SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VÕ QUỐC TUẤN
B¶O §¶M QUYÒN CñA BÞ C¸O TRONG HO¹T §éNG
XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N
NH¢N D¢N CÊP TØNH ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VÕ QUỐC TUẤN
B¶O §¶M QUYÒN CñA BÞ C¸O TRONG HO¹T §éNG
XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N
NH¢N D¢N CÊP TØNH ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRƢƠNG HỒ HẢI
2. TS. TRẦN THÁI DƢƠNG
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Võ Quốc Tuấn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................10
1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến bảo
đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình
sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh........................................................................10
1.2. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến bảo
đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ
án hình sự của tòa án..............................................................................................26
1.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra tiếp tục
nghiên cứu....................................................................................................................31
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH..........................................................................35
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo đảm quyền của bị cáo
trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án
nhân dân cấp tỉnh .....................................................................................................35
2.2. Nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân
dân cấp tỉnh.................................................................................................................53
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân
dân cấp tỉnh.................................................................................................................64
2.4. Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự ở một số nước trên thế giới và những giá trị có
thể tham khảo cho Việt Nam..............................................................................68
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..............76
3.1. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh bằng các
quy định pháp luật ...................................................................................................77
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh............................89
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC BẢO ĐẢM
QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................................................................................123
4.1. Quan điểm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở
Việt Nam hiện nay 123
4.2. Giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở
Việt Nam hiện nay 135
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................................158
PHỤ LỤC........................................................................................................................................173
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐXX : Hội đồng xét xử
HSPT : Hình sự phúc thẩm
HSST : Hình sự sơ thẩm
HTND : Hội thẩm nhân dân
KSV : Kiểm sát viên
NXB : Nhà xuất bản
NCS : Nghiên cứu sinh
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TTHS : Tố tụng hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án nhân
dân (TAND) có vị trí trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt
động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
trong đó có quyền của bị cáo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo việc
xét xử được chính xác, khách quan, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giảm
thiểu những oan, sai trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, pháp luật tố tụng
hình sự quy định TAND thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các cấp xét xử hiện
nay là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, lần đầu tiên vụ án hình sự
được đưa ra xem xét công khai với tất cả các chứng cứ thu thập được trong giai
đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được xem xét một cách khách quan,
toàn diện, trực tiếp. Tại đây, những người tham gia tố tụng bình đẳng với nhau
cùng với sự có mặt của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Bị cáo thực hiện
quyền của mình tại phiên tòa như tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào
chữa, được quyền trình bày quan điểm gỡ tội của mình trước Tòa án. Bảo đảm
quyền của bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ xét xử phải
độc lập tuân thủ các nguyên tắc trong tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử
độc lập chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án ra phán quyết phải dựa trên kết quả tranh
tụng giữa Kiểm sát viên (KSV) và người bào chữa cho bị cáo.
Các quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mới chỉ là điều
kiện cần, chúng không mặc nhiên được thực hiện khi bị cáo tham gia quan hệ pháp
luật về tố tụng hình sự (TTHS). Để bị cáo công khai thực hiện được các quyền của
mình tại phiên tòa cần phải có nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể khác là các cơ
quan tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng khác. Cùng với đó là những
điều kiện cụ thể phải có như sự tham gia của các cơ quan bổ trợ tư
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
pháp, giám sát của nhân dân, cơ quan báo chí và truyền thông đối với hoạt động
xét xử của Tòa án và các điều kiện, phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Nói cách khác, để các quyền của bị cáo
trở thành hiện thực, để bị cáo thụ hưởng, sử dụng các quyền của mình cần phải
có sự bảo đảm từ phía Nhà nước được biểu hiện thông qua hành vi của cơ quan
và những người tiến hành, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác.
Xét về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, TAND cấp tỉnh xét xử
những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt là trên 15 năm tù,
chung thân, tử hình. Chế tài hình sự áp dụng cho bị cáo đối với những vụ án sơ
thẩm hình sự ở TAND cấp tỉnh nghiêm khắc như vậy nên càng không cho phép bất
cứ có sự sai sót, hay “tai nạn công lý” đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe hơn trong hoạt động xét xử của TAND
cấp tỉnh so với phiên tòa hình sự ở TAND cấp huyện. Theo đó TAND cấp tỉnhphải
bảo vệ quyền cho bị cáo tốt nhất, hạn chế oan, sai trong hoạt động xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, TAND cấp tỉnh xét xử vụ án hình
sự có bị cáo ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài, hoặc vụ
án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết
phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là những người đã từng làm công tác tiến hành tố
tụng, nguyên cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín
cao trong dân tộc ít người. Xét xử những tội phạm có tính chất nghiêm trọng và
phức tạp như vậy đặt ra yêu cầu cao không chỉ đối với chuyên môn, nghiệp vụ mà
còn cả về trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Chỉ khi đó, hoạt động xét
xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh mới đáp ứng được nhiệm vụ đấu
tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm các quyền của bị cáo.
Nhằm phát huy vai trò của TAND cấp tỉnh trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền
của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, Đảng và Nhà
nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, các biện pháp để nâng cao chất lượng,
năng lực xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND),
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
KSV, đội ngũ luật sư, cơ quan bổ trợ tư pháp. Yêu cầu đặt ra là bản án được
tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vừa không làm oan người vô tội
nhưng phải bảo đảm các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Những nỗ lực trên đây
được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ
luật TTHS năm 2003, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014,
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014, Bộ luật hình sự năm
2015, Bộ luật TTHSnăm 2015… Những chủ trương và biện pháp của Đảng và
Nhà nước đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của các cơ quan tư
pháp trong đó có chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của
TAND cấp tỉnh. Tỷ lệ các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh gây oan,
sai, vi phạm tố tụng xâm phạm đến quyền của bị cáo đã giảm.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
của TAND cấp tỉnh, một số Thẩm phán, HTND, KSV chưa có ý thức tôn trọng
và bảo vệ các quyền của bị cáo hoặc yếu kém về năng lực chuyên môn, trong khi
một số quy định pháp luật còn bất cập, gây khó khăn cho bị cáo thực hiện các
quyền của mình cũng như người bào chữa cho bị cáo chưa hoàn toàn được độc
lập để phát huy tốt vai trò trong nhiệm vụ bảo vệ các bị cáo. Tình hình này cho
thấy, các quyền của bị cáo ở một số phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
của TAND cấp tỉnh ở một số địa phương chưa được bảo đảm.Trước yêu cầu của
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xuất phát từ thực trạng bảo đảm quyền
của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh
thời gian qua còn nhiều bất cập,vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền
công dân. Tình hình đó làm cho một bộ phận người dân mất tin vào công lý, vào
hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của
TAND cấp tỉnh nói riêng. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận,
đánh giá thực trạng để có những kiến nghị về bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là nhiệm vụ cấp
thiết. Từ những lý do trên đây, tác giả chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của bị cáo
trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử
Nhà nước và pháp luật, mã ngành 62.38.01.01.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền
của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh
ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án thực hiện nhiệm vụ sau:
- Tổng quan, đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
- Phân tích những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt
động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh như khái niệm, đặc điểm,
vai trò, nội dung, phương thức và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của
bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; bảo đảm
quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án một số nước
trên thế giới và kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
- Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (phiếu khảo sát điều tra và
phỏng vẫn sâu) và dữ liệu thứ cấp (các số liệu qua các công trình nghiên cứu và
các báo cáo tổng kết liên quan trực tiếp đến luận án), tác giả nghiên cứu, đánh
giá thực trạng nội dung bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua hai phương
thức bảo đảm, đó là: Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật; bảo đảm
quyền của bị cáo thông qua việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về
phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Phân tích, đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tụcbảo đảm quyền của bị
cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, được thể hiện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
trong quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên
quan như Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư tại phiên toà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi không gian lãnh
thổ Việt Nam.
- Phạm vi toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi các TAND cấp tỉnh.
- Phạm vi hoạt động xét xử của toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
2011 - 2016.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án lấyquan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật XHCN làm cơ sở phương pháp luận; đặc biệt coi
trọng những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư
pháp, bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự . Trên cơ
sở đó, phân tích các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền con
người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê - so sánh, phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý
luận với thực tiễn; phương pháp lịch sử…để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
nghiên cứu nội dung đề tài luận án.
Để thực hiện luận án, tác tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên phương diện
quyền. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền: Tiếp cận dựa trên quyền được sử
dụng để nghiên cứu việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam với tính cách là một phương
pháp nghiên cứu quan trọng được sử dụng trong luận án này. Theo đó, mọi hoạt
động từ việc ghi nhận quyền trong pháp luật đến việc thực hiện pháp luật của các
chủ thể có liên quan đều lấy quyền con người, quyền công dân của bị cáo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
làm xuất phát điểm. Quyền của bị cáo đặt trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lí cho các chủ
thể có liên quan là phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền, biến khả năng được
hưởng quyền đó thành hiện thực trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
của TAND cấp tỉnh. Tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận đối tượng
nghiên cứu và cũng là định hướng tư duy cho tác giả khi triển khai các vấn đề
nghiên cứu trong luận án. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được tác giả sử
dụng để nhận diện khái niệm, nội dung các quyền của bị cáo; khái niệm, nội dung,
đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là phương pháp được
sử dụng để tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, nghiên
cứu đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu khái quát những vấn đề
lý luận bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự của TAND cấp tỉnh; đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thực trạng bảo đảm
quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND
cấp tỉnh; lý giải các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo
trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh trong điều
kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp lịch sử - cụ thể
Đây là phương pháp được sử dụng trong Chương 2, Chương 3 để nghiên
cứu quá trình phát triển các quan điểm, chủ trương của Đảng về thẩm quyền và
vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự, về các yếu tố tác động, ảnh
hưởng đến việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ
án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống được sử dụng ở Chương 2, Chương 3 để phân tích
vị trí, vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự trước yêu cầu cải cách tư
pháp nói chung và đổi mới tổ chức, hoạt động củaTAND cấp tỉnh nói riêng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
- Phương pháp thống kê - so sánh
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về
bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của
Tòa án, qua đó rút ra bài học và lựa chọn những giá trị phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam.
- Phương pháp thống kê cũng là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong
việc triển khai nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét
xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ những biến đổi
về mặt lượng, luận án tạo được căn cứ vững chắc để đi sâu phân tích, đánh giá các
biểu hiện, xu hướng vận động có tính chất khách quan trong việc bảo đảm quyền
của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở TAND cấp tỉnh hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này được tác giả sử dụng trong khảo sát, tham vấn ý kiến để
đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt độngxét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016.
Đối tượng lấy phiếu: Chọn đối tượng lấy phiếu, tham vấn là bị cáo, Thẩm
phán, HTND, KSV, luật sư. Lý do NCS chọn đối tượng lấy phiếu như trên đây,
đối với bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh
là những chủ thể được bảo bảo đảm quyền. Các chủ thể gồm Thẩm phán, HTND,
KSV, luật sư là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quyền
của bị cáo tại phiên tòa. NCS không tham vấn ý kiến của chuyên gia, người dân,
nhà quản lý…vì trong khuôn khổ để tài luận án, với dung lượng hạn chế nên
NCS không có điều kiện thu thập thông tin qua việc lấy phiếu.
Về địa bàn lấy phiếu và số lượng phiếu:NCS tiến hành điều tra bằng phiếu
ở 15 địa phương với số lượng phiếu là 1949 phiếu. Trong đó, Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh là Trung tâm Kinh tế - Văn hoá – Xã hội của cả nước nên tác giả
tiến hành điều tra với số lượng phiếu điều tra nhiều nhất so với các địa phương.
Đối với các thành phố trực thuộc trung ương (Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) đại
diện cho khu vực nên tác giả tiến hành điều tra số lượng phiếu nhiều hơn với các
địa phương còn lại. Lý do chọn địa bàn và số lượng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
phiếu đối với từng nhóm đối tượng được hỏi và tham vấn NCS đã luận giải cụ
thể ở phần Phụ lục về lấy phiếu điều tra xã hội học (Phụ lục số 9).
Công cụ để khảo sát, lấy phiếu:
NCS sử dụng phiếu kết hợp Bảng câu hỏi áp dụng cho các đối tượng để
thu thập thông tin có tính định lượng và các câu hỏi Phỏng vấn sâu để tham vấn
ý kiến của các đối tượng được hỏi để thu thập thông tin có tính định tính. Sử
dụng phần mềm để xử lý, tổng hợp kết quả khảo sát phiếu. Các công cụ phần
mền chuyên dụng này sẽ cho phép xử lý các số liệu điều tra đã thu thập được
trong quá trình khảo sát.
Về kế hoạch và thời gian thực hiện khảo sát điều tra xã hội học: từ tháng
3 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. Thời gian xử lý thô, phân tích số liệu khảo
sát: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án có thể được coi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn
diện và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam.
Luận án có những điểm mới về mặt khoa học như sau:
- Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Phân tích nội dung, phương thức và vài trò của bảo đảm quyền của bị
cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam về bảo đảm quyền
của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh
qua việc nghiên cứu kinh nghiệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét
xử các vụ án hình sự của Tòa án ở một số nước trên thế giới.
