SlideShare a Scribd company logo
Biet du trong chi tieu ca nhan
Tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong thành công và hạnh phúc của mỗi người. Kiếm
tiền và tiêu tiền có lẽ là 2 hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất của con người.
Có người nói: "Tại sao chúng ta tiêu những đồng tiền mà chúng ta không có, để mua
những đồ vật mà chúng ta không cần, và để gây ấn tượng trước những người mà
chúng ta không thích?"
Đúng là nhiều người trong chúng ta đang làm y hệt như vậy. Nhiều người tiêu tiền
bằng tiền xin hay vay của người khác (hay của ngân hàng), để mua những thứ mà họ
không thực sự cần, và để khoe khoang với những người mà mình không cần phải
khoe khoang.
Như tôi đã viết trong bài Bí quyết thành công và hạnh phúc, bí quyết của hạnh phúc là
biết mình thực sự cần cái gì và có được cái mình cần. Khi ta biết đủ, ta sẽ biết mình
thực sự cần mua và cần chi tiêu những gì để mang lại cho ta hạnh phúc.
Ta cũng cần phải biết mình là ai, tức là phải hiểu rõ bản thân, và phải có suy nghĩ độc
lập để ta không chạy theo thị hiếu của mọi người, không thấy mọi người có nhà lầu
mình cũng phải có nhà lầu, không thấy mọi người có xe đẹp mình cũng phải có xe
đẹp...
Nhiều người mua sắm, chi tiêu theo phong trào mà không tự hỏi những thứ đó có thực
sự cần cho hạnh phúc của mình hay không và cái giá phải trả để có được những thứ xa
xỉ, lộng lậy đó là bao nhiêu. Tôi cho rằng giá trị đích thực của con người được thể
hiện qua phẩm chất, tính cách và ở cách cư xử của người đó, không phải qua những
tài sản mà người đó khoe khoang.
Một thân thể không đau và một tinh thần không loạn, đó là 2 niềm hạnh phúc đích
thực của con người. Và tiền bạc phải mang lại 2 niềm hạnh phúc này cho con người.
Vậy mà đối với đa số mọi người tiền bạc lại đang lấy đi của chúng ta 2 niềm hạnh
phúc đích thực này. Vì lo lắng kiếm tiền mà chúng ta sinh ra bệnh tật và cáu gắt. Vì lo
lắng kiếm tiền mà ta mất đi sự thanh thản trong tâm hồn. Tất cả cũng đều do lòng
tham và không biết đủ của con người mà ra.
Ko phai luc nao cung tiet kiem
Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi
quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin
tha con mình. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu
không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn
ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo.
Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình.
Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả.
Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui
vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn
ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.
Con cả Phạm Lãi chưa về ngay, lại lấy tiền riêng của mình mang theo, nhờ cậy một vị
quan khác nước Sở nghe ngóng tình hình. Nghe tin vị đó báo lại là vua Sở sẽ đại xá,
anh nghĩ rằng đáng lý mình không phải phí vàng đem đút lót mà em mình vẫn được
thả, nên quay lại nhà Trang Sinh. Trang Sinh biết ý anh ta muốn đòi vàng, bèn trả lại;
nhưng trong bụng tức tối, vào tâu vua Sở rằng:
Tôi nghe thiên hạ dị nghị rằng đại vương nhận tiền đút lót của Phạm Lãi nên mới đại
xá thiên hạ, làm giảm ân đức của người. Vậy xin chém riêng con Phạm Lãi để thiên
hạ thấy sự nghiêm minh, nhân đức của đại vương!
Vua Sở nghe theo, bèn sai mang con thứ Phạm Lãi trong ngục ra chém, còn những
phạm nhân khác đều tha. Người con cả mang xác em về. Bà vợ khóc than, Phạm Lãi
nói:
Sở dĩ tôi muốn sai thằng út đi, vì khi nó sinh ra, nhà ta đã khá giả; vì thế nó sẽ không
tiếc của mang hối lộ người ta. Còn thằng cả sinh ra khi nhà ta còn nghèo khó, nó sẽ
tiếc của. Bởi thế lúc nó đi, tôi biết là nó sẽ phải mang xác em nó về.
Lời bình của người sưu tầm:
Tiết kiệm nói chung là tốt nhưng khi cần thiết phải hoang phí để đạt được mục đích
thì cũng nên hoang phí. Cái gì cũng có 2 mặt, tiết kiệm cũng có những mặt dở và
hoang phí cũng có những mặt hay. Điều quan trọng là biết khi nào cần tiết kiệm, khi
nào cần hoang phí.
Tiết kiệm giúp ta đạt được mục đích là để dành thêm được một chút tiền nhưng chính
vì thế mà nhiều khi làm hỏng việc, hoặc làm cho ta tốn quá nhiều thời gian công sức
hơn cả số tiền ta tiết kiệm được.
Học cách quản lý tiền
Tiêu tiền liền tay
Một anh chàng nhận được tháng lương đầu tiên thì phải khao khắp lượt cơ quan, gia
đình, bạn bè cho đến đồng lương cuối cùng. Kết cục là một tháng ròng vật vã vì rỗng
túi. Một người trẻ khác mỗi lần nhận lương là rủ ngay hội bạn đi shopping, đến vũ
trường. Tình cảnh cũng không khác mấy kẻ mới đi làm, luôn ở trong tình trạng thiếu
tiền.
Ai cũng muốn hàng tháng có một khoản tiết kiệm nhất định. Sự phát triển xã hội và
những mối quan hệ cá nhân đã khiến chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn. Theo các nhà
nghiên cứu Mỹ thì phần lớn tiền được tiêu vào shopping, giải trí,... Chuyện ăn uống,
học hành, chỉ chiếm phần nhỏ trong toàn bộ chi tiêu. Đó lại là những con đường ngắn
nhất đưa người trẻ tới chỗ viêm màng túi, bởi shopping bao nhiêu cho đủ!
Quản lý tiền thế nào?
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, 43% những khoản chi của giới trẻ chẳng đem lại
lợi ích gì. Tình trạng nợ nần, không có khoản tiền dự phòng cho những tình huống bất
ngờ của bản thân và gia đình ngày càng tăng.
Theo website của trường ĐH Melbourne, Ôxtrâylia thì óc phán xét là chìa khoá để
quản lý tiền hiệu quả. Phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua hàng, phải biết cái áo,
quyển sách sắp mua có thực sự cần cho mình không. Biết nói "không" trước những
mặt hàng không có ích cho bản thân hay lời mời đi chơi chỉ làm tốn thời gian.
Chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" của Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ
không chỉ giáo dục cho SV tầm quan trọng của việc chi tiêu hợp lý, mà còn hướng
dẫn họ những kỹ năng, công cụ cần thiết để quản lý chi tiêu hiệu quả nhất. Tại sao
chúng ta không triển khai một chương trình như vậy? Thanh niên VN đang có xu
hướng "tiêu trước, trả sau", một xu hướng dễ đưa con người đến chỗ tụt hậu!
* Hiện nay, trên nhiều điện thoại di động và máy tính có phần mềm quản lý chi tiêu.
Nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hờ hững hoặc không hề sử dụng những phần mềm này.
Theo ông, đâu là nguyên nhân?
- Ở các nước phát triển, người dân sử dụng phần mềm quản lý
chi tiêu (được tích hợp trong máy tính và điện thoại di động) như
một công cụ thiết yếu. Trong khi đó, nhiều người dân VN vẫn
chưa nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính.
Người ta thường ít nghĩ đến việc tiết kiệm, sử dụng đồng tiền
hợp lý, mua hàng trả góp khi túi luôn đầy tiền hoặc chưa rơi vào
tình trạng túng thiếu. Tôi nghĩ đây là nguyên nhân chính mà
người dân ít quan tâm đến phần mềm này bên cạnh sự trở ngại về
ngôn ngữ (hầu hết phần mềm này đều bằng tiếng Anh), thói quen
ghi chép thu chi vào sổ tay...
* Nhiều người nhận xét các bậc phụ huynh thời nay thương con
chưa đúng cách: vung tiền cho con hoặc khoán chi tiêu định kỳ
mà ít để tâm con cái đã tiêu xài số tiền đó như thế nào. Theo
ông, các bậc phụ huynh nên giáo dục tài chính cho con như thế
nào và họ có cần nêu gương cho con cái về điều này?
- Bên cạnh những bài học về quản lý chi tiêu, dự án không thể
thành công nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Khoán tiền
theo định kỳ có thể sẽ hướng học sinh đến việc tự quản lý chi
tiêu, lập kế hoạch tiêu dùng. Nếu phụ huynh tách biệt tiền ăn mỗi
ngày và khoản tiền tiêu vặt định kỳ thì hiệu quả đạt được sẽ cao
hơn. Phụ huynh nên đặt vài câu hỏi như: con cần bao nhiêu tiền,
con sử dụng số tiền này để làm gì, món hàng mà con đã mua có
tốt không, khóa học mới của con như thế nào...
Điều này sẽ gây khó khăn cho những em muốn nói dối mục đích
sử dụng tiền. Mặt khác, phụ huynh không nên siết quá chặt để
tránh đẩy các em đến chỗ làm mọi cách để có tiền xài. Song song
với việc răn đe, phụ huynh hãy đóng vai một người bạn của con
với thái độ nhẹ nhàng, dứt khoát. Đừng để các em cảm thấy bị
kìm kẹp, tổn thương lòng tự trọng dẫn đến việc các em bột phát
bất đồng qua hành động, lời nói sau đó.
* Ông có bao giờ mường tượng dự án của mình còn gây được
hiệu ứng với cả những người trưởng thành? Nên bắt đầu giáo
dục quản lý chi tiêu từ độ tuổi nào? Người trưởng thành có cần
học cách quản lý chi tiêu?
- Trước khi tham gia tập huấn, tôi từng “dán nhãn” không hấp dẫn cho dự án giáo dục
tài chính. Tôi còn cho rằng dự án không thể phát triển rộng. Nhưng sau đó tôi nhận ra
bài học sử dụng tiền hiệu quả không chỉ dành cho học sinh mà còn cần thiết đối với
mọi lứa tuổi.
Điều tôi tâm đắc nhất là hướng dẫn học trò xác định nhu cầu và mong muốn của bản
thân, nhận thấy giá trị của con người không nằm ở chỗ tiền nhiều hay ít. Qua khảo sát,
các em cho biết có thể định giá những món hàng nhưng không thể định giá tình yêu
thương. “Nếu tình yêu được định giá bằng tiền thì khi hết tiền, tình yêu cũng mất đi” -
một học trò của tôi đã nói như vậy.
*Quản lý chi tiêu có
tầm quan trọng như
thế nào đối với
người trẻ khi đây là
một phần của việc
quản lý cuộc đời?
- Tiến sĩ Nguyễn Thị
Bích Hồng: Quản lý
chi tiêu là một kỹ
năng giúp chúng ta
hòa nhập cuộc sống,
một trong những
điều cần thiết để
chúng ta tập quản lý
cuộc đời. Cách quản
lý chi tiêu của mỗi
cá nhân tùy thuộc
nhiều vào cách hành
xử của gia đình đối
với đồng tiền. Nhiều
phụ huynh từng trải
qua quãng đời đói
nghèo, nếm đủ đắng
cay khi tự tay gầy
dựng nên sự nghiệp
nên họ không muốn
con mình phải khổ
hay thua kém người
khác.
Thế nhưng việc biết
cách quản lý chi tiêu
lại rất cần thiết để
một cá nhân ở thế
chủ động, không lệ
thuộc đồng tiền và
biết sử dụng đồng
tiền như một
phương tiện giải
quyết thuận lợi nhu
cầu cá nhân.
Theo tôi, nên giáo dục tài chính cùng những kỹ năng sống khác cho học sinh từ đầu
cấp THCS để những kỹ năng đó hình thành trong các em như một phản xạ có điều
kiện. Người trưởng thành vẫn có thể học quản lý chi tiêu và trở thành người tiêu dùng
thông minh. Người tiêu dùng thông minh luôn tự cân nhắc giữa nhu cầu và mong
muốn của bản thân trước khi đưa ra quyết định sử dụng tiền.
Ví dụ, nhu cầu mua một chiếc áo khác với mong muốn mua một chiếc áo vài triệu
đồng. Sử dụng tiền hợp lý không đồng nghĩa với hà tiện mà là đáp ứng nhu cầu ăn
uống, học tập, vui chơi giải trí... trong khả năng tài chính của mình.
* Một số “thiếu gia”, “đại gia” đang đốt tiền không biết xót tại quán bar, nhà hàng,
vũ trường... Xã hội có nên coi đó là quyền của họ, cho dù đó là những đồng tiền
“sạch”?
- Tôi không phân tích vì sao những bạn trẻ này được gia đình chu cấp nhiều tiền. Mỗi
người có quyền sử dụng số tiền mà họ sở hữu nhưng việc tiêu xài tiền như nước, xem
tiền là giấy là một thói quen tiêu cực. Bởi vì khi không có đủ tiền họ có thể tìm mọi
cách, thậm chí mọi thủ đoạn để “xoay” ra tiền.
Bên cạnh những tuyên truyền xã hội, phụ huynh cần giúp con nhận biết giá trị đồng
tiền bằng cách giao những việc nhỏ trước khi cho tiền. Khi hoàn thành nhiệm vụ, các
bạn trẻ sẽ nhận được thù lao như một phần thưởng lao động. Đồng thời phụ huynh
hãy để con cái nhận thấy số lượng tiền của gia đình cũng chỉ có giới hạn. Như vậy, kỹ
