SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
THỊ TRƯỜNG BÁNH TƯƠI VS BÁNH KHÔ
Hay cái chết của bánh đông lạnh được cảnh báo!
Hải Thanh Ng.,
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thị trường bánh nói chung, thị trường bánh khô là thị trường cạnh tranh
khốc liệt nhất về giá thương mại, và đây là sân chơi lớn của các đại gia trong ngành
bánh bao gồm tổng thể một chuỗi các hoạt động như chuỗi cung cấp nguyên liệu đầu
vào, quản lý kho nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, kho bán thành phẩm, kho thành
phẩm, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phòng kiểm định chất lượng sản
phẩm, phòng kinh doanh, phòng tiếp thị, bộ phận vận chuyển ... và tất cả đều phải cố
gắng đẩy thật nhiều hàng, gom thật nhiều đơn. Tuy nhiên, việc theo đuổi thị trường
này thì quá là thiệt thòi cho các tiểu gia, người buôn bán nhỏ như chúng ta hiện nay,
bởi các doanh nghiệp lớn sản xuất ra với số lượng nhiều hơn mức nhu cầu, giá trị chất
lượng hàng tầm tầm, giá trị hàng bán thương mại từ rẻ đến siêu rẻ.
Nếu như thông tin về các tập đoàn đang sa thải hay cắt giảm hàng loạt nhân
công để dần thay thế máy móc, line sản xuất, robot... cắt giảm chi phí, tối đa lợi
nhuận trong các xưởng công nghiệp và các nhà máy sản xuất đại trà đang đẩy thợ
công nghiệp ra thị trường lao động khiến những lao động phổ thông, lao động công
nghiệp, công nhân từ các nhà máy này sẽ "ngày càng đông và tỏ ra vô cùng nguy
hiểm". Việc này khiến cho thị trường bánh khô sẽ đón nhận được rất nhiều thợ và các
nguồn lực về thị trường bánh khô.
Bài toán về bánh đông lạnh đang hiện hữu và rõ ràng ở cuối năm 2016, hãy
nhìn vào việc Kidos mua lại Kinh Đô và đẩy bánh bao lạnh ra thị trường, việc này
làm dấy lên hoài nghi về việc thị trường bánh đông lạnh sẽ có thêm đông người bán
và vạn người mua. Nhìn là vậy, thật ra không phải vậy, hãy bình tĩnh và đón chờ
những thay đổi lớn về việc ai có khách hàng người đó có thị trường. Khách hàng tiêu
dùng khó tính và sở hữu nhiều thông tin hiện nay được hình thành sớm từ nhân cách
và văn hóa ẩm thực, họ nói không với thực phẩm chế biến sẵn, bánh trên thị trường,
bánh sản xuất hàng loạt và các loại bánh giá rẻ, kém chất lượng. Họ đang cố gắng tự
bảo vệ chính bản thân mình và những người thân xung quanh, họ đang đi ngược lại
xu hướng cung cấp hàng của các đại gia ngành bánh.
Vì sao nói về thị trường bánh đông lạnh lại nói về thị trường bánh khô, vì bánh
đông lạnh là một "case study" cho thị trường bánh khô. Trong thời điểm kinh tế cạnh
tranh này, việc làm ra nhiều sản phẩm chưa chắc đã tốt hơn việc làm ra ít sản phẩm
bởi để làm nhiều sản phẩm phải đầu tư vào nguồn lực, chi phí sẽ tăng và doanh thu
chưa chắc đã tăng tương xứng. Việc này nếu có dịp xin nghé qua khu vực Bala, Vân
Đồn, La Phù để có thể thấy sự nhộn nhịp thị trường bánh khô so với những năm trước
đây (ghi lại cái ngày 14/6/2017) để có dịp kiểm chứng.
Vậy, con đường nào dành cho những người kinh doanh nhỏ, kinh doanh lẻ và
kinh doanh theo mô hình tươi, sạch, vệ sinh phục vụ nhóm khách hàng ít nhưng chất,
giá trị thương mại cao và càng đòi hỏi việc điều nghiên thị trường khách hàng một
cách tỉ mỉ, cụ thể và bài bản. Cũng như việc cần thiết có kỹ năng, cập nhật những sản
phẩm mới có chất lượng tốt hơn, và cải thiện thật tốt các dịch vụ giao nhận như bài
học nhãn tiền Grap taxi ra sau nhưng lại cạp chết Uber taxi.
Để tồn tại và phát triển vững bền, tôi cho các bạn thấy một cơ hội tốt hơn và
có khả năng đi dài hơn trong sự phát triển của bạn. Hãy để mắt đến thị trường bánh
tươi nơi các đại gia ngành bánh chưa thể có công nghệ bảo quản, không thèm để ý
đến và dễ dàng chiếm lĩnh thị trường ngách. Khi họ có quan tâm đến thị trường này,
chúng ta đã sở hữu được và chạy trước họ một quãng dài, và quan trọng hơn đã có
tâm thái trong việc "té khỏi thị trường này từ trước khi quyết định tham gia". Ở
trường kinh tế họ dạy bạn việc tham gia vào thị trường to nhất, nhiều đối thủ nhất, và
thị trường họ đang chứng minh điều ngược lại, ghi câu thần chú này vào sổ tay làm
bánh: "Chọc khe thị trường".
Quan điểm ai đúng ai sai, quan điểm này là của tôi và câu trả lời là của các
bạn. Thư quan tâm, và phản biện (gạch đá nhận từ ngày hôm nay) xin gửi về
bbluonghao@gmail.com hoặc nhấc máy lên làm ly cafe, tôi xây dựng hệ thống tiếp
thị theo tâm lý khách hàng cho bạn. Hot line: 0972.867.798
Sách gửi không ký tên, nhưng trao sách, trao ân tình, trao tâm tình trong chữ.
Mùa hè năm 2017
Hải Thanh Ng.,
MỤC LỤC
Hải Thanh Ng.,LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... 0
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................... 1
VÌ SAO PHẢI TƯƠI........................................................................................................................... 4
GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOẠI BÁNH TƯƠI ................................................................................................. 4
CÁCH LÀM NHƯ THẾ NÀO? ............................................................................................................. 5
CÙNG TÌM HIỂU NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN LÀM BÁNH TƯƠI:.............................................................. 5
CÔNG THỨC MẸ (CÔNG THỨC CÂN BẰNG HỢP LÝ)......................................................................... 9
CÂU CHUYỆN CỦA PHỐI TRỘN........................................................................................................ 10
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÁNH TƯƠI ................................................................................... 11
CÔNG CỤ VÀ THIẾT BỊ PHỐI TRỘN THAY LAO ĐỘNG BẰNG TAY .................................................... 15
XỬ LÝ KHỐI BỘT NHÀO VÀ ĐƯA BÁNH VÀO LÒ.............................................................................. 17
QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỨ CẤP..................................................................................................... 17
ĐÓNG GÓI BẰNG BAO BÌ................................................................................................................. 17
CƠ BẢN PHƯƠNG THỨC BẢO QUẢN .............................................................................................. 18
CÁI GÌ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁNH.............................................................................. 18
NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRONG KHỐI BỘT NHÀO .............................................................................. 18
BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ VẬT LÍ TRONG KHI TRỘN............................................................................ 24
NHỮNG BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ BIẾN ĐỔI VẬT LÝ TRONG QUÁ TRÌNH NƯỚNG......................... 26
NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP LỖI BÁNH ....................................................................................... 27
VÌ SAO PHẢI TƯƠI
Bánh tươi là loại bánh có độ ẩm trong khoảng 18-28% thấp hơn so với bánh
mì nhưng lại cao hơn so với các loại bánh nướng, bánh quy và bánh Cookie. Bánh
tươi có thời hạn sử dụng thường từ 3-5 ngày (thời hạn sử dụng thấp hơn so với bánh
nướng và có phụ thuộc vào nguyên liệu cũng như công thức làm nên chúng).
Ăn bánh tươi khiến cho vị giác của chúng ta tốt hơn, bánh tươi ăn ngon hơn,
dễ ăn hơn và cải thiện hệ thống tiêu hóa bằng việc dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, do
thời gian bảo quản ngắn nên hạn chế sự biến đổi chất lượng, và sự thay đổi hóa lý
không mong muốn của cấu trúc Gluten do bột mì tạo ra.
Bánh tươi làm từ nguyên liệu đặc trưng chính gồm bột mì, đường, trứng (cả
lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng) và các chất lỏng khác (sữa) có thể bổ sung thêm
mỡ hoặc dầu. Lượng chất lỏng thêm vào mục đích là để tạo ra một khối bột nhào có
độ nhớt thấp, hơn dough (hỗn hợp bột nhào với nước, dùng làm bánh mì).
Điểm khác biệt chính là bánh tươi thường được nướng trong khuôn, chảo hoặc
hộp thiếc để cố định tạo hình sản phảm theo ý muốn. Ngoài ra các bước nhỏ gia công
hoàn thiện hỗn hợp bột nhào trước khi nướng là rất cần thiết.
GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOẠI BÁNH TƯƠI
Bánh tươi có thể được phân thành 6 loại như sau:
 Bánh xốp có hàm lượng chất béo thấp, có chứa ít hơn 5% chất béo.
 Bánh xốp có hàm lượng chất béo cao, có chứa hơn 5% chất béo.
 Low-ratio cakes, trong đó hàm lượng đường và chất lỏng thấp hơn bột.
 High-ratio cakes, trong đó hàm lượng đường và chất lỏng cao hơn bột.
 Bánh trái cây, trong đó có một phần nho khô, trái cây tươi, các loại hạt, đậu
khác.
 Bánh chocolate, có thêm một lượng cacao rắn.
CÁCH LÀM NHƯ THẾ NÀO?
CÙNG TÌM HIỂU NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN LÀM BÁNH TƯƠI:
Bột mì
Hầu hết các loại bột mì đều có thể sản xuất bánh tươi. Thành phần quan trọng
nhất trong bột mì là tinh bột, và đặc tính hồ hóa tinh bột đóng vai trò chính tạo nên
cấu trúc bánh. Các protein bột mì ngậm nước tạo thành một mạng gluten. Mạng
gluten trong bột nhào bánh tươi yếu hơn so với trong bột nhào bánh mì, do chịu tác
động của đường và chất béo được thêm vào. Ngoài ra, việc thêm vào hàm lượng cao
chất lỏng làm giảm độ nhớt, giảm khả năng nhào trộn của bột, ngăn cản sự hình thành
gluten. Cấu trúc protein hình thành trong khối bột nhào và góp phần nhỏ tạo khung
bánh và giá trị cảm quan.
Đa số các loại bột bánh bán trên thị trường đặc trưng bởi các tính năng chính
sau:
 Kích thước hạt – sau quá trình xay xát tiêu chuẩn kích thước hạt giảm xuống
dưới mức trung bình, cải thiện chất luợng bánh. Thường được thực hiện bằng
cách nghiền bột hoặc thông qua việc áp dụng các kỹ thuật phân loại bằng khí.
Mục đích của cả hai phương pháp giảm kích thước hạt trên là để giải phóng
các hạt tinh bột khỏi mạng lưới (matrix) protein. Lý tưởng nhất, kích thước tối
đa của bột bánh nên <90 μm.
Đường và chất tạo ngọt
Đường tạo vị ngọt cho bánh, đồng thời cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc giữ khí bên trong khối bột nhào và hình thành kết cấu. Sự ảnh hưởng đến hình
thành kết cấu bắt nguồn từ tác động của dung dịch đường trong khối bột lên nhiệt độ
hồ hóa của tinh bột. Nồng độ đường càng cao, nhiệt độ hồ hóa tinh bột càng cao. Do
đó sẽ có thêm thời gian cho khối bột trương nở trước khi nó được định hình. Hình 1
minh họa tác động của lượng đường cao.
Sucrose được sử dụng phổ biến nhất trong làm bánh, cũng có thể sử dụng
glucose và các loại đường khác. Nếu giảm lượng đường sử dụng, xu hướng đổi màu
của bánh sẽ xảy ra ở mức bổ sung cao hơn.
Hình 1: Bánh có tỉ lệ sucrose 57,5% (trái), 86% (giữa) và 115% (cuối) so với khối lượng bột
mì
Trứng
Trứng – bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng là thành phần phổ biến của bánh
tươi, nó tạo màu sắc, hương vị, giúp nở bánh nhờ tạo bọt khí và góp phần tạo kết cấu
bánh. Protein lòng trắng trứng là thành phần chính làm nở tạo khung bánh. Việc bổ
sung thêm chất béo ảnh hưởng đến khả năng tạo khí và làm nở của protein trứng. Một
số loại bánh, ví dụ như bánh thiên thần (angel cake) có thể không cần sử dụng đến
lòng đỏ trứng. Thay vào đó chỉ sử dụng lòng trắng trứng để sản phẩm bánh làm ra có
một màu trắng thuần khiết.
Sữa
