SlideShare a Scribd company logo
Gà Mái
http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/html/bm%2029-6-23.htm

Gia đình tôi ở Saigon từ đời ông cố tổ tới
bây giờ. Đa số họ hàng làm công chức
chính quyền, thuộc giai cấp trung lưu. Chỉ
có gia đình tôi, ba má không học cao nên
một mình ba đi làm, chỉ đủ ăn.
Lúc còn nhỏ ai cũng khen tôi đẹp trai.
Tánh tôi ít nói, hiền lành,dễ chịu. Giờ học
cũng như giờ ra chơi tôi chỉ ngồi một
đống, không năng động, không nói cười,
không nô đùa như đám trẻ cùng trang lứa.
Tôi lủi thủi một mình không chơi với ai
mà cũng chẳng có ma nào thèm chơi với
tôi. Tụi nó thấy tôi lúc nào cũng như
thằng "chết rồi", đi đứng khoan thai như
con gái, liền kêu tôi là thằng "gà mái" ...
Sau khi thi đậu tiểu học, ba tôi ghi danh
cho tôi thi vào hai trường :
- Trường Petrus Ký tại Saigon.
- Trường Chủng Viện Công giáo tại Đà
lạt.
Tôi thi đậu cả hai. Từ nhỏ tôi rất thích đi
tu làm Cha. Mỗi lần đi nhà thờ thấy thiên
hạ xưng tội, tôi nghĩ chắc Cha nghe
chuyện tội lỗi của thiên hạ vui lắm! Từ
thằng bé tới ông lớn cứ một điều "thưa
Cha", sao mà hách thế. Tôi liền xin ba
cho tôi đi tu.
Ba thấy tôi hiền lành, nên đồng ý cho tôi
dâng cuộc đời cho Chúa. Dù nhà nghèo
đông con, ba cũng cố may cho tôi vài bộ
quần áo mới. Hơn nữa lúc này mấy ông
"trí...ngủ Giải phóng miền Nam" làm tay
sai cho Bác đang quậy phá tùm lum, từ
chính trị đến quân sự; ba sợ tôi sau này
phải đi lính, có thể "khung hình" của tôi
rất dễ dành được một chỗ trang trọng trên
bàn thờ ông bà tổ tiên trong nhà....
Gia đình tôi chỉ có tôi là con Chim duy
nhất, còn lại toàn là Bướm vàng, má tôi
sợ mất giống dòng họ Nguyễn, bà khóc

lóc nhất định không cho tôi đi tu. Thà ở
nhà đi học, rủi có đi lính thì cũng còn
năm ăn năm thua. Đi tu coi như thua hết
chín rồi. Còn lại một: chỉ có nước bà xúi
tôi "nhảy rào" mà thôi. Nếu bà mà xúi tôi
nhảy, suốt đời bà sẽ chẳng còn được xưng
tội, rước lễ nữa. Thấy bà tung cả váy lên
làm trận làm thượng, ba phải chiều bà.
Thế là năm đó tôi vào học Đệ thất Petrus
Ký. Mấy thằng trong lớp thấy tôi lúc nào
cũng bất động như cục thịt, chúng tưởng
tôi thuộc "thành phần thứ ba" hòa hợp hòa
giải mặt trận Chim Bướm miền Nam!!!
Tôi không phải thuộc loại "đổi hệ" cũng
chẳng muốn làm Bướm chút nào. Con
người tôi không thích ồn ào, thế thôi.Vậy
mà bạn bè cứ gọi tên tôi là "gà mái" mãi.
Hễ thấy tôi là cả lũ cứ oang oang cái mồm:
“Tao đố chúng mày thằng gà mái này nó
"tè đứng" hay "tè ngồi" như con gái?”
Rồi cả bọn xúm nhau nhe răng khỉ ra cười,
khinh tôi ra mặt.
Tức quá, tôi xin ba cho tôi đi học võ thái
cực đạo – taekwando. Tôi dự định, học
chừng một năm là tôi đủ sức đập từng
thằng một. Tâm tôi như vậy lại không
phải vậy. Tôi càng học võ nhiều chừng
nào, tôi lại càng không muốn đánh chúng
chừng đó. Cũng may, mấy thằng trời đánh
này thấy tôi có võ, chúng không dám
chọc tôi nữa, chỉ khinh khỉnh nhìn tôi thôi.
Tôi cũng cóc cần, chỉ lo học.
Hết năm Đệ nhị, tôi đã lên đến Huyền đai
đệ nhị đẳng. Tánh tôi lại càng nhu mì,
điềm đạm hơn xưa. Ra đường chẳng ai
biết tôi giỏi võ cả. Thấy gái tôi cũng rạo
rực tò mò lắm nhưng không dám hó hé gì,
chỉ "mình ên" yêu thầm cô hàng xóm.
Đẹp trai mà không có cái mồm "lẻo mép"
với gái, cũng chẳng ăn thua chi hết...

Gà Mái.doc [1]
Khi tôi thi đậu tú tài 2, không khí chiến
tranh đang lan rộng khắp miền Nam.Ông
"đồng minh quí hóa" Mỹ rút về, để lại
quân dân miền Nam tự chiến đấu một
mình trước sự tấn công ồ ạt của con cháu
Bác. Họ hùng hổ đòi giải phóng mâm
cơm của dân Nam, cho ăn bobo để hòa
đồng Nam Bắc một nhà! .... Mỹ rút viện
trợ miền Nam, còn Trung cộng với Nga
tiếp tế hết ga cho miển Bắc, quân đội
miền Nam đánh đấm gì nổi. Ba tôi biết
trước sau gì tôi cũng bị gọi nhập ngũ theo
lệnh tổng động viên mà chính phủ ban
hành mấy năm nay. Dù cho tôi là con trai
duy nhất trong gia đình sáu con, tôi cũng
chẳng được miễn dịch. Nhà tôi vẫn còn
"ngũ long công chúa" quậy tung bếp mỗi
ngày mà!!!
Má có người em làm phó Tỉnh, bà liền
gởi gấm tôi cho ông. ôi đăng đi binh nhì
Địa phương quân ở với ông. Người ta đi
lính cầm súng oai phong, tôi chỉ cầm chổi
suốt ngày quét nhà dọn dẹp. Tôi nghĩ sao
mình hèn quá. Miền Nam này ai cũng như
tôi, làm sao mà giữ nước? Tôi cứ lấy cái
tư tưởng "sợ tôi chết" của ba má tôi để an
ủi cái "hèn" của tôi. Điều này làm tôi xấu
hổ vô cùng, không dám ngẩng cao đầu
nhìn mặt bạn bè cùng trang lứa. Bây giờ
tôi mới thấy mình đúng là con gà mái
chính hiệu. Chỉ có những lúc tôi được chỉ
định dạy võ cho đơn vị, tôi mới thấy một
chút kiêu hùng. Chính những thằng lính
kiểng như tôi đã giúp cho các anh "nón
cối dép râu" mau chạy vào Saigon.
Đúng như vậy! Vài tháng sau thành trì
chống cộng cuối cùng quanh Saigon tan
rã. Ông Big "Đầu bò" ra lệnh quân nhân
buông súng đầu hàng. Miền Nam bị xóa
sổ thật tức tưởi! ...Cái ngày miền Bắc hồ
hởi phấn khởi ăn mừng chiến thắng là cái
ngày dân quân miền Nam náo loạn tìm
đường vượt biển, bất kể sống chết, để tìm
một chân trời tự do khác. Gia đình tôi chỉ

có tôi là "dân đi lính cầm chổi" nên chẳng
có ai gây nợ máu với "cách mạng" hết. Ba
yên tâm coi thời thế xoay chuyển ra sao.
Khi xưa ba thuộc loại gia đình công chức,
làm cũng đủ ăn đủ mặc cho tám miệng ăn.
Bây giờ giải phóng, ba cũng là giai cấp vô
sản "quần đùi áo thun", không biết Đảng
có cho ông "lên đời" không???
Ông Cậu phó Tỉnh cấp tá của tôi bị Đảng
kêu đi học tập một tháng. Trong lịch
Đảng, tháng này có ngày mùng một cố
định, còn ngày cuối tháng Đảng cho "du
di". Vì thế Ông Cậu được Đảng "ưu ái"
đưa ra Bắc "thăm" thắng cảnh Hoàng liên
Sơn hùng vĩ mút mùa Lệ Thủy! Chịu đói
rét triền miên, ông không chết là may lắm!
Còn tôi chỉ phải học 3 ngày về tội ác Mỹ
ngụy, về chiến thắng của XHCN, về súng
"mút cơ tông" bắn rớt B52, về lao động là
vinh quang .... Cuối cùng cán bộ khuyên
tôi nên đi kinh tế mới khai khẩn, làm giàu
cho "đất nước", chắc chắn sẽ tươi đẹp
mười lần hơn.
Tôi về nhà, ngó qua ngó lại, ngó tới ngó
lui, chẳng thấy có ma nào đi làm ruộng
cho vinh quang hết mà toàn là đi tìm cơ
quan nào cần người để xin việc. Kiếm
không có việc thì kiếm đồ trong nhà đi
bán cho cán bộ, lấy tí tiền còm mua gạo
ăn. Tôi cũng chạy đôn chạy đáo tìm việc
làm. Lúc này xã hội đang loạn xà ngầu,
việc đâu ra mà kiếm. Cũng may, mấy bà
chị tôi làm cho cơ quan dân sự trước kia.
Sau ngày mất nước cán bộ trong rừng ra
tiếp quản, vẫn giữ chị tôi ở lại làm việc.
Ba tôi cũng vậy. Vì thế trong nhà tôi cũng
được "lên đời", tạm thời có nhu yếu phẩm
của nhà nước cấp cho. Ngày hai bữa
chúng tôi hè nhau vỗ bụng "bobo cầm
hơi" ...mong cho mau tiêu! ...
Cả năm sau ba tôi lo lót với "Cán lớn"
nên xin cho tôi được vào làm khách sạn
với ông. Tôi mừng quá xá. Thế là tôi
thoát cảnh đi làm ruộng, khỏi phải xuất

