SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2012
HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH
THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đối với hệ đại học chính quy khóa liên thông khoá 11B
1. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP
1.1 Gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen và tăng cường kỹ năng
thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với ngành Hệ thống thông tin quản lý.
1.2 Giúp sinh viên hệ thống hóa và củng cố những kiến thứ cơ bản về kinh tế xã hội, kiến
thức chuyên môn về chuyên ngành Tin học kinh tế đã được trang bị, vận dụng vào thực tế,
qua đó củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
1.3 . Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hình thành các phẩm chất trí
tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết một vấn đề thực tế.
1.4 Tạo cho sinh viên khoa Tin học kinh tế có cơ hội phát hiện những kiến thức và kỹ năng
còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện.
1.5 Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ thực tập và việc hoàn thành chuyên đề thực tập.
2. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2.1 Tất cả các sinh viên đều phải đăng ký đề tài nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp.
2.2 Điều kiện đăng ký nghiên cứu, viết chuyên đề tốt nghiệp: sinh viên đã tích lũy ít nhất
50% số tín chỉ của Chương trình đào tạo của chuyên ngành Tin học kinh tế.
2.3 Điều kiện thực tập: sinh viên đủ các điều kiện sau đây được đi thực tập:
a) Đã tích lũy ít nhất 75% số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo chuyên
ngành Tin học kinh tế.
b) Đã học hoặc đang học các học phần bắt buộc của khối kiến thức ngành Hệ thống
thông tin quản lý, chuyên ngành Tin học kinh tế.
c) Đang trong thời gian hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
d) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. THỜI GIAN ĐĂNG KÝ THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
3.1 Năm học 2012, nhà trường xét cho sinh viên đủ điều kiện đăng ký nghiên cứu thực tập
cuối khóa và viết chuyên đề tốt nghiệp vào năm 2012
Trưởng khoa Tin học kinh tế xét danh sách sinh viên đủ điều kiện thực tập và gửi báo cáo về
Trường (qua phòng Quản lý đào tạo).
3.2 Các giai đoạn thực tập:
1
Tổng thời gian thực tập: một đợt thực tập kéo dài 11 tuần từ ngày 05/ 3 /2012 đến ngày
27/05/2012 (trừ một số ngày nghỉ lễ), chia làm hai giai đoạn:
a) Giai đoạn thực tập tổng hợp: 3 tuần (từ ngày 05/ 3 /2012 đến ngày 25/ 3/2012).
Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên phải gặp giáo viên hướng dẫn tối thiểu hai
lần để làm những việc sau:
- Xây dựng đề cương sơ bộ (xem phụ lục 1) và kế hoạch làm việc.
- Viết bản báo cáo thực tập tổng hợp, trong đó bắt buộc phải đề xuất vấn đề/ đề tài dự
định lựa chọn nghiên cứu trong giai đoạn thực tập chuyên đề.
o Đề tài sinh viên lựa chọn phải liên quan đến việc nghiên cứu giải quyết một vấn đề
ứng dụng tin học trong kinh tế.
o Trong trường hợp sinh viên thực tập ở một cơ sở thực tập thì việc đề xuất đề tài
nghiên cứu dựa trên yêu cầu của cơ sở thực tập và phải được giảng viên hướng dẫn
phê duyệt.
Chú ý: Vấn đề lĩnh vực dự định nghiên cứu không được trùng lắp với các chuyên đề, luận văn
hoặc các nghiên cứu chuyên sâu của các năm trước đó tại cơ sở thực tập.
Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên phải nộp Báo cáo tổng hợp cho giảng
viên hướng dẫn để chấm điểm.
b) Giai đoạn thực tập chuyên đề: 8 tuần (từ ngày 26 / 3/2012 đến ngày 27/ 5/2012)
Trong giai đoạn này, sinh viên phải gặp và làm việc với giảng viên hướng dẫn tối thiểu 3
lần (tuần thứ 5, tuần thứ 9 và tuần thứ 10/11) để làm những việc sau:
- Dựa trên đề tài đã lựa chọn ở giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên xây đề cương chi
tiết và kế hoạch làm việc (xem Phụ lục 2) dưới sự góp ý của giảng viên hướng dẫn và
cán bộ hướng dẫn ở cơ sở thực tập. Bản đề cương chi tiết phải được giảng viên hướng
dẫn thông qua.
- Hoàn thành kế hoạch thực tập theo đề cương chi tiết đã được phê duyệt của giảng viên
hướng dẫn.
Kết thúc giai đoạn thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải giải quyết trọn vẹn bài toán/ vấn
đề đặt ra.
Lưu ý: Chỉ cho phép những sinh viên đã đạt yêu cầu đợt thực tập tổng hợp (từ 5 điểm trở lên)
mới được thực tập chuyên đề.
4. TỔ CHỨC CHO SINH VIÊN ĐĂNG KÝ VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
4.1 Trưởng khoa hoặc Trưởng bộ môn được Trưởng khoa ủy quyền chịu trách nhiệm tổ chức
phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp.
4.2 Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên đề xuất ít nhất 2 vấn đề hoặc định hướng
nghiên cứu để báo cáo giảng viên hướng dẫn nhằm xác định đề tài nghiên cứu viết chuyên
đề tốt nghiệp. Khuyến khích sinh viên gắn đề tài chuyên đề thực tập và tham gia nghiên
cứu khoa học sinh viên; phụ giúp giảng viên trong nghiên cứu khoa học, khuyến khích
sinh viên đến các địa phương thực tập.
4.3 Trên cơ sở tổng hợp của các bộ môn có sinh viên đăng ký và viết chuyên đề tốt nghiệp,
Trưởng khoa phê duyệt “Danh mục đề tài”.
2
4.4 Trong trường hợp các sinh viên đăng ký thực tập theo nhóm (từ 2 đến 3 sinh viên) phải
được sự phê duyệt của Trưởng khoa. Giảng viên hướng dẫn giao từng phần riêng biệt của
đề tài cho từng sinh viên và có cơ chế khuyến khích nhóm sinh viên phối hợp nghiên cứu,
trên cơ sở đó đánh giá cho điểm từng sinh viên trong nhóm đúng với sự đóng góp của họ.
Các sinh viên có nhu cầu đăng ký thực tập theo nhóm phải viết đơn đề nghị trong đó nói
rõ hướng đề tài nghiên cứu và số sinh viên tham gia nhóm trình lên Trưởng khoa trước
khi phân công giảng viên hướng dẫn hai tuần. Chỉ những đề tài được Trưởng khoa phê
duyệt thì mới được thực tập theo nhóm.
4.5 Cho phép sinh viên hoặc nhóm sinh viên phát triển đề tài khoa học thành chuyên đề tốt
nghiệp và ngược lại.
5. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
5.1 Địa điểm thực tập là các tổ chức kinh tế, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các doanh
nghiệp có nhu cầu ứng dụng Tin học trong quản lý và xử lý các thông tin kinh tế. Sinh
viên có thể có một hoặc nhiều địa điểm thực tập hoặc không cần địa điểm thực tập đối với
một số giới hạn các đề tài có tính đặc thù.
5.2 Trường hợp sinh viên có địa điểm thực tập cố định thì khi kết thúc thực tập phải có xác
nhận của cơ sở thực tập.
5.3 Trường hợp đặc biệt, nếu đề tài không cần gắn với cơ sở thực tập thì sinh viên không cần
địa điểm thực tập và có thể sử dụng các thông tin từ các nguồn khác nhau để viết chuyên
đề tốt nghiệp.
Trong trường hợp này đề tài nghiên cứu phải được sự chấp nhận của giáo viên hướng dẫn và
sự phê duyệt của Trưởng khoa.
6. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
6.1 Số trang của chuyên đề tốt nghiệp: tối thiểu 30 trang.
6.2 Chuyên đề tốt nghiệp phải được trình bày theo phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13,
cách dòng 1.3; kiểu gõ Unicode, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3.0 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2.0
cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.
6.3 Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp, gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về vấn đề dự định sẽ chọn, tên đề tài của
chuyên đề tốt nghiệp
+ Vấn đề/lĩnh vực dự định sẽ lựa chọn phải gắn với chuyên ngành đã được đào tạo.
+ Nếu đã có những công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học đã được công bố liên
quan đến vấn đề/lĩnh vực dự định sẽ lựa chọn, cần có báo cáo tổng quan về các tài
liệu đó.
- Chương 2: Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết để thực hiện đề tài (cụ
thể hóa vào đề tài được chọn). Trong chương này, sinh viên cần trình bày một cách
ngắn gọn, súc tích các phương pháp luận và các công cụ cần thiết liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Sinh viên không được chép nguyên văn phần lý thuyết trong các giáo trình
và các tài liệu tham khảo khác.
3
- Chương 3: Triển khai giải pháp đã lựa chọn cho bài toán đặt ra ở chương 1
bằng cách áp dụng các phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống thông
tin, các ngôn ngữ lập trình và các kiến thức liên quan khác đã được học.
- Phần kết luận
Chú ý: Sinh viên phải lưu lại đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết và bản thảo chuyên đề có bút
