SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Câu hỏi ôn tập luật hành chính?
Tình huống ôn tập
Ngày 10/2/2015 Công ty HK tổ chức tiệc có sân khấu ca nhạc và khu ăn uống được thiết
kế ngay trước công chính của công ty nằm trên mặt tiền đường Điện Biên Phủ, Quận 1,
TPHCM. Đến 23 giờ cùng ngày, được tin báo của người dân, Đội Cảnh sát trật tự xã hội
đã có mặt tại nơi tổ chức tiệc của công ty HK lập biên bản về HWP
1/ Xác định mức phạt tiền cụ thể đối với công ty HK, biết rằng theo quy định hiện hành
hành vi "gây tiếng động lớn, làm ồn áo, huyện nào trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5
giờ sáng ngày hôm sau có mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, hành vi "sử dụng
đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội bị
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
2/ Một số công nhân trong công ty HK biết được thông tin: việc tổ chức vui chơi của
công ty bị xử phạt nên đã đề nghị người có thẩm quyền "được giải trình để không ảnh
hưởng đến uy tín của công ty". Người có thẩm quyền xử lý như thế nào thì hợp pháp?
3/ Xác định thời hiệu xử phạt vi phạm Công ty HK? Giả sử người có thẩm quyền để quá
thời hiệu mà không ra quyết định xử phạt thì vụ việc vi phạm của công ty HK được xử lý
như thế nào?
Câu hỏi ôn tập
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính?
Về cơ bản, các hình thức xử phạt trong Luật không khác nhiều so với quy định của Pháp
lệnh XLvi phạm hành chính trước đó. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vẫn
bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.
Nhìn chung, Quy định về từng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lý
vi phạm hành chính đã kế thừa các quy định trước đó và phát triển trên cơ sở khắc phục
những điểm còn hạn chế nhằm đảm bảo tính hợp lí, khoa học, thống nhất trong pháp
luật về xử lí vi phạm hành chính.
Điều 21, Luật Xử lý vi phạm hành chính (văn bản hợp nhất năm 2020) quy định:
“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định
và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy
định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định
một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.”
3.1. Cảnh cáo:
Trong các hình thức xử phạt được quy định tại Điều 21, “Cảnh cáo” là hình thức xử
phạt được áp dụng khá phổ biến. Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm
trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.” Hình thức xử
phạt này có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, cảnh cáo chỉ áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính mà không áp
dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
Thứ hai, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong hai trường hợp:
– Trường hợp 1: đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức thực hiện vi phạm hành
chính thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi thỏa mãn đầy đủ các điều
kiện: (1) Vi phạm hành chính không nghiêm trọng; (2) có tình tiết giảm nhẹ; (3) theo
quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
– Trường hợp 2: hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Đối với nhóm
đối tượng này, dù vi phạm hành chính do họ thực hiện có nghiêm trọng đến mức độ nào
thì người có thẩm quyền cũng đều áp dụng hình thức xử phát cảnh cáo mà không được
áp dụng các hình thức xử phạt khác. Điều này thể hiện rõ nét sự bảo vệ của nhà nước
đối với trẻ em-nhóm đối tượng được nhà nước, pháp luật và xã hội bảo vệ đặc biệt.
Thứ ba, hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản theo thủ tục xử phạt
không lập biên bản (thủ tục đơn giản) bới tất cả chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Cần
lưu ý rằng, theo quy định của pháp luật việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo phải bằng
hình thức văn bản dưới dạng các quyết định xử phạt. Việc xử phạt cảnh cáo dưới hình
thức “bằng miệng” sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là xử phạt cảnh cáo.
hứ tư, mục đích chính của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của chủ thể vi phạm hành chính.
3.2. Phạt tiền:
Trong Luật XLvi phạm hành chính, phạt tiền được quy định là hình thức xử phạt chính
do dễ dàng, thích hợp áp dụng với cả cá nhân, tổ chức vi phạm và có tính khả thi cao.
Mức phạt tiền trong Luật XLvi phạm hành chính đã được nâng lên so với các quy định
trước kia, mức phạt tối thiểu là 50.000 đồng đối với cá nhân và 100.000 đồng đối với
tổ chức; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000
đồng đối với tổ chức. Do các yếu tố đặc thù của vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hoá; chứng
khoán; hạn chế cạnh tranh nên mức phạt tiền không bị Luật XLvi phạm hành chính
khống chế, mức tối đa áp dụng đối với các vi phạm này căn cứ vào số tiền cá nhân, tổ
chức vi phạm hoặc được lợi từ vi phạm để xác định theo quy định của các luật tương
ứng.
Ngoài ra, Luật XLvi phạm hành chính cũng quy định: “… đối với khu vực nội thành
của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa
không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh
vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội” (khoản 1
Điều 23). Phân
hoá mức phạt tiền giữa khu vực đô thị và các khu vực khác vừa thể hiện sự đánh giá
của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính cao hơn ở khu
vực này, vừa phù hợp với sự khác biệt về mức sống giữa đô thị và các khu vực khác.
Quy định mức phạt cao cũng là biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm
hành chính đang gia tăng, gây cản trở đến sự phát triển lành mạnh tại các đô thị.
Sự đa dạng các cách thức quy định về mức tiền phạt vừa bảo đảm phù hợp với tính chất
của vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lí nhà nước, vừa cho phép người có
thẩm quyền xử phạt có thể quyết định chính xác mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm, tuỳ vào tính chất, mức độ của vi phạm mà họ đã thực hiện.
3.3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi
trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. So với các quy định trước đó về hình thức xử
phạt có liên quan đến hạn chế quyền thực hiện những hoạt động nhất định của cá nhân,
tổ chức này, quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có hai điểm thay đổi quan
trọng.
Thứ nhất, bên cạnh việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, Luật
XLvi phạm hành chính có quy định thêm về việc đình chỉ hoạt động được áp dụng trong
hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả
năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi
trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có
giấy phép;
– Trường hợp 2: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và
hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm
trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động là từ
01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có
thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Các quy định của Luật XLvi phạm hành chính
