SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
CHIẾC LƯỢC NGÀ
Nguyễn Quang Sáng
Dẫn chuyện: Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi cho đến khi bé Thu lên tám tuổi
thì anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Đến lúc được về, cái tình cha con cứ nôn
nao trong người anh. Xuồng vào bến, anh thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt
ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước
sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy
thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến cho tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với
những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
Ba Thu:
- Thu! Con.
Dẫn chuyện: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con sẽ chạy xô
vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón
chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh,
anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ
ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay đưa về phía
trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
Ba Thu:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Dẫn chuyện: Con bé thấy lạ quá, ngơ ngác nhìn nhưng không biết là ai, mặt nó
bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét lên:
Bé Thu:
“Má! Má!”.
Dẫn chuyện: Còn anh, anh đứng sững lại đó,nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến
mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.Vì
đường xa, anh Sáu chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé
không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về
con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra dù cho anh Sáu sắp phải xa nhà tình cha
con giữa anh và bé Thu mà mâu thuẩn càng ngày càng tăng thêm đang nấu cơm thì
bị chị Sáu phải chạy đi mua thức ăn
Mẹ Thu:
-Thu con ở nhà nấu ăn mẹ đi chợ có gì cần gọi ba giúp nha con
Bé Thu:
-Có phải ba con đâu
Dẫn chuyện: Ấy thế mà khi cơm sôi nồi cơm hơi to Thu không tài nào nhấc lên và
chắt nước ra được. Nhìn dáo dát một lúc thì Thu nói chậm.
Bé Thu:
- Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái! (Nó cũng lại nói trổng)
Bác Ba lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Bé Thu:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn cứ ngồi im. Bác Ba dọa nó:
Bác Ba:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu.
Cháu nói một tiếng “ba” không được sao?
Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc
không nổi, nó nình lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc.
Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa
buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón lấy cái vá
múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ.
Bác Ba:
Bé Thu:
Dẫn chuyện: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cái to vàng để vào
chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm
văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào
mông nó và hét lên:
Ba Thu
- Sao mày cứ cứng đầu quá vậy, hả?
( Bé Thu ngồi im đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá
để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.)
Dẫn chuyện : Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói
khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, méc
với ngoại và khóc ở bên ấy - chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.
Bé Thu:
-Ngoại ngoại
Bà ngoại:
-Ngoại nghe
Bé Thu:
-Ngoại ơi ổng đánh con, con không kêu ổng là ba nữa
Bà Ngoại:
-Đó là ba con sao con không nhận
Bé Thu:
-Không phải ba con (mếu máo)
Bà Ngoại:
-Sao con biết đó không phải là ba con
Bé Thu:
-Ổng không giống hình ba chụp với má đâu
Bà Ngoại:
-Con có biết rằng có thời gian nó kẻ thù của sắc đẹp không con
Bé Thu:
-Ngoại đâu có biết ổng có vết thẹo ghê lắm
Bà Ngoại:
-Thu à! Bà nói nghe này, ba con đi đánh Tây bị mấy thằng Tây nó bắn nên trên
mặt có vết sẹo như vậy đấy. Mấy thằng Tây nó ác lắm nó thả bom làng mình hoài,
ba con là anh hùng của làng mình đấy
Bé Thu:
-Thật vậy hả bà?
Dẫn chuyện: Sau khi Thu nghe bà nói xong Thu thở dài ra như người lớn có vẻ Thu
đã nhận ra điều này và mấy ngày Thu đã bỏ lỡ người ba của mình nhưng thật không
may cho Thu ngày mà nó nhận ra ba mình thù cũng là lúc anh Sáu phải đi rồi
Dẫn chuyện: Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé
cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con
nữa.
Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng… Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng
vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh bá nó. Vẻ mặt
của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt
nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ
thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái
nhìn của nókhông ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới
đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại
bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, đôi
mắt mênh mông của bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! (Anh sáu khẽ nói.)
Mọi người, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy,
tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó
bỗng kêu thét lên:
- Ba … a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe
thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba”
như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc,
nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Làn tóc tơ sau ót nó như
dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó, ngoại nó kể lại, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu
nhận ba nó.
Té ra nó không nhận ra ba nó là vì cái vết thẹo trên mặt, và bà cho nóbiết, ba nó đi
đánh Tây bắn bị thương
Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nóđã đến lúc
phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc độngnvà không
muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một taynrút khăn lau nước
mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
Bé Thu Không! (Con bé hét lên)
Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó
giang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó,và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt.Thế là
phải đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo:
Mẹ Thu:
- Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.
Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
Bà ngoại
Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một
cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
Bé Thu:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! (Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói
vừa từ từ tuột xuống)
Sau đó, anh và đồng đội trở lại chiến trường miền Đông. Những đêm rừng, nằm
trên võng, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ giày
vò anh.
Thế rồi, buổi chiều sau một ngày mưa rừng, từ con đường mòn chạy lẫn trong
rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cằm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn
hở như một đứa trẻ được quà.Sau đó anh lấy vỏ đạn mười hai li của Mĩ, đập mỏng
thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành những miếng nhỏ. Nhưng lúc rỗi, anh
cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, làm cây
lược cho con gái. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn
mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được
phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh
con, nhớ con, anh lấy lược ra ngắm nghía rồi mai lên mái tóc cho cây lược thêm
bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh mong gặp lại con.
Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám,
trong một trận càng lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu hi sinh. Anh bị viên đạn của
máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng,hình như chỉ có tình cha con là
không thể chết được, anh đưa tay vào túi,móc cây lược, đưa cho anh Ba và nhờ
anh trao lại chiếc lược cho cô con gái.
Một thời gian dài sau này, trong một chuyến đi công tác, anh Ba gặp cô giao liên,
chính là bé Thu năm nào và trao lại chiếc lược và nói: Đây là kỉ vật thiêng liêng mà
ba con gửi tặng cho con đó”...
Kính thưa cô giáo và các bạn !
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng tình cảm cha con giữa
ông Sáu và bé Thu. Đọc thiên truyện, người đọc hẳn đã có lần rơi lệ vì cảm động.
Và còn vì thấy trong đó thấp thoáng đâu đây bóng dáng bản thân, của người cha
thân yêu của mình nữa. Tình phụ tử đó chính là một trong những thứ tình cảm
thiêng liêng nhất trong cõi đời này. Và bởi thế, đọc "Chiếc lược ngà" để ta trân trọng
hơn những người thân yêu ruột thịt quanh mình, trân trọng hơn những tình cảm sâu
sắc ta đang được nhận. Và hơn hết, đọc thiên truyện ngắn này, ta biết yêu thương,
sẻ chia và sống xứng đáng với những đấng sinh thành của bản thân.
Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, "Chiếc lược ngà" còn mang đến
cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một
thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!
Với vở kịch trên của các bạn hs đã chuyển tải một phần nào đó nội dung câu
chuyện và tình cảm cha con trong thời kì chiến tranh. Xin cảm ơn cô giáo và các bạn
hs đã chú ý xem kịch. Xin chân thành cảm ơn !