tích sửa chữa của giảng viên hướng dẫn để phục vụ mục đích thanh tra chuyên đề tốt nghiệp
khi có yêu cầu.
7. CHẤM ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP (từ ngày 28 / 5/2012 đến ngày 04 / 6/2012)
7.1 Chấm chuyên đề tốt nghiệp do 2 giảng viên đảm nhiệm, trong đó có giảng viên hướng dẫn
sinh viên thực tập.
7.2 Trưởng bộ môn được Trưởng khoa ủy quyền phân công giảng viên thứ hai chấm chuyên
đề tốt nghiệp và báo cáo Trưởng khoa.
7.3 Điếm chuyên đề tốt nghiệp:
a) Cách tính điểm chuyên đề tốt nghiệp:
o Điểm thực tổng hợp do giảng viên hướng dẫn chấm theo thang điểm 10, lấy lẻ
đến 0,5 điểm.
o Điểm thực tập chuyên đề = trung bình cộng điểm của hai giảng viên chấm theo
thang điểm 10, lấy lẻ cho đến 0,5 điểm.
o Điểm cuối cùng của chuyên đề tốt nghiệp = 20% x điểm thực tập tổng hợp +
80% x điểm thực tập chuyên ngành, lấy đến 01 chữ số thập phân .
b) Chênh lệch điểm chuyên đề giữa hai giảng viên chấm và cách xử lý
o Chênh lệch điểm giữa 2 giảng viên chấm không quá 1,0 điểm, trong trường hợp
này, điểm cuối cùng là điểm trung bình cộng điểm của hai giảng viên chấm.
o Trường hợp chênh lệch điểm giữa 2 giảng viên chấm lớn hơn 1,0 điểm. Trưởng
bộ môn giao cho người thứ ba chấm và xử lý theo nguyên tắc sau đây:
 Khi 2 trong 3 người chấm có điểm giống nhau thì Trưởng bộ môn lấy điểm
giống nhau làm điểm cuối cùng.
 Khi 3 người chấm lệch nhau thì hướng xử lý như sau: Nếu lệch nhau lớn
nhất từ 1,0 đến 2,5 điểm thì Trưởng bộ môn lấy điểm trung bình cộng của 3
người chấm làm điểm cuối cùng. Nếu lệch nhau lớn nhất trên 2,5 điểm thì
Trưởng bộ môn tổ chức chấm tập thể. Trung bình cộng điểm chấm của các
thành viên sẽ là điểm cuối cùng.
7.4 Điểm chuyên đề tốt nghiệp được công bố chậm nhất 2 tuần, kể từ ngày nộp chuyên đề tốt
nghiệp.
7.5 Điểm chuyên đề tốt nghiệp tính vào điểm Trung bình chung tích lũy (TBCTL) của sinh
viên toàn khóa học với khối lượng 8 tín chỉ.
4
8. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC NỘP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
8.1 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp phải được soạn thảo theo mẫu quy định. Sinh viên cần đọc
thông báo trên khoa và trên trang web của khoa để biết và tuân thủ đúng các quy định về
mẫu dạng theo quy định chung của khoa (xem phần phụ lục ở cuối bản kế hoạch này).
8.2 Sinh viên nộp báo cáo chuyên đề tốt nghiệp phải nộp kèm theo đĩa CD chứa các dữ liệu
liên quan (tệp văn bản chuyên đề, chương trình nguồn của sản phẩm,...). Bắt buộc phải
soạn thảo theo quy định ở PHU LỤC 3. Mỗi chuyên đề được ghi vào một tệp. Tên tệp đặt
theo khuôn dạng: CD_Tênchuyênđề_HọtênSV_mãSV. Ví dụ CD_Xay dung phan mem
QLQHKH tai cong ty co phan thuong mai Nhat Nam_Nguyen Van Binh_CQ491234.
Nếu tên tệp quá dài vượt quy định của hệ điều hành thì SV có thể viết tắt phần tên chuyên
đề/luận văn cho phù hợp.
9. NHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
9.1 Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn:
- Bố trí thời gian làm việc với sinh viên theo tiến độ.
- Duyệt đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết.
- Hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên lựa chọn và đăng ký các đề tài nghiên cứu.
Khuyến khích sinh viên hoặc nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học gắn với thực
tập.
- Sửa bản thảo và hướng dẫn sinh viên hoàn thành kế hoạch, nội dung thực tập.
- Phối hợp với cơ sở thực tập để kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế, kế hoạch thực
tập của sinh viên.
- Trong thời gian thực tập, các giảng viên hướng dẫn chịu trách nhiệm trước khoa về các
vấn đề của sinh viên có liên quan đến nhiệm vụ thực tập. Báo cáo với khoa về tình hình
thực tập của sinh viên theo định kỳ. Nếu có trường hợp phát sinh đặc biệt, cần báo cáo
kịp thời để có hướng giải quyết.
- Chấm điểm thực tập tổng hợp. Đặt lịch kiểm tra chương trình của sinh viên
trước khi cho điểm chính thức và chấm điểm chuyên đề vào báo cáo chuyên đề
tốt nghiệp của sinh viên.
- Gửi điểm chấm điểm thực tập tổng hợp và điểm chấm thực tập chuyên ngành
cho Trưởng bộ môn bằng văn bản theo quy định của bộ môn.
- Phối hợp thanh tra chuyên đề.
9.2 Nhiệm vụ của sinh viên
- Sinh viên phải tự liên hệ địa điểm thực tập
- Sinh viên phải xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể của cá nhân để phấn đấu thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao trong đợt thực tập tốt nghiệp
5
- Phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên, phát huy tính độc lập, sáng tạo trong
quá trình thực tập tốt nghiệp
- Phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, Nhà nước, các chủ trương
của địa phương và nội quy của cơ sở thực tập. Có quan hệ tốt với cán bộ nơi thực tập.
- Tích cực đọc tài liệu, ghi chép, nghiên cứu số liệu có liên quan tới đề tài.
- Định kì báo cáo với giảng viên chỉ đạo và cán bộ thực tế được phân công hướng dẫn về
tiến độ thực tập, những khó khăn và đặc biệt là những nội dung, quan điểm cần tranh
luận để đi đến thống nhất về các phương pháp, giải pháp đề xuất trong chuyên đề.
- Kết thúc giai đoạn 1, sinh viên phải nộp báo cáo tổng hợp cho giảng viên hướng dẫn;
- Kết thúc giai đoạn 2, sinh viên phải nộp toàn bộ những tài liệu sau đây lên văn phòng
khoa Tin học kinh tế và cho giảng viên hướng dẫn:
+ Nộp cho giảng viên hướng dẫn:
o 1 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp (có bản photo nhận xét của cơ quan thực tập).
o 1 đĩa CD có ghi file văn bản của chuyên đề (theo quy định ban hành kèm theo
quyết định 95) và phần chương trình đã làm.
o Các tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của nhà trường theo từng năm học cụ thể
+ Nộp cho bộ môn quản lý chuyên ngành:
o Bản đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết có phê duyệt của giáo viên hướng dẫn.
o 2 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp trong đó đã đóng kèm ở cuối chuyên đề bản ý
kiến nhận xét (có đóng dấu) của cơ sở thực tập
o 2 đĩa CD ghi đề cương chi tiết được giảng viên duyệt, toàn bộ nội dung chuyên
đề tốt nghiệp và phần chương trình đã làm.
o Toàn bộ bản thảo có bút tích của giảng viên hướng dẫn.
o Các tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của nhà trường theo từng năm học cụ thể.
Bộ môn chuyên ngành có trách nhiệm chuyển các tài liệu này cho giáo viên phản biện
chấm. Sau khi chấm xong, các giáo viên phản biện nộp lại cho bộ môn để gửi lên
Phòng Thanh tra, Đảm bảo chất lượng và khảo thí, lưu tạị thư viện khoa);
Chú ý Trong thời gian thực tập, nếu vi phạm các quy định trên, sinh viên sẽ bị xử lý theo quy
định.
10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
10.1 Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và số lượng sinh viên đăng ký thực tập, Trưởng
khoa hoặc Trưởng bộ môn được Trưởng khoa ủy quyền lập Kế hoạch thực tập theo từng
6
thời điểm cụ thể để hướng dẫn cho giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập và viết chuyên
đề tốt nghiệp.
10.2 Sau khi quán triệt nội dung và kế hoạch thực tập, dưới sự chỉ đạo của Khoa và của
giảng viên hướng dẫn, các nhóm sinh viên sẽ thực hiện công việc thực tập của mình.
10.3 Trong quá trình thực tập, có vấn đề gì vướng mắc phát sinh cần trao đổi, đề nghị báo
cáo với Ban chủ nhiệm khoa bằng văn bản.
Nơi gửi:
- Hiệu trưởng qua Phòng QLĐT (để báo cáo)
- Giảng viên hướng dẫn
- Sinh viên các đi thực tập
- Lưu VP khoa
TL Hiệu trưởng
Trưởng khoa
TS Trần Thị Song Minh
PHỤ LỤC 1
Mẫu đề cương sơ bộ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
Họ tên sinh viên:................................................................................................................................
Lớp:...............................................................Khóa:...........................................................................
Tên cơ quan thực tập:.........................................................................................................................
Địa chỉ cơ quan thực tập:...................................................................................................................
7
............................................................................................................................................................
Tên giảng viên hướng dẫn:................................................................................................................