là bảo đảm tương xứng với tính chất, mức độ của vi phạm hành chính và bảo đảm các
quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
3.4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính):
Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện
có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành
chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”
Hình thức xử phạt này có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng với tính chất
là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Đây là điểm khác biệt cơ
bản của Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành
chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Theo đó, trước đây, tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng với tính chất hình thức xử phạt
bổ sung.
Thứ hai, hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nghiêm trọng. Theo đó, tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt nhằm tước bỏ quyền sở hữu
của người vi phạm đối với vật, tiền, hàng hoá, phương tiện và chuyển sang quyền sở
hữu nhà nước.
Thứ ba, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với các vi
phạm do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Điều đó có nghĩa là, hình thức xử phạt này không
thể được áp dụng đối với vi phạm hành chính được thực hiện do lỗi vô ý của cá nhân,
tổ chức.
Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì vấn đề
có tính pháp lí quan trọng là phân biệt tang vật với phương tiện. Luật Xử lí vi phạm
hành chính năm 2012 không đưa ra định nghĩa và cũng không có tiêu chí phân biệt giữa
tang vật với phương tiện. Đây là điểm hạn chế3.5. Trục xuất:
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy
nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính không xác định rõ đối tượng người nước ngoài
thực hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực nào, tính chất, mức độ nguy hiểm
đến đâu thì bị trục xuất.
Về thẩm quyền, Luật XLvi phạm hành chính đã trao thẩm quyền trục xuất cho giám
đốc công an tỉnh và Cục trưởng Cục quản lí xuất, nhập cảnh thay cho thẩm quyền của
Bộ trưởng Bộ công an. . Quy định này có điểm hợp lí vì hiện nay có nhiều người nước
ngoài đến Việt Nam đầu tư, lao động, học tập lợi dụng các chính sách ưu đãi, khuyến
khích của Nhà nước Việt Nam và sự thiếu hiểu biết của người dân để vi phạm pháp luật
cần bị xử lí nhanh chóng, nghiêm minh. Nếu thẩm quyền trục xuất chỉ thuộc về Bộ
trưởng Bộ công an thì vừa mâu thuẫn với các quy định khác của pháp luật về hình thức,
thủ tục xử phạt liên quan đến trục xuất, vừa làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục
cần thiết, gây khó khăn cho công tác quản lí người nước ngoài trong thời gian làm thủ
tục trục xuất.
Về nguyên tắc áp dụng, trong bài phân tích trên tác giả đã có nhắc đến, về cơ bản, cần
hiểu như sau:
– Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức
xử phạt chính.
Hình thức xử phạt Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính); Trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc
hình thức xử phạt chính.
– Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định
một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
trong quy định của pháp luật.
2. So sánh nhiệm hành chính với trách nhiệm kỷ luật?
Điểm giống nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật
 Đều là các loại trách nhiệm pháp lý do nhà nước quy định.
 Các loại trách nhiệm pháp lý này đều do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối
với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật.
 Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật đồng
thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với cá nhân tổ chức khác, qua đó phòng
ngừa và hạn chế được hành vi vi phạm phạm luật.
Điểm khác nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật
Tiêu chí Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật
Khái niệm
Trách nhiệm hành chính là loại trách
nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách
khác trách nhiệm hành chính là trách
nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật
hành chính quy định và trách nhiệm phát
sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.
Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí
áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên
chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc
hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc
vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Mục đích
Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ
những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự
quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý
hành chính nhà nước.
Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức
Quan hệ giữa
người xử lý
và người bị
xử lý
Không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ
chức
Có mối quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức
Đối tượng áp
dụng
Cá nhân, tổ chức vi phạm
Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham kỷ
luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo
quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
Các hình
thức xử lý
 Phạt chính
 Phạt bổ sung
 Các biện pháp khắc phục
 Khiển trách
 Cảnh cáo
 Hạ bậc lương
 Hạ ngạch
 Cắt chức
 Buộc thôi việc
Thủ tục Không thành lập hội đồng Phải thành lập hội đồng kỷ luật
3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
Dựa trên tinh thần của Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì
việc xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau.
Hiện nay, tình trạng vi phạm hành chính đang xảy ra khá phổ biến và có xu hướng ngày
càng tăng cao. Tuy mức độ nguy hiểm của nó không cao so với tội phạm nhưng cũng gây
ra không ít thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của mỗi người cũng
như lợi ích của Nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Chính vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm
hành chính và hướng dẫn cách xử lý vi phạm hành chính đó. Tuy nhiên, để việc xử lý vi
phạm hành chính một cách hiệu quả và triệt để thì cần phải tuân thủ theo những nguyên
tắc nhất định do pháp luật đề ra.
Dựa trên tinh thần của Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc
xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo
đúng quy định của pháp luật;
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc
thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc
phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa
và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp
luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng.
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách
quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
Việc phát hiện hành vi vi phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý
một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp
luật.
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt trước khi ra quyết định xử phạt phải
làm rõ, phân tích mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với
từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều người gây ra thì phải
đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi người tham gia thực hiện vi phạm hành chính đó
để từ đó có thể ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng người. Và tất cả các tình tiết đó
đều phải được ghi trong biên bản xử phạt.
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật
quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng
thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về
hành vi vi phạm hành chính đó.
Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã được pháp luật hành chính
quy định, nếu pháp luật chưa quy định thì không có vi phạm hành chính xảy ra và đương
nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó được.
Nếu một hành vi vi phạm đã bị một người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra
quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối
với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi
phạm, thì người đó sẽ bị xử phạt về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt
chung.
Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử
phạt. Vì vi phạm hành chính đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi người.
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá
nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền cần phải làm rõ,
chứng minh cho người vi phạm thấy được lỗi của mình, được quy định trong pháp luật.
Người bị xử phạt có thể chứng minh mình không có lỗi thông qua người đại diện Đây là
điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền lợi cho người bị xử lý hành chính.
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối trong trường hợp vi phạm hành
chính của một tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp.
4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính?
Thủ tục xử lý vi phạm hành chính là tổng hợp các bước thực hiện của cơ quan nhà nước
từ khi phát hiện có hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập biên bản cuối cùng là ban hành
quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Đầu tiên khi phát hiện ra có hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền đang thi
hành công vụ áp dụng buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính nhằm chấm dứt
ngay hành vi phạm tội. Được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản.
Đối với xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì được áp dụng trong
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000
đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính tại chỗ. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày,
tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ
chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan
đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều,
khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định
phải ghi rõ mức tiền phạt.
Đối với xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
thì áp dụng đối với những hành vi khác mà không thuộc vào trường hợp không phải lập
biên bản. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm
quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi
phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải
được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính
thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp
thời lập biên bản vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển,
tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập
biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu
bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. Biên bản vi phạm hành chính
phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm
hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa
điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính có nội dung như sau:
 Thời gian, địa điểm lập biên bản
 Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan;
 Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
 Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến,
người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
 Biện pháp ngăn chặn
 Quyền và thời hạn giải trình
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Biên bản vi phạm hành
chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường
hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên
bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập
trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa. Tiếp theo là cần xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm
hành chính, xem xét có hay không có vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm hành chính, lỗi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tính chất mức độ do vi
phạm hành chính gây ra... Tiến hành xác định giá trị tang vật phương tiện vi phạm
hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
Giải trình: Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức
xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành
vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ
chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách
nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra
quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong
thời hạn quy định. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia
hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực
hiện việc giải trình bằng văn bản.
Chuyển hồ sơ vụ án có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi xem
xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi
phạm cho cơ quan có thẩm quyền. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính, nếu
sau khi chuyển cho cơ quan hình sự mà không quyết định khởi tố hình sự thì cơ quan
hình sự phải chuyển lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính,
trong thời hạn là 03 ngày sau khi hủy bỏ quyết định khởi tố hình sự, quyết định đình chỉ
điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
=> Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính là 07 ngày kể từ ngày có biên bản vi phạm
hành chính.
5. So sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính
Khái niệm
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Trách nhiệm hình sự là trách
nhiệm pháp lý áp dụng đối với
các cá nhân, pháp nhân thương
mại vi phạm pháp luật phải chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi về
hành vi phạm tội của mình..
TRÁCH NHIỆM HÀNH
CHÍNH
Trách nhiệm hành chính là
loại trách nhiệm pháp lý đặt ra
đối với các cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính hay nói cách
khác trách nhiệm hành chính là
trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do
pháp luật hành chính quy định và
trách nhiệm phát sinh do vi phạm
nghĩa vụ đó.
Tuổi chịu trách nhiệm
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm.
– Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến
dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm
hình sự đối với tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi bị xử phạt hành chính đối
