SlideShare a Scribd company logo
2 
Doanh nhân 
PHẠM THỊ VIỆT NGA 
TGĐ CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG: 
“MUỐN THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…” 
 3
GS. LÊ MINH NGỌC 
NGUYÊN CT. HĐQT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
Doanh Nhân 
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 
Thành viên HĐQT 
Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế 
Công ty CP Kềm Nghĩa
DOANH NHÂN TRẺ 
PHẠM 
“ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU QUANG VINH 
CHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ” 
P. TGĐ CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ
DOANH NHÂN TRẺ 
NGUYỄN 
VĂN VIỆT 
CT. HĐTV – Hiệu Trưởng Trường Trung 
Cấp Chuyên Nghiệp Bà Rịa, Ủy viên 
HĐQT Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN 
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Thanh Hương 
BIÊN TẬP: Nguyễn Văn Sướng - Sửa bản in: Thành Nam 
Chủ biên: Trần Thành Mai 
Hội đồng cố vấn: - GS. Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - PGS. Tiến sĩ Nguyễn 
Thị Hòe - Tiến sĩ Trần Quý Thanh - Nhà Giáo. Doanh nhân Trần 
Công Cảnh - Tiến sĩ Trần Nguyễn Thi Bình - Tiến sĩ Nguyễn Thanh 
Hà - GS. Lê Minh Ngọc - Doanh nhân Võ Quốc Thắng. CT. HĐQT 
Đồng Tâm Long An 
Trưởng ban nội dung: Nguyễn Quang Minh 
Thực hiện nội dung: Thanh Trần, Uyên Trang, Đức Tài, Quốc 
Huỳnh, Thanh Bình, Công Danh, Thế Việt, Vy Oanh, Hạ Vy, Phương 
Thảo, Ngọc Chắc, Thu Thủy, Thiên Hương 
Họa sỹ thiết kế: Trần Văn, Anh Thư, Doanh Nhan Group 
Nhiếp ảnh gia: Thanh Tân, Ngọc Hải 
Liên hệ thông tin: Quang Minh - 08. 6676 4358 
Email: tc.doanhnhan@gmail.com 
Văn phòng phát hành: Doanh Nhân Group: 
Tòa nhà APCO - 21/5 Trường Sơn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM 
105 Trần Văn Dư, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM 
14A Trịnh Hoài Đức, Quận Đống Đa, Hà Nội 
Điện thoại: 08. 6676 4359 - Fax: 08. 35472163 
Nhà Sách Tổng Hợp 1 
62 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM 
ĐT: 38225340 - Fax: 38222726 - Email: tonghop@nxbhcm.com.vn 
Nhà Sách Tổng Hợp 2 
86 - 88 Nguyễn Tất Thành, Q. 4, TP. HCM 
Website: www.tapchidoanhnhanvietnam.vn 
In 12.500 bản, khổ 20.3 x 27cm tại Công Ty TNHH IN TUẤN VŨ 
Số 2 Đường D3, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM 
Giấy đăng ký xuất bản số: 1041 - 2014/CXB/01-108/THTPHCM 
QĐXB số: 1276/QĐ-TH TPHCM - 2014 Ngày 10/10/2014 
ISBN: 978 - 604 - 58 - 2368 - 2, In xong nộp lưu chiểu tháng 
10/2014. 
Bản quyền Doanh Nhân Việt Nam cấm in sao với mọi hình thức 
nếu chưa có được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản. 
Thư Bác Hồ 
GỬI CÁC GIỚI CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 
“…giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền 
kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.” Bác Hồ viết 
trong thư gửi giới Công thương năm 1945. 
Ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non 
trẻ vừa ra đời được hơn một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết 
một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam. Trong bức thư 
này Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương 
trong công cuộc kiến thiết đất nước. Ngày 13 tháng 10 ấy sau 
này đã trở thành ngày Doanh Nhân Việt Nam. Nhân ngày Doanh 
Nhân Việt Nam 13/10/2014, chúng tôi trân trọng trích đăng lại 
bức thư này của Bác. 
“CÙNG CÁC NGÀI TRONG GIỚI CÔNG - THƯƠNG 
Được tin giới Công - Thương đã đoàn kết lại thành “Công - 
Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập vào Mặt trận Việt Minh, tôi 
rất vui mừng. Hiện nay “Công - Thương cứu quốc đoàn”’ đương 
hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, tôi rất hoan nghênh 
và mong đợi nhiều kết quả tốt. 
Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành 
lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công - Thương 
phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững 
vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp 
giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này. 
Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế 
quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà 
công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới 
Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương 
nghiệp mau mau gia nhập vào “Công - Thương cứu quốc đoàn” 
cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”. 
Hồ Chí Minh 
Hồ Chủ tịch chụp ảnh với giới Công Thương Việt Nam. Nguồn: Ảnh tư liệu (vnf.vn) 
8 
13 
14 
50 
51 
52 
56 
60 
62 
64 
66 
18 
20 
24 
26 
30 
34 
38 
40 
42 
DOANH NHÂN PHẠM THỊ VIỆT NGA: “MUỐN 
THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ 
CẢM…” 
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: PHẢI RÕ MỤC TIÊU 
CỤ THỂ 
DOANH NHÂN NGUYỄN NAM PHƯƠNG: SÁNG MÃI 
“BẢN LĨNH” PHỤ NỮ VIỆT 
DỰ THẢO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ: CÓ “ĐÚNG” VÀ CÓ 
“TRÚNG”? 
DOANH NHÂN HUỲNH QUANG ĐẤU: “NGƯỜI TIÊN 
PHONG” ĐƯA RAU QUẢ VIỆT ĐI KHẮP NĂM CHÂU 
THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU: KỲ VỌNG SỰ MINH BẠCH 
DOANH NHÂN NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG: “VAI 
PHỤ” SAU THÀNH CÔNG CỦA KỀM NGHĨA 
HỢP TÁC XÃ: CẦU NỐI KHÔNG THỂ THIẾU CỦA 
CHUỖI GIÁ TRỊ 
GIÁO SƯ LÊ MINH NGỌC: SỰ NGHIỆP GẮN LIỀN 
VỚI CỐNG HIẾN CHO ĐẤT NƯỚC 
CHO TRỒNG BẮP BIẾN ĐỔI GEN: NGÀNH CHĂN 
NUÔI ĐƯỢC GÌ? 
DOANH NHÂN VŨ NGỌC SINH: KHÚC BIẾN TẤU 
TỪ “TRÍ TUỆ” TỚI “TÂM HỒN” 
NGHỊ QUYẾT 19/NQ-CP: CẢI CÁCH TỪ BÊN TRONG 
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH 
WB: KINH TẾ VIỆT NAM VẪN TĂNG TRƯỞNG 
DƯỚI TIỀM NĂNG 
DOANH NHÂN PHẠM QUANG VINH: ĐẠI DIỆN 
TIÊU BIỂU CHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ 
BÁN LẺ TRƯỚC LÀN SÓNG NGOẠI: LẺ LOI MỘT 
CON ĐƯỜNG? 
DOANH NHÂN NGUYỄN VĂN VIỆT: CHUYỆN MỞ 
LỐI GIÁO DỤC CỦA MỘT DOANH NHÂN TRẺ 
MẢNH GHÉP CUỐI CÙNG 
THẮM ĐẬM NGHĨA TÌNH ĐỒNG HƯƠNG... 
PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI UÔNG CHU LƯU TIẾP 
ĐOÀN ĐẠI BIỂU DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU 
BIỂU 
60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ, CHỦ TỊCH NƯỚC 
TRƯƠNG TẤN SANG GẶP MẶT CHIẾN SĨ CÁCH 
MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY ĐANG SINH SỐNG 
TẠI HÀ NỘI 
46 
 9
TIN TỨC - ĐẦU TƯ 
CẦN CÓ BỘ LUẬT 
RIÊNG CHO VAMC 
TĂNG MỨC VAY VỐN 
CHO CÁC HỘ NGHÈO 
THEO NGHỊ QUYẾT 30A 
GIẢM THÊM 5 NGÀNH 
NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ 
KINH DOANH 
Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 
31 UBTV Quốc hội, Thống đốc 
NHNN Nguyễn Văn Bình, nhấn 
mạnh để hoạt động hiệu quả, cần 
phải có quy định pháp lý đặc thù 
hơn cho VAMC, tiến tới cần có 
một bộ luật riêng cho VAMC và 
nâng cao năng lực tài chính cho 
VAMC. 
Bên cạnh đó, NHNN cũng đề 
xuất Chính phủ nâng cao năng 
lực tài chính cho VAMC từ mức 
500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 
tỷ đồng, tuy mức vốn này so với 
mục tiêu mua 200.000 tỷ đồng nợ 
xấu đến năm 2015 là con số quá 
nhỏ bé. 
Hộ nghèo tại 61 huyện nghèo 
theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP 
sẽ được tăng mức vay vốn tối 
đa từ 5 triệu đồng lên 10 triệu 
đồng/hộ để mua giống gia súc, 
gia cầm, thủy sản hoặc phát triển 
ngành nghề. 
Ngân hàng Nhà nước vừa ban 
hành Thông tư số 28/2014/ 
TT-NHNN quy định chi tiết về 
chính sách cho vay ưu đãi lãi suất 
theo chương trình hỗ trợ các 
huyện nghèo tại Nghị quyết số 
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. 
Theo đó, các hộ nghèo trên địa 
bàn các huyện nghèo được vay 
vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính 
sách xã hội (NHCSXH) để mua 
giống gia súc, gia cầm, thủy sản 
hoặc phát triển ngành nghề với 
mức vay tối đa là 10 triệu đồng/ 
hộ; lãi suất vay bằng 50% lãi suất 
cho vay hộ nghèo trong từng thời 
kỳ. Thời gian áp dụng lãi suất ưu 
đãi là 3 năm kể từ thời điểm hộ 
nghèo bắt đầu nhận vốn. 
Như vậy, quy định mới tăng mức 
vay tối đa và tăng thời gian áp 
dụng lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo 
tại 61 huyện nghèo theo Nghị 
quyết 30a/2008/NQ-CP. 
Thông tư cũng quy định, đối với 
các khoản vay theo Thông tư số 
06/2009/TT-NHNN, phát sinh 
trước ngày 31/12/2013 và đang 
còn dư nợ tại NHCSXH tiếp tục 
được thực hiện theo hợp đồng tín 
dụng đã ký kết phù hợp với quy 
định của pháp luật tại thời điểm 
ký kết hợp đồng. Việc vay vốn ưu 
đãi theo quy định tại Quyết định 
2621/QĐ-TTg và Thông tư này 
được thực hiện sau khi hết thời 
hạn vay vốn và hộ nghèo trên địa 
bàn các huyện nghèo hoàn thành 
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng 
trên. 
Đối với các khoản vay đúng 
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam tại Thông tư số 
06/2009/TT-NHNN phát sinh 
từ ngày 31/12/2013 đến trước 
ngày Thông tư này có hiệu lực, 
NHCSXH thống kê và thực hiện 
chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo 
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và 
Thông tư 06/2009/TT-NHNN. 
Đối với các khoản vay theo Quyết 
định 2621/QĐ-TTg phát sinh 
từ ngày 21/12/2013 đến trước 
ngày Thông tư này có hiệu lực, 
NHCSXH tiếp tục thực hiện 
theo Quyết định 2621/QĐ-TTg. 
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 
02/10/2014. 
So với dự thảo Luật Đầu tư (sửa 
đổi) được đại biểu Quốc hội 
chuyên trách thảo luận đầu tháng 
9 vừa qua, số ngành nghề cấm 
đầu tư kinh doanh đã giảm gần 
một nửa, ở dự thảo mới nhất vừa 
được gửi xin ý kiến đại biểu ngày 
29/9. 
10 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho 
biết, theo kết quả rà soát, hiện 
có 51 lĩnh vực, ngành, nghề, 
hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, 
kinh doanh quy định tại các văn 
bản quy phạm pháp luật và 386 
ngành, nghề kinh doanh có điều 
kiện được quy định tại 391 văn 
bản pháp luật. 
Sau khi xem xét, cân nhắc, Ủy 
ban thường vụ Quốc hội đã thu 
hẹp lại còn 6 ngành, nghề cấm 
đầu tư kinh doanh và 322 ngành, 
nghề nhà nước độc quyền hoặc 
phải có giấy phép kinh doanh, 
chấp thuận hoặc xác nhận trước 
khi tiến hành hoạt động. 
Dự thảo luật cũng quy định rõ 80 
ngành, nghề đầu tư kinh doanh 
có điều kiện không cần giấy phép, 
chấp thuận hoặc xác nhận trước 
khi tiến hành hoạt động. 
Các ngành nghề cấm đầu tư kinh 
doanh được thể hiện tại một điều 
của dự thảo luật còn các ngành 
nghề khác đều được liệt kê tại 
phụ lục ban hành kèm theo luật. 
Như vậy, góp ý ngành nghề đầu 
tư kinh doanh có điều kiện chỉ 
quy định trong luật chứ không 
nên giao Chính phủ định kỳ công 
bố danh mục cụ thể, sau khi báo 
cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 
của nhiều vị đại biểu đã được tiếp 
thu. 
Ngoài Luật Đầu tư (sửa đổi), 
không ai được quy định về ngành 
nghề cấm đầu tư kinh doanh và 
đầu tư kinh doanh có điều kiện 
nữa cũng là nhấn mạnh của Chủ 
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 
khi cho ý kiến tại hội nghị đại 
biểu chuyên trách ngày 9/9 vừa 
qua. Sau khi chỉnh sửa, các ngành 
nghề cấm đầu tư kinh doanh còn 
lại là: mua bán người, xác người, 
mô, bộ phận cơ thể người; mại 
dâm; các hoạt động liên quan đến 
sinh sản vô tính trên người. Bên 
cạnh đó là các chất ma túy, các 
loại hóa chất bảng bị cấm kinh 
doanh theo quy định tại phụ lục 
ban hành kèm theo luật. 
Ngành nghề tiếp theo bị cấm 
kinh doanh là mẫu vật các loại 
thực vật, động vật hoang dã thuộc 
phụ lục 1 Công ước CITES và 
mẫu vật các loại động vật, thực 
vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm 
Nhóm I theo quy định tại phụ lục 
3 ban hành kèm dự thảo luật. 
Trong các ngành nghề được đưa 
ra khỏi danh mục cấm có kinh 
doanh vũ khí quân dụng, trang 
thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương 
tiện chuyên dùng quân sự, công 
an; quân trang, quân dụng cho 
lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ 
phận, phụ tùng, vật tư và trang 
thiết bị đặc chủng, công nghệ 
chuyên dùng chế tạo chúng. 
Kinh doanh văn hóa phẩm xâm 
phạm an ninh quốc gia, đạo đức 
xã hội, kinh doanh các loại pháo, 
hàng giả, các mặt hàng độc hại 
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe 
con người… cũng không còn ở 
danh mục cấm. Theo dự kiến, 
dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ 
được Quốc hội xem xét, thông 
qua tại kỳ họp khai mạc vào ngày 
20/10 tới đây. 
(Tổng hợp) 
 11
TIN TỨC - ĐẦU TƯ 
CHÍNH THỨC ÁP THUẾ 
CHỐNG PHÁ GIÁ THÉP 
KHÔNG GỈ NHẬP KHẨU 
TỪNG BƯỚC THƯƠNG 
MẠI HÓA CÁC SẢN 
PHẨM KHCN 
DỆT MAY HƯỚNG TỚI 
MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 
25 TỶ USD 
Việt Nam chính thức áp dụng biện 
pháp chống bán phá giá đối với sản 
phẩm thép không gỉ cán nguội, ở 
dạng cuộn hoặc tấm nhập khẩu từ 
Trung Quốc, Indonesia, Malaysia 
và Đài Loan với thuế suất cao nhất 
là 37%. 
Quyết định 7896 của Bộ Công 
Thương có hiệu lực từ ngày 5/10, 
áp dụng biện pháp chống bán phá 
giá đối với một số sản phẩm. Đó 
là thép không gỉ cán nguội, ở dạng 
cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn 
hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc 
được xử lý nhiệt bằng phương 
pháp khác và ngâm hoặc được cạo 
gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên 
bề mặt của thép không gỉ. 
Theo Quyết định này, doanh 
nghiệp Đài Loan bị đánh thuế cao 
nhất, mức thuế áp cho Yuan Long 
Stainless Steel Corp lên tới 37,29%. 
Đối với Trung Quốc, mức thuế 
chống bán phá giá dao động từ 4,64 
đến 6,87%, Indonesia là 3,07% và 
Malaysia 10,71%. 
Thuế chống bán phá giá sẽ được áp 
dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày 
Quyết định áp dụng biện pháp 
chống bán phá giá có hiệu lực. Sau 
một năm kể từ ngày có quyết định 
áp dụng biện pháp chống bán phá 
giá, các bên liên quan có quyền yêu 
cầu rà soát thuế chống bán phá giá 
theo quy định tại Điều 24 Pháp 
lệnh 20. 
Thép không gỉ nhập khẩu về Việt 
Nam chủ yếu được ứng dụng vào 
ngành công nghiệp sản xuất đồ gia 
dụng như bồn rửa bát, đồ nội thất 
dạng ống, hệ thống nước nóng, 
bồn tắm và những vật dụng khác. 
Các bộ phận của xe hơi, vật liệu 
xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ 
ăn... 
Những đề án KHCN có tính ứng 
dụng cao sẽ được sự hỗ trợ từ các 
tổ chức quốc tế để hoàn thiện mô 
hình kinh doanh. 
Ngày 4/10, Bộ KH&CN tổ chức 
“Ngày hội đầu tư” (Demo Day 
Summer 2014), tạo điều kiện cho 
9 nhóm khởi nghiệp thuộc Đề án 
“Thương mại hóa công nghệ theo 
mô hình Thung lũng Silicon tại 
Việt Nam” gặp gỡ trực tiếp và tìm 
kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư, quỹ 
đầu tư trong nước và quốc tế. 
Chín doanh nghiệp tham gia 
thuyết trình bao gồm: Astro 
Telligent (cung cấp phần mềm 
quản lý tuyển dụng cho các doanh 
nghiệp), CSK.Ltd (cung cấp giải 
pháp quảng cáo qua email), Chomp 
(cung cấp giải pháp quảng cáo dựa 
trên mạng xã hội), Tech Elite (hỗ 
trợ tổ chức sự kiện), VnPlay (cung 
cấp nền tảng phân phối nội dung 
truyền hình trên Internet và thiết 
bị di động), Lozi (mạng xã hội 
chia sẻ địa điểm ăn uống), LoanVi 
và Viet Creative. Trong số này, có 
3 công ty có sản phẩm đang hoạt 
động trên thị trường là VnPlay, 
Lozi và Tech Elite. 
“Ngày hội đầu tư” đã thu hút sự 
quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm 
của nhiều tổ chức lớn trong và 
ngoài nước như Ngân hàng Quốc 
tế VIB, Angle Lab (Hoa Kỳ), Quỹ 
đầu tư mạo hiểm IDG, Quỹ đầu tư 
Venture Partner (Hoa Kỳ),… 
Mục tiêu của Đề án “Thương mại 
hóa công nghệ theo mô hình mẫu 
Thung lũng Silicon tại Việt Nam” 
nhằm thu hút vốn đầu tư mạo 
hiểm để phát triển hệ thống doanh 
nghiệp KHCN thành công. 
DN phải có sản phẩm đáp ứng nhu 
cầu thị trường, mô hình, chiến 
lược kinh doanh khả thi và có đội 
ngũ đủ năng lực thực hiện. Đồng 
thời tạo môi trường để thu hút 
chất xám, đầu tư thuận lợi, kết hợp 
nguồn vốn ngân sách để thu hút 
nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư 
nhân, đặc biệt từ nước ngoài. 
Tập đoàn dệt may Việt Nam cho 
biết, ngành dệt may sẽ xuất khẩu 
từ 24,5-25 tỷ USD, vượt kế hoạch 
0,5-1 tỷ USD, mức độ tăng trưởng 
15-16%. 
9 tháng đầu năm dệt may đã xuất 
khẩu được 17,2 tỷ USD giá trị, tăng 
19% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Như vậy, dệt may đã xuất siêu 
khoảng 6,2 tỷ USD do giá trị nhập 
khẩu nguyên phụ liệu là 11 tỷ USD. 
Trong đó, nhiều thị trường truyền 
thống vẫn giữ được nhịp tăng 
trưởng cao như Mỹ (15%), EU 
(19%), Nhật Bản (14%) và Hàn 
Quốc (32%). Hơn nữa, nhiều thị 
12 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng 
cho biết, người đại diện theo pháp 
luật của doanh nghiệp phải chịu 
trách nhiệm quản lý việc sử dụng 
và lưu giữ con dấu. Việc thay con 
dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử sẽ 
được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng 
khi đủ điều kiện thích hợp. 
Liên quan đến cải cách thủ tục 
hành chính về con dấu của doanh 
nghiệp, báo cáo nêu rõ, tiếp thu ý 
kiến đại biểu Quốc hội, dự án luật 
bỏ quy định về cấp con dấu cho 
doanh nghiệp và để doanh nghiệp 
tự quyết định về hình thức và nội 
dung con dấu. 
Theo dự thảo luật, con dấu được 
sử dụng trong các trường hợp theo 
quy định của pháp luật hoặc các 
bên giao dịch có thỏa thuận về việc 
sử dụng dấu. Trường hợp giao dịch 
với các đối tác không sử dụng dấu 
thì doanh nghiệp Việt Nam cũng 
không bắt buộc sử dụng dấu mà 
các bên giao dịch xác định giá trị 
pháp lý văn bản căn cứ vào chữ 
ký của người có thẩm quyền giao 
dịch. Song, doanh nghiệp phải thực 
hiện đăng ký mẫu dấu với cơ quan 
đăng ký kinh doanh để đăng tải 
công khai trên cơ sở dữ liệu quốc 
gia về đăng ký doanh nghiệp. 
Quy định chi tiết về đăng ký con 
dấu và việc chuyển giao thông tin 
quản lý con dấu sau khi dự án luật 
có hiệu lực đối với con dấu đã được 
cấp theo quy định pháp luật hiện 
hành được giao Chính phủ quy 
định. 
Như đã thông tin, giữa tháng 9 vừa 
qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo 
Bộ Công an nghiên cứu sửa đổi 
quy định về quản lý con dấu theo 
hướng cho phép doanh nghiệp chủ 
động tự khắc dấu, thông báo sử 
dụng con dấu, tiến tới thay con dấu 
bằng chữ ký, chữ ký điện tử. 
CHƯA THỂ BỎ QUY 
ĐỊNH DOANH NGHIỆP 
PHẢI CÓ CON DẤU 
(Tổng hợp) 
trường đã được mở rộng thêm như 
dự kiến sẽ xuất khẩu được sang 
Trung Quốc 2,2 tỷ USD, Canada 
800 triệu USD và Nga 300 triệu 
USD. 
Một tín hiệu khá tích cực là các 
doanh nghiệp đã bắt đầu đa dạng 
hóa nguồn cung cấp nguyên phụ 
liệu. Ấn Độ đã thay thế Trung 
Quốc trở thành nhà cung cấp bông 
đứng thứ 2 sau Mỹ cho Việt Nam. 
Theo đó, 9 tháng qua Việt Nam đã 
nhập khẩu 550 nghìn tấn bông với 
giá trị khoảng 1,1 tỷ USD. Trong 
đó gần một nửa là nhập khẩu từ thị 
trường Mỹ, còn nhập từ Ấn Độ đạt 
giá trị 300 triệu USD. 
Theo đại diện của Tập đoàn dệt 
may Việt Nam, đơn hàng của các 
doanh nghiệp trong ngành khá dồi 
dào. Dự kiến trong năm nay, toàn 
ngành sẽ xuất khẩu từ 24,5-25 tỷ 
USD, vượt kế hoạch 0,5-1 tỷ USD, 
đạt mức độ tăng trưởng 15-16%. 
Trước đó vào ngày 2/10, trong buổi 
làm việc với Bộ Công Thương, 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho 
rằng với triển vọng hoàn thành 3 
FTA với EU, Hàn Quốc và Liên 
minh Thuế quan Nga-Belarus- 
Kazakhstan vào cuối năm nay, 
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 
sẽ có cơ hội rất lớn. 
Theo đó, nếu FTA với EU đi vào 
thực hiện thì chỉ riêng mặt hàng 
dệt may vào thị trường này sẽ tăng 
thêm tới 12 tỷ USD kim ngạch 
xuất khẩu. Người đứng đầu Chính 
phủ nhận định, xuất khẩu dệt may 
thêm 1 tỷ USD, đất nước sẽ có 
thêm 250.000 việc làm mới. 
Với tập quán, thói quen sử dụng 
con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ 
thuật của Việt Nam, trong thời gian 
tới vẫn cần giữ quy định về doanh 
nghiệp phải có con dấu riêng. 
Quan điểm này được Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội nêu tại báo 
cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự 
án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) 
vừa được gửi xin ý kiến đại biểu 
Quốc hội. 
Quá trình góp ý hoàn thiện dự 
thảo luật, một số ý kiến đề nghị bỏ 
quy định về doanh nghiệp phải có 
con dấu nhằm giảm phiền hà cho 
doanh nghiệp. Gần đây, nhiều quốc 
gia đã thực hiện không dùng con 
dấu trong hoạt động của doanh 
nghiệp. Giải trình ý kiến này, Ủy 
ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu 
thực tế ở một số nước, việc xác 
định giá trị pháp lý văn bản giao 
