SlideShare a Scribd company logo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU KẾT HỢP
Bình Thuận - Tháng 12 năm 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU KẾT HỢP
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP ORGANIC
FARM LÂM ĐỒNG
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
NGUYỄN ANH TUẤN NGUYỄN VĂN MAI
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN................................ 5
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................ 5
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5
I.3. Cơ sở pháp lý............................................................................................ 6
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN............................... 10
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dựán ...................... 10
II.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016.................................................. 10
II.1.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án......................................................... 13
II.2. Kết luận về sự cần thiết đầu tư.............................................................. 15
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ...................................................... 18
III.1. Vị trí xây dựng..................................................................................... 18
III.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 18
II.1.2 Địa hình ............................................................................................... 18
III.1.3. Thổ nhưỡng....................................................................................... 19
II.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 20
III.2. Hiện trạng thông tin liên lạc................................................................. 20
III.1.3. Cấp –Thoátnước................................................................................ 20
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ...................... 21
IV.1. Quy mô dự án ...................................................................................... 21
IV.2. Công việc cụ thể.................................................................................. 21
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................ 23
V.1.Giải pháp trồng cây đinh lăng................................................................ 23
V.2.2. Quy trình trồng cỏ voi xanh Đài Loan............................................... 28
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG,.................................. 32
VI.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng .............................................................. 32
VI.2 Thiết kế khu sản xuất dược liệu ............................................................ 32
VI.3 Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng.............................................................. 32
VI.4. Thiết kế các khu xử lý dược liệu.......................................................... 32
VI.5. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 34
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................... 36
VII.1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư................................................................... 36
VII.2. Nội dung tổng mức đầu tư .................................................................. 37
CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN................................ 38
VIII.1. Khái toán tổng mực đầu tư của dự án............................................... 38
VIII.2. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án................................................ 40
CHƯƠNG IX :HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH KHI THỰC HIỆN DỰ
ÁN........................................................................................................... 43
IX.1. Doanh thu dự kiến dự án ..................................................................... 43
IX.1.1. Dự kiến nguồn doanh thu của dự án................................................. 43
a) Kế hoạch hoàn trả vốn vay...................................................................... 45
b) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ............................. 46
c) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu....................... 46
d) Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)................................ 46
e) Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)......................................... 47
VIII.2 BẢNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ....................................... 47
VIII.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.................................................... 58
CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 59
X.1. Kết luận................................................................................................. 59
X.2. Kiến nghị............................................................................................... 59
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : CÔNG TY CP ORGANIC FARM LÂM ĐỒNG
 Giấy phép ĐKKD : 5801294128 
 Ngày cấp : 24/12/2015
 Đại diện pháp luật : Nguyễn Anh Tuấn Chức vụ : Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở : Số 14 Tô Hiến Thành, Phường 3, Thành phố Đà Lạt,
Lâm Đồng 
 Điện thoại : 0633527229
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Dự án trồng cây dược liệu kết hợp 
 Địa điểm xây dựng : Tỉnh Bình Thuận
 Diện tích đất : 260 ha
 Thành phần dự án : Dự án trồng cây dược liệu kết hợp bao gồm 2 thành
phần sau:
+ Thành phần chính : Trồng cây dược liệu đinh lăng
+ Thành phần phụ : Trồng cỏ voi xanh Đài Loan
 Quy mô đầu tư :
+ 120ha cây dược liệu được trồng tại xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận
+ 140 ha Cỏ voi xanh Đài Loan được trồng tại xã Hồng Phong, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận
 Mục tiêu đầu tư :
- Xây dựng cơ sở sản xuất cây dược liệu áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
- Tổ chức kết hợp trồng cỏ "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững".
 Mục đích đầu tư :
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 6
- Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần
nâng cao chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và trên thế giới về
kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm nói chung và thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu nói riêng.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi,
góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương;
- Góp phần phát triển bền vững an ninh lương thực, an ninh y tế và an sinh xã
hội.
- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là
đồng bào dân tộc thiểu số);
- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xâydựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban
Quản lý dự án do chủ đầu tư thànhlập.
Tổng mức đầu tư: 222.399.273.000 đồng.
I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng
cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai Số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 7
 Luật Kinh doanh Bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014
của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về
thuế thu nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi
tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản
lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
2009/2004/NĐ-CP;
 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 8
 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốnnhà nước;
 Thông tư số 72/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm
định giống vật nuôi;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 16/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 v/v quyết định nguyên tắc sản
xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu;
 Thông tư số 14/2009/TT-BYT ngày 3/9/2009 v/v hướng dẫn triển khai áp dụng
các nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công
trình, ống và phụ tùng ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
 Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quản lý Nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ
sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015”;
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 9
 Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô
hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020”;
 Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa
học và Công nghệ ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp
quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết
định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy
chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia lĩnh vực Thú y;
 Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT, ngày 07 tháng 6 năm 2011, về việc Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;
 QCVN 01 - 13: 2009/BNNPTNT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn
nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép
trong thức ăn cho bê và bò thịt;
 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 548-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp –
Đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;
 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 547-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp –
Vòi phun – Yêu cầu chung và phương pháp thử;
 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 546-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp –
Hệ thống ống tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;
 Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, thành phần và yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa
(Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm – Hội chăn nuôi Việt Nam – Nhà xuất bản
Nông nghiệp)
 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và côngtrình;
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 10
 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và
sử dụng;
 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống
chữacháy;
 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
 TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình -
Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi
ấm;
 11TCN 19-84 : Đường dâyđiện;
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dựán
II.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016
 Về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52%
so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55%), trong đó khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%, đóng góp 2,41 điểm phần trăm vào
tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,35%, đóng góp 2,38 điểm phần
trăm; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,18%, làm giảm 0,03
điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay tuy
cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2012-2014 nhưng có dấu hiệu chững
lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ
năm trước chủ yếu do ngành nông nghiệp (chiếm trên 75% giá trị tăng thêm
khu vực I) giảm 0,78%. Nguyên nhân do sản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ
đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn (giảm 6,4%) so với vụ đông xuân 2015.
Giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng 5,75%; ngành thủy sản tăng 1,25%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 6,82%, thấp
hơn nhiều mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành khai
khoáng giảm 2,20%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1%, tương
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 11
đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2015. Ngành sản xuất và phân phối điện
và ngànhcung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng trưởng khá tốt với
mức tăng tương ứng là 11,70% và 8,10%. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm
tăng 8,80%.
Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm
2012 tới nay. Trong đó, một số ngành tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán
buôn, bán lẻ tăng 8,1%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,1%;
thông tin và truyền thông tăng 8,76%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng
7,30%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 7,20%; giáo dục và đào tạo tăng
7,15%. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 3,77%, là mức cao
nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 15,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,94%;
khu vực dịch vụ chiếm 41,01% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
10,31%).
Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,98%
so với cùng kỳ năm 2015, đóng góp 5,09 điểm phần trăm; tích lũy tài sản tăng
10,00%, đóng góp 2,65 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ làm giảm 2,22 điểm phần trăm.
Ngoài ra chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so với bình
quân cùng kỳ năm 2015; Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2016
tăng 1,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2015; Tỷ lệ đói tăng 9,9% so với
cùng kỳ năm trước; số vụ tai nạn giao thông giảm 8,5% so với cùng kỳ năm
trước.xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể GDP 9 tháng
tăng 5,93% cùng kỳ năm trước trong đó Quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78%
và ước tính quý III tăng 6,40%.
Về mặt phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, những năm qua
chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác phát triển, bảo tồn, khai
thác sử dụng dược liệu chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên còn nhiều bất cập
trong nghiên cứu, quản lý khai thác và phát triển dược liệu. Đó là:
- Khai thác tràn lan, không chú ý tái tạo bảo tồn
- Sử dụng dược liệu dược tính mạnh và độc tính cao
- Dược liệu mốc, kém chất lượng
- Dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong dược liệu
- Quá trình chế biến dược liệu và bảo quản dược liệu chưa đạt tiêu chuẩn
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 12
- Bất cập trong quản lý dược liệu và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu.
Đứng trước những khó khăn trên nhiều lĩnh vực, nhất là chăn nuôi gia súc
cũng như sản xuất dược liệu, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu phát triển
nhằm đảm bảo an ninh lương thực,y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước
mắt cũng như về lâu dài. Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 201–
2020 đã nêu rõ:
 Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
vững.
 Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất
hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.
Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và
đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng
mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập
trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về
quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa
người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật
và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng
nông thôn mới. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai,
dịch bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp. Đẩy
nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế
biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây
trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao,
tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các
khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh.
 Với ngành dược liệu, Nhà nước đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm
2020, Ngành dược Việt Nam phát triển với trình độ công nghệ tương đương
với các nước tiên tiến trong khu vực Đông- Nam Á; tầm nhìn đến năm 2030,
Ngành Dược Việt Nam phải đạt được những tiêu chuẩn của các nước phát
triển trên thế giới trong lĩnh vực dược. Đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại
thuốc phòng bệnh và chữa bệnh đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật tương
ứng từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội với giá thuốc hợp lý; Thầy thuốc
và nhân dân được hướng dẫn và thông tin đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo kê
đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong các cơ sở điều trị và tại
cộng đồng. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê đơn thuốc, chấm dứt tình
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 13
trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc và thói quen sính thuốc nhập
ngoại của người dân gây lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến sức khỏe người
bệnh
 Kết luận: Mặc dù hiện tại nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn,
bất ổn về thời tiết, dịch bệnh… nhưng lương thực và sức khỏe luôn là
nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, hai lĩnh vực này luôn nằm trong
chính sách phát triển đất nước của Chính phủ. Vì vậy, dự án trồng cây
dược liệu kết hợp phù hợp với môi trường vĩ mô và mục tiêu phát triển
của đất nước. Đây là căn cứ để xác định tính cấp thiết của dự án nhằm
bảo đảm an ninh lương thực, an ninh y tế.
II.1.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án
 Ngành dượcliệu
- Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn
tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng với khoảng 10,350 loài thực vật bậc
cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2,000 loài tảo. Kết quả điều tra, cả nước
ghi nhận được 3,948 loài thực vật và nấm lớn có thể sử dụng làm thuốc, trong
đó có hàng chục loại có giá trị chữa bệnh cao.
- Tổng sản lượng dược liệu ở Việt Nam hằng năm ước tính khoảng từ 3 - 5
nghìn tấn. Một số dược liệu quý đã được thế giới công nhận và có tiềm năng
phát triển rất lớn như: hồi, trinh nữ hoàng cung, quế, atisô, sâm Ngọc Linh,
tràm, thanh hao hoa vàng, hoa hòe...Tuy nhiên, trong một thời gian dài, do
thiếu sự khảo sát đánh giá, điều tra và bảo vệ nên vùng phân bố tự nhiên của
nhiều loại cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác một cách cạn kiệt.
Nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ như khu
vực núi Hàm Rồng (Sa Pa, Lào Cai); cao nguyên An Khê (thuộc hai tỉnh Gia
Lai và Bình Ðịnh)...
- Mặc dù là một đất nước có nguồn dược liệu phong phú nhưng ngành dược
liệu của nước ta chưa phát triển vì chúng ta chưa có ngành công nghiệp về
dược liệu mạnh để có thể sơ chế, chế biến, bảo quản tốt. Nguồn dược liệu kém
chất lượng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm làm nông dân và doanh nghiệp kinh
doanh dược liệu đều gặp khó khăn. Ngoài ra, nguồn dược liệu chất lượng kém
từ biên giới nhập khẩu không kiểm soát có giá rẻ hơn trong nước cũng làm cho
nông dân và doanh nghiệp kinh doanh dược liệu khốn khó...Hơn nữa, mặc dù
nhiều địa phương có đầy đủ các điều kiện để trồng trọt dược liệu có giá trị cao,
nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu
không ổn định nên việc phát triển các vùng dược liệu hiện nay không thuận
lợi.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 14
- Để vực dậy ngành dược liệu, Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều chính sách, giải
pháp để hỗ trợ ngành dược liệu trong nước. Bản thân các doanh nghiệp dược
liệu đã và đang thực hiện quản lý chất lượng sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn
thực hành nuôi trồng, thu hái và sản xuất tốt. Hiện cả nước có hơn 300 cơ sở
sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước, trong đó có 10 cơ sở sản xuất đông
dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới
(GMP - WHO). Hơn 1,000 số đăng ký thuốc từ dược liệu còn hiệu lực. Bên
cạnh thuốc cao đơn, hoàn, tán cổ truyền, thuốc đông dược sản xuất trong nước
hiện khá phổ biến dưới các dạng bào chế như viên nang cứng, nang mềm, cao
dán thấm qua da.
- Trong nước cũng đã có một số cơ sở trồng trọt dược liệu đạt tiêu chuẩn
VietGAP, nhiều đơn vị đang triển khai áp dụng nguyên tắc "thực hành tốt
trồng trọt, thu hái cây thuốc". Bên cạnh đó, cũng có những cơ sở chế biến
thực hiện việc thu mua dược liệu, lo đầu ra cho các hộ trồng trọt, kết hợp các
hoạt động tập huấn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, phân bón cho
nhà nông, hình thành các vùng dược liệu trọng điểm... Giải pháp gắn kết chặt
chẽ giữa 3 nhà: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học là giải pháp cần
thiết để lấy lại niềm tự hào cho thuốc Nam đất Việt.
Kết luận: Nước ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, nhưng bản
thân ngành dược liệu chưa phát triển đúng với tiềm năng. Đây chính là điều
kiện và cơ sở để Công ty chúng tôi đầu tư vào dự án, góp phần bảo tồn và phát
triển nguồn dược liệu phong phú của đất nước.
 Môi trường thực hiện dự án
Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh duyên hải, có toạ độ địa lý:
- Kinh độ: 1070 24’E - 1080 23’E
- Vĩ độ: 10033’N - 11033’N
+ Đông và Đông Nam giáp biển Đông, Bắc
+ Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Đông
+ Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây
+ Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Diện tích tự nhiên: 783.000 ha
- Tỉnh Bình Thuận có 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện bao gồm Thành
phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận
Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú
Quý. Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, K'Ho, Chơ
Ro...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 15
Địa hình
- Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng, ven biển. Có nhiều nhánh
núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Kê Gà... Các
con sông chảy qua Bình Thuận: La Ngà, sông Quao, sông Công, sông Dinh.
Tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua, cách thành phố Hồ Chí Minh
- một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước, khoảng 200 km.
Khí hậu
Khí hậu: Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+ Nhiệt độ trung bình: 27,0 oC
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.024 mm
+ Độ ẩm tương đối: 79%
+ Tổng số giờ nắng: 2.
Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Bình Thuận có
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28...và các tuyến đường đến các trung tâm
huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác.
+ Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan
trọng nhất là ga Bình Thuận. Ga Phan Thiết đã được xây dựng và đưa vào sử
dụng từ năm 2012.
+ Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km,
có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý
đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang
được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
+ Đường hàng không: Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan
Thiết tại xã Thiện Nghiệp.
Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua
Bình Thuận. Với vị trí chiến lược này Bình Thuận là mảnh đất có nhiều tiềm
năng và cơ hội cho các nhà đầu tư
 Kết luận: Tóm lại, tỉnh Bình Thuận hội tụ những điều kiện về vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để dự án trồng cây dược
liệu kết hợp được hình thành.
II.2. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 16
- Đã từ lâu, vấn đề ổn định chất lượng dược liệu, bán thành phẩm Đông
dược (ví dụ như cao dược liệu) cũng như các loại thuốc thành phẩm từ dược
liệu ở Việt Nam đã và đang được các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất thuốc
trong ngành Dược tìm cách giải quyết nhưng vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng.
Cho đến nay, thị trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi,
thiếu sự quản lý của các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn
xác, quy trình chế biến, cách bảo quản, …) và cơ quan quản lý thị trường (về
giá cả).
- Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn
và chất lượng ổn định thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa.
Trong đó, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào là khâu cơ bản nhất. Riêng đối
với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa phải bắt đầu từ
quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên. Hiện nay,
các dây chuyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông dược ở
Việt Nam đang được xây dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn
“Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là một yêu cầu cần thiết để có
thuốc tốt. Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu đầu vào không ổn
định về chất lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về
chất lượng, cho dù thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất
lượng của nhiều loại thuốc Đông dược ở Việt Nam hiện nay thất thường, kể cả
chất lượng của các gói thuốc thang ở các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh
doanh thuốc Đông y. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên
thế giới, các xí nghiệp Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt
Nam, và ngược lại, chúng ta cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của
Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Để cho thuốc của ta giữ được thương hiệu
và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (thậm chí ngay
trên thị trường trong nước) thì quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu làm
thuốc không thể coi nhẹ việc tiêu chuẩn hóa. Điều này có nghĩa là phải tạo ra
nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP.
Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu
tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực dược liệu, công ty CP ORGANIC FARM
LÂM ĐỒNG chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án trồng cây dược liệu
kết hợp tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, một nơi vị trí thuận lợi cho việc
phát triển trồng cây dược liệu mới và kết hợp các cây trồng khác. Vùng đất
này hứa hẹn sẽ là trang trại lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Bình Thuận bằng việc
áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để sản xuất những loại dược
liệu quý và kết hợp trồng cánh đồng cỏ.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 17
Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân trong tỉnh
cũng như Việt Nam sẽ được hưởng thụ các loại thuốc dược liệu và các sản
phẩm từ thịt mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Với niềm
tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa
chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá tri ̣tổng sản phẩm nông nghiệp,
tăng thu nhâp và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động
tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu tư Trồng cây dược liệu kết hợp là
sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 18
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
III.1. Vị trí xây dựng
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp được xây dựng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình
Thuận.
Hình: Vị trí xây dựng dự án
III.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Bình là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, huyện lỵ đặt ở thị trấn Chợ
Lầu cách thành phố Phan Thiết 68 Km về phía Đông Bắc.
Về tiếp giáp, phía Đông của huyện giáp huyện Tuy Phong và biển Đông; phía
Nam giáp thành phố Phan Thiết; phía Tây giáp Lâm Đồng và huyện Hàm
Thuận Bắc; phía Bắc giáp Ninh Thuận và Lâm Đồng. Bắc Bình nằm ở tọa độ:
từ 10058’27” đến 11031’38” vĩ độ Bắc, 108006’30” đến 108037’34” kinh độ
Đông, với diện tích tự nhiên là 1.825 km2 (2009).
II.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện Bắc Bình khá phức tạp, với vùng đồng bằng nhỏ nằm kẹp
giữa các dãy núi ở phía Bắc, Tây Bắc và các cồn cát ở phía Đông Nam tạo
thành lòng chảo.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 19
Có bốn dạng địa hình chính:
- Đồng bằng phù sa (cao từ 20- 40 m): chiếm khoảng 18,4 % diện tích đất tự
nhiên, gồm các xã thuộc lưu vực sông Lũy như Sông Lũy, Thị Trấn Lương Sơn,
Phan Rí, Phan Thành, Phan Hiệp, Hải Ninh, Hồng Thái, thị trấn Chợ Lầu.
- Vùng cồn cát ven biển (cao từ 40 – 200 m): không ổn định, gồm đồi cát đỏ,
cát trắng, cát vàng chiếm 51,8% diện tích đất tự nhiên.
- Vùng núi thấp (cao 200- 500 m) chiếm 16,1% diện tích đất tự nhiên, vốn là
dãy núi của khối Trường Sơn, chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.
- Vùng núi cao (độ cao > 500 m): chiếm 13,7% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu
tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc; có độ dốc cao, địa hình phức tạp, ít có khả
năng sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn.
III.1.3. Thổ nhưỡng
Đất huyện Bắc Bình rất đa dạng với các loại nhóm đất chính sau:
- Đất cồn cát ven biển: với diện tích 57.043,9 ha (30,9 %) phân bố dọc
ven biển, nhiều nhất ở các xã Hồng Phong, Hòa Thắng, Hồng Thái, thị trấn
Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Bình Tân. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước
kém chỉ thích hợp trồng cây hoa màu và cây rừng chắn gió cát.
- Đất phù sa: có diện tích 15.842,8 ha (8,6 %) phân bố chủ yếu ở vùng
đồng bằng thuộc các xã Sông Lũy, Phan Thành, Hải Ninh, Phan Hiệp, Bình
An. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, thuận lợi trong sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa.
- Đất xám: với diện tích 101.821,9 ha (55,2%) đây là nhóm đất lớn nhất
của huyện, phân bố chủ yếu ở các xã miền núi: Phan Lâm, Phan Điền, Phan
Tiến, Phan Sơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, hiện đất được
dùng trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp.
- Đất đỏ xám nâu vùng bán khô hạn: với diện tích 1.931,4 ha (1%), đây
là loại đất đặc trưng ở vùng khô hạn, với diện tích không lớn phân bố ở xã
Phan Điền. Thành phần cơ giới thịt pha sét, hiện đất được sử dụng vào mục
đích nông lZm nghiệp.
- Đất nâu đỏ: với diện tích 6.500 ha (3,5%), phân bố ở khu vực miền
núi các xã Phan Sơn, Sông Bình, một phần ở xã Phan Điền. Đất có thành phần
cơ giới nặng, hàm lượng sét cao, nghèo lân và Kali dễ tiêu, chua…
Ngoài ra còn có các loại đất khác: đất mặn trung bình và ít (7,56 ha) chiếm
0,004% diện tích đất tự nhiên, đất tầng mỏng (1.147,9 ha) chiếm 0,62% đất tự
nhiên, còn lại là sông suối, ao hồ.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 20
II.1.4. Khí hậu
Khí hậu khu vực phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10),
mùa khô (từ đầu tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau). Trong vòng 6 tháng, lượng nước
cung cấp vào mùa mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm, nên lượng nước trên sông suối
rất thấp vào mùa khô.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 26,70C, lượng bốc hơi cao từ 1.350-
1.400mm/năm phân bố giảm dần theo chiều tăng độ cao địa hình. Độ ẩm không khí
trong mùa khô cao hơn độ ẩm không khí trong mùa mưa, độ ẩm trung bình hàng năm
từ 75- 80%. Mùa mưa có nền nhiệt độ thấp, bốc hơi nhỏ, lượng mưa lớn với độ ẩm
trên 80% thuận lợi cây trồng phát triển.
III.2. Hiện trạng thông tin liên lạc
Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia. Có mạng lưới bưu chính viễn thông
đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong xã, các điểm bưu điện văn hóa đều
có kết nối internet.
III.1.3. Cấp –Thoátnước
 Nguồn cấp nước: Hiện nay trang trại đang xúc tiến đầu tư xây dựng công
trình hệ thống nước sạch.
 Nguồn thoát nước: Sẽ được xây dựng trong quá trình xây dựng dự án.
 Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án
rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng
là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực
trồng cây dược liệu và kết hợp trồng cỏ voi xanh Đài Loan.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 21
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV.1. Quy mô dự án
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp được đầu tư trên khu đất có tổng diện tích 260 ha.
Trong đó:
+ Câydược liệu: Đinh lăng, trồng trên diện tích 120 ha
+ Cánh đồng cỏ: Cỏ voi xanh Đài Loan trồng trên diện tích 140 ha
IV.2. Công việc cụ thể.
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DỰ ÁN
TT Nội dung ĐVT Diện tích
Tỷ lệ
(%)
I Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc Bình 1.200.000 100,00
1 Trồng dược liệu - Đinh Lăng m² 1.162.200 96,85
2 Công trình phụ trợ m² 37.800 3,15
- Giao thông nội đồng m² 36.000 3,00
- Nhà quản lý và ở công nhân viên 600 0,05
- Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp 200 0,02
- Xưởng sấy sản phẩm và kho chứa 1.000 0,08
II Tại xã Hồng Phong - huyện Bắc Bình 1.400.000 100,00
1 Trồng cỏ m² 1.357.200 96,94
2 Công trình phụ trợ 42.800 3,06
- Nhà quản lý và ở công nhân viên m² 600 0,04
- Giao thông nội đồng m² 42.000 3,00
- Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp m² 200 0,01
Tổng diện tích 2.600.000
- Điều tra thịtrường.
- Khảo sát mô hình các cơ sở sản xuất dược liệu điển hình.
- Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.
- Tìm hiểu nguồn giống cây trồng
- Đánh giá chất lượngđất.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 22
- Điều tra về điều kiện tự nhiên.
- Lâp báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư
- Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư
- Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.
- Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước).
- Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.
- Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh
- Nhận bàn giao mặt bằng
- Bàn giao mốc giới
- Đánh giá tác động môi trường
- Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng
dịchbệnh.
- Quy hoạch xây dựng
- San lấp mặt bằng
- Cải tạo đất.
- Khởi công xây dựng.
+ Xây dựng khu vực trồng cây dược liệu
+ Xây dựng khu vực trồng cây cỏ voi xanh Đài Loan
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 23
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
V.1.Giải pháp trồng cây đinh lăng
 Giới thiệu cây đinh lăng
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (danh pháp hai phần: Polyscias
fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc
chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh
hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta,
đinh lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh
viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử
dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Theo y học cổ truyền, rễ cây
có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh
lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu,
kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với
nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau.
 Khái niệm và nội dung chủ yếu của GACP
- Cơ sở sản xuất dược liệu do Công ty CP ORGANIC FARM chúng
tôi đầu tư áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO, “Thực hành tốt trồng
trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
- Xuất phát từ tiêu chuẩn của thuốc là phải có chất lượng tốt, an toàn
và hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu làm ra thuốc cũng phải đạt các yêu cầu này.
GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 24
các tiêu chuẩn trên. Nó bao gồm hai nội dung chính: Thực hành tốt trồng cây
thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP).
- Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có những tiêu chuẩn
riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều
kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược
liệu trong kho. Qua đó, ta thấy nội dung của GACP rất rộng và khá phức tạp, nó liên
quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học và khoa
học quản lý.
 Nguyên tắc chung của GACP đối với cây thuốc
Có nguồn gốc rõ ràng và chính xác về mặt phân loại thực vật. Cây thuốc
hay nguyên liệu thu hái làm thuốc phải đúng loài, đôi khi là dưới loài và giống cây
trồng.
Chỉ thu hái khi cây, hoặc bộ phận cây đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định, sạch và không lẫn tạp chất.
Không gây tác động xấu đến môi trường, nguồn nước trong khu vực. Hạn
chế tối thiểu ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ thực vật nơi thu hái cây thuốc. Đảm bảo
giữ cho cây, hoặc quần thể loài cây thu hái còn khả năng tái sinh tựnhiên.
Phải tuân thủ pháp luật và các quy định của địa phương về trồng trọt và
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Quy trình GACP áp dụng trong trồng trọt, thu hái, chế biến, sản xuất, đóng
gói, vận chuyển dược liệu, nhằm bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật làm
thuốc có chất lượng tốt nhất và hiệu lực chữa bệnh cao nhất, cố gắng làm giảm đến
mức thấp nhất nguy cơ bị giả mạo và pha trộn. Các tiêu chuẩn của GACP đối với
từng loài cây làm thuốc sẽ định kỳ được xem xét lại và bổ sung, bởi những yêu cầu
về chất lượng dược liệu ngày càng cao và nhờ có sự hỗ trợ của các phương pháp phân
tích hiện đại trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nên mới thực hiện được.
 Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP)
GAP có liên quan đến toàn bộ quá trình trồng cây thuốc, từ chọn giống, đất
trồng, nước tưới, phân bón, chăm sóc, đến thu hái, chế biến sau thu hoạch, đóng gói,
lưu kho và lập hồ sơ của dược liệu.
+ Giống cây trồng
Thành phần hoạt chất trong cây phụ thuộc vào yếu tố di truyền, đó là vật liệu
nhân giống (hữu tính hoặc vô tính). Chất lượng của cây trồng và sản phẩm của nó
bắt đầu từ chất lượng của giống. Do đó, giống phải có nguồn gốc rõ ràng và có
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 25
chứng nhận đúng tên loài, kèm với bản mô tả đặc điểm nhận dạng của loài. Giống
phải tốt, có khả năng nảy mầm cao, không được mang mầm bệnh, côn trùng và
không được lẫn giống tạp.
Qua đó cho thấy vấn đề giống cây trồng hết sức quan trọng để tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao.
+ Trồng trọt cây thuốc
- Điều kiện môi trường tự nhiên
Cây thuốc cũng như các loại cây trồng khác đều sinh trưởng và phát triển
trong những điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp như khí hậu (trung bình lượng
mưa, nhiệt độ, độ ẩm), độ chiếu sáng, địa hình (kiểu địa hình, độ dốc), địa mạo, chất
đất (cấu trúc, thành phần đất), khả năng cung cấp nước. Đặc biệt, một số loài cây
thuốc còn có tính địa phương và khu vực rất cao.
- Chọn địa điểm
Nguyên tắc chung là phải chọn địa điểm phù hợp với điều kiện sinh thái và
môi trường sống của mỗi loài, để cây thuốc trồng cho sản phẩm với chất lượng cao.
Nhằm tránh nguy cơ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm, cơ sở trồng
trọt cần phải nắm được quá trình sử dụng đất trước đây, gồm các nội dung:
+ Loại cây trồng sau cùng tại nơi lựa chọn
+ Cây đã và đang trồng xung quanh
+ Các loại thuốc diệt sâu bọ, nấm bệnh và cỏ dại đã sử dụng
+ Đã dùng làm bãi chăn thả gia súc
- Phân bón
Trong nông nghiệp, thường không thể tránh được việc dùng phân bón để cây
trồng đạt sản lượng cao. Tuy nhiên, cần phải dùng phân bón đúng loại, đúng thời
điểm và số lượng theo yêu cầu phát triển của từng loài cây thuốc. Cần sử dụng phân
bón phù hợp để giảm đến mức tối thiểu sự thất thoát. Trong thực tế, các loại phân
bón hữu cơ và hóa học (đã được cơ quan nông nghiệp chấp nhận) đều được sử dụng,
nhưng phải có ý kiến của cán bộ kỹ thuật, và được tiến hành một thời gian trước khi
thu hoạch theo yêu cầu của người sử dụng sản phẩm.
Phân bón phải định kỳ kiểm tra mầm bệnh. Không được dùng chất thải của
người làm phân bón, vì có thể mang vi sinh vật hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Phân
súc vật (phân chuồng) cần được ủ kỹ để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với dược
liệu.
+ Tưới tiêu nước
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 26
Cần kiểm tra và xử lý việc tưới nước và thoát nước theo nhu cầu tăng trưởng
của cây thuốc. Phải biết rõ chất lượng của nguồn nước tưới, từ đâu đến, sông, suối,
hồ nước hay nước đã qua sử dụng, … Nếu không có nguồn nước sạch thì phải kiểm
tra các loại vi khuẩn đường ruột (E. coli), kim loại nặng và dư lượng kim loại nặng.
+ Chăm sóc và bảo vệ cây trồng
Tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây thuốc và bộ
phận sử dụng của chúng mà đề ra các biện pháp quản lý và chăm sóc phù hợp. Việc
áp dụng đúng lúc các biện pháp như che nắng, bấm ngọn, tỉa cành, hái nụ, … là rất
cần thiết để có sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng làm thuốc với chất lượng cao.
Khi cần thiết phải dùng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ dại thì phải có cán
bộ kỹ thuật hướng dẫn, phải theo quy định mức tồn dư tối đa chất hóa học cho phép
và mỗi lần sử dụng phải được ghi rõ trong hồ sơ theo dõi.
+ Thu hoạch dược liệu
Sự hình thành và tích lũy hoạt chất có liên quan với quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây thuốc. Trong cây nói chung, hoạt chất thường được tích tụ ở
những bộ phận nhất định và đạt tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn phát triển nhất định
của cây. Xác định được chính xác giai đoạn này, đó là thời kỳ thu hoạch sản phẩm.
Việc xác định năm thu hái (đối với những cây nhiều năm) và thời kỳ thu hái phải
tính đến hàm lượng hoạt chất và năng suất sản phẩm để đạt giá trị kinh tế tổng thể
lớn nhất trên một đơn vị diện tích canh tác.
Cũng cần chú ý, tuy cùng một loài cây thuốc nhưng trồng ở các khu vực khí
hậu, thổ nhưỡng khác nhau, điều kiện canh tác khác nhau thì thời điểm thu hoạch
cũng có khi khác nhau. Về cách thu hoạch nói chung cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Không tiến hành khi trời mưa, đất ướt, sương ướt và độ ẩm không khí cao.
- Bao bì dùng khi thu hoạch phải sạch, khô và không có tạp chất.
- Dụng cụ dùng thu hái cũng phải sạch sẽ, phù hợp để không làm gẫy, giập
nát, làm xuống cấp dượcliệu.
- Tránh lẫn đất cát, cỏ dại và cây độc hại.
+ Chuyên chở
Dược liệu sau khi thu hoạch cần được vận chuyển ngay về nơi sơ chế tại chỗ
để loại bỏ những phần không dùng làm thuốc, rửa sạch đất (nếu cần) và chặt nhỏ
hoặc thái thành miếng tùy theo yêu cầu. Khi vận chuyển dược liệu cần theo nguyên
tắc sau:
- Thùng chứa để chuyên chở dược liệu phải được kiểm tra, đảmbảo phù hợp
với tiêu chuẩn chuyên chở thực phẩm (sạch, không có côn trùng, lỗ thủng, mùi hôi
hoặc ô nhiễm chất hóa học…)
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 27
- Thùng chứa phải thoáng gió để tránh sản phẩm bị ủ nóng, lên men hoặc bị
mốc khi vận chuyển xa.
+ Sơ chế
Nơi sơ chế dược liệu phải sạch, tránh nhiễm bẩn bởi vật lạ hữu cơ. Dược liệu
không được chất đống hoặc đậy tấm che bằng nilon rồi để ngoài trời, làm cho củ bị
mọc mầm, quả, lá bị thâm đen. Nhiều khi dược liệu chuyên chở về đến nơi sơ chế đã
bị mốc hoặc đổi màu, làm chất lượng của dược liệu bị xuống cấp.
Làm khô dược liệu càng nhanh càng tốt (đảm bảo khô kiệt) để tránh nguyên
liệu bị hư hỏng hoặc bị lây nhiễm vi sinh vật. Cách làm khô như sấy ở các lò sấy thủ
công, phơi nắng, phơi trong bóng râm và thời gian làm khô đều có ảnh hưởng đến
chất lượng dược liệu.
+ Đóng gói, bảo quản
Chất liệu dùng bao gói tùy thuộc vào từng loại dược liệu. Nói chung, phải là
nguyên liệu dùng cho thực phẩm, tốt nhất là loại mới và sạch, để tránh nhiễm bẩn.
- Đóng gói nguyên liệu thực vật phải kín, không để dược liệu thò ra ngoài để
tránh ô nhiễm từ bên ngoài trong khi bảo quản hoặc vận chuyển.
- Bao bì phải có nhãn ghi tên sản phẩm, người/ nơi phân phối, số lô sản xuất.
Nhãn phải rõ ràng, dán chắc, làm từ nguyên liệu không độc và làm theo quy định
của nhãnthuốc.
- Kho chứa phải khô, thoáng gió, mát, nhiệt độ ít thay đổi trong 24h, chống
mốc, mọt để không làm thay đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng của dược liệu.
+ Nhân lực
Nói chung, mọi người liên quan đến tất cả các giai đoạn tạo nguồn dược liệu
từ trồng cây thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, … đều phải được huấn
luyện những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc để thực hiện
đúng và đầy đủ quy trình GAP. Người làm ngoài đồng ruộng phải biết bảo vệ và
giữ vệ sinh môi trường (ví dụ: chất thải cá nhân phải đúng nơi quy định, nước thải
không dẫn qua nơi trồng cây). Việc ngăn ngừa sự thoái hóa môi trường là một yêu
cầu để đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc.
Người làm việc trong các kho dược liệu phải khỏe mạnh, đảm bảo vệ sinh cá
nhân tốt để tránh ô nhiễm cho sản phẩm. Người bị bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da
không được làm ở nơi chế biến sản phẩm.
+ Lập hồ sơ của dược liệu: Nội dung hồ sơ còn có các phần sau:
Tên và địa chỉ của cơ sở hoặc người trồng cây thuốc, các thông tin đầu vào
cho từng lô sản phẩm, quy trình có thể tác động vào sản phẩm cần phải ghi chép và
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 28
lưu giữ ít nhất 3 năm (kỹ thuật canh tác, phân bón, chất diệt sâu bọ, thời gian thu
hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển).
Các văn bản thỏa thuận và hướng dẫn sản xuất, … giữa cơ sở/ người sản xuất
và người tiêu thụ sản phẩm.
Vậy quy trình sản xuất dược liệu như sau:
1. Nuôi trồng cây thuốc
- Nhận dạng/xác định cây thuốc đã trồng (Chọn cây thuốc, hạt giống, Lai lịch
thực vật)
- Trồng trọt (Chọn địa điểm, xác định môi trường sinh thái và tác động xã
hội, Khí hậu, Thổ nhưỡng, Tưới nước và thoát nước, Chăm sóc và bảo vệ cây)
- Thu hoạch
2. Thu hái cây thuốc
3. Chế biến sau khi thu hoạch
- Kiểm tra và phân loại
- Sơ chế
- Làm khô
4. Đóng gói và dán nhãn hàng chờ đóng gói
V.2.2. Quy trình trồng cỏ voi xanh Đài Loan
a. Thời gian trồng
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 29
Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6
đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh
năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 – 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch
được 3-4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.
b. Chuẩn bị đất
Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ
voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng
chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại
đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung
bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ
dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây,
hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi
kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm.
Tính diện tích cỏ để đủ cho 1 con bò cần là 250 mét vuông. Trọng lượng
cỏ tiêu thụ = 1/10 trọng lượng của bò.
Áp dụng phương pháp mới của Nhật (APM)
Luống cỏ trồng theo hướng Đông Tây (để chiếm đủ ánh nắng từ sáng đến
chiều). Nếu đất sườn đồi phải lưu ý tùy theo địa hình ta nên làm theo bậc thang
chống xói mòn và sạt lở.
Đối với cỏ cao từ 1 m trở lên như cỏ va06 (cỏ lá mía).
Đào thành từng luống: Rộng 0,5 m, sâu 0,3 chiều dài tùy ý…
Tiếp tục luống thứ 2 cũng làm như luống 1…vậy là luống cách luống
0,6m. và hàng cách hàng gần 0,5m.
Trước khi trồng chuẩn bị cắt lá cây bụi (bèo lục bình) bỏ xuống hố để làm
phân xanh, bón thêm phân chuồng và rơm rạ mục… có độ dày 0,2 m. Trên bề
mặt ta bón thêm phân Lân (nóng chảy) 1kg/5m và thêm 1kg Ure cho 25m,bón
phân xong ta lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 4cm. Việc làm này rất quan trọng vừa
giữ được độ ẩm và phân bón không chảy lan ra vườn của người khác khi có mưa
lớn.
Tưới nước ướt đủ ẩm trong thời gian 10 đến 15 ngày thì trồng được.
Sau này bón phân chuồng và Ure vào giữa luống, không cần lấp chỉ tươi
nước là đất 2 bên tự lấp.Đăt van tưới tự động 2ngày/lần.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 30
c. Phân bón
Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác
nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 –
400 kg đạm urê; 250 – 300 kg super lân; 150 – 200 kg sulphat kali. Các loại
phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ.
Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt.
Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi.
d. Cách trồng và chăm sóc
Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-
100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 – 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi
hecta cần 8 -10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40
cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và
bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu
mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại,
đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú
ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc
bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước
khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.
Trồng cỏ (hom) hay hạt xuống 1/3 hố vào 2 bên mép hố (Xuống bên dưới
luống). Các hom cỏ rải đều nối tiếp nhau. Như vậy là hàng cách hàng 0,5 m
(không trồng hom cỏ ở trên luống cao).
Sang luống thứ 2 cũng vậy.
Trong thời gian cỏ phát triển cao hơn đầu người mới cắt lần đầu, vì lần
đầu để cao như vậy là để cỏ gốc đủ già mới cắt thì gốc cỏ không bị chết non
(chết yểu).
Lần sau cỏ đã thành thục thì cắt ngắn hơn khoảng 80cm đến 1m thì phải
cắt. (ko nên để già như lần đầu). Vì để cỏ già quá thân cây sẽ cứng và các chất
dinh dưỡng cũng giảm đi ở thân cỏ (giảm đi lứa cỏ/năm.chồi ở gốc cũng bị
giảm.)
Cỏ thu hoạch được 1 năm hay gần 2 năm thì cho phân xanh lần 2 và các
loại phân lân và phân vô cơ như lần 1 và lấp hết đất còn lại (trả lại mặt đất
bằng).
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 31
Làm như vậy thì cỏ luôn luôn có chất lượng đồng đều trong 3 năm mới
trồng lại, đất có độ thông và sâu được đến 7 năm.
Mật độ trồng cây
Nếu trồng bằng giống hom thì gối đầu. Còn hạt giống (cũng có loại thân
cao cỏ sả), nên ngâm ủ hạt vửa nảy mầm và gieo rắc thành hàng hạt cách hạt
6cm vừa tiết kiệm được gống vừa cây to.
Không nên gieo hột khô khi mở bì, vì mọc không đều và tốn giống. (hạt
giống đắt.)
e. Thu hoạch và sử dụng
Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu).
Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có độ
cao khoảng 80 – 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên
mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi
lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng
cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm
khan hiếm thức ăn thô xanh.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 32
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG,
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VI.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng
+ Phù hợp với quy hoạch được duyệt.
+ Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt.
+ Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh môi trường.
+ Không gần các nguồn chất thải độc hại.
+ Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cung
cấp chung.
VI.2 Thiết kế khu sản xuất dược liệu
VI.3 Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng
Nhà xưởng phải có cấu trúc vững chắc và được bảo quản, tu bổ tốt. Những
khu vực có bụi bẩn như các khu sấy khô hoặc xay, phải được cách ly đối với các khu
sạch, tốt hơn là ở trong những toà nhà riêng, tránh không để vật liệu xây dựng lan
truyền những chất không tốt cho dược liệu. Khi việc xây dựng đã hoàn tất, các vật
liệu xây dựng không được toả ra hơi độc. Nên tránh dùng những loại vật liệu không
thể làm sạch và khử trùng triệt để như gỗ, trừ khi thấy rõ chúng không phải là nguồn
gây ô nhiễm.
Cần thiết kế nhà xưởng thế nào để:
Có đủ không gian làm việc nhằm thực hiện được tất cả các hoạt động một
cách thích hợp;
Tạo điều kiện dễ dàng cho các khâu từ trồng trọt, thu hoạch đến chế biến
và xuất kho hoạt động hiệu quả và hợp vệ sinh
 Có thể khống chế nhiệt độ và độ ẩm một cách thích hợp;
 Có thể kiểm soát được lối vào các bộ phận khác nhau khi thích hợp;
 Ngăn chặn sự xâm nhập của các chất gây ô nhiễm như khói, bụi, ... từ môi
trường bên ngoài;
 Ngăn sự xâm nhập và ẩn nấp của các loài có hại, thú nuôi và gia súc;
VI.4. Thiết kế các khu xử lý dược liệu
 Sàn phải chống thấm, không trơn trợt và làm bằng vật liệu không độc,
không có khe nứt, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 33
Sàn nên hơi nghiêng đủ để các chất lỏng chảy vào các cống thoát gom ra
ngoài.
 Tường vách nên được ốp những vật liệu chống thấm, không hút ẩm, và có
thể rửa sạch, kín và không có côn trùng, sơn màu sáng. Góc giữa các bức tường,
giữa tường và sàn, giữa tường và trần nhà, cũng phải trát kín và ốp loại vật liệu dễ
