảo vệ vì ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ liên quan đến hợp đồng thương mại và L/C.  Nội dung chủ yếu Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau:
  • 23. 13 (1): Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C - Số hiệu: Số hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng. Số hiệu của các thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan như hối phiếu, các chứng từ cần thiết khác. - Địa điểm phát hành L/C: là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu). Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn pháp luật áp dụng (tham chiếu luật quốc gia khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó). - Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người thụ hưởng (xuất khẩu), là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khấu đối với việc hoàn trả cho ngân hàng phát hành L/C trong thanh toán, là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không. (2): Tên và địa chỉ của những người có liên quan - Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C. - Các ngân hàng tham gia trong phương thức TTTDCT: bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các ngân hàng khác (nếu có). - Các tổ chức khác: là người cung cấp các chứng từ có liên quan trong bộ hồ sơ thanh toán như Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp, cơ quan bảo hiểm, hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa, công ty vận tải… (3): Số tiền của L/C Số tiền trên L/C vừa được ghi bằng số, vừa được nghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng. Trên thư tín dụng không nên ghi số tiền tuyệt đối vì người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, khi đó khó có thể được thanh toán vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do
  • 24. 14 chứng từ không phù hợp với các điều kiện quy định trong thư tín dụng. Nên ghi số tiền theo một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được hoặc là một giới hạn chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền. (4): Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng - Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C. Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn này và không trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng, nhằm đảm bảo thời gian thông báo hợp lý, lưu L/C tại ngân hàng, chuẩn bị hàng để giao… Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý nhằm đảm bảo thời gian lập bộ chứng từ, luân chuyển chứng từ, lưu chứng từ tại ngân hàng… - Địa điểm xuất trình L/C: Trong trường hợp địa điểm xuất trình của L/C có giá trị tự do, tức là địa điểm của bất kỳ ngân hàng nào tại đây L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Trường hợp địa điểm xuất trình khác với địa điểm của ngân hàng phát hành được xem là địa điểm bổ sung vào địa điểm ngân hàng phát hành. Có nghĩa là dù L/C quy định xuất trình theo bất cứ cách nào thì người xuất trình luôn được phép xuất trình trực tiếp cho ngân hàng phát hành. Trường hợp L/C xuất trình cho ngân hàng phát hành thì người thụ hưởng chỉ xuất trình tại địa chỉ duy nhất là ngân hàng phát hành mới được thanh toán. - Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau, tùy thuộc vào quy định trong hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. - Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
  • 25. 15 (5): Những nội dung về hàng hoá Bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu… (6): Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR...), nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng… (7): Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình Đây là nội dung then chốt trong thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Thông thường bộ chứng từ bao gồm: - Bản gốc thư tín dụng - Hóa đơn thương mại - Giấy tờ bảo hiểm - Vận đơn - Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ - Bản kê khai hàng hóa - Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (8): Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C Nội dung này ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Cam kết này là một cam kết có điều kiện, tức là ngân hàng chỉ thực hiện cam kết với điều kiện người xuất khẩu phải trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. (9): Những điều khoản đặc biệt khác Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác, ví dụ quy định có thể hoàn trả bằng điện T/T…
  • 26. 16 (10): Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó, các bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. [13, tr. 224-226] 1.1.2.3. Các chủ thể tham gia, mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia và ưu thế của phương thức TTTDCT  Các chủ thể tham gia  Người xin mở L/C (Applicant): là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu (người mua), yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng L/C. Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C: để được mở L/C, người nhập khẩu phải nộp tại ngân hàng (điều kiện): - Giấy đăng ký kinh doanh - Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Khi mở L/C, người nhập khẩu phải nộp các giấy tờ:  Đối với L/C trả ngay (L/C at sight): - Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hóa được quản lý bằng giấy phép) - Quota (đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch) - Hợp đồng nhập khẩu (bản sao) - Đơn xin mở L/C at sight (theo mẫu in sẵn của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.  Đối với L/C trả chậm (lesance L/C): - Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc quota nhập - Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu - Đơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của ngân hàng) - Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết Người nhập khẩu phải ký quỹ mở L/C, và căn cứ vào:
  • 27. 17 - Uy tín thanh toán của DN - Mối quan hệ của DN với ngân hàng - Số dư ngoại tệ trên tài khoản của DN - Công nợ của DN nhập khẩu - Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhập khẩu  Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu (người bán). Trong phương thức TDCT, các chứng từ rất quan trọng, nó trở thành bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao. Việc người bán có thu được tiền hàng hay không phụ thuộc duy nhất vào việc chứng từ xuất trình có phù hợp hay không. Vì vậy, người bán phải kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng cho người mua theo thư tín dụng, nếu không chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán điện cho người mua hoặc ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và hủy bỏ nội dung cũ. Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và đưa đến ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng được chỉ định trong thời hạn xuất trình chứng từ. Người bán chỉ nhận được tiền hàng khi sự xuất trình là phù hợp. Theo phương thức này, người bán được đảm bảo khả năng thanh toán khi tuân thủ các điều khoản, điều kiện của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất. Người bán được các ngân hàng giúp đỡ tư vấn, giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt người bán có thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ… Tuy nhiên, cũng có những bất lợi như: Chi phí (CP) cao hay đôi khi người bán không đáp ứng được những quy định của L/C nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, hoặc thậm chí bị từ chối thanh toán.
