SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 1 Lớp: K35-ĐHTCNH2
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy
cô trường Đại học công nghiệp Việt – Hung đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thế đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị ở UBND xã An Tường đã tạo điều kiện
cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới, cũng như tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong
suốt quá trình thực tập cũng như trong thời gian thực hiện bài cáo thực tập này.
Trong quá trình làm báo cáo, mặc dù em đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh
khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy giáo để bài báo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 2 Lớp: K35-ĐHTCNH2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
................., ngày ........ tháng ........ năm 20......
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Đơn vị: ......................................................................................................................................
Xác nhận sinh viên: .............................................. Ngày sinh: ............................................
Lớp: ......................................................................... Ngành: ................................. Hệ: ……
Khoa………………………………………………………………………
1. Thời gian thực tập:
Từ ngày .......... tháng ......... năm 20....... đến ngày
tháng......năm 20...... tại Phòng/Bộ phận: ........... ..............................................……………
2. Ý thức tổ chức kỷ luật:
.............................................…................................ .................................................................
............................................…................................. .................................................................
............................................ ..................................... .................................................................
............................................ ..................................... .................................................................
3. Tinh thần, thái độ, tác phong, kết quả làm việc:
............................................ ..................................... .................................................................
............................................ ..................................... .................................................................
............................................ ..................................... .................................................................
............................................ ..................................... .................................................................
Xác nhận của cơ sở thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 3 Lớp: K35-ĐHTCNH2
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG
KHOA ………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. .....................................................................................................................
ọ và tên SV: .........................................Lớp:....................................................
2. Đề tài:........................................................................................................
........................................................................................................................
3. Nhận xét tổng quan về tinh thần, trách nhiệm của sinh viên trong
thời gian thực tập:
......................................................................................................................
........................................................................................................................
4. Nhận xét báo cáo thực tập tốt nghiệp: ..... ......................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Hà Nội, ngày...... tháng .......năm 20....
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 4 Lớp: K35-ĐHTCNH2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .....................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................6
DANG MỤC BẢNG.........................................................................................................7
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .....................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................8
PHẦN I: KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
UBND XÃ AN TƯỜNG ..................................................................................................9
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xã An Tường ............................................9
1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường ..........................................................10
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn.....................................................................................11
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã .........................11
1.3. Thuận lợi ................................................................................................................15
1.4. Khó khăn.................................................................................................................15
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ AN TƯỜNG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ......................................... Error! Bookmark not defined.6
2.1. Những kết quả đạt được. ................................Error! Bookmark not defined.7
2.1.1.Hoạt động thu ngân sách ................................................................................17
2.1.1.1. Các khoản thu hưởng 100%..................................................................21
2.1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) ............................23
2.1.1.3. Thu ngân sách từ trên rót xuống...........................................................26
2.1.2. Hoạt động chi ngân sách ...............................................................................28
2.1.2.1. Chi đầu tư phát triển .............................................................................32
2.1.2.2. Chi thường xuyên...................................................................................33
2.1.2.3. Chi khác...................................................................................................36
2.2. Đánh giá chung về những mặt hoạt động của xã An Tường ...........................37
2.2.1. Thành tựu ....................................................................................................... 37
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 5 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.2.1.1. Về kinh tế ................................................................................................37
2.2.1.2. Về văn hóa-xã hội ..................................................................................38
2.2.1.3. Về an ninh-quốc phòng .........................................................................39
2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân.......................................................41
2.2.2.1. Những mặt tồn tại...................................................................................41
2.2.2.2. Nguyên nhân ...........................................................................................42
PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.......................................43
3.1. Đề xuất đề tài dự kiến...........................................................................................43
3.2. Lý do chọn đề tài...................................................................................................43
KẾT LUẬN......................................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................45
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 6 Lớp: K35-ĐHTCNH2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BT Bí thư
CT Chủ tịch
NĐ-CP Nghị định-Chính phủ
NSNN Ngân sách nhà nước
PCT Phó bí thư
TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh
UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 7 Lớp: K35-ĐHTCNH2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã An Tường
giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................18
Bảng 2.2. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã An Tường
giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................29
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã An Tường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ......9
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường.........................................11
Biểu đồ 2.1.Tình hình tổng thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 .......20
Biểu đồ 2.2.Tình hình thu phí, lệ phí xã An Tường giai đoạn 2012-2014................21
Biểu đồ 2.3.Tình hình thu từ quỹ đất công ích và đất công
giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................23
Biểu đồ 2.4.Tình hình thu thuế nhà, đất xã An Tưởng giai đoạn 2012-2014...........24
Biểu đồ 2.5.Tình hình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp xã An Tường
giai đoạn 2012-2014........................................................................................................25
Biểu đồ 2.6.Tình hình thu thuế môn bài xã An Tường giai đoạn 2012-2014...........26
Biểu đồ 2.7.Tình hình thu ngân sách từ trên rót xuống xã An Tường giai đoạn
2012-2014..........................................................................................................................27
Biểu đồ 2.8.Tình hình chi đầu tư phát triển xã An Tường giai đoạn 2012-2014.....32
Biểu đồ 2.9.Tình hình chi thường xuyên xã An Tường giai đoạn 2012-2014 .........34
Biểu đồ 2.10.Tình hình chi khác xã An Tường giai đoạn 2012-2014.......................36
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 8 Lớp: K35-ĐHTCNH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: UBND XÃ AN TƯỜNG-T.P
TUYÊN QUANG - TUYÊN QUANG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách cấp xã đóng vai
trò hết sức quan trọng giúp thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy
trì họat động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn
hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển
kinh tế trên địa bàn xã.
Để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của
mình cần phải có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho
việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền
xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính.
Hoạt động tài chính của xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các
khoản thu, chi không chỉ phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước mà nội dung các
khoản thu, chi cũng ngày một đa dang và phức tạp. Do đó, yêu cầu quản lý tài chính
đòi hỏi cần phải có năng lực và hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo cho chính quyền xã thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngân sách, từ những kiến
thức đã được học tập tại trường Đại học công nghiệp Việt-Hung, được sự hướng dẫn
tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Trị-Kinh Tế-Ngân Hàng đặc biệt là thầy
Nguyễn Văn Thế, sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên tại Ủy ban nhân dân xã An
Tường, em đã chọn đề tài “ Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy Ban Nhân Dân xã
An Tường” là đề tài báo cáo thực tập của mình.
Do quá trình thực tập và viết báo cáo có hạn nên bài báo cáo của em không
tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô góp ý để báo cáo của em được hoàn
thiện hơn và làm nền tảng cho chuyên đề luận văn của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 9 Lớp: K35-ĐHTCNH2
NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH
TẾ- XÃ HỘI CỦA UBND XÃ AN TƯỜNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xã An Tường
Trong quá trình lịch sử, xã An Tường nói riêng và thành phố Tuyên Quang nói
chung là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “an
biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc.
Sau năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, thị xã Tuyên Quang trở thành
tỉnh lị Tuyên Quang.
Ngày 03 tháng 09 năm 2008, xã An Tường là 1 trong 5 xã gồm xã Lưỡng
Vượng, xã An Khang, xã Thái Long và xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn khi đó được
chuyển về thị xã Tuyên Quang quản lý.
Ngày 02 tháng 07 năm 2010, thị xã Tuyên Quang chính thức trở thành thành
phố Tuyên Quang. Xã An Tườnglà 1 trong 6 xã thuộc Thành phố Tuyên Quang. Xã
An Tường đang và sẽ phát triển trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị của
thành phố Tuyên Quang.
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã An Tường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 10 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Hiện nay, xã An Tường có tất cả 30 thôn. Theo số liệu thống kê năm 1999, xã
An Tường có diện tích 11,59 km2, toàn xã có 10071 người, mật độ dân số đạt 869
người/km2.
An Tường là xã có địa bàn rộng. Toàn xã còn gần 60% dân số sống bằng nghề
nông. Từ một xã nông nghiệp, nông thôn thuần túy để trở thành trung tâm của thành
phố cần phải đầu tư một lượng vốn lớn để có thể phát triển sơ sở hạ tầng và xây dựng
các công trình trọng điểm, tạo điều kiện thuân lợi và thu hút các nhà đầu tư để vừa
giải quyết việc làm vừa phát triển kinh tế của địa phương.
1.2.Cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường
Từ trước đến nay, xã An Tường dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động chính
quyền của địa phương luôn nhận được sự ủng hộ tận tình và sự giúp đỡ của Đảng bộ
cấp trên. Lãnh đạo địa phương có:
- Bí thư Đảng ủy xã
- Phó bí thư Đảng ủy
- Chủ tịch HĐND
- Phó chủ tịch HĐND
- Chủ tịch UBND
- Phó chủ tịch UBND
- Chủ tịch UBMTTQ
- Bí thư Đoàn TNCSHCM
- Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ
- Chủ tịch hội nông dân
- Chủ tịch hội cựu chiến binh
- Chỉ huy trưởng quân sự
- Trưởng công an xã
- Tài chính- kế toán
- Tư pháp, hộ tịch
- Địa chính- xây dựng
- Văn hóa- xã hội
- Tổ chức – thống kê
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 11 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường
Chức năng của UBND là quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế
xã hội ở địa phương bằng pháp luật, tổ chức, chỉ đọa việc thi hành pháp luật, nghị
quyết của HĐND cùng cấp.
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp
thông qua và UBND cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND xã:
Điều hành, đôn đốc công tác của UBND đối với các thành viên UBND, công
chức chuyên môn cấp xã theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện các
chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước và cấp trên và nghị quyết của HĐND.
Là chủ tài khoản ngân sách xã, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân
sách theo đúng quy định của pháp luật và quản lý tài sản, tìa chính tại địa phương…
Chủ
tịch
UBND
PCT
HĐND
CT.Mặ
t trận
tổquốc
CT.
Hội
phụ
nữ
CT.Hội
cựu
chiến
binh
BT.
Đoàn
TNCS
HCM
Hội
nông
dân
Đảng ủy
Mặt trận tổ quốc-
Các đoàn thể
Uỷ ban nhân dân Hội đồng
nhân dân
Phó chủ tịch UBND
Tổ
chức –
Thống
kê
Tư
pháp
hộ tịch
Địa
chính
xây
dựng
Tài
chính -
Kế
toán
Công
an
Quân
sự
Văn
hóa –
Xã hội
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 12 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Ủy quyền cho phó chủ tịch UBND ký thay các văn bản khi đi vắng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của phó chủ tịch UBND xã:
Giúp việc cho chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng
năm trình UBND và HĐND quyết định, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức,
thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các bộ phận
chuyên môn, công chức…
Giúp chủ tịch UBND tổ chức các cuộc họp, ký các loại hồ sơ, theo dõi các
quyết định sau khi ban hành…
Trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao,
dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách thương binh xã hội…
- Chức năng, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng quân sự xã:
Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công
việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân
công.
Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương,
biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây
dựng, huấn luyện lực lượng dân quân, lực lượng dự bọ động viên theo quy định.
Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng chính trị và pháp luật, có kế hoạch
chiến đấu trị an của lực lượng dân quân. Tổ chức thực hiện đăng ký quản lý công dân
trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự và động viên lên đường nhập ngũ theo quy định
của pháp luật.
Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên
bảo vệ an ninh trật tự, sắn sang chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nền quốc
phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và tổ chức khắc
phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.
Tổ chức chế độ quản lý sử dụng, đảm bảo an toàn vũ khí trang thiết bị, vũ khí
tự tạo, sẵn sang chiến đấu. Quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp, thực hiện
chế độ kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng tại xã.
- Nhiệm vụ của trưởng công an và lực lượng công an xã:
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 13 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công
việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân
công.
Tổ chức lực lượng công an xã, nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham
mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm
bảo an ninh trên địa bàn và tổ chức thực hiện khi có cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phối hợp với các cơ quan , đoàn thể phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh
trật tự xã hội, tổ chức hướng dẫn quần chúng phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tệ
nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, quản lý hộ tịch, hộ khẩu.
Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, tuần tra, bảo
vệ mục tiêu quan trong về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòn g trên địa bàn.
Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số
nhiệm vụ khác do cấp ủy Đảng, UBND xã và công an cấp trên giao.
- Nhiệm vụ của công chức xã:
Công chức xã là người làm công tác chuyên môn thuộc UBND xã, có trách
nhiệm giúp UBND quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác được tuyển dụng và bổ
nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND giao.
* Tài chính- kế toán:
Giúp UBND xã dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND xã phê duyệt và tổ
chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài
chính khác của địa phương.
Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công xã theoquy định
đồng thời tham mưu cho UBND khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện các hoạt
động tài chính, ngân sách theo quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ
quan cấp trên…
*Tư pháp- hộ tịch:
Giúp UBND xã soản thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật,
pháp lệnh theo kế hoạch của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp
trên
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 14 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền đối với các
công việc được giao theo pháp luật đã quy định.
Giúp UBND thực hiện một số công việc về quốc tịch và quản lý lý lịch tư
pháp, thống kê tư pháp
*Văn phòng- thống kê- tổ chức:
Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và tổng
hợp báo cáo kinh tế- xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và trả kết quả trong
giao dịch giữa UBND và các cơ quan, tổ chức, công dân theo cơ chế” một cửa”.
Giúp UBND dự thảo văn bản , báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực hiện
các công tác thi đua khen thưởng ở xã, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu, công
văn, sổ sách, giấy tờ, hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê.
Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, thực hiện nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu
HĐND và tiếp dân, chuyển đơn thu khiếu nại của dân đến HĐND- UBND hoặc lên
cấp có thẩm quyền giải quyết.
*Địa chính- xây dựng:
Lập hồ sơ địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn
bộ đất của xã, tham gia xây dựng, quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo thống kê đất đai theo mẫu và thời gian
quy định, bảo đảm hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, các mốc địa giới theo kế hoạch
sử dụng đất.
Tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai.
*Văn hóa - xã hội:
Giúp UBND xã trong việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình kinh tế chính trị ở địa phương,
ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa nghệ
thuật và các hình thức tệ nạn khác đồng thời báo cáo thông tin về dư luận quần chúng,
tình hình môi trường văn hóa ở địa phương lên chủ tịch UBND xã.
Giúp UBND xã trong việc tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao quần chúng, các câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống, bảo vệ các
di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh,gia đình văn hóa. Đồng thời lập
kế hoạch, chương trình công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền thể dục thể thao, các
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 15 Lớp: K35-ĐHTCNH2
công tác lao động thương binh và xã hội trình UBND xã và tổ chức thực hiện chương
trình kế hoạch đã được phê duyệt.
