SlideShare a Scribd company logo
1. Kỹ năng marketing
1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
Marketing làm thỏa mãn khách hàngMarketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh,
lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ
thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như
môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập
thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.
2. Kỹ năng phân khúc thị trường
Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn
phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải
biết cách "nhìn" thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những
mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm
vững kỹ thuật phân khúc thị trường.
3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh.
Tổ tiên người Việt đã nói "biết người, biết ta trăm trận trăm thắng", người làm thị trường phải biết
vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp.
4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi "thị trường nào tôi
nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?" luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà
từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó
chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường
ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing
của doanh nghiệp.
6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói
giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng
khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.
7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm
mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm
marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới.
8. Kỹ năng phát triển thị trường mới
Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường
xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ
trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.
9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế
còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá
để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh
Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể
phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường
thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa
sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.
11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm
và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ,
người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những
công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng
trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.
12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi
trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để
hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp
với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn
Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính
sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói
riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong
suốt quá trình hoạch định kế hoạch.
14. Kỹ năng quản trị dự án marketing
Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến
marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết
của công tác quản trị dự án marketing.
15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành
công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế
hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.
Đỗ Hòa
o Like
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
3. 11-05-2009 01:25 AM #3
small star
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Visit Homepage
o Add as Contact
Moderator
Join Date
Aug 2009
Đến từ
Hồ Chí Minh
Bài gởi
1,006
Thanks
616
Thanked 424 Times in 229 Posts
Blog Entries
1
Marketing 4P và 4C ngày nay
Doanh nghiệp muốn thành công, chiến lược tiếp thị hỗn hợp - 4P ngày nay cần gắn liền với một
chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”, lấy khách hàng
làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận
của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.
Bài học vỡ lòng dành cho sinh viên theo học các chuyên ngành marketing là chiến lược tiếp thị
hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và
Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Đây cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà
các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị để đưa bất kỳ loại hình
sản phẩm, dịch vụ nào ra thị trường.
Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều
chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý)
… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại
thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng
và người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.
Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm
đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân
phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng
thích.
Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo
từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch
định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện
trong hình vẽ dưới đây:
Chữ C đầu tiên - Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P - Product
(sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho
khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không
phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc
phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng
đúng nhu cầu này.
Thương hiệu thời trang N&M vừa ra đời là một ví dụ về việc tìm kiếm giải pháp cho người tiêu
dùng. Khi trên thị trường có hai dòng sản phẩm tách biệt là trang phục văn phòng (nghiêm túc, cổ
điển) và trang phục dạo phố, đi chơi (trẻ trung, phong cách), hãng thời trang này đã tìm ra
“ngách” là kết hợp hai nhu cầu này vào trong một sản phẩm để có thể mặc đi làm (vẫn đứng đắn)
kết hợp mặc đi chơi mà không thấy bị “cứng” quá.
Chữ C thứ hai - Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P - Price (giá) thể
hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ
bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận
hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho
người mua.
Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa
mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng,
bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ
dàng thay thế thường là giải pháp tốt.
Chữ C thứ ba - Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P - Place (phân phối) đòi hỏi cách
thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình
của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng.
Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có
nhiều khách hàng mở thẻ.
Chữ C cuối cùng - Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P - Promotion (khuyến mãi,
truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh
nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói”
cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một
chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm,
thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối
với sản phẩm, thương hiệu.
Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía
doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng “tiêu hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối
rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang
ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng.
Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng
cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên.
Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng
nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của
các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.
Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng
thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong
marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan
điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách
hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ
phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.
Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở
đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.
Nguồn: VnEconomy
o Like
Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra
để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.
--- Yêu mọi người, tin vài người và không xúc phạm đến ai.---
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
5. 11-05-2009 12:30 PM #4
thoa812
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Visit Homepage
o Add as Contact
Thành viên
Join Date
Aug 2009
Đến từ
ĐHQGHN
Bài gởi
687
Thanks
48
Thanked 472 Times in 215 Posts
Những lầm tưởng trong marketing
Đối với nhiều người mua dịch vụ, các mối quan hệ cá nhân vẫn là công cụ điều khiển các quyết
định theo đuổi. Trong một nghiên cứu gần đây về hành vi của khách hàng, các nhà phân tích của
Raintoday.com đã chỉ ra rằng hơn một nửa những người theo đuổi dịch vụ chuyên nghiệp đang
sẵn lòng chuyển đổi người cung cấp dịch vụ.
Để dành được những công việc thuận lợi, các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cần phải nghĩ
lại những bước thực hiện marketing quen thuộc và chú trọng đến chiến lược tiếp thị của họ vào
vấn đề mà thực sự có ý nghĩa đối với khách hàng
Hãy bắt đầu thay đổi suy nghĩ tiếp thị bằng việc vượt qua 4 lầm tưởng phổ biến sau:
Lầm tưởng 1: Công việc tốt chứng minh bản thân nó
Một số người tin rằng việc cung cấp những kết quả nổi bật ở hiện tại là sự thiết lập của một chiến
lược tiếp thị thành công. Đó là khi bạn làm việc tốt, khách hàng sẽ thuê bạn nếu nhu cầu mới tăng
lên và sẽ cho bạn những lợi ích có giá trị. Logic này dường như hợp lý nhưng cũng đừng đánh
cuộc việc kinh doanh của bạn vào nó.Thật sự là việc cung cấp hoàn hảo rất cần thiết cho thành
công lâu dài. Không thể một công ty dịch vụ chuyên nghiệp lại sống qua được một chuỗi những
thất bại. Tuy nhiên, bạn không thể cho rằng, môi trường kinh doanh ngày nay bạn có thể dễ dàng
quảng bá hình ảnh mà không có sự nỗ lực từ phía bạn.Để thành công, bạn cần có một kế hoạch
giao tiếp với các khách hàng hiện tại và bạn cần kết hợp các thành công mà bạn đã giúp đỡ họ
đạt được trong kế hoạch tiếp thị tổng thể của mình.
Lầm tưởng 2: Website chỉ là một công cụ quảng cáo
Với những thông tin trong tay, phần lớn các khách hàng tiềm năng tìm đến thẳng trang web của
bạn trước khi họ gọi điện đến. Thường thì, việc thăm website là bước đầu tiên của khách hàng
trong mối quan hệ kinh doanh đối với bạn. Với sự chào đón nồng nhiệt, website của bạn có sức
mạnh để tạo ấn tượng tích cực, nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa việc có được một cuộc gọi của
khách hàng và việc mất cơ hội đó.
Website của bạn là một phần quan trọng trong chiến lược khởi đầu và duy trì mối quan hệ với
khách hàng thay vì chỉ là một công cụ tiếp thị. Không gì có thể thay thế được sức mạnh của
tương tác cá nhân với khách hàng nhưng website của bạn lại có thể và nhấn mạnh lời cam kết đối
với khách hàng. Các công ty dịch vụ chuyên nghiệp đều khác nhau ở nhiều mặt: quy mô, vốn,
văn hóa, phương pháp của lý khách hàng, nhân lực….nhưng đối với nhiều khách hàng, các
website của họ khiến các công ty dịch vụ chuyên nghiệp đó giống như nhái lại của nhau. Nhìn
vào các website của một nhóm các công ty, và bạn sẽ tìm thấy sự tương tự, các thông điệp tiếp
thị như:
Website của bạn nên giúp bạn có được lòng tin của khách hàng. Vậy phải làm như thế nào? Xây
dựng nội dung của site quanh các vấn đề mà khách hàng quan tâm chứ không phải là những câu
hứa hẹn mang tính sứ mệnh. Hãy đưa cho khách hàng những cái mà họ đang tìm kiếm – cách để
thấy được công ty của bạn hiểu chính xác khách hàng đang cần gì.
Lầm tưởng 3: Bạn cần tìm ra những “nỗi đau” của khách hàng
Những người đào tạo bán hàng thường xuyên tìm một “nỗi đau” của khách hàng như là bước đầu
tiên để đạt được thành công. Chúng ta được khuyên hỏi khách hàng những câu như: Điều gì đã
khiến anh (chị) thức giấc đêm hôm qua? Nỗi khổ tâm của anh (chị) là gì?
Không chỉ đặt những câu hỏi khiến khách hàng ngơ ngác, họ cũng bộc lộ rõ 2 sai lầm nghiêm
trọng. Đầu tiên, họ chỉ ra rằng bạn đang cần hoàn thành câu trả lời hơn là theo đuổi quyết định
lớn lao. Ít nhất nó chứng minh bạn thiếu sự chuẩn bị. Thứ hai, không phải khách hàng nào cũng
đang tìm kiếm “phương thuốc chữa bệnh”. Có nhiều vấn đề đối với khách hàng, nhưng điều đó
không có nghĩa là họ đang đau khổ. Có lẽ khách hàng muốn nâng cao hiệu suất tổng thể của
công ty, theo đuổi một cơ hội kinh doanh mới, hoặc cải thiện một số khía cạnh của doanh nghiệp.
Vì thế, sự giúp đỡ mà bạn cung cấp không phải là giảm bớt “nỗi đau” của họ.
Lầm tưởng 4: An toàn khi làm theo người đi trước
Hầu hết các nhà tiếp thị đều theo đuổi một chiến lược dự đoán trước – một loạt các quyết định
marketing an toàn. Tất nhiên, rất có giá trị nếu học từ thành công của người khác. Nhiều công ty
phải đối mặt với những thách thức tiếp thị, vì thế sử dụng những ý tưởng của những người chia sẻ
hoàn cảnh của bạn có thể là cách tốt để tăng nhanh sự phát triển trong chiến lược tiếp thị của
bạn.Thật không may mắn, tin tưởng vào chương trình tiếp thị của những công ty khác khiến các
công ty không có sự khác nhau rõ ràng dẫn tới việc hiểu của khách hàng khác nhau với những
công ty có đặc điểm giống nhau.
Thông thường, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp chỉ tái tạo lại những ý tưởng của người khác.
Xem lại 25 công ty khác, họ và bạn sẽ tìm thấy cốt yếu của tiếp thị mà nhấn mạnh đến thuộc tính
giống như là dịch vụ chất lượng, giá cả tốt nhất, phương pháp hoặc đáp ứng nhiệt tình nhất.
Tránh những lầm tưởng trên, các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp mới có thể tăng doanh
số bán, giành được nhiều khác hàng trung thành và tận dụng được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường.
Nguồn: Người lãnh đạo
o Like
Nếu bạn thấy diễn đàn này thực sự bổ ích và muốn tham gia phát triển