- Phân tích, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình
sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền của bị
cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Với những điểm mới nêu trên, luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn:
Về lý luận: kết quả nghiên cứu đề tài luận án tạo ra nhận thức đúng đắn,
đầy đủ cho Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư trong việcbảo đảm quyền của bị
cáo; từ đó giúp cho những chủ thể tiến hành tố tụng này hiểu và vận dụng đúng
đắn, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong hoạt động xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận án có thể cung cấp tài liệu
tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch địch chính sách, xây dựng và thực
hiện pháp luật bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ
án hình sự của TAND cấp tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để biên
soạn giáo trình và giảng dạy cho các cơ sở đào tạo luật, là tài liệu tham khảo cho
các học viên sau đại học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, luận án bao
gồm 4 chương, 13 tiết.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC LIÊN QUAN
ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngƣời trong
tố tụng hình sự
*Sách
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam
của Trần Quang Tiệp [79] đã phân tích một số vấn đề lí luận chung về quyền con
người. Công trình này đã phân tích nội dung bảo vệ quyền con người trong luật
hình sự và luật TTHS Việt Nam qua các thời kỳ gắn với quá trình phát triển của
pháp luật hình sự Việt Nam. Công trình có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh
khi phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về quyền của bị cáo tại phiên tòa
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự của Trần Quang Tiệp [80] đã phân tích những vấn đề lí
luận chung về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo trong TTHS. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bảo hộ tính
mạng và sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản. Quyền bất khả xâm phạm. Bảo
đảm quyền bào chữa, quyền được suy đoán vô tội và quyền được bồi thường
thiệt hại, phục hồi danh dự nhân phẩm.
Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, sách chuyên
khảo của Võ Thị Kim Oanh [57] khẳng định: lĩnh vực tư pháp hình sự, bảo vệ
quyền con người có ý nghĩa đặt biệt quan trọng; vì chính trong lĩnh vực này, quyền
con người dễ bị xâm phạm, bị tổn thương và hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng vì
nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do của mỗi cá nhân. Cuốn sách này
là một tập hợp có hệ thống các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên
gia và các cán bộ hoạt động thực tiễn có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp
hình sự nhằm xác định một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các
giải pháp mang tính khoa học, từ đó đi đến hoàn thiện pháp luật, góp phần bào vệ
hơn nữa quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của Võ Khánh Vinh [153]
bình luận về những nội dung của từng điều luật của Bộ luật TTHS năm 2003 về
trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng; quyền và
nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức và công dân.
Đặc biệt, công trình phân tích, bình luận về các quyền tố tụng của bị cáo tại
phiên tòa hình sự theo Bộ luật TTHS năm 2003.
Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013
của Vũ Công Giao [141] đã phân tích một số điểm mới về chế định quyền con
người trong đó có một số quyền liên quan đến hoạt động tố tụng nói chung và
hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm quyền con người như quyền bình
đẳng trước pháp luật; cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình; quyền được xét
xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần cho cùng một tội;
quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa.
Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự theo Hiến pháp năm 2013
của Đào Trí Úc [141] phân tích cơ sở lý luận, nội dung, các quan điểm khác nhau
về nguyên tắc suy đoán vô tội trên thế giới và trong luật hình sự quốc tế. Trên cơ
sở đó, tác giả bình luận nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013 và
trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt, bài viết phân tích và nêu bật ý nghĩa
vô cùng quan trọng việc thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc
bảo vệ quyền con người. Từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp
luật TTHS cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng và
Tòa án.
Những vấn đề đặt ra đối với việc thực thi các bảo đảm tố tụng với bị can,
bị cáo theo Hiến pháp năm 2013 của Vũ Hồng Anh [141] nhận định để triển khai
thi hành Hiến pháp về các biện pháp bảo đảm quyền của bị can, bị cáo cần chú ý
làm sáng tỏ nhiều vấn đề như nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử của Tòa án. Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
TTHS như bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội, bổ sung các quy định về bảo đảm
quyền của bị can, bị cáo, tiếp tục các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh
tụng trong xét xử hình sự.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm)của Đinh Văn Quế [62] đã phân tích tính chất, bản
chất của xét xử sơ thẩm; các nguyên tắc trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; trình
tự xét xử vụ án sơ thẩm hình sự gồm chuẩn bị xét xử, bắt đầu phiên tòa, xét hỏi,
tranh luận, nghị án và tuyên án.
Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học của Võ Khánh
Vinh [152] phân tích về những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người và cơ chế
bảo đảm thực hiện quyền con người ở những góc độ khác nhau. Dưới góc độ khoa
học pháp lý có các chuyên đề liên quan đến đề tài luận án của NCS như Luật hình
sự quốc tế và việc bảo vệ quyền con người, Tòa án hình sự quốc tế
- Một thiết chế bảo vệ các quyền con người; quyền con người trong tố tụng hình
sự Việt Nam... Cuốn sách có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi luận giải
những vấn đề lý luận về quyền con người của bị cáo.
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của Nguyễn Đăng
Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (chủ biên) [21], phân tích quyền con
người dưới góc độ pháp lý tiếp tục khẳng định pháp luật là phương tiện chính
thức hóa, pháp lý hóa các quyền tự nhiên của con người. Công trình phân tích
luận giải về cơ chế thực hiện và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Nguyễn Ngọc Chí [12] trong chương
2 đề cập đến quyền con người và bảo đảm quyền con người trong TTHS; phân
tích về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và bảo đảm quyền con người trong xét xử.
Tác giả đưa ra khái niệm “bảo đảm quyền con người trong TTHS là những yếu
tố để quyền con người được ghi nhận, thực thi trong quá trình giải quyết vụ án
nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh” (tr.42). Bảo đảm
quyền con người phải được xây dựng cơ chế vận hành có hiệu quả các yếu tố
hợp thành, đó là: (1) xây dựng được hệ thống pháp luật TTHS trên cơ sở các tiêu
chí quốc tế về quyền con người, phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyền con người
ở mỗi quốc gia; (2) Có các giải pháp thực thi hiệu quả quyền con người được
quy định trong pháp luật TTHS; (3) Hình thành cơ chế giám sát bảo đảm quyền
con người trong TTHS. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi xây dựng
các khái niệm liên quan đến đề tài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội [16], tại
chương IX phân tích về xét xử sơ thẩm với các nội dung khái niệm, nhiệm vụ và
ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; phân tích thẩm quyền, trình tự xét xử
vụ án tại phiên tòa; phân tích khái niệm bị cáo và quyền, nghĩa vụ của bị cáo tại
phiên tòa. Những nội dung này có giá trị cho NCS khi nghiên cứu, phân tích khái
niệm, đặc điểm của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và các quyền của bị
cáo tại phiên tòa.
* Luận án
- Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình
sự Việt Nam của Lại Văn Trình [132] đã góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề lý luận
về quyền con người và bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo trong TTHS hệ thống hóa được các biện pháp bảo đảm; làm rõ những điểm
chung và những đòi hỏi đặc thù trong bảo đảm quyền con người của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Luận án đã phân tích, tìm
ra được những hạn chế, bất cập về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo trong TTHS và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế; đề xuất các
giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS theo những nội dung cơ bản.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự
Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thu Hiền [32] đã phân tích cơ sở lý luận về xây
dựng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS và thực trạng, quan điểm, giải pháp xây
dựng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS ở Việt Nam hiện nay. Công trình có giá
trị cho nghiên cứu sinh phân tích luận giải về những giải pháp góp phần bảo đảm
các quyền của bị cáo như quyền bào chữa, quyền được trình bày ý kiến nguyện
vọng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt
Nam của Lê Minh Thắng [74] là một công trình trực tiếp bàn đến việc bảo đảm
quyền của bị cáo, bị can dưới góc độ người chưa thành niên. Trên cơ sở các bảo
đảm chung cho quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, luận án đề xuất các giải
pháp bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong TTHS ở Việt Nam như
tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS (hoàn thiện các quy định về thủ tục và thời
hạn tố tụng, về người tiến hành tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, các quy định về thi hành án hình sự, về địa vị pháp lí của người
làm chứng, người bị hại chưa thành niên trong TTHS).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp
luật tố tụng hình sự của Trần Hưng Bình [6] nghiên cứu một số khái niệm về
quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật TTHS Việt
Nam và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp
luật TTHS Việt Nam. Luận án đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những
bất cập, thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên cũng như
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền của người
chưa thành niên.
- Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố
tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn Hữu Thế Thạch [71], đã làm rõ được một số
vấn đề lý luận về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên
trong TTHS Việt Nam; đánh giá vai trò của quyền bào chữa và xác định rõ
những đặc điểm về nội dung và hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can,
bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam; Luận án đã khái quát
được pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền bào chữa nói chung và của bị
can, bị cáo là người chưa thành niên nói riêng và làm rõ được sự hình thành, phát
triển của chế định này trong pháp luật TTHS Việt Nam, rút ra những kế thừa cần
thiết cho việc tiếp tục hoàn thiện chế định này.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị can, bị
cáo của Nguyễn Sơn Hà [25] phân tích những vấn đề lý luận về quyền con người,
quyền con người của bị cáo và các quyền của bị can, bị cáo. Trên cơ sở đó tác giả
luận giải những yêu cầu, điều kiện cũng như nội dung và tiêu chí hoàn thiện các quy
định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo trong TTHS, nghiên cứu kinh nghiệm
một số nước trên thế giới về vấn đề này. Trên nền tảng lý luận đó tác giả đánh giá,
phân tích thực trạng các quy định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo trong bộ luật
TTHS năm 2003. Công trình đánh giá thực trạng quyền của bị can, bị cáo trong hoạt
động TTHS Việt Nam qua đó tác giả kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền
của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS của Việt Nam.
- Nguyên tắc bình đẳng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn của Nguyễn Đức Hạnh [29] đã trình bày nhận thức về nguyên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
tắc bình đẳng trong luật TTHS Việt Nam. Theo đó, xét ở góc độ lý luận, trong bối
cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay cần nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của
nguyên tắc bình đẳng chi phối đến hoạt động TTHS và trách nhiệm của các cơ quan,
người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Bên cạnh đó
công trình phân tích sự điều chỉnh của luật TTHS Việt Nam đối với nguyên tắc bình
đẳng và thực tiễn thực hiện. Từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp bảo đảm thực
hiện nguyên tắc bình đẳng trong luật TTHS Việt Nam hiện nay
- Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn
Quang Hiền [31] làm sáng tỏ về mặt lí luận về bảo vệ quyền con người trong
TTHS, nêu nội dung biện pháp để thực hiện bảo vệ quyền con người trong
TTHS. Công trình luận giải và phân tích sâu sắc các đối tượng cần được bảo vệ
quyền con người trong TTHS với các chủ thể khác nhau trong đó đáng chú ý là
tác giả phân tích luận giải về bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong
TTHS. Từ đó tác giả luận chứng các giải pháp nhằm tiếp tục bảo vệ quyền con
người nói chung và quyền bị can, bị cáo trong TTHS.
- Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam của Hoàng Văn Thành [75] đã
phân tích cơ sở lý luận về đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp như khái niệm, đặc điểm,
yêu cầu và nội dung của bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Nghiên cứu
kinh nghiệm về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS ở một số nước trên
thế giới và đề xuất những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
* Luận văn
- Bảo đảm quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay của Đỗ Việt
Thắng [72] đã làm rõ đặc điểm, nội dung, bản chất trách nhiệm của nhà nước
trong việc bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
TTHS. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn việc áp dụng pháp
luật về giải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân do hành vi trái pháp luật
trong TTHS, đánh giá nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội liên
quan đến hoạt động bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt
động TTHS.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
- Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm pháp luật về tội phạm
trong pháp luật hình sự Việt Nam của Tạ Xuân Trà [130]. Tác giả phân tích
những vấn đề lý luận cơ bản và chủ yếu nhất về sự thể hiện nội dung bảo vệ các
quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành; đánh giá thực tiễn áp dụng các quy phạm, rút ra một số vấn đề
còn tồn tại hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tiếp tục bảo vệ các
quyền con người. Trên cơ sở cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ
sung một số quy phạm pháp luật về tội phạm.
- Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua
thực tiễn thành phố Hải Phòng của Trương Ngọc Sơn [69] đã đánh giá những
thành tựu, hạn chế trong việc bảo đảm các quyền cho người bị tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành án phạt tù ở Việt Nam nói chung, tại thành phố Hải
Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối với tù nhân và các quy định
trong pháp luật quốc gia. Từ thực trạng đó, tác giả phân tích tìm ra nguyên nhân
và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả.
Bài báo, tạp chí khoa học:
- Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự của Nguyễn
Ngọc Chí [11] đã phân tích làm rõ việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật
TTHS thể hiện qua một số nội dung, mà cụ thể là: các nguyên tắc cơ bản của
Luật TTHS; các quy định của Luật TTHS về các biện pháp ngăn chặn; các quy
định về khởi tố vụ án hình sự; các quy định về điều tra - truy tố. Tác giả khẳng
định bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự là phương thức phổ biến ở
các quốc gia hiện nay. Do vậy, cần phải nhanh chóng nghiên cứu, hoàn thiện các
quy định pháp luật về TTHS để bảo đảm tốt hơn các quyền con người.
- Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình
sự Việt Nam của Nguyễn Tiến Đạt [18]. Bài viết nêu khái niệm bảo đảm quyền
con người trong TTHS là hệ thống biện pháp, cách thức, giải pháp do pháp luật
quy định nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền con người của các chủ thể tham
gia trong TTHS và làm cho các quyền ấy có tính khả thi trong thực tế. Trên cơ sở
phân tích các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trong TTHS nhằm bảo đảm quyền con
người cho các đối tượng trên đây.
Quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong
tố tụng hình sự của Nguyễn Văn Trượng [135] đã phân tích quyền bào chữa, các
phương thức thực hiện quyền bào chữa của bị cáo cũng như bảo đảm quyền bào
chữa của bị cáo. Tác giả còn khẳng định quyền bào chữa là phương tiện để thực
hiện các quyền khác nên trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay cần phải chú
ý đến các điều kiện để thực hiện quyền này.