Giúp UBND cùng các nghành hữu quan trong việc quản lý , tổ chức vận động
phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục, tổ chức hoạt động của nhà trẻ Mẫu giáo và gióa
dục cấp Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn. Hướng dẫn xác nhận hồ sơ của người
xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách xã hội trình UBND xã giải
quyết theo thẩm quyền.
Thống kê dân số, lao động ngành nghề, the dõi và đôn đốc việc chi trả cho
người được hưởng chính sách thương binh và xã hội, chương trình xóa đói giảm
nghèo. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chăm lo cho các đối tượng chính sách,
người có công, các đối tượng xã hội.
1.3. Thuận lợi
Xã An Tường là xã có quỹ đất lớn, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện, đã
được chọn quy hoạch và đầu tư thành trung tâm của thành phố Tuyên Quang nên đây
là điều kiện thuận lợi để An Tường phát triển thương mại và dịch vụ. Kinh tế của xã
cũng được sự quan tâm đặc biệt của thành phố. Xã đang được đầu tư tập trung xây
dựng cơ sở hạ tầng và không ngừng được cải thiện, đầu tư khoa học công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp và dịch chuyển một phần lao động nông nghiệp sang hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp nên đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao. Ngoài ra,
hiện nay xã có một đội ngũ cán bộ , lãnh đạo có đủ kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình
và có trình độ. Đây là điều kiện tốt để xã An Tường phát triển kinh tế,xứng đáng là
trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, chính trị của thành phố Tuyên Quang.
1.4. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi mà xã có được thì hiện nay xã cũng gặp phải một số
khó khăn sau:
An Tường là xã có địa bàn rộng, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, sự cách biệt
giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị tương đối rõ nét. Toàn xã còn gần 60%
dân số sống bằng nghề nông. Cả xã hiện chưa có chợ chính, một số thôn của xã vẫn
chưa được cấp hết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 16 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu, công tác quản lý, tham mưu
của cán bộ chuyên môn chưa kịp thời. Một số cán bộ từ xã đến thôn còn yếu về trình
độ năng lực nên hiệu quả công việc chưa cao.
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các cơ sở có tiến độ chậm, kết
quả chưa được cao.
Tình hình vi phạm đất đai, ô nhiễm môi trường, khai thác cát sỏi tuy đã được
xử lý nhưng tác dụng của biện pháp xử lý chưa cao…
Trên đây là một số khó khăn chủ yếu của xã. Để đáp ứng được yêu cầu trước
mắt, xã cần sớm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn để các hoạt động kinh tế có hiệu
quả hơn.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 17 Lớp: K35-ĐHTCNH2
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ AN TƯỜNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Những kết quả đạt được
2.1.1. Hoạt động thu ngân sách
Nội dung thu ngân sách bao gồm:Các khoản thu 100%, các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Trong 03 năm qua (2012 – 2014 ) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An
Tường tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặc quan trọng đạt tốc độ cao trong
công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương.
Hoạt động thu ngân sách đã góp phần giải quyết kịp thời và đáp ứng nhu cầu
chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được kết
quả đó là nhờ tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toànthể cán bộ, đảng viên,
các ban ngành đoàn thể đã nỗ lực thực hiện công tác để thu ngân sách với doanh số
cao nhất.
Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên
và sư quan tâm sâu sắc của cấp ủy –UBND xã sự hợp tác hỗ trợ của các ban ngành
các câp và sự tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân … đã
góp phần tích cực vào kết quả thu NSNN trên địa bàn, để địa phương hoàn thành
nhiệm vụ chính trị.
Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán
NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân
sách trên địa bàn xã An Tường trong 3 năm (2012-2014) như sau:
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 18 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
STT Nội dung thu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực
hiện
So sánh Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh
TỔNG THU NGÂN
SÁCH XÃ
5.100.913 5.137.555 100,72% 5.346.513 5.552.672 103,86% 5.807.305 5.892.523 101,47%
I Các khoản thu 100% 183.000 189.431 103,51% 229.926 234.113 101,82% 250.760 267.799 106,79%
1 Phí, lệ phí 83.000 85.401 102,89% 91.200 94.200 103,29% 107.500 121.249 112,79%
2
Thu từ quỹ đất công ích
và đất công
83.000 85.530 103,05% 120.000 120.638 100,53% 123.500 125.550 101,66%
3
Thu kết dư ngân sách
năm trước
17.548 42.967 244,85% 83.180 244.622 294,09% 193.304 130.858 67,70%
4 Thu khác 17.000 18.500 108,82% 18.726 19.275 102,93% 19.760 21.000 106,28%
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 19 Lớp: K35-ĐHTCNH2
II
Các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ (%)
273.000 302.000 110,62% 344.887 347.217 100,68% 353.675 354.858 100,33%
1 Thuế nhà, đất 2.000 2.000 100,00% 2.670 3.000 112,36% 3.675 4.000 108,84%
2
Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp
116.000 120.000 103,45% 162.217 162.217 100,00% 163.000 163.858 100,53%
3
Thuế môn bài thu từ cá
nhân, hộ kinh doanh
155.000 180.000 116,13% 180.000 182.000 101,11% 187.000 187.000 100,00%
III
Thu bổ sung từ NS
cấp trên
4.644.913 4.646.124 100,03% 4.771.700 4.971.342 104,18% 5.202.870 5.269.866 101,29%
1
Thu bổ sung cân đối từ
Ngân sách cấp trên
4.186.094 4.186.094 100,00% 4.309.600 4.509.242 104,63% 4.712.320 4.789.316 101,63%
2
Thu bổ cung có mục
tiêu từ Ngân sách cấp
trên
458.819 460.030 100,26% 462.100 462.100 100,00% 490.550 480.550 97,96%
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán xã An Tường)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 20 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Trong 03 năm qua (2012 – 2014 ) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An
Tường tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặt quan trọng đạt tốc độ cao trong
công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua
phân tích tình hình thu Ngân sách xã đạt được những kết quả sau:
Biểu đồ 2.1. Tình hình tổng thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-
2014
Đơn vị: nghìn đồng
Qua biểu đồ trên ta thấy tổng thu ngân sách xã qua các năm không ngừng tăng
lên. Nhìn chung thu ngân sách hàng năm đều vượt so với dự toán. Điều đó phản ánh
chất lượng của dự toán chưa cao, có thể dự toán chưa tính toán bao quát hết nguồn
thu, chưa sát thực tế. Một số khoản thu không được xây dựng trong dự toán hoặc dự
toán phản ánh chưa sát so với khả năng nguồn thu. Nguyên nhân một mặt do kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của chính quyền xã chất lượng chưa cao, chưa bao quát hết
nhiệm vụ hàng năm, một mặt do hạn chế của bản thân đội ngũ cán bộ thực hiện việc
xây dựng dự toán ngân sách xã hàng năm.
Mặc dù ở khâu lập dự toán còn nhiều bất cập, song việc chấp hành thu ngân
sách những năm qua đã bám sát các nguồn thu phát sinh, tận thu, tận nộp đầy đủ, kịp
4600000
4800000
5000000
5200000
5400000
5600000
5800000
6000000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 21 Lớp: K35-ĐHTCNH2
thời vào ngân sách. Sở dĩ thu ngân sách xã không ngừng tăng lên là do trong những
năm qua tất cả các nguồn thu đều được quan tâm nuôi dưỡng, khai thác triệt để,
thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
2.1.1.1. Các khoản thu hưởng 100%
- Thu từ phí và lệ phí:
Trong các nguồn thu của ngân sách địa phương, bên cạnh các nguồn thu từ
thuế, thu từ ngân sách cấp trên,… thì phí và lệ phí cũng là một trong các nguồn thu
đó. Với mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tạo
nguồn thu để bù đắp các chi phí thì phí và lệ phí đã được hình thành và chiếm một vai
trò quan trọng trong đời sống kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước như hiện nay.
Biểu đồ 2.2. Tình hình thu phí, lệ phí xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 22 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Đánh giá kết quả thu phí, lệ phí:
Từ biểu đồ Tình hình thu phí, lệ phí của xã An Tường (2012-2014) cho thấy
tình hình thu phí, lệ phí ở xã An Tường ngày càng có xu hướng tăng nhanh qua các
năm. Nguồn thu từ phí, lệ phí tăng nhanh như vậy là do hàng năm xã đã quản lý và
khai thác tốt các nguồn thu từ lệ phí chợ, phí qua cầu, qua phà, phí tham quan danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất , lệ phí công
chứng, chứng thực,…Hầu hết các chợ trong xã đã khai thác được các điều kiện thuân
lợi để lưu thông hàng hóa, quy mô chợ ngày càng lớn nên đã thu được phí chợ ở mức
cao. Các bến đò, phà đều tổ chức khai thác tốt các khoản lệ phí phát sinh, tăng nguồn
thu cho ngân sách. Khu di tich đền Cấm Sơn trong nhiều năm qua lượng khách thập
phương về thăm quan tăng đáng kể với số lượng 2500 lượt khách thăm quan, từ đó
làm tăng lượng thu phí tham quan, phí trông xe, gửi xe. Số lượng các hộ trong xã xin
cấp quyền sử dụng đất cũng tăng cao làm số tiền thu được từ phí cấp quyền sử dung
đất cũng tăng lên 106%. Bên cạnh đó, nhu cầu chứng thực của nhân dân tăng cao, cán
bộ chứng thực đã thu được một lượng tiền lớn và vượt dự toán. Mặt khác, cũng là do
để bù đắp chi phí giáo dục, thoát nước, giao thông, hạ tầng kỹ thuật…
Như vậy, có thể thấy rằng công tác thu phí và lệ phí tại xã khá chặt chẽ nên
việc thu phí, lệ phí đạt hiệu quả cao, không để thất thoát các khoản thu. Sự vận động
của nguồn thu phí và lệ phí tăng dần qua các năm và có cơ sở vì nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội ngày càng tăng sẽ là cơ hội cho việc tăng thêm thu phí và lệ phí cho
ngân sách.
- Thu từ quỹ đất công ích và đất công:
Với các khoản thu 100% thì nguồn thu từ quỹ đất công ích và đất công là
nguồn thu không thể thiếu, chủ yếu thu từ bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất. Ngoài ra, quỹ đất công ich này còn được dùng để xây dựng các công trình công
cộng như khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng nhà tình nghĩa,…
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 23 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Biểu đồ 2.3. Tình hình thu quỹ đất công ích và đất công giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Nghìn đồng
Nhìn vào biểu đồ Tình hình thu quỹ đất công ích và đất công giai đoạn 2012-
2014 ở trên ta có thể thấy nguồn thu thừ quỹ đất công ích và đất công có xu hướng
tăng và vượt mức dự toán đề ra do trong các năm qua, trên địa bàn xã có nhiều khu đất
được Nhà nước thu hồi và bồi thường thiệt hại như khu đất ruộng tại thôn Hưng Kiều
1, Hưng Kiều 2 để xây dựng đường giao thông, khu đất tại thôn An Hòa để xây dựng
chợ mới, khu đất trồng ngô trên bãi soi ở thôn Viên Châu 1, Viên Châu 2, Viên Châu
3 để xây dựng kè ngăn lũ sông Lô.
2.1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)
- Thuế nhà, đất:
Trong những năm vừa qua, nguồn thu từ thuế nhà, đất tăng lên đáng kể và vượt
dự toán đề ra. Nguyên nhân là số lượng đất ở và đất xây dựng công trình trong xã đã
tăng cao. Nhiều khu đất ở đã cấp quyền sử dụng đất tại các thôn Viên Châu 2, thôn
Hưng Kiều, Tiến Vũ tăng lên làm cho số thu thuế tăng lên đạt 107,07% so với kế
hoạch. Các khu đất đang cho xây dựng cơ sở kinh doanh bánh kẹo, chè tại địa phương
cũng tăng lên 04 cơ sở do nhu cầu ngày càng cao của người dân, vì thế số thuế nhà đất
thu được cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, một số nhà đất của các cơ quan, các xí
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Năm2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 24 Lớp: K35-ĐHTCNH2
nghiệp cho nhân dân thuê tăng lên. Số thu thuế nhà đất tăng lên cho thấy công tác thu
thuế của cán bộ thu chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao. Ta có thể thấy rõ kết quả đạt
được từ nguồn thu thuế nhà, đất qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.4. Tình hình thu thuế nhà, đất ở xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Những kết quả đạt được trong 3 năm 2012-2014:
Từ năm 2012 đến năm 2014, nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có xu
hướng tăng lên và vượt nhẹ so với dự toán là do trong những năm vừa qua sô đất làm
mặt bằng xây dựng cơ sở kinh doanh chè ở thôn An Hòa tăng lên 03 cơ sở; đất khai
thác, chế biến cát, sỏi ở thôn Viên Châu 1 tăng lên 02 cơ sở ; đất sản xuất vật liệu xây
dựng như gạch tuy-len Viên Châu mở rộng thêm 01 cơ sở làm cho số thuế thu được từ
đất sử dụng phi nông nghiệp tăng cao trong các năm qua biểu đồ dưới đây:
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 25 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Biểu đồ 2.5. Tình hình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở xã An Tường giai
đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
- Thuế môn bài :
Ngoài các khoản thu từ thuế nhà đất và thuế sử dung đất phi nông nghiệp thì
thuế môn bài cũng là một trong những khoản thu nằm trong ngân sách xã.