diễn đàn cùng chúng tôi thì hãy ghi danh tại đây
Em ra đi anh dọn lòng anh lại
Một mình anh trận đánh chẳng cân bằng
Một mình anh sống với mùa mưa lũ
Với cả màu mây trắng chỉ mình anh
- Có 1 nghịch lý: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết cho đi chứ ko
phải nắm giữ thật chặt
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
7. 12-26-2009 09:15 AM #5
Thandieu2
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Visit Homepage
o Add as Contact
Phó phòng
Join Date
Aug 2009
Đến từ
Sao Hoả
Bài gởi
1,867
Thanks
384
Thanked 860 Times in 454 Posts
Blog Entries
10
Qui trình marketing
Qui trình marketing.
Qui trình chuẩn mực để thực hiện một chương trình marketing không phân biệt
ngành nghề hay thị trường.
Xác định mục tiêu
Có lẽ việc đầu tiên là cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công việc cần phải đạt được
trước khi bắt tay vào làm một việc gì. Mục tiêu marketing xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta phát thảo định hướng và hoạch định hoạt
động marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nắm rõ mục tiêu giúp người
hoạch định biết được họ sẽ đánh trên những mặt trận nào (thị trường mục tiêu), cần chiếm bao
nhiêu đồn bót (doanh số và thị phần), từ đó có thể tính toán mình cần bao nhiêu quân, bao nhiêu
lương thực và súng đạn (nguồn lực và ngân sách).
Phân tích thị trường
Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được những
yếu tố vĩ mô, vi mô có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biết được cơ cấu
vận hành của thị trường và các bên tham gia vào chuổi giá trị*, biết được đâu là nhu cầu và mong
muốn của khách hàng, đâu là những đối thủ cạnh tranh và điều gì giúp họ tạo được chỗ đứng
trên thị trường. Ngoài người mua, người bán sản phẩm của ta, ta cũng cần biết đâu là những đối
tượng tác động.
Từ những thông tin trên ta cần phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là
những khó khăn, thách thức. Đâu là những ưu điểm và đâu là những điểm yếu của chúng ta so
với các đối thủ cạnh tranh.
Phân khúc thị trường
Từ những kết quả phân tích tình hình và những am hiểu về thị trường, ta sẽ tính toán xem nên
nhìn thị trường như thế nào, hay nói một cách khác là nên phân chia thị trường như thế nào cho
hợp lý, phân khúc thị trường giúp ta nhận ra những cơ hội kinh doanh mà các đối thủ khác chưa
nhận ra.
Chọn thị trường mục tiêu
Việc chọn thị trường mục tiêu giúp chúng ta tập trung nguồn lực vốn rất có hạn của chúng ta để
phục vụ những khách hàng phù hợp nhất, những khách hàng mà những điểm mạnh của chúng ta
cũng chính là những gì họ cần nhất.
Hoạch định chiến lược
Từ những kết quả phân tích tình hình thị trường, những am hiểu về nhu cầu của khách hàng và
điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như là những xu thế của thị trường trong tương lai, đã đến
lúc chúng ta hoạch định chiến lược marketing cho từng thị thị trường. Chiến lược marketing chỉ ra
chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào để thành công, điều gì chúng ta sẽ làm và điều gì chúng ta
sẽ không làm.
Xây dựng giải pháp
Dựa trên những hiểu biết của mình về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và lấy chiến lược
marketing làm định hướng, ta xây dựng giải pháp cho khách hàng. Ta biết rằng để làm hài lòng
khách hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, giải pháp của chúng ta phải là những giải pháp ưu
việt. Nó bao gồm những sản phẩm và dịch vụ phù hơp mà ta đã không ngừng nghiên cứu cải tiến
nhằm mang lại những lợi ích tối ưu cho khách hàng.
Chiến lược phân phối
Những giải pháp ưu việt bao gồm những sản phẩm và dịch vụ của chúng ta cần phải được đưa ra
thị trường để đến với khách hàng một cách hữu hiệu. Chúng ta cần hoạch định chiến lược lộ trình
ra thị trường cho sản phẩm. Có trường hợp chúng ta phải trực tiếp phục vụ khách hàng, nhưng
cũng có trường hợp các đối tác phân phối có thể giúp chúng ta làm điều đó một cách hữu hiệu
hơn.
Việc chọn đối tác để tổ chức kênh marketing đóng một vai trò quan trọng, mang yếu tố quyết định
thành bại đối với một chiến lược marketing nên cần phải được tính toán và cân nhắc một cách
thận trọng.
Chiến lược giá
Từ những giá trị và lợi ích mà chúng ta mang lại cho khách hàng, giá là yếu tố marketing duy nhất
giúp chúng ta thu lại giá trị cho mình. Chiến lược giá nào sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận
nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm?
Chiến lược truyền thông
Sau khi đã có sản phẩm phù hợp, được tổ chức đưa đến cho khách hàng một cách tiện lợi với
mức giá cạnh tranh, chúng ta cần phải truyền thông để khách hàng biết đến và ghi nhớ thương
hiệu của chúng ta, để biết được sản phẩm của chúng ta tốt đẹp như thế nào, phù hợp cho đối
tượng nào, và tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của chúng ta chứ không phải là sản phẩm
đối thủ cạnh tranh.
Phối hợp truyền thông (communication mix) nào sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu trên
với một mức ngân sách hợp lý nhất?
Kế hoạch thực hiện
Sau khi các nội hàm về chiến lược và kế hoạch đã được tính toán và hoạch định chu đáo xong,
chúng ta cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển khai từng chi tiết ra ngoài thị trường.
Chúng ta biết rằng cho dù chiến lược có hay đến mấy đi chăng nữa mà kế hoạch thực hiện lại
quá kém thì coi như công sức cũng bỏ đi. Vậy những kỹ năng và công cụ gì mà chúng ta cần
phải nắm bắt để đảm bảo triển khai thành công?
Đánh giá và rút kinh nghiệm
Mọi thứ nghe có vẻ ổn? Tuy nhiên, điều không may là không bao giờ có một kế hoạch hoàn chỉnh
một cách tuyệt đối cả. Nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo thời gian, và đối thủ cạnh
tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn chúng ta thao túng thị trường. Trong quá trình triển khai
chúng ta cần ngồi lại để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh chiến
lược và kế hoạch của mình cho tốt hơn.
o Like
Để trả lời, iq9872 phải ghi danh.
Nếu là thành viên, iq9872 phải đăng nhập.
Ghé qua Quy định diễn đàn để tránh mắc phải những lỗi trong việc đăng, gửi bài
và trả lời bài viết.
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
8. The Following User Says Thank You to Thandieu2 For This Useful Post:
anna19081 (09-21-2010)
9. 12-26-2009 09:19 AM #6
Thandieu2
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Visit Homepage
o Add as Contact
Phó phòng
Join Date
Aug 2009
Đến từ
Sao Hoả
Bài gởi
1,867
Thanks
384
Thanked 860 Times in 454 Posts
Blog Entries
10
Quy trình marketing - Mục tiêu marketing
Mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu marketing
Mục tiêu kinh doanh
Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một số nguồn tài nguyên
(nhân, vật lực) và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên nầy để đạt được một điều gì đó.
Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của doanh nghiệp vốn được mô tả như là
một đích đến mong muốn và thường là dưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài
lòng cổ đông cũng như chủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu nầy
thì đó chính là chiến lược của công ty.
Điều nầy có nghĩa là những mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh
thương hiệu mới, đạt được x% tăng trưởng về doanh số .v.v. thực tế là chiến lược ở cấp công ty.
Trên thực tế, công ty điều hành hoạt động kinh doanh thông qua các bộ phận chức năng, cho
nên những gì được gọi là chiến lược ở cấp công ty trở thành mục tiêu trong phạm vi bộ phận chức
năng.
Mục tiêu marketing
Từ quan điểm trên, mục tiêu marketing là những số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản
phẩm, dịch vụ, giải pháp) và bán cho ai (thị trường). Cụ thể như:
- Doanh thu và lợi nhuận
- Thị trường và thị phần
- Thương hiệu và định vị thương hiệu
Một cách nhìn khác của mục tiêu marketing:
- Duy trì phát triển kinh doanh.
- Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
- Tối ưu hóa lợi nhuận
- Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng
...
Từ những mục tiêu chung nói trên, các CMO triển khai cụ thể tùy thuộc vào tình hình của từng
công ty.
Đặt mục tiêu như thế nào?
Có những mục tiêu đặt ra nghe rất to tát, nhưng thực ra chỉ để cho có mục tiêu vì ngay chính
người đặt ra mục tiêu ấy biết rằng sẽ không bao giờ đạt được. Lại có những mục tiêu đặt ra nghe
có vẻ rất kêu nhưng rồi có đạt được hay không cũng không ai kiểm chứng được. Lại có những
mục tiêu đặt ra mà người đặt ra có tình "chơi chữ", hay nói cụ thể hơn là muốn hiểu kiểu gì cũng
được và chẳng biết đến bao giờ mới đạt được.
Trong marketing xác định một mục tiêu cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một
chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm
marketing có thể đo lường hiệu quả của việc thực hiện chiến lược marketing của mình. Ngoài ra,
việc đặt ra một mục tiêu cụ thể, khả thi còn thể hiện trình độ và sự quyết tâm của người làm
marketing.
Những mục tiêu chung chung đại khái như "phấn đấu tăng thị phần", "phấn đấu kinh doanh đạt
hiệu quả cao", "tăng doanh số so với năm trước" hay khá kêu như "giành thị phần của đối thủ
cạnh tranh", "trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu" v.v. đều sẽ chẳng giúp doanh
nghiệp đi đến đâu bởi vì đích đến của họ quá mơ hồ.
Đồng ý là hầu hết các chiêu thị mà marketing tung ra đều nhắm đến tăng thị phần, tăng doanh
số, nhưng vấn đề là tăng bao nhiêu? cần thời gian bao lâu để đạt được? Để tăng 5% doanh số thì
công sức vốn liếng cần đầu tư thể hiện qua chiến lược marketing sẽ khác với mục tiêu tăng 200%
doanh số.
S = Specific: Cụ thể, rõ ràng.
Mục tiêu phải thật cụ thể. Chẳng hạn nếu là nhằm tăng thị phần thì là tăng bao nhiêu phần trăm?
Tăng doanh số thì phải cụ thể là bao nhiêu USD/Đồng? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng năm nào
kết thúc? Bằng cách nào? Nguồn vốn, nhân lực từ đâu?...
M = measurable: Có thể đo đếm được.
Mục tiêu đưa ra phải có đơn vị, con số cụ thể để có thể đo đếm được. Chẳng hạn như %;
USD/Đồng; giờ, ngày, tháng; kg; tấn; lược khách v.v. để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương
trình, kế hoạch có thể xác định được ngay là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra.
A = Achievable: Có thể đạt được.
Mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để tranh thủ khai thác hết tiềm năng thị trường và tận dụng
hết năng lực của doanh nghiệp, nhưng cũng phải thực tế ở mức có thể đạt được. Bởi nếu đặt ra
mục tiêu mà ngay từ đầu mọi người đều có thể nhận ra ngày là có cố cách mấy cũng chẳng bao
giờ đạt được thì sẽ chẳng ai cố gắng làm gì.
R = Realistic: Thực tế.
Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, liệu bạn có có đủ tài nguyên nhân vật lực để
đạt được mục tiêu ấy hay không? Muốn thế người đưa mục tiêu phải am hiểu thị trường, phải biết
người, biết ta.
T = Timed: Có hạn mức thời gian.
Bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra. Ngày tháng năm nào?
Một số ví dụ về mục tiêu SMART:
- Đạt được hiệu suất đầu tư 20% vào trước cuối tháng 12 năm 2009. (mục tiêu về lợi nhuận).
- Đạt 25% thị phần của thị trường cà phê hoà tan vào trước cuối năm 2009. (mục tiêu thị về thị
phần).
o Like
Để trả lời, iq9872 phải ghi danh.
Nếu là thành viên, iq9872 phải đăng nhập.
Ghé qua Quy định diễn đàn để tránh mắc phải những lỗi trong việc đăng, gửi bài
và trả lời bài viết.
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
11. 12-26-2009 09:22 AM #7
Thandieu2
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Visit Homepage
o Add as Contact
Phó phòng
Join Date
Aug 2009
Đến từ
Sao Hoả
Bài gởi
1,867
Thanks
384
Thanked 860 Times in 454 Posts
Blog Entries
10
Quy trình marketing - Tại sao cần phân tích thị trường.
Quy trình marketing - Tại sao cần phân tích thị trường.
Nếu chúng ta chỉ cứ cố làm ra sản phẩm cho tốt rồi đem ra thị trường bán, ai muốn mua thì mua,
không mua thì thôi, hoặc nếu thị trường chỉ có mình ta, thì có lẽ chúng ta không cần quan tâm
đến và không cần quan tâm đến đề tài này.
Chú trọng trong nội bộ hay ngoài thị trường?
Lịch sử hoạt động kinh doanh thế giới đã trãi qua giai đoạn production-oriented (chỉ tập trung làm
ra sản phẩm tốt) khá lâu, và lịch sử cũng đã khẳng định rằng market-oriented (định hướng thị
trường) là sự lựa chọn duy nhất giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn thông qua việc thấu
hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Định hướng thị trường - Động thái đầu tiên
Định hướng thị trường (market-oriented) là một bước ngoặc cần được xãy ra, và cần được xãy ra
sớm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam. Lý do là vì
thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để chuyển từ thị trường kế hoạch tập trung, nơi
không có sự cạnh tranh, sang thị trường tự do, nơi mọi người được tự do cạnh tranh, nơi mà
người mua là người có quyền quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.
Hành động cụ thể của một doanh nghiệp để thể hiện định hướng thị trường là tập trung vào việc
nắm bắt và phân tích thông tin thị trường về nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, tình hình
cạnh tranh và môi trường kinh doanh, thay vì chỉ cố gắng nghiên cứu để làm ra sản phẩm thật tốt
rồi cố đem đi bán như trước.
Làm thế nào để nắm bắt thông tin thị trường
Như vậy có lẽ trước khi nắm bắt thông tin thì người làm công tác thị trường cần phải xác định mục
đích của việc nắm bắt thông tin, từ đó xác định những thông tin nào doanh nghiệp cần phải nắm
bắt, đâu là những nguồn cung cấp thông tin, thông tin có bao nhiêu loại và giá trị tham khảo của
từng loại thông tin là như thế nào.
Cần nắm bắt những thông tin gì?
Thông tin về môi trường vĩ mô (skill)
Những thông tin về môi trường vĩ mô như tình hình chính trị, tình hình kinh tế, xu hướng xã hội và
văn hóa, trình độ kỹ thuật và công nghệ, môi trường pháp lý, và ý thức và những qui định về môi
trường của thị trường, giúp người kinh doanh hiểu được môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt
động kinh doanh để qua đó đưa ra những chính sách thích hợp. Nắm bắt sâu sát môi trường kinh
doanh cũng giúp người làm công tác thị trường xác lập xu hướng thị trường vốn là một yếu tố
quyết định cho việc hoạch định chiến lược đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin về môi trường vi mô
Tình hình cạnh tranh giữa doanh nghiệp và các đối thủ, những diễn biến từ khách hàng và các
nhà cung cấp, những sản phẩm có thể thay thế và khả năng thâm nhập thị trường của những sản
phẩm mới, là những thông tin cần thiết giúp người làm công tác thị trường có thể hoạch định
marketing và các chiến thuật cạnh tranh.
Sơ đồ thị trường
Sơ đồ thị trường cung cấp cho marketer một cái nhìn tổng quan về thị trường, là cơ sở căn bản để
phân tích thị trường và là tiền để cho công tác phân khúc thị trường.
Chu kỳ thị trường
Chu kỳ thị trường giúp marketer xác định giai đoạn của sản phẩm trên thị trường qua đó có thể
đưa ra chiến lược marketing mix thích hợp.
Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị phân tích vai trò của doanh nghiệp và vai trò của các đối tượng khác cùng tham gia
trong hoạt động kinh doanh từ giai đoạn nguyên liệu thô cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Phân
tích chuỗi giá trị cũng giúp người làm thị trường hiểu được những động lực quan trọng dẫn đến
quyết định mua của từng thành viên tham gia trong chuỗi giá trị, từ đó có thể đưa ra những quyết
định chiến lược.
Phân tích cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh so sánh tương quan năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các đối thủ.
Bên cạnh những hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những
mối đe dọa cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, nhìn nhận ra những cơ hội thị trường.
Khách hàng là một đối tượng quan trọng của công tác phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu,
mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp (sản phẩm, dịch vụ, các
giá trị gia tăng...) thích hợp làm hài lòng khách hàng. Hiểu được hành vi, thói quen, chu kỳ mua
của khách hàng giúp người làm thị trường đưa ra được những giải pháp tiếp thị hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường
Nhằm để nắm bắt thông tin một cách có hiệu quả thì cần phải có phương pháp, có kỹ thuật và
công cụ. Tùy vào từng mục đích yêu cầu và ngân sách mà xác định phương pháp, kỹ thuật và
công cụ thích hợp.
Nếu không có nghiên cứu thị trường
Trong khi chúng ta nói làm marketing thì phải nghiên cứu thị trường, trong thực tế không phải
doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chi ngân sách tổ chức nghiên cứu thị trường. Vậy nếu không có
nghiên cứu thị trường thì người làm công tác thị trường có thể làm gì để vẫn có thể đáp ứng được
yêu cầu công việc.
Nguồn: Internet.
o Like
Để trả lời, iq9872 phải ghi danh.
Nếu là thành viên, iq9872 phải đăng nhập.
Ghé qua Quy định diễn đàn để tránh mắc phải những lỗi trong việc đăng, gửi bài
và trả lời bài viết.
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
13. 03-03-2010 09:07 PM #8
Khoai
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Add as Contact
Thành viên
Join Date
Feb 2010
Bài gởi
118
Thanks
35
Thanked 59 Times in 30 Posts
Blog Entries
2
Quan điểm về marketing
Nhu cầu và tầm quan trọng của chức năng marketing trong một tổ chức kinh doanh là đã rõ, kể
cả ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu và luận điểm về marketing của những nhà nghiên
cứu marketing như Philip Kotler, đã được khắp thế giới nhìn nhận và lấy làm giáo trình dạy môn
marketing. Tuy nhiên, trong thực tế việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động của doanh
nghiệp vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau.
Quan điểm của các nhà lãnh đạo về marketing có thể chia thành 4 cấp độ phổ biến nhất như
dưới đây:
Cấp độ 1: Marketing là truyền thông, quảng cáo.
Quảng cáoNhóm nầy nhận thức rằng "làm marketing" đơn giản chỉ là làm quảng cáo/quảng bá
cho một sản phẩm hay dịch vụ. Tại thị trường Việt Nam của chúng ta cách đâu không lâu nhiều
người còn nghĩ marketing chỉ đơn giản là làm quảng cáo hay thuê mấy cô PG đi mời khách dùng
thử sản phẩm, nên mỗi khi cần biết về tình hình marketing tại Việt Nam, chúng ta chỉ hỏi những
người làm dịch vụ media.
Đối với nhóm nầy, khi nói làm marketing họ hiểu là sẽ thực hiện một quảng cáo, hay một chương
trình khuyến mãi.
Cấp độ 2: Marketing là 4P
4PNhóm thứ hai có hiểu biết về marketing sâu hơn nhóm 1. Nhóm nầy nhận thức rằng marketing
là phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức phân phối và hoạch định những chương trình truyền
thông, quảng bá thương hiệu để hỗ trợ sản phẩm thâm nhập thị trường.
Nhóm nầy thường triển khai kế hoạch marketing dựa trên cơ sở marketing mix (4P). Họ cố làm ra
những sản phẩm thật tốt rồi ấn định giá bán, tổ chức kênh phân phối và quảng bá, tiếp thị để hỗ
trợ hoạt động kinh doanh.
Cấp độ 3: Marketing là phân khúc, chọn thị trường mục tiêu và định vị
STPNhóm thứ ba có tư duy thị trường hơn, họ cho rằng để làm marketing cần phải phân tích thị
trường, áp dụng phân khúc ( Segmentation), sau đó chọn thị trường mục tiêu (Targeting) và định
vị doanh nghiệp (Postioning) để khai thác cơ hội thị trường.
Nhóm nầy thể hiện tư duy định hướng thị trường qua việc khai thác thông tin thị trường, nắm bắt
nhu cầu của khách hàng. Họ áp dụng phân khúc để chia thị trường ra thành nhiều nhiều thị
trường nhỏ, và sau đó họ chọn thị trường để phục vụ rồi định vị doanh nghiệp của mình để khai
thác cơ hội kinh doanh.
Cấp độ 4: Marketing là triết lý công ty.
Khách hàng thỏa mãnNhóm nầy xem marketing như là một triết lý của công ty, mọi người trong
công ty từ cấp quản lý cho đến công nhân sản xuất đều thấm nhuần và nhận thức được vai trò
của họ trong việc đạt được mục tiêu marketing của công ty.
Nhóm nầy tin rằng marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế thông qua việc giành được,
duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
Nhóm nầy thể hiện quan điểm marketing và xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của tất cả mọi
người, marketing là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của công ty, bao phủ từ cơ cấu tổ chức
cho đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng của công ty, với mục đích cuối
cùng là chiếm được sự hài lòng khách hàng.
Cấp độ 1 đến cấp độ 4: Quá trình dịch chuyển nhận thức
Sự khác biệt của từng cấp độ có thể xuất phát từ sự khác biệt về trình độ hiểu biết hay cách tiếp
cận marketing khác nhau của những người lãnh đạo. Có người cho rằng đi từ cấp độ 1 đến cấp
độ 4 là cả một quá trình chuyển hóa về sự nhận thức của cấp lãnh đạo công ty, và đôi khi đi kèm
theo đó là sự trả giá.
Thoạt tiên, bạn chỉ "nói" marketing, tức là chỉ truyền thông, quảng bá ra bên ngoài những gì tốt
đẹp về sản phẩm. Sau đó bạn nhận ra rằng có lẽ như thế thôi là chưa đủ vì khách hàng không dễ
tìm ra sản phẩm để mua, và giá cả cũng chưa được tối ưu... nên hiệu quả chưa cao. Sau đó bạn
bắt đầu quan tâm đến các yếu tố P khác như sản phẩm, giá và kênh phân phối.
Có được những hoạt động truyền thông hỗ trợ, có một chính sách giá phù hợp và đưa được sản
phẩm thâm nhập vào kênh phân phối tốt hẳn đã mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, khi thị
trường bắt đầu có những đối thủ lớn tham gia, mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, lúc ấy bạn cảm
thấy doanh nghiệp mình đuối sức. Nếu duy trì hoạt động truyền thông đại trà, phân phối đều khắp
thị trường thì ngân sách quá cao công ty không chịu nổi. Còn nếu cắt giảm chi phí thì không bán
được hàng. Từ đó bạn nghĩ có lẽ mình cần phải xác định lại thị trường và định hướng sản phẩm
cho phù hợp với một số đối tượng khách hàng thôi, thay vì chung chung như trước. Và như vậy
bạn nhận ra là mình phải nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó áp dụng phân
khúc thị trường. Từ những phân khúc thị trường mà bạn khám phá ra, bạn chọn cho mình những
phân khúc thích hợp với năng lực của doanh nghiệp, bạn cũng nhận thấy doanh nghiệp của mình
cần phải định vị lại để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện như cấp độ 3, bạn nhận ra rằng thật khó mà tổ chức công việc và định
vị doanh nghiệp để cạnh tranh một cách hiệu quả trừ phi mọi người trong công ty phải đồng lòng,
phải cùng nhìn về một hướng. Mọi người từ cấp quản lý cho đến người công nhân phải thực sự
nhận thức rõ ràng vai trò của từng người, họ cần phải làm gì? tại sao họ phải làm như vậy? Và để
đạt được một sự nhất quán trong nhận thức và hành động của tổ chức như thế, marketing phải là
trách nhiệm của tất cả mọi người trong công ty. Và như thế, liệu có thể nói marketing đã trở thành
một triết lý của công ty bạn?
Theo : Đỗ Hoa
o Like
Không có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục
không có tiền :D
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
15. 03-05-2010 02:55 PM #9
thoa812
o Xem Hồ Sơ
o View Forum Posts
o Nhắn Tin Riêng
o View Blog Entries
o Visit Homepage
o Add as Contact
Thành viên
Join Date
Aug 2009
Đến từ
ĐHQGHN
Bài gởi
687
Thanks
48
Thanked 472 Times in 215 Posts
Những quan niệm sai lầm về hoạt động marketing
Theo các chuyên gia về tiếp thị, marketing là bất cứ sự liên hệ nào giữa doanh nghiệp và một đối
tượng không phải là một phần của doanh nghiệp. Marketing là sự thật được làm cho trở nên lôi
cuốn. Marketing là nghệ thuật thay đổi suy nghĩ của khách hàng. Ngoài ra, các chuyên gia tiếp thị
cũng khuyên rằng doanh nghiệp nên tránh một số quan niệm sai lầm sau đây về hoạt động
marketing.
Marketing không phải là quảng cáo: Đừng nghĩ rằng khi doanh nghiệp đang quảng cáo tức là
doanh nghiệp đang làm tiếp thị. Trên thực tế, có hơn 200 hình thức tiếp thị mà quảng cáo chỉ là
một trong số đó.
Marketing không phải là thư trực tiếp. Một số công ty nghĩ rằng mình có thể phát triển toàn bộ
hoạt động kinh doanh chỉ bằng hình thức tiếp thị bằng thư trực tiếp.
Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp tiếp thị khác bên cạnh cách tiếp thị bằng thư trực tiếp.
Marketing không phải là tiếp thị từ xa. Đối với hoạt động marketing giữa các doanh nghiệp, tiếp
thị từ xa là một trong những vũ khí tiếp thị không đem lại thành công.
Để tăng tỷ lệ phản hồi của khách hàng đối với các hoạt động tiếp thị từ xa, doanh nghiệp phải
tăng cường quảng cáo, song phải lưu ý rằng tiếp thị từ xa cũng không thể làm nên toàn bộ hoạt
động tiếp thị.
Marketing không phải là quảng cáo bằng brochure. Nhiều công ty đua nhau làm brochure nhưng
không để ý đến chất lượng của nó. Nghiên cứu cho thấy, bản thân brochure không thể đủ cho
hoạt động tiếp thị nên thường được sử dụng kết hợp với các hình thức tiếp thị khác.
Marketing không phải là quảng cáo trên danh bạ điện thoại. Nhiều công ty chỉ quảng cáo tên
danh bạ điện thoại và cho rằng như thế là đủ cho hoạt động marketing. Trên thực tế, có 95%
trường hợp quảng cáo trên danh bạ điện thoại không đem lại tác dụng gì.
Marketing không phải là công nghệ biểu diễn. Hãy nghĩ đến marketing như một hoạt động tạo ra
động cơ, mong muốn cho khách hàng và khiến họ mua hàng chứ không phải là một công nghệ
giải trí, bởi vì mục đích chính của marketing không phải là giải trí.
Marketing không phải là một sân khấu hài. Nếu lạm dụng yếu tố hài hước trong các hoạt động
tiếp thị, khách hàng sẽ có khuynh hướng nhớ đến câu chuyện hài hước chứ không nhớ những gì
mà doanh nghiệp đang chào bán.
Marketing không phức tạp. Marketing sẽ trở nên phức tạp đối với những doanh nghiệp không
nắm bắt được tính đơn giản của nó. Một doanh nghiệp làm tiếp thị khôn ngoan thường xây dựng
một kế hoạch marketing ngắn gọn và cam kết thực hiện kế hoạch đó.
Marketing không phải là một website. Nếu doanh nghiệp quảng cáo trên các website khi chưa
hiểu biết về marketing thì cho nguy cơ tốn tiền vô ích. Website chỉ là một phần của toàn bộ hoạt
động tiếp thị.
Viết nên một bảng kế hoạch tiếp thị bằng những câu hỏi
Để tạo được một kế hoạch tiếp thị hoàn hảo, bạn cần đến ba yếu tố cơ bản: (1) Nhiều thông tin
để phát triển tốt các khả năng hành động tiếp thị hiệu quả; (2) Có thời gian suy xét, phân tích,
sáng tạo và (3) Tinh thần tự giác, năng nổ thực hiện kế hoạch đã vạch ra.
Sau đây là một quá trình đơn giản để tạo nên một bản kế hoạch tiếp thị chỉ với bảy câu hỏi:
1/ Việc tiếp thị nhằm mục đích gì?
2/ Đâu là thị trường mục tiêu?
3/ Đâu là thị trường cao cấp?
4/ Thuận lợi và lợi thế cạnh tranh của công ty là gì?
5/ Đâu là điểm nhận dạng của công ty?
6/ Cần dùng đến chiêu thức, chiến lược và công cụ nào để tiến hành tiếp thị?
7/ Cần chi bao nhiêu tiền cho việc tiếp thị?
Từ những câu hỏi này, bạn sẽ có thể tạo nên một bản phác thảo kế hoạch tiếp thị. Song xây
dựng kế hoạch theo cách đơn giản như thế mới chỉ là bước khởi đầu. Một kế hoạch tiếp thị sẽ
thành công nếu xoáy sâu được vào hai điều cần thiết dưới đây:
+ Biết được công việc tiếp thị của mình từ trong ra ngoài, bao gồm cả những điều khách hàng
muốn và mong chờ.
+ Xác định rõ những yếu tố sẽ xuất hiện trên con đường chinh phục khách hàng của bạn, chẳng
hạn như đối thủ cạnh tranh, các chướng ngại khi thâm nhập thị trường, giá cả, ảnh hưởng ngoại
vi, nguồn ngân sách, sự hiểu biết…
Tinh thông hai yếu tố này, bạn sẽ có thể phát triển được toàn bộ các biện pháp tiếp thị chính yếu
để thu hút, nhận được và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng luôn trong tư thế sẵn
sàng trước mọi biến động của thị trường, bởi tính linh hoạt giờ đây đã trở thành một năng lực của
công ty. Để làm chủ được hai điều trên, bạn cần thực hiện một số hành động sau:
+ Dành thời gian trong ngày để xem xét lại kế hoạch tiếp thị cũng như các hoạt động kiểm tra cần
thiết khác.
+ Dự kiến chi tiết nguồn chi một khi đã hoàn tất kế hoạch tiếp thị.
+ Trả lời bảy câu hỏi đã nêu, sau đó hãy đặt chúng thành bảy tiêu đề chính và bổ sung nguồn
thông tin hoặc ý tưởng mới.
+ Lên danh sách và ưu tiên cho những mục tiêu tiếp thị

