SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
Hernani và những vấn đề lý
luận về kịch drame
Trong sự nghiệp sáng tác văn học của V. Hugo, kịch là mảng để lại
dấu ấn thời đại sâu sắc nhất, đặc biệt là tác phẩm Hernani, một vở kịch
chứa đựng những vấn đề lý luận của một nền kịch mới : kịch lãng mạn. Để
tấn công vào trào lưu văn học cổ điển có rất nhiều thành tựu nhưng lúc bấy
giờ đã lỗi thời, Hugo đã chọn mục tiêu tấn công là kịch, thể loại văn học tiêu
biểu nhất của nó. Hernani ra đời như một sự thể nghiệm một hình thức kịch
mới : kịch drame.
Bắt đầu viết từ 29 tháng 8 năm 1929, chỉ chưa đầy một tháng sau, tức
ngày 24 tháng 9, Hugo đã hoàn thành và đưa bản thảo ra đọc ở Hội ngày
30 tháng 9 và được bạn bè ông hưởng ứng ngay. Đầu tháng
10, Hernani được các nghệ sĩ của Comédie-Francaise hoan nghênh nhiệt
liệt và bắt tay ngay vào dàn dựng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bởi một
số diễn viên nổi tiếng đóng những vai chính không cùng một chiến tuyến,
người thì ủng hộ phái mới, người lại yêu thích kịch cổ điển. Những người
kiểm duyệt cũng bắt cắt xén chỗ này, chỗ kia. Vậy nên mãi đến 25 tháng 2
năm 1830, vở kịch mới được ra mắt công chúng.
Buổi công diễn đầu tiên thực sự là một trận chiến giữa Phái Cũ và
Phái Mới. Không chỉ có những lời riễu cợt, những tiếng huýt sáo, la ó, chửi
rủa, mà còn cả cà chua thối, thậm chí có cả những cuộc ẩu đả. Những
người theo Phái Cũ và bạn bè của Hugo, những người theo Phái Mới ganh
nhau từng lời, đe doạ lẫn nhau tạo nên một không khí căng thẳng suốt
trong buổi diễn.
Buổi công diễn sau (27 tháng 2) còn ỏm tỏi hơn. Tuy
nhiên, Hernani đã giành được thắng lợi rực rỡ. Nó mang lại cho tác giả món
nhuận bút tới 6000 phrăng với một hợp đồng xuất bản ngay.
Hernani thực sự là một bài luận chiến dài chống lại những nguyên tắc
cứng nhắc của chủ nghĩa cổ điển. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tiếp tục những ý
tưởng đã được nhà viết kịch đề cập đến trong Lời tựa Cromwell xuất bản
năm 1827.
Là một vở kịch viết bằng thơ rất dài, nếu đưa công diễn thì phải mất
trên mười tiếng đồng hồ, nên Cromwell không thể đưa lên sân khấu mà chỉ
để đọc. Nhưng giá trị lớn lại không nằm ở phần kịch mà là ở phần Lời tựa.
Lời tựa Cromwell có thể được coi là một bản Tuyên ngôn của trường
phái lãng mạn trong đó tác giả phát biểu những tư tưởng của ông về nghệ
thuật kịch. Hugo đem ba giai đoạn phát triển của loài người : thời nguyên
thuỷ, thời cổ đại và thời hiện đại cho tương ứng với ba hình thức của thơ :
thơ trữ tình (lyrisme), anh hùng ca (épopée) và kịch drame. (Rõ ràng không
phải ngẫu nhiên mà 7/10 kịch drame chính của Hugo đều được viết bằng
thơ). Cũng như cuộc sống, drame tập hợp tất cả những gì trái ngược nhau
như cơ thể và tâm hồn, cái đẹp và cái xấu, cái thanh cao và cái thô kệch.
Hễ cái gì có trong cuộc sống thì cũng đều có thể đưa vào văn học. Hugo đả
phá sự phân biệt tách bạch các thể loại trong bi kịch cổ điển. Hugo cũng tấn
công cả vào luật Tam duy nhất. Chỉ có một “duy nhất” mà ông cho là phải
duy trì đó là duy nhất về hành động.
Nói Lời tựa Cromwell là nghệ thuật thơ của phái Lãng mạn thì không
hoàn toàn đúng. Nó chỉ liên quan đến kịch drame mà thôi. Nhưng trong
cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phái Cũ và Mới, nó như một cú đòn mạnh
giáng vào phái Cũ mặc dù đây đó còn có những mâu thuẫn, sai sót và khiên
cưỡng.