More Related Content

Similar to CHIẾC LƯỢC NG3.docx

[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúcĐặng Phương Nam
 
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullđọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullNet Nhacso
 
Truyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatTruyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatthanh mom
 
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ văn Hà Nội 2010 -2011
Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ văn Hà Nội  2010 -2011Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ văn Hà Nội  2010 -2011
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ văn Hà Nội 2010 -2011tieuhocvn .info
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2Đặng Phương Nam
 
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"Minh Ngọc Nguyễn
 
binkoi222
binkoi222binkoi222
binkoi222binkoi
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinhcohtran
 

Similar to CHIẾC LƯỢC NG3.docx (20)

Thư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trờiThư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trời
 
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
[Sách] Con đường đi tìm hạnh phúc
 
NUỐI TIẾC
NUỐI TIẾC NUỐI TIẾC
NUỐI TIẾC
 
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullđọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
 
Truyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatTruyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhat
 
Abc.(1)
Abc.(1)Abc.(1)
Abc.(1)
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Ruoi trau
Ruoi trauRuoi trau
Ruoi trau
 
Hat giong tam_hon
Hat giong tam_honHat giong tam_hon
Hat giong tam_hon
 
Trai hoa vang
Trai hoa vangTrai hoa vang
Trai hoa vang
 
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ văn Hà Nội 2010 -2011
Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ văn Hà Nội  2010 -2011Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ văn Hà Nội  2010 -2011
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ văn Hà Nội 2010 -2011
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
 
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
Ám ảnh (Photobook nhóm SOML - 9A2) - Dự án "Chuyện trách nhiệm"
 
đề
đềđề
đề
 
binkoi222
binkoi222binkoi222
binkoi222
 
Emm
EmmEmm
Emm
 
Nuối Tiếc
Nuối TiếcNuối Tiếc
Nuối Tiếc
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinh
 