làm vệ sinh.
 Trần nhà cần được thiết kế, thi công và hoàn thiện thế nào để tránh đất,
buị tích tụ, giảm thiểu lượng nước ngưng tụ, phát triển nấm mốc, bong vảy và phải
dễ làm vệ sinh.
 Cửa sổ và những khoảng trống khác cần được xây dựng thế nào để tránh
đất, bụi tích tụ, và những khoảng để mở cần gắn lưới chắn côn trùng. Những lưới
nàycũng có thể dễ tháo ra được để làm vệ sinh và tu bổ, giữ trong tình trạng tốt.
Các ngưỡng cửa sổ bên trong nhà, nếu có, cần phải nghiêng để tránh bị sử dụng
làm kệ.
 Cửa cái cần có bề mặt trơn láng, không hút ẩm và có thể tự động đóng kín
thích hợp.
 Cầu thang, buồng thang máy, và các cấu trúc phụ như bệ đứng thang,
máng trượt phải có vị trí và xây dựng thế nào để không gây ô nhiễm cho dược liệu.
Các máng trượt phải có cửa mở để kiểm tra và làm vệ sinh.
Các cấu trúc trên cao và những đồ trang trí phải được lắp đặt sao cho có thể tránh
ô nhiễm dược liệu (cả nguyên liệu và dược liệu đã chế biến) do hơi nước ngưng tụ và
nhỏ giọt và cần được bảo vệ để tránh được ô nhiễm nếu có bể vỡ. Các cấu trúc này
không được gây trở ngại cho việc làm vệ sinh. Khi thích hợp, cần cách nhiệt, thiết kế
và hoàn thiện các cấu trúc này để ngăn bụi bẩn tích tụ, giảm tối thiểu tình trạng hơi
nước ngưng tụ, phát triển nấm mốc và dễ làm vệ sinh.
 Khu sinh hoạt, khu nhà bếp và ẩm thực, các phòng thay quần áo, phòng vệ
sinh và những khu nuôi động vật, phải hoàn toàn cách ly và không được mở thông
trực tiếp với các khu xử lý dượcliệu
Xử lý nước thải và chất thải:
Cơ sở có một hệ thống hiệu quả để xử lý nước thải và chất thải và hệ thống này
phải luôn luôn được bảo quản trong tình trạng tốt và tu bổ tốt. Tất cả các đường ống
nước thải (gồm cả hệ thống cống rãnh) phải đủ lớn để dẫn thoát được lượng nước thải
của thời điểm hoạt động tốt đa, và phải được xây dựng thế nào để tránh ô nhiễm
nguồn cung cấp nước uống.
Chiếu sáng
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 34
Phải bố trí chiếu sáng thiên nhiên và nhân tạo đủ trên toàn bộ cơ sở. Khi thích
hợp ánh sáng không được làm đổi màu và cường độ phải tốt thiểu là:
 500 lux ở tất cả điểm kiểm tra.
 220 lux trong phòng làm việc.
 110 lux ở các khu vực khác.
Thiết bị chiếu sáng và bóng đèn treo bên trên vật liệu cây thuốc ở bất kỳ giai
đoạn chế biến nào cũng phải thuộc loại an toàn và được bảo vệ tránh làm ô nhiễm
nguyên liệu cây thuốc trong trường hợp bị bể.
Thông gió
Cần phải bố trí thông gió đủ để ngăn ngừa sức nóng quá mức, hơi nước ngưng
tụ và bụi và làm mất không khi ô nhiễm. Không bao giờ để không khí lưu thông từ
nơi bẩn đến nới sạch. Các lỗ thông gió phải được cung cấp một màng lọc lưới hay
thể bao bảo vệ khác bằng vật liệu không rỉ. Màng lọc phải có thể lấy ra dễ dàng để
làm sạch.
Lưu trữ chất thải và phế liệu.
Cần phải cung cấp tiện nghi để lưu trữ chất thải và phế liệu trước khi mang đi
khỏi cơ sở. Các tiện nghi này phải được thiết kế làm sao để ngăn ngừa vật ký sinh
tiếp cận đến chất thải hay phế liệu và tránh gây ô nhiễm dược liệu, nước uống, thiết
bị và công trình xây dựng của cơ sở. Thùng đực rác có ghi rõ ràng cần được cung
cấp và đổ đi hàng ngày.
VI.5. Giải pháp kỹ thuật
 Hệ thống điện:
Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu
sáng tự nhiên.
Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo
đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm.
Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ
thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất
chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn
qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.
 Hệ thống cấp thoátnước:
Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:
+ Nước sinh hoạt.
+ Nước cho hệ thống chữa cháy.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 35
Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho
công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.
 Hệ thống tưới tiêu
Hệ thống tưới phun với hệ thống giếng khoan sâu 40-50m đảm bảo nguồn nước
tưới tiêu áp dụng cho diện tích trồng đinh lăng và cỏ Đài Loan
 Hệ thống hàng rào bảo vệ
- Xây dựng hệ thống hàng rào chắn kẽm gai, khoảng cách 20cm quấn xung
quanh khu vực khu đất có diện tích trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây khác
 Hệ thống chống sét
+ Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.
+ Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với
hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện.
+ Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.
+ Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn
xây dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành.
 Hệ thống Phòng cháy chữa cháy
- Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công
cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình.
- Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử
dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.
- Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui
chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
 Hệ thống thông tin liên lạc
+ Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội
và đối ngoại.
+ Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng
phòng.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 36
CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
VII.1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư cho dự án Trồng Cây Dược Liệu Kết Hợp được lập dựa trên
các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây :
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3,
số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc
Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc
Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về
việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công
trình”;
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;
- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.
- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội
dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy
phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 37
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm
2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm
2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư,
tổng dự toán và dự toán công trình.
VII.2. Nội dung tổng mức đầu tư
Nội dung
- Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự
án “Dự án trồng cây dược liệu kết hợp”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý
vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
- Tổng mức đầu tư của dự án là: 222.399.273.000 đồng bao gồm: Chi phí xây
dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng; Chi phí đất; Chi phí đường dây điện; Dự phòng phí (bao gồm
trả lãi vay trong thời gian xây dựng); và các khoản chi phí khác.
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 38
CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN
VIII.1. Khái toán tổng mực đầu tư của dự án.
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
I Chi phí xây dựng 79.673.414
I.1
Tại xã Hồng Thái - huyện
Bắc Bình
52.080.954
1
Hệ thống tưới vườn dược
liệu - Đinh lăng (sử dụng
mũi khoan công nghiệp)
ha 116,22 141.972 16.500.000
2 Công trình phụ trợ m² 37.800
- Giao thông nội đồng m² 36.000 80 2.880.000
-
Nhà quản lý và ở công nhân
viên
m² 600 5.000 3.000.000
-
Nhà để dụng cụ máy nông
nghiệp
m² 200 3.500 700.000
-
Xưởng sấy sản phẩm và kho
chứa
m² 1.000 4.000 4.000.000
3
Kiến thiết cơ bản vườn dược
liệu
ha 116,22 180.700 21.000.954
4 Hệ thống điện toàn khu HT 1 4.000.000 4.000.000
I.2
Tại xã Hồng Phong - huyện
Bắc Bình
27.592.460
1
Hệ thống tưới đồng cỏ (sử
dụng mũi khoan công
nghiệp)
ha 135,72 77.365 10.500.000
2 Công trình phụ trợ m² 42.800
-
Nhà quản lý và ở công nhân
viên
m² 600 5.000 3.000.000
- Giao thông nội đồng m² 42.000 80 3.360.000
-
Nhà để dụng cụ máy nông
nghiệp
m² 200 3.500 700.000
3 Kiến thiết cơ bản đồng cỏ ha 135,72 55.500 7.532.460
4 Hệ thống điện toàn khu HT 1 2.500.000 2.500.000
II Thiết bị 3.870.000
1
Máy cày Kobuta đã qua sử
dụng
Chiếc 1 180.000 180.000
2 HT mooc + cày + bừa HT 2 300.000 600.000
3 Máy thu hoạch cỏ Chiếc 2 395.000 790.000
4 Nông cụ các loại khác Bộ 1 300.000 300.000
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 39
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
5
Dây chuyền sấy khô dược
liệu
HT 1 1.200.000 1.200.000
6
Xe tải vật chuyển nguyên vật
liệu
Chiếc 1 800.000 800.000
III
Chi phí chuyển giao công
nghệ
390.000
1
Công nghệ trồng và chăm
sóc đinh lăng
QT 1 210.000 210.000
2
Công nghệ trồng và chăm
sóc cỏ
QT 1 180.000 180.000
IV Chi phí quản lý dự án Gxdtb/1,1*1,266%*1,1 1.062.597
V
Chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng
2.568.791
1 Chi phí lập dự án đầu tư Gxdtb/1,1*0,194%*1,1 162.074
2
Chi phí thiết kế bản vẽ thi
công
Gxd/1,1*1,812%*1,1 1.443.682
3
Chi phí thẩm tra thiết kế
BVTC
Gxd/1,1*0,064%*1,1 50.991
4
Chi phí thẩm tra dự toán
công trình
Gxd/1,1*0,059%*1,1 47.007
5
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu thi
công xây dựng
Gxd/1,1*0,044%*1,1 35.056
6
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu mua
sắm thiết bị
Gxd/1,1*0,287%*1,1 11.107
7
Chi phí giám sát thi công
xây dựng
Gxd/1,1*0,995%*1,1 792.750
8
Chi phí giám sát thi công lắp
đặt thiết bị
Gxd/1,1*0,675%*1,1 26.123
VI Chi phí khác 111.047.763
1
Thẩm tra phê duyệt, quyết
toán
Gxdtb/1,1*0,228% 173.163
2 Kiểm toán Gxdtb/1,1*0,315%*1,1 274.601
3
Chi phí chuyển nhượng
quyền sử dụng đất
ha 260 110.600.000
-
Tại xã Hồng Thái - huyện
Bắc Bình
ha 120 420.000 50.400.000
-
Tại xã Hồng Phong - huyện
Bắc Bình
ha 140 430.000 60.200.000
VII Chi phí dự phòng 23.786.708
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 40
STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng)
1
Dự phòng cho yếu tố phát
sinh (5%)
9.911.128
2
Dự phòng cho yếu tố trượt
giá (TT: 7%)
13.875.580
Tổng cộng 222.399.273
VIII.2. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Bảng tổng hợp nguồn vốn đầu tư của dự án
STT Nội dung
Thành tiền
(1.000 đồng)
Nguồn vốn
Tự có - tự
huy động
Vay tín
dụng
I Chi phí xây dựng 79.673.414 4.000.000 75.673.414
I.1
Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc
Bình
52.080.954 2.000.000 50.080.954
1
Hệ thống tưới vườn dược liệu -
Đinh lăng (sử dụng mũi khoan
công nghiệp)
16.500.000 2.000.000 14.500.000
2 Công trình phụ trợ -
- Giao thông nội đồng 2.880.000 2.880.000
-
Nhà quản lý và ở công nhân
viên
3.000.000 3.000.000
-
Nhà để dụng cụ máy nông
nghiệp
700.000 700.000
-
Xưởng sấy sản phẩm và kho
chứa
4.000.000 4.000.000
3
Kiến thiết cơ bản vườn dược
liệu
21.000.954 21.000.954
4 Hệ thống điện toàn khu 4.000.000 4.000.000
I.2
Tại xã Hồng Phong - huyện
Bắc Bình
27.592.460 2.000.000 25.592.460
1
Hệ thống tưới đồng cỏ (sử dụng
mũi khoan công nghiệp)
10.500.000 2.000.000 8.500.000
2 Công trình phụ trợ -
-
Nhà quản lý và ở công nhân
viên
3.000.000 3.000.000
- Giao thông nội đồng 3.360.000 3.360.000
- Nhà để dụng cụ máy nông 700.000 700.000
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 41
STT Nội dung
Thành tiền
(1.000 đồng)
Nguồn vốn
Tự có - tự
huy động
Vay tín
dụng
nghiệp
3 Kiến thiết cơ bản đồng cỏ 7.532.460 7.532.460
4 Hệ thống điện toàn khu 2.500.000 2.500.000
II Thiết bị 3.870.000 3.870.000 -
1
Máy cày Kobuta đã qua sử
dụng
180.000 180.000
2 HT mooc + cày + bừa 600.000 600.000
3 Máy thu hoạch cỏ 790.000 790.000
4 Nông cụ các loại khác 300.000 300.000
5 Dây chuyền sấy khô dược liệu 1.200.000 1.200.000
6
Xe tải vật chuyển nguyên vật
liệu
800.000 800.000
III
Chi phí chuyển giao công
nghệ
390.000 390.000 -
1
Công nghệ trồng và chăm sóc
đinh lăng
210.000 210.000
2
Công nghệ trồng và chăm sóc
cỏ
180.000 180.000
IV Chi phí quản lý dự án 1.062.597 1.062.597
V
Chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng
2.568.791 2.568.791 -
1 Chi phí lập dự án đầu tư 162.074 162.074
2 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1.443.682 1.443.682
3 Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC 50.991 50.991
4
Chi phí thẩm tra dự toán công
trình
47.007 47.007
5
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu thi công
xây dựng
35.056 35.056
6
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu mua
sắm thiết bị
11.107 11.107
7
Chi phí giám sát thi công xây
dựng
792.750 792.750
8
Chi phí giám sát thi công lắp
đặt thiết bị
26.123 26.123
VI Chi phí khác 111.047.763 111.047.763 -
1 Thẩm tra phê duyệt, quyết toán 173.163 173.163
2 Kiểm toán 274.601 274.601
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 42
STT Nội dung
Thành tiền
(1.000 đồng)
Nguồn vốn
Tự có - tự
huy động
Vay tín
dụng
3
Chi phí chuyển nhượng quyền
sử dụng đất
110.600.000 110.600.000
-
Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc
Bình
50.400.000 50.400.000
-
Tại xã Hồng Phong - huyện
Bắc Bình
60.200.000 60.200.000
VII Chi phí dự phòng 23.786.708 23.786.708 -
1
Dự phòng cho yếu tố phát sinh
(5%)
9.911.128 9.911.128
2
Dự phòng cho yếu tố trượt giá
(TT: 7%)
13.875.580 13.875.580
Tổng cộng 222.399.273 146.725.859 75.673.414
Tỷ lệ (%) 65,97 34,03
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 43
CHƯƠNG IX :HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH KHI THỰC
HIỆN DỰ ÁN
IX.1. Doanh thu dự kiến dự án
IX.1.1. Dự kiến nguồn doanh thu của dự án.
Dự án chủ yếu thu từ các nguồn sản phẩm sản xuất, cụ thể như sau:
- Sản xuất dược liệu (Đinh Lăng): Với năng suất dự kiến khoảng 3 kg cho
một gốc (cả thân, lá và củ), với mật độ đến khi thu hoạch đạt 35.000 gốc.
Như vậy sản lượng sau 3 năm là khoảng 105 tấn/ha. Dự án dự kiến đến cuối
năm thứ 3 thu lần đầu với 50% diện tích và các năm tiếp theo thu tương
đương 30% tổng diện tích, để tạo nguồn thu đều từ năm thứ 4 trở đi.
- Thu từ bán cỏ: Với kỹ thuật canh tác hiện nay thì năm đầu tiên dự án đã có
thu, với năng suất trung bình là 350 tấn/ha.
Dự kiến đầu vào của dự án.
Chi phí kiến thiết cơ bản và chăm sóc 1 vòng đời - 1 ha cỏ voi xanh lai Đài Loan
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng
I Năm thứ nhất 123.300
I.1 Kiến thiết cơ bản: 55.500
1 Giống Tấn 16 2.175 34.800
2 Làm đất
-
Đào gốc cây, thu gom
và đốt
ha 1 2.000 2.000
- Cày phá lật sâu đất ha 1 2.000 2.000
- Xới cho tơi đất ha 1 1.800 1.800
- Cày đất thành hàng ha 1 2.000 2.000
3 Công trồng Công 25 200 5.000
4 Phân bón
- Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400
- Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000
- Bón lót phân chuồng kg 1.250 1,2 1.500
I.2 Chăm sóc thu hoạch:
5 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000
6
Chi phí chăm sóc, bảo
vệ
ha 1 16.800 16.800
7 Thu hoạch: -
- Cắt cỏ, thu gom Tấn 350 100 35.000
- Bốc cỏ lên xe Tấn 350 40 14.000
II
Năm thứ 2 đến năm
thứ 5
75.700
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 44
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng
1 Phân bón -
- Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400
- Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000
- Bón phân chuồng kg 1.250 1 1.500
2 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000
3
Chi phí chăm sóc, bảo
vệ
ha 1 16.800 16.800
4 Thu hoạch: - -
- Cắt cỏ, thu gom Tấn 350 100 35.000
- Bốc cỏ lên xe Tấn 350 40 14.000
Tổng cộng (1 chu kì 5
năm)
426.100
Chi phí kiến thiết cơ bản và chăm sóc cho 1 vòng đời - 1 ha Đinh lăng dược liệu
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng
I Năm thứ nhất 214.200
I.1 Kiến thiết cơ bản: 180.700
1 Giống Cây 40.000 4 160.000
2 Làm đất
-
Đào gốc cây, thu gom và
đốt
ha 1 2.000 2.000
- Cày phá lật sâu đất ha 1 2.000 2.000
- Xới cho tơi đất ha 1 1.800 1.800
- Cày đất thành hàng ha 1 2.000 2.000
3 Công trồng Công 25 200 5.000
4 Phân bón
- Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400
- Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000
- Bón lót phân chuồng kg 1.250 1,2 1.500
I.2 Chăm sóc thu hoạch:
5 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000
6 Chi phí chăm sóc, bảo vệ ha 1 16.800 16.800
7 Thu hoạch: -
- Cắt cỏ, thu gom Tấn 105 100 10.500
- Bốc cỏ lên xe Tấn 105 40 4.200
II Năm thứ 2 đến năm thứ 3 41.400
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận
Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 45
TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đồng
1 Phân bón -
- Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400
- Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000
- Bón phân chuồng kg 1.250 1 1.500
2 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000
3 Chi phí chăm sóc, bảo vệ ha 1 16.800 16.800
4 Thu hoạch: - -
- Cắt cỏ, thu gom Tấn 105 100 10.500
- Bốc lên lên xe Tấn 105 40 4.200
Tổng cộng (1 chu kì 3
năm)
297.000
Phương án vay.
- Số tiền : 75.673.414.000 đồng.
- Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
- Ân hạn : 1 năm.
- Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 8%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất ngân
hàng).
- Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
Lãi vay, hình thức trả nợ gốc
1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm
2 Lãi suất vay cố định 8,0% /năm
3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 8,0% /năm
4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 8,0% /năm
5 Hình thức trả nợ: 1
(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án)
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 34,03%; tỷ
trọng vốn chủ sở hữu là 65,97%; lãi suất vay ưu đãi 8%/năm; lãi suất tiền gửi trung
bình tạm tính 8%/năm.
Các thông số tài chính của dự án.
a) Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356