Sữa thường được sử dụng để làm tăng hương vị và là dung môi hòa tan đường.
Cũng có thể dùng các sản phẩm sữa khô cùng dung môi hòa tan khác. Ngoài ra còn
dùng sữa bột tách kem để tăng cảm quan màu sắc, hương thơm, tuy nhiên bột sữa cần
xử lý nhiệt trước, nếu không sẽ tác động xấu đến sản phẩm. Quá trình xử lý nhiệt để
biến tính các globulin có trong bột sữa, nếu không chúng có thể gây ảnh hưởng đến
sự ổn định của bóng khí trong khối bột nhào và làm giảm khối lượng sản phẩm.
Nước
Nước được thêm vào để hòa tan đường, đặc biệt cần thiết nếu không dùng đến
sữa dạng lỏng.
Chất béo và dầu
Việc bổ sung chất béo dạng rắn trong công thức là để tăng cảm quan cho bánh
và hạn chế sự hình thành mạng gluten. Chất béo rắn cũng hỗ trợ hình thành và làm ổn
định các bóng khí trong bột nhào. Kính hiển vi phân cực cho thấy, khi khuấy trộn –
nhào bột các tinh thể chất béo sẽ sắp xếp xung quanh, bao bọc và giữ ổn định các
bóng khí. Điều này được giải thích rằng phần dầu trong chất béo cho phép các tinh
thể béo di chuyển và đồng thời kéo theo các tinh thể khác liên kết thành một chuỗi.
Rõ ràng đối với một cơ chế như vậy, tỉ lệ giữa chất lỏng và tinh thể béo cũng như
kích thước của mỗi tinh thể là rất quan trọng. Nếu sử dụng dầu trong bột nhào, các
bóng khí sẽ mất ổn định và bánh giảm khối lượng.
Dạng tinh thể béo rất quan trọng trong việc thúc đẩy làm bánh nở xốp. Có ba
dạng tinh thể béo là alpha, beta và beta-prime. Khả năng giữ khí của chất béo dạng
beta-prime là lớn nhất, sau đó đến dạng alpha và cuối cùng là dạng beta.
Chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa cũng được sử dụng để hỗ trợ hình thành và ổn định các bóng khí,
đặc biệt là khi trong khối bột nhào có mặt các loại chất béo và dầu. Chất tạo nhũ phổ
biến nhất là glycerol monostearate (GMS) và este polyglycerol, hiệu quả hơn nếu kết
hợp cả hai với ti lệ khối lượng nhất định. Cả hai chất tạo nhũ thường được sử dụng
cho dạng bột nhão, nghĩa là chúng được phân tán trong nước với các thành phần thúc
đẩy sự tạo gel khác. Các chất tạo nhũ như GMS có thể tồn tại ở nhiều dạng khi phân
tán trong nước, quan trọng là khi dùng làm bánh nó ở dạng alpha-gel hoạt động.
Nếu không có GMS, protein trứng sẽ ổn định các bóng khí và hình thành khối
lượng bọt hợp lý, nhưng thường vẫn có một vài vùng cấu trúc khí không đồng nhất.
Bất ngờ là GMS nếu chỉ bổ sung với một lượng nhỏ sẽ làm chất lượng bánh còn kém
hơn, bề mặt bánh bị xẹp thành hõm sâu. Điều này chứng tỏ tác động của GMS và
protein trứng không ổn định khi được kết hợp với nhau. Lượng nhỏ GMS có thể giữ
bóng khí ở nhiệt độ thấp, nhưng lại không thể giữ tiếp khi nhiệt độ tăng lên và bóng
khí nở to trong quá trình nướng. Vậy việc thêm một lượng lớn nhất định GMS sẽ giữ
cho bột nhào ổn định và cải thiện chất lượng bánh.
Bột nổi
Một phần quan trọng của bánh sau nướng là không khí. Đây là một hỗn hợp
khí, một phần hình thành trong quá trình nhào trộn, và một phần CO2 tạo ra nhờ phản
ứng của sodium bicarbonate với một axit thực phẩm thích hợp. Giai đoạn quan trọng
của cơ chế nở bánh là khí CO2 hình thành khi khối bột nhào mới được đưa vào lò
nướng. Nếu không có sự giải phóng thêm khí bột nhào chỉ có thể nở nhờ tác dụng
nhiệt lên khí phân tán trong bột nhào và bánh vẫn bị xẹp, không tăng thể tích. Cung
cấp thêm một lượng khí phù hợp sẽ tạo thể tích nở lớn hơn và tạo sự mềm mại cho
bánh. Tầm quan trọng tương đối của tạo khí cơ học và hóa học được thể hiện trong
Hình 2 và 3.
Hình 2:Bánh (bên trái) có và (bên phải) không có thông khí hóa học.
Hình 3: Bánh (bên trái) có và (phải) không có thông khí cơ học.
Axit phản ứng bình thường với sodium bicarbonate, tức là giải phóng hoàn
toàn khí CO2 từ hỗn hợp. Hương vị của bánh cũng ảnh hưởng bởi muối từ phản ứng
acid – base. Tốc độ giải phóng CO2 từ phản ứng của bột nổi được kiểm soát bằng
việc sử dụng các loại axit khác nhau. Loại axit thường dùng nhất và mức bổ sung để
trung hòa một phần sodium bicarbonate là:
 Axit tartaric, 0,89, phản ứng nhanh
 Kali hydrogen tartrate (cáu rượu), 2,25, phản ứng nhanh
 Canxi phosphat Acid (monocalcium phosphate), 1,25,phản ứng nhanh vừa
phải
 Glucono-delta-lactone, 2,10, phản ứng nhanh vừa phải
 Sodium pyrophosphate axit, 1,33, phản ứng chậm
 Sodium phosphate nhôm, 1,00, phản ứng chậm
Những nguyên liệu khô khác
 Huyết thanh sữa dạng rắn (whey solids): sử dụng để tăng màu sắc và
hương vị. Bột này nên được xử lí nhiệt trước khi khi sử dụng nếu không nó
có thể tác động tiêu cực ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm.
 Bột cacao: dùng trong sản xuất bánh chocolate dưới nhiều hình thức.
 Muối: tạo vị và tăng thời gian bảo quản bánh.
 Chất giữ ẩm như glycerol and sorbitol: tăng thời gian bảo quản.
 Nho khô: dùng trong sản xuất bánh trái cây.
 Mứt vỏ cam, chanh và anh đào ngâm đường: trong các sản phẩm bánh trái
cây và bánh đặc biệt.
 Các loại hạt khô: thêm vào bánh trái cây và bánh đặc biệt.
CÔNG THỨC MẸ (CÔNG THỨC CÂN BẰNG HỢP LÝ)
Chất lượng bánh bị ảnh hưởng mạnh bởi tỉ lệ các thành phần nguyên liệu sử
dụng trong công thức.
Lúa mì cung cấp tinh bột là thành phần cấu trúc chính của bánh. Do đó các
công thức thường được xây dựng dựa trên khối lượng bột và các nguyên liệu khác
theo tỉ lệ phần trăm của khối lượng bột. Phương pháp này xác định lượng nguyên liệu
tốt nhất, từ đó suy ra các “quy tắc” mà dựa trên đó có thể xây dựng bất kỳ công thức
bánh nào và tìm ra nguyên nhân gây giảm chất lượng.
Những quy tắc điển hình áp dụng trong làm bánh gồm:
 Tỉ lệ đường 95 – 135% khối lượng bột với high-ratio cakes và 65 – 95%
đối với low-ratio cakes.
 Lượng nước 1,25 lần trọng lượng đường.
 Tỉ lệ chất béo không được vượt quá tổng tỉ lệ trứng (ví dụ, chất rắn và nước
kết hợp).
 Tỉ lệ béo không vượt quá tỉ lệ đường.
Mất cân bằng trong tỉ lệ thành phần sẽ thể hiện rõ như giảm chất lượng bánh.
Có nhiều quy tắc chuyên biệt nữa, về các thành phần chức năng khác, ví dụ như bột
nở cũng có thể xác định tỉ lệ phù hợp. Phạm vi tỉ lệ các thành phần thay đổi tùy theo
loại, kích cỡ và hình dạng bánh yêu cầu. Bảng dưới đây cho bạn một số công thức
bánh tươi điển hình:
Bảng 1: Một số công thức bánh tươi điển hình
Bánh xốp
High-ratio
cake
Bánh
socola
Bánh trái cây
Bột mì 100 100 100 100
Đường (sucrose) 105 115 130 120
Chất béo 5 35 55 50
Bột nổi 3 5 5 3
Trứng 50 30 30 45
Sữa rắn 5 6 8 5
Nước 65 100 120 65
Bột cacao 25
Nho khô 140
Tỉ lệ so với 100 phần bột (ví dụ 100g, 100kg, 100lb)
CÂU CHUYỆN CỦA PHỐI TRỘN
Như đã nói ở trên, gluten được hình thành là không mong muốn và để giới hạn
điều đó cần lưu ý nồng độ của đường, chất lỏng và chất béo phải phù hợp, không quá
cao. Việc hình thành gluten có thể được hạn chế bằng cách dùng những phương pháp
nhào bột phù hợp và tránh tạo thành gluten trong từng giai đoạn của quy trình sản
xuất. Nhìn chung, bột nhào bánh có thể xem là hệ nhũ tương của dầu hoặc chất béo
trong môi trường nước. Pha nước gồm có đường hòa tan và các phân tử bột lơ lửng.
Trong cấu trúc bột nhào, bóng khí được tạo thành và giữ vững trong pha chất béo hơn
là pha nước. Tuy nhiên, trong quá trình nướng, bóng khí chuyển từ pha chất béo sang
pha nước làm cho bánh xốp và nở ra. Sau quá trình nướng, cấu trúc của bánh được
tạo thành.
Mục đích của việc phối trộn khối bột nhào bánh có thể được tóm tắt qua các ý
sau:
 Thống nhất các thành phần phân tán.
 Kết hợp chặt chẽ và ổn định các bọt khí
 Hạn chế thấp nhất sự hình thành gluten
Các phương thức sản xuất bánh chủ yếu dựa trên quá trình phối trộn được sử
dụng. Có hai loại phối trộn chính là:
Multistage:là trộn các thành phần nhỏ lại với nhau trước khi được trộn lại
trong khối bột cuối cùng. Mục đích của phương pháp này là hạn chế tối đa sự hình
thành gluten và hỗ trợ các bóng khí kết hợp ổn định trong bột nhào. Phương pháp sản
xuất truyền thống này được ra đời khi mà chất lượng nguyên liệu ít đảm bảonhư ngày
nay.
All-in: là cùng một lúc trộn tất cả các thành phần lại với nhau trong một bồn
trộn. Phương pháp phối trộn All-in hoặc single-stage dựa trên tiêu chuẩn của các
thành phần có sẵn.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÁNH TƯƠI
Quy trình đường - bột
Các đặc điểm thiết yếu của quy trình:
1. Hỗn hợp của đường và chất béo gọi là creaming. Các tinh thể đường hỗ trợ sự
kết hợp các bóng khí vào hỗn hợp, và làm giảm tỷ trọng khi tiếp tục phối trộn.
đây có thể xem như là một bước cải tiến “làm trắng” của hỗn hợp. thời gian
creaming lý tưởng phụ thuộc vào loại chất béo sử dụng, với các chất béo có
nhiệt độ nóng chảy cao hơn thì cần nhiều thời gian creaming hơn. Tốc độ phối
trộn trung bình, khoảng 150rpm.
2. Trứng được chia thành 4 – 6 phần, sau đó lần lượt cho từng phần vào phối trộn
với hỗn hợp chất béo với đường. Mục đích là để phân tán đồng đều trứng mà
không làm mất khí của hỗn hợp. Điều quan trọng là nhiệt độ của trứng không
nên thấp hơn nhiệt độ của hỗn hợp, nếu không chất béo có thể bị tách ra khỏi
hỗn hợp – đây gọi là hiện tượng “đông tụ” trong công nghiệp. Việc bổ sung
trứng thường ở tốc độ chậm, khoảng 50rpm, với việc phối trộn tiếp theo ở tốc
độ trung bình trong một thời gian ngắn.
3. Kế đến là thêm bột và những thành phần khô. Thời gian phối trộn ở giai đoạn
này sẽ được rút ngắn chỉ đủ để phù hợp với việc trộn bột. Tốc độ trộn thấp.
4. Cuối cùng là thêm vào các chất lỏng như là sữa và nước, được trộn với một tốc
độ thấp.
5. Có thể thêm trái cây khô nếu có cần thiết.
Quy trình bột nhào
1. Chất béo và một phần bột (thường là ba phần tư khối lượng bột) được trộn với
nhau với từ từ trong khoảng thời gian 10 phút. Trong khoảng thời gian ấy, các
bọt khí sẽ kết hợp với khối bột và tỷ trọng giảm.
2. Trứng và đường được đánh lên với tốc độ cao.
3. Hỗn hợp chất béo – bột và trứng – đường được trộn từ từ vào nhau.
4. Cho nước hoặc một chất lỏng khác vào hỗn hợp và trộn với tốc độ thấp.
5. Lượng bột còn lại và các thành phần khô khác (như sữa tách kem, muối, bột
nổi) được trộn vào từ từ vào hỗn hợp.
Quy trình tách trứng
1. Chất béo, một phần bột (thường là ba phần tư bột), muối và các nguyên liệu
khô khác được trộn vào nhau ở tốc độ thấp.
2. Trứng được tách riêng lòng đỏ và lòng trắng.
3. Lòng trắng trứng và đường được đánh lên thật nhanh, hòa trộn vào nhau tạo
thành bọt khí.
4. Lòng đỏ trứng thêm sữa hay nước được trộn vào bọt lòng trắng trứng, trước
khi phối trộn vào hỗn hợp chất béo.
5. Lượng bột còn lại được trộn từ từ vào hỗn hợp.
Quy trình nấu chín
1. Trứng và đường được trộn với nhau thật nhanh để tạo thành bọt.
2. Gia nhiệt chất béo.
3. Bột và các thành phần khô được thêm vào chất béo vừa gia nhiệt.
4. Bọt trứng và hỗn hợp chất béo – bột được trộn vào với nhau.
Nhiệt độ cuối cùng của khối bột là khoảng từ 35 – 40o
C. Phương pháp này
không thích hợp đối với công thức có sử dụng bột nổi vì khi gia nhiệt tới nhiệt độ cao
thì CO2 sẽ được hình thành sớm.
Quy trình All-in
Đối với phương pháp này, tất cả các nguyên liệu được cho vào trong bồn trộn
và được khuấy trộn đều với nhau ở tốc độ chậm hoặc vừa phải. Phương pháp All-in
này đặc biêt thích hợp với các công thức có chứa chất nhũ hóa.
Bánh xốp (Sponge Cakes)
Bánh xốp được làm từ các thành phần đơn giản là bột, trứng và đường. Trứng
và đường được khuấy trộn thật nhanh với tốc độ khoảng 200 – 300rpm. Trong suốt
quá trình, một lượng lớn bóng khí được sinh và kết hợp với bột. Nếu không có sự ổn
định cấu trúc, bóng khí khi đó sẽ thu hút lẫn nhau và nhanh chóng kết hợp lại, trương