Gà Mái.doc [2]
chiêu "vác cày qua núi" – một trong 36
chiêu của dân thụt bida lỗ. Công việc của
tôi cũng lại là công việc đàn bà: dọn dẹp,
chùi rửa phòng. Lúc đầu tôi còn hơi lọng
cọng nên cô "sếp" lo dạy tôi từ li từ tí để
phục vụ cho khách. Thời buổi này khách
chỉ toàn là người "anh em" cộng sản
Đông âu thôi.
Nhờ được "đổi đời" nên bây giờ tôi cũng
biết dê, cũng lắm mồm như ai. Tôi cứ giả
bộ ngu để nàng dạy tôi càng lâu càng tốt.
Nàng thấy tôi đẹp trai, lại giễu có duyên,
có vẻ như nàng chịu đèn tôi rồi. Giờ nghỉ
là nàng kiếm tôi "dạy" thêm. Ngồi sát bên
nàng, chẳng có mùi nước hoa, chỉ có mùi
mồ hôi, lại làm toàn thân tôi "cứng đơ" từ
trên xuống dưới.... Lúc đầu tôi định cọ xát
với nàng chút chút để biết thế nào là thân
thể đàn bà, mặc dù nàng "đô con" hơn tôi.
Ngày lại ngày tôi lại đâm ghiền cái mùi
mồ hôi chua chua từ nách nàng thoát ra.
Chừng 3 tháng sau thì chúng tôi yêu nhau.
Tình yêu thanh khiết XHCN. Tình yêu
không Chanel No 5. Tình yêu của mồ hôi
lao động và đặc biệt là tình yêu chay tịnh
không sờ mó!!! ...
Nàng cho tôi biết bố mẹ nàng quê ở Sơn
la miền Bắc, di cư năm 54. Mấy chị em
nàng sinh đẻ trong Nam nên mới nói rặc
tiếng Nam. Năm 1964 bố nàng đăng lính
Biệt kích. Mấy tháng sau ông đem về cho
mẹ nàng một cọc tiền lớn lắm. Ông nói
tuần tới ông đi công tác xa, cứ lấy tiền
này lo cho con ăn học. Từ đó ông đi biệt
tăm. Bạn ông cho mẹ nàng biết là ông đi
ra Bắc,"nhảy toán" hoạt động phá rối.
Ông vừa nhảy dù xuống đất thì bị bắt,
không còn tin tức gi nữa. Số tiền lớn ông
đưa cho bà là số "tiền tử" của 12 tháng
lương, chính phủ phát trước cho ông. Họ
biết rằng ông có ngày đi và khó có ngày
về! Mẹ khóc lóc cả tháng trời. Anh em
nàng được chính phủ cho học trường
Quốc gia nghĩa tử không tốn tiền tới khi

khôn lớn. Coi như nàng mồ côi cha từ
năm 5 tuổi.Tôi thương cảm cho nàng quá,
liền về nói với ba má tôi, xin cưới nàng.
Đám cưới XHCN chỉ được phép làm đơn
sơ. Miền Bắc hai đứa xách nhau ra ban
Lãnh đạo cơ quan tuyên bố là xong. Miền
Nam vẫn còn cái "thủ tục" chè chén
không bỏ được. Hai họ tối thiểu cũng phải
làm mâm cơm, trước là cúng tổ tiên, sau
là bày ra đãi bà con, chứ không dám mời
bạn bè. Cô dâu chú rể không còn áo dạ
hội, áo vest nữa mà mặc đại cái áo dài,
quần tây áo chemise. Chỉ có ba má tôi
theo tôi đi rước dâu. Đi đông sợ nhà gái
thiếu đồ ăn. Đúng như vậy, trên mâm tôi
chỉ thấy có con gà và dĩa trái cây để cúng.
Đang khi tôi với nàng hì hục vái lạy bàn
thờ tổ tiên thì có một ông lù lù tiến vào
trong nhà. Tôi chỉ nghe mẹ nàng ối một
tiếng lớn. Hai đứa tôi hết hồn ngó lui. Mẹ
nàng đang trợn trừng mắt như đứng tròng,
chân tay run lập cập. Hai đứa tôi chẳng
biết gì, tới đỡ bà đứng cho vững. Chừng
hai phút sau bà lắp bắp, run run nói: “Ông
đừng nhát tôi nữa ông ơi ....ời... Ông ta
cười, nói lớn: “Tôi về đây sáng nay, cảnh
vật đổi thay nhiều quá, tìm mãi mới thấy
nhà, nên bây giờ tôi mới tới, đám cưới
của con nhớn đấy hả bà?” Bây giờ tôi
mới biết ông là bố nàng, biệt tăm đã hơn
mười mấy năm qua.
Vậy là hôm nay hai vợ chồng tôi có song
hỉ. Mẹ nàng có bao nhiêu tiền dành dụm
liền đem ra mua rượu thịt, kêu thêm hàng
xóm tới chia vui. Thời buổi này mà kêu
thiên hạ tới ăn, chỉ có nước từ chết tới bị
thương! Họ "đá" thẳng thừng không cần
khách sáo – chưa mời họ đã gắp rồi. Ăn
căng bụng mà họ vẫn còn thòm thèm
thiếu điều muốn "liếm dĩa" luôn! Trong
bữa tiệc ông kể mấy chục năm trời ông bị
bắt, họ thả ông sống trong vùng núi
thượng du Bắc việt, tự kiếm cái ăn cho
bản thân. Ông bây giờ thuộc loại người:
hễ thấy con nào nhúc nhích là ông có thể
đớp ngon lành...

Gà Mái.doc [3]
Cuộc sống công nhân viên nhà nước của
vợ chồng tôi cũng tạm ổn. Xưa kia ba tôi
nói làm khách sạn ba hay được khách cho
tiền "pourboire". Bây giờ mấy ông khách
Đông Âu này không cho người bồi phòng
được một cắc, kể cả nụ cười. Tôi để ý
mấy năm liền, họ không bao giờ cười,
mặt họ lúc nào cũng giống thằng bị trĩ
kinh niên! Có lẽ trong XHCN người dân
không cười nổi? Nụ cười chỉ thấy trên
mồm các cấp Lãnh đạo khi đi "ngoại
giao" kiếm chác thôi!
Sống với nhau hơn chục năm, vợ tôi sanh
cho tôi được 3 đứa con: hai gái một trai.
Chuyện khiến tôi buồn nhất là thằng con
trai nối dõi tông đường của tôi bị bịnh "tự
kỷ". Khi nó được sanh ra mới có một
tháng, bác sĩ đã cho tôi biết rồi. Tôi nuôi
nó lớn mà cứ hy vọng lời bác sĩ nói là sai.
Sau năm 1990 gia đình tôi có tin vui . Ba
má tôi và mấy chị em gái được đứa em út
bảo lãnh qua Úc. Nó đi vượt biên từ năm
1980. Bố mẹ vợ tôi lại được qua Mỹ định
cư theo diện HO. Vài năm sau thì ông bà
làm hồ sơ xin cho vợ chồng con cái tôi
được qua Mỹ đoàn tụ.
Kể từ khi nhà tôi có Việt kiều,"bơ, phô
mai" của đế quốc gởi về đều đều cho vợ
chồng tôi ăn lòi họng. Tiền bạc cũng được
tiếp tế ăn xài thoải mái. Vợ tôi kiếm được
công việc văn phòng của hãng may người
Đài loan, lương cao, việc nhàn. Nàng
muốn tôi ở nhà coi con, nấu nướng đi chợ.
Tôi đồng ý ngay vì coi sóc thằng con trai
tôi cực khổ lắm. Thiên hạ vẫn nói: “Con
hơn Cha là nhà có nóc.” Câu đó chỉ đúng
phần nào thôi! Chẳng những "ông con
trai" tôi lúc nào cũng ngồi một đống như
tôi hồi nhỏ; nó còn hơn tôi ở chỗ khinh
đời khinh người ra mặt, suốt ngày chẳng
thèm nói tiếng nào. Hai mắt lạc thần
giống như "con nai vàng ngơ ngác, đạp
trên lá vàng khô"... Nó vừa bị bịnh Down