Để tiếp tục sự nghiệp cách mạng này, Hugo viết Hernani nhằm công
khai những quan điểm của ông về kịch drame. Ông đưa ra những vấn đề
mà trong Lời tựa Cromwell ông chưa nói hết được. Tự do trong nghệ
thuật là yêu cầu đầu tiên của Victor Hugo. Trái với quan điểm chặt chẽ, gò
bó của kịch cổ điển, Hugo chủ trương sáng tạo nghệ thuật phải được tự do.
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội cũng như công chúng thế kỷ XIX không cho phép
văn học nghệ thuật đóng khuôn trong những quy tắc cứng nhắc, mà đòi hỏi
sự phong phú, đa dạng cả về đề tài, chủ đề cũng như thủ pháp nghệ thuật.
Và có tự do thì nghệ thuật mới có thể lấy những sự kiện lịch sử lớn làm chủ
đề được. Với chủ trương đó, Hugo đã công khai tuyên bố đối đầu với các
nhà cổ điển của thế kỷ Louis XIV.
Khác với quan niệm của kịch cổ điển cho rằng trong bi kịch chỉ có thể
đưa vào những gì thanh nhã, cao quý, Hugo lại chấp nhận cả những yếu tố
bình thường của cuộc sống. Các nhân vật của ông tuy cũng là vua, là hầu,
là tước nhưng họ không phải là những anh hùng, những dũng tướng nữa
mà là những ông vua si tình chui cả vào tủ để tránh tình địch, cũng nói dối
(sau khi chui ra khỏi tủ, lấy lý do thông báo việc Đức hoàng đế tổ phụ băng
hà), cũng dùng thủ đoạn của tiểu nhân (Don Carlos giả làm Hernani để rình
đón Dona Sol đi), là một tên tướng cướp có xuất thân danh giá (Hernani) ...
Cái grotesque đã làm cho kịch drame có sức hấp dẫn, mới mẻ. Trong yếu
tố bi kịch của Hernani có xen kẽ cả yếu tố hài hước làm cho tác phẩm mang
đầy chất anh hùng ca mà vẫn có trào lộng. Sự trào lộng đó thể hiện không
chỉ qua ngôn từ mà còn qua hành động các nhân vật chính, đầy uy quyền
như chúng ta đã nói ở trên.
Những đày tớ tâm phúc không còn vị trí trong kịch Hernani. Vì thích
sử dụng thủ pháp đối lập, Hugo đã xây dựng những nhân vật hoặc là hoàn
toàn tốt, hoặc là hoàn toàn xấu làm cho việc Don Carlos rộng lòng khoan
hồng cho cả tướng cướp lẫn bề tôi phản bội trở nên đột ngột. Lòng độ
lượng vẫn là tinh thần chủ đạo của Hugo dù trong bất cứ thể loại nào.
Bố cục Hernani tuy vẫn chặt chẽ nhưng nó cũng bị xen vào một số
cảnh phụ (I,1; IV,1) làm cho người đọc có cảm giác luật hành động duy
nhất bị xâm phạm. Lại có cả mấy đoạn độc thoại nội tâm (I,4; IV,2,5; V,4)
thực ra không ăn ý với toàn vở kịch. Chúng chỉ là những đoạn trữ tình
không cần thiết. Người ta có thể cắt phăng chúng không thương tiếc. Thực
chất, Hugo quan niệm duy nhất về hành động khác với hành động giản đơn
bởi vì duy nhất về hành động chính là sự thống nhất tổng thể và thống nhất
tổng thể không loại trừ những hành động thứ yếu. “Chỉ có điều những bộ
phần này cần phải tuân thủ khéo léo với cái chung, không ngừng hướng về
hành động trung tâm và quây quần xung quanh nó”
Trong lĩnh vực ngôn từ, Hugo đã sáng tạo ra những câu thơ tuyệt mỹ
bởi ông vốn là nhà thơ thiên tài. Tuy nhiên, để khẳng định khả năng diễn
đạt của thơ ca, một mặt ông nhại một số từ mà hài kịch cổ điển thường hay
dùng nhằm chọc cười (céans), mặt khác ông lại sáng tạo ra những chỗ bắc
cầu rất táo bạo làm cho phái cổ điển uất ức điên người. Chẳng hạn ở câu
thơ 2 :
C'est bien à l'escalier
Dérobé
Về vần Hugo cũng có những sáng tạo táo bạo. Ông mạnh dạn dùng
những vần rất hiếm, rất khó tạo vần như donc (câu thơ 1101) mà nhiều
người cũng đã phải bàn đến nó.
