SlideShare a Scribd company logo
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
1 | P a g e
NHẤT QUÁN ĐẠO NGHI VẤN GIẢI ĐÁP
LỜI MỞ ĐẦU
Đạo tức là Lý, không hiểu Lý, thì làm sao có thể tu
Đạo? Do đó muốn tu Đạo trước tiên cần phải thông đạt
Lý. Muốn thông đạt Lý không có cách nào khác ngoài
việc bắt đầu từ thắc mắc sau đó hỏi và giải đáp thắc mắc.
Tiếc rằng người thế gian, đều sĩ diện không dám hỏi, do
đó càng nghi càng mê, mê mà không thể ngộ, thì rời
Đạo càng xa.
Từ lúc Đạo đại khai phổ độ, người đắc Đạo tuy nhiều,
nhưng người có thể minh lý tu Đạo, lại ít như sao ban
ngày. Vì sao lại như vậy? Đều là vì có nghi mà không hỏi,
hỏi mà không hiểu. Nhận thấy điều này, mới làm ra
quyển sách nghi vấn giải đáp.
Cuốn sách này phân làm hai quyển thượng và quyển hạ.
Quyển thượng được lọc bớt chỉnh sửa, quyển hạ thuyết
minh mở rộng, mỗi vấn đề, ý nghĩa đều được giải đáp,
giải thích một cách ngắn gọn dễ hiểu, ngôn từ giản dị.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
2 | P a g e
Tuy không dám nói là hoàn thiện, những cũng tạm đầy
đủ. Hoặc có thể dùng để nghiên cứu.
Tóm lại, cuốn sách này mục đích là giúp người tu Đạo có
thể đọc, sau đó triệt ngộ chân lý, làm chỉ nan trên con
đường tu Đạo, người mộ Đạo có thể nghiên cứu. Giải
đáp nghi hoặc mà minh lý, làm cuốn sách nhập môn,
mọi người đều có thể chiếu theo đây mà thực hành. Dù
không thể “đăng phong tạo cực”, cũng có thể giảm trừ
oan nghiệt, thoát khỏi biển khổ, cùng chứng giác lộ.
Trung Hoa Năm Dân Quốc Thứ 26, mùa xuân năm
Đinh Sửu, ngày mồng 1 tháng 3
Nam Bình Đạo Tế đề tự ở Trương Thị Phật Đường
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
3 | P a g e
LỜI ĐỀ TỰ THỨ NHẤT
Tiên Thiên Đại Đạo, là nhất quán chân truyền, là
tổng hợp giáo nghĩa của Tam Giáo Thánh nhân (Thích –
Đạo – Nho), là chiếc bè cứu thế. Chỉ vì nhân tâm không
như ngày xưa, thế phong suy bại, tạo thành hạo kiếp,
sinh linh vì vậy mà khổ đau.
Do Thượng Đế có đức háo sinh, không nỡ để người thiện
và người ác cùng chịu tàn sát. Đặc biệt giáng Đại Đạo ở
Đông Lỗ, phát dương Nhất Quán Hàm Nghĩa, trọng
hiện trung thiên, khôi phục lại Nho Giáo, đề xướng thần
Đạo, tuyên thị chánh tông, như chiếc cột trụ giữa dòng
sóng dữ, như tiếng chuông chiều.
Cương thường luân lí bị suy đồi, nhờ vậy mà điểm tỉnh
thoát mê. Đem xiển hóa những phong tục tốt đẹp, khôi
phục những tháng ngày vua Nghêu vua Thuấn, dân
chúng được an khang, thế giới đại đồng được tái hiện
vào những năm mạt thế. Không còn ai chấp mê không
ngộ, bị vật dục che mờ, bị danh lợi dẫn dụ, mà tranh đấu
không ngừng, cho đến ngày hôm nay, càng ngày càng
lún sâu mê muội. Đương nhiên Đạo đức xưa kia cũng
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
4 | P a g e
không còn được duy trì, tương lai sau này của nhân loại,
thật không dám nghĩ.
Nếu như không sớm cứu vớt, thì vạn sinh linh sẽ phải
chịu khổ hải. Không khí ác trược trong xã hội, mãi không
thể làm sạch. Duy chỉ có Đại Đạo chân lý, ẩn vi khó
lường. Người nghe thấy diệu lý cũng khó thấu tỏ, đại ý
cũng khó hiểu rõ hết, thậm chí ngộ nhận đại Đạo là dị
đoan, chân lý là mê tín, nghi hoặc lớp lớp, cho dù Khổng
Mạnh tái thế, Phật Thích Ca, Lão Tử tái sinh, cũng khó
hốt nhiên tỉnh ngộ.
Hôm nay, ta là Hoạt Phật Sư Tôn thấu hiểu chuyện
này, lòng mãi bi mẫn, đem các nghi vấn trong Nhất
Quán Đạo ra, phân ra các đề mục, nhờ Đình Đống cùng
8 người phân biệt giải đáp, chỉnh lý, Sư Tôn giáng loan
tu chỉnh. Cũng do Hoạt Phật Sư Tôn tự giải đáp hơn 10
vấn đề. Tổng cộng hơn 60 câu hỏi này, phân vào quyển
thượng. Thêm 60 câu hỏi nữa đều là do Sư Tôn đích
thân tự giải đáp. Tập hợp vào quyển hạ. Viết hơn mấy
tháng, lúc đầu cuốn sách hoàn thành, lấy tiêu đề là:
“Nhất Quán Đạo nghi vấn giải đáp”. Tất cả nội dung
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
5 | P a g e
Nhất Quán Đạo, giống với những lời dạy của ba Thánh
Nhân (Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni Phật).
Thủ tục nhập Đạo, cầu Đạo, cho đến hiệu dụng của Đắc
Đạo, đều giải đáp tường tận, người xem có thể đọc mà
thấu tỏ. Trở thành cuốn sách giải đáp thắc mắc Tiên
Thiên Đại Đạo, cũng là thánh truyền giác ngộ dân
chúng. Quyển sách do Sư Tôn phục mệnh làm ra. Tuy
Đình Đống hổ thẹn bản thân học vấn nông cạn, văn từ
thô thiển, mong các bậc cao minh chỉ giáo.
Trung Hoa Năm Dân Quốc thứ 26, tháng 3, năm
Đinh Sửu
Quách Đình Đống để tự tại Phật Đường công cộng
Cẩm Cang.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
6 | P a g e
LỜI ĐỀ TỰ THỨ HAI
Xã hội không được như xưa, đạo đức suy vong, lễ
nghĩa bỏ phế, cang thường diệt vong, để cải chính nhân
tâm thối nát, giảo hoạt, thậm chí hủy báng lừa gạt lẫn
nhau, tranh giành đấu tranh, hãm hại lẫn nhau. Nhân
tâm như vậy, xã hội còn có thể nói gì hơn.
Hơn nữa, đào tạo trong trường học, chú trọng khoa học,
xem thường giáo dục đạo đức, những đức tánh tốt đẹp
xưa, bị xem thường, văn hóa phương tây xâm nhập, đấu
trí xảo quyệt chỉ vì thanh sắc hóa lợi. Trung hiếu tiết
nghĩa lâu ngày đã không còn được xem trọng và tuân
thủ, đã thành tập quán thói quen trong xã hội. Mọi người
đánh mất sự chất phác chân thật ban sơ. Phong thái xã
hội vì thế mà suy tàn, nhân tâm trụy lạc, pháp dân giàu
nước mạnh đã không còn nói tới, mà chủ yếu dùng vũ
lực, chiến tranh, tạo nên hạo kiếp, kiếp nạn, nói tới đây,
thật không khỏi khiếp sợ.
May thay Ơn Trên có đức hiếu sanh, không nỡ để ngọc
đá cùng chịu khổ, nhân loại còn có người thiện kẻ ác,
Thần Phật sao không thể cứu, vì vậy Nhất Quán Đạo ứng
vận mà giáng, giáng Đạo là để cứu người thiện lương,
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
7 | P a g e
giáng kiếp là để trừ bỏ ác nghiệt. Đạo hay kiếp, là do
con người tự chọn lựa, do đó nếu như vào cửa Đạo, đã
được Sư điểm truyền, nếu có thể giữ Đạo phụng hành,
thì có thể thoát khỏi sanh tử. Tất nhiên là cần phải nội
ngoại cùng tu, thủy chung trước sau như một.
Nội tu là tu tâm lập mệnh, ngoại tu là độ người hướng
thiện. Nếu muốn tự độ - độ người, trước tiên cần
nhận rõ căn nguyên của “Tính Mệnh”, lý giải về
Đạo, mới không dẫn dắt người sai lầm. Nếu không,
Đạo không hiểu, tánh lý không rõ, bản thân không
thể tiến bước tu trì, khuyên thiện cũng sai lầm.
Do đó, Hoạt Phật Sư Tôn xét thấy như vậy, khẩn trương
trước tác nên cuốn sách này lấy tên là “Nhất Quán Đạo
nghi vấn giải đáp”, tất cả nội dung chi tiết hỏi đáp đều
là do Sư Tôn trực tiếp viết ra, tự giải đáp giữa các đồ nhi,
tập hợp lại phân thành 2 quyển. Qua mấy tháng mới có
thể hoàn thành, cuốn sách này lời gọn mà ý đầy đủ, bao
la vạn hữu, tất cả tạo hóa trong trời đất, lý tăng giảm
của âm dương, diệu đế của tam giáo (Thích - Đạo - Nho),
nghi thức quy tắc trong Đạo, cho đến công phu tu Đạo,
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
8 | P a g e
có nghi vấn tất có giải đáp, có hỏi thì có đáp, trở thành
cuốn sách quý trong tu Đạo, là bảo bối để hoàn nguyên.
Mong các đạo thân, mỗi người giữ một cuốn, ngày
đêm nghiên cứu, nghiên cứu hiểu rõ về Đạo, lâu
ngày khó cũng thành dễ, mà người có chí cầu tu Đạo,
thường mài giũa, có thể thu nhiếp ý chí, ác có thể hóa
thiện, người ngu có thể trở thành người hiền, phát triển
rộng rãi, phổ độ chúng sanh, cứu vãn thiên tâm, tiêu trừ
kiếp vận, văn hóa cổ xưa, nay có thể lại tái hiện. Nay
gặp pháp hội viên mãn, cũng đã hoàn thành.
Do được mệnh của Sư Tôn viết lời tự, nhưng tự cảm
thấy văn ngôn kém cỏi, sợ mọi người chê cười. Nhưng
mệnh thầy khó trái, bèn viết mấy từ để kí lục mà thôi.
Mùa xuân năm Đinh Sửu thượng hoàn yên bắc
Trương Hoan Ảnh viết lời tự ở Cầm Đảo Vĩ Tề.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
9 | P a g e
LỜI ĐỀ TỰ THỨ BA
Thời xưa, nhân tâm chất phác đôn hậu, không thiện
không ác, ngây thơ chân thật, có thể nói vốn không có
đạo và giáo. Từ sau khi con người biết sử dụng khí cụ,
nhân loại bắt đầu dần trở nên hung bạo, xuất hiện đấu
tranh. Con người dần dần thay đổi, lâu dần lòng người
hướng đến vật dục, trở nên giảo hoạt, đánh mất bổn
tánh, chỉ có nhờ vào sự ước thúc của lễ giáo, tiêu chuẩn
đạo dức, vẫn biết có cái nên tránh, không đến mức mê
muội quá sâu.
Những năm gần đây, thế Đạo càng suy, nhân tâm càng
xuống cấp, tội ác cực trọng, chưa có lúc nào như lúc này.
Tới lúc thượng ngọ, Ơn Trên phẫn nộ, tai kiếp diễn ra
liên tục, nên hiểu rằng kiếp số là do con người tạo ra,
Đạo cũng ứng kiếp mà giáng. Không phải Đạo không đủ
để cứu thế, không phải giáo không đủ để thay đổi dân
chúng, tông giáo nhiều vô số, tuy đều cố gắng tận sức
khuyến thiện, nhưng cũng không phải là nhất quán chân
truyền. Thật giả khó phân biện, ẩn hiện khó biết.
Chân Đạo tuy giáng thế, nhưng vẫn chưa được lý giải
tường tận, thậm chí bị xem là tà thuyết dị đoan, sợ đầu
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
10 | P a g e
sợ đuôi, chân đạo khó hành. Thầy ta Hoạt Phật Sư Tôn,
từ bi độ thế, phát dương chân lý của Tiên Thiên, nhất
quán chánh tông, cứu vãn nguyên thai Phật tử, cùng lên
con đường giác, cảnh tỉnh thế nhân, thoát khỏi mê muội.
Do vậy, mùa thu năm Bính Tý giáng đàn phê huấn. Ra
đời cuốn sách Nhất Quán Đạo nghi vấn giải đáp, mỗi
một vấn đề được giải đáp, tổng cộng 46 câu. Lúc đầu
giáng loan chỉnh sửa, sau đó tăng thêm các mục, con số
đã đạt đến 120 câu hỏi đáp. Tất cả tập hợp lại thành
sách, giảng giải rõ Nhất Quán Đạo, chân lý của
tam giáo, cho đến tông chỉ, quy giới công phu
hành trì. Thế nào là chánh Đạo, thế nào là dị đoan,
các điểm quan trọng, đều được giảng giải rõ ràng,
tuy ngôn từ đơn giản mà ý nghĩa thâm sâu.
Nếu có người hiểu rõ thiên thời, muốn thoát khỏi biển
khổ, đến bờ giác ngộ, nên nghiên cứu cuốn sách này,
từng bước phản bổn, tu tâm lập mệnh. Phê bút tới đây,
mong những người hữu duyên, có được sách này thì đọc
tụng thọ trì, lưu truyền phổ biến, để lên bờ đại Đạo,
thành chánh quả viên mãn.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
11 | P a g e
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 26, năm Đinh Sửu,
Trần Gia Nho viết lời tự ở Cầm Đảo.
LỜI ĐỀ TỰ THỨ TƯ
Thế Đạo suy đồi, luân thường băng hoại, nhân tâm
hiểm ác, lừa đảo bịp bợp, vô số chúng sanh, bị che mờ
bởi vật dục, mà không biết tỉnh ngộ, trầm luân trong
biển khổ, mê luyến danh lợi, có mấy ai chịu hồi đầu. Thế
giới vật chất văn minh, tuy có giới văn nhân học sĩ,
muốn thay đổi phong thái thế tục, mà lại cố chấp lệch
lạc. Thậm chí người lễ Phật, chỉ cầu phúc báo, chấp ở
sắc tướng, không nghĩ đến quy y đại thừa, minh tâm
kiến tánh. Giới nho sĩ, ê a ngâm tụng, ít ai hiểu minh đức
tân dân, chấp trung quán nhất. Người tu đạo không hiểu
chân lý vô cực, thêm bàng môn tả đạo, làm rối loạn
người nghe, không buồn nói đến tu Đạo, để lại tiếng
cười cho đời sau.
Vì vậy mà Minh Minh Thượng Đế thương xót người thế
gian, mới giáng Tiên Thiên Đại Đạo, nhất quán chân
truyền, người thần hợp nhất, phi loan để tuyên hóa, làm
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
12 | P a g e
rõ tam giáo kinh điển, xiển phát huyền cơ của sự thu
viên, phục hồi chánh Đạo, trừ bỏ tà thuyết, đưa về con
đường chân chánh, thành Thánh thành Phật, người mê
biết tỉnh, sớm lên bờ giác, lúc nào người ác cho là mê tín,
người thiện cho là tả bàng, càn khôn đạo tụ, khổ khẩu
khuyên giải, tỉnh khỏi cơn mộng, mau chóng giác ngộ.
Song vẫn còn những người vẫn chưa hiểu rõ, do đó mà
thầy ta là Hoạt Phật Sư Tôn vì để giải thích những vấn
đề còn nghi hoặc, mà mỗi lần giáng đàn, cùng mọi người
giải đáp. Tổng cộng hơn 46 vấn đề, những chỗ sai sót,
thì đã được chỉnh sửa. Hoạt Phật Sư Tôn tự giải đáp 74
vấn đề, chia làm 2 quyển Thượng và Hạ, tập hợp lại
thành sách.
Nội dung nói về sự tạo hóa của trời đất, âm dương tiêu
trưởng, ngũ hành sinh khắc, lý giải về tam giáo, những
quy phạm của Đạo, ý nghĩa thâm sâu của Tam Thiên, sự
độ hóa của Tam Tào, bao la vạn hữu. Lấy tiêu đề là Nhất
Quán Đạo nghi vấn giải đáp, trở thành bảo bối của người
tu Đạo, con đường chứng Thánh vực.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
13 | P a g e
Than ôi, tuy được sinh ra ở Trung Quốc, có được thân
người, nghe Đạo đã lâu, mê muội thâm sâu, may mắn
gặp tam kì pháp hội, nghe được Tiên Thiên Đại Đạo。
Lại được Sư Tôn không bỏ ban liệt môn tường, những tội
ác trong quá khứ, được sám hối ở tương lai, tự hổ thẹn
là hậu học, đạo cạn công ít, khắc ghi vài dòng làm lời tự.
Giữa mùa xuân năm Đinh Sửu, Húc Tự ở Cầm Đảo tề tu.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
14 | P a g e
MỤC LỤC
QUYỂN THƯỢNG .....................................................................................21
1. Đạo là gì? ......................................................................21
2. Thế nào là Nhất Quán Đạo ?...........................................23
3. Nhất Quán Đạo được phát hiện khi nào ? ........................24
4. Tông chỉ của Nhất Quán Đạo là gì? .................................26
5. Quy trình của Nhất Quán Đạo là gì? ................................27
6. Thủ tục tham gia Nhất Quán Đạo là gì? ...........................27
7. Công đức phí là gì ? Ý nghĩa ?.........................................28
8. Công đức phí được dùng vào mục đích gì?.......................29
9. Thu công đức phí không sợ người nghi ngờ gian lận lừa gạt
không? ..............................................................................29
10. Ngoài công đức phí ra còn tốn các khoản tiền gì nữa không?
.........................................................................................30
11. Nhất Quan Đạo vì sao không cần lập án?.......................30
12. Nhập Đạo rồi thì cần làm những việc gì?........................32
13. Đạo thờ kính những thần phật nào? ..............................33
14. Vì sao phải thờ kính Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Cổ Phật và Tế
Công Hoạt Phật? ................................................................33
15. Vô Cực Lão Mẫu và Minh Minh Thượng Đế là hai vị thần
phải không, vì sao phải có hai cách xưng hô? ......................34
16. Vì sao trong Đạo cũng phải thắp nhang khấu đầu?.........35
17. Ý nghĩa của khấu đầu thắp nhang là gì?.........................36
18. Lão sư hiện tại cũng làm việc phải không? .....................37
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
15 | P a g e
19. Lão sư làm sao có thể đến các nơi truyền Đạo?..............37
20. Lão sư truyền đạo có bận không? Lúc bận làm sao phân
thân?.................................................................................38
21. Đại biểu cho thầy có bao nhiêu vị? ................................38
22. Như thế nào có thể làm đại diện cho thầy? ....................38
23. Đại biểu cho thầy có lãnh tiền lương không? ..................39
24. Lúc Lão Sư đắc đạo là đơn truyền hay là thời kỳ phổ độ?40
25. Ngoài thầy ra còn có người nào khác có thể truyền Đạo
không? .............................................................................40
26. Đạo cũng phân chia nhánh phái phải không? .................40
27. Một người vào Đạo vì sao còn phải tề gia (chỉnh lý gia đình)
.........................................................................................41
28. Thế nào gọi là phụng thiên thừa vận?............................42
29. Đạo truyền tới lúc nào thì dừng? ...................................42
30. Những bạn đạo đều là người tốt phải không?.................43
31. Có bạn đạo không tốt làm thế nào để xử tội?.................43
32. Các bạn đạo nam nữ cần phải làm như thế nào để hành
công? ................................................................................44
33. Thế nào là nội công? ....................................................45
34. Cần phải công phu như thế nào mới có thể giúp tâm được
an tĩnh. .............................................................................45
35. Thế nào là ngoại công?.................................................46
36. Lúc hành ngoại công không biết làm như thế nào mới đúng?
.........................................................................................47
37. Thế nào gọi là phi loan tuyên hóa?................................48
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
16 | P a g e
38. Tuyên hóa cái gì? .........................................................49
39. Phù loan (người được Tiên Phật mượn xác) là do người viết
hay Tiên Phật viết?.............................................................50
40. Thế nào gọi là tam tài? .................................................51
41. Tư cách như thế nào mới có thể làm tam tài? ................52
42. Việc phù loan nếu như có tâm nghi ngờ thì có thể làm
không? ..............................................................................52
43. Có thể tùy tiện tại loan đàn thỉnh Tiên Phật chỉ thị không?53
44. Vì sao “loan thủ” là nữ cũng có thể làm?........................54
45. Thế nào là tam tào cùng độ?.........................................54
46. Trên độ hà hán tinh đẩu, làm thế nào có thể độ? ...........55
47. Dưới độ u minh quỷ hồn, làm thế nào có thể độ? ...........56
48. Trên sách huấn thường có nói kim kê tam xướng ý nghĩa là
như thế nào? .....................................................................56
49. Thế nào là tam kì mạt kiếp?..........................................57
50. Trong Đạo có việc siêu bạt vong linh, không biết nói như
thế nào?............................................................................58
51. Sau khi siêu bạt vong linh có chứng nghiệm không?.......59
52. Vong linh sau khi siêu bạt rồi thì quay về đâu?...............60
53. Vào đạo rồi cũng ăn chay phải không?...........................61
54. Vào Đạo rồi có hiệu quả gì? ..........................................62
55. Hiệu quả cũng có chứng nghiệm không?........................62
56. Vào Đạo rồi không tiến hành có tội không? ....................63
57. Vào Đạo rồi thói xấu không sửa làm sao có thể khuyên giải?
.........................................................................................64
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
17 | P a g e
58. Thế nào là tam giáo hợp nhất?......................................65
59. Tam giáo cũng là nhất lý mà sinh nhưng không biết đâu là
tối cao nhất?......................................................................66
60. Tâm tốt là được vì sao cần phải nhập đạo? ....................68
QUYỂN HẠ ……………………………………………………………………………………………..69
1. Đạo Vì Sao Trước Kia Không Giáng Mà Nay Mới Giáng? ....69
2. Đạo ta là nhất quán tâm truyền vì sao đều là tầng lớp bình
dân được đắc Đạo? ............................................................70
3. Pháp thuyền là gì? Có thể thấy được không?....................71
4. Hiện nay rất nhiều cửa đạo, phải chăng đều là pháp thuyền?
.........................................................................................71
5. Sau khi cầu đạo cung kính thần có là mê tín không? ........72
6. Không biết kính thần có thể cầu được phúc không?..........73
7. Vì sao thắp hương phải dùng tay trái cắm ở chính giữa trước?
.........................................................................................73
8. Người xưa nói có thể hiểu 1,2,3 thì có thể thành thần tiên
không biết giải thích như thế nào? ......................................74
9. Nói rõ rồi sau đó cầu Đạo có được không?.......................75
10. Thế nào gọi là duyên phận? ..........................................76
11. Thế nào gọi là nguyên tử ? ...........................................77
12. Tây thiên đông thổ giải thích như thế nào? ....................77
13. Đạo là chân đạo vì sao nhiều người không tin?...............78
14. Thấy nhiều người vì sao lúc đầu vào Đạo rất tinh tiến, lâu
dần lại lười biếng là cớ vì sao? ............................................79
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
18 | P a g e