dịch của doanh nghiệp chỉ cần căn 
cứ vào chữ ký của các bên giao 
dịch. 
Mặt khác, hiện nay chữ ký số cũng 
đã được sử dụng và qua tham vấn, 
đại diện của Công ty Tài chính 
quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân 
Thế giới cho biết, nếu tiến hành cải 
cách quy định về con dấu như trên, 
xếp hạng môi trường kinh doanh 
của Việt Nam sẽ tăng lên nhiều 
bậc. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội cho rằng trong thời gian 
tới vẫn cần giữ quy định về doanh 
nghiệp phải có con dấu riêng, như 
lập luận đã nêu ở đầu bài viết. 
 13
SỰ KIỆN DOANH NGHIỆP 
B.A FURNITURE - BOUTIQUE ART 
Nhằm đem lại cho khách hàng của B.A Furniture 
- Boutique Art niềm vui được sở hữu sản phẩm 
nội thất cao cấp vào “thời điểm vàng mùa xây 
dựng - nội thất”, Boutique Art thực hiện chương trình 
khuyến mãi duy nhất trong năm 2014 với các mức 
giảm giá vô cùng hấp dẫn. Giảm giá từ 10% đến 
50% cho tất cả các sản phẩm của đồ gỗ nội thất 
B.A – Boutique Art, từ ngày 01/10 đến hết ngày 
31/10/2014. 
PVCOMBANK CHO VAY MUA 
ÔTÔ CHỈ 6%/NĂM 
Ngân hàng PVcomBank đang triển khai chương 
trình cho vay lãi suất cực thấp chỉ 6%/năm cho 
khách hàng mua ôtô. 
Mức lãi suất này được áp dụng cho 6 tháng đầu 
tiên. Ngân hàng cam kết sẽ hỗ trợ lãi suất hấp 
dẫn trong các tháng tiếp theo trên cơ sở lãi suất tiết 
kiệm tại PVcomBank cộng với biên độ thấp, cạnh 
tranh nhất trên thị trường. Hồ sơ vay vốn đơn giản, 
thủ tục nhanh chóng và giải ngân trong vòng 24 
giờ kể từ khi hồ sơ được phê duyệt. 
GAL CHÍNH THỨC TÁCH RA 
ĐỘC LẬP THÀNH CÔNG TY AN 
THUẬN PHÁT 
Ngày 1/10, tại trụ sở Công ty An Thuận Phát đã 
diễn ra buổi công bố GAL chính thức tách ra độc 
lập là Công ty An Thuận Phát. Cơ cấu mới gồm An 
Lạc là cổ đông lớn và các cổ đông tư nhân bên 
ngoài. 
Năm 2009 GAL bắt đầu xuất hiện trên thị trường 
Tp.HCM với khởi nguồn là phòng kinh doanh nội 
địa. Năm 2011 GAL tiếp tục mở rộng thị trường các 
tỉnh miền Nam, Hà Nội và tham gia các sự kiện 
lớn của giới trẻ: Hoa Học Trò, Hot Vteen… Năm 
2012 GAL có mặt tại miền Bắc, miền Trung và miền 
Nam với 6 cửa hàng trực thuộc và gần 100 đại 
lý. Ngày 1/10/2014 quyết định chuyển giao cho 
HĐQT mới với nhiệm vụ mới: kinh doanh và phát 
triển thương mại. 
Định hướng kinh doanh, khách hàng mục tiêu là 
giới trẻ và tập trung khai thác tối đa phân khúc 
“trung bình - khá”. Đối tác sản xuất là Alsimex và An 
Thành., LTD. 
N 
hân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày 
Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 
10/10/2014), ngày 2/10, Chủ tịch nước Trương 
Tấn Sang dự buổi gặp mặt 400 chiến sĩ cách mạng 
bị địch bắt tù đày từ hơn 30 nhà tù trong cả nước 
vào thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc 
hiện đang sinh sống tại Hà Nội. 
Cùng dự có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ 
Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đại diện chiến 
sĩ bị địch bắt tù đày Hà Nội đã ôn lại kỷ niệm một 
thời đấu tranh trung dũng kiên cường, chống lại chế 
độ nhà tù thực dân, đế quốc. Bị giam giữ tại nhiều 
nhà tù “địa ngục trần gian” thời bấy giờ như Hỏa Lò, 
Sơn La, Phú Quốc, Kon Tum, Chín Hầm, Phú Lợi, 
Chí Hòa... với ý chí kiên trung hướng về Đảng, cách 
mạng các chiến sĩ đã vượt lên các thủ đoạn tra tấn 
tàn ác, dụ dỗ xảo quyệt, làm thất bại âm mưu của 
kẻ thù, biến nhà tù thành trường học cách mạng, 
không ngừng bồi dưỡng phẩm chất. Dưới sự lãnh 
đạo của đảng bộ nhà lao, nhiều cuộc đấu tranh tay 
không của những người tù đã được tổ chức thành 
công, buộc địch phải chùn bước và nể sợ. Nhiều 
chiến sĩ đã vượt ngục trở về với nhân dân, đồng chí, 
tiếp tục tham gia cống hiến cho công cuộc đấu tranh 
giải phóng dân tộc. Trong cuộc sống hiện thời, các 
chiến sĩ cách mạng tiếp tục nêu cao gương sáng, 
động viên thế hệ trẻ, tích cực tham gia các hoạt 
động chính quyền đoàn thể, xây dựng Thủ đô văn 
minh hiện đại. 
Tự hào về truyền thống cách mạng, đại diện các 
chiến sĩ cách mạng cũng bày tỏ vui mừng trước 
những đổi thay về đời sống kinh tế xã hội của Thủ 
đô sau ngày giải phóng, mong muốn được đóng 
góp nhiều hơn cho đất nước. Các đại biểu cũng băn 
khoăn trăn trở trước những tồn tại như đạo đức lối 
sống bị xuống cấp, giá trị tinh hoa ngàn đời của Thủ 
đô văn hiến đứng trước nguy cơ mai một... làm ảnh 
hưởng đời sống người dân, cản trở sức phát triển, 
14 
THÔNG TIN CHÍNH SÁCH 
60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt chiến sĩ cách mạng 
bị địch bắt tù đày đang sinh sống tại Hà Nội 
giảm vị thế trung tâm chính trị, 
kinh tế, văn hóa Hà Nội. Nhắc 
lại những bài học lịch sử của một 
thời cả dân tộc đoàn kết đứng 
lên kháng chiến, các đại biểu 
mong muốn tinh thần bất khuất 
tự cường tiếp tục được phát huy 
trong sự nghiệp xây dựng phát 
triển và hội nhập quốc tế. Bày 
tỏ tình cảm kính yêu trân trọng 
với các chiến sĩ cách mạng, thay 
mặt Đảng bộ thành phố Hà Nội, 
đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí 
thư Thành ủy mong muốn các 
chiến sĩ cách mạng bằng kinh 
nghiệm, uy tín của mình tiếp 
tục cống hiến cho Thủ đô. Đảng 
bộ và nhân dân Hà Nội nguyện 
đoàn kết vượt qua thách thức, xây 
dựng Thủ đô xứng đáng với sự hy 
sinh, mong đợi của các chiến sĩ. 
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà 
nước thăm hỏi động viên các thế 
hệ cựu tù chính trị, tù binh, Chủ 
tịch nước Trương Tấn Sang đã 
biểu dương công lao của chiến 
sĩ cách mạng yêu nước, đã chịu 
nhiều hy sinh mất mát, góp phần 
xương máu vào thắng lợi chung 
của dân tộc. Ghi nhớ những tấm 
gương kiên trung bất khuất của 
những người con ưu tú của dân 
tộc, Chủ tịch nhấn mạnh, những 
cuộc đấu tranh kiên cường bất 
khuất trong nhà tù của thực dân 
đế quốc không chỉ là mặt trận 
chiến đấu đầy khắc nghiệt, hiểm 
nghèo mà là bộ phận quan trọng 
của cách mạng dân tộc. 
Vui mừng gặp lại những người 
đồng chí tuổi đã cao nhưng tinh 
thần và ý chí cách mạng không 
hề suy giảm, Chủ tịch nước mong 
muốn các chiến sĩ cách mạng tiếp 
tục phát huy tinh thần chủ động, 
sáng tạo trong công tác xây dựng 
Đảng, xây dựng chính quyền 
nhân dân, thực hiện tốt quy chế 
dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh 
thực hiện dân chủ ở xã, phường, 
thị trấn nhằm khắc phục bệnh 
hình thức, xa dân, phòng chống 
tham nhũng lãng phí, làm cho đội 
ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là 
công bộc của dân, thực hiện thật 
tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh. Chủ tịch nước đề nghị 
các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội 
tiếp tục chăm lo nhiều hơn cho 
các chiến sĩ cách mạng, đề xuất 
những cơ chế, chính sách hợp lý 
nhằm thực hiện tốt chính sách 
đền ơn đáp nghĩa. 
Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu đại diện các thế hệ chiến sĩ cách mạng 
bị địch bắt tù đày. 
Hoàng Giang - TTXVN 
 15
TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 
“MUỐN THÀNH CÔNG 
CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…” 
Luôn gây ấn tượng với gương mặt phúc hậu, nụ cười đằm thắm, nữ doanh nhân 
Phạm Thị Việt Nga - Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang đã chứng 
tỏ bản lĩnh, tài trí và tâm đức của một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất 
Châu Á. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, chúng tôi đã có dịp 
trao đổi với bà nhằm giúp độc giả, nhất là những doanh nhân nữ hiểu hơn về 
những giá trị mà người phụ nữ tài đức vẹn toàn này đã gây dựng. 
Quang Minh 
- DNVN: Xin chào bà, bà vui lòng cho biết 
những thành quả đã đạt được trong thời 
gian qua và mục tiêu chiến lược của Dược 
Hậu Giang trong thời gian tới có gì nổi bật? 
- DN Phạm Thị Việt Nga: Hiện nay, có thể 
nói Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dẫn 
đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam 
về sản lượng cũng như chất lượng. Công 
ty đạt tất cả các tiêu chuẩn về Thực hành 
sản xuất thuốc tốt (GMP), Thực hành bảo 
quản kho tốt (GSP), Thực hành phòng 
thí nghiệm tốt (GLP), hệ thống quản lý 
chất lượng đạt ISO 9001 phiên bản 2000, 
phòng kiểm nghiệm được công nhận 
phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 
17025:2001. Sản phẩm 18 năm liền được 
người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam 
chất lượng cao, và mới đây nhất DHG 
Pharma vinh dự đứng vị trí thứ 5 trong 
top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất 
Việt Nam 2014 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu 
Tư tổ chức và được trao kỷ niệm chương 
vinh danh Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp 
lọt vào bảng xếp hạng. Hệ thống phân 
phối của DHG Pharma sâu và rộng khắp 
63/63 tỉnh, thành trong cả nước và hiện có 
12 công ty con phân phối, 25 chi nhánh, 
16 
67 nhà thuốc/quầy thuốc tại các 
bệnh viện, đã cung cấp được 
những sản phẩm chất lượng, hiệu 
quả đến tận tay người tiêu dùng. 
Bên cạnh đó, công ty cũng đã mở 
rộng thị trường xuất khẩu như: 
Moldova, Ukraina, Myanmar, 
Mông cổ, Nigeria, Singapore, 
Nga, Campuchia, Lào, Jordan.... 
và sẽ tiếp tục xuất khẩu sang các 
nước Philippines, Hong kong, 
Sri Lanka, Dominica, Yemen, 
Malaysia, Bắc Triều Tiên, Iran. 
Tuy nhiên, thành quả nhiều 
nhưng khó khăn và thách thức 
cũng rất lớn. Nhiệm vụ tiếp theo 
của chúng tôi là phải vươn rộng 
ra nhiều hơn nữa thị trường quốc 
tế, bên cạnh đó còn phải đối phó 
với áp lực cạnh tranh của các 
hãng dược nước ngoài khi thị 
trường mở cửa hoàn toàn nhờ 
các Hiệp định WTO 2007, Hiệp 
định AFTA 2005… 
- DNVN: Thưa bà, trong sự nghiệp 
của mình đã bao nhiêu lần bà phải 
thay đổi chiến lược kinh doanh để 
vượt bão? 
-DN Phạm Thị Việt Nga: Mỗi một 
ngày trôi qua, doanh nghiệp nào 
cũng phải có thay đổi, bản thân 
Dược Hậu Giang cũng như cá 
nhân tôi cũng phải thay đổi, chỉ 
có một điều duy nhất mà bản 
thân tôi cũng như nhiều lãnh đạo 
khác không thay đổi đó là trách 
nhiệm với cổ đông đã đặt niềm 
tin vào mình, với người lao động, 
với xã hội,… Làm được điều đó, 
tôi tin rằng bất cứ người lãnh đạo 
nào cũng sẽ được cộng đồng tôn 
trọng, quý mến, từ đó, nhất định 
sẽ thành công. 
- DNVN: Mọi người ưu ái gọi bà 
là “Nữ tướng thời mở cửa”, “Bông 
hoa thép trên thương trường” bà 
nghĩ sao về những lời khen tặng 
mà mọi người dành cho bà? 
- DN Phạm Thị Việt Nga: Tôi nghĩ 
hình ảnh đúng nhất mà mọi 
người nghĩ đến ngay khi nhắc 
đến tôi đó là người phụ nữ chân 
chất, có phần hơi lam lũ, giống 
nông dân hơn là doanh nhân 
(cười). Đối với tôi, nhận được 
sự ưu ái, quan tâm từ mọi người 
đó là niềm hạnh phúc, rất đáng 
trân quý và từ đó phấn đấu hơn 
nữa. Tôi quan niệm mình làm 
trong ngành dược nên phải lấy 
cái tâm làm gốc. Tâm không chỉ 
là tâm huyết với nghề mà còn là 
tâm đức đối với người bệnh, với 
đồng nghiệp và cộng đồng. Và tôi 
tâm niệm là làm bất cứ việc gì mà 
xuất phát từ tâm ắt sẽ thành công, 
nhất là đối với những người làm 
 17
nghề dược thì “Làm thật và làm bằng cái Tâm của 
mình - có như thế mới bền được”. 
- DNVN: Bà đánh giá vai trò của Doanh nhân trong sự 
phát triển của một đất nước, cụ thể là ở Việt Nam như 
thế nào? 
- DN Phạm Thị Việt Nga: Doanh nhân có vai trò rất 
lớn đối với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế 
của một đất nước có mạnh thì mới được thế giới 
công nhận. Sinh thời, Bác Hồ cũng đã đánh giá cao 
vai trò của đội ngũ doanh nhân như: “…giới công 
thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế 
và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Như vậy, Bác 
đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm 
vụ của doanh nghiệp, doanh nhân. Ngày nay, lời dạy 
đó của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị, giới doanh 
nhân Việt Nam đang cống hiến tài năng, trí tuệ và 
tâm huyết của mình cho xây dựng doanh nghiệp, 
góp phần xây dựng đất nước. 
- DNVN: Một trong những hành động ý nghĩa của 
doanh nhân ngày nay đó là thường tham gia nhiều 
công tác xã hội, đây được xem là một cách chia sẻ với 
cộng đồng. Bà cũng là người rất thường xuyên tham 
gia các hoạt động vì cộng đồng, xin bà chia sẻ thêm về 
vấn đề này? 
- DN Phạm Thị Việt Nga: Hoạt động vì cộng đồng của 
Dược Hậu Giang hay cá nhân tôi đều mang hai ý 
nghĩa: “Nên cho đi” bởi có cho thì mới có nhận, có 
thể mình không nhận lại bằng vật chất hoặc được 
đền ơn ngay lập tức nhưng đó là những niềm vui 
vô hình mà bạn không chạm vào được. Ý nghĩa thứ 
hai đó là tôi sinh ra trong một gia đình cách mạng, 
ược Hậu Giang tiền thân là Xí 
nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9 
D 
được thành lập ngày 02/9/1974 tại tỉnh Cà 
Mau. Sau 40 năm phát triển, doanh thu bán 
hàng của Công ty liên tục tăng và luôn dẫn 
đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Năm 
2013, bất chấp khủng hoảng kinh tế, công ty 
vẫn tiếp tục tăng trưởng về doanh thu: doanh 
thu từ dược phẩm tự sản xuất năm 2013 đạt 
3.005 tỷ đồng, chiếm với 11% thị phần thuốc 
sản xuất trong nước. Theo một báo cáo của 
IMS Health, công ty 5 năm liền đứng thứ 3 
sau 2 tập đoàn lớn thế giới tại thị trường Việt 
Nam. 
Hệ thống phân phối của Công ty hiện có 12 
Công ty con, 25 chi nhánh, 67 quầy thuốc 
- nhà thuốc tại bệnh viện trên cả nước. Mỗi 
Công ty con và Chi nhánh đều có kho hàng 
đạt tiêu chuẩn GDP. 
Dược Hậu Giang đã được trao tặng nhiều 
danh hiệu cao quý như: Huân chương lao 
động hạng Ba (1988), Huân chương lao động 
hạng Nhì (1993), Anh hùng lao động (Thời kỳ 
1991 - 1995), Huân chương lao động hạng 
Nhất (1998), Huân chương độc lập hạng Ba 
(2004), Bằng khen Thập niên chất lượng 
1996 - 2005 (2005), Hàng Việt Nam chất 
lượng cao, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng 
CNXH và Bảo vệ tổ quốc (2006-2007), Huân 
chương độc lập hạng Nhì (2010),… 
tham gia kháng chiến từ năm 14 tuổi, trong chiến 
tranh được nhiều người dân che chở, giúp đỡ học 
hành vì vậy, khi hòa bình có điều kiện phát triển 
kinh tế, tôi giúp đỡ những người còn khó khăn coi 
như là một món nợ mà tôi phải trả cho nhân dân. 
Tôi luôn tâm niệm một điều rằng làm từ thiện điều 
cốt yếu không phải là tiền, mà là ở ý nghĩa của việc 
làm sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần “Uống nước 
nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 
- DNVN: Xin cảm ơn bà về những chia sẻ trên, nhân 
ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúc bà luôn dồi 
dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc, chúc cho 
Công ty Dược Hậu Giang luôn hoàn thành sứ mạng: 
“Luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng 
cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp 
hơn”. 
18 
CHÍNH SÁCH KINH TẾ 
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: 
PHẢI RÕ MỤC TIÊU CỤ THỂ 
uy nhiên, kết quả giám 
sát của Ủy ban Kinh tế 
của Quốc hội lại cho thấy, 
GDP có tăng nhưng so với kế hoạch 
5 năm sẽ không hoàn thành mục tiêu 
đề ra. Những lo lắng về “tốc độ” cũng 
như kết quả của công cuộc tái cơ cấu 
nền kinh tế đã được nhiều đại biểu 
Quốc hội (ĐBQH) đề cập, phân tích 
trong phiên họp Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội (UBTVQH) ngày 1/10. 
“NGẠI” CỔ PHẦN HÓA 
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu nền 
kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính 
Trần Văn Hiếu thừa nhận có tâm lý 
“ngại” cổ phần hóa, tái cấu trúc hoạt 
động của tổng giám đốc các công 
ty, tập đoàn nhà nước. “Thực chất, 
doanh nghiệp biết là việc phải làm, 
phải sắp xếp lại nhưng đây là việc rất 
mệt mỏi nên có chuyện né tránh” - 
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu cho biết. 
Đánh giá sâu hơn, Chủ nhiệm Ủy 
ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn 
Văn Giàu nhận xét: Thời gian qua, 
cân đối cung cầu hàng hóa bảo đảm; 
cân đối lương thực tiếp tục thực hiện 
tốt mục tiêu an ninh lương thực; cán 
cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng 
thể thặng dư liên tục 3 năm liền, 
nhưng vẫn còn ngổn ngang những 
việc chưa làm được. Điển hình là 
một số địa phương vẫn nhận thức 
chưa đầy đủ về tái cơ cấu, đồng nhất 
tái cơ cấu với chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế. 
Cá biệt, có nơi còn chưa phê duyệt 
đề án tái cơ cấu kinh tế để tạo đà cho 
các cơ quan liên quan thực hiện mà 
chỉ ban hành đề án theo lĩnh vực cụ 
thể; chưa chấp hành đầy đủ về bố 
trí vốn. Đặc biệt là tình trạng điều 
chỉnh quyết định đầu tư dự án diễn 
ra phổ biến, việc phát triển ngành 
công nghiệp, dịch vụ chưa có lộ trình 
rõ ràng. Đáng lo ngại hơn, tốc độ 
tăng năng suất lao động Việt Nam 
còn thấp so với mục tiêu kế hoạch đề 
ra và thuộc nhóm năng suất lao động 
thấp nhất ở khu vực Châu Á - Thái 
Bình Dương... 
Từ kết quả giám sát, Ủy ban Kinh 
tế của Quốc hội nhận định: Tốc độ 
tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 
2015 sẽ không đạt mục tiêu đề ra 
theo Nghị quyết của Quốc hội (6,5- 
7%) mà khả năng thực hiện chỉ đạt 
khoảng 5,8%. Sụt giảm này sẽ ảnh 
hưởng đáng kể đến việc thực hiện 
mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở 
thành nước công nghiệp vào năm 
2020. Trước bức tranh còn màu xám, 
nhiều đại biểu dự phiên thảo luận 
đặt câu hỏi: Phải chăng động lực và 
năng lực cải cách của nền kinh tế ít 
nhiều đang bị suy yếu? 
KHÔNG THỂ VỘI VÀNG 
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn 
Hiếu khẳng định không hẳn như 
lo ngại của một số ĐBQH. Chuyển 
đổi cơ cấu cả nền kinh tế cần có thời 
gian. Thực tế, chúng ta bắt tay vào 
tái cơ cấu doanh nghiệp từ sau khi 
có nghị quyết của Đảng, của Quốc 
T 
20 
MỨC TĂNG TRƯỞNG NGÀY CÀNG ỔN ĐỊNH, CHO THẤY DẤU HIỆU PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ. ĐÂY 
LÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VỀ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRONG LĨNH 
VỰC ĐẦU TƯ CÔNG, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THEO KẾ HOẠCH 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015. 
hội. Đến nay, việc thực hiện mới 2 
năm, chưa kể thời gian đầu triển 
khai bị chậm so với dự kiến bởi còn 
phải nghiên cứu, làm báo cáo, lập đề 
án. Nếu chỉ nhìn ở con số 36 doanh 
nghiệp đã sắp xếp lại thì có thể lo 
lắng, nhưng cần hiểu đó là giai đoạn 
“dò đường”. Sắp tới, Thứ trưởng 
Trần Văn Hiếu kiến nghị, tái cơ cấu 
doanh nghiệp phải tiến hành ở cả 
thị trường chứng khoán, bảo hiểm. 
Tất cả các tập đoàn, tổng công ty sau 
cổ phần hóa đều phải lên sàn chứng 
khoán, công khai minh bạch hoạt 
động, thu hút vốn. 
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 
Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho 
biết, quan điểm của Bộ với Đoàn 
giám sát không có gì mâu thuẫn. 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, 
mức tăng trưởng kinh tế ngày càng 
ổn định và tăng dần, nhưng Đoàn 
giám sát khẳng định so với kế hoạch 
5 năm sẽ không hoàn thành mục 
tiêu GDP tăng trưởng bình quân 
6,5 - 7% là không sai. “Căn cứ nghị 
quyết của Quốc hội, điều hành lạm 
phát cố gắng ở mức dưới 7%. Hiện, 
chỉ số này ở xung quanh mức 5%, 
giúp ổn định vĩ mô. Song, có mặt 
trái thì doanh nghiệp hoạt động khó 
khăn…” - Thứ trưởng Nguyễn Chí 
Dũng lý giải. 
Cùng chung quan điểm, Phó 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
Nguyễn Thị Hồng đánh giá, các kiến 
nghị trong báo cáo giám sát rất sát 
thực. Tuy nhiên, tái cơ cấu là một 
quá trình thường xuyên, liên tục. Đối 
với ngành ngân hàng quan trọng là 
phải bảo đảm an toàn hệ thống trong 
tầm kiểm soát. Giai đoạn đầu của tái 
cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước tích cực 
xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp 
khác nhau. Hiện tượng ngân hàng 
thương mại gặp khó khăn thanh 
khoản, các ngân hàng cạnh tranh 
chạy đua lãi suất đã giảm. 
PHẢI RÕ TRÁCH NHIỆM 
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của 
Quốc hội Nguyễn Đình Quyền phân 
tích, tái cơ cấu là đổi mới mô hình 
hoạt động. Quan trọng là cần đánh 
giá kỹ hiệu quả hoàn thiện về chính 
sách, đổi mới mô hình như: Việc 
thành lập Công ty Mua bán nợ xấu, 
tái cơ cấu Vinalines, Vinashin. Hay, 
Quốc hội khóa trước đã có ý kiến 
nhận định nền kinh tế của chúng ta 
nhỏ bé thế mà cứ ra ngõ là gặp ngân 
hàng. Bây giờ, qua quá trình tái cơ 
cấu, kết quả thế nào? Cũng theo ông 
Nguyễn Đình Quyền, vấn đề cần 
quan tâm là làm gì để thúc đẩy tái 
cấu trúc doanh nghiệp, trách nhiệm 
của từng cấp trước những thiếu sót 
trong quá trình tái cơ cấu thế nào? 
