SlideShare a Scribd company logo
1
KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG II. CÁC LOẠI HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng
khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng
khoán phái sinh. Trong đó hai dạng chính là cổ phiếu và trái phiếu.
1.1 Cổ phiếu(Stock)
khái niệm
Là một loại chứng từ dưới hình thức giấy tờ hay ghi trên hệ thống điện tử do các công ty
cổ phân phát hành xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có cổ phiếu đối với tài
sản của người phát hành. Khi một công ty đăng ký phát hành, nó sẽ được trao thẩm
quyền phát hành một số cổ phần nhất định. Hầu hết các công ty phát hành có phần ít
hơn so với con số đã được giao thẩm quyền nhằm duy trì một lượng chứng khoán nhất
định sử dụng trong tương lai.
Đặc điểm
- Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn do đó không có kì hạn và không có hoàn vốn.
- Các cổ phiếu được phát hành: Là số lượng các chứng khoán thực sự đã được bán ra.
Cổ phần chưa được bán ra hoặc chưa được lưu hành gọi là các chứng khoán chưa
được phát hành.
- Cổ tức là một phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông tỷ lệ với số cổ phiếu của
họ. Cổ tức thường được công bố hàng năm và trả theo quý. Một công ty có thể công
bố trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hay bằng tài sản.
- Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại
của tài sản thanh lý.
2
- Giá của cổ phiếu thường biến động rất nhanh nhạy do nhiều nhân tố nhưng nhân tố
cơ bản nhất gắn với kết quả kinh doanh và giá trị thị trường của công ty.
Điều kiện phát hành cổ phiếu tại Việt Nam
Quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định cụ thể tại Luật Chứng Khoán
2006, Thông tư 162/2015/TT-BTC và các văn bản pháp luật có liên quan. Luật này quy
định về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng như sau:
- Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tai thời điểm đăng kí phát hành cổ
phiếu tối thiểu 10 tỷ đồng việt Nam.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí phát hành phải có lãi, đồng
thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán.
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được
Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Phân loại
Để phù hợp với tâm lý của người đầu tư, người ta chia cổ phiếu ra một số loại như sau:
Cổ phiếu thường (Common stock)
Cổ phiếu thường thể hiện quyền sở hữu được bỏ phiếu của một công ty cổ phần. Mỗi cổ
phiếu thường thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty. Số lượng cổ phiếu mà
cổ đông nắm càng nhiều, quyền lợi sở hữu trong công ty càng lớn.
Đôi khi, một công ty cổ phần có thể phát hành phiếu loại cổ phiếu thường khác nhau như
loại A và B. Hai loại này có một số điểm khác nhau. Một loại cổ phiếu có thể có quyền bỏ
phiếu bầu Hội đồng quản trị còn loại kia thì không. Hoặc khi công ty trả cổ tức cho cổ
đông, một loại có thể nhận được cổ tức lớn hơn loại kia. Ngoài ra, nếu công ty bị thanh
lý thì một loại có thể nhận được phần tài sản nhiều hơn loại kia.
Hầu hết các công ty cổ phần ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường và mạnh giá
thường được in trên tờ cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan đến giá thị trường
của cổ phiếu đó. Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng duy nhất của nó vào thời điểm cổ
phần lần đầu tiên được phát hành. Khi cổ phiếu bán ra công chúng, giá của nó được xác
định bởi giá mà các nhà đầu tư mua nó; giá này được coi là giá thị trường, nó phụ thuộc
vào sự tin tưởng của người đầu tư với công ty phát hành. Trên thực tế, giá thị trường của
cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không phải do một người nào khác quyết
3
định. Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng
bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng mua nó.
Các quyền của cổ đông có cổ phiếu thường: Người sở hữu cổ phiếu thường thông thường
được hưởng một số quyền lợi nhất định như sau:
- Quyền bỏ phiếu bầu HĐQT.
- Quyền nhận cổ tức theo công bố của HĐQT.
- Quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phiếu.
- Quyền bỏ phiếu cho các vấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty.
- Quyền kiểm tra sổ sách của công ty.
- Quyền được chia tài sản khi công ty thanh lý hay giải thể.
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock)
Cổ phiếu ưu đãi cũng thể hiện quyền lợi sở hữu trong một công ty. Nó được gọi là cổ
phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắm loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đại hơn so
với những cổ đông thường. Những cổ đông ưu đãi có thể có quyền nhận cổ tức trước cổ
đông thường hay có quyền ưu tiên được nhận tài sản trong trường hợp công ty bị giải
thể. Tuy nhiên, không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường không
được bỏ phiếu bầu ra HĐQT và quyền hưởng lợi tức cổ phần bị giới hạn theo một số
lượng.
Giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá,
ở đây mệnh giá cũng có mối liên quan đến giá thị trường. Nếu một cổ phiếu ưu đãi có
mệnh giá thì cổ tức sẽ được tính dựa vào mệnh giá đó. Nếu cổ phiếu ưu đãi không có
mệnh giá thì cổ tức sẽ được công bố bằng một số đô la nào đó trên mỗi cổ phiếu mà công
ty phát hành ấn định.
Các loại cổ phiếu ưu đãi: Nếu một công ty cổ phần phát hành nhiều sêri cổ phiếu ưu
đãi, họ có thể chỉ định một loại là ưu đãi thứ nhất, loại kia là ưu đãi thứ hai. Hoặc họ cũng
có thể phân biệt các cổ phiếu ưu đãi thông qua sự ưu tiên của nó đối với việc hưởng lợi
tức cổ phần.
- Cổ phiếu ưu đãi tham dự (Participating preferred Stock) và không tham dự chia phần
(Non Participating preferred Stock). phiếu ưu đãi không tham dự chia phần là loại
4
chỉ được hưởng lãi cổ phần ưu đãi ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi
nhuận nào. Ngược lại, cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần thì cổ đông được hưởng
một phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty làm ăn có lãi cao.
- Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ (Accumulative preferred Stock) và không tích luỹ(Non
Accumulative preferred Stock). Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi cũng có thể được tích luỹ
hoặc không tích luỹ. Một cổ phiếu ưu đãi được tích luỹ có nghĩa là nếu cổ tức không
được công bố trả trong một năm nào đó thì cổ tức này sẽ được tích luỹ hay cộng
dồn. Cổ tức gộp này phải được trả trước khi công bố trả cổ tức cho các cổ phiếu
thường. Mặt khác, nếu cổ tức không được tích luỹ và công ty đã bỏ qua cổ tức của
một năm nào đó thì cổ tức đó không phải cộng thêm trước khi cổ tức thanh toán
cho những cổ phiếu thường.
- Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường( Convertible preferred
Stock). Là loại cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển sang một loại chứng khoán khác
của chính công ty đó. Công thức để thực hiện việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi có
thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường do công ty quy định tại thời điểm cổ phiếu ưu
đãi có thể chuyển đổi được phát hành.
- Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại (Callable Preferred Stock). Một số công ty đang
trong tình trạng cần một số vốn khẩn cấp trong một khoảng thời gian ngắn nên phát
hành loại cổ phiếu này với mức lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư. Nhưng loại cổ
phiếu ưu đãi này theo quy định có thể chuộc lại bởi công ty theo một thời hạn ấn
định, khi tình hình tài chính công ty đã khá hơn. Khi chuộc lại công ty sẽ phải trả
một khoản tiền thưởng nhất định theo một tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu cho chủ sở
hữu.
Cổ phiếu quỹ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán.
Việc công ty mua ngược lại cổ phiếu từ thị trường mở sẽ làm giảm số cổ phiếu lưu hành
(outstanding stock) của công ty này. Các công ty sẽ tiến hành mua ngược (repurchase)
cổ phiếu vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, khi một công ty nhận thấy cổ phiếu của họ
đang đuối giá trên thị trường chứng khoán công ty sẽ tiến hành mua lại cổ phiếu, nhờ đó
đẩy giá cổ phiếu lên. Thứ hai công ty mua lại cổ phiếu để thưởng cho các nhân viên cấp
cao dưới dạng quyền mua cổ phiếu, như một biện pháp khích lệ. Trên bảng cân đối kế
toán, cổ phiếu quĩ được ghi vào mục vốn cổ đông (shareholder equity) nhưng mang giá
trị âm.
5
Tuy nhiên, không giống cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu quỹ có những hạn chế riêng:
- Cổ phiếu quĩ không được trả cổ tức
- Cổ phiếu quĩ không có quyền biểu quyết
- Tổng số cổ phiếu quĩ không được phép vượt quá tỉ lệ vốn hoá mà luật pháp qui định.
Sau khi mua lại, công ty có thể tiến hành rút số cổ phiếu này đi hoặc giữ chúng lại để bán
lại ra thị trường khi cần vốn.
Theo Khoản 19, Điều 2 của Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch
chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK1 của Chủ tịch UBCKNN
ngày 29/12/2000 thì cổ phiếu ngân quỹ là cổ phiếu đã phát hành và được mua, bán lại
trên thị trường bởi chính tổ chức phát hành. Việc giao dịch cổ phiếu ngân quỹ được quy
định tại Điều 54 Quy chế trên, theo đó:
- Tổ chức niêm yết muốn mua hoặc bán cổ phiếu ngân quỹ phải nộp đơn xin phép
theo quy định của TTGDCK.
- Tổ chức niêm yết được mua lại không quá 30% tổng số cổ phiếu phổ thông, một
phần hoặc toàn nbộ số cổ phiếu khác đã phát hành. Trong mỗi ngày giao dịch, tổ
chức niêm yết chỉ được đặt lệnh một lần với khối lượng tối thiểu bằng 3% và khối
lượng tối đa bằng 5% tổng khối lượng xin phép trong đơn. Trường hợp đặc biệt,
TTGDCK có thể cho phép tổ chức niêm yết đặt lệnh giao dịch vượt quá 5% khối
lượng xin phép trong đơn.
- Trường hợp tổ chức niêm yết mua lại cổ phiếu ngân quỹ vượt quá tỷ lệ 25% cổ phiếu
có quyền biểu quyết, phải thực hiện thông qua phương thức đấu thầu theo quy định
của UBCKNN.
- Tổ chức niêm yết phải kết thúc việc mua hoặc bán lại cổ phiếu niêm yết trong vòng
3 tháng kể từ ngày được chấp thuận. Trường hợp mua lại, tổ chức niêm yết chỉ được
phép bán sau khi đã nắm giữ tối thiểu 6 tháng.
Thông thường một công ty cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thường bán ra
cổ phiếu ngân quỹ. Đây cũng là giải pháp khá phổ biến giúp các công ty niêm yết trên thị
trường Việt Nam có thêm vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh.
6
Giao dịch cổ phiếu ngân quỹ thường có ảnh hưởng đáng kể tới giá cổ phiếu trên thị
trường. Nếu để các công ty niêm yết tự do can thiệp vào giá cổ phiếu thông qua việc mua
bán cổ phiếu ngân quỹ sẽ làm giảm khả năng tự điều tiết của thị trường
Công ty mua lai cổ phiếu ngân quỹ trong những trường hợp sau đây :
- Trường hợp 1: Công ty có một lượng tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch đầu tư
hiệu quả. Thay vì trả cổ tức cho các cổ đông, công ty mua lại cổ phiếu đã phát
hành làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm, dẫn đến tỉ lệ sinh lời trên mỗi cổ
phiếu EPS= lợi nhuận ròng - cổ tức ưu đãi/số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng lên
nếu công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và do đó, sẽ có lợi cho các cổ
đông hiện hữu. Ngoài ra, về phía các nhà quản lý công ty, họ cũng kỳ vọng vào
việc giá cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương lai khi mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu
ngân quỹ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, việc mua lại cổ phiếu đã phát hành
làm giảm lượng tiền và do đó làm giảm cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
của công ty. Ðiều này có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty trong
thời gian tới.
- Trường hợp 2: Theo các nhà quản lý công ty, cổ phiếu của công ty đang bị đánh
giá thấp
Việc công ty mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm lượng cung, do đó thường có ảnh hưởng
tốt tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Ðây là cách can thiệp của một số
công ty khi giá cổ phiếu đang giảm. Trường hợp này đã từng diễn ra ở Việt Nam
trong thời kỳ giá các cổ phiếu có chiều hướng đi xuống, chất lượng mua sụt giảm.
Những lệnh đặt mua cổ phiếu của chính tổ chức phát hành đã làm cho giao dịch
trên thị trường sôi động hơn, đồng thời giúp giá cổ phiếu không xuống dốc nhanh.
Quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ
Trong bản báo cáo hàng tuần của Công ty chứng khoán Artex đã xem xét những vấn đề
nhà đầu tư cần lưu ý xoay quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp.
Gần đây, một số doanh nghiệp niêm yết như SBT, HQC và mới đây nhất là MSN đã thực
hiện mua cổ phiếu quỹ với khối lượng khá lớn (115 triệu cổ phiếu). Trong bối cảnh thị
trường tín dụng đang khá thoáng và thị trường chứng khoán bùng nổ; đồng thời xét
theo một khía cạnh tích cực thì nền kinh tế đã chứng tỏ được khả năng phục hồi sớm
hơn dự kiến, việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ liệu có dẫn tới hệ lụy thiếu vốn
7
cho phát triển sản xuất? Quyết định mua cổ phiếu quỹ là bài toán về quản trị tài chính
của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các cổ đông cần hiểu rõ vấn đề này để đánh giá quyết
định của ban lãnh đạo sẽ làm lợi hay hại cho công ty.
Khi nào một doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ?
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty cổ phần đã phát hành và được chính công ty mua
lại. Các công ty cổ phần mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của công ty và được loại trừ không
chia cổ tức cho nên công ty có thể mua cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các cổ đông hiện
hữu, hay nói cách khác khi lãnh đạo công ty đang chịu sức ép phải có tỷ lệ sinh lời trên
cổ phiếu từ các cổ đông.
Thứ hai, khi công ty có một lượng tiền nhàn rỗi (thường là từ nguồn lợi nhuận để lại)
chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốt, lợi
nhuận bình quân cao hơn các ngành khác mà mình dự định đầu tư. Doanh nghiệp mua
lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng phát triển tương lai
của mình cũng như ngành nghề.
Mặt khác, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho rằng cổ phiếu của họ đang bị thị trường
đánh giá thấp hơn giá trị thực và việc mua lại cổ phiếu của họ là một khoản đầu tư sinh
lời hơn là mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác hoặc thậm chí là mở rộng sản xuất.
Thứ ba, khi công ty thấy cổ phiếu của họ trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số
lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng mua cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng cầu