15. Việc tu đạo tuy là rất tốt nhưng có thể nhất thời thành công
không? ..............................................................................80
16. Đạo cao một thước ma cao một trượng có chuyện này hay
không? ..............................................................................81
17. Thế nào là “thiên khiển lôi tru”? ....................................82
18. Thế nào là “nhân quả”? ................................................83
19. “Ngũ đức” “ngũ giới” “ngũ hành” giống nhau như thế nào?
.........................................................................................84
20. Sắc dục hại thân vì sao đạo ta không giới trừ ? ..............85
21. Biết rõ tửu sắc tài khí gây tổn hại cho người, thương tổn
linh tánh vì sao khó trừ bỏ? ................................................86
22. Cùng ăn uống như nhau vì sao có người có bệnh, có người
không có bệnh? .................................................................87
23. Sau khi vào đạo rồi muốn tiến bước thì phải làm như thế
nào?..................................................................................88
24. Pháp Phật nhiều vô số không biết có cách đơn giản nào để
hành?................................................................................88
25. Thế nào là pháp tu hành thuận nghịch?.........................89
26. Thế nào là tu luyện?.....................................................90
27. Thế nào là hồi quang phản chiếu? .................................90
28. Thế nào là trời người nhất quán?...................................91
29. Thế nào là lý khí tượng tam thiên..................................92
30. Vì sao biết được lý khí thiên sẽ hoại? .............................94
31. Thế nào là “lí tính” “khí tính” “chất tính”?.......................96
32. Cùng là con người vì sao phân làm người phàm phu, thánh
nhân, hiền nhân? ...............................................................96
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
19 | P a g e
33. Động vật cũng đều do lý khí mà sinh, vì sao con người là
vạn vật chi linh?.................................................................97
34. Nhân tính vì sao phân ra thiện ác?.................................98
35. Con người có 3 hồn 7 vía và “tính” được phân ra như thế
nào?..................................................................................99
36. Thế nào là nhân tâm, thế nào là đạo tâm?...................100
37. Trong các bộ kinh bộ thì nên đọc bộ kinh nào là tốt nhất?
.......................................................................................100
38. Hai từ “Trí tuệ” có phải là tính mệnh của con người? ....101
39. Đạo gia có công tam ngũ ngưng kết là cái gì? ..............102
40. Thế nào là tam hoa tụ đỉnh ngũ khí triều nguyên?........103
41. Mạnh Tử nói ta 40 tuổi không động tâm thiện dưỡng khí
hạo nhiên lại nói khí hạo nhiên khó nói, không biết là như thế
nào?................................................................................103
42. Sách Đại Học nói biết “chỉ, định, tĩnh” cho đến “lự” rồi “đắc”
không biết giải thích như thế nào? ....................................105
43. Đạt đến trung hòa trời đất lập yên, vạn vật dục yên, không
biết vận dụng pháp này trên thân người như thế nào? .......105
44. Thế nào là pháp giải thoát?.........................................106
45. Thế nào là “thân không”, “tâm không”, “tánh không”?..106
46. Trong kinh nói “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, suy nghĩ” là 4
tướng, lại là 4 tên giặc, lại có “không ngã tướng”, “không nhân
tướng”, “không chúng sanh tướng”, “không có thọ giả tướng”,
không biết giải thích như thế nào? ....................................108
47. Kinh nói 6 cửa thường đóng hưu tẩu bổn lai nhân là ý gì?
.......................................................................................109
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
20 | P a g e
48. Trong kinh dịch nói “càn nguyên hanh lợi trinh” nghĩa là gì?
.......................................................................................111
49. Dịch kinh viết dịch vô tư cũng vô vi cũng tịch nhiên bất
động cảm nhi tùy thông đây là ý gì?..................................112
50. Kinh dịch nói “vô cực chi chân, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp
nhi ngưng càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ” là ý gì?113
51. Trong sách nói “thể dụng bổn mạt” là ý gì?..................113
52. Thiên Đạo, Nhân Đạo, lúc tu cần cái nào trước?...........114
53. Thế nào là người trí? ..................................................115
54. Thế nào là người ngu?................................................116
55. Thế nào là người mê?.................................................117
56. Thế nào là người ngộ?................................................117
57. Lúc trẻ tạo nghiệp, lúc già mới tu hành không biết có thể
thành đạo? ......................................................................118
58. Một đời tu hành giữ gìn trai giới, trồng thiện căn, lúc già
khai trai phá giới không biết có thể thành đạo được hay không?
.......................................................................................118
59. Học thức kém cỏi không biết tu đạo cũng có thể được
không? ............................................................................118
60. Người tu đạo cũng sợ chết phải không? .......................119
61. “Nhân tâm duy nguy đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất,
doãn chấp quyết trung” là tâm pháp tương truyền của vua
Nghêu vua Thuấn không biết giải thích như thế nào?..........120
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
21 | P a g e
QUYỂN THƯỢNG
1. Đạo là gì?
Đạo là quy luật của trời, là “linh tánh” (phật tánh,
lương tâm) của con người, tất cả con người và vạn vật
trong trời đất đều cùng một quy luật mà sanh ra. Do đó,
quy luật này ứng với trời thì được gọi là thiên lý, ở dưới
đất thì gọi là địa lý, con người có “tính lý” (lương tâm,
phật tánh), vật thì có “vật lý”. Trời nếu không có “Lý”
thì không thể tạo lập nên, đất không có “Lý” thì không
thể sanh, con người không có “Lý” thì không thể sống,
vật không có “Lý” thì không thể lớn lên. Vì vậy mà
Khổng Tử nói: “Đạo dã bất khả tu du li dã” (Đạo là
cái không thể rời xa dù chỉ trong chốc lát).
Sở dĩ con người có thể tu “Tính”, cũng tức là có thể tu
Đạo. Mà Đạo cũng có nghĩa là đại lộ (con đường lớn) mà
con người nhất định phải đi. Con người đi thì tất nhiên là
phải đi trên đường, không có con đường thì khó mà đi.
Đi trên con đường chân chánh thì bẳng phẳng, càng
ngày càng quang minh sáng lạn, đi trên con đường tà
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
22 | P a g e
Từ đây có thể thấy, Đạo là yếu tố sinh hoạt của
mọi loài, là chủ tể chi phối muôn loài, là giáo chủ
của tất cả vật hữu tình, là chân lý “chí hư chí
tịnh”, là đức “chí thánh chí linh” nhất, mà chúng
ta không thể rời khỏi trong giây phút nào cả.
lệch thì ghập ghềnh nhấp nhô khó đi, có thể bị sụp hố.
Nói cách khác, nếu là hợp “Lý” thì là con đường rộng lớn
sáng lạn, trái với “Lý” thì là con đường tà hắc ám.
Vì vậy mà Khổng Tử khuyên con người rằng: “Không
hợp lễ chớ nhìn, không hợp lễ chớ nghe, không
hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm” chính là cái
gốc căn bản của việc tu thân. Khiến cho mọi người ai ai
cũng nói lý, ai ai cũng tuân theo lễ. Như vậy thì thân có
thể tu, mà gia đình cũng có thể tề, đất nước cũng có thể
được cai trị tốt, thiên hạ mới có thể được thái bình, tất
cả động tĩnh không vượt quá, cũng không bất cập.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
23 | P a g e
2. Thế nào là Nhất Quán Đạo?
Ý nghĩa của Nhất Quán Đạo là vô cùng thâm sâu,
và vi diệu, giải thích một cách đơn giản thì mang ý nghĩa
như sau:
“Nhất” (một) nghĩa là vô cực, là sự huyền diệu của
“Tiên Thiên” (Tiên Thiên tức là lúc chưa có trời đất), là
“chí thần chí minh”. Nhất còn có tên gọi là “Lý”.
“Quán” có nghĩa là quán triệt thông suốt tất cả, từ
không cho tới có, từ bắt đầu cho đến lúc kết thúc cái lý
tột cùng của vô cực.
Vì cái “Lý” này quán triệt thông suốt hết vạn vật trong
trời đất. Mà vạn vật trong trời đất đều có đầy đủ cái “Lý”
này. Do đó mới gọi là “Nhất Quán”.
Còn “Đạo” có ý nghĩa là con đường, cũng tức là “Lý”.
Vạn sự vạn vật mà không thể không có Đạo, không thể
không có “Lý”. Hợp với “Lý” tức là hợp với Đạo. Xa rời
phản bội lại “Lý” tức là phản bội lại với “Đạo”.
“Nhất Quán Đạo” hợp lại mà nói thì có ý nghĩa là từ
“Nhất” (một) mà có thể quán triệt, thông suốt tất cả
chân lý vô cực của vạn sự vạn loại trong trời đất. Cũng
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
24 | P a g e
có nghĩa là từ “Nhất” mà quán thông hết tất cả trời đất,
từ xưa tới nay, từ trong ra ngoài. “Nhất Quán Đạo” Là
con đường quang minh đại Đạo cứu độ chúng sanh.
Hành theo đại Đạo tức là khôi phục lại cái thiện tột cùng,
hành tà Đạo tức là tạo nên trầm luân và kiếp nạn.
Tóm lại vạn vật trong trời đất, không có gì là thoát khỏi
Đạo của nhất quán. Vì vậy mà Khổng Tử nói: “Có ai ra
khỏi nhà mà không qua khỏi cửa, tại sao lại không
noi theo Đạo chứ”.
3. Nhất Quán Đạo được phát hiện khi nào?
Lão Tử là tổ sư của Đạo giáo nói rằng: “Đại Đạo
không có hình tướng mà có thể sanh ra trời đất”. Ý nghĩa
câu này là khởi nguồn của trời đất chính là Đạo, chưa có
Trời Đất đã có Đạo rồi. Phục Hy Thị ngẩng đầu quan
sát trời đất, nghiên cứu cái “Lý” sinh ra trời đất mà vẽ ra
Tiên Thiên Bát quái để biểu thị lý huyền diệu của Trời
Đất, đây là lúc Đại Đạo bắt đầu giáng thế.
Tiếp đến là Hiên Viên Hoàng Đế gặp Quảng Thành Tử
chỉ điểm, lúc này Đại Đạo bắt đầu được xiển minh, tiếp
nối sau đó là vua Nghêu, vua Thuấn, vua Vũ, Thành
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
25 | P a g e
Thang, Văn Vương, Võ Vương, Châu Công tiếp tục
Đạo thống, truyền trao “tâm pháp”, nhất quán tương
truyền.
Lúc ban sơ Lão Tử giáng thế, phát dương Đạo, đến phía
Đông độ Khổng Tử, sau đó Khổng Tử truyền cho
Tăng Tử, trong quá trình truyền thừa cái tên Nhất Quán
đã được gọi, sau đó Đạo được truyền đi lúc ẩn lúc hiện.
Tới triều đại nhà Tống, Hi Di xuất hiện, các học giả nhà
Tống: Liêm, Lạc, Quan, Mân như Chu Đôn Di, Trình Hạo,
Trình Di, Trương Tải, Chu Hi,… liên tục nổi lên, chân
tông lại được khôi phục, đề xướng. Nhưng vận bất tương
phùng, cuối cùng vẫn chưa đắc được đạo thống, vì tính
từ trước Mạnh Tử, Đạo đã vận chuyển qua Tây Vực,
Thích Ca Mâu Ni Phật tiếp thừa. Vì vậy, các nhà nho
đời Tống xuất hiện nhiều, chẳng qua là ứng vận xiển
phát Đạo mà thôi.
Phía Tây, Thích Ca Mâu Ni Phật độ đại đệ tử Ca Diếp,
một truyền một đến tổ sư thứ 28 là Đạt Ma tổ sư. Thời
vua Lương Võ Đế, Đạt Ma tổ sư từ phía Tây đến, đạo
mạch lại được tiếp nối truyền thừa. Đến tổ sư thứ 15,
Đại Vương Tổ Giác Nhất quy không. Diêu Trì Kim Mẫu
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
26 | P a g e
giáng đàn phê huấn chỉ dạy. Đông Chấn Đường bắt đầu
cải sửa thành Nhất Quán, gọi là Nhất Quán Đạo. Sau đó
truyền đến tổ thứ 16 là Lưu Tổ. Cuối cùng truyền tới
Đông Lỗ tam giáo (Thích-Đạo-Nho) hợp nhất. Tổ sư thứ
17 Lộ Tổ, ứng vận phổ truyền. Tổ sư thứ 18 Cung
Trường Tổ, vâng mệnh Lão Mẫu tiếp thừa Đạo thống,
bàn lý “mạt hậu nhất trước”. Đây là quá trình lịch sử của
Nhất Quán Đạo.
4. Tông chỉ của Nhất Quán Đạo là gì?
Tông chỉ của bổn Đạo là tôn kính Trời Đất, lễ kính
thần minh, hiếu thuận với cha mẹ, tôn trọng sư tôn, giữ
chữ Tín với bạn bè, hòa ái với hàng xóm láng giềng, cẩn
thận lời nói và hành vi, bỏ ác hướng thiện. Ngoài việc
tuân hành cương thường luân lý, tất cả đều nhìn thấu,
nghiên cứu trời người nhất quán, thanh tịnh tâm tư,
mượn cái giả để tu cái thật, khôi phục bổn tánh (lương
tâm, phật tánh), khôi phục lại cái thiện ban đầu, mình đã
tốt cũng giúp người được tốt, cùng nhau dẫn dắt, chỉnh
đốn lại nhân tâm, thay đổi phong khí cứu vãn thế phong
suy đồi, giúp người người đều hướng thiện. Khiến thế
giới trở thành đại đồng, là tôn chỉ duy nhất của bổn Đạo.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
27 | P a g e
5. Quy trình của Nhất Quán Đạo là gì?
Trời giáng Nhất Quán Đạo, là vì phổ độ chúng sanh,
cứu vãn kiếp nạn tai ương, do đó quy trình của bổn Đạo
cũng đơn giản và dễ làm. Nói tóm lược có thể được phân
làm 4 phần:
- Một là vào Phật Đường phải tuân thủ quy định phép tắc
của Phật Đường.
- Hai là siêng năng tu nội ngoại công. Nội công là tự bản
thân mình tu hướng thiện. Ngoại công là độ người hành
thiện.
- Ba là vào Đạo phải nộp công đức phí, để làm phí dụng
trong Đạo trường.
- Bốn là sau khi vào Đạo phải tuân thủ theo lời dạy của
Thầy, giữ Đạo mà hành.
6. Thủ tục tham gia Nhất Quán Đạo là gì?
Nhất Quán Đạo là vì phổ độ chúng sanh. Những ai có
tâm hướng thiện, thân gia thanh bạch, cho dù là nam nữ
già trẻ, đều có thể do hai người là Dẫn Sư và Bảo Sư dẫn
dắt vào Đạo trường. Nộp một khoản công đức phí, tuân
theo quy định, được Sư điểm truyền khai mở Phật
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
28 | P a g e
Tánh, và lập hồng thề đại nguyện, để biểu thị sự thành
tâm không quên.
7. Công đức phí là gì ? Ý nghĩa ?
Lúc gia nhập vào Đạo có một khoản chi phí phải nộp,
gọi là công đức phí, đây là Phật quy, cũng không được
tùy tiện dùng, không biết nói như thế nào? Giữa trời đất
chỉ có Đạo là khó có thể đắc được, từ xưa Đạo không tùy
tiện truyền. Vì vậy mà Khổng Tử mới nói: “Sớm nghe
Đạo tối chết cũng cam”. Tử Cống nói: “Tính và Thiên
Đạo không thể được nghe”.
Người xưa mộ Đạo, niệm kinh trì trai, trước lập công đức,
hành đủ 3000 công, hoặc cảm động bề trên, âm thầm
phái người chỉ thị. Trước tu rồi sau đó mới được điểm
Đạo. Thời nay đại khai phổ độ, Trời muốn mọi người đều
hiểu Đạo, được hưởng phúc, nhưng không có công, cũng
khó mà biết được tâm người là giả hay thật. Hiểu được
lòng người, tiền là khó xả, vì để thử lòng người, dù gia
đình giàu hay nghèo, đều bỏ ra một số tiền làm công
đức phí để biểu thị lòng thành. Cũng có thể nuôi dưỡng
thiện tâm thích bố thí. Nói cách khác cũng chính là lễ vật
tự nguyện phát ra, là thủ tục gia nhập Đạo không thể
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
29 | P a g e
thiếu. Thầy đây tuân tủ đàn quy, không dám tùy tiện giữ
riêng. Đối với người cầu Đạo, không được chiếm đoạt,
nếu không sẽ phạm vào giới trộm cắp.
8. Công đức phí được dùng vào mục đích
gì?
Công đức phí là để dùng in ấn kinh sách huấn văn,
phân phát cho các nơi sử dụng vào việc Đạo, để cứu
giúp người nghèo khó, hoặc dùng cho các việc thiện, nếu
như không thu nhập, Đạo vụ làm sao có thể phát triển.
Đây là lý do vì sao thu tiền công đức phí. Nhưng chỉ
dùng cho việc Đạo, không được tự ý giữ riêng.
9. Thu công đức phí không sợ người nghi
ngờ gian lận lừa gạt không?
Đã gia nhập vào Đạo là tự nguyện, không miễn
cưỡng, mà khoản công đức phí không phải dùng vì mục
đích cá nhân. Huống hồ, Dẫn Bảo Sư dẫn dắt người vào
đạo trường cầu Đạo còn phải lập xuống thệ nguyện, nếu
như có hành vi lừa gạt tiền tài thì sẽ bị thiên khiển lôi tru.
Mà người bàn Đạo, dù không có huệ căn sâu dày, cũng
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
30 | P a g e
là thiện nam tín nữ, thà chết cũng không dám lạm dụng
tiền công, vì đã lập biểu văn thệ nguyện, trong âm thầm
có thần Phật giám sát. Lòng nghi ngờ đã không có, sợ từ
đâu tới. Cái gọi là ngũ uẩn đều không, thì lòng nghi ngờ
ham tiền từ đâu mà khởi.
10. Ngoài công đức phí ra còn tốn các
khoản tiền gì nữa không?
Bổn Đạo ngoài công đức phí ra, cũng không tốn bất
kỳ khoản chi phí hay phí dụng nào nữa. Duy có Phật
Đường các nơi muốn chi dùng các việc thiện khác, đều là
tự động khuyên góp, tình nguyện làm, tuyệt đối không
miễn cưỡng. Đây gọi là có tiền thì góp tiền, hành tài thí,
không có tiền thì khuyến thiện, hành pháp thí, khuyên
nhiều người tu Đạo. Nếu không thể hành tài thí pháp thí,
thì có thể phát đại vô úy thí, cũng là công đức vô lượng.
11. Nhất Quán Đạo vì sao không cần lập
án?
Nhất Quán Đạo là ứng tam kì phổ độ, trong âm thầm
độ người hiền lương mà giáng Tiên Thiên Đại Đạo. Xưa
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
31 | P a g e
kia lúc Khổng Lão Phu Tử chu du liệt quốc mà truyền
Nhất Quán, cũng chưa nghe nói lập án. Hai giáo Thích –
Đạo cũng chưa nghe có như vậy. Từ xưa tới nay, cũng
chưa nghe bất kì tín ngưỡng tôn giáo nào nói đến.
Có thể thấy Đạo giáng thế hoàn toàn là do mệnh
của Thượng Đế, vì vậy số đã định tự nhiên là như thế.
Do đó Đạo là Chân Thiên Đạo phổ độ thu “nguyên tính”
quay về “Lý”. Do đó không lập án là điều tất yếu. Tóm
lại Đạo được lập ra là không có bối cảnh, không có
tác dụng, cũng không có lừa gạt tiền tài, lừa gạt
dân chúng, hoàn toàn là “cùng lý tận tánh”, làm rõ
nhất quán chân lý đạo học, khuyên độ người thế
gian cải ác hướng thiện, làm một người hoàn thiện.
Nếu như quan phủ can thiệp vào, cũng không cần lo
lắng, cứ để họ tự do điều tra. Vì Đạo ta là chánh Đạo, có
giúp ích cứu vớt nhân tâm. Quan là bậc trưởng thượng
của dân, làm gì có trưởng thượng nào không thích con
em mình học làm điều tốt. Đây là lý do không cần lập án
can thiệp. Chỉ có tạm dừng không truyền, cũng có gì
đáng sợ chứ. Cái gọi là “hợp thì giữ, không hợp thì bỏ”.
Khổng Tử có nói: “Đạo có thể hành là do mệnh của
Ơn Trên, Đạo mà phế cũng là do mệnh của bề
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
32 | P a g e
trên”. Đạo suy hay hưng là do Ơn Trên quyết định, thật
không phải do con người có thể làm.
12. Nhập Đạo rồi thì cần làm những việc
gì?
Sau khi nhập Đạo rồi, chủ yếu là tu Đạo, phải
có công phu tu hành. Công phu tu hành của Nhất
Quán Đạo là nửa thánh nửa phàm. Một mặt là mưu
sinh, cho dù là sĩ nông công thương, đều không cản trở
công việc của bản thân, có thể vừa làm vừa tu.
Đối với công phu tu Đạo có thể phân làm 2 phần: Một là
nội công, tức là tu chính bản thân mình, thành tựu
chính bản thân mình, khiến cho “tư dục tịnh tận, thiên lý
lưu hành”, công phu buông xả. Hai là ngoại công, tức
là khuyên người hành thiện, phổ độ chúng sanh, cứu
kiếp cứu thế, công phu lượng lực nhi vi. Đó là những
việc sau khi cầu Đạo cần phải làm. Tóm lại không ngoài
nội ngoại kiêm tu, vừa thánh vừa phàm.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
33 | P a g e
13. Đạo thờ kính những thần phật nào?
Vị Thần Phật mà Nhất Quán Đạo cung phụng chính là
Minh Minh Thượng Đế, là chủ tể của tam giới thập
phương. Vị này ở Vô Cực, là người mẹ khai thiên tịch địa
sinh ra loài người. Còn được gọi là Lão Mẫu. Những vị
Thần Phật cùng hiệp trợ bàn Thiên Đạo như Chư Thiên
Thần Thánh, cho đến Di Lặc Tổ Sư, Quan Âm Cổ
Phật, Tế Công Hoạt Phật, đều là Thần Phật mà bổn
Đạo cung phụng.
14. Vì sao phải thờ kính Di Lặc Cổ Phật,
Quan Âm Cổ Phật và Tế Công Hoạt Phật ?
Lúc này là thời kì tam kì mạt kiếp, Minh Minh
Thượng Đế mệnh cho Di Lặc Cổ Phật cùng Quan
Âm Bồ Tát và Tế Công Hoạt Phật ứng vận cứu thế,
cùng bàn đại sự thu viên. Do Di Lặc Cổ Phật trưởng
thiên bàn, Tế Công Hoạt Phật chấp trưởng giáo
bàn, phi loan tuyên hóa, cứu thế độ người.
Vì vậy chúng ta sau khi cầu Đạo, đối với tâm tính, cần
tích cực chăm chỉ tu luyện. Đối với Sư Tôn, cần phải
thành kính cung phụng, để biểu đạt tinh thần uống nước
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
34 | P a g e
nhớ nguồn, tôn Sư trọng Đạo, cảm ân báo ân. Nên việc
cung phụng Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Bồ Tát, Tế Công
Hoạt Phật là lẽ đương nhiên.
15. Vô Cực Lão Mẫu và Minh Minh Thượng
Đế là hai vị thần phải không, vì sao phải
có hai cách xưng hô?
Bổn thể nguyên thủy ban đầu của Tiên thiên, không
có hình trạng, không có tên gọi. Phục Hy thị vẽ Tiên
Thiên bát quái, lấy vòng tròn để biểu đạt. Lại vẽ một
vạch (一) khai Thiên, dùng chữ nhất (一) để đại biểu. Ý
nghĩa là chỉ vô cực.
Vô cực có công năng sinh ra trời, đất, con người và vạn
vật. Là do vô hình mà sanh ra hữu hình. Vì có hình nên
