SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
1 Các cơ tham gia vào động tác hít vào:
- Hít vào là một động tác chủ động, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng cho sự co của các cơ hô
hấp.
- Các cơ hô hấp chính tham gia hoạt động tạo nên động tác hít vào gồm:
+ Cơ hoành
+ Cơ bậc thang
+ Cơ răng to
+ Cơ liên sườn trong
+ Cơ liên sườn ngoài
* Nguyên uỷ, bám tận của các cơ:
- Cơ hoành: là cơ hô hấp chính, rộng, dẹt, được coi như nhiều cơ nhị thân hợp lại, hai đầu
là cơ, bám vào lỗ dưới của lồng ngực, còn ở giữa là gân tạo nên tâm hoành.
+ Nguyên uỷ: cơ hoành bám bởi các bó cơ vào thành ngực ở xương ức, xương sườn,
sụn sườn và cột sống thắt lưng.
• Phần ức: gồm các thớ cơ bám vào mặt sau xương ức.
• Phần sườn: gồm các thớ cơ bám vào sụn sườn và 6 xương sườn cuối.
• Phần cột sống: gồm các thớ cơ bám vào mặt trước đốt sống L II,II tạo nên 2 cột trụ
chính và 2 cột trụ phụ. 2 cột trụ chính bắt chéo nhau hình số 8 và cùng với cột sống giới hạn
nên lỗ động mạch chủ ở sau, lỗ thực quản ở trước. 2 cột trụ phụ mảnh hơn nằm ngoài cột
trụ chính tới bám vào mặt bên đốt sống LII .
- Cơ bậc thang:
+ Có 3 cơ bậc thang( trước – giữa - sau), 3 cơ trên đều bám vào mỏm ngang các đốt
song cổ xuống dưới:
● Cơ bậc thang trước: bám vào củ cơ bậc thang trước của xương sườn I.
● Cơ bậc thang giữa: bám vào xương sườn I sau cơ bậc thang trước.
● Cơ bậc thang sau: bám vào xương sườn II.
+ Chỗ bám tận của cơ bậc thang trước và giữa giới hạn lên một khe để cho động
mạch dưới đòn và các thân thần kinh của đám rối cánh tay đi qua vào nách. Tác dụng gấp
và xoay nhẹ cột sống cổ, nâng xương sườn I, II lên trên.
- Cơ răng to:
+ Bám từ mặt ngoài phần trước 10 xương sườn đầu tiên, chum lại ở phía sau để bám
tận vào mép trước bờ trong xương vai.
+ Động tác: nếu tỳ vào lồngngực, kéo xương vai ra ngoài và ra trước, áp sát xương
vai vào lồng ngực. Nếu tỳ vào xương vai sẽ kéo xương sườn lên, là cơ hít vào.
- Cơ gian sườn ngoài: mỗi bên có 11 cơ căng giữa 2 xương sườn liên tiếp đi từ lồi củ
sườn ở phía sau tới đầu ngoài sụn sườn phía trước. Ở phía sau lồng ngực các thớ cơ
gian sườn ngoài chạy chếch xuống dưới và ra ngoài, còn ở phía trước các thớ cơ chạy
xuống dưới ra trước và vào trong.
- Cơ gian sườn trong: có 11 cơ nằm trong khoang liên sườn kéo dài từ bờ bên xương ức
ở phía trước tới góc sườn ở phía sau. Các thớ cơ liên sườn trong đi từ đáy rãnh dưới
sườn và bờ dưới sụn sườn trên, chạy chếch xuống dưới, ra sau để bán tận vào bờ trên
xương và sụn sườn dưới.
- Cơ gian sườn trong cùng: nằm sâu nhất, bám vào mặt trong của 2 xương sườn liền kề,
các thớ cơ chạy cùng hướng với thớ cơ gian sườn trong.
* Nếu khi ta cố hít vào thì còn một số cơ phụ tham gia vào động tác hít vào như: cơ ức