về cổ phiếu để đẩy giá lên hoặc đặt mua làm nhiều lần để làm giảm sự giảm giá trên thị
trường. Đây cũng là biện pháp các công ty thường làm trên thế giới, các công ty thường
dùng biện pháp này để tạo “sóng” chứng khoán cho chính mình. Do vậy một số các
nước trong đó có cả Việt Nam đặt ra một số quy chế về khối lượng mua, nguồn vốn
mua, tỷ lệ mua… để hạn chế mặt không tích cực của việc mua cổ phiếu quỹ trên thị
trường.
Thứ tư, công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Thông thường việc dùng cổ
phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng phải có nguồn từ quỹ khen thưởng phúc lợi.
8
Ảnh hưởng của việc mua lại cổ phiếu quỹ
Với nhà đầu tư cá nhân, nhìn chung động thái mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp đem
lại nhiều lợi ích hơn bởi giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng sau khi kế hoạch mua lại
cổ phiếu quỹ được đưa ra (ngoại trừ trường hợp các nhà đầu tư tin rằng thị giá cổ phiếu
đang quá cao so với giá trị thực hoặc tình hình thị trường quá xấu). Bản chất mua cổ
phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu, trả lại tiền cho các cổ đông. Cổ đông nào muốn
thu hồi vốn đầu tư có thể bán cổ phiếu đang sở hữu. Khi một công ty công bố trả cổ
tức, các cổ đông luôn kỳ vọng rằng cổ tức năm sau sẽ cao hơn năm trước và diễn biến
ngược lại sẽ là một yếu tố làm cổ đông công ty đó bán ra trong khi động thái mua bán
cổ phiếu quỹ dường như ít bị chú ý hơn.
Việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ giúp làm đẹp một số chỉ số tài chính, cụ thể là EPS, ROE và
ROA sẽ tăng lên kể cả khi doanh thu và lợi nhuận không đổi. Sự tăng trưởng này không
được đem lại từ hoạt động kinh doanh chính và không tạo ra giá trị cho cổ đông.
Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đôi khi đây cũng là một “mánh khóe” của Ban lãnh đạo
doanh nghiệp bởi họ sẽ được thưởng dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Việc dùng tiền mua lại cổ phiếu của chính mình làm giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá trị
doanh nghiệp trên sổ sách kế toán, giảm lượng tiền mặt hiện có cho thấy công ty sẽ
không có khả năng đầu tư nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ và cơ hội cho các dự án
mới. Xét về đầu tư dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.
Nhà đầu tư cần lưu ý
Chi phí mua cổ phiếu quỹ hạch toán vào giá vốn cổ phiếu quỹ, chi phí bán cổ phiếu quỹ
hạch toán giảm trừ số tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không chia cổ
tức, không có quyền biểu quyết.
Chêch lệch giữa giá bán và giá mua được ghi vào thặng dư vốn cổ phần sẽ không được
ghi nhận vào lợi nhuận thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh do đó không phải chịu
thuế mà chỉ tác động tới bảng cân đối kế toán và góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về sự thận trọng và triển vọng ngành nghề,
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế và thị trường chứng khoán
9
nói chung. Tại thời điểm đăng ký mua, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn nhàn rỗi,
nhưng nếu nguy cơ rủi ro về tài chính như không thu được các khoản nợ đến hạn, rủi ro
thanh khoản có thể xảy ra. Khi đó, mua cổ phiếu quỹ sẽ làm suy yếu khả năng thanh
toán và trả nợ của công ty. Mặt khác, các quy định hiện nay mới chỉ yêu cầu doanh
nghiệp chứng minh nguồn vốn được sử dụng, mà chưa bắt buộc doanh nghiệp chứng
minh có tiền nhàn rỗi để mua cổ phiếu quỹ. Trong khi đó, nguồn vốn chỉ là quyết toán
trên sổ sách mà thôi.
Dù nhà đầu tư có kỳ vọng sau khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng giá cổ
phiếu nhưng khi công ty dùng tiền mua cổ phiếu quỹ để làm giảm đà giảm giá của cổ
phiếu thì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang đánh giá cổ phiếu của công ty không cao
trên thị trường. Thị trường mới là thước đo chính xác nhất về giá trị của một hàng hóa
hay dịch vụ cung cấp.
1.2. Trái phiếu (Bonds)
Khái niệm
Trái phiếu là một loại chứng từ chứng nhận quyền đòi nợ gốc và lãi của trái chủ đối với
người phát hành, nó có thể dưới hình thức giấy tờ hay được ghi trên hệ thống điện tử do
các công ty, tổ chức hay Chính phủ trung ương, địa phương phát hành.
Đặc điểm của trái phiếu:
- Mệnh giá: Trên bề mặt của trái phiếu, thường công bố số tiền mà người phát hành
cam kết trả cho người có trái phiếu. Số tiền này gọi là mệnh giá của trái phiếu.
- Ở Việt Nam mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 đồng,và các mệnh giá
khác là bội số của 100.000 đồng.mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc
vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành.
- Ngày đáo hạn: Ngày đáo hạn cũng được ghi trên bề mặt trái phiếu. Đây là ngày
người phát hành sẽ thanh toán mệnh giá cho người có trái phiếu. Kỳ hạn của trái
phiếu rất đa dạng, có thể lên tới 30 năm hay hơn nữa.
- Theo Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, trái phiếu có kì hạn từ 1 đến 5 năm được gọi
là trái phiếu ngắn hạn, từ 5 đến 10 năm được gọi là trái phiếu trung hạn và trên 10
năm là trái phiếu dài hạn.
- Lãi suất: Lãi suất được công bố theo tỷ lệ phần trăm với mệnh giá trái phiếu. Mặc
dù lãi suất được tính theo hàng năm nhưng nó được thanh toán nửa năm một lần.
10
- khi công ty bị giải thể thanh lý tài sản thì người cầm trái phiếu được ưu tiên trả nợ
trước cổ đông.
Điều kiện phát hành trái phiếu ở việt nam hiện nay.
Theo Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 được thông qua vào ngày 29/06/2006 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Luật này quy định về việc phát hành
trái phiếu ra công chúng như sau:
- Là công ty cổ phần, cộng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức
vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Viện
Nam
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi,
đồng thời không có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ
phải trả quá hạn trên 1 năm.
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát
hành trái phiếu.
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
và các điều kiện khác.
1.2.1 Các loại trái phiếu
Phân biệt theo tiêu thức người phát hành, có hai loại trái phiếu là trái phiếu công ty và
trái phiếu Chính phủ
a. Trái phiếu công ty
- Trái phiếu vô danh: Tên trái chủ của trái phiếu vô danh không được đăng ký tại
công ty phát hành. Trái phiếu này được thanh toán cho những ai mang nó, tức là
người chủ sở hữu trái phiếu đó. Trái phiếu vô danh có gắn các cuống phiếu trả lãi,
trái chủ xé một cuống phiếu vào ngày trả lãi và gửi cho đại lý của công ty để thanh
toán.
11
- Trái phiếu ghi tên: Tên của trái chủ được đăng ký tại công ty phát hành. Người có
trái phiếu này không phải gửi các cuống phiếu cho đại lý thanh toán để nhận phần
lãi của mình. Mà thay vào đó, vào ngày đến hạn, người đại lý sẽ tự động gửi cho
anh ta một tờ séc trả cho khoản lãi đó.
- Trái phiếu có thể thu hồi: Một số công ty có quy định trong trái phiếu một điều
khoản cho phép họ mua lại trái phiếu trước khi đến hạn. Thông thường, công ty
chấp nhận trả cho người có trái phiếu theo giá gia tăng tức là, lớn hơn mệnh giá
của trái phiếu khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó.
- Trái phiếu có thể chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi cho người sở hữu quyền đổi
trái phiếu của anh ta sang một loại chứng khoán nào đó. Chứng khoán này có
thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường của công ty phát hành. Trái phiếu
chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu trong một thời gian nhất
định, thường là từ 1 – 3 năm, đòi hỏi doanh nghiệp phát hành, cũng như nhà
đầu tư cần có cái nhìn dài hạn. Trái phiếu chuyển đổi từng được xem là món đầu
tư hấp dẫn với nhà đầu tư trong thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng
trưởng và nguồn cổ phiếu khan hiếm , và công cụ hữu hiệu đối với doanh nghiệp
khi cần huy động vốn rẻ. Thế nhưng giai đoạn hiện nay việc phát hành TPCĐ
không hề dễ dàng, cùng với sự sụt giá cổ phiếu, nhiều trường hợp trái phiếu
chuyển đổi đã trở thành trái đắng đối với cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.
- Trái phiếu bảo đảm: Cũng như những người đi vay khác, công ty thường đưa ra
một thứ có giá trị làm vật bảo đảm cho các khoản vay. Khi công ty thực hiện điều
này, ta nói rằng nó đã phát hành một trái phiếu có bảo đảm. Có một số loại trái
phiếu bảo đảm chủ yếu là:
 Trái phiếu có tài sản cầm cố: một trái phiếu có tài sản cầm cố là việc công
ty phát hành thế chấp bất động sản để đảm bảo khả năng thanh toán nợ
 Trái phiếu có tài sản thế chấp: công ty phát hành đưa ra các chứng khoán
dễ chuyển nhượng mà công ty sở hữu của người khác để bảo đảm cho việc
phát hành trái phiếu.
12
- Trái phiếu không bảo đảm: Một công ty có khả năng tín dụng cao có thể phát
hành trái phiếu chỉ trên uy tín của mình. Những trái phiếu này được gọi là giấy
nhận nợ và công ty không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo cho nó. Một trong
những đơn vị tiên phong và được đánh giá là khá thành công khi huy động vốn
bằng kênh phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín
(Sacomreal). Trong năm 2008, Sacomreal đã 3 lần phát hành trái phiếu huy động
vốn cho các dự án bất động sản với mức lãi suất 8,8-13,2%/năm, kỳ hạn 6-9
tháng, mỗi trái phiếu kèm theo quyền mua căn hộ với mức chiết khấu 5-8% trên
giá bán.
Trái phiếu luôn là hình thưc huy động vốn hữu hiệu của bất kỳ công ty nào. Nếu cần
vốn, công ty có thể phát hành trái phiếu để có những khoản tiền cho vay lớn, lãi suất
thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nhưng cùng với những lợi thế của trái phiếu, nhưng rủi ro
tiềm ẩn cũng rất lớn. Đôi khi gây ra cho doanh nghiệp thiệt hại “khôn lường”. Ngoài
danh tiếng về khả năng tín dụng của công ty phát hành, thì tài sản thực (trường hợp
tiền vay có thế chấp tài sản) hay tài sản cá nhân được thế chấp sẽ tạo an toàn cho trái
phiếu.
Trong trường hợp không có khả năng chi trả đúng hạn, thì các công ty phát hành sẽ tổ
chức lại hoạt động tài chính để thanh lý nợ cho những người sở hữu trái phiếu. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ hoạt động của thị trường, trái phiếu công ty có thể đem đến cho
các nhà đầu tư một hay nhiều rủi ro sau đây:
 Rủi ro về lãi suất thị trường : Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo
hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ
giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn,
thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp
hơn giá mua vào.
 Rủi ro tái đầu tư : Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định
là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư
như thế đôi khi được gọi là “lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào
thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu
tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường được
gọi là rủi ro tái đầu tư.
13
 Rủi ro do thu hồi :Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành
thu hồi hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát
hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn nhằm thu hồi trái
phiếu trong tương lai nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối
với nhà đầu tư có 3 bất lợi với điều khoản về lệnh “gọi”. Thứ nhất, mức tiền mặt
giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai,
do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái phiếu khi lãi suất thị trường xuống,
nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư. Thứ ba, khả năng tăng trị giá vốn của trái
phiếu sẽ giảm bớt, vì giá của một trái phiếu có điều khoản về lệnh “gọi” không thể
tăng cao hơn nhiều so với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu hối trái phiếu.
 Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng
chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín
dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay
công ty.
 Rủi ro lạm phát: Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng
tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một
trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức
mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư
vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm phát, vì mức lãi suất được công ty
phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.
 Rủi ro về tỷ gia: Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh
hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc
vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu
dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì
người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay
rủi ro tiền tệ.
 Rủi ro thanh lý: Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả
năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Cách đo
lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt
bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng nhiều. Đối với một nhà đầu tư định
giữ lại trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, rủi ro thanh lý ít quan trọng hơn.
14
 Rủi ro do biến cố bất ngờ : Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát
hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp
hoặc một thay đổi về quy định nào đó… Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do
biến cố bất ngờ.
 Rủi ro tái thiết kết cấu: Thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ
phần để thúc đẩy công ty, kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu
đối kê tài sản công ty. Nhóm thiệt hại thường là những chủ trái phiếu vì phải chịu
đựng sự xuống giá thị trường đối với các trái quyền của họ. Để “ăn chắc” khi đầu tư
vào thị trường chứng khoán, thiết nghĩ, các nhà đầu tư cần nên nghiên cứu kỹ,
tránh không gặp phải những rủi ro trên.
Một số DN Việt Nam đã phát hành thành công trái phiếu quốc tế, bao gồm VietinBank,
VinGroup và Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên đến nay, chỉ còn TP của VietinBank vẫn đang
được giao dịch và niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore.
b. Trái phiếu Chính phủ
Để tài trợ cho chi tiêu ngân sách, các chính phủ có thể phát hành trái phiếu thông qua
kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn viện trợ ODA đang giảm dần khi Việt Nam trở
thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Do đó, phát hành TPQT là kênh huy động
vốn mới giúp Chinh phủ giải quyết bài toán về vốn huy động phục vụ cho nhu cầu phát