mới có tên gọi, gọi là Mẫu (mẹ). Do đó mà gọi là Vô Cực
Lão Mẫu. Vô Cực Lão Mẫu có thể sanh ra và nuôi dưỡng
trời đất, con người, vạn vật. Là chủ tể con người trời đất
vạn vật, tham tán vào sự hóa dục, vận dụng vạn năng.
Định thì chí thần. Thể là Lý, dụng là Thần. Vì là Thần
nên gọi là Thượng Đế.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
35 | P a g e
Lúc ban sơ khi con người giáng sanh, trời ban cho linh
tánh, vốn cực quang minh. Sau đó bị vật dục che mờ,
mất đi bổn lai linh minh vốn có. Vì vậy muốn khôi phục
lại bổn lai linh minh, cần phải làm thiện bỏ ác, thanh tâm
quả dục. Khiến cho Linh Minh khôi phục lại sự sáng lạn.
Nên gọi là Minh Minh, tức là khôi phục lại tánh linh vốn
có lúc ban đầu của con người. Cũng có nghĩa là “Minh
minh đức” trong sách Đại học. Do dó, Vô Cực Lão Mẫu
cũng được gọi là Minh Minh Thượng Đế.
16. Vì sao trong Đạo cũng phải thắp nhang
khấu đầu?
Thể chế của Trung Quốc, bắt đầu là Chu lễ, mượn lễ
chế của Chu Công, giúp sửa trị được thái bình. Khổng Tử
thiết giáo, tất học lễ. Thánh Hiền đời xưa, không ai là
không dùng khấu đầu để biểu thị sự cung kính, thắp
nhang để cúng bái thần linh. Tuy nghi thức dâng hoa cúc
cung không giống với thời nay, nhưng cũng đều là biểu
thị sự thành kính. Đây là quy định của bổn Đạo để thể
hiện sự thành kính, lấy việc đốt hương khấu đầu là việc
tất yếu, và cũng là để tuân theo cổ lễ.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
36 | P a g e
17. Ý nghĩa của khấu đầu thắp nhang là gì?
Mọi người sau khi nhập Đạo, tự giác kiên tâm tu
hành, giữ sự thành kính không thay đổi đối với Thần
Minh, để kết duyên với thần linh. Thắp nhang, đốt hương
là biểu thị sự kính bái thần linh. Khấu đầu là lễ tiết kính
phụng thần linh. Vì vậy, nếu người nào có thể thành tâm
phát nguyện, thắp nhang khấu đầu có thể tương thông
được với Chư Thiên Thần Linh, thương xót che chở,
người và thần kết duyên.
Đốt hương khấu đầu tuy là biểu hiện cung kính thần linh,
cũng là phục mệnh hợp với diệu lý của trời. Thánh nhân
đời xưa tạo ra chữ viết, có ý nghĩa thâm sâu, từ “mệnh”
(命) được phân ra có nghĩa là người (人) một (一) khấu
(叩). Cái gọi là cũng là con người, bỗng dưng ai có thể
hướng người khom lung, đó là chỉ khi gặp trường hợp
khẩn cấp, lúc đó đều không màng thân thể, phủ phục
cúi đầu, để bảo vệ tính mạng. Người tu Đạo, khấu đầu là
để liễu tính mạng. Do đó mà người tu đạo không thể
không chú ý phụng hành.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
37 | P a g e
18. Lão sư hiện tại cũng làm việc phải
không?
Giáo chủ của Đạo là Sư Tôn Thiên Nhiên, vâng mệnh
Ơn Trên là truyền thừa Đại Đạo. Chuyên tâm xiển dương
nhất quán chân truyền, giáo hóa người hiền, phổ độ
thâu viên, trách nhiệm lớn lao. Vì vậy hiện tại không làm
việc, nhưng tất cả việc phàm trần tục sự, có lúc cũng có
thể cùng nghe, vì Đạo ta thánh phàm khiêm tu, nên có
thể hoạt bát linh động.
19. Lão sư làm sao có thể đến các nơi
truyền Đạo?
Thời thế ngày nay không như xưa, nhân tình bạc bẽo,
không nói đến luân thường, đạo đức bại hoại. Cả nước
khắp nơi, đều cần tới khuyến Đạo, trồng nhân kết duyên,
thực hiện phổ độ. Như người cầu Đạo, có số người
tương đương, lão sư đích thân đi điểm truyền. Nếu như
không thể điểm truyền, ta cũng phái người đại diện điểm
truyền, để phát triển Đại Đạo.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
38 | P a g e
20. Lão sư truyền đạo có bận không? Lúc
bận làm sao phân thân?
Hiện nay là tam kì mạt kiếp, thiên thời khẩn cấp, mau
chóng cứu người hiền lương, coi là việc cấp bách. Vì vậy
Lão Sư ở các nơi truyền Đạo, vô cùng bận rộn, có lúc vì
quan hệ Đạo vụ, không thể phân thân, bèn phái đại diện
cho thầy, để truyền Đạo thuyết pháp khuyên người, cải
ác hướng thiện, chuyển ngu thành hiền.
21. Đại biểu cho thầy có bao nhiêu vị?
Chí nguyện của bổn đạo là độ tận 92 ức nguyên Phật
tử, sau này Đạo vụ hồng triển, đương nhiên đại biểu cho
Lão Sư sẽ gia tăng. Dự định càn đạo (nam) đại biểu
3000, khôn đạo (nữ) đại biểu 600. Hiện số lượng đã vượt
hơn 40 người.
22. Như thế nào có thể làm đại diện cho
thầy?
Đại diện cho thầy làm Điểm Truyền Sư truyền Đạo,
người được chọn đương nhiên là công đức sâu dầy,
thông đạt đạo lý, nhân cách cao thượng, chí hướng kiên
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
39 | P a g e
định, thân tâm song tu, ngôn hành có thể làm gương, lại
trải qua sự khảo bạt của Sư Tôn, bắt đầu có thể làm đại
biểu, phân bố các nơi trợ giúp Đạo vụ.
23. Đại biểu cho thầy có lãnh tiền lương
không?
Ơn trên có đức hiếu sanh, phàm những việc có liên
quan đến làm việc Đạo, hoặc làm công đức, hoặc thuộc
từ thiện, đều cần tận nghĩa vụ, quyết không lấy tiền
lương làm mục đích, huống hồ là đại biểu cho thầy, tuy
là nhận được sự ủy thác của Sư Tôn, bôn tẩu khắp nơi,
đối với đạo vụ không phải là không vất vả.
Vì thay trời tuyên hóa, thay sư truyền Đạo, cũng là tự
hành công đức, sau này công quả viên mãn, tự chứng
phẩm liên. Vì vậy những ai đại biểu cho thầy đều không
có tiền lương, nhưng nếu như gia cảnh bần hàn, không
thể có đủ đồ dùng, thì sẽ do Sư Tôn phân phát, tùy lúc
giúp đỡ, hướng khắp nơi truyền Đạo, bình thường cho
dù là ai cũng đều không lãnh tiền lương, tình nguyện tận
tâm với nghĩa vụ.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
40 | P a g e
24. Lúc Lão Sư đắc đạo là đơn truyền hay là
thời kỳ phổ độ?
Đại Đạo được truyền xuống, từ xưa là một truyền
một, đạo vận thời ban sơ, thời kì bắt đầu phổ độ, là lúc
tam kì mạt kiếp, Bạch Dương ứng mệnh, Lộ Tổ truyền
Đạo, chính là lúc thực sự ứng vận phổ độ. Lúc Thiên
Nhiên Lão Sư đắc đạo, đương nhiên là thời kì phổ độ.
25. Ngoài thầy ra còn có người nào khác có
thể truyền Đạo không?
Đạo thống của Nhất Quán Đạo là một mạch tương
truyền, một sư một tổ, ứng vận truyền Đạo. Vì vậy trong
Nhất Quán Đạo chỉ có Thiên Nhiên lão sư phụng
mệnh truyền Đạo, ngoài ra không còn ai khác, tu
Đạo không thể không chú ý.
26. Đạo cũng phân chia nhánh phái phải
không?
Nhất Quán Đạo đã phổ truyền đại Đạo, lấy việc
cứu tế chúng sanh làm chức trách, là một thầy
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
41 | P a g e
một tổ, bất nhị pháp môn, tức không có các loại
môn phái, do đó các học sĩ cho dù là người phú quý
bần tiện, không phân giới hạn, phàm có thể tuân theo
thủ tục nhập Đạo cầu Đạo, đều do Lão Sư điểm truyền
khai thị nhập Đạo. Vì vậy Nhất Quán Đạo, không có phân
biệt môn phái.
27. Một người vào Đạo vì sao còn phải tề
gia (chỉnh lý gia đình) ?
Người xưa nói: “Tu thân trước sau đó tề gia, tề gia
sau đó mới trị nước, trị được nước sau đó thiên hạ mới
thái bình.” Có thể thấy thân có tu hay không, quan hệ
không ít. Xem thử các gia đình thời cận đại, không dùng
lời nói lễ nghĩa để giao tiếp, lớn nhỏ mất trật tự, nhà nhà
đều tranh cãi, bất đồng ý kiến, khiến cho thiên luân
không thuận, anh em bất hòa. Vì vậy mà kỉ cương rối
loạn, thiên luân chìm đắm mai một, thậm chí nguy cấp
đến quốc gia, ảnh hưởng đến xã hội, đây đều là vì mọi
người không biết tu thân.
Vì vậy thánh hiền xưa dạy phải tề gia (sửa trị gia đình),
thực là có lý ở trong đó. Mạnh Tử nói thiên hạ đại loạn
chỉ có Đạo mới có thể cứu vãn. Nay nói Đạo tề gia là ý
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
42 | P a g e
nói điều này. Vì vậy một người tu Đạo, không chỉ tu một
mình bản thân, mà còn đại biểu cả gia đình mà tu. Do đó,
mục đích tề gia mới có thể tương đồng, ý kiến mới có
thể nhất chí, cùng khảo chứng, cùng khích lệ, mọi người
cùng một tâm nắm tay tiến lên phía trước, thực hành tề
giáo, không phải là đẹp sao.
28. Thế nào gọi là phụng thiên thừa vận?
“Thiên” tức là Minh Minh Thượng Đế, “vận” tức là sự
vận chuyển của Thiên cơ. Phụng thiên thừa vận, tức là
tin theo minh mệnh của Thượng Đế. Bàn lý các đại sự
thiên cơ. Ta theo Lão Sư Thiên Nhiên, tức là tuân theo
Thiên Cơ vận hành của tam kì mạt kiếp mà bàn đại sự
bàn lý thu viên phổ độ tam tào.
29. Đạo truyền tới lúc nào thì dừng?
Lúc này đúng vào thời kì tam kì mạt kiếp, sở dĩ
giáng Đạo là vì cứu người thiện lương. Minh Mệnh
của Thượng Đế. Hiện tại chưa độ hết 92 ức nguyên Phật
tử còn trong biển khổ, đều cần phải độ hóa rộng rãi,
minh thiện phục sơ, khiến cho đại đạo phổ biến khắp
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
43 | P a g e
thiên hạ, hoàn thành thế giới đại đồng, mà nhất quán
đại Đạo, truyền tới lúc này thì dừng.
30. Những bạn đạo đều là người tốt phải
không?
Phàm có thể gia nhập Nhất Quán Đạo, đều là có
thiện căn, có duyên với Phật, sau khi nhập Đạo, được
Thần Phật chỉ điểm, lão sư khai thị thành toàn, sự thực
mà nói, đương nhiên là tốt. Tuy trong đó có một số
không tốt, thật ra là lúc chưa nhập Đạo, nhưng tâm tính
thiện lương, tự có lỗi nhưng không nặng.
31. Có bạn đạo không tốt làm thế nào để
xử tội?
Phàm có bạn Đạo không tốt, nhẹ thì chân thành
khuyên giải, thành khẩn. Nặng thì dùng những lời huấn
khiển trách của Thầy, lấy đó mà sửa chữa. Vẫn còn tái
phạm thì có Tiên Phật lâm đàn khiển trách. Nhưng nếu
như chấp mê không ngộ, tự cam chịu trụy lạc, cũng chỉ
có bất ngôn bất lý, trong vô hình trung xóa bỏ tên, vĩnh
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
44 | P a g e
viễn không chấp nhận là Đạo hữu nữa mà thôi, dân
không trị dân, làm sao có thể xử tội được.
32. Các bạn đạo nam nữ cần phải làm như
thế nào để hành công?
Các đạo hữu nam nữ, đối với việc hành công, cần
phân công hợp tác, toàn thể động viên, hoặc gánh vác
tam tài, phi loan tuyên hóa, hoặc giảng giải kinh huấn,
tuyên truyền đạo nghĩa, người có tiền thì lượng sức bỏ
ra, in ấn kinh sách thánh huấn, người có lực thì đi khắp
nơi khuyến Đạo dẫn dắt bạn bè người thân lương thiện,
mau chóng nhập Đạo, hoặc thiết lập Phật Đường, để tiện
mọi người hành công, hoặc tận tâm bảo hộ Phật pháp,
khiến cho Đạo vụ ngày càng phát triển, hoặc lập chí mau
chóng làm, cẩn thận giữ sứ mệnh, hoặc tề gia tu Đạo,
làm tấm gương mô phạm.
Phàm các nam nữ đạo thân, đều cần tự hành công, để
chứng thiện quả. Duy đạo hữu nam nữ, đối với việc hành
công, tùy duyên tùy phận không sai chức nghiệp, lượng
sức mà làm, người thân độ người thân, bạn bè độ bạn
bè. Nhưng cũng không thể độ lung tung. Khổng Tử nói:
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
45 | P a g e
“Với người có thể cùng nói chuyện mà không nói chuyện
cùng họ, như vậy là bỏ qua mất người đáng nói; với
người không thể nói chuyện cùng mà mình vẫn cứ nói,
như vậy là uổng phí mất lời của mình. Bậc trí giả không
để mất người , cũng không để phí mất lời.”
Do đó độ người, cần phải độ người lương thiện
trung hậu đốc thực lương thiện. Đến như tâm thuật
bất chánh phẩm hành không đoan chánh, tuy là bạn bè
rất thân thích, cũng không thể độ. Nếu như không cẩn
thận, độ hạng người này, nếu không không những không
có công mà lỗi vô cùng lớn, mọi người cẩn thận.
33. Thế nào là nội công?
Tu sửa bản thân để hoàn thiện chính mình, giúp cho
tất cả hành vi của mình đều hợp với lý. Thanh tâm quả
dục, để tâm được an tĩnh, buông xả. Đây là nội công.
34. Cần phải công phu như thế nào mới có
thể giúp tâm được an tĩnh.
Công phu để tâm được an tĩnh, nói cách khác là
phương pháp tiết chế tâm. Đương nhiên lấy tịnh tọa là
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
46 | P a g e
tốt nhất. Để trí huệ sinh ở tinh thần, tinh thần tạo ra sự
an tĩnh. Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện
thần hoàn hư, cũng không ngoài cách tịnh tọa.
Muốn tịnh tọa, có thể sớm tối ngồi xếp bằng tịnh tọa,
đóng mắt ngưng thần, lưỡi đụng hàm trên, bình tâm tịnh
khí, bỏ đi tất cả tạp tư vọng tưởng, cũng không nghĩ
thiện, cũng không nghĩ ác. Không dao động, không xuất
không nhập. Ngồi đến một niệm không sanh. Lúc vạn ý
niệm đều dừng, tự nhiên thanh tĩnh, trong ngoài không
một vật. Lúc này, sẽ dễ dàng đạt cảnh giới tịch nhiên bất
động, cũng là “tri chỉ định tĩnh” được nói đến trong sách
Đại Học, lâu dần sẽ tự nhiên hồi nguyên phục sơ.
35. Thế nào là ngoại công?
Khuyên giải giúp người hướng thiện, khiến chúng
sinh được phổ độ, người người hướng thiện, làm việc
cứu người lợi vật, tồn tâm cứu tai cứu kiếp. Trước giúp
mình được chân chánh rồi sau đó cũng giúp người được
chân chánh, công đức này tức là ngoại công.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
47 | P a g e
36. Lúc hành ngoại công không biết làm
như thế nào mới đúng?
Hành ngoại công, không thể có tâm lý mua danh
vọng chuộc tiếng khen. Lúc hành ngoại công, không thể
có lời nói ác độc, biểu thị sắc mặt nghiêm khắc. Nếu như
hành công vì mua danh, vì muốn được khen ngợi thì tất
nhiên sẽ không thể gọi là có công. Nếu như tánh khí
nóng nảy mà đi khuyên người, thì không phải là người tu
Đạo.
Tóm lại hành công thì phải noi theo Thánh huấn của tam
giáo, cố gắng hết sức thực hiện. Phàm sao chép sách
thiện, thiết lập Phật Đường, tuyên truyền Đạo
nghĩa, để khai mở trí tuệ của người, đều là công
đức thượng đẳng. Cần phải biết giúp một người thành
Đạo, thì cửu huyền thất tổ của họ đều siêu thăng, sao
chép một câu trong sách thiện, hơn vạn lời nói, tam giáo
thánh nhân cũng là như vậy. Đến như phàm tình, cứu
nguy trừ nạn.
Nhỏ là một mình xuất tiền để làm, lớn thì cùng tập hợp
của cải lại làm. Anh ta nếu như không bỏ tiền công đức,
cần phải tùy nơi tùy việc, lời nói sắc mặt hòa nhã, chỉ
dẫn nhiều hơn, đối với bậc làm cha thì khuyên từ ái,
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
48 | P a g e
đối với bậc làm con thì khuyên hiếu thảo, đối với
bậc làm anh thì khuyên thân thiện, đối với bậc làm
em thì khuyên cung kính, đối với vợ chồng thì
khuyên nói lời hòa thuận, đối với bạn bè thì
khuyên giữ chữ tín, với quan chức thì nói lời trung
chánh, gặp người ác thì khuyên họ cải tà quy
chánh, gặp người thiện thì khuyên anh ta tu
dưỡng tâm tánh, quảng hành tam giáo, báo đáp bốn
ân, đây là phương pháp độ người hành công.
37. Thế nào gọi là phi loan tuyên hóa?
Đạo vì kiếp mà giáng, kiếp do ác mà tạo nên, đến
thời tam kì, hạo kiếp sắp giáng, Thượng Đế không nỡ để
92 nguyên phật tử gặp phải kiếp nạn, vì vậy mà giáng
xuống Nhất Quán Đại Đạo, cứu độ người lương thiện, sai
Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Cổ Phật, Tế Công Hoạt Phật,
chấp trưởng Thiên bàn giáo chủ, đồng đời phái Chư
Thiên Thần Thánh trợ Đạo, thiết lập loan đàn.
Linh tánh của Tiên Phật, mượn sắc thân của con người,
trời người hợp nhất, dùng bút và bàn cát, giáng xuống
huấn chương, tuyên dương Nhất Quán Đại Đạo, để cảnh
tỉnh người mê, đây gọi là phi loan tuyên hóa.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
49 | P a g e
38. Tuyên hóa cái gì?
Đến thời nay, phong tục bại hoại, luân thường đạo
đức bị coi thường. Rất nhiều chúng sanh bị rơi vào luân
hồi. Ơn trên không nhẫn tâm, phát đại từ bi, giáng Đạo
cứu thế. Mượn cây bút gỗ và bàn cát, tuyên truyền
Tiên Thiên Đại Đạo, Nhất Quán Chân Truyền. Từ xưa
chân Đạo, trời mượn sức người, người dựa vào Trời mà
thành, đây gọi là thay trời tuyên hóa.
Nguyện người người cải ác hướng thiện, lập chí thành
nhân, đều tận minh thiện phục sơ, khiến cho vạn ức
tánh linh, được trở về Lý Thiên. Đây là lý do tuyên hóa
Nhất Quán Đạo bất nhị pháp môn.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
50 | P a g e
39. Phù loan (người được Tiên Phật mượn
xác) là do người viết hay Tiên Phật viết?
Phù loan vốn là linh tánh của Tiên Phật, mượn
thân người mà viết huấn văn, không phải tự phù loan
viết ra, phần lớn là thanh niên trẻ con, học sinh, thậm
chí còn không biết chữ, đạo lý cao thâm huyền diệu. Nếu
như không phải Tiên Phật Thần Linh, làm sao có thể tự
viết ra, huống hồ là người mù chữ làm sao có thể xuất
bút thành chương, người có trí tuệ nhìn là biết do Tiên
Phật viết, không phải con người sắp đặt, đây có thể
chứng minh.
HUẤN VĂN DO TIÊN PHẬT VIẾT RA
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
51 | P a g e
40. Thế nào gọi là tam tài?
Phù loan được gọi là tam tài, cũng tức là Thiên tài,
Địa tài, Nhân tài. Phù cơ gọi là thiên tài, người viết chữ
thì gọi là địa tài, người báo chữ thì gọi là nhân tài, hợp
thành tam tài, có thể phi loan tuyên hóa. Cái gọi là trời
đất không thể nói, trời mượn người tuyên dương đại Đạo.
Chân lý xưa nay, được truyền thừa bằng tâm qua các đời
tổ.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
52 | P a g e
41. Tư cách như thế nào mới có thể làm
tam tài ?
Bổn Đạo mượn phi loan để tuyên hóa, vì vậy tam tài
cực kì quan trọng. Tư cách có thể làm tam tài, cần phải
chú ý, cần phải căn cơ thâm hậu, phẩm cách đoan chính,
tình dục đạm bạc, chủ kính tồn thành, có thủy có chung,
thì có thể bắt đầu đảm nhiệm tam tài. Hơn nữa tam tài
cần phải phối hợp với nhau, không thể thiếu một. Nếu
như Thiên Tài thanh tịnh, nhưng nhân tài lại quá nhiều
dục vọng, hoặc địa tài thành tâm, mà nhân tài hành
công gián đoạn, hoặc Thiên tài động tâm, cơ bút chắc
chắn sẽ có chướng ngại, loan huấn không thể chính xác,
đây gọi là thần và người chưa hợp nhất, lý không thể
thắng khí, đều là không hợp tư cách tam tài. Người hành
công không thể không chú ý.
42. Việc phù loan nếu như có tâm nghi ngờ
thì có thể làm không?
Con người ở phàm làm việc, cần phải có thành tâm,
nếu như tâm không thành tâm, tự nhiên không thể
thành công, huống hồ là việc phê loan, càng cần
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
53 | P a g e
phải tâm địa thanh tịnh hư không, một niệm
không sinh, mới có thể cảm đến trời. Nếu như khởi
lên tâm nghi ngờ, thì trở thành lưỡng ý, tức là tâm
không chuyên nhất. Không thể thanh tịnh, làm sao có
thể phê loan, làm sao có thể cảm ứng Ơn trên. Vì vậy
việc phê loan, cần phải không một chút nghi ngờ, mới có
thể trời người hợp nhất, loan bút vận dụng như ý. Tục
ngữ nói: “Tâm thành tắc linh” thật không sai.
43. Có thể tùy tiện tại loan đàn thỉnh Tiên
Phật chỉ thị không?
Loan đàn là vì xiển Đạo mà thiết lập, nếu như Đạo
nghĩa không rõ, hoặc Đạo lí thiếu sót, mà lúc mời Thần
Phật giải thích. Duy đối với đạo vụ có công đức tương
đương, tự độ là đồ nhi trung hậu tín thực. Gặp chướng
ngại không thể giải quyết, cũng có thể thỉnh cầu Thần
Phật chỉ thị. Cũng có lúc không cầu Thần Phật mà Thần
Phật tự nhiên chỉ thị rõ con đường.
Nếu như chỉ là chuyện nhỏ, tuyệt đối không thể tùy tiện
thỉnh Tiên Phật chỉ thị. Lấy Phật quy làm trọng, huống
chi Đạo vụ bận rộn, con người cần phải tuân thủ, Thần
Thánh làm gì có thời gian nhàn rỗi đàm luận được mất
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
54 | P a g e
với con người. Do đó Quan Thánh Đế Quân có huấn thị
cấm tùy tiện thỉnh Tiên Phật chỉ thị.
44. Vì sao “loan thủ” là nữ cũng có thể
làm?
“Tính” (linh tính) tiên thiên của con người vốn là một
thể thuần dương, không phân biệt nam nữ. Rơi vào hậu
thiên, nhập vào thân xác giả này nên mới có phân biệt
thành nam thành nữ. Đã là người tu Đạo đều phải lấy
việc khôi phục lại linh tánh làm mục tiêu. Vì vậy mà cho
dù là nam hay nữ, đều là cùng một “Lí”. Khôn đạo (nữ)
chủ tĩnh, phù hợp làm phù loan, vì vậy mà khôn Đạo
cũng có thể làm loan thủ.
45. Thế nào là tam tào cùng độ?
Phạm vi phổ độ linh tánh của Nhất Quán Đạo vô
cùng lớn, trên thì độ hà hán tinh đẩu, giữa thì độ chúng
sanh ở nhân gian, dưới thì độ u minh quỷ hồn dưới địa
phủ. Đây gọi là tam tào cùng độ.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
55 | P a g e
46. Trên độ hà hán tinh đẩu, làm thế nào có
thể độ?
Lúc này đúng vào thời kì tam kì mạt kiếp, 3 vị Phật trị
thế, do đó mà có việc tam tào phổ độ. Những người tu
hành trong quá khứ, người luyện khí, mà chưa được Ơn
trên đại khai ân xá độ về Lý Thiên. Các trung thần
hiếu tử liệt nữ tiết phụ, sau khi chết, có thể thăng
lên làm Tiên trên tầng khí thiên, hoặc làm quỷ
thần, nhưng nếu không đắc được Thiên Đạo, cũng
khó có thể thoát được khỏi biển khổ luân hồi,
không thể đạt bổn hoàn nguyên.
Hiện nay gặp lúc tam kì mạt kiếp. Thiên Đạo phổ độ, các
Tiên ở tầng khí thiên thường theo Phật đến đàn, hoặc