Thể thơ Alexandrin là thể thơ xưa nay kịch cổ điển vẫn dùng cách
ngắt nhịp 6/6 rất tinh tế nay bị Hugo ngắt nhịp khi thì 5/7 (câu thơ 26,
34,50), khi lại 7/5 (câu thơ 14) tuỳ theo tình cảm nhân vật được thể hiện
trong những câu thơ đó. Tuy nhiên cũng có câu bị ngắt nhịp rất tệ ví dụ như
câu thơ 382 được ngắt theo nhịp 10/2. Nó có thể do vô ý hay Hugo cố tình
chọc giận Phái Cũ cũng không biết nhưng câu thơ đó lại còn bị Firmin, diễn
viên đóng vai Hernani ngắt rất vụng về đến nỗi mãi về sau nó vẫn còn bị
chế riễu.
Hugo đã cải cách lối dàn dựng sân khấu theo một hướng mới, đa
dạng hơn, tươi mát hơn. Không chỉ ở Hernani mà ở mỗi vở kịch, Hugo lại
lấy một bối cảnh khác nhau : hoặc cuộc cách mạng Anh trong Cromwell,
hoặc Nước Pháp thời Richelieu trong Marion de Lorme, Tây Ban Nha thời
Charles Quint trong Hernani hay Một Tây Ban Nha sắp suy vong trong Ruy
Blas, nước Đức thời Trung cổ trong Les Burgraves. Tất cả những bối cảnh
đó tạo cho dàn cảnh của Hugo đầy màu sắc, nó tạo nên sức hấp dẫn cho
kịch drame.
Nói như vậy không có nghĩa là Hugo hoàn toàn phủ định kịch cổ điển.
Trong Hernani người đọc vẫn còn thấy vết tích của quá khứ. Phải nói rằng
Hugo đã kế thừa nhiều yếu tố của kịch cổ điển. Bản thân sự phân chia
vở Hernani thanh chương, hồi cũng là cách làm của các nhà viết kịch thế kỷ
XVII. Những mối tình tay ba trong các bi kịch của Corneille, Racine xuất
hiện trong Hernani là mối tình tay bốn : Dona Sol với Don Carlos, Hernani,
Don Ruy Gomez de Silva. Sự cao thượng trong tình cảm ở các nhân vật
trong chừng mực nào đó cũng là sự kế thừa từ Corneille. Don Carlos tha
chết cho Hernani (I,3), Hernani không dám ra tay giết Don Carlos (II,3) ,
Don Ruy Gomez de Silva giấu Hernani sau bức chân dung của mình (III,5),
Hoàng đế Charles Quint tha cho những người âm mưư ám hại ông (IV,5).
Lòng độ lượng đó có từ truyền thống, không phải là điều mới mẻ, nó cũng
có trong Le Cid của Corneille. Nhưng Hugo đã đưa lên thành một nguyên
tắc mặc dù những đoạn phân tích tâm lý ở những cảnh trên hơi có phần
khiên cưỡng. Nói tóm lại, sự kết hợp giữa tình yêu mãnh liệt vốn có ở
Racine và tình cảm về danh dự trong kịch Corneille được đan xen
trong Hernani, làm vở kịch vừa âm vang tiếng vọng của chủ nghĩa cổ điển
vừa chan hoà những âm sắc mới mẻ.
Bố cục Hernani vẫn với sự phân tích tâm lý sơ sài như nhiều người
đã từng chê, với những khiếm khuyết trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật, Hernani vẫn là một tác phẩm xuất sắc với chất trữ tình lai láng trong
những câu thơ tài tình và với những sáng tạo mới mẻ đóng góp cho kịch
drame, thể loại kịch mới của Pháp.