năng sống và bài học về giá trị đồng tiền sẽ song hành cùng với khoản tiền mà họ
nhận được từ gia đình.
* Hệ thống giáo dục ở VN còn bỏ lửng việc hướng dẫn người trẻ khám phá giá trị bản
thân, tự vạch mục tiêu cho cuộc sống, hoạch định tương lai... Cần làm gì để thay đổi
điều này, thưa ông?
- Vài năm gần đây, chúng ta mới nhận thấy tầm quan trọng của việc này và bắt đầu
thay đổi bằng phương pháp giảng dạy: lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, sự thay
đổi chưa đồng bộ. Thời gian qua, nhiều học sinh phổ thông VN luôn đoạt giải cao
trong các kỳ thi Olympic quốc tế nhưng khi lên đại học các em lại chới với.
Phụ huynh và nhà trường cần kết hợp để hướng dẫn các em tập đặt ra mục tiêu ngắn
hạn, dài hạn, tìm hiểu sở trường, năng lực của các em thay vì ép buộc các em vào học
những trường không phù hợp. Các bạn trẻ chỉ có thể phát triển ở những lĩnh vực phù
hợp với mình, nên hãy xét lại xem mình yêu thích công việc gì, sở trường là gì, hoàn
cảnh hiện nay của mình ra sao...
Ông Trần Minh Trọng (giám đốc quỹ hỗ trợ công nhân): “Cần phát huy trí thông minh
tài chính”
Tôi từng tham gia một số chuyên đề về kỹ năng quản lý tài chính dành cho học sinh THPT tại
Philippines và nhận thấy tiêu xài tiết kiệm chỉ là một phần nhỏ trong việc phát huy trí thông
minh tài chính.
Trong khi trí thông minh tài chính là một yếu tố quan trọng để làm giàu thì khái niệm này vẫn
còn xa lạ đối với học sinh, thiếu vắng trong hệ thống giáo dục VN. Trí thông minh tài chính
bao gồm: việc kiếm tiền, cách thức bảo vệ tiền và lập kế hoạch đầu tư để phát triển số tiền
đó. Chúng tôi dự kiến tổ chức một khóa học nâng cao chỉ số thông minh về tài chính cho sinh
viên vào đầu tháng 6.
Trắc nghiệm nghệ thuật tiêu tiền của bạn
Ranh giới giữa chi tiêu đúng mực và lãng phí nhiều khi không
dễ được người trong cuộc nhận ra. Hãy làm bài trắc nghiệm sau
để biết bạn có nguy cơ cháy túi và nợ nần không nhé.
Ảnh minh họa
1. Bạn có thường xuyên vay tiền không?
a. Không bao giờ.
b. Cũng thỉnh thoảng nhưng sẽ trả sau đó.
c. Điều đó giống như chuyện cơm bữa vậy.
2. Được rủ đi du lịch và đang cháy túi nhưng vẫn muốn tham
gia, bạn sẽ làm gì?
a. Tìm việc làm thêm giờ và tiết kiệm chi tiêu.
b. Vay nợ và sau đó trả bằng lương.
c. Vay tiền của bố mẹ vì có thể không hoàn lại nếu muốn.
3. Nếu bị mất việc, bạn có đủ tiền để chi tiêu trong bao lâu?
a. 6 tháng hoặc nhiều hơn
b. Khoảng hai tháng
c. Trong khoảng hai tuần
4. Nếu được thừa kế một số tài sản, bạn sẽ làm gì với số tiền này?
a. Đầu tư kinh doanh và tiết kiệm.
b. Trả hết nợ nần nếu có.
c. Mua những gì bạn muốn.
5. Cách nào hiệu quả nhất để tiết kiệm tiền cho lúc về hưu?
a. Đầu tư.
b. Tìm một công ty để lên kế hoạch tài chính.
c. Cho vay nặng lãi.
6. Khi đi siêu thị, bạn thường:
a. Mua sắm có kế hoạch đã tính toán trước.
b. Đôi khi vẫn mua thêm những đồ dùng ngoài kế hoạch.
c. Không cần lên kế hoạch mua sắm.
7. Khi đi qua một cửa hàng bán quần áo hàng hiệu, bạn sẽ:
a. Đi qua vì cho rằng nó quá đắt với bạn.
b. Bạn dừng lại xem và quyết định xem nó có hợp với bạn không.
c. Bạn nhất định phải vào và mua bởi chúng rất đẹp mà.
Đa số đáp án là a: Bạn quản lý tiền rất tốt. Bạn hiểu và ý thức được
giá trị của đồng tiền, vậy nên bạn luôn tiết kiệm và biết cách chi
tiêu khôn ngoan. Chính vì thế tình hình tài chính của bạn luôn khả
quan. Hiếm khi, thậm chí là chẳng bao giờ bạn rơi vào tình trạng
cháy túi cả.
Đa số đáp án là b: Bạn quản lý tiền khá ổn. Tuy vậy, đôi lúc kế
hoạch chi tiêu của bạn bị đổ bể vì bạn chưa kiềm chế được sở thích
cá nhân. Trước khi quyết định bỏ tiền ra mua một món đồ nào đó,
hãy nghĩ xem nhu cầu thực sự của bạn là gì, và giá trị của món đồ
bạn định mua sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn không. Bằng cách
này, bạn sẽ biết cách chi tiêu hợp lý hơn.
Đa số đáp án là c: Bạn tiêu tiền rất lãng phí. Bạn luôn muốn tiêu
hết những đồng tiền kiếm được, thậm chí còn muốn vay mượn
thêm để tiêu, không cần nghĩ ngày mai sẽ ra sao. Bạn sẵn sàng
mua ngay một món đồ hàng hiệu mà không đắn đo, suy nghĩ đến
số tiền mình có và những việc cần làm. Khi đi siêu thị hoặc đi mua
sắm, bạn thường không có kế hoạch định sẵn mà sẽ mua tất cả
những gì thấy thích, không cần quan tâm nó có hữu ích với cuộc
sống của bạn không.
Xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (tuoitre.com.vn)
Ở góc độ người tiêu dùng, trước hai mặt hàng giống nhau, người ta sẽ cân nhắc về
chất lượng sản phẩm, kế đó là giá cả. Chưa kể, không loại trừ thực tế đang tồn tại tâm
lý "sính ngoại" trong mua sắm. Khi ấy giá cả không còn là chuyện quan trọng, điều
tiên quyết là thương hiệu.
Có không ít bạn trẻ dù chưa làm ra tiền nhưng nhờ sự "trợ cấp" của các bậc phụ
huynh nên sẵn sàng "vung tay quá trán" trước một món hàng mình ưa thích. Trong tủ
mua sắm của các "đại gia" trẻ tuổi này "tràn ngập nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như
túi xách Louis Vuitton, Bonia, Longchamp..., quần áo Levis, Lacoste, CK, Valentino,
Versace, Guess, Armani..., giày dép Clack, Gucci, Columbia..." (báo điện tử
VietNamNet). Đổ xô mua hàng hiệu kiểu như thế nhằm chứng tỏ sự sành điệu và
đẳng cấp của người sở hữu.
Song lại có những bạn trẻ dù không hề đua đòi, biết chi tiêu một cách thông minh và
hợp lý vẫn ưu tiên lựa chọn hàng hiệu nước ngoài. Vì theo họ, "hàng ngoại thường tốt
hơn, bền hơn và an toàn hơn nếu so với hàng nội"; "thà bỏ một lần tiền mua tuy đắt,
còn hơn bỏ nhiều lần rẻ mà sau cùng không xài được" (báo Sài Gòn Tiếp Thị).
Thế nên, muốn thay đổi tập quán mê hàng ngoại của đại bộ phận người tiêu dùng
trong nước, chính nhà sản xuất nội địa phải thật sự nhập cuộc. Nhà sản xuất phải tạo
ra được nhiều sản phẩm hấp dẫn về hình thức, phong phú về số lượng, bảo đảm về
chất lượng và giá cả phải chăng. Chỉ như vậy mới mong vực dậy và củng cố lòng tin
của người tiêu dùng vào hàng hóa "made in Việt Nam".
Dĩ nhiên, lựa chọn sản phẩm nào khi mua sắm là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng
nếu mỗi công dân ý thức được vấn đề: một khi bỏ tiền ra ủng hộ hàng Việt chính là
tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
Cả nước ta hiện đang triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam" có ý nghĩa sâu rộng và bền bỉ. Thiết nghĩ đây là cơ hội tốt để các khách
hàng trẻ tuổi - một lực lượng người tiêu dùng đầy tiềm năng - biểu lộ tinh thần dân tộc
rõ nét nhất qua cách thức mua sắm hằng ngày.
Chuyện tiêu xài của bạn trẻ đô thị”có nhiêu, xài nhiêu”
(vietbao.com)
Có thể nhận thấy việc chi tiêu dựa trên thực lực của chính mình đang là một trong
những vấn đề mà các bạn trẻ thể hiện khá rõ nét trong lối sống. Không chỉ phái nam
mà không ít bạn gái trẻ thay vì tiện tặn, để dành như cá tính vốn có của con gái, cũng
giải quyết vấn đề chi tiêu của mình theo phương châm: “Có nhiêu - xài nhiêu” (!).
Tại một buổi nói chuyện “Lối sống - hạnh phúc và những chi phí” mà tôi tham dự,
hơn 3/4 số bạn trẻ dự thảo luận khẳng định việc chi tiêu thoải mái là nhu cầu không
thể thiếu của mình. Chỉ 1/4 số còn lại khẳng định cố “thắt lưng buộc bụng” để tích lũy
dự phòng cũng như thực hiện những dự án lớn về nhà riêng hoặc chuyện gia đình.
Nhiều bạn nhóm đa số đã giải thích việc đầu tư cho nhà cửa không thể thực hiện một
cách ngẫu nhiên nếu không có những cơ hội lớn. Thay vì tích cóp chi li thì đầu tư cho
việc chi tiêu để tìm những cơ hội lớn hơn trong cuộc sống...
Cũng tiếc, nhưng...
Xu hướng tích lũy dần và xu hướng tích lũy sâu khi có
cơ hội đang trở thành một vấn đề và rõ ràng tích lũy
dần chưa là lựa chọn của không ít bạn trẻ. Nói khác đi,
những bạn trẻ này “ngạc nhiên” với cách sống “năng
nhặt, chặt bị” mà chủ yếu… “cơ hội đến là bung”. Cao
Th., nhân viên PR của một doanh nghiệp IT, cho biết:
“Cũng có lúc cố để dành; nhờ vậy tài khoản lên đến 20
triệu đồng, nhưng ai ngờ đến lượt mình làm chủ xị tiệc
“xoay tua”; rồi “dập” thêm vài đám cưới, hai lần tiếp
khách “xịn” cùng với chiếc điện thoại model mới... thì
quyết tâm để dành bỗng… phá sản”. Cảm giác sau khi
tiêu dùng ra sao? “Cũng tiếc một ít, buồn một chút -
Th. thú thật - nhưng không chi thì không thể được...”
(!?).
Lối sống đô thị đang chuyển mình với những diễn biến tích
cực có thể là nguyên nhân chính khiến không ít bạn trẻ tự tin với chính mình trước
những cơ hội có thể có trong tương lai. Tuy nhiên, cần lưu ý: chính nhu cầu thỏa mãn
cuộc sống qua tiêu dùng là một thách thức đòi hỏi nhiều bạn trẻ phải “vượt lên chính
mình”. Dễ dàng nhận ra chính từ đây, nhiều bạn trẻ đã ngấp nghé chọn cho mình một
lối sống tạm bợ hoặc trao đổi. Và đây mới là diễn biến đáng sợ cần phải quan tâm suy
nghĩ cách giải quyết, nếu không muốn những hậu quả sau đó.
Định hướng cho tương lai thế nào khi nhu cầu tiêu dùng lại quá lớn so với tổng thu
nhập? Câu hỏi này được khá nhiều bạn trẻ trả lời: “Khi đến tuổi chững lại sẽ tính”.
Cái lý của tiêu dùng ở đây được quan tâm theo nguyên tắc thích nghi nhưng rõ ràng
nếu thiếu định hướng, khó ai có thể làm chủ được chính mình trong cuộc sống...
Tiêu dùng dựa trên thực lực của mình hay tích cóp là sự lựa chọn của mỗi người. Tuy
nhiên, điều không thể thiếu được trong tiêu dùng là phải biết mình cần gì để đừng tự
“đánh đu” với chính mình trước khi mọi chuyện đã “thôi rồi”... Đến lúc nhu cầu thay
đổi theo hướng cao hơn, sự dồn ép quá đáng hướng theo mục tiêu mới sẽ là nhiệm vụ
“bất khả thi” để chính mình tự gây áp lực hoặc tạo stress cho mình.
Giới trẻ hiện nay đang tiêu tiền quá đà
(yume.vn)
Hiện nay giới trẻ chúng ta đang tiêu dùng quá trớn và lãng phí so với các thế hệ
đi trước. Nói thế không phải không có căn cứ đâu à nghen, mọi người hãy so
sánh thế hệ của mình với đi trước là thấy rõ thôi mà.
Nếu bảo so sánh, các bạn sẽ cho mình là người cổ hủ không biết chạy theo thời đại.
Tuy nhiên các bạn hãy tự nhìn lại mình xem coi thử mình có tiêu dùng quá đà, lãng
phí không biết liền. Chỉ cần nhìn vào sinh hoạt hằng ngày là thấy rõ nhất, có điều
chúng ta không chú ý đến thôi. Điều dễ nhận thấy nhất hiện nay là có một số bạn trẻ
vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã đua đòi, chơi ngông, tiêu tiền phí phạm.
Mình từng thấy một cậu học sinh học lớp 10 ở một trường phổ thông ở TP.HCM sài
con Vertu có giá đến 5.000 đô và thường xuyên khoe khoang trước mặt bạn bè. Rồi
những chiếc máy nghe nhạc hàng hiệu, những chiếc laptop thời trang đến những bộ áo
quần đắt tiền vẫn nằm trong tầm tay mua sắm của không ít bạn có gia đình khá giả.
Đó không phải lãng phí là gì? Độ tuổi các bạn có cần thiết phải xài nhưng món đồ đắt
Lối sống đô thị được
cấu thành bởi nhiều yếu
tố như: mức sống, lẽ
sống... Chính mức sống
và những biểu hiện của
sự chi tiêu sẽ là yếu tố
cơ bản để có thể phác
thảo phần nổi lối sống
của giới trẻ. Nhìn từ góc
độ tiêu dùng, những đòi
hỏi của bạn trẻ sẽ nói
lên rất nhiều những biểu
hiện cơ bản của lối sống
đô thị.
tiền như vậy không? Đồng ý gia đình của các bạn khá giả thích gì thì ba mẹ đáp ứng
cho cái đó, tiền bạc không thành vấn đề. Tuy nhiên những bậc làm cha mẹ quên rằng
việc làm đó vô tình đẩy con em mình đến chỗ sa đà, bị lôi kéo và dụ dỗ vào những
loại hình giải trí không lành mạnh khác và tạo thói quen thích hưởng thụ từ đó dẫn