CHIẾC LƯỢC NG3.docx

  • 1. CHIẾC LƯỢC NGÀ Nguyễn Quang Sáng Dẫn chuyện: Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi cho đến khi bé Thu lên tám tuổi thì anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Đến lúc được về, cái tình cha con cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, anh thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến cho tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Ba Thu: - Thu! Con. Dẫn chuyện: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: Ba Thu: - Ba đây con! - Ba đây con! Dẫn chuyện: Con bé thấy lạ quá, ngơ ngác nhìn nhưng không biết là ai, mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: Bé Thu: “Má! Má!”. Dẫn chuyện: Còn anh, anh đứng sững lại đó,nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.Vì đường xa, anh Sáu chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra dù cho anh Sáu sắp phải xa nhà tình cha con giữa anh và bé Thu mà mâu thuẩn càng ngày càng tăng thêm đang nấu cơm thì bị chị Sáu phải chạy đi mua thức ăn Mẹ Thu: -Thu con ở nhà nấu ăn mẹ đi chợ có gì cần gọi ba giúp nha con Bé Thu: -Có phải ba con đâu Dẫn chuyện: Ấy thế mà khi cơm sôi nồi cơm hơi to Thu không tài nào nhấc lên và chắt nước ra được. Nhìn dáo dát một lúc thì Thu nói chậm.
  • 2. Bé Thu: - Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái! (Nó cũng lại nói trổng) Bác Ba lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: Bé Thu: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn cứ ngồi im. Bác Ba dọa nó: Bác Ba: - Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng “ba” không được sao? Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó nình lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Bác Ba: Bé Thu: Dẫn chuyện: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cái to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: Ba Thu - Sao mày cứ cứng đầu quá vậy, hả? ( Bé Thu ngồi im đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.) Dẫn chuyện : Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, méc với ngoại và khóc ở bên ấy - chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Bé Thu: -Ngoại ngoại Bà ngoại: -Ngoại nghe Bé Thu:
  • 3. -Ngoại ơi ổng đánh con, con không kêu ổng là ba nữa Bà Ngoại: -Đó là ba con sao con không nhận Bé Thu: -Không phải ba con (mếu máo) Bà Ngoại: -Sao con biết đó không phải là ba con Bé Thu: -Ổng không giống hình ba chụp với má đâu Bà Ngoại: -Con có biết rằng có thời gian nó kẻ thù của sắc đẹp không con Bé Thu: -Ngoại đâu có biết ổng có vết thẹo ghê lắm Bà Ngoại: -Thu à! Bà nói nghe này, ba con đi đánh Tây bị mấy thằng Tây nó bắn nên trên mặt có vết sẹo như vậy đấy. Mấy thằng Tây nó ác lắm nó thả bom làng mình hoài, ba con là anh hùng của làng mình đấy Bé Thu: -Thật vậy hả bà? Dẫn chuyện: Sau khi Thu nghe bà nói xong Thu thở dài ra như người lớn có vẻ Thu đã nhận ra điều này và mấy ngày Thu đã bỏ lỡ người ba của mình nhưng thật không may cho Thu ngày mà nó nhận ra ba mình thù cũng là lúc anh Sáu phải đi rồi Dẫn chuyện: Sáng hôm sau, bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Cả con bé cũng theo ngoại nó về. Anh Sáu phải lo tiếp khách, anh như không chú ý đến con nữa. Còn chị Sáu thì lo chuẩn bị đồ đạc cho chồng… Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh bá nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nókhông ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
  • 4. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, đôi mắt mênh mông của bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! (Anh sáu khẽ nói.) Mọi người, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba … a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. Trong lúc đó, ngoại nó kể lại, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Té ra nó không nhận ra ba nó là vì cái vết thẹo trên mặt, và bà cho nóbiết, ba nó đi đánh Tây bắn bị thương Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nóđã đến lúc phải đi rồi. Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc độngnvà không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một taynrút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. Bé Thu Không! (Con bé hét lên) Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó giang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó,và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt.Thế là phải đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo: Mẹ Thu: - Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về. Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ: Bà ngoại
  • 5. Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược. Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo: Bé Thu: - Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! (Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống) Sau đó, anh và đồng đội trở lại chiến trường miền Đông. Những đêm rừng, nằm trên võng, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ giày vò anh. Thế rồi, buổi chiều sau một ngày mưa rừng, từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cằm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.Sau đó anh lấy vỏ đạn mười hai li của Mĩ, đập mỏng thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành những miếng nhỏ. Nhưng lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, làm cây lược cho con gái. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy lược ra ngắm nghía rồi mai lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, trong một trận càng lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng,hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi,móc cây lược, đưa cho anh Ba và nhờ anh trao lại chiếc lược cho cô con gái. Một thời gian dài sau này, trong một chuyến đi công tác, anh Ba gặp cô giao liên, chính là bé Thu năm nào và trao lại chiếc lược và nói: Đây là kỉ vật thiêng liêng mà ba con gửi tặng cho con đó”... Kính thưa cô giáo và các bạn ! Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Đọc thiên truyện, người đọc hẳn đã có lần rơi lệ vì cảm động. Và còn vì thấy trong đó thấp thoáng đâu đây bóng dáng bản thân, của người cha thân yêu của mình nữa. Tình phụ tử đó chính là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cõi đời này. Và bởi thế, đọc "Chiếc lược ngà" để ta trân trọng hơn những người thân yêu ruột thịt quanh mình, trân trọng hơn những tình cảm sâu sắc ta đang được nhận. Và hơn hết, đọc thiên truyện ngắn này, ta biết yêu thương, sẻ chia và sống xứng đáng với những đấng sinh thành của bản thân. Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, "Chiếc lược ngà" còn mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!
  • 6. Với vở kịch trên của các bạn hs đã chuyển tải một phần nào đó nội dung câu chuyện và tình cảm cha con trong thời kì chiến tranh. Xin cảm ơn cô giáo và các bạn hs đã chú ý xem kịch. Xin chân thành cảm ơn !