More Related Content

What's hot

Bí Quyết về Marketing
Bí Quyết về Marketing Bí Quyết về Marketing
Bí Quyết về Marketing
Joe Nguyen
 
Tiếp thị Nội Dung
Tiếp thị Nội DungTiếp thị Nội Dung
Tiếp thị Nội Dung
Vinalink Media JSC
 
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZLập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Tú Cao
 
Quy Trình Marketing Insight
Quy Trình Marketing InsightQuy Trình Marketing Insight
Quy Trình Marketing Insight
Nhân Nguyễn Sỹ
 
Lập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch Marketing
Lập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch MarketingLập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch Marketing
Lập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch Marketing
dinhtrung88
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng kế  hoạch kinh doanhXây dựng kế  hoạch kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Nguyễn Thúy
 
Module-1-digital-marketing
Module-1-digital-marketingModule-1-digital-marketing
Module-1-digital-marketing
Styledat Nguyễn
 
Chuong 1 bản chất của marketing
Chuong 1  bản chất của marketingChuong 1  bản chất của marketing
Chuong 1 bản chất của marketingxuanduong92
 
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhs
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhsCHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhs
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhs
Tran Thang
 
Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing) 2015
Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing)  2015Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing)  2015
Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing) 2015
Lợi Đỗ
 
Lập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thôngLập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thông
tuhocprmarketing
 
Bài giảng của Philip Kotler ở Việt Nam
Bài giảng của Philip Kotler ở Việt NamBài giảng của Philip Kotler ở Việt Nam
Bài giảng của Philip Kotler ở Việt Nam
Nguyen Ngoc
 
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
Chuong 7   ke hoach Internet MarketingChuong 7   ke hoach Internet Marketing
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
The Marketing Corner
 
Hoạt động marketing mix tại khách sạn asean
Hoạt động marketing mix tại khách sạn aseanHoạt động marketing mix tại khách sạn asean
Hoạt động marketing mix tại khách sạn asean
tailieumarketing
 
marketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thịmarketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thịxuanduong92
 
Quản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệp
Quản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệpQuản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệp
Quản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệpTuong Huy
 
XAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONG
XAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONGXAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONG
XAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONG
Son Huynh
 
Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021
Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021
Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021
Vinalink Media JSC
 
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Hoa Le
 

What's hot (20)

Bí Quyết về Marketing
Bí Quyết về Marketing Bí Quyết về Marketing
Bí Quyết về Marketing
 
Tiếp thị Nội Dung
Tiếp thị Nội DungTiếp thị Nội Dung
Tiếp thị Nội Dung
 
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZLập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
Lập kế hoạch truyền thông trên Facebook - MediaZ
 
Quy Trình Marketing Insight
Quy Trình Marketing InsightQuy Trình Marketing Insight
Quy Trình Marketing Insight
 
Lập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch Marketing
Lập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch MarketingLập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch Marketing
Lập Kế hoạch Marketing Online, Lập Kế Hoạch Marketing
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng kế  hoạch kinh doanhXây dựng kế  hoạch kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
 
Module-1-digital-marketing
Module-1-digital-marketingModule-1-digital-marketing
Module-1-digital-marketing
 
Chuong 1 bản chất của marketing
Chuong 1  bản chất của marketingChuong 1  bản chất của marketing
Chuong 1 bản chất của marketing
 
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhs
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhsCHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhs
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2021 - thanhs
 
Stu nhom 12 chien luoc chieu thi
Stu nhom 12 chien luoc chieu thiStu nhom 12 chien luoc chieu thi
Stu nhom 12 chien luoc chieu thi
 
Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing) 2015
Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing)  2015Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing)  2015
Kế hoạch Tiếp thị khách sạn (Hotel Internet Marketing) 2015
 
Lập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thôngLập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thông
 
Bài giảng của Philip Kotler ở Việt Nam
Bài giảng của Philip Kotler ở Việt NamBài giảng của Philip Kotler ở Việt Nam
Bài giảng của Philip Kotler ở Việt Nam
 
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
Chuong 7   ke hoach Internet MarketingChuong 7   ke hoach Internet Marketing
Chuong 7 ke hoach Internet Marketing
 
Hoạt động marketing mix tại khách sạn asean
Hoạt động marketing mix tại khách sạn aseanHoạt động marketing mix tại khách sạn asean
Hoạt động marketing mix tại khách sạn asean
 
marketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thịmarketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thị
 