  • 28. 18  Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (Opening Bank hay Issuing Bank) Ngân hàng phát hành L/C phục vụ cho người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành bao gồm 3 trách nhiệm chính: kiểm tra đơn và phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.  Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank) Nhiều người cho rằng, L/C là cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng, do đó, ngân hàng phát hành cần gửi trực tiếp L/C cho người thụ hưởng mà không cần qua một ngân hàng nào nhằm giảm CP. Về mặt lý thuyết là có thể được, nhưng trên thực tế, để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng tránh nhận phải một L/C giả gây hậu quả nghiêm trọng, thì nhất thiết L/C phải được thông báo qua một ngân hàng. Ngân hàng thông báo luôn phải do ngân hàng phát hành chỉ định và thường là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và là CN hay ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành. Mục đích chuyển L/C cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo là để xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C. Khi nhận được L/C chuyển đến, ngân hàng thông báo phải xác minh tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu.  Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) Trường hợp người xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn được thanh toán, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, ngân hàng này được gọi là ngân hàng xác nhận. Về lý thuyết, ngân hàng xác nhận phải là một ngân hàng lớn có uy tín, tuy nhiên, trong thực tế, thì người thụ hưởng có thể chỉ định ngân hàng xác nhận, nếu không chỉ định thì ngân hàng phát hành sẽ tự chọn, và ngân hàng thông báo thường được đề nghị làm ngân hàng xác nhận. Về tính logic, thì trách nhiệm trả tiền trước hết thuộc về ngân hàng phát hành, nếu ngân hàng này không trả tiền thì ngân hàng xác nhận phải trả thay. Nhưng theo
  • 29. 19 quy định của UCP 600, thì việc xác nhận của ngân hàng khác sẽ tạo nên một cam kết chắc chắn, không hủy ngang, bổ sung vào cam kết của ngân hàng phát hành. Như vậy, có thể thấy trách nhiệm của ngân hàng xác nhận đối với người hưởng lợi cũng gần tương tự như của ngân hàng phát hành, tuy nhiên ngân hàng xác nhận còn phải có trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C. Do vậy, rủi ro hoàn toàn thuộc về ngân hàng xác nhận và quyết định cuối cùng có nên xác nhận L/C hay không là tùy thuộc vào khả năng phân tích của ngân hàng. Cũng vì vậy mà muốn được xác nhận thì ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc, nhiều khi mức cọc lên tới 100% giá trị của L/C.  Ngân hàng được chỉ định Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà được ngân hàng phát hành chỉ định thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Nói cách khác, ngân hàng được chỉ định là ngân hàng tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Thực tế, quá trình thanh toán L/C không nhất thiết phải có đủ tất cả các ngân hàng nói trên cùng tham gia, mà tùy từng trường hợp cụ thể sẽ xác định các thành viên tham gia. Thông thường thì có hai và đôi khi chỉ có một ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng nói trên. Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng được chỉ định đồng thời cũng là ngân hàng xác nhận thì trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định sẽ nhiều hơn, không chỉ là tiếp nhận, kiểm tra chứng từ mà còn bao gồm cả thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ, như vậy rủi ro sẽ nhiều hơn.  Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu người mở L/C.  Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): là ngân hàng mở L/C hoặc có thể một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định.