triển. Trái phiếu chính phủ có thể là ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Kỳ phiếu kho bạc ngắn hạn: Phổ biến nhất là các loại 3 tháng và 6 tháng, các kỳ
phiếu ngắn hạn là những công cụ chiết khấu, thường không có mức lãi suất cố
định. Các kỳ phiếu ngắn hạn thường được mua bằng một số tiền và người mua sẽ
nhận được một số tiền lớn hơn bằng mệnh giá khi đến hạn. Khoản chênh lệch giữa
hai số tiền trên gọi là khoản chiết khấu, lãi suất thu được chính là lãi suất chiết
khấu
- Trái phiếu kho bạc trung và dài bạn: Các trái phiếu kho bạc trung và dài hạn là
các công cụ có kỳ hạn dài hơn kỳ phiếu kho bạc. Trái phiếu trung hạn được phát
hành với thời gian đáo hạn từ 1 đến 10 năm. Trái phiếu dài hạn được phát hành
từ 10 đến 30 năm. Các trái phiếu trung và dài hạn có mức lãi suất cố định và được
trả lãi trên cơ sở nửa năm. Những công cụ này được tính toán trên cơ sở 1 năm
15
365 ngày mà không phải 360 ngày như đối với các kỳ phiếu ngắn hạn và các công
cụ khác.
Năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên tham gia thị trường TPQT và thu được những tín hiệu
đáng mừng thông qua đợt phát hành 750 triệu USD, kỳ hạn 10 năm của Chính phủ. Đây
là đợt phát hành được nhận định là rất thành công khi số lượng các nhà đầu tư có uy tín
lớn trên thị trường tài chính thế giới đều tham gia đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ
USD, gấp 6 lần mức Chính phủ phát hành. Gần đây nhất năm 2014, Chính phủ cũng đã
thực hiện thành công đợt hoán đổi TP bằng tiền mặt kết hợp với phát hành TP mới. Giao
dịch này nhận được khối lượng đăng ký đặt mua kỷ lục từ 450 nhà đầu tư, gấp 10 lần
khối lượng công bố phát hành là 1 tỷ USD.
Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức
trên dưới 10%. Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc kinh tế.
Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do
VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, gần
đây, trước những rào cản về trần nợ công của Việt Nam và thị trường tài chính thế giới
yêu cầu lợi suất TPCP Việt Nam cao hơn đã khiến Chính phủ phải cân nhắc trong việc phát
hành TPQT. Do đó, những năm gần đây, hầu như chính phủ chỉ phát hành trái phiếu huy
động vốn trong nước mà người mua chủ yếu là các NHTM và một số tổ chức tài chính đầu
tư.
Nhìn ở một góc cạnh khác thì việc Việt Nam mặc dù phát hành thành công 1 tỷ USD trái
phiếu giúp gia tăng nguồn vốn lưu thông và thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng với mức
lãi suất trái phiếu quá cao so với các nước trên thế giới. So với Philipinne và Indonesia chỉ
ở khoảng 5 – 5,5% thì lợi tức Việt Nam là quá cao. Trong khi đó, khả năng quản lý nguồn
ngân sách hạn chế, vấn nạn tham nhủng khiến cho mức lợi tức 6-7% càng trở thành gánh
nặng cho các khoản nợ vay.
c. Trái phiếu địa phương
- Kỳ phiếu địa phương ngắn hạn: Các chính quyền địa phương phát hành những
công cụ ngắn hạn để ứng trước nhu cầu về vốn. Những công cụ này được gọi là
kỳ phiếu, thường có kỳ hạn 6 tháng hoặc ít hơn. Các kỳ phiếu được phát hành trên
cơ sở dự tính trước các khoản thuế gọi là kỳ phiếu ứng trước thuế. Các loại phát
hành dựa trên dự tính thu nhập tương lai gọi là kỳ phiếu ứng trước thu nhập. Các
16
kỳ phiếu ứng trước đợi phát hành trái phiếu mới gọi là kỳ phiếu ứng trước cho
phát hành trái phiếu.
- Trái phiếu địa phương trung và dài hạn: Thường có một số loại sau:
 Trái phiếu trách nhiệm chung: được bảo đảm bàng những lực thu thuế của
chính quyền địa phương.
 Trái phiếu bảo đảm bằng thuế cụ thể: được bảo đảm bằng một loại thuế
nhất định của địa phương.
 Trái phiếu thu nhập: được bảo đảm bằng thu nhập từ dự án xây dựng bằng
tiền bán trái phiếu.
Đối với kinh tế Việt Nam, việc các địa phương huy động được nguồn vốn thông qua trái
phiếu là không hề dễ dàng vì không tạo được sự hấp dẫn đối với người dân. Hiện nay, chỉ
có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương.
TP.HCM phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu
TP.HCM sẽ phát hành 2.000 tỷ trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động nguồn vốn đầu
tư vào các công trình trọng điểm, cấp bách của TP.
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính thông báo về kế hoạch phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương năm 2017. Theo đó, TP.HCM dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu. Ngày
tổ chức phát hành vào 18/12. Ngày phát hành và nhận tiền mua trái phiếu là 19/12.
Các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Cơ cấu cụ thể tuỳ thuộc vào nhu
cầu các các nhà đầu tư và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành. Trái phiếu được phát hành
dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Từ năm 2014 đến 2016, TP.HCM đã tổ chức nhiều đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương. Năm 2014, TP.HCM phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa
phương. Năm 2015, TP.HCM tổ chức hai đợt phát hành trái phiếu với tổng số vốn huy động là
3.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, TP.HCM huy động tiếp 3.000 tỷ đồng trái phiếu cho kỳ hạn 15 năm
với lãi suất 7,55%/năm.
Nguồn vốn huy động dùng để đầu tư cho các công trình trọng điểm TP.HCM. Đợt phát hành này
diễn ra trong bối cảnh TP.HCM đang khát vốn cho hàng loạt công trình hạ tầng cấp bách. Tuy
nhiên, nguồn ngân sách giữ lại của TP lại bị co lại (giảm từ 23% xuống còn 18%).
1.3 CHỨNG CHỈ QUỸ
1.3.1 Khái niệm:
Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khóan là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ do cộng ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúng phát hành, xác
17
nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị của một
Quỹ công chúng. Mệnh giá thống nhất là 10.000 VND
1.3.2. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng:
Theo điều 12 của luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định về việc phát hành chứng
chỉ quỹ ra công chúng như sau:
- Tổng giá trị chứng chỉ đăng kí chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán
chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của luật này
Chứng chỉ quỹ đầu tiên ở Việt Nam được niêm yết đó là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt
Nam (VF1) theo giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán số 01/UBCK-
ĐKQĐT ngày 20/5/2004 do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Kể từ ngày 8/11/2004
chứng chỉ quỹ VF1 được niêm yết giao dịch tại TTGDCK HCM. Do chứng chỉ quỹ của VF1
đã được niêm yết trên TTGDCK HCM nên việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ VF1 hiện nay
giống như đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu niêm yết nào trên TTGDCK HCM và mọi giao dịch
chứng chỉ quỹ trên TTGDCK HCM đều thông qua các công ty chứng khoán. Tổng giá trị
chứng chỉ quỹ niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là
300 tỷ đồng với khối lượng là 30 triệu đơn vị quỹ (mệnh giá đơn vị quỹ/chứng chỉ quỹ là
10.000 đồng). Đây là quỹ đầu tư dạng đóng, nghĩa là quỹ đầu tư chỉ phát hành chứng chỉ
ra công chúng một lần với số lượng nhất định và quỹ hay công ty quản lý quỹ không có
nghĩa vụ phải mua lại chứng chỉ quỹ từ người đầu tư trong thời gian hoạt động của quỹ.
CB002147.jpg
Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ của bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào, nhà đầu tư cần
phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư, đó là giá
trị tài sản ròng của quỹ (NAV (net asset value)). Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu
quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng
chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản
của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. NAV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được
xác định bằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ
đầu tư chứng khoán.
18
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam hiện nay, mặc dù các chính chỉ quỹ có NAV cao hơn
nhiều so với giá giao dịch của thị trường vẫn không tạo được sự hấp dẫn của các nhà đầu
tư cá nhân mà chỉ thu hút các tổ chức lớn và nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi room cho
nhà đầu tư nước ngoài đầy nên chứng chỉ quỹ ít khi có đột biến về giá so với các loại cổ
phiếu trên thị trường.
Một số điểm cần lưu ý khi nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán:
- Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý
quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền
người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. Nói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng
chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để
thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung qui định trong điều lệ quỹ.
- Cần dành thời gian đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành
chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, các mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty
quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
- Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí /thu nhập khi quyết định
mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời
gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập.
- Phải biết chấp nhận rủi ro bởi vì công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam
kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi mà nó chỉ nghĩa vụ phải thực
hiện cách tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của
các nhà đầu tư.
1.4. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (DERIVATIVES)
1.4.1 Khái niệm
Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những
công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi
ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm
tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng
nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh
vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu.
19
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng
từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
Trên thực tế, việc đầu tư vào các các công cụ phái sinh vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư
chú ý, bởi nếu các nhà đầu tư mạo hiểm mua thật nhiều cổ phiếu mà không băn khoăn
về khả năng thua lỗ thì họ sẽ thu về hàng triệu USD lợi nhuận; trong khi đầu tư vào các
công cụ phái sinh, tuy đảm bảo được sẽ không bị thua lỗ nhưng do các bên cung cấp
công cụ phái sinh trên thị trường thường giới hạn một lượng cung cấp nhất định đồng
thời yêu cầu mức phí khá cao, nên các nhà đầu tư chỉ thu về một phần lợi nhuận nhỏ hơn
rất nhiều. Thông thường, thị trường sẽ không biến động nhiều như những suy đoán của
các nhà đầu tư khi áp dụng công cụ phái sinh, nên đa phần các nhà đầu tư thường tiếc
nuối vì đã bỏ qua lợi nhuận, hơn là mừng thầm vì đã đầu tư vào công cụ phái sinh.
Tuy vậy, tính tích cực và hình ảnh của những công cụ chứng khoán phái sinh ngày càng
hấp dẫn các nhà đầu tư. Không ai có thể phủ nhận rằng các công cụ này đã giúp nhiều
nhà đầu tư thoát khỏi các vụ thua lỗ hàng triệu USD trên thị trường chứng khoán, cũng
như khiến mọi người an tâm hơn khi đến với thị trường đầy rủi ro này.
1.4.2 Phân loại
Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính
là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và
Hợp đồng hoán đổi (swaps).
a. Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một loại
tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện tại nhưng việc
thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai.
Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới
các chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả
do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân.
Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay
đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong
hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc
cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng
20
kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm
năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc
duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường
giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính
xác.
Ví dụ: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc
vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Để tránh tình
trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phe A, có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà
phê kỳ hạn với một người nông dân B. vào đầu vụ, B ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua
của A 20 tấn cà phê với giá là 28 triệu đồng/tấn. Thì lúc đó A được gọi là người bán và
B là người mua trong hợp đồng kỳ hạn.
Sau 6 tháng A có trách nhiệm phải bán cho CP B 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước
là 28 triệu đồng/tấn và B bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của Thịnh còi với giá đó, cho
dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.
Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả A va B đều có được sự yên tâm khỏi phải lo
lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường.
b. Hợp đồng tương lai (futures)
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường
giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một
mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là
ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí
hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao
hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán
sẽ hội tụ dần về giá tương lai. Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán
cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang
bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn,
các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá
thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.
Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (Sicom) ra mắt giao dịch hợp đồng tương lai cà phê
Robusta (Sicom coffee) vào sáng ngày 22/4/201 nhằm thiết lập cơ sở hình thành giá đặc
21
thù riêng cho khu vực Châu Á. Cà phê robusta là một trong những mặt hàng được sản
xuất và giao dịch nhiều nhất Đông Nam Á. Hơn 50% sản lượng xuất khẩu trên toàn thế
giới bắt nguồn từ khu vực này, nhưng còn thiếu cơ sở hình thành giá đặc thù riêng của
vùng. Sicom coffee là công cụ giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai, quy mô một hợp
đồng cà phê robusta là 5 tấn. Buổi sáng giao dịch 10-12h và chiều 16-23h. Giao nhận sẽ
được thực hiện thông qua việc xuất hóa đơn của các kho ngoại quan trữ cà phê tại TP
HCM hoặc Singapore. Các nhà đầu tư có thể tham gia mua bán thông quan các thành