hiển hóa các nơi, hoặc tìm người có duyên từ kiếp trước,
làm Dẫn Bảo Sư, đại diện làm công đức phí. Lại phải do
Sư Tôn thỉnh Nam Cực Lão Tiên Ông kiểm định, xác định
công đức phí, mới có thể dùng người mượn khiếu điểm
huyền, để cầu được Thiên Đạo, trở về Lý Thiên. Vì vậy
để hà hán tinh đẩu có thể cầu được đạo là vô cùng khó
khăn.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
56 | P a g e
47. Dưới độ u minh quỷ hồn, làm thế nào
có thể độ?
Con người ở trên đời, Hiếu Đễ làm căn bản, vì vậy
con người không thể không Hiếu Đạo, lúc cha mẹ còn
sống thì tận lực hiếu kính, lúc cha mẹ mất thì cố gắng
siêu bạt cha mẹ, vĩnh viễn thoát khỏi biển khổ luân hồi,
hưởng thụ thanh phúc của Lý Thiên.
Nhưng phận làm con cái, nếu muốn siêu bạt cửu huyền
thất tổ, u minh quỷ hồn, vậy làm thế nào để có thể độ?
Thứ nhất cần phải hằng tâm tu Đạo, có công có đức, thứ
hai là cần phải đóng công đức phí, sau đó lại thỉnh Sư
Tôn, mượn vong linh con cháu điểm huyền, để nhập Đạo
nghĩa quy, giống như cách độ chúng sanh ở nhân gian.
48. Trên sách huấn thường có nói “kim kê
tam xướng” ý nghĩa là như thế nào?
"Kim" là một trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa,
thổ), mà tạo lập nên 4 phương hướng (đông, tây, nam,
bắc). “Kê” là dậu kê, Dậu là một trong 12 chi, thuộc
phương Tây. Mà mặt trời mọc vào giờ Mão, lặn vào giờ
Dậu. Nói cách khác tức là mặt trời mọc ở hướng Đông,
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
57 | P a g e
lặn ở hướng Tây. Có thể thấy hai từ kim kê tức là biến
tượng thuộc phương Tây, mà phương Tây thuộc Kim, sắc
Kim là màu trắng. Vì vậy Bạch Dương thiên bàn là
do Kim Công Tổ Sư ứng vận chấp trưởng.
Tam xướng tức là đến tam kì mạt kiếp, có ba lần giáng
thế xướng Đạo truyền pháp. Đạo bắt đầu hiển lộ. Do đó
nói kim kê tam xướng tức là nói Đại Đạo hiển rõ. Lúc kim
kê tam xướng tức là Đạo kiếp cùng giáng, cũng là lúc
Nhất Quán Đạo minh hiển.
49. Thế nào là tam kì mạt kiếp?
Từ lúc có trời đất đến lúc trời đất bị hủy diệt là một
Nguyên. Một Nguyên có 12 Hội là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo,
Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân Dậu, Tuất, Hợi. Một Hội có
10800 năm. Mỗi một Hội sẽ có sự thay đổi về khí tượng,
mà có kiếp vận ứng với mỗi thời kì.
Hiện nay hội Ngọ sắp kết thúc, hội Mùi bắt đầu. Từ lúc
có Trời đến nay, đã hơn 60.000 năm, phân ra làm
tam kì. Thời kì thứ nhất là Thanh Dương Kì, ứng vào
thời đại Phục Hy. Thời kì thứ hai là Hồng Dương Kì, ứng
vào thời đại vua Chiêu. Thời kì thứ 3 là Bạch Dương Kì,
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
58 | P a g e
ứng vào thời kì Ngọ Mùi giao nhau. Mỗi thời kì đạo kiếp
cùng giáng, để người thiện lương tiến nhập vào trong
Đạo, người ác nghiệt bị trừ bỏ. Hội Dần sinh người, đến
nay chúng “nguyên tử” sinh sinh tử tử. Tham luyến hồng
trần giả cảnh, mê mất linh tánh vốn có. Đã không biết tử
đâu mà tới, lại không biết tìm con đường nào mà quay
về, càng sinh càng mê, càng mê càng xấu, thế phong
ngày xấu đi, nhân tâm hiểm ác, đã đạt tới cực điểm, vì
vậy mà tạo nên đại kiếp lớn chưa từng có. Vì thế mà
được gọi là tam kì mạt kiếp.
50. Trong Đạo có việc siêu bạt vong linh,
không biết nói như thế nào?
Phật quy từ xưa, một người con thành Đạo thì cửu
huyền thất tổ đều siêu thăng. Thời kì sơ khai phổ độ, Vô
Cực Lão Mẫu định ra, độ người sống không độ người
chết. Sau đó Tam Quan Đại Đế, Địa Tạng Cổ Phật, thành
khẩn cầu xin Lão Mẫu hồng ân, cho phép âm dương
cùng độ, vì vậy mà lập ra Phật viện, để người sau khi
được siêu bạt, người đắc đạo, sau đó được định vị.
Người có công đức và tu, thủ nhập siêu đẳng, người
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
59 | P a g e
công đức không đủ, đầu thai xuống tu tiếp, hoặc giáng
nơi đất lành, hưởng thụ hồng phúc.
Hiếu có phân ra phàm và thánh. Hiếu của thế tục là lúc
cha mẹ còn sống phụng sự có lễ, sau khi chết tang sự có
lễ, tế bái có lễ, chẳng qua chỉ là tận tâm của người làm
con là được rồi. Nhưng không thể tiêu giải tội nghiệt của
cha mẹ, để cha mẹ làm con nhà Trương, là vợ nhà Lý (ý
nói phải chịu luân hồi). Do đó đây chỉ được coi là tiểu
hiếu, như người con thật lòng có hiếu, tưởng nhớ công
ơn lao nhọc của cha mẹ, muốn siêu bạt cha mẹ, không
thể không tu Đạo.
Ở Nhất Quán Đạo nếu như 64 công cộng thêm một quả,
có thể siêu bạt một tầng cha mẹ, cộng 9 tầng, siêu bạt
lên 9 đời, đến siêu bạt con cháu là ân bạt, không có đại
công đại đức thì không thể. Thời Giáp Tý quy củ lại thay
đổi, phàm người tề gia, tức có thể siêu bạt cha mẹ, nếu
siêu bạt tổ phụ mẫu, cùng bá phụ mẫu, vẫn theo 2 tầng
quả vị đã liệt kê phía trước, phẩm cách đoan chánh.
51. Sau khi siêu bạt vong linh có chứng
nghiệm không?
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
60 | P a g e
Vong linh sau khi được siêu bạt 100 ngày, có thể tới
đàn kết duyên huấn, có thể nói rõ khổ nạn của sự luân
hồi, làm thế nào có thể giải thoát, làm thế nào có thể phi
thăng cực lạc Lý Thiên, hưởng thụ thanh phúc, có thể
nói rõ các sự việc kiếp trước. Những lời giao phó lúc lâm
chung chưa kịp nói, đều có thể tại loan đàn nói rõ, hoặc
mượn người tự thuật, có thể chứng nghiệm việc siêu bạt
vong linh.
52. Vong linh sau khi siêu bạt rồi thì quay
về đâu?
Vong linh sau khi siêu bạt, có thể thiên bảng ghi
danh, địa phủ rút tên, mà có thể quay về Lý Thiên Thiên
Phật viện tự tu đường, trải qua 100 ngày tu luyện, để
khôi phục thể thuần dương. Sau đó lại do Minh Minh
Thượng Đế phái Tam Quan Đại Đế, án công định quả.
Nhưng quả vị cần lấy từ sự tu dưỡng lúc sanh tiền, cho
đến công đức của con cháu làm tiêu chuẩn. Các Thánh
Hiền Tiên Phật, tuy có nhân cách nhưng cũng cần thành
tích tu luyện và công đức mà định phẩm liên.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
61 | P a g e
53. Vào đạo rồi cũng ăn chay phải không?
Sau khi vào Đạo rồi, trì trai là việc thiết yếu, tính của
Tiên Thiên nguyên bổn cực thanh, không có hỗn hợp
trược khí. Nếu như có trược khí hỗn tạp, tự sẽ loạn mất
bổn chân, vì vậy người tu Đạo cần phải giữ sự thanh tịnh,
bỏ đi trược khí, mới có thể phục hồi bổn tánh quang
minh.
Phàm thuộc ngũ huân tam yến, đều tận lượng giới trừ,
khí vị của ngũ huân rất nguy hiểm, ăn vào tắc nguyên
khí của ngũ tạng dễ bị thất tán. Tam yến là các loại cầm
thú thủy tộc, đều thuộc âm khí, ăn vào dễ tổn thương
thân thể thuần dương của con người. Chúng ta tu luyện
là để cơ thể thuần dương, càng cần giữ dương khí bỏ âm
khí, hơn nữa ơn trên có đức hiếu sanh, người tu Đạo,
cần hiểu ý của Ơn Trên, không thể vì tham ăn, mà nhẫn
tâm sát sanh, tạo tội nghiệt oán thù.
Vì vậy người muốn tu đạo, tuy không thể hoàn toàn giữ
giới, cũng phải từ từ thực hành, trước tiên ăn chay tháng,
lâu dần thành quen, sau đó là trường chay. Nhưng nếu
như không muốn trì chay, hành công nhiều, có thể thay
lục súc tiêu oan, cũng không phải là không thể. Tóm lại
người tu đạo cần phải giữ tấm lòng từ bi.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
62 | P a g e
54. Vào Đạo rồi có hiệu quả gì?
Sau khi nhập Đạo rồi, được Sư Tôn chỉ điểm Huyền
Quan Khiếu, trí huệ đại khai, như có thể thành ý ôm đạo
phụng hành, thì tội nghiệt trước kia có thể hoàn toàn
được khai trừ. Và lúc sinh thời có thể tránh kiếp tị nạn,
sau khi chết được bình an, thoát khỏi bàn tay của Diêm
Quân, nỗi khổ của sự luân hồi. Hiệu quả cực kì lớn.
Nguyện người tu Đạo, mau chóng giác tỉnh, dũng mãnh
tinh tiến, để chứng công quả.
55.Hiệu quả cũng có chứng nghiệm không?
Chúng sanh nếu có thể tu Nhất Quán Đạo, lúc sống
có thể phùng hung hóa cát, lúc khó khăn có thể tránh tai
kiếp, hơn nữa sau khi chết có thể siêu sanh vĩnh thoát
luân hồi, không những linh tánh có thể tới đàn nói rõ,
sắc thân cũng có thể làm chứng nghiệm.
Hai vị giáo chủ Phật giáo và Đạo giáo sau khi viên tịch,
có tướng ngồi ngủ, là vì công hành đã viên mãn, mà
trong trăm ngàn không được một. Trong Đạo ta phàm
được Điểm Truyền Sư điểm Huyền Quan Khiếu,
cho dù là công đức chưa được cao thâm, sau khi
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
63 | P a g e
chết đều là thân thể mùa Đông không cứng, mùa
hạ không thối. Trừ khi khi người không có niềm
tin, phản đạo bại đức. Tắc không dám luận định.
Ngoài ra đều giống nhau. Thân thể có thể như vậy, có
thể chứng minh vong linh đã chứng thiện cảnh, không
cần phải nghi ngờ.
56. Vào Đạo rồi không tiến hành có tội
không?
Vào Đạo rồi cần phải có mục đích, bắt đầu mới có
thể phát sinh tư tưởng. Mục đích là tránh kiếp tị nạn,
siêu sanh liễu tử, có thể làm yếu tố dẫn khởi muốn nhập
Đạo. Muốn tránh khỏi kiếp nạn tất cần hiểu rõ nguyên
nhân tạo kiếp tạo nạn.
Kiếp nạn không phải tự nhiên mà giáng lâm, thực là do
con người tạo tội nghiệt mà thành, do đó muốn tránh
kiếp tị nạn, cần phải sám hối tất cả tội ác trong quá khứ.
Muốn thanh trừ tội ác, cần phải tuân theo Đạo, thân thể
lực hành, bỏ ác hướng thiện, như có thể hợp với Thiên
Lý, cứu vãn hạo kiếp. Đạt được mục đích nhập Đạo cơ
bản nhất.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
64 | P a g e
Trái lại nếu như phản bội Đạo mà hành, tội ác không
những không được giảm bớt, mà lúc gặp tai họa còn bị
tăng thêm. Sau này tội ác nhiều rồi, kiếp nạn tới, không
thể tránh khỏi kiếp nạn. Đã không thể tránh khỏi kiếp
nạn, càng không thể siêu sanh liễu tử, càng không thể
thoát khỏi địa ngục, đây là tưởng kiến tội ác, cũng là
nguyên nhân kiếp nạn. Kiếp nạn chính là quả của tội ác,
do tội mà sinh, tội do người tạo. Vì vậy vào Đạo rồi cần
phải gắng sức tiến hành, nếu không sẽ là tạo tội. Đã là
tự mình tạo tội, chẳng phải tội cũng theo đó mà có sao.
57. Vào Đạo rồi thói xấu không sửa làm sao
có thể khuyên giải?
Đạo ta chủ yếu là dùng lý để khuyên giải người, lấy
thiện hóa ác, sau khi nhập Đạo, đem tất cả tập quán bất
lương, đem những sở thích không tốt, đều đi trừ tận.
Mới thẹn là tín đồ trung thực Nhất Quán Đạo. Ác tập đã
có những thói hư tật xấu, các đạo thân có nghĩa vụ cùng
nhau động viên khích lệ trừ tận. Hiểu đạo lý, biết cái tốt
cái hại, tuân theo thiện dụ, tùy tình hình mà khuyên giải,
nhắc nhở cáo giới. Tùy người mà thiết giáo, có thể dùng
phương pháp trực diện mà khuyên giải, hoặc dùng
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
65 | P a g e
phương pháp phản diện, nói chung là đều có thể hối cải
sửa đổi.
58. Thế nào là tam giáo hợp nhất?
Tam giáo vốn cùng một Lý mà có. Tuy phân biệt môn
hộ, ngôn từ không giống nhau, nhưng nghiên cứu thực
tế, thì đều giống nhau. Tam giáo vì vậy mà được thiết
lập ra, ứng vận mà hưng thịnh, thay trời tuyên hóa, vãn
cứu nhân tâm, khuyên người bỏ ác làm thiện mà thôi.
Đạo gia lấy hư vô làm gốc, chú trọng bảo dưỡng hư linh,
phản hồi vô cực. Thích gia lấy tịch tịnh làm căn bổn, mà
chú trọng phản quan tịch tịnh, diệt trừ tạo dục. Nhà Nho
thì nói “minh minh đức”, tắc chú ý tư dục tịnh tận, thiên
lý đầy đủ, thiên lý chính là chí thiện, cũng có thể nói là
tịch tịnh, tịch tịnh thì sẽ tiến tới vô cực, vô cực tức là
chân lý.
Vì vậy mà tam giáo đều cùng do vô cực mà sanh. Phật
nói “Vạn pháp quy nhất”. Đạo nói “Bảo nguyên thủ
nhất”. Nhà Nho nói “Chấp trung quán nhất”. Điều
này có thể chứng minh tam giáo đều lấy “nhất” là căn
bổn. Từ “nhất” lý mà hóa thành tam giáo. Ở thân người
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
66 | P a g e
thì có tinh - khí- thần. Hiện tại tam giáo hợp nhất, là
việc thu viên, phản bổn hoàn nguyên, linh tánh
bất muội, tắc lại hợp về một.
59. Tam giáo cũng là nhất lý mà sinh
nhưng không biết đâu là tối cao nhất?
Đạo vốn là nhất lý vô cực, đương nhiên là không có
cao thấp. Bất quá chỉ là cao hơn thế tục. Tắc lấy Phật
pháp là tối cao. Từ xưa tới nay trưởng giáo, đều là Phật
giáo. Kinh ứng kiếp viết: thời hỗn độn sơ khai, định ra 10
vị Phật trưởng giáo, trước kia đã qua 7 vị Phật (Trong
làng Mã Trang Doanh, ngôi chùa thất phật có thể chứng
minh), còn lại 3 vị Phật là Nhiên Đăng Cổ Phật, Phật
Thích Ca, Phật Di Lặc chấp trưởng thiên bàn.
Nhiên Đăng Phật trưởng thiên bàn 1500 năm. Thích Ca
Mâu Ni Phật sinh ở Châu Triêu Vương ngày 8 tháng 4
năm Giáp Dần. Cha tên là Sát Lợi, quốc hiệu là Tịnh
Phạn Vương, mẹ là Ma da phu nhân. Năm 19 tuổi xuất
gia, được Nhiên Đăng Cổ Phật thọ ký, thuyết pháp 49
năm, trước tác kinh điển, độ rất nhiều chúng sanh, chỉ
tánh làm Phật, trực thâm bổ nguyên, trừ sạch thanh sắc,
vô ngã vô tướng, đời sau xưng là Phật tổ.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
67 | P a g e
Lão Quân họ Lý, tên là Tự Bá Dương, tên Thụy là Đam.
Thời vua Châu Vương năm Đinh Kỷ, sinh ở nước Sở Trần
Quận là u vương trụ hạ sử quan, cha họ Hàn tên là Càn,
tự là Nguyên Tất, mẹ tên là Tinh Phu, mẹ thọ thai 80
năm mới dưới cây mận sinh ra Lão Tử, vì vậy mang họ
Lý. Sau khi Khổng Tử hỏi Lễ, thêm nữa là vua U Vương
hôn hoạn, cưỡi trâu xanh ra khỏi cửa Hàm Cốc, phía Tây
độ Vương Doãn Hỷ. Đạo đạm bạc dưỡng tâm, pháp rút
khảm điền ly, thủy hỏa luyện kim đan, để lại Đạo Đức
Kinh, Thanh Tịnh Kinh để khuyến hóa thế gian.
Về Khổng Tử, vừa là nhà giáo dục vừa là nhà chính trị,
hầu như ai cũng biết, không cần nhiều lời.
Tóm lại đại đạo của tam giáo (Thích - Đạo - Nho) đều
lấy Tính Lý làm tông chỉ, cương thường luân lý, đều liên
quan đến Thiên Tính. “Tính” đã rõ, luân thường không
tập tự chánh, cái gọi là minh thể đạt dụng, gốc chắc thì
ngọn tươi tốt, cũng là lý tự nhiên. Đáng tiếc Phật giáo
mất đi diệu đạo, Đạo giáo mất đi kim đan khẩu quyết,
tụng kinh niệm sám khất thực nhân gian, Nho Giáo mất
đi tánh lý tâm pháp, người trí không được mấy người,
khiến cho tam thánh tông giáo. Sở dĩ nhất quán chân
truyền, tất cần tam giáo tề tu, không thiên không lệch,
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
68 | P a g e
hành lễ nghĩa của nhà Nho, dụng công phu của Đạo giáo,
giữ quy giới của nhà Phật, nhỏ thì có thể kéo dài tuổi thọ,
lợi ích lớn có thể minh Đạo thành chân. Điều này người
tu Nhất Quán Đạo không thể không chú ý.
60. Tâm tốt là được vì sao cần phải nhập
đạo?
Đã làm người thiện lương, một khi nghe thấy Đạo,
nhất định sẽ cầu tu, tận lực đề xướng. Làm thiện nhân
quân tử, không lúc nào không lo lắng đến thế Đạo nhân
tâm. Lúc này, thế Đạo suy đồi, nhân tâm hiểm ác,
ác khí xung thiên, dẫn tới tầng tầng kiếp nạn. Ngày
đêm thuyết pháp, cứu tế không nghỉ. Nay gặp được lúc
Đạo đang phổ độ, không phải là điều vui sướng lắm sao.
Nhập Đạo mục đích lớn nhất, là siêu sanh liễu tử, đạt
bổn hoàn nguyên, không lại chịu khổ luân hồi gặp Diêm
Quân. Nếu như tâm trò tốt, dẫu sao cũng chỉ là người
thiện, chuyển thế thọ phúc báo mà thôi, huống chi phúc
lộc có kì hạn, cũng tới lúc tận, lại không biết kết cục như
thế nào. Vì vậy mà nhập Đạo nhận được chỉ điểm, vĩnh
thoát khỏi sự luân hồi, là điều may mắn vô cùng.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
69 | P a g e
QUYỂN HẠ
1. Đạo vì sao trước kia không giáng mà nay
mới giáng?
Đạo giáng đã lâu, chưa có thế giới đã có Đạo.
Đại Đạo vốn không có tên gọi cụ thể, nhưng có thể
sanh ra và nuôi dưỡng trời đất. Do đó, Đạo là sự
khởi đầu của trời. Đạo có ẩn có hiện. Lúc thời cơ chưa
đến, thì Đạo còn ẩn, nên người biết đến Đạo rất ít. Lúc
này đúng là thời tam kì mạt hậu, hạo kiếp giáng lâm. Vì
thế mà Ơn Trên đại khai phổ độ.
Hiện nay đại khai phổ độ đều là vì những năm gần đây,
thế phong suy vi, nhân tâm không còn được như xưa,
tam giáo suy yếu, đạo đức trụy lạc, cạnh tranh khốc liệt,
cái ác ngày càng ăn sâu, vì vậy mà tạo thành hạo kiếp từ
trước chưa bao giờ từng có, vì vậy những năm gần đây,
thủy hỏa đao binh, bệnh dịch tai ương, xuất hiện liên tục,
vì vậy mà kiếp số mới như vậy. Thực sự là do lòng người
độc ác mà như vậy.
Nhưng con người không thể tận ác, vẫn còn có người
thiện căn không mê muội, vì không nỡ để ngọc đá cùng
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
70 | P a g e
chịu tai họa, mà chư Thiên Tiên Phật Thần Thánh,
luôn mang tấm lòng từ bi, khẩn xin Thượng Đế giáng
Đạo, để độ người thiện lương. May thay được Thượng
Đế ân chuẩn, mới có thể giáng đại Đạo xuống, đại khai
phổ độ, các nơi giáng loan tuyên hóa. Trời người cùng
hợp lực, khai triển đại Đạo, mục đích chẳng qua là mượn
cây bút bàn cát, mong lòng người thay đổi, tiêu trừ
kiếp vận, khiến cho người thiện lương đều lên con
đường giác ngộ, sớm tới bờ bên kia, hóa sa bà
thành thế giới cực lạc, đây là nỗi khổ tâm cứu thế
của Tiên Phật, để mà giáng Đạo phổ độ.
2. Đạo ta là nhất quán tâm truyền vì sao
đều là tầng lớp bình dân được đắc Đạo?
Đây là thời cơ ứng vận, ba đời vua thời cổ (nhà
Thương - Hạ - Chu) Đạo giáng đế vương, sau ba đời vua
thì Đạo giáng sư nho. Đến thời nay là Đạo giáng ở người
dân thường, thời cơ là như vậy, tuyệt không phải sức lực
con người có thể làm được, huống hồ quy định của
nhất quán đạo, không can thiệp và bàn chuyện
chính sự, vì vậy đều là bình dân.
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
71 | P a g e
3. Pháp thuyền là gì? Có thể thấy được
không?
Danh từ pháp thuyền, chẳng qua chỉ là một trong
những danh từ nói về Đạo. Không có hình tướng có thể
thấy. Vì sao lại gọi là pháp thuyền? Vì con người trên
thế gian, say xưa trong giấc mộng, tứ sanh lục đạo luân
hồi mà thôi, tạo các loại nhân duyên, chịu các loại quả
báo, trôi lăn chìm nổi không có điểm kết thúc. Không thể
giải thoát, đau khổ vạn trạng, đây không phải là biển
khổ sao?
Nhưng đã tu Đạo rồi, thấy thế giới này là không hóa,
phú quý như ảo ảnh, vợ con là còng khóa tình ái, sự
nghiệp danh lợi như lưới mê. Đập tan đả phá thoát khỏi
lồng, thân tâm thanh tịnh, tiêu diêu tự tại, bất sanh bất
diệt, vô quái vô ngại, đây không phải là lên pháp thuyền
rồi sao?
4. Hiện nay rất nhiều cửa đạo, phải chăng
đều là pháp thuyền?
Hiện nay pháp môn tu đạo rất nhiều, không thể nói
họ đều là pháp thuyền, tuy họ không phải là pháp
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
72 | P a g e
thuyền, nhưng những pháp môn đó đều là hướng con
người đến điều tốt. Như tham thiền đả tọa, tụng kinh
niệm Phật, múa kiếm, trì niệm chú,.... Có rất nhiều loại,
tóm lại, các loại pháp môn đó thuộc tà hoặc chánh. Chạy
qua chạy lại, chạy tới chạy lui, gặp được chánh đạo thì
thành Phật Tổ, gặp phải tà đạo thì lãng phí uổng công,
xem nhãn lực và phúc khí của mỗi người mà thôi.
5. Sau khi cầu đạo cung kính thần có là mê
tín không?
Kính là thành, phàm con người không thể không kính
mà lễ. Trời giáng nhất quán, xiển minh nhất lý, hiển lộ
chân cơ, để con người hiểu nhất lý, là khởi đầu của vạn
vật. Chân đế là vị tôn thần chủ tể của vạn vật. Xưng là
chân đế viết vô sanh. Vô sanh là mẹ của linh tánh, lại là
thủy tổ sinh ra con người.
Con người sinh ở thế gian, đều là mê mất bổn tánh mà
quên mất con đường trở về, sinh sinh tử tử, chịu khổ
luân hồi. Vô sanh Lão Mẫu, mang lòng từ bi, mà giáng
đại Đạo, để cứu chúng sanh, giúp con người đi theo con
đường sáng, khôi phục bổn tánh. Vì vậy cung kính thần
minh, là để thể hiện tấm lòng biết ơn báo đáp Ơn Trên
Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp
73 | P a g e
đã cứu vớt chúng ta, chứ không phải là vì mê tín, chẳng
qua chỉ là biểu thị chút lòng thành báo ơn.
6. Không biết kính thần có thể cầu được
phúc không?
Kính thần cầu phúc, cần phải cải bỏ sửa chữa
lỗi lầm, mới được trời xá tội, không thể tự nhiên
cầu mà được. Huống chi người tu Đạo, lấy Đạo làm
trọng. Từ xưa quân vương vô lượng hồng phúc, mà nay
an tại. Do đó Ngũ Tổ nói: “Người thế gian chỉ biết cầu
phúc, không biết tự tánh nếu mê, phúc từ đâu mà có thể
cầu?”
7. Vì sao thắp hương phải dùng tay trái cắm
ở chính giữa trước?
Tay trái đại diện cho cái thiện, vì tay này thường
không cầm dao, không đánh người, thủ nghĩa. Cắm
nhang ở chính giữa trước, Đạo vốn là trung nhất, cũng là
trung dung đại Đạo không thiên không lệch. “Trung nhất”
là đạo thể, “trung” là “ngã” (tôi). Lấy một thành trì làm tỉ
dụ, ta ở tại cửa đông, thành ở phía tây. Ta ở cửa Nam,
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp

More Related Content

What's hot

Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Hoàng Lý Quốc
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
Hoàng Lý Quốc
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Vàng Cao Thanh
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
Hoàng Lý Quốc
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Hoàng Lý Quốc
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Hoàng Lý Quốc
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
SonHo22
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Hoàng Lý Quốc
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Hoàng Lý Quốc
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Tu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiênTu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiên
Hoàng Lý Quốc
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Hoàng Lý Quốc
 
15 điều phật quy của tế công hoạt phật
15 điều phật quy của tế công hoạt phật15 điều phật quy của tế công hoạt phật
15 điều phật quy của tế công hoạt phật
Hoàng Lý Quốc
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Hoàng Lý Quốc
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoàng Lý Quốc
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng Lý Quốc
 

What's hot (20)

Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Tu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiênTu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiên
 
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
Kim tuyến và tu đạo (đạo thống)
 
15 điều phật quy của tế công hoạt phật
15 điều phật quy của tế công hoạt phật15 điều phật quy của tế công hoạt phật
15 điều phật quy của tế công hoạt phật
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giớiHoàng mẫu huấn tử thập giới
Hoàng mẫu huấn tử thập giới
 

Similar to Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp

Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Night Lotuses
 
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
phamhieu56
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
Hoàng Lý Quốc
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
Đan Giang
 
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
nataliej4
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Garena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Garena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Phật Ngôn
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Nhân Quả Luân Hồi
 
Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.doc
klv087
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongĐỗ Bình
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Phật Ngôn
 
17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát
Long NguyenThe
 
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNGÝ Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
hoanhi27
 
Tru tiên trận
Tru tiên trậnTru tiên trận
Tru tiên trận
Chiến Thắng Bản Thân
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
Vnkhnmng1banthothinh
 

Similar to Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp (20)

Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
 
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
 
Phat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.doc
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthong
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
 
17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát
 
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNGÝ Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
 
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet4 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao ancn cusi-5
Giao ancn cusi-5Giao ancn cusi-5
Giao ancn cusi-5
 
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Tru tiên trận
Tru tiên trậnTru tiên trận
Tru tiên trận
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 

More from Phát Nhất Tuệ Viên

Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường MalaysiaNhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Phát Nhất Tuệ Viên
 
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪHIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Ma To Cau Dao
Ma To Cau DaoMa To Cau Dao
Cau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket DuyenCau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket Duyen
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu HuanSu Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du KýNguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Phát Nhất Tuệ Viên
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
Phát Nhất Tuệ Viên
 

More from Phát Nhất Tuệ Viên (12)

Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
 
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường MalaysiaNhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
 
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪHIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Ma To Cau Dao
Ma To Cau DaoMa To Cau Dao
Ma To Cau Dao
 
Cau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket DuyenCau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket Duyen
 
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu HuanSu Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
 
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du KýNguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
Kinh Di Lặc
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
 

Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp

  • 1.
  • 2. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 1 | P a g e NHẤT QUÁN ĐẠO NGHI VẤN GIẢI ĐÁP LỜI MỞ ĐẦU Đạo tức là Lý, không hiểu Lý, thì làm sao có thể tu Đạo? Do đó muốn tu Đạo trước tiên cần phải thông đạt Lý. Muốn thông đạt Lý không có cách nào khác ngoài việc bắt đầu từ thắc mắc sau đó hỏi và giải đáp thắc mắc. Tiếc rằng người thế gian, đều sĩ diện không dám hỏi, do đó càng nghi càng mê, mê mà không thể ngộ, thì rời Đạo càng xa. Từ lúc Đạo đại khai phổ độ, người đắc Đạo tuy nhiều, nhưng người có thể minh lý tu Đạo, lại ít như sao ban ngày. Vì sao lại như vậy? Đều là vì có nghi mà không hỏi, hỏi mà không hiểu. Nhận thấy điều này, mới làm ra quyển sách nghi vấn giải đáp. Cuốn sách này phân làm hai quyển thượng và quyển hạ. Quyển thượng được lọc bớt chỉnh sửa, quyển hạ thuyết minh mở rộng, mỗi vấn đề, ý nghĩa đều được giải đáp, giải thích một cách ngắn gọn dễ hiểu, ngôn từ giản dị.
  • 3. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 2 | P a g e Tuy không dám nói là hoàn thiện, những cũng tạm đầy đủ. Hoặc có thể dùng để nghiên cứu. Tóm lại, cuốn sách này mục đích là giúp người tu Đạo có thể đọc, sau đó triệt ngộ chân lý, làm chỉ nan trên con đường tu Đạo, người mộ Đạo có thể nghiên cứu. Giải đáp nghi hoặc mà minh lý, làm cuốn sách nhập môn, mọi người đều có thể chiếu theo đây mà thực hành. Dù không thể “đăng phong tạo cực”, cũng có thể giảm trừ oan nghiệt, thoát khỏi biển khổ, cùng chứng giác lộ. Trung Hoa Năm Dân Quốc Thứ 26, mùa xuân năm Đinh Sửu, ngày mồng 1 tháng 3 Nam Bình Đạo Tế đề tự ở Trương Thị Phật Đường
  • 4. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 3 | P a g e LỜI ĐỀ TỰ THỨ NHẤT Tiên Thiên Đại Đạo, là nhất quán chân truyền, là tổng hợp giáo nghĩa của Tam Giáo Thánh nhân (Thích – Đạo – Nho), là chiếc bè cứu thế. Chỉ vì nhân tâm không như ngày xưa, thế phong suy bại, tạo thành hạo kiếp, sinh linh vì vậy mà khổ đau. Do Thượng Đế có đức háo sinh, không nỡ để người thiện và người ác cùng chịu tàn sát. Đặc biệt giáng Đại Đạo ở Đông Lỗ, phát dương Nhất Quán Hàm Nghĩa, trọng hiện trung thiên, khôi phục lại Nho Giáo, đề xướng thần Đạo, tuyên thị chánh tông, như chiếc cột trụ giữa dòng sóng dữ, như tiếng chuông chiều. Cương thường luân lí bị suy đồi, nhờ vậy mà điểm tỉnh thoát mê. Đem xiển hóa những phong tục tốt đẹp, khôi phục những tháng ngày vua Nghêu vua Thuấn, dân chúng được an khang, thế giới đại đồng được tái hiện vào những năm mạt thế. Không còn ai chấp mê không ngộ, bị vật dục che mờ, bị danh lợi dẫn dụ, mà tranh đấu không ngừng, cho đến ngày hôm nay, càng ngày càng lún sâu mê muội. Đương nhiên Đạo đức xưa kia cũng
  • 5. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 4 | P a g e không còn được duy trì, tương lai sau này của nhân loại, thật không dám nghĩ. Nếu như không sớm cứu vớt, thì vạn sinh linh sẽ phải chịu khổ hải. Không khí ác trược trong xã hội, mãi không thể làm sạch. Duy chỉ có Đại Đạo chân lý, ẩn vi khó lường. Người nghe thấy diệu lý cũng khó thấu tỏ, đại ý cũng khó hiểu rõ hết, thậm chí ngộ nhận đại Đạo là dị đoan, chân lý là mê tín, nghi hoặc lớp lớp, cho dù Khổng Mạnh tái thế, Phật Thích Ca, Lão Tử tái sinh, cũng khó hốt nhiên tỉnh ngộ. Hôm nay, ta là Hoạt Phật Sư Tôn thấu hiểu chuyện này, lòng mãi bi mẫn, đem các nghi vấn trong Nhất Quán Đạo ra, phân ra các đề mục, nhờ Đình Đống cùng 8 người phân biệt giải đáp, chỉnh lý, Sư Tôn giáng loan tu chỉnh. Cũng do Hoạt Phật Sư Tôn tự giải đáp hơn 10 vấn đề. Tổng cộng hơn 60 câu hỏi này, phân vào quyển thượng. Thêm 60 câu hỏi nữa đều là do Sư Tôn đích thân tự giải đáp. Tập hợp vào quyển hạ. Viết hơn mấy tháng, lúc đầu cuốn sách hoàn thành, lấy tiêu đề là: “Nhất Quán Đạo nghi vấn giải đáp”. Tất cả nội dung
  • 6. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 5 | P a g e Nhất Quán Đạo, giống với những lời dạy của ba Thánh Nhân (Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni Phật). Thủ tục nhập Đạo, cầu Đạo, cho đến hiệu dụng của Đắc Đạo, đều giải đáp tường tận, người xem có thể đọc mà thấu tỏ. Trở thành cuốn sách giải đáp thắc mắc Tiên Thiên Đại Đạo, cũng là thánh truyền giác ngộ dân chúng. Quyển sách do Sư Tôn phục mệnh làm ra. Tuy Đình Đống hổ thẹn bản thân học vấn nông cạn, văn từ thô thiển, mong các bậc cao minh chỉ giáo. Trung Hoa Năm Dân Quốc thứ 26, tháng 3, năm Đinh Sửu Quách Đình Đống để tự tại Phật Đường công cộng Cẩm Cang.
  • 7. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 6 | P a g e LỜI ĐỀ TỰ THỨ HAI Xã hội không được như xưa, đạo đức suy vong, lễ nghĩa bỏ phế, cang thường diệt vong, để cải chính nhân tâm thối nát, giảo hoạt, thậm chí hủy báng lừa gạt lẫn nhau, tranh giành đấu tranh, hãm hại lẫn nhau. Nhân tâm như vậy, xã hội còn có thể nói gì hơn. Hơn nữa, đào tạo trong trường học, chú trọng khoa học, xem thường giáo dục đạo đức, những đức tánh tốt đẹp xưa, bị xem thường, văn hóa phương tây xâm nhập, đấu trí xảo quyệt chỉ vì thanh sắc hóa lợi. Trung hiếu tiết nghĩa lâu ngày đã không còn được xem trọng và tuân thủ, đã thành tập quán thói quen trong xã hội. Mọi người đánh mất sự chất phác chân thật ban sơ. Phong thái xã hội vì thế mà suy tàn, nhân tâm trụy lạc, pháp dân giàu nước mạnh đã không còn nói tới, mà chủ yếu dùng vũ lực, chiến tranh, tạo nên hạo kiếp, kiếp nạn, nói tới đây, thật không khỏi khiếp sợ. May thay Ơn Trên có đức hiếu sanh, không nỡ để ngọc đá cùng chịu khổ, nhân loại còn có người thiện kẻ ác, Thần Phật sao không thể cứu, vì vậy Nhất Quán Đạo ứng vận mà giáng, giáng Đạo là để cứu người thiện lương,
  • 8. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 7 | P a g e giáng kiếp là để trừ bỏ ác nghiệt. Đạo hay kiếp, là do con người tự chọn lựa, do đó nếu như vào cửa Đạo, đã được Sư điểm truyền, nếu có thể giữ Đạo phụng hành, thì có thể thoát khỏi sanh tử. Tất nhiên là cần phải nội ngoại cùng tu, thủy chung trước sau như một. Nội tu là tu tâm lập mệnh, ngoại tu là độ người hướng thiện. Nếu muốn tự độ - độ người, trước tiên cần nhận rõ căn nguyên của “Tính Mệnh”, lý giải về Đạo, mới không dẫn dắt người sai lầm. Nếu không, Đạo không hiểu, tánh lý không rõ, bản thân không thể tiến bước tu trì, khuyên thiện cũng sai lầm. Do đó, Hoạt Phật Sư Tôn xét thấy như vậy, khẩn trương trước tác nên cuốn sách này lấy tên là “Nhất Quán Đạo nghi vấn giải đáp”, tất cả nội dung chi tiết hỏi đáp đều là do Sư Tôn trực tiếp viết ra, tự giải đáp giữa các đồ nhi, tập hợp lại phân thành 2 quyển. Qua mấy tháng mới có thể hoàn thành, cuốn sách này lời gọn mà ý đầy đủ, bao la vạn hữu, tất cả tạo hóa trong trời đất, lý tăng giảm của âm dương, diệu đế của tam giáo (Thích - Đạo - Nho), nghi thức quy tắc trong Đạo, cho đến công phu tu Đạo,
  • 9. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 8 | P a g e có nghi vấn tất có giải đáp, có hỏi thì có đáp, trở thành cuốn sách quý trong tu Đạo, là bảo bối để hoàn nguyên. Mong các đạo thân, mỗi người giữ một cuốn, ngày đêm nghiên cứu, nghiên cứu hiểu rõ về Đạo, lâu ngày khó cũng thành dễ, mà người có chí cầu tu Đạo, thường mài giũa, có thể thu nhiếp ý chí, ác có thể hóa thiện, người ngu có thể trở thành người hiền, phát triển rộng rãi, phổ độ chúng sanh, cứu vãn thiên tâm, tiêu trừ kiếp vận, văn hóa cổ xưa, nay có thể lại tái hiện. Nay gặp pháp hội viên mãn, cũng đã hoàn thành. Do được mệnh của Sư Tôn viết lời tự, nhưng tự cảm thấy văn ngôn kém cỏi, sợ mọi người chê cười. Nhưng mệnh thầy khó trái, bèn viết mấy từ để kí lục mà thôi. Mùa xuân năm Đinh Sửu thượng hoàn yên bắc Trương Hoan Ảnh viết lời tự ở Cầm Đảo Vĩ Tề.
  • 10. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 9 | P a g e LỜI ĐỀ TỰ THỨ BA Thời xưa, nhân tâm chất phác đôn hậu, không thiện không ác, ngây thơ chân thật, có thể nói vốn không có đạo và giáo. Từ sau khi con người biết sử dụng khí cụ, nhân loại bắt đầu dần trở nên hung bạo, xuất hiện đấu tranh. Con người dần dần thay đổi, lâu dần lòng người hướng đến vật dục, trở nên giảo hoạt, đánh mất bổn tánh, chỉ có nhờ vào sự ước thúc của lễ giáo, tiêu chuẩn đạo dức, vẫn biết có cái nên tránh, không đến mức mê muội quá sâu. Những năm gần đây, thế Đạo càng suy, nhân tâm càng xuống cấp, tội ác cực trọng, chưa có lúc nào như lúc này. Tới lúc thượng ngọ, Ơn Trên phẫn nộ, tai kiếp diễn ra liên tục, nên hiểu rằng kiếp số là do con người tạo ra, Đạo cũng ứng kiếp mà giáng. Không phải Đạo không đủ để cứu thế, không phải giáo không đủ để thay đổi dân chúng, tông giáo nhiều vô số, tuy đều cố gắng tận sức khuyến thiện, nhưng cũng không phải là nhất quán chân truyền. Thật giả khó phân biện, ẩn hiện khó biết. Chân Đạo tuy giáng thế, nhưng vẫn chưa được lý giải tường tận, thậm chí bị xem là tà thuyết dị đoan, sợ đầu
  • 11. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 10 | P a g e sợ đuôi, chân đạo khó hành. Thầy ta Hoạt Phật Sư Tôn, từ bi độ thế, phát dương chân lý của Tiên Thiên, nhất quán chánh tông, cứu vãn nguyên thai Phật tử, cùng lên con đường giác, cảnh tỉnh thế nhân, thoát khỏi mê muội. Do vậy, mùa thu năm Bính Tý giáng đàn phê huấn. Ra đời cuốn sách Nhất Quán Đạo nghi vấn giải đáp, mỗi một vấn đề được giải đáp, tổng cộng 46 câu. Lúc đầu giáng loan chỉnh sửa, sau đó tăng thêm các mục, con số đã đạt đến 120 câu hỏi đáp. Tất cả tập hợp lại thành sách, giảng giải rõ Nhất Quán Đạo, chân lý của tam giáo, cho đến tông chỉ, quy giới công phu hành trì. Thế nào là chánh Đạo, thế nào là dị đoan, các điểm quan trọng, đều được giảng giải rõ ràng, tuy ngôn từ đơn giản mà ý nghĩa thâm sâu. Nếu có người hiểu rõ thiên thời, muốn thoát khỏi biển khổ, đến bờ giác ngộ, nên nghiên cứu cuốn sách này, từng bước phản bổn, tu tâm lập mệnh. Phê bút tới đây, mong những người hữu duyên, có được sách này thì đọc tụng thọ trì, lưu truyền phổ biến, để lên bờ đại Đạo, thành chánh quả viên mãn.
  • 12. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 11 | P a g e Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 26, năm Đinh Sửu, Trần Gia Nho viết lời tự ở Cầm Đảo. LỜI ĐỀ TỰ THỨ TƯ Thế Đạo suy đồi, luân thường băng hoại, nhân tâm hiểm ác, lừa đảo bịp bợp, vô số chúng sanh, bị che mờ bởi vật dục, mà không biết tỉnh ngộ, trầm luân trong biển khổ, mê luyến danh lợi, có mấy ai chịu hồi đầu. Thế giới vật chất văn minh, tuy có giới văn nhân học sĩ, muốn thay đổi phong thái thế tục, mà lại cố chấp lệch lạc. Thậm chí người lễ Phật, chỉ cầu phúc báo, chấp ở sắc tướng, không nghĩ đến quy y đại thừa, minh tâm kiến tánh. Giới nho sĩ, ê a ngâm tụng, ít ai hiểu minh đức tân dân, chấp trung quán nhất. Người tu đạo không hiểu chân lý vô cực, thêm bàng môn tả đạo, làm rối loạn người nghe, không buồn nói đến tu Đạo, để lại tiếng cười cho đời sau. Vì vậy mà Minh Minh Thượng Đế thương xót người thế gian, mới giáng Tiên Thiên Đại Đạo, nhất quán chân truyền, người thần hợp nhất, phi loan để tuyên hóa, làm
  • 13. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 12 | P a g e rõ tam giáo kinh điển, xiển phát huyền cơ của sự thu viên, phục hồi chánh Đạo, trừ bỏ tà thuyết, đưa về con đường chân chánh, thành Thánh thành Phật, người mê biết tỉnh, sớm lên bờ giác, lúc nào người ác cho là mê tín, người thiện cho là tả bàng, càn khôn đạo tụ, khổ khẩu khuyên giải, tỉnh khỏi cơn mộng, mau chóng giác ngộ. Song vẫn còn những người vẫn chưa hiểu rõ, do đó mà thầy ta là Hoạt Phật Sư Tôn vì để giải thích những vấn đề còn nghi hoặc, mà mỗi lần giáng đàn, cùng mọi người giải đáp. Tổng cộng hơn 46 vấn đề, những chỗ sai sót, thì đã được chỉnh sửa. Hoạt Phật Sư Tôn tự giải đáp 74 vấn đề, chia làm 2 quyển Thượng và Hạ, tập hợp lại thành sách. Nội dung nói về sự tạo hóa của trời đất, âm dương tiêu trưởng, ngũ hành sinh khắc, lý giải về tam giáo, những quy phạm của Đạo, ý nghĩa thâm sâu của Tam Thiên, sự độ hóa của Tam Tào, bao la vạn hữu. Lấy tiêu đề là Nhất Quán Đạo nghi vấn giải đáp, trở thành bảo bối của người tu Đạo, con đường chứng Thánh vực.
  • 14. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 13 | P a g e Than ôi, tuy được sinh ra ở Trung Quốc, có được thân người, nghe Đạo đã lâu, mê muội thâm sâu, may mắn gặp tam kì pháp hội, nghe được Tiên Thiên Đại Đạo。 Lại được Sư Tôn không bỏ ban liệt môn tường, những tội ác trong quá khứ, được sám hối ở tương lai, tự hổ thẹn là hậu học, đạo cạn công ít, khắc ghi vài dòng làm lời tự. Giữa mùa xuân năm Đinh Sửu, Húc Tự ở Cầm Đảo tề tu.
  • 15. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 14 | P a g e MỤC LỤC QUYỂN THƯỢNG .....................................................................................21 1. Đạo là gì? ......................................................................21 2. Thế nào là Nhất Quán Đạo ?...........................................23 3. Nhất Quán Đạo được phát hiện khi nào ? ........................24 4. Tông chỉ của Nhất Quán Đạo là gì? .................................26 5. Quy trình của Nhất Quán Đạo là gì? ................................27 6. Thủ tục tham gia Nhất Quán Đạo là gì? ...........................27 7. Công đức phí là gì ? Ý nghĩa ?.........................................28 8. Công đức phí được dùng vào mục đích gì?.......................29 9. Thu công đức phí không sợ người nghi ngờ gian lận lừa gạt không? ..............................................................................29 10. Ngoài công đức phí ra còn tốn các khoản tiền gì nữa không? .........................................................................................30 11. Nhất Quan Đạo vì sao không cần lập án?.......................30 12. Nhập Đạo rồi thì cần làm những việc gì?........................32 13. Đạo thờ kính những thần phật nào? ..............................33 14. Vì sao phải thờ kính Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Cổ Phật và Tế Công Hoạt Phật? ................................................................33 15. Vô Cực Lão Mẫu và Minh Minh Thượng Đế là hai vị thần phải không, vì sao phải có hai cách xưng hô? ......................34 16. Vì sao trong Đạo cũng phải thắp nhang khấu đầu?.........35 17. Ý nghĩa của khấu đầu thắp nhang là gì?.........................36 18. Lão sư hiện tại cũng làm việc phải không? .....................37
  • 16. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 15 | P a g e 19. Lão sư làm sao có thể đến các nơi truyền Đạo?..............37 20. Lão sư truyền đạo có bận không? Lúc bận làm sao phân thân?.................................................................................38 21. Đại biểu cho thầy có bao nhiêu vị? ................................38 22. Như thế nào có thể làm đại diện cho thầy? ....................38 23. Đại biểu cho thầy có lãnh tiền lương không? ..................39 24. Lúc Lão Sư đắc đạo là đơn truyền hay là thời kỳ phổ độ?40 25. Ngoài thầy ra còn có người nào khác có thể truyền Đạo không? .............................................................................40 26. Đạo cũng phân chia nhánh phái phải không? .................40 27. Một người vào Đạo vì sao còn phải tề gia (chỉnh lý gia đình) .........................................................................................41 28. Thế nào gọi là phụng thiên thừa vận?............................42 29. Đạo truyền tới lúc nào thì dừng? ...................................42 30. Những bạn đạo đều là người tốt phải không?.................43 31. Có bạn đạo không tốt làm thế nào để xử tội?.................43 32. Các bạn đạo nam nữ cần phải làm như thế nào để hành công? ................................................................................44 33. Thế nào là nội công? ....................................................45 34. Cần phải công phu như thế nào mới có thể giúp tâm được an tĩnh. .............................................................................45 35. Thế nào là ngoại công?.................................................46 36. Lúc hành ngoại công không biết làm như thế nào mới đúng? .........................................................................................47 37. Thế nào gọi là phi loan tuyên hóa?................................48
  • 17. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 16 | P a g e 38. Tuyên hóa cái gì? .........................................................49 39. Phù loan (người được Tiên Phật mượn xác) là do người viết hay Tiên Phật viết?.............................................................50 40. Thế nào gọi là tam tài? .................................................51 41. Tư cách như thế nào mới có thể làm tam tài? ................52 42. Việc phù loan nếu như có tâm nghi ngờ thì có thể làm không? ..............................................................................52 43. Có thể tùy tiện tại loan đàn thỉnh Tiên Phật chỉ thị không?53 44. Vì sao “loan thủ” là nữ cũng có thể làm?........................54 45. Thế nào là tam tào cùng độ?.........................................54 46. Trên độ hà hán tinh đẩu, làm thế nào có thể độ? ...........55 47. Dưới độ u minh quỷ hồn, làm thế nào có thể độ? ...........56 48. Trên sách huấn thường có nói kim kê tam xướng ý nghĩa là như thế nào? .....................................................................56 49. Thế nào là tam kì mạt kiếp?..........................................57 50. Trong Đạo có việc siêu bạt vong linh, không biết nói như thế nào?............................................................................58 51. Sau khi siêu bạt vong linh có chứng nghiệm không?.......59 52. Vong linh sau khi siêu bạt rồi thì quay về đâu?...............60 53. Vào đạo rồi cũng ăn chay phải không?...........................61 54. Vào Đạo rồi có hiệu quả gì? ..........................................62 55. Hiệu quả cũng có chứng nghiệm không?........................62 56. Vào Đạo rồi không tiến hành có tội không? ....................63 57. Vào Đạo rồi thói xấu không sửa làm sao có thể khuyên giải? .........................................................................................64
  • 18. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 17 | P a g e 58. Thế nào là tam giáo hợp nhất?......................................65 59. Tam giáo cũng là nhất lý mà sinh nhưng không biết đâu là tối cao nhất?......................................................................66 60. Tâm tốt là được vì sao cần phải nhập đạo? ....................68 QUYỂN HẠ ……………………………………………………………………………………………..69 1. Đạo Vì Sao Trước Kia Không Giáng Mà Nay Mới Giáng? ....69 2. Đạo ta là nhất quán tâm truyền vì sao đều là tầng lớp bình dân được đắc Đạo? ............................................................70 3. Pháp thuyền là gì? Có thể thấy được không?....................71 4. Hiện nay rất nhiều cửa đạo, phải chăng đều là pháp thuyền? .........................................................................................71 5. Sau khi cầu đạo cung kính thần có là mê tín không? ........72 6. Không biết kính thần có thể cầu được phúc không?..........73 7. Vì sao thắp hương phải dùng tay trái cắm ở chính giữa trước? .........................................................................................73 8. Người xưa nói có thể hiểu 1,2,3 thì có thể thành thần tiên không biết giải thích như thế nào? ......................................74 9. Nói rõ rồi sau đó cầu Đạo có được không?.......................75 10. Thế nào gọi là duyên phận? ..........................................76 11. Thế nào gọi là nguyên tử ? ...........................................77 12. Tây thiên đông thổ giải thích như thế nào? ....................77 13. Đạo là chân đạo vì sao nhiều người không tin?...............78 14. Thấy nhiều người vì sao lúc đầu vào Đạo rất tinh tiến, lâu dần lại lười biếng là cớ vì sao? ............................................79
  • 19. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 18 | P a g e 15. Việc tu đạo tuy là rất tốt nhưng có thể nhất thời thành công không? ..............................................................................80 16. Đạo cao một thước ma cao một trượng có chuyện này hay không? ..............................................................................81 17. Thế nào là “thiên khiển lôi tru”? ....................................82 18. Thế nào là “nhân quả”? ................................................83 19. “Ngũ đức” “ngũ giới” “ngũ hành” giống nhau như thế nào? .........................................................................................84 20. Sắc dục hại thân vì sao đạo ta không giới trừ ? ..............85 21. Biết rõ tửu sắc tài khí gây tổn hại cho người, thương tổn linh tánh vì sao khó trừ bỏ? ................................................86 22. Cùng ăn uống như nhau vì sao có người có bệnh, có người không có bệnh? .................................................................87 23. Sau khi vào đạo rồi muốn tiến bước thì phải làm như thế nào?..................................................................................88 24. Pháp Phật nhiều vô số không biết có cách đơn giản nào để hành?................................................................................88 25. Thế nào là pháp tu hành thuận nghịch?.........................89 26. Thế nào là tu luyện?.....................................................90 27. Thế nào là hồi quang phản chiếu? .................................90 28. Thế nào là trời người nhất quán?...................................91 29. Thế nào là lý khí tượng tam thiên..................................92 30. Vì sao biết được lý khí thiên sẽ hoại? .............................94 31. Thế nào là “lí tính” “khí tính” “chất tính”?.......................96 32. Cùng là con người vì sao phân làm người phàm phu, thánh nhân, hiền nhân? ...............................................................96
  • 20. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 19 | P a g e 33. Động vật cũng đều do lý khí mà sinh, vì sao con người là vạn vật chi linh?.................................................................97 34. Nhân tính vì sao phân ra thiện ác?.................................98 35. Con người có 3 hồn 7 vía và “tính” được phân ra như thế nào?..................................................................................99 36. Thế nào là nhân tâm, thế nào là đạo tâm?...................100 37. Trong các bộ kinh bộ thì nên đọc bộ kinh nào là tốt nhất? .......................................................................................100 38. Hai từ “Trí tuệ” có phải là tính mệnh của con người? ....101 39. Đạo gia có công tam ngũ ngưng kết là cái gì? ..............102 40. Thế nào là tam hoa tụ đỉnh ngũ khí triều nguyên?........103 41. Mạnh Tử nói ta 40 tuổi không động tâm thiện dưỡng khí hạo nhiên lại nói khí hạo nhiên khó nói, không biết là như thế nào?................................................................................103 42. Sách Đại Học nói biết “chỉ, định, tĩnh” cho đến “lự” rồi “đắc” không biết giải thích như thế nào? ....................................105 43. Đạt đến trung hòa trời đất lập yên, vạn vật dục yên, không biết vận dụng pháp này trên thân người như thế nào? .......105 44. Thế nào là pháp giải thoát?.........................................106 45. Thế nào là “thân không”, “tâm không”, “tánh không”?..106 46. Trong kinh nói “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, suy nghĩ” là 4 tướng, lại là 4 tên giặc, lại có “không ngã tướng”, “không nhân tướng”, “không chúng sanh tướng”, “không có thọ giả tướng”, không biết giải thích như thế nào? ....................................108 47. Kinh nói 6 cửa thường đóng hưu tẩu bổn lai nhân là ý gì? .......................................................................................109
  • 21. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 20 | P a g e 48. Trong kinh dịch nói “càn nguyên hanh lợi trinh” nghĩa là gì? .......................................................................................111 49. Dịch kinh viết dịch vô tư cũng vô vi cũng tịch nhiên bất động cảm nhi tùy thông đây là ý gì?..................................112 50. Kinh dịch nói “vô cực chi chân, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp nhi ngưng càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ” là ý gì?113 51. Trong sách nói “thể dụng bổn mạt” là ý gì?..................113 52. Thiên Đạo, Nhân Đạo, lúc tu cần cái nào trước?...........114 53. Thế nào là người trí? ..................................................115 54. Thế nào là người ngu?................................................116 55. Thế nào là người mê?.................................................117 56. Thế nào là người ngộ?................................................117 57. Lúc trẻ tạo nghiệp, lúc già mới tu hành không biết có thể thành đạo? ......................................................................118 58. Một đời tu hành giữ gìn trai giới, trồng thiện căn, lúc già khai trai phá giới không biết có thể thành đạo được hay không? .......................................................................................118 59. Học thức kém cỏi không biết tu đạo cũng có thể được không? ............................................................................118 60. Người tu đạo cũng sợ chết phải không? .......................119 61. “Nhân tâm duy nguy đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung” là tâm pháp tương truyền của vua Nghêu vua Thuấn không biết giải thích như thế nào?..........120
  • 22. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 21 | P a g e QUYỂN THƯỢNG 1. Đạo là gì? Đạo là quy luật của trời, là “linh tánh” (phật tánh, lương tâm) của con người, tất cả con người và vạn vật trong trời đất đều cùng một quy luật mà sanh ra. Do đó, quy luật này ứng với trời thì được gọi là thiên lý, ở dưới đất thì gọi là địa lý, con người có “tính lý” (lương tâm, phật tánh), vật thì có “vật lý”. Trời nếu không có “Lý” thì không thể tạo lập nên, đất không có “Lý” thì không thể sanh, con người không có “Lý” thì không thể sống, vật không có “Lý” thì không thể lớn lên. Vì vậy mà Khổng Tử nói: “Đạo dã bất khả tu du li dã” (Đạo là cái không thể rời xa dù chỉ trong chốc lát). Sở dĩ con người có thể tu “Tính”, cũng tức là có thể tu Đạo. Mà Đạo cũng có nghĩa là đại lộ (con đường lớn) mà con người nhất định phải đi. Con người đi thì tất nhiên là phải đi trên đường, không có con đường thì khó mà đi. Đi trên con đường chân chánh thì bẳng phẳng, càng ngày càng quang minh sáng lạn, đi trên con đường tà