đến bỏ bê việc học.
Ngày xưa, lúc ông bà mình xài cái gì cũng hết sức tiết kiệm và không bao giờ lãng
phí. Cái áo, cái quần mặc rách thì vá lại, đôi khi vá đắp lên không biết bao nhiêu
miếng vải mà nói. Cách tiết kiệm đó vẫn được ông bà mình giữ cho đến bây giờ và
luôn dạy con cháu sống phải biết tiết kiệm, đừng tiêu sài lãng phí. Trong cách ăn uống
cũng tiết kiệm từng đồng, từng cắc, cái gì đáng mua thì mới mua. Còn bây giờ nhìn
cái cách mà các bạn trẻ ăn mặc người già phải lắc đầu ngao ngán. Quần áo chưa rách,
chưa cũ vứt bỏ, cho người khác. Mới thấy trên tivi trình diễn bộ thời trang mới ra thì
cách vài ngày sau là thấy xuất hiện. Còn dế thì trên thị trường có mẫu gì thì cũng có
mẫu đó, thay dế như thay áo. Không chỉ những người còn đang học đâu nha, những
người bạn trẻ ra trường đi làm cũng rơi vào trong số đó.
Đồng ý khi đất nước phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng
cao. Tuy nhiên cách xài như thế nào cho hợp lý thì chưa được các bạn trẻ quan tâm
cho lắm. Nhiều bạn trẻ có gia đình kinh tế không khá giả nhưng vẫn cứ a dua, đua đòi
chạy theo thời đại, bạn bè. Điển hình như mình có con em con của ông chú mới 16
tuổi, gia đình nghèo khổ, cha mẹ đều làm nông. Khi thấy mấy đứa bạn trong xóm ai
cũng sắm cho mình một chú dế để nghe nhạc và nhắn tin cho bạn bè, liền về bảo ông
chú mình phải mua cho bằng được, nếu không dọa sẽ bỏ nhà ra đi. Vì là con một được
cưng chiều nên chú mình” căn răng” bán vài bao lúa để “bắt” cho con em mình một
chú dế để cho nó ngang hàng với bạn bè. Sau đó, nhà thiếu ăn đi mượn gạo khắp
xóm. Còn con bé thì mua về chẳng thấy ai gọi tới, xuốt ngày nhắn tin vài hôm sau thì
bỏ nhà theo trai làm chú thím mình khóc mấy ngày trời.
Nếu nói ai cũng thế thì suy ra mình “quơ đũa cả nắm”. Cũng có nhiều bạn trẻ biết
sống tiết kiệm từ những đồng tiền do công sức của bố mẹ mình làm ra nhưng đó chỉ là
một con số ít thôi. Phần đông còn lại là tiêu dùng quá đà. Trong cuộc sống, mình cảm
thấy giới trẻ như thế. Còn các bạn nghĩ sao. Liệu các bạn trẻ có tiêu xài lãng phí, quá
đà như mình nghĩ không, cho mình xin cái ý kiến.
Giới trẻ – cỗ máy tiêu dùng mới
(one2one.vn)
Giới trẻ - Cổ máy tiêu dùng mới
Năng động và thích ứng nhanh với cái mới nên những người trẻ đang là mục tiêu mà
nhiều nhãn hàng muốn chinh phục. Marketer làm mọi cách lôi cuốn giới trẻ không chỉ
bởi họ là khách hàng hiện hữu mà còn vì họ có sức ảnh hởng lớn đến việc mua sắm
của những nhóm khách hàng còn lại. Và chính họ - những người trẻ - đang dẫn dắt
thói quen tiêu dùng trong xã hội Việt Nam.
Chiếm 53% dân số, 45 triệu người tiêu dùng dưới 30 tuổi là phân khúc thị trường đầy
tiềm năng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Cho dù những năm tới, tỉ lệ người
trẻ có giảm xuống, song vẫn dao động ở mức xấp xỉ 50% dân số (Dự kiến năm 2013
sẽ chỉ có 48% dân số dưới tuổi 30). Trong đó, đáng lưu ý là những người tiêu dùng
tuổi teen (15 - 19 tuổi) và người tiêu dùng thanh niên (20 - 30 tuổi) chiếm đến 43%
dân số năm 2008 và trong năm tới sẽ là 30% tương đuơng 27 triệu người.
Độc lập trong mua sắm
Nếu trước đây, các doanh nghiệp làm mọi cách để thu hút các bà nội trợ - người giữ
tay hòm chìa khoá chi tiêu trong gia đình, thì nay, mọi sự chú ý lại đang dồn vào giới
trẻ. Không làm ra nhiều tiền, cũng không phải là người ra quyết định mua sắm cho gia
đình nhưng giới trẻ là khách hàng hiện hữu và tiềm năng của rất nhiều ngành hàng,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ như điện thoại hay máy tính. Theo TNS
Vietcycle 2009, trong khi 60% người tiêu dùng trưởng thành chịu tác động lớn từ
những thành viên khác trong gia đình khi ra quyết định mua sắm, thì người tiêu dùng
tuổi teen lại tỏ ra khá độc lập trong việc chi tiêu. Cứ một trong hai người được hỏi cho
rằng họ không bị phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên khác trong gia đình khi mua
sắm.
Tiêu xài đáng kể, dù thu nhập ít
Đa phần người tiêu dùng dưới 25 tuổi có mức thu nhập không đáng kể vì họ chủ yếu
là giới học sinh - sinh viên hoặc những người mới ra trường nên mức lương chưa cao.
Tuy vậy, mức chi tiêu của họ cũng đáng để marketer phải quan tâm. Theo kết quả
điều tra của TNS năm 2009, nếu một nửa người tiêu dùng tuổi teen có mức chi tiêu
mỗi tháng nằm trong khoảng từ 300.000 đồng đến một triệu đồng, thì 50% thanh niên
lại có mức chi tiêu bình quân nằm trong khoảng từ trên 600.000 đồng cho đến 1,5
triệu/tháng. Đáng lưu ý là mức tiêu xài tối đa của lớp người trẻ là ba triệu/tháng, cho
thấy cơ hội kinh doanh của các nhãn hàng cao cấp dành cho giới trẻ không phải là
nhiều.
Giáo dục và giải trí: Những hạng mục quan trọng
Cơ cấu chi tiêu của thế hệ trẻ cũng phản ánh rõ những hoạt động đặc trưng của nhóm
người tiêu dùng này. 1/3 ngân sách tiêu dùng của tuổi teen và 1/5 chi tiêu của thanh
niên là ưu tiên cho hạng mục giáo dục, cao hơn nhiều so với mức bình quân là 12%.
Nếu tính trung bình, 1/3 tổng chi tiêu của mỗi người tiêu dùng là dành cho thực phẩm,
thì đối với người trẻ đây cũng là hạng mục chiếm phần nhiều ngân sách tiêu dùng.
Tiêu xài cho giải trí của thanh niên cao hơn mức bình quân và cao hơn mức chi tiêu
của người trưởng thành cho thấy đầu tư vào ngành giải trí có nhiều cơ hội để chinh
phục giới trẻ.
Xa rời giá trị truyền thống
Bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, giới trẻ ngày càng thích đi ăn hàng. Ăn phở
ngoài tiệm là phương án được teen đánh giá cao thứ hai (sau tập thể dục) khi được hỏi
về hoạt động ưa thích khi đi ra ngoài. Trong khi đó, đối với thanh niên, thú vui
shooping lại là quan trọng nhất, kế đến là đi dạo mát, tập thể dục và uống cà phê với
bạn bè. Đi xem kịch hay tham dự tiệc tùng với gia đình ngày càng được ít bạn trẻ
quan tâm, không có người tiêu dùng nào trong độ tuổi 15-25 lựa chọn các đáp án này.
Sự thay đổi trong lối sống và hành vi tiêu dùng của giới trẻ chính là tấm gương phản
chiếu chân thực xã hội Việt Nam. Nhịp sống ngày một nhanh và hiện đại hơn nhưng
lại xa rời các giá trị truyền thống là những đổi thay rõ rệt mà các marketer cần nắm
bắt để có thể chinh phục thành công lớp người tiêu dùng đầy tiềm năng này.
Bi hài chuyện sinh viên “vung tay” xài tiền sau Tết
Xin nói ngay rằng, đó là kiểu ăn chơi của một số sinh viên sau những ngày
về quê ăn tết cùng gia đình. Họ đã trở lại thành phố, gặp lại bạn bè và
những người quen biết để tiếp tục việc học hành, song không khí tết và cả
“phong độ ăn chơi” dường như vẫn còn nguyên trên khuôn mặt mỗi người
ảnh minh họa
“Tháng giêng là tháng ăn chơi” quan niệm ấy có vẻ như đang được áp dụng một cách triệt để trong một bộ phận giới trẻ học đường. Quả vậy,
dạo một vòng các nhà hàng, quán bar chúng tôi bắt gặp không ít các nhóm khách nhậu là sinh viên, họ luôn làm náo động cả một góc nhà.
Những tiếng “dzô”, tiếng chạm cốc cùng với những lời bàn ra nói vào hàn huyên như thế mỗi người vừa trải qua quãng thời gian dài không gặp
mặt. Những cảnh ăn uống tưng bừng, cảnh nói cười nghiêng ngả, rồi liên tiếp các đồ ăn món nhậu được bày ra, la liệt và xa xỉ. Vào đúng dịp
đầu năm nên có lẽ họ khá rủng rỉnh tiền nong, tiêu xài không phải nghĩ ngợi.
Chúng tôi có mặt trong một quán bia bên đường Hồ Tùng Mậu – Hà Nội, ngồi bên cạnh một nhóm sinh viên khoảng gần chục người. Không khí
ở đầy dường như vui nhộn hẳn lên nhờ sự khuấy động của nhóm sinh viên kia. Điều đập vào mặt những thực khách có mặt là một sự xa xỉ quá
mức khi chỉ có chưa đầy mười người mà họ đã xài đến vài két bia chai, vỏ bia ngổn ngang, các món nhậu thì thừa thãi. Vẫn biết tiền của họ, chi
tiêu thế nào cũng thuộc về họ, nhưng với hoàn cảnh một sinh viên, dù là con nhà khá giả hay loại nào thì có nên vung tay quá mức khi bản thân
chưa thực sự kiếm ra đồng tiền.
Không chỉ ở những nơi ăn uống linh đình, tại các quán bar, nhà hàng Karaoke cũng có lượng sinh viên khá đông. Mỗi nơi họ đến thì không khí
khác hẳn, không chỉ bởi tính cách và khí thế của tuổi trẻ mà còn hiển hiện ở phong cách tiêu tiền. Ai cũng biết họ đang rủng rỉnh thật, mỗi người
khi rời quê ít ra cũng đã “giắt lưng” một đôi triệu bạc, người nhiều có thể hơn. Tiền trong tay, việc học chưa phải vào thời điểm căng thẳng của
mùa thi cử, không khí vui xuân vẫn còn ngập tràn nơi nơi. Vậy là họ thỏa sức vung tay, không cần biết những đồng tiền ấy từ đâu mà có.
Chưa kể những tính cách “bốc giời” của một số nam sinh viên, sau khi nhậu “quá đã” ở một nhà hàng, cả nhóm kéo nhau đi tìm “hàng” để vui
vẻ. Một nhóm khác thì đi hát Karaoke mỏi tay với chi phí cho những cuộc vui vẻ như thế sơ sơ cũng đến vài ba triệu đồng mỗi tối.
Sẽ là quan liêu khi thời buổi này ai đó vẫn nghĩ rằng: sinh viên nghèo lắm! Thực tình họ có nghèo, nhưng khi cần họ vẫn có thể chi tiêu tiền triệu
mà không hề lăn tăn tí nào. Nguyễn Tuấn Anh (ĐH Giao thông) quê Hải Dương, là con một chủ doanh nghiệp khá tên tuổi luôn nổi trội trong
đám chơi bời liên các trường. Vì đã có “tiền sự” nên bố mẹ cậu ta cấm cửa, nhưng Tuấn Anh vẫn tìm mọi cách để moi tiền của “ông bà già”.
Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, cậu ta cùng nhóm bạn đã nghĩ ra đủ trò để xài tiền như nhậu thâu đêm suốt sáng, tìm gái mua vui, hát hò
và tìm cả cảm giác mạnh trên những chiếc xe phân khối lớn.
Cũng đang là sinh viên nhưng Hoàng lại có cách xài tiên theo kiểu của riêng mình. Vốn có cái vẻ bề ngoài chau chuốt, Hoàng luôn biết tận dụng
những lợi thế của mình để “cưa” gái. Chỉ trong dịp sau tết có mầy ngày mà Hoàng đã vung tay mừng tuổi các em đến bốn năm triệu đồng, chưa
kể tiền ăn uống, hát hò. Hiện Hoàng đang “sở hữu” đến hai em cùng lúc nhưng các cô nàng dường như không hề quan tâm đến chuyện tình
cảm có đích thực hay không mà chỉ cần anh chàng có thể đáp ứng được mình theo yêu cầu là “ô kê” ngay, đi đâu cũng được.
Việc ăn chơi vung tay quá trán với con nhà khá giả đã không mấy dễ nghe, đằng này cả những cô cậu ở hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn
về kinh tế cũng đua đòi không kém. Với những người này, việc đảm bảo cho họ theo học đại học đã là một gánh nặng, vậy mà các cô cậu ấy
dường như không hề biết suy nghĩ, vẫn chơi bời theo kiểu “trên tiền”, tiêu xài một cách phung phí quá mức, mà tất cả các khoảng ấy chỉ có một
nguồn do bố mẹ nai lưng làm lụng mới có được. Đầu năm, cũng tụ tập bạn bè, cũng ăn nhậu, chơi bời. Chỉ riêng các khoản mà họ “vung tay”
mấy ngày đầu xuân trở lại thành phố đã ngốn mất vài tháng số tiền họ được gia đình cung cấp ăn học. Chưa kể những chuyến du xuân cùng
bạn bè, những khoản tình phí và một số người còn thêm chuyện lô đề, cờ bạc.
Tiêu xài cá nhân vốn chuyện khá tế nhị, đôi khi mỗi người phải rơi vào tình huống không thể không rút hầu bao. Tuy nhiên việc tiêu tiền khi
những đồng tiền ấy bản thân chưa tự kiếm được thì cần có sự tính toán hết sức hợp lý. Ngay cả với những người có điều kiện khá giả thì việc
tiêu xài cũng không nên quá vung tay, bởi chỉ khi chính mình là ra đồng tiền mới thấy hết được giá trị đích thực của nó. Tiêu tiền, rõ ràng cũng
đòi hỏi phải có những chuẩn mực nhất định, nó ảnh hưởng đến cả lối sống và nhân cách.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=104467#ixzz1431VcWCA
http://www.xaluan.com/raovat