More Related Content

What's hot

Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận  0918755356Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận  0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận 0918755356
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoThuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khíThuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠIDỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Lap du an lam nghiep trong rung
Lap du an lam nghiep  trong rungLap du an lam nghiep  trong rung
Lap du an lam nghiep trong rung
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
 
Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận  0918755356Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận  0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cây cọ dầu tỉnh Bình Thuận 0918755356
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
 
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoThuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khíThuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
 
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠIDỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
 
Lap du an lam nghiep trong rung
Lap du an lam nghiep  trong rungLap du an lam nghiep  trong rung
Lap du an lam nghiep trong rung
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
 
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
 

Similar to Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356

Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩuDự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩuDự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
 Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381 Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaThaoNguyenXanh2
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệuDự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
ThaoNguyenXanh2
 
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vangLap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Lập dự án chan nuoi phat trien bo vang
Lập dự án chan nuoi phat trien bo vangLập dự án chan nuoi phat trien bo vang
Lập dự án chan nuoi phat trien bo vang
ThaoNguyenXanh2
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
ThaoNguyenXanh2
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia côngDự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | duanviet.com....
Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa  | duanviet.com....Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa  | duanviet.com....
Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | duanviet.com....
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnhDự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...
Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...
Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắngDự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
ThaoNguyenXanh2
 
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
Dự án trồng cây ăn trái   thanh longDự án trồng cây ăn trái   thanh long
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
ThaoNguyenXanh2
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

Similar to Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356 (20)

Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩuDự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
 
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩuDự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu
 
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
 
Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
 Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381 Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
 
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệuDự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
 
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vangLap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
 
Lập dự án chan nuoi phat trien bo vang
Lập dự án chan nuoi phat trien bo vangLập dự án chan nuoi phat trien bo vang
Lập dự án chan nuoi phat trien bo vang
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia côngDự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
 
Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | duanviet.com....
Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa  | duanviet.com....Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa  | duanviet.com....
Báo cáo tiền khả thi dự án Trồng rau má hữu cơ tại Thanh Hóa | duanviet.com....
 
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnhDự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
Dự án trang trại chăn nuôi heo gia công công nghiệp kín lạnh
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
 
Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...
Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...
Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Thiện Nguyện Bối Diệp huyện Bình Chánh TPHCM...
 
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắngDự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
 
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
Dự án trồng cây ăn trái   thanh longDự án trồng cây ăn trái   thanh long
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
 