Qua số liệu về nguồn thu thuế môn bài, ta thấy nguồn thu từ thuế môn bài tăng
lên trong những năm vừa qua. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển kinh tế
của xã. Năm 2012, thu vượt dự toán 116,13%, tăng 25.000.000 đồng so với kế hoạch
do xã đã tổ chức quán triệt tốt các hộ kinh doanh và mức phòng thuế giao phù hợp sát
với thực tế, cán bộ thuế đã có biện pháp đôn đốc kịp thời, tuyên truyền vận động để
các hộ kinh doanh hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong việc nộp thuế cho Nhà
nước. Số thu năm 2014 tăng 5000.000đ so với năm 2013, đạt dự toán đề ra do số hộ
kinh doanh đã tăng lên và đánh giá của cán bộ thuế về thực tế thu nhập của các hộ
kinh doanh trong xã. Ta có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi về tình hình thu thuế môn bài
từ biểu đồ dưới đây:
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 26 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Biểu đồ 2.6. Tình hình thu thuế môn bài của xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
2.1.1.3. Thu ngân sách từ trên rót xuống
Với các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, đây là khoản thu lớn trong
tổng thu ngân sách.Trong hệ thống ngân sách nhà nước có cấp ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương. Các cấp ngân sách này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và
mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể
nếu cấp ngân sách địa phương không tự cân đối được thì ngân sách cấp trung ương có
trách nhiệm cấp bổ sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó để đảm bảo cân đối thu chi
ngay từ khâu xây dựng dự toán. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn ngân sách ở cấp xã
chưa tự cân đối được thu chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung cho ngân sách
cấp dưới, hình thành nên một nguồn thu cho ngân sách cấp xã.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
200000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 27 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Biểuđồ 2.7. Biểuđồ tình hình thu ngân sách từ trên rót xuống của xã An Tường
Đơn vị: nghìn đồng
Đánh giá kết quả thu ngân sách từ trên rót xuống:
Từ bảng 2.1, có thể thấy rằng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên nhìn chung đều
tăng lên qua 3 năm và vượt nhẹ so với dự toán năm đề ra. Nguồn thu từ NS cấp trên
trong đó bao gồm cả thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên và thu bổ sung có mục
tiêu từ ngân sách cấp trên từ năm 2012 đến năm 2014 là 4.646.124.000đ,
4.971.342.000đ, 5.269.866.000đ. Nguồn vốn này tăng lên như vậy là do được dùng để
hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trong việc đầu tư cho việc xây dựng
5173m đường liên thôn gồm 9 thôn là Sông Lô 3, Sông Lô 5, Sông Lô 8, Sông Lô 9,
Viên Châu 1, Viên Châu 2, Viên Châu 3, Tiến Vũ 8, Tiến Vũ 9, tu bổ và nạo vét trên
23500m kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho bà con nhân dân trong xã, thực hiện hỗ
trợ sửa chữa nhà ở cho 02 đối tượng chính sách…
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu bổ sungcân đối
Thu bổ sungcó mục tiêu
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 28 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.1.2. Hoạt động chi ngân sách
Các khoản chi ngân sách xã bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên
và các hoạt động chi khác.
Chi ngân sách xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như
đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y
tế, giao thông,… duy trì hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi
cho đầu tư phát triển.
Trong những năm gần đây, việc quản lý chi ngân sách xã về cơ bản đã góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Chi ngân sách xã
là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần vào tốc độ tăng trưởng và phát
triển của thành phố. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế
trong nhân dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa
phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý kinh tế xã hội
ở địa phương.
Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán
NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân
sách trên địa bàn xã An Tường năm 2012 – năm 2014 như sau:
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 29 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Bảng2.2. Bảng tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
STT Nội dung
Năm2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực
hiện
So sánh Dự toán
Thực
hiện
So sánh Dự toán
Thực
hiện
So sánh
Tổng chi 5.083.365 5.094.588 100,22% 5.263.334 5.308.050 100,85% 5.614.001 5.761.665 102,63%
I Chi đầu tư phát triển 2.608.732 2.614.843 100,23% 2.625.064 2.644.657 100,75% 2.682.755 2.705.848 100,86%
1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 2.554.732 2.560.843 100,24% 2.570.514 2.589.297 100,73% 2.626.755 2.650.848 100,92%
2 Chi đầu tư phát triển khác 54.000 54.000 100,00% 54.550 55.360 101,48% 56.000 55.000 98,21%
II Chi thường xuyên 2.445.083 2.451.195 100,25% 2.611.270 2.636.393 100,96% 2.904.446 3.029.017 104,29%
1
Chi công tác dân quân tự vệ ,
an ninh trật tự
93.620 93.620 100,00% 95.790 95.863 100,08% 95.810 98.125 102,42%
1.1 Chi dân quân tự vệ 80.000 80.000 100,00% 81.590 82.243 100,80% 81.600 82.345 100,91%
1.2 Chi an ninh trật tự 13.620 13.620 100,00% 14.200 13.620 95,92% 14.210 15.780 111,05%
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 30 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2 Chi sự nghiệp giáo dục 16.000 16.000 100,00% 17.000 17.000 100,00% 17.540 17.540 100,00%
3 Chi sự nghiệp y tế 26.000 27.000 103,85% 27.500 27.500 100,00% 27.900 28.000 100,36%
4
Chi sư nghiệp văn hóa, thông
tin
16.950 16.950 100,00% 17.000 17.000 100,00% 17.850 17.850 100,00%
5 Sự nghiệp phát thanh 9.000 9.000 100,00% 10.000 10.980 109,80% 11.000 11.000 100,00%
6 Sự nghiệp xã hội 214.000 214.000 100,00% 217.260 216.610 99,70% 216.927 218.800 100,86%
6.1 Hưu và trợ cấp khác 198.000 198.000 100,00% 201.000 200.350 99,68% 200.427 202.300 100,93%
6.2 Khác 16.000 16.000 100,00% 16.260 16.260 100,00% 16.500 16.500 100,00%
7
Quản lý nhà nước, Đảng,
Đoàn
2.069.513 2.074.625 100,25% 2.226.720 2.251.440 97,56% 2.734.346 2.637.702 96,47%
Quỹ lương 1.214.700 1.215.800 100,09% 1.254.600 1.254.560 100,00% 1.355.800 1.255.000 92,57%
7.1 Hội đồng nhân dân 170.250 170.250 100,00% 180.150 200.500 111,30% 204.400 204.400 100,00%
7.2 Quản lý nhà nước 483.613 487.625 100,83% 552.390 553.000 100,11% 928.146 930.012 100,20%
7.3 Đảng cộng sản Việt Nam 165.000 165.000 100,00% 200.500 204.300 101,90% 205.000 205.100 100,05%
7.4 Mặt trận tổ quốc Việt Nam 5.500 5.500 100,00% 5.800 5.800 100,00% 6.000 6.000 100,00%
7.5
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh
15.000 15.000 100,00% 16.600 16.600 100,00% 17.000 18.000 105,88%
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 31 Lớp: K35-ĐHTCNH2
7.6
Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam
5.000 5.000 100,00% 5.780 5.780 100,00% 6.000 6.000 100,00%
7.7 Hội cựu chiến binh Việt Nam 5.200 5.200 100,00% 5.300 5.300 100,00% 6.000 6.500 108,33%
7.8 Hội nông dân Viêt Nam 5.250 5.250 100,00% 5.600 5.600 100,00% 6.000 6.690 111,50%
III Chi khác 29.550 28.550 96,62% 27.000 27.000 100,00% 26.800 26.800 100,00%
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán xã An Tường)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 32 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.1.2.1. Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã
hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Chi đầu tư phát
triển có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất,…Trong
những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khoản chi đầu tư ở
xã tăng khá nhanh làm bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng.
Biểu đồ 2.8. Tình hình chi đầu tư phát triển xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
Qua bảng tổng hợp số liệu và biểu đồ trên có thể thấy được tình hình chi đầu tư
phát triển trên địa bàn xã An Tường như sau:
Trong 3 năm qua ( 2012-2014), số chi ngân sách xã cho đầu tư phát triển đều
tăng và vượt dự toán đặt ra đặc biệt là năm 2014 chi cho đầu tư phát triển đã vượt dự
toán 23.093.000đ, đạt 100,86% do xã đã chú trọng đầu tư cho các công trình xây dựng
đường xá, bê tông hóa các con đường liên thôn, xây dựng trạm y tế, đầu tư sửa chữa,
2,560,000
2,580,000
2,600,000
2,620,000
2,640,000
2,660,000
2,680,000
2,700,000
2,720,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 33 Lớp: K35-ĐHTCNH2
mua sắm tài sản cố định, sửa mới nhà văn hóa thôn, mở rộng quy mô trường học, cụ
thể: xây dựng mới 3200m đường bê tông tại các thôn An Hòa 4, Phú Túc và đi chung
của 3 thôn Viên Châu; xây mới 03 nhà văn hóa thôn Sông Lô 2, Sông Lô 6 và Tiến
Vũ 9 số tiền 1.874.148..000đ, nâng cấp nhà văn hóa thôn Sông Lô 5 trị giá
80.319.000đ, UBND xã sửa chữa một số hạng mục tại trụ sở với số tiền
400.500.000đ và mua sắm một số thiết bị như 05 máy vi tính, 03 máy in, 03 máy
photo với sô tiền 2.467.967.000đ…Nhìn một cách tổng thể, tong các năm qua việc
ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là khá ổn định và có chiều hướng ngày
càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, tạo
điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
2.1.2.2. Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục. Đây là
khoản chi thường xuyên mang tích chất là các khoản chi tiêu dùng xã hội gắn liền với
chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên gồm: Chi công tác dân
quân tự vệ, an ninh trật tự; chi sự nghiệp giáo dục; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp
văn hóa, thông tin; chi sự nghiệp phát thanh; chi sựnghiệp xã hội; chi quản lý Nhà
nước, Đảng, Đoàn.
Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước chi một lượng tài chính cho lĩnh vực
không sản xuất, lượng chi này một phần cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của
dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu
nhập và nâng cao mức sống cho dân cư.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 34 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Biểu đồ 2.9. Tình hình chi thường xuyên của xã An Tường giai đoạn 2012-
2014
Đơn vị: nghìn đồng
Từ biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy rằng, trong 03 năm (2012 – 2014), số
chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm lần lượt là 2.452.195.000đ,
2.636.393.000đ, 3.029.017.000đ. Số chi thường xuyên tăng cao như vậy là do tăng
đầu tư cho sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân tự vệ, giáo dục, y tế, sự nghiệp xã hội,
quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước….Cụ thể:
Đối với sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân dự vệ: tăng dần qua các năm.
Nguyên nhân là do trong các năm qua xã đã tổ chức các lớp học luật nghĩa vụ quân
sự, thăm hỏi tặng quà cho các tân binh nhập ngũ, tổ chức phúc tra quân dự bị. Mặt
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi thường xuyên
Chi thường xuyên
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 35 Lớp: K35-ĐHTCNH2
khác, số lượng khách thập phương về thăm quan du lịch tại đền Cấm Sơn tăng cao nên
phải tằng cường công tác an ninh, bảo đảm an toàn cho du khách khi đến thăm đền.
Đối với sự nghiệp giáo dục: trong các năm qua, sự nghiệp giáo dục tại địa bàn
xã tăng cao do xã đã chú trọng đầu tư sửa sang, xây mới lại các trường học như
trường Tiểu học An Tường, trường tiểu học Sông Lô, xây dựng lớp học cho trường
mầm non Hoa Phượng, mua sắm thêm các trang thiết bị dạy và học như đèn, bàn ,
ghế, tủ đựng, máy vi tính, máy chiếu; lập các quỹ khuyến học để khuyến khích tinh
thần học tập ở các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống
và học tập.
Đối với sự nghiệp y tế: tăng đều qua các năm do xã đã cho xây mới, sửa sang
lại cơ sở vật chất cho trạm y tế xã, mua mới thếm 05 giường bệnh, 02 tủ thuốc, 01
máy vi tính để cho công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng, kịp thời và tăng
lương cho cán bộ y tế xã.
Đối với sự nghiệp xã hội: tăng qua các năm do tăng chi cho quỹ tình nghĩa, quỹ
vì người nghèo, quỹ người cao tuổi, quỹ chất độc màu da cam, hưu và các trợ cấp
khác. Ngoài ra còn chi hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 05 đối tượng chính sách với số tiền
15 triệu đồng, thăm hỏi tặng quà cho các hộ nghèo, bà mẹ Việt Nam anh hung nhân
ngày quốc khánh, tết nguyên đán 30 xuất quà với trị giá mỗi xuất quà là 3 triệu đồng,
làm lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi từ 70-90 tuổi,…. Các khoản chi cho sự nghiệp xã
hội tăng dần qua các năm là một điều rất tích cực và được khuyến khích.
Đối với sự nghiệp quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước: do bổ sung bộ máy quản lý
và các ban ngành, đoàn thể nên các khoản chi cho tiền lương cán bộ, phụ cấp cán bộ
không chuyên trách, phụ cấp khác, chi BHXH, BHYT, CPCĐ, chi hoạt động, chi quản
lí nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng mạnh trong 3 năm.
Nhìn chung, chi thường xuyên ở xã đã chú trọng chi trả chế độ cho con người
như tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, bí thư chi bộ,…đảm bảo cho
bộ máy tổ chức cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và Đoàn thể. Công tác quản lý chi đã
được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh ra nhân dân đã phát huy được tác
dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi thường xuyên ở xã.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 36 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.1.2.3. Chi khác
Ngoài những khoản chi dầu tư phát triển và chi thường xuyên nói trên, xã vẫn
bố trí một khoản chi khác chiểm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nhằm đảm bảo cho
hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có
những biến động bất thường xảy ra như thiên tai, dịch bệnh…
Biểu đồ 2.10. Tình hình chi khác của xã An Tường giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: nghìn đồng
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được trong 3 năm (2012-2014), tình hình chi
khác của xã An Tường có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là
28.550.000đ, năm 2013 giảm 1.550.000đ so với năm 2012, năm 2014 giảm 200.000đ
so với năm 2013. Nguyên nhân số chi khác giảm như vậy là do trong những năm qua
hoạt động tài chính của xã ngày càng ổn định hơn, có ít biến động về chi ngân sách.
Mặt khác, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn xã đã giảm nhiều nên xã không
phải chi nhiều cho công tác khắc phục thiên tai, dịch bệnh.
25,500
26,000
26,500
27,000
27,500
28,000
28,500
29,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi khác
Chi khác
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 37 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.2. Đánh giá chung về những mặt hoạt động của xã An Tường
2.2.1. Thành tựu
2.2.1.1.Về kinh tế
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích cây lúa là 371,5ha/371,5ha, đạt
100% kế hoạch. Ngô cả năm là 83,4/81 ha, đạt 103% kế hoạch. Tổng sản lượng lương
thực đạt 2.517/2512,7 tấn, trong đó thóc 2.133,7 tấn, ngô 384 tấn, đạt 102%kế hoạch.
Hệ số sử dụng đất nông nghiệp đạt 2,5 lần. Cây chè đạt 14,6/10,3 ha. Cây rau đậu các
loại là 30 ha. Cây khoai lang thực hiện 35/35 ha, đạt 100% kế hoạch.
Công tác chăn nuôi, thú y: đàn trâu: 306/204 con, đạt 128% kế hoạch; đàn bò:
74/40 con, đạt 108% kế hoạch; đàn gia súc: 3.703/3600 con, đạt 102% kế hoạch; đàn
gia cầm: 47.620/45.100 con, đạt 105% kế hoạch. Công tác tiêm phòng đạt 90% tỏng
đàn gia súc, gia cầm, phun thuốc khử trùng tiêu độc 120 lít = 180.000 m2 chuồng trại,
khu vực giết mổ, chợ,…trong năm trên địa bàn xã ít co dịch bệnh xảy ra. Công tác
kiểm soát giết mổ được kiểm soát chặt chẽ.