More Related Content

What's hot

Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Khanh Freelancers
 
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh 200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
nataliej4
 
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhNguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
RedBag Việt Nam
 
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Nhân Trần
 
Ngoại khóa cùng MobiFone Sơn La
Ngoại khóa cùng MobiFone Sơn LaNgoại khóa cùng MobiFone Sơn La
Ngoại khóa cùng MobiFone Sơn La
Trong Hoang
 
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Audio Của Bạn
 
Nhadaututhongminh
NhadaututhongminhNhadaututhongminh
Nhadaututhongminh
steavenfung
 
Cách chơi với trung quốc
Cách chơi với trung quốcCách chơi với trung quốc
Cách chơi với trung quốc
tygon12
 
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...
nataliej4
 
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academyBán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Thiết kế website - VINALINK DESIGN
 
Qua trinh moi gioi bat dong san
Qua trinh moi gioi bat dong sanQua trinh moi gioi bat dong san
Qua trinh moi gioi bat dong san
Nguyen Van LInh
 
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanCung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
RedBag Việt Nam
 
Triệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 nămTriệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 năm
khosachdientu2015
 
Cách đánh hàng Trung Quốc
Cách đánh hàng Trung QuốcCách đánh hàng Trung Quốc
Cách đánh hàng Trung Quốc
Quý Nam Trung Quốc
 
Detai6 210616105553
Detai6 210616105553Detai6 210616105553
Detai6 210616105553
MinhThin47
 
(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen
(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen
(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen
teenteen.mobi mobile
 
Lập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa online
Lập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa onlineLập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa online
Lập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa online
bao bì Khởi Phát
 
Đề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAY
Đề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAYĐề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAY
Đề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (19)

Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiềnTập 1 -  Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
Tập 1 - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
 
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh 200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
200 Bài Tập Tình Huống Và Thuật Quản Lý, Kinh Doanh
 
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinhNguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
Nguoi tre nen lam gi de vuot qua ap luc tai chinh
 
Tra sua am_18_do
Tra sua am_18_doTra sua am_18_do
Tra sua am_18_do
 
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
 
Ngoại khóa cùng MobiFone Sơn La
Ngoại khóa cùng MobiFone Sơn LaNgoại khóa cùng MobiFone Sơn La
Ngoại khóa cùng MobiFone Sơn La
 
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
Dạy con làm giàu Tập 1 Phần 06 (EBOOK)
 
Nhadaututhongminh
NhadaututhongminhNhadaututhongminh
Nhadaututhongminh
 
Cách chơi với trung quốc
Cách chơi với trung quốcCách chơi với trung quốc
Cách chơi với trung quốc
 
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH THEO MẠNG SẢN SINH...
 
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academyBán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
Bán Hàng Chuyên Nghiệp - Vinalink academy
 
Qua trinh moi gioi bat dong san
Qua trinh moi gioi bat dong sanQua trinh moi gioi bat dong san
Qua trinh moi gioi bat dong san
 
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhanCung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
Cung nhin lai va danh gia tai chinh ca nhan
 
Triệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 nămTriệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 năm
 
Cách đánh hàng Trung Quốc
Cách đánh hàng Trung QuốcCách đánh hàng Trung Quốc
Cách đánh hàng Trung Quốc
 
Detai6 210616105553
Detai6 210616105553Detai6 210616105553
Detai6 210616105553
 
(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen
(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen
(http://teenteen.mobi) Tài liệu học làm giàu - 2teen
 
Lập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa online
Lập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa onlineLập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa online
Lập kế hoạch kinh doanh - Shop hoa online
 
Đề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAY
Đề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAYĐề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAY
Đề tài: Mô hình Shop Hoa’s Beaut, HAY
 

Viewers also liked

Websemantique unité1
Websemantique unité1Websemantique unité1
Websemantique unité1
Joseph Tetchi
 
Initiation au Web Marketing Adulte
Initiation au Web Marketing AdulteInitiation au Web Marketing Adulte
Initiation au Web Marketing Adulte
webxdn
 
Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Claude Coulombe
 
01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun
01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun
01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khirounOussama BEN KHIROUN
 
Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Claude Coulombe
 
Technologie Web 2
Technologie Web 2Technologie Web 2
Technologie Web 2imsiza
 
Initiation aux notions du web.2.0
Initiation aux  notions du web.2.0Initiation aux  notions du web.2.0
Initiation aux notions du web.2.0
MEMOIRE PATRIMOINE CLOHARS CARNOET
 
Définition du web 2.0
Définition du web 2.0Définition du web 2.0
Définition du web 2.0Michel Paillet
 
Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008
Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008
Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008
Association Paris-Web
 
Présentation 2.0 pour ESCP EAP Communication
Présentation 2.0 pour ESCP EAP CommunicationPrésentation 2.0 pour ESCP EAP Communication
Présentation 2.0 pour ESCP EAP Communication
Christian RIEDI
 
Initiation au web social ARPE - 10 février 2012
Initiation au web social ARPE - 10 février 2012Initiation au web social ARPE - 10 février 2012
Initiation au web social ARPE - 10 février 2012Ardesi Midi-Pyrénées
 
Normes de base du Web GTI780 & MTI780 ETS A09
Normes de base du Web  GTI780 & MTI780  ETS   A09Normes de base du Web  GTI780 & MTI780  ETS   A09
Normes de base du Web GTI780 & MTI780 ETS A09
Claude Coulombe
 