nở lên bề mặt của bột và bị vỡ ra. Trong bánh xốp, các protein hoạt động bề mặt của
lòng trắng trứng và các lipoprotein di chuyển tới bề mặt các bọt khí tạo ra trong suốt
quá trình khuấy, và hình thành một màng bảo vệ xung quanh các bóng mới và tránh
cho chúng hợp lại với nhau.
Khi bọt khí đã được hình thành, bột được thêm vào một các cẩn thận tránh để
mất bọt khí. Sau đó khi mà nhiệt độ khối bột nhào tăng lên lò, các bong bóng nở ra.
Và cuối cùng, khối lượng bột bắt đầu hình thành, các bong bóng vỡ tung va vào nhau
tạo cấu trúc xốp cho bánh.
Một lượng nhỏ chất béo hoặc dầu được thêm vào làm phá vỡ bề mặt chung
giữa protein với bóng khí và ngăn chặn protein ổn định bóng khí. Kết quả là một ít
khí bị mất trong quá trình nhào bột và thể tích bánh bị hao hụt. Để khắc phục tình
trạng đó, chất béo sẽ được nấu chảy và cẩn thận thêm một lần vàocuối quá trình phối
trộn – khi bọt khí đã hình thành. Thông thường loại bánh xốp giàu béo được bổ sung
thêm glycerol monostearate (GMS), GMS sẽ thế chỗ các protein trứng tại bề mặt các
bóng khí và ổn định cấu trúc.
GMS không chỉ kiểm soát kích cỡ bọt khí (xem Hình 1) mà còn kiểm soát
lượng khí được trộn vào khối bột. Lượng cao GMS cho phép một lượng lớn khí kết
hợp vào khối bột trong môi trường lạnh, nhưng nếu không đủ để ổn định các bóng khí
trong suốt quá trình nướng thì khối bánh xốp chắc chắn sẽ bị phá vỡ. Với phương
pháp đo lường kích thước bóng khí trong hỗn hợp ở nhiệt đồ thường của GMS cho
thấy được tầm quan trọng của nó trong sản xuất bánh. Tuy nhiên, lượng GMS dư thừa
sẽ làm cho các bong bóng khó có thể kết hợp lại với nhau trong suốt quá trình nướng,
điều đó làm cho bọt có xu hướng thu nhỏ lại và cuối cùng là trên bề mặt bánh xuất
hiện các vết nhăn.
Delayed Soda Process (Quy trình thêm soda sau cùng)
Trong một số quá trình làm bánh xốp truyền thống – có sử dụng các axit
nướng nhanh (fast-acting baking acids), sodium bicarbonate có thể bổ sung ở cuối
chu kỳ trộn. Việc hoãn thêm sodium bicarbonate đảm bảo giảm thiểu lượng CO2bị
mất.
CÔNG CỤ VÀ THIẾT BỊ PHỐI TRỘN THAY LAO ĐỘNG BẰNG TAY
Thiết bị phối trộn mô phỏng “hành tinh”
Hình dạng phổ biến nhất của thiết bị phối trộn bột nhào bánh là máy trục dọc
bao gồm một bồn di động, trong bồn các dụng cụ trộn mô phỏng theo chuyển động
của hành tinh. Thông thường, các dụng cụ trộn có thể tháo rời, hình dạng phổ biến
nhất là flat beater (que đánh dáng dẹp) hoặc wire whisk (que lồng đánh trứng).Flat
beater thường đượcdùng cho bột nhào hàm lượng béo cao hơn, trong khi wire whisk
chủ yếu dùng cho bột nhào xốp. Các loại máy trộn “hành tinh” có thể hoạt động với
nhiều mức tốc độ trộn (thường là ba mức).
Flat beater Wire whisk
Thiết bị trộn ngang
Buồng trộn của loại này được cố định trong khung máy trộn nhưng vẫn có thể
xoay trong phạm vi một vòng cung giới hạn, cho phép xả được hỗn hợp bột nhào.
Các dụng cụ trộn xoay quanh một trục ngang trong buồng trộn. Buồng trộn gồm có 2
phần hình chữ U với một lưỡi dao hoạt động ở trong mỗi phần. Loại máy trộn này
thường có 2 mức tốc độ. Nguyên liệu được nhập vào từ phía trên của máy trộn.
Thiết bị khuấy áp lực
Trong thiết bị này, sự phối trộn dựa trên sự khuấy luân phiên theo chiều dọc ở
trong buồng trộn kín. Từ lúc buồng trộn đóng kín, áp suất không khí ở phạm vi
buồngthay đổi trong suốt chu trình trộn. Trong thời gian trộn, có thể gia tăng áp suất
trong suốt chu trình trộn. Điều này làm tăng lượng khí có thể kết hợp trong khối bột
và nhờ đó tỷ trọng khối bột giảm. Thiết bị khuấy áp lực này thường được sử dụng sản
xuất các sản phẩm bột nhào xốp có tỷ trọng thấp. Thiết bịcó thể hoạt động với nhiều
mức tốc độ. Xả bột nhào từ buồng trộn có thể tạo nên một áp lực.
Thiết bị trộn liên tục
Thiết bị trộn liên tục thường được sử dụng để trộn bột với quy mô lớn. Buồng
trộn của thiết bị này thường nhỏ hơn các loại khác, vì thời gian trộn ngắn hơn,
khoảng từ 10 – 20 giây. . Công cụ trộn là một thiết bị xoay tròn gồm có hai phần trên
đó được lắp rotor chính là các chấu hình chữ nhật có thể xoay chuyển luân phiên
trong buồng trộn tương tự như là những cái chốt nhô ra từ bên mặt trong của thiết bị.
Kết quả là tạo ra được một loạt các khoảng trống hẹp mà bột có thể len qua từ đó
được trộn lại với nhau.
Ngay khi quá trình trộn hoàn tất, bột được thông khí dưới áp lực. Việc làm
trên là để hỗ trợ sự phát tán của không khí vào khối bột, bọt có kích thước nhỏ hơn và
đồng nhất hơn.
Sự phối trộn và thông khí ở máy trộn liên tục được kiểm soát hơn bất kì loại
máy nhào bột nào khác. Tất cả các thành phần phải được pha trộn thành hỗn hợp
nhão trước khi cho vào máy trộn liên tục, tránh tạo ở hỗn hợp nhão này. Thời gian
khối bột lưu lại trong thiết bị phụ thuộc vào tốc độ cho nguyên liệu vào. Bên cạnh đó
thì tốc độ cánh quạt cũng có thể thay đổi được. Mức độ thông khí có thể thay đổi
bằng cách điều chỉnh tốc độ dòng chảy của không khí vào buồng trộn.
Thiết bị trộn liên tục hầu như có thể sử dụng với tất cả các loại bột nhào bánh,
trừ các loại có bổ sung thêm trái cây khô. Ngoài ra nó cũng có thể thông khí cho kem,
bánh trứng và một số loại khác.
Máy trộn dọc với tốc độ cao
Loại máy này thường được sử dụng để trong sản xuất bánh mì và các loại bột
nhàolên men khác. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dùng sản xuất các loại bột nhão và
các loại bột làm bánh khác. Thời gian trộn rất ngắn, thường là dưới 3 phút, đồng thời
mức độ thông khí của loại máy này cũng thấp hơn các loại máy trộn khác.
XỬ LÝ KHỐI BỘT NHÀO VÀ ĐƯA BÁNH VÀO LÒ
Do độ nhớt thấp và có tính lưu động nên hầu hết các loại bột bánh đều có
thểxử lý tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, việc xử lý bột nên giữ ở mức thấp nhất bởi vì
trong lúc xử lý, có khả năng bị mất khí CO2 từ phản ứng bột nổi.
Hầu hết các loại bột bánh đều cho vào trong thùng chứa để nướng. Thông
thường, thùng nướng này sẽ được lót bằng giấy không thấm mỡ hoặc giấy silicon để
thuận tiện cho việc lấy sản phẩm sau khi nướng. Hình dạng của sản phẩm rất đa
dạng,trong đó hình tròn và hình chữ nhật là phổ biến nhất. Một số loại bánh khác như
bánh cuộn Thụy Sĩ và bánh xốp có thể được đưa trực tiếp vào trong lò hoặc tấm
nướng.
NƯỚNG BÁNH
Có thể nướng các loại bánh trong nhiều loại lò như sàn, giá… Nhiệt độ nướng
thì thấp hơn nhiệt độ nướng bánh mì và có thể thay đổi tuy theo loại và kích cỡ của
bánh. Trong nhiều lò, nhiệt đưa vào ban đầu ở dưới đáy sản phẩm sẽ lớn hơn nhiệt ở
trên đỉnh. Nhiệt độ đầu vào cao hướng về đỉnh sản phầm thường dẫn đến các vấn đề
về hình dạng và màu sắc bề mặt sản phẩm.
QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỨ CẤP
Trong khi một số loại bánh có thể được sử dụng liền sau khi nướng thì một
lượng lớn các loại bánh khác sẽ được kết hợp với các loại thực phẩn khác để mang lại
cho người tiêu dùng sự đa dạng nhiều loại sản phẩm. Ví dụ như các loại thực phẩm
được bơm vào trong làm nhân hoặc phủ trên bề mặt bánh như: sữa, các loại kem,
chocolate, kem và các loại kẹo mềm, mứt và thạch….
ĐÓNG GÓI BẰNG BAO BÌ
Bao bì đóng gói để bảo vệ bánh khỏi bị nhiễm khuẩn, hạn chế mất độ ẩm làm
ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bao bì sản phẩm có nhiều loại nhưng phổ biến nhất
được sử dụng là các vật liệu không thấm nước để tránh làm khô sản phẩm. Bao bì
composite được tráng một lớp thấm ẩm dẫn đến một vấn đề là việc di chuyển độ ẩm
giữa các thành phần với nhau, do đó phải có bước điều chỉnh hoạt độ của nước trong
các thành phần riêng.
CƠ BẢN PHƯƠNG THỨC BẢO QUẢN
Thời hạn sử dụng liên quan trực tiếp đến các điệu kiện lưu trữ: nhiệt độ bảo
quản càng ấm, thời hạn sử dụng càng ngắn và càng nhiềuvấn đề liên quan tới chuyển
đổi độ ẩm giữa bánh với các thành phần khác (như kem). Khi lưu trữ ở nhiệt độ thấp
đặc biệt quan trọng đối với bánh nhân kem vì sự phát triển vi khuẩn. Bảo quản lạnh
không khiến bánh nhanh bị hỏng hơn(không giống với bánh mì). Bánh bị hỏng nhanh
nhất nếu để ở nhiệt độ khoảng 25o
C.
CÁI GÌ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁNH
NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRONG KHỐI BỘT NHÀO
Bột là thành phần quan trọng nhất của bánh, chức năng chủ yếu là hình thành
cấu trúc của bánh. Bột bánh được xay từ lúa mì trắng hoặc đỏ với một hàm lượng
protein và khoáng thấp, kích thước hạt nhỏ. Ở Mỹ, bột bánh thường được xử lý bằng
khí Clo, nhờ thủy phân các phân tử tinh bột, làm cho khả năng giữ nước của tinh bột
tăng lên. Trong khi trộn, việc hình thành gluten thích hợp thì rất quan trọng, nó đảm
bảo cho sự tạo thành bọt một cách tốt nhất, bánh không bị cứng. Hàm lượng, loại
protein và phương pháp nhào trộn bột là yếu tố quan trọng để sản xuất bánh tươi với
một kết cấu như mong muốn. Đặc điểm kĩ thuật của bột bánh: protein 8,5 0,5%,
khoáng 0,36 0,04%, pH 4,7 0.2, và kích thước hạt trung bình 10 0,5 m.
Ba vai trò cơ bản của Shortening:
- Hỗ trợ quá trình thông khí và lên men, hình thành lỗ khí trong quá trình hình
thành kem. Không khí trong các lỗ này được nở rộng ra nhờ hơi nước và CO2
được sinh ra trong quá trình nướng.
- Nhanh chóng tạo màng protein và tinh bột, ngăn ngừa quá trình hidrat hóa và
hình thành gluten 1 cách liên tục.
- Nó làm chất nhũ hóa trong khối bột nhào, nhờ đó làm tăng độ ẩm của ruột
bánh. Với hai vai trò cuối, nó làm cho bánh mềm và có cấu trúc mịn màng
hơn.
Trứng thực hiện nhiều chức năng trong sản xuất, hình thành cấu trúc, thể tích,
độ mềm dẻo và chất lượng cho sản phẩm. Chúng hoạt động như một chất liên kết nhờ
hàm lượng protein cao và có khả năng tạo thành một mạng lưới phức tạp với gluten.
Nhờ vào khả năng tạo bọt, trứng góp phần làm ổn định khối lượng và cấu trúc bánh.
Khi gia nhiệt các protein trong trứng bị biến tính, do đó hình thành và làm ổn định
cấu trúc cho bánh. Lòng đỏ trứng như một chất nhũ hóa và làm mềm bánh nhờ một
lượng lipit và chất lecithin cao. Trứng giúp ổn định nhũ tương, giúp các lỗ khí được
sinh ra trong quá trình lên men và ngăn chặn sự hấp thụ không khí vào khối bột nhào,
kết quả là bánh có một cấu trúc đồng nhất như mong muốn. Đặc biệt, lòng đỏ trứng
còn làm chất tạo hương vị và màu sắc làm tăng giá trị cảm quan cho bánh.
Tác nhân làm nở hóa học được thêm vào để tạo bọt khí cho bột và tạo cho
bánh có độ mềm, xốp và nhẹ hơn. Sự tạo thành nhiều lỗ khí làm cho bánh có khối
lượng và cấu trúc đồng nhất, màu sắc mẫu bánh sáng, kết cấu mềm và tăng giá trị
cảm quan khi bánh được hoàn thành. Trong mẫu bột nhào, banking soda tác dụng với
các axit trong bột tạo ra CO2 trong môi trường nước.
Bột nổi là sự kết hợp của sodium bicarbonate và muối của axit yếu (xem ví dụ
Bảng 1). Khi sử dụng bột nở làm bánh thì hàm lượng CO2 chiếm hơn 12% khối
lượng bánh. Tinh bột hoặc bột có thể được thêm vào như một dung môi để chuẩn hóa
cường độ nở của bột nở.
Bảng 1: Tác nhân axit được sử dụng trong men
Axit Công thức Giá trị trung hòa
Monocalcium phosphate (MCP)
Anhydrous monocalcium phosphate (AMCP)
Sodium acid pyrophosphate (SAPP)
Sodium aluminum phosphate (SALP)
Monopotassium tartrate (cream of tartar)
Ca(H2PO4)2.H2O
Ca(H2PO4)2
Na2H2P2O7
NaH14Al3(PO4)8.4H2O
KHC4H4O6
80
83.5
72
100
45
Sodium aluminum sulfate (SAS)
Dicalcium phosphate dihydrate (DCP)
Glucono-б-lactone (GDL)
Al2(SO4)3.Na2SO4
CaHPO4.2H2O
C5H10O6
100
33
50
Bột nổi được phân loại dựa vào tốc độ phản ứng: nhanh, chậm hoặc double-
acting (loại phản ứng dựa vào điều khiện nhiệt độ). Loại phản ứng nhanh thì nhanh