Đáng lẽ, kết quả giám sát cũng phải 
chỉ rõ vấn đề này để từ đó tìm giải 
pháp tháo gỡ triệt để. 
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của 
Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị 
ngành ngân hàng phải làm rõ Công 
ty Mua bán nợ xấu hoạt động thế 
nào, thiếu cơ chế gì, tại sao mua 
56.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng mới 
bán được có 1.600 tỷ đồng. “Hình 
như chúng ta rất ngại nói về trách 
nhiệm, nặng nhất cũng chỉ phê bình 
là chưa thể hiện quyết tâm cao” - ông 
Phan Trung Lý phân tích. 
Cho ý kiến về những vấn đề nêu 
trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh 
Hùng lưu ý Đoàn giám sát “gia công” 
thêm báo cáo, bởi “trách nhiệm phải 
rõ mới chuyển biến”. Báo cáo giám 
sát cũng phải phân tích đầy đủ kết 
quả đạt được về tình hình tái cơ cấu, 
những mặt hạn chế và chỉ rõ nguyên 
nhân dẫn đến các hạn chế này. Với 
các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội 
Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, cần làm 
rõ từ nay đến năm 2015 đặt ra mục 
tiêu tái cơ cấu cụ thể như thế nào? 
Chủ trương, giải pháp nào để triển 
khai? “Nên bỏ công thức viết là cơ 
bản tán thành với báo cáo giám sát. 
Nếu không sẽ rất khó thực hiện”- 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh 
Hùng nói. 
HÀ PHONG - HANOIMOI 
 21
Sáng mãi 
“BẢN LĨNH” 
PHỤ NỮ VIỆT 
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vươn lên bằng một ý chí thép, ý chí giàu 
truyền thống cách mạng, chị đã trở thành một nữ doanh nhân bản lĩnh, 
thành đạt với khởi đầu là một phụ nữ “chân chất”. Câu chuyện về chị luôn 
mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe: xúc động, ngưỡng mộ xen lẫn 
yêu thương, quý trọng, người phụ nữ được ví như “ngọn hải đăng” trên biển 
ấy là doanh nhân Nguyễn Nam Phương - Tổng Giám đốc Công ty TNHH 
MTV Lan Anh. 
BÔNG HỒNG VÀNG BẢN LĨNH 
Tên tuổi nữ doanh nhân Nguyễn 
Nam Phương gắn liền với nhiều 
lĩnh vực như sản xuất nước uống 
tinh khiết đóng chai, kinh doanh 
nhà hàng sân vườn, sản xuất gạch 
các loại, kinh doanh bất động 
sản… Trong những năm qua, 
chị đã đạt được nhiều thành tích 
từ việc sản xuất, kinh doanh và 
điều hành doanh nghiệp. Chị đã 
được các cấp, các ngành từ Trung 
ương đến địa phương trao tặng 
nhiều giải thưởng cao quý như: 
2 năm liền đạt giải Ba Ngọn Hải 
Đăng và 3 năm liền đạt giải Bông 
Hồng Vàng, được Chủ tịch nước 
trao tặng Huân chương Lao động 
hạng Ba… 
Chị sinh ra trong gia đình có 
truyền thống cách mạng, bố là 
Đại tá Quân đội nhân dân Việt 
Nam từng trải qua hai cuộc 
kháng chiến khốc liệt. Ngày vào 
Nam lập nghiệp, hành lý chị 
mang theo vỏn vẹn chỉ là mấy 
bộ đồ. Không tiền, không nghề 
nghiệp, chị làm đủ việc để đắp 
đổi qua ngày. Chị từng đi bán 
nước chè xanh, làm thuê làm 
mướn đủ mọi nghề. Đến năm 
1993, chị bắt tay vào kinh doanh, 
với số vốn ít ỏi chị đã mở quán ăn 
kinh doanh ngành ăn uống. Ông 
trời không phụ lòng người đã cho 
chị cơ hội kinh doanh phát triển 
dần dần để chị có tiền nuôi con 
ăn học. Và chị đã tích cóp từng 
đồng, dành dụm để mở rộng kinh 
doanh và tạo dựng gia đình an 
cư lập nghiệp. Chị chọn nơi sinh 
sống ổn định là xã Hòa Long, TP. 
Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
sau những năm tháng bươn trải 
nhiều nơi ở Bình Phước, TP. Hồ 
Chí Minh. 
Năm 2006, nhận thấy cơ hội đã 
đến, chị mạnh dạn kinh doanh 
nước uống tinh khiết, sản xuất 
nông nghiệp. Lúc đầu chị thuê đất 
của các hộ dân để canh tác sau đó 
chị mua luôn để sản xuất nông 
nghiệp với quy mô lớn, mở trang 
trại chăn nuôi. Nhờ làm nông 
nghiệp giỏi chị đã được Trung 
ương Hội Nông dân trao tặng giải 
thưởng Trâu Vàng Đất Việt (nông 
dân sản xuất, chăn nuôi giỏi). 
Công việc sản xuất, kinh doanh 
của chị không ngừng phát triển, 
đến năm 2007, chị đã đầu tư 
thêm nhà hàng ăn uống và kinh 
doanh bất động sản. 
Hơn 15 năm lập nghiệp, quãng 
thời gian không phải là dài so với 
lịch sử phát triển của một công 
ty nhưng là khoảng thời gian 
chị nếm trải đủ những cung bậc 
cảm xúc khác nhau của một đời 
người. Đó là những giọt nước 
mắt đắng cay khi thất bại và 
những nụ cười mãn nguyện của 
thành công. Có thể nói, sự nghiệp 
vững vàng của chị hôm nay là cả 
TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 
Quang Minh 
22 
 23
một quá trình dài nỗ lực làm việc 
không biết mệt mỏi. Thậm chí, có 
lần bị ốm phải nhập viện mổ, chị 
giấu không cho ai biết vì sợ mọi 
người lo lắng, nhất là mẹ già. 
Nhìn những lớp bằng khen, giấy 
khen mà các cấp, các ngành trao 
tặng cá nhân cũng như tập thể 
Công ty Lan Anh mới hiểu hết 
được những việc làm thiết thực 
mà chị và tập thể đơn vị đang 
miệt mài đóng góp cho đời. Từ 
năm 2000 đến năm 2008 chị liên 
tục có tên trong danh sách 36 nữ 
doanh nhân tiêu biểu của cả nước 
vinh dự được trao giải thưởng 
Bông hồng vàng do phòng Công 
nghiệp Việt Nam tổ chức, Chủ 
tịch nước, Phó Chủ tịch nước, 
Phó Thủ tướng trao tặng giải 
thưởng cho những nữ doanh 
nhân có thành tích xuất sắc trong 
kinh doanh và có nhiều đóng 
góp cho cộng đồng. 3 năm liền 
doanh nghiệp của chị đã vinh dự 
được trao tặng giải Đồng “Ngọn 
hải đăng” của tỉnh Bà Rịa - Vũng 
Tàu. 3 năm liền đạt giải thưởng 
Trâu Vàng Đất Việt do Trung 
ương Hội Nông dân trao tặng. 
Đặc biệt, giải thưởng cao quý 
nhất là Huân chương Lao động 
hạng Ba của Chủ tịch nước trao 
tặng cho chị. Tiếp tục duy trì và 
giữ vững vị thế trong các giải 
thưởng uy tín, từ đó đến nay, 
chị tiếp tục là một trong những 
Bông hồng vàng tỏa sáng, Top 15 
nữ doanh nhân nhiều năm liền 
đạt cúp Bông hồng vàng được 
trao kỷ niệm chương “Vì sự phát 
triển doanh nghiệp”, và Công ty 
TNHH MTV Lan Anh tiếp tục 
nhận được giải Đồng danh hiệu 
“Ngọn hải đăng” tỉnh Bà Rịa- 
Vũng Tàu.. 
CHO ĐI LÀ NHẬN LẠI 
Đi lên từ gian khó nên chị 
Phương đồng cảm với những 
người nghèo, kém may mắn. 
Hàng năm, chị cùng công ty thực 
hiện nhiều chương trình từ thiện, 
trao học bổng cho sinh viên 
nghèo, xây nhà tình nghĩa, sửa 
chữa sân trường, trồng cây xanh 
bóng mát để các em học sinh học 
tập tốt hơn… Chị tâm sự: “Trong 
kinh doanh, cần chú trọng cái 
tâm, cái đức”, vì vậy, công ty chị 
đã thực hiện một số dự án như 
xây dựng 343 căn nhà hỗ trợ bán 
cho người có thu nhập thấp trả 
chậm trong vòng 5 năm, tạo công 
ăn việc làm cho người lao động, 
lo chốn ăn ở cho người khó khăn. 
Hiện nay, Công ty TNHH MTV 
Lan Anh mạnh dạn tiếp tục đầu 
tư xây dựng 152 căn nhà ở xã hội 
tại dự án Lan Anh 1 mở rộng. 
Với quy mô 20.000m2 xây dựng 
dạng nhà liền kề thấp tầng, nhà 
ở theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội 
70m2 và dưới 70m2/căn, toàn bộ 
diện tích đầu tư đều thuộc quyền 
sở hữu của công ty, tạo sự an tâm 
tin tưởng cho khách hàng mua 
nhà... Vị trí nằm ở khu vực đắc 
lợi, cách bệnh viện Tỉnh chỉ 600m 
và trung tâm hành chính 2km, 
nằm gần khu vực chợ, trường 
học.. chắc chắn rằng dự án sẽ thu 
hút được sự quan tâm của khách 
hàng. Giá trị mỗi căn nhà từ 
TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 
24 
540 – 580 triệu đồng. Được ngân hàng ký hợp đồng 
cam kết với Công ty hỗ trợ khách hàng vay mua nhà 
theo gói “30 nghìn tỷ” dành cho người mua nhà xã 
hội. Với lãi suất ưu đãi khoảng 5% mỗi năm, thời 
gian vay tối đa trong 15 năm, khách hàng chỉ cần trả 
trước cho Công ty 20-30% giá trị căn nhà, phần còn 
lại được ngân hàng cho vay... nhằm tạo điều kiện 
tốt nhất dành cho khách hàng có nhu cầu. Nhà ở xã 
hội của Công ty Lan Anh được xây dựng theo thiết 
kế hiện đại, vững chắc, thuộc cấp 4A, với cấu trúc 
1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 bếp, 1 vệ sinh, sân 
trước và sau, tường riêng, móng riêng, trần thạch 
cao.. bên cạnh đó hệ thống cây xanh vỉa hè thoáng 
mát.. sổ hồng riêng từng căn, trao tay khách hàng. 
Khách hàng có thể yên tâm tận hưởng những giá 
trị của cuộc sống. Ông Võ Thành Kỳ, Phó Chủ tịch 
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Các dự án 
của Công ty Lan Anh góp phần phát triển kinh tế 
- xã hội đối với xã Hòa Long và tỉnh Bà Rịa - Vũng 
Tàu. Cũng chính từ những đóng góp cho sự phát 
triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm 
qua và uy tín của doanh nghiệp, Công ty Lan Anh 
Nữ doanh nhân bản lĩnh, kiên cường 
Một thuở chuyên cần gây dựng nghiệp 
San sẻ với đời nhận niềm vui 
Hải Đăng Nam Phương luôn soi sáng 
Bông hồng luôn nở sắc Vàng tươi… 
đã đầu tư hoàn thành nhiều dự án mang lại nhiều 
lợi ích cho xã hội. Do vậy, khi Công ty Lan Anh gặp 
khó khăn đã được Chính phủ, các bộ ngành và tỉnh 
Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ doanh nghiệp qua lại nhà 
ở thương mại thành nhà ở xã hội. 
Ngoài chuyện kinh doanh, với chị, lúc này tài sản 
lớn nhất là những đứa con. Chúng là điểm tựa, 
là động lực để chị làm việc. “Mặc dù thương con 
nhưng tôi không mong muốn để lại tài sản hay tiền 
bạc mà để lại cho chúng cách sống, cách nghĩ, trở 
thành người có ích cho xã hội. Nhiều lúc bận công 
việc nhưng tôi cố gắng tranh thủ thời gian để ở bên 
con, lắng nghe và động viên con…”. 
Không chỉ giỏi kinh doanh, chị còn có một tấm 
lòng vàng luôn hướng về cộng đồng, và chắc chắn 
sau những thăng trầm đã trải qua nữ doanh nhân 
Nguyễn Nam Phương sẽ còn tiến xa hơn nữa trên 
thương trường, góp sức xây dựng quê hương. 
Công trình nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh 
Trụ sở mới của Công ty Lan Anh 
Phối cảnh mặt bằng Dự án nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh 
CÔNG TY TNHH MTV LAN ANH 
Số 1, Khu dân cư Lan Anh 1, Đường Võ Văn Kiệt, Ấp Tây, Xã 
Hòa Long, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
ĐT: 064 3742 921 - Website: www.lananhbrvt.com 
 25
CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT 
DỰ THẢO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ: 
CÓ “ĐÚNG” VÀ CÓ “TRÚNG”? 
à một trong những doanh 
nghiệp Việt Nam “hiếm 
hoi” được lọt vào “mắt 
xanh” của các tập đoàn lớn khi 
trở thành nhà cung ứng linh kiện 
cho Canon và Samsung, song theo 
ông Trần Anh Vương, Giám đốc 
Công ty Thép Bắc Việt, trong suốt 
gần 5 năm làm công nghiệp hỗ 
trợ(CNHT), DN vẫn không nhận 
được hỗ trợ nào mà phải tự “vật 
lộn” để sống. 
CAM PHẬN CHẦU RÌA 
“Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm 
đau thương về CNHT vì làm suốt 
4, 5 năm nay mà không được hỗ 
trợ gì. Năm 2009 khi làm dự án, lãi 
suất thị trường là 10%, Chính phủ 
đưa chính sách kích cầu ưu đãi 4%, 
nhưng cũng chỉ được 1 năm thì lãi 
suất lên 20%, lãi suất cứ như vậy bị 
thả nổi. Nhiều DN lao đao, rất khó 
khăn, nhiều dự án, thậm chí dự án 
lớn, như dự án ô tô là bị sập. Giờ 
chúng tôi vẫn phải vật lộn với lãi 
suất lên đến 24%”, ông Vương nói. 
Thiếu chính sách hỗ trợ thiết thực 
đã khiến cho các DN CNHT khó 
nâng cao được năng lực để đáp ứng 
được các yêu cầu cao của các tập 
đoàn sản xuất lớn. Theo bà Đào Thị 
Thu Huyền, Chánh văn phòng cấp 
cao Công ty Canon Việt Nam, dù 
đã gửi nhiều danh mục linh kiện 
cần nội địa hóa đến các DN trong 
nước, cũng như tổ chức nhiều hội 
chợ, triển lãm để thu hút DN song 
vẫn chưa đạt được kết quả. Từ 
những thiết bị phụ trợ như linh 
kiện điện, bán dẫn và thiết bị kết 
nối, lò xo, hay các nguyên vật liệu 
như nhựa và thép cuộn, đến các 
sản phẩm phụ trợ thông thường 
như… băng dính, nhà sản xuất này 
cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài 
do DN trong nước chưa đáp ứng 
được yêu cầu. 
Trước thông tin trên, ông Mai 
Văn Đáng, Giám đốc Công ty 
TNHH Mai Văn Đáng, bày tỏ nỗi 
bức xúc khi cho rằng, DN nội địa 
không đến mức “quá tệ” khi không 
làm nổi cái ốc vít hay băng keo, bởi 
có nhiều DN còn sản xuất được 
linh kiện xuất khẩu đi nước ngoài. 
Vấn đề ở chỗ, các DN FDI khi đầu 
tư vào Việt Nam đã kéo theo cả 
“anh em họ hàng” nên dù có các 
hội thảo kết nối, thì DN nội cũng 
luôn bị “từ chối khéo”. Ông Trần Bá 
Dương, Chủ tịch Hội đồng quản 
trị Công ty CP Ô tô Trường Hải, 
thì cho biết khi đầu tư vào Việt 
Nam, FDI thường kéo theo các nhà 
sản xuất, từng là đối tác đã nắm 
bí quyết công nghệ, trong khi các 
chính sách liên kết lại chưa tạo 
được tính lan tỏa từ khối này. Thực 
tế này khiến cho các DN trong 
nước vẫn không có đủ sức để “chen 
chân” vào chuỗi cung ứng. 
Theo các DN, không thiếu các 
chính sách hỗ trợ cho ngành này, 
song có một thực tế là việc thực thi 
và triển khai các ưu đãi, hỗ trợ của 
Chính phủ hiện vẫn còn nhiều bất 
cập. Theo bà Lê Thị Thanh Hằng, 
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất 
phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên, 
thẳng thắn nhìn nhận những ưu 
đãi đối với CNHT trong thời gian 
L 
26 
THIẾU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÙNG NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI ĐANG KHIẾN CHO CÁC DOANH 
NGHIỆP (DN) HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHẢI TỰ “VẬT LỘN” SONG VẪN “NẰM NGOÀI” 
CHUỖI GIÁ TRỊ CUNG ỨNG VỚI CÁC TẬP ĐOÀN LỚN. DO ĐÓ, DỰ THẢO PHÁT TRIỂN CNHT ĐƯỢC BỘ CÔNG THƯƠNG 
ĐƯA RA ĐÃ DÀNH ĐẾN 30.000 TỶ ĐỒNG VỐN ƯU ĐÃI CHO CNHT ĐANG ĐẶT RA KỲ VỌNG SẼ TẠO NÊN “CÚ HÍCH” 
CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP XƯƠNG SỐNG NÀY. 
ÔNG CAO QUỐC HƯNG 
THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG 
CẦN CHÍNH SÁCH THIẾT THỰC HƠN 
Nhiều năm qua, Chính phủ đã có định hướng 
cho ngành, nhưng việc hỗ trợ như thế nào thì 
cần sự tham vấn của DN và các nhà hoạch 
định chính sách nhằm tạo ra sự lan tỏa chung. 
Do đó, tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được 
cân nhắc để bổ sung, nhằm hoàn thiện Dự 
thảo. Ban soạn thảo sẽ tập trung vào các biện 
pháp nhằm hỗ trợ về công nghệ, quản trị sản 
xuất, tiếp cận khách hàng… 
Dự thảo hiện dành nguồn vốn 30.000 tỷ đồng 
để đầu tư cho lĩnh vực này, bổ sung một số 
ưu đãi về thuế thu nhập DN cũng như các quy 
định về đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hỗ 
trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia 
cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư 
vào Việt Nam. Những chính sách này hy vọng 
sẽ thúc đẩy DN phát triển. Song chúng ta cũng 
phải chấp nhận cạnh tranh về chất lượng, về 
giá cả theo các cam kết quốc tế. 
BÀ TRƯƠNG THỊ MỸ BÌNH 
THÀNH VIÊN BAN SOẠN THẢO DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH 
CẦN QUYẾT LIỆT TRONG THỰC HIỆN 
Chính sách của Chính Phủ cũng không thể “ép” 
DN nội địa hóa, khiến cho năng lực khoa học 
công nghệ quốc gia yếu dần, số lượng DN trẻ 
tham gia vào lĩnh vực này cũng giảm dần. Do 
đó, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam 
sẽ hướng mạnh đến các ngành công nghiệp 
chế tạo, nhưng nếu không quyết liệt sẽ không 
đạt được mục tiêu về công nghiệp hóa vào năm 
2020. 
ÔNG NGUYỄN VĂN TRÍ - CÔNG TY ĐIỆN TỬ 4B 
CẦN CÓ CHÍNH SÁCH KHÁC BIỆT 
Chưa có chính sách phù hợp khuyến khích DN 
nội tham gia vào chuỗi cung ứng, mà đang dàn 
trải. Đã là tham gia CNHT thì được ưu đãi như 
nhau, nhưng để trở thành nhà cung ứng linh 
kiện cho các hãng lớn, phải đầu tư nhiều hơn. 
Chính phủ cần xác định rõ số DN này và có 
chính sách khác biệt hơn. 
Hy vọng chính sách có thể đi vào thực tế, chứ 
như DN chúng tôi chục năm rồi cũng chưa bao 
giờ mơ tới, hay “sờ” được vào ưu đãi. Do đó, 
trong dự thảo không phân biệt ngành miễn là 
theo phạm vi điều chỉnh tất cả DN sản xuất 
CNHT sẽ có ý nghĩa lớn. Song tôi băn khoăn là 
dự thảo này áp dụng cho các dự án mới hay dự 
án đã hoạt động thì chưa nêu rõ trong dự thảo. 
qua quá dàn trải, khi ngành nào 
cũng là mục tiêu nên “chẳng DN 
nào nhận được hỗ trợ gì. Đơn cử 
như Quyết định 12 về chính sách 
phát triển một số ngành CNHT, 
chưa quy định rõ danh mục sản 
phẩm nào được ưu tiên mà chủ yếu 
là cơ chế xin cho, thiếu gì thì đề 
xuất. 
LO LẶP LẠI KỊCH BẢN CŨ? 
Bà Trương Thị Mỹ Bình, thành 
viên tổ soạn thảo Nghị định CNHT 
(Viện Chiến lược phát triển công 
nghiệp, Bộ Công Thương), cũng 
thừa nhận các chính sách phát 
triển CNHT hiện có nhiều bất 
cập. Đơn cử như Quyết định 1483 
quy định 6 nhóm hàng được ưu 
đãi là quá rộng, chưa tập trung 
vào những ưu đãi cụ thể. Hay với 
Quyết định 12, chỉ có duy nhất một 
DN được hưởng ưu đãi, song lại 
là DN nước ngoài chứ không phải 
DN Việt Nam. Thực tế này cho 
thấy, chính sách phát triển CNHT 
vẫn chưa nắm “trúng” và “đúng” 
đối tượng với những yêu cầu sát 
thực tiễn. Do đó, với dự thảo mới 
được Bộ Công Thương đưa ra, 
nhiều DN lo ngại rằng nếu không 
có những hướng dẫn cụ thể, thì 
“kịch bản” cũ của ngành CNHT sẽ 
bị lặp lại. Tỏ ra khá vui mừng với 
những điểm mới trong dự thảo 
mới, song ông Vương cho rằng các 
chính sách đưa ra vẫn “chưa tới”. 
Đơn cử như chính sách thuế cho 
DN sản xuất CNHT, vẫn chưa sát 
với thực tiễn nhu cầu phát triển 
của DN. Hay nội dung thành lập 
Quỹ đầu tư CNHT, với số vốn lên 
đến 30.000 tỷ đồng, song theo mục 
tiêu chương trình Quốc gia, chỉ 
có 500 DN được tiếp cận và hình 
thành, 200 DN cung ứng cho DN 
nước ngoài, và chỉ ít DN được tiếp 
cận ưu đãi. Hoặc với chính sách hỗ 
trợ đào tạo nhân lực, ông Vương 
cho rằng không nên đưa lại các 
chính sách hỗ trợ như trước đây, 
mà cần nghiêng về từng đối tượng 
và đúng mục đích để DN được 
hưởng ưu đãi thiết thực. 
Dẫn ra câu chuyện phải “chạy 
vạy” khắp nơi để đi xin ưu đãi, khi 
xin được thì dự án đã xong, ông 
Dương cho rằng các chính sách 
cần tạo thuận lợi cho DN về mặt 
thủ tục hành chính. Như với phí 
chuyển giao công nghệ, cần các 
tiêu chí xác định cụ thể cũng như 
thủ tục; chi phí đào tạo không 
có mặt bằng chung nên đánh giá 
như thế nào; hoặc chính sách 
thuế, những DN được ưu đãi như 
Trường Hải, sẽ được hưởng chính 
sách như thế nào khi Nghị định 
mới được thực thi? 
Với một thực trạng như hiện tại, 
theo các chuyên gia về DN, ngành 
CNHT chỉ có thể phát triển khi các 
chính sách được hiện thực hóa và 
tập trung, chính sách sát với các 
vấn đề cụ thể mà DN đang cần, thì 
CNHT mới đạt được hiệu quả cao. 
Theo Cẩm An (TBKD) 
 27
DOANH NHÂN 
HUỲNH QUANG ĐẤU 
CT. HĐQT - TGĐ CÔNG TY CP RAU QUẢ THỰC PHẨM AN GIANG 
“NGƯỜI TIÊN PHONG” 
Đưa rau quả Việt đi khắp năm châu 
ĐƯỢC ĐỀ CỬ ĐẢM NHẬN LÈO LÁI CON 
THUYỀN ANTESCO TRONG THỜI ĐIỂM 
LÀM ĂN THUA LỖ ĐẾN MỨC KIỆT QUỆ 
NHƯNG NHỜ BẢN LĨNH, KHẢ NĂNG 
NHẠY BÉN VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ BIẾT 
TẬN DỤNG THẾ MẠNH RAU QUẢ CỦA 
QUÊ HƯƠNG, ÔNG HUỲNH QUANG 
ĐẤU ĐÃ TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC KHÓ 
KHĂN, ĐƯA DOANH NGHIỆP ANTESCO 
TRỞ THÀNH MỘT TRONG BỐN DOANH 
NGHIỆP ĐỨNG ĐẦU TRONG LĨNH VỰC 
RAU QUẢ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU. 
BẢN THÂN ÔNG CŨNG TRỞ THÀNH MỘT 
DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT VỚI BÀI HỌC 
VỀ TINH THẦN KHÔNG KHUẤT PHỤC 
TRƯỚC KHÓ KHĂN, ÔNG ĐÃ XUẤT SẮC 
LÀ MỘT TRONG 18 NGƯỜI VỪA ĐƯỢC 
TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG EY - BẢN 
LĨNH DOANH NHÂN LẬP NGHIỆP 2014. 
TỪ CẬU BÉ MỒ CÔI ĐẾN TẤM GƯƠNG DOANH 
NHÂN TIÊU BIỂU 
Nhìn vào cơ ngơi và địa vị hiện nay của doanh nhân Huỳnh 
Quang Đấu ít ai biết được rằng ông đã từng trải qua tuổi thơ 
đầy gian khó, do chiến tranh nên cha mẹ mất sớm (cha hy 
sinh khi mẹ còn mang thai), không có nhà ở nên ông phải 
sống nhờ Bà ngoại và cậu ở chùa và những hang đá núi dưới 
làn bom rơi đạn lạc đánh phá ác liệt của chiến tranh, bữa 
cơm tương chao cũng không có, chỉ muối ớt, rau rừng. Ngày 
đất nước giải phóng, cậu bé 17 tuổi ấy lại miệt mài học bổ túc 
văn hóa để có hành trang vào đời với bao ước mơ, khát vọng. 
Để có thêm thu nhập, ông Huỳnh Quang Đấu thuở ấy học 
thêm nghề may, tranh thủ học bổ túc văn hóa, tốt nghiệp cấp 
III và tốt nghiệp cử nhân kinh tế - khoa quản trị kinh doanh. 
Được nhận vào làm việc trong Công ty 
Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang, 
chàng cử nhân trẻ luôn làm tròn trách 
nhiệm, tích cực phấn đấu, chứng tỏ năng 
lực và bản lĩnh. Rất nhanh chóng, ông 
được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc, rồi 
Giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông 
nghiệp An Giang vào năm 1988. Nhưng 
ít ai biết được chiếc ghế Giám đốc được 
coi là “ghế nóng” bởi trước đó công ty 
kinh doanh thua lỗ nặng nề, hàng hóa 
tồn kho không bán được, 03 quỹ đều âm. 
Vị trí mới là nơi thử thách bản lĩnh của 
ông thời trai trẻ. Để vượt qua được tình 
cảnh ngặt nghèo ấy, ông đã kiên trì đi gõ 
cửa các ngân hàng xin vay vốn, nhưng 