Công tác lâm nghiệp: Trồng mới 13 ha rừng sản xuất tại các hộ gia đình, bảo
vệ 64,5/64,5 ha rừng. Khai thác 0,2 ha, sản lượng 1,82 m3. Phối hợp với hạt kiểm lâm
thành phố tổ chức 01 buổi hội nghị cho 65 thành viên BCH, tiểu ban xóm, tổ chức cho
nhân dân ký cam kết bảo vệ rùng, phòng chống cháy rừng, không lấn chiếm đất rừng.
Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn.
Công tác thủy lợi: Thường xuyên nạo vét kênh mương, đảm bảo tưới tiêu cho
sản xuất nông nghiệp. Huy động cán bộ viên chức, hội viên, đoàn viên và xã viên
HTX ra quân 02 buổi nạo vét trên 3,3 km kênh mượng tại khu vực Viên Châu và
Thăng Long 4.
Lĩnh vực công nghiệp-xây dựng: Xã đã hoàn thành xây dựng 5173m đường
liên thôn gồm 9 thôn là Sông Lô 3, Sông Lô 5, Sông Lô 8, Sông Lô 9, Viên Châu 1,
Viên Châu 2, Viên Châu 3, Tiến Vũ 8, Tiến Vũ 9, tu bổ và nạo vét trên 23500m kênh
mương dẫn nước tưới tiêu cho bà con nhân dân trong xã. Sửa chữa một số hạng mục
tại trụ sở ủy ban. Đề nghị UBND thành phố phê duyệt chủ trương quy hoạch khu dịch
vụ, bãi đỗ xe và trùng tu tôn tạo đền Cấm Sơn.
Lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường: Công tác quản lý nhà nước về đất đai
tiếp tục được tăng cường. Lập biên bản 03 trường hợp san ủi, đổ đất không đúng nơi
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 38 Lớp: K35-ĐHTCNH2
quy định. Kiểm tra 04 vụ san ủi đất chưa được cấp phép, quyết định đình chỉ, yêu cầu
khắc phục hậu quả. Hoàn thành giải phòng mặt bằng bồi thường, thu hồi đất xây dựng
trung tâm hành chính thành phố, bờ kè sông Lô. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong xã. Hoàn thiện 52 hồ sơ cấp đủ
điều kiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo chỉ thị số 01, cấp đỏi 41
trường hợp. Thông báo trả 602 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác môi trường được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm; khảo
sát, quy hoạch, xây dựng phương án bãi xử lý rác thải ,chấm dứt việc đổ rác bừa bãi;
tổ chức hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) với nhiều hoạt động thiết thực.
Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi
trường. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản thực hiện đúng quy định
2.2.1.2. Về văn hóa-xã hội
- Về giáo dục đào tạo: Tổ chức họp Hôi đồng gióa dục triển khai thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm của năm, thực hiện tốt kế hoạch khai giảng năm học mới, chất
lượng gióa dục – đào tạo được nâng lên. Tỷ lệ các cháu đi nhà trẻ đạt 45,4/55,1%; trẻ
5 tuổi đi chị mẫu gióa và học sinh 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; hoàn thành chương
trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100% kế hoạch. Duy trì 2/4 trường đạt chuẩn quốc gia, xã
đạt chuẩn phổ cập gióa dục tiểu học đúng độ tuổi. Xây dựng được lớp học cho trường
mầm non Hoa Phượng, mở rộng trường tiểu học An Tường, trường tiểu học Sông Lô .
Xã có tổng số học sinh các bậc học là 2.306 học sinh, trong đó mầm non 781 cháu,
tiểu học 936 em, trung học cơ sở 589 em; thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí
học tập cho 10 học sinh hộ nghèo theo nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010
của chính phủ. Công tác xã hội hóa gióa dục được duy trì và hoạt động hiệu quả ở các
đơn vị trường học, cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học ngày càng được
quan tâm, cải thiện.
- Công tác văn hoá, thông tin và truyền thông:
Thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ phục vụ
các hoạt động chính trị của thành phố và các ngày lễ lớn. Tổ chức tuyên truyền qua
hội nghị của xã và hệ thống loa truyền thanh 115 buổi với 315 bản tin, bài viết về
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các bộ luật về đất đai, khiếu
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 39 Lớp: K35-ĐHTCNH2
nại tố cáo, luật nghĩa vụ quân sự, luật hôn nhân và gia đình...Chỉ đạo các thôn đăng
ký gia đình văn hóa, thôn văn hóa à bổ sung hương ước, quy ước thôn. Thực hiện
cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tổ
chức 85 buổi văn nghệ thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ. Duy trì hoạt động
của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, đàn hát dân ca, phối hợp với trung tâm văn hóa
triển lãm tỉnh tổ chức 01 buổi văn nghệ chào mừng 124 năm ngày sinh chủ tịch Hồ
Chí Minh tại thôn Sông Lô 7, tham gia 04 mô hình đêm hội thành Tuyên 2014 có 01
mô hình đạt giải B. Tổ chức bình xét 3.194/3.339 hộ gia đình văn hóa, dạt 94%; 27/30
thôn văn hóa, đạt 90%. Quản lý tốt các hoạt động du lịch tại đền Cấm Sơn đảm bảo
thu hút trên 2.500 lượt khách đến tham quan du lịch tâm linh.
- Công tác y tế, dân số và trẻ em:
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tiếp tục quan tâm. Các chương
trình y tế, phòng chống bệnh xã hội nhìn chung triển khai đúng kế hoạch và tiến độ đề
ra. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi tiếp tục được đẩy
mạnh. 30/30 thôn có cộng tác viên y tế thôn, trạm y tế đã được sửa sang xây mới, mua
mới 05 giường bệnh, 02 tủ thuốc và 01 máy vi tính góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Thực hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh, tiem chủng mở rộng số
trẻ được tiêm chủng đủ 07 loại vắc-xin là 260/280 cháu đạt 92,8%; 262/280 phụ nữ có
thai được tiêm phòng đạt 93,7%; tiêm phòng não mũi 1=262, mũi 2=247, mũi 3=208
đạt 98% kế hoạch. Kiểm tra 295/280 lần vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 105,3%.
Công tác khám chữa bệnh: số lượt khám bệnh 13.099/11.400 người, đạt
114,9%. Số phụ nữ sinh con: 192; số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai : 1007
người; truyền thông sức khỏe sinh sản tại nhà và thông qua hội nghị thôn xóm 9.016
người.
Số người nghèo khám chữa bệnh: 91 lượt; trẻ em dưới 6 tuổi: 1.557 trẻ; số trẻ
suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 129/1.048 = 12,3%.
2.2.1.3. Về an ninh-quốc phòng
Đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ tốt các ngày lễ lớn. Công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn
xã hội khác tiếp tục được tăng cường, triển khai rà soát đối tượng nghiện trên địa bàn.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 40 Lớp: K35-ĐHTCNH2
Thường xuyên bố trí lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các trục lộ
giao thông nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông xảy ra. Số vụ xảy ra trên địa
bàn 32 vụ việc, trong đó chuyển cấp trên 21 vụ, giải quyết tại xã 11 vụ. Tổ chức truy
quét nghiện 03 đợt, thu gom 25 lượt đối tượng xét nghiệm dương tính 08 đối tượng,
âm tính 17 đối tượng. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, quản
ý giáo dục và cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng 23 đối tượng.. Đoàn thanh tra Bộ
công an về xã thanh tra về việc thực hiện Pháp lệnh công an xã và được đánh giá tốt.
Trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đồng chí Trần Đăng Vinh thôn
An Hòa 1 được công an tỉnh tặng giấy khen.
Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi thanh niên nhập ngũ, bảo đảm về số lượng và
chất lượng; củng cố 121 dân quân theo quy định. Hoàn thành kế hoạch huấn luyện
117/121 dân quân đạt 96,7%, quân số tham gia huấn luyện đạt 96,7% so với tổng số
dân quân. Qua kiểm tre các môn 100% đạt yêu cầu trong đó 75-80% khá giỏi đảm
bảo an toàn vũ khí người và vũ khí trang bị. Công tác quản ý quân nhân dự bị động
viên toàn xã có 182 quân nhân. Tham mưu cho hội đồng chính sách xã xét duyệt và đè
nghị ban chỉ đạo thành phố tiếp nhận 93 hồ sơ hưởng chế độ 62/2011 của thủ tướng
chính phủ xét và đề nghị 03 hồ sơ làm chế độ thương binh.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo
và giải quyết những kiến nghị của các tôn giáo trên địa bàn đảm bảo theo đúng các
quy định của pháp luật; phối hợp với các nghành của tỉnh thực hiện việc rà soát, cấp
đất cho các cơ sở tôn giáo. Tổ chức thăm viếng các cơ sở thờ tự và các chức sắc tôn
giáo trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ Phật đản và các ngày lễ trọng đại khác. Qua đó đã
góp phần tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật, góp phần ổn
định tình hình trên địa bàn.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 41 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
2.2.2.1 Những mặt còn tồn tại
Mặc dù đạt được những thành tựu nêu trên nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
một số thiếu xót cần phải khắc phục như sau:
Trình độ, trình độ, năng lực của một số cán bộ còn nhiều bất cập, thiếu kinh
nghiệm, thiếu nhiệt tình. Năng lực tham mưu chưa mạnh, chưa phát huy hết tinh thần
trách nhiệm của mình, chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương; sự kết hợp giữa
các tổ chức ban ngành chưa đồng bộ, năng lực tổ chức còn hạn chế, tránh va chạm,
thiếu tính năng động, sáng tạo. vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên phần nào
đã ảnh hưởng đến kết quả công tác của một số lĩnh vực
Chất lượng các chỉ tiêu về văn hoá - xã hội chưa được tăng cường; các chương
trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục chất lượng đạt chưa cao. Công tác quản lý
trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục có
bước chuyển biến song còn thiếu vững chắc và chưa đồng đều, thực hiện xã hội hoá
giáo dục kết quả chưa cao.
Trong lĩnh vực y tế, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân
chưa đáp ứng được nhu cầu. Đội ngũ y bác sỹ, trang thiết bị khám chữa bệnh ở xã còn
thiếu. Việc triển khai tuyên truyền về công tác dân số chưa đồng bộ, chưa được các
cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm và nhận thức một cách đầy đủ. Việc xây dựng
xã chuẩn y tế, duy trì các xã đã đạt chuẩn quốc gia chất lượng còn thấp, công tác chỉ
đạo phấn đấu đạt chuẩn chưa có nhiều biện pháp tích cực, phòng y tế chưa được củng
cố cả về bộ máy và biên chế
Một số chương trình kinh tế thiếu tính bền vững,kết quả còn đạt thấp như:
Chương trình trồng cải tạo chè, chương trình phát triển giống vật nuôi…
Sản xuất công nghiệp tuy có sự tăng trưởng khá, ổn định nhưng thiếu tính định
hướng và quản lý nhà nước về quy hoạch, kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể chưa được
quan tâm chỉ đạo và định hướng hoạt động của HTX chưa đáp ứng yêu cầu.
Tệ nạn xã hội, trộm cắp vặt, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra trên địa bàn; tình
trạng một số hộ kinh doanh quá khuya (như hàng karaoke, Internet, quán ăn,…) làm
ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng chưa được kiểm tra, xử lý nghiêm.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 42 Lớp: K35-ĐHTCNH2
2.2.2.2. Nguyên nhân
Việc thực hiện sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh còn hạn chế; sản xuất
nông nghiệp, thủ công nghiệp tự phát, quy mô không được lớn. Thực hiện trồng cây
vụ đông đạt thấp so với kế hoạch. Một số kênh mương chưa đáp ứng được nhu cầu
tưới tiêu của nhân dân, ảnh hưởng đền việc sản xuất cây vụ 3, giảm hệ số sử dụng đất.
Việc xử lý vi phạm xây dựng đôi khi chưa cương quyết, ý thức của một số
người dân chưa cao trong việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng , công
tác quy hoạch đô thị trên địa bàn xã chưa hoàn chỉnh.
Một số đơn thứ phức tạp giải quyết chưa dứt điểm do lịch sử nguồn gốc đất
không có hồ sơ, bản đồ khó xác định được ranh giới, diện tích nên dẫn đến tình trạng
giải quyết còn chậm, kéo dài.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế, công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm một
số thôn chưa đạt yêu cầu. Công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình chưa sâu rộng,
vẫn còn phụ nữ sinh con thứ 3, số hộ nghèo còn mang nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ
vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tình trạng trộm cắp vặt vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Công tác tuyên truyền còn
hạn chế, việc giải quyết đơn thư một số vụ việc còn chậm do tranh chấp đất đai phức
tạp phải đi xác minh. Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên
truyền còn hạn chế. Ý thức của một số người dân vì lợi ích cá nhân, gia đình, anh em,
lang xóm bất hòa dẫn đến tranh chấp quyền lợi về đất đai. Đã được UBND xã giải
quyết nhưng vẫn có ý kiến kiến nghị lên cấp trên.
Công tác quản lý, điều hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi của thực tiễn và yêu cầu tăng cường quản lý tài chính công có hiệu quả.
Mặc dù đội ngũ cán bộ xã nói chung, đội ngũ quản lý tài chính ngân sách xã
nói riêng trong những năm qua đã được tăng cường và củng cố nhưng so với yêu cầu
quản lý tài chính, ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, đặc
biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán xã còn chưa đồng đều.
Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cấp xã còn chưa nhận thức đầy đủ ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai mà trước hết là
công khai về tài chính và ngân sách nên chưa quan tâm, chưa tích cực giám sát quá
trình thực hiện quy chế trong quản lý tài chính ngân sách xã.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 43 Lớp: K35-ĐHTCNH2
PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
3.1. Đề xuất đề tài dự kiến
“Một số giải pháp nâng cao quản lý ngân sách trên địa bàn xã An Tường, thành
phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”
3.2. Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh
những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã
hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một
công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn
tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cùa Nhà nước, đồng thời là một trong những
công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế -
xã hội.
Ngân sách nhà nước được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau như: thuế, phí, lệ
phí, các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ trong nước, viện trợ không hoàn lại của
nước ngoài. Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị
trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần dần làm
biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi, có yếu tố mới ra
đời, có yếu tố vẫn giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã bo hàm nhiều
điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian nhất
định. Trong lĩnh vực tài chính - Tiền tệ, Ngân sách nhà nước được xem là một trong
những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới, lĩnh vực ngân sách nhà nước đã đạt
được những thàng tựu đáng kể. Cùng với việc mở cửa kinh tế, khai thác quản lý tình
hình thu – chi ngân sách là rất quan trọng.
Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn cách quản lý thu chi và khai
thác các nguồn thu ngân sánh Nhà nước. Từ những kiến thức đã được học tập tại nhà
trường và thời gian thực tập tại địa phương từ đó tìm ra những điểm mạnh cần phát
huy và những hạn chế cần được khắc phục để góp ý cho cấp ủy chính quyền địa
phương có những giải pháp tốt nhất trong quan lý thu chi ngân sách xã. Xuất phát từ
những nhận thức trên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao quản lý ngân
sách trên địa bàn xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”
cho bài khóa luận của mình.
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 44 Lớp: K35-ĐHTCNH2
KẾT LUẬN
Ngân sách xã là một cấp ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, là công
cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện chức năng nhiệm
vụ được giao thể hiện rõ bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do
dân và vì dân.
Trong những năm qua địa phương đã tích cực triển khai biện pháp điều hành
thu chi ngân sách có sự tập trung đẩy mạnh công tác thu nhất là các khoản thu có số
thu lớn và được tỉ lệ điều tiết cao. Tăng cường huy động sức đóng góp của nhân dân
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc
phục trong thời gian tới là: Chưa quản lý bao quát và khai thác tốt nguồn thu nhằm
tăng thu cho ngân sách đáp ứng nhu cầu chi ngày càng cao, còn trông chờ ỷ lại vào
cấp trên. Đồng thời công tác chi ngân sách chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật đầy đủ cụ thể để làm cơ sở thực hiện.
Cần phải bố trí hợp lý trong chi tiêu với xu hướng tăng dần chi đầu tư phát triển
chú trọng chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hoá xã, bảo đảm an ninh quốc phòng,
giảm dần tỉ trọng chi quản lý hành chính trong tổng chi thường xuyên, sử dụng tiết
kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, điều tra
nhưng bài báo cáo thực tập cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo để báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đoàn Ánh Tuyết
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế
SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 45 Lớp: K35-ĐHTCNH2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phòng Tài chính-Kế toán xã An Tường, thành phố Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang.
2. www.tailieu.vn
3. www.123doc.org
4. www.moj.gov.vn
5. Giáo trình tài chính công xuất bản năm 2009 của Học Viện Tài
Chính do Phó giáo sư-tiến sĩ Dương Đăng Chinh và Tiến sĩ Phạm
Văn Khoan đồng chủ biên.

More Related Content

Similar to Báo cáo thực tập hoạt động của ủy ban dân xã An Tường - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Similar to Báo cáo thực tập hoạt động của ủy ban dân xã An Tường - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149 (20)

Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn TrãiLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐH Nguyễn Trãi
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ haiQuá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 
Luận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên HuếLuận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Quản lý về phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poirThành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OCBiến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
Biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú bảo quản ở 0 OC
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
 
Lv (23)
Lv (23)Lv (23)
Lv (23)
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
Nghiên Cứu Khả Năng Phân Hủy NAPHTHALENE Của Một Số Chủng Vi Khuẩn Phân Lập T...
 
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhĐề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Báo cáo thực tập hoạt động của ủy ban dân xã An Tường - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

  • 1. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 1 Lớp: K35-ĐHTCNH2 LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại học công nghiệp Việt – Hung đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thế đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh, chị ở UBND xã An Tường đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong suốt quá trình thực tập cũng như trong thời gian thực hiện bài cáo thực tập này. Trong quá trình làm báo cáo, mặc dù em đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy giáo để bài báo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 2. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 2 Lớp: K35-ĐHTCNH2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ................., ngày ........ tháng ........ năm 20...... PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Đơn vị: ...................................................................................................................................... Xác nhận sinh viên: .............................................. Ngày sinh: ............................................ Lớp: ......................................................................... Ngành: ................................. Hệ: …… Khoa……………………………………………………………………… 1. Thời gian thực tập: Từ ngày .......... tháng ......... năm 20....... đến ngày tháng......năm 20...... tại Phòng/Bộ phận: ........... ..............................................…………… 2. Ý thức tổ chức kỷ luật: .............................................…................................ ................................................................. ............................................…................................. ................................................................. ............................................ ..................................... ................................................................. ............................................ ..................................... ................................................................. 3. Tinh thần, thái độ, tác phong, kết quả làm việc: ............................................ ..................................... ................................................................. ............................................ ..................................... ................................................................. ............................................ ..................................... ................................................................. ............................................ ..................................... ................................................................. Xác nhận của cơ sở thực tập (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
  • 3. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 3 Lớp: K35-ĐHTCNH2 TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG KHOA ……………………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1. ..................................................................................................................... ọ và tên SV: .........................................Lớp:.................................................... 2. Đề tài:........................................................................................................ ........................................................................................................................ 3. Nhận xét tổng quan về tinh thần, trách nhiệm của sinh viên trong thời gian thực tập: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................ 4. Nhận xét báo cáo thực tập tốt nghiệp: ..... ...................................................... ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Hà Nội, ngày...... tháng .......năm 20.... Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 4 Lớp: K35-ĐHTCNH2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................1 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .....................................................3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................6 DANG MỤC BẢNG.........................................................................................................7 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .....................................................................................7 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................8 PHẦN I: KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA UBND XÃ AN TƯỜNG ..................................................................................................9 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xã An Tường ............................................9 1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường ..........................................................10 1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn.....................................................................................11 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã .........................11 1.3. Thuận lợi ................................................................................................................15 1.4. Khó khăn.................................................................................................................15 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ AN TƯỜNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ......................................... Error! Bookmark not defined.6 2.1. Những kết quả đạt được. ................................Error! Bookmark not defined.7 2.1.1.Hoạt động thu ngân sách ................................................................................17 2.1.1.1. Các khoản thu hưởng 100%..................................................................21 2.1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) ............................23 2.1.1.3. Thu ngân sách từ trên rót xuống...........................................................26 2.1.2. Hoạt động chi ngân sách ...............................................................................28 2.1.2.1. Chi đầu tư phát triển .............................................................................32 2.1.2.2. Chi thường xuyên...................................................................................33 2.1.2.3. Chi khác...................................................................................................36 2.2. Đánh giá chung về những mặt hoạt động của xã An Tường ...........................37 2.2.1. Thành tựu ....................................................................................................... 37
  • 5. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 5 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.2.1.1. Về kinh tế ................................................................................................37 2.2.1.2. Về văn hóa-xã hội ..................................................................................38 2.2.1.3. Về an ninh-quốc phòng .........................................................................39 2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân.......................................................41 2.2.2.1. Những mặt tồn tại...................................................................................41 2.2.2.2. Nguyên nhân ...........................................................................................42 PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.......................................43 3.1. Đề xuất đề tài dự kiến...........................................................................................43 3.2. Lý do chọn đề tài...................................................................................................43 KẾT LUẬN......................................................................................................................44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................45
  • 6. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 6 Lớp: K35-ĐHTCNH2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BT Bí thư CT Chủ tịch NĐ-CP Nghị định-Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước PCT Phó bí thư TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân
  • 7. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 7 Lớp: K35-ĐHTCNH2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................18 Bảng 2.2. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................29 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã An Tường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ......9 Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường.........................................11 Biểu đồ 2.1.Tình hình tổng thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 .......20 Biểu đồ 2.2.Tình hình thu phí, lệ phí xã An Tường giai đoạn 2012-2014................21 Biểu đồ 2.3.Tình hình thu từ quỹ đất công ích và đất công giai đoạn 2012-2014 .......................................................................................................23 Biểu đồ 2.4.Tình hình thu thuế nhà, đất xã An Tưởng giai đoạn 2012-2014...........24 Biểu đồ 2.5.Tình hình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp xã An Tường giai đoạn 2012-2014........................................................................................................25 Biểu đồ 2.6.Tình hình thu thuế môn bài xã An Tường giai đoạn 2012-2014...........26 Biểu đồ 2.7.Tình hình thu ngân sách từ trên rót xuống xã An Tường giai đoạn 2012-2014..........................................................................................................................27 Biểu đồ 2.8.Tình hình chi đầu tư phát triển xã An Tường giai đoạn 2012-2014.....32 Biểu đồ 2.9.Tình hình chi thường xuyên xã An Tường giai đoạn 2012-2014 .........34 Biểu đồ 2.10.Tình hình chi khác xã An Tường giai đoạn 2012-2014.......................36
  • 8. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 8 Lớp: K35-ĐHTCNH2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: UBND XÃ AN TƯỜNG-T.P TUYÊN QUANG - TUYÊN QUANG LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng giúp thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy trì họat động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính. Hoạt động tài chính của xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các khoản thu, chi không chỉ phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản thu, chi cũng ngày một đa dang và phức tạp. Do đó, yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi cần phải có năng lực và hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngân sách, từ những kiến thức đã được học tập tại trường Đại học công nghiệp Việt-Hung, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Trị-Kinh Tế-Ngân Hàng đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Thế, sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên tại Ủy ban nhân dân xã An Tường, em đã chọn đề tài “ Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy Ban Nhân Dân xã An Tường” là đề tài báo cáo thực tập của mình. Do quá trình thực tập và viết báo cáo có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô góp ý để báo cáo của em được hoàn thiện hơn và làm nền tảng cho chuyên đề luận văn của mình sau này. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 9. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 9 Lớp: K35-ĐHTCNH2 NỘI DUNG PHẦN I: KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA UBND XÃ AN TƯỜNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xã An Tường Trong quá trình lịch sử, xã An Tường nói riêng và thành phố Tuyên Quang nói chung là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “an biên” che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc. Sau năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, thị xã Tuyên Quang trở thành tỉnh lị Tuyên Quang. Ngày 03 tháng 09 năm 2008, xã An Tường là 1 trong 5 xã gồm xã Lưỡng Vượng, xã An Khang, xã Thái Long và xã Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn khi đó được chuyển về thị xã Tuyên Quang quản lý. Ngày 02 tháng 07 năm 2010, thị xã Tuyên Quang chính thức trở thành thành phố Tuyên Quang. Xã An Tườnglà 1 trong 6 xã thuộc Thành phố Tuyên Quang. Xã An Tường đang và sẽ phát triển trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị của thành phố Tuyên Quang. Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã An Tường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
  • 10. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 10 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Hiện nay, xã An Tường có tất cả 30 thôn. Theo số liệu thống kê năm 1999, xã An Tường có diện tích 11,59 km2, toàn xã có 10071 người, mật độ dân số đạt 869 người/km2. An Tường là xã có địa bàn rộng. Toàn xã còn gần 60% dân số sống bằng nghề nông. Từ một xã nông nghiệp, nông thôn thuần túy để trở thành trung tâm của thành phố cần phải đầu tư một lượng vốn lớn để có thể phát triển sơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình trọng điểm, tạo điều kiện thuân lợi và thu hút các nhà đầu tư để vừa giải quyết việc làm vừa phát triển kinh tế của địa phương. 1.2.Cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường Từ trước đến nay, xã An Tường dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động chính quyền của địa phương luôn nhận được sự ủng hộ tận tình và sự giúp đỡ của Đảng bộ cấp trên. Lãnh đạo địa phương có: - Bí thư Đảng ủy xã - Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND - Phó chủ tịch HĐND - Chủ tịch UBND - Phó chủ tịch UBND - Chủ tịch UBMTTQ - Bí thư Đoàn TNCSHCM - Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ - Chủ tịch hội nông dân - Chủ tịch hội cựu chiến binh - Chỉ huy trưởng quân sự - Trưởng công an xã - Tài chính- kế toán - Tư pháp, hộ tịch - Địa chính- xây dựng - Văn hóa- xã hội - Tổ chức – thống kê
  • 11. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 11 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã An Tường Chức năng của UBND là quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội ở địa phương bằng pháp luật, tổ chức, chỉ đọa việc thi hành pháp luật, nghị quyết của HĐND cùng cấp. 1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua và UBND cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã - Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND xã: Điều hành, đôn đốc công tác của UBND đối với các thành viên UBND, công chức chuyên môn cấp xã theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện các chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước và cấp trên và nghị quyết của HĐND. Là chủ tài khoản ngân sách xã, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân sách theo đúng quy định của pháp luật và quản lý tài sản, tìa chính tại địa phương… Chủ tịch UBND PCT HĐND CT.Mặ t trận tổquốc CT. Hội phụ nữ CT.Hội cựu chiến binh BT. Đoàn TNCS HCM Hội nông dân Đảng ủy Mặt trận tổ quốc- Các đoàn thể Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân Phó chủ tịch UBND Tổ chức – Thống kê Tư pháp hộ tịch Địa chính xây dựng Tài chính - Kế toán Công an Quân sự Văn hóa – Xã hội
  • 12. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 12 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Ủy quyền cho phó chủ tịch UBND ký thay các văn bản khi đi vắng. - Nhiệm vụ, quyền hạn của phó chủ tịch UBND xã: Giúp việc cho chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình UBND và HĐND quyết định, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các bộ phận chuyên môn, công chức… Giúp chủ tịch UBND tổ chức các cuộc họp, ký các loại hồ sơ, theo dõi các quyết định sau khi ban hành… Trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách thương binh xã hội… - Chức năng, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng quân sự xã: Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân, lực lượng dự bọ động viên theo quy định. Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng chính trị và pháp luật, có kế hoạch chiến đấu trị an của lực lượng dân quân. Tổ chức thực hiện đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự và động viên lên đường nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên bảo vệ an ninh trật tự, sắn sang chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức chế độ quản lý sử dụng, đảm bảo an toàn vũ khí trang thiết bị, vũ khí tự tạo, sẵn sang chiến đấu. Quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp, thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng tại xã. - Nhiệm vụ của trưởng công an và lực lượng công an xã:
  • 13. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 13 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công. Tổ chức lực lượng công an xã, nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh trên địa bàn và tổ chức thực hiện khi có cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan , đoàn thể phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật tự xã hội, tổ chức hướng dẫn quần chúng phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, quản lý hộ tịch, hộ khẩu. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trong về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòn g trên địa bàn. Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp ủy Đảng, UBND xã và công an cấp trên giao. - Nhiệm vụ của công chức xã: Công chức xã là người làm công tác chuyên môn thuộc UBND xã, có trách nhiệm giúp UBND quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác được tuyển dụng và bổ nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND giao. * Tài chính- kế toán: Giúp UBND xã dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của địa phương. Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công xã theoquy định đồng thời tham mưu cho UBND khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên… *Tư pháp- hộ tịch: Giúp UBND xã soản thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên
  • 14. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 14 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc được giao theo pháp luật đã quy định. Giúp UBND thực hiện một số công việc về quốc tịch và quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp *Văn phòng- thống kê- tổ chức: Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và tổng hợp báo cáo kinh tế- xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và trả kết quả trong giao dịch giữa UBND và các cơ quan, tổ chức, công dân theo cơ chế” một cửa”. Giúp UBND dự thảo văn bản , báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực hiện các công tác thi đua khen thưởng ở xã, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu, công văn, sổ sách, giấy tờ, hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê. Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, thực hiện nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và tiếp dân, chuyển đơn thu khiếu nại của dân đến HĐND- UBND hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết. *Địa chính- xây dựng: Lập hồ sơ địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, tham gia xây dựng, quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo thống kê đất đai theo mẫu và thời gian quy định, bảo đảm hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, các mốc địa giới theo kế hoạch sử dụng đất. Tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai. *Văn hóa - xã hội: Giúp UBND xã trong việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình kinh tế chính trị ở địa phương, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa nghệ thuật và các hình thức tệ nạn khác đồng thời báo cáo thông tin về dư luận quần chúng, tình hình môi trường văn hóa ở địa phương lên chủ tịch UBND xã. Giúp UBND xã trong việc tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, các câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh,gia đình văn hóa. Đồng thời lập kế hoạch, chương trình công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền thể dục thể thao, các
  • 15. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 15 Lớp: K35-ĐHTCNH2 công tác lao động thương binh và xã hội trình UBND xã và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đã được phê duyệt. Giúp UBND cùng các nghành hữu quan trong việc quản lý , tổ chức vận động phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục, tổ chức hoạt động của nhà trẻ Mẫu giáo và gióa dục cấp Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn. Hướng dẫn xác nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền. Thống kê dân số, lao động ngành nghề, the dõi và đôn đốc việc chi trả cho người được hưởng chính sách thương binh và xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng xã hội. 1.3. Thuận lợi Xã An Tường là xã có quỹ đất lớn, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện, đã được chọn quy hoạch và đầu tư thành trung tâm của thành phố Tuyên Quang nên đây là điều kiện thuận lợi để An Tường phát triển thương mại và dịch vụ. Kinh tế của xã cũng được sự quan tâm đặc biệt của thành phố. Xã đang được đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và không ngừng được cải thiện, đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và dịch chuyển một phần lao động nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nên đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao. Ngoài ra, hiện nay xã có một đội ngũ cán bộ , lãnh đạo có đủ kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình và có trình độ. Đây là điều kiện tốt để xã An Tường phát triển kinh tế,xứng đáng là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, chính trị của thành phố Tuyên Quang. 1.4. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi mà xã có được thì hiện nay xã cũng gặp phải một số khó khăn sau: An Tường là xã có địa bàn rộng, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, sự cách biệt giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị tương đối rõ nét. Toàn xã còn gần 60% dân số sống bằng nghề nông. Cả xã hiện chưa có chợ chính, một số thôn của xã vẫn chưa được cấp hết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
  • 16. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 16 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu, công tác quản lý, tham mưu của cán bộ chuyên môn chưa kịp thời. Một số cán bộ từ xã đến thôn còn yếu về trình độ năng lực nên hiệu quả công việc chưa cao. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các cơ sở có tiến độ chậm, kết quả chưa được cao. Tình hình vi phạm đất đai, ô nhiễm môi trường, khai thác cát sỏi tuy đã được xử lý nhưng tác dụng của biện pháp xử lý chưa cao… Trên đây là một số khó khăn chủ yếu của xã. Để đáp ứng được yêu cầu trước mắt, xã cần sớm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn để các hoạt động kinh tế có hiệu quả hơn.