Définitions de base pour comprendre le Web
Définitions de base pour comprendre le WebDéfinitions de base pour comprendre le Web
Définitions de base pour comprendre le Web
Alena Sarakapud
 
Atelier Web 2.0
Atelier Web 2.0Atelier Web 2.0
Atelier Web 2.0
David Liziard
 
Création des sites web pour débutant
Création des sites web pour débutantCréation des sites web pour débutant
Création des sites web pour débutantKorteby Farouk
 
Web2.0 pour les nuls
Web2.0 pour les nulsWeb2.0 pour les nuls
Web2.0 pour les nuls
Alain Grappe
 
Développement Web - Module 1 - Introduction
Développement Web - Module 1 - IntroductionDéveloppement Web - Module 1 - Introduction
Développement Web - Module 1 - IntroductionMohammed Amine Mostefai
 

Viewers also liked (20)

Websemantique unité1
Websemantique unité1Websemantique unité1
Websemantique unité1
 
Initiation au Web Marketing Adulte
Initiation au Web Marketing AdulteInitiation au Web Marketing Adulte
Initiation au Web Marketing Adulte
 
Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Normes de base du Web - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
 
01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun
01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun
01 introduction-aux-technologies-web par-oussama_ben_khiroun
 
Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
Web 2.0 - GTI780 & MTI780 - ETS - A08
 
Technologie Web 2
Technologie Web 2Technologie Web 2
Technologie Web 2
 
le Web
le Weble Web
le Web
 
Initiation aux notions du web.2.0
Initiation aux  notions du web.2.0Initiation aux  notions du web.2.0
Initiation aux notions du web.2.0
 
Définition du web 2.0
Définition du web 2.0Définition du web 2.0
Définition du web 2.0
 
Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008
Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008
Identité 2.0 et Web sémantique - David Larlet - Paris Web 2008
 
Présentation 2.0 pour ESCP EAP Communication
Présentation 2.0 pour ESCP EAP CommunicationPrésentation 2.0 pour ESCP EAP Communication
Présentation 2.0 pour ESCP EAP Communication
 
Le web 2.0
Le web 2.0Le web 2.0
Le web 2.0
 
Initiation au web social ARPE - 10 février 2012
Initiation au web social ARPE - 10 février 2012Initiation au web social ARPE - 10 février 2012
Initiation au web social ARPE - 10 février 2012
 
New Technologies (‘Web 2.0’) and GC Communications
New Technologies (‘Web 2.0’) and GC CommunicationsNew Technologies (‘Web 2.0’) and GC Communications
New Technologies (‘Web 2.0’) and GC Communications
 
Normes de base du Web GTI780 & MTI780 ETS A09
Normes de base du Web  GTI780 & MTI780  ETS   A09Normes de base du Web  GTI780 & MTI780  ETS   A09
Normes de base du Web GTI780 & MTI780 ETS A09
 
Définitions de base pour comprendre le Web
Définitions de base pour comprendre le WebDéfinitions de base pour comprendre le Web
Définitions de base pour comprendre le Web
 
Atelier Web 2.0
Atelier Web 2.0Atelier Web 2.0
Atelier Web 2.0
 
Création des sites web pour débutant
Création des sites web pour débutantCréation des sites web pour débutant
Création des sites web pour débutant
 
Web2.0 pour les nuls
Web2.0 pour les nulsWeb2.0 pour les nuls
Web2.0 pour les nuls
 
Développement Web - Module 1 - Introduction
Développement Web - Module 1 - IntroductionDéveloppement Web - Module 1 - Introduction
Développement Web - Module 1 - Introduction
 

Similar to Biet du trong chi tieu ca nhan

Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
RedBag Việt Nam
 
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiềnDạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
Dạy Con Làm Giàu
 
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nuHanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
RedBag Việt Nam
 
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
RedBag Việt Nam
 
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiềnDạy Con Làm Giàu
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
ThoNguyn989738
 
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
Đặng Phương Nam
 
13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính
Dạy Con Làm Giàu
 
Mm book 01
Mm book 01Mm book 01
Mm book 01
QUY VĂN
 
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì ẤmKhéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
W J
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Hà Thu
 
Ban that song
Ban that songBan that song
Ban that song
Long Do Hoang
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
camnanggiaoduc
 
Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền
Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiềnDạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền
Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiềnDạy Con Làm Giàu
 
13 cách đơn giản để giáo dục con cái về quản lý tiền bạc
13 cách đơn giản để  giáo dục con cái về quản lý tiền bạc13 cách đơn giản để  giáo dục con cái về quản lý tiền bạc
13 cách đơn giản để giáo dục con cái về quản lý tiền bạcDạy Con Làm Giàu
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
David Tran
 
Lam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hoc
Le Thi
 
Lam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hoc
Le Thi
 
Bi mat tu_duy_trieu_phu
Bi mat tu_duy_trieu_phuBi mat tu_duy_trieu_phu
Bi mat tu_duy_trieu_phu
Nhã David
 
Tài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.info
Tài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.infoTài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.info
Tài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.info
http://gameionlinevip.info
 

Similar to Biet du trong chi tieu ca nhan (20)

Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sauTu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
Tu duy ve tien dung roi tien se den voi ban sau
 
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiềnDạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
 
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nuHanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
Hanh trinh xoa bo nhung bat an trong tai chinh cho nguoi phu nu
 
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhanXoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
Xoa bo nhung sai lam trong tai chinh ca nhan
 
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
15 cách dạy trẻ để hiểu giá trị của đồng tiền
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn[Sách] Định hình cho thành công của bạn
[Sách] Định hình cho thành công của bạn
 
13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính13 bước dạy con quản lý tài chính
13 bước dạy con quản lý tài chính
 
Mm book 01
Mm book 01Mm book 01
Mm book 01
 
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì ẤmKhéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
Khéo Ăn Thì No - Khéo Co Thì Ấm
 
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-somTong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
Tong quan-ve-cac-phuong-phap-giao-duc-som
 
Ban that song
Ban that songBan that song
Ban that song
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
 
Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền
Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiềnDạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền
Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền
 
13 cách đơn giản để giáo dục con cái về quản lý tiền bạc
13 cách đơn giản để  giáo dục con cái về quản lý tiền bạc13 cách đơn giản để  giáo dục con cái về quản lý tiền bạc
13 cách đơn giản để giáo dục con cái về quản lý tiền bạc
 
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
2016.03.quan ly tai chinh ca nhan
 
Lam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hoc
 
Lam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hocLam cha me cung can phai hoc
Lam cha me cung can phai hoc
 
Bi mat tu_duy_trieu_phu
Bi mat tu_duy_trieu_phuBi mat tu_duy_trieu_phu
Bi mat tu_duy_trieu_phu
 
Tài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.info
Tài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.infoTài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.info
Tài liệu học làm giàu - http://gameionlinevip.info
 

Recently uploaded

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 

Recently uploaded (18)