Quản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệp
Quản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệpQuản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệp
Quản trị marketing - Thực thi marketing trong doanh nghiệp
 
XAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONG
XAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONGXAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONG
XAY DUNG KE HOACH TRUYEN THONG
 
Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021
Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021
Marketing stratergy - Chiến lược Marketing 2021
 
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
Chương 5 Chiến lược trong kinh doanh
 

Viewers also liked

PR+Events+Creative Portfolio
PR+Events+Creative PortfolioPR+Events+Creative Portfolio
PR+Events+Creative Portfoliowajhussain
 
Internal Communication
Internal CommunicationInternal Communication
Internal Communication
Anna Rydne
 
Guide to using links in SMS Marketing Campaigns
Guide to using links in SMS Marketing CampaignsGuide to using links in SMS Marketing Campaigns
Guide to using links in SMS Marketing Campaigns
Cauwill Technologies
 
Le sms marketing
Le sms marketingLe sms marketing
Le sms marketing
SmsEnvoi.com
 
Mobile VAS market in Vietnam
Mobile VAS market in VietnamMobile VAS market in Vietnam
Mobile VAS market in Vietnam
Nguyen Minh Quang
 
Quản trị marketing
Quản trị marketingQuản trị marketing
Quản trị marketingnguyenhang2711
 
Lập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet Air
Lập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet AirLập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet Air
Lập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet Air
Vu Huy
 
5 công cụ Internet Marketing hiệu quả
5 công cụ Internet Marketing hiệu quả5 công cụ Internet Marketing hiệu quả
5 công cụ Internet Marketing hiệu quả
Học viện INET
 
Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...
Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...
Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...
Arniel Ping
 
Content marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3C
Content marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3CContent marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3C
Content marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3C
Thiết kế website - VINALINK DESIGN
 
integrated marketing communication
integrated marketing communicationintegrated marketing communication
integrated marketing communicationTushar Narula
 
Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)
Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)
Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ TRUYỀN THÔNG HAMISA QUỐC TẾ
 

Viewers also liked (12)

PR+Events+Creative Portfolio
PR+Events+Creative PortfolioPR+Events+Creative Portfolio
PR+Events+Creative Portfolio
 
Internal Communication
Internal CommunicationInternal Communication
Internal Communication
 
Guide to using links in SMS Marketing Campaigns
Guide to using links in SMS Marketing CampaignsGuide to using links in SMS Marketing Campaigns
Guide to using links in SMS Marketing Campaigns
 
Le sms marketing
Le sms marketingLe sms marketing
Le sms marketing
 
Mobile VAS market in Vietnam
Mobile VAS market in VietnamMobile VAS market in Vietnam
Mobile VAS market in Vietnam
 
Quản trị marketing
Quản trị marketingQuản trị marketing
Quản trị marketing
 
Lập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet Air
Lập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet AirLập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet Air
Lập kế hoạch Marketing Trực Tiếp cho VietJet Air
 
5 công cụ Internet Marketing hiệu quả
5 công cụ Internet Marketing hiệu quả5 công cụ Internet Marketing hiệu quả
5 công cụ Internet Marketing hiệu quả
 
Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...
Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...
Media and Information Literacy (MIL) - 1. Introduction to Media and Informati...
 
Content marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3C
Content marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3CContent marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3C
Content marketing - chuẩn Quốc tế - Tài liệu Giảng dạy của Vinalink khóa học 3C
 
integrated marketing communication
integrated marketing communicationintegrated marketing communication
integrated marketing communication
 
Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)
Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)
Mẫu lập kế hoạch quản trị fanpge facebook (Hamisa Quốc Tế)
 

Similar to Kỹ năng marketing

Marketing.docx
Marketing.docxMarketing.docx
Marketing.docx
TrngHong99
 
Cách lập kế hoạch marketing khách sạn
Cách lập kế hoạch marketing khách sạnCách lập kế hoạch marketing khách sạn
Cách lập kế hoạch marketing khách sạn
mpvinh
 
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOTLuận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdf
phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdfphan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdf
phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdf
LanLBpBBun
 
Cơ sở lý luận về marketing bất động sản.docx
Cơ sở lý luận về marketing bất động sản.docxCơ sở lý luận về marketing bất động sản.docx
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢITIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
OnTimeVitThu
 
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docx
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docxTải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docx
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...
Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...
Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...
luanvantrust
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
luanvantrust
 
Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở CảngĐề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến
Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến
Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến imarketing-mass
 
Buoi Thuyet Trinh Philip Kotler
Buoi Thuyet Trinh Philip KotlerBuoi Thuyet Trinh Philip Kotler
Buoi Thuyet Trinh Philip KotlerPhi Jack
 
Hoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng Thi
Hoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng ThiHoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng Thi
Hoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng Thi
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Chức năng và vai trò của marketing trong kinh doanh
Chức năng và vai trò của marketing trong kinh doanhChức năng và vai trò của marketing trong kinh doanh
Chức năng và vai trò của marketing trong kinh doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]
Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]
Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]khanhnguyenvinh
 

Similar to Kỹ năng marketing (20)

Marketing.docx
Marketing.docxMarketing.docx
Marketing.docx
 
Cách lập kế hoạch marketing khách sạn
Cách lập kế hoạch marketing khách sạnCách lập kế hoạch marketing khách sạn
Cách lập kế hoạch marketing khách sạn
 
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOTLuận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
Luận văn: Marketing ở công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng, HOT
 
phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdf
phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdfphan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdf
phan-tich-chien-luoc-marketing-cua-th.pdf
 
Market
MarketMarket
Market
 
Market
MarketMarket
Market
 
Cơ sở lý luận về marketing bất động sản.docx
Cơ sở lý luận về marketing bất động sản.docxCơ sở lý luận về marketing bất động sản.docx
Cơ sở lý luận về marketing bất động sản.docx
 
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢITIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
 
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docx
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docxTải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docx
Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Marketing Mix Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...
Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...
Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm...
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
 
Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế ASEAN, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở CảngĐề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
Đề tài: Biện pháp Marketing nhằm tăng khả năng thông qua ở Cảng
 
Cơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về chiến lược marketing trong doanh nghiệp.docx
 
Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến
Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến
Philip Kotlers - Tiếp thị trực tuyến
 
Buoi Thuyet Trinh Philip Kotler
Buoi Thuyet Trinh Philip KotlerBuoi Thuyet Trinh Philip Kotler
Buoi Thuyet Trinh Philip Kotler
 
Hoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng Thi
Hoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng ThiHoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng Thi
Hoạt động marketing bán lẻ ở công ty trách nhiệm dịch vụ Tràng Thi
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
 
Chức năng và vai trò của marketing trong kinh doanh
Chức năng và vai trò của marketing trong kinh doanhChức năng và vai trò của marketing trong kinh doanh
Chức năng và vai trò của marketing trong kinh doanh
 
Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]
Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]
Cac ky nang tiep thi hieu qua [e book vtbt]
 