đòn chũm, cơ ngực.
+ Cơ ức đòn chũm: Cơ ức đòn chũm từ xương ức, xương đòn chạy chếch lên trên, ra
sau tới bám vào xương chũm và xương chẩm: là một cơ dầy nằm chéo vùng cổ trước bên
và che phủ các cơ bậc thang, các bó mạch than kinh cổ, là cơ tuỳ hành của bó amchj than
kinh cổ. Tác dụng làm nghiêng đầu về một bên và quay mặt sang bên đối diện.
+ Cơ ngực lớn bám từ 2/3 trong xương đòn, xương ức, các sụn sườn từ I đến
VI, xương sườn V, VI và gân cơ thẳng to, các thớ cơ ngực lớn xếp làm 3 bó bám
vào mép ngoài của rãnh nhị đầu của xương cánh tay.
+ Cơ ngực bé nằm dưới cơ ngực to bám từ 3 xương sườn(III, IV, V) tới bám
mỏm quạ xương vai.
2. Các cơ tham gia động tác thở ra
Thở ra thông thường là một động
tác thụ động, các cơ hít vào ở giai
đoạn này không co nữa, chúng
giãn ra trở về vị trí cũ làm cho
lồng ngực trở về vị trí ban đầu.
Khi cố thở ra hết sức, cần huy
động thêm một số cơ nữa, chủ
yếu là các cơ thành bụng. Những
cơ này khi co sẽ kéo xương sườn
xuống thấp hơn nữa đồng thời ép
thêm vào các tạng ở bụng, dồn
cơ hoành lồi thêm lên phía trên
lồng ngực.
*Các cơ thành bụng phối hợp thở ra:
- Cơ chéo bụng to (Cơ chéo bụng ngoài)
- Cơ chéo bé (Cơ chéo bụng trong)
- Cơ ngang bụng
* Nguyên ủy, bám tận.
- Cơ chéo bụng to
+ Nguyên ủy: Từ mặt ngoài đầu trước 7 xương sườn cuối xòe
hình quạt xuống dưới, vào trong, ra trước . Phía trước trong và 3
cm trên gai chậu trước trên thì phần cơ được tiếp nối bởi một lá
cân rộng.
+Bám tận: Cân cơ chéo bụng ngoài hướng ra trước và vào
trong.
• Phía trong: cân góp phần tạo nên lá trước bao cơ thẳng bụng,
rồi hòa lẫn với cân cơ đối bên để tạo thành đường trắng giữa
từ xương ức đến xương mu.
• Phía dưới: căng từ gai chậu trước trên đến củ mu và dầy lên
tạo thành dây chằng bẹn, rồi lật lại bám vào mạc ngang. Các
thớ dưới cùng bám trực tiếp vào mép ngoài mào chậu.
• Phía dưới trong: bám vào xương mu bằng trụ ngoài và trụ trong, 2 trụ nối
nhau bởi các sợi gian trụ. Trụ ngoài chạy quặt lên trên vào trong thành dây
chằng phản chiếu, cùng với hai trụ giới hạn nên lỗ bẹn nông.
- Cơ chéo bé
+ Nguyên ủy: Bắt đầu từ mạc ngực thắt lưng, bám từ 1/3 ngoài dây chằng bẹn,
¾ trước mào chậu và đốt sống Lv.
+ Bám tận: Thớ cơ chạy chếch lên trên, ra trước, bám vào bờ dưới của các
xương sườn X, XI, XII; vào đường trắng giữa và củ mu. Phần bám vào củ mu
chạy hình vành cung tạo nên liềm bẹn tham gia tạo nên thành trên ống bẹn.
- Cơ ngang bụng:
+ Nguyên ủy: Từ nửa ngoài dây chằng bẹn, mào chậu, mỏm ngang các đốt
sống thắt lưng và 6 xương sườn cuối.
+ Bám tận: Các thớ cơ chạy ngang ra trước tới bám vào đường trắng giữa và
củ mu. Các thớ từ dây chằng bẹn tới bám vào củ mu kết lại với liềm bẹn của
gân cơ chéo bé tạo thành gân kết hợp.