syndrom vừa không nói được. Chân tay
nó không hoạt động nên đi đứng khó khăn.
Đi đâu tôi cũng phải dìu đỡ nó. Ăn uống
lại phải đút mặc dù nó đã lên 10. Vợ
chồng tôi đau khổ vô cùng. Ba má tôi bên
trời Úc còn đau khổ hơn. Có "cục" nối dõi
tông đường lại chẳng làm nên cơm cháo
gì, coi như dòng họ Nguyễn "un point
final". Ông bà cứ đấm ngực than thầm:
“Không biết kiếp trước ông bà có làm
điều gì ác không mà kiếp này con cháu
phải chịu cảnh tang thương như vậy.” Cái
cảnh này của tôi phải nói lại là: Con hơn
Cha là nhà tróc... nóc!!! Tôi bắt đầu cuộc
đời Osin từ đây. Sáng tôi xách rổ đi chợ
sớm để về kịp giờ cho vợ tôi đi làm. Trưa
tôi nấu cơm, dọn dẹp, tắm rửa cho con.
Cực nhất là "xi" nó đi cầu. Nó không làm
chuyện này một mình được. Mỗi lần
"ông" ọ ẹ muốn đi cầu là tôi phải hô to:
"Trẩm ia...ỉa!" Thế là đứa con gái lớn của
tôi xách giấy báo chạy tới, trải ra dưới đất.
Tôi bế ông con nặng cả gần 25kg, banh
càng ông ra trên tấm giấy, mồm cứ "..xì...
xì..." giống như vòi bơm xe đạp cho "ông
con" được hưởng cái màn "tứ khoái".
Mấy bà buôn bán ngoài chợ thấy mặt tôi
hàng ngày nên thân tình coi tôi cũng cùng
"giống" với họ. Vừa thấy mặt tôi cô bán
trứng bi bô lên: “Anh hai ơi, mua trứng
em đi, mới rửa sạch sẽ lắm nè.” Cô hàng
thịt thì chọc tôi: “Anh giai à! Thịt em tươi
hồng lắm, anh có muốn thử không?” Tôi
chỉ cười, nói cám ơn. Vợ tôi thuộc loại
ghen có bằng cấp. Nàng tuyên bố thẳng
thừng: nếu tôi mà lạng quạng nàng sẽ cho
cả nhà uống thuốc độc về chầu tổ tiên hết.
Ông nội tôi cũng không dám tò tí te ....ôm
chim qua ghe khác!
Sau mấy năm đớp loại "bơ thừa sữa cặn"
của ba má tôi gởi về, tôi mới thấy những
lời nói của cán bộ Đảng trong những ngày
đầu "giải phóng" thật có lý. Cái gì của đế
quốc cũng nguy hiểm. Cái hậu quả "trước
sau như một" là tôi bị mỡ bọc tim. Tôi
chẳng biết gì cho tới một ngày tôi thấy

Gà Mái.doc [4]
tức ngực khó thở. Tôi vô nhà thương chụp
Xray mới lòi ra nghẹt động mạch tim. Thế
là ba má tôi bên Úc phải hô hào chị em
đóng góp, gởi về cho tôi 7000 đô để giải
phẫu. Anh bác sĩ giải phẫu cho tôi còn rất
trẻ, mới tu nghiệp ở Mỹ về môn này. Tôi
may mắn thoát chết. Bác sĩ khuyên tôi từ
nay về sau không nên làm việc nặng nhọc.
Số tôi là con gà mái từ nhỏ tới giờ, không
cần phải lo cái vụ đó....
Trong cái rủi có cái may. Năm đó hai cô
con gái lớn của tôi được gia đình nội
ngoại mối mai. Đứa lớn lấy chồng qua Úc
với ông bà Nội. Đứa nhỏ qua Mỹ với ông
bà Ngoại. Trong nhà chỉ còn lại "ông thần
con" và hai con "khỉ" già. Chúng tôi cũng
đang chờ hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ của bố
mẹ vợ đã làm từ 5 năm trước với bộ di trú
Mỹ.
Tôi thấy Việt kiều về nước xài tiền làm
tôi ham đi ra nước ngoài quá chừng! Ai
cũng làm lớn hết, chẳng có ông nào làm
culi cả! Tôi mong ngày mơ đêm con
đường "qui Mã"! Ngày tôi mơ nó cũng
đến mấy tháng sau. Thằng Mỹ coi vậy mà
tốt thiệt. Trước kia tôi không hy vọng lắm
vì ai cũng nói tôi kẹt "ông con hơn cha"
chẳng có chính phủ nào chịu nuôi báo cô
nó cả. Vậy mà Mỹ cho cả nhà ba mạng
cùng đi. Ông Trời vẫn còn thương tôi. Đi
phỏng vấn tại sứ quán Mỹ, họ không hỏi
gì về tình trạng sức khỏe của gia đình tôi.
Tôi bán nhà, đồ đạc được hơn 100 ngàn
đô lận bụng qua Mỹ. Tôi về vùng nam
Cali. Bà con của gia đình tôi mướn được
cho tôi căn nhà của chính phủ. Họ cũng
xin được cho vợ tôi công việc làm. Còn
tôi tính đi học nail để dễ tìm việc hơn.
Bây giờ tôi mới biết đi cày bên trời Tây
nó như thế nào. Làm không kịp thở, 8
tiếng là 8 tiếng, không lè phè như khi còn
bên VN. Kiểu này tôi đi làm gì nổi!
Người ta có bằng cấp làm mỗi giờ hai ba
chục đô. Vợ tôi thuộc loại culi "no
English" nên chỉ được trả lương chết đói

hơn 4 đô một giờ. Mổi tháng nàng đi làm
chỉ đủ tiền mướn nhà. Tôi lại không thể đi
làm được vì tình trạng sức khoẻ. Gia đình
tôi lúc này chỉ có một người đi làm nên
cái ăn cái mặc cứ phải "ma rốc" móc ra
cọc tiền lận bụng để xài.
Ở Mỹ mỗi người phải có cái xe để đi cày.
Tôi bấm bụng lấy tiền mua hai cái xe mới
"cắt chỉ". Một xe cho tôi và một xe cho
đứa con gái vừa làm vừa học để phụ giúp
gia đình. "Ông con" thì được chính phủ
cho học trường toàn là trẻ tàn tật. Mỗi
ngày, sáng sớm tôi chở vợ đi làm, về nhà
tiếp tục chở "ông con" đi học. Sau khi con
vô lớp, tôi lái xe đi chợ luôn. Khoảng 10
giờ sáng mới xong. Tôi lại tiếp tục nấu
nướng dọn dẹp nhà cửa. Chiều thì đón
con và vợ về. Cơm nước, rửa xếp chén
dĩa đâu vào đó thì trời tối. Ai cũng mệt
phờ cả người, mạnh ai nấy ngủ thẳng
cẳng, không có chuyện "mình ơi, mình à"
gì hết! Không phải tôi đua đòi làm sang
khi mua hai cái xe hơi mới. Tại tôi là loại
"gà mái" có biết gì đâu ngoài cái chuyện
bếp núc, dọn dẹp, hầu hạ vợ con. Đi xe cũ
lỡ hư hoài tiền đâu mà sửa. Sống cái xứ tư
bản này không có chuyện "cà kê dê
ngỗng", hàng xóm láng giềng qua lại
thăm nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Đèn nhà ai
nấy sáng.
Kiếp sống của tôi trong chế độ Cộng sản
hoặc Tư bản đều là con "gà mái". Chỉ
khác ở chỗ con gà mái XHCN cuốc bộ đi
chợ thấy mồ tổ, còn con gà mái Tư bản lái
xe hơi ngồi êm cái bàn tọa vô cùng!
Bạn bè thân thiết gặp nhau anh anh em
em ngoài miệng, đôi khi trong lòng chúng
nó coi mình như cục "kẹo" trôi sông. Họ
qua lâu có của ăn của để, lúc nào cũng vỗ
ngực xưng tên, mặt thì cứ "vênh vênh"
lên.Tuy vậy nếu mình hả họng ra xin giúp
đỡ trong cơn hoạn nạn là họ lo chạy tét
ghèn không dám quay lại ngó cái mặt
"thằng hủi" của mình! Bây giờ tôi mới
thấy thà tôi ở Việt nam sống nhờ đồng