chóng giải phóng CO2 có sẵn trong những thời điểm đầu tiên tiếp xúc với chất lỏng.
Nếu bột nhào hoặc bột bánh mì không được xử lý nhanh chóng thì khí sẽ bị mất trước
khi cấu trúc bánh được hình thành và khối lượng sẽ giảm đáng kể. Loại tác dụng
chậm không phản ứng ở nhiệt độ thấp, do đó phải gia nhiệt để giữ lại khí. Loại
double-acting thì phản ứng một phần ở nhiệt độ thấp, nhưng cần nhiệt độ cao để hoàn
thành phản ứng . Bột này được dùng phổ biến nhất trong sản xuất bánh thương mại.
Giá trị trung hòa (NV) được sử dụng để đưa ra một sự cân bằng thích hợp cho
các tác nhân kiềm và axit. Giá trị này chỉ ra số lượng sodium carbonate cần thiết để
giả phóng tất cả CO2 có sẵn trong 100 đơn vị axit (Bảng 1). Giá trị trung hòa cho
phép hoạch định để đạt đươc độ pH như mong muốn. Điều này thì rất quan trọng cho
việc tạo ra một cấu trúc, độ mịn, màu và hương vị cho bánh.
Đường chủ yếu là một chất tạo ngọt trong bánh tươi và hỗ trợ kết hợp các lỗ
khí trong quá trình creaming. Giữa những năm 1900, nhũ tương giúp sản xuất bánh
có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng đường và nước cao. Những loại bánh high-
ratio thì đường thường chiếm trên 120% tổng khối lượng bột và bánh có thời gian sử
dụng lâu hơn, có cấu trúc mềm mại hơn. Loại đường và dạng đường sử dụng trong
bánh thì rất quan trọng, dạng đường lỏng hay syrup như một chất làm ẩm trong khi đó
chức năng của đường tinh thể hoặc dạng hạt thì làm khô. Sự kết thành hạt thì ảnh
hưởng đến đường hòa tan một cách nhanh chóng và nói chung làm tăng khối lượng
bánh cũng như sự kết thành hạt nhỏ trở nên tốt hơn. Thủy phân đường đảo ngược
hàm lượng đường trong ngũ cốc, mật ong, mật đường có thể ảnh hưởng đến màu sắc
và kết cấu lớp vỏ mẫu bánh.
Sữa, dù ở dạng lỏng hoặc bột vẫn là một nguồn cung cấp protein và đường
lactose. Sữa hỗ trợ sự phát triển lớp vỏ và các phản ứng hóa nâu bánh. Sữa cũng góp
phần ổn định bọt và cấu trúc của bánh.
Cuối cùng muối được thêm vào như một chất tăng cường hương vị.
Công thức cân bằng các thành phần bột, đường, shortening và trứng thì rất
quan trọng để sản xuất ra một chiếc bánh với khối lượng, độ đồng nhất, sự kết cấu và
có tính cảm quan tốt. Một số hướng dẫn chung để sản xuất được bánh có chất lượng
tốt như sau:
 Khối lượng đường nên lớn hơn khối lượng bột.
 Khối lượng trứng nên lớn hơn khối lượng shortening.
 Tổng khối lượng chất lỏng (sữa, trứng và nước) nên lớn hơn lượng đường.
Một số trường hợp ngoại lệ đối với các quy tắc này là bánh foam-type, angel
food hoặc bánh xốp, chúng chứa rất ít hoặc không có shortening. Trong những loại
bánh này thì lòng trắng trứng, đường và bột là những thành phần chính cùng với một
số ít các chất khác. Trong công thức angel food cake điển hình (Bảng 2), khối lượng
đường bằng khối lượng lòng trắng trứng, còn bột thì bằng khoảng một phần ba khối
lượng đường. Hình 1 cho thấy mối quan hệ giữa thành phần nguyên liệu cơ bản và
các loại bánh.
Bảng 2: Công thức Angel food cake
Thành phần Hàm lượng %
Bột
Đường
Lòng trắng trứng
Muối
Cream of tartar
Vani
100
280
280
4
4
5
Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.
Bánh xốp sử dụng toàn bộ trứng thay vì chỉ dùng lòng trắng trứng. Để giảm
thiểu hiệu ứng làm cứng của trứng thì một lượng đường bằng hoặc cao hơn lượng
trứng được thêm vào đó. Lượng chất lỏng và bột thì rải đều xung quanh trứng và
đường. Nói chung, tổng khối lượng chất lỏng nên lớn hơn 25% khối lượng đường.
Lượng bột nên ít hơn đường và trứng. Tổng lượng trứng và bột nên lớn hơn
tổng lượng đường và chất lỏng (sữa và nước). Công thức bánh xốp điển hình được
trình bày ởBảng 3.
Bảng 3. Công thức bánh xốp
Thành phần Hàm lượng %
Bột
Đường
Si- rô ngô
Trứng
Nước
Vani
100
95
12
105
12
3
Bột nở
Muối
1,5
0,75
Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.
Pound cake là một trong những loại bánh lâu đời nhất. Tên của nó bắt nguồn
từ cách gọi 1-lb (0,45-kg) mỗi loại bột, bơ, trứng và đường. Chi phí của bơ và trứng
khiến thợ làm bánh sửa đổi công thức chế biến, chế biến một chiếc bánh rẻ hơn với
thể tích và giá trị cảm quan được cải thiện(Bảng 4).
Bảng 4. Công thức Pound cake
Thành phần Hàm lượng %
Bột
Đường
Shortening
Trứng
Sữa
Vani
Muối
100
100
50
50
50
2
1,5
Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.
Việc sửa đổi công thức pound cakeđưa đến hình thành nên loại bánh lớp màu
vàng hoặc trắng (yellow, white layer cake) (Bảng 5). Khác với bánhlớp màu vàng,
lòng đỏ trứng không được sử dụng trong bánh lớp màu trắng. Những chiếc bánh lớp
này dễ dàng thích ứng với sự thay đổi công thức bằng việc bổ sung các loại trái cây,
hạt, gia vị, cacao.... Trong bánh lớp socola, hàm lượng đường cao hơn, đó là do
lượng bột giảm khi thêm cacao. Cacao ít béo đóng vai trò như bột mì. Bánh high-
ratio phát triển từ bánh lớp thông qua việc sử dụng nhũ tương shortening và có thể
chứa tới 140% là đường (so với lượng bột).
Bảng 5. Công thức bánh nướng
Thành phần Hàm lượng (%)
Bột
Đường
Shortening
Trứng
Sữa
Bột nở
Muối
Chất tạo hương
100
85
45
50
50
2,5
2
1,5
Hàm lượng % so với 100 phần bột mì.
BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ VẬT LÍ TRONG KHI TRỘN
Quá trính trộn đóng vao trò rất quan trọng đối với chất lượng bột nhào của
một số loại bánh. Mục đích của quá trình trộn là để phân tán các nguyên liệu khác
nhau một cách đồng đều, kết hợp không khí vào khối bột nhào (batter), đồng thời
hạn chế sự hình thành gluten. Có 4 phương pháp trộn khác nhau: creaming (trộn
thành dạng kem, xốp), phương pháp pha trộn, phương pháp trộn 1 giai đoạn và
phương pháp trộn cho các loại bánh xốp (foam-type).
Ở phương pháp Creaming hoặc phương pháp trộn thông thường, chất béo và
đường được trộn lẫn từ tốc độ thấp đến trung bình cho đến khi phân tán hoàn toàn
vào nhau và hình thành bọt khí. Trong giai đoạn hình thành Shortening một lượng lớn
không khí được kết hợp vào dưới dạng các bọt khí nhỏ được bao bọc chất béo và các
phân tử đường. Tiếp theo trứng được thêm vào và được khuấy trộn liên tục cho đến
khi hỗn hợp mịn và tạo khí tốt. Cuối cùng bột mì và sữa sẽ được bổ sung vào hỗn
hợp. Những ưu điểm của phương pháp này là:
 Một lượng lớn bọt khí nhỏ được bổ sung vào khối bột nhào
 Hạn chế sự hình thành gluten do đó quá trình thủy phân bị trì hoãn và các phân
tử đường, bột mì được bao bọc bởi chất béo.
Phương pháp phối trộn bao gồm 2 giai đoạn riêng biệt. Shortening và bột mì
được đánh mịn trong một cái bồn còn trứng và đường được đánh lên một cách riêng
biệt trong một cái bồn khác. Sau đó người ta bổ sung thêm sữa một cách từ từ và trộn
2 hỗn hợp trên lại với nhau. Bằng phương pháp phối trộn tạo ra được những chiếc
bánh có cấu trúc mịn và kết cấu đồng nhất. Khác với phương pháp Creaming, ở
phương pháp phối trộn lượng khí kết hợp trong khối bột nhào giảm đi do đó làm giảm
thể tích của chiếc bánh nhưng hàm lượng đường và nước trong bánh có thể tăng lên.
Phương pháp phối trộn 1 giai đoạn được đưa ra nhằm giảm số lượng các bước
và rút ngắn thời gian phối trộn. Ở phương pháp này tất cả các nguyên liệu chính sẽ
phối trộn với nhau cùng một lúc. Mặc dù quá trình trộn đã rút ngắn một vài giai đoạn
nhưng kết cấu của toàn bộ qui trình vẫn đạt được sự ổn định. Phương pháp này
thường được sử dụng cho việc trộn bột để làm bánh đổ khuôn, nhưng không phải để
kinh doanh bán buôn.
Không giống như các loại bánh có sử dụng Shortening các loại bánh xốp thì
quá trình trộn nhằm tăng thể tích và sự ổn định cấu trúc nó phụ thuộc vào sự kết hợp
không khí trên mạng protein trứng. Lòng trắng trứng cùng với đường được đánh
bông xốp lên sau đó bột mì và các nguyên liệu khô khác sẽ được thêm vào một cách
cẩn thận. Ở bột nhào các loại bánh tươi được sử dụng với mục đích đặc biệt (angel
food cake batter) thì lòng trắng trứng phải được loại bỏ béo, khối bột phải đạt được
thể tích lớn nhất. Tuy nhiên ở bánh xốp thì toàn bộ trứng được sử dụng với một lượng
nhỏ để hình thành nên hệ nhũ tương.
Khối lượng riêng của bột nhào là thước đo lượng không khí đã được kết hợp
vào trong khối bột nhào. Nó được được định nghĩa là tỉ lệ giữa khối lượng bột nhào
đã biết và khối lượng bột nhào đã kết hợp với nước ở một nhiệt độ thích hợp. Khối
lượng riêng của bột nhào ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu độ mịn của bánh thành
phẩm. Nói chung khối lượng riêng của bột có thể thấp hoặc cao hơn khối lượng của
bánh thành phẩm nhưng vẫn nằm trong khỏng tối ưu phù hợp cho mỗi loại bánh.
NHỮNG BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ BIẾN ĐỔI VẬT LÝ TRONG QUÁ TRÌNH
NƯỚNG
Bọt khí được bao bọc trong chất béo thì được đưa ra pha lỏng khi chất béo tan
chảy ở nhiệt độ khoảng 40o
C. Khí CO2 sinh ra bởi bột nổi (baking powder) và từ các
bóng khí. Khi nhiệt độ của khối bột nhào được tăng lên, bột bắt đầu nhão ra do các
dòng đối lưu tự nhiên, tiếp theo nhiệt độ các mặt xung quanh và phía đáy của khối bột
cũng tăng lên và cuối cùng là ở phía trong ruột.
Lúc đầu độ nhớt của bột giảm, do gia nhiệt bột bị hồ hóa và chất béo tan
chảy. Trong khoảng 60-70o
C các hạt tinh bột hấp thụ nhiều nước nhờ đó khối lượng
riêng và độ nhớt của chúng tăng lên đáng kể. Sự trương nở của các hạt tinh bột bị hồ
hóa đảm bảo cho cấu trúc của bánh sẽ được chắc chắn, hàm lượng đường và một số
chất nhũ hóa trong thành phần của bột nhào thì quyết định nhiệt độ mà tại đó tinh bột
bị hồ hóa. Thông thường bánh sẽ được sắp xếp vào trong lò có nhiệt độ thấp hơn
nhiệt độ sôi của nước (100o
C).
Khi nhiệt độ của khối bột nhào đạt đến 80o
C thì những bong bóng khí kết hợp
trong bột sẽ nở ra nhanh chóng làm cho bánh phồng lên. Quá trình giải phóng CO2,
sự giãn nở của các bong bóng khí và qúa trình hình thành hơi nước góp phần làm
tăng hiệu quả nở của bột. Quá trình gia nhiệt làm cho các chất khí nở ra và áp lực bên
trong các bọt khí cũng tăng lên. Cấu trúc bền vững của bánh là kết quả của quá trình
đông tụ protein và sự hồ hóa tinh bột. Thời gian là yếu tố rất quan trọng cho quá trình
phát triển của màng protein cùng với sự giãn nở của không khí trước khi tinh bột bị
hồ hóa và protein bị biến tính. Chất nhũ hóa có thể được hình thành một cách tự
nhiên trong trứng hoặc được thêm vào, nó giúp cải thiện độ đàn hồi của màng protein
và cho phép các protein bao quanh bong bóng khí phồng lên mà không bị vỡ ra.
Hơi ẩm thoát ra từ bề mặt bánh trong quá trình nướng làm cho bề mặt bánh
không bị khô đồng thời hơi nước thoát ra trên bề mặt bánh cũng làm cho bề mặt bánh
có màu vàng nâu. Nhiệt độ nướng thấp hơn thì được sử dụng cho các loại bánh tươi
(hàm lượng đường và béo cao). Ngoài ra đường còn có thể làm cho lớp vỏ ngoài của
bánh bị cháy trước khi cấu trúc bên trong được tạo thành. Thời gian nướng của tất cả
loại bánh nên được giữ càng ngắn càng tốt để tránh việc vỏ bánh bị cháy và làm cho
lớp vỏ quá dày.
Bảng 6 cho cái nhìn tổng quát về các lỗi thường gặp và các nguyên nhân liên
quan đến nguyên liệu, cách phối trộn, nướng có thể xảy ra
NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP LỖI BÁNH
Bảng 6: Khắc phục sự cố của bánh
Nguyên nhân có thể
Lỗi bánh thường gặp
Thể
tích
nhỏ
Độ
dẻo
dai
Thiếu
khả
năng
phục
hồi
Lớp
vỏ
kém
Không
mịn
đều
Rỗng
ruột
Màu
không
mong
muốn
Lên men không đúng cách x x x
Độ nhớt khối bột thấp x x x
Nhiệt độ lò quá cao x x x x x x
Nhiệt độ lò quá thấp x x
Lượng protein của trứng/sữa
không chính xác
x x
Lượng hoặc loại đường
không chính xác
x x x
Phối trộn quá mức x x x
Phối trộn chưa đủ x x