More Related Content

Similar to chặng-1-case-1fasdfaeawetqrwter câu 4.pptx

[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2
[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2
[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2tailieuhoctapctump
 
Cơ đầu mặt cổ thân mình by tranggbb
Cơ đầu mặt cổ thân mình  by tranggbbCơ đầu mặt cổ thân mình  by tranggbb
Cơ đầu mặt cổ thân mình by tranggbbTranggbb
 
[Bài giảng, chi dưới] dui goi
[Bài giảng, chi dưới] dui goi[Bài giảng, chi dưới] dui goi
[Bài giảng, chi dưới] dui goitailieuhoctapctump
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdfHuynhnhuNguyen4
 
Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135
Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135
Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135nataliej4
 
[Bài giảng, chi trên] mach chi tren
[Bài giảng, chi trên] mach chi tren[Bài giảng, chi trên] mach chi tren
[Bài giảng, chi trên] mach chi trentailieuhoctapctump
 
cac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoi
cac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoicac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoi
cac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoiNguyên Võ
 
GIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụGIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụHồng Hạnh
 
Giải phẩu đầu – mặt cổ
Giải phẩu đầu – mặt   cổGiải phẩu đầu – mặt   cổ
Giải phẩu đầu – mặt cổLe Khac Thien Luan
 
Giải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữaGiải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữaHồng Hạnh
 

Similar to chặng-1-case-1fasdfaeawetqrwter câu 4.pptx (20)

Mạch máu chi dứoi
Mạch máu chi dứoiMạch máu chi dứoi
Mạch máu chi dứoi
 
2.đmcổ
2.đmcổ2.đmcổ
2.đmcổ
 
[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2
[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2
[Bài giảng, ngực bụng] tuy song 2
 
Cơ đầu mặt cổ thân mình by tranggbb
Cơ đầu mặt cổ thân mình  by tranggbbCơ đầu mặt cổ thân mình  by tranggbb
Cơ đầu mặt cổ thân mình by tranggbb
 
[Bài giảng, chi dưới] dui goi
[Bài giảng, chi dưới] dui goi[Bài giảng, chi dưới] dui goi
[Bài giảng, chi dưới] dui goi
 
DRTK TL CUNG.pptx
DRTK TL CUNG.pptxDRTK TL CUNG.pptx
DRTK TL CUNG.pptx
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
 
Ho hap p2
Ho hap p2Ho hap p2
Ho hap p2
 
Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135
Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135
Giải phẫu ôn thi nội trú thầy huy 5224135
 
[Bài giảng, chi trên] mach chi tren
[Bài giảng, chi trên] mach chi tren[Bài giảng, chi trên] mach chi tren
[Bài giảng, chi trên] mach chi tren
 
Xuong khop chi duoi
Xuong   khop chi duoiXuong   khop chi duoi
Xuong khop chi duoi
 
Thanh quản
Thanh quảnThanh quản
Thanh quản
 
cac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoi
cac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoicac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoi
cac-co-nguc-chi-truoc-nguyen-uy-bam-tan-chuc-nang-than-kinh-chi-phoi
 
Baigiang tk tru
Baigiang tk truBaigiang tk tru
Baigiang tk tru
 
GIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụGIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụ
 
Hệ hô hấp
Hệ hô hấpHệ hô hấp
Hệ hô hấp
 
Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóaHệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa
 
Giải phẩu đầu – mặt cổ
Giải phẩu đầu – mặt   cổGiải phẩu đầu – mặt   cổ
Giải phẩu đầu – mặt cổ
 