- Sự cần thiết sửa đổi Điều 49 và Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự để
đảm bảo quyền của người bị buộc tội của Nguyễn Quang Hiền [30] đề cập đến
các quyền của bị cáo theo điều 50 của Bộ luật TTHS năm 2003. Trên cơ sở phân
tích những thay đổi trong hoạt động TTHS nhằm hướng đến bảo đảm quyền của
bị cáo. Từ đó tác giả kiến nghị có những sửa đổi, bổ sung trong pháp luật TTHS,
đặc biệt về khái niệm người bị buộc tội và khái niệm bị cáo trong Bộ luật TTHS
hiện hành.
- Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can và bị cáo của Hoàng Thị Minh Sơn [67] nhận định: việc thực hiện
quyền bào chữa trong Bộ luật TTHS năm 2003 ở một số phiên tòa xét xử vụ án
hình sự chỉ mang tính hình thức. Tác giả nhận định những hạn chế trong việc
thực hiện quyền bào chữa thường xuất phát từ phía người bào chữa và phía cơ
quan tiến hành tố tụng. Từ đó bài viết kiến nghị những giải pháp bảo đảm quyền
bào chữa của bị cáo trong TTHS ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo chưa thành niên của Nguyễn Hải Ninh [56] nhận định: bảo đảm quyền
bào chữa là nguyên tắc quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đối với
những vụ án mà bị can, bị cáo chưa thành niên, pháp luật có những quy định riêng
về bào chữa để quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể này được bảo vệ tốt nhất.
Tác giả cho rằng để bảo đảm quyền lợi cho bị can, bị cáo chưa thành niên nếu bị
can, bị cáo có yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa để bảo
vệ các quyền con người của họ theo đúng quy định của pháp luật.
- Bất cập về thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong
thực tiễn của Nguyễn Khắc Quang [60] đã phân tích quyền và nghĩa vụ của bị can,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
bị cáo theo Bộ luật TTHS năm 2003. Tác giả cho rằng các quy định đó chưa thể
hiện rõ nét vị thế của bên buộc tội. Mặt khác, một số bảo đảm pháp lý để bị can,
bị cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình còn bị hạn chế. Từ đó, công trình
đề đến một số bất cập về thực hiện một số quyền của bị cáo và đề xuất một số
giải pháp có giá trị tham khảo cho NCS khi đề xuất một số giải pháp bảo đảm
quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự và một số đề xuất về hoàn
thiện pháp luật của Hồ Sỹ Sơn [68] khẳng định hiện nay các quyền của người bị
buộc tội đã được pháp luật TTHS ghi nhận khá cụ thể. Tuy nhiên, nhu cầu cải
cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng, trong
đó có TTHS, đang đặt ra khá nhiều vấn đề, trong đó có vấn để bảo vệ quyền con
người cần được giải quyết một cách thấu đáo. Bên cạnh những quy định của
pháp luật cần có cơ chế để bảo đảm thực hiện các quyền đó trên thực tế. Tác giả
kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự
nhằm bảo vệ quyền con người.
- Bảo vệ quyền con người của người bị hại chưa thành niên trong tố tụng
hình sự của Trần Hưng Bình [4] đã phân tích những nội dung lý luận, yêu cầu và
ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người bị hại trong TTHS, nêu lên những biện
pháp bảo vệ quyền của người chưa thành viên và trách nhiệm của các cơ quan
tiến hành tố tụng cần phải thực hiện. Tài liệu gợi mở cho NCS đề xuất quan điểm
và giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình
sự của TAND ở Việt Nam hiện nay
- Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố
tụng hình sự của Trần Hưng Bình [5] đã phân tích những nội dung lý luận về
quyền con người, quyền của người chưa thành niên, nêu lên những giải pháp bảo
đảm quyền của người chưa thành niên bị buộc tội trong TTHS và trách nhiệm
bảo đảm các quyền đó của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng trong vụ án hình sự. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi tiếp cận
những nội dung cũng như phương pháp khi nghiên cứu về các nội dung và
phương thức bảo đảm quyền con người của bị cáo.
- Bảo đảm bình đẳng trong quan hệ tố tụng của tác giả Vũ Thế Lân [45]
nhận định Bộ luật TTHS quy định: "Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án có
nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa
của họ theo quy định của bộ luật này". Thế nhưng, thời gian qua vẫn tồn tại một
thực trạng đáng buồn là nhiều luật sư bị cản trở hoạt động từ phía các cơ quan
tiến hành tố tụng. Trong nhiều cuộc hội thảo về nghiệp vụ do Liên đoàn Luật sư
Việt Nam tổ chức hoặc hội nghị của các đoàn luật sư, một số ý kiến đã nêu lên
những vụ việc cụ thể luật sư bị cản trở, hoặc gây khó khăn trong hoạt động bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. Các trường hợp bị cản trở,
gây khó khăn chủ yếu là việc cấp giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của
luật sư; việc gặp bị can, bị cáo.
- Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị
cáo theo pháp luật Việt Nam của Nguyễn Văn Mạnh [52] phân tích về quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo. Công trình nêu lên một số
kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả hơn quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm
giam, bị can, bị cáo trong đó đáng chú ý là giải pháp hoàn thiện các quy định
pháp luật phải bảo đảm không gian và điều kiện thuận lợi cho người bào chữa
tham gia tố tụng hình sự. Công trình có giá trị cho NCS khi đề xuất các giải pháp
nhằm phát huy quyền bào chữa của bị cáo và các giải pháp để cho Luật sư thực
hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
- Hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của
Nguyễn Sơn Hà [25] phân tích các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; thực trạng
quy định pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong TTHS ở Việt Nam, so sánh với
luật quốc tế và pháp luật TTHS của một số nước. Tác giả nêu lên một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp ngăn chặn trong
Bộ luật TTHS năm 2003 nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo.
- Một số quyền mang tính phổ quát của bị can, bị cáo tại phiên tòa sơ
thẩm hình sự ở nước ngoài của Nguyễn Ngọc Kiện [41] phân tích một số quyền
của bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở nước ngoài mang tính phổ quát đó là
quyền thúc đẩy thông tin, quyền có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, quyền được xét xử
bởi bồi thẩm đoàn hoặc chỉ Thẩm phán xét xử, quyền tư vấn pháp luật, quyền
được im lặng và quyền thỏa thuận nhận tội.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
- Một số bất cập trong các quy định hiện hành về quyền bào chữa của bị
can, bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Huỳnh Trung Trực [133] làm rõ một
số bất cập trong các quy định hiện hành về quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm. Qua đó, tác giả nêu những định hướng, kiến nghị nhằm
sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về vấn đề này. Công trình có giá trị tham khảo
cho NCS khi phân tích quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
* Hội thảo khoa học
- Hội thảo Khoa học: Pháp luật tố tụng hình sự với việc đảm bảo quyền
con người và quyền công dân do Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức [17]. Với
những cách tiếp cận khác nhau, các chuyên gia đến từ nhiều cơ quan, ban ngành
đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS cũng
như các quy định liên quan bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi áp
dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong TTHS, các tác giả nêu kiến nghị
nhằm tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, tiếp tục hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp
từ phía các cơ quan nhà nước và nhân dân.
- Hội thảo quốc tế Bảo đảm quyền con người trong TTHS Australia - Kinh
nghiệm đối với việc hoàn thiện BLTTHS Việt Nam do VKSNDTC phối hợp cùng
Chương trình Hợp tác kỹ thuật về quyền con người Việt Nam - Australia tổ chức
[146]. Các nhà khoa học đã đánh giá tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật
TTHS năm 2003 cho thấy chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều
chuyển biến tích cực; quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết
vụ án được quan tâm, đảm bảo. Tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam, cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013 đặt ra những yêu cầu cao hơn
đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân như: Cần có cơ chế bảo
đảm tốt hơn quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là cơ chế bảo đảm
quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
*Sách
- Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam của Võ Thị Kim Oanh [58]
đã trình bày lí luận chung về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như khái niệm, phân
tích các đặc điểm cũng như vai trò và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong TTHS ở
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Việt Nam. Công trình phân tích, bình luận các quy định và nội dung cơ bản của
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, phiên toà sơ thẩm hình sự và thực tiễn áp
dụng pháp luật. Tác giả kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan
đến phiên tòa hình sự sơ thẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xét
sử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay.
*Luận án tiến sĩ luật học
- Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay
của Nguyễn Huy Hoàn [35] nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn
diện về vấn đề đảm bảo quyền con người trong đó có quyền của bị cáo trong hoạt
động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Luận án phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, đặc
điểm và nội dung của những đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp
trong đó đề cập đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án
hình sự của TAND; khái quát thực trạng đảm bảo quyền con người trong hoạt
động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Luận án đề ra một số quan điểm, giải pháp
tiếp tục bảo đảm quyền con người (trong đó có quyền của bị cáo) trong hoạt
động tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
- Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong xét xử hình sự ở Việt Nam
hiện nay của Hoàng Hùng Hải [28] nhận định đảm bảo quyền bình đẳng của
công dân (với tư cách là bị cáo) trong xét xử hình sự tại phiên tòa xét xử là sự
tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng của những người (bên) buộc tội
và những người (bên) gỡ tội (bào chữa cho bị cáo) do những người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đóng
vai trò then chốt thực hiện tạo cơ sở cho việc ra bản án, quyết định đúng pháp
luật, vì công lý. Công trình đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm
nguyên tắc bình đẳng của công dân trong xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay.
- Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
của Đặng Công Cường [15] đã phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản
thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền
của bị cáo. Tác giả phân tích và làm rõ thực trạng của bảo vệ quyền con người bằng
Tòa án án. Đặc biệt tác giả phân tích những tồn tại, hạn chế và làm rõ nguyên nhân
ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt
Nam hiện nay. Từ đó tác giả kiến nghị xây dựng phương hướng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ
quyền con người.
Luận văn thạc sĩ luật
-Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự ở
Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Bình [3] đã tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền
con người và nghiên cứu những đặc trưng của quyền con người trong xét xử hình
sự. Tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật bảo đảm quyền con người
trong xét xử hình sự; đồng thời xác định phương hướng, đề xuất những nội dung
cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người trong xét
xử hình sự. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi đề xuất những giải
pháp sửa đổi, bổ sung hay cụ thể hóa các quy định pháp luật về bảo đảm quyền
của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND.
- Vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam của Nguyễn
Huyền Ly [49] đã xác định nội hàm của quyền tư pháp trong Nhà nước pháp
quyền, những đặc điểm của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư
pháp, vị trí trung tâm của toà án trong việc thực hiện quyền tư pháp. Tác giả
nghiên cứu một số vai trò quan trọng và nổi bật của toà án trong nhà nước pháp
quyền; phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vai trò của toà án. Trên cơ sở
những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toà án ở nước ta hiện
nay, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của TAND trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
- Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Ngô
Thị Thanh [76] khẳng định sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong
TTHS. Công trình phân tích những vấn đề lý luận như nội dung, yêu cầu của
việc bảo đảm quyền con người trong TTHS. Đồng thời, tác giả đi phân tích các
quy định của pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo đảm quyền con người trong
hoạt động xét xử vụ án hình sự. Tác giả đã nêu một số kiến nghị hoàn thiện các
quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt động xét xử, tiếp tục hiệu quả
hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, triển khai việc thành lập Cơ quan
nhân quyền quốc gia
Bài báo, tạp chí khoa học:
- Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật TTHS về chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
vụ án hình sự của Vũ Gia Lâm [44] nêu lên một số ý kiến nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật của Bộ luật TTHS năm 2003. Từ đó kiến nghị nhằm nâng cao
vai trò của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử và vai trò của Tòa án trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Công trình tuy
không đề cập trực tiếp đến quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự nhưng có giá trị để NCS tham khảo khi phân tích hoạt động bảo đảm
quyền của bị cáo ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hình sự.
- Một vài suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung Quốc và Nhật
Bản của Hoàng Nghĩa Mai [50]. Tác giả khẳng định rằng tuy mức độ có khác
nhau trong các quy định về thủ tục tố tụng trong xét xử, song ở Canada, Trung
Quốc và Nhật Bản đều hướng tới cơ chế để mở rộng sự tham gia của công chúng
vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đây là một yếu tố góp phần quyết định
chất lượng của Thẩm phán trong xét xử các vụ án dân sự. Cùng với đó, tác giả
nhận định các nước đều có chủ trương công khai các bản án để nhân dân có cơ
hội tiếp cận công lý và giám sát hoạt động xét xử của Toà án.
- Tư pháp độc lập - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Đăng
Dung và Vũ Công Giao [22]. Bài viết phân tích yếu tố quyết định đến chất lượng
xét xử các vụ án là quy trình bổ nhiệm, tuyển chọn, chế độ chính sách cho Thẩm
phán, làm sao bảo đảm cho Thẩm phán yên tâm làm việc suốt đời, không bị ơn
huệ những người đã bổ nhiệm họ. Công trình nghiên cứu luật pháp các nước quy
định về nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán. Ví dụ, Hiến pháp
Nhật Bản, Thái Lan đều quy định Thẩm phán phải được độc lập trong xét xử, các
chủ thể khác không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán.
- Đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hoàn thiện
mô hình TTHS ở Việt Nam của Nguyễn Đức Mai [51] lập luận rằng ở các nước
thuộc hệ tố tụng tranh tụng (như: Anh, Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia...)Thẩm phán là
người trọng tài trong xét xử các vụ án nói chung và vụ án dân sự. Thẩm phán có
nhiệm vụ duy trì trật tự phiên toà và giám sát quá trình tranh tụng giữa hai bên,
qua đó bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án, phán quyết được thi hành cao, tỷ lệ
khiếu nại ít. Tác giả cho rằng cần phải nghiên cứu các mô hình tố trụng trên thế
giới, phát huy vai trò của Thẩm phán, đề cao nguyên tắc tranh tụng, qua đó rút ra
những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
- Tìm hiểu các quy định về nguyên tắc tố tụng trong Hiến pháp Hoa Kỳ
của Như Nguyễn [55]. Tác giả nhận định để bảo đảm chất lượng hoạt động xét
xử các vụ án của Thẩm phán nói chung cần thay đổi quy trình bổ nhiệm Thẩm
phán, tránh những áp lực cho Thẩm phán khi ra các phán quyết. Bên cạnh đó,
cần bảo đảm điều kiện làm việc cho Thẩm phán như lương, chính sách. Tất cả
những quy định đều nhằm đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán và qua đó đảm
bảo tính độc lập trong hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp ở Hoa Kỳ.
- Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp của Nhật Bản của Trương
Thị Hồng Hà [27]. Tác giả khẳng định một nguyên tắc nghề nghiệp đó là Thẩm
phán muốn bảo đảm chất lượng xét xử là phải trung thực với ý kiến của Tòa án
tối cao về việc giải thích các luật, đặc biệt là Hiến pháp. Bên cạnh hoạt động của
Thẩm phán, vai trò của các trợ lý, thư ký, chuyên viên nghiên cứu là rất quan
trọng. Họ là người giúp việc tích cực cho Thẩm phán, do vậy, bổ nhiệm Thẩm
phán cần chú ý đến đội ngũ cán bộ tư pháp này.
- Hiến pháp năm 2013 với chế định bảo đảm quyền con người về tư pháp
hình sự của Phạm Văn Hùng [141] đã phân tích những nội dung, yêu cầu của
việc bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự. Công trình luận giải, phân
tích về vị trí vai trò của Tòa án được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 là cơ
quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Đặc biệt,
tác giả phân tích yêu cầu bảo đảm sự đúng đắn khi buộc tội, quyền được xét xử
kịp thời, công bằng, công khai, không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
- Những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 về cải cách tư pháp của
Trần Ngọc Đường [141] phân tích phân tích tinh thần và nội dung những điểm
mới của Hiếp pháp năm 2013 về TAND và VKSND, trong đó đề cập nguyên tắc
tranh tụng được xét xử bảo đảm. Công trình luận giải và đề cập đến vai trò của
TAND. Tác giả nhận định nguyên tắc này góp phần quan trọng để để Tòa án xét
xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế oan sai, bảo đảm cho nền tư
pháp Việt Nam là một nền tư pháp dân chủ, công bằng và công lý.
- Quyền tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm
2013 của Đào Trí Úc [141] phân tích tính chất và đặc điểm của quyền tư pháp, với
những tính chất đặc trưng so với quyền lập pháp và quyền hành pháp, đó là tính độc
lập, quyền xét xử chỉ thuộc về tòa án, tuân theo pháp luật và phán quyết của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì đồng thời có hiệu lực thi hành đối với mọi
cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tác giả phân tích và kiến nghị một số giải pháp bảo
đảm vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp là hoạt động xét xử của
hệ thống TAND ở nước ta hiện nay.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
* Luận văn thạc sĩ luật học
- Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của TAND ở
tỉnh Hậu Giang của Phạm Hồng Phong [59] nghiên cứu cơ sở lý luận đảm bảo
quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự, cụ thể là: làm rõ khái niệm
quyền con người; khái niệm hoạt động xét xử án hình sự, đặc trưng quyền con
người trong hoạt động xét xử hình sự; khái niệm nội dung đảm bảo quyền con
người trong hoạt động xét xử hình sự; đánh giá được thực tiễn đảm bảo quyền
con người trong xét xử hình sự tại tỉnh Hậu Giang và kiến nghị giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả xét xử hình sự trong việc bảo đảm quyền con người.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND
tỉnh Quảng Ninh của Đặng Phúc Lâm [43] phân tích khái niệm, đặc điểm, vai
trò, các bước, nội dung của áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự
sơ thẩm của TAND. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong
hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh Quảng Ninh, phân tích những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp
luật và đề ra quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động áp dụng pháp
luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh
Thái Nguyên của Nguyễn Mạnh Toàn [129] đã phân tích khái niệm, đặc điểm,
các giai đoạn áp dụng pháp luật cũng như các tiêu chí đánh giá áp dụng pháp luật
trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND; phân tích thực trạng áp
dụng pháp luật của TAND tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động xét xử các vụ án
hình sự (trong năm năm từ 2003 đến 2007). Tác giả phân tích các quan điểm và
giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ
án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
* Bài tạp chí, bài báo
- Góc nhìn về đổi mới Tòa án và Tố tụng hình sự của Tô Văn Hòa [33] nhận
định: theo cách thức tổ chức hiện nay, tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện đồng
nghĩa với việc tòa án cấp tỉnh sẽ là cỗ máy xét xử phúc thẩm chính. Ðối chiếu quy
định của pháp luật tố tụng thì tòa án cấp tỉnh cũng là cỗ máy xét xử sơ thẩm, bởi vì
cơ quan này có thẩm quyền xét xử chung đối với hầu hết các loại vụ việc. Chưa hết,
tòa án cấp này cũng phải "gánh" cả thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm. Với tình
trạng này, việc tòa án cấp tỉnh bị quá tải và hoạt động không được hiệu quả như
mong muốn là tình trạng dễ hiểu. Ðể ngăn ngừa nguy cơ này, có thể thành lập các
chi nhánh của các TAND sơ thẩm khu vực ở các địa bàn cần thiết, để người dân có
thể dễ dàng tiếp cận tòa án và được thi hành công lý ngay cả đối với những tranh
chấp nhỏ, hoặc vụ án ít nghiêm trọng trong cuộc sống hằng ngày.
Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong nước: Các công trình
nghiên cứu trên đây đã đề cập những vấn đề như quyền con người trong tố tụng
nói chung và TTHS, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng
trong việc bảo đảm quyền con người hoặc nghiên cứu các quyền cụ thể như
quyền bị can, bị cáo, quyền của người bị hại trong tố tụng...Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu toàn diện về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt
động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; đặc biệt trong bối
cảnh Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã ghi nhận chức
năng của TAND là cơ quan bảo vệ công lý, quyền con người. Mặc dù vậy,
những công trình trên đây có giá trị tham khảo tốt cho NCS khi thực hiện đề tài
luận án của mình.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN
ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN
*Sách
- Cuốn sách Fair trial: Rights of the accused in American history của
Bodenhamer, David J [156] đã phân tích sự phát triển các quyền của bị cáo trong
quá trình phát triển của nước Mỹ. Sự tác động của công lý, tự do và trật tự xã hội
đến các quyền của bị cáo ở các toà án liên bang, Toà án bang của nước Mỹ. Tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm các quyền của bị cáo trong hoạt động
xét xử của tòa án các bang và liên bang.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
- Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Tradition on and theory
and implementation of human rights in China and Vietnam) của Tống Tiểu
Trang, Sa Khởi Quang, Hoàng Nam Sâm [131]. Các tác giả tìm hiểu một cách có
hệ thống và khoa học về vấn đề quyền con người, đặc biệt về truyền thống, lý
luận và thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, Trung Quốc. Qua công
trình này NCS có thể tìm kiếm, khai thác những giá trị tương đồng trong việc
bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa hình sự, nghiên cứu, so sánh
những nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa, từ đó
rút ra những nhận xét có thể vận dụng cho Việt Nam.
- Đảm bảo quyền cho người bị buộc tội theo Điều 6 Công ước châu Âu về
nhân quyền của tác giả Stephanos Stavros [165]. Công trình đã bình luận nội dung
điều 6 về Công ước châu Âu về nhân quyền. Trong Công ước này một số quyền của
bị cáo phải được Tòa án công nhận là quyền được xét xử công bằng, kịp thời, công
khai bằng một Tòa án độc lập. Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được coi là quyền
của bị cáo. Theo đó, người bị buộc tội chưa bị coi là có tội. Một số quyền khác của
bị cáo được coi trọng là quyền được tiếp cận với pháp luật, có những điều kiện cần
thiết để chuẩn bị đối phó với những cáo buộc đến từ Viện Công tố.
- Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (outline of the U.S. legal sistem), của
NXB Thanh Niên [54]. Công trình đã phác họa bức tranh toàn cảnh hoạt động luật
pháp Hoa Kỳ: về các Thẩm phán, luật sư, bồi thẩm đoàn; về thủ tục TTHS; về toà
án tối cao, các toà sơ thẩm và phúc thẩm cấp bang và liên bang; các khía cạnh liên
quan đến Hiến pháp ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong TTHS.
Tài liệu có giá trị cho NCS luận giải các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.
- Storm center: The supreme Court in American politics của David M.
O'Brien [160] đã bàn về sự đấu tranh chính trị giữa công lý toà án và các đảng phái
chính trị của Mỹ. Cuộc đấu tranh về quyền lực giữa toà án và hệ thống chính trị.
Ảnh hưởng của các chính sách công đối với sự vượt quá thời gian cho phép khi xử
án. Tác giả cho rằng cần phải có biện pháp thúc đẩy các biện pháp hoàn thiện thể
chế của toà án và quan hệ giữa toà án với những người tham gia tranh tụng.
- The right to silence của Susan M. Easto [166] xem xét khía cạnh của
quyền được im lặng trong các cuộc thẩm vấn trước quan toà và khía cạnh triết lý
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
giữa cảnh sát và công dân theo luật pháp hiện hành ở Mỹ. Tác giả nhận định việc
bảo đảm quyền im lặng giúp cho bị cáo có thêm phương tiện để bảo vệ các
quyền con người của mình tại tòa án.
- The Law of the land: The Evolution of Our legal System của Charles
Remba [157]. Tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển của hệ thống
luật pháp của Mỹ qua các giai đoạn với các mô hình tố tụng trong lịch sử đến mô
hình tố tụng hiện hành. Theo đó, các quyền của công dân ngày càng mở rộng, xét
xử bằng ban Hội thẩm, phán quyết rõ ràng, công bằng, việc bào chữa và quyền
hợp pháp của các bị cáo. Công trình có giá trị tham khảo khi đề xuất và luận giải
về khả năng của bị cáo được sử dụng các quyền năng của mình với sự trợ giúp
của người bào chữa, nghiên cứu vận dụng để đề xuất các giải pháp thực hiện
nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng.
- Dofendants in the criminal process của A.E. Bottoms, J.D [155]. Công
trình phân tích các bước tham gia của bị cáo trong quá trình tố tụng tội phạm của
toà án hình sự nước Anh nhằm đảm bảo công lý: từ bước đầu tiên khi người cảnh
sát thẩm vấn đầu tiên cho tới khi ra trước toà (trích dẫn nhiều chương, mục của
luật pháp nước Anh). Công trình phân tích những quyền tố tụng mà bị can, bị
cáo được bảo vệ, nêu các nguyên tắc bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong
hoạt động xét xử cũng như hệ thống các thiết chế để bảo vệ quyền con người.
- Manuel théorique et pratique du jude d'instruction: Accompagné d'un
formulaire complet et suivi de cinq tables très détaillées của Pierre Sarraute [164]
đã phân tích chế độ và quyền hạn của dự thẩm; phận sự của dự thẩm; các hình
thức dự thẩm; các văn bản dự thẩm; việc bắt và giam giữ người bị buộc tội; việc
thẩm vấn; nghe các nhân chứng; uỷ thác xét xử (cho một toà án khác) và kết thúc
dự thẩm. Công trình nêu lên cách thức, biện pháp và các nguyên tắc để bảo vệ
quyền của người bị buộc tội cũng như trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ
quyền lợi cho người bị buộc tội.
- American constitutional law của tác giả Louis Fisher [161]. Công trình đã
giới thiệu công pháp và chính trị Mỹ; học thuyết pháp luật, tổ chức toà án, học lý về
phân quyền của những vấn đề trong và ngoài nước Mỹ, mối quan hệ luật nhà nước -
liên bang, quyền sở hữu và quyền tự do ngôn luận trong xã hội dân chủ, tự do báo
chí, tôn giáo, quyền của bị cáo, quyền tôn trọng đời tư cá nhân, luật về vấn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
đề phân biệt chủng tộc, quyền tham gia chính trị và những giới hạn của toà án.
Công trình có giá trị cho NCS khi nghiên cứu, so sánh các mô hình tố tụng cũng
như nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS, từ
đó có thể rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam.
*Bài tạp chí
- Human rights in the criminal justice system, in the Human Rights
Workshop document at the 9th Asia-Europe Summit (ASEM) unofficial,
Strasbourg, France [159]. Các tác giả các cho rằng quyền suy đoán vô tội, quyền
được thông báo về tội danh bị xét xử, quyền có đủ thời gian và phương tiện liên
lạc với người bào chữa, có mặt tại tòa, được gặp mặt luật sư là những quyền
quan trọng trong tư pháp hình sự. Để bảo đảm quyền này các tác giả để xuất
nhiều giải pháp trong đó giải pháp đáng chú ý là bảo đảm sự độc lập và vô tư của
các Thẩm phán khi họ thực hiện nhiệm vụ.
- The liability of the judge in accordance with the law of the Republic of
France của Chánh án Guy Canivet thuộc Tòa án Tư pháp tối cao, Cộng hòa
Pháp [162]. Tác giả cho rằng để bảo đảm chất lượng khi tuyên các bản án thì
Thẩm phán phải bảo đảm tính vô tư, khách quan, tuân thủ các quy định của luật
pháp. Ngoài ra, hành xử một cách đúng mực, trung thực và chính trực cũng là
nghĩa vụ đối với mọi Thẩm phán trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách
nhiệm bảo vệ quyền con người khi người bị buộc tội đối mặt với những lời buộc
tội do những hành vi phạm pháp của họ.