Dự án Trồng cây dược liệu đinh lăng kết hợp - www.duanviet.com.vn - 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU KẾT HỢP Bình Thuận - Tháng 12 năm 2016
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU KẾT HỢP CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CP ORGANIC FARM LÂM ĐỒNG ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT NGUYỄN ANH TUẤN NGUYỄN VĂN MAI
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN................................ 5 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................ 5 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 5 I.3. Cơ sở pháp lý............................................................................................ 6 CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN............................... 10 II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dựán ...................... 10 II.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016.................................................. 10 II.1.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án......................................................... 13 II.2. Kết luận về sự cần thiết đầu tư.............................................................. 15 CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ...................................................... 18 III.1. Vị trí xây dựng..................................................................................... 18 III.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 18 II.1.2 Địa hình ............................................................................................... 18 III.1.3. Thổ nhưỡng....................................................................................... 19 II.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 20 III.2. Hiện trạng thông tin liên lạc................................................................. 20 III.1.3. Cấp –Thoátnước................................................................................ 20 CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ...................... 21 IV.1. Quy mô dự án ...................................................................................... 21 IV.2. Công việc cụ thể.................................................................................. 21 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................ 23 V.1.Giải pháp trồng cây đinh lăng................................................................ 23 V.2.2. Quy trình trồng cỏ voi xanh Đài Loan............................................... 28 CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG,.................................. 32 VI.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng .............................................................. 32 VI.2 Thiết kế khu sản xuất dược liệu ............................................................ 32
  • 4. VI.3 Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng.............................................................. 32 VI.4. Thiết kế các khu xử lý dược liệu.......................................................... 32 VI.5. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 34 CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................... 36 VII.1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư................................................................... 36 VII.2. Nội dung tổng mức đầu tư .................................................................. 37 CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN................................ 38 VIII.1. Khái toán tổng mực đầu tư của dự án............................................... 38 VIII.2. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án................................................ 40 CHƯƠNG IX :HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................................................................... 43 IX.1. Doanh thu dự kiến dự án ..................................................................... 43 IX.1.1. Dự kiến nguồn doanh thu của dự án................................................. 43 a) Kế hoạch hoàn trả vốn vay...................................................................... 45 b) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ............................. 46 c) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu....................... 46 d) Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)................................ 46 e) Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)......................................... 47 VIII.2 BẢNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ....................................... 47 VIII.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.................................................... 58 CHƯƠNG X: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 59 X.1. Kết luận................................................................................................. 59 X.2. Kiến nghị............................................................................................... 59
  • 5. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : CÔNG TY CP ORGANIC FARM LÂM ĐỒNG  Giấy phép ĐKKD : 5801294128   Ngày cấp : 24/12/2015  Đại diện pháp luật : Nguyễn Anh Tuấn Chức vụ : Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : Số 14 Tô Hiến Thành, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng   Điện thoại : 0633527229 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Dự án trồng cây dược liệu kết hợp   Địa điểm xây dựng : Tỉnh Bình Thuận  Diện tích đất : 260 ha  Thành phần dự án : Dự án trồng cây dược liệu kết hợp bao gồm 2 thành phần sau: + Thành phần chính : Trồng cây dược liệu đinh lăng + Thành phần phụ : Trồng cỏ voi xanh Đài Loan  Quy mô đầu tư : + 120ha cây dược liệu được trồng tại xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận + 140 ha Cỏ voi xanh Đài Loan được trồng tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận  Mục tiêu đầu tư : - Xây dựng cơ sở sản xuất cây dược liệu áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. - Tổ chức kết hợp trồng cỏ "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững".  Mục đích đầu tư :
  • 6. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 6 - Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm nói chung và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nói riêng. - Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương; - Góp phần phát triển bền vững an ninh lương thực, an ninh y tế và an sinh xã hội. - Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số); - Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh  Hình thức đầu tư : Đầu tư xâydựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thànhlập. Tổng mức đầu tư: 222.399.273.000 đồng. I.3. Cơ sở pháp lý  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;  Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;  Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;  Luật Đất đai Số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 7. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 7  Luật Kinh doanh Bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
  • 8. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 8  Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;  Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốnnhà nước;  Thông tư số 72/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 16/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 v/v quyết định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu;  Thông tư số 14/2009/TT-BYT ngày 3/9/2009 v/v hướng dẫn triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới  Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;  Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quản lý Nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015”;
  • 9. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 9  Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;  Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Các tiêu chuẩn áp dụng Dự án trồng cây dược liệu kết hợp được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y;  Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT, ngày 07 tháng 6 năm 2011, về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;  QCVN 01 - 13: 2009/BNNPTNT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt;  Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 548-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;  Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 547-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Vòi phun – Yêu cầu chung và phương pháp thử;  Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 546-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Hệ thống ống tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;  Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, thành phần và yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa (Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm – Hội chăn nuôi Việt Nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp)  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và côngtrình;
  • 10. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 10  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữacháy;  TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;  TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;  11TCN 19-84 : Đường dâyđiện; CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dựán II.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016  Về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55%), trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%, đóng góp 2,41 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,35%, đóng góp 2,38 điểm phần trăm; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,18%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2012-2014 nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng đầu năm 2015. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do ngành nông nghiệp (chiếm trên 75% giá trị tăng thêm khu vực I) giảm 0,78%. Nguyên nhân do sản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn (giảm 6,4%) so với vụ đông xuân 2015. Giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng 5,75%; ngành thủy sản tăng 1,25%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 6,82%, thấp hơn nhiều mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm 2,20%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1%, tương
  • 11. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 11 đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2015. Ngành sản xuất và phân phối điện và ngànhcung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng trưởng khá tốt với mức tăng tương ứng là 11,70% và 8,10%. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 8,80%. Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 tới nay. Trong đó, một số ngành tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ tăng 8,1%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,1%; thông tin và truyền thông tăng 8,76%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,30%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 7,20%; giáo dục và đào tạo tăng 7,15%. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 3,77%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,94%; khu vực dịch vụ chiếm 41,01% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,31%). Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,98% so với cùng kỳ năm 2015, đóng góp 5,09 điểm phần trăm; tích lũy tài sản tăng 10,00%, đóng góp 2,65 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 2,22 điểm phần trăm. Ngoài ra chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so với bình quân cùng kỳ năm 2015; Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,80% so với bình quân cùng kỳ năm 2015; Tỷ lệ đói tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; số vụ tai nạn giao thông giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể GDP 9 tháng tăng 5,93% cùng kỳ năm trước trong đó Quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78% và ước tính quý III tăng 6,40%. Về mặt phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác phát triển, bảo tồn, khai thác sử dụng dược liệu chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên còn nhiều bất cập trong nghiên cứu, quản lý khai thác và phát triển dược liệu. Đó là: - Khai thác tràn lan, không chú ý tái tạo bảo tồn - Sử dụng dược liệu dược tính mạnh và độc tính cao - Dược liệu mốc, kém chất lượng - Dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong dược liệu - Quá trình chế biến dược liệu và bảo quản dược liệu chưa đạt tiêu chuẩn
  • 12. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 12 - Bất cập trong quản lý dược liệu và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu. Đứng trước những khó khăn trên nhiều lĩnh vực, nhất là chăn nuôi gia súc cũng như sản xuất dược liệu, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu phát triển nhằm đảm bảo an ninh lương thực,y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 201– 2020 đã nêu rõ:  Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.  Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh.  Với ngành dược liệu, Nhà nước đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, Ngành dược Việt Nam phát triển với trình độ công nghệ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông- Nam Á; tầm nhìn đến năm 2030, Ngành Dược Việt Nam phải đạt được những tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới trong lĩnh vực dược. Đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật tương ứng từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội với giá thuốc hợp lý; Thầy thuốc và nhân dân được hướng dẫn và thông tin đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong các cơ sở điều trị và tại cộng đồng. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê đơn thuốc, chấm dứt tình
  • 13. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 13 trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc và thói quen sính thuốc nhập ngoại của người dân gây lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh  Kết luận: Mặc dù hiện tại nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn về thời tiết, dịch bệnh… nhưng lương thực và sức khỏe luôn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, hai lĩnh vực này luôn nằm trong chính sách phát triển đất nước của Chính phủ. Vì vậy, dự án trồng cây dược liệu kết hợp phù hợp với môi trường vĩ mô và mục tiêu phát triển của đất nước. Đây là căn cứ để xác định tính cấp thiết của dự án nhằm bảo đảm an ninh lương thực, an ninh y tế. II.1.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án  Ngành dượcliệu - Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng với khoảng 10,350 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2,000 loài tảo. Kết quả điều tra, cả nước ghi nhận được 3,948 loài thực vật và nấm lớn có thể sử dụng làm thuốc, trong đó có hàng chục loại có giá trị chữa bệnh cao. - Tổng sản lượng dược liệu ở Việt Nam hằng năm ước tính khoảng từ 3 - 5 nghìn tấn. Một số dược liệu quý đã được thế giới công nhận và có tiềm năng phát triển rất lớn như: hồi, trinh nữ hoàng cung, quế, atisô, sâm Ngọc Linh, tràm, thanh hao hoa vàng, hoa hòe...Tuy nhiên, trong một thời gian dài, do thiếu sự khảo sát đánh giá, điều tra và bảo vệ nên vùng phân bố tự nhiên của nhiều loại cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác một cách cạn kiệt. Nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ như khu vực núi Hàm Rồng (Sa Pa, Lào Cai); cao nguyên An Khê (thuộc hai tỉnh Gia Lai và Bình Ðịnh)... - Mặc dù là một đất nước có nguồn dược liệu phong phú nhưng ngành dược liệu của nước ta chưa phát triển vì chúng ta chưa có ngành công nghiệp về dược liệu mạnh để có thể sơ chế, chế biến, bảo quản tốt. Nguồn dược liệu kém chất lượng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm làm nông dân và doanh nghiệp kinh doanh dược liệu đều gặp khó khăn. Ngoài ra, nguồn dược liệu chất lượng kém từ biên giới nhập khẩu không kiểm soát có giá rẻ hơn trong nước cũng làm cho nông dân và doanh nghiệp kinh doanh dược liệu khốn khó...Hơn nữa, mặc dù nhiều địa phương có đầy đủ các điều kiện để trồng trọt dược liệu có giá trị cao, nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc phát triển các vùng dược liệu hiện nay không thuận lợi.
  • 14. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 14 - Để vực dậy ngành dược liệu, Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ ngành dược liệu trong nước. Bản thân các doanh nghiệp dược liệu đã và đang thực hiện quản lý chất lượng sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng, thu hái và sản xuất tốt. Hiện cả nước có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước, trong đó có 10 cơ sở sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO). Hơn 1,000 số đăng ký thuốc từ dược liệu còn hiệu lực. Bên cạnh thuốc cao đơn, hoàn, tán cổ truyền, thuốc đông dược sản xuất trong nước hiện khá phổ biến dưới các dạng bào chế như viên nang cứng, nang mềm, cao dán thấm qua da. - Trong nước cũng đã có một số cơ sở trồng trọt dược liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều đơn vị đang triển khai áp dụng nguyên tắc "thực hành tốt trồng trọt, thu hái cây thuốc". Bên cạnh đó, cũng có những cơ sở chế biến thực hiện việc thu mua dược liệu, lo đầu ra cho các hộ trồng trọt, kết hợp các hoạt động tập huấn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, phân bón cho nhà nông, hình thành các vùng dược liệu trọng điểm... Giải pháp gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học là giải pháp cần thiết để lấy lại niềm tự hào cho thuốc Nam đất Việt. Kết luận: Nước ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, nhưng bản thân ngành dược liệu chưa phát triển đúng với tiềm năng. Đây chính là điều kiện và cơ sở để Công ty chúng tôi đầu tư vào dự án, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu phong phú của đất nước.  Môi trường thực hiện dự án Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh duyên hải, có toạ độ địa lý: - Kinh độ: 1070 24’E - 1080 23’E - Vĩ độ: 10033’N - 11033’N + Đông và Đông Nam giáp biển Đông, Bắc + Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Đông + Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây + Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Diện tích tự nhiên: 783.000 ha - Tỉnh Bình Thuận có 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý. Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, K'Ho, Chơ Ro...
  • 15. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 15 Địa hình - Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng, ven biển. Có nhiều nhánh núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Kê Gà... Các con sông chảy qua Bình Thuận: La Ngà, sông Quao, sông Công, sông Dinh. Tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua, cách thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước, khoảng 200 km. Khí hậu Khí hậu: Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 + Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau + Nhiệt độ trung bình: 27,0 oC + Lượng mưa trung bình năm: 1.024 mm + Độ ẩm tương đối: 79% + Tổng số giờ nắng: 2. Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Bình Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28...và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác. + Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Bình Thuận. Ga Phan Thiết đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2012. + Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn. + Đường hàng không: Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Bình Thuận. Với vị trí chiến lược này Bình Thuận là mảnh đất có nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư  Kết luận: Tóm lại, tỉnh Bình Thuận hội tụ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để dự án trồng cây dược liệu kết hợp được hình thành. II.2. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