  • 17. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 17 Lớp: K35-ĐHTCNH2 PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ AN TƯỜNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Những kết quả đạt được 2.1.1. Hoạt động thu ngân sách Nội dung thu ngân sách bao gồm:Các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Trong 03 năm qua (2012 – 2014 ) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An Tường tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặc quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Hoạt động thu ngân sách đã góp phần giải quyết kịp thời và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toànthể cán bộ, đảng viên, các ban ngành đoàn thể đã nỗ lực thực hiện công tác để thu ngân sách với doanh số cao nhất. Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên và sư quan tâm sâu sắc của cấp ủy –UBND xã sự hợp tác hỗ trợ của các ban ngành các câp và sự tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân … đã góp phần tích cực vào kết quả thu NSNN trên địa bàn, để địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn xã An Tường trong 3 năm (2012-2014) như sau:
  • 18. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 18 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng STT Nội dung thu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh TỔNG THU NGÂN SÁCH XÃ 5.100.913 5.137.555 100,72% 5.346.513 5.552.672 103,86% 5.807.305 5.892.523 101,47% I Các khoản thu 100% 183.000 189.431 103,51% 229.926 234.113 101,82% 250.760 267.799 106,79% 1 Phí, lệ phí 83.000 85.401 102,89% 91.200 94.200 103,29% 107.500 121.249 112,79% 2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 83.000 85.530 103,05% 120.000 120.638 100,53% 123.500 125.550 101,66% 3 Thu kết dư ngân sách năm trước 17.548 42.967 244,85% 83.180 244.622 294,09% 193.304 130.858 67,70% 4 Thu khác 17.000 18.500 108,82% 18.726 19.275 102,93% 19.760 21.000 106,28%
  • 19. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 19 Lớp: K35-ĐHTCNH2 II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) 273.000 302.000 110,62% 344.887 347.217 100,68% 353.675 354.858 100,33% 1 Thuế nhà, đất 2.000 2.000 100,00% 2.670 3.000 112,36% 3.675 4.000 108,84% 2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 116.000 120.000 103,45% 162.217 162.217 100,00% 163.000 163.858 100,53% 3 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 155.000 180.000 116,13% 180.000 182.000 101,11% 187.000 187.000 100,00% III Thu bổ sung từ NS cấp trên 4.644.913 4.646.124 100,03% 4.771.700 4.971.342 104,18% 5.202.870 5.269.866 101,29% 1 Thu bổ sung cân đối từ Ngân sách cấp trên 4.186.094 4.186.094 100,00% 4.309.600 4.509.242 104,63% 4.712.320 4.789.316 101,63% 2 Thu bổ cung có mục tiêu từ Ngân sách cấp trên 458.819 460.030 100,26% 462.100 462.100 100,00% 490.550 480.550 97,96% ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán xã An Tường)
  • 20. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 20 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Trong 03 năm qua (2012 – 2014 ) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An Tường tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặt quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua phân tích tình hình thu Ngân sách xã đạt được những kết quả sau: Biểu đồ 2.1. Tình hình tổng thu ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012- 2014 Đơn vị: nghìn đồng Qua biểu đồ trên ta thấy tổng thu ngân sách xã qua các năm không ngừng tăng lên. Nhìn chung thu ngân sách hàng năm đều vượt so với dự toán. Điều đó phản ánh chất lượng của dự toán chưa cao, có thể dự toán chưa tính toán bao quát hết nguồn thu, chưa sát thực tế. Một số khoản thu không được xây dựng trong dự toán hoặc dự toán phản ánh chưa sát so với khả năng nguồn thu. Nguyên nhân một mặt do kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính quyền xã chất lượng chưa cao, chưa bao quát hết nhiệm vụ hàng năm, một mặt do hạn chế của bản thân đội ngũ cán bộ thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách xã hàng năm. Mặc dù ở khâu lập dự toán còn nhiều bất cập, song việc chấp hành thu ngân sách những năm qua đã bám sát các nguồn thu phát sinh, tận thu, tận nộp đầy đủ, kịp 4600000 4800000 5000000 5200000 5400000 5600000 5800000 6000000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 21. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 21 Lớp: K35-ĐHTCNH2 thời vào ngân sách. Sở dĩ thu ngân sách xã không ngừng tăng lên là do trong những năm qua tất cả các nguồn thu đều được quan tâm nuôi dưỡng, khai thác triệt để, thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. 2.1.1.1. Các khoản thu hưởng 100% - Thu từ phí và lệ phí: Trong các nguồn thu của ngân sách địa phương, bên cạnh các nguồn thu từ thuế, thu từ ngân sách cấp trên,… thì phí và lệ phí cũng là một trong các nguồn thu đó. Với mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí thì phí và lệ phí đã được hình thành và chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay. Biểu đồ 2.2. Tình hình thu phí, lệ phí xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 22. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 22 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Đánh giá kết quả thu phí, lệ phí: Từ biểu đồ Tình hình thu phí, lệ phí của xã An Tường (2012-2014) cho thấy tình hình thu phí, lệ phí ở xã An Tường ngày càng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nguồn thu từ phí, lệ phí tăng nhanh như vậy là do hàng năm xã đã quản lý và khai thác tốt các nguồn thu từ lệ phí chợ, phí qua cầu, qua phà, phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất , lệ phí công chứng, chứng thực,…Hầu hết các chợ trong xã đã khai thác được các điều kiện thuân lợi để lưu thông hàng hóa, quy mô chợ ngày càng lớn nên đã thu được phí chợ ở mức cao. Các bến đò, phà đều tổ chức khai thác tốt các khoản lệ phí phát sinh, tăng nguồn thu cho ngân sách. Khu di tich đền Cấm Sơn trong nhiều năm qua lượng khách thập phương về thăm quan tăng đáng kể với số lượng 2500 lượt khách thăm quan, từ đó làm tăng lượng thu phí tham quan, phí trông xe, gửi xe. Số lượng các hộ trong xã xin cấp quyền sử dụng đất cũng tăng cao làm số tiền thu được từ phí cấp quyền sử dung đất cũng tăng lên 106%. Bên cạnh đó, nhu cầu chứng thực của nhân dân tăng cao, cán bộ chứng thực đã thu được một lượng tiền lớn và vượt dự toán. Mặt khác, cũng là do để bù đắp chi phí giáo dục, thoát nước, giao thông, hạ tầng kỹ thuật… Như vậy, có thể thấy rằng công tác thu phí và lệ phí tại xã khá chặt chẽ nên việc thu phí, lệ phí đạt hiệu quả cao, không để thất thoát các khoản thu. Sự vận động của nguồn thu phí và lệ phí tăng dần qua các năm và có cơ sở vì nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng tăng sẽ là cơ hội cho việc tăng thêm thu phí và lệ phí cho ngân sách. - Thu từ quỹ đất công ích và đất công: Với các khoản thu 100% thì nguồn thu từ quỹ đất công ích và đất công là nguồn thu không thể thiếu, chủ yếu thu từ bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, quỹ đất công ich này còn được dùng để xây dựng các công trình công cộng như khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng nhà tình nghĩa,…
  • 23. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 23 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Biểu đồ 2.3. Tình hình thu quỹ đất công ích và đất công giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Nghìn đồng Nhìn vào biểu đồ Tình hình thu quỹ đất công ích và đất công giai đoạn 2012- 2014 ở trên ta có thể thấy nguồn thu thừ quỹ đất công ích và đất công có xu hướng tăng và vượt mức dự toán đề ra do trong các năm qua, trên địa bàn xã có nhiều khu đất được Nhà nước thu hồi và bồi thường thiệt hại như khu đất ruộng tại thôn Hưng Kiều 1, Hưng Kiều 2 để xây dựng đường giao thông, khu đất tại thôn An Hòa để xây dựng chợ mới, khu đất trồng ngô trên bãi soi ở thôn Viên Châu 1, Viên Châu 2, Viên Châu 3 để xây dựng kè ngăn lũ sông Lô. 2.1.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) - Thuế nhà, đất: Trong những năm vừa qua, nguồn thu từ thuế nhà, đất tăng lên đáng kể và vượt dự toán đề ra. Nguyên nhân là số lượng đất ở và đất xây dựng công trình trong xã đã tăng cao. Nhiều khu đất ở đã cấp quyền sử dụng đất tại các thôn Viên Châu 2, thôn Hưng Kiều, Tiến Vũ tăng lên làm cho số thu thuế tăng lên đạt 107,07% so với kế hoạch. Các khu đất đang cho xây dựng cơ sở kinh doanh bánh kẹo, chè tại địa phương cũng tăng lên 04 cơ sở do nhu cầu ngày càng cao của người dân, vì thế số thuế nhà đất thu được cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, một số nhà đất của các cơ quan, các xí 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Năm2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 24. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 24 Lớp: K35-ĐHTCNH2 nghiệp cho nhân dân thuê tăng lên. Số thu thuế nhà đất tăng lên cho thấy công tác thu thuế của cán bộ thu chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao. Ta có thể thấy rõ kết quả đạt được từ nguồn thu thuế nhà, đất qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.4. Tình hình thu thuế nhà, đất ở xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Những kết quả đạt được trong 3 năm 2012-2014: Từ năm 2012 đến năm 2014, nguồn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên và vượt nhẹ so với dự toán là do trong những năm vừa qua sô đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở kinh doanh chè ở thôn An Hòa tăng lên 03 cơ sở; đất khai thác, chế biến cát, sỏi ở thôn Viên Châu 1 tăng lên 02 cơ sở ; đất sản xuất vật liệu xây dựng như gạch tuy-len Viên Châu mở rộng thêm 01 cơ sở làm cho số thuế thu được từ đất sử dụng phi nông nghiệp tăng cao trong các năm qua biểu đồ dưới đây: 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 25. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 25 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Biểu đồ 2.5. Tình hình thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng - Thuế môn bài : Ngoài các khoản thu từ thuế nhà đất và thuế sử dung đất phi nông nghiệp thì thuế môn bài cũng là một trong những khoản thu nằm trong ngân sách xã. Qua số liệu về nguồn thu thuế môn bài, ta thấy nguồn thu từ thuế môn bài tăng lên trong những năm vừa qua. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển kinh tế của xã. Năm 2012, thu vượt dự toán 116,13%, tăng 25.000.000 đồng so với kế hoạch do xã đã tổ chức quán triệt tốt các hộ kinh doanh và mức phòng thuế giao phù hợp sát với thực tế, cán bộ thuế đã có biện pháp đôn đốc kịp thời, tuyên truyền vận động để các hộ kinh doanh hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong việc nộp thuế cho Nhà nước. Số thu năm 2014 tăng 5000.000đ so với năm 2013, đạt dự toán đề ra do số hộ kinh doanh đã tăng lên và đánh giá của cán bộ thuế về thực tế thu nhập của các hộ kinh doanh trong xã. Ta có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi về tình hình thu thuế môn bài từ biểu đồ dưới đây: 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 26. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 26 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Biểu đồ 2.6. Tình hình thu thuế môn bài của xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng 2.1.1.3. Thu ngân sách từ trên rót xuống Với các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, đây là khoản thu lớn trong tổng thu ngân sách.Trong hệ thống ngân sách nhà nước có cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Các cấp ngân sách này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách địa phương không tự cân đối được thì ngân sách cấp trung ương có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó để đảm bảo cân đối thu chi ngay từ khâu xây dựng dự toán. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn ngân sách ở cấp xã chưa tự cân đối được thu chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới, hình thành nên một nguồn thu cho ngân sách cấp xã. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 27. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 27 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Biểuđồ 2.7. Biểuđồ tình hình thu ngân sách từ trên rót xuống của xã An Tường Đơn vị: nghìn đồng Đánh giá kết quả thu ngân sách từ trên rót xuống: Từ bảng 2.1, có thể thấy rằng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên nhìn chung đều tăng lên qua 3 năm và vượt nhẹ so với dự toán năm đề ra. Nguồn thu từ NS cấp trên trong đó bao gồm cả thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên và thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên từ năm 2012 đến năm 2014 là 4.646.124.000đ, 4.971.342.000đ, 5.269.866.000đ. Nguồn vốn này tăng lên như vậy là do được dùng để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trong việc đầu tư cho việc xây dựng 5173m đường liên thôn gồm 9 thôn là Sông Lô 3, Sông Lô 5, Sông Lô 8, Sông Lô 9, Viên Châu 1, Viên Châu 2, Viên Châu 3, Tiến Vũ 8, Tiến Vũ 9, tu bổ và nạo vét trên 23500m kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho bà con nhân dân trong xã, thực hiện hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 02 đối tượng chính sách… 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu bổ sungcân đối Thu bổ sungcó mục tiêu