với hành vi vi phạm hành chính
do cố ý.
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị
xử phạt đối với mọi hành vi vi
phạm hành chính.
Tính chất
Trách nhiệm hình sự được phản
ánh qua bản án hay quyết định có
hiệu lực của Tòa án.
Trách nhiệm hành chính được
thể hiện thông qua quyết định
hành chính, hành vi hành chính
hay quyết định kỷ luật của cá
nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Giống nhau: Đều là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải
gánh chịu khi vi phạm pháp luật.
Đặc điểm
Là loại trách nhiệm pháp lý được
áp dụng để xử lý các vi phạm
hình sự do pháp luật hình sự quy
định. Trách nhiệm hình sự có
mức độ nghiêm khắc hơn trách
nhiệm hành chính.
Là loại trách nhiệm pháp lý được
áp dụng để xử lý các vi phạm
hành chính.
Giống nhau: Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật
đối với Nhà nước.
Thẩm quyền áp dụng Tòa án nhân dân các cấp
– Cá nhân:
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng,
cán bộ công chức; hoặc
+ Cá nhân có thẩm quyền khác;
– Tổ chức:
+ Ủy ban nhân dân,
+ Tòa án,
+ Cơ quan công an hoặc cơ quan
có thẩm quyền khác.
Giống nhau: Là các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong bộ máy Nhà
nước
Đối tượng áp dụng
– Cá nhân;
(- Pháp nhân thương mại)
– Công dân Việt Nam,
– Công dân nước ngoài, người
không quốc tịch.
– Tổ chức.
Hình thức xử lý
Hình phạt cao nhất là tử hình.
Từ cảnh cáo đến phạt tiền, mang
tính chất nhẹ hơn với xử lý trách
nhiệm hình sự.
Giống nhau:
– Đều có hình thức xử lý, gồm:
+ Hình phạt chính;
+ Hình phạt bổ sung cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả, các
biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm.- Hệ thống chế tài của
pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đều rất đa dạng và phong
phú các mức xử phạt áp dụng cho các mức vi phạm khác nhau.
Thủ tục áp dụng
Thủ tục xử lý vi phạm hình sự
được tiến hành theo trình tự đặc
biệt theo quy định đặc biệt mà cơ
quan phải thực hiện thường mất
nhiều thời gian hơn nhiều so với
thủ tục xử lý vi phạm hành
chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt
hành chính ngắn, đối với những
vụ việc phức tạp là 30 ngày, nếu
cần xác minh thêm cũng chỉ
thêm 30 ngày.
Thời hạn ra quyết định hình sự
lâu hơn nhiều tùy thuộc vào tình
tiết vụ án.
Thủ tục xử lý vi phạm hành
chính, gồm: Thủ tục đơn giản và
thủ tục đầy đủ được tiến hành đa
phần nhanh chóng có thể ngay
khi vi phạm xảy ra.
Giống nhau:
6. So sánh trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự
Khái niệm
Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp
lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là
trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành
chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm
nghĩa vụ đó.
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Trách nhiệm dân sự là trách
nhiệm pháp lí mang tính tài sản
được áp dụng đối với người vi
phạm pháp luật dân sự nhằm bù
đắp về tổn thất vật chất, tinh thần
cho người bị hại.
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Chủ thể
Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà
nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật hành chính.
Các chủ thể trong trách nhiệm dân
sự là bình đẳng trước pháp luật.
Tính nguy
hiểm cho
xã hội
Thấp hơn so với trách nhiệm hình sự. Thấp.
Căn
cứ phát
sinh trách
nhiệm
Là việc người vi phạm đã thực hiện hành vi xâm
phạm trật tự quản lý của nhà nước về hành chính.
Là hành vi vi phạm của bên có
nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Căn cứ
hình
thành
trách
nhiệm
Dựa trên uy quyền, lập pháp của Nhà nước đối với
tổ chức, cá nhân vi phạm, nhằm bảo đảm trật tự
quản lý hành chính của Nhà nước.
Dựa trên thỏa thuận của các bên
nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân
của các bên.
Hậu quả
pháp lý
Phạt tiền, cảnh cáo. Là tài sản, công việc phải làm.
Trách
nhiệm
thực hiện
Phải do chính chủ thể vi phạm thực hiện. Có thể chuyển giao nghĩa vụ.
Đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định.
Trách nhiệm hình
sự
Trách nhiệm dân
sự
Trách nhiệm hành
chính
Trách nhiệm kỷ
luật
Khái
niệm
Trách nhiệm hình
sự là trách nhiệm
pháp lý áp dụng đối
với các cá nhân,
pháp nhân thương
mại vi phạm pháp
luật phải chịu
những hậu quả pháp
lý bất lợi về hành vi
phạm tội của mình.
Trách nhiệm dân
sự là trách nhiệm
pháp lý mang
tính tài sản được
áp dụng đối với
người vi phạm
pháp luật dân sự
nhằm bù đắp về
tổn thất vật chất,
tinh thần
cho người bị hại.
Trách nhiệm hành
chính là loại trách
nhiệm pháp lý đặt ra
đối với các cá nhân, tổ
chức vi phạm hành
chính hay nói cách
khác TNHC là trách
nhiệm thi hành nghĩa
vụ do pháp luật hành
chính quy định và
trách nhiệm phát sinh
do vi phạm nghĩa vụ
đó.
Trách nhiệm kỷ
luật là trách nhiệm
pháp lý áp dụng đối
với cán bộ, công
chức, viên chức do
vi phạm kỷ luật, vi
phạm quy tắc
hay nghĩa vụ trong
hoạt động công vụ
hoặc vi phạm pháp
luật mà chưa đến
mức truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Chủ thể
áp dụng
Nhà nước Nhà nước Nhà nước
Thủ trưởng, cơ quan
đơn vị, xí nghiệp.
Chủ thể
bị áp
dụng
Cá nhân, pháp nhân
thương mại có hành
vi vi phạm
pháp luật hình sự bị
coi là tội phạm theo
quy định của luật
hình sự.
Áp dụng đối với
chủ thể vi phạm
pháp luật dân sự
Các chủ thể trong
trách nhiệm hành
chính là Nhà nước đối
với tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm
pháp luật hành chính.
Cá nhân khi thực
hiện hành vi vi pham
kỷ luật hoặc vi phạm
pháp luật khác mà
theo quy định phải
chịu trách nhiệm kỷ
luật.
Mục
đích
Trừng trị người,
pháp nhân thương
mại phạm tội mà
còn giáo dục họ ý
thức tuân theo pháp
luật và các quy tắc
của cuộc sống, ngăn
ngừa họ phạm tội
mới,…
Buộc người có
hành vi vi phạm
pháp luật vào
nghĩa vụ bồi
thường cho người
bị tổn hại do hành
vi đó gây ra nhằm
khắc phục những
tổn thất đã gây ra.
Xử lý vi phạm hành
chính, loại trừ những
vi phạm pháp luật, ổn
định trật tự quản lý
trên các lĩnh vực vực
quản lý hành chính
nhà nước.
Đảm bảo trật tự nội
bộ của cơ quan, tổ
chức
So sánh các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua
cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy
định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Các loại trách nhiệm pháp lý
Có 04 loại trách nhiệm pháp lý:
– Trách nhiệm pháp lý hình sự
– Trách nhiệm pháp lý hành chính
– Trách nhiệm pháp lý dân sự
– Trách nhiệm pháp lý kỷ luật
So sánh trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách
nhiệm kỷ luật
Điểm giống nhau giữa các loại trách nhiệm pháp lý
Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp
luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định
tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Các hình
thức xử
lý
 Phạt chính
 Phạt bổ sung
 Các biện
pháp khắc
phục
 Bồi thường
thiệt hại
 Các biện
pháp khắc
phục
 Cảnh cáo
 Phạt tiền
 Khiển trách
 Cảnh cáo
 Hạ bậc lương
 Hạ ngạch
 Cắt chức
 Buộc thôi
việc
Trình tự
áp dụng
Được áp dụng theo
trình tự tư pháp.
Được áp dụng
theo trình tự tư
pháp.
…
Là trình tự hành
chính