More Related Content

Similar to hernani_va_nhung_van_de_ly_luan_ve_kich_drame_9669.pdf

Phong trao tho moi
Phong trao tho moiPhong trao tho moi
Phong trao tho moiTây Trang
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PhcCtTngNguyn
 
Doc thu - guong- chien- dau
Doc thu - guong- chien- dauDoc thu - guong- chien- dau
Doc thu - guong- chien- dauhangnguyenhn
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

Similar to hernani_va_nhung_van_de_ly_luan_ve_kich_drame_9669.pdf (7)

Phong trao tho moi
Phong trao tho moiPhong trao tho moi
Phong trao tho moi
 
123
123123
123
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
 
Doc thu - guong- chien- dau
Doc thu - guong- chien- dauDoc thu - guong- chien- dau
Doc thu - guong- chien- dau
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 

hernani_va_nhung_van_de_ly_luan_ve_kich_drame_9669.pdf

  • 1. Hernani và những vấn đề lý luận về kịch drame Trong sự nghiệp sáng tác văn học của V. Hugo, kịch là mảng để lại dấu ấn thời đại sâu sắc nhất, đặc biệt là tác phẩm Hernani, một vở kịch chứa đựng những vấn đề lý luận của một nền kịch mới : kịch lãng mạn. Để tấn công vào trào lưu văn học cổ điển có rất nhiều thành tựu nhưng lúc bấy giờ đã lỗi thời, Hugo đã chọn mục tiêu tấn công là kịch, thể loại văn học tiêu biểu nhất của nó. Hernani ra đời như một sự thể nghiệm một hình thức kịch mới : kịch drame. Bắt đầu viết từ 29 tháng 8 năm 1929, chỉ chưa đầy một tháng sau, tức ngày 24 tháng 9, Hugo đã hoàn thành và đưa bản thảo ra đọc ở Hội ngày 30 tháng 9 và được bạn bè ông hưởng ứng ngay. Đầu tháng 10, Hernani được các nghệ sĩ của Comédie-Francaise hoan nghênh nhiệt liệt và bắt tay ngay vào dàn dựng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn bởi một số diễn viên nổi tiếng đóng những vai chính không cùng một chiến tuyến, người thì ủng hộ phái mới, người lại yêu thích kịch cổ điển. Những người kiểm duyệt cũng bắt cắt xén chỗ này, chỗ kia. Vậy nên mãi đến 25 tháng 2
  • 2. năm 1830, vở kịch mới được ra mắt công chúng. Buổi công diễn đầu tiên thực sự là một trận chiến giữa Phái Cũ và Phái Mới. Không chỉ có những lời riễu cợt, những tiếng huýt sáo, la ó, chửi rủa, mà còn cả cà chua thối, thậm chí có cả những cuộc ẩu đả. Những người theo Phái Cũ và bạn bè của Hugo, những người theo Phái Mới ganh nhau từng lời, đe doạ lẫn nhau tạo nên một không khí căng thẳng suốt trong buổi diễn. Buổi công diễn sau (27 tháng 2) còn ỏm tỏi hơn. Tuy nhiên, Hernani đã giành được thắng lợi rực rỡ. Nó mang lại cho tác giả món nhuận bút tới 6000 phrăng với một hợp đồng xuất bản ngay. Hernani thực sự là một bài luận chiến dài chống lại những nguyên tắc cứng nhắc của chủ nghĩa cổ điển. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tiếp tục những ý tưởng đã được nhà viết kịch đề cập đến trong Lời tựa Cromwell xuất bản năm 1827. Là một vở kịch viết bằng thơ rất dài, nếu đưa công diễn thì phải mất trên mười tiếng đồng hồ, nên Cromwell không thể đưa lên sân khấu mà chỉ để đọc. Nhưng giá trị lớn lại không nằm ở phần kịch mà là ở phần Lời tựa. Lời tựa Cromwell có thể được coi là một bản Tuyên ngôn của trường phái lãng mạn trong đó tác giả phát biểu những tư tưởng của ông về nghệ thuật kịch. Hugo đem ba giai đoạn phát triển của loài người : thời nguyên thuỷ, thời cổ đại và thời hiện đại cho tương ứng với ba hình thức của thơ : thơ trữ tình (lyrisme), anh hùng ca (épopée) và kịch drame. (Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà 7/10 kịch drame chính của Hugo đều được viết bằng thơ). Cũng như cuộc sống, drame tập hợp tất cả những gì trái ngược nhau như cơ thể và tâm hồn, cái đẹp và cái xấu, cái thanh cao và cái thô kệch. Hễ cái gì có trong cuộc sống thì cũng đều có thể đưa vào văn học. Hugo đả phá sự phân biệt tách bạch các thể loại trong bi kịch cổ điển. Hugo cũng tấn công cả vào luật Tam duy nhất. Chỉ có một “duy nhất” mà ông cho là phải duy trì đó là duy nhất về hành động. Nói Lời tựa Cromwell là nghệ thuật thơ của phái Lãng mạn thì không hoàn toàn đúng. Nó chỉ liên quan đến kịch drame mà thôi. Nhưng trong
  • 3. cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phái Cũ và Mới, nó như một cú đòn mạnh giáng vào phái Cũ mặc dù đây đó còn có những mâu thuẫn, sai sót và khiên cưỡng. Để tiếp tục sự nghiệp cách mạng này, Hugo viết Hernani nhằm công khai những quan điểm của ông về kịch drame. Ông đưa ra những vấn đề mà trong Lời tựa Cromwell ông chưa nói hết được. Tự do trong nghệ thuật là yêu cầu đầu tiên của Victor Hugo. Trái với quan điểm chặt chẽ, gò bó của kịch cổ điển, Hugo chủ trương sáng tạo nghệ thuật phải được tự do. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội cũng như công chúng thế kỷ XIX không cho phép văn học nghệ thuật đóng khuôn trong những quy tắc cứng nhắc, mà đòi hỏi sự phong phú, đa dạng cả về đề tài, chủ đề cũng như thủ pháp nghệ thuật. Và có tự do thì nghệ thuật mới có thể lấy những sự kiện lịch sử lớn làm chủ đề được. Với chủ trương đó, Hugo đã công khai tuyên bố đối đầu với các nhà cổ điển của thế kỷ Louis XIV. Khác với quan niệm của kịch cổ điển cho rằng trong bi kịch chỉ có thể đưa vào những gì thanh nhã, cao quý, Hugo lại chấp nhận cả những yếu tố bình thường của cuộc sống. Các nhân vật của ông tuy cũng là vua, là hầu, là tước nhưng họ không phải là những anh hùng, những dũng tướng nữa mà là những ông vua si tình chui cả vào tủ để tránh tình địch, cũng nói dối (sau khi chui ra khỏi tủ, lấy lý do thông báo việc Đức hoàng đế tổ phụ băng hà), cũng dùng thủ đoạn của tiểu nhân (Don Carlos giả làm Hernani để rình đón Dona Sol đi), là một tên tướng cướp có xuất thân danh giá (Hernani) ... Cái grotesque đã làm cho kịch drame có sức hấp dẫn, mới mẻ. Trong yếu tố bi kịch của Hernani có xen kẽ cả yếu tố hài hước làm cho tác phẩm mang đầy chất anh hùng ca mà vẫn có trào lộng. Sự trào lộng đó thể hiện không chỉ qua ngôn từ mà còn qua hành động các nhân vật chính, đầy uy quyền như chúng ta đã nói ở trên. Những đày tớ tâm phúc không còn vị trí trong kịch Hernani. Vì thích sử dụng thủ pháp đối lập, Hugo đã xây dựng những nhân vật hoặc là hoàn toàn tốt, hoặc là hoàn toàn xấu làm cho việc Don Carlos rộng lòng khoan hồng cho cả tướng cướp lẫn bề tôi phản bội trở nên đột ngột. Lòng độ lượng vẫn là tinh thần chủ đạo của Hugo dù trong bất cứ thể loại nào.