  • 23. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 22 | P a g e Từ đây có thể thấy, Đạo là yếu tố sinh hoạt của mọi loài, là chủ tể chi phối muôn loài, là giáo chủ của tất cả vật hữu tình, là chân lý “chí hư chí tịnh”, là đức “chí thánh chí linh” nhất, mà chúng ta không thể rời khỏi trong giây phút nào cả. lệch thì ghập ghềnh nhấp nhô khó đi, có thể bị sụp hố. Nói cách khác, nếu là hợp “Lý” thì là con đường rộng lớn sáng lạn, trái với “Lý” thì là con đường tà hắc ám. Vì vậy mà Khổng Tử khuyên con người rằng: “Không hợp lễ chớ nhìn, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm” chính là cái gốc căn bản của việc tu thân. Khiến cho mọi người ai ai cũng nói lý, ai ai cũng tuân theo lễ. Như vậy thì thân có thể tu, mà gia đình cũng có thể tề, đất nước cũng có thể được cai trị tốt, thiên hạ mới có thể được thái bình, tất cả động tĩnh không vượt quá, cũng không bất cập.
  • 24. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 23 | P a g e 2. Thế nào là Nhất Quán Đạo? Ý nghĩa của Nhất Quán Đạo là vô cùng thâm sâu, và vi diệu, giải thích một cách đơn giản thì mang ý nghĩa như sau: “Nhất” (một) nghĩa là vô cực, là sự huyền diệu của “Tiên Thiên” (Tiên Thiên tức là lúc chưa có trời đất), là “chí thần chí minh”. Nhất còn có tên gọi là “Lý”. “Quán” có nghĩa là quán triệt thông suốt tất cả, từ không cho tới có, từ bắt đầu cho đến lúc kết thúc cái lý tột cùng của vô cực. Vì cái “Lý” này quán triệt thông suốt hết vạn vật trong trời đất. Mà vạn vật trong trời đất đều có đầy đủ cái “Lý” này. Do đó mới gọi là “Nhất Quán”. Còn “Đạo” có ý nghĩa là con đường, cũng tức là “Lý”. Vạn sự vạn vật mà không thể không có Đạo, không thể không có “Lý”. Hợp với “Lý” tức là hợp với Đạo. Xa rời phản bội lại “Lý” tức là phản bội lại với “Đạo”. “Nhất Quán Đạo” hợp lại mà nói thì có ý nghĩa là từ “Nhất” (một) mà có thể quán triệt, thông suốt tất cả chân lý vô cực của vạn sự vạn loại trong trời đất. Cũng
  • 25. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 24 | P a g e có nghĩa là từ “Nhất” mà quán thông hết tất cả trời đất, từ xưa tới nay, từ trong ra ngoài. “Nhất Quán Đạo” Là con đường quang minh đại Đạo cứu độ chúng sanh. Hành theo đại Đạo tức là khôi phục lại cái thiện tột cùng, hành tà Đạo tức là tạo nên trầm luân và kiếp nạn. Tóm lại vạn vật trong trời đất, không có gì là thoát khỏi Đạo của nhất quán. Vì vậy mà Khổng Tử nói: “Có ai ra khỏi nhà mà không qua khỏi cửa, tại sao lại không noi theo Đạo chứ”. 3. Nhất Quán Đạo được phát hiện khi nào? Lão Tử là tổ sư của Đạo giáo nói rằng: “Đại Đạo không có hình tướng mà có thể sanh ra trời đất”. Ý nghĩa câu này là khởi nguồn của trời đất chính là Đạo, chưa có Trời Đất đã có Đạo rồi. Phục Hy Thị ngẩng đầu quan sát trời đất, nghiên cứu cái “Lý” sinh ra trời đất mà vẽ ra Tiên Thiên Bát quái để biểu thị lý huyền diệu của Trời Đất, đây là lúc Đại Đạo bắt đầu giáng thế. Tiếp đến là Hiên Viên Hoàng Đế gặp Quảng Thành Tử chỉ điểm, lúc này Đại Đạo bắt đầu được xiển minh, tiếp nối sau đó là vua Nghêu, vua Thuấn, vua Vũ, Thành
  • 26. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 25 | P a g e Thang, Văn Vương, Võ Vương, Châu Công tiếp tục Đạo thống, truyền trao “tâm pháp”, nhất quán tương truyền. Lúc ban sơ Lão Tử giáng thế, phát dương Đạo, đến phía Đông độ Khổng Tử, sau đó Khổng Tử truyền cho Tăng Tử, trong quá trình truyền thừa cái tên Nhất Quán đã được gọi, sau đó Đạo được truyền đi lúc ẩn lúc hiện. Tới triều đại nhà Tống, Hi Di xuất hiện, các học giả nhà Tống: Liêm, Lạc, Quan, Mân như Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Trương Tải, Chu Hi,… liên tục nổi lên, chân tông lại được khôi phục, đề xướng. Nhưng vận bất tương phùng, cuối cùng vẫn chưa đắc được đạo thống, vì tính từ trước Mạnh Tử, Đạo đã vận chuyển qua Tây Vực, Thích Ca Mâu Ni Phật tiếp thừa. Vì vậy, các nhà nho đời Tống xuất hiện nhiều, chẳng qua là ứng vận xiển phát Đạo mà thôi. Phía Tây, Thích Ca Mâu Ni Phật độ đại đệ tử Ca Diếp, một truyền một đến tổ sư thứ 28 là Đạt Ma tổ sư. Thời vua Lương Võ Đế, Đạt Ma tổ sư từ phía Tây đến, đạo mạch lại được tiếp nối truyền thừa. Đến tổ sư thứ 15, Đại Vương Tổ Giác Nhất quy không. Diêu Trì Kim Mẫu
  • 27. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 26 | P a g e giáng đàn phê huấn chỉ dạy. Đông Chấn Đường bắt đầu cải sửa thành Nhất Quán, gọi là Nhất Quán Đạo. Sau đó truyền đến tổ thứ 16 là Lưu Tổ. Cuối cùng truyền tới Đông Lỗ tam giáo (Thích-Đạo-Nho) hợp nhất. Tổ sư thứ 17 Lộ Tổ, ứng vận phổ truyền. Tổ sư thứ 18 Cung Trường Tổ, vâng mệnh Lão Mẫu tiếp thừa Đạo thống, bàn lý “mạt hậu nhất trước”. Đây là quá trình lịch sử của Nhất Quán Đạo. 4. Tông chỉ của Nhất Quán Đạo là gì? Tông chỉ của bổn Đạo là tôn kính Trời Đất, lễ kính thần minh, hiếu thuận với cha mẹ, tôn trọng sư tôn, giữ chữ Tín với bạn bè, hòa ái với hàng xóm láng giềng, cẩn thận lời nói và hành vi, bỏ ác hướng thiện. Ngoài việc tuân hành cương thường luân lý, tất cả đều nhìn thấu, nghiên cứu trời người nhất quán, thanh tịnh tâm tư, mượn cái giả để tu cái thật, khôi phục bổn tánh (lương tâm, phật tánh), khôi phục lại cái thiện ban đầu, mình đã tốt cũng giúp người được tốt, cùng nhau dẫn dắt, chỉnh đốn lại nhân tâm, thay đổi phong khí cứu vãn thế phong suy đồi, giúp người người đều hướng thiện. Khiến thế giới trở thành đại đồng, là tôn chỉ duy nhất của bổn Đạo.
  • 28. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 27 | P a g e 5. Quy trình của Nhất Quán Đạo là gì? Trời giáng Nhất Quán Đạo, là vì phổ độ chúng sanh, cứu vãn kiếp nạn tai ương, do đó quy trình của bổn Đạo cũng đơn giản và dễ làm. Nói tóm lược có thể được phân làm 4 phần: - Một là vào Phật Đường phải tuân thủ quy định phép tắc của Phật Đường. - Hai là siêng năng tu nội ngoại công. Nội công là tự bản thân mình tu hướng thiện. Ngoại công là độ người hành thiện. - Ba là vào Đạo phải nộp công đức phí, để làm phí dụng trong Đạo trường. - Bốn là sau khi vào Đạo phải tuân thủ theo lời dạy của Thầy, giữ Đạo mà hành. 6. Thủ tục tham gia Nhất Quán Đạo là gì? Nhất Quán Đạo là vì phổ độ chúng sanh. Những ai có tâm hướng thiện, thân gia thanh bạch, cho dù là nam nữ già trẻ, đều có thể do hai người là Dẫn Sư và Bảo Sư dẫn dắt vào Đạo trường. Nộp một khoản công đức phí, tuân theo quy định, được Sư điểm truyền khai mở Phật
  • 29. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 28 | P a g e Tánh, và lập hồng thề đại nguyện, để biểu thị sự thành tâm không quên. 7. Công đức phí là gì ? Ý nghĩa ? Lúc gia nhập vào Đạo có một khoản chi phí phải nộp, gọi là công đức phí, đây là Phật quy, cũng không được tùy tiện dùng, không biết nói như thế nào? Giữa trời đất chỉ có Đạo là khó có thể đắc được, từ xưa Đạo không tùy tiện truyền. Vì vậy mà Khổng Tử mới nói: “Sớm nghe Đạo tối chết cũng cam”. Tử Cống nói: “Tính và Thiên Đạo không thể được nghe”. Người xưa mộ Đạo, niệm kinh trì trai, trước lập công đức, hành đủ 3000 công, hoặc cảm động bề trên, âm thầm phái người chỉ thị. Trước tu rồi sau đó mới được điểm Đạo. Thời nay đại khai phổ độ, Trời muốn mọi người đều hiểu Đạo, được hưởng phúc, nhưng không có công, cũng khó mà biết được tâm người là giả hay thật. Hiểu được lòng người, tiền là khó xả, vì để thử lòng người, dù gia đình giàu hay nghèo, đều bỏ ra một số tiền làm công đức phí để biểu thị lòng thành. Cũng có thể nuôi dưỡng thiện tâm thích bố thí. Nói cách khác cũng chính là lễ vật tự nguyện phát ra, là thủ tục gia nhập Đạo không thể
  • 30. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 29 | P a g e thiếu. Thầy đây tuân tủ đàn quy, không dám tùy tiện giữ riêng. Đối với người cầu Đạo, không được chiếm đoạt, nếu không sẽ phạm vào giới trộm cắp. 8. Công đức phí được dùng vào mục đích gì? Công đức phí là để dùng in ấn kinh sách huấn văn, phân phát cho các nơi sử dụng vào việc Đạo, để cứu giúp người nghèo khó, hoặc dùng cho các việc thiện, nếu như không thu nhập, Đạo vụ làm sao có thể phát triển. Đây là lý do vì sao thu tiền công đức phí. Nhưng chỉ dùng cho việc Đạo, không được tự ý giữ riêng. 9. Thu công đức phí không sợ người nghi ngờ gian lận lừa gạt không? Đã gia nhập vào Đạo là tự nguyện, không miễn cưỡng, mà khoản công đức phí không phải dùng vì mục đích cá nhân. Huống hồ, Dẫn Bảo Sư dẫn dắt người vào đạo trường cầu Đạo còn phải lập xuống thệ nguyện, nếu như có hành vi lừa gạt tiền tài thì sẽ bị thiên khiển lôi tru. Mà người bàn Đạo, dù không có huệ căn sâu dày, cũng
  • 31. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 30 | P a g e là thiện nam tín nữ, thà chết cũng không dám lạm dụng tiền công, vì đã lập biểu văn thệ nguyện, trong âm thầm có thần Phật giám sát. Lòng nghi ngờ đã không có, sợ từ đâu tới. Cái gọi là ngũ uẩn đều không, thì lòng nghi ngờ ham tiền từ đâu mà khởi. 10. Ngoài công đức phí ra còn tốn các khoản tiền gì nữa không? Bổn Đạo ngoài công đức phí ra, cũng không tốn bất kỳ khoản chi phí hay phí dụng nào nữa. Duy có Phật Đường các nơi muốn chi dùng các việc thiện khác, đều là tự động khuyên góp, tình nguyện làm, tuyệt đối không miễn cưỡng. Đây gọi là có tiền thì góp tiền, hành tài thí, không có tiền thì khuyến thiện, hành pháp thí, khuyên nhiều người tu Đạo. Nếu không thể hành tài thí pháp thí, thì có thể phát đại vô úy thí, cũng là công đức vô lượng. 11. Nhất Quán Đạo vì sao không cần lập án? Nhất Quán Đạo là ứng tam kì phổ độ, trong âm thầm độ người hiền lương mà giáng Tiên Thiên Đại Đạo. Xưa
  • 32. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 31 | P a g e kia lúc Khổng Lão Phu Tử chu du liệt quốc mà truyền Nhất Quán, cũng chưa nghe nói lập án. Hai giáo Thích – Đạo cũng chưa nghe có như vậy. Từ xưa tới nay, cũng chưa nghe bất kì tín ngưỡng tôn giáo nào nói đến. Có thể thấy Đạo giáng thế hoàn toàn là do mệnh của Thượng Đế, vì vậy số đã định tự nhiên là như thế. Do đó Đạo là Chân Thiên Đạo phổ độ thu “nguyên tính” quay về “Lý”. Do đó không lập án là điều tất yếu. Tóm lại Đạo được lập ra là không có bối cảnh, không có tác dụng, cũng không có lừa gạt tiền tài, lừa gạt dân chúng, hoàn toàn là “cùng lý tận tánh”, làm rõ nhất quán chân lý đạo học, khuyên độ người thế gian cải ác hướng thiện, làm một người hoàn thiện. Nếu như quan phủ can thiệp vào, cũng không cần lo lắng, cứ để họ tự do điều tra. Vì Đạo ta là chánh Đạo, có giúp ích cứu vớt nhân tâm. Quan là bậc trưởng thượng của dân, làm gì có trưởng thượng nào không thích con em mình học làm điều tốt. Đây là lý do không cần lập án can thiệp. Chỉ có tạm dừng không truyền, cũng có gì đáng sợ chứ. Cái gọi là “hợp thì giữ, không hợp thì bỏ”. Khổng Tử có nói: “Đạo có thể hành là do mệnh của Ơn Trên, Đạo mà phế cũng là do mệnh của bề
  • 33. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 32 | P a g e trên”. Đạo suy hay hưng là do Ơn Trên quyết định, thật không phải do con người có thể làm. 12. Nhập Đạo rồi thì cần làm những việc gì? Sau khi nhập Đạo rồi, chủ yếu là tu Đạo, phải có công phu tu hành. Công phu tu hành của Nhất Quán Đạo là nửa thánh nửa phàm. Một mặt là mưu sinh, cho dù là sĩ nông công thương, đều không cản trở công việc của bản thân, có thể vừa làm vừa tu. Đối với công phu tu Đạo có thể phân làm 2 phần: Một là nội công, tức là tu chính bản thân mình, thành tựu chính bản thân mình, khiến cho “tư dục tịnh tận, thiên lý lưu hành”, công phu buông xả. Hai là ngoại công, tức là khuyên người hành thiện, phổ độ chúng sanh, cứu kiếp cứu thế, công phu lượng lực nhi vi. Đó là những việc sau khi cầu Đạo cần phải làm. Tóm lại không ngoài nội ngoại kiêm tu, vừa thánh vừa phàm.
  • 34. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 33 | P a g e 13. Đạo thờ kính những thần phật nào? Vị Thần Phật mà Nhất Quán Đạo cung phụng chính là Minh Minh Thượng Đế, là chủ tể của tam giới thập phương. Vị này ở Vô Cực, là người mẹ khai thiên tịch địa sinh ra loài người. Còn được gọi là Lão Mẫu. Những vị Thần Phật cùng hiệp trợ bàn Thiên Đạo như Chư Thiên Thần Thánh, cho đến Di Lặc Tổ Sư, Quan Âm Cổ Phật, Tế Công Hoạt Phật, đều là Thần Phật mà bổn Đạo cung phụng. 14. Vì sao phải thờ kính Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Cổ Phật và Tế Công Hoạt Phật ? Lúc này là thời kì tam kì mạt kiếp, Minh Minh Thượng Đế mệnh cho Di Lặc Cổ Phật cùng Quan Âm Bồ Tát và Tế Công Hoạt Phật ứng vận cứu thế, cùng bàn đại sự thu viên. Do Di Lặc Cổ Phật trưởng thiên bàn, Tế Công Hoạt Phật chấp trưởng giáo bàn, phi loan tuyên hóa, cứu thế độ người. Vì vậy chúng ta sau khi cầu Đạo, đối với tâm tính, cần tích cực chăm chỉ tu luyện. Đối với Sư Tôn, cần phải thành kính cung phụng, để biểu đạt tinh thần uống nước
  • 35. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 34 | P a g e nhớ nguồn, tôn Sư trọng Đạo, cảm ân báo ân. Nên việc cung phụng Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Bồ Tát, Tế Công Hoạt Phật là lẽ đương nhiên. 15. Vô Cực Lão Mẫu và Minh Minh Thượng Đế là hai vị thần phải không, vì sao phải có hai cách xưng hô? Bổn thể nguyên thủy ban đầu của Tiên thiên, không có hình trạng, không có tên gọi. Phục Hy thị vẽ Tiên Thiên bát quái, lấy vòng tròn để biểu đạt. Lại vẽ một vạch (一) khai Thiên, dùng chữ nhất (一) để đại biểu. Ý nghĩa là chỉ vô cực. Vô cực có công năng sinh ra trời, đất, con người và vạn vật. Là do vô hình mà sanh ra hữu hình. Vì có hình nên mới có tên gọi, gọi là Mẫu (mẹ). Do đó mà gọi là Vô Cực Lão Mẫu. Vô Cực Lão Mẫu có thể sanh ra và nuôi dưỡng trời đất, con người, vạn vật. Là chủ tể con người trời đất vạn vật, tham tán vào sự hóa dục, vận dụng vạn năng. Định thì chí thần. Thể là Lý, dụng là Thần. Vì là Thần nên gọi là Thượng Đế.
  • 36. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 35 | P a g e Lúc ban sơ khi con người giáng sanh, trời ban cho linh tánh, vốn cực quang minh. Sau đó bị vật dục che mờ, mất đi bổn lai linh minh vốn có. Vì vậy muốn khôi phục lại bổn lai linh minh, cần phải làm thiện bỏ ác, thanh tâm quả dục. Khiến cho Linh Minh khôi phục lại sự sáng lạn. Nên gọi là Minh Minh, tức là khôi phục lại tánh linh vốn có lúc ban đầu của con người. Cũng có nghĩa là “Minh minh đức” trong sách Đại học. Do dó, Vô Cực Lão Mẫu cũng được gọi là Minh Minh Thượng Đế. 16. Vì sao trong Đạo cũng phải thắp nhang khấu đầu? Thể chế của Trung Quốc, bắt đầu là Chu lễ, mượn lễ chế của Chu Công, giúp sửa trị được thái bình. Khổng Tử thiết giáo, tất học lễ. Thánh Hiền đời xưa, không ai là không dùng khấu đầu để biểu thị sự cung kính, thắp nhang để cúng bái thần linh. Tuy nghi thức dâng hoa cúc cung không giống với thời nay, nhưng cũng đều là biểu thị sự thành kính. Đây là quy định của bổn Đạo để thể hiện sự thành kính, lấy việc đốt hương khấu đầu là việc tất yếu, và cũng là để tuân theo cổ lễ.
  • 37. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 36 | P a g e 17. Ý nghĩa của khấu đầu thắp nhang là gì? Mọi người sau khi nhập Đạo, tự giác kiên tâm tu hành, giữ sự thành kính không thay đổi đối với Thần Minh, để kết duyên với thần linh. Thắp nhang, đốt hương là biểu thị sự kính bái thần linh. Khấu đầu là lễ tiết kính phụng thần linh. Vì vậy, nếu người nào có thể thành tâm phát nguyện, thắp nhang khấu đầu có thể tương thông được với Chư Thiên Thần Linh, thương xót che chở, người và thần kết duyên. Đốt hương khấu đầu tuy là biểu hiện cung kính thần linh, cũng là phục mệnh hợp với diệu lý của trời. Thánh nhân đời xưa tạo ra chữ viết, có ý nghĩa thâm sâu, từ “mệnh” (命) được phân ra có nghĩa là người (人) một (一) khấu (叩). Cái gọi là cũng là con người, bỗng dưng ai có thể hướng người khom lung, đó là chỉ khi gặp trường hợp khẩn cấp, lúc đó đều không màng thân thể, phủ phục cúi đầu, để bảo vệ tính mạng. Người tu Đạo, khấu đầu là để liễu tính mạng. Do đó mà người tu đạo không thể không chú ý phụng hành.
  • 38. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 37 | P a g e 18. Lão sư hiện tại cũng làm việc phải không? Giáo chủ của Đạo là Sư Tôn Thiên Nhiên, vâng mệnh Ơn Trên là truyền thừa Đại Đạo. Chuyên tâm xiển dương nhất quán chân truyền, giáo hóa người hiền, phổ độ thâu viên, trách nhiệm lớn lao. Vì vậy hiện tại không làm việc, nhưng tất cả việc phàm trần tục sự, có lúc cũng có thể cùng nghe, vì Đạo ta thánh phàm khiêm tu, nên có thể hoạt bát linh động. 19. Lão sư làm sao có thể đến các nơi truyền Đạo? Thời thế ngày nay không như xưa, nhân tình bạc bẽo, không nói đến luân thường, đạo đức bại hoại. Cả nước khắp nơi, đều cần tới khuyến Đạo, trồng nhân kết duyên, thực hiện phổ độ. Như người cầu Đạo, có số người tương đương, lão sư đích thân đi điểm truyền. Nếu như không thể điểm truyền, ta cũng phái người đại diện điểm truyền, để phát triển Đại Đạo.
  • 39. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 38 | P a g e 20. Lão sư truyền đạo có bận không? Lúc bận làm sao phân thân? Hiện nay là tam kì mạt kiếp, thiên thời khẩn cấp, mau chóng cứu người hiền lương, coi là việc cấp bách. Vì vậy Lão Sư ở các nơi truyền Đạo, vô cùng bận rộn, có lúc vì quan hệ Đạo vụ, không thể phân thân, bèn phái đại diện cho thầy, để truyền Đạo thuyết pháp khuyên người, cải ác hướng thiện, chuyển ngu thành hiền. 21. Đại biểu cho thầy có bao nhiêu vị? Chí nguyện của bổn đạo là độ tận 92 ức nguyên Phật tử, sau này Đạo vụ hồng triển, đương nhiên đại biểu cho Lão Sư sẽ gia tăng. Dự định càn đạo (nam) đại biểu 3000, khôn đạo (nữ) đại biểu 600. Hiện số lượng đã vượt hơn 40 người. 22. Như thế nào có thể làm đại diện cho thầy? Đại diện cho thầy làm Điểm Truyền Sư truyền Đạo, người được chọn đương nhiên là công đức sâu dầy, thông đạt đạo lý, nhân cách cao thượng, chí hướng kiên
  • 40. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 39 | P a g e định, thân tâm song tu, ngôn hành có thể làm gương, lại trải qua sự khảo bạt của Sư Tôn, bắt đầu có thể làm đại biểu, phân bố các nơi trợ giúp Đạo vụ. 23. Đại biểu cho thầy có lãnh tiền lương không? Ơn trên có đức hiếu sanh, phàm những việc có liên quan đến làm việc Đạo, hoặc làm công đức, hoặc thuộc từ thiện, đều cần tận nghĩa vụ, quyết không lấy tiền lương làm mục đích, huống hồ là đại biểu cho thầy, tuy là nhận được sự ủy thác của Sư Tôn, bôn tẩu khắp nơi, đối với đạo vụ không phải là không vất vả. Vì thay trời tuyên hóa, thay sư truyền Đạo, cũng là tự hành công đức, sau này công quả viên mãn, tự chứng phẩm liên. Vì vậy những ai đại biểu cho thầy đều không có tiền lương, nhưng nếu như gia cảnh bần hàn, không thể có đủ đồ dùng, thì sẽ do Sư Tôn phân phát, tùy lúc giúp đỡ, hướng khắp nơi truyền Đạo, bình thường cho dù là ai cũng đều không lãnh tiền lương, tình nguyện tận tâm với nghĩa vụ.
  • 41. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 40 | P a g e 24. Lúc Lão Sư đắc đạo là đơn truyền hay là thời kỳ phổ độ? Đại Đạo được truyền xuống, từ xưa là một truyền một, đạo vận thời ban sơ, thời kì bắt đầu phổ độ, là lúc tam kì mạt kiếp, Bạch Dương ứng mệnh, Lộ Tổ truyền Đạo, chính là lúc thực sự ứng vận phổ độ. Lúc Thiên Nhiên Lão Sư đắc đạo, đương nhiên là thời kì phổ độ. 25. Ngoài thầy ra còn có người nào khác có thể truyền Đạo không? Đạo thống của Nhất Quán Đạo là một mạch tương truyền, một sư một tổ, ứng vận truyền Đạo. Vì vậy trong Nhất Quán Đạo chỉ có Thiên Nhiên lão sư phụng mệnh truyền Đạo, ngoài ra không còn ai khác, tu Đạo không thể không chú ý. 26. Đạo cũng phân chia nhánh phái phải không? Nhất Quán Đạo đã phổ truyền đại Đạo, lấy việc cứu tế chúng sanh làm chức trách, là một thầy
  • 42. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 41 | P a g e một tổ, bất nhị pháp môn, tức không có các loại môn phái, do đó các học sĩ cho dù là người phú quý bần tiện, không phân giới hạn, phàm có thể tuân theo thủ tục nhập Đạo cầu Đạo, đều do Lão Sư điểm truyền khai thị nhập Đạo. Vì vậy Nhất Quán Đạo, không có phân biệt môn phái. 27. Một người vào Đạo vì sao còn phải tề gia (chỉnh lý gia đình) ? Người xưa nói: “Tu thân trước sau đó tề gia, tề gia sau đó mới trị nước, trị được nước sau đó thiên hạ mới thái bình.” Có thể thấy thân có tu hay không, quan hệ không ít. Xem thử các gia đình thời cận đại, không dùng lời nói lễ nghĩa để giao tiếp, lớn nhỏ mất trật tự, nhà nhà đều tranh cãi, bất đồng ý kiến, khiến cho thiên luân không thuận, anh em bất hòa. Vì vậy mà kỉ cương rối loạn, thiên luân chìm đắm mai một, thậm chí nguy cấp đến quốc gia, ảnh hưởng đến xã hội, đây đều là vì mọi người không biết tu thân. Vì vậy thánh hiền xưa dạy phải tề gia (sửa trị gia đình), thực là có lý ở trong đó. Mạnh Tử nói thiên hạ đại loạn chỉ có Đạo mới có thể cứu vãn. Nay nói Đạo tề gia là ý
  • 43. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 42 | P a g e nói điều này. Vì vậy một người tu Đạo, không chỉ tu một mình bản thân, mà còn đại biểu cả gia đình mà tu. Do đó, mục đích tề gia mới có thể tương đồng, ý kiến mới có thể nhất chí, cùng khảo chứng, cùng khích lệ, mọi người cùng một tâm nắm tay tiến lên phía trước, thực hành tề giáo, không phải là đẹp sao. 28. Thế nào gọi là phụng thiên thừa vận? “Thiên” tức là Minh Minh Thượng Đế, “vận” tức là sự vận chuyển của Thiên cơ. Phụng thiên thừa vận, tức là tin theo minh mệnh của Thượng Đế. Bàn lý các đại sự thiên cơ. Ta theo Lão Sư Thiên Nhiên, tức là tuân theo Thiên Cơ vận hành của tam kì mạt kiếp mà bàn đại sự bàn lý thu viên phổ độ tam tào. 29. Đạo truyền tới lúc nào thì dừng? Lúc này đúng vào thời kì tam kì mạt kiếp, sở dĩ giáng Đạo là vì cứu người thiện lương. Minh Mệnh của Thượng Đế. Hiện tại chưa độ hết 92 ức nguyên Phật tử còn trong biển khổ, đều cần phải độ hóa rộng rãi, minh thiện phục sơ, khiến cho đại đạo phổ biến khắp
  • 44. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 43 | P a g e thiên hạ, hoàn thành thế giới đại đồng, mà nhất quán đại Đạo, truyền tới lúc này thì dừng. 30. Những bạn đạo đều là người tốt phải không? Phàm có thể gia nhập Nhất Quán Đạo, đều là có thiện căn, có duyên với Phật, sau khi nhập Đạo, được Thần Phật chỉ điểm, lão sư khai thị thành toàn, sự thực mà nói, đương nhiên là tốt. Tuy trong đó có một số không tốt, thật ra là lúc chưa nhập Đạo, nhưng tâm tính thiện lương, tự có lỗi nhưng không nặng. 31. Có bạn đạo không tốt làm thế nào để xử tội? Phàm có bạn Đạo không tốt, nhẹ thì chân thành khuyên giải, thành khẩn. Nặng thì dùng những lời huấn khiển trách của Thầy, lấy đó mà sửa chữa. Vẫn còn tái phạm thì có Tiên Phật lâm đàn khiển trách. Nhưng nếu như chấp mê không ngộ, tự cam chịu trụy lạc, cũng chỉ có bất ngôn bất lý, trong vô hình trung xóa bỏ tên, vĩnh
  • 45. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 44 | P a g e viễn không chấp nhận là Đạo hữu nữa mà thôi, dân không trị dân, làm sao có thể xử tội được. 32. Các bạn đạo nam nữ cần phải làm như thế nào để hành công? Các đạo hữu nam nữ, đối với việc hành công, cần phân công hợp tác, toàn thể động viên, hoặc gánh vác tam tài, phi loan tuyên hóa, hoặc giảng giải kinh huấn, tuyên truyền đạo nghĩa, người có tiền thì lượng sức bỏ ra, in ấn kinh sách thánh huấn, người có lực thì đi khắp nơi khuyến Đạo dẫn dắt bạn bè người thân lương thiện, mau chóng nhập Đạo, hoặc thiết lập Phật Đường, để tiện mọi người hành công, hoặc tận tâm bảo hộ Phật pháp, khiến cho Đạo vụ ngày càng phát triển, hoặc lập chí mau chóng làm, cẩn thận giữ sứ mệnh, hoặc tề gia tu Đạo, làm tấm gương mô phạm. Phàm các nam nữ đạo thân, đều cần tự hành công, để chứng thiện quả. Duy đạo hữu nam nữ, đối với việc hành công, tùy duyên tùy phận không sai chức nghiệp, lượng sức mà làm, người thân độ người thân, bạn bè độ bạn bè. Nhưng cũng không thể độ lung tung. Khổng Tử nói:
  • 46. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 45 | P a g e “Với người có thể cùng nói chuyện mà không nói chuyện cùng họ, như vậy là bỏ qua mất người đáng nói; với người không thể nói chuyện cùng mà mình vẫn cứ nói, như vậy là uổng phí mất lời của mình. Bậc trí giả không để mất người , cũng không để phí mất lời.” Do đó độ người, cần phải độ người lương thiện trung hậu đốc thực lương thiện. Đến như tâm thuật bất chánh phẩm hành không đoan chánh, tuy là bạn bè rất thân thích, cũng không thể độ. Nếu như không cẩn thận, độ hạng người này, nếu không không những không có công mà lỗi vô cùng lớn, mọi người cẩn thận. 33. Thế nào là nội công? Tu sửa bản thân để hoàn thiện chính mình, giúp cho tất cả hành vi của mình đều hợp với lý. Thanh tâm quả dục, để tâm được an tĩnh, buông xả. Đây là nội công. 34. Cần phải công phu như thế nào mới có thể giúp tâm được an tĩnh. Công phu để tâm được an tĩnh, nói cách khác là phương pháp tiết chế tâm. Đương nhiên lấy tịnh tọa là
  • 47. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 46 | P a g e tốt nhất. Để trí huệ sinh ở tinh thần, tinh thần tạo ra sự an tĩnh. Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, cũng không ngoài cách tịnh tọa. Muốn tịnh tọa, có thể sớm tối ngồi xếp bằng tịnh tọa, đóng mắt ngưng thần, lưỡi đụng hàm trên, bình tâm tịnh khí, bỏ đi tất cả tạp tư vọng tưởng, cũng không nghĩ thiện, cũng không nghĩ ác. Không dao động, không xuất không nhập. Ngồi đến một niệm không sanh. Lúc vạn ý niệm đều dừng, tự nhiên thanh tĩnh, trong ngoài không một vật. Lúc này, sẽ dễ dàng đạt cảnh giới tịch nhiên bất động, cũng là “tri chỉ định tĩnh” được nói đến trong sách Đại Học, lâu dần sẽ tự nhiên hồi nguyên phục sơ. 35. Thế nào là ngoại công? Khuyên giải giúp người hướng thiện, khiến chúng sinh được phổ độ, người người hướng thiện, làm việc cứu người lợi vật, tồn tâm cứu tai cứu kiếp. Trước giúp mình được chân chánh rồi sau đó cũng giúp người được chân chánh, công đức này tức là ngoại công.
  • 48. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 47 | P a g e 36. Lúc hành ngoại công không biết làm như thế nào mới đúng? Hành ngoại công, không thể có tâm lý mua danh vọng chuộc tiếng khen. Lúc hành ngoại công, không thể có lời nói ác độc, biểu thị sắc mặt nghiêm khắc. Nếu như hành công vì mua danh, vì muốn được khen ngợi thì tất nhiên sẽ không thể gọi là có công. Nếu như tánh khí nóng nảy mà đi khuyên người, thì không phải là người tu Đạo. Tóm lại hành công thì phải noi theo Thánh huấn của tam giáo, cố gắng hết sức thực hiện. Phàm sao chép sách thiện, thiết lập Phật Đường, tuyên truyền Đạo nghĩa, để khai mở trí tuệ của người, đều là công đức thượng đẳng. Cần phải biết giúp một người thành Đạo, thì cửu huyền thất tổ của họ đều siêu thăng, sao chép một câu trong sách thiện, hơn vạn lời nói, tam giáo thánh nhân cũng là như vậy. Đến như phàm tình, cứu nguy trừ nạn. Nhỏ là một mình xuất tiền để làm, lớn thì cùng tập hợp của cải lại làm. Anh ta nếu như không bỏ tiền công đức, cần phải tùy nơi tùy việc, lời nói sắc mặt hòa nhã, chỉ dẫn nhiều hơn, đối với bậc làm cha thì khuyên từ ái,