More Related Content

Similar to LHC ÔN THI.docx

Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhHoa Pinkie
 
Kiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóa
Kiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóaKiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóa
Kiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
luat hanh chinh
luat hanh chinhluat hanh chinh
luat hanh chinhKhiVVn
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nướcNghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nướcHocXuLyNuoc.com
 
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdfBài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdfjackjohn45
 
Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơnThông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơnKế Toán Việt Nam
 
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinDoko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinNhut Yen Dang
 

Similar to LHC ÔN THI.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chính
 
Kiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóa
Kiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóaKiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóa
Kiểm tra, xử lý vphc tại bến, cảng, đầu mối bốc xếp hàng hóa
 
KIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓA
KIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓAKIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓA
KIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓA
 
Luận văn: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, HAY
Luận văn: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, HAYLuận văn: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, HAY
Luận văn: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, HAY
 
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH    Ở CƠ SỞ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 9: KIỂM TRA XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH Ở CƠ SỞ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
Luận Văn Nguyên Tắc Pháp Chế Trong Luật Hình Sự Việt Nam.
 
luat hanh chinh
luat hanh chinhluat hanh chinh
luat hanh chinh
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Luận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú Yên
Luận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú YênLuận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú Yên
Luận án: Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính tỉnh Phú Yên
 
Bài 4.pptx
Bài 4.pptxBài 4.pptx
Bài 4.pptx
 
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nướcNghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
 
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdfBài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
 
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo Pháp
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo PhápCác Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo Pháp
Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Theo Pháp
 
Bai 6 PLDC 2022.pdf
Bai 6 PLDC 2022.pdfBai 6 PLDC 2022.pdf
Bai 6 PLDC 2022.pdf
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...
Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao th...
 