viên môi giới của Sicom. Cà phê giao dịch trên thị trường London, NewYork gây một số
khó khăn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong hoạt động mua bán như chênh lệch lớn
về múi giờ, địa lý, chất lượng cà phê, giá cả không tương thích với tiêu chuẩn, đặc điểm
sản phẩm ở Việt Nam nói riêng, Châu Á nói chung. Mặt khác, việc giao hàng ở ngay TP
HCM sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người trồng cà phê trong nước.
c. Quyền chọn (options)
Theo hợp đồng lựa chọn, người mua quyền lựa chọn có quyền được thực hiện đó bằng
cách trả cho người bán một khoản tiền đặt cược. Đổi lại, người bán phải gánh chịu mọi
rủi ro do biến động giá của thị trường gây ra. Còn người mua chỉ chịu rủi ro trong giới
hạn đặt cược.
Có hai loại quyền lựa chọn là:
Quyền lựa chọn mua
Đối với option mua, người mua option sẽ trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền,
gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua quyền chọn
sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định
(chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời
điểm đã xác định trong tương lai. Người bán quyền chọn nhận được tiền từ người mua
quyền chọn nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một
giá cả đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc được thực
hiện trước ngày đó) khi người mua quyền chọn muốn thực hiện quyền được mua.
Ví dụ: giá cổ phiếu của IBM trong thời điểm hiện tại là 80 USD/cổ phiếu, sau khi phân
tích, bạn dự báo rằng giá sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu bạn muốn đầu tư 1.000
cổ phiếu của IBM bạn phải chi là 80.000 USD. Nhưng nếu một thời gian, cổ phiếu IBM
giảm xuống chỉ còn 40 USD/cổ phiếu thì bạn sẽ mất trắng 40.000 USD. Trong trường hợp
này, để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự báo, bạn nên đầu tư vào quyền chọn, cụ
thể là bạn đi mua quyền chọn cổ phiếu IBM, giá thoả thuận trước (strike price) là 80
22
USD/cổ phiếu, thời gian là 2 tháng, số lượng 1.000 cổ phiếu với mức phí quyền chọn là 2
USD/cổ phiếu. Trong thời gian này, nếu giá cổ phiếu IBM tăng trên 80 USD/cổ phiếu theo
đúng dự báo, bạn có thể thực hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoả
thuận trước là 80 USD/cổ phiếu và đem ra thị trường bán với giá 100 USD/cổ phiếu chẳng
hạn, bạn sẽ có lợi nhuận là 20.000 USD, trừ đi chi phí 2 USD/cổ phiếu phí mua quyền
chọn, bạn sẽ có lợi nhuận 18.000 USD. Nhưng nếu giá cổ phiếu IBM không tăng lên theo
dự đoán của bạn, nó giảm liên tục, cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì
bạn có quyền không thực hiện việc chọn mua của mình và bạn chỉ lỗ tiền phí mua quyền
chọn mà thôi, tức là mất 2000 USD. Từ đó, chúng ta thấy rằng, người mua quyền chọn
chỉ chịu lỗ ở mức giới hạn, trong khi lợi nhuận thì rất lớn. Người bán quyền chọn cũng có
lợi nhuận thu được từ phí mua quyền chọn.
Quyền lựa chọn bán
hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn bán là một hợp đồng tài chính giữa hai
bên, theo đó người mua hợp đồng (the holder) có quyền bán cho người bán hợp đồng
(the writer) một số cổ phần của một lại chứng khoán, chỉ số chứng khoán nào đó tại một
mức giá xác định (strike price, exrcise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng
(expiration date). Để đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợp đồng
(option premium).
Cần lưu ý trong hợp đồng quyền chọn bán người mua hợp đồng lại chính là người có
quyền bán chứng khoán. Người mua hợp đồng sẽ có lợi nếu giá chứng khoán sụt giảm
mạnh, khi đó nếu người mua hợp đồng quyết định thực thi quyền bán (exercise the
option), người bán hợp đồng buộc phải mua số chứng khoán đó. Ngược lại, người bán
hợp đồng (người có nghĩa vụ mua chứng khoán khi đến hạn nếu người mua hợp đồng
yêu cầu) sẽ thu lợi khi giá chứng khoán tăng, đứng, hoặc giảm ít hơn khoản phí hợp đồng
nhận được.
Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho chứng khoán của
mình khi ông ta dự đoán chứng khoán đó có khả năng tụt giá trong tương lại đồng thời
không muốn bán hẳn số chứng khoán đó hoặc để đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó. Dù
trường hợp nào có xảy ra chăng nữa thì rủi ro người mua hợp đồng cũng chỉ giới hạn
trong số phí hợp đồng Hợp đồng quyền chọn bán phổ biến nhất đối với cổ phiếu của một
công ty nhất định, ngoài hợp đồng put option còn hay được mua bán với tài sản tài chính
như lãi suất, hoặc mặt hàng thực như vàng, dầu mỏ.
23
Ví dụ, Khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán sụt giảm, họ có thể sử dụng quyền
chọn bán để tự bảo vệ. Với 100 cổ phiếu của IBM trị giá 80 USD/cổ phiếu trong tay, bạn
có thể mua quyền chọn với một chút lệ phí nhất định để đảm bảo rằng trong ba tháng
tới, bất kỳ lúc nào cũng có thể bán được 100 cổ phiếu đó với giá 80 USD/cổ phiếu. Do đó,
nếu số cổ phần này bị mất giá thì bạn cũng không lo lắng vì mình đã có người cung cấp
quyền chọn bán bảo đảm mức giá cho mình. Người cung cấp quyền chọn được hưởng lợi
từ phí quyền chọn.
Quyền chọn được phát minh dựa trên yếu tố các nhà đầu tư ưa thích cảm giác an toàn
khi họ chắc chắn họ sẽ được mua và bán với giá ấn định, họ thu lợi nhuận không cao
nhưng bù lại sẽ rất ổn định. Đối tượng của quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu,
trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. quyền chọn có thể được mua
bán trên thị trường tập trung như Thị trường quyền lựa chọn cổ phiếu Chicago - CBOE,
thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London - LIFFE hay các thị trường phi tập trung
OTC.
d. Hợp đồng hoán đổi (swaps)
Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh
(derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng
tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng
tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định. Các hợp đồng hoán đổi
thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi,
rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong
nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.
Tại Việt Nam, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng từ một vài năm
trước nhưng sản phẩm hoán đổi lãi suất vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường tài chính trong
nước và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu biết nhiều về sản
phẩm này.
Ví dụ: Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (PV Trans) vừa ký hợp đồng hoán đổi lãi suất
kỳ hạn 5,5 năm với Ngân hàng ANZ Việt Nam. Đây là sản phẩm tài chính Quốc tế mà ANZ
đã và đang triển khai tại thị trường Việt Nam, nhằm cung cấp cho khách hàng các giải
pháp bảo hiểm lãi suất giúp họ quản lý được rủi ro về biến động lãi suất.
24
Hợp đồng hoán đổi lãi suất bao gồm việc hoán đổi lãi suất giữa hai bên tham gia hợp
đồng. Hợp đồng này cho phép hoán đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi và ngược
lại. Lợi ích mà khách hàng của ANZ nhận được là một hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp họ
quản lý dòng tiền của mình bằng cách cố định lãi suất của các khoản nợ, vì vậy có thể
biết trước được chi phí vay nợ trong một khoảng thời gian cố định.
1.4.3 Những điểm tích cực và tiêu cực của chứng khoán phái sinh
a. Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh:
- Có thể gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các công cụ đòn bẫy hay vay mượn;
rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng
swaps); tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với những nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm.
- Giá trị danh nghĩa quá lớn: rủi ro dẫn đến thua lỗ lớn mà nhà đầu tư không thể
bù đắp được. Khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyển phá hủy hàng loạt khi có
khủng hoảng kinh tế. Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn tới việc làm méo mó thị
trường vốn thực. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào thị trường các công cụ phái sinh
để quyết định mua hoặc bán chứng khoán, như vậy cái mà ban đầu được xem
là thị trường là để chuyển rủi ro trở thành một chỉ số hướng dẫn thị trường.
- Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế: việc gia tăng đòn bẩy nợ trong nền kinh tế làm
nền kinh tế thực không đủ khả năng để tài trợ cho nghĩa vụ nợ và điều chỉnh
những hoạt động kinh tế thực, điều này có thể gây ra suy thoái hay khủng hoảng
kinh tế.
b. Mặt tích cực của công cụ phái sinh:
- Thúc đẩy việc mua bán rủi ro, vì thế tạo ra một tác động tích cực trong nền kinh
tế. Trong điều kiện bình thường, giao dịch các chứng khoán phái sinh không tác
động nghiêm trọng đến hệ thống kinh tế vì nó không phải là một trò chơi có tổng
bằng không về tính hữu dụng, giảm tác động khi có suy giảm kinh tế xảy ra, giúp
tăng tính thanh khoản của các công cụ cơ sở; cho phép sử dụng đòn bẩy nâng
cao lợi nhuận.
- Đa dạng hơn cơ cấu các sản phẩm đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm thu
hút nguồn vốn trên thị trường luân chuyển. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, khi
ma sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng,
một khi tín dụng bị hạn chế sẽ tác động mạnh đến các thị trường đặc biệt là thị
25
trường vốn. Do đó, thị trường chứng khoán phái sinh sẻ giúp gia tăng đòn cân
vốn và khơi thông được nguồn vốn bị ứ động vừa giúp ích cho nguồn vốn được sử
dụng và tái sử dụng một cách hiệu quả, vừa giảm áp lực lạm phát khi tiền được
đưa quá nhiều vào lưu thông.
- Các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn sẽ tham gia và sử dụng các công cụ chứng
khoán phái sinh để bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình chống lại những tăng
trưởng không dự tính trước cũng như sự sụt giá bất ngờ hay lên giá đột ngột của
chứng khoán
1.4.3 Chứng khoán phái sinh tại thị trường Việt Nam
Sau hơn 17 năm vận hành thì cuối cùng kênh chứng khoán Việt Nam đã có sản phẩm tài
chính phái sinh đầu tiên. Vào tháng 8/2017, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30-
Index là sản phẩm phái sinh đầu tiên được đưa vào giao dịch khi TTCK phái sinh chính
thức đi vào hoạt động. Mỗi hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index sẽ có 4 “tháng” đáo
hạn, bao gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối 2 quý gần nhất, tức là sản
phẩm sẽ có 4 mã chứng khoán tương ứng.
Ví dụ, tại thời điểm tháng 8/2017, sẽ có 4 mã giao dịch trên 4 hợp đồng gồm: Hợp đồng
tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30-Index, một là đáo hạn tháng 8/2017 (tháng hiện tại),
hai là đáo hạn tháng 9/2017 (tháng tiếp theo), ba là đáo hạn tháng 12/2017 và bốn là
đáo hạn tháng 3/2018 (2 tháng cuối 2 quý gần nhất).
Hệ số nhân đối với VN30-Index là 100.000 đồng, tương ứng với quy mô một hợp đồng
tương lai chỉ số VN30-Index tại mức 700 điểm là 70.000.000 đồng (100.000 đồng x 700).
Theo quy định của VSD, mức ký quỹ ban đầu vào khoảng 10-15% giá trị hợp đồng (*Chi
tiết tính mức ký quỹ ban đầu theo công thức tính tại Quy chế Ký quỹ của VSD), nghĩa là
nếu quy mô hợp đồng là 70.000.000 đồng thì mức ký quỹ ban đầu để mua 1 hợp đồng
vào khoảng 7-10,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, bản chất của sản phẩm phái sinh này vẫn còn nhiều tranh cãi. Để hiểu hơn
về sản phẩm phái sinh của VN và các nước trên thế giới khác nhau như thế nào, bạn
đọc có thể tham khảo bài viết sau đây:
Dự đoán cá cược hay hợp đồng tương lai ?
26
Thật ra, tìm hiểu kỹ cho thấy sản phẩm đang giao dịch tại HNX không phải là đúng bản chất
chứng khoán phái sinh; cũng không phải là hợp đồng tương lai đúng nghĩa như công bố; mà nó
gần giống với dự đoán (cá cược) sự lên – xuống của chỉ số index 30.
Chứng khoán phái sinh (Derivatives), là sản phẩm của thị trường chứng khoán sinh ra từ một sản
phẩm chứng khoán cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu cụ thể. Trong khi sản phẩm của HNX dựa
trên chỉ số Index 30 chứ không phải là các cổ phiếu trong nhóm Index 30 cụ thể.
Nếu có 1 quỹ đầu tư mở đầu tư vào Index 30, tức đầu tư vào 30 cổ phiếu trong nhóm Index 30.
Khi đó cổ phiếu của Quỹ mở là một chứng khoán cụ thể, và nó tăng giảm theo Index 30. sau đó
sẽ có sản phẩm phái sinh trên cổ phiếu Quỹ mở này; mới gọi là chứng khoán phái sinh thật sự.
Tiếp theo Hợp đồng tương lai (Futures) của chứng khoán (hay hàng hóa) là hợp đồng mua (bán)
một chứng khoán (hay hàng hóa) trong tương lai với giá hiện tại. Do vậy để đảm bảo người mua
, trong trường họp giá liên tục giảm; khiến không thực hiện mua khi hợp đồng tới hạn; thì Sàn
giao dịch phải yêu cầu người mua phải đặt cọc một số tiền có tỷ lệ quy định; và bắt đầu mua từ
ngày mua HĐ đến ngày đáo hạn; nếu giá giảm làm số tiền đặt cọc bị hụt tỷ lệ quy định; thì
người mua phải bổ sung tiền; hoặc bị Sở giao dịch tất toán. Tương tự ngược lại với người bán.
Người mua – bán có thể liên tục mua, bán loại hợp đồng này với những giá khác sau khi đã mau
– bán HĐ ban đầu, để bù trừ vị thế, chốt lời, cắt lổ; hoặc người mua (bán) sẽ bổ sung thêm tiền
để đảm bảo tỷ lệ theo quy định cho tới ngày đáo hạn.
Với việc giao dịch Hợp đồng tương lai này; đa số ngưòi giao dịch là nhà đầu cơ giá lên, hoặc giá
xuống; nên có trên 95% hợp đồng sẽ đóng vị thế trước hạn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sẽ
thực hiện quyền mua, hoặc bán vào ngày đáo hạn; và sản phẩm được thực hiện khi đó phải là
chứng khoán thật sự (trái phiếu, cổ phiếu); chứ không thể là chỉ số Index 30 chỉ là một thông tin
! Tất nhiên, đến lúc thực hiện hợp đồng, nếu bên bán không có chứng khoán để giao, thì Sàn sẽ
chịu trách nhiệm giao chứng khoán cho bên mua….
Tóm lại, với 2 nhận định trên, thì việc giao dịch chỉ số Index 30 như hiện nay; không thể gọi là
giao dịch chứng khoán phái sinh, cũng như gọi là mua – bán hợp đồng tương lai chứng khoán
đúng nghĩa; mà nó có bản chất là cá cược lên – xuống của chỉ số index 30 vào một thời điểm cụ
thể (thời điểm đến hạn của hợp đồng tương lai); và người tham gia có thể thắng, thua liên tục
trên cùng một hợp đồng đó kể từ ngày giao dịch cho đến ngày đến hạn của hợp đồng; chứ
chẳng có chứng khoán cụ thể nào hết.
Ngoài ra, để thị trường nhộn nhịp thì phải có nhiều người mua – bán trên sản phẩm đó, Tuy
nhiên, HNX có thể kém vui nếu người mua thích mua giá này; trong khi người bán lại thích bán
giá kia; hợp đồng mua – bán không khớp giá nhau thì không có giao dịch…tại cái nước phát
triển, luôn có nhà tạo lập thị trường; họ sẽ đưa mức giá mua và bán, để mua bán với các nhà
đầu tư; do vậy thị trường giao dịch rất nhộn nhịp….
Theo Vfnews