Gà Mái.doc [5]
tiền tiếp tế của "khúc ruột ngàn dặm" mà
có lý hơn. Ăn chơi phè cánh nhạn, chẳng
lo nghĩ gì. Chỉ lo "khúc ruột" ngủm củ tỏi
nơi chín suối là mấy cha con tôi thân tàn
ma dại ngay ...
Mọi chuyện đã lỡ rồi, phóng lao phải theo
lao. Đêm ngày tôi vẫn cầu xin thằng Mỹ
cấp cho gia đình tôi cái thẻ xanh. Coi như
nó cho tôi ở đây vĩnh viễn. "Ông con" của
tôi được hưởng trợ cấp tàn tật, còn tôi
được chính phủ cho trợ cấp để nuôi nó.
Được như vậy thì tôi khỏi phải móc tiền
lận bụng ra đi chợ hàng ngày. Tôi cũng
chẳng cần phải đi làm. Mặc dù số tiền đó
cũng bằng số tiền chính phủ phát cho dân
thất nghiệp nhưng tôi thấy vẫn sướng hơn
sống bên VN. Cám ơn "đế quốc" Mỹ!
Sống bên Mỹ mà không có nhà cao cửa
rộng tủi lắm. Đi ra đường thấy mình ăn
mặc lôi thôi, nếu vào tiệm là nó canh
chừng, sợ mình ăn cắp đồ. Vô nhà hàng
họ cũng không nồng nàn tiếp mình, sợ
không có tiền "bo". Bà con bạn bè mời tôi
tới nhà chơi, nhiều khi để khoe của, tôi
như thằng câm không dám nói nhiều, chỉ
sợ họ nói tôi ăn nói kiểu XHCN mà họ
không ưa. Tôi mới qua làm sao biết cách
ăn nói "thời thượng" như họ được. Thôi
đành ở nhà lủi thủi với vợ con mà vui
hơn ...
Lòng nhân đạo ở cái xứ này hiếm lắm.
Tiền trước, tình sau. Nhiều thằng khi xưa
bên VN thuộc loại xôi thịt, chẳng đánh
đấm với cộng sản ngày nào, qua đây quen
thói, cứ lấy chức tước cũ ra hù thiên hạ,
giành chức, giành ăn, chụp mũ nhau chí
chóe. Thằng nào cũng đòi làm lãnh tụ cả!
Đi đâu cũng muốn "nằm" chiếu trên chứ
không chịu "ngồi" chiếu dưới. Thật chán
cái mớ đời! ...Tại sao những thằng "cóc
cắn" này không chết hết đi cho rồi! Để
chúng nó sống chỉ làm nhục những anh
linh tử sĩ đã xả thân bảo vệ miền Nam
trước kia. Tôi biết thân phận tôi chỉ là
thằng hèn muôn thuở, nên tôi cứ như

thằng câm, ngậm miệng cho đỡ xấu hổ
với chính bản thân tôi!
Qua đây mới hơn một năm mà tôi lo âu
buồn bã, già đi trước tuổi. Tôi không ân
hận vì đã "qui Mã". Đời tôi coi như đã vất
đi từ ngày mất nước. Tôi hài lòng vì đời
con cháu tôi chắc chắn sẽ có tương lai tại
quốc gia này. Sống trong xã hội tư bản,
thiên hạ lúc nào cũng coi đồng tiền là vạn
năng. Dù cho hoàn cảnh có đẩy đưa tôi tới
chỗ "trên răng dưới dép", lòng tôi cũng
chẳng hổ thẹn, dỗi hờn. Trâu "chậm"
uống nước "đục" là phải rồi, có chi mà
phải hờn trách ai! ... Tôi chỉ buồn cho cái
thế thái nhân tình. Bà con bạn bè thân,
chơi với nhau từ nhỏ, từ từ rút dù, không
tới nhà tôi nữa. Gặp nhau ngoài đường họ
sợ mình nhờ vả, giả bộ ngó lơ đi qua
hướng khác. Ban ngày tôi ngân nga vài
câu nhạc Lê hựu Hà cho vợ tôi nghe để
cho nàng đỡ tủi thân:
“Cười lên đi em ơi ,
Cười để dấu những hàng lệ rơi!
Hãy ngước mặt nhìn đời ...
Đêm về thì nàng hát ru tôi ngủ, mong cho
tôi có một giấc ngủ bình yên:
“Ta không cần làm người,
Thà làm chim trên rừng hoang vắng.
Ta không cần làm người,
Thà làm chim bay khắp phương trời!”
Được làm chim bay đó đây thì còn gì
hạnh phúc bằng. Tôi chỉ là con chim tự
nhốt trong lồng để nhìn thiên hạ múa may
quay cuồng. Lòng tôi lại ao ước được làm
con "gà mái dầu" trên bàn nhậu để tâm
hồn tôi khỏi chịu nhiều đau khổ đắng cay
trên cõi đời ô trọc này nữa!!! ...
KHẢM rỗ

Gà Mái.doc [6]

More Related Content

What's hot

NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
KhoTi1
 
Ác quỷ trên thiên đàng -- Henry Miller
Ác quỷ trên thiên đàng  -- Henry MillerÁc quỷ trên thiên đàng  -- Henry Miller
Ác quỷ trên thiên đàng -- Henry MillerHoa Bien
 
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhiTHANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhivinhbinh2010
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
Pham Long
 
Hat giong tam_hon
Hat giong tam_honHat giong tam_hon
Hat giong tam_hon
Vui Lên Bạn Nhé
 
Truyen nhuc bo doan hoi 5
Truyen nhuc bo doan hoi 5Truyen nhuc bo doan hoi 5
Truyen nhuc bo doan hoi 5truyentranh
 
Lý trần tình hận
Lý trần tình hậnLý trần tình hận
Lý trần tình hậnhannguyenhuu
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
Bình Minh Nguyễn
 
Lê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em Tôi
Lê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em TôiLê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em Tôi
Lê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em Tôi
NguyenHoang92002
 
Anh trai em gái tào đình
Anh trai em gái   tào đìnhAnh trai em gái   tào đình
Anh trai em gái tào đìnhstruyen68
 
Bi mat cua mot tri nho sieu pham eran katz
Bi mat cua mot tri nho sieu pham   eran katzBi mat cua mot tri nho sieu pham   eran katz
Bi mat cua mot tri nho sieu pham eran katz
dotcom_91
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
Pham Long
 
Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09truyentranh
 
Chuyện rằng
Chuyện rằngChuyện rằng
Chuyện rằng
Quoc Nguyen
 
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Champions Real Estate Group
 
Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12
Nam Ninh Hà
 
Hoa phuong
Hoa phuongHoa phuong
Hoa phuong
seophuong
 
Hai sửu đi lễ đầu năm
Hai sửu đi lễ đầu nămHai sửu đi lễ đầu năm
Hai sửu đi lễ đầu năm
Quoc Nguyen
 

What's hot (20)

NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
 
Ác quỷ trên thiên đàng -- Henry Miller
Ác quỷ trên thiên đàng  -- Henry MillerÁc quỷ trên thiên đàng  -- Henry Miller
Ác quỷ trên thiên đàng -- Henry Miller
 
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhiTHANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
Hat giong tam_hon
Hat giong tam_honHat giong tam_hon
Hat giong tam_hon
 
Truyen nhuc bo doan hoi 5
Truyen nhuc bo doan hoi 5Truyen nhuc bo doan hoi 5
Truyen nhuc bo doan hoi 5
 
Lý trần tình hận
Lý trần tình hậnLý trần tình hận
Lý trần tình hận
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
 
Lê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em Tôi
Lê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em TôiLê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em Tôi
Lê Trạch Lựu Và Nhạc Phẩm Em Tôi
 
Anh trai em gái tào đình
Anh trai em gái   tào đìnhAnh trai em gái   tào đình
Anh trai em gái tào đình
 
Bi mat cua mot tri nho sieu pham eran katz
Bi mat cua mot tri nho sieu pham   eran katzBi mat cua mot tri nho sieu pham   eran katz
Bi mat cua mot tri nho sieu pham eran katz
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09Truyen hai ngam ma cuoi 09
Truyen hai ngam ma cuoi 09
 
Chuyện rằng
Chuyện rằngChuyện rằng
Chuyện rằng
 
Abc.(1)
Abc.(1)Abc.(1)
Abc.(1)
 
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
 
Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12Thu gui con gai 12
Thu gui con gai 12
 
Thư gửi Mẹ
Thư gửi MẹThư gửi Mẹ
Thư gửi Mẹ
 
Hoa phuong
Hoa phuongHoa phuong
Hoa phuong
 
Hai sửu đi lễ đầu năm
Hai sửu đi lễ đầu nămHai sửu đi lễ đầu năm
Hai sửu đi lễ đầu năm
 