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân Sự
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân SựCơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân Sự
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân Sự
 
Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơnThông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
 
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chinDoko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
Doko.vn 210116-180-cau-hoi-va-dap-an-mon-luat-hanh-chin
 
Luận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình Định
Luận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình Định
Luận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình Định
 

LHC ÔN THI.docx

  • 1. Câu hỏi ôn tập luật hành chính? Tình huống ôn tập Ngày 10/2/2015 Công ty HK tổ chức tiệc có sân khấu ca nhạc và khu ăn uống được thiết kế ngay trước công chính của công ty nằm trên mặt tiền đường Điện Biên Phủ, Quận 1, TPHCM. Đến 23 giờ cùng ngày, được tin báo của người dân, Đội Cảnh sát trật tự xã hội đã có mặt tại nơi tổ chức tiệc của công ty HK lập biên bản về HWP 1/ Xác định mức phạt tiền cụ thể đối với công ty HK, biết rằng theo quy định hiện hành hành vi "gây tiếng động lớn, làm ồn áo, huyện nào trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau có mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, hành vi "sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng 2/ Một số công nhân trong công ty HK biết được thông tin: việc tổ chức vui chơi của công ty bị xử phạt nên đã đề nghị người có thẩm quyền "được giải trình để không ảnh hưởng đến uy tín của công ty". Người có thẩm quyền xử lý như thế nào thì hợp pháp? 3/ Xác định thời hiệu xử phạt vi phạm Công ty HK? Giả sử người có thẩm quyền để quá thời hiệu mà không ra quyết định xử phạt thì vụ việc vi phạm của công ty HK được xử lý như thế nào? Câu hỏi ôn tập 1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính? Về cơ bản, các hình thức xử phạt trong Luật không khác nhiều so với quy định của Pháp lệnh XLvi phạm hành chính trước đó. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vẫn bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất. Nhìn chung, Quy định về từng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong Luật Xử lý vi phạm hành chính đã kế thừa các quy định trước đó và phát triển trên cơ sở khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm đảm bảo tính hợp lí, khoa học, thống nhất trong pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Điều 21, Luật Xử lý vi phạm hành chính (văn bản hợp nhất năm 2020) quy định: “1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất. 2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
  • 2. 3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này.” 3.1. Cảnh cáo: Trong các hình thức xử phạt được quy định tại Điều 21, “Cảnh cáo” là hình thức xử phạt được áp dụng khá phổ biến. Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.” Hình thức xử phạt này có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, cảnh cáo chỉ áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính mà không áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung. Thứ hai, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong hai trường hợp: – Trường hợp 1: đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức thực hiện vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: (1) Vi phạm hành chính không nghiêm trọng; (2) có tình tiết giảm nhẹ; (3) theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. – Trường hợp 2: hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Đối với nhóm đối tượng này, dù vi phạm hành chính do họ thực hiện có nghiêm trọng đến mức độ nào thì người có thẩm quyền cũng đều áp dụng hình thức xử phát cảnh cáo mà không được áp dụng các hình thức xử phạt khác. Điều này thể hiện rõ nét sự bảo vệ của nhà nước đối với trẻ em-nhóm đối tượng được nhà nước, pháp luật và xã hội bảo vệ đặc biệt. Thứ ba, hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản theo thủ tục xử phạt không lập biên bản (thủ tục đơn giản) bới tất cả chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Cần lưu ý rằng, theo quy định của pháp luật việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo phải bằng hình thức văn bản dưới dạng các quyết định xử phạt. Việc xử phạt cảnh cáo dưới hình thức “bằng miệng” sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là xử phạt cảnh cáo. hứ tư, mục đích chính của hình thức xử phạt cảnh cáo là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể vi phạm hành chính. 3.2. Phạt tiền: Trong Luật XLvi phạm hành chính, phạt tiền được quy định là hình thức xử phạt chính do dễ dàng, thích hợp áp dụng với cả cá nhân, tổ chức vi phạm và có tính khả thi cao. Mức phạt tiền trong Luật XLvi phạm hành chính đã được nâng lên so với các quy định trước kia, mức phạt tối thiểu là 50.000 đồng đối với cá nhân và 100.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Do các yếu tố đặc thù của vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hoá; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh nên mức phạt tiền không bị Luật XLvi phạm hành chính
  • 3. khống chế, mức tối đa áp dụng đối với các vi phạm này căn cứ vào số tiền cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc được lợi từ vi phạm để xác định theo quy định của các luật tương ứng. Ngoài ra, Luật XLvi phạm hành chính cũng quy định: “… đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội” (khoản 1 Điều 23). Phân hoá mức phạt tiền giữa khu vực đô thị và các khu vực khác vừa thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của vi phạm hành chính cao hơn ở khu vực này, vừa phù hợp với sự khác biệt về mức sống giữa đô thị và các khu vực khác. Quy định mức phạt cao cũng là biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm hành chính đang gia tăng, gây cản trở đến sự phát triển lành mạnh tại các đô thị. Sự đa dạng các cách thức quy định về mức tiền phạt vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lí nhà nước, vừa cho phép người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định chính xác mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, tuỳ vào tính chất, mức độ của vi phạm mà họ đã thực hiện. 3.3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. So với các quy định trước đó về hình thức xử phạt có liên quan đến hạn chế quyền thực hiện những hoạt động nhất định của cá nhân, tổ chức này, quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có hai điểm thay đổi quan trọng. Thứ nhất, bên cạnh việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, Luật XLvi phạm hành chính có quy định thêm về việc đình chỉ hoạt động được áp dụng trong hai trường hợp: – Trường hợp 1: Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; – Trường hợp 2: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động là từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Các quy định của Luật XLvi phạm hành chính