đều nhận được những cái lắc đầu. Từ đó 
ông hiểu rằng, để thuyết phục ngân hàng, 
bản thân Công ty phải lột xác và ông 
TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 
THANH TRẦN 
28 
bắt tay vào vạch ra kế hoạch, chuyển hướng kinh 
doanh chi tiết cụ thể, thực hiện từng hợp đồng nhỏ, 
rồi mới dần dần tìm hợp đồng lớn hơn. Cuối cùng, 
những nỗ lực của ông cũng được ngân hàng nhận ra 
và công ty có thêm vốn để hoạt động sản xuất. 
Lúc bấy giờ hoạt động của công ty chỉ hạn chế trong 
lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, bán các mặt 
hàng phân bón, máy móc. Ông nghĩ một lúc nào đó 
các sản phẩm ấy sẽ đến ngưỡng, bão hòa, trong khi 
khu vực ĐBSCL rất phong phú các sản phẩm nông 
nghiệp, từ rau củ đến trái cây các loại, nên năm 1993 
ông bàn với các cộng sự tìm hướng khai thác. Sản 
xuất kinh doanh bằng cách xây dựng nhà máy chế 
biến rau quả. Sự chuyển hướng kinh doanh đã mang 
lại hiệu quả: các sản phẩm bắp non, đậu nành, khóm 
(dứa), xoài, thanh long…đông lạnh được xuất khẩu 
sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn 
Quốc… Antesco tạo dựng được thương hiệu, có chỗ 
đứng trên thương trường, chinh phục được sự tín 
nhiệm của khách hàng. 
CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM 
Thành công chưa bao lâu sóng gió lại nổi lên, công 
ty rơi vào khó khăn vì dự trữ 10.000 tấn phân bón 
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, theo chỉ đạo 
của UBND tỉnh An Giang, sau khi dự trữ giá phân 
xuống giá nên bị lỗ hơn 10 tỷ đồng. UBND tỉnh hứa 
bằng văn bản nếu dự trữ phân bón bị lỗ UBND tỉnh 
An Giang cấp bù lỗ nhưng do ngân sách khó khăn 
nên công ty không được bù lỗ do dự trữ phân bón. 
“Tôi đã nhiều lần ứa nước mắt, định xin từ chức, 
nhiều người khuyên giải thể công ty. Nhưng nghĩ 
mình là Giám đốc, phải đứng mũi chịu sào. Làm 
sao có vốn để kinh doanh trong khi mình vẫn còn 
nợ ngân hàng? Không chỉ mất vốn, công ty còn gặp 
khó về nguồn nguyên liệu; sản phẩm của công ty bị 
các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan, 
Đài Loan cạnh tranh.”, ông kể lại. Và rồi với ông, 
con người đầy bản lĩnh ấy đã quyết liệt đương đầu 
với khó khăn bằng cách thương thảo gia hạn nợ 
với ngân hàng với lời hứa làm ra đồng lãi nào mang 
trả nợ đồng nấy, hợp tác với nông dân bằng cách 
cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản 
phẩm khi nông dân thu hoạch. Dần dần ông đã xoay 
chuyển con thuyền Antesco vượt qua sóng gió. 
Năm 2000, Antesco thực sự vượt qua khó khăn và từ 
đó trở thành thương hiệu tiếng tăm. Hiện nay công 
ty có gần 70 sản phẩm rau quả chế biến được xuất 
qua các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật 
Bản, Hàn Quốc. Và cũng trong năm 2000, ông cho 
xây dựng tiếp nhà máy thứ hai với dây chuyền công 
nghệ được nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ. Tháng 
9-2014, công ty khởi công xây dựng nhà máy chế 
biến rau quả thứ ba tại khu công nghiệp Bình Long, 
huyện Châu Phú với công suất 10.000 tấn/năm. 
Khi đã tạo dựng được thương hiệu trong ngành 
hàng rau quả đông lạnh, doanh nhân Huỳnh Quang 
Đấu chưa cảm thấy hài lòng mà vẫn tiếp tục chinh 
phục thị trường trong và ngoài nước bằng việc 
khai thác thế mạnh về thủy sản của ĐBSCL. Thế là 
Antesco có thêm các sản phẩm chế biến từ cá linh 
như cá linh kho mía, kho lạt, sốt cà và mắm cá linh 
chưng đóng hộp. Các món ăn dân dã này trở thành 
 29
sản phẩm độc đáo, được bình 
chọn là Hàng Việt Nam chất 
lượng cao, sản phẩm được bán ra 
trong và ngoài nước. 
Doanh nhân Huỳnh Quang Đấu 
còn được ví là doanh nhân biến 
rác thải thành tiền khi sản xuất 
thức ăn chăn nuôi bò sữa dạng 
viên và thân cây bắp ủ chua từ 
các phế liệu rau quả như các loại 
vỏ bắp, đậu, khóm… Mỗi năm 
Antesco xuất khẩu 2.500 tấn thức 
ăn chăn nuôi bò sữa sang Nhật 
Bản, Hàn Quốc đạt kim ngạch 
750.000USD. 
Với những thành tích nổi bật 
trong kinh doanh, Doanh nhân 
Huỳnh Quang Đấu và Antesco 
đã được Đảng và nhà nước tặng 
thưởng nhiều bằng khen, huy 
chương cao quý như: Huân 
chương Lao Động Hạng Ba, Bằng 
khen của Thủ tướng Chính phủ, 
Bằng khen của Phòng thương 
mại và công nghiệp Việt Nam 
(VCCI) về doanh nhân tiêu biểu 
khối doanh nghiệp địa phương, 
Huy hiệu “Doanh Nhân vì sự 
phát triển nông thôn Việt Nam”, 
Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh nhiều 
năm liền, Kỷ niệm chương vì sự 
nghiệp thương mại, “Cúp Thánh 
Gióng” Doanh nhân Việt Nam 
tiêu biểu, Bằng khen của Bộ Lao 
Động và Thương binh xã hội, 
Giải thưởng Chất lượng Việt 
Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất 
Việt nhiều năm liền, Giải thưởng 
“Bông lúa vàng Việt Nam”, Bằng 
khen của Bộ công an về thành 
tích xuất sắc trong phong trào 
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, 
Giải thưởng “Hàng Việt Nam chất 
lượng cao”… 
TRI ÂN CUỘC ĐỜI 
Bên cạnh việc phát triển doanh 
nghiệp, ông không quên trách 
nhiệm với xã hội bằng cách tặng 
bò, tặng đồ dùng sinh hoạt gia 
đình cho những nông dân sản 
xuất nguyên liệu chất lượng tốt, 
giúp đỡ những hoàn cảnh khó 
khăn về nhà ở, bệnh tật, cấp học 
bổng cho con em nông dân và 
công nhân làm việc tại nhà máy. 
Đặc biệt là cha mẹ cán bộ công 
nhân lao động từ 75 tuổi trở lên, 
hàng năm ông điều tổ chức cho 
đoàn đến tặng quà và chúc mừng 
Vu Lan với các cụ, ông còn trích 
một phần tiền lương của mình để 
giúp đỡ cho những gia đình khó 
khăn, các cháu tật nguyền. Doanh 
nhân có tấm lòng hảo tâm cho 
rằng tuổi thơ của ông nghèo khổ, 
không nơi nương tựa nên khi có 
điều kiện, ông muốn được góp 
phần cùng xã hội chăm lo cho 
những hoàn cảnh khó khăn như 
thời thơ ấu ông được bà ngoại và 
bà con láng giềng nuôi dưỡng. 
Ông Đấu chia sẻ: “Trong sự thành 
đạt của một doanh nhân luôn 
có sự góp sức của nhiều người. 
Nhưng sự thành đạt ấy chỉ bền 
vững khi tạo được lợi ích cho xã 
hội”. 
Với bản lĩnh kiên cường cùng 
tinh thần luôn chinh phục những 
tầm cao mới chắc chắn doanh 
nhân Huỳnh Quang Đấu sẽ tiếp 
tục đưa con tàu Antesco chở rau 
quả Việt Nam đến với khắp năm 
châu. Nhân dịp ngày Doanh nhân 
Việt Nam 13-10, ông gửi lời tri 
ân đến tất cả đến bạn bè doanh 
nhân, đồng nghiệp và những 
người nông dân đã cùng ông sát 
cánh xây dựng Antesco phồn 
thịnh như hiện nay. 
30 
THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU: 
Kỳ vọng sự minh bạch 
Từ nhiều năm nay, việc điều 
hành giá xăng dầu luôn là 
tâm điểm thu hút sự quan 
tâm của dư luận xã hội. Mỗi 
khi giá xăng tăng thì những 
câu chuyện liên quan đến 
đến mặt hàng thiết yếu 
này lại được bàn tán và trở 
thành đề tài “nóng” của đại 
bộ phận người dân. Không 
khó để lý giải vấn đề này 
bởi thực tế là mỗi lần xăng 
tăng giá sẽ ảnh hưởng trực 
tiếp đến túi tiền của họ. 
Điệp khúc tăng nhanh, giảm 
chậm của giá xăng đã trở 
nên quá quen thuộc và công 
luận luôn đòi hỏi tính minh 
bạch trong điều hành giá 
xăng dầu và đây cũng là tiêu 
chí mà các cơ quan quản lý 
hướng tới. 
NGUYÊN NHÂN TĂNG GIÁ 
VÀ LỖI NHỊP 
Đã có những thời điểm việc điều 
hành giá xăng dầu tăng, giảm liên 
tục đã gây những ảnh hưởng không 
tốt đến tâm lý của người dân cũng 
như hoạt động kinh doanh của cộng 
đồng doanh nghiệp. Lý giải vấn đề 
này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục 
trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài 
chính cho biết, hiện nay giá xăng 
dầu trong nước phụ thuộc rất nhiều 
vào giá xăng dầu thế giới do chúng 
ta nhập khẩu lượng xăng dầu thế 
giới chiếm đến 70%. Do vậy, việc 
hình thành giá dựa trên giá xăng 
dầu thế giới để làm tham chiếu điều 
hành giá xăng dầu trong nước. Bên 
cạnh đó, Nhà nước có quy định giá 
cơ sở để xác định giá điều hành giá 
xăng dầu trong nước, trong giá cơ sở 
gồm rất nhiều các chi phí cấu thành 
ví dụ đối với giá nhập khẩu, các loại 
thuế, phí khác hình thành nên giá 
xăng dầu trong nước. 
Xăng dầu là mặt hàng nằm trong 
danh mục bình ổn giá theo quy định 
của Luật giá và các quy định của 
Chính phủ. Do vậy, Nhà nước cần có 
sự quản lý và điều tiết giá xăng dầu 
theo quy định của Chính phủ. Đáng 
chú ý là Nhà nước sẽ quyết định 
giá cơ sở và tần suất điều hành giá, 
biên độ điều chỉnh để doanh nghiệp, 
người dân cũng như cơ quan quản lý 
cùng giám sát và điều hành giá xăng 
dầu. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lâu 
nay dư luận vẫn luôn đặt câu hỏi với 
việc giá xăng luôn tăng nhanh giảm 
chậm và giá xăng trong nước thì 
luôn lạc nhịp với giá xăng thế giới. 
Lý giải vấn đề này nhiều chuyên gia 
cho rằng, việc tính giá cơ sở dựa vào 
chu kỳ bình quân 30 ngày như hiện 
nay chính là điểm cần tháo gỡ và 
việc tính giá cơ sở dựa vào chu kỳ 15 
ngày sẽ hợp lý hơn và sẽ dần khắc 
phục những tình trạng trên. Theo 
CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ 
THANH TRẦN - TTXVN 
32 
NGHỊ ĐỊNH 83/2014 VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU VỪA ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BAN HÀNH THAY THẾ CHO NGHỊ 
ĐỊNH 84 HIỆN HÀNH VỚI NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU ĐƯỢC KỲ VỌNG 
LÀ SẼ MINH BẠCH CÔNG THỨC HÌNH THÀNH GIÁ, QUẢN LÝ CHẶT VIỆC TĂNG, GIẢM GIÁ, GÓP PHẦN BẢO 
ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG. 
Kỳ vọng ở 
NGHỊ ĐỊNH 83/2014 
ông Nguyễn Tiến Thỏa, 
Tổng thư ký Hội thẩm 
định giá Việt Nam, chu kỳ 
tính giá nên là 15 ngày sát 
chu kỳ tính giá thì sẽ bám 
sát được diễn biến của giá 
thị trường thế giới và sẽ 
hạn chế được việc giá thế 
giới giảm mà giá trong 
nước lại tăng và ngược lại. 
Đồng tình với quan điểm 
này, ông Phan Thế Ruệ, 
Chủ tịch Hiệp hội Xăng 
dầu Việt Nam cho rằng, 
việc tính giá theo chu kỳ 
15 ngày đầu sẽ giúp doanh 
nghiệp chủ động hơn, cơ 
quan quản lý nhà nước sẽ 
quản lý tốt hơn và đặc biệt 
là người dân có thể nắm 
rõ hơn thông tin về giá. 
Dưới góc nhìn của cơ 
quan quản lý nhà nước, 
ông Nguyễn Anh Tuấn, 
Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cũng cho 
rằng, liên quan đến việc giá trong nước và thế giới luôn 
lạc nhịp các cơ quan chức năng cũng đã xem xét rất kỹ 
nguyên nhân tại sao mặc dù đã điều hành rất đúng theo 
quy định của Chính phủ. Ông Tuấn cho biết, việc tính 
bình quân giá 30 ngày theo chu kỳ tính giá và tần suất 
điều chỉnh giá là 10 ngày, do vậy sẽ có độ trễ nhất định 
và vẫn bị hiểu nhầm là tăng nhanh, giảm chậm. Vấn đề 
này sẽ được khắc phục khi Nghị định 83 về kinh doanh 
xăng dầu vừa được Chính phủ ban hành sẽ quy định tần 
suất điều chỉnh giá là 15 ngày và tính giá bình quân cũng 
là 15 ngày có hiệu lực thi hành. 
ĐỔI CƠ CHẾ HƯỚNG TỚI SỰ MINH BẠCH 
Để khắc phục những bất cập trong hoạt động kinh 
doanh xăng dầu thời gian qua, ngày 3/9/2014, Chính phủ 
đã ban hành Nghị định số 
83 thay thế cho Nghị định 
84 và mọi hoạt động kinh 
doanh xăng dầu sẽ được 
thực hiện theo nghị định 
mới kể từ ngày 1/11/2014. 
Theo đánh giá của các 
chuyên gia, Nghị định 
đưa ra một số điểm mới 
trong cơ chế điều hành giá 
xăng dầu, được kỳ vọng là 
sẽ minh bạch công thức 
hình thành giá, quản lý 
chặt việc tăng, giảm giá... 
qua đó góp phần bảo đảm 
quyền lợi của 3 bên liên 
quan là: Nhà nước, doanh 
nghiệp và người tiêu dùng. 
Ông Nguyễn Anh Tuấn, 
Cục trưởng Cục Quản lý 
giá, Bộ Tài chính cho biết, 
Nghị định 84 cơ bản đã 
thực hiện tốt chức năng 
Nhà nước điều hành, quản 
Ảnh: TTXVN 
lý về giá. Tuy nhiên, trên cơ sở một số tồn tại, Liên bộ 
Tài chính và Công Thương đã trình Chính phủ để sửa 
đổi, bổ sung. 
Theo đó, với Nghị định mới được ban hành, việc điều 
hành giá sẽ có một số điểm khác biệt đáng chú ý như 
việc giảm tính bình quân giá theo quy định Nghị định 
84 từ 30 ngày xuống còn 15 ngày, rồi nâng tần suất điều 
hành giá từ 10 ngày lên 15 ngày. Bên cạnh đó, sẽ công 
khai, minh bạch hơn về giá cơ sở, trong Nghị định mới 
quy định rõ, trách nhiệm của các Bộ ngành là công khai 
giá cơ sở. Một điểm mà theo ông Tuấn là rất đáng chú 
ý là câu chuyện liên quan đến quỹ bình ổn giá, theo đó, 
quỹ bình ổn được trích lập tại các ngân hàng để giám sát. 
Trước đây, việc điều hành giá là Bộ Tài chính phối hợp 
với Bộ Công thương thì tới đây sẽ đảo lại là do Bộ Công 
Thương điều hành phối hợp với Bộ Tài chính. Điểm nữa, 
theo quy định Nghị định 83, sẽ giảm biên độ điều chỉnh 
giá từ 7% xuống còn 3% để cho doanh nghiệp chủ động 
 33
Điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt trong 
giá bán xăng dầu, nghĩa là thị trường 
sẽ có nhiều giá bán lẻ khác nhau.“Đó 
là điểm mới và rất hay, doanh 
nghiệp sẽ tự do điều chỉnh giá, đừng 
nên can thiệp mốc thời gian sẽ càng 
gây khó cho doanh nghiệp, người 
tiêu dùng được quyền lựa chọn mua 
của doanh nghiệp này hay doanh 
nghiệp khác” ông Ruệ nhấn mạnh. 
Xoay quanh câu chuyện về việc 
doanh nghiệp được tự điều chỉnh giá 
có thể hiểu như sau, nếu như trước 
đây giá xăng dầu chỉ ở mức 20.000 
đồng/lít thì doanh nghiệp được 
quyền quyết định giá ở mức 7%, có 
nghĩa họ có quyền điều chỉnh giá 
khoảng 1.500 đồng/lít. Tuy nhiên, 
nay giá xăng đã lên tới khoảng 
25.000 đồng/lít, nếu vẫn giữ mức 
trên, doanh nghiệp có quyền tăng 
đến khoảng 2.000 đồng/lần/lít. Theo 
các chuyên gia, việc điểu chỉnh giá 
theo nghị định mới sẽ phù hợp với 
khả năng chấp nhận của nền kinh 
tế và bản thân người dân sẽ được lợi 
khi giá thế giới biến động, chỉ phải 
chịu mức tăng giá khoảng 500-600 
đồng/lít/lần và không bị tăng giá sốc. 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nghị 
định 83 có nhiều điểm mới, thông tư 
hướng dẫn cần cụ thể thì nghị định 
này mới thực sự đi vào cuộc sống. 
Một số ý kiến cho rằng, tới đây liên 
bộ Tài chính - Công thương cần một 
thông tư liên tịch, tránh chồng chéo 
hoặc mâu thuẫn với nhau. 
Thực tế cho thấy, xăng dầu luôn 
là mặt hàng thiết yếu và việc Chính 
phủ kiên định mục tiêu thực hiện 
giá xăng dầu theo cơ chế thị trường 
có sự quản lý của nhà nước là hoàn 
toàn hợp lý. Mọi sự thay đổi đều 
hướng tới mục tiêu minh bạch hơn 
cho thị trường nhạy cảm này. Và dù 
có sự thay đổi thì việc điều hành giá 
xăng dầu cần phải đảm bảo lợi ích 
vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời 
ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng 
trước, sau đó đến lợi ích của DN rồi 
đến Nhà nước. 
SỰ KIỆN DOANH NGHIỆP 
hơn. Khoảng từ 3-7% Nhà nước sẽ 
xem xét điều hành và trên 7% sẽ 
báo cáo Thủ tướng Chính phủ để 
áp dụng các biện pháp bình ổn giá. 
Đây là một điểm mới nhằm tránh 
tác động của việc tăng, giảm giá ảnh 
hưởng tới đời sống của người dân. 
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, 
Nghị định 83 có rất nhiều điểm mới 
căn bản, tạo điều kiện để thị trường 
xăng dầu Việt Nam vận hành theo 
cơ chế thị trường, theo đúng tinh 
thần chỉ đạo xuyên suốt của Thủ 
tướng Chính phủ là phải đưa thị 
trường xăng dầu Việt Nam tiệm cận 
với thị trường xăng dầu khu vực và 
thế giới. 
Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ 
tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam 
điểm mới đáng chú ý mà các doanh 
nghiêp hết sức quan tâm đó là việc, 
trước đây chỉ có 3 đối tượng tham 
gia thị trường: đại lý, tổng đại lý và 
cửa hàng bán lẻ thì tới đây có thêm 
2 đối tượng nữa tham gia là thương 
nhân phân phối và thương nhân 
nhận quyền. Quyền và nghĩa vụ 
của thương nhân phân phối không 
kém gì đầu mối kinh doanh xăng 
dầu, chỉ có kém là không được nhập 
khẩu nhưng được mua xăng dầu từ 
nhiều đầu mối và tự quyết định giá. 
Thương nhân nhận quyền có quyền 
nhận quyền bán lẻ của thương nhân 
phân phối khác để phân phối bán lẻ. 
Đây được xem là điểm mới tiến bộ 
bởi nó tạo ra sự cạnh tranh. 
Vẫn liên quan đến câu chuyện về 
giá, ông Ruệ nhìn nhận, trước đây 
theo Nghị định 84, giá do doanh 
nghiệp quyết định nhưng thực tế 
là do cơ quan quản lý quyết định. 
Còn theo quy định tại Nghị định 83 
thì không chỉ doanh nghiệp là đầu 
mối quyết định giá mà thương nhân 
phân phối cũng được tự quyết định 
về giá nếu biên độ dao động giá dưới 
3%. Nghĩa là cứ biến động 1-3% thì 
doanh nghiệp điều chỉnh giá, có thể 
có những doanh nghiệp tăng hoặc 
giảm 1% họ đã điều chỉnh, hoặc có 
những doanh nghiệp khi tăng, giảm 
đến 2 hoặc 3% họ mới điều chỉnh. 
ATZ HEALTHY LIFE & YANKEE 
CANDLE KHAI TRƯƠNG TẠI 
PHÚ MỸ HƯNG. 
Vào ngày 01/10/2014, công ty 
Khỏe Đẹp chính thức khai trương 
showroom Yankee Candle thứ 
2 và showroom ATZ Healthylife 
thứ 12 tại tầng 4, trung tâm 
thương mại Crescent Mall, Tôn 
Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, 
TP. HCM. 
Tiếp nối thành công sau khi 
khai trương cửa hàng Yankee 
Candle đầu tiên vào tháng 
sáu vừa qua, nằm trong chiến 
lược phát triển và mở rộng hệ 
thống chuỗi cửa hàng bán lẻ, 
với mục tiêu nâng cao thị phần, 
tạo điều kiện khách hàng tiếp 
cận sản phẩm dễ dàng hơn. 
Công ty Khỏe Đẹp chính thức 
khai trương showroom Yankee 
Candle thứ 2 và showroom ATZ 
Healthylife thứ 12 tại tầng 4, 
trung tâm thương mại Crescent 
Mall, Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ 
Hưng, Quận 7, TP. HCM vào 
ngày 01/10/2014. 
34 
“VAI PHỤ” 
SAU THÀNH CÔNG CỦA KỀM NGHĨA 
Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thu Hương, Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa, thành 
viên HĐQT, Giám đốc Phát triển Thị trường Quốc tế, vào những ngày cận kề Ngày Doanh nhân 
Việt Nam để tìm hiểu về chị, một nữ doanh nhân có tiếng trên thương trường, một người phụ nữ 
luôn có mặt trong các hoạt động từ thiện. May mắn được chị mời đến nhà riêng, chúng tôi mới 
thấy hết sự khéo léo từ bàn tay người phụ nữ xứng danh “giỏi việc nước, đảm việc nhà” khi cùng 
chồng gây dựng nên thương hiệu Kềm Nghĩa nổi tiếng và một gia đình hạnh phúc. 
“Sau lưng người đàn ông thành 
công luôn có bóng hình một người 
phụ nữ”, câu nói ấy rất đúng với 
gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn 
– Chủ tịch HĐQT – kiêm Tổng 
Giám đốc Công ty Cổ phần Kềm 
Nghĩa và chị Nguyễn Thị Thu 
Hương bởi chính chị là người đã 
chung sức cùng chồng xây dựng 
và phát triển nên thương hiệu 
Kềm Nghĩa như ngày nay. 
Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, 
sau khi lập gia đình, anh Tuấn đã 
chọn nghề mài kềm làm kế sinh 
nhai. Sau những tháng ngày miệt 
mài học nghề anh đã quyết định 
mở tiệm mài kềm làm riêng với 
cơ nghiệp ban đầu chỉ là một cái 
tủ nhỏ ở vỉa hè đường Lê Thánh 
Tôn. Thời gian đầu chưa có nhiều 
khách, chị đã nghĩ ra một cách rất 
hiệu quả để hỗ trợ chồng đó là cắt 
những tấm giấy từ tập vở thành 
những miếng hình chữ nhật ghi 
thông tin “Nghĩa mài kềm, kéo” 
và địa chỉ để gởi đến từng tiệm 
tóc có thợ làm móng nhằm giới 
thiệu nơi mài kềm của anh. Chị 
gọi vui đó là tấm “danh thiếp” 
cũng như hoạt động tiếp thị đầu 
tiên của Kềm Nghĩa. Nhờ vậy mà 
chiếc tủ mài kềm nhỏ của anh 
Tuấn ngày càng có nhiều khách 
tìm đến, với tay nghề khéo léo và 
sự uy tín khi phục vụ từng khách 
hàng, anh thợ mài kềm đó đã làm 
nhiều người tin tưởng. Khi tích 
cóp được số vốn nho nhỏ, anh chị 
thuê được một cửa hàng để vừa 
kinh doanh phụ liệu ngành chăm 
sóc móng và tóc vừa mài kềm. 
Lúc này, chị vừa giúp anh quán 
xuyến cửa hàng, vừa chăm lo cho 
những đứa con còn thơ dại. Sau 
bao nhiêu nỗ lực cùng nhau, đến 
năm 1992, khi đã có đủ vốn và đủ 
năng lực, vợ chồng chị đã thành 
lập xưởng sản xuất Kềm Nghĩa 
đầu tiên với tên gọi “Nghĩa Sài 
Gòn”... 
Ngày nay, trong vai trò Giám 
đốc Phát Triển Thị Trường Quốc 
Tế của công ty CP Kềm Nghĩa, 
nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu 
Hương thường xuyên bận rộn với 
những chuyến công tác tại nhiều 
nước trên thế giới để giao dịch 
và giới thiệu sản phẩm. Với 18 
nhãn hiệu hàng hóa, 5 kiểu dáng 
công nghiệp với trên 60 sản phẩm 
các loại như kềm, bấm móng, 
kéo, giũa, nhíp... , sản phẩm của 
Kềm Nghĩa đã có mặt tại các thị 
trường lớn như Mỹ, Ý, Đức, Pháp, 
Úc, Canada, Nhật, Trung Quốc,... 
Khi đã chinh phục được các thị 
trường lớn và “khó tính”, bằng uy 
tín đó, Kềm Nghĩa đang lập kế 
hoạch mở rộng mạng lưới phân 
phối ở phân khúc thị trường cao 
cấp tại Hàn Quốc, Philippines, 
Singapore... Kể về con đường xuất 
ngoại của sản phẩm Kềm Nghĩa, 
bà Thu Hương nở nụ cười đôn 
hậu: “Thật ra Kềm Nghĩa nhờ uy 
QUANG MINH 
TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 
36 
Chị Nguyễn Thị Thu Hương 
Thành viên HĐQT, Giám đốc Phát 
Triển Thị Trường Quốc Tế Công ty 
CP Kềm Nghĩa 
 37
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