  • 30. 20  Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia  Giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở L/C Bằng cách gửi thẳng yêu cầu mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình, người yêu cầu đã chính thức đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán cho hợp đồng kinh doanh. Thông qua việc chấp nhận thư yêu cầu mở L/C và thực hiện mở L/C, ngân hàng mở L/C và người yêu cầu đã có mối quan hệ pháp lý người ta gọi là hợp đồng thực hiện dịch vụ (hợp đồng B). Một bộ phận cơ bản của thư yêu cầu mở L/C là điều kiện chung của các ngân hàng. Trong đó quy định rằng việc thực hiện L/C phải tuân thủ theo nội dung cơ bản của “Quy tắc thực hành thống nhất về TDCT – UCP 600”. Khi L/C được mở và ngân hàng đòi hỏi người mua phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định nào đó thì mối quan hệ này trở thành mối quan hệ tín dụng.  Giữa ngân hàng phát hành và người hưởng lợi Với việc mở L/C cho người hưởng lợi, ngân hàng phát hành đã cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện hay khi người mở không trả hay không muốn trả theo L/C. Rủi ro này thuộc về mối quan hệ tín dụng cho nên khi nhận được thư yêu cầu mở L/C, ngân hàng cần xem xét kỹ tình hình tài chính của khách hàng để có thể phán quyết chính xác trước khi mở L/C.  Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi Khi ngân hàng thông báo chỉ thực hiện việc thông báo TDCT mà không có một cam kết nào về thanh toán với L/C thì mọi quan hệ đối với người hưởng lợi của ngân hàng thông báo chỉ là vai trò người đưa thư.  Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi Ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi đã cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi. Đồng thời ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C.
  • 31. 21  Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm về một khoản nợ. Một khi ngân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đã cam kết, người hưởng lợi có quyền đòi tiền ngân hàng phát hành. Khi xác nhận đòi tiền ngân hàng mở ký quỹ một khoản tiền nhất định thì quan hệ này trở thành quan hệ tín dụng.  Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo Với yêu cầu thông báo L/C phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp và ngân hàng thông báo không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào.  Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán Với số tiền ký quỹ tại ngân hàng để thanh toán L/C cho ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận đã xuất hiện mối quan hệ đồng thực hiện nghiệp vụ mà không có sự đảm bảo nào từ phía ngân hàng thanh toán. Chính vì thế, ngân hàng thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành không đủ tiền thanh toán. Giữa ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận và ngân hàng hoàn trả không có mối quan hệ nghiệp vụ nào trong nghiệp vụ L/C.  Ưu thế của phương thức TTTDCT Phương thức TTTDCT có những lợi ích và bất lợi sau:  Đối với nhà nhập khẩu Lợi ích: Chắc chắn nhà xuất khẩu phải đáp ứng các quy định của L/C, người mua chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C để đi nhận hàng. Người mua được sự trợ giúp của ngân hàng trong việc bảo đảm các điều kiện của L/C được tuân thủ, dễ dàng được ngân hàng tài trợ vốn. Bất lợi: Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, nên buộc phải thanh toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu. Rủi ro thuộc về phía người mua. Nếu người bán
  • 32. 22 cố ý lập chứng từ hàng hóa giả mạo, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phía người bán.  Đối với nhà xuất khẩu Lợi ích: được bảo đảm thanh toán khi tuân thủ các điều khoản và điều kiện của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất, được ngân hàng giúp đỡ và tư vấn, giảm thiểu được các rủi ro. Ngoài ra, người bán có thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ… Bất lợi: CP cao, đôi khi không đáp ứng được những quy định của L/C, nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.  Đối với ngân hàng Lợi ích: khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng thu được lợi ích khá lớn từ các khoản thu phí, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ… Bất lợi: bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với người mua và người bán với tư cách là một thành viên tham gia vào phương thức thanh toán. Phương thức TTTDCT là phương thức ưu việt hơn cả. Bởi vì phương thức này đã dung hòa cân bằng với quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương. Những nghĩa vụ và trách nhiệm được đan xen, ràng buộc lẫn nhau tạo nên một sự đảm bảo và chắc chắn hơn cả cho việc thanh toán tiền hàng, nâng cao quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán. Hơn nữa, trong phương thức L/C, các ngân hàng tham gia không chỉ đơn thuần là những người trung gian thanh toán mà chính là những thành viên thực sự của quá trình thanh toán, là “người” cam kết trả tiền cho người bán thay cho người mua, vì vậy đôi khi cũng phải chịu những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. 1.1.2.4. Các loại thư tín dụng thương mại Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại L/C có thể bị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại
  • 33. 23 thư tín dụng được hủy ngang ít được sử dụng, bởi vì L/C này chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là một loại thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó. Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600 – ICC 2006). Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được và được một Ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với Ngân hàng mở L/C. Thông thường Ngân hàng mở L/C sẽ nhờ Ngân hàng thông báo đóng luôn vai trò Ngân hàng xác nhận. Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers). Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất tổng trị giá hợp đồng Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ được mở trên cơ sở một L/C khác. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C hay Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu.