- Justice Jobs in the Republic of France [38] khẳng định xuất phát từ
quan niệm của Pháp coi Thẩm phán là một loại nghề đặc biệt, nên ngoài các tiêu
chuẩn của Thẩm phán về trình độ học vấn, năng lực, đạo đức của Thẩm phán có
vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung và
vụ án dân sự nói riêng. Để bảo đảm chất lượng xét xử, công tác đào tạo kỹ năng
xét xử cho Thẩm phán được quan tâm.
- Human rights and the courts in Canada của tác giả Nancy Holmes [163]
đã phân tích các nội dung pháp luật về quyền con người ở Canada và các cơ chế
thúc đẩy thực hiện quyền con người trong bối cảnh toàn cầu hóa trong số các cơ chế
thúc đẩy phát triển và bảo vệ quyền con người thì cơ chế bảo đảm các quyền con
người bằng Tòa án có vai trò quan trọng nhất vì những phán quyết của Tòa án
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
về quyền con người có giá trị, buộc các chủ thể khác tôn trọng và bảo vệ các
quyền con người.
- The role of constitutional courts and ordinary courts in protection for
the human rights” (Vai trò của Tòa án hiến pháp và Tòa án thường trong việc
bảo vệ quyền con người) reported by Mr Khanlar Hajiyev (Chairman,
constitutional court, Azerbaijan) [dẫn theo: 15] dẫn chứng quy định của hiến
pháp một số nước châu Âu, Đức, Séc, Tây Ban Nha cũng như Hiến pháp của
Cộng hòa Azerbaijan về chức năng bảo vệ hiến pháp của Tòa án hiến pháp. Trên
cơ sở nội dung của Hiến pháp của các nước đó tác giả phân tích bản chất của
hiến pháp và mối quan hệ của các quy định của hiến pháp, hoạt động xét xử của
Tòa án với hoạt động bảo vệ quyền con người.
- Cân bằng quyền lực trong hệ thống tranh tụng” của Martin Black More,
Bang New South Wales, Úc [143] nhận định rằng cần có những bảo vệ từ phía
Nhà nước đối với bị cáo để tạo ra sự cân bằng tại phiên tòa sơ thẩm. Bởi lẽ, trong
quan hệ TTHS Nhà nước bao giờ cũng có lợi thế hơn bị cáo. Biện pháp bảm đảm
sự cân bằng đó là trao cho bị cáo có quyền suy đoán vô tội và quyền im lặng. Bị
cáo không có trách nhiệm đưa ra các chứng cứ chứng minh mình vô tội và vẫn
được giả thiết là vô tội cho đến khi Bồi thẩm đoàn thỏa mãn trên cơ sở chứng cứ
do Nữ Hoàng đưa ra rằng bị cáo phạm tội không còn nghi ngờ gì nữa.
- Nội dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản của Setsuo Miyazama [145]
phân tích những thay đổi trong mô hình TTHS của Nhật Bản được thay đổi theo
hướng bảo đảm quyền của bị cáo từ mô hình nặng về thẩm vấn và xét hỏi trước
Chiến tranh thế giới thứ II đến mô hình TTHS theo nguyên tắc tranh tụng ở đó
Công tố viên quyết định mọi thủ tục tố trung trong khi Thẩm phán thực hiện
nhiệm vụ xét xử không thiên vị. Bị cáo có quyền trình bày ý kiến và quyền tố
tụng của họ được bảo vệ ở mức độ cao hơn (so với trước đây) để cân bằng với
quyền lực của Nhà nước tại phiên tòa hình sự.
- Vai trò của Tư pháp độc lập” của tác giả Philippa Strum [40, tr.306-318]
khẳng định thiết chế tòa án độc lập có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền
con người một cách sáng tạo, linh hoạt ngoài sự trừ liệu của các nhà lập hiến. Ví
dụ Hiến pháp không nói đến “quyền riêng tư” nhưng Tòa án thấy Hiến pháp có
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc
Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc

More Related Content

Similar to Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc

Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình Sự
Luận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình SựLuận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình Sự
Luận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình Sự
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đLuận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docxBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luậtLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc (20)

Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Luận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình Sự
Luận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình SựLuận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình Sự
Luận Văn Thạc Sĩ Luận Tội Của Kiểm Sát Viên Tại Phiên Tòa Hình Sự
 
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự, HOT
 
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ...
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đLuận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Địa vị pháp lý của người làm chứng theo pháp luật, 9đ
 
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docxBÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luậtLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
 
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
 
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
Cơ Sở Lý Luận Phiên Tòa Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụn...
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 

Recently uploaded (19)

bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 

Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ QUỐC TUẤN B¶O §¶M QUYÒN CñA BÞ C¸O TRONG HO¹T §éNG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N NH¢N D¢N CÊP TØNH ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÕ QUỐC TUẤN B¶O §¶M QUYÒN CñA BÞ C¸O TRONG HO¹T §éNG XÐT Xö S¥ THÈM C¸C Vô ¸N H×NH Sù CñA TßA ¸N NH¢N D¢N CÊP TØNH ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƢƠNG HỒ HẢI 2. TS. TRẦN THÁI DƢƠNG HÀ NỘI
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Võ Quốc Tuấn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh........................................................................10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án..............................................................................................26 1.3. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu....................................................................................................................31 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH..........................................................................35 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh .....................................................................................................35 2.2. Nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh.................................................................................................................53 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh.................................................................................................................64 2.4. Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam..............................................................................68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..............76 3.1. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật ...................................................................................................77
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2. Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh............................89 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................................................................................................123 4.1. Quan điểm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 123 4.2. Giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 135 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................................158 PHỤ LỤC........................................................................................................................................173
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐXX : Hội đồng xét xử HSPT : Hình sự phúc thẩm HSST : Hình sự sơ thẩm HTND : Hội thẩm nhân dân KSV : Kiểm sát viên NXB : Nhà xuất bản NCS : Nghiên cứu sinh TNHS : Trách nhiệm hình sự TTHS : Tố tụng hình sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp năm 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, Tòa án nhân dân (TAND) có vị trí trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của bị cáo, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để đảm bảo việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giảm thiểu những oan, sai trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự quy định TAND thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, các cấp xét xử hiện nay là cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, lần đầu tiên vụ án hình sự được đưa ra xem xét công khai với tất cả các chứng cứ thu thập được trong giai đoạn điều tra cùng với các chứng cứ mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện, trực tiếp. Tại đây, những người tham gia tố tụng bình đẳng với nhau cùng với sự có mặt của cơ quan và người tiến hành tố tụng. Bị cáo thực hiện quyền của mình tại phiên tòa như tự mình bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được quyền trình bày quan điểm gỡ tội của mình trước Tòa án. Bảo đảm quyền của bị cáo, Thẩm phán và Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ xét xử phải độc lập tuân thủ các nguyên tắc trong tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; Tòa án ra phán quyết phải dựa trên kết quả tranh tụng giữa Kiểm sát viên (KSV) và người bào chữa cho bị cáo. Các quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự mới chỉ là điều kiện cần, chúng không mặc nhiên được thực hiện khi bị cáo tham gia quan hệ pháp luật về tố tụng hình sự (TTHS). Để bị cáo công khai thực hiện được các quyền của mình tại phiên tòa cần phải có nghĩa vụ tương ứng của các chủ thể khác là các cơ quan tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng khác. Cùng với đó là những điều kiện cụ thể phải có như sự tham gia của các cơ quan bổ trợ tư
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 pháp, giám sát của nhân dân, cơ quan báo chí và truyền thông đối với hoạt động xét xử của Tòa án và các điều kiện, phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Nói cách khác, để các quyền của bị cáo trở thành hiện thực, để bị cáo thụ hưởng, sử dụng các quyền của mình cần phải có sự bảo đảm từ phía Nhà nước được biểu hiện thông qua hành vi của cơ quan và những người tiến hành, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác. Xét về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, TAND cấp tỉnh xét xử những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt là trên 15 năm tù, chung thân, tử hình. Chế tài hình sự áp dụng cho bị cáo đối với những vụ án sơ thẩm hình sự ở TAND cấp tỉnh nghiêm khắc như vậy nên càng không cho phép bất cứ có sự sai sót, hay “tai nạn công lý” đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe hơn trong hoạt động xét xử của TAND cấp tỉnh so với phiên tòa hình sự ở TAND cấp huyện. Theo đó TAND cấp tỉnhphải bảo vệ quyền cho bị cáo tốt nhất, hạn chế oan, sai trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, TAND cấp tỉnh xét xử vụ án hình sự có bị cáo ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài, hoặc vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là những người đã từng làm công tác tiến hành tố tụng, nguyên cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Xét xử những tội phạm có tính chất nghiêm trọng và phức tạp như vậy đặt ra yêu cầu cao không chỉ đối với chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Chỉ khi đó, hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh mới đáp ứng được nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm các quyền của bị cáo. Nhằm phát huy vai trò của TAND cấp tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, các biện pháp để nâng cao chất lượng, năng lực xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND),
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 KSV, đội ngũ luật sư, cơ quan bổ trợ tư pháp. Yêu cầu đặt ra là bản án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vừa không làm oan người vô tội nhưng phải bảo đảm các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Những nỗ lực trên đây được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật TTHS năm 2003, Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật TTHSnăm 2015… Những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có chất lượng hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tỷ lệ các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh gây oan, sai, vi phạm tố tụng xâm phạm đến quyền của bị cáo đã giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, một số Thẩm phán, HTND, KSV chưa có ý thức tôn trọng và bảo vệ các quyền của bị cáo hoặc yếu kém về năng lực chuyên môn, trong khi một số quy định pháp luật còn bất cập, gây khó khăn cho bị cáo thực hiện các quyền của mình cũng như người bào chữa cho bị cáo chưa hoàn toàn được độc lập để phát huy tốt vai trò trong nhiệm vụ bảo vệ các bị cáo. Tình hình này cho thấy, các quyền của bị cáo ở một số phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở một số địa phương chưa được bảo đảm.Trước yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xuất phát từ thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh thời gian qua còn nhiều bất cập,vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân. Tình hình đó làm cho một bộ phận người dân mất tin vào công lý, vào hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng để có những kiến nghị về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là nhiệm vụ cấp thiết. Từ những lý do trên đây, tác giả chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã ngành 62.38.01.01.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án thực hiện nhiệm vụ sau: - Tổng quan, đánh giá tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Phân tích những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, phương thức và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án một số nước trên thế giới và kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. - Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (phiếu khảo sát điều tra và phỏng vẫn sâu) và dữ liệu thứ cấp (các số liệu qua các công trình nghiên cứu và các báo cáo tổng kết liên quan trực tiếp đến luận án), tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua hai phương thức bảo đảm, đó là: Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh bằng các quy định pháp luật; bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích, đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tụcbảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, được thể hiện
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 trong quy định của pháp luật và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan như Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư tại phiên toà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi không gian lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi các TAND cấp tỉnh. - Phạm vi hoạt động xét xử của toà án: Luận án nghiên cứu trong phạm vi hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2016. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án lấyquan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật XHCN làm cơ sở phương pháp luận; đặc biệt coi trọng những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự . Trên cơ sở đó, phân tích các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp lịch sử…để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung đề tài luận án. Để thực hiện luận án, tác tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên phương diện quyền. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền: Tiếp cận dựa trên quyền được sử dụng để nghiên cứu việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam với tính cách là một phương pháp nghiên cứu quan trọng được sử dụng trong luận án này. Theo đó, mọi hoạt động từ việc ghi nhận quyền trong pháp luật đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan đều lấy quyền con người, quyền công dân của bị cáo