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 

Biet du trong chi tieu ca nhan

  • 1. Biet du trong chi tieu ca nhan Tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong thành công và hạnh phúc của mỗi người. Kiếm tiền và tiêu tiền có lẽ là 2 hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất của con người. Có người nói: "Tại sao chúng ta tiêu những đồng tiền mà chúng ta không có, để mua những đồ vật mà chúng ta không cần, và để gây ấn tượng trước những người mà chúng ta không thích?" Đúng là nhiều người trong chúng ta đang làm y hệt như vậy. Nhiều người tiêu tiền bằng tiền xin hay vay của người khác (hay của ngân hàng), để mua những thứ mà họ không thực sự cần, và để khoe khoang với những người mà mình không cần phải khoe khoang. Như tôi đã viết trong bài Bí quyết thành công và hạnh phúc, bí quyết của hạnh phúc là biết mình thực sự cần cái gì và có được cái mình cần. Khi ta biết đủ, ta sẽ biết mình thực sự cần mua và cần chi tiêu những gì để mang lại cho ta hạnh phúc. Ta cũng cần phải biết mình là ai, tức là phải hiểu rõ bản thân, và phải có suy nghĩ độc lập để ta không chạy theo thị hiếu của mọi người, không thấy mọi người có nhà lầu mình cũng phải có nhà lầu, không thấy mọi người có xe đẹp mình cũng phải có xe đẹp... Nhiều người mua sắm, chi tiêu theo phong trào mà không tự hỏi những thứ đó có thực sự cần cho hạnh phúc của mình hay không và cái giá phải trả để có được những thứ xa xỉ, lộng lậy đó là bao nhiêu. Tôi cho rằng giá trị đích thực của con người được thể hiện qua phẩm chất, tính cách và ở cách cư xử của người đó, không phải qua những tài sản mà người đó khoe khoang. Một thân thể không đau và một tinh thần không loạn, đó là 2 niềm hạnh phúc đích thực của con người. Và tiền bạc phải mang lại 2 niềm hạnh phúc này cho con người. Vậy mà đối với đa số mọi người tiền bạc lại đang lấy đi của chúng ta 2 niềm hạnh phúc đích thực này. Vì lo lắng kiếm tiền mà chúng ta sinh ra bệnh tật và cáu gắt. Vì lo lắng kiếm tiền mà ta mất đi sự thanh thản trong tâm hồn. Tất cả cũng đều do lòng tham và không biết đủ của con người mà ra. Ko phai luc nao cung tiet kiem Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin tha con mình. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo. Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình. Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả. Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.
  • 2. Con cả Phạm Lãi chưa về ngay, lại lấy tiền riêng của mình mang theo, nhờ cậy một vị quan khác nước Sở nghe ngóng tình hình. Nghe tin vị đó báo lại là vua Sở sẽ đại xá, anh nghĩ rằng đáng lý mình không phải phí vàng đem đút lót mà em mình vẫn được thả, nên quay lại nhà Trang Sinh. Trang Sinh biết ý anh ta muốn đòi vàng, bèn trả lại; nhưng trong bụng tức tối, vào tâu vua Sở rằng: Tôi nghe thiên hạ dị nghị rằng đại vương nhận tiền đút lót của Phạm Lãi nên mới đại xá thiên hạ, làm giảm ân đức của người. Vậy xin chém riêng con Phạm Lãi để thiên hạ thấy sự nghiêm minh, nhân đức của đại vương! Vua Sở nghe theo, bèn sai mang con thứ Phạm Lãi trong ngục ra chém, còn những phạm nhân khác đều tha. Người con cả mang xác em về. Bà vợ khóc than, Phạm Lãi nói: Sở dĩ tôi muốn sai thằng út đi, vì khi nó sinh ra, nhà ta đã khá giả; vì thế nó sẽ không tiếc của mang hối lộ người ta. Còn thằng cả sinh ra khi nhà ta còn nghèo khó, nó sẽ tiếc của. Bởi thế lúc nó đi, tôi biết là nó sẽ phải mang xác em nó về. Lời bình của người sưu tầm: Tiết kiệm nói chung là tốt nhưng khi cần thiết phải hoang phí để đạt được mục đích thì cũng nên hoang phí. Cái gì cũng có 2 mặt, tiết kiệm cũng có những mặt dở và hoang phí cũng có những mặt hay. Điều quan trọng là biết khi nào cần tiết kiệm, khi nào cần hoang phí. Tiết kiệm giúp ta đạt được mục đích là để dành thêm được một chút tiền nhưng chính vì thế mà nhiều khi làm hỏng việc, hoặc làm cho ta tốn quá nhiều thời gian công sức hơn cả số tiền ta tiết kiệm được. Học cách quản lý tiền Tiêu tiền liền tay Một anh chàng nhận được tháng lương đầu tiên thì phải khao khắp lượt cơ quan, gia đình, bạn bè cho đến đồng lương cuối cùng. Kết cục là một tháng ròng vật vã vì rỗng túi. Một người trẻ khác mỗi lần nhận lương là rủ ngay hội bạn đi shopping, đến vũ trường. Tình cảnh cũng không khác mấy kẻ mới đi làm, luôn ở trong tình trạng thiếu tiền. Ai cũng muốn hàng tháng có một khoản tiết kiệm nhất định. Sự phát triển xã hội và những mối quan hệ cá nhân đã khiến chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ thì phần lớn tiền được tiêu vào shopping, giải trí,... Chuyện ăn uống, học hành, chỉ chiếm phần nhỏ trong toàn bộ chi tiêu. Đó lại là những con đường ngắn nhất đưa người trẻ tới chỗ viêm màng túi, bởi shopping bao nhiêu cho đủ! Quản lý tiền thế nào? Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, 43% những khoản chi của giới trẻ chẳng đem lại lợi ích gì. Tình trạng nợ nần, không có khoản tiền dự phòng cho những tình huống bất ngờ của bản thân và gia đình ngày càng tăng.
  • 3. Theo website của trường ĐH Melbourne, Ôxtrâylia thì óc phán xét là chìa khoá để quản lý tiền hiệu quả. Phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua hàng, phải biết cái áo, quyển sách sắp mua có thực sự cần cho mình không. Biết nói "không" trước những mặt hàng không có ích cho bản thân hay lời mời đi chơi chỉ làm tốn thời gian. Chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" của Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ không chỉ giáo dục cho SV tầm quan trọng của việc chi tiêu hợp lý, mà còn hướng dẫn họ những kỹ năng, công cụ cần thiết để quản lý chi tiêu hiệu quả nhất. Tại sao chúng ta không triển khai một chương trình như vậy? Thanh niên VN đang có xu hướng "tiêu trước, trả sau", một xu hướng dễ đưa con người đến chỗ tụt hậu! * Hiện nay, trên nhiều điện thoại di động và máy tính có phần mềm quản lý chi tiêu. Nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hờ hững hoặc không hề sử dụng những phần mềm này. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
  • 4. - Ở các nước phát triển, người dân sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu (được tích hợp trong máy tính và điện thoại di động) như một công cụ thiết yếu. Trong khi đó, nhiều người dân VN vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tài chính. Người ta thường ít nghĩ đến việc tiết kiệm, sử dụng đồng tiền hợp lý, mua hàng trả góp khi túi luôn đầy tiền hoặc chưa rơi vào tình trạng túng thiếu. Tôi nghĩ đây là nguyên nhân chính mà người dân ít quan tâm đến phần mềm này bên cạnh sự trở ngại về ngôn ngữ (hầu hết phần mềm này đều bằng tiếng Anh), thói quen ghi chép thu chi vào sổ tay... * Nhiều người nhận xét các bậc phụ huynh thời nay thương con chưa đúng cách: vung tiền cho con hoặc khoán chi tiêu định kỳ mà ít để tâm con cái đã tiêu xài số tiền đó như thế nào. Theo ông, các bậc phụ huynh nên giáo dục tài chính cho con như thế nào và họ có cần nêu gương cho con cái về điều này? - Bên cạnh những bài học về quản lý chi tiêu, dự án không thể thành công nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Khoán tiền theo định kỳ có thể sẽ hướng học sinh đến việc tự quản lý chi tiêu, lập kế hoạch tiêu dùng. Nếu phụ huynh tách biệt tiền ăn mỗi ngày và khoản tiền tiêu vặt định kỳ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Phụ huynh nên đặt vài câu hỏi như: con cần bao nhiêu tiền, con sử dụng số tiền này để làm gì, món hàng mà con đã mua có tốt không, khóa học mới của con như thế nào... Điều này sẽ gây khó khăn cho những em muốn nói dối mục đích sử dụng tiền. Mặt khác, phụ huynh không nên siết quá chặt để tránh đẩy các em đến chỗ làm mọi cách để có tiền xài. Song song với việc răn đe, phụ huynh hãy đóng vai một người bạn của con với thái độ nhẹ nhàng, dứt khoát. Đừng để các em cảm thấy bị kìm kẹp, tổn thương lòng tự trọng dẫn đến việc các em bột phát bất đồng qua hành động, lời nói sau đó. * Ông có bao giờ mường tượng dự án của mình còn gây được hiệu ứng với cả những người trưởng thành? Nên bắt đầu giáo dục quản lý chi tiêu từ độ tuổi nào? Người trưởng thành có cần học cách quản lý chi tiêu? - Trước khi tham gia tập huấn, tôi từng “dán nhãn” không hấp dẫn cho dự án giáo dục tài chính. Tôi còn cho rằng dự án không thể phát triển rộng. Nhưng sau đó tôi nhận ra bài học sử dụng tiền hiệu quả không chỉ dành cho học sinh mà còn cần thiết đối với mọi lứa tuổi. Điều tôi tâm đắc nhất là hướng dẫn học trò xác định nhu cầu và mong muốn của bản thân, nhận thấy giá trị của con người không nằm ở chỗ tiền nhiều hay ít. Qua khảo sát, các em cho biết có thể định giá những món hàng nhưng không thể định giá tình yêu thương. “Nếu tình yêu được định giá bằng tiền thì khi hết tiền, tình yêu cũng mất đi” - một học trò của tôi đã nói như vậy. *Quản lý chi tiêu có tầm quan trọng như thế nào đối với người trẻ khi đây là một phần của việc quản lý cuộc đời? - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng: Quản lý chi tiêu là một kỹ năng giúp chúng ta hòa nhập cuộc sống, một trong những điều cần thiết để chúng ta tập quản lý cuộc đời. Cách quản lý chi tiêu của mỗi cá nhân tùy thuộc nhiều vào cách hành xử của gia đình đối với đồng tiền. Nhiều phụ huynh từng trải qua quãng đời đói nghèo, nếm đủ đắng cay khi tự tay gầy dựng nên sự nghiệp nên họ không muốn con mình phải khổ hay thua kém người khác. Thế nhưng việc biết cách quản lý chi tiêu lại rất cần thiết để một cá nhân ở thế chủ động, không lệ thuộc đồng tiền và biết sử dụng đồng tiền như một phương tiện giải quyết thuận lợi nhu cầu cá nhân.
  • 5. Theo tôi, nên giáo dục tài chính cùng những kỹ năng sống khác cho học sinh từ đầu cấp THCS để những kỹ năng đó hình thành trong các em như một phản xạ có điều kiện. Người trưởng thành vẫn có thể học quản lý chi tiêu và trở thành người tiêu dùng thông minh. Người tiêu dùng thông minh luôn tự cân nhắc giữa nhu cầu và mong muốn của bản thân trước khi đưa ra quyết định sử dụng tiền. Ví dụ, nhu cầu mua một chiếc áo khác với mong muốn mua một chiếc áo vài triệu đồng. Sử dụng tiền hợp lý không đồng nghĩa với hà tiện mà là đáp ứng nhu cầu ăn uống, học tập, vui chơi giải trí... trong khả năng tài chính của mình. * Một số “thiếu gia”, “đại gia” đang đốt tiền không biết xót tại quán bar, nhà hàng, vũ trường... Xã hội có nên coi đó là quyền của họ, cho dù đó là những đồng tiền “sạch”? - Tôi không phân tích vì sao những bạn trẻ này được gia đình chu cấp nhiều tiền. Mỗi người có quyền sử dụng số tiền mà họ sở hữu nhưng việc tiêu xài tiền như nước, xem tiền là giấy là một thói quen tiêu cực. Bởi vì khi không có đủ tiền họ có thể tìm mọi cách, thậm chí mọi thủ đoạn để “xoay” ra tiền. Bên cạnh những tuyên truyền xã hội, phụ huynh cần giúp con nhận biết giá trị đồng tiền bằng cách giao những việc nhỏ trước khi cho tiền. Khi hoàn thành nhiệm vụ, các bạn trẻ sẽ nhận được thù lao như một phần thưởng lao động. Đồng thời phụ huynh hãy để con cái nhận thấy số lượng tiền của gia đình cũng chỉ có giới hạn. Như vậy, kỹ năng sống và bài học về giá trị đồng tiền sẽ song hành cùng với khoản tiền mà họ nhận được từ gia đình. * Hệ thống giáo dục ở VN còn bỏ lửng việc hướng dẫn người trẻ khám phá giá trị bản thân, tự vạch mục tiêu cho cuộc sống, hoạch định tương lai... Cần làm gì để thay đổi điều này, thưa ông? - Vài năm gần đây, chúng ta mới nhận thấy tầm quan trọng của việc này và bắt đầu thay đổi bằng phương pháp giảng dạy: lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, sự thay đổi chưa đồng bộ. Thời gian qua, nhiều học sinh phổ thông VN luôn đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế nhưng khi lên đại học các em lại chới với. Phụ huynh và nhà trường cần kết hợp để hướng dẫn các em tập đặt ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, tìm hiểu sở trường, năng lực của các em thay vì ép buộc các em vào học những trường không phù hợp. Các bạn trẻ chỉ có thể phát triển ở những lĩnh vực phù hợp với mình, nên hãy xét lại xem mình yêu thích công việc gì, sở trường là gì, hoàn cảnh hiện nay của mình ra sao... Ông Trần Minh Trọng (giám đốc quỹ hỗ trợ công nhân): “Cần phát huy trí thông minh tài chính” Tôi từng tham gia một số chuyên đề về kỹ năng quản lý tài chính dành cho học sinh THPT tại Philippines và nhận thấy tiêu xài tiết kiệm chỉ là một phần nhỏ trong việc phát huy trí thông minh tài chính. Trong khi trí thông minh tài chính là một yếu tố quan trọng để làm giàu thì khái niệm này vẫn còn xa lạ đối với học sinh, thiếu vắng trong hệ thống giáo dục VN. Trí thông minh tài chính bao gồm: việc kiếm tiền, cách thức bảo vệ tiền và lập kế hoạch đầu tư để phát triển số tiền