Viewers also liked

Loi khuyen an thuc duong gaolut.vn vui song tu nhien
Loi khuyen an thuc duong   gaolut.vn vui song tu nhienLoi khuyen an thuc duong   gaolut.vn vui song tu nhien
Loi khuyen an thuc duong gaolut.vn vui song tu nhien
Trieu Ai Khanh
 
Cay thuoc nam
Cay thuoc namCay thuoc nam
Cay thuoc nam
buithucthang
 
Sach nau an duong sinh ohsawa
Sach nau an duong sinh ohsawaSach nau an duong sinh ohsawa
Sach nau an duong sinh ohsawa
Trieu Ai Khanh
 
Dạy nấu ăn
Dạy nấu ănDạy nấu ăn
Dạy nấu ăn
tuyen quang
 
So tay duong sinh ohsawa gaolut.vn vui song tu nhien
So tay duong sinh ohsawa   gaolut.vn vui song tu nhienSo tay duong sinh ohsawa   gaolut.vn vui song tu nhien
So tay duong sinh ohsawa gaolut.vn vui song tu nhien
Trieu Ai Khanh
 
Quang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui songQuang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui song
Viet Hung Nguyen
 
Lead Generation on SlideShare: A How-to Guide
Lead Generation on SlideShare: A How-to GuideLead Generation on SlideShare: A How-to Guide
Lead Generation on SlideShare: A How-to Guide
SlideShare
 
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...SlideShare
 

Viewers also liked (8)

Loi khuyen an thuc duong gaolut.vn vui song tu nhien
Loi khuyen an thuc duong   gaolut.vn vui song tu nhienLoi khuyen an thuc duong   gaolut.vn vui song tu nhien
Loi khuyen an thuc duong gaolut.vn vui song tu nhien
 
Cay thuoc nam
Cay thuoc namCay thuoc nam
Cay thuoc nam
 
Sach nau an duong sinh ohsawa
Sach nau an duong sinh ohsawaSach nau an duong sinh ohsawa
Sach nau an duong sinh ohsawa
 
Dạy nấu ăn
Dạy nấu ănDạy nấu ăn
Dạy nấu ăn
 
So tay duong sinh ohsawa gaolut.vn vui song tu nhien
So tay duong sinh ohsawa   gaolut.vn vui song tu nhienSo tay duong sinh ohsawa   gaolut.vn vui song tu nhien
So tay duong sinh ohsawa gaolut.vn vui song tu nhien
 
Quang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui songQuang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui song
 
Lead Generation on SlideShare: A How-to Guide
Lead Generation on SlideShare: A How-to GuideLead Generation on SlideShare: A How-to Guide
Lead Generation on SlideShare: A How-to Guide
 
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
 

Similar to Gà Mái

ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắnĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắnvinhbinh2010
 
Truyen nhuc bo doan hoi 3
Truyen nhuc bo doan hoi 3Truyen nhuc bo doan hoi 3
Truyen nhuc bo doan hoi 3truyentranh
 
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docxCHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
nganhthus82
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
vinhbinh2010
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
Đặng Phương Nam
 
Dv lgbt vietnam
Dv lgbt vietnamDv lgbt vietnam
Dv lgbt vietnamDoan Phuoc
 
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhíThư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhíUyên Hoàng
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
Pham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
Pham Long
 
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓCCƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
PhmVitLong1
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
hach nguyen phan
 
Dan ong xau hay tot 2
Dan ong xau hay tot 2Dan ong xau hay tot 2
Dan ong xau hay tot 2
Nam Ninh Hà
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
hach nguyen phan
 
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Ha Kute
 
Khởi ngữ
Khởi ngữKhởi ngữ
Khởi ngữ
Ngoc Ha Pham
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny Phương
 
Dám thất bại dare to fail
Dám thất bại   dare to failDám thất bại   dare to fail
Dám thất bại dare to fail
successtuan
 

Similar to Gà Mái (20)

Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻHai đứa trẻ
Hai đứa trẻ
 
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắnĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
ĐÒ DỌC - Bình Nguyên Lộc-Truyện ngắn
 
Truyen nhuc bo doan hoi 3
Truyen nhuc bo doan hoi 3Truyen nhuc bo doan hoi 3
Truyen nhuc bo doan hoi 3
 
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docxCHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Dv lgbt vietnam
Dv lgbt vietnamDv lgbt vietnam
Dv lgbt vietnam
 
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhíThư của bà vợ gửi cho bồ nhí
Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓCCƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
Dan ong xau hay tot 2
Dan ong xau hay tot 2Dan ong xau hay tot 2
Dan ong xau hay tot 2
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Lao hac
Lao hacLao hac
Lao hac
 
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
 
Khởi ngữ
Khởi ngữKhởi ngữ
Khởi ngữ
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
 
Chiec luoc nga
Chiec luoc ngaChiec luoc nga
Chiec luoc nga
 
Dám thất bại dare to fail
Dám thất bại   dare to failDám thất bại   dare to fail
Dám thất bại dare to fail
 

