SlideShare a Scribd company logo
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu là một vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong lĩnh vực kinh doanh vì nó một phần khẳng định được vị thế của
đất nước ta trên thị trường quốc tế, ngoài ra nó còn chiếm tỷ trọng cao và
là yếu tố không thể thiếu trong việc cân bằng cán cân thương mại quốc gia,
giúp tìm kiếm thị trường và phát triển kinh tế. Vị thế của một quốc gia
được khẳng định bởi sự phát triển kinh tế, kinh tế phát triển là đòn bẩy
thúc đẩy xã hội, chính trị phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại và phát
triển thì một quốc gia không thể không mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tích cực hội nhập,
tăng cường tìm kiếm thị trường trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các quốc
gia với nhau. Để có được các sản phẩm của chúng ta đến thị trường quốc
tế và ngược lại được đến tận tay người tiêu dùng đòi hỏi phải trải qua một
số quy trình. Vì thế quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước
nghiệp vụ, để thúc đẩy xuất khẩu thì cần cải tiến, nâng cao và hoàn thiện
chúng. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Quy trình thực hiện hoạt động xuất
khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH
MTV Trương Phú Vinh. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV
Trương Phú Vinh, trên nền tảng những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ
kinh doanh xuất nhập khẩu kết hợp cơ sở thực tiễn nhận thấy tại công ty,
em xin đề ra một số phương pháp tiếp cận như sau:
Thứ nhất, là phải nắm rõ được định nghĩa về xuất nhập khẩu, hợp đồng
xuất khẩu và quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container bằng đường
biển, những ưu điểm và nhược điểm ở Công ty đối với quy trình này.
Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng, kết hợp gồm: lý thuyết và dựa
trên quan sát thực tế, phương pháp so sánh, tổng hợp, tổng hợp, thống kê
ý kiến của những anh(chị) trong ngành.
Vì thế, bài Báo cáo thực tập của em có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quá trình xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
hàng hóa nguyên container bằng đường biển
Chương 2: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nguyên
container bằng đường biển tại Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh
Chương 3: Đánh giá chung và kiến nghị về hoạt động của Công ty TNHH
MTV Trương Phú Vinh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ........................................................ 15
1.1 Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu ..................................................................................................................... 15
1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu ........................................................... 15
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ..................................... 15
1.1.3 Hình thức xuất khẩu chủ yếu ................................................................ 17
1.2 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu ........................................................... 20
1.2.1 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. ..................................... 21
1.2.2 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. ................................ 22
1.3 Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 22
1.3.1 Nguồn luật quốc tế ..................................................................................... 22
1.3.2 Nguồn luật quốc gia .................................................................................. 22
1.3.3 Tập quán quốc tế ........................................................................................ 23
1.4 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên
container bằng đường biển .................................................................. 24
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
TRƯƠNG PHÚ VINH ........................................................................................................ 31
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty........ 31
2.1.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................... 31
2.1.2Quá trình phát triển ................................................................................... 31
2.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ ........................... 34
2.2.1 Ngành nghề kinh doanh .......................................................................... 34
2.2.2 Chức năng ...................................................................................................... 34
2.2.3 Nhiệm vụ ........................................................................................................ 35
2.3 Cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự ..................................................... 35
2.3.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 35
2.3.2 Chức năng chính của các bộ phận ....................................................... 35
2.3.3 Nhân sự .......................................................................................................... 36
2.3.4 Sản phẩm chủ lực ....................................................................................... 36
2.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ..... 37
2.4.1 Thực trạng xuất khẩu của công ty ......................................................37
2.4.2 Phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu thạch dừa
trong giai đoạn 2014 -2016...................................................................39
2.4.3 Cơ cấu thị trường của công ty...............................................................40
2.5 Phân tích quy trình tại CT TNHH MTV Trương Phú Vinh .. 41
2.5.1 Quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container tại công ty
TNHH MTV Trương Phú Vinh...............................................................42
2.5.2 Phân tích các bước trong quy trình ...................................................42
2.5.2.1 Đàm phán, ký kết hợp đồng 42
2.5.2.2 Nhận và kiểm tra L/C 43
2.5.2.3 Lậpchứng từ (Commercial invoice, packing list) 45
2.5.2.4 Thuê phương tiện vận tải 47
2.5.2.5Đổi lệnh lấy container 48
2.5.2.6 Đóng hàng (đóng tại bãi)=> khai E-port để vào cảng 48
2.5.2.7 Khai hải quan điện tử (ECUS5 – VNACCS) 50
2.5.2.8Mở tờ khai thông quan hàng hóa. ................................................62
2.5.2.9 Thanh lý hải quan giám sát và vô sổ tàu 63
2.5.2.10Làm và lấy vận đơn ( B/L) 64
2.5.2.11 Xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ 64
2.5.2.12Photo và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu 68
2.5.2.13 Tập hợp bộ chứng từ đi thanh toán 69
2.6 Nhận xét quy trình xuất khẩu thạch dừa tại công ty TNHH
MTV Trương Phú Vinh ................................................................... 69
2.6.1 Ưu điểm..........................................................................................................69
2.6.2 Nhược điểm..................................................................................................70
2.6.3 So sánh giữa thực tế và lý thuyết........................................................70
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TRƯƠNG PHÚ
VINH ........................................................................................................................ 72
3.1Thuận lợi và khó khăn của CT TNHH MTV Trương Phú Vinh 72
3.1.1 Thuận lợi........................................................................................................72
3.1.2 Khó khăn........................................................................................................72
3.1.3 Phương hướng hoạt động ......................................................................73
3.2 Đề xuất một số giải pháp ......................................................................... 73
3.2.1 Giữ vững thị trường cũ ............................................................................ 73
3.2.2 Phát triển thị trường mới ....................................................................... 73
3.2.3 Đảm bảo nguồn hàng ................................................................................ 74
3.2.4 Đào tạo nhân lực......................................................................................... 74
3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng ............................................................................ 74
3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước và Cơ quan chức năng ................ 75
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước .......................................................................... 75
3.3.2 Kiến nghị với Cơ quan chức năng. ...................................................... 76
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG
HÓANGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu
1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu
là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa (hàng hóa hữu hình và hàng hóa
vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của
quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa
 Đối với nền kinh tế toàn cầu

- Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương
và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng
như trên toàn thế giới.
- Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một
trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Sự phát triển của xuất
khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi
quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật.
Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyết
tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong
nước chưa có đủ khả năng đáp ứng.
- Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ
thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn
này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và
dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài.
Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là
vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính
tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và sự tăng trưởng của
nhập khẩu.
- Ở các nước kém phát triển, điều cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu
tiềm lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính
nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế
chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của
các nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được.
Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém
phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp,
phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
 Đối với sự phát triển của một doanh nghiệp

- Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và
tiếp cận với thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các
doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
- Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh
doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động.
- Sản xuất hàng hóa xuất khẩu giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thu
hút được nhiều lao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại
tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, đáp ứng
cho nhu cầu thị trường.
- Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp
vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và
phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất
lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc
đẩy.
1.1.3 Hình thức xuất khẩu chủ yếu
 Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà
sản xuất,doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, trực tiếp kí kết hợp đồng mua bán
trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài.

Ưu điểm:

- Doanh nghiệp có thể gặp trực tiếp khách hàng để bàn bạc, thảo luận và
ký kết hợp đồng mà không cần thông qua trung gian, ít xảy ra hiểu lầm

đáng tiếc.

- Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ
lợi nhuận.

- Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu,
ý kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót.

- Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực
hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất
là trong điều kiện thị trường nhiều biến động.

Nhược điểm:

- Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ
gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán.
- Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có
năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hóa của thị
trường nước ngoài.

- Khối lượng giao dịch mặt hàng phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí
trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường,…

 Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác): là hình thức bán hàng thông qua
trung gian nước ngoài, hình thức này không đòi hỏi có sự tiếp xúc giữa
người bán và người mua. Xuất khẩu ủy thác gồm 3 bên: bên ủy thác xuất
khẩu, bên nhận ủy thác xuất khẩu và bên nhập khẩu.

Ưu điểm:
- Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm
của mình.
- Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ
kinh doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu, mua bảo
hiểm,…sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền, thời gian đầu tư cho việc
thực hiện xuất khẩu.
- Giúp cho hàng hóa doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập,tránh được rủi ro
khi thâm nhập một thị trường mới.
Nhược điểm:
- Lợi nhuận của doanh nghiệp không được cao do phải chia sẻ lợi nhuận.
- Doanh nghiệp có sự lệ thuộc vào trung gian, mất đi sự liên kết với thị
trường nước ngoài.
 Buôn bán đối lưu: là một trong những phương thức giao dịch trong
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người
mua, lượng trao đổi có giá trị tương đương. Trong phương thức xuất khẩu
này, mục tiêu thu về là một lượng hàng hóa có giá trị tương đương, do đó
phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết hay
hàng đổi hàng.
Đặc điểm:
- Việc mua sẽ làm tiền đề cho việc bán và ngược lại.
- Vai trò của đồng tiền sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
- Mục đích trao đổi là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị.
Ưu điểm:
- Tránh được sự kiểm soát của Nhà nước về vấn đề ngoại tệ và loại trừ sự
ảnh hưởng của biến động tiền tệ.
- Khắc phục được tình trạng thiếu ngoại tệ trong thanh toán.
- Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu nhưng có thể kể đến hai loại hình
buôn bán đối lưu hay được sử dụng đó là: hàng đổi hàng và trao đổi bù
trừ.
- Yêu cầu trong buôn bán đối lưu:
 Phải đảm bảo bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.
 Cân bằng trong buôn bán đối lưu:

 Cân bằng về mặt hàng: nghĩa là hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng tồn
kho khó bán đổi lấy hàng tồn kho khó bán.

 Cân bằng về trị giá và giá cả hàng hoá: tổng giá trị hàng hoá trao đổi
phải cân bằng và nếu bán cho đối tác giá cao thì khi nhập cũng phải
nhập giá cao và ngược lại.

 Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì nhập phải
CIF, nếu xuất khẩu FOB thì nhập khẩu FOB.

 Hình thức gia công quốc tế: là hình thức trong đó người đặt gia
công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán
thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong
nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu. Toàn bộ sản
phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để
nhận tiền công.

- Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương
của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi
dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia
công. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn
việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay
công nghệ mới về nước mình nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân
tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức này mà có

được một nền công nghiệp hiện đại chẳng hạn như: Hàn Quốc, Thái Lan,

Singapore…

- Hiện nay trên thế giới có các hình thức gia công quốc tế: -
Xét theo sự quản lý nguyên vật liệu:

 Gia công quốc tế bán nguyên vật liệu – mua sản phẩm: Bên đặt gia
công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận, sau thời gian sản xuất, chế
tạo sẽ mua lại thành phẩm.

 Gia công quốc tế giao nguyên liệu nhận sản phẩm: Bên đặt gia công
sẽ giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công,
sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia
công.
- Xét theo giá gia công:
 Gia công theo giá khoán: Trong đó người ta xác định một mức giá
định mức cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí định mức và thù lao định
mức.

 Gia công theo giá thực tế : Trong đó bên nhận gia công thanh toán
với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với
tiền thu lao gia công.
 Xuất khẩu tại chỗ: là hàng hoá do các doanh nghiệp (bao gồm cả
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán
cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại
Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

- Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ: là doanh nghiệp bán hàng cho thương
nhân nước ngoài. Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận
hàng hoá từ doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ định của thương nhân nước
ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp
đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng phải nêu rõ
hàng được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận
hàng hoá.

 Hình thức tạm nhập tái xuất: Là việc xuất khẩu trở lại nước ngoài
những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu về nước nhưng chưa hề qua gia
công chế biến, cải tiến lắp ráp.

1.2 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu

- Hợp đồng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở
các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có
nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên
nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ
nhận hàng và thanh toán tiền.

 Đặc điểm:
 Hàng hóa- đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới
quốc gia.

 Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ.

 Chủ thể hai bên của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý.

 Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa đƣợc phép mua bán theo quy
định pháp luật.

 Về hình thức thực hiện hợp đồng có các loại

 Hình thức văn bản

 Hình thức miệng

 Hình thức mặc nhiên

 Các điều kiện giao dịch trong buôn bán quốc tế

 Điều kiện tên hàng (Commodity)

 Điều kiện phẩm chất (Quanlity)

 Điều kiện số lượng (Quantity)

 Điều kiện bao bì (Packing)

 Điều kiện giá cả (Price)

 Điều kiện giao hàng (Shipment)

 Điều kiện vận tải (Delivery)

 Điều kiện trả tiền (Payment)

 Điều kiện khiếu nại (Claim)

 Điều kiện bảo hành (Warranty)

 Điều kiện về trường hợp miễn trách nhiệm (Force Majure)

 Điều kiện trọng tài (Abitration)
1.2.1 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
- Hợp đồng ngoại thương là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp
pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý, trung tâm của hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng
khác, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh…
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: cơ
quan thuế, hải quan,…thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực liên quan.
- Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quy định quyền và nhiệm vụ
của các bên trong trao đổi hàng hóa.
1.2.2 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
- Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa có hai phần:
- Những điều cần trình bày (Representations) :
 Số hợp đồng (Contract No.)

 Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng

 Tên và địa chỉ hai bên mua bán

 Những điều khoản và điều kiện (Terms and Conditions)

 Các điều khoản thương phẩm: tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao
bì,…

 Các điều khoản tài chính: giá cả và cơ sở giá cả, thanh toán, trả tiền
hàng, chứng từ thanh toán,…

 Các điều khoản vận tải: điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm
giao hàng,…

 Các điều khoản pháp lý: luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại,
trường hợp bất khả kháng, trọng tài,…
1.3 Cơ sở pháp lý
1.3.1 Nguồn luật quốc tế
- Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (còn gọi là Công ước
CISG – United Nations Convention on Contracts for the International Sales
of Good) được kí ngày 11/4/1980 tại Viên.
- Công ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
- Công ước Rome ngày 19/6/1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng.
1.3.2 Nguồn luật quốc gia
- Luật Dân sự
- Luật Thương mại 2005
- Luật Hải quan ngày 23 tháng 06 năm 2014, số 54/2014/QH13
- Luật Doanh nghiệp 2005
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 14 tháng 06 năm 2005
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- Nghị định 187/2013/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý- mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Quyết định về việc ban hành quy định thủ tục hải quan đối với hàng
xuất khẩu, nhập khẩu số 1996/QĐ - TCHQ
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.3.3 Tập quán quốc tế
- Incoterms (International Commercial Terms ) do phòng Thương mại
quốc tế ICC ban hành năm 1936.
- Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 600).
1.4 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên
container bằng đường biển
Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu
 Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng
- Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách liên
quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại, doanh nghiệp cần phải nhận biết
hàng hóa kinh doanh, nắm vững thị trường và lựa chọn khách hàng.
- Nhận biết hàng hóa là phải hiểu rõ về giá trị công dụng, các đặc tính,
quy cách phẩm chất, những yêu cầu của thị trường về quy cách phẩm chất
bao bì, cách trang trí bên ngoài, lựa chọn phân loại.
- Nắm vững thị trường nước ngoài về điều kiện chính trị - thương mại
chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng,
điều kiện vận tải và tình hình giá cước.
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị
trường, các doanh nghiệp lập phương án kinh doanh cho mình như sau:
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phát họa tổng quát về
hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.
- Lựa chọn mặt hàng và phương thức kinh doanh phải mang tính thuyết
phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
- Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán, thâm
nhập vào thị trường nào.
 Tổ chức đàm phán kí kết hợp đồng
Đàm phán ký kết hợp đồng là một trong những khâu quan trọng trong
hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện
những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó. Đồng thời nó
quyết định tính khả thi hay không của kế hoạch kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp đồng
được ký kết. Hình thức của đàm phán trong hoạt động xuất khẩu:
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: đàm phán bằng cách này có hiệu
quả nhất. Hai bên trực tiếp gặp gỡ, cùng thống nhất với những điều khoản
còn vướng mắt. Nhưng hình thức này không thuận lợi cho khách hàng ở
xa.
- Đàm phán thông qua thư tín: đây là hình thức sử dụng rộng rãi và phổ
biến nhất trong đàm phán do chi phí thấp và hiệu quả mang lại tương đối
cao.
- Đàm phán thông qua điện thoại: dùng trong những trường hợp thật cần
thiết do chi phí cao.
- Đàm phán có các hình thức khác nhau nhưng thường tuân theo các
bước sau: chào hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận.
 Chào hàng: chào hàng là việc người bán thể hiện thiện chí bán hàng
của mình thông qua việc thông báo cho khách hàng: tên hàng, quy cách,
phẩm chất, giá cả, số lượng,...chào hàng có hai loại: chào hàng tự do và
chào hàng cố định.

 Hoàn giá: Khi người mua nhận được chào hàng không chấp nhận
hoàn toàn, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá.
Khi có hoàn giá thì chào hàng trước đó coi như bị hủy bỏ.

 Chấp nhận: Sự đồng ý hoàn toàn mọi điều khoản của chào hàng mà
bên kia đưa ra. Lúc này, hợp đồng được thành lập.

 Xác nhận: Văn kiện do bên mua hoặc bên bán đưa cho bên kia thể
hiện sự thống nhất với nhau về những điều khoản được thỏa thuận. Xác
nhận được lập thành hai bản có chữ ký hai bên, mỗi bên giữ một bản.
 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
- Sau ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khách hàng, doanh nghiệp
cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm.
- Trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước:
Sơ đồ 1.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa
 Xin giấy phép xuất khẩu: giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt
pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Ở
Việt Nam hiện nay thủ tục xin giấy phép được thay đổi theo hướng ngày
càng đơn giản và thuận lợi. Giấy phép xuất khẩu được cấp đối với hàng
hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của thông tư 38/2015/TT-
BTC. Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước gửi
giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra
chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc
gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu: chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
là một công việc rất quan trọng, tùy theo từng đối tượng mà có nội dung
công việc khác nhau. Người xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng hóa
để xuất khẩu, công việc này bao gồm ba công đoạn chủ yếu:

- Thu gom hàng tập trung thành một lô xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu
tổ chức thu mua hàng hóa bằng nhiều biện pháp khác nhau như nhập
nguyên liệu về gia công, sản xuất xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với đơn vị
sản xuất hàng hóa, tổ chức đại lý thu mua hoặc nhận xuất khẩu ủy thác.


- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: căn cứ theo yêu cầu của hợp đồng đã kí,
bao bì vừa phải đảm bảo bao giữ được phẩm chất hàng hóa, vừa phải
thuận tiện cho việc bốc xếp, vận tải, phù hợp với mặt hàng và yêu cầu của
hàng hóa xuất khẩu.

- Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu, những ký hiệu được ghi mặt ngoài
của bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho giao nhận, vận
chuyển, bảo quản hàng hóa.

 Kiểm tra hàng để xuất khẩu:Trước khi giao hàng, người xuất
khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng
lượng…(tức kiểm nghiệm). Nếu hàng xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng
thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (tức kiểm
dịch), việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành qua hai cấp: cấp
cơ sở và cấp cửa khẩu.Trong đó việc kiểm tra cở sở đóng vai trò quyết

định còn kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả
kiểm tra của cơ sở.