Tên cán bộ hướng dẫn:.......................................................................................................................
I. Nội dung công việc:
- Sinh viên xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập
(nếu có) để định hướng chọn đề tài.
- Chú ý trong thời gian này cần phải thực hiện các công việc: Khảo sát và xác định vấn đề
đang tồn tại; Đưa ra các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề; Lựa chọn giải pháp khả
thi nhất và cuối cùng phải chọn được một đề tài.
II. Tiến độ thời gian:
- Tuần 1 (từ ngày 05/ 3/2012 đến ngày 11/ 3/2012): gặp giảng viên hướng dẫn nhận nhiệm vụ
và tới cơ sở thực tập để làm quen và tìm hiểu hoạt động tại cơ sở thực tập.
- Tuần 2 (từ ngày 12 /03/2012 đến ngày 18 / 3/2012): khảo sát, tìm tài liệu và chọn đề tài, gặp
giảng viên hướng dẫn thống nhất tên đề tài và đề cương sơ bộ, viết báo cáo thực tập tổng hợp.
- Tuần 3 (từ ngày 19/ 3/2012 đến ngày 25 / 3/2012): hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp theo
góp ý của giảng viên hướng dẫn. Nộp báo cáo thực tập tổng hợp cho giáo viên hướng dẫn
trước ngày 20/02/2012.
Ngày tháng năm 20…
Ý kiến của giảng viên hướng dẫn Sinh viên
(ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ tên)
8
PHỤ LỤC 2
Mẫu đề cương chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa TIN HỌC KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Tên đề tài:..........................................................................................................................................
Họ tên sinh viên:................................................................................................................................
Lớp:...............................................................Khóa:...........................................................................
Tên cơ quan thực tập:.........................................................................................................................
Địa chỉ cơ quan thực tập:...................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Tên giảng viên hướng dẫn:................................................................................................................
Tên cán bộ hướng dẫn:.......................................................................................................................
I. Nội dung công việc:
Trong phần này phải định hướng làm được các công việc sau
+ Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập (nếu có) và đề tài được chọn
+ Chương 2: Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết để thực hiện đề tài (cụ
thể hóa vào đề tài được chọn).
+ Chương 3: Triển khai giải pháp đã lựa chọn bằng cách áp dụng các phương pháp luận
phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, các ngôn ngữ lập trình và các kiến thức liên quan
khác đã được học.
II. Tiến độ thời gian:
- Tuần 4 (từ ngày 26/ 3/2012 đến ngày 01/ 4/2012): gặp giảng viên hướng dẫn thông qua bản đề
cương chi tiết, tiếp tục thực hiện đề tai theo đề cương đã duyệt.
- Tuần 5- 7 (từ ngày 02/ 4/2012 đến ngày 22/ 4/2012): thực hiện đề tài theo đề cương đã duyệt.
- Tuần 8 (từ ngày 23/ 4/2012 đến ngày 29/ 4/2012): gặp giảng viên hướng dẫn, báo cáo tiến độ
làm việc và xin ý kiến hướng dẫn làm tiếp.
9
- Tuần 9- 10 (từ ngày 30/ 4/2012 đến ngày 13/ 5/2012): thực hiện nốt đề tài theo hướng dẫn của
giảng viên và người hướng dẫn ở cơ sở thực tập.
Tuần 11 (từ ngày 14/ 5/2012 đến ngày 27/ 5/2012): gặp giảng viên hướng dẫn lần cuối, hoàn
thiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nộp toàn bộ sản phẩm theo yêu cầu của mục 9.2 chậm nhất
là ngày 25/05/2012.
Ngày tháng năm 20…
Ý kiến của giảng viên hướng dẫn Sinh viên
(ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ tên)
10
PHỤ LỤC 3
Quy định trình bày chuyên đề tốt nghiệp
I. Hình thức thể hiện tổng quan chuyên đề tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
1. Các trang bìa:
- Trang bìa chính:đóng bìa màu xanh, đủ dấu tiếng Việt (xem mẫu 1)
- Trang phụ bìa (xem mẫu 2)
2. Mục lục: được đặt ngay sau trang phụ bìa (xem mẫu 3)
3. Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
4. Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
5. Đánh số trang
5.1. Phần mở đầu (Từ đây đánh số trang theo chữ số Ả rập: 1,2, 3, …)
5.2. Chương 1
5.3. Chương 2
5.4, Chương 3
5.5. Kết luận
5.6. Nhận xét của cơ sở thực tập (về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành kỷ luật tại cơ
sở thực tập).
6. Danh mục tài liệu tham khảo: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề
cập tới để bàn luận trong chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
7. Phụ lục.
II. Về chi tiết trình bày
Chuyên đề, khóa luận phải trình bày rõ ràng, mạch lạc,sạch sẽ, không được tẩy xóa, phải đánh số
trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
- Soạn thảo văn bản: Chuyên đề thực tập phải được trình bày theo phông chữ Times New
Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.3; kiểu gõ Unicode, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3.0 cm, lề trái 3.5
cm, lề phải 2.0 cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.
- Tiểu mục: Các tiểu mục của chuyên đề, khóa luận được trình bày và đánh số thành nhóm số,
nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm
tiểu mục 2 mục 1 chương 4).
- Bảng biểu, hình vẽ, phương trình: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với
số chương; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ
11
các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được
trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong Danh mục Tài liệu tham khảo.
- Viết tắt: chỉ viết tắt những từ, những cụm từ, những thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong
chuyên đề, khóa luận. Phải có bảng danh mục các từ viết tắt cho chuyên đề nếu trong chuyên
đề có sử dụng các chữ viết tắt.
- Tài liệu tham khảo và trích dẫn: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa mang tính chất gợi ý không
phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác đều phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong
danh mục tài liệu tham khảo của chuyên đề, khóa luận.
Khi trích dẫn một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để
mở đầu và kết thúc trích dẫn.
Cách xếp Danh mục tài liệu tham khảo (xem mẫu 4).
- Phụ lục của chuyên đề, khóa luận: phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa
hoặc bổ trợ cho nội dung của chuyên đề, khóa luận, như: một số code chương trình, số liệu,
mẫu biểu, tranh ảnh, …
MẪU 1
Mẫu bìa chuyên đề tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:.............................................................................
12
Họ và tên sinh viên:.....................................................
Giảng viên hướng dẫn:................................................
HÀ NỘI, NĂM 20…
13
MẪU 2
Mẫu trang bìa phụ chuyên đề tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:.......................................................................................................
Họ và tên sinh viên:.....................................................
Chuyên ngành:.............................................................
Lớp:.............................................................................
Khóa:...........................................................................
Hệ:...............................................................................
Giảng viên hướng dẫn:................................................
14
HÀ NỘI, NĂM 20…
15
MẪU 3
Mẫu Mục lục
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, …
Mở đầu
Chương 1- …..
1.1
1.1.1…
1.1.2. …
1.2. ….
…..
Chương 2 - ……
2.1…..
2.1.1. …
2.1.2. ….
……..
Chương 3 - ……
……
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MẪU 4
16
Mẫu danh mục tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT: Ví dụ minh họa
1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng
dụng, 98 (1), tr. 10-16.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996)
phát triển lúa lai, Hà Nội.
…..
TIẾNG ANH
17. Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case,
American Economic Review, 75 (1), pp. 178-90.
18. Boulding K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
……….
17