Kỹ năng marketing

  • 1. 1. Kỹ năng marketing 1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường Marketing làm thỏa mãn khách hàngMarketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường. 2. Kỹ năng phân khúc thị trường Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách "nhìn" thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường nầy có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường. 3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói "biết người, biết ta trăm trận trăm thắng", người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp. 4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi "thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?" luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. 5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.
  • 2. 6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ. 7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới. 8. Kỹ năng phát triển thị trường mới Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới. 9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả. 11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.
  • 3. 12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. 13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch. 14. Kỹ năng quản trị dự án marketing Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing. 15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing. Đỗ Hòa o Like Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 3. 11-05-2009 01:25 AM #3
  • 4. small star o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Visit Homepage o Add as Contact Moderator Join Date Aug 2009 Đến từ Hồ Chí Minh Bài gởi 1,006 Thanks 616 Thanked 424 Times in 229 Posts Blog Entries 1 Marketing 4P và 4C ngày nay Doanh nghiệp muốn thành công, chiến lược tiếp thị hỗn hợp - 4P ngày nay cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”, lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.
  • 5. Bài học vỡ lòng dành cho sinh viên theo học các chuyên ngành marketing là chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Đây cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị để đưa bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ nào ra thị trường. Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý) … để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp. Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích. Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
  • 6. Chữ C đầu tiên - Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P - Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này. Thương hiệu thời trang N&M vừa ra đời là một ví dụ về việc tìm kiếm giải pháp cho người tiêu dùng. Khi trên thị trường có hai dòng sản phẩm tách biệt là trang phục văn phòng (nghiêm túc, cổ điển) và trang phục dạo phố, đi chơi (trẻ trung, phong cách), hãng thời trang này đã tìm ra “ngách” là kết hợp hai nhu cầu này vào trong một sản phẩm để có thể mặc đi làm (vẫn đứng đắn) kết hợp mặc đi chơi mà không thấy bị “cứng” quá. Chữ C thứ hai - Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P - Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua. Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt. Chữ C thứ ba - Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P - Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ. Chữ C cuối cùng - Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P - Promotion (khuyến mãi,
  • 7. truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu. Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng cáo theo kiểu “tuôn ra xối xả” một chiều từ phía doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng “tiêu hóa” được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng. Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch. Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị. Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công. Nguồn: VnEconomy o Like
  • 8. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác. --- Yêu mọi người, tin vài người và không xúc phạm đến ai.--- Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 5. 11-05-2009 12:30 PM #4 thoa812 o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Visit Homepage o Add as Contact Thành viên Join Date Aug 2009 Đến từ ĐHQGHN Bài gởi 687 Thanks 48 Thanked 472 Times in 215 Posts Những lầm tưởng trong marketing
  • 9. Đối với nhiều người mua dịch vụ, các mối quan hệ cá nhân vẫn là công cụ điều khiển các quyết định theo đuổi. Trong một nghiên cứu gần đây về hành vi của khách hàng, các nhà phân tích của Raintoday.com đã chỉ ra rằng hơn một nửa những người theo đuổi dịch vụ chuyên nghiệp đang sẵn lòng chuyển đổi người cung cấp dịch vụ. Để dành được những công việc thuận lợi, các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cần phải nghĩ lại những bước thực hiện marketing quen thuộc và chú trọng đến chiến lược tiếp thị của họ vào vấn đề mà thực sự có ý nghĩa đối với khách hàng Hãy bắt đầu thay đổi suy nghĩ tiếp thị bằng việc vượt qua 4 lầm tưởng phổ biến sau: Lầm tưởng 1: Công việc tốt chứng minh bản thân nó Một số người tin rằng việc cung cấp những kết quả nổi bật ở hiện tại là sự thiết lập của một chiến lược tiếp thị thành công. Đó là khi bạn làm việc tốt, khách hàng sẽ thuê bạn nếu nhu cầu mới tăng lên và sẽ cho bạn những lợi ích có giá trị. Logic này dường như hợp lý nhưng cũng đừng đánh cuộc việc kinh doanh của bạn vào nó.Thật sự là việc cung cấp hoàn hảo rất cần thiết cho thành công lâu dài. Không thể một công ty dịch vụ chuyên nghiệp lại sống qua được một chuỗi những thất bại. Tuy nhiên, bạn không thể cho rằng, môi trường kinh doanh ngày nay bạn có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh mà không có sự nỗ lực từ phía bạn.Để thành công, bạn cần có một kế hoạch giao tiếp với các khách hàng hiện tại và bạn cần kết hợp các thành công mà bạn đã giúp đỡ họ đạt được trong kế hoạch tiếp thị tổng thể của mình. Lầm tưởng 2: Website chỉ là một công cụ quảng cáo Với những thông tin trong tay, phần lớn các khách hàng tiềm năng tìm đến thẳng trang web của bạn trước khi họ gọi điện đến. Thường thì, việc thăm website là bước đầu tiên của khách hàng trong mối quan hệ kinh doanh đối với bạn. Với sự chào đón nồng nhiệt, website của bạn có sức mạnh để tạo ấn tượng tích cực, nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa việc có được một cuộc gọi của khách hàng và việc mất cơ hội đó. Website của bạn là một phần quan trọng trong chiến lược khởi đầu và duy trì mối quan hệ với khách hàng thay vì chỉ là một công cụ tiếp thị. Không gì có thể thay thế được sức mạnh của tương tác cá nhân với khách hàng nhưng website của bạn lại có thể và nhấn mạnh lời cam kết đối với khách hàng. Các công ty dịch vụ chuyên nghiệp đều khác nhau ở nhiều mặt: quy mô, vốn, văn hóa, phương pháp của lý khách hàng, nhân lực….nhưng đối với nhiều khách hàng, các website của họ khiến các công ty dịch vụ chuyên nghiệp đó giống như nhái lại của nhau. Nhìn vào các website của một nhóm các công ty, và bạn sẽ tìm thấy sự tương tự, các thông điệp tiếp
  • 10. thị như: Website của bạn nên giúp bạn có được lòng tin của khách hàng. Vậy phải làm như thế nào? Xây dựng nội dung của site quanh các vấn đề mà khách hàng quan tâm chứ không phải là những câu hứa hẹn mang tính sứ mệnh. Hãy đưa cho khách hàng những cái mà họ đang tìm kiếm – cách để thấy được công ty của bạn hiểu chính xác khách hàng đang cần gì. Lầm tưởng 3: Bạn cần tìm ra những “nỗi đau” của khách hàng Những người đào tạo bán hàng thường xuyên tìm một “nỗi đau” của khách hàng như là bước đầu tiên để đạt được thành công. Chúng ta được khuyên hỏi khách hàng những câu như: Điều gì đã khiến anh (chị) thức giấc đêm hôm qua? Nỗi khổ tâm của anh (chị) là gì? Không chỉ đặt những câu hỏi khiến khách hàng ngơ ngác, họ cũng bộc lộ rõ 2 sai lầm nghiêm trọng. Đầu tiên, họ chỉ ra rằng bạn đang cần hoàn thành câu trả lời hơn là theo đuổi quyết định lớn lao. Ít nhất nó chứng minh bạn thiếu sự chuẩn bị. Thứ hai, không phải khách hàng nào cũng đang tìm kiếm “phương thuốc chữa bệnh”. Có nhiều vấn đề đối với khách hàng, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đang đau khổ. Có lẽ khách hàng muốn nâng cao hiệu suất tổng thể của công ty, theo đuổi một cơ hội kinh doanh mới, hoặc cải thiện một số khía cạnh của doanh nghiệp. Vì thế, sự giúp đỡ mà bạn cung cấp không phải là giảm bớt “nỗi đau” của họ. Lầm tưởng 4: An toàn khi làm theo người đi trước Hầu hết các nhà tiếp thị đều theo đuổi một chiến lược dự đoán trước – một loạt các quyết định marketing an toàn. Tất nhiên, rất có giá trị nếu học từ thành công của người khác. Nhiều công ty phải đối mặt với những thách thức tiếp thị, vì thế sử dụng những ý tưởng của những người chia sẻ hoàn cảnh của bạn có thể là cách tốt để tăng nhanh sự phát triển trong chiến lược tiếp thị của bạn.Thật không may mắn, tin tưởng vào chương trình tiếp thị của những công ty khác khiến các công ty không có sự khác nhau rõ ràng dẫn tới việc hiểu của khách hàng khác nhau với những công ty có đặc điểm giống nhau. Thông thường, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp chỉ tái tạo lại những ý tưởng của người khác. Xem lại 25 công ty khác, họ và bạn sẽ tìm thấy cốt yếu của tiếp thị mà nhấn mạnh đến thuộc tính giống như là dịch vụ chất lượng, giá cả tốt nhất, phương pháp hoặc đáp ứng nhiệt tình nhất. Tránh những lầm tưởng trên, các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp mới có thể tăng doanh số bán, giành được nhiều khác hàng trung thành và tận dụng được lợi thế cạnh tranh trên thị
  • 11. trường. Nguồn: Người lãnh đạo o Like Nếu bạn thấy diễn đàn này thực sự bổ ích và muốn tham gia phát triển diễn đàn cùng chúng tôi thì hãy ghi danh tại đây Em ra đi anh dọn lòng anh lại Một mình anh trận đánh chẳng cân bằng Một mình anh sống với mùa mưa lũ Với cả màu mây trắng chỉ mình anh - Có 1 nghịch lý: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết cho đi chứ ko phải nắm giữ thật chặt Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 7. 12-26-2009 09:15 AM #5 Thandieu2 o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Visit Homepage o Add as Contact
  • 12. Phó phòng Join Date Aug 2009 Đến từ Sao Hoả Bài gởi 1,867 Thanks 384 Thanked 860 Times in 454 Posts Blog Entries 10 Qui trình marketing Qui trình marketing. Qui trình chuẩn mực để thực hiện một chương trình marketing không phân biệt ngành nghề hay thị trường. Xác định mục tiêu Có lẽ việc đầu tiên là cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công việc cần phải đạt được trước khi bắt tay vào làm một việc gì. Mục tiêu marketing xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta phát thảo định hướng và hoạch định hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nắm rõ mục tiêu giúp người hoạch định biết được họ sẽ đánh trên những mặt trận nào (thị trường mục tiêu), cần chiếm bao nhiêu đồn bót (doanh số và thị phần), từ đó có thể tính toán mình cần bao nhiêu quân, bao nhiêu
  • 13. lương thực và súng đạn (nguồn lực và ngân sách). Phân tích thị trường Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được những yếu tố vĩ mô, vi mô có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biết được cơ cấu vận hành của thị trường và các bên tham gia vào chuổi giá trị*, biết được đâu là nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đâu là những đối thủ cạnh tranh và điều gì giúp họ tạo được chỗ đứng trên thị trường. Ngoài người mua, người bán sản phẩm của ta, ta cũng cần biết đâu là những đối tượng tác động. Từ những thông tin trên ta cần phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là những khó khăn, thách thức. Đâu là những ưu điểm và đâu là những điểm yếu của chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh. Phân khúc thị trường Từ những kết quả phân tích tình hình và những am hiểu về thị trường, ta sẽ tính toán xem nên nhìn thị trường như thế nào, hay nói một cách khác là nên phân chia thị trường như thế nào cho hợp lý, phân khúc thị trường giúp ta nhận ra những cơ hội kinh doanh mà các đối thủ khác chưa nhận ra. Chọn thị trường mục tiêu Việc chọn thị trường mục tiêu giúp chúng ta tập trung nguồn lực vốn rất có hạn của chúng ta để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất, những khách hàng mà những điểm mạnh của chúng ta cũng chính là những gì họ cần nhất. Hoạch định chiến lược Từ những kết quả phân tích tình hình thị trường, những am hiểu về nhu cầu của khách hàng và điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như là những xu thế của thị trường trong tương lai, đã đến lúc chúng ta hoạch định chiến lược marketing cho từng thị thị trường. Chiến lược marketing chỉ ra chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào để thành công, điều gì chúng ta sẽ làm và điều gì chúng ta