Gà Mái

  • 1. Gà Mái http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/html/bm%2029-6-23.htm Gia đình tôi ở Saigon từ đời ông cố tổ tới bây giờ. Đa số họ hàng làm công chức chính quyền, thuộc giai cấp trung lưu. Chỉ có gia đình tôi, ba má không học cao nên một mình ba đi làm, chỉ đủ ăn. Lúc còn nhỏ ai cũng khen tôi đẹp trai. Tánh tôi ít nói, hiền lành,dễ chịu. Giờ học cũng như giờ ra chơi tôi chỉ ngồi một đống, không năng động, không nói cười, không nô đùa như đám trẻ cùng trang lứa. Tôi lủi thủi một mình không chơi với ai mà cũng chẳng có ma nào thèm chơi với tôi. Tụi nó thấy tôi lúc nào cũng như thằng "chết rồi", đi đứng khoan thai như con gái, liền kêu tôi là thằng "gà mái" ... Sau khi thi đậu tiểu học, ba tôi ghi danh cho tôi thi vào hai trường : - Trường Petrus Ký tại Saigon. - Trường Chủng Viện Công giáo tại Đà lạt. Tôi thi đậu cả hai. Từ nhỏ tôi rất thích đi tu làm Cha. Mỗi lần đi nhà thờ thấy thiên hạ xưng tội, tôi nghĩ chắc Cha nghe chuyện tội lỗi của thiên hạ vui lắm! Từ thằng bé tới ông lớn cứ một điều "thưa Cha", sao mà hách thế. Tôi liền xin ba cho tôi đi tu. Ba thấy tôi hiền lành, nên đồng ý cho tôi dâng cuộc đời cho Chúa. Dù nhà nghèo đông con, ba cũng cố may cho tôi vài bộ quần áo mới. Hơn nữa lúc này mấy ông "trí...ngủ Giải phóng miền Nam" làm tay sai cho Bác đang quậy phá tùm lum, từ chính trị đến quân sự; ba sợ tôi sau này phải đi lính, có thể "khung hình" của tôi rất dễ dành được một chỗ trang trọng trên bàn thờ ông bà tổ tiên trong nhà.... Gia đình tôi chỉ có tôi là con Chim duy nhất, còn lại toàn là Bướm vàng, má tôi sợ mất giống dòng họ Nguyễn, bà khóc lóc nhất định không cho tôi đi tu. Thà ở nhà đi học, rủi có đi lính thì cũng còn năm ăn năm thua. Đi tu coi như thua hết chín rồi. Còn lại một: chỉ có nước bà xúi tôi "nhảy rào" mà thôi. Nếu bà mà xúi tôi nhảy, suốt đời bà sẽ chẳng còn được xưng tội, rước lễ nữa. Thấy bà tung cả váy lên làm trận làm thượng, ba phải chiều bà. Thế là năm đó tôi vào học Đệ thất Petrus Ký. Mấy thằng trong lớp thấy tôi lúc nào cũng bất động như cục thịt, chúng tưởng tôi thuộc "thành phần thứ ba" hòa hợp hòa giải mặt trận Chim Bướm miền Nam!!! Tôi không phải thuộc loại "đổi hệ" cũng chẳng muốn làm Bướm chút nào. Con người tôi không thích ồn ào, thế thôi.Vậy mà bạn bè cứ gọi tên tôi là "gà mái" mãi. Hễ thấy tôi là cả lũ cứ oang oang cái mồm: “Tao đố chúng mày thằng gà mái này nó "tè đứng" hay "tè ngồi" như con gái?” Rồi cả bọn xúm nhau nhe răng khỉ ra cười, khinh tôi ra mặt. Tức quá, tôi xin ba cho tôi đi học võ thái cực đạo – taekwando. Tôi dự định, học chừng một năm là tôi đủ sức đập từng thằng một. Tâm tôi như vậy lại không phải vậy. Tôi càng học võ nhiều chừng nào, tôi lại càng không muốn đánh chúng chừng đó. Cũng may, mấy thằng trời đánh này thấy tôi có võ, chúng không dám chọc tôi nữa, chỉ khinh khỉnh nhìn tôi thôi. Tôi cũng cóc cần, chỉ lo học. Hết năm Đệ nhị, tôi đã lên đến Huyền đai đệ nhị đẳng. Tánh tôi lại càng nhu mì, điềm đạm hơn xưa. Ra đường chẳng ai biết tôi giỏi võ cả. Thấy gái tôi cũng rạo rực tò mò lắm nhưng không dám hó hé gì, chỉ "mình ên" yêu thầm cô hàng xóm. Đẹp trai mà không có cái mồm "lẻo mép" với gái, cũng chẳng ăn thua chi hết... Gà Mái.doc [1]
  • 2. Khi tôi thi đậu tú tài 2, không khí chiến tranh đang lan rộng khắp miền Nam.Ông "đồng minh quí hóa" Mỹ rút về, để lại quân dân miền Nam tự chiến đấu một mình trước sự tấn công ồ ạt của con cháu Bác. Họ hùng hổ đòi giải phóng mâm cơm của dân Nam, cho ăn bobo để hòa đồng Nam Bắc một nhà! .... Mỹ rút viện trợ miền Nam, còn Trung cộng với Nga tiếp tế hết ga cho miển Bắc, quân đội miền Nam đánh đấm gì nổi. Ba tôi biết trước sau gì tôi cũng bị gọi nhập ngũ theo lệnh tổng động viên mà chính phủ ban hành mấy năm nay. Dù cho tôi là con trai duy nhất trong gia đình sáu con, tôi cũng chẳng được miễn dịch. Nhà tôi vẫn còn "ngũ long công chúa" quậy tung bếp mỗi ngày mà!!! Má có người em làm phó Tỉnh, bà liền gởi gấm tôi cho ông. ôi đăng đi binh nhì Địa phương quân ở với ông. Người ta đi lính cầm súng oai phong, tôi chỉ cầm chổi suốt ngày quét nhà dọn dẹp. Tôi nghĩ sao mình hèn quá. Miền Nam này ai cũng như tôi, làm sao mà giữ nước? Tôi cứ lấy cái tư tưởng "sợ tôi chết" của ba má tôi để an ủi cái "hèn" của tôi. Điều này làm tôi xấu hổ vô cùng, không dám ngẩng cao đầu nhìn mặt bạn bè cùng trang lứa. Bây giờ tôi mới thấy mình đúng là con gà mái chính hiệu. Chỉ có những lúc tôi được chỉ định dạy võ cho đơn vị, tôi mới thấy một chút kiêu hùng. Chính những thằng lính kiểng như tôi đã giúp cho các anh "nón cối dép râu" mau chạy vào Saigon. Đúng như vậy! Vài tháng sau thành trì chống cộng cuối cùng quanh Saigon tan rã. Ông Big "Đầu bò" ra lệnh quân nhân buông súng đầu hàng. Miền Nam bị xóa sổ thật tức tưởi! ...Cái ngày miền Bắc hồ hởi phấn khởi ăn mừng chiến thắng là cái ngày dân quân miền Nam náo loạn tìm đường vượt biển, bất kể sống chết, để tìm một chân trời tự do khác. Gia đình tôi chỉ có tôi là "dân đi lính cầm chổi" nên chẳng có ai gây nợ máu với "cách mạng" hết. Ba yên tâm coi thời thế xoay chuyển ra sao. Khi xưa ba thuộc loại gia đình công chức, làm cũng đủ ăn đủ mặc cho tám miệng ăn. Bây giờ giải phóng, ba cũng là giai cấp vô sản "quần đùi áo thun", không biết Đảng có cho ông "lên đời" không??? Ông Cậu phó Tỉnh cấp tá của tôi bị Đảng kêu đi học tập một tháng. Trong lịch Đảng, tháng này có ngày mùng một cố định, còn ngày cuối tháng Đảng cho "du di". Vì thế Ông Cậu được Đảng "ưu ái" đưa ra Bắc "thăm" thắng cảnh Hoàng liên Sơn hùng vĩ mút mùa Lệ Thủy! Chịu đói rét triền miên, ông không chết là may lắm! Còn tôi chỉ phải học 3 ngày về tội ác Mỹ ngụy, về chiến thắng của XHCN, về súng "mút cơ tông" bắn rớt B52, về lao động là vinh quang .... Cuối cùng cán bộ khuyên tôi nên đi kinh tế mới khai khẩn, làm giàu cho "đất nước", chắc chắn sẽ tươi đẹp mười lần hơn. Tôi về nhà, ngó qua ngó lại, ngó tới ngó lui, chẳng thấy có ma nào đi làm ruộng cho vinh quang hết mà toàn là đi tìm cơ quan nào cần người để xin việc. Kiếm không có việc thì kiếm đồ trong nhà đi bán cho cán bộ, lấy tí tiền còm mua gạo ăn. Tôi cũng chạy đôn chạy đáo tìm việc làm. Lúc này xã hội đang loạn xà ngầu, việc đâu ra mà kiếm. Cũng may, mấy bà chị tôi làm cho cơ quan dân sự trước kia. Sau ngày mất nước cán bộ trong rừng ra tiếp quản, vẫn giữ chị tôi ở lại làm việc. Ba tôi cũng vậy. Vì thế trong nhà tôi cũng được "lên đời", tạm thời có nhu yếu phẩm của nhà nước cấp cho. Ngày hai bữa chúng tôi hè nhau vỗ bụng "bobo cầm hơi" ...mong cho mau tiêu! ... Cả năm sau ba tôi lo lót với "Cán lớn" nên xin cho tôi được vào làm khách sạn với ông. Tôi mừng quá xá. Thế là tôi thoát cảnh đi làm ruộng, khỏi phải xuất Gà Mái.doc [2]