More Related Content

What's hot

Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
Hán Nhung
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Dương Hà
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An BìnhĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonThái Hoan Bank
 
B.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atm
B.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atmB.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atm
B.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atmDung Nguyen Anh
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Dương Hà
 
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
khóa luận tốt nghiệp bảo hiểm
khóa luận tốt nghiệp bảo hiểmkhóa luận tốt nghiệp bảo hiểm
khóa luận tốt nghiệp bảo hiểm
Luanvan84
 
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ky Nang Viet Thong Cao Bao Chi
Ky Nang Viet Thong Cao Bao ChiKy Nang Viet Thong Cao Bao Chi
Ky Nang Viet Thong Cao Bao Chi
ngocchau
 

What's hot (20)

Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An BìnhĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Nang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong vonNang cao chat luong huy dong von
Nang cao chat luong huy dong von
 
B.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atm
B.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atmB.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atm
B.1.o.3 rut tien pay_pal_vao_atm
 
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại, HAY
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Luận văn Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng pháp luật ở việt nam hiện nay sdt/ ...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH XÂY/SỬA NHÀ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
khóa luận tốt nghiệp bảo hiểm
khóa luận tốt nghiệp bảo hiểmkhóa luận tốt nghiệp bảo hiểm
khóa luận tốt nghiệp bảo hiểm
 
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
 
Ky Nang Viet Thong Cao Bao Chi
Ky Nang Viet Thong Cao Bao ChiKy Nang Viet Thong Cao Bao Chi
Ky Nang Viet Thong Cao Bao Chi
 

Similar to BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...
Luanvan84
 
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...
pttong89
 
Bảo hiểm
Bảo hiểmBảo hiểm
Bảo hiểmpttong89
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngtranvandung90.na
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốihuyentrangnh3
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
TiLiu5
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
phamhieu56
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
NuioKila
 
180
180180
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.620
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0909.232.620 / Baocaothuctap.net
 

Similar to BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014 (20)

Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả thu nộp...
 
Bh01
Bh01Bh01
Bh01
 
Hang nga
Hang ngaHang nga
Hang nga
 
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...
Thực trạng thu nộp quỹ BHXH và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộ...
 
Bh01
Bh01Bh01
Bh01
 
Bảo hiểm
Bảo hiểmBảo hiểm
Bảo hiểm
 
Bh01 0413
Bh01 0413Bh01 0413
Bh01 0413
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.docx
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũng
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Của ...
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
 
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm...
 