  • 14. sẽ không làm. Xây dựng giải pháp Dựa trên những hiểu biết của mình về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và lấy chiến lược marketing làm định hướng, ta xây dựng giải pháp cho khách hàng. Ta biết rằng để làm hài lòng khách hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, giải pháp của chúng ta phải là những giải pháp ưu việt. Nó bao gồm những sản phẩm và dịch vụ phù hơp mà ta đã không ngừng nghiên cứu cải tiến nhằm mang lại những lợi ích tối ưu cho khách hàng. Chiến lược phân phối Những giải pháp ưu việt bao gồm những sản phẩm và dịch vụ của chúng ta cần phải được đưa ra thị trường để đến với khách hàng một cách hữu hiệu. Chúng ta cần hoạch định chiến lược lộ trình ra thị trường cho sản phẩm. Có trường hợp chúng ta phải trực tiếp phục vụ khách hàng, nhưng cũng có trường hợp các đối tác phân phối có thể giúp chúng ta làm điều đó một cách hữu hiệu hơn. Việc chọn đối tác để tổ chức kênh marketing đóng một vai trò quan trọng, mang yếu tố quyết định thành bại đối với một chiến lược marketing nên cần phải được tính toán và cân nhắc một cách thận trọng. Chiến lược giá Từ những giá trị và lợi ích mà chúng ta mang lại cho khách hàng, giá là yếu tố marketing duy nhất giúp chúng ta thu lại giá trị cho mình. Chiến lược giá nào sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm? Chiến lược truyền thông Sau khi đã có sản phẩm phù hợp, được tổ chức đưa đến cho khách hàng một cách tiện lợi với mức giá cạnh tranh, chúng ta cần phải truyền thông để khách hàng biết đến và ghi nhớ thương hiệu của chúng ta, để biết được sản phẩm của chúng ta tốt đẹp như thế nào, phù hợp cho đối
  • 15. tượng nào, và tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của chúng ta chứ không phải là sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Phối hợp truyền thông (communication mix) nào sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu trên với một mức ngân sách hợp lý nhất? Kế hoạch thực hiện Sau khi các nội hàm về chiến lược và kế hoạch đã được tính toán và hoạch định chu đáo xong, chúng ta cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển khai từng chi tiết ra ngoài thị trường. Chúng ta biết rằng cho dù chiến lược có hay đến mấy đi chăng nữa mà kế hoạch thực hiện lại quá kém thì coi như công sức cũng bỏ đi. Vậy những kỹ năng và công cụ gì mà chúng ta cần phải nắm bắt để đảm bảo triển khai thành công? Đánh giá và rút kinh nghiệm Mọi thứ nghe có vẻ ổn? Tuy nhiên, điều không may là không bao giờ có một kế hoạch hoàn chỉnh một cách tuyệt đối cả. Nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo thời gian, và đối thủ cạnh tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn chúng ta thao túng thị trường. Trong quá trình triển khai chúng ta cần ngồi lại để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh chiến lược và kế hoạch của mình cho tốt hơn. o Like Để trả lời, iq9872 phải ghi danh. Nếu là thành viên, iq9872 phải đăng nhập. Ghé qua Quy định diễn đàn để tránh mắc phải những lỗi trong việc đăng, gửi bài và trả lời bài viết. Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 8. The Following User Says Thank You to Thandieu2 For This Useful Post: anna19081 (09-21-2010)
  • 16. 9. 12-26-2009 09:19 AM #6 Thandieu2 o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Visit Homepage o Add as Contact Phó phòng Join Date Aug 2009 Đến từ Sao Hoả Bài gởi 1,867 Thanks 384 Thanked 860 Times in 454 Posts Blog Entries 10 Quy trình marketing - Mục tiêu marketing Mục tiêu doanh nghiệp và mục tiêu marketing Mục tiêu kinh doanh Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một số nguồn tài nguyên
  • 17. (nhân, vật lực) và mong muốn sử dụng những nguồn tài nguyên nầy để đạt được một điều gì đó. Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của doanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến mong muốn và thường là dưới dạng một mức lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng như chủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Và cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu nầy thì đó chính là chiến lược của công ty. Điều nầy có nghĩa là những mong muốn được đề cập như là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh thương hiệu mới, đạt được x% tăng trưởng về doanh số .v.v. thực tế là chiến lược ở cấp công ty. Trên thực tế, công ty điều hành hoạt động kinh doanh thông qua các bộ phận chức năng, cho nên những gì được gọi là chiến lược ở cấp công ty trở thành mục tiêu trong phạm vi bộ phận chức năng. Mục tiêu marketing Từ quan điểm trên, mục tiêu marketing là những số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản phẩm, dịch vụ, giải pháp) và bán cho ai (thị trường). Cụ thể như: - Doanh thu và lợi nhuận - Thị trường và thị phần - Thương hiệu và định vị thương hiệu Một cách nhìn khác của mục tiêu marketing: - Duy trì phát triển kinh doanh. - Tạo sự khác biệt cho thương hiệu - Tối ưu hóa lợi nhuận - Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng ... Từ những mục tiêu chung nói trên, các CMO triển khai cụ thể tùy thuộc vào tình hình của từng công ty. Đặt mục tiêu như thế nào? Có những mục tiêu đặt ra nghe rất to tát, nhưng thực ra chỉ để cho có mục tiêu vì ngay chính người đặt ra mục tiêu ấy biết rằng sẽ không bao giờ đạt được. Lại có những mục tiêu đặt ra nghe
  • 18. có vẻ rất kêu nhưng rồi có đạt được hay không cũng không ai kiểm chứng được. Lại có những mục tiêu đặt ra mà người đặt ra có tình "chơi chữ", hay nói cụ thể hơn là muốn hiểu kiểu gì cũng được và chẳng biết đến bao giờ mới đạt được. Trong marketing xác định một mục tiêu cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm marketing có thể đo lường hiệu quả của việc thực hiện chiến lược marketing của mình. Ngoài ra, việc đặt ra một mục tiêu cụ thể, khả thi còn thể hiện trình độ và sự quyết tâm của người làm marketing. Những mục tiêu chung chung đại khái như "phấn đấu tăng thị phần", "phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao", "tăng doanh số so với năm trước" hay khá kêu như "giành thị phần của đối thủ cạnh tranh", "trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu" v.v. đều sẽ chẳng giúp doanh nghiệp đi đến đâu bởi vì đích đến của họ quá mơ hồ. Đồng ý là hầu hết các chiêu thị mà marketing tung ra đều nhắm đến tăng thị phần, tăng doanh số, nhưng vấn đề là tăng bao nhiêu? cần thời gian bao lâu để đạt được? Để tăng 5% doanh số thì công sức vốn liếng cần đầu tư thể hiện qua chiến lược marketing sẽ khác với mục tiêu tăng 200% doanh số. S = Specific: Cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu phải thật cụ thể. Chẳng hạn nếu là nhằm tăng thị phần thì là tăng bao nhiêu phần trăm? Tăng doanh số thì phải cụ thể là bao nhiêu USD/Đồng? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng năm nào kết thúc? Bằng cách nào? Nguồn vốn, nhân lực từ đâu?... M = measurable: Có thể đo đếm được. Mục tiêu đưa ra phải có đơn vị, con số cụ thể để có thể đo đếm được. Chẳng hạn như %; USD/Đồng; giờ, ngày, tháng; kg; tấn; lược khách v.v. để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương trình, kế hoạch có thể xác định được ngay là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra. A = Achievable: Có thể đạt được. Mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để tranh thủ khai thác hết tiềm năng thị trường và tận dụng hết năng lực của doanh nghiệp, nhưng cũng phải thực tế ở mức có thể đạt được. Bởi nếu đặt ra mục tiêu mà ngay từ đầu mọi người đều có thể nhận ra ngày là có cố cách mấy cũng chẳng bao giờ đạt được thì sẽ chẳng ai cố gắng làm gì. R = Realistic: Thực tế.
  • 19. Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, liệu bạn có có đủ tài nguyên nhân vật lực để đạt được mục tiêu ấy hay không? Muốn thế người đưa mục tiêu phải am hiểu thị trường, phải biết người, biết ta. T = Timed: Có hạn mức thời gian. Bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra. Ngày tháng năm nào? Một số ví dụ về mục tiêu SMART: - Đạt được hiệu suất đầu tư 20% vào trước cuối tháng 12 năm 2009. (mục tiêu về lợi nhuận). - Đạt 25% thị phần của thị trường cà phê hoà tan vào trước cuối năm 2009. (mục tiêu thị về thị phần). o Like Để trả lời, iq9872 phải ghi danh. Nếu là thành viên, iq9872 phải đăng nhập. Ghé qua Quy định diễn đàn để tránh mắc phải những lỗi trong việc đăng, gửi bài và trả lời bài viết. Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 11. 12-26-2009 09:22 AM #7 Thandieu2 o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Visit Homepage o Add as Contact
  • 20. Phó phòng Join Date Aug 2009 Đến từ Sao Hoả Bài gởi 1,867 Thanks 384 Thanked 860 Times in 454 Posts Blog Entries 10 Quy trình marketing - Tại sao cần phân tích thị trường. Quy trình marketing - Tại sao cần phân tích thị trường. Nếu chúng ta chỉ cứ cố làm ra sản phẩm cho tốt rồi đem ra thị trường bán, ai muốn mua thì mua, không mua thì thôi, hoặc nếu thị trường chỉ có mình ta, thì có lẽ chúng ta không cần quan tâm đến và không cần quan tâm đến đề tài này. Chú trọng trong nội bộ hay ngoài thị trường? Lịch sử hoạt động kinh doanh thế giới đã trãi qua giai đoạn production-oriented (chỉ tập trung làm ra sản phẩm tốt) khá lâu, và lịch sử cũng đã khẳng định rằng market-oriented (định hướng thị trường) là sự lựa chọn duy nhất giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn thông qua việc thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn. Định hướng thị trường - Động thái đầu tiên
  • 21. Định hướng thị trường (market-oriented) là một bước ngoặc cần được xãy ra, và cần được xãy ra sớm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam. Lý do là vì thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để chuyển từ thị trường kế hoạch tập trung, nơi không có sự cạnh tranh, sang thị trường tự do, nơi mọi người được tự do cạnh tranh, nơi mà người mua là người có quyền quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Hành động cụ thể của một doanh nghiệp để thể hiện định hướng thị trường là tập trung vào việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường về nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh và môi trường kinh doanh, thay vì chỉ cố gắng nghiên cứu để làm ra sản phẩm thật tốt rồi cố đem đi bán như trước. Làm thế nào để nắm bắt thông tin thị trường Như vậy có lẽ trước khi nắm bắt thông tin thì người làm công tác thị trường cần phải xác định mục đích của việc nắm bắt thông tin, từ đó xác định những thông tin nào doanh nghiệp cần phải nắm bắt, đâu là những nguồn cung cấp thông tin, thông tin có bao nhiêu loại và giá trị tham khảo của từng loại thông tin là như thế nào. Cần nắm bắt những thông tin gì? Thông tin về môi trường vĩ mô (skill) Những thông tin về môi trường vĩ mô như tình hình chính trị, tình hình kinh tế, xu hướng xã hội và văn hóa, trình độ kỹ thuật và công nghệ, môi trường pháp lý, và ý thức và những qui định về môi trường của thị trường, giúp người kinh doanh hiểu được môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh để qua đó đưa ra những chính sách thích hợp. Nắm bắt sâu sát môi trường kinh doanh cũng giúp người làm công tác thị trường xác lập xu hướng thị trường vốn là một yếu tố quyết định cho việc hoạch định chiến lược đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin về môi trường vi mô Tình hình cạnh tranh giữa doanh nghiệp và các đối thủ, những diễn biến từ khách hàng và các nhà cung cấp, những sản phẩm có thể thay thế và khả năng thâm nhập thị trường của những sản phẩm mới, là những thông tin cần thiết giúp người làm công tác thị trường có thể hoạch định