  • 34. 24 Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này. Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C) Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement) L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable transferable L/C) [13, tr. 226-233] 1.2. Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ và hệ thống các chỉ tiêu – Mô hình đánh giá 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Chất lượng “Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo W.E.Deming thì “Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”. Theo J.M.Juran thì “Chất lượng là phù hợp sử dụng”. Theo Giáo sư P.B.Crosby thì “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”. Còn Giáo sư K.Ishikawa định nghĩa "Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với CP thấp nhất” [20]. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” [20]. Như vậy, theo định nghĩa này, khái niệm “chất lượng” là khác nhau tùy thuộc vào “yêu cầu” (những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn) đặt ra của những chủ thể khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, tác giả lựa chọn khái niệm “chất lượng” của ISO để tiến hành đánh giá chất lượng TTTDCT tại NHTMCP Sài Gòn Thương tín – CN TT.Huế. 1.2.1.2. Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ Chất lượng TTTDCT: được hiểu là mức độ thỏa mãn của việc cung cấp sản phẩm TTTDCT đối với những yêu cầu đặt ra của các chủ thể tham gia trong hoạt động này, mà cụ thể là ngân hàng và khách hàng. Điều này được thể hiện xuyên suốt
  • 35. 25 từ khi ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu xin mở L/C từ phía nhà nhập khẩu cho đến khi trả tiền cho nhà xuất khẩu và thu hồi lại vốn từ nhà nhập khẩu. Đối với ngân hàng: Mục tiêu mà các ngân hàng đặt ra khi cung cấp TTTDCT là tăng thêm nguồn thu cũng như tăng tính cạnh tranh. Điều này đạt được khi chất lượng TTTDCT được đảm bảo - khi nó thỏa mãn yêu cầu mà các NHTM đặt ra, đó là: tăng trưởng doanh số TTTDCT đồng thời phải đảm bảo an toàn và hiệu quả (dư nợ bảo lãnh L/C trả chậm quá hạn thấp, mức độ xảy ra các rủi ro khi thanh toán cho người thụ hưởng là tối thiểu và không gây ra tác động xấu đến tình trạng thanh khoản cũng như uy tín của ngân hàng). Đối với nhà nhập khẩu: Họ sử dụng phương thức TTTDCT nhằm mục đích ký kết được những hợp đồng thương mại quan trọng, ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng của nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C. Nhờ đó, người nhập khẩu có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận công nghệ; thậm chí trong một số trường hợp DN còn được tài trợ nhập khẩu. Vì vậy, chất lượng TTTDCT thể hiện ở mức độ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng như mức phí hợp lý, tiền ký quỹ hay giá trị tài sản đảm bảo thấp, thủ tục xử lý nhanh chóng, đơn giản, qua ít ngân hàng trung gian, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đối với nhà xuất khẩu: Khi ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng của nhà xuất khẩu, ngân hàng cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu kể cả trường hợp ngân hàng phát hành L/C không có khả năng thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C. Như vậy, chất lượng TTTDCT thể hiện ở mức độ thỏa mãn yêu cầu của người xuất khẩu như uy tín của ngân hàng, khả năng đảm bảo việc thanh toán, thủ tục nhanh chóng, đơn giản. 1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ Thứ nhất, việc đánh giá một cách khách quan và chính xác chất lượng hoạt động TTTDCT sẽ giúp NHTM nhìn nhận đúng đắn những vấn đề còn tồn tại và thiếu sót trong quy trình cung cấp để kịp thời đưa ra cách giải quyết phù hợp, hạn chế rủi ro phát sinh.