  • 6. đó. Chúng tôi dự kiến tổ chức một khóa học nâng cao chỉ số thông minh về tài chính cho sinh viên vào đầu tháng 6. Trắc nghiệm nghệ thuật tiêu tiền của bạn Ranh giới giữa chi tiêu đúng mực và lãng phí nhiều khi không dễ được người trong cuộc nhận ra. Hãy làm bài trắc nghiệm sau để biết bạn có nguy cơ cháy túi và nợ nần không nhé. Ảnh minh họa 1. Bạn có thường xuyên vay tiền không? a. Không bao giờ. b. Cũng thỉnh thoảng nhưng sẽ trả sau đó. c. Điều đó giống như chuyện cơm bữa vậy. 2. Được rủ đi du lịch và đang cháy túi nhưng vẫn muốn tham gia, bạn sẽ làm gì? a. Tìm việc làm thêm giờ và tiết kiệm chi tiêu. b. Vay nợ và sau đó trả bằng lương. c. Vay tiền của bố mẹ vì có thể không hoàn lại nếu muốn. 3. Nếu bị mất việc, bạn có đủ tiền để chi tiêu trong bao lâu? a. 6 tháng hoặc nhiều hơn b. Khoảng hai tháng c. Trong khoảng hai tuần
  • 7. 4. Nếu được thừa kế một số tài sản, bạn sẽ làm gì với số tiền này? a. Đầu tư kinh doanh và tiết kiệm. b. Trả hết nợ nần nếu có. c. Mua những gì bạn muốn. 5. Cách nào hiệu quả nhất để tiết kiệm tiền cho lúc về hưu? a. Đầu tư. b. Tìm một công ty để lên kế hoạch tài chính. c. Cho vay nặng lãi. 6. Khi đi siêu thị, bạn thường: a. Mua sắm có kế hoạch đã tính toán trước. b. Đôi khi vẫn mua thêm những đồ dùng ngoài kế hoạch. c. Không cần lên kế hoạch mua sắm. 7. Khi đi qua một cửa hàng bán quần áo hàng hiệu, bạn sẽ: a. Đi qua vì cho rằng nó quá đắt với bạn. b. Bạn dừng lại xem và quyết định xem nó có hợp với bạn không. c. Bạn nhất định phải vào và mua bởi chúng rất đẹp mà. Đa số đáp án là a: Bạn quản lý tiền rất tốt. Bạn hiểu và ý thức được giá trị của đồng tiền, vậy nên bạn luôn tiết kiệm và biết cách chi tiêu khôn ngoan. Chính vì thế tình hình tài chính của bạn luôn khả quan. Hiếm khi, thậm chí là chẳng bao giờ bạn rơi vào tình trạng cháy túi cả. Đa số đáp án là b: Bạn quản lý tiền khá ổn. Tuy vậy, đôi lúc kế hoạch chi tiêu của bạn bị đổ bể vì bạn chưa kiềm chế được sở thích cá nhân. Trước khi quyết định bỏ tiền ra mua một món đồ nào đó, hãy nghĩ xem nhu cầu thực sự của bạn là gì, và giá trị của món đồ bạn định mua sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn không. Bằng cách này, bạn sẽ biết cách chi tiêu hợp lý hơn. Đa số đáp án là c: Bạn tiêu tiền rất lãng phí. Bạn luôn muốn tiêu hết những đồng tiền kiếm được, thậm chí còn muốn vay mượn thêm để tiêu, không cần nghĩ ngày mai sẽ ra sao. Bạn sẵn sàng
  • 8. mua ngay một món đồ hàng hiệu mà không đắn đo, suy nghĩ đến số tiền mình có và những việc cần làm. Khi đi siêu thị hoặc đi mua sắm, bạn thường không có kế hoạch định sẵn mà sẽ mua tất cả những gì thấy thích, không cần quan tâm nó có hữu ích với cuộc sống của bạn không. Xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (tuoitre.com.vn) Ở góc độ người tiêu dùng, trước hai mặt hàng giống nhau, người ta sẽ cân nhắc về chất lượng sản phẩm, kế đó là giá cả. Chưa kể, không loại trừ thực tế đang tồn tại tâm lý "sính ngoại" trong mua sắm. Khi ấy giá cả không còn là chuyện quan trọng, điều tiên quyết là thương hiệu. Có không ít bạn trẻ dù chưa làm ra tiền nhưng nhờ sự "trợ cấp" của các bậc phụ huynh nên sẵn sàng "vung tay quá trán" trước một món hàng mình ưa thích. Trong tủ mua sắm của các "đại gia" trẻ tuổi này "tràn ngập nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như túi xách Louis Vuitton, Bonia, Longchamp..., quần áo Levis, Lacoste, CK, Valentino, Versace, Guess, Armani..., giày dép Clack, Gucci, Columbia..." (báo điện tử VietNamNet). Đổ xô mua hàng hiệu kiểu như thế nhằm chứng tỏ sự sành điệu và đẳng cấp của người sở hữu. Song lại có những bạn trẻ dù không hề đua đòi, biết chi tiêu một cách thông minh và hợp lý vẫn ưu tiên lựa chọn hàng hiệu nước ngoài. Vì theo họ, "hàng ngoại thường tốt hơn, bền hơn và an toàn hơn nếu so với hàng nội"; "thà bỏ một lần tiền mua tuy đắt, còn hơn bỏ nhiều lần rẻ mà sau cùng không xài được" (báo Sài Gòn Tiếp Thị). Thế nên, muốn thay đổi tập quán mê hàng ngoại của đại bộ phận người tiêu dùng trong nước, chính nhà sản xuất nội địa phải thật sự nhập cuộc. Nhà sản xuất phải tạo ra được nhiều sản phẩm hấp dẫn về hình thức, phong phú về số lượng, bảo đảm về chất lượng và giá cả phải chăng. Chỉ như vậy mới mong vực dậy và củng cố lòng tin của người tiêu dùng vào hàng hóa "made in Việt Nam". Dĩ nhiên, lựa chọn sản phẩm nào khi mua sắm là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng nếu mỗi công dân ý thức được vấn đề: một khi bỏ tiền ra ủng hộ hàng Việt chính là tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. Cả nước ta hiện đang triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" có ý nghĩa sâu rộng và bền bỉ. Thiết nghĩ đây là cơ hội tốt để các khách hàng trẻ tuổi - một lực lượng người tiêu dùng đầy tiềm năng - biểu lộ tinh thần dân tộc rõ nét nhất qua cách thức mua sắm hằng ngày. Chuyện tiêu xài của bạn trẻ đô thị”có nhiêu, xài nhiêu” (vietbao.com) Có thể nhận thấy việc chi tiêu dựa trên thực lực của chính mình đang là một trong những vấn đề mà các bạn trẻ thể hiện khá rõ nét trong lối sống. Không chỉ phái nam mà không ít bạn gái trẻ thay vì tiện tặn, để dành như cá tính vốn có của con gái, cũng giải quyết vấn đề chi tiêu của mình theo phương châm: “Có nhiêu - xài nhiêu” (!). Tại một buổi nói chuyện “Lối sống - hạnh phúc và những chi phí” mà tôi tham dự, hơn 3/4 số bạn trẻ dự thảo luận khẳng định việc chi tiêu thoải mái là nhu cầu không thể thiếu của mình. Chỉ 1/4 số còn lại khẳng định cố “thắt lưng buộc bụng” để tích lũy dự phòng cũng như thực hiện những dự án lớn về nhà riêng hoặc chuyện gia đình. Nhiều bạn nhóm đa số đã giải thích việc đầu tư cho nhà cửa không thể thực hiện một
  • 9. cách ngẫu nhiên nếu không có những cơ hội lớn. Thay vì tích cóp chi li thì đầu tư cho việc chi tiêu để tìm những cơ hội lớn hơn trong cuộc sống... Cũng tiếc, nhưng... Xu hướng tích lũy dần và xu hướng tích lũy sâu khi có cơ hội đang trở thành một vấn đề và rõ ràng tích lũy dần chưa là lựa chọn của không ít bạn trẻ. Nói khác đi, những bạn trẻ này “ngạc nhiên” với cách sống “năng nhặt, chặt bị” mà chủ yếu… “cơ hội đến là bung”. Cao Th., nhân viên PR của một doanh nghiệp IT, cho biết: “Cũng có lúc cố để dành; nhờ vậy tài khoản lên đến 20 triệu đồng, nhưng ai ngờ đến lượt mình làm chủ xị tiệc “xoay tua”; rồi “dập” thêm vài đám cưới, hai lần tiếp khách “xịn” cùng với chiếc điện thoại model mới... thì quyết tâm để dành bỗng… phá sản”. Cảm giác sau khi tiêu dùng ra sao? “Cũng tiếc một ít, buồn một chút - Th. thú thật - nhưng không chi thì không thể được...” (!?). Lối sống đô thị đang chuyển mình với những diễn biến tích cực có thể là nguyên nhân chính khiến không ít bạn trẻ tự tin với chính mình trước những cơ hội có thể có trong tương lai. Tuy nhiên, cần lưu ý: chính nhu cầu thỏa mãn cuộc sống qua tiêu dùng là một thách thức đòi hỏi nhiều bạn trẻ phải “vượt lên chính mình”. Dễ dàng nhận ra chính từ đây, nhiều bạn trẻ đã ngấp nghé chọn cho mình một lối sống tạm bợ hoặc trao đổi. Và đây mới là diễn biến đáng sợ cần phải quan tâm suy nghĩ cách giải quyết, nếu không muốn những hậu quả sau đó. Định hướng cho tương lai thế nào khi nhu cầu tiêu dùng lại quá lớn so với tổng thu nhập? Câu hỏi này được khá nhiều bạn trẻ trả lời: “Khi đến tuổi chững lại sẽ tính”. Cái lý của tiêu dùng ở đây được quan tâm theo nguyên tắc thích nghi nhưng rõ ràng nếu thiếu định hướng, khó ai có thể làm chủ được chính mình trong cuộc sống... Tiêu dùng dựa trên thực lực của mình hay tích cóp là sự lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, điều không thể thiếu được trong tiêu dùng là phải biết mình cần gì để đừng tự “đánh đu” với chính mình trước khi mọi chuyện đã “thôi rồi”... Đến lúc nhu cầu thay đổi theo hướng cao hơn, sự dồn ép quá đáng hướng theo mục tiêu mới sẽ là nhiệm vụ “bất khả thi” để chính mình tự gây áp lực hoặc tạo stress cho mình. Giới trẻ hiện nay đang tiêu tiền quá đà (yume.vn) Hiện nay giới trẻ chúng ta đang tiêu dùng quá trớn và lãng phí so với các thế hệ đi trước. Nói thế không phải không có căn cứ đâu à nghen, mọi người hãy so sánh thế hệ của mình với đi trước là thấy rõ thôi mà. Nếu bảo so sánh, các bạn sẽ cho mình là người cổ hủ không biết chạy theo thời đại. Tuy nhiên các bạn hãy tự nhìn lại mình xem coi thử mình có tiêu dùng quá đà, lãng phí không biết liền. Chỉ cần nhìn vào sinh hoạt hằng ngày là thấy rõ nhất, có điều chúng ta không chú ý đến thôi. Điều dễ nhận thấy nhất hiện nay là có một số bạn trẻ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng đã đua đòi, chơi ngông, tiêu tiền phí phạm. Mình từng thấy một cậu học sinh học lớp 10 ở một trường phổ thông ở TP.HCM sài con Vertu có giá đến 5.000 đô và thường xuyên khoe khoang trước mặt bạn bè. Rồi những chiếc máy nghe nhạc hàng hiệu, những chiếc laptop thời trang đến những bộ áo quần đắt tiền vẫn nằm trong tầm tay mua sắm của không ít bạn có gia đình khá giả. Đó không phải lãng phí là gì? Độ tuổi các bạn có cần thiết phải xài nhưng món đồ đắt Lối sống đô thị được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: mức sống, lẽ sống... Chính mức sống và những biểu hiện của sự chi tiêu sẽ là yếu tố cơ bản để có thể phác thảo phần nổi lối sống của giới trẻ. Nhìn từ góc độ tiêu dùng, những đòi hỏi của bạn trẻ sẽ nói lên rất nhiều những biểu hiện cơ bản của lối sống đô thị.