  • 3. chiêu "vác cày qua núi" – một trong 36 chiêu của dân thụt bida lỗ. Công việc của tôi cũng lại là công việc đàn bà: dọn dẹp, chùi rửa phòng. Lúc đầu tôi còn hơi lọng cọng nên cô "sếp" lo dạy tôi từ li từ tí để phục vụ cho khách. Thời buổi này khách chỉ toàn là người "anh em" cộng sản Đông âu thôi. Nhờ được "đổi đời" nên bây giờ tôi cũng biết dê, cũng lắm mồm như ai. Tôi cứ giả bộ ngu để nàng dạy tôi càng lâu càng tốt. Nàng thấy tôi đẹp trai, lại giễu có duyên, có vẻ như nàng chịu đèn tôi rồi. Giờ nghỉ là nàng kiếm tôi "dạy" thêm. Ngồi sát bên nàng, chẳng có mùi nước hoa, chỉ có mùi mồ hôi, lại làm toàn thân tôi "cứng đơ" từ trên xuống dưới.... Lúc đầu tôi định cọ xát với nàng chút chút để biết thế nào là thân thể đàn bà, mặc dù nàng "đô con" hơn tôi. Ngày lại ngày tôi lại đâm ghiền cái mùi mồ hôi chua chua từ nách nàng thoát ra. Chừng 3 tháng sau thì chúng tôi yêu nhau. Tình yêu thanh khiết XHCN. Tình yêu không Chanel No 5. Tình yêu của mồ hôi lao động và đặc biệt là tình yêu chay tịnh không sờ mó!!! ... Nàng cho tôi biết bố mẹ nàng quê ở Sơn la miền Bắc, di cư năm 54. Mấy chị em nàng sinh đẻ trong Nam nên mới nói rặc tiếng Nam. Năm 1964 bố nàng đăng lính Biệt kích. Mấy tháng sau ông đem về cho mẹ nàng một cọc tiền lớn lắm. Ông nói tuần tới ông đi công tác xa, cứ lấy tiền này lo cho con ăn học. Từ đó ông đi biệt tăm. Bạn ông cho mẹ nàng biết là ông đi ra Bắc,"nhảy toán" hoạt động phá rối. Ông vừa nhảy dù xuống đất thì bị bắt, không còn tin tức gi nữa. Số tiền lớn ông đưa cho bà là số "tiền tử" của 12 tháng lương, chính phủ phát trước cho ông. Họ biết rằng ông có ngày đi và khó có ngày về! Mẹ khóc lóc cả tháng trời. Anh em nàng được chính phủ cho học trường Quốc gia nghĩa tử không tốn tiền tới khi khôn lớn. Coi như nàng mồ côi cha từ năm 5 tuổi.Tôi thương cảm cho nàng quá, liền về nói với ba má tôi, xin cưới nàng. Đám cưới XHCN chỉ được phép làm đơn sơ. Miền Bắc hai đứa xách nhau ra ban Lãnh đạo cơ quan tuyên bố là xong. Miền Nam vẫn còn cái "thủ tục" chè chén không bỏ được. Hai họ tối thiểu cũng phải làm mâm cơm, trước là cúng tổ tiên, sau là bày ra đãi bà con, chứ không dám mời bạn bè. Cô dâu chú rể không còn áo dạ hội, áo vest nữa mà mặc đại cái áo dài, quần tây áo chemise. Chỉ có ba má tôi theo tôi đi rước dâu. Đi đông sợ nhà gái thiếu đồ ăn. Đúng như vậy, trên mâm tôi chỉ thấy có con gà và dĩa trái cây để cúng. Đang khi tôi với nàng hì hục vái lạy bàn thờ tổ tiên thì có một ông lù lù tiến vào trong nhà. Tôi chỉ nghe mẹ nàng ối một tiếng lớn. Hai đứa tôi hết hồn ngó lui. Mẹ nàng đang trợn trừng mắt như đứng tròng, chân tay run lập cập. Hai đứa tôi chẳng biết gì, tới đỡ bà đứng cho vững. Chừng hai phút sau bà lắp bắp, run run nói: “Ông đừng nhát tôi nữa ông ơi ....ời... Ông ta cười, nói lớn: “Tôi về đây sáng nay, cảnh vật đổi thay nhiều quá, tìm mãi mới thấy nhà, nên bây giờ tôi mới tới, đám cưới của con nhớn đấy hả bà?” Bây giờ tôi mới biết ông là bố nàng, biệt tăm đã hơn mười mấy năm qua. Vậy là hôm nay hai vợ chồng tôi có song hỉ. Mẹ nàng có bao nhiêu tiền dành dụm liền đem ra mua rượu thịt, kêu thêm hàng xóm tới chia vui. Thời buổi này mà kêu thiên hạ tới ăn, chỉ có nước từ chết tới bị thương! Họ "đá" thẳng thừng không cần khách sáo – chưa mời họ đã gắp rồi. Ăn căng bụng mà họ vẫn còn thòm thèm thiếu điều muốn "liếm dĩa" luôn! Trong bữa tiệc ông kể mấy chục năm trời ông bị bắt, họ thả ông sống trong vùng núi thượng du Bắc việt, tự kiếm cái ăn cho bản thân. Ông bây giờ thuộc loại người: hễ thấy con nào nhúc nhích là ông có thể đớp ngon lành... Gà Mái.doc [3]
  • 4. Cuộc sống công nhân viên nhà nước của vợ chồng tôi cũng tạm ổn. Xưa kia ba tôi nói làm khách sạn ba hay được khách cho tiền "pourboire". Bây giờ mấy ông khách Đông Âu này không cho người bồi phòng được một cắc, kể cả nụ cười. Tôi để ý mấy năm liền, họ không bao giờ cười, mặt họ lúc nào cũng giống thằng bị trĩ kinh niên! Có lẽ trong XHCN người dân không cười nổi? Nụ cười chỉ thấy trên mồm các cấp Lãnh đạo khi đi "ngoại giao" kiếm chác thôi! Sống với nhau hơn chục năm, vợ tôi sanh cho tôi được 3 đứa con: hai gái một trai. Chuyện khiến tôi buồn nhất là thằng con trai nối dõi tông đường của tôi bị bịnh "tự kỷ". Khi nó được sanh ra mới có một tháng, bác sĩ đã cho tôi biết rồi. Tôi nuôi nó lớn mà cứ hy vọng lời bác sĩ nói là sai. Sau năm 1990 gia đình tôi có tin vui . Ba má tôi và mấy chị em gái được đứa em út bảo lãnh qua Úc. Nó đi vượt biên từ năm 1980. Bố mẹ vợ tôi lại được qua Mỹ định cư theo diện HO. Vài năm sau thì ông bà làm hồ sơ xin cho vợ chồng con cái tôi được qua Mỹ đoàn tụ. Kể từ khi nhà tôi có Việt kiều,"bơ, phô mai" của đế quốc gởi về đều đều cho vợ chồng tôi ăn lòi họng. Tiền bạc cũng được tiếp tế ăn xài thoải mái. Vợ tôi kiếm được công việc văn phòng của hãng may người Đài loan, lương cao, việc nhàn. Nàng muốn tôi ở nhà coi con, nấu nướng đi chợ. Tôi đồng ý ngay vì coi sóc thằng con trai tôi cực khổ lắm. Thiên hạ vẫn nói: “Con hơn Cha là nhà có nóc.” Câu đó chỉ đúng phần nào thôi! Chẳng những "ông con trai" tôi lúc nào cũng ngồi một đống như tôi hồi nhỏ; nó còn hơn tôi ở chỗ khinh đời khinh người ra mặt, suốt ngày chẳng thèm nói tiếng nào. Hai mắt lạc thần giống như "con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô"... Nó vừa bị bịnh Down syndrom vừa không nói được. Chân tay nó không hoạt động nên đi đứng khó khăn. Đi đâu tôi cũng phải dìu đỡ nó. Ăn uống lại phải đút mặc dù nó đã lên 10. Vợ chồng tôi đau khổ vô cùng. Ba má tôi bên trời Úc còn đau khổ hơn. Có "cục" nối dõi tông đường lại chẳng làm nên cơm cháo gì, coi như dòng họ Nguyễn "un point final". Ông bà cứ đấm ngực than thầm: “Không biết kiếp trước ông bà có làm điều gì ác không mà kiếp này con cháu phải chịu cảnh tang thương như vậy.” Cái cảnh này của tôi phải nói lại là: Con hơn Cha là nhà tróc... nóc!!! Tôi bắt đầu cuộc đời Osin từ đây. Sáng tôi xách rổ đi chợ sớm để về kịp giờ cho vợ tôi đi làm. Trưa tôi nấu cơm, dọn dẹp, tắm rửa cho con. Cực nhất là "xi" nó đi cầu. Nó không làm chuyện này một mình được. Mỗi lần "ông" ọ ẹ muốn đi cầu là tôi phải hô to: "Trẩm ia...ỉa!" Thế là đứa con gái lớn của tôi xách giấy báo chạy tới, trải ra dưới đất. Tôi bế ông con nặng cả gần 25kg, banh càng ông ra trên tấm giấy, mồm cứ "..xì... xì..." giống như vòi bơm xe đạp cho "ông con" được hưởng cái màn "tứ khoái". Mấy bà buôn bán ngoài chợ thấy mặt tôi hàng ngày nên thân tình coi tôi cũng cùng "giống" với họ. Vừa thấy mặt tôi cô bán trứng bi bô lên: “Anh hai ơi, mua trứng em đi, mới rửa sạch sẽ lắm nè.” Cô hàng thịt thì chọc tôi: “Anh giai à! Thịt em tươi hồng lắm, anh có muốn thử không?” Tôi chỉ cười, nói cám ơn. Vợ tôi thuộc loại ghen có bằng cấp. Nàng tuyên bố thẳng thừng: nếu tôi mà lạng quạng nàng sẽ cho cả nhà uống thuốc độc về chầu tổ tiên hết. Ông nội tôi cũng không dám tò tí te ....ôm chim qua ghe khác! Sau mấy năm đớp loại "bơ thừa sữa cặn" của ba má tôi gởi về, tôi mới thấy những lời nói của cán bộ Đảng trong những ngày đầu "giải phóng" thật có lý. Cái gì của đế quốc cũng nguy hiểm. Cái hậu quả "trước sau như một" là tôi bị mỡ bọc tim. Tôi chẳng biết gì cho tới một ngày tôi thấy Gà Mái.doc [4]