- Việc kiểm tra ở cơ sở là do KCS tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn là
người chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa. Nên giấy chứng
nhận phẩm chất ở cơ sở bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký
của thủ trưởng đơn vị. Việc kiểm dịch ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật
hoặc trạm thú y thực hiện.
- Trong nhiều trường hợp theo quy định nhà nước hoặc theo yêu cầu của
người mua, việc giám định đòi hỏi đƣợc thực hiện bởi một tổ chức giám
định độc lập. Ví dụ: Vinacontrol, Foodcontrol, công ty giám định Sài Gòn
(SIC),…
 Thuê phương tiện vận tải: Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu quy
định việc người bán thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến địa điểm
đích. Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là: (CIF, CFR, CIP,
CPT, DAT, DAP, DDP) thì người xuất khẩu tiến hành thuê phương tiện vận
tải.
- Nếu hợp đồng quy định việc người mua thuê phương tiện vận tải để
chở hàng đến địa điểm đích (EXW, FCA, FAS, FOB) thì người nhập khẩu
tiến hành thuê phương tiện vận tải.
- Tùy từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu lựa chọn một trong các
phương thức thuê tàu như:
 Phương thức thuê tàu chợ (Liner): tàu chạy thường xuyên trên một
tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch
trình định trước.

 Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter): tàu chuyên chở
hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở
một hợp đồng thuê tàu.
 Mua bảo hiểm hàng hóa: Khi xuất khẩu theo các điều kiện CIF
hoặc CIP hoặc nhóm điều kiện D thì người bán phải mua bảo hiểm hàng
hóa. Nếu bán hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán phải mua
bảo hiểm theo đúng điều kiện đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc L/C (nếu
có). Nếu trong hợp đồng hoặc L/C không có quy định cụ thể thì người bán
chỉ cần mua theo điều kiện tối thiểu. Nếu bán hàng theo các điều kiện
thuộc nhóm D thì người bán phải lựa chọn điều kiện sao cho đảm bảo an
toàn và đạt được hiệu quả kinh tế nhất.

 Làm thủ tục hải quan: Đây là hình thức bắt buộc đối với mỗi loại
hàng hóa xuất khẩu, gồm quá trình khai hải quan điện tử và khai báo hải
quan.
 Giao hàng cho người vận tải: Hàng xuất khẩu ở nước ta chủ yếu

được giao bằng đường biển, việc giao hàng và xếp hàng lên tàu do hãng
tàu đảm nhận và chủ hàng chịu chi phí. Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong,
hãng tàu lập biên bản tổng kết giao nhận và lập hồ sơ hàng đã xếp lên tàu
cho người gởi hàng. Thuyền phó cấp cho chủ hàng biên lai và xác nhận
hàng đã nhận xong. Trong đó xác nhận số kiện, ký hiệu, mã hiệu, tình
trạng hàng bốc lên tàu, cảng đến… Trên cơ sở biên lai thuyền phó chủ
hàng đổi lấy Bill of Lading.

- Nếu gởi hàng bằng đường hàng không hoặc ô tô, người xuất khẩu ký kết
hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sở giao hàng: CIP, CPT…) giao
hàng cho người vận chuyển (tùy theo quy định của hợp đồng), cuối cùng,
lấy vận đơn.

- Ở Việt Nam hiện nay gởi hàng bằng đường hàng không chủ yếu được
thực hiện qua các công ty, đại lý giao nhận, vận tải. Nên công việc của chủ
hàng trở nên đơn giản hơn.

- Nếu gửi hàng bằng đường sắt, người xuất khẩu hoặc giao hàng cho
đường sắt (nếu là hàng lẻ) hoặc đăng ký toa xe, bốc hàng lên toa xe rồi
giao cho đường sắt (nếu là hàng nguyên toa) cuối cùng nhận vận đơn
đường sắt.

- Giao hàng bằng Container chủ yếu có hai phương thức:

 FCL/FCLnhận nguyên- giao nguyên (CY-CY)

 LCL/LCL nhận lẻ - giao lẻ (CFS-CFS)
- Hiện nay, các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng gởi hàng thông qua các
LSP (Logistcs Service Provider).
- Người cung cấp dịch vụ Logistics, quy trình này giúp tiết kiệm chi phí,
tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
 Lập bộ chứng từ thanh toán: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu
nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để đòi tiền hàng.
Yêu cầu của bộ chứng từ này là chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C
về nội dung và hình thức (nếu thanh toán bằng L/C), nếu thanh toán theo
các phương thức khác thì theo yêu cầu của hợp đồng hoặc của ngân hàng.
- Bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm:
 Hối phiếu (Bill of Exchange)

 Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

 Hợp đồng (Sale Contract)

 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)

 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin)

 Phiếu đóng gói ( Packing List)

 Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

 Giấy kiểm dịch động vật ( Animal Sanitary Inspection Certificate)

 Giải quyết khiếu nại (nếu có)
 Giải quyết khiếu nại: Khi người mua vi phạm hợp đồng, người bán
có quyền khiếu nại, hồ sơ khiếu nại gồm: đơn khiếu nại, các chứng từ đi
kèm: hợp đồng, hóa đơn thương mại,..

 Thanh lý hợp đồng: là biên bản ghi nhận sau khi hợp đồng chấm
dứt, bên bán và bên mua xác nhận lại số lượng, chất lượng hàng hóa,các
phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc và người mua có trách
nhiệm thanh toán cho người bán cũng như người bán phải giao hàng cho
người mua.
CHƯƠNG 2:QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
TRƯƠNG PHÚ VINH
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
2.1.1 Lịch sử hình thành
- Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển mình và phát triển nhờ Luật đầu
tư nước ngoài ra đời năm 1987.Chính nhờ vậy đã thu hút nguồn đầu tư
mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài điều này góp phần tạo động lực
thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển đồng thời
góp phần nâng cao đời sống người dân trong giai đoạn 1987- 1992.Trong
những năm cuối giai đoạn này, kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến rõ
rệt, song song với những cơ hội đó tồn tại không ít những thách thức, một
trong những thách thức đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm môi trường được
đặt ra hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của hầu hết các tỉnh
thành và Bến Tre cũng nằm trong xu hướng chung đó, một tỉnh được
mệnh danh là xứ dừa.
- Bến Tre nổi tiếng với kẹo dừa, cơm dừa, đồ thủ công mỹ nghệ, …và rất
rất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó các phần còn lại của
dừa chưa sử dụng hết như nước dừa, vỏ dừa… Hàng triệu lít nước dừa dư
ra đã cuốn mình lẫn vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường tầm trọng
,đẩy vấn đề môi trường lên mức đáng báo động.
- Đầu năm 1993, nền kinh tế Việt Nam gia nhập sâu rộng vào sân chơi
kinh tế ASIAN và thế giới, giao thương ngày càng nhộn nhịp và thuận tiện
hơn, cũng từ lúc đó sản phẩm Thạch Dừa được du nhập vào Việt Nam, sản
phẩm Thạch Dừa với nguyên liệu chính là nước dừa, nhờ đó để góp phần
kéo giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa góp phần tạo việc làm cho
người dân, vừa muốn nâng cao giá trị và thương hiệu xứ dừa của tỉnh nhà.
Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh ra đời và hoạt động kinh doanh cho tới hiện
nay.
2.1.2 Quá trình phát triển
Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu, quá trình kinh doanh cho tới
nay có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1993-1998
- Tiền thân Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh là một cơ sở kinh doanh nhỏ với
diện tích nhà xưởng 150m2, sản phẩm làm ra là Thạch thô và chỉ kinh
doanh trong nước. Với quy mô nhỏ và công suất sản xuất hạn chế do hệ
thống máy móc quá lạc hậu và thiếu kinh nghiệm do đó việc kinh doanh
trong giai đoạn này hết sức khó khăn, tồn tại 2 thách thức đáng chú ý: thứ
nhất là năng suất kém, thứ hai là đầu ra thị trường còn khó khăn.
- Với quyết tâm học hỏi, nghị lực nghiên cứu khám phá, cuối cùng ông
Vinh chủ cơ sở đã tìm ra công thức làm tăng năng suất cho sản phẩm
Thạch Dừa cũng như đã thành công trong việc chế tạo ra máy móc chuyên
dụng phục vụ quá trình sản xuất.
Giai đoạn 2: 1999- 2010
- Năm 1999, Nhà nước đã ban hành chính sách cho phép Thương Nhân
trong nước được xin đăng ký Pháp nhân có quyền xuất khẩu trực tiếp ra
nước ngoài thay vì qua hình thức ủy thác như trước.
- Năm 2000, Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh đăng ký chuyển thành Doanh
nghiệp tư nhân Trương Phú Vinh với chức năng kinh doanh sản xuất xuất
khẩu trực tiếp, đánh dấu bước chuyển mình của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây mới nhà xưởng diện tích lên đến
1000m2cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là bước đệm cho quá trình
sản xuất ngày càng hoàn thiện và năng suất ngày một tăng. Tiêu biểu nhất
là dung máy chạy chân không dùng để sản xuất nước dừa cô đặc, một
trong những sản phẩm tạo danh tiếng cho doanh nghiệp và dùng nồi hơi
dẫn hơi nóng trong quá trình sản xuất, điểm đặc biệt là không sử dụng
nhiệt từ củi, gas trực tiếp có thể làm mất đi màu, mùi vị của sản phẩm.
- Việc đầu tư mở rộng sản xuất, với tư duy định hướng xuất khẩu lấy uy
tín chất lượng làm đầu, sản phẩm Thạch dừa của doanh nghiệp đã dần dần
chinh phục các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nam Phi, Đài Loan cũng
như những thị trường gần gũi như Campuchia, Trung Quốc…Tại thời điểm
này, doanh nghiệp đã vươn lên thành một trong những nhà xuất khẩu
mạnh nhất trong lĩnh vực chế biến Thạch dừa.
Giai đoạn 3: 2011 cho đến hiện nay
- Năm 2011 doanh nghiệp Tư nhân Trương Phú Vinh được chuyển thành
Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và duy trì hoạt động cho tới hiện tại.
- Tính đến thời điểm này, Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh có:
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN TRƯƠNG PHÚ VINH
- Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER
COMPANY LIMITED
- Te n đơn vi vie t ta t: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO ., LTD
- Logo:
- Đi ach tru sơ ch nh: 348D, Nguye n Đ nh Chie u, Phu Chie n, Phu Hưng, Tp. Be n Tre
- MST: 1300277043
- Đie n thoa i: 0753.829. 530
- Fax: 0753.812.406
- Email: tpvnscb@yahoo.com.vn
- Trong giai đoạn này diện tích nhà xưởng của doanh nghiệp là 2500m2.
Nhà xưởng đã được ốp toàn bộ gạch men đạt chuẩn chế biến nông sản
xuất khẩu. Công suất chế biến sản phẩm Thạch Dừa đạt 7000 tấn/năm và
sản phẩm đầu ra được bao tiêu trên 80%. Hiện tại doanh nghiệp có trên
100 lao động làm việc tại xưởng và hàng trăm lao động hợp tác gia công
tại gia.Toàn bộ nhà xưởng được quản lý bằng 20 camera giám sát ở các
khâu trọng yếu.
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng quy mô kinh doanh nhập khẩu
nguyên phụ liệu làm giày tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kho bãi đặt tại khu
công nghiệp Tân Kim.
2.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ
2.2.1 Ngành nghề kinh doanh
 Buôn bán nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật
sống cụ thể là bán buôn, xuất nhập khẩu nông sản chế biến và các
sản phẩm từ dừa. Bán buôn xuất nhập khẩu thạch dừa.

 Sản xuất đồ uống không cồn (nước khoáng).

 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt cụ thể là sản xuất
lương thực, thực phẩm (đóng hộp).

 Bán buôn đồ uống cụ thể bán buôn xuất nhập khẩu đồ uống không
cồn.

 Bán buôn thực phẩm cụ thể bán buôn, xuất nhập khẩu lương thực,
thực phẩm (đóng hộp).

 Nhập khẩu hóa chất dùng trong sản xuất và bảo quản hàng xuất
khẩu (trừ các hóa chất có tính độc hại mạnh).

 Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu giày da.

 Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu túi xách.

 Sản xuất các sản phẩm từ dừa, sản xuất thạch dừa.

- Mục tiêu hoạt động của Công ty: là không ngừng phát triển các hoạt
động sản xuất kinh doanh ngành nghề quy định trong Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và pháp luật.
2.2.2 Chức năng
- Xuất khẩu: chế biến, sản xuất, kinh doanh hàng nông sản và các sản
phẩm từ dừa như thạch dừa, dầu dừa và nông sản như: ớt xanh, tắc,…
nhưng lấy Thạch Dừa và Dầu dừa làm chủ lực.
- Nhập khẩu: nhập khẩu kinh doanh nguyên phụ liệu làm giày, dép, túi
xách cho ngành công nghiệp sản xuất và nguyên liệu chất bảo quản hàng
nông sản xuất khẩu.
2.2.3 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng
hóa, nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Sản xuất chế biến nông sản đặc biệt là thạch dừa thành phẩm để xuất
khẩu.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và bảo vệ môi trường trong suốt
quá trình sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo
đúng qui định của nhà nước về tài chính và quản lý xuất nhập khẩu.
2.3 Cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tồ chức quản lý của công ty
TNHH MTV Trương Phú Vinh
2.3.2 Chức năng chính của các bộ phận
- Giám đốc: là chủ cũng đồng thời là người đại diện pháp luật của Doanh
nghiệp. Toàn quyền điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động và đề ra phương
hướng phát triển Công ty.
- Chi nhánh(phòng kinh doanh xuất nhập khẩu): một phần của doanh
nghiệp, được phân quyền điều hành việc kinh doanh hàng nhập khẩu cũng
như quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các
thủ tục xuất nhập khẩu.
- Phòng nhân sự và tổ chức: thực hiện việc tuyển dụng và sắp xếp lao
động vào những vị trí mà doanh nghiệp cần cũng như tổ chức đào tạo
khen thưởng các chính sách cho lao động.
- Phòng kế toán: ghi chép, lưu giữ các số liệu về các chi phí đầu ra và đầu
vào cũng như hạch toán và báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.
- Nhà máy sản xuất:
 Phân xưởng 1: tập trung sản xuất các sản phẩm phục vụ cho kinh
doanh nội địa.

 Phân xưởng 2: chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

- Xưởng làm thạch thô: dùng nước dừa, cấy men tạo ra thạch thô dùng
làm nguyên liệu phục vụ sản xuất.
2.3.3 Nhân sự
- Tổng số CBCNV của công ty là: 120 người
- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 12 người, chiếm 10%
- Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp: 15 người, chiếm 12,5%
- Công nhân kỹ thuật: 8 người, chiếm 6,67%
- Lao động phổ thông: 85 người, chiếm 70,83%
- Và hàng trăm lao động nhận gia công tại gia
Với cơ cấu nhân sự như trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu hoạt
động và sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên tổ chức
các công tác đào tạo và chăm lo đời sống cho người lao động. Ngoài ra,
Công ty luôn thực hiện đầy đủ các phúc lợi và luôn có chế độ khen thưởng
đặc biệt cho những cá nhân hoặc phòng ban có thành tích đặc biệt góp
phần vào sự phát triển của Công ty.
2.3.4 Sản phẩm chủ lực
Hình 2.1Thạch dừa nguyên liệu
Hình 2.2Dầu dừa
Hình 2.3Thành phẩm
2.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
2.4.1 Thực trạng xuất khẩu của công ty
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV
Trương Phú Vinh giai đoạn 2014 – 2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
(Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ)
Nhận xét:
- Nhìn chung, hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 có
nhiều biến động. Theo số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty trong giai đoạn 2014- 2016 như sau:
 Doanh thu của Công ty qua các năm liên tục thay đổi, năm 2014 và
2015 doanh thu của Công ty tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên đến
năm 2016 là năm Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
vượt bậc với doanh thu đạt 31.672,3 triệu đồng tăng 25,72% so với
năm 2015 . Sở dĩ có được thành công trên là do uy tín và trên 20 năm
kinh nghiệm hoạt động. Công ty đã có một lượng khách hàng quen
thuộc, trung thành nhất định. Cùng với đó là sự hoạt động có hiệu quả
của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các phòng ban khác, đã
đem về nhiều hợp đồng đặt hàng mới có giá trị cao.

 Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 - 2016 có
nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc biệt chi phí tăng cao vào năm 2016 với tốc
độ chóng mặt 16,11% so với năm 2015. Có nhiều nguyên nhân dẫn

đến việc tăng vượt bậc chi phí sản xuất này, đó là do cải thiện các máy
móc thiết bị, biến động về chi phí nguyên vật liệu và có sự điều chỉnh
lớn về lương của công nhân.
 Tình hình tăng trưởng lợi nhuận của Công ty không ổn định, năm

2015 lợi nhuận của Công ty giảm mạnh chỉ còn 885,6 triệu đồng giảm
49,15% so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016 thì lợi nhuận được tăng
rất cao lên đến 3.449,6 triệu đồng tăng 289,51% so với năm 2015. Điều
này cho thấy khả năng quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như duy trì quan hệ với lượng khách hàng truyền thống rất tốt.
2.4.2 Phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu thạch dừa
trong giai đoạn 2014 -2016
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thạch dừa từ 2014 - 2016
(Đơn vị tính: USD)
(Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ)
Nhận xét:
- Nhìn chung tình hình xuất khẩu thạch dừa của Công ty có sự biến động
mạnh, sản lượng thạch dừa xuất khẩu năm 2014 là 3.240 tấn, sang năm
2015 sản lượng thạch dừa xuất khẩu đạt 3.185 tấn, giảm 1.69% so với
năm 2014. Tổng giá trị đạt được năm 2015 chỉ là 880.706,3 USD, giảm
10,33% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh mẽ trong
doanh thu xuất khẩu thạch dừa là do Công ty gặp khó khăn từ khâu thu
mua trái dừa nguyên liệu ,cạnh tranh các doanh nghiệp cùng ngành (vì giá
dừa trái sụt giảm mạnh, giá bán thấp lại luôn bấp bênh, do đó dẫn đến sự
sụt giảm diện tích dừa một phần vì năng suất thấp, dịch bọ dừa
(Brontisspa longissima) xuất hiện và gây hại trên toàn bộ diện tích trồng
dừa ở Phía Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng dừa
của cả nước).
- Nhưng sau đó nhờ chính sách về giá, tăng thu mua, cải tiến trang thiết
bị và bằng sự đa dạng hóa sản phẩm bên cạnh đó nắm bắt được nhu cầu
nhập khẩu lớn của các nước Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia,
Công ty đã nắm bắt cơ hội ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu với giá cao,
đem lại nguồn kim ngạch đáng kể cho Công ty. Sang năm 2016, sản lượng
thạch dừa xuất khẩu của Công ty là 3.824 tấn, tăng 36,1% so với năm
2015. Tổng giá trị đạt được năm 2016 là 1.147.548 USD, tăng 30% so với
năm 2015.
Tóm lại, tình hình xuất khẩu thạch dừa của Công ty phụ thuộc nhiều vào
quá trình thu mua dừa nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, giá cả
trong nước còn bấp bênh, chi phối mạnh mẽ bởi nhu cầu của thị trường
thế giới.
2.4.3 Cơ cấu thị trường của công ty
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường của công ty trong giai đoạn 2014- 2016
(Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ)
70
60
50
40 2014
30
20
10
2015
2016
0
ĐÀI LOAN TRUNG QUỐC INDONEXIA THỊ TRƯỜNG
KHÁC
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ xuất khẩu của doanh nghiệp qua các thị trường
Nhận xét:
Thông qua bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy rằng Đài Loan là khách hàng
đầy tiềm năng của Công ty. Hằng năm, công ty có được nhiều lợi nhuận từ
phía khách hàng này. Điều này chứng tỏ rằng, khách hàng trong tương lai
của Công ty là Đài Loan. Bên cạnh đó Công ty cũng nên phát triển các thị
trường như Trung Quốc, Indonexia,...và không nổ lực tìm kiếm nhiều
khách hàng mới khác khiến lợi nhuận Công ty tiếp tục phát triển.
2.5 Phân tích quy trìnhtại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh
Lô hàng mà doanh nghiệp thực hiện thạch dừa nguyên liệu loại I được
ký với PURESUN TRADING CO., LTD ký ngày 10/01/2017, số Hợp đồng
TPV 01/EX, giá CFR, thanh toán theo L/C.
2.5.1 Quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container tại công ty
TNHH MTV Trương Phú Vinh
Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container tại công
ty TNHH MTV Trương Phú Vinh
Lập chứng từ
Đàm phán, kí Nhận và kiểm (commercial
kết hợp đồng tra L/C invoice, packing
list)
Khai Hải Đổi lệnh
Thuê phương
Quan điện tử ( Đóng hàng lấy
tiện vận tải
Ecus5 Vnaccs) container
Mở tờ khai
Thanh lý
Làm và lấy vận đơn
HQGS và vô
thông quan (B/L)
sổ tàu
Tập hợp bộ chứng
Photo và gửi bộ Xin giấy chứng nhận
chứng từ cho nguồn gốc xuất xứ
từ đi thanh toán nhà nhập khẩu
(Nguồn: Thực hiện theo 138/2015/TT-BTC)
2.5.2 Phân tích các bước trong quy trình
2.5.2.1 Đàm phán, ký kết hợp đồng
- Tiến hành đàm phán theo phương án gián tiếp là sử dụng email,fax,
điện thoại… thường dùng cho những hợp đồng có giá trị tương đối và
những khách hàng quen lâu năm và có uy tín cao. Ưu điểm là chi phí thấp,
nhưng có độ rủi ro cao và hạn chế khả năng thấu hiểu đối tác.
- Sau khi ban giám đốc đàm phán với đối tác Puresun phía Đài Loan và
kèm theo bảng chào giá (Offer) trong đó ghi về tên hàng, giá và một số
điều kiện kèm theo. Qua quá trình thương lượng với đối tác sau đó tiến tới
thỏa thuận xác lập hợp đồng giữa hai bên một hợp đồng xuất khẩu:
 Số hợp đồng: TPV 01/EX
 Ngày, tháng, năm: JAN, 10th 2017

 Bên bán: TRƯƠNG PHÚ VINH ONE MEMBER CO.,LTD
Địa chỉ- số điện thoại- số fax- email

 Bên mua: PURESUN TRADING CO.,LTD
Địa chỉ- số điện thoại- số fax- email

 Mặt hàng: thạch dừa nguyên liệu loại 1

 Đơn giá: USD 0.6/KGS CFR Any Port, TAIWAN

 Phương thức thanh toán: L/C

 Thời gian hết hạn hợp đồng: 15/03/2017
(Phụ lục 1)

- Hợp đồng tương đối hoàn chỉnh. Vì đây là khách hàng truyền thống lâu
năm,có uy tín cao và chưa có xảy ra tranh chấp cho nên những quy định
trong hợp đồng cũng đơn giản hơn.
2.5.2.2 Nhận và kiểm tra L/C
- Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng, sự phù hợp các điều kiện giữa
L/C với hợp đồng là cần thiết. Công ty chỉ chấp nhận L/C khi được Ngân
hàng thông báo, vì L/C được ngân hàng thông báo có thể kiểm tra tính
chân thực của L/C.
- Ngoài ra, các điều khoản không thể thực hiện thì cần phải thông báo cho
bên phía đối tác để điều chỉnh ngay.
- Sau khi nhận được L/C từ Ngân hàng thông báo Vietin Bank chi nhánh
Bến Tre, người bán tiến hành kiểm tra kĩ các nội dung của L/C xem có
đúng với những điều kiện đã ghi trong hợp đồng đã được ký kết hoặc
những yêu cầu ghi trong L/C có phù hợp với khả năng thực hiện của
doanh nghiệp hay không, kiểm tra các nội dung trên L/C gồm:
 Loại L/C: không hủy ngang.

 Số L/C: 17UV200001MF691.

 Ngày mở L/C: 03/01/2017.

 Ngày và nơi hết hạn hiệu lực: 03/04/2017 IN THE BENEFICIARY’S

COUNTRY
 Tên và địa chỉ người mở: PURESUN TRADING CO., LTD
NO.5-4,ALLEY 10, LANE 30, TUNG AN ROAD, TAINAN, TAIWAN

 Tên và địa chỉ người thụ hưởng: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER
CO., LTD
348D NGUYEN DINH CHIEU ST, PHU HUNG VILLAGE, BEN TRE PROVINCE
 Số tiền và loại tiền: USD 38232

 Chứng từ khi thanh toán:

 SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 3 COPIES INDICATING THIS
CREDIT NUMBER.

 FULL SET OF CLEAN ON BOARD MARINE BILLS OF LADING MADE
OUT TO THE ORDER OF TAIWAN BUSINESS BANK NOTIFY
APPLICANT, MARKED.

 ‘FREIGHT PREPAID’ AND INDICATING THIS CREDIT NUMBER AND

SHIPMENT.

 SIGNED PACKING LIST IN 3 COPIES.

 Giao hàng từng phần: ALLOWED

 Chuyển tải: ALLOWED

 Cảng đi: ANY PORT OF HOCHIMINH, VIETNAM

 Cảng đến: ANY PORT, TAIWAN

 Thời hạn cuối cùng giao hàng: 13/03/2017

 Các điều kiện khác…

- Sau khi kiểm tra người bán không thấy sai sót và có khả năng thực hiện
L/C. Người bán sẽ chấp nhận L/C, chuẩn bị hàng hóa và chứng từ giao cho
người mua.Dựa trên L/C (Phụ lục 2) người bán phải chuẩn bị các chứng từ
xuất trình cho ngân hàng :
 Bill of Exchange( 2 bản)

 Commercial invoice đã ký ( 3 bản)

 B/L 3 bản gốc và 3 bản sao

 Packing list đã ký ( 3 bản)
- Nếu người bán xuất trình đầy đủ bộ chứng từ Ngân hàng yêu cầu thì sau
đó Ngân hàng sẽ đưa lại cho nhà xuất khẩu phiếu xuất trình chứng từ L/C
xuất khẩu ( Phụ lục 3).
Lưu ý: tất cả các Bộ chứng từ gốc đều phải copy và gửi mail cho đối tác.
2.5.2.3 Lậpchứng từ (Commercial invoice, packing list)
Sau khi bên xuất kiểm tra L/C và chắc rằng có đủ số lượng hàng cũng
như khả năng thực hiện các yêu cầu trong L/C, thì theo đó tiến hành lập
bộ chứng từ: commercial invoice, packing list.
Hóa đơn thương mại bao gồm một số nội dung cơ bản sau đây:
- Số hóa đơn: TPV01-3/EX
- Ngày, tháng lập hóa đơn: 17/02/2017
- Người nhận hàng: TO THE ORDER OF TAIWAN BUSINESS BANK
- Số L/C: 17UV200001MF691
- Tên tàu, số chuyến: AMALIA C 021B
- Cảng đi: CATLAT PORT, VIET NAM
- Cảng đến: TAICHUNG PORT, TAIWAN
- Tên hàng:COCONUT SAP AND EXTRACT ( CLASS A)
- Số lượng: 15930 KG
- Đơn giá: USD 0.60/KG
- Tổng giá trị hợp đồng: USD 9558
- Điều kiện giao hàng: CFR
- Đồng tiền thanh toán:
USD (Phụ lục 4)
Ngày, tháng lập hóa đơn thương mại theo thông lệ kinh doanh quốc tế
thì ngày lập hóa đơn xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày xuất khẩu thì
mới phù hợp với bộ chứng từ hải quan và khi thanh toán theo L/C ngày
Invoice phải:
- Trùng hoặc sau ngày phát hành L/C ( 03/01/2017)
- Trước ngày hết hạn hiệu lực (03/04/2017)
Do đó vào ngày đóng hàng 17/02/2017 người bán lập Comercial
Invoice.
Trường điện 45A L/C có quy định rõ ràng điều kiện giao hàng: CFR ANY
PORT TAIWAN thì khi lập Invoice có thể hiện điều kiện giao hàng là CFR
và một cảng ở TAIWAN.
Trường 46A L/C quy định: “SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 3
COPIES INDICATING THIS CREDIT NUMBER” điều này chỉ ra rằng người
bán phải lập Invoice thành 3 bản ký đóng dấu và có thể hiện số L/C:
17UV200001MF691
Commercial Invoice phải thể hiện mô tả hàng hóa một cách chính xác
theo L/C quy định (Trường 45A trong L/C) và là mặt hàng thực tế xuất
khẩu: “ COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A)”
Trên Commercial Invoice thể hiện đơn giá và trị giá hàng hóa thực giao.
Đồng tiền thể hiện trên Commercial Invoice phải là đồng tiền thể hiện
trong L/C.
Trường 32B: Currency Code, Amount: USD 38232 thì Commercial
Invoice cũng phải ghi đồng tiền tính giá là USD, giá trị hàng hóa thực giao
ở đây là : USD 9558
Notify applicant lấy thông tin từ trường 50 của L/C
Consignee phải ghi “to the order of”: tên ngân hàng bên mua: “TAIWAN
BUSINESS BANK”
Cũng theo trường 46A, người bán phải lập packing list thành 3 bản ký
đóng dấu thể hiện một số nội dung sau:
Số và ngày, consignee, notify applicant, số L/C, số vận đơn, số container,
số seal, cảng đi, cảng đến, tên hàng hóa, trọng lượng hàng hóa,…(Phụ lục
5)
Packing list được lập khi đóng gói hàng hóa, là một trong những chứng
từ cần thiết chỉ ra cách thực đóng gói hàng hóa, kê khai tất cả hàng hóa
đựng trong một container.
Packing list được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hóa ở đây kiện
hàng được chia ra làm 118 phi, mỗi phi chứa 135kg với tổng trọng lượng
tịnh là 15930 kg.
Trên Commercial Invoice và Packing list tuy giống nhau ở một số nội
dung nhưng có chức năng hoàn toàn khác nhau:
- Commercial Invoice được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều
việc khác nhau: Commercial Invoice được xuất trình cho ngân hàng, làm
bảo hiểm cho lô hàng, xuất trình cho hải quan để tính tiền thuế và thông
quan hàng hóa.
- Packing list là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện
hàng (container) được chức năng chính là chỉ ra cách thức đóng gói hàng
hóa. Ngoài ra, Packing list còn dùng để làm Bill of Lading
2.5.2.4 Thuê phương tiện vận tải
Do hợp đồng ký kết theo điều kiện CFR Incoterms 2010 thì trách nhiệm
thuê tàu là do bên bán chịu. Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ liên hệ với bộ
phận sale hãng tàu để book tàu, chọn ngày tàu chạy và thỏa thuận giá cước
vận chuyển.
Với lô hàng này DN chọn hãng tàu Yang Ming line (địa chỉ: tầng 19, Ree
Tower, quận 4). Sale hãng tàu dựa trên những nội dung do doanh nghiệp
cung cấp làm thành Booking note (kèm mẫu Container Packing List) rồi
gửi qua mail.
Một số thông tin cần lưu ý trên Booking:
- Số Booking: YMLUI490309334
- Tên tàu: AMALIA C 021B
- Ngày tàu chạy: 21/02/2017
- Cảng đi: CAT LAI
- Cảng chuyển tải (nếu có)
- Cảng đến: TAICHUNG
- Closing time: trước 15h ngày 20/2/2017 (hết sức quan trọng vì nếu
không chú ý đến giờ cắt máng hàng sẽ bị rớt tàu và hãng tàu không chịu
trách nhiệm).
- Thời gian lưu bãi (quá hạn số ngày cho phép sẽ bị phạt tiền lưu bãi).
Nhân viên xuất nhập khẩu kiểm tra các thông tin trên mail được gửi về
xem có đúng theo yêu cầu không (nếu không liên hệ hãng tàu để chỉnh
sửa).
2.5.2.5 Đổi lệnh lấy container
Nhân viên phòng XNK in booking ra 02 bản Booking note (Phụ lục 6) +
1 bản Container Packing List (Phụ lục 7) để lên hãng tàu duyệt Book và
nhận Seal.
Trước khi duyệt Booking nhân viên xuất phải ghi các thông tin vào
Container Packing List như:
- Tên đơn vị xuất: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO., LTD
- Số container: YMLU 3634975
- Số seal: YMLL 829777
- Tên tàu, số chuyến: AMALIA C 021B
- Ngày tàu chạy: 21/02/2017
- Cảng đến: TAICHUNG
- Cảng chuyển tải: TAICHUNG
- Số vận đơn: YMLUI 490309334
- Tên hàng: COCONUT SAP AND EXTRACT ( CLASS A)
- Số lượng: 118 DRUMS
- Trọng lượng: 19234 KGS
2.5.2.6 Đóng hàng(đóng tại bãi)=> khai E-port để vào cảng
Đến ngày đóng hàng, mang theo booking đã được hãng tàu duyệt và
Container Packing List đã điền đầy đủ thông tin đến phòng điều độ Cảng
hàng xuất để đăng kí nhận Container và đóng tiền tại bộ phận thương vụ.
Sau khi nhận được số container và vị trí, xuống bãi và kiểm tra tình trạng
vỏ container, xem xét container sạch hay không, có trầy xước, thủng hay
không, chụp hình lại tình trạng container lúc đó. Nếu kiểm tra và thấy
container không đạt tiêu chuẩn thì trở lại phòng điều độ và xin đổi
container, nếu container tốt thì tiến hành đóng hàng, đến điều độ để in
Phiếu cấp rỗng (Phụ lục 8). Sau đó, đưa phiếu cấp rỗng cho xe kéo
container về kho để đóng hàng.
Trong lúc đóng hàng, nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành khai VGM và
Packing List hạ cho cảng qua mạng E-PORT, khai VGM cho hãng tàu thông
qua website của hãng tàu.
Thứ nhất, quy định quan trọng đối với các nhà xuất khẩu là phải khai
VGM cho hàng hóa trước khi vào cảng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2016. Theo đó, nhân viên điều độ cổng sẽ từ chối container vào
cảng nếu VGM không được cung cấp. VGM là tổng trọng lượng của hàng
hóa bao gồm trọng lượng hàng hóa, các vật liệu giằng buộc hàng và pallet.
Chủ hàng có thể tự cân các pallet chứa hàng hoặc các đơn vị khác(Carton,
Bag,…) thông qua các thiết bị cân tiêu chuẩn hoặc dùng phương thức tính
toán, tuy nhiên phương thức này cần phải được xác nhận và thông qua bởi
một tổ chức có thẩm quyền của nhà nước. Vì thế, để tiết kiệm và làm chủ
được thời gian, Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh tiến hành tự cân
hàng hóa theo quy định tại kho riêng, với VGM của container là 21584 KGS
(vỏ container 2360 kg và tổng trọng lượng hàng là 19234 kg), vì lô hàng
lần này được đóng tại kho và vận chuyển đến cảng bằng đường bộ nên
nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty sẽ cung cấp VGM cho nhân viên
cảng thông qua khai báo trực tiếp trên trang E-Port của cảng để container
được tiếp nhận vào cảng. Hàng hóa không có VGM hoặc có khối lượng toàn
bộ vượt quá khối lượng toàn bộ ghi trên vỏ container (Max Gross Weight)
sẽ không được tiếp nhận vào cảng.
Thứ hai, quy định mới áp dụng từ ngày 1/1/2017 container hạ bãi tại
cảng Cát Lái phải khai Packing list qua mạng E-Port thì container mới
được vào cảng và hạ bãi chờ xuất (Phụ lục 9).
2.5.2.7 Khai hải quan điện tử (ECUS5 – VNACCS)
Hình 2.4 Giao diện khai hải quan điện tử
- Để khai hải quan điện tử:
Tham khảo địa chỉ www.customs.gov.vn.
 Các thủ tục đăng ký tham gia hệ thống VNACCS với cơ quan Hải
quan gồm một giấy giới thiệu, giấy đăng ký kinh doanh, mẫu đăng ký và
nộp tại cơ quan Hải quan (tại Chi cục hoặc Tổng cục).

 Có chữ ký số và tài khoản khai báo VNACCS.

 Phần mềm đăng ký (được cấp thẩm quyền chỉ định).

 Nhân viên khai báo hải quan của Công ty cần phải có các chứng từ
sau: Commercial Invoice, Packing List, Booking Note, Hợp đồng.
 Quy trình khai báo hải quan điện tử
Sơ đồ 2.3 Qui trình khai báo hải quan điện tử
Đăng ký
thông tin
doanh nghiệp
Nhập liệu tờ
Lấy kết quả
phân luồng và
khai xuất
thông quan
Truyền tờ
khai
Khai chính
thức
A. Đăng ký thông tin doanh nghiệp
- Công ty mở phần mềm ECUS5 >> vào mục hệ thống >> thông tin doanh
nghiệp(do lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu bạn đăng ký thông tin
doanh nghiệp, bạn hãy nhập đầy đủ, chính xác các thông tin).
Hình 2.5Giao diện đăng ký thông tin doanh nghiệp
- Các thông tin cần nhập:
 Mã XNK: 1300277043.

 Tên DN: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Trương

Phú Vinh.
 Địa chỉ: 348D Nguyễn Đình Chiểu, Phú Hưng, Bến Tre.

 Điện thoại / Fax: 075-3829530.

 Người liên hệ: Trung.