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 làm xuất phát điểm. Quyền của bị cáo đặt trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thể có liên quan là phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền, biến khả năng được hưởng quyền đó thành hiện thực trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Tiếp cận dựa trên quyền là phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu và cũng là định hướng tư duy cho tác giả khi triển khai các vấn đề nghiên cứu trong luận án. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được tác giả sử dụng để nhận diện khái niệm, nội dung các quyền của bị cáo; khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Đồng thời đây cũng là phương pháp được sử dụng để tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, nghiên cứu đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; đánh giá những ưu điểm, hạn chế của thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; lý giải các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp lịch sử - cụ thể Đây là phương pháp được sử dụng trong Chương 2, Chương 3 để nghiên cứu quá trình phát triển các quan điểm, chủ trương của Đảng về thẩm quyền và vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự, về các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được sử dụng ở Chương 2, Chương 3 để phân tích vị trí, vai trò của TAND trong xét xử các vụ án hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp nói chung và đổi mới tổ chức, hoạt động củaTAND cấp tỉnh nói riêng.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 - Phương pháp thống kê - so sánh Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án, qua đó rút ra bài học và lựa chọn những giá trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam. - Phương pháp thống kê cũng là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Từ những biến đổi về mặt lượng, luận án tạo được căn cứ vững chắc để đi sâu phân tích, đánh giá các biểu hiện, xu hướng vận động có tính chất khách quan trong việc bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở TAND cấp tỉnh hiện nay. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong khảo sát, tham vấn ý kiến để đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt độngxét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2016. Đối tượng lấy phiếu: Chọn đối tượng lấy phiếu, tham vấn là bị cáo, Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư. Lý do NCS chọn đối tượng lấy phiếu như trên đây, đối với bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là những chủ thể được bảo bảo đảm quyền. Các chủ thể gồm Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa. NCS không tham vấn ý kiến của chuyên gia, người dân, nhà quản lý…vì trong khuôn khổ để tài luận án, với dung lượng hạn chế nên NCS không có điều kiện thu thập thông tin qua việc lấy phiếu. Về địa bàn lấy phiếu và số lượng phiếu:NCS tiến hành điều tra bằng phiếu ở 15 địa phương với số lượng phiếu là 1949 phiếu. Trong đó, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm Kinh tế - Văn hoá – Xã hội của cả nước nên tác giả tiến hành điều tra với số lượng phiếu điều tra nhiều nhất so với các địa phương. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương (Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) đại diện cho khu vực nên tác giả tiến hành điều tra số lượng phiếu nhiều hơn với các địa phương còn lại. Lý do chọn địa bàn và số lượng
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 phiếu đối với từng nhóm đối tượng được hỏi và tham vấn NCS đã luận giải cụ thể ở phần Phụ lục về lấy phiếu điều tra xã hội học (Phụ lục số 9). Công cụ để khảo sát, lấy phiếu: NCS sử dụng phiếu kết hợp Bảng câu hỏi áp dụng cho các đối tượng để thu thập thông tin có tính định lượng và các câu hỏi Phỏng vấn sâu để tham vấn ý kiến của các đối tượng được hỏi để thu thập thông tin có tính định tính. Sử dụng phần mềm để xử lý, tổng hợp kết quả khảo sát phiếu. Các công cụ phần mền chuyên dụng này sẽ cho phép xử lý các số liệu điều tra đã thu thập được trong quá trình khảo sát. Về kế hoạch và thời gian thực hiện khảo sát điều tra xã hội học: từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. Thời gian xử lý thô, phân tích số liệu khảo sát: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016. 5. Những điểm mới của luận án Luận án có thể được coi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam. Luận án có những điểm mới về mặt khoa học như sau: - Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích nội dung, phương thức và vài trò của bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh qua việc nghiên cứu kinh nghiệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tòa án ở một số nước trên thế giới. - Phân tích, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Với những điểm mới nêu trên, luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn: Về lý luận: kết quả nghiên cứu đề tài luận án tạo ra nhận thức đúng đắn, đầy đủ cho Thẩm phán, HTND, KSV, luật sư trong việcbảo đảm quyền của bị cáo; từ đó giúp cho những chủ thể tiến hành tố tụng này hiểu và vận dụng đúng đắn, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận án có thể cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch địch chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình và giảng dạy cho các cơ sở đào tạo luật, là tài liệu tham khảo cho các học viên sau đại học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thảm khảo, luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự *Sách Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trần Quang Tiệp [79] đã phân tích một số vấn đề lí luận chung về quyền con người. Công trình này đã phân tích nội dung bảo vệ quyền con người trong luật hình sự và luật TTHS Việt Nam qua các thời kỳ gắn với quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Công trình có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của Trần Quang Tiệp [80] đã phân tích những vấn đề lí luận chung về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bảo hộ tính mạng và sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản. Quyền bất khả xâm phạm. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được suy đoán vô tội và quyền được bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự nhân phẩm. Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, sách chuyên khảo của Võ Thị Kim Oanh [57] khẳng định: lĩnh vực tư pháp hình sự, bảo vệ quyền con người có ý nghĩa đặt biệt quan trọng; vì chính trong lĩnh vực này, quyền con người dễ bị xâm phạm, bị tổn thương và hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng vì nó động chạm đến quyền được sống, quyền tự do của mỗi cá nhân. Cuốn sách này là một tập hợp có hệ thống các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia và các cán bộ hoạt động thực tiễn có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhằm xác định một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học, từ đó đi đến hoàn thiện pháp luật, góp phần bào vệ hơn nữa quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của Võ Khánh Vinh [153] bình luận về những nội dung của từng điều luật của Bộ luật TTHS năm 2003 về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức và công dân. Đặc biệt, công trình phân tích, bình luận về các quyền tố tụng của bị cáo tại phiên tòa hình sự theo Bộ luật TTHS năm 2003. Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 của Vũ Công Giao [141] đã phân tích một số điểm mới về chế định quyền con người trong đó có một số quyền liên quan đến hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo đảm quyền con người như quyền bình đẳng trước pháp luật; cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình; quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần cho cùng một tội; quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự theo Hiến pháp năm 2013 của Đào Trí Úc [141] phân tích cơ sở lý luận, nội dung, các quan điểm khác nhau về nguyên tắc suy đoán vô tội trên thế giới và trong luật hình sự quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả bình luận nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013 và trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt, bài viết phân tích và nêu bật ý nghĩa vô cùng quan trọng việc thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội trong việc bảo vệ quyền con người. Từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS cũng như nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng và Tòa án. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực thi các bảo đảm tố tụng với bị can, bị cáo theo Hiến pháp năm 2013 của Vũ Hồng Anh [141] nhận định để triển khai thi hành Hiến pháp về các biện pháp bảo đảm quyền của bị can, bị cáo cần chú ý làm sáng tỏ nhiều vấn đề như nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của Tòa án. Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS như bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội, bổ sung các quy định về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, tiếp tục các yếu tố bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm)của Đinh Văn Quế [62] đã phân tích tính chất, bản chất của xét xử sơ thẩm; các nguyên tắc trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; trình tự xét xử vụ án sơ thẩm hình sự gồm chuẩn bị xét xử, bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học của Võ Khánh Vinh [152] phân tích về những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người ở những góc độ khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý có các chuyên đề liên quan đến đề tài luận án của NCS như Luật hình sự quốc tế và việc bảo vệ quyền con người, Tòa án hình sự quốc tế - Một thiết chế bảo vệ các quyền con người; quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam... Cuốn sách có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi luận giải những vấn đề lý luận về quyền con người của bị cáo. Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng (chủ biên) [21], phân tích quyền con người dưới góc độ pháp lý tiếp tục khẳng định pháp luật là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa các quyền tự nhiên của con người. Công trình phân tích luận giải về cơ chế thực hiện và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Nguyễn Ngọc Chí [12] trong chương 2 đề cập đến quyền con người và bảo đảm quyền con người trong TTHS; phân tích về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và bảo đảm quyền con người trong xét xử. Tác giả đưa ra khái niệm “bảo đảm quyền con người trong TTHS là những yếu tố để quyền con người được ghi nhận, thực thi trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh” (tr.42). Bảo đảm quyền con người phải được xây dựng cơ chế vận hành có hiệu quả các yếu tố hợp thành, đó là: (1) xây dựng được hệ thống pháp luật TTHS trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về quyền con người, phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyền con người ở mỗi quốc gia; (2) Có các giải pháp thực thi hiệu quả quyền con người được quy định trong pháp luật TTHS; (3) Hình thành cơ chế giám sát bảo đảm quyền con người trong TTHS. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi xây dựng các khái niệm liên quan đến đề tài.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội [16], tại chương IX phân tích về xét xử sơ thẩm với các nội dung khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; phân tích thẩm quyền, trình tự xét xử vụ án tại phiên tòa; phân tích khái niệm bị cáo và quyền, nghĩa vụ của bị cáo tại phiên tòa. Những nội dung này có giá trị cho NCS khi nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và các quyền của bị cáo tại phiên tòa. * Luận án - Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam của Lại Văn Trình [132] đã góp phần làm rõ thêm nhiều vấn đề lý luận về quyền con người và bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS hệ thống hóa được các biện pháp bảo đảm; làm rõ những điểm chung và những đòi hỏi đặc thù trong bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Luận án đã phân tích, tìm ra được những hạn chế, bất cập về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế; đề xuất các giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS theo những nội dung cơ bản. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thu Hiền [32] đã phân tích cơ sở lý luận về xây dựng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS và thực trạng, quan điểm, giải pháp xây dựng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS ở Việt Nam hiện nay. Công trình có giá trị cho nghiên cứu sinh phân tích luận giải về những giải pháp góp phần bảo đảm các quyền của bị cáo như quyền bào chữa, quyền được trình bày ý kiến nguyện vọng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt Nam của Lê Minh Thắng [74] là một công trình trực tiếp bàn đến việc bảo đảm quyền của bị cáo, bị can dưới góc độ người chưa thành niên. Trên cơ sở các bảo đảm chung cho quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, luận án đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong TTHS ở Việt Nam như tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS (hoàn thiện các quy định về thủ tục và thời hạn tố tụng, về người tiến hành tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các quy định về thi hành án hình sự, về địa vị pháp lí của người làm chứng, người bị hại chưa thành niên trong TTHS).
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự của Trần Hưng Bình [6] nghiên cứu một số khái niệm về quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật TTHS Việt Nam và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật TTHS Việt Nam. Luận án đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập, thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền của người chưa thành niên. - Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn Hữu Thế Thạch [71], đã làm rõ được một số vấn đề lý luận về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam; đánh giá vai trò của quyền bào chữa và xác định rõ những đặc điểm về nội dung và hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam; Luận án đã khái quát được pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền bào chữa nói chung và của bị can, bị cáo là người chưa thành niên nói riêng và làm rõ được sự hình thành, phát triển của chế định này trong pháp luật TTHS Việt Nam, rút ra những kế thừa cần thiết cho việc tiếp tục hoàn thiện chế định này. - Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị can, bị cáo của Nguyễn Sơn Hà [25] phân tích những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền con người của bị cáo và các quyền của bị can, bị cáo. Trên cơ sở đó tác giả luận giải những yêu cầu, điều kiện cũng như nội dung và tiêu chí hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo trong TTHS, nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về vấn đề này. Trên nền tảng lý luận đó tác giả đánh giá, phân tích thực trạng các quy định pháp luật về quyền của bị can, bị cáo trong bộ luật TTHS năm 2003. Công trình đánh giá thực trạng quyền của bị can, bị cáo trong hoạt động TTHS Việt Nam qua đó tác giả kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS của Việt Nam. - Nguyên tắc bình đẳng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Đức Hạnh [29] đã trình bày nhận thức về nguyên
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 tắc bình đẳng trong luật TTHS Việt Nam. Theo đó, xét ở góc độ lý luận, trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay cần nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc bình đẳng chi phối đến hoạt động TTHS và trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này. Bên cạnh đó công trình phân tích sự điều chỉnh của luật TTHS Việt Nam đối với nguyên tắc bình đẳng và thực tiễn thực hiện. Từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong luật TTHS Việt Nam hiện nay - Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn Quang Hiền [31] làm sáng tỏ về mặt lí luận về bảo vệ quyền con người trong TTHS, nêu nội dung biện pháp để thực hiện bảo vệ quyền con người trong TTHS. Công trình luận giải và phân tích sâu sắc các đối tượng cần được bảo vệ quyền con người trong TTHS với các chủ thể khác nhau trong đó đáng chú ý là tác giả phân tích luận giải về bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong TTHS. Từ đó tác giả luận chứng các giải pháp nhằm tiếp tục bảo vệ quyền con người nói chung và quyền bị can, bị cáo trong TTHS. - Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam của Hoàng Văn Thành [75] đã phân tích cơ sở lý luận về đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp như khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nội dung của bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Nghiên cứu kinh nghiệm về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS ở một số nước trên thế giới và đề xuất những giá trị tham khảo cho Việt Nam. * Luận văn - Bảo đảm quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay của Đỗ Việt Thắng [72] đã làm rõ đặc điểm, nội dung, bản chất trách nhiệm của nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động TTHS. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn việc áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân do hành vi trái pháp luật trong TTHS, đánh giá nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 - Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm pháp luật về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam của Tạ Xuân Trà [130]. Tác giả phân tích những vấn đề lý luận cơ bản và chủ yếu nhất về sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành; đánh giá thực tiễn áp dụng các quy phạm, rút ra một số vấn đề còn tồn tại hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tiếp tục bảo vệ các quyền con người. Trên cơ sở cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy phạm pháp luật về tội phạm. - Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng của Trương Ngọc Sơn [69] đã đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc bảo đảm các quyền cho người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù ở Việt Nam nói chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối với tù nhân và các quy định trong pháp luật quốc gia. Từ thực trạng đó, tác giả phân tích tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả. Bài báo, tạp chí khoa học: - Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự của Nguyễn Ngọc Chí [11] đã phân tích làm rõ việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật TTHS thể hiện qua một số nội dung, mà cụ thể là: các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS; các quy định của Luật TTHS về các biện pháp ngăn chặn; các quy định về khởi tố vụ án hình sự; các quy định về điều tra - truy tố. Tác giả khẳng định bảo vệ quyền con người trong pháp luật hình sự là phương thức phổ biến ở các quốc gia hiện nay. Do vậy, cần phải nhanh chóng nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về TTHS để bảo đảm tốt hơn các quyền con người. - Bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam của Nguyễn Tiến Đạt [18]. Bài viết nêu khái niệm bảo đảm quyền con người trong TTHS là hệ thống biện pháp, cách thức, giải pháp do pháp luật quy định nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền con người của các chủ thể tham gia trong TTHS và làm cho các quyền ấy có tính khả thi trong thực tế. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện và