  • 36. 26 Thứ hai, giúp NHTM đánh giá đúng về nhu cầu của khách hàng để từ đó có những giải pháp đáp ứng tốt hơn yêu cầu của họ cũng như tạo ra sự khác biệt, hấp dẫn, thu hút người sử dụng sản phẩm TTTDCT nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển quy mô hoạt động. Thứ ba, việc đánh giá chất lượng TTTDCT trong mối tương quan với nhu cầu thị trường sẽ giúp ngân hàng phát huy những lợi thế trong việc cung cấp sản phẩm; góp phần giúp các thương vụ làm ăn kinh tế quốc tế vận hành thông suốt, lành mạnh hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.3.1. Trên góc độ khách hàng Để đánh giá chất lượng TTTDCT dựa trên góc độ khách hàng chúng ta sẽ đánh giá sự hài lòng của khách hàng về TTTDCT.  Sự hài lòng Khái niệm: “Sự hài lòng là trạng thái mức độ cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được với những kỳ vọng của người đó về sản phẩm, dịch vụ” (Kotler & Keller, 2006) [18]. Zeithmal & Bitner (2000) định nghĩa sự hài lòng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ [19]. Trên cơ sở đó, sự hài lòng có 3 cấp độ sau: - Nếu nhận thức về chất lượng nhỏ hơn kì vọng thì khách hàng không hài lòng. - Nếu nhận thức về chất lượng bằng kì vọng thì khách hàng thấy hài lòng. - Nếu nhận thức về chất lượng lớn hơn kì vọng thì khách hàng cảm thấy rất hài lòng và thích thú.  Mô hình nghiên cứu lý thuyết Hiện nay có rất nhiều thang đo khác nhau đo lường sự hài lòng và đánh giá chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, tất cả có một điểm chung là thể hiện được mức độ hài lòng mà khách hàng cảm nhận khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.  Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithmal & Berry, 1988): là một trong những thang đo được rất nhiều người chấp nhận. Trong đó, chất lượng sản
  • 37. 27 phẩm hay dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ đó và sự cảm nhận này được xem xét trên nhiều yếu tố tạo thành thang đo gồm 5 tiêu chí: Tin cậy (Realibility): thể hiện qua khả năng thực hiện sản phẩm hay dịch vụ phù hợp, đúng hạn, chính xác với những gì đã cam kết ngay từ lần đầu tiên. Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng, nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. Năng lực phục vụ (Assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng, tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng. Đồng cảm (Empathy): thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc đến từng khách hàng. Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, trang thiết bị phục vụ cho sản phẩm hay dịch vụ. Theo mô hình này: Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị cảm nhận Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này. Hơn nữa, thủ tục đo lường của SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy, đã xuất hiện một biến thể của SERVQUAL là SERVPERF.  Mô hình SERVPERF: Mô hình này được phát triển bởi Cronin & Taylor (1992). Thay vì đo lường cả cảm nhận lẫn kì vọng của khách hàng như mô hình SERVQUAL, Cronin & Taylor cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với sự thực hiện sản phẩm hay dịch vụ của DN phản ánh tốt nhất chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả như Lee & ctg (2000), Brady & ctg (2002). Bộ thang đo SERVPERF cũng sử dụng các phát biểu tương tự phần hỏi về cảm nhận của khách hàng như trong mô hình SERVQUAL, bỏ qua phần hỏi về kì vọng; bao gồm 5 nhân tố: Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ, Đồng cảm và Phương tiện hữu hình với 22 biến quan sát được sử dụng. Nghiên cứu này sử dụng mô hình SERVPERF vì những lý do sau đây:
  • 38. 28 - Phần mong đợi của khách hàng trong mô hình SERVQUAL không bổ sung thêm thông tin gì từ phần cảm nhận của khách hàng (Babakus và Boller, 1992) [2]. - Bằng chứng từ thực nghiệm của Cronin và Taylor khi thực hiện các nghiên cứu so sánh trong bốn lĩnh vực ngân hàng, kiểm soát sâu bệnh, làm khô và thức ăn nhanh; và các nghiên cứu của Parasuraman cũng cho thấy SERVPERF đều tốt hơn SERVQUAL. - Sử dụng mô hình SERVPERF sẽ cho kết quả tốt hơn mô hình SERVQUAL và bảng câu hỏi theo mô hình SERVPERF ngắn gọn hơn phân nửa so với SERVQUAL, không gây nhàm chán và mất thời gian cho người trả lời. Khái niệm sự kỳ vọng cũng khá mơ hồ đối với người trả lời (Phong và Thúy, 2007) [10]. - Đo lường kì vọng của khách hàng là rất khó khăn. 1.2.3.2. Trên góc độ Ngân hàng  Chỉ tiêu định lượng  Các chỉ tiêu về doanh số và dư nợ L/C: Dư nợ L/C nhập khẩu hoặc xuất khẩu tăng giảm qua các năm tùy thuộc vào doanh số phát hành L/C (đối với L/C nhập khẩu) hoặc doanh số thông báo L/C (L/C xuất khẩu) và doanh số thanh toán L/C nhập khẩu hoặc xuất khẩu của các năm đó. Đánh giá chất lượng TTTDCT thông qua mức độ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng doanh số L/C cần phải đánh giá trên ba chỉ tiêu: Doanh số phát hành/thông báo L/C: Chỉ tiêu này càng cao phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng, ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, nếu doanh số phát hành/thông báo L/C cao thì thu từ phí của hoạt động TTTDCT cũng cao và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này so với các hoạt động khác của ngân hàng cũng được tăng lên, hoạt động TTTDCT sẽ đóng góp một nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Chất lượng TTTDCT sẽ đảm bảo trong điều kiện doanh số phát hành/thông báo L/C tăng lên và các bộ L/C có mức độ rủi ro thấp, không có dư nợ L/C trả chậm quá hạn.