  • 28. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 28 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.1.2. Hoạt động chi ngân sách Các khoản chi ngân sách xã bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các hoạt động chi khác. Chi ngân sách xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, giao thông,… duy trì hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, việc quản lý chi ngân sách xã về cơ bản đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Chi ngân sách xã là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thành phố. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong nhân dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý kinh tế xã hội ở địa phương. Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách trên địa bàn xã An Tường năm 2012 – năm 2014 như sau:
  • 29. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 29 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Bảng2.2. Bảng tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng STT Nội dung Năm2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh Dự toán Thực hiện So sánh Tổng chi 5.083.365 5.094.588 100,22% 5.263.334 5.308.050 100,85% 5.614.001 5.761.665 102,63% I Chi đầu tư phát triển 2.608.732 2.614.843 100,23% 2.625.064 2.644.657 100,75% 2.682.755 2.705.848 100,86% 1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 2.554.732 2.560.843 100,24% 2.570.514 2.589.297 100,73% 2.626.755 2.650.848 100,92% 2 Chi đầu tư phát triển khác 54.000 54.000 100,00% 54.550 55.360 101,48% 56.000 55.000 98,21% II Chi thường xuyên 2.445.083 2.451.195 100,25% 2.611.270 2.636.393 100,96% 2.904.446 3.029.017 104,29% 1 Chi công tác dân quân tự vệ , an ninh trật tự 93.620 93.620 100,00% 95.790 95.863 100,08% 95.810 98.125 102,42% 1.1 Chi dân quân tự vệ 80.000 80.000 100,00% 81.590 82.243 100,80% 81.600 82.345 100,91% 1.2 Chi an ninh trật tự 13.620 13.620 100,00% 14.200 13.620 95,92% 14.210 15.780 111,05%
  • 30. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 30 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2 Chi sự nghiệp giáo dục 16.000 16.000 100,00% 17.000 17.000 100,00% 17.540 17.540 100,00% 3 Chi sự nghiệp y tế 26.000 27.000 103,85% 27.500 27.500 100,00% 27.900 28.000 100,36% 4 Chi sư nghiệp văn hóa, thông tin 16.950 16.950 100,00% 17.000 17.000 100,00% 17.850 17.850 100,00% 5 Sự nghiệp phát thanh 9.000 9.000 100,00% 10.000 10.980 109,80% 11.000 11.000 100,00% 6 Sự nghiệp xã hội 214.000 214.000 100,00% 217.260 216.610 99,70% 216.927 218.800 100,86% 6.1 Hưu và trợ cấp khác 198.000 198.000 100,00% 201.000 200.350 99,68% 200.427 202.300 100,93% 6.2 Khác 16.000 16.000 100,00% 16.260 16.260 100,00% 16.500 16.500 100,00% 7 Quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn 2.069.513 2.074.625 100,25% 2.226.720 2.251.440 97,56% 2.734.346 2.637.702 96,47% Quỹ lương 1.214.700 1.215.800 100,09% 1.254.600 1.254.560 100,00% 1.355.800 1.255.000 92,57% 7.1 Hội đồng nhân dân 170.250 170.250 100,00% 180.150 200.500 111,30% 204.400 204.400 100,00% 7.2 Quản lý nhà nước 483.613 487.625 100,83% 552.390 553.000 100,11% 928.146 930.012 100,20% 7.3 Đảng cộng sản Việt Nam 165.000 165.000 100,00% 200.500 204.300 101,90% 205.000 205.100 100,05% 7.4 Mặt trận tổ quốc Việt Nam 5.500 5.500 100,00% 5.800 5.800 100,00% 6.000 6.000 100,00% 7.5 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 15.000 15.000 100,00% 16.600 16.600 100,00% 17.000 18.000 105,88%
  • 31. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 31 Lớp: K35-ĐHTCNH2 7.6 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 5.000 5.000 100,00% 5.780 5.780 100,00% 6.000 6.000 100,00% 7.7 Hội cựu chiến binh Việt Nam 5.200 5.200 100,00% 5.300 5.300 100,00% 6.000 6.500 108,33% 7.8 Hội nông dân Viêt Nam 5.250 5.250 100,00% 5.600 5.600 100,00% 6.000 6.690 111,50% III Chi khác 29.550 28.550 96,62% 27.000 27.000 100,00% 26.800 26.800 100,00% ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán xã An Tường)
  • 32. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 32 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.1.2.1. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Chi đầu tư phát triển có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất,…Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khoản chi đầu tư ở xã tăng khá nhanh làm bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng. Biểu đồ 2.8. Tình hình chi đầu tư phát triển xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng Qua bảng tổng hợp số liệu và biểu đồ trên có thể thấy được tình hình chi đầu tư phát triển trên địa bàn xã An Tường như sau: Trong 3 năm qua ( 2012-2014), số chi ngân sách xã cho đầu tư phát triển đều tăng và vượt dự toán đặt ra đặc biệt là năm 2014 chi cho đầu tư phát triển đã vượt dự toán 23.093.000đ, đạt 100,86% do xã đã chú trọng đầu tư cho các công trình xây dựng đường xá, bê tông hóa các con đường liên thôn, xây dựng trạm y tế, đầu tư sửa chữa, 2,560,000 2,580,000 2,600,000 2,620,000 2,640,000 2,660,000 2,680,000 2,700,000 2,720,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự toán Thực hiện
  • 33. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 33 Lớp: K35-ĐHTCNH2 mua sắm tài sản cố định, sửa mới nhà văn hóa thôn, mở rộng quy mô trường học, cụ thể: xây dựng mới 3200m đường bê tông tại các thôn An Hòa 4, Phú Túc và đi chung của 3 thôn Viên Châu; xây mới 03 nhà văn hóa thôn Sông Lô 2, Sông Lô 6 và Tiến Vũ 9 số tiền 1.874.148..000đ, nâng cấp nhà văn hóa thôn Sông Lô 5 trị giá 80.319.000đ, UBND xã sửa chữa một số hạng mục tại trụ sở với số tiền 400.500.000đ và mua sắm một số thiết bị như 05 máy vi tính, 03 máy in, 03 máy photo với sô tiền 2.467.967.000đ…Nhìn một cách tổng thể, tong các năm qua việc ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là khá ổn định và có chiều hướng ngày càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 2.1.2.2. Chi thường xuyên Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục. Đây là khoản chi thường xuyên mang tích chất là các khoản chi tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Chi thường xuyên gồm: Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự; chi sự nghiệp giáo dục; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin; chi sự nghiệp phát thanh; chi sựnghiệp xã hội; chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn. Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước chi một lượng tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, lượng chi này một phần cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu nhập và nâng cao mức sống cho dân cư.
  • 34. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 34 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Biểu đồ 2.9. Tình hình chi thường xuyên của xã An Tường giai đoạn 2012- 2014 Đơn vị: nghìn đồng Từ biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy rằng, trong 03 năm (2012 – 2014), số chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm lần lượt là 2.452.195.000đ, 2.636.393.000đ, 3.029.017.000đ. Số chi thường xuyên tăng cao như vậy là do tăng đầu tư cho sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân tự vệ, giáo dục, y tế, sự nghiệp xã hội, quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước….Cụ thể: Đối với sự nghiệp an ninh trật tự, dân quân dự vệ: tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do trong các năm qua xã đã tổ chức các lớp học luật nghĩa vụ quân sự, thăm hỏi tặng quà cho các tân binh nhập ngũ, tổ chức phúc tra quân dự bị. Mặt 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chi thường xuyên Chi thường xuyên
  • 35. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 35 Lớp: K35-ĐHTCNH2 khác, số lượng khách thập phương về thăm quan du lịch tại đền Cấm Sơn tăng cao nên phải tằng cường công tác an ninh, bảo đảm an toàn cho du khách khi đến thăm đền. Đối với sự nghiệp giáo dục: trong các năm qua, sự nghiệp giáo dục tại địa bàn xã tăng cao do xã đã chú trọng đầu tư sửa sang, xây mới lại các trường học như trường Tiểu học An Tường, trường tiểu học Sông Lô, xây dựng lớp học cho trường mầm non Hoa Phượng, mua sắm thêm các trang thiết bị dạy và học như đèn, bàn , ghế, tủ đựng, máy vi tính, máy chiếu; lập các quỹ khuyến học để khuyến khích tinh thần học tập ở các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập. Đối với sự nghiệp y tế: tăng đều qua các năm do xã đã cho xây mới, sửa sang lại cơ sở vật chất cho trạm y tế xã, mua mới thếm 05 giường bệnh, 02 tủ thuốc, 01 máy vi tính để cho công tác khám chữa bệnh được nhanh chóng, kịp thời và tăng lương cho cán bộ y tế xã. Đối với sự nghiệp xã hội: tăng qua các năm do tăng chi cho quỹ tình nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ người cao tuổi, quỹ chất độc màu da cam, hưu và các trợ cấp khác. Ngoài ra còn chi hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 05 đối tượng chính sách với số tiền 15 triệu đồng, thăm hỏi tặng quà cho các hộ nghèo, bà mẹ Việt Nam anh hung nhân ngày quốc khánh, tết nguyên đán 30 xuất quà với trị giá mỗi xuất quà là 3 triệu đồng, làm lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi từ 70-90 tuổi,…. Các khoản chi cho sự nghiệp xã hội tăng dần qua các năm là một điều rất tích cực và được khuyến khích. Đối với sự nghiệp quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước: do bổ sung bộ máy quản lý và các ban ngành, đoàn thể nên các khoản chi cho tiền lương cán bộ, phụ cấp cán bộ không chuyên trách, phụ cấp khác, chi BHXH, BHYT, CPCĐ, chi hoạt động, chi quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng mạnh trong 3 năm. Nhìn chung, chi thường xuyên ở xã đã chú trọng chi trả chế độ cho con người như tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, bí thư chi bộ,…đảm bảo cho bộ máy tổ chức cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và Đoàn thể. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh ra nhân dân đã phát huy được tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi thường xuyên ở xã.