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 tổ chức thực hiện các quy định pháp luật trong TTHS nhằm bảo đảm quyền con người cho các đối tượng trên đây. Quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của Nguyễn Văn Trượng [135] đã phân tích quyền bào chữa, các phương thức thực hiện quyền bào chữa của bị cáo cũng như bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Tác giả còn khẳng định quyền bào chữa là phương tiện để thực hiện các quyền khác nên trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay cần phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện quyền này. - Sự cần thiết sửa đổi Điều 49 và Điều 50 của Bộ luật tố tụng hình sự để đảm bảo quyền của người bị buộc tội của Nguyễn Quang Hiền [30] đề cập đến các quyền của bị cáo theo điều 50 của Bộ luật TTHS năm 2003. Trên cơ sở phân tích những thay đổi trong hoạt động TTHS nhằm hướng đến bảo đảm quyền của bị cáo. Từ đó tác giả kiến nghị có những sửa đổi, bổ sung trong pháp luật TTHS, đặc biệt về khái niệm người bị buộc tội và khái niệm bị cáo trong Bộ luật TTHS hiện hành. - Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can và bị cáo của Hoàng Thị Minh Sơn [67] nhận định: việc thực hiện quyền bào chữa trong Bộ luật TTHS năm 2003 ở một số phiên tòa xét xử vụ án hình sự chỉ mang tính hình thức. Tác giả nhận định những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa thường xuất phát từ phía người bào chữa và phía cơ quan tiến hành tố tụng. Từ đó bài viết kiến nghị những giải pháp bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong TTHS ở Việt Nam trong thời gian tới. - Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên của Nguyễn Hải Ninh [56] nhận định: bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đối với những vụ án mà bị can, bị cáo chưa thành niên, pháp luật có những quy định riêng về bào chữa để quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể này được bảo vệ tốt nhất. Tác giả cho rằng để bảo đảm quyền lợi cho bị can, bị cáo chưa thành niên nếu bị can, bị cáo có yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa để bảo vệ các quyền con người của họ theo đúng quy định của pháp luật. - Bất cập về thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong thực tiễn của Nguyễn Khắc Quang [60] đã phân tích quyền và nghĩa vụ của bị can,
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 bị cáo theo Bộ luật TTHS năm 2003. Tác giả cho rằng các quy định đó chưa thể hiện rõ nét vị thế của bên buộc tội. Mặt khác, một số bảo đảm pháp lý để bị can, bị cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình còn bị hạn chế. Từ đó, công trình đề đến một số bất cập về thực hiện một số quyền của bị cáo và đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo cho NCS khi đề xuất một số giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự và một số đề xuất về hoàn thiện pháp luật của Hồ Sỹ Sơn [68] khẳng định hiện nay các quyền của người bị buộc tội đã được pháp luật TTHS ghi nhận khá cụ thể. Tuy nhiên, nhu cầu cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng, trong đó có TTHS, đang đặt ra khá nhiều vấn đề, trong đó có vấn để bảo vệ quyền con người cần được giải quyết một cách thấu đáo. Bên cạnh những quy định của pháp luật cần có cơ chế để bảo đảm thực hiện các quyền đó trên thực tế. Tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền con người. - Bảo vệ quyền con người của người bị hại chưa thành niên trong tố tụng hình sự của Trần Hưng Bình [4] đã phân tích những nội dung lý luận, yêu cầu và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người bị hại trong TTHS, nêu lên những biện pháp bảo vệ quyền của người chưa thành viên và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải thực hiện. Tài liệu gợi mở cho NCS đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của TAND ở Việt Nam hiện nay - Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố tụng hình sự của Trần Hưng Bình [5] đã phân tích những nội dung lý luận về quyền con người, quyền của người chưa thành niên, nêu lên những giải pháp bảo đảm quyền của người chưa thành niên bị buộc tội trong TTHS và trách nhiệm bảo đảm các quyền đó của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi tiếp cận những nội dung cũng như phương pháp khi nghiên cứu về các nội dung và phương thức bảo đảm quyền con người của bị cáo. - Bảo đảm bình đẳng trong quan hệ tố tụng của tác giả Vũ Thế Lân [45] nhận định Bộ luật TTHS quy định: "Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của bộ luật này". Thế nhưng, thời gian qua vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn là nhiều luật sư bị cản trở hoạt động từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong nhiều cuộc hội thảo về nghiệp vụ do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức hoặc hội nghị của các đoàn luật sư, một số ý kiến đã nêu lên những vụ việc cụ thể luật sư bị cản trở, hoặc gây khó khăn trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. Các trường hợp bị cản trở, gây khó khăn chủ yếu là việc cấp giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư; việc gặp bị can, bị cáo. - Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo theo pháp luật Việt Nam của Nguyễn Văn Mạnh [52] phân tích về quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo. Công trình nêu lên một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả hơn quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo trong đó đáng chú ý là giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật phải bảo đảm không gian và điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia tố tụng hình sự. Công trình có giá trị cho NCS khi đề xuất các giải pháp nhằm phát huy quyền bào chữa của bị cáo và các giải pháp để cho Luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. - Hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của Nguyễn Sơn Hà [25] phân tích các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; thực trạng quy định pháp luật về biện pháp ngăn chặn trong TTHS ở Việt Nam, so sánh với luật quốc tế và pháp luật TTHS của một số nước. Tác giả nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật TTHS năm 2003 nhằm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo. - Một số quyền mang tính phổ quát của bị can, bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự ở nước ngoài của Nguyễn Ngọc Kiện [41] phân tích một số quyền của bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở nước ngoài mang tính phổ quát đó là quyền thúc đẩy thông tin, quyền có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn hoặc chỉ Thẩm phán xét xử, quyền tư vấn pháp luật, quyền được im lặng và quyền thỏa thuận nhận tội.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 - Một số bất cập trong các quy định hiện hành về quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Huỳnh Trung Trực [133] làm rõ một số bất cập trong các quy định hiện hành về quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Qua đó, tác giả nêu những định hướng, kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về vấn đề này. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi phân tích quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. * Hội thảo khoa học - Hội thảo Khoa học: Pháp luật tố tụng hình sự với việc đảm bảo quyền con người và quyền công dân do Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức [17]. Với những cách tiếp cận khác nhau, các chuyên gia đến từ nhiều cơ quan, ban ngành đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS cũng như các quy định liên quan bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng trong TTHS, các tác giả nêu kiến nghị nhằm tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, tiếp tục hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp từ phía các cơ quan nhà nước và nhân dân. - Hội thảo quốc tế Bảo đảm quyền con người trong TTHS Australia - Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện BLTTHS Việt Nam do VKSNDTC phối hợp cùng Chương trình Hợp tác kỹ thuật về quyền con người Việt Nam - Australia tổ chức [146]. Các nhà khoa học đã đánh giá tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật TTHS năm 2003 cho thấy chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có nhiều chuyển biến tích cực; quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án được quan tâm, đảm bảo. Tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013 đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân như: Cần có cơ chế bảo đảm tốt hơn quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân *Sách - Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam của Võ Thị Kim Oanh [58] đã trình bày lí luận chung về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như khái niệm, phân tích các đặc điểm cũng như vai trò và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm trong TTHS ở
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Việt Nam. Công trình phân tích, bình luận các quy định và nội dung cơ bản của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, phiên toà sơ thẩm hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật. Tác giả kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến phiên tòa hình sự sơ thẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xét sử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay. *Luận án tiến sĩ luật học - Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Huy Hoàn [35] nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề đảm bảo quyền con người trong đó có quyền của bị cáo trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Luận án phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm và nội dung của những đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp trong đó đề cập đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND; khái quát thực trạng đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Luận án đề ra một số quan điểm, giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền con người (trong đó có quyền của bị cáo) trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. - Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay của Hoàng Hùng Hải [28] nhận định đảm bảo quyền bình đẳng của công dân (với tư cách là bị cáo) trong xét xử hình sự tại phiên tòa xét xử là sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng của những người (bên) buộc tội và những người (bên) gỡ tội (bào chữa cho bị cáo) do những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đóng vai trò then chốt thực hiện tạo cơ sở cho việc ra bản án, quyết định đúng pháp luật, vì công lý. Công trình đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng của công dân trong xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay. - Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay của Đặng Công Cường [15] đã phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của bị cáo. Tác giả phân tích và làm rõ thực trạng của bảo vệ quyền con người bằng Tòa án án. Đặc biệt tác giả phân tích những tồn tại, hạn chế và làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tác giả kiến nghị xây dựng phương hướng
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người. Luận văn thạc sĩ luật -Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Bình [3] đã tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền con người và nghiên cứu những đặc trưng của quyền con người trong xét xử hình sự. Tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự; đồng thời xác định phương hướng, đề xuất những nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người trong xét xử hình sự. Công trình có giá trị tham khảo cho NCS khi đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ sung hay cụ thể hóa các quy định pháp luật về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND. - Vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam của Nguyễn Huyền Ly [49] đã xác định nội hàm của quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, những đặc điểm của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của toà án trong việc thực hiện quyền tư pháp. Tác giả nghiên cứu một số vai trò quan trọng và nổi bật của toà án trong nhà nước pháp quyền; phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vai trò của toà án. Trên cơ sở những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toà án ở nước ta hiện nay, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của TAND trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam. - Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Ngô Thị Thanh [76] khẳng định sự cần thiết phải bảo đảm quyền con người trong TTHS. Công trình phân tích những vấn đề lý luận như nội dung, yêu cầu của việc bảo đảm quyền con người trong TTHS. Đồng thời, tác giả đi phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Tác giả đã nêu một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt động xét xử, tiếp tục hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, triển khai việc thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia Bài báo, tạp chí khoa học: - Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật TTHS về chuẩn bị xét xử sơ thẩm