  • 22. marketing và các chiến thuật cạnh tranh. Sơ đồ thị trường Sơ đồ thị trường cung cấp cho marketer một cái nhìn tổng quan về thị trường, là cơ sở căn bản để phân tích thị trường và là tiền để cho công tác phân khúc thị trường. Chu kỳ thị trường Chu kỳ thị trường giúp marketer xác định giai đoạn của sản phẩm trên thị trường qua đó có thể đưa ra chiến lược marketing mix thích hợp. Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị phân tích vai trò của doanh nghiệp và vai trò của các đối tượng khác cùng tham gia trong hoạt động kinh doanh từ giai đoạn nguyên liệu thô cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Phân tích chuỗi giá trị cũng giúp người làm thị trường hiểu được những động lực quan trọng dẫn đến quyết định mua của từng thành viên tham gia trong chuỗi giá trị, từ đó có thể đưa ra những quyết định chiến lược. Phân tích cạnh tranh Phân tích cạnh tranh so sánh tương quan năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các đối thủ. Bên cạnh những hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, nhìn nhận ra những cơ hội thị trường. Khách hàng là một đối tượng quan trọng của công tác phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp (sản phẩm, dịch vụ, các giá trị gia tăng...) thích hợp làm hài lòng khách hàng. Hiểu được hành vi, thói quen, chu kỳ mua của khách hàng giúp người làm thị trường đưa ra được những giải pháp tiếp thị hiệu quả. Nghiên cứu thị trường Nhằm để nắm bắt thông tin một cách có hiệu quả thì cần phải có phương pháp, có kỹ thuật và công cụ. Tùy vào từng mục đích yêu cầu và ngân sách mà xác định phương pháp, kỹ thuật và công cụ thích hợp.
  • 23. Nếu không có nghiên cứu thị trường Trong khi chúng ta nói làm marketing thì phải nghiên cứu thị trường, trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chi ngân sách tổ chức nghiên cứu thị trường. Vậy nếu không có nghiên cứu thị trường thì người làm công tác thị trường có thể làm gì để vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Nguồn: Internet. o Like Để trả lời, iq9872 phải ghi danh. Nếu là thành viên, iq9872 phải đăng nhập. Ghé qua Quy định diễn đàn để tránh mắc phải những lỗi trong việc đăng, gửi bài và trả lời bài viết. Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 13. 03-03-2010 09:07 PM #8 Khoai o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Add as Contact Thành viên Join Date Feb 2010 Bài gởi
  • 24. 118 Thanks 35 Thanked 59 Times in 30 Posts Blog Entries 2 Quan điểm về marketing Nhu cầu và tầm quan trọng của chức năng marketing trong một tổ chức kinh doanh là đã rõ, kể cả ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu và luận điểm về marketing của những nhà nghiên cứu marketing như Philip Kotler, đã được khắp thế giới nhìn nhận và lấy làm giáo trình dạy môn marketing. Tuy nhiên, trong thực tế việc ứng dụng marketing vào trong hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều nhận thức khác nhau. Quan điểm của các nhà lãnh đạo về marketing có thể chia thành 4 cấp độ phổ biến nhất như dưới đây: Cấp độ 1: Marketing là truyền thông, quảng cáo. Quảng cáoNhóm nầy nhận thức rằng "làm marketing" đơn giản chỉ là làm quảng cáo/quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ. Tại thị trường Việt Nam của chúng ta cách đâu không lâu nhiều người còn nghĩ marketing chỉ đơn giản là làm quảng cáo hay thuê mấy cô PG đi mời khách dùng thử sản phẩm, nên mỗi khi cần biết về tình hình marketing tại Việt Nam, chúng ta chỉ hỏi những người làm dịch vụ media. Đối với nhóm nầy, khi nói làm marketing họ hiểu là sẽ thực hiện một quảng cáo, hay một chương trình khuyến mãi. Cấp độ 2: Marketing là 4P 4PNhóm thứ hai có hiểu biết về marketing sâu hơn nhóm 1. Nhóm nầy nhận thức rằng marketing là phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức phân phối và hoạch định những chương trình truyền thông, quảng bá thương hiệu để hỗ trợ sản phẩm thâm nhập thị trường. Nhóm nầy thường triển khai kế hoạch marketing dựa trên cơ sở marketing mix (4P). Họ cố làm ra những sản phẩm thật tốt rồi ấn định giá bán, tổ chức kênh phân phối và quảng bá, tiếp thị để hỗ
  • 25. trợ hoạt động kinh doanh. Cấp độ 3: Marketing là phân khúc, chọn thị trường mục tiêu và định vị STPNhóm thứ ba có tư duy thị trường hơn, họ cho rằng để làm marketing cần phải phân tích thị trường, áp dụng phân khúc ( Segmentation), sau đó chọn thị trường mục tiêu (Targeting) và định vị doanh nghiệp (Postioning) để khai thác cơ hội thị trường. Nhóm nầy thể hiện tư duy định hướng thị trường qua việc khai thác thông tin thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Họ áp dụng phân khúc để chia thị trường ra thành nhiều nhiều thị trường nhỏ, và sau đó họ chọn thị trường để phục vụ rồi định vị doanh nghiệp của mình để khai thác cơ hội kinh doanh. Cấp độ 4: Marketing là triết lý công ty. Khách hàng thỏa mãnNhóm nầy xem marketing như là một triết lý của công ty, mọi người trong công ty từ cấp quản lý cho đến công nhân sản xuất đều thấm nhuần và nhận thức được vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu marketing của công ty. Nhóm nầy tin rằng marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế thông qua việc giành được, duy trì và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Nhóm nầy thể hiện quan điểm marketing và xây dựng thương hiệu là trách nhiệm của tất cả mọi người, marketing là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của công ty, bao phủ từ cơ cấu tổ chức cho đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng của công ty, với mục đích cuối cùng là chiếm được sự hài lòng khách hàng. Cấp độ 1 đến cấp độ 4: Quá trình dịch chuyển nhận thức Sự khác biệt của từng cấp độ có thể xuất phát từ sự khác biệt về trình độ hiểu biết hay cách tiếp cận marketing khác nhau của những người lãnh đạo. Có người cho rằng đi từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 là cả một quá trình chuyển hóa về sự nhận thức của cấp lãnh đạo công ty, và đôi khi đi kèm theo đó là sự trả giá. Thoạt tiên, bạn chỉ "nói" marketing, tức là chỉ truyền thông, quảng bá ra bên ngoài những gì tốt đẹp về sản phẩm. Sau đó bạn nhận ra rằng có lẽ như thế thôi là chưa đủ vì khách hàng không dễ tìm ra sản phẩm để mua, và giá cả cũng chưa được tối ưu... nên hiệu quả chưa cao. Sau đó bạn bắt đầu quan tâm đến các yếu tố P khác như sản phẩm, giá và kênh phân phối.
  • 26. Có được những hoạt động truyền thông hỗ trợ, có một chính sách giá phù hợp và đưa được sản phẩm thâm nhập vào kênh phân phối tốt hẳn đã mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu có những đối thủ lớn tham gia, mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn, lúc ấy bạn cảm thấy doanh nghiệp mình đuối sức. Nếu duy trì hoạt động truyền thông đại trà, phân phối đều khắp thị trường thì ngân sách quá cao công ty không chịu nổi. Còn nếu cắt giảm chi phí thì không bán được hàng. Từ đó bạn nghĩ có lẽ mình cần phải xác định lại thị trường và định hướng sản phẩm cho phù hợp với một số đối tượng khách hàng thôi, thay vì chung chung như trước. Và như vậy bạn nhận ra là mình phải nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó áp dụng phân khúc thị trường. Từ những phân khúc thị trường mà bạn khám phá ra, bạn chọn cho mình những phân khúc thích hợp với năng lực của doanh nghiệp, bạn cũng nhận thấy doanh nghiệp của mình cần phải định vị lại để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn. Trong quá trình thực hiện như cấp độ 3, bạn nhận ra rằng thật khó mà tổ chức công việc và định vị doanh nghiệp để cạnh tranh một cách hiệu quả trừ phi mọi người trong công ty phải đồng lòng, phải cùng nhìn về một hướng. Mọi người từ cấp quản lý cho đến người công nhân phải thực sự nhận thức rõ ràng vai trò của từng người, họ cần phải làm gì? tại sao họ phải làm như vậy? Và để đạt được một sự nhất quán trong nhận thức và hành động của tổ chức như thế, marketing phải là trách nhiệm của tất cả mọi người trong công ty. Và như thế, liệu có thể nói marketing đã trở thành một triết lý của công ty bạn? Theo : Đỗ Hoa o Like Không có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục không có tiền :D Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post 15. 03-05-2010 02:55 PM #9
  • 27. thoa812 o Xem Hồ Sơ o View Forum Posts o Nhắn Tin Riêng o View Blog Entries o Visit Homepage o Add as Contact Thành viên Join Date Aug 2009 Đến từ ĐHQGHN Bài gởi 687 Thanks 48 Thanked 472 Times in 215 Posts Những quan niệm sai lầm về hoạt động marketing Theo các chuyên gia về tiếp thị, marketing là bất cứ sự liên hệ nào giữa doanh nghiệp và một đối tượng không phải là một phần của doanh nghiệp. Marketing là sự thật được làm cho trở nên lôi cuốn. Marketing là nghệ thuật thay đổi suy nghĩ của khách hàng. Ngoài ra, các chuyên gia tiếp thị cũng khuyên rằng doanh nghiệp nên tránh một số quan niệm sai lầm sau đây về hoạt động marketing.
  • 28. Marketing không phải là quảng cáo: Đừng nghĩ rằng khi doanh nghiệp đang quảng cáo tức là doanh nghiệp đang làm tiếp thị. Trên thực tế, có hơn 200 hình thức tiếp thị mà quảng cáo chỉ là một trong số đó. Marketing không phải là thư trực tiếp. Một số công ty nghĩ rằng mình có thể phát triển toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ bằng hình thức tiếp thị bằng thư trực tiếp. Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp tiếp thị khác bên cạnh cách tiếp thị bằng thư trực tiếp. Marketing không phải là tiếp thị từ xa. Đối với hoạt động marketing giữa các doanh nghiệp, tiếp thị từ xa là một trong những vũ khí tiếp thị không đem lại thành công. Để tăng tỷ lệ phản hồi của khách hàng đối với các hoạt động tiếp thị từ xa, doanh nghiệp phải tăng cường quảng cáo, song phải lưu ý rằng tiếp thị từ xa cũng không thể làm nên toàn bộ hoạt động tiếp thị. Marketing không phải là quảng cáo bằng brochure. Nhiều công ty đua nhau làm brochure nhưng không để ý đến chất lượng của nó. Nghiên cứu cho thấy, bản thân brochure không thể đủ cho hoạt động tiếp thị nên thường được sử dụng kết hợp với các hình thức tiếp thị khác. Marketing không phải là quảng cáo trên danh bạ điện thoại. Nhiều công ty chỉ quảng cáo tên danh bạ điện thoại và cho rằng như thế là đủ cho hoạt động marketing. Trên thực tế, có 95% trường hợp quảng cáo trên danh bạ điện thoại không đem lại tác dụng gì. Marketing không phải là công nghệ biểu diễn. Hãy nghĩ đến marketing như một hoạt động tạo ra động cơ, mong muốn cho khách hàng và khiến họ mua hàng chứ không phải là một công nghệ giải trí, bởi vì mục đích chính của marketing không phải là giải trí. Marketing không phải là một sân khấu hài. Nếu lạm dụng yếu tố hài hước trong các hoạt động tiếp thị, khách hàng sẽ có khuynh hướng nhớ đến câu chuyện hài hước chứ không nhớ những gì mà doanh nghiệp đang chào bán. Marketing không phức tạp. Marketing sẽ trở nên phức tạp đối với những doanh nghiệp không nắm bắt được tính đơn giản của nó. Một doanh nghiệp làm tiếp thị khôn ngoan thường xây dựng một kế hoạch marketing ngắn gọn và cam kết thực hiện kế hoạch đó.
  • 29. Marketing không phải là một website. Nếu doanh nghiệp quảng cáo trên các website khi chưa hiểu biết về marketing thì cho nguy cơ tốn tiền vô ích. Website chỉ là một phần của toàn bộ hoạt động tiếp thị. Viết nên một bảng kế hoạch tiếp thị bằng những câu hỏi Để tạo được một kế hoạch tiếp thị hoàn hảo, bạn cần đến ba yếu tố cơ bản: (1) Nhiều thông tin để phát triển tốt các khả năng hành động tiếp thị hiệu quả; (2) Có thời gian suy xét, phân tích, sáng tạo và (3) Tinh thần tự giác, năng nổ thực hiện kế hoạch đã vạch ra. Sau đây là một quá trình đơn giản để tạo nên một bản kế hoạch tiếp thị chỉ với bảy câu hỏi: 1/ Việc tiếp thị nhằm mục đích gì? 2/ Đâu là thị trường mục tiêu? 3/ Đâu là thị trường cao cấp? 4/ Thuận lợi và lợi thế cạnh tranh của công ty là gì? 5/ Đâu là điểm nhận dạng của công ty? 6/ Cần dùng đến chiêu thức, chiến lược và công cụ nào để tiến hành tiếp thị? 7/ Cần chi bao nhiêu tiền cho việc tiếp thị? Từ những câu hỏi này, bạn sẽ có thể tạo nên một bản phác thảo kế hoạch tiếp thị. Song xây dựng kế hoạch theo cách đơn giản như thế mới chỉ là bước khởi đầu. Một kế hoạch tiếp thị sẽ thành công nếu xoáy sâu được vào hai điều cần thiết dưới đây: + Biết được công việc tiếp thị của mình từ trong ra ngoài, bao gồm cả những điều khách hàng muốn và mong chờ. + Xác định rõ những yếu tố sẽ xuất hiện trên con đường chinh phục khách hàng của bạn, chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh, các chướng ngại khi thâm nhập thị trường, giá cả, ảnh hưởng ngoại vi, nguồn ngân sách, sự hiểu biết… Tinh thông hai yếu tố này, bạn sẽ có thể phát triển được toàn bộ các biện pháp tiếp thị chính yếu để thu hút, nhận được và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng luôn trong tư thế sẵn sàng trước mọi biến động của thị trường, bởi tính linh hoạt giờ đây đã trở thành một năng lực của công ty. Để làm chủ được hai điều trên, bạn cần thực hiện một số hành động sau: + Dành thời gian trong ngày để xem xét lại kế hoạch tiếp thị cũng như các hoạt động kiểm tra cần thiết khác.
  • 30. + Dự kiến chi tiết nguồn chi một khi đã hoàn tất kế hoạch tiếp thị. + Trả lời bảy câu hỏi đã nêu, sau đó hãy đặt chúng thành bảy tiêu đề chính và bổ sung nguồn thông tin hoặc ý tưởng mới. + Lên danh sách và ưu tiên cho những mục tiêu tiếp thị