  • 4. là bảo đảm tương xứng với tính chất, mức độ của vi phạm hành chính và bảo đảm các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. 3.4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính): Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức” Hình thức xử phạt này có các đặc điểm sau: Thứ nhất, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Đây là điểm khác biệt cơ bản của Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 so với Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Theo đó, trước đây, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng với tính chất hình thức xử phạt bổ sung. Thứ hai, hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nghiêm trọng. Theo đó, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt nhằm tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm đối với vật, tiền, hàng hoá, phương tiện và chuyển sang quyền sở hữu nhà nước. Thứ ba, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng đối với các vi phạm do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Điều đó có nghĩa là, hình thức xử phạt này không thể được áp dụng đối với vi phạm hành chính được thực hiện do lỗi vô ý của cá nhân, tổ chức. Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì vấn đề có tính pháp lí quan trọng là phân biệt tang vật với phương tiện. Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 không đưa ra định nghĩa và cũng không có tiêu chí phân biệt giữa tang vật với phương tiện. Đây là điểm hạn chế3.5. Trục xuất: Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính không xác định rõ đối tượng người nước ngoài thực hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực nào, tính chất, mức độ nguy hiểm đến đâu thì bị trục xuất. Về thẩm quyền, Luật XLvi phạm hành chính đã trao thẩm quyền trục xuất cho giám đốc công an tỉnh và Cục trưởng Cục quản lí xuất, nhập cảnh thay cho thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ công an. . Quy định này có điểm hợp lí vì hiện nay có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, lao động, học tập lợi dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích của Nhà nước Việt Nam và sự thiếu hiểu biết của người dân để vi phạm pháp luật cần bị xử lí nhanh chóng, nghiêm minh. Nếu thẩm quyền trục xuất chỉ thuộc về Bộ trưởng Bộ công an thì vừa mâu thuẫn với các quy định khác của pháp luật về hình thức,
  • 5. thủ tục xử phạt liên quan đến trục xuất, vừa làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, gây khó khăn cho công tác quản lí người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Về nguyên tắc áp dụng, trong bài phân tích trên tác giả đã có nhắc đến, về cơ bản, cần hiểu như sau: – Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. – Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo. Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật xử lý vi phạm hành chính. trong quy định của pháp luật. 2. So sánh nhiệm hành chính với trách nhiệm kỷ luật? Điểm giống nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật  Đều là các loại trách nhiệm pháp lý do nhà nước quy định.
  • 6.  Các loại trách nhiệm pháp lý này đều do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật.  Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với cá nhân tổ chức khác, qua đó phòng ngừa và hạn chế được hành vi vi phạm phạm luật. Điểm khác nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật Tiêu chí Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật Khái niệm Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Mục đích Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước. Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức Quan hệ giữa người xử lý và người bị xử lý Không có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức Có mối quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức Đối tượng áp dụng Cá nhân, tổ chức vi phạm Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật. Các hình thức xử lý  Phạt chính  Phạt bổ sung  Các biện pháp khắc phục  Khiển trách  Cảnh cáo  Hạ bậc lương  Hạ ngạch  Cắt chức  Buộc thôi việc Thủ tục Không thành lập hội đồng Phải thành lập hội đồng kỷ luật 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? Dựa trên tinh thần của Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau.
  • 7. Hiện nay, tình trạng vi phạm hành chính đang xảy ra khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng cao. Tuy mức độ nguy hiểm của nó không cao so với tội phạm nhưng cũng gây ra không ít thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của mỗi người cũng như lợi ích của Nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và hướng dẫn cách xử lý vi phạm hành chính đó. Tuy nhiên, để việc xử lý vi phạm hành chính một cách hiệu quả và triệt để thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định do pháp luật đề ra. Dựa trên tinh thần của Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng. b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Việc phát hiện hành vi vi phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật. c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt trước khi ra quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều người gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi người tham gia thực hiện vi phạm hành chính đó để từ đó có thể ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng người. Và tất cả các tình tiết đó đều phải được ghi trong biên bản xử phạt. d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã được pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chưa quy định thì không có vi phạm hành chính xảy ra và đương nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó được. Nếu một hành vi vi phạm đã bị một người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi
  • 8. phạm, thì người đó sẽ bị xử phạt về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt. Vì vi phạm hành chính đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi người. đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền cần phải làm rõ, chứng minh cho người vi phạm thấy được lỗi của mình, được quy định trong pháp luật. Người bị xử phạt có thể chứng minh mình không có lỗi thông qua người đại diện Đây là điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền lợi cho người bị xử lý hành chính. e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối trong trường hợp vi phạm hành chính của một tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp. 4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính? Thủ tục xử lý vi phạm hành chính là tổng hợp các bước thực hiện của cơ quan nhà nước từ khi phát hiện có hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập biên bản cuối cùng là ban hành quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đầu tiên khi phát hiện ra có hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính nhằm chấm dứt ngay hành vi phạm tội. Được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản. Đối với xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản thì được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Đối với xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng đối với những hành vi khác mà không thuộc vào trường hợp không phải lập biên bản. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. Biên bản vi phạm hành chính