  • 39. 29 Doanh số thanh toán L/C: là tổng số tiền mà ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng. Dư nợ L/C nhập khẩu/xuất khẩu: là tổng số tiền mà ngân hàng cam kết thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ thấp cho thấy ngân hàng không mở rộng được quy mô, không thu hút được khách hàng. Nhưng dư nợ cao chưa chắc tốt vì đôi lúc còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dư nợ L C nhập hẩu uất hẩu cuối Dư nợ L C nhập hẩu uất hẩu đ u Doanh ố phát hành thông báo L C trong Doanh ố thanh toán L C nhập hẩu uất hẩu trong Dư nợ L/C qua các năm tăng lên là do doanh số phát hành hoặc thông báo L/C trong kỳ lớn hơn doanh số thanh toán L/C trong kỳ, thể hiện tình hoạt động của NHTM ngày càng phát triển, NHTM đã thu hút được nhiều khách hàng, tăng nguồn thu cho ngân hàng. Ngược lại, dư nợ cuối kỳ giảm là do doanh số phát hành hoặc thông báo L/C trong kỳ thấp hơn doanh số thanh toán L/C trong trong kỳ, phản ánh NHTM chưa phát huy hết tiềm năng trong việc khai thác thị trường, giảm lợi nhuận (LN) của NHTM. Dư nợ L/C tăng sẽ đảm bảo yêu cầu tăng trưởng TTTDCT mà NHTM đặt ra.  Thu nhập từ TTTDCT: là một chỉ tiêu quan trọng và có tính chất đánh giá bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lượng. Thu nhập từ hoạt động này đến từ các khoản phí. Đây là CP mà người sử dụng sản phẩm TTTDCT phải trả cho ngân hàng để sử dụng sản phẩm này. Mức phí phải đảm bảo bù đắp các CP bỏ ra của ngân hàng có tính đến rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu và phải đảm bảo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các loại phí của sản phẩm này gồm: - Đối với hàng nhập khẩu: Phí phát hành thư tín dụng, phát hành sửa đổi tăng tiền, hủy thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu trả chậm, thanh toán bộ chứng từ, cam kết thanh toán L/C nhập khẩu đối với phần giá trị L/C không ký quỹ, bảo lãnh nhận hàng, sửa đổi bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn/phát hành ủy quyền nhận hàng theo L/C, xử lý bộ chứng từ, chuyển tiếp L/C đến ngân hàng thông báo thứ hai…
  • 40. 30 - Đối với hàng xuất khẩu: Phí thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi, thông báo thư tín dụng nhận từ ngân hàng khác ngân hàng phát hành, thanh toán một bộ chứng từ, xác nhận L/C của ngân hàng đại lý phát hành, xác nhận sửa đổi tăng tiền, tăng thời hạn hiệu lực, chuyển nhượng L/C, phí sửa đổi bộ chứng từ, thông báo hủy L/C xuất khẩu, phí lập hộ bộ chứng từ L/C xuất cho khách hàng… Phí thu từ hoạt động TTTDCT là một khoản tạo thu nhập khá cao cho ngân hàng bởi CP thực tế của một hợp đồng này là không nhiều. Muốn tăng thu nhập từ TTTDCT thì phải thu hút được những hợp đồng có giá trị lớn và an toàn. Tóm lại, thu nhập từ TTTDCT cao và tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện khả năng sinh lời của hoạt động TTTDCT và phản ánh chất lượng TTTDCT ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, ngoài số liệu tuyệt đối còn phải xem xét thu nhập từ hoạt động này trong mối tương quan với thu từ các hoạt động khác của ngân hàng, đó là: Hai chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động TTTDCT trong việc tạo ra nguồn thu cho ngân hàng.  Dư nợ L/C trả chậm quá hạn: là số tiền mà ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng nhưng khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng theo đúng cam kết giữa ngân hàng và khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm, do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng hoặc DN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn do ngân hàng quyết định (theo quy định tại khoản 1 điều 13 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/5/2001). Chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ an toàn trong hoạt động TTTDCT của ngân hàng càng thấp; chứng tỏ chất lượng công tác xác định khả năng tài chính của DN trong việc đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết chưa tốt và ngân hàng đang đứng trước
  • 41. 31 nguy cơ mất vốn. Ngược lại, dư nợ L/C trả chậm quá hạn thấp biểu hiện hoạt động TTTDCT có chất lượng.  Chỉ tiêu định tính  Khả năng tìm kiếm và khai thác thị trường: thể hiện chất lượng TTTDCT trong việc đáp ứng một phần yêu cầu tăng trưởng thu nhập của NHTM. Việc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng TTTDCT trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt hoặc mở rộng ra những thị trường khác sẽ phản ánh năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng.  Tuân thủ quy trình TTTDCT: Xây dựng một quy trình riêng cho việc cung cấp sản phẩm phản ánh sự chuyên môn hóa trong hoạt động của NHTM và mức độ phát triển TTTDCT. Quy trình TTTDCT nghiêm ngặt, chặt chẽ sẽ không mang lại tác dụng giảm thiểu rủi ro nếu cán bộ phụ trách không thực hiện đúng từng bước. Việc tiến hành kiểm tra bộ chứng từ một cách đầy đủ; kiểm tra, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ sẽ đảm bảo an toàn trong hoạt động TTTDCT. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.1. Nhân tố chủ quan  Tiềm lực của NHTM TTQT nói chung và thanh toán bằng phương thức TDCT nói riêng phần lớn liên quan đến nguồn vốn ngoại tệ, đặc biệt luôn đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng ngoại tệ lớn để đáp ứng khả năng thanh toán. Do vậy một ngân hàng có nguồn vốn lớn về ngoại tệ sẽ luôn chiếm được ưu thế trong hoạt động TTQT. Mặt khác quy mô, khả năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ quốc tế cũng tác động không nhỏ đến phạm vi hoạt động TTQT bằng phương thức chứng từ của một ngân hàng. Như vậy tiềm lực của ngân hàng là một nhân tố quyết định sự phát triển và mở rộng hoạt động thanh toán của chính ngân hàng đó.  Uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế Trên lĩnh vực tài chính - tiền tệ, uy tín và thương hiệu của một ngân hàng ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế rất quan trọng, nó có thể quyết định sự
  • 42. 32 tồn tại của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả khi nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Khi uy tín và thương hiệu của ngân hàng đã được khẳng định thì sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng được mở rộng một cách đáng kể. Những khách hàng lần đầu tìm tới ngân hàng, họ sẽ tìm đến các ngân hàng có uy tín. Còn đối với những khách hàng đã thực hiện hoạt động TTTDCT tại ngân hàng thì uy tín đóng vai trò giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm.  Mạng lưới ngân hàng đại lý của ngân hàng Hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT liên quan tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều khu vực khác nhau, do đó hệ thống mạng lưới các ngân hàng đại lý của một NHTM luôn đóng một vai trò quan trọng. Một ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện các nghiệp vụ TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng được tiến hành trôi chảy, có hiệu quả; ngược lại nếu mạng lưới ngân hàng đại lý bị hạn chế thì nghiệp vụ TTQT chắc chắn sẽ không thể phát triển tốt được.  Quy trình TTTDCT Mỗi ngân hàng có một quy trình TTTDCT khác nhau nhằm đảm bảo đưa ra quyết định đồng ý mở L/C, thông báo L/C, chiết khấu L/C hay từ chối được chính xác, hạn chế rủi ro. Một quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, làm giảm uy tín ngân hàng. Ngược lại, quy trình đơn giản, tiết kiệm thời gian, CP mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các khâu sẽ giúp hoạt động TTTDCT tăng trưởng an toàn và hiệu quả.  Phẩm chất, trình độ của cán bộ Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với khách hàng để có được thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT là một nghiệp vụ phức tạp do đó những bấp cập về trình độ của cán bộ thanh toán sẽ tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động này. Nhân viên có năng lực trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì việc thẩm định khách hàng sẽ tốt, đưa ra
  • 43. 33 được những quyết định phù hợp, giảm rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng TTTDCT. Bên cạnh đó các cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần làm việc sáng tạo, hăng hái, có trách nhiệm góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ TTTDCT của ngân hàng.  Trang thiết bị ỹ thuật và công nghệ thanh toán Hiện nay tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên sự phát triển không đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng có thể cản trở việc ứng dụng các nghiệp vụ mang tính chất toàn ngành, gây khó khăn cho việc liên kết nhằm hợp tác khai thác sản phẩm dịch vụ. Hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi có sự tham gia của các thiết bị truyền tin và hệ thống máy móc trợ giúp, do đó một ngân hàng có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và trình độ công nghệ trong thanh toán cao sẽ có điều kiện phát triển, mở rộng hoạt động.  Hoạt động mar eting ngân hàng Có thể khẳng định các NHTM hiện nay đang cố gắng xây dựng thương hiệu cho mình thông qua các dịch vụ truyền thông, tiếp thị… Hoạt động marketing ngân hàng nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tạo cho khách hàng truyền thống niềm tin vào các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã và đang cung cấp; thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường... Hiệu quả của marketing ngân hàng cũng sẽ góp phần không nhỏ đến hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT của ngân hàng. 1.3.2. Nhân tố khách quan  Môi trường inh tế - tự nhiên - ã hội Hoạt động của ngân hàng có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, sự ổn định hay mất ổn định của kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng. Các biến số vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng của nền kinh tế hay tình hình xã hội như chiến tranh, nổi loạn, đảo chính… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động TTQT.