  • 10. tiền như vậy không? Đồng ý gia đình của các bạn khá giả thích gì thì ba mẹ đáp ứng cho cái đó, tiền bạc không thành vấn đề. Tuy nhiên những bậc làm cha mẹ quên rằng việc làm đó vô tình đẩy con em mình đến chỗ sa đà, bị lôi kéo và dụ dỗ vào những loại hình giải trí không lành mạnh khác và tạo thói quen thích hưởng thụ từ đó dẫn đến bỏ bê việc học. Ngày xưa, lúc ông bà mình xài cái gì cũng hết sức tiết kiệm và không bao giờ lãng phí. Cái áo, cái quần mặc rách thì vá lại, đôi khi vá đắp lên không biết bao nhiêu miếng vải mà nói. Cách tiết kiệm đó vẫn được ông bà mình giữ cho đến bây giờ và luôn dạy con cháu sống phải biết tiết kiệm, đừng tiêu sài lãng phí. Trong cách ăn uống cũng tiết kiệm từng đồng, từng cắc, cái gì đáng mua thì mới mua. Còn bây giờ nhìn cái cách mà các bạn trẻ ăn mặc người già phải lắc đầu ngao ngán. Quần áo chưa rách, chưa cũ vứt bỏ, cho người khác. Mới thấy trên tivi trình diễn bộ thời trang mới ra thì cách vài ngày sau là thấy xuất hiện. Còn dế thì trên thị trường có mẫu gì thì cũng có mẫu đó, thay dế như thay áo. Không chỉ những người còn đang học đâu nha, những người bạn trẻ ra trường đi làm cũng rơi vào trong số đó. Đồng ý khi đất nước phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng cao. Tuy nhiên cách xài như thế nào cho hợp lý thì chưa được các bạn trẻ quan tâm cho lắm. Nhiều bạn trẻ có gia đình kinh tế không khá giả nhưng vẫn cứ a dua, đua đòi chạy theo thời đại, bạn bè. Điển hình như mình có con em con của ông chú mới 16 tuổi, gia đình nghèo khổ, cha mẹ đều làm nông. Khi thấy mấy đứa bạn trong xóm ai cũng sắm cho mình một chú dế để nghe nhạc và nhắn tin cho bạn bè, liền về bảo ông chú mình phải mua cho bằng được, nếu không dọa sẽ bỏ nhà ra đi. Vì là con một được cưng chiều nên chú mình” căn răng” bán vài bao lúa để “bắt” cho con em mình một chú dế để cho nó ngang hàng với bạn bè. Sau đó, nhà thiếu ăn đi mượn gạo khắp xóm. Còn con bé thì mua về chẳng thấy ai gọi tới, xuốt ngày nhắn tin vài hôm sau thì bỏ nhà theo trai làm chú thím mình khóc mấy ngày trời. Nếu nói ai cũng thế thì suy ra mình “quơ đũa cả nắm”. Cũng có nhiều bạn trẻ biết sống tiết kiệm từ những đồng tiền do công sức của bố mẹ mình làm ra nhưng đó chỉ là một con số ít thôi. Phần đông còn lại là tiêu dùng quá đà. Trong cuộc sống, mình cảm thấy giới trẻ như thế. Còn các bạn nghĩ sao. Liệu các bạn trẻ có tiêu xài lãng phí, quá đà như mình nghĩ không, cho mình xin cái ý kiến. Giới trẻ – cỗ máy tiêu dùng mới (one2one.vn) Giới trẻ - Cổ máy tiêu dùng mới Năng động và thích ứng nhanh với cái mới nên những người trẻ đang là mục tiêu mà nhiều nhãn hàng muốn chinh phục. Marketer làm mọi cách lôi cuốn giới trẻ không chỉ bởi họ là khách hàng hiện hữu mà còn vì họ có sức ảnh hởng lớn đến việc mua sắm của những nhóm khách hàng còn lại. Và chính họ - những người trẻ - đang dẫn dắt thói quen tiêu dùng trong xã hội Việt Nam. Chiếm 53% dân số, 45 triệu người tiêu dùng dưới 30 tuổi là phân khúc thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Cho dù những năm tới, tỉ lệ người trẻ có giảm xuống, song vẫn dao động ở mức xấp xỉ 50% dân số (Dự kiến năm 2013 sẽ chỉ có 48% dân số dưới tuổi 30). Trong đó, đáng lưu ý là những người tiêu dùng
  • 11. tuổi teen (15 - 19 tuổi) và người tiêu dùng thanh niên (20 - 30 tuổi) chiếm đến 43% dân số năm 2008 và trong năm tới sẽ là 30% tương đuơng 27 triệu người. Độc lập trong mua sắm Nếu trước đây, các doanh nghiệp làm mọi cách để thu hút các bà nội trợ - người giữ tay hòm chìa khoá chi tiêu trong gia đình, thì nay, mọi sự chú ý lại đang dồn vào giới trẻ. Không làm ra nhiều tiền, cũng không phải là người ra quyết định mua sắm cho gia đình nhưng giới trẻ là khách hàng hiện hữu và tiềm năng của rất nhiều ngành hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ như điện thoại hay máy tính. Theo TNS Vietcycle 2009, trong khi 60% người tiêu dùng trưởng thành chịu tác động lớn từ những thành viên khác trong gia đình khi ra quyết định mua sắm, thì người tiêu dùng tuổi teen lại tỏ ra khá độc lập trong việc chi tiêu. Cứ một trong hai người được hỏi cho rằng họ không bị phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên khác trong gia đình khi mua sắm. Tiêu xài đáng kể, dù thu nhập ít Đa phần người tiêu dùng dưới 25 tuổi có mức thu nhập không đáng kể vì họ chủ yếu là giới học sinh - sinh viên hoặc những người mới ra trường nên mức lương chưa cao. Tuy vậy, mức chi tiêu của họ cũng đáng để marketer phải quan tâm. Theo kết quả điều tra của TNS năm 2009, nếu một nửa người tiêu dùng tuổi teen có mức chi tiêu mỗi tháng nằm trong khoảng từ 300.000 đồng đến một triệu đồng, thì 50% thanh niên lại có mức chi tiêu bình quân nằm trong khoảng từ trên 600.000 đồng cho đến 1,5 triệu/tháng. Đáng lưu ý là mức tiêu xài tối đa của lớp người trẻ là ba triệu/tháng, cho thấy cơ hội kinh doanh của các nhãn hàng cao cấp dành cho giới trẻ không phải là nhiều. Giáo dục và giải trí: Những hạng mục quan trọng Cơ cấu chi tiêu của thế hệ trẻ cũng phản ánh rõ những hoạt động đặc trưng của nhóm người tiêu dùng này. 1/3 ngân sách tiêu dùng của tuổi teen và 1/5 chi tiêu của thanh niên là ưu tiên cho hạng mục giáo dục, cao hơn nhiều so với mức bình quân là 12%. Nếu tính trung bình, 1/3 tổng chi tiêu của mỗi người tiêu dùng là dành cho thực phẩm, thì đối với người trẻ đây cũng là hạng mục chiếm phần nhiều ngân sách tiêu dùng. Tiêu xài cho giải trí của thanh niên cao hơn mức bình quân và cao hơn mức chi tiêu của người trưởng thành cho thấy đầu tư vào ngành giải trí có nhiều cơ hội để chinh phục giới trẻ. Xa rời giá trị truyền thống Bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, giới trẻ ngày càng thích đi ăn hàng. Ăn phở ngoài tiệm là phương án được teen đánh giá cao thứ hai (sau tập thể dục) khi được hỏi về hoạt động ưa thích khi đi ra ngoài. Trong khi đó, đối với thanh niên, thú vui shooping lại là quan trọng nhất, kế đến là đi dạo mát, tập thể dục và uống cà phê với bạn bè. Đi xem kịch hay tham dự tiệc tùng với gia đình ngày càng được ít bạn trẻ quan tâm, không có người tiêu dùng nào trong độ tuổi 15-25 lựa chọn các đáp án này. Sự thay đổi trong lối sống và hành vi tiêu dùng của giới trẻ chính là tấm gương phản chiếu chân thực xã hội Việt Nam. Nhịp sống ngày một nhanh và hiện đại hơn nhưng lại xa rời các giá trị truyền thống là những đổi thay rõ rệt mà các marketer cần nắm bắt để có thể chinh phục thành công lớp người tiêu dùng đầy tiềm năng này. Bi hài chuyện sinh viên “vung tay” xài tiền sau Tết Xin nói ngay rằng, đó là kiểu ăn chơi của một số sinh viên sau những ngày về quê ăn tết cùng gia đình. Họ đã trở lại thành phố, gặp lại bạn bè và
  • 12. những người quen biết để tiếp tục việc học hành, song không khí tết và cả “phong độ ăn chơi” dường như vẫn còn nguyên trên khuôn mặt mỗi người ảnh minh họa “Tháng giêng là tháng ăn chơi” quan niệm ấy có vẻ như đang được áp dụng một cách triệt để trong một bộ phận giới trẻ học đường. Quả vậy, dạo một vòng các nhà hàng, quán bar chúng tôi bắt gặp không ít các nhóm khách nhậu là sinh viên, họ luôn làm náo động cả một góc nhà. Những tiếng “dzô”, tiếng chạm cốc cùng với những lời bàn ra nói vào hàn huyên như thế mỗi người vừa trải qua quãng thời gian dài không gặp mặt. Những cảnh ăn uống tưng bừng, cảnh nói cười nghiêng ngả, rồi liên tiếp các đồ ăn món nhậu được bày ra, la liệt và xa xỉ. Vào đúng dịp đầu năm nên có lẽ họ khá rủng rỉnh tiền nong, tiêu xài không phải nghĩ ngợi. Chúng tôi có mặt trong một quán bia bên đường Hồ Tùng Mậu – Hà Nội, ngồi bên cạnh một nhóm sinh viên khoảng gần chục người. Không khí ở đầy dường như vui nhộn hẳn lên nhờ sự khuấy động của nhóm sinh viên kia. Điều đập vào mặt những thực khách có mặt là một sự xa xỉ quá mức khi chỉ có chưa đầy mười người mà họ đã xài đến vài két bia chai, vỏ bia ngổn ngang, các món nhậu thì thừa thãi. Vẫn biết tiền của họ, chi tiêu thế nào cũng thuộc về họ, nhưng với hoàn cảnh một sinh viên, dù là con nhà khá giả hay loại nào thì có nên vung tay quá mức khi bản thân chưa thực sự kiếm ra đồng tiền. Không chỉ ở những nơi ăn uống linh đình, tại các quán bar, nhà hàng Karaoke cũng có lượng sinh viên khá đông. Mỗi nơi họ đến thì không khí khác hẳn, không chỉ bởi tính cách và khí thế của tuổi trẻ mà còn hiển hiện ở phong cách tiêu tiền. Ai cũng biết họ đang rủng rỉnh thật, mỗi người khi rời quê ít ra cũng đã “giắt lưng” một đôi triệu bạc, người nhiều có thể hơn. Tiền trong tay, việc học chưa phải vào thời điểm căng thẳng của mùa thi cử, không khí vui xuân vẫn còn ngập tràn nơi nơi. Vậy là họ thỏa sức vung tay, không cần biết những đồng tiền ấy từ đâu mà có. Chưa kể những tính cách “bốc giời” của một số nam sinh viên, sau khi nhậu “quá đã” ở một nhà hàng, cả nhóm kéo nhau đi tìm “hàng” để vui vẻ. Một nhóm khác thì đi hát Karaoke mỏi tay với chi phí cho những cuộc vui vẻ như thế sơ sơ cũng đến vài ba triệu đồng mỗi tối. Sẽ là quan liêu khi thời buổi này ai đó vẫn nghĩ rằng: sinh viên nghèo lắm! Thực tình họ có nghèo, nhưng khi cần họ vẫn có thể chi tiêu tiền triệu mà không hề lăn tăn tí nào. Nguyễn Tuấn Anh (ĐH Giao thông) quê Hải Dương, là con một chủ doanh nghiệp khá tên tuổi luôn nổi trội trong đám chơi bời liên các trường. Vì đã có “tiền sự” nên bố mẹ cậu ta cấm cửa, nhưng Tuấn Anh vẫn tìm mọi cách để moi tiền của “ông bà già”. Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, cậu ta cùng nhóm bạn đã nghĩ ra đủ trò để xài tiền như nhậu thâu đêm suốt sáng, tìm gái mua vui, hát hò và tìm cả cảm giác mạnh trên những chiếc xe phân khối lớn. Cũng đang là sinh viên nhưng Hoàng lại có cách xài tiên theo kiểu của riêng mình. Vốn có cái vẻ bề ngoài chau chuốt, Hoàng luôn biết tận dụng những lợi thế của mình để “cưa” gái. Chỉ trong dịp sau tết có mầy ngày mà Hoàng đã vung tay mừng tuổi các em đến bốn năm triệu đồng, chưa kể tiền ăn uống, hát hò. Hiện Hoàng đang “sở hữu” đến hai em cùng lúc nhưng các cô nàng dường như không hề quan tâm đến chuyện tình cảm có đích thực hay không mà chỉ cần anh chàng có thể đáp ứng được mình theo yêu cầu là “ô kê” ngay, đi đâu cũng được. Việc ăn chơi vung tay quá trán với con nhà khá giả đã không mấy dễ nghe, đằng này cả những cô cậu ở hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn về kinh tế cũng đua đòi không kém. Với những người này, việc đảm bảo cho họ theo học đại học đã là một gánh nặng, vậy mà các cô cậu ấy dường như không hề biết suy nghĩ, vẫn chơi bời theo kiểu “trên tiền”, tiêu xài một cách phung phí quá mức, mà tất cả các khoảng ấy chỉ có một nguồn do bố mẹ nai lưng làm lụng mới có được. Đầu năm, cũng tụ tập bạn bè, cũng ăn nhậu, chơi bời. Chỉ riêng các khoản mà họ “vung tay” mấy ngày đầu xuân trở lại thành phố đã ngốn mất vài tháng số tiền họ được gia đình cung cấp ăn học. Chưa kể những chuyến du xuân cùng bạn bè, những khoản tình phí và một số người còn thêm chuyện lô đề, cờ bạc. Tiêu xài cá nhân vốn chuyện khá tế nhị, đôi khi mỗi người phải rơi vào tình huống không thể không rút hầu bao. Tuy nhiên việc tiêu tiền khi những đồng tiền ấy bản thân chưa tự kiếm được thì cần có sự tính toán hết sức hợp lý. Ngay cả với những người có điều kiện khá giả thì việc tiêu xài cũng không nên quá vung tay, bởi chỉ khi chính mình là ra đồng tiền mới thấy hết được giá trị đích thực của nó. Tiêu tiền, rõ ràng cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nhất định, nó ảnh hưởng đến cả lối sống và nhân cách.
  • 13. Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=104467#ixzz1431VcWCA http://www.xaluan.com/raovat