  • 5. tức ngực khó thở. Tôi vô nhà thương chụp Xray mới lòi ra nghẹt động mạch tim. Thế là ba má tôi bên Úc phải hô hào chị em đóng góp, gởi về cho tôi 7000 đô để giải phẫu. Anh bác sĩ giải phẫu cho tôi còn rất trẻ, mới tu nghiệp ở Mỹ về môn này. Tôi may mắn thoát chết. Bác sĩ khuyên tôi từ nay về sau không nên làm việc nặng nhọc. Số tôi là con gà mái từ nhỏ tới giờ, không cần phải lo cái vụ đó.... Trong cái rủi có cái may. Năm đó hai cô con gái lớn của tôi được gia đình nội ngoại mối mai. Đứa lớn lấy chồng qua Úc với ông bà Nội. Đứa nhỏ qua Mỹ với ông bà Ngoại. Trong nhà chỉ còn lại "ông thần con" và hai con "khỉ" già. Chúng tôi cũng đang chờ hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ của bố mẹ vợ đã làm từ 5 năm trước với bộ di trú Mỹ. Tôi thấy Việt kiều về nước xài tiền làm tôi ham đi ra nước ngoài quá chừng! Ai cũng làm lớn hết, chẳng có ông nào làm culi cả! Tôi mong ngày mơ đêm con đường "qui Mã"! Ngày tôi mơ nó cũng đến mấy tháng sau. Thằng Mỹ coi vậy mà tốt thiệt. Trước kia tôi không hy vọng lắm vì ai cũng nói tôi kẹt "ông con hơn cha" chẳng có chính phủ nào chịu nuôi báo cô nó cả. Vậy mà Mỹ cho cả nhà ba mạng cùng đi. Ông Trời vẫn còn thương tôi. Đi phỏng vấn tại sứ quán Mỹ, họ không hỏi gì về tình trạng sức khỏe của gia đình tôi. Tôi bán nhà, đồ đạc được hơn 100 ngàn đô lận bụng qua Mỹ. Tôi về vùng nam Cali. Bà con của gia đình tôi mướn được cho tôi căn nhà của chính phủ. Họ cũng xin được cho vợ tôi công việc làm. Còn tôi tính đi học nail để dễ tìm việc hơn. Bây giờ tôi mới biết đi cày bên trời Tây nó như thế nào. Làm không kịp thở, 8 tiếng là 8 tiếng, không lè phè như khi còn bên VN. Kiểu này tôi đi làm gì nổi! Người ta có bằng cấp làm mỗi giờ hai ba chục đô. Vợ tôi thuộc loại culi "no English" nên chỉ được trả lương chết đói hơn 4 đô một giờ. Mổi tháng nàng đi làm chỉ đủ tiền mướn nhà. Tôi lại không thể đi làm được vì tình trạng sức khoẻ. Gia đình tôi lúc này chỉ có một người đi làm nên cái ăn cái mặc cứ phải "ma rốc" móc ra cọc tiền lận bụng để xài. Ở Mỹ mỗi người phải có cái xe để đi cày. Tôi bấm bụng lấy tiền mua hai cái xe mới "cắt chỉ". Một xe cho tôi và một xe cho đứa con gái vừa làm vừa học để phụ giúp gia đình. "Ông con" thì được chính phủ cho học trường toàn là trẻ tàn tật. Mỗi ngày, sáng sớm tôi chở vợ đi làm, về nhà tiếp tục chở "ông con" đi học. Sau khi con vô lớp, tôi lái xe đi chợ luôn. Khoảng 10 giờ sáng mới xong. Tôi lại tiếp tục nấu nướng dọn dẹp nhà cửa. Chiều thì đón con và vợ về. Cơm nước, rửa xếp chén dĩa đâu vào đó thì trời tối. Ai cũng mệt phờ cả người, mạnh ai nấy ngủ thẳng cẳng, không có chuyện "mình ơi, mình à" gì hết! Không phải tôi đua đòi làm sang khi mua hai cái xe hơi mới. Tại tôi là loại "gà mái" có biết gì đâu ngoài cái chuyện bếp núc, dọn dẹp, hầu hạ vợ con. Đi xe cũ lỡ hư hoài tiền đâu mà sửa. Sống cái xứ tư bản này không có chuyện "cà kê dê ngỗng", hàng xóm láng giềng qua lại thăm nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Đèn nhà ai nấy sáng. Kiếp sống của tôi trong chế độ Cộng sản hoặc Tư bản đều là con "gà mái". Chỉ khác ở chỗ con gà mái XHCN cuốc bộ đi chợ thấy mồ tổ, còn con gà mái Tư bản lái xe hơi ngồi êm cái bàn tọa vô cùng! Bạn bè thân thiết gặp nhau anh anh em em ngoài miệng, đôi khi trong lòng chúng nó coi mình như cục "kẹo" trôi sông. Họ qua lâu có của ăn của để, lúc nào cũng vỗ ngực xưng tên, mặt thì cứ "vênh vênh" lên.Tuy vậy nếu mình hả họng ra xin giúp đỡ trong cơn hoạn nạn là họ lo chạy tét ghèn không dám quay lại ngó cái mặt "thằng hủi" của mình! Bây giờ tôi mới thấy thà tôi ở Việt nam sống nhờ đồng Gà Mái.doc [5]
  • 6. tiền tiếp tế của "khúc ruột ngàn dặm" mà có lý hơn. Ăn chơi phè cánh nhạn, chẳng lo nghĩ gì. Chỉ lo "khúc ruột" ngủm củ tỏi nơi chín suối là mấy cha con tôi thân tàn ma dại ngay ... Mọi chuyện đã lỡ rồi, phóng lao phải theo lao. Đêm ngày tôi vẫn cầu xin thằng Mỹ cấp cho gia đình tôi cái thẻ xanh. Coi như nó cho tôi ở đây vĩnh viễn. "Ông con" của tôi được hưởng trợ cấp tàn tật, còn tôi được chính phủ cho trợ cấp để nuôi nó. Được như vậy thì tôi khỏi phải móc tiền lận bụng ra đi chợ hàng ngày. Tôi cũng chẳng cần phải đi làm. Mặc dù số tiền đó cũng bằng số tiền chính phủ phát cho dân thất nghiệp nhưng tôi thấy vẫn sướng hơn sống bên VN. Cám ơn "đế quốc" Mỹ! Sống bên Mỹ mà không có nhà cao cửa rộng tủi lắm. Đi ra đường thấy mình ăn mặc lôi thôi, nếu vào tiệm là nó canh chừng, sợ mình ăn cắp đồ. Vô nhà hàng họ cũng không nồng nàn tiếp mình, sợ không có tiền "bo". Bà con bạn bè mời tôi tới nhà chơi, nhiều khi để khoe của, tôi như thằng câm không dám nói nhiều, chỉ sợ họ nói tôi ăn nói kiểu XHCN mà họ không ưa. Tôi mới qua làm sao biết cách ăn nói "thời thượng" như họ được. Thôi đành ở nhà lủi thủi với vợ con mà vui hơn ... Lòng nhân đạo ở cái xứ này hiếm lắm. Tiền trước, tình sau. Nhiều thằng khi xưa bên VN thuộc loại xôi thịt, chẳng đánh đấm với cộng sản ngày nào, qua đây quen thói, cứ lấy chức tước cũ ra hù thiên hạ, giành chức, giành ăn, chụp mũ nhau chí chóe. Thằng nào cũng đòi làm lãnh tụ cả! Đi đâu cũng muốn "nằm" chiếu trên chứ không chịu "ngồi" chiếu dưới. Thật chán cái mớ đời! ...Tại sao những thằng "cóc cắn" này không chết hết đi cho rồi! Để chúng nó sống chỉ làm nhục những anh linh tử sĩ đã xả thân bảo vệ miền Nam trước kia. Tôi biết thân phận tôi chỉ là thằng hèn muôn thuở, nên tôi cứ như thằng câm, ngậm miệng cho đỡ xấu hổ với chính bản thân tôi! Qua đây mới hơn một năm mà tôi lo âu buồn bã, già đi trước tuổi. Tôi không ân hận vì đã "qui Mã". Đời tôi coi như đã vất đi từ ngày mất nước. Tôi hài lòng vì đời con cháu tôi chắc chắn sẽ có tương lai tại quốc gia này. Sống trong xã hội tư bản, thiên hạ lúc nào cũng coi đồng tiền là vạn năng. Dù cho hoàn cảnh có đẩy đưa tôi tới chỗ "trên răng dưới dép", lòng tôi cũng chẳng hổ thẹn, dỗi hờn. Trâu "chậm" uống nước "đục" là phải rồi, có chi mà phải hờn trách ai! ... Tôi chỉ buồn cho cái thế thái nhân tình. Bà con bạn bè thân, chơi với nhau từ nhỏ, từ từ rút dù, không tới nhà tôi nữa. Gặp nhau ngoài đường họ sợ mình nhờ vả, giả bộ ngó lơ đi qua hướng khác. Ban ngày tôi ngân nga vài câu nhạc Lê hựu Hà cho vợ tôi nghe để cho nàng đỡ tủi thân: “Cười lên đi em ơi , Cười để dấu những hàng lệ rơi! Hãy ngước mặt nhìn đời ... Đêm về thì nàng hát ru tôi ngủ, mong cho tôi có một giấc ngủ bình yên: “Ta không cần làm người, Thà làm chim trên rừng hoang vắng. Ta không cần làm người, Thà làm chim bay khắp phương trời!” Được làm chim bay đó đây thì còn gì hạnh phúc bằng. Tôi chỉ là con chim tự nhốt trong lồng để nhìn thiên hạ múa may quay cuồng. Lòng tôi lại ao ước được làm con "gà mái dầu" trên bàn nhậu để tâm hồn tôi khỏi chịu nhiều đau khổ đắng cay trên cõi đời ô trọc này nữa!!! ... KHẢM rỗ Gà Mái.doc [6]