  • 9. phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung như sau:  Thời gian, địa điểm lập biên bản  Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;  Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;  Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;  Biện pháp ngăn chặn  Quyền và thời hạn giải trình Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa. Tiếp theo là cần xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính, xem xét có hay không có vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tính chất mức độ do vi phạm hành chính gây ra... Tiến hành xác định giá trị tang vật phương tiện vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt. Giải trình: Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định. Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản. Chuyển hồ sơ vụ án có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính, nếu sau khi chuyển cho cơ quan hình sự mà không quyết định khởi tố hình sự thì cơ quan
  • 10. hình sự phải chuyển lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn là 03 ngày sau khi hủy bỏ quyết định khởi tố hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. => Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính là 07 ngày kể từ ngày có biên bản vi phạm hành chính. 5. So sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính
  • 11. Khái niệm TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Tuổi chịu trách nhiệm – Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. – Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. – Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính do cố ý. – Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm hành chính. Tính chất Trách nhiệm hình sự được phản ánh qua bản án hay quyết định có hiệu lực của Tòa án. Trách nhiệm hành chính được thể hiện thông qua quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Giống nhau: Đều là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật. Đặc điểm Là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng để xử lý các vi phạm hình sự do pháp luật hình sự quy định. Trách nhiệm hình sự có mức độ nghiêm khắc hơn trách nhiệm hành chính. Là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng để xử lý các vi phạm hành chính. Giống nhau: Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật đối với Nhà nước. Thẩm quyền áp dụng Tòa án nhân dân các cấp – Cá nhân: + Thủ trưởng, phó thủ trưởng,
  • 12. cán bộ công chức; hoặc + Cá nhân có thẩm quyền khác; – Tổ chức: + Ủy ban nhân dân, + Tòa án, + Cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Giống nhau: Là các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong bộ máy Nhà nước Đối tượng áp dụng – Cá nhân; (- Pháp nhân thương mại) – Công dân Việt Nam, – Công dân nước ngoài, người không quốc tịch. – Tổ chức. Hình thức xử lý Hình phạt cao nhất là tử hình. Từ cảnh cáo đến phạt tiền, mang tính chất nhẹ hơn với xử lý trách nhiệm hình sự. Giống nhau: – Đều có hình thức xử lý, gồm: + Hình phạt chính; + Hình phạt bổ sung cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm.- Hệ thống chế tài của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đều rất đa dạng và phong phú các mức xử phạt áp dụng cho các mức vi phạm khác nhau. Thủ tục áp dụng Thủ tục xử lý vi phạm hình sự được tiến hành theo trình tự đặc biệt theo quy định đặc biệt mà cơ quan phải thực hiện thường mất nhiều thời gian hơn nhiều so với thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính ngắn, đối với những vụ việc phức tạp là 30 ngày, nếu cần xác minh thêm cũng chỉ thêm 30 ngày. Thời hạn ra quyết định hình sự lâu hơn nhiều tùy thuộc vào tình tiết vụ án. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính, gồm: Thủ tục đơn giản và thủ tục đầy đủ được tiến hành đa phần nhanh chóng có thể ngay khi vi phạm xảy ra. Giống nhau:
  • 13. 6. So sánh trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự Khái niệm Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lí mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Chủ thể Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Các chủ thể trong trách nhiệm dân sự là bình đẳng trước pháp luật. Tính nguy hiểm cho xã hội Thấp hơn so với trách nhiệm hình sự. Thấp. Căn cứ phát sinh trách nhiệm Là việc người vi phạm đã thực hiện hành vi xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước về hành chính. Là hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Căn cứ hình thành trách nhiệm Dựa trên uy quyền, lập pháp của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, nhằm bảo đảm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước. Dựa trên thỏa thuận của các bên nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân của các bên. Hậu quả pháp lý Phạt tiền, cảnh cáo. Là tài sản, công việc phải làm. Trách nhiệm thực hiện Phải do chính chủ thể vi phạm thực hiện. Có thể chuyển giao nghĩa vụ. Đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định.
  • 14.
  • 15. Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật Khái niệm Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác TNHC là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Chủ thể áp dụng Nhà nước Nhà nước Nhà nước Thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp. Chủ thể bị áp dụng Cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm theo quy định của luật hình sự. Áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật. Mục đích Trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới,… Buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra nhằm khắc phục những tổn thất đã gây ra. Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước. Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức
  • 16. So sánh các loại trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật. Các loại trách nhiệm pháp lý Có 04 loại trách nhiệm pháp lý: – Trách nhiệm pháp lý hình sự – Trách nhiệm pháp lý hành chính – Trách nhiệm pháp lý dân sự – Trách nhiệm pháp lý kỷ luật So sánh trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật Điểm giống nhau giữa các loại trách nhiệm pháp lý Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật. Các hình thức xử lý  Phạt chính  Phạt bổ sung  Các biện pháp khắc phục  Bồi thường thiệt hại  Các biện pháp khắc phục  Cảnh cáo  Phạt tiền  Khiển trách  Cảnh cáo  Hạ bậc lương  Hạ ngạch  Cắt chức  Buộc thôi việc Trình tự áp dụng Được áp dụng theo trình tự tư pháp. Được áp dụng theo trình tự tư pháp. … Là trình tự hành chính