More Related Content

What's hot

Wonderfram
WonderframWonderfram
WonderframVinTrn8
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335nataliej4
 
PR và Tiếp Thị
PR và Tiếp ThịPR và Tiếp Thị
PR và Tiếp ThịJenlytine
 
Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...
Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...
Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...nataliej4
 
Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015
Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015
Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015PT NGOC HIEN
 
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiepQuang An Giang
 
Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]
Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]
Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]Cường Nguyễn Văn
 
Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671
Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671
Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671Thanh Luan
 
Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...
Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...
Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...Nhóc Tinh Nghịch
 
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho TrisoyChiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho TrisoyHuy VietNam Group
 
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trangBí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trangBuidacduong Sir
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfood
Xây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfoodXây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfood
Xây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfoodMoa Mỹ Linh
 
Lotteria
LotteriaLotteria
LotteriaVinTrn8
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti'sVu Huy
 
22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố
22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố
22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bốVinalink Media JSC
 

What's hot (20)

Wonderfram
WonderframWonderfram
Wonderfram
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: TIỆM BÁNH HẠNH PHÚC 05102020081335
 
PR và Tiếp Thị
PR và Tiếp ThịPR và Tiếp Thị
PR và Tiếp Thị
 
Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...
Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...
Đề tài “Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s...
 
Th true milk
Th true milkTh true milk
Th true milk
 
Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015
Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015
Phân tích chiến lược Marketing của Sapporo Việt Nam 2015
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
 
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep
 
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hayHướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
 
Highland Coffee
Highland CoffeeHighland Coffee
Highland Coffee
 
Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]
Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]
Kế hoạch Marketing cho McDonald's tại Việt Nam [Young Marketers 2013]
 
Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671
Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671
Du an cua_hang_tong_hop_hang_tieu_dung_dm_gxcxmjzj_20130930095610_65671
 
Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...
Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...
Tiểu luận: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm nước ép bưởi thuộc CT...
 
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho TrisoyChiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
Chiến Lược IMC (Integrated Marketing Communications) cho Trisoy
 
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trangBí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang
Bí quyết kinh doanh cho các chủ cửa hàng thời trang
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfood
Xây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfoodXây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfood
Xây dựng chiến lược kinh doanh ctcp interfood
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
 
Lotteria
LotteriaLotteria
Lotteria
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
 
22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố
22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố
22 quy luật bất biến trong SALE - Lần đầu công bố
 

Similar to Huong dan lam banh tuoi

[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queVN Capro
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAVisla Team
 
Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...
Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...
Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...Học viện Kstudy
 
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...luanvantrust
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queVN Capro
 
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...luanvantrust
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84HAWA Viet Nam
 
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkLuận Văn 1800
 
Chiến lược marketing mix của Vinamilk Việt nam
Chiến lược marketing mix của Vinamilk Việt namChiến lược marketing mix của Vinamilk Việt nam
Chiến lược marketing mix của Vinamilk Việt namRoyal Scent
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89HAWA Viet Nam
 

Similar to Huong dan lam banh tuoi (20)

[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...[Kho tài liệu ngành may]  xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
[Kho tài liệu ngành may] xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang c...
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên que
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
 
Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...
Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...
Enter Digital - Áp dụng Marketing phát triển thương hiệu BACHI - BAKERY - Ngu...
 
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của cô...
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Giới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên queGiới thiệu dự án các món xiên que
Giới thiệu dự án các món xiên que
 
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
 
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | duanv...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | duanv...Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | duanv...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | duanv...
 
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất sữa thực vật 0918755356
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ ...
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
 
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tại Vĩnh Long, HAY
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAYLuận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng khoai lang tỉnh Vĩnh Long
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 
Chiến lược marketing mix của Vinamilk Việt nam
Chiến lược marketing mix của Vinamilk Việt namChiến lược marketing mix của Vinamilk Việt nam
Chiến lược marketing mix của Vinamilk Việt nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 