  • 4. Bố cục Hernani tuy vẫn chặt chẽ nhưng nó cũng bị xen vào một số cảnh phụ (I,1; IV,1) làm cho người đọc có cảm giác luật hành động duy nhất bị xâm phạm. Lại có cả mấy đoạn độc thoại nội tâm (I,4; IV,2,5; V,4) thực ra không ăn ý với toàn vở kịch. Chúng chỉ là những đoạn trữ tình không cần thiết. Người ta có thể cắt phăng chúng không thương tiếc. Thực chất, Hugo quan niệm duy nhất về hành động khác với hành động giản đơn bởi vì duy nhất về hành động chính là sự thống nhất tổng thể và thống nhất tổng thể không loại trừ những hành động thứ yếu. “Chỉ có điều những bộ phần này cần phải tuân thủ khéo léo với cái chung, không ngừng hướng về hành động trung tâm và quây quần xung quanh nó” Trong lĩnh vực ngôn từ, Hugo đã sáng tạo ra những câu thơ tuyệt mỹ bởi ông vốn là nhà thơ thiên tài. Tuy nhiên, để khẳng định khả năng diễn đạt của thơ ca, một mặt ông nhại một số từ mà hài kịch cổ điển thường hay dùng nhằm chọc cười (céans), mặt khác ông lại sáng tạo ra những chỗ bắc cầu rất táo bạo làm cho phái cổ điển uất ức điên người. Chẳng hạn ở câu thơ 2 : C'est bien à l'escalier Dérobé Về vần Hugo cũng có những sáng tạo táo bạo. Ông mạnh dạn dùng những vần rất hiếm, rất khó tạo vần như donc (câu thơ 1101) mà nhiều người cũng đã phải bàn đến nó. Thể thơ Alexandrin là thể thơ xưa nay kịch cổ điển vẫn dùng cách ngắt nhịp 6/6 rất tinh tế nay bị Hugo ngắt nhịp khi thì 5/7 (câu thơ 26, 34,50), khi lại 7/5 (câu thơ 14) tuỳ theo tình cảm nhân vật được thể hiện trong những câu thơ đó. Tuy nhiên cũng có câu bị ngắt nhịp rất tệ ví dụ như câu thơ 382 được ngắt theo nhịp 10/2. Nó có thể do vô ý hay Hugo cố tình chọc giận Phái Cũ cũng không biết nhưng câu thơ đó lại còn bị Firmin, diễn viên đóng vai Hernani ngắt rất vụng về đến nỗi mãi về sau nó vẫn còn bị chế riễu. Hugo đã cải cách lối dàn dựng sân khấu theo một hướng mới, đa dạng hơn, tươi mát hơn. Không chỉ ở Hernani mà ở mỗi vở kịch, Hugo lại
  • 5. lấy một bối cảnh khác nhau : hoặc cuộc cách mạng Anh trong Cromwell, hoặc Nước Pháp thời Richelieu trong Marion de Lorme, Tây Ban Nha thời Charles Quint trong Hernani hay Một Tây Ban Nha sắp suy vong trong Ruy Blas, nước Đức thời Trung cổ trong Les Burgraves. Tất cả những bối cảnh đó tạo cho dàn cảnh của Hugo đầy màu sắc, nó tạo nên sức hấp dẫn cho kịch drame. Nói như vậy không có nghĩa là Hugo hoàn toàn phủ định kịch cổ điển. Trong Hernani người đọc vẫn còn thấy vết tích của quá khứ. Phải nói rằng Hugo đã kế thừa nhiều yếu tố của kịch cổ điển. Bản thân sự phân chia vở Hernani thanh chương, hồi cũng là cách làm của các nhà viết kịch thế kỷ XVII. Những mối tình tay ba trong các bi kịch của Corneille, Racine xuất hiện trong Hernani là mối tình tay bốn : Dona Sol với Don Carlos, Hernani, Don Ruy Gomez de Silva. Sự cao thượng trong tình cảm ở các nhân vật trong chừng mực nào đó cũng là sự kế thừa từ Corneille. Don Carlos tha chết cho Hernani (I,3), Hernani không dám ra tay giết Don Carlos (II,3) , Don Ruy Gomez de Silva giấu Hernani sau bức chân dung của mình (III,5), Hoàng đế Charles Quint tha cho những người âm mưư ám hại ông (IV,5). Lòng độ lượng đó có từ truyền thống, không phải là điều mới mẻ, nó cũng có trong Le Cid của Corneille. Nhưng Hugo đã đưa lên thành một nguyên tắc mặc dù những đoạn phân tích tâm lý ở những cảnh trên hơi có phần khiên cưỡng. Nói tóm lại, sự kết hợp giữa tình yêu mãnh liệt vốn có ở Racine và tình cảm về danh dự trong kịch Corneille được đan xen trong Hernani, làm vở kịch vừa âm vang tiếng vọng của chủ nghĩa cổ điển vừa chan hoà những âm sắc mới mẻ. Bố cục Hernani vẫn với sự phân tích tâm lý sơ sài như nhiều người đã từng chê, với những khiếm khuyết trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Hernani vẫn là một tác phẩm xuất sắc với chất trữ tình lai láng trong những câu thơ tài tình và với những sáng tạo mới mẻ đóng góp cho kịch drame, thể loại kịch mới của Pháp.