  • 16. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 16 - Đã từ lâu, vấn đề ổn định chất lượng dược liệu, bán thành phẩm Đông dược (ví dụ như cao dược liệu) cũng như các loại thuốc thành phẩm từ dược liệu ở Việt Nam đã và đang được các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất thuốc trong ngành Dược tìm cách giải quyết nhưng vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng. Cho đến nay, thị trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến, cách bảo quản, …) và cơ quan quản lý thị trường (về giá cả). - Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn và chất lượng ổn định thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa. Trong đó, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào là khâu cơ bản nhất. Riêng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa phải bắt đầu từ quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên. Hiện nay, các dây chuyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông dược ở Việt Nam đang được xây dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là một yêu cầu cần thiết để có thuốc tốt. Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu đầu vào không ổn định về chất lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về chất lượng, cho dù thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng của nhiều loại thuốc Đông dược ở Việt Nam hiện nay thất thường, kể cả chất lượng của các gói thuốc thang ở các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh thuốc Đông y. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các xí nghiệp Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam, và ngược lại, chúng ta cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Để cho thuốc của ta giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (thậm chí ngay trên thị trường trong nước) thì quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu làm thuốc không thể coi nhẹ việc tiêu chuẩn hóa. Điều này có nghĩa là phải tạo ra nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP. Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực dược liệu, công ty CP ORGANIC FARM LÂM ĐỒNG chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án trồng cây dược liệu kết hợp tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, một nơi vị trí thuận lợi cho việc phát triển trồng cây dược liệu mới và kết hợp các cây trồng khác. Vùng đất này hứa hẹn sẽ là trang trại lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Bình Thuận bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để sản xuất những loại dược liệu quý và kết hợp trồng cánh đồng cỏ.
  • 17. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 17 Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân trong tỉnh cũng như Việt Nam sẽ được hưởng thụ các loại thuốc dược liệu và các sản phẩm từ thịt mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá tri ̣tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhâp và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án đầu tư Trồng cây dược liệu kết hợp là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
  • 18. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 18 CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG III.1. Vị trí xây dựng Dự án trồng cây dược liệu kết hợp được xây dựng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Hình: Vị trí xây dựng dự án III.1.1. Vị trí địa lý Bắc Bình là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, huyện lỵ đặt ở thị trấn Chợ Lầu cách thành phố Phan Thiết 68 Km về phía Đông Bắc. Về tiếp giáp, phía Đông của huyện giáp huyện Tuy Phong và biển Đông; phía Nam giáp thành phố Phan Thiết; phía Tây giáp Lâm Đồng và huyện Hàm Thuận Bắc; phía Bắc giáp Ninh Thuận và Lâm Đồng. Bắc Bình nằm ở tọa độ: từ 10058’27” đến 11031’38” vĩ độ Bắc, 108006’30” đến 108037’34” kinh độ Đông, với diện tích tự nhiên là 1.825 km2 (2009). II.1.2 Địa hình Địa hình của huyện Bắc Bình khá phức tạp, với vùng đồng bằng nhỏ nằm kẹp giữa các dãy núi ở phía Bắc, Tây Bắc và các cồn cát ở phía Đông Nam tạo thành lòng chảo.
  • 19. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 19 Có bốn dạng địa hình chính: - Đồng bằng phù sa (cao từ 20- 40 m): chiếm khoảng 18,4 % diện tích đất tự nhiên, gồm các xã thuộc lưu vực sông Lũy như Sông Lũy, Thị Trấn Lương Sơn, Phan Rí, Phan Thành, Phan Hiệp, Hải Ninh, Hồng Thái, thị trấn Chợ Lầu. - Vùng cồn cát ven biển (cao từ 40 – 200 m): không ổn định, gồm đồi cát đỏ, cát trắng, cát vàng chiếm 51,8% diện tích đất tự nhiên. - Vùng núi thấp (cao 200- 500 m) chiếm 16,1% diện tích đất tự nhiên, vốn là dãy núi của khối Trường Sơn, chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng. - Vùng núi cao (độ cao > 500 m): chiếm 13,7% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc; có độ dốc cao, địa hình phức tạp, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn. III.1.3. Thổ nhưỡng Đất huyện Bắc Bình rất đa dạng với các loại nhóm đất chính sau: - Đất cồn cát ven biển: với diện tích 57.043,9 ha (30,9 %) phân bố dọc ven biển, nhiều nhất ở các xã Hồng Phong, Hòa Thắng, Hồng Thái, thị trấn Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Bình Tân. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước kém chỉ thích hợp trồng cây hoa màu và cây rừng chắn gió cát. - Đất phù sa: có diện tích 15.842,8 ha (8,6 %) phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các xã Sông Lũy, Phan Thành, Hải Ninh, Phan Hiệp, Bình An. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa. - Đất xám: với diện tích 101.821,9 ha (55,2%) đây là nhóm đất lớn nhất của huyện, phân bố chủ yếu ở các xã miền núi: Phan Lâm, Phan Điền, Phan Tiến, Phan Sơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, hiện đất được dùng trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và cây công nghiệp. - Đất đỏ xám nâu vùng bán khô hạn: với diện tích 1.931,4 ha (1%), đây là loại đất đặc trưng ở vùng khô hạn, với diện tích không lớn phân bố ở xã Phan Điền. Thành phần cơ giới thịt pha sét, hiện đất được sử dụng vào mục đích nông lZm nghiệp. - Đất nâu đỏ: với diện tích 6.500 ha (3,5%), phân bố ở khu vực miền núi các xã Phan Sơn, Sông Bình, một phần ở xã Phan Điền. Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao, nghèo lân và Kali dễ tiêu, chua… Ngoài ra còn có các loại đất khác: đất mặn trung bình và ít (7,56 ha) chiếm 0,004% diện tích đất tự nhiên, đất tầng mỏng (1.147,9 ha) chiếm 0,62% đất tự nhiên, còn lại là sông suối, ao hồ.
  • 20. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 20 II.1.4. Khí hậu Khí hậu khu vực phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10), mùa khô (từ đầu tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau). Trong vòng 6 tháng, lượng nước cung cấp vào mùa mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm, nên lượng nước trên sông suối rất thấp vào mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 26,70C, lượng bốc hơi cao từ 1.350- 1.400mm/năm phân bố giảm dần theo chiều tăng độ cao địa hình. Độ ẩm không khí trong mùa khô cao hơn độ ẩm không khí trong mùa mưa, độ ẩm trung bình hàng năm từ 75- 80%. Mùa mưa có nền nhiệt độ thấp, bốc hơi nhỏ, lượng mưa lớn với độ ẩm trên 80% thuận lợi cây trồng phát triển. III.2. Hiện trạng thông tin liên lạc Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia. Có mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong xã, các điểm bưu điện văn hóa đều có kết nối internet. III.1.3. Cấp –Thoátnước  Nguồn cấp nước: Hiện nay trang trại đang xúc tiến đầu tư xây dựng công trình hệ thống nước sạch.  Nguồn thoát nước: Sẽ được xây dựng trong quá trình xây dựng dự án.  Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng cây dược liệu và kết hợp trồng cỏ voi xanh Đài Loan.
  • 21. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 21 CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN IV.1. Quy mô dự án Dự án trồng cây dược liệu kết hợp được đầu tư trên khu đất có tổng diện tích 260 ha. Trong đó: + Câydược liệu: Đinh lăng, trồng trên diện tích 120 ha + Cánh đồng cỏ: Cỏ voi xanh Đài Loan trồng trên diện tích 140 ha IV.2. Công việc cụ thể. BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA DỰ ÁN TT Nội dung ĐVT Diện tích Tỷ lệ (%) I Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc Bình 1.200.000 100,00 1 Trồng dược liệu - Đinh Lăng m² 1.162.200 96,85 2 Công trình phụ trợ m² 37.800 3,15 - Giao thông nội đồng m² 36.000 3,00 - Nhà quản lý và ở công nhân viên 600 0,05 - Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp 200 0,02 - Xưởng sấy sản phẩm và kho chứa 1.000 0,08 II Tại xã Hồng Phong - huyện Bắc Bình 1.400.000 100,00 1 Trồng cỏ m² 1.357.200 96,94 2 Công trình phụ trợ 42.800 3,06 - Nhà quản lý và ở công nhân viên m² 600 0,04 - Giao thông nội đồng m² 42.000 3,00 - Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp m² 200 0,01 Tổng diện tích 2.600.000 - Điều tra thịtrường. - Khảo sát mô hình các cơ sở sản xuất dược liệu điển hình. - Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước. - Tìm hiểu nguồn giống cây trồng - Đánh giá chất lượngđất.
  • 22. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 22 - Điều tra về điều kiện tự nhiên. - Lâp báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư - Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư - Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch. - Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước). - Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án. - Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh - Nhận bàn giao mặt bằng - Bàn giao mốc giới - Đánh giá tác động môi trường - Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịchbệnh. - Quy hoạch xây dựng - San lấp mặt bằng - Cải tạo đất. - Khởi công xây dựng. + Xây dựng khu vực trồng cây dược liệu + Xây dựng khu vực trồng cây cỏ voi xanh Đài Loan
  • 23. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 23 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN V.1.Giải pháp trồng cây đinh lăng  Giới thiệu cây đinh lăng Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm (danh pháp hai phần: Polyscias fruticosa, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau.  Khái niệm và nội dung chủ yếu của GACP - Cơ sở sản xuất dược liệu do Công ty CP ORGANIC FARM chúng tôi đầu tư áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO, “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. - Xuất phát từ tiêu chuẩn của thuốc là phải có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu làm ra thuốc cũng phải đạt các yêu cầu này. GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt
  • 24. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 24 các tiêu chuẩn trên. Nó bao gồm hai nội dung chính: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP). - Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu trong kho. Qua đó, ta thấy nội dung của GACP rất rộng và khá phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học và khoa học quản lý.  Nguyên tắc chung của GACP đối với cây thuốc Có nguồn gốc rõ ràng và chính xác về mặt phân loại thực vật. Cây thuốc hay nguyên liệu thu hái làm thuốc phải đúng loài, đôi khi là dưới loài và giống cây trồng. Chỉ thu hái khi cây, hoặc bộ phận cây đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, sạch và không lẫn tạp chất. Không gây tác động xấu đến môi trường, nguồn nước trong khu vực. Hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ thực vật nơi thu hái cây thuốc. Đảm bảo giữ cho cây, hoặc quần thể loài cây thu hái còn khả năng tái sinh tựnhiên. Phải tuân thủ pháp luật và các quy định của địa phương về trồng trọt và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Quy trình GACP áp dụng trong trồng trọt, thu hái, chế biến, sản xuất, đóng gói, vận chuyển dược liệu, nhằm bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật làm thuốc có chất lượng tốt nhất và hiệu lực chữa bệnh cao nhất, cố gắng làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị giả mạo và pha trộn. Các tiêu chuẩn của GACP đối với từng loài cây làm thuốc sẽ định kỳ được xem xét lại và bổ sung, bởi những yêu cầu về chất lượng dược liệu ngày càng cao và nhờ có sự hỗ trợ của các phương pháp phân tích hiện đại trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nên mới thực hiện được.  Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) GAP có liên quan đến toàn bộ quá trình trồng cây thuốc, từ chọn giống, đất trồng, nước tưới, phân bón, chăm sóc, đến thu hái, chế biến sau thu hoạch, đóng gói, lưu kho và lập hồ sơ của dược liệu. + Giống cây trồng Thành phần hoạt chất trong cây phụ thuộc vào yếu tố di truyền, đó là vật liệu nhân giống (hữu tính hoặc vô tính). Chất lượng của cây trồng và sản phẩm của nó bắt đầu từ chất lượng của giống. Do đó, giống phải có nguồn gốc rõ ràng và có
  • 25. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 25 chứng nhận đúng tên loài, kèm với bản mô tả đặc điểm nhận dạng của loài. Giống phải tốt, có khả năng nảy mầm cao, không được mang mầm bệnh, côn trùng và không được lẫn giống tạp. Qua đó cho thấy vấn đề giống cây trồng hết sức quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao. + Trồng trọt cây thuốc - Điều kiện môi trường tự nhiên Cây thuốc cũng như các loại cây trồng khác đều sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp như khí hậu (trung bình lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm), độ chiếu sáng, địa hình (kiểu địa hình, độ dốc), địa mạo, chất đất (cấu trúc, thành phần đất), khả năng cung cấp nước. Đặc biệt, một số loài cây thuốc còn có tính địa phương và khu vực rất cao. - Chọn địa điểm Nguyên tắc chung là phải chọn địa điểm phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường sống của mỗi loài, để cây thuốc trồng cho sản phẩm với chất lượng cao. Nhằm tránh nguy cơ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm, cơ sở trồng trọt cần phải nắm được quá trình sử dụng đất trước đây, gồm các nội dung: + Loại cây trồng sau cùng tại nơi lựa chọn + Cây đã và đang trồng xung quanh + Các loại thuốc diệt sâu bọ, nấm bệnh và cỏ dại đã sử dụng + Đã dùng làm bãi chăn thả gia súc - Phân bón Trong nông nghiệp, thường không thể tránh được việc dùng phân bón để cây trồng đạt sản lượng cao. Tuy nhiên, cần phải dùng phân bón đúng loại, đúng thời điểm và số lượng theo yêu cầu phát triển của từng loài cây thuốc. Cần sử dụng phân bón phù hợp để giảm đến mức tối thiểu sự thất thoát. Trong thực tế, các loại phân bón hữu cơ và hóa học (đã được cơ quan nông nghiệp chấp nhận) đều được sử dụng, nhưng phải có ý kiến của cán bộ kỹ thuật, và được tiến hành một thời gian trước khi thu hoạch theo yêu cầu của người sử dụng sản phẩm. Phân bón phải định kỳ kiểm tra mầm bệnh. Không được dùng chất thải của người làm phân bón, vì có thể mang vi sinh vật hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Phân súc vật (phân chuồng) cần được ủ kỹ để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với dược liệu. + Tưới tiêu nước
  • 26. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 26 Cần kiểm tra và xử lý việc tưới nước và thoát nước theo nhu cầu tăng trưởng của cây thuốc. Phải biết rõ chất lượng của nguồn nước tưới, từ đâu đến, sông, suối, hồ nước hay nước đã qua sử dụng, … Nếu không có nguồn nước sạch thì phải kiểm tra các loại vi khuẩn đường ruột (E. coli), kim loại nặng và dư lượng kim loại nặng. + Chăm sóc và bảo vệ cây trồng Tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây thuốc và bộ phận sử dụng của chúng mà đề ra các biện pháp quản lý và chăm sóc phù hợp. Việc áp dụng đúng lúc các biện pháp như che nắng, bấm ngọn, tỉa cành, hái nụ, … là rất cần thiết để có sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng làm thuốc với chất lượng cao. Khi cần thiết phải dùng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ dại thì phải có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, phải theo quy định mức tồn dư tối đa chất hóa học cho phép và mỗi lần sử dụng phải được ghi rõ trong hồ sơ theo dõi. + Thu hoạch dược liệu Sự hình thành và tích lũy hoạt chất có liên quan với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thuốc. Trong cây nói chung, hoạt chất thường được tích tụ ở những bộ phận nhất định và đạt tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn phát triển nhất định của cây. Xác định được chính xác giai đoạn này, đó là thời kỳ thu hoạch sản phẩm. Việc xác định năm thu hái (đối với những cây nhiều năm) và thời kỳ thu hái phải tính đến hàm lượng hoạt chất và năng suất sản phẩm để đạt giá trị kinh tế tổng thể lớn nhất trên một đơn vị diện tích canh tác. Cũng cần chú ý, tuy cùng một loài cây thuốc nhưng trồng ở các khu vực khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, điều kiện canh tác khác nhau thì thời điểm thu hoạch cũng có khi khác nhau. Về cách thu hoạch nói chung cần tuân theo nguyên tắc sau: - Không tiến hành khi trời mưa, đất ướt, sương ướt và độ ẩm không khí cao. - Bao bì dùng khi thu hoạch phải sạch, khô và không có tạp chất. - Dụng cụ dùng thu hái cũng phải sạch sẽ, phù hợp để không làm gẫy, giập nát, làm xuống cấp dượcliệu. - Tránh lẫn đất cát, cỏ dại và cây độc hại. + Chuyên chở Dược liệu sau khi thu hoạch cần được vận chuyển ngay về nơi sơ chế tại chỗ để loại bỏ những phần không dùng làm thuốc, rửa sạch đất (nếu cần) và chặt nhỏ hoặc thái thành miếng tùy theo yêu cầu. Khi vận chuyển dược liệu cần theo nguyên tắc sau: - Thùng chứa để chuyên chở dược liệu phải được kiểm tra, đảmbảo phù hợp với tiêu chuẩn chuyên chở thực phẩm (sạch, không có côn trùng, lỗ thủng, mùi hôi hoặc ô nhiễm chất hóa học…)
  • 27. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 27 - Thùng chứa phải thoáng gió để tránh sản phẩm bị ủ nóng, lên men hoặc bị mốc khi vận chuyển xa. + Sơ chế Nơi sơ chế dược liệu phải sạch, tránh nhiễm bẩn bởi vật lạ hữu cơ. Dược liệu không được chất đống hoặc đậy tấm che bằng nilon rồi để ngoài trời, làm cho củ bị mọc mầm, quả, lá bị thâm đen. Nhiều khi dược liệu chuyên chở về đến nơi sơ chế đã bị mốc hoặc đổi màu, làm chất lượng của dược liệu bị xuống cấp. Làm khô dược liệu càng nhanh càng tốt (đảm bảo khô kiệt) để tránh nguyên liệu bị hư hỏng hoặc bị lây nhiễm vi sinh vật. Cách làm khô như sấy ở các lò sấy thủ công, phơi nắng, phơi trong bóng râm và thời gian làm khô đều có ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. + Đóng gói, bảo quản Chất liệu dùng bao gói tùy thuộc vào từng loại dược liệu. Nói chung, phải là nguyên liệu dùng cho thực phẩm, tốt nhất là loại mới và sạch, để tránh nhiễm bẩn. - Đóng gói nguyên liệu thực vật phải kín, không để dược liệu thò ra ngoài để tránh ô nhiễm từ bên ngoài trong khi bảo quản hoặc vận chuyển. - Bao bì phải có nhãn ghi tên sản phẩm, người/ nơi phân phối, số lô sản xuất. Nhãn phải rõ ràng, dán chắc, làm từ nguyên liệu không độc và làm theo quy định của nhãnthuốc. - Kho chứa phải khô, thoáng gió, mát, nhiệt độ ít thay đổi trong 24h, chống mốc, mọt để không làm thay đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng của dược liệu. + Nhân lực Nói chung, mọi người liên quan đến tất cả các giai đoạn tạo nguồn dược liệu từ trồng cây thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, … đều phải được huấn luyện những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc để thực hiện đúng và đầy đủ quy trình GAP. Người làm ngoài đồng ruộng phải biết bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường (ví dụ: chất thải cá nhân phải đúng nơi quy định, nước thải không dẫn qua nơi trồng cây). Việc ngăn ngừa sự thoái hóa môi trường là một yêu cầu để đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Người làm việc trong các kho dược liệu phải khỏe mạnh, đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt để tránh ô nhiễm cho sản phẩm. Người bị bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da không được làm ở nơi chế biến sản phẩm. + Lập hồ sơ của dược liệu: Nội dung hồ sơ còn có các phần sau: Tên và địa chỉ của cơ sở hoặc người trồng cây thuốc, các thông tin đầu vào cho từng lô sản phẩm, quy trình có thể tác động vào sản phẩm cần phải ghi chép và
  • 28. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 28 lưu giữ ít nhất 3 năm (kỹ thuật canh tác, phân bón, chất diệt sâu bọ, thời gian thu hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển). Các văn bản thỏa thuận và hướng dẫn sản xuất, … giữa cơ sở/ người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm. Vậy quy trình sản xuất dược liệu như sau: 1. Nuôi trồng cây thuốc - Nhận dạng/xác định cây thuốc đã trồng (Chọn cây thuốc, hạt giống, Lai lịch thực vật) - Trồng trọt (Chọn địa điểm, xác định môi trường sinh thái và tác động xã hội, Khí hậu, Thổ nhưỡng, Tưới nước và thoát nước, Chăm sóc và bảo vệ cây) - Thu hoạch 2. Thu hái cây thuốc 3. Chế biến sau khi thu hoạch - Kiểm tra và phân loại - Sơ chế - Làm khô 4. Đóng gói và dán nhãn hàng chờ đóng gói V.2.2. Quy trình trồng cỏ voi xanh Đài Loan a. Thời gian trồng
  • 29. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 29 Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 – 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3-4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. b. Chuẩn bị đất Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm. Tính diện tích cỏ để đủ cho 1 con bò cần là 250 mét vuông. Trọng lượng cỏ tiêu thụ = 1/10 trọng lượng của bò. Áp dụng phương pháp mới của Nhật (APM) Luống cỏ trồng theo hướng Đông Tây (để chiếm đủ ánh nắng từ sáng đến chiều). Nếu đất sườn đồi phải lưu ý tùy theo địa hình ta nên làm theo bậc thang chống xói mòn và sạt lở. Đối với cỏ cao từ 1 m trở lên như cỏ va06 (cỏ lá mía). Đào thành từng luống: Rộng 0,5 m, sâu 0,3 chiều dài tùy ý… Tiếp tục luống thứ 2 cũng làm như luống 1…vậy là luống cách luống 0,6m. và hàng cách hàng gần 0,5m. Trước khi trồng chuẩn bị cắt lá cây bụi (bèo lục bình) bỏ xuống hố để làm phân xanh, bón thêm phân chuồng và rơm rạ mục… có độ dày 0,2 m. Trên bề mặt ta bón thêm phân Lân (nóng chảy) 1kg/5m và thêm 1kg Ure cho 25m,bón phân xong ta lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 4cm. Việc làm này rất quan trọng vừa giữ được độ ẩm và phân bón không chảy lan ra vườn của người khác khi có mưa lớn. Tưới nước ướt đủ ẩm trong thời gian 10 đến 15 ngày thì trồng được. Sau này bón phân chuồng và Ure vào giữa luống, không cần lấp chỉ tươi nước là đất 2 bên tự lấp.Đăt van tưới tự động 2ngày/lần.