More Related Content

What's hot

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuMr K
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636jackjohn45
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh nataliej4
 
Bai tap dstt hv bcvt - bookbooming
Bai tap dstt   hv bcvt - bookboomingBai tap dstt   hv bcvt - bookbooming
Bai tap dstt hv bcvt - bookboomingbookbooming
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT chuyenle220887
 
Bài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.com
Bài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.comBài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.com
Bài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.comthai
 
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...jackjohn45
 
Tailieu.vncty.com quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-h
Tailieu.vncty.com   quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-hTailieu.vncty.com   quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-h
Tailieu.vncty.com quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-hTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_giaTailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_giaTrần Đức Anh
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...
Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...
Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...nataliej4
 

What's hot (19)

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống quản lý điểm trường phổ thông, HOT
Luận văn: Xây dựng hệ thống quản lý điểm trường phổ thông, HOTLuận văn: Xây dựng hệ thống quản lý điểm trường phổ thông, HOT
Luận văn: Xây dựng hệ thống quản lý điểm trường phổ thông, HOT
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm sinh viên đào tạo tín chỉ 1246636
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
 
Bai tap dstt hv bcvt - bookbooming
Bai tap dstt   hv bcvt - bookboomingBai tap dstt   hv bcvt - bookbooming
Bai tap dstt hv bcvt - bookbooming
 
KHBG_Luuhuynh
KHBG_LuuhuynhKHBG_Luuhuynh
KHBG_Luuhuynh
 
Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin - Quản Lý Điểm
Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin -  Quản Lý ĐiểmPhân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin -  Quản Lý Điểm
Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin - Quản Lý Điểm
 
Sotaysinhviennam2014
Sotaysinhviennam2014Sotaysinhviennam2014
Sotaysinhviennam2014
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính MarektingKhóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
 
Bài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.com
Bài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.comBài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.com
Bài 1. phân tích đặc tả dự án quản lý sinh viên howkteam.com
 
Báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 - đại học Tài Chính Marketing
Báo cáo thực hành nghề nghiệp 2  - đại học Tài Chính MarketingBáo cáo thực hành nghề nghiệp 2  - đại học Tài Chính Marketing
Báo cáo thực hành nghề nghiệp 2 - đại học Tài Chính Marketing
 
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
Chuyên đề tiếng việt “hướng dẫn ra đề kiểm tra – tìm hiểu về ma trận đề kiểm ...
 