More Related Content

What's hot

THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...Hột Mít
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Ngọc Nguyễn
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phantichtaichinh fullbright
Phantichtaichinh fullbrightPhantichtaichinh fullbright
Phantichtaichinh fullbrightPhung Thu
 
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
LutDnVit
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356Lam Pham
 
trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.ppt
Xuan Trieu
 
chủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoánchủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoánthanhpro4420
 
500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
jackjohn45
 
Công ty cổ phần
Công ty cổ phầnCông ty cổ phần
Công ty cổ phần
Ánh Ngô
 
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoánTổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánQuỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Mot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckMot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckhajz_zjah
 
Dinhgiatraiphieu
DinhgiatraiphieuDinhgiatraiphieu
Dinhgiatraiphieuchuot_ktt
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần
Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần
Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần
nataliej4
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 
Phantichtaichinh fullbright
Phantichtaichinh fullbrightPhantichtaichinh fullbright
Phantichtaichinh fullbright
 
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
Một số từ tương ứng với mệnh giá cổ phần tiếng Anh?
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.ppt
 
chủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoánchủ thể kinh doanh chứng khoán
chủ thể kinh doanh chứng khoán
 
500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
500 câu hỏi trắc nghiệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
 
Công ty cổ phần
Công ty cổ phầnCông ty cổ phần
Công ty cổ phần
 
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoánTổng quan về kinh doanh chứng khoán
Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
 
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánQuỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
 
Mot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lckMot so cau so sanh ve lck
Mot so cau so sanh ve lck
 
Dinhgiatraiphieu
DinhgiatraiphieuDinhgiatraiphieu
Dinhgiatraiphieu
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán Thị trường-chứng-khoán
Thị trường-chứng-khoán
 
Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần
Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần
Bài Giảng Pháp Luật Về Công Ty Cổ Phần
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 

Similar to chương ii-kiến thức thị trường tài chính

Chapter2.pptx
Chapter2.pptxChapter2.pptx
Chapter2.pptx
PhngThuH
 
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khíPhát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
luanvantrust
 
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdfBài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Nguyễn Minh
 
Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30
hocketoan_tfa
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
HunhThAnLi
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
HunhThAnLi
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
ssuser499fca
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptSLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
QuyenN1
 
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docxTiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Dau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung KhoanDau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung Khoan
Le Van Linh
 
slide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.pptslide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.ppt
dinnguynhu2
 
Trai phieu la gi
Trai phieu la giTrai phieu la gi
Trai phieu la gi
RedBag Việt Nam
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phần
Trần Hiền
 
Phát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếuPhát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếu
truonglinhneu
 
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
Bai 2   cau truc thi truong quyen chonBai 2   cau truc thi truong quyen chon
Bai 2 cau truc thi truong quyen chonyenthanhlll
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Hột Mít
 
Chương 1.docx
Chương 1.docxChương 1.docx
Chương 1.docx
Tam Nguyen
 
Quan ly quy dau tu chung khoan.docx
Quan ly quy dau tu chung khoan.docxQuan ly quy dau tu chung khoan.docx
Quan ly quy dau tu chung khoan.docx
Hệ thống vay tiền nhanh F88
 
Thị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptx
Thị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptxThị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptx
Thị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptx
phuongthao715539
 

Similar to chương ii-kiến thức thị trường tài chính (20)

Chapter2.pptx
Chapter2.pptxChapter2.pptx
Chapter2.pptx
 
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khíPhát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
Phát triển hoạt động lưu ký chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí
 
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdfBài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
Bài 6 Trái phiếu và định giá trái phiếu.pdf
 
Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30Chuẩn mực số 30
Chuẩn mực số 30
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
 
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdfTài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
Tài chính hành vi- Buổi 5 (Nhóm 7) (1).pdf
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptSLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
 
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docxTiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
Tiểu luận luật chứng khoán & thị trường chứng khoán.docx
 
Dau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung KhoanDau Tu Chung Khoan
Dau Tu Chung Khoan
 
slide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.pptslide thi truong chung khoan.ppt
slide thi truong chung khoan.ppt
 
Trai phieu la gi
Trai phieu la giTrai phieu la gi
Trai phieu la gi
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phần
 
Phát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếuPhát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếu
 
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
Bai 2   cau truc thi truong quyen chonBai 2   cau truc thi truong quyen chon
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
 
Chương 1.docx
Chương 1.docxChương 1.docx
Chương 1.docx
 
Quan ly quy dau tu chung khoan.docx
Quan ly quy dau tu chung khoan.docxQuan ly quy dau tu chung khoan.docx
Quan ly quy dau tu chung khoan.docx
 
Thị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptx
Thị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptxThị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptx
Thị-trường-tài-chínhSSSSSSSSSSSSSSS.pptx
 