 Điện thoại liên hệ: 0983766643

Email: ngothotrung@yahoo.com
Hình 2.6 Đăng ký thông tin doanh nghiệp
sau đó nhấn nút “Đồng ý” để hoàn tất.
B. Nhập liệu tờ khai xuất
- Đăng nhập vào hệ thống >> chọn mục tờ khai xuất nhập khẩu >> chọn
đăng kí mới tờ khai xuất khẩu (EDA) >> tờ khai điện tử hải quan xuất
hiện.
Hình 2.7 Giao diện đăng ký tờ khai xuất khẩu
Đối với tờ khai hàng xuất theo VNACCS gồm có 95 tiêu chí: Các ô “* đỏ” bắt
buộc phải điền, các ô xám không cần nhập hệ thống tự động cập nhật.
Trong quá trình khai báo, nếu phần nào không rõ, nhân viên khai báo có
thể tham khảo “Hướng dẫn nhập liệu” ở góc trái màn hình.
Cụ thể theo như hợp đồng TPV 01/EX ta được dữ liệu như sau:
1. Ở thẻ Tab1 “Thông tin chung”
a. Nhóm loại hình
- Mã loại hình: B11- Hàng xuất kinh doanh.
Khi không xác định loại hình chính xác nhập mã loại hình cũ nhấn tab
chương trình sẽ tự động chuyển mã hoặc hiện ra những loại hình để chọn.
Ngoài ra có thể nhấn vào ô có dấu … hoặc F3 để tìm hiểu trong danh mục.
- Cơ quan Hải quan: 02CI – Cơ quan Hải quan là chi cục Hải quan Cửa
khẩu Cảng Sài Gòn KVI- Đội thủ tục cảng Cát Lái.
Ô cơ quan Hải quan, mã bộ phận xử lý tờ khai có thể tham khảo website:
www.custuoms.gov.vn. Dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan,
hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai.
- Mã bộ phận xử lý tờ khai: 02 – Đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu.
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 – Đường biển (container).
Hình 2.8 Thông tin chung
b. Phần đơn vị xuất nhập khẩu
Ta điền đầy đủ thông tin vào các tiêu chí người xuất khẩu, nhập khẩu
(trường hợp này không có người ủy thác xuất khẩu thì để trống). Dựa vào
hợp đồng điền thông tin người nhập khẩu:
- Tên: FURESUN TRADING CO.,LTD.
- Địa chỉ: NO.5-4, ALLEY 10, LANE 30, TUNG AN ROAD, TAINAN,
TAIWAN.
- Mã nước: TW– TAIWAN.
Hình 2.9 Thông tin đơn vị nhập khẩu
c. Vận đơn
- Số vận đơn: Trong trường hợp này chính là số Booking
YMLUI490309334.
- Số lượng kiện: 118 kiện Drums(dựa vào hóa đơn thương mại).
- Tổng trọng lượng hàng (Gross): 19,234kg (dựa vào hóa đơn thương
mại).
- Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: 02CIOZZ- điểm
lưu hàng hóa xuất khẩu 02CI(vì công ty không có mã kho nên phải sử
dụng mã kho của cơ quan Hải quan đăng ký).
- Địa điểm nhận hàng cuối cùng: Ta có thể xem trên booking. Trên
booking ghi cảng đến là TAICHUNG(TAIWAN) nên có mã TWTXG(2 chữ
cái đầu là mã quốc gia, 3 chữ cái sau là mã cảng).
- Địa điểm xếp hàng: Ta có thể xem trên booking. Trên booking ghi cảng
đi là Cảng Cát Lái có mã VNCLI( 2 chữ cái đầu là mã quốc gia, 3 chữ cái sau
là mã cảng ).
- Phương tiện vận chuyển: Dựa trên Booking phải là 9999 đối với
đường biển, tiếp theo là tên tàu, số chuyến: AMALIA C 021B.
- Ngày đi dự kiến: Dựa trên Booking 21/02/2017.
Hình 2.10 Thông tin vận đơn
d. Chứng từ kèm theo
- Ô giấy phép xuất khẩu: Để trống. Vì đây là hàng thông thường (không
cần xin giấy phép xuất khẩu), không thuộc quản lý của Bộ Công Thương.
e. Thông tin hóa đơn
- Phân loại hình thức hóa đơn: Ở đây chọn A- Hóa đơn. Vì khi xuất
hàng ta sẽ có Commercial Invoice.
- Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Để trống.
- Số hóa đơn: Dựa trên chứng từ có sẵn TPV01-3/EX.
- Ngày phát hành: Ngày phát hành hóa đơn 17/02/2017.
- Phương thức thanh toán: Dựa trên hợp đồng chọn L/C.
- Mã phân loại hóa đơn: Chọn A - giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả
tiền.
- Điều kiện giá hóa đơn: CFR – Tiền hàng và cước phí.
- Tổng trị giá hóa đơn: Dựa trên Commercial Invoice: 9,558
- Mã đồng tiền hóa đơn: USD.
- Tổng trị giá tính thuế: 9,558.
- Mã đồng tiền trị giá tính thuế: USD.
Hình 2.11 Thông tin hóa đơn
f. Thuế và bảo lãnh
- Ô người nộp thuế: 1 - Người xuất khẩu (nhập khẩu).
- Ô mã xác định thời hạn nộp: Trường hợp công ty không có bảo lãnh
phải nhập D – nộp thuế ngay.
- Nếu có bảo lãnh thì nhập mã ngân hàng bảo lãnh, năm ký, ký hiệu
chứng từ bảo lãnh, số chứng từ bảo lãnh.
Hình 2.12 Thông tin thuế và bảo lãnh
Trên thực tế, lô hàng này miễn thuế nên có thể không cần nhập phần
thuế và bảo lãnh thuế.
g. Thông tin đính kèm
Theo luật mới từ tháng 7/2016 thì không cần truyền HYS khi khai hải
quan điện tử.
h. Thông tin vận chuyển
- Ngày khởi hành vận chuyển: Xem trên Booking là ngày 21/02/2017
- Thông tin trung chuyển: Áp dụng cho doanh nghiệp gia công, sản xuất
xuất khẩu, chế xuất hoặc các doanh nghiệp ưu tiên, đưa hàng vào kho bảo
thuế khai báo vận chuyển đính kèm tờ khai… nên không cần nhập nội
dung này.
- Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Từ ngày 1/1/2017, Doanh
nghiệp phải khai địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế 02CIS01 và ngày
đến sẽ là ngày tàu chạy.
Hình 2.13 Thông tin vận chuyển
i. Thông tin hợp đồng
Nhập vào thông tin sau:
- Số hợp đồng: TPV 01/EX.
- Ngày hợp đồng:10/01/2017.
- Ngày hết hạn: 15/03/2017.
Hình 2.14 Thông tin hợp đồng
j. Thông tin khác
- Phần ghi chú ( giới hạn 150 kí tự): Nhập vào số L/C:
17UV200001MF691, Số hợp đồng: TPV 01/EX, Ngày 10/01/2017, Tên
tàu/số chuyến: AMALIA C 021B, Số container/seal:
YMLU3634975/YMLL829777.
Hình 2.15 Thông tin
khác Sau đó bấm nút ghi và chuyển sang Tab 2.
2. Ở thẻ Tab 2 “ Thông tin container”
- Mã địa điểm: Nhập mã địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng, đối với hàng
xuất tại cảng Cát Lái thì phải điền 02CIS01 cho cả 2 loại hình: đóng
container tại bãi hay hạ cont vô bãi.
- Tên:Nhấn taps mặc nhiên ta sẽ có: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
- Số container:YMLU3634975.
Hình 2.16 Thông tin container
Sau đó bấm ghi chuyển sang tap 3
3. Ở thẻ Tab 3 “Danh sách hàng”
Nhập thông tin hàng hóa :người khai có thể nhập thông tin hàng hóa
trực tiếp trên danh sách hàng theo các chỉ tiêu sẵn có.
- Tên hàng: THACH DUA (NGUYEN LIEU LOAI 1).
- Mã HS: 21069099.
- Lượng hàng: 15,930.
- Đơn giá: 0,6.
Hình 2.17 Thông tin danh sách hàng
Ô trị giá tính thuế và ô thuế suất (%),thuế suất môi trường,tiền thuế
VAT,thuế suất VAT,…: không cần nhập do hệ thống tự động tính sau đó trả
về.
Bấm ghi màn hình hiển thị đã ghi xong, nhấn ok và đồng thời lúc này
EDA sáng lên.
C. Truyền tờ khai
Sau khi nhập xong thông tin tờ khai nhấn nút nghiệp vụ khai trước
thông tin tờ khai (EDA), hệ thống sẽ yêu cầu nhập chữ ký số.
Sau khi nhập chữ ký số thì Hệ thống sẽ trả về số tờ khai và bản copy tờ
khai bao gồm các thông tin đã khai, thuế do hệ thống tự động tính bên góc
trái màn hình.
Sau đó, kiểm tra các thông tin trả về người chọn khai chính thức tờ khai
(EDC) nếu kết quả trả về không có sai sót thông tin, ngược lại nếu thông
tin sai thì người khai thực hiện nghiệp vụ lấy thông tin tờ khai từ hải quan
(EDB) để khai lại.
D. Khai chính thức
Sau khi kiểm tra thông tin hoàn toàn chính xác thì người khai thực hiện
nghiệp vụ khai chính thức tờ khai (EDC).
Hình 2.18 Khai chính thức
Sau đó kết quả sẽ trả về khai báo tờ khai thành công.
Hình 2.19 Kết quả khai báo hải quan điện tử
E. Lấy kết quả phân luồng, thông quan
Sau khi đã khai chính thức, người khai sang tiếp nghiệp vụ Lấy kết quả
phân luồng. Theo kết quả phân luồng (1 = xanh, 2 = vàng, 3 = đỏ) mà
người khai thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo để thông quan hàng hóa.
Sơ đồ 2.4 Kết quả phân luồng thông quan hàng hóa
Nguyên tắc phân luồng:
- Mức 1 (luồng xanh): Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai
hải quan điện tử đối với hàng xuất khẩu.
- Mức 2 (luồng vàng) kiểm tra chi tiết chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan
trước khi thông quan hàng hóa.
- Mức 3 (luồng đỏ) kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm
tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa. Ta có 3 mức kiểm tra
thực tế hàng hóa như sau:
 Mức 3.1: Kiểm tra toàn bộ lô hàng.

 Mức 3.2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết
thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi
kết luận mức độ vi phạm.
 Mức 3.3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết
thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi
kết luận mức độ vi phạm.

Nếu cán bộ Hải quan không đồng ý với mức kiểm tra của máy tính thì
đề xuất mức kiểm tra khác, bằng cách ghi thêm vào ô tương ứng trên lệnh
hình thức và chuyển toàn bộ hồ sơ đến lãnh đạo chi cục để xác định mức
độ kiểm hóa.
Sau khi lấy kết quả phân luồng, nếu doanh nghiệp muốn sửa tờ khai
phải chọn nút 5.1 Lấy thông tin tờ khai để sửa (EDD) => 5.2 Khai trước
thông tin tờ khai sửa (EDA01) => Khai chính thức tờ khai sửa (EDE) =>
5.4 Lấy kết quả phân luồng, thông quan sửa. Nếu đúng thì hoàn tất, nếu sai
thì quay lại bước 5.1
Sơ đồ 2.5 Quy trình sửa tờ khai hải quan điện tử
Theo như kết quả phân luồng, thì hàng thạch dừa của Công ty thuộc
luồng xanh ( Phụ lục 10) và đây là hàng hóa ưu tiên xuất khẩu nên được
hưởng thuế xuất khẩu là 0%. Doanh nghiệp tự in 2 mã vạch (mẫu 29) để
tiến hành thanh lý và vô sổ tàu (bỏ qua bước 2.1.7 và 2.1.8)
2.5.2.8 Mở tờ khai thông quan hàng hóa.
Đầu tiên, nhân viên xuất khẩu của công ty cần phải đóng thuế theo số
tiền quy định trên tờ khai (nếu có) vì doanh nghiệp phải hoàn thành các
nghĩa vụ về thuế với nhà nước mới được chấp nhận thông quan xuất khẩu.
Nhưng do đây là mặt hàng khuyến khích xuất khẩu nên được miễn thuế.
Tiếp theo, nhân viên xuất khẩu của công ty phải tự chuẩn bị hồ sơ hải
quan. Theo quy định thì công ty phải tự in 2 mã vạch (đối với hàng luồng
xanh) (Phụ 11) sau đó chuyển sang bước thanh lý, nếu là hàng luồng vàng
và đỏ phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Giấy giới thiệu công ty: 1 bản chính.
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 1 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract): 1 bản chính.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chính.
- Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 1 bản chính.
Sau đó, nộp bộ hồ sơ hải quan tại Đội thủ tục hàng xuất chờ kiểm tra và
thông quan.
Lưu ý: Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày đăng ký (theo luật Hải quan ban hành ngày 26/03/2014).
2.5.2.9 Thanh lý hải quan giám sát và vô sổ tàu
Sau khi người khai hải quan đã làm thủ tục kiểm hóa xong (đối với hàng
luồng đỏ hay là hàng luồng vàng kiểm hóa thực tế) hay là đã hoàn tất thủ
tục thông quan (đối với hàng hóa luồng xanh hay luồng vàng không kiểm
hóa thực tế) và đã cho hàng vào bãi hạ xuất và có vị trí container rồi thì tới
Hải quan Giám sát để thanh lý hàng. Tại đây nhân viên xuất khẩu của Công
ty nộp 2 mã vạch mẫu 29 để Hải quan giám sát kiểm tra xem container có
trong bãi hay không. Nếu container đã vào rồi thì Hải quan giám sát sẽ
đóng dấu xanh vào mục xác nhận của bộ phận giám sát Hải quan. Hải quan
giữ 1 mã vạch và trả lại mã vạch đã đóng dấu để người xuất khẩu lưu giữ
hồ sơ và qua bộ phận đăng ký sổ tàu để đăng ký tàu xuất. Khi vô sổ tàu bắt
buộc phải cầm mã vạch đã đóng dấu của Hải quan giám sát và phiếu
cắt/bấm seal (đối với hàng luồng đỏ) đưa cho bộ phận đăng ký tàu xuất để
họ xác nhận thông tin và in phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất ( Phụ lục 12).
2.5.2.10 Làm và lấy vận đơn ( B/L)
Vận đơn đường biển là vận đơn được hãng tàu cung cấp, là chứng từ
chứng nhận việc giao hàng hoàn thành, là cơ sở yêu cầu thanh toán. Cho
nên B/L được coi là chứng từ quan trọng nhất, vì thế việc lập nội dung
phải chính xác và phù hợp với L/C
Để làm B/L chỉ cần mail/fax một bản Packing list cho hãng tàu. Doanh
nghiệp phải kiểm tra B/L nháp thật cẩn thận sau khi nhận được B/L Draft
vì nếu có sai sót doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm. Nếu đã kiểm tra
đầy đủ các mục trên B/L nháp như: CONSIGNEE ghi TO THE ORDER TO
TAIWAN BUSINESS BANK, SỐ L/C, FREIGHT PREPAID, có thể hiện hàng
được đóng trong container, số B/L, tên tàu, cảng đi, cảng đến, ngày tàu
chạy,… và thấy chính xác thì mang B/L nháp giấy giới thiệu của doanh
nghiệp tới hãng tàu đóng tiền và xuất hóa đơn ngay sau khi tàu chạy, hãng
tàu phát B/L( 3 bản gốc + 4 bản copy có ký tên đóng dấu thực xuất) (Phụ
lục 13).
2.5.2.11 Xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
Do hai Công ty hợp tác đã lâu năm nên những lô hàng xuất hiện tại phía
đối tác PURESUN TRADING CO,. LTD (Đài Loan) đã đơn giản hóa chứng từ
để không làm mất thời gian của hai bên nên không yêu cầu giấy chứng
nhận xuất xứ C/O (vì đây là C/O form B chỉ là nhằm đảm bảo xuất xứ hàng
hóa chứ không được hưởng mức thuế ưu đãi tại nước nhập khẩu vì Đài
Loan là một trong những nước ký kết hiệp ước thuế ưu đãi phổ thông)và
giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (do định kỳ bên phí Đài Loan sẽ kêu
người bán kiểm tra chứng nhận phân tích thành phần C/A và hàng hóa
luôn đảm chất lượng theo đúng yêu cầu của người bán).
 Hướng dẫn cách khai C/O form B
Bước 1: Quét (scan) mẫu C/O, lưu file hình ảnh C/O, copy hình ảnh C/O
này sang một file word khác và làm việc với file word có chứa hình ảnh
C/O này.
Bước 2: Tạo các Text box tương ứng với các ô trong C/O. Nhấp đúp trái
chuột vào text box, chọn “no line” trong phần Line- color của hộp thoại
formmat text box.
Bước 3: Nhập nội dung theo yêu cầu của từng ô trong C/O, đánh máy
bằng CHỮ IN HOA:
- Ô 1: Nhập tên thương mại, địa chỉ của Nhà xuất khẩu và tên nước xuất
khẩu.
- Ô 2: Nhập tên thương mại, địa chỉ của Nhà nhập khẩu và tên nước nhập
khẩu.
- Ô 3: Căn cứ vào vận đơn – Bill of Lading để nhập thông tin về phương
tiện vận chuyển và tuyến đường:
 Vận chuyển bằng đường biển, ghi chữ “ BY SEA”.

 Vận chuyển bằng đường hàng không, ghi chữ “BY AIR”.

 Tuyến đường: cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng
(From:.....To.......).

 Nhập số B/L, ngày tháng năm phát hành B/L
Lưu ý: cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng ( đích
danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập ( ô 10 ).
- Ô 4: Tên, đại chỉ, nước, của cơ quan thẩm quyền cấp C/O.Ví dụ: C/O cấp
tại Chi nhánh VCCI HCM khai:
CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIET NAM HOCHIMINH CITY
BRANCH
171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698
Fax 84.8.9325472 Email: vcci-hcm@hcm.vnn.vn
- Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O, người khai C/O không ghi bất kỳ ký
tự nào vào ô này. Thường có các ghi chú sau:
 C/O cấp sau ngày xuất hàng: đóng dấu thông báo ISSUED
RETROSPECTIVELY
 Cấp phó bản do bị mất bản chính: THE ORIGINAL OF C/O No. < số
C/O> DATED < ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE
trên tờ C/O phó bản.

 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O ( toàn bộ hoặc một
phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No.< số

C/O bị thay thế> DATED< ngày cấp>< FOR mô tả phần được thay thế>.

- Ô 6: Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng ( nếu có ), tên và mô
tả hàng:
 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất ( nếu đã có ) trên ô 6:
CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. < số đầy đủ
của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng
xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác
nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY < người khai
báo>.

 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu ( nếu có) trên ô 6: EXPORT
LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy
phép xuất khẩu>.
Lưu ý: kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ...) nếu đã xác
định.
Kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai
không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp),.
AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.
- Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc sô lượng khác của hàng hóa.
Lưu ý: Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng ( hoặc số lượng)
của mỗi loại hàng.
 Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang
tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 ( Ví dụ: Page
1/3).

 Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng, trọng
lượng ( hoặc số lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng ( hoặc số
lượng) của cả lô hàng bằng số ( TOTAL) và bằng chữ ( SAY TOTAL).
- Ô 8: Kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có
hóa đơn phải ghi rõ lý do.
- Ô 9: Kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
Lưu ý: ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính
xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm
việc theo qui định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày
phát hành C/O không phải ngày này. Trừ trường hợp tháng được khai
bằng chữ ( April, May,...) ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy.
Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo
trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,...
- Ô 10: Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới ( nước nhập khẩu) phía trên
dòng (importing country).
 Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền
(của người xuất khẩu Việt Nam).
Lưu ý: Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành
C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên
C/O.
 Đối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised
signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ
ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh
nghiệp, và dấu tên.
Bước 4: Click trái chuột vào file hình armh C/O, sau đó click phải chuột,
chọn lệnh “ Cut” để xóa file hình ảnh C/O. Lúc này trên file word chỉ còn
các text box.
Bước 5: Photo C/O mẫu B thành nhiều bản, đưa bản photo vào máy in và
in thử. Nếu các text box chưa ở đúng vị trí cần thiết thì hiệu chỉnh text box
và in thử lại. Khi bản in thử đã chuẩn rồi mới in bản chính C/O.
Hình 2.20 Mẫu C/O form B
2.5.2.12 Photo và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu
Tất cả các chứng từ khi người bán gửi cho Ngân hàngthì phải gửi lại cho
đối tác 1 bản copy, việc làm này có 2 ý nghĩa:
- Thứ nhất là xác nhận người bán đã hoàn thành nghĩa vụ đối với bên
mua, và việc hoàn thành đó được thể hiện thông qua bộ chứng từ.
- Thứ hai là để người mở L/C xem xét trước bộ chứng từ có hợp lệ hay
không và ký chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp (vì nếu người mở
L/C không ký chấp nhận thì người bán vẫn chưa được thanh toán dù đã
xuất trình bộ chứng từ hợp lệ).
2.5.2.13 Tập hợp bộ chứng từ đi thanh toán
Là bước cuối cùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua có
nghĩa vụ thanh toán đủ số tiền cho người bán như đã quy định (Phụ lục
14).
Vì công ty sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C nên người thanh
toán cho doanh nghiệp là Ngân hàng.
Bộ chứng từ gồm:
- Hợp đồng ( Sale Contract).
- Tờ khai hải quan
- L/C
- Commercial Invoice
- Packing List
- Bill of Lading
2.6 Nhận xét quy trình xuất khẩu thạch dừa tại công ty TNHH MTV
Trương Phú Vinh
2.6.1 Ưu điểm
- Đối tác của Công ty trong việc xuất khẩu lô hàng lần này là đối tác lâu
năm, vì vậy khi có yêu cầu sữa chữa chứng từ thì có thể liên hệ trực tiếp
với khách hàng để hỏi và sửa chữa một cách nhanh chóng.
- Có sự phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị sản xuất đã tạo điều
kiện cho các đơn vị phát huy năng lực của mình đi sâu vào chuyên môn.
- Công ty có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao vững nghiệp
vụ, có kinh nghiệm dày dặn công tác giao nhận được thực hiện một cách
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

More Related Content

What's hot

Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 ĐiểmBáo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
nataliej4
 
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khôngKhóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảngLuận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hảiQuản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, 9 điểm, HAY!
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu ô tô bằng đường biển, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 ĐiểmBáo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng hóa Nhập Khẩu, 9 Điểm
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
 
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khôngKhóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
 
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
 
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảngLuận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
Luận văn: Hoạt động logistics trong dịch vụ kho tại công ty cảng
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hảiQuản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
 
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
 

Similar to BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặcĐề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
Thắng Nguyễn
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).docNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tưĐề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAYGiải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docNguyễn Công Huy
 

Similar to BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY (20)

Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặcĐề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
 
QT056.DOC
QT056.DOCQT056.DOC
QT056.DOC
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM &...
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
 
20452
2045220452
20452
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu vận tả...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (12)
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (42).doc
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tưĐề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
 
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAYGiải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
OnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
OnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
OnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
OnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
OnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
OnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
OnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 

Recently uploaded (20)

Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 

BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vì nó một phần khẳng định được vị thế của đất nước ta trên thị trường quốc tế, ngoài ra nó còn chiếm tỷ trọng cao và là yếu tố không thể thiếu trong việc cân bằng cán cân thương mại quốc gia, giúp tìm kiếm thị trường và phát triển kinh tế. Vị thế của một quốc gia được khẳng định bởi sự phát triển kinh tế, kinh tế phát triển là đòn bẩy thúc đẩy xã hội, chính trị phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại và phát triển thì một quốc gia không thể không mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tích cực hội nhập, tăng cường tìm kiếm thị trường trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Để có được các sản phẩm của chúng ta đến thị trường quốc tế và ngược lại được đến tận tay người tiêu dùng đòi hỏi phải trải qua một số quy trình. Vì thế quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ, để thúc đẩy xuất khẩu thì cần cải tiến, nâng cao và hoàn thiện chúng. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh, trên nền tảng những kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu kết hợp cơ sở thực tiễn nhận thấy tại công ty, em xin đề ra một số phương pháp tiếp cận như sau: Thứ nhất, là phải nắm rõ được định nghĩa về xuất nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu và quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container bằng đường biển, những ưu điểm và nhược điểm ở Công ty đối với quy trình này. Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng, kết hợp gồm: lý thuyết và dựa trên quan sát thực tế, phương pháp so sánh, tổng hợp, tổng hợp, thống kê ý kiến của những anh(chị) trong ngành.
  • 2. Vì thế, bài Báo cáo thực tập của em có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quá trình xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển Chương 2: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh Chương 3: Đánh giá chung và kiến nghị về hoạt động của Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ........................................................ 15 1.1 Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu ..................................................................................................................... 15 1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu ........................................................... 15 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ..................................... 15 1.1.3 Hình thức xuất khẩu chủ yếu ................................................................ 17 1.2 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu ........................................................... 20 1.2.1 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. ..................................... 21 1.2.2 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. ................................ 22 1.3 Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 22 1.3.1 Nguồn luật quốc tế ..................................................................................... 22 1.3.2 Nguồn luật quốc gia .................................................................................. 22 1.3.3 Tập quán quốc tế ........................................................................................ 23 1.4 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển .................................................................. 24 CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH ........................................................................................................ 31 2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty........ 31 2.1.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................... 31 2.1.2Quá trình phát triển ................................................................................... 31 2.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ ........................... 34 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh .......................................................................... 34 2.2.2 Chức năng ...................................................................................................... 34 2.2.3 Nhiệm vụ ........................................................................................................ 35 2.3 Cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự ..................................................... 35 2.3.1 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 35 2.3.2 Chức năng chính của các bộ phận ....................................................... 35 2.3.3 Nhân sự .......................................................................................................... 36 2.3.4 Sản phẩm chủ lực ....................................................................................... 36 2.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ..... 37
  • 4. 2.4.1 Thực trạng xuất khẩu của công ty ......................................................37 2.4.2 Phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu thạch dừa trong giai đoạn 2014 -2016...................................................................39 2.4.3 Cơ cấu thị trường của công ty...............................................................40 2.5 Phân tích quy trình tại CT TNHH MTV Trương Phú Vinh .. 41 2.5.1 Quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container tại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh...............................................................42 2.5.2 Phân tích các bước trong quy trình ...................................................42 2.5.2.1 Đàm phán, ký kết hợp đồng 42 2.5.2.2 Nhận và kiểm tra L/C 43 2.5.2.3 Lậpchứng từ (Commercial invoice, packing list) 45 2.5.2.4 Thuê phương tiện vận tải 47 2.5.2.5Đổi lệnh lấy container 48 2.5.2.6 Đóng hàng (đóng tại bãi)=> khai E-port để vào cảng 48 2.5.2.7 Khai hải quan điện tử (ECUS5 – VNACCS) 50 2.5.2.8Mở tờ khai thông quan hàng hóa. ................................................62 2.5.2.9 Thanh lý hải quan giám sát và vô sổ tàu 63 2.5.2.10Làm và lấy vận đơn ( B/L) 64 2.5.2.11 Xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ 64 2.5.2.12Photo và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu 68 2.5.2.13 Tập hợp bộ chứng từ đi thanh toán 69 2.6 Nhận xét quy trình xuất khẩu thạch dừa tại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh ................................................................... 69 2.6.1 Ưu điểm..........................................................................................................69 2.6.2 Nhược điểm..................................................................................................70 2.6.3 So sánh giữa thực tế và lý thuyết........................................................70 CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TRƯƠNG PHÚ VINH ........................................................................................................................ 72 3.1Thuận lợi và khó khăn của CT TNHH MTV Trương Phú Vinh 72 3.1.1 Thuận lợi........................................................................................................72 3.1.2 Khó khăn........................................................................................................72 3.1.3 Phương hướng hoạt động ......................................................................73
  • 5. 3.2 Đề xuất một số giải pháp ......................................................................... 73 3.2.1 Giữ vững thị trường cũ ............................................................................ 73 3.2.2 Phát triển thị trường mới ....................................................................... 73 3.2.3 Đảm bảo nguồn hàng ................................................................................ 74 3.2.4 Đào tạo nhân lực......................................................................................... 74 3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng ............................................................................ 74 3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước và Cơ quan chức năng ................ 75 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước .......................................................................... 75 3.3.2 Kiến nghị với Cơ quan chức năng. ...................................................... 76
  • 6. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓANGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Khái quát chung về hợp đồng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. 1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa  Đối với nền kinh tế toàn cầu  - Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. - Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.  Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia  - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có đủ khả năng đáp ứng. - Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và
  • 7. dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và sự tăng trưởng của nhập khẩu. - Ở các nước kém phát triển, điều cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được. Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.  Đối với sự phát triển của một doanh nghiệp  - Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận với thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình. - Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Sản xuất hàng hóa xuất khẩu giúp doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu thị trường. - Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất
  • 8. lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy. 1.1.3 Hình thức xuất khẩu chủ yếu  Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, trực tiếp kí kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài.  Ưu điểm:  - Doanh nghiệp có thể gặp trực tiếp khách hàng để bàn bạc, thảo luận và ký kết hợp đồng mà không cần thông qua trung gian, ít xảy ra hiểu lầm  đáng tiếc.  - Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận.  - Giao dịch trực tiếp sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu, ý kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót.  - Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động.  Nhược điểm:  - Đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán. - Đòi hỏi cán bộ công nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hóa của thị trường nước ngoài.  - Khối lượng giao dịch mặt hàng phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong giao dịch như: giấy tờ, đi lại, nghiên cứu thị trường,…   Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác): là hình thức bán hàng thông qua trung gian nước ngoài, hình thức này không đòi hỏi có sự tiếp xúc giữa người bán và người mua. Xuất khẩu ủy thác gồm 3 bên: bên ủy thác xuất khẩu, bên nhận ủy thác xuất khẩu và bên nhập khẩu.  Ưu điểm:
  • 9. - Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình. - Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu, mua bảo hiểm,…sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu. - Giúp cho hàng hóa doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập,tránh được rủi ro khi thâm nhập một thị trường mới. Nhược điểm: - Lợi nhuận của doanh nghiệp không được cao do phải chia sẻ lợi nhuận. - Doanh nghiệp có sự lệ thuộc vào trung gian, mất đi sự liên kết với thị trường nước ngoài.  Buôn bán đối lưu: là một trong những phương thức giao dịch trong xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng trao đổi có giá trị tương đương. Trong phương thức xuất khẩu này, mục tiêu thu về là một lượng hàng hóa có giá trị tương đương, do đó phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết hay hàng đổi hàng. Đặc điểm: - Việc mua sẽ làm tiền đề cho việc bán và ngược lại. - Vai trò của đồng tiền sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. - Mục đích trao đổi là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị. Ưu điểm: - Tránh được sự kiểm soát của Nhà nước về vấn đề ngoại tệ và loại trừ sự ảnh hưởng của biến động tiền tệ. - Khắc phục được tình trạng thiếu ngoại tệ trong thanh toán. - Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu nhưng có thể kể đến hai loại hình buôn bán đối lưu hay được sử dụng đó là: hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ. - Yêu cầu trong buôn bán đối lưu:  Phải đảm bảo bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.
  • 10.  Cân bằng trong buôn bán đối lưu:   Cân bằng về mặt hàng: nghĩa là hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng tồn kho khó bán đổi lấy hàng tồn kho khó bán.   Cân bằng về trị giá và giá cả hàng hoá: tổng giá trị hàng hoá trao đổi phải cân bằng và nếu bán cho đối tác giá cao thì khi nhập cũng phải nhập giá cao và ngược lại.   Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì nhập phải CIF, nếu xuất khẩu FOB thì nhập khẩu FOB.   Hình thức gia công quốc tế: là hình thức trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.  - Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức này mà có  được một nền công nghiệp hiện đại chẳng hạn như: Hàn Quốc, Thái Lan,  Singapore…  - Hiện nay trên thế giới có các hình thức gia công quốc tế: - Xét theo sự quản lý nguyên vật liệu:   Gia công quốc tế bán nguyên vật liệu – mua sản phẩm: Bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm.   Gia công quốc tế giao nguyên liệu nhận sản phẩm: Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công,
  • 11. sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. - Xét theo giá gia công:  Gia công theo giá khoán: Trong đó người ta xác định một mức giá định mức cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức.   Gia công theo giá thực tế : Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thu lao gia công.  Xuất khẩu tại chỗ: là hàng hoá do các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.  - Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ: là doanh nghiệp bán hàng cho thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng hoá từ doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, trong hợp đồng phải nêu rõ hàng được giao nhận tại Việt Nam và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hoá.   Hình thức tạm nhập tái xuất: Là việc xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu về nước nhưng chưa hề qua gia công chế biến, cải tiến lắp ráp.  1.2 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu  - Hợp đồng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.   Đặc điểm:
  • 12.  Hàng hóa- đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.   Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ.   Chủ thể hai bên của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý.   Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa đƣợc phép mua bán theo quy định pháp luật.   Về hình thức thực hiện hợp đồng có các loại   Hình thức văn bản   Hình thức miệng   Hình thức mặc nhiên   Các điều kiện giao dịch trong buôn bán quốc tế   Điều kiện tên hàng (Commodity)   Điều kiện phẩm chất (Quanlity)   Điều kiện số lượng (Quantity)   Điều kiện bao bì (Packing)   Điều kiện giá cả (Price)   Điều kiện giao hàng (Shipment)   Điều kiện vận tải (Delivery)   Điều kiện trả tiền (Payment)   Điều kiện khiếu nại (Claim)   Điều kiện bảo hành (Warranty)   Điều kiện về trường hợp miễn trách nhiệm (Force Majure)   Điều kiện trọng tài (Abitration) 1.2.1 Vai trò của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. - Hợp đồng ngoại thương là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra. - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý, trung tâm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh…
  • 13. - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: cơ quan thuế, hải quan,…thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan. - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quy định quyền và nhiệm vụ của các bên trong trao đổi hàng hóa. 1.2.2 Nội dung của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. - Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa có hai phần: - Những điều cần trình bày (Representations) :  Số hợp đồng (Contract No.)   Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng   Tên và địa chỉ hai bên mua bán   Những điều khoản và điều kiện (Terms and Conditions)   Các điều khoản thương phẩm: tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì,…   Các điều khoản tài chính: giá cả và cơ sở giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán,…   Các điều khoản vận tải: điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng,…   Các điều khoản pháp lý: luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài,… 1.3 Cơ sở pháp lý 1.3.1 Nguồn luật quốc tế - Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (còn gọi là Công ước CISG – United Nations Convention on Contracts for the International Sales of Good) được kí ngày 11/4/1980 tại Viên. - Công ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. - Công ước Rome ngày 19/6/1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. 1.3.2 Nguồn luật quốc gia
  • 14. - Luật Dân sự - Luật Thương mại 2005 - Luật Hải quan ngày 23 tháng 06 năm 2014, số 54/2014/QH13 - Luật Doanh nghiệp 2005 - Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 14 tháng 06 năm 2005 - Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan - Nghị định 187/2013/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý- mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. - Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - Quyết định về việc ban hành quy định thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu số 1996/QĐ - TCHQ - Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1.3.3 Tập quán quốc tế - Incoterms (International Commercial Terms ) do phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành năm 1936. - Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 600).
  • 15. 1.4 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu  Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng - Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại, doanh nghiệp cần phải nhận biết hàng hóa kinh doanh, nắm vững thị trường và lựa chọn khách hàng. - Nhận biết hàng hóa là phải hiểu rõ về giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, những yêu cầu của thị trường về quy cách phẩm chất bao bì, cách trang trí bên ngoài, lựa chọn phân loại. - Nắm vững thị trường nước ngoài về điều kiện chính trị - thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước.  Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp lập phương án kinh doanh cho mình như sau: - Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phát họa tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. - Lựa chọn mặt hàng và phương thức kinh doanh phải mang tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan. - Đề ra mục tiêu cụ thể như sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán, thâm nhập vào thị trường nào.
  • 16.  Tổ chức đàm phán kí kết hợp đồng Đàm phán ký kết hợp đồng là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, điều kiện thực hiện những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó. Đồng thời nó quyết định tính khả thi hay không của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp đồng được ký kết. Hình thức của đàm phán trong hoạt động xuất khẩu: - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: đàm phán bằng cách này có hiệu quả nhất. Hai bên trực tiếp gặp gỡ, cùng thống nhất với những điều khoản còn vướng mắt. Nhưng hình thức này không thuận lợi cho khách hàng ở xa. - Đàm phán thông qua thư tín: đây là hình thức sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong đàm phán do chi phí thấp và hiệu quả mang lại tương đối cao. - Đàm phán thông qua điện thoại: dùng trong những trường hợp thật cần thiết do chi phí cao. - Đàm phán có các hình thức khác nhau nhưng thường tuân theo các bước sau: chào hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận.  Chào hàng: chào hàng là việc người bán thể hiện thiện chí bán hàng của mình thông qua việc thông báo cho khách hàng: tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả, số lượng,...chào hàng có hai loại: chào hàng tự do và chào hàng cố định.   Hoàn giá: Khi người mua nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá. Khi có hoàn giá thì chào hàng trước đó coi như bị hủy bỏ.   Chấp nhận: Sự đồng ý hoàn toàn mọi điều khoản của chào hàng mà bên kia đưa ra. Lúc này, hợp đồng được thành lập.   Xác nhận: Văn kiện do bên mua hoặc bên bán đưa cho bên kia thể hiện sự thống nhất với nhau về những điều khoản được thỏa thuận. Xác nhận được lập thành hai bản có chữ ký hai bên, mỗi bên giữ một bản.  Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
  • 17. - Sau ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khách hàng, doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. - Trình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước: Sơ đồ 1.2 Quy trình xuất khẩu hàng hóa  Xin giấy phép xuất khẩu: giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện nay thủ tục xin giấy phép được thay đổi theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Giấy phép xuất khẩu được cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của thông tư 38/2015/TT- BTC. Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra
  • 18. chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.  Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu: chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu là một công việc rất quan trọng, tùy theo từng đối tượng mà có nội dung công việc khác nhau. Người xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, công việc này bao gồm ba công đoạn chủ yếu:  - Thu gom hàng tập trung thành một lô xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu tổ chức thu mua hàng hóa bằng nhiều biện pháp khác nhau như nhập nguyên liệu về gia công, sản xuất xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với đơn vị sản xuất hàng hóa, tổ chức đại lý thu mua hoặc nhận xuất khẩu ủy thác.   - Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: căn cứ theo yêu cầu của hợp đồng đã kí, bao bì vừa phải đảm bảo bao giữ được phẩm chất hàng hóa, vừa phải thuận tiện cho việc bốc xếp, vận tải, phù hợp với mặt hàng và yêu cầu của hàng hóa xuất khẩu.  - Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu, những ký hiệu được ghi mặt ngoài của bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa.   Kiểm tra hàng để xuất khẩu:Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng…(tức kiểm nghiệm). Nếu hàng xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (tức kiểm dịch), việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành qua hai cấp: cấp cơ sở và cấp cửa khẩu.Trong đó việc kiểm tra cở sở đóng vai trò quyết  định còn kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra của cơ sở.  - Việc kiểm tra ở cơ sở là do KCS tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa. Nên giấy chứng nhận phẩm chất ở cơ sở bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Việc kiểm dịch ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc trạm thú y thực hiện.
  • 19. - Trong nhiều trường hợp theo quy định nhà nước hoặc theo yêu cầu của người mua, việc giám định đòi hỏi đƣợc thực hiện bởi một tổ chức giám định độc lập. Ví dụ: Vinacontrol, Foodcontrol, công ty giám định Sài Gòn (SIC),…  Thuê phương tiện vận tải: Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu quy định việc người bán thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến địa điểm đích. Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là: (CIF, CFR, CIP, CPT, DAT, DAP, DDP) thì người xuất khẩu tiến hành thuê phương tiện vận tải. - Nếu hợp đồng quy định việc người mua thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến địa điểm đích (EXW, FCA, FAS, FOB) thì người nhập khẩu tiến hành thuê phương tiện vận tải. - Tùy từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu lựa chọn một trong các phương thức thuê tàu như:  Phương thức thuê tàu chợ (Liner): tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch trình định trước.   Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter): tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu.  Mua bảo hiểm hàng hóa: Khi xuất khẩu theo các điều kiện CIF hoặc CIP hoặc nhóm điều kiện D thì người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa. Nếu bán hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán phải mua bảo hiểm theo đúng điều kiện đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc L/C (nếu có). Nếu trong hợp đồng hoặc L/C không có quy định cụ thể thì người bán chỉ cần mua theo điều kiện tối thiểu. Nếu bán hàng theo các điều kiện thuộc nhóm D thì người bán phải lựa chọn điều kiện sao cho đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả kinh tế nhất.   Làm thủ tục hải quan: Đây là hình thức bắt buộc đối với mỗi loại hàng hóa xuất khẩu, gồm quá trình khai hải quan điện tử và khai báo hải quan.