Tailieu.vncty.com quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-h
Tailieu.vncty.com   quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-hTailieu.vncty.com   quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-h
Tailieu.vncty.com quan-ly-hoc-vien-cua-mot-trung-tam-tin-h
 
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_giaTailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
 
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học 12, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...
Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...
Vận dụng lý thuyết phân tích trắc quang trong giảng dạy hoá học ở trường chuy...
 

Similar to Huong dan ke hoach thuc tap lienthong k11 b (1)

V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...Thanh Tran
 
Quy định của khoa tmđt về làm tn k46
Quy định của khoa tmđt về làm tn k46Quy định của khoa tmđt về làm tn k46
Quy định của khoa tmđt về làm tn k46phongthuy123
 
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Phuoc Tran Huu
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện LựcHướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện LựcDương Hà
 
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdfQuy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdfDuyHong218338
 
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdfQuy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdfDuyHong218338
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfTieuNgocLy
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfHanaTiti
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI nataliej4
 
52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx
52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx
52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docxNhNguynMinh9
 
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiepHuong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiepLuan van Viet
 
So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011
So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011
So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011trnhatminh
 

Similar to Huong dan ke hoach thuc tap lienthong k11 b (1) (20)

Cách viết chuyên đề khoá luận luật kinh tế
Cách viết chuyên đề khoá luận luật kinh tếCách viết chuyên đề khoá luận luật kinh tế
Cách viết chuyên đề khoá luận luật kinh tế
 
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...V2   30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
V2 30.11.2016 - quy chế hướng dẫn, viết kltn dành cho sinh viên đào tạo đh ...
 
Chuyên Đề Thực Tập Khoa Khoa Học Quản Lý Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Khoa Khoa Học Quản Lý  Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.docChuyên Đề Thực Tập Khoa Khoa Học Quản Lý  Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Khoa Khoa Học Quản Lý Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
 
Hướng dẫn thực hiện chuyên đề, báo cáo thực tập tốt nghiệp.doc
Hướng dẫn thực hiện chuyên đề, báo cáo thực tập tốt nghiệp.docHướng dẫn thực hiện chuyên đề, báo cáo thực tập tốt nghiệp.doc
Hướng dẫn thực hiện chuyên đề, báo cáo thực tập tốt nghiệp.doc
 
Quy định của khoa tmđt về làm tn k46
Quy định của khoa tmđt về làm tn k46Quy định của khoa tmđt về làm tn k46
Quy định của khoa tmđt về làm tn k46
 
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện LựcHướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
 
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdfQuy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
 
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdfQuy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
Quy dinh chung ve DATN va cac bieu mau.pdf
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường Hutech
Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường HutechViết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường Hutech
Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Trường Hutech
 
Báo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.doc
Báo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.docBáo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.doc
Báo Cáo Thực Tập và Khóa Luận Tốt Nghiệp Đh Kinh Tế Luật.doc
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
 
Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech
 Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech  Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech
Cách viết báo cáo thực tập luật kinh tế đại học hutech
 
NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NHẬT KÝ THỰC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
 
52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx
52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx
52.Kế hoạch thực tập doanh nghiệp 2 (D20).docx
 
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiepHuong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
Huong dan viet bao cao thuc tap tot nghiep
 
So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011
So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011
So tay hoc_vu_2011_nien_giam_giam_sau_dai_hoc_2011
 