chương ii-kiến thức thị trường tài chính

  • 1. 1 KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHƯƠNG II. CÁC LOẠI HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán phái sinh. Trong đó hai dạng chính là cổ phiếu và trái phiếu. 1.1 Cổ phiếu(Stock) khái niệm Là một loại chứng từ dưới hình thức giấy tờ hay ghi trên hệ thống điện tử do các công ty cổ phân phát hành xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có cổ phiếu đối với tài sản của người phát hành. Khi một công ty đăng ký phát hành, nó sẽ được trao thẩm quyền phát hành một số cổ phần nhất định. Hầu hết các công ty phát hành có phần ít hơn so với con số đã được giao thẩm quyền nhằm duy trì một lượng chứng khoán nhất định sử dụng trong tương lai. Đặc điểm - Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn do đó không có kì hạn và không có hoàn vốn. - Các cổ phiếu được phát hành: Là số lượng các chứng khoán thực sự đã được bán ra. Cổ phần chưa được bán ra hoặc chưa được lưu hành gọi là các chứng khoán chưa được phát hành. - Cổ tức là một phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông tỷ lệ với số cổ phiếu của họ. Cổ tức thường được công bố hàng năm và trả theo quý. Một công ty có thể công bố trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hay bằng tài sản. - Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý.
  • 2. 2 - Giá của cổ phiếu thường biến động rất nhanh nhạy do nhiều nhân tố nhưng nhân tố cơ bản nhất gắn với kết quả kinh doanh và giá trị thị trường của công ty. Điều kiện phát hành cổ phiếu tại Việt Nam Quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định cụ thể tại Luật Chứng Khoán 2006, Thông tư 162/2015/TT-BTC và các văn bản pháp luật có liên quan. Luật này quy định về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng như sau: - Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tai thời điểm đăng kí phát hành cổ phiếu tối thiểu 10 tỷ đồng việt Nam. - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán. - Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Phân loại Để phù hợp với tâm lý của người đầu tư, người ta chia cổ phiếu ra một số loại như sau: Cổ phiếu thường (Common stock) Cổ phiếu thường thể hiện quyền sở hữu được bỏ phiếu của một công ty cổ phần. Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty. Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều, quyền lợi sở hữu trong công ty càng lớn. Đôi khi, một công ty cổ phần có thể phát hành phiếu loại cổ phiếu thường khác nhau như loại A và B. Hai loại này có một số điểm khác nhau. Một loại cổ phiếu có thể có quyền bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị còn loại kia thì không. Hoặc khi công ty trả cổ tức cho cổ đông, một loại có thể nhận được cổ tức lớn hơn loại kia. Ngoài ra, nếu công ty bị thanh lý thì một loại có thể nhận được phần tài sản nhiều hơn loại kia. Hầu hết các công ty cổ phần ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường và mạnh giá thường được in trên tờ cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng duy nhất của nó vào thời điểm cổ phần lần đầu tiên được phát hành. Khi cổ phiếu bán ra công chúng, giá của nó được xác định bởi giá mà các nhà đầu tư mua nó; giá này được coi là giá thị trường, nó phụ thuộc vào sự tin tưởng của người đầu tư với công ty phát hành. Trên thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không phải do một người nào khác quyết
  • 3. 3 định. Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng mua nó. Các quyền của cổ đông có cổ phiếu thường: Người sở hữu cổ phiếu thường thông thường được hưởng một số quyền lợi nhất định như sau: - Quyền bỏ phiếu bầu HĐQT. - Quyền nhận cổ tức theo công bố của HĐQT. - Quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phiếu. - Quyền bỏ phiếu cho các vấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. - Quyền kiểm tra sổ sách của công ty. - Quyền được chia tài sản khi công ty thanh lý hay giải thể. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock) Cổ phiếu ưu đãi cũng thể hiện quyền lợi sở hữu trong một công ty. Nó được gọi là cổ phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắm loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đại hơn so với những cổ đông thường. Những cổ đông ưu đãi có thể có quyền nhận cổ tức trước cổ đông thường hay có quyền ưu tiên được nhận tài sản trong trường hợp công ty bị giải thể. Tuy nhiên, không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường không được bỏ phiếu bầu ra HĐQT và quyền hưởng lợi tức cổ phần bị giới hạn theo một số lượng. Giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, ở đây mệnh giá cũng có mối liên quan đến giá thị trường. Nếu một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá thì cổ tức sẽ được tính dựa vào mệnh giá đó. Nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức sẽ được công bố bằng một số đô la nào đó trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ấn định. Các loại cổ phiếu ưu đãi: Nếu một công ty cổ phần phát hành nhiều sêri cổ phiếu ưu đãi, họ có thể chỉ định một loại là ưu đãi thứ nhất, loại kia là ưu đãi thứ hai. Hoặc họ cũng có thể phân biệt các cổ phiếu ưu đãi thông qua sự ưu tiên của nó đối với việc hưởng lợi tức cổ phần. - Cổ phiếu ưu đãi tham dự (Participating preferred Stock) và không tham dự chia phần (Non Participating preferred Stock). phiếu ưu đãi không tham dự chia phần là loại
  • 4. 4 chỉ được hưởng lãi cổ phần ưu đãi ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào. Ngược lại, cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần thì cổ đông được hưởng một phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty làm ăn có lãi cao. - Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ (Accumulative preferred Stock) và không tích luỹ(Non Accumulative preferred Stock). Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi cũng có thể được tích luỹ hoặc không tích luỹ. Một cổ phiếu ưu đãi được tích luỹ có nghĩa là nếu cổ tức không được công bố trả trong một năm nào đó thì cổ tức này sẽ được tích luỹ hay cộng dồn. Cổ tức gộp này phải được trả trước khi công bố trả cổ tức cho các cổ phiếu thường. Mặt khác, nếu cổ tức không được tích luỹ và công ty đã bỏ qua cổ tức của một năm nào đó thì cổ tức đó không phải cộng thêm trước khi cổ tức thanh toán cho những cổ phiếu thường. - Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường( Convertible preferred Stock). Là loại cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển sang một loại chứng khoán khác của chính công ty đó. Công thức để thực hiện việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường do công ty quy định tại thời điểm cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi được phát hành. - Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại (Callable Preferred Stock). Một số công ty đang trong tình trạng cần một số vốn khẩn cấp trong một khoảng thời gian ngắn nên phát hành loại cổ phiếu này với mức lãi suất cao để thu hút nhà đầu tư. Nhưng loại cổ phiếu ưu đãi này theo quy định có thể chuộc lại bởi công ty theo một thời hạn ấn định, khi tình hình tài chính công ty đã khá hơn. Khi chuộc lại công ty sẽ phải trả một khoản tiền thưởng nhất định theo một tỷ lệ trên mệnh giá cổ phiếu cho chủ sở hữu. Cổ phiếu quỹ Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán. Việc công ty mua ngược lại cổ phiếu từ thị trường mở sẽ làm giảm số cổ phiếu lưu hành (outstanding stock) của công ty này. Các công ty sẽ tiến hành mua ngược (repurchase) cổ phiếu vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, khi một công ty nhận thấy cổ phiếu của họ đang đuối giá trên thị trường chứng khoán công ty sẽ tiến hành mua lại cổ phiếu, nhờ đó đẩy giá cổ phiếu lên. Thứ hai công ty mua lại cổ phiếu để thưởng cho các nhân viên cấp cao dưới dạng quyền mua cổ phiếu, như một biện pháp khích lệ. Trên bảng cân đối kế toán, cổ phiếu quĩ được ghi vào mục vốn cổ đông (shareholder equity) nhưng mang giá trị âm.
  • 5. 5 Tuy nhiên, không giống cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu quỹ có những hạn chế riêng: - Cổ phiếu quĩ không được trả cổ tức - Cổ phiếu quĩ không có quyền biểu quyết - Tổng số cổ phiếu quĩ không được phép vượt quá tỉ lệ vốn hoá mà luật pháp qui định. Sau khi mua lại, công ty có thể tiến hành rút số cổ phiếu này đi hoặc giữ chúng lại để bán lại ra thị trường khi cần vốn. Theo Khoản 19, Điều 2 của Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK1 của Chủ tịch UBCKNN ngày 29/12/2000 thì cổ phiếu ngân quỹ là cổ phiếu đã phát hành và được mua, bán lại trên thị trường bởi chính tổ chức phát hành. Việc giao dịch cổ phiếu ngân quỹ được quy định tại Điều 54 Quy chế trên, theo đó: - Tổ chức niêm yết muốn mua hoặc bán cổ phiếu ngân quỹ phải nộp đơn xin phép theo quy định của TTGDCK. - Tổ chức niêm yết được mua lại không quá 30% tổng số cổ phiếu phổ thông, một phần hoặc toàn nbộ số cổ phiếu khác đã phát hành. Trong mỗi ngày giao dịch, tổ chức niêm yết chỉ được đặt lệnh một lần với khối lượng tối thiểu bằng 3% và khối lượng tối đa bằng 5% tổng khối lượng xin phép trong đơn. Trường hợp đặc biệt, TTGDCK có thể cho phép tổ chức niêm yết đặt lệnh giao dịch vượt quá 5% khối lượng xin phép trong đơn. - Trường hợp tổ chức niêm yết mua lại cổ phiếu ngân quỹ vượt quá tỷ lệ 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết, phải thực hiện thông qua phương thức đấu thầu theo quy định của UBCKNN. - Tổ chức niêm yết phải kết thúc việc mua hoặc bán lại cổ phiếu niêm yết trong vòng 3 tháng kể từ ngày được chấp thuận. Trường hợp mua lại, tổ chức niêm yết chỉ được phép bán sau khi đã nắm giữ tối thiểu 6 tháng. Thông thường một công ty cần thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thường bán ra cổ phiếu ngân quỹ. Đây cũng là giải pháp khá phổ biến giúp các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam có thêm vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh.
  • 6. 6 Giao dịch cổ phiếu ngân quỹ thường có ảnh hưởng đáng kể tới giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu để các công ty niêm yết tự do can thiệp vào giá cổ phiếu thông qua việc mua bán cổ phiếu ngân quỹ sẽ làm giảm khả năng tự điều tiết của thị trường Công ty mua lai cổ phiếu ngân quỹ trong những trường hợp sau đây : - Trường hợp 1: Công ty có một lượng tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch đầu tư hiệu quả. Thay vì trả cổ tức cho các cổ đông, công ty mua lại cổ phiếu đã phát hành làm số lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm, dẫn đến tỉ lệ sinh lời trên mỗi cổ phiếu EPS= lợi nhuận ròng - cổ tức ưu đãi/số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng lên nếu công ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và do đó, sẽ có lợi cho các cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, về phía các nhà quản lý công ty, họ cũng kỳ vọng vào việc giá cổ phiếu sẽ tăng lên trong tương lai khi mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu ngân quỹ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, việc mua lại cổ phiếu đã phát hành làm giảm lượng tiền và do đó làm giảm cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Ðiều này có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty trong thời gian tới. - Trường hợp 2: Theo các nhà quản lý công ty, cổ phiếu của công ty đang bị đánh giá thấp Việc công ty mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm lượng cung, do đó thường có ảnh hưởng tốt tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Ðây là cách can thiệp của một số công ty khi giá cổ phiếu đang giảm. Trường hợp này đã từng diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ giá các cổ phiếu có chiều hướng đi xuống, chất lượng mua sụt giảm. Những lệnh đặt mua cổ phiếu của chính tổ chức phát hành đã làm cho giao dịch trên thị trường sôi động hơn, đồng thời giúp giá cổ phiếu không xuống dốc nhanh. Quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ Trong bản báo cáo hàng tuần của Công ty chứng khoán Artex đã xem xét những vấn đề nhà đầu tư cần lưu ý xoay quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp. Gần đây, một số doanh nghiệp niêm yết như SBT, HQC và mới đây nhất là MSN đã thực hiện mua cổ phiếu quỹ với khối lượng khá lớn (115 triệu cổ phiếu). Trong bối cảnh thị trường tín dụng đang khá thoáng và thị trường chứng khoán bùng nổ; đồng thời xét theo một khía cạnh tích cực thì nền kinh tế đã chứng tỏ được khả năng phục hồi sớm hơn dự kiến, việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ liệu có dẫn tới hệ lụy thiếu vốn
  • 7. 7 cho phát triển sản xuất? Quyết định mua cổ phiếu quỹ là bài toán về quản trị tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các cổ đông cần hiểu rõ vấn đề này để đánh giá quyết định của ban lãnh đạo sẽ làm lợi hay hại cho công ty. Khi nào một doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ? Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty cổ phần đã phát hành và được chính công ty mua lại. Các công ty cổ phần mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau: Thứ nhất, cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của công ty và được loại trừ không chia cổ tức cho nên công ty có thể mua cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các cổ đông hiện hữu, hay nói cách khác khi lãnh đạo công ty đang chịu sức ép phải có tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu từ các cổ đông. Thứ hai, khi công ty có một lượng tiền nhàn rỗi (thường là từ nguồn lợi nhuận để lại) chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốt, lợi nhuận bình quân cao hơn các ngành khác mà mình dự định đầu tư. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng phát triển tương lai của mình cũng như ngành nghề. Mặt khác, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho rằng cổ phiếu của họ đang bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực và việc mua lại cổ phiếu của họ là một khoản đầu tư sinh lời hơn là mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác hoặc thậm chí là mở rộng sản xuất. Thứ ba, khi công ty thấy cổ phiếu của họ trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng mua cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng cầu về cổ phiếu để đẩy giá lên hoặc đặt mua làm nhiều lần để làm giảm sự giảm giá trên thị trường. Đây cũng là biện pháp các công ty thường làm trên thế giới, các công ty thường dùng biện pháp này để tạo “sóng” chứng khoán cho chính mình. Do vậy một số các nước trong đó có cả Việt Nam đặt ra một số quy chế về khối lượng mua, nguồn vốn mua, tỷ lệ mua… để hạn chế mặt không tích cực của việc mua cổ phiếu quỹ trên thị trường. Thứ tư, công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Thông thường việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng phải có nguồn từ quỹ khen thưởng phúc lợi.
  • 8. 8 Ảnh hưởng của việc mua lại cổ phiếu quỹ Với nhà đầu tư cá nhân, nhìn chung động thái mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích hơn bởi giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng sau khi kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ được đưa ra (ngoại trừ trường hợp các nhà đầu tư tin rằng thị giá cổ phiếu đang quá cao so với giá trị thực hoặc tình hình thị trường quá xấu). Bản chất mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu, trả lại tiền cho các cổ đông. Cổ đông nào muốn thu hồi vốn đầu tư có thể bán cổ phiếu đang sở hữu. Khi một công ty công bố trả cổ tức, các cổ đông luôn kỳ vọng rằng cổ tức năm sau sẽ cao hơn năm trước và diễn biến ngược lại sẽ là một yếu tố làm cổ đông công ty đó bán ra trong khi động thái mua bán cổ phiếu quỹ dường như ít bị chú ý hơn. Việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ giúp làm đẹp một số chỉ số tài chính, cụ thể là EPS, ROE và ROA sẽ tăng lên kể cả khi doanh thu và lợi nhuận không đổi. Sự tăng trưởng này không được đem lại từ hoạt động kinh doanh chính và không tạo ra giá trị cho cổ đông. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đôi khi đây cũng là một “mánh khóe” của Ban lãnh đạo doanh nghiệp bởi họ sẽ được thưởng dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc dùng tiền mua lại cổ phiếu của chính mình làm giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá trị doanh nghiệp trên sổ sách kế toán, giảm lượng tiền mặt hiện có cho thấy công ty sẽ không có khả năng đầu tư nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ và cơ hội cho các dự án mới. Xét về đầu tư dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Nhà đầu tư cần lưu ý Chi phí mua cổ phiếu quỹ hạch toán vào giá vốn cổ phiếu quỹ, chi phí bán cổ phiếu quỹ hạch toán giảm trừ số tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không chia cổ tức, không có quyền biểu quyết. Chêch lệch giữa giá bán và giá mua được ghi vào thặng dư vốn cổ phần sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận thể hiện trên bảng kết quả kinh doanh do đó không phải chịu thuế mà chỉ tác động tới bảng cân đối kế toán và góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về sự thận trọng và triển vọng ngành nghề, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế và thị trường chứng khoán