  • 20.  Giao hàng cho người vận tải: Hàng xuất khẩu ở nước ta chủ yếu  được giao bằng đường biển, việc giao hàng và xếp hàng lên tàu do hãng tàu đảm nhận và chủ hàng chịu chi phí. Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, hãng tàu lập biên bản tổng kết giao nhận và lập hồ sơ hàng đã xếp lên tàu cho người gởi hàng. Thuyền phó cấp cho chủ hàng biên lai và xác nhận hàng đã nhận xong. Trong đó xác nhận số kiện, ký hiệu, mã hiệu, tình trạng hàng bốc lên tàu, cảng đến… Trên cơ sở biên lai thuyền phó chủ hàng đổi lấy Bill of Lading.  - Nếu gởi hàng bằng đường hàng không hoặc ô tô, người xuất khẩu ký kết hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sở giao hàng: CIP, CPT…) giao hàng cho người vận chuyển (tùy theo quy định của hợp đồng), cuối cùng, lấy vận đơn.  - Ở Việt Nam hiện nay gởi hàng bằng đường hàng không chủ yếu được thực hiện qua các công ty, đại lý giao nhận, vận tải. Nên công việc của chủ hàng trở nên đơn giản hơn.  - Nếu gửi hàng bằng đường sắt, người xuất khẩu hoặc giao hàng cho đường sắt (nếu là hàng lẻ) hoặc đăng ký toa xe, bốc hàng lên toa xe rồi giao cho đường sắt (nếu là hàng nguyên toa) cuối cùng nhận vận đơn đường sắt.  - Giao hàng bằng Container chủ yếu có hai phương thức:   FCL/FCLnhận nguyên- giao nguyên (CY-CY)   LCL/LCL nhận lẻ - giao lẻ (CFS-CFS) - Hiện nay, các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng gởi hàng thông qua các LSP (Logistcs Service Provider). - Người cung cấp dịch vụ Logistics, quy trình này giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.  Lập bộ chứng từ thanh toán: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để đòi tiền hàng. Yêu cầu của bộ chứng từ này là chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C về nội dung và hình thức (nếu thanh toán bằng L/C), nếu thanh toán theo các phương thức khác thì theo yêu cầu của hợp đồng hoặc của ngân hàng.
  • 21. - Bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm:  Hối phiếu (Bill of Exchange)   Vận đơn đường biển (Bill of Lading)   Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)   Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)   Hợp đồng (Sale Contract)   Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)   Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin)   Phiếu đóng gói ( Packing List)   Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)   Giấy kiểm dịch động vật ( Animal Sanitary Inspection Certificate)   Giải quyết khiếu nại (nếu có)  Giải quyết khiếu nại: Khi người mua vi phạm hợp đồng, người bán có quyền khiếu nại, hồ sơ khiếu nại gồm: đơn khiếu nại, các chứng từ đi kèm: hợp đồng, hóa đơn thương mại,..   Thanh lý hợp đồng: là biên bản ghi nhận sau khi hợp đồng chấm dứt, bên bán và bên mua xác nhận lại số lượng, chất lượng hàng hóa,các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc và người mua có trách nhiệm thanh toán cho người bán cũng như người bán phải giao hàng cho người mua.
  • 22. CHƯƠNG 2:QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH 2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành - Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển mình và phát triển nhờ Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987.Chính nhờ vậy đã thu hút nguồn đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài điều này góp phần tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển đồng thời góp phần nâng cao đời sống người dân trong giai đoạn 1987- 1992.Trong những năm cuối giai đoạn này, kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến rõ rệt, song song với những cơ hội đó tồn tại không ít những thách thức, một trong những thách thức đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của hầu hết các tỉnh thành và Bến Tre cũng nằm trong xu hướng chung đó, một tỉnh được mệnh danh là xứ dừa. - Bến Tre nổi tiếng với kẹo dừa, cơm dừa, đồ thủ công mỹ nghệ, …và rất rất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó các phần còn lại của dừa chưa sử dụng hết như nước dừa, vỏ dừa… Hàng triệu lít nước dừa dư ra đã cuốn mình lẫn vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường tầm trọng ,đẩy vấn đề môi trường lên mức đáng báo động. - Đầu năm 1993, nền kinh tế Việt Nam gia nhập sâu rộng vào sân chơi kinh tế ASIAN và thế giới, giao thương ngày càng nhộn nhịp và thuận tiện hơn, cũng từ lúc đó sản phẩm Thạch Dừa được du nhập vào Việt Nam, sản phẩm Thạch Dừa với nguyên liệu chính là nước dừa, nhờ đó để góp phần kéo giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa góp phần tạo việc làm cho người dân, vừa muốn nâng cao giá trị và thương hiệu xứ dừa của tỉnh nhà. Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh ra đời và hoạt động kinh doanh cho tới hiện nay. 2.1.2 Quá trình phát triển
  • 23. Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu, quá trình kinh doanh cho tới nay có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: 1993-1998 - Tiền thân Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh là một cơ sở kinh doanh nhỏ với diện tích nhà xưởng 150m2, sản phẩm làm ra là Thạch thô và chỉ kinh doanh trong nước. Với quy mô nhỏ và công suất sản xuất hạn chế do hệ thống máy móc quá lạc hậu và thiếu kinh nghiệm do đó việc kinh doanh trong giai đoạn này hết sức khó khăn, tồn tại 2 thách thức đáng chú ý: thứ nhất là năng suất kém, thứ hai là đầu ra thị trường còn khó khăn. - Với quyết tâm học hỏi, nghị lực nghiên cứu khám phá, cuối cùng ông Vinh chủ cơ sở đã tìm ra công thức làm tăng năng suất cho sản phẩm Thạch Dừa cũng như đã thành công trong việc chế tạo ra máy móc chuyên dụng phục vụ quá trình sản xuất. Giai đoạn 2: 1999- 2010 - Năm 1999, Nhà nước đã ban hành chính sách cho phép Thương Nhân trong nước được xin đăng ký Pháp nhân có quyền xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài thay vì qua hình thức ủy thác như trước. - Năm 2000, Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh đăng ký chuyển thành Doanh nghiệp tư nhân Trương Phú Vinh với chức năng kinh doanh sản xuất xuất khẩu trực tiếp, đánh dấu bước chuyển mình của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây mới nhà xưởng diện tích lên đến 1000m2cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là bước đệm cho quá trình sản xuất ngày càng hoàn thiện và năng suất ngày một tăng. Tiêu biểu nhất là dung máy chạy chân không dùng để sản xuất nước dừa cô đặc, một trong những sản phẩm tạo danh tiếng cho doanh nghiệp và dùng nồi hơi dẫn hơi nóng trong quá trình sản xuất, điểm đặc biệt là không sử dụng nhiệt từ củi, gas trực tiếp có thể làm mất đi màu, mùi vị của sản phẩm. - Việc đầu tư mở rộng sản xuất, với tư duy định hướng xuất khẩu lấy uy tín chất lượng làm đầu, sản phẩm Thạch dừa của doanh nghiệp đã dần dần chinh phục các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nam Phi, Đài Loan cũng
  • 24. như những thị trường gần gũi như Campuchia, Trung Quốc…Tại thời điểm này, doanh nghiệp đã vươn lên thành một trong những nhà xuất khẩu mạnh nhất trong lĩnh vực chế biến Thạch dừa. Giai đoạn 3: 2011 cho đến hiện nay - Năm 2011 doanh nghiệp Tư nhân Trương Phú Vinh được chuyển thành Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và duy trì hoạt động cho tới hiện tại. - Tính đến thời điểm này, Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh có: - Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TRƯƠNG PHÚ VINH - Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER COMPANY LIMITED - Te n đơn vi vie t ta t: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO ., LTD - Logo: - Đi ach tru sơ ch nh: 348D, Nguye n Đ nh Chie u, Phu Chie n, Phu Hưng, Tp. Be n Tre - MST: 1300277043 - Đie n thoa i: 0753.829. 530 - Fax: 0753.812.406 - Email: tpvnscb@yahoo.com.vn - Trong giai đoạn này diện tích nhà xưởng của doanh nghiệp là 2500m2. Nhà xưởng đã được ốp toàn bộ gạch men đạt chuẩn chế biến nông sản xuất khẩu. Công suất chế biến sản phẩm Thạch Dừa đạt 7000 tấn/năm và sản phẩm đầu ra được bao tiêu trên 80%. Hiện tại doanh nghiệp có trên 100 lao động làm việc tại xưởng và hàng trăm lao động hợp tác gia công
  • 25. tại gia.Toàn bộ nhà xưởng được quản lý bằng 20 camera giám sát ở các khâu trọng yếu. - Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng quy mô kinh doanh nhập khẩu nguyên phụ liệu làm giày tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kho bãi đặt tại khu công nghiệp Tân Kim. 2.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh  Buôn bán nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống cụ thể là bán buôn, xuất nhập khẩu nông sản chế biến và các sản phẩm từ dừa. Bán buôn xuất nhập khẩu thạch dừa.   Sản xuất đồ uống không cồn (nước khoáng).   Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt cụ thể là sản xuất lương thực, thực phẩm (đóng hộp).   Bán buôn đồ uống cụ thể bán buôn xuất nhập khẩu đồ uống không cồn.   Bán buôn thực phẩm cụ thể bán buôn, xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm (đóng hộp).   Nhập khẩu hóa chất dùng trong sản xuất và bảo quản hàng xuất khẩu (trừ các hóa chất có tính độc hại mạnh).   Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu giày da.   Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu túi xách.   Sản xuất các sản phẩm từ dừa, sản xuất thạch dừa.  - Mục tiêu hoạt động của Công ty: là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và pháp luật. 2.2.2 Chức năng - Xuất khẩu: chế biến, sản xuất, kinh doanh hàng nông sản và các sản phẩm từ dừa như thạch dừa, dầu dừa và nông sản như: ớt xanh, tắc,… nhưng lấy Thạch Dừa và Dầu dừa làm chủ lực.
  • 26. - Nhập khẩu: nhập khẩu kinh doanh nguyên phụ liệu làm giày, dép, túi xách cho ngành công nghiệp sản xuất và nguyên liệu chất bảo quản hàng nông sản xuất khẩu. 2.2.3 Nhiệm vụ - Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Sản xuất chế biến nông sản đặc biệt là thạch dừa thành phẩm để xuất khẩu. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. - Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng qui định của nhà nước về tài chính và quản lý xuất nhập khẩu. 2.3 Cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự 2.3.1 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1 Bộ máy tồ chức quản lý của công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh 2.3.2 Chức năng chính của các bộ phận - Giám đốc: là chủ cũng đồng thời là người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp. Toàn quyền điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động và đề ra phương hướng phát triển Công ty.
  • 27. - Chi nhánh(phòng kinh doanh xuất nhập khẩu): một phần của doanh nghiệp, được phân quyền điều hành việc kinh doanh hàng nhập khẩu cũng như quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu. - Phòng nhân sự và tổ chức: thực hiện việc tuyển dụng và sắp xếp lao động vào những vị trí mà doanh nghiệp cần cũng như tổ chức đào tạo khen thưởng các chính sách cho lao động. - Phòng kế toán: ghi chép, lưu giữ các số liệu về các chi phí đầu ra và đầu vào cũng như hạch toán và báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật. - Nhà máy sản xuất:  Phân xưởng 1: tập trung sản xuất các sản phẩm phục vụ cho kinh doanh nội địa.   Phân xưởng 2: chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.  - Xưởng làm thạch thô: dùng nước dừa, cấy men tạo ra thạch thô dùng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất. 2.3.3 Nhân sự - Tổng số CBCNV của công ty là: 120 người - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 12 người, chiếm 10% - Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp: 15 người, chiếm 12,5% - Công nhân kỹ thuật: 8 người, chiếm 6,67% - Lao động phổ thông: 85 người, chiếm 70,83% - Và hàng trăm lao động nhận gia công tại gia Với cơ cấu nhân sự như trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu hoạt động và sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên tổ chức các công tác đào tạo và chăm lo đời sống cho người lao động. Ngoài ra, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các phúc lợi và luôn có chế độ khen thưởng đặc biệt cho những cá nhân hoặc phòng ban có thành tích đặc biệt góp phần vào sự phát triển của Công ty. 2.3.4 Sản phẩm chủ lực
  • 28. Hình 2.1Thạch dừa nguyên liệu Hình 2.2Dầu dừa Hình 2.3Thành phẩm 2.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.4.1 Thực trạng xuất khẩu của công ty
  • 29. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh giai đoạn 2014 – 2016 (Đơn vị tính: Triệu đồng) (Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ) Nhận xét: - Nhìn chung, hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 có nhiều biến động. Theo số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014- 2016 như sau:  Doanh thu của Công ty qua các năm liên tục thay đổi, năm 2014 và 2015 doanh thu của Công ty tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2016 là năm Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả vượt bậc với doanh thu đạt 31.672,3 triệu đồng tăng 25,72% so với năm 2015 . Sở dĩ có được thành công trên là do uy tín và trên 20 năm kinh nghiệm hoạt động. Công ty đã có một lượng khách hàng quen thuộc, trung thành nhất định. Cùng với đó là sự hoạt động có hiệu quả của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các phòng ban khác, đã đem về nhiều hợp đồng đặt hàng mới có giá trị cao.   Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 - 2016 có nhiều chuyển biến rõ rệt, đặc biệt chi phí tăng cao vào năm 2016 với tốc độ chóng mặt 16,11% so với năm 2015. Có nhiều nguyên nhân dẫn  đến việc tăng vượt bậc chi phí sản xuất này, đó là do cải thiện các máy
  • 30. móc thiết bị, biến động về chi phí nguyên vật liệu và có sự điều chỉnh lớn về lương của công nhân.  Tình hình tăng trưởng lợi nhuận của Công ty không ổn định, năm  2015 lợi nhuận của Công ty giảm mạnh chỉ còn 885,6 triệu đồng giảm 49,15% so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016 thì lợi nhuận được tăng rất cao lên đến 3.449,6 triệu đồng tăng 289,51% so với năm 2015. Điều này cho thấy khả năng quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như duy trì quan hệ với lượng khách hàng truyền thống rất tốt. 2.4.2 Phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu thạch dừa trong giai đoạn 2014 -2016 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thạch dừa từ 2014 - 2016 (Đơn vị tính: USD) (Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ) Nhận xét: - Nhìn chung tình hình xuất khẩu thạch dừa của Công ty có sự biến động mạnh, sản lượng thạch dừa xuất khẩu năm 2014 là 3.240 tấn, sang năm 2015 sản lượng thạch dừa xuất khẩu đạt 3.185 tấn, giảm 1.69% so với năm 2014. Tổng giá trị đạt được năm 2015 chỉ là 880.706,3 USD, giảm 10,33% so với năm 2014. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh mẽ trong doanh thu xuất khẩu thạch dừa là do Công ty gặp khó khăn từ khâu thu mua trái dừa nguyên liệu ,cạnh tranh các doanh nghiệp cùng ngành (vì giá dừa trái sụt giảm mạnh, giá bán thấp lại luôn bấp bênh, do đó dẫn đến sự sụt giảm diện tích dừa một phần vì năng suất thấp, dịch bọ dừa (Brontisspa longissima) xuất hiện và gây hại trên toàn bộ diện tích trồng
  • 31. dừa ở Phía Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng dừa của cả nước). - Nhưng sau đó nhờ chính sách về giá, tăng thu mua, cải tiến trang thiết bị và bằng sự đa dạng hóa sản phẩm bên cạnh đó nắm bắt được nhu cầu nhập khẩu lớn của các nước Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Công ty đã nắm bắt cơ hội ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu với giá cao, đem lại nguồn kim ngạch đáng kể cho Công ty. Sang năm 2016, sản lượng thạch dừa xuất khẩu của Công ty là 3.824 tấn, tăng 36,1% so với năm 2015. Tổng giá trị đạt được năm 2016 là 1.147.548 USD, tăng 30% so với năm 2015. Tóm lại, tình hình xuất khẩu thạch dừa của Công ty phụ thuộc nhiều vào quá trình thu mua dừa nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, giá cả trong nước còn bấp bênh, chi phối mạnh mẽ bởi nhu cầu của thị trường thế giới. 2.4.3 Cơ cấu thị trường của công ty Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường của công ty trong giai đoạn 2014- 2016 (Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Vụ)
  • 32. 70 60 50 40 2014 30 20 10 2015 2016 0 ĐÀI LOAN TRUNG QUỐC INDONEXIA THỊ TRƯỜNG KHÁC Biểu đồ 2.1 Biểu đồ xuất khẩu của doanh nghiệp qua các thị trường Nhận xét: Thông qua bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy rằng Đài Loan là khách hàng đầy tiềm năng của Công ty. Hằng năm, công ty có được nhiều lợi nhuận từ phía khách hàng này. Điều này chứng tỏ rằng, khách hàng trong tương lai của Công ty là Đài Loan. Bên cạnh đó Công ty cũng nên phát triển các thị trường như Trung Quốc, Indonexia,...và không nổ lực tìm kiếm nhiều khách hàng mới khác khiến lợi nhuận Công ty tiếp tục phát triển. 2.5 Phân tích quy trìnhtại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh Lô hàng mà doanh nghiệp thực hiện thạch dừa nguyên liệu loại I được ký với PURESUN TRADING CO., LTD ký ngày 10/01/2017, số Hợp đồng TPV 01/EX, giá CFR, thanh toán theo L/C.
  • 33. 2.5.1 Quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container tại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh Sơ đồ 2.2 Quy trình xuất khẩu thạch dừa nguyên container tại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh Lập chứng từ Đàm phán, kí Nhận và kiểm (commercial kết hợp đồng tra L/C invoice, packing list) Khai Hải Đổi lệnh Thuê phương Quan điện tử ( Đóng hàng lấy tiện vận tải Ecus5 Vnaccs) container Mở tờ khai Thanh lý Làm và lấy vận đơn HQGS và vô thông quan (B/L) sổ tàu Tập hợp bộ chứng Photo và gửi bộ Xin giấy chứng nhận chứng từ cho nguồn gốc xuất xứ từ đi thanh toán nhà nhập khẩu (Nguồn: Thực hiện theo 138/2015/TT-BTC) 2.5.2 Phân tích các bước trong quy trình 2.5.2.1 Đàm phán, ký kết hợp đồng - Tiến hành đàm phán theo phương án gián tiếp là sử dụng email,fax, điện thoại… thường dùng cho những hợp đồng có giá trị tương đối và những khách hàng quen lâu năm và có uy tín cao. Ưu điểm là chi phí thấp, nhưng có độ rủi ro cao và hạn chế khả năng thấu hiểu đối tác. - Sau khi ban giám đốc đàm phán với đối tác Puresun phía Đài Loan và kèm theo bảng chào giá (Offer) trong đó ghi về tên hàng, giá và một số điều kiện kèm theo. Qua quá trình thương lượng với đối tác sau đó tiến tới thỏa thuận xác lập hợp đồng giữa hai bên một hợp đồng xuất khẩu:  Số hợp đồng: TPV 01/EX
  • 34.  Ngày, tháng, năm: JAN, 10th 2017   Bên bán: TRƯƠNG PHÚ VINH ONE MEMBER CO.,LTD Địa chỉ- số điện thoại- số fax- email   Bên mua: PURESUN TRADING CO.,LTD Địa chỉ- số điện thoại- số fax- email   Mặt hàng: thạch dừa nguyên liệu loại 1   Đơn giá: USD 0.6/KGS CFR Any Port, TAIWAN   Phương thức thanh toán: L/C   Thời gian hết hạn hợp đồng: 15/03/2017 (Phụ lục 1)  - Hợp đồng tương đối hoàn chỉnh. Vì đây là khách hàng truyền thống lâu năm,có uy tín cao và chưa có xảy ra tranh chấp cho nên những quy định trong hợp đồng cũng đơn giản hơn. 2.5.2.2 Nhận và kiểm tra L/C - Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng, sự phù hợp các điều kiện giữa L/C với hợp đồng là cần thiết. Công ty chỉ chấp nhận L/C khi được Ngân hàng thông báo, vì L/C được ngân hàng thông báo có thể kiểm tra tính chân thực của L/C. - Ngoài ra, các điều khoản không thể thực hiện thì cần phải thông báo cho bên phía đối tác để điều chỉnh ngay. - Sau khi nhận được L/C từ Ngân hàng thông báo Vietin Bank chi nhánh Bến Tre, người bán tiến hành kiểm tra kĩ các nội dung của L/C xem có đúng với những điều kiện đã ghi trong hợp đồng đã được ký kết hoặc những yêu cầu ghi trong L/C có phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp hay không, kiểm tra các nội dung trên L/C gồm:  Loại L/C: không hủy ngang.   Số L/C: 17UV200001MF691.   Ngày mở L/C: 03/01/2017.   Ngày và nơi hết hạn hiệu lực: 03/04/2017 IN THE BENEFICIARY’S  COUNTRY
  • 35.  Tên và địa chỉ người mở: PURESUN TRADING CO., LTD NO.5-4,ALLEY 10, LANE 30, TUNG AN ROAD, TAINAN, TAIWAN   Tên và địa chỉ người thụ hưởng: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO., LTD 348D NGUYEN DINH CHIEU ST, PHU HUNG VILLAGE, BEN TRE PROVINCE  Số tiền và loại tiền: USD 38232   Chứng từ khi thanh toán:   SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 3 COPIES INDICATING THIS CREDIT NUMBER.   FULL SET OF CLEAN ON BOARD MARINE BILLS OF LADING MADE OUT TO THE ORDER OF TAIWAN BUSINESS BANK NOTIFY APPLICANT, MARKED.   ‘FREIGHT PREPAID’ AND INDICATING THIS CREDIT NUMBER AND  SHIPMENT.   SIGNED PACKING LIST IN 3 COPIES.   Giao hàng từng phần: ALLOWED   Chuyển tải: ALLOWED   Cảng đi: ANY PORT OF HOCHIMINH, VIETNAM   Cảng đến: ANY PORT, TAIWAN   Thời hạn cuối cùng giao hàng: 13/03/2017   Các điều kiện khác…  - Sau khi kiểm tra người bán không thấy sai sót và có khả năng thực hiện L/C. Người bán sẽ chấp nhận L/C, chuẩn bị hàng hóa và chứng từ giao cho người mua.Dựa trên L/C (Phụ lục 2) người bán phải chuẩn bị các chứng từ xuất trình cho ngân hàng :  Bill of Exchange( 2 bản)   Commercial invoice đã ký ( 3 bản)   B/L 3 bản gốc và 3 bản sao   Packing list đã ký ( 3 bản)
  • 36. - Nếu người bán xuất trình đầy đủ bộ chứng từ Ngân hàng yêu cầu thì sau đó Ngân hàng sẽ đưa lại cho nhà xuất khẩu phiếu xuất trình chứng từ L/C xuất khẩu ( Phụ lục 3). Lưu ý: tất cả các Bộ chứng từ gốc đều phải copy và gửi mail cho đối tác. 2.5.2.3 Lậpchứng từ (Commercial invoice, packing list) Sau khi bên xuất kiểm tra L/C và chắc rằng có đủ số lượng hàng cũng như khả năng thực hiện các yêu cầu trong L/C, thì theo đó tiến hành lập bộ chứng từ: commercial invoice, packing list. Hóa đơn thương mại bao gồm một số nội dung cơ bản sau đây: - Số hóa đơn: TPV01-3/EX - Ngày, tháng lập hóa đơn: 17/02/2017 - Người nhận hàng: TO THE ORDER OF TAIWAN BUSINESS BANK - Số L/C: 17UV200001MF691 - Tên tàu, số chuyến: AMALIA C 021B - Cảng đi: CATLAT PORT, VIET NAM - Cảng đến: TAICHUNG PORT, TAIWAN - Tên hàng:COCONUT SAP AND EXTRACT ( CLASS A) - Số lượng: 15930 KG - Đơn giá: USD 0.60/KG - Tổng giá trị hợp đồng: USD 9558 - Điều kiện giao hàng: CFR - Đồng tiền thanh toán: USD (Phụ lục 4) Ngày, tháng lập hóa đơn thương mại theo thông lệ kinh doanh quốc tế thì ngày lập hóa đơn xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày xuất khẩu thì mới phù hợp với bộ chứng từ hải quan và khi thanh toán theo L/C ngày Invoice phải: - Trùng hoặc sau ngày phát hành L/C ( 03/01/2017) - Trước ngày hết hạn hiệu lực (03/04/2017) Do đó vào ngày đóng hàng 17/02/2017 người bán lập Comercial Invoice.
  • 37. Trường điện 45A L/C có quy định rõ ràng điều kiện giao hàng: CFR ANY PORT TAIWAN thì khi lập Invoice có thể hiện điều kiện giao hàng là CFR và một cảng ở TAIWAN. Trường 46A L/C quy định: “SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 3 COPIES INDICATING THIS CREDIT NUMBER” điều này chỉ ra rằng người bán phải lập Invoice thành 3 bản ký đóng dấu và có thể hiện số L/C: 17UV200001MF691 Commercial Invoice phải thể hiện mô tả hàng hóa một cách chính xác theo L/C quy định (Trường 45A trong L/C) và là mặt hàng thực tế xuất khẩu: “ COCONUT SAP AND EXTRACT (CLASS A)” Trên Commercial Invoice thể hiện đơn giá và trị giá hàng hóa thực giao. Đồng tiền thể hiện trên Commercial Invoice phải là đồng tiền thể hiện trong L/C. Trường 32B: Currency Code, Amount: USD 38232 thì Commercial Invoice cũng phải ghi đồng tiền tính giá là USD, giá trị hàng hóa thực giao ở đây là : USD 9558 Notify applicant lấy thông tin từ trường 50 của L/C Consignee phải ghi “to the order of”: tên ngân hàng bên mua: “TAIWAN BUSINESS BANK” Cũng theo trường 46A, người bán phải lập packing list thành 3 bản ký đóng dấu thể hiện một số nội dung sau: Số và ngày, consignee, notify applicant, số L/C, số vận đơn, số container, số seal, cảng đi, cảng đến, tên hàng hóa, trọng lượng hàng hóa,…(Phụ lục 5) Packing list được lập khi đóng gói hàng hóa, là một trong những chứng từ cần thiết chỉ ra cách thực đóng gói hàng hóa, kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một container. Packing list được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hóa ở đây kiện hàng được chia ra làm 118 phi, mỗi phi chứa 135kg với tổng trọng lượng tịnh là 15930 kg.