Huong dan ke hoach thuc tap lienthong k11 b (1)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TIN HỌC KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------ Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2012 HƯỚNG DẪN KẾ HOẠCH THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đối với hệ đại học chính quy khóa liên thông khoá 11B 1. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP 1.1 Gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với ngành Hệ thống thông tin quản lý. 1.2 Giúp sinh viên hệ thống hóa và củng cố những kiến thứ cơ bản về kinh tế xã hội, kiến thức chuyên môn về chuyên ngành Tin học kinh tế đã được trang bị, vận dụng vào thực tế, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 1.3 . Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hình thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết một vấn đề thực tế. 1.4 Tạo cho sinh viên khoa Tin học kinh tế có cơ hội phát hiện những kiến thức và kỹ năng còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện. 1.5 Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ thực tập và việc hoàn thành chuyên đề thực tập. 2. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2.1 Tất cả các sinh viên đều phải đăng ký đề tài nghiên cứu và viết chuyên đề tốt nghiệp. 2.2 Điều kiện đăng ký nghiên cứu, viết chuyên đề tốt nghiệp: sinh viên đã tích lũy ít nhất 50% số tín chỉ của Chương trình đào tạo của chuyên ngành Tin học kinh tế. 2.3 Điều kiện thực tập: sinh viên đủ các điều kiện sau đây được đi thực tập: a) Đã tích lũy ít nhất 75% số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học kinh tế. b) Đã học hoặc đang học các học phần bắt buộc của khối kiến thức ngành Hệ thống thông tin quản lý, chuyên ngành Tin học kinh tế. c) Đang trong thời gian hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định. d) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. THỜI GIAN ĐĂNG KÝ THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 3.1 Năm học 2012, nhà trường xét cho sinh viên đủ điều kiện đăng ký nghiên cứu thực tập cuối khóa và viết chuyên đề tốt nghiệp vào năm 2012 Trưởng khoa Tin học kinh tế xét danh sách sinh viên đủ điều kiện thực tập và gửi báo cáo về Trường (qua phòng Quản lý đào tạo). 3.2 Các giai đoạn thực tập: 1
  • 2. Tổng thời gian thực tập: một đợt thực tập kéo dài 11 tuần từ ngày 05/ 3 /2012 đến ngày 27/05/2012 (trừ một số ngày nghỉ lễ), chia làm hai giai đoạn: a) Giai đoạn thực tập tổng hợp: 3 tuần (từ ngày 05/ 3 /2012 đến ngày 25/ 3/2012). Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên phải gặp giáo viên hướng dẫn tối thiểu hai lần để làm những việc sau: - Xây dựng đề cương sơ bộ (xem phụ lục 1) và kế hoạch làm việc. - Viết bản báo cáo thực tập tổng hợp, trong đó bắt buộc phải đề xuất vấn đề/ đề tài dự định lựa chọn nghiên cứu trong giai đoạn thực tập chuyên đề. o Đề tài sinh viên lựa chọn phải liên quan đến việc nghiên cứu giải quyết một vấn đề ứng dụng tin học trong kinh tế. o Trong trường hợp sinh viên thực tập ở một cơ sở thực tập thì việc đề xuất đề tài nghiên cứu dựa trên yêu cầu của cơ sở thực tập và phải được giảng viên hướng dẫn phê duyệt. Chú ý: Vấn đề lĩnh vực dự định nghiên cứu không được trùng lắp với các chuyên đề, luận văn hoặc các nghiên cứu chuyên sâu của các năm trước đó tại cơ sở thực tập. Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên phải nộp Báo cáo tổng hợp cho giảng viên hướng dẫn để chấm điểm. b) Giai đoạn thực tập chuyên đề: 8 tuần (từ ngày 26 / 3/2012 đến ngày 27/ 5/2012) Trong giai đoạn này, sinh viên phải gặp và làm việc với giảng viên hướng dẫn tối thiểu 3 lần (tuần thứ 5, tuần thứ 9 và tuần thứ 10/11) để làm những việc sau: - Dựa trên đề tài đã lựa chọn ở giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên xây đề cương chi tiết và kế hoạch làm việc (xem Phụ lục 2) dưới sự góp ý của giảng viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn ở cơ sở thực tập. Bản đề cương chi tiết phải được giảng viên hướng dẫn thông qua. - Hoàn thành kế hoạch thực tập theo đề cương chi tiết đã được phê duyệt của giảng viên hướng dẫn. Kết thúc giai đoạn thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải giải quyết trọn vẹn bài toán/ vấn đề đặt ra. Lưu ý: Chỉ cho phép những sinh viên đã đạt yêu cầu đợt thực tập tổng hợp (từ 5 điểm trở lên) mới được thực tập chuyên đề. 4. TỔ CHỨC CHO SINH VIÊN ĐĂNG KÝ VÀ VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 4.1 Trưởng khoa hoặc Trưởng bộ môn được Trưởng khoa ủy quyền chịu trách nhiệm tổ chức phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. 4.2 Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên đề xuất ít nhất 2 vấn đề hoặc định hướng nghiên cứu để báo cáo giảng viên hướng dẫn nhằm xác định đề tài nghiên cứu viết chuyên đề tốt nghiệp. Khuyến khích sinh viên gắn đề tài chuyên đề thực tập và tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên; phụ giúp giảng viên trong nghiên cứu khoa học, khuyến khích sinh viên đến các địa phương thực tập. 4.3 Trên cơ sở tổng hợp của các bộ môn có sinh viên đăng ký và viết chuyên đề tốt nghiệp, Trưởng khoa phê duyệt “Danh mục đề tài”. 2
  • 3. 4.4 Trong trường hợp các sinh viên đăng ký thực tập theo nhóm (từ 2 đến 3 sinh viên) phải được sự phê duyệt của Trưởng khoa. Giảng viên hướng dẫn giao từng phần riêng biệt của đề tài cho từng sinh viên và có cơ chế khuyến khích nhóm sinh viên phối hợp nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá cho điểm từng sinh viên trong nhóm đúng với sự đóng góp của họ. Các sinh viên có nhu cầu đăng ký thực tập theo nhóm phải viết đơn đề nghị trong đó nói rõ hướng đề tài nghiên cứu và số sinh viên tham gia nhóm trình lên Trưởng khoa trước khi phân công giảng viên hướng dẫn hai tuần. Chỉ những đề tài được Trưởng khoa phê duyệt thì mới được thực tập theo nhóm. 4.5 Cho phép sinh viên hoặc nhóm sinh viên phát triển đề tài khoa học thành chuyên đề tốt nghiệp và ngược lại. 5. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 5.1 Địa điểm thực tập là các tổ chức kinh tế, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng Tin học trong quản lý và xử lý các thông tin kinh tế. Sinh viên có thể có một hoặc nhiều địa điểm thực tập hoặc không cần địa điểm thực tập đối với một số giới hạn các đề tài có tính đặc thù. 5.2 Trường hợp sinh viên có địa điểm thực tập cố định thì khi kết thúc thực tập phải có xác nhận của cơ sở thực tập. 5.3 Trường hợp đặc biệt, nếu đề tài không cần gắn với cơ sở thực tập thì sinh viên không cần địa điểm thực tập và có thể sử dụng các thông tin từ các nguồn khác nhau để viết chuyên đề tốt nghiệp. Trong trường hợp này đề tài nghiên cứu phải được sự chấp nhận của giáo viên hướng dẫn và sự phê duyệt của Trưởng khoa. 6. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 6.1 Số trang của chuyên đề tốt nghiệp: tối thiểu 30 trang. 6.2 Chuyên đề tốt nghiệp phải được trình bày theo phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.3; kiểu gõ Unicode, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3.0 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2.0 cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang. 6.3 Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp, gồm các phần sau: - Phần mở đầu - Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về vấn đề dự định sẽ chọn, tên đề tài của chuyên đề tốt nghiệp + Vấn đề/lĩnh vực dự định sẽ lựa chọn phải gắn với chuyên ngành đã được đào tạo. + Nếu đã có những công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học đã được công bố liên quan đến vấn đề/lĩnh vực dự định sẽ lựa chọn, cần có báo cáo tổng quan về các tài liệu đó. - Chương 2: Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết để thực hiện đề tài (cụ thể hóa vào đề tài được chọn). Trong chương này, sinh viên cần trình bày một cách ngắn gọn, súc tích các phương pháp luận và các công cụ cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sinh viên không được chép nguyên văn phần lý thuyết trong các giáo trình và các tài liệu tham khảo khác. 3