  • 9. 9 nói chung. Tại thời điểm đăng ký mua, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn nhàn rỗi, nhưng nếu nguy cơ rủi ro về tài chính như không thu được các khoản nợ đến hạn, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Khi đó, mua cổ phiếu quỹ sẽ làm suy yếu khả năng thanh toán và trả nợ của công ty. Mặt khác, các quy định hiện nay mới chỉ yêu cầu doanh nghiệp chứng minh nguồn vốn được sử dụng, mà chưa bắt buộc doanh nghiệp chứng minh có tiền nhàn rỗi để mua cổ phiếu quỹ. Trong khi đó, nguồn vốn chỉ là quyết toán trên sổ sách mà thôi. Dù nhà đầu tư có kỳ vọng sau khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng giá cổ phiếu nhưng khi công ty dùng tiền mua cổ phiếu quỹ để làm giảm đà giảm giá của cổ phiếu thì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang đánh giá cổ phiếu của công ty không cao trên thị trường. Thị trường mới là thước đo chính xác nhất về giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ cung cấp. 1.2. Trái phiếu (Bonds) Khái niệm Trái phiếu là một loại chứng từ chứng nhận quyền đòi nợ gốc và lãi của trái chủ đối với người phát hành, nó có thể dưới hình thức giấy tờ hay được ghi trên hệ thống điện tử do các công ty, tổ chức hay Chính phủ trung ương, địa phương phát hành. Đặc điểm của trái phiếu: - Mệnh giá: Trên bề mặt của trái phiếu, thường công bố số tiền mà người phát hành cam kết trả cho người có trái phiếu. Số tiền này gọi là mệnh giá của trái phiếu. - Ở Việt Nam mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 đồng,và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành. - Ngày đáo hạn: Ngày đáo hạn cũng được ghi trên bề mặt trái phiếu. Đây là ngày người phát hành sẽ thanh toán mệnh giá cho người có trái phiếu. Kỳ hạn của trái phiếu rất đa dạng, có thể lên tới 30 năm hay hơn nữa. - Theo Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, trái phiếu có kì hạn từ 1 đến 5 năm được gọi là trái phiếu ngắn hạn, từ 5 đến 10 năm được gọi là trái phiếu trung hạn và trên 10 năm là trái phiếu dài hạn. - Lãi suất: Lãi suất được công bố theo tỷ lệ phần trăm với mệnh giá trái phiếu. Mặc dù lãi suất được tính theo hàng năm nhưng nó được thanh toán nửa năm một lần.
  • 10. 10 - khi công ty bị giải thể thanh lý tài sản thì người cầm trái phiếu được ưu tiên trả nợ trước cổ đông. Điều kiện phát hành trái phiếu ở việt nam hiện nay. Theo Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 được thông qua vào ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Luật này quy định về việc phát hành trái phiếu ra công chúng như sau: - Là công ty cổ phần, cộng ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Viện Nam - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm. - Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu. - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. 1.2.1 Các loại trái phiếu Phân biệt theo tiêu thức người phát hành, có hai loại trái phiếu là trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ a. Trái phiếu công ty - Trái phiếu vô danh: Tên trái chủ của trái phiếu vô danh không được đăng ký tại công ty phát hành. Trái phiếu này được thanh toán cho những ai mang nó, tức là người chủ sở hữu trái phiếu đó. Trái phiếu vô danh có gắn các cuống phiếu trả lãi, trái chủ xé một cuống phiếu vào ngày trả lãi và gửi cho đại lý của công ty để thanh toán.
  • 11. 11 - Trái phiếu ghi tên: Tên của trái chủ được đăng ký tại công ty phát hành. Người có trái phiếu này không phải gửi các cuống phiếu cho đại lý thanh toán để nhận phần lãi của mình. Mà thay vào đó, vào ngày đến hạn, người đại lý sẽ tự động gửi cho anh ta một tờ séc trả cho khoản lãi đó. - Trái phiếu có thể thu hồi: Một số công ty có quy định trong trái phiếu một điều khoản cho phép họ mua lại trái phiếu trước khi đến hạn. Thông thường, công ty chấp nhận trả cho người có trái phiếu theo giá gia tăng tức là, lớn hơn mệnh giá của trái phiếu khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó. - Trái phiếu có thể chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi cho người sở hữu quyền đổi trái phiếu của anh ta sang một loại chứng khoán nào đó. Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường của công ty phát hành. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu trong một thời gian nhất định, thường là từ 1 – 3 năm, đòi hỏi doanh nghiệp phát hành, cũng như nhà đầu tư cần có cái nhìn dài hạn. Trái phiếu chuyển đổi từng được xem là món đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư trong thời điểm thị trường chứng khoán đang tăng trưởng và nguồn cổ phiếu khan hiếm , và công cụ hữu hiệu đối với doanh nghiệp khi cần huy động vốn rẻ. Thế nhưng giai đoạn hiện nay việc phát hành TPCĐ không hề dễ dàng, cùng với sự sụt giá cổ phiếu, nhiều trường hợp trái phiếu chuyển đổi đã trở thành trái đắng đối với cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. - Trái phiếu bảo đảm: Cũng như những người đi vay khác, công ty thường đưa ra một thứ có giá trị làm vật bảo đảm cho các khoản vay. Khi công ty thực hiện điều này, ta nói rằng nó đã phát hành một trái phiếu có bảo đảm. Có một số loại trái phiếu bảo đảm chủ yếu là:  Trái phiếu có tài sản cầm cố: một trái phiếu có tài sản cầm cố là việc công ty phát hành thế chấp bất động sản để đảm bảo khả năng thanh toán nợ  Trái phiếu có tài sản thế chấp: công ty phát hành đưa ra các chứng khoán dễ chuyển nhượng mà công ty sở hữu của người khác để bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu.
  • 12. 12 - Trái phiếu không bảo đảm: Một công ty có khả năng tín dụng cao có thể phát hành trái phiếu chỉ trên uy tín của mình. Những trái phiếu này được gọi là giấy nhận nợ và công ty không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo cho nó. Một trong những đơn vị tiên phong và được đánh giá là khá thành công khi huy động vốn bằng kênh phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). Trong năm 2008, Sacomreal đã 3 lần phát hành trái phiếu huy động vốn cho các dự án bất động sản với mức lãi suất 8,8-13,2%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng, mỗi trái phiếu kèm theo quyền mua căn hộ với mức chiết khấu 5-8% trên giá bán. Trái phiếu luôn là hình thưc huy động vốn hữu hiệu của bất kỳ công ty nào. Nếu cần vốn, công ty có thể phát hành trái phiếu để có những khoản tiền cho vay lớn, lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nhưng cùng với những lợi thế của trái phiếu, nhưng rủi ro tiềm ẩn cũng rất lớn. Đôi khi gây ra cho doanh nghiệp thiệt hại “khôn lường”. Ngoài danh tiếng về khả năng tín dụng của công ty phát hành, thì tài sản thực (trường hợp tiền vay có thế chấp tài sản) hay tài sản cá nhân được thế chấp sẽ tạo an toàn cho trái phiếu. Trong trường hợp không có khả năng chi trả đúng hạn, thì các công ty phát hành sẽ tổ chức lại hoạt động tài chính để thanh lý nợ cho những người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hoạt động của thị trường, trái phiếu công ty có thể đem đến cho các nhà đầu tư một hay nhiều rủi ro sau đây:  Rủi ro về lãi suất thị trường : Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào.  Rủi ro tái đầu tư : Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại một trái phiếu dựa trên giả định là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư như thế đôi khi được gọi là “lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư.
  • 13. 13  Rủi ro do thu hồi :Trái phiếu công ty có một điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi hay “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn nhằm thu hồi trái phiếu trong tương lai nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn lãi suất trái phiếu. Đối với nhà đầu tư có 3 bất lợi với điều khoản về lệnh “gọi”. Thứ nhất, mức tiền mặt giao dịch cho một trái phiếu có điều khoản lệnh “gọi” không được biết chắc. Thứ hai, do nhà phát hành sẽ ra lệnh “gọi” thu hồi trái phiếu khi lãi suất thị trường xuống, nên nhà đầu tư chịu rủi ro tái đầu tư. Thứ ba, khả năng tăng trị giá vốn của trái phiếu sẽ giảm bớt, vì giá của một trái phiếu có điều khoản về lệnh “gọi” không thể tăng cao hơn nhiều so với mức giá mà nhà phát hành sẽ gọi thu hối trái phiếu.  Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.  Rủi ro lạm phát: Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt đã giảm. Ngoại trừ trái phiếu lãi suất thả nổi, còn đầu tư vào tất cả trái phiếu khác điều chịu rủi ro lạm phát, vì mức lãi suất được công ty phát hành cam kết sẽ cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.  Rủi ro về tỷ gia: Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.  Rủi ro thanh lý: Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Cách đo lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng nhiều. Đối với một nhà đầu tư định giữ lại trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, rủi ro thanh lý ít quan trọng hơn.
  • 14. 14  Rủi ro do biến cố bất ngờ : Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào đó… Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do biến cố bất ngờ.  Rủi ro tái thiết kết cấu: Thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần để thúc đẩy công ty, kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty. Nhóm thiệt hại thường là những chủ trái phiếu vì phải chịu đựng sự xuống giá thị trường đối với các trái quyền của họ. Để “ăn chắc” khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, thiết nghĩ, các nhà đầu tư cần nên nghiên cứu kỹ, tránh không gặp phải những rủi ro trên. Một số DN Việt Nam đã phát hành thành công trái phiếu quốc tế, bao gồm VietinBank, VinGroup và Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên đến nay, chỉ còn TP của VietinBank vẫn đang được giao dịch và niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore. b. Trái phiếu Chính phủ Để tài trợ cho chi tiêu ngân sách, các chính phủ có thể phát hành trái phiếu thông qua kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn viện trợ ODA đang giảm dần khi Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Do đó, phát hành TPQT là kênh huy động vốn mới giúp Chinh phủ giải quyết bài toán về vốn huy động phục vụ cho nhu cầu phát triển. Trái phiếu chính phủ có thể là ngắn hạn, trung và dài hạn. - Kỳ phiếu kho bạc ngắn hạn: Phổ biến nhất là các loại 3 tháng và 6 tháng, các kỳ phiếu ngắn hạn là những công cụ chiết khấu, thường không có mức lãi suất cố định. Các kỳ phiếu ngắn hạn thường được mua bằng một số tiền và người mua sẽ nhận được một số tiền lớn hơn bằng mệnh giá khi đến hạn. Khoản chênh lệch giữa hai số tiền trên gọi là khoản chiết khấu, lãi suất thu được chính là lãi suất chiết khấu - Trái phiếu kho bạc trung và dài bạn: Các trái phiếu kho bạc trung và dài hạn là các công cụ có kỳ hạn dài hơn kỳ phiếu kho bạc. Trái phiếu trung hạn được phát hành với thời gian đáo hạn từ 1 đến 10 năm. Trái phiếu dài hạn được phát hành từ 10 đến 30 năm. Các trái phiếu trung và dài hạn có mức lãi suất cố định và được trả lãi trên cơ sở nửa năm. Những công cụ này được tính toán trên cơ sở 1 năm
  • 15. 15 365 ngày mà không phải 360 ngày như đối với các kỳ phiếu ngắn hạn và các công cụ khác. Năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên tham gia thị trường TPQT và thu được những tín hiệu đáng mừng thông qua đợt phát hành 750 triệu USD, kỳ hạn 10 năm của Chính phủ. Đây là đợt phát hành được nhận định là rất thành công khi số lượng các nhà đầu tư có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới đều tham gia đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần mức Chính phủ phát hành. Gần đây nhất năm 2014, Chính phủ cũng đã thực hiện thành công đợt hoán đổi TP bằng tiền mặt kết hợp với phát hành TP mới. Giao dịch này nhận được khối lượng đăng ký đặt mua kỷ lục từ 450 nhà đầu tư, gấp 10 lần khối lượng công bố phát hành là 1 tỷ USD. Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức trên dưới 10%. Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc kinh tế. Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, gần đây, trước những rào cản về trần nợ công của Việt Nam và thị trường tài chính thế giới yêu cầu lợi suất TPCP Việt Nam cao hơn đã khiến Chính phủ phải cân nhắc trong việc phát hành TPQT. Do đó, những năm gần đây, hầu như chính phủ chỉ phát hành trái phiếu huy động vốn trong nước mà người mua chủ yếu là các NHTM và một số tổ chức tài chính đầu tư. Nhìn ở một góc cạnh khác thì việc Việt Nam mặc dù phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu giúp gia tăng nguồn vốn lưu thông và thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng với mức lãi suất trái phiếu quá cao so với các nước trên thế giới. So với Philipinne và Indonesia chỉ ở khoảng 5 – 5,5% thì lợi tức Việt Nam là quá cao. Trong khi đó, khả năng quản lý nguồn ngân sách hạn chế, vấn nạn tham nhủng khiến cho mức lợi tức 6-7% càng trở thành gánh nặng cho các khoản nợ vay. c. Trái phiếu địa phương - Kỳ phiếu địa phương ngắn hạn: Các chính quyền địa phương phát hành những công cụ ngắn hạn để ứng trước nhu cầu về vốn. Những công cụ này được gọi là kỳ phiếu, thường có kỳ hạn 6 tháng hoặc ít hơn. Các kỳ phiếu được phát hành trên cơ sở dự tính trước các khoản thuế gọi là kỳ phiếu ứng trước thuế. Các loại phát hành dựa trên dự tính thu nhập tương lai gọi là kỳ phiếu ứng trước thu nhập. Các
  • 16. 16 kỳ phiếu ứng trước đợi phát hành trái phiếu mới gọi là kỳ phiếu ứng trước cho phát hành trái phiếu. - Trái phiếu địa phương trung và dài hạn: Thường có một số loại sau:  Trái phiếu trách nhiệm chung: được bảo đảm bàng những lực thu thuế của chính quyền địa phương.  Trái phiếu bảo đảm bằng thuế cụ thể: được bảo đảm bằng một loại thuế nhất định của địa phương.  Trái phiếu thu nhập: được bảo đảm bằng thu nhập từ dự án xây dựng bằng tiền bán trái phiếu. Đối với kinh tế Việt Nam, việc các địa phương huy động được nguồn vốn thông qua trái phiếu là không hề dễ dàng vì không tạo được sự hấp dẫn đối với người dân. Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương. TP.HCM phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu TP.HCM sẽ phát hành 2.000 tỷ trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động nguồn vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm, cấp bách của TP. UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính thông báo về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương năm 2017. Theo đó, TP.HCM dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu. Ngày tổ chức phát hành vào 18/12. Ngày phát hành và nhận tiền mua trái phiếu là 19/12. Các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Cơ cấu cụ thể tuỳ thuộc vào nhu cầu các các nhà đầu tư và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Từ năm 2014 đến 2016, TP.HCM đã tổ chức nhiều đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Năm 2014, TP.HCM phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương. Năm 2015, TP.HCM tổ chức hai đợt phát hành trái phiếu với tổng số vốn huy động là 3.000 tỷ đồng. Đến năm 2016, TP.HCM huy động tiếp 3.000 tỷ đồng trái phiếu cho kỳ hạn 15 năm với lãi suất 7,55%/năm. Nguồn vốn huy động dùng để đầu tư cho các công trình trọng điểm TP.HCM. Đợt phát hành này diễn ra trong bối cảnh TP.HCM đang khát vốn cho hàng loạt công trình hạ tầng cấp bách. Tuy nhiên, nguồn ngân sách giữ lại của TP lại bị co lại (giảm từ 23% xuống còn 18%). 1.3 CHỨNG CHỈ QUỸ 1.3.1 Khái niệm: Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khóan là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do cộng ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúng phát hành, xác
  • 17. 17 nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị của một Quỹ công chúng. Mệnh giá thống nhất là 10.000 VND 1.3.2. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng: Theo điều 12 của luật chứng khoán số 70/2006/QH 11 quy định về việc phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng như sau: - Tổng giá trị chứng chỉ đăng kí chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng - Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của luật này Chứng chỉ quỹ đầu tiên ở Việt Nam được niêm yết đó là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) theo giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán số 01/UBCK- ĐKQĐT ngày 20/5/2004 do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Kể từ ngày 8/11/2004 chứng chỉ quỹ VF1 được niêm yết giao dịch tại TTGDCK HCM. Do chứng chỉ quỹ của VF1 đã được niêm yết trên TTGDCK HCM nên việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ VF1 hiện nay giống như đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu niêm yết nào trên TTGDCK HCM và mọi giao dịch chứng chỉ quỹ trên TTGDCK HCM đều thông qua các công ty chứng khoán. Tổng giá trị chứng chỉ quỹ niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 300 tỷ đồng với khối lượng là 30 triệu đơn vị quỹ (mệnh giá đơn vị quỹ/chứng chỉ quỹ là 10.000 đồng). Đây là quỹ đầu tư dạng đóng, nghĩa là quỹ đầu tư chỉ phát hành chứng chỉ ra công chúng một lần với số lượng nhất định và quỹ hay công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải mua lại chứng chỉ quỹ từ người đầu tư trong thời gian hoạt động của quỹ. CB002147.jpg Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ của bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV (net asset value)). Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. NAV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ đầu tư chứng khoán.
  • 18. 18 Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam hiện nay, mặc dù các chính chỉ quỹ có NAV cao hơn nhiều so với giá giao dịch của thị trường vẫn không tạo được sự hấp dẫn của các nhà đầu tư cá nhân mà chỉ thu hút các tổ chức lớn và nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi room cho nhà đầu tư nước ngoài đầy nên chứng chỉ quỹ ít khi có đột biến về giá so với các loại cổ phiếu trên thị trường. Một số điểm cần lưu ý khi nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán: - Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. Nói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung qui định trong điều lệ quỹ. - Cần dành thời gian đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, các mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. - Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí /thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập. - Phải biết chấp nhận rủi ro bởi vì công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi mà nó chỉ nghĩa vụ phải thực hiện cách tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của các nhà đầu tư. 1.4. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (DERIVATIVES) 1.4.1 Khái niệm Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu.