180
180180
180
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
 

BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

  • 1.
  • 3. Doanh nhân PHẠM THỊ VIỆT NGA TGĐ CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG: “MUỐN THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…”  3
  • 4. GS. LÊ MINH NGỌC NGUYÊN CT. HĐQT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
  • 5. Doanh Nhân NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Thành viên HĐQT Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế Công ty CP Kềm Nghĩa
  • 6. DOANH NHÂN TRẺ PHẠM “ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU QUANG VINH CHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ” P. TGĐ CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ
  • 7. DOANH NHÂN TRẺ NGUYỄN VĂN VIỆT CT. HĐTV – Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Chuyên Nghiệp Bà Rịa, Ủy viên HĐQT Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu
  • 8. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Thanh Hương BIÊN TẬP: Nguyễn Văn Sướng - Sửa bản in: Thành Nam Chủ biên: Trần Thành Mai Hội đồng cố vấn: - GS. Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe - Tiến sĩ Trần Quý Thanh - Nhà Giáo. Doanh nhân Trần Công Cảnh - Tiến sĩ Trần Nguyễn Thi Bình - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà - GS. Lê Minh Ngọc - Doanh nhân Võ Quốc Thắng. CT. HĐQT Đồng Tâm Long An Trưởng ban nội dung: Nguyễn Quang Minh Thực hiện nội dung: Thanh Trần, Uyên Trang, Đức Tài, Quốc Huỳnh, Thanh Bình, Công Danh, Thế Việt, Vy Oanh, Hạ Vy, Phương Thảo, Ngọc Chắc, Thu Thủy, Thiên Hương Họa sỹ thiết kế: Trần Văn, Anh Thư, Doanh Nhan Group Nhiếp ảnh gia: Thanh Tân, Ngọc Hải Liên hệ thông tin: Quang Minh - 08. 6676 4358 Email: tc.doanhnhan@gmail.com Văn phòng phát hành: Doanh Nhân Group: Tòa nhà APCO - 21/5 Trường Sơn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM 105 Trần Văn Dư, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM 14A Trịnh Hoài Đức, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 08. 6676 4359 - Fax: 08. 35472163 Nhà Sách Tổng Hợp 1 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM ĐT: 38225340 - Fax: 38222726 - Email: tonghop@nxbhcm.com.vn Nhà Sách Tổng Hợp 2 86 - 88 Nguyễn Tất Thành, Q. 4, TP. HCM Website: www.tapchidoanhnhanvietnam.vn In 12.500 bản, khổ 20.3 x 27cm tại Công Ty TNHH IN TUẤN VŨ Số 2 Đường D3, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM Giấy đăng ký xuất bản số: 1041 - 2014/CXB/01-108/THTPHCM QĐXB số: 1276/QĐ-TH TPHCM - 2014 Ngày 10/10/2014 ISBN: 978 - 604 - 58 - 2368 - 2, In xong nộp lưu chiểu tháng 10/2014. Bản quyền Doanh Nhân Việt Nam cấm in sao với mọi hình thức nếu chưa có được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản. Thư Bác Hồ GỬI CÁC GIỚI CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM “…giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.” Bác Hồ viết trong thư gửi giới Công thương năm 1945. Ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời được hơn một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam. Trong bức thư này Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước. Ngày 13 tháng 10 ấy sau này đã trở thành ngày Doanh Nhân Việt Nam. Nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2014, chúng tôi trân trọng trích đăng lại bức thư này của Bác. “CÙNG CÁC NGÀI TRONG GIỚI CÔNG - THƯƠNG Được tin giới Công - Thương đã đoàn kết lại thành “Công - Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập vào Mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng. Hiện nay “Công - Thương cứu quốc đoàn”’ đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập vào “Công - Thương cứu quốc đoàn” cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”. Hồ Chí Minh Hồ Chủ tịch chụp ảnh với giới Công Thương Việt Nam. Nguồn: Ảnh tư liệu (vnf.vn) 8 
  • 9. 13 14 50 51 52 56 60 62 64 66 18 20 24 26 30 34 38 40 42 DOANH NHÂN PHẠM THỊ VIỆT NGA: “MUỐN THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…” TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: PHẢI RÕ MỤC TIÊU CỤ THỂ DOANH NHÂN NGUYỄN NAM PHƯƠNG: SÁNG MÃI “BẢN LĨNH” PHỤ NỮ VIỆT DỰ THẢO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ: CÓ “ĐÚNG” VÀ CÓ “TRÚNG”? DOANH NHÂN HUỲNH QUANG ĐẤU: “NGƯỜI TIÊN PHONG” ĐƯA RAU QUẢ VIỆT ĐI KHẮP NĂM CHÂU THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU: KỲ VỌNG SỰ MINH BẠCH DOANH NHÂN NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG: “VAI PHỤ” SAU THÀNH CÔNG CỦA KỀM NGHĨA HỢP TÁC XÃ: CẦU NỐI KHÔNG THỂ THIẾU CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ GIÁO SƯ LÊ MINH NGỌC: SỰ NGHIỆP GẮN LIỀN VỚI CỐNG HIẾN CHO ĐẤT NƯỚC CHO TRỒNG BẮP BIẾN ĐỔI GEN: NGÀNH CHĂN NUÔI ĐƯỢC GÌ? DOANH NHÂN VŨ NGỌC SINH: KHÚC BIẾN TẤU TỪ “TRÍ TUỆ” TỚI “TÂM HỒN” NGHỊ QUYẾT 19/NQ-CP: CẢI CÁCH TỪ BÊN TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH WB: KINH TẾ VIỆT NAM VẪN TĂNG TRƯỞNG DƯỚI TIỀM NĂNG DOANH NHÂN PHẠM QUANG VINH: ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU CHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ BÁN LẺ TRƯỚC LÀN SÓNG NGOẠI: LẺ LOI MỘT CON ĐƯỜNG? DOANH NHÂN NGUYỄN VĂN VIỆT: CHUYỆN MỞ LỐI GIÁO DỤC CỦA MỘT DOANH NHÂN TRẺ MẢNH GHÉP CUỐI CÙNG THẮM ĐẬM NGHĨA TÌNH ĐỒNG HƯƠNG... PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI UÔNG CHU LƯU TIẾP ĐOÀN ĐẠI BIỂU DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU BIỂU 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ, CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG GẶP MẶT CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY ĐANG SINH SỐNG TẠI HÀ NỘI 46  9
  • 10. TIN TỨC - ĐẦU TƯ CẦN CÓ BỘ LUẬT RIÊNG CHO VAMC TĂNG MỨC VAY VỐN CHO CÁC HỘ NGHÈO THEO NGHỊ QUYẾT 30A GIẢM THÊM 5 NGÀNH NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 31 UBTV Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh để hoạt động hiệu quả, cần phải có quy định pháp lý đặc thù hơn cho VAMC, tiến tới cần có một bộ luật riêng cho VAMC và nâng cao năng lực tài chính cho VAMC. Bên cạnh đó, NHNN cũng đề xuất Chính phủ nâng cao năng lực tài chính cho VAMC từ mức 500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng, tuy mức vốn này so với mục tiêu mua 200.000 tỷ đồng nợ xấu đến năm 2015 là con số quá nhỏ bé. Hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP sẽ được tăng mức vay vốn tối đa từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng/hộ để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 28/2014/ TT-NHNN quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, các hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề với mức vay tối đa là 10 triệu đồng/ hộ; lãi suất vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ. Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi là 3 năm kể từ thời điểm hộ nghèo bắt đầu nhận vốn. Như vậy, quy định mới tăng mức vay tối đa và tăng thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. Thông tư cũng quy định, đối với các khoản vay theo Thông tư số 06/2009/TT-NHNN, phát sinh trước ngày 31/12/2013 và đang còn dư nợ tại NHCSXH tiếp tục được thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng. Việc vay vốn ưu đãi theo quy định tại Quyết định 2621/QĐ-TTg và Thông tư này được thực hiện sau khi hết thời hạn vay vốn và hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng trên. Đối với các khoản vay đúng hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 06/2009/TT-NHNN phát sinh từ ngày 31/12/2013 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực, NHCSXH thống kê và thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Thông tư 06/2009/TT-NHNN. Đối với các khoản vay theo Quyết định 2621/QĐ-TTg phát sinh từ ngày 21/12/2013 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực, NHCSXH tiếp tục thực hiện theo Quyết định 2621/QĐ-TTg. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/10/2014. So với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) được đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận đầu tháng 9 vừa qua, số ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh đã giảm gần một nửa, ở dự thảo mới nhất vừa được gửi xin ý kiến đại biểu ngày 29/9. 10 
  • 11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo kết quả rà soát, hiện có 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại 391 văn bản pháp luật. Sau khi xem xét, cân nhắc, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thu hẹp lại còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và 322 ngành, nghề nhà nước độc quyền hoặc phải có giấy phép kinh doanh, chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động. Dự thảo luật cũng quy định rõ 80 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép, chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động. Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được thể hiện tại một điều của dự thảo luật còn các ngành nghề khác đều được liệt kê tại phụ lục ban hành kèm theo luật. Như vậy, góp ý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ quy định trong luật chứ không nên giao Chính phủ định kỳ công bố danh mục cụ thể, sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội của nhiều vị đại biểu đã được tiếp thu. Ngoài Luật Đầu tư (sửa đổi), không ai được quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện nữa cũng là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi cho ý kiến tại hội nghị đại biểu chuyên trách ngày 9/9 vừa qua. Sau khi chỉnh sửa, các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh còn lại là: mua bán người, xác người, mô, bộ phận cơ thể người; mại dâm; các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Bên cạnh đó là các chất ma túy, các loại hóa chất bảng bị cấm kinh doanh theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo luật. Ngành nghề tiếp theo bị cấm kinh doanh là mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã thuộc phụ lục 1 Công ước CITES và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I theo quy định tại phụ lục 3 ban hành kèm dự thảo luật. Trong các ngành nghề được đưa ra khỏi danh mục cấm có kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng. Kinh doanh văn hóa phẩm xâm phạm an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, kinh doanh các loại pháo, hàng giả, các mặt hàng độc hại xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người… cũng không còn ở danh mục cấm. Theo dự kiến, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp khai mạc vào ngày 20/10 tới đây. (Tổng hợp)  11
  • 12. TIN TỨC - ĐẦU TƯ CHÍNH THỨC ÁP THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ NHẬP KHẨU TỪNG BƯỚC THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM KHCN DỆT MAY HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 25 TỶ USD Việt Nam chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan với thuế suất cao nhất là 37%. Quyết định 7896 của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 5/10, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm. Đó là thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Theo Quyết định này, doanh nghiệp Đài Loan bị đánh thuế cao nhất, mức thuế áp cho Yuan Long Stainless Steel Corp lên tới 37,29%. Đối với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá dao động từ 4,64 đến 6,87%, Indonesia là 3,07% và Malaysia 10,71%. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực. Sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh 20. Thép không gỉ nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu được ứng dụng vào ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng như bồn rửa bát, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm và những vật dụng khác. Các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn... Những đề án KHCN có tính ứng dụng cao sẽ được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để hoàn thiện mô hình kinh doanh. Ngày 4/10, Bộ KH&CN tổ chức “Ngày hội đầu tư” (Demo Day Summer 2014), tạo điều kiện cho 9 nhóm khởi nghiệp thuộc Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” gặp gỡ trực tiếp và tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Chín doanh nghiệp tham gia thuyết trình bao gồm: Astro Telligent (cung cấp phần mềm quản lý tuyển dụng cho các doanh nghiệp), CSK.Ltd (cung cấp giải pháp quảng cáo qua email), Chomp (cung cấp giải pháp quảng cáo dựa trên mạng xã hội), Tech Elite (hỗ trợ tổ chức sự kiện), VnPlay (cung cấp nền tảng phân phối nội dung truyền hình trên Internet và thiết bị di động), Lozi (mạng xã hội chia sẻ địa điểm ăn uống), LoanVi và Viet Creative. Trong số này, có 3 công ty có sản phẩm đang hoạt động trên thị trường là VnPlay, Lozi và Tech Elite. “Ngày hội đầu tư” đã thu hút sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều tổ chức lớn trong và ngoài nước như Ngân hàng Quốc tế VIB, Angle Lab (Hoa Kỳ), Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG, Quỹ đầu tư Venture Partner (Hoa Kỳ),… Mục tiêu của Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình mẫu Thung lũng Silicon tại Việt Nam” nhằm thu hút vốn đầu tư mạo hiểm để phát triển hệ thống doanh nghiệp KHCN thành công. DN phải có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, mô hình, chiến lược kinh doanh khả thi và có đội ngũ đủ năng lực thực hiện. Đồng thời tạo môi trường để thu hút chất xám, đầu tư thuận lợi, kết hợp nguồn vốn ngân sách để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân, đặc biệt từ nước ngoài. Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may sẽ xuất khẩu từ 24,5-25 tỷ USD, vượt kế hoạch 0,5-1 tỷ USD, mức độ tăng trưởng 15-16%. 9 tháng đầu năm dệt may đã xuất khẩu được 17,2 tỷ USD giá trị, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, dệt may đã xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD do giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu là 11 tỷ USD. Trong đó, nhiều thị trường truyền thống vẫn giữ được nhịp tăng trưởng cao như Mỹ (15%), EU (19%), Nhật Bản (14%) và Hàn Quốc (32%). Hơn nữa, nhiều thị 12 
  • 13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu. Việc thay con dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử sẽ được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng khi đủ điều kiện thích hợp. Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính về con dấu của doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự án luật bỏ quy định về cấp con dấu cho doanh nghiệp và để doanh nghiệp tự quyết định về hình thức và nội dung con dấu. Theo dự thảo luật, con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Trường hợp giao dịch với các đối tác không sử dụng dấu thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không bắt buộc sử dụng dấu mà các bên giao dịch xác định giá trị pháp lý văn bản căn cứ vào chữ ký của người có thẩm quyền giao dịch. Song, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quy định chi tiết về đăng ký con dấu và việc chuyển giao thông tin quản lý con dấu sau khi dự án luật có hiệu lực đối với con dấu đã được cấp theo quy định pháp luật hiện hành được giao Chính phủ quy định. Như đã thông tin, giữa tháng 9 vừa qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Công an nghiên cứu sửa đổi quy định về quản lý con dấu theo hướng cho phép doanh nghiệp chủ động tự khắc dấu, thông báo sử dụng con dấu, tiến tới thay con dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử. CHƯA THỂ BỎ QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ CON DẤU (Tổng hợp) trường đã được mở rộng thêm như dự kiến sẽ xuất khẩu được sang Trung Quốc 2,2 tỷ USD, Canada 800 triệu USD và Nga 300 triệu USD. Một tín hiệu khá tích cực là các doanh nghiệp đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên phụ liệu. Ấn Độ đã thay thế Trung Quốc trở thành nhà cung cấp bông đứng thứ 2 sau Mỹ cho Việt Nam. Theo đó, 9 tháng qua Việt Nam đã nhập khẩu 550 nghìn tấn bông với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD. Trong đó gần một nửa là nhập khẩu từ thị trường Mỹ, còn nhập từ Ấn Độ đạt giá trị 300 triệu USD. Theo đại diện của Tập đoàn dệt may Việt Nam, đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành khá dồi dào. Dự kiến trong năm nay, toàn ngành sẽ xuất khẩu từ 24,5-25 tỷ USD, vượt kế hoạch 0,5-1 tỷ USD, đạt mức độ tăng trưởng 15-16%. Trước đó vào ngày 2/10, trong buổi làm việc với Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với triển vọng hoàn thành 3 FTA với EU, Hàn Quốc và Liên minh Thuế quan Nga-Belarus- Kazakhstan vào cuối năm nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn. Theo đó, nếu FTA với EU đi vào thực hiện thì chỉ riêng mặt hàng dệt may vào thị trường này sẽ tăng thêm tới 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Người đứng đầu Chính phủ nhận định, xuất khẩu dệt may thêm 1 tỷ USD, đất nước sẽ có thêm 250.000 việc làm mới. Với tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam, trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu riêng. Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Quá trình góp ý hoàn thiện dự thảo luật, một số ý kiến đề nghị bỏ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Gần đây, nhiều quốc gia đã thực hiện không dùng con dấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Giải trình ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu thực tế ở một số nước, việc xác định giá trị pháp lý văn bản giao dịch của doanh nghiệp chỉ cần căn cứ vào chữ ký của các bên giao dịch. Mặt khác, hiện nay chữ ký số cũng đã được sử dụng và qua tham vấn, đại diện của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân Thế giới cho biết, nếu tiến hành cải cách quy định về con dấu như trên, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ tăng lên nhiều bậc. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu riêng, như lập luận đã nêu ở đầu bài viết.  13
  • 14. SỰ KIỆN DOANH NGHIỆP B.A FURNITURE - BOUTIQUE ART Nhằm đem lại cho khách hàng của B.A Furniture - Boutique Art niềm vui được sở hữu sản phẩm nội thất cao cấp vào “thời điểm vàng mùa xây dựng - nội thất”, Boutique Art thực hiện chương trình khuyến mãi duy nhất trong năm 2014 với các mức giảm giá vô cùng hấp dẫn. Giảm giá từ 10% đến 50% cho tất cả các sản phẩm của đồ gỗ nội thất B.A – Boutique Art, từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/10/2014. PVCOMBANK CHO VAY MUA ÔTÔ CHỈ 6%/NĂM Ngân hàng PVcomBank đang triển khai chương trình cho vay lãi suất cực thấp chỉ 6%/năm cho khách hàng mua ôtô. Mức lãi suất này được áp dụng cho 6 tháng đầu tiên. Ngân hàng cam kết sẽ hỗ trợ lãi suất hấp dẫn trong các tháng tiếp theo trên cơ sở lãi suất tiết kiệm tại PVcomBank cộng với biên độ thấp, cạnh tranh nhất trên thị trường. Hồ sơ vay vốn đơn giản, thủ tục nhanh chóng và giải ngân trong vòng 24 giờ kể từ khi hồ sơ được phê duyệt. GAL CHÍNH THỨC TÁCH RA ĐỘC LẬP THÀNH CÔNG TY AN THUẬN PHÁT Ngày 1/10, tại trụ sở Công ty An Thuận Phát đã diễn ra buổi công bố GAL chính thức tách ra độc lập là Công ty An Thuận Phát. Cơ cấu mới gồm An Lạc là cổ đông lớn và các cổ đông tư nhân bên ngoài. Năm 2009 GAL bắt đầu xuất hiện trên thị trường Tp.HCM với khởi nguồn là phòng kinh doanh nội địa. Năm 2011 GAL tiếp tục mở rộng thị trường các tỉnh miền Nam, Hà Nội và tham gia các sự kiện lớn của giới trẻ: Hoa Học Trò, Hot Vteen… Năm 2012 GAL có mặt tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam với 6 cửa hàng trực thuộc và gần 100 đại lý. Ngày 1/10/2014 quyết định chuyển giao cho HĐQT mới với nhiệm vụ mới: kinh doanh và phát triển thương mại. Định hướng kinh doanh, khách hàng mục tiêu là giới trẻ và tập trung khai thác tối đa phân khúc “trung bình - khá”. Đối tác sản xuất là Alsimex và An Thành., LTD. N hân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014), ngày 2/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự buổi gặp mặt 400 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày từ hơn 30 nhà tù trong cả nước vào thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Cùng dự có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đại diện chiến sĩ bị địch bắt tù đày Hà Nội đã ôn lại kỷ niệm một thời đấu tranh trung dũng kiên cường, chống lại chế độ nhà tù thực dân, đế quốc. Bị giam giữ tại nhiều nhà tù “địa ngục trần gian” thời bấy giờ như Hỏa Lò, Sơn La, Phú Quốc, Kon Tum, Chín Hầm, Phú Lợi, Chí Hòa... với ý chí kiên trung hướng về Đảng, cách mạng các chiến sĩ đã vượt lên các thủ đoạn tra tấn tàn ác, dụ dỗ xảo quyệt, làm thất bại âm mưu của kẻ thù, biến nhà tù thành trường học cách mạng, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất. Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ nhà lao, nhiều cuộc đấu tranh tay không của những người tù đã được tổ chức thành công, buộc địch phải chùn bước và nể sợ. Nhiều chiến sĩ đã vượt ngục trở về với nhân dân, đồng chí, tiếp tục tham gia cống hiến cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc sống hiện thời, các chiến sĩ cách mạng tiếp tục nêu cao gương sáng, động viên thế hệ trẻ, tích cực tham gia các hoạt động chính quyền đoàn thể, xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại. Tự hào về truyền thống cách mạng, đại diện các chiến sĩ cách mạng cũng bày tỏ vui mừng trước những đổi thay về đời sống kinh tế xã hội của Thủ đô sau ngày giải phóng, mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Các đại biểu cũng băn khoăn trăn trở trước những tồn tại như đạo đức lối sống bị xuống cấp, giá trị tinh hoa ngàn đời của Thủ đô văn hiến đứng trước nguy cơ mai một... làm ảnh hưởng đời sống người dân, cản trở sức phát triển, 14 
  • 15. THÔNG TIN CHÍNH SÁCH 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đang sinh sống tại Hà Nội giảm vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa Hà Nội. Nhắc lại những bài học lịch sử của một thời cả dân tộc đoàn kết đứng lên kháng chiến, các đại biểu mong muốn tinh thần bất khuất tự cường tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp xây dựng phát triển và hội nhập quốc tế. Bày tỏ tình cảm kính yêu trân trọng với các chiến sĩ cách mạng, thay mặt Đảng bộ thành phố Hà Nội, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy mong muốn các chiến sĩ cách mạng bằng kinh nghiệm, uy tín của mình tiếp tục cống hiến cho Thủ đô. Đảng bộ và nhân dân Hà Nội nguyện đoàn kết vượt qua thách thức, xây dựng Thủ đô xứng đáng với sự hy sinh, mong đợi của các chiến sĩ. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm hỏi động viên các thế hệ cựu tù chính trị, tù binh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương công lao của chiến sĩ cách mạng yêu nước, đã chịu nhiều hy sinh mất mát, góp phần xương máu vào thắng lợi chung của dân tộc. Ghi nhớ những tấm gương kiên trung bất khuất của những người con ưu tú của dân tộc, Chủ tịch nhấn mạnh, những cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất trong nhà tù của thực dân đế quốc không chỉ là mặt trận chiến đấu đầy khắc nghiệt, hiểm nghèo mà là bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc. Vui mừng gặp lại những người đồng chí tuổi đã cao nhưng tinh thần và ý chí cách mạng không hề suy giảm, Chủ tịch nước mong muốn các chiến sĩ cách mạng tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm khắc phục bệnh hình thức, xa dân, phòng chống tham nhũng lãng phí, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là công bộc của dân, thực hiện thật tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước đề nghị các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội tiếp tục chăm lo nhiều hơn cho các chiến sĩ cách mạng, đề xuất những cơ chế, chính sách hợp lý nhằm thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa. Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu đại diện các thế hệ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. Hoàng Giang - TTXVN  15
  • 16. TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN “MUỐN THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…” Luôn gây ấn tượng với gương mặt phúc hậu, nụ cười đằm thắm, nữ doanh nhân Phạm Thị Việt Nga - Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang đã chứng tỏ bản lĩnh, tài trí và tâm đức của một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, chúng tôi đã có dịp trao đổi với bà nhằm giúp độc giả, nhất là những doanh nhân nữ hiểu hơn về những giá trị mà người phụ nữ tài đức vẹn toàn này đã gây dựng. Quang Minh - DNVN: Xin chào bà, bà vui lòng cho biết những thành quả đã đạt được trong thời gian qua và mục tiêu chiến lược của Dược Hậu Giang trong thời gian tới có gì nổi bật? - DN Phạm Thị Việt Nga: Hiện nay, có thể nói Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam về sản lượng cũng như chất lượng. Công ty đạt tất cả các tiêu chuẩn về Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Thực hành bảo quản kho tốt (GSP), Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), hệ thống quản lý chất lượng đạt ISO 9001 phiên bản 2000, phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2001. Sản phẩm 18 năm liền được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, và mới đây nhất DHG Pharma vinh dự đứng vị trí thứ 5 trong top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2014 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức và được trao kỷ niệm chương vinh danh Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng. Hệ thống phân phối của DHG Pharma sâu và rộng khắp 63/63 tỉnh, thành trong cả nước và hiện có 12 công ty con phân phối, 25 chi nhánh, 16 