  • 44. 34 Một nền kinh tế phát triển ổn định và tạo được uy tín, niềm tin với các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ giúp cho hoạt động giao thương thương mại phát triển nhanh chóng, hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng của các ngân hàng từ đó được đẩy mạnh, nâng cao về chất lượng, quy mô. Ngược lại, khi nền kinh tế suy yếu, các cuộc khủng hoảng kinh tế làm cán cân thanh toán của quốc gia bị mất cân bằng dẫn đến đồng nội tệ bị mất giá mạnh so với đồng ngoại tệ, làm giảm khả năng chi trả của người mua, ảnh hưởng lớn đến TTTDCT. Hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường tự nhiên, xã hội. Trong trường hợp xảy ra các biến động lớn như chiến tranh, nổi loạn, thiên tai thì thiệt hại rất dễ xảy ra cho người xuất khẩu, người nhập khẩu và cả ngân hàng. Không có một thương gia nào lại muốn lựa chọn đối tác của mình ở một nước có những biến động về chính trị bởi vì họ có thể không nhận được hàng (trong trường hợp là nhà nhập khẩu) hoặc không nhận được tiền (trong trường hợp là nhà xuất khẩu), đây là những rủi ro bất khả kháng và thông thường không có những bảo hiểm cho rủi ro dạng này.  Chính ách inh tế đối ngoại của quốc gia Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng việc hoạch định các chính sách vĩ mô, nó tác động lên toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế đối ngoại như mở cửa nền kinh tế, khuyến khích tự do thương mại sẽ tạo ra những thuận lợi đặc biệt đối với các sản phẩm của ngân hàng như TTQT. Môi trường pháp lý cũng là một yếu tố đảm bảo cho chất lượng thanh toán. Sự không ổn định về mặt pháp lý sẽ gây ra những khó khăn cho các đối tác tham gia vào nghiệp vụ TTQT khi không phản ứng kịp với những thay đổi này. Mọi NHTM đều phải am hiểu tất cả các thông lệ và luật pháp riêng của mỗi quốc gia để tránh rủi ro cho khách hàng và chính ngân hàng.  Chính ách quản lý ngoại hối của quốc gia Chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra, nó tác động tới mọi quan hệ kinh
  • 45. 35 tế đối ngoại bằng ngoại tệ. Nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ trong thanh toán. Một chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước nếu phù hợp với cung, cầu trên thị trường sẽ giúp cho các ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu TTQT và TTQT bằng phương thức TDCT. Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của một nước, khi tỷ giá hối đoái tăng thì khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước đó có xu hướng tăng lên, còn khối lượng hàng hóa xuất khẩu lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm. Để thực hiện các giao dịch ngoại thương đòi hỏi nhiều thời gian để hoàn tất các thủ tục và nếu trong khoảng thời gian này có sự biến động đột ngột của tỷ giá, tất yếu dẫn đến việc gây thiệt hại cho người mua hoặc người bán. TTQT là khâu cuối cùng để hoàn tất một giao dịch thương mại quốc tế, đó là việc thanh toán, chi trả ngoại tệ giữa các bên liên quan. Giá trị ngoại tệ thu được chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến động về tỷ giá; cho nên, trong nhiều trường hợp biến động tỷ giá có thể khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, dẫn đến hoạt động TTQT cũng như TTTDCT của NHTM biến đổi theo. Với ngân hàng thì việc tỷ giá không ổn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập từ phí thanh toán và nguồn ngoại tệ để duy trì hoạt động TTQT bị xáo trộn. Có những trường hợp ngân hàng phải chịu thiệt để giữ uy tín.  Yếu tố hách hàng Trong TTTDCT, việc thanh toán nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào thời gian xuất trình chứng từ cũng như sự hoàn hảo của bộ chứng từ đó. Vì vậy trình độ hiểu biết của khách hàng trong nghiệp vụ ngoại thương rất quan trọng. Với những khách hàng mới còn non yếu về chuyên môn, không nắm vững các thông lệ, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp các nước đối tác sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, dẫn đến hợp đồng thiếu chặt chẽ, sai sót trong định giá… gây thiệt hại không những cho chính họ mà còn cho cả bản thân ngân hàng. Thực lực tài chính của khách hàng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TTQT bằng phương thức TDCT của ngân hàng. Khi năng lực về tài chính của khách hàng yếu kém thì chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có