Giải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữaGiải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữa
 
giaiphausinhlyheco
giaiphausinhlyhecogiaiphausinhlyheco
giaiphausinhlyheco
 

chặng-1-case-1fasdfaeawetqrwter câu 4.pptx

  • 1. 1 Các cơ tham gia vào động tác hít vào: - Hít vào là một động tác chủ động, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng cho sự co của các cơ hô hấp. - Các cơ hô hấp chính tham gia hoạt động tạo nên động tác hít vào gồm: + Cơ hoành + Cơ bậc thang + Cơ răng to + Cơ liên sườn trong + Cơ liên sườn ngoài * Nguyên uỷ, bám tận của các cơ: - Cơ hoành: là cơ hô hấp chính, rộng, dẹt, được coi như nhiều cơ nhị thân hợp lại, hai đầu là cơ, bám vào lỗ dưới của lồng ngực, còn ở giữa là gân tạo nên tâm hoành. + Nguyên uỷ: cơ hoành bám bởi các bó cơ vào thành ngực ở xương ức, xương sườn, sụn sườn và cột sống thắt lưng. • Phần ức: gồm các thớ cơ bám vào mặt sau xương ức. • Phần sườn: gồm các thớ cơ bám vào sụn sườn và 6 xương sườn cuối. • Phần cột sống: gồm các thớ cơ bám vào mặt trước đốt sống L II,II tạo nên 2 cột trụ chính và 2 cột trụ phụ. 2 cột trụ chính bắt chéo nhau hình số 8 và cùng với cột sống giới hạn nên lỗ động mạch chủ ở sau, lỗ thực quản ở trước. 2 cột trụ phụ mảnh hơn nằm ngoài cột trụ chính tới bám vào mặt bên đốt sống LII .
  • 2. - Cơ bậc thang: + Có 3 cơ bậc thang( trước – giữa - sau), 3 cơ trên đều bám vào mỏm ngang các đốt song cổ xuống dưới: ● Cơ bậc thang trước: bám vào củ cơ bậc thang trước của xương sườn I. ● Cơ bậc thang giữa: bám vào xương sườn I sau cơ bậc thang trước. ● Cơ bậc thang sau: bám vào xương sườn II. + Chỗ bám tận của cơ bậc thang trước và giữa giới hạn lên một khe để cho động mạch dưới đòn và các thân thần kinh của đám rối cánh tay đi qua vào nách. Tác dụng gấp và xoay nhẹ cột sống cổ, nâng xương sườn I, II lên trên.
  • 3. - Cơ răng to: + Bám từ mặt ngoài phần trước 10 xương sườn đầu tiên, chum lại ở phía sau để bám tận vào mép trước bờ trong xương vai. + Động tác: nếu tỳ vào lồngngực, kéo xương vai ra ngoài và ra trước, áp sát xương vai vào lồng ngực. Nếu tỳ vào xương vai sẽ kéo xương sườn lên, là cơ hít vào.
  • 4. - Cơ gian sườn ngoài: mỗi bên có 11 cơ căng giữa 2 xương sườn liên tiếp đi từ lồi củ sườn ở phía sau tới đầu ngoài sụn sườn phía trước. Ở phía sau lồng ngực các thớ cơ gian sườn ngoài chạy chếch xuống dưới và ra ngoài, còn ở phía trước các thớ cơ chạy xuống dưới ra trước và vào trong.
  • 5. - Cơ gian sườn trong: có 11 cơ nằm trong khoang liên sườn kéo dài từ bờ bên xương ức ở phía trước tới góc sườn ở phía sau. Các thớ cơ liên sườn trong đi từ đáy rãnh dưới sườn và bờ dưới sụn sườn trên, chạy chếch xuống dưới, ra sau để bán tận vào bờ trên xương và sụn sườn dưới. - Cơ gian sườn trong cùng: nằm sâu nhất, bám vào mặt trong của 2 xương sườn liền kề, các thớ cơ chạy cùng hướng với thớ cơ gian sườn trong.