Huong dan lam banh tuoi

  • 1. THỊ TRƯỜNG BÁNH TƯƠI VS BÁNH KHÔ Hay cái chết của bánh đông lạnh được cảnh báo! Hải Thanh Ng.,
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Trên thị trường bánh nói chung, thị trường bánh khô là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất về giá thương mại, và đây là sân chơi lớn của các đại gia trong ngành bánh bao gồm tổng thể một chuỗi các hoạt động như chuỗi cung cấp nguyên liệu đầu vào, quản lý kho nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phòng kiểm định chất lượng sản phẩm, phòng kinh doanh, phòng tiếp thị, bộ phận vận chuyển ... và tất cả đều phải cố gắng đẩy thật nhiều hàng, gom thật nhiều đơn. Tuy nhiên, việc theo đuổi thị trường này thì quá là thiệt thòi cho các tiểu gia, người buôn bán nhỏ như chúng ta hiện nay, bởi các doanh nghiệp lớn sản xuất ra với số lượng nhiều hơn mức nhu cầu, giá trị chất lượng hàng tầm tầm, giá trị hàng bán thương mại từ rẻ đến siêu rẻ. Nếu như thông tin về các tập đoàn đang sa thải hay cắt giảm hàng loạt nhân công để dần thay thế máy móc, line sản xuất, robot... cắt giảm chi phí, tối đa lợi nhuận trong các xưởng công nghiệp và các nhà máy sản xuất đại trà đang đẩy thợ công nghiệp ra thị trường lao động khiến những lao động phổ thông, lao động công nghiệp, công nhân từ các nhà máy này sẽ "ngày càng đông và tỏ ra vô cùng nguy hiểm". Việc này khiến cho thị trường bánh khô sẽ đón nhận được rất nhiều thợ và các nguồn lực về thị trường bánh khô. Bài toán về bánh đông lạnh đang hiện hữu và rõ ràng ở cuối năm 2016, hãy nhìn vào việc Kidos mua lại Kinh Đô và đẩy bánh bao lạnh ra thị trường, việc này làm dấy lên hoài nghi về việc thị trường bánh đông lạnh sẽ có thêm đông người bán và vạn người mua. Nhìn là vậy, thật ra không phải vậy, hãy bình tĩnh và đón chờ những thay đổi lớn về việc ai có khách hàng người đó có thị trường. Khách hàng tiêu dùng khó tính và sở hữu nhiều thông tin hiện nay được hình thành sớm từ nhân cách và văn hóa ẩm thực, họ nói không với thực phẩm chế biến sẵn, bánh trên thị trường, bánh sản xuất hàng loạt và các loại bánh giá rẻ, kém chất lượng. Họ đang cố gắng tự bảo vệ chính bản thân mình và những người thân xung quanh, họ đang đi ngược lại xu hướng cung cấp hàng của các đại gia ngành bánh. Vì sao nói về thị trường bánh đông lạnh lại nói về thị trường bánh khô, vì bánh đông lạnh là một "case study" cho thị trường bánh khô. Trong thời điểm kinh tế cạnh
  • 3. tranh này, việc làm ra nhiều sản phẩm chưa chắc đã tốt hơn việc làm ra ít sản phẩm bởi để làm nhiều sản phẩm phải đầu tư vào nguồn lực, chi phí sẽ tăng và doanh thu chưa chắc đã tăng tương xứng. Việc này nếu có dịp xin nghé qua khu vực Bala, Vân Đồn, La Phù để có thể thấy sự nhộn nhịp thị trường bánh khô so với những năm trước đây (ghi lại cái ngày 14/6/2017) để có dịp kiểm chứng. Vậy, con đường nào dành cho những người kinh doanh nhỏ, kinh doanh lẻ và kinh doanh theo mô hình tươi, sạch, vệ sinh phục vụ nhóm khách hàng ít nhưng chất, giá trị thương mại cao và càng đòi hỏi việc điều nghiên thị trường khách hàng một cách tỉ mỉ, cụ thể và bài bản. Cũng như việc cần thiết có kỹ năng, cập nhật những sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn, và cải thiện thật tốt các dịch vụ giao nhận như bài học nhãn tiền Grap taxi ra sau nhưng lại cạp chết Uber taxi. Để tồn tại và phát triển vững bền, tôi cho các bạn thấy một cơ hội tốt hơn và có khả năng đi dài hơn trong sự phát triển của bạn. Hãy để mắt đến thị trường bánh tươi nơi các đại gia ngành bánh chưa thể có công nghệ bảo quản, không thèm để ý đến và dễ dàng chiếm lĩnh thị trường ngách. Khi họ có quan tâm đến thị trường này, chúng ta đã sở hữu được và chạy trước họ một quãng dài, và quan trọng hơn đã có tâm thái trong việc "té khỏi thị trường này từ trước khi quyết định tham gia". Ở trường kinh tế họ dạy bạn việc tham gia vào thị trường to nhất, nhiều đối thủ nhất, và thị trường họ đang chứng minh điều ngược lại, ghi câu thần chú này vào sổ tay làm bánh: "Chọc khe thị trường". Quan điểm ai đúng ai sai, quan điểm này là của tôi và câu trả lời là của các bạn. Thư quan tâm, và phản biện (gạch đá nhận từ ngày hôm nay) xin gửi về bbluonghao@gmail.com hoặc nhấc máy lên làm ly cafe, tôi xây dựng hệ thống tiếp thị theo tâm lý khách hàng cho bạn. Hot line: 0972.867.798 Sách gửi không ký tên, nhưng trao sách, trao ân tình, trao tâm tình trong chữ. Mùa hè năm 2017 Hải Thanh Ng.,
  • 4. MỤC LỤC Hải Thanh Ng.,LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... 0 LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................... 1 VÌ SAO PHẢI TƯƠI........................................................................................................................... 4 GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOẠI BÁNH TƯƠI ................................................................................................. 4 CÁCH LÀM NHƯ THẾ NÀO? ............................................................................................................. 5 CÙNG TÌM HIỂU NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN LÀM BÁNH TƯƠI:.............................................................. 5 CÔNG THỨC MẸ (CÔNG THỨC CÂN BẰNG HỢP LÝ)......................................................................... 9 CÂU CHUYỆN CỦA PHỐI TRỘN........................................................................................................ 10 HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÁNH TƯƠI ................................................................................... 11 CÔNG CỤ VÀ THIẾT BỊ PHỐI TRỘN THAY LAO ĐỘNG BẰNG TAY .................................................... 15 XỬ LÝ KHỐI BỘT NHÀO VÀ ĐƯA BÁNH VÀO LÒ.............................................................................. 17 QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỨ CẤP..................................................................................................... 17 ĐÓNG GÓI BẰNG BAO BÌ................................................................................................................. 17 CƠ BẢN PHƯƠNG THỨC BẢO QUẢN .............................................................................................. 18 CÁI GÌ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁNH.............................................................................. 18 NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRONG KHỐI BỘT NHÀO .............................................................................. 18 BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ VẬT LÍ TRONG KHI TRỘN............................................................................ 24 NHỮNG BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ BIẾN ĐỔI VẬT LÝ TRONG QUÁ TRÌNH NƯỚNG......................... 26 NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP LỖI BÁNH ....................................................................................... 27
  • 5. VÌ SAO PHẢI TƯƠI Bánh tươi là loại bánh có độ ẩm trong khoảng 18-28% thấp hơn so với bánh mì nhưng lại cao hơn so với các loại bánh nướng, bánh quy và bánh Cookie. Bánh tươi có thời hạn sử dụng thường từ 3-5 ngày (thời hạn sử dụng thấp hơn so với bánh nướng và có phụ thuộc vào nguyên liệu cũng như công thức làm nên chúng). Ăn bánh tươi khiến cho vị giác của chúng ta tốt hơn, bánh tươi ăn ngon hơn, dễ ăn hơn và cải thiện hệ thống tiêu hóa bằng việc dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, do thời gian bảo quản ngắn nên hạn chế sự biến đổi chất lượng, và sự thay đổi hóa lý không mong muốn của cấu trúc Gluten do bột mì tạo ra. Bánh tươi làm từ nguyên liệu đặc trưng chính gồm bột mì, đường, trứng (cả lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng) và các chất lỏng khác (sữa) có thể bổ sung thêm mỡ hoặc dầu. Lượng chất lỏng thêm vào mục đích là để tạo ra một khối bột nhào có độ nhớt thấp, hơn dough (hỗn hợp bột nhào với nước, dùng làm bánh mì). Điểm khác biệt chính là bánh tươi thường được nướng trong khuôn, chảo hoặc hộp thiếc để cố định tạo hình sản phảm theo ý muốn. Ngoài ra các bước nhỏ gia công hoàn thiện hỗn hợp bột nhào trước khi nướng là rất cần thiết. GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOẠI BÁNH TƯƠI Bánh tươi có thể được phân thành 6 loại như sau:  Bánh xốp có hàm lượng chất béo thấp, có chứa ít hơn 5% chất béo.  Bánh xốp có hàm lượng chất béo cao, có chứa hơn 5% chất béo.  Low-ratio cakes, trong đó hàm lượng đường và chất lỏng thấp hơn bột.  High-ratio cakes, trong đó hàm lượng đường và chất lỏng cao hơn bột.  Bánh trái cây, trong đó có một phần nho khô, trái cây tươi, các loại hạt, đậu khác.  Bánh chocolate, có thêm một lượng cacao rắn.
  • 6. CÁCH LÀM NHƯ THẾ NÀO? CÙNG TÌM HIỂU NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN LÀM BÁNH TƯƠI: Bột mì Hầu hết các loại bột mì đều có thể sản xuất bánh tươi. Thành phần quan trọng nhất trong bột mì là tinh bột, và đặc tính hồ hóa tinh bột đóng vai trò chính tạo nên cấu trúc bánh. Các protein bột mì ngậm nước tạo thành một mạng gluten. Mạng gluten trong bột nhào bánh tươi yếu hơn so với trong bột nhào bánh mì, do chịu tác động của đường và chất béo được thêm vào. Ngoài ra, việc thêm vào hàm lượng cao chất lỏng làm giảm độ nhớt, giảm khả năng nhào trộn của bột, ngăn cản sự hình thành gluten. Cấu trúc protein hình thành trong khối bột nhào và góp phần nhỏ tạo khung bánh và giá trị cảm quan. Đa số các loại bột bánh bán trên thị trường đặc trưng bởi các tính năng chính sau:  Kích thước hạt – sau quá trình xay xát tiêu chuẩn kích thước hạt giảm xuống dưới mức trung bình, cải thiện chất luợng bánh. Thường được thực hiện bằng cách nghiền bột hoặc thông qua việc áp dụng các kỹ thuật phân loại bằng khí. Mục đích của cả hai phương pháp giảm kích thước hạt trên là để giải phóng các hạt tinh bột khỏi mạng lưới (matrix) protein. Lý tưởng nhất, kích thước tối đa của bột bánh nên <90 μm. Đường và chất tạo ngọt Đường tạo vị ngọt cho bánh, đồng thời cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ khí bên trong khối bột nhào và hình thành kết cấu. Sự ảnh hưởng đến hình thành kết cấu bắt nguồn từ tác động của dung dịch đường trong khối bột lên nhiệt độ hồ hóa của tinh bột. Nồng độ đường càng cao, nhiệt độ hồ hóa tinh bột càng cao. Do đó sẽ có thêm thời gian cho khối bột trương nở trước khi nó được định hình. Hình 1 minh họa tác động của lượng đường cao. Sucrose được sử dụng phổ biến nhất trong làm bánh, cũng có thể sử dụng glucose và các loại đường khác. Nếu giảm lượng đường sử dụng, xu hướng đổi màu của bánh sẽ xảy ra ở mức bổ sung cao hơn.
  • 7. Hình 1: Bánh có tỉ lệ sucrose 57,5% (trái), 86% (giữa) và 115% (cuối) so với khối lượng bột mì Trứng Trứng – bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng là thành phần phổ biến của bánh tươi, nó tạo màu sắc, hương vị, giúp nở bánh nhờ tạo bọt khí và góp phần tạo kết cấu bánh. Protein lòng trắng trứng là thành phần chính làm nở tạo khung bánh. Việc bổ sung thêm chất béo ảnh hưởng đến khả năng tạo khí và làm nở của protein trứng. Một số loại bánh, ví dụ như bánh thiên thần (angel cake) có thể không cần sử dụng đến lòng đỏ trứng. Thay vào đó chỉ sử dụng lòng trắng trứng để sản phẩm bánh làm ra có một màu trắng thuần khiết. Sữa Sữa thường được sử dụng để làm tăng hương vị và là dung môi hòa tan đường. Cũng có thể dùng các sản phẩm sữa khô cùng dung môi hòa tan khác. Ngoài ra còn dùng sữa bột tách kem để tăng cảm quan màu sắc, hương thơm, tuy nhiên bột sữa cần xử lý nhiệt trước, nếu không sẽ tác động xấu đến sản phẩm. Quá trình xử lý nhiệt để biến tính các globulin có trong bột sữa, nếu không chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của bóng khí trong khối bột nhào và làm giảm khối lượng sản phẩm. Nước Nước được thêm vào để hòa tan đường, đặc biệt cần thiết nếu không dùng đến sữa dạng lỏng. Chất béo và dầu
  • 8. Việc bổ sung chất béo dạng rắn trong công thức là để tăng cảm quan cho bánh và hạn chế sự hình thành mạng gluten. Chất béo rắn cũng hỗ trợ hình thành và làm ổn định các bóng khí trong bột nhào. Kính hiển vi phân cực cho thấy, khi khuấy trộn – nhào bột các tinh thể chất béo sẽ sắp xếp xung quanh, bao bọc và giữ ổn định các bóng khí. Điều này được giải thích rằng phần dầu trong chất béo cho phép các tinh thể béo di chuyển và đồng thời kéo theo các tinh thể khác liên kết thành một chuỗi. Rõ ràng đối với một cơ chế như vậy, tỉ lệ giữa chất lỏng và tinh thể béo cũng như kích thước của mỗi tinh thể là rất quan trọng. Nếu sử dụng dầu trong bột nhào, các bóng khí sẽ mất ổn định và bánh giảm khối lượng. Dạng tinh thể béo rất quan trọng trong việc thúc đẩy làm bánh nở xốp. Có ba dạng tinh thể béo là alpha, beta và beta-prime. Khả năng giữ khí của chất béo dạng beta-prime là lớn nhất, sau đó đến dạng alpha và cuối cùng là dạng beta. Chất nhũ hóa Chất nhũ hóa cũng được sử dụng để hỗ trợ hình thành và ổn định các bóng khí, đặc biệt là khi trong khối bột nhào có mặt các loại chất béo và dầu. Chất tạo nhũ phổ biến nhất là glycerol monostearate (GMS) và este polyglycerol, hiệu quả hơn nếu kết hợp cả hai với ti lệ khối lượng nhất định. Cả hai chất tạo nhũ thường được sử dụng cho dạng bột nhão, nghĩa là chúng được phân tán trong nước với các thành phần thúc đẩy sự tạo gel khác. Các chất tạo nhũ như GMS có thể tồn tại ở nhiều dạng khi phân tán trong nước, quan trọng là khi dùng làm bánh nó ở dạng alpha-gel hoạt động. Nếu không có GMS, protein trứng sẽ ổn định các bóng khí và hình thành khối lượng bọt hợp lý, nhưng thường vẫn có một vài vùng cấu trúc khí không đồng nhất. Bất ngờ là GMS nếu chỉ bổ sung với một lượng nhỏ sẽ làm chất lượng bánh còn kém hơn, bề mặt bánh bị xẹp thành hõm sâu. Điều này chứng tỏ tác động của GMS và protein trứng không ổn định khi được kết hợp với nhau. Lượng nhỏ GMS có thể giữ bóng khí ở nhiệt độ thấp, nhưng lại không thể giữ tiếp khi nhiệt độ tăng lên và bóng khí nở to trong quá trình nướng. Vậy việc thêm một lượng lớn nhất định GMS sẽ giữ cho bột nhào ổn định và cải thiện chất lượng bánh. Bột nổi Một phần quan trọng của bánh sau nướng là không khí. Đây là một hỗn hợp khí, một phần hình thành trong quá trình nhào trộn, và một phần CO2 tạo ra nhờ phản ứng của sodium bicarbonate với một axit thực phẩm thích hợp. Giai đoạn quan trọng
  • 9. của cơ chế nở bánh là khí CO2 hình thành khi khối bột nhào mới được đưa vào lò nướng. Nếu không có sự giải phóng thêm khí bột nhào chỉ có thể nở nhờ tác dụng nhiệt lên khí phân tán trong bột nhào và bánh vẫn bị xẹp, không tăng thể tích. Cung cấp thêm một lượng khí phù hợp sẽ tạo thể tích nở lớn hơn và tạo sự mềm mại cho bánh. Tầm quan trọng tương đối của tạo khí cơ học và hóa học được thể hiện trong Hình 2 và 3. Hình 2:Bánh (bên trái) có và (bên phải) không có thông khí hóa học. Hình 3: Bánh (bên trái) có và (phải) không có thông khí cơ học. Axit phản ứng bình thường với sodium bicarbonate, tức là giải phóng hoàn toàn khí CO2 từ hỗn hợp. Hương vị của bánh cũng ảnh hưởng bởi muối từ phản ứng acid – base. Tốc độ giải phóng CO2 từ phản ứng của bột nổi được kiểm soát bằng