  • 36. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 36 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.1.2.3. Chi khác Ngoài những khoản chi dầu tư phát triển và chi thường xuyên nói trên, xã vẫn bố trí một khoản chi khác chiểm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi ngân sách nhằm đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có những biến động bất thường xảy ra như thiên tai, dịch bệnh… Biểu đồ 2.10. Tình hình chi khác của xã An Tường giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: nghìn đồng Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được trong 3 năm (2012-2014), tình hình chi khác của xã An Tường có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 28.550.000đ, năm 2013 giảm 1.550.000đ so với năm 2012, năm 2014 giảm 200.000đ so với năm 2013. Nguyên nhân số chi khác giảm như vậy là do trong những năm qua hoạt động tài chính của xã ngày càng ổn định hơn, có ít biến động về chi ngân sách. Mặt khác, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn xã đã giảm nhiều nên xã không phải chi nhiều cho công tác khắc phục thiên tai, dịch bệnh. 25,500 26,000 26,500 27,000 27,500 28,000 28,500 29,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chi khác Chi khác
  • 37. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 37 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.2. Đánh giá chung về những mặt hoạt động của xã An Tường 2.2.1. Thành tựu 2.2.1.1.Về kinh tế Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích cây lúa là 371,5ha/371,5ha, đạt 100% kế hoạch. Ngô cả năm là 83,4/81 ha, đạt 103% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.517/2512,7 tấn, trong đó thóc 2.133,7 tấn, ngô 384 tấn, đạt 102%kế hoạch. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp đạt 2,5 lần. Cây chè đạt 14,6/10,3 ha. Cây rau đậu các loại là 30 ha. Cây khoai lang thực hiện 35/35 ha, đạt 100% kế hoạch. Công tác chăn nuôi, thú y: đàn trâu: 306/204 con, đạt 128% kế hoạch; đàn bò: 74/40 con, đạt 108% kế hoạch; đàn gia súc: 3.703/3600 con, đạt 102% kế hoạch; đàn gia cầm: 47.620/45.100 con, đạt 105% kế hoạch. Công tác tiêm phòng đạt 90% tỏng đàn gia súc, gia cầm, phun thuốc khử trùng tiêu độc 120 lít = 180.000 m2 chuồng trại, khu vực giết mổ, chợ,…trong năm trên địa bàn xã ít co dịch bệnh xảy ra. Công tác kiểm soát giết mổ được kiểm soát chặt chẽ. Công tác lâm nghiệp: Trồng mới 13 ha rừng sản xuất tại các hộ gia đình, bảo vệ 64,5/64,5 ha rừng. Khai thác 0,2 ha, sản lượng 1,82 m3. Phối hợp với hạt kiểm lâm thành phố tổ chức 01 buổi hội nghị cho 65 thành viên BCH, tiểu ban xóm, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rùng, phòng chống cháy rừng, không lấn chiếm đất rừng. Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn. Công tác thủy lợi: Thường xuyên nạo vét kênh mương, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Huy động cán bộ viên chức, hội viên, đoàn viên và xã viên HTX ra quân 02 buổi nạo vét trên 3,3 km kênh mượng tại khu vực Viên Châu và Thăng Long 4. Lĩnh vực công nghiệp-xây dựng: Xã đã hoàn thành xây dựng 5173m đường liên thôn gồm 9 thôn là Sông Lô 3, Sông Lô 5, Sông Lô 8, Sông Lô 9, Viên Châu 1, Viên Châu 2, Viên Châu 3, Tiến Vũ 8, Tiến Vũ 9, tu bổ và nạo vét trên 23500m kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho bà con nhân dân trong xã. Sửa chữa một số hạng mục tại trụ sở ủy ban. Đề nghị UBND thành phố phê duyệt chủ trương quy hoạch khu dịch vụ, bãi đỗ xe và trùng tu tôn tạo đền Cấm Sơn. Lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường: Công tác quản lý nhà nước về đất đai tiếp tục được tăng cường. Lập biên bản 03 trường hợp san ủi, đổ đất không đúng nơi
  • 38. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 38 Lớp: K35-ĐHTCNH2 quy định. Kiểm tra 04 vụ san ủi đất chưa được cấp phép, quyết định đình chỉ, yêu cầu khắc phục hậu quả. Hoàn thành giải phòng mặt bằng bồi thường, thu hồi đất xây dựng trung tâm hành chính thành phố, bờ kè sông Lô. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trong xã. Hoàn thiện 52 hồ sơ cấp đủ điều kiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo chỉ thị số 01, cấp đỏi 41 trường hợp. Thông báo trả 602 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác môi trường được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm; khảo sát, quy hoạch, xây dựng phương án bãi xử lý rác thải ,chấm dứt việc đổ rác bừa bãi; tổ chức hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản thực hiện đúng quy định 2.2.1.2. Về văn hóa-xã hội - Về giáo dục đào tạo: Tổ chức họp Hôi đồng gióa dục triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm, thực hiện tốt kế hoạch khai giảng năm học mới, chất lượng gióa dục – đào tạo được nâng lên. Tỷ lệ các cháu đi nhà trẻ đạt 45,4/55,1%; trẻ 5 tuổi đi chị mẫu gióa và học sinh 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100% kế hoạch. Duy trì 2/4 trường đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn phổ cập gióa dục tiểu học đúng độ tuổi. Xây dựng được lớp học cho trường mầm non Hoa Phượng, mở rộng trường tiểu học An Tường, trường tiểu học Sông Lô . Xã có tổng số học sinh các bậc học là 2.306 học sinh, trong đó mầm non 781 cháu, tiểu học 936 em, trung học cơ sở 589 em; thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập cho 10 học sinh hộ nghèo theo nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của chính phủ. Công tác xã hội hóa gióa dục được duy trì và hoạt động hiệu quả ở các đơn vị trường học, cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm, cải thiện. - Công tác văn hoá, thông tin và truyền thông: Thực hiện tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ phục vụ các hoạt động chính trị của thành phố và các ngày lễ lớn. Tổ chức tuyên truyền qua hội nghị của xã và hệ thống loa truyền thanh 115 buổi với 315 bản tin, bài viết về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các bộ luật về đất đai, khiếu
  • 39. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 39 Lớp: K35-ĐHTCNH2 nại tố cáo, luật nghĩa vụ quân sự, luật hôn nhân và gia đình...Chỉ đạo các thôn đăng ký gia đình văn hóa, thôn văn hóa à bổ sung hương ước, quy ước thôn. Thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tổ chức 85 buổi văn nghệ thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ. Duy trì hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, đàn hát dân ca, phối hợp với trung tâm văn hóa triển lãm tỉnh tổ chức 01 buổi văn nghệ chào mừng 124 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn Sông Lô 7, tham gia 04 mô hình đêm hội thành Tuyên 2014 có 01 mô hình đạt giải B. Tổ chức bình xét 3.194/3.339 hộ gia đình văn hóa, dạt 94%; 27/30 thôn văn hóa, đạt 90%. Quản lý tốt các hoạt động du lịch tại đền Cấm Sơn đảm bảo thu hút trên 2.500 lượt khách đến tham quan du lịch tâm linh. - Công tác y tế, dân số và trẻ em: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tiếp tục quan tâm. Các chương trình y tế, phòng chống bệnh xã hội nhìn chung triển khai đúng kế hoạch và tiến độ đề ra. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi tiếp tục được đẩy mạnh. 30/30 thôn có cộng tác viên y tế thôn, trạm y tế đã được sửa sang xây mới, mua mới 05 giường bệnh, 02 tủ thuốc và 01 máy vi tính góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh, tiem chủng mở rộng số trẻ được tiêm chủng đủ 07 loại vắc-xin là 260/280 cháu đạt 92,8%; 262/280 phụ nữ có thai được tiêm phòng đạt 93,7%; tiêm phòng não mũi 1=262, mũi 2=247, mũi 3=208 đạt 98% kế hoạch. Kiểm tra 295/280 lần vệ sinh an toàn thực phẩm đạt 105,3%. Công tác khám chữa bệnh: số lượt khám bệnh 13.099/11.400 người, đạt 114,9%. Số phụ nữ sinh con: 192; số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai : 1007 người; truyền thông sức khỏe sinh sản tại nhà và thông qua hội nghị thôn xóm 9.016 người. Số người nghèo khám chữa bệnh: 91 lượt; trẻ em dưới 6 tuổi: 1.557 trẻ; số trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 129/1.048 = 12,3%. 2.2.1.3. Về an ninh-quốc phòng Đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tốt các ngày lễ lớn. Công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác tiếp tục được tăng cường, triển khai rà soát đối tượng nghiện trên địa bàn.
  • 40. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 40 Lớp: K35-ĐHTCNH2 Thường xuyên bố trí lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các trục lộ giao thông nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông xảy ra. Số vụ xảy ra trên địa bàn 32 vụ việc, trong đó chuyển cấp trên 21 vụ, giải quyết tại xã 11 vụ. Tổ chức truy quét nghiện 03 đợt, thu gom 25 lượt đối tượng xét nghiệm dương tính 08 đối tượng, âm tính 17 đối tượng. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, quản ý giáo dục và cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng 23 đối tượng.. Đoàn thanh tra Bộ công an về xã thanh tra về việc thực hiện Pháp lệnh công an xã và được đánh giá tốt. Trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, đồng chí Trần Đăng Vinh thôn An Hòa 1 được công an tỉnh tặng giấy khen. Hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi thanh niên nhập ngũ, bảo đảm về số lượng và chất lượng; củng cố 121 dân quân theo quy định. Hoàn thành kế hoạch huấn luyện 117/121 dân quân đạt 96,7%, quân số tham gia huấn luyện đạt 96,7% so với tổng số dân quân. Qua kiểm tre các môn 100% đạt yêu cầu trong đó 75-80% khá giỏi đảm bảo an toàn vũ khí người và vũ khí trang bị. Công tác quản ý quân nhân dự bị động viên toàn xã có 182 quân nhân. Tham mưu cho hội đồng chính sách xã xét duyệt và đè nghị ban chỉ đạo thành phố tiếp nhận 93 hồ sơ hưởng chế độ 62/2011 của thủ tướng chính phủ xét và đề nghị 03 hồ sơ làm chế độ thương binh. Thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo và giải quyết những kiến nghị của các tôn giáo trên địa bàn đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật; phối hợp với các nghành của tỉnh thực hiện việc rà soát, cấp đất cho các cơ sở tôn giáo. Tổ chức thăm viếng các cơ sở thờ tự và các chức sắc tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ Phật đản và các ngày lễ trọng đại khác. Qua đó đã góp phần tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật, góp phần ổn định tình hình trên địa bàn.
  • 41. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 41 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.2.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 2.2.2.1 Những mặt còn tồn tại Mặc dù đạt được những thành tựu nêu trên nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thiếu xót cần phải khắc phục như sau: Trình độ, trình độ, năng lực của một số cán bộ còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhiệt tình. Năng lực tham mưu chưa mạnh, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình, chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương; sự kết hợp giữa các tổ chức ban ngành chưa đồng bộ, năng lực tổ chức còn hạn chế, tránh va chạm, thiếu tính năng động, sáng tạo. vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả công tác của một số lĩnh vực Chất lượng các chỉ tiêu về văn hoá - xã hội chưa được tăng cường; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục chất lượng đạt chưa cao. Công tác quản lý trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến song còn thiếu vững chắc và chưa đồng đều, thực hiện xã hội hoá giáo dục kết quả chưa cao. Trong lĩnh vực y tế, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chưa đáp ứng được nhu cầu. Đội ngũ y bác sỹ, trang thiết bị khám chữa bệnh ở xã còn thiếu. Việc triển khai tuyên truyền về công tác dân số chưa đồng bộ, chưa được các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm và nhận thức một cách đầy đủ. Việc xây dựng xã chuẩn y tế, duy trì các xã đã đạt chuẩn quốc gia chất lượng còn thấp, công tác chỉ đạo phấn đấu đạt chuẩn chưa có nhiều biện pháp tích cực, phòng y tế chưa được củng cố cả về bộ máy và biên chế Một số chương trình kinh tế thiếu tính bền vững,kết quả còn đạt thấp như: Chương trình trồng cải tạo chè, chương trình phát triển giống vật nuôi… Sản xuất công nghiệp tuy có sự tăng trưởng khá, ổn định nhưng thiếu tính định hướng và quản lý nhà nước về quy hoạch, kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể chưa được quan tâm chỉ đạo và định hướng hoạt động của HTX chưa đáp ứng yêu cầu. Tệ nạn xã hội, trộm cắp vặt, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra trên địa bàn; tình trạng một số hộ kinh doanh quá khuya (như hàng karaoke, Internet, quán ăn,…) làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng chưa được kiểm tra, xử lý nghiêm.
  • 42. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 42 Lớp: K35-ĐHTCNH2 2.2.2.2. Nguyên nhân Việc thực hiện sản xuất hàng hóa, vùng chuyên canh còn hạn chế; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp tự phát, quy mô không được lớn. Thực hiện trồng cây vụ đông đạt thấp so với kế hoạch. Một số kênh mương chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của nhân dân, ảnh hưởng đền việc sản xuất cây vụ 3, giảm hệ số sử dụng đất. Việc xử lý vi phạm xây dựng đôi khi chưa cương quyết, ý thức của một số người dân chưa cao trong việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng , công tác quy hoạch đô thị trên địa bàn xã chưa hoàn chỉnh. Một số đơn thứ phức tạp giải quyết chưa dứt điểm do lịch sử nguồn gốc đất không có hồ sơ, bản đồ khó xác định được ranh giới, diện tích nên dẫn đến tình trạng giải quyết còn chậm, kéo dài. Công tác tuyên truyền còn hạn chế, công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm một số thôn chưa đạt yêu cầu. Công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình chưa sâu rộng, vẫn còn phụ nữ sinh con thứ 3, số hộ nghèo còn mang nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tình trạng trộm cắp vặt vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Công tác tuyên truyền còn hạn chế, việc giải quyết đơn thư một số vụ việc còn chậm do tranh chấp đất đai phức tạp phải đi xác minh. Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền còn hạn chế. Ý thức của một số người dân vì lợi ích cá nhân, gia đình, anh em, lang xóm bất hòa dẫn đến tranh chấp quyền lợi về đất đai. Đã được UBND xã giải quyết nhưng vẫn có ý kiến kiến nghị lên cấp trên. Công tác quản lý, điều hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu tăng cường quản lý tài chính công có hiệu quả. Mặc dù đội ngũ cán bộ xã nói chung, đội ngũ quản lý tài chính ngân sách xã nói riêng trong những năm qua đã được tăng cường và củng cố nhưng so với yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán xã còn chưa đồng đều. Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cấp xã còn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai mà trước hết là công khai về tài chính và ngân sách nên chưa quan tâm, chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế trong quản lý tài chính ngân sách xã.
  • 43. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 43 Lớp: K35-ĐHTCNH2 PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 3.1. Đề xuất đề tài dự kiến “Một số giải pháp nâng cao quản lý ngân sách trên địa bàn xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” 3.2. Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cùa Nhà nước, đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Ngân sách nhà nước được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau như: thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ trong nước, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần dần làm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi, có yếu tố mới ra đời, có yếu tố vẫn giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã bo hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong lĩnh vực tài chính - Tiền tệ, Ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới, lĩnh vực ngân sách nhà nước đã đạt được những thàng tựu đáng kể. Cùng với việc mở cửa kinh tế, khai thác quản lý tình hình thu – chi ngân sách là rất quan trọng. Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn cách quản lý thu chi và khai thác các nguồn thu ngân sánh Nhà nước. Từ những kiến thức đã được học tập tại nhà trường và thời gian thực tập tại địa phương từ đó tìm ra những điểm mạnh cần phát huy và những hạn chế cần được khắc phục để góp ý cho cấp ủy chính quyền địa phương có những giải pháp tốt nhất trong quan lý thu chi ngân sách xã. Xuất phát từ những nhận thức trên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao quản lý ngân sách trên địa bàn xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” cho bài khóa luận của mình.
  • 44. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 44 Lớp: K35-ĐHTCNH2 KẾT LUẬN Ngân sách xã là một cấp ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao thể hiện rõ bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong những năm qua địa phương đã tích cực triển khai biện pháp điều hành thu chi ngân sách có sự tập trung đẩy mạnh công tác thu nhất là các khoản thu có số thu lớn và được tỉ lệ điều tiết cao. Tăng cường huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới là: Chưa quản lý bao quát và khai thác tốt nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách đáp ứng nhu cầu chi ngày càng cao, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Đồng thời công tác chi ngân sách chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ cụ thể để làm cơ sở thực hiện. Cần phải bố trí hợp lý trong chi tiêu với xu hướng tăng dần chi đầu tư phát triển chú trọng chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hoá xã, bảo đảm an ninh quốc phòng, giảm dần tỉ trọng chi quản lý hành chính trong tổng chi thường xuyên, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, điều tra nhưng bài báo cáo thực tập cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đoàn Ánh Tuyết
  • 45. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Nguyễn Văn Thế SVTH: Đoàn Ánh Tuyết 45 Lớp: K35-ĐHTCNH2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Tài chính-Kế toán xã An Tường, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. 2. www.tailieu.vn 3. www.123doc.org 4. www.moj.gov.vn 5. Giáo trình tài chính công xuất bản năm 2009 của Học Viện Tài Chính do Phó giáo sư-tiến sĩ Dương Đăng Chinh và Tiến sĩ Phạm Văn Khoan đồng chủ biên.