  • 19. 19 Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Trên thực tế, việc đầu tư vào các các công cụ phái sinh vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư chú ý, bởi nếu các nhà đầu tư mạo hiểm mua thật nhiều cổ phiếu mà không băn khoăn về khả năng thua lỗ thì họ sẽ thu về hàng triệu USD lợi nhuận; trong khi đầu tư vào các công cụ phái sinh, tuy đảm bảo được sẽ không bị thua lỗ nhưng do các bên cung cấp công cụ phái sinh trên thị trường thường giới hạn một lượng cung cấp nhất định đồng thời yêu cầu mức phí khá cao, nên các nhà đầu tư chỉ thu về một phần lợi nhuận nhỏ hơn rất nhiều. Thông thường, thị trường sẽ không biến động nhiều như những suy đoán của các nhà đầu tư khi áp dụng công cụ phái sinh, nên đa phần các nhà đầu tư thường tiếc nuối vì đã bỏ qua lợi nhuận, hơn là mừng thầm vì đã đầu tư vào công cụ phái sinh. Tuy vậy, tính tích cực và hình ảnh của những công cụ chứng khoán phái sinh ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Không ai có thể phủ nhận rằng các công cụ này đã giúp nhiều nhà đầu tư thoát khỏi các vụ thua lỗ hàng triệu USD trên thị trường chứng khoán, cũng như khiến mọi người an tâm hơn khi đến với thị trường đầy rủi ro này. 1.4.2 Phân loại Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). a. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một loại tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng
  • 20. 20 kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. Ví dụ: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phe A, có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với một người nông dân B. vào đầu vụ, B ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của A 20 tấn cà phê với giá là 28 triệu đồng/tấn. Thì lúc đó A được gọi là người bán và B là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng A có trách nhiệm phải bán cho CP B 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 28 triệu đồng/tấn và B bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của Thịnh còi với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả A va B đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường. b. Hợp đồng tương lai (futures) Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai. Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó. Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (Sicom) ra mắt giao dịch hợp đồng tương lai cà phê Robusta (Sicom coffee) vào sáng ngày 22/4/201 nhằm thiết lập cơ sở hình thành giá đặc
  • 21. 21 thù riêng cho khu vực Châu Á. Cà phê robusta là một trong những mặt hàng được sản xuất và giao dịch nhiều nhất Đông Nam Á. Hơn 50% sản lượng xuất khẩu trên toàn thế giới bắt nguồn từ khu vực này, nhưng còn thiếu cơ sở hình thành giá đặc thù riêng của vùng. Sicom coffee là công cụ giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai, quy mô một hợp đồng cà phê robusta là 5 tấn. Buổi sáng giao dịch 10-12h và chiều 16-23h. Giao nhận sẽ được thực hiện thông qua việc xuất hóa đơn của các kho ngoại quan trữ cà phê tại TP HCM hoặc Singapore. Các nhà đầu tư có thể tham gia mua bán thông quan các thành viên môi giới của Sicom. Cà phê giao dịch trên thị trường London, NewYork gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong hoạt động mua bán như chênh lệch lớn về múi giờ, địa lý, chất lượng cà phê, giá cả không tương thích với tiêu chuẩn, đặc điểm sản phẩm ở Việt Nam nói riêng, Châu Á nói chung. Mặt khác, việc giao hàng ở ngay TP HCM sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người trồng cà phê trong nước. c. Quyền chọn (options) Theo hợp đồng lựa chọn, người mua quyền lựa chọn có quyền được thực hiện đó bằng cách trả cho người bán một khoản tiền đặt cược. Đổi lại, người bán phải gánh chịu mọi rủi ro do biến động giá của thị trường gây ra. Còn người mua chỉ chịu rủi ro trong giới hạn đặt cược. Có hai loại quyền lựa chọn là: Quyền lựa chọn mua Đối với option mua, người mua option sẽ trả cho người bán quyền chọn một khoản tiền, gọi là giá trị quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua quyền chọn sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoá…) theo một mức giá đã được thoả thuận trước tại thời điểm đã xác định trong tương lai. Người bán quyền chọn nhận được tiền từ người mua quyền chọn nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một giá cả đã được thoả thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc được thực hiện trước ngày đó) khi người mua quyền chọn muốn thực hiện quyền được mua. Ví dụ: giá cổ phiếu của IBM trong thời điểm hiện tại là 80 USD/cổ phiếu, sau khi phân tích, bạn dự báo rằng giá sẽ tăng lên trong thời gian tới. Vậy nếu bạn muốn đầu tư 1.000 cổ phiếu của IBM bạn phải chi là 80.000 USD. Nhưng nếu một thời gian, cổ phiếu IBM giảm xuống chỉ còn 40 USD/cổ phiếu thì bạn sẽ mất trắng 40.000 USD. Trong trường hợp này, để hạn chế rủi ro và vẫn thực hiện theo dự báo, bạn nên đầu tư vào quyền chọn, cụ thể là bạn đi mua quyền chọn cổ phiếu IBM, giá thoả thuận trước (strike price) là 80
  • 22. 22 USD/cổ phiếu, thời gian là 2 tháng, số lượng 1.000 cổ phiếu với mức phí quyền chọn là 2 USD/cổ phiếu. Trong thời gian này, nếu giá cổ phiếu IBM tăng trên 80 USD/cổ phiếu theo đúng dự báo, bạn có thể thực hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoả thuận trước là 80 USD/cổ phiếu và đem ra thị trường bán với giá 100 USD/cổ phiếu chẳng hạn, bạn sẽ có lợi nhuận là 20.000 USD, trừ đi chi phí 2 USD/cổ phiếu phí mua quyền chọn, bạn sẽ có lợi nhuận 18.000 USD. Nhưng nếu giá cổ phiếu IBM không tăng lên theo dự đoán của bạn, nó giảm liên tục, cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng giá vẫn giảm thì bạn có quyền không thực hiện việc chọn mua của mình và bạn chỉ lỗ tiền phí mua quyền chọn mà thôi, tức là mất 2000 USD. Từ đó, chúng ta thấy rằng, người mua quyền chọn chỉ chịu lỗ ở mức giới hạn, trong khi lợi nhuận thì rất lớn. Người bán quyền chọn cũng có lợi nhuận thu được từ phí mua quyền chọn. Quyền lựa chọn bán hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn bán là một hợp đồng tài chính giữa hai bên, theo đó người mua hợp đồng (the holder) có quyền bán cho người bán hợp đồng (the writer) một số cổ phần của một lại chứng khoán, chỉ số chứng khoán nào đó tại một mức giá xác định (strike price, exrcise price), vào hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng (expiration date). Để đổi lại người mua phải trả cho người bán một khoản phí hợp đồng (option premium). Cần lưu ý trong hợp đồng quyền chọn bán người mua hợp đồng lại chính là người có quyền bán chứng khoán. Người mua hợp đồng sẽ có lợi nếu giá chứng khoán sụt giảm mạnh, khi đó nếu người mua hợp đồng quyết định thực thi quyền bán (exercise the option), người bán hợp đồng buộc phải mua số chứng khoán đó. Ngược lại, người bán hợp đồng (người có nghĩa vụ mua chứng khoán khi đến hạn nếu người mua hợp đồng yêu cầu) sẽ thu lợi khi giá chứng khoán tăng, đứng, hoặc giảm ít hơn khoản phí hợp đồng nhận được. Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho chứng khoán của mình khi ông ta dự đoán chứng khoán đó có khả năng tụt giá trong tương lại đồng thời không muốn bán hẳn số chứng khoán đó hoặc để đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó. Dù trường hợp nào có xảy ra chăng nữa thì rủi ro người mua hợp đồng cũng chỉ giới hạn trong số phí hợp đồng Hợp đồng quyền chọn bán phổ biến nhất đối với cổ phiếu của một công ty nhất định, ngoài hợp đồng put option còn hay được mua bán với tài sản tài chính như lãi suất, hoặc mặt hàng thực như vàng, dầu mỏ.
  • 23. 23 Ví dụ, Khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán sụt giảm, họ có thể sử dụng quyền chọn bán để tự bảo vệ. Với 100 cổ phiếu của IBM trị giá 80 USD/cổ phiếu trong tay, bạn có thể mua quyền chọn với một chút lệ phí nhất định để đảm bảo rằng trong ba tháng tới, bất kỳ lúc nào cũng có thể bán được 100 cổ phiếu đó với giá 80 USD/cổ phiếu. Do đó, nếu số cổ phần này bị mất giá thì bạn cũng không lo lắng vì mình đã có người cung cấp quyền chọn bán bảo đảm mức giá cho mình. Người cung cấp quyền chọn được hưởng lợi từ phí quyền chọn. Quyền chọn được phát minh dựa trên yếu tố các nhà đầu tư ưa thích cảm giác an toàn khi họ chắc chắn họ sẽ được mua và bán với giá ấn định, họ thu lợi nhuận không cao nhưng bù lại sẽ rất ổn định. Đối tượng của quyền chọn có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, ngoại hối, kim loại quý hay nông sản. quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung như Thị trường quyền lựa chọn cổ phiếu Chicago - CBOE, thị trường hợp đồng tương lai quốc tế London - LIFFE hay các thị trường phi tập trung OTC. d. Hợp đồng hoán đổi (swaps) Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định. Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. Tại Việt Nam, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng từ một vài năm trước nhưng sản phẩm hoán đổi lãi suất vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường tài chính trong nước và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm này. Ví dụ: Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (PV Trans) vừa ký hợp đồng hoán đổi lãi suất kỳ hạn 5,5 năm với Ngân hàng ANZ Việt Nam. Đây là sản phẩm tài chính Quốc tế mà ANZ đã và đang triển khai tại thị trường Việt Nam, nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp bảo hiểm lãi suất giúp họ quản lý được rủi ro về biến động lãi suất.
  • 24. 24 Hợp đồng hoán đổi lãi suất bao gồm việc hoán đổi lãi suất giữa hai bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng này cho phép hoán đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi và ngược lại. Lợi ích mà khách hàng của ANZ nhận được là một hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp họ quản lý dòng tiền của mình bằng cách cố định lãi suất của các khoản nợ, vì vậy có thể biết trước được chi phí vay nợ trong một khoảng thời gian cố định. 1.4.3 Những điểm tích cực và tiêu cực của chứng khoán phái sinh a. Mặt tiêu cực của công cụ phái sinh: - Có thể gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các công cụ đòn bẫy hay vay mượn; rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (đặc biệt là trong hợp đồng swaps); tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với những nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm. - Giá trị danh nghĩa quá lớn: rủi ro dẫn đến thua lỗ lớn mà nhà đầu tư không thể bù đắp được. Khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyển phá hủy hàng loạt khi có khủng hoảng kinh tế. Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn tới việc làm méo mó thị trường vốn thực. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào thị trường các công cụ phái sinh để quyết định mua hoặc bán chứng khoán, như vậy cái mà ban đầu được xem là thị trường là để chuyển rủi ro trở thành một chỉ số hướng dẫn thị trường. - Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế: việc gia tăng đòn bẩy nợ trong nền kinh tế làm nền kinh tế thực không đủ khả năng để tài trợ cho nghĩa vụ nợ và điều chỉnh những hoạt động kinh tế thực, điều này có thể gây ra suy thoái hay khủng hoảng kinh tế. b. Mặt tích cực của công cụ phái sinh: - Thúc đẩy việc mua bán rủi ro, vì thế tạo ra một tác động tích cực trong nền kinh tế. Trong điều kiện bình thường, giao dịch các chứng khoán phái sinh không tác động nghiêm trọng đến hệ thống kinh tế vì nó không phải là một trò chơi có tổng bằng không về tính hữu dụng, giảm tác động khi có suy giảm kinh tế xảy ra, giúp tăng tính thanh khoản của các công cụ cơ sở; cho phép sử dụng đòn bẩy nâng cao lợi nhuận. - Đa dạng hơn cơ cấu các sản phẩm đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút nguồn vốn trên thị trường luân chuyển. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, khi ma sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng, một khi tín dụng bị hạn chế sẽ tác động mạnh đến các thị trường đặc biệt là thị
  • 25. 25 trường vốn. Do đó, thị trường chứng khoán phái sinh sẻ giúp gia tăng đòn cân vốn và khơi thông được nguồn vốn bị ứ động vừa giúp ích cho nguồn vốn được sử dụng và tái sử dụng một cách hiệu quả, vừa giảm áp lực lạm phát khi tiền được đưa quá nhiều vào lưu thông. - Các nhà đầu tư ưa thích sự an toàn sẽ tham gia và sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh để bảo vệ khoản tiền đầu tư của mình chống lại những tăng trưởng không dự tính trước cũng như sự sụt giá bất ngờ hay lên giá đột ngột của chứng khoán 1.4.3 Chứng khoán phái sinh tại thị trường Việt Nam Sau hơn 17 năm vận hành thì cuối cùng kênh chứng khoán Việt Nam đã có sản phẩm tài chính phái sinh đầu tiên. Vào tháng 8/2017, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30- Index là sản phẩm phái sinh đầu tiên được đưa vào giao dịch khi TTCK phái sinh chính thức đi vào hoạt động. Mỗi hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index sẽ có 4 “tháng” đáo hạn, bao gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối 2 quý gần nhất, tức là sản phẩm sẽ có 4 mã chứng khoán tương ứng. Ví dụ, tại thời điểm tháng 8/2017, sẽ có 4 mã giao dịch trên 4 hợp đồng gồm: Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30-Index, một là đáo hạn tháng 8/2017 (tháng hiện tại), hai là đáo hạn tháng 9/2017 (tháng tiếp theo), ba là đáo hạn tháng 12/2017 và bốn là đáo hạn tháng 3/2018 (2 tháng cuối 2 quý gần nhất). Hệ số nhân đối với VN30-Index là 100.000 đồng, tương ứng với quy mô một hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index tại mức 700 điểm là 70.000.000 đồng (100.000 đồng x 700). Theo quy định của VSD, mức ký quỹ ban đầu vào khoảng 10-15% giá trị hợp đồng (*Chi tiết tính mức ký quỹ ban đầu theo công thức tính tại Quy chế Ký quỹ của VSD), nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 70.000.000 đồng thì mức ký quỹ ban đầu để mua 1 hợp đồng vào khoảng 7-10,5 triệu đồng. Tuy nhiên, bản chất của sản phẩm phái sinh này vẫn còn nhiều tranh cãi. Để hiểu hơn về sản phẩm phái sinh của VN và các nước trên thế giới khác nhau như thế nào, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây: Dự đoán cá cược hay hợp đồng tương lai ?
  • 26. 26 Thật ra, tìm hiểu kỹ cho thấy sản phẩm đang giao dịch tại HNX không phải là đúng bản chất chứng khoán phái sinh; cũng không phải là hợp đồng tương lai đúng nghĩa như công bố; mà nó gần giống với dự đoán (cá cược) sự lên – xuống của chỉ số index 30. Chứng khoán phái sinh (Derivatives), là sản phẩm của thị trường chứng khoán sinh ra từ một sản phẩm chứng khoán cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu cụ thể. Trong khi sản phẩm của HNX dựa trên chỉ số Index 30 chứ không phải là các cổ phiếu trong nhóm Index 30 cụ thể. Nếu có 1 quỹ đầu tư mở đầu tư vào Index 30, tức đầu tư vào 30 cổ phiếu trong nhóm Index 30. Khi đó cổ phiếu của Quỹ mở là một chứng khoán cụ thể, và nó tăng giảm theo Index 30. sau đó sẽ có sản phẩm phái sinh trên cổ phiếu Quỹ mở này; mới gọi là chứng khoán phái sinh thật sự. Tiếp theo Hợp đồng tương lai (Futures) của chứng khoán (hay hàng hóa) là hợp đồng mua (bán) một chứng khoán (hay hàng hóa) trong tương lai với giá hiện tại. Do vậy để đảm bảo người mua , trong trường họp giá liên tục giảm; khiến không thực hiện mua khi hợp đồng tới hạn; thì Sàn giao dịch phải yêu cầu người mua phải đặt cọc một số tiền có tỷ lệ quy định; và bắt đầu mua từ ngày mua HĐ đến ngày đáo hạn; nếu giá giảm làm số tiền đặt cọc bị hụt tỷ lệ quy định; thì người mua phải bổ sung tiền; hoặc bị Sở giao dịch tất toán. Tương tự ngược lại với người bán. Người mua – bán có thể liên tục mua, bán loại hợp đồng này với những giá khác sau khi đã mau – bán HĐ ban đầu, để bù trừ vị thế, chốt lời, cắt lổ; hoặc người mua (bán) sẽ bổ sung thêm tiền để đảm bảo tỷ lệ theo quy định cho tới ngày đáo hạn. Với việc giao dịch Hợp đồng tương lai này; đa số ngưòi giao dịch là nhà đầu cơ giá lên, hoặc giá xuống; nên có trên 95% hợp đồng sẽ đóng vị thế trước hạn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sẽ thực hiện quyền mua, hoặc bán vào ngày đáo hạn; và sản phẩm được thực hiện khi đó phải là chứng khoán thật sự (trái phiếu, cổ phiếu); chứ không thể là chỉ số Index 30 chỉ là một thông tin ! Tất nhiên, đến lúc thực hiện hợp đồng, nếu bên bán không có chứng khoán để giao, thì Sàn sẽ chịu trách nhiệm giao chứng khoán cho bên mua…. Tóm lại, với 2 nhận định trên, thì việc giao dịch chỉ số Index 30 như hiện nay; không thể gọi là giao dịch chứng khoán phái sinh, cũng như gọi là mua – bán hợp đồng tương lai chứng khoán đúng nghĩa; mà nó có bản chất là cá cược lên – xuống của chỉ số index 30 vào một thời điểm cụ thể (thời điểm đến hạn của hợp đồng tương lai); và người tham gia có thể thắng, thua liên tục trên cùng một hợp đồng đó kể từ ngày giao dịch cho đến ngày đến hạn của hợp đồng; chứ chẳng có chứng khoán cụ thể nào hết. Ngoài ra, để thị trường nhộn nhịp thì phải có nhiều người mua – bán trên sản phẩm đó, Tuy nhiên, HNX có thể kém vui nếu người mua thích mua giá này; trong khi người bán lại thích bán giá kia; hợp đồng mua – bán không khớp giá nhau thì không có giao dịch…tại cái nước phát triển, luôn có nhà tạo lập thị trường; họ sẽ đưa mức giá mua và bán, để mua bán với các nhà đầu tư; do vậy thị trường giao dịch rất nhộn nhịp…. Theo Vfnews