  • 10. việc sử dụng các loại axit khác nhau. Loại axit thường dùng nhất và mức bổ sung để trung hòa một phần sodium bicarbonate là:  Axit tartaric, 0,89, phản ứng nhanh  Kali hydrogen tartrate (cáu rượu), 2,25, phản ứng nhanh  Canxi phosphat Acid (monocalcium phosphate), 1,25,phản ứng nhanh vừa phải  Glucono-delta-lactone, 2,10, phản ứng nhanh vừa phải  Sodium pyrophosphate axit, 1,33, phản ứng chậm  Sodium phosphate nhôm, 1,00, phản ứng chậm Những nguyên liệu khô khác  Huyết thanh sữa dạng rắn (whey solids): sử dụng để tăng màu sắc và hương vị. Bột này nên được xử lí nhiệt trước khi khi sử dụng nếu không nó có thể tác động tiêu cực ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm.  Bột cacao: dùng trong sản xuất bánh chocolate dưới nhiều hình thức.  Muối: tạo vị và tăng thời gian bảo quản bánh.  Chất giữ ẩm như glycerol and sorbitol: tăng thời gian bảo quản.  Nho khô: dùng trong sản xuất bánh trái cây.  Mứt vỏ cam, chanh và anh đào ngâm đường: trong các sản phẩm bánh trái cây và bánh đặc biệt.  Các loại hạt khô: thêm vào bánh trái cây và bánh đặc biệt. CÔNG THỨC MẸ (CÔNG THỨC CÂN BẰNG HỢP LÝ) Chất lượng bánh bị ảnh hưởng mạnh bởi tỉ lệ các thành phần nguyên liệu sử dụng trong công thức. Lúa mì cung cấp tinh bột là thành phần cấu trúc chính của bánh. Do đó các công thức thường được xây dựng dựa trên khối lượng bột và các nguyên liệu khác theo tỉ lệ phần trăm của khối lượng bột. Phương pháp này xác định lượng nguyên liệu tốt nhất, từ đó suy ra các “quy tắc” mà dựa trên đó có thể xây dựng bất kỳ công thức bánh nào và tìm ra nguyên nhân gây giảm chất lượng.
  • 11. Những quy tắc điển hình áp dụng trong làm bánh gồm:  Tỉ lệ đường 95 – 135% khối lượng bột với high-ratio cakes và 65 – 95% đối với low-ratio cakes.  Lượng nước 1,25 lần trọng lượng đường.  Tỉ lệ chất béo không được vượt quá tổng tỉ lệ trứng (ví dụ, chất rắn và nước kết hợp).  Tỉ lệ béo không vượt quá tỉ lệ đường. Mất cân bằng trong tỉ lệ thành phần sẽ thể hiện rõ như giảm chất lượng bánh. Có nhiều quy tắc chuyên biệt nữa, về các thành phần chức năng khác, ví dụ như bột nở cũng có thể xác định tỉ lệ phù hợp. Phạm vi tỉ lệ các thành phần thay đổi tùy theo loại, kích cỡ và hình dạng bánh yêu cầu. Bảng dưới đây cho bạn một số công thức bánh tươi điển hình: Bảng 1: Một số công thức bánh tươi điển hình Bánh xốp High-ratio cake Bánh socola Bánh trái cây Bột mì 100 100 100 100 Đường (sucrose) 105 115 130 120 Chất béo 5 35 55 50 Bột nổi 3 5 5 3 Trứng 50 30 30 45 Sữa rắn 5 6 8 5 Nước 65 100 120 65 Bột cacao 25 Nho khô 140 Tỉ lệ so với 100 phần bột (ví dụ 100g, 100kg, 100lb) CÂU CHUYỆN CỦA PHỐI TRỘN Như đã nói ở trên, gluten được hình thành là không mong muốn và để giới hạn điều đó cần lưu ý nồng độ của đường, chất lỏng và chất béo phải phù hợp, không quá
  • 12. cao. Việc hình thành gluten có thể được hạn chế bằng cách dùng những phương pháp nhào bột phù hợp và tránh tạo thành gluten trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất. Nhìn chung, bột nhào bánh có thể xem là hệ nhũ tương của dầu hoặc chất béo trong môi trường nước. Pha nước gồm có đường hòa tan và các phân tử bột lơ lửng. Trong cấu trúc bột nhào, bóng khí được tạo thành và giữ vững trong pha chất béo hơn là pha nước. Tuy nhiên, trong quá trình nướng, bóng khí chuyển từ pha chất béo sang pha nước làm cho bánh xốp và nở ra. Sau quá trình nướng, cấu trúc của bánh được tạo thành. Mục đích của việc phối trộn khối bột nhào bánh có thể được tóm tắt qua các ý sau:  Thống nhất các thành phần phân tán.  Kết hợp chặt chẽ và ổn định các bọt khí  Hạn chế thấp nhất sự hình thành gluten Các phương thức sản xuất bánh chủ yếu dựa trên quá trình phối trộn được sử dụng. Có hai loại phối trộn chính là: Multistage:là trộn các thành phần nhỏ lại với nhau trước khi được trộn lại trong khối bột cuối cùng. Mục đích của phương pháp này là hạn chế tối đa sự hình thành gluten và hỗ trợ các bóng khí kết hợp ổn định trong bột nhào. Phương pháp sản xuất truyền thống này được ra đời khi mà chất lượng nguyên liệu ít đảm bảonhư ngày nay. All-in: là cùng một lúc trộn tất cả các thành phần lại với nhau trong một bồn trộn. Phương pháp phối trộn All-in hoặc single-stage dựa trên tiêu chuẩn của các thành phần có sẵn. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÁNH TƯƠI Quy trình đường - bột Các đặc điểm thiết yếu của quy trình: 1. Hỗn hợp của đường và chất béo gọi là creaming. Các tinh thể đường hỗ trợ sự kết hợp các bóng khí vào hỗn hợp, và làm giảm tỷ trọng khi tiếp tục phối trộn. đây có thể xem như là một bước cải tiến “làm trắng” của hỗn hợp. thời gian
  • 13. creaming lý tưởng phụ thuộc vào loại chất béo sử dụng, với các chất béo có nhiệt độ nóng chảy cao hơn thì cần nhiều thời gian creaming hơn. Tốc độ phối trộn trung bình, khoảng 150rpm. 2. Trứng được chia thành 4 – 6 phần, sau đó lần lượt cho từng phần vào phối trộn với hỗn hợp chất béo với đường. Mục đích là để phân tán đồng đều trứng mà không làm mất khí của hỗn hợp. Điều quan trọng là nhiệt độ của trứng không nên thấp hơn nhiệt độ của hỗn hợp, nếu không chất béo có thể bị tách ra khỏi hỗn hợp – đây gọi là hiện tượng “đông tụ” trong công nghiệp. Việc bổ sung trứng thường ở tốc độ chậm, khoảng 50rpm, với việc phối trộn tiếp theo ở tốc độ trung bình trong một thời gian ngắn. 3. Kế đến là thêm bột và những thành phần khô. Thời gian phối trộn ở giai đoạn này sẽ được rút ngắn chỉ đủ để phù hợp với việc trộn bột. Tốc độ trộn thấp. 4. Cuối cùng là thêm vào các chất lỏng như là sữa và nước, được trộn với một tốc độ thấp. 5. Có thể thêm trái cây khô nếu có cần thiết. Quy trình bột nhào 1. Chất béo và một phần bột (thường là ba phần tư khối lượng bột) được trộn với nhau với từ từ trong khoảng thời gian 10 phút. Trong khoảng thời gian ấy, các bọt khí sẽ kết hợp với khối bột và tỷ trọng giảm. 2. Trứng và đường được đánh lên với tốc độ cao. 3. Hỗn hợp chất béo – bột và trứng – đường được trộn từ từ vào nhau. 4. Cho nước hoặc một chất lỏng khác vào hỗn hợp và trộn với tốc độ thấp. 5. Lượng bột còn lại và các thành phần khô khác (như sữa tách kem, muối, bột nổi) được trộn vào từ từ vào hỗn hợp. Quy trình tách trứng 1. Chất béo, một phần bột (thường là ba phần tư bột), muối và các nguyên liệu khô khác được trộn vào nhau ở tốc độ thấp. 2. Trứng được tách riêng lòng đỏ và lòng trắng. 3. Lòng trắng trứng và đường được đánh lên thật nhanh, hòa trộn vào nhau tạo thành bọt khí.
  • 14. 4. Lòng đỏ trứng thêm sữa hay nước được trộn vào bọt lòng trắng trứng, trước khi phối trộn vào hỗn hợp chất béo. 5. Lượng bột còn lại được trộn từ từ vào hỗn hợp. Quy trình nấu chín 1. Trứng và đường được trộn với nhau thật nhanh để tạo thành bọt. 2. Gia nhiệt chất béo. 3. Bột và các thành phần khô được thêm vào chất béo vừa gia nhiệt. 4. Bọt trứng và hỗn hợp chất béo – bột được trộn vào với nhau. Nhiệt độ cuối cùng của khối bột là khoảng từ 35 – 40o C. Phương pháp này không thích hợp đối với công thức có sử dụng bột nổi vì khi gia nhiệt tới nhiệt độ cao thì CO2 sẽ được hình thành sớm. Quy trình All-in Đối với phương pháp này, tất cả các nguyên liệu được cho vào trong bồn trộn và được khuấy trộn đều với nhau ở tốc độ chậm hoặc vừa phải. Phương pháp All-in này đặc biêt thích hợp với các công thức có chứa chất nhũ hóa. Bánh xốp (Sponge Cakes) Bánh xốp được làm từ các thành phần đơn giản là bột, trứng và đường. Trứng và đường được khuấy trộn thật nhanh với tốc độ khoảng 200 – 300rpm. Trong suốt quá trình, một lượng lớn bóng khí được sinh và kết hợp với bột. Nếu không có sự ổn định cấu trúc, bóng khí khi đó sẽ thu hút lẫn nhau và nhanh chóng kết hợp lại, trương nở lên bề mặt của bột và bị vỡ ra. Trong bánh xốp, các protein hoạt động bề mặt của lòng trắng trứng và các lipoprotein di chuyển tới bề mặt các bọt khí tạo ra trong suốt quá trình khuấy, và hình thành một màng bảo vệ xung quanh các bóng mới và tránh cho chúng hợp lại với nhau. Khi bọt khí đã được hình thành, bột được thêm vào một các cẩn thận tránh để mất bọt khí. Sau đó khi mà nhiệt độ khối bột nhào tăng lên lò, các bong bóng nở ra. Và cuối cùng, khối lượng bột bắt đầu hình thành, các bong bóng vỡ tung va vào nhau tạo cấu trúc xốp cho bánh. Một lượng nhỏ chất béo hoặc dầu được thêm vào làm phá vỡ bề mặt chung giữa protein với bóng khí và ngăn chặn protein ổn định bóng khí. Kết quả là một ít khí bị mất trong quá trình nhào bột và thể tích bánh bị hao hụt. Để khắc phục tình
  • 15. trạng đó, chất béo sẽ được nấu chảy và cẩn thận thêm một lần vàocuối quá trình phối trộn – khi bọt khí đã hình thành. Thông thường loại bánh xốp giàu béo được bổ sung thêm glycerol monostearate (GMS), GMS sẽ thế chỗ các protein trứng tại bề mặt các bóng khí và ổn định cấu trúc. GMS không chỉ kiểm soát kích cỡ bọt khí (xem Hình 1) mà còn kiểm soát lượng khí được trộn vào khối bột. Lượng cao GMS cho phép một lượng lớn khí kết hợp vào khối bột trong môi trường lạnh, nhưng nếu không đủ để ổn định các bóng khí trong suốt quá trình nướng thì khối bánh xốp chắc chắn sẽ bị phá vỡ. Với phương pháp đo lường kích thước bóng khí trong hỗn hợp ở nhiệt đồ thường của GMS cho thấy được tầm quan trọng của nó trong sản xuất bánh. Tuy nhiên, lượng GMS dư thừa sẽ làm cho các bong bóng khó có thể kết hợp lại với nhau trong suốt quá trình nướng, điều đó làm cho bọt có xu hướng thu nhỏ lại và cuối cùng là trên bề mặt bánh xuất hiện các vết nhăn. Delayed Soda Process (Quy trình thêm soda sau cùng) Trong một số quá trình làm bánh xốp truyền thống – có sử dụng các axit nướng nhanh (fast-acting baking acids), sodium bicarbonate có thể bổ sung ở cuối chu kỳ trộn. Việc hoãn thêm sodium bicarbonate đảm bảo giảm thiểu lượng CO2bị mất.
  • 16. CÔNG CỤ VÀ THIẾT BỊ PHỐI TRỘN THAY LAO ĐỘNG BẰNG TAY Thiết bị phối trộn mô phỏng “hành tinh” Hình dạng phổ biến nhất của thiết bị phối trộn bột nhào bánh là máy trục dọc bao gồm một bồn di động, trong bồn các dụng cụ trộn mô phỏng theo chuyển động của hành tinh. Thông thường, các dụng cụ trộn có thể tháo rời, hình dạng phổ biến nhất là flat beater (que đánh dáng dẹp) hoặc wire whisk (que lồng đánh trứng).Flat beater thường đượcdùng cho bột nhào hàm lượng béo cao hơn, trong khi wire whisk chủ yếu dùng cho bột nhào xốp. Các loại máy trộn “hành tinh” có thể hoạt động với nhiều mức tốc độ trộn (thường là ba mức). Flat beater Wire whisk Thiết bị trộn ngang Buồng trộn của loại này được cố định trong khung máy trộn nhưng vẫn có thể xoay trong phạm vi một vòng cung giới hạn, cho phép xả được hỗn hợp bột nhào. Các dụng cụ trộn xoay quanh một trục ngang trong buồng trộn. Buồng trộn gồm có 2 phần hình chữ U với một lưỡi dao hoạt động ở trong mỗi phần. Loại máy trộn này thường có 2 mức tốc độ. Nguyên liệu được nhập vào từ phía trên của máy trộn. Thiết bị khuấy áp lực Trong thiết bị này, sự phối trộn dựa trên sự khuấy luân phiên theo chiều dọc ở trong buồng trộn kín. Từ lúc buồng trộn đóng kín, áp suất không khí ở phạm vi buồngthay đổi trong suốt chu trình trộn. Trong thời gian trộn, có thể gia tăng áp suất trong suốt chu trình trộn. Điều này làm tăng lượng khí có thể kết hợp trong khối bột và nhờ đó tỷ trọng khối bột giảm. Thiết bị khuấy áp lực này thường được sử dụng sản
  • 17. xuất các sản phẩm bột nhào xốp có tỷ trọng thấp. Thiết bịcó thể hoạt động với nhiều mức tốc độ. Xả bột nhào từ buồng trộn có thể tạo nên một áp lực. Thiết bị trộn liên tục Thiết bị trộn liên tục thường được sử dụng để trộn bột với quy mô lớn. Buồng trộn của thiết bị này thường nhỏ hơn các loại khác, vì thời gian trộn ngắn hơn, khoảng từ 10 – 20 giây. . Công cụ trộn là một thiết bị xoay tròn gồm có hai phần trên đó được lắp rotor chính là các chấu hình chữ nhật có thể xoay chuyển luân phiên trong buồng trộn tương tự như là những cái chốt nhô ra từ bên mặt trong của thiết bị. Kết quả là tạo ra được một loạt các khoảng trống hẹp mà bột có thể len qua từ đó được trộn lại với nhau. Ngay khi quá trình trộn hoàn tất, bột được thông khí dưới áp lực. Việc làm trên là để hỗ trợ sự phát tán của không khí vào khối bột, bọt có kích thước nhỏ hơn và đồng nhất hơn. Sự phối trộn và thông khí ở máy trộn liên tục được kiểm soát hơn bất kì loại máy nhào bột nào khác. Tất cả các thành phần phải được pha trộn thành hỗn hợp nhão trước khi cho vào máy trộn liên tục, tránh tạo ở hỗn hợp nhão này. Thời gian khối bột lưu lại trong thiết bị phụ thuộc vào tốc độ cho nguyên liệu vào. Bên cạnh đó thì tốc độ cánh quạt cũng có thể thay đổi được. Mức độ thông khí có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh tốc độ dòng chảy của không khí vào buồng trộn. Thiết bị trộn liên tục hầu như có thể sử dụng với tất cả các loại bột nhào bánh, trừ các loại có bổ sung thêm trái cây khô. Ngoài ra nó cũng có thể thông khí cho kem, bánh trứng và một số loại khác. Máy trộn dọc với tốc độ cao Loại máy này thường được sử dụng để trong sản xuất bánh mì và các loại bột nhàolên men khác. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dùng sản xuất các loại bột nhão và các loại bột làm bánh khác. Thời gian trộn rất ngắn, thường là dưới 3 phút, đồng thời mức độ thông khí của loại máy này cũng thấp hơn các loại máy trộn khác.
  • 18. XỬ LÝ KHỐI BỘT NHÀO VÀ ĐƯA BÁNH VÀO LÒ Do độ nhớt thấp và có tính lưu động nên hầu hết các loại bột bánh đều có thểxử lý tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, việc xử lý bột nên giữ ở mức thấp nhất bởi vì trong lúc xử lý, có khả năng bị mất khí CO2 từ phản ứng bột nổi. Hầu hết các loại bột bánh đều cho vào trong thùng chứa để nướng. Thông thường, thùng nướng này sẽ được lót bằng giấy không thấm mỡ hoặc giấy silicon để thuận tiện cho việc lấy sản phẩm sau khi nướng. Hình dạng của sản phẩm rất đa dạng,trong đó hình tròn và hình chữ nhật là phổ biến nhất. Một số loại bánh khác như bánh cuộn Thụy Sĩ và bánh xốp có thể được đưa trực tiếp vào trong lò hoặc tấm nướng. NƯỚNG BÁNH Có thể nướng các loại bánh trong nhiều loại lò như sàn, giá… Nhiệt độ nướng thì thấp hơn nhiệt độ nướng bánh mì và có thể thay đổi tuy theo loại và kích cỡ của bánh. Trong nhiều lò, nhiệt đưa vào ban đầu ở dưới đáy sản phẩm sẽ lớn hơn nhiệt ở trên đỉnh. Nhiệt độ đầu vào cao hướng về đỉnh sản phầm thường dẫn đến các vấn đề về hình dạng và màu sắc bề mặt sản phẩm. QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỨ CẤP Trong khi một số loại bánh có thể được sử dụng liền sau khi nướng thì một lượng lớn các loại bánh khác sẽ được kết hợp với các loại thực phẩn khác để mang lại cho người tiêu dùng sự đa dạng nhiều loại sản phẩm. Ví dụ như các loại thực phẩm được bơm vào trong làm nhân hoặc phủ trên bề mặt bánh như: sữa, các loại kem, chocolate, kem và các loại kẹo mềm, mứt và thạch…. ĐÓNG GÓI BẰNG BAO BÌ Bao bì đóng gói để bảo vệ bánh khỏi bị nhiễm khuẩn, hạn chế mất độ ẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bao bì sản phẩm có nhiều loại nhưng phổ biến nhất được sử dụng là các vật liệu không thấm nước để tránh làm khô sản phẩm. Bao bì composite được tráng một lớp thấm ẩm dẫn đến một vấn đề là việc di chuyển độ ẩm