  • 6. * Nếu khi ta cố hít vào thì còn một số cơ phụ tham gia vào động tác hít vào như: cơ ức đòn chũm, cơ ngực. + Cơ ức đòn chũm: Cơ ức đòn chũm từ xương ức, xương đòn chạy chếch lên trên, ra sau tới bám vào xương chũm và xương chẩm: là một cơ dầy nằm chéo vùng cổ trước bên và che phủ các cơ bậc thang, các bó mạch than kinh cổ, là cơ tuỳ hành của bó amchj than kinh cổ. Tác dụng làm nghiêng đầu về một bên và quay mặt sang bên đối diện.
  • 7. + Cơ ngực lớn bám từ 2/3 trong xương đòn, xương ức, các sụn sườn từ I đến VI, xương sườn V, VI và gân cơ thẳng to, các thớ cơ ngực lớn xếp làm 3 bó bám vào mép ngoài của rãnh nhị đầu của xương cánh tay. + Cơ ngực bé nằm dưới cơ ngực to bám từ 3 xương sườn(III, IV, V) tới bám mỏm quạ xương vai.
  • 8. 2. Các cơ tham gia động tác thở ra Thở ra thông thường là một động tác thụ động, các cơ hít vào ở giai đoạn này không co nữa, chúng giãn ra trở về vị trí cũ làm cho lồng ngực trở về vị trí ban đầu. Khi cố thở ra hết sức, cần huy động thêm một số cơ nữa, chủ yếu là các cơ thành bụng. Những cơ này khi co sẽ kéo xương sườn xuống thấp hơn nữa đồng thời ép thêm vào các tạng ở bụng, dồn cơ hoành lồi thêm lên phía trên lồng ngực.
  • 9. *Các cơ thành bụng phối hợp thở ra: - Cơ chéo bụng to (Cơ chéo bụng ngoài) - Cơ chéo bé (Cơ chéo bụng trong) - Cơ ngang bụng
  • 10. * Nguyên ủy, bám tận. - Cơ chéo bụng to + Nguyên ủy: Từ mặt ngoài đầu trước 7 xương sườn cuối xòe hình quạt xuống dưới, vào trong, ra trước . Phía trước trong và 3 cm trên gai chậu trước trên thì phần cơ được tiếp nối bởi một lá cân rộng. +Bám tận: Cân cơ chéo bụng ngoài hướng ra trước và vào trong. • Phía trong: cân góp phần tạo nên lá trước bao cơ thẳng bụng, rồi hòa lẫn với cân cơ đối bên để tạo thành đường trắng giữa từ xương ức đến xương mu. • Phía dưới: căng từ gai chậu trước trên đến củ mu và dầy lên tạo thành dây chằng bẹn, rồi lật lại bám vào mạc ngang. Các thớ dưới cùng bám trực tiếp vào mép ngoài mào chậu.
  • 11. • Phía dưới trong: bám vào xương mu bằng trụ ngoài và trụ trong, 2 trụ nối nhau bởi các sợi gian trụ. Trụ ngoài chạy quặt lên trên vào trong thành dây chằng phản chiếu, cùng với hai trụ giới hạn nên lỗ bẹn nông. - Cơ chéo bé + Nguyên ủy: Bắt đầu từ mạc ngực thắt lưng, bám từ 1/3 ngoài dây chằng bẹn, ¾ trước mào chậu và đốt sống Lv. + Bám tận: Thớ cơ chạy chếch lên trên, ra trước, bám vào bờ dưới của các xương sườn X, XI, XII; vào đường trắng giữa và củ mu. Phần bám vào củ mu chạy hình vành cung tạo nên liềm bẹn tham gia tạo nên thành trên ống bẹn. - Cơ ngang bụng: + Nguyên ủy: Từ nửa ngoài dây chằng bẹn, mào chậu, mỏm ngang các đốt sống thắt lưng và 6 xương sườn cuối. + Bám tận: Các thớ cơ chạy ngang ra trước tới bám vào đường trắng giữa và củ mu. Các thớ từ dây chằng bẹn tới bám vào củ mu kết lại với liềm bẹn của gân cơ chéo bé tạo thành gân kết hợp.