  • 49. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 48 | P a g e đối với bậc làm con thì khuyên hiếu thảo, đối với bậc làm anh thì khuyên thân thiện, đối với bậc làm em thì khuyên cung kính, đối với vợ chồng thì khuyên nói lời hòa thuận, đối với bạn bè thì khuyên giữ chữ tín, với quan chức thì nói lời trung chánh, gặp người ác thì khuyên họ cải tà quy chánh, gặp người thiện thì khuyên anh ta tu dưỡng tâm tánh, quảng hành tam giáo, báo đáp bốn ân, đây là phương pháp độ người hành công. 37. Thế nào gọi là phi loan tuyên hóa? Đạo vì kiếp mà giáng, kiếp do ác mà tạo nên, đến thời tam kì, hạo kiếp sắp giáng, Thượng Đế không nỡ để 92 nguyên phật tử gặp phải kiếp nạn, vì vậy mà giáng xuống Nhất Quán Đại Đạo, cứu độ người lương thiện, sai Di Lặc Cổ Phật, Quan Âm Cổ Phật, Tế Công Hoạt Phật, chấp trưởng Thiên bàn giáo chủ, đồng đời phái Chư Thiên Thần Thánh trợ Đạo, thiết lập loan đàn. Linh tánh của Tiên Phật, mượn sắc thân của con người, trời người hợp nhất, dùng bút và bàn cát, giáng xuống huấn chương, tuyên dương Nhất Quán Đại Đạo, để cảnh tỉnh người mê, đây gọi là phi loan tuyên hóa.
  • 50. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 49 | P a g e 38. Tuyên hóa cái gì? Đến thời nay, phong tục bại hoại, luân thường đạo đức bị coi thường. Rất nhiều chúng sanh bị rơi vào luân hồi. Ơn trên không nhẫn tâm, phát đại từ bi, giáng Đạo cứu thế. Mượn cây bút gỗ và bàn cát, tuyên truyền Tiên Thiên Đại Đạo, Nhất Quán Chân Truyền. Từ xưa chân Đạo, trời mượn sức người, người dựa vào Trời mà thành, đây gọi là thay trời tuyên hóa. Nguyện người người cải ác hướng thiện, lập chí thành nhân, đều tận minh thiện phục sơ, khiến cho vạn ức tánh linh, được trở về Lý Thiên. Đây là lý do tuyên hóa Nhất Quán Đạo bất nhị pháp môn.
  • 51. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 50 | P a g e 39. Phù loan (người được Tiên Phật mượn xác) là do người viết hay Tiên Phật viết? Phù loan vốn là linh tánh của Tiên Phật, mượn thân người mà viết huấn văn, không phải tự phù loan viết ra, phần lớn là thanh niên trẻ con, học sinh, thậm chí còn không biết chữ, đạo lý cao thâm huyền diệu. Nếu như không phải Tiên Phật Thần Linh, làm sao có thể tự viết ra, huống hồ là người mù chữ làm sao có thể xuất bút thành chương, người có trí tuệ nhìn là biết do Tiên Phật viết, không phải con người sắp đặt, đây có thể chứng minh. HUẤN VĂN DO TIÊN PHẬT VIẾT RA
  • 52. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 51 | P a g e 40. Thế nào gọi là tam tài? Phù loan được gọi là tam tài, cũng tức là Thiên tài, Địa tài, Nhân tài. Phù cơ gọi là thiên tài, người viết chữ thì gọi là địa tài, người báo chữ thì gọi là nhân tài, hợp thành tam tài, có thể phi loan tuyên hóa. Cái gọi là trời đất không thể nói, trời mượn người tuyên dương đại Đạo. Chân lý xưa nay, được truyền thừa bằng tâm qua các đời tổ.
  • 53. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 52 | P a g e 41. Tư cách như thế nào mới có thể làm tam tài ? Bổn Đạo mượn phi loan để tuyên hóa, vì vậy tam tài cực kì quan trọng. Tư cách có thể làm tam tài, cần phải chú ý, cần phải căn cơ thâm hậu, phẩm cách đoan chính, tình dục đạm bạc, chủ kính tồn thành, có thủy có chung, thì có thể bắt đầu đảm nhiệm tam tài. Hơn nữa tam tài cần phải phối hợp với nhau, không thể thiếu một. Nếu như Thiên Tài thanh tịnh, nhưng nhân tài lại quá nhiều dục vọng, hoặc địa tài thành tâm, mà nhân tài hành công gián đoạn, hoặc Thiên tài động tâm, cơ bút chắc chắn sẽ có chướng ngại, loan huấn không thể chính xác, đây gọi là thần và người chưa hợp nhất, lý không thể thắng khí, đều là không hợp tư cách tam tài. Người hành công không thể không chú ý. 42. Việc phù loan nếu như có tâm nghi ngờ thì có thể làm không? Con người ở phàm làm việc, cần phải có thành tâm, nếu như tâm không thành tâm, tự nhiên không thể thành công, huống hồ là việc phê loan, càng cần
  • 54. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 53 | P a g e phải tâm địa thanh tịnh hư không, một niệm không sinh, mới có thể cảm đến trời. Nếu như khởi lên tâm nghi ngờ, thì trở thành lưỡng ý, tức là tâm không chuyên nhất. Không thể thanh tịnh, làm sao có thể phê loan, làm sao có thể cảm ứng Ơn trên. Vì vậy việc phê loan, cần phải không một chút nghi ngờ, mới có thể trời người hợp nhất, loan bút vận dụng như ý. Tục ngữ nói: “Tâm thành tắc linh” thật không sai. 43. Có thể tùy tiện tại loan đàn thỉnh Tiên Phật chỉ thị không? Loan đàn là vì xiển Đạo mà thiết lập, nếu như Đạo nghĩa không rõ, hoặc Đạo lí thiếu sót, mà lúc mời Thần Phật giải thích. Duy đối với đạo vụ có công đức tương đương, tự độ là đồ nhi trung hậu tín thực. Gặp chướng ngại không thể giải quyết, cũng có thể thỉnh cầu Thần Phật chỉ thị. Cũng có lúc không cầu Thần Phật mà Thần Phật tự nhiên chỉ thị rõ con đường. Nếu như chỉ là chuyện nhỏ, tuyệt đối không thể tùy tiện thỉnh Tiên Phật chỉ thị. Lấy Phật quy làm trọng, huống chi Đạo vụ bận rộn, con người cần phải tuân thủ, Thần Thánh làm gì có thời gian nhàn rỗi đàm luận được mất
  • 55. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 54 | P a g e với con người. Do đó Quan Thánh Đế Quân có huấn thị cấm tùy tiện thỉnh Tiên Phật chỉ thị. 44. Vì sao “loan thủ” là nữ cũng có thể làm? “Tính” (linh tính) tiên thiên của con người vốn là một thể thuần dương, không phân biệt nam nữ. Rơi vào hậu thiên, nhập vào thân xác giả này nên mới có phân biệt thành nam thành nữ. Đã là người tu Đạo đều phải lấy việc khôi phục lại linh tánh làm mục tiêu. Vì vậy mà cho dù là nam hay nữ, đều là cùng một “Lí”. Khôn đạo (nữ) chủ tĩnh, phù hợp làm phù loan, vì vậy mà khôn Đạo cũng có thể làm loan thủ. 45. Thế nào là tam tào cùng độ? Phạm vi phổ độ linh tánh của Nhất Quán Đạo vô cùng lớn, trên thì độ hà hán tinh đẩu, giữa thì độ chúng sanh ở nhân gian, dưới thì độ u minh quỷ hồn dưới địa phủ. Đây gọi là tam tào cùng độ.
  • 56. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 55 | P a g e 46. Trên độ hà hán tinh đẩu, làm thế nào có thể độ? Lúc này đúng vào thời kì tam kì mạt kiếp, 3 vị Phật trị thế, do đó mà có việc tam tào phổ độ. Những người tu hành trong quá khứ, người luyện khí, mà chưa được Ơn trên đại khai ân xá độ về Lý Thiên. Các trung thần hiếu tử liệt nữ tiết phụ, sau khi chết, có thể thăng lên làm Tiên trên tầng khí thiên, hoặc làm quỷ thần, nhưng nếu không đắc được Thiên Đạo, cũng khó có thể thoát được khỏi biển khổ luân hồi, không thể đạt bổn hoàn nguyên. Hiện nay gặp lúc tam kì mạt kiếp. Thiên Đạo phổ độ, các Tiên ở tầng khí thiên thường theo Phật đến đàn, hoặc hiển hóa các nơi, hoặc tìm người có duyên từ kiếp trước, làm Dẫn Bảo Sư, đại diện làm công đức phí. Lại phải do Sư Tôn thỉnh Nam Cực Lão Tiên Ông kiểm định, xác định công đức phí, mới có thể dùng người mượn khiếu điểm huyền, để cầu được Thiên Đạo, trở về Lý Thiên. Vì vậy để hà hán tinh đẩu có thể cầu được đạo là vô cùng khó khăn.
  • 57. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 56 | P a g e 47. Dưới độ u minh quỷ hồn, làm thế nào có thể độ? Con người ở trên đời, Hiếu Đễ làm căn bản, vì vậy con người không thể không Hiếu Đạo, lúc cha mẹ còn sống thì tận lực hiếu kính, lúc cha mẹ mất thì cố gắng siêu bạt cha mẹ, vĩnh viễn thoát khỏi biển khổ luân hồi, hưởng thụ thanh phúc của Lý Thiên. Nhưng phận làm con cái, nếu muốn siêu bạt cửu huyền thất tổ, u minh quỷ hồn, vậy làm thế nào để có thể độ? Thứ nhất cần phải hằng tâm tu Đạo, có công có đức, thứ hai là cần phải đóng công đức phí, sau đó lại thỉnh Sư Tôn, mượn vong linh con cháu điểm huyền, để nhập Đạo nghĩa quy, giống như cách độ chúng sanh ở nhân gian. 48. Trên sách huấn thường có nói “kim kê tam xướng” ý nghĩa là như thế nào? "Kim" là một trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), mà tạo lập nên 4 phương hướng (đông, tây, nam, bắc). “Kê” là dậu kê, Dậu là một trong 12 chi, thuộc phương Tây. Mà mặt trời mọc vào giờ Mão, lặn vào giờ Dậu. Nói cách khác tức là mặt trời mọc ở hướng Đông,
  • 58. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 57 | P a g e lặn ở hướng Tây. Có thể thấy hai từ kim kê tức là biến tượng thuộc phương Tây, mà phương Tây thuộc Kim, sắc Kim là màu trắng. Vì vậy Bạch Dương thiên bàn là do Kim Công Tổ Sư ứng vận chấp trưởng. Tam xướng tức là đến tam kì mạt kiếp, có ba lần giáng thế xướng Đạo truyền pháp. Đạo bắt đầu hiển lộ. Do đó nói kim kê tam xướng tức là nói Đại Đạo hiển rõ. Lúc kim kê tam xướng tức là Đạo kiếp cùng giáng, cũng là lúc Nhất Quán Đạo minh hiển. 49. Thế nào là tam kì mạt kiếp? Từ lúc có trời đất đến lúc trời đất bị hủy diệt là một Nguyên. Một Nguyên có 12 Hội là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân Dậu, Tuất, Hợi. Một Hội có 10800 năm. Mỗi một Hội sẽ có sự thay đổi về khí tượng, mà có kiếp vận ứng với mỗi thời kì. Hiện nay hội Ngọ sắp kết thúc, hội Mùi bắt đầu. Từ lúc có Trời đến nay, đã hơn 60.000 năm, phân ra làm tam kì. Thời kì thứ nhất là Thanh Dương Kì, ứng vào thời đại Phục Hy. Thời kì thứ hai là Hồng Dương Kì, ứng vào thời đại vua Chiêu. Thời kì thứ 3 là Bạch Dương Kì,
  • 59. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 58 | P a g e ứng vào thời kì Ngọ Mùi giao nhau. Mỗi thời kì đạo kiếp cùng giáng, để người thiện lương tiến nhập vào trong Đạo, người ác nghiệt bị trừ bỏ. Hội Dần sinh người, đến nay chúng “nguyên tử” sinh sinh tử tử. Tham luyến hồng trần giả cảnh, mê mất linh tánh vốn có. Đã không biết tử đâu mà tới, lại không biết tìm con đường nào mà quay về, càng sinh càng mê, càng mê càng xấu, thế phong ngày xấu đi, nhân tâm hiểm ác, đã đạt tới cực điểm, vì vậy mà tạo nên đại kiếp lớn chưa từng có. Vì thế mà được gọi là tam kì mạt kiếp. 50. Trong Đạo có việc siêu bạt vong linh, không biết nói như thế nào? Phật quy từ xưa, một người con thành Đạo thì cửu huyền thất tổ đều siêu thăng. Thời kì sơ khai phổ độ, Vô Cực Lão Mẫu định ra, độ người sống không độ người chết. Sau đó Tam Quan Đại Đế, Địa Tạng Cổ Phật, thành khẩn cầu xin Lão Mẫu hồng ân, cho phép âm dương cùng độ, vì vậy mà lập ra Phật viện, để người sau khi được siêu bạt, người đắc đạo, sau đó được định vị. Người có công đức và tu, thủ nhập siêu đẳng, người
  • 60. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 59 | P a g e công đức không đủ, đầu thai xuống tu tiếp, hoặc giáng nơi đất lành, hưởng thụ hồng phúc. Hiếu có phân ra phàm và thánh. Hiếu của thế tục là lúc cha mẹ còn sống phụng sự có lễ, sau khi chết tang sự có lễ, tế bái có lễ, chẳng qua chỉ là tận tâm của người làm con là được rồi. Nhưng không thể tiêu giải tội nghiệt của cha mẹ, để cha mẹ làm con nhà Trương, là vợ nhà Lý (ý nói phải chịu luân hồi). Do đó đây chỉ được coi là tiểu hiếu, như người con thật lòng có hiếu, tưởng nhớ công ơn lao nhọc của cha mẹ, muốn siêu bạt cha mẹ, không thể không tu Đạo. Ở Nhất Quán Đạo nếu như 64 công cộng thêm một quả, có thể siêu bạt một tầng cha mẹ, cộng 9 tầng, siêu bạt lên 9 đời, đến siêu bạt con cháu là ân bạt, không có đại công đại đức thì không thể. Thời Giáp Tý quy củ lại thay đổi, phàm người tề gia, tức có thể siêu bạt cha mẹ, nếu siêu bạt tổ phụ mẫu, cùng bá phụ mẫu, vẫn theo 2 tầng quả vị đã liệt kê phía trước, phẩm cách đoan chánh. 51. Sau khi siêu bạt vong linh có chứng nghiệm không?
  • 61. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 60 | P a g e Vong linh sau khi được siêu bạt 100 ngày, có thể tới đàn kết duyên huấn, có thể nói rõ khổ nạn của sự luân hồi, làm thế nào có thể giải thoát, làm thế nào có thể phi thăng cực lạc Lý Thiên, hưởng thụ thanh phúc, có thể nói rõ các sự việc kiếp trước. Những lời giao phó lúc lâm chung chưa kịp nói, đều có thể tại loan đàn nói rõ, hoặc mượn người tự thuật, có thể chứng nghiệm việc siêu bạt vong linh. 52. Vong linh sau khi siêu bạt rồi thì quay về đâu? Vong linh sau khi siêu bạt, có thể thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên, mà có thể quay về Lý Thiên Thiên Phật viện tự tu đường, trải qua 100 ngày tu luyện, để khôi phục thể thuần dương. Sau đó lại do Minh Minh Thượng Đế phái Tam Quan Đại Đế, án công định quả. Nhưng quả vị cần lấy từ sự tu dưỡng lúc sanh tiền, cho đến công đức của con cháu làm tiêu chuẩn. Các Thánh Hiền Tiên Phật, tuy có nhân cách nhưng cũng cần thành tích tu luyện và công đức mà định phẩm liên.
  • 62. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 61 | P a g e 53. Vào đạo rồi cũng ăn chay phải không? Sau khi vào Đạo rồi, trì trai là việc thiết yếu, tính của Tiên Thiên nguyên bổn cực thanh, không có hỗn hợp trược khí. Nếu như có trược khí hỗn tạp, tự sẽ loạn mất bổn chân, vì vậy người tu Đạo cần phải giữ sự thanh tịnh, bỏ đi trược khí, mới có thể phục hồi bổn tánh quang minh. Phàm thuộc ngũ huân tam yến, đều tận lượng giới trừ, khí vị của ngũ huân rất nguy hiểm, ăn vào tắc nguyên khí của ngũ tạng dễ bị thất tán. Tam yến là các loại cầm thú thủy tộc, đều thuộc âm khí, ăn vào dễ tổn thương thân thể thuần dương của con người. Chúng ta tu luyện là để cơ thể thuần dương, càng cần giữ dương khí bỏ âm khí, hơn nữa ơn trên có đức hiếu sanh, người tu Đạo, cần hiểu ý của Ơn Trên, không thể vì tham ăn, mà nhẫn tâm sát sanh, tạo tội nghiệt oán thù. Vì vậy người muốn tu đạo, tuy không thể hoàn toàn giữ giới, cũng phải từ từ thực hành, trước tiên ăn chay tháng, lâu dần thành quen, sau đó là trường chay. Nhưng nếu như không muốn trì chay, hành công nhiều, có thể thay lục súc tiêu oan, cũng không phải là không thể. Tóm lại người tu đạo cần phải giữ tấm lòng từ bi.
  • 63. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 62 | P a g e 54. Vào Đạo rồi có hiệu quả gì? Sau khi nhập Đạo rồi, được Sư Tôn chỉ điểm Huyền Quan Khiếu, trí huệ đại khai, như có thể thành ý ôm đạo phụng hành, thì tội nghiệt trước kia có thể hoàn toàn được khai trừ. Và lúc sinh thời có thể tránh kiếp tị nạn, sau khi chết được bình an, thoát khỏi bàn tay của Diêm Quân, nỗi khổ của sự luân hồi. Hiệu quả cực kì lớn. Nguyện người tu Đạo, mau chóng giác tỉnh, dũng mãnh tinh tiến, để chứng công quả. 55.Hiệu quả cũng có chứng nghiệm không? Chúng sanh nếu có thể tu Nhất Quán Đạo, lúc sống có thể phùng hung hóa cát, lúc khó khăn có thể tránh tai kiếp, hơn nữa sau khi chết có thể siêu sanh vĩnh thoát luân hồi, không những linh tánh có thể tới đàn nói rõ, sắc thân cũng có thể làm chứng nghiệm. Hai vị giáo chủ Phật giáo và Đạo giáo sau khi viên tịch, có tướng ngồi ngủ, là vì công hành đã viên mãn, mà trong trăm ngàn không được một. Trong Đạo ta phàm được Điểm Truyền Sư điểm Huyền Quan Khiếu, cho dù là công đức chưa được cao thâm, sau khi
  • 64. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 63 | P a g e chết đều là thân thể mùa Đông không cứng, mùa hạ không thối. Trừ khi khi người không có niềm tin, phản đạo bại đức. Tắc không dám luận định. Ngoài ra đều giống nhau. Thân thể có thể như vậy, có thể chứng minh vong linh đã chứng thiện cảnh, không cần phải nghi ngờ. 56. Vào Đạo rồi không tiến hành có tội không? Vào Đạo rồi cần phải có mục đích, bắt đầu mới có thể phát sinh tư tưởng. Mục đích là tránh kiếp tị nạn, siêu sanh liễu tử, có thể làm yếu tố dẫn khởi muốn nhập Đạo. Muốn tránh khỏi kiếp nạn tất cần hiểu rõ nguyên nhân tạo kiếp tạo nạn. Kiếp nạn không phải tự nhiên mà giáng lâm, thực là do con người tạo tội nghiệt mà thành, do đó muốn tránh kiếp tị nạn, cần phải sám hối tất cả tội ác trong quá khứ. Muốn thanh trừ tội ác, cần phải tuân theo Đạo, thân thể lực hành, bỏ ác hướng thiện, như có thể hợp với Thiên Lý, cứu vãn hạo kiếp. Đạt được mục đích nhập Đạo cơ bản nhất.
  • 65. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 64 | P a g e Trái lại nếu như phản bội Đạo mà hành, tội ác không những không được giảm bớt, mà lúc gặp tai họa còn bị tăng thêm. Sau này tội ác nhiều rồi, kiếp nạn tới, không thể tránh khỏi kiếp nạn. Đã không thể tránh khỏi kiếp nạn, càng không thể siêu sanh liễu tử, càng không thể thoát khỏi địa ngục, đây là tưởng kiến tội ác, cũng là nguyên nhân kiếp nạn. Kiếp nạn chính là quả của tội ác, do tội mà sinh, tội do người tạo. Vì vậy vào Đạo rồi cần phải gắng sức tiến hành, nếu không sẽ là tạo tội. Đã là tự mình tạo tội, chẳng phải tội cũng theo đó mà có sao. 57. Vào Đạo rồi thói xấu không sửa làm sao có thể khuyên giải? Đạo ta chủ yếu là dùng lý để khuyên giải người, lấy thiện hóa ác, sau khi nhập Đạo, đem tất cả tập quán bất lương, đem những sở thích không tốt, đều đi trừ tận. Mới thẹn là tín đồ trung thực Nhất Quán Đạo. Ác tập đã có những thói hư tật xấu, các đạo thân có nghĩa vụ cùng nhau động viên khích lệ trừ tận. Hiểu đạo lý, biết cái tốt cái hại, tuân theo thiện dụ, tùy tình hình mà khuyên giải, nhắc nhở cáo giới. Tùy người mà thiết giáo, có thể dùng phương pháp trực diện mà khuyên giải, hoặc dùng
  • 66. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 65 | P a g e phương pháp phản diện, nói chung là đều có thể hối cải sửa đổi. 58. Thế nào là tam giáo hợp nhất? Tam giáo vốn cùng một Lý mà có. Tuy phân biệt môn hộ, ngôn từ không giống nhau, nhưng nghiên cứu thực tế, thì đều giống nhau. Tam giáo vì vậy mà được thiết lập ra, ứng vận mà hưng thịnh, thay trời tuyên hóa, vãn cứu nhân tâm, khuyên người bỏ ác làm thiện mà thôi. Đạo gia lấy hư vô làm gốc, chú trọng bảo dưỡng hư linh, phản hồi vô cực. Thích gia lấy tịch tịnh làm căn bổn, mà chú trọng phản quan tịch tịnh, diệt trừ tạo dục. Nhà Nho thì nói “minh minh đức”, tắc chú ý tư dục tịnh tận, thiên lý đầy đủ, thiên lý chính là chí thiện, cũng có thể nói là tịch tịnh, tịch tịnh thì sẽ tiến tới vô cực, vô cực tức là chân lý. Vì vậy mà tam giáo đều cùng do vô cực mà sanh. Phật nói “Vạn pháp quy nhất”. Đạo nói “Bảo nguyên thủ nhất”. Nhà Nho nói “Chấp trung quán nhất”. Điều này có thể chứng minh tam giáo đều lấy “nhất” là căn bổn. Từ “nhất” lý mà hóa thành tam giáo. Ở thân người
  • 67. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 66 | P a g e thì có tinh - khí- thần. Hiện tại tam giáo hợp nhất, là việc thu viên, phản bổn hoàn nguyên, linh tánh bất muội, tắc lại hợp về một. 59. Tam giáo cũng là nhất lý mà sinh nhưng không biết đâu là tối cao nhất? Đạo vốn là nhất lý vô cực, đương nhiên là không có cao thấp. Bất quá chỉ là cao hơn thế tục. Tắc lấy Phật pháp là tối cao. Từ xưa tới nay trưởng giáo, đều là Phật giáo. Kinh ứng kiếp viết: thời hỗn độn sơ khai, định ra 10 vị Phật trưởng giáo, trước kia đã qua 7 vị Phật (Trong làng Mã Trang Doanh, ngôi chùa thất phật có thể chứng minh), còn lại 3 vị Phật là Nhiên Đăng Cổ Phật, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc chấp trưởng thiên bàn. Nhiên Đăng Phật trưởng thiên bàn 1500 năm. Thích Ca Mâu Ni Phật sinh ở Châu Triêu Vương ngày 8 tháng 4 năm Giáp Dần. Cha tên là Sát Lợi, quốc hiệu là Tịnh Phạn Vương, mẹ là Ma da phu nhân. Năm 19 tuổi xuất gia, được Nhiên Đăng Cổ Phật thọ ký, thuyết pháp 49 năm, trước tác kinh điển, độ rất nhiều chúng sanh, chỉ tánh làm Phật, trực thâm bổ nguyên, trừ sạch thanh sắc, vô ngã vô tướng, đời sau xưng là Phật tổ.
  • 68. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 67 | P a g e Lão Quân họ Lý, tên là Tự Bá Dương, tên Thụy là Đam. Thời vua Châu Vương năm Đinh Kỷ, sinh ở nước Sở Trần Quận là u vương trụ hạ sử quan, cha họ Hàn tên là Càn, tự là Nguyên Tất, mẹ tên là Tinh Phu, mẹ thọ thai 80 năm mới dưới cây mận sinh ra Lão Tử, vì vậy mang họ Lý. Sau khi Khổng Tử hỏi Lễ, thêm nữa là vua U Vương hôn hoạn, cưỡi trâu xanh ra khỏi cửa Hàm Cốc, phía Tây độ Vương Doãn Hỷ. Đạo đạm bạc dưỡng tâm, pháp rút khảm điền ly, thủy hỏa luyện kim đan, để lại Đạo Đức Kinh, Thanh Tịnh Kinh để khuyến hóa thế gian. Về Khổng Tử, vừa là nhà giáo dục vừa là nhà chính trị, hầu như ai cũng biết, không cần nhiều lời. Tóm lại đại đạo của tam giáo (Thích - Đạo - Nho) đều lấy Tính Lý làm tông chỉ, cương thường luân lý, đều liên quan đến Thiên Tính. “Tính” đã rõ, luân thường không tập tự chánh, cái gọi là minh thể đạt dụng, gốc chắc thì ngọn tươi tốt, cũng là lý tự nhiên. Đáng tiếc Phật giáo mất đi diệu đạo, Đạo giáo mất đi kim đan khẩu quyết, tụng kinh niệm sám khất thực nhân gian, Nho Giáo mất đi tánh lý tâm pháp, người trí không được mấy người, khiến cho tam thánh tông giáo. Sở dĩ nhất quán chân truyền, tất cần tam giáo tề tu, không thiên không lệch,
  • 69. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 68 | P a g e hành lễ nghĩa của nhà Nho, dụng công phu của Đạo giáo, giữ quy giới của nhà Phật, nhỏ thì có thể kéo dài tuổi thọ, lợi ích lớn có thể minh Đạo thành chân. Điều này người tu Nhất Quán Đạo không thể không chú ý. 60. Tâm tốt là được vì sao cần phải nhập đạo? Đã làm người thiện lương, một khi nghe thấy Đạo, nhất định sẽ cầu tu, tận lực đề xướng. Làm thiện nhân quân tử, không lúc nào không lo lắng đến thế Đạo nhân tâm. Lúc này, thế Đạo suy đồi, nhân tâm hiểm ác, ác khí xung thiên, dẫn tới tầng tầng kiếp nạn. Ngày đêm thuyết pháp, cứu tế không nghỉ. Nay gặp được lúc Đạo đang phổ độ, không phải là điều vui sướng lắm sao. Nhập Đạo mục đích lớn nhất, là siêu sanh liễu tử, đạt bổn hoàn nguyên, không lại chịu khổ luân hồi gặp Diêm Quân. Nếu như tâm trò tốt, dẫu sao cũng chỉ là người thiện, chuyển thế thọ phúc báo mà thôi, huống chi phúc lộc có kì hạn, cũng tới lúc tận, lại không biết kết cục như thế nào. Vì vậy mà nhập Đạo nhận được chỉ điểm, vĩnh thoát khỏi sự luân hồi, là điều may mắn vô cùng.
  • 70. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 69 | P a g e QUYỂN HẠ 1. Đạo vì sao trước kia không giáng mà nay mới giáng? Đạo giáng đã lâu, chưa có thế giới đã có Đạo. Đại Đạo vốn không có tên gọi cụ thể, nhưng có thể sanh ra và nuôi dưỡng trời đất. Do đó, Đạo là sự khởi đầu của trời. Đạo có ẩn có hiện. Lúc thời cơ chưa đến, thì Đạo còn ẩn, nên người biết đến Đạo rất ít. Lúc này đúng là thời tam kì mạt hậu, hạo kiếp giáng lâm. Vì thế mà Ơn Trên đại khai phổ độ. Hiện nay đại khai phổ độ đều là vì những năm gần đây, thế phong suy vi, nhân tâm không còn được như xưa, tam giáo suy yếu, đạo đức trụy lạc, cạnh tranh khốc liệt, cái ác ngày càng ăn sâu, vì vậy mà tạo thành hạo kiếp từ trước chưa bao giờ từng có, vì vậy những năm gần đây, thủy hỏa đao binh, bệnh dịch tai ương, xuất hiện liên tục, vì vậy mà kiếp số mới như vậy. Thực sự là do lòng người độc ác mà như vậy. Nhưng con người không thể tận ác, vẫn còn có người thiện căn không mê muội, vì không nỡ để ngọc đá cùng
  • 71. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 70 | P a g e chịu tai họa, mà chư Thiên Tiên Phật Thần Thánh, luôn mang tấm lòng từ bi, khẩn xin Thượng Đế giáng Đạo, để độ người thiện lương. May thay được Thượng Đế ân chuẩn, mới có thể giáng đại Đạo xuống, đại khai phổ độ, các nơi giáng loan tuyên hóa. Trời người cùng hợp lực, khai triển đại Đạo, mục đích chẳng qua là mượn cây bút bàn cát, mong lòng người thay đổi, tiêu trừ kiếp vận, khiến cho người thiện lương đều lên con đường giác ngộ, sớm tới bờ bên kia, hóa sa bà thành thế giới cực lạc, đây là nỗi khổ tâm cứu thế của Tiên Phật, để mà giáng Đạo phổ độ. 2. Đạo ta là nhất quán tâm truyền vì sao đều là tầng lớp bình dân được đắc Đạo? Đây là thời cơ ứng vận, ba đời vua thời cổ (nhà Thương - Hạ - Chu) Đạo giáng đế vương, sau ba đời vua thì Đạo giáng sư nho. Đến thời nay là Đạo giáng ở người dân thường, thời cơ là như vậy, tuyệt không phải sức lực con người có thể làm được, huống hồ quy định của nhất quán đạo, không can thiệp và bàn chuyện chính sự, vì vậy đều là bình dân.
  • 72. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 71 | P a g e 3. Pháp thuyền là gì? Có thể thấy được không? Danh từ pháp thuyền, chẳng qua chỉ là một trong những danh từ nói về Đạo. Không có hình tướng có thể thấy. Vì sao lại gọi là pháp thuyền? Vì con người trên thế gian, say xưa trong giấc mộng, tứ sanh lục đạo luân hồi mà thôi, tạo các loại nhân duyên, chịu các loại quả báo, trôi lăn chìm nổi không có điểm kết thúc. Không thể giải thoát, đau khổ vạn trạng, đây không phải là biển khổ sao? Nhưng đã tu Đạo rồi, thấy thế giới này là không hóa, phú quý như ảo ảnh, vợ con là còng khóa tình ái, sự nghiệp danh lợi như lưới mê. Đập tan đả phá thoát khỏi lồng, thân tâm thanh tịnh, tiêu diêu tự tại, bất sanh bất diệt, vô quái vô ngại, đây không phải là lên pháp thuyền rồi sao? 4. Hiện nay rất nhiều cửa đạo, phải chăng đều là pháp thuyền? Hiện nay pháp môn tu đạo rất nhiều, không thể nói họ đều là pháp thuyền, tuy họ không phải là pháp
  • 73. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 72 | P a g e thuyền, nhưng những pháp môn đó đều là hướng con người đến điều tốt. Như tham thiền đả tọa, tụng kinh niệm Phật, múa kiếm, trì niệm chú,.... Có rất nhiều loại, tóm lại, các loại pháp môn đó thuộc tà hoặc chánh. Chạy qua chạy lại, chạy tới chạy lui, gặp được chánh đạo thì thành Phật Tổ, gặp phải tà đạo thì lãng phí uổng công, xem nhãn lực và phúc khí của mỗi người mà thôi. 5. Sau khi cầu đạo cung kính thần có là mê tín không? Kính là thành, phàm con người không thể không kính mà lễ. Trời giáng nhất quán, xiển minh nhất lý, hiển lộ chân cơ, để con người hiểu nhất lý, là khởi đầu của vạn vật. Chân đế là vị tôn thần chủ tể của vạn vật. Xưng là chân đế viết vô sanh. Vô sanh là mẹ của linh tánh, lại là thủy tổ sinh ra con người. Con người sinh ở thế gian, đều là mê mất bổn tánh mà quên mất con đường trở về, sinh sinh tử tử, chịu khổ luân hồi. Vô sanh Lão Mẫu, mang lòng từ bi, mà giáng đại Đạo, để cứu chúng sanh, giúp con người đi theo con đường sáng, khôi phục bổn tánh. Vì vậy cung kính thần minh, là để thể hiện tấm lòng biết ơn báo đáp Ơn Trên
  • 74. Nhất Quán Đạo – Nghi Vấn Giải Đáp 73 | P a g e đã cứu vớt chúng ta, chứ không phải là vì mê tín, chẳng qua chỉ là biểu thị chút lòng thành báo ơn. 6. Không biết kính thần có thể cầu được phúc không? Kính thần cầu phúc, cần phải cải bỏ sửa chữa lỗi lầm, mới được trời xá tội, không thể tự nhiên cầu mà được. Huống chi người tu Đạo, lấy Đạo làm trọng. Từ xưa quân vương vô lượng hồng phúc, mà nay an tại. Do đó Ngũ Tổ nói: “Người thế gian chỉ biết cầu phúc, không biết tự tánh nếu mê, phúc từ đâu mà có thể cầu?” 7. Vì sao thắp hương phải dùng tay trái cắm ở chính giữa trước? Tay trái đại diện cho cái thiện, vì tay này thường không cầm dao, không đánh người, thủ nghĩa. Cắm nhang ở chính giữa trước, Đạo vốn là trung nhất, cũng là trung dung đại Đạo không thiên không lệch. “Trung nhất” là đạo thể, “trung” là “ngã” (tôi). Lấy một thành trì làm tỉ dụ, ta ở tại cửa đông, thành ở phía tây. Ta ở cửa Nam,