  • 4. - Chương 3: Triển khai giải pháp đã lựa chọn cho bài toán đặt ra ở chương 1 bằng cách áp dụng các phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, các ngôn ngữ lập trình và các kiến thức liên quan khác đã được học. - Phần kết luận Chú ý: Sinh viên phải lưu lại đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết và bản thảo chuyên đề có bút tích sửa chữa của giảng viên hướng dẫn để phục vụ mục đích thanh tra chuyên đề tốt nghiệp khi có yêu cầu. 7. CHẤM ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP (từ ngày 28 / 5/2012 đến ngày 04 / 6/2012) 7.1 Chấm chuyên đề tốt nghiệp do 2 giảng viên đảm nhiệm, trong đó có giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập. 7.2 Trưởng bộ môn được Trưởng khoa ủy quyền phân công giảng viên thứ hai chấm chuyên đề tốt nghiệp và báo cáo Trưởng khoa. 7.3 Điếm chuyên đề tốt nghiệp: a) Cách tính điểm chuyên đề tốt nghiệp: o Điểm thực tổng hợp do giảng viên hướng dẫn chấm theo thang điểm 10, lấy lẻ đến 0,5 điểm. o Điểm thực tập chuyên đề = trung bình cộng điểm của hai giảng viên chấm theo thang điểm 10, lấy lẻ cho đến 0,5 điểm. o Điểm cuối cùng của chuyên đề tốt nghiệp = 20% x điểm thực tập tổng hợp + 80% x điểm thực tập chuyên ngành, lấy đến 01 chữ số thập phân . b) Chênh lệch điểm chuyên đề giữa hai giảng viên chấm và cách xử lý o Chênh lệch điểm giữa 2 giảng viên chấm không quá 1,0 điểm, trong trường hợp này, điểm cuối cùng là điểm trung bình cộng điểm của hai giảng viên chấm. o Trường hợp chênh lệch điểm giữa 2 giảng viên chấm lớn hơn 1,0 điểm. Trưởng bộ môn giao cho người thứ ba chấm và xử lý theo nguyên tắc sau đây:  Khi 2 trong 3 người chấm có điểm giống nhau thì Trưởng bộ môn lấy điểm giống nhau làm điểm cuối cùng.  Khi 3 người chấm lệch nhau thì hướng xử lý như sau: Nếu lệch nhau lớn nhất từ 1,0 đến 2,5 điểm thì Trưởng bộ môn lấy điểm trung bình cộng của 3 người chấm làm điểm cuối cùng. Nếu lệch nhau lớn nhất trên 2,5 điểm thì Trưởng bộ môn tổ chức chấm tập thể. Trung bình cộng điểm chấm của các thành viên sẽ là điểm cuối cùng. 7.4 Điểm chuyên đề tốt nghiệp được công bố chậm nhất 2 tuần, kể từ ngày nộp chuyên đề tốt nghiệp. 7.5 Điểm chuyên đề tốt nghiệp tính vào điểm Trung bình chung tích lũy (TBCTL) của sinh viên toàn khóa học với khối lượng 8 tín chỉ. 4
  • 5. 8. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC NỘP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 8.1 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp phải được soạn thảo theo mẫu quy định. Sinh viên cần đọc thông báo trên khoa và trên trang web của khoa để biết và tuân thủ đúng các quy định về mẫu dạng theo quy định chung của khoa (xem phần phụ lục ở cuối bản kế hoạch này). 8.2 Sinh viên nộp báo cáo chuyên đề tốt nghiệp phải nộp kèm theo đĩa CD chứa các dữ liệu liên quan (tệp văn bản chuyên đề, chương trình nguồn của sản phẩm,...). Bắt buộc phải soạn thảo theo quy định ở PHU LỤC 3. Mỗi chuyên đề được ghi vào một tệp. Tên tệp đặt theo khuôn dạng: CD_Tênchuyênđề_HọtênSV_mãSV. Ví dụ CD_Xay dung phan mem QLQHKH tai cong ty co phan thuong mai Nhat Nam_Nguyen Van Binh_CQ491234. Nếu tên tệp quá dài vượt quy định của hệ điều hành thì SV có thể viết tắt phần tên chuyên đề/luận văn cho phù hợp. 9. NHIỆM VỤ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN 9.1 Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn: - Bố trí thời gian làm việc với sinh viên theo tiến độ. - Duyệt đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết. - Hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên lựa chọn và đăng ký các đề tài nghiên cứu. Khuyến khích sinh viên hoặc nhóm sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học gắn với thực tập. - Sửa bản thảo và hướng dẫn sinh viên hoàn thành kế hoạch, nội dung thực tập. - Phối hợp với cơ sở thực tập để kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế, kế hoạch thực tập của sinh viên. - Trong thời gian thực tập, các giảng viên hướng dẫn chịu trách nhiệm trước khoa về các vấn đề của sinh viên có liên quan đến nhiệm vụ thực tập. Báo cáo với khoa về tình hình thực tập của sinh viên theo định kỳ. Nếu có trường hợp phát sinh đặc biệt, cần báo cáo kịp thời để có hướng giải quyết. - Chấm điểm thực tập tổng hợp. Đặt lịch kiểm tra chương trình của sinh viên trước khi cho điểm chính thức và chấm điểm chuyên đề vào báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên. - Gửi điểm chấm điểm thực tập tổng hợp và điểm chấm thực tập chuyên ngành cho Trưởng bộ môn bằng văn bản theo quy định của bộ môn. - Phối hợp thanh tra chuyên đề. 9.2 Nhiệm vụ của sinh viên - Sinh viên phải tự liên hệ địa điểm thực tập - Sinh viên phải xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể của cá nhân để phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong đợt thực tập tốt nghiệp 5
  • 6. - Phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên, phát huy tính độc lập, sáng tạo trong quá trình thực tập tốt nghiệp - Phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, Nhà nước, các chủ trương của địa phương và nội quy của cơ sở thực tập. Có quan hệ tốt với cán bộ nơi thực tập. - Tích cực đọc tài liệu, ghi chép, nghiên cứu số liệu có liên quan tới đề tài. - Định kì báo cáo với giảng viên chỉ đạo và cán bộ thực tế được phân công hướng dẫn về tiến độ thực tập, những khó khăn và đặc biệt là những nội dung, quan điểm cần tranh luận để đi đến thống nhất về các phương pháp, giải pháp đề xuất trong chuyên đề. - Kết thúc giai đoạn 1, sinh viên phải nộp báo cáo tổng hợp cho giảng viên hướng dẫn; - Kết thúc giai đoạn 2, sinh viên phải nộp toàn bộ những tài liệu sau đây lên văn phòng khoa Tin học kinh tế và cho giảng viên hướng dẫn: + Nộp cho giảng viên hướng dẫn: o 1 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp (có bản photo nhận xét của cơ quan thực tập). o 1 đĩa CD có ghi file văn bản của chuyên đề (theo quy định ban hành kèm theo quyết định 95) và phần chương trình đã làm. o Các tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của nhà trường theo từng năm học cụ thể + Nộp cho bộ môn quản lý chuyên ngành: o Bản đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết có phê duyệt của giáo viên hướng dẫn. o 2 Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp trong đó đã đóng kèm ở cuối chuyên đề bản ý kiến nhận xét (có đóng dấu) của cơ sở thực tập o 2 đĩa CD ghi đề cương chi tiết được giảng viên duyệt, toàn bộ nội dung chuyên đề tốt nghiệp và phần chương trình đã làm. o Toàn bộ bản thảo có bút tích của giảng viên hướng dẫn. o Các tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của nhà trường theo từng năm học cụ thể. Bộ môn chuyên ngành có trách nhiệm chuyển các tài liệu này cho giáo viên phản biện chấm. Sau khi chấm xong, các giáo viên phản biện nộp lại cho bộ môn để gửi lên Phòng Thanh tra, Đảm bảo chất lượng và khảo thí, lưu tạị thư viện khoa); Chú ý Trong thời gian thực tập, nếu vi phạm các quy định trên, sinh viên sẽ bị xử lý theo quy định. 10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 10.1 Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và số lượng sinh viên đăng ký thực tập, Trưởng khoa hoặc Trưởng bộ môn được Trưởng khoa ủy quyền lập Kế hoạch thực tập theo từng 6
  • 7. thời điểm cụ thể để hướng dẫn cho giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. 10.2 Sau khi quán triệt nội dung và kế hoạch thực tập, dưới sự chỉ đạo của Khoa và của giảng viên hướng dẫn, các nhóm sinh viên sẽ thực hiện công việc thực tập của mình. 10.3 Trong quá trình thực tập, có vấn đề gì vướng mắc phát sinh cần trao đổi, đề nghị báo cáo với Ban chủ nhiệm khoa bằng văn bản. Nơi gửi: - Hiệu trưởng qua Phòng QLĐT (để báo cáo) - Giảng viên hướng dẫn - Sinh viên các đi thực tập - Lưu VP khoa TL Hiệu trưởng Trưởng khoa TS Trần Thị Song Minh PHỤ LỤC 1 Mẫu đề cương sơ bộ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TIN HỌC KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ Họ tên sinh viên:................................................................................................................................ Lớp:...............................................................Khóa:........................................................................... Tên cơ quan thực tập:......................................................................................................................... Địa chỉ cơ quan thực tập:................................................................................................................... 7