  • 30. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 30 c. Phân bón Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 – 400 kg đạm urê; 250 – 300 kg super lân; 150 – 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH <5) thì phải bón thêm vôi. d. Cách trồng và chăm sóc Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80- 100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 – 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi hecta cần 8 -10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất. Trồng cỏ (hom) hay hạt xuống 1/3 hố vào 2 bên mép hố (Xuống bên dưới luống). Các hom cỏ rải đều nối tiếp nhau. Như vậy là hàng cách hàng 0,5 m (không trồng hom cỏ ở trên luống cao). Sang luống thứ 2 cũng vậy. Trong thời gian cỏ phát triển cao hơn đầu người mới cắt lần đầu, vì lần đầu để cao như vậy là để cỏ gốc đủ già mới cắt thì gốc cỏ không bị chết non (chết yểu). Lần sau cỏ đã thành thục thì cắt ngắn hơn khoảng 80cm đến 1m thì phải cắt. (ko nên để già như lần đầu). Vì để cỏ già quá thân cây sẽ cứng và các chất dinh dưỡng cũng giảm đi ở thân cỏ (giảm đi lứa cỏ/năm.chồi ở gốc cũng bị giảm.) Cỏ thu hoạch được 1 năm hay gần 2 năm thì cho phân xanh lần 2 và các loại phân lân và phân vô cơ như lần 1 và lấp hết đất còn lại (trả lại mặt đất bằng).
  • 31. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 31 Làm như vậy thì cỏ luôn luôn có chất lượng đồng đều trong 3 năm mới trồng lại, đất có độ thông và sâu được đến 7 năm. Mật độ trồng cây Nếu trồng bằng giống hom thì gối đầu. Còn hạt giống (cũng có loại thân cao cỏ sả), nên ngâm ủ hạt vửa nảy mầm và gieo rắc thành hàng hạt cách hạt 6cm vừa tiết kiệm được gống vừa cây to. Không nên gieo hột khô khi mở bì, vì mọc không đều và tốn giống. (hạt giống đắt.) e. Thu hoạch và sử dụng Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có độ cao khoảng 80 – 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh.
  • 32. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 32 CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT VI.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng + Phù hợp với quy hoạch được duyệt. + Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt. + Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh môi trường. + Không gần các nguồn chất thải độc hại. + Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cung cấp chung. VI.2 Thiết kế khu sản xuất dược liệu VI.3 Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng Nhà xưởng phải có cấu trúc vững chắc và được bảo quản, tu bổ tốt. Những khu vực có bụi bẩn như các khu sấy khô hoặc xay, phải được cách ly đối với các khu sạch, tốt hơn là ở trong những toà nhà riêng, tránh không để vật liệu xây dựng lan truyền những chất không tốt cho dược liệu. Khi việc xây dựng đã hoàn tất, các vật liệu xây dựng không được toả ra hơi độc. Nên tránh dùng những loại vật liệu không thể làm sạch và khử trùng triệt để như gỗ, trừ khi thấy rõ chúng không phải là nguồn gây ô nhiễm. Cần thiết kế nhà xưởng thế nào để: Có đủ không gian làm việc nhằm thực hiện được tất cả các hoạt động một cách thích hợp; Tạo điều kiện dễ dàng cho các khâu từ trồng trọt, thu hoạch đến chế biến và xuất kho hoạt động hiệu quả và hợp vệ sinh  Có thể khống chế nhiệt độ và độ ẩm một cách thích hợp;  Có thể kiểm soát được lối vào các bộ phận khác nhau khi thích hợp;  Ngăn chặn sự xâm nhập của các chất gây ô nhiễm như khói, bụi, ... từ môi trường bên ngoài;  Ngăn sự xâm nhập và ẩn nấp của các loài có hại, thú nuôi và gia súc; VI.4. Thiết kế các khu xử lý dược liệu  Sàn phải chống thấm, không trơn trợt và làm bằng vật liệu không độc, không có khe nứt, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
  • 33. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 33 Sàn nên hơi nghiêng đủ để các chất lỏng chảy vào các cống thoát gom ra ngoài.  Tường vách nên được ốp những vật liệu chống thấm, không hút ẩm, và có thể rửa sạch, kín và không có côn trùng, sơn màu sáng. Góc giữa các bức tường, giữa tường và sàn, giữa tường và trần nhà, cũng phải trát kín và ốp loại vật liệu dễ làm vệ sinh.  Trần nhà cần được thiết kế, thi công và hoàn thiện thế nào để tránh đất, buị tích tụ, giảm thiểu lượng nước ngưng tụ, phát triển nấm mốc, bong vảy và phải dễ làm vệ sinh.  Cửa sổ và những khoảng trống khác cần được xây dựng thế nào để tránh đất, bụi tích tụ, và những khoảng để mở cần gắn lưới chắn côn trùng. Những lưới nàycũng có thể dễ tháo ra được để làm vệ sinh và tu bổ, giữ trong tình trạng tốt. Các ngưỡng cửa sổ bên trong nhà, nếu có, cần phải nghiêng để tránh bị sử dụng làm kệ.  Cửa cái cần có bề mặt trơn láng, không hút ẩm và có thể tự động đóng kín thích hợp.  Cầu thang, buồng thang máy, và các cấu trúc phụ như bệ đứng thang, máng trượt phải có vị trí và xây dựng thế nào để không gây ô nhiễm cho dược liệu. Các máng trượt phải có cửa mở để kiểm tra và làm vệ sinh. Các cấu trúc trên cao và những đồ trang trí phải được lắp đặt sao cho có thể tránh ô nhiễm dược liệu (cả nguyên liệu và dược liệu đã chế biến) do hơi nước ngưng tụ và nhỏ giọt và cần được bảo vệ để tránh được ô nhiễm nếu có bể vỡ. Các cấu trúc này không được gây trở ngại cho việc làm vệ sinh. Khi thích hợp, cần cách nhiệt, thiết kế và hoàn thiện các cấu trúc này để ngăn bụi bẩn tích tụ, giảm tối thiểu tình trạng hơi nước ngưng tụ, phát triển nấm mốc và dễ làm vệ sinh.  Khu sinh hoạt, khu nhà bếp và ẩm thực, các phòng thay quần áo, phòng vệ sinh và những khu nuôi động vật, phải hoàn toàn cách ly và không được mở thông trực tiếp với các khu xử lý dượcliệu Xử lý nước thải và chất thải: Cơ sở có một hệ thống hiệu quả để xử lý nước thải và chất thải và hệ thống này phải luôn luôn được bảo quản trong tình trạng tốt và tu bổ tốt. Tất cả các đường ống nước thải (gồm cả hệ thống cống rãnh) phải đủ lớn để dẫn thoát được lượng nước thải của thời điểm hoạt động tốt đa, và phải được xây dựng thế nào để tránh ô nhiễm nguồn cung cấp nước uống. Chiếu sáng
  • 34. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 34 Phải bố trí chiếu sáng thiên nhiên và nhân tạo đủ trên toàn bộ cơ sở. Khi thích hợp ánh sáng không được làm đổi màu và cường độ phải tốt thiểu là:  500 lux ở tất cả điểm kiểm tra.  220 lux trong phòng làm việc.  110 lux ở các khu vực khác. Thiết bị chiếu sáng và bóng đèn treo bên trên vật liệu cây thuốc ở bất kỳ giai đoạn chế biến nào cũng phải thuộc loại an toàn và được bảo vệ tránh làm ô nhiễm nguyên liệu cây thuốc trong trường hợp bị bể. Thông gió Cần phải bố trí thông gió đủ để ngăn ngừa sức nóng quá mức, hơi nước ngưng tụ và bụi và làm mất không khi ô nhiễm. Không bao giờ để không khí lưu thông từ nơi bẩn đến nới sạch. Các lỗ thông gió phải được cung cấp một màng lọc lưới hay thể bao bảo vệ khác bằng vật liệu không rỉ. Màng lọc phải có thể lấy ra dễ dàng để làm sạch. Lưu trữ chất thải và phế liệu. Cần phải cung cấp tiện nghi để lưu trữ chất thải và phế liệu trước khi mang đi khỏi cơ sở. Các tiện nghi này phải được thiết kế làm sao để ngăn ngừa vật ký sinh tiếp cận đến chất thải hay phế liệu và tránh gây ô nhiễm dược liệu, nước uống, thiết bị và công trình xây dựng của cơ sở. Thùng đực rác có ghi rõ ràng cần được cung cấp và đổ đi hàng ngày. VI.5. Giải pháp kỹ thuật  Hệ thống điện: Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.  Hệ thống cấp thoátnước: Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước: + Nước sinh hoạt. + Nước cho hệ thống chữa cháy.
  • 35. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 35 Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.  Hệ thống tưới tiêu Hệ thống tưới phun với hệ thống giếng khoan sâu 40-50m đảm bảo nguồn nước tưới tiêu áp dụng cho diện tích trồng đinh lăng và cỏ Đài Loan  Hệ thống hàng rào bảo vệ - Xây dựng hệ thống hàng rào chắn kẽm gai, khoảng cách 20cm quấn xung quanh khu vực khu đất có diện tích trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây khác  Hệ thống chống sét + Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn. + Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện. + Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ. + Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành.  Hệ thống Phòng cháy chữa cháy - Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. - Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra. - Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.  Hệ thống thông tin liên lạc + Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại. + Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng.
  • 36. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 36 CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN VII.1.Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án Trồng Cây Dược Liệu Kết Hợp được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây : - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng; - Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”; - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP; - Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp. - Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
  • 37. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 37 - Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; - Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; - Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; - Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình. VII.2. Nội dung tổng mức đầu tư Nội dung - Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Dự án trồng cây dược liệu kết hợp”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. - Tổng mức đầu tư của dự án là: 222.399.273.000 đồng bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí đất; Chi phí đường dây điện; Dự phòng phí (bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng); và các khoản chi phí khác.
  • 38. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 38 CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN VIII.1. Khái toán tổng mực đầu tư của dự án. STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) I Chi phí xây dựng 79.673.414 I.1 Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc Bình 52.080.954 1 Hệ thống tưới vườn dược liệu - Đinh lăng (sử dụng mũi khoan công nghiệp) ha 116,22 141.972 16.500.000 2 Công trình phụ trợ m² 37.800 - Giao thông nội đồng m² 36.000 80 2.880.000 - Nhà quản lý và ở công nhân viên m² 600 5.000 3.000.000 - Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp m² 200 3.500 700.000 - Xưởng sấy sản phẩm và kho chứa m² 1.000 4.000 4.000.000 3 Kiến thiết cơ bản vườn dược liệu ha 116,22 180.700 21.000.954 4 Hệ thống điện toàn khu HT 1 4.000.000 4.000.000 I.2 Tại xã Hồng Phong - huyện Bắc Bình 27.592.460 1 Hệ thống tưới đồng cỏ (sử dụng mũi khoan công nghiệp) ha 135,72 77.365 10.500.000 2 Công trình phụ trợ m² 42.800 - Nhà quản lý và ở công nhân viên m² 600 5.000 3.000.000 - Giao thông nội đồng m² 42.000 80 3.360.000 - Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp m² 200 3.500 700.000 3 Kiến thiết cơ bản đồng cỏ ha 135,72 55.500 7.532.460 4 Hệ thống điện toàn khu HT 1 2.500.000 2.500.000 II Thiết bị 3.870.000 1 Máy cày Kobuta đã qua sử dụng Chiếc 1 180.000 180.000 2 HT mooc + cày + bừa HT 2 300.000 600.000 3 Máy thu hoạch cỏ Chiếc 2 395.000 790.000 4 Nông cụ các loại khác Bộ 1 300.000 300.000
  • 39. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 39 STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) 5 Dây chuyền sấy khô dược liệu HT 1 1.200.000 1.200.000 6 Xe tải vật chuyển nguyên vật liệu Chiếc 1 800.000 800.000 III Chi phí chuyển giao công nghệ 390.000 1 Công nghệ trồng và chăm sóc đinh lăng QT 1 210.000 210.000 2 Công nghệ trồng và chăm sóc cỏ QT 1 180.000 180.000 IV Chi phí quản lý dự án Gxdtb/1,1*1,266%*1,1 1.062.597 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.568.791 1 Chi phí lập dự án đầu tư Gxdtb/1,1*0,194%*1,1 162.074 2 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công Gxd/1,1*1,812%*1,1 1.443.682 3 Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC Gxd/1,1*0,064%*1,1 50.991 4 Chi phí thẩm tra dự toán công trình Gxd/1,1*0,059%*1,1 47.007 5 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng Gxd/1,1*0,044%*1,1 35.056 6 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị Gxd/1,1*0,287%*1,1 11.107 7 Chi phí giám sát thi công xây dựng Gxd/1,1*0,995%*1,1 792.750 8 Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị Gxd/1,1*0,675%*1,1 26.123 VI Chi phí khác 111.047.763 1 Thẩm tra phê duyệt, quyết toán Gxdtb/1,1*0,228% 173.163 2 Kiểm toán Gxdtb/1,1*0,315%*1,1 274.601 3 Chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất ha 260 110.600.000 - Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc Bình ha 120 420.000 50.400.000 - Tại xã Hồng Phong - huyện Bắc Bình ha 140 430.000 60.200.000 VII Chi phí dự phòng 23.786.708
  • 40. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 40 STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng) 1 Dự phòng cho yếu tố phát sinh (5%) 9.911.128 2 Dự phòng cho yếu tố trượt giá (TT: 7%) 13.875.580 Tổng cộng 222.399.273 VIII.2. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. Bảng tổng hợp nguồn vốn đầu tư của dự án STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng) Nguồn vốn Tự có - tự huy động Vay tín dụng I Chi phí xây dựng 79.673.414 4.000.000 75.673.414 I.1 Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc Bình 52.080.954 2.000.000 50.080.954 1 Hệ thống tưới vườn dược liệu - Đinh lăng (sử dụng mũi khoan công nghiệp) 16.500.000 2.000.000 14.500.000 2 Công trình phụ trợ - - Giao thông nội đồng 2.880.000 2.880.000 - Nhà quản lý và ở công nhân viên 3.000.000 3.000.000 - Nhà để dụng cụ máy nông nghiệp 700.000 700.000 - Xưởng sấy sản phẩm và kho chứa 4.000.000 4.000.000 3 Kiến thiết cơ bản vườn dược liệu 21.000.954 21.000.954 4 Hệ thống điện toàn khu 4.000.000 4.000.000 I.2 Tại xã Hồng Phong - huyện Bắc Bình 27.592.460 2.000.000 25.592.460 1 Hệ thống tưới đồng cỏ (sử dụng mũi khoan công nghiệp) 10.500.000 2.000.000 8.500.000 2 Công trình phụ trợ - - Nhà quản lý và ở công nhân viên 3.000.000 3.000.000 - Giao thông nội đồng 3.360.000 3.360.000 - Nhà để dụng cụ máy nông 700.000 700.000
  • 41. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 41 STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng) Nguồn vốn Tự có - tự huy động Vay tín dụng nghiệp 3 Kiến thiết cơ bản đồng cỏ 7.532.460 7.532.460 4 Hệ thống điện toàn khu 2.500.000 2.500.000 II Thiết bị 3.870.000 3.870.000 - 1 Máy cày Kobuta đã qua sử dụng 180.000 180.000 2 HT mooc + cày + bừa 600.000 600.000 3 Máy thu hoạch cỏ 790.000 790.000 4 Nông cụ các loại khác 300.000 300.000 5 Dây chuyền sấy khô dược liệu 1.200.000 1.200.000 6 Xe tải vật chuyển nguyên vật liệu 800.000 800.000 III Chi phí chuyển giao công nghệ 390.000 390.000 - 1 Công nghệ trồng và chăm sóc đinh lăng 210.000 210.000 2 Công nghệ trồng và chăm sóc cỏ 180.000 180.000 IV Chi phí quản lý dự án 1.062.597 1.062.597 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.568.791 2.568.791 - 1 Chi phí lập dự án đầu tư 162.074 162.074 2 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1.443.682 1.443.682 3 Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC 50.991 50.991 4 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 47.007 47.007 5 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng 35.056 35.056 6 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị 11.107 11.107 7 Chi phí giám sát thi công xây dựng 792.750 792.750 8 Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị 26.123 26.123 VI Chi phí khác 111.047.763 111.047.763 - 1 Thẩm tra phê duyệt, quyết toán 173.163 173.163 2 Kiểm toán 274.601 274.601
  • 42. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 42 STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng) Nguồn vốn Tự có - tự huy động Vay tín dụng 3 Chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất 110.600.000 110.600.000 - Tại xã Hồng Thái - huyện Bắc Bình 50.400.000 50.400.000 - Tại xã Hồng Phong - huyện Bắc Bình 60.200.000 60.200.000 VII Chi phí dự phòng 23.786.708 23.786.708 - 1 Dự phòng cho yếu tố phát sinh (5%) 9.911.128 9.911.128 2 Dự phòng cho yếu tố trượt giá (TT: 7%) 13.875.580 13.875.580 Tổng cộng 222.399.273 146.725.859 75.673.414 Tỷ lệ (%) 65,97 34,03
  • 43. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 43 CHƯƠNG IX :HIỆU QUẢ KINH TẾ TÀI CHÍNH KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN IX.1. Doanh thu dự kiến dự án IX.1.1. Dự kiến nguồn doanh thu của dự án. Dự án chủ yếu thu từ các nguồn sản phẩm sản xuất, cụ thể như sau: - Sản xuất dược liệu (Đinh Lăng): Với năng suất dự kiến khoảng 3 kg cho một gốc (cả thân, lá và củ), với mật độ đến khi thu hoạch đạt 35.000 gốc. Như vậy sản lượng sau 3 năm là khoảng 105 tấn/ha. Dự án dự kiến đến cuối năm thứ 3 thu lần đầu với 50% diện tích và các năm tiếp theo thu tương đương 30% tổng diện tích, để tạo nguồn thu đều từ năm thứ 4 trở đi. - Thu từ bán cỏ: Với kỹ thuật canh tác hiện nay thì năm đầu tiên dự án đã có thu, với năng suất trung bình là 350 tấn/ha. Dự kiến đầu vào của dự án. Chi phí kiến thiết cơ bản và chăm sóc 1 vòng đời - 1 ha cỏ voi xanh lai Đài Loan TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng I Năm thứ nhất 123.300 I.1 Kiến thiết cơ bản: 55.500 1 Giống Tấn 16 2.175 34.800 2 Làm đất - Đào gốc cây, thu gom và đốt ha 1 2.000 2.000 - Cày phá lật sâu đất ha 1 2.000 2.000 - Xới cho tơi đất ha 1 1.800 1.800 - Cày đất thành hàng ha 1 2.000 2.000 3 Công trồng Công 25 200 5.000 4 Phân bón - Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400 - Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000 - Bón lót phân chuồng kg 1.250 1,2 1.500 I.2 Chăm sóc thu hoạch: 5 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000 6 Chi phí chăm sóc, bảo vệ ha 1 16.800 16.800 7 Thu hoạch: - - Cắt cỏ, thu gom Tấn 350 100 35.000 - Bốc cỏ lên xe Tấn 350 40 14.000 II Năm thứ 2 đến năm thứ 5 75.700
  • 44. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 44 TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng 1 Phân bón - - Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400 - Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000 - Bón phân chuồng kg 1.250 1 1.500 2 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000 3 Chi phí chăm sóc, bảo vệ ha 1 16.800 16.800 4 Thu hoạch: - - - Cắt cỏ, thu gom Tấn 350 100 35.000 - Bốc cỏ lên xe Tấn 350 40 14.000 Tổng cộng (1 chu kì 5 năm) 426.100 Chi phí kiến thiết cơ bản và chăm sóc cho 1 vòng đời - 1 ha Đinh lăng dược liệu TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng I Năm thứ nhất 214.200 I.1 Kiến thiết cơ bản: 180.700 1 Giống Cây 40.000 4 160.000 2 Làm đất - Đào gốc cây, thu gom và đốt ha 1 2.000 2.000 - Cày phá lật sâu đất ha 1 2.000 2.000 - Xới cho tơi đất ha 1 1.800 1.800 - Cày đất thành hàng ha 1 2.000 2.000 3 Công trồng Công 25 200 5.000 4 Phân bón - Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400 - Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000 - Bón lót phân chuồng kg 1.250 1,2 1.500 I.2 Chăm sóc thu hoạch: 5 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000 6 Chi phí chăm sóc, bảo vệ ha 1 16.800 16.800 7 Thu hoạch: - - Cắt cỏ, thu gom Tấn 105 100 10.500 - Bốc cỏ lên xe Tấn 105 40 4.200 II Năm thứ 2 đến năm thứ 3 41.400
  • 45. Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hợp Bình Thuận Đơn vị tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư Dự Án Việt 45 TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000 đồng 1 Phân bón - - Bón lót (Ure+kali) kg 300 8 2.400 - Bón thúc (Ure+Kali) kg 500 8 4.000 - Bón phân chuồng kg 1.250 1 1.500 2 Thuốc diệt cỏ Cơ số 1 2.000 2.000 3 Chi phí chăm sóc, bảo vệ ha 1 16.800 16.800 4 Thu hoạch: - - - Cắt cỏ, thu gom Tấn 105 100 10.500 - Bốc lên lên xe Tấn 105 40 4.200 Tổng cộng (1 chu kì 3 năm) 297.000 Phương án vay. - Số tiền : 75.673.414.000 đồng. - Thời hạn : 10 năm (120 tháng). - Ân hạn : 1 năm. - Lãi suất, phí : Tạm tính lãi suất 8%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất ngân hàng). - Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay. Lãi vay, hình thức trả nợ gốc 1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm 2 Lãi suất vay cố định 8,0% /năm 3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 8,0% /năm 4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 8,0% /năm 5 Hình thức trả nợ: 1 (1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án) Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 34,03%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 65,97%; lãi suất vay ưu đãi 8%/năm; lãi suất tiền gửi trung bình tạm tính 8%/năm. Các thông số tài chính của dự án. a) Kế hoạch hoàn trả vốn vay.