  • 38. Trên Commercial Invoice và Packing list tuy giống nhau ở một số nội dung nhưng có chức năng hoàn toàn khác nhau: - Commercial Invoice được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều việc khác nhau: Commercial Invoice được xuất trình cho ngân hàng, làm bảo hiểm cho lô hàng, xuất trình cho hải quan để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa. - Packing list là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (container) được chức năng chính là chỉ ra cách thức đóng gói hàng hóa. Ngoài ra, Packing list còn dùng để làm Bill of Lading 2.5.2.4 Thuê phương tiện vận tải Do hợp đồng ký kết theo điều kiện CFR Incoterms 2010 thì trách nhiệm thuê tàu là do bên bán chịu. Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ liên hệ với bộ phận sale hãng tàu để book tàu, chọn ngày tàu chạy và thỏa thuận giá cước vận chuyển. Với lô hàng này DN chọn hãng tàu Yang Ming line (địa chỉ: tầng 19, Ree Tower, quận 4). Sale hãng tàu dựa trên những nội dung do doanh nghiệp cung cấp làm thành Booking note (kèm mẫu Container Packing List) rồi gửi qua mail. Một số thông tin cần lưu ý trên Booking: - Số Booking: YMLUI490309334 - Tên tàu: AMALIA C 021B - Ngày tàu chạy: 21/02/2017 - Cảng đi: CAT LAI - Cảng chuyển tải (nếu có) - Cảng đến: TAICHUNG - Closing time: trước 15h ngày 20/2/2017 (hết sức quan trọng vì nếu không chú ý đến giờ cắt máng hàng sẽ bị rớt tàu và hãng tàu không chịu trách nhiệm). - Thời gian lưu bãi (quá hạn số ngày cho phép sẽ bị phạt tiền lưu bãi).
  • 39. Nhân viên xuất nhập khẩu kiểm tra các thông tin trên mail được gửi về xem có đúng theo yêu cầu không (nếu không liên hệ hãng tàu để chỉnh sửa). 2.5.2.5 Đổi lệnh lấy container Nhân viên phòng XNK in booking ra 02 bản Booking note (Phụ lục 6) + 1 bản Container Packing List (Phụ lục 7) để lên hãng tàu duyệt Book và nhận Seal. Trước khi duyệt Booking nhân viên xuất phải ghi các thông tin vào Container Packing List như: - Tên đơn vị xuất: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO., LTD - Số container: YMLU 3634975 - Số seal: YMLL 829777 - Tên tàu, số chuyến: AMALIA C 021B - Ngày tàu chạy: 21/02/2017 - Cảng đến: TAICHUNG - Cảng chuyển tải: TAICHUNG - Số vận đơn: YMLUI 490309334 - Tên hàng: COCONUT SAP AND EXTRACT ( CLASS A) - Số lượng: 118 DRUMS - Trọng lượng: 19234 KGS 2.5.2.6 Đóng hàng(đóng tại bãi)=> khai E-port để vào cảng Đến ngày đóng hàng, mang theo booking đã được hãng tàu duyệt và Container Packing List đã điền đầy đủ thông tin đến phòng điều độ Cảng hàng xuất để đăng kí nhận Container và đóng tiền tại bộ phận thương vụ. Sau khi nhận được số container và vị trí, xuống bãi và kiểm tra tình trạng vỏ container, xem xét container sạch hay không, có trầy xước, thủng hay không, chụp hình lại tình trạng container lúc đó. Nếu kiểm tra và thấy container không đạt tiêu chuẩn thì trở lại phòng điều độ và xin đổi container, nếu container tốt thì tiến hành đóng hàng, đến điều độ để in
  • 40. Phiếu cấp rỗng (Phụ lục 8). Sau đó, đưa phiếu cấp rỗng cho xe kéo container về kho để đóng hàng. Trong lúc đóng hàng, nhân viên xuất nhập khẩu tiến hành khai VGM và Packing List hạ cho cảng qua mạng E-PORT, khai VGM cho hãng tàu thông qua website của hãng tàu. Thứ nhất, quy định quan trọng đối với các nhà xuất khẩu là phải khai VGM cho hàng hóa trước khi vào cảng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016. Theo đó, nhân viên điều độ cổng sẽ từ chối container vào cảng nếu VGM không được cung cấp. VGM là tổng trọng lượng của hàng hóa bao gồm trọng lượng hàng hóa, các vật liệu giằng buộc hàng và pallet. Chủ hàng có thể tự cân các pallet chứa hàng hoặc các đơn vị khác(Carton, Bag,…) thông qua các thiết bị cân tiêu chuẩn hoặc dùng phương thức tính toán, tuy nhiên phương thức này cần phải được xác nhận và thông qua bởi một tổ chức có thẩm quyền của nhà nước. Vì thế, để tiết kiệm và làm chủ được thời gian, Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh tiến hành tự cân hàng hóa theo quy định tại kho riêng, với VGM của container là 21584 KGS (vỏ container 2360 kg và tổng trọng lượng hàng là 19234 kg), vì lô hàng lần này được đóng tại kho và vận chuyển đến cảng bằng đường bộ nên nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty sẽ cung cấp VGM cho nhân viên cảng thông qua khai báo trực tiếp trên trang E-Port của cảng để container được tiếp nhận vào cảng. Hàng hóa không có VGM hoặc có khối lượng toàn bộ vượt quá khối lượng toàn bộ ghi trên vỏ container (Max Gross Weight) sẽ không được tiếp nhận vào cảng. Thứ hai, quy định mới áp dụng từ ngày 1/1/2017 container hạ bãi tại cảng Cát Lái phải khai Packing list qua mạng E-Port thì container mới được vào cảng và hạ bãi chờ xuất (Phụ lục 9).
  • 41. 2.5.2.7 Khai hải quan điện tử (ECUS5 – VNACCS) Hình 2.4 Giao diện khai hải quan điện tử - Để khai hải quan điện tử: Tham khảo địa chỉ www.customs.gov.vn.  Các thủ tục đăng ký tham gia hệ thống VNACCS với cơ quan Hải quan gồm một giấy giới thiệu, giấy đăng ký kinh doanh, mẫu đăng ký và nộp tại cơ quan Hải quan (tại Chi cục hoặc Tổng cục).   Có chữ ký số và tài khoản khai báo VNACCS.   Phần mềm đăng ký (được cấp thẩm quyền chỉ định).   Nhân viên khai báo hải quan của Công ty cần phải có các chứng từ sau: Commercial Invoice, Packing List, Booking Note, Hợp đồng.  Quy trình khai báo hải quan điện tử Sơ đồ 2.3 Qui trình khai báo hải quan điện tử
  • 42. Đăng ký thông tin doanh nghiệp Nhập liệu tờ Lấy kết quả phân luồng và khai xuất thông quan Truyền tờ khai Khai chính thức A. Đăng ký thông tin doanh nghiệp - Công ty mở phần mềm ECUS5 >> vào mục hệ thống >> thông tin doanh nghiệp(do lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu bạn đăng ký thông tin doanh nghiệp, bạn hãy nhập đầy đủ, chính xác các thông tin). Hình 2.5Giao diện đăng ký thông tin doanh nghiệp - Các thông tin cần nhập:  Mã XNK: 1300277043.   Tên DN: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Trương  Phú Vinh.
  • 43.  Địa chỉ: 348D Nguyễn Đình Chiểu, Phú Hưng, Bến Tre.   Điện thoại / Fax: 075-3829530.   Người liên hệ: Trung.   Điện thoại liên hệ: 0983766643  Email: ngothotrung@yahoo.com Hình 2.6 Đăng ký thông tin doanh nghiệp sau đó nhấn nút “Đồng ý” để hoàn tất. B. Nhập liệu tờ khai xuất - Đăng nhập vào hệ thống >> chọn mục tờ khai xuất nhập khẩu >> chọn đăng kí mới tờ khai xuất khẩu (EDA) >> tờ khai điện tử hải quan xuất hiện.
  • 44. Hình 2.7 Giao diện đăng ký tờ khai xuất khẩu Đối với tờ khai hàng xuất theo VNACCS gồm có 95 tiêu chí: Các ô “* đỏ” bắt buộc phải điền, các ô xám không cần nhập hệ thống tự động cập nhật. Trong quá trình khai báo, nếu phần nào không rõ, nhân viên khai báo có thể tham khảo “Hướng dẫn nhập liệu” ở góc trái màn hình. Cụ thể theo như hợp đồng TPV 01/EX ta được dữ liệu như sau: 1. Ở thẻ Tab1 “Thông tin chung” a. Nhóm loại hình - Mã loại hình: B11- Hàng xuất kinh doanh. Khi không xác định loại hình chính xác nhập mã loại hình cũ nhấn tab chương trình sẽ tự động chuyển mã hoặc hiện ra những loại hình để chọn. Ngoài ra có thể nhấn vào ô có dấu … hoặc F3 để tìm hiểu trong danh mục. - Cơ quan Hải quan: 02CI – Cơ quan Hải quan là chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn KVI- Đội thủ tục cảng Cát Lái. Ô cơ quan Hải quan, mã bộ phận xử lý tờ khai có thể tham khảo website: www.custuoms.gov.vn. Dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan, hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai. - Mã bộ phận xử lý tờ khai: 02 – Đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu. - Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 – Đường biển (container).
  • 45. Hình 2.8 Thông tin chung b. Phần đơn vị xuất nhập khẩu Ta điền đầy đủ thông tin vào các tiêu chí người xuất khẩu, nhập khẩu (trường hợp này không có người ủy thác xuất khẩu thì để trống). Dựa vào hợp đồng điền thông tin người nhập khẩu: - Tên: FURESUN TRADING CO.,LTD. - Địa chỉ: NO.5-4, ALLEY 10, LANE 30, TUNG AN ROAD, TAINAN, TAIWAN. - Mã nước: TW– TAIWAN. Hình 2.9 Thông tin đơn vị nhập khẩu c. Vận đơn
  • 46. - Số vận đơn: Trong trường hợp này chính là số Booking YMLUI490309334. - Số lượng kiện: 118 kiện Drums(dựa vào hóa đơn thương mại). - Tổng trọng lượng hàng (Gross): 19,234kg (dựa vào hóa đơn thương mại). - Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: 02CIOZZ- điểm lưu hàng hóa xuất khẩu 02CI(vì công ty không có mã kho nên phải sử dụng mã kho của cơ quan Hải quan đăng ký). - Địa điểm nhận hàng cuối cùng: Ta có thể xem trên booking. Trên booking ghi cảng đến là TAICHUNG(TAIWAN) nên có mã TWTXG(2 chữ cái đầu là mã quốc gia, 3 chữ cái sau là mã cảng). - Địa điểm xếp hàng: Ta có thể xem trên booking. Trên booking ghi cảng đi là Cảng Cát Lái có mã VNCLI( 2 chữ cái đầu là mã quốc gia, 3 chữ cái sau là mã cảng ). - Phương tiện vận chuyển: Dựa trên Booking phải là 9999 đối với đường biển, tiếp theo là tên tàu, số chuyến: AMALIA C 021B. - Ngày đi dự kiến: Dựa trên Booking 21/02/2017. Hình 2.10 Thông tin vận đơn d. Chứng từ kèm theo - Ô giấy phép xuất khẩu: Để trống. Vì đây là hàng thông thường (không cần xin giấy phép xuất khẩu), không thuộc quản lý của Bộ Công Thương. e. Thông tin hóa đơn - Phân loại hình thức hóa đơn: Ở đây chọn A- Hóa đơn. Vì khi xuất hàng ta sẽ có Commercial Invoice.
  • 47. - Số tiếp nhận hóa đơn điện tử: Để trống. - Số hóa đơn: Dựa trên chứng từ có sẵn TPV01-3/EX. - Ngày phát hành: Ngày phát hành hóa đơn 17/02/2017. - Phương thức thanh toán: Dựa trên hợp đồng chọn L/C. - Mã phân loại hóa đơn: Chọn A - giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền. - Điều kiện giá hóa đơn: CFR – Tiền hàng và cước phí. - Tổng trị giá hóa đơn: Dựa trên Commercial Invoice: 9,558 - Mã đồng tiền hóa đơn: USD. - Tổng trị giá tính thuế: 9,558. - Mã đồng tiền trị giá tính thuế: USD. Hình 2.11 Thông tin hóa đơn f. Thuế và bảo lãnh - Ô người nộp thuế: 1 - Người xuất khẩu (nhập khẩu). - Ô mã xác định thời hạn nộp: Trường hợp công ty không có bảo lãnh phải nhập D – nộp thuế ngay. - Nếu có bảo lãnh thì nhập mã ngân hàng bảo lãnh, năm ký, ký hiệu chứng từ bảo lãnh, số chứng từ bảo lãnh. Hình 2.12 Thông tin thuế và bảo lãnh
  • 48. Trên thực tế, lô hàng này miễn thuế nên có thể không cần nhập phần thuế và bảo lãnh thuế. g. Thông tin đính kèm Theo luật mới từ tháng 7/2016 thì không cần truyền HYS khi khai hải quan điện tử. h. Thông tin vận chuyển - Ngày khởi hành vận chuyển: Xem trên Booking là ngày 21/02/2017 - Thông tin trung chuyển: Áp dụng cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất hoặc các doanh nghiệp ưu tiên, đưa hàng vào kho bảo thuế khai báo vận chuyển đính kèm tờ khai… nên không cần nhập nội dung này. - Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: Từ ngày 1/1/2017, Doanh nghiệp phải khai địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế 02CIS01 và ngày đến sẽ là ngày tàu chạy. Hình 2.13 Thông tin vận chuyển i. Thông tin hợp đồng Nhập vào thông tin sau: - Số hợp đồng: TPV 01/EX. - Ngày hợp đồng:10/01/2017. - Ngày hết hạn: 15/03/2017. Hình 2.14 Thông tin hợp đồng j. Thông tin khác - Phần ghi chú ( giới hạn 150 kí tự): Nhập vào số L/C: 17UV200001MF691, Số hợp đồng: TPV 01/EX, Ngày 10/01/2017, Tên
  • 49. tàu/số chuyến: AMALIA C 021B, Số container/seal: YMLU3634975/YMLL829777. Hình 2.15 Thông tin khác Sau đó bấm nút ghi và chuyển sang Tab 2. 2. Ở thẻ Tab 2 “ Thông tin container” - Mã địa điểm: Nhập mã địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng, đối với hàng xuất tại cảng Cát Lái thì phải điền 02CIS01 cho cả 2 loại hình: đóng container tại bãi hay hạ cont vô bãi. - Tên:Nhấn taps mặc nhiên ta sẽ có: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. - Số container:YMLU3634975. Hình 2.16 Thông tin container Sau đó bấm ghi chuyển sang tap 3 3. Ở thẻ Tab 3 “Danh sách hàng” Nhập thông tin hàng hóa :người khai có thể nhập thông tin hàng hóa trực tiếp trên danh sách hàng theo các chỉ tiêu sẵn có. - Tên hàng: THACH DUA (NGUYEN LIEU LOAI 1).
  • 50. - Mã HS: 21069099. - Lượng hàng: 15,930. - Đơn giá: 0,6. Hình 2.17 Thông tin danh sách hàng Ô trị giá tính thuế và ô thuế suất (%),thuế suất môi trường,tiền thuế VAT,thuế suất VAT,…: không cần nhập do hệ thống tự động tính sau đó trả về. Bấm ghi màn hình hiển thị đã ghi xong, nhấn ok và đồng thời lúc này EDA sáng lên. C. Truyền tờ khai Sau khi nhập xong thông tin tờ khai nhấn nút nghiệp vụ khai trước thông tin tờ khai (EDA), hệ thống sẽ yêu cầu nhập chữ ký số. Sau khi nhập chữ ký số thì Hệ thống sẽ trả về số tờ khai và bản copy tờ khai bao gồm các thông tin đã khai, thuế do hệ thống tự động tính bên góc trái màn hình. Sau đó, kiểm tra các thông tin trả về người chọn khai chính thức tờ khai (EDC) nếu kết quả trả về không có sai sót thông tin, ngược lại nếu thông tin sai thì người khai thực hiện nghiệp vụ lấy thông tin tờ khai từ hải quan (EDB) để khai lại.
  • 51. D. Khai chính thức Sau khi kiểm tra thông tin hoàn toàn chính xác thì người khai thực hiện nghiệp vụ khai chính thức tờ khai (EDC). Hình 2.18 Khai chính thức Sau đó kết quả sẽ trả về khai báo tờ khai thành công. Hình 2.19 Kết quả khai báo hải quan điện tử
  • 52. E. Lấy kết quả phân luồng, thông quan Sau khi đã khai chính thức, người khai sang tiếp nghiệp vụ Lấy kết quả phân luồng. Theo kết quả phân luồng (1 = xanh, 2 = vàng, 3 = đỏ) mà người khai thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo để thông quan hàng hóa. Sơ đồ 2.4 Kết quả phân luồng thông quan hàng hóa Nguyên tắc phân luồng: - Mức 1 (luồng xanh): Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử đối với hàng xuất khẩu. - Mức 2 (luồng vàng) kiểm tra chi tiết chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa. - Mức 3 (luồng đỏ) kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa. Ta có 3 mức kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:  Mức 3.1: Kiểm tra toàn bộ lô hàng.   Mức 3.2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi phạm.
  • 53.  Mức 3.3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi phạm.  Nếu cán bộ Hải quan không đồng ý với mức kiểm tra của máy tính thì đề xuất mức kiểm tra khác, bằng cách ghi thêm vào ô tương ứng trên lệnh hình thức và chuyển toàn bộ hồ sơ đến lãnh đạo chi cục để xác định mức độ kiểm hóa. Sau khi lấy kết quả phân luồng, nếu doanh nghiệp muốn sửa tờ khai phải chọn nút 5.1 Lấy thông tin tờ khai để sửa (EDD) => 5.2 Khai trước thông tin tờ khai sửa (EDA01) => Khai chính thức tờ khai sửa (EDE) => 5.4 Lấy kết quả phân luồng, thông quan sửa. Nếu đúng thì hoàn tất, nếu sai thì quay lại bước 5.1 Sơ đồ 2.5 Quy trình sửa tờ khai hải quan điện tử Theo như kết quả phân luồng, thì hàng thạch dừa của Công ty thuộc luồng xanh ( Phụ lục 10) và đây là hàng hóa ưu tiên xuất khẩu nên được hưởng thuế xuất khẩu là 0%. Doanh nghiệp tự in 2 mã vạch (mẫu 29) để tiến hành thanh lý và vô sổ tàu (bỏ qua bước 2.1.7 và 2.1.8) 2.5.2.8 Mở tờ khai thông quan hàng hóa. Đầu tiên, nhân viên xuất khẩu của công ty cần phải đóng thuế theo số tiền quy định trên tờ khai (nếu có) vì doanh nghiệp phải hoàn thành các
  • 54. nghĩa vụ về thuế với nhà nước mới được chấp nhận thông quan xuất khẩu. Nhưng do đây là mặt hàng khuyến khích xuất khẩu nên được miễn thuế. Tiếp theo, nhân viên xuất khẩu của công ty phải tự chuẩn bị hồ sơ hải quan. Theo quy định thì công ty phải tự in 2 mã vạch (đối với hàng luồng xanh) (Phụ 11) sau đó chuyển sang bước thanh lý, nếu là hàng luồng vàng và đỏ phải chuẩn bị hồ sơ như sau: - Giấy giới thiệu công ty: 1 bản chính. - Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 1 bản chính. - Hợp đồng mua bán hàng hóa (Sales Contract): 1 bản chính. - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chính. - Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 1 bản chính. Sau đó, nộp bộ hồ sơ hải quan tại Đội thủ tục hàng xuất chờ kiểm tra và thông quan. Lưu ý: Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký (theo luật Hải quan ban hành ngày 26/03/2014). 2.5.2.9 Thanh lý hải quan giám sát và vô sổ tàu Sau khi người khai hải quan đã làm thủ tục kiểm hóa xong (đối với hàng luồng đỏ hay là hàng luồng vàng kiểm hóa thực tế) hay là đã hoàn tất thủ tục thông quan (đối với hàng hóa luồng xanh hay luồng vàng không kiểm hóa thực tế) và đã cho hàng vào bãi hạ xuất và có vị trí container rồi thì tới Hải quan Giám sát để thanh lý hàng. Tại đây nhân viên xuất khẩu của Công ty nộp 2 mã vạch mẫu 29 để Hải quan giám sát kiểm tra xem container có trong bãi hay không. Nếu container đã vào rồi thì Hải quan giám sát sẽ đóng dấu xanh vào mục xác nhận của bộ phận giám sát Hải quan. Hải quan giữ 1 mã vạch và trả lại mã vạch đã đóng dấu để người xuất khẩu lưu giữ hồ sơ và qua bộ phận đăng ký sổ tàu để đăng ký tàu xuất. Khi vô sổ tàu bắt buộc phải cầm mã vạch đã đóng dấu của Hải quan giám sát và phiếu cắt/bấm seal (đối với hàng luồng đỏ) đưa cho bộ phận đăng ký tàu xuất để họ xác nhận thông tin và in phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất ( Phụ lục 12).
  • 55. 2.5.2.10 Làm và lấy vận đơn ( B/L) Vận đơn đường biển là vận đơn được hãng tàu cung cấp, là chứng từ chứng nhận việc giao hàng hoàn thành, là cơ sở yêu cầu thanh toán. Cho nên B/L được coi là chứng từ quan trọng nhất, vì thế việc lập nội dung phải chính xác và phù hợp với L/C Để làm B/L chỉ cần mail/fax một bản Packing list cho hãng tàu. Doanh nghiệp phải kiểm tra B/L nháp thật cẩn thận sau khi nhận được B/L Draft vì nếu có sai sót doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm. Nếu đã kiểm tra đầy đủ các mục trên B/L nháp như: CONSIGNEE ghi TO THE ORDER TO TAIWAN BUSINESS BANK, SỐ L/C, FREIGHT PREPAID, có thể hiện hàng được đóng trong container, số B/L, tên tàu, cảng đi, cảng đến, ngày tàu chạy,… và thấy chính xác thì mang B/L nháp giấy giới thiệu của doanh nghiệp tới hãng tàu đóng tiền và xuất hóa đơn ngay sau khi tàu chạy, hãng tàu phát B/L( 3 bản gốc + 4 bản copy có ký tên đóng dấu thực xuất) (Phụ lục 13). 2.5.2.11 Xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ Do hai Công ty hợp tác đã lâu năm nên những lô hàng xuất hiện tại phía đối tác PURESUN TRADING CO,. LTD (Đài Loan) đã đơn giản hóa chứng từ để không làm mất thời gian của hai bên nên không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ C/O (vì đây là C/O form B chỉ là nhằm đảm bảo xuất xứ hàng hóa chứ không được hưởng mức thuế ưu đãi tại nước nhập khẩu vì Đài Loan là một trong những nước ký kết hiệp ước thuế ưu đãi phổ thông)và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (do định kỳ bên phí Đài Loan sẽ kêu người bán kiểm tra chứng nhận phân tích thành phần C/A và hàng hóa luôn đảm chất lượng theo đúng yêu cầu của người bán).  Hướng dẫn cách khai C/O form B Bước 1: Quét (scan) mẫu C/O, lưu file hình ảnh C/O, copy hình ảnh C/O này sang một file word khác và làm việc với file word có chứa hình ảnh C/O này.
  • 56. Bước 2: Tạo các Text box tương ứng với các ô trong C/O. Nhấp đúp trái chuột vào text box, chọn “no line” trong phần Line- color của hộp thoại formmat text box. Bước 3: Nhập nội dung theo yêu cầu của từng ô trong C/O, đánh máy bằng CHỮ IN HOA: - Ô 1: Nhập tên thương mại, địa chỉ của Nhà xuất khẩu và tên nước xuất khẩu. - Ô 2: Nhập tên thương mại, địa chỉ của Nhà nhập khẩu và tên nước nhập khẩu. - Ô 3: Căn cứ vào vận đơn – Bill of Lading để nhập thông tin về phương tiện vận chuyển và tuyến đường:  Vận chuyển bằng đường biển, ghi chữ “ BY SEA”.   Vận chuyển bằng đường hàng không, ghi chữ “BY AIR”.   Tuyến đường: cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng (From:.....To.......).   Nhập số B/L, ngày tháng năm phát hành B/L Lưu ý: cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng ( đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập ( ô 10 ). - Ô 4: Tên, đại chỉ, nước, của cơ quan thẩm quyền cấp C/O.Ví dụ: C/O cấp tại Chi nhánh VCCI HCM khai: CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIET NAM HOCHIMINH CITY BRANCH 171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698 Fax 84.8.9325472 Email: vcci-hcm@hcm.vnn.vn - Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O, người khai C/O không ghi bất kỳ ký tự nào vào ô này. Thường có các ghi chú sau:  C/O cấp sau ngày xuất hàng: đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
  • 57.  Cấp phó bản do bị mất bản chính: THE ORIGINAL OF C/O No. < số C/O> DATED < ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.   Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O ( toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No.< số  C/O bị thay thế> DATED< ngày cấp>< FOR mô tả phần được thay thế>.  - Ô 6: Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng ( nếu có ), tên và mô tả hàng:  Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất ( nếu đã có ) trên ô 6: CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. < số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY < người khai báo>.   Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu ( nếu có) trên ô 6: EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu>. Lưu ý: kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ...) nếu đã xác định. Kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp),. AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v. - Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc sô lượng khác của hàng hóa. Lưu ý: Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng ( hoặc số lượng) của mỗi loại hàng.  Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 ( Ví dụ: Page 1/3).   Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng, trọng lượng ( hoặc số lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng ( hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số ( TOTAL) và bằng chữ ( SAY TOTAL).
  • 58. - Ô 8: Kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do. - Ô 9: Kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O. Lưu ý: ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo qui định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ ( April, May,...) ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,... - Ô 10: Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới ( nước nhập khẩu) phía trên dòng (importing country).  Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam). Lưu ý: Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O.  Đối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên. Bước 4: Click trái chuột vào file hình armh C/O, sau đó click phải chuột, chọn lệnh “ Cut” để xóa file hình ảnh C/O. Lúc này trên file word chỉ còn các text box. Bước 5: Photo C/O mẫu B thành nhiều bản, đưa bản photo vào máy in và in thử. Nếu các text box chưa ở đúng vị trí cần thiết thì hiệu chỉnh text box và in thử lại. Khi bản in thử đã chuẩn rồi mới in bản chính C/O.
  • 59. Hình 2.20 Mẫu C/O form B 2.5.2.12 Photo và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu
  • 60. Tất cả các chứng từ khi người bán gửi cho Ngân hàngthì phải gửi lại cho đối tác 1 bản copy, việc làm này có 2 ý nghĩa: - Thứ nhất là xác nhận người bán đã hoàn thành nghĩa vụ đối với bên mua, và việc hoàn thành đó được thể hiện thông qua bộ chứng từ. - Thứ hai là để người mở L/C xem xét trước bộ chứng từ có hợp lệ hay không và ký chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp (vì nếu người mở L/C không ký chấp nhận thì người bán vẫn chưa được thanh toán dù đã xuất trình bộ chứng từ hợp lệ). 2.5.2.13 Tập hợp bộ chứng từ đi thanh toán Là bước cuối cùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, người mua có nghĩa vụ thanh toán đủ số tiền cho người bán như đã quy định (Phụ lục 14). Vì công ty sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C nên người thanh toán cho doanh nghiệp là Ngân hàng. Bộ chứng từ gồm: - Hợp đồng ( Sale Contract). - Tờ khai hải quan - L/C - Commercial Invoice - Packing List - Bill of Lading 2.6 Nhận xét quy trình xuất khẩu thạch dừa tại công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh 2.6.1 Ưu điểm - Đối tác của Công ty trong việc xuất khẩu lô hàng lần này là đối tác lâu năm, vì vậy khi có yêu cầu sữa chữa chứng từ thì có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng để hỏi và sửa chữa một cách nhanh chóng. - Có sự phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị sản xuất đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy năng lực của mình đi sâu vào chuyên môn. - Công ty có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm dày dặn công tác giao nhận được thực hiện một cách