  • 19. giữa các thành phần với nhau, do đó phải có bước điều chỉnh hoạt độ của nước trong các thành phần riêng. CƠ BẢN PHƯƠNG THỨC BẢO QUẢN Thời hạn sử dụng liên quan trực tiếp đến các điệu kiện lưu trữ: nhiệt độ bảo quản càng ấm, thời hạn sử dụng càng ngắn và càng nhiềuvấn đề liên quan tới chuyển đổi độ ẩm giữa bánh với các thành phần khác (như kem). Khi lưu trữ ở nhiệt độ thấp đặc biệt quan trọng đối với bánh nhân kem vì sự phát triển vi khuẩn. Bảo quản lạnh không khiến bánh nhanh bị hỏng hơn(không giống với bánh mì). Bánh bị hỏng nhanh nhất nếu để ở nhiệt độ khoảng 25o C. CÁI GÌ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÁNH NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRONG KHỐI BỘT NHÀO Bột là thành phần quan trọng nhất của bánh, chức năng chủ yếu là hình thành cấu trúc của bánh. Bột bánh được xay từ lúa mì trắng hoặc đỏ với một hàm lượng protein và khoáng thấp, kích thước hạt nhỏ. Ở Mỹ, bột bánh thường được xử lý bằng khí Clo, nhờ thủy phân các phân tử tinh bột, làm cho khả năng giữ nước của tinh bột tăng lên. Trong khi trộn, việc hình thành gluten thích hợp thì rất quan trọng, nó đảm bảo cho sự tạo thành bọt một cách tốt nhất, bánh không bị cứng. Hàm lượng, loại protein và phương pháp nhào trộn bột là yếu tố quan trọng để sản xuất bánh tươi với một kết cấu như mong muốn. Đặc điểm kĩ thuật của bột bánh: protein 8,5 0,5%, khoáng 0,36 0,04%, pH 4,7 0.2, và kích thước hạt trung bình 10 0,5 m. Ba vai trò cơ bản của Shortening: - Hỗ trợ quá trình thông khí và lên men, hình thành lỗ khí trong quá trình hình thành kem. Không khí trong các lỗ này được nở rộng ra nhờ hơi nước và CO2 được sinh ra trong quá trình nướng. - Nhanh chóng tạo màng protein và tinh bột, ngăn ngừa quá trình hidrat hóa và hình thành gluten 1 cách liên tục.
  • 20. - Nó làm chất nhũ hóa trong khối bột nhào, nhờ đó làm tăng độ ẩm của ruột bánh. Với hai vai trò cuối, nó làm cho bánh mềm và có cấu trúc mịn màng hơn. Trứng thực hiện nhiều chức năng trong sản xuất, hình thành cấu trúc, thể tích, độ mềm dẻo và chất lượng cho sản phẩm. Chúng hoạt động như một chất liên kết nhờ hàm lượng protein cao và có khả năng tạo thành một mạng lưới phức tạp với gluten. Nhờ vào khả năng tạo bọt, trứng góp phần làm ổn định khối lượng và cấu trúc bánh. Khi gia nhiệt các protein trong trứng bị biến tính, do đó hình thành và làm ổn định cấu trúc cho bánh. Lòng đỏ trứng như một chất nhũ hóa và làm mềm bánh nhờ một lượng lipit và chất lecithin cao. Trứng giúp ổn định nhũ tương, giúp các lỗ khí được sinh ra trong quá trình lên men và ngăn chặn sự hấp thụ không khí vào khối bột nhào, kết quả là bánh có một cấu trúc đồng nhất như mong muốn. Đặc biệt, lòng đỏ trứng còn làm chất tạo hương vị và màu sắc làm tăng giá trị cảm quan cho bánh. Tác nhân làm nở hóa học được thêm vào để tạo bọt khí cho bột và tạo cho bánh có độ mềm, xốp và nhẹ hơn. Sự tạo thành nhiều lỗ khí làm cho bánh có khối lượng và cấu trúc đồng nhất, màu sắc mẫu bánh sáng, kết cấu mềm và tăng giá trị cảm quan khi bánh được hoàn thành. Trong mẫu bột nhào, banking soda tác dụng với các axit trong bột tạo ra CO2 trong môi trường nước. Bột nổi là sự kết hợp của sodium bicarbonate và muối của axit yếu (xem ví dụ Bảng 1). Khi sử dụng bột nở làm bánh thì hàm lượng CO2 chiếm hơn 12% khối lượng bánh. Tinh bột hoặc bột có thể được thêm vào như một dung môi để chuẩn hóa cường độ nở của bột nở. Bảng 1: Tác nhân axit được sử dụng trong men Axit Công thức Giá trị trung hòa Monocalcium phosphate (MCP) Anhydrous monocalcium phosphate (AMCP) Sodium acid pyrophosphate (SAPP) Sodium aluminum phosphate (SALP) Monopotassium tartrate (cream of tartar) Ca(H2PO4)2.H2O Ca(H2PO4)2 Na2H2P2O7 NaH14Al3(PO4)8.4H2O KHC4H4O6 80 83.5 72 100 45
  • 21. Sodium aluminum sulfate (SAS) Dicalcium phosphate dihydrate (DCP) Glucono-б-lactone (GDL) Al2(SO4)3.Na2SO4 CaHPO4.2H2O C5H10O6 100 33 50 Bột nổi được phân loại dựa vào tốc độ phản ứng: nhanh, chậm hoặc double- acting (loại phản ứng dựa vào điều khiện nhiệt độ). Loại phản ứng nhanh thì nhanh chóng giải phóng CO2 có sẵn trong những thời điểm đầu tiên tiếp xúc với chất lỏng. Nếu bột nhào hoặc bột bánh mì không được xử lý nhanh chóng thì khí sẽ bị mất trước khi cấu trúc bánh được hình thành và khối lượng sẽ giảm đáng kể. Loại tác dụng chậm không phản ứng ở nhiệt độ thấp, do đó phải gia nhiệt để giữ lại khí. Loại double-acting thì phản ứng một phần ở nhiệt độ thấp, nhưng cần nhiệt độ cao để hoàn thành phản ứng . Bột này được dùng phổ biến nhất trong sản xuất bánh thương mại. Giá trị trung hòa (NV) được sử dụng để đưa ra một sự cân bằng thích hợp cho các tác nhân kiềm và axit. Giá trị này chỉ ra số lượng sodium carbonate cần thiết để giả phóng tất cả CO2 có sẵn trong 100 đơn vị axit (Bảng 1). Giá trị trung hòa cho phép hoạch định để đạt đươc độ pH như mong muốn. Điều này thì rất quan trọng cho việc tạo ra một cấu trúc, độ mịn, màu và hương vị cho bánh. Đường chủ yếu là một chất tạo ngọt trong bánh tươi và hỗ trợ kết hợp các lỗ khí trong quá trình creaming. Giữa những năm 1900, nhũ tương giúp sản xuất bánh có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng đường và nước cao. Những loại bánh high- ratio thì đường thường chiếm trên 120% tổng khối lượng bột và bánh có thời gian sử dụng lâu hơn, có cấu trúc mềm mại hơn. Loại đường và dạng đường sử dụng trong bánh thì rất quan trọng, dạng đường lỏng hay syrup như một chất làm ẩm trong khi đó chức năng của đường tinh thể hoặc dạng hạt thì làm khô. Sự kết thành hạt thì ảnh hưởng đến đường hòa tan một cách nhanh chóng và nói chung làm tăng khối lượng bánh cũng như sự kết thành hạt nhỏ trở nên tốt hơn. Thủy phân đường đảo ngược hàm lượng đường trong ngũ cốc, mật ong, mật đường có thể ảnh hưởng đến màu sắc và kết cấu lớp vỏ mẫu bánh. Sữa, dù ở dạng lỏng hoặc bột vẫn là một nguồn cung cấp protein và đường lactose. Sữa hỗ trợ sự phát triển lớp vỏ và các phản ứng hóa nâu bánh. Sữa cũng góp phần ổn định bọt và cấu trúc của bánh.
  • 22. Cuối cùng muối được thêm vào như một chất tăng cường hương vị. Công thức cân bằng các thành phần bột, đường, shortening và trứng thì rất quan trọng để sản xuất ra một chiếc bánh với khối lượng, độ đồng nhất, sự kết cấu và có tính cảm quan tốt. Một số hướng dẫn chung để sản xuất được bánh có chất lượng tốt như sau:  Khối lượng đường nên lớn hơn khối lượng bột.  Khối lượng trứng nên lớn hơn khối lượng shortening.  Tổng khối lượng chất lỏng (sữa, trứng và nước) nên lớn hơn lượng đường. Một số trường hợp ngoại lệ đối với các quy tắc này là bánh foam-type, angel food hoặc bánh xốp, chúng chứa rất ít hoặc không có shortening. Trong những loại bánh này thì lòng trắng trứng, đường và bột là những thành phần chính cùng với một số ít các chất khác. Trong công thức angel food cake điển hình (Bảng 2), khối lượng đường bằng khối lượng lòng trắng trứng, còn bột thì bằng khoảng một phần ba khối lượng đường. Hình 1 cho thấy mối quan hệ giữa thành phần nguyên liệu cơ bản và các loại bánh.
  • 23. Bảng 2: Công thức Angel food cake Thành phần Hàm lượng % Bột Đường Lòng trắng trứng Muối Cream of tartar Vani 100 280 280 4 4 5 Hàm lượng % so với 100 phần bột mì. Bánh xốp sử dụng toàn bộ trứng thay vì chỉ dùng lòng trắng trứng. Để giảm thiểu hiệu ứng làm cứng của trứng thì một lượng đường bằng hoặc cao hơn lượng trứng được thêm vào đó. Lượng chất lỏng và bột thì rải đều xung quanh trứng và đường. Nói chung, tổng khối lượng chất lỏng nên lớn hơn 25% khối lượng đường. Lượng bột nên ít hơn đường và trứng. Tổng lượng trứng và bột nên lớn hơn tổng lượng đường và chất lỏng (sữa và nước). Công thức bánh xốp điển hình được trình bày ởBảng 3. Bảng 3. Công thức bánh xốp Thành phần Hàm lượng % Bột Đường Si- rô ngô Trứng Nước Vani 100 95 12 105 12 3
  • 24. Bột nở Muối 1,5 0,75 Hàm lượng % so với 100 phần bột mì. Pound cake là một trong những loại bánh lâu đời nhất. Tên của nó bắt nguồn từ cách gọi 1-lb (0,45-kg) mỗi loại bột, bơ, trứng và đường. Chi phí của bơ và trứng khiến thợ làm bánh sửa đổi công thức chế biến, chế biến một chiếc bánh rẻ hơn với thể tích và giá trị cảm quan được cải thiện(Bảng 4). Bảng 4. Công thức Pound cake Thành phần Hàm lượng % Bột Đường Shortening Trứng Sữa Vani Muối 100 100 50 50 50 2 1,5 Hàm lượng % so với 100 phần bột mì. Việc sửa đổi công thức pound cakeđưa đến hình thành nên loại bánh lớp màu vàng hoặc trắng (yellow, white layer cake) (Bảng 5). Khác với bánhlớp màu vàng, lòng đỏ trứng không được sử dụng trong bánh lớp màu trắng. Những chiếc bánh lớp này dễ dàng thích ứng với sự thay đổi công thức bằng việc bổ sung các loại trái cây, hạt, gia vị, cacao.... Trong bánh lớp socola, hàm lượng đường cao hơn, đó là do lượng bột giảm khi thêm cacao. Cacao ít béo đóng vai trò như bột mì. Bánh high- ratio phát triển từ bánh lớp thông qua việc sử dụng nhũ tương shortening và có thể chứa tới 140% là đường (so với lượng bột).
  • 25. Bảng 5. Công thức bánh nướng Thành phần Hàm lượng (%) Bột Đường Shortening Trứng Sữa Bột nở Muối Chất tạo hương 100 85 45 50 50 2,5 2 1,5 Hàm lượng % so với 100 phần bột mì. BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ VẬT LÍ TRONG KHI TRỘN Quá trính trộn đóng vao trò rất quan trọng đối với chất lượng bột nhào của một số loại bánh. Mục đích của quá trình trộn là để phân tán các nguyên liệu khác nhau một cách đồng đều, kết hợp không khí vào khối bột nhào (batter), đồng thời hạn chế sự hình thành gluten. Có 4 phương pháp trộn khác nhau: creaming (trộn thành dạng kem, xốp), phương pháp pha trộn, phương pháp trộn 1 giai đoạn và phương pháp trộn cho các loại bánh xốp (foam-type). Ở phương pháp Creaming hoặc phương pháp trộn thông thường, chất béo và đường được trộn lẫn từ tốc độ thấp đến trung bình cho đến khi phân tán hoàn toàn vào nhau và hình thành bọt khí. Trong giai đoạn hình thành Shortening một lượng lớn không khí được kết hợp vào dưới dạng các bọt khí nhỏ được bao bọc chất béo và các phân tử đường. Tiếp theo trứng được thêm vào và được khuấy trộn liên tục cho đến khi hỗn hợp mịn và tạo khí tốt. Cuối cùng bột mì và sữa sẽ được bổ sung vào hỗn hợp. Những ưu điểm của phương pháp này là:  Một lượng lớn bọt khí nhỏ được bổ sung vào khối bột nhào
  • 26.  Hạn chế sự hình thành gluten do đó quá trình thủy phân bị trì hoãn và các phân tử đường, bột mì được bao bọc bởi chất béo. Phương pháp phối trộn bao gồm 2 giai đoạn riêng biệt. Shortening và bột mì được đánh mịn trong một cái bồn còn trứng và đường được đánh lên một cách riêng biệt trong một cái bồn khác. Sau đó người ta bổ sung thêm sữa một cách từ từ và trộn 2 hỗn hợp trên lại với nhau. Bằng phương pháp phối trộn tạo ra được những chiếc bánh có cấu trúc mịn và kết cấu đồng nhất. Khác với phương pháp Creaming, ở phương pháp phối trộn lượng khí kết hợp trong khối bột nhào giảm đi do đó làm giảm thể tích của chiếc bánh nhưng hàm lượng đường và nước trong bánh có thể tăng lên. Phương pháp phối trộn 1 giai đoạn được đưa ra nhằm giảm số lượng các bước và rút ngắn thời gian phối trộn. Ở phương pháp này tất cả các nguyên liệu chính sẽ phối trộn với nhau cùng một lúc. Mặc dù quá trình trộn đã rút ngắn một vài giai đoạn nhưng kết cấu của toàn bộ qui trình vẫn đạt được sự ổn định. Phương pháp này thường được sử dụng cho việc trộn bột để làm bánh đổ khuôn, nhưng không phải để kinh doanh bán buôn. Không giống như các loại bánh có sử dụng Shortening các loại bánh xốp thì quá trình trộn nhằm tăng thể tích và sự ổn định cấu trúc nó phụ thuộc vào sự kết hợp không khí trên mạng protein trứng. Lòng trắng trứng cùng với đường được đánh bông xốp lên sau đó bột mì và các nguyên liệu khô khác sẽ được thêm vào một cách cẩn thận. Ở bột nhào các loại bánh tươi được sử dụng với mục đích đặc biệt (angel food cake batter) thì lòng trắng trứng phải được loại bỏ béo, khối bột phải đạt được thể tích lớn nhất. Tuy nhiên ở bánh xốp thì toàn bộ trứng được sử dụng với một lượng nhỏ để hình thành nên hệ nhũ tương. Khối lượng riêng của bột nhào là thước đo lượng không khí đã được kết hợp vào trong khối bột nhào. Nó được được định nghĩa là tỉ lệ giữa khối lượng bột nhào đã biết và khối lượng bột nhào đã kết hợp với nước ở một nhiệt độ thích hợp. Khối lượng riêng của bột nhào ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu độ mịn của bánh thành phẩm. Nói chung khối lượng riêng của bột có thể thấp hoặc cao hơn khối lượng của bánh thành phẩm nhưng vẫn nằm trong khỏng tối ưu phù hợp cho mỗi loại bánh.
  • 27. NHỮNG BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ BIẾN ĐỔI VẬT LÝ TRONG QUÁ TRÌNH NƯỚNG Bọt khí được bao bọc trong chất béo thì được đưa ra pha lỏng khi chất béo tan chảy ở nhiệt độ khoảng 40o C. Khí CO2 sinh ra bởi bột nổi (baking powder) và từ các bóng khí. Khi nhiệt độ của khối bột nhào được tăng lên, bột bắt đầu nhão ra do các dòng đối lưu tự nhiên, tiếp theo nhiệt độ các mặt xung quanh và phía đáy của khối bột cũng tăng lên và cuối cùng là ở phía trong ruột. Lúc đầu độ nhớt của bột giảm, do gia nhiệt bột bị hồ hóa và chất béo tan chảy. Trong khoảng 60-70o C các hạt tinh bột hấp thụ nhiều nước nhờ đó khối lượng riêng và độ nhớt của chúng tăng lên đáng kể. Sự trương nở của các hạt tinh bột bị hồ hóa đảm bảo cho cấu trúc của bánh sẽ được chắc chắn, hàm lượng đường và một số chất nhũ hóa trong thành phần của bột nhào thì quyết định nhiệt độ mà tại đó tinh bột bị hồ hóa. Thông thường bánh sẽ được sắp xếp vào trong lò có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước (100o C). Khi nhiệt độ của khối bột nhào đạt đến 80o C thì những bong bóng khí kết hợp trong bột sẽ nở ra nhanh chóng làm cho bánh phồng lên. Quá trình giải phóng CO2, sự giãn nở của các bong bóng khí và qúa trình hình thành hơi nước góp phần làm tăng hiệu quả nở của bột. Quá trình gia nhiệt làm cho các chất khí nở ra và áp lực bên trong các bọt khí cũng tăng lên. Cấu trúc bền vững của bánh là kết quả của quá trình đông tụ protein và sự hồ hóa tinh bột. Thời gian là yếu tố rất quan trọng cho quá trình phát triển của màng protein cùng với sự giãn nở của không khí trước khi tinh bột bị hồ hóa và protein bị biến tính. Chất nhũ hóa có thể được hình thành một cách tự nhiên trong trứng hoặc được thêm vào, nó giúp cải thiện độ đàn hồi của màng protein và cho phép các protein bao quanh bong bóng khí phồng lên mà không bị vỡ ra. Hơi ẩm thoát ra từ bề mặt bánh trong quá trình nướng làm cho bề mặt bánh không bị khô đồng thời hơi nước thoát ra trên bề mặt bánh cũng làm cho bề mặt bánh có màu vàng nâu. Nhiệt độ nướng thấp hơn thì được sử dụng cho các loại bánh tươi (hàm lượng đường và béo cao). Ngoài ra đường còn có thể làm cho lớp vỏ ngoài của bánh bị cháy trước khi cấu trúc bên trong được tạo thành. Thời gian nướng của tất cả loại bánh nên được giữ càng ngắn càng tốt để tránh việc vỏ bánh bị cháy và làm cho lớp vỏ quá dày.
  • 28. Bảng 6 cho cái nhìn tổng quát về các lỗi thường gặp và các nguyên nhân liên quan đến nguyên liệu, cách phối trộn, nướng có thể xảy ra NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP LỖI BÁNH Bảng 6: Khắc phục sự cố của bánh Nguyên nhân có thể Lỗi bánh thường gặp Thể tích nhỏ Độ dẻo dai Thiếu khả năng phục hồi Lớp vỏ kém Không mịn đều Rỗng ruột Màu không mong muốn Lên men không đúng cách x x x Độ nhớt khối bột thấp x x x Nhiệt độ lò quá cao x x x x x x Nhiệt độ lò quá thấp x x Lượng protein của trứng/sữa không chính xác x x Lượng hoặc loại đường không chính xác x x x Phối trộn quá mức x x x Phối trộn chưa đủ x x