  • 17. 67 nhà thuốc/quầy thuốc tại các bệnh viện, đã cung cấp được những sản phẩm chất lượng, hiệu quả đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu như: Moldova, Ukraina, Myanmar, Mông cổ, Nigeria, Singapore, Nga, Campuchia, Lào, Jordan.... và sẽ tiếp tục xuất khẩu sang các nước Philippines, Hong kong, Sri Lanka, Dominica, Yemen, Malaysia, Bắc Triều Tiên, Iran. Tuy nhiên, thành quả nhiều nhưng khó khăn và thách thức cũng rất lớn. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi là phải vươn rộng ra nhiều hơn nữa thị trường quốc tế, bên cạnh đó còn phải đối phó với áp lực cạnh tranh của các hãng dược nước ngoài khi thị trường mở cửa hoàn toàn nhờ các Hiệp định WTO 2007, Hiệp định AFTA 2005… - DNVN: Thưa bà, trong sự nghiệp của mình đã bao nhiêu lần bà phải thay đổi chiến lược kinh doanh để vượt bão? -DN Phạm Thị Việt Nga: Mỗi một ngày trôi qua, doanh nghiệp nào cũng phải có thay đổi, bản thân Dược Hậu Giang cũng như cá nhân tôi cũng phải thay đổi, chỉ có một điều duy nhất mà bản thân tôi cũng như nhiều lãnh đạo khác không thay đổi đó là trách nhiệm với cổ đông đã đặt niềm tin vào mình, với người lao động, với xã hội,… Làm được điều đó, tôi tin rằng bất cứ người lãnh đạo nào cũng sẽ được cộng đồng tôn trọng, quý mến, từ đó, nhất định sẽ thành công. - DNVN: Mọi người ưu ái gọi bà là “Nữ tướng thời mở cửa”, “Bông hoa thép trên thương trường” bà nghĩ sao về những lời khen tặng mà mọi người dành cho bà? - DN Phạm Thị Việt Nga: Tôi nghĩ hình ảnh đúng nhất mà mọi người nghĩ đến ngay khi nhắc đến tôi đó là người phụ nữ chân chất, có phần hơi lam lũ, giống nông dân hơn là doanh nhân (cười). Đối với tôi, nhận được sự ưu ái, quan tâm từ mọi người đó là niềm hạnh phúc, rất đáng trân quý và từ đó phấn đấu hơn nữa. Tôi quan niệm mình làm trong ngành dược nên phải lấy cái tâm làm gốc. Tâm không chỉ là tâm huyết với nghề mà còn là tâm đức đối với người bệnh, với đồng nghiệp và cộng đồng. Và tôi tâm niệm là làm bất cứ việc gì mà xuất phát từ tâm ắt sẽ thành công, nhất là đối với những người làm  17
  • 18. nghề dược thì “Làm thật và làm bằng cái Tâm của mình - có như thế mới bền được”. - DNVN: Bà đánh giá vai trò của Doanh nhân trong sự phát triển của một đất nước, cụ thể là ở Việt Nam như thế nào? - DN Phạm Thị Việt Nga: Doanh nhân có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của một đất nước có mạnh thì mới được thế giới công nhận. Sinh thời, Bác Hồ cũng đã đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân như: “…giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Như vậy, Bác đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ của doanh nghiệp, doanh nhân. Ngày nay, lời dạy đó của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị, giới doanh nhân Việt Nam đang cống hiến tài năng, trí tuệ và tâm huyết của mình cho xây dựng doanh nghiệp, góp phần xây dựng đất nước. - DNVN: Một trong những hành động ý nghĩa của doanh nhân ngày nay đó là thường tham gia nhiều công tác xã hội, đây được xem là một cách chia sẻ với cộng đồng. Bà cũng là người rất thường xuyên tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xin bà chia sẻ thêm về vấn đề này? - DN Phạm Thị Việt Nga: Hoạt động vì cộng đồng của Dược Hậu Giang hay cá nhân tôi đều mang hai ý nghĩa: “Nên cho đi” bởi có cho thì mới có nhận, có thể mình không nhận lại bằng vật chất hoặc được đền ơn ngay lập tức nhưng đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. Ý nghĩa thứ hai đó là tôi sinh ra trong một gia đình cách mạng, ược Hậu Giang tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9 D được thành lập ngày 02/9/1974 tại tỉnh Cà Mau. Sau 40 năm phát triển, doanh thu bán hàng của Công ty liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Năm 2013, bất chấp khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn tiếp tục tăng trưởng về doanh thu: doanh thu từ dược phẩm tự sản xuất năm 2013 đạt 3.005 tỷ đồng, chiếm với 11% thị phần thuốc sản xuất trong nước. Theo một báo cáo của IMS Health, công ty 5 năm liền đứng thứ 3 sau 2 tập đoàn lớn thế giới tại thị trường Việt Nam. Hệ thống phân phối của Công ty hiện có 12 Công ty con, 25 chi nhánh, 67 quầy thuốc - nhà thuốc tại bệnh viện trên cả nước. Mỗi Công ty con và Chi nhánh đều có kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP. Dược Hậu Giang đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng Ba (1988), Huân chương lao động hạng Nhì (1993), Anh hùng lao động (Thời kỳ 1991 - 1995), Huân chương lao động hạng Nhất (1998), Huân chương độc lập hạng Ba (2004), Bằng khen Thập niên chất lượng 1996 - 2005 (2005), Hàng Việt Nam chất lượng cao, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ tổ quốc (2006-2007), Huân chương độc lập hạng Nhì (2010),… tham gia kháng chiến từ năm 14 tuổi, trong chiến tranh được nhiều người dân che chở, giúp đỡ học hành vì vậy, khi hòa bình có điều kiện phát triển kinh tế, tôi giúp đỡ những người còn khó khăn coi như là một món nợ mà tôi phải trả cho nhân dân. Tôi luôn tâm niệm một điều rằng làm từ thiện điều cốt yếu không phải là tiền, mà là ở ý nghĩa của việc làm sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - DNVN: Xin cảm ơn bà về những chia sẻ trên, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúc bà luôn dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc, chúc cho Công ty Dược Hậu Giang luôn hoàn thành sứ mạng: “Luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”. 18 
  • 19.
  • 20. CHÍNH SÁCH KINH TẾ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: PHẢI RÕ MỤC TIÊU CỤ THỂ uy nhiên, kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại cho thấy, GDP có tăng nhưng so với kế hoạch 5 năm sẽ không hoàn thành mục tiêu đề ra. Những lo lắng về “tốc độ” cũng như kết quả của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đã được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập, phân tích trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 1/10. “NGẠI” CỔ PHẦN HÓA Nhìn lại quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu thừa nhận có tâm lý “ngại” cổ phần hóa, tái cấu trúc hoạt động của tổng giám đốc các công ty, tập đoàn nhà nước. “Thực chất, doanh nghiệp biết là việc phải làm, phải sắp xếp lại nhưng đây là việc rất mệt mỏi nên có chuyện né tránh” - Thứ trưởng Trần Văn Hiếu cho biết. Đánh giá sâu hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhận xét: Thời gian qua, cân đối cung cầu hàng hóa bảo đảm; cân đối lương thực tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu an ninh lương thực; cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư liên tục 3 năm liền, nhưng vẫn còn ngổn ngang những việc chưa làm được. Điển hình là một số địa phương vẫn nhận thức chưa đầy đủ về tái cơ cấu, đồng nhất tái cơ cấu với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cá biệt, có nơi còn chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu kinh tế để tạo đà cho các cơ quan liên quan thực hiện mà chỉ ban hành đề án theo lĩnh vực cụ thể; chưa chấp hành đầy đủ về bố trí vốn. Đặc biệt là tình trạng điều chỉnh quyết định đầu tư dự án diễn ra phổ biến, việc phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ chưa có lộ trình rõ ràng. Đáng lo ngại hơn, tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam còn thấp so với mục tiêu kế hoạch đề ra và thuộc nhóm năng suất lao động thấp nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương... Từ kết quả giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2015 sẽ không đạt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội (6,5- 7%) mà khả năng thực hiện chỉ đạt khoảng 5,8%. Sụt giảm này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trước bức tranh còn màu xám, nhiều đại biểu dự phiên thảo luận đặt câu hỏi: Phải chăng động lực và năng lực cải cách của nền kinh tế ít nhiều đang bị suy yếu? KHÔNG THỂ VỘI VÀNG Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định không hẳn như lo ngại của một số ĐBQH. Chuyển đổi cơ cấu cả nền kinh tế cần có thời gian. Thực tế, chúng ta bắt tay vào tái cơ cấu doanh nghiệp từ sau khi có nghị quyết của Đảng, của Quốc T 20 
  • 21. MỨC TĂNG TRƯỞNG NGÀY CÀNG ỔN ĐỊNH, CHO THẤY DẤU HIỆU PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ. ĐÂY LÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VỀ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÔNG, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THEO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015. hội. Đến nay, việc thực hiện mới 2 năm, chưa kể thời gian đầu triển khai bị chậm so với dự kiến bởi còn phải nghiên cứu, làm báo cáo, lập đề án. Nếu chỉ nhìn ở con số 36 doanh nghiệp đã sắp xếp lại thì có thể lo lắng, nhưng cần hiểu đó là giai đoạn “dò đường”. Sắp tới, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu kiến nghị, tái cơ cấu doanh nghiệp phải tiến hành ở cả thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty sau cổ phần hóa đều phải lên sàn chứng khoán, công khai minh bạch hoạt động, thu hút vốn. Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quan điểm của Bộ với Đoàn giám sát không có gì mâu thuẫn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mức tăng trưởng kinh tế ngày càng ổn định và tăng dần, nhưng Đoàn giám sát khẳng định so với kế hoạch 5 năm sẽ không hoàn thành mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5 - 7% là không sai. “Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, điều hành lạm phát cố gắng ở mức dưới 7%. Hiện, chỉ số này ở xung quanh mức 5%, giúp ổn định vĩ mô. Song, có mặt trái thì doanh nghiệp hoạt động khó khăn…” - Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải. Cùng chung quan điểm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đánh giá, các kiến nghị trong báo cáo giám sát rất sát thực. Tuy nhiên, tái cơ cấu là một quá trình thường xuyên, liên tục. Đối với ngành ngân hàng quan trọng là phải bảo đảm an toàn hệ thống trong tầm kiểm soát. Giai đoạn đầu của tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước tích cực xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hiện tượng ngân hàng thương mại gặp khó khăn thanh khoản, các ngân hàng cạnh tranh chạy đua lãi suất đã giảm. PHẢI RÕ TRÁCH NHIỆM Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền phân tích, tái cơ cấu là đổi mới mô hình hoạt động. Quan trọng là cần đánh giá kỹ hiệu quả hoàn thiện về chính sách, đổi mới mô hình như: Việc thành lập Công ty Mua bán nợ xấu, tái cơ cấu Vinalines, Vinashin. Hay, Quốc hội khóa trước đã có ý kiến nhận định nền kinh tế của chúng ta nhỏ bé thế mà cứ ra ngõ là gặp ngân hàng. Bây giờ, qua quá trình tái cơ cấu, kết quả thế nào? Cũng theo ông Nguyễn Đình Quyền, vấn đề cần quan tâm là làm gì để thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, trách nhiệm của từng cấp trước những thiếu sót trong quá trình tái cơ cấu thế nào? Đáng lẽ, kết quả giám sát cũng phải chỉ rõ vấn đề này để từ đó tìm giải pháp tháo gỡ triệt để. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị ngành ngân hàng phải làm rõ Công ty Mua bán nợ xấu hoạt động thế nào, thiếu cơ chế gì, tại sao mua 56.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng mới bán được có 1.600 tỷ đồng. “Hình như chúng ta rất ngại nói về trách nhiệm, nặng nhất cũng chỉ phê bình là chưa thể hiện quyết tâm cao” - ông Phan Trung Lý phân tích. Cho ý kiến về những vấn đề nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Đoàn giám sát “gia công” thêm báo cáo, bởi “trách nhiệm phải rõ mới chuyển biến”. Báo cáo giám sát cũng phải phân tích đầy đủ kết quả đạt được về tình hình tái cơ cấu, những mặt hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này. Với các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, cần làm rõ từ nay đến năm 2015 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu cụ thể như thế nào? Chủ trương, giải pháp nào để triển khai? “Nên bỏ công thức viết là cơ bản tán thành với báo cáo giám sát. Nếu không sẽ rất khó thực hiện”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói. HÀ PHONG - HANOIMOI  21
  • 22. Sáng mãi “BẢN LĨNH” PHỤ NỮ VIỆT Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vươn lên bằng một ý chí thép, ý chí giàu truyền thống cách mạng, chị đã trở thành một nữ doanh nhân bản lĩnh, thành đạt với khởi đầu là một phụ nữ “chân chất”. Câu chuyện về chị luôn mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe: xúc động, ngưỡng mộ xen lẫn yêu thương, quý trọng, người phụ nữ được ví như “ngọn hải đăng” trên biển ấy là doanh nhân Nguyễn Nam Phương - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lan Anh. BÔNG HỒNG VÀNG BẢN LĨNH Tên tuổi nữ doanh nhân Nguyễn Nam Phương gắn liền với nhiều lĩnh vực như sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai, kinh doanh nhà hàng sân vườn, sản xuất gạch các loại, kinh doanh bất động sản… Trong những năm qua, chị đã đạt được nhiều thành tích từ việc sản xuất, kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Chị đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như: 2 năm liền đạt giải Ba Ngọn Hải Đăng và 3 năm liền đạt giải Bông Hồng Vàng, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba… Chị sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, bố là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam từng trải qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt. Ngày vào Nam lập nghiệp, hành lý chị mang theo vỏn vẹn chỉ là mấy bộ đồ. Không tiền, không nghề nghiệp, chị làm đủ việc để đắp đổi qua ngày. Chị từng đi bán nước chè xanh, làm thuê làm mướn đủ mọi nghề. Đến năm 1993, chị bắt tay vào kinh doanh, với số vốn ít ỏi chị đã mở quán ăn kinh doanh ngành ăn uống. Ông trời không phụ lòng người đã cho chị cơ hội kinh doanh phát triển dần dần để chị có tiền nuôi con ăn học. Và chị đã tích cóp từng đồng, dành dụm để mở rộng kinh doanh và tạo dựng gia đình an cư lập nghiệp. Chị chọn nơi sinh sống ổn định là xã Hòa Long, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau những năm tháng bươn trải nhiều nơi ở Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2006, nhận thấy cơ hội đã đến, chị mạnh dạn kinh doanh nước uống tinh khiết, sản xuất nông nghiệp. Lúc đầu chị thuê đất của các hộ dân để canh tác sau đó chị mua luôn để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, mở trang trại chăn nuôi. Nhờ làm nông nghiệp giỏi chị đã được Trung ương Hội Nông dân trao tặng giải thưởng Trâu Vàng Đất Việt (nông dân sản xuất, chăn nuôi giỏi). Công việc sản xuất, kinh doanh của chị không ngừng phát triển, đến năm 2007, chị đã đầu tư thêm nhà hàng ăn uống và kinh doanh bất động sản. Hơn 15 năm lập nghiệp, quãng thời gian không phải là dài so với lịch sử phát triển của một công ty nhưng là khoảng thời gian chị nếm trải đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau của một đời người. Đó là những giọt nước mắt đắng cay khi thất bại và những nụ cười mãn nguyện của thành công. Có thể nói, sự nghiệp vững vàng của chị hôm nay là cả TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN Quang Minh 22 
  • 24. một quá trình dài nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi. Thậm chí, có lần bị ốm phải nhập viện mổ, chị giấu không cho ai biết vì sợ mọi người lo lắng, nhất là mẹ già. Nhìn những lớp bằng khen, giấy khen mà các cấp, các ngành trao tặng cá nhân cũng như tập thể Công ty Lan Anh mới hiểu hết được những việc làm thiết thực mà chị và tập thể đơn vị đang miệt mài đóng góp cho đời. Từ năm 2000 đến năm 2008 chị liên tục có tên trong danh sách 36 nữ doanh nhân tiêu biểu của cả nước vinh dự được trao giải thưởng Bông hồng vàng do phòng Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng trao tặng giải thưởng cho những nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc trong kinh doanh và có nhiều đóng góp cho cộng đồng. 3 năm liền doanh nghiệp của chị đã vinh dự được trao tặng giải Đồng “Ngọn hải đăng” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3 năm liền đạt giải thưởng Trâu Vàng Đất Việt do Trung ương Hội Nông dân trao tặng. Đặc biệt, giải thưởng cao quý nhất là Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng cho chị. Tiếp tục duy trì và giữ vững vị thế trong các giải thưởng uy tín, từ đó đến nay, chị tiếp tục là một trong những Bông hồng vàng tỏa sáng, Top 15 nữ doanh nhân nhiều năm liền đạt cúp Bông hồng vàng được trao kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp”, và Công ty TNHH MTV Lan Anh tiếp tục nhận được giải Đồng danh hiệu “Ngọn hải đăng” tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.. CHO ĐI LÀ NHẬN LẠI Đi lên từ gian khó nên chị Phương đồng cảm với những người nghèo, kém may mắn. Hàng năm, chị cùng công ty thực hiện nhiều chương trình từ thiện, trao học bổng cho sinh viên nghèo, xây nhà tình nghĩa, sửa chữa sân trường, trồng cây xanh bóng mát để các em học sinh học tập tốt hơn… Chị tâm sự: “Trong kinh doanh, cần chú trọng cái tâm, cái đức”, vì vậy, công ty chị đã thực hiện một số dự án như xây dựng 343 căn nhà hỗ trợ bán cho người có thu nhập thấp trả chậm trong vòng 5 năm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, lo chốn ăn ở cho người khó khăn. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Lan Anh mạnh dạn tiếp tục đầu tư xây dựng 152 căn nhà ở xã hội tại dự án Lan Anh 1 mở rộng. Với quy mô 20.000m2 xây dựng dạng nhà liền kề thấp tầng, nhà ở theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội 70m2 và dưới 70m2/căn, toàn bộ diện tích đầu tư đều thuộc quyền sở hữu của công ty, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng mua nhà... Vị trí nằm ở khu vực đắc lợi, cách bệnh viện Tỉnh chỉ 600m và trung tâm hành chính 2km, nằm gần khu vực chợ, trường học.. chắc chắn rằng dự án sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Giá trị mỗi căn nhà từ TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 24 
  • 25. 540 – 580 triệu đồng. Được ngân hàng ký hợp đồng cam kết với Công ty hỗ trợ khách hàng vay mua nhà theo gói “30 nghìn tỷ” dành cho người mua nhà xã hội. Với lãi suất ưu đãi khoảng 5% mỗi năm, thời gian vay tối đa trong 15 năm, khách hàng chỉ cần trả trước cho Công ty 20-30% giá trị căn nhà, phần còn lại được ngân hàng cho vay... nhằm tạo điều kiện tốt nhất dành cho khách hàng có nhu cầu. Nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh được xây dựng theo thiết kế hiện đại, vững chắc, thuộc cấp 4A, với cấu trúc 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 bếp, 1 vệ sinh, sân trước và sau, tường riêng, móng riêng, trần thạch cao.. bên cạnh đó hệ thống cây xanh vỉa hè thoáng mát.. sổ hồng riêng từng căn, trao tay khách hàng. Khách hàng có thể yên tâm tận hưởng những giá trị của cuộc sống. Ông Võ Thành Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Các dự án của Công ty Lan Anh góp phần phát triển kinh tế - xã hội đối với xã Hòa Long và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng chính từ những đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm qua và uy tín của doanh nghiệp, Công ty Lan Anh Nữ doanh nhân bản lĩnh, kiên cường Một thuở chuyên cần gây dựng nghiệp San sẻ với đời nhận niềm vui Hải Đăng Nam Phương luôn soi sáng Bông hồng luôn nở sắc Vàng tươi… đã đầu tư hoàn thành nhiều dự án mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Do vậy, khi Công ty Lan Anh gặp khó khăn đã được Chính phủ, các bộ ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ doanh nghiệp qua lại nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội. Ngoài chuyện kinh doanh, với chị, lúc này tài sản lớn nhất là những đứa con. Chúng là điểm tựa, là động lực để chị làm việc. “Mặc dù thương con nhưng tôi không mong muốn để lại tài sản hay tiền bạc mà để lại cho chúng cách sống, cách nghĩ, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều lúc bận công việc nhưng tôi cố gắng tranh thủ thời gian để ở bên con, lắng nghe và động viên con…”. Không chỉ giỏi kinh doanh, chị còn có một tấm lòng vàng luôn hướng về cộng đồng, và chắc chắn sau những thăng trầm đã trải qua nữ doanh nhân Nguyễn Nam Phương sẽ còn tiến xa hơn nữa trên thương trường, góp sức xây dựng quê hương. Công trình nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh Trụ sở mới của Công ty Lan Anh Phối cảnh mặt bằng Dự án nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh CÔNG TY TNHH MTV LAN ANH Số 1, Khu dân cư Lan Anh 1, Đường Võ Văn Kiệt, Ấp Tây, Xã Hòa Long, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ĐT: 064 3742 921 - Website: www.lananhbrvt.com  25
  • 26. CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT DỰ THẢO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ: CÓ “ĐÚNG” VÀ CÓ “TRÚNG”? à một trong những doanh nghiệp Việt Nam “hiếm hoi” được lọt vào “mắt xanh” của các tập đoàn lớn khi trở thành nhà cung ứng linh kiện cho Canon và Samsung, song theo ông Trần Anh Vương, Giám đốc Công ty Thép Bắc Việt, trong suốt gần 5 năm làm công nghiệp hỗ trợ(CNHT), DN vẫn không nhận được hỗ trợ nào mà phải tự “vật lộn” để sống. CAM PHẬN CHẦU RÌA “Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm đau thương về CNHT vì làm suốt 4, 5 năm nay mà không được hỗ trợ gì. Năm 2009 khi làm dự án, lãi suất thị trường là 10%, Chính phủ đưa chính sách kích cầu ưu đãi 4%, nhưng cũng chỉ được 1 năm thì lãi suất lên 20%, lãi suất cứ như vậy bị thả nổi. Nhiều DN lao đao, rất khó khăn, nhiều dự án, thậm chí dự án lớn, như dự án ô tô là bị sập. Giờ chúng tôi vẫn phải vật lộn với lãi suất lên đến 24%”, ông Vương nói. Thiếu chính sách hỗ trợ thiết thực đã khiến cho các DN CNHT khó nâng cao được năng lực để đáp ứng được các yêu cầu cao của các tập đoàn sản xuất lớn. Theo bà Đào Thị Thu Huyền, Chánh văn phòng cấp cao Công ty Canon Việt Nam, dù đã gửi nhiều danh mục linh kiện cần nội địa hóa đến các DN trong nước, cũng như tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm để thu hút DN song vẫn chưa đạt được kết quả. Từ những thiết bị phụ trợ như linh kiện điện, bán dẫn và thiết bị kết nối, lò xo, hay các nguyên vật liệu như nhựa và thép cuộn, đến các sản phẩm phụ trợ thông thường như… băng dính, nhà sản xuất này cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài do DN trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Trước thông tin trên, ông Mai Văn Đáng, Giám đốc Công ty TNHH Mai Văn Đáng, bày tỏ nỗi bức xúc khi cho rằng, DN nội địa không đến mức “quá tệ” khi không làm nổi cái ốc vít hay băng keo, bởi có nhiều DN còn sản xuất được linh kiện xuất khẩu đi nước ngoài. Vấn đề ở chỗ, các DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam đã kéo theo cả “anh em họ hàng” nên dù có các hội thảo kết nối, thì DN nội cũng luôn bị “từ chối khéo”. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ô tô Trường Hải, thì cho biết khi đầu tư vào Việt Nam, FDI thường kéo theo các nhà sản xuất, từng là đối tác đã nắm bí quyết công nghệ, trong khi các chính sách liên kết lại chưa tạo được tính lan tỏa từ khối này. Thực tế này khiến cho các DN trong nước vẫn không có đủ sức để “chen chân” vào chuỗi cung ứng. Theo các DN, không thiếu các chính sách hỗ trợ cho ngành này, song có một thực tế là việc thực thi và triển khai các ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ hiện vẫn còn nhiều bất cập. Theo bà Lê Thị Thanh Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên, thẳng thắn nhìn nhận những ưu đãi đối với CNHT trong thời gian L 26 