  • 8. ............................................................................................................................................................ Tên giảng viên hướng dẫn:................................................................................................................ Tên cán bộ hướng dẫn:....................................................................................................................... I. Nội dung công việc: - Sinh viên xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập (nếu có) để định hướng chọn đề tài. - Chú ý trong thời gian này cần phải thực hiện các công việc: Khảo sát và xác định vấn đề đang tồn tại; Đưa ra các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề; Lựa chọn giải pháp khả thi nhất và cuối cùng phải chọn được một đề tài. II. Tiến độ thời gian: - Tuần 1 (từ ngày 05/ 3/2012 đến ngày 11/ 3/2012): gặp giảng viên hướng dẫn nhận nhiệm vụ và tới cơ sở thực tập để làm quen và tìm hiểu hoạt động tại cơ sở thực tập. - Tuần 2 (từ ngày 12 /03/2012 đến ngày 18 / 3/2012): khảo sát, tìm tài liệu và chọn đề tài, gặp giảng viên hướng dẫn thống nhất tên đề tài và đề cương sơ bộ, viết báo cáo thực tập tổng hợp. - Tuần 3 (từ ngày 19/ 3/2012 đến ngày 25 / 3/2012): hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp theo góp ý của giảng viên hướng dẫn. Nộp báo cáo thực tập tổng hợp cho giáo viên hướng dẫn trước ngày 20/02/2012. Ngày tháng năm 20… Ý kiến của giảng viên hướng dẫn Sinh viên (ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ tên) 8
  • 9. PHỤ LỤC 2 Mẫu đề cương chi tiết TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa TIN HỌC KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên đề tài:.......................................................................................................................................... Họ tên sinh viên:................................................................................................................................ Lớp:...............................................................Khóa:........................................................................... Tên cơ quan thực tập:......................................................................................................................... Địa chỉ cơ quan thực tập:................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ Tên giảng viên hướng dẫn:................................................................................................................ Tên cán bộ hướng dẫn:....................................................................................................................... I. Nội dung công việc: Trong phần này phải định hướng làm được các công việc sau + Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập (nếu có) và đề tài được chọn + Chương 2: Cơ sở phương pháp luận và những công cụ cần thiết để thực hiện đề tài (cụ thể hóa vào đề tài được chọn). + Chương 3: Triển khai giải pháp đã lựa chọn bằng cách áp dụng các phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, các ngôn ngữ lập trình và các kiến thức liên quan khác đã được học. II. Tiến độ thời gian: - Tuần 4 (từ ngày 26/ 3/2012 đến ngày 01/ 4/2012): gặp giảng viên hướng dẫn thông qua bản đề cương chi tiết, tiếp tục thực hiện đề tai theo đề cương đã duyệt. - Tuần 5- 7 (từ ngày 02/ 4/2012 đến ngày 22/ 4/2012): thực hiện đề tài theo đề cương đã duyệt. - Tuần 8 (từ ngày 23/ 4/2012 đến ngày 29/ 4/2012): gặp giảng viên hướng dẫn, báo cáo tiến độ làm việc và xin ý kiến hướng dẫn làm tiếp. 9
  • 10. - Tuần 9- 10 (từ ngày 30/ 4/2012 đến ngày 13/ 5/2012): thực hiện nốt đề tài theo hướng dẫn của giảng viên và người hướng dẫn ở cơ sở thực tập. Tuần 11 (từ ngày 14/ 5/2012 đến ngày 27/ 5/2012): gặp giảng viên hướng dẫn lần cuối, hoàn thiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nộp toàn bộ sản phẩm theo yêu cầu của mục 9.2 chậm nhất là ngày 25/05/2012. Ngày tháng năm 20… Ý kiến của giảng viên hướng dẫn Sinh viên (ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ tên) 10
  • 11. PHỤ LỤC 3 Quy định trình bày chuyên đề tốt nghiệp I. Hình thức thể hiện tổng quan chuyên đề tốt nghiệp bao gồm các phần sau: 1. Các trang bìa: - Trang bìa chính:đóng bìa màu xanh, đủ dấu tiếng Việt (xem mẫu 1) - Trang phụ bìa (xem mẫu 2) 2. Mục lục: được đặt ngay sau trang phụ bìa (xem mẫu 3) 3. Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) 4. Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ 5. Đánh số trang 5.1. Phần mở đầu (Từ đây đánh số trang theo chữ số Ả rập: 1,2, 3, …) 5.2. Chương 1 5.3. Chương 2 5.4, Chương 3 5.5. Kết luận 5.6. Nhận xét của cơ sở thực tập (về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành kỷ luật tại cơ sở thực tập). 6. Danh mục tài liệu tham khảo: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp. 7. Phụ lục. II. Về chi tiết trình bày Chuyên đề, khóa luận phải trình bày rõ ràng, mạch lạc,sạch sẽ, không được tẩy xóa, phải đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. - Soạn thảo văn bản: Chuyên đề thực tập phải được trình bày theo phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.3; kiểu gõ Unicode, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3.0 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2.0 cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang. - Tiểu mục: Các tiểu mục của chuyên đề, khóa luận được trình bày và đánh số thành nhóm số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). - Bảng biểu, hình vẽ, phương trình: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ 11
  • 12. các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong Danh mục Tài liệu tham khảo. - Viết tắt: chỉ viết tắt những từ, những cụm từ, những thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong chuyên đề, khóa luận. Phải có bảng danh mục các từ viết tắt cho chuyên đề nếu trong chuyên đề có sử dụng các chữ viết tắt. - Tài liệu tham khảo và trích dẫn: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác đều phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của chuyên đề, khóa luận. Khi trích dẫn một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc trích dẫn. Cách xếp Danh mục tài liệu tham khảo (xem mẫu 4). - Phụ lục của chuyên đề, khóa luận: phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung của chuyên đề, khóa luận, như: một số code chương trình, số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, … MẪU 1 Mẫu bìa chuyên đề tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TIN HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:............................................................................. 12
  • 13. Họ và tên sinh viên:..................................................... Giảng viên hướng dẫn:................................................ HÀ NỘI, NĂM 20… 13
  • 14. MẪU 2 Mẫu trang bìa phụ chuyên đề tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TIN HỌC KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài:....................................................................................................... Họ và tên sinh viên:..................................................... Chuyên ngành:............................................................. Lớp:............................................................................. Khóa:........................................................................... Hệ:............................................................................... Giảng viên hướng dẫn:................................................ 14
  • 15. HÀ NỘI, NĂM 20… 15
  • 16. MẪU 3 Mẫu Mục lục MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ, … Mở đầu Chương 1- ….. 1.1 1.1.1… 1.1.2. … 1.2. …. ….. Chương 2 - …… 2.1….. 2.1.1. … 2.1.2. …. …….. Chương 3 - …… …… Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục MẪU 4 16
  • 17. Mẫu danh mục tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: Ví dụ minh họa 1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội. ….. TIẾNG ANH 17. Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75 (1), pp. 178-90. 18. Boulding K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London. ………. 17