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 vụ án hình sự của Vũ Gia Lâm [44] nêu lên một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật của Bộ luật TTHS năm 2003. Từ đó kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và vai trò của Tòa án trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Công trình tuy không đề cập trực tiếp đến quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nhưng có giá trị để NCS tham khảo khi phân tích hoạt động bảo đảm quyền của bị cáo ở giai đoạn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hình sự. - Một vài suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung Quốc và Nhật Bản của Hoàng Nghĩa Mai [50]. Tác giả khẳng định rằng tuy mức độ có khác nhau trong các quy định về thủ tục tố tụng trong xét xử, song ở Canada, Trung Quốc và Nhật Bản đều hướng tới cơ chế để mở rộng sự tham gia của công chúng vào hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đây là một yếu tố góp phần quyết định chất lượng của Thẩm phán trong xét xử các vụ án dân sự. Cùng với đó, tác giả nhận định các nước đều có chủ trương công khai các bản án để nhân dân có cơ hội tiếp cận công lý và giám sát hoạt động xét xử của Toà án. - Tư pháp độc lập - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao [22]. Bài viết phân tích yếu tố quyết định đến chất lượng xét xử các vụ án là quy trình bổ nhiệm, tuyển chọn, chế độ chính sách cho Thẩm phán, làm sao bảo đảm cho Thẩm phán yên tâm làm việc suốt đời, không bị ơn huệ những người đã bổ nhiệm họ. Công trình nghiên cứu luật pháp các nước quy định về nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán. Ví dụ, Hiến pháp Nhật Bản, Thái Lan đều quy định Thẩm phán phải được độc lập trong xét xử, các chủ thể khác không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán. - Đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình TTHS ở Việt Nam của Nguyễn Đức Mai [51] lập luận rằng ở các nước thuộc hệ tố tụng tranh tụng (như: Anh, Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia...)Thẩm phán là người trọng tài trong xét xử các vụ án nói chung và vụ án dân sự. Thẩm phán có nhiệm vụ duy trì trật tự phiên toà và giám sát quá trình tranh tụng giữa hai bên, qua đó bảo đảm chất lượng xét xử các vụ án, phán quyết được thi hành cao, tỷ lệ khiếu nại ít. Tác giả cho rằng cần phải nghiên cứu các mô hình tố trụng trên thế giới, phát huy vai trò của Thẩm phán, đề cao nguyên tắc tranh tụng, qua đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 - Tìm hiểu các quy định về nguyên tắc tố tụng trong Hiến pháp Hoa Kỳ của Như Nguyễn [55]. Tác giả nhận định để bảo đảm chất lượng hoạt động xét xử các vụ án của Thẩm phán nói chung cần thay đổi quy trình bổ nhiệm Thẩm phán, tránh những áp lực cho Thẩm phán khi ra các phán quyết. Bên cạnh đó, cần bảo đảm điều kiện làm việc cho Thẩm phán như lương, chính sách. Tất cả những quy định đều nhằm đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán và qua đó đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp ở Hoa Kỳ. - Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp của Nhật Bản của Trương Thị Hồng Hà [27]. Tác giả khẳng định một nguyên tắc nghề nghiệp đó là Thẩm phán muốn bảo đảm chất lượng xét xử là phải trung thực với ý kiến của Tòa án tối cao về việc giải thích các luật, đặc biệt là Hiến pháp. Bên cạnh hoạt động của Thẩm phán, vai trò của các trợ lý, thư ký, chuyên viên nghiên cứu là rất quan trọng. Họ là người giúp việc tích cực cho Thẩm phán, do vậy, bổ nhiệm Thẩm phán cần chú ý đến đội ngũ cán bộ tư pháp này. - Hiến pháp năm 2013 với chế định bảo đảm quyền con người về tư pháp hình sự của Phạm Văn Hùng [141] đã phân tích những nội dung, yêu cầu của việc bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự. Công trình luận giải, phân tích về vị trí vai trò của Tòa án được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, tác giả phân tích yêu cầu bảo đảm sự đúng đắn khi buộc tội, quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai, không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. - Những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 về cải cách tư pháp của Trần Ngọc Đường [141] phân tích phân tích tinh thần và nội dung những điểm mới của Hiếp pháp năm 2013 về TAND và VKSND, trong đó đề cập nguyên tắc tranh tụng được xét xử bảo đảm. Công trình luận giải và đề cập đến vai trò của TAND. Tác giả nhận định nguyên tắc này góp phần quan trọng để để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế oan sai, bảo đảm cho nền tư pháp Việt Nam là một nền tư pháp dân chủ, công bằng và công lý. - Quyền tư pháp trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 của Đào Trí Úc [141] phân tích tính chất và đặc điểm của quyền tư pháp, với những tính chất đặc trưng so với quyền lập pháp và quyền hành pháp, đó là tính độc lập, quyền xét xử chỉ thuộc về tòa án, tuân theo pháp luật và phán quyết của
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì đồng thời có hiệu lực thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tác giả phân tích và kiến nghị một số giải pháp bảo đảm vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp là hoạt động xét xử của hệ thống TAND ở nước ta hiện nay. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh * Luận văn thạc sĩ luật học - Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự của TAND ở tỉnh Hậu Giang của Phạm Hồng Phong [59] nghiên cứu cơ sở lý luận đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự, cụ thể là: làm rõ khái niệm quyền con người; khái niệm hoạt động xét xử án hình sự, đặc trưng quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự; khái niệm nội dung đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự; đánh giá được thực tiễn đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự tại tỉnh Hậu Giang và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử hình sự trong việc bảo đảm quyền con người. - Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh của Đặng Phúc Lâm [43] phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò, các bước, nội dung của áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh Quảng Ninh, phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật và đề ra quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh. - Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Mạnh Toàn [129] đã phân tích khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn áp dụng pháp luật cũng như các tiêu chí đánh giá áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND; phân tích thực trạng áp dụng pháp luật của TAND tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trong năm năm từ 2003 đến 2007). Tác giả phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 * Bài tạp chí, bài báo - Góc nhìn về đổi mới Tòa án và Tố tụng hình sự của Tô Văn Hòa [33] nhận định: theo cách thức tổ chức hiện nay, tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện đồng nghĩa với việc tòa án cấp tỉnh sẽ là cỗ máy xét xử phúc thẩm chính. Ðối chiếu quy định của pháp luật tố tụng thì tòa án cấp tỉnh cũng là cỗ máy xét xử sơ thẩm, bởi vì cơ quan này có thẩm quyền xét xử chung đối với hầu hết các loại vụ việc. Chưa hết, tòa án cấp này cũng phải "gánh" cả thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm. Với tình trạng này, việc tòa án cấp tỉnh bị quá tải và hoạt động không được hiệu quả như mong muốn là tình trạng dễ hiểu. Ðể ngăn ngừa nguy cơ này, có thể thành lập các chi nhánh của các TAND sơ thẩm khu vực ở các địa bàn cần thiết, để người dân có thể dễ dàng tiếp cận tòa án và được thi hành công lý ngay cả đối với những tranh chấp nhỏ, hoặc vụ án ít nghiêm trọng trong cuộc sống hằng ngày. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập những vấn đề như quyền con người trong tố tụng nói chung và TTHS, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền con người hoặc nghiên cứu các quyền cụ thể như quyền bị can, bị cáo, quyền của người bị hại trong tố tụng...Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh; đặc biệt trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã ghi nhận chức năng của TAND là cơ quan bảo vệ công lý, quyền con người. Mặc dù vậy, những công trình trên đây có giá trị tham khảo tốt cho NCS khi thực hiện đề tài luận án của mình. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÕA ÁN *Sách - Cuốn sách Fair trial: Rights of the accused in American history của Bodenhamer, David J [156] đã phân tích sự phát triển các quyền của bị cáo trong quá trình phát triển của nước Mỹ. Sự tác động của công lý, tự do và trật tự xã hội đến các quyền của bị cáo ở các toà án liên bang, Toà án bang của nước Mỹ. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm các quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử của tòa án các bang và liên bang.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 - Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Tradition on and theory and implementation of human rights in China and Vietnam) của Tống Tiểu Trang, Sa Khởi Quang, Hoàng Nam Sâm [131]. Các tác giả tìm hiểu một cách có hệ thống và khoa học về vấn đề quyền con người, đặc biệt về truyền thống, lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, Trung Quốc. Qua công trình này NCS có thể tìm kiếm, khai thác những giá trị tương đồng trong việc bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa hình sự, nghiên cứu, so sánh những nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa, từ đó rút ra những nhận xét có thể vận dụng cho Việt Nam. - Đảm bảo quyền cho người bị buộc tội theo Điều 6 Công ước châu Âu về nhân quyền của tác giả Stephanos Stavros [165]. Công trình đã bình luận nội dung điều 6 về Công ước châu Âu về nhân quyền. Trong Công ước này một số quyền của bị cáo phải được Tòa án công nhận là quyền được xét xử công bằng, kịp thời, công khai bằng một Tòa án độc lập. Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được coi là quyền của bị cáo. Theo đó, người bị buộc tội chưa bị coi là có tội. Một số quyền khác của bị cáo được coi trọng là quyền được tiếp cận với pháp luật, có những điều kiện cần thiết để chuẩn bị đối phó với những cáo buộc đến từ Viện Công tố. - Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (outline of the U.S. legal sistem), của NXB Thanh Niên [54]. Công trình đã phác họa bức tranh toàn cảnh hoạt động luật pháp Hoa Kỳ: về các Thẩm phán, luật sư, bồi thẩm đoàn; về thủ tục TTHS; về toà án tối cao, các toà sơ thẩm và phúc thẩm cấp bang và liên bang; các khía cạnh liên quan đến Hiến pháp ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong TTHS. Tài liệu có giá trị cho NCS luận giải các giải pháp bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. - Storm center: The supreme Court in American politics của David M. O'Brien [160] đã bàn về sự đấu tranh chính trị giữa công lý toà án và các đảng phái chính trị của Mỹ. Cuộc đấu tranh về quyền lực giữa toà án và hệ thống chính trị. Ảnh hưởng của các chính sách công đối với sự vượt quá thời gian cho phép khi xử án. Tác giả cho rằng cần phải có biện pháp thúc đẩy các biện pháp hoàn thiện thể chế của toà án và quan hệ giữa toà án với những người tham gia tranh tụng. - The right to silence của Susan M. Easto [166] xem xét khía cạnh của quyền được im lặng trong các cuộc thẩm vấn trước quan toà và khía cạnh triết lý
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 giữa cảnh sát và công dân theo luật pháp hiện hành ở Mỹ. Tác giả nhận định việc bảo đảm quyền im lặng giúp cho bị cáo có thêm phương tiện để bảo vệ các quyền con người của mình tại tòa án. - The Law of the land: The Evolution of Our legal System của Charles Remba [157]. Tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển của hệ thống luật pháp của Mỹ qua các giai đoạn với các mô hình tố tụng trong lịch sử đến mô hình tố tụng hiện hành. Theo đó, các quyền của công dân ngày càng mở rộng, xét xử bằng ban Hội thẩm, phán quyết rõ ràng, công bằng, việc bào chữa và quyền hợp pháp của các bị cáo. Công trình có giá trị tham khảo khi đề xuất và luận giải về khả năng của bị cáo được sử dụng các quyền năng của mình với sự trợ giúp của người bào chữa, nghiên cứu vận dụng để đề xuất các giải pháp thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng. - Dofendants in the criminal process của A.E. Bottoms, J.D [155]. Công trình phân tích các bước tham gia của bị cáo trong quá trình tố tụng tội phạm của toà án hình sự nước Anh nhằm đảm bảo công lý: từ bước đầu tiên khi người cảnh sát thẩm vấn đầu tiên cho tới khi ra trước toà (trích dẫn nhiều chương, mục của luật pháp nước Anh). Công trình phân tích những quyền tố tụng mà bị can, bị cáo được bảo vệ, nêu các nguyên tắc bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong hoạt động xét xử cũng như hệ thống các thiết chế để bảo vệ quyền con người. - Manuel théorique et pratique du jude d'instruction: Accompagné d'un formulaire complet et suivi de cinq tables très détaillées của Pierre Sarraute [164] đã phân tích chế độ và quyền hạn của dự thẩm; phận sự của dự thẩm; các hình thức dự thẩm; các văn bản dự thẩm; việc bắt và giam giữ người bị buộc tội; việc thẩm vấn; nghe các nhân chứng; uỷ thác xét xử (cho một toà án khác) và kết thúc dự thẩm. Công trình nêu lên cách thức, biện pháp và các nguyên tắc để bảo vệ quyền của người bị buộc tội cũng như trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội. - American constitutional law của tác giả Louis Fisher [161]. Công trình đã giới thiệu công pháp và chính trị Mỹ; học thuyết pháp luật, tổ chức toà án, học lý về phân quyền của những vấn đề trong và ngoài nước Mỹ, mối quan hệ luật nhà nước - liên bang, quyền sở hữu và quyền tự do ngôn luận trong xã hội dân chủ, tự do báo chí, tôn giáo, quyền của bị cáo, quyền tôn trọng đời tư cá nhân, luật về vấn
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 đề phân biệt chủng tộc, quyền tham gia chính trị và những giới hạn của toà án. Công trình có giá trị cho NCS khi nghiên cứu, so sánh các mô hình tố tụng cũng như nội dung và phương thức bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS, từ đó có thể rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam. *Bài tạp chí - Human rights in the criminal justice system, in the Human Rights Workshop document at the 9th Asia-Europe Summit (ASEM) unofficial, Strasbourg, France [159]. Các tác giả các cho rằng quyền suy đoán vô tội, quyền được thông báo về tội danh bị xét xử, quyền có đủ thời gian và phương tiện liên lạc với người bào chữa, có mặt tại tòa, được gặp mặt luật sư là những quyền quan trọng trong tư pháp hình sự. Để bảo đảm quyền này các tác giả để xuất nhiều giải pháp trong đó giải pháp đáng chú ý là bảo đảm sự độc lập và vô tư của các Thẩm phán khi họ thực hiện nhiệm vụ. - The liability of the judge in accordance with the law of the Republic of France của Chánh án Guy Canivet thuộc Tòa án Tư pháp tối cao, Cộng hòa Pháp [162]. Tác giả cho rằng để bảo đảm chất lượng khi tuyên các bản án thì Thẩm phán phải bảo đảm tính vô tư, khách quan, tuân thủ các quy định của luật pháp. Ngoài ra, hành xử một cách đúng mực, trung thực và chính trực cũng là nghĩa vụ đối với mọi Thẩm phán trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi người bị buộc tội đối mặt với những lời buộc tội do những hành vi phạm pháp của họ. - Justice Jobs in the Republic of France [38] khẳng định xuất phát từ quan niệm của Pháp coi Thẩm phán là một loại nghề đặc biệt, nên ngoài các tiêu chuẩn của Thẩm phán về trình độ học vấn, năng lực, đạo đức của Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung và vụ án dân sự nói riêng. Để bảo đảm chất lượng xét xử, công tác đào tạo kỹ năng xét xử cho Thẩm phán được quan tâm. - Human rights and the courts in Canada của tác giả Nancy Holmes [163] đã phân tích các nội dung pháp luật về quyền con người ở Canada và các cơ chế thúc đẩy thực hiện quyền con người trong bối cảnh toàn cầu hóa trong số các cơ chế thúc đẩy phát triển và bảo vệ quyền con người thì cơ chế bảo đảm các quyền con người bằng Tòa án có vai trò quan trọng nhất vì những phán quyết của Tòa án
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 về quyền con người có giá trị, buộc các chủ thể khác tôn trọng và bảo vệ các quyền con người. - The role of constitutional courts and ordinary courts in protection for the human rights” (Vai trò của Tòa án hiến pháp và Tòa án thường trong việc bảo vệ quyền con người) reported by Mr Khanlar Hajiyev (Chairman, constitutional court, Azerbaijan) [dẫn theo: 15] dẫn chứng quy định của hiến pháp một số nước châu Âu, Đức, Séc, Tây Ban Nha cũng như Hiến pháp của Cộng hòa Azerbaijan về chức năng bảo vệ hiến pháp của Tòa án hiến pháp. Trên cơ sở nội dung của Hiến pháp của các nước đó tác giả phân tích bản chất của hiến pháp và mối quan hệ của các quy định của hiến pháp, hoạt động xét xử của Tòa án với hoạt động bảo vệ quyền con người. - Cân bằng quyền lực trong hệ thống tranh tụng” của Martin Black More, Bang New South Wales, Úc [143] nhận định rằng cần có những bảo vệ từ phía Nhà nước đối với bị cáo để tạo ra sự cân bằng tại phiên tòa sơ thẩm. Bởi lẽ, trong quan hệ TTHS Nhà nước bao giờ cũng có lợi thế hơn bị cáo. Biện pháp bảm đảm sự cân bằng đó là trao cho bị cáo có quyền suy đoán vô tội và quyền im lặng. Bị cáo không có trách nhiệm đưa ra các chứng cứ chứng minh mình vô tội và vẫn được giả thiết là vô tội cho đến khi Bồi thẩm đoàn thỏa mãn trên cơ sở chứng cứ do Nữ Hoàng đưa ra rằng bị cáo phạm tội không còn nghi ngờ gì nữa. - Nội dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản của Setsuo Miyazama [145] phân tích những thay đổi trong mô hình TTHS của Nhật Bản được thay đổi theo hướng bảo đảm quyền của bị cáo từ mô hình nặng về thẩm vấn và xét hỏi trước Chiến tranh thế giới thứ II đến mô hình TTHS theo nguyên tắc tranh tụng ở đó Công tố viên quyết định mọi thủ tục tố trung trong khi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử không thiên vị. Bị cáo có quyền trình bày ý kiến và quyền tố tụng của họ được bảo vệ ở mức độ cao hơn (so với trước đây) để cân bằng với quyền lực của Nhà nước tại phiên tòa hình sự. - Vai trò của Tư pháp độc lập” của tác giả Philippa Strum [40, tr.306-318] khẳng định thiết chế tòa án độc lập có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền con người một cách sáng tạo, linh hoạt ngoài sự trừ liệu của các nhà lập hiến. Ví dụ Hiến pháp không nói đến “quyền riêng tư” nhưng Tòa án thấy Hiến pháp có