  • 27. THIẾU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÙNG NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI ĐANG KHIẾN CHO CÁC DOANH NGHIỆP (DN) HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHẢI TỰ “VẬT LỘN” SONG VẪN “NẰM NGOÀI” CHUỖI GIÁ TRỊ CUNG ỨNG VỚI CÁC TẬP ĐOÀN LỚN. DO ĐÓ, DỰ THẢO PHÁT TRIỂN CNHT ĐƯỢC BỘ CÔNG THƯƠNG ĐƯA RA ĐÃ DÀNH ĐẾN 30.000 TỶ ĐỒNG VỐN ƯU ĐÃI CHO CNHT ĐANG ĐẶT RA KỲ VỌNG SẼ TẠO NÊN “CÚ HÍCH” CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP XƯƠNG SỐNG NÀY. ÔNG CAO QUỐC HƯNG THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG CẦN CHÍNH SÁCH THIẾT THỰC HƠN Nhiều năm qua, Chính phủ đã có định hướng cho ngành, nhưng việc hỗ trợ như thế nào thì cần sự tham vấn của DN và các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo ra sự lan tỏa chung. Do đó, tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được cân nhắc để bổ sung, nhằm hoàn thiện Dự thảo. Ban soạn thảo sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm hỗ trợ về công nghệ, quản trị sản xuất, tiếp cận khách hàng… Dự thảo hiện dành nguồn vốn 30.000 tỷ đồng để đầu tư cho lĩnh vực này, bổ sung một số ưu đãi về thuế thu nhập DN cũng như các quy định về đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư vào Việt Nam. Những chính sách này hy vọng sẽ thúc đẩy DN phát triển. Song chúng ta cũng phải chấp nhận cạnh tranh về chất lượng, về giá cả theo các cam kết quốc tế. BÀ TRƯƠNG THỊ MỸ BÌNH THÀNH VIÊN BAN SOẠN THẢO DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH CẦN QUYẾT LIỆT TRONG THỰC HIỆN Chính sách của Chính Phủ cũng không thể “ép” DN nội địa hóa, khiến cho năng lực khoa học công nghệ quốc gia yếu dần, số lượng DN trẻ tham gia vào lĩnh vực này cũng giảm dần. Do đó, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam sẽ hướng mạnh đến các ngành công nghiệp chế tạo, nhưng nếu không quyết liệt sẽ không đạt được mục tiêu về công nghiệp hóa vào năm 2020. ÔNG NGUYỄN VĂN TRÍ - CÔNG TY ĐIỆN TỬ 4B CẦN CÓ CHÍNH SÁCH KHÁC BIỆT Chưa có chính sách phù hợp khuyến khích DN nội tham gia vào chuỗi cung ứng, mà đang dàn trải. Đã là tham gia CNHT thì được ưu đãi như nhau, nhưng để trở thành nhà cung ứng linh kiện cho các hãng lớn, phải đầu tư nhiều hơn. Chính phủ cần xác định rõ số DN này và có chính sách khác biệt hơn. Hy vọng chính sách có thể đi vào thực tế, chứ như DN chúng tôi chục năm rồi cũng chưa bao giờ mơ tới, hay “sờ” được vào ưu đãi. Do đó, trong dự thảo không phân biệt ngành miễn là theo phạm vi điều chỉnh tất cả DN sản xuất CNHT sẽ có ý nghĩa lớn. Song tôi băn khoăn là dự thảo này áp dụng cho các dự án mới hay dự án đã hoạt động thì chưa nêu rõ trong dự thảo. qua quá dàn trải, khi ngành nào cũng là mục tiêu nên “chẳng DN nào nhận được hỗ trợ gì. Đơn cử như Quyết định 12 về chính sách phát triển một số ngành CNHT, chưa quy định rõ danh mục sản phẩm nào được ưu tiên mà chủ yếu là cơ chế xin cho, thiếu gì thì đề xuất. LO LẶP LẠI KỊCH BẢN CŨ? Bà Trương Thị Mỹ Bình, thành viên tổ soạn thảo Nghị định CNHT (Viện Chiến lược phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương), cũng thừa nhận các chính sách phát triển CNHT hiện có nhiều bất cập. Đơn cử như Quyết định 1483 quy định 6 nhóm hàng được ưu đãi là quá rộng, chưa tập trung vào những ưu đãi cụ thể. Hay với Quyết định 12, chỉ có duy nhất một DN được hưởng ưu đãi, song lại là DN nước ngoài chứ không phải DN Việt Nam. Thực tế này cho thấy, chính sách phát triển CNHT vẫn chưa nắm “trúng” và “đúng” đối tượng với những yêu cầu sát thực tiễn. Do đó, với dự thảo mới được Bộ Công Thương đưa ra, nhiều DN lo ngại rằng nếu không có những hướng dẫn cụ thể, thì “kịch bản” cũ của ngành CNHT sẽ bị lặp lại. Tỏ ra khá vui mừng với những điểm mới trong dự thảo mới, song ông Vương cho rằng các chính sách đưa ra vẫn “chưa tới”. Đơn cử như chính sách thuế cho DN sản xuất CNHT, vẫn chưa sát với thực tiễn nhu cầu phát triển của DN. Hay nội dung thành lập Quỹ đầu tư CNHT, với số vốn lên đến 30.000 tỷ đồng, song theo mục tiêu chương trình Quốc gia, chỉ có 500 DN được tiếp cận và hình thành, 200 DN cung ứng cho DN nước ngoài, và chỉ ít DN được tiếp cận ưu đãi. Hoặc với chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực, ông Vương cho rằng không nên đưa lại các chính sách hỗ trợ như trước đây, mà cần nghiêng về từng đối tượng và đúng mục đích để DN được hưởng ưu đãi thiết thực. Dẫn ra câu chuyện phải “chạy vạy” khắp nơi để đi xin ưu đãi, khi xin được thì dự án đã xong, ông Dương cho rằng các chính sách cần tạo thuận lợi cho DN về mặt thủ tục hành chính. Như với phí chuyển giao công nghệ, cần các tiêu chí xác định cụ thể cũng như thủ tục; chi phí đào tạo không có mặt bằng chung nên đánh giá như thế nào; hoặc chính sách thuế, những DN được ưu đãi như Trường Hải, sẽ được hưởng chính sách như thế nào khi Nghị định mới được thực thi? Với một thực trạng như hiện tại, theo các chuyên gia về DN, ngành CNHT chỉ có thể phát triển khi các chính sách được hiện thực hóa và tập trung, chính sách sát với các vấn đề cụ thể mà DN đang cần, thì CNHT mới đạt được hiệu quả cao. Theo Cẩm An (TBKD)  27
  • 28. DOANH NHÂN HUỲNH QUANG ĐẤU CT. HĐQT - TGĐ CÔNG TY CP RAU QUẢ THỰC PHẨM AN GIANG “NGƯỜI TIÊN PHONG” Đưa rau quả Việt đi khắp năm châu ĐƯỢC ĐỀ CỬ ĐẢM NHẬN LÈO LÁI CON THUYỀN ANTESCO TRONG THỜI ĐIỂM LÀM ĂN THUA LỖ ĐẾN MỨC KIỆT QUỆ NHƯNG NHỜ BẢN LĨNH, KHẢ NĂNG NHẠY BÉN VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ BIẾT TẬN DỤNG THẾ MẠNH RAU QUẢ CỦA QUÊ HƯƠNG, ÔNG HUỲNH QUANG ĐẤU ĐÃ TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, ĐƯA DOANH NGHIỆP ANTESCO TRỞ THÀNH MỘT TRONG BỐN DOANH NGHIỆP ĐỨNG ĐẦU TRONG LĨNH VỰC RAU QUẢ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU. BẢN THÂN ÔNG CŨNG TRỞ THÀNH MỘT DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT VỚI BÀI HỌC VỀ TINH THẦN KHÔNG KHUẤT PHỤC TRƯỚC KHÓ KHĂN, ÔNG ĐÃ XUẤT SẮC LÀ MỘT TRONG 18 NGƯỜI VỪA ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG EY - BẢN LĨNH DOANH NHÂN LẬP NGHIỆP 2014. TỪ CẬU BÉ MỒ CÔI ĐẾN TẤM GƯƠNG DOANH NHÂN TIÊU BIỂU Nhìn vào cơ ngơi và địa vị hiện nay của doanh nhân Huỳnh Quang Đấu ít ai biết được rằng ông đã từng trải qua tuổi thơ đầy gian khó, do chiến tranh nên cha mẹ mất sớm (cha hy sinh khi mẹ còn mang thai), không có nhà ở nên ông phải sống nhờ Bà ngoại và cậu ở chùa và những hang đá núi dưới làn bom rơi đạn lạc đánh phá ác liệt của chiến tranh, bữa cơm tương chao cũng không có, chỉ muối ớt, rau rừng. Ngày đất nước giải phóng, cậu bé 17 tuổi ấy lại miệt mài học bổ túc văn hóa để có hành trang vào đời với bao ước mơ, khát vọng. Để có thêm thu nhập, ông Huỳnh Quang Đấu thuở ấy học thêm nghề may, tranh thủ học bổ túc văn hóa, tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp cử nhân kinh tế - khoa quản trị kinh doanh. Được nhận vào làm việc trong Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang, chàng cử nhân trẻ luôn làm tròn trách nhiệm, tích cực phấn đấu, chứng tỏ năng lực và bản lĩnh. Rất nhanh chóng, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang vào năm 1988. Nhưng ít ai biết được chiếc ghế Giám đốc được coi là “ghế nóng” bởi trước đó công ty kinh doanh thua lỗ nặng nề, hàng hóa tồn kho không bán được, 03 quỹ đều âm. Vị trí mới là nơi thử thách bản lĩnh của ông thời trai trẻ. Để vượt qua được tình cảnh ngặt nghèo ấy, ông đã kiên trì đi gõ cửa các ngân hàng xin vay vốn, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu. Từ đó ông hiểu rằng, để thuyết phục ngân hàng, bản thân Công ty phải lột xác và ông TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN THANH TRẦN 28 
  • 29. bắt tay vào vạch ra kế hoạch, chuyển hướng kinh doanh chi tiết cụ thể, thực hiện từng hợp đồng nhỏ, rồi mới dần dần tìm hợp đồng lớn hơn. Cuối cùng, những nỗ lực của ông cũng được ngân hàng nhận ra và công ty có thêm vốn để hoạt động sản xuất. Lúc bấy giờ hoạt động của công ty chỉ hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, bán các mặt hàng phân bón, máy móc. Ông nghĩ một lúc nào đó các sản phẩm ấy sẽ đến ngưỡng, bão hòa, trong khi khu vực ĐBSCL rất phong phú các sản phẩm nông nghiệp, từ rau củ đến trái cây các loại, nên năm 1993 ông bàn với các cộng sự tìm hướng khai thác. Sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng nhà máy chế biến rau quả. Sự chuyển hướng kinh doanh đã mang lại hiệu quả: các sản phẩm bắp non, đậu nành, khóm (dứa), xoài, thanh long…đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Antesco tạo dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thương trường, chinh phục được sự tín nhiệm của khách hàng. CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM Thành công chưa bao lâu sóng gió lại nổi lên, công ty rơi vào khó khăn vì dự trữ 10.000 tấn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, theo chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, sau khi dự trữ giá phân xuống giá nên bị lỗ hơn 10 tỷ đồng. UBND tỉnh hứa bằng văn bản nếu dự trữ phân bón bị lỗ UBND tỉnh An Giang cấp bù lỗ nhưng do ngân sách khó khăn nên công ty không được bù lỗ do dự trữ phân bón. “Tôi đã nhiều lần ứa nước mắt, định xin từ chức, nhiều người khuyên giải thể công ty. Nhưng nghĩ mình là Giám đốc, phải đứng mũi chịu sào. Làm sao có vốn để kinh doanh trong khi mình vẫn còn nợ ngân hàng? Không chỉ mất vốn, công ty còn gặp khó về nguồn nguyên liệu; sản phẩm của công ty bị các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan cạnh tranh.”, ông kể lại. Và rồi với ông, con người đầy bản lĩnh ấy đã quyết liệt đương đầu với khó khăn bằng cách thương thảo gia hạn nợ với ngân hàng với lời hứa làm ra đồng lãi nào mang trả nợ đồng nấy, hợp tác với nông dân bằng cách cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm khi nông dân thu hoạch. Dần dần ông đã xoay chuyển con thuyền Antesco vượt qua sóng gió. Năm 2000, Antesco thực sự vượt qua khó khăn và từ đó trở thành thương hiệu tiếng tăm. Hiện nay công ty có gần 70 sản phẩm rau quả chế biến được xuất qua các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và cũng trong năm 2000, ông cho xây dựng tiếp nhà máy thứ hai với dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ. Tháng 9-2014, công ty khởi công xây dựng nhà máy chế biến rau quả thứ ba tại khu công nghiệp Bình Long, huyện Châu Phú với công suất 10.000 tấn/năm. Khi đã tạo dựng được thương hiệu trong ngành hàng rau quả đông lạnh, doanh nhân Huỳnh Quang Đấu chưa cảm thấy hài lòng mà vẫn tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng việc khai thác thế mạnh về thủy sản của ĐBSCL. Thế là Antesco có thêm các sản phẩm chế biến từ cá linh như cá linh kho mía, kho lạt, sốt cà và mắm cá linh chưng đóng hộp. Các món ăn dân dã này trở thành  29
  • 30. sản phẩm độc đáo, được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm được bán ra trong và ngoài nước. Doanh nhân Huỳnh Quang Đấu còn được ví là doanh nhân biến rác thải thành tiền khi sản xuất thức ăn chăn nuôi bò sữa dạng viên và thân cây bắp ủ chua từ các phế liệu rau quả như các loại vỏ bắp, đậu, khóm… Mỗi năm Antesco xuất khẩu 2.500 tấn thức ăn chăn nuôi bò sữa sang Nhật Bản, Hàn Quốc đạt kim ngạch 750.000USD. Với những thành tích nổi bật trong kinh doanh, Doanh nhân Huỳnh Quang Đấu và Antesco đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều bằng khen, huy chương cao quý như: Huân chương Lao Động Hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp địa phương, Huy hiệu “Doanh Nhân vì sự phát triển nông thôn Việt Nam”, Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh nhiều năm liền, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp thương mại, “Cúp Thánh Gióng” Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Bằng khen của Bộ Lao Động và Thương binh xã hội, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt nhiều năm liền, Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam”, Bằng khen của Bộ công an về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”… TRI ÂN CUỘC ĐỜI Bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp, ông không quên trách nhiệm với xã hội bằng cách tặng bò, tặng đồ dùng sinh hoạt gia đình cho những nông dân sản xuất nguyên liệu chất lượng tốt, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, bệnh tật, cấp học bổng cho con em nông dân và công nhân làm việc tại nhà máy. Đặc biệt là cha mẹ cán bộ công nhân lao động từ 75 tuổi trở lên, hàng năm ông điều tổ chức cho đoàn đến tặng quà và chúc mừng Vu Lan với các cụ, ông còn trích một phần tiền lương của mình để giúp đỡ cho những gia đình khó khăn, các cháu tật nguyền. Doanh nhân có tấm lòng hảo tâm cho rằng tuổi thơ của ông nghèo khổ, không nơi nương tựa nên khi có điều kiện, ông muốn được góp phần cùng xã hội chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn như thời thơ ấu ông được bà ngoại và bà con láng giềng nuôi dưỡng. Ông Đấu chia sẻ: “Trong sự thành đạt của một doanh nhân luôn có sự góp sức của nhiều người. Nhưng sự thành đạt ấy chỉ bền vững khi tạo được lợi ích cho xã hội”. Với bản lĩnh kiên cường cùng tinh thần luôn chinh phục những tầm cao mới chắc chắn doanh nhân Huỳnh Quang Đấu sẽ tiếp tục đưa con tàu Antesco chở rau quả Việt Nam đến với khắp năm châu. Nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, ông gửi lời tri ân đến tất cả đến bạn bè doanh nhân, đồng nghiệp và những người nông dân đã cùng ông sát cánh xây dựng Antesco phồn thịnh như hiện nay. 30 
  • 31.
  • 32. THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU: Kỳ vọng sự minh bạch Từ nhiều năm nay, việc điều hành giá xăng dầu luôn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Mỗi khi giá xăng tăng thì những câu chuyện liên quan đến đến mặt hàng thiết yếu này lại được bàn tán và trở thành đề tài “nóng” của đại bộ phận người dân. Không khó để lý giải vấn đề này bởi thực tế là mỗi lần xăng tăng giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ. Điệp khúc tăng nhanh, giảm chậm của giá xăng đã trở nên quá quen thuộc và công luận luôn đòi hỏi tính minh bạch trong điều hành giá xăng dầu và đây cũng là tiêu chí mà các cơ quan quản lý hướng tới. NGUYÊN NHÂN TĂNG GIÁ VÀ LỖI NHỊP Đã có những thời điểm việc điều hành giá xăng dầu tăng, giảm liên tục đã gây những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người dân cũng như hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng dầu thế giới do chúng ta nhập khẩu lượng xăng dầu thế giới chiếm đến 70%. Do vậy, việc hình thành giá dựa trên giá xăng dầu thế giới để làm tham chiếu điều hành giá xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có quy định giá cơ sở để xác định giá điều hành giá xăng dầu trong nước, trong giá cơ sở gồm rất nhiều các chi phí cấu thành ví dụ đối với giá nhập khẩu, các loại thuế, phí khác hình thành nên giá xăng dầu trong nước. Xăng dầu là mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá theo quy định của Luật giá và các quy định của Chính phủ. Do vậy, Nhà nước cần có sự quản lý và điều tiết giá xăng dầu theo quy định của Chính phủ. Đáng chú ý là Nhà nước sẽ quyết định giá cơ sở và tần suất điều hành giá, biên độ điều chỉnh để doanh nghiệp, người dân cũng như cơ quan quản lý cùng giám sát và điều hành giá xăng dầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lâu nay dư luận vẫn luôn đặt câu hỏi với việc giá xăng luôn tăng nhanh giảm chậm và giá xăng trong nước thì luôn lạc nhịp với giá xăng thế giới. Lý giải vấn đề này nhiều chuyên gia cho rằng, việc tính giá cơ sở dựa vào chu kỳ bình quân 30 ngày như hiện nay chính là điểm cần tháo gỡ và việc tính giá cơ sở dựa vào chu kỳ 15 ngày sẽ hợp lý hơn và sẽ dần khắc phục những tình trạng trên. Theo CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ THANH TRẦN - TTXVN 32 
  • 33. NGHỊ ĐỊNH 83/2014 VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU VỪA ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BAN HÀNH THAY THẾ CHO NGHỊ ĐỊNH 84 HIỆN HÀNH VỚI NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU ĐƯỢC KỲ VỌNG LÀ SẼ MINH BẠCH CÔNG THỨC HÌNH THÀNH GIÁ, QUẢN LÝ CHẶT VIỆC TĂNG, GIẢM GIÁ, GÓP PHẦN BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG. Kỳ vọng ở NGHỊ ĐỊNH 83/2014 ông Nguyễn Tiến Thỏa, Tổng thư ký Hội thẩm định giá Việt Nam, chu kỳ tính giá nên là 15 ngày sát chu kỳ tính giá thì sẽ bám sát được diễn biến của giá thị trường thế giới và sẽ hạn chế được việc giá thế giới giảm mà giá trong nước lại tăng và ngược lại. Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, việc tính giá theo chu kỳ 15 ngày đầu sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn, cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý tốt hơn và đặc biệt là người dân có thể nắm rõ hơn thông tin về giá. Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cũng cho rằng, liên quan đến việc giá trong nước và thế giới luôn lạc nhịp các cơ quan chức năng cũng đã xem xét rất kỹ nguyên nhân tại sao mặc dù đã điều hành rất đúng theo quy định của Chính phủ. Ông Tuấn cho biết, việc tính bình quân giá 30 ngày theo chu kỳ tính giá và tần suất điều chỉnh giá là 10 ngày, do vậy sẽ có độ trễ nhất định và vẫn bị hiểu nhầm là tăng nhanh, giảm chậm. Vấn đề này sẽ được khắc phục khi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu vừa được Chính phủ ban hành sẽ quy định tần suất điều chỉnh giá là 15 ngày và tính giá bình quân cũng là 15 ngày có hiệu lực thi hành. ĐỔI CƠ CHẾ HƯỚNG TỚI SỰ MINH BẠCH Để khắc phục những bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu thời gian qua, ngày 3/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83 thay thế cho Nghị định 84 và mọi hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ được thực hiện theo nghị định mới kể từ ngày 1/11/2014. Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị định đưa ra một số điểm mới trong cơ chế điều hành giá xăng dầu, được kỳ vọng là sẽ minh bạch công thức hình thành giá, quản lý chặt việc tăng, giảm giá... qua đó góp phần bảo đảm quyền lợi của 3 bên liên quan là: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 84 cơ bản đã thực hiện tốt chức năng Nhà nước điều hành, quản Ảnh: TTXVN lý về giá. Tuy nhiên, trên cơ sở một số tồn tại, Liên bộ Tài chính và Công Thương đã trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung. Theo đó, với Nghị định mới được ban hành, việc điều hành giá sẽ có một số điểm khác biệt đáng chú ý như việc giảm tính bình quân giá theo quy định Nghị định 84 từ 30 ngày xuống còn 15 ngày, rồi nâng tần suất điều hành giá từ 10 ngày lên 15 ngày. Bên cạnh đó, sẽ công khai, minh bạch hơn về giá cơ sở, trong Nghị định mới quy định rõ, trách nhiệm của các Bộ ngành là công khai giá cơ sở. Một điểm mà theo ông Tuấn là rất đáng chú ý là câu chuyện liên quan đến quỹ bình ổn giá, theo đó, quỹ bình ổn được trích lập tại các ngân hàng để giám sát. Trước đây, việc điều hành giá là Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương thì tới đây sẽ đảo lại là do Bộ Công Thương điều hành phối hợp với Bộ Tài chính. Điểm nữa, theo quy định Nghị định 83, sẽ giảm biên độ điều chỉnh giá từ 7% xuống còn 3% để cho doanh nghiệp chủ động  33
  • 34. Điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt trong giá bán xăng dầu, nghĩa là thị trường sẽ có nhiều giá bán lẻ khác nhau.“Đó là điểm mới và rất hay, doanh nghiệp sẽ tự do điều chỉnh giá, đừng nên can thiệp mốc thời gian sẽ càng gây khó cho doanh nghiệp, người tiêu dùng được quyền lựa chọn mua của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác” ông Ruệ nhấn mạnh. Xoay quanh câu chuyện về việc doanh nghiệp được tự điều chỉnh giá có thể hiểu như sau, nếu như trước đây giá xăng dầu chỉ ở mức 20.000 đồng/lít thì doanh nghiệp được quyền quyết định giá ở mức 7%, có nghĩa họ có quyền điều chỉnh giá khoảng 1.500 đồng/lít. Tuy nhiên, nay giá xăng đã lên tới khoảng 25.000 đồng/lít, nếu vẫn giữ mức trên, doanh nghiệp có quyền tăng đến khoảng 2.000 đồng/lần/lít. Theo các chuyên gia, việc điểu chỉnh giá theo nghị định mới sẽ phù hợp với khả năng chấp nhận của nền kinh tế và bản thân người dân sẽ được lợi khi giá thế giới biến động, chỉ phải chịu mức tăng giá khoảng 500-600 đồng/lít/lần và không bị tăng giá sốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nghị định 83 có nhiều điểm mới, thông tư hướng dẫn cần cụ thể thì nghị định này mới thực sự đi vào cuộc sống. Một số ý kiến cho rằng, tới đây liên bộ Tài chính - Công thương cần một thông tư liên tịch, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau. Thực tế cho thấy, xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu và việc Chính phủ kiên định mục tiêu thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý. Mọi sự thay đổi đều hướng tới mục tiêu minh bạch hơn cho thị trường nhạy cảm này. Và dù có sự thay đổi thì việc điều hành giá xăng dầu cần phải đảm bảo lợi ích vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng trước, sau đó đến lợi ích của DN rồi đến Nhà nước. SỰ KIỆN DOANH NGHIỆP hơn. Khoảng từ 3-7% Nhà nước sẽ xem xét điều hành và trên 7% sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Đây là một điểm mới nhằm tránh tác động của việc tăng, giảm giá ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Nghị định 83 có rất nhiều điểm mới căn bản, tạo điều kiện để thị trường xăng dầu Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường, theo đúng tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ là phải đưa thị trường xăng dầu Việt Nam tiệm cận với thị trường xăng dầu khu vực và thế giới. Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam điểm mới đáng chú ý mà các doanh nghiêp hết sức quan tâm đó là việc, trước đây chỉ có 3 đối tượng tham gia thị trường: đại lý, tổng đại lý và cửa hàng bán lẻ thì tới đây có thêm 2 đối tượng nữa tham gia là thương nhân phân phối và thương nhân nhận quyền. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối không kém gì đầu mối kinh doanh xăng dầu, chỉ có kém là không được nhập khẩu nhưng được mua xăng dầu từ nhiều đầu mối và tự quyết định giá. Thương nhân nhận quyền có quyền nhận quyền bán lẻ của thương nhân phân phối khác để phân phối bán lẻ. Đây được xem là điểm mới tiến bộ bởi nó tạo ra sự cạnh tranh. Vẫn liên quan đến câu chuyện về giá, ông Ruệ nhìn nhận, trước đây theo Nghị định 84, giá do doanh nghiệp quyết định nhưng thực tế là do cơ quan quản lý quyết định. Còn theo quy định tại Nghị định 83 thì không chỉ doanh nghiệp là đầu mối quyết định giá mà thương nhân phân phối cũng được tự quyết định về giá nếu biên độ dao động giá dưới 3%. Nghĩa là cứ biến động 1-3% thì doanh nghiệp điều chỉnh giá, có thể có những doanh nghiệp tăng hoặc giảm 1% họ đã điều chỉnh, hoặc có những doanh nghiệp khi tăng, giảm đến 2 hoặc 3% họ mới điều chỉnh. ATZ HEALTHY LIFE & YANKEE CANDLE KHAI TRƯƠNG TẠI PHÚ MỸ HƯNG. Vào ngày 01/10/2014, công ty Khỏe Đẹp chính thức khai trương showroom Yankee Candle thứ 2 và showroom ATZ Healthylife thứ 12 tại tầng 4, trung tâm thương mại Crescent Mall, Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM. Tiếp nối thành công sau khi khai trương cửa hàng Yankee Candle đầu tiên vào tháng sáu vừa qua, nằm trong chiến lược phát triển và mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ, với mục tiêu nâng cao thị phần, tạo điều kiện khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn. Công ty Khỏe Đẹp chính thức khai trương showroom Yankee Candle thứ 2 và showroom ATZ Healthylife thứ 12 tại tầng 4, trung tâm thương mại Crescent Mall, Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM vào ngày 01/10/2014. 34 
  • 35.
  • 36. “VAI PHỤ” SAU THÀNH CÔNG CỦA KỀM NGHĨA Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thu Hương, Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa, thành viên HĐQT, Giám đốc Phát triển Thị trường Quốc tế, vào những ngày cận kề Ngày Doanh nhân Việt Nam để tìm hiểu về chị, một nữ doanh nhân có tiếng trên thương trường, một người phụ nữ luôn có mặt trong các hoạt động từ thiện. May mắn được chị mời đến nhà riêng, chúng tôi mới thấy hết sự khéo léo từ bàn tay người phụ nữ xứng danh “giỏi việc nước, đảm việc nhà” khi cùng chồng gây dựng nên thương hiệu Kềm Nghĩa nổi tiếng và một gia đình hạnh phúc. “Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng hình một người phụ nữ”, câu nói ấy rất đúng với gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT – kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa và chị Nguyễn Thị Thu Hương bởi chính chị là người đã chung sức cùng chồng xây dựng và phát triển nên thương hiệu Kềm Nghĩa như ngày nay. Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, sau khi lập gia đình, anh Tuấn đã chọn nghề mài kềm làm kế sinh nhai. Sau những tháng ngày miệt mài học nghề anh đã quyết định mở tiệm mài kềm làm riêng với cơ nghiệp ban đầu chỉ là một cái tủ nhỏ ở vỉa hè đường Lê Thánh Tôn. Thời gian đầu chưa có nhiều khách, chị đã nghĩ ra một cách rất hiệu quả để hỗ trợ chồng đó là cắt những tấm giấy từ tập vở thành những miếng hình chữ nhật ghi thông tin “Nghĩa mài kềm, kéo” và địa chỉ để gởi đến từng tiệm tóc có thợ làm móng nhằm giới thiệu nơi mài kềm của anh. Chị gọi vui đó là tấm “danh thiếp” cũng như hoạt động tiếp thị đầu tiên của Kềm Nghĩa. Nhờ vậy mà chiếc tủ mài kềm nhỏ của anh Tuấn ngày càng có nhiều khách tìm đến, với tay nghề khéo léo và sự uy tín khi phục vụ từng khách hàng, anh thợ mài kềm đó đã làm nhiều người tin tưởng. Khi tích cóp được số vốn nho nhỏ, anh chị thuê được một cửa hàng để vừa kinh doanh phụ liệu ngành chăm sóc móng và tóc vừa mài kềm. Lúc này, chị vừa giúp anh quán xuyến cửa hàng, vừa chăm lo cho những đứa con còn thơ dại. Sau bao nhiêu nỗ lực cùng nhau, đến năm 1992, khi đã có đủ vốn và đủ năng lực, vợ chồng chị đã thành lập xưởng sản xuất Kềm Nghĩa đầu tiên với tên gọi “Nghĩa Sài Gòn”... Ngày nay, trong vai trò Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế của công ty CP Kềm Nghĩa, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Hương thường xuyên bận rộn với những chuyến công tác tại nhiều nước trên thế giới để giao dịch và giới thiệu sản phẩm. Với 18 nhãn hiệu hàng hóa, 5 kiểu dáng công nghiệp với trên 60 sản phẩm các loại như kềm, bấm móng, kéo, giũa, nhíp... , sản phẩm của Kềm Nghĩa đã có mặt tại các thị trường lớn như Mỹ, Ý, Đức, Pháp, Úc, Canada, Nhật, Trung Quốc,... Khi đã chinh phục được các thị trường lớn và “khó tính”, bằng uy tín đó, Kềm Nghĩa đang lập kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối ở phân khúc thị trường cao cấp tại Hàn Quốc, Philippines, Singapore... Kể về con đường xuất ngoại của sản phẩm Kềm Nghĩa, bà Thu Hương nở nụ cười đôn hậu: “Thật ra Kềm Nghĩa nhờ uy QUANG MINH TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN 36 
  • 37. Chị Nguyễn Thị Thu Hương Thành viên HĐQT, Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế Công ty CP Kềm Nghĩa  37